Tin khắp nơi – 22/11/2020
Mỹ – Hàn: Seoul và Washington hợp tác phòng thủ không gian – Tú Anh
Tham mưu trưởng Không Quân Hàn Quốc và tư lệnh Lực Lượng Không Gian Hoa Kỳ đồng ý tăng cường hợp tác để đương đầu với những mối đe dọa mới. Đó là kết quả chuyến viếng thăm 5 ngày của tướng Hàn Quốc Lee Seong Yong tại Hawaii, nơi đặt bộ chỉ huy của US Space Forces, Lực Lượng Không Gian Mỹ mới thành lập và bộ tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.
Tin này mới được Không Quân Hàn Quốc thông báo hôm nay 22/11/2020 khi chuyến viếng thăm của tướng Lee Seong Yong kết thúc. Trong cuộc họp diễn ra tại Hawaii hôm thứ Năm 19/11 với tư lệnh Lực Lượng Không Gian Mỹ John Raymond, tham mưu trưởng Không Quân Hàn Quốc Lee Seong Yong đề nghị với đồng minh lập một kênh tham vấn thường xuyên giữa Không Quân Hàn Quốc và Lực Lượng Không Gian Mỹ để trao đổi nhân sự, hợp tác kỹ thuật và chia sẻ thông tin.
Cụ thể, tướng Lee yêu cầu phía Hoa Kỳ nhận thêm sĩ quan phi công Hàn Quốc vào các chương trình huấn luyện hành quân của Mỹ về phòng thủ không gian để hai bên có thể hợp tác hiệu quả hơn khi tình hình đòi hỏi. Hai bên đã đồng ý về tầm quan trọng chia sẻ thông tin và thảo luận về các biện pháp cải tiến liên lạc giữa hai hệ thống theo dõi không gian của hai đồng minh.
Mỹ – Đài Loan : Thỏa thuận hợp tác kinh tế, công nghệ và y tế
Tú Anh
Hoa Kỳ và Đài Loan ký một thỏa thuận thiết lập hội nghị kinh tế thường niên trong 5 năm bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Theo Reuters và truyền thông Đài Loan, Hội nghị Đối Thoại Đối Tác Kinh Tế Thịnh Vượng Đài Loan-Mỹ lần thứ nhất diễn ra vào chiều thứ Sáu 20/11/2020 đã nhanh chóng đi đến kết quả. Hai bên ký bản ghi nhớ (bị vong lục) gồm 7 lãnh vực hợp tác song phương như kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, 5G, an ninh viễn thông …
Một trong những ưu tư của Đài Loan đã được Washington chấp thuận : Đài Loan sẽ « cung ứng cho Hoa Kỳ trang thiết bị hệ thống bán dẫn », được xem là sự hợp tác chiến lược quan trọng nhất. Thỏa thuận hợp tác kinh tế được triển hạn cứ 5 năm 1 lần.
Cuộc họp dài 7 giờ đồng hồ, diễn ra tại Hoa Kỳ nhưng qua cầu truyền hình vì lý do đại dịch. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, Keith Krach, đại diện cho phía Mỹ. Dẫn đầu phái đoàn Đài Loan là thứ trưởng kinh tế Trần Chính Kỳ, theo truyền thông Đài Loan.
Chính quyền Donald Trump trong những tuần lễ cuối cùng không ngừng hỗ trợ Đài Loan trên mọi mặt. Theo Reuters, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp tuyên bố tin tưởng chính phủ Joe Biden sẽ theo đuổi cùng một chính sách.
Biểu tình chống thịt heo Mỹ nhập khẩu
Trong chiều hướng hợp tác có qua có lại, Đài Loan mở cửa thị trường nhập thịt heo của Mỹ. Thế nhưng, hôm nay, hàng ngàn người, theo lời kêu gọi của Quốc Dân đảng, biểu tình phản đối tại Đài Bắc. Một số nông gia Mỹ vẫn sử dụng ractopamine để làm tăng nạc. Hóa chất này bị cấm ở Châu Âu và tại Đài Loan, nhưng vẫn được sử dụng tại Mỹ.
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Và Trung Cộng tại Việt Nam
xảy ra “khẩu chiến” trên Facebook
Tin Vietnam.- Vào ngày 20 tháng 11 năm 2020, trên hai trang Fanpage của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn và Toà Đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội đã xảy ra cuộc “khẩu chiến” gay gắt.
Sự việc bắt đầu vào lúc khoảng 11 giờ trưa 20 tháng 11, giờ Việt Nam khi trang Fanpage của Toà đại sứ Hoa Kỳ dẫn lại lời của ông David R. Stiwell, phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong buổi thảo luận trực tuyến về Trung Cộng của Viện Hoover với nội dung nói, “Đảng Cộng sản Trung Cộng ngày nay nay có quan điểm thù địch với các nước láng giềng, Hoa Kỳ
cũng như phần lớn các nước còn lại. Mục đích của đảng Cộng sản Trung Cộng không phải vì sự ổn định hoặc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia tôn trọng luật pháp”.
Khoảng 9 tiếng sau khi thông tin trên được đăng công khai trên mạng xã hội, phía Trung Cộng đã “đăng đàn” đáp trả lại nhận định của phía Hoa Kỳ. Phía Toà Đại sứ Trung Cộng cho rằng, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dùng ngôn luận công kích đảng Cộng sản Trung Cộng.
Và Toà Đại sứ Trung Cộng không thừa nhận những nhận xét của phía Hoa Kỳ mà chỉ xem đó là những lời được chế ra từ một số chính khách Mỹ nên đây chỉ là những lời nói dối, công kích ác độc đối đảng Cộng sản Trung Cộng, nhằm cổ xuý đối đầu ý thức hệ, bộc lộ thành kiến ý thức hệ nghiêm trọng, và tư duy bá quyền ăn sâu bén rẽ của một số người Mỹ.
Phía Trung Cộng kiên quyết phản đối sự điên cuồng của các viên chức Hoa Kỳ. Và cho rằng, hành động trên của phía Hoa Kỳ chỉ làm cho người dân Trung Cộng càng tin, càng ủng hộ nhà cầm quyền Trung Cộng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/toa-dai-su-hoa-ky-va-trung-cong-tai-viet-nam-xay-ra-khau-chien-tren-facebook/
Liệu Hoa Kỳ có tái đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP?
Nguyễn Quang Duy
Tổng thống Donald Trump sau khi lên nhậm chức đã nhanh chóng ký quyết định rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nay nhìn trở lại cuộc tranh cử 2016, tôi tin rằng nếu giả sử bà Hillary Clinton thắng cử, bà cũng khó có thể đưa nước Mỹ gia nhập TPP.
Nhìn vào hệ thống chính trị Mỹ, từ vai trò của Tổng thống đến vai trò của Quốc Hội trong việc hoạch định chiến lược và chính sách ngoại thương chúng ta sẽ thấy rằng bất kỳ ai thắng cử năm 2020 cũng không thể đưa Mỹ quay trở lại Hiệp Định CPTPP.
Tổng thống thương thuyết, Quốc Hội biểu quyết.
Tổng thống là người đại diện cho nước Mỹ, nên có thẩm quyền thương thuyết các hiệp định thương mãi quốc tế, còn các Thượng nghị sĩ và Dân biểu QH là người đại diện cho tiểu bang và địa phương là những người quyết định phê chuẩn.
Mỗi hiệp định ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi tiểu bang, của mỗi địa phương, mỗi cách khác nhau.
Nên nếu phía Hành pháp, tức Tổng thống muốn một hiệp định được Quốc Hội phê chuẩn phải thuyết phục được cử tri Mỹ hiệp định đó có mang lại lợi ích thiết thực cho nước Mỹ và không để một tiểu bang hay một địa phương nào bị thua thiệt một cách quá đáng.
Vì sao Hiệp định TPP bị cử tri Mỹ chống đối?
Hiệp Định TPP nằm trong nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm gia tăng hợp tác kinh tế với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao vây kinh tế và giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Nhưng cái giá phải trả là công ăn việc làm của công nhân Mỹ sẽ lọt vào tay các quốc gia nơi mà công nhân ít được bảo vệ bởi hệ thống chính trị và bởi các nghiệp đoàn, công nhân được trả đồng lương rẻ mạt nên giá thành sản phẩm sản xuất rất thấp.
Ngay khi Tổng thống Obama bắt đầu ngồi vào bàn thương thuyết TPP đã bị nhiều Thượng nghị sĩ và Dân biểu Hạ viện thuộc cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa công khai chống đối.
Tổng Liên đoàn Lao động và Đại hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ (The American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations) là tổ chức đại diện cho người lao động lớn nhất ở Mỹ cũng công khai chống đối ngay từ những ngày đầu thương thuyết.
Đến cuộc Bầu cử giữa kỳ 2010 đảng Dân chủ mất Hạ viện, đến bầu cử giữa kỳ 2014 đảng Dân chủ mất luôn Thượng viện, thương thuyết TPP hoàn tất nhưng không được Quốc hội do đảng Cộng hòa chiếm đa số mang ra thảo luận.
Vì thế, xin nhắc rằng trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 cả ông Trump lẫn bà Clinton đều cam kết nếu họ thắng cử họ sẽ hủy bỏ mọi thương thuyết của Chính phủ Obama về Hiệp định TPP.
Giả sử bà Clinton thắng cử năm 2016 nhưng lưỡng viện Quốc hội do đảng Cộng hòa nắm sẽ khó thêm qua TPP.
Muốn hiểu rõ lý do cử tri Mỹ và Quốc uội Mỹ không ủng hộ TPP cần hiểu rõ hai chiến lược ngoại thương khác của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua: (1) chiến lược tự do thương mại quốc tế và (2) chiến lược thương mại với Trung Quốc.
Chiến lược tự do mậu dịch quốc tế
Từ thập niên 1960, lý thuyết kinh tế tân tự do bắt đầu được giới khoa bảng Mỹ đưa ra thảo luận.
Lý thuyết này lấy tự do thương mại quốc tế làm động năng giúp san bằng cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới.
Những nhà khoa bảng và chính trị gia mơ ước tự do thương mại quốc tế chuyển đổi thế giới ngày một tự do hơn, các nước nhỏ trở nên dân chủ hơn nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà không cần đến sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.
Từ thời Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter và Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan các chính trị gia Mỹ bắt đầu chịu ảnh hưởng của lý thuyết tân tự do.
Hai vị Tổng thống trên bắt đầu những cải cách kinh tế gồm tư nhân hóa các dịch vụ công cộng, bãi bỏ rào cản đầu tư và mậu dịch, cho phép nước ngoài được tham gia thị trường Mỹ cạnh tranh với các công ty Mỹ.
Tổng thống Reagan và Tổng thống Bush (cha) đã bắt đầu thương lượng tự do hóa thương mại Bắc Mỹ, Mexico, Canada và Hoa Kỳ.
Tổng thống Clinton là người đã khai sinh Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, khiến hàng hóa từ Mexico đổ vào nước Mỹ làm hằng triệu công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp.
Cử tri từ những tiểu bang và địa phương có nền kinh tế dựa vào công nghiệp đã trừng phạt ông Clinton nên ngay trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1994, đảng Dân Chủ mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện.
Lần đầu tiên trong vòng 40 năm đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ Viện và đảng Cộng hòa liên tục giữ cả hai viện trong sáu năm còn lại của Tổng Thống Clinton.
Chiến lược đối phó với Trung Quốc
Tổng thống Clinton một tín đồ của trường phái tân tự do tin rằng khi mở cửa chào đón Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật chung, đôi bên cùng có lợi, Bắc Kinh sẽ từng bước dân chủ hóa thể chế và như thế thế sẽ mang lại tự do và hòa bình cho toàn thế giới.
Dựa trên niềm tin đó ông Clinton đã thuyết phục được lưỡng viện Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa ban cho Bắc Kinh quy chế Tối Huệ Quốc, mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc đổ vào nước Mỹ.
Năm 2001, Mỹ chấp nhận Bắc Kinh tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng thay vì tôn trọng luật chung, cạnh tranh tự do và công bằng với Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng các chiến thuật như thao túng tiền tệ, thuế quan, hạn ngạch nhập cảng, trợ cấp nhà nước, bán phá giá, tấn công mạng, trộm cắp trí tuệ và gián điệp kinh tế.
Trung Quốc đã giết chết các công ty công nghệ Mỹ, xâm chiếm và thống trị thị trường Mỹ, buộc nước Mỹ lệ thuộc vào hàng hóa và chuỗi cung ứng của Trung Quốc, khiến nước Mỹ càng ngày càng lụn bại, tầng lớp công nhân Mỹ ngày càng khốn khó.
Tổng thống George W. Bush (con) nhận ra hiểm họa của Bắc Kinh nhưng phải tập trung vào chiến tranh chống khủng bố ở Trung Đông, nên Trung Quốc ngày càng vươn lên về kinh tế và ảnh hưởng đến chính trị thế giới.
Tổng thống Barack Obama đã dành suốt 8 năm trong vai trò Tổng thống thương thuyết Hiệp Định TPP nhằm chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh, nhưng kết quả được trình bày ở phần trên.
Tổng thống Trump đối đầu trực diện với Bắc Kinh
Cử tri thuộc tầng lớp công nhân ở các tiểu bang công nghệ Đông Bắc nước Mỹ đã không tin lời hứa ngừng thương thuyết Hiệp Định TPP của bà Clinton, nên trong cuộc bầu cử 2016 đã bỏ đảng Dân Chủ và bầu cho ông Trump giúp ông thắng cử Tổng thống.
Ông Trump đảo ngược các chiến lược thương mại quốc tế trước đây với Bắc Kinh, một mặt trực diện đối đầu nhằm làm suy yếu Trung Quốc, mặt khác xây dựng công nghệ Mỹ vừa có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc vừa tạo công ăn việc làm cho tầng lớp công nhân Mỹ.
Trước đại dịch, chính sách kinh tế của ông Trump giúp nước Mỹ liên tục phát triển kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 50 năm, lương trung bình người lao động liên tục gia tăng và các tiểu bang dựa vào công nghệ từng bước được phục hồi.
Nhưng ông Trump một lượt phá vỡ cả hai chiến lược thống trị nước Mỹ 50 năm qua: tự do thương mại quốc tế và ngoại thương với Trung Quốc nên ông gặp nhiều chống đối, từ các chính trị gia cả Cộng hòa lẫn Dân chủ, giới công chức hành chánh, thành phần khoa bảng, giới truyền thông, đến giới tư bản, các nhóm lợi ích, những người được hưởng lợi từ toàn cầu hóa và buôn bán với Bắc Kinh.
Ông Trump đã phá vỡ giai đoạn đầu “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình đến năm 2050 sẽ trở thành siêu cường thống lĩnh toàn cầu và ngăn chặn sáng kiến “Vành Đai Con Đường”.
Ông cũng liên tục nhắc cử tri Mỹ nhận thức được mối hiểm họa của đảng Cộng sản Trung Hoa với Mỹ và thế giới, nên nếu ông Trump thắng cử đương nhiên ông sẽ tiếp tục chiến lược đối đầu với Bắc Kinh.
Còn nếu ông Biden thắng cử…
Ông Joe Biden là một chính trị gia chuyên nghiệp với 47 năm kinh nghiệm nghị trường, năm 2000 trong vai trò thượng nghị sĩ, ông đã ủng hộ việc ban Tối Huệ Quốc cho Bắc Kinh và cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tạo mối quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn giữa Mỹ với Trung Quốc.
Nhưng tình hình nay đã thay đổi, nếu ông Biden được khẳng định thắng cử, chiến lược đối đầu với Bắc Kinh sẽ vẫn giữ nguyên, nội việc thuế quan Mỹ đánh trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc muốn tháo gỡ cũng cần một thời gian dài thương thuyết và chưa chắc ông Biden sẽ đáp ứng được nguyện vọng từ các nghành kỹ nghệ hưởng lợi từ chính sách này.
Từ năm 2008-16, trong vai trò là phó tổng thống và chủ tịch Thượng Viện, ông Biden ủng hộ Hiệp định TPP, nên trước việc Trung Quốc và 14 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhiều người nghĩ ông Biden sẽ thương thuyết gia nhập Hiệp Định CPTPP.
Nhưng như tôi đã trình bày bên trên chính cử tri đã quyết định việc Mỹ rút khỏi Hiệp Định TPP, nhiệm kỳ 2021-23 cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện chỉ hơn kém nhau vài ghế nên việc quay trở lại Hiệp Định CPTPP là một cú mạo hiểm chính trị cho cả ông Biden lẫn cho đảng Dân chủ.
Chính phủ Biden có rất nhiều chính sách kinh tế nội trị cần được Quốc Hội thông qua, như chính sách “Mua hàng Mỹ” (buy Americans) Chính phủ Biden dự định sẽ mua thêm 400 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sản xuất tại Mỹ, tạo công ăn việc làm cho công nhân Mỹ.
Nếu trong kỳ bầu cử Thượng Viện tại Georgia ngày 5/1/2021 sắp tới đảng Cộng hòa thắng và giữ được Thượng Viện thì với chủ trương tự do kinh doanh và giảm chi phí chính phủ, liệu Thượng Viện có thông qua ngân sách để ông Biden thực hiện chính sách này?
“Mua hàng Mỹ” là một chính sách bảo trợ công nghiệp, nội việc đề ra chính sách đã cho thấy ông Biden không còn tha thiết với tự do thương mãi quốc tế mà muốn quay lại bảo vệ kỹ nghệ nước Mỹ.
Nhưng nếu ông Biden tiến hành việc tái thương thuyết gia nhập Hiệp định CPTPP thì cũng là chuyện “chính trị quốc tế” như đã trình bày bên trên khi Chính phủ Obama thương thuyết TPP.
Tóm lại, giới bình luận thường tập trung vào vai trò của Tổng thống Mỹ, mà quên đi vai trò của Quốc Hội trong việc hoạch định chiến lược và chính sách, hiểu rõ hệ thống chính trị Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan hệ ngoại giao, ngoại thương, quốc phòng giữa Mỹ và các quốc gia trên thế giới, gồm cả khó khăn cho việc quay lại CPTPP.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Úc.
