Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 26/11/2020

Thursday, November 26, 2020 6:06:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 26/11/2020

TT Trump ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người đã nhận tội khai man với FBI.

Tổng thống cho biết hành động khoan hồng hoàn toàn được mong đợi này là “Vinh dự lớn lao” của ông.

Ông Flynn nằm trong số các cựu trợ lý của Tổng thống Trump bị kết án trong cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.

Năm 2017, ông thừa nhận đã khai man với FBI về các mối liên hệ với đặc phái viên của Nga, rồi sau đó cố gắng rút lại lời khai.

Cựu cố vấn của Trump thừa nhận nói dối FBI

Obama đã cảnh báo Trump về Flynn

Hôm thứ Tư, Nhà Trắng nói rằng lệnh ân xá cuối cùng sẽ chấm dứt “sự truy đuổi mang tính đảng phái không ngừng đối với một người đàn ông vô tội”.

Thông cáo của Nhà Trắng mô tả ông Flynn là “nạn nhân của các quan chức chính phủ theo phe phái tham gia vào một âm mưu phá hoại cuộc bầu cử 2016”.

Ông Flynn phản ứng lại bằng cách đăng một tweet có biểu tượng lá cờ Hoa Kỳ và câu Kinh thánh Jeremiah 1:19.

Câu Kinh Thánh này nói: “‘Họ sẽ tranh đấu chống lại bạn nhưng sẽ không thắng được bạn, vì tôi ở bên cạnh bạn và sẽ giải cứu bạn.”

Người ủng hộ Flynn coi ông là nạn nhân của đòn thù chính trị của chính quyền sắp mãn nhiệm Obama nhằm phủ nhận tính chính danh của chính quyền kế nhiệm do ông Trump đứng đầu với các cáo buộc không có căn cứ về sự cấu kết của Nga.

Một cuộc điều tra kéo dài 22 tháng của Bộ Tư pháp đã đưa ra kết luận vào năm 2019 là không có bằng chứng xác thực rằng ông Trump hoặc bất kỳ cộng sự nào của ông đã âm mưu với Điện Kremlin để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.

Michael Flynn là ai?

Trung tướng quân đội Mỹ ba sao đã về hưu này là người ủng hộ sớm và đầy nhiệt thành cho ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016, dù trước đó ông là đảng viên lâu đời của Đảng Dân chủ.

Ông Flynn nằm trong số những người được bổ nhiệm đầu tiên của tân tổng thống Trump chỉ vài ngày sau khi ông Trump đắc cử.

Trump biết vụ của Flynn ‘nhiều tuần trước’

Mỹ: Cố vấn an ninh Flynn từ chức

Cả hai đồng quan điểm với nhau trên nhiều vấn đề, bao gồm những lợi thế từ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, đến việc đàm phán lại thỏa thuận Iran và chống lại mối đe dọa từ các phần tử quá khích của Nhà nước Hồi giáo.

Nhưng tư cách cố vấn an ninh quốc gia, cố vấn chính của tổng thống về các vấn đề quốc tế và quốc phòng của ông Flynn chỉ kéo dài 23 ngày.

Ông Trump đã sa thải ông sau khi có tin rằng ông đã thảo luận việc dỡ bỏ cấm vận của Mỹ nhằm vào Nga với Đại sứ Nga trước thời điểm ông Trump nhậm chức và lừa phỉnh phó tổng thống về cuộc hội thoại đó.

Dù ban đầu đồng ý hợp tác với các công tố viên, ông Flynn đã rút lại lời nhận tội hồi tháng 1/2020, với lý do rằng ông đã bị lừa để đồng ý nhận tội.

Bộ Tư pháp đã tìm cách bãi bỏ các cáo buộc về ông, dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt phần lớn năm 2020, lệnh ân xá của ông Trump đã xóa bỏ toàn bộ vụ việc của ông Flynn.

Ai nữa đã được Trump ân xá hoặc giảm nhẹ tội?

Ân xá là việc xóa sạch tội trạng trong khi ân giảm là sự giảm nhẹ hình phạt – đây đều là hai quyền khoan hồng mà Hiến pháp trao cho tổng thống.

Việc các tổng thống sắp mãn nhiệm ban hành lệnh ân xá là điều phổ biến.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, ông Trump hiện có số lần ân xá và giảm án ít nhất so với bất kỳ tổng thống thời hiện đại nào của Hoa Kỳ. Người tiền nhiệm, ông Barack Obama, đã cấp 212 ân xá và 1.715 ân giảm – nhiều nhất kể từ thời Tổng thống Harry Truman.

Dưới đây là một số tên tuổi nổi trội trong số 28 ân xá và 16 giảm án mà ông Trump đã ban hành cho đến nay:

Roger Stone, một đồng minh lâu năm, người đã bị kết tội năm ngoái vì khai man với Quốc hội và giả mạo nhân chứng. Ông đã được giảm án tù

“Cảnh sát trưởng cứng rắn nhất” Joe Arpaio của Arizona, bị kết tội miệt thị tòa án khi không thi hành lệnh dừng tuần tra nhắm vào những người nhập cư bị nghi ngờ không có giấy tờ, đã được ân xá

Cựu chánh văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney – ông Scooter Libby, người bị buộc tội nói dối về việc tiết lộ thông tin cho báo chí, cũng từng được ân xá

Người tiên phong cho quyền bầu cử của phụ nữ Susan B Anthony, người bị kết tội bỏ phiếu bất hợp pháp và bị phạt vào năm 1873 đã được ân xá sau khi qua đời

Crystal Munoz, Judith Negron và Tynice Hall, ba bà mẹ (có con nhỏ) đang thụ án liên quan tới ma túy và các tội phạm trí thức, đã được Kim Kardashian đề nghị lên tổng thống, cũng được giảm án

Truyền thông Mỹ đưa tin rằng một số đồng minh của Trump cũng đang hy vọng nhận được khoan hồng trong những ngày tới, gồm cả các cố vấn cũ như Rick Gates và George Papadopoulous, cả hai đều bị kết án trong cuộc điều tra của Mueller.

Có những phản ứng gì?

Đảng Cộng hòa mô tả ông Flynn là một người hùng bị truy tố bất công.

Thượng nghị sĩ South Carolina, Lindsey Graham, nói: “Tướng Flynn KHÔNG phải là đặc vụ Nga. Thay vào đó, ông ta là nạn nhân của một cuộc điều tra và truy tố có động cơ chính trị mà mục đích biện minh cho phương tiện.”

Lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, Kevin McCarthy, tweet: “Những gì đã xảy ra với @GenFlynn là một nỗi ô nhục quốc gia. Không một người Mỹ nào nên bị là mục tiêu chỉ đơn thuần vì thuộc đảng phái chính trị nào đó.”

Nhưng các đảng viên Dân chủ đã nhanh chóng lên án động thái này.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố trong một văn bản: “Đáng buồn thay, quyết định ân xá này là một bằng chứng nữa cho thấy ông Trump có kế hoạch sử dụng những ngày cuối cùng còn tại vị để phá hoại nền pháp quyền sau nhiệm kỳ tổng thống thất bại của ông ta.”

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, Jerrold Nadler, tuyên bố trong một văn bản: “Sự ân xá này là không cần thiết, vô kỷ luật và thêm một vết nhơ nữa đối với di sản đang hao mòn đi nhanh chóng của Tổng thống Trump.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55068056

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận bắt đầu chuyển giao cho chính quyền Biden

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho các nhân viên rằng quá trình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden đã bắt đầu, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn một email nội bộ hôm 25/11 viết rằng một nhóm đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ cuộc chuyển giao cho chính quyền sắp tới của ông Biden.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi GSA, cơ quan liên bang chịu trách nhiệm xác nhận quá trình chuyển tiếp tổng thống, hôm 23/11 thông báo cho Tổng thống đắc cử Joe Biden rằng ông có thể chính thức bắt đầu cuộc chuyển giao.

Reuters dẫn lời email có đoạn nói rằng “sau cuộc bầu cử ngày 3/11, các đại diện Nhóm Chuyển giao của Tổng thống đắc cử Biden đã tới Bộ Ngoại giao để hỗ trợ việc chuẩn bị cho cuộc chuyển tiếp”.

Hãng tin Anh nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ không hồi đáp ngay trước một yêu cầu bình luận.

Trả lời Fox News hôm 24/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận thông tin trên.

Reuters đưa tin rằng ông Pompeo vấp phải chỉ trích hai tuần trước khi nói tại một cuộc họp báo rằng sẽ có một sự chuyển tiếp suôn sẻ tới “nhiệm kỳ hai của chính quyền Trump” dù ông Biden đã được dự đoán đắc cử.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-chuy%E1%BB%83n-giao-cho-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-biden/5677526.html

TS. J. Peter Phạm: từ trẻ tị nạn cộng sản đến đại sứ Mỹ gốc Việt đầu tiên

An Hải

Tiến sĩ John Peter Phạm rất khiêm tốn khi nói về thành công của cá nhân mình nhưng ông bày tỏ niềm vinh dự khi được phục vụ đất nước Hoa Kỳ trên cương vị là đặc sứ đầu tiên phụ trách khu vực gồm 10 quốc gia Châu Phi. Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Tiếng Việt, Tiến sĩ J. Peter Phạm nói ông biết ơn những cơ hội mà đất nước Hoa Kỳ đã dành cho ông và rằng: “Giấc mơ Mỹ vẫn còn rất mầu nhiệm!”

Theo gia đình rời Việt Nam trong biến cố Sài gòn sụp đổ năm 1975 khi mới 5 tuổi, ông đến Hoa Kỳ và sinh sống ở bang Illinois. Ông không chỉ đam mê học tập, nghiên cứu, mà còn tích cực tham gia giảng dạy, làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, trở thành một học giả, một tác giả, một chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về Phi lục và hiện nay là Đặc sứ của Tổng thống Mỹ.

Đặc sứ Mỹ đầu tiên phụ trách vùng Sahel

Tiến sĩ J. Peter Pham được bổ nhiệm làm Đặc sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Khu vực Sahel của Châu Phi vào ngày 1/3/2020. Tổng thống Donald Trump phong hàm Đại sứ cho ông vào ngày 29/9/2020. Có lẽ, ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được phong hàm Đại sứ trong suốt 231 năm của ngành ngoại giao Hoa Kỳ.

“Tôi rất vinh dự được phục vụ đất nước Hoa Kỳ, đại diện cho các lợi ích và các giá trị của Hoa Kỳ tại khu vực này,” Đại sứ Phạm nói.

Ông cho biết bốn ưu tiên của ông cho vùng Sahel là tăng cường công tác điều phối trong Bộ Ngoại giao, Chính phủ Hoa Kỳ và giữa Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế đối với cuộc khủng hoảng an ninh, kinh tế và chính trị tại khu vực trọng yếu này; giải quyết mối đe dọa từ các Tổ chức cực đoan bạo lực (VEO) và ngăn chặn mối đe dọa VEO tác động đến các khu vực khác; đồng thời như hỗ trợ việc thực hiện Hiệp định Algiers và các nỗ lực trong khu vực nhằm ổn định khu vực ba biên giới gồm Mali, Burkina Faso và Niger.

Ngoài ra, Đặc sứ J. Peter Phạm còn kêu gọi các chính phủ trong khu vực tập trung vào việc bảo vệ dân sự, đảm bảo công lý, và có trách nhiệm giải trình đối với các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền cũng như vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Trước đó, vào tháng 11/2018, Tiến sĩ J. Peter Phạm đã được Ngoại trưởng Mike Pompeo bổ nhiệm làm Đặc sứ phụ trách sáu quốc gia Vùng Đại hồ của Châu Phi với nhiệm vụ phối hợp thực thi chính sách của Mỹ trong vấn đề an ninh, chính trị, và kinh tế, tại các quốc gia này, mà trong đó tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ các cơ quan chính quyền và xã hội dân sự, cũng như chương trình tự nguyện hồi hương của người tị nạn và những người chạy loạn trong khu vực.

Cơ hội và Giấc mơ Mỹ

Đất nước này đã mang đến cho tôi mọi thứ.

Đại sứ J. Peter Phạm tri ân đất nước Hoa Kỳ

“Đất nước này đã mang đến cho tôi mọi thứ. Tôi đến Mỹ như bao người Việt Nam khác, như nhiều người từ các quốc gia khác với tư cách là một người nhập cư và người tị nạn. Giấc mơ Mỹ vẫn còn rất mầu nhiệm!” Đại sứ Phạm nói với VOA.

Minh chứng cho điều ông vừa nói, ông lấy ví dụ từ người đồng nghiệp của ông ở Bộ Ngoại giao: Đại sứ Hoa Kỳ Tibor Nagy, hiện là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Châu Phi.

“Ông ấy là một người bạn thâm niên của tôi. Cả hai chúng tôi có điểm giống nhau là đều là người tị nạn cộng sản. Gia đình của ông ấy cũng đã chạy trốn chủ nghĩa cộng sản ở Hungary một thế hệ trước khi gia đình tôi và tôi chạy trốn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam,” Đại sứ Phạm chia sẻ.

“Tôi chỉ là một đứa trẻ khi cha mẹ tôi đưa tôi và chị tôi đến Hoa Kỳ vào thời điểm năm 1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Và sau đó tôi lớn lên ở vùng Trung Tây và đó là câu chuyện Mỹ!” ông nói.

“Tôi rất biết ơn vì có cơ hội phục vụ đất nước này. Cơ hội chính là thế mạnh! Tôi cũng như Đại sứ Nagy đều là những người nhập cư và là những người tị nạn chủ nghĩa cộng sản. Dù cho ai có nói thế này thế kia, nhưng tôi nghĩ rằng các cơ hội vẫn còn hiện hữu!”

‘Bén duyên’ với Châu Phi

Được hỏi vì sao châu Phi đã gắn liền với ông từ thuở còn sinh viên mãi cho đến nay, Đại sứ Phạm nói:

“Tôi nghĩ một phần cơ duyên là tôi có niềm đam mê châu Phi từ thời thơ ấu. Nó bắt đầu từ niềm đam mê với động vật hoang dã và điều này thôi thúc tôi tìm tòi nhiều điều khác và tôi cũng đã rất may mắn khi có thể làm công việc mà tôi yêu thích, cùng với những thách thức và những cơ hội lớn.”

Dù cho ai có nói thế này thế kia, nhưng tôi nghĩ rằng các cơ hội vẫn còn hiện hữu!

Đại sứ J. Peter Phạm nói về giấc mơ Mỹ

Nói về tầm quan trọng và cơ hội từ châu lục này, Đặc sứ nói: “Đây chính là lục địa nơi hình thành định mệnh của thế kỷ tới. Đến năm 2050, cứ hễ bốn người trong độ tuổi lao động trên thế giới sẽ có một người là người Châu Phi, đây là nguồn tài nguyên to lớn cần thiết cho nền kinh tế mới của chúng ta. Năng lượng tái tạo sạch, những thứ như khoáng chất, đất hiếm được tìm thấy rất nhiều ở Châu Phi.”

“Thành thật mà nói, những cơ hội để hỗ trợ người dân trong nhiều cuộc khủng hoảng, và các thách thức nhân đạo… là một trong nhiều yếu tố đã thôi thúc tôi theo đuổi điều này và tôi, tôi không thể chờ đợi được!

“Tôi rất may mắn được làm việc trên một lĩnh vực mà tôi đam mê, từ việc theo đuổi các mục tiêu của mình trong các học viện, tham gia cùng các tổ chức phi chính phủ và hiện bây giờ là phục vụ trong chính phủ.”

Tiến sĩ J. Peter Phạm theo học ngành kinh tế ở Đại học Chicago và có bằng tiến sĩ ở Đại học Gregorian, cùng các bằng sau đại học về lịch sử, luật, quan hệ quốc tế và thần học.

Tiến sĩ Phạm là tác giả hơn 300 bài bình luận về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, về an ninh quốc phòng, về chính trị Phi Châu, về khủng bố, về chính trị tôn giáo, chính trị toàn cầu… cũng là tác giả, biên tập của hàng loạt cuốn sách về các đề tài Châu Phi.

Ông từng là Giám đốc Viện Nghiên cứu về Phi Châu trong Hội Đồng Đại Tây Dương (Africa Center at the Atlantic Council), từng là Phó Chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên Cứu Trung Đông và Châu Phi (ASMEA), chủ bút tạp chí Journal of the Middle East and Africa, và giáo sư Châu Phi học tại đại học James Madison University, bang Virginia.

Theo thông tin của Bộ Ngoại giao, vào năm 2015, các lãnh đạo của Viện Smithsonian đã bầu Tiến sĩ Phạm vào Hội đồng Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ về Châu Phi, và hiện nay ông vẫn đang là Phó Chủ tịch của Hội đồng này.

https://www.voatiengviet.com/a/ts-j-peter-pham-tu-tre-ti-nan-cong-san-den-dai-su-my-goc-viet-dau-tien/5676682.html

Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên vượt mức 30.000 điểm

Phố Wall vượt qua cột mốc mới nhất hôm 24/11, khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones lần đầu tiên cán mức 30.000 điểm.

Chỉ số Dow tăng 454,97 điểm, tương đương 1,5%, trước khi đóng cửa ở mức 30.046,24. Giới đầu tư tỏ ra lạc quan vì sự tiến bộ trong nỗ lực phát triển vắc-xin chống Covid-19, và về tin tức cho thấy tiến trình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden rốt cuộc đã bắt đầu. Các doanh nhân cũng hoan nghênh quyết định của ông Biden đề cử bà Janet Yellen, Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, một người có uy tín rộng rãi, vào chức Bộ trưởng Tài chính.

Chỉ số Dow vượt 30.000 điểm là một mốc điểm quan trọng, bởi vì đây là một ngưỡng tâm lý thu hút sự chú ý và là một tín hiệu đáng khích lệ cho thấy tiến trình phục hồi của thị trường đang mở rộng ra ngoài một số cổ phiếu đã đưa Phố Wall vượt qua đại dịch. Nhưng chỉ số Dow đạt 30.000 điểm không mấy quan trọng đối với đa số các nhà đầu tư sở hữu tài khoản đầu tư cho khi nghỉ hưu có tên 401 (k) so với sự kiện các chỉ số trên thị trường nói chung cũng đang ở mức cao kỷ lục.

Chỉ số Dow là gì?

Đây là thước đo đánh giá hoạt động của 30 công ty, chủ yếu là các cổ phiếu cao cấp (blue-chip) trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp. Các công ty nặng ký bao gồm các ngôi sao trong lĩnh vực công nghệ như Apple và Microsoft, cũng như các công ty công nghiệp truyền thống hơn như Boeing và Caterpillar. Những gã khổng lồ khác trong Dow bao gồm các tập đoàn Nike và The Walt Disney Co.

Không giống như cách đánh giá khác của thị trường, điều quan trọng nhất đối với Dow là giá cổ phiếu cao như thế nào, chứ không phải tổng giá trị của một công ty. Điều đó có nghĩa là một sự xê dịch 1% đối với UnitedHealth Group có tác động lớn hơn đến chỉ số Dow so với động thái tương tự đối với tập đoàn Apple, mặc dù Apple có giá trị cao gấp 6 lần công ty bảo hiểm y tế. Đó là vì giá cổ phiếu của UnitedHealth Group là 336,01 đô la so với 115,17 đô la của Apple, do có tổng số cổ phiếu nhỏ hơn.

Chỉ số Dow cán mốc 30.000 điểm quan trọng như thế nào?

Đây chỉ là một con số được định đoạt ngẫu nhiên và không có nghĩa là mọi thứ sẽ tốt hơn nhiều so với khi chỉ số Dow ở mức 29.999. Điều quan trọng hơn là đạt 30.000 điểm có nghĩa là chỉ số công nghiệp trung bình Dow cuối cùng đã gỡ lại được tất cả những sự tổn thất do đại dịch gây ra, và một lần nữa đang vươn lên những tầm cao mới.

Chỉ số Dow đã tăng 61,5% kể từ khi tuột dốc xuống mức dưới 18.600 vào ngày 23/3/2020.

Chỉ mất hơn 9 tháng để chỉ số Dow phá kỷ lục đã lập được vào tháng 2 năm nay, trước khi virus corona chủng mới gây hoảng sợ, dẫn tới việc bán tống bán tháo trên thị trường chứng khoán.

https://www.voatiengviet.com/a/chi-so-dow-lan-dau-tien-vuot-muc-30nghin-%C4%91iem/5676426.html

Giám đốc CDC: Đợt triển khai vaccine COVID-19 đầu tiên sẽ bắt đầu vào tuần thứ 2 của tháng 12

 Bình luậnThanh Long

Vaccine của Pfizer nếu được FDA thông qua vào ngày 10/12, thì sẽ ngay lập tức được phân phối trên toàn nước Mỹ theo chương trình Warp Speed của TT Trump…

Theo dự đoán của TS Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu được tung ra khắp Hoa Kỳ vào tuần thứ hai của tháng 12.

