Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 19/12/2020

Saturday, December 19, 2020 3:21:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 19/12/2020

Tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập đưa ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc – Trọng Nghĩa

Càng gần đến ngày chấm dứt nhiệm kỳ, tổng thống Mỹ Donald Trump càng ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, đặc biệt về diện kinh tế. Vào hôm qua, 18/02/2020, tổng thống Mỹ đã phê chuẩn dự luật có thể cấm các công ty Trung Quốc yết giá trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nếu không tuân thủ các quy tắc của Mỹ về kiểm toán.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, các công ty Trung Quốc có thể bị cấm niêm yết chứng khoán tại Mỹ nếu giới quản lý Hoa Kỳ không thể thẩm định được các báo cáo tài chính của họ. Dự luật vừa phê chuẩn có thể ảnh hưởng đến các đại tập đoàn Trung Quốc như Alibaba và Baidu (Bách Độ).

Dự luật kể trên áp dụng cho mọi doanh nghiệp ngoại quốc, không phân biệt quốc tịch, nhưng giới quan sát cho rằng mục tiêu chính là các tập đoàn Trung Quốc.

Ý nghĩa này càng rõ thêm khi vào hôm qua, chính quyền Trump đã thêm hàng chục công ty lớn nhỏ của Trung Quốc vào danh sách đen của bộ Thương Mại Hoa Kỳ.

Các công ty này, trong đó có cả tập đoàn khổng lồ SMIC chuyên chế tạo chip, sẽ bị tước quyền tiếp cận công nghệ của Mỹ và sẽ không còn có thể hưởng lợi từ vốn của Mỹ. Về phía Trung Quốc, chính phủ lên án các biện pháp trừng phạt phi lý.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết

Các biện pháp mới nhất này của chính quyền Trump đang làm Bắc Kinh lo ngại, và thông qua người phát ngôn bộ Ngoại Giao, Trung Quốc vào chiều hôm qua, đã lên án cái mà họ gọi là hành động “đàn áp phi lý” các công ty Trung Quốc.

Nhà Trắng một lần nữa đang xoáy vào điểm gây nhức nhối: Lĩnh vực công nghệ cao, quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sau Hoa Vi và ZTE, bây giờ là SMIC bị Washington cáo buộc có liên hệ với Quân Đội Trung Quốc. Nhà vô địch ngành bán dẫn Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc khi bị đưa thêm vào danh sách đen của bộ Quốc Phòng Mỹ vào tháng trước, cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của tập đoàn.

Lần này SMIC bị đưa vào danh sách hạn chế của bộ Thương Mại. Theo nguồn tin của Reuters, bên cạnh SMIC có thể có hàng chục công ty Trung Quốc khác.

Những lời đe dọa của Mỹ tuy nhiên ít được đề cập đến trên các bản tin buổi tối ở Trung Quốc. Báo chí Nhà nước thích đề cập hơn đến buổi kết thúc Hội nghị công tác kinh tế Trung ương hoặc những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc-Liên Hiệp Châu Âu.

Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa này được Washington thực hiện, Bắc Kinh cam đoan là sẽ có những biện pháp trả đũa.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201219-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-donald-trump-d%E1%BB%93n-d%E1%BA%ADp-tung-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-trung-qu%E1%BB%91c

Ngoại trưởng Pompeo nói Nga đứng sau vụ tấn công tin tặc nhắm vào Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Nga “khá rõ ràng” đứng đằng sau cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhắm vào Mỹ. Ông là quan chức chính quyền đầu tiên công khai liên kết Điện Kremlin với vụ xâm nhập mạng máy tính sâu rộng, theo AP.

Không rõ chính xác các tin tặc tìm kiếm thứ gì, nhưng các chuyên gia nói có thể bao gồm những bí mật hạt nhân, bản thiết kế cho những vũ khí tiên tiến, nghiên cứu liên quan đến vắc-xin COVID-19 và thông tin cho hồ sơ về các nhà lãnh đạo của chính phủ và của các ngành.

“Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu chính xác họ tìm kiếm cái gì và tôi chắc chắn một số thông tin vẫn sẽ được bảo mật,” ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Sáu với người dẫn chương trình radio Mark Levin. “Nhưng đủ để nói rằng đã có một nỗ lực đáng kể sử dụng một phần mềm của bên thứ ba để chèn mã độc vào bên trong các hệ thống của chính phủ Mỹ và giờ có vẻ là các hệ thống của các công ty tư nhân cũng như các công ty và chính phủ trên khắp thế giới. Đây là một nỗ lực rất đáng kể và tôi nghĩ trường hợp này bây giờ chúng ta có thể nói khá rõ ràng rằng chính người Nga đã tham gia vào hoạt động này.”

Nga nói họ “không liên quan gì” đến vụ xâm nhập tin tặc.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo nói Nga nằm trong danh sách “những người muốn phá hoại lối sống của chúng ta, nền cộng hòa của chúng ta, các nguyên tắc dân chủ cơ bản của chúng ta. … Bạn xem tin tức trong ngày liên quan đến nỗ lực của họ trong không gian mạng. Chúng ta đã thấy điều này trong một thời gian dài, sử dụng các khả năng bất đối xứng để thử đặt họ vào vị thế mà họ có thể gây tổn hại cho Mỹ.”

AP cho biết điều làm cho chiến dịch xâm nhập tin tặc này đặc biệt khác thường là quy mô của nó: 18.000 tổ chức từ tháng 3 đến tháng 6 đã bị nhiễm mã độc chèn vào phần mềm quản lý mạng lưới được sử dụng nhiều của một công ty có tên là SolarWinds ở Austin, bang Texas.

Sẽ mất nhiều tháng để trục xuất những tin tặc tinh nhuệ ra khỏi mạng lưới của chính phủ Mỹ đã âm thầm sục sạo kể từ tháng 3, theo AP.

Khách hàng của SolarWinds bao gồm hầu hết các công ty trong danh sách Fortune 500 và các cơ quan chính phủ Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết cho đến nay họ chưa phát hiện thấy bất kỳ vụ xâm nhập nào từ chiến dịch SolarWinds trong bất cứ mạng nào của mình – được bảo mật hoặc không bảo mật.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-pompeo-noi-nga-dung-dang-sau-vu-tan-cong-tin-tac-nham-vao-my/5705923.html

TT Trump kí luật có thể loại công ty TQ khỏi sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ

Tổng thống Donald Trump ngày thứ Sáu kí đạo luật cho phép loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ trừ phi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ, Nhà Trắng cho biết.

“Đạo luật Buộc Công ty Nước ngoài Chịu Trách nhiệm” cấm chứng khoán của các công ty nước ngoài được niêm yết trên bất kì sàn giao dịch nào của Mỹ nếu họ không để cho Ban Giám sát Kế toán Công Hoa Kỳ kiểm toán trong ba năm liên tiếp.

Dù đạo luật áp dụng cho các công ty từ bất cứ quốc gia nào, song những người bảo trợ nhắm mục tiêu vào các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ, chẳng hạn như Alibaba, công ty công nghệ Pinduoduo và tập đoàn dầu mỏ PetroChina, theo Reuters.

Đạo luật này, giống như nhiều đạo luật khác có chủ trương cứng rắn hơn với các doanh nghiệp Trung Quốc, đã được Quốc hội thông qua với cách biệt lớn vào đầu năm nay. Các nhà lập pháp – những người theo Đảng Dân chủ lẫn những thành viên đồng Đảng Cộng hòa của ông Trump – thể hiện lập trường cứng rắn giống như Tổng thống chống lại Bắc Kinh. Lập trường này đã trở nên gay gắt hơn trong năm nay khi ông Trump quy trách Trung Quốc về virus corona hoành hành ở Mỹ.

Đạo luật này cũng sẽ bắt buộc các công ty công cộng tiết lộ họ thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.

Các quan chức Trung Quốc đã mô tả đạo luật này là một chính sách kì thị nhằm áp chế các công ty Trung Quốc về mặt chính trị, Reuters cho biết.

Nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại để các cơ quan quản lý ở nước ngoài kiểm tra các công ty kế toán trong nước, lấy lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-tthong-trump-ki-luat-co-the-loai-cong-ty-trung-quoc-khoi-san-giao-dich-chung-khoan-o-my/5705854.html

Mỹ cảnh báo rủi ro an ninh nếu để Trung Quốc đặt cáp quang xuyên biển

Hoa Kỳ cảnh báo các quốc đảo ở Thái Bình Dương về mối đe dọa an ninh khi một công ty Trung Quốc giảm giá đấu thầu xây dựng một tuyến cáp internet ngầm xuyên biển thuộc một dự án phát triển quốc tế tại khu vực, hai nguồn tin nói với Reuters.

Huawei Marine, gần đây đã được thoái vốn khỏi tập đoàn viễn thông Huawei và hiện thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc khác, đã nộp hồ sơ dự thầu cùng với Alcatel Submarine Networks (ASN) có trụ sở đặt tại Pháp, một phần của tập đoàn Nokia của Phần Lan và NEC của Nhật Bản, với giá 72,6 triệu USD. Dự án này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nguồn thạo tin về dự án này cho biết.

Dự án được thiết kế để cải thiện thông tin liên lạc tới các đảo quốc Nauru, Liên bang Micronesia (FSM) và Kiribati.

Các nguồn tin cho biết, Washington đã gửi công hàm tới FSM vào tháng 7 để bày tỏ những quan tâm về chiến lược liên quan tới dự án xây dựng tuyến dây cáp internet ngầm xuyên biển bởi vì Huawei Marine và các công ty Trung Quốc khác buộc phải hợp tác với các cơ quan tình báo và an ninh của Bắc Kinh khi được yêu cầu.

Các nguồn tin cho biết, công hàm đó được gửi đi sau một cảnh báo đối với Micronesia, và các cơ quan phát triển của Nauru về việc Huawei Marine tham gia dự án.

Chính phủ FSM nói với Reuters rằng họ đang thảo luận với các đối tác song phương trong dự án, “một số đã đề cập đến nhu cầu phải đảm bảo tuyến cáp quang Internet ngầm không tác động đến an ninh khu vực.”

Theo Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA), một thỏa thuận đã có hàng thập kỷ giữa Hoa Kỳ và các đảo quốc ở Thái Bình Dương trước đây, Washington có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho FSM.

Một phát ngôn viên của chính phủ Nauru cho biết các hồ sơ dự thầu đang được kiểm tra và các bên liên quan đang giải quyết “một số vấn đề kỹ thuật và hành chính” để đảm bảo tiến độ dự án”.

Văn phòng đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không trả lời yêu cầu bình luận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Hoa Kỳ đang bôi nhọ các công ty Trung Quốc.

Quốc đảo thứ ba có liên quan đến dự án, Kiribati, hồi năm ngoái đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc, và do đó có lập trường thuận lợi nhất đối với Huawei Marine. Chính phủ Kiribati đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/my-canh-bao-quoc-dao-tbd-ve-rui-ro-an-ninh-neu-de-tq-dat-cap-quan-xuyen-bien/5705185.html

Mỹ buộc tội cựu CEO của Zoom can thiệp các sự kiện Thiên An Môn

Các công tố viên Hoa Kỳ đã buộc tội một cựu giám đốc điều hành của Zoom vì đã làm gián đoạn các cuộc họp video đánh dấu kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 nhân danh chính phủ Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Zoom tại Trung Quốc, Xinjiang Jin, bị cáo buộc đã giúp chấm dứt ít nhất bốn cuộc họp video vào tháng Năm và tháng Sáu, do những người đang sống tại Mỹ tổ chức.

Thiên An Môn: Nhiếp ảnh gia Tank Man mong dân Hong Kong an toàn

Thiên An Môn: Bài học gì cho giới đấu tranh VN?

Các thủ lĩnh sinh viên Thiên An Môn đang ở đâu?

Thiên An Môn: Nhân chứng cuộc thảm sát kể gì?

