Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin thế giới – 04/03/2019

Monday, March 4, 2019 5:30:00 PM // ,



Tin khắp nơi – 04/03/2019
Mỹ: Hạ viện tìm bằng chứng cáo buộc ông Trump
Một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ đang tìm kiếm các tài liệu cáo buộc cản trở công lý, tham nhũng và lạm quyền của Tổng thống Donald Trump cùng các trợ lý của ông.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler nói với ABC news rằng 60 cá nhân và tổ chức sẽ nhận được các yêu cầu ngày từ thứ Hai 04/3/2019.
Ông Nadler nói ông tin rằng ông Trump đã cản trở công lý.
Trump giận dữ công kích Mueller
‘Đau đầu lớn nhất của Trump không phải là Mueller’
Luận tội là một chặng đường dài, chúng tôi chưa có sự thật, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc điều tra thích hợpJerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp
Mueller nói tin của Buzzfeed về Trump không chuẩn
Donald Trump và 6 điều nhức đầu về pháp lý
Nhưng bất kỳ động thái luận tội nào sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc điều tra.
Tổng thống Trump đã liên tục phủ nhận mọi hành động sai trái và cáo buộc đảng Dân chủ đã săn phù thủy, ngụ ‎ý bới lông tìm vết.
Hôm thứ Bảy, 02/3, ông Trump đã mở một cuộc tấn công dữ dội vào Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, chống lại cuộc điều tra mà ông Mueller đang lãnh đạo nhằm tìm kiếm sự thật về việc liệu đã có sự cấu kết giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga.
Ông Mueller dự kiến sẽ đệ trình bản báo cáo của mình cho Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ trong thời gian không lâu tới đây.
Nhắm mục tiêu vào ông Mueller nhiều lần – cũng như sa thải cựu lãnh đạo FBI về cuộc điều tra Nga – là một trong những vấn đề được ông Nadler trích dẫn là những trường hợp, vằng chứng “rõ ràng” về sự cản trở công lý của Tổng thống Trump.
‘Luận tội là chặng đường dài’
Nhưng nghị sĩ đảng Dân chủ nói “chúng tôi không có bằng chứng” để bắt đầu một thủ tục luận tội chống lại tổng thống.
Michael Cohen tố cáo Tổng thống Trump
Chiến thuật tấn công truyền thông của Trump
Cohen đổ lỗi cho ‘hành động bẩn thỉu’ của Trump
Trump phủ nhận ông từng làm việc cho Nga
“Luận tội là một chặng đường dài, chúng tôi chưa có sự thật, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc điều tra thích hợp”, ông Nadler nói với truyền thông.
“Ngày thứ Hai, chúng tôi sẽ đưa ra yêu cầu tài liệu cho hơn 60 người và cá nhân khác nhau từ Nhà Trắng đến Bộ Tư pháp,” ông nói.
Trong số những người nhận được yêu cầu sẽ có Donald Trump Junior – con trai của Tổng thống Trump.
Tôi là một người vô tội bị một số người rất xấu, mâu thuẫn và tham nhũng trong một cuộc săn phù thủy bất hợp pháp mà không bao giờ được phép bắt đầuTổng thống Donald Trump
Đảng Dân chủ hiện đang kiểm soát Hạ viện, với những người Cộng hòa nắm giữ Thượng viện.
Reuters hôm Chủ Nhật cũng đưa tin về diễn biến cho hay ông Trump đã bác bỏ chiến dịch vận động của ông hợp tác với Moscow.
“Tôi là một người vô tội bị một số người rất xấu, mâu thuẫn và tham nhũng trong một cuộc săn phù thủy bất hợp pháp mà không bao giờ được phép bắt đầu,” hãng tin Anh dẫn bình luận của Tổng thống Trump viết trong một thông điệp trên Twitter hôm 03/3/2019.
Nhà Trắng và Tổ chức Trump Organization đã không trả lời các yêu cầu bình luận về nhận xét của Nadler.
Tổng thống Hoa Kỳ nói với một nhóm các nhà hoạt động và chính trị gia bảo thủ hôm 02/3 rằng các nhà điều tra muốn xem xét tài chính và giao dịch kinh doanh của ông vì không tìm thấy bằng chứng thông đồng.
“Thật là bất ngờ khi họ đang cố tìm cách lôi bạn ra ngoài bằng sự nhảm nhí”, Reuters dẫn bình luận của ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47440823

Mỹ và Bắc Triều Tiên

đều xem thượng đỉnh Hà Nội là thành công

Thanh Phương
Cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội ( 27-28/02/2019 ) đã kết thúc sớm hơn dự kiến và không đưa ra một tuyên bố chung nào, nhưng Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên không xem đó là một thất bại.
Cả Washington và Bình Nhưỡng đều mô tả cuộc gặp thứ hai giữa tổng thống Donald Trump với chủ tịch Bắc Triều Tiên là một thành công. Giới phân tích cho rằng khẳng định này chủ yếu là nhằm mục đích đối nội của mỗi nước.
Ngày 03/03, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, ông John Bolton, đã xem thượng đỉnh Hà Nội là một « thành công », bởi vì theo ông, tổng thống Trump đã « bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của Hoa Kỳ ». Vẫn theo ông Bolton, trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ đã làm theo đúng quan điểm của ông, đó là thà không có thỏa thuận hơn là ký một thỏa thuận tồi với Bắc Triều Tiên. Mặt khác, tuy không đạt thỏa thuận, nhưng ông Donald Trump đã nhân thượng đỉnh Hà Nội thắt chặt thêm quan hệ cá nhân với ông Kim Jong Un.
Ông Bolton cho rằng đề nghị của phía Bắc Triều Tiên tháo dỡ « vĩnh viễn và hoàn toàn » cơ sở hạt nhân Yongbyon là « một nhân nhượng rất hạn chế » và ông nhắc lại là tổng thống Trump chỉ đồng ý bãi bỏ toàn bộ các trừng phạt kinh tế khi nào mà Bình Nhưỡng tháo dỡ toàn bộ các cơ sở hạt nhân.
Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ còn nhắc thêm là chính ông Kim Jong Un trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore tháng 6/2018 đã tuyên bố là hai bên sẽ trải qua nhiều giai đoạn trước khi đạt đến thỏa thuận. Như vậy, theo ông Bolton, thượng đỉnh Hà Nội chỉ là một trong những giai đoạn đó và tổng thống Trump sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Bình Nhưỡng.
Những tuyên bố nói trên của ông John Bolton chính là nhằm đáp lại những chỉ trích trong chính giới Mỹ đối với tổng thống Trump về cuộc họp thượng đỉnh Hà Nội.
Theo quan điểm của ông Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, tổng thống Trump chỉ làm tăng thêm uy tín của Kim Jong Un trên trường quốc tế và chẳng đạt được gì từ phía Bắc Triều Tiên trước việc Washington từ bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn. Ông Adam Schiff cho rằng thất bại của thượng đỉnh Hà Nội là kết quả của một vị tổng thống « không hề được chuẩn bị cho những đàm phán kiểu như vậy », của một êkíp « không được chuẩn bị tốt ».
Trong khi đó, bên phía Bắc Triều Tiên, báo chí chính thức của nước này cũng ca ngợi thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai là một thành công, cho dù « có những trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi trên con đường xây dựng mối quan hệ mới giữa hai nước », sau hơn 7 thập niên thù nghịch và đối đầu. Hãng tin KCNA, không hề nói đến chi tiết là thượng đỉnh Hà Nội đã kết thúc sớm hơn dự kiến và không có tuyên bố chung, mà chỉ nhấn mạnh là, trong cuộc gặp lần này, hai lãnh đạo đã có những trao đổi « thẳng thắn và mang tính xây dựng ».
Việc trình bày thượng đỉnh Hà Nội như là một thành công chính là nhằm chứng tỏ chính sách ngoại giao của ông Kim Jong Un là đúng đắn. Tuy tuy lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng không bị chỉ trích công khai trong nước, nhưng dường như chính sách ngoại giao của ông cũng gặp chống đối từ trong nội bộ. Theo báo cáo của một tổ chức phi chính phủ được công bố vào tuần trước, từ năm 2018, nhiều quan chức bất đồng với chính sách ngoại giao của ông Kim Jong Un đã bị thanh trừng.
Tuy vậy, riêng đối với cá nhân ông Kim Jong Un, dù thượng đỉnh đỉnh lần này chưa đạt kết quả nhưng ít ra đã giúp củng cố vị thế của ông như là lãnh đạo một cường quốc hạt nhân được quốc tế coi trọng, gần như đứng ngang hàng với tổng thống Mỹ, chứ không còn là lãnh đạo của một quốc gia « bất hảo », bị thế giới cô lập như trước đây.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190304-my-bac-trieu-tien-thuong-dinh-ha-noi-thanh-cong

Thương mại Mỹ – Trung gặp thử thách mới

Tổng thống Donald Trump yêu cầu Bắc Kinh dỡ bỏ lập tức mọi thuế quan nhằm vào nông sản Mỹ.
Những tiến triển trong quá trình đàm phán về một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đang bị phủ bóng bởi những diễn biến mới nhất liên quan đến số phận bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chính Tập đoàn Thiết bị viễn thông Huawei.
Trong động thái không gây nhiều ngạc nhiên, nhà chức trách Canada hôm 1-3 bắt đầu quá trình xem xét dẫn độ bà Meng sang Mỹ, dẫn đến phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Tuyên bố của Bộ Tư pháp Canada khẳng định các quan chức bộ này đã xem xét kỹ càng, thận trọng trường hợp bà Meng và xác định có đủ bằng chứng để đưa vụ việc cho thẩm phán quyết định.
Thời điểm tiến hành tranh luận về vụ việc dẫn độ bà Meng dự kiến được ấn định khi con gái nhà sáng lập Huawei này ra tòa tại TP Vancouver ngày 6-3. Dù vậy, có thể mất nhiều năm mới đưa được bà Meng sang Mỹ, nếu có, bởi hệ thống pháp lý Canada cho phép nhiều quyết định được kháng cáo. Bộ trưởng Tư pháp Canada David Lametti có thể là người phải ra quyết định cuối cùng đầy khó khăn bởi sẽ chỉ có Trung Quốc hoặc Mỹ hài lòng.
Phản ứng tức thì của Trung Quốc dĩ nhiên là đầy giận dữ và thất vọng. Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ quán nước này ở Ottawa đều đưa ra những tuyên bố phản đối mạnh mẽ, thúc giục Mỹ rút lại yêu cầu dẫn độ và kêu gọi Canada phóng thích bà Meng ngay lập tức.
Ottawa có bước đi chọc giận Bắc Kinh nói trên bất chấp sức ép gia tăng từ Trung Quốc, như việc cho bắt giữ một số công dân Canada thời gian qua. Bà Meng bị Canada bắt hồi tháng 12-2018 và hiện bị quản thúc tại gia.
Đến cuối tháng 1-2019, theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc bà Meng và Huawei âm mưu vi phạm các biện pháp trừng phạt của Washington nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập Huawei, nói vụ bắt giữ con gái ông mang động cơ chính trị.
Tranh cãi quanh cáo buộc nhằm vào bà Meng và Huawei đe dọa làm phức tạp thêm nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung hiện nay. Trang Bloomberg hôm 1-3 tiết lộ các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể ký trong những tuần tới.
Ông chủ Nhà Trắng vào tuần rồi cho biết các cuộc thảo luận về việc hủy bỏ cáo buộc hình sự nhằm vào Huawei sẽ sớm diễn ra, dẫn đến phỏng đoán ông sẽ dùng vụ việc như một quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trước mắt, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2-3 lên tiếng hoan nghênh Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vì động thái hoãn tăng thuế lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế này dự kiến tăng từ 10% lên 25% từ ngày 1-3 nhưng cuối cùng vẫn được giữ nguyên sau khi ông Trump đánh giá tiến trình đàm phán đạt tiến triển. Đổi lại, nhà lãnh đạo này cho biết đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ lập tức mọi thuế quan đối với nông sản Mỹ.
Hiện chưa rõ đòi hỏi này tác động ra sao đến tiến trình đàm phán đang diễn ra. Trong lúc này, nội bộ Washington đang tranh luận về việc có thúc đẩy Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn nữa hay không. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 28-2 cho biết hai nước đang thương thảo về một văn kiện dài 150 trang và nó có thể trở thành “một thỏa thuận rất chi tiết”.
Cũng tỏ ra lạc quan, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đánh giá hai nước đang tiến gần một thỏa thuận “lịch sử”, theo đó Bắc Kinh cam kết cắt giảm trợ cấp cho công ty nhà nước và tiết lộ liệu khi nào Ngân hàng Trung ương Trung Quốc can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tỏ ra thận trọng hơn khi cho biết chính quyền ông Trump sẽ không chấp nhận một thỏa thuận nếu thiếu những thay đổi “cấu trúc” đáng kể đối với nền kinh tế Trung Quốc.
http://biendong.net/diem-tin/26624-thuong-mai-my-trung-gap-thu-thach-moi.html

