Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 02/11/2020

Monday, November 2, 2020 5:41:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 02/11/2020

Mỹ: Trump làm gì khi rời Nhà Trắng? – Thanh Hà

Trong trường hợp thất cử Donald Trump sẽ làm gì một khi rời khỏi Nhà Trắng ngày 20/01/2021? Nhà báo Pháp Jérôme Cartillier của hãng tin AFP, đồng tác giả cuốn «Hoa Kỳ, năm tháng Trump» nhà xuất bản Gallimard nêu lên bốn kịch bản.

Thế giới truyền hình

Kịch bản thứ nhất nhà tỷ phú New York này quay trở lại với sân khấu truyền hình. Đây là phương tiện từng đưa ông đến với các hộ gia đình Mỹ qua chương trình truyền hình trực tiếp The Apprentice. Trong chương trình này Donald Trump vừa là một nhà đồng sản xuất vừa là nhân vật chính, dẫn chương trình từ 2004 đến 2015.

Nguyên tắc của The Apprentice là làm thế nào để các ứng viên được tuyển chọn vào làm việc cho tập đoàn của ông Trump với hợp đồng cố định một năm và mức lương ban đầu là 250.000 đô la. Đương nhiên chỉ có một thí sinh được phần thưởng này, tất cả những người khác lần lượt bị loại với câu nói bất hủ của Donald Trump : « You’a fired – Bạn bị sa thải ».

Không cần biết ở ngoài đời, các dự án làm ăn của ông như thế nào, nhưng khán giả theo dõi chương trình chỉ biết rằng, Donald Trump là một doanh nhân quyền lực và có sức thu hút rất lớn. Cách nay vài tháng, trên Twitter, chủ nhân Nhà Trắng để ngỏ khả năng trở lại với khán giả truyền hình. 2021 liệu có là cơ hội để ông viết một trang mới trong thế giới truyền thông ?

Lôi thôi với pháp lý

Trong kịch bản thứ nhì là một khi chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, ông Trump sẽ bận rộn vì nhiều hồ sơ pháp lý. Nhà báo Cartillier đơn cử một số vụ kiện đang nhắm vào nhà tỷ phú địa ốc này như sau : New York đang tiến hành hai vụ kiện nhắm vào Donald Trump. Trong vụ thứ nhất ông bị cáo buộc gian lận thuế khóa, thiếu minh bạch về mặt sổ sách và gian lận với hãng bảo hiểm. Trong vụ kiện thứ nhì tư pháp bang New York cần tìm hiểu xem tập đoàn Trump Organization có lừa dối các cơ quan tài chính để được vay tín dụng với những điều khoản ưu đãi và được giảm thuế hay không.

Chính trị : Trump chưa giã từ vũ khí

Kịch bản thứ ba là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ trong bốn năm sắp tới tiếp tục « mài gươm » chuẩn bị cho đợt bầu cử 2024. Hiến Pháp của nước Mỹ không cho phép một ứng cử viên liên tục giữ hai nhiệm kỳ tổng thống được ra tranh cử thêm một lần thứ ba. Nhưng không có gì cấm cản ông Trump lại lao vào chính trường chinh phục Nhà Trắng thêm một lần nữa nếu như ông thất cử trong vài ngày tới đây.

Trong quá khứ? cuối thế kỷ 19, Grover Cleveland từng ngồi vào chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1884. Ông đã thất cử bốn năm sau đó nhưng rồi đã quay trở lại Nhà Trắng vào năm 1892. Trong sử sách, Cleveland là vị tổng thống thứ 22 và 24 của Hoa Kỳ. Có điều 2024, Donald Trump khi đó đã 78 tuổi, gần bằng với tuổi của ông Biden nếu như ông này được người Mỹ chọn để lãnh đạo đất nước trong vài tuần lễ nữa !

Rong ruổi trên những nẻo đường ?

Nhưng có lẽ kịch bản bất ngờ nhất là ông Trump gạt bỏ mọi công việc điều hành công ty, lãng quên cái thế giới ồn ào của chính trường Mỹ để cùng hiền thê, Melania, rong ruổi trên những nẻo đường. Tháng 6 vừa qua, tổng thống Hoa Kỳ đã nửa đùa nửa thật nêu lên khả năng ông ngao du thiên hạ theo kiểu một « road trip ». Tổng thống Mỹ nói : « Có thể tôi sẽ cùng đệ nhất phu nhân đến New York bằng đường bộ. Tôi nghĩ là sẽ sắm một chiếc camping-car để đi du lịch với bà ấy ». Camping-car – xe du lịch dã ngoại – là một loại nhà lưu động trang bị đầy đủ tiện nghi. Đây vừa là nhà vừa là xe cho phép dừng lại ở bất cứ chỗ nào có phong cảnh hữu tình và có thể ngủ qua đêm…

Ít lãng mạng hơn, cách nay vài ngày trong một cuộc vận động tranh cử tại bang Pennsylvania, tổng thống Trump đã mải mê ngắm nhìn những chiếc xe tải đồ sộ rất đặc trưng của Mỹ. Ông đã thốt lên rằng những chiếc xe tải này « đẹp quá », ông muốn được lái một chiếc xe khổng lồ như vậy và trải nghiệm cái thú vui của những người lái xe đường trường !

Nhưng ai cũng biết, Donald Trump luôn dành cho công chúng những bất ngờ. Khi đến thăm The Village, nơi đông người về hưu sinh sống nhất tại bang Florida, tổng thống Mỹ lại thổ lộ ý định dọn về đây chung sống với họ ! Chưa hẳn đây sẽ là giải pháp cuối cùng ông thực sự nghĩ tới. Donald Trump tâm sự : « Có lẽ tôi sẽ không thoải mái » trước viễn cảnh thua « cái lão Joe ngủ gục » và trong trường hợp đó, « Có thể tôi sẽ đi khỏi đất nước này ».

Nhà báo Jérôme Cartillier kết luận : điều chắc chắn duy nhất là trong trường hợp thất cử, một nhân vật ồn ào và luôn thu hút chú ý của thiên hạ như ông Donald Trump không thể nào « lui về với cuộc sống ẩn dật, kín đáo » hay lùi vào bóng tối bất luận đó là trên mặt trận truyền thông hay chính trị Hoa Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-m%E1%BB%B9-trump-l%C3%A0m-g%C3%AC-khi-r%E1%BB%9Di-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

Thế nào là bầu cử Đại cử tri và bang Chiến trường

 trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ?

 Bình luậnMinh Dũng

Vào ngày 3 tháng 11 này, khi người dân Mỹ xếp hàng bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm tới, trên thực tế, họ không phải trực tiếp bầu tổng thống, mà là bầu cho những Đại cử tri đại diện của từng tiểu bang, những Đại cử tri này sẽ thay mặt họ bầu tổng thống.

Dưới đây là phân tích sơ lược về hệ thống bầu cử theo phiếu Đại cử tri và đặc điểm nổi bật của nó, cũng như phân tích về các tiểu bang Chiến trường trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Hệ thống bầu cử theo Cử tri Đoàn

Khác với hầu hết hệ thống bầu cử trên thế giới mà ứng cử viên nhận được nhiều phiếu nhất sẽ đắc cử, hay còn gọi là bầu cử theo số phiếu phổ thông. Bầu cử Tổng thống của Mỹ có sự khác biệt, được gọi là Cử tri Đoàn (Electoral College), mà ở đó các Đại cử tri (Electors) sẽ là người trực tiếp bỏ phiếu quyết định ai là Tổng thống, chứ không phải là cử tri phổ thông. Điều này nghĩa là, những Đại cử tri đó sẽ thay mặt cho người dân (đã bầu chọn Đại cử tri) để bầu Tổng thống.

Hệ thống bầu cử theo Cử tri Đoàn hiểu một cách nôm na là kết hợp giữa bầu cử phổ thông và bầu cử Quốc hội. Lý do nó giống bầu cử phổ thông là nó vẫn chủ yếu dựa vào số lượng phiếu bầu phổ thông của dân chúng. Vì Đại cử tri của mỗi bang được lựa chọn theo phương thức phiếu phổ thông của từng bang. Trong toàn bộ các cuộc bầu cử từ năm 1788 đến nay, nước Mỹ có 58 cuộc bầu cử Tổng thống thì chỉ có 5 lần người đắc cử có số phiếu phổ thông thấp hơn, đó là vào năm 1824, 1876, 1888, 2000, 2016. Hai lần gần nhất là vào năm 2016 với Tổng thống Donald Trump và vào năm 2000 với người đắc cử là George Bush.

Đặc điểm của hệ thống bầu cử Cử tri Đoàn giống với bầu cử Quốc hội, với số lượng Đại cử tri của một tiểu bang bằng số lượng nghị sĩ quốc hội của tiểu bang đó. Tức là bằng tổng số lượng của Thượng nghị sỹ (cố định là 2) và số lượng Hạ nghị sĩ (Dân biểu) của bang đó. Trên toàn quốc, con số này sẽ là số tổng nghị sĩ của Thượng viện và Hạ Viện (cộng thêm đại diện của đặc khu Washington). Đại cử tri của từng bang sẽ đại diện cho cử tri của những bang đó để bầu Tổng thống.

Có một điểm cần chú ý là Đại cử tri được chọn không phải là thành viên Quốc hội hoặc có nắm chức vụ nào trong chính phủ liên bang.

Tại Hoa Kỳ, mỗi bang có 2 Thượng nghị sĩ, bất kể là dân số của bang đó nhiều hay ít. Chẳng hạn như, tiểu bang California có dân số lớn nhất nước, sẽ có 2 đại diện tại Thượng Viện; còn tiểu bang có dân số ít như Wyoming thì cũng có 2 đại diện. Còn số lượng Hạ nghị sĩ của mỗi bang được quyết định dựa vào dân số của bang đó, như vậy, với những tiểu bang có dân số thấp thì có ít Hạ nghị sĩ tại Hạ Viện và ngược lại.

Cụ thể, California là tiểu bang có số lượng dân biểu nhiều nhất với 53 dân biểu do tiểu bang này có dân số lớn nhất Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng Đại cử tri mà California có sẽ là tổng của số Đại cử tri đại diện cho Thượng nghĩ sĩ (2) và Đại cử tri đại diện cho Hạ nghị sĩ (53), tổng cộng là 55. Đây cũng là tiểu bang mà có số lượng Đại cử tri nhiều nhất của Hoa Kỳ.

Vậy theo một công thức toán học đơn giản:

Số lượng Tổng phiếu Đại cử tri của toàn Hoa Kỳ sẽ bằng: số lượng Thượng nghị sĩ (100) + số lượng Hạ nghị sĩ (435) + đại diện của đặc khu Washington (3) = 538.

Để đắc cử tổng thống thì số lượng phiếu Đại cử tri tối thiểu mà ứng cử viên cần giành được phải “quá bán”, là từ 270 phiếu trở lên (lớn hơn 538/2=269).

Năm 2016, Tổng thống Trump đắc cử nhờ vào số phiếu Đại cử tri trên toàn nước Mỹ lớn hơn nhiều so với Hillary Clinton.

Lý do bầu cử theo hệ thống Đại cử tri

Những Người cha Lập quốc của nước Mỹ (Founding Fathers) đã có nhiều lý do để “thiết kế” ra hệ thống bầu cử này. James Madison, Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ và là một trong những người viết Hiến pháp Hoa Kỳ – đã đưa ra lý do là, số đông không phải lúc nào cũng đúng, mà bầu cử cần dựa vào những cử tri có năng lực phân tích phán đoán ở khâu cuối cùng là trực tiếp bầu Tổng thống.

Nếu theo hệ thống phiếu phổ thông, các ứng cử viên sẽ “nhắm” sự quan tâm và những lời hứa tranh cử tới những tiểu bang có dân số lớn, nơi tập trung những thành phố và khu công nghiệp lớn, khiến những tiểu bang nhỏ, tiểu bang vùng nông thôn ít được chú ý. Chẳng hạn, các ứng cử viên sẽ nhắm vào tiểu bang lớn như California, Texas mà bỏ qua những tiểu bang nhỏ như Montana, Wyoming.

Vì vậy, bầu cử theo phiếu Đại cử tri sẽ bảo vệ những tiểu bang nhỏ và khu vực nông thôn. Do các tiểu bang nhỏ cũng có số lượng số phiếu đại cử tri nhất định, khiến các ứng cử viên tổng thống cũng phải quan tâm, và có những cam kết khi tranh cử với những tiểu bang này. Hiện nay số phiếu đại cử tri tối thiểu mà một tiểu bang có là 3 phiếu. 

Khi những tiểu bang lớn không phải là trọng tâm “ưu ái”, thì sẽ có sự giảm tải đối với những vấn đề và mối quan tâm ở những tiểu bang này – vốn không hẳn là vấn đề của toàn bộ đất nước.

Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu bầu cử theo phiếu Đại cử tri, thì liệu phiếu phổ thông có quan trọng không? Câu trả lời là phiếu phổ thông vẫn rất quan trọng vì Đại cử tri được bầu căn cứ trên số phiếu phổ thông.

Tại sao lại có bang Chiến trường?

Trong hệ thống Cử tri Đoàn, đối với hầu hết tiểu bang (48 tiểu bang và đặc khu Washington), kết quả bầu cử Đại cử tri của bang đó được tính trên cơ sở “được ăn cả, ngã về không”. Nghĩa là, ứng cử viên đảng nào dành được nhiều số phiếu phổ thông nhất của bang sẽ dành được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó, ngược lại, ứng cử viên kia (ít phiếu bầu phổ thông hơn) sẽ không được bất kỳ phiếu đại cử tri nào.

Chiến thắng sít sao hay chiến thắng vang dội cũng như nhau, [ứng cử viên nào có nhiều phiếu bầu phổ thông hơn] sẽ dành được hết số phiếu Đại cử tri của bang đó, đảng thắng cử với 99% số phiếu cũng tương tự với đảng thắng cử với số phiếu 51%.

