Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/12/2020

Thursday, December 17, 2020 3:18:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 17/12/2020

Wikipedia định nghĩa lại cụm từ ‘Tổng thống đắc cử’

 Bình luậnNguyễn Minh

Việc Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia định nghĩa lại cụm từ “Tổng thống đắc cử” là một ví dụ điển hình về cách thức các nhóm lợi ích đang kiểm soát thông tin trực tuyến của chúng ta.

Kể từ sau ngày bầu cử Mỹ 3/11, những người trong giới truyền thông đã tranh cãi về thời điểm nào là thích hợp để gọi ông Joe Biden là “Tổng thống đắc cử”, trong cuộc bầu cử đang tranh chấp này.

Hầu hết các hãng truyền thông nhanh chóng đứng về phía Joe Biden và chống lại Tổng thống Trump, thông qua việc gọi ông Biden là “Tổng thống đắc cử”. Truyền thông cánh tả thậm chí còn đưa ra nhiều định nghĩa cho cụm từ này để phù hợp với lợi ích của họ.

Chúng ta hãy cùng xem xét quá trình hình thành định nghĩa cho cụm từ này.

Về bối cảnh: Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, ông George W. Bush thuộc đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trước ông Al Gore thuộc đảng Dân chủ. Khi đó, ông Al Gore đã yêu cầu một cuộc kiểm phiếu lại ở bang quan trọng Florida. Tại bang này, ông Bush đã chiến thắng sát nút.

Nhưng các hãng truyền thông tin tức khi đó không vội vã tuyên bố ông George W. Bush là “Tổng thống đắc cử” như họ đã làm với ông Biden trong cuộc bầu cử năm nay.

Ba tuần sau cuộc bầu cử, trang web Salon thiên tả chỉ nêu tên các ứng cử viên tổng thống là “Bush” và “Gore”. Tương tự, 2 trang tin Los Angeles Times và New York Times cũng chỉ đơn giản gọi họ là “Mr. Gore ”và“ Mr. Bush”.

Tất nhiên, khi đó vẫn chưa có “Wikipedia” và các nhà biên tập chương trình của trang này không thể định hướng tin tức và câu chuyện để dẫn dắt công chúng.

Wikipedia xuất hiện vào ngày 26/3/2009. Vào thời điểm này, định nghĩa về Tổng thống đắc cử như sau:

“Danh hiệu này được sử dụng cho người chiến thắng rõ ràng [sau] khi Cử tri đoàn bỏ phiếu vào tháng 12, và khi các lá phiếu của họ được kiểm đếm bởi một phiên họp chung của Quốc hội vào tháng Giêng”.

Wikipedia cũng đưa ra vấn đề về tranh chấp hợp pháp như sau:

“Một số nhà bình luận nghi ngờ liệu một Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu chính thức có tồn tại, trước khi các lá phiếu của Đại cử tri đoàn được Quốc hội kiểm đếm và công bố vào ngày 6/1…”

Ba ngày sau cuộc bầu cử năm 2020, Wikipedia lần đầu tiên đưa ra thông tin rằng trong một cuộc bầu cử tranh chấp, việc sử dụng chức danh Tổng thống đắc cử là không thích hợp:

“Nếu kết quả của một cuộc bầu cử không rõ ràng hoặc có tranh chấp, không có người nào được gọi là Tổng thống đắc cử cho đến khi tranh chấp được giải quyết”.

Tuy nhiên, trong khi các thách thức pháp lý đang diễn ra, các nhà biên tập thông tin của Wikipedia đã làm hoàn toàn ngược lại với những gì họ đưa ra cách đây không lâu. Hiện tại, Wikipedia đã đăng ảnh của ông Joe Biden trên trang kèm ghi chú chức danh là “Tổng thống đắc cử” như sau:

“Joe Biden là Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, đã đánh bại [Tổng thống] đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”.

Wikipedia cũng giải thích thêm rằng, việc sử dụng danh hiệu “Tổng thống đắc cử” cho ông Biden ngay sau cuộc bầu cử ngày 3/11 là hoàn toàn chính xác vì:

“Tổng thống đắc cử là một thuật ngữ không chính thức, đã được giới truyền thông sử dụng trong nhiều thập kỷ. Các chính trị gia đã áp dụng thuật ngữ này cho người chiến thắng được tuyên bố, thậm chí ngay sau đêm bầu cử” (Dịch từ nội dung trên trang Wikipedia tiếng Anh).

Ở thời điểm biên tập bài viết này, Wikipedia tiếng Việt viết như sau:

“Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ là danh hiệu thông thường hoặc trang trọng dành cho người dường như đã thắng một cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trong lễ nhậm chức chính thức. Nếu kết quả của một cuộc bầu cử không rõ ràng hoặc có tranh chấp,[1] sẽ không có người nào được gọi là Tổng thống đắc cử cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Kể từ ngày 7/11/2020, cựu Phó Tổng thống Joe Biden là Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ”.

Thông tin mới trên trang web tiếng Anh của Wikipedia đã thay thế thông tin khẳng định rằng chức danh Tổng thống đắc cử thường sẽ không được sử dụng trong khi cuộc bầu cử đang xảy ra tranh chấp, dù cho thông tin này vẫn còn hiển thị vài ngày trước đó.

Trong cuốn tiểu thuyết “1984” của tác giả George Orwell, nhân vật chính không may mắn Winston Smith đã viết lại lịch sử trong thời gian thực tùy thuộc vào điều mà các nhóm lợi ích có quyền lực muốn nói. Các phiên bản trước đó được bỏ đi như thể chúng chưa từng tồn tại.

Theo vô số cách, mà phần nhiều trong số đó là không dễ bị phát hiện theo cách thông thường, thông tin của chúng ta đang bị định hướng và thao túng bởi những nhóm lợi ích đặc biệt. Nếu chúng ta không cảnh giác, chúng ta có thể sẽ sớm không thể có được bất kỳ thông tin [trung thực] nào, ngoại trừ thông tin mà những người có ảnh hưởng nhất muốn chúng ta xem.

Bài viết trên đây là của tác giả Sharyl Attkisson. Bà là tác giả bán chạy nhất của The New York Times. Bà từng 5 lần đoạt giải Emmy và là người dẫn chương trình truyền hình điều tra quốc gia của Sinclair có tên “Full Measure with Sharyl Attkisson”. Bà đã nhận được Giải thưởng Edward R. Murrow cho phóng sự điều tra và đã đưa tin trên toàn nước Mỹ cho CBS News, PBS và CNN.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/wikipedia-dinh-nghia-lai-cum-tu-tong-thong-dac-cu-117310.html

Ông Biden ‘tự tin’ tuyên bố con trai Hunter không làm gì sai

 Bình luậnDu Miên

Hôm 16/12, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tự tin nói rằng con trai Hunter Biden của ông không làm gì sai.

Đây là lời ông đưa ra trong tuyên bố công khai đầu tiên, sau khi có thông tin con trai ông đang bị cơ quan liên bang điều tra.

Trong một sự kiện ở Delaware, một phóng viên đã đặt câu hỏi: “Ông có tự tin rằng Hunter Biden không làm gì sai không?”.

Và ông Biden đã trả lời: “Tôi tự tin”.

Ông Biden đã 2 lần né tránh những câu hỏi về con trai mình trong những ngày gần đây.

Tuần trước, Hunter Biden tiết lộ bản thân đang bị văn phòng công tố Hoa Kỳ ở Delaware điều tra.

Anh này cho biết, cuộc điều tra này liên quan đến “các vấn đề thuế” của bản thân.

Trong một tuyên bố do đội ngũ của cha mình công bố, Hunter khẳng định: “Tôi rất coi trọng vấn đề này, nhưng tôi tin tưởng rằng việc xem xét một cách chuyên nghiệp và khách quan về những vấn đề này sẽ chứng minh rằng tôi đã xử lý công việc của mình một cách hợp pháp và phù hợp, bao gồm cả lợi ích của các cố vấn thuế chuyên nghiệp”. Chiến dịch của ông Joe Biden cũng cho biết, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ “vô cùng tự hào về con trai của mình, người đã chiến đấu qua những thử thách khó khăn để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, bao gồm cả những cuộc công kích cá nhân tàn ác trong những tháng gần đây”.

Có lý do “thâm độc” tại sao các phương tiện truyền thông của Đảng Dân chủ đột nhiên đưa tin về sự tham nhũng của Hunter Biden – một câu chuyện liên quan đến cả hai cha con nhà Biden (Ảnh của Andrew Harnik-Pool / Getty Images)

Theo một bài báo đưa tin, cuộc điều tra của Bộ Tư pháp bao gồm việc xem xét các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden với Trung Quốc.

Ngày 14/12, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (Cộng hòa) đã kêu gọi ông Joe Biden giải thích tình hình “dựa trên tất cả các sự kiện đã công khai cho đến nay.”

Gần đây, ông Grassley, trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, cùng với Chủ tịch Các vấn đề Chính phủ Thượng viện Ron Johnson (thuộc đảng Cộng hòa) đã cùng công bố một bản báo cáo mới. Hai vị Thượng nghị sĩ khẳng định, bản báo cáo này cho thấy, Hunter Biden và các cộng sự cùng các thành viên gia đình có liên hệ với những người mang quốc tịch Trung Quốc và các công ty Trung Quốc có liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Việc Hunter Biden đã bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh ở nước ngoài trong khi cha mình còn đương nhiệm làm dấy lên lo ngại về xung đột lợi ích, ngay cả khi cả hai cha con nhà Biden vẫn liên tục khẳng định họ không làm gì sai.

Đảng Cộng hòa đã kêu gọi bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để theo sát vụ việc này. Phía đảng Cộng hòa lập luận, đây là một cách để bảo vệ cuộc điều tra trong trường hợp ông Joe Biden chiếm được Nhà Trắng.

Phát biểu trước các phóng viên vào ngày 16/12, Chủ tịch Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa chất vấn: “Nếu các vị tin rằng cần có một cố vấn đặc biệt để xem xét vụ việc liên quan đến vụ bê bối giữa Tổng thống Trump và Nga, thì làm sao các vị có thể nói rằng không cần đến một cố vấn đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến Hunter Biden?”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ong-biden-tu-tin-tuyen-bo-con-trai-hunter-khong-lam-gi-sai-117395.html

CEO Facebook Zuckerberg chi tiền để phá hoại bầu cử, vi phạm luật

 Bình luậnDu Miên

Khoản tiền 500 triệu USD mà Zuckerberg trao cho các quan chức bầu cử đã được sử dụng để đối xử bất bình đẳng với cử tri, và tạo sức ảnh hưởng không chính đáng đến cuộc bầu cử, hòng tạo lợi thế cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã chi hàng trăm triệu USD phục vụ cho các hành vi, hoạt động vi phạm luật bầu cử, theo một báo cáo mới.

Dự án Amistad Project của nhóm Thomas More Society – một tổ chức tranh tụng hiến pháp quốc gia – đã công bố một bản báo cáo dài 39 trang về vấn đề này. Bản báo cáo cáo buộc, khoản tiền 500 triệu USD mà Zuckerberg trao cho các quan chức bầu cử đã được sử dụng để đối xử bất bình đẳng với cử tri, và tạo sức ảnh hưởng không chính đáng đến cuộc bầu cử, hòng tạo lợi thế cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Phần lớn số tiền được chuyển đến Trung tâm Công nghệ và Cuộc sống Công dân (Center for Tech and Civic Life – CTCL), một tổ chức phi lợi nhuận do các quản lý cũ và nhân viên của New Organizing Institute (NOI) thành lập. Bản thân NOI vốn là một tổ chức phi lợi nhuận theo chủ nghĩa cấp tiến.

Theo báo cáo, từ đầu năm nay, CTCL “đã bắt đầu cử các nhân viên đặc nhiệm đến các bang để tuyển mộ một số [thực thể] trung thành nhất định của đảng Dân chủ, nhằm chuẩn bị hỗ trợ cho yêu cầu tài chính” từ tổ chức phi lợi nhuận này.

Ví dụ, CTCL đã trao 100.000 USD cho ông Cory Mason – Thị trưởng thành phố Racine thuộc bang Wisconsin – để chiêu mộ thêm 4 thành phố khác hòng phát triển một kế hoạch và yêu cầu một khoản tài trợ lớn hơn. Năm thành phố này đã đệ trình một bản kế hoạch như dự kiến vào tháng Sáu năm nay, và nhận được 6,3 triệu USD để thực hiện nó.

Bản báo cáo nêu rõ, loại hình tư nhân hóa bầu cử như vậy đã “vi phạm Đạo luật Hỗ trợ Bầu cử Hoa Kỳ (HAVA); đạo luật này yêu cầu các kế hoạch bầu cử của tiểu bang phải được đệ trình cho các quan chức liên bang để được phê duyệt, và yêu cầu tôn trọng sự bảo vệ bình đẳng bằng cách cung cấp mọi nguồn lực đồng đều cho tất cả các cử tri”.

Amistad Project giải thích: “Việc cung cấp quỹ Zuckerberg-CTCL cho phép các thành trì của đảng Dân chủ này chi khoảng 47 USD cho mỗi cử tri, so với khoản chi chỉ từ 4 đến 7 USD cho mỗi cử tri ở các

khu vực theo truyền thống [ủng hộ] đảng Cộng hòa trong bang. Hơn nữa, việc tuyển lựa các khu vực pháp lý mục tiêu cho hành động và khoản tài trợ cụ thể của chính quyền, là đi ngược lại với các kế hoạch bầu cử lập pháp và chiêu mời chính quyền thực hiện hành vi phân biệt ưu tiên trong quá trình bầu cử”.

Phill Kline, giám đốc Dự án Amistad (Nguồn ảnh: Được sự cho phép của Phill Kline / The Epoch Times)

Phill Kline, giám đốc Dự án Amistad (Nguồn ảnh: Được sự cho phép của Phill Kline / The Epoch Times)

Phát ngôn viên của Thị trưởng Mason và của Facebook cũng như văn phòng truyền thông của CTCL đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong một cuộc họp báo ở Virginia, giám đốc Amistad Project là ông Phill Kline cho biết: “Điều này thực sự cho thấy, một thế lực ngầm đang điều hành các cuộc bầu cử của chúng ta”.

Ông tiếp tục: “Trách nhiệm cốt lõi của chính phủ là quản lý các cuộc bầu cử. Chúng ta không tổ chức các cuộc bầu cử để đấu giá. Chúng ta không có cuộc bầu cử nào do Coca Cola [tổ chức]. Công việc của chính phủ là quản lý các cuộc bầu cử và chính phủ phải làm như vậy mà không làm thiên lệch cán cân [giữa các ứng viên]”.

Dự án cho biết, các nền tảng chính tài trợ cho những nỗ lực này bao gồm Quỹ Dân chủ (The Democracy Fund), Quỹ mạo hiểm mới (New Venture Fund), Quỹ Skoll (Skoll Foundation) và Quỹ Knight (Knight Foundation).

Ngoài CTCL, các tổ chức phi lợi nhuận khác cũng đóng vai trò là chìa khóa để phân phối tiền bao gồm: Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Điện tử (Center for Electronic Innovation Research), Trung tâm Thiết kế Công dân (Center for Civic Design), Viện Bầu cử tại Nhà Quốc gia (National Vote at Home Institute), Trung tâm Bầu cử An toàn và Hiện đại (Center for Secure and Modern Elections), và nhóm Rock the Vote.

Không ai trong số các tổ chức kể trên có phản hồi ngay lập tức đối với yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ceo-facebook-zuckerberg-chi-tien-de-pha-hoai-bau-cu-vi-pham-luat-117267.html

Nevada không cho phép chiến dịch của ông Trump ‘kiểm tra giám định’ máy kiểm phiếu

 Bình luậnDu Miên

Một trong những luật sư của Tổng thống Trump nhận định, toàn bộ các quan chức bầu cử trên “toàn bộ tiểu bang Nevada” không hề có một chút minh bạch nào.

Một trong những luật sư trong đội ngũ pháp lý của Tổng thống Donald Trump nói với các Thượng nghị sĩ rằng, nỗ lực của đội ngũ ở Nevada nhằm thu thập bằng chứng để nộp đơn kiện đã vấp phải lời khước từ của các quan chức bầu cử liên quan.

Ngày 16/12, luật sư Jesse Binnall nói với Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện rằng, nhóm của ông đã không nhận được “bản sao lưu [phiếu bầu] dùng để chứng minh sự minh bạch” trong bầu cử. Ông Binnall nhận định, toàn bộ các quan chức bầu cử trên “toàn bộ tiểu bang Nevada” không hề có một chút minh bạch nào.

Hơn nữa, ông nói, các luật sư của Tổng thống Trump đã không được hỗ trợ bất kỳ phát hiện có ý nghĩa nào trong vụ việc, “để xem xét toàn bộ mức độ gian lận bầu cử” đã xảy ra tại Nevada. Điều này bao gồm cả cuộc điều tra của họ về việc liệu có thật là có 4.000 người đã bỏ phiếu dù không phải là công dân Hoa Kỳ ở tiểu bang này. Vụ kiện cũng cáo buộc rằng, họ phát hiện có hơn 60.000 trường hợp cử tri bỏ phiếu 2 lần hoặc người bỏ phiếu không phải là cư dân của Nevada.

Vào ngày 4/12, Thẩm phán James Russell đã từ chối đơn kiện của chiến dịch Tổng thống Trump.

Trong phán quyết của mình, ông Russel đã viết rằng, chiến dịch của Tổng thống Trump “không chứng minh được theo bất kỳ tiêu chuẩn bằng chứng nào, rằng đã có phiếu bầu bất hợp pháp và [chúng được] kiểm đếm, hoặc [chứng minh rằng] có bất kỳ phiếu bầu hợp pháp nào không hề được tính, vì bất kỳ lý do bất chính hoặc bất hợp pháp nào khác, cũng như không đưa ra được số lượng [phiếu bầu khả nghi] bằng hay lớn hơn 33,596 phiếu, hoặc bằng cách đưa ra đủ số lượng phiếu bầu để đặt nghi vấn hợp lý về kết quả của cuộc bầu cử”.

Các quan chức bầu cử của Nevada đã tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào về gian lận bầu cử hoặc những bất thường có đủ sức để đảo ngược kết quả cuộc bầu cử ở tiểu bang này. Cử tri đoàn của Nevada có tổng cộng 6 phiếu bầu để đệ trình lên Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, trong phiên điều trần, luật sư Binnall cho biết, đội ngũ của Tổng thống Trump đã không có đủ thời gian để thu thập bằng chứng vì phán quyết của thẩm phán.

