Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 26/11/2020

Thursday, November 26, 2020 6:09:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 26/11/2020

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị truy tố, khung 10-15 năm tù

Ông Nguyễn Đức Chung về làng Mỹ Đức, Đồng Tâm để đối thoại với người dân hồi tháng 4/2017

Ông Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm bị truy tố về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Trong đó, ông Chung được xác định có vai trò chủ mưu.

Chỉ sau 5 ngày có kết luận điều tra của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” xảy ra tại Hà Nội.

Thấy gì về chính trị VN qua vụ Tướng Chung bị truy tố?

Công an Việt Nam ‘tiếp tục làm rõ trách nhiệm ông Nguyễn Đức Chung’

Ngày 25/11, ông Chung cùng Phạm Quang Dũng, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03, Bộ Công an) bị VKSND Tối cao truy tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước với khung hình phạt 10-15 năm tù, theo khoản 3 điều 337 Bộ luật hình sự 2015. Đây là mức phạt cao nhất của tội danh này.

Hai bị can khác là thuộc cấp thân thiết của ông Chung cũng bị truy tố cùng tội danh gồm: Nguyễn Anh Ngọc, 46 tuổi, công tác tại phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung, 37 tuổi, lái xe của ông Nguyễn Đức Chung, đồng thời là chuyên viên phòng thư ký – biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội. Hai người này bị truy tố theo khoản 1; khung hình phạt 2-7 năm tù.

Bản cáo trạng cho thấy ông Nguyễn Đức Chung có vai trò chủ mưu vụ đánh cắp tài liệu điều tra đại án Nhật Cường. Đây là vụ án hình sự buôn lậu; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo buộc, muốn nắm thông tin điều tra, tài liệu, ông Chung thông qua người quen để móc nối với cán bộ điều tra đang thụ lý vụ án Nhật Cường lúc bấy giờ là ông Phạm Quang Dũng.

Ngày 16/6/2019 ông Chung đã đặt vấn đề và được Dũng đồng ý cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tiến độ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường.

Từ tháng 7/2019 đến 6/2020, thực hiện đề nghị của ông Chung, Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu mật. Trong số này, Dũng chuyển cho ông Chung 2 lần với 6 tài liệu được xem là mật. Việc cung cấp tài liệu cho ông Chung thực hiện qua ba cách: Gọi điện thoại qua ứng dụng phần mềm Viber; chuyển trực tiếp file ảnh chụp và thông qua người khác để cung cấp tài liệu này.

Bị can Trung và Ngọc Anh bị cáo buộc một lần tham gia in, chỉnh sửa 3 tài liệu mật cho ông Chung. Quá trình điều tra cũng xác định ông Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Công an đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội ‘chiếm đoạt tài liệu mật’

Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung

Đây chỉ là một trong ba vụ án mà Bộ Công an đang điều tra về ông Nguyễn Đức Chung.

Ngoài ra, còn vụ án “Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Báo Người Lao Động đưa tin, bên hành lang Quốc hội chiều 26/5/2020, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm nói về việc Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường bỏ trốn, ông Tô Lâm đã khẳng định: “Bằng mọi biện pháp, cách gì có thể làm được thì đều làm để bắt được”.

Vụ án thứ hai ông Nguyễn Đức Chung có liên quan là “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP Hà Nội.

Đầu tiên, ngày 11/8, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra.

TBT Nguyễn Phú Trọng muốn tăng tốc xử các vụ án tham nhũng lớn

Hà Nội: Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác

Bộ Công an VN quyết ‘truy bắt bằng được’ ông chủ Nhật Cường

Bình luận với BBC hôm 23/11 vừa qua, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói: “Nếu vụ án được xử trước Đại hội 13, theo tôi có thể coi đây là vụ án điểm nhằm gửi đi thông điệp, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không từ bỏ công cuộc “Đốt lò” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Chủ trì cuộc họp ngày 25/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã nhấn mạnh “hoàn thành đúng tiến độ” điều tra, truy tố, xét xử một loạt vụ án tham nhũng lớn. Trong đó, vụ án Công ty Nhật Cường được nhắc tới là một trong 5 vụ cần “khẩn trương điều tra”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55082366

Lấy trộm tiền của học sinh, một giáo viên chủ nhiệm bị cảnh cáo

Tin Vietnam.- Trang Zing ngày 23 tháng 11 năm 2020 loan tin, một giáo viên chủ nhiệm lớp 11 tại một trường trung học phổ thông ở thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đã bị kỷ luật cảnh cáo vì lấy trộm tiền của học sinh lớp mình chủ nhiệm.

Trang Zing không nói rõ tên giáo viên cũng như tên trường mà cô giáo này đang làm việc. Theo hiệu trưởng nhà trường, vào cuối tháng 10, trong lúc đi kiểm tra lớp của mình chủ nhiệm, giáo viên này đã phát hiện học sinh lớp mình để tiền hớ hênh trong cặp nên bị lòi ra, nhưng thay vì cất giúp cho học sinh thì cô giáo đã lấy trộm luôn.

Trang Zing không nói rõ vì sao sự việc bị bại lộ, mà chỉ nói rằng, sau khi hành vi của cô giáo bị phát hiện thì cô đã khai toàn bộ sự việc với nhà trường, rồi mang tiền trả lại cho học sinh. Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hội đồng nhà trường đã họp, bỏ phiếu thống nhất kỷ luật giáo viên vi phạm với mức cảnh cáo.

Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình phước nói rằng, ông chưa xem báo cáo của nhà trường gửi lên nhưng đã nghe qua sự việc bằng miệng. Ông Tâm cho rằng, cô giáo này đã vi phạm đạo đức nhà giáo, sẽ bị giải quyết nghiêm để làm gương, và thẩm quyền giải quyết sự việc thuộc về nhà trường.

Được biết, trong những năm trở lại đây, ngành giáo dục Cộng sản Việt Nam luôn luôn xảy ra những sự việc phi nhân đạo, và phản giáo dục từ Bộ trưởng xuống đến giáo viên, học sinh. Nhiều nữ giáo viên thì trở thành trò mua vui cho quan chức Cộng sản, bị điều đi tiếp khách như tiếp viên nhà hàng; hoặc có những giáo viên hoặc hiếp dâm học sinh, hoặc Hiệu trưởng thì trở thành tú ông, bắt học sinh vào trong đường dây mua bán dâm, và rất nhiều câu chuyện tương tự khác đang tồn tại trong ngành giáo dục.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/lay-trom-tien-cua-hoc-sinh-mot-giao-vien-chu-nhiem-bi-canh-cao/

55 người dùng bằng đại học giả để kiếm lấy tiến sỹ và nghiên cứu sinh

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 25 tháng 11 năm 2020 loan tin, Công an Cộng sản đã phát hiện trường đại học Đông Đô ở Hà Nội đã cấp 193 bằng đại học giả, trong đó có 55 người dùng bằng đại học giả này để hợp thức hoá cho việc bảo vệ luận án tiến sỹ, hoặc xét tuyển nghiên cứu sinh.

Kết luận của cơ quan điều tra Cộng sản cho biết, trong số 193 người được cấp bằng đại học giả, có 60 người sử dụng bằng để tiếp tục gian dối. Trong các con số kể trên, 1 người sử dụng bằng đại học mua của trường Đông Đô để thi tuyển công chức, 2 người dùng để kê khai vào hồ sơ viên chức, xét tuyên thạc sỹ; 55 người còn lại đã dùng vào việc làm hồ sơ để sử dụng việc xét tuyển nghiên cứu sinh, hoặc gian dối lên một mức độ cao hơn nữa là kiếm bằng tiến sỹ.

Ngoài bán bằng đại học cho 193 người, thì trường đại học Đông Đô đã tự ý tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 đại học cho hơn 3,527 học viên, thu về hơn 24 tỷ đồng. Hành động này của nhà trường chưa được bộ Giáo dục Cộng sản cho phép làm.

