Tin Việt Nam – 18/12/2020
Trương Châu Hữu Danh bị bắt: Một luật sư nói Điều 331 ‘mơ hồ’
Mỹ Hằng
Việc Facebooker nổi tiếng, đồng thời là cựu nhà báo Trương Châu Hữu Danh, bị khởi tố, bắt tạm giam chiều 17/12 đang thu hút dư luận Việt Nam.
Ông Danh (38 tuổi, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh Long An) bị bắt để điều tra hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.
Việc bắt ông Danh diễn ra ngay trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc 13 và sau khi Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố báo cáo năm 2020, trong đó Việt Nam bị liệt kê vào danh sách 5 nước cầm tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
Ông Danh từng làm phóng viên tại báo Long An, Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động, điện tử Làng Mới.
Vài năm gần đây, ông Danh trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi tham gia phong trào phản đối các BOT ‘bẩn’ cùng nhiều tài xế Việt Nam.
Ông Danh sở hữu trang Facebook và fanpage cùng tên “Trương Châu Hữu Danh” với hàng chục ngàn người theo dõi.
Bị bắt dựa trên một điều khoản ‘mơ hồ’?
Bình luận về vụ bắt giữ, Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC:
“Ông Trương Châu Hữu Danh bị bắt theo Điều 331 vốn phát triển từ điều 258 bộ Luật Hình sự cũ. Tôi đã tham gia nhiều vụ án tương tự như thế này, tôi biết rằng những yếu tố cấu thành nên tội này rất mơ hồ.”
VN: Nhà báo điều tra nói ‘bị khủng bố’
Blogger Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù
Blogger ‘Bà Đầm Xòe’, cây bút chỉ trích TBT Nguyễn Phú Trọng bị bắt
Nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 69 tuổi, lãnh án 12 năm tù
“Cụ thể hai nội dung chính đều mơ hồ, không chứng minh được. Thứ nhất, về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”, thì phải xem là ta đã dân chủ đến mức độ nào rồi, và việc lợi dụng quyền này cụ thể là như thế nào.”
“Thứ hai là về hậu quả “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước”, thì quyền và lợi ích hợp pháp đó là gì?”
“Với các tội phạm liên quan đến kinh tế thì còn đo đếm được qua mức thiệt hại từ hành vi mà bị can, bị cáo gây ra, Còn những trường hợp như thế này người ta gần như không đo đếm được mà chỉ đưa ra nhận định chủ yếu dựa trên cảm quan cá nhân.”
“Do đó, đa số những người bị bắt với cáo buộc vi phạm điều 331 và một số điều khác liên quan đến an ninh quốc gia, thực tế chỉ do việc họ ‘gõ bàn phím’, chứ không có hành vi nào thực sự gây nguy hại cho an ninh quốc gia như cáo buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Về lý do bắt ông Trương Châu Hữu Danh, ông Tuấn nói ông không loại trừ “vấn đề phe phái, đồng thời là động thái để dằn mặt những người bất đồng chính kiến và những nhà phản biện xã hội khác”.
“Tôi thấy cuộc bắt bớ diễn ra trước thềm Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 có thể là động thái để người ta ‘rung’ nhau, ‘bắt mạch’ nhau. Tôi thì nghĩ rằng tầm của ông Danh trên thực tế có lẽ chưa ở mức này. Nhưng do đây là thời điểm nhạy cảm, người ta không muốn có những tiếng nói bất đồng. Tin tốt với người này nhưng lại xấu với người kia, và khi công khai thì có thể gây ra hiệu ứng, xáo trộn, và gây phản biện mạnh mẽ của xã hội. Do đó, để cận trọng, người ta cứ xử lý được thì xử lý, đồng thời cũng là động thái để đe nẹt những blogger khác.”
Các bài viết ‘chống phá’
Ông Danh góp tiếng nói trong nhiều vụ việc nóng bỏng gần như như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Hồ Duy Hải, cùng nhiều vụ việc thời sự khác.
Các báo chính thống của Việt Nam hôm 17/12 đều đăng thông tin Trương Châu Hữu Danh bị bắt do có các bài viết ‘chống phá nhà nước’ trên trang cá nhân, nhưng không nêu ví dụ cụ thể là các bài viết nào.
Trang VTC Now viết mà không đưa dẫn chứng rằng gần đây, ‘lợi dụng sự nổi tiếng’ của mình trên mạng xã hội, Danh đã ‘viết nhiều bài trên facebook của mình để chống phá Nhà nước’.
Trang Vietnamnet nhắc đến vụ việc hồi tháng 8/2020, Trương Châu Hữu Danh liên tục đăng trên Facebook cá nhân các bài viết liên quan đến Nguyễn Hoàng Trung Kiên (Cần Thơ) uống thuốc trừ sâu tự tử vì bị phạt 9 tháng tù giam sau khi dùng máy xúc ủi sập nhà kho của Công ty Thinh Phát. Nhưng bài viết trên trang này không nói đó rõ đây có phải là nội dung ‘chống phá’ hay không .
Trang Người Lao Động đề cập đến việc chi nhánh Tạp chí Thời Trang Vàng tại Cần Thơ do ông Danh phụ trách tổ chức khai trương hồi tháng 10 dù chưa được cấp phép. Sau đó Sở TT-TT TP Cần Thơ đã có văn bản yêu cầu đóng cửa chi nhánh này.
Trong một báo cáo mới đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế mà BBC News đăng tải tiết lộ rằng Facebook và Google hỗ trợ chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những chỉ trích và trấn áp bất đồng chính kiến, ông Danh được nhắc đến như ví dụ về một blogger nổi tiếng từng trải qua việc bị Facebook khóa bài viết của ông về một vụ việc tham nhũng trong nước.
Mạng xã hội nói gì?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh: “Nhà báo Hữu Danh được cho là người có quan điểm chính trị “trung dung” không tỏ ra bất đồng với đường lối chính sách của nhà cầm quyền, tuy nhiên ông vẫn bị bắt theo điều 331 là điều được vận dụng để bắt tù các người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và những người hoạt động xã hội dân sự.”
Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập phong trào Sách Nông thôn: “Mình gặp Trương Châu Hữu Danh vài lần, đặc biệt là chuyến đi Kontum theo nhóm Phan Châu Thành hỗ trợ Mái ấm Vinh Sơn. Anh em
chuyện trò rất vui, ai cũng trăn trở hành động vì sự tiến bộ xã hội. Danh chọc BOT, khuấy quan chức trong mấy năm qua, góp phần tự do ngôn luận, thế cũng đáng đi vào trí nhớ nhiều người rồi. Đi tù cũng vui mà Danh.”
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên: “Còn một chi tiết khác, khá thú vị liên quan đến nền “báo chí lề đảng” cần nhắc đến. Chiều hôm qua 17/12, khi Trương Châu Hữu Danh vừa bị bắt, vài tờ báo đã đăng tin với nội dung bình luận khá giống nhau. Trong đó họ nhắc đến các chi tiết: Danh là thành viên của Báo Sạch, Bạn Hữu Đường Xa, tích cực trong việc đánh BOT bẩn, có ảnh hưởng trên không gian mạng … Tức là những chi tiết như tôi nêu ở trên. Sáng nay tôi mở các bài báo ấy ra coi lại, những thông tin trên … biến mất. Chỉ còn đăng tải những thông tin liên quan đến sự kiện.”
Nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến: “Tôi quan tâm đến điều 331 (258 cũ), điều luật mơ hồ, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của nhà báo Trương Châu Hữu Danh hơn là việc thắc mắc vì sao anh ấy bị bắt. Chúng ta đã chiến đấu không ít năm để chống lại, để phản đối điều luật này vì nó vi Hiến và chà đạp lên quyền công dân của chúng ta. Ngày hôm nay, nó vẫn tiếp tục được sử dụng để bịt miệng, để bỏ tù những người dám nói trong xã hội.”
VKS đề nghị ông Đinh La Thăng 10-11 năm tù, Út ‘Trọc’ chung thân
Sáng 18/12, đại diện VKS đề nghị ông Đinh La Thăng mức án 10-11 năm tù, ông Đinh Ngọc Hệ tù chung thân.
Cụ thể, cơ quan công tố đề nghị HĐXX phạt cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng 10-11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và miễn hình phạt bổ sung.
Còn ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”), VKS đề nghị tòa sơ thẩm tuyên chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 13-14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt là chung thân.
Vì sao ông Hệ bị tuyên chung thân?
Báo chí Việt Nam đưa tin, VKS cho rằng cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ “ngoan cố chối tội, khai báo quanh co, kéo cả người thân trong gia đình phạm tội…”.
Về nhân thân, ông Hệ đã lĩnh 12 năm tù trong 2 bản án trước nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Có gì phía sau hai vụ xử ‘Vũ Nhôm’, ‘Út Trọc’?
Út ‘trọc’ dùng bằng giả để vào Đảng và thăng tiến
Cụ thể, VKS nêu quan điểm về đề nghị tòa tuyên mức phạt trên của mình như sau:
“Hệ là quân nhân nhưng thành lập nhiều doanh nghiệp, là chủ mưu hành vi gian dối, thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản nhà nước. Bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ nào”.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tòa buộc ông Hệ bồi thường toàn bộ 725 tỷ đồng chiếm đoạt của nhà nước; bồi thường 3 tỷ đồng trong vụ mua căn biệt thự Công ty Licogi 13.
Ông Đinh La Thăng không nhận tội
Theo báo chí Việt Nam, tại phiên tòa, ông Đinh La Thăng không thừa nhận hành vi được xác định trong cáo trạng, ông Thăng cho rằng, cáo trạng quy cho ông sai phạm 6 hành vi thì 5 hành vi không đúng, dẫn đến toàn bộ cáo trạng đều là suy luận, quy chụp.
Cụ thể, ông Thăng không thừa nhận mối quan hệ với Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”, 49 tuổi, nguyên phó giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), không có quan hệ họ hàng, kinh tế hay chính trị gì với với Đinh Ngọc Hệ, không giới thiệu với cấp dưới để Hệ tiếp cận tham gia đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương. Ông Thăng phủ nhận lời khai của ông Dương Tuấn Minh – tổng giám đốc Công ty Cửu Long.
Ông Đinh La Thăng phủ nhận cáo trạng và lời khai cấp dưới
Truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vụ Ethanol Phú Thọ
Theo cáo trạng, khi ông Đinh La Thăng còn là Bộ trưởng Bộ GTVT, với vai trò này, ông Thăng đã ký văn bản gửi Thủ tướng đề nghị tiếp nhận lại đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc này và tiếp tục tìm kiếm đối tác bán quyền thu phí để thu hồi vốn.
Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng có văn bản đồng ý giao cho Bộ GTVT thực hiện việc bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, ‘xuất phát từ động cơ cá nhân’, đã gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh – tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long – để giới thiệu ông Đinh Ngọc Hệ và tạo điều kiện cho công ty của ông Hệ trúng thầu.
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng
Cáo trạng ghi rằng, kết quả bán đấu giá quyền thu phí thực hiện không đúng quy định của pháp luật thông qua các tài liệu do ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng được giao trực tiếp phụ trách, chỉ đạo gửi ông Đinh La Thăng báo cáo.
Theo đó, ông Hệ đã làm hồ sơ gian dối, báo cáo tài chính hai công ty con liên quan từ thua lỗ thành lãi để trúng thầu.
Ông Thăng, ông Hệ, ông Trường, cùng một số cán bộ khác dưới quyền ông Thăng bị cáo buộc làm thiệt hại tài sản nhà nước 725 tỷ đồng trong dự án đường cao tốc Trung Lương.
Dù ông Thăng không nhận tội nhưng đại diện VKS cho rằng hành vi sai phạm của ông Thăng đã có trong hồ sơ vụ án, việc truy tố đúng người đúng tội đúng pháp luật. Do đó, VKS đề nghị tuyên phạt cựu bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng mức án 10-11 năm tù về tội Vi phạm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Ông Thăng đang thụ án 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Dương. Hồi đầu năm, ông tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng.
Chiến dịch ‘đốt lò’ của TBT Trọng ngày càng tăng độ nóng?
“Đốt lò” cuối năm ở TPHCM: Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bắt tạm giam
TBT Nguyễn Phú Trọng muốn tăng tốc xử các vụ án tham nhũng lớn
Ngoài ra, trong phiên tòa sáng nay, VKS đề nghị Nguyên thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường lãnh mức án 6-7 năm tù về cùng tội danh. Theo VKS, ông Trường được đánh giá là thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội do tin tưởng vào cấp tham mưu nên được giảm nhẹ hình phạt.
Với vai trò đồng phạm, ông Nguyễn Chí Thành (quyền vụ trưởng Tài chính, Bộ GTVT) và Lê Trung Cường (chuyên viên) bị đề nghị 3-4 năm tù; Dương Tuấn Minh và Dương Thị Trâm Anh 5-6 năm tù; Nguyễn Thu Trang (nguyên Phó phòng Đầu tư và quản lý đấu thầu – Tổng công ty Cửu Long) 3-4 năm tù.
Khởi tố thêm bị can vụ Tất Thành Cang bán rẻ cổ phiếu Sadeco
Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/12 phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Thành (thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco)). Nguyên do được nói vì ông này có liên quan đến vụ ông Tất Thành Cang bán rẻ hàng triệu cổ phiếu của Sadeco.
Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 18/12 cho biết ông Nguyễn Hữu Thành bị điều tra tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.”
Cơ quan điều tra trước đó đã khởi tố, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang (Phó Ban Chỉ đạo công trình lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) vì có liên quan những sai phạm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Sadeco.
Công ty IPC do Ủy ban Nhân dân TPHCM sở hữu 100% vốn điều lệ và Công ty Sadeco có 44% vốn điều lệ thuộc IPC.
Ông Tất Thành Cang bị xác định đã chỉ đạo và chấp thuận chủ trương phương án cổ phần cho cổ đông chiến lược tại Sadeco bằng cách phát hành 9 triệu cổ phiếu với giá bán 40 ngàn mỗi cổ phiếu.
Trong diễn biến liên quan, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh về về công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng giai đoạn 2006 – 2017 tại tỉnh Bắc Giang. Theo đó, một loạt các sai phạm đã bị nêu danh.
Kết luận thanh tra nêu rõ tổng số tiền nợ đọng trong việc sử dụng đất và thuê hạ tầng gắn với đất công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang là 79 tỷ đồng.