Ngày 16/12, vị luật sư nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể đưa [những gì tìm được] vào bằng chứng vì tòa án đã phán quyết rằng đã quá muộn”. Ông cho biết, nhóm của ông chỉ có khoảng “3 ngày” để thu thập bằng chứng về sự bất thường hoặc gian lận.

Khi họ điều tra về những bất thường bị cáo buộc, luật sư Binnall khẳng định họ cũng bị các quan chức bầu cử tiểu bang từ chối truy cập vào mã của máy kiểm phiếu để giám định hoặc để xem liệu “chúng có bị kết nối với Internet hay không”. Ông cũng cáo buộc vấn nạn “từ chối sự minh bạch” khi cố gắng hợp tác với các quan chức bầu cử của bang Nevada.

“Chúng tôi không được phép đến gần [những chiếc máy kiểm phiếu]… chúng tôi không được phép giám định [chúng]”, ông nói.

Vị luật sư lập luận, các quan chức bầu cử tiểu bang nói với đội ngũ của Tổng thống Trump rằng mã phần mềm của máy kiểm phiếu “là độc quyền”, có nghĩa là nó không phải là mã nguồn mở do có sự bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ông Binnall đặt nghi vấn cho lời giải thích này về việc những chiếc máy này đã hỗ trợ trong việc kiểm phiếu.

Ông nói: “Chúng tôi đã bị từ chối [tính minh bạch] vào mỗi lần” cố gắng hợp tác ở Nevada. Ông cũng cho biết thêm rằng, một quan chức Nevada đã “tự nhốt mình trong văn phòng riêng” và nhất quyết không mở cửa khi các luật sư của Tổng thống Trump cố gắng đưa cho ông ấy lệnh triệu tập của tòa án.

Theo một bản khai có tuyên thệ trích dẫn bộ hồ sơ của Sở đăng kiểm xe cộ (DMV) của Nevada, có khoảng 3.987 người không phải công dân Hoa Kỳ đã bỏ phiếu tại bang này vào ngày 3/11. Ở Nevada, cả những cư dân hợp pháp và bất hợp pháp đều có thể lấy bằng lái xe hoặc thẻ căn cước. Tuy nhiên, những người không phải công dân của Hoa Kỳ nhưng lại tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử của nước này là hoàn toàn vi phạm pháp luật.

Các quan chức tại văn phòng Bộ trưởng Nội vụ bang Nevada đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times sau nhận xét của luật sư Binnall.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/nevada-khong-cho-phep-chien-dich-cua-ong-trump-kiem-tra-giam-dinh-may-kiem-phieu-117308.html

Bang Georgia thừa nhận có hơn 1.700 cử tri bỏ phiếu hai lần nhưng không ai bị truy tố

 Bình luậnNgọc Trân

Chính quyền tiểu bang Georgia đã thừa nhận có 1.736 cử tri bỏ phiếu hai lần trong cuộc bầu cử 2020. Theo luật pháp của bang này, hành vi này được xem là một tội nặng, nhưng đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ kẻ gian lận nào bị truy tố. Điều này khiến người ta lo ngại rằng, bang Georgia sẽ tiếp tục tiến hành gian lận bầu cử trong chiến dịch tranh cử ghế Thượng viện quan trọng vào tháng Một tới.

Theo các quan chức bầu cử của tiểu bang Georgia, hầu hết các cử tri bỏ phiếu hai lần đều là người của Đảng Dân chủ. Những người này đã bỏ phiếu thông qua đường bưu điện hoặc hòm thư, nhưng đến ngày bầu cử, họ lại đích thân đi bỏ phiếu tiếp. Theo luật của tiểu bang, đây là một tội nặng.

Các quan chức cho biết, tỷ lệ tội phạm bỏ phiếu hai lần cao nhất là ở hạt Fulton, thành phố Atlanta, bang Georgia. Dưới sự cho phép của các nhân viên phòng phiếu, rất nhiều người đã được bỏ phiếu lần hai.

Mặc dù số người bị nghi ngờ bỏ phiếu hai lần là nhiều nhất trong lịch sử của bang này, nhưng theo RealClearInvestigations – một trang web chuyên điều tra thông tin của Mỹ cho biết, không có bất kỳ vụ án nào được đưa lên Tổng chưởng lý của bang Georgia để tiến hành điều tra hình sự.

Bà Katie Byrd – người phát ngôn của Tổng trưởng lý tiểu bang Georgia Chris Carr nói: “Cho đến nay, văn phòng này vẫn chưa nhận được bất cứ hồ sơ vụ án bỏ phiếu hai lần nào liên quan đến cuộc bầu cử sơ bộ tháng 6/2020 hoặc cuộc bầu cử tháng 11/2020”.

Điều này trực tiếp bác bỏ lời hứa của Bộ trưởng Nội vụ Georgia Raffensperger vào tháng trước: “Việc truy tố những kẻ âm mưu phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta nằm trong phạm vi lớn nhất của luật pháp”.

Một số quan chức của bang Georgia từng hy vọng rằng, ít nhất phải có một số cử tri bỏ phiếu hai lần bị truy tố để làm gương trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện vòng hai vào tháng tới, đồng thời để ngăn chặn những kẻ lừa đảo khác thực hiện hành vi gian lận.

Ông Dennis Brown – Người đứng đầu hạt Forsyth và là thành viên Đảng Cộng hòa nói: “Tôi cảm thấy rất thất vọng về việc thiếu khả năng thực thi trong luật bầu cử của chúng ta”, “Nếu không nhanh chóng đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc này, chúng ta sẽ lại có một kết cục tương tự trong cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng tới”.

Theo luật của bang Georgia, bỏ phiếu hai lần được xem là một một tội nặng, và có thể bị phạt tù từ 1 đến 10 năm, với số tiền nộp phạt cao nhất lên đến 100.000 USD.

Ngọc Trân

Theo NTDTV tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bang-georgia-thua-nhan-co-hon-1700-cu-tri-bo-phieu-hai-lan-nhung-khong-ai-bi-truy-to-117309.html

Báo cáo phân tích bằng chứng: Phần mềm của máy bầu cử Dominion được thiết kế để tác động đến kết quả bầu cử

 Bình luậnNguyên Hương

Kết quả cuộc kiểm tra bằng chứng pháp y cho thấy các máy móc và phần mềm của Hệ thống Bầu cử Dominion ở Michigan được thiết kế để gian lận kết quả bầu cử, một công ty dữ liệu cho biết hôm thứ Hai (14/12).

“Chúng tôi kết luận rằng Hệ thống bỏ phiếu Dominion được thiết kế một cách có chủ đích với các lỗi cố hữu để tạo ra gian lận có hệ thống và ảnh hưởng đến kết quả bầu cử,” Russell Ramsland Jr., đồng sáng lập của Nhóm Allied Security Operations Group cho biết trong một báo cáo sơ bộ.

Ông cho biết thêm: “Hệ thống này cố tình tạo ra một số lượng lớn các lỗi phiếu bầu. Các lá phiếu điện tử sau đó sẽ được chuyển đi để điều chỉnh lại. Các sai sót cố ý khiến hàng loạt các phiếu bầu được điều chỉnh lại mà không có sự giám sát, không có sự minh bạch và không có thanh tra. Điều này dẫn đến gian lận cử tri hoặc bầu cử. Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi kết luận rằng đáng lẽ tiểu bang Michigan không được sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion. Chúng tôi kết luận thêm rằng Hạt Antrim lẽ ra không nên chứng nhận kết quả bầu cử của họ”.

Ông Ramsland, một quan chức chính quyền cựu Tổng thống Reagan từng làm việc cho NASA và những người khác trong nhóm đã kiểm tra các sản phẩm Dominion ở Hạt Antrim vào đầu tháng này như một phần của vụ kiện đang được xem xét.

Nhóm đã kiểm tra và thực hiện  kiểm tra bằng chứng trên máy chủ quản lý bầu cử của Hạt đang chạy chương trình Dominion Democracy Suite 5.5.3-002, thẻ flash được các khu bầu cử địa phương sử dụng trong hệ thống Dominion ImageCast, thẻ nhớ USB được sử dụng bởi Thiết bị đầu cuối hỗ trợ cử tri Dominion và Thẻ nhớ USB dùng cho sổ đăng ký cử tri. Họ đã sử dụng X-Ways Forensics và các công cụ khác bao gồm Phần mềm pháp y Blackbag-Blacklight và Virtual Box.Thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang Khu vực 13 Kevin Elsenheimer đã phê duyệt cuộc thanh tra pháp y kỹ thuật số ở hạt Antrim, trong đó cáo buộc vụ chuyển phiếu từ ông Trump sang cho ông Biden mà quan chức hạt đã báo cáo vào tháng trước có thể không phải lỗi sơ sểnh của nhân viên mà trước đó giới chức đã cáo buộc.

Ngày 14/12, Thẩm phán Elsenheimer đã đồng ý công bố báo cáo thanh tra.

Ông Ramsland nhấn mạnh rằng lần đầu tiên, vào Đêm bầu cử, giới chức hạt Antrim báo cáo rằng ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã nhận được gần 7.800 phiếu bầu trong số 12.423 lá phiếu.

Hai ngày sau, họ cho biết Tổng thống Donald Trump đã thực sự giành được sự ủng hộ của hạt này với gần 9.800 phiếu bầu trong tổng số hơn 17.000 lá phiếu.

Tuy nhiên, ngày 21/11, giới chức hạt Antrim cập nhật số liệu, loại bỏ khoảng 1.300 phiếu bầu từ Joe Biden.

Ông Ramsland cho biết nhật ký kiểm phiếu để kiểm tra pháp y kỹ thuật số của máy chủ hạt Antrim cho thấy đã xảy ra 15.676 sự kiện. Trong số đó, khoảng 68% là lỗi được ghi lại.

“Những sai sót này dẫn đến lỗi kiểm phiếu  trên tổng thể hoặc lỗi về phiếu bị điều chỉnh. Tỷ lệ sai sót cao này chứng tỏ Hệ thống bỏ phiếu Dominion không đáp ứng luật bầu cử của tiểu bang hoặc liên bang”, ông viết.

“Có một số lượng phiếu bầu đáng kinh ngạc bị yêu cầu chỉnh sửa. Đây là vấn đề của cuộc bầu cử năm 2020, một điều chưa từng thấy trong các chu kỳ bầu cử trước vẫn được lưu trữ trên máy chủ. Vấn đề này là do lỗi cố ý trong hệ thống. Các lỗi cố ý dẫn đến việc xét xử hàng loạt các lá phiếu mà không có sự giám sát, không minh bạch hoặc không được thanh tra. Việc kiểm tra nhật ký máy chủ của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ lỗi cao này chưa bao giờ xảy ra trong các chu kỳ bầu cử trước. Việc tuyên bố rằng những vấn đề này liên quan đến lỗi thao tác của con người là không khớp với kết quả với thanh tra pháp y kỹ thuật số. Đánh giá pháp y chỉ ra một cách chính xác hơn về lỗi máy và/hoặc phần mềm có hệ thống. Các lỗi hệ thống được cố ý thiết kế để tạo ra sai sót nhằm chuyển một lượng lớn phiếu bầu bị chỉnh sửa hàng loạt”, ông cho biết thêm.

Ông Ramsland là luật sư được William Bailey, nguyên đơn của vụ kiện tại tòa án thuê.

Gary Miliefsky, đồng sáng lập viên và nhà xuất bản của Tạp chí Phòng thủ Mạng thuộc Bộ An ninh Nội địa, nói với The Epoch Times rằng ông Ramsland và nhóm của ông “có năng lực và chuyên môn cao về an ninh mạng và pháp y”.

Ông cho biết: “Trên thực tế, khi nhìn vào nhóm làm việc của họ, bằng sáng chế, kinh nghiệm của họ, thì giờ đây chúng tôi có một bản báo cáo phân tích đáng tin cậy như tôi đã dự đoán. Các thuật toán đang được sử dụng trong Hệ thống bỏ phiếu Dominion được cố ý thiết kế để tạo ra gian lận có hệ thống và tác động đến kết quả bầu cử theo chiều hướng không có lợi cho Tổng thống Trump”.

Trong một tuyên bố riêng do các luật sư của nguyên đơn Bailey đệ trình, một cư dân tiểu bang Michigan là Gustavo Delfino kể rằng, năm 2004, ông  đi bầu cử ở quê hương Venezuela và đã chứng kiến ​​những bất thường liên quan đến máy tính Smartmatic. Ông đã rất hoảng hốt khi biết cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 cũng sử dụng công nghệ này. Ông cũng cho biết kiểu “trục trặc” và máy bỏ phiếu được kết nối với Internet trong Ngày bầu cử 3/11 đã phản ánh những gì xảy ra ở đất nước ông gần hai thập kỷ trước.

Người phát ngôn của Hạt Antrim và của công ty Dominion đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Sau khi báo cáo được công bố, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Michigan, Jocelyn Benson, thành viên Đảng Dân chủ, cho biết trong một tuyên bố: “Hãy nói rõ: cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11 ở Michigan và trên toàn quốc là cuộc tổng tuyển cử an toàn nhất trong lịch sử quốc gia. Vẫn không có bằng chứng về gian lận bầu cử trên diện rộng”.

Tổng chưởng lý tiểu bang Michigan Dana Nessel nói thêm: “Thông thường, một bên sẽ thuê một nhân chứng chuyên gia để minh chứng cho kết luận mà bên đó đưa ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi cho nguyên đơn một cơ hội để hạ bệ chuyên gia và thách thức trình độ của họ trước tòa. Bất kỳ ai cũng có thể có ý kiến, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là ý kiến ​​đó dựa trên thực tế hoặc khoa học”.

Giới chức Michigan cáo buộc rằng nhóm đứng sau cuộc thanh tra không có chuyên môn về quản lý bầu cử và công nghệ. Trong một đơn gửi lên tòa án, Giám đốc Ban bầu cử tiểu bang Michigan Jonathan Brater cho biết, báo cáo “đưa ra một loạt kết luận không có chứng cứ, mô tả động cơ gian lận và gây rối đối với các quy trình dễ được giải thích là các thủ tục bầu cử thông thường hoặc sửa lỗi thông thường và chỉ đơn thuần đưa ra những ý kiến rằng các yếu tố của phần mềm bầu cử không được sử dụng ở Michigan bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm về việc lập bảng hoặc báo cáo các lỗi không tồn tại hoặc dễ dàng giải thích”.

Eric Grill, trợ lý Tổng chưởng lý tiểu bang Michigan nói với thẩm phán trong phiên điều trần vào sáng 14/12 rằng báo cáo sơ bộ này là “không chính xác, không đầy đủ và gây hiểu lầm”. Haider Kazim, công tố viên hạt Antrim cho biết báo cáo có một số sai sót mà theo giới chức hạt, những sai sót này dựa trên “các giả định sai và giả định không chính xác”

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bao-cao-phan-tich-bang-chung-phan-mem-cua-may-bau-cu-dominion-duoc-thiet-ke-de-tac-dong-den-ket-qua-bau-cu-117135.html

Thống đốc bang Florida từ chối khi phóng viên yêu cầu ông thừa nhận Joe Biden là tân Tổng thống

 Bình luậnDu Miên

Thống đốc Ron DeSantis của bang Florida đã từ chối yêu cầu của phóng viên về việc thừa nhận ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là “tổng thống đắc cử”, sau khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu hôm 14/12.

Hiện tại, Tổng thống Donald Trump vẫn đang tiếp tục duy trì các tranh chấp pháp lý của mình ở các bang quan trọng.

Ngày 15/12, Thống đốc DeSantis nói với các phóng viên rằng: “Đó không phải là việc tôi phải làm. Đây là những gì tôi sẽ nói, rõ ràng là chúng tôi đã làm việc của mình ở Florida. Cử tri đoàn đã bỏ phiếu. Điều gì sắp xảy ra sẽ xảy ra”.

Vị Thống đốc thuộc đảng Cộng hòa tiếp tục: “Nhưng tôi có thể nói với bạn, tôi nghĩ có rất nhiều sự thất vọng đối với những người ủng hộ Tổng thống, vì chúng ta đã trải qua 4 năm với những người không chấp nhận ông ấy. Ý tôi là, vào tuần cuối cùng của cuộc bầu cử, bà Hillary [Clinton] lại nói rằng [Vladimir] Putin đã đánh cắp nó, và tôi chỉ nghĩ rằng điều đó khiến rất nhiều người thực sự thất vọng với cách [cuộc bầu cử] diễn ra”.

Hồi tháng Tám, bà Clinton đã nói với các phóng viên rằng ông Biden “không nên nhượng bộ trong bất kỳ trường hợp nào vì tôi nghĩ [cuộc bầu cử] này sẽ kéo dài”.

Hôm 15/12, ông DeSantis nói với các phóng viên rằng, Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp từ tay vị đương kim Tổng thống Hoa Kỳ.

Thống đốc Florida khẳng định: “Tôi nghĩ chắc chắn có vấn đề gì ở đây”.

Một số thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sẽ khiếu nại phiếu bầu của Cử tri đoàn ở các bang quan trọng như Michigan, Pennsylvania, Georgia, Arizona và những bang khác. Các thành viên đảng Cộng hòa ở các bang đó cho biết, nhóm Đại cử tri của họ đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence. Động thái này là để tiếp tục duy trì các tranh chấp pháp lý của Tổng thống Trump.

Các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn chưa thừa nhận ông Biden là tổng thống đắc cử. Khi phóng viên đặt vấn đề này với Lãnh đạo phe Thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng hòa), ông đã từ chối trả lời.

Ngày 15/12, Tổng thống Trump cáo buộc, một số máy kiểm phiếu sử dụng ở một số bang quan trọng đã được lập trình sẵn để tạo ra vấn đề.

Trên Twitter, Tổng thống đã viết: “Đã phát hiện ra những vấn đề cực kỳ trầm trọng với máy kiểm phiếu. Chúng có nhiều sai sót đến nực cười. Thậm chí có thể chuyển một chiến thắng long trời lở đất thành một màn thua suýt soát. Đây hoàn toàn không phải là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Máy móc để che mắt hành pháp. ĐỪNG HÒNG LŨNG ĐOẠN, loại tội phạm này. Còn nhiều điều nữa sẽ đến!”.