Mỹ cho phép dùng kháng thể điều trị Covid-19
Thanh Hà
Ngày 21/11/2020, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng thuốc của tập đoàn Regeneron để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Quyết định được đưa ra khẩn cấp trong lúc số người nhiễm virus corona trên toàn quốc đã vượt ngưỡng 12 triệu và trong vòng 24 giờ, có thêm gần 2.000 ca tử vong.
Theo thống kê ngày 21/11 của đại học Johns Hopkins, trong vòng 24 giờ Mỹ có thêm gần 164.000 bệnh nhân Covid-19. Tình hình nghiêm trọng không có dấu hiệu thuyên giảm : số người phải nhập viện và tử vong vẫn tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, cơ quan FDA cấp tốc cho dùng REGEN-COV2. Đây là hỗn hợp các kháng thể chống Covid-19. Liệu pháp này từng được dùng để điều trị cho tổng thống Donald Trump vào đầu tháng 10/2020.
Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ giải thích thuốc do tập đoàn Regeneron bào chế là một « một kháng thể tổng hợp ». REGEN-COV2 cho phép « giảm thiểu nguy cơ bệnh nhân phải nhập viện, qua đó giảm bớt áp lực mà hệ thống y tế của Hoa Kỳ đang phải đối mặt ».
Regeneron là viện bào chế thứ nhì được phép sử dụng cấp tốc (EUA) các kháng thể chống Covid-19. Trước đó, hôm 09/11/2020, viện bào chế Eli Lilly đã được cơ quan FDA bật đèn xanh cho việc dùng một phương pháp tương tự như Regeneron cho một số đối tượng bệnh nhân trên 65 tuổi mà virus corona có nguy cơ biến chứng, đe dọa tính mạng họ.
Các thông tin về thuốc mới giúp bệnh nhân Covid-19 bình phục và vac-xin của hai viện bào chế Mỹ Pfizer-BioNTech và Moderna hiệu quả đến 95 % đang làm dấy lên hy vọng Hoa Kỳ sớm làm chủ lại được tình hình dịch bệnh. Dù vậy, trong hoàn cảnh Covid-19 vẫn cướp đi sinh mạng của 2.000 người trong một ngày, chính quyền liên bang vẫn kêu gọi dân chúng thận trọng trước mùa nghỉ lễ Tạ Ơn. Thông tín viên đài RFI từ New York, Carrie Nooten, cho biết thêm :
« Hiện tượng dịch bùng trở lại ở khắp nơi là do yếu tố thời tiết, nhưng đồng thời cũng chính vì không có các biện pháp hạn chế sinh hoạt và thiếu các quy định hợp lý nên tất cả các bang đều đang phải trả giá đắt. Chính quyền Trump đang tập trung vào một vị tổng thống cương quyết không thừa nhận thất bại sau bầu cử, không đưa ra bất kỳ một chiến lược nào cho toàn quốc, bất chấp những báo động từ chuyên gia về dịch tễ – bác sĩ Anthony Fauci. Ông cảnh báo trước một làn sóng mới về dịch Covid-19.
Điều này khiến các giới chức y tế tại Hoa Kỳ phập phồng lo ngại khi chỉ còn 6 ngày là đến đợt nghỉ phép dài ngày nhân mùa lễ Tạ Ơn. Đây là đợt nghỉ phép quan trọng nhất ở Mỹ, dân chúng quây quần với gia đình bên một con gà tây, để tưởng nhớ công ơn của những người bản xứ đã cứu sống người hành hương từ chiếc tàu Mayflower đổ bộ lên đất Mỹ năm 1620.
Từ hai ngày qua, Trung Tâm Phòng Chống Dịch Tễ và giới chức trong chính quyền ở các bang đều kêu gọi dân chúng hoãn lại các chương trình du lịch, hủy kế hoạch về thăm gia đình và nhất là tránh di chuyển từ bang này sang bang khác. Tuy nhiên, đây chỉ là lời kêu gọi, mà dường như lời kêu gọi đã được ra hơi muộn. Không chắc là nhiều người dân Mỹ muốn hiểu những lời kêu gọi đó ».
Đơn Pfizer xin sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 đã đến tay FDA
Bình luậnThiện Đức
Hôm 20/11, Pfizer và đối tác BioNTech của mình đã nộp đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để xin phép sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19. Đây là lần đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử phê duyệt của FDA…
Hôm thứ sáu 20/11, Albert Bourla, giám đốc điều hành Pfizer chia sẻ trong một video “Thật tự hào và vui mừng và thậm chí là một chút nhẹ nhõm khi tôi có thể nói rằng yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin COVID-19 của chúng tôi hiện đã nằm trong tay FDA”.
Điều không tưởng có thể thành sự thật
Ông Albert Bourla chia sẻ “Đây là một ngày lịch sử, và là một ngày lịch sử cho khoa học và cho tất cả chúng ta. Chỉ mất 248 ngày kể từ ngày chúng tôi công bố kế hoạch hợp tác với BioNTech đến ngày đệ trình FDA của chúng tôi”.
Bourla cho biết thêm: “Việc nộp hồ sơ tại Hoa Kỳ là một cột mốc quan trọng trong hành trình cung cấp vaccine COVID-19 cho thế giới và giờ đây chúng tôi có một bức tranh toàn cảnh hơn về cả hiệu quả và tính an toàn của vaccine”.
Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) gọi việc nộp đơn của Pfizer lên FDA là một bước phát triển đáng khích lệ, nhưng lưu ý rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác nhận tính an toàn và hiệu quả.
Việc thành công của Pfizer đã đánh dấu bước ngoặt thành công của chiến dịch Operation Warp Speed (Chiến dịch thần tốc), một cách TT Trump thể hiện lời hứa trước công dân Mỹ về đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tính an toàn và hiệu quả của vaccine COVID-19
Theo Pfizer, vaccine thử nghiệm cho thấy tỷ lệ hiệu quả là 95% và không có mối lo ngại nghiêm trọng về độ an toàn. Vaccine này cần tiêm hai liều cách nhau vài tuần, với khả năng bảo vệ 95% khỏi virus ĐCSTQ sau 28 ngày kể từ lần tiêm đầu tiên.
Barbara Alexander, chủ tịch IDSA cho biết, “Mặc dù dữ liệu đáng khích lệ từ vaccine Pfizer / BioNTech COVID-19 thử nghiệm. Nó có thể là một công cụ mới quan trọng chống lại đại dịch virus ĐCSTQ. Tuy nhiên, cần xem xét toàn diện, minh bạch dữ liệu, bao gồm bằng chứng vaccine đã được nghiên cứu trên các quần thể đa dạng (phòng thí nghiệm, động vật, người) và trên nhóm lớn quần thể con người”.
Hôm 19/11, Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm (NIAD), cho biết tại một cuộc họp báo của Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus, quá trình phát triển vaccine được đẩy nhanh nhưng không cắt giảm tính an toàn.
Ông cho biết thêm “Tốc độ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự an toàn, cũng như không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của khoa học. Đó là sự phản ánh những tiến bộ khoa học phi thường trong loại vaccine này, chỉ mất vài tháng trong khi trước đó cùng một số công việc này thực sự phải mất nhiều năm”.
Fauci nhấn mạnh “một cơ quan độc lập gồm những người không thiên vị với bất kỳ ai, kể cả với chính quyền, hay với tôi, hay với các công ty, đã xem xét dữ liệu và khẳng định nó là hợp lý”. FDA và ban cố vấn vaccine sẽ đánh giá đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trước khi đưa ra đồng thuận cuối cùng.
“Vì vậy, chúng ta cần phải chấm dứt bất kỳ khái niệm nào cho rằng điều này đã được làm gấp rút, không phù hợp,” ông nói và nói thêm, “điều này thực sự chắc chắn”.
Đối tượng và sự phân bố vaccine
Đơn đăng ký sử dụng khẩn cấp ứng cử viên vaccine của Pfizer, được gọi là BNT162b2 “sẽ có khả năng cho phép sử dụng vaccine này trong các nhóm dân số có nguy cơ cao giai đoạn 1 ở Hoa Kỳ vào giữa đến cuối tháng 12 năm 2020”. Đó là nhóm các nhân viên tuyến đầu, người cao tuổi đủ tiêu chuẩn, và các nhóm nguy cơ cao.
Pfizer và BioNTech cho biết trong một tuyên bố họ “cam kết phát triển loại vaccine mới này với dữ liệu tiền lâm sàng và tiền lâm sàng đi đầu trong tất cả các quyết định của họ”. Đồng thời, họ sẵn sàng bắt đầu phân phối vắc xin “trong vòng vài giờ sau khi được phép”.
Các công ty cho biết, họ dự kiến sẽ sản xuất tới 50 triệu liều vào năm 2020 và lên đến 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.
Hôm thứ Năm, số ca tử vong trong một ngày do virus CCP lần đầu tiên vượt qua con số 2.000 kể từ cuối tháng 6 tại Hoa Kỳ, trong khi trung bình bảy ngày của các ca nhiễm mới hàng ngày đạt hơn 165.000.
Số lượng bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 đã tăng gần 50% trong hai tuần qua sau khi những người theo ủng hộ ứng cử viên Biden xuống đường ăn mừng khi kết quả bầu cử chưa có thông báo chính thức. Tính đến 20/11, đã hơn 81.000 người nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại các bệnh viện.
Bà Barbara Alexander nhấn mạnh, “Nếu vaccine của Pfizer và BioNTech được cấp phép sử dụng khẩn cấp, các thử nghiệm lâm sàng và thu thập dữ liệu phải được tiếp tục theo dõi ”. Đồng thời, các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên “sẽ vẫn rất quan trọng”.
Thiện Đức
– Theo ET tiếng Anh.
Mỹ ghi nhận mốc 12 triệu người nhiễm COVID-19
Hoa Kỳ hôm 21/11 ghi nhận ca nhiễm thứ 12 triệu, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ đi lại trên khắp cả nước nhân dịp Lễ Tạ ơn sắp tới, phớt lờ cảnh báo của các quan chức y tế về việc làm lây lan thêm virus Corona, theo Reuters.
Hãng tin này cho biết rằng theo số liệu thống kê, Hoa Kỳ đã có hơn 12.010.000 ca nhiễm.
Cho tới nay, hơn 255 nghìn người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.
Theo Reuters, sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm trong thời gian qua đã buộc hơn 20 tiểu bang phải thực hiện các biện pháp giới hạn nghiêm ngặt để ngăn chặn virus Corona lây lan.
Hãng tin này cho biết rằng dữ liệu cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm tăng nhanh và thêm gần một triệu ca nhiễm được ghi nhận chỉ trong chưa đầy 6 ngày qua.
Hơn một triệu người Mỹ đi qua các sân bay trong nước hôm 20/11, gây lo ngại rằng virus Corona sẽ lây lan thêm. Theo Reuters, đây là con số đi lại bằng hàng không nội địa cao thứ hai kể từ khi đại dịch bùng phát, dù quan chức y tế Mỹ khuyến cáo người dân nên ở nhà.
Covid-19: California ra lệnh giới nghiêm
khi số ca nhiễm ở Mỹ chạm 12 triệu
California sẽ bắt đầu lệnh giới nghiêm hôm thứ Bảy, trong nỗ lực hạn chế sự gia tăng việc lây nhiễm virus corona.
Số liệu mới nhất của bang miền Tây hiện còn tồi tệ hơn so với mức đỉnh trước đó trong tháng 8, tờ Los Angeles Times đưa tin.
Trên khắp Hoa Kỳ, số người chết hàng ngày liên quan đến Covid-19 đã vượt qua 2.000 lần đầu tiên kể từ tháng Năm.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, cả nước hiện có hơn 12 triệu ca nhiễm được xác nhận, với hơn 255.000 tử vong.
Đây là số người chết cao nhất trên thế giới.
Khoảng 187.000 ca nhiễm mới đã được ghi nhận trên toàn quốc theo số liệu mới nhất – được công bố thứ Sáu cho ngày hôm trước – đây là mức người bị nhiễm trong một ngày cao nhất của Mỹ từ trước đến giờ.
Một số tiểu bang đã áp đặt các quy định và hạn chế mới về đeo khẩu trang để tìm cách ngăn chặn sự gia tăng, và ở Texas, Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang được triển khai đến thành phố El Paso để hỗ trợ hoạt động của các nhà xác ở đó.
Vì sao một số loại virus gây đại dịch tự động biến mất
Biden: ‘Nhiều người có thể chết’ nếu quá trình chuyển giao bị cản trở
New York áp đặt biện pháp ‘cuối cùng’ để chống làn sóng Covid mới
Covid-19: Các công ty ‘thân hữu’ ở Anh hưởng lợi lớn nhờ cung cấp đồ PPE
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng khuyến cáo người Mỹ nên tránh đi chơi xa nhà trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn ngày 26/11 để ngăn chặn sự gia tăng lây lan.
Lễ Tạ ơn thường được cho là một tuần bận rộn nhất cho du lịch ở Mỹ. Năm ngoái, ước tính khoảng 26 triệu người đi qua các sân bay của nước này trong tuần lễ xung quanh ngày nghỉ lễ.
Hôm thứ Sáu, tin cho biết con trai lớn của TT con trai lớn của TT Donald Trump, Donald Trump Jr, xét nghiệm dương tính với virus corona. “Rõ ràng là tôi đã nhận được” rona “, Donald Trump Jr nói trong một video trên mạng xã hội, nói thêm rằng không có triệu chứng cho đến nay và đang được cách ly.
Phần lớn California phải đối mặt với lệnh ở nhà
California báo cáo một triệu ca nhiễm trong tuần trước, trở thành tiểu bang thứ hai làm như vậy sau Texas.
Giới nghiêm, từ 22:00 giờ đêm đến 5 giờ sáng địa phương sẽ có hiệu lực hôm Thứ Bảy, kéo dài đến ngày 21/12, và cũng có thể được gia hạn nếu cần, theo các nhà chức trách.
Các nhà hàng có thể cung cấp thức ăn mang đi và giao hàng ngoài những giờ này.
Lệnh ở nhà ảnh hưởng đến 41 trong số 58 quận của California, ảnh hưởng hơn 94% dân số tiểu bang. Khoảng 40 triệu người sống ở California, nơi có đông dân nhất ở Mỹ.
Một số quận cũng cảnh báo rằng biện pháp phong tỏa nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Hiện các biện pháp mới nhất không nghiêm ngặt như hạn chế được áp dụng từ tháng 3 đến tháng 5, khi mọi hoạt động kinh doanh và du lịch không cần thiết đều bị cấm.
Những nơi khác, gồm cả Thành phố New York, cũng đang có lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục được phép mở cửa đến 22h, nhưng các trường học đã đóng cửa.
Lệnh giới nghiêm của California do Thống đốc Gavin Newsom thông báo.
Ông viết trong một tuyên bố: “Virus đang lây lan với tốc độ mà chúng ta chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch này, và vài ngày và vài tuần tới sẽ rất quan trọng để ngăn chặn sự gia tăng”.
Theo báo Los Angeles Times, số người nhập viện tăng 61% trên toàn tiểu bang trong hai tuần qua.
Giám đốc Y tế Công cộng Quận Los Angeles, Barbara Ferrer, nói hôm thứ Sáu rằng ”những con số cho thấy tình hình hiện giờ rất tệ.”
Người Mỹ kêu gọi tránh đi du lịch Lễ Tạ ơn
CDC khuyến cáo người Mỹ nên “cân nhắc” tránh đi du lịch và tụ tập trong Lễ Tạ ơn.
Tiến sĩ Henry Walke, người quản lý sự cố Covid-19 của CDC, nói hôm thứ Năm.
Ngày hôm sau, Tổng thống Donald Trump tweet lại lời của Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Jordan: “Đừng phong tỏa đất nước. Đừng áp đặt lệnh giới nghiêm. Đừng đóng cửa trường học. Hãy để người Mỹ tự quyết định. Và ăn mừng Lễ Tạ ơn.”
Tổng thống và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều nói họ phản đối việc áp đặt một cuộc phong tỏa toàn quốc và ủng hộ việc để các bang đưa ra các quy tắc riêng của họ.
Hôm thứ Năm, lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng đã có cuộc họp giao ban công khai đầu tiên sau nhiều tháng. Các thành viên, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence, đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp nhiễm virua corona.
Lực lượng đặc nhiệm nói các cuộc tụ họp trong nhà nên được hạn chế trong vài tuần tới.
Tuy nhiên, hôm thứ Bảy, truyền thông Hoa Kỳ đưa tin là vợ của ông Pence, Karen, đã gửi lời mời các thành viên Câu lạc bộ Quốc hội tham gia một buổi họp mặt ”chụp hình Giáng sinh” tại tư gia của họ vào ngày 9/1.
Cho đến nay, Nhà Trắng cũng từ chối giao tiếp với Joe Biden và chính quyền sắp tới của ông về các chính sách, vì ông Trump từ chối nhượng bộ cuộc tranh cử tổng thống.
‘Lễ Tạ ơn mang đi’: Nhiều người Mỹ vung tiền cho dịp lễ mùa đại dịch
Vào thời điểm này của tháng 11, Serrah Russell, 34 tuổi, thường sẽ gửi hàng tấn tin nhắn khi gia đình cô chuẩn bị bàn việc bếp núc và đóng góp cho bữa tiệc Lễ Tạ ơn.
Nhưng lo ngại về Covid đã hủy bỏ cuộc tụ họp lớn hàng năm của gia đình. Vì vậy, năm nay cô hoàn toàn không nấu ăn, thay vào đó đặt một bữa tiệc Lễ Tạ ơn mang đi.
Cặp vợ chồng trẻ và hai đứa con mới biết đi sẽ mừng Lễ Tạ ơn với bữa tiệc 10 món do Canlis, do đầu bếp từng đoạt giải thưởng tại một nhà hàng cao cấp ở Seattle chế biến với. Nhà hàng này đang cung cấp một video hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước cuối cùng của món gà tây nướng.