Trong đó, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nợ hơn 13 tỷ đồng tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng.
Hơn 66 tỷ đồng còn lại thuộc các đơn vị lớn trong lĩnh vực bất động sản như Công ty Cổ phần KOSY, các đơn vị thuê đất trong Khu công nghiệp Đình Trám, Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (khu phía Bắc), Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang, Công ty in bao bì Hưng Thịnh.
Việc nợ đọng tiền sử dụng đất và thuê hạ tầng bị xác định vi phạm “thực hiện nghĩa vụ tài chính” theo Khoản 3, Điều 170 Luật đất đai 2013.
Thêm 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 có lỗi: chuyện nhỏ hay nguy hại?
Trong số 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo buộc phải rà soát, thì có đến 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn phát hiện có lỗi.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong báo cáo về việc 4 bộ sách giáo khoa có lỗi cho biết đã tổ chức rà soát lại toàn bộ các cuốn sách giáo khoa của mình chịu trách nhiệm biên soạn, xuất bản, phát hành. Theo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có lỗ ở một số môn như tiếng Việt, Giáo dục thể chất, tiếng Anh… nhưng các lỗi được nhà xuất bản này cho là không lớn.
Tuy nhiên câu hỏi được nêu lên là vì sao lỗi của 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, bị phát hiện quá muộn, trong khi học sinh đã được học nhiều tháng. Trách nhiệm về việc này thuộc về ai?
Từ Hà Nội, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận định với RFA hôm 17/12:
“Có thể nói là một sự kỳ lạ của những người biên soạn sách giáo khoa gần đây, càng về sau này càng cởi mở cho phép nhiều bộ sách giáo khoa ra đời, khiến cho người ta cẩu thả không giám sát được hết. Cái này là trách nhiệm của những người giám sát sách giáo khoa. Thứ hai là cái tư duy của người soạn sách có vấn đề, sách lớp 1 mà toàn mấy cái chuyện ở Tây, ở đâu ở đẩu… hay chuyện ngụ ngôn quái dị đưa vào trong khi sách lớp 1 cần gần gũi, những thơ ca câu từ trong sáng đưa vào thì biến mất cả.”
Có thể nói là một sự kỳ lạ của những người biên soạn sách giáo khoa gần đây, càng về sau này càng cởi mở cho phép nhiều bộ sách giáo khoa ra đời, khiến cho người ta cẩu thả không giám sát được hết.
-Thầy Đỗ Việt Khoa
Thầy Khoa cho biết khi sắp học về sách mới, thì hầu như 100% giáo viên phải đi học bồi dưỡng về chương trình mới. Nhưng kỳ lạ là không ai biết sách như thế nào và không cho giáo viên thẩm định, đến khi in ra thì giáo viên mới tá hỏa sao lỗi nhiều quá, thiếu tính khoa học. Thầy nói tiếp:
“Nhưng đã muộn sao sửa, còn sửa chắp vá như Bộ Cánh Diều cũng không được, bỏ làm lại là cách tốt nhất. Cái này trách nhiệm, ý thức có vấn đề, Bộ giáo dục không kiểm soát chặt chẽ nên sẽ còn tiếp tục phát hiện lỗi. Đặc biệt từ năm học này sẽ dạy cuốn chiếu, năm nay lớp 1, năm sau sẽ lớp 2 sách mới… nhưng đáng lo là giáo viên không ai được thấy để góp ý trước khi phát hành đại trà.”
Các lỗi trong 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, được truyền thông nhà nước nêu lên như bộ 1 Kết nối tri thức với cuộc sống phải chỉnh sửa nhiều nhất với 37 trang… lỗi cụ thể ví dụ như: ngữ liệu “sách đâu ếch học bài?” là “sách đâu em học bài?”… Hay sách tiếng Việt 1 có lỗi khoảng 16 trang… trong đó có một trang phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng thực tế.v.v…
Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an ninh, khi trao đổi với RFA hôm 17/12 cho biết, tuy không trực tiếp giảng dạy 4 bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng việc đổi sách dù có huấn luyện trước nhưng cũng gây khó khăn:
“Nội dung chương trình lớp 1 mới thì hồi hè tụi tôi cũng phải đi học rồi. Đổi qua chương trình này thì tôi thấy rất nặng, có những bài bị dồn, đâm ra học sinh nắm không vững, chắc như những năm thế hệ trước. Do đó họ cũng gặp khó khăn nhiều.”
Từ trước đến nay, độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng với Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm 2020 thế độc quyền này bị chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, do đó sách có sai sót đã đến với rất nhiều lớp học trong những tháng qua.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, từng có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, hiện sống ở Sài Gòn, khi trả lời RFA hôm 4/11, nhận định:
“Cách làm sách ở đây có nhiều sai lầm, quan điểm chưa rõ ràng, người biên soạn chưa làm hết trách nhiệm; không thực nghiệm; Hội đồng (kiểm duyệt) không làm hết trách nhiệm nên mới xảy ra sai sót; nhà xuất bản biên tập cũng không làm hết trách nhiệm nên biên tập, xuất bản rồi đến khi nhân dân kêu mới nói ‘có những sai sót không tránh khỏi, sách giáo khoa phức tạp, khó lắm’… Sai căn bản từ đầu cứ đổ loanh quanh mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị kỷ luật.”
Đây là năm học đầu tiên được triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1. Sau khi khai giảng vài tuần, Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều đang nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận và cả Quốc hội thời gian gần đây vì nhiều sai sót, nhưng đã được chính phủ chỉ đạo chỉnh sửa.
Giáo dục ảnh hưởng đến từng gia đình một, và người ta trút cái nỗi bất bình xã hội vào giáo dục là dễ thông cảm, chứ trút giận vào chỗ khác không dễ đâu.
-Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà ngôn ngữ học, giảng viên trường Đại học Sư phạm TPHCM, khi trả lời RFA hôm 17/12 cho biết sách giáo khoa nếu sai sót nhỏ thì cũng là điều bình thường:
“Sai sót là chuyện của con người mà, cho nên tôi quan đến những sai sót thuộc loại lớn, hay nó để ra từ một quan điểm sai lầm hay không. Tôi không có cơ hội đọc hết 4 bộ sách, nhưng tôi có đọc cuốn trong số đó thì thật ra cũng khó lòng mà nói sai. Mỗi người nói một kiểu nhưng tính chất sai nếu có cũng không lớn lắm, như thế là bình thường. Ngày xưa tôi ở miền Nam, sách giáo khoa đôi khi chỉ có 1 tác giả biên soạn thôi, và nếu cách nhìn như ngày nay thì sai sót nhiều lắm chứ không phải không, chúng ta phải bình tĩnh mà thấy những chỗ đó. Trông mong 1 bộ sách giáo khoa tuyệt đối không sai sót thì tất nhiên là mong ước chính đáng, nhưng không phải bao giờ cũng thỏa mãn đâu.”