Sau khi sự việc bị phát hiện, tiến sỹ Trần Khắc Hùng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Viện trưởng viện Đào tạo và phát triển công nghiệp 4.0 của trường đại học Đông Đô đã bỏ trốn nên bị Công an phát lệnh truy nã.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/55-nguoi-dung-bang-dai-hoc-gia-de-kiem-lay-tien-sy-va-nghien-cuu-sinh/

Nạn bạo hành trong xã hội Việt Nam qua vụ cháu bé tại quán bánh xèo ở Bắc Ninh

Giang Nguyễn

Hành động của bà chủ quán bánh xèo bị cộng đồng lên án. Có người lên mạng nêu rõ quan điểm cá nhân gọi bà chủ quán hành hạ nhân viên là “cầm thú”, “ác ôn”, và “loại súc sinh”.

“Cùng là con người với nhau sao lại tàn nhẫn đến thế,” là comment của một Facebooker trước sự việc. Một độc giả khác lên tiếng, “Thiết nghĩ loại này cho vào tù nhanh khỏi cần mất thời gian giải quyết”.

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, chủ quán bánh xèo Miền Trung ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, vào ngày 22/11 đã bị công an huyện mời lên làm việc vì có dấu hiệu bạo hành với nhân viên. Báo chí Nhà nước Việt Nam dẫn lời Phó trưởng Công an huyện Yên Phong tin rằng, “Tuyết thừa nhận toàn bộ sự việc đánh cháu Duy. Ngoài ra, nữ chủ quán còn khai nhận đánh nhân viên khác là Võ Văn Đức vì cho rằng thanh niên này lười làm”. Cơ quan chức năng cũng đã khám xét nơi ở và làm việc và ra quyết định tạm giữ bà Tuyết để tiếp tục điều tra.

Hai nhân viên là cậu bé Trương Quang Duy, 14 tuổi, và Võ Văn Đức, 21 tuổi, cùng quê ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, thường xuyên bị chủ quán đánh đập, đối xử vô nhân đạo. Ngày 21/11 bà chủ nghi Duy trộm cắp tiền, đánh đập em đến nỗi em không chịu được nữa. Đến chiều khi bà chủ đi vắng, em trốn ra ngoài và được người lạ giúp đưa đi bệnh viện và báo cho cơ quan chức năng. Tại Trung tâm Y tế huyện Yên Phong phát hiện những vết thương chi chít trên tay chân, dấu hiệu của sự tra tấn trong thời gian dài bằng dụng cụ sắt, que nóng.

Duy kể lại với báo chí trong nước rằng, “Bà chủ không chỉ đánh mình con, một anh khác cũng thường xuyên bị đánh. Trước đấy còn có một anh bị đánh đau quá, làm việc không được trả tiền nên anh đó đã bỏ trốn”. Duy cho biết em không còn mẹ, xuất thân từ một gia đình nghèo khó, phải bỏ học để theo anh chị đi làm xa. Em đã được giới thiệu đến quán làm việc từ tháng 9.

“Nhưng tôi nghĩ bạo lực nó có nguồn gốc ở truyền thống xa xưa, nên giải pháp không phải là trừng phạt, mà giải pháp là nâng cao nhận thức của người dân, làm sao cho cả xã hội lên án bạo lực dù cho nó nhỏ.”  PGS-TS Vũ Mạnh Lợi

PGS-TS Vũ Mạnh Lợi, nguyên Phó Viện Trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam nhận định về vụ việc này như sau:

“Nếu bạo lực gây thương tích nặng thì pháp luật nghiêm minh và có tính răn đe. Tuy nhiên đối với bạo lực ở mức thấp hơn, thì có vẻ như nó chưa đủ sức răn đe. Nhưng tôi nghĩ bạo lực nó có nguồn gốc ở truyền thống xa xưa, nên giải pháp không phải là trừng phạt, mà giải pháp là nâng cao nhận thức của người dân, làm sao cho cả xã hội lên án bạo lực dù cho nó nhỏ. Chúng ta chưa có chuẩn mực như vậy. Phải xây dựng cho bằng được chuẩn mực xã hội mà không chấp nhận bạo lực dưới bất cứ hình thức nào, mức độ nào. Thế thì điều này mình chưa làm được, xã hội cũng như nhà nước chưa làm được”.

Đơn cử câu chuyện thương tâm của bé Duy đã diễn ra trước mặt khách hàng. Một khách hàng quán Bánh xèo Miền Trung comment trên Facebook “Em biết bạn này lần nào vào (quán) cũng thấy bị quát chửi”.

Bé Duy kể lại với báo chí rằng “bà Tuyết thường lôi Duy vào phòng kín để đánh nền các nhân viên khác không biết, mà dù có chứng kiến nhưng trước thái độ hung dữ của chủ quán, vì miếng cơm manh áo họ chẳng dám can ngăn”.

Theo PGS-TS Lợi đây là những ví dụ cho thấy nhiều người vẫn một cách gián tiếp chấp nhận bạo lực. Chưa nói đến người xung quanh, PGS-TS Lợi bày tỏ quan ngại trước thái độ của các nhân viên chấp nhận sư hành hung này. Ông giải thích:

“Bản thân các cháu không nhận thức rõ được mình có quyền gì. Cái hiểu biết về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mỗi cá nhân cũng có vấn đề. Rõ ràng nó đặt dấu hỏi lớn cho việc giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên.

Tôi nghĩ trước mắt, nâng cao nhận thức của người dân mới là biện pháp quan trọng nhất. Đưa nó vào giáo dục phổ thông ngay từ lớp một, mẫu giáo, dậy cho trẻ em làm người là không dùng bạo lực, thì chúng ta sẽ giảm dần được.Tất nhiên vấn đề giảm bạo lực nó đi kèm với nhiều vấn đề an ninh xã hội khác, Chúng ta cũng phải có tiến bộ trong việc đảm bảo cuộc sống cho người dân, công ăn việc làm cho thanh thiếu niên vv. Nhưng biện pháp quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức thông qua giáo dục từ nhỏ”.

Nếu việc đánh đập và hành hạ từ phía chủ quán quá sức chịu đựng của một đứa bé đã ảnh hưởng vào tự tin của em, thì điều đó cũng dễ hiểu. Bác sĩ tâm lý trị liệu Lê Văn Ẩn, làm việc với thanh thiếu niên trong gần 30 năm phục vụ, từ Santa Ana, California, cho biết các em bị hành hung càng lâu thì việc điều trị càng khó:

“Hành hung đánh đập như vậy là trauma (chấn thương tâm lý) như bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bom đạn, giống y chan như vậy thôi. Nhưng mà các em mà càng bị lâu thì sẽ đi vào tiềm thức rồi vô thức… Bởi vì 14 tuổi còn phát triển về nhân cách, hành vi cử chỉ, ngôn ngữ, giao tế, sẽ ảnh hưởng lắm. Trị liệu tâm lý là gì? Bác sĩ hay chuyên viên tâm lý sẽ ngồi xuống nói chuyện với các em này để giúp các em lấy lại niềm tin, và hiểu rằng cái này là biến cố thôi chứ không phải mọi người xung quanh cũng là người xấu hết. Làm sao để họ giúp các em phát triển một sự tự tin mới. Muốn như vậy người chuyên viên trị liệu hay là gia đình, bạn bè là những người lấy lại niềm tin”.

Bé Duy đang được điều trị tại Trung Tâm Y tế huyện Yên Phong về các vết thương trên thể sát. Nhưng Bác sĩ Ẩn nhận xét hậu quả của loại bạo hành như trường hợp của bé Duy về mặt tâm lý là điều đáng lo vì nó ảnh hưởng đến việc phát triển của em. Ông khẳng định, các em có thể vượt qua được khủng hoảng tâm lý như vậy nếu được trị liệu đúng mức. Việc này, ông nói, cần có sự phối hợp, tình thương của người mẹ, người anh người chị, thầy cô… là những điều mà Duy không có.

PGS-TS Vũ Mạnh Lợi đã từng nghiên cứu về bạo hành trong gia đình trong nhiều năm. Ông nêu ra thêm một khía cạnh theo ông cần phải lưu ý nếu muốn nhắm đến một chuẩn mực xã hội không chấp nhận bạo hành dưới mọi hình thức:

“Bạo lực là hành vi đáng lên án. Khi chúng ta lên án hành vi bạo lực thì cũng nên công bằng. Lên án hành vi bạo lực thì đúng, nhưng một người có hành vi bạo lực chưa chắc đã là người xấu. Cái đấy nên phân biệt, mà nhiều người không đồng ý với tôi. Bởi vì tôi vẫn có niềm tin. Nhiều người nghĩ là đánh con là giáo dục. Nhưng nếu họ được giải thích, được thuyết phục thì họ không đánh nữa. Tôi vẫn tin vào phần tốt, tiến bộ của con người. Còn nếu như bạn cho rằng những người gây ra bạo lực là những người bỏ đi, thì tôi cho là không công bằng. Chúng ta phân biệt, chúng ta lên án hành động bạo lực của họ. Nhưng chúng ta vẫn có niềm tin trong nhân cách của họ có những phần thiện nếu được giác ngộ thì ngăn chặn được trong tương lai”.

