Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/11/2020

Wednesday, November 4, 2020 2:57:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 04/11/2020

Bầu cử Mỹ: Kết quả không dứt khoát

khiến đồng minh khó xử

Giữa lúc người dân Mỹ đi bỏ phiếu, các vị nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới sẽ phải đối đầu với một câu hỏi tế nhị: lúc nào nên gửi điện mừng người tuyên bố thắng cử, đặc biệt trước nguy cơ kết quả bầu cử bị thách thức?

Một mặt, có triển vọng một ứng cử viên chiếm đa số phiếu phổ thông trong khi ứng cử viên kia giành được đa số phiếu đại cử tri, là phiếu quyết định người đắc cử. Ngoài ra, Tổng Thống Trump đã nhiều lần cáo buộc rằng những lá phiếu gửi qua đường bưu điện rất dễ gian lận, và tỏ ý ông có thể không chấp nhận kết quả. Ông nói rằng như thế Tòa án tối cao sẽ phải quyết định ai là người thắng cử.

Một cố vấn chính sách đối ngoại cho một nhà lãnh đạo Bắc Âu giải thích:

“Ai cũng muốn gửi điện mừng lập tức và rõ rệt tới người thắng cử, đặc biệt nếu người đó là một đồng minh quan trọng.”

“Nhưng lần này thì có nhiều rủi ro. Không ai muốn mình lầm, và hành động quá vội vã. Cho nên chúng ta có thể sẽ cố gắng chờ một lúc sau ngày bầu cử.”

Các cố vấn chính sách đối ngoại nhắc nhở lại cuộc bầu cử Mỹ năm 2000, khi rất nhiều nhà lãnh đạo, kể cả Tổng thống Đức và Tổng thống Pháp, Thủ tướng New Zealand và các đảng cầm quyền ở Nam Phi, Hàn quốc và Nhật Bản, gửi điện chúc mừng ông George W. Bush sau khi các đài truyền hình Mỹ tuyên bố ông chiến thắng.

Nhưng phải đến 5 tuần nữa trước khi Tòa án tối cao ra phán quyết, và cuối cùng trao phần thắng cho ông Bush. Những người khác chỉ im lặng chờ đợi.

Cuộc bầu cử năm 2016 khi ông Trump đối đầu với bà Hillary Clinton, cũng đi tới kết luận sát nút tương tự, bà Clinton chiếm đa số phiếu phổ thông, nhưng ông Trump giành được sự ủng hộ của Đại cử tri đoàn.

Năm nay, ông Jean-Claude Juncker, cựu Chủ tịch Ủy Hội Châu Âu, nói điều thiết yếu là không nên gửi điện chúc mừng quá sớm.

“Thận trọng là điều thiết yếu để không làm vỡ chiếc bình bằng sứ mong manh giữa hai bên bờ Đại Tây Dương,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ARD-TV, sử dụng cách dùng chữ của người Đức để thể hiện nhu cầu cần phải hành sử thận trọng như thế nào mối quan hệ giữa EU và Hoa Kỳ.

Trưởng cố vấn của một nhà lãnh đạo Châu Âu khác miêu tả tình hình hiện nay là “phức tạp và tế nhị,” nói rằng mọi sự tùy thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Mỹ nó rõ rệt ra sao, và liệu cả hai ứng cử viên có chấp nhận nó hay không. Cả hai có thể đều tuyên bố thắng cử, ông cảnh báo.

Đồng thời ộng nêu lên một câu hỏi tế nhị khác về ngoại giao. Nếu như ông Biden thắng, liệu có khôn ngoan không khi gọi ông Trump để chia sẻ với ông?

Bởi vì ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ cho tới ngày 20/1/2021, và có lẽ tỏ sự tôn trọng đối với ông là điều khôn ngoan.

Canada, nước chia chung đường biên giới và có nhiều liên kết thương mại với Hoa Kỳ, đã có kế hoạch chỉ gửi điện chúc mừng một khi đã có người thắng cử rõ rệt. Có điều kết quả bầu cử có thể sẽ không rõ rệt hiển nhiên, theo một nguồn tin ở Ottawa.

“Nếu không có ứng cử viên nào công nhận thất cử, chúng ta sẽ phải nghĩ xem nên làm gì. Chúng ta sẽ theo sát tình hình hàng ngày và thẩm định lại mỗi ngày, nếu quả thật bầu cử Mỹ sẽ mang lại kết quả không rõ rệt và bị thách thức.”

Cựu Đại sứ Anh tại Washington Kim Darroch, người từ nhiệm sau khi gửi văn thư ngoại giao có tính chê bai ông Trump bị một tờ báo tiết lộ, nói ông hy vọng là Thủ tướng Boris Johnson sẽ không lặp lại sai lầm này.

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-my-ket-qua-khong-dut-khoat-se-khien-dong-minh-cua-my-kho-xu/5647503.html

Bầu cử Mỹ: Phản ứng quốc tế về kết quả kiểm phiếu

Cả thế giới đang trông đợi kết quả xem ai sẽ là người dẫn dắt nước Mỹ trong bốn năm tới.

Trên thực tế, quyết định của nhân dân Mỹ trong các kỳ bầu cử được tổ chức bốn năm một lần này có thể làm thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cách tiếp cận của Washington tới các đồng minh cũng như kẻ thù.

Bầu cử Mỹ: Ba kịch bản có thể xảy ra

Những điểm cần chú ý trong đêm bầu cử Mỹ

Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ

Do vậy, không ngạc nhiên gì khi các nước trên thế giới theo dõi sát sao kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng.

BBC Monitoring tổng hợp một số phản ứng trên truyền thông quốc tế cho đến nay.

Trung Quốc

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước vốn là đối thủ từ lâu nay và là hai cường quốc kinh tế thế giới, đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ nhiều thập niên qua.

Cả hai ứng viên tranh cử lần này đều cam kết sẽ cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh.

Do vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì khi truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là một “kỳ bầu cử chia rẽ, căng thẳng và hỗn loạn”, sự kiện “bị làm hoen ố bởi tình trạng bạo loạn, mờ ám và thứ chính trị kim tiền”.

“Nhiều kênh truyền thông và người dân lo lắng rằng nếu kỳ bầu cử này bị khiếu nại, nó sẽ tạo nên những hỗn loạn, thậm chí bất ổn xã hội,” Tân Hoa Xã tường thuật hôm thứ Ba.

“Tình trạng căng thẳng và hỗn loạn dần hiện lên quanh ngày bầu cử Hoa Kỳ” là nội dung dòng tin chính chạy trên trang nhất của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Trong lúc đó, kênh truyền hình quốc gia CCTV phát phóng sự tập trung vào những nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực hậu bầu cử giữa lúc số người nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 tăng cao kỷ lục. “Có những quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo loạn xã hội đang diễn ra,” phóng sự này nói.

Việt Nam

Báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản trích dẫn cuộc điều tra dư luận mạng của hai tờ báo ở Việt Nam gần đây, viết:

“Với hơn 49.000 bạn đọc tham gia điều tra online của VnExpress hôm 18/09, thì ông Trump được 79% ủng hộ, còn ông Biden chỉ được 21%.

“Báo Tuổi Trẻ cho hay ông Trump dẫn trước ông Biden với 78% trên điều tra mạng của họ…”

Tờ báo Nhật nhận định “thái độ cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm đến bầu cử Mỹ, và họ ủng hộ ông.”

Mỹ Latin

Truyền thông Mỹ Latin đặc biệt chú ý tới sự thành công của ông Donald Trump tại tiểu bang Florida, được củng cố nhờ có sự ủng hộ của các nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha.

“Chiến thắng của ông Trump tại Florida chôn vùi viễn cảnh thắng lợi của phe Dân chủ,” nhật báo Folha de Sao Paulo của Brazil chạy dòng tít chính. “Lá phiếu của người gốc Venezuela, Cuba và những người theo phái Phúc Âm đã củng cố vị thế của đương kim Tổng thống,” báo này viết trong bài.

Không dễ biết ai sẽ thắng ngay ngày 3/11?

Tại sao một số người châu Á muốn Trump chiến thắng

Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ

Các nhà bình luận trong khu vực nhắc nhiều tới chiến thắng của ông Trump tại Florida. Các báo nói điều này cho thấy chiến lược của Tổng thống thuộc phe Cộng hòa, theo đó gán đường hướng của đối thủ Joe Biden thuộc phe Dân chủ với chủ nghĩa xã hội, đã gây được tiếng vang trong cộng đồng các cử tri gốc Cuba và Venezuela lưu vong.

“Ông Trump đã giành được một nhóm cử tri quan trọng nữa ở Florida: những người Mỹ gốc Cuba và các nhóm sắc tộc khác nói tiếng Tây Ban Nha được thuyết phục rằng chỉ có ông tổng thống mới giúp đảm bảo để họ không rơi vào tay một chính phủ xã hội chủ nghĩa,” nhật báo El Espectador của Colombia nói.

Châu Âu

Tại Nga, kênh truyền hình thời sự của nhà nước Rossiya 24 đã đưa tin kiểu “chúng ta đang tiếp tục theo dõi một sự điên loạn,” theo như lời một trong các người dẫn chương trình của kênh này.

Đáng lưu ý là cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin rằng Nga đã tìm cách làm thay đổi kết quả bầu cử năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Trump, một cáo buộc mà Moscow liên tục bác bỏ.

Hai người đọc bản tin thời sự trên kênh Rossiya 24 trong lần tranh cử này nói đùa về các cáo buộc sắp tới có thể có, trong chuyện thiên vị tổng thống đương nhiệm.

“Một số đồng chí… sẽ lắng nghe những gì chúng ta nói vào lúc này và sẽ kết luận rằng chúng ta nói ông Trump là người chiến thắng,” một người dẫn chương trình nói, rồi người kia đáp lời: ” Đó là vấn đề toán học thuần túy, không có gì khác.”

Tại những nơi khác ở châu Âu, nhiều tờ báo đã chạy dòng tin chính về cuộc rượt đuổi sát sao và sự chưa rõ ràng quanh kết quả bầu cử.

“Ngày càng có nhiều các nhà quan sát, những người trước đây cho rằng ông Joe Biden rõ ràng sẽ giành chiến thắng, nay đang đặt câu hỏi là liệu ông Trump có thể về đích được không?” tờ báo lá cải Bild của Đức viết.

“Chiến trường so kè sát sao hơn nhiều so với trông đợi: không có làn sóng dân chủ,” hãng tin Pháp Inter tường thuật. “Ông Donald Trump đã giành chiến thắng ở hầu như mọi tiểu bang nơi ông được cho là sẽ thắng,” báo này viết thêm.

Trong lúc đó, tờ Il Giornale của Italy cảnh báo về nguy cơ có thể có bạo loạn dân sự.

Trung Đông

Báo chí nơi này đưa tin về sự chưa rõ ràng về kết quả, với kênh truyền hình Al Arabiya do Ả-rập Saudi tài trợ lặp đi lặp lại rằng có thể sẽ cần nhiều ngày nữa mới biết kết quả cuối cùng.

Tờ báo của Ai Cập trong lúc đó lại nhắc tới điều mà họ miêu tả là “tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục trong lịch sử”.

Với việc kết quả kiểm phiếu dần đang được công bố, kênh truyền hình Press TV của nhà nước Iran chuyên phát ra quốc tế đã bỏ bản tin thời sự thường lệ để chạy chương trình tường thuật đặc biệt về kỳ bầu cử Hoa Kỳ.

“Mối đe dọa có nội chiến” là điểm thường xuyên được lặp lại, với một người dẫn chương trình của kênh này nói rằng, đối với những nhà quan sát từ bên ngoài thì kỳ bầu cử Mỹ “trông rất đáng sợ”.

Kênh thời sự quốc gia Iran IRINN cũng nói rằng kỳ bầu cử đã được tổ chức “dưới sự bao trùm của bóng đen về nỗi sợ bất ổn”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54794401

Bầu cử Mỹ: Các quốc gia vùng Vịnh

ủng hộ Donald Trump

Trọng Nghĩa

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dĩ nhiên đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, với mỗi quốc gia thầm hy vọng là ứng cử viên mình ủng hộ sẽ giành thắng lợi. Đối với các nước Ả Rập vùng Vịnh, có đối thủ chung là Iran, người được họ ủng hộ chính là tổng thống Donald Trump.

Từ Dubai, thông tín viên Nicolas Keraudren ghi nhận:

Tại vùng Vịnh, tất cả các con mắt đều hướng về Washington để theo dõi cuộc bầu lãnh đạo sắp tới của nước Mỹ, một sự kiện có thể, trong một chừng mực nào đó, quyết định về tương lai của toàn vùng.

Abdulkhaleq Abdulla, một giáo sư chính trị học ở Tiểu Vương Quốc Ẩ Rập Thống Nhất nhận định: “Hoa Kỳ đóng một vai trò trọng tâm cho an ninh vùng Vịnh. Họ đã hiện diện trong vùng từ 50 năm qua, và đã trở thành một thế lực chủ chốt và thiết yếu, ảnh hưởng lên chính sách các nước trong khu vực. Cho nên tất cả những gì diễn ra tại Washington đều có ảnh hưởng đến vùng Vịnh.”

Các quốc gia vùng Vịnh cũng đã chọn ứng viên của họ. Giới lãnh đạo trong khu vực có vẻ rất mong đợi một chiến thắng của ông Donald Trump, nhất là giới lãnh đạo tại Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ẩ Rập Thống Nhất và Bahraïn, nơi mà người láng giềng Iran bị xem như là một mối đe dọa.

Giáo sư Abdulkhaleq phân tích: “Trong nhiệm kỳ của Donald Trump, Hoa Kỳ đã hoàn toàn hiểu được tính chất nguy hiểm của Iran. Họ đã tiến hành trừng phạt nặng nề quốc gia này. Ông Trump cũng đã ghi điểm với việc vô hiệu hóa (tướng) Qassem Soleimani, nhân vật nguy hiểm nhất đối với khu vực. Và lãnh đạo vùng Vịnh sẽ không bao giờ quên việc tổng thống Trump đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông cho Riyad, thủ đô Ả Rập Xê Út.”

Theo ông Abdulkhaleq Abdulla, các lãnh đạo ở vùng Vịnh mong rằng cách tiếp cận đó của Mỹ được duy trì. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy rằng “sẽ không có thay đổi gì lớn lao trong chính sách Mỹ ở vùng Vịnh nếu Joe Biden được bầu. Chỉ là thay đổi về phong cách mà thôi”.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-c%C3%A1c-qu%E1%BB%91c-gia-v%C3%B9ng-v%E1%BB%8Bnh-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-donald-trump

Bầu cử tổng thống Mỹ: Biden tự tin,

Trump tố cáo bị ‘cướp đoạt’ chiến thắng

Thụy My

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vẫn chưa có kết quả chính thức, hiện tại còn 7 bang chưa kiểm phiếu xong. Tính đến 13 giờ, (giờ Paris) hôm nay, 04/11/2020, ,ứng cử viên Joe Biden giành được 238 đại cử tri, ông Donald Trump được 213, nhưng chưa ai đạt được con số 270 đại cử tri để có thể trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Không có ngạc nhiên sau đợt kiểm phiếu đầu tiên : Donald Trump thắng tại 18 bang có truyền thống bầu cho đảng Cộng Hòa và Joe Biden tại 16 bang Dân Chủ, như hồi năm 2016. Ông Biden giành được 55 đại cử tri của bang quan trọng California và các bang bờ Tây và bờ Đông, còn tổng thống mãn nhiệm thắng ở miền Nam và Trung Tây.

Đáng chú ý là ông Trump giành được bang Florida (29 đại cử tri), còn Biden thắng ở Arizona (11), là « swing state » không bầu cho Dân Chủ kể từ 1996. Kết quả chung cuộc còn tùy thuộc vào Pennsylvania (20 đại cử tri), Michigan (16) và Wisconsin (10), là ba bang kỹ nghệ được mệnh danh là « Rust Belt » đã bầu cho Donald Trump năm 2016.

Ông Joe Biden tuyên bố : « Chúng ta biết rằng cần phải kiên nhẫn, phải chờ đợi trước khi biết được kết quả. Phải đợi từng lá phiếu được kiểm đếm. Nhưng chúng ta tin tưởng, mọi việc diễn ra như dự kiến. Phải duy trì niềm tin, phải tin tưởng rằng chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Xin cám ơn, cám ơn một lần nữa, và hoan nghênh sự kiên nhẫn của các bạn ».

Về phía ông Donald Trump khẳng định : « Chúng ta đã chiến thắng. Đó là một buổi tối tuyệt vời. Kết quả chưa được xác định, chúng ta nghe được nhiều thông báo khác nhau. Chuyện gì đã diễn ra ? Ông ta biết rằng không thể thắng, nên ông ta làm gì ? Ông nói rằng sẽ ra tòa. Tôi đã nói rồi có phải không ? Tôi đã dự đoán trước, ngay từ khi nghe họ nói phải gởi mấy chục triệu lá phiếu để bầu qua đường bưu điện. Chính xác như tôi đã nghĩ, những gì đang diễn ra là sự gian lận đối với công chúng Mỹ, là nỗi xấu hổ cho đất nước chúng ta. Chúng ta đang chiến thắng, và có thể nói rằng chúng ta đã chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thế nên chúng ta sẽ nhờ đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Chúng ta muốn rằng mọi việc kiểm phiếu phải hoàn tất. Chúng ta sẽ thắng, và tôi có thể nói với các bạn rằng, chúng ta đã thắng ! »

Như vậy một lần nữa kết quả thăm dò lại sai : ứng cử viên Biden không vượt xa Donald Trump như dự báo mà cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay gây hồi hộp cho đến phút chót, so với năm 2016 kết quả chung cuộc có rất sớm.

Nhiều bang cho phép tính đến những lá phiếu gởi đến sau ngày bầu cử, nếu thư được gởi vào ngày 03/11, chẳng hạn Pennsylvania chấp nhận cả những lá phiếu nhận được ba ngày sau. Ông Trump đòi hỏi không tính đến những lá phiếu này, nhưng thống đốc Pennsylvania nói rằng đã hứa với người dân, và hiện còn 1 triệu phiếu chưa được kiểm đếm.

Đến 13 giờ chiều Paris (19 giờ Việt Nam) con số đại cử tri của ứng cử viên Joe Biden vẫn là 238, còn Donald Trump 213. Tổng thống mãn nhiệm giành được 23 bang, còn ứng cử viên Dân Chủ 19 bang. Do đã khuya ở Mỹ, nên một số đơn vị bầu cử tại các bang quan trọng đã ngưng kiểm phiếu. Tỉ lệ phiếu đã

kiểm đếm chưa đủ để phân định thắng bại tại 8 bang trong đó có 6 « swing state », với tổng cộng 97 đại cử tri.