Rất có thể Tổng thống Trump đang đề cập đến một báo cáo giám định về 22 máy kiểm phiếu của Dominion ở hạt Antrim thuộc bang Michigan. Bản báo cáo này khẳng định, các máy kiểm phiếu của Dominion được cố ý lập trình để tạo ra một lượng lỗi đáng kể. Cuộc điều tra giám định đánh giá, vụ việc này chính là “vấn đề an ninh quốc gia”.

Nhà sản xuất máy Dominion Voting Systems và Giám đốc điều hành công ty là ông John Poulos đã phủ nhận các cáo buộc. Trong một phiên điều trần trước các nhà lập pháp bang Michigan hôm 15/12, ông Poulos tuyên bố: “Không có bằng chứng đáng tin cậy nào về gian lận phiếu bầu hoặc chuyển đổi phiếu bầu trên các hệ thống Dominion, bởi vì những điều này đã không xảy ra”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thong-doc-bang-florida-tu-choi-khi-phong-vien-yeu-cau-ong-thua-nhan-joe-biden-la-tan-tong-thong-117284.html

Liên minh tình báo Ngũ Nhãn lên kế hoạch phản kích ĐCS Trung Quốc vì bắt nạt Úc

 Bình luậnĐông Phương

Quan hệ Trung-Úc tiếp tục xấu đi khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục mở rộng danh sách trả đũa đối với hàng nhập khẩu từ Úc. Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đang lên kế hoạch phản kích ĐCSTQ để đáp trả cuộc chiến thương mại Úc-Trung. Chuyên gia Úc cho rằng tiếng nói của liên minh dân chủ quốc tế ngày một cất cao, vậy nên trong tương lai, liên minh chống lại ĐCSTQ có thể lên tới 10 mắt, 20 mắt, thậm chí nhiều hơn nữa.

Gần đây, Úc và Trung Quốc thường xuyên xung đột về ngoại giao, kinh tế và thương mại, và ĐCSTQ liên tục mở rộng danh sách trừng phạt hàng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc, bao gồm thịt bò, lúa mạch, rượu vang, tôm hùm, bông, hải sản và than đá.

Theo tờ Newstalk của Đài Loan, động thái của ĐCSTQ đã khiến nông dân Úc tổn thất 330 triệu đô-la Úc, nhưng bản thân ĐCSTQ còn bị thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Bài báo trích số liệu của Cục Kinh tế Tài nguyên, Nông nghiệp và Khoa học Úc (Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics and Sciences) cho thấy, dự kiến nông dân Trung Quốc ​​sẽ tổn thất 3,6 tỷ đô-la Úc, gấp hơn 11 lần mức thiệt hại mà nông dân Úc phải gánh chịu (330 triệu đô-la Úc). Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng phải mua than từ các nước khác với giá cao hơn.

ĐCSTQ tiếp tục trả đũa bông và thịt cừu Úc sau khi áp thuế trừng phạt lên tới 212% đối với rượu vang Úc vào tuần trước.

Tờ Daily Mail của Anh đưa tin ngày 13/12, các nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn, trong đó có Úc, đang xem xét các biện pháp trừng phạt đáp trả Bắc Kinh để giúp Úc đối phó với cuộc chiến thương mại này và dạy cho ĐCSTQ một bài học. Họ có thể sẽ đáp trả chính phủ Trung Quốc bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa và sản phẩm Trung Quốc, hoặc từ chối mua sản phẩm của Trung Quốc.

ĐCSTQ lợi dụng sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử Mỹ để tấn công Hong Kong và Úc

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ĐCSTQ hiện đang nhân cơ hội tình hình bầu cử ở Mỹ hỗn loạn và Mỹ không còn thời gian để quan tâm đến vấn đề khác, để tấn công Hong Kong và Úc. ĐCSTQ cho rằng đây là một thời cơ.

Ông cũng nói rằng ngoài việc trừng phạt kinh tế đối với Úc, ĐCSTQ còn có mục đích khác là tạo thanh thế cho ông Tập Cận Bình, ông Tập muốn thể hiện sức mạnh của mình và khiến người khác phải chịu khuất phục. Đây là thông lệ nhất quán của ĐCSTQ.

“Nhưng liên minh dân chủ của các nước khác cũng đang hình thành và hoàn thiện, bao gồm cả Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang thay đổi. Hiện nay các quốc gia dân chủ đang kêu gọi cộng đồng quốc tế liên kết lại để cùng đối phó với chính quyền chuyên chế ĐCSTQ và cuộc tấn công mà ĐCSTQ nhằm vào họ”, ông nói.

Chi tiết về các biện pháp trừng phạt ĐCSTQ của Liên minh Ngũ Nhãn vẫn đang được thảo luận

Theo hãng tin Associated Press Úc, gần đây ông Fergus Hanson, Giám đốc Viện Chính sách Mạng Quốc tế Úc, đã viết một báo cáo kêu gọi Ngũ Nhãn đưa ra đối sách tương tự như Điều 5 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đối phó với các lệnh trừng phạt thương mại của Trung Quốc, đó là sự công kích đối với bất kỳ quốc gia nào thuộc NATO cũng chính là đang công kích toàn bộ khối NATO.

Ông Hanson cho rằng phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả Trung Quốc để đảm bảo rằng ĐCSTQ nhận ra đây là con đường hai chiều.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa cho rằng, các chi tiết về lệnh trừng phạt ĐCSTQ của Liên minh Ngũ Nhãn vẫn đang trong quá trình hội ý, nhưng ông nhấn mạnh rằng những hiện tượng bất hảo trước đây không nên xảy ra nữa. “Ví dụ, trước đây sau khi ĐCSTQ tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc, thị trường này đã chuyển sang cho người Nhật. Đó là một vấn đề gay go. Vì sau khi nó tẩy chay một quốc gia nào đó, các quốc gia khác không nên coi đó là cơ hội để tiếp cận thị trường, ít nhất là [nên hành xử] như vậy. Vậy thì trên cơ sở nhận thức chung, các nước khác mới có thể giúp đỡ để áp chế hành vi lưu manh của ĐCSTQ”.

“Đa dạng hóa thị trường bên ngoài, chặn các kẽ hở của luật trong nước”

Ông Phùng phân tích thêm rằng, trên thực tế, từ trước tới giờ chiến lược thương mại với ĐCSTQ của Úc là không khơi mào một cuộc đối đầu công khai như vậy và cũng không muốn gây chiến thương mại với ĐCSTQ. Bởi vì Úc không giống như Hoa Kỳ, nước này vẫn còn nhiều thứ chưa tìm được thị trường thay thế. Do đó, Úc hiện đang tiến hành song song hai phương án, một là đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm và tăng cường hợp tác với Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, v.v. Ngoài ra, còn sửa đổi luật trong nước để bịt các kẽ hở. Úc áp dụng chiến lược này thay vì trực tiếp thách thức ĐCSTQ.

Ông cho biết, ví dụ: kể từ năm 2017, Úc đã “ban hành luật chống can thiệp, luật minh bạch, luật chống gián điệp và luật quan hệ đối ngoại. Những luật này nhằm vào sự thâm nhập và mặt trận thống nhất của ĐCSTQ. Ban hành luật mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp trong nước, bảo vệ các giá trị của quốc gia, như vậy sẽ không bị hủ bại”.

“Tương lai có thể là liên minh 10 mắt, 20 mắt, 30 mắt”

Liên quan đến hoạt động chung của Liên minh Ngũ Nhãn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã ngạo mạn đe dọa “cẩn thận bị chọc mù mắt”.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa cho rằng tiếp sau đây ĐCSTQ sẽ không chỉ nhìn thấy Liên minh Ngũ Nhãn. Vì với cường độ hợp tác quốc tế ngày càng tăng và xu hướng cũng đang mở rộng như hiện nay, Nhật Bản và Ấn Độ cũng đã tham gia, vậy thì liên minh này sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai. Khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gia nhập cùng Đài Loan, các nước láng giềng sẽ có quan hệ chặt chẽ hơn, và điều này sẽ tạo ra một hình thế mới với liên minh 10 mắt, 20 mắt, 30 mắt.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/lien-minh-tinh-bao-ngu-nhan-len-ke-hoach-phan-kich-dcs-trung-quoc-vi-bat-nat-uc-117240.html

Hoa kỳ khởi động Dự án Giám sát Đập Mekong

Dự án Giám sát Đập Mekong (Mekong Dam Monitor) chính thức được khởi động vào sáng ngày 16 tháng 12 giờ Việt Nam tại buổi công bố trực tuyến do Trung tâm Stimson tổ chức.

“Team của chúng tôi tại Trung tâm Stimson và Eyes on Earth rất vui được giới thiệu dự án Giám sát Đập Mekong với quý vị hôm nay”.

Ông Brian Eyler, nhà nghiên cứu của Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington DC, và là đồng trưởng dự án tuyên bố Giám sát Đập Mekong đã bắt đầu hoạt động. Đây là một nền tảng trực tuyến dùng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu mã nguồn mở để theo dõi, phân tích và công bố mực nước tại các đập thủy điện của Trung Quốc và các quốc gia khác dọc theo sông Mekong.

Ông Eyler nói Giám sát Đập Mekong được xây dựng trên những kết luận của bản báo cáo do Eyes on Earth, một cơ sở nghiên cứu về nguồn nước, công bố vào tháng Tư năm nay. Báo cáo nhận định rằng các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong ảnh hưởng và thậm chí là nguyên nhân gây ra hạn hán ở lưu vực sông.

Dự án này một phần do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Phụ trách Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell mở đầu buổi webinar phát biểu:  

“Mô hình này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Eyes on Earth nhằm chứng minh một lần nữa rằng 11 đập trên dòng chính của Trung Quốc được phối hợp với nhau để tối đa hóa sản lượng thủy điện cho Trung Quốc mà không cần tham vấn và cân nhắc hậu quả đến những người phải gánh chịu ảnh hưởng của nó nơi hạ nguồn. Thông tin công khai sẽ cung cấp cho những người cần biết nhất về nguồn nước, giúp đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh khu vực”.

Để trình bày nền tảng cho tham dự viên từ các quốc gia hạ nguồn sông Mekong, ông Brian Eyler giải thích:

“Chúng tôi đã thiết kế một nền tảng từ các thông tin công khai và miễn phí đã có sẵn. Ai cũng có thể tiếp cận các dữ liệu này nên nó sẽ dễ sao chép và xác minh được. Tất cả các kết quả chúng tôi tạo ra đều miễn phí cho bạn tải xuống bao gồm dữ liệu, đồ hoạ, hình ảnh đều có sẵn cho mục đích riêng của bạn. Bạn có thể tiến hành nghiên cứu, điều tra và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong lưu vực của mình”.

Ông nhấn mạnh Trung tâm Stimson và Eyes on Earth dự kiến trao lại nền tảng này cho các bên liên quan trong khu vực một khi dữ liệu được hoàn chỉnh.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, tham luận viên trong buổi webinar, nói dự án Giám sát Đập Mekong rất cần thiết:

“Điều quan trọng, theo tôi nhận xét, là tính minh bạch, dữ liệu gần thời gian thực, trách nhiệm giải trình và quan trọng nhất là sự tin tưởng để các bên liên quan, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, làm việc cùng nhau”.

Tuy nhiên, một tham luận viên khác, Trợ lý Giáo sư Quốc tế học tại Đại học Bentley ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Pon Souvannaseng bày tỏ một số lo ngại với dự án Giám sát Đập Mekong:

“Làm sao để sử dụng Giám sát Đập Mekong như một công cụ ngăn ngừa? Vì cốt lõi, đây là những câu hỏi chính trị, cần có câu trả lời và giải pháp chính trị. Dữ liệu không nên bị vũ khí hóa cho nhu cầu chính trị, nhưng phải là sự khởi đầu những đối thoại về nguyên nhân của hạn hán. Cuối cùng các bên liên quan sẽ cần phải đàm phán cho một sự dàn xếp chính trị”.

Đồng trưởng dự án, ông Alan Basist, của cơ sở Eyes on Earth khẳng định, mục tiêu của dự án Giám sát Đập Mekong không phải là chính trị. Ông nói nó chỉ là một công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro, hợp tác và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả hơn.    

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-launches-mekong-dam-monitor-12162020203231.html

Giám đốc Tình báo Mỹ: Cần thêm thời gian để phân tích sự can thiệp của Trung Quốc vào bầu cử Mỹ

 Bình luậnTrần Đức

Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đang trình Quốc hội một báo cáo được ủy quyền về sự can thiệp bầu cử – và nhóm của ông đang tập trung nhấn mạnh hơn vào Trung Quốc. Vận mệnh của nước Mỹ một phần phụ thuộc vào đánh giá của Báo cáo này và quyết định sau đó của Tổng Thống Trump về việc “kích hoạt hay không” đối với Sắc lệnh 13848-2018.

Báo cáo này là một phần quan trọng để thúc đẩy quyết định của Tổng thống Trump về việc “kích hoạt hay không” đối với Sắc lệnh 13848-2018 – về các biện pháp cần thiết khi có chứng cứ về can thiệp bầu cử nước ngoài (chẳng hạn như có sự can thiệp từ Iran, Trung Quốc).

Ratcliffe đang vượt qua thời hạn thứ Sáu 18/12/2020, khi các nhân viên tình báo của ông tìm hiểu thông tin thu thập được sau cuộc bầu cử. Sau đây là những điểm chính của cuộc tranh cãi:

Cảnh báo thông tin trước bầu cử trích dẫn các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc và Iran.

Phát hiện gần đây về vụ hack hàng loạt của Nga đối với các cơ quan Mỹ.

Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe đưa báo cáo mật lên Quốc hội.

Ông Trump chống lại ‘virus Trung Quốc’ trong chiến dịch tranh cử

Luật sư đặc biệt điều tra mối quan hệ của Hunter Biden với Trung Quốc

Cuộc tranh luận được Bloomberg News đưa tin lần đầu – về việc DNI đang tập trung xem xét lại cuộc chiến trước bầu cử – liên quan đến can thiệp của Điện Kremlin vào cuộc bầu cử năm 2016 và các mối đe dọa từ Trung Quốc vào các cuộc bầu cử Mỹ.

Tổng thống Trump tiếp tục tuyên bố cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 đã được “dàn dựng” chống lại ông – bất chấp cuộc họp của Đại cử tri đoàn vào thứ Hai (14/12) bỏ phiếu bầu tổng thống của các bang – để “tuyên bố chiến thắng” cho Joe Biden; và Tối cao Pháp viện từ chối chấp nhận đơn kiện gian lận bầu cử do tổng chưởng lý Texas đệ trình.

Báo cáo mật

Giám đốc DNI John Ratcliffe đã ra lệnh trì hoãn quá thời hạn luật định – để cung cấp cho Quốc hội một báo cáo mật về can thiệp bầu cử nước ngoài.

Văn phòng DNI đã xác nhận sự chậm trễ quá thời hạn luật định vào tối thứ Tư (16/12).

Trợ lý DNI về Chiến lược Truyền thông Amanda Schoch cho biết, DNI đã được các quan chức tình báo thông báo rằng Cộng đồng Tình báo (IC) sẽ không đáp ứng thời hạn ngày 18 tháng 12, theo Lệnh Hành pháp và Quốc hội đặt ra, để đệ trình đánh giá phân loại của ủy ban tình báo về các mối đe dọa từ nước ngoài đối với cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ.

Bà nói: “IC đã nhận được báo cáo liên quan kể từ cuộc bầu cử và một số cơ quan vẫn chưa hoàn thành việc phối hợp”.

“DNI cam kết cung cấp báo cáo này nhanh chóng cho cấp trên của chúng tôi”, trợ lý DNI ngụ ý đến Quốc hội và những người khác nhận được các báo cáo tình báo của mình.

Trong những tháng trước cuộc bầu cử, một loạt quan chức cấp cao đã nhấn mạnh mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặc dù Giám đốc FBI Chris Wray – người mà chính quyền Trump tuyên bố sẽ sa thải nếu ông Trump tái đắc cử – bất chấp cảnh báo từ các luật sư của Nhà Trắng khi tuyên bố rằng Nga đã “rất tích cực” tìm cách bôi nhọ “tổng thống đắc cử” Joe Biden. Wray cáo buộc Nga đang tìm cách gieo rắc “chia rẽ và bất hòa”.

Giám đốc DNI John Ratcliffe nhiều lần ám chỉ việc Trung Quốc đã can thiệp và gây ảnh hưởng tới chính trị Mỹ rất sâu rộng và là mối đe dọa an ninh quốc gia số 1 của Mỹ trên mọi phương diện, vượt xa Nga hay bất kỳ quốc gia thù địch nào.

Thậm chí ông còn nói cách đây không lâu: “Chà, những vấn đề bầu cử này, chúng ta sẽ xem ai sẽ ngồi vào ghế nào và liệu chính quyền Biden có tồn tại hay không”, sau khi người dẫn chương trình của Fox News Maria Bartiromo hỏi ý kiến ​​chính thức ông – về việc lựa chọn nội các của ông Biden và cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Ratcliffe nói với Bartiromo rằng việc Trung Quốc bóp méo và dấu thông tin xung quanh đại dịch trong những ngày đầu bùng phát, đã dẫn đến việc virus lây lan khắp thế giới và điều này ảnh hưởng đến “cách mọi người phải bỏ phiếu” trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 ở Mỹ. Các cơ quan lập pháp – chỉ 90 ngày

trước cuộc bầu cử – đã thiết lập các thủ tục bỏ phiếu mới và thông qua việc áp dụng thư phổ thông trong việc bỏ phiếu, dẫn đến sự nhầm lẫn, gian lận lan tràn và các cáo buộc gian lận phiếu bầu.

Luật sư Sidney Powell khẳng định, cáo buộc về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ngày 3/11 “đã quá đủ để kích hoạt” sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump về sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử Mỹ.

Vụ việc này cũng không chỉ là chuyện nghi vấn, cáo buộc tham nhũng trong việc đấu thầu dịch vụ Dominion tại Georgia và California, mà thông qua Dominion, các luật sư của Tổng thống Trump đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về việc có Iran, Trung Quốc đột nhập cửa hậu qua mạng công nghệ để thao túng bầu cử, và ĐCSTQ đầu tư 400 triệu USD cho công ty mẹ của Dominion thông qua ngân hàng đầu tư UBS Securities; hay nghi vấn phần mềm Hammer Scorecard của CIA từ Frankfurt Đức đã can thiệp vào phần mềm bầu cử…

Tổng thống Trump chiến đấu với ‘virus ĐCSTQ’

Một đánh giá trước bầu cử cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “thích” Biden hơn Tổng thống Trump – người đã khơi mào và “đàn áp” tham vọng bành trướng của Trung Quốc với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ của ông.