“Năm nay tôi cảm thấy nó là một năm như vậy”, Serrah, người trông cậy vào thực đơn thức ăn mang đi của Canlis để đánh dấu những dịp đặc biệt khác trong năm, nói: “Thật ra cũng tốt khi không phải căng thẳng nấu nướng, và chỉ cần hiện diện bên người thân và tận hưởng khía cạnh xum họp của ngày lễ,” cô nói.
‘Lễ Tạ ơn mang đi’
Trong bối cảnh giới chức cảnh báo không nên đi chơi xa nhà, và ở một số nơi cấm các quán bar tụ tập hơn 10 người vì đại dịch, những giới hạn này đã đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của đại dịch lên Lễ Tạ ơn, thường là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Mỹ và tạo ra hàng tỷ đôla cho du lịch và ngành bán thực phẩm.
Trong giới chăn nuôi gia cầm, khả năng các cuộc tụ họp nhỏ hơn trong năm nay có thể làm nhiều đầu bếp bớt trung thành với bữa ăn tối gà tây truyền thống, là điều làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa gà, đặc biệt là gà tây.
Nhưng một số nhà hàng, vốn đã sẵn bị ảnh hưởng bởi những hạn chế về khoảng cách xã hội và mọi người giảm đi ăn ngoài, tình hình này đã tạo ra một cơ hội kiếm tiền, vì số lượng khách ít hơn khiến các gia đình có thể vung tiền cho một bữa ăn được chuẩn bị chuyên nghiệp – ngay cả nó đó là bữa tiệc chỉ được ăn ở nhà.
California ra lệnh giới nghiêm khi 12 triệu người nhiễm Covid ở Mỹ
Biden: ‘Nhiều người có thể chết’ nếu quá trình chuyển giao bị cản trở
New York áp đặt biện pháp ‘cuối cùng’ để chống làn sóng Covid mới
Các gói thức ăn mang đi trong dịp Lễ Tạ ơn đang xuất hiện tại các nhà hàng trên khắp nước Mỹ, khi các đầu bếp từ các tiệm ăn sang trọng được Michelin chấm điểm đến các quán ăn trên đường cao tốc như Cracker Barrel tìm cách tự tái tạo cho thời đại Covid.
Parachute, một nhà hàng người Mỹ gốc Hàn từng được trao sao Michelin ở Chicago, thường sẽ đóng cửa vào kỳ nghỉ này, tận hưởng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi sau một trong những tháng bận rộn nhất.
Nhà hàng cũng đóng cửa năm nay, nhưng khách hàng có thể đến mua tiệc lễ Tạ ơn mang đi ngày hôm trước, mà thực đơn nhằm ghi lại kỷ niệm những món mẹ của chủ nhân Beverly Kim đã nấu cho dịp lễ này, với các món ăn như gratin thịt cua, rau mùi tây và cơm nấu bơ Hàn Quốc.
“Chúng tôi muốn làm cho tiệc tùng trở nên dễ dàng và tạo một cách mới để ăn mừng lễ,” Beverly Kim nói.
Bà Kim cho biết thực đơn ‘Ngày Lễ Mẹ mang đi’ nhà hàng bà cung cấp đầu năm nay đã chứng minh nó là một món đắt khách, và với tình trạng kinh doanh vẫn giảm khoảng 30% so với trước đại dịch, bà hy vọng sẽ xây dựng thêm trên thành công đó.
“Mọi người thường không tiết kiệm vào ngày lễ hoặc sinh nhật. Họ vẫn muốn ăn mừng những dấu mốc quan trọng đó”, bà nói. “Các nhà hàng như của tôi đang quan tâm đến điều này – rằng mọi người sẽ hỗ trợ dịch vụ của chúng tôi ít nhất bằng các thực đơn tiệc mang đi, và chúng tôi hy vọng có thể biến nó thành một trải nghiệm đáng nhớ.”
‘Thế giới đã thay đổi’
Theo các cuộc thăm dò của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia, dưới 10% người Mỹ ăn mừng Lễ Tạ ơn tại nhà hàng.
Nhưng năm nay, những gì thường là một ngày yên tĩnh đối với ngành công nghiệp nhà hàng đã tạo ra hàng triệu đôla doanh thu, Bryan Ferschinger, giám đốc tiếp thị tại Tock, hệ thống đặt bàn cho nhà hàng đã biến thành nền tảng đặt thức ăn trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, nói.
Khoảng 1.000 nhà hàng – chừng 1/5 số doanh nghiệp trên nền tảng Tock – đang cung cấp thực đơn “Thanksgiving To Go”, với số nhà hàng bán tiệc mang đi gia tăng mỗi ngày.
“Thế giới đã thay đổi. Các nhà hàng đã sáng tạo trong năm nay khi họ cố gắng cải thiện tình hình bằng cách cung cấp một loạt các món ăn cho bữa tiệc Lễ Tạ ơn để mang đi và giao hàng.”
Còn quá sớm để nói rằng doanh số bán sẽ ra sao so với năm ngoái, nhưng các cửa hàng đặc sản và cửa hàng tạp hóa cũng đã thông báo về việc tăng cường doanh số của tiệc mang đi và các món đồ ăn nấu sẵn, cá rằng những người chán nấu ăn vì Covid sẽ thích sự tiện lợi này – dù chỉ cho một phần của bữa tiệc – để ăn mừng.
“Mọi người đang chán nấu ăn”, Jake Dickson, chủ sở hữu của tiếm bán thịt Dickson’s Farmstand Meats ở New York, nói. “Khách hàng muốn mừng lễ với những thức ăn ngon lành mà không phải tốn nhiều công sức.”
Dịch vụ nhanh
Tại một số nhà hàng nổi tiếng nhất, các phần tiệc Lễ tạ ơn đã bán chạy như việc đặt bàn trước vào thời kỳ trước Covid.
Câu lạc bộ Du thuyền Liholiho ở San Francisco, được biết đến với thực đơn đa văn hóa và sự khó đặt bàn, đã bán hết vèo các bữa tiệc 4 người trị giá 200 đôla trong dịp Lễ Tạ ơn trong khoảng một tuần.
Đầu bếp kiêm đồng sở hữu chủ Ravi Kapur nói sự đắt hàng của tiệc Lễ Tạ ơn, gồm món gà tây nhồi xúc xích, nếp nhồi và khoai tây nghiền trộn tỏi, có nghĩa là ông cũng đang cân nhắc các thực đơn cho tiệc Giáng sinh và Năm mới.
Nhưng ông Kapur, người đã mở nhà hàng vào năm 2015, không đang ăn mừng gì.
Kể từ khi California phong tỏa lần đầu vào tháng 3, ông đã cắt giảm nhân viên của mình từ hơn 60 xuống còn khoảng năm người. Phòng ăn nhà hàng vẫn đóng cửa và doanh thu năm nay chỉ đạt khoảng 20% so với trước đó, ông ước tính.
“Nếu có bất kỳ cách nào để khai thác những dòng doanh thu mới này và có thời gian thích hợp để thực hiện nó, chúng tôi sẽ cố làm,” ông nói. “Nhưng còn rất nhiều ngày nữa trong năm mà chúng tôi phải vượt qua. Đây không phải là một chiến thắng cuối cùng.”
“Nếu ví là đang nằm bệnh viện, chúng tôi ở nằm ở trong phòng cấp cứu”, ông nói thêm.
Kể từ tháng 3, gần 100.000 nhà hàng ở Mỹ đã đóng cửa – tức khoảng 1/6, theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia. Khoảng hai triệu việc làm vẫn chưa trở lại.
Tính đến tháng 9, 40% những người vẫn đang kinh doanh cho biết họ dự kiến sẽ đóng cửa, trừ khi Washington chấp thuận viện trợ bổ sung.
Lindsey O’Connor đang suy nghĩ về những tai ương của ngành nhà hàng khi cô cân nhắc việc đặt tiệc cho Lễ Tạ ơn năm nay.
Lindsey, sống ở Minneapolis, có thể sẽ phải ăn tối một mình vì Covid đã làm cho viễn cảnh về nhà với gia đình hoặc tham gia lễ kỷ niệm của bạn bè trở nên phức tạp hơn.
Nhưng cô vẫn đang lên kế hoạch cho một bữa tiệc – ngay cả khi biết nhiều thức ăn dư rốt cuộc sẽ được bỏ vào tủ đông. Cô đã đặt nửa con gà tây từ xe bán thức ăn nướng Animales BBQ, khoai lang và các món khác từ Union Hmong Kitchen và tìm qua nhà hàng cao cấp ‘Spoon and Stable’ để đặt đồ nhồi và bánh chiffon bí ngô.
Lindsey dự định làm bánh mì ổ nhỏ cho bà ngoại như mọi năm vẫn làm, nhưng quyết định đặt mua ở nhà hàng những phần còn lại của cô là có chủ ý – một cách để làm cho kỳ nghỉ không chỉ đặc biệt và bớt căng thẳng hơn, mà còn để cô hỗ trợ các nhà hàng địa phương.
“Tôi cảm thấy mình đang may mắn có mức lương ổn định nên nghĩ mình nên chia sẻ sự may mắn đó bằng cách hỗ trợ các nhà hàng địa phương”, người nghiên cứu xu hướng bán lẻ 31 tuổi nói.
“Mùa đông năm nay sẽ rất khó khăn,” cô nói thêm. “Tôi thấy đó là một cách để tạ ơn đời và để cho người khác cũng có thể thưởng thức một bữa ăn trong ngày Lễ Tạ ơn.”
Dân yêu chuộng burger xếp hàng chờ đợi 14 tiếng đồng hồ trước cửa tiệm In-N-Out đầu tiên tại Colorado
Hôm thứ Sáu (20/11) hàng trăm người đã đứng đợi 14 tiếng đồng hồ để gọi món ăn tại một cửa hàng In-N-Out Burger mới ở ngoại ô thành phố Denver. Tiểu bang Colorado là khu vực có hai địa điểm cửa hàng In-N-Out Burger đầu tiên.
Theo đài KTLA KDVR đưa tin, cơn sốt hamburger tại trung tâm mua sắm Aurora buộc các cảnh sát phải đứng ra điều khiển giao thông. Aurora In-N-Out là một trong hai địa điểm mở cửa vào thứ Sáu, cửa hàng còn lại được đặt tại Colorado Springs.
Tại Colorado Springs, người dân cũng đã xếp hàng dài để chờ gọi các phần ăn. Theo một tờ báo địa phương, khách hàng đầu tiên đã xếp hàng tại đây từ thứ Ba (17/11). Khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương, cảnh sát cho biết người dân đã xếp hàng thành hai vòng tròn xung quanh trung tâm mua sắm, với chiều dài ước tính lên đến 1.5 đến 2 dặm.
Sở cảnh sát Aurora đã khuyến khích mọi người chuyển sang ủng hộ các nhà hàng địa phương vì họ sẽ không phải chờ đợi lâu và họ có thể đến ăn tại In-n-Out vào hôm khác. Tất cả các nhà hàng In-N-Out Burger đều mở cửa hàng ngày từ 10 giờ sáng đến 1 giờ sáng. Riêng thứ Sáu và thứ Bảy, nhà hàng sẽ mở cửa đến 1:30. In-N-Out có kế hoạch mở tổng cộng ít nhất chín nhà hàng trên khắp tiểu bang Colorado. (BBT)
Nghi vấn xoay quanh tính hiệu quả của lệnh giới nghiêm mới tại California
Tin từ California – Bắt đầu từ tối thứ Bảy (21/11), tiểu bang California sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus, dù các chuyên gia cho biết tác động của lệnh giới nghiêm có thể mang tính biểu tượng hơn thực tế và nhiều sở canh sát đã từ chối thực thi theo lệnh.
Các viên chức cho biết lệnh hạn chế mới nhằm khuyến khích người dân tránh các cuộc tụ tập muộn vì đây là lúc mọi người dễ mất cảnh giác, và không đeo khẩu trang khi uống rượu. Thông báo giờ giới nghiêm được đưa ra khi tiểu bang California báo cáo có thêm 3,000 trường hợp nhiễm virus và 232 trường hợp nhập viện.
Theo bác sĩ Mark Ghaly, khoảng 12% trong số những trường hợp nhiễm coronavirus mới sẽ phải nhập viện trong những tuần tới. Số lượng người nhiễm coronavirus tăng cao có thể đe dọa hệ thống y tế ở tiểu bang. Lệnh hạn chế mới nhất yêu cầu người dân không ra ngoài nếu không cần thiết từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng đến hết ngày 21/12, và lệnh giới nghiêm có thể kéo dài nếu tình hình không cải thiện. Lệnh này nằm ở mức hạn chế cao nhất trong bốn cấp trong bối cảnh tiểu bang đang tiến hành mở cửa kinh tế trở lại.
Dù vậy, các viên chức ở các quận El Dorado, Fresno, Los Angeles, Orange, Placer, Sacramento, San Bernardino và Stanislaus tuyên bố rằng họ sẽ không phạt nếu có ai vi phạm lệnh giới nghiêm, trong đó một số người đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ.
Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất của các quận và tính hạn chế của lệnh giới nghiêm đã khiến các chuyên gia đặt nghi vấn về tính hiệu quả trong việc kiềm chế làn sóng lây nhiễm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nghi-van-xoay-quanh-tinh-hieu-qua-cua-lenh-gioi-nghiem-moi-tai-california/
Kiểm phiếu lại ở Georgia: Biden thắng, Trump chuốc thêm thất bại
Chiến thắng của tổng thống đắc cử Joe Biden ở Georgia được xác nhận qua cuộc kiểm phiếu lại. Trong khi đó, các nỗ lực thách thức pháp lý của các đồng minh của ông Trump ở ba bang đều bị bác bỏ.
Ông Biden đã đánh bại ông Trump ở Georgia bằng 12.284 phiếu bầu, theo cuộc kiểm tra mà luật tiểu bang yêu cầu.
Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri
Người ủng hộ ông Trump biểu tình khi căng thẳng gia tăng
Ông Biden nói ông tin chắc rằng ông Trump biết mình sẽ không thắng và đã thể hiện một “sự vô trách nhiệm đáng kinh ngạc”.
Ông Biden sẽ nhậm chức vào tháng Giêng với tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Cách biệt của ông Biden đối với ông Trump trong số phiếu phổ thông là hơn 5,9 triệu. Chiến thắng của ông trong hệ thống Đại cử tri đoàn của Mỹ, hệ thống xác định ai sẽ trở thành tổng thống, được dự đoán là 306 so với 232 phiếu của ông Trump.
Chuyện gì xảy ra ở Georgie?
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Georgia, Brad Raffensperger, cho biết việc kiểm tra bằng tay các lá phiếu không làm thay đổi chiến thắng của ông Biden tại tiểu bang này.
Ông Raffensberger nói trong một tuyên bố: “Cuộc rà soát phiếu trên toàn tiểu bang đầu tiên trong lịch sử của Georgia đã tái khẳng định rằng hệ thống bỏ phiếu an toàn của bang đã đếm chuẩn và cho kết quả chính xác”.
“Đây là một sự ghi công cho việc làm khó khăn của các quan chức bầu cử quận và địa phương của chúng tôi, những người đã nhanh chóng tiến hành và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng như vậy trong một thời gian ngắn.”
Cuộc kiểm phiếu lại cho thấy tỷ lệ sai sót cao nhất ở bất kỳ hạt nào là 0,73% và biên độ tổng thể giữa ông Biden và ông Trump vẫn ở mức dưới 0,5%.
Kết quả sẽ được chứng nhận vào thứ Sáu.
Chiến dịch Trump muốn đếm lại phiếu ở hai quận của Wisconsin
Bầu cử Mỹ: Máy không xóa hàng triệu phiếu bỏ cho Trump
Cố vấn pháp lý cấp cao ban vận động tranh cử Trumpm, Jenna Ellis, cho biết cuộc rà soát đã diễn ra “chính xác như chúng tôi mong đợi” bởi vì, bà nói rằng không có bằng chứng việc bang này đã đếm thêm lần nữa các phiếu bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Gabriel Sterling, một đảng viên Đảng Cộng hòa, người đảm nhận vai trò quản lý hệ thống bỏ phiếu của Georgia, nói với CNN hôm thứ Năm: “Một trong những khiếu kiện lớn là những máy này bằng cách nào đó đã lật ngược hay thay đổi kết quả phiếu bầu, đại loại vậy. Nhưng thực tế không phải vậy, ít nhất ở Georgia họ không làm vậy. Chúng tôi đã chứng minh điều đó. “
Trong cuộc tái kiểm phiếu tuần này, gần 6.000 phiếu không xác nhận đã được tìm thấy – làm giảm nhẹ cách biệt của ông Biden đối với ông Trump – nhưng đó là do lỗi của con người chứ không phải do gian lận, ông Sterling nói.
Truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Năm, các quan chức ở hạt Floyd đã sa thải người quản lý bầu cử của họ vì vấn đề này.
Kể từ thời Bill Clintion vào năm 1992, tiểu bang Georgia đã không bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ nào vào Nhà Trắng.
Ông Biden nói gì?
Ông đã phát biểu sau cuộc họp trực tuyến với các thống đốc, bao gồm cả đảng viên Dân chủ và đảng Cộng hòa, về cuộc khủng hoảng virus corona.
Khi được hỏi về việc ông Trump không nhượng bộ, ông Biden nói rằng tổng thống đang gửi “những thông điệp vô cùng tai hại … tới thế giới về cách thức hoạt động của nền dân chủ” và rằng ông Trump sẽ được nhớ như “một trong những tổng thống vô trách nhiệm nhất trong lịch sử Mỹ”.
“Thật khó để dò được ý của người đàn ông này”, ông nói thêm: “Những gì ông ấy đang làm thật quá quắt.”
Về kết quả bầu cử, tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ – người sẽ nhậm chức vào tháng Giêng – nói: “Đại đa số mọi người tin rằng đây là điều hợp pháp.”
Có những thách thức pháp lý gì?
Trong vài giờ vào thứ Năm, các đồng minh của ông Trump đã được giải quyết những trở ngại pháp lý ở Georgia, Arizona và Pennsylvania.