Bloomberg: Mỹ có thể dỡ bỏ toàn bộ thuế quan với TQ

Nguồn tin Bloomberg cho biết Mỹ sẽ dỡ bỏ toàn bộ thuế quan miễn Trung Quốc tuân thủ cam kết như bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ, mua thêm hàng hóa Mỹ.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) sáng 4-3 đưa tin Mỹ và Trung Quốc đã sắp đạt được một thỏa thuận có thể dỡ bỏ phần lớn hoặc hoàn toàn thuế quan của Mỹ áp lên hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Bloomberg dẫn hai nguồn tin biết rõ về quá trình đàm phán cho biết Mỹ sẽ làm điều này miễn là Trung Quốc tuân thủ các cam kết, từ bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ đến mua thêm hàng hóa Mỹ.
Theo các nguồn tin này, trong hàng loạt cuộc thương lượng với Mỹ trong vài tuần gần đây, các quan chức Trung Quốc nói rõ việc Mỹ nhanh chóng dỡ bỏ thuế quan đánh lên 200 tỉ USD hàng Trung Quốc là rất cần thiết để hai bên tiến đến thỏa thuận.
Tờ The Wall Street Journal (Mỹ) dẫn một số nguồn tin biết về cuộc đàm phán cho biết Trung Quốc đề xuất sẽ giảm mức thuế đánh lên hàng nông nghiệp, hóa chất, ô tô và các sản phẩm khác của Mỹ.
Đặc biệt, Trung Quốc sẽ mua 18 tỉ khí tự nhiên từ công ty năng lượng Cheniere ở Houston (Mỹ). Trung Quốc cũng hứa sẽ đẩy nhanh tiến trình dỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài với các dự án kinh doanh ô tô, và sẽ giảm mức đánh thuế lên ô tô nhập khẩu, hiện ở mức 15%.
Một trong những điểm khúc mắc hiện tại giữa hai bên là liệu thuế quan sẽ được dỡ bỏ ngay lập tức hay sẽ được dỡ bỏ qua một khoảng thời gian, sau khi Mỹ giám sát liệu Trung Quốc có tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận thương mại, theo các nguồn tin.
Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ cho biết quyết định về chuyện dỡ bỏ thuế quan vẫn chưa có. Theo quan chức này, hiện vấn đề vẫn đang được tích cực bàn trong nội bộ chính quyền của Tổng thống Donald Trump và có khả năng sẽ chưa được thống nhất trước khi thỏa thuận thương mại được thống nhất.
Mỹ muốn tiếp tục giữ khoản thuế quan này nhằm đảm bảo Trung Quốc không từ bỏ thỏa thuận, và sẽ chỉ dỡ bỏ hoàn toàn khi Trung Quốc thực hiện toàn bộ các phần của thỏa thuận.
Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc không trả đũa hay lôi Tổ chức Thương mại Quốc tế vào chuyện Mỹ đánh thuế để bảo đảm Trung Quốc thực thi thỏa thuận.
Trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước, khi được hỏi về chuyện dỡ bỏ thuế quan cho Trung Quốc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói đây chỉ là mong muốn của Trung Quốc.
Ông Lighthizer là người đang dẫn đầu phái đoàn đàm phán phía Mỹ và có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Ngày 1-3, Bloomberg đưa tin Mỹ và Trung Quốc đã gần thống nhất được một thỏa thuận thương mại.
Theo các nguồn tin của Bloomberg, ông Trump và các thành viên đội cố vấn kinh tế lạc quan trước cơ hội đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.
Nhận định tiến trình đàm phán đang tiến triển tích cực, tuần trước ông Trump tuyên bố hoãn thời gian chấm dứt cuộc đình chiến thương mại (1-3), cũng như hoãn việc tăng mức thuế 10% lên 200 tỉ USD hàng Trung Quốc lên 25%.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ toàn bộ thuế đánh lên hàng nông nghiệp Mỹ.
Về phần mình, tuần trước Trung Quốc đề xuất sẽ tăng mua hàng Mỹ thêm 1.200 tỉ USD trong vòng sáu năm. Chưa rõ Trung Quốc sẽ thực hiện đề xuất này thế nào nếu các biện pháp trả đũa thuế quan vẫn còn duy trì và các rào cản thương mại chưa được dỡ bỏ. Trung Quốc chỉ mua 130 tỉ USD hàng Mỹ trong năm 2017.
Hiện hai bên vẫn chưa xác định được ngày Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau. Tờ The Wall Street Journal cho biết hai ông có thể sẽ gặp nhau vào ngày 27-3.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26627-bloomberg-my-co-the-do-bo-toan-bo-thue-quan-voi-tq.html

Hai công dân Trung Cộng bị truy tố tại California

về tội bắt cóc và tống tiền

California – Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích dẫn thông báo của văn phòng biện lý Hoa Kỳ cho biết, vào ngày 22 tháng 2, đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố hai công dân Trung Cộng là Guangyao Yang, 25 tuổi và Peicheng Shen, 33 tuổi. Hai người đàn ông này bị buộc tội bắt cóc và tống tiền chủ nhân của một tiệm bán xe hơi hạng sang ở Costa Mesa, California.
Nạn nhân của vụ bắt cóc cũng là một công dân Trung Cộng, tên là Ruochen “Tony” Liao, 28 tuổi. Đồng thời, nạn nhân được cho là đã tử vong trong thời gian bị bắt cóc và vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Chính quyền cho biết, cả Yang và Shen đều bị bắt tại Trung Cộng và vẫn đang bị giam giữ tại đây vì tội ác mà họ gây ra. Chính quyền cũng cho biết thêm rằng người đàn ông tên Shen đã gặp anh Liao vài lần, lấy lý do là anh ta có thể giúp anh Liao đi đòi nợ.
Theo các viên chức, trong suốt cuộc gặp lần thứ ba, anh Shen bắt cóc anh Liao từ trung tâm mua sắm San Gabriel vào ngày 16 tháng 7 năm 2018. Sau đó, anh ta cùng với Yang giam giữ anh Liao tại một ngôi nhà ở Corona, và cố gắng lấy 2 triệu Mỹ kim tiền chuộc từ gia đình anh Liao.
Các điều tra viên cho hay, vào ngày 18 tháng 7 năm 2018, anh Shen và anh Yang lái xe đến Mojave, California để chôn hoặc tìm cách phi tang thi thể nạn nhân và các chứng cứ khác liên quan đến thi thể của nạn nhân. Cũng vào ngày đó, anh Shen thay thảm trong tủ quần áo tại ngôi nhà của anh.
Theo hồ sơ của tòa án, trích dẫn nội dung từ điện thoại của nghi can Yang, anh Yang đã tìm kiếm trên Internet về khoảng thời gian một thi thể có thể bị phân hủy trong lòng đất. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hai-cong-dan-trung-cong-bi-truy-to-tai-california-ve-toi-bat-coc-va-tong-tien/

Nhà Trắng sắp ra lệnh trừng phạt mới đối với Cuba

do hậu thuẫn ông Maduro

Nhà Trắng sẽ sớm áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với chính phủ Cuba về việc ủng hộ chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, đài truyền hình Fox News trích một nguồn tin thân cận với nhóm an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 4/3.
Chính quyền của ông Trump từ lâu đã tìm mọi cách để tăng cường cấm vận kinh tế đối với Cuba và đã bãi bỏ một số sắc lệnh do chính quyền Obama ban hành, theo NBC News.
NBC News cho biết chính quyền TT Trump dự kiến sẽ cho phép các tòa án Hoa Kỳ xét xử các vụ công dân Mỹ kiện các công ty nước ngoài làm ăn kinh doanh ở Cuba và bị chính quyền Cuba tịch thu tài sản.
Động thái chống lại Cuba của Tổng thống Trump có thể áp dụng theo Đạo luật Helms-Burton, theo Fox News.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét việc thi hành Điều khoản III của Đạo luật Helms-Burton, cho phép công dân Hoa Kỳ khởi kiện các công ty và cá nhân ngoại quốc về tài sản bị chính quyền Cuba tịch thu.
Đạo luật Helms – Burton, với tên gọi khác là Luật Cuba Tự do và Đoàn kết Dân chủ, củng cố và tiếp tục thực thi các biện pháp cấm vận của Mỹ đối với Cuba, đồng thời mở rộng việc áp dụng các điều khoản đối với các quốc gia, tổ chức khác có buôn bán, trao đổi với Cuba.
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez lên tiếng nói rằng động thái của chính quyền Trump là hành động “tống tiền chính trị và vi phạm luật pháp quốc tế.”
Hôm 1/3, Mỹ đã tăng cường nỗ lực truất quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bằng cách áp đặt thêm các chế tài mới và hủy bỏ 49 thị thực nhập cảnh vào Mỹ của các “những cá nhân chịu trách nhiệm về việc phá hoại nền dân chủ của Venezuela.”
https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-sap-ra-lenh-trung-phat-moi-doi-voi-cuba/4812474.html

Những di dân bị trục xuất quay lại Hoa Kỳ

để yêu cầu được đoàn tụ cùng con cái

Mexicali, Mexico – Theo tin từ NBC News, vào hôm thứ Bảy (2 tháng 3), các di dân bị trục xuất về Trung Mỹ đã quay lại biên giới phía nam Hoa Kỳ để xin tỵ nạn và đoàn tụ với con cái.
Sau khi bị trục xuất vì vượt biên trái phép vào năm 2018, 29 di dân cùng các luật sư di trú và những người ủng hộ đã tìm đến biên giới Mỹ để yêu cầu được đoàn tụ cùng con cái của họ đang ở Hoa Kỳ. Một người cha ở biên giới tại Mexicali, Mexico, nói với phóng viên Mariana Atencio của MSNBC rằng, ông đã chờ đợi 7 giờ đồng hồ để hỏi thông tin từ nhân viên di trú Hoa Kỳ.
Theo thành viên của các tổ chức tư nhân đại diện cho cha mẹ  các em cho biết, các gia đình này có tổng cộng 27 trẻ em đang được tạm giữ ở Hoa Kỳ. Một số cha mẹ đã không được gặp con của họ gần một năm.
Tổ chức di dân Al Otro Lado, Family Belong Together và Together Rising cho hay, một số trẻ em vẫn bị giam giữ, trong khi những đứa trẻ khác được gửi đến sống với gia đình hoặc người thân họ hàng tại Mỹ.
Bà Sandra Cordero, giám đốc tổ chức Family Belong Together, cho biết những phụ huynh này đã trực tiếp xin tị nạn tại cửa qua ở Mexicali, Mexico, vào hôm thứ Bảy, nhưng Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) không tiếp nhận trường hợp của họ vì văn phòng không còn chỗ. Vào cuối ngày, nhân viên CBP mới bắt đầu giải quyết một lần 5 đơn xin tỵ nạn của các phụ huynh. Sau đó, họ có thể bị tạm giữ và thời điểm gia đình đoàn tụ sẽ kéo dài hơn. Trong một đoạn phim, bà Cordero cho biết các phụ huynh này vẫn bị cô lập khỏi con cái trong 9 tháng, dù chính phủ đã chấm dứt chính sách này.
Trước đó, đài NBC News đã đưa tin về việc hàng ngàn trẻ em vẫn bị cô lập khỏi bố mẹ, thực trạng này cho thấy chính phủ không thiết lập hệ thống rõ ràng để đoàn tụ các gia đình di dân. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nhung-di-dan-bi-truc-xuat-quay-lai-hoa-ky-de-yeu-cau-duoc-doan-tu-cung-con-cai/

