Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 04/03/2019

Monday, March 4, 2019 5:53:00 PM // ,


Tin Việt Nam – 04/03/2019

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

 ’vẫn vì công nhân’ sau 9 năm tù

Cộng sự của nhà hoạt động cho quyền lợi công nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng nói với BBC rằng ông “vẫn kiên cường và hết lòng vì công nhân” sau khi vừa mãn hạn 9 năm tù.”
Ra tù hôm 24/2, ông Hùng là người cuối cùng trong nhóm ba người sáng lập phong trào Lao Động Việt, cùng với ông Đoàn Huy Chương và bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
Y án với ba nhà hoạt động ở Trà Vinh
AI: ‘Phải đảm bảo an toàn cho Minh Hạnh’
Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù
Đinh Nguyên Kha – ‘mặt thư sinh, tính mạnh mẽ’
Hồi tháng 3/2011, tòa phúc thẩm tỉnh Trà Vinh tuyên y án đối với ba nhà hoạt động trong lĩnh vực quyền lao động nêu trên.
Báo Công an Nhân dân thời điểm đó nói ông Hùng, người sinh năm 1981, “từng bị Công an TP Hồ Chí Minh lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối chính trị, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng”.
Hôm 27/2, ông Hùng nói với BBC rằng ông “chưa tiện trả lời phỏng vấn vì đang cập nhật tình hình đời sống xã hội”.
‘Kiên cường và hết lòng’
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, người đồng sáng lập phong trào Lao Động Việt cùng với ông Hùng, nói với BBC: “Những người có dịp gặp lại ông Hùng đều thấy ông vẫn kiên cường và hết lòng vì công nhân dù trải qua một bản án khắc nghiệt.”
“Tôi tin là ông sẽ sớm quay lại dẫn dắt phong trào tranh đấu cho quyền của công nhân.”
“Tương tự như những tù nhân lương tâm khác sau khi mãn án, ông Hùng rất cần sự trợ giúp không chỉ tài chính mà còn tinh thần và sự cổ vũ của cộng đồng.”
“Những điều đó lúc này rất đáng giá với ông.”
Việt Nam thiếu kinh nghiệm về Công đoàn độc lập?
VN: Nhà hoạt động công đoàn tố “bị khủng bố”
VN: Nghiệp đoàn sau CPTPP ‘không làm chính trị’?
CPTPP: Tự do hội họp và quyền công nhân ở VN
Bà Hạnh nói thêm: “Có thể thấy còn nhiều thử thách đang đợi ông Hùng ở phía trước. Từ chuyện cuộc gặp mặt bạn cũ đầu tiên của ông sau khi ra tù bị quấy nhiễu, ông cũng bắt đầu quen với việc bị nhân viên an ninh đi theo mỗi bước chân.”
“Tôi tin là những thử thách sẽ giúp ông thích ứng với thực tế để tìm ra phương thức tranh đấu hữu hiệu.”
“Về tình hình đấu tranh cho người lao động trong 9 năm ông ở tù, nếu có tiến triển nào thì đó là sự thay đổi về ý thức của người công nhân.”
“Bên cạnh đó là áp lực từ quốc tế xoay quanh các hiệp định CPTPP và EVFTA tạo nên làn sóng đấu tranh cho người lao động ở Việt Nam của các tổ chức xã hội dân sự.”
“Điều đáng nói là chính quyền đã bưng bít về quyền lợi của công nhân trong các hiệp định mà họ ký kết, trong lúc công đoàn nhà nước không đứng về phía người lao động.”
“Việc cho thành lập công đoàn độc lập bị đánh tráo khái niệm thành “công đoàn cơ sở”, khiến công nhân không hiểu sự độc lập thật sự nằm ở đâu.”
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh cũng cho biết: “Hiện tại chúng tôi rất cảm kích trước sự ủng hộ, lời kêu gọi trao trả tự do cho các tù nhân lương tâm cũng một số thành viên phong trào Lao Động Việt đang ở trong tù như các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Đức Độ và Trương Minh Đức.”
“Tôi muốn nói thêm rằng dù một số thành viên của chúng tôi liên tục bị sách nhiễu, trấn áp thì phong trào Lao Động Việt vẫn đang hoạt động và chưa bao giờ dừng lại.”
‘Công đoàn vàng’
Trong một bài viết gần đây trên BBC Tiếng Việt, ông Joe Buckely, nghiên cứu sinh tiến sĩ về International Development tại SOAS University of London, người có thời gian sống ở Việt Nam và tiếp xúc với giới hoạt động công nhân, viết:
“Ở Việt Nam, mong muốn về việc thành lập các công đoàn độc lập không đến từ người công nhân, mà thay vào đó là từ những người sử dụng lao động (dù là một phần rất nhỏ), như một cách để ngăn chặn các cuộc đình công tự phát, gây ra gián đoạn đến hoạt động sản xuất.”
“Theo ông Ngọ Duy Hiểu, phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông lo lắng rằng các công đoàn độc lập sẽ trở thành các “công đoàn vàng”, thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một liên đoàn mà trên thực tế được điều hành bởi các ông chủ để đàn áp và bóc lột công nhân hơn nữa.”
“Điều này nghe có vẻ khá là nực cười, khi ông sử dụng lý lẽ đó để bảo vệ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một liên đoàn mà đa số công nhân cho là vô dụng.”
“Tuy nhiên, ở một chiều hướng khác, ông cũng có lý.”
“Tất nhiên, không ai muốn tước bỏ quyền được liên minh của các công nhân để phản đối việc bóc lột sức lao động. Nhưng cũng cần phải lo ngại về quá trình hình thành tự do hội họp hiện tại.”
“Việc phát triển những hoạt động đến từ phía dưới – các cuộc đình công tự phát vốn hiệu quả của công nhân – có tốt hơn việc giới thiệu một mô hình mới từ cấp trên áp xuống?”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47382240

