Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 18/03/2019

Monday, March 18, 2019 5:31:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 18/03/2019

Trung Cộng thực hiện huấn luyện đổ bộ chiếm đảo ở Biển Đông

Tin Việt Nam –  Báo Viettimes loan tin, theo trang tin Đông Phương ngày 14 tháng 3, chi đội tàu đổ bộ 10 của Hạm đội Nam Hải, Trung Cộng mới đây đã tập trung 5 tàu huấn luyện hiệp đồng đổ bộ chiếm đảo ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, những hòn đảo mà nước này đã dùng vũ lực để xâm chiếm vào năm 1974.
Trung Cộng đã sử dụng 2 hạm tàu đổ bộ Type 071 và 3 tàu đổ bộ đệm khí  type 726. Tàu đổ bộ Type 071 được thiết kế kiểu dáng tàng hình, mỗi tàu có thể chở 3 tàu đổ bộ đệm khí Type 726 và 15 đến 20 xe tăng, xe thiết giáp.
Hiện nay, Hải quân Trung Cộng có 6 chiếc Type 071. Còn tàu đổ bộ đệm khí Type 726, mà NATO gọi là Yuyi class được nhà máy đóng tàu Giang Nam chế tạo dựa  trên mẫu của Ukraine. Type 726 dài 30 mét và rộng 16 mét, sử dụng 2 động cơ diezen QC-70 công suất 7000 mã lực; được trang bị 2 đại bác 14.5mm và 2 đại liên cỡ nòng 7.62mm. Type 726 có tải trọng lớn nhất 60 tấn, có thể chở theo 1 xe tăng chủ lực Type ZTZ-96, Type 99A hoặc 2 xe thiết giáp chở quân BD-05, hoặc 80 lính đổ bộ; tốc độ lớn nhất đạt tới 80 hải lý/giờ/.  Hải quân Trung cộng có 10 chiếc Type 726.
Các tàu đổ bộ này có ưu thế tốc độ cao, phù hợp với mọi loại địa hình bãi đổ bộ, vì vậy Trung Cộng cho rằng các tàu này có thể nhanh chóng gác các bãi để các chiến xa và thủy quân lục chiến bất ngờ tấn công đánh chiếm đảo trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cách đổ bộ truyền thống trước đây.
An Nhiên

Tàu TQ xịt vòi rồng, ép tàu Việt Nam va vào đá ngầm

Đang neo đậu trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu cá của ngư dân Việt Nam bất ngờ bị tàu Trung Quốc tấn công, phun vòi rồng.
Sau 12 ngày bị tàu Trung quốc truy đuổi va vào đá ngầm và chìm ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, lúc 1h sáng 17-3, 5 ngư dân trên tàu cá bị nạn đã được tàu cá QNg 90620 do ông Trịnh Văn Hiền (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ đưa về đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi).
Ngay sau khi vào bờ, các ngư dân đã được Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi tiếp nhận và xác minh sự việc.
Trình báo với lực lượng biên phòng, ông Nguyễn Minh Hùng (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) – thuyền trưởng tàu cá QNg 90819 bị nạn – cho biết: Khoảng 10h sáng 6-3, khi đang neo cách đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 5 hải lý về hướng Tây Bắc, tàu của ông bị tàu sắt Trung Quốc số hiệu 44101 truy đuổi, phun vòi rồng.
Trong lúc cố gắng thoát khỏi sự truy đuổi của tàu sắt, tàu cá QNg 90819 bị va vào đá ngầm và chìm tại vùng biển Hoàng Sa.
Thuyền trưởng Hùng kể: “Tàu Trung Quốc đuổi, ép, xịt vòi rồng rồi ép tàu tôi vô trong đá ngầm. Tôi dùng bộ đàm gọi, anh Lựu (ngư dân đánh bắt gần đó) bắt được tín hiệu rồi điện về trung tâm cứu nạn. Sau đó tàu QNg 90620 bắt được tín hiệu di chuyển đến tiếp cứu”.
Sau 4 giờ đồng hồ đu bám trên mũi tàu, đến hơn 13h ngày 6-3, 5 ngư dân bị nạn đã được tàu cá QNg 90620 đến cứu và tiếp tục hành nghề cho đến hôm nay.
Vụ việc chìm tàu cá khiến ông Hùng bị thiệt hại hơn 3 tỉ đồng, tổn hại sức khỏe, tinh thần nghiêm trọng. Việc khai thác hải sản hợp pháp của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam bị ngưng trệ.
Được biết, tàu QNg 90819 xuất bến ngày 4-3, đi hành nghề lặn trên vùng biển Hoàng Sa, trên tàu có 5 ngư dân.