Tòa Bạch Ốc sẽ tổ chức cuộc họp tham vấn

về lực lượng lao động với các giám đốc điều hành công ty

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào thứ Tư tuần sau (6 tháng 3), Tòa Bạch Ốc sẽ tổ chức cuộc họp với các giám đốc công ty và hội đồng cố vấn của chính quyền Tổng thống Trump, để thảo luận về các vấn đề tại nơi làm việc.
Vào tháng 2 vừa qua, Tòa Bạch Ốc từng thông báo giám đốc công ty Apple, Walmart Inc, IBM Corp, Lockheed Martin Corp, Siemens USA, Home Depot Inc, Visa Incand và nhiều công ty lớn khác sẽ tham gia cuộc họp với 25 thành viên hội đồng, dưới sự đồng chủ trì của cố vấn Ivanka Trump và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Theo bản thông cáo, hội đồng đưa ra kế hoạch tổ chức cuộc họp đầu tiên vào chiều thứ Tư tại Tòa Bạch Ốc. Một viên chức Tòa Bạch Ốc xác nhận Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự một phiên họp. Theo Reuters, cuộc họp kéo dài ba giờ đồng hồ sẽ được truyền hình trực tiếp.
Vào thứ Bảy, một viên chức Tòa Bạch Ốc không thể xác nhận danh sách các CEO tham dự, nhưng người này cho biết hầu hết các giám đốc đều có mặt. Hồi tháng trước, Cơ quan Thống kê Lao động cho biết Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 12 với 7.3 triệu cơ hội việc làm. Dù vậy, Tòa Bạch Ốc cho biết các cơ hội việc làm thể hiện “sự kém tương đồng giữa các khả năng cần thiết và những khả năng được giảng dạy, điều đó đòi hỏi sự can thiệp kịp thời để giúp công dân Hoa Kỳ gia nhập lực lượng lao động.” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-se-to-chuc-cuoc-hop-tham-van-ve-luc-luong-lao-dong-voi-cac-giam-doc-dieu-hanh-cong-ty/

Ít nhất 23 người chết do lốc xoáy ở bang Alabama

Có ít nhất 23 người chết do lốc xoáy ở bang Alabama hôm 3/3. Các nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm người sống sốt và bị thương sau khi hai cơn lốc xoáy nối tiếp nhau xảy ra ở hạt Lee của bang Alabama, làm nhà cửa và các cơ sở thương mại thiệt hại nặng nề.
Hãng tin Reuters trích lời giới chức địa phương cho biết có hơn 50 người bị thương và con số tử vong dự kiến còn tăng.
Ông Jay Jones, Cảnh sát trưởng hạt Lee, nói rằng các hoạt động cứu hộ trong đêm diễn ra rất khó khăn.
Ông Jones cho biết chỉ riêng tại một khu vực rộng khoảng 5-6 mile ở thành phố Opelika có ít nhất 12 người chết.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viết trên Twitter kêu gọi cư dân bang Alabama và các khu vực bị ảnh hưởng khác hãy cẩn trọng và giữ an toàn.
Khi hàng ngàn người phải đối mặt với một đêm mất điện, nhiệt độ ở bang Alabama dường như sẽ giảm xuống gần mức đóng băng sau cơn lốc xoáy.
Thống đốc bang Alabama Kay Ivey đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn bang và cảnh báo người dân trên mạng Twitter rằng thời tiết khắc nghiệt hơn có thể còn tiếp tục diễn ra, theo ABC News.
https://www.voatiengviet.com/a/it-nhat-23-nguoi-cget-do-loc-xoay-o-bang-alabama/4812265.html

Canada bắt đầu tiến trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu tới Mỹ

- TQ phản ứng quyết liệt

Chính phủ Canada ngày 1.3 đã tuyên bố chấp thuận tiến trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc theo yêu cầu của phía Mỹ. Một tòa án của tỉnh British Columbia sẽ chính thức khởi động việc điều trần dẫn độ. Phía Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt trước quyết định này.
Bà Mạnh Vãn Chu sẽ đối diện với nguy cơ bị dẫn độ tới Mỹ để xét xử.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, bị bắt tại Vancouver, Canada đầu tháng 12 năm ngoái và hiện đang bị quản thúc tại nhà riêng tại Vancouver sau khi đóng tiền bảo lãnh tại ngoại.
“Hôm nay, các giới chức Bộ Tư pháp Canada cho phép xúc tiến, chính thức khởi sự tiến trình dẫn độ trong vụ án của bà Mạnh Vãn Chu sau khi đã xem xét các chứng cứ một cách triệt để và toàn diện” – chính phủ Canada cho biết trong một thông cáo.
Văn bản mang tên “Authority to Proceed” (Có thẩm quyền tiến hành) này là bước khởi động đầu tiên của một tiến trình có thể kéo dài hàng năm trời. Ngày 6.3 tới đây, bà Mạnh Vãn Chu sẽ phải ra tòa án Vancouver để dự phiên điều trần. Tại đây, sẽ xác định lịch trình việc điều trần dẫn độ. Luật sư Gary Botting, một chuyên gia về dẫn độ Canada cho báo chí biết, cuộc điều trần dẫn độ thường được sắp xếp trong vòng 6 tháng.
Bản tin của Bộ Tư pháp Canada cũng cho biết, chính phủ Canada “có kế hoạch trao cho tòa án văn kiện với những luận cứ cụ thể, tỉ mỉ”. Theo điều kiện bảo lãnh trước đây, bà Mạnh Vãn Chu sẽ tiếp tục được ở tại nhà riêng ở Vancouver trong suốt quá trình diễn ra việc điều trình dẫn độ.
Chính phủ Canada nêu rõ, cuộc điều trần dẫn độ sẽ không đưa ra quyết định về việc bà Mạnh Vãn Chu có phạm tội gì hay không? Điều trần dẫn độ không phải là xét xử, cũng không phải là phán quyết có tội hay không? Nếu một người cuối cùng bị dẫn độ từ Canada tới quốc gia khác đối mặt với việc bị khởi tố thì người đó sẽ bị xét xử ở quốc gia đó.
Ngày 1.12.2018, bà Mạnh Vãn Chu, con gái ông Nhiệm Chính Phi, người sáng lập công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, đồng thời là Giám đốc tài chính (CFO) của công ty đã bị bắt giữ tại sân bay Vancouver khi đang quá cảnh để về Hồng Kông theo yêu cầu của phía Mỹ. Phía Mỹ khi đó cáo buộc Mạnh Vãn Chu cung cấp thông tin giả cho các ngân hàng để tránh vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ.
Ngày 28.1.2019, Bộ Tư pháp Mỹ đã tuyên bố chính thức khởi tố 4 bị cáo, gồm: bà Mạnh Vãn Chu – CFO Công ty Huawei; Công ty Huawei; chi nhánh Công ty Huawei ở Mỹ (Huawei Device USA Inc.) và Công ty Skycom Hongkong (Skycom Tech Co. Ltd.) 23 tội danh với cáo buộc họ phạm phải 13 tội danh lừa đảo và vi phạm lệnh trừng phạt Iran (khởi tố tại Brucklin, New York) cùng 10 tội danh đánh cắp bí mật thương mại của một công ty Mỹ (khởi tố tại Seatle, Washington). Trong đó, bà Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc phạm 4 tội danh gồm: lừa đảo ngân hàng, lừa đảo chuyển tiền qua mạng và đồng mưu lừa đảo ngân hàng, lừa đảo chuyển tiền. Theo đó, yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu tới Mỹ để chịu xét xử tại Brucklin, New York đã được gửi tới Canada trước ngày 30.1.
Việc chính phủ Canada phê chuẩn bắt đầu quy trình dẫn độ mới là bước đầu tiên của quá trình này. Theo luật pháp Canada, tại phiên điều trần dẫn độ sẽ phán định hành vi mà bà Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc trong vụ án có vi phạm luật pháp của cả hai nước Mỹ và Canada, tức có phù hợp “nguyên tắc phạm tội kép” (Dual Criminality) hay không? Nếu quan tòa Canada nhận định Mạnh Vãn Chu đúng là người phía Mỹ yêu cầu dẫn độ và chứng cứ do phía Mỹ cung cấp là thỏa đáng thì tòa án sẽ giao vụ án cho ông Bộ trưởng Tư pháp để xem xét quyết định có ký lệnh dẫn độ hay không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ám chỉ, việc phóng thích Mạnh Vãn Chu có thể trở thành một bước trong cuộc đàm phán mậu dịch Mỹ – Trung. Ngoài ra các quan chức Mỹ còn có ý đồ ngăn cản các công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và đốc thúc các đồng minh làm theo họ, nguyên nhân là lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng thiết bị của Huawei để tiến hành hoạt động gián điệp.
Chính phủ Canada hiện đang tiến hành kiểm tra sự an toàn của mạng lưới viễn thông để quyết định có cho phép Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng di động 5G của họ hay không?
Vụ án Mạnh Vãn Chu đã gây nên sóng gió ngoại giao chưa từng có giữa Trung Quốc và Canada. Từ sau khi Mạnh Vãn Chu bị bắt, Trung Quốc đã lấy ký do an ninh quốc gia để bắt giữ ít nhất 2 người Canada và xử tử hình một công dân Canada khác vì buôn lậu ma túy.
Sau khi quyết định của Bộ Tư pháp Canada được đưa ra, phía Huawei và chính phủ Trung Quốc đều phản ứng quyết liệt. Luật sư David Martin, người đại diện cho quyền lợi của bà Mạnh Vãn Chu bày tỏ thất vọng về quyết định này. Trong một bản tuyên bố, đội ngũ luật sư bảo vệ cho bà Chu nói bà “đang đối mặt với sự vu cáo chính trị của chính phủ Mỹ” và bày tỏ “thân chủ của chúng tôi kiên quyết cho rằng bà không có bất cứ hành vi không chính đáng nào, việc Mỹ khởi tố và dẫn độ đã cấu thành lạm dụng trình tự pháp luật”.
Công ty Huawei ngày 2.3 đã đăng tải tuyên bố của luật sư trên diễn đàn của công ty, gọi cáo buộc của Mỹ xuất phát từ động cơ chính trị; trong tình hình đó, Bộ Tư pháp Canada vẫn quyết định ký lệnh Thẩm quyền tiến hành khiến công ty rất thất vọng.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada hôm 1.3 đã ra tuyên bố bày tỏ “cực kỳ bất bình và kiên quyết phản đối” quyết định của Bộ Tư pháp Canada. Tuyên bố nói, vụ án Mạnh Vãn Chu là “sự bức hại chính trị đối với một công ty công nghệ cao của Trung Quốc” và cảnh báo “kết quả thẩm định cuối cùng là hòn đá thử vàng đối với việc Canada có kiên trì tư pháp độc lập hay không? Chúng tôi sẽ chờ đợi xem điều gì xảy ra”.
Về phía chính phủ Trung Quốc, chiều ngày 2.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng tuyên bố: Trung Quốc cực kỳ bất bình và kiên quyết phản đối phía Canada cố ý xúc tiến cái gọi là trình tự tư pháp dẫn độ đối với bà Mạnh Vãn Chu và đã nghiêm khắc giao thiệp. Ông Lục Khảng nói: lập trường của Trung Quốc trong sự kiện Mạnh Vãn Chu rất rõ ràng và kiên định. Hai nước Mỹ và Canada đã lạm dụng hiệp ước dẫn độ giữa hai bên, áp dụng biện pháp cưỡng chế công dân Trung Quốc là sự xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc; đây là một sự kiện chính trị nghiêm trọng.
Ông Lục Khảng một lần nữa yêu cầu phía Mỹ lập tức hủy bỏ lệnh bắt giữ và yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu; yêu cầu phía Canada lập tức thả Mạnh Vãn Chu để bà trở về Trung Quốc bình an.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26615-canada-bat-dau-tien-trinh-dan-do-ba-manh-van-chu-toi-my-tq-phan-ung-quyet-liet.html

Ông Juan Guaidó sắp trở lại Venezuela, kêu gọi tổng biểu tình

Tổng thống lâm thời tự phong Juan Guaidó kêu gọi tổng biểu tình khi ông sắp quay trở lại Venezuela từ Colombia trong tình trạng khủng hoảng leo thang.
“Tôi kêu gọi người dân khắp Venezuela tổng biểu tình vào ngày mai lúc 11 giờ sáng”, ông viết trên Twitter hôm Chủ Nhật 3/3.
Ông Guaidó, người được hơn 50 quốc gia công nhận, đã kêu gọi Tổng thống Nicolás Maduro từ chức.
Nhưng ông Maduro khẳng định ông là vẫn là Tổng thống hợp pháp được Trung Quốc, Nga và Cuba hậu thuẫn.
Tòa Venezuela cấm Juan Guaido ra nước ngoài
Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia
Venezuela: Juan Guaidó thề đưa viện trợ vào
Hiện tại vẫn chưa rõ ông Guaidó sẽ trở lại Venezuela như thế nào và ông Maduro sẽ có phản ứng gì trong tình huống này.
Tòa án Tối cao đã ban lệnh cấm ông Guaidó ra nước ngoài sau khi ông tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời.
Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU, bà Federica Mogherini cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào gây tổn hại cho ông Guaidó “sẽ đẩy căng thẳng leo thang” và sẽ bị quốc tế lên án.
Sau khi sang Colombia vào tháng trước, ông Guaidó đã đi thăm một số nước Mỹ Latinh, gặp gỡ Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence tại Colombia và Tổng thống mới của Brazil Jair Bolsonaro.
Juan Guaidó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời vào tháng Một trong nỗ lực lật đổ ông Maduro, người nắm quyền lãnh đạo Venezuela trong giai đoạn khủng hoảng gia tăng.
Hàng triệu người đã chạy khỏi đất nước, và ông Guaidó đã gặp một số người vào Chủ nhật 3/3 tại Ecuador.
Trong khi đó, ông Maduro đã đóng cửa biên giới trong nỗ lực ngăn chặn viện trợ nhân đạo do phe đối lập yêu cầu vào Venezuela.
Ít nhất hai người chết trong các cuộc đụng độ giữa quân đội và người biểu tình hồi tháng trước.
Quân đội Venezuela vẫn quyết liệt ủng hộ ông Maduro, mặc dù có nhiều báo cáo về số lượng binh sỹ đào thoát ngày càng tăng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47437121