Cụ thể, Joe Biden thắng tại Arizona, California, Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaï, Illinois, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Hampshire, New Jersey, New York, New Mexico, Oregon, Rhode Island, Vermont, Virginia, Washington, Columbia. Còn ông Donald Trump giành được bốn bang quan trọng (Florida, Iowa, Ohio, Texas) cùng với Alabama, Arkansas, Nam Carolina, Bắc Dakota, Nam Dakota, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, Oklahoma, Tennessee, Utah, West Virginia, Wyoming.

Đặc biệt Donald Trump chiến thắng tại Ohio, là bang từ năm 1964 đến nay ứng cử viên nào giành được đều trở thành tổng thống Mỹ.Tuy nhiên đối thủ vẫn có thể vượt qua nếu thắng ở ít nhất hai trong ba bang : Pennsylvania, Michigan, Wisconsin – mà ông Trump từng thắng sát nút bà Clinton với lần lượt 0,72 ; 0,23 và 0,77 điểm hồi năm 2016.

Số lượng lớn cử tri bầu qua bưu điện trong năm nay cũng khiến việc kiểm phiếu chậm trễ, đồng thời có nguy cơ phiếu không hợp lệ hoặc gian lận. Nhiều bang trong đó có Michigan và Bắc Carolina cho phép những cử tri nhầm lẫn có thể bầu lại. Chính quyền các bang nhận đơn kiện tụng về bầu cử đến ngày 08/12, tức năm tuần lễ sau ngày bỏ phiếu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-biden-t%E1%BB%B1-tin-trump-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-b%E1%BB%8B-c%C6%B0%E1%BB%9Bp-%C4%91o%E1%BA%A1t-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng

Bầu cử Mỹ : Đảng Dân Chủ giữ đa số ở Hạ Viện,

cuộc đua sít sao ở Thượng Viện

Thu Hằng

Đảng Dân Chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 khi tiếp tục giữ đa số ở Hạ Viện, theo thông tin ngày 04/11/2020 của hai đài Fox News và ABC. Tuy nhiên, cuộc đua ở Thượng Viện vẫn chưa ngã ngũ và hiện rất sít sao về kết quả.

Hiện đảng Dân Chủ đang có 232 trên tổng số 435 ghế ở Hạ Viện và có thể sẽ giành thêm được 4-5 ghế. Phát biểu trong buổi họp báo tối 03/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosy đã hoan nghênh « chiến thắng » và « tự hào » vì đã có thể tuyên bố khá sớm là « chúng ta đã giữ được Hạ Viện ».

Trong cuộc bầu cử 03/11, cử tri Mỹ bầu lại 35 ghế ở Thượng Viện. Theo kết quả mới nhất của AP, tại Thượng Viện, đảng Dân Chủ hiện có 45 ghế, đảng Cộng Hòa có 47 ghế, 2 ghế thuộc về các đảng khác, trong khi cần có ít nhất 51 ghế để có được đa số.

Hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Lindsey Graham (bang Nam Carolina) và Mitch McConnell (bang Kentucky), nổi tiếng là người thân cận của tổng thống Trump, đều được bầu lại. Theo AFP, một gương mặt mới, Tommy Tuberville, cựu huấn luyện viên bóng đá Mỹ, đã giành chiến thắng trước thượng nghị sĩ Dân Chủ Doug Jones ở bang Alabama. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Cory Gardner đã thất bại trước cựu thống đốc Dân Chủ bang Colorado John Hickenlooper.

Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, gồm Hạ Viện và Thượng Viện, tạo thành một trong hai cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ. Hạ Viện chịu trách nhiệm thông qua các luật liên bang, bỏ phiếu ngân sách, luận tội một quan chức cấp cao của chính phủ và có thể bầu ra tổng thống Hoa Kỳ trong trường hợp không có đa số trong số đại cử tri.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-gi%E1%BB%AF-%C4%91a-s%E1%BB%91-%E1%BB%9F-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-s%C3%ADt-sao-%E1%BB%9F-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n

Người ủng hộ Joe Biden lo lắng

Hải Lam

Vài trăm người ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden bên ngoài Nhà Trắng. Nhưng đến đêm, bầu không khí sôi động dần trở nên căng thẳng khi mọi người chú ý vào màn hình lớn hiển thị kết quả ban đầu đáng thất vọng.

Khi Tổng thống Trump giành được lợi thế ở Florida, những gương mặt ủng hộ ông Joe Biden trở nên buồn bã nhưng vẫn cố giữ vẻ mạnh mẽ.

“Chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ với Joe Biden và Kamala Harris và hy vọng có một buổi ăn mừng”, Tammi Girgenti, quan chức chính quyền nghỉ hưu 51 tuổi, nói với AFP. “Tôi khá thất vọng với Florida, đó là bang quê nhà của tôi”. Tuy nhiên, bà Girgenti cho biết bà “vẫn ổn”.

“Tôi có chút căng thẳng và lo lắng, nhưng tôi nghĩ Biden có thể vượt lên vào cuối đêm nay hoặc ngày mai, ngày kia”, bà nói thêm.

Ông Trump cũng dẫn đầu ở một số bang chiến trường quan trọng khác, trong đó có Pennsylvania.

Jake, một cử nhân 22 tuổi đi cùng nhóm bạn, chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy không vui, nhưng tôi biết kết quả bỏ phiếu sớm qua thư luôn sẽ có lợi về sau và vì thế tôi đã đến đây đêm nay để chờ đợi cho Trump dẫn trước nhưng tôi nghĩ Biden có thể vượt lên”.

Cử tri Greta Jones lần đầu tiên bỏ phiếu và ủng hộ đảng Dân chủ, nói với AFP: “Thành thật mà nói, tôi rất sợ vì dù thế nào đi nữa đây sẽ là một cuộc nội chiến và tôi không chuẩn bị tâm lý cho điều đó”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-ung-ho-joe-biden-lo-lang.html

Con đường tới Tòa Bạch Ốc của Biden đang thu hẹp

Phụng Minh

Một cuộc đua kịch tính đang diễn ra trên khắp các tiểu bang chiến trường giữa Tổng thống Trump và ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden. Kết quả có thể sẽ một lần nữa lật đổ “bức tường xanh” để chuyển sang màu đỏ như ông Trump đã làm vào năm 2016. Đó từng là một cú xoay chuyển hiếm có sau nhiều thập kỷ bầu cử tổng thống Mỹ.

Nếu ông Biden có thể xây dựng lại liên minh Dân chủ ở Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, ông có thể sẽ là tổng thống tiếp theo.

Nhưng ông Trump, người nhiều lần đi đến các tiểu bang chiến trường trong những tuần cuối cùng của chiến dịch, đang vượt trội hơn trong các cuộc thăm dò ở nhiều bang mà ông phải giành chiến thắng để giữ con đường của mình thẳng tới Tòa Bạch Ốc cho nhiệm kỳ thứ hai.

Các phương tiện truyền thông đang cực kỳ thận trọng trong việc gọi tên những người chiến thắng ở các bang chiến trường. Khi nửa đêm đến gần (theo giờ Mỹ), các lần xướng tên người chiến thắng ở từng tiểu bang hầu như chỉ tới từ Fox News, kênh truyền thông dự đoán Trump sẽ thắng ở Florida và Biden sẽ thắng ở Arizona.

Các kết quả được báo cáo từ các tiểu bang là khá chung chung. Một số biến động như ở Ohio mang lại bất ngờ, người ta sớm dự đoán rằng ông Biden có thể giành chiến thắng tại đây, nhưng chiến thắng của ông Trump ở Ohio đang mang lại lợi thế lớn, khiến CNN (ủng hộ ông Biden) cũng phải xướng tên người thắng cuộc ở Ohio vào lúc nửa đêm.

The Hill cho rằng con đường của Biden tới Tòa Bạch Ốc đã thu hẹp đáng kể khi màn đêm buông xuống.

Với hầu hết các cuộc kiểm phiếu, ông Trump đang trên đà giành chiến thắng ở Florida, Ohio và Texas. Tổng thống cũng có một vị trí dẫn đầu sít sao ở Bắc Carolina. Vẫn còn một số lượng lớn phiếu bầu chưa kiểm ở Atlanta, khiến cho cuộc đua ở Georgia là quá sớm. Nhưng Trump đang dẫn đầu và sức mạnh của ông trên khắp miền Nam khiến ông trở thành người được yêu thích ở Georgia, nên kết quả cũng có thể dễ đoán.

Các đảng viên Dân chủ hy vọng rằng Biden sẽ giành chiến thắng ở một trong những bang đó, cắt đứt con đường giành 270 phiếu đại cử tri của Trump ngay trong đêm. Nhưng có vẻ như ông Trump đang có cơ hội giao bóng ghi điểm.

Các kết quả ở Florida đặc biệt gây bất bình cho đảng Dân chủ, vì chiến thắng của Trump dường như được góp sức phần lớn từ sự ủng hộ của các cử tri gốc La-tinh ở Nam Florida.

Tuy nhiên, một chiến thắng cho Biden ở Arizona sẽ cung cấp cho ông một chút bước đệm, mặc dù nó không hoàn toàn đóng cửa đối với ông Trump.

Ông Biden đã mở ra một vị trí dẫn đầu đáng kể trong việc bỏ phiếu vắng mặt ở Arizona mà ông Trump có thể khó vượt qua. Nhưng kết quả của Đại cử tri đoàn sẽ không được chắc chắn cho đến khi các phiếu bầu được kiểm đếm ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.

Ở Pennsylvania, những lá phiếu có dấu bưu điện trước ngày 3/11 sẽ vẫn được tính miễn là chúng đến trước thứ Sáu .

Trump đã sớm dẫn đầu ở Pennsylvania trong số những người bỏ phiếu trực tiếp vào Ngày bầu cử, nhưng Biden dự kiến ​​sẽ dẫn đầu trong số những người bỏ phiếu qua thư. Các phiếu bầu qua thư sẽ được tính trong vài ngày tới.

Các đảng viên Đảng Dân chủ đã hy vọng tối 3/11 sẽ tạo ra một làn sóng chiếm ghế tại Lưỡng viện, như vậy sẽ có lợi ích lớn cho đảng của họ tại Hạ viện và Thượng viện. Nhưng kịch bản đó đã không diễn ra. Một số ứng cử viên Thượng viện Đảng Dân chủ bỏ ra nhiều tiền tranh cử nhất trong lịch sử như Jaime Harrison ở Nam Carolina và Amy McGrath ở Kentucky đều đã bị loại trong cuộc đua vào Lưỡng Viện.

Tính tới thời điểm hiện tại, đảng Cộng Hòa đang trên con đường giành đa số ghế tại Thượng Viện và Hạ Viện.

Nhưng giấc mơ của đảng Dân chủ về việc biến Texas thành màu xanh dường như không thành hiện thực vào năm 2020 và ông Biden vẫn ở trong một cuộc chiến khó khăn với ông Trump để bước vào Tòa Bạch Ốc.

Nếu ông Trump có thể tiếp tục đà thắng ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, ông sẽ tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa khi ông Biden hầu như đã không còn cơ hội có thêm nhiều phiếu đại cử tri ở các bang chưa đếm phiếu xong. Thậm chí chỉ cần 2 trong 3 bang trên là ông Trump cũng đã có thể chiến thắng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/con-duong-toi-nha-trang-cua-biden-dang-thu-hep.html

Bầu cử Mỹ: Một lần nữa,

Donald Trump lại đánh bại giới thăm dò dư luận

Trọng Nghĩa

Trái ngược với những gì đã được rất nhiều cuộc thăm dò ý kiến cử tri từ nhiều tuần lễ nay loan báo, làn sóng xanh ủng hộ đảng Dân Chủ Mỹ trong các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 03/11/2020 đã không dâng lên. Theo những kết quả đầu tiên có được đến trưa nay, 04/11, các ứng viên đảng Dân Chủ không hề chiến thắng áp đảo như đã được dự báo.

Phải chăng bổn cũ lại được soạn lại trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, ít ra là trên bình diện những cuộc thăm dò ý kiến. Giống như cách nay 4 năm, kết quả các cuộc bầu cử Mỹ năm nay, dù chưa đầy đủ, nhưng cũng rất sít sao. Trái hẳn so với những cuộc thăm dò trước ngày bỏ phiếu, theo đó ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Joe Biden sẽ đại thắng trước ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump, với khoảng cách chênh lệch có thể lên đến 10 điểm, và đảng Dân Chủ sẽ chiếm lại được đa số ở Thượng Viện.

Một ví dụ cụ thể. Chuyên gia phân tích Nate Silver thuộc trang mạng Mỹ FiveThirtyEight, chuyên tổng kết các cuộc thăm dò dư luận, đã từng kết luận rằng ông Biden có đến 90% cơ hội chiến thắng trước ông Trump, trong lúc có tới 70% khả năng Thượng Viện trở lại tay đảng Dân Chủ. Và hình ảnh được nhiều người gợi lên là một làn sóng xanh, màu của đảng Dân Chủ sẽ tràn ngập nước Mỹ.

Thế nhưng không. Những kết quả đầu tiên dựa trên những phiếu bầu cụ thể cho thấy là làn sóng xanh không hề xuất hiện, đảng Cộng Hòa vẫn đứng vững tại các lãnh địa của mình dù là trong cuộc bầu tổng thống hay bầu thượng nghị sĩ.

Đối với ông Olivier Piton, tác giả tập biên khảo Cuộc Cách Mạng Mới tại Mỹ – La nouvelle révolution américaine – thì một lần nữa, giới thăm dò dư luận lại nhầm lẫn. Phát biểu trên đài truyền hình Pháp BFMTV, ông Piton ghi nhận: “Như vào năm 2016, các cuộc thăm dò phần lớn đã sai, họ đã dự đoán một làn sóng xanh, nó không tồn tại. Chúng ta có một kết quả cực kỳ sát sao, thậm chí thiên hẳn về tổng thống Trump tại các bang miền nam. Biden nghĩ rằng sẽ chiếm được Georgia, Florida và Bắc Carolina, nhưng Trump sẽ thắng”.

Nhật báo bảo thủ Mỹ, The Wall Street Journal, không ngần ngại châm biếm những “chuyên gia” thăm dò. Trong một bài xã luận viết ngay sau khi có những kết quả đầu tiên, tờ báo ghi nhận: “Những ai chờ đợi một làn sóng xanh đều bị hụt chân”, thay vào đó là “một làn sóng đi bỏ phiếu bất ngờ” mà ông Donald Trump đã huy động được.

Đối với WSJ, khi biến bầu cử tổng thống thành một cuộc tranh đua gay gắt, chứ không phải là một con đường một chiều rộng thênh thang mà các cuộc thăm dò dành cho ông Biden, tổng thống Trump đã tạo ra được một bất ngờ chính trị lớn thứ hai, sau lần đầu cách nay 4 năm. Theo Wall Street Journal, một số nhà thăm dò “đã có thể nghĩ đến việc đổi nghề được rồi”.

Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra là làm sao lý giải được chênh lệch ghê gớm giữa thực tế của các phiếu bầu và dự đoán của các nhà thăm dò. Đối với ông Olivier Piton, câu trả lời nằm ở những lá phiếu gọi là “giấu mặt”, đến từ một số người không dám, hay không muốn công khai thể hiện sự ủng hộ đối với ông Donald Trump.

Theo ông Piton, vào năm 2016, người ta ước lượng là số người che giấu ý định bầu chiếm 10% những người được thăm dò ý kiến. Năm này, giới khảo sát dư luận nói đến tỷ lệ 5%, nhưng có lẽ thực tế vẫn là 10%.”

Dẫu sao thì tại Hoa Kỳ, sai lầm của các cuộc thăm dò ý kiến đã lập tức được phe ủng hộ tổng thống Trump khai thác, cho rằng giới khảo sát dư luận cố tình làm sai để gây hại cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa.

Những lời tố cáo này không có gì là mới, vì từng được đưa ra vào năm 2016, sau chiến thắng bất ngờ của ông Trump. Vả lại, cho đến nay, chủ nhân Nhà Trắng luôn luôn kêu gọi cảnh giác với những cuộc thăm dò ý kiến.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-m%E1%BB%99t-l%E1%BA%A7n-n%E1%BB%AFa-donald-trump-l%E1%BA%A1i-%C4%91%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-gi%E1%BB%9Bi-th%C4%83m-d%C3%B2-d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn

Tổng thống Trump tuyên bố ‘đã thắng’, tố ‘có gian lận’,

 thề sẽ đưa vấn đề lên Tòa án Tối cao

Quý Khải

Tổng thống Trump đã có cuộc họp báo vào đêm bầu cử (trưa thứ Tư theo giờ VN) để chúc mừng cái ông cho là một chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng song song với đó ông cũng chỉ ra việc có “một nhóm người rất đáng buồn” đang cố gắng gian lận cuộc bầu cử này và thề sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao, theo Washington Examiner.

“Chúng tôi đã sẵn sàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thành thật mà nói, chúng tôi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này”, ông Trump nói với những người ủng hộ tại Phòng Đông của Nhà Trắng. “Đây là một trò gian lận đang hoành hành trên đất nước chúng ta. Đây là một trò gian lận [bầu cử] đối với cử tri Mỹ”, ông Trump nói trong bài phát biểu từ Phòng Đông của Nhà Trắng bắt đầu lúc 2:21 sáng theo giờ Mỹ (2:21 chiều hôm nay giờ VN).

Chỉ ra các kết quả bầu cử “phi thường” ban đầu ở các bang quan trọng, ông Trump cảm ơn hàng triệu cử tri Mỹ đã ủng hộ ông, nhưng đồng thời cũng nói rằng “một nhóm người rất đang buồn” đang “cố gắng tước đoạt quyền lợi [bầu cử] nhóm người đó [những người đã ủng hộ ông] và chúng tôi sẽ không dung thứ cho điều này.

“Chúng tôi rất hào hứng ăn mừng [chiến thắng]”, TT Trump nói. “Chúng tôi đã giành chiến thắng ở những bang mà trước đó chúng tôi không hy vọng sẽ thắng”. Ông Trump trích dẫn bang Florida là một ví dụ.

“Một điều có thể thấy rõ ràng là chúng tôi đã thắng ở bang Georgia”, vốn vẫn chưa được kiểm đếm hết. “Họ không thể đuổi kịp chúng tôi,” ông nói thêm.

Trước khi phát biểu, tổng thống đã tweet, “Chúng tôi đang dẫn trước với khoảng cách LỚN, nhưng họ đang cố gắng ĂN CẮP [gian lận] cuộc bầu cử này. Chúng tôi sẽ không bao giờ để họ làm điều đó. Không thể bỏ phiếu sau khi cuộc bầu cử đã đóng lại!”.