Lệnh bắt giữ Xinjiang Jin được ban hành.

Zoom cho biết họ đang hợp tác với giới chức. Trung Quốc chưa bình luận về vụ việc.

Công ty Zoom có trụ sở tại California cho biết họ đã “chấm dứt hợp đồng” người này vì vi phạm các chính sách của công ty, và đã “cho các nhân viên khác nghỉ hành chính trong khi chờ kết thúc” cuộc điều tra nội bộ.

Các cuộc thảo luận công khai về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và việc đàn áp chúng là điều hoàn toàn bị cấm kỵ ở Trung Quốc.

Có những cáo buộc gì?

Một tuyên bố từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Kim Hân Cương (Jin Xinjiang), còn được gọi là Julien Jin, đã bị buộc tội “âm mưu quấy rối liên quốc gia và âm mưu chuyển giao phương tiện nhận dạng bất hợp pháp”.

Các công tố viên nói rằng từ tháng 1/2019, ông ta đã âm mưu “kiểm duyệt bài phát biểu chính trị và tôn giáo của các cá nhân ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới theo chỉ đạo và dưới sự kiểm soát của các quan chức” trong chính phủ Trung Quốc.

Trong số các hành động được thực hiện nhân danh chính phủ Trung Quốc, các công tố viên cáo buộc rằng người đàn ông 39 tuổi này và những người khác đã chấm dứt ít nhất bốn cuộc họp kỷ niệm 31 năm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, một số cuộc họp có sự tham gia của những người bất đồng chính kiến đã tham gia vào các cuộc biểu tình năm 1989 và sống sót.

Họ cáo buộc rằng ông ta bịa đặt các vi phạm điều khoản dịch vụ của Zoom để biện minh cho hành động của mình với cấp trên.

“Jin sẵn sàng phạm tội và tìm cách đánh lừa những người khác trong công ty, để giúp chính quyền [Trung Quốc] kiểm duyệt và trừng phạt bài phát biểu chính trị quan trọng của người dùng Hoa Kỳ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ”, Luật sư Hoa Kỳ Seth DuCharme ở Brooklyn cho biết trong một tuyên bố.

Theo tuyên bố, nhà chức trách Trung Quốc “lợi dụng thông tin do Jin cung cấp để trả đũa và đe dọa những người tham gia” hiện cư trú tại Trung Quốc hoặc thành viên gia đình của những người tham gia đang sống tại đây.

Tuyên bố không đề cập đến tên của Zoom, nhưng công ty Zoom xác nhận rằng nhân viên cũ của họ đã bị buộc tội.

“Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã biết rằng cựu nhân viên ở Trung Quốc bị buộc tội hôm nay đã vi phạm các chính sách của Zoom bằng cách cố gắng phá vỡ một số biện pháp kiểm soát truy cập nội bộ”, thông cáo của Zoom cho biết.

“Chúng tôi cũng được biết rằng cựu nhân viên này đã có những hành động dẫn đến việc chấm dứt một số cuộc họp và tài khoản, đồng thời chia sẻ hoặc chỉ đạo việc chia sẻ một lượng hạn chế dữ liệu người dùng cá nhân với chính quyền Trung Quốc.”

Ông Jin đang sống ở Trung Quốc và không bị Hoa Kỳ giam giữ. Ông phải đối mặt với án tù 10 năm.

Điều gì xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 4/1989 và bắt đầu cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cộng sản,kéo dài sáu tuần, với hàng triệu người tham gia.

Vào đêm ngày 3/6, xe tăng tiến vào và quân đội nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều người không có vũ khí trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.

Sau đó, giới chức Trung Quốc tuyên bố không có ai bị bắn chết trong quảng trường. Ước tính số người thiệt mạng trong cuộc đàn áp từ vài trăm đến vài nghìn.

Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra con số chính thức về số người chết.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55270304

Hoa Kỳ đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào sổ đen

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ xác nhận sẽ đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc, kể cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC, vào sổ đen thương mại.

Động thái này, được Reuters đưa tin đầu tiên, được xem là mới nhất trong nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm khẳng định lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, được tung ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ lên nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác nhận quyết định vào sớm ngày thứ Sáu, nói rằng hành động “bắt nguồn từ học thuyết hợp nhất quân sự-dân sự (MCF) của Trung Quốc, và bằng chứng về các hoạt động giữa SMIC và các thực thể đáng quan tâm trong khu liên hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc.”

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trong một tuyên bố nói rằng bộ sẽ “không cho phép công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ giúp xây dựng quân đội của một đối thủ ngày càng tỏ ra hiếu chiến hơn.”

Ông Ross cho biết chính phủ Mỹ có thể từ chối cấp giấy phép để ngăn, không cho SMIC tiếp cận công nghệ để sản xuất chất bán dẫn ở trình độ công nghệ tiên tiến – từ 10 nanomet trở xuống.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business, Bộ trưởng Ross cho biết Hoa Kỳ đã ghi thêm tổng cộng 77 công ty và chi nhánh công ty vào danh sách các thực thể, trong đó có 60 công ty Trung Quốc. Reuters đưa tin trước đó, nói Bộ Thương Mại đã bổ sung khoảng 80 công ty, hầu hết là công ty của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nếu thông tin này là đúng, thì danh sách đen sẽ là bằng chứng về hành động áp bức của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ quyền của mình.

SMIC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Bộ Thương mại cho biết các công ty bị đưa vào sổ đen của Bộ gồm một số thực thể ở Trung Quốc đã tiếp tay và cho phép các hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra, một số giúp Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Trước đây một số công ty được ghi vào danh sách đen gồm có Huawei, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, và 150 chi nhánh, tập đoàn ZTE vì đã vi phạm lệnh cấm vận, cũng như nhà sản xuất camera giám sát Hikvision về việc đàn áp nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-dua-them-hang-chuc-cong-ty-trung-quoc-vao-so-den/5705107.html

Lockheed Martin của Mỹ sẽ giúp Nhật chế tạo máy bay tàng hình

Công ty Lockheed Martin, chế tạo máy bay phản lực F-35, sẽ giúp Nhật chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình mới cho không lực nước này, muốn xuất xưởng vào giữa những năm 2030 để theo kịp công nghệ máy bay tiên tiến do nước láng giềng Trung Quốc chế tạo.

Lockheed sẽ đối tác với lãnh dạo dự án là công ty Mitsubishi Heavy Industries (MHI), Bộ Quốc phòng Nhật nói trong một thông cáo báo chí ngày 18/12, tái hình thành một đối tác đã chế tạo máy bay phản lực chiến đấu cuối cùng F-2 của Nhật cách đây 2 thập niên.

“Để có thể có khả năng liên hoạt động với Mỹ chúng tôi sẽ cùng nhau bắt đầu dự án này vào năm tới,” bộ nói.

Máy bay chiến đấu mới, được biết là F-3 hay F-X với chi phí dự trù khoảng 40 tỉ đô la, sẽ thay thế F-2. Lockheed đã đề nghị một thiết kế hỗn hợp căn cứ trên máy bay F-35 và F-22, nhưng Nhật bác bỏ và chọn mẫu do Nhật thiết kế.

Các công ty nước ngoài khác bày tỏ quan tâm tham dự việc chế tạo loại máy bay F-3 bao gồm công ty chế tạo máy bay F-18 Super Hornet công ty Boeing và công ty Northrop Grumman của Mỹ cũng như công ty BAE Systems Plc của Anh và công ty chế tạo động cơ Rolls-Royce Holdings Plc.

Nhật nói sẽ tiếp tục tìm sự hợp tác về loại máy bay F-3 với Anh và Mỹ để tiếp cận công nghệ và giúp hạ giá thành chế tạo.

https://www.voatiengviet.com/a/lockheed-martin-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%BD-gi%C3%BAp-nh%E1%BA%ADt-ch%E1%BA%BF-t%E1%BA%A1o-m%C3%A1y-bay-t%C3%A0ng-h%C3%ACnh/5705272.html

Mỹ bị tấn công mạng, Biden và Trump có phản ứng trái ngược

Thùy Dương

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe ngày 18/12/2020 tuyên bố rất có thể Nga đứng đằng sau chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào Mỹ nhằm xâm nhập vào hệ thống tin học của chính phủ Mỹ. Đại sứ Nga tại Washington bác bỏ cáo buộc.

Theo AFP, quy mô chiến dịch tấn công mạng ngày càng được mở rộng và có thêm nhiều nạn nhân bên ngoài nước Mỹ, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ gián điệp. Phát biểu trên kênh Fox News, nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio, chủ tịch Ủy ban Tình báo của Thượng Viện Mỹ hôm qua gọi đó là « một vụ tấn công lớn » có thể vẫn đang tiếp diễn và là mối đe dọa nghiêm trọng cho Nhà nước liên bang, chính quyền các địa phương, cơ sở hạ tầng thiết yếu và cả khu vực tư nhân tại Hoa Kỳ.

Về phía tổng thống mới đắc cử Joe Biden và tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, hai ông đang có những phản ứng hoàn toàn trái ngược về nghi vấn Nga đứng đằng sau các cụ tấn công mạng nhắm vào nước Mỹ.

Từ Washington, thông tín viên RFI, Anne Corpet, cho biết thêm chi tiết :

Tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn khi các cuộc tấn công mạng nhắm vào đất nước chúng ta”. Joe Biden tuyên bố như trên và nói tiếp : “Vẫn còn rất nhiều điều chúng tôi chưa biết, nhưng những gì chúng tôi đã biết thì rất đáng lo ngại ».

Phản ứng của Joe Biden trái ngược hẳn với sự im lặng của Nhà Trắng : Không tham dự bất kỳ cuộc họp thông báo tình hình an ninh nào kể từ cuối tháng 10, tổng thống Donald Trump không nói một lời nào về chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn lần này, vốn được cho là do Nga tiến hành.

Kể từ khi thất cử, tổng thống Mỹ dường như chỉ tập trung vào việc phản đối kết quả kiểm phiếu và tố cáo các vụ gian lận quy mô lớn cho dù chưa bao giờ các vụ gian lận này được xác nhận.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mitt Romney đã tố cáo “sự im lặng và thụ động không thể biện minh của Nhà Trắng” về cuộc tấn công mạng quy mô lớn mà Hoa Kỳ là nạn nhân. Sáng ngày thứ Sáu, Donald Trump đã đăng tải tin nhắn Twitter về “trò lừa bịp lớn chưa từng có của Nga”. Nhưng Tweet này không liên quan gì đến vụ tấn công mạng đang diễn ra mà ám chỉ việc Matxcơva can dự vào kỳ bầu cử tổng thống Mỹ cách nay 4 năm.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201219-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-m%E1%BA%A1ng-biden-v%C3%A0-trump-c%C3%B3-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-tr%C3%A1i-ng%C6%B0%E1%BB%A3c

Nhiều nhân viên phòng phiếu ​​Georgia bị đuổi việc vì dám lên tiếng tố cáo gian lận

Quý Khải

Nhiều nhân viên phòng phiếu ​​ở Georgia, những người dám lên tiếng trước những bất thường trong bầu cử, đã được thông báo trong tuần này rằng hợp đồng của họ sẽ không được gia hạn, theo các bức thư mà Epoch Media Group thu thập được.

Hai nhân viên phòng phiếu Bridget Thorne và Susan Voyles cho biết họ đã chứng kiến ​​những hành vi bất thường trong cuộc bầu cử ở quận Fulton. Họ đã chia sẻ với các hãng tin và các nhà lập pháp tiểu bang về những gì họ đã tận mắt chứng kiến.

Trong các bức thư gần nhất, Dwight Brower, cố vấn bầu cử cho Sở Đăng ký và Bầu cử Quận Fulton, thông báo với hai nữ nhân viên phòng phiếu rằng luật Georgia cho phép các quan chức bổ nhiệm người quản lý phòng phiếu, và người quản lý phòng phiếu phải được tái bổ nhiệm cho mỗi lần bầu cử.