Lễ hội giả trang Brazil : Cơ hội hiếm có

chống chính quyền cực hữu Bolsonaro

Trọng Thành
Lễ hội hóa trang nổi tiếng của Brazil tại thành phố Rio de Janeiro, khai mạc cuối tuần qua (01/03/2019). Lễ hội năm nay được đánh dấu bởi một thái độ phản kháng chính trị đặc biệt.
Đông đảo những người tham gia lễ hội bằng cách này, hay cách khác truyền đi thông điệp chống chính quyền cực hữu Bolsonaro, chống nạn bài đồng tính, cũng như phái Phúc Âm bị cáo buộc gieo rắc các quan điểm kỳ thị chủng tộc, giới tính.
Phóng sự của đặc phái viên François Cardona từ Rio de Jainero :
« Đằng sau các trang phục lễ hội lấp lánh sắc màu là rất nhiều chỉ trích nhắm vào tân chính quyền. Hai thông điệp chính, đó là nền dân chủ đang lâm nguy và tình trạng giới chính trị đang ngày càng hư hỏng.
Sabrina Souza, một người chuyên hóa trang cho các vũ điệu samba, cho biết : ‘‘Lễ hội giả trang là dịp duy nhất để những người nghèo khó chúng tôi có thể trở thành nghệ sĩ. Đây cũng là dịp để bày tỏ, bởi vì nhìn chung là lúc bình thường không có ai lắng nghe chúng tôi cả. Trong những dịp như thế này, người ta có thể tố cáo nạn tham nhũng, tôn giáo, cũng như đủ loại định kiến !”.
Trường dạy múa samba nổi tiếng mang tên “Academicos do Sosego” năm nay chọn “bất khoan dung tôn giáo” làm chủ đề trọng tâm. Mục tiêu là chống lại phái Phúc Âm Tin Lành vốn có ảnh hưởng rất mạnh tại Brazil, cũng như tổng thống Jair Bolsonaro, chính trị gia được phái này hậu thuẫn. Trường múa samba cũng chọn Anderson, một người chuyển giới, làm biểu tượng.
Đây là một hành động rõ ràng nhằm khiêu khích tổng thống cực hữu, vốn là một cựu quân nhân, nổi tiếng với lập trường bài người đồng tính và trọng nam khinh nữ.
Anderson cho biết : đối tác của mình trong lễ hội giả trang này là một quân nhân. Người này đã từng giết hại những người đồng tính, người da đen, người bị coi là phù thủy… Tất cả những hành động đó đều nhân danh Chúa! Anderson khẳng định những người tham gia lễ hội đều mang tinh thần khiêu khích và bất kính. Lễ hội hóa trang này khiến mọi người vui thích, nhưng đồng thời cũng là một tiếng kêu cảnh báo.
Một lễ hội hóa trang mang tính chính trị và phản kháng để Brazil không quên các gốc rễ đa chủng tộc làm nên đất nước này ! »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190304-le-hoi-gia-trang-brazil-chinh-quyen-cuc-huu-bolsonaro

Brexit: nhóm ủng hộ nêu điều kiện đàm phán Anh – EU

Tám luật gia ủng hộ Brexit, bao gồm bảy nghị sĩ đảng Bảo thủ và một thuộc đảng DUP, đã nêu ra các điều khoản chính mà Thủ tướng Anh Theresa May phải đưa ra để đảm bảo sự hỗ trợ của họ cho thỏa thuận của bà về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Họ muốn kiểm tra bất kỳ thỏa thuận nào mà Tổng chưởng lý Geoffrey Cox đạt được với Brussels về vấn đề ‘backstop’ hay một đảm bảo trên đường biên giới với Ireland – để chắc chắn nội dung thỏa thuận này là tạm thời.
‘Backstop’ được thiết kế để tránh biên giới cứng với Ireland sau Brexit.
Động thái diễn ra khi một nhân vật cao cấp ủng hộ Brexit chỉ ra tâm thế thỏa hiệp ngày càng tăng của các nghị sĩ.
Chúng tôi biết những gì cần thiết để chuyển đổi thế bế tắc. Tổng chưởng lý cần đưa ra một đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng backstop là tạm thờiGraham Brady, chính trị gia đảng Bảo Thủ
Brexit: Chính phủ Anh chao đảo trong sóng gió
Theresa May thoát hiểm phiếu bầu tín nhiệm
Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’
‘Scotland cần được trao thêm quyền lực’
Graham Brady, chủ tịch một ủy ban có ảnh hưởng của đảng Bảo thủ, nói: “Hầu hết các nghị sĩ đều có tâm trạng thỏa hiệp, nhưng nguy cơ backstop trở lại thành vĩnh viễn này là một vấn đề thực sự và nó phải được xử lý.
Tuy nhiên ông nói thêm: “Cuộc trò chuyện của tôi với các nhà ngoại giao và chính trị gia cao cấp từ khắp châu Âu đã cho tôi lý do lạc quan rằng một bước đột phá đã gần kề.”
‘Điều cần thiết phải làm’
Chính trị gia này còn cho hay “chúng tôi biết những gì cần thiết” để chuyển đổi thế bế tắc.
“Tổng chưởng lý cần đưa ra một đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng backstop là tạm thời,” ông nói thêm.
Vương quốc Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019, dù có hoặc không có thỏa thuận.
‘Anh có quyền đơn phương hủy Brexit’
Lãnh đạo EU đồng ý thỏa thuận Brexit
Bà May kêu gọi Anh chấp nhận thỏa thuận Brexit
Các nghị sĩ sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi EU mà không có thỏa thuận hay khôngThủ tướng Anh Theresa May
Các nghị sĩ hồi tháng trước đã từ chối thỏa thuận rút khỏi EU, mà bà Theresa May đã đạt được với EU, bằng một kết quả 230 phiếu bầu – thất bại lớn nhất đối với một chính phủ đang tại vị trong lịch sử.
Bà May tin rằng phần lớn các nghị sĩ đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận của bà – trong đó có 118 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ – sẽ ủng hộ nếu bà cố gắng bảo đảm những thay đổi sẽ ngăn lại việc nước Anh bị ràng buộc vào các quy tắc hải quan của EU vô thời hạn.
Bà May cũng hứa với các nghị sĩ về một cuộc bỏ phiếu khác về thỏa thuận của bà vào ngày 12 tháng Ba.
Nếu thất bại, bà nói rằng các nghị sĩ sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi EU mà không có thỏa thuận hay không; và sau đó, vào ngày 14 tháng Ba, sẽ có một cuộc bỏ phiếu khác về việc Brexit có nên hoãn lại không trong một thời gian ngắn.
Tin cho hay, Tổng chưởng lý Geoffrey Cox đang đàm phán với các quan chức EU về những thay đổi đối với điều khoản về Backstop trên biên giới Ireland – nội dung được coi là điểm gắn bó của nhiều nghị sỹ đảng Bảo thủ – mà có thể ràng buộc Anh với liên minh hải quan EU cho đến khi thỏa thuận thương mại vĩnh viễn đạt được.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47433570

Đại tướng của Nga gọi “thông tin”

là một hình thức chiến tranh mới

Moscow, Nga – Theo bản tin của tờ New York Times, người đứng đầu lực lượng   quân sự của Nga đã tán thành chiến thuật mà đất nước ông sử dụng để can thiệp tại các nước ngoài, lặp lại một triết lý về cái gọi là “chiến tranh hỗn hợp” khiến ông nổi tiếng ở phương Tây.
Vào thứ Bảy (2 tháng 3), tại một hội nghị nói về tương lai của chiến lược quân sự Nga, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery V Gerasimov cho biết, các quốc gia cần có sự  pha trộn giữa sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự để chống lại kẻ thù của họ. Ông Gerasimov cho biết các lực lượng quân sự của Nga có sự pha trộn của các công cụ chiến đấu, thông tin tình báo và tuyên truyền mà Kremlin từng khai triển trong các cuộc xung đột như ở Syria và Ukraine.
Các nhà phân tích cho biết “chiến tranh hỗn hợp” từ lâu đã là một thuật ngữ của quân đội phương Tây, đặc biệt là trong bối cảnh chống khủng bố. Lấy ví dụ là nhóm từ này từng được thông qua trong cuộc thảo luận về an ninh của Do Thái và sự chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ, và vào năm 2005, nó xuất hiện trong tiêu đề của một bài báo do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đồng tác giả.
Theo ông Ivan Konovalov, nhà phân tích quân sự và giám đốc của Trung tâm nghiên cứu xu hướng chiến lược, cho biết, khi thảo luận về sự pha trộn của các hoạt động quân sự, chính trị và thông tin, các chiến lược gia Nga sử dụng thuật ngữ “cách tiếp cận phức tạp” hoặc “chiến tranh thế hệ mới.”
Nói về bài phát biểu của tướng Gerasimov, ông Mark Galeotti, chuyên gia về Nga tại Viện Dịch vụ Hoàng gia cho biết, “chiến dịch thông tin” của Nga không phải là một hình thức chiến tranh mới, mà chỉ là nỗ lực của Nga trong việc bắt kịp với thế giới hiện đại. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dai-tuong-cua-nga-goi-thong-tin-la-mot-hinh-thuc-chien-tranh-moi/

Đảng XHCN thân Nga về đầu trong bầu cử ở Moldova

Đảng Xã hội Chủ nghĩa của tổng thống Igor Dodon về đầu trong cuộc bầu cử kết thúc hôm 24/02 ở Moldova, nước thuộc Liên Xô cũ và từng có xu hướng muốn vào EU.
Tin từ Chisinau hôm 03/03/2019 kết quả đếm phiếu cuối cùng cho hay Đảng Xã hội Chủ nghĩa Moldova vốn ủng hộ Tổng thống Dodon, người công khai thân Moscow, đã nhận được 35 phiếu dân biểu trong Hạ viện 101 ghế.
Hậu Cộng sản – cuộc chuyển đổi ‘chưa có điểm kết’
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?
Tuy đây không phải là con số áp đảo, nhưng đảng này đã về đầu, dẫn trước so với Đảng Dân chủ Moldova (30 phiếu), và Liên minh ủng hộ châu Âu Acum (26 phiếu).
Một số đảng và dân biểu độc lập khác nhận phần phiếu còn lại trong cuộc bầu cử bị một số giới cho là có hiện tượng “cưỡng ép công nhân viên nhà nước” đi bỏ phiếu.
Theo BBC News, cũng có một số cáo buộc “mua phiếu” tại quốc gia 3,5 triệu dân nói tiếng Romania và từng thuộc Liên Xô cũ.
Dù vậy, Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu (OSCE) đánh giá rằng nhìn chung, cuộc bầu cử đã mang tính cạnh tranh và các quyền của cử tri “được tôn trọng”.
Hiện các đảng trong Quốc hội Moldova đang bàn thảo việc lập liên minh để có tân chính phủ.
Tuy có tên là ‘Xã hội chủ nghĩa’, đảng của ông Igor Dodon bị một số báo châu Âu gọi là “thiên hữu, thân Nga và dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi’.
Giữa hai dòng nước
Lịch sử Moldova nổi bật với hai xu hướng: thân Nga và thân châu Âu.
Năm 1924, Liên Xô cho lập ra Cộng hòa tự trị Moldova trong phần đất thuộc Ukraine, nằm về phía đông sông Dniester.
Đến 1940, Liên Xô và Đức Quốc xã ký mật ước Ribbentrop-Molotov, và Moscow đem quân vào chiếm vùng Bessarabia của Romania.
Vùng đất mới này được ghép vào CH tự trị Moldova thành nước CH Xô-viết Moldavia với thủ đô ở Chisinau.
Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Moldova tuyên bố độc lập, và gia nhập Cộng đồng các nước độc lập, hậu thân Liên Xô.
Năm 2014, Moldova ký thỏa thuận hợp tác với EU, khiến Nga ra lệnh cấm nhập hàng nông sản từ Moldova.
Hai phần ba người Moldova là dân nói tiếng Romania, và một con số đông đảo nay đã xin hộ chiếu Romania để có thể sang EU sinh sống và làm việc.
Xu hướng trở về chung cội nguồn văn hóa với Romania, hoặc đi theo EU trong giới trẻ Moldova lên cao nhưng trong chính trị vẫn còn một thế hệ hậu Liên Xô.
Các quan chức Moldova vẫn còn nhiều người nói tiếng Nga, và hướng về Moscow, như Tổng thống Igor Dodon.
Moldova hiện là một trong những nước nghèo nhất châu Âu và cũng bị coi là tham nhũng cao.
Hiện một phần lãnh thổ Moldova, gọi là Trans-Dniester do những người gốc Nga hoặc Ukraine chiếm giữ và duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, cả về quân sự.
Vùng này còn nghèo hơn phần còn lại của Moldova và sống với quá khứ kiểu Liên Xô.
Trans-Dniester từng tuyên bố độc lập khỏi Moldova nhưng không được Liên Hiệp Quốc, EU hay kể cả Nga, công nhận.
Tuy thế, Moscow cử một cơ quan lãnh sự đến Trans-Dniester (530 nghìn dân), đồng thời hỗ trợ xứ sở này về tài chính.
Các báo châu Âu đôi khi cử phóng viên đến vùng đất ‘đóng băng từ thời Liên Xô’ này để làm các phóng sự mang tính hiếu kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47444903

