Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Người Mỹ cuối cùng đã trải nghiệm cách chơi lật lộng của Đảng Cộng sản – Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)

Monday, March 4, 2019 9:24:00 AM // ,

Người Mỹ cuối cùng đã trải nghiệm cách chơi lật lộng của Đảng Cộng sản – Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)
- Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) – Lê Minh Nguyên dịch
Hôm nay, tôi được biết Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội đã thất bại và tôi không thể kềm được sự mĩm cười (vì đoán trước như vậy). TT Trump và người Mỹ bình dị luôn nghĩ rằng Đảng Cộng sản cũng văn minh như chính họ. Do đó, khi họ tiếp cận với Đảng Cộng sản, họ luôn đánh giá sai về đối tượng, nghĩ rằng CS có thể thương lượng với mục đích tốt. Lần này, không chỉ TT Trump, mà luôn cả đa số người Mỹ đều hiểu rằng việc các lãnh đạo CS chơi trò lật lộng là chuyện thông thường.
Theo kết luận của Trump, sau khi ông kết thúc sớm hội nghị thượng đỉnh, rằng cái giá của bên kia đòi quá cao và Hoa Kỳ không thể chấp nhận yêu cầu của Triều Tiên. Phương thức đàm phán của Kim Chính Ân không phải là trực tiếp nói không, mà lồng vào bên trong các cuộc thương thảo những điều kiện mà bên kia không thể chấp nhận được. Trump là một nhà đàm phán có kinh nghiệm nên ngay lập tức ông biết rằng không có ích lợi gì để tiếp tục các cuộc đàm phán.
Trump nói trong cuộc họp báo là ông có cảm giác rất mạnh rằng Trung Quốc rõ ràng có ảnh hưởng với Triều Tiên, nhưng TQ không tác động (lên TT được trong thượng đỉnh này). Cảm giác mạnh mẽ thứ hai của ông: Triều Tiên là quốc gia làm ra các quyết định một cách độc lập và không chấp nhận ảnh hưởng của các nước khác.
Tuyên bố này (của TT Trump) ngay lập tức lan truyền đến các phương tiện truyền thông được kiểm soát chặt chẽ ở Triều Tiên, và được công bố rộng rãi, nó củng cố quyền lực của Kim Chính Ân, giúp ông thoát khỏi sự khủng hoảng của bất ổn quyền lực làm cho uy tín ông ta bị suy giảm. Vì vậy, đối với Kim Chính Ân, các cuộc đàm phán đã rất thành công.
Dư luận quần chúng đồng loạt chỉ trích sự hồ hỡi của Trump để nói chuyện với Kim Chính Ân, cho đó là lỗi lầm trong phán xét theo suy nghĩ uớc mơ của mình (wishful thinking). Nhưng điều tốt là ông ta đã nhanh chóng nhìn thấy tình hình để rút ra khỏi các cuộc đàm phán và tránh cho ra một thỏa thuận thậm chí còn tồi tệ hơn. Thể hiện sự tức giận nhưng không nhiều, khi bỏ về sớm, ông tạt nước lạnh lên Kim Chính Ân, đồng thời cho phía Kim cơ hội tiếp tục các cuộc đàm phán. Ông ta không muốn hành động một mình và cần về nuớc thảo luận chiến lược tiếp theo với các trợ lý của mình.
Như TT Trump đã nói, Triều Tiên là một quốc gia đưa ra các quyết định một cách độc lập. Kim Chính Ân đã mất kiên nhẫn với các chỉ đạo từ Trung Quốc CS, coi ông là “tiểu đệ” trong băng đảng của họ. Kim không thể chịu đựng được việc ông ta phải hy sinh các lợi ích của chế độ độc tài Triều Tiên vì sự ngu ngốc của Tập Cận Bình. Trước khi đàm phán Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, Trump đã đưa ra quá nhiều thiện chí với Tập Cận Bình, và ngay cả đến một thằng ngốc cũng có thể nhìn thấy những điều kiện được che giấu bên trong (Tập bẻ tay Kim bắt ký thoả thuận ở Hà Nội, giúp Trump làm bàn đạp cho giải Nobel, bù lại Trump nhượng bộ Tập ký thoả thuận chấm dứt chiến tranh thương mại với các tương nhượng mà Tập có thể chấp nhận được).