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng chuyện đáng lưu ý hơn lỗi sai của sách giáo khoa là người dân càng ngày càng phản đối giáo dục dữ dội. Ông giải thích thêm:
“Thật ra là người ta bất bình xã hội bằng cách trút giận chỗ đó, chứ còn đất nước Việt Nam có rất nhiều chỗ tệ hại, tệ hại lắm chứ không phải chỉ thế đâu. Nhưng giáo dục ảnh hưởng đến từng gia đình một, và người ta trút cái nỗi bất bình xã hội vào giáo dục là dễ thông cảm, chứ trút giận vào chỗ khác không dễ đâu.”
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng, ai ở trong nước đều biết, ngay cả nếu người dân muốn trút giận vào một ông quan có sai sót cụ thể cũng không dễ… vì sẽ có công an quân đội cần bắt ai là bắt… Cho nên người dân trút nỗi giận vô ngành giáo dục có vẻ sẽ an toàn hơn.
Việt Nam: Đốt lò nóng, nhưng tham nhũng quyền lực thì sao?
Chiến dịch chống tham nhũng do đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành trở nên nóng hơn, nhất là trong dịp cuối năm 2021 và trước thềm đại hội đảng lần thứ 13, tuy nhiên câu hỏi được đặt gia từ giới bình luận và quan sát Việt Nam là còn vấn đề tham nhũng quyền lực, chính trị thì sao.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm, 18/12/2020 từ Hà Nội, vào thời điểm một ngày trước khi Hội nghị Trung ương 14 khóa XII của đảng Cộng sản bế mạc, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nhà nghiên cứu chính sách công từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam trước hết cho rằng đang có một “vòng luẩn quẩn” trong công cuộc “đốt lò”:
“Trong tổng kết 7 năm chống tham nhũng và kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban phòng, chống tham nhũng trung ương, ông có nhấn mạnh 6 bài học để phòng chống tham nhũng thế nào cho tốt và hiệu quả.
Hội nghị TƯ14: ‘Nhất trí cao’ về nhân sự BCT, chưa bàn ‘trường hợp đặc biệt’
Việt Nam “thổi lửa” đốt lò chống tham nhũng cuối năm
Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung
“Việc ông đưa ra những bài học này là để làm sao tiếp tục chống tham nhũng trong những nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng có lẽ đó chỉ là một cách làm thôi, trong khi từ đó chúng ta có thể suy ra một điều không tránh khỏi, đó là tập trung quyền lực để chống tham nhũng, nhưng lại trớ trêu thay, tham nhũng lại xuất phát từ sự tha hóa quyền lực.”
“Lồng thể chế” có “nhốt” được quyền lực?
Nhà phân tích chính sách công từ Hà Nội nhấn mạnh đang có một “mâu thuẫn” rất lớn và theo ông là rất khó xử lý ở Việt Nam:
“Đốt lò” cuối năm ở TPHCM: Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bắt tạm giam
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
VKS đề nghị ông Đinh La Thăng 10-11 năm tù, Út ‘Trọc’ chung thân
“Việc đó đang là một mâu thuẫn rất lớn hiện nay với công cuộc cải cách thể chế nói chung và thể chế chính trị nói riêng và đó là điều rất khó, bởi vì như vậy chúng ta có thể hình dung ra là hội nghị Trung ương xong, sẽ có thể tới đây có lãnh đạo mới ở đại hội, nhiệm kỳ 13.
“Và chúng ta lại có thể thấy khi đó sẽ có sự tập trung quyền lực cao hơn nữa để chống tham nhũng cho nhiệm kỳ trước đó vừa xong hoặc là nhiệm kỳ trước nữa, như thế nó trở thành một cái vòng rất luẩn quẩn.”
“Công cuộc “đốt lò” hiện chưa xử lý căn nguyên được vấn đề chống tham nhũng bởi vì tập trung quyền lực để chống tham nhũng, mà tham nhũng lại xuất phát từ sự tha hóa quyền lực, chính vì vậy có những giải pháp căn cơ hơn nữa để chống tham nhũng và đấy mới chính là những điều đáng bàn.
“Và hiện nay điều khó nhất là việc “nhốt quyền lực” vào trong một cái “lồng thể chế” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói, thì chưa rõ hình hài của cái “lồng thể chế này”, trong đó có nói tới kiểm soát tài sản của các quan chức, thì khá là mơ hồ và khá định lượng, chưa thể làm được điều này và điều đó là khó khăn.”
“Tôi nghĩ rằng tham nhũng quyền lực cần phải kiểm soát bằng các cơ chế đối trọng mạnh hơn nữa, chẳng hạn như dựa vào người dân, chứ không phải là lại dùng quyền lực tập trung cao hơn như là nhà văn Võ Thị Hảo đã nói, thì đó lại là một cái vòng luẩn quẩn.
“Làm sao thoát khỏi vòng luẩn quẩn này là một câu hỏi lớn cho cải cách thể chế của nhiệm kỳ 13 sắp tới,” PGS. Phạm Quý Thọ nói với hội luận Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Cũng tại thảo luận này, nhà văn, nhà báo tự do Võ Thị Hảo, từ Berlin, CHLB Đức cho rằng tham nhũng quyền lực gây ra tai hại lớn nhất cho các quốc gia:
“Tôi nghĩ tham nhũng quyền lực là tham nhũng lớn nhất để lại những hậu quả tai hại nhất đối với tất cả mọi đất nước, cũng như mọi người dân ở trên thế giới này. Và cái đầu tiên quan trọng là phải chống tham nhũng quyền lực bằng thể chế, cũng như phải có những lực lượng đối lập, có những người phản biện và phải đưa ra trước công luận cũng như là công lý.
“Chính ông ấy một mặt thì “đốt lò”, nhưng mặt khác lại tạo ra những việc cho sự độc tài ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và dẫn tới tham nhũng quyền lực cực kỳ lớn,
“Và mọi người có thể tìm được những dẫn chứng mà bây giờ trong thời đại Internet rất dễ để tìm kiếm và linh cảm của tôi là sắp tới, nếu ông Nguyễn Phú Trọng không bị đột quỵ, hay là chân tay run rẩy, đi lại quá khó khăn, thì ông còn có được những lực lượng để ông có thể sửa điều lệ đảng để cho một người như ông ấy có thể ở lại tiếp tục trong nhiệm kỳ nữa, cũng như ông Tập Cận Bình đã làm chẳng hạn, tôi nghĩ khuynh hướng có thể như vậy.”
Từ California, Hoa Kỳ, Luật sư, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm ngay trước đó phát biểu nêu quan điểm của mình với hội luận về tham nhũng quyền lực, đặc biệt liên hệ tới trường hợp Việt Nam hiện nay:
“Tham nhũng quyền lực là một biến thái về ý trí quyền lực mà thôi. Ý chí quyền lực có thể hướng thượng cho mục tiêu cao cả.
“Ví dụ các nhân vật lịch sử muốn thay đổi chiều hướng của lịch sử như sự suy đồi của một triều đại, một quốc gia, thì họ muốn làm lãnh đạo để thay đổi chiều hướng đó, để thay đổi hướng đi.
“Tuy nhiên, ở Việt Nam, tất cả những lý tưởng trở thành tham nhũng. Lý do vì sao? Vì ví dụ trong lớp lãnh đạo như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn, tôi nghĩ rằng ông ta thành thật trong lý tưởng cộng sản của ông ta.