TQ định xây mạng lưới năng lượng ở Biển Đông

Bản tin của Thời báo Hoàn Cầu không đề cập vị trí chính xác các mạng lưới truyền tải năng lượng mà CNOOC sẽ xây dựng cũng như các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông nằm trong mạng lưới này.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ hỗ trợ phát triển Khu vực Vịnh Quảng Đông-Hong Kong-Macao bằng cách xây dựng hai mạng lưới truyền tải năng lượng bao gồm một loạt các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Lin Boqiang – một nhà phân tích Trung Quốc, nói hôm 14-3 rằng động thái này sẽ “tăng cường an ninh năng lượng của Trung Quốc” và giúp đảm bảo nguồn cung.
Thời báo Hoàn Cầu là một phụ san của Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo một tuyên bố hôm 14-3 của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, dự kiến các mạng lưới trên sẽ cải thiện việc truyền năng lượng cho Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao.
Theo tuyên bố, CNOOC đã xác định Biển Đông là khu vực chính để thăm dò và phát triển dầu khí và tập đoàn này đã xây dựng một chiến lược thăm dò nước sâu.
CNOOC có kế hoạch xây dựng một loạt các mỏ dầu nước sâu ở phía đông Biển Đông trong vài năm tới. Tập đoàn này cũng sẽ phát triển mỏ khí nước sâu 100 tỉ mét khối đầu tiên ở phía tây Biển Đông.
Bản tin của Thời báo Hoàn Cầu không đề cập vị trí chính xác các mạng lưới truyền tải năng lượng mà CNOOC sẽ xây dựng cũng như các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông nằm trong mạng lưới này.
Trung Quốc thời gian qua ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở hầu hết biển Đông , vùng biển có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng của thế giới; đồng thời cũng nằm trong tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp. Tháng 7-2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye, Hà Lan ra phán quyết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, được gọi là đường lưỡi bò hay đường chín đoạn, là không có cơ sở pháp lý.
Phía Việt Nam trước nay luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi và có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết hòa bình các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, nỗ lực để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Liệu các tướng Mỹ có mưu kế

để lấy lại đảo TQ đã chiếm ở Biển Đông?

Một kế hoạch mới về chiến tranh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, qua đó họ có thể chiếm các đảo nhân tạo hoặc đảo tự nhiên mà Bắc Kinh chiếm đóng trước đây.
Theo một nguồn tin, tướng Mỹ đang bàn bạc về việc điều chỉnh các vũ khí trang bị cho tàu chiến để giúp lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có thể chiếm các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng trong một cuộc chiến tên lửa ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã nhiều năm quân sự hóa các đảo họ chiếm đóng bất hợp pháp, trong đó có quần đảo Trường Sa, thuộc Khánh Hòa, Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiến hành nạo vét, bồi đắp các đảo nhân
tạo ở Biển Đông, khu vực án ngữ tuyến hàng hải quốc tế. Trong khi ông Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo họ chiếm đóng.
Theo các nhà lãnh đạo thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, biên chế lực lượng hải quân của họ hiện nay khó có thể giúp họ chiếm lấy các pháo đài từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ thường xuyên cho tàu chiến và máy bay thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông bất chấp phản ứng từ Trung Quốc. Thậm chí một viên tướng Trung Quốc về hưu còn lớn tiếng kêu gọi đánh chìm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Chiếm các đảo Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông là trung tâm của kế hoạch tác chiến mà thủy quân lục chiến Mỹ đang xây dựng trong bối cảnh Bắc Kinh phát triển mạnh mẽ lực lượng tên lửa, không quân và hải quân.
Mỹ có thể cần tới các hoạt động hiệp đồng các binh chủng hải quân để đổ bộ chiếm đảo ở nơi nào đó, tự nhiên hoặc nhân tạo, khi cường quốc hàng hải toàn cầu như Hoa Kỳ phải chống lại một bá chủ mới từ lục địa với lợi thế sân nhà, ám chỉ Trung Quốc.
Trong cuộc chiến ấy, việc trang bị hiện đại cho hải quân là cần thiết, nhưng chưa đủ. Hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ không thể chiến thắng với một siêu cường tên lửa, nếu không có trang bị tốt hơn.
Trung Quốc gần đây đã triển khai tên lửa DF-26 được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay tại nơi họ có thể đánh chìm các tàu sân bay Mỹ từ phạm vi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa hải quân Mỹ.
Trên Biển Đông, Trung Quốc đã lắp đặt một mạng lưới ra đa quân sự khổng lồ mà các chuyên gia tin rằng, chúng có thể được sử dụng để theo dõi và tiêu diệt máy bay, tàu chiến Mỹ, thậm chí cả các vũ khí tàng hình tối tân.
So sánh khả năng tác chiến của tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc có khả năng tập trung 600 tên lửa chống hạm vào mục tiêu, trong khi khả năng đánh trả của một cụm tàu sân bay Hoa Kỳ chỉ có thể bắn hạ 450 quả tên lửa trong số 600 quả.
Do đó, hải quân Mỹ cần phải tăng cường các tàu khu trục, tàu tuần dương trong đội hình chiến đấu, trong đó mỗi chiếc phải có khả năng tấn công lẫn khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, từ tên lửa lẫn trên mạng.
Mặt khác, Mỹ nên sử dụng trực thăng vũ trang mới của thủy quân lục chiến và các chiến đấu cơ F-35 trang bị cho các tàu chiến này để xử lý các mối đe dọa sắp tới. Hiện tại, lục quân Mỹ muốn có những khẩu pháo có tầm bắn hơn 1000 dặm để có thể tiêu diệt chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông nếu xung đột xảy ra.
Các bạn có thể tưởng tượng một kịch bản mà hải quân Mỹ cảm thấy không thể vào Biển Đông vì các tàu Trung Quốc. Mỹ chỉ còn cách thu hút các mục tiêu đối phương từ một địa điểm cố định như một hòn đảo hay một số nơi khác, ở khoảng cách xa, để mở đường cho hải quân.
Quân đội Hoa Kỳ đang trải qua chương trình hiện đại hóa lớn nhất trong nhiều thập kỷ gần đây với sự tập trung vào Trung Quốc và Nga, 2 quốc gia Washington coi là đối thủ chiến lược. Ưu tiên chính của lục quân Hoa Kỳ hiện nay là lực lượng tấn công chính xác tầm xa, bao gồm pháo binh có tầm bắn vượt 2 đối thủ Nga và Trung Quốc.
Mục đích chính của Mỹ là thâm nhập và làm tan rã các hệ thống chống tiếp cận, chống xâm nhập của đối phương. Còn việc có chiếm lại được các đảo từ Trung Quốc thì hãy chờ xem!

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.