Những đảng viên Cộng hòa đã thua vụ kiện cuối cùng của mình tại Georgia khi tòa án bác bỏ nỗ lực của họ trong việc chặn chứng nhận kết quả, dự kiến sẽ xảy ra vào thứ Sáu. Thẩm phán ra quyết định này là người được ông Trump bổ nhiệm vào năm ngoái.
Tại Arizona, một thẩm phán đã bác bỏ đơn kiện do Đảng Cộng hòa của bang đệ trình vào tuần trước để có một cuộc rà soát mới đối với các lá phiếu ở Quận Maricopa, bao gồm cả Phoenix – thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang.
Tại Pennsylvania, chiến dịch tranh cử của Trump đã thua kiện tại tòa án bang để đòi loại bỏ hơn 2.000 lá phiếu bầu qua bưu điện.
Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida
Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trump về gian lận
Tại cuộc họp hôm thứ Năm, luật sư Rudy Giuliani của ông Trump tiếp tục đưa ra các thuyết âm mưu vô căn cứ và những cáo buộc có gian lận bầu cử.
Ông phản đối cách đưa tin về những thách thức pháp lý của nhóm ông, nói rằng giới truyền thông đã thể hiện “sự căm ghét bệnh hoạn vô lý đối với tổng thống”.
Ông Giuliani cũng cho biết chiến dịch đang rút lại vụ kiện cuối còn lại ở Michigan. Ông cho biết họ đã đạt được mục đích là ngừng chứng nhận kết quả ở một quận chủ chốt.
Tuy nhiên, phó chủ tịch một ban vận động tranh cử của Wayne County cho biết nỗ lực của hai thành viên Đảng Cộng hòa nhằm hủy bỏ việc xác nhận kết quả trước đó là không hợp lệ và việc xác nhận là điều bắt buộc.
Một đảng viện Cộng hòa cho biết ông Trump đã gọi điện riêng cho bà sau khi cuộc bỏ phiếu được chứng nhận “để đảm bảo rằng tôi được an toàn”.
Theo kết quả không chính thức, ông Biden đã giành được quận này với một cách biệt rất lớn và thắng thế ở Michigan với khoảng 146.000 phiếu bầu.
Động thái tiếp theo của Trump có thể là gì?
Một khả năng mà truyền thông Mỹ suy đoán là ông sẽ cố gắng để các cơ quan lập pháp ở các ban chủ chốt thiện cảm với đảng Cộng hòa, nhằm lấn át sự lựa chọn của cử tri và thay vào đó chọn các thành viên của Cử tri đoàn Hoa Kỳ, những người có lợi cho tổng thống.
Ông Trump đã mời các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa của Michigan đến Nhà Trắng vào thứ Sáu, ám chỉ về một sự thay đổi chiến thuật có thể xảy ra.
Hoa Kỳ là một nước dân chủ cộng hòa, thay vì chiến thắng bằng cách bỏ phiếu phổ thông trực tiếp, một tổng thống phải thắng được đa số “đại cử tri” mà mỗi bang được chỉ định tùy theo số thượng nghị sĩ và dân biểu tại mỗi tiểu bang.
Hầu hết các tiểu bang xác định bầu cho ai dựa trên số phiếu phổ thông ở bang đó.
Nhưng luật liên bang quy định các nhà lập pháp tiểu bang có quyền chọn đại cử tri nếu tiểu bang “không đưa ra được lựa chọn”.
Đây có vẻ là một pha mạo hiểm vì đến nay chưa có bằng chứng về gian lận cũng như nếu tước đoạt kết quả bầu cử của hàng triệu cử tri có thể gây ra sự náo loạn.
Hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin quen thuộc với chiến thuật của Trump nói rằng đây là một “cách tiếp cận có mục tiêu hơn nhằm lôi kéo sự tham gia của các nhà lập pháp”.
Nhưng một trong những nhà lập pháp Michigan tới Nhà Trắng, Mike Shirkey, hồi đầu tuần này nói rằng cơ quan lập pháp bổ nhiệm đại cử tri là điều “sẽ không xảy ra”.
Hãng luật bào chữa cho Thư ký trưởng bang Pennsylvania xin rút lui khỏi vụ kiện từ chiến dịch TT Trump
Bình luậnDu Miên
Công ty luật Kirkland & Ellis đã yêu cầu từ bỏ tư cách đại diện cho Thư ký trưởng bang Pennsylvania là bà Kathy Boockvar, trong một vụ kiện do chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đưa ra.
Người bào chữa thay thế cho bà Boockvar là luật sư Barry Berke từ hãng luật Kramer Levin.
Các luật sư của hãng luật Kirkland & Ellis đã đưa ra yêu cầu trong một thông báo thay thế luật sư được gửi vào ngày 20/11 (pdf). Họ cũng cho biết, bà Boockvar sẽ được đại diện bởi 2 hãng luật khác là Kramer Levin và Myers Brier & Kelly, cùng Văn phòng Tổng chưởng lý bang Pennsylvania, cho đến khi kết thúc thủ tục tố tụng.
Đây không phải là lần đầu tiên luật sư Berke đối đầu với nhóm pháp lý của Tổng thống Donald Trump. Theo tin tức từ Tạp chí Luật Quốc gia (National Law Journal) của Hoa Kỳ, luật sư Berke từng là cố vấn đặc biệt cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện khi cơ quan này đang thiết lập hồ sơ cho vụ án luận tội phế truất ông Trump hồi tháng 12/2019.
Động thái thay đổi đại diện pháp lý diễn ra sau khi bà Linda Kerns khiếu nại với tòa án liên bang rằng, bà đã nhận được một bản thư thoại mang tính xúc phạm từ một luật sư của hãng luật Kirkland & Ellis. Bà Kerns nguyên là luật sư thay mặt cho chiến dịch Tổng thống Trump để khiếu nại kết quả bầu cử ở Pennsylvania. Nhận xét về thông điệp từ người đồng nghiệp, bà Kerns nhấn mạnh rằng, bức thư thoại dù xét “theo bất kỳ thước đo nào cũng đều vi phạm các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp”.
Phản hồi lại đánh giá này, luật sư Daniel Donovan của công ty Kirkland nhận định cuộc gọi thoại đó mang thái độ “tùy tiện và không phù hợp”, nhưng không đồng ý với cách mô tả của luật sư Kerns.
Ông khẳng định người đồng nghiệp cùng công ty đã “hành động đơn phương, hoàn toàn với tư cách cá nhân, mà không có sự hiểu biết hoặc ủy quyền của cố vấn ký tên hoặc công ty”.
Luật sư Kerns đã được đưa vào diện bảo vệ chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, sau khi bà cáo buộc bản thân là đối tượng của nhiều hình thức quấy rối khác nhau. Trong tờ đơn nộp lên tòa ngày 18/11 (pdf), bà khẳng định bà là “đối tượng của các mối đe dọa gây hại, đến mức sự tham gia của cảnh sát và các đặc nhiệm Hoa Kỳ đã trở nên cần thiết để đảm bảo an toàn cho bà ấy”.
Ngày 16/11, bà cho biết đã “bị quấy rối liên tục với [chủ ý] xúc phạm dưới dạng email, gọi điện thoại, đe dọa về thể chất và kinh tế, thậm chí cáo buộc phản quốc — tất cả vì [bà] đang đại diện cho chiến dịch của Tổng thống Hoa Kỳ [Donald Trump] trong vụ kiện tụng này”.
Sau đó, nữ luật sư đã nộp đơn xin phép rút khỏi vụ kiện. Thẩm phán Matthew Brann đã cho phép bà được “rút lui khỏi vị trí cố vấn” cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, theo một hồ sơ tòa án.
Đã có nhiều thông tin về hàng loạt hành vi quấy nhiễu nhắm vào các luật sư đại diện cho Tổng thống Trump trong các vụ tranh chấp pháp lý liên quan đến cuộc bầu cử năm nay.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và các đồng minh của Đảng Cộng hòa đã đệ trình một số vụ kiện ở Pennsylvania, bao gồm cả việc khiếu nại phán quyết gia hạn thời gian tiếp nhận các phiếu bầu qua thư được gửi đến 3 ngày sau Ngày bầu cử (3/11). Một vụ kiện khác liên quan đến việc quan sát viên bầu cử bị buộc phải đứng cách quá xa quầy kiểm phiếu. Đơn kiện thứ ba liên quan đến những đối xử ưu đãi mà chỉ có các hạt do đảng Dân chủ kiểm soát được thụ hưởng. Cuối cùng là vụ khiếu kiện liên quan đến quyết định gia hạn thời hạn cho các cử tri vắng mặt để cung cấp bằng chứng nhận dạng còn thiếu, do Thư ký trưởng của bang là bà Boockvar phê duyệt.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Bầu cử Mỹ: Thẩm phán Pennsylvania bác bỏ vụ kiện mới nhất của Trump
Một thẩm phán Hoa Kỳ vừa bác bỏ vụ kiện do chiến dịch tranh cử của Donald Trump, tìm cách vô hiệu hóa hàng triệu phiếu bầu qua thư ở tiểu bang Pennsylvania, một tiểu bang chiến trường quan trọng.
Thẩm phán quận Matthew Brann nói “tòa án đã được trình bày với những lập luận pháp lý khiên cưỡng mà không có cơ sở”.
Đây là đòn mới nhất giáng vào ông Trump, người đang cố gắng lật ngược lại thế thất bại của mình trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden, người chiến thắng dự kiến ở tiểu bang, sẽ nhậm chức vào ngày 20/11 với tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Chiến thắng của ông Biden trong hệ thống Cử tri đoàn, hệ thống xác định ai trở thành tổng thống, được dự đoán là 306 so với 232 của Trump – cao hơn nhiều so với số 270 mà ông Biden cần giành được. Vị trí dẫn đầu của ông Biden trong tổng số phiếu bầu cử tri hiện giờ là hơn 5,9 triệu.
Ông Trump đã đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Bất chấp một loạt thất bại trước tòa ở các bang chiến trường quan trọng, tổng thống Đảng Cộng hòa vẫn từ chối nhượng bộ cuộc đua vào Nhà Trắng cho đối thủ của mình.
Cơ hội của TT Trump thu hẹp khi Michigan ủng hộ chiến thắng của Biden
Kiểm phiếu lại ở Georgia: Biden thắng, Trump chuốc thêm thất bại
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử vẫn Biden cố gắng xúc tiến quá trình chuyển đổi, trong tuần này công bố các cuộc hẹn quan trọng và gặp gỡ các chuyên gia an ninh quốc gia.
Thẩm phán Pennsylvania nói gì?
Trong phán quyết dài 37 trang hôm thứ Bảy, Thẩm phán Brann viết rằng phe Trump đã tìm cách “tước quyền của gần bảy triệu cử tri“.
Ông nói “tòa án này đã được trình bày với các lập luận pháp lý khiên cưỡng mà không có giá trị và các cáo buộc suy đoán”.
“Tại Hợp Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, những lập luận này không thể biện minh cho việc tước quyền của một cử tri, chứ chưa nói đến quyền của tất cả các cử tri của tiểu bang đông dân thứ sáu,” thẩm phán viết.
Đơn kiện của chiến dịch tranh cử Trump lập luận rằng một số quận của tiểu bang đã cho phép cử tri sửa lỗi trên các lá phiếu gửi qua bưu điện của họ, và nói họ sẽ kháng cáo lại phán quyết của thẩm phán.
Tại Pennsylvania, tiểu bang có 20 phiếu Đại cử tri, ông Biden đang dẫn trước ông Trump hơn 80.000 phiếu, với 99% số phiếu đã được kiểm.
Kết quả của đếm phiếu của tiểu bang dự kiến sẽ được chứng nhận vào thứ Hai.
Tại sao việc chứng nhận bầu cử quan trọng?
Khi người Mỹ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử tổng thống, họ thực sự bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử tại tiểu bang, không phải cuộc bầu cử cấp quốc gia.
Họ bỏ phiếu cho các đại cử tri tại tiểu bang, những người này sau đó sẽ bỏ một phiếu cho tổng thống. Đại cử tri thường tuân theo ý chí của đại cử tri – ví dụ như ở Michigan, tất cả họ phải bỏ phiếu cho Joe Biden vì ông đã giành chiến thắng ở tiểu bang này.
Mỗi tiểu bang có số phiếu đại cử tri khác nhau, tương đương với số các vị dân cử của họ tại Quốc hội Hoa Kỳ – Hạ viện và Thượng viện.
Hôm thứ Sáu, Georgia đã giáng một đòn khác cho chính quyền Trump bằng cách chứng nhận tỷ lệ chiến thắng mỏng như dao của ông Biden.
Hình thức hay ý nghĩa quá mức?
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Điều thường thì chỉ là một thủ tục hình thức trong các cuộc bầu cử thông thường khác – chứng nhận của lưỡng đảng về tổng số phiếu bầu của tiểu bang – đã trở thành chiến trường mới nhất trong nỗ lực duy trì quyền lực của tổng thống trong 4 năm tới.
Liệu ông Trump có thể thành công?
Không phải là không thể, nhưng cơ hội là rất, rất nhỏ. Trước hết, tổng thống sẽ phải lật ngược kết quả ở nhiều tiểu bang, nơi mà Biden dẫn đầu từ hàng chục nghìn phiếu bầu đến hơn một trăm nghìn phiếu bầu. Đây không phải là năm 2000, khi mọi thứ chỉ liên quan đến khác biệt vào trăm phiếu ở một tiểu bang Florida.
Hơn nữa, nhiều tiểu bang mà nhóm pháp lý của Trump đang nhắm vào – Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Nevada – có các thống đốc đảng Dân chủ sẽ không ngồi yên trong khi tất cả điều này diễn ra.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những người ủng hộ Biden không lo lắng. Mặc dù xác suất xảy ra điều này tương tự như xác xuất trái đất bị một thiên thạch khổng lồ va vào hoặc ai đó bị sét đánh khi trúng số, nhưng chiến thắng bị cướp đi vào thời điểm này sẽ là một sự kiện chính trị kinh hoàng đến nỗi viễn cảnh xa vời của nó có khả năng đủ làm cho đảng Dân chủ đổ mồ hôi lạnh.
Các nhà lập pháp Michigan cho biết Tổng Thống Trump không thể thay đổi kết quả bầu cử tại tiểu bang
Vào hôm thứ sáu (ngày 20 tháng 11), các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa từ Michigan đã gặp Tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc và sau đó nói rằng họ không “biết về bất kỳ thông tin nào sẽ thay đổi kết quả cuộc bầu cử ở Michigan.”
Cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc diễn ra khi các luật sư của Tổng thống Trump đang kêu gọi các cơ quan lập pháp tiểu bang, bao gồm cả Michigan, nêu tên các đại cử tri cho Tổng thống Trump ở các tiểu bang mà ông Joe Biden đã giành chiến thắng.
Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm khoảng hai giờ tại Tòa Bạch Ốc, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Michigan Mike Shirkey và Chủ tịch Hạ viện Michigan Lee Chatfield cho biết họ đã chấp nhận lời mời của tổng thống cũng như “họ sẽ chấp nhận lời mời từ bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào nếu được yêu cầu gặp mặt, “nhưng cho biết quan điểm của họ về việc cử tri là những người có quyền chọn đại cử tri của tiểu bang là hoàn toàn không thay đổi.
Một nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tiểu bang nói với NBC News trước cuộc họp rằng ông Shirkey và ông Chatfield dự kiến Tổng thống Trump sẽ gây áp lực cho họ để thay đổi kết quả bầu cử dựa trên những tuyên bố chưa được chứng minh về gian lận bầu cử ở Detroit. Họ đã chuẩn bị để nói với vị tổng thống đương nhiệm rằng mặc dù họ sẽ theo đuổi các cuộc điều tra về các việc “bất thường và gian lận tiềm năng,”.
Cố vấn pháp lý của văn phòng chiến dịch của ông Biden, Bob Bauer, cho biết lời mời từ Tổng thống Trump là “lạm dụng quyền lực” và là “một nỗ lực công khai nhằm đe dọa các viên chức bầu cử.” (BBT)
Mỹ: TT Trump vẫn không chịu thua
dù hy vọng lật ngược kết quả bầu cử tắt dần
Anh Vũ
Đã hai tuần sau khi Joe Biden tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump vẫn khăng khăng không chấp nhận thất bại, tiếp tục ngăn chặn tiến trình chuyển giao quyền lực như thông lệ. Hy vọng lật ngược kết quả bầu cử mất dần cùng với liên tiếp thất bại trong các vụ kiện gian lận bầu cử do nhóm của tổng thống đương nhiệm tiến hành.
Trưa ngày hôm qua 20/11, bang Georgia đã chính thức xác nhận kết quả bầu cử tại bang miền nam này với chiến thắng cho Joe Biden, cách biệt 12 nghìn phiếu. Trước đó ông Brad Raffensperger, ngoại trưởng của bang thuộc đảng Cộng Hòa đã tuyên bố : « Các con số không nói dối … nó thể hiện phán quyết của nhân dân ».
Cùng ngày, tổng thống Trump đã tiếp các lãnh đạo đảng Cộng Hòa của bang Michigan nhằm thuyết phục các cơ quan lập pháp của bang do phe Cộng Hòa nắm giữ tuyên bố ông Trump chiến thắng dù kết quả phiếu bầu vẫn nghiêng về phía ông Biden.
Tuy nhiên sau cuộc gặp tại Nhà Trắng, các nghị sĩ Cộng Hòa ở Michigan tuyên bố « không có thông tin nào có thể thay đổi kết quả bầu cử ở Michigan » và « tiến trình xác nhận kết quả sẽ phải diễn ra mà không bị đe dọa, răn đe ».
Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitt Romney thậm chí còn tố tổng thống gây « áp lực lộ liễu đối với các cơ quan quốc gia và địa phương » nhằm « lật ngược nguyện vọng của nhân dân ».
Trong tuần tới, lần lượt các bang Michigan, Pennsylvania, sẽ phải chính thức xác nhận kết quả sau khi mà hầu hết các đơn kiện của ông Trump về gian lận bầu cử đều không được chấp nhận vì thiếu bằng chứng.
