Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ký Thiệt: “Chuyện lớn”?

Friday, December 18, 2020 4:55:00 PM // ,

Như mọi người đều biết, chiều ngày thứ sáu 11 tháng 12 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hạ dấu chấm hết vào vụ kiện của tiểu bang Texas cùng 18 tiểu bang khác, yêu cầu tòa cao nhất nước ngăn chặn các cơ quan hành pháp bốn tiểu bang “đong đưa” (Georgia, Michigan, Pennsylvania, Wisconsin) chứng nhận ông Joe Biden thắng cử, vụ kiện mà mấy ngày vừa qua đã được các nhà bình luận, hữu danh và vô danh, bàn ngang tán dọc rất nhiều trên các mạng truyền thông xã hội mà họ cho là “chuyện lớn” đã được Tổng thống Trump ám chỉ ngày 7 tháng 12 tại Tòa Bạch Ốc, trước mặt các ký giả.

Nói có sách, mách có chứng, xin trích dẫn dưới đây một đoạn trong bài của tác giả Trần Văn, một trong nhiều bài đã bình luận về “chuyện lớn” ấy:

“Việc 19 Tiểu bang hiện giờ kiện 4 Tiểu bang kia là vụ kiện hy hữu chưa có tiền lệ dựa trên nền tảng Hiến pháp, giữa một bên bảo vệ Hiến pháp với một bên giẫm đạp xâm phạm Hiến pháp, 19 tay súng Cộng Hòa đã đồng loạt cùng nhắm bắn vào 4 con hà mã RINO (Republican in Name – Thành viên đảng Cộng hòa chỉ trên danh nghĩa – chỉ những chính trị gia giả mạo là ủng hộ cánh hữu, nhưng thực tế là những kẻ cực đoan ngầm phá hoại Hiến pháp Mỹ từ bên trong).

“Về phía Tòa án Tối cao, thông thường tránh né xét xử các vụ kiện rắc rối này, vì theo sau nó là một chuỗi các sự kiện liên quan cần phải điều tra và tháo gỡ trước khi xét xử vào vấn đề chính. Nếu Tòa án Tối cao thụ lý, việc này rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu: sau này khi các bang xảy ra tranh chấp, thay vì cố gắng hòa giải thì họ sẽ theo cách này lên thẳng Tối cao Pháp viện để xử lý, điều này có nguy cơ tạo sự hỗn loạn về mặt pháp lý.

“Giờ đây, mọi con đường đều dẫn đến Tối cao Pháp viện. Tối cao Pháp viện đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến một mất một còn giữa tinh thần MAGA với thế lực đầm lầy.”

Cơ sở của hy vọng này là hiện 6/9 Thẩm phán Tòa án Tối cao là các Thẩm phán bảo thủ, trong đó có 3 Thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump.

Vụ kiện của Texas lên Tòa án tối cao Liên bang được xem là một “đòn sấm sét” trong thời điểm gay cấn hiện tại – với sự tham gia của 19 tiểu bang khác, tạo nên một sức mạnh tổng hợp đoàn kết của các Tổng chưởng lý đảng Cộng Hòa chống lại vụ gian lận bầu cử lớn nhất lịch sử. (ngưng trích)

Thế mà Tối Cao Pháp Viện chỉ đơn giản phán rằng tòa này sẽ không cứu xét đơn khởi tố của tiểu bang Texas, và rằng nguyên đơn đã không có điểm tựa pháp lý để kiện về phương thức mà các tiểu bang khác dùng để tổ chức những cuộc bầu cử của họ. Theo TCPV , “điểm tựa pháp lý” nằm trong Điều III của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

TT Trump phản ứng với một cái tweet nói rằng Tối Cao Pháp Viện đã bỏ rơi người dân Mỹ vì sự không minh triết và không can đảm.

Kayleigh McEnany, trưởng ban báo chí Tòa Bạch Ốc, tuyên bố trong chương trình của Sean Hannity trên Fox News tối 11 tháng 12 rằng: “Họ (các thẩm phán TCPV) đã ẩn trốn phía sau các thủ tục, thay vì sử dụng thẩm quyền của họ để bảo hành Hiến Pháp.”