Ví dụ, tiểu bang Texas với số phiếu đại cử tri là 38, nếu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa chiến thắng bang này với tỷ lệ số phiếu phổ thông là 55% so với số phiếu của đảng Dân chủ là 45%, thì toàn bộ số phiếu Đại cử tri của bang này sẽ thuộc về đảng Cộng hòa. Còn đảng Dân chủ sẽ không được bất kỳ số phiếu nào của bang này, cho dù có đến 45% cử tri của bang bầu cho họ.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ chế “được ăn cả, ngã về không” dần dần tạo thành hệ thống 2 đảng. Khi mới lập quốc, hệ thống chính trị Hoa Kỳ chia theo 2 phe, phe ủng hộ thể chế Liên bang (the Federalists) và phe phản đối (anti-Federalists). Dần dần qua thời gian, hiện nay nước Mỹ cũng hình thành hệ thống chính trị 2 đảng chính, gồm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.

Cơ chế chính trị 2 đảng đã tạo ra những tiểu bang có kết quả bầu cử sít sao, do tỷ lệ cử tri ủng hộ của 2 đảng trong một tiểu bang là gần như tương đương hoặc không có sự chênh lệch lớn. Đặc biệt là trong khối cử tri độc lập của một bang không theo một đảng phái chính trị nào. Các tiểu bang như trên được gọi các tiểu bang “dao động” (Swing states) hay còn gọi là tiểu bang Chiến trường (Battleground states).

Như vậy có thể thấy một đặc điểm nổi bật của các tiểu bang chiến trường là các tiểu bang này “không trung thành” với bất cứ với một đảng phái qua các cuộc bầu cử.

Các bang này là mục tiêu của các chiến dịch tranh cử từ cả 2 đảng chính. Đó là lý do tại sao một nhóm các bang thường xuyên nhận được phần lớn quảng cáo và các vận động tranh cử của các ứng cử viên 2 đảng. Bang Chiến trường có thể thay đổi trong một số chu kỳ bầu cử nhất định và có thể được phản ánh trong cuộc thăm dò tổng thể, về nhân khẩu học và sự lôi cuốn, thu hút của những người được đề cử.

Tiểu bang trung thành với một đảng

Trong khi đó, các bang thường xuyên trung thành bỏ phiếu cho một đảng duy nhất được gọi là các bang an toàn, vì người ta thường cho rằng ứng cử viên có đủ số lượng cử tri ủng hộ vững chắc tại bang đó. Sự ủng hộ của các tiểu bang này cho một đảng duy nhất thường được duy trì ổn định qua nhiều năm vì cơ sở cử tri ổn định. Nếu có thay đổi thì thường phải qua nhiều năm, do sự thay đổi về nhân khẩu học không thể xảy ra một sớm một chiều.

Sở dĩ cử tri trung thành vào một đảng tại bang đó, vì phần lớn cơ sở cử tri tại những bang này đồng thuận với những chủ trương của đảng phái đó, hay đồng thuận với ý thức hệ chính trị của đảng phái đó. Những tiểu bang có cơ sở cử tri có niềm tin tôn giáo sẽ thiên về đảng Cộng hòa, còn những tiểu bang với tư tưởng phóng khoáng theo chủ nghĩa tự do cấp tiến thì sẽ thiên về ủng hộ đảng Dân chủ. Ví như tiểu bang California, New York và vùng New England là những tiểu bang trung thành với đảng Dân chủ qua nhiều năm. Còn những tiểu bang thuộc vùng Đại bình nguyên Bắc Mỹ như Idaho, Wyoming, Montana, Utah… hay những tiểu bang vùng miền nam nước Mỹ như Alabama, Georgia, Mississippi, Louisiana… là những tiểu bang trung thành với đảng Cộng hòa.

Do vậy trong các cuộc vận động bầu cử, các ứng cử viên tổng thống sẽ ít dành thời gian và nguồn lực cho các bang trung thành, họ sẽ tập trung vào những bang Chiến trường – những bang mà có thể thay đổi cục diện kết quả của cuộc bầu cử. Nếu có vận động cũng chỉ là danh nghĩa. Tuy vậy, bài học năm 2016 với ứng cử viên Hillary Clinton là bà đã coi nhẹ tiểu bang Wisconsin, vốn là bang trung thành với đảng Dân chủ trong gần 3 thập kỷ qua, và ít dành thời gian vận động tranh cử tại tiểu bang này. Kết quả, ứng cử viên của đảng Cộng hòa lúc đó là Donald Trump đã thắng cử ở Wisconsin.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ

Tầm quan trọng của bang Chiến trường?

Do bang chiến trường có tỷ lệ ủng hộ 2 đảng sít sao và nếu thắng tại bang đó thì ứng cử viên sẽ được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang, nên cục diện bầu cử của bang đó có thể xoay chuyển kết quả của cả cuộc bầu cử.

Trong năm nay (2020), theo các chuyên gia, bầu cử Mỹ chỉ xoay quanh 12 bang chiến trường.

Một số bang Chiến trường quan trọng

Theo trang web phân tích chính trị FiveThirtyEight, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, những tiểu bang sau đây được tính là bang chiến trường: Arizona, Georgia, Florida, Iowa, Michigan, Minnesota, Nevada, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Texas, và Wisconsin.

Florida

Đây có thể coi là bang Chiến trường quan trọng nhất. Lý do là Florida có số phiếu đại cử tri nhiều thứ 3 trong tổng 51 tiểu bang bầu cử của Hoa Kỳ với 29 phiếu, chỉ đứng sau California (55 phiếu) và Texas (38 phiếu). Để thắng cử, ứng cử viên tổng thống phải đạt số phiếu đại cử tri tối thiểu là 270, vì vậy, với số phiếu đại cử tri là 29, Florida đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả bầu cử. Florida là bang đã từng 2 lần quyết định kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vào năm 1876 và năm 2000. Đặc biệt vào năm 2000, ứng cử viên đảng Cộng hòa George Bush (con) đã thắng ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore với số phiếu cách biệt chỉ là 537 phiếu phổ thông.

Từ năm 1964 đến nay, ứng cử viên đắc cử tổng thống đều thắng ở Florida, ngoại trừ một trường hợp vào năm 1992 khi Florida nghiêng về ứng cử viên đảng Cộng hòa George Bush (cha) nhưng ông lại thua Bill Clinton vào năm đó.

Pennsylvania

Tiểu bang này có 20 phiếu đại cử tri, đứng thứ 5 trong các bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất.

Tuy vậy, do có sự chuyển dịch về dân số, nên số phiếu đại cử tri của Pennsylvania đã giảm dần trong 100 năm trở lại đây. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, tiểu bang này có đến 38 số phiếu đại cử tri (chỉ đứng sau New York vào thời điểm đó). Năm 2016, Tổng thống Donald Trump thắng cử chỉ cách biệt 0,7% số phiếu phổ thông trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton tại tiểu bang này.

Theo các chuyên gia, bang Pennsylvania đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc bầu cử năm nay.

Ohio

Từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay, chỉ trừ duy nhất một lần vào năm 1960, khi tiểu bang này bầu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Richard Nixon, nhưng cuối cùng ông Nixon lại thất cử trước ứng cử viên đảng Dân chủ John F. Kennedy, còn lại tất cả các cuộc bầu cử khác, ứng cử viên tổng thống đắc cử đều phải thắng ở Ohio.

Riêng đối với đảng Cộng hòa, chưa có ứng cử viên đảng Cộng hòa nào thẳng cử mà không thắng tại Ohio.

Năm 2016, Tổng thống Donald Trump thắng cách biệt tới 8 điểm trước bà Hillary Clinton tại bang này. Năm 2020, ông Trump vẫn có lợi thế lớn tại Ohio, và do sự cách biệt phiếu khá lớn nên nhiều nhà phân tích chính trị không tính Ohio là tiểu bang “dao động” trong cuộc đua năm nay.

Minh Dũng

https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-nao-la-bau-cu-dai-cu-tri-va-bang-chien-truong-trong-bau-cu-tong-thong-hoa-ky-96073.html

Ngày cuối vận động tranh cử :

Trump có 5 cuộc mit-tinh, Biden đến Ohio

Thu Hằng

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump và ứng viên đảng Dân Chủ tiếp tục cuộc đua nước rút trong ngày cuối cùng vận động tranh cử 02/11/2020. Ông Donald Trump có 5 cuộc mit-tinh từ bang Bắc Carolina đến Wisconsin. Ông Joe Biden tiếp tục tập trung vào bang Pennsylvania và sẽ đến Ohio, nơi ông Trump giành chiến thắng năm 2016.

Trước đó, chỉ trong một ngày 01/11, ông Donald Trump đã đến vận động tại 5 bang, chỉ trích ứng viên đảng Dân Chủ và huy động cử tri bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, theo tường trình của thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York:

“Mặc trời mưa và tuyết rơi, vẫn có rất đông người đến ủng hộ ứng viên yêu thích của họ như thường lệ. Chỉ trong 12 tiếng, ông Donald Trump đã đến 5 bang mang tính quyết định : Michigan, Iowa, Bắc Carolina, Georgia và Florida.

Thông điệp được đưa ra vẫn như trước : Ông là người duy nhất có thể đưa Hoa Kỳ đến thành công và bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù. Ông nói : “Những thiệt hại mà Biden và Harris gây ra có thể để lại hậu quả đến vài thế hệ. Không thể sửa chữa dễ dàng được. Và nếu Biden thắng, Trung Quốc sẽ sở hữu Hoa Kỳ”. 

Tại bang Michigan, nơi ông Donald Trump chiến thắng năm 2016, hiện kết quả thăm dò cho thấy Joe Biden dẫn trước 8 điểm. Vì thế, tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa tìm cách thuyết phục cử tri Mỹ gốc Phi. Ông phát biểu : “Hỡi tất cả những người Mỹ da đen, tôi đề nghị các bạn bầu cho tôi. Tôi đề nghị các bạn gửi tín hiệu cho đảng Dân Chủ tham nhũng. Chúng tôi chào đón các bạn trong đảng Cộng Hòa!”

Tổng thống Mỹ sẽ có thêm 5 buổi mit-tinh khác vào hôm nay (02/11) tại 4 bang chủ đạo, chỉ một ngày trước ngày bầu cử. Và trước những lo ngại là ông Donald Trump sẽ tuyên bố chiến thắng vào tối thứ Ba 03/11 nếu kết quả chưa ngã ngũ, tổng thống Mỹ đã bác bỏ và cho biết các luật sư của ông sẵn sàng viện đến Tư Pháp nếu có bất thường”.

Do lo ngại dịch Covid-19, số cử tri Mỹ đi bầu cử trước đã đạt mức kỷ lục, hơn 93 triệu người đến tối 01/11, ngày bầu cử trước cuối cùng tại nhiều bang của Mỹ. Bang Arizona đã bắt đầu kiểm phiếu gửi qua bưu điện.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-ng%C3%A0y-cu%E1%BB%91i-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-tranh-c%E1%BB%AD-trump-c%C3%B3-5-cu%E1%BB%99c-mit-tinh-biden-%C4%91%E1%BA%BFn-ohio

Ngoạn mục cảnh ‘người đông như kiến cỏ’

tại buổi mít-tinh cuối cùng của TT Trump

Vũ Dương

Hôm thứ Bảy (31/10), phó Thống đốc bang Pennsylvania thuộc đảng Dân chủ John Fetterman, đã tweet một bức ảnh của Tổng thống Trump tại buổi mít-tinh cuối cùng ở Butler, tiểu bang Pennsylvania với

cảnh “người đông như kiến cỏ”. Ông cảnh báo các thành viên đảng Dân chủ không nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên, theo SOH.

Ông John Fetterman cho biết trong một tweet hôm thứ Bảy (31/10): “Tổng thống rất được chào đón ở tiểu bang Pennsylvania”, “Tổng thống được người dân tiểu bang Pennsylvania chào đón. Tôi không quan tâm các cuộc thăm dò nói gì. Với 700k phiếu bầu vẫn còn đó, bạn cần gửi lá phiếu của bạn. Hãy sử dụng dropbox. Gửi chúng vào đó”.

Fetterman cũng đăng một bức cảnh “người đông như kiến cỏ” do phóng viên Gabby Orr của trang Politico chụp, tấm ảnh đó được cô chụp vào thứ Bảy ở bang chiến trường quan trọng: tiểu bang Pennsylvania.

Ông Fetterman nói: “Cô ấy (Gabby Orr) là nhân viên của trang [báo cánh tả] Politico. Đây không phải là khẩu hiệu tuyên truyền “Make America Great Again” của ông Trump. Nhóm người này không thể giả mạo được”.

Ông lại tweet tiếp: “Dưới đây không phải là photoshop. Nó là một bức ảnh về buổi mít-tinh ở Butler được chụp bởi phóng viên trang Reuters. Kẻ thắng người thua trong cuộc bầu cử tổng thống ở chiến trường Pennsylvania, phụ thuộc vào các bạn”.

Theo báo cáo của trang “Butler Eagle”, Tổng thống Trump đã tổ chức buổi mít-tinh cuối cùng tại Sân bay khu vực Pittsburgh-Butler vào chiều tối thứ Bảy, thu hút hàng chục nghìn người đến xem.

Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi sẽ giành được chiến thắng tại tiểu bang Pennsylvania, có được thêm 4 năm nữa. Họ (những người tham gia buổi mít-tinh) đều ở đó. Bạn thậm chí không thể nhìn thấy điểm cuối cùng của đám đông. Có rất nhiều người ở đây”.

Nhưng cư dân mạng James Wood đã đăng một video ngoạn mục hơn và nói:

“Có đáng tin không đây, người này [ông Trump] luôn thua thiệt trong các cuộc thăm dò, trong khi số người ủng hộ gã kia [ông Joe Biden] thậm chí không thể lấp đầy một bốt điện thoại tại buổi mít-tinh?!”.