“Chúng tôi đánh giá rằng Bắc Kinh không muốn Tổng thống Trump – người mà họ không thể đoán trước – giành được tái đắc cử. ĐCSTQ đã và đang mở rộng các nỗ lực ảnh hưởng của mình trước tháng 11 năm 2020 để định hình môi trường chính sách ở Hoa Kỳ, gây áp lực đối với các nhân vật chính trị mà họ coi là trái ngược với lợi ích của Trung Quốc, đồng thời làm chệch hướng và chống lại những lời chỉ trích đối với Trung Quốc”, quan chức tình báo an ninh bầu cử hàng đầu Bill Evanina cho biết.

Sau lời khai của ông Wray vào mùa hè, Tổng thống Trump đã chỉ trích vị giám đốc FBI này trên Twitter. Ông nói rằng Trung Quốc là “một mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Nga”.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tấn công chúng ta với vũ khí sinh học (virus Vũ Hán), ĐCSTQ đã tấn công chúng ta lần nữa để ăn cắp cuộc bầu cử…”, Luật sư Wood của ông Trump đã tweet.

Không rõ đánh giá của DNI sẽ có tác động gì trong những tuần cuối cùng này khi chính quyền Trump thúc đẩy công khai thông tin tình báo nghiêng về phía Bắc Kinh.

Việc trì hoãn báo cáo này là một dấu hiệu tốt cho thấy Ratcliffe đang rất coi trọng vai trò và chất lượng của báo cáo, nhấn mạnh yếu tố can thiệp từ nước ngoài liên quan đến Trung Quốc và có thể cả các quốc gia thù địch khác. Vận mệnh của nước Mỹ một phần phụ thuộc vào đánh giá của Báo cáo này và quyết định sau đó của Tổng Thống Trump.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/the-gioi/giam-doc-tinh-bao-quoc-gia-john-ratcliffe-can-them-thoi-gian-bao-cao-ve-su-can-thiep-cua-nuoc-ngoai-vao-cuoc-bau-cu-tap-trung-cung-co-phan-tich-trung-quoc-117101.html

CBS News: Giám đốc Tình báo Mỹ xác nhận có can thiệp nước ngoài vào cuộc bầu cử tổng thống

Lý Minh

Thứ Tư (16/12), phóng viên Catherine Herridge của CBS News tiết lộ Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe đã chia sẻ rằng cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm nay có sự can thiệp của Trung Quốc, Nga và Iran.

Trong một chương trình tin tức độc quyền của CBS News, khi người dẫn chương trình hỏi: “Ông Ratcliffe đã nói gì về gian lận bầu cử và can thiệp [nước ngoài]?

Bà Catherine trả lời: “Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ Ratcliffe lãnh đạo 17 cơ quan tình báo và ông có quyền truy cập vào những thông tin tuyệt mật nhất do chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ. Ông nói với CBS News rằng đã có sự can thiệp của nước ngoài vào [cuộc bầu cử] tháng 11 năm nay bởi Trung Quốc, Iran và Nga. Và ông dự kiến ​​sẽ có một báo cáo công khai về những phát hiện đó vào tháng 1”.

Vào tháng 9 năm nay, tổng thống Trump đã gia hạn cho lệnh hành pháp liên quan đến can thiệp nước ngoài vào cuộc bầu cử sau khi lệnh này lần đầu tiên được ban hành vào tháng 9/2018. Sắc lệnh này cho phép ông John Ratcliffe, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, đưa ra báo cáo về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử 2020 trong vòng 45 ngày kể từ ngày bầu cử.

Ngày 18/12 là hạn chót để ông John Ratcliffe đưa ra báo cáo an ninh tổng tuyển cử, khẳng định cuộc bầu cử có bị can thiệp bởi các lực lượng nước ngoài hay không.

Trước đó, ông Ratcliffe từng nhiều lần khẳng định “Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ”. Trong một bài luận trên Wall Street Journal, ông Ratcliffe viết: “Thông tin tình báo rất rõ ràng: Bắc Kinh có ý định thống trị Mỹ và phần còn lại của hành tinh này về kinh tế, quân sự và công nghệ… Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ Thế chiến II.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/cbs-news-giam-doc-tinh-bao-my-xac-nhan-co-can-thiep-nuoc-ngoai-vao-cuoc-bau-cu-tong-thong.html

Nhiều dấu hiệu cho thấy truyền thông dòng chính Mỹ bị ĐCSTQ thao túng

An Liên

Các phương tiện truyền thông lớn ở Mỹ đã chặn sự thật về gian lận trong cuộc tổng tuyển cử và ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden. Vài ngày trước, xuất hiện nhiều báo cáo tiết lộ rằng những phương tiện được gọi là truyền thông dòng chính này có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, theo NTDTV

Con trai lớn của Tổng thống Trump, Donald Trump Jr., vào ngày 10/12 đã đăng một tweet nói rằng các phương tiện truyền thông lớn của Hoa Kỳ đã bị ĐCSTQ mua chuộc và họ đã che đậy vụ Dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell của tiểu bang California có mối quan hệ tình cảm với một nữ điệp viên Trung Quốc. Các hãng truyền thông lớn như CNN, MSNBC, ABC, NBC, CBS đều không đưa tin về trường hợp này.

Tweet của Donald Trump Jr. đã thu hút sự chú ý của mọi người, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ có phải đã bị ĐCSTQ mua chuộc từ lâu hay không?

Nhà văn người Canada gốc Hoa Sheng Xue cho biết: “Cuộc bầu cử Hoa Kỳ lần này đã làm cho mọi người nhận ra rằng sự thâm nhập của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ là rất nghiêm trọng trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh doanh, tài chính, giáo dục cho đến văn hóa. Hiện nay nhiều phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ đã trở thành cái loa cho sự chuyên chế của ĐCSTQ, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Vào tháng 5 năm nay, tạp chí “Những người theo chủ nghĩa liên bang” trong một báo cáo điều tra đã mô tả chi tiết New York Times , Washington Post , CNN , MSNBC, NBC, ABC, Bloomberg và các tờ báo lớn khác của Hoa Kỳ có quan hệ với ĐCSTQ.

Lấy New York Times làm ví dụ. Năm 2009, tỷ phú người Mexico Carlos Slim, người thường làm ăn với các công ty Trung Quốc đã mua 15,9 triệu cổ phiếu loại A của công ty mẹ New York Times và trở thành cổ đông lớn nhất của tờ báo này.

Công ty America Movil của Slim cũng đang hợp tác với công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc và đã đề xuất một dự án thử nghiệm 5G cho chính phủ Colombia trong năm nay.

Theo các báo cáo, Slim có thể không tham gia vào việc biên tập của New York Times, nhưng tất cả các nhân viên cấp cao của New York Times đều biết ai đang trả tiền cho họ.

Vào năm 2013, The Washington Post được CEO Amazon Jeff Bezos mua lại. Bezos cũng có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Trung Quốc, hầu như tất cả các sản phẩm phổ biến nhất của Amazon đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong những năm qua, mối liên hệ giữa Bezos với ĐCSTQ đã dần được làm rõ thông qua những chuyên mục của Washington Post. Tạp chí “Những người theo chủ nghĩa liên bang” cho biết, Washington Post đã đăng các bài tuyên truyền trong phụ trương “China Watch” do China Daily, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, cung cấp nội dung. Như vậy, Washington Post đã chấp nhận công khai quảng cáo cho ĐCSTQ và phân phối tài liệu tuyên truyền của tổ chức này.

“Bản thân tôi đã nói [điều này] khắp nơi trong hơn 20 năm. Hầu hết các báo cáo tôi thấy đều bằng tiếng Trung Quốc. Ngoại trừ một số báo cáo của Epoch Times và NTDTV, hầu hết các báo cáo đều sai sự thật. Hoặc thậm chí trái ngược [hoàn toàn với sự thật]. […] Tình trạng này không phải xảy ra một hoặc hai lần, mà nó đã tiếp diễn trong gần 20 năm qua”, Nhà sử học nổi tiếng Xin Haonian nói.

Theo khảo sát, các kênh truyền thông như CNN, MSNBC, NBC News, Bloomberg và ABC cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với ĐCSTQ.

Trong số đó, vào tháng 11/2010, NBC đã ký một thỏa thuận hợp tác với hãng tin Tân Hoa Xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến năm 2018, một nhóm đầu tư tại Bắc Kinh có tên CMC Capital Partners đã mua lại quyền sở hữu Oriental DreamWorks thuộc NBC Universal.

“Mục đích của ĐCSTQ là dùng quyền lực mềm để thực sự kéo nước Mỹ xuống. Nếu nước Mỹ bị suy đồi, ĐCSTQ sẽ trở thành nhà lãnh đạo thế giới, bởi vì nếu một quốc gia hùng mạnh như Mỹ bị ĐCSTQ lật đổ, sẽ không có bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới này là đối thủ của nó? Đây sẽ là thảm họa của cả thế giới”, nhà bình luận Xing Tianxing:nói.

Cựu thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg và công ty Bloomberg LP của ông cũng đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Trong những năm qua, Bloomberg LP đã hỗ trợ 364 công ty Trung Quốc.

Xing Tianxing cho biết thêm, ĐCSTQ đã cám dỗ và mua chuộc nhiều phương tiện truyền thông phương Tây, qua đó khiến các phương tiện truyền thông này giúp ĐCSTQ tuyên truyền. Trong cuộc tuyển cử tổng thống năm nay ở Hoa Kỳ, họ đã cùng phối hợp để đánh cắp cuộc bầu cử bằng cách che đậy cho các hành vi gian lận phiếu bầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tit-l-bi-mt-mi-quan-h-kinh-t-gia-cac-phng-tin-truyn-thong-ln-ca-hoa-k-va-dcstq.html

Công ty Trung Quốc trong danh sách đen của Mỹ có hoạt động chính ở Canada

 Bình luậnThanh Vân

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 12 đã đưa vào danh sách đen một công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này, điều bất ngờ là công ty này có sự hiện diện chủ yếu trên khắp Canada.

Đó là tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) – nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc, và được thành lập với tư cách là công ty dầu khí ngoài khơi thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc vào năm 1982.

Người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết Washington khuyến khích các bên cân nhắc lập trường của Hoa Kỳ trong các giao dịch của họ với các công ty như vậy.

Washington cứng rắn – Ottawa dung dưỡng

Các nhà chức trách Canada đã không đưa ra tuyên bố công khai để đáp lại động thái của Hoa Kỳ nhằm chống lại CNOOC. Tuy nhiên, họ cho biết các biện pháp bảo vệ được đưa ra để ngăn chặn sự tái diễn của “bất kỳ sự tiếp quản quy mô lớn nào” của một doanh nghiệp nhà nước nước ngoài (SOE).

CNOOC đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc tại Canada, vượt xa các công ty dầu khí khác. Nó có một hoạt động khai thác khí đá phiến ở đông bắc B.C., một nhà máy điện và trang trại gió ở Alberta, và hai giấy phép thăm dò ngoài khơi ở Đại Tây Dương Canada.

Chính quyền Trump đã và đang “đẩy lùi” các công ty Trung Quốc nhằm ngăn chặn dòng vốn đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc để hỗ trợ quân đội Trung Quốc. Ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng họ sẽ loại bỏ các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen – khỏi các dịch vụ của họ để tuân thủ lệnh của Hoa Kỳ, bắt đầu từ tháng 11 năm 2021.

“Thông qua chiến lược quốc gia về Sự kết hợp Quân sự-Dân sự, CHND Trung Hoa đã tăng quy mô của tổ hợp công nghiệp-quân sự của họ bằng cách buộc các công ty dân sự Trung Quốc hỗ trợ các hoạt động tình báo và quân sự của mình”, theo lệnh điều hành ngày 12/11 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm Tài chính 1999, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được yêu cầu cung cấp danh sách các công ty quân sự thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hoạt động tại Hoa Kỳ.

“Chúng tôi khuyến khích các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ, các công ty, nhà đầu tư, các tổ chức học thuật và các đối tác có liên quan – sử dụng danh sách này như một công cụ – để tiến hành thẩm định liên quan đến quan hệ đối tác với các tổ chức này, đặc biệt là khi danh sách ngày càng phát triển”, phát ngôn viên Martin Meiners của Lầu Năm Góc cho biết.

Hai doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác của Trung Quốc – Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) – cũng là đối tác mua hàng lớn trong lĩnh vực năng lượng của Canada; và CNOOC đã gây tiếng vang lớn vào cuối năm 2012 khi mua Nexen có trụ sở tại Calgary với giá 15,1 USD tỷ.

Bộ Quốc phòng Canada (DND) cho biết rằng bình luận về quyết định của Canada ở Hoa Kỳ thuộc thẩm quyền của Bộ Các vấn đề Toàn cầu (GA)

Người phát ngôn của cơ quan này, Michel Cimpaye, cho biết các cuộc tham vấn đang diễn ra và các ban ngành liên quan đến lĩnh vực an toàn công cộng hoặc đổi mới, khoa học và phát triển kinh tế sẽ phản hồi sau.

Trước đây, GA đã đưa ra quan điểm khác với DND về các vấn đề liên quan đến quân đội Trung Quốc, như được thấy qua tiết lộ gần đây về khóa huấn luyện của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Canada.

Các tài liệu do Rebel News thu được theo yêu cầu về Đạo luật Tiếp cận Thông tin cho thấy GA đã thúc giục DND không hủy bỏ các cam kết với PLA, đồng thời nói rằng Bắc Kinh có thể coi đây là một động thái trả đũa vụ việc liên quan đến giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu.

CSIS sẽ không bình luận công khai về bất kỳ hành động nào sắp xảy ra chống lại CNOOC, hoặc về bất kỳ tổ chức nào khác có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Họ đề cập đến các điều khoản trong Đạo luật Đầu tư Canada – xem xét và giảm thiểu rủi ro từ các khoản đầu tư nước ngoài.

Phòng ngừa hay tiến lên?

Canada khuyến khích đầu tư nước ngoài. Với mật độ dân số thấp và diện tích đất lớn, nước này cần một lượng vốn đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp.

Đạo luật Đầu tư Canada nhằm đảm bảo rằng các vụ mua lại đáng kể của nước ngoài có thể mang lại lợi ích kinh tế ròng cho Canada và sẽ không đe dọa đến an ninh quốc gia.

Các DNNN nước ngoài được biết là có các mục tiêu khác, ngoài việc tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho các cổ đông. Việc họ phải tuân theo những ý kiến ​​bất thường của chính phủ nước ngoài – có thể đi ngược lại lợi ích quốc gia của Canada.

“Với những rủi ro cố hữu do hoạt động mua lại DNNN nước ngoài trong lĩnh vực dầu mỏ của Canada, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp sẽ thấy rằng việc một DNNN nước ngoài mua lại quyền kiểm soát một công ty kinh doanh dầu khí của Canada chỉ mang lại lợi ích ròng cho Canada trên cơ sở đặc biệt”, theo một tuyên bố năm 2012 trên trang web của chính phủ Canada.

Một khoản đầu tư nước ngoài sẽ buộc chính phủ phải xem xét – nếu đó là sự tiếp quản của một DNNN có giá trị tài sản vượt quá 428 triệu USD. Đối với sự tiếp quản của một công ty tư nhân, ngưỡng đó cao hơn nhiều – lên tới từ 1.075 tỷ USD đến 1.613 tỷ USD – tùy thuộc vào nhà đầu tư.

Trong những năm qua, CNOOC đã không thực hiện đúng những lời hứa với liên bang khi mua Nexen, chẳng hạn như giữ lại đội ngũ quản lý và nhân viên của Nexen. Kể từ đó, họ đã thay thế các nhân viên cấp cao của Canada bằng các công dân Trung Quốc và đã sa thải công nhân.

Giá cổ phiếu của CNOOC có lợi nhuận trong một năm là -39% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là -22,5%. Trong 5 năm qua, lợi nhuận hàng năm của cổ phiếu công ty này là -12,5%.

Cổ phiếu Canada của CNOOC, giao dịch dưới mã CNU, đã giảm đáng kể từ thông báo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, giảm từ khoảng 160 USD xuống dưới 120 USD kể từ cuối tháng 11/2020.

Một số công ty Trung Quốc khác chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ trong năm nay bao gồm China Telecom, China Mobile và Hikvision – những công ty sản xuất thiết bị giám sát có thể được sử dụng để theo dõi các nhóm dân cư như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Thanh Vân

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/cong-ty-trung-quoc-trong-danh-sach-den-cua-my-co-hoat-dong-chinh-o-canada-117464.html

Ngũ Giác Đài đột ngột ngắt hệ thống mạng cơ mật

Tâm Thanh

Hôm thứ Ba (15/12), nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận rằng, Ngũ Giác Đài đã khẩn cấp ngắt hệ thống mạng cơ mật nội bộ trong thời gian dài mấy tiếng đồng hồ, Just the News đưa tin.

Just the News dẫn các nguồn tin cho biết, hệ thống mạng bị ngắt khẩn cấp là SIPRNET (Secret Internet Protocol Router Network – Mạng định tuyến Internet bí mật, một hệ thống máy tính kết nối với nhau được sử dụng bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ để truyền tải thông tin mật). Hệ thống này được thành lập lần đầu tiên vào những năm 1990 với vai trò là xử lý thông tin mật của Bộ Quốc phòng cho đến khi đạt mức độ bí mật cao nhất.

Theo nguồn tin, hệ thống SIPRNET đã bị ngắt kết nối trong vài giờ vào sáng thứ Ba (15/12) để cập nhật phần mềm. Trước đó, một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết, “hệ thống mạng cơ mật của Bộ Quốc phòng

chưa bao giờ ngừng hoạt động vào ban ngày trong các ngày trong tuần. Các cập nhật thường được thực hiện vào cuối tuần hoặc đêm muộn…”

Lệnh ngừng hoạt động đối với hệ thống Internet của Bộ Quốc phòng chỉ áp dụng đối với các máy tính xử lý dữ liệu cơ mật, không áp dụng cho các máy tính hoặc hệ thống điện thoại khác.

Hiện Ngũ Giác Đài chưa đưa ra tuyên bố nào.