Algeri : Bất chấp biểu tình phản đối,

tổng thống Bouteflika tái ứng cử nhiệm kỳ thứ 5

Anh Vũ
Ngày 03/03/2019, tổng thống Algeri, Abdelaziz Boutflika, 81 tuổi đã chính thức nộp đơn tái ứng cử nhiệm kỳ thứ 5. Thông điệp của tổng thống phát đi tối qua trên truyền hình không thuyết phục được dân chúng. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ngay trong đêm tại nhiều thành phố Algeri để phản đối ông Bouteflika ra tranh cử tổng thống.
Thông tín viên RFI, Leila Berato tại Alger tường thuật :
« Trong thông điệp gửi đến quốc dân tối Chủ Nhật (03/03/2019), ông Abdelazis Bouteflika viết : Tôi đã lắng nghe và nghe thấy tiếng thét từ trong tâm những người biểu tình. Tuy nhiên, trong khi đó hôm thứ Sáu (01/03) hàng trăm nghìn người Algeri đã tuần hành phản đối ông ra ứng cử nhiệp kỳ thứ 5. Hồ sơ ra ứng cử tổng thống của ông đã được nộp lên Hội đồng Bảo hiến hôm qua.
Ông Abdelaziz Bouteflika đã có một vài hứa hẹn để đáp lại sự phản kháng như : Phân chia lại của cải quốc gia công bằng hơn, Tổ chức hội thảo quốc gia mở rộng cho đối lập tham dự, Tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn trong đó ông hứa không tham gia.
Nhưng ông không đáp ứng yêu sách chính của người biểu tình là Không nhiệm kỳ thứ 5. Giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Abdelaziz Bouteflika muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng uy tín trong dân của tổng thống, nói rằng ông Bouteflika đã thu thập được 5 triệu chữ ký ủng hộ đơn ra ứng cử.
Thế nhưng tối qua, sau thông báo ông nộp đơn ứng cử, kêu gọi tổng đình công đã được tung lên các mạng xã hội. Đồng thời các cuộc biểu tình trong đêm cũng khởi phát ở nhiều thành phố trong cả nước. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190304-algeri-bieu-tinh-phan-doi-tong-thong-bouteflika

Nhóm người Yazidi trở về Iraq sau khi

được giải thoát khỏi Nhà nước Hồi giáo ở Syria

Sinuni, Iraq – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (1 tháng 3), một nhóm phụ nữ và trẻ em Yazidi đã trở về Iraq từ Syria sau hơn bốn năm bị Nhà nước Hồi giáo IS giam cầm.
Các nhân chứng chia sẻ với Reuters rằng, nhóm này bao gồm 3 phụ nữ và 18 trẻ em. Họ được chào đón bởi những người dân ở Sinuni, một thị trấn Yazidi phía bắc núi Sinjar. Sự trở lại của nhóm người trên được xác nhận bởi văn phòng chính phủ khu vực Kurdistan (KRG), nơi đã giúp đỡ tìm kiếm và trao trả lại những người Yazidi mất tích. Một viên chức cho biết văn phòng của ông đã giúp đỡ đưa nhóm này trở về nhà.
Theo Reuters, những người phụ nữ và trẻ em trở về Iraq sau hơn bốn năm khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo tiến hành một cuộc tấn công vào Sinjar, trung tâm Yazidi, vào ngày 3 tháng 8 năm 2014. Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã bắn, chặt đầu, thiêu sống hoặc bắt cóc hơn 9,000 thành viên của các tôn giáo thiểu số, những tội ác mà Liên Hiệp Quốc gọi là nạn diệt chủng.
Theo các nhà lãnh đạo cộng đồng, vẫn còn hơn 3,000 người Yazidi mất tích chưa được công bố. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nhom-nguoi-yazidi-tro-ve-iraq-sau-khi-duoc-giai-thoat-khoi-nha-nuoc-hoi-giao-o-syria/

Trước nguy cơ thất bại trước Syria, Nhà nước Hồi giáo ISIS

tiến hành các vụ đánh bom bằng xe hơi

Baghouz, Syria – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ Nhật (3 tháng 3), một số chiến binh của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cho hay, Nhà nước Hồi giáo ISIS đã tiến hành sử dụng xe hơi chứa bom tự sát tấn công Baghouz nhằm chống lại SDF, tức lực lượng được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Đây được xem là nỗ lực cuối cùng của IS nhằm ngăn chặn thất bại tại khu vực Baghouz.
Theo Reuters, việc chiếm được ngôi làng Baghouz, miền đông Syria sẽ là cột mốc quan trọng trong nỗ lực quốc tế nhằm đẩy lùi các chiến binh thánh chiến. Các chiến binh này hoạt động rộng khắp 1 phần 3 lãnh thổ Syria và Iraq trong giai đoạn hoàng kim hồi năm 2014. Tuy nhiên, nhóm chiến binh này vẫn còn là một mối đe dọa an ninh, được xem như một lực lượng nổi dậy với các phần tử khủng bố.
Lực lượng SDF cho biết, họ dự kiến một trận chiến quyết định vào ngày Chủ Nhật, sau khi tiến lên một cách chậm chạm, để tránh mìn của chiến binh Nhà nước Hồi giáo. Các chiến binh IS cũng sử dụng đường hầm dưới lòng đất để phục kích và sau đó biến mất. Đến giữa ngày Chủ Nhật vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sẽ kết thúc.
Trước đây, SDF ước tính có đến hàng trăm phiến quân IS ở Baghouz, chủ yếu là người ngoại quốc. Họ được xem là những chiến binh cứng đầu nhất của nhà nước hồi giáo ISIS. Một chỉ huy SDF tại đây cho hay, ISIS đưa các xe hơi có chất nổ tiến tới những chiến đấu cơ vào đêm hôm trước. Ngoài ra, các chiến binh Thánh chiến cũng bắn pháo vào các lực lượng tấn công. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/truoc-nguy-co-that-bai-truoc-syria-nha-nuoc-hoi-giao-isis-tien-hanh-cac-vu-danh-bom-bang-xe-hoi/

Syria : Đêm chiến sự tại căn cứ địa cuối cùng của Daech

Sau khi đa số thường dân thoát khỏi ngôi làng Baghouz, căn cứ địa cuối cùng của Daech tại miền đông Syria, kể từ hôm thứ Sáu 01/03/2019, lực lượng FSD – với quân Kurdistan là chủ lực – mở đợt tấn công cuối cùng vào các nhóm thánh chiến cố thủ. Đụng độ diễn ra suốt ngày đêm.
Phóng sự của đặc phái viên RFI, Sami Boukhelifa từ mặt trận Baghouz :
« Bây giờ là nửa đêm tại Baghouz. Ngôi làng chìm trong đêm tối. Các tràng đạn và các đợt pháo kích xé rách màn đêm. Chúng tôi đang có mặt ở một vị trí tiền tiêu của lực lượng FDS cùng với đơn vị của viên chủ huy Rostom Hassake, trên sân thượng của một nhà dân. Khoảng cách giữa chúng tôi với đối phương chỉ chừng 100 mét.
Một chiến binh cho biết : Âm thanh mà ông nghe thấy là tiếng súng của quân thánh chiến. Chúng tôi đáp trả bằng đạn chỉ đường. Máy bay theo đó mà có được chỉ dấu chính xác về vị trí của quân khủng bố. Chúng tôi buộc họ phải cụm lại với nhau, để không quân sau đó có thể tiêu diệt được tối đa, chỉ trong một lần can thiệp.
Vô tuyến điện của viên chỉ huy kêu lẹt xẹt. Với máy tính bảng trong tay viên chỉ hủy trẻ truyền đi các tọa độ GPS cho lực lượng liên quân quốc tế chống thánh chiến, về vị trí chính xác nơi Daech đóng quân. Trên bầu trời làng Baghzouz, oanh tạc cơ của quân đội Mỹ không kích.
Người chiến binh nói : Vô cùng cám ơn bác Trump. Người Mỹ giúp chúng tôi rất nhiều. Chính họ đã bảo vệ chúng tôi khỏi các cuộc tấn công bằng xe gài bom. Họ đã hỗ trợ chúng tôi bằng không quân để giúp chúng tôi có thể tiến lên trên mặt đất.
Tuy nhiên, cuộc chiến trên bộ không hề dễ dàng, đặc biệt là vào ban đêm. Lực lượng FDS di chuyển về phía trước trong bóng đêm dày đặc. Họ không được phép bật đèn pin, hay điện thoại di động. Quân bắn tỉa của Daech rình rập khắp nơi ».
Theo Reuters, hôm nay 04/03/2019 khoảng 150 quân thánh chiến tại làng Baghouz đã ra đầu hàng. Baghouz được coi là « vùng lãnh thổ » cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Nga, Mỹ họp tại Vienna bàn về giai đoạn tiếp theo
Song song với chiến dịch tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của Daech, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Joe Dunford và đồng nhiệm Nga Valeri Guerassimov gặp nhau trong ngày hôm nay tại Vienna, Áo, để bàn về các hoạt động truy quét tàn quân thánh chiến tiếp theo tại Syria, nơi Hoa Kỳ tiếp tục duy trì một lực lượng nhỏ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190304-syria-dem-chien-su-can-cu-dia-daech

Hàn Quốc kêu gọi

nhanh chóng mở lại đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên

Thanh Phương
Ngày 04/03/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên nhanh chóng mở lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa, sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội vào tuần trước giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un.
Trong một cuộc họp tại Seoul, ông Moon Jae In nói : « Tôi tin rằng các cuộc thảo luận giữa hai nước cuối cùng rồi sẽ đạt đến một thỏa thuận, nhưng tôi kêu gọi các bên có trách nhiệm nên nỗ lực mở lại các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, vì việc ngưng đàm phán quá lâu hoặc tình trạng bế tắc không bao giờ tạo thuận lợi. »
Tổng thống Hàn Quốc nhân dịp này yêu cầu các cố vấn của ông tìm hiểu tại sao hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, để tìm cách giúp hai nước vượt qua những trở ngại đó.
Theo ông Moon Jae In, việc tháo dỡ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyon, theo như đề nghị của phía Bình Nhưỡng, có nghĩa là tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên bước vào một giai đoạn « không thể đảo ngược được », vì Yongbyon chính là nền tảng của các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Được đưa vào hoạt động từ năm 1986, Yongbyon là nơi xây dựng lò phản ứng phản ứng hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên và nơi sản nhất plutonium duy nhất được biết ở nước này. Nhưng đây không phải là nơi duy nhất làm giàu chất uranium ở Bắc Triều Tiên. Theo cơ quan tình báo Mỹ, chế độ Bình Nhưỡng còn có 2 cơ sở hạt nhân khác, một nằm gần Kangson, ngoại ô Bình Nhưỡng và một chưa rõ là ở đâu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190304-tong-thong-han-quoc-dam-phan-my-trieu

Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp

Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước khi Giám đốc Huawei có thể sẽ bị dẫn độ sang Mỹ.
Ông Michael Kovrig, một nhà cựu ngoại giao, và ông Michael Spavor, một doanh nhân, đã bị bắt giam vào tháng 12 năm ngoái, sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada vì Mỹ nói họ nghi ngờ gian lận và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Hiện bà Mạnh Vãn Chu đang kiện Canada vì vụ bắt giữ do Mỹ yêu cầu này, và Trung Quốc cũng đã lên án vụ bắt giữ bà.
Căng thẳng ngoại giao đã làm tổn hại không nhỏ đến mối quan hệ của Trung Quốc và Canada, và vụ bắt giữ hai công dân Canada được xem là hành động trả thù của Bắc Kinh.
Canada đã đưa ra quy trình dẫn độ bà Mạnh vào thứ Sáu tuần trước, tuy nhiên quy trình pháp lý chỉ đang ở giai đoạn đầu và có thể sẽ kéo dài.
Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada tội gì?
Theo truyền thông Trung Quốc, ông Kovrig, hiện đang làm việc cho tổ chức International Crisis Group (ICG) có trụ sở tại Brussels, Bỉ, “bị nghi ngờ là gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia cho các đặc vụ nước ngoài”.
Trong khi đó, người còn lại, ông Spavor bị cáo buộc “đã cung cấp thông tin tình báo cho ông Kovrig và là người liên lạc tình báo quan trọng của ông Kovrig”.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra cáo buộc cụ thể đối với Kovrig và Spavor, mà chỉ cho biết họ bị nghi ngờ làm tổn hại an ninh Trung Quốc.
ICG chưa bình luận gì về các cáo buộc mới nhất nhưng trước đó nói: “Kovrig không làm gì có hại đến Trung Quốc. Ngược lại, sứ mệnh của ICG là xoa dịu mọi cẳng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia lân cận, cũng như đưa ra đánh giá mới mẻ, độc lập về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trên thế giới.”
ICG cho biết, công việc của Kovrig là gặp gỡ các quan chức, giới học thuật, các nhà phân tích và tham gia các cuộc hội thảo.
Trong khi đó, ông Spavor sống tại thành phố Đan Đông, Trung Quốc, giáp với Bắc Hàn. Ông Spavor có mối quan hệ thân với chế độ Bắc Hàn và đã từng đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến đây du lịch.
Thủ thướng Canada Justin Trudeau đã kêu gọi thả hai công dân nước này.
Quá trình dẫn độ Mạnh Vãn Chu đang ở đâu?
Bà Mạnh Vãn Chu, 47 tuổi, sẽ xuất hiện tại tòa lần tiếp theo vào thứ Tư, ngày chính phủ Canada sẽ xác nhận ban hành văn bản pháp lý về việc dẫn độ bà Mạnh đến Mỹ. Thời gian cho phiên điều trần việc dẫn độ cũng sẽ được đưa ra.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Thẩm phán phải phê chuẩn việc dẫn độ trước, rồi sau đó Bộ trưởng Tư pháp sẽ quyết định có nên đưa bà Mạnh sang Mỹ hay không.
Có khả năng bà Mạnh sẽ kháng cáo, và thông thường các trường hợp kháng cáo sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Tại sao bà Mạnh kiện Canada?
Vụ kiện của bà Mạnh Vãn Chu đã được đệ trình lên lên tòa án British Columbia hôm thứ Sáu. Bà Mạnh kiện Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) và chính phủ liên bang vì đã vi phạm quyền dân sự của bà theo Hiến chương Quyền và Tự do của Canada.
Theo bà Mạnh, vụ bắt giữ bà là “trái pháp luật” và “tùy tiện”, và các cảnh sát đã “cố tình không cho bà biết lý do thực sự của việc bắt giữ, quyền tư vấn và quyền im lặng của bà”.
Trước đó, vào ngày 1/12/2018, bà Mạnh Vãn Chu, con gái ông chủ tập đoàn Huawei, đã bị bắt khi đang đổi máy bay ở Vancouver.
Ngày 7/12/2018, bà Mạnh xuất hiện lần đầu tiên tại tòa án Vancouver, nơi bà bị cáo buộc phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trung Quốc đã yêu cầu Canada thả bà Mạnh Vãn Chu.
Huawei bị buộc tội gì?
Mỹ cáo buộc Huawei đã lừa dối Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của Huawei với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để hợp tác kinh doanh với Iran.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi chúng bị hủy bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và gần đây đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.
Chính quyền ông Trump cũng cáo buộc Huawei ăn cắp công nghệ mà T Mobile sử dụng để kiểm tra độ bền của điện thoại thông minh cũng như ngăn chặn các vụ lừa đảo qua điện thoại.
Tổng cộng, Mỹ đã đưa ra 23 cáo buộc đối với Huawei.
Theo đó, một số quốc gia phương Tây đang xem xét lại mối quan hệ hợp tác kinh doanh với Huawei, mặc dù công ty này luôn duy trì các hoạt động kinh doanh một cách độc lập.
Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Vụ bắt giữ bà Mạnh đã đưa căng thẳng giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada lên đỉnh điểm.
Bắc Kinh nói vụ bắt giữ bà Mạnh “vi phạm hiệp ước dẫn độ song phương” giữa Canada và Mỹ, và bày tỏ “sự phản đối kiên quyết” và “sự bất mãn mạnh mẽ” đối với các thủ tục tố tụng.
Trung Quốc cho rằng, cáo buộc đối với Huawei, công ty sản xuất số lượng điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, là “cuộc săn bắt phù thủy”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47416544

Mạnh Vãn Chu kiện chính quyền Canada về vụ bắt giữ

Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei kiện Canada về vụ bắt giữ bà tại sân bay Vancouver hồi năm ngoái theo yêu cầu của Mỹ.
Bà Mạnh bị bắt giam hồi tháng 12/2018 vì bị nghi ngờ gian lận và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.
Chính quyền Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà.
Canada: Có thể dẫn độ Mạnh Vãn Chu
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Nhưng bà Mạnh hiện đã đệ đơn kiện chính phủ, cơ quan dịch vụ biên giới và cảnh sát Canada vì “vi phạm nghiêm trọng” các quyền dân sự của bà.
Trung Quốc công kích vụ bắt giữ bà và nói quá trình dẫn độ là một “vụ chính trị”.
Bà Mạnh phủ nhận mọi cáo buộc.
Chi tiết vụ kiện
Đơn kiện nộp lên Tòa án Tối cao British Columbia hôm 1/3 nhắm vào Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) và chính phủ liên bang do được cho là đã vi phạm các quyền dân sự của bà.
Bà cho biết các viên chức CBSA giữ và thẩm vấn bà tại sân bay trước khi bà bị RCMP bắt giữ.
Các viên chức giữ bà lại để khai thác thông tin, xâm phạm các quyền của bà theo Hiến chương Quyền và Tự do của Canada.
Vụ bắt giữ bà là “trái pháp luật” và “tùy tiện”, đơn kiện ghi, và các viên chức “cố tình không cho bà biết lý do thực sự của vụ này, không đề cập về quyền tham vấn luật sư và quyền giữ im lặng”.
Phản ứng là gì?
Trung Quốc tuyên bố việc Mỹ yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh là “lạm dụng hiệp ước dẫn độ song phương” giữa Canada và Mỹ, và đã bày tỏ “sự phản đối kiên quyết” và “sự bất mãn mạnh mẽ” về quy trình này.
Nhưng Canada nói rằng họ đang tuân theo luật pháp. Hai công dân của nước này được cho là đã bị giam giữ ở Trung Quốc để trả đũa cho vụ bà Mạnh.
Vài ngày trước, Canada cho biết sẽ cho phép dẫn độ bà Mạnh theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nhưng tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hoa Kỳ muốn bà Mạnh bị đưa ra xét xử về các cáo buộc gồm có gian lận liên quan đến vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Việc giam giữ cấp cao đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada.
Chính quyền Mỹ đã đệ trình gần 20 cáo buộc chống lại Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và bà Mạnh vào tháng Một, cùng với yêu cầu chính thức về việc dẫn độ bà.
Các cáo buộc bao gồm gian lận ngân hàng, cản trở công lý và trộm cắp công nghệ.
Huawei và bà Mạnh đều phủ nhận tất cả các cáo buộc.
Bộ Tư pháp Canada sẽ quyết định liệu vụ dẫn độ sẽ được tiến hành tại tòa án Canada hay không.
Quyết định này sẽ dựa trên việc yêu cầu dẫn độ có tuân thủ hiệp ước dẫn độ Mỹ-Canada hay không và nếu tuân thủ thì không thể từ chối tiến hành.
“Một phiên xét xử dẫn độ không phải là một phiên tòa và cũng không đưa ra phán quyết về việc có tội hay vô tội,” Bộ Tư pháp cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng họ đã cho phép tiến hành dẫn độ bà Mạnh.
“Nếu một người bị dẫn độ khỏi Canada để đối mặt với việc truy tố ở một quốc gia khác, thì cá nhân đó sẽ bị xét xử ở phiên tòa tại quốc gia đó.”
Trong một tuyên bố, nhóm bảo vệ của bà Mạnh nói rằng họ thất vọng vì quyết định này “bất chấp bản chất chính trị của các cáo buộc của Hoa Kỳ” và trước những bình luận của tổng thống Mỹ.
Donald Trump đã hai lần đề nghị ông sẽ can thiệp vào vụ kiện của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chống lại bà Mạnh nếu điều đó đem lại lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Khách hàng của chúng tôi khẳng định rằng bà ấy vô tội về bất kỳ hành vi sai trái nào và rằng việc truy tố và dẫn độ của Hoa Kỳ cấu thành sự lạm dụng các quy trình pháp luật”, họ nói.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Bà Mạnh hiện đang được tại ngoại tại Vancouver và sẽ được tại ngoại trong khi các thủ tục tố tụng tại tòa án đang được tiến hành.
Bà là người tiếp theo dự kiến xuất hiện tại Tòa án Tối cao British Columbia vào 6/3, ngày Canada có thể sẽ chính thức ban bố “Thẩm quyền tiến hành” việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Phiên điều trần dẫn độ của bà cũng dự kiến diễn ra vào thời điểm đó.
Quyết định này vẫn là một bước đầu trong quá trình.
Nếu một thẩm phán đồng tình với các bằng chứng được đưa ra trong phiên điều trần dẫn độ, ông hoặc bà ta sẽ cho phép thực hiện dẫn độ cá nhân đó.
Bộ trưởng Tư pháp sau đó sẽ quyết định có đưa người này sang Mỹ hay không.
Bà Mạnh có thể kháng cáo trong suốt quá trình. Trong một số trường hợp hiếm, một vài vụ dẫn độ đã kéo dài hơn một thập kỷ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47382247

TQ phản đối Canađa điều trần việc dẫn độ “công chúa Huawei”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức đưa ra một tuyên bố chỉ trích động thái này của Canada, cho rằng đây là một sự cố đã bị chính trị hóa.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng chỉ trích Bộ Tư pháp Canađa vì cho phép tiến hành phiên điều trần về việc dẫn độ một giám đốc điều hành của Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.
Trước đó, Bộ Tư pháp Canađa ngày 1/3 chính thức đưa ra thông báo cho phép thực hiện việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc Tài chính của Huawei sang Mỹ theo đề nghị của Bộ Tư pháp Mỹ.
Bà Mạnh Vãn Chu sẽ phải có mặt tại tòa án vào 6/3 tới, ngày diễn ra một phiên điều trần về quyết định dẫn độ này. Quyết định dẫn độ sẽ chính thức được xem xét và thẩm phán sẽ lắng nghe những tranh luận về việc có nên thực hiện quyết định này theo yêu cầu của phía Mỹ hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngay lập tức đưa ra một tuyên bố chỉ trích động thái này của Canada, cho rằng đây là một sự cố đã bị chính trị hóa, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc.
Cũng theo vị quan chức này, Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngay lập tức rút lại lệnh bắt giữ cũng như yêu cầu dẫn độ đối với bà Mạnh Vãn Chu, đồng thời hối thúc phía Canađa ngay lập tức trả tự do cho nhà điều hành cấp cao của Huawei để đảm bảo bà Mạnh Vãn Chu có thể trở về Trung Quốc an toàn.
http://biendong.net/bi-n-nong/26618-tq-phan-doi-canada-dieu-tran-viec-dan-do-cong-chua-huawei.html

Vì sao TQ không muốn dính vào xung đột Ấn Độ-Pakistan?