Theo cuộc thăm dò hiện tại của trang Real Clear Politics tại tiểu bang Pennsylvania, kết quả thăm dò cho thấy Biden có tỷ lệ ủng hộ cao hơn Trump 4%.

Đối chiếu với hiện trường các buổi mít-tinh của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, ngoài không có mấy người ra, ông Joe Biden còn có lượng lớn máy nhắc chữ.

Netizen JETS cho biết: “Đó là một cỗ máy nhắc chữ khổng lồ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoan-muc-canh-nguoi-dong-nhu-kien-co-tai-buoi-mit-tinh-cuoi-cung-cua-tt-trump.html

Joe Biden và Barack Obama cùng đi vận động ở Michigan

 trong khi Tổng Thống Trump tới Pennsylvania

Hôm thứ Bảy (31/10), cựu Tổng thống Obama đã cùng với ông Joe Biden đã đi vận động tranh cử ở Michigan trong khi Tổng thống Trump vận động tranh cử ở Pennsylvania. Ông Obama đã chỉ trích cách Tổng thống Trump đối phó với đại dịch COVID-19. Ông còn chỉ trích Tổng thống Trump đã tiếp tục tổ chức các cuộc vận động đông người khi coronavirus vẫn đang lây lan trên toàn quốc.

Tổng thống Trump đã đi vận động khắp tiểu bang Pennsylvania hôm thứ Bảy. Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump khẳng định nếu thắng ở Pennsylvania thì Tổng thống sẽ chiến thắng cuộc bầu cử. Ông Biden, phu nhân Jill Biden, bà Kamala Harris và chồng là Doug Emhoff sẽ đi vận động ở tiểu bang Pennsylvania vào thứ Hai (2/11).

Ông Biden cũng thông báo thượng nghị sĩ Harris đến Georgia vào hôm Chủ nhật (1/11) và Bắc Carolina vào ngày thứ Ba (3/11). Ông Biden sẽ đến Ohio vào ngày thứ Ba (3/11).  Vào cuối hôm thứ Bảy, Tổng thống Trump nhận tin khi một cuộc thăm dò của Des Moines cho biết Tổng thống đang dẫn trước 7 điểm so với ông Biden ở tiểu bang Iowa.

Tổng thống Trump thông báo sẽ tới vận động Dubuque, Iowa vào hôm Chủ nhật sau khi kết quả cuộc thăm dò được công bố. Trong khi đó bà Ivanka Trump sẽ đi vận động ở Des Moines vào hôm thứ Hai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/joe-biden-va-barack-obama-cung-di-van-dong-o-michigan-trong-khi-tong-thong-trump-toi-pennsylvania/

Số lượng cử tri bỏ phiếu sớm tại Hoa Kỳ tăng mạnh

khi Tổng Thống Trump và ông Joe Biden

tăng cường vận động tranh cử vào giờ cuối

Tin từ Detroit/Reading, Pennsylvania – Vào thứ bảy (ngày 31 tháng 10), các dữ kiện bầu cử tại Hoa Kỳ đã ghi nhận 90 triệu cử tri bỏ phiếu sớm, trong bối cảnh Tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden tăng cường vận động tranh cử trên toàn quốc để cố gắng lay chuyển những cử tri vẫn chưa quyết định.

Số lượng cử tri bỏ phiếu sớm cao, khoảng 65% tổng số cử tri đi bầu trong năm 2016, phản ánh sự quan tâm mãnh liệt đối với cuộc bầu cử năm nay. Những lo ngại về việc tiếp xúc với coronavirus tại các địa điểm bỏ phiếu bận rộn trong Ngày bầu cử 3 tháng 11 cũng đã đẩy số người bỏ phiếu qua thư hoặc tại các điểm bỏ phiếu trực tiếp sớm tăng lên.

Tổng thống Trump đang dành những ngày cuối cùng trong chiến dịch tái tranh cử để chỉ trích các viên chức công cộng và các chuyên gia y tế đang cố gắng chống lại đại dịch coronavirus ngay cả khi virus bùng phát trở lại trên khắp Hoa Kỳ.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Tổng thống Trump đang tụt lại phía sau ông Biden trên toàn quốc, nhưng với kết quả tại các tiểu bang chiến trường sẽ quyết định cuộc bầu cử lại khít khao hơn. Các cử tri nói rằng coronavirus là mối quan tâm hàng đầu của họ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố mà không có bằng chứng rằng các lá phiếu qua thư dễ bị gian lận và gần đây đã lập luận rằng chỉ những kết quả có sẵn trong đêm bầu cử mới được tính. Tổng thống đã tổ chức bốn cuộc vận động vào thứ Bảy tại tiểu bang chiến trường Pennsylvania, nơi hai ứng cử viên đang tìm cách thu hút những cử tri chưa quyết định. (BBT)

https://www.sbtn.tv/so-luong-cu-tri-bo-phieu-som-tai-hoa-ky-tang-manh-khi-tong-thong-trump-va-ong-joe-biden-tang-cuong-van-dong-tranh-cu-vao-gio-cuoi/

100 trung tâm bỏ phiếu mở cửa khắp quận

Santa Clara vào ngày 31 tháng 10, 2020

Theo bản thông cáo báo chí của quạn Santa Clara, chỉ còn đúng 3 ngày nữa là ngày Tổng Tuyển Cử toàn quốc sẽ diễn ra. Quận Santa Clara hy vọng, tất cả quý vị đều sẽ sử dụng quyền công dân của mình để đi bỏ phiếu đầy đủ trong năm nay, để tất ca mọi người có thể cùng nhau bầu chọn ra một người lãnh đạo tài ba.

Lá phiếu của quý vị không chỉ là tiếng nói của quý vị mà là tiếng nói của cả cộng đồng. Có thể quý vị nghĩ rằng 1 lá phiếu của quý vị rất nhỏ bé, nhưng nếu gia đình, bạn bè và những người mà quý vị biết cùng nhau đi bầu cử, sẽ làm cho tiếng nói của quý vị sẽ càng lớn mạnh hơn.

Bắt đầu ngày 31 tháng 10, 100 Trung tâm Bỏ phiếu mở cửa khắp Quận Santa Clara, nơi quý vị có thể đến bỏ phiếu trực tiếp và được giải đáp thắc mắc nếu như quý vị có bất kỳ câu hỏi nào. Và nếu quý vị vẫn chưa ghi danh bỏ phiếu; nhân viên quận Santa Clara sẽ hướng dẫn cách ghi danh và bỏ phiếu bằng cách sử dụng Ghi danh cử tri có điều kiện.

Dù cho quý vị chọn bầu cử bằng cách nào, thì hạn chót để bỏ phiếu sẽ vào lúc 8 giờ tối ngày 3 tháng 11. Quý vị có thể kết hợp hóa trang trong ngày lễ Halloween và đi bỏ phiếu bầu cử tại các Trung tâm bầu cử. Nên nhớ, phải luôn đeo khăn che mặt và giữ khoảng cách an toàn với người khác. (BBT)

https://www.sbtn.tv/100-trung-tam-bo-phieu-mo-cua-khap-quan-santa-clara-vao-ngay-31-thang-10-2020/

Bầu cử Mỹ 2020: Những điểm cần chú ý trong đêm 3/11

Vào ngày 3 tháng 11, người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu và bầu cho Joe Biden hoặc Donald Trump được vào Nhà Trắng.

Đây là những gì chúng ta cần chú ý trong một đêm bầu cử không thể đoán trước kết quả, khi tình hình từng tiểu bang được công bố.

Một số chi tiết chính

• Để trở thành tổng thống Hoa Kỳ, các ứng cử viên không cần phải giành được số phiếu phổ thông. Thay vào đó, họ phải giành được đa số phiếu cử tri đoàn.

• Bầu cử 2020 có thêm hàng triệu người Mỹ bỏ phiếu qua bưu điện so với các cuộc bầu cử trước. Việc đếm phiếu bầu qua bưu điện có thể mất nhiều thời gian hơn và một số tiểu bang sẽ không bắt đầu đếm cho đến ngày 3/11, vì vậy hầu như chắc chắn sẽ có sự chậm trễ với một số kết quả.

• Và do số phiếu bầu qua bưu điện tăng chưa từng có này, một ứng cử viên dẫn đầu sớm có thể bị vượt mặt khi phiếu bầu qua bưu điện hoặc trực tiếp được đếm. Vì vậy, hãy cảnh giác với những con số.

Một số từ quan trọng

• Tiểu bang Bellwether: Những tiểu bang như Ohio và Missouri, nơi các cử tri đã chứng tỏ đáng tin cậy trong việc chọn ra người đắc cử tổng thống.

• Thăm dò khi rời phòng phiếu: Phỏng vấn trực tiếp cử tri khi họ rời khỏi địa điểm bỏ phiếu. Chỉ một số lượng nhỏ cử tri được phỏng vấn, do đó, kết quả cuộc thăm dò có thể rất khác với số phiếu bầu chính thức.

• Cử tri đoàn: Mỗi tiểu bang có một số đại cử tri, tương ứng với dân số tiểu bang. Trong hầu hết các trường hợp, bất kỳ ứng cử viên nào thắng một tiểu bang cũng sẽ giành tất cả các đại cử tri của tiểu bang đó. Những đại cử tri sau đó gặp nhau để chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống. Bởi vì có 538 phiếu đại cử tri đoàn, mỗi ứng cử viên cần 270 để đắc cử. Xem giải thích đầy đủ về hệ thống chính trị và bầu cử Mỹ ở đây.

• Dự đoán và ”tính’‘: Trong đêm bầu cử, kết quả các cuộc kiểm phiếu sẽ được sử dụng để dự đoán (projection) – hoặc ”tính” (calling) cho người có khả năng chiến thắng ở mỗi tiểu bang và cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc. Tuy nhiên, một tiểu bang sẽ không được “tính” cho đến khi thu thập đủ dữ liệu để tuyên bố người chiến thắng rõ ràng. Điều đó bao gồm các cuộc thăm dò kéo dài nhiều tháng, các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu trong ngày bầu cử và một số phiếu bầu thực tế đã được kiểm.

• Tiểu bang dao động và chiến địa: Những tiểu bang này không theo hẳn một đảng nào, có nghĩa là họ là những tiểu bang có thể ủng hộ cả ứng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, tùy mùa bầu cử.

• Tiểu bang đỏ và xanh: Các tiểu bang này có xu hướng bỏ phiếu cho một đảng cụ thể – tiểu bang đỏ ủng hộ đảng Cộng hòa và tiểu bang xanh ủng hộ cho đảng Dân chủ.

Làm sao để biết ai là người thắng

Số lượng phiếu bầu qua bưu điện trong năm nay sẽ khiến cho việc xem ai là người dẫn đầu trở nên khó khăn.

Các tiểu bang có các quy định khác nhau về cách thức – và thời điểm – đếm các lá phiếu qua bưu điện, có nghĩa là sẽ có khoảng cách lớn giữa chúng về kết quả báo cáo.

Một số tiểu bang, như Florida và Arizona, bắt đầu xử lý sơ khởi các phiếu bầu hàng tuần trước ngày 3/11. Những tiểu bang khác, như Wisconsin và Pennsylvania, sẽ không chạm vào những phiếu bầu này cho đến đúng ngày bầu cử, có nghĩa là họ có thể sẽ được kiểm đếm chậm hơn.

Thêm vào đó, các tiểu bang có thời hạn chấp nhận phiếu gửi qua bưu điện khác nhau. Một số, như Georgia, sẽ chỉ tính các lá phiếu nhận được vào hoặc trước ngày 3/11, trong khi những tiểu bang khác, như Ohio, sẽ tính các lá phiếu đến muộn miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11.

Chúng ta biết chắc chắn rằng ở một số tiểu bang sẽ mất nhiều tuần mới có được kết quả hoàn chỉnh, có nghĩa là gần như không thể đoán được khi nào chúng ta có thể chính thức quyết đoán ai sẽ là tổng thống tiếp theo.

Điều này đã không xảy ra trong các cuộc bầu cử trước đây, khi người ta thường có thể biết kết quả lúc 11 giờ đêm miền đông khi các phòng phiếu ở Bờ Tây đóng cửa. Năm 2008, kết quả đến đúng giờ và năm 2012, kết quả chỉ có sau đó 15 phút.

Tuy nhiên, lần gần đây nhất, phải đến khi Donald Trump thắng tiểu bang Pennsylvania trong đêm bầu cử – 01:35 giờ khuya giờ miền đông – thì việc ông đánh bại Hillary Clinton mới được xem là tất yếu.

Đừng rơi vào những bẫy này

Sẽ có thêm một số điều chúng ta cần để ý trong năm nay.

Trước hết, tổng số sơ khởi có thể không phản ảnh tình hình một cách chính xác. Điều này một phần là do có nhiều khác biệt hơn giữa các tiểu bang trong việc báo cáo.

Ở một số tiểu bang, phiếu bầu trực tiếp vào ngày bầu cử sẽ được đếm đầu tiên. Điều này dự kiến sẽ có lợi cho ông Trump, vì các cuộc thăm dò sớm cho thấy người ủng hộ ông có kế hoạch bỏ phiếu đúng vào ngày 3/11.

Nhưng ở những tiểu bang khác, phiếu qua bưu điện được bầu trước ngày 3/11 sẽ được báo cáo trước hoặc được đưa vào kiểm phiếu sớm cùng với số phiếu bầu trong ngày. Kết quả ban đầu từ các tiểu bang này có thể cho thấy ông Biden thắng thế, vì có nhiều cử tri đảng Dân chủ bỏ phiếu qua đường bưu điện hơn đảng viên Cộng hòa trong năm nay.

Ngoài ra còn có mối lo ngại về gian lận bầu cử – một thông điệp phổ biến trong các buổi vận động tranh cử của Trump. Điều quan trọng là, các trường hợp gian lận bầu cử cực kỳ hiếm và không có bằng chứng

cho thấy lá phiếu qua bưu điện là đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, tỷ lệ gian lận bầu cử ở Mỹ là từ 0,00004% đến 0,0009%, theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Công lý Brennan.

