Tin Tức và Bình luận (tiếp theo)
Dân Làm Báo
Ngọc Ẩn (Danlambao) - Phe đảng TBT Phú Trọng, Chủ tịch QH Kim Ngân, Thủ tướng Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là phe Đả Ruồi Diệt Hổ (ĐRDH). Phe đảng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm, Trịnh Xuân Thanh (TXT) là phe Đả Hổ Diệt Ruồi (ĐHDR). Phe miền Bắc do Tổng Trọng và TT Phúc chỉ huy đang đàn áp phe miền Nam do Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng chỉ huy.
Người không định dùng bàn phím
Nguyễn Xuân Nghĩa - Tuần trước, tôi có status kể về một nhà hoạt động dân chủ nhân quyền dùng nhiều thời gian đấu tranh ngoài bàn phím: luật sư Nguyễn Văn Đài. Hôm nay, xin kể về một người còn lạ hơn: Không có ý định dùng bàn phím.
Phạm Thanh Nghiên bước vào con đường đấu tranh khổ ải, gian nguy này bằng hai bàn tay trắng: không máy tính, không điện thoại di động, không xe gắn máy… Nhà đông người, lại nghèo khó tạo cho cô một tấm hình nhỏ bé, yếu ớt giữa 6 anh chị em không hơn được bao nhiêu. Với gia cảnh này, cô qua được THPT đã là một điều lạ…
Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Những công nhân XKLĐ sang Malaysia làm việc, họ bị lực lượng bảo vệ, tịch thu hết giấy tờ tùy thân, sống lang thang đầu đường xó chợ, không tiền mua vé máy bay hồi hương, một số người bị cảnh sát Malaysia bắt giam như một tội phạm, một số phụ nữ phải sa chân vào chốn lầu xanh rẻ tiền để sống lây lất qua ngày trên xứ người, nên có một số chị em vướng phải bệnh AIDS chết bỏ thay nơi xứ lạ quê người đã nói lên thảm cảnh địa ngục trần gian, tủi nhục và phẫn hận của người công nhân XKLĐ Việt Nam, thân phận của họ không khác gì thân phận của người Phi Châu bị bán làm nô lệ ở Tân Thế Giới vào thời xa xưa…
Lục bình trên dòng kinh đen
Vũ Đông Hà (Danlambao) - ...“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em”. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết”.
Những đứa con của Mẹ Việt Nam
Đêm nay. Con của Mẹ 18.
Ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp.
Lẻo đẽo trước tiệm uốn tóc làng Việt Nam – Svay Pak
mời khách mua dâm.
Mặc váy ngắn đứng bán trầu
trong những lồng kính đèn màu đêm Taoyuan.
Co mình nằm dưới người đàn ông không răng ở con hẻm
Chung Li.
Chuẩn bị vượt biên thôi!
Hồn Nhiên (Danlambao) - Tình trạng đất nước ngày hôm nay cho chúng ta thấy không còn cứu vãn được nữa rồi. Nó như được báo trước một sự cáo chung thấy rõ mà bất cứ ai có quan tâm tới hiện tình đất nước đều không thể phủ nhận. Truyền hình nhà nước luôn có những game shows hấp dẫn về các cuộc thi đấu đủ loại hình nghệ thuật sân khấu, hài có, bi có, đồng thời cho trình chiếu phim truyện TQ tràn lan ở hầu hết các kênh, tất cả nhằm lôi kéo sự chú ý của quần chúng vào những trò vui chơi giải trí hầu quên đi mối hiểm họa mất nước đang gần kề. Biển thì đã chết, rừng thì tan hoang. Tôi thật sự lo sợ cho viễn ảnh đen tối của nước mình. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tấm lòng còn thiết tha với vận mệnh đất nước, vẫn còn đó những tấm gương dám hy sinh sự tự do cá nhân của mình để mong gởi gắm đến cho anh em bạn hữu những thông điệp xé lòng. Điều này đồng nghĩa là nước mình còn có hy vọng. Vậy chúng ta ấp ủ niềm hy vọng ấy mà tiếp tục đóng góp cho truyền thông mạng xã hội những tin tức hữu ích, nhằm hóa giải những luận điệu tuyên truyền, ru ngủ của truyền thông độc tài đang được vận hành bởi hệ thống độc đảng của nhà nước nhé!
Suy nghĩ về phiên tòa xét xử CSGT gọi côn đồ đến đánh chết người
Mẹ Nấm (Danlambao) - Tôi rời Sài Gòn sau khi dự phiên tòa xét xử thượng úy công an Phạm Sỹ Hoài Như (thuộc đội CSGT – CA quận Tân Bình) cùng bốn bị can khác về tội cố ý gây thương tích. Phải hơn hai năm, sau ngày anh Nguyễn Văn Chín (nạn nhân trong vụ án) qua đời thì sự việc mới được đem ra xét xử qua nhiều lần trả lại hồ sơ. Làm sao chấm dứt tình trạng công an sử dụng bạo lực tùy tiện với dân, bằng cách này hay cách khác luôn là sự trăn trở của xã hội hôm nay.
0 comments