Ông Michael Phương Minh Nguyễn vẫn chưa được thả

Tin từ Long Beach, California – Theo tin từ đài CBSLA, ông Michael Phương Minh Nguyễn, hay còn gọi là Michael Nguyễn, đã đến Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2018 để thăm gia đình, nhưng bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vì cáo buộc ông âm mưu lật đổ chính quyền.
Gia đình ông đã không thể gặp ông trong vòng 8 tháng qua, và tòa lãnh sự Hoa Kỳ là mối liên lạc duy nhất giữa ông và gia đình. Những người ủng hộ và gia đình ông đã yêu cầu Tòa Bạch Ốc giúp đỡ trước khi Tổng thống Trump đến thăm Hà Nội để tham dự hội nghị thượng đỉnh
với Bắc Hàn. Tuy nhiên, ông Michael Nguyễn vẫn chưa được trả tự do và vợ ông vẫn hy vọng Tòa Bạch Ốc sẽ hành động vì quyền tự do của ông.
Trong khi ông Michael bị cầm tù tại một đất nước cách xa họ 8,000 dặm, vợ ông, bà Helen Nguyễn, đã đưa 4 người con của họ đến nhà thờ để tham gia các hoạt động ngoài trời trong lúc bà cầu nguyện.
Hiện tại, ông Michael Nguyễn không được phép có luật sư và ông không thể nhận được các liên lạc từ Hoa Kỳ. Những người duy nhất có thể gặp ông là các viên chức của tòa lãnh sự Mỹ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ong-michael-phuong-minh-nguyen-van-chua-duoc-tha/

Hoàng Hưng: ‘Văn Việt không chủ trương đối đầu’