Theo Sound of Hope, một ngày trước khi lệnh ngừng hoạt động khẩn cấp hệ thống SIPRNET của Bộ Quốc phòng (14/12), đội ngũ của Tổng thống Trump đã thông báo rằng, có 8 người bao gồm cả cựu chủ tịch Hạ viện Đảng Cộng hòa Newt Gingrich, sẽ tham gia nhóm Ủy ban Chính sách Quốc phòng (Defense Policy Board) để đưa ra các biện pháp ứng phó với các chiến lược phòng thủ.

Kể từ ngày 3/11, chính quyền Tổng thống Trump liên tục thay đổi nhân sự trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Về vấn đề này, ngoại giới cho rằng, những hành động đó là bất thường và có thể cho thấy chính quyền Tổng thống Trump có những kế hoạch chưa được tiết lộ trên lĩnh vực quân sự.

Chủ nhật vừa qua (13/12), thông tin về việc một hacker cấp quốc tế xâm nhập vào cơ quan chính phủ Mỹ đã được công khai. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) ngày 13/12 xác nhận rằng, một nhóm tin tặc được hỗ trợ bởi chính phủ nước ngoài đã tấn công một cơ quan của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Cuộc tấn công của tin tặc được thực hiện bằng cách xâm nhập vào phần mềm văn phòng Microsoft Office365, đến từ một tổ chức “rất tinh vi” được hỗ trợ bởi các chính phủ nước ngoài. Vì vậy, Hội đồng An ninh Quốc gia đã mở một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Bảy (12/12).

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien cũng đã trở về sớm sau chuyến đi tới Trung Đông và Châu Âu để đối phó với vụ tấn công các cơ quan chính phủ Mỹ, theo phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, như Bloomberg đưa tin. Các cuộc họp nhằm giải quyết vụ hack liên quan đến các bộ Ngoại giao, Thương mại, Ngân khố và An ninh Nội địa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngu-giac-dai-dot-ngot-ngat-he-thong-mang-co-mat.html

Kinh tế Mỹ: Dự báo sáng sủa hơn nhưng vẫn đầy thách thức

Triển vọng đối với nền kinh tế Mỹ đã sáng sủa hơn kể từ tháng Chín, bất chấp các ca nhiễm virus corona gia tăng gần đây, Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết hôm 17/12.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nói họ dự kiến tăng trưởng khoảng 4,2% trong năm tới, tốt hơn so với dự báo trước đó.

Dự báo tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,7% xuống 5%.

Bản cập nhật được đưa ra khi các cơ quan y tế Hoa Kỳ bắt đầu phân phối vaccine Covid-19.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cảnh báo rằng những tháng tới sẽ “đặc biệt khó khăn”, khi Hoa Kỳ đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm virus corona, trong khi các doanh nghiệp và người thất nghiệp đối mặt với khó khăn ngày càng chồng chất.

Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden

Biden nói ‘đã đến lúc sang trang’ sau khi được xác nhận đắc cử

Vaccine Covid thứ hai sắp được Hoa Kỳ chấp thuận

Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới

Tuy nhiên, ông nói rằng ông hy vọng rằng việc phân phối rộng rãi vaccine sẽ giúp phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế vào nửa cuối năm 2021.

Ông nói: “Bạn phải nghĩ rằng một lúc nào đó vào giữa năm sau, bạn sẽ thấy mọi người thoải mái ra ngoài và tham gia các hoạt động. Sẽ có nhiều vấn đề hơn trong bốn hoặc năm tháng tới.”

Các nhà hoạch định chính sách cho biết họ dự kiến sẽ giữ lãi suất gần bằng 0 và tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế khác cho đến khi họ thấy tiến triển “đáng kể” đối với sự phục hồi.

Suy thoái kinh tế

Trong những tuần gần đây, việc tuyển dụng đã chậm lại và doanh số bán lẻ giảm, do người tiêu dùng tránh đi nhà hàng và cắt giảm chi tiêu.

Giới chức ở một số nơi như California đã tái lập các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, trong khi những nơi khác, như Thành phố New York, đã cảnh báo sẽ lại phong tỏa.

Trong khi đó, tỷ lệ nghèo đói tăng lên khi các gói trợ cấp kinh tế của chính phủ hết hạn.

Ông Powell nói rằng cần phải có thêm hỗ trợ và ông lạc quan rằng Quốc hội sẽ thông qua viện trợ bổ sung. Ông mô tả gói hỗ trợ ‘đáng kể’ khoảng 900 tỷ đô la đang được bàn bạc ở Washington.

Các nhà phân tích cũng cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ cải thiện khi vaccine được phổ biến rộng rãi hơn.

Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế cao cấp Mỹ tại Capital Economics, viết: “Cho đến lúc đó, kinh tế Mỹ sẽ là một mùa đông dài ảm đạm.”

Tiến bộ ‘đáng kể’

Khi sự phục hồi có dấu hiệu chững lại, một số nhà phân tích cho rằng FED có thể tăng cường hỗ trợ nền kinh tế bằng cách thay đổi chương trình mua trái phiếu, chương trình mà ngân hàng này sử dụng để giữ ổn định thị trường tài chính, nới lỏng dòng tiền và tín dụng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp.

Tại cuộc họp của FED trong tuần này, các quan chức đã quyết định không tăng mua các khoản nợ của Mỹ và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoặc thay đổi thành phần của chương trình mua trái phiếu.

Tuy nhiên, tuyên bố từ ngân hàng hôm thứ Tư đã gắn chương trình với các mục tiêu kinh tế. Các quan chức nói họ sẽ tiếp tục chương trình này cho đến khi có tiến triển “đáng kể” để phục hồi.

Một số nhà phân tích cho rằng các tuyên bố mới đây là tín hiệu chương trình có thể tiếp tục lâu hơn dự kiến, nhưng những người khác lo lắng FED đã bỏ lỡ cơ hội để làm được nhiều hơn thế.

Pantheon Shepherdson, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Pantheon Macroeconomics, viết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi không thấy nhắc đến sự suy giảm trong các dữ liệu gần thời gian thực.”

“Chúng tôi đánh giá cao rằng việc bắt đầu tiêm vaccine làm cho triển vọng năm 2021 sáng sủa hơn – dù nó không được đề cập ở đây – nhưng trong thời gian tới, nền kinh tế cần mọi sự hỗ trợ có thể.”

Vào tháng Chín, các lãnh đạo FED cho biết họ dự kiến tăng trưởng khoảng 4% vào năm 2021, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,5%.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55344012

Thượng viện Mỹ điều trần: Luật sư của TT Trump vạch trần 130.000 vụ gian lận ở bang Nevada

 Bình luậnNgọc Trân

Hôm 16/12, Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề Chính phủ của Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần quốc hội đầu tiên kể từ sau ngày bầu cử (3/11). Tại phiên điều trần, Luật sư Jesse Binnall của đội Tổng thống (TT) Trump cho biết, quá trình bầu cử của bang Nevada tồn tại đầy rẫy gian lận cử tri. Hiện các chuyên gia đã xác nhận có hơn 130.000 trường hợp gian lận và con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.

“Năm nay, hàng ngàn cử tri hợp pháp ở bang Nevada đã bị huỷ bỏ tiếng nói của họ do gian lận bầu cử và các phiếu bầu không hợp lệ”, ông Binnall nói.

Trước đó, ông Binnall từng đệ đơn kiện bang Nevada nhằm thách thức kết quả bầu cử, nhưng đã bị thẩm phán của bang này bác bỏ vào hôm 4/12.

Ông Binnall đã tường thuật chi tiết về tình huống gian lận bầu cử ở bang Nevada tại phiên điều trần hôm 16/12.

Ông Binnall nói: “Ngày 3/8/2020, các nghị sĩ của bang Nevada đã gấp rút mở một cuộc họp đặc biệt và cũng kết thúc một cách nhanh chóng. Sau cuộc họp, luật bầu cử đã được sửa đổi một cách ‘chóng mặt’ và dự luật AB4 đã được thông qua”.

“Những lỗ hổng trong dự luật này rất dễ dẫn đến các hành vi gian lận bầu cử: Khả năng giám sát các phiếu bầu gửi qua bưu điện không đủ mạnh, không thể đảm bảo được việc xác minh danh tính cử tri, cũng như đảm bảo yêu cầu cơ bản rằng mỗi cử tri hợp pháp chỉ nhận được một phiếu bầu. Ngoài ra, tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi các quan chức bầu cử không thể xử lý những vấn đề đã biết trong danh sách cử tri. Dự luật AB4 đã khiến số lượng phiếu bầu gửi qua bưu điện của Nevada tăng vọt từ 70.000 phiếu trong năm 2016 lên 690.000 phiếu trong năm nay”.

“Chắc chắn đã xuất hiện một lượng lớn hành vi gian lận bầu cử trong quá trình bầu cử  ở Nevada. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều khiếu nại từ cử tri. Khi giới truyền thông và đảng Dân chủ tuyên bố rằng chúng tôi tung tin đồn, [thực ra là] chúng tôi đang theo dõi từng manh mối. Bằng chứng của chúng tôi đến từ dữ liệu của các nhà khoa học và những người tố cáo dũng cảm”.

Sau đó, ông Binnall đã liệt kê 6 cáo buộc nhắm vào bang Nevada:

Hơn 42.000 người bỏ phiếu trùng lặp;

Ít nhất 1.500 người chết đã được đăng ký bỏ phiếu;

Hơn 19.000 người không thuộc bang Nevada cũng được bỏ phiếu;

Khoảng 8.000 người đã bỏ phiếu bằng các địa chỉ không tồn tại;

Hơn 15.000 người đã bỏ phiếu bằng các địa chỉ doanh nghiệp hoặc địa chỉ không có người ở trong hơn 90 ngày;

Khoảng 4.000 người nước ngoài đã bỏ phiếu.

Ông Binnall cho biết, các chuyên gia của đội TT Trump đã xác nhận rằng, bang Nevada có hơn 130.000 trường hợp gian lận bầu cử, và con số thực tế có thể còn cao hơn. Ngoài việc sử dụng các phương pháp thống kê và ước tính ra, các chuyên gia dữ liệu còn phân tích và so sánh với các tài liệu công khai như danh sách cử tri, v.v.

Ngoài ra, hai kỹ thuật viên ở hạt Clark còn phát hiện rằng, số phiếu bầu đã được kiểm đếm xong và lưu trữ trong thẻ USB ấy đã bị thay đổi trong khoảng thời gian sau khi điểm bỏ phiếu đóng cửa và mở lại vào sáng hôm sau. Có nghĩa là, một lượng phiếu bầu đã xuất hiện và biến mất vào lúc nửa đêm. Khi đội của TT Trump đề xuất nghiệm thu máy bỏ phiếu, họ chỉ được phép quan sát bên ngoài ổ USB (điều này hoàn toàn vô dụng), đồng thời bị từ chối tiến hành điều tra thu thập chứng cứ.

Hơn nữa, các cuộc điều tra còn phát hiện rằng, một số nhóm đã dùng nhiều vật phẩm như vé số, thẻ quà tặng, tivi, v.v. để hối lộ bất hợp pháp các cử tri bỏ phiếu.

Ông Binnall nói rằng, nhóm của TT Trump đã bị các quan chức chính quyền và Cục bưu chính của hạt Clark cản trở trong quá trình điều tra; các quan chức và tòa án của bang Nevada đã trì hoãn xử lý trong vài ngày, mặc dù đã nhận được đơn kiện.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thuong-vien-my-dieu-tran-luat-su-cua-tt-trump-vach-tran-130000-vu-gian-lan-o-bang-nevada-117538.html

Covid-19: Hoa Kỳ lại bị kỷ lục hơn 3.700 ca tử vong trong vòng 24 giờ

Mai Vân

Số nạn nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong 24 tiếng đồng hồ đã lại vượt kỷ lục vào hôm qua 16/12/2020 với trên 3.700 trường hợp, trong lúc số người bị nhiễm mới cũng vượt quá 250 000 ca theo số liệu của Đại Học Johns Hopkins. Đây là lần thứ ba trong một tuần lễ mà số ca tử vong vượt quá mức 3000 người chêt.

Vào lúc công việc xét nghiệm tìm virus còn rất chật vật, các phòng thí nghiệm đều quá tải, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA đã khẩn cấp cho phép bán ra thị trường Mỹ một loại xét nghiệm mà người dân có thể mua không cần toa bác sĩ và tự tiến hành. Đây là một sáng chế của viện bào chế Úc Ellume.

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết thêm chi tiết:

“Một xét nghiệm truy tìm virus corona trong không đầy 20 phút mà bạn có thể tự làm. Đây là lời hứa của hãng Ellume tại Úc, sản xuất các loại xét nghiệm Covid-19. Đây là loại đầu tiên có thể bán không cần toa bác sĩ ở Hoa Kỳ, với giá khoảng 30 đô la một liều tại các hiệu thuốc.

Theo các thử nghiệm của giới chức y tế Mỹ, vốn đang muốn đẩy nhanh tốc độ truy tìm virus trong dân chúng trong lúc chờ tiêm chủng, xét nghiệm này có độ tin cậy lên đến 96%.

20 triệu xét nghiệm này sẽ được giao từ đây đến cuối tháng 3 tại Hoa Kỳ, với tốc độ 100.000 mỗi ngày ngay vào cuối tháng này, theo thông báo của Ellume. Công ty có trụ sở tại Brisbane này đã phát triển các công cụ chẩn đoán bệnh lây truyền từ động vật sang người từ 10 năm nay. Ellume cam kết tăng gấp đôi năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Mỹ.

Về phần mình, Washington hy vọng sẽ giảm sức ép đối với các phòng thí nghiệm, bị choáng ngợp bởi các xét nghiệm Covid-19 phải phân tích.

Những xét nghiệm này cũng được các trường đại học chú ý, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nước ngoài trở lại, cũng như các liên đoàn thể thao, rất muốn công chúng quay trở lại sân vận động.”

Hoa Kỳ chuẩn bị cấp phép cho một vac-xin thứ hai

Một tuần sau khi đề xuất việc cấp phép vac-xin đầu tiên chống Covid-19, một ủy ban chuyên gia Mỹ họp lại vào hôm nay, 17/12/2020 để đánh giá loại thuốc tiêm chủng do tập đoàn Mỹ Moderna chế tạo.

Nếu không có gì thay đổi, Cơ Quan Dược Phẩm Hoa Kỳ sẽ bật đèn xanh cho vac-xin của Moderna ngay sau cuộc họp này, rất có thể là ngay vào ngày mai, một động thái nhanh nhện tương tự như đã thực hiện đối với vac-xin của Pfizer/BioNTech.

Mike Pence và Joe Biden sẽ tiêm chủng để làm gương

Để làm gương cho dân chúng và khuyến khích mọi người chấp nhận chích ngừa Covid-19, phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ công khai tiêm chủng vào ngày 18/12 tới đây.

Trong một thông báo công bố hôm qua 16/12, Văn phòng Phó Tổng Thống Mỹ nêu rõ, ông Mike Pence cùng với phu nhân Karen Pence sẽ được công khai tiêm vac-xin Covid-19 tại Nhà Trắng.

Còn theo CNN, tổng thống đắc cử Joe Biden cũng có kế hoạch tiêm chủng công khai vào tuần tới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201217-covid-19-hoa-k%E1%BB%B3-l%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8B-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-h%C6%A1n-3-700-ca-t%E1%BB%AD-vong-trong-v%C3%B2ng-24-gi%E1%BB%9D

Luật sư Jenna Ellis: ‘Chúng tôi sẽ chiến đấu bất kể điều gì xảy ra’ vào tháng 1

 Bình luậnNguyễn Minh

“…Đây không phải là vấn đề đảng phái. Đây là điều mà mọi người Mỹ nên quan tâm, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu trong trận chiến đó. Chúng tôi sẽ chiến đấu bất kể điều gì xảy ra vào ngày 6 tháng 1 và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có được kết quả chính xác của cuộc bầu cử này”.

Luật sư Jenna Ellis thuộc đội ngũ pháp lý của Tổng thống Donald Trump cho biết, nhóm pháp lý của Tổng thống sẽ tiếp tục tranh luận về kết quả bầu cử ngay cả sau khi Quốc hội kiểm phiếu và xác nhận phiếu bầu của Cử tri đoàn.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc điều tra quan trọng này và tôi rất vui khi mọi người biết đấy, Michigan, Georgia cùng các bang khác, và cả Arizona đang bắt đầu thực hiện một số động thái tại cơ quan lập pháp bang của họ. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ. Mọi người biết đấy, đây không phải là vấn đề đảng phái. Đây là điều mà mọi người dân Mỹ nên quan tâm, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu trong trận chiến đó. Chúng tôi sẽ chiến đấu bất kể điều gì xảy ra vào ngày 6/1 và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có được kết quả chính xác của cuộc bầu cử này”.

Cử tri đoàn đã bỏ phiếu vào ngày 14/12. Kết quả của cuộc bỏ phiếu là thành viên Đảng Dân chủ Joe Biden nhận được 306 phiếu bầu và Tổng thống Trump nhận được 232 phiếu. Ở một số tiểu bang mà đội ngũ của ông Trump đã đệ đơn kiện, các Đại cử tri đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence. Điều này nhằm đảm bảo các vụ kiện pháp lý của Tổng thống không bị loại bỏ trong khoảng thời gian từ hiện tại đến tháng 1/2021.

Cả 2 nghị viện tại Quốc hội Mỹ sẽ họp vào ngày 6/1 để kiểm phiếu của Cử tri đoàn. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, ngày 20/1 là ngày nhậm chức của tân Tổng thống, cũng là lúc diễn ra việc chuyển giao quyền lực.

Luật sư Ellis nói thêm rằng: “Ngay cả khi tiến về phía trước, chúng ta với tư cách là người Mỹ phải đảm bảo rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa và chúng ta phải đảm bảo áp dụng các biện pháp bảo vệ tính toàn vẹn bầu cử mà Tổng thống Trump vẫn luôn kêu gọi, và đó là điều chúng ta cần tiếp tục làm. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ cuộc chiến. Chúng ta tự hào là người Mỹ. Chúng ta muốn đảm bảo và bảo vệ các cuộc bầu cử tự do và công bằng, mọi lá phiếu hợp pháp đều phải được tính. Điều này không có gì để bàn cãi”.

Một số thành viên đảng Cộng hoà tại Quốc hội cho biết, họ sẽ phản đối các lá phiếu từ Cử tri đoàn của các bang quan trọng.

Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa khác, bao gồm Thượng nghị sĩ Mitt Romney từ bang Utah, cho rằng việc thách thức các phiếu bầu của Cử tri đoàn là không ngôn ngoan.