Tổng thống Trump đã phát biểu sau một Ngày bầu cử gay cấn với kết quả bất ngờ cho thấy hy vọng về một chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ cho ông Biden đã tiêu tan và lật đổ kết quả từ nhiều cuộc thăm dò trước đó.

Theo New York Post, cuộc đua giữa hai ông Trump-Biden vẫn chưa ngã ngũ tại khắp các bang chiến trường khu vực Trung Tây như 3 bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.

Một số lượng lớn các lá phiếu gửi qua thư trong bối cảnh đại dịch đã trì hoãn kết quả bầu cử ở ba bang. Tại bang Pennsylvania, Tòa án Tối cao của bang này cho phép các lá phiếu gửi bằng thư có thể được gửi đến các văn phòng bầu cử muộn nhất là thứ Sáu tuần này để kiểm đếm, ngay cả khi không có dấu bưu điện rõ ràng.

Một cuộc chiến pháp lý dữ dội có thể xảy ra nếu bang chiến địa Pennsylvania đóng vai trò quan trọng đối với kết quả bầu cử toàn quốc và kết quả là sít sao, đồng thời khi các đảng viên Cộng hòa cho rằng tòa án tiểu bang đã phạm sai lầm. Trước bầu cử, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu can thiệp.

Tính đến sáng sớm ngày thứ Ba (đêm thứ Ba giờ VN), TT Trump có vẻ sẽ chỉ để thua duy nhất một bang mà ông từng giành được chiến thắng vào năm 2016 – bang Arizona, theo dự đoán của Fox News.

Đảng Cộng hòa nói rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố người thắng cuộc, khi hãng tin AP cho biết rằng có đến 1/5 số phiếu bầu vẫn chưa được kiểm đếm. Fox News cũng dự đoán Biden sẽ giành được một phiếu đại cử tri từ Khu vực Quốc hội số 1 của Nebraska, mà Trump từng có được vào năm 2016.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã giành chiến thắng vang dội ở bang chiến địa Florida và dẫn trước ở hai bang Georgia và Bắc Carolina vào thời điểm ông phát biểu.

Ông Biden, trong một bài phát biểu vào đêm bầu cử, cũng đã đưa ra những dự đoán “màu hồng” của riêng mình trong một bài phát biểu sau nửa đêm ở nhà riêng tại Wilmington, Delawate. Ông nói:

 “Chúng tôi cảm thấy hài lòng về tình hình hiện tại. Chúng tôi thực sự cảm thấy vậy. Tôi ở đây để bảo với các bạn tối nay rằng chúng tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-tuyen-bo-da-thang-to-co-gian-lan-the-se-dua-van-de-len-toa-an-toi-cao.html

Twitter cảnh cáo tuyên bố của ông Trump

Phụng Minh

Tổng thống Trump đã tweet rằng đảng Dân chủ đang “cố gắng ĐÁNH CẮP cuộc bầu cử”, đồng thời ông cũng tuyên bố “thắng lớn” trên một bài đăng mà Twitter gắn cờ là nội dung “gây hiểu lầm”, theo Fox News.

“Chúng tôi đã thành công LỚN, nhưng họ đang cố gắng ĐÁNH CẮP cuộc bầu cử”, ông Trump đã tweet ngay trước 1 giờ sáng thứ Tư (4/11, theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ). “Chúng tôi sẽ không bao giờ để họ làm điều đó. Không thể tính phiếu sau khi các cuộc thăm dò đã đóng! ”

Twitter đã gắn cờ dòng tweet này của tổng thống Trump ngay sau khi nó được đăng, với lưu ý rằng “một số hoặc tất cả nội dung được chia sẻ trong tweet này gây tranh cãi và có thể gây hiểu lầm về một cuộc bầu cử hoặc quy trình công dân khác”.

Lá cờ của Twitter trên tweet của tổng thống được liên kết với một trang để “tìm hiểu về các nỗ lực bảo mật bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ”.

Động thái của gã khổng lồ truyền thông xã hội diễn ra chỉ vài ngày sau khi Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey làm chứng trên Đồi Capitol, khi đảng Cộng hòa tuyên bố nền tảng này đang kiểm duyệt các quan điểm bảo thủ.

Trong khi đó, tổng thống nói thêm rằng ông sẽ đưa ra một tuyên bố từ Tòa Bạch Ốc và đón chào “một chiến thắng lớn!”

Tổng thống đã có thể tuyên bố chiến thắng ở các tiểu bang chiến trường như Florida, Ohio và Iowa vào đêm thứ Ba (3/11 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ) và có thể giành được một chiến thắng bầu cử lớn ở Texas theo truyền thống.

Nhưng một số bang quan trọng, bao gồm Pennsylvania, Wisconsin, Michigan, Georgia, Nevada và Bắc Carolina đã quá muộn để thông báo vào lúc 1 giờ 15 sáng theo giờ miền Đông.

Trong khi đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden từ Wilmington cho biết ngay sau nửa đêm rằng ông đang “trên đường giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này”.

“Hãy kiên nhẫn”, Biden nói với những người ủng hộ. “Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc cho đến khi mọi phiếu bầu được kiểm – mọi phiếu bầu đều được tính”.

Ông ấy nói thêm: “Nhưng chúng tôi cảm thấy tốt, chúng tôi cảm thấy hài lòng về vị trí của mình”.

Biden cảm ơn những người ủng hộ vì “sự kiên nhẫn” của họ và kêu gọi họ “hãy giữ vững niềm tin, các bạn. Chúng ta sẽ giành chiến thắng này”, ông Biden nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/twitter-canh-cao-tuyen-bo-cua-ong-trump.html

TT Trump thắng ở Florida

Triệu Hằng

Reuters đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã dẫn trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden tại bang chiến trường quan trọng là Florida vào thứ Ba và tại một số bang rung lắc cạnh tranh khác sẽ giúp quyết định cuộc bầu cử, bao gồm Bắc Carolina, Ohio và Texas.

Kênh Fox News đã dự đoán Trump sẽ thắng ở Florida, một bang được coi là phải thắng trong nhiệm vụ giành 270 phiếu Đại cử tri đoàn cần thiết để ông giành được thêm 4 năm nữa ở Nhà Trắng.

Biden đang tìm kiếm các bang để giành lại từ Tổng thống Trump và đã để mắt đến các tiểu bang gọi là “bức tường xanh” như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, là những tiểu bang đã đưa Tổng thống Trump vào Tòa Bạch Ốc năm 2016.

Tổng thống Trump đã sớm nắm giữ vị trí dẫn đầu 3 tiểu bang đó. Việc kiểm phiếu qua thư ở cả 3 tiểu bang này dự kiến sẽ mất hàng giờ hoặc vài ngày.

Theo Reuters, Tổng thống Trump theo dõi kết quả bầu cử với các thành viên trong gia đình ông trong phòng khách dinh thự Tòa Bạch Ốc. Ra ra vào vào trong phòng là Đệ nhất Phu nhân Melania Trump, con rể Jared Kushner và con gái Ivanka cùng những người khác. Một nguồn tin chứng kiến cảnh này cho biết: “Ông ấy bình tĩnh, lạnh sống lưng.”

Một phụ tá cấp cao của Tổng thống Trump đã mô tả tâm trạng ở Nhà Trắng trong một văn bản: “Tốt. Nhưng hồi hộp.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-thang-o-florida.html

Nhà cái đảo kèo, tỷ lệ cá cược trung bình tăng

cho Tổng thống Trump tái đắc cử

Quý Khải

“Ông ấy chưa giành chiến thắng, nhưng có vẻ như ông ấy nhiều khả năng sẽ làm được”, anh Lott nói với Fox News tối thứ Ba.

Một chuyên gia nói với Fox News hôm thứ Ba rằng Tổng thống Donald Trump đang có lợi thế giành chiến thắng trong cuộc bầu cử dựa trên thống kế từ một số trang web cá cược.

Trong vòng vài giờ qua, trang web bầu cử, electionbettingodds.com, do Maxim Lott và John Stossel tạo ra, gần đây đã lật kèo tỷ lệ cá cược trung bình để từ ủng hộ Biden quay sang ủng hộ Trump.

“Ông ấy chưa giành chiến thắng, nhưng có vẻ như ông ấy nhiều khả năng sẽ làm được”, anh Lott nói với Fox News tối thứ Ba.

Anh Lott cho biết tỷ lệ cá cược trên trang web của anh ấy sáng nay, được tính trung bình từ các trang web cờ bạc khác, cho biết ông Trump chỉ có tỷ lệ nhận định chiến thắng vỏn vẹn 38% trong cuộc bầu cử. Nhưng tính đến 11 giờ đêm hôm bầu cử (3/11) (11h giờ trưa theo giờ VN), Tỷ lệ yêu thích TT Trump đã tăng vọt lên đến mức hơn 70%. Ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden hiện chỉ đứng dưới mức 30%.

“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nó lật ngược tình thế nhanh như vậy”, anh nói thêm.

Lott đã tạo một chương trình trên trang web của mình mà cứ mỗi phút lại truy cập các trang web cờ bạc khác nhau, bao gồm FTX.com, Smarkets và Betfair để kiểm tra tỷ lệ cược là bao nhiêu.

Anh cho biết trang web được tạo ra vào năm 2015 dựa trên niềm tin rằng thị trường là công cụ dự đoán tốt nhất về những gì sẽ xảy ra bởi vì “nó có động cơ để làm đúng”.

Trong khi một số chuyên gia đánh giá Biden là ứng cử viên rõ ràng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Lott cho biết năm nay mọi thứ đều khó đoán hơn một chút.

“Tôi vẫn luôn nghĩ, và tôi đã nói điều này trước cuộc bầu cử, rằng họ đã quá tự tin – bởi vì năm 2020 là một năm điên rồ”, anh nói. “Bạn không thể đoán trước mọi điều”.

Anh nói rằng các cuộc thăm dò có thể không chính xác vì tồn tại các cử tri nhút nhát (shy voters) và áp lực xã hội chống lại các cử tri ủng hộ Trump hiện nay khiến họ không dám lên tiếng công khai ủng hộ. Ông nói thêm rằng một nhân tố khó dự đoán khác mà mọi người có thể đã không nhìn ra đó là các lá phiếu gửi qua thư, vẫn chưa được kiểm đếm đầy đủ.

Tuy nhiên, Lott cho biết tỷ lệ cá cược có thể quay trở lại ủng hộ Biden. Ông mô tả cơ hội của cựu phó tổng thống tương tự việc tung hứng đồng xu hai lần và đều nhận được cùng mặt sấp.

“Đó là tỷ lệ cơ hội mà tình thế sẽ quay trở lại ủng hộ Biden”, anh nói tiếp.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-cai-dao-keo-ty-le-ca-cuoc-trung-binh-tang-cho-tong-thong-trump-tai-dac-cu.html

Tỷ lệ đặt cược 60% TT Trump thắng

Triệu Hằng

Tổng thống Trump đang có 60% cơ hội chiến thắng.

Thị trường cá cược đặt cược vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã chuyển sang ủng hộ Tổng thống Donald Trump hơn là ứng viên Dân chủ Joe Biden, Reuters dẫn dữ liệu hai nhà cái cho biết.

Những người đặt cược trên sàn giao dịch cá cược của Anh Betfair đang trao cho Tổng thống Trump 60% cơ hội giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai trong Nhà Trắng, tăng từ 39% khi các cuộc thăm dò mở vào sáng thứ Ba.

Tỷ lệ thắng của Biden giữa những người đặt cược trên Betfair Exchange đã giảm xuống 40% từ 61% trước đó.

Người phát ngôn Sam Rosbottom của Betfair cho biết: “Trump đã vượt qua Biden một cách đáng kể và hiện đang ở vị trí thuận lợi, cho thấy đây có thể là một đêm rất lo lắng đối với Biden.”

Sàn giao dịch Smarkets có trụ sở tại Vương quốc Anh đang mang lại cho Trump 65% tỷ lệ thắng, tăng từ 39% khi các cuộc thăm dò mở ra. Tỷ lệ thắng của Biden đã giảm xuống 35% từ 61% trước đó.

Patrick Flynn, nhà phân tích chính trị tại Smarkets, cho biết: “Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi Trump dường như đang nắm giữ bang chiến trường Florida do ông ấy đã thể hiện rất tốt ở quận Miami-Dade với đông dân cư Cuba”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-le-dat-cuoc-60-tt-trump-thang.html

Kịch bản hiếm: Nếu thua,

ông Trump vẫn có thể từ chối kết quả bầu cử

Phụng Minh

Khi Mỹ chuẩn bị cho chiến thắng của Joe Biden hoặc Donald Trump, người Mỹ cũng phải xem xét tới một kịch bản phi thường hiếm có khác, đó là nếu ông Trump thua, ông có thể từ chối nhượng bộ, theo The Guardian.

Tổng thống (TT) Trump đã gợi ý rằng ông có thể không chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.

Trong sáu tháng qua, ông Trump đã nhiều lần từ chối cam kết chuyển giao quyền lực một cách bình thường khi được yêu cầu, và tuyên bố ông sẽ chỉ thua nếu cuộc bầu cử bị gian lận.

TT Trump đã thể hiện sự không cam kết tương tự vào năm 2016, nhưng năm nay kỳ vọng về sự chậm trễ trong kết quả khiến tổng thống có thêm phạm vi để tuyên bố kết quả bầu cử không thể được tin tưởng, hoặc thậm chí tuyên bố chiến thắng trước khi đủ số phiếu bầu.

Trở lại vào tháng 7, TT Trump dường như đang đặt cơ sở cho khả năng từ chối kết quả cuộc bầu cử. Trong một cuộc phỏng vấn với Chris Wallace trên Fox News, Wallace hỏi ông Trump về việc chấp nhận kết quả bầu cử.

“Tôi phải xem xét”, ông Trump nói. “Xem này, tôi phải xem xét đã. Không, tôi sẽ không chỉ nói có. Tôi sẽ không nói không”.

Trong những dịp khác, ông ấy rất vui khi tự đưa ra câu hỏi. “Cách duy nhất chúng ta sẽ thua trong cuộc bầu cử này là nếu cuộc bầu cử bị gian lận”, ông Trump nói với đám đông tại một cuộc vận động tranh cử ở Oshkosh, Wisconsin, vào tháng 8. “Hãy nhớ, đó là cách duy nhất chúng ta sẽ thua trong cuộc bầu cử này”.

Tổng thống đã lặp lại thông điệp này trong một cuộc họp báo hiếm hoi ở Nhà Trắng vào tháng 9, và trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên một tuần sau đó .

Nhưng thực hư lời đe dọa từ chối chấp nhận kết quả của ông Trump là như thế nào?

Xem ra hoàn cảnh tổ chức một cuộc bầu cử giữa cơn đại dịch khiến việc từ chối của ông Trump trở nên khả thi hơn so với một cuộc bầu cử bình thường.

Những thay đổi đối với thói quen bỏ phiếu của người dân có thể khiến ông Trump dễ dàng đưa ra những cáo buộc gian lận.

Đồng thời, năm nay có số lượng kỷ lục người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, với một tỷ lệ đáng kể là bỏ phiếu qua thư. Đặc biệt, số lượng phiếu bầu gửi qua thư tăng lên có thể đồng nghĩa với việc nhân viên bỏ phiếu mất nhiều thời gian hơn để đếm – và công bố kết quả.

Như một số chuyên gia bầu cử đã chỉ ra, Hoa Kỳ có thể có kết quả trong một tuần bầu cử chứ không chỉ là qua một đêm. Nếu ông Trump sớm vươn lên dẫn đầu ở một số bang, thì có khả năng ông ấy có thể tuyên bố mình là người chiến thắng, trước khi đủ số phiếu bầu để chắc chắn ai đã thắng.

Khả năng TT Trump sớm vươn lên dẫn trước càng khả thi hơn do xu hướng các phiếu bầu của đảng Dân chủ đến muộn hơn, vì các phiếu bầu từ các khu vực thành thị, có xu hướng thiên về Dân chủ, sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm phiếu so với các phiếu bầu từ các khu vực thuộc đảng Cộng hòa. Một nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng “phiếu bầu ngoài giờ” – phiếu được tính trong những ngày sau cuộc bầu cử – trong 20 năm qua chủ yếu là ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/kich-ban-hiem-neu-thua-ong-trump-van-co-the-tu-choi-ket-qua-bau-cu.html

Thượng nghị sĩ McConnell tái đắc cử,

nhưng thế đa số của đảng ông có thể bị đe dọa

Lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell tái đắc cử hôm 3/11, nhưng thế đa số của Đảng Cộng hòa của ông vẫn bị đe dọa khi phải bảo vệ tới 12 ghế đang bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh ráo riết, trong khi Đảng Dân Chủ chỉ phải bảo vệ có hai ghế trong cuộc chạy đua lần này, Reuters đưa tin.

Tuy nhiên, kết quả chung cuộc tại ít nhất 5 cuộc đua sẽ không được công bố trong nhiều ngày, và trong một số trường hợp, nhiều tháng.

Trong bối cảnh nhiều người trong công chúng không tán thành Tổng Thống Trump đang đè nặng lên các ứng cử viên Đảng Cộng hòa trên khắp nước, giữa lúc cử tri Mỹ đang quyết định liệu có nên chấm dứt sự nghiệp chính trị của một số Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hay không, trong số này có đồng minh của ông Trump, Thượng nghị sĩ Lindsay Graham của bang North Carolina, và Thượng nghị sĩ Susan Collins của Maine, một người có khuynh hướng trung dung hơn.

Tổng cộng 12 ghế trong tay Đảng Cộng hòa và hai ghế trong tay Đảng Dân Chủ đang chờ phán quyết của cử tri Mỹ, dựa trên phân tích của Reuters về dự báo kết quả bầu cử của 3 tổ chức phi đảng phái gồm Trung tâm vì Chính trị tại Đại học Virginia, Báo cáo Chính trị Cook, và Inside Elections.

Ông McConnnell nằm trong số 12 đương kim nghị sĩ từ cả hai đảng được tuyên bố thắng cử sớm, như dự kiến.

Tại bang Kentucky, ông McConnnell đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng hòa Amy McGrath, một cựu phi công lái máy bay chiến đấu của Thủy Quân Lục chiến Mỹ đã quyên được 40 triệu đôla nhiều hơn ông McConnnell, nhưng không đánh gục được nghị sĩ kỳ cựu của Đảng Cộng hòa.

Nói chung, 35 trong tổng cộng 100 ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ phải được bầu lại trong cuộc bầu cử lần này.

Sớm hơn trong tuần, ông McConnnell nói: “Đang có những trận chiến dữ dội trên khắp nước”. Ông miêu tả khả năng Đảng Cộng hòa duy trì thế đa số tại Thượng viện là “50%”.