Kết quả từng tiểu bang được dự đoán ra sao

Sau khi các phòng phiếu đóng cửa, các hãng truyền thông lớn của Hoa Kỳ sẽ sử dụng các mô hình bầu cử để dự đoán xem ai sẽ giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đua khác nhau. Các mô hình này dựa trên nhiều dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu (phỏng vấn cử tri tại các điểm bỏ phiếu) và các phiếu bầu thực tế do các quan chức địa phương đếm và sau đó đưa vào cơ sở dữ liệu.

Các cơ quan truyền thông này sẽ “tính” một tiểu bang vào cột của ứng cử viên họ tin có vị trí dẫn đầu, dù kết quả chưa được công bố. Tương tự các cuộc đua tiểu bang và địa phương. Đây vẫn chỉ là dự đoán và không phải là kết quả cuối cùng.

Điều này cũng đúng khi kết quả bầu cử tổng thống được ”tính” cho một ứng cử viên. Sẽ mất hàng tuần để các tiểu bang đếm tất cả các lá phiếu và điều đó luôn xảy ra nhưng lần này thậm chí có khả năng cao hơn vì bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Lần gần đây nhất, năm 2016, tỷ lệ dẫn đầu của Hillary Clinton về phiếu phổ thông đã mở rộng hơn một tháng sau ngày bầu cử khi các quan chức kiểm phiếu, nhiều phiếu từ California, mặc dù ông Trump đã thắng được đủ số tiểu bang để giành chức tổng thống.

Tại sao phiếu qua bưu điện gây chậm trễ?

Hàng chục triệu lá phiếu gửi qua bưu điện sẽ được bỏ trong cuộc bầu cử năm nay – có lẽ gấp đôi con số năm 2016.

Có lo ngại rằng số lượng lớn các lá phiếu gửi đến sẽ áp đảo dịch vụ bưu chính của nước này, làm chậm trễ việc giao nhận của các quan chức nhà nước. Nhưng sở bưu điện đã đảm bảo rằng không phải như vậy.

Một số tiểu bang sẽ chấp nhận các lá phiếu đến đúng ngày bầu cử – miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào hoặc trước ngày 3/11 – điều này sẽ làm chậm hơn nữa việc đếm phiếu.

Và một khi đã đến nơi, các phiếu bầu qua bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn để đếm so với phiếu bầu trực tiếp. Các lá phiếu bưu điện phải được lấy ra khỏi phong bì từng cái một, và phải được xác minh là hợp lệ trước khi chúng có thể được đếm.

Điều gì xảy ra nếu không ai thắng rõ ràng?

Nếu không có kết quả rõ ràng vào ngày 3/11, chúng ta sẽ phải đợi vài ngày – hoặc vài tuần – để kết thúc việc kiểm phiếu.

Việc tất cả các phiếu bầu không được thống kê trong đêm bầu cử là điều bình thường nhưng năm nay có thể phải chờ lâu hơn.

Ngoài ra, có thể có các tranh chấp pháp lý sẽ làm tăng thêm sự không chắc chắn và có thể có nghĩa là các tòa án sẽ đóng một vai trò nào đó.

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ tốn kém ra sao?

Những tiểu bang cần chú ý

Chúng ta biết rằng kết quả tối hậu sẽ chậm, nhưng vẫn có một số tiểu bang có thể cho ta manh mối sớm.

Các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở North Carolina lúc 19:30 giờ miền đông, nơi có một số lượng lớn cử tri bầu trực tiếp sớm, có nghĩa là các dự đoán có thể đến nhanh chóng. Donald Trump suýt thắng ở tiểu bang này năm 2016 và đây một lần nữa là một cuộc tranh giành giữa hai đảng. Một chiến thắng ở đây cho ông Trump hoặc ông Biden có thể có nghĩa là một đêm tốt lành trước mặt.

Ngay sau đó, vào lúc 20:00 giờ miền đông, các phòng phiếu cuối cùng sẽ đóng cửa tại Florida. Các cuộc bầu cử tổng thống đã phân thắng bại ở tiểu bang chiến địa này, và cũng có thể đúng như thế trong năm nay. Một lưu ý thận trọng: các cuộc bỏ phiếu trực tiếp và qua bưu điện sớm sẽ được báo cáo đầu tiên ở Florida và những lá phiếu này có thể sẽ có lợi cho ông Biden.

Và vào lúc 21:00 giờ miền đông, các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở Arizona, nơi các quan chức đã bắt đầu kiểm phiếu từ ngày 20/10. Ông Trump đã thắng tại đây năm 2016, nhưng các cuộc thăm dò quốc gia hiện cho thấy ông Biden đang dẫn đầu. Ở Arizona, giống như Florida, các cuộc kiểm phiếu sớm có thể thấy lợi cho Biden, người mà cử tri ủng hộ có xu hướng bỏ phiếu sớm hoặc qua đường bưu điện.

Ở một số tiểu bang khác, các quan chức sẽ không đếm một lá phiếu nào cho đến ngày 3/11. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải chờ một số tiểu bang dao động, nơi kết quả rất rất quan trọng để có bức tranh rõ ràng về cuộc bầu cử.

Tại Ohio, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 19:30 miền đông. Các quan chức sẽ cung cấp kết quả sơ bộ vào ngày bầu cử nhưng sau đó sẽ không có thêm số lượng nào nữa cho đến khi tổng số cuối cùng được chứng nhận, việc này phải được thực hiện trước ngày 28/11. Ohio không chỉ là một tiểu bang dao động, nó còn là một nhà bói toán về tổng thống đắc cử. Tiểu bang này đã ủng hộ người đắc cử tại mọi cuộc tranh cử tổng thống kể từ Thế chiến Thứ Hai.

Các phòng phiếu ở Pennsylvania sẽ đóng cửa lúc 20:00 giờ miền đông. Con đường đến Nhà Trắng của cả hai ứng cử viên có khả năng sẽ chạy qua tiểu bang chiến địa này, nơi sinh ra ông Biden và ông Trump đã giành chiến thắng năm 2016 với chỉ 1%.

Ở cả Wisconsin và Michigan, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 21:00 giờ miền đông. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã làm việc chăm chỉ ở Wisconsin sau khi Hillary Clinton thua cuộc ở đó năm 2016. Một số cuộc thăm dò hiện đưa ông Biden dẫn đầu, nhưng tiểu bang vẫn chưa nghiêng rõ ràng về ai. Tiểu bang láng giềng Michigan – một tiểu bang dao động khác – cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ, và được coi là rất quan trọng đối với chiến thắng của cả Biden và Trump.

Những cuộc bỏ phiếu khác

Biden và Trump không phải là hai người duy nhất có tên trong lá phiếu.

Cả hai đảng cũng sẽ chú ý đến cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ – nơi đảng Cộng hòa hiện đang nắm giữ lợi thế ba ghế.

Đồng minh của Trump, Lindsay Graham đang trong cuộc chiến chính trị ở Nam Carolina, đối mặt với thách thức gay gắt từ ứng cử viên đảng Dân chủ Jaime Harrison. Ông Graham đã giữ ghế này từ năm 2003, nhưng ông đã làm phật lòng một số cử tri vì lòng trung thành của mình với tổng thống.

Tại Maine, đảng viên Cộng hòa Susan Collins có thể sớm mất ghế. Collins là một trong số ít thành viên ôn hòa trong đảng của bà hiện tại đang nắm quyền, nhưng vẫn có thể bị tẩy chay vì liên quan đến tổng thống ở một tiểu bang mà ông không được lòng dân tí nào.

Và đó không phải là tất cả. Người Mỹ cũng sẽ cân nhắc hơn 100 dự luật phải bỏ phiếu. Tại California, một cuộc trưng cầu dân ý đang tìm cách lật ngược luật loại bỏ hoàn toàn việc cho tại ngoại hầu tra bằng cách nộp tiền thế chân và thay thế bằng đánh giá rủi ro trước khi xét xử.

Cần sa có trong lá phiếu ở Arizona, Montana, New Jersey và South Dakota, nơi các cử tri có thể hợp pháp hóa cần sa cho mục đích giải trí. Tương tự, ở Mississippi, cử tri có thể bỏ phiếu để phê duyệt cần sa cho mục đích y tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54776128

Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ

Aleem Maqbool

Một người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết. Các cuộc biểu tình theo sau. Một số biến thành bạo động. Đó là câu chuyện lặp lại của năm 2020.

Nhưng trong khi nhiều cuộc biểu tình trên đường phố phản ánh phong trào đòi được bình đẳng hơn và yêu cầu thay đổi, thì phản ứng dữ dội với các cuộc biểu tình này cũng tạo nên sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump, điều đã cho chúng ta thấy một trong những ranh giới lớn của cuộc bầu cử này.

Chỉ vài ngày trước ngày bỏ phiếu, một thảm kịch khác xảy ra, tiếp theo là những đêm bất ổn, nhắc nhở chúng ta về một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, vấn đề mà nhiều cử tri cho rằng đang thúc đẩy quyết định bỏ phiếu của họ.

Nhưng chính xác vấn đề đó là gì, thì phụ thuộc vào phe nào của sự chia rẽ lớn của nước Mỹ, mà cử tri thuộc về.

Đối với một số người, vụ xả súng gây tử vong của cảnh sát Walter Wallace ở Philadelphia là bằng chứng cho thấy cần phải có sự thay đổi sâu rộng để giải quyết song song sự tàn bạo của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống.

Ông Wallace là một người đàn ông da đen 27 tuổi, cầm dao và có vẻ như đã bị khủng hoảng tâm thần. Gia đình ông nói họ đã tự gọi đường giây cấp cứu, mong được trợ giúp y tế.

“Trái tim chúng tôi tan vỡ cho gia đình của Walter Wallace Jr, và cho tất cả những ai đang chịu đựng sức nặng cảm xúc khi biết là cuộc sống một người da đen nữa đã bị tước mất đi ở Mỹ”, Joe Biden bắt đầu một tuyên bố.

Tuy nhiên, đối với một số người Mỹ, tình trạng bất ổn dân sự do hậu quả của vụ giết người mới là trọng tâm của họ. Tổng thống Trump nói với những cử tri đó bằng thông điệp trật tự và luật mạnh mẽ của mình, nói về bạo loạn và cướp bóc.

“Bạn không thể để điều đó tiếp diễn. Một lần nữa, một tiểu bang do Đảng Dân chủ điều hành, một thành phố do Đảng Dân chủ điều hành, Philadelphia.”

Tổng thống Trump một lần nữa phải đối mặt với những cáo buộc, trong những tiểu bang chiến địa quan trọng, rằng ông đang gây ra những lo ngại vô căn cứ về sự hỗn loạn và vô luật pháp dưới thời chính quyền Biden tương lai.

Nhưng có những người có quan điểm mạnh mẽ rằng tổng thống đúng và chỉ trong vài tháng qua, chúng tôi đã gặp họ ở các thành phố trên khắp đất nước.

Ngày mai là bầu cử, hai ông Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Chẳng hạn như Holly Tuttle-Bathuly, người nằm trong số những người xuất hiện vào đầu tháng 9 – giữa rừng biểu ngữ “Cảm ơn” và cờ Mỹ – để chào đón ông Trump khi ông đến thăm Kenosha, ở một tiểu bang bầu cử quan trọng khác, Wisconsin.

“Ông ấy là người duy nhất giúp chúng tôi, còn ai có thể giúp chúng tôi?” bà nói. “Tôi chỉ muốn động viên ông tiếp tục bảo vệ chúng tôi.”

Tổng thống đã đến đó một tuần sau khi Jacob Blake, một người Mỹ gốc Phi 29 tuổi, bị bắn 7 phát vào lưng và bị làm tê liệt.

Nhưng khi người ủng hộ Trump Tuttle-Bathuly nói về việc cần được giúp đỡ, bà đang đề cập đến các cuộc biểu tình sau đó.

Đặc biệt, trong hai đêm, đã có một số lượng lớn các vụ phá hoại và phá hủy tài sản và cơ sở kinh doanh ở trung tâm thành phố Kenosha.

Cũng có người thiệt mạng – hai người biểu tình được cho là bị bắn chết bởi một thanh niên 17 tuổi, Kyle Rittenhouse, người đến từ một tiểu bang lân cận.

“Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra, chính quyền [Dân chủ] đã thất bại và không thể giữ cho chúng tôi an toàn”, Kevin Mathewson, người đưa ra lời trên mạng xã hội kêu gọi mọi người mang theo vũ khí để “phòng thủ” cho thành phố, nói.

Trong suốt mùa hè, vụ người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát ở Minneapolis chèn cổ chết là động lực khiến nhiều người Mỹ xuống đường biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.

Nhưng chính những cuộc biểu tình và bạo động đôi khi đi kèm với nó là động lực để ông Mathewson thành lập một nhóm dân quân bảo vệ Kenosha.

Ông cũng tán thành cách xử lý của ông Trump và vào việc nói rằng ông đứng về phía các cơ quan thực thi pháp luật. Ông Mathewson nói rằng đó là yếu tố then chốt để ông và những người xung quanh dự định bỏ phiếu cho Trump.

“Joe Biden gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của mình vì ông không phải là ứng cử viên nhấn mạnh về luật và trật tự. Ông là một trong số những người ‘Hãy để nó bùng cháy, để những người này giải tỏa nỗi thất vọng’.”

Ông Biden đã nhiều lần và dứt khoát lên án bất kỳ bạo lực nào liên quan đến các cuộc biểu tình năm nay, nhưng rõ ràng một số người không lắng nghe hoặc vẫn không được thuyết phục.

Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’

Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

Ông Mathewson, lãnh đạo của lực lượng dân quân Vệ binh Kenosha, nói rằng ông đồng tình với “phe bên kia” và bài bác phân biệt chủng tộc.

Trở lại đường phố ở Kenosha với những người ủng hộ Trump đang chờ đợi tổng thống, bà Tuttle-Bathuly cởi mở về cảm xúc của mình.