Ông nói nếu chúng ta chống bạo lực, thì cũng phải nhìn lại thái độ của mình với những người gây ra bạo lực, liệu nó có nẩy sinh ra cực đoan trong chính chúng ta không?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/violence-through-the-case-of-child-at-bac-ninh-restaurant-11252020190821.html

Nghị định về việc ‘Ngân hàng phải cung cấp thông tin cá nhân cho Sở thuế’ là trái luật

Cao Nguyên

Nhiều người dân Việt Nam đang lo lắng một nghị định mới cho phép Sở thuế được phép yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin cá nhân khách hàng. Một số luật sư thậm chí cho rằng nghị định này trái luật.

Vào ngày 5/12/2020, Nghị định 126 có quy định gây tranh cãi này sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Điều 30 trong Nghị định này quy định “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật.”

Các ngân hàng sẽ xác định các tài khoản có giao dịch với những nhà cung cấp ở nước ngoài mà chưa đăng ký, nộp thuế ở Việt Nam. Từ đó, ngân hàng sẽ khấu trừ, trích tiền để nộp thay chủ tài khoản.

Thậm chí, Ngân hàng thương mại còn có nghĩa vụ phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

Người dân lo lắng

Nhiều người ở Việt Nam cho biết họ lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và số dư tài khoản ngân hàng sẽ bị đánh thuế như thế nào.

Anh S (một người muốn giấu tên vì lý do an toàn), người dân sống tại Sài Gòn, nhận định rằng đây là một nghị định bất hợp lý và rất khó áp dụng, anh nói:

Nghị định 126 không ổn. Việc làm lộ thông tin tài khoản ngân hàng là người dân đã cảm thấy khó chịu rồi. Nếu áp dụng thì làm sao để bảo mật thông tin của khách hàng. Ai biết được quy trình có bị rò rỉ các thông tin tài khoản quan trọng của người dùng không. Mặt khác, phải nêu ra rõ ràng các trường hợp để truy thu thuế hợp lý chứ.

Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác có thể phát sinh các giao dịch ngân hàng như: Chuyển khoản cho người thân, bạn bè mượn tiền. Vậy người thân, bạn bè cũng phải trả thuế cho trường hợp này à? Hay việc tôi thuê một kế toán làm bán thời gian. hàng tháng tôi chỉ chuyển khoản đến kế toán để kế toán sắp xếp và chuyển khoản lại cho các nhân viên khác. Vậy kế toán phải trả thuế rồi nhân viên cũng trả thuế tiếp, như vậy là phải trả 2 lần thuế?

Tôi chuyển khoản cho người quen để đi mua giúp các thiết bị cần thiết. Vậy số tiền chuyển khoản này cũng phải đóng thuế?

Nói chung là còn rất nhiều trường hợp bất cập khác nữa. Và đặc biệt việc lộ thông tin tài khoản cá nhân khiến người dùng rất khó chịu.”

Việc làm lộ thông tin tài khoản ngân hàng là người dân đã cảm thấy khó chịu rồi. Nếu áp dụng thì làm sao để bảo mật thông tin của khách hàng. Ai biết được quy trình có bị rò rỉ các thông tin tài khoản quan trọng của người dùng không. – Người dân

Ông M (muốn giấu tên vì lý do an toàn), là chủ một cơ sở buôn bán ở Hà Nội lo ngại rằng khi áp dụng quy định này, người dân sẽ chuyển sang giao dịch bằng tiền mặt và khi đó sẽ càng khó quản lý hơn:

Tôi thấy nếu thực hiện thì người dân và doanh nghiệp sẽ chuyển qua giao dịch tiền mặt. Khi đó khó quản lý hơn và lượng giao dịch tiền mặt sẽ rất khủng gây hỗn loạn thị trường giao dịch. Ngành ngân hàng cũng không thu được phí.

Vấn đề bảo mật tài khoản cá nhân cũng không được chắc chắn sẽ dẫn đến việc người dân không tin tưởng để tiền trong tài khoản.”

Nghị định trái luật

Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn nói Nghị định 126 này trái với nguyên tắc tố tụng và nguyên tắc bảo mật thông tin:

Theo nguyên tắc thì ngân hàng phải bảo mật tất cả mọi thông tin của khách hàng. Ngân hàng chỉ có thể tiết lộ các thông tin của khách hàng trong trường hợp điều tra tội phạm. Có nghĩa là chỉ những cơ quan tiến hành tố tụng, ví dụ như công an điều tra hay là viện kiểm sát hoặc là tòa án thì mới có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp những thông tin của khách hàng của mình.

Sở thuế không được coi như là một cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, nếu cơ quan thuế yêu cầu như vậy là trái nguyên tắc tố tụng, trái nguyên tắc bảo mật khách hàng của hệ thống ngân hàng.”

Nghị định 117/2018 quy định về việc bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng nêu rõ: Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật, không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác. Trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Luật sư Phạm Công Út cho rằng vấn đề nằm ở “cái đuôi” “Trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” được ghi trong luật này. Bởi vì nó dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của cơ quan thuế:

“Ngân hàng phải bảo mật thông tin của khách hàng, nhưng mà nó còn thòng thêm một điều khoản nữa là “trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ở Việt Nam có đến hàng trăm loại, thì chưa có một danh mục nào nói cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có quyền yêu cầu phải thực hiện cả.

Đó là luật nhưng chưa thật chặt chẽ để đưa vào thực tiễn, dễ dẫn đến lạm quyền để phong tỏa tài khoản của một pháp nhân. Điều đó tạo ra một cái quyền lực đối với phía cơ quan thuế. Bình thường có thể truy tố đối với hành vi trốn thuế trên 50 triệu đồng trở lên, chứ không cần thiết phải phong tỏa tài khoản như thế thì nó không hợp lý.”

Có thể kiện

Theo ý kiến các luật sư, khi Nghị định 126 này chính thức được áp dụng, nếu ai bị trừ thuế từ tài khoản ngân hàng có thể khiếu nại. Luật sư Phạm Công Út nói:

Đầu tiên họ phải khiếu nại ngân hàng để ngân hàng xem xét lại. Khi mà không xong thì có thể khởi kiện phía ngân hàng do họ bị thiệt hại. họ có quyền khiếu nại cơ quan thuế vì đã tính thuế sai. Sau đó là có quyền khởi kiện ngân hàng một vụ án hành chính.”

Giải đáp thắc mắc về chuyện ngân hàng sẽ thu thuế ra sao đối với số dư trong tài khoản cá nhân, đối với những khoản tiền không phải là thu nhập… Luật sư Mạnh cho biết:

Cái này mình phải đặt ra cả hai phía. Đối với khách hàng thì luật thuế thu nhập cá nhân yêu cầu là khi mình có phát sinh thu nhập thì mình phải có nghĩa vụ khai báo thuế.

Còn đối với cơ quan thuế, một khi họ phát hiện ra dòng tiền và cho rằng đây là nguồn thu nhập của người dân, thì cơ quan thuế phải chứng minh được điều đó. Nếu cơ quan thuế không chứng minh được điều đó thì đó được coi như là một nguồn tài sản hợp pháp của người dân. Không được tự tiện cứ coi như là nguồn tiền vào tài khoản đó là thu nhập của người dân.”

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Thuế trả lời mạng báo VnExpress vào ngày 25/11, khẳng định đối tượng chủ yếu mà ngành thuế hướng tới chính là những người kiếm tiền trực tuyến như bán hàng online hay có nguồn thu nhập từ nước ngoài như sản xuất nội dung trên nền tảng Youtube và Facebook…. Ông nói nhiều người có nguồn thu nhập lớn trên mạng nhưng vẫn “chây ì” trong việc đóng thuế do họ cho rằng ngành thuế sẽ không nắm được thu nhập của họ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-decree-allowing-banks-providing-individual-info-to-tax-authority-is-illegal-11252020120430.html

Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại chính sách quốc phòng trực tuyến

Tin từ Hà Nội, Việt Nam – Cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2020 đã được tổ chức trực tuyến vào hôm thứ Ba (24/11) với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề An ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPSA), ông David F. Helvey.

