Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trói Trung Quốc vào INF đa phương: Nga-Mỹ đồng lòng

Monday, March 18, 2019 8:10:00 PM // ,

Cố vấn John Bolton tuyên bố không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục đàm phán về INF và đề nghị Trung Quốc cũng nên tham gia đàm phán.
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh AM 970 The Answer ngày 17/3, cố vấn cấp cao Nhà Trắng John Bolton cho rằng không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục đàm phán về Hiệp định INF với Nga.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán này sẽ không chỉ có hai bên Moscow - Washington. Mỹ muốn mời Trung Quốc cùng tham gia tiến trình đàm phán lần này. Theo ông Bolton, sức mạnh vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng khủng khiếp và và không hề thua kém kho vũ khí của Nga, Mỹ.
"Trung Quốc hiện phát triển tiềm năng hạt nhân rất mạnh. Đó là một trong những lý do vì sao chúng tôi đang tìm cách tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia tại Mỹ. Và đó cũng là lý do vì sao nếu chúng tôi có một cuộc đàm phán mới về kiểm soát vũ khí, ví dụ với Nga, việc Trung Quốc tham gia tiến trình đàm phán này cũng rất hợp lý" - Cố vấn cấp cao Bolton nhận định.
Trong một diễn biến khác, phía Moscow những ngày qua cũng tuyên bố sẽ không kích động trước những căng thẳng liên quan đến vũ khí tên lửa tầm trung, bất chấp việc INF đã bị hủy bỏ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko hôm 16/3 nhận định, Nga sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp đáp trả cần thiết để đảm bảo sự cân bằng trong phạm vi liên quan đến Hiệp ước INF, bao gồm cả việc phát triển những loại vũ khí hiện đại mà trước đây bị hạn chế trong Hiệp ước này.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Nga sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu chừng nào Washington không triển khai các cơ sở vũ khí của họ ở khu vực này. Nga sẽ đáp trả tương tự với mọi sự khiêu khích, nhưng chúng tôi không phải là kẻ đi khiêu khích".
Đồng thời, Nga cũng để ngỏ khả năng ngồi lại đàm phán với Mỹ. Thứ trưởng Grushko cho biết: "Nga không phát động bất kỳ hành động khiêu khích nào. Moscow hủy INF vì bị là người xóa bỏ nó trước. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy cần đàm phán, họ có thể ngồi lại với chúng tôi với một thái độ tích cực hơn".
Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga Vladimir Jabarov thì nhận xét hôm 16/3: "Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của Mỹ về việc mời Trung QUốc tham gia trong các cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí hạt nhân, nếu nó có nội dung và triển vọng thực sự. Trong mọi trường hợp, hòa bình mong manh vẫn tốt hơn là một cuộc cãi vã căng thẳng".
Còn Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga Yuri Shvytkin cho biết Nga sẽ đàm phán với mọi bên nếu liên quan đến lợi ích quốc gia của họ. Nhưng mọi sự đàm phán sẽ được xây dựng trong bối cảnh quan điểm của Nga được tôn trọng.
Troi Trung Quoc vao INF da phuong: Nga-My dong long
Tên lửa Trung Quốc là mối đe dọa đến an ninh của cả Nga và Mỹ
Thực tế, việc Nga và Mỹ hủy Hiệp ước INF đã được dự báo từ trước, ngay từ khi ông Donald Trump nắm quyền Tổng thống và đưa ra những nhận định về việc sẽ làm mọi cách để giảm thiểu sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc. Việc chấm dứt INF là một trong những chuỗi hành động với mục tiêu này của ông Trump, mà cụ thể, thay vì Nga, Mỹ tiếp tục kìm chế nhau, Tổng thống này muốn kéo Trung Quốc vào cùng một bàn đàm phán.
"Trật tự thế giới đã có nhiều thay đổi kể từ khi INF được ký kết cho đến nay. Trung Quốc vươn lên thành một thế lực đe dọa nghiêm trọng đến vị thế của Mỹ. Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại là trách nhiệm và ước mơ của tôi, mà trong đó, Trung Quốc cần biết họ ở đâu" - ông Trump phát biểu trong một cuộc tiếp xúc người ủng hộ hồi đầu năm 2018.
Trong bài phát biểu gần đây hồi đầu tháng 3/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nhận định: "Khi hiệp ước INF bị hủy bỏ, Nga là mối đe dọa của châu Âu, nhưng từ trước đến nay, Trung Quốc luôn là mối đe dọa của Nga. Moscow sẽ rất vui vẻ nếu bản Hiệp ước song phương với Mỹ sẽ bị hủy bỏ và thay vào đó là Hiệp ước đa phương, có thêm chữ ký của lãnh đạo Trung Quốc. Tất nhiên, châu Âu cũng sẵn sàng tham gia vào bản hiệp ước đó".
Có thể thấy rằng, cả Washington và Moscow đều muốn trói buộc Bắc Kinh vào một Hiệp ước mới. Tuy nhiên, cơ hội này là không cao bởi ngay từ đầu, khi quan điểm INF đa phương chỉ là phỏng đoán, Bắc Kinh đã lên tiếng khẳng định họ không bao giờ muốn tham gia vào các vòng đàm phán liên quan.
Tại Hội nghị Quốc phòng Munich tháng 2/2019, nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã nói: "Trung Quốc phát triển các năng lực một cách chặt chẽ, chiểu theo nhu cầu phòng vệ và không tạo ra mối đe dọa nào, đối với bất kỳ nước nào. Vì thế chúng tôi phản đối việc đa phương hóa hiệp ước INF".

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.