Ông Donald Trump vẫn tiếp níu giữ niềm tin mình chiến thắng và tố cáo gian lận, trong lần xuất hiện hiếm hoi trước báo chí tại Nhà Trắng hôm qua.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet tường trình:
Mỗi ngày Donald Trump vẫn tung lên Twitter thông tin về những vụ được cho là gian lận ồ ạt làm vấy bẩn cuộc bầu cử. Ẩn mình trong Nhà Trắng, ông Trump cấm chính quyền của mình liên lạc với ê-kíp của Joe Biden. Hôm thứ Sáu, 20/11, phát ngôn viên của Donald Trump, bà Kayleigh Mc Enany đã cố gắng biện minh cho thái độ của tổng thống :
« Tổng thống rất rõ ràng, ông muốn tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được kiểm và chắc chắn là các phiếu bất hợp lệ không được tính. Tất cả các khiếu nại phải được xem xét. »
Phần lớn các vụ khởi kiện của ê-kíp tranh cử của tổng thống đều đã thất bại vì thiếu bằng chứng hay nhân chứng khả tín. Hôm thứ Sáu ông đã xuất hiện trước báo chí nhưng không trả lời câu hỏi của các nhà báo, ông Trump vẫn giữ niềm tin đã thắng cử và ông là nạn nhân của một âm mưu.
Ông Trump tuyên bố : « Các công ty dược phẩm lớn đã bỏ hàng triệu đô la quảng cáo chống lại tôi trong chiến dịch tranh cử mà tôi đã giành chiến thắng, chúng tôi sẽ chỉ ra điều đó. »
Không thắng được trước tòa án, Donald Trump cố gây áp lực với các dân biểu địa phương. Cũng hôm qua, tổng thống đã tiếp các quan chức đảng Cộng Hòa của bang Michigan chịu trách nhiệm việc xác nhận kết quả bầu cử ở bang. Phe Dân Chủ đánh giá hành động trên là lạm dụng quyền lực.
Luật sư: 3 triệu người chết bỏ phiếu cho Biden; TT Trump mất 7 triệu phiếu
Quý Khải
“Chúng tôi có một số nhân chứng thép, có thể phải khởi động chương trình bảo vệ nhân chứng”, luật sư Powell của TT Trump cho biết.
Luật sư Sidney Powell, thành viên chủ chốt trong nhóm pháp lý của Tổng thống Donald Trump, đã trả lời phỏng vấn của đài Newsmax hôm thứ Sáu (20/11) về cuộc bầu cử năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Sidney tuyên bố rằng hàng triệu người chết có thể đã bỏ phiếu trong năm nay và có đến tận 7 triệu phiếu bầu có thể đã bị đánh cắp từ Tổng thống Trump cho ứng viên Joe Biden.
Dưới đây là những điểm chính từ các chia sẻ của LS Sidney Powell:
“Có rất nhiều nhân chứng thép và chúng tôi sẽ cần đến chương trình bảo vệ nhân chứng liên bang cho nhiều người”.
“3 triệu người chết đã được ghi nhận đi bỏ phiếu”
“Rất nhiều bằng chứng gian lận sẽ xuất hiện vào tuần tới. Chúng tôi sẽ có thêm bằng chứng mới xuất hiện mỗi ngày”.
“Tình trạng gian lận rất phổ biến, rất có chủ đích và được tài trợ rất tốt”.
“Tất cả mọi người [phe Đảng Dân chủ] đang nỗ lực hết sức để ngăn tôi tiết lộ nó ra”.
“Tôi nghĩ vụ lừa đảo không chỉ hạn cuộc đối với Tổng thống Trump. Tôi nghĩ họ đã làm điều đó với cả John James (cựu ứng viên Đảng Cộng hòa từ bang Michigan cho vị trí thượng nghị sĩ) và những người khác”.
“Chúng tôi có dữ liệu từ tiểu bang California cho biết rằng vào năm 2016 Hillary Clinton đã làm cả điều này với Bernie Sanders”.
“Chúng tôi có một số nhân chứng thép và chúng tôi có thể phải khởi động chương trình bảo vệ nhân chứng”.
“Chúng tôi nắm trong tay rất nhiều bằng chứng, nó cực kỳ ấn tượng và vô cùng đáng sợ”.
“Đây là những vụ kiện đệ lên tòa án liên bang. Chúng có ý nghĩa tối quan trọng đối với tương lai nền cộng hòa của chúng ta”.
“Chúng tôi có bằng chứng về việc có những người được trả tiền [để làm việc này]. Chúng tôi nhận được bằng chứng là các tấm séc từ những người được trả tiền”.
Nếu đúng, điều đó có nghĩa là Tổng thống Trump đã nhận được hơn 80 triệu phiếu bầu, tức nhiều hơn gần 20 triệu lá phiếu so với năm 2016 (62 triệu phiếu bầu).
Trước đó, luật sự Sidney Powell cũng lưu ý vào tối thứ Ba (17/11) rằng Tổng thống Trump có ít nhất 80 triệu phiếu bầu.
‘Tổng thống Trump hiện có thể thư giãn và xem màn trình diễn này’
Bà Powell cũng tỏ ra lạc quan vào tối thứ Sáu, khi cho biết tổng thống hiện đã có thể “ngồi thư giãn với bỏng ngô và xem màn trình diễn trước mặt”.
Bà Powell đã bình luận để trả lời một người dùng Twitter từng nói rằng Tổng thống Trump “đã không trả lời câu hỏi từ các phóng viên trong suốt 17 ngày”.
“Ông ấy không cần phải làm vậy”, bà Powell trả lời. “Ông ấy đã quyết định thả quái vật Kraken ra (≠ReleaseTheKraken). Ông ấy có thể ngồi xuống, thư giãn ăn bỏng ngô và xem màn trình diễn”.
Bà Powell và các thành viên nhóm pháp lý khác hôm thứ Năm đã vạch ra con đường dẫn đến chiến thắng cho Tổng thống Trump. Họ cho biết họ có đủ bằng chứng để loại bỏ hơn gấp đôi số phiếu bầu cần thiết để lật ngược cuộc bầu cử.
Hãng máy kiểm phiếu Dominion hủy bỏ điều trần. Có gì khuất tất ở đây?
Quý Khải
Hôm thứ Sáu (20/11), các thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Chính phủ Tiểu Bang Pennsylvania đã lên án hãng máy đếm phiếu Dominion Voting Systems sau khi công ty này hủy bỏ một cuộc điều trần để thảo luận về những bất thường trong quá trình kiểm phiếu, theo Daily Wire.
Các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Pennsylvania đã tweet:
“Tính minh bạch là chìa khóa cho an ninh của cuộc bầu cử của chúng ta. Hãng Dominion chỉ đang yêu cầu chúng tôi trao cho họ sự tin tưởng mù quáng. Chúng tôi rất thất vọng về hành động hủy bỏ không tham dự phiên điều trần vào phút chót của Dominion hôm nay”.
Dân biểu Dawn Keefer sau đó đã phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng các thành viên Đảng Cộng hòa đã chuẩn bị những câu hỏi như:
“Việc chạy thử nghiệm máy đếm phiếu đã được thực hiện trước cuộc bầu cử hay chưa? Phải chăng chúng được tiến hành sau cuộc bầu cử?”
Bà nói thêm, “Làm sao chúng ta biết được? Dominion có sử dụng phần mềm mã nguồn mở để những quan sát viên có thể đi vào và xem xét chính xác những công tắc nào đang được bật và tắt hay không? Chúng tôi không biết. Hơn nữa, mã nguồn được kiểm soát chặt chẽ đến đâu, và ai có quyền kiểm soát mã nguồn đó?”
Một thành viên Ủy ban, Dân biểu Seth Grove chỉ trích:
“Thay vì chạy hướng về phía ánh sáng của sự trung thực và liêm chính, hệ thống bỏ phiếu Dominion lại thụt lùi vào bóng tối. Tại sao vậy? Tại sao một người bán hàng cho công chúng lại e ngại việc thảo luận về sản phẩm của họ được bán cho công chúng vì lợi ích cộng đồng? Nếu đúng là các sản phẩm của Dominion thành công và hoạt động như dự kiến, tại sao Dominion không tận dụng cơ hội này để công khai kết quả đánh giá thành công của nó?”
Với việc Dominion đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào sau cuộc bầu cử để xác thực kết quả của họ là chính xác, vị dân biểu này tiếp tục truy vấn:
“Thật khó để nói rằng” máy bỏ phiếu của chúng tôi hoạt động chính xác như đã hứa và chúng chính xác 100% “? … Nếu họ không có gì để che giấu, tại sao họ lại trốn tránh chúng ta?”
Ông Grove đề cập đến khoảng 1,3 triệu cử tri Pennsylvania có lá phiếu được kiểm đếm bởi Dominion, tuyên bố rằng:
“Không chỉ người dân Pennsylvania trở nên hoài nghi hơn, mà những hành động của hãng máy Dominion đêm qua đã càng gia tăng sức nặng cho những cáo buộc của những người tố giác họ”.
Dominion đã bị Sidney Powell và Rudy Giuliani – hai luật sư trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump – buộc tội sử dụng chính phần mềm mà ban đầu được thiết kế cho nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Hugo Chavez ở Venezuela thao túng kết quả kiểm phiếu.
Bà Powell tuyên bố hôm thứ Năm (19/11):
“Những gì chúng tôi thực sự đang giải quyết ở đây và khám phá được ngày càng nhiều hơn qua từng ngày là sức ảnh hưởng to lớn của nguồn tiền của các nước cộng sản chảy qua Venezuela, Cuba và có khả năng là Trung Quốc trong việc can thiệp vào bầu cử Mỹ … “
“Hệ thống bỏ phiếu Dominion, phần mềm công nghệ Smartmatic và phần mềm dùng trong các hệ thống bỏ phiếu vi tính khác, không chỉ là Dominion, đã được tạo ra ở Venezuela theo chỉ đạo của Hugo Chavez để đảm bảo rằng ông ta sẽ không bao giờ thua bất kỳ cuộc bầu cử nào, sau khi một bản hiến pháp trưng cầu dân ý được trình ra theo hướng bất lợi cho ông”.
Sau khi trốn tránh điều trần, Giám đốc Dominion đã biến mất?
Phụng Minh
Luật sư Sidney Powell của Tổng thống Trump đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax vào thứ Sáu (20/11 theo giờ Mỹ) rằng, giám đốc chiến lược sản phẩm và bảo mật của hãng Dominion đã biến mất, hai trụ sở chính của hãng này tại Canada và Mỹ cũng đã đóng cửa.
Trong video của Newsmax, người dẫn chương trình Howie Carr đã phỏng vấn luật sư Sidney Powell. Bà cho biết, Eric Coomer, giám đốc chiến lược sản phẩm và bảo mật, và là phó chủ tịch của hãng Dominion Voting System, đã biến mất. Ngoài ra, trụ sở chính của Dominion tại Toronto Canada và ở Denver, Colorado Hoa Kỳ cũng đã đóng cửa.
Bà Powell cũng đề cập đến việc trụ sở chính ở Toronto của Dominion từng dùng chung tòa nhà với văn phòng tổ chức cánh tả của George Soros, nhưng hiện tại nó đã trống rỗng.
Các trích dẫn video của Newsmax:
Video : https://twitter.com/i/status/1329905856679268354
Video : https://twitter.com/i/status/1329905953903263745
Ngoài ra, đại diện của Dominion cũng đã không tới buổi điều trần tại Hạ viện Pennsylvania dự kiến vào thứ Năm (19/11). Hạ viện Pennsylvania đã tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Sáu (20/11) để chất vấn Dominion trước nghi vấn thao túng cuộc bầu cử Mỹ của hãng này, ở đó ông Seth Grove, thành viên của Ủy ban, đã chỉ trích: “Nếu không có gì để giấu, tại sao lại phải tránh chúng tôi?”
Trong một điều tra độc lập khác được Gateway Pundit đưa tin, Joe Oltmann – nhà sáng lập FEC United – Faith Education Commerce, đã tiết lộ cách anh thâm nhập vào Antifa và trong cuộc nói chuyện với thành viên của Antifa, anh đã khám phá ra cái tên “Eric của Dominion” được nhắc tới trong cuộc trò chuyện quanh thời điểm 27/9/2020).
Oltmann nói với Gateway Pundit rằng “Eric” nói với các thành viên của Antifa rằng họ cần “tiếp tục gây áp lực”. Khi một người trong nhóm nói chuyện dó hỏi “Eric là ai?”, có người đã trả lời, “Eric là anh chàng ở Dominion”.
Oltmann bắt đầu tìm hiểu sâu thêm về Eric Coomer, và tới khi anh ấy có quyền vào trang Facebook mà anh cho là của Phó tổng giám đốc Dominion – Eric Coomer, Oltmann cho biết mình chưa từng thấy sự thù hằn và cay độc đến vậy từ ai đó có bằng tiến sĩ vật lý hạt nhân. Oltmann giải thích rằng Coomer thực sự đăng lại tuyên ngôn của Antifa đối với Tổng thống Trump trên trang Facebook của mình.
Oltmann nói anh tin Eric Coomer bị bệnh tâm thần và là một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Coomer trong ngày thì đóng vai trò là giám đốc điều hành công ty, và đồng thời là người ghét Trump và ủng hộ Antifa trong đời tư riêng của mình.
Sau khi Joe Oltmann phơi bày chuyện của Eric Coomer thì đã bị Twitter ‘cấm cửa’. Joe Oltmann cũng cho biết anh nhận được rất nhiều lời đe dọa đến tính mạng sau khi phanh phui chuyện của Coomer và hệ thống Dominion.
Trong cuộc họp, một thành viên Antifa hỏi Coomer, nếu Trump thắng thì sao, Coomer trả lời: “Đừng lo lắng về cuộc bầu cử, Trump sẽ không thắng. Tôi bảo đảm điều đó!”
Video : https://twitter.com/i/status/1327321119095832576
Trong cuộc phỏng vấn vào thứ Sáu (20/11) với Newsmax, khi được hỏi có bất kỳ bằng chứng nào về cáo buộc Coomer có mặt tại cuộc họp của Antifa hay không, luật sư Sidney trả lời rằng nhóm pháp lý của TT Trump đã thu thập được những lời khai và video của những người đã tuyên thệ liên quan.
Video : https://youtu.be/fAsOj34fMow
Tòa Bạch Ốc: Tư pháp TT Trump sẽ thành công, truyền thông muốn ngăn cũng không được
Vũ Dương
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm thứ Bảy (21/11) trong một cuộc phỏng vấn cho biết các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ là đồng lõa trong vụ gian lận bầu cử có hệ thống lần này, và bà nói thêm rằng dù không có sự hỗ trợ của họ, tiếng nói của chiến dịch Tổng thống Trump cũng sẽ được lắng nghe, theo Epoch Times.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm thứ Bảy (21/11, giờ Mỹ) đã nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Fox & Friends Weekend” rằng, chiến dịch Tổng thống Trump có 234 trang tài liệu bao gồm những lời khai có tuyên thệ nhắm vào một quận ở tiểu bang Michigan; cũng có cử tri ở tiểu bang Pennsylvania cho hay: “Tôi đã có mặt tại điểm bỏ phiếu, nhưng tôi được thông báo rằng tôi không thể bỏ phiếu vì có ai đó đã bỏ phiếu bằng thư nhân danh tôi, nhưng thực ra người bỏ phiếu đó vốn không phải tôi”.
“Đây là một lời cáo buộc thực sự, một lời buộc tội có hệ thống. Những lời buộc tội này sẽ được đưa ra trước tòa”, bà McEnany nói.
“Hệ thống tư pháp của chúng tôi sẽ phát huy tác dụng ở đó. Đây là điều mà giới truyền thông có muốn ngăn cản cũng không thể được. Họ có thể dùng đủ mọi cách để che đậy, nhưng người dân Mỹ rất thông minh. 73 triệu người đã đến bỏ phiếu cho vị tổng thống này – đây là số phiếu nhiều nhất mà một tổng thống đương nhiệm từng nhận được. Tất cả họ đều có tiếng nói của riêng mình. Tiếng nói của chúng tôi sẽ được nghe thấy”, bà McEnany giãi bày.
“Phong trào Tiệc Trà đã khiến tiếng nói của họ (người dân Mỹ) đã được lắng nghe, cuộc vận động của chiến dịch Trump hiện cũng đang khiến tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe. Là như vậy đó, chúng tôi cũng không cần sự hỗ trợ của truyền thông. Chúng tôi có thể làm điều đó mà không cần họ”, bà McEnany cho biết thêm.
Nữ thư ký nói: “Chúng tôi phải tiếp tục đấu tranh chống lại nó. Tòa án Liên bang là một con đường và chúng tôi hy vọng sẽ trực tiếp khởi kiện lên đến Tối cao Pháp viện… Bởi vì gian lận bầu cử là có thật, họ đã nhân lúc đại dịch (Covid-19) hoành hành, mà chế tác ra đại dịch bầu cử (ám chỉ gian lận) – đây là điều không thể tha thứ và nó vĩnh viễn không nên xảy ra”.
Bà Jenna Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, đã nói về quan điểm của mình trước truyền thông trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/11). Bà cáo buộc các nhà báo đã không đóng vai trò là “bồi thẩm đoàn công bằng” trước tòa án của dư luận. Bà cũng nhắc nhở các phóng viên rằng, với kênh thông tin mà nói, điều quan trọng nhất chính là sự thật, chứ không phải chủ kiến cá nhân.
Bà Ellis cũng nói rằng các phóng viên đã cố tình “phớt lờ” trước những cáo buộc phổ biến về gian lận bầu cử, rõ ràng là họ chưa bao giờ là phóng viên công bằng.
Tổng thống Trump hôm thứ Bảy đã liệt kê trên Twitter những thành tựu của ông trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, chẳng hạn như đạt được mức cắt giảm thuế và cắt giảm quản giáo (trại giam) lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, thành lập lực lượng không gian và xây dựng lại quân đội Hoa Kỳ. Nhưng ông nói rằng có lẽ điều quan trọng nhất chính là những gì ông đang làm bây giờ – “vạch trần sự hủ bại quy mô lớn trong quá trình bầu cử của chúng ta”.