Hai bên khẳng định các cuộc hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ theo Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015, đóng góp vào quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu, ông Chiến đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của hai nước trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt trong việc thực hiện dự án tẩy độc dioxin tại phi trường Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do quân đội Hoa Kỳ và lực lượng miền Nam Việt Nam sử dụng trong chiến tranh và dự án hỗ trợ người khuyết tật do chất độc da cam dioxin, tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích.

Ông Chiến cho biết thêm hai nước đã cùng nhau hợp tác hiệu quả trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và nâng cao năng lực của Lực lượng tuần duyên Việt Nam. Về phần mình, ông Helvey khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam và mong nước này tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Ông cũng cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích và cam kết sẽ thúc đẩy các dự án hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/viet-nam-va-hoa-ky-doi-thoai-chinh-sach-quoc-phong-truc-tuyen/

Viện trưởng VKSNDTC nói không có chứng cứ thì không thể buộc tội: nói vậy mà không phải vậy!

Diễm Thi, RFA

Chiều 23 tháng 11 năm 2020, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND Tối cao có buổi tiếp xúc với cử tri một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Tại buổi tiếp xúc, một vài cử tri cho rằng có một số cán bộ đương chức phạm tội và đề nghị xử lý hình sự, ông Trí cho biết pháp luật không để oan sai nhưng cũng không để lọt tội phạm, tất cả mọi việc phải làm theo pháp luật, nếu không có chứng cứ thì không thể buộc tội.

Trước việc cử tri bức xúc về tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, phiền hà người dân và đề nghị xử lý một số cán bộ có sai phạm, ông Lê Minh Trí khẳng định, sai ở đâu còn có pháp luật, mình không thể quy kết người ta tội phản quốc như vậy. Cách nói như thế là đang xúc phạm đến người khác, thậm chí vu khống hoặc lợi dụng tuyên truyền dân chủ để xúc phạm người khác.

Một số người quan tâm tin rằng, ngay tại nghị trường Quốc hội mà ông Lê Minh Trí khẳng định “không có chứng cứ thì không thể buộc tội” là chỉ dấu tốt cho nền tư pháp Việt Nam, rồi đây sẽ tránh được nhiều án oan. Một số khác lại cho rằng, đó chỉ là cách nói của ông Trí mà thực tế thì khác hẳn.

Với Luật sư Phạm Công Út, cách nói của ông Trí là cách nói chụp mũ người khác khi ông Trí là người có quyền nhưng lại không trả lời được cử tri trong trường hợp này. Vị luật sư này nói thêm:

“Oan hay không thì có ít nhất ba cơ quan tiến hành tố tụng và một vài cơ quan không phải là cơ quan tiến hành tố tụng. Ông Lê Minh Trí là bên Viện Kiểm sát. Đây là nơi kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động về pháp luật trong xã hội. Nhưng đối với bên ủy ban thì hiếm khi nào thấy bên Viện Kiểm sát ra một cái quyết định nào đó về việc xử phạt là sai và phát hiện ngay từ đầu. Mà chỉ đợi người ta khiếu nại rồi khởi kiện ra tòa bằng một vụ án hành chánh thì Viện Kiểm sát mới tham gia tố tụng. Theo quan sát của tôi thì phát biểu của Viện Kiểm sát có lợi cho phía bên Chính quyền.”

Ông Lê Minh Trí là bên Viện Kiểm sát, là nơi kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động về pháp luật trong xã hội. Nhưng đối với bên ủy ban thì hiếm khi nào thấy bên Viện Kiểm sát ra một cái quyết định nào đó về việc xử phạt là sai và phát hiện ngay từ đầu. – Luật sư Phạm Công Út

Ông Phạm Công Út nói thêm, hệ thống pháp luật Việt Nam chia làm ba cơ quan. Thứ nhất là cơ quan điều tra tức là bên Bộ Công an, chịu sự quản lý của cơ quan hành pháp (gọi là hành pháp nhưng thực tế VN không có tam quyền phân lập). Nếu nói theo lý luận thì cơ quan điều tra và tòa án là hai cơ quan độc lập. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là người có vị trí cao trong ngành tòa án. Mặc dù trên lý thuyết thì bên công an có vị trí thấp hơn Viện Kiểm sát hoặc tòa án nhưng trong thực tế đôi khi họ lại ở vị trí thường trực hoặc là những vị trí then chốt về đảng từ cấp địa phương cho đến cấp trung ương. Do đó, có khi bên công an chỉ đạo ngược lại bên Viện Kiểm sát hoặc tòa án. Đó là thực tiễn.

Luật sư Đặng Trọng Dũng nêu quan điểm của ông:

“Ông Trí nói như vậy không sai nhưng thực tế như thế nào thì ông ta biết điều đó hơn ai hết, thành ra ông ấy né tránh vấn đề một cách ngoạn mục bởi ngôn ngữ tiếng Việt của mình. Khi ra tòa thì ngôn ngữ tiếng Việt là một thứ tiếng đa nghĩa. Luật sư hiểu khác, điều tra viên hiểu khác, Viện Kiểm sát hiểu khác, thẩm phán hiểu khác. Nhưng người quyết định lại là thẩm phán. Trong trường hợp này ông Lê Minh Trí là công tố thì ông ấy nói gì làm sao ai có thể đụng đến được nếu ông ấy bảo không có chứng cứ, không có tội.

Thật sự những lời nói của ông Trí ở nghị trường rất quan trọng, mà những người nào làm trong ngành đó, kể cả đại biểu Quốc hội lẫn dân đều hiểu là ông ấy né tránh vấn đề. Ông ấy lý luận theo cách của ông ấy chứ thực tế sinh động ngoài xã hội không như ông ấy nói.”

Niềm tin của người dân Việt Nam về ngành tư pháp ngày càng đi xuống khi có nhiều vụ án oan được báo chí Nhà nước phanh phui, và được chính Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng xác nhận trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 15 tháng 6 năm 2020.

Có thể kể ra vài vụ điển hình như ông Hàn Đức Long bốn lần bị kết án tử hình dù vô tội. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân với tội giết người dù ông liên tục kêu oan. Ông Huỳnh Văn Nén hai lần bị kết án tử hình oan với gần 17 năm ngồi tù oan…

Riêng trường hợp Hồ Duy Hải, trả lời cử tri sáng 24 tháng 11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết vụ án Hồ Duy Hải có oan hay không oan thì đang chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền.

Sau phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng tại nghị trường Quốc hội, ông Lê Văn Cuông, từng là Đại biểu Quốc hội khóa 11 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa nói với RFA:

“Nền tư pháp Việt Nam những năm qua có nhiều đổi mới, tức là có Ban chỉ đạo để đổi mới tư pháp. Ban này hoạt động liên tục và có nhiều thay đổi so với trước đây để hội nhập thế giới. Cho nên trong quá trình thực thi pháp luật, tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng được mở rộng so với trước đây.

Tuy nhiên, gần đây có một số vụ án chưa được sự đồng thuận của dư luận xã hội, người ta nghi ngờ có sự oan sai và có những ý kiến khác nhau về quan điểm xét xử cho nên nó cũng tạo cho ngành tư pháp bị giảm uy tín và niềm tin nhất định. Nhưng tôi nghĩ cái niềm tin đối với cải cách tư pháp thời gian qua được nâng lên.”

Ông Trí nói như vậy không sai nhưng thực tế như thế nào thì ông ta biết điều đó hơn ai hết, thành ra ông ấy né tránh vấn đề một cách ngoạn mục bởi ngôn ngữ tiếng Việt của mình. Khi ra tòa thì ngôn ngữ tiếng Việt là một thứ tiếng đa nghĩa. – Luật sư Đặng Trọng Dũng

Theo báo cáo được ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao trình bày trước Quốc hội vào sáng 26 tháng 10 vừa qua, trong năm 2020, ngành Kiểm sát đã huỷ 716 quyết định tạm giữ thiếu căn cứ, trái pháp luật.