Luật sư Rudy Giuliani thì nói rằng cuộc chiến đấu pháp lý của TT Trump sẽ vẫn tiếp tục mặc dù TCPV bác bỏ một vụ kiện của tổng chưởng lý tiểu bang Texas.

Xuất hiện trong chương trình “Stinchfield” của Newmax TV cũng vào tối 11 tháng 12, ông Giuliani nói: “Vụ kiện đã không bị bác về bản chất, vụ kiện đã bị bác về chỗ dựa pháp lý. Đáp lại điều ấy bây giờ là đem vụ kiện tới tòa địa phương, do tổng thống đứng nguyên đơn, do vài cử tri, cáo buộc cùng những sự việc có thể là chỗ dựa pháp lý và do đó có một phiên tòa.” Nhưng, hình như đó không phải là con đường duy nhất còn lại trên mặt trận pháp lý.

Mới đây Tổng Nha Tư Pháp (Texas), (*) Ken Paxton loan báo tiểu bang Texas sẽ kiện để đảo ngược kết quả bầu cử tại bốn tiểu bang gồm có Georgia, Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin vì các tiểu bang này đã thay đổi luật bầu cử một cách bất hợp pháp về việc bầu qua thư bằng một sắc lệnh hành chánh.

Vụ kiện này không vô đơn tại một tòa địa phương mà nạp thẳng cho Tối Cao Pháp Viện. Texas tranh biện rằng những tiểu bang bị kiện đều vi phạm luật bầu cử bằng cách làm những thay đổi trái luật để áp dụng cho  cuộc bầu cử. Tổng Nha Tư Pháp (Texas) Ken Paxton nói: “Vụ kiện này nêu ra một câu hỏi về luật pháp:  Có phải các tiểu bang bị kiện đã vi phạm Khoản về Đại biểu Cử tri bằng những hành động phi pháp để thay đổi luật bầu cử về việc chỉ định các đại biểu cử tri để bầu tổng thống? Những thay đổi phi pháp này về luật bầu cử tại các tiểu bang bị kiện để tạo dễ dàng cho việc bỏ phiếu và đếm phiếu đã vi phạm luật tiểu bang, và do đó đã vi phạm Khoản về Đại biểu Cử tri của Điều II, Phần 1, Khoản 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Do những hành động phi pháp này, các tiểu bang bị kiện không chỉ làm hà tì sự chính trực của cuộc bầu cử của công dân tại các tiểu bang ấy, nhưng những hành động của họ cũng đã làm hạ giảm giá trị của những cuộc bầu cử của công dân tại tiểu bang nguyên đơn và những tiểu bang khác còn trung thành với Hiến Pháp.”

Ông tòa Paxton và nhóm luật sư của ông ta có thể yêu cầu Tối Cao Pháp Viện thụ lý trực tiếp vụ kiện này thay vì phải thông qua các tòa dưới.

Tổng thống Trump cũng tuyên bố: “Chuyện chưa chấm dứt. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục.” Cuộc chiến đấu của ông được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội. Hơn 120 dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện đã ký tên trên đơn kiện. Đông đảo quần chúng đứng sau lưng ông tổng thống, nhiệt tình cổ võ.

Theo “poll” mới đây của Fox News thì khoảng 68% phe Cộng Hòa và 36% cử tri tính chung tin rằng cuộc bầu cử đã bị Joe Biden “lấy trộm”. Trong những người ủng hộ ông Trump thì 77% nghĩ là ông Trump đã thắng, 26% cử tri độc lập và 10% phe Dân Chủ cũng nghĩ như vậy.

So sánh với cuộc bầu cử năm 2016 thì sự mất tin tưởng vào kết quả cuộc bầu cử năm nay sâu rộng hơn nhiều sự nghi ngờ bốn năm trước khi ông Trump bất ngờ đánh bại bà Hillary Clinton, ứng cử viên của đảng Dân Chủ, và ông đã bị vu oan là “thông đồng với Nga” để gian lận bầu cử.