“Và tổ chức “Đảng ta” nói theo triết học là một căn nhà hữu thể (the House of being) cho những cá nhân đó, do đó ông nói mất đảng là mất tất cả, trong khi với những thế hệ mới của những đảng viên, họ không nhìn vấn đề “Đảng ta” như một căn nhà cho hữu thể của họ, mà họ coi đó như một cơ hội hay một cơ chế để giải quyết những nhu cầu mà bây giờ là kinh tế cá nhân.
“Cho nên những cái này sẽ còn kéo dài và tạo ra những mâu thuẫn rất lớn và ở Việt Nam không thể chống tham nhũng như thể loại hiện nay, nếu không có một sự độc lập tư pháp, nếu không có một sự độc lập về báo chí, không có một sự trưởng thành về xã hội dân sự.
“Và nhất là vấn đề về thực tế hơn là lương bổng, vấn đề quy chế về tuyển chọn nhân sự, thì tham nhũng về quyền lực này nó trở thành một tính thiết yếu cho tất cả những con người muốn làm kinh tế, là bởi vì phải có quyền lực chính trị thì mới có quyền lực kinh tế, hai cái đó ràng buộc lẫn nhau.
“Mà con người bây giờ là những “động vật về kinh tế” mà thôi, thì nhu cầu kinh tế đó ràng buộc với nhu cầu quyền lực chính trị, cho nên vấn đề tham nhũng chính trị là vấn đề không thể tránh khỏi,” TS Nguyễn Hữu Liêm, người đồng thời là một nhà nghiên cứu triết học nói với BBC.
Công cuộc “đốt lò” đã đạt nhiều thành quả?
Hôm 12/12/2020, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã tổ chức một hội nghị toàn quốc tổng kết công tác này trong giai đoạn 2013-2020.
Đưa tin về hội nghị tổng kết này, trang mạng của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng CSVN cho hay công tác qua 7 năm được ban lãnh đạo đảng chỉ đạo “quyết liệt” đã thu được nhiều thành quả, đạt nhiều thành tích khả quan, không có “vùng cấm, ngoại lệ”:
“Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”…
“Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang…).”
Hôm thứ Năm, 17/12, bình luận về công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng này và đề cập cả vấn đề tham nhũng quyền lực và biện pháp gì cần làm để cải thiện ở Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà phân tích chính trị từ Hà Nội nói với BBC:
“Thành tích bằng số lớn các vụ thì không nói lên hiệu quả và bản chất. Tham nhũng chính trị theo tôi chưa được chú ý xử lý và phòng chống, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, nhân sự.
“Sờ đâu cũng ra tham nhũng, cho nên cần tiếp tục để cho người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
“Mặt khác, cần tiếp tục cải cách tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ và đạo đức của tất cả những người tham gia lĩnh vực tư pháp, từ điều tra viên, kiểm sát viên đến thẩm phán và thi hành án v.v…
“Mục tiêu lớn nhất, theo tôi, là dân có thực quyền giám sát mọi hoạt động của nhà nước và của đảng Cộng sản Việt Nam,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trao đổi với BBC ngay trước hội luận Bàn tròn thứ Năm.
Hội nghị TƯ14: ‘Nhất trí rất cao’ về nhân sự Bộ Chính trị, chưa bàn ‘trường hợp đặc biệt’
Sáng 18/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương đã họp phiên bế mạc. Vấn đề nhân sự cấp cao cho khóa 13 được dư luận quan tâm đặc biệt và cũng là nội dung hội nghị lần này.
Đảng Cộng sản thông báo Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn hai ngày so dự kiến”.
Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
Theo TTXVN, tại Hội nghị, Trung ương đã thảo luận “dân chủ, kỹ lưỡng”, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia hai cơ quan lãnh đạo này.
‘Nhất trí cao’
Ban chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại hội nghị Trung ương 15 sắp tới, TTXVN cho biết.
Trong khi đó, cũng trong thời điểm này, trên mạng chia sẻ một danh sách được cho là tỷ lệ ủng hộ vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ tới. Theo danh sách này, ông Lê Minh Hưng, sinh năm 1970 – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, dẫn đầu danh sách với 150 phiếu ủng hộ, chiếm 87%.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chỉ nhận được 96 phiếu, chiếm 56%.
BBC được cho biết danh sách này lộ ra này là khả tín, nó chỉ bao gồm các trường hợp ủy viên trung ương đảng được giới thiệu mới lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hội nghị 14 bỏ phiếu thăm dò.
Ngoài ra, Hội nghị 14 đã bỏ phiếu ra sao về các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm cũng như các thành viên Ban Bí thư hiện nay, thì chưa rõ cụ thể.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự “theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới”.
Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 ủy viên, đến nay còn 17 ủy viên. Trong đó, ông Trần Đại Quang đã qua đời khi còn là Chủ tịch nước (tháng 9/2018); ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017), hiện đang ở tù. Trong số 17 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018) và trên thực tế đã không còn hoạt động chính trị nữa.
Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung
Đại hội Đảng 13: “Nhân sự khó vì cố tìm theo lối cũ”
Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại
Ngoài vấn đề nhân sự, vấn đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng được đặc biệt coi trọng.
Phát biểu tại hội nghị 14, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: “Tình trạng tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và có thuyên giảm”.
Ông cũng nêu rõ, “nhiều vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, nhiệm kỳ này đã đạt kết quả quan trọng”.
Cũng tại hội nghị 14, Ban Chấp hành trung ương đã xem xét tờ trình của Bộ Chính trị và nhất trí cao quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung, ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, nguyên phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021 “do đã mắc phải những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng”. Ngày 11.12 vừa qua, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt ông Chung 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Hội nghị 14 ‘vẫn chưa bàn trường hợp đặc biệt’
BBC được biết rằng tại Hội nghị 14, rốt cuộc Trung ương Đảng vẫn chưa bàn về ‘trường hợp đặc biệt’ mà phải đợi sang hội nghị tiếp theo.
Hồi tháng 10, ông Lê Quang Vĩnh, trợ lý thường trực Ban Bí thư, cho báo chí biết tại hội nghị 13, có 119 người được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa tới, trong số này cũng có những người quá tuổi, nhưng Ban Chấp hành trung ương chưa xem xét, kết luận. Việc xem xét các trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành ở Hội nghị T.Ư 14 và các hội nghị T.Ư tiếp theo.
Theo kết luận của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, độ tuổi tái cử ủy viên Ban Chấp hành T.Ư chính thức tới thời điểm Đại hội XIII năm 2021 là không quá 60 tuổi với ủy viên T.Ư và không quá 65 tuổi với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Độ tuổi tham gia T.Ư lần đầu là không quá 55.
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung
Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị nào đủ tuổi tái cử?
Trước đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với BBC, ông được biết trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận và các ý kiến về các phương án nhân sự cấp cao khác nhau. Do đó, ông cho rằng thông tin từ Hội nghị Trung ương này sẽ giúp “giải tỏa” thêm phần nào các câu hỏi đặt ra từ đó, đặc biệt liên quan các “trường hợp đặc biệt.”
“Hiện còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua mà tôi được biết và rõ ràng nhất chúng ta biết là bây giờ sẽ có trường hợp đặc biệt. Nhưng theo tôi hiểu sẽ vẫn có nhiều phương án khác nhau và bây giờ câu hỏi quan trọng là xác định trước tiến có bao nhiêu trường hợp đặc biệt”.