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt
Ngày 03/3/2019, Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam đánh dấu năm năm ngày thành lập.
Ban vận động này không được chính quyền ở Việt Nam công nhận.
Nhìn lại giai đoạn phát triển này, một thông điệp được đăng tải trên Tạp chí Văn Việt, diễn đàn thuộc Ban vận động, có đoạn:
“Thoắt cái đã năm năm! Vui buồn lẫn lộn! Vui vì anh chị em ta, những người Việt viết văn tử tế trên toàn cầu liên kết nhau, đã làm được những việc đúng đắn và có ích, nhiều việc lúc đầu không mấy người nghĩ là làm được.”
Nhân dịp này, mời quý vị theo dõi một cuộc trao đổi giữa BBC với nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, thành viên sáng lập Tạp chí Văn Việt và Ban Vận động bên lề một Hội thảo tư trong dịp nhà thơ ghé thăm châu Âu.
Hoàng Hưng: ‘XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng’
Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?
Hội Nhà văn VN ‘loại Văn đoàn độc lập’
Vận động thành lập ‘Văn đoàn Độc lập VN’
Nhà thơ Hoàng Hưng: Trang mạng Văn Việt là cơ quan chính thức của Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam mà chúng tôi thành lập từ tháng Ba năm 2014. Đến nay qua mấy năm vận hành, tôi thấy rất có hiệu quả và cái chúng tôi mừng nhất là nó tập hợp được ngày càng đông các tác giả về văn học trong và ngoài nước. Thí dụ số tác giả ở hải ngoại có mặt trên Văn Việt tôi thống kê tạm thời đã tới trên 150 tác giả, tức là chiếm một nửa các tác giả xuất hiện trên Văn Việt.
Thế thì chứng tỏ điều chúng tôi đề ra từ đầu, tức là tạo ra không gian để cho các nhà văn không phân biệt quan điểm chính trị, nghệ thuật, mà chỉ có chung nhau một nguyện vọng xây dựng nền văn chương tiếng Việt tự do, nhân bản, không phân biệt trong, ngoài nước, thì chúng tôi cho rằng chúng tôi đã bước đầu thành công.
Hiện giờ chỉ có hai vấn đề. Thứ nhất là khả năng về công nghệ, kỹ thuật của chúng tôi rất hạn chế, bởi phần lớn những người làm cũng là những người lớn tuổi, không phải là thạo công nghệ lắm. Và thứ hai vẫn là sự ngăn chặn rất ghê gớm của an ninh mạng. Tức là họ tìm cách chặn bằng tường lửa, rồi họ tìm cách cả trở các cộng tác viên trẻ làm việc với chúng tôi, vì họ rất sợ các ảnh hưởng. Cho nên họ gây sách nhiễu rất nhiều với những người trẻ tuổi mà cộng tác với Văn Việt.
Và cái đó chúng tôi cũng nhiều lần có ý kiến phản đối. Hay là hàng năm chúng tôi đều trao giải Văn Việt, thì giải thưởng này càng ngày càng có uy tín, trao cho cả tác giả trong nước lẫn ngoài nước, dựa trên một tiêu chí duy nhất là có chất lượng nghệ thuật. Thế nhưng họ vẫn luôn luôn phá những buổi trao giải đó. Gần đây họ phá rất kinh khủng, chẳng hạn, chỉ vì chúng tôi trao giải thưởng cho một tác phẩm dịch “1984″ của George Orwell. Chúng tôi đã phản đối công khai vì chúng tôi không chấp nhận được chuyện đó.
‘Làm văn, không làm chính trị’
BBC: Liên quan Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, bao giờ Văn đoàn đó chính thức ra đời và sẽ như thế nào?
Nhà thơ Hoàng Hưng: Cái này cũng có rất nhiều người đặt vấn đề, ngay trong nội bộ thành viên của Ban vận động cũng nhiều lần đặt ra. Nhưng cuối cùng, sau khi cân nhắc, những anh em chủ chốt cũng đưa ra một ý kiến là chưa đến lúc để ra đời một Văn đoàn Độc lập đúng như danh xưng của nó. Tức là một tổ chức rõ ràng, một thứ hiệp hội rõ ràng.
