Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 18-5-2019

Saturday, May 18, 2019 2:39:00 PM // ,

Tin Biển Đông

Tư lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi các nước tăng cường tuần tra tự do hàng hải Biển Đông, báo Dân Trí đưa tin. Đô đốc John Richardson cho rằng, các lực lượng hải quân Australia và Indonesia nên tăng cường hiện diện trên Biển Đông:

“Nơi mà chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội để hợp tác cùng nhau, diễn tập cùng nhau, hiện diện cùng nhau, đó là những gì mà chúng tôi không ngừng tìm kiếm. Chúng tôi có một mối quan hệ gần gũi với lực lượng hải quân của cả hai nước, và chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì điều đó”.
Báo Tổ Quốc có bài: Châu Âu quan tâm ngăn chặn Trung Quốc khống chế tuyến đường hàng hải Biển Đông. Bài viết lưu ý, tháng 4/2019, hai nghị sĩ Quốc hội Pháp là Delphine O và Jean-Luc Reitzer đồng xây dựng Báo cáo thông tin về những thách thức chiến lược ở Biển Đông và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Pháp về Biển Đông.
Trong đó có khuyến nghị, Pháp nên xây dựng các lập luận pháp lý cụ thể và chính xác, để hỗ trợ quan điểm của Pháp về tình hình Biển Đông nhằm phản ứng một cách có hệ thống trước Trung Quốc và buộc nước này phải đưa ra luận chứng cho yêu sách của mình. Bên cạnh đó, Pháp cần đa phương hóa hơn nữa các hoạt động quân sự ở Biển Đông, có thể thông qua mô hình ba bên, cùng với Đức và Anh.
Zing có bài: Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN. Bài viết thống kê, hơn 500 tàu các nước bị đánh chìm, bao gồm 284 tàu Việt Nam, kể từ tháng 10/2014 đến nay, sau khi các tàu này bị bắt với cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia. “Chính sách này được người dân ủng hộ nhiệt liệt và khiến Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti trở thành gương mặt chính trị gia được yêu thích”, nhưng cũng đang gây căng thẳng và lo ngại từ các nước láng giềng.
Mời đọc thêm: Biển Đông: Tư lệnh Mỹ kêu gọi Úc hành động để thách thức Trung Quốc (VOA). – Tư lệnh Hải Quân Mỹ kêu gọi Úc, Indonesia tuần tra Biển Đông (RFI). – Thách thức Bắc Kinh, Mỹ, Nhật, Ấn, Philippines tập trận trên Biển Đông (Viet Times). – Mỹ cảnh báo về sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong kế hoạch ‘thu hồi Đài Loan’ (MTG/Soha). – Ai đứng sau những vụ đánh chìm tàu cá các nước ASEAN ở Indonesia? (Zing).
Kỳ họp Quốc hội thứ 7, khóa 14 và dự luật Đặc khu
Trang Giáo Dục và Thời Đại có bài: Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 20 ngày. Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc thông báo, kỳ họp này dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5, bế mạc vào ngày 14/6. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày (không kể ngày nghỉ), chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
VTC dẫn lời Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: Quốc hội sẽ xem xét Luật đặc khu khi Chính phủ trình sang. Ông Hạnh Phúc khẳng định, khi nào Chính phủ thấy vấn đề này chín muồi sẽ trình sang Quốc hội. Chính phủ hiện đang trong quá trình hoàn chỉnh Bộ luật này. Hiện Luật Đặc khu đã được Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của QH xây dựng phương án hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung (thay vì dành cho riêng 3 đặc khu).
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: Đại nạn ma túy và câu chuyện đặc khu. Bài viết thống kê, “chỉ trong vòng 50 ngày tính đến giữa tháng 5.2019, lượng ma túy, nhất là ma túy đá, bị bắt giữ trong 5 vụ án lớn đã vượt quá tổng lượng ma túy thu giữ được trên toàn quốc trong cả năm 2018”. Các vụ bắt ma túy với số lượng rất lớn liên tiếp diễn ra ở các khu vực từ nam ra bắc, nhưng nhiều nhất vẫn ở khu vực xung quanh thành Hồ.