“Theo và về nguyên tắc, đáng lẽ ra trường hợp đặc biệt chỉ dành cho vị trí Tổng Bí thư như chúng ta đã thấy, như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng được xác định là trường hợp đặc biệt và không có trường hợp đặc biệt nào khác ngoài ông Trọng.
“Tuy nhiên, ở kỳ lần này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại vì vị trí Tổng Bí thư được cho là dành cho ông Trần Quốc Vượng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể có những ứng cử viên khác mà có thể có sự cạnh tranh cho vị trí này.
“Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay mới 66 tuổi và cũng mới nắm vị trí Thủ tướng một nhiệm kỳ, do đó ông cũng đủ điều kiện để xem xét là trường hợp đặc biệt, bởi vì ông vẫn còn sung sức và ông đã thể hiện khá tốt vừa rồi trong cương vị Thủ tướng ở nhiệm kỳ hiện nay.
“Bởi vì nếu nhiều trường hợp đặc biệt quá, bản thân trường hợp ấy sẽ không còn được gọi là “đặc biệt” nữa, do đó mà vẫn còn những tranh luận, những đề xuất khác nhau và chúng ta cũng cần xem xét xem kết quả cuối cùng như thế nào, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận.
Hiện nay, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhân sự cấp cao như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… đều đã quá tuổi tái cử vào Bộ Chính trị. Con đường duy nhất để những người này duy trì vị trí ở nhóm quyền lực cao nhất của đảng là cơ chế “trường hợp đặc biệt”.
Hội nghị TƯ14: Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ Tướng Chung
18 tháng 12 2020
Các ủy viên Ban chấp hành trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam hôm thứ Năm đã biểu quyết giới thiệu nhân sự cấp cao tham gia Bộ Chính trị và Ban bí thư của đảng này, trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 14 khóa 12 đang diễn ra ở Hà Nội, theo truyền thông nhà nước.
Cùng lúc, Tướng Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội bị khai trừ khỏi đảng, vẫn theo báo chí chính thống Việt Nam.
Báo mạng VietnamNet thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đưa tin về cuộc biểu quyết tại Hội nghị này cho hay:
Việt Nam “thổi lửa” đốt lò chống tham nhũng cuối năm
Việt Nam: ‘Cân bằng Bắc – Trung – Nam’ có còn quyết định việc chọn Tứ trụ?
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
“Ngày 17/12 , Ban Chấp hành Trung ương họp về công tác cán bộ trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.
“Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII.
“Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 14 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/12.”
Báo mạng VnExpress thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng ngày, cho biết thêm:
“Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 Ủy viên, đến nay còn 17 Ủy viên, bởi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời (tháng 9/2018); ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017). Trong số 17 Uỷ viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018).
“Ban bí thư Trung ương Đảng hiện có 14 ủy viên, trong đó 7 thành viên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; 7 thành viên còn lại là Bí thư Trung ương Đảng.”
“Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật”
Vẫn theo VietnamNet, tại Hội nghị Trung ương 14, ngoài việc bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 13, Ban Chấp hành Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam còn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.
Vụ án Nguyễn Đức Chung: Bài học cho các quan chức Việt Nam?
“Đốt lò” cuối năm ở TPHCM: Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bắt tạm giam
Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị nào đủ tuổi tái cử?“
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lãnh án 5 năm tù
Cụ thể, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng được Bộ Chính trị uỷ quyền đọc Tờ trình của Bộ Chính trị đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015 – 2020, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021,” VietnamNet tường thuật.
“Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.
“Trước đó, tại kỳ họp 50, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.”
Hôm thứ Năm, 17/12, được hỏi về các diễn biến trên tại Hội nghị Trung ương đang diễn ra của đảng CSVN, một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận với BBC:
“Đến nay chưa thấy đảng công bố gì cụ thể chính thức, hãy chờ đến ngày bế mạc hội nghị, tuy nhiên Hội nghị này chủ yếu bàn về nhân sự mà là các ứng cử viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư cho khóa 13.
“Còn việc bàn về một số vị trí về tứ trụ hay không, thì đến nay vẫn chưa biết cụ thể chính thức, cũng có thể đến ngày cuối của Hội nghị người ta sẽ bàn, còn nếu không đủ thời gian bàn thì người ta sẽ có hội nghị Trung ương 15.
“Hội nghị đó nếu có sẽ xảy ra ngay trước Đại hội 13 và đại hội khả năng lớn sẽ diễn ra vào cuối tháng 01/2021, tức là vào khoảng ngày 25-28/01.”
Trên mạng xã hội và trong công luận dường như đang xuất hiện một số thông tin cần kiểm chứng thêm dưới dạng các “danh sách” nhân sự được cho là được cơ cấu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới của ĐCSVN, kể cả có một số thông tin “đề cập” việc biểu quyết và “kết quả” biểu quyết nhân sự này trong khuôn khổ hội nghị.
Khi được hỏi liệu trên thực tế đã có các thông tin nào hay cơ sở thông tin nào manh nha cho thấy rõ thêm về việc giới thiệu, bức tranh quy hoạch nhân sự cấp cao ở các cơ cấu quyền lực cao cấp và quan trọng đó hay chưa tới thời điểm hiện nay, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đáp:
“Người ta không thông báo cụ thể, nhưng bắt đầu vào Hội nghị Trung ương, cũng có một vài bài báo của báo chí chính thống có phân tích, người ta đếm xem trong Bộ Chính trị khóa 13 nếu ứng cử thì khả năng sẽ có những ai ứng cử, và khả năng những ai quá 65 tuổi thì nghỉ.
“Và người ta sẽ có đề cử để lập một danh sách những ai sẽ là ứng cử mới, có nghĩa là tới đây sẽ là lần đầu tiên thành ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời người ta cũng có danh sách những ai lần đầu tiên sẽ ứng cử vào Ban Bí thư.
“Như thế người ta đã có nói sơ bộ như thế, với những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính trị mà dưới 65 tuổi, chưa đủ 65 tuổi, thì về mặt nguyên tắc, người ta phải đưa vào hết. Và những người mà nằm trong Ban Bí thư thì thường cũng có thể trở thành những ứng cử viên để vào Bộ Chính trị của khóa 13.
“Cụ thể hơn, nếu đọc kỹ sẽ thấy thôi và tôi nhắc lại là có lẽ phải chờ đến ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 14 thì sẽ có thêm các thông tin chính thức hơn từ đảng Cộng sản giúp hình dung rõ hơn một bước nữa tình hình.
“Còn về sự việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, thì vụ xử ông Chung cựu chủ tịch Hà Nội là họ làm nhanh. Ông Chung thành phạm nhân rồi, thì họ thấy tiện để làm các vụ khác mà ông ấy dính líu mấy năm qua, như vụ Nhật Cường v.v…,” nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas – Singapore) bình luận với BBC trên quan điểm riêng hôm thứ Năm.
Kết thúc sớm Hội Nghị Trung ương 14 và sẽ còn hội nghị 15 trước Đại hội Đảng
Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thứ 14, Khóa 12 kết thúc sớm hơn kế hoạch đề ra và trước kỳ đại hội đại biểu toàn quốc sẽ còn có một kỳ hội nghị trung ương nữa. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 18 tháng 12.