“Mạng sống người da đen quan trọng, nhưng mạng sống người da trắng cũng vậy. Có người da trắng cũng bị cảnh sát bắn”, bà nói, lặp lại lập luận của tổng thống. Mặc dù khi người ta chỉ ra rằng tỷ lệ người da đen bị giết trong các cuộc giao tiếp với cảnh sát có tỷ lệ cao hơn nhiều, bà còn đi xa hơn.

Bà nói: “Tại sao họ lại phạm tội nhiều hơn? Ý tôi là, nếu có nhiều người da trắng phạm tội hơn, thì tỷ lệ của chúng tôi sẽ cao hơn.”

Tuttle-Bathuly nói bà không cảm thấy các đoạn video quay cảnh cảnh sát xả súng cho thấy toàn bộ câu chuyện, nói rằng chúng đang được những người chỉ trích ông Trump dùng để nuôi dưỡng sự bất mãn, điều khiến bà càng quyết tâm bỏ phiếu cho ông một lần nữa.

Trong số những người đến Kenosha trong thời kỳ hỗn loạn này có những người thân của George Floyd, vẫn đang phải đối mặt với vụ giết người tàn bạo mà thế giới đã chứng kiến.

Họ đã xem đoạn video quay cảnh Jacob Blake bị một sĩ quan cảnh sát ở Kenosha bắn và cảm thấy bị thôi thúc phải đoàn kết với những đòi hỏi thay đổi đó.

Đã có 3 tháng để suy nghĩ về sự thay đổi phải như thế nào, để đảm bảo người da đen không tiếp tục chịu đựng và thậm chí chết trong các cuộc giao tiếp với cảnh sát, Cortez Rice, một trong những người cháu trai của George Floyd cảm thấy phải bắt đầu ngay bây giờ bằng một bước quan trọng.

“Bỏ phiếu. Bỏ phiếu là một phần quan trọng của việc này. Hãy bỏ phiếu truất phế ông ấy,” Rice nói.

“Hãy nhìn những gì Trump đã làm ở đây bây giờ – ông ấy lên án các cuộc biểu tình chứ không lên án những người của ông ấy đang đi bắn người. Chúng ta cần thay đổi luật và quy tắc cho cảnh sát và những người nắm quyền cần hiểu rằng nếu họ không ủng hộ sự thay đổi này, thì chúng tôi sẽ thay đổi và bỏ phiếu truất phế họ.”

Trong chuyến đi đến Kenosha, tổng thống không gặp gia đình của Jacob Blake, thay vào đó ông tập trung gặp các cơ quan thực thi pháp luật.

Trong một khoảnh khắc cho thấy rõ tâm tư, ông Trump được một phóng viên hỏi liệu ông có nghĩ phân biệt chủng tộc có hệ thống là một vấn đề ở Mỹ hay không.

“Chà, bạn cứ quay lại chủ đề ngược lại. Chúng ta nên nói về loại bạo lực mà chúng ta đã thấy ở Portland và ở đây và những nơi khác,” tổng thống trả lời.

Portland ở tiểu bang Oregon đã có những cuộc biểu tình chống cảnh sát hàng đêm kể từ cuối tháng 5, trong đó người biểu tình thường xuyên đụng độ với cảnh sát trong khu vực trung tâm của thành phố.

Một người ủng hộ Trump từ một nhóm cực hữu đến kích động những người biểu tình thậm chí đã bị bắn chết bởi một nhà hoạt động chống phát xít, người này sau đó đã chết trong một cuộc đột kích của cảnh sát vào nhà ông ta.

Nhưng một lần nữa, cũng giống như việc giết chết George Floyd là một lời kêu gọi tập hợp cho những người biểu tình của Portland và đã gói gọn sự bất bình và tổn thương của nhiều người, bản thân các cuộc biểu tình cũng gây ra phản ứng cho phe hữu và được coi là điều gì đó minh chứng cho mối đe dọa sâu sắc cho xã hội theo cái nhìn của họ.

Các cuộc biểu tình đang diễn ra ở trung tâm của Portland chắc chắn là cơ sở của lời kêu gọi vũ trang tại một cuộc biểu tình phản đối ở ngoại ô thành phố do nhóm tân phát xít, Proud Boys tổ chức.

Bị chỉ trích, Trump giờ đây bảo nhóm Proud Boys ‘rút lui’

Trump không cam kết chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa

“Các anh chị em của tôi ở thành phố này đã phải đối mặt với nạn cướp bóc, đốt phá, hành hung, giết người, chúng tôi đến đây để chấm dứt điều này”, một ‘Proud Boy’ đã đi khắp đất nước từ tiểu North Carolina để tham dự buổi họp mặt của một vài trăm người dù không muốn nêu rõ họ tên.

Cách đó không xa, những người biểu tình Black Lives Matter ở Portland nói họ sẽ chỉ ngừng xuống đường khi các bước cụ thể đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề.

Luis Enrique Marquez, một nhà hoạt động cánh tả, nói: “Nếu bạn không muốn bạo loạn, có lẽ bạn nên lắng nghe.”

“Các nhà phê bình coi chống phát xít là vấn đề, nhưng họ không thấy rằng vấn đề thực sự là sự phân biệt chủng tộc có hệ thống từ nhà nước, nghĩa là người da đen và người da nâu không quan trọng và bị rẻ rúng ở đất nước này, và không có gì thay đổi. George Floyd đã bị giết. ” anh ấy nói.

Luis Marquez không tin là chính quyền Trump sẽ có các bước cụ thể để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc hay thậm chí thừa nhận rằng thực chất phân biệt chủng tộc tồn tại trong hệ thống, và ông cảm thấy điều đó một phần là do những cử tri mà Donald Trump đang cố gắng thu hút.

Marquez nói: “Tôi không chống lại Đảng Cộng hòa. Tôi chống lại những người phân biệt chủng tộc, và tôi không nói rằng tất cả những người Cộng hòa đều là những người phân biệt chủng tộc, nhưng tất cả những người phân biệt chủng tộc dường như là những người Cộng hòa, và đó là những người mà Donald Trump đang tìm cách lôi kéo.”

Trở lại cuộc biểu tình cực hữu, nơi mà xung quanh là cờ xí của Trump 2020, “Proud Boy” mà chúng tôi đã nói chuyện không chấp nhận rằng các nhà hoạt động có lý do chính đáng và thực sự có quyền biểu tình.

“Họ chẳng bao giờ rời khỏi đường phố. Cứ thỉnh thoảng lại có một vấn đề mới. Đột nhiên, điều này là phân biệt chủng tộc hoặc thứ gì đó khác là phân biệt chủng tộc. Nó giống như một trận trượt bùn, họ chỉ tiếp tục đẩy và đẩy. Nhưng chúng tôi sẽ ngăn chặn họ. Tôi hy vọng Donald Trump đang theo dõi “, thành viên Proud Boy này nói.

Việc tụ tập của nhóm Proud Boy là sự bất ổn đang diễn ra trong thành phố nhưng nó cũng liên quan đến cuộc bầu cử và tầm quan trọng của việc bỏ phiếu.

Cũng giống như trọng tâm của Black Lives Matter và các cuộc biểu tình chống chủ nghĩa phát xít và chống phân biệt chủng tộc ở một mức độ nào đó là sự cần thiết phải bỏ phiếu truất phế ông Trump, trọng tâm của cuộc biểu tình cực hữu là phải bỏ phiếu để đảm bảo ông ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Vài ngày sau, nhóm Proud Boys tự hào về thông điệp của tổng thống yêu cầu họ “đứng yên và sẵn sàng” tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, xoay quanh vấn đề bạo lực của cánh tả khi ông được yêu cầu lên án các nhóm cực hữu da trắng.

Cách đây đúng 4 năm, trong những ngày dẫn đến cuộc bầu cử năm 2016 ở Forsythe County ở Georgia, tôi đã gặp một người ủng hộ Trump nhiệt tình tên là Darcy Butkus.

Bà Butkus nói với tôi rằng chưa bao giờ là người quan tâm nhiều đến chính trị nhưng một sự kiện đã khiến bà tức giận đến mức quyết định đấu tranh cho sự thay đổi ở đất nước của mình, và cuối cùng ủng hộ Donald Trump; sự kiện đó là cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Ferguson, Missouri.

Nhưng không phải việc Michael Brown, một thiếu niên da đen không vũ trang bắn chết ở đó năm 2014 đã thúc đẩy bà hành động, mà chính điều mà bà coi là sự vô pháp sau đó.

Vậy thì Darcy Butkus cảm thấy thế nào về thực tế là các cuộc biểu tình năm nay lan rộng và gây rối hơn nhiều so với bất cứ điều gì đã xảy ra ở Hoa Kỳ trong nhiều năm, và tất cả đều xảy ra trong nhiệm của người đàn ông mà bà đã bầu cho, vì những gì bà cho là sự tôn trong luật lệ và những tính cách khác của Trump.

“Những người điều hành các tiểu bang và thành phố này ghét Trump đến mức họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đuổi ông ta khỏi Nhà Trắng”, bà nói và nhấn mạnh rằng các khu vực do Đảng Dân chủ lãnh đạo đã để cho bạo loạn và bạo lực diễn ra không suy giảm chỉ đơn giản là để cho chính quyền có một hình ảnh trông tệ.

“Nhưng mọi người sẽ thấy điều này và nó sẽ chỉ khiến mọi người bỏ phiếu cho Donald Trump”, bà nói.

Đây là một thuyết âm mưu tất nhiên đã được chính tổng thống rao bán, nhưng thực tế là một số người có thể tin vào thuyết âm mưu đó là một dấu hiệu cho thấy xã hội Mỹ đã trở nên phân cực như thế nào.

Sự phân cực đó sẽ không được giải quyết với cuộc bầu cử này, bất kể kết quả ra sao.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54775541

Washington, D.C. chuẩn bị cho đêm bầu cử, các cửa hàng

xung quanh Toà Bạch Ốc chắn cửa đề phòng bất trắc

Các cửa hàng và các tòa nhà văn phòng gần Tòa Bạch Ốc đã dựng các tấm gỗ chắn cửa ra vào và cửa sổ để đề phòng khả năng xảy ra bất ổn trong Ngày bầu cử ở thủ đô của Hoa Kỳ. Các nhóm công nhân tiếp tục bận rộn vào hôm thứ Bảy (ngày 31 tháng 10) tại nhiều địa điểm ở Washington, D.C., nhằm bảo đảm sự chắc chắn của ván ép trên mặt tiền của các cửa hàng, cách Tòa Bạch Ốc  và Black Lives Matter Plaza liền kề.

Theo Dự án Bầu cử Hoa Kỳ, hơn 90 triệu phiếu bầu đã được bỏ vào thùng phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, bằng khoảng 65% tổng số cử tri đi bầu vào năm 2016. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Tổng thống Donald Trump đang theo sau cựu Phó Tổng thống Biden.

Các cử tri nói rằng coronavirus là mối quan tâm hàng đầu của họ. Với Ngày bầu cử đang đến gần, cơ quan thực thi pháp luật ở Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một loạt các mối đe dọa tiềm ẩn, từ các hành động bạo lực tự phát đến các cuộc tấn công có tổ chức, có kế hoạch hơn.

Sở cảnh sát ở các thành phố lớn trên toàn quốc cho biết họ đang có kế hoạch bố trí nhiều cảnh sát trên đường phố hoặc túc trực xung quanh cuộc bầu cử nếu rắc rối xãy ra. (BBT)

https://www.sbtn.tv/washington-d-c-chuan-bi-cho-dem-bau-cu-cac-cua-hang-xung-quanh-toa-bach-oc-chan-cua-de-phong-bat-trac/

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy

sức mạnh chính trị tuyệt vời của Donald Trump

Thụy My

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020).

Le Figaro : Ông Donald Trump có tài gây ra thù ghét hoặc say mê cuồng nhiệt của người hâm mộ. Sau bốn năm quan sát, ông có nhận xét thế nào ?

Walter Russel Mead : Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Tôi chỉ biết Donald Trump qua truyền thông, và tính cách của ông có thể tạo ra cách tiếp cận đầy cảm xúc. Trump là một người hành động trên cơ sở trực giác thay vì lý trí. Đó là điều khác biệt so với Ronald Reagan.

Khi Reagan qua đời, người ta tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ của ông ấy cả một bộ sưu tập báo đầy những ghi chú đã được nghiền ngẫm. Tôi không nghĩ rằng sau khi ông Trump mất, chúng ta có thể tìm được những cuốn số ghi chép như vậy ! Ông ấy hoàn toàn theo bản năng, với một dạng cơ hội chủ nghĩa.

Cứ tha hồ trình bày với Donald Trump những lý lẽ logic, để nói với ông là để đi đến C cần phải qua A và B, nhưng Trump chưa hẳn đã nghe theo. Những người không có cùng quan điểm kết luận rằng đó là một con tàu không có bánh lái. Nhưng nếu nhìn vào các quyết định của Trump, ta sẽ thấy ít nhất là một biểu đồ dựa trên hai yếu tố.

Trước hết là cách nhìn của ông về phương thức hoạt động của thế giới, và như vậy nước Mỹ phải phản ứng ra sao. Yếu tố thứ hai tập trung vào những gì mà những người bầu cho ông mong muốn. Nếu hai yếu tố này xung đột với nhau, thường thì Donald Trump chọn cơ sở thứ hai. Duy trì quyền lực là mục đích chủ yếu, để có thể làm lay chuyển mọi sự.

Nhưng phải chăng chính trị đều như thế cả ?

Vâng tất nhiên. Nhưng đa số chính khách đều có một chương trình hành động cụ thể. Với ông Trump thì không rõ ràng, ông sống trong khoảnh khắc và hành động theo cảm nhận của mình về cơ may và nguy hiểm. Vị tổng thống này không « chơi trên cùng một sân » như các chính khách khác.