“Có rất nhiều yếu tố (kỹ năng quản lý, hiệu suất, hành động, hành vi, …) sẽ được xem xét trước khi đưa ra quyết định tái bổ nhiệm cho mỗi cuộc bầu cử sơ bộ hoặc bầu cử chính thức. Thật không may, một quyết định đã được đưa ra theo đó sẽ không bổ nhiệm lại hai bạn vào ban quản lý phòng phiếu hoặc các vị trí khác trong phòng phiếu ở Hạt Fulton”, cố vấn bầu cử Brower viết.

“Tôi xem đó là hệ quả trực tiếp của việc tôi dám lên tiếng một cách trung thực”, nữ nhân viên phòng phiếu Voyles nói với NTD.

“Trong lời tuyên thệ [trước khi nhận việc] đó, chúng tôi nói rằng tôi sẽ, với tất cả khả năng của mình, đảm bảo rằng không có gian lận, lừa dối — rồi mọi chuyện đã xảy ra như thế này”, bà Voyles nói thêm. “Vì vậy, tôi thấy những gì tôi đang làm là một phần mở rộng trong công việc của tôi với tư cách là người quản lý phòng phiếu. Nói cách khác, tôi đã nhìn thấy gian lận, tôi đã thấy gian dối, tôi đã thấy những điều mà chúng tôi được cảnh báo là phải tránh xa không được làm, và trong trường hợp chẳng may nhìn thấy, thì chúng tôi phải báo cáo lên. Tôi đã làm vậy, và trong trường hợp này, tại thời điểm này, sự thật đã không được đón nhận nhiều như đáng nhẽ ra phải có”.

Một phát ngôn viên của Quận Fulton đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Garland Favorito, người đồng sáng lập nhóm giám sát Các Cử tri Tổ chức Kết quả Bầu cử Đáng tin cậy ở Georgia, nói với NTD rằng việc nhân viên phòng phiếu bị chấm dứt hợp đồng là điều đáng lo ngại.

“Đó là một mối quan ngại to lớn, không chỉ đối với tôi, mà đối với tất cả các cử tri ở tiểu bang Georgia, những người được thông báo về tình hình này. Bởi vì về cơ bản, những người tố cáo này, những người đang cố gắng sửa chữa gian lận ở quận Fulton, hiện đã bị [cưỡng ép] nghỉ việc”, ông nói. “Và những người thực sự có vẻ đã thực hiện hành vi gian lận trong đêm bầu cử, bằng cách quét bất hợp pháp 20.000 lá phiếu vào hệ thống quận Fulton dù trước đó họ đã tuyên bố rằng họ sẽ không quét nữa, những người

đó giờ vẫn có thể đếm phiếu bầu cho cuộc đua vào Thượng viện Hoa Kỳ sắp tới. Vì vậy, mọi người đều đang hỏi, “Tại sao lại có thể như vậy?”

Trong bản tuyên thệ của mình và lời khai sau đó với các nhà lập pháp tiểu bang trong một phiên điều trần công khai về cuộc bầu cử, bà Voyles cho biết rằng bà đã tìm thấy một lô phiếu “mới tinh” được đánh dấu giống hệt nhau. Bà cho biết khoảng 98% trong số đó là dành cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

“Trong 20 năm kinh nghiệm xử lý phiếu bầu của tôi”, bà nói, “Tôi có thể nhìn thấy các dấu tích chọn các ứng cử viên trên những lá phiếu này giống hệt nhau một cách là thường, thậm chí có thể ngay cả bút đánh dấu cũng cùng một loại”.

Còn bà Thorne thì nói với NTD hồi đầu tháng rằng bà đã nhìn thấy các lá phiếu từ cuộc bỏ phiếu sớm được đổ vào trong kho lưu trữ ở quận Fulton.

“Là một người quản lý khu vực, thật khó chịu khi thấy người ta đổ những lá phiếu này vào vali và không bảo đảm an ninh khu vực. Không có một quy trình chuẩn tắc nào được thực thi”, bà nói. “Vì như thế thì tôi đã có thể bước ra khỏi tòa nhà với cả một vali phiếu bầu nếu tôi muốn. Không có ai bắt tôi phải chịu trách nhiệm cho việc này”.

Trong nhiều ngày, các lá phiếu vẫn không được xác minh tính xác thực, bà cáo buộc, đồng thời kể lại rằng bà đã nhìn thấy hai nhân viên in phiếu bầu vào đêm muộn.

“Và tôi chợt nhận ra rằng, bất kỳ ai cũng có thể in bất kỳ loại phiếu nào mà họ muốn ở đây, họ có quyền truy cập vào đó”, bà nói thêm.

Họ chỉ là hai trong số nhiều nhân chứng đã tuyên bố rằng họ đã chứng kiến những sự vụ bất thường diễn ra trước, trong và sau cuộc bầu cử.

Carlos Silva, một cử tri Đảng Dân chủ, và Robin Hall cho biết trong bản khai nhân chứng rằng họ đã nhìn thấy những lá phiếu tương tự như lô mà bà Voyles đề cập đến. Silva và hai người khác cho biết họ đã nhìn thấy những lá phiếu bầu lẻ tẻ cho Trump được xếp xen kẽ vào hàng chồng phiếu cho Biden.

“Tôi nhận thấy tất cả các lá phiếu đều dành cho Biden”, Silva viết trong một bản tuyên thệ. “Tôi nghe nói họ đi qua chồng phiếu và gọi tên Biden hơn 500 lần liên tiếp”.

Các quan chức Georgia khẳng định cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, ngay cả khi họ trình bày sai về một vụ vỡ ống nước xảy ra  vào Ngày bầu cử và báo cáo thêm hàng nghìn lá phiếu mới, chủ yếu là cho Tổng thống Trump, sau khi tái kiểm phiếu bằng tay. Họ cũng đã thách thức những cáo buộc xung quanh đoạn video cho thấy sau khi các quan sát viên kiểm phiếu và giới truyền thông rời khỏi trung tâm kiểm phiếu State Farm Arena vào đêm bầu cử, các nhân viên phòng phiếu đã tiếp tục kiểm phiếu mà không có sự giám sát của bất kỳ ai.

Các quan chức Georgia đã thông báo trong tuần này rằng họ sẽ tiến hành xác minh chữ ký trên các lá phiếu trên quy mô toàn tiểu bang trong một nỗ lực nhằm vớt vát niềm tin đã bị xói mòn của ngươi dân vào quá trình bầu cử ở tiểu bang này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-nhan-vien-phong-phieu-%e2%80%8b%e2%80%8bgeorgia-bi-duoi-viec-vi-dam-len-tieng-to-cao-gian-lan.html

Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đã đưa ra báo cáo về Dân biểu có quan hệ với điệp viên Trung Quốc

Phụng Minh

Phóng viên Chad Pergram của Fox News đã báo cáo vào chiều thứ Sáu (18/12 theo giờ Mỹ) rằng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, John Ratcliffe đã đưa ra báo cáo về Eric Swalwell trong cùng ngày.

Báo cáo đến hạn hôm 18 đã được ủy quyền theo lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.

Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) hôm thứ Sáu đã hoàn thành thông báo tóm tắt với Lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy và Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi về mối quan hệ của Dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell với điệp viên Trung Quốc Phương Phương (Fang Fang), theo Fox News.

Ông McCarthy xuất hiện từ buổi họp giao ban chiều thứ Sáu và nói với các phóng viên tại Điện Capitol rằng Swalwell “không nên ở trong ủy ban tình báo”.

Dân biểu bị nghi có mối quan hệ với điệp viên Trung Quốc, Swalwell hiện đang ngồi trong Ủy ban Tình báo Hạ viện và có quyền truy cập vào một số thông tin tuyệt mật nhất của Hoa Kỳ.Tuần trước, Axios đưa tin rằng một điệp viên Trung Quốc tên là Christine Fang, hay còn được gọi là Phương Phương, đã có mối quan hệ thân thiết với Swalwell trong suốt khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015.

Theo Breitbart, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã gửi thư yêu cầu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sa thải Dân biểu Eric Swalwell khỏi Ủy ban Tình báo Hạ viện sau khi có các báo cáo cho rằng ông này là một mục tiêu mà gián điệp Trung Quốc nhắm tới trong nhiều năm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-tinh-bao-quoc-gia-my-da-dua-ra-bao-cao-ve-dan-bieu-co-quan-he-voi-diep-vien-trung-quoc.html

Thành viên Black Lives Matter đấm cụ bà 80 tuổi

Hải Lam

Vào ngày 12/12, trong cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump ở Swampscott, Massachusetts, người dân đã phản đối một cách ôn hòa vụ gian lận bầu cử. Tuy nhiên, một thanh niên thuộc nhóm cánh tả Black Lives Matter (BLM), có tên là Ernst Jean-Jacques Jr., 32 tuổi, đã đấm một cụ bà 80 tuổi, theo The BL.

Trong đoạn video ghi lại sự kiện biểu tình ngày 12/12, tại phút thứ 54, có thể thấy Jean-Jacques Jr hét lên với đám đông biểu tình ôn hòa qua hàng rào. Jean-Jacques đã quấy rối những người ủng hộ TT Trump trong vài phút.

Tại một thời điểm, có một tia nước bắn vào người Jean-Jacques, khiến anh ta trở nên tức giận và hung hăng tiến đến qua hàng rào, rồi đấm dữ dội vào một người phụ nữ 80 tuổi có tên là Greenberg.

Sau khi hành hung, Jean-Jacques lập tức bỏ trốn nhưng bị cảnh sát bắt giữ. Anh ta bị buộc tội “hành hung và gây hấn với một người già”.

Tờ Daily Item đưa tin, Jean-Jacques đã được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 550 USD và bà Greenberg từ chối hỗ trợ y tế.

Biện lý quận Danielle Doherty-Wirwicz đã yêu cầu liệt Jean-Jacques là đối tượng nguy hiểm cần phải bị trục xuất khỏi Quận Swampscott và bị cấm tiếp xúc với những người cao niên.

Báo cáo thường niên được công bố gần đây của Hiệp hội Cảnh sát trưởng các thành phố lớn cho hay, bạo lực cực đoan trong mùa hè năm 2020 đã diễn ra hàng trăm lần trong các cuộc biểu tình BLM ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ, gây thương tích cho hàng nghìn cảnh sát. Bên cạnh đó, hàng ngàn cơ sở kinh doanh bị cướp phá, và các tòa nhà bị đốt cháy, tạo ra sự bất an và hoảng loạn trên đường phố.

Mặc dù vậy, các thành phần cấp tiến liên kết với Đảng Dân chủ vẫn tuyên bố rằng cần phải siết chặt hơn quyền hạn của cảnh sát và cảnh sát phải hỗ trợ các yêu cầu của người biểu tình BLM.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thanh-vien-black-lives-matter-dam-cu-ba-80-tuoi.html

Covid-19: Mỹ phê chuẩn vaccine Moderna

Moderna đã được chính phủ Mỹ phê duyệt, trở thành vaccine Covid-19 thứ hai của nước này, dọn đường cho việc phân bổ hàng triệu liều.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép cho loại vaccinen do Mỹ sản xuất này khoảng một tuần sau khi phê duyệt vaccine Pfizer / BioNTech hiện đang được phân phối.

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Covid-19: Thư ngỏ của giới khoa học Nga phê phán vaccine Sputnik V

Mỹ đã đồng ý mua 200 triệu liều Moderna, và sáu triệu liều có thể sẵn sàng xuất xưởng ngay bây giờ.

Mỹ có số ca tử vong và mắc bệnh Covid-19 cao nhất thế giới.

Nước này đã ghi nhận ít nhất 311.529 ca tử vong và 17.269.542 ca nhiễm, theo Đại học Johns Hopkins.