Ông Lam đặt câu hỏi: “Giả sử kho hàng được thiết lập tại những địa phương đã được công nhận hưởng quy chế đặc khu – vấn đề gây tranh cãi, phản đối, thậm chí gay gắt đến mức châm ngòi thành bạo loạn gây rối trong năm 2018 – liệu việc phát hiện bắt giữ của cơ quan công an có thể thực hiện được tốt như những chiến công vậy không?”
Mời đọc thêm: Quốc hội không đưa Luật đặc khu vào chương trình xây dựng luật 2019-2020 (RFA). Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV: Sẽ xem xét thông qua 7 dự án luật (CT). – Luật đặc khu: Khi nào “chín” thì Chính phủ sẽ trình (VnEconomy). – Dự luật Đặc khu: Khi nào chín muồi sẽ trình Quốc hội (ĐV).  – Quốc hội lựa chọn 4 vấn đề nóng nhất để chất vấn (VTC). – Quốc hội sẽ nghe báo cáo cho thôi ĐBQH đối với tướng Lê Đình Nhường (DV).
Công ty Nhật Cường và Nguyễn Đức Chung
Báo Tổ Quốc dẫn lời nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương: Phải làm cho rõ ai đứng đằng sau, ai “chống lưng” cho Nhật Cường Mobile. Ông Hương nói thêm: “Quan điểm của tôi là không có vùng cấm. Ai bảo kê ai, ai chịu trách nhiệm về vụ việc thì phải lôi ra hết”.
Còn ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết: “Vậy đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền phải làm rõ vấn đề này. Có hay không có công ty sân sau? Có hay không có bảo kê? Phải xem xét tất cả các cơ quan liên quan trong vấn đề này”.
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Lãnh đạo MB nói gì về 43 tỉ đồng cho Công ty Nhật Cường vay? Một lãnh đạo MB cho biết: “Khoản vay của Nhật Cường tại MB là con số không lớn, khoảng hơn 43 tỉ đồng. Với tư cách là tổ chức cung cấp tín dụng, khoản cho vay của MB với Nhật Cường thực hiện trên cơ sở có tài sản đảm bảo theo quy trình thông thường của một khoản tín dụng tại Ngân hàng. MB hoàn toàn không liên quan đến những vấn đề đang điều tra tại Nhật Cường và không có trách nhiệm gì về những sai phạm (nếu có) tại đây”.
Báo Dân Trí có đồ họa về ông chủ Nhật Cường: Nổi lên từ hàng xách tay, bị bắt vì buôn lậu.

Mời đọc thêm: Vì sao TGÐ Công ty Nhật Cường và các đồng phạm bị bắt? (SK&ĐS). – Phi vụ buôn lậu ‘khủng’: 2.500 smartphone từ Trung Quốc vào Việt Nam (24h). – ACB, VPBank đang ‘dính’ khoản nợ chục tỷ với ông Bùi Quang Huy và Nhật Cường Mobile? (VietQ). – Hà Nội có thay đổi gì từ khi ông Nguyễn Đức Chung nắm quyền Chủ tịch? (Infonet).
Củi nhỏ nhưng khó đốt
Chuyện xảy ra ở xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An: Lại đồng loạt tố cáo, theo trang Lao Động Nghệ An. Người dân xã Quỳnh Châu tố cáo bà Lê Thị Hương Giang, công chức địa chính của xã này lợi dụng chức vụ, chiếm đoạt tiền của người dân khi đi làm các hồ sơ, thủ tục về đất đai.
Một người dân xã này cho biết, năm 2018 gia đình bà có nhu cầu tách 100m2 đất ở cho con trai từ bìa đất 300m2 của gia đình. Bà Giang đồng ý nhận làm thủ tục bìa đất cho gia đình bà và bảo kinh phí hết 56 triệu đồng. Gia đình bà đã đưa cho bà Giang 56 triệu đồng ngay tại UBND xã Quỳnh Châu, nhưng sau đó bà Giang yêu cầu đưa thêm 2,5 triệu đồng. Sau này, một người dân khác cũng làm thủ tục tương tự nhưng chỉ tốn 10 triệu đồng.