Các quan chức Mỹ cũng cho biết hôm thứ Ba (24/11) rằng họ có kế hoạch phát hành 6,4 triệu liều vaccine COVID-19 trên toàn quốc ngay trong đợt phân phối đầu tiên sau khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Cụ thể hơn, Ủy ban vaccine của FDA sẽ họp vào ngày 10/12 để quyết định liệu có cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ứng cử viên của Pfizer hay không. Loại vaccine này có hiệu quả 95% trong các thử nghiệm lâm sàng.

Các quan chức từ chương trình Warp Speed ​​của chính phủ TT Trump nói với các phóng viên rằng: các tiểu bang và các khu vực pháp lý khác đã được thông báo vào thứ Sáu tuần trước (20/11) về việc phân bổ vaccine đối với các lô hàng đầu tiên, để họ có thể bắt đầu lập kế hoạch phân phối tốt nhất cho những người có nguy cơ cao.

Trước đó, các quan chức cho biết họ dự đoán 40 triệu liều vaccine sẽ được phân phối trong cuối năm nay, con số này đã được họ nhắc lại vào thứ Ba (24/11).

Ngoài ra, trong cuộc họp hôm thứ Ba, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) Alex Azar cũng cho biết: các tiểu bang sẽ đưa ra “tiếng nói cuối cùng” về việc ai nên được tiêm phòng trước: nhân viên chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi, các nhân viên quan trọng khác, hay những người có tình trạng sức khỏe không tốt khiến họ có nguy cơ tử vong do COVID-19.

Thanh Long

– Theo Dailymail.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/giam-doc-cdc-dot-trien-khai-vaccine-covid-19-dau-tien-se-bat-dau-vao-tuan-thu-2-cua-thang-12-107504.html

Thăm dò ý kiến: Bất chấp COVID-19, Đa số người Mỹ sẽ tổ chức Lễ tạ ơn với gia đình

 Bình luậnMinh Sang

Theo kết quả cuộc khảo sát hơn 2000 người được thực hiện từ ngày 10/11 đến ngày 13/11, đa số người Mỹ sẽ tổ chức Lễ Tạ ơn truyền thống, dù đại dịch đang xảy ra…

Theo kết quả khảo sát của Morning Consult công bố hôm thứ Hai cho biết, đa số người Mỹ – bao gồm đa số những người ủng hộ cả TT Trump và ứng cử viên Joe Biden – đều nói rằng họ sẽ dành Lễ Tạ ơn với gia đình bất chấp đại dịch COVID-19.

Cuộc khảo sát hơn 2000 người được thực hiện từ ngày 10/11 đến ngày 13/11 cho kết quả: 59% người Mỹ dự định dành Lễ Tạ ơn với gia đình của họ trong đại dịch COVID-19. Đây vẫn là một tỷ lệ khá cao, dù nó đã giảm so với kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện trước đó, từ ngày 23/9 đến 25/9, với 68% người cam kết sẽ có Lễ Tạ ơn cùng gia đình.

Khảo sát còn cho kết quả: 70% những người ủng hộ TT Trump cũng có kế hoạch dành Lễ Tạ ơn với gia đình của họ theo truyền thống, còn tỷ lệ từ những người ủng hộ Biden thì ít hơn, 54%.

Đa số chính quyền tiểu bang đều khuyến khích tránh tụ tập đông người. Cố vấn cấp cao của ông Andrew Cuomo, Thống đốc Dân chủ của tiểu bang New York, cho biết: “Đây không phải là một Lễ Tạ ơn bình thường. Thống đốc đã hủy bỏ kế hoạch Lễ Tạ ơn với mẹ của ông”.

Các nghị sĩ Dân chủ là những người quyết liệt nhất khi đưa ra các khuyến nghị, nhưng đa số họ lại chính là những người phá lệ để tổ chức những bữa tiệc đông người trong khoảng thời gian trước Lễ Tạ ơn – Ví dụ như: bà Lori Lightfoot – Thị trưởng Dân chủ của thành phố Chicago; J.B. Pritzker – Thống đốc Dân chủ của bang Illinois; David Newsom – Thống đốc Dân chủ của bang California

Minh Sang

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/tham-do-y-kien-bat-chap-covid-19-da-so-nguoi-my-se-to-chuc-le-ta-on-voi-gia-dinh-107493.html

Càng nhiều người cần thực phấm miễn phí dịch khi COVID-19 gia tăng

Nhiều người vẫn chưa có việc làm do đại dịch coronavirus và kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn đang đến gần, dó đó, nhu cầu về thực phẩm tiếp tục gia tăng. Ở New Jersey, tổ chức YMCA ở  Meadowlands phát những hộp thức ăn miễn phí cho bất kỳ ai đến.

Vào hôm thứ Ba (24/11), mọi người chờ đến lượt trong lúc hàng xe kéo dài hàng dặm. Trong nhiều giờ, các tình nguyện viên mặc áo phông có dòng chữ “Covid can’t stop good” lấp đầy các ghế sau hoặc thùng xe bằng thực phẩm tươi sống. Meadowlands YMCA phân phát các hộp thực phẩm vào thứ Ba hàng tuần kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng Ba. Và với những ngày lễ đang cận kề, nhu cầu thức ăn đang gia tăng.

Ông David Kisselback, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Meadowlands YMCA, cho biết khi chương trình tặng quà bắt đầu vào tháng 3, tổ chức phi lợi nhuận này phục vụ khoảng 150 xe hơi trong một ngày. Giờ đây, con số này là hơn 500. Với hàng xe bắt đầu xuất hiện từ sáng sớm, một số người chờ đợi hàng giờ cho các hộp thực phẩm chứa “thịt gà, các sản phẩm từ sữa, sữa và một số loại rau”. Mỗi hộp có đủ lương thực để nuôi một gia đình trong khoảng một tuần.

Community Food Bank of New Jersey, Table to Table, Hello Fresh, Goya Foods và Wish Juice là một số đối tác giúp YMCA giao hàng cho những người có nhu cầu. Nhưng YMCA cho biết họ cần các khoản đóng góp và hỗ trợ tài chính khác để giúp họ đáp ứng nhu cầu về thực phẩm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cang-nhieu-nguoi-can-thuc-pham-mien-phi-dich-khi-covid-19-gia-tang/

Các hãng cân nhắc việc buộc nhân viên chích ngừa COVID-19

Tin Washington DC – Trong thời gian qua, 3 loại vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm đều báo cáo tỷ lệ hiệu quả từ 90% đến đến 95%. Trước tin tức này, nhiều hãng xưởng đang cân nhắc việc có nên bắt buộc nhân viên chích ngừa bệnh hay không.

Theo cơ quan An toàn sức khỏe lao động Hoa Kỳ, các hãng xưởng có quyền yêu cầu nhân viên phải chích ngừa cúm. Tuy nhiên, người lao động cũng có quyền yêu cầu miễn trừ với lý do y tế hoặc tôn giáo, theo luật chống kỳ thị của liên bang. Mỗi trường hợp đều cần được đánh giá cẩn thận, và sẽ là quá trình gây mất nhiều thời gian cho chủ nhân các cơ sở kinh doanh.

Theo ông Tony Yang, một chuyên gia về chính sách y tế tại Đại học Washington, tuy các chủ hãng xưởng có quyền hợp pháp được bắt buộc nhân viên chích ngừa Covid-19, nhưng việc thực hiện yêu cầu này sẽ khó khăn, vì sẽ có rất nhiều người muốn được miễn trừ, do vẫn chưa hoàn toàn tin vào độ an toàn của vaccine. Một cuộc thăm dò gần đây của viện Gallup cho thấy, 42% người Mỹ nói rằng họ sẽ không

chích ngừa Covid-19. Tuy nhiên, cuộc thăm dò này được thực hiện trước khi các hãng dược thông báo kết quả khả quan về vaccine thử nghiệm.

Một số hãng sản xuất thực phẩm lớn của Hoa Kỳ, như Smithfield Foods và Bellisio Foods, cho biết sẽ lập điểm chích ngừa ngay tại nhà máy một khi vaccine được phân phối, nhưng sẽ không bắt buộc công nhân phải chích ngừa. Tuy vậy, nhiều hãng xưởng khác có thể sẽ bắt buộc người lao động chích ngừa, do các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm phải loại bỏ mọi yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, và Covid-19 đã được chứng minh là yếu tố có mức nguy hiểm cao. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-hang-can-nhac-viec-buoc-nhan-vien-chich-ngua-covid-19/

Thẩm phán từ chối yêu cầu của ủy hội nhà hàng California Restaurant Association để gỡ bỏ lệnh cấm nhà hàng phục vụ ngoài trời

Vào sáng thứ ba (ngày 24 tháng 11), một thẩm phán thuộc Tòa Thượng Thẩm Los Angeles đã từ chối yêu cầu gỡ bỏ lệnh cấm nhà hàng phục vụ ngoài trời đến từ California Restaurant Association (CRA).

Lệnh cấm các nhà hàng phục vụ ăn uống ngoài trời sẽ có hiệu lực vào tối thứ tư trên khắp Quận Los Angeles trong bối cảnh các ca nhiễm coronavirus gia tăng.

Trước tình hình này, CRA đã đệ đơn kiện để phản đối lệnh cấm này, đồng thời tìm kiếm lệnh khẩn cấp từ một thẩm phán để ngăn lệnh cấm có hiệu lực. Các luật sư của CRA đã yêu cầu thẩm phán ban hành lệnh ngừng đóng cửa trừ khi các viên chức y tế có thể cung cấp bằng chứng khoa học ủng hộ quyết định áp đặt lệnh cấm ăn uống ngoài trời nói trên.

Theo hiệp hội, các nhà hàng có thể hoạt động an toàn như các ngành công nghiệp khác trong thời kỳ đại dịch, và tác động của lệnh cấm đối với công nhân và chủ sở hữu ngành công nghiệp thực phẩm sẽ rất lớn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tham-phan-tu-choi-yeu-cau-cua-uy-hoi-nha-hang-california-restaurant-association-de-go-bo-lenh-cam-nha-hang-phuc-vu-ngoai-troi/

Obama tấn công cử tri gốc Tây Ban Nha bầu cho Trump

Barack Obama chỉ trích các cử tri gốc Tây Ban Nha bầu cho Donald Trump, cáo buộc họ phớt lờ những phát biểu đầy “phân biệt chủng tộc” của Tổng thống Mỹ.

Cựu tổng thống Mỹ Obama cho rằng một số cử tri đã bỏ qua những phát ngôn phân biệt chủng tộc của ông Trump vì họ ủng hộ lập trường chống phá thai của ông.

Ông Obama cũng chỉ trích việc những người di cư không có giấy tờ chứng minh bị giam giữ trong “lồng”, một thông lệ đã bắt đầu từ nhiệm kỳ tổng thống của chính ông.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ông Trump đã giành được tỷ lệ phiếu từ người gốc Tây Ban Nha lớn hơn so với năm 2016.

Tổng thống của Đảng Cộng hòa thu hút khoảng 32% nhóm cử tri này năm 2020, tăng từ 28% cách đây 4 năm.

Obama nói gì?

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư với chương trình phát thanh podcast ‘Breakfast Club’, ông Obama nói: “Mọi người rất ngạc nhiên về việc nhiều người gốc Tây Ban Nha bỏ phiếu cho Trump.”

“Nhưng rất nhiều người gốc Tây Ban Nha theo đạo Tin lành, những người mà bạn biết đấy, việc Trump nói những lời phân biệt chủng tộc về người Mexico, hoặc giam giữ những người lao động không có giấy tờ, họ nghĩ điều đó ít quan trọng hơn việc ông ta ủng hộ quan điểm của họ về hôn nhân đồng tính hoặc phá thai.”

Ông Obama cũng nói với những người dẫn chương trình Charlamagne tha God, DJ Envy và Angela Yee rằng, đảng Cộng hòa của ông Trump đã khuyến khích những đàn ông da trắng cho mình là nạn nhân.

“Bạn thấy đấy, nền chính trị của Đảng Cộng hòa đã tạo ra cảm giác rằng nam giới da trắng là nạn nhân thời cuộc,” ông nói.

“Họ là những người thấy mình giống như đang bị tấn công. Điều đó rõ ràng là không ăn nhập với cả lịch sử, dữ liệu và kinh tế.”

Ông Obama xuất hiện trên chương trình podcast để giới thiệu cuốn sách mới của mình, A Promised Land, đã bán được 1,7 triệu cuốn ở Bắc Mỹ trong tuần đầu tiên ra mắt.

Chính quyền Biden sẽ ‘dùng liên minh để đối phó’ với Trung Quốc?

Liệu ”vấn đề Latino” của Biden có khiến ông thất cử?

Thấy gì với đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Biden?

Liệu Hoa Kỳ có tái đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP?

Bối cảnh sự việc

Không rõ ông Obama đề cập cụ thể điều gì trong nhận xét của mình về hôn nhân đồng tính. Một tuần sau khi đắc cử năm 2016, ông Trump cho biết ông “ổn với” quyết định cho phép người đồng giới kết hợp của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, mặc dù ông nói với CNN một năm trước đó rằng ông ủng hộ “hôn nhân truyền thống”.

Trong lần đầu tiên tranh cử tổng thống năm 2008 ông Obama phản đối hôn nhân đồng tính, trước khi nói rằng ông ủng hộ điều này năm 2012.

Trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tháng này, ông Trump giành được 28% phiếu bầu của người LGBT, tỷ lệ cao nhất cho bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào của Đảng Cộng hòa kể từ thời George W Bush năm 2000.

Việc ông Obama đề cập đến “lồng” là nói đến các trung tâm giam giữ ở biên giới, nơi hàng trăm trẻ em bị tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico, được tổ chức năm 2018 theo chính sách cứng rắn hơn bất cứ điều gì trước đây của chính quyền Trump.

Nhưng những khu vực được rào bằng dây kẽm này đã được xây dựng từ thời tổng thống Obama. Khoảng 60.000 trẻ vị thành niên không có người đi kèm bị chặn lại ở biên giới phía nam từng bị giam giữ trong các phòng giam này chỉ riêng trong mùa hè năm 2014.

Chính quyền Obama cũng tách trẻ em nhập cư khỏi cha mẹ biên giới, mặc dù chỉ trong một số trường hợp hiếm hoi.

Ông Trump từ lâu đã bị chỉ trích vì chiến dịch tranh cử năm 2015 khi ông nói về những người di cư không có giấy tờ từ Mexico: “Họ mang theo ma túy. Họ mang tội phạm. Họ là những kẻ hiếp dâm. Và một số, tôi cho rằng, là những người tốt”.

Đã có những phản ứng gì?

Nhà thăm dò ý kiến của Đảng Cộng hòa Frank Luntz tweet về bình luận của ông Obama: “Đây là một phân tích lười biếng có thể sẽ trở thành sự khôn ngoan thông thường của những người theo dõi ông: ‘Những người không ủng hộ chúng ta là những người mù quáng.'”

Steve Cortes, cố vấn chiến dịch Trump 2020, nói rằng ông Obama đã xúc phạm người Latinh.

Chiến lược gia chính trị người Tây Ban Nha tweet: “Dù các vấn đề của cuộc sống cũng rất quan trọng, nhưng yếu tố kinh tế đã thúc đẩy hầu hết các cử tri thuộc tầng lớp lao động đến với Trump, bao gồm cả người Latinh.”

Thượng nghị sĩ Tom Cotton của Arkansas tweet: “Một lần nữa, Barack Obama rất, rất thất vọng về người Mỹ, lần này đối với những người gốc Tây Ban Nha theo đạo Tin lành vì đã đặt các giá trị và lợi ích kinh tế của họ lên trước những ám ảnh của giới cấp tiến.”

Thống đốc Texas Greg Abbot tweet rằng bình luận của ông Obama nhấn mạnh lý do tại sao tỷ lệ phiếu bầu người Tây Ban Nha của ông Trump lại tăng trong cuộc bầu cử này.

“Một số đảng viên Đảng Dân chủ nghĩ rằng họ có thể chỉ trích các giá trị và niềm tin tôn giáo của người Tây Ban Nha nhưng vẫn nhận được phiếu bầu của họ bằng cách sử dụng ván bài chủng tộc,” ông Abbot tweet.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55041511

Một thủ lĩnh Antifa cảnh cáo sẽ gây rối nếu TT Trump không nhận thua

Hương Thảo

Một thủ lĩnh Antifa tên Adam Rahuba, ở thành phố Pittsburg, tiểu bang Pennsylvania gần đây đã đăng một dòng tweet cảnh cáo Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông rằng, nếu ông không nhượng bộ và trao chìa khóa Nhà Trắng cho chính quyền thiên tả Joe Biden, thì sẽ có máu đổ trên các đường phố ngoại ô nước Mỹ, theo 100percentfedup.

Antifa là một tổ chức cánh tả, bề mặt có mục đích chống phát-xít, nhưng chuyên tiến hành các cuộc biểu tình gây bạo loạn, đốt phá tài sản công. Antifa từng bị TT Trump gọi là một tổ chức khủng bố.

Cụ thể, dòng tweet của Rahuba có đoạn:

“Gửi: @realDonaldTrump

Nếu ông không nhượng bộ vào trưa Chủ nhật này, chúng tôi sẽ bắt đầu chặn đường phố ở các khu vực sinh sống của người dân theo phái bảo thủ”.

Conservative thường được dịch sang tiếng việt là “bảo thủ”, nhưng là cách dịch sai sót và dễ gây hiểu lầm. Thực chất, từ này có hàm ý nguyên gốc là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai…

Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai.

Rahuba viết tiếp:

“Những người ủng hộ ông sẽ không thể đi làm hoặc đến cửa hàng tạp hóa để nuôi gia đình họ”.

“Chúng tôi có vũ khí và sẽ trả đũa bằng cách gây ra các vụ tai nạn giao thông chết người”.

Đây chỉ là một vài dòng tweet của Adam Rahuba, tài khoản Twitter này hiện đã bị phong tỏa. Các tweet của người này bao gồm các bình luận “nhắm mục tiêu vào các chính trị gia bảo thủ”, ông này cũng tuyên bố đã tiến hành “các hoạt động trực tiếp chống lại các cử tri MAGA [của TT Trump]”.

Tài khoản Twitter của Rahuba tràn ngập những lời đe dọa bạo lực và thù hận, tuy nhiên ông này vẫn được phép tiếp tục tweet một thời gian rất lâu trước khi bị đình chỉ tài khoản, trong khi tài khoản của những người theo trường phái bảo thủ lại bị xóa hàng loạt nếu tweet về “Q-Anon” – một nhân vật bí ẩn trên mạng được cho là người trong quân đội Mỹ, phe đồng minh của ông Trump, vốn đang tiết lộ các thông tin tình báo “thâm cung bí sử” cho công chúng về “chính phủ ngầm” – hay những phần tử chính trị gia tham nhũng và phạm tội trong chính quyền Mỹ. Tương tự, hầu hết các tweet của Tổng thống Trump đều bị Twitter gắn thẻ.

Tờ 100percentfedup nhận định, đây rõ ràng là chính sách kiểm duyệt của các Big tech – hay các tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ. Không chỉ vậy, tờ báo này chất vấn liệu sẽ có bao nhiêu hãng truyền thông dòng chính thiên tả ở Mỹ báo cáo về các mối đe dọa bạo lực của Rahuba đối với “các khu vực sinh sống của những người theo trường phái bảo thủ”?

https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-thu-linh-antifa-canh-cao-se-gay-roi-neu-tt-trump-khong-nhan-thua.html

Bầu cử Mỹ : Biden gửi thông điệp đầy xúc động tới toàn dân nhân Lễ Tạ Ơn

Thanh Hà

Một ngày trước Lễ Tạ Ơn, tổng thống tân cử Joe Biden đã gửi thông điệp tới toàn dân với những lời lẽ rất xúc động. Với những mất mát mà gia đình ông phải hứng chịu trong quá khứ, Joe Biden chia sẻ nỗi đau của những gia đình bị virus corona cướp đi người  thân.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve gửi về bài tường trình :

« Đây là một thông điệp về sự thật và hy vọng của một vị tổng thống tân cử trong một quốc gia đang chịu nhiều thử thách, một ngày trước lễ Tạ Ơn giữa mùa đại dịch. Ông Biden nói : ‘Có một hy vọng thực sự. Các bạn hãy cố gắng lên. Tôi biết là chúng ta sẽ đánh bại được con virus này’.