Sau cuộc bầu cử năm 2016, 27% cử tri của bà Clinton cho biết họ cảm thấy “mạnh mẽ” rằng ông Trump đã không thắng cử một cách hợp pháp, theo một thăm dò của ABC và Washington Post vào lúc ấy. Đồng thời chỉ có 18% cử tri tính chung nói rằng sự thắng cử của ông Trump là bất hợp pháp.

Ngày thứ bảy 12 tháng 12 hàng chục ngàn người từ nhiều nơi đã đổ về thủ đô Washington với khẩu hiệu “Stop the Steal”, tập họp trước Tối Cao Pháp Viện và Quốc Hội, khí thế hăng say nhưng ôn hòa, trong đó có nhiều dân Mỹ gốc Việt với những lá cờ vàng ba sọc đỏ nổi bật trong biển người.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên đã thu hút được sự ủng hộ của số đông trong cộng đồng người Việt có mặt trong non nửa thế kỷ trên đất nước này mà hầu hết đã “trùm chăn” nằm nhà trong những ngày bầu cử với “triết lý” rằng Dân Chủ hay Cộng Hòa thì cũng thế”.

Lý do khiến bà con trong cộng đồng ta nay không còn “trùm chăn”  là nhờ các các tờ báo Việt ngữ trong cộng đồng và bài viết của đồng hương trên mạng truyền thông xã hội chỉ ra cho thấy bây giờ không còn chuyện “Dân Chủ hay Cộng Hòa thì cũng thế” như trước kia nữa. Bây giờ nếu Cộng Hòa thua, hay Tổng Thống Trump không tái đắc cử, thì xã hội chủ nghĩa và Cộng sản Tàu sẽ thống trị nước Mỹ”, đúng như cảnh cáo của ông Trump.

Siêu cường dân chủ Hoa Kỳ, thành trì của “Thế giới Tự do”, sẽ biến thành một chư hầu của Tàu cộng, cùng một loại như Venezuela ở Nam Mỹ.

Tối 14 tháng 12,  538 thành viên của Cử tri đoàn đã họp tại thủ phủ các tiểu bang và bỏ phiếu xác nhận Joe Biden là tổng thống đắc cử như kết quả ngày bầu cử 3 tháng 11 với 306 phiếu cử tri đoàn, ông Trump 232 phiếu. Sau khi kết quả được loan báo, ông Biden tuyên bố: “Trong cuộc chiến đấu cho linh hồn nước Mỹ, dân chủ đã thành công.” Nhưng, có vẻ “cuộc chiến đấu cho linh hồn nước Mỹ” chưa chấm dứt.

Các đại biểu cử tri Cộng Hòa tại sáu tiểu bang tranh chấp, hay đong đưa, cũng đã họp cùng ngày để bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence.

Việc làm này tuy không có ảnh hưởng tức thì tới địa vị của ông Biden, nhưng trong ít ngày nữa ông ta có thể thấy phát ngôn cường điệu của mình là quá sớm và quá lố.

Thực vậy, “chuyện lớn” có thể xảy vào ngày 6.1.2021 khi Quốc hội Hoa Kỳ họp để xác nhận kết quả bầu chọn của cử tri đoàn mà có sự tranh chấp thì Điều II phần 1 của Hiến Pháp và Tu chính án thứ 12 sẽ được áp dụng, và theo sự dự đoán của phe Cộng Hòa thì TT Trump sẽ thắng lớn, sẽ ở lại Tòa Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa.

Có thể phe Dân Chủ cũng đã thấy trước như vậy nên ngày 8 tháng 12, bà Cynthia Johnson, đảng Dân Chủ – Michigan, đã dùng Facebook đe dọa sử dụng “quân đội cánh tả” đối phó với những người cộng tác với cuộc điều tra gian lận phiếu và ủng hộ tổng thống Trump. Bà ta đã bị Ủy ban Giám sát Hạ viện của tiểu bang Michigan loại ra khỏi vai trò ủy viên của Ủy ban và đang bị Quốc Hội điều tra.

Chuyện trắc trở trên đây cho thấy nếu Tổng thống Trump thành công, ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa cũng chưa phải là đã yên. Câu chuyện về “Thiết quân luật” đã được dư luận trong và ngoài nước Mỹ nói tới khá nhiều trong những ngày gần đây.