Nhà nước và xã hội dân sự VN cùng đi
Luật An ninh mạng: Vì sao và sẽ ra sao?
Vì sao chính quyền ‘sợ’ xã hội dân sự?
Là vì chúng tôi là những người làm văn là chính, chúng tôi không phải là một tổ chức đấu tranh chính trị, cho nên chúng tôi cần một sự làm việc lâu dài. Như tôi vẫn nghĩ chúng tôi không muốn làm liệt sỹ quá sớm. Bởi vì đối với văn học, chuyện xông ra để mà làm liệt sỹ đấu tranh, tôi nghĩ là nó không có ý nghĩa lắm bằng việc mình phải làm tác phẩm, làm tác phẩm để lại cho lâu dài đối với nền văn học tiếng Việt.
Chúng tôi phải giữ được sân chơi rất rộng rãi, cởi mở, nhưng có một đường hướng rõ ràng, chứ không phải là thỏa hiệp một cách bừa bãiNhà thơ Hoàng Hưng
Cho nên chúng tôi không chủ trương đối đầu đối với công an hay là đối với nhà nước. Thế thì bây giờ nó có một cái tế nhị là theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam, chúng tôi muốn lập hội thì chúng tôi phải xin phép. Mà xin phép tất nhiên là không được, chắc chắn là không được rồi.
Bởi vì chỉ cần họ đưa ra lý lẽ như thế này là chúng tôi sẽ bị loại ngay, tức là trong Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của họ, họ nói rằng mỗi một công việc chỉ có một hội thôi, thế thì văn học đã có Hội nhà văn Việt Nam chính thức của nhà nước rồi thì không thể có một hội thứ hai được nữa.
Điều này vô lý lắm, nhưng đã là quy định của nhà nước rồi thì họ có thể dựa vào đó để họ ‘khủng bố’, do đó chúng tôi chủ trương không đối đầu, cái đó không cần thiết, mà cái chính là mình làm được cái gì. Còn cái đó ngày xưa người ta gọi là một Câu lạc bộ thì có cái gì đâu? Hay thử gọi đây là một nhóm vui vẻ thì cũng chẳng chết ai, miễn là nội dung làm được cái gì.
BBC: Trước đây ông có thời gian tham gia biên tập cho Tạp chí mạng Talawas, sau này tham gia sáng lập và điều hành Văn Việt, có điều gì đặc sắc mà ông có thể chia sẻ từ hai kinh nghiệm làm báo này?
Nhà thơ Hoàng Hưng: Nổi bật nhất trong công tác biên tập của Văn Việt là chúng tôi phải giữ được sân chơi rất rộng rãi, cởi mở, nhưng có một đường hướng rõ ràng, chứ không phải là thỏa hiệp một cách bừa bãi. Chúng tôi luôn luôn phải dựa vào một số tiêu chuẩn. Thứ nhất là tất cả những bài mà chúng tôi đăng lên phải có một chất lượng nhất định về cả mặt nghệ thuật lẫn về mặt tư tưởng.
‘VN nên thừa nhận xã hội dân sự’
Xã hội dân sự VN sẽ tiến triển thế nào?
Triển vọng của xã hội dân sự ở VN
Thí dụ những bài viết có tính chất quá khích chúng tôi cũng không đăng. Hay những bài viết có thể có ý tưởng hay, nhưng chất lượng nghệ thuật chưa đến nơi, thì chúng tôi cũng không thể đăng được. Tiêu chuẩn chỉ có thế thôi, còn ngoài ra, chúng tôi chấp nhận mọi trường phái, mọi phong cách, mọi quan điểm nghệ thuật. Đó cũng là điều mà có lẽ cũng khác với nhiều chỗ khác, kể cả khác với Talawas.
Cuộc trao đổi được BBC Tiếng Việt thực hiện hôm 14/7/2018, bên lề một cuộc Hội thảo tư về Việt Nam học được tổ chức tại Đại học Warsaw Banacha 2, Ba Lan. Mời quý vị tham khảo một phỏng vấn khác với nhà thơ Hoàng Hưng cũng trong dịp này tại đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47444683