Sự tính toán của Trump dựa trên một dạng dân tộc và dân túy kiểu Mỹ. Donald Trump nghĩ rằng ông thấu hiểu lợi ích quốc gia hơn những người khác. Cách nhìn của ông về hệ thống quốc tế vô cùng khác biệt với mọi lý thuyết chính trị. Điều mà Trump hiểu sớm hơn hẳn tất cả những người khác, đó là liên minh Cộng Hòa vốn có ưu thế từ 1981 cho đến cuối nhiệm kỳ của George W.Bush không còn có thể hoạt động theo kiểu cũ.

Sự kiện Liên Xô sụp đổ cùng với việc kinh tế Mỹ hồi phục đã khiến những người Cộng Hòa chủ trương tự do mậu dịch toàn cầu, và phe tân bảo thủ chủ trương can thiệp, liên kết với nhau trong suốt ba mươi năm. Reagan được lớp cử tri dân tộc chủ nghĩa theo kiểu Andrew Jackson ủng hộ. Tuy nhiên những người theo trường phái Jackson chưa bao giờ muốn chi tiền thuế của người dân Mỹ để cải cách những quốc gia xa xôi như Kazakhstan.

Đại dịch Covid và Donald Trump giúp châu Âu thức tỉnh trước Bắc Kinh

Vỡ mộng trước các hiệp định tự do mậu dịch, nhận ra rằng Trung Quốc lợi dụng sự ngây thơ của Mỹ, thu nhập thực tế sút giảm, tất cả đã khiến người ta nhìn nhận lại. Các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín đã giúp duy trì mối quan hệ giữa phe dân tộc chủ nghĩa và tân bảo thủ, nhưng ngay từ năm 2008, người Mỹ đã hoàn toàn mất đi lòng tin về khả năng dân chủ hóa thế giới của họ.

Điều đáng ngạc nhiên là phải cần có một Donald Trump để đánh một đòn quyết định vào niềm tin thiêng liêng này.

Bản năng của Trump cho thấy những gì mà các nhà lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ không nhìn ra, do suy nghĩ giáo điều của họ và do từ chối chủ nghĩa thực dụng đã làm nên sức mạnh Mỹ. Đó là vì các nhà lãnh đạo chính trị trải qua 25 năm đầu của cuộc đời trên ghế nhà trường. Thế nhưng ngồi nghe một giáo sư giảng bài chưa hẳn là cách tốt nhất để chuẩn bị bước vào chính trường và đóng vai trò lãnh đạo.

Ở cánh tả, họ không lượng định được sự đồng thuận do Clinton xác định đã mất đi sự thu hút. Nếu thêm vào số phiếu bầu cho Trump và Sanders, chúng ta sẽ thấy đa số người Mỹ đã chia tay với những tư tưởng chính thống của các thế hệ trước.

Sự kiện ông Trump vẫn tiếp tục tập hợp được 42 đến 43% người ủng hộ, bất chấp những gì diễn ra trong bốn năm qua, chứng tỏ trực giác của ông là đúng. Trump đã xác định đúng thực tế. Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Ông nghĩ gì về việc khăng khăng coi Donald Trump là ác quỷ và phe đối thủ của ông là đại diện cho sự thiện lương ?

Thái độ này do ở Mỹ cũng như châu Âu, nhiều người gắn bó với ý tưởng một sự chuyên nghiệp hóa chính phủ và hệ thống hành chính. Giới tinh hoa của chúng ta tin rằng đứng đầu chính phủ phải là các nhà quản lý cấp tiến, khôn khéo, quyết định dựa trên những tính toán hợp lý và các nguyên tắc đã được xác định chu đáo. Nhưng Donald Trump không tin như thế.

Trump chưa bao giờ làm việc trong một guồng máy hành chính quan liêu. Ông là chủ nhân một tập đoàn gia đình, không có những tính cách mà xưa nay người ta cho là khuôn mẫu đạo đức lãnh đạo. Phong cách của Trump gợi nhớ lại bộ máy chính trị ở các thành phố lớn thế kỷ 19.

Vào thời đó, các chính khách của Tammany Hall (tổ chức Dân Chủ kiểm soát tòa thị chính New York) không quan tâm đến những gì mình nói có đúng hay không, chỉ tìm cách khiến người dân bỏ phiếu cho mình. Như vậy Donald Trump là một sự quay lại với dạng chính trị thế kỷ 19, tiền thân của Nhà nước hành chính.

Ông có chắc rằng cần phải quay lại với thế kỷ 19 ? Những tiêu chí của « chính trị đường hoàng » thời Nixon chẳng hạn thì sao ?

Nixon thô bạo trong riêng tư, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì ông ấy biết rằng phải sơ mi & cà vạt, phải là một gentleman. Cũng có thể vì vậy mà ông đã thất bại. Nếu ở vào vị trí của Nixon, thì Trump rất có thể đã đốt hết các băng cassette Watergate ngay trên bãi cỏ Nhà Trắng ! Nixon đã làm những điều không hợp pháp, nhưng khi tự vệ sau đó, ông lại thuận theo các luật lệ của hệ thống. Trump chẳng thèm quan tâm đến những quy định này.

Theo ông thì Donald Trump có thể đi xa đến đâu trong việc coi thường những lề thói cũ ? Ông ấy có làm ảnh hưởng đến vai trò tổng thống ?

Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong thời điểm nguy hiểm của lịch sử nước Mỹ và thế giới, nhưng Trump không phải là nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Nếu không có những vấn đề trầm trọng hiện hữu trước đó, thì Donald Trump đã không thể trở thành tổng thống ! Vâng, tôi khá lo ngại về những tiền lệ mà Trump đã đặt ra, việc không tuân thủ những quy chuẩn có thể làm nặng nề thêm tình hình. Nhưng vấn đề là xã hội đang thay đổi sâu sắc.

Cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi hẳn, như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Tất cả đều đổi khác : Nhà nước, gia đình, các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp. Sự chuyển đổi này đã không diễn ra một cách nhẹ nhàng và ôn hòa. Những gì mà chúng ta đã biết từ năm 1945 là một xã hội công nghiệp đã trưởng thành, xử lý được những áp lực và các vấn đề. Nhưng cuộc cách mạng thông tin đã đưa chúng ta quay lại với tình hình những năm 1850-1860.

Hy vọng trải qua sự chuyển đổi khổng lồ này mà không chịu những cú sốc chỉ là hão huyền. Chúng ta đã rời khỏi một kỷ nguyên bình lặng để bước vào thời kỳ bão tố. Trump là dấu hiệu báo trước cơn bão.

Ông có coi Donald Trump là người kỳ thị chủng tộc ?

Từ kỳ thị chủng tộc mang lại xúc động lớn lao, nhưng lại không có một định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận, nên tôi sử dụng rất thận trọng. Trump có thuộc về phong trào chống kỳ thị chủng tộc mới nổi lên không ? Rõ ràng là không. Khi ông Trump nói về một người da đen có chuyên môn, ông có coi người ấy thấp hơn một người da trắng hay không ? Tôi cũng không tin như thế ! Không một ai có thái độ như vậy có thể sống sót ở New York, và Trump cũng như bao người khác.

Bầu cử tổng thống: Nước Mỹ trên thùng thuốc súng

Nhưng bản sắc luôn mang tầm vóc quan trọng tại Hoa Kỳ. Cách đây 100 năm, khi được hỏi vì sao không có chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, câu trả lời là vì bản sắc quan trọng hơn giai cấp xã hội tại Hoa Kỳ. Điều này đến nay vẫn đúng.

Tầng lớp người nghèo da trắng của ông Trump và tầng lớp người Mỹ da đen có nhiều điểm chung về lợi ích hơn những nhóm khác, nhưng lại khác xa về chính trị. Tôi không đồng ý với những ai nói rằng lớp người ủng hộ Donald Trump là người da trắng tự coi mình thượng đẳng, tuy nhiên cội rễ có từ thời sự phân biệt được cho là bình thường. Bây giờ thì không thế, nhưng rõ ràng Trump có khả năng dùng đến lá bài chủng tộc nếu cần. Và cũng đừng quên phe Dân Chủ cũng xài lá bài chủng tộc khi thấy có lợi. Việc huy động cử tri thông qua bản sắc là trò chơi dân chủ ở Mỹ.

Nhưng Donald Trump cũng đã cố gắng cởi mở với cử tri da đen để hủy bỏ nền chính trị bản sắc này ?

Trump không tin vào các quy chụp về chủng tộc. Ông ấy không nghĩ rằng tất cả những người Ả Rập đều cực đoan chống Do Thái. Trump không cho rằng người Mỹ được xác định qua da đen hay da trắng, không nghĩ rằng màu da nói lên tất cả về một con người. Theo Trump, sự đam mê có thể huy động được những nhóm người, nhưng cá nhân vẫn là cá nhân. Tôi thấy một cuộc thăm dò mới đây cho biết 23% người da đen ủng hộ Donald Trump.

Hồi năm 2016, Trump đã đạt kết quả tốt hơn Romney trong số cử tri da đen, và cử tri Mỹ la-tinh lại càng nhiều hơn. Tâm lý chống nhập cư vẫn mạnh mẽ ở giới bình dân phải cạnh tranh với di dân. Vào lúc chúng ta đang trao đổi, Donald Trump rõ ràng không chiếm được ưu thế, nhưng cũng không loại trừ khả năng trực giác đưa ông đến chiến thắng.

Khi nói về Donald Trump, người ta luôn nêu ra sự chối từ toàn cầu hóa. Nhưng những lá phiếu bầu cho Trump còn mang phương diện văn hóa là sự bác bỏ chính trị phải đạo đang tràn ngập các trường đại học và truyền thông…

Yếu tố này liên quan đến đấu tranh giai cấp giữa giới quản lý có học thức và người dân bình thường. Có một sự nổi dậy chống lại quyền lực hành chính. Một mặt, toàn cầu hóa không dễ gì giới tinh hoa quản nổi, mặt khác, người dân đen ngày càng khó chấp nhận bị lớp tinh hoa lãnh đạo.

Cách đây vài thập niên, di dân Ba Lan không nói được tiếng Anh, hay nông dân miền trung tây đến thành phố sinh sống chấp nhận bị cai trị trong một thế giới mà họ cảm thấy mình yếu kém. Ngày nay mỗi người có thể tham khảo Google thay vì bác sĩ, giáo sư, chính quyền. Họ cho rằng không cần đến giới tinh hoa có những chủ đích riêng.

Nhưng các nhà quản lý không ngồi yên. Bản sắc, cách sống, niềm tin sâu sắc khiến họ nghĩ rằng không có mình thì thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn. Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch và biến đổi khí hậu có thể gây ra thảm họa, họ sẽ chiến đấu đến cùng cho điều mà họ thật sự tin rằng là phương cách duy nhất để lãnh đạo thế giới.

Trong trường hợp cánh tả, không chỉ là lãnh đạo chính phủ, mà còn để thanh lọc quá khứ sai lầm của Mỹ, một cuộc thập tự chinh ý thức hệ để tái xác định cơ sở của nền cộng hòa. Trump có thể đóng vai thành lũy của các giá trị Mỹ ?

Ông ấy có cố gắng và chúng ta chờ xem kết quả ra sao. Rõ ràng là phe Dân Chủ rất lo ngại về hậu quả chính trị của các vụ nổi dậy chủng tộc. Nhưng mọi sự thay đổi nhanh chóng. Đã hẳn vấn đề bản sắc và ý nghĩa của nền văn minh phương tây hiện diện trong cuộc bầu cử này, nhưng đừng quên rằng nếu kinh tế được vực dậy, tranh cãi sẽ không còn trên đường phố. Ước đoán quá cao nguy cơ bạo động sau bầu cử thì rất dễ. Tôi hy vọng có một kết quả rõ ràng dù người chiến thắng là ai, vì sẽ hạn chế những phản đối, cho dù rất nhiều phẫn nộ.

Biden và Harris có phải là câu trả lời thuyết phục cho trận bão mà ông mô tả ?

Tôi không biết, và họ cũng không biết. Làm thế nào đáp trả những tấn công của ông Trump ? Các sự kiện bên ngoài đóng vai trò cỡ nào ? Trung Quốc có tiến đánh Đài Loan hay không ? Con virus corona có biến thể thành chủng mới độc hại chết người hơn hay không ? Tất cả những câu hỏi này cho thấy bầu cử tổng thống Mỹ lần này là bất định nhất so với tất cả các cuộc bầu cử trước đây trong lịch sử.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-chuy%C3%AAn-gia-s%E1%BA%BD-r%E1%BA%A5t-sai-l%E1%BA%A7m-n%E1%BA%BFu-kh%C3%B4ng-th%E1%BA%A5y-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-tuy%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-donald-trump

Bầu cử Mỹ: Mặt trận Thượng Viện

cũng gay go không kém cuộc đua vào Nhà Trắng

Mai Vân

Ngày 03/11/2020 nước Mỹ sẽ bầu ra vị tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới, và mọi sự chú ý đều dồn vào cuộc đua tranh khốc liệt giữa tổng thống Donald Trump, thuộc đảng Cộng Hòa và cựu phó tổng thống Joe Biden, thuộc đảng Dân Chủ. Bên cạnh đó còn có một cuộc bỏ phiếu khác rất quan trọng : Bầu lại 1/3 Thượng Viện, hiện trong tay đảng Cộng Hòa.

Và ở đây, cuộc chiến giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cũng gay go không kém, với đảng Cộng Hòa dồn sức giữ lại đa số ghế mà họ chiếm được từ năm 2018, trước làn sóng tấn công ào ạt từ phía đảng Dân Chủ mà một số nhà quan sát cho là rất có khả năng thành công.

Vai trò quan trọng của Thượng Viện Mỹ

Trong nhiệm kỳ 4 năm sắp kết thúc của tổng thống Donald Trump, vai trò tối quan trọng của Thượng Viện Mỹ – bao gồm 100 thượng nghị sĩ đại diện cho 50 bang, mỗi bang được 2 đại diện bất kỳ quy mô lớn hay nhỏ – đã nổi bật qua hai sự kiện.