Không tìm cách giảm thiểu thực tế hay mức độ nguy hiểm, ông Biden kêu gọi người Mỹ hãy xem mùa lễ Tạ Ơn năm nay là một ngoại lệ, hãy theo gương ông, tránh đoàn tụ gia đình. Tổng thống tân cử Mỹ nói thêm ‘Tôi biết đây là một quyết định khó khăn khi phải từ bỏ truyền thống gia đình. Nhưng việc làm này thật là quan trọng. Đất nước chúng ta đang ở đỉnh dịch, với 160.000 ca nhiễm mới trong một này. Đây là thực tế đơn thuần ».

Sau đó, Joe Biden hướng thẳng tới những gia đình trong cảnh tang tóc và nhắc lại trải nghiệm đau thương của chính ông : ‘Tôi biết thời khắc này trong năm đau buồn đến chừng nào. Các bạn hãy tin tôi đi. Tôi đã từng trải qua điều đó. Tôi còn nhớ mãi lễ Tạ Ơn đầu tiên, khi một chiếc ghế bị bỏ trống. Sự im lặng. Những trống vắng lặng thinh đó khiến ta ngạt thở’.

Cùng lúc, trong một phòng khách sạn tại bang Pennsylvania, nơi đông đảo thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa đang có mặt, tiếng Donald Trump vang lên qua điện thoại của một trong những luật sư đại diện cho tổng thống Mỹ. Không có bằng chứng, Donald Trump vẫn cáo buộc có gian lận bầu cử. Ông tuyệt nhiên không gửi một thông điệp nào nhân ngày lễ Tạ Ơn đến những người dân Mỹ. »

Trump tiếp tục kêu gọi « đảo ngược » kết quả bầu cử

Cũng trong ngày hôm qua, tổng thống mãn nhiệm Donald Trum, tiếp tục tố cáo « gian lận » bầu cử dù không có bằng chứng và sau nhiều thất bại pháp lý.

Hãng tin Pháp AFP tường thuật lại cảnh ông Rudy Guliani, luật sư riêng của Donald Trump: tay cầm điện thoại, mở loa để các thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa bang Pennsylvania cùng nghe tiếng tổng thống Trump. Tổng thống mãn nhiệm tuyên bố : « Chúng ta phải đảo ngược kết quả bầu cử này ». Phe Dân Chủ đã « gian dối. Đây là một cuộc bầu cử có gian lận ».

Cách nay hai ngày, Pennsylvania công bố kết quả chính thức và nhìn nhận thắng lợi thuộc về Joe Biden. Gần như cùng lúc, phát biểu từ thành trì ở bang Delaware, tổng thống đắc cử Biden tuyên bố cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ là « tự do và công bằng. Chúng ta tôn trọng kết quả bầu cử. Người Mỹ và luật pháp không chấp nhận bất kỳ một điều gì khác » 

AFP nhắc lại, kết quả cuộc bầu cử Mỹ hôm 03/11/2020 cho thấy, trên toàn quốc Joe Biden được hơn 80 triệu cử tri ủng hộ và Donald Trump giành được gần 74 triệu phiếu. Chung cuộc, Donald Trump có 232 đại cử tri ủng hộ, còn Joe Biden có được 306 đại cử tri, trong khi chỉ cần tối thiểu 270 phiếu để trở thành thống thống Hoa Kỳ.

Trump ân xá Flynn

Đúng như giới truyền thông dự báo, tổng thống Trump thông báo ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. 

Năm 2017, ông Flynn thừa nhận đã nói dối Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) về những cuộc tiếp xúc với một nhà ngoại giao Nga vào cuối năm 2016 trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng.

Mặc dù ông Flynn chưa bị xét xử và tuyên án, nhưng với lệnh ân xá của tổng thống, các cuộc điều tra nhắm vào cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump bị hủy bỏ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201126-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-biden-g%E1%BB%ADi-th%C3%B4ng-%C4%91i%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BA%A7y-x%C3%BAc-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BB%9Bi-to%C3%A0n-d%C3%A2n-nh%C3%A2n-l%E1%BB%85-t%E1%BA%A1-%C6%A1n

Biden kêu gọi đoàn kết, người gốc Việt cho là ‘khó khả thi’

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden kêu gọi đất nước đoàn kết và nói ông sẽ là ‘tổng thống của tất cả các bên’, kể cả những cử tri đã ủng hộ ông Donald Trump. Tuy nhiên, do hố ngăn cách và sự nghi kỵ đã quá lớn nên một người số người gốc Việt cho rằng ‘khó vượt qua được’.

Trong lần đầu tiên trả lời phỏng vấn kể từ ngày bầu cử, Tổng thống đắc cử Joe Biden hứa sẽ đại diện cho mọi thành phần trong đất nước và Đảng Dân chủ.

Nói chuyện với nhà báo Lester Holt của kênh NBC News vào tối ngày 24/11, ông Biden nói những thách thức mà ông phải đối mặt là chưa từng thấy và tìm cách rũ bỏ cái bóng của vị tổng thống mà ông từng là cấp phó.

‘Sẽ không điều tra Trump’

Chính quyền của ông hướng đến đại diện cho ‘mọi thành phần người dân Mỹ cũng như mọi thành phần của đảng Dân chủ’, Biden nói thêm và cho biết ông thậm chí còn xem xét bổ nhiệm một người Cộng hòa đã bỏ phiếu cho Trump vào nội các.

“Tôi muốn đất nước này đoàn kết,” ông Biden nói.

Ông cũng nói rằng ông sẽ không ‘sử dụng bộ tư pháp như công cụ’ để điều tra Donald Trump và đồng minh của ông, bất chấp áp lực từ một số thành viên Dân chủ, liên quan đến vấn đề tài chánh và cáo buộc tìm cách lôi kéo nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử. Khi ông Trump rời nhiệm sở vào tháng 1 năm sau, ông sẽ không còn được Hiến pháp bảo vệ trước các cuộc truy tố.

Nhưng Biden nói rằng ông muốn chính quyền ông đứng ngoài tranh cãi. “Có một số cuộc điều tra mà tôi đã đọc được ở cấp tiểu bang. Không có gì mà tôi có thể hay không thể làm gì về các cuộc điều tra đó,” ông Biden nói.

Cuộc phỏng vấn diễn ra khi ông Biden công bố một loạt các ứng cử viên cho nội các của ông, trong đó có nhiều cựu quan chức trong chính quyền Obama.

“Đây không phải là nhiệm kỳ thứ ba của Obama. Chúng ta đang đối diện với một thế giới hoàn toàn khác so với thời chính quyền Obama-Biden,” ông Biden trả lời. “Tổng thống Trump đã thay đổi cục diện.”

Biden bày tỏ mong muốn theo đuổi một chương trình nghị sự ‘cấp tiến’. Khi được hỏi liệu ông có tham khảo các thượng nghị sĩ cấp tiến như Elizabeth Warren và Bernie Sanders về các đề cử cho nội các hay không, tổng thống đắc cử nói rằng ‘không có gì thật sự bị loại ra ngoài cả’ trên vấn đề chọn ai tham gia vào chính quyền. Tuy nhiên, ông nói, ‘đưa ai đó ra khỏi Thượng viện, đưa ai đó ra khỏi Hạ viện… là một quyết định thực sự khó khăn’.

Còn nhiều đề cử nội các vẫn đang chờ công bố, Biden nói với Holt rằng đội ngũ của ông đang tập trung điều phối quá trình chuyển giao. Ông lưu ý rằng cách tiếp cận của chính quyền Trump là ‘chân thành’.

“Họ đã tìm cách giải quyết để tôi có bản tin tóm tắt hàng ngày của tổng thống,” ông nói với Holt. “Chúng tôi đang tìm cách sắp xếp cuộc họp với nhóm chống dịch Covid của Nhà Trắng. Và cân nhắc làm thế nào để không chỉ phân phối mà còn làm sao để vaccine được phân phối đến người có thể được tiêm chủng.”

Vào thứ Tư 25/11, ông Biden sẽ phát biểu trong Lễ Tạ ơn từ Wilmington, Delaware và sẽ ‘nói về những hy sinh chung mà người Mỹ đã trải qua trong mùa lễ này và rằng chúng ta có thể và sẽ cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại,’ đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông cho biết.

Cuộc phỏng vấn cho thấy Tổng thống đắc cử đã nỗ lực để khắc họa bản thân và chính quyền ông như một sự tương phản đối với Trump và chính quyền của ông Trump. Hôm 24/11, trong khi ông Trump viết trên Twitter ‘Nước Mỹ trên hết’, ông Biden đã nêu ra tại cuộc họp báo ở Wilmington tầm nhìn của ông về một đất nước ‘sẵn sàng dẫn đầu thế giới, chứ không phải thoái lui’.

Ông nói với nhà báo Holt rằng ông rất vui khi được nói chuyện với ‘hơn 20 nhà lãnh đạo thế giới’ và cho biết ‘họ thực sự rất vui mừng’.

‘Hố ngăn cách quá sâu’

Từ thành phố Westminster, quận Cam, bang California, bà Nguyễn Thanh Tâm, thợ hớt tóc và là người ủng hộ ông Biden, nói giờ đây bà ‘không còn cảm giác lo sợ bị kỳ thị’.

“Con tôi đi làm hay đi xuyên qua nhiều tiểu bang có sự kỳ thị. Tôi lo lắng cho sự an toàn của con,” bà Tâm cho biết.

“Ông Trump đã khuấy động lên sự kỳ thị kinh khủng quá,” bà nói.

Bà bày tỏ hy vọng chính quyền của ông Biden sẽ ‘hàn gắn chia rẽ trong lòng nước Mỹ, kiểm soát được dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế’.

Khi được hỏi có sẵn lòng hòa giải với những người gốc Việt ủng hô ông Trump hay không, bà Tâm nói bà biết có những người bạn của bà đã bỏ phiếu cho ông Trump nhưng sau khi có kết quả họ không nói gì thì bà ‘vẫn coi họ là bạn và tôn trọng lựa chọn của người ta’.

“Nhưng có những người bạn thân của tôi vẫn lên mạng xã hội tiếp tục chống phá dữ dội. Họ sách động, hô hào để quậy lên thì tôi rất khó lòng chìa bàn tay ra hòa giải vì đã có hố ngăn cách quá lớn,” bà nói thêm.

Trái với bà Tâm, ông Ryan Tăng, một nhân viên chính phủ cũng sống ở Quận Cam, nói ông ‘vẫn sẽ không phục chiến thắng của ông Biden’.

Ông nói chỉ khi nào ‘đếm phiếu lại một cách rõ ràng, minh bạch, trước tất cả công chúng ở những bang mà ông Trump đã thua và đang kiện’ thì ông ‘mới tin là ông Biden đã thắng’.

Về việc đếm phiếu lại ở tiểu bang Georgia mà sau đó ông Biden vẫn thắng, ông Tăng bày tỏ nghi ngờ vì theo ông ‘những người đó đã đếm rồi giờ đếm lại cũng như vậy thôi’.

Ông cũng nói là mặc dù ông không chấp nhận ông Joe Biden làm tổng thống nhưng ông ‘cũng không làm gì được’.

Về nhiệm kỳ sắp tới của ông Joe Biden, anh Ryan Tăng nói anh ‘sẽ giữ kỹ tiền bạc’ vì ‘thuế sẽ tăng và không có lợi cho đất nước’.

Ông cũng cáo buộc những người ủng hộ ông Biden là ‘hung hãn, bạo lực’ trong khi nhóm ủng hộ ông Trump xuống đường tuần hành ‘một cách ôn hòa’.

https://www.voatiengviet.com/a/biden-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-cho-l%C3%A0-kh%C3%B3-kh%E1%BA%A3-thi-/5677648.html

Biden hứa cấp quyền công dân cho hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp

Ngọc Mai

Joe Biden cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào tối thứ Ba (24/11) của NBC News rằng ông sẽ cấp quyền công dân cho hàng triệu người nước ngoài bất hợp pháp trong hai tháng đầu từ khi nhậm chức, theo Infowars.

Biden phát biểu: “Tôi cam kết trong 100 ngày đầu tiên, tôi sẽ gửi một dự luật nhập cư lên Thượng viện Hoa Kỳ với lộ trình (cấp) quyền công dân cho hơn 11 triệu người không có giấy tờ ở Mỹ. Tôi cũng sẽ loại bỏ một số mệnh lệnh hành pháp có hại mà tôi nghĩ đã tác động đáng kể đến việc làm khí hậu tồi tệ hơn và khiến chúng ta kém khỏe mạnh hơn”.

Ông Biden cam kết sẽ tăng đáng kể số lượng người tị nạn được nhận vào Mỹ từ 15.000 người (dưới thời Tổng thống Donald Trump) lên 125.000 người. Biden cũng đã cam kết chấm dứt lệnh cấm đi lại của chính quyền TT Trump đối với các quốc gia được coi là điểm nóng của khủng bố.

Trong khi đó, Giám đốc Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) Mark Morgan đã cảnh báo nếu các luật hành pháp của TT Trump bị loại bỏ thì nước Mỹ không chỉ đối diện với cơn khủng hoảng về làn sóng nhập cư mà còn có “cuộc xâm lược” lớn ở biên giới.

Liệu ông Biden có thể cấp quyền công dân cho hàng triệu người bất hợp pháp ở Mỹ hay không phụ thuộc vào ai kiểm soát Thượng viện. Điều này sẽ được quyết định vào tháng 1 khi Georgia còn hai cuộc bầu cử tranh ghế ở Thượng viện. Đảng Cộng hòa chỉ cần thắng một trong hai cuộc bầu cử, họ sẽ giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Đảng Dân chủ sẽ cần chiến thắng cả hai cuộc chạy đua để có tỷ số hòa 50-50 với Đảng Cộng hòa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-hua-cap-quyen-cong-dan-cho-hang-trieu-nguoi-nhap-cu-bat-hop-phap.html

Minnesota đã chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020

 Bình luậnNguyễn Minh

“Hôm nay, Ủy ban bầu cử của bang đã chứng nhận kết quả Tổng tuyển cử năm 2020 của Minnesota. Tôi tự hào thông báo chính thức rằng trong cuộc bầu cử thứ 3 liên tiếp, cử tri Minnesota đã đứng đầu toàn quốc về số cử tri đi bỏ phiếu”, Thư ký trưởng của tiểu bang tuyên bố.

Minnesota đã chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 vào ngày 24/11, theo một tuyên bố từ Thư ký trưởng Steve Simon của tiểu bang này.

Chứng nhận đã mang đến chiến thắng cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Theo kết quả chính thức, ông Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump hơn 7 điểm.

Thư ký trưởng Simon tuyên bố: “Hôm nay, Ủy ban bầu cử của bang đã chứng nhận kết quả Tổng tuyển cử năm 2020 của Minnesota. Tôi tự hào thông báo chính thức rằng trong cuộc bầu cử thứ 3 liên tiếp, cử tri Minnesota đã đứng đầu toàn quốc về số cử tri đi bỏ phiếu”.

Hơn 1,9 triệu người dân Minnesotans đã bỏ phiếu qua đường bưu điện, chiếm 58% tổng số cử tri đi bầu. Tỷ lệ này nhiều hơn 2 lần mức cao nhất (24%) được ghi nhận trước đó vào năm 2018.

“Cuộc bầu cử này không giống như các cuộc bầu cử khác trong lịch sử Minnesota. Đại dịch khiến việc quản lý cuộc bầu cử năm 2020 chú trọng vào an toàn và sức khỏe cộng đồng. Tôi đã đưa ra một đề nghị chưa từng có cho cử tri Minnesota: xem xét việc bỏ phiếu tại nhà với một lá phiếu vắng mặt. Các cử tri đã đáp lại [đề nghị đó] một cách thực sự đáng chú ý”.

Tổng thống Trump không nhượng bộ cuộc đua tổng thống. Một cuộc tái kiểm phiếu đang diễn ra ở Wisconsin và một cuộc tái kiểm phiếu khác đã bắt đầu ở Georgia vào ngày 24/11 (giờ Mỹ). Chiến dịch tranh cử của ông và các thành viên đảng Cộng hòa cũng đang thực hiện hơn 10 vụ kiện sau bầu cử ở 4 bang.

Kết quả cuộc bầu được Ban bầu cử xác nhận, bao gồm các thẩm phán từ Tòa án Tối cao của tiểu bang và các tòa án cấp quận.

Ngoài việc chứng nhận kết quả cuộc đua tổng thống, Ban bầu cử cũng chứng nhận một cuộc đua vào Thượng viện, 8 cuộc đua Hạ viện và các cuộc tranh cử địa phương.

Một ngày trước khi tiểu bang Minnesota chứng nhận kết quả, các nhà lập pháp của tiểu bang này đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc chứng nhận, với cáo buộc rằng Thư ký trưởng Simon đã làm sai.

Ông Simon là thành viên của đảng Dân chủ. Theo tuyên bố từ các Dân biểu đảng Cộng hòa của bang bao gồm Steve Drazkowski, Tim Miller và Jeremy Munson, ông Simon “đã thay đổi bất hợp pháp luật bầu cử của tiểu bang Minnesota”.

“Văn phòng của ông [Simon] đã ban hành các thỏa thuận trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến các quy tắc về các cuộc bỏ phiếu vắng mặt và những người có thể hỗ trợ tại các cuộc bỏ phiếu. Việc bỏ qua Cơ quan Lập pháp Minnesota và đơn phương thay đổi luật bầu cử là hoàn toàn vi hiến. Sự lạm quyền này phải được giải quyết”, các Dân biểu nói.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bang-minnesota-da-chung-nhan-ket-qua-cua-cuoc-bau-cu-nam-2020-107379.html

Tại Mỹ, các đại tập đoàn kinh tế sang trang Donald Trump

Tú Anh

Một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, giới doanh nhân Mỹ, kể cả những người từng ủng hộ Donald Trump triệt để, nay theo ngọn gió mới, chuẩn bị hợp tác với chính quyền Joe Biden tương lai.

Ngày 25/11/2020, ba tuần sau bầu cử Hoa Kỳ, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump còn kêu gọi « cử tri đảo ngược kết quả » mà ông gọi là « gian lận ». Tuy nhiên, theo phân tích của AFP, từ một tuần nay, thế giới kinh tế, tài chính và công nghiệp của Mỹ đã bỏ rơi chủ nhân Nhà Trắng để hướng về tổng thống tân cử và chuẩn bị hợp tác với chính quyền mới.

Tiêu biểu nhất là hồi đầu tuần, chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn xe hơi General Motors, bà Mary Barra, tuyên bố chống lại chính sách xem nhẹ môi trường của tổng thống mãn nhiệm và từ nay bà « hoàn toàn đồng ý » với các mục tiêu của tổng thống tân cử về xe hơi trang bị động cơ điện.

Cụ thể, Mary Barra kêu gọi Toyota và Fiat Chrysler cùng với General Motors chấp nhận các tiêu chí nghiêm ngặt của chính quyền bang California, đi tiên phong chống khí thải gây ô nhiễm từ động cơ  xe hơi, đang bị Donald Trump cản trở.

Xoay chiều để tranh thủ thời gian trước ngày bàn giao

Hai tháng trước ngày Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, giới doanh nhân đã thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua một kế hoạch chấn hưng nền kinh tế, đang lao đao vì khủng hoảng đại dịch Coronavirus.

Theo nhận định của Liên Đoàn Công Nghiệp Chế Biến, hai tháng tới đây sẽ vô cùng quan trọng để vừa kiểm soát đại dịch lây nhiễm vừa tái thiết kinh tế, không nên để mất thời giờ trước hai cuộc khủng hoảng gắn kết này.

Việc không tôn trọng truyền thống, khăng khăng không nhìn nhận chiến thắng của phe Dân Chủ, làm cho tiến trình bàn giao quyền lực bị cản trở, chỉ làm cho Donald Trump ngày càng mất điểm tựa trong giới kinh tế, tài chính nhất là ở Wall Street.

Trong số những doanh nhân tỷ phú hay nghiệp đoàn nghề nghiệp thân hữu bỏ Trump sớm nhất như Scott Kirby, tổng giám đốc hãng hàng không United Airlines, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, đã chúc mừng Joe Biden ngay sau khi đa số các cơ quan truyền thông lớn của Mỹ loan báo kết quả.