Đàn áp có hệ thống tại Việt Nam, HRW

Đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 theo kế hoạch diễn ra hôm nay tại Brussels, nước Bỉ. Nhân dịp này Human Rights Watch, Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam ra thông cáo kêu gọi EU thúc ép Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Liên Minh Châu Âu hãy thúc ép chính phủ Hà Nội trả tự do ngay cho những tù nhân chính trị, những người đang bị bắt giữ; chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngưng can thiệp vào hoạt động tôn giáo; và có những biện pháp cụ thể chặn đứng nạn bạo hành của công an.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phụ Trách Khu Vực Châu Á của HRW, nêu rõ trong thông cáo báo chí ra ngày 4 tháng 3 rằng ‘Việt Nam tăng cường đàn áp trong vài năm qua đối với giới vận động cho những quyền chính trị và dân sự căn bản của người dân; trừng phạt giới này với những bản án nặng nề.
Ông Phil Robertson kêu gọi Liên Minh Châu Âu cần nhắc cho Việt Nam rằng khối này mong muốn có những tiến bộ nhân quyền có ý nghĩa để cho mối quan hệ kinh tế và chính trị song phương đôi biên tiến triển.
Quan hệ EU-Việt Nam được điều chỉnh theo Hiệp Định Khung về Hợp tác và Đối tác năm 2012; trong đó nêu rõ ‘việc tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền là một thành tố thiết yếu của hiệp định.’ Việt Nam cũng được hưởng lợi từ Hệ thống Ưu Đãi Thuế Quan Chung của EU, cho phép giảm thuế nhập khẩu từ các nước đã thông qua và tuân thủ các công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền và lao động.
HRW cho rằng đối thoại nhân quyền là một công cụ quan trọng để EU thể hiện với Việt Nam về mức độ nghiêm túc về trách nhiệm thúc đẩy nhân quyền, nhưng đó không phải là cơ hội duy nhất một lần rồi xong.
Thống kê của HRW cho thấy trong năm 2018, Việt Nam kết án tù ít nhất 42 bloggers và nhà hoạt động nhân quyền trong nước theo những điều luật hà khắc. Số này gấp ba lần các bản án trong năm 2017. Trường hợp bị án nặng nhất là nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng với bản án 20 năm; Ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, nhà hoạt động công đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình 14 năm tù…
Một trường hợp đang bị mất tích sau khi đến Thái Lan xin qui chế tị nạn là blogger Trương Duy Nhất được HRW nêu ra; theo đó việc đột ngột mất tích của blogger và nhà báo độc lập này gợi đến vụ cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị các nhân viên công quyền Việt Nam bắt cóc ở Đức rồi đưa về Việt Nam vào tháng 7 năm 2017.
Liên đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam vào ngày 4 tháng 3 cũng ra thông cáo kêu gọi Liên Minh Châu Âu-EU, phải thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng đàn áp đang tiếp diễn đối với những nhà hoạt động ôn hòa, bãi bỏ những đạo luật mang tính đàn áp, và trả tự do ngay cho những tù chính trị.
Thông cáo nêu rõ quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong 4 lĩnh vực chính. Đó là những vi phạm quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến; thứ hai là tình trạng đàn áp quyền tự do hội họp trong ôn hòa; thứ ba là giới hạn quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; và cuối cùng là biện pháp sử dụng ngày càng tăng án tử hình.
Tổng thư ký Liên Đoàn Nhân quyền Quốc Tế, Bà Debbie Stothard, trong thông cáo nêu rõ ‘tình trạng tấn công đang tiếp diễn của chính quyền Việt Nam đối với các quyền chính trị và dân sự phá vỡ khả năng là một đối tác kinh tế bền vững của EU. Chính vì quyền lợi của EU nên cần phải thúc ép Hà Nội chấm dứt biện pháp đàn áp xã hội dân sự và cấp thiết tiến hành cải cách thể chế và tư pháp.
Theo Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam thì kể từ cuộc đối thoại nhân quyền EU- Việt Nam vào năm ngoái cho đến nay tình trạng đàn áp các tiếng nói chỉ trích chính phủ, các bloggers, các nhà hoạt động, và những người bảo vệ nhân quyền tiếp tục gia tăng.
Kể từ cuộc đối thoại nhân quyền EU- Việt Nam vào năm ngoái cho đến nay tình trạng đàn áp các tiếng nói chỉ trích chính phủ, các bloggers, các nhà hoạt động, và những người bảo vệ nhân quyền tiếp tục gia tăng.
Thống kê của hai tổ chức vừa nêu nói rõ tính đến nay có ít nhất 150 tù chính trị tại Việt Nam. Riêng trong thời điểm từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 2 năm 2019, có ít nhất 40 cá nhân, trong đó có 8 phụ nữ bị bắt giữ tùy tiện chỉ vì thực thi các quyền tự do biểu đạt và hội họp một cách ôn hòa.
Ngoài ra còn có 60 cá nhân, trong đó có 14 phụ nữ, bị kết án tù nặng; có 8 người phải nhận án tù từ 13 đến 20 năm.
Luật An Ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực kể từ đầu năm 2019 cũng giáng một đòn nặng vào quyền tự do Internet.
Đối với quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng, kể từ khi Luật Tín Ngưỡng- Tôn giáo có hiệu lực từ tháng giêng năm 2018, các tôn giáo lớn gồm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Hồi Giáo và nhóm thực hành Pháp Luân Công đếu báo cáo bị cơ quan chức năng nhắm đến.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-vn-hr-dia-03042019081237.html