Nhà báo Phạm Việt Thắng viết về nhánh củi cấp xã, nhưng không đốt được: “Cán bộ địa chính xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, bị dân liên tục đồng loạt tố cáo, mà không hề hấn gì. Dân nói, bà này là cháu bên vợ của một lãnh đạo, nên không ai làm gì được. Lúc đầu không tin, nhưng đến bài thứ 3, sự việc rành rành như thế, mà cô này vẫn cứ thách thức bà con, thì không thể không tin có quan nhớn chống lưng. Mỗi cô địa chính cấp xã còn không dám xử, thì Nghệ An đừng nói chuyện lò với củi“.
Mời đọc lại: Dân đồng loạt tố cán bộ địa chínhCần phải khởi tố vụ án! (LĐNA).
Sai phạm ở Tổng Công ty máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)
Bộ Công thương vừa công bố Kết luận thanh tra các sai phạm tại Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Bộ Công thương cho biết, từ năm 2010 đến tháng 6/2018, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.
Cụ thể, “đơn vị này có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của Nhà nước”. Bộ Công thương đã chuyển hồ sơ vụ này cho công an.
Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Công bố kết luận thanh tra tại VEAM, vì sao “cấm cửa” báo chí? Theo bài viết, Bộ Công thương trước đó đã khẳng định, khi các cơ quan chức năng ban hành kết luận về các nội dung liên quan, Bộ sẽ thông báo rộng rãi để các cơ quan thông tấn, báo chí và dư luận được biết.
Tuy nhiên, chiều 16/5, khi các PV một số báo “lề đảng” đến trụ sở của VEAM tìm hiểu về ‘Kết luận thanh tra’ thì được mời vào ngồi nghe khoảng 10 phút, sau đó có đại diện của VEAM mời họ ra khỏi hội trường và cho biết: “Việc mời ra ngoài là theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM Bùi Quang Chuyện. Đây chỉ là buổi công bố nội bộ”.
Mời đọc thêm: Kết luận thanh tra về sai phạm của VEAM: Chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an (BVPL). – Bộ Công Thương lần thứ 2 chuyển hồ sơ về sai phạm tại VEAM sang Bộ Công an (NLĐ). – Công bố kết luận thanh tra, VEAM lộ nhiều sai phạm (PLTP). – Nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ và sử dụng vốn tại VEAM (ĐT).
Các vụ “ăn đất”
Zing đưa tin: Hàng loạt cựu cán bộ xã ở Thanh Hóa bị bắt vì chia chác 8 lô đất. Ngày 17/5, Công an huyện Quảng Xương đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 5 cựu cán bộ xã Quảng Lộc để điều tra tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Nhóm cán bộ này gồm: Hoàng Văn Kiện, cựu Bí thư Đảng ủy xã, Trần Văn Phú, cựu Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Văn Thảo, cựu Phó chủ tịch UBND xã, Nguyễn Trọng Luật, cựu Kế toán xã và Lê Duy Tuyên, cựu cán bộ địa chính xã.
Bài báo cho biết, từ năm 2004 đến năm 2006, nhóm cán bộ trên đã cấu kết để “biến” 8 lô đất nông nghiệp thành đất ở hợp pháp rồi chia nhau chiếm đoạt, gây thất thoát ngân sách nhà nước 280 triệu đồng.

Cảnh sát thi hành Quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Kiện, cựu Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lộc. Ảnh: Quỳnh An/Zing
Báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Vì sao sở Xây dựng Khánh Hòa đề nghị công an vào cuộc vụ sai phạm tại dự án của tập đoàn Phúc Sơn? Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất sân bay Nha Trang cũ cho Công ty Phúc Sơn để thực hiện dự án khu trung tâm Đô thị Nha Trang. Đến tháng 3/2018, công ty này tự ý ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thu tiền của khách hàng, khi chưa đủ điều kiện.

Sau đó, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu công ty Phúc Sơn dừng ngay việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đến nay, Sở này nhận định, chuyện xử lý vi phạm của công ty Phúc Sơn là ngoài khả năng và nghiệp vụ của mình, nên đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc.
VietNamNet có bài: Điểm nóng Sài Gòn, 1 phường có 9 khu phân lô trái phép. “Điểm nóng” đó là phường Thạnh Xuân, quận 12. Hiện nay, tình hình vi phạm trong hoạt động xây dựng, san lấp, đầu tư hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận… trên địa bàn phường này đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các hoạt động trên lại diễn ra đúng vào các ngày nghỉ lễ và ban đêm.