Trung Quốc là đồng minh thân cận của Pakistan nhưng hiện nay họ đang nỗ lực tránh bị lôi kéo vào xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ.
Bắc Kinh đang có nguy cơ bị lôi kéo mạnh vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ-Pakistan trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở vùng biên Kashmir giáp Trung Quốc.
Tuần này mối quan hệ ngoại giao giữa các đối thủ lâu năm Ấn Độ và Pakistan đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, sau khi Pakistan tuyên bố không quân nước họ đã bắn rơi 2 máy bay phản lực Ấn Độ trên vùng tranh chấp Kashmir và bắt giữ một phi công quân sự Ấn Độ.
Động thái trên của Pakistan diễn ra chỉ một ngày sau khi quân đội Ấn Độ tuyên bố đã mở các cuộc không kích vào một trại khủng bố trên đất Pakistan – hoạt động đầu tiên thuộc loại này của không quân Ấn Độ kể từ cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan vào năm 1971.
Trung Quốc không chỉ có đường biên giới với khu vực Kashmir tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Trung Quốc còn có các mối liên hệ quan trọng với cả Pakistan và Ấn Độ mà họ cần phải giữ cân bằng.
Tự kiềm chế
Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan và là một trong các đồng minh thân cận nhất của Pakistan trong khu vực.
Trong khi đó, cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm các đối tác thương mại thay thế.
Kết quả là, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng lại quan hệ với cường quốc đối thủ đang trỗi dậy là Ấn Độ và Thủ tướng Narenda Modi của nước này. Năm 2018, Thủ tướng Modi thực hiện hai chuyến thăm Trung Quốc.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi cả Pakistan và Ấn Độ “thực hiện tự kiềm chế và tập trung vào hòa bình và ổn định khu vực”.
Trong một cuộc gọi khẩn cấp vào đêm 27/2/2019, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi đã yêu cầu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đóng “một vai trò xây dựng trong việc giảm nhẹ tình trạng căng thẳng hiện nay”.
Trong cuộc gọi nói trên, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh rằng “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước nên được tôn trọng và Trung Quốc không muốn chứng kiến những hành động vi phạm các thông lệ quan hệ quốc tế”.
Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS London, cho rằng Trung Quốc chẳng thu được lợi lộc nào trên cả hai mặt trận nếu căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ tiếp tục gia tăng.
Chuyên gia Tsang nhận định: “Trung Quốc không muốn bị xem là bên bỏ rơi Pakistan, nhưng đồng thời họ cũng không muốn bước vào một cuộc chiến với Ấn Độ vì vấn đề này”.
Thế vướng ở Tân Cương
Theo chuyên gia Tsang, thế căng thẳng kéo dài trong khu vực không phải là vấn đề lớn đối với Bắc Kinh, vì tình trạng đó có tác dụng nhắc nhở Islamabad về tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là đồng minh.
Nhưng đợt căng thẳng trong tuần này thì lại khác và khiến Bắc Kinh ở vào thế khó xử.
Ông Tsang nói: “Họ phải làm gì đó để chứng tỏ họ đang giúp giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát nhưng lại phải đồng thời không tạo cảm giác là mình thiếu tin cậy đối với Pakistan trong tư cách đồng minh”.
Nhưng Bắc Kinh không muốn làm nổi bật quá mức sự ủng hộ của mình dành cho Pakistan và đẩy Ấn Độ vào trong vòng tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các vấn đề của Trung Quốc thêm rắc rối khi Ấn Độ tuyên bố họ sẽ đánh lại các phần tử khủng bố ở Kashmir.
Tsang nhận định, Trung Quốc không muốn mạnh tay với Ấn Độ vì bản thân Trung Quốc cũng đang đối đầu với cái mà họ gọi là “chủ nghĩa khủng bố” của các phần tử Hồi giáo ở vùng Tân Cương (Trung Quốc).
Các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng lựa chọn tốt nhất dành cho nước này là tham gia cùng Mỹ trong nỗ lực tháo ngòi căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ.
Giáo sư Han Hua – chuyên gia Nam Á học tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng với việc Trung Quốc có ảnh hưởng lớn ở Pakistan còn Mỹ lại có ảnh hưởng với Ấn Độ thì việc Mỹ và Trung Quốc hợp tác sẽ là điều hợp lý.
Theo bà Han Hua, “lợi ích của Trung Quốc nằm ở sự ổn định của Nam Á” và “thông điệp của Trung Quốc là rõ ràng với đôi bên: hãy kiềm chế”.
Thế đu dây của Bắc Kinh ở Nam Á
Trung Quốc đã đạt được một thế cân bằng ngoại giao tinh tế ở Nam Á trong những năm qua, sau khi làm dịu một số căng thẳng trong vùng.
Chẳng hạn hồi tháng 7/2017, có một cuộc đối đầu về lãnh thổ căng thẳng kép dài cả tháng giữa quân Trung Quốc và Ấn Độ ở Doklam , gần biên giới của các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan.
Hai cường quốc này suýt đụng độ quân sự mạnh sau các cáo buộc cho rằng chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ của Bhutan, đồng minh thân cận của Ấn Độ. Gần đó, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật cho lực lượng binh sĩ chiến đấu.
Nhưng một cuộc gặp thượng đỉnh thân thiện không chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi vào tháng 4/2018 đã giúp đưa quan hệ giữa 2 bên trở lại quỹ đạo tích cực.
Tờ China Daily (nhật báo tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc) khi đó đăng xã luận với tuyên bố “lợi ích chung của Trung Quốc và Ấn Độ vượt xa các khác biệt giữa 2 nước”.
Trong khi đó, Pakistan là người bạn và đối tác thương mại lâu năm của Bắc Kinh, được các nhà ngoại giao Trung Quốc mô tả là có mối “quan hệ hữu nghị trong mọi điều kiện thời tiết” với nước họ.
Pakistan cũng là một trong những nước nhập khẩu vũ khí Trung Quốc lớn nhất. Từ năm 2008 đến 2017, Islamabad bỏ ra hơn 6 tỷ USD mua vũ khí Trung Quốc, theo tổ chức nghiên cứu CSIS.
Tất nhiên mọi thứ không hoàn toàn xuôi chèo mát mái. Đã nảy sinh nhiều vấn đề về mức nợ lớn mà Pakistan hình thành do việc vay tiền của Trung Quốc và Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Pakistan. Nhưng Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã quyết tâm giữ cho quan hệ đặc biệt giữa họ và Trung Quốc ở mức độ mạnh. Ông Khan nói như thế này: “Chúng tôi cần Trung Quốc như nguồn cảm hứng đưa người dân chúng tôi ra khỏi đói nghèo”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26621-vi-sao-tq-khong-muon-dinh-vao-xung-dot-an-do-pakistan.html

TC: Ác Mộng Toàn Cầu

Vi Anh
Đầu thiên niên kỷ thứ ba, thế kỷ 21, Trung Quốc Cộng sản hay Trung Cộng là chế độ vươn lên vũ đài thế giới, chánh yếu là nhờ Tây Phương nhứt là Mỹ giúp cho TC chuyển sang kinh tế thị trường mà TC gọi là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. TC trỗi dậy, tới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình [TCB] vươn lên, bành trướng muốn làm bá chủ không gian thực với chiến lược bành trướng “Vành Đai Con Đường” và khống chế  không gian ảo trên mạng với chiến lược “Made in China 2025” và khoa học kỹ thuật viễn thông cao thế hệ “5G”.
Càng ngày càng nhiều quốc gia lo ngại trước túi không  đáy và thách thức bạo ngược của TC để tái hiện Giấc Mộng Trung Hoa thời nước Tàu coi mình là cái rún của  thế giới và các nước là chư hầu, dị tộc. Thành ra giấc mộng toàn cầu của TCB thành Ác mộng của TC.
Nên, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm 25-09-2018, TT Trump kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”. Ông đơn cử trường hợp ở Venezuela, là một “bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba”. “Xã hội Chủ nghĩa” tức CS. TC là chế độ CS lớn nhứt còn sót lại ở Á châu.
Nhân dân và chánh quyền Mỹ coi TC là đối thủ đáng gờm, kẻ thù số 1 của Mỹ. TT Trump phát động chiến tranh thương mại chống TC. Mỹ chiến tranh toàn diện chống TC. Mỹ đánh vào kinh tế, tài chánh, giao thương của TC. Mỹ mở rộng chiến trường Á châu Thái bình dương rộng ra Ấn độ dương là diện mà Biển Đông là điểm. Mỹ và đồng minh Nhựt, Anh, Pháp không để TC hoành hoành, gây bất ổn, vi phạm quyền tự do hàng hải trên con đường hàng hải huyết mạch của Á châu Thái bình dương. Chưa bao giờ TC bị hầu như cả thế giới, Đông cũng như Tây phương, chống như bây giờ. Chống  TC cướp giựt biển đảo ngoài Biển Đông. Mỹ tấn công thẳng vào Quân Uỷ Trung Ương TC, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng trên toàn quân đội TQ và lực lượng bán quân sự TC. Chủ Tịch Tập cận Bình kiêm luôn Chủ Tịch cơ quan quyền lực quân sự này.
Mỹ mở chiến tranh tâm lý chống TC dùng tiền và quyền lực mềm mua chuộc và phổ biến ý thực hệ CSTQ, văn hoá vận  TQ ở ngoại quốc. Mỹ bắt đầu khai tử Viện Khổng Tử của TC lâu nay đã đặt tại các đại học lớn trên đất Mỹ.
Mỹ mở chiến tranh chống TC  triệt hạ và thôn tính đất nước của các sắc tộc thiểu số như Tây Tạng và Duy ngô nhĩ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 21/09/2018 chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh đã trấn áp sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet của RFI của Pháp tường trình. Mỹ vận động hàng trăm nước trên thế giới chống “Trung Quốc là nguồn chính cung cấp ma túy vào Mỹ.”
Đối với chiến lược Vành Đai và Con Đường, nhiều dấu chỉ cho  thấy TC có thể để cho chiến lược này chết lặng lẽ. Chết vì tình hình tài chánh của TC chịu đựng hết nổi. Ngoại hối TC suy giảm, ngân sách TC thâm hụt. Suy thoái kinh tế của TQ buộc TQ đã phải rút đi hơn 1 ngàn tỷ đô la từ dự trữ ngoại hối nói trên. Nếu tính thêm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho Vành đai Con đường ở một quy mô như trước.
Bắc Kinh lại phải đương đầu với một cơn bão về chi phí lương hưu tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại và tiền thu thuế giảm dần. Lỗ hổng ngân sách lớn nhất của Bắc Kinh là lương hưu cho dân số lão hóa nhanh chóng. Bộ Tài chính TQ phải thật thà khai báo và khẩn khoảng vào cuối tháng 12 năm ngoái: “Tất cả các cấp của chính phủ phải lãnh đạo bằng cách thắt lưng buộc bụng và làm hết sức mình để giảm chi phí hành chính.”
Chết vì các nước chống đối, tẩy chay cách đầu tư khai thác của TC còn tồi tệ hơn thực dân nữa. Nào cho vay là gài “bẫy nợ” để siết đất, cảng, công trình chiến lược của các nước nhược tiểu. Nào mua chuộc viên chức tham nhũng mướn đất 99 năm như nhượng địa cho TQ. Nào đem công nhân TQ qua lãnh làm công trường, lập làng xóm tự trị như một quốc gia trong một quốc gia. Nào đầu tư khai thác tài nguyên đem về TQ.
Nên, tiêu biểu như tân Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia 93 tuổi, nhiều lần làm thủ tướng, nhiều kinh nghiệm về TC đã hủy bỏ hai dự án Vành đai Con đường lớn, một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do là chi phí quá cao. Chính phủ mới của Pakistan kêu gọi xem xét lại viên ngọc quý của Vành đai Con đường – Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), mà Trung Quốc cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đôla. Sri Lanka hay Tích Lan là quốc gia vay 1 tỷ đô la của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Tháng 12/2017, Sri Lanka không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc, quốc gia này đã buộc phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược của họ cho Trung Quốc tiếp quản.
Chính phủ Myanmar (Miến điện) vừa nói với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện đã bị đình chỉ do Trung Quốc tài trợ sẽ không được khởi động lại. Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đôla – bằng hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội – mà nước này đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án Vành đai Con đường.
Đó là những bằng chứng về chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Trung Quốc – một nước cờ gian ác của sáng kiến “Vành đai và Con đ​ường” của Trung Quốc, mà Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ”.
Tây Phương và Mỹ còn cùng phối hợp tác chiến. Đánh TC trong chiến lược “made in China 2025’ và khoa học kỹ thuật viễn thông 5G. Mỹ tẩy chay tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc vì lo ngại hạ tầng di động 5G của Huawei của TC phục vụ cho mạng lưới gián điệp toàn cầu của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 21/2 cảnh báo Hoa Kỳ không thể hợp tác hoặc chia sẻ thông tin với các quốc gia sử dụng các hệ thống của Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vào tháng 10 năm ngoái đã thẳng thừng cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp công nghệ, “cướp bóc” kinh tế và gây hấn quân sự. Vài tháng sau bài phát biểu của PTT Pence, Mỹ đã công bố hàng loạt cáo trạng nhằm vào các cá nhân và tổ chức Trung Quốc với tội danh gián điệp. Các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ cũng có những bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ và tại các sự kiện quan trọng, cảnh báo các mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ đối với Mỹ mà còn với toàn thế giới.
Mỹ cũng đánh TC về nhân quyền và kỳ thị chủng tộc. Ở TQ những nơi có cộng đồng người Hồi giáo đông đúc, ngày càng bất bình với các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương. Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/2 đã cáo buộc Trung Quốc bắt giữ tùy tiện hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, bất chấp phản bác của Bắc Kinh. Một loạt các quốc gia, bao gồm Mỹ và Australia, cũng kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại “cải huấn” Tân Cương, nơi có khoảng 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Trong khi đó, Indonesia, quốc gia có quan hệ thương mại gần gũi và tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đã triệu tập đại sứ Trung Quốc và yêu cầu giải thích về các vấn đề liên quan tới cộng đồng người Hồi giáo. Ngoài ra, làn sóng phản đối Trung Quốc cũng lan sang Malaysia.
Ngần ấy dữ kiện và thời sự chống TC trên nhiều phương diện chứng minh giấc mộng Trung Hoa của TCB đã thành ác mộng của TC./.(VA)
https://vietbao.com/p123a291442/tc-ac-mong-toan-cau