Luật sư của chiến dịch Tổng thống Trump, Sidney Powell hôm thứ Sáu (20/11) cho biết rằng nhóm của bà sẽ có thể chứng minh tất cả các cáo buộc gian lận bầu cử tại tòa án trong hai tuần tới, hiện bà đã có được lượng lớn bằng chứng cho việc này.
TT Trump công bố biện pháp mới để cắt giảm giá thuốc cho người dân Mỹ
Quý Khải
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (20/11) đã công bố các biện pháp mà ông nói rằng sẽ “hạ giảm đáng kể” giá thuốc kê đơn cho người dân Mỹ, theo The Epoch Times.
Sắc lệnh đầu tiên sẽ chấm dứt việc hoàn tiền cho người trung gian trong chương trình Medicare – chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho những người từ 65 tuổi trở lên – và chuyển các khoản hoàn trả đó cho người dân Mỹ.
“Hiện tại, các công ty dược cung cấp chiết khấu lớn đối với giá thuốc kê đơn, bao gồm gần 40 tỷ đô la chi phí giảm giá cho các kế hoạch Phần D trong chương trình Medicare chỉ tính riêng vào năm ngoái”, TT Trump nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu. “Tuy nhiên, những người trung gian thường ngăn những khoản chiết khấu đó đến tay bệnh nhân”.
“Hành động hôm nay chấm dứt sự bất công này và yêu cầu những khoản chiết khấu này trực tiếp đến tay người dân. Đây là những người cần nó”, TT Trump nói, đồng thời cho biết khoản tiết kiệm có thể lên đến 30 hoặc thậm chí 50% chi phí thuốc men. “Điều đó không bao gồm các loại thuốc cấp cứu như insulin, khi sẽ có khoản chiết khấu thậm chí còn cao hơn [tính theo phần trăm số tiền tiết kiệm],” ông nói.
Sắc lệnh thứ hai, quy tắc Tối huệ quốc, sẽ tìm cách để chương trình Medicare tuân thủ và phù hợp với mức giá thấp nhất được tính cho cùng một loại thuốc ở các nước phát triển khác. TT Trump cho biết quy tắc này, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, sẽ chấm dứt “hoạt động ăn bám toàn cầu” đối với bệnh nhân Mỹ.
“Cho đến nay, người Mỹ thường bị tính phí cao hơn gấp đôi cho cùng một loại thuốc so với các nước tiên tiến về y tế khác. Chúng ta có một loại thuốc — loại thuốc giống hệt nhau, cùng một công ty — và chúng ta đã phải trả giá gấp nhiều lần so với mức giá loại thuốc đó được bán ở một số quốc gia nhất định”, TT Trump nói.
“Trong nhiều trường hợp, công dân của chúng ta phải trả giá cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trả cho cùng một loại thuốc, từ cùng một nhà máy, thế bằng như trợ cấp cho chủ nghĩa xã hội ở nước ngoài với cái giá phải trả là mức giá tăng vọt ở trong nước. Vì vậy, chúng ta đang chi rất nhiều tiền để cung cấp thuốc giá rẻ cho các quốc gia khác”.
“Và khi tôi nói rằng mức giá là khác nhau, bạn có thể thấy một số trường hợp khi mức giá cao hơn rất nhiều — chênh lệch đến bốn lần, năm lần”, tổng thống nói thêm.
TT Trump cũng thông báo chính quyền của ông cũng sẽ chấm dứt Sáng kiến Thuốc không được Phê duyệt (UDI) hồi năm 2006, được thiết kế để ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt.
Tổng thống nói rằng UDI thay vào đó đã cho phép các nhà sản xuất thuốc khai thác các loại thuốc gốc cũ hơn.
“Trong quá khứ, các công ty dược phẩm đã được phép xác định một số loại thuốc gốc rất cũ đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều thập kỷ và khai thác một chương trình sai lầm… để đạt được độc quyền trên thị trường đối với những loại thuốc này,” TT Trump nói.
Ông cho biết chương trình UDI “không quá tốt cho những đối tượng mục tiêu mà chúng ta muốn hướng đến”, bởi vì các công ty dược phẩm đã tăng giá từ 1.000 đến 5.000 phần trăm đối với một số loại thuốc. Hơn nữa, một số loại thuốc quan trọng đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong chương trình, ông nói.
Ông Trump nói: “Cùng nhau, những cải cách này sẽ tiết kiệm cho bệnh nhân Mỹ rất nhiều, hàng tỷ đô la mỗi năm”.
Các quy tắc về giá thuốc mới của chương trình Medicare bị tố cáo là một hành động trả thù chính trị
Hôm thứ sáu (20/11), tổng thống Trump đã công bố 2 quy tắc nhằm giảm giá thuốc cho những người cao niên từ 65 tuổi trở lên trong chương trình bảo hiểm y tế Medicare. Ngay sau đó, một công ty kỹ thuật sinh học đưa ra cáo buộc rằng tổng thống đang tìm cách trả thù chính trị.
Các nhà phân tích thị trường wall street cho biết, có rất ít khả năng các quy tắc mới này sẽ được đưa ra, một phần vì họ chắc chắn rằng sẽ có những vụ kiện pháp lý từ các tổ chức thương mại quản lý và sản xuất dược phẩm. Họ nói rằng chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ không có khả năng tuân theo các quy tắc này.
Tổ chức Đổi mới Kỹ Thuật Sinh học cho biết, quy định của tổng thống Trump về chỉ số giá của Hoa Kỳ so với giá thuốc ngoại quốc có động cơ chính trị, nguyên nhân là do vavvine coronavirus đã không được
công bố trước cuộc bầu cử ngày 3/11 như tổng thống đã hứa. Tổ chức này cho hay, các quy tắc mới đang được thực hiện như một sự trừng phạt đối với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ vì họ đã từ chối đặt lợi ích chính trị của tổng thống lên trên khoa học và sự an toàn của bệnh nhân trong nỗ lực phát triển vaccine COVID-19.
Nhóm PhRMA gọi các quy tắc trên là một cuộc tấn công liều lĩnh vào các công ty đang làm việc ngày đêm để chấm dứt đại dịch, và cho biết họ đang xem xét các phương án để ngăn chặn các quy tắc này được thực hiện. (BBT)
Twitter sẽ bàn giao tài khoản @POTUS cho Biden vào ngày 20 tháng 1
Twitter sẽ giao quyền kiểm soát tài khoản @POTUS cho chính quyền Joe Biden vào ngày 20 tháng 1, công ty này cho biết.
Tài khoản @POTUS là tài khoản chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ và tách biệt với tài khoản @realDonaldTrump mà Tổng thống Donald Trump đang sử dụng.
“Twitter đang tích cực chuẩn bị để hỗ trợ quá trình chuyển các tài khoản Twitter mang tính thể chế của Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Như chúng tôi đã làm cho quá trình chuyển quyền tổng thống vào năm 2017, quá trình này đang được thực hiện trong khi tham vấn chặt chẽ với Cục Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia,” công ty xác nhận với Reuters vào ngày thứ Bảy.
Twitter cũng sẽ bàn giao các tài khoản khác của Nhà Trắng như @FLOTUS, @VP và @whitehouse, vào ngày nhậm chức.
POLITICO đưa tin về diễn biến này đầu tiên và cho biết thêm rằng việc chuyển giao tay tài khoản @POTUS không đòi hỏi chia sẻ thông tin giữa đội ngũ của Tổng thống Trump sắp mãn nhiệm và đội ngũ của ông Biden sắp kế nhiệm.
Báo này cũng nói rằng Twitter sẽ gặp các quan chức đặc trách quá trình chuyển quyền của ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris trong những tháng tới để thảo luận về các chi tiết cụ thể về cách chính quyền mới sẽ sử dụng Twitter.
Ông Biden, hai tuần kể từ khi được dự báo trở thành tổng thống đắc cử, đang chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, nhưng ông Trump đã từ chối thừa nhận thất cử và đang tìm cách vô hiệu hóa hoặc lật ngược kết quả bầu cử thông qua các vụ kiện và kiểm phiếu lại ở một số bang.
Bạo lực bùng phát ở Brazil sau khi người đàn ông da đen bị đánh chết tại cửa hàng Carrefour
Tin từ PORTO ALEGRE, Brazil – Vào hôm thứ Sáu (20/11), hơn 1,000 người biểu tình tấn công một siêu thị Carrefour Brasil ở thành phố Porto Alegre, miền nam Brazil sau khi các nhân viên an ninh đánh chết một người đàn ông da đen tại cửa hàng.
Đài truyền hình cáp GloboNews trích lời cảnh sát quân sự tiểu bang Rio Grande do Sul và cho biết vụ giết người này gây ra các cuộc biểu tình trên khắp Brazil, và xảy ra vào cuối hôm thứ Năm khi một nhân viên cửa hàng gọi nhân viên an ninh sau khi người đàn ông này đe dọa tấn công cô.
Đoạn phim về vụ đánh đập chết người và những lời tưởng nhớ nạn nhân Da đen được đăng tải trên mạng xã hội. Ông được cha ông xác định trên các cơ quan truyền thông địa phương là Joao Alberto Silveira Freitas, 40 tuổi.
Trang tin G1 sau đó đưa tin rằng một phân tích ban đầu của bác sĩ pháp y cho thấy nguyên nhân cái chết có thể là do ngạt thở. Trong một tuyên bố vào hôm thứ Sáu, đơn vị địa phương của France’s Carrefour SA cho biết họ vô cùng lấy làm tiếc về cái chết này, và cho biết họ ngay lập tức thực hiện các bước để bảo đảm những người chịu trách nhiệm bị trừng phạt hợp pháp. Họ cho biết họ sẽ chấm dứt hợp đồng với công ty bảo vệ, sa thải nhân viên phụ trách cửa hàng vào thời điểm xảy ra sự việc và đóng cửa cửa hàng để thể hiện sự tôn trọng.
Tại Porto Alegre, những người biểu tình vào chiều hôm thứ Sáu phát các nhãn dán mô tả logo Carrefour dính máu và kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng này. (BBT)
G20 quyết tâm ngăn chặn đại dịch COVID-19
Tin từ BRUSSELS/WASHINGTON – Các quốc gia G20 quyết tâm tiếp tục làm mọi thứ có thể để ngăn chặn đại dịch COVID-19, đồng thời khuyến cáo trong một thông cáo dự thảo rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn “không đồng đều, không chắc chắn và có nhiều rủi ro”.
Trong bản dự thảo có các trích đoạn được Reuters xem qua, các nhà lãnh đạo G20 cho biết việc đưa đại dịch vào tầm kiểm soát là chìa khóa để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Một tuyên bố chung cuối cùng sẽ được các nhà lãnh đạo từ Hoa Kỳ, Trung Cộng và Nhóm 20 quốc gia khác đưa ra sau khi họ họp bằng hội nghị truyền hình vào hôm thứ Bảy (21/11).
Trong dự thảo, các nhà lãnh đạo lưu ý rằng cuộc khủng hoảng coronavirus ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, và cho biết một số quốc gia có thể cần được xóa nợ. Các nhà lãnh đạo G20 cho biết vào mùa xuân tới, họ sẽ quyết định về việc gia hạn lệnh đóng băng thêm sáu tháng và thông qua một khuôn khổ chung để tái cơ cấu nợ theo thỏa thuận với Câu lạc bộ Paris gồm các chủ nợ chính thức.
Dự thảo cho biết cả bên vay và chủ nợ nên minh bạch hơn về nợ chính thức và nợ tư nhân, đồng thời kêu gọi các chủ nợ khu vực tư nhân tham gia vào nỗ lực xóa nợ G20 (BBT)
https://www.sbtn.tv/g20-quyet-tam-ngan-chan-dai-dich-covid-19/
Sóng Covid-19 đợt hai: Thái độ người dân Anh có thay đổi?
Diệu Linh
Từ đầu tháng Mười năm nay, Covid-19 đã hoành hành trở lại trên khắp nước Anh. Một loạt hạn chế mới và lệnh phong tỏa đã được chính phủ ban bố nhằm kiểm soát dịch bệnh. Nhưng liệu lần này, công chúng sẽ còn tuân thủ sau hơn tám tháng sống chung với dịch?
Hiện nay, trung bình mỗi ngày nước Anh có khoảng hơn 20.000 ca nhiễm Covid-19 mới và 500 ca tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm là 1.2-1.5, nghĩa là cứ 10 người mắc bệnh thì sẽ lây cho 12 đến 15 người khác.
Nhằm đối phó với dịch đợt hai, hôm 12/10, thủ tướng Anh Boris Johnson đã ban hành các biện pháp chống Covid-19 theo ba cấp độ lây nhiễm của các địa phương – trung bình, cao và rất cao.
Theo đó, các địa phương thuộc nhóm rất cao hay còn gọi là khu vực 3 sẽ không cho phép các quán bar và quán rượu mở cửa, trừ các quán rượu có phục vụ đồ ăn. Đồng thời, người dân phải hạn chế đi lại và không được phép gặp gỡ bất kỳ ai trừ những người sống cùng nhà.
Các quy định áp dụng cho các địa phương thuộc khu vực 1 – trung bình, và khu vực 2 – cao dễ thở hơn khi người dân vẫn có thể gặp gỡ gia đình và bạn bè, miễn là một nhóm không quá sáu người. Bên cạnh đó, các nhà hàng và quán bar vẫn được mở cửa đến 22h.
Tuy nhiên, sau gần một tháng thực hiện số ca nhiễm Covid-19 vẫn không có có dấu hiệu giảm, buộc thủ tướng Boris phải ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc đợt hai. Theo đó, từ 5/11, khoảng 56 triệu người dân Anh phải tiếp tục ở nhà và chỉ được phép đi ra ngoài cho các nhu cầu thiết yếu như đi siêu thị và tập thể dục.
Sau một thời gian dài sống chung với đại dịch Covid-19, tâm trạng người dân Anh đã có nhiều thay đổi và chia thành nhiều luồng ý kiến khác nhau. Bên cạnh dịch bệnh, các yếu tố kinh tế và sức khỏe tâm thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ của người dân xứ sở sương mù.
Covid-19: Các công ty ‘thân hữu’ ở Anh hưởng lợi lớn nhờ cung cấp đồ PPE
California ra lệnh giới nghiêm khi 12 triệu người nhiễm Covid ở Mỹ
Covid-19: Vaccine TQ ‘thành công ở thử nghiệm giai đoạn giữa’
“Tôi đã quen sống chung với dịch”
Đây là câu nói mà nhiều bạn bè và đồng nghiệp của tôi chia sẻ khi được hỏi thăm. Họ đã quen với môi trường làm việc ở nhà, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, mỗi tuần đi siêu thị mua đồ ăn một đến hai lần nếu không thể đặt hàng trực tuyến, và thỉnh thoảng gặp gia đình và bạn bè ở những nơi công cộng.
Các bạn tôi chia sẻ thêm rằng, dù sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng nhưng đây là cách tốt nhất để có thể sớm thoát khỏi dịch bệnh. Họ cho rằng mỗi người cần phải cố gắng tuân thủ các quy định để tránh lây nhiễm sâu trong cộng đồng.
”Tôi đã bắt đầu những thói quen mới như làm bánh và trồng cây”, một người bạn của tôi ở Oxford chia sẻ.
“Tôi cũng có chút lo lắng vì không biết phải sống chung với dịch đến bao giờ. Nhưng tôi nghĩ hiện không có cách nào tốt hơn bằng việc tập trung vào làm những điều khiến bản thân vui vẻ.
“Tôi cũng cảm thấy may mắn vì mình vẫn giữ được công việc.”
Mặc dù cũng đồng tình với việc mọi người nên ở nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan, một đồng nghiệp của tôi gặp khó khăn hơn khi cả cô và bạn trai xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào đầu tháng Mười.
Do thời gian phát bệnh khác nhau, cô phải cách ly ở nhà suốt 24 ngày.
“Tôi cảm thấy khá ngột ngạt vì không thể đi đâu trong thời gian đó. Trước đây mỗi ngày tôi sẽ ra ngoài đạp xe hoặc đi bộ sau giờ làm việc.
“Tôi vừa khỏi bệnh hơn một tuần thì có lệnh phong tỏa. Tôi thực sự cảm thấy khó khăn vì không thể gặp gia đình thường xuyên hơn, nhưng ít nhất tôi vẫn được ra ngoài.”
So với lệnh phong tỏa đợt một hồi tháng Ba, lần này thời gian ”bế quan tỏa cảng” kéo dài lâu hơn một tuần, dự kiến kết thúc vào ngày 2/12. Tuy nhiên các trường học vẫn được mở cửa vì chính phủ cho rằng trường học là môi trường tốt nhất cho học sinh.
Quy định này khiến một người bạn làm giáo viên cấp hai của tôi ở Nottingham vẫn phải đến trường hằng ngày, dù muốn dạy trực tuyến ở nhà để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
“Tôi hiểu giáo dục rất quan trọng đối với học sinh, nhưng trong thời điểm này tín mạng của giáo viên, học sinh và phụ huynh của các em quan trọng hơn.
”Vợ tôi vừa sinh em bé hồi tháng Tám, và mỗi ngày tôi phải tiếp xúc với hàng trăm học sinh. Tôi không cảm thấy an toàn khi về nhà và bế con.
”Trường học chỉ nên mở cửa cho các em học sinh có phụ huynh là nhân viên chống dịch tuyến đầu như bác sĩ, y tá”, bạn tôi chia sẻ.
Chấp nhận rủi ro
Trước khi có lệnh phong tỏa, các nhà hàng ở Anh vẫn được phép mở cửa miễn là đảm bảo được khoảng cách an toàn cho khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ tại đây. Các bàn ăn phải đặt cách nhau 2m và khách hàng phải đeo khẩu trang khi di chuyển vào các khu vực khác trong nhà hàng.