Liên quan tới tội danh gọi là ‘tội phản quốc’ mà ông Lê Minh Trí đề cập tại buổi tiếp xúc cử tri, dư luận cho rằng đó là cách ông Lê Minh Trí bảo vệ những người cùng phía với chính quyền, chứ với những người bất đồng chính kiến thì lại khác.

Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defender), tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, ít nhất 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác. Con số này không bao gồm ông Ngô Hào đang bị đình chỉ thi hành án vì lý do sức khoẻ và hai ông Nguyễn Trung Lĩnh cùng Lê Anh Hùng  bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần mà không qua xét xử tại toà.

Vào tháng 3 năm nay, sau khi Hoa Kỳ công bố báo cáo toàn diện về tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó chỉ trích thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam trong năm 2019, ông Scott Busby, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao vì Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động Hoa Kỳ nói với RFA rằng, phía Hoa Kỳ lo ngại về việc Việt Nam vẫn còn xu hướng bắt giữ người muốn tự do bày tỏ ý kiến của mình như chỉ trích chính phủ.

Phía Hoa Kỳ có kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do cho những tù nhân chính trị nhưng chính phủ Việt Nam phần lớn vẫn tuyên bố rằng những trường hợp này đã vi phạm những điều luật của Việt Nam cho nên phải bị kết án. Ông Scott Busby bày tỏ quan điểm rằng nhiều điều luật của Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ và thường được áp dụng một cách tùy tiện.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/head-of-the-supreme-court-without-evidence-you-cannot-accuse-and-the-fact-dt-11252020124146.html

Khi Đại biểu Quốc hội VN “xin lỗi” và nói rằng Công an “đông quá”

Mới đây, Quốc hội Việt Nam thu hút sự chú ý của công luận khi một Đại biểu Quốc hội phát biểu công khai tại nghị trường góp ý với Bộ trưởng Công an Việt Nam rằng quân số của ngành này là quá đông.

“Xin lỗi đồng chí Bộ trưởng, lực lượng công an quá đông”, là phát biểu của Đại biểu Sùng Thìn Cò thuộc đoàn Đại biểu tỉnh Hà Giang, nói với người đứng đầu ngành Công an Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Tô Lâm, trong một phiên thảo luận liên quan lực lượng công an, bảo đảm an ninh ở tuyến cơ sở.

Hôm 24/11/2020, một số nhà phân tích thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại trao đổi với BBC News Tiếng Việt về ý nghĩa và điều gì có thể rút ra qua phát biểu này.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị truy tố, khung 10-15 năm tù

Thấy gì về chính trị VN qua vụ Tướng Chung bị truy tố?

Đề nghị truy tố ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh

An ninh công an VN: “Thanh bảo kiếm liệu có bị mẻ cùn”?

“Tại cuộc thảo luận của Quốc hội Việt Nam về “Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” ngày 17 tháng 11 vừa rồi, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò nói với Bộ trưởng Công an Tô Lâm rằng, ” Xin lỗi đồng chí, nhưng các đồng chí đông quá” Phát biểu của ông Sùng Thìn Cò phản ánh một thực trạng là ngành công an ngày càng đông thêm cả quân lẫn tướng,” từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói với BBC.

“May mắn là Dự luật không được Quốc hội chuẩn thuận. Giả sử, Quốc hội Việt Nam thông qua dự luật này, Công an sẽ có lực lượng khoảng 1,5 triệu người, tức là ước tính cứ 1.000 dân có 15 viên công an phục vụ.

“Tôi xin đặt câu hỏi là đất nước thái bình sao phải cần nhiều công an? Sao phải cần hàng mấy trăm tướng lĩnh? Thời chiến tranh Việt – Mỹ, quân đội chính quy của Việt Nam không có số lượng tướng và lính nhiều đến thế. Câu hỏi này không chỉ đặt ra cho giới lãnh đạo mà theo tôi còn dành cho con dân nước Việt nữa.

“Thực vậy, sự gia tăng lực lượng công an thời gian qua phản ánh sự lo ngại của giới chức về vai trò lãnh đạo xã hội của họ. Khuynh hướng công an hóa bộ máy nhà nước đã hình thành và ngày càng diễn ra mạnh hơn trong mấy chục năm qua.”

Quyền lực quá lớn, hậu quả thế nào?

Cũng từ Hà Nội, hôm 23/11, cựu Thiếu tá An ninh Nguyễn Hữu Vinh, người từng có nhiều năm làm việc tại Bộ Công an Việt Nam, bày tỏ mong muốn có thêm nhiều tiếng nói ‘mạnh dạn’ hơn góp ý cho ngành này:

“Theo tôi, việc một đại biểu quốc hội nêu vấn đề ngành Công an “đông quá”, rồi báo chí đăng lên, rõ là một chuyện hiếm có. Xưa nay, mặc định đây là ngành hầu như không được bàn sâu tới những bất hợp lý bên trong nó, từ khâu đào tạo, tổ chức bộ máy, ngân sách, cho tới công tác nghiệp vụ.

“Trong khi các ngành khác như giáo dục, y tế, nông nghiệp v.v.. thì luôn được đem ra mổ xẻ trên báo chí, quốc hội. Vậy thì làm sao có thể giúp cho nó sửa chữa những bất hợp lý bên trong, thậm chí là phải có một cuộc cải cách. Bộ máy “bóp” chỗ này “phình” chỗ kia; hoạt động thì kín bưng; quyền lực thì quá lớn, v.v.. dễ thấy hậu quả sẽ như thế nào.

“Mong là cũng từ những chất vấn gần đây của đại biểu quốc hội với ngành công an, sẽ dần có được nhiều tiếng nói mạnh dạn hơn, mới giúp cho ngành này giảm bớt tiêu cực, nâng cao hiệu quả công tác.”

Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng phát biểu của Đại biểu Quốc hội Việt Nam là “chính xác”:

“Tôi thấy rõ ràng rằng Bộ Công an đang có nhiều động thái tăng cường quyền lực của mình như can thiệp vào quản lý dữ liệu công dân, đề nghị chuyển dạy học lái xe sang cho Bộ Công An và đặc biệt là dự luật Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, nhóm toàn bộ dân phố, dân phòng, công an bán chuyên trách… để xây dựng một lực lượng thống nhất với biên chế đến 1,5 triệu người.

“Ngoài ra hiện nay Bộ công an còn xây dựng cơ chế phối hợp giữa đảng uỷ công an Trung ương với các tỉnh uỷ, tỉnh thành để hình thành nên sự thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở. Phát biểu của Đại biểu Sùng Thìn Cò là chính xác vì tôi luôn có cảm giác ngành công an rất đông. Tôi không có con số thống kê cụ thể, nhưng trước đây chỉ để riêng gác một người bất đồng chính kiến, như bản thân tôi, khi đi ra ngoài cũng đã chục người trong ngày mà biết bao nhiêu người bị canh gác như vậy, số lượng lớn và quyền lực chắc chắn cũng theo đó mà to ra.”

Từ Đài Bắc, Đài Loan, luật gia, nhà báo Trịnh Hữu Long cho rằng phát biểu của Đại biểu Quốc hội không phải ngẫu nhiên mà có phát biểu mà ông cho là “trêu” ngành công an Việt Nam.

Theo một dự thảo luật được bàn thảo tại Quốc hội mà nếu được thông qua, công an Việt Nam sẽ có quân số lên đến 1,5 triệu trên 85 triệu dân

“Chắc chắn là có một sự bất thường ở đây, mà trong quan sát, theo dõi, thì ngành Công an trong mấy chục năm nay đã có xu hướng phình to, có xu hướng ngày càng chiếm lĩnh các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, có xu hướng lấn sân sang các nhóm lợi ích khác trong chính quyền.

“Theo tôi, ông Sùng Thìn Cò không phải ngẫu nhiên mà phát biểu như vậy được, không có ai tự nhiên mà lại đi “trêu” ngành công an và lãnh đạo Bộ Công an như vậy cả. Cần lưu ý rằng ông Sùng Thìn Cò là một tướng lĩnh bên quân đội, phát ngôn của ông ấy, tôi cho rằng có thể đại diện cho một nhóm trong quân đội đang cảm thấy bị ngành công an lấn sân quyền lực, đang cảm thấy quyền lực của họ trong bộ máy chính quyền, cũng như trong quản lý xã hội càng ngày càng ít đi, giảm thiểu do sự lấn sân của ngành công an và Bộ Công an.