Công ty Huawei của TQ kiện chính phủ Hoa Kỳ, Canada

Công ty Huawei của Trung Quốc sẽ kiện chính phủ Hoa Kỳ vào thứ Năm (07/03), và các luật sư của bà Mạnh Vãn Chu cũng đang kiện chính phủ Canada liên quan đến vụ bà bị bắt vào tháng 12 năm ngoái, theo hãng tin Reuters.
Nguồn tin của Reuters cho biết Công ty Huawei sắp ra tuyên bố kiện chính phủ Hoa Kỳ tại một tòa án ở bang Texas vì đã vi phạm một Đạo luật Quốc phòng Hoa Kỳ, gọi tắt là NDAA, được ban hành năm ngoái.
Đạo luật NDAA kiểm soát các hợp đồng của chính phủ Hoa Kỳ với các công ty Trung Quốc bao gồm cả công ty Huawei và tăng cường vai trò của ủy ban xét duyệt các đề xuất đầu tư nước ngoài vào Mỹ. Bắc Kinh đã lên án Đạo luật NDAA là nhắm vào Trung Quốc.
Trước đó, tờ New York Times dẫn hai nguồn tin thân cận loan tin rằng công ty Huawei có kế hoạch kiện Hoa Kỳ vào ngày 4/3.
Hôm 3/3 các luật sư của bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của công ty Huawei, đã kiện chính phủ Canada, cơ quan quản lý biên giới và cảnh sát liên bang, cho rằng thân chủ của họ đã bị giam giữ, lụt soát và thẩm vấn trong 3 giờ và cho rằng các hành vi đã vi phạm quyền hiến định của bà.
Cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu ở Vancouver vào tháng 12 năm 2018 theo yêu cầu của Washington. Cuối tháng 1, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công ty Huawei và bà Chu đã âm mưu vi phạm những chế tài của Mỹ đối với Iran.
Sau vụ bắt giữ bà Mạnh, các giới chức Canada nói rằng phần lớn những yêu cầu của Mỹ để dẫn độ bà Mạnh đều được thông qua.
https://www.voatiengviet.com/a/cong-tu-huawei-cua-tq-kien-chinh-phu-hoa-ky-canada/4812254.html

Căng thẳng bao trùm biên giới Ấn Độ – Pakistan

Mặc dù tình hình ở biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ đã tạm yên, nhưng các nhà quan sát nói căng thẳng đang bao trùm, đụng độ có thể tái diễn bất cứ lúc nào.
Trẻ em giăng biểu ngữ tại Mumbai, Ấn Độ, sau khi thủ tướng Pakistan Imram Khan nói nước này sẽ phóng thích viên phi công Ấn Độ. Ảnh: Sputnik
Tại Đường Kiểm soát (LoC), biên giới thực tế giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân, tình hình có vẻ êm ả trong 24 giờ qua (tính đến chiều 3/3), theo đại diện quân đội các bên nói với Reuters. Các cuộc đụng độ trong vài ngày qua đã làm thiệt mạng bảy người phía Pakistan và bốn người ở phía Ấn Độ, mặc dù việc thả một phi công chiến đấu Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ vào tối thứ Sáu đã giúp giảm căng thẳng.
“Tình hình ở LoC đã tạm yên nhưng bạn không bao giờ biết khi nào nó sẽ căng thẳng trở lại”, ông Chaudhry Tariq Farooq, một bộ trưởng ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát nói. “Căng thẳng vẫn bao trùm”.
Máy bay chiến đấu của Ấn Độ đã thực hiện các cuộc không kích hôm thứ Ba ở vùng Balakot, đông bắc Pakistan nhằm vào một số vị trí New Delhi gọi là các trại du kích quân. Islamabad bác bỏ, nói rằng không có bất kỳ trại nào như vậy tồn tại.
Tuy nhiên, Pakistan đã trả đũa vào thứ Tư cũng bằng không quân, trong nỗ lực thể hiện sức mạnh. Kể từ khi độc lập khỏi Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã ba lần đụng độ quân sự.
Tại vùng Kashmir, phần do Ấn Độ kiểm soát, quân đội hôm Chủ nhật đã bắn chết hai du kích quân, nâng số người chết trong các vụ đụng độ lên 25 trong hai tuần qua. Chiến dịch chống du kích quân được khởi động sau khi một kẻ đánh bom tự sát ở Kashmir, thành viên của một nhóm chiến binh Pakistan, giết chết 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ vào ngày 14/2.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cũng đã mạnh tay đối với các nhóm ly khai hoạt động ở Kashmir, bao gồm cả việc cấm đảng Jamaat-e-Islami hoạt động. Đảng này có thành viên là một giáo sĩ đã bị bắt giam trong các cuộc bố ráp vào tối thứ Bảy.
Hôm qua, tại khu vực Tral, thuộc Nam Kashmir, nhiều cửa hàng bị đóng cửa và giao thông bị phong tỏa. Một cuộc tuần hành phản đối đã diễn ra.
Chính quyền Ấn Độ đã bắt giữ hơn 300 người gồm lãnh đạo và các nhà hoạt động của đảng Jamaat trong hai tuần qua, cáo buộc nhóm này nỗ lực hỗ trợ để “tách một Nhà nước Hồi giáo ra khỏi Ấn Độ” bằng cách gây bất ổn cho chính phủ.
Amit Shah, chủ tịch đảng Bharatiya Janata cầm quyền với tư tưởng Ấn Độ giáo theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc nói rằng chính phủ đã tuyên bố với phe ly khai rằng “nếu họ muốn sống ở Ấn Độ, họ sẽ phải nói ngôn ngữ của Ấn Độ, không phải ngôn ngữ Pakistan”.
MiG -21 “cổ lỗ sỹ” bắn rơi F-16?
Theo Thời báo Ấn Độ, phi công Abhinandan Varthaman đã thông báo qua radio về sở chỉ huy rằng “R-73 đã được chọn” từ máy bay chiến đấu MiG-21 Bison của anh vài giây trước khi khai hỏa tên lửa không đối không Vympel R-73 nhằm vào tiêm kích F-16 của Pakistan.
Abhinandan đã cố gắng truyền đi thông điệp trước khi chiếc MiG-21 của anh ta bị bắn hạ trong một cuộc không chiến quần vòng và phải nhảy dù xuống vùng Kashmir do Pakistan quản lý. Không quân Ấn Độ tuyên bố rằng F-16 của Pakistan cũng bị bắn hạ, nhưng Islamabad đã phủ nhận, điều thường thấy trong các cuộc đụng độ quân sự.
“Tên lửa R-73 tốt hơn (tên lửa của F-16) trong một cuộc cận chiến. Đây có lẽ là lần đầu tiên một chiếc MiG-21 có nguồn gốc từ Liên Xô bắn hạ một chiếc F-16 của Mỹ”, một sĩ quan Ấn Độ nói.
Ngay sau khi viên phi công Ấn Độ bị quân đội Pakistan bắt giữ, một đoạn video cho thấy anh này ca ngợi “sự chuyên nghiệp của quân đội Pakistan, đổ lỗi cho truyền thông Ấn Độ kích động chiến tranh” xuất hiện trên mạng.
Đoạn video, xuất hiện ngay trước khi viên phi công được chuyển giao cho chính quyền Ấn Độ như một “cử chỉ hòa bình” của Pakistan, gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhiều người tin rằng video đã được ghi lại dưới sự cưỡng bức, và được chỉnh sửa rất nhiều để phù hợp với mục đích tuyên truyền của Pakistan.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26628-cang-thang-bao-trum-bien-gioi-an-do-pakistan.html

Campuchia chuẩn bị tiếp nhận

số lượng lớn thiết giáp hiện đại từ TQ?

Trong vòng vài năm gần đây, Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội Hoàng gia Campuchia khối lượng khá lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại.
Truyền thông Trung Quốc vừa đăng tải hình ảnh về một đoàn thiết giáp gồm xe chiến đấu bộ binh Type 86G, xe bọc thép đa dụng Đông Phong Mãnh Sĩ, cùng nhiều xe tải quân sự được chất lên tàu để chuẩn bị di chuyển.
Theo thông báo, số phương tiện trên sẽ được đưa tới Campuchia để tham dự cuộc tập trận thường niên mang tên Kim Long 2019 (Golden Dragon 2019) với quân đội nước chủ nhà, dự kiến địa điểm diễn ra là tại tỉnh Kampong Speu’s Samroang Tong, trong khoảng thời gian giữa tháng 3.
Những cuộc tập trận mang tên Kim Long đã được Trung Quốc và Campuchia thống nhất duy trì hàng năm, đây là sự kiện nhằm thắt chặt mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Phnom Penh.
Đáng chú ý là, quân đội Trung Quốc – mà cụ thể là lực lượng bộ binh nước này – trong vài năm qua đã được tiến hành hiện đại hóa rất mạnh mẽ. Họ đang dần thay thế những phương tiện thiết giáp cũ như xe tăng Type 59, xe chiến đấu bộ binh Type 86 bằng loại Type 99 và ZBD-04 hiện đại hơn nhiều.
Để tránh chi phí lưu kho không cần thiết và cũng nhằm thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh khắp nơi trên thế giới, Trung Quốc đã tiến hành trao tặng lại nhiều vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự đã qua sử dụng của mình cho đối tác.
Trước đó vào năm 2017, Bắc Kinh đã thông báo họ có kế hoạch tặng cho Campuchia hơn 100 xe tăng và xe bọc thép các loại, đây là nguồn bổ sung bên cạnh những gói viện trợ quân trang hay xe tải vẫn thường thấy.
Tại cuộc tập trận Kim Long 2018, Quân đội Trung Quốc được cho là đã để lại Campuchia một số lượng không xác định xe bọc thép chở quân bánh lốp Type 92 cùng xe thiết giáp đa dụng hạng nhẹ Mãnh Sĩ cho quốc gia Đông Nam Á này.
Năm nay tại Kim Long 2019, nét khác biệt có thể thấy rất rõ đó là sự góp mặt của những xe chiến đấu bộ binh bánh xích Type 86G, có khả năng là chúng được đưa sang và sẽ không “hồi hương” sau khi cuộc tập trận thường niên này kết thúc.
Nếu điều này diễn ra thì thông qua vài cuộc tập trận như trên, số lượng xe tăng, thiết giáp hiện đại của Quân đội Hoàng gia Campuchia sẽ gia tăng với tốc độ chóng mặt, giúp lục quân nước này “lột xác” một cách cấp tốc trong khi gần như chẳng phải bỏ chi phí hiện đại hóa.
http://biendong.net/diem-tin/26620-campuchia-chuan-bi-tiep-nhan-so-luong-lon-thiet-giap-hien-dai-tu-tq.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.