Trong phát biểu bế mạc, ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tự tin cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…
Một nội dung chính của hội nghị được cho biết là các nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tới được Ban Chấp hành trung ương nhất trí cao và sẽ đưa ra cho Ban Chấp hành trung ương Đảng CS xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới.
Danh sách nhân sự này không được tiết lộ với công chúng mặc dù có nhiều đồn đoán về những nhân sự sắp tới.
Hôm 14-12, ông Trọng, trong bài phát biểu Khai mạc Hội nghị trung ương 14, đã cho rằng trong đợt góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng 13 có ý kiến chưa tán thành hoặc nhất trí cao. Ông cho rằng “Cá biệt có ý kiến đi ngược lại với quan điểm đường lối cơ bản của đảng đã được khẳng định trong cương lĩnh của đảng năm 2011 và Hiến pháp năm 2013. Cũng có những luận điệu xuyên tạc sai trái lợi dụng cái này để nói xấu chúng ta. Không phải là không có những cái sự việc ấy!”
Ông Trọng nói đối với những luận điệu bị cho là sai trái, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo báo chí công luận phản bác.
Cầm kéo cắt chỉ thêu tỉa một cánh rừng nhiệt đới
Huỳnh Mai
Trong sạch, chống tham nhũng là phẩm chất đầu tiên của lãnh đạo năm nay, Đảng đặc biệt nhấn mạnh điều này. Điều nhấn mạnh tiếp theo là cấm chạy chức chạy quyền.
Cuối tháng 9/2019, Bộ Chính trị ra hẳn một Quy định số 205 dành riêng cho nội dung nói trên. Tên nó là “Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền”.
Để chống lợi dụng quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền, hoặc không thực hiện đầy đủ quyền hạn trách nhiệm để thực hiện chức trách, Bộ Chính trị đề ra 40 giải pháp tỉ mỉ. Chúng gồm các quy định vô cùng chi tiết được áp dụng với 5 nhóm nhân sự cụ thể, kèm với một phần xử lý kỷ luật.
Có 25 biện pháp để chống chạy chức chạy quyền, cũng cụ thể tỉ mỉ tương tự.
Xin điểm qua cho quý vị hình dung.
5 nhóm nhân sự được kể tên bao trùm tất cả những ai liên quan đến việc sắp xếp cán bộ, từ cá nhân, tổ chức lãnh đạo, cấp ủy đảng, người đứng đầu công tác nhân sự ở tổ chức hay địa phương, người tham mưu, đề xuất, đến bản thân đối tượng được xem xét cất nhắc hay hạ cấp, cho thôi chức, về hưu.
Các biện pháp cũng đi từ rất chung chung như “thể hiện rõ chính kiến” “kiên quyết đấu tranh với sai phạm”, “không được tư riêng để vụ lợi” “phải tự giác” “lãnh đạo chỉ đạo nghiêm túc” “thảo luận thật sự dân chủ”… cho đến vô cùng cụ thể như “Không bố trí vợ, chồng, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh chị em ruột cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch UBND và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp trong cùng một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị”, hay “ Không được gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ”.
Nhưng tôi không biết các đồng chí quy hoạch nhân sự sẽ làm thế nào để thực hiện chính xác các quy định ấy.
“Nâng đỡ không trong sáng”
Người ta chạy chức chạy quyền, thao túng quyền lực bằng những lời nửa kín nửa hở, cái vỗ vai đùa giỡn, câu nói bóng gió ẩn ý, sắc mặt tươi hay kém, thậm chí một cú ậm ờ đầy kiên quyết… Người thông minh là phải biết nghe tiếng quạt đoán hướng cờ. Chứ thời buổi công nghệ đúng kiểu tai mắt khắp nơi này, ai dại gì huỵch toẹt? Nhỡ bị ghi âm, sau này làm không xong, bị bắt đền hay tố cáo thì sao?
Rồi làm thế nào để phân biệt giữa gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với “nhân sự” (tức các đồng chí đang được quy hoạch lên, hoặc quy hoạch xuống) đúng quy định, với tiếp xúc không đúng quy định?
Nhớ lại việc “nâng đỡ không trong sáng” của ông Ngô Văn Tuấn, cựu Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa. Ông Tuấn, khi đó còn là Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Bí thư Đảng ủy cơ quan-bị tố cáo nâng đỡ bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên hợp đồng ở đơn vị hành chính sự nghiệp về làm công chức chuyên
môn. Một năm sau, bà lên chức phó phòng. Một năm sau nữa, lên trưởng phòng. Hai năm tiếp theo, bà Quỳnh Anh đi học thạc sĩ hệ chính quy, nghĩa là tuy vẫn công chức nhưng không có thời gian làm việc ở Sở. Thế nhưng bà vẫn được đề bạt và quy hoạch vào chức vụ Phó giám đốc sở.
Vụ việc bị tố cáo. Ông Tuấn bị cách chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vào năm 2018.
Nhưng, mặc dù hậu quả khốc liệt như vậy, thì ban đầu ông Tuấn chỉ bị khiển trách. Với lý do hai lần bổ nhiệm bà Quỳnh Anh trong khi bà này chưa đủ điều kiện về trình độ chính trị và thâm niên công tác theo quy định.
Cộng thêm một số vụ việc khác được nêu là làm trái quy định của Đảng về tinh giản bộ máy, ông Tuấn mới bị cách chức.
Nếu như ông Tuấn không quá vội vã khiến hành vi trở nên quá lộ liễu, thay vào đó cẩn trọng hành vi, kéo dài thời gian hơn và trang bị cho bà Quỳnh Anh các điều kiện nói trên, thì bản chất của việc “nâng đỡ không trong sáng” có lẽ không thay đổi, nhưng sẽ khó ai bắt bẻ được.
Do vậy, nếu càng dùng nhiều tính từ để làm tiêu chuẩn cho việc quy hoạch cán bộ, thì hiệu quả cũng sẽ là một tập thể các tính từ. Rất gợi cảm nhưng vô nghĩa về độ chính xác.
Con mèo ở nhà sếp
Tương tự, nhóm “Chống chạy chức chạy quyền” gồm 25 hành vi. Xin trích một định nghĩa sinh động nhất trong đó:
“Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi”.
Lại xin kể câu chuyện khác để minh họa:
Độ một tuần nay, trên mạng facebook Việt Nam lan truyền câu chuyện vui như sau: Anh nọ mang túi quà nặng đến nhà sếp kia xin được tiến cử. Sếp vắng nhà, chỉ có sếp bà hồ hởi ra tiếp, lại còn trách yêu “chú vắng vẻ xa cách với anh chị quá, sau này nhớ đến nhà chơi thường xuyên nhé”… khiến anh chàng mở cờ trong bụng. Đặt mông xuống ghế, trong lúc sếp bà đi rót nước thì cái con mèo ranh cứ luẩn quẩn đến cào cắn chân anh ta. Giãy vài lần không được, anh ta kín đáo đá nhẹ một phát. Con mèo bắn ra đến góc nhà.
Sếp bà chạy ra, ôm con mèo vào lòng xuýt xoa: “Ôi thương thương… có đau không con gái của mẹ, để mẹ đưa con đi bác sĩ nhé”.