Mời đọc thêm: Lập hồ sơ khống chiếm đoạt 8 lô đất, 5 “quan xã” dắt nhau vào tù (CAND). – Thanh Hóa: Tạm giam 5 cán bộ xã “ăn” đất của dân (PT). – Cận cảnh siêu dự án trên ‘đất vàng’ Khánh Hòa đề nghị công an điều tra (VNN). – Hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp ở Hà Nội bị sử dụng sai mục đích (Tin Tức). – Vi phạm đất rừng tại huyện Sóc Sơn: Nhiều cán bộ bị xem xét kỷ luật (KTĐT).
Các vụ ấu dâm
Công an huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, vừa khởi tố điều tra cựu Bí thư Đảng ủy xã dâm ô với bé gái 9 tuổi, báo Tuổi Trẻ Thủ Đô đưa tin. Ông Nguyễn Ngọc Phác, cựu Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phong đã bị khởi tố để điều tra về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”. Chiều 8/5, ông Phác bị người dân xã Cẩm Sơn vây giữ ngoài cánh đồng, khi họ phát hiện ông này đang có hành vi dâm ô cháu bé tên N, học sinh trường tiểu học Cẩm Phong.
Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết, ông Phác gần gũi được với cháu N như vậy vì những ngày mẹ cháu N đi làm ăn xa, cháu sang ở cùng bố và ông nội ở xã Cẩm Phong và thường cùng học với cháu của ông Phác nên nhiều lần được ông này đưa về nhà.
Báo Thanh Niên đưa tin: Thầy giáo giao cấu với học trò chưa tròn 16 tuổi lãnh 2 năm tù giam. Ngày 17/5, TAND huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu giáo viên Thân Thái Hoàng, giao cấu với người “từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
Theo cáo trạng, khoảng năm 2013 – 2014, Hoàng là giáo viên tại một trường tiểu học ở huyện Châu Đức, còn nữ sinh T.N.K.L là học trò. Năm 2018, Hoàng và em L kết bạn trên Facebook và duy trì quan hệ, đến tháng 9/2018 thì hai bên phát sinh tình cảm. Vào tháng 11/2018, em L đi xe máy đến nhà bố mẹ vợ Hoàng và hai bên đã quan hệ tình dục. Gia đình em L sau khi phát hiện đã trình báo công an.
Mời đọc thêm: Khởi tố nguyên Bí thư Đảng ủy xã U80 dâm ô bé gái 9 tuổi (BVPL). – Khởi tố cựu Chủ tịch xã U80 dâm ô bé gái 8 tuổi (TĐ). – Nghi nguyên Bí thư xã dâm ô bé gái: Vẫn thăm hỏi (ĐV). – Thầy giáo 60 tuổi quan hệ với nữ sinh 15 và cái kết đau lòng (KT). – Giao cấu với nữ sinh lớp 10, cựu giáo viên U60 lãnh 2 năm tù (NĐT). – Vụ cha dượng xâm hại con riêng của vợ ở Lào Cai: Hội LHPN Việt Nam kiến nghị điều tra bổ sung (PNVN).
Chuyện điện đóm
Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Phó Tổng giám đốc EVN: Nguồn cấp điện sẽ rất khó khăn. Ngày 17/5, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN khẳng định, EVN sẽ đảm bảo cung cấp điện ổn định cho năm 2019, nhưng việc cung cấp điện năm nay đã bắt đầu khó khăn, đặc biệt trong các tháng cao điểm mùa khô ở miền Bắc, nhất là trong các tháng 5-6-7 tới đây và những năm tiếp theo.
Còn ông Vũ Xuân Khu, PGĐ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia cho biết: “Mặc dù nhu cầu tiêu thụ điện tăng lên nhưng việc huy động nguồn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở thủy điện. Bởi nhiều hồ ở miền Trung và miền Nam đều có trữ lượng nước thấp… Trong khi đó, nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than, điện khí cũng gặp nhiều khó khăn”.
Báo Hà Nội Mới có đồ họa: Nguyên nhân chính khiến EVN tăng giá điện.