Xỉ than tồn đọng ở các nhà máy nhiệt điện tăng báo động

Lượng tồn đọng tro xỉ than của các nhà máy nhiệt điện trên cả nước đang tăng lên mức báo động.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4/3/2019.
Cụ thể các nhà máy nhiệt điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam tồn đọng tro xỉ lên đến mức hơn 33 triệu tấn, với diện tích bãi chứa tương đương khoảng 740ha. Hiện số lượng sỉ than được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp… chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn.
Phát biểu tại một Hội nghị của ngành xây dựng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, đầu tư nhiệt điện than có chi phí thấp hơn một số mô hình khác, nhưng nếu không giải quyết được việc tồn đọng tro xỉ, sẽ khó phát triển các nhà máy nhiệt điện than.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc sử dụng nguyên liệu sỉ than vẫn còn những vướng mắc nhiều quy định của chính phủ. Chính phủ cần tạo ra cơ chế thị trường khi tiêu thụ tro xỉ. Các đơn vị xả thải phải quan tâm đến khách hàng, phải cạnh tranh để cung cấp xỉ than theo yêu cầu của khách hàng.
Tình trạng xỉ than gây ô nhiễm môi trường khiến dân chúng địa phương chịu được đến mức phải xuống đường biểu tình phản đối từng xảy ra. Đó là đợt biểu tình vào trung tuần tháng 4 năm 2015.
Vào năm ngoái, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đề nghị chính phủ và Bộ Công An đưa Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/warnings-about-coal-power-plants-03042019080819.html

Xe bus mới chỉ đáp ứng 4.3% nhu cầu đi lại

của người dân Việt Nam

Tin Việt Nam –  Báo Lao Động ngày 3 tháng 3 loan tin, mới đây, nhà cầm quyền CSVN đã công bố thông tin có đến 90% người dân Hà Nội đồng ý hạn chế xe cá nhân, còn tại Sài Gòn là 63% người dân đồng tình.
Tuy nhiên, con số này được lấy từ đâu ra thì không được phía cơ quan CSVN giải thích. Bởi vì theo khảo sát của Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải thì trên thực tế, giao thông công cộng đang liên tục suy giảm, và chỉ đáp ứng được 4.3% nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện nay, tại Sài Gòn đang có khoảng 8 đến 8.5 triệu xe gắn máy, và 300,000 đến 350,000 xe hơi, những con số này đang là quá sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn.
Một thanh niên tên Hùng, sống ở Hà Đông cho biết, từ nhà anh đến cơ quan là 20km, năm 2012 anh thử nghiệm đi làm bằng xe bus, buổi sáng anh Hùng phải đến điểm đón xe trước lúc 5 giờ 45 phút, nếu đến chậm vài phút là đến giờ sinh viên và công nhân đi làm thì anh sẽ không thể chen chân lên xe được. Sau khi lên xe, anh Hùng phải bắt thêm vài chặng xe bus nữa mới đến bến xe bus cuối cùng, rồi đi bộ khoảng 10 phút mới đến được chỗ làm khi đồng hồ đã chuyển sang 7 giờ 30 phút. Còn hành trình lúc về nhà, anh Hùng thường lên xe lúc 7 giờ 30 đến 8 giờ tối, nếu may mắn thì anh được về nhà lúc 10 giờ đêm. Vào thời điểm này, anh Hùng nhận được ý kiến sau 5 đến 7 năm nữa, tình trạng đi xe bus sẽ khác và được cải thiện hơn. Tuy nhiên, đến năm 2019, anh thấy tình trạng trên cũng không được cải thiện dù Hà Nội dã có thêm các tuyến xe bus khác.
Vì vậy, tờ báo đặt nghi vấn con số 90% và 63% là do các nhà quản lý tự chế ra.
An  Nhiên
https://www.sbtn.tv/xe-bus-moi-chi-dap-ung-4-3-nhu-cau-di-lai-cua-nguoi-dan-viet-nam/