“Nó sẽ giống như khi ta nói: ‘Xem nào, chúng ta đừng làm theo lá phiếu của người dân, thay vào đó hãy làm những gì chúng ta muốn’. Đó không phải là cách thức hoạt động chính thường của một nước cộng hòa dân chủ”, Thượng nghị sĩ Romney nói với các hãng tin trước đó.

Ngày 16/12, Tổng thống Donald Trump kêu gọi Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell tiếp tục chiến đấu trong cuộc bầu cử, sau khi vị Thượng nghị sĩ kỳ cựu của tiểu bang Kentucky chúc mừng ông Joe Biden sau cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn.

Ông Trump viết cho ông McConnell Mitch rằng: “75.000.000 phiếu bầu, một kỷ lục đối với một Tổng thống (rất nhiều)”. Trong khi đó, ông nhấn mạnh mức độ ủng hộ và tín nhiệm của người dân Mỹ dành cho ông.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/luat-su-jenna-ellis-chung-toi-se-chien-dau-bat-ke-dieu-gi-xay-ra-vao-thang-1-117286.html

Facebook leo thang tranh cãi về ‘quyền riêng tư’ với Apple

David Molloy

Facebook phát động một cuộc tấn công công khai chống lại Apple, kéo cuộc tranh cãi âm ỉ đã kéo dài giữa hai gã khổng lồ công nghệ ra trước công chúng.

Đầu năm nay, Apple thông báo rằng họ đã lên kế hoạch hỏi xem liệu người dùng có muốn dữ liệu của họ bị chia sẻ cho mục tiêu quảng cáo được cá nhân hóa hay không.

Động thái này có thể sẽ gây tổn hại cho Facebook, công ty đã cảnh báo có thể bị giảm một nửa số tiền kiếm được qua mạng quảng cáo của mình.

Apple nói với BBC rằng họ chỉ đơn giản “phấn đấu” cho người dùng của mình.

Nhưng Facebook đang tự cho mình là “lên tiếng bênh vực các doanh nghiệp nhỏ”.

Một bài đăng trên blog của Dan Levy, phó chủ tịch phụ trách quảng cáo, gợi ý rằng Facebook cần có khả năng theo dõi hoạt động của người dùng trên các ứng dụng và trang web khác, để giúp các nhà quảng cáo của công ty đưa bài đăng đến những người có nhiều khả năng sẽ đáp ứng nhất.

Facebook kêu gọi có thêm quy định về ‘nội dung độc hại’

Vì sao Facebook và Apple không ưa nhau?

Do đó, ông nói, việc ngăn chặn điều này xảy ra “thực sự ảnh hưởng” không phải Facebook, mà là các doanh nghiệp địa phương – như quán cà phê, cửa hàng bán lẻ nhỏ, hoặc nhà tổ chức sự kiện mới thành lập – vì họ sẽ không đủ khả năng chi trả cho các chiến dịch quảng cáo cần được nhiều người nhìn thấy hơn, để đạt được mức doanh thu tương đương.

“Đúng, điều này sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh quảng cáo đa dạng của Facebook, nhưng nó sẽ tác động ít hơn nhiều so với những gì sẽ xảy ra cho các doanh nghiệp nhỏ”, ông Levy viết.

Gã khổng lồ công nghệ đã đăng nguyên một trang quảng cáo trên một số tờ báo in, như một phần của chiêu trò PR. Facebook cũng tổ chức một cuộc họp báo, trong đó các chủ doanh nghiệp nhỏ trình bày hoàn cảnh của mình.

Facebook cáo buộc động thái của Apple là nhằm ép buộc mọi người sử dụng nền tảng quảng cáo của riêng Apple, nền tảng mà họ tuyên bố là được miễn các quy định mới – điều mà Apple phủ nhận.

Facebook cũng lập luận rằng nội dung kỹ thuật số như các ứng dụng sẽ cần phải chuyển sang việc thanh toán giao dịch và đóng lệ phí để dùng thay vì quảng cáo – dịch vụ mà Apple lấy 30% hoa hồng trên iPhone.

Apple bác bỏ những cáo buộc như vậy và nói Facebook đang tìm cách làm chệch hướng sự chú ý khỏi việc giám sát kỹ các hoạt động kinh doanh của chính mình.

“Chúng tôi tin rằng đây là vấn đề đơn giản để bảo vệ người dùng của chúng tôi”, Apple nói với BBC.

“Người dùng cần biết khi nào dữ liệu của họ đang bị thu thập và chia sẻ trên các ứng dụng và trang web khác – và họ nên có quyền được lựa chọn có cho phép điều đó hay không. Ứng dụng Theo dõi Minh bạch trong iOS 14 không yêu cầu Facebook thay đổi cách tiếp cận theo dõi người dùng và tạo mục tiêu quảng cáo, nó chỉ đơn giản yêu cầu họ cho người dùng một sự lựa chọn.”

Trong một bài phát biểu gần đây, Craig Federighi, Giám đốc phần mềm của Apple nói:

“Một số công ty sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tính năng của ứng dụng Theo dõi Minh bạch… hoặc bất kỳ sự đổi mới nào tương tự, và để duy trì quyền truy cập không bị kiểm soát của họ vào dữ liệu của mọi người.

“Để nói rằng chúng tôi hoài nghi về những tuyên bố đó sẽ là một cách nói quá nhẹ.”

Nhưng một chuyên gia cảnh báo hai công ty Facebook và Apple đều đang mạo hiểm khi công khai sự xung đột này.

“Cả hai công ty có thể đang chơi với lửa ở đây,” Stephanie Hare, tác giả của cuốn sách Đạo đức Công nghệ sắp xuất bản, nhận xét.

“Facebook đã đang bị Ủy ban Thương mại Liên bang, 46 tiểu bang và hai khu vực pháp lý khởi kiện vì vi phạm luật chống độc quyền, và do đó, họ đang tìm cách đóng vai nạn nhân.

“Nhưng nếu Facebook có thể lập luận rằng Apple cũng đang lạm dụng vị trí của mình, chúng ta có thể thấy một công ty công nghệ khổng lồ khác bị lọt vào tầm ngắm của các nhà quản lý.”

Quyền riêng tư và việc đăng tin

Trong nhiều năm, Apple đã đề cao quyền riêng tư như một trong những tính năng chính của điện thoại và các sản phẩm khác của mình, thực hiện các điều chỉnh nhỏ và đưa vào các tính năng mới mà họ cho rằng cải thiện quyền riêng tư của người dùng.

Mới nhất trong số này là các thông báo trong App Store của hãng, liệt kê dữ liệu mà mỗi sản phẩm thu thập, trong trường hợp của Facebook, đã dẫn đến một danh sách rất dài.

Nhưng quyết định cấm một loại theo dõi này có khả năng làm gia tăng một phần thị trường quảng cáo của Apple khi nó ra mắt vào đầu năm sau.

Trong thử nghiệm đầu năm nay, Facebook nói họ nhận thấy doanh thu dành cho các nhà xuất bản giảm 50% khi cá nhân hóa không phải là một lựa chọn trong các chiến dịch quảng cáo.

Và như một phần của chiến dịch chống lại Apple, Facebook đã thu thập hàng loạt chủ doanh nghiệp nhỏ làm nghiên cứu điển hình, khẳng định khả năng chạy quảng cáo được cá nhân hóa là chìa khóa thành công trong kinh doanh của họ.

Đăng quảng cáo nguyên một trang trên các tờ báo và cuộc họp báo có những câu chuyện đau lòng từ các chủ doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ sẽ không vượt qua được đại dịch nếu không sử dụng quảng cáo được nhắm mục tiêu của Facebook – gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook rõ ràng quyết tâm đối đầu trong cuộc chiến kinh doanh với Apple.

“Đây là cuộc chiến về quyền kiểm soát internet”, một giám đốc điều hành Facebook nói tại cuộc họp báo, đề cập đến động cơ của Apple trong việc tăng cường kiểm soát quyền riêng tư trong hệ điều hành mới nhất của họ. Nhưng nhiều người sẽ coi đây là việc gã khổng lồ truyền thông xã hội đang chiến đấu để duy trì một mô hình kinh doanh cho Internet có lợi cho nó mà người dùng phải trả giá.

“Bảo vệ quảng cáo được cá nhân hóa của chúng tôi” có thể là lời cầu cứu của các doanh nghiệp nhỏ nhưng nó sẽ không tạo nhiều tiếng vang với hàng triệu người dùng Facebook, những người lo lắng về cách dữ liệu riêng tư của họ bị sử dụng – hoặc với các tờ báo mà hoạt động kinh doanh quảng cáo rao vặt đã biến mất kể từ Mark Zuckerberg đưa ra ý tưởng sáng tạo kết nối mọi người.

Liệu động cơ của Apple có trong sáng trong cuộc chiến làm cho các hoạt động trực tuyến của chúng ta trở nên riêng tư hơn hay không vẫn còn là vấn đề đáng nghi ngờ – App Store của Apple kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ hoa hồng khi người dùng mua hàng trong ứng dụng chứ không phải từ quảng cáo. Nhưng trước tòa án của dư luận, cuộc chiến giữa một công ty truyền thông xã hội có niềm tin của người dùng bị thâm hụt lớn và một doanh nghiệp hứa hẹn sẽ đưa mọi người trở lại việc bảo vệ dữ liệu của họ, có khả năng chỉ kết thúc một chiều.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55300208

Covid: WHO sẽ điều tra nguồn gốc Vũ Hán, Trung Quốc của virus

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói một nhóm gồm 10 nhà khoa học quốc tế sẽ đến thành phố Vũ Hán của Trung Quốc trong tháng tới, để điều tra nguồn gốc của Covid-19.

Bắc Kinh đã miễn cưỡng đồng ý với một cuộc điều tra độc lập, và đã phải mất nhiều tháng đàm phán để WHO được phép tiếp cận thành phố.

Virus này được cho là đến từ một khu chợ trong thành phố bán động vật Vũ Hán.

Nhưng việc tìm kiếm nguồn gốc của virus đã dẫn đến căng thẳng, đặc biệt là với Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc ìm cách che giấu sự bùng phát ban đầu.

Mục đích của cuộc điều tra là gì?

Một nhà sinh vật học trong nhóm sẽ đi đến Vũ Hán, nói với hãng tin AP rằng, WHO không tìm cách đổ lỗi mà là để ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai.

“Đây thực sự không phải là việc tìm ra một quốc gia để đổ tội,” Fabian Leendertz thuộc Viện Robert Koch của Đức nói.

“Đây là việc tìm hiểu những gì đã xảy ra và sau đó xem, liệu dựa trên những dữ liệu đó, chúng ta có thể cố gắng giảm thiểu rủi ro trong tương lai hay không.”

‘Vũ Hán có thể đã bị virus corona nhiều tháng trước khi TQ báo cáo’

Khủng hoảng gia vị ở Việt Nam và Ấn Độ thời Covid-19

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Nhà văn bị gọi là kẻ phản bội vì nhật ký Vũ Hán

Tiến sĩ Leendertz nói mục đích là để tìm ra thời điểm virus bắt đầu lưu hành và liệu nó có bắt nguồn từ Vũ Hán không.

Ông nói thêm rằng chuyến đi dự kiến ​​sẽ kéo dài bốn hoặc năm tuần.

Virus được phát hiện lần đầu ở đâu và khi nào?

Trong những ngày đầu của virus, nó đã được tìm thấy ở một chợ bán động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và có ý kiến ​​cho rằng đây là nơi virus có bước nhảy vọt từ động vật sang người.

Nhưng các chuyên gia hiện giờ tin rằng virus có thể chỉ được khuếch đại ở đó.

Nghiên cứu cho thấy virus corona có khả năng lây nhiễm sang người có thể đã lưu hành mà không bị phát hiện ở dơi trong nhiều thập niên.

Tháng 12 năm ngoái, một bác sĩ người Trung Quốc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán – ông Lý Văn Lượng – đã tìm cách cảnh báo các bác sĩ khác về khả năng bùng phát của một căn bệnh mới, nhưng ông bị cảnh sát yêu cầu “ngừng đưa ra những bình luận sai lệch” và bị điều tra vì “tung tin đồn”.

Bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời tháng 2 sau khi bị nhiễm virus lúc đang điều trị cho bệnh nhân ở thành phố.

Vào tháng 4, nhiều nghi ngờ và cáo buộc xuất hiện là virus có thể đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Các bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được bạch hóa cho thấy các quan chức đại sứ quán đang lo lắng về an toàn sinh học ở đó.

Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia Mỹ vào thời điểm đó nói mặc dù virus này không phải do con người tạo ra hay do biến đổi gen, nhưng giới chức đã điều tra xem liệu đợt bùng phát bùng phát do tiếp xúc với động vật hay vì tai nạn trong phòng thí nghiệm.

Các báo cáo gần đây trên truyền thông Trung Quốc cho rằng Covid-19 có thể đã bắt đầu hoạt động bên ngoài Trung Quốc.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng những báo cáo đó không có cơ sở và chiến dịch đưa tin như vậy phản ánh sự lo lắng của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh về thiệt hại với uy tín quốc tế của đất nước họ từ đại dịch.

Liệu chuyến đi Vũ Hán có mang đến câu trả lời?

Phân tích của Naomi Grimley, phóng viên sức khỏe, BBC News

Câu hỏi về một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus đã trở thành vấn đề địa chính trị quốc tế và các tranh cãi về WHO.

Chính quyền Trump luôn có quan điểm cứng rắn, cho rằng WHO đã quá mềm mỏng với Trung Quốc và trích dẫn ví dụ về các quan chức ca ngợi các hành động như phong tỏa Vũ Hán, thử nghiệm hàng loạt và công bố mã di truyền của virus của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác – bao gồm Úc và Anh – cũng nói cần phải có một cuộc điều tra thích hợp.

Hãng tin AP tiết lộ bản ghi chép từ các cuộc gọi điện video của các quan chức WHO phàn nàn hồi tháng Giêng rằng họ không nhận được đúng dữ liệu cần có từ chính quyền Trung Quốc. Một nhóm WHO gồm hai người đến thăm Trung Quốc vào mùa hè này đã gặp khó khăn trong việc đàm phán về tiếp cận Vũ Hán.

Chuyến đi này, khi xảy ra, có lẽ sẽ tập trung vào các câu hỏi sinh học cơ bản: Có phải virus ban đầu đến từ loài dơi không? Có phải có “môi trường trung gian” liên kết dơi với con người không? Và chợ bán động vật ở Vũ Hán có phải là trung tâm của đợt bùng phát ban đầu không?

Phản ứng của Trung Quốc với báo cáo về virus

Cách giải quyết cuộc khủng hoảng đang phát triển của Trung Quốc hồi tháng Giêng đã được Tiến sĩ Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO ca ngợi, nói rằng “thách thức đã lớn nhưng phản ứng còn lớn hơn gấp bội”.

Theo WHO, Bắc Kinh đã giúp làm chậm sự lây lan của virus bằng cách nhanh chóng tình nguyện chia sẻ kiến ​​thức về mã di truyền của virus.

Tuy nhiên, Mỹ – trong số những số quốc gia khác – đã đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có hoàn toàn minh bạch khi virus lần đầu tiên xuất hiện ở đó hay không.

Vào tháng 3, người đứng đầu WHO tại Trung Quốc, Tiến sĩ Gauden Galea, nói với BBC rằng có “những thiếu sót” trong việc giải quyết dịch bùng phát trong những ngày đầu, nhưng các chuyên gia sẽ xem xét cách thức có thể tránh được vấn đề trong tương lai

Ông Trump sau đó công kích chính WHO vì đã quá “nghiệng về Trung Quốc” khi ca ngợi Bắc Kinh, nói rằng tổ chức này “thực sự đã sai” với những hướng dẫn ban đầu trong thời gian đại dịch bùng phát.

Ông tuyên bố rằng ông đang rút Mỹ ra khỏi WHO và nói rằng nguồn tài trợ sẽ được chuyển sang nơi khác.

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, đã thành lập một nhóm chính sách đối ngoại có nhiệm vụ giữ nước Mỹ trong WHO.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55300203

Tổng thống Pháp Macron xét nghiệm dương tính với Covid-19

Thanh Phương

Điện Elysée ( Phủ tổng thống Pháp ) vừa thông báo, hôm nay 17/12/2020, qua xét nghiệm, tổng thống Emmanuel Macron dương tính với Covid-19 và sẽ tự cách ly trong 7 ngày. Nguyên thủ Pháp cho biết « sẽ tiếp tục làm việc và duy trì các hoạt động từ xa ».

Chính phủ Pháp cũng vừa thông báo là thủ tướng Jean Castex, có tiếp xúc gần với tổng thống Macron, và do vậy sẽ tự cách ly trong 7 ngày, cho dù ông không có triệu chứng nào của Covid-19 và vừa được xét nghiệm cho kết quả âm tính. Chủ tịch Hạ Viện Richard Ferrand cũng phải cách ly với lý do có tiếp xúc gần với tổng thống Macron.

Hôm qua, 16/12/2020, trước Quốc Hội, thủ tướng Jean Castex thông báo là chiến dịch chích ngừa Covid-19 tại Pháp sẽ bắt đầu ngay từ tuần cuối của tháng 12, « nếu hội đủ mọi điều kiện ». Riêng những người không thuộc diện ưu tiên sẽ chờ đến cuối mùa xuân năm tới.

Theo thủ tướng Castex, việc khởi động chiến dịch tiêm chủng tại Pháp tùy thuộc vào việc cấp phép vac-xin từ Cơ quan dược phẩm châu Âu, sẽ họp lại ngày 21/12 tới và Cơ quan Y tế Cao cấp Pháp sẽ có ý kiến đưa ra ngay sau đó. 

Giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng, chích ngừa trước tiên cho những người có nguy cơ cao, sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tuần, do phải tính đến khoảng thời gian 21 ngày giữa mũi chích đầu tiên và mũi chích thứ hai.

Trong giai đoạn thứ hai, vac-xin sẽ được tiêm ngừa cho 14 triệu người lớn tuổi hoặc mắc bệnh mãn tính, và những người làm việc trong ngành y tế. Những người còn lại sẽ được chích ngừa trong giai đoạn ba, tức là khoảng cuối mùa xuân tới.