Gần đây nhất là bất chấp mọi phản đối, ngày 26 tháng 10 năm 2020, 52 thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa đã phê chuẩn đề nghị của tổng thống Trump, cử bà Amy Coney Barett làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, nâng đa số “thân” đảng Cộng Hòa trong định chế tư pháp cao nhất Hoa Kỳ này lên thành 6 người trên tổng số 9 thẩm phán.  Trước đó, đã có hai thẩm phán khác do ông Trump đề nghi được chuẩn y là các ông Neil Gorsuch (năm 2017) và Brett Kavanaugh (2018).

PUBLICITÉ

Và nổi bật hơn cả việc Thượng Viện Mỹ, trong tay đảng Cộng Hòa, ngày 05/02/2020 đã phán quyết tha bổng tổng thống Donald Trump, bị Hạ Viện, trong tay đảng Dân Chủ đề nghị truất phế.

Quyền truất phế tổng thống hay bầu chọn thẩm phán Tối Cao Pháp Viện chỉ là hai trong số những thẩm quyền quan trọng của Thượng Viện Mỹ, bên cạnh các quyền khác như thông qua các đạo luật cấp quốc gia, phê chuẩn các thành viên chính phủ, các thẩm phán liên bang, các đại sứ…

Đảng Cộng Hòa khởi hành trong thế bất lợi

Hiện nay, cơ cấu đảng phái trong Thượng Viện Mỹ là đảng Cộng Hòa chiếm đa số với 53 thượng nghị sĩ, trong lúc đảng Dân Chủ chỉ có 45 đại diện, cùng 2 thượng nghị sĩ đồng minh nhưng tự nhận là “độc lập”.

Theo thông lệ, cứ hai năm một lần thì Thượng Viện Mỹ thay đổi khoảng 1/3 số đại biểu, đối với những người đã mãn nhiệm kỳ 6 năm. Trong cuộc bỏ phiếu lần này, đảng Cộng Hòa bị rơi vào tình thế bất lợi. Trong tổng số 35 ghế thượng nghị sĩ được bầu lại, bên Cộng Hòa nắm đến 23 ghế, trong khi phe Dân Chủ chỉ phải thay 12 ghế mà thôi.

Để nắm Thượng Viện, đảng Dân Chủ sẽ phải giành thêm 4 ghế. Nếu Joe Biden thắng cử, bà Kamala Harris sẽ là phó tổng thống và tự động được một ghế trong Thượng Viện và như vậy đảng Dân Chủ chỉ cần giành thêm 3 ghế. Ở phía đối diện, đảng Cộng Hòa chỉ được phép mất 3 ghế nếu ông Trump tái đắc cử, và 2 ghế nếu đương kim tổng thống bị thua.

Theo đài phát thanh Pháp France Inter ngày 31/10 vừa qua, giới quan sát cuộc bầu cử Mỹ cho rằng cuộc đấu giành chức thượng nghị sĩ lần này đặc biệt quan trọng tại khoảng một chục bang mà kết quả thăm dò dư luận cho thấy cử tri còn do dự.

Cho dù một số trang web chuyên về dự báo – như FiveThirtyEight hay The Cook Political Report – đều dự báo thắng lợi của đảng Dân Chủ (FiveThirtyEight nói đến 74% khả năng đảng Dân Chủ giành được Thượng Viện), nhưng giới phân tích vẫn cho rằng họ sẽ chật vật hơn. Một trong những lý do là đối với Thượng Viện, xu hướng thường thấy nơi cử tri là tín nhiệm người cũ.

Những bang và gương mặt cần theo dõi

Đề cập đến cuộc bầu cử Thượng Viện, dĩ nhiên là phải chú ý đến những gương mặt cụ thể phải ra trình diện cử tri. Báo chí trong thời gian gần đây đặc biệt quan tâm đến trường hợp thượng nghị sĩ nổi tiếng là ủng hộ viên hết mình của tổng thống Trump là ông Mitch McConnell, và ông Lindsay Graham.

Theo ghi nhận của đài France Inter, ông McConnell, 78 tuổi, lãnh đạo phe đa số đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện, cho đến gần đây được cho là một nhân vật mà không ai có thể lật đổ, đã liên tục được bầu làm thượng nghị sĩ bang Kentucky trong suốt 6 nhiệm kỳ, và lần này ra tranh một nhiệm kỳ thứ 7.

Thế nhưng trong cuộc bầu cử lần này, ngay trong lãnh địa của mình, Mitch McConnell đã bị một phụ nữ trẻ của đảng Dân Chủ thách thức: bà Amy McGrath, 45 tuổi, nguyên là phi công trong Quân Đội Hoa Kỳ, phụ nữ đầu tiên thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã lái chiến đấu cơ F-18 đi tham chiến.

Tại một bang là thành trì của đảng Cộng Hòa, nơi mà tổng thống Trump đã chiến thắng với chênh lệch 30 điểm hơn đối thủ, bà McGrath đang cố thu ngắn cách biệt 10 điểm so với ông McConnell. Với lượng tiền to lớn đang đổ vào quỹ tranh cử của bà, hơn hẳn nguồn tài trợ cho đối thủ, giới quan sát đang rất thận trọng và không ai dám khẳng định là nữ ứng viên chắc chắn thua cuộc.

Còn tại bang Nam Carolina, thượng nghị sĩ đầy uy lực của đảng Cộng Hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của ông Trump trên hai mặt trận Tối Cao Pháp Viện và “phiên tòa truất phế” gần đây, thì được cho là có nguy cơ thất cử.

Theo ghi nhận của báo Pháp 20 minutes ngày 29/10, một trong những người ủng hộ tổng thống Trump nhiệt tình nhất này những tưởng sẽ được bầu lại một cách dễ dàng tại một bang mà ông Trump đã giành chiến thắng vào năm 2016 với 15 điểm hơn bà Hillary Cliton.

Thế nhưng không ngờ là ông Graham đang phải đối mặt với ông Jaime Harrison, một đối thủ thuộc đảng Dân Chủ có sức lôi cuốn lạ thường, đã làm bùng nổ mọi kỷ lục gây quỹ (hơn 50 triệu đô la trong quý vừa qua), đến mức mà bản thân ông Graham đã phải than thở rằng đảng Dân Chủ đang “giết” ông bằng nguồn tài chánh.

Theo một kết quả thăm dò mới nhất, hiện nay ông Harrison – với 47% ý định bầu – đang bám sát ông Graham đang dẫn đầu với 49%, một kết quả đáng lo ngại tại một thành trì của đảng Cộng Hòa.

Nhìn chung, theo hãng tin Mỹ AP ngày 01/11, trường hợp của thượng nghị sĩ Lindsey Graham ở Nam Carolina cũng là hoàn cảnh chung của khoảng một chục ứng viên đảng Cộng Hòa trên toàn quốc, đang phải đối mặt với nguy cơ thất cử. Về phía đảng Dân Chủ, chỉ có hai ghế đang bị đe dọa nghiêm trọng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-c%C5%A9ng-gay-go-kh%C3%B4ng-k%C3%A9m-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-v%C3%A0o-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

Bầu cử Mỹ 2020: Quan sát viên quốc tế gặp trở ngại

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ lâu đã mời các quan sát viên quốc tế đến để xem nền dân chủ của nước này vận hành như thế nào. Một phát ngôn viên của Bộ nói rằng việc quan sát nền dân chủ Mỹ diễn ra trong thực tế sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế nói với VOA rằng cuộc bầu cử 2020 có những thách thức vô cùng lớn: một số bang bất ngờ không cho quan sát viên quốc tế đến, quan ngại về dịch bệnh, phương pháp bỏ phiếu mới, và các cáo buộc gian lận bầu cử.

Bà Ursula Gacek, Giám đốc phái bộ quan sát bầu cử tại Hoa Kỳ thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), nói với VOA qua điện thoại rằng cuộc bầu cử Mỹ 2020 khác với 9 cuộc bầu cử trước đó mà OSCE đã từng quan sát. “Có nhiều lý do khiến bầu cử năm nay khác,” bà Gacek cho biết sau khi công bố báo cáo của bộ phận bầu cử của tổ chức này vào tuần vừa rồi về các điều kiện trước ngày bầu cử Mỹ.

Giảm số lượng quan sát viên

Rõ ràng nhất, bà Gacek nói, là đại dịch COVID-19, buộc Văn phòng Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR) của OSCE phải cắt giảm đáng kể số lượng quan sát viên được cử đến Hoa Kỳ. Trước đó, văn phòng ODIHR lên kế hoạch cử 500 người đến Mỹ, nhưng trong tình hình đại dịch COVID-19 như hiện nay, văn phòng đành phải cử có 30 quan sát viên.

Bà Ursula Gacek, nguyên Đại sứ, Thượng Nghị sĩ Ba Lan, và Nghị viên EU, cho biết thêm rằng dịch COVID-19 “đã khiến cuộc sống của mọi người trở nên khó khăn, nó ảnh hưởng đến cách thức tiến hành các chiến dịch vận động tranh cử, ảnh hưởng đến việc quản lý cuộc bỏ phiếu và khối lượng công việc mà các cơ quan tổ chức bầu cử phải giải quyết. Còn đối với cử tri, cái khó là phải quyết định xem việc có bỏ phiếu trực tiếp hay không, đi bỏ phiếu sớm hay gửi lá phiếu qua đường bưu điện.

Nhóm của bà Gacek đã đến Hoa Kỳ vào đầu tháng 10/2020 và chia nhau theo từng nhóm nhỏ mỗi nhóm hai người làm việc trên khắp nước Mỹ. Nhiệm vụ của họ là trao đổi với các cơ quan tổ chức bầu cử, đánh giá mức độ phủ sóng của phương tiện truyền thông, kiểm tra công nghệ bỏ phiếu và hiểu được bầu không khí chính trị địa phương ở những nơi mà chính quyền địa phương chào đón họ.

18 bang cấm quan sát viên quốc tế

Có đến 18 bang của Hoa Kỳ từ chối không cho quan sát viên của OSCE quyền tiếp cận. Bà Gacek cho VOA biết các nhà quan sát không cố gắng đến những bang mà luật không cho phép.

Ủy ban Bầu cử bang North Carolina từ chối các quan sát viên quốc tế tiếp cận các địa điểm bỏ phiếu trong Ngày Bầu cử 3/11 này, một quyết định khiến các thành viên của phái đoàn OSCE bất ngờ khi họ chuẩn bị đến bang này, trang Impact 2020 cho biết hôm 27/10.

Trước đây, chính quyền bang North Carolina cho phép các quan sát viên bầu cử giám sát các địa điểm bỏ phiếu của họ, nhưng họ quyết định từ chối trong cuộc bầu cử này, buộc nhóm OSCE vào phút chót phải hủy bỏ chuyến công tác của các quan sát viên.

Ông Nat Parry, phát ngôn viên của OSCE cho biết nhóm xem quyết định của North Carolina, một trong những bang chiến trường, là “vi phạm cam kết” và hy vọng sẽ đưa vấn đề này vào báo cáo sắp tới về cuộc bầu cử ngày 3/11.

“Trong khi chính phủ Hoa Kỳ có các nghĩa vụ quốc tế đối với OSCE, các bang riêng lẻ thì không,” ông Parry nói thêm, lưu ý rằng Hoa Kỳ đã phải rất khó khăn để đảm bảo rằng các bang tuân thủ các cam kết được đưa ra ở cấp liên bang. Ông nói: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì rất hợp tác và hữu ích.”

Từ trước đến nay, một số bang, chẳng hạn như Texas, liên tục từ chối không cho các quan sát viên từ nước ngoài tiếp cận, nhưng đối với North Carolina, đây là lần đầu tiên, cũng theo trang Impact 2020.

Theo báo cáo của OSCE, các bang khác không cho quan sát viên quốc tế tiếp cận bầu cử là: Alabama, Alaska, Arizona, Connecticut, Delaware, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Mississippi, Minnesota, New Jersey, Louisiana, Oklahoma, Ohio và Pennsylvania.

Phức tạp và thiếu thốn

Sau một tháng làm việc qua điện thoại, họp trực tuyến và đi thực tế, nhóm của bà Gacek đã đưa ra báo cáo tạm thời, tập trung vào các điều kiện trước bầu cử.

Báo cáo ngày 22/10 ghi nhận sự phức tạp của việc điều hành một cuộc bầu cử quốc gia diễn ra ở 50 bang, mỗi bang có các quy định và thiết bị bỏ phiếu khác nhau. Nhìn chung, với khoảng 10.500 khu vực bầu cử trên toàn quốc, thì việc quản lý đã phức tạp, nay thêm tình hình dịch COVID-19 thì vấn đề còn thêm nan giải. Riêng các giải pháp bỏ phiếu được đưa ra trong năm nay đã vấp phải sự phản kháng không hề nhỏ.

Báo cáo lưu ý rằng có hơn 365 vụ người dân đâm đơn kiện tại 44 tiểu bang và thủ đô Washington DC liên quan đến cách thức bỏ phiếu và khi nào phiếu bầu của họ có thể được kiểm đếm.

Mọi thứ phức tạp hơn, đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt cả kinh phí và nhân sự. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngân quỹ tài trợ khẩn cấp cho các bang vào tháng 3 để giúp chi trả cho các biện pháp bất thường đang được thực hiện nhằm mang lại cho mọi người một cách thức bỏ phiếu an toàn – nhưng những khoản tiền đó, theo báo cáo, “phần lớn được xem là không đủ.” Hơn nữa, thiếu nhân viên có kinh nghiệm làm việc tại các điểm bỏ phiếu, vì nhiều người trong số những người có kinh nghiệm nhất cũng có nguy cơ về sức khỏe cao do tuổi tác. Nhiều người trong số họ không tham gia vào cuộc bầu cử này.