Suốt tám tháng nay, tôi hiếm khi sử dụng các dịch vụ ăn uống ở ngoài vì không cảm thấy an toàn và cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của tôi vẫn sắp xếp dùng bữa ở các nhà hàng vào các ngày cuối tuần. Có lẽ suy nghĩ không biết tình hình dịch bệnh còn kéo dài đến bao giờ đã khiến một số người quyết định chấp nhận rủi ro.
Một người bạn của tôi ở London nói:
“Tôi vẫn sẽ dùng bữa ở các nhà hàng sau khi hết lệnh phong tỏa, miễn là không phá vỡ các quy định. Chúng ta đã ở nhà một thời gian dài và với đợt dịch mới này, dự kiến chúng ta vẫn sẽ tiếp tục ở nhà ít nhất đến tháng Ba năm sau.
“Tôi lo lắng cho sức khỏe tâm thần của mình, nhất là khi nước Anh đang bước vào những tháng mùa đông. Tôi muốn được kết nối với thế giới bên ngoài, dù phải thông qua lớp khẩu trang.”
Đồng quan điểm, một số đồng nghiệp của tôi cũng đang lên kế hoạch gặp nhau ăn trưa mỗi tháng một lần sau một thời gian dài làm việc và giữ liên lạc qua các ứng dụng trực tuyến. Nhiều người cho biết họ đã chán ngấy với các cuộc gọi video và mong muốn được trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp của mình như trước đây.
Một nghiên cứu gần đây của trường đại học Glasgow cho thấy, việc ở nhà do dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến sức khỏe tâm thần của người trưởng thành ở Anh. Trong số 3000 người tham gia khảo sát, nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy cô đơn, lo âu, trầm cảm và một số thậm chí còn có ý định tự tử.
Biểu tình phản đối
Các hạn chế mới và lệnh phong tỏa nhận được sự phản đối không nhỏ từ một bộ phận người dân Anh, bao gồm các lãnh đạo địa phương ở Greater Machester. Những người này cho rằng, việc đóng cửa các doanh nghiệp sẽ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và việc làm ở địa phương, mặc dù chính phủ Anh đã đồng ý hỗ trợ gói kinh tế 60 triệu bảng Anh cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng ở Greater Machester vào hồi tháng Mười.
Trước đó, ngày 26/9, hàng nghìn người đã tụ tập tại quảng trường Trafalgar ở London để biểu tình phản đối các quy định kiểm soát dịch bệnh của chính phủ Anh. Họ mang theo cờ và biểu ngữ với nội dung Covid-19 không có thật và người dân không cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Vài giờ sau, cuộc biểu tình đã bị trấn áp bởi cảnh sát để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona trong cộng đồng.
Một người bạn của tôi sống ở Cambridge cho biết, hiện những nơi công cộng trong thành phố vẫn có các áp phích kêu gọi mọi người không đeo khẩu trang hay tuân thủ giãn cách xã hội 2m.
“Tôi thực sự tức giận khi thấy những hình ảnh đó”, bạn tôi chia sẻ.
“Có thể họ không dễ mắc bệnh vì có sức đề kháng tốt, nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Mỗi người cần phải bớt cái tôi cá nhân để kiểm soát dịch bệnh.
“Covid-19 có thật hay không thì các con số trên toàn cầu đã nói lên tất cả.”
Tính đến nay, Anh có hơn 1.4 triệu ca mắc bệnh và hơn 54,000 ca tử vong do Covid-19. Hiện số ca tử vong do Covid-19 ở Anh cao nhất châu Âu. Dự kiến, con số này sẽ gia tăng trong thời gian tới khi tỷ lệ xét nghiệm sẽ tăng lên và thời tiết chuyển mùa lạnh hơn.
Với công bố mới nhất về vaccin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer và BioNTech, chính phủ Anh đã yêu cầu các cơ quan quản lý y tế đánh giá tính hiệu quả của loại vacccin này. Nếu được thông qua, việc tiêm chủng có thể sẽ được triển khai trên toàn quốc vào đầu năm sau.
Covid-19 : Tổng thống Pháp sẽ thông báo « hướng đi » và giảm nhẹ phong tỏa
Tú Anh
Mặc dù sinh hoạt của dân chúng bị xáo trộn triền miên vì Covid-19 từ tháng 02/2020 đến nay và biện pháp phong tỏa chống dịch, chính phủ Pháp vẫn chưa tính đến thời điểm ra khỏi « đường hầm ». Tổng thống Macron sẽ cố gắng « làm sáng tỏ một số nghi vấn » và ấn định « hướng đi tới » vào thứ Ba 24/11.
Theo tuần báo Chủ Nhật, Le Journal du Dimanche, được điện Elysée và chính phủ cho biết trước một số thông tin, thì lệnh phong tỏa sẽ còn kéo dài. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran tuyên bố : « Cho đến hôm nay, mức độ lây lan của siêu vi vẫn còn cao như lúc bắt đầu giới nghiêm ». Trong 24 giời qua, gần 300 bệnh nhân qua đời vì virus corona, cho dù số người nhập viện đã giảm đi trong 5 ngày liên tiếp.
Còn theo tổng thống Emmanuel Macron, không có gì nguy hiểm bằng sống trong tâm trạng phập phòng, âu lo không biết khi nào kết thúc. Để đem lại chút hy vọng, tổng thống Pháp kêu gọi « phải có niềm tin, không đầu hàng trước nghịch cảnh » và cho biết thứ Ba 24/11, ông sẽ đề ra « một hướng đi, rõ ràng và hợp lý và cách thức thực hiện nỗ lực chung này ».
Vấn đề khó khăn là Covid-19 là đại dịch diễn biến khó lường và bao phủ cả thế giới. Tuy nhiên, Emmanuel Macron trấn an là « nước Pháp có nhiều lá chủ bài để thành công » và ông sẽ nói rõ trong thông điệp tối 24/11/2020.
Dường như để xoa dịu phần nào tâm trạng mất kiên nhẫn của công luận khi sắp đến ngày lễ Giáng Sinh và năm mới, phát ngôn viên chính phủ cho biết sẽ có biện pháp « nới lỏng » phong tỏa, theo ba giai đoạn và tùy theo diễn biến đại dịch và rủi ro liên quan đến một số sinh hoạt : đầu tháng 12, đợt nghỉ lễ cuối năm và kể từ tháng 01/2021.
Châu Á báo động
Tại Châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản đều báo động về số ca lây nhiễm mới gia tăng trong tuần : gần 400 ca tại Nhật, 330 ca tại Hàn Quốc trong 24 giờ qua.
Pháp : Biểu tình chống dự luật an ninh toàn diện
Tú Anh
Thứ Bảy 21/11/2020, cuộc phản kháng chống dự luật « an ninh toàn diện » đã huy động nhiều ngàn người xuống đường tại Paris và nhiều thành phố. Điều khoản thứ 24 bị giới nhà báo xem là nguy cơ đe dọa tự do thông tin.
Theo AFP, khoảng 20 cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc, huy động khoảng 22.000 người mà đông nhất là ở Paris với 7.000 người, Marseille 2.000 và Montpellier 1.300 người.
Điều 24 mới chỉ được biểu quyết tại Hạ Viện, dự trù hình phạt một năm tù giam và 45.000 euro đối với người phổ biến hình ảnh một cảnh sát viên hay một quân nhân. Đối với phóng viên, nhà báo, điều 24 này vi phạm luật báo chí ban hành từ năm 1881.
Tại Paris, biểu tình diễn ra tại quảng trường Nhân Quyền Trocadero vào buổi trưa 21/11, theo lời kêu gọi của các nghiệp đoàn báo chí, Hiệp hội các Ban Biên Tập, Liên đoàn Nhân Quyền và Ân Xá Quốc Tế. Trong số các biểu ngữ tiêu biểu có câu : “Chúng tôi chỉ hạ điện thoại di động nếu quý vị hạ vũ khí”.
Thượng Karabakh : Tổng thống Pháp ủng hộ cộng đồng Armenia
Tú Anh
Trong bối cảnh hàng trăm ngàn người Armenia phải rời Thượng Karabakh đi lánh nạn, tổng thống Pháp Macron tuyên bố ủng hộ chiến dịch cứu trợ nhân đạo. Ngày 21/11/2020, chủ nhân điện Elysée đến thăm một trụ sở của cộng đồng Armenia tại Paris, nơi điều hợp chiến dịch quyên góp qua điện thoại.
Theo tuyên bố của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cần phải cứu giúp 120 ngàn người di cư từ Thượng Karabath và 7 tỉnh lân cận mà Armenia trả lại cho Azerbaijan « và đang sống trong điều kiện thiếu thốn không thể chấp nhận được ».
Trong khi đó tại Armenia, hai tuần sau khi thua trận, trả đất cho Azerbaijan, thủ tướng Nikol Pachinian kêu gọi tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Thông tín viên Regis Genté trong khu vực phân tích :
« Chúng tôi hy vọng tăng cường hợp tác với Nga, không chỉ trong lĩnh vực an ninh, mà cả về mặt hợp tác quân sự và kỹ thuật ». Với lời lẽ như trên, thủ tướng Nikol Pachinian đã chào mừng bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Nga, Lavro và Shoigou tại Erevan hôm qua.
Điều này sẽ làm Matxcơva hài lòng, bởi vì Nga hiện có hai căn cứ quân sự tại Armenia và vừa điều thêm 2.000 lính đến khu vực Thượng Karabakh, nơi mà chính quyền Bakou xem là thuộc vùng lãnh thổ của Azerbaijan. Matxcơva lại càng có thể hài lòng khi đã củng cố vị thế tại miền nam Kavkaz, cả về mặt quân sự. Đây vốn là một điểm nhạy cảm nằm sát cạnh biên giới Iran và là cửa ngõ vào Trung Đông.
Thủ tướng Pachinian tới nay vẫn bị Nga coi là có khuynh hướng thân thiện với phương Tây. Khi lên cầm quyền vào mùa xuân 2018 sau cuộc cách mạng nhung, Nikol Pachinian đã đưa nhiều thành phần từng làm việc với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và thân với Anh, Mỹ vào nội các. Matxcơva không mấy hài lòng về chuyện này. Do vậy mà từ hai năm qua, thủ tướng Armenia phải cố gắng chiều lòng chủ nhân điện Kremlin bằng cách thể hiện đường lối đối ngoại thân Nga hơn bao giờ hết trong lịch sử Armenia ».
Kỷ lục được lòng dân của thủ tướng Đức Merkel sau 15 năm cầm quyền
Thanh Hà
Cách nay đúng 15 năm, vào ngày 22/11/2005, sau cuộc tổng tuyển cử, bà Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Khi đó, không một ai có thể ngờ rằng bà sẽ bền bỉ điều hành đất nước và vị chính khách xuất thân từ Đông Đức thực sự chinh phục cử tri. Hào quang của bà sáng chói đến nỗi gây trở ngại cho đảng CDU – Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tìm người kế nhiệm.
Thông tín viên của RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, cho biết thêm :
« Khi Angela Merkel đắc cử ngày 22/11/2005, không ai có thể nghĩ rằng 15 năm sau, bà thủ tướng mới đắc cử khi đó vẫn tiếp tục điều hành đất nước. Vào năm tới, khi từ giã chính trường, Merkel sẽ có một kỷ lục lãnh đạo nước Đức lâu bền tương tự như thành tích của ông Helmut Kohl, vị cha đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của bà.
Tạp chí Mỹ Forbes đã nhiều lần mệnh danh bà là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Angela Merkel là một trong những chính khách hàng đầu trên trường quốc tế và của châu Âu. Điểm tín nhiệm của bà hiện còn rất cao. 15 năm sau khi bà Merkel bắt đầu lên cầm quyền, vẫn có tới 74 % dân Đức có thiện cảm với vị nữ thủ tướng này.
Đại dịch Covid-19 lần này giải thích được tỷ lệ được lòng dân rất cao đó. Đức đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong 15 năm qua, và với công luận Đức thì Angela Merkel là người đã luôn luôn bảo vệ người dân nước này trước những mối đe dọa.
Dù vậy, làn sóng nhập cư hồi năm 2015 đã để lộ rõ một số tiếng nói thiểu số ồ ạt thể hiện lòng thù hận bà Merkel. Thế rồi, những cuộc tuần hành chống các biện pháp ngăn ngừa dịch trong những tuần lễ vừa qua cũng làm lộ rõ điều này ».
Các nhà lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương đưa ra lời kêu gọi chung về thương mại tự do và công bằng
Tin từ KUALA LUMPUR, Malaysia – Vào hôm thứ Sáu (20/11), các nhà lãnh đạo Châu Á Thái Bình Dương gác lại những khác biệt để ra một thông cáo chung đầu tiên trong ba năm, kêu gọi việc giao thương tự do và có thể dự đoán được để hỗ trợ một nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại bởi đại dịch coronavirus.
Các nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 quốc gia, bao gồm Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, cũng cho biết họ sẽ không sử dụng các chính sách bảo hộ. Tuyên bố chung của họ, sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Malaysia tổ chức, được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong thông cáo chung, các nhà lãnh đạo cho biết họ nhận ra “tầm quan trọng của một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được” để thúc đẩy tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng.
Các quốc gia APEC không đạt được thỏa thuận vào năm 2018, sau khi các cuộc đàm phán bị cản trở bởi sự bất hòa về thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và cuộc họp năm ngoái ở Chile bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố.
Tổng thống Trump, người vẫn chưa thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày 3 tháng 11, phần lớn tập trung vào các vấn đề nội địa trong bài phát biểu của ông tại cuộc họp và bàn về những thành công trong thời gian cầm quyền của ông. (BBT)
Đài Loan lên án Trung Quốc tung tin giả chiến đấu cơ F-16 đào tẩu
Thanh Hải
Chính phủ Đài Loan ngày 20/11 đã lên án những tin đồn cáo buộc chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan mất tích và phi công đã đào tẩu sang Trung Quốc.
Theo Focus Taiwan, chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan do Đại tá Chiang Cheng-chih điều khiển, mất tích vào chiều tối 17/11 sau khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Hoa Liên.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các tin tức từ nhiều trang web khác nhau, chủ yếu đến từ Trung Quốc, cáo buộc rằng chiếc máy bay chiến đấu và phi công đã đào tẩu sang Trung Quốc và hạ cánh xuống sân bay Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Đài Loan sau đó đã lên án những bình luận này vì không có bất kỳ bằng chứng nào về các tuyên bố đó. Phía Đài Loan cho rằng đội quân internet được Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn đã tung tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát ngày 20/11 cho biết trong một phỏng vấn: “Những tin đồn được lan truyền bởi quân đội internet của ĐCSTQ là đáng khinh bỉ. Chúng tôi đã vạch trần những tin đồn lừa dối này”.
Thủ tướng Tô Trinh Xương cho rằng những tin đồn là “vô lý và vô nhân đạo”.
Trong khi đó, Taiwan News đưa tin, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng, với tư cách là tổng tư lệnh, bà sẽ không dung thứ cho việc lợi dụng tình huống một sĩ quan mất tích để tuyên truyền chống lại quân đội Đài Loan. Bà cũng lên án cư dân mạng Trung Quốc đã phát tán “tin giả độc hại”.
Theo một nguồn tin quân sự của Focus Taiwan, sẽ rất khó để máy bay Trung Quốc hoặc máy bay Đài Loan đào tẩu sang phía bên kia do hệ thống radar rất tiên tiến hiện nay.
Jack Ma bị chỉnh đốn là vì chửi bới sau lưng ông Tập Cận Bình và bị mật báo?
Bình luận Đông Phương
Nguồn tin nội bộ chính quyền Trung Quốc tiết lộ rằng, Jack Ma (Mã Vân) bị chỉnh đốn vì “chửi bới Tập Cận Bình”. Sau đó tai họa liên tiếp xảy ra, và kết quả là Jack Ma đã mất ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc vào tay ông Chung Thiểm Thiểm – người sáng lập công ty nước đóng chai “Nông Phu Sơn Tuyền” (Nongfu Spring).
Theo Thời báo Chứng khoán (STCN) của Trung Quốc, danh sách những người giàu có theo thời gian thực của Forbes cho thấy vào ngày 17/11, ông Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shanshan), Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Nongfu Spring, một thương hiệu nước đóng chai nổi tiếng ở Trung Quốc, đã vượt mặt Jack Ma để trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Tài sản cá nhân của ông Chung đã tăng 8 tỷ USD, và tài sản ròng hiện tại của ông là 64,4 tỷ USD. Ông Chung hiện đứng thứ 17 trong danh sách người giàu có nhất thế giới.
Gần đây, giá cổ phiếu của Alibaba tiếp tục giảm, trong khi cổ phiếu của Nongfu Spring lại tiếp tục tăng. Tính đến ngày 17/11, tài sản cá nhân của ông Chung đã nhiều hơn Jack Ma 3,6 tỷ USD.
Theo bài báo, ông Chung Thiểm Thiểm được giới kinh doanh Trung Quốc gọi là “con sói đơn độc”, ông không thích gặp gỡ giới chính trị và kinh doanh, hiếm khi phát biểu hay phỏng vấn công khai. Trong số những doanh nhân nổi tiếng ở tỉnh Chiết Giang, ông Chung dường như là một trường hợp khác biệt.
Còn ông Jack Ma, với tư cách là đại diện của các thương gia Chiết Giang, đã “đắc tội vì phát ngôn” của mình và bị các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc chỉ trích. Vào cuối tháng Mười, tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải, Jack Ma đã chỉ trích các cơ quan quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một cách “quá nghiêm khắc”, hành động này đã chọc giận các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ nên đã dẫn đến hàng loạt tai họa.
Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã xông pha đi đầu trong việc công kích Jack Ma, Tân Hoa Xã đăng bài nói rằng: “Cái miệng là phát ngôn viên của trái tim… Có một số việc không thể làm một cách tùy tiện, và có một số lời không thể nói một cách tùy tiện”.