Thủ tướng Castex cho biết, từ đây đến cuối năm, khoảng 1,16 triệu liều vac-xin sẽ được giao cho nước Pháp. Paris đã đặt mua tổng cộng 200 triệu liều vac-xin, đủ để chích ngừa cho 100 triệu người. Nhưng thủ tướng Pháp cũng nhấn mạnh là việc khởi động chiến dịch chích ngừa không có nghĩa là dịch bệnh chấm dứt. Cho nên, trong những tháng tới, Pháp sẽ tiếp tục xét nghiệm đại trà và khuyến khích việc cách ly các ca nhiễm.

Theo số liệu do Cơ quan Y tế Công cộng Pháp công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm hơn 17.000 ca nhiễm, nhưng số bệnh nhân trong các khoa hồi sức tiếp tục giảm, nay chỉ còn 2.840.

Ở cấp độ châu lục, theo lời chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, toàn bộ 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng kể từ ngày 27/12 sau khi Cơ quan dược phẩm châu Âu cấp phép cho vac-xin ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201217-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-macron-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-d%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%ADnh-v%E1%BB%9Bi-covid-19

Án tù từ 4 năm đến chung thân cho 14 bị cáo trong các vụ khủng bố 2015 ở Paris

Mai Vân

Tòa đại hình đặc biệt Paris ngày 16/12/2020 tuyên án đối với 14 bị cáo trong phiên tòa xét xử các vụ tấn công khủng bố tại Paris vào tháng 01/2015. Những người này, trong đó có 3 người bị xử vắng mặt, bị kết tội « tòng phạm », hỗ trợ anh em Kouachi và Amédy Coulibaly trong các vụ tấn công vào tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo và tại siêu thị Hyper Cacher làm chết 17 người. Cả ba hung thủ đều đã bị hạ sát lúc xẩy ra vụ việc.

Tòa đã tuyên án nặng nhất là tù chung thân đối với Mohamed Belhoucine, được cho là đã chết ở Syria, và 30 năm tù giam nhắm vào hai bị cáo chủ chốt khác là Hayat Boumeddiene – vợ góa đã bỏ trốn của Amedy Coulibaly, hung thủ sát hại một cảnh sát ở Montrouge, và Ali Riza Polat, được cho là “cánh tay phải” của Coulibaly trong vụ khủng bố tại siêu thị Hyper Cacher.

Ali Riza Polat bị kết tội đồng lõa trong tội ác khủng bố của Saïd và Chérif Kouachi và Amédy Coulibaly nhắm vào Charlie Hebdo và Hyper Cacher. Tòa án nhấn mạnh “vai trò đặc biệt tích cực và xuyên suốt

của bị cáo trong việc chuẩn bị cho cuộc tấn công Hyper Cacher.  Các luật sư của Polat cho biết thân chủ của họ sẽ kháng cáo.

Đối với các bị cáo còn lại, mức án đi từ 4 năm đến 18 năm tù giam. Điểm đáng chú ý là Tòa Án đã hủy bỏ cáo buộc khủng bố đối với 6 trong số 11 bị cáo có mặt trong phiên tòa xét xử.

Xin nhắc lại là trái với các phiên tòa đại hình bình thường, phiên xử các vụ khủng bố tháng Giêng 2015 tại Paris này không có bồi thẩm đoàn nhân dân mà chỉ có các thẩm phán tham dự. Có 144 nhân chứng và 14 chuyên gia ra điều trần trước tòa. Đây cũng là một trong số rất ít phiên xử được ghi hình tại Pháp.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201217-%C3%A1n-t%C3%B9-t%E1%BB%AB-4-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%BFn-chung-th%C3%A2n-cho-14-b%E1%BB%8B-c%C3%A1o-trong-c%C3%A1c-v%E1%BB%A5-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-2015-%E1%BB%9F-paris

Đường phố Paris vắng bóng người khi lệnh giới nghiêm COVID-19 bắt đầu có hiệu lực

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Ba (15/12), các cửa hàng ở trung tâm thủ đô của Pháp đóng cửa sớm và người mua sắm vội vã trở về nhà trước khi lệnh giới nghiêm 8 giờ tối mới có hiệu lực để cố gắng ngăn chặn một đợt gia tăng đột biến mới của COVID-19.

Xung quanh khu mua sắm thường nhộn nhịp, mặt tiền của các cửa hàng tối om và rất ít người trên đường, hầu hết đều hướng về ga tàu điện ngầm. Hôm thứ Ba mang lại quyền tự do mới cho người dân ở Pháp vì đây là thời điểm kết thúc lệnh lưu trú tại nhà. Nghĩa là trước hôm thứ Ba, mọi người chỉ có thể ra ngoài trong một khoảng thời gian giới hạn cho những chuyến đi cần thiết, mua sắm hoặc tập thể dục. Nhưng điều đó được thay thế bằng lệnh giới nghiêm hàng đêm.

Từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng, mọi người chỉ có thể ra ngoài vì công việc, đi công tác chính thức hoặc vì lý do y tế. Bất kỳ ai vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ phải chịu mức phạt 135 euro (164 mỹ kim). Các viên chức khuyến cáo rằng họ sẽ thực thi nghiêm ngặt các luật mới.

Vào tối hôm thứ Ba (15/12), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Gerald Darmanin tham gia một cuộc tuần tra của cảnh sát ở Yvelines, phía tây Paris, để kiểm tra xem mọi người có tuân thủ hay không. Tỷ lệ lây nhiễm ở Pháp giảm mạnh kể từ đỉnh điểm của làn sóng thứ hai vào tháng trước. Nhưng các nhà khoa học khuyến cáo nguy cơ của làn sóng lây nhiễm thứ ba nếu người dân mất cảnh giác trong dịp lễ Giáng sinh và năm mới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/duong-pho-paris-vang-bong-nguoi-khi-lenh-gioi-nghiem-covid-19-bat-dau-co-hieu-luc/

Ukraine cho biết hàng chục cảnh sát bị thương trong cuộc đụng độ với những người biểu tình phản đối phong tỏa

Tin từ KYIV, Ukraine – Bộ Nội vụ cho biết vào hôm thứ Ba (15/12), một cảnh sát bị đánh bất tỉnh và 40 người khác bị bỏng mắt do hóa chất từ khí gas, trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng nghìn người phản đối việc chính phủ phong tỏa để chống lại coronavirus.

Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thông báo một lệnh phong tỏa toàn quốc chặt chẽ bắt đầu từ tháng 1 để chống lại sự lây lan của COVID-19, sau đợt gia tăng số lượng ca bệnh đột biến gần đây. Tại một cuộc biểu tình của các thương gia và đại diện của các doanh nghiệp nhỏ trên Quảng trường Độc lập của Kyiv, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động đội mũ bảo hiểm và những người biểu tình nổ ra sau khi những người biểu tình cố gắng dựng lều.

Trong một tuyên bố riêng, phía cảnh sát cho biết ba cảnh sát phải nhập viện sau khi bị tấn công bởi một nhóm người say rượu. Hơn 900,000 người nhiễm coronavirus mới ở Ukraine. Các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm đóng cửa các trường học, quán cà phê, nhà hàng, phòng tập thể dục và trung tâm giải trí cũng như cấm tụ tập đông người, sẽ có hiệu lực từ ngày 8 đến ngày 24 tháng 1.

Hồi tháng trước, chính phủ ban hành lệnh phong tỏa vào cuối tuần, đóng cửa hoặc hạn chế hầu hết các doanh nghiệp ngoại trừ những doanh nghiệp liên quan đến các dịch vụ thiết yếu như cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc, bệnh viện và giao thông vận tải. Họ dỡ bỏ các hạn chế vào ngày 2 tháng 12. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ukraine-cho-biet-hang-chuc-canh-sat-bi-thuong-trong-cuoc-dung-do-voi-nhung-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-phong-toa/

Phản ứng lẫn lộn về chương trình tiêm chủng vắc xin chống Covid của Nga

Trong khi vắc xin chống virus Covid-19 do phương Tây phát triển được chào đón một cách nhiệt tình và hào hứng, vắc xin do Nga chế tạo gặp những phản ứng tương phản nhau, với những bài báo tường trình về các phòng khám vắng bóng người ở Moscow khi nhân viên y tế và các nhà giáo là những đối tượng được chọn để được tiêm ngừa Covid-19 đầu tiên.

Các quan chức Điện Kremlin và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát ca ngợi vắc xin Sputnik V là một thành tựu lớn khi vắc xin này được phê duyệt vào ngày 11/8/2020. Nhưng trong công chúng Nga, hy vọng rằng chương trình tiêm chủng sẽ đảo ngược được cuộc khủng hoảng Covid-19 trở nên lẫn lộn với cảnh giác và hoài nghi, phản ánh những lo ngại khi vắc xin được tung ra gấp rút giữa giai đoạn thử nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của nó.

Nga bị quốc tế chỉ trích vì đã phê duyệt một loại vắc xin chưa qua giai đoạn thử nghiệm sâu rộng nơi hàng chục nghìn người. Các chuyên gia cả trong và ngoài nước đều cảnh báo không nên sử dụng đại trà cho đến đã hoàn tất xong các nghiên cứu.

Bất chấp những cảnh báo đó, nhà chức trách Nga đã bắt đầu tiêm vắc xin cho một số nhóm có nguy cơ cao, như nhân viên y tế phục vụ ở tuyến đầu, chỉ vài tuần sau khi vắc xin được phê duyệt.

Ông Alexander Gintsburg, đứng đầu Viện nghiên cứu Gamaleya đã phát triển vắc xin, tuần trước cho biết đã có hơn 150.000 người Nga được tiêm vắc xin.

Sau khi Anh tuyên bố hôm 2/12 là nước này đã phê duyệt vắc xin do Pfizer và BioNTech phát triển, Tổng thống Nga Vladimir Putin hối thúc giới hữu trách Nga bắt đầu một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, dấu hiệu cho thấy Moscow muốn ganh đua để về nhất trong cuộc chạy đua chống đại dịch.

Nga phê duyệt vắc xin của họ sau khi thử nghiệm trên vài chục người, và ca ngợi thành tích rằng vắc xin này là “sản phẩm đầu tiên trên thế giới” được chuẩn thuận để sử dụng. Các nhà phát triển đặt tên cho vắc xin là “Sputnik V”, để nhắc nhở thành tích của Liên Xô khi trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng vệ tinh vào năm 1957 giữa Chiến tranh Lạnh.

Đây không chỉ là để thỏa mãn niềm tự hào dân tộc. Nước Nga ghi nhận hơn 2,7 triệu ca nhiễm Covid-19 với hơn 49.000 ca tử vong, nước này muốn tránh một vụ phong tỏa gây thiệt hại cho nền kinh tế của mình.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết khoảng 15.000 người đã được tiêm chủng kể từ khi chương trình bắt đầu vào ngày 5/12.

Nhưng các bản tin về những ngày đầu tiên của chiến dịch chủng ngừa ở Moscow cho thấy các phòng khám vắng tanh, và nhân viên y tế tiêm cho bất kỳ ai bước vào.

Cá nhân ông Putin vẫn chưa chích ngừa. Nhà lãnh đạo 68 tuổi của Nga giải thích rằng ông không thuộc thành phần được tiêm chủng vắc xin do những giới hạn về độ tuổi. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hàng năm hôm thứ Năm 17/12, ông nói “Vắc xin vẫn chưa đến tay những người như tôi, nhưng tôi chắc chắn sẽ tiêm chủng, ngay khi có thể”.

Các nhà phát triển vắc xin Sputnik V cho biết dựa trên các dữ liệu nghiên cứu, vắc xin đạt mức hiệu quả 91%, kết luận này được dựa trên 78 ca nhiễm trong số gần 23.000 người tham gia, một con số thấp hơn nhiều so với những con số các nhà sản xuất phương Tây tích lũy trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi phân tích tính hiệu quả của vắc xin. Mặt khác, một số chi tiết quan trọng về thành phần và độ tuổi của các đối tượng trong cuộc nghiên cứu của Nga vẫn chưa được công bố.

Một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 10 bởi Trung tâm Levada, tổ chức thăm dò độc lập hàng đầu của Nga, cho thấy 59% người Nga không muốn tiêm vắc-xin, dù là thuốc được cung cấp miễn phí.

https://www.voatiengviet.com/a/phan-ung-lan-lon-ve-chuong-tinh-tiem-chung-vaccine-chong-covid-cua-nga/5703334.html

Tunisia: Vị đắng 10 năm sau cách mạng Hoa Nhài

Thanh Hà

Cuộc cách mạng Hoa Nhài Tunisia 10 năm trước đây chỉ còn lại vị đắng. An ninh, tư pháp và nhất là kinh tế vẫn trong tay một vài phe nhóm thế lực tại Tunis. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại cao hơn gấp 3 lần so với thời “chế độ cũ” và đại đa số dân chúng vẫn mòn mỏi đợi chờ “những ngày mai tươi sáng hơn”.

Cách nay đúng 10 năm, ngày 17/12/2010 sự kiện một thanh niên bán hàng rong Tunisia tự thiêu cho thấy niềm tuyệt vọng của hàng chục triệu con người phải đối mặt với đời sống đắt đỏ, của giới trẻ không

có việc làm, của những người dân thấp cổ bé miệng phải chống chỏi với guồng máy tham ô ở đủ mọi cấp… 

Chỉ ba tuần sau vụ tự thiêu, không cần vũ khí, sức mạnh của đường phố cũng đủ để lật đổ chế độ độc tài trong tay tổng thống Ben Ali sau hơn hai thập niên cai trị đất nước với một bàn tay sắt. Cuộc cách mạng Hoa Nhài là mắt xích đầu tiên trong chuỗi dài của phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả Rập, từ Ai Cập đến Libya hay Yemen.

Trong những tháng kế tiếp và cho đến tận 2013, nhiều quan chức của ngành an ninh và cảnh sát đã bị cách chức. IVD, một ủy ban điều tra về những kẻ phạm tội ác dưới thời chế độ Ben Ali đã được hình thành.

Thế nhưng rồi, theo lời cựu phó chủ tịch ủy ban này, bà Silem Bensedrine, được tuần báo Le Point trích dẫn, “những người bị cách chức nói trên không bị xét xử hay trừng phạt” và tệ hơn nữa đại đa số trong guồng máy an ninh của chế độ cũ vẫn được trọng dụng và thậm chí còn được thăng tiến trong bối cảnh Tunisia bị khủng bố đe dọa. Nạn tra tấn vẫn tồn tại và như ghi nhận của Tổ Chức Thế Giới Chống Tra Tấn, “tác giả của những vụ tra tấn đó gần như vẫn được bình yên”.

Nhìn đến hệ thống tư pháp, 10 năm sau phong trào dân chủ Tunisia, ngoại trừ một vài nhân vật quá nổi tiếng dưới thời tổng thống Ben Ali đã phải lùi vào bóng tối khi chế độ cũ sụp đổ, những vị thẩm phán tham ô nhất tuyệt nhiên không bị đưa ra trước vành móng ngựa. Tính độc lập của tư pháp Tunisia đến nay vẫn chỉ “hiện hữu trên giấy tờ”.

Dù vậy ủy ban này nhìn nhận rằng trong số các cuộc cách mạng của phong trào Mùa Xuân Ả Rập thì trường hợp Tunisia được xem là thành công nhất: Quốc gia này đã cho ra đời một bản Hiến Pháp mới. So với ở Ai Cập hay Syria thì Tunisia cũng là một nước hiếm hoi tổ chức bầu cử tự do và cũng là nơi mà quyền tự do ngôn luận được tôn trọng.

Nhưng chỉ cần nhìn vào bức tranh kinh tế Tunisa hiện tại cũng đủ để nhận thấy rằng “những bông hoa nhài của 10 năm trước đã tàn úa”: Năm 2017 theo bảng xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, Tunisia sụt giảm mất 15 hạng so với hồi 2010 trong số những quốc gia tham nhũng.

Nhà chính trị học Tunisia, Selim Kharrat  trả lời tuần báo Le Point của Pháp lưu ý rằng chỉ từ hai năm trở lại đây, công luận mới bắt đầu chú ý và thảo luận những vấn đề như tại sao nhiều hoạt động kinh tế vẫn chỉ tập trung trong tay một vài “đại gia” hay liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước với các đại tập đoàn Tunisia … Chế độ Ben Ali đã bị lật đổ cách nay gần một chục năm nhưng những “cung cách” làm ăn, những đặc quyền của các phe nhóm vẫn tồn tại. Năm 2015, một cựu lãnh đạo nghiệp đoàn các chủ doanh nghiệp Tunisia đã cảnh báo rằng, “giai đoạn chuyển tiếp hướng tới mô hình dân chủ chỉ có thể thành công nếu Tunisia thành công về mặt kinh tế

Thực tế phũ phàng là, 10 năm sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi ở một thành phố nhỏ miền trung Tunisia, 12 triệu dân xứ này vẫn phải đối mặt với lạm phát, thất nghiệp và những bất công xã hội. Tình hình thêm đen tối dưới tác động tai hại virus corona. Tỷ lệ thất nghiệp cao gấp ba lần so với thời của nhà độc tài Ben Ali.

Điều tai hại hơn cả như triết gia Youssef Seddik ghi nhận : 10 năm trước đây người dân Tunisia đã xuống đường vì miếng cơm manh áo, họ đã lật đổ một chế độ độc tài để đòi tự do. Nhưng thảm họa của Tunisia là “cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do đó đã không được bù đắp lại” bằng những điều kiện kinh tế khả quan hơn. Những người tham gia cuộc cách mạng Hoa Nhài ấy vẫn không trông thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Chính quyền Tunis vừa phải đi vay thêm 5 tỷ euro, tức tương đương với 30 % để hoàn tất dự luật về ngân sách cho năm 2021. Cũng Tunisia đang cầu viện Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế một gói hỗ trợ vào mùa xuân này. Trong khi chờ đợi, chính phủ theo dõi chặt chẽ các cuộc bãi công rải rác trên toàn quốc hay những xung đột dù rất nhỏ giữa các bộ tộc ở miền nam, với một mục tiêu duy nhất đó là phát hiện kịp thời những mầm mống của một cuộc cách mạng khác.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201217-tunisia-v%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BA%AFng-10-n%C4%83m-sau-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-hoa-nh%C3%A0i

Tư pháp Hồng Kông trở thành công cụ đàn áp

Thanh Hà

Ngày 17/12/2020, tám nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị truy tố vì tội “tham gia một cuộc tập hợp bất hợp pháp” sau khi luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt có hiệu lực. Nhân danh đạo luật này hiện có hơn 10 ngàn dân Hồng Kông đang bị truy tố từ sau các cuộc xuống đường hồi 2019.