Báo Lao Động có bài: Công nhân lo lắng giá thực phẩm tăng theo giá điện, xăng. Một công nhân chia sẻ: “Số tiền phải trả cho điện mặc dù tăng không cao, tuy nhiên tôi rất lo lắng, bởi giá điện, giá xăng tăng đã kéo giá các mặt hàng khác tăng theo. Mỗi buổi đi chợ, trước đây, tôi chi phí khoảng 70.000 đồng (dùng trong 2 ngày), nay tôi phải tiêu hơn 90.000 đồng”.
Mời đọc thêm: Dân choáng váng vì giá điện tăng chóng mặt sau điều chỉnh của EVN (Sputnik). – EVN lo gặp khó trong việc tính toán đảm bảo cung ứng điện (VOV). – Nhu cầu điện tăng kỷ lục dù chưa vào cao điểm nắng nóng (VNE). –  Quá thiếu nhân lực nghiệm thu dự án điện mặt trời, EVN tái ký hợp đồng với cán bộ nghỉ hưu! (DT). – Tài trợ đến 70% vốn vay cho dự án điện mặt trời (TT). – Ngày kỷ lục đón nguồn điện vô tận: Chuyện chưa từng có trong lịch sử (VNN).
Tin môi trường
Vụ 338 tấn cá bè chết trên sông La Ngà: Truy các nguồn xả thải ra hồ Trị An, báo Lao Động đưa tin. Ngày 17/5, UBND huyện Định Quán, Đồng Nai có báo cáo về hiện tượng cá chết ở các hộ dân nuôi cá bè ở lòng hồ Trị An gồm 2 xã La Ngà và Phú Ngọc.
Theo kết quả điều tra ban đầu, có khoảng 16 hộ dân bị thiệt hại khoảng 338 tấn với các loại cá lăng, cá chép, cá diêu hồng, cá mè. UBND huyện Định Quán đã yêu cầu khảo sát, rà soát lại tất cả các nguồn xả thải đổ ra lòng hồ Trị An, nhưng chưa phát hiện được nguồn ô nhiễm.
VietNamNet đặt câu hỏi: Cá chết trắng sông, dân bán nhà trốn ô nhiễm, ngành TN&MT ở đâu? Trong khi cơ quan chức năng loay hoay truy tìm nguồn xả thải, thì bà Lê Thị Tình, một trong các hộ nuôi cá lồng bè, đã làm đơn gửi UBND tỉnh  Đồng Nai, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT, tố cáo: Nhà máy men AB Mauri có một đường ống nối từ 3 bể chứa nước thải ra giữa lòng sông La Ngà (từ bờ tường phía sau khu xử lý nước thải), đường kính khoảng 1m.
Bà Tình cho biết: “Tôi cam kết trong nhiều cuộc họp là nếu đào lên mà không có đường ống nói trên thì tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu toàn bộ chi phí. Hiện tại, việc AB Mauri có sử dụng đường ống nói trên để xả thải hay không, chỉ có cơ quan chức năng vào cuộc mới rõ ràng được”.
Báo Tuổi Trẻ có clip: Ô nhiễm giặc ruồi tấn công nhà dân.


Mời đọc thêm: Đã thống kê thiệt hại ban đầu sự cố cá chết trên sông La Ngà (Bnews). – Cá bè sông La Ngà chết hàng loạt, Đồng Nai khuyến cáo giảm đàn (VOV). – Nông dân lại khóc ròng vì cá bè chết trắng trên sông La Ngà (TH&PL). – Đồng Nai: Hôi thối bủa vây dân La Ngà, nhiều người phải treo biển bán nhà (Infonet). – Bắc Giang: Tái phạm gây ô nhiễm, Công ty chăn nuôi Hoà Phát bị đình chỉ 3 tháng (PL Plus).
Chung cư Him Lam Phú An ô nhiễm: Ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân (KT). Ô nhiễm không khí có thể gây hại mọi cơ quan trong cơ thể (TNMT). – Ô nhiễm không khí: “Sát thủ” thầm lặng chốn đô thành (RFI). – Nguy cơ ô nhiễm vì bãi rác nằm đầu nguồn nước (TN).