Trong khi đó, các tổ chức dự báo kết quả bầu cử cho là nhận định đó là “quá lạc quan”, vì theo dự báo, các thành viên Đảng Dân Chủ có thể chiếm được 55 ghế Thượng viện, lần đầu tiên trong một thập kỷ Đảng Dân Chủ chiếm được thế đa số tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện gồm 435 ghế mà đảng này dự kiến sẽ vẫn kiểm soát.

Đảng Dân Chủ hy vọng sẽ khởi sự một thời đại chính trị mới nếu ứng cử viên Tổng thống của đảng này, ông Joe Biden, cũng đắc cử.

Mặc dù Đảng Dân Chủ khó có thể chiếm 60 ghế để có đa số tuyệt đối, không sợ các thủ đoạn trì hoãn của các đối thủ, nhưng chiếm được quyền kiểm soát tại Thượng viện có thể giúp nghị trình lập pháp của ông Biden, hoặc nếu ông không thắng, cản trở Tổng Thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.

Để chiếm được đa số tại Thượng viện, các thành viên Đảng Dân Chủ cần chiếm thêm 3 ghế đang thuộc về Đảng Cộng hòa nếu ông Biden đắc cử Tổng thống, và Thượng nghị sĩ Kamala Harris có trong tay lá phiếu quyết định trong cương vị Phó Tổng thống, trong các trường hợp hai bên bất phân thắng bại.

Đảng Cộng hòa hiện đang nắm thế đa số với 53 ghế trên 47 ghế bên Đảng Dân Chủ.

https://www.voatiengviet.com/a/tns-mcconnell-tai-dac-cu-nhung-the-da-so-cua-dang-ong-co-the-bi-de-doa/5647568.html

Kết quả bầu cử tổng thống 2020 gần giống với 2016

Hải Lam

Trang The Epoch Times cho biết, kết quả bầu cử Tổng thống năm 2020 đang đi theo một quỹ đạo gần giống với kết quả của năm 2016 vào cuối ngày thứ Ba (3/11 giờ Mỹ).

Kết quả sơ bộ tính đến nửa đêm qua theo thống kê của The Associated Press cho thấy, Tổng thống Donald Trump đã thắng ở bang Idaho, Utah, Wyoming, North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma, Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Tennessee, Kentucky, Indiana, West Virginia và South Carolina — những bang mà ông Trump đã thắng vào năm 2016.

Ông Trump đang dẫn đầu ở Montana, Texas, Ohio, Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Florida, những bang mà ông đã giành chiến thắng trước Hillary Clinton vào năm 2016.

Trong khi đó, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, đã thắng ở Washington, Oregon, California, Colorado, New Mexico, Illinois, Virginia, New York, Vermont, New Hampshire, Massachusetts, Connecticut, New Jersey, Rhode Island, Delaware và Maryland. Đây là những bang mà Hillary Clinton đã giành được vào năm 2016.

Ông Biden vẫn dẫn đầu ở Minnesota và Maine, cả hai bang mà Clinton đã thắng 4 năm trước. Ông cũng dẫn đầu ở Arizona vào cuối ngày thứ Ba, một bang mà Tổng thống Trump đã giành chiến thắng vào năm 2016.

Tính đến 0h15 sáng 4/11 (giờ Mỹ), ông Trump đang dẫn đầu ở Iowa và Virginia. Chưa có kết quả ở Alaska, Nevada và Hawaii.

Các ứng cử viên tổng thống cần 270 phiếu đại cử tri để giành được Nhà Trắng. Ông Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump vào cuối ngày thứ Ba.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ket-qua-bau-cu-tong-thong-2020-gan-giong-voi-2016.html

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020,

mạng xã hội đã rút ra bài học ?

Anh Vũ

Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm nay cũng là một thách thức lớn đối với các nền tảng công nghệ số. Facebook, Twitter, YouTube hay TikTok liên tiếp đưa ra các biện pháp phòng xa để tránh nền tảng dịch vụ của mình trở thành kênh bóp méo thông tin hay kích động bạo lực trong và cả sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

Trong quá khứ gần đây đã bị nhiều chỉ trích, các mạng xã hội lần này không được phép mắc sai sót. Các mạng xã hội hiểu điều đó và sẽ có nhiều việc phải làm. Facebook, Twitter, YouTube, Google và cả các dịch vụ mạng Snapchat, Reddit hay TikTok đã chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn bầu cử và hậu bầu cử ở Mỹ, được đánh giá là kỳ tuyển cử biến động nhất và tiềm ẩn những rủi ro cho chính các mạng xã hội.

Thách thức ở đây là tránh không để xảy ra tình trạng bóp méo thông tin ồ ạt như ở kỳ bầu cử tổng thống 2016, điển hình là vụ bê bối Cambridge Analytica, làm sao để các mạng xã hội không trở thành công cụ khích động thù hằn giữa các cử tri.

Trong nhiều tháng qua, các mạng xã hội đã liên tiếp các nỗ lực nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tin đồn trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ghi nhận không có tiến bộ nào đáng kể, đồng thời tất cả các nghiên cứu đều nhận thấy trong giai đoạn vận động tranh cử, tin thất thiệt trên các mạng xã hội vẫn gia tăng.  

Kỳ bầu cử nhiều rủi ro

Các rủi ro của kỳ bầu cử này có rất nhiều : phản đối kết quả bầu cử, xúi giục bạo lực hậu bầu cử, bóp méo thông tín trong qua trình kiểm phiếu….Trong một đất nước như Hoa Kỳ, nơi mà « các mạng xã hội là nguồn thông tin chính cho đại đa số người dân, thì trách nhiệm của những người khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ là rất lớn », hãng tin CNN nhấn mạnh.

Để đối mặt với những thách thức đó, các nền tảng dịch vụ mạng xã hội đã tăng tốc các hoạt động giám sát từ tháng 9. Trang mạng  Election Integity Partneship, một liên kết giữa tổ chức phi chính phủ và các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học Mỹ, có nhiệm vụ giám sát diễn tiến bầu cử, trong vòng hai tháng đã cập nhật lại tới 6 lần trang tin dành để các mạng xã hội đưa ra sáng kiến nhằm ngăn chặn những mối đe dọa đến tinh trung thực của tiến trình bầu cử. 

« Nguy cơ lớn nhất theo chúng tôi bắt nguồn từ khả năng tổng thống và đảng của ông nghi ngờ quy trình kiểm phiếu », một nhân viên muốn ẩn danh của một trong các mạng xã hội nêu trên nói với CNN. Những công kích thường xuyên của ông Doald Trump đối với hình thức bỏ phiếu bầu qua bưu điện, cho rằng hình thức này có lợi cho phe Dân Chủ, làm dấy lên lo ngại những người ủng hộ tổng thống tuyên bố thắng lợi trước khi kiểm xong hết phiếu bầu.

Chính vì thế Facebook và Twitter dự trù ngay trong tối thứ Ba 03/11, cấm người sử dụng mạng hô hào chiến thắng trước khi kết quả được kiểm tra và xác nhận bởi những hãng truyềzn thông tin cậy, như hãng tin Reuters, AP. 

Tăng cường các công cụ giám sát cảnh báo

Các mạng xã hội Facebook, Twitter và Google đều cho hiển thị các thông điệp cảnh báo nhắc nhờ khi chưa có kết quả chính thức thì không được tuyên bố chiến thắng sớm. YouTube cũng cảnh báo các video có ý thông báo kết quả phiếu bầu không đúng.

Hai mạng xã hội chủ yếu trên hy vọng việc nhắc đi nhắc lại việc kiểm phiếu cần phải có thời gian sẽ tránh cho mạng phải kiểm duyệt các thông điệp của những chính khách có thể vô tình hoặc cố ý loan các thông tin sai lệch. Các mạng xã hội không hề muốn một lần nữa bị cáo buộc đã thiên vị ứng cử viên này hay ứng cử viên kia.

Các mạng xã hội trái lại còn khắt khe hơn với các quảng cáo chính trị. Đã bị cấm từ hai tuần nay, những quảng cáo chính trị vẫn tiếp tục bị cấm sau ngày bầu cử chính thức ít nhất 7 ngày. Đó cũng là sự lựa chọn của Google trên dịch vụ tìm kiếm và YouTube, nhằm tránh «  các quảng cáo làm lộn xộn thêm hậu bầu cử », BBC nhận xét.

TikTok, mạng xã hội có nguồn gốc Trung Quốc bị Donald Trump căm ghét nhưng lại được lứa tuổi thiếu niên ưa thích, đã triển khai đối tác với nhiều trang kiểm chứng thông tin để có thể  giám sát tích cực hơn các hoạt động của mạng. Mạng này cũng đưa một tiện ích giúp người sử dụng báo cáo khi có  những tin thất thiệt về kết quả phiếu bầu.

Về phía Reddit, nhà mạng này sẽ phải làm nhiều hơn các mạng xã hội khác, BBC nhận định. Trang mạng cộng đồng khổng lồ này, nơi hàng chục triệu cư dân mạng gặp gỡ để tranh luận về tất cả các vấn đề, đã quyết định xóa bất kỳ một thông điệp nào có biểu hiện nhỏ nhất gây ảnh hưởng đến tính trung thực của bầu cử. Nhiều chuyên gia – các nhà chính trị, thẩm phán, nhà báo- sau ngày bầu cử mới trả lời mọi câu hỏi của người sử dung internet về cuộc bầu cử này. Lâu nay, Reddit vẫn bị coi như là một trong những chiếc nôi của nhiều thuyết âm mưu. Giờ đây trang mạng này hy vọng những biện pháp nhiêm khắc sẽ giúp lấy lại danh dự.

Chống lại các thế lực bên ngoài

Những mạng xã hội lớn này đều không muốn sống lại trải nghiệm năm 2016. Khi đó họ bị tố cáo đã để các thế lực nước ngoài lợi dụng phổ biến tin giả về bầu cử Mỹ.

Đặc biệt lần này, các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo là Nga không phải là nước duy nhất muốn gây rối loạn tiến trình bầu cử Mỹ. Cần phải tính đến các nước như Trung Quốc và Iran, William Evanina, lãnh đạo cơ quan phản gián Mỹ nhấn mạnh.

Các tin tặc Iran đã thò tay vào trong rỏ hồi cuối tháng 10, khi giả mạo là thành viên của Proud Boys, một nhóm cực hữu Mỹ ủng hộ Donald Trump, gửi các tin nhắn đe dọa cử tri phe Dân Chủ.

Facebook và Twitter tăng cường phương tiện và nhân sự để dò mọi hoạt động nghi ngờ do các nước bên ngoài tiến hành. Facebook đã  cho triển khai các công cụ như đã sử dụng để hạn chế loan truyền các thông điệp kích động bạo lực sau bầu cử ở nhiều nước như Miến Điện, theo báo Mỹ New York Times.

Facebook và Instagram bảo đảm họ đã chuẩn bị tốt hơn cách đây 4 năm. Từ tháng 3 năm nay, Facebook khẳng định đã xóa hơn 2 triệu quảng cáo đáng ngờ và hơn 135 nghìn tin giả. Các mạng xã hội như Twitter, YouTube  hay TikTok khẳng định là còn tham gia kêu gọi cử tri tham gia bầu cử. Snapchat cho biết đã hỗ trợ hơn một triệu người đăng ký bầu cử. Chủ yếu đó là những cử tri trẻ. Facebook cũng nhận đã góp phần cho 4 triệu cử tri mới đăng ký. Quả thực kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 này cũng là một bài trắc nghiệm cho chính các mạng xã hội.

(Tổng hợp từ France 24.com và Le Figaro)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-2020-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-%C4%91%C3%A3-r%C3%BAt-ra-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc

Bầu cử Mỹ: Những bang nào

có nhiều phiếu Đại cử tri nhất?

Triệu Hằng

Cuôc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra kịch tính khi Joe Biden đang dẫn trước TT Donald Trump về phiếu Đại cử tri, với tỷ lệ 238: 213.

Dữ liệu Desmoinesregister: Số phiếu Đại cử tri giữa hai ứng viên. Còn 87 phiếu Đại cử tri.

Tổng cộng có 538 Đại cử tri, mỗi bang sẽ nhận được số lượng đại cử tri nhất định vì họ có đại diện trong Nghị viện. Mỗi tiểu bang có hai phiếu bầu cho mỗi thượng nghị sĩ và một phiếu bầu cho mỗi khu vực dân biểu của tiểu bang.

Một ứng cử viên phải giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để được bầu làm tổng thống.

Các tiểu bang có nhiều phiếu Đại cử tri nhất

California có số phiếu đại cử tri nhiều nhất với 55 phiếu.

Texas có 38 phiếu.

New York và Florida mỗi tiểu bang có 29 phiếu.

Illinois và Pennsylvania, mỗi bang có 20 phiếu đại cử tri.

Ohio có 18 phiếu đại cử tri.

Các tiểu bang có ít phiếu Đại cử tri nhất

Alaska, Delaware, Washington (District of Columbia), Montana, Bắc Dakota, Nam Dakota, Vermont và Wyoming, mỗi bang có 3 phiếu đại cử tri.

Hawaii, Idaho, Maine, New Hampshire và Rhode Island, mỗi nơi có 4 phiếu.

Nebraska, New Mexico và West Virginia mỗi nơi có 5 phiếu.

Arkansas, Iowa, Kansas, Mississippi, Nevada và Utah, mỗi bang có 6 phiếu.

Connecticut, Oklahoma và Oregon, mỗi nơi có 7 phiếu bầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bau-cu-my-nhung-bang-nao-co-nhieu-phieu-dai-cu-tri-nhat.html

11.5 triệu người California đã bỏ phiếu

Hầu hết các cử tri ghi danh ở California đã bỏ phiếu khi Ngày bầu cử đến gần. Đại dịch coronavirus đã biến Ngày Bầu cử thành tháng bầu cử ở nhiều nơi ở California sau khi tiểu bang lần đầu tiên gửi phiếu bầu đến tất cả các cử tri đã ghi danh, khuyến khích họ bỏ phiếu sớm và không đến các địa điểm bỏ phiếu trực tiếp để tránh lây lan virus. Điều đó đã mang lại cho hơn 22 triệu người 29 ngày để bỏ phiếu, thay đổi hành vi không chỉ của các cử tri mà còn của các ứng cử viên tổng thống.

Đến thứ hai (ngày 2 tháng 11), hơn 11.5 triệu người tại tiểu bang này đã bỏ phiếu, báo hiệu đây có thể là một kỷ lục về số cử tri đi bỏ phiếu. Hầu hết những người chờ đợi đến thứ Ba có ít địa điểm bỏ phiếu hơn để lựa chọn và họ phải đeo khẩu trang để bỏ phiếu.

Các viên chức địa phương ở các quận lớn nhất của tiểu bang đang sử dụng các vận động trường thể thao làm địa điểm bỏ phiếu để phục vụ đám đông. Người dân California ngoài việc bầu tổng thống, họ còn cân nhắc bỏ phiếu cho hàng chục dự luật có thể sửa đổi công thức thuế tài sản, hủy bỏ lệnh cấm các chính sách nâng đỡ và xác định lại mô hình kinh doanh hàng tỷ mỹ kim của các công ty gọi xe như Uber và Lyft.

Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden và phó tổng thống của ông, bà Kamala Harris, chắc chắn sẽ giành chiến thắng tại California và giành được 55 phiếu đại cử tri. Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng tại California trong mọi cuộc bầu cử tổng thống kể từ Bill Clinton vào năm 1992.

Tổng thống Trump thua bà Hillary Clinton ở California hơn 4 triệu phiếu bầu vào năm 2016. Với sự nhấn mạnh vào việc bỏ phiếu qua thư trong năm nay, Cơ quan Lập pháp của tiểu bang đã cho phép các phiếu bầu được tính trong vòng 17 ngày sau Ngày Bầu cử.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/11-5-trieu-nguoi-california-da-bo-phieu/

Tổng thống Mỹ đắc cử được công bố khi nào?

Đại Nghĩa

Trong khi người Mỹ đã quen với việc tìm hiểu xem ai sẽ được bầu làm tổng thống trong đêm bầu cử, quá trình bầu cử không thực sự hoàn thành nhanh chóng như vậy, Fox News cho biết.

Người chiến thắng tổng thống thường được công bố vào đêm bầu cử vì các tổ chức tin tức như Fox News hoặc The Associated Press có đủ thông tin để dự đoán chính xác người chiến thắng.

Tuy nhiên, mỗi bang sẽ tiếp tục kiểm phiếu phổ thông và chứng nhận kết quả trong những ngày và thậm chí vài tuần sau Ngày Bầu cử. Các tiểu bang có thời hạn khác nhau về thời điểm họ họp để chứng nhận kết quả.

Hạn chót của Delaware là hai ngày sau Ngày bầu cử, trong khi New York và California sẽ chứng nhận kết quả sau hơn một tháng vào ngày 7 và 11 tháng 12.

Sau khi các tiểu bang xác nhận kết quả của họ, các đại cử tri của Đại cử tri đoàn sẽ triệu tập vào ngày 14 tháng 12 ở các bang tương ứng của họ để bỏ một lá phiếu cho tổng thống và một cho phó tổng thống.

Những kết quả đó sau đó được chuyển đến Điện Capitol (Nghị viện Hoa Kỳ), nơi vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, Thượng viện và Hạ viện sẽ họp trong một phiên họp chung tại Hạ viện để kiểm phiếu đại cử tri.

Khi phiếu bầu đã được kiểm và một ứng viên nhận được đa số 270 phiếu đại cử tri trở lên, phó tổng thống, người chủ trì với tư cách là chủ tịch Thượng viện, sẽ công bố kết quả.

Những kết quả đó “sẽ được coi là một tuyên bố đầy đủ về những người được bầu làm tổng thống và phó tổng thống.”

Với kết quả chính thức, người chiến thắng sẽ nhậm chức vào ngày 21 tháng 1 năm 2021.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-my-dac-cu-duoc-cong-bo-khi-nao.html

Trong 6 tháng, Mỹ

cắt giảm 99% thị thực cho du học sinh Trung Quốc

Lục Du

Số lượng thị thực mà Hoa Kỳ cấp cho sinh viên và nghiên cứu viên Trung Quốc đã giảm đáng kể vì Washington siết chặt hơn các quy định và ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Nikkei.

Theo thống kê, sinh viên Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số sinh viên quốc tế đang theo học tập và nghiên cứu ở Hoa Kỳ, với khoảng 30%.

Số thị thực sinh viên F-1 được cấp cho những người nộp đơn ở Trung Quốc đại lục chỉ còn 808 trong sáu tháng tính đến tháng Chín, giảm 99% so với 90.410 vào cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố.

Sự sụt giảm mạnh cho thấy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang ảnh hưởng đến lượng sinh viên Trung Quốc tới Mỹ cũng như việc trao đổi học thuật giữa hai nước.