Tiến sĩ James Hildreth, Giám đốc điều hành của Trường Cao đẳng Y tế Meharry ở Tennessee nói: “Để đi từ việc có một chuỗi virus vào tháng Giêng đến việc có hai loại vaccine vào tháng Mười Hai là một thành tựu đáng kể”.

Một ban cố vấn của FDA hôm thứ Năm đã bỏ phiếu tỷ lệ 20-0 với một phiếu trắng rằng lợi ích của vaccine Moderna lớn hơn nguy cơ đối với những người từ 18 tuổi trở lên, và việc cấp phép được thực hiện vào thứ Sáu.

Các cơ quan quản lý đã báo cáo vào đầu tuần này rằng vaccine Moderna an toàn và hiệu quả 94%.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người vài giờ trước thông báo chính thức phê chuẩn vaccine Moderna đã tweet rằng vaccine được “chấp thuận áp đảo” và việc phân phối sẽ “bắt đầu ngay lập tức”, đã ăn mừng tin tức này.

Vaccine Moderna khác gì với Pfizer?

Vaccine Moderna cần được vận chuyển trong nhiệt độ khoảng -20C – tương tự như trong tủ đông thông thường.

Pfizer, trong khi đó, cần được giữ ở nhiệt độ gần -75C, khiến việc vận chuyển khó khăn hơn nhiều.

Giống như vaccine Pfizer, vaccine Moderna cũng cần tiêm mũi thứ hai. Người được chủng ngừa phải chích liều Moderna sau liều đầu tiên 28 ngày.

Công ty Moderna có trụ sở tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts, trước đó đã nói rằng nếu được chấp thuận, “phần lớn” vaccine của họ sẽ được sản xuất ở đó.

Thuốc của Pfizer đang được sản xuất ở một số quốc gia, gồm cả Đức và Bỉ.

Ai sẽ được tiêm trước?

Chương trình vaccine của Mỹ có kế hoạch tiêm chủng cho khoảng 5 triệu người cho tới tháng 4/2021.

Y tá Sandra Lindsay ở New York là một trong số những người đầu tiên ở Mỹ được chủng ngừa virus corona khi việc tiêm vaccine Pfizer / BioNTech bắt đầu vào thứ Hai.

Cảnh cô được tiêm chủng đã được đăng trên Twitter của Thống đốc New York Andrew Cuomo. Tiểu bang New York nơi là tâm chấn của đại dịch ở Mỹ trong đợt bùng phát đầu tiên vào đầu năm nay.

“Tôi hy vọng điều này đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc thời kỳ đau xót trong lịch sử của chúng ta. Tôi muốn khơi dậy niềm tin của công chúng rằng vaccine là an toàn. Chúng ta đang ở trong một đại dịch và vì vậy tất cả chúng ta cần phải làm phần việc của mình”, bà Lindsay nói.

Hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đệ trình lên các bang của Hoa Kỳ nói rằng các nhân viên y tế nên được ưu tiên trước tiên, cũng như những người Mỹ sống trong các nhà chăm sóc dài hạn.

Lao động trong các ngành thiết yếu được kỳ vọng sẽ là những người tiếp theo trong cuộc đua, nhưng sẽ tùy thuộc vào các bang quyết định ưu tiên những ngành nào.

Moncef Slaoui, nhà khoa học chính của chương trình phân phối vaccine liên bang Operation Warp Speed, nói rằng những người trẻ và khỏe mạnh nên ở cuối hàng đợi.

Ông nói: Ít nhất 70% hoặc 80% dân số Hoa Kỳ cần được chủng ngừa để đạt được miễn dịch bầy đàn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55270301

Phó Tổng Thống Mike Pence và Tổng Y sĩ Hoa Kỳ được tiêm vaccine COVID-19

Tin từ Washington, DC – Vào hôm Thứ Sáu (18/12), trong một buổi truyền hình trực tiếp ở Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower thuộc Tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Mike Pence đã được tiêm vaccine COVID-19 nhằm trấn an người dân Hoa Kỳ rằng vaccine này là an toàn. Ông tôn vinh buổi tiêm vaccine này là “một phép màu y học” có thể ngăn chặn đại dịch coronavirus đang hoành hành.

Ông Pence đang đóng một vai trò ngày càng rõ ràng trong việc nhấn mạnh tính an toàn của vaccine, bao gồm cả việc đi tham viếng một cơ sở sản xuất vaccine trong tuần này. Vào hôm thứ Năm (17/12), Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đều cho biết họ sẽ được tiêm vaccine trong vài ngày tới. Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến sẽ tiêm vaccine ngay trong tuần sau.

Bà Karen, vợ của phó tổng thống Pence và Tổng Y sĩ Jerome Adams cũng được tiêm  vaccine trong buổi truyền hình trực tiếp. Sau 5 ngày kể từ khi chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ diễn ra, Tổng thống Trump đã không tổ chức bất kỳ sự kiện công khai nào để tán dương việc phân phối vaccine. Hiện Tổng thống vẫn chưa tiêm vaccine và đã đăng nhiều dòng tweet về việc này.

Trong khi vẫn lo lắng về thất bại của mình trong cuộc bầu cử ngày 3/11, Tổng thống Trump vẫn giữ im lặng. Theo những người quen thuộc trong các cuộc trò chuyện, Tổng thống Trump phớt lờ kế hoạch của những phụ tá muốn Tổng thống trở thành gương mặt đại diện cho chiến dịch tiêm chủng, không đến thăm các phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất để cảm ơn các công nhân hay nỗ lực xây dựng niềm tin của công chúng vào vaccine.    (BBT)

https://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-va-tong-y-si-hoa-ky-duoc-tiem-vaccine-covid-19/

Luật sư Sidney Powell cáo buộc tòa án cản trở các vụ kiện gian lận

Hải Lam

Luật sư Sidney Powell ngày 17/12 cho biết Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác hai đơn kiện liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử ở Wisconsin và Arizona, đồng thời cho biết thêm rằng hai đơn kiện ở Michigan và Georgia được nhận nhưng sẽ không được xét xử cho đến giữa tháng Giêng, theo Epoch Times.

Dòng tweet của luật sư Powell viết: “Hệ thống nộp đơn điện tử của tòa án [Tối cao Pháp viện] hiển thị các Đơn kiện KHẨN CẤP của chúng tôi được tính cho Georgia [và] Michigan”, nhưng bà nói thêm rằng Tối cao Pháp viện “chậm trễ’ xử lý đơn kiện, và vụ Michigan và Georgia sẽ không được xem xét cho đến ngày 14/1. Tức trước Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử 6 ngày.

Luật sư Powell cũng cho biết kiến nghị “KHẨN CẤP ở Arizona & Wisconsin đã đệ đơn [lên Tối cao Pháp viện] vào thứ sáu (18/12) nhưng không hiểu sao họ từ chối”.

Luật sư Powell lưu ý các đơn viện “đã được nộp bằng phương thức điện tử sáng thứ Bảy [tuần trước] và tất cả các bản sao trao tận tay cùng lệ phí khởi kiện”.

Nữ luật sư cáo buộc các thư ký Tối cao Pháp viện đã không đưa ra lý do cho việc từ chối đơn kiện gian lận bầu cử của bà ở hai bang Wisconsin và Arizona.

Ngày 17/12, trên twitter TT Trump cho biết ông rất thất vọng về Tối cao Pháp viện. Ông viết: “Tôi rất thất vọng về Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và đất nước vĩ đại của chúng ta cũng [thất vọng với họ như] vậy!”.

Theo Epoch Times, vào hôm thứ Tư (16/12), trong phiên điều trần tại Thượng viện về gian lận bầu cử, Thượng nghị sĩ Rand Paul đã bác bỏ luồng thông tin cho rằng các tòa án đã đưa ra “quyết định” đối với các lời khai và bằng chứng cáo buộc gian lận bầu cử tại Mỹ, ông nói rằng các vụ kiện gian lận phiếu bầu bị bác vì thủ tục chứ không phải thiếu bằng chứng.

“Các tòa án chưa đưa ra các quyết định đối với các dữ kiện” về gian lận được cung cấp, ông Paul nói hôm thứ Tư (16/12), trong phiên điều trần tại Thượng viện về gian lận bầu cử. “Các tòa án chưa bao giờ xem xét các dữ kiện. Các tòa án không thích cuộc bầu cử, và họ đã trốn tránh khỏi điều này bằng cách tìm một cái cớ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-sidney-powell-cao-buoc-toa-an-can-tro-cac-vu-kien-gian-lan.html

LHQ kêu gọi Thái Lan sửa luật về tội khi quân

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 18/12 đã kêu gọi Thái Lan sửa đổi luật về tội khi quân (lese majeste law), theo Reuters.

Văn phòng nhận định rằng luật này đã được sử dụng để chống lại ít nhất 35 nhà hoạt động, một người mới 16 tuổi, trong những tuần gần đây.

Văn phòng nói rằng Thái Lan nên ngừng sử dụng luật cấm xúc phạm chế độ quân chủ, và ngưng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng khác đối với những người biểu tình, lưu ý rằng việc hình sự hóa các hành vi này vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng

Giới hoạt động trẻ Thái Lan áp dụng chiến thuật của Hong Kong

Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ tranh đấu cho dân chủ

Các cuộc truy tố, đã dừng vào năm 2018, được khởi động lại sau khi những người biểu tình phá bỏ những điều cấm kỵ lâu nay bằng cách kêu gọi cải cách để kiềm chế quyền lực của Vua Maha Vajiralongkorn trong nhiều tháng biểu tình trên đường phố. Những người bị kết tội theo luật về xúc phạm hoàng gia đối mặt với ba đến 15 năm tù.

Người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc lưu ý rằng các cáo buộc khác về tội sử dụng thuốc an thần và tội phạm máy tính cũng đã được dùng để chống lại người biểu tình.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Thái Lan ngừng sử dụng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng như vậy đối với các cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa,” phát ngôn viên Ravina Shamdasani nói trong một cuộc họp báo tại Geneva.

Đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet đã kêu gọi Thái Lan thay đổi luật về tội khi quân để phù hợp với quyền tự do biểu đạt.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết luật này không nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và nó tương tự như luật về tội phỉ báng.

“Trong vài tháng qua, những người biểu tình không bị bắt chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa,” Tanee Sangrat nói trong một tuyên bố.

“Những người bị bắt đã vi phạm các luật khác của Thái Lan và phải thừa nhận rằng phần lớn đã được thả.”

Các cuộc biểu tình do thanh niên lãnh đạo bắt đầu vào tháng Bảy để kêu gọi phế truất Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu tướng quân đội, và yêu cầu soạn thảo hiến pháp mới.

Sau đó, họ kêu gọi cải cách chế độ quân chủ: yêu cầu nhà vua phải chịu trách nhiệm rõ ràng hơn theo hiến pháp và đảo ngược các thay đổi giúp ông kiểm soát tài chính hoàng gia và một số đơn vị quân đội, trong số các yêu cầu khác

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55270302

Brexit: Các công ty Anh yêu cầu EU trì hoãn các thủ tục hải quan

Trọng Nghĩa

Các cuộc đàm phán Brexit đang trong giai đoạn chạy nước rút. Một thỏa hiệp dường như rất khó đạt được giữa chính phủ Anh và Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng dù có thỏa thuận hay không, các công ty Anh vào ngày 18/12/2020, đã yêu cầu Bruxelles trì hoãn việc áp dụng các thủ tục hải quan mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Liên đoàn Công nghiệp Anh hùng mạnh đang kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu trì hoãn việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan mới trong vòng một năm với lý do là vì cuộc khủng hoảng đại dịch, các doanh nghiệp không còn thời gian để chuẩn bị.