Tin giáo dục
Trang Thời Đại đặt câu hỏi vụ giáo viên tát học sinh ở Hải Phòng: Cô giáo “chỉ điểm” học sinh có vô can? Bài viết lưu ý, không chỉ GV Nguyễn Thị Thu Trang mà cả GV Nguyễn Thị Vân, GV chủ nhiệm lớp 2A7, trường Tiểu học Quán Toan, TP Hải Phòng cũng tham gia  tát học sinh. Tuy nhiên, cô Trang đã dùng thước đánh khiến học sinh đổ máu, phải nhập viện điều trị, nên bị dư luận lên án mạnh hơn.
Khi làm tường trình, cô Vân cho biết, chỉ nhắc nhở và có “tát nhẹ vào má” hai học sinh. Tuy nhiên, “clip trích xuất từ camera lớp học cho thấy, cô Vân đã đánh tổng cộng 4 học sinh chứ không phải là hai em. Giáo viên chủ nhiệm này cũng không phải ‘tát nhẹ vào má’ như trong bản tường trình mà đánh tới tấp vào mặt và vào người học sinh bằng tay”.
Báo Lao Động đặt câu hỏi về vụ cô giáo đánh “hội đồng” học sinh: Do áp lực của “bệnh thành tích”? Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã đề nghị xem xét kỷ luật cả cô Vân. Còn cô Trang trước đó đã bị Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng đình chỉ công tác 6 tháng, không bố trí cho nữ giáo viên này chủ nhiệm trong một năm kể từ ngày 9/5, nhưng phụ huynh học sinh bị đánh không đồng tình, cho rằng hình phạt này chưa đủ.
Một GV ở Hà Tĩnh bình luận: “Tôi cho rằng một phần nguyên nhân của vụ việc là do áp lực của bệnh thành tích. Cô giáo đánh mắng học sinh vì muốn các em có điểm cao, nếu các em đạt điểm thấp thì cô sẽ bị phê bình, kiểm điểm, hạ thi đua. Chứ nếu thực tâm vì các em tiến bộ thì cô không làm như vậy”.
Báo Dân Việt có bài: Trần tình của cô chủ nhiệm đánh học sinh ở Trường tiểu học Quán Toan. Cô Vân thừa nhận hành vi đánh học sinh: “Hành vi chúng tôi đánh các con là sai, nhưng đó là hành động bột phát vì lo cho kết quả học tập của các cháu. Việc cô Trang đánh học sinh, tôi đứng ngoài có nhắc nhở nhưng sự việc xảy ra quá nhanh tôi không thể căn ngăn”.
Mời đọc thêm: Thông tin mới nhất về vụ đánh học sinh ở Hải Phòng: Xem xét kỷ luật, cho thôi việc cô giáo (GĐVN). – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Xét kỷ luật giáo viên đánh học sinh ở mức cao nhất (TTTĐ). – Vụ cô giáo tát học sinh ở Hải Phòng: Mất bình tĩnh vì lo học sinh không đủ thời gian làm bài? (PNVN).
Vụ tát tới tấp học sinh lớp 2 ở Hải Phòng: Cô giáo chưa đến thăm hỏi nam sinhCô giáo “đồng lõa” đánh nhiều học sinh ở Hải Phòng cũng bị kỷ luật (ĐS&PL). – Sau khóa học kỹ năng, trẻ trở về con số 0? (Viet Times).  – Nguyễn Lương Hải Khôi: Những học sinh được làm “con người tự do” (TD).
***
Thêm một số tin: Việt Nam có rủi ro rửa tiền cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng (VOA). – Sáp nhập huyện xã: Cán bộ dôi dư giải quyết ra sao? (VNN). – Sụt lún ở miền Tây: Sao không hành động ngay? (PLTP). – Vì sao đường 2.000 tỉ liên tục xuống cấp, hư hỏng? (TP). – Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo làm rõ sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Yên Dũng (PL Plus). Đà Nẵng miễn nhiệm nhiều chức danh cán bộ chủ chốt (VNN). – Vụ VN Pharma: Lộ chiêu nâng khống giá thuốc thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng (TP).

https://baotiengdan.com/2019/05/18/ban-tin-ngay-18-5-2019/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.