Mặc dù đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến các chương trình du học trên khắp thế giới, nhưng sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc tới Mỹ cao hơn nhiều so với mức giảm 88% tính trung bình trên toàn cầu.

Chính quyền Trump đã lập luận rằng nhiều sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc ăn cắp công nghệ, tài sản trí tuệ và nghiên cứu của Mỹ. Vì thế họ thắt chặt các quy định liên quan tới thị thực, chẳng hạn như rút ngắn thời hạn của thị thực cấp cho sinh viên cao học Trung Quốc theo học các lĩnh vực công nghệ cao, từ 5 năm xuống còn 1 năm.

Vào tháng Chín, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc, với lý do những người này có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Các nhà quan sát tin rằng đây là một trong số những biện pháp đáp trả của Washington đối với việc Bắc Kinh cho thông qua phiên bản luật an ninh quốc gia nhằm hạn chế các quyền cơ bản của người dân Hồng Kông.

Theo số liệu từ cơ quan thống kê Trung Quốc, vào năm 2018 có thêm khoảng 660.000 người Trung Quốc đi du học, cao hơn gấp ba lần so với một thập niên trước. Tuy nhiên, những động thái mới nhất của Washington có thể khiến người Trung Quốc phải lựa chọn các điểm đến mới để học tập.

Vào năm 2019, Hoa Kỳ là quốc gia được sinh viên và nghiên cứu viên Trung Quốc lựa chọn là điểm đến hàng đầu cho việc học tập và nghiên cứu của họ, các nước tiếp theo là Úc, Canada, Anh và Nhật Bản.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trong-6-thang-my-cat-giam-99-thi-thuc-cho-du-hoc-sinh-trung-quoc.html

Washington bán máy bay không người lái

sát thủ MQ-9 cho Đài Loan

Trọng Nghĩa

Hoa Kỳ vào hôm qua 03/11/2020 đã loan báo quyết định chấp thuận bán cho Đài Loan bốn chiếc máy bay không người lái loại tấn công MQ-9 “Reaper” trị giá 600 triệu đô la. Mục tiêu là giúp hòn đảo tăng cường năng lực phòng thủ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh.

Bộ Ngoại Giao Mỹ, trong một thông cáo, khẳng định vụ mua bán này sẽ cho phép Đài Loan “hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì năng lực quốc phòng đáng tin cậy”.

Thông cáo nói rõ thương vụ bán vũ khí “sẽ cải thiện năng lực (của Đài Loan) để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp các khả năng tình báo, giám sát và trinh sát, xác định mục tiêu và tấn công trên bộ, trên biển và dưới nước”.

Đây là thương vụ bán vũ khí lớn thứ ba cho Đài Loan mà chính quyền tổng thống Donald Trump đã thông qua trong vòng chưa đầy ba tuần, với trị giá đã lên đến 4,8 tỷ đô la.

Đi vào chi tiết, lô vũ khí mới mà Hoa Kỳ bán cho Đài Loan bao gồm bốn máy bay không người lái MQ-9B đã sẵn sàng để được trang bị vũ khí, hai trạm điều khiển mặt đất cố định và hai trạm khác có thể di chuyển, hệ thống nhắm mục tiêu, radar và hệ thống hình ảnh dành cho các nhiệm vụ do thám. Người được hưởng hợp đồng cung cấp là tập đoàn quốc phòng Mỹ General Atomics.

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Đài Loan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của Donald Trump : “Đây là lần bán vũ khí thứ 10 cho Đài Loan dưới thời tổng thống Trump và là lần thứ ba trong vòng hai tuần lễ. Chính phủ Mỹ cung cấp cho đất nước chúng tôi những vũ khí phòng thủ quan trọng sẽ cho phép Đài Loan tăng cường năng lực và lòng tin vào việc bảo vệ hòa bình ở eo biển Đài Loan.”

Vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan rất nhạy cảm ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã dọa “trừng phạt” các tập đoàn Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ về các vụ mua bán vũ khí được công bố trước đó. 

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201104-washington-b%C3%A1n-m%C3%A1y-bay-kh%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A1i-s%C3%A1t-th%E1%BB%A7-mq-9-cho-%C4%91%C3%A0i-loan

Phim ngắn của FBI tiết lộ

cách ĐCSTQ dụ quan chức Mỹ làm gián điệp

Hương Thảo

Phim ngắn “The Nevernight Connection” do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sản xuất đã vạch trần phương thức lừa lọc dụ dỗ các quan chức Hoa Kỳ làm gián điệp của ĐCSTQ. Bộ phim nhắc nhở chúng ta hãy cẩn thận đối với việc ĐCSTQ sử dụng thông tin sai lệch hoặc những yêu cầu dường như vô hại để khiến người Mỹ cung cấp thông tin riêng tư cá nhân, theo NTD News ngày 3/11.

Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) và Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ đã phối hợp cho ra mắt bộ phim ngắn mang tên “The Nevernight Connection” (Không bao giờ đi đêm), dài khoảng 26 phút, câu chuyện lấy bối cảnh tại Thượng Hải, Trung Quốc. ĐCSTQ tuyển dụng các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ hiện tại hoặc đã nghỉ hưu như thế nào để  làm gián điệp cho nó.

Sự tình phát sinh, chính là bắt đầu từ:

“Đây là Viện Nghiên cứu Hàng hải Đông Nam Á. Mong muốn của chúng tôi là thiết lập một khuôn khổ đạo đức và thân thiện với môi trường để phát triển các nguồn tài nguyên biển sâu của thế giới”.

“Tốt!”

“Chúng tôi đang tìm kiếm các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này để viết các bài báo học thuật về chủ đề này”.

“Tôi không coi mình là một chuyên gia cao cấp”.

“Theo thông tin của bạn tại RaVin, ngài đã quản lý dự án chế tạo phương tiện tàu ngầm không người lái của Hải quân Hoa Kỳ trong suốt 10 năm”.

Một cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã bị dụ dỗ bởi một người đàn ông Trung Quốc, người tuyên bố đang làm việc tại Viện nghiên cứu Hàng hải Đông Nam Á. Người đàn ông yêu cầu ông viết báo cáo về các phương tiện tàu ngầm không người lái hỗ trợ thăm dò đáy biển và cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân của họ tham khảo.

“Nhưng tôi không thể thảo luận về sự tham gia của tôi, đó là bí mật”.

“Đừng lo, ông Landry, chúng tôi không quan tâm đến các vấn đề quân sự. Điều đáng buồn là, quân đội thế giới đi đầu trong các công nghệ mới. Chúng tôi không muốn ông tiết lộ bí mật của đất nước mình. Tuy nhiên, nếu có thể, chúng tôi muốn ông giải thích làm thế nào để mở ra cánh cửa khám phá các công nghệ mới trong khu vực tư nhân”.

Người đàn ông Trung Quốc nói rằng họ sẽ trả 1.500 đô la Mỹ để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái mới và cho một cuốn sách trắng trình bày chi tiết hoạt động thăm dò đáy biển. Người đàn ông Trung Quốc còn ngỏ ý muốn gặp và nhờ các cựu quan chức hải quân Mỹ bay đến Thượng Hải. Họ sẽ chi trả mọi chi phí.

Cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ này tin rằng đây chỉ là kiến ​​thức cá nhân của ông và không liên quan gì đến việc rò rỉ bí mật quốc gia. Vì vậy, ông đã nhận công việc. “Trong quá trình viết, tôi cũng yêu cầu thông tin mới nhất từ ​​các đồng nghiệp hải quân cũ, bao gồm cả các tài liệu mật của hải quân”.

“Xin lỗi, mất quá nhiều thời gian để cung cấp thông tin cho bạn”.

“Về những tài liệu này, các đồng nghiệp của tôi đã đồng ý. Thông tin có thể quá … bạn muốn uống gì? Vanilla nhé? Rồi họ hỏi thêm chi tiết cụ thể về kinh nghiệm của bạn trong Hải quân”.

“Bạn biết tôi phải cẩn thận. Ý tôi là, tôi cảm thấy thoải mái với mọi thứ tôi đã làm cho đến nay. Nhưng nói đúng ra, tôi không biết mình có thể đi bao xa?”.

“Đừng lo lắng, Daniel, họ không yêu cầu bạn làm điều gì sai, nó không phải là tài liệu chính thức, mà là thứ thuộc về bạn. Tất nhiên, chúng tôi sẽ trả cho bạn nhiều hơn cho thông tin này”.

Các điệp viên Trung Quốc đã khéo léo lôi kéo các cựu quan chức Hải quân Hoa Kỳ cung cấp thêm thông tin. Một số thông tin có vẻ cá nhân thực sự liên quan đến bí mật của Hải quân Hoa Kỳ.

Khi cựu quan chức hải quân đang uống rượu trong quán bar thì thấy TV đang phát tin một quan chức Mỹ bị bắt vì hỗ trợ ĐCSTQ đánh cắp bí mật. Trước khi bản tin kết thúc, TV cho thấy tín hiệu không nhận được, ông cảm thấy có điều gì đó không ổn. Trở lại khách sạn và dùng máy tính cá nhân dò đài tin tức Hoa Kỳ, tất cả đều bị chặn.

Khi ông quay lại tòa nhà “Viện nghiên cứu hàng hải Đông Nam Á” một lần nữa, nhân viên của tòa nhà nói rằng anh chưa từng nghe đến cái tên này và cũng không có người nào như ông Ngô.

Cựu quan chức hải quân biết rằng có điều gì đó không ổn, nhưng đã quá muộn. Khi trở về Mỹ từ Thượng Hải, ông ta bị FBI bắt tại sân bay và bị kết án 20 năm tù.

FBI tuyên bố rằng nhân vật trong phim được lấy cảm hứng từ cựu đặc vụ CIA Kevin Mallory, ông ta bị bắt vào năm 2017 vì tình nghi bán thông tin tình báo cho Trung Quốc và cuối cùng bị kết án 20 năm tù vào tháng 5/2019. Ở cuối phim, bạn có thể xem cảnh Mallory khi ông ta bị cảnh sát bắt giữ.

Bộ phim nhắc nhở rằng cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhắm mục tiêu hàng nghìn người ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tuyển dụng. Các mục tiêu bao gồm các quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, doanh nhân, học giả và nhà nghiên cứu và bất kỳ thông tin nào họ muốn. FBI nhắc nhở mọi người rằng các mối đe dọa là có thật, và phải được xem xét cẩn thận trước khi trao đổi với những người khả nghi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phim-ngan-cua-fbi-vach-tran-cach-dcstq-du-cac-quan-chuc-my-lam-gian-diep.html

Nga, Triều Tiên, Trung Quốc và cuộc bầu cử Mỹ

Nga: Bầu cử Mỹ là cuộc tranh tài giữa ‘những người không thích Nga nhất’

Đối với Nga, cuộc bầu cử ở Mỹ giống như một cuộc tranh tài giữa “những người không thích Nga nhất”, AP dẫn lời người phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là rất thất vọng với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thực hiện lời hứa về việc hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden cũng không mang lại nhiều hy vọng cho Điện Kremlin.

Trong ngày cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu chọn lãnh đạo, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói với hãng thông tấn RIA rằng Nga sẽ “tôn trọng bất kỳ lựa chọn nào của người dân Mỹ và sẵn sàng hợp tác một cách xây dựng”, nhưng nói thêm rằng Moscow “rất thực tế” trong việc đánh giá triển vọng mối quan hệ song phương, theo Reuters.

Bán đảo Triều Tiên

Đối với cả Triều Tiên và Hàn Quốc, số phận của các cuộc đàm phán hạt nhân là điều quan trọng hàng đầu khi hai nước đang theo dõi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán đang rơi vào bế tắc, cuộc bầu cử Mỹ có thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc Triều Tiên có tiếp tục theo đuổi kho vũ khí với mục tiêu nhắm vào nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ hay không.

Ba hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kể từ năm 2018, mà Hàn Quốc là trung gian, đã tạm làm dịu căng thẳng. Nhưng các cuộc đàm phán hiện đang bị đình trệ.

Một số chuyên gia cho rằng nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, Triều Tiên sẽ cố gắng nối lại các hội nghị thượng đỉnh.

Trong khi đó, đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, người từng bị truyền thông nhà nước Triều Tiên gọi là “con chó dại” sau khi ông cáo buộc ông Trump bắt tay với các nhà độc tài, lại tán thành cách tiếp cận bằng cách bắt đầu từ các cuộc họp giữa các quan chức cấp thấp hơn. Ông cũng yêu cầu Triều Tiên thể hiện thiện chí thực sự trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể sẽ cố gắng gây áp lực với chính quyền Biden bằng cách nối lại các vụ thử đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm xa mà Triều Tiên đã tạm dừng trong quá trình ngoại giao với ông Trump. Trong một cuộc duyệt binh gần đây ở Bình Nhưỡng, lãnh đạo Kim Jong Un đã tiết lộ một loạt vũ khí mới, bao gồm loại giống như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớn nhất của Triều Tiên.

Trung Quốc

Quốc gia đang trải qua mối quan hệ “đầy sóng gió” với Hoa Kỳ trong thời điểm này vì nhiều bất đồng là Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu nhiều tác động từ kết quả bầu cử của Mỹ.

Mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức gặp trắc trở kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức, và đây cũng là tiền đề và trọng tâm trong quan điểm về chính sách đối với Trung Quốc trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Mặc dù ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden hoàn toàn không mang lại sự đảm bảo nào về khả năng sẽ nhẹ tay với Trung Quốc, nhưng theo AP, Bắc Kinh vẫn hy vọng sẽ tránh được tình trạng ngày càng xấu đi và các cuộc đàm phán thương mại có thể cân bằng hơn.

Trong khi đó, chính quyền Trump thời gian qua đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết những lo ngại lâu nay về gián điệp thương mại Trung Quốc, tình trạng cưỡng ép chuyển giao công nghệ và trợ cấp nhà nước đối với các công ty Trung Quốc.

Ông Trump cũng đã thông qua các biện pháp áp thuế mạnh tay vào hàng hoá Trung Quốc kể từ năm 2018 và thắt chặt kiểm soát đối với việc mua chip máy tính và các linh kiện công nghệ cao khác của Trung Quốc vào năm ngoái. Điều này có thể cản trở tham vọng trở thành quốc gia đứng đầu toàn cầu về công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.

Một số người dân Trung Quốc nói với AP rằng họ tin ông Joe Biden sẽ làm dịu những căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ – Trung nếu ông đắc cử.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-cu%E1%BB%99c-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9/5646885.html

Chống bạo loạn sau bầu cử, New York cho biết

đã khóa chặt các phần tử nguy hiểm

Thiện Phong

Đã có thông tin cho rằng nếu Tổng thống Trump tái đắc cử vào đêm bầu cử 3/11 (theo giờ Mỹ), các tổ chức cực tả như “Antifa” và “Black Lives Matter” (BLM) sẽ lên kế hoạch bạo loạn. Cảnh sát trưởng thành phố New York Terence Monahan cảnh báo những phần tử này rằng, đừng thách thức cảnh sát, cảnh sát New York đã từ sớm đã khóa chắc các mục tiêu.

Theo Fox News, ông Monaghan cho biết thông tin tình báo của cảnh sát New York nay đã hoàn thiện hơn trước rất nhiều, khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp cũng tốt hơn. Hơn nữa, dựa trên các cuộc bạo động quy mô lớn xảy ra vào mùa hè năm nay, cảnh sát New York đã khóa chắc các đối tượng có khả năng gây ra tình trạng bất ổn.

Ông Monaghan nhấn mạnh rằng cảnh sát sẽ bảo vệ quyền bỏ phiếu của tất cả cử tri và sẽ triển khai cảnh sát tại địa điểm biểu tình (dưới mọi hình thức) vào đêm hôm đó để hỗ trợ bất cứ khi nào cần. Ông cũng kêu gọi người biểu tình tránh cướp giật và xung đột bạo lực trong các cuộc biểu tình.

Bởi lo sợ các cuộc biểu tình bạo lực có thể nổ ra vào đêm bầu cử và bọn tội phạm nhân cơ hội đập phá cướp bóc cửa hàng, nhiều cơ sở kinh doanh ở thành phố New York mấy ngày gần đây lần nữa đã phong kín mặt tiền bằng các tấm ván gỗ.

Hiện, các cơ quan hành pháp tại nhiều thành phố lớn của Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc bạo động có thể xảy ra sau bầu cử.

Thống đốc tiểu bang Oregon Kate Brown đã thông báo vào thứ Hai (2/11) rằng ông sẽ sử dụng quyền của thống đốc để tuyên bố thành phố Portland trong tình trạng khẩn cấp và ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ sẵn sàng triển khai khẩn cấp trong trường hợp xảy ra bạo loạn. Thời gian sẽ kéo dài từ 5 giờ chiều thứ Hai đến 5 giờ chiều thứ Tư (4/11).

Ông Kate Brown và giới chức thực thi pháp luật của tiểu bang Oregon cũng tuyên bố rằng họ sẽ ngăn chặn các vụ việc cản trở người khác bỏ phiếu phát sinh.

“Tôi muốn nói rất rõ và rất rõ rằng, chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho việc đe dọa cử tri cũng như các hành vi bạo lực chính trị, cho dù nó được khởi xướng bởi cánh tả, cánh hữu hay các phe cánh khác, cho dù là tuần lễ này hay bất cứ tuần lễ nào, điều ấy không được chấp nhận ở tiểu bang Oregon”, ông Brown nói.

Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, ông Brown ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm đối phó với các vụ bạo loạn có thể xảy ra ở thành phố Portland.

Mùa hè này, những kẻ bạo loạn đã từng tụ tập trước Tòa án Liên bang Mark O. Hatfield thuộc trung tâm thành phố Portland trong hai tháng. Thời gian này, những kẻ bạo loạn thậm chí còn sử dụng khói lửa để tấn công cảnh sát và cố gắng phóng hỏa tòa nhà.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chong-bao-loan-sau-bau-cu-new-york-cho-biet-da-khoa-chat-cac-phan-tu-nguy-hiem.html

Người xin tị nạn ở biên giới nín thở chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tại một trại tị nạn ở phía bên kia biên giới đối diện với Brownsville, bang Texas, Oscar Borjas và một vài người bạn tụ tập trong đêm thứ Ba 3/11 để theo dõi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Borjas, một người tỵ nạn từ Honduras đã trải qua một năm dài tại một trại tị nạn lạnh lẽo và thiếu vệ sinh ở Matamoros, Mexico. Ông không phải là một cử tri Mỹ, mà là một trong hàng chục ngàn người di dân bị tác động bởi các chính sách di trú của chính quyền Tổng Thống Trump, và giờ đang cầu nguyện cho đối thủ của Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump, Joe Biden, thắng cử.