“Đó có thể coi là tiếng nói của một nhóm lợi ích và tôi cho rằng còn nhiều nhóm lợi ích khác nữa trong nội bộ của đảng cộng sản và trong chính quyền mà đang cảm thấy một áp lực ngày càng lớn từ ngành Công an và bộ Công an rằng ngành này đang lấn sân họ, gây áp lực mà họ phải bị ảnh hưởng thế này, thế kia và làm ảnh hưởng tới lợi ích của rất nhiều người.

“Do đó, các nhóm lợi ích bị thiệt hại hay chịu áp lực lên tiếng như thế là điều hoàn toàn có thể hiểu và dự đoán được, nhưng đây là một chỉ dấu cho thấy Bộ Công an đã vượt qua làn ranh đỏ và gây thách thức, phản ứng với khả năng chịu đựng và tính chấp nhận của các nhóm lợi ích từ các nhánh quyền lực khác và buộc nhóm bị ảnh hưởng phải có những phản ứng như phát ngôn trên của Đại biểu Sùng Thìn Cò.

“Và qua đây cũng không loại trừ khả năng bản thân trong nội bộ đảng cũng có những lực lượng tiến bộ cảm thấy rằng Việt Nam đang đi theo xu hướng một mô hình “nhà nước cảnh sát” với quy mô quá lớn, do đó cần phải có những cảnh báo để ngăn chặn.”

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Văn Sinh cho rằng khuynh hướng được cho là “công an trị” ở Việt Nam đang trở nên ngày càng rõ hơn và thử bàn về tương lai của xu thế này từ góc nhìn lịch sử.

“Khi một đảng chính trị tự khẳng định nó là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” ( Hiến pháp 1980 và các năm 1992, 2013,) thì cũng là lúc đảng chính trị đó tìm mọi biện pháp và cách thức giữ vững quyền lực tối thượng trong tay mình. Và, để giữ vững quyền cai trị của đảng, xu hướng “Công an trị, an ninh trị” theo tôi là điều tất phải đến.

“Quan sát bộ máy nhà nước từ phường xã cho tới cấp cao nhất, và sự gia tăng lực lượng ngày càng phình to, cùng là sự mở rộng quyền lực quản lý dân chúng của ngành công an trong mấy chục năm qua, ta dễ dàng nhận ra khuynh hướng công an trị ngày càng rõ ràng hơn.

“Tuy nhiên, lịch sử cận đại thế giới và loài người cho thấy, các quốc gia độc tài, đảng trị mang đến nghèo đói và đau khổ cho dân chúng. Sớm muộn gì loại nhà nước này cũng sẽ bị đào thải.”

“Báo động giả” về thế lực thù địch?

Cựu Thiếu tá An ninh Nguyễn Hữu Vinh đề cập một khía cạnh mà ông quan tâm mà ông gọi là “báo động giả” mà có thể ngành công an và an ninh tại Việt Nam đang cho thấy.

“Chính qua báo chí, qua phát ngôn của nhiều vị lãnh đạo cho thấy dường như “các thế lực thù địch” đang hoạt động ghê gớm lắm, mất chế độ đến nơi. Rồi cứ lúc nào cũng Việt Tân … Việt Tân. Trong ngành y, chẩn bệnh không đúng, dùng thuốc quá liều dễ sinh ngộ độc, bệnh nặng thêm, mà chết.

“Chuyện “an ninh chính trị” cũng vậy, đánh giá quá mức mối nguy hiểm của “các thế lực thù địch”, tới độ như “báo động giả” cũng rất nguy hiểm. Cuộc sống của người dân, của giới trí thức tinh hoa có thể bị kiểm soát quá mức cần thiết, dẫn đến tâm lý bất an, bất mãn, kìm hãm phát triển trí sáng tạo v.v..

“Còn những mặt trái sâu xa của lối “báo động giả” thì không thể kể hết. Cuối cùng là mâu thuẫn ngấm ngầm tích tụ dần dần khó đo đếm được, một khi có biến cố thiên tai, bệnh dịch khó kiểm soát, ngoại xâm … dễ làm bùng nổ xã hội khôn lường, hoặc ít ra là mất đi sự cố kết cần thiết của cả xã hội đặng vượt qua được khủng hoảng.”

Luật sư Lê Quốc Quân nghĩ rằng không nên bàn đến chuyện “đúng, sai” với vai trò và vị thế của ngành công an tại Việt Nam hiện nay và ông giải thích quan điểm của mình.

“Tôi cho rằng Việt Nam là mô hình Đảng trị, Bộ công an cũng chỉ được coi là một thanh kiếm để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng. Để cho kiếm càng ngày càng sắc và sự cai trị ngày càng lớn thì người ta phải tạo điều kiện để người trong ngành có quyền lợi gắn liền với đảng. Có quyền lợi thì sẽ có sự trung thành tuyệt đối. Tôi thấy có một khẩu hiệu trước đây người ta đã đề cập trong ngành công an là “còn đảng, còn mình”.

“Câu đó thật minh nhiên và tài tình hết sức, nói thẳng tưng ra là phải bảo vệ vị thế của đảng, sự độc quyền lãnh đạo của đảng như chính là bảo vệ lực lượng công an, không cần gì đến chuyện khác nữa. Kinh nghiệm của tôi thì thấy rõ, họ làm việc theo lãnh đạo, chỉ đâu là đánh đó, bảo sao là làm vậy. Trước đây nhiều lần làm việc với tôi họ đều nói “Đó là mệnh lệnh phải tuân thủ tuyệt đối, đừng bàn chuyện đúng sai.”

Hai lý do của việc phình to bộ máy?

Luật gia, nhà báo Trịnh Hữu Long từ Đài Bắc cho rằng lý do của việc bộ máy, quân số ngành công an Việt Nam bị “phình to” là có gốc rễ từ vấn đề thể chế, và theo ông có hai điểm cần nói về lý do, nguyên nhân.

“Theo tôi, ở đây có lý do về mặt thể chế, thứ nhất trong khuynh hướng chung bộ máy nhà nước phình to, thì lý do phình to là bởi vì đảng Cộng sản Việt Nam có tham vọng kiểm soát xã hội Việt Nam ở một quy mô vô cùng rộng lớn mà bao hàm bộ ba thị trường, xã hội dân sự và các yếu tố, lực lượng nước ngoài.

“Khi quy mô dân số và các hoạt động trong xã hội lớn lên và gia tăng, thì bộ máy nhà nước cũng lớn lên theo và hơn nữa với cơ chế xin – cho, hối lộ, đút lót để chạy chọt xin việc ở Việt Nam, một người chạy vào cơ quan nhà nước sẽ có nhu cầu “thu hồi vốn” đã bỏ ra để chạy, và có một cách thu hồi vốn là trở thành một người đi tuyển mộ cho bộ máy nhà nước và nhận tiền “chạy chọt”, thì cơ chế đó luôn luôn làm cho bộ máy nhà nước phình ra. Đó là lý do mà lâu nay người ta không thể nào tinh giản biên chế được.

“Với cơ chế và bộ máy kiểu đó, người này vào được, họ sẽ có nhu cầu tham nhũng và tận dụng từ những người mới vào và bộ Công an, ngành công an cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhưng bộ này có địa vị đặc biệt, phân biệt với các bộ, ngành khác, đó là không chỉ đóng vai trò gìn giữ an ninh, trật tự xã hội như ở các nước dân chủ, mà nó còn đóng vai trò hết sức đặc biệt là bảo vệ chế độ nữa.

“Và khi đảm nhiệm vai trò này càng ngày càng khó khăn trước những thử thách từ sự phản kháng xuất phát từ nhận thức các quyền của người dân càng ngày càng cao, như đã được chứng kiến khoảng 20 năm trở lại đây, vai trò bảo vệ chế độ của bộ Công an, ngành công an càng lớn hơn nữa và lớn hơn thì bộ máy phải phình to hơn, phải cấp nhiều tiền từ ngân sách hơn, tuyển nhiều nhân sự hơn và mở nhiều cơ quan hơn như từ cục An ninh mạng cho tới lực lượng bảo an ở cấp cơ sở.