Tiếp theo đó là một trong những tiếng nói có ảnh hưởng mạnh trong giới đầu tư là Steve Schwarzman, đồng sáng lập viên công ty đầu tư Blackstone, ủng hộ viên trung thành và cũng là « quân sư » của tổng thống Donald Trump. Thứ Hai vừa qua, ông kêu gọi chủ nhân Nhà Trắng nên nhìn nhận thất bại. Steve Schwarzma cho biết ông ủng hộ tổng thống Trump và chính sách kinh tế vững chắc của Trump. Nhưng từ nay, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ông muốn giúp tổng thống tân cử Joe Biden và đội ngũ của chính quyền tương lai đối phó với thách thức tái thiết kinh tế sau đại dịch.

Tổng thống mãn nhiệm vẫn đe dọa tiếp tục trận chiến tư pháp để vô hiệu hóa kết quả của đối thủ ở một số bang. Nhưng Donald Trump đã bị chủ tịch Ngân hàng JP Morgan Chase khuyến cáo nên « bàn giao ôn hòa » : Dù  có muốn hay không chấp nhận kết quả bầu cử, mọi người phải ủng hộ nền dân chủ vì dân chủ đặt trên nền móng đức tin và tin cậy lẫn nhau.

Joe Biden và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm

Bên cạnh xu hướng sang trang trong giới tài chính, nhiều tiếng nói đại diện các ngành nghề khác kêu gọi hai bên Cộng Hòa và Dân Chủ cùng hợp tác để đối phó với tình thế khẩn cấp hiện nay nhất là nạn thất nghiệp, cần phải trợ cấp cho nhân công kém may mắn.

Nhiều chủ nhân kêu gọi đích danh tổng thống tân cử và nội các tương lai làm việc trong tinh thần hòa đồng với đảng Cộng Hòa, trước các thử thách lớn như đầu tư vào công nghệ mới, hạ tầng kỹ thuật số, giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Trong giai đoạn giao thời đầy bất trắc này, chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ Tom Donohue đưa ra nhận định đầy hy vọng : Tổng thống tân cử Joe Biden và đội ngũ nhân sự của ông có kinh nghiệm hành pháp dồi dào sẽ cho phép (chính phủ mới ) bắt tay vào việc một cách nhanh chóng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201126-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%A1i-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-kinh-t%E1%BA%BF-sang-trang-donald-trump

Thông điệp của Tổng thống Trump: không bao giờ nhượng bộ trước ‘Lá phiếu giả và Dominion’

 Bình luậnNguyễn Minh

“Chúng tôi đang di chuyển hết tốc lực về phía trước. Sẽ không bao giờ nhượng bộ những lá phiếu giả & Dominion”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.

Ngày 23/11 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết, tuy Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA) được bật đèn xanh để làm việc với nhóm chuyển giao chính quyền của ông Joe Biden, nhưng ông sẽ “không bao giờ nhượng bộ” trước điều mà ông gọi là “cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ”, và nhóm của ông sẽ tiếp tục tiến hành những thách thức pháp lý.

Tổng thống Trump viết trên Twitter: “GSA được phép làm việc sơ bộ với các thành viên đảng Dân chủ thì có liên quan gì đến việc chúng tôi tiếp tục theo đuổi các vụ kiện về những điều xảy ra trong cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ?”

Đề cập đến Hệ thống bỏ phiếu của công ty Dominion, ông nói: “Chúng tôi đang di chuyển hết tốc lực về phía trước. Sẽ không bao giờ nhượng bộ những lá phiếu giả & Dominion”. Nhóm pháp lý của ông Trump cho biết, có những cáo buộc về việc hệ thống bỏ phiếu này đã được sử dụng để chuyển đổi phiếu bầu có lợi cho ông Biden.

Luật sư độc lập Sidney Powell từng tham gia với nhóm pháp lý của ông Trump cho biết, bà có vô số bằng chứng cho thấy hệ thống bỏ phiếu Dominion và các hệ thống bỏ phiếu khác đã được dùng để đảo lộn cuộc bầu cử. Bà cũng tuyên bố một vụ kiện lớn sẽ được tiến hành, với đơn kiện nêu chi tiết bằng chứng.

Trước đó, luật sư Powell từng khẳng định đã nhận được những bằng chứng với khối lượng khổng lồ liên quan đến gian lận bầu cử, và ví việc tiết lộ bằng chứng này có thể gây rúng động tương tự như việc “giải phóng [quái vật] Kraken” vậy.

Công ty Dominion đã nhiều lần phủ nhận việc hệ thống của họ đã bị xâm nhập hoặc được sử dụng để gian lận. Còn Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) đưa ra một tuyên bố chung, nói rằng cuộc bầu cử ngày 3/11 là cuộc bầu cử “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.

Sau đó, Tổng thống Trump đã sa thải người đứng đầu CISA lúc đó là ông Christopher Krebs. Ông Trump tuyên bố rằng, khẳng định của CISA là “rất không đúng vì có rất nhiều sự không chính xác và gian lận”.

Thông điệp của Tổng thống về việc “không bao giờ nhượng bộ những lá phiếu giả & Dominion” được đưa ra sau khi ông viết trên Twitter về việc cho phép GSA cung cấp các nguồn lực chuyển tiếp cho ông Biden, đồng thời nhấn mạnh rằng ông vẫn có khả năng chiến thắng.

Ông Trump viết trong một bài đăng khác trên Twitter: “Các vụ kiện của chúng tôi tiếp tục diễn ra MẠNH MẼ, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, và tôi tin rằng chúng tôi sẽ thắng!”

Thông điệp này được viết sau khi người đứng đầu GSA – bà Emily Murphy – gửi thư cho ông Biden để thông báo về một số nguồn lực sẽ được gửi cho nhóm chuyển giao của ông, bao gồm khoảng 7,3 triệu USD.

Trong thư, bà Murphy nhấn mạnh rằng quyết định cung cấp các nguồn lực chuyển giao không thể được coi là yếu tố để xác định người thắng cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm any.

Giám đốc GSA nêu rõ: “GSA không quyết định kết quả của các tranh chấp pháp lý và việc kiểm phiếu lại, cũng như không xác định liệu các thủ tục như vậy là hợp lý hay không hợp lý. Người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ được xác định bởi quy trình bầu cử được nêu chi tiết trong Hiến pháp”.

Bà Murphy cho biết, bà đưa ra quyết định một cách độc lập tuy có rất nhiều mối đe dọa.

“Tuy nhiên, tôi đã nhận được những lời đe dọa trên mạng, qua điện thoại và qua đường bưu điện nhằm vào sự an toàn của tôi, gia đình tôi, nhân viên của tôi và thậm chí cả vật nuôi của tôi, trong nỗ lực ép tôi thực hiện quyết định này sớm. Ngay cả khi đối mặt với hàng ngàn mối đe dọa, tôi vẫn luôn cam kết tuân thủ luật pháp”, bà Murphy viết trong thư gửi ông Biden.

Tổng thống Trump đã khen ngợi sự cống hiến và lòng trung thành của bà Murphy đối với đất nước.

“Tôi muốn cảm ơn Emily Murphy tại GSA vì sự cống hiến bền bỉ và lòng trung thành của bà đối với Đất nước của chúng ta. Bà đã bị quấy rối, đe dọa và công kích — và tôi không muốn thấy điều này xảy ra với bà, gia đình của bà hoặc nhân viên của GSA”, Tổng thống Trump viết.

Trong khi đó, trong một tuyên bố, người đứng đầu nhóm chuyển giao của ông Biden, là bà Yohannes Abraham cho biết, bà Murphy “đã xác định chắc chắn rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris là những người chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử, cung cấp cho chính quyền sắp tới các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết để thực hiện một sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ và hòa bình”.

“Quyết định của ngày hôm nay là một bước cần thiết để bắt đầu giải quyết những thách thức mà quốc gia của chúng ta phải đối mặt, bao gồm cả việc kiểm soát đại dịch và nền kinh tế của chúng ta trở lại đúng hướng”, bà Yohannes Abraham nói thêm.

Vào ngày 23/11, GSA đã xác nhận với The Epoch Times rằng, họ sẽ sớm thông báo cho một số thành viên Quốc hội về quá trình chuyển đổi tổng thống.

Một số hãng tin đã xướng tên người chiến thắng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trong khi các bang vẫn chưa xác nhận kết quả kiểm phiếu và Cử tri đoàn chưa thực hiện bỏ phiếu quyết định Tổng thống đắc cử. Ban biên tập The Epoch Times và NTD Việt Nam sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến khi tất cả các kết quả được xác nhận và mọi tranh chấp pháp lý được giải quyết triệt để trên toàn Hoa Kỳ.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thong-diep-cua-tong-thong-trump-khong-bao-gio-nhuong-bo-truoc-la-phieu-gia-va-dominion-107386.html

3 bang chiến trường đồng ý điều trần gian lận bầu cử có lợi cho TT Trump

Tâm Thanh

Một tiến triển mới trong cuộc chiến pháp lý có lợi cho chiến dịch Tổng thống Trump.

Hôm 24/11, trang web chính thức của chiến dịch Tổng thống Trump đã thông báo một tin tốt lành rằng, các cơ quan lập pháp của tiểu bang Pennsylvania, Arizona và Michigan sẽ lần lượt tổ chức các phiên điều trần về gian lận bầu cử. Jenna Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao của đội Trump đã tweet lại thông cáo của đội ngũ pháp lý.

Đầu tiên, tiểu bang Pennsylvania tổ chức một phiên điều trần vào thứ Tư (25/11). Mỗi thượng nghị sĩ tiểu bang tham gia cuộc họp sẽ phát biểu trong 5 phút và sau đó mỗi nhân chứng cung cấp lời khai đã tuyên thệ sẽ nói về vụ gian lận mà họ đã thấy hoặc trải qua. Luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani cũng sẽ chất vấn.

Vào ngày 30/11 và 1/12 (thứ Hai và thứ Ba tuần sau), cơ quan lập pháp của tiểu bang Arizona và Michigan sẽ lần lượt tổ chức các phiên điều trần tiếp theo.

Luật sư Giuliani tuyên bố: “Việc xem xét toàn diện các vi phạm và gian lận bầu cử là lợi ích của tất cả mọi người. Chỉ có các phiên điều trần mới có thể đạt được mục tiêu này, xem xét kỹ lưỡng các nhân chứng, video, hình ảnh và các bằng chứng khác về gian lận trong ngày bầu cử”, theo Vision Times.

Bà Jenna Ellis và ông Giuliani rất hoan nghênh điều này. “Chúng tôi rất vui mừng khi cơ quan lập pháp của 3 tiểu bang này tổ chức các phiên điều trần về gian lận trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11. Cuộc bầu cử này có những vi phạm nghiêm trọng và chúng tôi có bằng chứng về gian lận ở một số tiểu bang. Có một điều vô cùng quan trọng, đó là người dân Mỹ phải duy trì niềm tin vào quá trình bầu cử của chúng tôi. Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là đếm mọi lá phiếu hợp pháp và loại bỏ mọi lá phiếu bất hợp pháp”.

Theo Điều 2 khoản 1.2 của Hiến pháp Hoa Kỳ, chỉ cơ quan lập pháp của tiểu bang mới có quyền lựa chọn đại cử tri để bầu thay cho tiểu bang, từ đó đảm bảo rằng cuộc bầu cử không bị ảnh hưởng bởi gian lận và không bị thao túng.

Hiện tại, tiểu bang Pennsylvania và Michigan đều đã chứng nhận kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm nay và tiểu bang Georgia đang trong quá trình kiểm phiếu lại lần thứ hai. Tuy nhiên Thư ký tiểu bang Georgia nói rằng, họ vẫn sẽ không xác minh chữ ký và chiến dịch của Tổng thống Trump gọi đây lại là một lần kiểm phiếu giả tạo.

Theo Hiến pháp, ngày 8/12, các tiểu bang của Hoa Kỳ cần xác nhận kết quả bầu cử. Đến ngày 14/12, đại cử tri các tiểu bang sẽ thay mặt từng bang bỏ phiếu để bầu ra tổng thống.

Sau khi Giám đốc Cơ quan Dịch vụ công Hoa Kỳ Emily Murphy bị đe dọa và bắt đầu công việc chuyển đổi ban đầu, Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều dòng tweet tuyên bố rằng, ông sẽ không thừa nhận thất bại và sẽ chiến đấu trong cuộc chiến pháp lý đến cùng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/3-bang-chien-truong-dong-y-dieu-tran-gian-lan-bau-cu-co-loi-cho-tt-trump.html

Luật sư Lin Wood đăng video cáo buộc Georgia hủy chứng cứ gian lận bầu cử

Phụng Minh

Ngày 25/11 (giờ miền Đông, Hoa Kỳ), Luật sư Lin Wood đã đăng ảnh và video về chiếc xe tải bị cáo buộc là của một công ty dịch vụ hủy tài liệu đang rời văn phòng bầu cử ở quận Cobb, tiểu bang Georgia.

Hai người phụ nữ ở Georgia đã quay được cảnh các xe tải của công ty hủy tài liệu đang nhặt “rác” từ văn phòng bầu cử tại công viên Jim R. Miller Park ở quận Cobb.

Công ty dịch vụ hủy tài liệu đã buộc phải trả lời (văn bản trả lời được John Basham đăng tải lên Twitter sau đó ông Lin Wood đã dẫn lại). Công ty dịch vụ hủy tài liệu A1 Shredding and Recycling đã đưa ra một tuyên bố rằng “chúng tôi không kiểm tra cũng như không có bất kỳ hiểu biết nào về nội dung của các tài liệu mà chúng tôi được yêu cầu thu gom và hủy cho khách hàng của mình”.

Hôm thứ Ba (25/11), Luật sư Lin Wood lại tiếp tục đăng thêm video và ảnh của nhân chứng Susan Knox và người đồng nghiệp của cô ghi lại được.

Ông Wood viết: “Susan Knox lại tiếp tục. Những hình ảnh và video theo dõi đã được thực hiện bởi cô ấy hôm nay. Những người yêu nước của quận Cobb cần yêu cầu những câu trả lời. Điều cực kỳ quan trọng là phải truyền đạt thông tin đến với nhiều người – @realDonaldTrump đã khiến cuộc bầu cử diễn ra thành công vang dội. Biden là tội phạm. Trung Quốc là kẻ thù”.

Ông viết tiếp: “Phiếu bầu bị đem đi hủy bỏ hôm nay ở quận Cobb, Georgia. Những việc như thế này đã bị bắt gặp trên khắp nước Mỹ. Họ đang cố gắng tiêu hủy bằng chứng. @realDonaldTrump đã giành chiến thắng lịch sử long trời lở đất. Ông ấy là Tổng thống của chúng ta. Hãy lắng nghe ông ấy. #Chiến đấu chống lại những kẻ xấu ở băng đảng thứ ba muốn kiểm soát chúng ta”.

Thêm video bằng chứng về việc thu gom tài liệu đem đi hủy ở quận Cobb.

Xem video :             https://twitter.com/i/status/1331311027426824194

Ông Wood tiếp tục đăng video với lời dẫn: “Bằng chứng về gian lận cử tri đang bị tiêu hủy ở quận Cobb, tiểu bang Georgia ngay hôm nay. Nhiều người, dù có quyền lực hay không có quyền lực, sẽ trở thành tù nhân. #Chống Trộm cắp Bầu cử.

Xem video :              https://twitter.com/i/status/1331312235336134656

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-lin-wood-dang-video-cao-buoc-georgia-huy-chung-cu-gian-lan-bau-cu.html

‘Thả quái vật Kraken’ – Luật sư Sidney Powell đệ đơn kiện bom tấn ở cả 2 tiểu bang Georgia và Michigan

Quý Khải

Hôm thứ Năm (26/11), luật sư Sidney Powell đã thông báo trên Twitter cá nhân rằng bà đã đệ trình đơn kiện bom tấn gồm 104 trang khiếu nại về gian lận cử tri tại hai tiểu bang Georgia và Michigan, hành động được bà ví với việc thả thủy quái Kraken đi săn mồi.

Trong đơn kiện, bà Sidney đã đưa ra một số thông tin chấn động như sau:

Hội đồng bầu cử tiểu bang Georgia đã tự vứt bỏ 96.000 phiếu bầu! Theo đó có ít nhất 96.000 phiếu bầu vắng mặt được cử tri đăng ký và kiểm đếm nhưng chưa từng được nhập vào dữ liệu của ủy ban bầu cử các quận.

Sidney Powell cáo buộc Joe Biden đã gian lận bầu cử ở Georgia bằng nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là cách thức truyền thống – “nhồi phiếu” bí mật qua đêm. Gian lận càng trở nên khó phát giác hơn với phần mềm máy tính trong máy kiểm phiếu được sản xuất và vận hành bởi các thế lực trong và ngoài nước. Các hiện tượng bất thường về mặt toán học và thống kê lên đến mức phi lý, như có thể thấy trong lời khai tuyên thệ của nhiều nhân chứng và chuyên gia.

Trang 35 của đơn kiện cho biết, hình in bóng kỹ thuật số trên lá phiếu, mà phải soi lên mới thấy được, đã được dùng để thay đổi phiếu bầu cho Biden. Nhân chứng Fisher cho biết nhiều lá phiếu được đánh dấu CHỈ DÀNH CHO BIDEN (BIDEN ONLY), trong khi các lá phiếu còn lại không có dấu này.

Một khu vực kiểm đếm đã thông báo xảy ra sự cố rò rỉ nước để sơ tán mọi người. Sự cố rò rỉ nước có tồn tại, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến phòng kiểm phiếu, ngoài ra, sau khi mọi người được sơ tán, có đến 6 người, rồi sau đó là 3 người ở lại khu vực đến 1:05 sáng để thao tác trên máy tính.

Trang 117 của đơn kiện cho biết có đến 30.000 phiếu bầu vắng mặt không được kiểm đếm do sự cố vỡ ống dẫn nước. Khoảng thời trống giữa 5:30 đến 9:30 sáng, các lá phiếu đã bị để không, từ đó tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp.

Một nguồn tin quân sự cấp cao trong lực lượng tình báo quân đội 305 vừa thừa nhận Trung Quốc và Iran đang theo dõi và thao túng cuộc bầu cử thông qua phần mềm Dominion.

Phía nguyên đơn yêu cầu thu giữ máy kiểm phiếu ngay lập tức để tiến hành kiểm tra kỹ thuật và pháp y.

Trong cuộc kiểm tra, nhóm luật sư sẽ tìm kiếm các dấu hiệu tham nhũng, xung đột lợi ích, hối lộ, tống tiền, chiếm đoạt tài sản và vô số hành vi đáng ngờ khác.

Luật sư Sidney Powell tuyên bố rằng toàn bộ chính phủ tiểu bang Georgia đã vi phạm Tu chính án thứ Mười bốn khi phân biệt đối xử với một ứng viên.

Cũng trong hôm nay, ngoài Georgia, luật Powell cũng đã thả quái vật Kraken ở tiểu bang Michigan.

Trong đơn kiện ở Michigan, bà Powell miêu tả chi tiết cách các quan sát viên Đảng Cộng hòa đã bị quấy rối và ép rời khu vực kiểm phiếu. Hành vi này vi phạm Tu chính án thứ mười bốn.

Luật sư Powell còn tuyên bố khoảng 60 nghìn-70 nghìn phiếu trống thậm chí có thể đã được các nhân viên bầu cử điền vào, và 30.000 phiếu được gửi đến những người không nằm trong nhóm cử tri đã đăng ký.

Từ những bằng chứng trong đơn kiện, bà Powell yêu cầu tòa án này đưa ra phán quyết và tiến hành các biện pháp cứu trợ khẩn cấp cuộc bầu cử như sau:

Sắc lệnh chỉ đạo Thống đốc Kemp, Thư ký Raffensperger và Hội đồng bầu cử tiểu bang Georgia hủy xác nhận kết quả bầu cử;

Sắc lệnh yêu cầu Thống đốc Kemp công bố một kết quả bầu cử được chứng nhận khác trong đó Tổng thống Donald Trump là người chiến thắng trong cuộc đua tại tiểu bang Georgia

Sắc lệnh thu giữ ngay lập tức tất cả các máy bỏ phiếu và phần mềm ở Georgia để tiến hành kiểm tra kỹ thuật.