Liên đoàn, tập hợp 190.000 công ty, đang yêu cầu Bruxelles cho một thời gian ân hạn không phải tuân thủ các thủ tục hành chính mới mà thông thường  có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Vài ngày trước thời hạn này, các công ty vẫn chưa biết mối quan hệ trong tương lai giữa Vương quốc Anh và Liên Hiệp Châu Âu sẽ như thế nào.

Chính phủ Anh công nhận sẽ có xáo trộn ở các vùng biên giới với các nước trong Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 1 tháng Giêng.

Dù Brexit có thỏa thuận hay không có thỏa thuận, các công ty sẽ phải tuân theo các thủ tục hành chính và các biện pháp kiểm soát hải quan mới, một tình huống có thể gây ra những hàng ùn tắc dài ở biên giới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201219-brexit-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-anh-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-eu-tr%C3%AC-ho%C3%A3n-c%C3%A1c-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-h%E1%BA%A3i-quan

Brexit: Anh và EU tiếp tục đàm phán, dân Anh lo hàng hóa sắp tăng giá

Vương quốc Anh và EU đang tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit, và 48 tiếng tới được xem là vô cùng quan trọng.

Đàm phán ở Brussels đang tập trung cho câu hỏi phải mất bao nhiêu năm để có thỏa thuận mới về việc đánh bắt cá.

Brexit: Anh-EU tiếp tục đàm phán tuy đã đến hạn chót

Facebook chuyển người dùng ở Anh qua các thỏa thuận của Hoa Kỳ

Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết tiếp tục nói chuyện với EU nhưng khoảng cách hai phía chưa gần lại.

Trong hai tuần nữa, Anh quốc sẽ ngừng áp dụng các quy định thương mại của EU.

Nếu không có thỏa thuận vào ngày 1/1/2021, hai phía sẽ phải dùng quy định của WTO cho việc xuất nhập khẩu. Có nghĩa là giá cả hàng hóa có thể tăng cho dân Anh.

Anh quốc cho rằng chủ quyền vùng biển của họ phải được tôn trọng ngay ngày đầu tiên, và người Anh phải nhận phần hơn khi đánh cá.

EU khẳng định giai đoạn chuyển tiếp phải kéo dài ra và phải bàn lại về thu hoạch đánh cá giữa các phía.

Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier cảnh cáo nếu Anh muốn hạn chế đi lại của các đoàn tàu đánh cá từ EU, thì EU sẽ trả đũa bằng cách áp đặt thêm hạn chế cho các công ty Anh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đáp lại rằng ông sẽ tiếp tục đàm phán nhưng tình hình có vẻ rất khó khăn.

Vương quốc Anh đã ra khỏi EU ngày 31/1/2020 nhưng hai phía đã trải qua 11 tháng để đàm phán về cuộc sống sau này..

Anh và EU còn tới ngày 31/12/2020 để đàm phán về thỏa thuận thương mại.

Nếu bế tắc, việc áp đặt thuế và kiểm tra biên giới giữa EU và Anh sẽ xảy ra.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-55378835

Tòa án Pháp tuyên án tù chung thân đối với kẻ tấn công trên xe lửa Thalys

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (18/12), tòa án Pháp kết án tù chung thân đối với một chiến binh Hồi giáo nổ súng trên xe lửa tốc hành đi qua Bắc Âu nhưng bị ba người Mỹ khống chế trước khi kịp giết người.

Ayoub el Khazzani, quốc tịch Morocco, có trang bị vũ khí đầy đủ khi hắn bắt đầu tấn công ngay khi đoàn tàu Thalys băng qua Pháp từ Bỉ vào ngày 21 tháng 8 năm 2015. Một tòa án Paris tuyên bố bị cáo phạm tội cố ý giết người với ý định khủng bố. Cuộc tấn công bị ngăn cản bởi các hành khách. Trong số đó có ba người Mỹ, hai trong số họ đang trong quân đội vào thời điểm đó, lao vào Khazzani và tước vũ khí của hắn.

Ông Clint Eastwood, tài tử và đạo diễn người Hoa Kỳ, làm một bộ phim dựa trên sự kiện này mang tên “The 15:17 to Paris”. Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công Thalys, Pháp vẫn đang hồi phục sau tác động từ các cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo ở Paris bảy tháng trước đó nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị thực phẩm kosher. Ba kẻ tấn công bị cảnh sát giết tại hiện trường, nhưng 14 đồng phạm bị kết án trong một phiên tòa riêng vào hôm thứ Tư về các tội danh từ tài trợ khủng bố đến tham gia một băng nhóm tội phạm. (BBT)

Covid-19: Pháp vượt ngưỡng 60.000 ca tử vong

Thùy Dương

Chỉ vài ngày sau khi dỡ bỏ đợt phong tỏa thứ hai, nước Pháp ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 vượt ngưỡng 60.000. Theo số liệu Cơ quan Y tế Pháp công bố chiều tối hôm qua 18/12/2020, tổng cộng từ đầu dịch cho tới nay Pháp có 60.229 người chết vì virus corona, đứng thứ ba châu Âu, sau Ý và Anh Quốc.

Số ca nhiễm mới Pháp ghi nhận trong vòng 24 giờ là gần 15.600 người, giảm khoảng 2.500 ca so với hôm trước đó. Mặc dù tỉ lệ xét nghiệm dương tính, số người nhập viện và số người phải điều trị tại Khoa hồi sức tích cực đều giảm nhẹ, nhưng nhà chức trách lo ngại trong những ngày lễ sắp tới, số ca nhiễm Covid sẽ tăng mạnh.

Sức khỏe tổng thống Pháp ổn định

Một ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, hôm qua 18/12 trong một đoạn video dài 3 phút ông Macron tự quay bằng điện thoại di động và đăng tải lên mạng xã hội, tổng thống Pháp với giọng nói chậm và vẻ mặt mệt mỏi cho biết cho biết ông vẫn có các triệu chứng mệt, đau đầu và ho khan. Tuy nhiên, tổng thống Pháp trấn an công chúng là ông vẫn khỏe và đang tiếp tục xử lý các hồ sơ quan trọng, cho dù các hoạt động diễn ra chậm hơn. Tổng thống Macron hiện đang tĩnh dưỡng tại điện La Lanterne, ở Versailles, ngoại ô Paris và kêu gọi dân chúng đề cao cảnh giác với virus corona.

Gần Giáng Sinh, Châu Âu thắt chặt biện pháp chống dịch

Nhìn ra châu Âu, diễn biến dịch bệnh ngày càng gây lo ngại ở nhiều nước trong bối cảnh chỉ còn ít ngày nữa là đến Giáng Sinh và năm mới. Tại Ý, nước đứng đầu châu Âu về số ca tử vong, tối hôm qua 18/12 thủ tướng Giuseppe Conte thông báo tái phong tỏa đất nước trong dịp nghỉ lễ, nhưng không áp dụng liên tục. 

Từ Roma, thông tín viên RFI Anne Le Nir giải thích :

« Biện pháp tái phong tỏa sẽ không được áp dụng liên tục từ Giáng Sinh đến lễ Hiển Linh mà sẽ chỉ thực thi vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ, tức là từ ngày 24 đến ngày 27/12, sau đó là các ngày 31/12/2020, 01-02-03-05 và 06/01/2021. Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng cho đến ngày 07/01/2021. Các gia đình được phép tổ chức tiệc ăn uống nhưng bị giới hạn nghiêm ngặt, mỗi gia đình chỉ được mời tối đa 2 khách mời, không tính trẻ em dưới 14 tuổi.

Người dân không được phép di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Chỉ dân sống ở những xã nhỏ là được phép di chuyển trong vòng bán kính 30 km, nhưng với điều kiện là không được đến các thành phố lớn. Những người vi phạm quy định có thể bị phạt 400-1.000 euro.

Nguyên tắc lần này là rất rõ ràng : « Tutti à casa !» /Tất cả ở trong nhà. Mục đích là để ngăn chặn làn sóng đại dịch thứ 3. Cho đến nay, Covid đã cướp đi sinh mạng của hơn 67.000 người tại Ý. 

Tại Áo, chính quyền hôm qua cũng thông báo đợt phong tỏa thứ ba sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2020 và kéo dài ít nhất là đến ngày 18/01/2021. Còn tại Thụy Điển, lần đầu tiên thủ tướng kêu gọi người dân đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong giờ cao điểm. Hôm qua thủ tướng Stefan Löfven cũng thông báo những nơi công cộng không thiết yếu như phòng tập thể thao, bể bơi và thư viện đều phải đóng cửa đến ngày 24/01/2021.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201219-covid-19-ph%C3%A1p-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-60-000-ca-t%E1%BB%AD-vong

Nga thỏa thuận hậu thuẫn giữ gìn trật tự ở Belarus

Vệ binh Quốc gia Nga mới đây đã ký với bộ Nội Vụ Belarus một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự. Đây là một hợp tác không đơn giản trong tình hình khủng hoảng hiện nay ở Belarus, khi mà làn sóng phản đối ông Alexander Loukachenko tái đắc cử tổng thống từ hồi mùa hè năm nay vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, Nga ngày càng cho thấy sẵn sàng hậu thuẫn chính quyền Minsk hiện nay.

Thông tín viên Paul Gogo tại Matxcơva tường trình :

Đó là viễn ảnh mà Matxcơva đã cho thấy ngay từ khi xuất hiện các cuộc biểu tình lớn phản đối tổng thống Alexander Loukachenko tái đắc cử nhờ gian lận, hồi mùa hè vừa qua.

Người biểu tình cũng như Châu Âu lo ngại Nga sẽ can thiệp quân sự vào Belarus. Thậm chí có thời điểm Matxcơva đã cho tập trung lực lượng Vệ binh Quốc gia sát biên giới với Belarus.  Can thiệp quân sự chưa hề xảy ra nhưng đã có một thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Đó là điều mà chính quyền Belarus đã kín đáo thông báo hôm 18/12 này. Được ký cách đây một tháng, thỏa thuận này dự trù tổ chức diễn tập chung giữa lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga với cảnh sát Belarus. Ngoài ra theo thỏa thuận, Nga sẽ bảo vệ các công trình nhạy cảm hoặc cung cấp trang thiết bị để trấn áp cho Belarus.

Thỏa thuận này bao quát một diện can thiệp khá rộng của Nga đối với nước láng giềng. Quân đội Nga có thể tham gia bảo đảm an toàn cho các cơ sở dầu lửa hay điện lực, cũng như tham gia vào cuộc chiến chống tội phạm ở Belarus.

Từ đầu cuộc khủng hoảng chính trị, Nga xuất hiện khắp nơi khiến cho người biểu tình càng lo lắng đất nước bị mất độc lập. Về phần mình, tổng thống Vladimir Putin tiếp tục gây áp lực với đồng nhiệm Belarus để cho cải cách Hiến pháp sau cuộc bầu cử tổng thống ở nước láng giềng này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201219-nga-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-h%E1%BA%ADu-thu%E1%BA%ABn-gi%E1%BB%AF-g%C3%ACn-tr%E1%BA%ADt-t%E1%BB%B1-%E1%BB%9F-belarus

Covid 19: Hàn Quốc rơi vào tình trạng thiếu giường hồi sức cấp cứu

Đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ 2, Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng do thiếu giường hồi sức cấp cứu. Từ một tuần nay số ca nhiễm hàng ngày liên tục dao động trong khoảng 1000 người. Số bệnh nhân nhập viện hay phải hồi sức tích cực vì thế cũng tăng đột biến. Hôm 17/12 lần đấu tiên kể từ tháng 02/2020, tại thủ đô Seoul, một người dân Hàn Quốc chết vì thiếu chỗ trong bệnh viện.

Thông tín viên RFI tại Seoul , Nicolas Rocca, cho biết thêm thông tin :

Đó là một người nữ 60 tuổi, đã qua đời tại nhà trong khi phải chờ ba ngày mới có chỗ trong bộ phận điều trị Covid-19. Một hiện tượng điển hình cho những khó khăn hiện nay mà đất nước này đang phải đương đầu, nhất là với Seoul.