Lần này Kim Chính Ân đã quay mặt với Trung Quốc, dù biết TQ sẽ cắt giảm thương mại với Triều Tiên để trừng phạt Kim. Một ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ, thị trường chứng khoán ở Đông Bắc TQ lao dốc. Mọi người đang chờ sự trả đũa chống lại Kim Chính Ân. Nhưng uy tín được tăng cường sẽ giúp Kim Chính Ân củng cố sự cai trị ở Triều Tiên. Chọn cái ít xấu nhất giữa hai cái xấu, Kim Chính Ân đã thắng vòng này của cuộc chơi. Xét cho cùng thì, những lợi ích riêng của ông ta quan trọng hơn bất kỳ “tình huynh đệ” giả tạo nào.
Nhiều nhà quan sát dự đoán rằng kết quả bất ngờ này từ Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Lý do là Tập Cận Bình đã thất hứa trong các cam kết riêng tư của ông (với Trump) và đã không thuyết phục được Kim Chính Ân. Trong thực tế, Tập Cận Bình có cố gắng, nhưng ông ta cũng đã quá nổ về khả năng của ông, hay đánh giá quá cao sự vĩ đại của chính ông ta.
Việc Tập Cận Bình muốn sắp xếp một thỏa thuận thương mại giữa ông và Trump ở Hải Nam, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội giữa Trump và Kim, cho thấy Tập nghĩ rằng ông có thể sai khiến được Kim làm theo ý của ông. Khi Kim Chính Ân thường xuyên đến thăm Bắc Kinh, chắc chắn Kim đã hứa với Tập như ý Tập muốn. Trong thực tế, Tập Cận Bình đã bị lừa bởi khuôn mặt tươi cười của Kim và bị đâm sau lưng. Điều này cũng phản ánh cho thấy rằng, IQ của Tập thực sự không cao, hoặc đang bị lừa bởi những kẻ xu nịnh.
Đối với Kim Chính Ân, điều quan trọng nhất không phải là vũ khí hạt nhân, mà là làm thế nào để vượt qua những khó khăn kinh tế. Ông ta đã xúc phạm TQ để bảo vệ uy tín của ông ta, vì vậy ưu tiên hàng đầu của ông ta sẽ là làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là cơ hội tốt để Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in ủng hộ Kim  Chính Ân. Đối với Moon, một cái ôm với Kim Chính Ân để thể hiện hòa bình, sự hợp lý và không bạo lực, sẽ nhận được thêm phiếu bầu cho ông. Do đó, Kim Chính Ân không quá sợ Tập Cận Bình.
Đối với Hoa Kỳ, sẽ là một thất bại chính trị của TT Trump nếu (Moon) hỗ trợ Kim Chính Ân mà không có được các nhượng bộ của Kim. Cho nên làm sao để thuyết phục TT Moon không giúp đỡ Kim Chính Ân vô điều kiện là công việc cấp bách ngay bây giờ. Hoa Kỳ nên nắm bắt lấy cửa sổ cơ hội nhỏ bé này để buộc Kim Chính Ân ít nhất cam kết sẽ ngưng tinh luyện vật liệu hạt nhân hoặc giao nộp danh sách vũ khí hạt nhân và tên lửa, để cho sự xác định được rõ hơn.
Không thể buộc Kim Chính Ân nhượng bộ. Kim chỉ không muốn nhượng bộ Tập Cận Bình, chứ không phải không muốn giải quyết vấn đề kinh tế của mình. Bởi vì, ngay cho dù là một chế độ Cộng sản (Triều Tiên), nó thà tin vào người lịch sự (Nam Hàn) hơn là một kẻ xấu (TQ).
Image.jpeg

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.