Trong số 8 bị cáo phải bị xét xử có cựu lãnh đạo một phong trào dân chủ Hồng Kông Hồ Chí Vĩ (Wu Chi Wai), hai cựu nghị viên Hồng Kông. Tính độc lập của tư pháp Hồng Kông càng lúc càng bị thu hẹp như ghi nhận của thông tín đài RFI Florence de Changy :

“Đành rằng vẫn có trường hợp thẩm phán Hồng Kông tha bổng bị cáo và chỉ trích cảnh sát không đưa ra được bằng chứng đáng tin cậy về những hành vi sai trái của người bị ra tòa, như trong trường hợp của một nữ bị cáo ngày hôm qua. Bà là trợ lý xã hội và đã được tha bổng. Tuy nhiên cảm tưởng chung ở đây là trước những bản cáo trạng dồn dập được tuyên, và đó thường là những hình phạt nặng nề, ngay cả trong trường hợp không xảy ra bạo lực, người dân Hồng Kông đang mất dần một trong những quyền cơ bản nhất đó là quyền tự do ngôn luận. Mark Simon, cánh tay phải của nhà tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã kết luật như trên. Ông Lê Trí Anh tuần qua đã bị tạm giam cho đến tháng 4/2021.  Mark Simon cho biết “tội của Lê Tí Anh là đã dám nói và dám viết. Họ muốn cấm ông ấy tiếp tục làm công việc đó. Người ta bỏ tù một ông cụ 72 tuổi chỉ vì ông ấy dám nói. Chỉ vậy thôi”. 

Công luận quốc tế biết đến nhiều trường hợp của những người nổi tiếng trong số hàng trăm ca khác cũng bị đưa ra trước vành móng ngựa. Một nhà đấu tranh, cô Chloé và cũng là người ủng hộ nhà hoạt động Khoái Tất (Tam Tak Chi) cho biết ông này bị tạm giam cho tới tháng 5/2021 vì đã dám “thì thầm” lên tiếng vì một khẩu hiệu mà có thể bị cấm. Chloé nói “tình hình tại Hồng Kông giờ đây thật là bất công. Chúng tôi không còn chút quyền tự do ngôn luận  nào cả. Chính vì thế mà người dân phẫn nộ, họ cảm thấy bị bỏ rơi và họ tuyệt vọng”. Những ai có điều kiện, thì bỏ xứ ra đi là hy vọng cuối cùng.

Cũng về tình trạng nhân quyền Hồng Kông hôm qua (16/12/2020) tư pháp cũng đã khởi tố 12 người đã tìm đường vượt biên sang Đài Loan hồi mùa hè vừa qua. Tám người trong số này bị ghép vào tội vượt biên bất hợp pháp và với tội danh này, họ có thể lãnh đến 7 năm tù giam.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201217-t%C6%B0-ph%C3%A1p-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-%C4%91%C3%A0n-%C3%A1p

Trung Cộng khởi động dự án trụ sở CDC ở Châu Phi

Bất chấp sự phản đối từ Hoa Kỳ, việc thành lập trụ sở mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC) do Trung Cộng tài trợ 80 triệu Mỹ kim ở phía nam Addis Ababa, Ethiopia đã được tiếp tục.

Trong số các viên chức tại lễ khởi động giai đoạn xây dựng đầu tiên hôm thứ Hai (14/12), có Amira Elfadil, ủy viên phụ trách các vấn đề xã hội tại Liên minh châu Phi và đại sứ Liu Yuxi, người đứng đầu phái bộ Trung Cộng tại Liên minh Châu Phi (AU). Bà Elfadil cho biết AU đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Trung Cộng, quốc gia đã đề nghị xây dựng tòa nhà và sự hỗ trợ liên tục đối với AU.

Phát biểu về sự kiện trong video từ Bắc Kinh, Qian Keming, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Cộng, cho biết việc xây dựng CDC châu Phi là “một hành động cụ thể để thực hiện theo các cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh năm 2018 về Hợp tác Trung Cộng-Châu Phi”.

Bà Elfadil cho biết việc xây dựng 5 trung tâm cộng tác khu vực của CDC Châu Phi ở Ai Cập, Gabon, Kenya, Nigeria và Zambia sẽ sớm bắt đầu. Việc xây dựng được tiến hành trong bối cảnh Hoa Kỳ phản đối hành động tài trợ và xây dựng dự án của Bắc Kinh.

Vào tháng 2, Financial Times dẫn lời một viên chức Hoa Kỳ cho biết dự án sẽ được sử dụng để theo dõi “dữ kiện bộ gene của châu Phi”. Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã bác bỏ các cáo buộc vào của Hoa Kỳ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-khoi-dong-du-an-tru-so-cdc-o-chau-phi/

Trung Quốc mang về Trái Đất những mẫu đất mặt trăng lần đầu tiên sau 44 năm

Mai Vân

Sau 23 ngày hoạt động trong không gian, tàu vũ trụ Hằng Nga -5 của Trung Quốc, vào khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay 17/12/2020, đã hạ xuống vùng thảo nguyên của tỉnh Nội Mông, mang về các mẫu đất mặt trăng. Trung Quốc là nước thứ ba làm được việc này, sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, nước cuối cùng mang về mẫu đất đá của mặt trăng vào năm 1976.

Người Trung Quốc rất tự hào về thành tích mới này. Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, tường thuật :

“Hằng Nga-5 đã quay trở lại Trái Đất và cả Trung Quốc đều hoan nghênh. Phản ứng phấn khởi bùng nổ qua sáu ký tự “hoan nghênh hồi gia” và “cung hỉ!” đến từ các cư dân mạng đã thức khuya đêm qua trước những hình ảnh do camera hồng ngoại quay được.

Một cảnh tượng huyền ảo như mặt trăng: Quả cầu vẫn còn nóng hạ cánh xuống vùng tuyết ở thảo nguyên Mông Cổ. Ngay cả trước khi các nhà khoa học và phương tiện kỹ thuật xuất hiện, người ta đã thấy bóng dáng một loài động vật ở bãi đáp.

Mạng xã hội đã băn khoăn: Đó là thỏ, cáo, hay sói thảo nguyên ? “Không, đúng hơn là một con chuột”, một chuyên gia được mời trên trường quay CGTN, nhánh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đã nhận xét như trên.

Chuyến bay khứ hồi 760.000 km đã được thực hiện để mang về các mẫu đất mặt trăng hầu tìm hiểu thêm về nguồn gốc của vệ tinh của Trái Đất. Khoảnh khắc tự hào dân tộc này được chế độ đưa ra như một biểu tượng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc.”

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201217-trung-qu%E1%BB%91c-mang-v%E1%BB%81-tr%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%A5t-nh%E1%BB%AFng-m%E1%BA%ABu-%C4%91%E1%BA%A5t-m%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-sau-44-n%C4%83m

Chuyên gia: Bắc Kinh vũ khí hóa virus Corona Vũ Hán để đối phó với Hoa Kỳ

 Bình luậnĐông Phương

Virus Corona Vũ Hán bùng phát đã gây ra sự sụp đổ kinh tế tồi tệ nhất trên thế giới kể từ cuộc Đại khủng hoảng, và đã khiến gần 300.000 người tử vong ở Hoa Kỳ. Nhà phân tích địa chính trị Brandon J. Weichert đã xuất bản một bài bình luận vào ngày 14/12, nói rằng tất cả những điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra và mục đích của nó là để đối phó với Hoa Kỳ.

Ông Weichert đã đăng bài bình luận trên tờ The Washington Times và chỉ ra rằng, xã hội Mỹ ngày nay đã bị thay đổi từ căn bản bởi trận dịch này. Phản ứng của nhiều bang đối với bệnh dịch đã khiến người dân mất đi tự do và khiến họ vô cùng lo lắng. Sự bất định về tương lai là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận của công chúng.

“Tất cả những điều này đều là do ĐCSTQ gây ra”, ông Weichert nói.

Tuy nhiên, rất ít nhà lãnh đạo, chuyên gia hoặc nhân vật trong giới truyền thông của Hoa Kỳ chỉ ra thực tế này một cách rõ ràng. Các kênh truyền thông chính thống chỉ tuyên truyền một cách mù quáng rằng “Never Trump”. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào đầu năm nay, các kênh truyền thông này đã “hết sức phấn khởi” khi đưa tin về con số tử vong để công kích Tổng thống Trump, và hiếm khi cung cấp thông tin về những nhân tố đằng sau dẫn đến con số tử vong này cho công chúng.

Còn các kênh truyền thông cánh hữu đã chuyển từ việc lên án các biện pháp phong tỏa và chính sách giãn cách xã hội sang việc hoàn toàn phớt lờ con virus này, họ đã không chỉ ra vấn đề trên thực tế dẫn đến đại dịch virus: Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che đậy một căn bệnh chết người và để nó lây lan ra toàn cầu.

ĐCSTQ cố tình để virus lây lan khắp thế giới

Ông Weichert nói rằng chính phủ Trung Quốc đã biết đến sự tồn tại của loại virus này từ rất lâu trước khi họ công bố nó. Một nghiên cứu gần đây của Hội Chữ thập đỏ về các mẫu máu được thu thập vào mùa thu năm 2019 cho thấy, có ít nhất 2% trong số các mẫu này có chứa kháng thể COVID-19 (căn bệnh do virus Corona Vũ Hán gây ra). Thời gian này sớm hơn rất nhiều so với thời điểm chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận phát hiện ra căn bệnh này. Ít nhất là từ tháng 12/2019 Bắc Kinh đã biết về nó.

Ngày từ ngày 30/12/2019, Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng (Li Wenliang) làm việc tại Bệnh viện Trung tâm của thành phố Vũ Hán, đã đưa ra cảnh báo sớm về virus Corona Vũ Hán cho ngoại giới, sau đó bác sĩ đã bị cảnh sát địa phương tạm giữ với tội danh “tung tin đồn trên mạng”. Sở cảnh sát đã yêu cầu ông Lý ký vào một tờ đơn phê bình giáo dục và đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc. Đây là loại hình phạt nhẹ nhất ở Trung Quốc, toà án nhân dân trên danh nghĩa quốc gia tiến hành phê bình giáo dục công khai người phạm tội.

Bác sĩ Lý đã bị chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ trích cho đến khi ông qua đời vào tháng Hai vì nhiễm loại virus này. Ông Weichert nói rằng, lời cảnh báo của bác sĩ Lý có thể coi là đã tiết lộ việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy sự tồn tại của căn bệnh này. Mặc dù biết rằng dịch bệnh đã bùng phát, nhưng ĐCSTQ vẫn cho phép khách du lịch nước ngoài ra vào Trung Quốc.

“Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc (ĐCSTQ) rất vui khi để căn bệnh này lây lan ra thế giới”. Ông Weichert nói rằng trong năm nay, đã có nhiều báo cáo khác nhau chỉ ra rằng, đối mặt với viễn cảnh trở thành trung tâm của một trận đại dịch, chính quyền Trung Quốc lại đang rơi vào tình cảnh khó khăn, nên nó đã để cho căn bệnh này lây lan ra toàn thế giới nhằm làm cho môi trường cạnh tranh toàn cầu “công bằng” hơn. Bắc Kinh cho rằng nếu họ kiểm soát được dịch bệnh quá sớm, vậy thì căn bệnh này sẽ chỉ gây tổn hại cho Trung Quốc, còn các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, sẽ có được lợi thế lớn. “Đây là ý định xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông Weichert nói.

Ông Weichert cho rằng, trên thực tế, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã coi mình là kẻ thù lớn nhất của Mỹ hiện nay. Do giới chính trị và giới truyền thông Mỹ rất ít khi nhấn mạnh rõ ràng rằng ĐCSTQ là đầu sỏ tội ác, vậy nên hầu hết người Mỹ lại chĩa mũi dùi vào nhau thay vì ĐCSTQ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần lên án ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh

Chính quyền Tổng thống Trump đã nhiều lần lên án ĐCSTQ về đại dịch toàn cầu và cho rằng Bắc Kinh vốn có thể hành động nhanh chóng hơn khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát nhưng họ đã không làm.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal vào ngày 17/6, Tổng thống Trump nói rằng ĐCSTQ có khả năng đã cố ý khiến virus lây lan ra toàn cầu.

Ông Trump nói rằng Bắc Kinh có thể ẩn giấu động cơ kinh tế đằng sau hành vi để cho virus lây lan ra nước ngoài. Khi được hỏi liệu động cơ của ĐCSTQ có phải là để mở rộng phạm vi gánh chịu hậu quả về kinh tế hay không, ông Trump nói: “Chính xác (Correct). Họ (ĐCSTQ) đang nói, này các đối tác, chúng ta là một mớ hỗn độn. Hoa Kỳ đang giết chúng ta”.

Tổng thống Trump nói rằng trong một năm rưỡi qua, nền kinh tế Hoa Kỳ đã gây bất ngờ lớn cho ĐCSTQ.

Tuy nhiên, về lời buộc tội ĐCSTQ cố ý phát tán virus ra nước ngoài, Tổng thống Trump nói rằng đó chỉ là xuất phát từ cảm giác cá nhân ông. Ông cho rằng việc virus lan ra nước ngoài cũng có thể là do sự kém cỏi hoặc sai lầm của Bắc Kinh.

Tổng thống cũng nói rằng, cho dù có loại trừ khả năng Bắc Kinh không cố ý để virus lây lan ra nước ngoài, “nhưng bạn không bao giờ biết được. Điều này đã tạo thành ảnh hưởng rồi”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/chuyen-gia-bac-kinh-vu-khi-hoa-virus-corona-vu-han-de-doi-pho-voi-hoa-ky-117104.html

Chuyên gia: Bất kỳ nước nào cũng không thể tự sản xuất vi mạch bán dẫn

Đối mặt với lệnh cấm của Hoa Kỳ, Trung Cộng đã đầu tư một nguồn vốn khổng lồ nhằm tự sản xuất vi mạch bán dẫn, phá vỡ thế độc quyền sản xuất vi mạch bán dẫn của nước ngoài. Tuy nhiên, vài ngày trước có chuyên gia đánh giá rằng trên thế giới không có một nước nào có thể tự sản xuất vi mạch bán dẫn.

Trước các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với ZTE và Huawei, các nhà lãnh đạo của Trung Cộng ý thức được rằng nếu như họ không thể tự mình sản xuất vi mạch bán dẫn, thì các hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc sẽ trở nên vô hiệu. Khi đó, Trung Quốc chỉ có thể là nơi lắp ráp, và là xưởng gia công mà thôi.

Lãnh đạo của Trung Cộng đã đầu tư một khoản vốn khổng lồ, thành lập mấy ngàn công ty sản xuất vi mạch bán dẫn, với hy vọng tự sản xuất ra vi mạch bán dẫn, đồng thời tuyên bố đến năm 2030 sẽ đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Tuy nhiên, công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn có liên quan đến hơn 50 ngành khoa học và công nghệ khác, hàng ngàn quy trình, mà hiện nay chưa có một quốc gia nào hoàn thành việc sản xuất vi mạch bán dẫn một cách độc lập.

Mới đây, Đài tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn quan điểm của Jan-Peter Kleinhans, nhà nghiên cứu cao cấp – giám đốc dự án Khoa học và Địa chính trị thuộc Viện chiến lược Trách Nhiệm Mới của Berlin (Viện nghiên cứu Stiftung Neue Verantwortung) rằng, không có một quốc gia nào có thể độc lập sản xuất vi mạch bán dẫn. Ông nói, thành công của ngành sản xuất vi mạch bán dẫn là kết tinh của những kỹ thuật

tiên tiến nhất của các quốc gia. Cho dù là Hoa Kỳ, một quốc gia có vị trí then chốt trong công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn cũng không thể sản xuất vi mạch bán dẫn một cách độc lập.

Công ty ASML của Hà Lan (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc cho ngành công nghiệp bán dẫn) cũng đưa ra quan điểm tương tự: “Họ đã tốn mất 20 năm mới phát triển thiết bị quang khắc (photolithography), chính họ cũng phải dựa vào mạng lưới cung ứng của khoảng 5 ngàn công ty, trong đó có nhiều công ty có vị trí độc quyền trong lĩnh vực của họ.” Cho nên, chỉ cần thiếu bất kỳ công ty nào trong chuỗi cung ứng đó, thì toàn bộ giá trị trong chuỗi bán dẫn toàn cầu sẽ bị cắt đứt.

Theo Công ty ASML, trong dây chuyền sản xuất công nghệ bán dẫn không thể thiếu thiết bị quang khắc. Hiện nay, ASML của Hà Lan là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng sản xuất thiết bị quang khắc tia cực tím. Trong 17 công ty cung ứng chính cho ASML, thì có hơn một nửa các công ty là của Hoa Kỳ, các công ty còn lại là của Đức và Thụy Điển … Trong thiết bị quang khắc thì thấu kính của nó là độc quyền của hãng Zeiss – Đức, kỹ thuật laser thuộc sở hữu của hãng Cymer – Hoa Kỳ, các loại van chủ chốt thì do công ty của Pháp cung cấp.

Nhà nghiên cứu cao cấp John Lee của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Mercator (Mercator Institute for China Studies) có trụ sở tại Đức nói rằng, công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn được xây dựng dựa trên quá trình tích lũy tri thức qua mấy chục năm của các nước phương Tây. Trong thời gian ngắn, các công ty Trung Quốc không thể rời khỏi hệ thống dây chuyền công nghiệp hiện có này để độc lập sản xuất vi mạch bán dẫn. “Mặc dù có một số công ty Trung Quốc đã có năng lực sản xuất một số vật liệu bán dẫn, nhưng vấn đề là, quý vị sẽ nhận thấy được rằng, thiết bị hàng đầu trong dây chuyền sản xuất nhất định phải sử dụng công nghệ mà các công ty Hoa Kỳ thực sự độc quyền.”

Ông Martijn Rasser, nhà nghiên cứu cao cấp của dự án Khoa học Kỹ thuật và An ninh Quốc gia của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS) cho biết: “Có mạng lưới đồng minh và đối tác toàn cầu là một ưu thế to lớn của các quốc gia tự do dân chủ, đây là điều mà Trung Cộng hoàn toàn không có được.”

Liu Yi

Tiểu Minh biên dịch

https://etviet.com/china/chuyen-gia-bat-ky-nuoc-nao-cung-khong-the-tu-san-xuat-vi-mach-ban-dan.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.