Phán quyết tuyên bố rằng hệ thống xác minh chữ ký không thành công của tiểu bang Georgia vi phạm điều khoản Đại cử tri và Bầu cử khi không tuân thủ các yêu cầu xác minh chữ ký;

Đếm lại các lá phiếu bằng tay trong một quy trình xác minh chữ ký nghiêm ngặt

Nộp các đoạn băng camera giám sát an hình dài 36 tiếng ghi hình tất cả các phòng dùng để bỏ phiếu tại một khu vực bầu ở Georgia vào hôm bầu cử (3/11).

v.v…

https://www.dkn.tv/the-gioi/tha-quai-vat-kraken-luat-su-sidney-powell-de-don-kien-bom-tan-o-ca-2-tieu-bang-georgia-va-michigan.html

Quan chức Michigan nhận được hơn 7000 lời đe dọa ép bỏ phiếu xác nhận kết quả cho Biden

Ngọc Mai

Norm Shinkle, thành viên của Ủy ban Bầu cử Michigan, đã nhận được hơn 7000 cuộc gọi và email đe đọa ép ông phải bỏ phiếu xác nhận chiến thắng cho Biden. Tuy nhiên ông Shinkle đã bỏ phiếu trắng, và là người duy nhất từ chối ứng viên Dân chủ.

Trong cuộc phỏng vấn với Newsmax TV, ông Shinkle cho biết, vào ngày 23/11, ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu xác nhận người chiến thắng tại bang Michigan, ông đã nhận được hơn 40 cuộc gọi và 7.000 email – hầu hết đều yêu cầu ông phải bỏ phiếu công nhận ông Biden thắng, trong đó có rất nhiều email và cuộc gọi dùng những lời lẽ đe dọa.

Ông miêu tả trước khi bỏ phiếu, đã có “cả một loạt các cuộc gọi nặc danh đe dọa gia đình tôi và tôi, và 20 đến 30 người biểu tình trên bãi cỏ trước nhà tôi vào tối thứ Bảy [21/11]”.

Ông tin rằng các cuộc gọi và email “rất có thể do Đảng Dân chủ của bang và các công đoàn dàn dựng”.

Theo Freep, sau buổi họp xác nhận kết quả bầu cử bang Michigan, nhiều cư dân mạng đã kêu gọi mọi người quấy rối cửa hàng hoa của anh trai Shinkle. Một số người để lại bình luận tức giận trên Google về việc ông Shinkle bỏ phiếu trắng. Trong 48 giờ, 17 người đánh giá một sao cho cửa hàng hoa này.

Nói về lý do tại sao bỏ phiếu trắng, ông Shinkle cho biết ông không thể đưa ra quyết định khi chưa nắm đủ thông tin. Ông vẫn đang theo dõi nhóm pháp lý của Tổng thống Trump để có thêm những căn cứ cho phiếu bầu của mình.

Ông nhấn mạnh rằng mình còn nhiều nghi ngờ về Dominion Voting Systems, nhà sản xuất máy bỏ phiếu được sử dụng nhiều nơi ở Michigan, và vai trò của tổ chức “Rock the Vote”.

Trước khi bỏ phiếu vào chiều ngày 23/11, ông Shinkle đã đọc một tuyên bố lên án mạnh mẽ Đảng Dân chủ và Thư ký tiểu bang Michigan Jocelyn Benson, đồng thời kêu gọi điều tra những vi phạm của Michigan trong cuộc bầu cử năm 2020.

Trước Shinkle, hai đảng viên Cộng hòa trong ủy ban bỏ phiếu của quận Wayne, quận đông dân nhất Michigan, cũng từ chối chứng nhận chiến thắng của Biden. Họ cũng bị các thành viên Đảng Dân chủ và “công chúng” trực tuyến công kích trong cuộc họp chứng nhận kết quả, và thậm chí con cái của họ cũng bị đe dọa.

Giám đốc GSA bị đe dọa vì trì hoãn chuyển giao quyền lực cho Biden

Ngày 23/11, người đứng đầu của Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) là bà Emily Murphy đã viết thư cho ông Biden thông báo cơ quan của bà sẽ cung cấp các dịch vụ và nguồn lực sẵn có cho các thủ tục cần thiết ban đầu cho nhóm Biden. Nhiều phương tiện truyền thông cánh tả đã đưa tin bà Murphy xác nhận chiến thắng của ông Biden.

Bức thư của Murphy đã thừa nhận bà đã bị đe dọa “… tôi đã phải nhận những lời đe dọa qua mạng, qua điện thoại và qua đường bưu điện nhằm vào sự an toàn của tôi, gia đình tôi, nhân viên của tôi và thậm chí thú cưng của tôi, trong nỗ lực ép buộc tôi thực hiện quyết định này sớm”.

Đồng thời, bà cũng nhấn mạnh người chiến thắng thực sự trong cuộc tổng tuyển cử sẽ được xác định bởi thủ tục bầu cử do Hiến pháp quy định.

Sau khi Murphy gửi bức thư này cho nhóm Biden, Tổng thống Trump nói trên Twitter rằng ông hiểu tình hình của Murphy. Để giảm bớt áp lực của Murphy, ông đồng ý hợp tác với một số thỏa thuận chuyển đổi ban đầu, nhưng điều này không có nghĩa là chiến dịch của ông lùi bước.

“Hãy nhớ rằng, GSA đã rất tuyệt vời và Emily Murphy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng GSA không xác định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ”, TT Trump cho biết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-vien-dang-cong-hoa-bi-gui-thu-de-doa.html

Đảng Cộng hòa khởi kiện yêu cầu Wisconsin ngừng chứng nhận bầu cử

Tâm Thanh

Những ngày qua, chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump đã có hành động pháp lý ở nhiều tiểu bang chiến trường cáo buộc gian lận bầu cử và ngăn chặn một số tiểu bang chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống năm nay.

Theo Newsmax, ngày 24/11, những người của Đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện yêu cầu Pháp viện Tối cao của tiểu bang Wisconsin ngừng chứng nhận kết quả bầu cử. Vụ kiện của Đảng Cộng hòa lặp lại các hành động pháp lý mà Tổng thống Trump đang thực hiện ở nhiều tiểu bang, bao gồm cả yêu cầu tái kiểm phiếu.

Vụ kiện này cũng đề cập đến một phán quyết đã bị Tòa án Liên bang bác bỏ vào hồi tháng 9 năm nay. Cụ thể là, giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg đã cố gắng sử dụng số tiền quyên góp từ các tổ chức phi lợi nhuận mà anh tài trợ để “né tránh các quy định pháp luật về bỏ phiếu vắng mặt của tiểu bang Wisconsin”.

Theo luật pháp tại tiểu bang Wisconsin, sau khi kết quả kiểm phiếu của cuộc tổng tuyển cử Mỹ được thông qua (dự kiến ​​hoàn thành vào ngày 1/12), cử tri đoàn của các tiểu bang sẽ bỏ phiếu cho người thắng cử vào ngày 14/12.

Đơn kiện do Erick Kadar, một cựu quan chức của Đảng Cộng hòa Minnesota, người đại diện cho một tổ chức bảo vệ truyền thống văn hóa có tên là Liên minh cử tri Wisconsin (Wisconsin Voters Alliance) đệ trình.

Erick Kadar cũng đã từng đệ đơn kiện nhằm ngăn Trung tâm phi lợi nhuận về Công nghệ và Đời sống Công dân (Center for Technology and Civic Life) tài trợ 6,3 triệu đô la Mỹ cho 5 thành phố nơi Đảng Dân chủ bỏ phiếu nhưng không thành công.  Erick Kadar cho rằng, các khoản đóng góp bị nghi ngờ là hối lộ để tăng cường tỷ lệ cử tri của đảng Dân chủ ở Green Bay, Kenosha, Madison, Milwaukee và Racine.

Đơn kiện của Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Wisconsin cũng cho rằng, hơn 12.000 phiếu bầu từ những người ủng hộ Đảng Cộng hòa đã bị trả lại và không được tính.

Trong vụ kiện mới tại Tối cao Pháp viện của tiểu bang, nhiều cáo buộc tương tự như các lá phiếu vắng mặt không rõ nguồn gốc hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, không xác minh chữ ký, không nhận diện cử tri… Thậm chí, ủy ban bầu cử tiểu bang Wisconsin còn cho phép các nhân viên có thể điền thông tin còn thiếu vào phong bì phiếu.

Mới đây, chiến dịch tranh cử của Trump đã trả 3 triệu đô la để yêu cầu các quận Dane và Milwaukee ở tiểu bang Wisconsin kiểm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ của tiểu bang đã cố gắng thay đổi quy tắc kiểm phiếu và cuối cùng cả hai đảng đã đồng ý bỏ phiếu lại từ ngày 20/11 đến ngày 1/12.

Đảng Dân chủ nói rằng, những sửa đổi được đề xuất của họ sẽ đưa các hướng dẫn phù hợp với luật hiện hành của tiểu bang. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa cho rằng, sau khi chiến dịch Tổng thống Trump nộp đơn kiện, không nên có bất kỳ hướng dẫn nào được thay đổi. 

Ngày 24/11, trong cuộc tái kiểm phiếu ở quận Milwaukee, tiểu bang Wisconsin đã thấy một thùng phiếu chưa được mở vào ngày bầu cử (3/11), trong đó chứa gần 400 lá phiếu vắng mặt. Quan chức bầu cử hàng đầu  của quận Milwaukee cho rằng, lỗi kiểm phiếu là do sơ xuất của con người.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-hoa-khoi-kien-yeu-cau-wisconsin-ngung-chung-nhan-bau-cu.html

Người ủng hộ TT Trump tổ chức cuộc tuần hành dự kiến lớn hơn vào tháng 12

Ngọc Mai

Những nhà tổ chức sự kiện Tuần hành ủng hộ Tổng thống (TT) Trump hôm 14/11 cho biết họ đang lên kế hoạch cho một sự kiện lớn hơn vào tháng tới, theo Epochtimes.

Sự kiện Tuần hành ủng hộ TT Trump lần hai dự kiến diễn ra ngày 12/12. Ngày này có ý nghĩa quan trọng vì đó là thời điểm 2 ngày trước khi các Đại cử tri đoàn họp ở các tiểu bang để bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống.

Bà Amy Kremer, 49 tuổi, Giám đốc điều hành của Women for America First (Phụ nữ vì nước Mỹ trên hết – WFAF) và là một thành viên tổ chức buổi tuần hành chia sẻ với The Epochtimes, trước khi buổi tuần hành hôm 14/11 kết thúc, nhiều người đã gọi điện, nhắn tin, gửi email cho bà để hỏi xem họ có thể tham gia sự kiện tiếp theo không.

Người ủng hộ TT Trump dự kiến tổ chức cuộc tuần hành ủng lớn hơn vào tháng 12

Mục đích cuộc tuần hành là kêu gọi sự minh bạch trong việc kiểm đếm phiếu bầu của cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc 2020.

“Chúng tôi muốn [một cuộc] bầu cử liêm chính. Đây là để bảo vệ cuộc bầu cử, chúng tôi muốn Ngài Tổng thống biết chúng tôi ở đây sát cánh cùng ông, chúng tôi ủng hộ ông chiến đấu cho tính minh bạch của cuộc bầu cử, và chúng tôi đứng chung hàng ngũ với ông. Chúng tôi hy vọng tất cả người ủng hộ ông Trump sẽ đến và tham gia cùng chúng tôi, hãy để Ngài Tổng thống biết bạn ủng hộ ông, và đây là tinh thần nước Mỹ. Đây là những người Mỹ yêu nước, yêu tự do khắp đất nước, khắp bốn phương”, Amy phát biểu.

Bà Amy chia sẻ sẽ không ngạc nhiên nếu quy mô lần diễu hành này đông hơn lần trước, những người ủng hộ TT Trump đã bắt đầu đặt phòng sớm và lái xe đổ về Washington từ khắp nơi trên nước Mỹ.

WFAF cũng đang khởi động tuyến xe buýt đi từ Florida vào ngày 29/11, đi qua 26 trạm dừng trước khi đến Washington ngày 12/12. Kylie Jane Kremer, Giám đốc điều hành WFAF hy vọng chuyến xe sẽ thu hút sự tham gia của nhiều người và khi đến Washington họ sẽ có một hàng dài xe hơi.

Kylie nhấn mạnh một lần: “Chúng tôi muốn cuộc bầu cử được bảo vệ và chúng tôi muốn sự minh bạch… mọi phiếu hợp pháp nên được kiểm và mọi phiếu bất hợp pháp nên bị loại bỏ”.

TT Donald Trump và đội ngũ pháp lý đã đệ đơn kiện ở nhiều tiểu bang, cáo buộc bất thường và gian lận bầu cử. Ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden đã tự tuyên bố chiến thắng, nhưng ông Trump cũng tuyên bố sẽ không nhượng bộ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-kien-to-chuc-cuoc-tuan-hanh-ung-ho-ong-trump-lon-hon-vao-thang-12.html

Hơn 60 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19

Thanh Hà

Theo thống kê của hãng tin Pháp AFP tính đến chiều ngày 25/11/2020 trên toàn thế giới có hơn 60 triệu ca dương tính với Covid-19. Hơn 1,4 triệu bệnh nhân thiệt mạng kể từ đầu mùa dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Châu Âu ghi nhận trên 17 triệu bệnh nhân, và gần 390.000 ca tử vong. Tại Nga chẳng hạn vẫn còn hơn 25.000 người bị nhiễm trong một ngày. Đức là 22.000.

Riêng tại Pháp, tình hình có dấu hiệu thuyên giảm trong đợt dịch thứ nhì, với hơn 16.800 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 25/11/2020. Trưa nay thủ tướng Castex trong cuộc họp báo đã đưa ra thêm nhiều chi tiết cụ thể về giai đoạn giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa được dự trù từ nay đến ngày 20/01/2021.

Sau ba tuần tái phong tỏa thủ tướng Pháp cho rằng « đã trông thấy được một số kết quả cụ thể », thí dụ như tỷ lệ lây nhiễm R là 0,65 (1 bệnh nhân lây nhiễm cho 0,65 người chung quanh), « một trong những tỷ lệ thấp nhất tại châu Âu » và đó là điều đáng khích lệ.

Nhưng theo ông Jean Castex, còn « quá sớm để dỡ bỏ » các biện pháp hạn chế sinh hoạt hàng ngày. Dù vậy như tổng thống Macron đã thông báo cách nay hai hôm, chính quyền « nới lỏng » các điều kiện cách ly và hạn chế đi lại. 

Tại Mỹ, khủng hoảng vẫn chưa tới hồi kết. Thống kê của đại học Johns Hopkins đưa ra con số trên 2.400 bệnh nhân thiệt mạng trong 24 giờ qua và Hoa Kỳ sắp đụng ngưỡng 13 triệu ca dương tính với virus corona. So với hồi tuần trước, số bệnh nhân tăng lên thêm đến 11 %. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201126-h%C6%A1n-60-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-nhi%E1%BB%85m-covid-19

Vắc-xin chống Covid: Anh chuẩn bị tiến hành chương trình chủng ngừa quy mô

Giữa lúc các vắc-xin ngừa Covid-19 chủ yếu được đánh giá là có mức hữu hiệu cao, các giới chức Anh bày tỏ ra lạc quan ‘một cách thận trọng’ rằng cuộc sống có thể trở lại bình thường vào đầu tháng Tư năm tới.

Ngay cả trước khi giới thẩm quyền chuẩn thuận bất cứ một vắc-xin nào, vương quốc Anh và nhiều nước trên khắp châu Âu đã nhanh chóng hành động bằng cách thiết lập các hệ thống phân phối cần thiết để có thể chủng ngừa cho hàng triệu công dân.

Nước Anh ghi nhận hơn 55.000 ca tử vong vì Covid-19, dịch bệnh gây nhiều chết chóc nhất tại châu Âu.

Đại dịch đã khiến các gia đình bị cách ly, đẩy 750.000 người vào tình cảnh thất nghiệp, và tàn phá các doanh nghiệp bị buộc phải đóng cửa giữa lúc chính quyền tìm cách kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Tình trạng đóng cửa trên toàn quốc – giai đoạn hai dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 2/12, nhưng nhiều biện pháp hạn chế vẫn được áp dụng.

Chính phủ Anh đã đồng ý mua 355 triệu liều vắc-xin từ 7 nhà sản xuất khác nhau, và đang chuẩn bị xúc tiến chương trình chủng ngừa cho càng nhiều công dân càng tốt trong tổng số dân 67 triệu người.

Dịch vụ y tế Quốc gia (NHS) đang lập kế hoạch để tiêm 88,5 triệu liều vắc-xin trên khắp nước Anh, theo một kế hoạch ghi ngày 13/11.

Theo tài liệu này thì thành phần đầu tiên được tiêm ngừa Covid là các nhân viên y tế và nhân viên của các trung tâm dưỡng lão, tiếp theo đó là thành phần cao niên khởi sự với những những người trên 80 tuổi. Kế đó là thành phần dưới 65 tuổi có tiền bệnh, và sau đó người khỏe mạnh từ 50 tới 65 tuổi, sau cùng là tất cả những người trên 18 tuổi.

Các nước Âu Châu khác và các công ty thiết yếu trong việc xúc tiến chương trình chủng ngừa cũng đang chuẩn bị sẵn sàng.

Chính phủ Đức đã yêu cầu các chính quyền địa phương hãy chuẩn bị sẵn cho nhiều trung tâm chủng ngừa, trễ nhất là vào trung tuần tháng 12.

Nước Pháp đã dành riêng 90 triệu liều vắc-xin, nhưng chưa đề ra kế hoạch để chủng ngừa hàng loạt. Một người phát ngôn của cảnh sát Pháp tuần trước nói rằng nhà chức trách đang tìm địa điểm để lập các trung tâm chủng ngừa.

Tại Tây Ban Nha, các nhân viên y tế sẽ được ưu tiên, và sau đó là người cao niên cư ngụ tại các trung tâm dành cho người già. Tây Ban Nha hy vọng sẽ bắt đầu tiêm ngừa cho 2,5 triệu người trong giai đoạn đầu từ tháng 1 tới tháng 3 năm tới, và sẽ bảo vệ đa số dân thuộc thành phần có nguy cơ nhiễm bệnh cao trước giữa năm.

https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-chong-covid-anh-chuan-bi-tien-hanh-chuong-trinh-chung-ngua-quy-mo/5676442.html

Pháp bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa vào cuối tuần

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Ba (24/11 ), Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Pháp sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa Covid-19 vào cuối tuần này để khi đến Giáng sinh, các cửa hàng, rạp hát và rạp chiếu phim sẽ mở cửa trở lại và mọi người sẽ có thể trải qua kỳ nghỉ với gia đình của họ.

Trong một bài phát trước toàn quốc được phát trên truyền hình, ông Macron cho biết giai đoạn tồi tệ nhất của làn sóng coronavirus thứ hai ở Pháp kết thúc, nhưng các nhà hàng, quán cà phê và quán bar sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 20 tháng 1 để tránh gây ra làn sóng thứ ba.

Sau khi các biện pháp giới nghiêm ở các thành phố lớn của Pháp vào giữa tháng 10 không mang lại kết quả mà chính phủ mong đợi, chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài một tháng vào ngày 30 tháng 10, mặc dù ít nghiêm ngặt hơn so với lệnh phong tỏa kéo dài từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 11 tháng 5.

Các xu hướng tích cực bao gồm số ca nhập viện vì Covid-19 suy giảm, kết hợp với áp lực từ các hành lang kinh doanh, những người tuyên bố rằng họ đang phải đối mặt với thiệt hại tài chính, dẫn đến những lời kêu gọi bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa càng sớm càng tốt. Chính phủ của ông Macron kiên quyết nhấn mạnh với người dân rằng họ chỉ nên mong đợi nền kinh tế dần dần mở cửa trở lại.

Vào hôm thứ Bảy (21/11), các cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng mọi người vẫn sẽ cần giấy tờ để đi ra ngoài. Giờ đây họ sẽ được phép tập thể dục trong ba giờ thay vì một giờ và trong bán kính 20 km từ nhà của họ, so với 1 km được cho phép hiện nay. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phap-bat-dau-noi-long-lenh-phong-toa-vao-cuoi-tuan/

Covid-19 : 73% dân Pháp thích tự nấu ăn ở nhà

Tuấn Thảo

Xu hướng làm bếp tại nhà đã manh nha trong đợt phong tỏa đầu tiên hồi tháng 03/2020. Giờ đây, đợt phong tỏa thứ nhì lại càng làm nổi bật xu hướng này. Các hộ gia đình Pháp dành thêm thời gian cho bếp núc, đi chợ, sửa soạn các bữa ăn. Theo nghiên cứu do công ty thăm dò dư luận Opinionway công bố hồi đầu tuần, cứ trên 10 người Pháp là có đến 7 người thích các món ăn tự nấu tại gia.