“Đó là những lý do khiến bộ máy công an phình ra và khi mà họ đã nắm được các quyền lực trong cơ quan nhà nước, họ sẽ không bao giờ muốn từ bỏ và trái lại họ lại càng có tham vọng và mong muốn tăng cuờng và mở rộng quyền lực chính mình, và cấp nào cũng muốn phát triển bộ máy của mình và kết quả là họ càng cơi nới bộ máy, nhân sự ra, đây là vấn đề của thể chế, cơ chế mà nếu không giải quyết được, thì nó sẽ không thể ngăn chặn được quá trình phình to bộ máy như thế.”

Nhân dịp này, các ý kiến cũng đề cập với BBC về điều mà họ tin là cần phải có giải pháp cho vấn đề mà Đại biểu Quốc hội Việt Nam cho là “lực lượng công an quá đông”.

Ông Nguyễn Hữu Vinh cho rằng cần có sự cải tổ thể chế, chính trị và cả tư tưởng:

“Theo tôi đây vẫn là câu hỏi quá lớn, mà hễ động tới nó, người ta lại dễ nghĩ tới vai trò của Đảng. Trong lúc vẫn khăng khăng một chính thể mô hình một đảng như hiện nay, thì việc đầu tiên vẫn là phải mở rộng quyền tự do dân chủ, “cởi trói” cho tư tưởng, tinh thần của dân như đã từng làm từ 30 năm trước (rồi lại vội “trói” trở lại). Vai trò của ngành công an ở đây quan trọng nhất.

“Từ đó, sẽ có được “trên dưới một lòng” thực sự hơn, được rất nhiều thuận lợi để có những điều chỉnh hợp lý thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp …

“Nếu cứ quá tin vào những lối “báo động giả” như nói ở trên, luôn trong tâm trạng bất an, sợ “các thế lực thù địch” ở đâu đó vùng lên lật đổ, rồi siết chặt thêm quản lý xã hội, thì tất cả cùng dẫn nhau vào con đường bế tắc mà thôi.”

Ông Lê Văn Sinh cũng chia sẻ quan điểm về cải cách và theo ông phải đi từ gốc rễ của vấn đề:

“Tôi cho rằng, vấn đề gốc rễ của xã hội Việt Nam hôm nay là cải cách thể chế chính trị. Một khi Đảng Cộng Sản Việt Nam không chấp nhận các lực lượng xã hội khác chính kiến với họ được tham dự công việc xây dựng đất nước thì sẽ không có bất kỳ một sự thay đổi theo hướng tích cực nào hết.”

Ông Lê Quốc Quân cho rằng để cải tổ đúng hướng, ngành công an Việt Nam trong tương lai cần “trung lập” và thượng tôn pháp luật.

“Tôi nghĩ cần phải có có tự do dân chủ, xa hơn là phải đa nguyên đa đảng. Không một nhà nước nào mà không có công an, an ninh, cho nên nó vẫn luôn cần thiết. Tuy nhiên để ngành công an chỉ có một mục tiêu là bảo vệ an ninh, bảo vệ nhân dân mà không phải là “còn đảng còn mình” thì ngành sẽ làm việc trung lập và chỉ tuân theo pháp luật.

“Khi có luật các tổ chức đảng phái, luật của ngành công an cụ thể thì thì quyền lực không bị lợi dụng, không thể tự tiện phình to hay thu nhỏ lại mà do nhu cầu của đất nước. Tự do báo chí cũng vô cung quan trọng vì khi đó báo chí và người dân sẽ giám sát được quyền lực trong xã hội, bao gồm cả ngành công an.”

Phi chính trị hóa và phi tập trung hóa?

Theo ông Trịnh Hữu Long, có hai giải pháp cụ thể cần quan tâm khi đúc rút từ kinh nghiệm quốc tế và khu vực:

“Kinh nghiệm từ những nước chuyển đổi từ độc tài, toàn trị sang dân chủ, văn minh bao giờ cũng bao gồm việc phải cải cách bộ máy cảnh sát, bộ máy công an như thế nào.

“Ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ, các nước khác như là Hàn Quốc, Đài Loan có rất nhiều kinh nghiệm trong chuyện này và kinh nghiệm này luôn luôn bao hàm hai việc, thứ nhất là phải phi chính trị hóa bộ máy công an, bộ máy công an sẽ không là tài sản riêng, công cụ riêng, không phục vụ cho một đảng phái nào cả.

“Nó phải nằm ngoài chính trị và nó chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và trấn áp tội phạm mà thôi, còn an ninh quốc gia có thể là vấn đề của bên phía quân đội.

“Việc phi chính trị hóa bộ máy công an, cảnh sát như thế phải là việc đầu tiên, phải bãi bỏ toàn bộ những chức danh chính trị trong các cơ quan công an, rồi phải có những cơ chế để ngăn chặn các đảng phái chính trị gây ảnh hưởng trong bộ máy công an.

“Và việc xét duyệt, cấp ngân sách cho ngành công an, bộ Công an cũng phải thông qua những cơ chế rất minh bạch để những ai, lực lượng nào cố tình gây ảnh hưởng lên bộ Công an bằng cách xét duyệt ngân sách sẽ bị phát giác và công luận biết được ai là người gây ảnh hưởng.

“Thứ hai nữa, bên cạnh phi chính trị hóa, là phải phi tập trung hóa bộ máy công an. Hiện nay bộ máy và hệ thống chính trị trong công an Việt Nam được xây dựng theo hệ thống thống nhất từ trung ương xuống địa phương, gồm có đảng ủy Công an Trung ương mà trong đó các ông Nguyễn Phú Trọng, hay Tô Lâm đang có chân trong đó, đây là cơ quan đầu não chính trị, họ chỉ đạo quản lý toàn bộ hệ thống trong đó có bộ Công an, các sở Công an, công an của các quận, huyện, vươn xuống cả tuyến công an xã và thậm chí họ còn chỉ đạo quản lý cả các lực lượng dân phòng ở các làng, phường, xã.

“Đây là một bộ máy từ trung ương quản lý thống nhất xuống cả địa phương đảm bảo cho việc huy động lực lượng rất lớn khi cần để phục vụ quyền lực của đảng và của chính ngành này, và đó chính là một mối nguy, mối đe dọa đối với bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác, và bản thân nó, tự nó có thể biến thành một nhà nước trong một nhà nước, và nó đủ sức đe dọa các thiết chế khác trong xã hội, như có thể đe dọa Tòa án, đe dọa Quốc hội, đe dọa Chính phủ và bất kỳ ai.

“Do đó, phi chính trị hóa ngành công an là tách cơ quan công an trung ương ra khỏi các cơ quan công an địa phương, cơ quan công an địa phương là do chính quyền địa phương lập ra, còn cơ quan công an trung ương là do chính quyền trung ương lập ra, tách ra như vậy và phi tập trung hóa, thì sẽ ngăn chặn việc chúng liên kết với nhau để có thể trở thành một mối đe dọa to lớn như trên đã nói nữa.

“Đó là một kinh nghiệm ở các nước, tôi không rõ nó có phù hợp với Việt Nam hay không, thế nhưng nhìn chung về nguyên tắc bao giờ cũng phải bao gồm hai việc là phi chính trị hóa và phi tập trung hóa như thế,” ông Trịnh Hữu Long nói với BBC.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55077124

Điểm tin trong nước sáng 26/11: Bức xúc chuyện phá rừng, làm thuỷ điện; Xét nghiệm Covid-19 với thực phẩm nhập khẩu

Mạnh Đức

Mục lục bài viết         

Kinh tế Việt Nam quý 3 vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch

Cử tri Đà Nẵng bức xúc chuyện phá rừng, làm thuỷ điện

Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán với thực phẩm nhập khẩu

Đã bắt được nghi phạm nổ súng tại trạm BOT Thanh Nê

Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Năm (ngày 26/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Kinh tế Việt Nam quý 3 vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch

Theo sme.asia, các nước trên thế giới đang phải hứng chịu sự tàn phá kinh tế do đại dịch Viêm phổi Vũ Hán gây ra, nhưng Việt Nam đang trở thành câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á.

Việt Nam duy trì mức tăng trưởng dương ổn định khi các nền kinh tế khác vẫn đang còn chật vật.

GDP thực tế của Việt Nam trong quý 3/2020 tăng khoảng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý tăng trưởng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đại dịch đang càn quét thế giới.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm nay, Việt Nam sẽ trở thành nước đứng thứ 4 về GDP danh nghĩa trong ASEAN, vượt qua Singapore, Malaysia và Philippines.