Ngay sau đó, Jack Ma đã được bốn cơ quan quản lý tài chính lớn “hẹn lên nói chuyện” và việc niêm yết của Ant Group, với lượng phát hành công khai lần đầu (IPO) lớn nhất trong lịch sử, đã bị yêu cầu dừng lại. Sự việc này đã gây náo động cả trong và ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Vào trước đêm “Ngày hội mua sắm trực tuyến 11/11”, trang mua sắm Taobao do Jack Ma sáng lập đã bị các kênh truyền thông của ĐCSTQ công kích “hội đồng” là buôn bán hàng giả và hàng kém chất lượng. Các cơ quan quản lý của chính quyền Trung Quốc cũng đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt để nhấn mạnh rằng “các nền tảng (Internet) sẽ không thể chạy thoát khỏi luật chống độc quyền”, mũi kiếm đã trỏ về phía Jack Ma, và những gã khổng lồ Internet khác cũng bị ảnh hưởng.
Vào ngày 11/11, các cổ phiếu thương mại điện tử đại lục niêm yết tại Hong Kong đồng loạt giảm. Alibaba 9988.HK giảm mạnh 7,41% khi mở cửa, Tencent 0700.HK giảm 5,71% và nhiều cổ phiếu thương mại điện tử khác cũng giảm đáng kể.
Nguồn tin cho biết, nguyên nhân Jack Ma bị chính quyền Trung Quốc “đập tả tơi” là vì chửi bới sau lưng ông Tập Cận Bình rồi bị mật báo lên trên. Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) của Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, nói với tờ Vision Times rằng, có người trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng Jack Ma bị trừng phạt là vì mắng nhiếc ông Tập Cận Bình.
Giáo sư Tạ cho rằng, việc ĐCSTQ chỉnh đốn Jack Ma xảy ra rất đột ngột, và đây (hành vi mắng chửi) rất có thể là nguyên nhân. “Bởi vì câu nói của anh có lẽ đã động chạm đến thể diện của lãnh đạo ĐCSTQ”.
Mới đây, tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin do các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh tiết lộ cho biết, việc Jack Ma bị chỉnh đốn và việc Ant Group bị đình chỉ niêm yết, là do đích thân ông Tập Cận Bình chỉ đạo. Ông Tập lo lắng rằng một khi Jack Ma “phú khả địch quốc” (ý chỉ của cải thuộc sở hữu tư nhân có thể sánh ngang với tài sản của nhà nước), thì sẽ không trung thành với ông ta nữa.
Jack Ma còn được cho là một trong những “găng tay trắng” (kẻ giúp các chính trị gia rửa tiền) của phái Giang Trạch Dân. Một trong những cổ đông của Ant Group là Trung tâm Đầu tư Kinh Quản (Jingguan) Bắc Kinh, tuy nhiên trên thực tế thì Trung tâm này nằm dưới sự kiểm soát của công ty Boyu Capital. Mà người kiểm soát thực tế của Boyu Capital lại là Giang Trí Thành (Jiang Zhicheng), cháu trai của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Nếu Ant Group niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong thành công, giá trị vốn hóa thị trường của công ty này dự kiến sẽ vượt quá 310 tỷ USD. Giá trị bản thân Jack Ma cũng sẽ tăng vọt và ông có thể trở thành người giàu có thứ 11 trên thế giới, hơn nữa giới quyền quý trong ĐCSTQ cũng có thể thu lợi từ việc đó.
Giáo sư Tạ Điền cho rằng, hiện nay ĐCSTQ thực sự rất cần khoản ngoại hối này. Việc Ant Group lên sàn có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho ĐCSTQ và sẽ thu hút rất nhiều tiền từ Hong Kong. Tuy nhiên, do sự phân phối lợi ích không đồng đều trong nội bộ ĐCSTQ, hoặc do các lý do khác, mà nó đã giáng đòn chí mạng vào Ant Group.
Cũng có ý kiến cho rằng, Jack Ma xảy ra chuyện là do đã xúc phạm một nhân vật lớn, đâm phải tổ ong vò vẽ nên mới bị cuốn vào một trận hỗn chiến đỉnh cao ở Trung Nam Hải.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Cặp vợ chồng ở Thượng Hải nhiễm viêm phổi Vũ Hán, phong tỏa 1 bệnh viện và cách ly 4.015 người
Bình luậnĐông Phương
Sau khi một cặp vợ chồng ở Thượng Hải được xác chẩn, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Thượng Hải tuyên bố rằng, Bệnh viện Phố Đông nơi bệnh nhân làm việc đã bị phong tỏa và 4.015 người trong bệnh viện đã bị cách ly. Thượng Hải đã tổ chức họp báo vào ngày 21/11 để thông báo rằng một khu dân cư ở Phố Đông đã được liệt vào khu vực có nguy cơ tầm trung.
Theo truyền thông Đại lục, Thượng Hải đã ghi nhận thêm 2 trường hợp là người bản địa nhiễm virus Corona Vũ Hán vào ngày 20/11. Đêm hôm đó, Văn phòng Nhóm lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh Thượng Hải đã đưa ra một thông báo rằng, sau khi được các chuyên gia hội chẩn, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng và hình ảnh y khoa cùng kết quả xét nghiệm axit nucleic, cả hai bệnh nhân được xác chẩn là đã nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Theo CDC Thượng Hải, bệnh nhân là một cặp vợ chồng. Người chồng là nhân viên an ninh tại nhà ga hàng hóa của sân bay Phố Đông, còn người vợ là y tá tại bệnh viện Phố Đông. Do hai vợ chồng lần lượt bị sốt nên đã đến bệnh viện để điều trị và bị cách ly để điều tra. Hiện bệnh viện Phố Đông nơi người vợ làm việc đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, 4.015 người đã bị cách ly trong bệnh viện.
Được biết, bệnh nhân đã từng đến bệnh viện Châu Phố, cửa hàng hoành thánh ở đoạn giao nhau của đường Thính Duyệt (Tingyue) và đường Củng Hải (Gonghai), làng Vương Lầu (Wanglou) thuộc thị trấn Hàng Đầu (Hangtou), khu dân cư Cạnh Tân (Jingxin) của làng Tân Đông (Xindong) thuộc thị trấn Chúc Kiều (Zhuqiao) và nơi sinh sống của họ – khu dân cư Minh Thiên Hoa Thành (Mingtian Huacheng) thuộc thị trấn Châu Phố, quận mới Phố Đông. Tất cả các khu vực mà bệnh nhân ghé qua đều đã được khử trùng và thực hiện quản lý khép kín. Tính đến 8h ngày 21/11, đã tìm được 86 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Vào lúc 9h sáng ngày 21/11, Thượng Hải tổ chức họp báo Phòng chống dịch Thượng Hải lần thứ 87. Người phát ngôn của chính quyền thành phố Doãn Hân (Yin Xin) cho biết, sau khi nghiên cứu, Ban chỉ huy phòng chống dịch thành phố đã quyết định xếp khu dân cư Minh Thiên Hoa Thành thuộc thị trấn Châu Phố, quận mới Phố Đông vào khu vực có nguy cơ tầm trung.
Ngay khi thông tin được đưa ra, cư dân mạng đã lập tức hoang mang. Lo lắng liệu chính quyền có che giấu tình hình dịch bệnh thực sự. Một số người đặt câu hỏi: “Có phải dịch bệnh đã bùng phát lớn rồi không?”.
Theo truyền thông Trung Quốc, gần đây, các ca bệnh mới được xác chẩn đã xuất hiện ở Tân Cương, Thiên Tân, Thượng Hải, An Huy và nhiều tỉnh thành khác, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát trở lại. Sở giáo dục ở nhiều nơi đã ban hành thông báo khẩn cấp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc giảng viên và sinh viên đi ra ngoài.
Theo báo cáo, vào ngày 20/11, Thiên Tân đã ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới, tất cả đều là người ở khu dân cư Khám Hải Hiên (Kanhaixuan) thuộc khu cảng Đông Giang (Dongjiang), quận mới Tân Hải (Binhai), Thiên Tân. Cho đến nay, khu dân cư Khám Hải Hiên đã có 10 ca được xác chẩn nhiễm virus Corona Vũ Hán. Hôm sau (21/11), trên mạng xuất hiện thông tin, chính quyền Thiên Tân đã quyết định tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên tất cả 2,6 triệu người ở quận mới Tân Hải trong 3 ngày tới.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Học giả: ĐCS Trung Quốc lợi dụng Phật giáo để thực hiện mặt trận thống nhất ở nước ngoài
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, tại một cuộc hội thảo tổ chức tại Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, một số học giả nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc đã chỉ ra rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang âm thầm lợi dụng Phật giáo như một công cụ tuyên truyền trong các hoạt động ở nước ngoài để bành trướng “quyền lực bén” (Sharp power) ra quốc tế.
Theo bài báo của Đài Á Châu Tự Do (RFA), gần đây, các học giả nghiên cứu Phật giáo vừa tổ chức một cuộc hội thảo tại Đại học Georgetown. Nhà nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc David L. Wank và học giả Nhật Bản Yoshiko Ashiwa đã chỉ ra tại hội thảo rằng, các hoạt động tôn giáo của các tổ chức Phật giáo Trung Quốc ở nước ngoài đang bị chính quyền ĐCSTQ lợi dụng và đã trở thành công cụ mở rộng ảnh hưởng chính trị ra nước ngoài của chính quyền này.
Trong bài phát biểu của mình, ông David L. Wank chỉ ra rằng, ngay từ những năm 1980, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đầu sử dụng Phật giáo như một công cụ trong chính sách đối ngoại. Ví dụ như để các nhân vật có sức ảnh hưởng trong Phật giáo Trung Quốc thuyết phục các doanh nhân Hoa kiều đầu tư vào Trung Quốc và cho Hoa kiều thấy rằng ĐCSTQ “đã từ bỏ chính sách tả khuynh”.
Sau sự kiện “Thảm sát ngày 4 tháng 6” năm 1989, hình ảnh quốc tế của chính quyền ĐCSTQ đã bị tổn hại vì phát động cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền Trung Quốc đã lợi dụng người của Phật giáo để tô son trát phấn cho nó trong các hoạt động ở nước ngoài, cũng như lợi dụng các tôn giáo khác để giúp nó thúc đẩy chính sách “Một Trung Quốc” trong các hoạt động trao đổi giao lưu.
Học giả David L. Wank cũng chỉ ra rằng, khi ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông ta đã từng đưa ra khẩu hiệu “xã hội hài hòa”, thực chất là sử dụng giáo lý “hài hòa” của Phật giáo.
Ông tiết lộ thêm rằng, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc do chính quyền ĐCSTQ kiểm soát, đã chính thức đưa chương trình “Quảng bá Phật giáo trên toàn cầu” vào “Kế hoạch 5 năm” năm 2015. “Họ kêu gọi các Phật tử Trung Quốc xuất hành và đi đến các quốc gia trên thế giới để ‘kể những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc’ ”. Hơn nữa, để hỗ trợ các hoạt động liên quan, chính quyền Trung Quốc thậm chí còn bắt đầu đổ lượng lớn tài nguyên vào cho Phật giáo.
Hai học giả David L. Wank và Yoshiko Ashiwa cho biết, họ đã từng theo dõi và điều tra việc ĐCSTQ lợi dụng Phật giáo để áp dụng các chiến lược khác nhau nhằm vào các quốc gia khác nhau. Họ phát hiện ra rằng đối với các quốc gia có đa số dân theo đạo Phật như Sri Lanka, Myanmar và Lào, chính phủ Trung Quốc sẽ thiết lập các “Hiệp hội hữu nghị” song phương, thiết lập mạng lưới truyền thông Phật giáo rồi kết hợp cùng tổ chức các nghi lễ văn hóa và tôn giáo để lôi kéo người theo đạo, hoặc thành lập các chi nhánh của Phật giáo Trung Quốc ở những quốc gia này. Hơn nữa những tổ chức như vậy thường thành lập “Công viên Văn hóa” (Chinese Buddhist Cultural Park) và bị chính quyền ĐCSTQ bí mật lợi dụng.
Đối với những quốc gia hoặc khu vực có xung đột địa chính trị với Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ cũng có các đối sách khác.
Ông David L. Wank nói rằng, vào năm 2017, Học viện Phật giáo Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu tuyển sinh ở Ấn Độ. Kỳ thực, những hành động kiểu như vậy là chiến lược của ĐCSTQ nhằm giành được tiếng nói trong Phật giáo trên phạm vi toàn thế giới. Và mục đích thực sự của nó là biến tiếng Trung thành ngôn ngữ chính trong toàn thể Phật giáo toàn cầu, và dần dần dẫn Phật giáo đi theo hướng phù hợp với những yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.
Ông Wank tuyên bố rằng, dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ, việc quảng bá “Phật giáo Trung Quốc” ra thế giới chính là đang mở rộng ảnh hưởng có lợi cho ĐCSTQ. Mặc dù “Phật giáo Trung Quốc” vẫn là một “người mới” ở Hoa Kỳ, nhưng ông tin rằng các tổ chức Phật giáo ở nước này đang giúp đỡ các tổ chức núp dưới vỏ bọc tôn giáo của ĐCSTQ thâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
Ông Wank nói thẳng: “Các hoạt động của Phật giáo ở nước ngoài đã xây dựng một mạng lưới ở nước ngoài cho Trung Quốc. Đây là một trong những chiến lược chính của mặt trận thống nhất (ĐCSTQ)”. Ông chỉ ra rằng mạng lưới này bao gồm các Phật tử Trung Quốc, các nhân vật nổi tiếng trong Phật giáo ở nước ngoài, Trưởng các ban văn hóa nước ngoài, v.v.
Còn học giả Nhật Bản Yoshiko Ashiwa chỉ ra rằng, những giáo lý của Phật giáo Trung Quốc đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ và những điều này cũng có thể có gây ra các ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến thế giới.
Ông Ashiwa lo ngại rằng, việc quảng bá Phật giáo như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các Phật tử ở Trung Quốc và hải ngoại.
Cả hai học giả đều nhận định rằng, quy mô quảng bá Phật giáo trên toàn cầu như cách mà ĐCSTQ làm là chưa từng có. Và rốt cuộc kế hoạch quảng bá này có hiệu quả thực tế như thế nào thì là điều rất đáng để nghiên cứu và cảnh giác.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Học sinh Thái Lan biểu tình phản đối những người mặc trang phục khủng long ủng hộ chính quyền
Tin từ Bangkok, Thái Lan – Vào hôm thứ Bảy (21 tháng 11), các học sinh trung học đã dẫn đầu một cuộc biểu tình gồm hàng ngàn người ở Bangkok để phản đối những người mặc đồ khủng long, kêu gọi lật đổ chính quyền và cải cách chế độ quân chủ.
Các nghệ sĩ mặc trang phục khủng long đại diện cho sự thành lập của Thái Lan diễn hành theo giai điệu chủ đề của Bản tin Hoàng gia, được chiếu trên truyền hình Thái Lan hàng đêm.
Thủ lĩnh nhóm học sinh trung học, Benjamaporn Nivas, 15 tuổi, nói với Reuters rằng họ đại diện cho thiên thạch và sẽ làm khủng long tuyệt chủng. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố hôm thứ Năm (19/11) rằng cảnh sát sẽ được sử dụng tất cả các luật để chống lại những người biểu tình.
Benjamaporn và một thủ lĩnh khác của nhóm Bad Student đã bị cảnh sát triệu tập vào hôm thứ Sáu (20/11) vì dẫn đầu một cuộc biểu tình trước đó, nhưng cảnh sát cho biết cuộc biểu tình hôm thứ Bảy được phép tiến hành.
Các cuộc biểu tình kể từ tháng 7 đều có ba mục đích cốt lõi là truất phế thủ tướng Prayuth, phản đối hiến pháp mới và cải cách chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn. Nhưng nhóm học sinh trung học còn đòi sự tự do và đối xử công bằng hơn trong hệ thống giáo dục được cho là lạc hậu và tập trung dạy học sinh cách phục tùng và vâng lời.
Nhiều học sinh cũng kêu gọi thực hiện bình đẳng giới tính. Phát ngôn viên phía chính phủ Anucha Burapachaisri cho biết, Thủ tướng hy vọng những người biểu tình sẽ thực hiện quyền tự do mang tính đóng góp xây dựng đất nước và tuân theo pháp luật. (BBT)
Nam Úc nới lỏng các hạn chế sau khi xác nhận lệnh phong tỏa bắt nguồn từ lời nói dối của một người làm pizza
Tin từ Sydney, Úc – Vào hôm thứ sáu (20/11), các nhà chức trách cho biết, việc phong tỏa do coronavirus kéo dài 6 ngày của tiểu bang Nam Úc là do một lời nói dối của một người đàn ông có kết quả dương tính với coronavirus. Do đó, các hạn chế trên toàn khu vực sẽ được dỡ bỏ sớm hơn nhiều so với kế hoạch.
2 ngày trước đó, chính quyền tiểu bang ra lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh để chống lại đợt bùng phát dịch tiếp theo. Ông Steven Marshall, thủ hiến tiểu bang Nam Úc cho hay, một người đàn ông ở quán pizza có liên quan đến ổ dịch nói với các nhân viên theo dõi tiếp xúc rằng, ông ta chỉ mua một chiếc bánh pizza ở đây. Tuy nhiên, sự thật là người này đã làm việc tại đây cùng với một công nhân khác có kết quả xét nghiệm dương tính.
Các nhà chức trách cho rằng, người đàn ông này đã nhiễm virus trong thời gian tiếp xúc rất ngắn, nên họ tin rằng chủng virus này phải rất dễ lây lan. Ông Steven Marshall cho biết, nếu người này trung thực với các đội theo dõi tiếp xúc, Nam Úc đã không rơi vào tình trạng phong tỏa 6 ngày. Hành động ích kỷ của một cá nhân đã đặt cả tiểu bang vào tình thế vô cùng khó khăn.
Mặc dù sự bùng phát dịch vẫn còn đáng lo lắng, các hạn chế sẽ được dỡ bỏ sớm hơn, lệnh yêu cầu người dân ở nhà sẽ kết thúc vào nửa đêm thứ bảy (21/11), và hầu hết các công ty cũng sẽ được phép mở cửa. Ủy viên cảnh sát Grant Stevens cho biết, không có hình phạt nào đối với hành động nói dối theo luật hiện hành, nhưng điều này có thể sẽ được xem xét lại. (BBT)
0 comments