Hôm thứ Tư vừa rồi, đến buổi chiều tất cả các giường bệnh hồi sức tích cực dự phòng cho bệnh nhân Covid đã kín hết trong thủ đô. Tình hình này đặt thành vấn đề đối với Hàn Quốc, một trong ba nước được trang bị y tế tốt nhất thế giới, theo như giải thích của Jaewook Choi, giáo sư Y học dự phòng thuộc Đại học Korea :

« Chúng tôi có 3660 giường chăm sóc tích cực trong cả nước, chúng ta là một trong những nước có hệ thống y tế tốt nhất OCDE. Hiện giờ, chính phủ thông báo về tình trạng thiếu giường bệnh hồi sức trong các bệnh viện công dành riêng cho Covid. Nếu chính phủ chấp nhận bàn bạc với các bệnh viện tư, cơ sở hạ tầng của chúng ta sẽ hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu hiện nay về giường hồi sức cấp cứu ».

Trong làn sóng dịch đầu tiên, các bệnh viện tư đã tích cực tham gia chống dịch, nhất là ở tâm dịch, thành phố Daegu. Thế nhưng vì không được chính phủ bồi thường thỏa đáng, các bệnh viện tư lần này tỏ ra ngần ngại tham gia phục vụ chống dịch. Trước tình hình hiện nay, chính phủ thông báo, từ nay đến cuối năm sẽ bổ sung 287 giường hồi sức cấp cứu.

Nhìn sang Nhật Bản, riêng thủ đô Tokyo hôm qua ghi nhận 664 ca nhiễm mới. Đài NHK cho biết do virus lây lan quá nhanh, chính quyền thủ đô đã nâng mức báo động lên cấp cao nhất nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân, ngăn chặn tỉ lệ tử vong và số ca bệnh nặng tăng nhanh, cũng như hạn chế nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ.

Trong khi đó, Ấn Độ hôm nay vượt ngưỡng 10 triệu ca nhiễm virus tính từ đầu dịch. Theo bộ Y Tế, tổng số ca tử vong ở Ấn Độ cho đến nay là 145.136 người.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201219-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-r%C6%A1i-v%C3%A0o-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-thi%E1%BA%BFu-gi%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%93i-s%E1%BB%A9c-c%E1%BA%A5p-c%E1%BB%A9u

Trung Quốc: Cấm nhập khẩu than đá Úc, kinh tế dân sinh trong nước lao đao

Vũ Dương

Mục lục bài viết

•           Chỉ thị ngắt điện ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế và đời sống của người dân

•           Tỉnh Hồ Nam tắt hết các thiết bị chiếu sáng công cộng và đèn giao thông sau nửa đêm

•           Than đá chất lượng cao của Úc có hiệu suất phát điện vượt xa than đá của Trung Quốc

•           Quặng sắt: “Đòn sát thủ” của Úc trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh

Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Úc đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành công nghiệp trong nước, nhất là ngành điện. Để tiết kiệm điện, một số tỉnh thành ở Trung Quốc gần đây đã thực hiện cắt điện theo chỉ lệnh, khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ phải ngừng việc sản xuất, riêng tỉnh Hồ Nam đã đưa ra chỉ thị giảm thiểu tối đa thiết bị chiếu sáng công cộng vào ban đêm.

Chiến tranh thương mại Úc – Trung đã lan sang lĩnh vực than đá, không chỉ ngành than nước Úc bị ảnh hưởng mà ngay cả các ngành nghề sử dụng than ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề, theo Vision Times.

Tối thứ Ba (15/12), có cư dân mạng đăng tải thông tin nói rằng họ đã nhận được tin nhắn từ ông chủ ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, nói rằng doanh nghiệp không thể giao hàng đúng thời hạn! Nguyên nhân là do thành phố Nghĩa Ô bắt đầu cắt điện theo quy định. Các doanh nghiệp nhỏ và xưởng sản xuất nhỏ ở thành phố Nghĩa Ô đã bị mất điện hoàn toàn. Mọi người chỉ trích rằng mục đích của việc ngắt điện là để tiết kiệm năng lượng, hay là bắt ép mọi người ngừng việc sản xuất và ngừng sưởi ấm.

Chỉ thị ngắt điện ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế và đời sống của người dân

Cô Tưởng, người phụ trách của một công ty thương mại địa phương, hôm thứ Tư (16/12) cho hay, việc ngắt điện ngoài việc gây thiệt hại cho các xưởng sản xuất và doanh nghiệp ra, cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. “Chiết Giang hiện đã cắt điện đối với tất cả các cơ quan xí nghiệp. Chiết Giang hiện giờ rất lạnh. Nhiệt độ trong nhà phải dưới 3 độ mới có thể bật điều hòa, chính là điều hòa nóng. Trước mắt, Thượng Hải không có hạn chế này. Đây chắc là do việc cấm mua than đá của Úc nên. Mà bật điều hòa cũng không tính là dùng nhiều điện, vì rất ít người dân Trung Quốc bật điều hòa nóng. Nhất là vào mùa đông, ở trong nhà mọi người đều chịu khó mặc áo lông thay vì bật điều hòa, chỗ nào ấm cũng không cần bật điều hòa ”.

Tỉnh Hồ Nam tắt hết các thiết bị chiếu sáng công cộng và đèn giao thông sau nửa đêm

Một cư dân mạng tiết lộ qua tin nhắn trên điện thoại di động rằng tại một vài thành phố ở tỉnh Chiết Giang và tỉnh Hồ Nam, sau nửa đêm sẽ tắt hết các thiết bị chiếu sáng công cộng và đèn giao thông, nếu đã thiếu than đá đến vậy thì cứ nhập khẩu than đá của Úc. Dù sao, một chút lệnh cấm này đối với Úc mà nói cũng không ảnh hưởng gì. Trước mắt, nhập khẩu than của Úc có thể làm giảm bớt sự khẩn cấp của các nhà máy nhiệt điện trong nước, thật sự không biết các quan chức cấp cao nghĩ gì… “Một mặt lượng lớn tàu chở than của Úc đang neo đậu ở cảng không cho thông quan. Mặt khác, nhiều khu vực đang thiếu than trầm trọng đến nỗi phải cắt điện”.

Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hồ Nam gần đây đã ban hành “Thông báo khẩn về việc bắt đầu sử dụng điện có trật tự trong cao điểm mùa đông năm 2020 trên toàn tỉnh”, cho biết mức tải tối đa của tỉnh đã đạt 30,93 triệu Kilowatt, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt kỷ lục lịch sử mùa đông. Tình hình này dự kiến sẽ kéo dài đến lễ tết năm sau.

“Thông báo” này quy định thời gian sử dụng điện hàng ngày từ 10:30 – 12h, 16:30 – 20:30. Toàn tỉnh sẽ tắt toàn bộ đèn chiếu sáng cảnh quan thành phố, và tắt một nửa đèn đường, cuối tuần sẽ ngắt điện tại các tổ chức Đảng và chính phủ. Tuy nhiên, nhà chức trách lại không nói rõ lý do hạn chế sử dụng điện lần này.

Than đá chất lượng cao của Úc có hiệu suất phát điện vượt xa than đá của Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc ngừng mua than từ Úc trong quý IV, Trung Quốc đã tổ chức Cuộc họp kết nối thu mua than với Indonesia vào ngày 25/11 để hoàn tất việc thua mua nguồn than cho sản xuất điện với trị giá gần 1,5 tỷ USD từ Indonesia vào năm tới nhằm bù đắp chênh lệch nhu cầu do việc ngừng mua than của Úc.

Về điều này, cô Tưởng – người phụ trách của công ty, cho biết: “Chính phủ sẽ không cho bạn biết lý do cụ thể. Hiện tại chắc chắn không phải là mùa cao điểm tiêu thụ điện. Nếu dùng than của Úc thì hiệu suất phát điện của nó khá cao. Còn nếu mua than của Indonesia, lượng điện mỗi tấn than sản xuất được ít hơn rất nhiều”.

Tống tiên sinh, một học giả đã nghỉ hưu từ Viện Nghiên cứu Gang thép Bắc Kinh, nói rằng các công ty Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với than luyện cốc và nguồn than cho  sản xuất điện của Úc và Canada: “Trung Quốc cấm tất cả doanh nghiệp nhập khẩu than của Úc, nhưng cách đây năm năm hoặc chục năm về trước, Trung Quốc dồi dào nguồn điện, giờ tôi không biết tại sao lại đột nhiên thiếu điện nữa”.

Quặng sắt: “Đòn sát thủ” của Úc trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh

Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào than đá và quặng sắt của Úc. Ông Tống cho rằng Úc có “đòn sát thủ” đáp trả Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, nhưng vẫn chưa được kích hoạt.

Ông nói: “Úc có một món vũ khí đáp trả tốt nhất, đó chính là cắt nguồn cung quặng sắt đối với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 1 tỷ tấn quặng sắt mỗi năm, chủ yếu là từ Brazil, Australia và Nam Phi, Nam Phi thì ít hơn một chút. Nếu Úc và Brazil bắt tay và cùng cắt nguồn cung quặng sắt với Trung Quốc, tất cả các công ty thép Trung Quốc sẽ phải dừng việc sản xuất ngay lập tức. Vậy nên, Trung Quốc đã rất ngu ngốc khi hạn chế nhập khẩu than đá của Úc”.

Ông Tống nói rằng quặng sắt ở nước ngoài, giống như chip bán dẫn, cực kỳ quan trọng đối với các công ty thép Trung Quốc, nó sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất cần đến thép của Trung Quốc, bao gồm máy bay, ô tô, máy giặt dân dụng, lò vi sóng và các sản phẩm kim loại khác.

Theo người phụ trách của xưởng sản xuất ngoại thương ở thành phố Nghĩa Ô, toàn bộ ngành ngoại thương hiện đang lo lắng về khâu hậu cần, ở một số công xưởng hàng hóa chất đống khắp nơi không thể vận chuyển ra ngoài được. Các công ty vận tải đường biển, đường sắt và chuyển phát nhanh đang phải đối mặt với tình trạng chậm trễ trong suốt quá trình vận chuyện, hàng hóa ùn tắc vô cùng nghiêm trọng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-cam-nhap-khau-than-da-uc-kinh-te-dan-sinh-trong-nuoc-lao-dao.html

Sáng kiến ‘siêu bẫy nợ’ BRI: Các nước hạ lưu sông Mekong phải trả chi phí nào cho cơ sở hạ tầng?

Bình luận Thiện Nhân

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc không chỉ mang lại cơ hội phát triển, nó còn có thể kèm theo cả “bẫy nợ” và “bẫy địa chính trị”. Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần cơ sở hạ tầng – nhưng sẽ là với chi phí nào?

BRI là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng mạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, cảng, sân bay, năng lượng đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng vật chất khác, trong đó Trung Quốc được coi là trung tâm.

Mặc dù Sáng kiến ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất, nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối chính sách, thương mại, tài chính và kết nối các cộng đồng. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ USD vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử.

Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử

Khu vực hạ lưu sông Mekong, bao gồm các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, thể hiện nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng cao – do các nền kinh tế đang phát triển nhanh và sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng hiện đại. Do đó, BRI đã thu hút được sự quan tâm lớn từ các nước này. Về phần mình,

Trung Quốc coi khu vực này là một trong những mục tiêu chính của BRI, do sự gần gũi về địa lý cũng như mong muốn của Trung Quốc trong việc cải thiện kết nối giữa các nước phía Nam và Đông Nam Á.

Mặc dù cả năm quốc gia đã chính thức tán thành BRI, nhưng quan điểm thực tế của họ đối với Sáng kiến ​​này là khác nhau. Trong khi Lào và Campuchia nhiệt tình chấp nhận các dự án BRI, thì Việt Nam tỏ ra thận trọng với Sáng kiến ​​này. Thái Lan và Myanmar đang áp dụng một số dự án lớn của BRI, nhưng việc triển khai thực tế của họ đã gặp phải những thất bại và chậm trễ.