Từ Tijuana tới Matamoros, những người xin tị nạn bị kẹt ở biên giới vì chính sách của Tổng Thống Trump, đang hồi hộp theo dõi giữa lúc dân chúng Mỹ đi bầu. Hơn 10 người được Reuters phỏng vấn nói họ tin rằng nếu ông Biden thắng cử, họ sẽ có cơ may tốt hơn để được nhập cảnh Hoa Kỳ trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của họ được cứu xét.

“Tôi tới đây để cầu nguyện. Tôi không phải là người mộ đạo nhưng tôi vẫn cầu nguyện sao cho ông Trump bị mất chức,” Yuri Gonzalez, một người Cuba xin tị nạn đã kẹt ở Ciudad Juarez, phía bên kia thành phố El Paso, bang Texas, hơn 1 năm rưỡi nay, trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của ông được các tòa án Mỹ cứu xét.

“Môt người đã bỏ ra 6 năm để chia cắt các gia đình, khích động bạo động kỳ thị chủng tộc, không xứng đáng làm Tổng thống,” ông nói thêm.

Chính phủ của Tổng Thống Trump đã thi hành một loạt các chính sách liên tiếp, gồm “Remain in Mexico”, cấm người xin tị nạn vào đất Mỹ, khiến họ không có cách nào xin tị nạn.

Chính phủ của ông Trump nói các biện pháp đó đã thành công trong việc chặn di dân sang Hoa Kỳ, làm nản lòng những người mà chính phủ Mỹ cho là “nộp hồ sơ xin tị nạn giả mạo.”

Một số người di dân được Reuters phỏng vấn biết rõ rằng ông Biden đã hứa nếu thắng cử, ông sẽ chấm dứt chương trình “Remain in Mexico” trong ngày đầu tiên nhận chức. Nhiều người khác không cả biết tên ông Biden. Nhưng từ khăp nơi, người xin tị nạn đều nhất trí: bất cứ ai cũng được trừ ông Trump.

“Tôi thực sự không biết về những đề nghị chính sách của ứng cử viên không phải là Trump, nhưng tôi biết ông ấy không suy nghĩ như ông Trump,” Santos, một người Honduras xin tị nạn tại thành phố Tijuana của Mexico, nói. Ông nói ông đã kêu gọi tất cả các thành viên gia đình của ông ở Hoa Kỳ, đừng bầu cho ông Trump.

Những người xin tị nạn không những chỉ tức giận vì chính sách “Remain in Mexico”, mà còn giận dữ về các vấn đề liên quan tới di trú khác, nhất là chính sách chia cắt các gia đình.

“Tôi tới đây một mình vì sợ điều đó sẽ xảy ra cho gia đình tôi,” ông Santos nói và giải thích rằng ông rất lo sợ về sự an toàn của con cái ông ở lại bên Honduras, nhưng ông lo sợ các con ông sẽ bị thất lạc trong khi bị chính quyền Mỹ câu lưu, nếu gia đình ông bị phân tán.

Bên bờ kia của Mexico, ông Borjas tổ chức đêm theo dõi kết quả bầu cử Mỹ trên những bậc thang bằng xi măng bên cạnh trạm sạc pin của trại tị nạn, vì trại này gồm hàng trăm người sống trong các lều trại không có điện. Ông nói:

“Vợ ông Biden đã đến Matamoros và hứa sẽ giúp chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn biết bám víu vào niềm hy vọng đó.”

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-xin-ti-nan-o-bien-gioi-nin-tho-cho-ket-qua-bau-cu-my/5647645.html

Ý kiến: Cần một LHQ mới

để giải phóng 1,4 tỷ người khỏi ĐCSTQ

Lục Du

Hôm 30/10, Epoch Times cho đăng một lá thư của một nhóm chuyên gia gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà báo dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền và những người yêu mến tự do. Nhóm đề nghị xây dựng một tổ chức thay thế Liên Hợp Quốc (LHQ) để xử lý các chính quyền chuyên chế, bao gồm chính quyền Trung Quốc và Nga.

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần tóm lược nội dung chính của lá thứ.

Cuối cùng, chúng tôi thừa nhận rằng Trung Quốc là một vấn đề. Thật không may, một đại dịch và quá nhiều người chết đã buộc chúng ta phải đương đầu với thực tế này. Một thời gian dài, người ta đã ngây thơ hy vọng rằng “sự ủng hộ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự hội nhập của nước này vào trật tự quốc tế thời hậu chiến sẽ tự do hóa Trung Quốc”. Đáng buồn thay, không có điều như vậy xảy ra.

Mặc dù nhiều người hiện thừa nhận mối đe dọa ngày càng tăng này, nhưng dường như không ai có giải pháp khả thi. Dưới đây là khung sơ bộ cho một giải pháp như vậy:

Liên hợp quốc đã thất bại trong việc thúc đẩy hòa bình và dân chủ, bởi vì tổ chức này không có khả năng làm được điều đó và chúng ta phải rút kinh nghiệm. Lỗ hổng cố hữu của Liên hợp quốc là tổ chức này coi tất cả các chính phủ đều như nhau, tức không coi trọng chính phủ dân chủ hơn các chính phủ độc tài.

Một ví dụ khôi hai là Trung Quốc và Nga, hai trở ngại lớn nhất đối với dân chủ và hòa bình thế giới, đều có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.

Do đó, chúng tôi yêu cầu một tổ chức quốc tế mới phải coi trọng tự do và dân chủ. Hiện tại, chúng tôi tạm gọi một tổ chức như vậy là Liên Hợp Quốc Dân chủ (UDN).

UDN sẽ được xây dựng dựa trên việc phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của Liên hợp quốc, NATO và G7, và do đó nó phải dựa trên giá trị và thứ bậc. Cách thành viên của nó phải hành động dựa trên việc thực sự tuân thủ và thúc đẩy tự do và dân chủ. Các nền dân chủ hàng đầu sẽ được hưởng nhiều ảnh hưởng và lợi ích hơn, nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể trở thành thành viên và nâng cao vị thế của họ.

Khi các nước thành viên nâng cao vị thế của mình thông qua việc thể hiện cam kết và thúc đẩy các giá trị mà UDN thúc đẩy, họ sẽ có được nhiều lợi ích hơn như quyền biểu quyết, tăng khả năng ra quyết định, đặc quyền có mặt trong các ủy ban, tiếp cận các thiết bị quân sự và các giao dịch thương mại tốt hơn, v.v.

Thật vậy, tất cả các quốc gia sẽ được khuyến khích trở thành thành viên của UDN, hoặc nếu họ đã là thành viên thì họ sẽ nâng cao vị thế của mình trong tổ chức này và do đó tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn. Các quốc gia thành viên hành xử không phù hợp với các nguyên tắc sáng lập sẽ bị hạn chế bớt quyền lợi hoặc loại ra khỏi tổ chức.

Để đánh giá và xếp hạng các thành viên trong UDN, không cần phải tìm ra bộ tiêu chí mới. Freedom House đã có một hệ thống phân loại nghiêm ngặt hàng năm xếp hạng hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới dựa trên các tiêu chí liên quan đến tự do. Trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới có 14 trong số đó là “Tự do”, 2 trong số đó là “Tự do một phần” và 4 quốc gia là “Không tự do”, bao gồm Trung Quốc và Nga.

Mục tiêu đầu tiên của UDN sẽ là giải phóng 1,4 tỷ người ở Trung Quốc. Rõ ràng, đất nước Trung Quốc không phải là vấn đề mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới chính là vấn đề. Có rất nhiều người ở Trung Quốc khao khát tự do và dân chủ, và họ xứng đáng được chúng ta giúp đỡ.

Việc giải phóng người dân Trung Quốc sẽ được thực hiện bởi tất cả các nước thành viên của UDN. Tất cả cùng hành động và áp mức thuế “tự do” leo thang đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, với các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ được áp đặt sau 5 năm nếu cần thiết. Hiện tại, không có sự phối hợp nào trong thế giới tự do vì không có diễn đàn cho các nền dân chủ tập hợp. Có thể thấy, ĐCSTQ đang khai thác điều này và biến nó thành lợi thế to lớn của họ thông qua cách tiếp cận chia để trị.

Theo đó, 100% số tiền thu được từ việc đánh thuế hàng hóa Trung Quốc sẽ dùng cho việc giải phóng người dân Trung Quốc.

ĐCSTQ phải bị loại bỏ và nhà độc tài Tập Cận Bình phải đối mặt với toàn bộ sức ép của thế giới tự do. ĐCSTQ phải bị áp lực kinh tế ngày càng leo thang, hoặc nó phải bắt đầu đi theo con đường hướng tới tự do và dân chủ.

Một khi Trung Quốc bắt đầu cuộc hành trình tự do, cần phải có sự cố vấn và hỗ trợ để giúp nước này đến tự do. Khi Trung Quốc hoàn thành hành trình này, trở thành thành viên của UDN và tham gia sứ mệnh quan trọng là truyền bá hòa bình và tự do thông qua nền dân chủ trên toàn thế giới, thì tốc độ dân chủ hóa sẽ tăng nhanh đáng kể.

Sau Trung Quốc, quân cờ domino tiếp theo phải là Nga, sau đó là Saudi Arabia. Khi UDN thiết lập được giá trị của mình, các quốc gia “Một phần tự do” sẽ vận động để giành được tư cách thành viên chính thức của UDN hoặc cải thiện vị trí của họ trong UDN để tiếp cận nhiều đặc quyền hơn.

Những gì chúng ta đang làm không đem lại hiệu quả. Tự do, hòa bình và dân chủ không lan tỏa khắp thế giới, và vì vậy chúng ta phải đi theo một hướng mới táo bạo.

Trừ khi có những củ cà rốt và cây gậy khuyến khích dân chủ hóa và ngăn cản chủ nghĩa độc tài, nếu không sẽ không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nếu thế giới tự do tiếp nhận những ý tưởng này, thì trong vòng 50 năm tới, toàn bộ hành tinh sẽ được dân chủ hóa hoàn toàn và tất cả nhân loại được sống trong hòa bình và tự do như tất cả chúng ta đều xứng đáng được hưởng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-can-mot-lhq-moi-de-giai-phong-14-ty-nguoi-khoi-dcstq.html

Anh sẽ khiến Bắc Kinh ‘lãnh hậu quả’

nếu xâm lược Đài Loan

Lục Du

Một báo cáo do Đảng Bảo thủ ở Vương quốc Anh công bố hôm thứ Hai (2/11) cho thấy chính phủ Anh sẽ có những hành động đáp trả mạnh mẽ trong trường hợp Bắc Kinh phát động chiến tranh xâm lược Đài Loan, theo Taiwan News.

Báo cáo của đảng đang cầm quyền tại Anh do cựu quan chức ngoại giao Charles Parton viết, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ quan giám sát “can thiệp nước ngoài” để giúp ngăn chặn hoạt động gián điệp từ các nước như Trung Quốc.

Báo cáo đề nghị chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson nên áp dụng một chiến lược khác đối với Bắc Kinh khi lực lượng này đang thúc đẩy các mối đe dọa an ninh đối với Vương quốc Anh và thế giới.

Ông Parton nói rằng Trung Quốc trong thế kỷ 21 đã liên tục coi thường các quyền cơ bản của con người và có những chiến lược rõ ràng để gây ảnh hưởng đến các nền dân chủ trên toàn thế giới.

Patron lưu ý, sự can thiệp của Bắc Kinh vào nền dân chủ của Đài Loan và quyền tự chủ của Hồng Kông là bằng chứng cho thấy họ từ chối tôn trọng luật pháp và quyền tự do quốc tế.

Ông khẳng định tuyên bố này bằng cách trích dẫn lời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, người coi hình mẫu dân chủ phương Tây là kẻ thù của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Patron cũng kêu gọi Anh và các nước cùng chí hướng cần cảnh báo Bắc Kinh về hậu quả của việc lực lượng này chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ông nói rằng các thành viên của cộng đồng toàn cầu nên nói rõ rằng họ sẽ chấm dứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với chế độ độc tài nếu nó quyết định tiến hành một cuộc tấn công vào quốc đảo này.

Nhà ngoại giao kỳ cựu nhấn mạnh rằng việc Bắc Kinh giành quyền kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực sẽ là một trong những vi phạm nhân quyền lớn nhất trên thế giới. Ông cảnh báo rằng điều đó dẫn tới quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh với các nước lớn xấu đi, kéo theo hệ lụy tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc cao và từ đó Đại lục sẽ rơi vào bất ổn.

Patron nhận xét: việc hạn chế hợp tác với chính quyền Trung Quốc sẽ không dễ chịu đối với chính phủ Anh, nhưng điều đó là cần thiết. Ông nêu quan điểm rằng không thể trì hoãn việc điều chỉnh lại thái độ của Anh đối với Trung Quốc, vì chính quyền của quốc gia Đông Á này được cho là kẻ chuyên “lợi dụng điểm yếu” của nước khác, CNA đưa tin.

https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-se-khien-bac-kinh-lanh-hau-qua-neu-xam-luoc-dai-loan.html

Covid-19 : Pháp bàn tính

thắt chặt phong tỏa để ngăn chặn đại dịch

Thu Hằng

Tại Pháp, chỉ vài ngày sau khi có hiệu lực, nhiều tiếng nói chỉ trích lệnh phong tỏa lần hai quá mềm mỏng và yêu cầu chính phủ đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt hơn. Hội đồng Quốc Phòng tổ chức họp vào sáng 04/11/2020 để nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch mặc dù đã áp dụng lệnh phong tỏa..

Số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày vẫn tăng trong những ngày đầu phong tỏa lần hai, cùng với báo động bệnh viện bị quá tải, có thể là một trong những lý do buộc chính phủ phải xem xét lại biện pháp phong tỏa được nới lỏng hơn so với lần 1. Vẫn có quá nhiều người ở ngoài đường, không tuân thủ phong tỏa. Trong hai ngày cuối tuần 31/10 và 01/11, cảnh sát đã kiểm tra 100.000 trường hợp và phạt 14.000 người, theo ông Gabriel Attal, một phát ngôn viên của chính phủ.

Sau ngày kỷ lục về ca nhiễm hơn 52.000 ca, tối 03/11, Pháp ghi nhận thêm 36.330 ca nhiễm mới, 430 ca tử vong ở bệnh viện trong vòng 24 giờ và 428 ca tử vong ở các viện dưỡng lão từ ngày 30/10 đến 03/11, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 từ đầu mùa dịch tại Pháp đã lên thành 38.289 người. Số bệnh nhân được điều trị hồi sức ở Pháp hiện là 3.869, trong đó có 469 ca mới trong vòng 24 giờ. Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết « cứ 4 phút lại có một người chết » vì Covid-19 và « những ngày và những tuần tới sẽ rất nặng nề ».

Các nước châu Âu lần lượt thắt chặt biện pháp chống dịch

Pháp cũng như toàn châu Âu đang phải đối mặt với việc virus corona lây lan chóng mặt : Đã có hơn 11 triệu ca nhiễm và 284.148 người chết từ đầu mùa dịch, theo thống kê trưa 03/11. Nhiều nước châu Âu lần lượt thắt chặt các biện pháp chống dịch : Hà Lan tiếp tục đóng cửa bảo tàng, rạp chiếu phim hoặc những địa điểm đón tiếp công chúng ; Ý, Hungary và Áo ban hành giới nghiêm ; Hy Lạp đóng cửa hàng quán không thiết yếu ở những đô thị lớn ; phần lớn người dân Bồ Đào Nha cũng bắt đầu sống trong phong tỏa từ ngày 04/11 ; tình hình tại Ukraina được bộ Y Tế nước này đánh giá là « gần với thảm họa » dịch tễ do thiếu nhân viên y tế và giường bệnh.

Khu vực đồng euro lo ngại viễn cảnh suy thoái liên quan đến đợt dịch thứ hai, trong đó các ngành bị tác động nặng nhất là lưu trú du lịch, văn hóa và giải trí. Theo AFP, các bộ trưởng Kinh Tế khu vực eurozone đã kêu gọi duy trì các chính sách ngân sách thúc đẩy tăng trưởng. Liên Hiệp Châu Âu sẽ tổ chức họp thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 19/11 để nghiên cứu tình hình đại dịch hiện nay.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201104-covid-19-ph%C3%A1p-b%C3%A0n-t%C3%ADnh-th%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7t-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BB%83-ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch

Khủng bố ở Áo : Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo

nhận trách nhiệm, thế giới lên án

Thụy My

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) hôm 03/11/2020 trên Telegram khẳng định một « chiến binh » của tổ chức này đã tiến hành vụ tấn công đã làm bốn người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, vào tối thứ Hai 02/11 gần một giáo đường Do Thái và một nhà hát ở trung tâm thủ đô Vienna của nước Áo.

Vụ khủng bố gây xúc động lớn trong dân chúng. Chính quyền Áo hôm nay 04/11/2020 tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân ngay tại hiện trường.

Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace gởi về bài tường trình :

« Một ông cụ, một bà cụ, một thanh niên qua đường và một nữ nhân viên ». Thủ tướng Sebastian Kurz tưởng nhớ đến bốn nạn nhân đã thiệt mạng và những người bị thương trong vụ tấn công « thô bạo ». Với sự hiện diện của tổng thống Alexander Van der Bellen, vị thủ tướng trẻ của đảng bảo thủ đã đặt vòng hoa tại Schwedenplatz, quảng trường nơi diễn ra các vụ tấn công vào tối thứ Hai vừa rồi.

Người dân vẫn đang bị sốc, nhưng ông Sebastian Kurz muốn đoàn kết dân chúng. Ông nói : « Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép oán thù xâm chiếm đất nước. Cần ý thức rằng đây không phải là xung đột giữa người Công giáo và người Hồi giáo, hay giữa người Áo và di dân. Kẻ thù của chúng ta là bọn Hồi giáo cực đoan, không chỉ muốn gieo rắc cái chết và sự đau khổ, mà còn muốn chia rẽ xã hội chúng ta ».

Chính phủ Áo tuyên bố ba ngày quốc tang kể từ hôm nay. Về phía cơ quan điều tra cũng đã có những tiến triển. Nghi can bị cảnh sát bắn chết tối thứ Hai đã được nhận diện, thanh niên 20 tuổi này từng bị kết án năm 2019 vì mưu toan sang Syria. Bộ trưởng Nội Vụ cho biết đã tiến hành 18 cuộc khám xét và bắt giữ 14 người thân cận với hung thủ ».