Theo kết quả khảo sát, do đại đa số các tiệm ăn đều đóng cửa, các dịch vụ “giao cơm” tận nhà cũng chỉ thuận lợi đối với những ai sinh sống gần những địa điểm tập trung nhiều hàng quán, cho nên trong đợt phong tỏa lần này, gần ba phần tư các hộ gia đình ở Pháp thích các món ăn họ tự chế biến. Dịch Covid-19 càng khiến cho dân Pháp  quan tâm đến chuyện ăn uống điều độ, ăn rau quả theo mùa, dùng những thực phẩm nào có bổ cho sức khỏe. Chẳng những thế, họ còn ý thức hơn trước về trách nhiệm của chính mình trong tư thế của người tiêu dùng. 

Mua đồ tươi thường xuyên để tránh phung phí

Nghiên cứu của công ty Opinionway cho thấy, đa số dân Pháp khi mua thực phẩm, thường chọn ba tiêu chuẩn : các loại thức ăn đơn giản nhất, ít chế biến hoặc chưa từng qua các khâu làm sẵn, và nếu có thể họ chọn ưu tiên các sản phẩm nuôi trồng ở địa phương. Trong trường hợp các sản phẩm đến từ xa, nhập từ nước ngoài như cà phê, trà xanh, đường mía, trái bơ, các hộ gia đình Pháp dành ưu tiên cho các thực phẩm “fairtrade” thúc đẩy thương mại công bằng, một mặt trả tiền công xứng đáng cho nông dân, mặt khác hỗ trợ  phát triển bền vững qua việc khuyến khích giới sản xuất chọn những giải pháp thân thiện hơn với môi trường. Dân Pháp cũng thích các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như cà phê còn nguyên hạt thay vì cà phê bột nghiền sẵn hay là cà phê nén thành từng viên có thể dùng liền.

Theo ông Blaise Desbordes, giám đốc điều hành tổ chức Max Havelaar France, người tiêu dùng tại Pháp ngày càng ý thức về phản xạ mua sắm của họ : họ đi chợ thường xuyên hơn và khi mua thực phẩm tươi họ mua vừa đủ, để tránh phung phí khi thức ăn tươi tồn đọng trong tủ lạnh. Cuộc khủng hoảng y tế càng khiến cho người tiêu dùng ý thức đến vấn đề sức khỏe : họ tránh các món ăn nấu sẵn, vì thực phẩm chế biến thường có nhiều chất phụ gia. Người Pháp thường mua bột mì, cá tươi, rau quả và nhất là phô mai vì đó là những món đơn giản khá dễ làm như cá hấp xạ hương, ớt chuông nhồi thịt, phô mai đút lò, bột mì được dùng để chế biến các món mặn như bánh pizza hay bánh quiche, món ngọt có bánh crêpe hay bánh táo ….

Chịu khó nấu ăn ở nhà : đơn giản mà ngon 

Nếu như các loại thực phẩm này trở nên thông dụng trong chuyện bếp núc trong cả hai đợt phong tỏa, thì điều mới lạ lần này là các loại trái cây, rau tươi, sô cô la và nhất là các loại gia vị dành để nấu món mặn và món ngọt đã tăng vọt. Hiện tượng này phần lớn cũng vì đa số các hộ gia đình ngày càng chịu khó nấu ăn nhiều hơn, thực phẩm tươi trở nên đa dạng trong cách chế biến khi kết hợp thêm với hàng chục loại gia vị. Còn sô cô la là loại thực phẩm dễ kết hợp nhất trong hầu hết các món tráng miệng, làm nhiều loại bánh ngọt, làm mousse sô cô la dành cho những ai không hạp với gluten và đơn giản hơn nữa làm xốt nóng để ăn kèm với trái cây luộc chín hay đút lò …. Theo công ty thăm dò thị trường Nielsen, các sản phẩm nói trên đã tăng thêm 35% doanh thu sau hai đợt phong tỏa.

Chuyện tự nấu ăn ở nhà nổi bật trên các mạng xã hội thông qua các từ khóa như “do it yourself”, “home made” hay là “fait maison” (tự làm lấy hay món nhà nấu). Trào lưu này đã trỗi dậy trong những năm gần đây và lại càng tăng mạnh trong bối cảnh của mùa dịch Covid-19. Trên các trang mạng chuyên về lifestyle, các hình chụp món ăn lại càng có giá trị khi được gắn chữ “fait maison” và kèm theo đôi dòng về công thức chế biến cũng như những mẹo vặt để hoàn chỉnh món ăn này. 

Theo đánh giá của bà Yuna Chiffoleau, giám đốc nghiên cứu tại Viện quốc gia nghiên cứu về môi trường và nông thực phẩm INRAE, đang điều hành một nhóm chuyên gia thực hiện cuộc khảo sát theo chuyên đề “ăn uống trong thời đại virus corona”, đại dịch Covid-19 đã thay đổi khá sâu sắc cung cách sinh hoạt của người Pháp. Người tiêu dùng có thêm thời gian dành cho các sinh hoạt gia đình, trong đó có cả chuyện từng cá nhân tự học nấu ăn và đồng thời họ cùng nhau sữa soạn các bữa ăn. Việc lựa chọn cách chế biến các món ăn đơn giản, khuyến khích các hộ gia đình Pháp tiếp tục và duy trì thói quen này về sau khi họ nhận ra rằng trong chuyện bếp núc, một món ăn ngon có thể nấu một cách đơn giản, chứ không cần phải quá công phu cầu kỳ.

Người tiêu dùng thích mua trực tiếp từ nông dân sản xuất

Kết quả khảo sát của công ty Opinionway cho thấy thêm được một điều : vào lúc giới nông dân sản xuất đang kêu cứu vì họ đã mất khoảng hai phần ba doanh thu, mất nguồn cung cấp cho các ngành dịch vụ khách sạn, tiệm ăn nhà hàng, thì người tiêu dùng ở Pháp ý thức được trách nhiệm của mình khi mua các đặc sản địa phương hay các nông phẩm sản xuất tại Pháp. Tại các nông trại xung quanh các vùng đô thị lớn, lượng khách hàng mới đã tăng thêm từ 20% đến 30%, họ đặt mua các giỏ hàng trên mạng rồi đến lấy hàng tại nông trại theo khung giờ ấn định, hoặc là các nông trại đem tất cả các giỏ hàng vào trung tâm thành phố, rồi khách hàng có thể đến rút hàng tại các văn phòng liên đới xã hội gần nhà. 

Theo kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Pháp ủng hộ việc mua các sản phẩm địa phương, tức là đã tăng thêm 24% so với lần phong tỏa thứ nhất. Để có thể mua các thực phẩm sản xuất từ các nông trại địa phương, các hộ gia đình Pháp dành ưu tiên cho các phiên chợ ngoài trời cuối tuần, nơi các nhà sản xuất có quầy bán hàng trực tiếp. Họ cũng thích các đoạn chuỗi cửa hàng chuyên bán thực phẩm “sản xuất tại chỗ”. Nói cách khác, để hỗ trợ giới nông dân, người Pháp thích các đoạn ngắn nhất trong chuỗi cung ứng, tức là mua trực tiếp nơi đầu nguồn sản xuất nhưng đồng thời xây dựng một mối quan hệ tin tưởng dài lâu, thay vì đi mua hàng ở siêu thị, thuận tiện hơn nhưng đành phải chấp nhận qua nhiều trung gian phân phối.

Hẳn chắc là trong chuyện nấu ăn ở nhà, có một số thói quen sẽ trụ lại lâu hơn trong các hộ gia đình. Nếu như trước kia, người Pháp thường chú trọng nhiều đến các bữa ăn cuối tuần hơn là trong tuần, vì họ quá bận rộn với công việc, thì giờ đây việc nấu ăn ở nhà không còn nhất thiết được dành riêng cho các buổi họp mặt đông đảo trong gia đình. Điều đó có thể thấy trong thói quen truy cập mạng của người Pháp. Chưa bao giờ các trang mạng dạy nấu ăn lại thu hút đông đảo người học như hiện nay. Từ trang Marmiton cho đến Cuisine Actuelle hay là Cuisine A-Z, lượng khách truy cập đã tăng gấp 4 lần. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi các món ăn ”đắt khách” nhất vẫn là các món có công thức chế biến đơn giản nhất. Trong khi trên thị trường Pháp, phô mai vỏ cứng và máy làm raclette lại lập kỷ lục số bán vì pho mát nướng tan chảy ăn kèm với khoai tây và thịt hun khói là một trong những món khoái khẩu nếu không nói là lý tưởng nhất mùa đông.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201126-covid-19-73-d%C3%A2n-ph%C3%A1p-th%C3%ADch-t%E1%BB%B1-n%E1%BA%A5u-%C4%83n-%E1%BB%9F-nh%C3%A0

Hà Lan xoay trục qua châu Á, kêu gọi Liên Âu năng động hơn về Biển Đông

Mai Vân

Ngoài Bộ Tứ Kim Cương, bao gồm 4 quốc gia Mỹ, Úc, Nhật và Ấn, phải chăng sắp tới đây sẽ có thêm một Bộ Ba Liên Âu tích cực hoạt động tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn? Câu hỏi này đang được đặt ra sau khi Hà Lan, ngày 13/11/2020 vừa qua, đã công bố chính sách mới về khu vực châu Á, trở thành quốc gia Liên Hiệp Châu Âu thứ ba có chiến lược can dự rõ ràng vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau Đức và Pháp..

Phân tích về động thái của Hà Lan, nhiều nhà quan sát cho rằng việc có đến ba nước Liên Âu là Pháp, Đức và Hà Lan quan tâm đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là dấu hiệu dự báo một chính sách chung của toàn khối tại khu vực chiến lược trọng yếu này.

Theo tác giả bài phân tích “Phác họa một chính sách của châu Âu về Ấn Độ-Thái Bình Dương – The outlines of a European policy on the Indo-Pacific” trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute ngày 26/11/2020, sự kiện Đức và Hà Lan có chiến lược mới về khu vực này có thể là bước khởi đầu cho một “lập trường chung” của Liên Âu.

Đó cũng là nhận định của chuyên san Nhật Bản The Diplomat trong bài viết ngày 18/11 mang tựa đề “Theo chân Pháp và Đức, Hà Lan xoay trục qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương – Following France and Germany, the Netherlands Pivots to the Indo-Pacific” và của hãng tin Mỹ BenarNews ngày 17/11 khi loan tin: “Hà Lan công bố chiến lược châu Á, thúc giục Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về Biển Đông – Netherlands Unveils Asia Strategy, Urges EU to Speak Out on South China Sea”.

Hà Lan đặc biệt nêu bật quan ngại về Biển Đông và Trung Quốc

Điểm được giới quan sát chú ý trước tiên là chính sách châu Á mới của Hà Lan, được bộ Ngoại Giao nước này công bố, đã rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và rất phê phán đối với các hành động của Trung Quốc.

Mang tựa đề “Ấn Độ-Thái Bình Dương: Cương lĩnh về việc tăng cường hợp tác giữa Hà Lan-Liên Hiệp Châu Âu với các đối tác ở Châu Á” – Indo-Pacific: een leidraad voor versterking van de Nederlandse en EU-samenwerking met partners in Azië – tài liệu dài 10 trang bằng tiếng Hà Lan này đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang dùng sức mạnh để củng cố các yêu sách chủ quyền biển rộng lớn.

Phần đề cập đến vấn đề “An Ninh và Ổn Định” trong chiến lược của Hà Lan đặc biệt nhấn mạnh đến các hành động của Trung Quốc, được cho là ngày càng bành trướng thế lực, sẵn sàng sử dụng mọi công cụ dân sự và quân sự để đạt được “các mục tiêu chiến lược”, điều mà theo Hà Lan được thấy rõ nhất ở biển Hoa Đông và nhất là Biển Đông.

Tài liệu của Hà Lan tỏ rõ quan ngại về các diễn biến trên Biển Đông, nơi mà các tranh chấp chủ quyền, sự hiện diện quân sự, những cuộc tập trận, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, đe dọa sự ổn định của tuyến đường thủy quan trọng trên thế giới

Đối với Hà Lan, khu vực không nên trở thành “nơi để các nước phô diễn sức mạnh” và: “Liên Hiệp Châu Âu nên tìm kiếm sự hợp tác với các nước trong khu vực để bảo đảm quyền tự do đi lại và an toàn hàng hải. Trong bối cảnh đó, Liên Âu phải tỏ thái độ một cách thường xuyên và mạnh mẽ hơn về những diễn biến ở Biển Đông vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.

Ý kiến độc đáo: Liên Âu làm cố vấn hay quan sát viên cho đàm phán COC

Ngoài việc yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng, tài liệu chiến lược của Hà Lan đã nhấn mạnh đến một số biện pháp mà nước này cùng với Liên Hiệp Châu Âu có thể làm trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trước hết, Hà Lan cho rằng chính nước họ cùng với Liên Hiệp Châu Âu phải tăng cường quan hệ với các cường quốc trong khu vực, từ Úc, New Zealand, cho đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, những nước cùng chia sẻ mối lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như với các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Chiến lược của Hà Lan nói rõ: “Cùng với các nước cùng chí hướng trong EU, NATO và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Hà Lan sẽ thúc đẩy quyền tự do đi lại và an ninh hàng hải bằng cách tập trung vào việc nâng cao năng lực trong lĩnh vực luật biển quốc tế. Trong bối cảnh đó, các phương án khả thi trong lĩnh vực quốc phòng hoặc an ninh cần phải được quan tâm”.

Đặc biệt đối với vấn đề Biển Đông, Hà Lan cho rằng toàn khối châu Âu, hoặc là trong một liên minh nhỏ hơn với Đức, Pháp – và tốt nhất là cùng với một số quốc gia cùng chí hướng khác – Hà Lan nên có lập trường năng động hơn chống lại việc vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm cả những vấn đề lên quan đến Luật Biển Liên Hiệp Quốc và Biển Đông.

Ý tưởng độc đáo nhất của Hà Lan có lẽ là đề nghị Liên Hiệp Châu Âu tìm cách có được một vai trò cố vấn hoặc quan sát viên độc lập trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc ngày càng bị nghi kỵ

Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat, sự kiện Hà Lan công bố chiến lược châu Á của mình, với đích nhắm là Trung Quốc, cho thấy là khái niệm Ấn Độ -Thái Bình Dương đã được phổ biến ra bên ngoài nơi xuất phát là Nhật Bản và Hoa Kỳ, và phản ánh thái độ ngày càng nghi kỵ của châu Âu đối với Bắc Kinh.

The Diplomat ghi nhận: Trước Hà Lan, hồi tháng 9 vừa qua, Đức cũng đã công bố một chiến lược mới nhằm, cho phép nước này “đóng góp tích cực vào việc định hình trật tự quốc tế ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Và trước đó một năm, Pháp đã áp dụng khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2018.

Các động thái của ba nước Liên Âu cho thấy thái độ của châu Âu đối với Trung Quốc ngày càng xấu đi, với việc Bruxelles càng lúc càng nhận thức rõ tầm quan trọng của một khu vực đang trở thành trọng yếu đối với  nền kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Nhà nghiên cứu Céline Pajon, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI cho rằng việc Hà Lan xoay trục qua châu Á không có gì là đáng ngạc nhiên. Bài phân tích trên trang mạng Úc The Interpreter đã trích lời chuyên gia Pháp cho rằng: “Đó là hệ quả hợp lý của những vận động hậu trường trong nhiều năm, đặc biệt là với nỗ lực của Pháp muốn thúc đẩy một cách tiếp cận chung của toàn khối Liên Âu”.

Cái nhìn xấu đi về Trung Quốc cũng được ghi nhận trong người dân châu Âu nói chung. Một cuộc thăm dò dư luận do đại học Palacky University Olomouc (Cộng Hòa Séc) tiến hành gần đây nơi 19.000 người ở 13 quốc gia châu Âu, đã ghi nhận đà tuột dốc đáng kể của tỷ lệ có thiện cảm với Trung Quốc trong ba năm qua, đặc biệt là ở Tây Âu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201126-h%C3%A0-lan-xoay-tr%E1%BB%A5c-qua-ch%C3%A2u-%C3%A1-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-li%C3%AAn-%C3%A2u-n%C4%83ng-%C4%91%E1%BB%99ng-h%C6%A1n-v%E1%BB%81-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Nga ‘dọa đâm’ tàu Mỹ ở Biển Nhật Bản

Tàu USS John S McCain dính vào một vụ va chạm chết người với một tàu chở dầu vào năm 2017

Nga nói một trong các tàu chiến của họ đã bắt và đuổi một tàu khu trục của Hải quân Mỹ sau khi tàu này đi vào vùng lãnh hải tại Biển Nhật Bản hôm thứ Ba.

Moscow cáo buộc tàu USS John S McCain đã vượt qua 2km biên giới hàng hải của Nga trong Vịnh Peter The Great và rằng Nga đã đe dọa ‘đâm’ tàu này.

Tàu chiến Mỹ sau đó đã rời khu vực này, theo Nga.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ phủ nhận sự việc và nói tàu của họ không bị “trục xuất”.

Chuyện gì đang xảy ra giữa Nga, Hoa Kỳ và Afghanistan?

Thỏa thuận Mỹ – Taliban: Mỹ có thể rút dần quân khỏi Afghanistan

Thủ lĩnh phiến quân bị tiêu diệt khi Mỹ và Taliban tìm kiếm thỏa thuận chung

Phương Tây gửi mẫu hạm đến Biển Đông, đối phó TQ

Sự việc xảy ra hôm thứ Ba tại Biển Nhật Bản, còn được gọi là Biển Đông, một vùng nước giáp với Nhật Bản, Nga và Triều Tiên.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu khu trục Đô đốc Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã sử dụng một kênh liên lạc quốc tế để cảnh báo tàu Mỹ về “khả năng sẽ phải đâm húc để đưa kẻ xâm phạm ra khỏi lãnh hải”.

“Tuyên bố của Liên bang Nga về việc này là sai sự thật”, phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, đại úy Joe Keiley nói. “USS John S McCain không bị ‘trục xuất’ khỏi lãnh thổ quốc gia nào.”

Ông nói Hoa Kỳ “sẽ” không bao giờ cúi đầu trước sự đe dọa hoặc bị ép buộc phải chấp nhận các yêu sách hàng hải bất hợp pháp, chẳng hạn như những yêu sách của Liên bang Nga “.

Những sự cố như vậy trên biển rất hiếm, mặc dù tàu Đô đốc Vinogradov cũng từng liên quan tới một vụ va chạm suýt xảy ra với một tàu tuần dương Mỹ ở Biển Hoa Đông năm ngoái.

Cả Nga và Mỹ đều đổ lỗi lẫn nhau về sự việc đó.

Hai nước thường xuyên cáo buộc bên kia có các cuộc diễn tập quân sự nguy hiểm – trên biển và trên không.

Năm 1988, một tàu của Liên Xô, Bezzavetny, đã “đụng” một tàu tuần dương Mỹ, Yorktown, ở Biển Đen, cáo buộc tàu tuần dương này xâm phạm lãnh hải.

Quan hệ giữa Moscow và Washington vẫn căng thẳng, và Tổng thống Vladimir Putin vẫn chưa chúc mừng chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Hai nước cũng vẫn chưa hoàn tất thỏa thuận vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa họ, sẽ hết hạn vào tháng Hai.

Năm 2017, tàu USS John S McCain liên quan tới một va chạm với một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, khiến 10 thủy thủ thiệt mạng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55069339

Hai vụ nổ ở tỉnh Bamiyan của Afghanistan khiến 14 người thiệt mạng, 45 người bị thương

Tin từ KABUL, Afghanistan – Vào hôm thứ Ba (24/11), các viên chức tỉnh Bamiyan cho biết các vụ nổ ở tỉnh miền trung Afghanistan khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 45 người khác bị thương, khi cộng đồng quốc tế cam kết hỗ trợ Afghanistan tại một hội nghị ở Thụy Sĩ.

Ông Zabardast Safai, cảnh sát trưởng tỉnh, cho biết hai quả bom được giấu ở bên đường trong một khu chợ chính ở thành phố Bamiyan, khiến 12 dân thường và hai cảnh sát giao thông thiệt mạng. Ông Safai cho biết thêm rằng 45 người khác bị thương chủ yếu là từ một nhà hàng và các cửa hàng gần đó.