Ngoài những cân nhắc về kinh tế và chính trị phát sinh từ hoàn cảnh trong nước của từng quốc gia, các yếu tố bên ngoài – bao gồm các tính toán địa chiến lược của Trung Quốc và sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa hai cường quốc Mỹ-Trung — đang khiến các quốc gia trong khu vực ngày càng khó cân bằng giữa “việc phát triển cơ sở hạ tầng của họ và duy trì quyền tự chủ chiến lược”.

Myanmar

Dự án hàng đầu của BRI ở Myanmar là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), bao gồm bốn phần chính. Đầu tiên là tuyến đường sắt cao tốc chạy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua Muse và Mandalay đến Kyaukpyu ở bang Rakhine. Liên kết đường sắt này sẽ được xây dựng dọc theo các đường ống dẫn khí và dầu đã được hoàn thành vào năm 2013 và 2017.

Thứ hai là cảng nước sâu Kyaukpyu ở đầu phía nam của tuyến đường sắt trên Vịnh Bengal. Cùng với liên kết đường sắt và đường ống, cảng này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với Ấn Độ Dương, do đó giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào eo biển Malacca.

Thứ ba là việc xây dựng một “thành phố mới” gần thủ đô cũ Yangon của Myanmar. Thứ tư là thành lập “Khu hợp tác kinh tế biên giới” kéo dài qua biên giới hai nước tại Muse ở miền bắc Myanmar và Ruili ở miền nam Trung Quốc.

Hai nước đã ký các thỏa thuận chuẩn bị cho việc triển khai các dự án này trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Myanmar vào tháng 1 năm 2020. Tuy nhiên, các chi tiết như thu xếp tài chính và thủ tục đấu thầu vẫn bị bỏ ngỏ cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Cần lưu ý rằng, vào tháng 8/2018, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã đàm phán thành công với Trung Quốc để giảm quy mô dự án cảng Kyaukpyu – từ 7 tỷ USD mà chính phủ quân sự trước đó đã đồng ý vào năm 2015 xuống còn 1,3 tỷ USD. Các công việc chính của CMEC chưa được triển khai vào tháng 9 năm 2020, mặc dù một số nghiên cứu khả thi về các thành phần dự án đã được tiến hành.

Tiến độ chậm chạp của CMEC và quyết định của Naypyidaw thu nhỏ quy mô dự án cảng Kyaukpyu cho thấy rằng, trong khi Myanmar quan tâm đến các dự án BRI để cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế, họ cũng thận trọng để không trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Năm 2011, quyết định đình chỉ đập Myitsone của Myanmar – một dự án trị giá 3,6 tỷ USD do Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc hỗ trợ – cũng là một lời nhắc nhở rõ ràng về kết quả của các dự án BRI trong tương lai.

Thái Lan

Dự án nền tảng của BRI ở Thái Lan là tuyến đường sắt cao tốc (HSR) dài 873 km nối Bangkok và Nong Khai trên biên giới với Lào, sẽ tạo thành một phần của tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore. Tuy nhiên, dự án này đã nhiều lần bị trì hoãn do hai bên không thống nhất được về tài chính và kỹ thuật.

Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2019, Phó phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết các kế hoạch đã được thực hiện cho giai đoạn đầu tiên, và đoạn đường dài 252 km từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima sẽ bắt đầu vào năm 2023. Điều đáng ngạc nhiên là chính phủ Thái Lan quyết định chịu toàn bộ chi phí của giai đoạn đầu, lên tới 5,8 tỷ USD – nghĩa là họ đã từ chối đề nghị tài trợ của Trung Quốc.

Mặc dù công việc trên đoạn đầu tiên của dự án (3,5 km từ Klang Dong đến Pang Asok) đã bắt đầu vào tháng 9 năm 2020, tình trạng của các đoạn còn lại cùng với sự tham gia của Trung Quốc vào dự án nói chung – vẫn chưa rõ ràng.

Trung Quốc cũng đang đề xuất các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác ở Thái Lan, chẳng hạn như xây dựng kênh đào Kra nối biển Andaman và Vịnh Thái Lan, hoặc thành lập một đặc khu kinh tế xuyên biên giới (SEZ) và trung tâm hậu cần ở thành phố phía bắc của Chiang Rai.

Trong khi các bên liên quan của Thái Lan phản đối kế hoạch SEZ ở Chiang Rai, triển vọng cho dự án Kênh đào Kra cũng có vẻ mờ mịt – sau khi chính phủ Thái Lan công khai tán thành việc xây dựng một cây cầu trên đất liền – thay vì một con kênh, vào tháng 9 năm 2020.

Nếu việc đề xuất xây dựng kênh đào Kra bị loại bỏ, nó sẽ giáng một đòn lớn không chỉ vào BRI, mà còn đối với tham vọng chiến lược của Trung Quốc, vì con kênh từ lâu đã được kỳ vọng sẽ giúp các tàu buôn và tàu quân sự của Trung Quốc vượt qua eo biển Malacca.

Hiện tại, có vẻ như chính phủ Thái Lan đang quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC), nơi sẽ thúc đẩy các khoản đầu tư tư nhân hơn là các khoản vay giữa chính phủ với chính phủ theo BRI. Mặc dù các công ty Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đầu tư vào EEC, việc họ tham gia vào dự án lớn này vẫn chưa được xác nhận.

Giống như Myanmar, Thái Lan áp dụng cách tiếp cận khá thận trọng đối với BRI, chủ yếu là ngoài các cân nhắc thương mại. Dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Nong Khai chậm tiến độ đã gây khó chịu đặc biệt cho Trung Quốc. Tuy nhiên, với mối quan hệ khá hữu nghị giữa hai chính phủ và số lượng lớn các tập đoàn Thái Lan có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, BRI có thể vẫn có triển vọng tích cực ở Thái Lan.

Mặc dù việc thực hiện EEC sẽ do các nhà đầu tư tư nhân Thái Lan lãnh đạo, khả năng cao là các nhà đầu tư này có thể chọn làm việc với các chủ nợ, nhà cung cấp và nhà thầu Trung Quốc để thực hiện dự án.

Lào

Dự án BRI quan trọng nhất ở Lào là tuyến đường sắt dài 411 km nối Viêng Chăn và thị trấn Boten ở phía bắc biên giới với Trung Quốc. Việc xây dựng tuyến đường sắt, cũng sẽ là một phần của tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore, tiêu tốn 5,9 tỷ USD – hơn 1/3 GDP của Lào.Gần như toàn bộ chi phí sẽ được trang trải bởi các khoản vay từ China Eximbank – một ngân hàng thuộc nhà nước Trung Quốc – có nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc. Dự án khởi công từ tháng 12/2016 và hiện đang trên đà hoàn thành và thông xe vào tháng 12/2021.

Ngoài đường sắt, Trung Quốc cũng đã đầu tư vào một số dự án phát triển điện, đáng chú ý nhất là dự án xây dựng 7 đập trên sông Nam Ou – một nhánh chính của sông Mekong. Những con đập này, với tổng vốn đầu tư là 2.733 tỷ USD, đang được PowerChina phát triển thành hai giai đoạn. Giai đoạn I – bao gồm Nam Ou 2, Nam Ou 5 và Nam Ou 6 – bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 2016. Giai đoạn II, bao gồm Nam Ou 1, 3, 4 và 7, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Lào là nước ủng hộ mạnh mẽ BRI, bằng chứng là nước này đã thông qua dự án đường sắt Viêng Chăn-Boten, bất chấp chi phí cao và rủi ro tài chính liên quan. Mặc dù dự án đã tiến triển tốt, đã có những lo ngại rằng Lào sẽ không thể trả các khoản nợ của mình cho Trung Quốc. Vào đầu tháng 9 năm 2020, Lào báo cáo nhượng lại cổ phần kiểm soát trong công ty lưới điện quốc gia Electricite du Lào Transmission Company Limited (EDLT) cho China Southern Power Grid Co. – điều này làm dấy lên lo ngại rằng Lào đang rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới ước tính mức nợ của Lào sẽ tăng từ 59% GDP vào năm 2019 lên 68% vào năm 2020. Trong khi đó, cơ quan xếp hạng Moody’s cảnh báo về “khả năng vỡ nợ nghiêm trọng trong thời gian tới”, lưu ý rằng các nghĩa vụ nợ của Lào vào năm 2020 là khoảng 1,2 tỷ USD; trong khi vào tháng 6/2020, dự trữ ngoại hối của Lào chỉ là 864 triệu USD.

Nếu Lào vỡ nợ, sự tăng trưởng kinh tế và quyền tự chủ chính trị của nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc.

Campuchia

Campuchia là một trong những đối tác BRI chính của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đầu năm 2018, Tổng công ty Công chính và Giao thông vận tải Campuchia Sun Chanthol đã tiết lộ rằng “hơn 2.000 km đường, bảy cây cầu lớn và một bến container mới tại Cảng tự trị Phnom Penh đã được xây dựng với sự hỗ trợ từ Trung Quốc”.

Một số dự án cơ sở hạ tầng lớn bắt đầu trước BRI cũng đã được đổi tên thành một phần của BRI. Trong đó phải kể đến Đặc khu kinh tế Sihanoukville rộng 1.113 ha, được thành lập vào năm 2008 với các khoản đầu tư của Trung Quốc trị giá 610 triệu USD.

Một số dự án đáng chú ý khác bao gồm đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville dài 190 km do Công ty TNHH Xây dựng Truyền thông Trung Quốc xây dựng – với tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD; Sân bay Kandal do một tập đoàn địa phương xây dựng với tiền tài trợ từ các khoản vay của Trung Quốc chiếm đến 1,1 USD trong số 1,5 tỷ USD đầu tư.

Campuchia cũng có kế hoạch phóng vệ tinh liên lạc đầu tiên vào năm 2021 thông qua một dự án hợp tác giữa một tập đoàn địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Dự án BRI đáng chú ý nhất ở Campuchia được cho là khu đầu tư Dara Sakor trị giá 3,8 tỷ USD; được kiểm soát bởi một công ty Trung Quốc có hợp đồng thuê 99 năm. Bao gồm 20% đường bờ biển của Campuchia, khu vực này có sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng sang trọng, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước và cơ sở y tế.

Tính đến tháng 9 năm 2020, việc xây dựng các dự án khác nhau trong khu vực vẫn đang được tiến hành, trong khi Khu nghỉ dưỡng Dara Sakor đã mở cửa đón khách du lịch. Dự án đã gây ra một số cuộc phản đối bên trong Campuchia cũng như những lo ngại về an ninh đối với các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Các quan chức Mỹ nghi ngờ đường băng và các cơ sở cảng biển tại Dara Sakor nhằm phục vụ mục đích quân sự của Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2020, Hoa Kỳ đã trừng phạt Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG), nhà phát triển dự án Trung Quốc của dự án, vì “chiếm giữ và phá dỡ đất của người Campuchia địa phương”.

Campuchia ủng hộ mạnh mẽ BRI, không chỉ vì lợi ích kinh tế của riêng mình, mà còn vì Bắc Kinh đã hỗ trợ chính trị cho Thủ tướng Hun Sen trước những áp lực quốc tế liên quan đến “chủ nghĩa độc tài và hồ sơ nhân quyền kém cỏi của ông ta”.