Bài viết về việc này thì đếm không xuể,  xin trích dưới đây một đoạn trong bài của Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên ở Genève, Thụy Sĩ:

(Trích) “Giờ đây, mọi con đường đều dẫn đến Tối cao Pháp viện. Tối cao Pháp viện đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến một mất một còn giữa tinh thần MAGA với thế lực đầm lầy.”

Những gì đang xẩy ra tại Hoa kỳ lúc này không còn hạn hẹp ở việc tranh cử giữa hai cá nhân TT.Trump và Joe Biden vào chức vụ tổng thống nữa, mà dân Mỹ và thế giới đã nhìn thấy, qua những gian lận ăn cắp cuộc bầu cử có tổ chức rộng lớn, đây là một cuộc đảo chánh chủ trương bởi Tầu Cộng và Iran Hồi giáo quá khích môi giới bởi Joe Biden & đảng Dân Chủ thiên tả để tước quyền công dân tự do của người Mỹ và tiêu diệt nền Cộng Hòa Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Chính vì vậy mà tất cả những ai cổ võ ủng hộ cho Joe Biden vào chiếm Tòa Bạch Ốc đều phạm tội hợp tác với đảo chánh phá hoại nước Mỹ và phải mang ra trước một Tòa án Quân sự  để xét tội phản quốc này. Đồng thời Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump không được quyền, vì bất cứ lý do cá nhân nào, mà thối lui.

Nếu TT Trump thối lui nhường bước cho Joe Biden, đó là “giơ tay hàng địch”, những kẻ thù nội và ngoại thù của Hoa kỳ mà dân chúng Mỹ đã trao cho ông trách nhiệm phải bảo vệ dân & giữ nước Mỹ trước những cuộc tấn công nhằm huỷ diệt Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Quân đội nhập cuộc để bảo vệ những quyền căn bản của người dân  Mỹ và thể chế Tự do Dân chủ của Hiệp Chủ Quốc Hoa kỳ.

TT Trump cũng đã nói đến khả năng ban hành Tình trạng Thiết Quân Luật khi cần. Tướng Flynn đã đề nghị Quân đội Mỹ nhập cuộc để bảo vệ nước Mỹ trước âm mưu đảo chánh có bàn tay ngoại quốc Tầu cộng trực tiếp can thiệp vào(ngưng trích)

Phải chăng “thiết quân luật” mới đúng là “chuyện lớn” mà TT Trump đã nói, và mọi người yêu tự do trong và ngoài nước Mỹ đang trông đợi?

Ký‎ Thiệt

(*) Tổng Nha Tư Pháp (AG Texas), (*) Ken Paxton. Thưa quý độc giả:

Sau khi đã tham khảo với một số văn hữu, luật gia có kinh nghiệm về việc sử dụng từ ngữ liên quan tới chức vụ của Bộ Trưởng Tư Pháp (AG) Hoa Kỳ là Tổng Chưởng Lý Liên bang. Trong khi 50 vị Bộ Trưởng Tư Pháp của 50 tiểu bang cũng là Tổng Chưởng lý (AG).  Một số độc giả quan tâm có đề nghị: Vì cơ cấu tổ chức Hành Pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ rộng lớn, gồm 50 tiểu bang và quyền hành của ngành Tư Pháp cũng có tính độc lập. Đo đó, chúng tôi xin phép tạm thời được xử dụng một số chữ nghĩa Việt văn — rất nhân bản của cha ông chúng ta đã cất công sáng tạo và biên soạn hơn 100 qua — trước khi người cộng sản đứng dậy cướp chính quyền và “giải phóng” luôn cả ngôn ngữ Việt.  Từ đó đến nay,  ngôn ngữ và từ ngữ của nền văn hóa Việt thanh tao và trong sáng ấy đã bị thay đổi, thay thế một cách tội nghiệp, nếu không muốn nói là ngô nghê. Vài hàng thô thiển,  dám mong được đóng góp mọn ý đến quý độc giả và văn hữu 4 phương để rộng đường dư luận.

Kính, www.baotgm.com 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.