Hàng chục quốc gia bắt đầu cam kết viện trợ hàng tỷ mỹ kim cho Afghanistan tại hội nghị ở Geneva vào hôm thứ Ba, với hy vọng rằng các cuộc đàm phán hòa bình mới bắt đầu giữa chính phủ và Taliban sẽ chấm dứt gần hai thập kỷ chiến tranh. Bamiyan được coi là quận an toàn nhất của đất nước do vị trí hẻo lánh ở vùng núi trung tâm.

Bộ lạc đa số ở địa phương, người Hazara, chống lại Taliban, chủ yếu là những người Pashtun từng tàn sát hàng nghìn người Hazara trong thời gian họ cai trị. Taliban, lực lượng tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Kabul do nước ngoài hậu thuẫn kể từ khi bị lật đổ vào cuối năm 2001, phủ nhận việc có liên quan đến các vụ đánh bom.

Dân tộc Hazaras chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Shi’ite. Những người Shi’ite thiểu số nhiều lần bị các chiến binh dòng Sunni, đặc biệt là các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan tấn công. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hai-vu-no-o-tinh-bamiyan-cua-afghanistan-khien-14-nguoi-thiet-mang-45-nguoi-bi-thuong/

Israel sẵn sàng cho kịch bản Mỹ tấn công Iran

Hải Lam

Các quan chức cấp cao của Israel hôm thứ Tư (25/11) tiết lộ, quân đội nước này đã nhận được lệnh chuẩn bị cho kịch bản Tổng thống Trump phát động tấn công Iran trong thời gian tới, theo News Max.

Trang Axios cho hay, ngày 25/11, chính phủ Israel đã yêu cầu quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống trên không phải vì họ nhận được thông tin tình báo nào liên quan mà là do các quan chức cấp cao của Israel dự liệu rằng trong trường hợp ông Biden thắng thì sẽ có một khoảng thời gian “nhạy cảm” trước ngày 20/1, ngày nhậm chức tổng thống.

Tuần trước, truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Trump cân nhắc tấn công một cơ sở làm giàu uranium của Iran. Ông Trump đã nêu ra ý tưởng trên với các nhân viên an ninh quốc gia sau khi được báo cáo về việc Tehran đang có kho dự trữ được bổ sung hàng ngày uranium sau làm giàu. Tuy nhiên các quan chức hàng đầu của Washington đã cảnh báo về khả năng leo thang trong khu vực nếu một cuộc tấn công như vậy diễn ra.

https://www.dkn.tv/the-gioi/israel-san-sang-cho-kich-ban-my-tan-cong-iran.html

Đông Nam Á mong đợi gì từ chính quyền Biden đối với Biển Đông?

Trần Nghị

Những lựa chọn chiến lược cho chính quyền mới

Trong bối cảnh Joe Biden, người được cho là tổng thống đắc cử của Mỹ, đang tìm cách xoay xở với tiến trình chuyển tiếp của chính quyền, nhiều học giả chính sách đối ngoại đã bắt đầu thảo luận về những gì mà nước Mỹ có thể và nên làm với mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đang tồn tại nhiều rạn nứt nghiêm trọng.

Khúc mắc chính trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung là những xung đột ở Biển Đông, và người ta cho rằng có nhiều vấn đề mà hai bên đều có thể cân nhắc để có thể tiến tới ổn định bối cảnh khu vực.

Biển Đông là mấu chốt của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung nhằm giành quyền thống trị khu vực và điều này khó có thể thay đổi. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ duy trì cách tiếp cận “đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc bằng cách sử dụng vũ lực quyết đoán hơn”. Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Mỹ đang tích cực xây dựng “các năng lực… chúng ta cần ngăn chặn Trung Quốc cố tình kích động một cuộc đối đầu nghiêm trọng”.

Bối cảnh hiện tại được đánh giá là nhiều rủi ro. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ Mỹ-Trung nói chung và tại Biển Đông nói riêng đã xấu đi nhanh chóng. Cả hai quốc gia leo thang căng thẳng với những luận điệu hiếu chiến và hành động quân sự, đẩy mối quan hệ song phương vào tình thế tiến thoái lưỡng nan do thiếu lòng tin. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố sẵn sàng đáp trả và không bên nào sẵn lòng lùi một bước để giảm căng thẳng. Trên thực tế, Trung Quốc còn được cho là đã dự tính và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ ở Biển Đông là cùng với các quốc gia trên thế giới chống lại các yêu sách lãnh thổ biển sai trái của Trung Quốc. Trong đó, các quốc gia ASEAN đóng vai trò then chốt. Quan điểm công khai và quyết liệt hơn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc có thể đã ngăn chặn hiệu quả việc Trung Quốc chiếm thêm các thực thể biển, nhưng sự răn đe này không ngăn chặn hiệu quả việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ đã kiểm soát. Trong 4 năm qua, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không (HQ-9B) và hệ thống tên lửa hành trình chống hạm (YJ-12B và YJ-62) bố trí ngày càng nhiều máy bay chiến đấu Shenyang J-11 và máy bay ném bom Xian H-6 trên một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc kiểm soát. Việc quân sự hóa này giúp Trung Quốc có thể vươn ra Thái Bình Dương, trong phạm vi mục tiêu là các lãnh thổ và căn cứ của Mỹ. Chính quyền Biden sẽ phải xem xét cách thức ngăn chặn Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các tàu và căn cứ của Mỹ cũng như việc Trung Quốc vươn xa hơn ra Thái Bình Dương. Sự răn đe như vậy về mặt lý thuyết sẽ ngăn cản Trung Quốc chiếm đoạt thêm các thực thể biển và việc bê tông hóa các thực thể quốc gia này đã chiếm đóng, đặc biệt là bãi cạn Scarborough, nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Điều quan trọng là phải đạt được mục tiêu đó vì mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là giành được quyền kiểm soát hiệu quả hầu hết hoặc tất cả các thực thể biển ở Biển Đông. Như vậy, chiến lược cho mục tiêu ngăn cản Trung Quốc sẽ phải liên quan đến việc tăng cường nguồn lực cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và phù hợp với ý định của các bộ trưởng quốc phòng kế nhiệm.

Hỗ trợ cho các quốc gia Đông Nam Á

Các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ gây tổn hại cho khu vực và đã công khai kêu gọi hai cường quốc kiềm chế hơn.

Mỹ cần phát đi tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho các quốc gia Đông Nam Á, cả những nước có liên quan đến tranh chấp và các thành viên khác của ASEAN, tất cả đều đang bị Trung Quốc dụ dỗ bằng kinh tế. Ý định của Trung Quốc là thuyết phục các quốc gia này hợp tác với Trung Quốc thay vì cân bằng giữa Trung Quốc với phía Mỹ. Hiện tại, một số quốc gia thành viên ASEAN nhiệt thành ủng hộ Trung Quốc – bao gồm Campuchia, quốc gia dường như đang cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình – hoặc nghiêng về Trung Quốc, bao gồm cả Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Nếu Trung Quốc có thể thuyết phục một cách hiệu quả các quốc gia ở Đông Nam Á rằng Mỹ không sẵn sàng hỗ trợ họ một cách đáng tin cậy, Mỹ có thể đối mặt với rủi ro các quốc gia này sẽ rơi vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bất chấp sự hiện diện quân sự bền vững, các cam kết liên minh đã nêu và sự ủng hộ đối tác, hồ sơ ủng hộ của chính quyền Trump đối với các quốc gia ASEAN còn yếu. Chính quyền Biden nên thể hiện rõ ràng việc sắp tới sẽ hỗ trợ các đối tác an ninh trong khu vực tăng cường năng lực quân sự của riêng họ, nhiều trong số đó đã lạc hậu, không đủ khả năng chống lại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ có thể cung cấp các chuyển giao quân sự với giá hợp lý hơn cho các quốc gia này, chẳng hạn như máy bay do thám không người lái, thủy lôi, tên lửa chống hạm trên bộ, tàu tên lửa tấn công nhanh và hệ thống phòng không di động. Thông báo gần đây của chính quyền Trump về kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon cho Đài Loan là minh chứng cho việc chuyển giao quân sự tiềm năng như vậy trong khu vực.

Vì Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động, cung cấp và bảo vệ các đảo nhân tạo mà họ xây dựng, Mỹ nên cung cấp hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác an ninh của mình trong khu vực để ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù một số hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát đã được xây dựng và quân sự hóa, nhưng không có sự hỗ trợ về hậu cần các tiền đồn ở xa có thể bị vô hiệu hóa. Do đó, việc tăng cường răn đe bằng cách phản đối có thể làm chậm khả năng tiếp tế của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo mà họ kiểm soát. Một đánh giá năm 2017 về khả năng quân sự trong khu vực cho rằng, về lâu dài, Trung Quốc sẽ không thể thực thi các yêu sách hàng hải của mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nếu các nước láng giềng của họ có thể tham gia vào các chiến lược A2 / AD chống lại Trung Quốc trong khi Mỹ có thể củng cố và hỗ trợ những nỗ lực của các nước ASEAN.

Đánh giá 2017 cũng cho rằng các nước láng giềng của Trung Quốc có thể có năng lực hải quân tốt hơn so với những gì mà mọi người biết. Cụ thể, ở biên giới biển phía Nam (Indonesia và Malaysia) và phía Tây (Việt Nam), các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được năng lực A2 / AD có thể ngăn chặn năng lực chỉ huy trên biển và trên không của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Các quốc gia này đã sở hữu một số năng lực trong đó có tàu chiến được trang bị tên lửa chống hạm, các năng lực trên không và năng lực tàu ngầm. Các năng lực này khi phối hợp cùng với nhau sẽ giúp ngăn chặn hoạt động chỉ huy trên không và trên biển của Trung Quốc đối với những vùng biển tranh chấp này. Việc mở rộng những năng lực này với sự hỗ trợ của Mỹ và các cuộc tập trận chung với các quốc gia này có thể ngăn chặn tốt hơn việc Trung Quốc thực thi các tuyên bố chủ quyền trên biển và quyền kiểm soát các thực thể hàng hải, đồng thời thách thức việc Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát và chỉ huy vùng biển tranh chấp. Mặc dù các thực thể biển do Trung Quốc kiểm soát khó có thể bị đảo lộn, song Mỹ và các đối tác có thể nỗ lực ngăn chặn việc quân sự hóa hơn nữa nếu họ mở rộng khả năng răn đe trong khu vực.

Thiết lập sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các đồng minh của Mỹ

Các đồng minh của Mỹ gồm Nhật Bản, Australia và Ấn Độ – các thành viên của Đối thoại An ninh Tứ giác (Nhóm Bộ tứ) – cũng như Hàn Quốc, Pháp và Anh, nên tiếp tục đóng vai trò ngày càng tăng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc cùng với Mỹ, về mặt quân sự, chính trị và kinh tế. Các đồng minh của Mỹ có thể tham gia các hoạt động triển khai đa quốc gia tới các vùng biển quốc tế ở Biển Đông ngoài các hoạt động tự do hàng hải, đặc biệt là trong các hoạt động chung và tập trận với các bên tranh chấp mà Trung Quốc thách thức.

Các đồng minh này cũng nên xem xét tăng cường hỗ trợ quân sự và kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á để giúp Mỹ duy trì được thế đối trọng với Trung Quốc. Với tư cách là thành viên của “Bộ tứ”, Nhật Bản và Australia đã đẩy mạnh các động thái này, trong khi Hàn Quốc và các đồng minh khác có thể và nên làm theo.

Cho đến thời điểm này, các chiến lược của Mỹ đã phần nào ngăn cản việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa và bành trướng ở Biển Đông và khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Chính quyền Biden nên tiếp tục răn đe một cách đáng tin cậy và quyết đoán các chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông theo nhiều cách. Điều này nghĩa là tiếp tục các hoạt động tự do hải hành và các cuộc tập trận quân sự chung, tạo ra sự hỗ trợ mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn cho các quốc gia Đông Nam Á, sự tham gia nhất quán và nhiều hơn của các đồng minh của Mỹ để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường diễn tập cho các kịch bản chiến tranh và các biện pháp trừng phạt nhắm vào các công ty Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng hoặc quân sự hóa các đảo nhân tạo, hoặc khảo sát các vùng biển của Biển Đông. Mỹ nên thể hiện sự sẵn sàng thông qua các dấu hiệu cho thấy sự quyết tâm và răn đe có giá trị, chuẩn bị cho rủi ro xảy ra giao tranh với tàu Trung Quốc. Chính quyền Biden nên thực hiện nghiêm túc ý định của chính quyền Obama xoay trục sang châu Á, nhưng cũng xem xét tiếp tục theo đuổi một số hành động của chính quyền Trump. Vô hiệu hóa sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông nên là ưu tiên cao nhất của chính quyền mới của Mỹ.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-south-east-asia-expect-from-biden-s-policy-towards-scs-11262020105526.html

Covid-19 : Hàn Quốc có số ca nhiễm mới cao nhất từ đầu mùa dịch

Thanh Hà

Hàn Quốc ngày 26/11/2020 thông báo có 583 bệnh nhân nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất kể từ đầu mùa dịch Covid-19. Đáng lo ngại hơn cả là đà lây lan tăng mạnh cho dù Seoul đã ban hành thêm nhiều biện pháp giãn cách xã hội.

Theo thông tín viên Nicolas Rocca từ Seoul, không loại trừ khả năng chính quyền Hàn Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp ngăn chận đà lây nhiễm.

« Các giới chức Hàn Quốc càng lúc càng lo lắng. Các chỉ số không khả quan chút nào, nhất là không dễ phát hiện các đường truyền nhiễm như trong các đợt dịch trước đây. Lúc trước các ổ dịch rất tập trung ở một số nơi, nhưng giờ đây càng lúc càng đa dạng như các cuộc tụ tập cá nhân, nhà thờ, bệnh viện và kể cả trong quân đội.

Tới nay, khâu tìm kiếm truy dấu các trường hợp tiếp xúc luôn là điểm mạnh của mô hình Hàn Quốc trong việc chống dịch, nhưng làn sóng dịch thứ ba có nguy cơ xóa bỏ những nỗ lực trong hơn 10 tháng qua của các đội truy tìm dấu vết.

Thêm vào đó, tuần tới, khoảng 500.000 học sinh sẽ được triệu tập trong kỳ thi Suneung, tương đương với bằng tú tài của Pháp. Đây thực sự là một thách thức đặt ra cho chính quyền vào lúc số ca nhiễm trong giới trẻ tăng cao. Tuy nhiên chính phủ đã có một kế hoạch chi tiết để hạn chế bớt những hậu quả. Chẳng hạn như số các trung tâm tổ chức thi cử tăng thêm 58 % nhằm bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các thí sinh, lắp đặt tấm nhựa giữa các bàn trong phòng thi và nâng cao khả năng xét nghiệm trong mùa thi lần này.

Dù vậy tỷ lệ lây nhiễm cao tập trung ở các thành phố lớn có thể đe dọa đến khả năng tiếp nhận bệnh nhân tại các phòng hồi sức tích cực. Thí dụ như tại khu vực thủ đô Seoul, hôm Thứ Hai vừa qua, chỉ còn có 25 giường mà thôi ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201126-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-cao-nh%E1%BA%A5t-t%E1%BB%AB-%C4%91%E1%BA%A7u-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch

Mỹ-Trung : Tập Cận Bình chúc mừng Joe Biden

Tú Anh

Cho đến  thứ Tư 25/11/2020, Tập Cận Bình là một trong số rất ít lãnh đạo các nước lớn trên thế giới (Nga, Brazil và Mêhicô) chưa chúc mừng Joe Biden. Sau nhiều tháng chiến tranh thương mại với chính quyền Donald Trump, thông điệp chủ tịch Trung Quốc gửi tổng thống tân cử Mỹ được Tân Hoa xã loan báo vào chiều tối hôm qua với nội dung kêu gọi hợp tác và hòa bình.

Hôm 13/11/2020, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ tuyên bố chung chung « tôn trọng quyết định của người dân Mỹ ».

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

Thông báo của Tân Hoa xã vì đưa ra vào lúc đêm đã khuya tại Trung Quốc nên chẳng ai để ý nếu không có mạng xã hội tại Hoa lục có thói quen theo dõi sao trời (thức khuya). Trên mạng Sina-Weibo (Vi bác-Trung Quốc) tràn ngập những bức ảnh cũ chụp phó chủ tịch Tập Cận Bình và  phó tổng thống Joe Biden nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của lãnh đạo số hai của Mỹ vào năm 2012. Hai người quen biết nhau nhưng chưa đủ để trở thành bạn thân.

Tập Cận Bình không vội vã chúc mừng tổng thống tân cử của Mỹ. Theo bản dịch của tân Hoa xã, bức thư của chủ tịch Trung Quốc dài 12 dòng và nhấn mạnh đến những nỗ lực cần thiết của hai bên hầu gây dựng lại mối quan hệ Mỹ-Trung đã bị sứt mẻ sau hai năm rưỡi chiến tranh thương mại.

Hai nước « cần tránh mọi xung đột hay đối đầu và phải tôn trọng lẫn nhau trong tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi », tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc viết một cách rất ngoại giao.

Một chương trình còn cần phải được triển khai cho dù còn nhiều bất đồng chưa có giải pháp.

Giới công dân mạng của Trung Quốc đặt hy vọng vào Antony Blinken, ngoại trưởng tương lai của Mỹ. Họ lưu ý đến tấm ảnh chụp trên chuyến xe lửa Bắc Kinh –Thiên Tân vào năm 2015 được Antony Blinken lấy làm ảnh đại diện trên tài khoản « Twitter ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201126-m%E1%BB%B9-trung-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-ch%C3%BAc-m%E1%BB%ABng-joe-biden

Ngoại trưởng Trung Cộng sẽ gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Tư (25/11), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên của Bắc Kinh với nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản.

Ông Vương Nghị gặp gỡ ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi vào hôm thứ Ba, nơi họ đồng ý hợp tác về thương mại và chống lại virus coronavirus, nhưng vẫn giữ vững quan điểm về các tranh chấp lãnh thổ, khiến mối lo về vấn đề an ninh chưa được giải quyết. Nhật Bản và Trung Cộng đồng ý nối lại các chuyến công tác bị ảnh hưởng bởi coronavirus trong tháng này và tiếp tục các cuộc đàm phán về các đảo thuộc diện tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Truyền thông Nhật Bản cho biết hai viên chức này không thảo luận về chuyến thăm bị trì hoãn của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tới Tokyo. Chuyến thăm hai ngày của Ngoại trưởng Trung Cộng diễn ra trong bối cảnh thế giới ngày càng lo sợ về sự hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực. Mặc dù chiến lược an ninh của Nhật Bản dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, nhưng quốc gia này cũng theo đuổi lợi ích kinh tế thông qua việc giao thương với Trung Cộng, đối tác thương mại hàng đầu của họ.

Hãng tin Jiji Press đưa tin vào sáng hôm thứ Tư, ông Vương Nghị gặp gỡ Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato trong 30 phút. Theo Jiji, ông Vương Nghị thông báo với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Kato rằng hai quốc gia đang có nhiều vấn đề khác nhau với tư cách là láng giềng, nhưng những vấn đề này cần được giải quyết với sự tôn trọng lẫn nhau. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-trung-cong-se-gap-go-thu-tuong-nhat-ban/

Thăm Hàn Quốc, ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi siết chặt quan hệ

Thụy My

Trong các cuộc gặp các quan chức Hàn Quốc tại Seoul, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay 26/11/2020 nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương. Chính quyền Seoul đang lo ngại bị lâm vào thế kẹt giữa đối tác thương mại lớn nhất và đồng minh quân sự Hoa Kỳ.

Sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Hàn Quốc Kang Kyung Wha, ông Vương Nghị nói với các nhà báo là chuyến thăm của ông trong lúc đại dịch vẫn đang diễn ra chứng tỏ Bắc Kinh coi trọng mối quan hệ với Seoul. Ông kêu gọi hợp tác mạnh mẽ hơn trong nỗ lực chống dịch, trong thương mại và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có gây áp lực lên Seoul để chọn bên, trong bối cảnh Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại, an ninh và các vấn đề khác hay không, ông Vương Nghị nói rằng « Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới ». « Có 190 nước và mỗi nước đều có chủ quyền, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn là láng giềng thân thiết và rất nên thăm viếng nhau nhiều hơn như người thân trong gia đình ».