Việc Campuchia quyết định phát triển các dự án BRI thông qua các công ty tư nhân thay vì các khoản vay giữa chính phủ với chính phủ – cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bẫy nợ. Tuy nhiên, việc áp dụng các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng có thể hạn chế quyền tự chủ chiến lược của Campuchia và dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế của nước này vào Trung Quốc.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với UDG cho thấy Campuchia có thể bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu nước này cho phép các dự án BRI được sử dụng để thúc đẩy tham vọng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam: thận trọng trước BRI

Trong số 5 quốc gia, Việt Nam thận trọng nhất về BRI, mặc dù có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn. Việt Nam đã tán thành BRI cũng như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, nhưng Hà Nội vẫn miễn cưỡng đăng ký các dự án BRI.

Tính đến tháng 9 năm 2020, chỉ một khoản vay 250 triệu USD Mỹ được cấp trong năm 2017 cho tuyến metro Cát Linh – Hà Đông. Dự án bắt đầu xây dựng vào tháng 10 năm 2011 – được cả Việt Nam và Trung Quốc coi là một phần của BRI “không chính thức”.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đơn phương phân loại dự án Vĩnh Tân 1 công suất 1.200 MW, nhà máy nhiệt điện than Bình Thuận theo dự án BRI. Nhà máy được hoàn thành vào năm 2018 và 95% trong tổng số hơn 2 tỷ USD tổng vốn đầu tư được tài trợ bởi một tập đoàn của Trung Quốc.

Sự dè dặt của Việt Nam đối với BRI có thể được giải thích bởi ba yếu tố. Thứ nhất, Việt Nam đã có một số trải nghiệm tiêu cực với các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ, bao gồm việc xây dựng kém chất lượng, chậm trễ dự án và chi phí vượt mức. Một ví dụ điển hình là tuyến metro Cát Linh – Hà Đông, chưa được đưa vào vận hành vào tháng 9 năm 2020 do nhiều lần trì hoãn.

Thứ hai, Việt Nam nhận thấy các điều khoản và điều kiện thương mại của các khoản vay Trung Quốc không hấp dẫn và có thể tiếp cận các nguồn vốn khác cho các dự án cơ sở hạ tầng của mình, chẳng hạn như các khoản vay từ các đối tác ODA, các chủ nợ đa phương hoặc đầu tư tư nhân. Cuối cùng, Việt Nam lo ngại về tác động chiến lược của BRI trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông,

Trải nghiệm khác nhau, con đường khác nhau

Hồ sơ trên về BRI ở khu vực hạ lưu sông Mekong cho thấy rằng các quốc gia trong khu vực đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với sáng kiến này, ​​dựa trên nhận thức của họ về các mối đe dọa và cơ hội mà BRI mang lại.

Trong khi Lào và Campuchia nhìn thấy nhiều cơ hội hơn là mối đe dọa; Việt Nam – với lo ngại về tranh chấp Biển Đông và kinh nghiệm trong việc chống lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc trong suốt lịch sử – đã hết sức cảnh giác với BRI.

Thái Lan và Myanmar dường như giữ thái độ trung lập, cởi mở hơn Việt Nam nhưng kém nhiệt tình hơn Lào và Campuchia trong việc xem xét các dự án BRI.

Dù sao đi nữa, với lịch sử “cho vay bẫy nợ” của Trung Quốc, các quốc gia khu vực hạ lưu sông Mekong cần hết sức cẩn trọng.

Tác giả: Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore

Thiện Nhân

https://www.ntdvn.com/kinh-te/cac-nuoc-ha-luu-song-mekong-deu-can-co-so-ha-tang-nhung-voi-chi-phi-nao-118093.html

Báo cáo: Trung Quốc ‘giám sát hàng loạt’ điện thoại di động của người Mỹ

Bình luận Nguyễn Minh

Theo một báo cáo gần đây của một công ty nghiên cứu mạng, chính quyền Trung Quốc đã khai thác các lỗ hổng trong mạng viễn thông di động toàn cầu để tiến hành “giám sát hàng loạt” đối với người Mỹ.

Bằng cách phân tích dữ liệu tín hiệu, báo cáo của công ty Exigent Media có trụ sở tại Washington phát hiện ra rằng, Bắc Kinh, thông qua nhà mạng viễn thông nhà nước có tên à China Unicom, thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người dùng di động tại Mỹ qua mạng 3G và 4G trong năm 2018.

Chính quyền Trung Quốc đã khai thác các lỗ hổng mạng, để theo dõi, giám sát, làm gián đoạn và chặn liên lạc của các thuê bao điện thoại Mỹ khi họ ra nước ngoài. Các lỗ hổng chủ yếu xuất hiện trong hệ thống truyền tín hiệu di động SS7 cũ, được mô tả trong báo cáo là “một hệ thống chắp vá cho phép các nhà khai thác mạng trên toàn thế giới giao tiếp với nhau trong các dịch vụ chuyển vùng quốc tế”.

Ông Gary Miller –  tác giả của báo cáo và là cựu giám đốc điều hành an ninh mạng di động – nói với tờ The Guardian rằng, các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc nhắm mục tiêu vào hàng chục nghìn người dùng di động Mỹ từ năm 2018 đến năm 2020.

Ông nói: “Khi bạn có hàng chục nghìn [mục tiêu], thì các cuộc tấn công đủ điều kiện trở thành giám sát hàng loạt, chủ yếu là để thu thập thông tin tình báo và không nhất thiết nhắm vào các mục tiêu cấp cao. Có thể có những địa điểm được quan tâm và những địa điểm này chủ yếu xảy ra khi mọi người ở nước ngoài”.

Ông Miller cho biết rằng, các cuộc tấn công được thực hiện thông qua một nhà mạng do nhà nước kiểm soát cho thấy một chiến dịch gián điệp được nhà nước hậu thuẫn.

Nhà phân tích cũng phát hiện ra rằng, trong năm 2018, hai nhà khai thác mạng ở Caribbean cũng tham gia vào một loạt các cuộc tấn công vào người dùng điện thoại Mỹ do công ty China Unicom dẫn đầu, cho thấy sự phối hợp giữa các nhà mạng này. Hai nhà khai thác mạng là Cáp & Truyền thông không dây ở Barbados (Flow) và Công ty Viễn thông Bahamas (BTC).

Báo cáo cho thấy từ năm 2019, các cuộc tấn công từ Trung Quốc giảm xuống, trong khi các cuộc tấn công bắt nguồn từ các mạng ở Caribbean tăng lên – cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng che giấu các hoạt động của mình thông qua các nhà khai thác nước ngoài.

Báo cáo nêu rõ: “Trung Quốc giảm số lượng tấn công, ưu tiên các hoạt động gián điệp có mục tiêu hơn, có khả năng sử dụng các mạng ủy nhiệm ở Caribbean và châu Phi để tiến hành các cuộc tấn công, có quan hệ chặt chẽ trong cả thương mại và đầu tư công nghệ”.

Trích dẫn đầu tư mở rộng của Bắc Kinh vào Caribbean, chẳng hạn như quan hệ đối tác của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei với BTC trong việc triển khai 4G ở Bahamas, báo cáo đặt câu hỏi rằng liệu điều này có cho thấy “tín hiệu chiến lược liên minh tình báo giữa Trung Quốc và Caribbean”.

Báo cáo cho biết thêm rằng, có khả năng các nhà khai thác ở Caribbean đã bán hoặc cho thuê các địa chỉ mạng cho các thực thể Trung Quốc để các thực thể này thực hiện hoạt động gián điệp, mà các nhà khai thác không hề hay biết.

Cable & Wireless, công ty sở hữu Flow và BTC, cho biết trong một tuyên bố gửi cho The Epoch Times rằng, họ đang “xem xét một cách cẩn thận thông tin trong các báo cáo truyền thông”.

Công ty này nói thêm rằng, họ liên tục giám sát các mạng của công ty trên tất cả các thị trường bao gồm Barbados và Bahamas, đồng thời đưa ra “các chính sách và giao thức bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu của khách hàng của chúng tôi”.

China Unicom đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times. Trong khi đó, các quan chức nói với The Guardian rằng, họ “bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc rằng China Unicom đã tham gia vào các cuộc tấn công [mạng] để giám sát sát sao các thuê bao điện thoại di động của Mỹ sử dụng chức năng truy cập các mạng viễn thông quốc tế”.

Vào tháng Tư, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) cảnh báo rằng, các hoạt động của China Unicom và hai công ty viễn thông do nhà nước kiểm soát khác tại Hoa Kỳ có thể bị ngừng hoạt động do rủi ro an ninh quốc gia.

Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết các cơ quan liên bang “quan ngại sâu sắc” về việc các công ty dễ bị “khai thác, ảnh hưởng và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Tác giả của báo cáo, ông Miller nhận thấy rằng các cuộc tấn công vào người dùng di động ở Mỹ vẫn tiếp tục vào năm 2020, từ Trung Quốc và Hong Kong, cũng như các quốc gia khác.

“Thật không may, các cuộc tấn công này vẫn tiếp diễn trên toàn cầu giữa các nhà khai thác di động cho đến khi đưa ra trách nhiệm giải trình đầy đủ, báo cáo về các cuộc tấn công, hình phạt và kiểm soát ‘đối tác và khách hàng’ bên ngoài, những người được cung cấp quyền truy cập vào mạng được thực thi”, ông Miller nói với The Epoch Times.

“Điều này cần phải được thực hiện ngay lập tức”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bao-cao-trung-quoc-giam-sat-hang-loat-dien-thoai-di-dong-cua-nguoi-my-117821.html

Trung Quốc nói đã bám đuôi tàu chiến Mỹ ở Eo biển Đài Loan

Quân đội Trung Quốc đã bám đuôi một tàu chiến của Mỹ khi tàu này đi qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm vào ngày thứ Bảy, quân đội Trung Quốc nói, lên án những chuyến đi như vậy là “liếc mắt đưa tình” với những người ủng hộ Đài Loan độc lập.

Trung Quốc, nước tuyên bố đảo Đài Loan được cai trị dân chủ thuộc chủ quyền của mình, đã tức giận trước việc Mỹ tăng cường hỗ trợ hòn đảo này, bao gồm bán vũ khí và điều tàu chiến đi ngang qua Eo biển Đài Loan, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington xấu đi.

Hải quân Mỹ nói khu trục hạm mang phi đạn điều hướng USS Mustin đã “quá cảnh bình thường ở Eo biển Đài Loan vào ngày 19 tháng 12 phù hợp với luật pháp quốc tế.”

“Việc tàu đi qua Eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” Hải quân nói thêm.

Đây là chuyến đi thứ 12 qua eo biển của Hải quân Mỹ trong năm nay, theo Reuters.

Quân đội Trung Quốc, trong một phát biểu do Chiến khu Đông Bộ phát đi, nói lực lượng không quân và hải quân của họ đã “bám đuôi và theo dõi” con tàu suốt hành trình.

Các chuyến đi như vậy “cố tình làm tăng nhiệt vấn đề Đài Loan, vì họ lo sợ sự yên ổn ở Eo biển Đài Loan, và liếc mắt đưa tình với đến các thế lực ủng hộ Đài Loan độc lập, gây nguy hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở eo biển,” bộ tư lệnh này nói.

Mỹ đang phô trương lực lượng và tìm cách sử dụng Đài Loan như một con tốt cho các mục đích chiến lược ích kỉ của riêng mình, phát biểu nói thêm.

Tại Đài Bắc, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết tàu của Mỹ tiến về hướng nam, rằng họ cũng đã theo dõi các chuyển động của nó và “tình hình vẫn bình thường,” Reuters đưa tin.

Bắc Kinh tin rằng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn muốn tuyên bố độc lập chính thức cho hòn đảo, một lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh. Bà Thái nói rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan.

Bà đã đặt ưu tiên cho việc củng cố các lực lượng vũ trang của Đài Loan trước hoạt động quân sự liên tục của Trung Quốc gần hòn đảo, bao gồm cho máy bay chiến đấu bay qua trung tuyến của Eo biển Đài Loan, một vùng đệm không chính thức.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-noi-da-bam-duoi-tau-chien-my-o-eo-bien-dai-loan/5705874.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.