Quanh việc VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ

Hai hãng hàng không Việt Nam VietjJt và Bamboo Airways mới đây đã k‎ý hợp đồng mua hơn 100 máy bay của hãng Boeing trị giá hơn 15 tỷ đôla. Trong đó riêng Vietjet mua 100 chiếc.
Thương vụ diễn ra trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Việt Nam từ 27-28/2.
Reuters bình luận rằng lễ ký kết diễn ra khi Trump đang ở Việt Nam sẽ góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế và quân sự giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bài báo trên Reuters cũng cho hay VietJet – một hãng hàng không tư nhân – thường nhân dịp các Tổng thống Mỹ tới Việt Nam là ‘trưng’ ra các đơn hàng ‘khủng’ mua máy bay của Hoa Kỳ.
Hãng này trước đây đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX thân hẹp khi cựu Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam, bài báo trên Reuters cho hay.
Cục Hàng không VN nói về ‘lùm xùm’ tuyển phi công Vietnam Airlines
Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu
FLC mua 24 máy bay phục vụ hàng không Tre Việt
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJet Air nói với Reuters là bốn máy bay trong 100 chiếc nói trên sẽ được trao cho Việt Nam vào cuối năm nay.
Lần này, khi Tổng thống Trump sang Việt Nam, VietJet ký hợp đồng sẽ mua thêm 100 máy bay Boeing 737 MAX trị giá gần 13 tỷ đô la. Thương vụ này đã được thỏa thuận vào năm ngoái tại the Farnborough Airshow.
Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ, trong quyết định cho phép các hãng hàng không Việt Nam bay đến Mỹ lần đầu tiên, và mã hóa với các hãng hàng không Hoa Kỳ, tuyên bố tuần trước rằng Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn hàng không quốc tế.
VietJet cho biết họ đã lên kế hoạch mua các máy bay thân rộng để mở đường bay đến các thành phố có cộng đồng người Việt lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở California.
Ngoài VietJet, hãng hàng không Bamboo của ông chủ Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 737 thân rộng, và đang đàm phán để mua 25 máy bay Boeing 737 thân hẹp, theo Reuters.
“Thương vụ này là một phần trong chiến lược của chúng tôi nhằm mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, bao gồm cả việc bay đến Hoa Kỳ và Châu Âu”, ông Quyết nói với Reuters.
Bamboo Airways dự kiến mở đường bay quốc tế vào quý hai năm nay tới Japan, South Korea, Thái Lan và Singapore, và đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm nay.
Năm ngoái, Bamboo Airways cũng đã đặt hàng 20 máy bay thân rộng Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ đôla theo giá niêm yết.
Còn quá sớm?
Nhưng một nguồn tin giấu tên nói với Reuters là quá sớm để VietJet đặt hàng máy bay thân rộng.
Một nguồn tin khác thì cho hay 100 máy bay Boeing 737 MAX nói trên đã nằm trong sổ đặt hàng của hãng Boeing với tên người mua ‘không xác định’.
Hãng Boeing cũng nói thương vụ mới nhất của VietJet đưa tổng số đơn hàng mua Boeing của hãng này lên tới 200 chiếc, bao gồm 80 chiếc thuộc mẫu 737 MAX 10 mới nhất của hãng.
VietJet đưa vào vận hành 385 chuyến bay mỗi ngày trong nội địa Việt Nam và tới các nước như Japan, Hong Kong, South Korea, Taiwan, Singapore, China, Thailand, Myanmar and Malaysia.
Tuy nhiên, các nhà phân tích ngành công nghiệp đã đặt câu hỏi liệu Boeing có giao tất cả các máy bay theo đơn đặt hàng khi mà ngành công nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của giai đoạn tăng trưởng mở rộng.
Nhà Trắng ước tính tổng số tiền của thương vụ này khoảng 21 triệu đô la.
Các thương vụ này sẽ giúp hơn 83.000 việc làm ở Mỹ và mang lại sự an toàn, tin tưởng cho các hành khách quốc tế và Việt Nam, phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay.
Tại Thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra vừa qua tại Việt Nam, ông Trump đã nhắc đến thương vụ mua Boeing của VietJet tại bữa ăn trưa, theo Reuters.
“Chúng tôi đánh giá rất việc quý vị đã [góp phần] làm giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ, điều rất nhức nhối trước khi tôi đến đây, và hiện nay chúng tôi hạn chế nó bằng những đơn đặt hàng lớn như đơn hàng mà quý vị đã đưa ra hôm nay,” ông Trump nói.
Vì sao mua nhiều thế?
Nhiều phân tích từ các cây bút trên mạng xã hội thu hút quan tâm của đọc giả khi tìm cách lý giải vì sao lại có thương vụ lớn như vậy vào thời điểm này.
Một trong các bài viết nói trên là của Facebooker Nguyễn Giang Nam thu hút hơn 3000 lượt likes và hàng ngàn lượt shares.
Lý giải vì sao ông Quyết và bà Thảo được cho là “không thể có chừng ấy tiền” “để mua đống máy bay đó”, ông Nam viết:
“Trong hàng không có một nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ “sale and leaseback”. Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất (Boeing và Airbus) rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền.”
“Tuy nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được một số tiền lớn để mua máy bay. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ “bán đi rồi thuê lại”. Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho một hãng chuyên cho thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng hàng không “lời” ngay một số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì “tiền lời” có thể lên đến cả tỉ đôla.”
“Sẽ có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều? Thực tế cái lời đó là lời giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện tại…”
“Điều này lý giải tại sao VietJet và Bamboo Airways liên tục mua máy bay với số lượng khủng. VietJet đã đặt mua tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. Bamboo ký mua 44 chiếc trong khi chỉ đang vận hành 6 chiếc.
Đặc biệt Bamboo Airways mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai thác, trong khi Bamboo Airways thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế. Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng nên phải dùng Bamboo Airways để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47411701