Ngoại trưởng Trung Quốc đến Seoul sau khi gặp thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, hy vọng hội kiến tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào cuối ngày hôm nay. Tại Tokyo hôm qua, Vương Nghị nói với thủ tướng Suga rằng ông mong muốn hai cường quốc châu Á có quan hệ tốt đẹp và hợp tác chống virus corona, tái thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên đôi bên vẫn bất đồng về chủ quyền biển đảo.

Hàn Quốc cũng mong cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất đã tức giận khi Seoul cho phép Mỹ triển khai hệ thống chống hỏa tiễn hiện đại năm 2016 để đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Hàn Quốc cũng quan ngại trước tình trạng đối đầu Mỹ-Trung về thương mại, an ninh, nhân quyền…khiến Seoul gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng quan hệ.

Cho rằng hệ thống chống hỏa tiễn của Mỹ ở Hàn Quốc có thể điều chỉnh để quan sát Hoa lục, Bắc Kinh đã chèn ép khiến hệ thống siêu thị Lotte nổi tiếng của Hàn Quốc tại Trung Quốc phải đóng cửa, do công ty này bán đất cho chính quyền để bố trí hệ thống trên. Bắc Kinh cũng hạn chế các đoàn khách Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc.

Seoul hy vọng tiếp đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm nay, là dấu hiệu quan trọng cho việc cải thiện quan hệ, nhưng đại dịch đã gây trở ngại. Được hỏi về chuyến thăm của ông Tập, Vương Nghị chỉ vào các khẩu trang mà các phóng viên đang đeo, nói rằng tình hình Covid phải được chận đứng trước đã.

Hàn Quốc vừa ghi nhận thêm 583 ca dương tính với virus corona trong ngày, con số cao nhất kể từ 8 tháng qua. Đợt dịch mới ở thủ đô có nguy cơ xóa đi thành quả đạt được trong thời gian qua.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201126-th%C4%83m-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-quan-h%E1%BB%87

Trung Quốc khẩn cấp gọi điện cho Đức trước tuyên bố ‘có thể cấm dùng Huawei’ của nước này

 Bình luậnNgọc Trân

Theo tờ CNA đưa tin, Đức đang soạn thảo một dự luật an toàn thông tin mới, có thể sẽ loại trừ Huawei khỏi danh sách nhà thầu xây dựng mạng 5G. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tối 24/11, hy vọng Đức và Liên minh châu Âu sẽ “duy trì mở cửa với các công ty Trung Quốc”.

Tờ CNA trích dẫn thông tin chính thức của Trung Quốc đưa tin hôm 25/11 rằng, trước sự việc mạng 5G của Đức có thể loại trừ Huawei, ông Tập Cận Bình đã gọi điện cho bà Merkel kêu gọi duy trì mở cửa. Theo CCTV News – Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin rằng, trong cuộc điện đàm với bà Merkel vào tối 24/11, ông Tập Cận Bình cho biết, kể từ khi bùng phát dịch bệnh Coronavirus (COVID-19) đến nay, Trung Quốc và Đức đã duy trì kết nối thông qua các phương tiện linh hoạt và tiếp tục thúc đẩy hợp tác thiết thực. Ông Tập nói rằng, Trung Quốc đang mở rộng nhu cầu trong nước, điều này sẽ mang lại cơ hội mới cho Đức. “Chúng tôi hy vọng Đức và châu Âu vẫn duy trì mở cửa với các công ty Trung Quốc”.

Bài báo dẫn lời CCTV News cho biết, ông Tập còn nói rằng, Trung Quốc và Đức cần giữ vững sự tôn trọng lẫn nhau, nắm bắt tốt khía cạnh chủ đạo về đối thoại hợp tác và phương thức đôi bên cùng có lợi. Hy vọng cuộc thảo luận mới giữa chính phủ hai nước Trung Quốc – Đức sẽ hoạch định phương thức hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực, cũng như đảm bảo tính toàn cầu và chiến lược hơn trước tình hình phức tạp của quốc tế.

Theo tuyên bố của CCTV News, bà Merkel đã không phản hồi trực tiếp trước “hy vọng Đức và châu Âu vẫn duy trì mở cửa với các công ty Trung Quốc” của ông Tập.

Theo các thông tin được tổng hợp từ Reuters và truyền thông Đức, tờ CNA cho biết, Đức đang soạn thảo dự luật An toàn thông tin 2.0. Bà Merkel và nhiều cơ quan chính phủ của nước này luôn từ chối loại bỏ một số nhà cung cấp viễn thông được chỉ định do yếu tố chính trị. Nhưng Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) – vốn có lập trường ‘diều hâu’ với Bắc Kinh đã yêu cầu đưa nội dung ‘Loại bỏ thiết bị của Trung Quốc ra khỏi mạng 5G của Đức để ngăn ngừa mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia’ vào bản thảo dự luật này. Hiện nội bộ của chính phủ liên minh Đức đang trao đổi về vấn đề này với hy vọng đạt được phương án điều hoà nhất.

Ngọc Trân

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-khan-cap-goi-dien-cho-duc-truoc-tuyen-bo-co-the-cam-dung-huawei-cua-nuoc-nay-107839.html

Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á thông qua đào tạo cảnh sát cho các quốc gia

 Bình luậnNguyễn Minh

Các tài liệu nội bộ tiết lộ, chính quyền Trung Quốc đã điều hành nhiều chương trình đào tạo cảnh sát cho các quốc gia ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Đây là một phần trong chương trình mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở các khu vực.

Một tài liệu nội bộ đề ngày 1/11/2017 cho thấy, Trường Cảnh sát Vân Nam ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã thực hiện 115 khóa đào tạo cảnh sát cho hơn 2.500 nhân viên thực thi pháp luật cho 62 quốc gia đang phát triển từ năm 2002 đến năm 2017.

Tài liệu nhấn mạnh rằng, các khóa đào tạo nhằm thúc đẩy “hợp tác quốc tế về thực thi pháp luật” và “phục vụ chiến lược BRI (Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường) của Trung Quốc” ở các khu vực đó.

BRI là một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn trải dài khắp châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Bắc Kinh nhằm mục đích củng cố ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở những khu vực này.

Tài liệu chỉ ra rằng, các chương trình quốc tế của trường cảnh sát này đã được thực hiện trong 15 năm “dưới sự lãnh đạo vững chắc của Sở Công an tỉnh Vân Nam và Đảng ủy địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc” để đáp ứng nhu cầu của “chiến lược quốc gia” và các yêu cầu chung của cảnh sát Trung Quốc.

Theo tài liệu, các nhiệm vụ giao cho trường này đến từ Bộ Công an, Bộ Thương mại và Chính quyền tỉnh Vân Nam của ĐCSTQ.

Đối với kế hoạch làm việc trong tương lai, tài liệu nêu rằng “xây dựng kết nối mối quan hệ cá nhân” sẽ là yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự.

Tài liệu cũng tiết cho thấy, các dự án nghiên cứu đã được thực hiện trong Trường Cảnh sát Vân Nam bao gồm “Nghiên cứu các cơ chế ngăn chặn ly khai, xâm nhập và lật đổ của các lực lượng thù địch ở các khu vực biên giới Vân Nam”.

Chính phủ đã tiếp tục hợp tác với các quốc gia ASEAN trong những năm gần đây, với việc các quốc gia này vào năm 2016 đã đồng ý thành lập Học viện Thực thi Pháp luật Trung Quốc-ASEAN, do Trường Cảnh sát Vân Nam thiết lập, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Hiệp ước bao gồm việc Trung Quốc cam kết cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn miễn phí cho 2.000 cán bộ thực thi pháp luật của khu vực ASEAN từ năm 2016 đến năm 2020.

Bình luận viên Trung Quốc Li Linyi nhấn mạnh rằng, đồng thời ĐCSTQ đã tăng cường đào tạo cảnh sát cho các nước Đông Nam Á, và việc bắt cóc những người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc ở những khu vực này cũng gia tăng.

Ví dụ, vào năm 2015, chủ cửa hàng sách gốc Thụy Điển Gui Minhai đã mất tích ở Thái Lan, sau đó phát hiện người này bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vì nghi ngờ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Ông là một cổ đông của Causeway Books có trụ sở tại Hong Kong. Cửa hàng này khiến chế độ Trung Quốc phẫn nộ vì những bán những cuốn sách nổi tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ.

Ba nhà hoạt động Trung Quốc khác đã “mất tích” ở Thái Lan kể từ năm 2015, sau đó được phát hiện bị giam giữ ở Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, Xing Jian, một nhà hoạt động người Trung Quốc và là người tị nạn được UNHCR ở Thái Lan chấp nhận, đã bị cảnh sát Thái Lan và Trung Quốc đột kích tại nhà riêng và bị đưa đến trại

giam. Sau đó, anh này đã được trả tự do vì áp lực từ cộng đồng quốc tế. Anh đã chuyển đến New Zealand ngay sau khi được tự do.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bac-kinh-gia-tang-anh-huong-o-dong-nam-a-thong-qua-dao-tao-canh-sat-cho-cac-quoc-gia-107436.html

Diễn đàn An ninh Quốc tế 2020: Chiến lược toàn cầu chống lại mối đe dọa từ ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnNguyễn Minh

Hàng trăm nhà lãnh đạo và chuyên gia chính trị gần đây đã đưa ra chiến lược toàn cầu toàn diện đầu tiên cho các nền dân chủ trên thế giới để đối đầu với những kẻ xâm lược ngày càng hung hăng – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax 2020 (HFX), có tiêu đề “Trung Quốc đấu với Dân chủ: Trận đấu lớn nhất” diễn ra từ ngày 20/11 đến ngày 22/11. Diễn đàn được tổ chức qua trực tuyến trong năm nay do tác động của virus Corona Vũ Hán. Diễn đàn diễn ra khi thế giới thức tỉnh trước thực tế rằng ĐCSTQ chưa bao giờ là bạn của các nền dân chủ.

“Sự thay đổi trong thái độ của người dân đối với Trung Quốc trong năm 2020 là sự thay đổi cụ thể từ sự tin tưởng rằng một Trung Quốc năng động về kinh tế sẽ tiến tới nhiều tự do hơn cho người dân, sang thành sự hiểu biết mới đó là ĐCSTQ thực chất là virus làm hại toàn thế giới”, Chủ tịch Peter Van Praagh của HFX viết.

Ông Van Praagh cho biết, thách thức thực sự không còn là việc tìm cách phối hợp với một Trung Quốc do những kẻ chuyên quyền cai trị, mà là các chính phủ dân chủ trên thế giới hợp tác hiệu quả cùng nhau để đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Theo đặt hàng của HFX, Ipsos Public Affairs đã thực hiện một cuộc thăm dò độc quyền, với công dân từ 28 quốc gia đánh giá tác động dự kiến ​​của Trung Quốc đối với các vấn đề thế giới trong thập kỷ tới. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy, danh tiếng toàn cầu của Trung Quốc đang suy giảm nghiêm trọng. Tính đến tháng 9/2020, 42% số người tham gia đánh giá tích cực về Trung Quốc, giảm 11% so với cùng tháng năm 2019 và giảm 16% so với năm 2017.

HFX đã tham khảo ý kiến ​​của 250 chuyên gia để xây dựng một cuốn sổ tay nhằm thiết lập sự hiểu biết chung cho các nền dân chủ chống lại ĐCSTQ. Các chuyên gia từ khoảng 30 quốc gia đều đồng ý rằng, ĐCSTQ đang và sẽ vẫn tiếp tục bản chất độc tài của nó trong tương lai gần và rằng nó gây ra những mối đe dọa cho thế giới trên nhiều bình diện.

“Tất cả các tổ chức nhân quyền hàng đầu đều chứng thực rằng sự áp bức đang gia tăng ở Trung Quốc, nhưng rõ ràng là tham vọng của ĐCSTQ không dừng lại ở biên giới Trung Quốc”, theo nội dung trích từ cuốn sổ tay của HFX.

Tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ, được hỗ trợ bởi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, nhằm mục đích biến thế giới thành nơi trú ẩn an toàn cho chủ nghĩa độc tài.

Và ĐCSTQ sở hữu một kho công cụ lớn để giúp nó đạt được mục tiêu của mình.

Trong nước, Trung Quốc sử dụng kiểm duyệt internet, tuyên truyền và giám sát để kiểm soát công dân, đồng thời tiêu diệt những người bất đồng chính kiến ​​với chế độ này. ĐCSTQ điều hành các trại cải tạo để giám sát các nhóm thiểu số như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Trên bình diện quốc tế, các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ đô-la của Trung Quốc, thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, được ĐCSTQ sử dụng nhằm có được chỗ đứng ở các lãnh thổ nước ngoài. Các công ty lớn như Huawei đã được ĐCSTQ sử dụng để tăng cường những thiếu sót về công nghệ và tài trợ cho các hoạt động gián điệp mạng và gây tầm ảnh hưởng của chế độ này.

Sổ tay HFX tổng hợp những thực hành hay hoạt động làm suy yếu các giá trị và cuộc sống dân chủ:

Bỏ qua những nỗ lực của [ĐCSTQ] Trung Quốc nhằm can thiệp vào các xã hội dân chủ,

Đệ trình, cộng tác hoặc tham gia bất kỳ hoạt động kiểm duyệt hoặc tự kiểm duyệt nào đối với các ý tưởng, tác phẩm, nỗ lực nghệ thuật hoặc tuyên bố liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động liên quan đến công nghệ hoặc trao đổi hỗ trợ và tiếp tay cho sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân của [quốc gia] mình,

Không phản đối những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa việc quản trị toàn cầu về internet và các tiêu chuẩn công nghệ phù hợp với các giá trị và tham vọng độc tài của chính họ,

Hỗ trợ hoặc tham gia vào bất kỳ hình thức trừng phạt nào đối với bất kỳ ai có hành vi chỉ trích Trung Quốc,

Không ủng hộ những người có tư tưởng dân chủ và các chính phủ trên toàn thế giới đang đối mặt với áp lực hoặc sự đe dọa từ ĐCSTQ,

Cố ý mua hoặc kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ của Trung Quốc được làm từ lao động cưỡng bức hoặc đó là kết quả của các hoạt động tội phạm như làm  hàng giả hoặc trộm cắp tài sản trí tuệ.

Đối tượng duy nhất mà Bắc Kinh đáp ứng là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/dien-dan-an-ninh-quoc-te-2020-phat-trien-chien-luoc-toan-cau-dau-tien-chong-lai-cac-moi-de-doa-tu-dcs-trung-quoc-107416.html

Philippines cho rằng ASEAN đoàn kết có thể ngăn chặn xung đột ở biển Đông

Tin từ MANILA, Philippines – Vào hôm thứ Tư (25/11), một viên chức an ninh hàng đầu của Philippines cho biết căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng do một cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ – Trung Cộng. Cuộc đối đầu này có thể được kiểm soát, chỉ khi các nước Đông Nam Á cùng nhau đứng lên để ảnh hưởng đến hiện trạng này.

Tại một diễn đàn an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bị vướng vào một cuộc chiến tranh giành sức ảnh hưởng trong khu vực, nhưng hiệp hội có thể nỗ lực hơn để bảo đảm sự ổn định và nên đưa ra một cách tiếp cận chung.

Những bình luận của ông Lorenzana thẳng thừng một cách bất thường đối với một bộ trưởng thuộc khối 10 thành viên, vốn hiếm khi đồng lòng lên tiếng chống lại sự quân sự hóa hoặc các hành động gây hấn, với một số quốc gia lo sợ về việc khiến Bắc Kinh hoặc Washington phẫn nộ. Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam có các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn với Trung Cộng, và tất cả các nước trừ Brunei đều dính líu tới các cuộc tranh chấp với các tàu Trung Cộng trong năm nay.

Trung Cộng tuyên bố rằng họ có chủ quyền lịch sử đối với chín phần mười Biển Đông. Họ không công nhận một phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 làm vô hiệu những tuyên bố đó. Ông Lorenzana cho biết vấn đề này là trọng tâm trong các cuộc thảo luận kể từ tháng 5 với những người đồng cấp ở Nhật Bản, Trung Cộng, Úc, Pháp và Hoa Kỳ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/philippines-cho-rang-asean-doan-ket-co-the-ngan-chan-xung-dot-o-bien-dong/

Người Thái Lan biểu tình phản đối việc nhà vua sở hữu quá nhiều tài sản

Tin Bangkok, Thái Lan – Vào thứ Tư, 25 tháng 11, hàng ngàn người biểu tình Thái Lan đã tập trung bên ngoài ngân hàng cho vay lớn nhất quốc gia, nơi Vua Maha Vajiralongkorn là cổ đông lớn nhất, nhằm yêu cầu hoàng gia phải minh bạch và có trách nhiệm nhiều hơn.

Theo tổ chức Free Youth, một trong các nhóm biểu tình, cuộc biểu tình bên ngoài ngân hàng thương mại Siam là nhằm đòi lại các tài sản thuộc về người dân và đất nước. Ngân hàng đã phải đóng cửa trụ sở chính, sau khi người biểu tình đổi địa điểm tập trung vào phút chót. Trước đó, người biểu tình định tụ tập tại Văn phòng tài sản hoàng gia, tuy nhiên, cảnh sát đã dựng rào chắn xung quanh khu vực, và ra lệnh cấm tụ tập trong vòng bán kính 150 mét xung quanh cơ quan này.

Người biểu tình muốn chính phủ phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân của nhà vua và tài sản chung của hoàng gia, và đặt số tài sản chung này dưới sự quản lý của Bộ Tài Chính. Người biểu tình cũng muốn giảm ngân sách chính phủ cấp cho hoàng gia, trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan đang bị ảnh hưởng nặng vì đại dịch.

Cũng vào thứ Tư, hàng trăm người trung thành với hoàng gia đã tuần hành tại khu vực khác của thủ đô Bangkok. Thủ Tướng Prayuth Chan-o-cha, người cho đến nay vẫn từ chối lời kêu gọi từ chức, vào tuần trước đã đe dọa sẽ mạnh tay với người biểu tình. Ít nhất 12 lãnh đạo biểu tình đã bị cảnh sát triệu tập, với cáo buộc xúc phạm hoàng gia. Các nhà lập pháp Thái Lan vào tuần trước đã bỏ phiếu để mở đường cho việc điều chỉnh hiến pháp, nhưng vẫn từ chối mọi đề nghị thay đổi có liên quan đến quyền lợi của hoàng gia. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nguoi-thai-lan-bieu-tinh-phan-doi-viec-nha-vua-so-huu-qua-nhieu-tai-san/

Virus corona : Malaysia chuẩn bị xét nghiệm toàn bộ lao động nhập cư

Thụy My

Vào đầu tuần này, Malaysia phát hiện có trên 2.000 lao động nhập cư xét nghiệm dương tính với virus corona tại 27 nhà máy của Top Glove, nhà sản xuất găng tay latex hàng đầu thế giới. Để cố gắng ngăn chận đợt dịch mới, Malaysia quyết định cho xét nghiệm toàn bộ 1,7 triệu lao động người nước ngoài, một công việc quy mô, đầy khó khăn.

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux cho biết thêm chi tiết :

« Họ đến từ Bangladesh, Indonesia, Philippines hay Miến Điện. Họ làm những việc mà người Malaysia gọi là « 3 D » tức « dirty, dangerous, difficult » (dơ bẩn, nguy hiểm, khó khăn). Hơn nữa, họ còn rất dễ bị nhiễm virus corona khi sống trong những nhà trọ, thường là ở gần các nhà máy hay những nông trại trồng cọ dầu.

Để ngăn chận virus lan tràn ra các cộng đồng lúc gần đây, chính quyền Malaysia loan báo sẽ bắt buộc 1,7 triệu lao động nhập cư phải đi xét nghiệm, và sẽ trừng phạt những người sử dụng lao động không cung ứng được những điều kiện sống khả dĩ cho công nhân. Tiền phạt là 10.300 euro cho mỗi người lao động phải sống trong cảnh chen chúc.

Các biện pháp này tuy triệt để nhưng khó thể áp dụng trong thực tế, vì gần một phần ba lao động nhập cư không có giấy tờ, đang lo ngại, sau khi chính quyền đã trục xuất hơn 1.000 người vào mùa hè. Một phóng sự của Reuters về đảo Bornéo cho biết một số phải trốn dưới gầm nhà hay trong rừng rậm khi nghe tiếng còi xe cấp cứu. »

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201126-virus-corona-malaysia-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-nh%E1%BA%ADp-c%C6%B0

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.