Thế giới nhất loạt lên án 

Thế giới đồng loạt lên án vụ khủng bố ở Vienna. Liên Hiệp Châu Âu « cực lực tố cáo hành động hèn hạ đã tước đoạt mạng sống, vi phạm các giá trị của loài người ». Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter : « Châu Âu đang để tang : một trong những thành viên bị bọn khủng bố Hồi giáo tấn công (…). Nước Pháp sát cánh với Áo, sẵn sàng hỗ trợ ». Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định « cuộc chiến chống lại bọn sát nhân và những kẻ xúi giục chúng là cuộc chiến đấu chung của chúng ta ». Các nước châu Âu khác như Ý, Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Nga…và nhiều quốc gia Ả Rập đều lên án, tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh « những vụ tấn công của kẻ ác nhắm vào người vô tội cần phải chấm dứt ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201104-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-%E1%BB%9F-%C3%A1o-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-nh%E1%BA%ADn-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-l%C3%AAn-%C3%A1n

Tấn công khủng bố tại đại học Kabul khiến ít nhất 22 người thiệt mạng

Tin từ Kabul – Vào hôm thứ Hai (2/11), các nhóm tay súng đã xông vào Đại học Kabul nổ súng giết chết ít nhất 22 người và làm 22 người bị thương. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Trong một tin nhắn video, Tổng thống Ashraf Ghani, người từng giảng dạy tại trường đại học, đã tuyên bố một ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân và chia sẻ sự đau buồn với đất nước cũng như gia đình của các nạn nhân. Các viên chức và nhân chứng cho biết nhóm tay súng xông vào Đại học Kabul nổ súng giết chết sinh viên trong lớp học và nổ súng vào những người bỏ chạy. Ba tay súng đã bị quân đội Afghanistan bắn chết sau đó.

Đây là vụ tấn công thứ hai nhằm vào một cơ sở giáo dục ở thủ đô Kabul trong vòng một tuần qua. Những bức ảnh được tiết lộ bởi một viên chức chính phủ cấp cao cho thấy các nạn nhân bị bắn chết trong lớp học.

Hôm 24/10, một kẻ đánh bom liều chết ở một trung tâm giáo dục ở Kabul làm 24 người thiệt mạng, trong đó có trẻ vị thành niên. ISIS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng không cung cấp bằng chứng. Lực lượng nổi dậy Taliban đã lên án vụ tấn công và phủ nhận mọi liên quan.

Tình trạng bạo lực đang hoành hành ở Afghanistan trong lúc các nhà đàm phán của chính phủ và Taliban đang họp ở Qatar để cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi Hoa Kỳ đưa quân về nước. Trong một bài đăng trên Twitter, Dinh thự Tổng thống đã tuyên bố quốc tang vào thứ Ba (3/11). (BBT)

Lo sợ dân biết sự thật,

ĐCSTQ kiểm soát thông tin bầu cử Mỹ

Tâm Thanh

Ngoài “chỉ thị đặc biệt”, truyền thông ĐCSTQ còn thông tin một chiều, phóng đại bóp méo sự thật.

Ngày 3/11, hòa cùng với không khí háo hức nhưng cũng đầy lo âu của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, người dân Trung Quốc cũng tỏ ra rất quan tâm đến khoảng thời gian “gay cấn” này, theo Vision Times.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin liên quan để ngăn chặn người dân Trung Quốc biết chi tiết về cuộc bầu cử dân chủ của Mỹ.

Theo Đài Á Châu Tự Do, ban Tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành chỉ thị tuyên truyền nhằm vào bầu cử Hoa Kỳ.

Chỉ thị này yêu cầu tất cả các phương tiện truyền thông phải tuân theo “sự sắp xếp thống nhất”, lấy “các nguồn bản thảo quy phạm như Tân Hoa xã” làm chủ, “không được tự ý đăng lại và không được hùa theo những thông tin của các phương tiện truyền thông nước ngoài khi chưa được phép”.

Chỉ thị cũng đặc biệt yêu cầu cụ thể rằng, “không được thổi phồng cảm xúc thái quá, ngăn chặn dư luận dậy sóng đi lệch”, “gắng  sức tránh các thông tin kích động cảm xúc, hành động chống Mỹ, tẩy chay Mỹ”.

Được biết, chỉ thị này đã được xác nhận bởi các biên tập viên của nhiều kênh truyền thông Trung Quốc khác nhau.

Từ các báo cáo do chính phủ Trung Quốc công bố hiện nay có thể thấy được rằng, truyền thông Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng lượng lớn các bài viết phiến diện để làm nổi bật sự hỗn loạn về xã hội dân chủ Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Tờ Chinanews – kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tòa Bạch Ốc dựng hàng rào, thương gia niêm phong các cánh cửa: Hoa Kỳ chào đón bầu cử trong sự hỗn loạn”. Bài báo nói rằng, nhiều cửa hàng ở New York, Washington, San Francisco và các thành phố khác sử dụng nhiều loại tấm ván khác nhau để gia cố cửa ra vào và cửa sổ nhằm đối phó với các hành vi phá hoại có thể xảy ra trong và sau giai đoạn kết thúc bầu cử Mỹ.

Đài truyền hình Trung ương CCTV phát sóng đoạn phim về các cuộc bạo loạn trước đó của Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ nay lại phát sinh nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Tân Hoa Xã cũng đăng bài viết với tiêu đề: “Sau cuộc bầu cử, Hoa Kỳ liệu có rơi vào cảnh hỗn loạn hay không?” Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, ông Hồ Tích Tiến tuyên bố rằng “cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã lừa gạt cả thế giới”.

Về vấn đề này, ông Hoàng Chiêu – giảng viên đại học Gustave Eiffel tại Pháp, người nghiên cứu về tuyên truyền chính trị của Trung Quốc cho biết: “Một trong những chiến lược của Bắc Kinh là sử dụng thông tin mang tính hình tượng chỉ chuyên nói về một hiện tượng, hoặc cố ý phóng đại hiện tượng nào đó một cách phiến diện, và tránh thảo luận sâu vào bối cảnh, hoàn cảnh, xã hội và các nhân tố lịch sử đằng sau hiện tượng đó”.

Giới chức đương quyền của ĐCSTQ thông qua thủ đoạn này phối hợp với kiểm soát dư luận, qua đó ngăn chặn nghiêm ngặt việc thảo luận chi tiết về các vấn đề dân chủ, hoặc so sánh nó với hiện trạng của Trung Quốc.

Lâm Nghiêu, học giả của Đại học Yale, Hoa Kỳ, người đã viết bài bình luận trong một thời gian dài cho truyền thông Trung Quốc phân tích: “ĐCSTQ chính là muốn giảm sức nóng của nền chính trị Mỹ ở trong nước Trung Quốc. Bởi vì, khi sức nóng của cuộc bầu cử kết hợp với nhu cầu tìm hiểu của người dân Trung Quốc, chắc chắn cuộc thảo luận sẽ đi sâu chi tiết các vấn đề của nền dân chủ trong cuộc bầu cử. ĐCSTQ chính là muốn bóp chết mầm mống này”.

Đây cũng là lý do tại sao các kênh truyền thông của ĐCSTQ trong một vài bản tin ngắn về bầu cử Mỹ không dám thảo luận về việc cử tri ở các nước dân chủ có thể treo băng rôn khẩu hiệu trước cửa các nhà lãnh đạo, tự do bày tỏ sự bất đồng với các chính sách khác nhau.

Báo cáo chỉ ra rằng, đằng sau việc chuẩn bị phong tỏa các đường phố và cảnh sát đứng gác xung quanh Tòa Bạch Ốc, là vì có ít nhất 6 nhóm công dân khác nhau đã nộp đơn xin diễu hành và hội họp theo luật. Đây là quyền lợi tự do ngôn luận và hội họp được Bảo đảm bởi Tu chính án thứ Nhất theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Đằng sau hệ thống bầu cử của xã hội Mỹ, đó là nam nữ già trẻ có thể cầm lá phiếu bầu trong tay và bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân của họ, đó đều là những sự thật mà giới chức ĐCSTQ không dám nhắc đến.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lo-so-dan-biet-su-that-dcstq-kiem-soat-thong-tin-bau-cu-my.html

Mong TT Trump thắng, người Trung Quốc

nuôi hy vọng lật đổ ĐCSTQ

Tâm Thanh

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” nhất. Sự chiến thắng của Tổng thống năm nay đang là tâm điểm chú ý của toàn cầu.

Mới đây, một số người dân bình thường ở Trung Quốc đại lục đã chấp nhận các cuộc phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên đài SOH và nói lên mong muốn của họ bất chấp sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc Tổng thống Trump tái đắc cử – người đại diện cho lực lượng chính nghĩa. Họ hy vọng Tổng thống Trump tái đắc cử để lật đổ chế độ ĐCSTQ giúp người dân Trung Quốc sang một kỷ nguyên tự do.

Ông Cố đến từ Thượng Hải bày tỏ sự vui mừng khi nghĩ đến việc Tổng thống Trump giành chiến thắng, ông cho biết, ông đã đăng trên Facebook để ủng hộ Trump và hy vọng người dân Mỹ sẽ đứng lên bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Bởi vì, Tổng thống Trump quan tâm đến hạnh phúc của người dân và bảo vệ nước Mỹ khỏi con đường xấu xa.

Soundofhope trích dẫn một số đoạn ghi âm của người được phỏng vấn:

[Ghi âm]: Bởi vì Tổng thống Trump đã làm cho Hoa Kỳ trở nên mạnh mẽ hơn và vĩ đại hơn. Ông ấy đã cải thiện cuộc sống của người dân, thực sự chú ý đến hạnh phúc của người dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận và đảm bảo quyền tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ, giúp Hoa Kỳ tránh khỏi con đường chủ nghĩa xã hội cực đoan. Nó làm mất đi mọi quyền của con người. Nó không tạo ra hạnh phúc cho người dân, mà ném người dân vào ngục tù.

Ông Cố nói rằng, trong một môi trường như dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ ông không nhận được bất kỳ lợi ích nào mà còn bị bóc lột, áp bức và ức hiếp.

Nhà bình luận chính trị Hoa Pha của Bắc Kinh nhận xét rằng, người Trung Quốc có hai thái độ đối lập hoàn toàn với Tổng thống Trump.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc, “những tiểu phấn hồng” đó ghét Tổng thống Trump, họ cho rằng Tổng thống Trump mới cầm quyền được vài năm, đã gây chiến thương mại với Trung Quốc, chặn Huawei, chặn Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao, thậm chí muốn “tách rời” khỏi Trung Quốc, bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Vì vậy, họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc không nhượng bộ Hoa Kỳ và duy trì lập trường cứng rắn trong các vấn đề như Đài Loan và Biển Đông.

Một số người cực đoan cũng tuyên bố: “Vào thời khắc quan trọng, chúng tôi sẽ không ngần ngại chiến đấu với Hoa Kỳ”.

Các nhóm khác ủng hộ dân chủ và vô cùng bất mãn với ĐCSTQ, họ đã phải chịu đựng trong một thời gian dài. Họ cũng giống như những người theo chủ nghĩa tự do ở nước ngoài, háo hức mong chờ Tổng thống Trump tái đắc cử. Họ thậm chí còn hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ tiêu diệt ĐCSTQ thông qua chiến tranh.

[Ghi âm]: Xét về độ nhiệt tình và tâm huyết của họ, tôi nghĩ họ vượt qua cả người Mỹ. Họ nghĩ rằng, nếu Tổng thống Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai, ông ấy sẽ có thể đánh bại ĐCSTQ, có thể được gọi là như vậy. Do đó, họ đang tích cực hy vọng Tổng thống Trump có thể tái đắc cử. Nếu Tổng thống Trump

tái đắc cử, tôi cũng hy vọng ông ấy sẽ tiếp tục gây áp lực lên ĐCSTQ và giữ thái độ cứng rắn, không ngần ngại dùng chiến thuật để tiêu diệt ĐCSTQ.

Bà Hoàng, một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng, các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Trump và hy vọng ông ấy sẽ tái đắc cử.

 [Ghi âm]: Bởi vì cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ này không chỉ là một cuộc bầu cử dành cho công dân Hoa Kỳ, mà nó đại diện cho phe dân chủ trên toàn thế giới, cũng có thể nói, đây là một cuộc chiến giành thắng bại giữa chính nghĩa và tà ác. Trong đó, Tổng thống Trump đại diện cho phe chính nghĩa, còn Joe Biden đại diện cho phe tà ác liên kết với ĐCSTQ. Đó là nguyên nhân vì sao mọi người đều hy vọng Tổng thống Trump sẽ thắng.

Bà Hoàng cho rằng, sở dĩ có rất nhiều người muốn bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc là vì chế độ tham nhũng của ĐCSTQ đàn áp quá rộng rãi. ĐCSTQ hy vọng Joe Biden sẽ được bầu, từ đó có thể công khai tuyên truyền những tiêu cực đối với ông Trump.

[Ghi âm]: Chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng. Bởi vì chúng tôi thường không xem tin tức trong nước. Dù quan chức nói gì, chúng tôi luôn nhìn nhận và lắng nghe ngược lại. Tôi không quan tâm những gì quan chức nói. Đối với chúng tôi, những người duy hộ nhân quyền mà nói, những gì chính quyền làm thì chính là phải hiểu ngược lại.

Bà Hoàng nói rằng, một số người bình thường không biết sự thật, chẳng hạn như những “tiểu phấn hồng”, họ đã bị lừa bởi những lời dối trá do cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ truyền bá và sau đó họ lại đi lừa những người khác không biết sự thật. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền đều đang nhìn vào sự thật trên Internet. Tin tức, sẽ không bị lừa dối bởi ĐCSTQ.

[Ghi âm]: Tất cả chúng ta đều hy vọng Tổng thống Trump có thể tái đắc cử. Bởi vì, Tổng thống Trump tái đắc cử cũng mang lại cho chúng ta hy vọng lật đổ ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mong-tt-trump-thang-nguoi-trung-quoc-nuoi-hy-vong-lat-do-dcstq.html

Thông tin mâu thuẫn từ cấp cao nhất,

Vương Nghị thất nghiệp, ĐCSTQ đang rối bời

Thiện Phong

Mục lục bài viết          

Đằng sau sự nhấn mạnh vào việc củng cố các doanh nghiệp nhà nước tại cuộc họp cải cách sâu rộng

Tự ý tạo nên “mô hình phát triển mới” nhưng lại kêu gọi làm những gì có thể

Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình đưa ra các thông tin mâu thuẫn

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần như thất nghiệp

Thông cáo chung sau Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầy mơ hồ khiến truyền thông không biết phải đưa tin ra sao, các cấp cao nhất của ĐCSTQ không thống nhất trong phát biểu, ngoại giao vô vọng, tất cả giờ chỉ còn dựa vào những lời nói sáo rỗng.

Ngày 2/11, ông Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp cải cách sâu rộng với nỗ lực tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Thông cáo chung của Phiên họp toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa 19. Tại cuộc họp cải cách, ông nhấn mạnh rằng “làm cho các doanh nghiệp nhà nước mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”.

Phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Nhân dân Nhật báo cũng đăng một bài xã luận, cố gắng lặp lại lời ông Tập Cận Bình, nói về cái gọi là “mô hình phát triển mới” và nhu cầu thị trường trong nước, nhưng lại mượn “liệu sức mà làm” của Lý Khắc Cường. Mặt khác, Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục nỗ lực và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 thông qua các phương pháp “cải cách” và “thị trường”, theo Epoch Times.

Thông tin dường như hỗn loạn tiết lộ sâu sắc rằng ĐCSTQ đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, và nó thực sự đang cố gắng bảo vệ mình, thực sự không có cái gọi là phát triển. Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ buộc phải chuyển sang kiểm soát nội bộ và rất khó để làm bất cứ điều gì trong ngoại giao quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị gần như sắp thất nghiệp rồi!

Đằng sau sự nhấn mạnh vào việc củng cố các doanh nghiệp nhà nước tại cuộc họp cải cách sâu rộng

Vào ngày 2/11, ông Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp lần thứ 16 của Ủy ban cải cách sâu rộng toàn diện. Không có hình ảnh hoặc video liên quan cho cuộc họp này, và chỉ có phát thanh viên đọc bản thảo trong bản tin của CCTV, điều này có vẻ khá kỳ lạ. Vào ngày 30/10, Tập Cận Bình cũng đã tham dự một

diễn đàn cùng với Lý Khắc Cường, Vương Hộ Ninh và Hàn Chính, tất cả đều không có hình ảnh và video.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, giai đoạn 5 năm lần thứ XIV sẽ bước vào một “giai đoạn phát triển mới”, và cần hiểu rõ “những đặc điểm và yêu cầu mới do những thay đổi của mâu thuẫn chủ yếu mang lại”, “mâu thuẫn và thách thức mới do môi trường quốc tế phức tạp mang lại’’ và “những giai đoạn và thách thức mới trong cải cách sâu rộng”; “đặc điểm và nhiệm vụ mới ”; “đẩy mạnh phát triển chất lượng cao và xây dựng hình thái phát triển mới”.

Những từ vựng này đã được đề cập nhiều lần trong thời gian gần đây, nhưng chúng không thể mô tả rõ ràng “những mâu thuẫn mới và thách thức mới” tồn tại là gì, “đặc điểm mới” là gì, “yêu cầu mới” và “nhiệm vụ mới” cụ thể là gì. Điều này làm cho cái gọi là “phát triển mới” và “phát triển chất lượng cao” trở nên rất trống rỗng.

Tại cuộc họp này, các phương tiện truyền thông của đảng đã đưa tin rằng “để đối phó với những vấn đề hiện nay trong cơ cấu phân phối của kinh tế nhà nước, chúng ta nên đi sâu cải cách cơ cấu lấy cung làm chủ đạo”, “làm cho doanh nghiệp nhà nước ngày càng tốt hơn” và “nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới, kiểm soát ảnh hướng và khả năng chống rủi ro của doanh nghiệp nhà nước”.

Mặc dù cuộc họp đề cập đến “vấn đề cơ cấu bố trí kinh tế”, nhưng nó không chỉ rõ bố cục nào và những vấn đề tồn tại. ĐCSTQ thời ông Tập hiện tại đã nắm quyền được 8 năm, các vấn đề cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tồn tại 8 năm trước hay là do chúng gây ra trong 8 năm này? Nếu tất cả các vấn đề là tám năm trước, tại sao chúng vẫn chưa được giải quyết trong tám năm này? Năm năm đã trôi qua kể từ khi cái gọi là “cải cách cơ cấu bên cung cấp” được đề xuất vào năm 2015. Những kết quả nào đã đạt được? Năm năm sau, vẫn là “nhiệm vụ mới”?

Cái gọi là cải cách và mở cửa của ĐCSTQ đã hơn 40 năm, nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa bao giờ có thể đi vào cạnh tranh thị trường thực sự, nó vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ và không thể chuyển đổi sang chế độ sở hữu tư nhân theo định hướng thị trường. Đây đã trở thành một thất bại điển hình của cải cách ĐCSTQ. Đó là một lực cản nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đây là vấn đề cấu trúc thực sự.