Cử tri Đà Nẵng bức xúc chuyện phá rừng, làm thuỷ điện

Sau tình trạng lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng ở miền Trung xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều cử tri Đà Nẵng bức xúc khi đề cập chuyện phá rừng làm thuỷ điện trong buổi tiếp xúc với Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng sáng 25/11.

Báo Pháp Luật dẫn lời cử tri Nguyễn Trí Tổng cho biết: “Rừng nước ta đang mất dần theo năm tháng. Một phần nguyên nhân do thủy điện nhỏ và biệt phủ của các đại gia. Thủ tướng đã có lệnh cấm rừng nhưng cấm cứ cấm, chặt cứ chặt, hậu quả không cần biết. Tại kỳ họp Quốc hội lần này, hai vấn đề nóng là rừng và quản lý thủy điện vẫn chưa được kết luận”.

Còn cử tri Nguyễn Bá Trôi thì đặt câu hỏi: ’”Tại sao không thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các công trình thủy điện. Thủy điện xả lũ trong lúc mưa, ngập lụt như thế thì khổ người dân miền Trung.’’

Ông Trôi nói thêm: “Nhân dân còn nói trước đây có cà phê cóc, quán nhậu cóc, giờ thì có cả thủy điện cóc. Như thế thì ai quản lý được. Mưa ngập lụt, nước biển dâng lên, nước từ thượng nguồn đổ xuống, đồng bằng trũng vậy mà xả liền để giữ tài sản của mình, giữ đập của mình. Nhân dân mất tài sản, thậm chí cả tính mạng thì chúng ta làm kinh tế để làm gì?

Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán với thực phẩm nhập khẩu

Bộ Y tế đề nghị lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chiều 25/11 trao đổi với báo chí trong nước cho biết thời gian qua một số nước trên thế giới đã xét nghiệm và công bố tìm thấy virus corona trên bao bì thực phẩm đông lạnh.

Ông nói: “Đây có thể là một trong những nguy cơ lây nhiễm sang người. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai xét nghiệm.”

Về chi phí xét nghiệm, ông Phong nói: “Chúng tôi chưa bắt buộc doanh nghiệp phải trả chi phí xét nghiệm này. Vì vậy, giá thành thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sẽ không bị ảnh hưởng”.

Đã bắt được nghi phạm nổ súng tại trạm BOT Thanh Nê

Nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết vào khoảng 15 giờ hôm qua 25/11, lực lượng Công an tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ được đối tượng Bùi Xuân Đại (SN 1987, trú tại phường Trần Lãm, TP Thái Bình) – là nghi phạm đã gây ra vụ nổ súng tại khu vực trạm thu phí BOT Thanh Nê vào đêm 23/11 vừa qua khiến anh B.H.H. (19 tuổi, trú tại xã Bình Minh, huyện Kiến Xương) trọng thương.

Vào thời điểm bị bắt giữ, nghi phạm Bùi Xuân Đại đang lẩn trốn tại nhà 1 người quen ở TP Thái Bình.

Trước đó vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 23/11, tại khu vực trạm thu phí BOT Thanh Nê, anh B.H.H. vừa bước từ xe ôtô con của gia đình xuống quán nước vỉa hè gần khu vực trạm thu phí thì bất ngờ bị một người mở cửa xe khách mang logo của nhà xe Đ.T. chạy tuyến Thái Bình – Hà Nội và ngược lại dùng súng “hoa cải” bắn.

Sau khi nổ súng, thấy anh H. dính đạn, gục xuống, đối tượng gây án lập tức rút khỏi hiện trường. Anh H. được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong tình trạng đa chấn thương, tập trung ở vùng cổ, vai trái và phía trên ngực trái, mất nhiều máu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, TP Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội

Báo Lao Động đưa tin, ngày 25/11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội.

Quy mô toàn tuyến dài 12,5km, trong đó trên cao 8,5km, đi ngầm 4km; điểm đầu là Nhổn, điểm cuối là ga Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án được tăng từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro.

Theo kết quả thanh tra, đến thời điểm thanh tra công tác nghiệm thu và thanh quyết toán gói thầu trên vẫn chưa hoàn thành, nguyên nhân chính là do hồ sơ nghiệm thu khối lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai khối lượng thi công.

Mặt khác hồ sơ hoàn công của gói thầu cũng chưa đúng quy định, có hiện tượng không đúng với thực tế và không đúng với phương án kỹ thuật được phê duyệt..

Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này thuộc chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan: Bộ tư lệnh công binh – cơ quan chủ quản nhà thầu, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô và đơn vị thi công gói thầu này.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-26-11-buc-xuc-chuyen-pha-rung-lam-thuy-dien-xet-nghiem-covid-19-voi-thuc-pham-nhap-khau.html

Điểm tin trong nước tối 26/11- Thủ tướng: Không để lợi dụng lãnh thổ nước này chống lại nước kia; Giá xăng tăng lên cao nhất 8 tháng

Tâm Tuệ- Hiểu Minh

Mục lục bài viết         

Thủ tướng: Không để lợi dụng lãnh thổ nước này chống lại nước kia

Gần 30m tường bao của 1 trường tiểu học ở Đồng Nai bất ngờ đổ sập

Giá xăng tăng lên cao nhất 8 tháng

Thủy điện tích nước ‘chui’ bị phạt 500 triệu đồng

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Năm (ngày 26/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Thủ tướng: Không để lợi dụng lãnh thổ nước này chống lại nước kia

“Các nước ASEAN tăng cường xây dựng lòng tin, trao đổi thông tin giữa cơ quan thực thi pháp luật, không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng lãnh thổ nước này chống lại nước kia”, đó là phát biểu nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia được nhiều trang tin trong nước dẫn lại trong sáng 26/11.

Theo Thủ tướng, trong năm qua, các nước ASEAN vừa chống dịch lại phải đối mặt với một “kẻ thù nguy hiểm” khác, đó là tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn mới và tinh vi.

Gần 30m tường bao của 1 trường tiểu học ở Đồng Nai bất ngờ đổ sập

Theo Người lao động, sự việc xảy ra tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Trước đó, gần 14 giờ ngày 25/1, bức tường dài gần 30m tại khu vực nhà để xe của học sinh tại khu B Trường tiểu học Trần Quốc Toản bất ngờ đổ ào xuống, đè hơn 20 chiếc xe đạp của học sinh đang để tại đây. May mắn thời điểm này học sinh đang trong giờ học nên không xảy ra thương vong. Hiện hệ thống tường này đang chực chờ sập tiếp.

Giá xăng tăng lên cao nhất 8 tháng

Báo Zing cập nhật, từ 15h30 chiều 26/11, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 609 đồng/lít lên 14.494 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 650 đồng/lít. Trong đó giá xăng hiện tại ở mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua (kể từ ngày 29/3).

Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng mạnh. Giá dầu diesel tăng 596 đồng/lít; dầu hỏa tăng 576 đồng/lít; dầu mazut tăng 651 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel là 11.434 đồng/lít; dầu hỏa là 10.138 đồng/lít và dầu mazut là 11.742 đồng/kg.

Tại kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính – Công Thương không thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng RON 95 trích lập 100 đồng/lít; dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, xăng E5 RON 92 ở mức 1.000 đồng/lít, dầu mazut là 200 đồng/kg; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít; dầu diesel 300 đồng/lít.

Nguồn tin trên cho hay tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu hết quý III năm nay ước đạt 10.049 tỷ, mức cao kỷ lục kể từ khi được công khai vào năm 2013.

Thủy điện tích nước ‘chui’ bị phạt 500 triệu đồng

Sáng 26/11, ông Nguyễn Văn Phương – Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho báo VnExpress biết, đã phạt chủ đầu tư thủy điện Thượng Nhật 500 triệu đồng sau 3 lần tích nước không đúng quy định giữa mùa mưa bão.

Cùng ngày Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã làm việc với thủy điện Thượng Nhật liên quan việc khai thác, sử dụng nước mặt, nếu vi phạm nữa sẽ thu hồi.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-26-11-thu-tuong-khong-de-loi-dung-lanh-tho-nuoc-nay-chong-lai-nuoc-kia-gia-xang-tang-len-cao-nhat-8-thang.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.