Anh nọ tháo mồ hôi lạnh ngắt người đến tận từng lỗ chân lông. Hiểu đường thăng tiến thế là gãy gục.
Tháng sau, người khác được bổ nhiệm vào chức ấy. Trong buổi họp công bố chức vụ mới, sếp phát biểu sâu sắc: “Chúng ta gánh vác trách nhiệm nặng nề, không phải chỉ có tình yêu thương nhân dân mà còn phải có tình yêu thương thiên nhiên, yêu thương động vật….”
Câu chuyện kể trên hoàn toàn vô danh, tuy không nhất thiết khác sự thật.
Nhưng, dùng cái thước nào để xác định mục đích của các món quà?
Quà nào là “quà nhân sự”?
Nếu gia đình của sếp gặp khó khăn cần giúp đỡ, nếu họ quý mến nhau, nhân viên có được giúp không? Nếu người sếp kia từng có ơn nghĩa với nhân viên của mình (không liên quan đến công việc), người nhân viên có được trả ơn bằng cách tặng quà không? Nếu “nhân sự” thực sự có tài năng và cần sự ủng hộ để có được vị trí mong muốn, điều ấy có sai không? Ngoài chợ có ai bán cái nhãn nào để phân biệt “quà tình nghĩa” với “quà nhân sự” đâu!
Dân ta có câu “Tiếc thay cây quế giữa rừng/Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay”.
Có tài mà không được phát hiện, trau dồi, trao tặng cơ hội để tung hoành và phát triển thì cũng chỉ là cây quế giữa rừng mà thôi.
Cuối cùng, trong việc sắp xếp nhân sự, dễ dàng hủy bỏ tất cả mớ bòng bong chữ nghĩa và khái niệm mơ hồ, rối rắm, không thể nào định tính và định lượng được như đã nói trên, bằng một (hoặc nhiều) kỳ thi/vòng thi, như các quốc gia phát triển hơn đã áp dụng. Ứng viên phải thi kiến thức, hành xử, về các biện pháp cụ thể có thể triển khai trong lĩnh vực và vị trí mong muốn, cam kết trách nhiệm, kết quả và yêu cầu các điều kiện; cũng như sòng phẳng chịu thua hay hạ chức nếu không thực hiện được cam kết.
Tiếc rằng bản Quy định 205 đã chỉ tập trung vào mục đích cắt đứt các khía cạnh tiêu cực trong quy hoạch nhân sự, trong khi các khía cạnh ấy vốn chỉ là mớ hệ quả đẻ ra từ sự độc chiếm quyền lực, cộng với việc thiếu vắng hoàn toàn sự cạnh tranh, giám sát quyền lực từ những lực lượng độc lập.
Gốc rễ của toàn bộ các tệ nạn tương tự nằm ở đó, cho nên nếu nó vẫn cứ nguyên đấy thì mọi sự sửa chữa đều chỉ là vá víu, không thể đạt kết quả.
Như cầm chiếc kéo cắt chỉ thêu để tỉa tót một cánh rừng nhiệt đới thôi.
Tham khảo:
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Điểm tin trong nước 18/12: Vợ chồng công an cho 52 đồng nghiệp, cán bộ vay lãi cao gấp 9 lần
Mục lục bài viết
Vợ chồng công an cho hàng 52 công an, cán bộ vay tiền lãi cao gấp 9 lần
Xuất hiện vùng áp thấp, khả năng thành bão khi vào Biển Đông
Ít nhất 2 thủy thủ chết vụ tàu chìm ngoài khơi Bình Thuận
Thanh Hóa: Đã xác định 3 thanh niên ném ‘bom bẩn’ vào nhà riêng vợ chồng nhà báo
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Sáu (ngày 18/12) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Vợ chồng công an cho hàng 52 công an, cán bộ vay tiền lãi cao gấp 9 lần
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Văn Hoan, cựu cán bộ Công an phường Minh Khai (Hà Nội) cùng vợ là bà Quách Thị Thơm (31 tuổi, vợ ông Hoan) ra xét xử về tội “Cho vay lãi nặng” (từ 2016 đến khoảng tháng 11/2018) cho 52 người bị hại là cán bộ, công an trong ngành công an vay lãi nặng với tổng số tiền là hơn 3,1 tỷ đồng.
Điều kiện hai bị can đưa ra cho vay là bị hại phải đặt thẻ hoặc giấy tờ cá nhân với mức lãi suất 182,5%/năm và 146%/năm, gấp 9,1 lần và 7,3 lần mức lãi suất tối đa của Ngân hàng Nhà nước quy định. Tổng số tiền thu lời bất chính của Hoan và Thơm là 926 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, trong quá trình điều tra về hành vi cho vay lãi nặng của vợ chồng Hoan, cơ quan công an phát hiện ra hành vi tổ chức đánh bạc của Nguyễn Sơn Thành (37 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội, nguyên cán bộ Công an phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm). Vì vậy, vụ án đánh bạc của Thành được cơ quan chức năng gộp lại thành một vụ án.
Ông Thành bị xét xử về tội “Tổ chức đánh bạc” theo khoản 2 điều 322; Đỗ Mạnh Dương (37 tuổi) Nguyễn Thị Thanh (52 tuổi) Lê Đức Lợi (37 tuổi), Mai Thị Khanh (51 tuổi) về tội “Đánh bạc” theo điều 321.
Xuất hiện vùng áp thấp, khả năng thành bão khi vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/12) trên khu vực vùng biển miền Nam Philippines có một vùng áp thấp đang hoạt động.
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Đến 7h ngày 19/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực miền Nam Philippines. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, vùng áp thấp di chuyển vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Ít nhất 2 thủy thủ chết vụ tàu chìm ngoài khơi Bình Thuận
Theo truyền thông trong nước, liên quan đến vụ 15 thủy thủ trên tàu hàng Panama chìm ở đảo Phú Quý rồi mất tích sáng 18/12. Cùng ngày ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, từ lúc 2h15 đến sáng nay đã tìm thấy và vớt được 8 thủy thủ Trung Quốc và 3 thủy thủ Việt Nam. Những người này được chăm sóc sức khỏe trên tàu, dự kiến được đưa vào đảo Phú Quý.
Tàu của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III ở Vũng Tàu cũng tìm thấy hai thi thể người Trung Quốc ôm phao chết trên biển. Hiện hai thủy thủ còn lại vẫn mất tích.
Thanh Hóa: Đã xác định 3 thanh niên ném ‘bom bẩn’ vào nhà riêng vợ chồng nhà báo
Ngày 18/12 Công an TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã mời 3 người ném chất bẩn vào nhà riêng của ông Nguyễn Thanh Tuấn, phóng viên Báo Người Lao Động, và vợ là bà Nguyễn Thị Thùy, phóng viên Báo Dân Trí (cả 2 đều thường trú tại Thanh Hóa, ngụ tại P.Đông Vệ, TP. Thanh Hoá).
3 người ném chất bẩn, gồm: Đỗ Anh Tuấn (32 tuổi), Vũ Công Minh (18 tuổi) và Hoàng Hải Long (20 tuổi), cùng ngụ P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa. Nguyên nhân vụ việc đang điều tra.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-17-12-vo-chong-cong-an-cho-52-dong-nghiep-can-bo-vay-lai-cao-gap-9-lan.html
0 comments