Ngày nay, hơn 40 năm sau, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ tiếp tục yêu cầu “các doanh nghiệp nhà nước phải mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”, điều này tương đương với việc thổi ngược luồng gió tại cuộc họp cải cách. Điều này cho thấy các vấn đề kinh tế của Trung Quốc đang rất nghiêm trọng và sự phát triển đang bị cản trở nghiêm trọng. ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng nhiều hơn các nguồn lực xã hội để duy trì sự thống trị của mình. Cái gọi là “giai đoạn phát triển mới” thực chất chỉ là lá sung.

Hội nghị cho rằng tài sản nhà nước là “cơ sở vật chất quan trọng để” bảo đảm sự nghiệp của Đảng, của đất nước “và phải được quản lý, sử dụng tốt”, tập trung vào “việc ra quyết định và triển khai quản lý tài sản nhà nước” và “tuân thủ toàn diện, đầy đủ”. “Thực hiện trách nhiệm giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước”.

Cái gọi là cải cách của ĐCSTQ đã thụt lùi trong những bước tiến dài, và những khó khăn của người dân Trung Quốc đã thực sự ập đến.

Tự ý tạo nên “mô hình phát triển mới” nhưng lại kêu gọi làm những gì có thể

Vào ngày 2/11, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết bình luận: “Đẩy nhanh việc xây dựng một mô hình phát triển mới”. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông của đảng đương nhiên cảm thấy khó khăn để kể câu chuyện này một cách rõ ràng hơn.

Mở đầu bài báo, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa 19 đã đưa ra một “mô hình phát triển mới với chu kỳ kép trong nước và quốc tế làm chủ đạo”, đó là một “triển khai công việc lớn” cần được thực hiện. Bài báo ca ngợi “mô hình phát triển mới” là “sự nắm bắt đúng xu hướng” và “một bước đi sáng kiến”. “Bằng cách khởi sắc nền kinh tế trong nước và làm suôn sẻ chu kỳ trong nước, nó sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.”

ĐCSTQ đã che giấu đại dịch, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của chính nó và thậm chí dẫn thế giới vào suy thoái kinh tế. ĐCSTQ cấp cao đã cố gắng tìm kiếm bá chủ thông qua đại dịch và cuối cùng đã làm hại người khác và bản thân. Trung Quốc bị cô lập với thế giới. Kinh tế Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể phục hồi. Nước này cũng giả vờ dẫn đầu thế giới. Để bảo vệ quyền lực chính trị của mình, ĐCSTQ buộc phải đóng cửa đất nước và khá bị động, nhưng nó đã bịa ra một “mô hình phát triển mới”, giả dối tuyên bố giành thế chủ động.

Các phương tiện truyền thông của đảng đã cố gắng làm tròn lời nói dối, nhưng vô tình bị phơi bày. Bài xã luận nhắc lại rằng “từ khi cải cách và mở cửa”, “đã gặp phải nhiều rủi ro từ bên ngoài, và cuối cùng mọi nguy cơ đều có thể biến thành công cốc. Điều duy nhất phụ thuộc vào việc làm của riêng mình và đặt chỗ đứng phát triển của đất nước”.

Rõ ràng, giới truyền thông ĐCSTQ biết rằng cái gọi là “hình thái phát triển mới” là do “cú sốc rủi ro bên ngoài” gây ra, nhưng liệu lần này có thể “xoay chuyển nguy cơ”? Trong 30 năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng, che giấu các vấn đề cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc, dựa vào đơn đặt hàng bên ngoài hơn là thị trường nội bộ. Bây giờ nó phải dựa vào thị trường nội bộ.

Bài xã luận cũng giả vờ quan tâm đến “chất lượng cuộc sống của người dân”, nhưng nó nói “làm những gì chúng ta có thể làm”.

Gần đây, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã nhiều lần chủ trương bảo tồn lương thực, điều này cho thấy ĐCSTQ vẫn không thể giải quyết được vấn đề lương thực của người Trung Quốc, lúc này họ đang tự đánh lừa mình khi nói về thị trường nhu cầu trong nước. Cái gọi là “quyết tâm chiến lược” và “tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng và biến khủng hoảng thành cơ hội” khó có thể che giấu cuộc khủng hoảng cầm quyền mà ĐCSTQ đang phải đối mặt.

Phiên họp toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bỏ chỉ tiêu tốc độ phát triển và sử dụng “mô hình phát triển mới” để điền vào con số, tự nhiên, chúng ta biết rằng sự phục hồi kinh tế hiện nay là khó khăn, làm thế nào chúng ta có thể phát triển được? Bài báo cũng kêu gọi “các vùng có điều kiện hãy đi đầu trong việc tìm ra những con đường hiệu quả có lợi cho việc xây dựng một hình thái phát triển mới trong cả nước, và giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt”.

Điều này cho thấy các quan chức cấp cao của ĐCSTQ không có ý kiến ​​gì về “chu kỳ trong nước” và họ vẫn đang chờ nhiều nơi khác nhau để khám phá!

Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình đưa ra các thông tin mâu thuẫn

Vào ngày 30/10, Lý Khắc Cường tổ chức một cuộc họp về việc chuẩn bị Kế hoạch 5 năm của Quốc vụ viện lần thứ 14. Các phương tiện truyền thông của đảng đã đưa tin một số nguyên văn của Lý Khắc Cường, và tất nhiên họ cũng chỉnh sửa chúng. Vào ngày 2/11, trang web của Quốc vụ viện lại đăng một bài báo, “Hãy để Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đứng trước thử thách của thực tiễn và lịch sử”, trong đó mô tả nhiều nhất có thể những nguyên văn của Lý Khắc Cường.

Ông Lý Khắc Cường đã không tuân theo hướng đưa tin của các phương tiện truyền thông đảng. Ông cho rằng việc chuẩn bị Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 nên “tuân theo tôn chỉ chung là tìm kiếm tiến bộ trong khi duy trì sự ổn định”, “dựa trên điều kiện quốc gia và tìm kiếm sự thật từ thực tế” và “truyền cảm hứng và phù hợp với thực tế. Nó có thể chịu đựng được thử thách của thực tiễn và lịch sử”.

Những từ ban đầu của Lý Khắc Cường ám chỉ kế hoạch kinh tế là “cố gắng hết sức và làm những gì có thể”. Khi Nhân dân Nhật báo đưa tin, họ chỉ đơn giản chỉ ra rằng người dân nên tiết kiệm tiền. Sự vay mượn thay thế của các phương tiện truyền thông đảng kỳ lạ hơn, nhưng nếu nó là sự thật, thị trường nhu cầu trong nước sẽ không thu hẹp?

Lý Khắc Cường cũng cho rằng việc lập kế hoạch cần “tôn trọng các quy luật của nền kinh tế” và “phát huy hết vai trò quyết định của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực”. Cần khơi dậy hơn nữa sức sống thị trường và sức sáng tạo của xã hội ”.

Tuyên bố của Lý Khắc Cường không phải là không có lý, nhưng những tuyên bố này đã không xuất hiện trong cuộc họp cải cách sâu rộng do Tập Cận Bình chủ trì vào ngày 2/11. Ngược lại, ĐCSTQ đang chuẩn bị tăng cường kiểm soát nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước.

Ông Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh đến cải cách và mở cửa. Ông nói: “Sử dụng các phương pháp cải cách và mở cửa để giải quyết các vấn đề và thúc đẩy phát triển”, “cải cách sâu rộng trong các lĩnh vực then chốt và các liên kết chính”, “thực hiện mở cửa cấp cao với thế giới bên ngoài và thực hiện các biện pháp mở cửa ngày càng mạnh mẽ hơn. “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế”, “chuẩn bị và triển khai kế hoạch thúc đẩy cải cách và mở cửa”, “sử dụng phương thức thị trường và phương thức cải cách”.

Những quan điểm về cải cách và mở cửa này đã không xuất hiện trong cuộc họp cải cách sâu rộng ba ngày sau đó. Để đóng cửa đất nước hoặc tiếp tục cải cách và mở cửa, ban lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ dường như không có sự đồng thuận thống nhất. Dưới sự cô lập của quốc tế, dù có phản kháng hay không, dường như vẫn có sự khác biệt trong ĐCSTQ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần như thất nghiệp

ĐCSTQ đã cố gắng vô ích để vượt qua sự cô lập quốc tế, nhưng liên tục bị chặn lại, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ vẫn tổ chức họp báo thường xuyên và gần như trở thành Bộ Tuyên truyền. .

Từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9, chuyến đi của Vương Nghị đến châu Âu nhằm mục đích “thống nhất” châu Âu chống lại Hoa Kỳ, nhưng ông ta đã thất bại trở về. Trong tuyệt vọng, vào ngày 14/9, các cấp cao nhất của ĐCSTQ đã đích thân gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU qua video, và các cuộc đàm phán đã đổ

vỡ. Sau đó, ĐCSTQ mới nhận ra rằng mình chỉ có thể chăm sóc các nước láng giềng trước, nhưng nhận thấy rằng ASEAN đã bắt đầu chọn bên. Trong cuộc họp video giữa Vương Nghị và các ngoại trưởng ASEAN, họ tiếp tục đe dọa ngoại giao, nhưng họ đã gặp phải phản ứng dữ dội.

Sau đó, Vương Nghị quay về phương bắc trong nỗ lực củng cố Liên minh phương Bắc. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã nói rõ rằng ông sẽ không thành lập liên minh với ĐCSTQ, điều này đã làm tổn thương các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.

Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, hội nghị truyền hình của Liên hợp quốc do Vương Nghị lên kế hoạch cho Tập Cận Bình cũng không đạt được đột phá, mà ở một khía cạnh nào đó, lại bị chế nhạo. Cuộc đàn áp nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ một lần nữa khiến nhiều nước quan tâm và phản đối hơn.

Trước vấn đề Biển Đông và áp lực ngoại giao liên minh của Hoa Kỳ, vào giữa tháng 10, Vương Nghị lại đến một số nước ASEAN, nhưng truyền thông ĐCSTQ không đưa tin rầm rộ, điều này cho thấy không có kết quả. Gần đây, Vương Nghị về cơ bản đã biến mất khỏi các tuyên truyền của đảng.

Joe Biden, người đang được đặt cược bởi ĐCSTQ có thể sẽ không thể thắng cử và các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ không thể tin tưởng vào môi trường quốc tế, vì vậy chỉ còn lại “vòng tuần hoàn nội bộ”, được bao phủ bởi “cấu trúc phát triển mới”. Hiện tại, các quan chức các cấp của ĐCSTQ càng thêm hoảng sợ, nội bộ lục đục trước khi tan rã là điều khó tránh khỏi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thong-tin-mau-thuan-tu-cap-cao-nhat-vuong-nghi-that-nghiep-dcstq-dang-roi-boi.html

Trung Quốc tạm dừng IPO

khiến ANT của Jack Ma hỗn loạn

Đại Nghĩa

Dư luận cho rằng đang có sự hỗ loạn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, người nước ngoài hãy rút tiền đầu tư, và cả chính họ, hãy ra khỏi Trung Quốc vì điều tồi tệ nhất đang tới.

Thông tin đang gây sốc cho thị trường tài chính toàn cầu là việc hạ lệnh đình chỉ IPO tập đoàn Ant của tỉ phú Jack Ma từ phía chính quyền Trung Quốc, Bloomberg cho hay.

Chỉ vài ngày trước khi công ty tài chính-công nghệ ra mắt công chúng ở Thượng Hải và Hồng Kông, một sự đảo lộn với thị trường tài chính Trung Quốc mà trước đây không thể tưởng tượng được đã xảy ra, chương trình IPO 35 tỷ USD đã bị tạm dừng vào thứ Ba (3/11) sau khi Jack Ma (Mã Vân), người giàu nhất Trung Quốc, bị triệu tập bởi các cơ quan quản lý. Trong một biến cố bất thường, các nhà chức trách thông báo rằng họ đã chậm trễ phát hiện ra một loạt các thiếu sót mà theo một số thông tin, có thể yêu cầu công ty Ant phải được điều tra.

Động thái này lật ngược những gì đã từng là một trong những câu chuyện kinh doanh thành công lớn nhất của Trung Quốc, cũng như những gì được coi là một bước quan trọng trong sự phát triển của thị trường vốn đang tăng trưởng nhanh của quốc gia này.

Mike Bailey, giám đốc nghiên cứu của FBB Capital Partners, cho biết: “Đây thực sự là điều đáng ngạc nhiên. Nếu có điều gì đó không ổn về mặt vĩ mô đối với thị trường tài chính Trung Quốc hoặc trong công ty, thì điều đó sẽ đáng lo ngại”.

Chỉ trong một thập kỷ, Ant, một chi nhánh của Tập đoàn Alibaba của Jack Ma, đã bùng nổ thành công ty công nghệ tài chính lớn nhất thế giới, định hình lại cuộc sống của nhiều người Trung Quốc bình thường. Nhưng sự phát triển vượt bậc của nó và danh tiếng toàn cầu ngày càng tăng của Jack Ma cũng đã gây ra mối đe dọa cho các tổ chức cho vay nhà nước của Trung Quốc và các nhà bảo trợ chính trị của họ.

Diễn biến hôm thứ Ba khiến các chủ ngân hàng và nhà đầu tư toàn cầu phải mò mẫm tìm câu trả lời. Số phận trước mắt của hàng tỷ USD vốn đã bị ràng buộc trong đợt IPO hiện không rõ ràng. Phản ứng trên thị trường tài chính diễn ra nhanh chóng, với cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba giảm 8,1% – mức giảm mạnh nhất trong gần sáu năm – và hợp đồng tương lai trên điểm chuẩn của Hồng Kông giảm 1,3%.

Thay đổi “cần thiết”

Chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra nhiều chi tiết về những vấn đề đằng sau việc đình chỉ, ngoài nói rằng sự ra mắt rất được mong đợi không thể diễn ra vì đã có “sự thay đổi đáng kể” trong môi trường pháp lý.

Theo những người quen thuộc với vấn đề này, công ty sẽ phải thực hiện các thay đổi bao gồm tăng vốn tại các đơn vị cho vay vi mô sinh lợi. Nguồn tin cho biết thêm, họ cũng sẽ phải xin lại giấy phép cho các đơn vị hoạt động trên toàn quốc.

Việc IPO dự kiến ​​sẽ bị trì hoãn khoảng sáu tháng và tiền sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư trong thời gian chờ đợi, cổng thông tin QQ.com đưa tin, dẫn lời một nguồn không rõ danh tính.

Ant, công ty tách ra khỏi Alibaba vào năm 2010, từ lâu đã được coi là nhà vô địch của nền kinh tế Trung Quốc và là một ví dụ về cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép các doanh nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, phát triển mạnh mẽ trong hệ thống chính trị từ trên xuống của mình. Sự thất bại hôm thứ Ba có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính của đất nước, ngay cả khi Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng tạo ra các sàn giao dịch chứng khoán có thể cạnh tranh với Mỹ.

“Ant Group chân thành xin lỗi bạn vì bất kỳ sự bất tiện nào do diễn biến này gây ra”, công ty cho biết trong một thông điệp gửi đến các nhà đầu tư. “Chúng tôi sẽ xử lý hợp lý các vấn đề tiếp theo theo quy định hiện hành của hai sở giao dịch chứng khoán”.

Đã có những dấu hiệu cảnh báo vào thứ Hai khi Jack Ma được triệu tập đến một cuộc họp chung hiếm hoi với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và ba nhà quản lý tài chính hàng đầu khác. Họ nói rằng công ty của ông Mã sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và phải chịu các hạn chế về vốn và đòn bẩy tương tự như các ngân hàng.

Nader Naeimi, người đứng đầu bộ phận thị trường năng động tại AMP Capital Investors Ltd. ở Sydney, cho biết: “Điều này càng củng cố thêm áp lực pháp lý đối với những gã khổng lồ công nghệ. Đó là tin tốt cho các ngân hàng, tin xấu cho Jack Ma”, ông nói, đề cập đến mối đe dọa cạnh tranh mà Ant đặt ra cho các nhà cho vay truyền thống.

Kỷ lục IPO

IPO của công ty đang diễn ra nhanh chóng và phá vỡ các kỷ lục. Nó đã thu hút ít nhất 3 nghìn tỷ đô la từ các nhà đầu tư cá nhân để niêm yết kép ở Hồng Kông và Thượng Hải, và trong cuộc tham vấn giá sơ bộ về IPO tại Thượng Hải, các nhà đầu tư tổ chức đã đăng ký mua hơn 76 tỷ cổ phiếu, gấp hơn 284 lần so với đợt chào bán.

IPO của công ty sẽ mang lại cho nó giá trị thị trường khoảng 315 tỷ USD dựa trên hồ sơ, lớn hơn JPMorgan Chase & Co. và lớn hơn Goldman Sachs Group Inc của Mỹ.

Nhưng Ant đã phải đối mặt với sự giám sát của truyền thông nhà nước Trung Quốc trong những ngày gần đây sau khi Jack Ma chỉ trích các cơ quan quản lý địa phương và toàn cầu vì đã kìm hãm sự đổi mới và không quan tâm đầy đủ đến sự phát triển và cơ hội cho giới trẻ. Tại một hội nghị ở Thượng Hải vào cuối tháng trước, ông đã so sánh Hiệp định Basel, vốn đặt ra các yêu cầu về vốn cho các ngân hàng, với một câu lạc bộ dành cho người cao tuổi.

Và vào cuối tuần qua, tại cuộc họp của Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu, các quan chức đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc các công ty tài chính phải được quản lý.

Ant thống trị thị trường thanh toán của Trung Quốc thông qua ứng dụng Alipay. Nó cũng điều hành quỹ thị trường tiền tệ khổng lồ Yu’ebao và nền tảng cho vay tiêu dùng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Các doanh nghiệp khác bao gồm đơn vị chấm điểm tín dụng và thị trường bảo hiểm.

Ngay sau thông tin gây sốc này, Giáo sư Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc đã đăng một số bình luận trên Twitter:

“ĐCSTQ lại tấn công”; “ĐCSTQ và thị trường chứng khoán không thể hòa hợp”;

“Trung Quốc đang khiến các thị trường tài chính tương đương với hành động tự sát”;

“Người nước ngoài nên rút lại tiền của họ, và cả chính họ nữa, hãy ra khỏi Trung Quốc. Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đâu”;

“Diễn biến chưa từng có này cho chúng ta biết có điều gì đó rất không ổn trong giới chóp bu ĐCSTQ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tam-dung-ipo-khien-ant-cua-jack-ma-hon-loan.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.