Dự án Khí Cá Voi Xanh dự kiến khởi động trong năm 2019

Dự án Khí Cá Voi Xanh đã hoàn tất thiết kế tổng thể và dự kiến khởi động trong năm 2019. Đây là dự án được điều hành bởi Tập đoàn Exxon Mobil.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 1/3, trích dẫn thông tin từ Ban Khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trong cùng ngày.
Tin cho biết, dự án Khí Cá Voi Xanh thuộc lãnh hải xã Tam Quang, huyện Núi Thành, trong Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, với tổng công suất 3.000 MW cung ứng cho 4 nhà máy điện. Theo kế hoạch, dòng khí đầu tiên của dự án được sẽ được đưa vào bờ cuối năm 2023.
Theo khai toán ban đầu trong 25 năm của dự án Khí Cá Voi Xanh, mỏ khí tự nhiên lớn nhất Việt Nam này sẽ đem lại khoảng 60 tỷ đô la mỗi năm. Trong đó, ngân sách tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm 1 tỷ đô la, và giải quyết việc làm cho 3.000 – 4.000 lao động trình độ cao trong địa bàn tỉnh.
Cũng tin liên quan, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết chỉ trong 2 tháng đầu năm 2019, lượng dầu thô nhập khẩu đã tăng gấp 16,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị lên đến 693 triệu đô la Mỹ.
Nguyên nhân được cho rằng do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào hoạt động nên cần một lượng lớn dầu thô để sản xuất.
Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, lượng dầu thô xuất khẩu trong năm 2018 của Việt Nam lại giảm 41,9% về lượng và 23,8% về kim ngạch so với năm 2017.
Nhưng giá thành xuất khẩu dầu thô trong năm 2018 lại tăng 31% so với năm 2017, đạt mức 553,4 đô la/tấn.
Liên quan đến tình hình xăng dầu trong nước, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ngày 2/3 vừa chính thức tăng giá, với lý do điều chỉnh phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới.
Theo đó, xăng E5 RON92 tăng 939 đồng/lít, xăng Ron95 tăng 946 đồng/lít. Đối với mặt hàng dầu, dầu diesel tăng 959 đồng/lít, dầu hỏa tăng 700 đồng/lít, và dầu mazút tăng 808 đồng/kg.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/blue-whale-gas-project-is-expected-to-start-in-2019-03042019075836.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.