Các khó khăn khác đang tiếp diễn

Có sự khác biệt giữa các khu vực bầu cử trong công nghệ bỏ phiếu. Mối quan ngại đặc biệt là một số khu vực bầu cử sử dụng máy bỏ phiếu nhưng không xuất cùi phiếu, điều này có thể gây ra trở ngại trong trường hợp cần kiểm phiếu lại. Có sự khác biệt giữa các bang về việc những người bị kết án có được phép bỏ phiếu hay không. Các nhà quan sát kết luận rằng có khoảng 5,2 triệu công dân Hoa Kỳ bị tước quyền bầu cử do bị kết án hình sự. Báo cáo còn lưu ý rằng những hạn chế như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến các sắc tộc thiểu số.

Báo cáo của ODIHR cho biết “nhiều nhà quan sát” bày tỏ lo ngại nghiêm trọng rằng tính hợp pháp của cuộc bầu cử sẽ bị nghi ngờ khi mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “nhiều lần cáo buộc về gian lận trong quy trình bầu cử,” đặc biệt liên quan đến bỏ phiếu qua thư. Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố, dù không có bằng chứng, rằng việc sử dụng rộng rãi các lá phiếu gửi qua đường bưu điện sẽ dẫn đến gian lận bầu cử. Ông cũng tuyên bố rằng Cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) không thể cáng đáng gánh nặng ngày càng tăng trong việc chuyển các lá phiếu qua đường bưu điện.

XEM THÊM:

Phe Cộng hòa và Dân chủ giằng co quanh Cơ quan Bưu chính Mỹ

Một vấn đề khác là tài chính trong bầu cử. Các nhà quan sát của bà Gacek lưu ý rằng Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), cơ quan giám sát việc chi tiêu các chiến dịch vận động tranh cử , hiện không thể đưa ra quyết định hoặc đưa ra ý kiến tư vấn bởi vì, kể từ tháng 7, FEC thiếu số thành viên tối thiểu để đưa ra quyết định về các hoạt động của tổ chức này.

Sau nhiều năm thiếu nhân sự, hiện ủy ban FEC có hàng trăm trường hợp tồn đọng cần điều tra.

Không có cuộc bầu cử nào hoàn hảo

Cuối cùng, báo cáo lưu ý rằng bối cảnh truyền thông đang phân cực, cả trên truyền thông truyền thống và mạng xã hội. Bất chấp những hành động của các quản trị viên mạng xã hội nhằm chống lại những thông tin sai lệch, nhiều nhà quan sát cho biết họ vẫn lo ngại về những thông tin sai sự thật đang lan tràn trên mạng.

Nhóm của bà Gacek sẽ đánh giá cuộc bỏ phiếu vào ngày 3/11 và lưu lại Hoa Kỳ thêm khoảng một tuần để quan sát bất kỳ điều gì xảy ra tiếp theo. Sau đó, từ châu Âu, họ sẽ dành hai tháng nữa để tập hợp một

báo cáo cuối cùng và sẽ công bố báo cáo này vào khoảng tháng 1/2021 — ngay khoảng thời gian tân Tổng thống của Hoa Kỳ tuyên bố nhậm chức.

Bà Katya Andrusz, phát ngôn viên của ODIHR có trụ sở tại Warsaw cho biết, dù kết quả bầu cử Mỹ như thế nào đi nữa, báo cáo của các quan sát viên có ý nghĩa hữu ích chứ không chỉ trích hay vì mục đích chỉ trích.

Bà Andrusz nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Đôi khi tôi có cảm giác rằng mọi người có ý nghĩa này rằng những người quan sát. . . đi đến các điểm bỏ phiếu, vẫy ngón tay lên xuống và nói rằng quý vị thực hiện bầu cử không tốt.”

Bà cho biết các nhóm quan sát luôn đề nghị được quay trở lại sau khi viết xong báo cáo để trình bày các khuyến nghị và giúp đỡ việc thực hiện, nếu được yêu cầu.

Bà nói, mục tiêu là cải thiện quy trình bầu cử trong thời gian tới.

“Không có cuộc bầu cử nào là hoàn hảo,” bà nói. “Chúng tôi không đến đó để chỉ trích, mà để giúp các quốc gia và chính quyền cải thiện quy trình bầu cử vì lợi ích của công dân của mình.”

OSCE và Hoa Kỳ

Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 – khi ấy quyết định kết quả thắng cuộc giữa hai ứng viên George W. Bush và Al Gore phải đưa đến Tòa án Tối cao giải quyết – cho đến nay, Hoa Kỳ liên tiếp mời các quan sát viên OSCE đến quan sát. Hoa Kỳ, đồng thời cũng là một thành viên của OSCE.

Sau cuộc bầu cử 2000, theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ, OSCE đã cử các nhóm quan sát cho mọi cuộc bầu cử tổng thống và giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ kể từ năm 2002 cho đến nay.

OSCE gồm nhóm 57 quốc gia thành viên đến từ Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Á, trong đó có 4/5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Anh, Mỹ, Nga, Pháp), được thành lập từ năm 1975, với tên gọi ban đầu là Hội nghị về An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE), và từ năm 1994 đổi tên thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) như ngày nay.

OSCE là một tổ chức hợp tác toàn diện về an ninh khu vực, trong đó có ngăn ngừa xung đột, giải quyết khủng hoảng và tái thiết hậu xung đột. LHQ trao quy chế quan sát viên cho OSCE và ký Thỏa thuận khung Hợp tác và Phối hợp với OSCE năm 1993. HĐBA LHQ nghe báo cáo của Chủ tịch OSCE lần đầu tiên năm 2004 và duy trì cơ chế định kỳ hàng năm.

OSCE đã theo dõi các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ trong gần hai thập kỷ. Nhiệm vụ của OSCE là đánh giá xem các cuộc bầu cử có được tổ chức theo các cam kết của OSCE mà Hoa Kỳ là một thành viên từ năm 1975 và các nghĩa vụ và tiêu chuẩn quốc tế khác về bầu cử dân chủ hay không, cũng như các cuộc bầu này phù hợp với luật pháp quốc gia.

Trong bức thư mời OSEC quan sát cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng trách nhiệm tổ chức bầu cử phần lớn thuộc về các chính quyền địa phương và chính quyền bang, do đó, Bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phái đoàn quan sát bầu cử của OSEC và sẽ hỗ trợ ODIHR trong nỗ lực liên hệ với các quan chức bầu cử cấp bang và địa phương để họ tạo điều kiện tốt hơn.

Bức thư viết: “Hoa Kỳ đánh giá cao công việc quan trọng của OSCE nhằm thúc đẩy các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong toàn khu vực OSCE. Chúng tôi hoan nghênh việc OSCE theo dõi các cuộc bầu cử của chúng tôi như một cơ hội để thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với các nghĩa vụ quốc tế liên quan và các cam kết của OSCE.”

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-my-2020-quan-sat-vien-quoc-te-gap-tro-ngai/5645043.html

Covid-19: Nhà Trắng cáo buộc

TS Anthony Fauci ‘chơi trò chính trị’

Nhà Trắng cáo buộc chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm TS Anthony Fauci chơi trò chính trị vài ngày trước cuộc bầu cử trong một cuộc phỏng vấn về đại dịch virus corona.

Tiến sĩ Fauci nói với Washington Post rằng Mỹ đã phải chịu đựng “rất nhiều tổn thương”.

Ông cũng đưa ra đánh giá về cách Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ, Joe Biden, đang tiếp cận đại dịch.

Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều tử vong và ca nhiễm hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số tử vong ở Mỹ hiện đã vượt qua ngưỡng 230.000, trong khi hơn 9 triệu ca nhiễm đã được xác nhận.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post được công bố tối thứ Bảy, Tiến sĩ Fauci cảnh báo rằng “tất cả các ngôi sao đều được căn chỉnh sai vị trí khi bạn bước vào mùa thu và mùa đông, với mọi người tụ tập ở nhà trong nhà.”

“Bạn không thể ở trong vị trí kém hơn,” ông nói.

Khi được hỏi về cách tiếp cận của hai ứng cử viên tổng thống, Tiến sĩ Fauci nói ông Biden đang “coi trọng vấn đề này từ góc độ sức khỏe cộng đồng”, trong khi ông Trump “nhìn nhận nó từ một góc độ khác… nền kinh tế và mở cửa lại đất nước”.

Ông nói rằng Hoa Kỳ cần phải thực hiện một “thay đổi đột ngột” trong các hành vi và thực hành về sức khỏe cộng đồng.

Bình luận của ông thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ Nhà Trắng, với cáo buộc Tiến sĩ Fauci tìm cách hỗ trợ cuộc tranh cử của ông Biden vào chức tổng thống.

Người phát ngôn Judd Deere nói những bình luận này “không thể chấp nhận được và vi phạm mọi chuẩn mực”.

“Là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm [US Coronavirus], Tiến sĩ Fauci có nhiệm vụ bày tỏ mối quan tâm hoặc thúc đẩy thay đổi chiến lược, nhưng ông ấy đã không làm điều đó, thay vào đó, ông chọn chỉ trích tổng thống trên các phương tiện truyền thông và làm cho khuynh hướng chính trị của ông ấy được biết đến bằng cách ca ngợi đối thủ của tổng thống,” ông Deere nói thêm trong một tuyên bố.

Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’

Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020

Virus corona đã trở thành một trọng tâm trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.

Ông Biden gọi việc xử lý đại dịch virus corona của tổng thống là một “sự sỉ nhục” với các nạn nhân.

Ứng cử viên Đảng Dân chủ – người không loại trừ việc đóng cửa thêm nữa – cam kết sẽ “để khoa học thúc đẩy các quyết định của chúng ta” nếu ông ta đắc cử.

“Ngay cả khi tôi giành chiến thắng, sẽ phải làm rất nhiều việc để chấm dứt đại dịch. Tôi hứa điều này: Chúng ta sẽ bắt đầu làm những điều đúng đắn ngay vào ngày đầu tiên.” Ông nói với các cử tri trong tuần này.

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Goodyear, Arizona, ông Trump cảnh báo rằng nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ dẫn đến nhiều cuộc đóng cửa và khốn khổ về kinh tế cho người Mỹ.

“Nếu bạn bỏ phiếu cho Joe Biden, điều đó có nghĩa là không có trẻ em đi học, không có lễ tốt nghiệp, không có đám cưới, không có lễ Tạ ơn, không có Giáng sinh và không có ngày 4/7 bên nhau.”

“Ngoài ra, bạn sẽ có một cuộc sống tuyệt vời. Không thể gặp được ai, nhưng không sao cả,” ông nói.

Ông mô tả cuộc bầu cử là “sự lựa chọn giữa Trump siêu phục hồi và trầm cảm Biden”.

Ông Biden đã tôn trọng các quy tắc giãn cách xã hội vì Covid tại các sinh hoạt tranh cử, trong khi ông Trump tổ chức các cuộc vận động tranh cử đông người mà không có các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm.

Ông Biden có vị trí dẫn đầu vững chắc trong các cuộc thăm dò quốc gia, nhưng lợi thế của ông thu hẹp hơn trong số ít các tiểu bang có thể bỏ phiếu cho bất kỳ bên nào, và cuối cùng quyết định ai sẽ đạt được Nhà Trắng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54775547

ĐS Kritenbrink: Việt Nam là ‘trung tâm’

trong tầm nhìn của Mỹ ở khu vực

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết rằng Việt Nam đóng vai trò “trung tâm” trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và tái khẳng định rằng Mỹ sẽ không vì lợi ích quốc gia mà ‘bỏ rơi’ Việt Nam.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dài gần 2 tiếng đồng hồ với báo Công an Nhân dân hôm 31/10, người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ đưa ra khẳng định trên, chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới thăm Việt Nam để tái khẳng định sự lớn mạnh của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Đại sứ Kritenbrink nói với phóng viên của Công an Nhân dân rằng Việt Nam hiện là “một trong những đối tác quan trọng nhất” của Mỹ trên thế giới và rằng Việt Nam “có vai trò trung tâm trong tầm nhìn” của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á khi được hỏi “Việt Nam thực sự nằm ở đâu trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ?”.

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tới dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng và công bố tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chiến lược này được cho là nhằm tăng ảnh hưởng của Mỹ và kiềm chế sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó có Biển Đông. Với chiến lược này, Việt Nam dường như trở thành một đối tác quan trọng hơn đối với Mỹ khi Tổng thống Trump đã hai lần tới thăm Việt Nam và bộ trưởng quốc phòng Mỹ có ba chuyến công du tới Hà Nội trong 3 năm trở lại đây.

“Quan niệm của chúng tôi là: An ninh và sự thịnh vượng của mình chỉ được đảm bảo khi có được những người bạn cũng vững mạnh và thịnh vượng trên khắp thế giới,” Đại sứ Mỹ nói. “Ở khu vực Thái Bình Dương, khi chúng tôi có một đối tác là Việt Nam độc lập, thịnh vượng thì chúng tôi cũng sẽ duy trì được sự thịnh vượng của mình.”

Đại sứ Kritenbrink hồi tháng 8 nói rằng quan hệ đối tác giữa Washington và Hà Nội sẽ giúp Việt Nam vượt lên các nước khác trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang quyết liệt đẩy mạnh việc đưa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc, trong đó có việc di chuyển các nhà máy sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi nước này sang Việt Nam.

XEM THÊM:

Đại sứ Mỹ thăm Bạch Đằng Giang, tìm hiểu cách Việt Nam chống xâm lược từ phương Bắc

Khi được hỏi về nhận định của các nhà bình luận chính trị rằng nước Mỹ “sẵn sàng chìa tay ra” khi “cần bạn bè đồng minh để đảm bảo lợi ích và duy trì vai trò số 1 của mình trên thế giới” nhưng lại “sẵn sàng thoả thuận trên lưng bạn bè, đồng minh, khiến những nước nhỏ phải trả giá đắt” khi “không cần nữa”, Đại sứ Kritenbrink cho biết rằng “cũng dễ hiểu khi các nhà lãnh đạo Mỹ phải ưu tiên lợi ích quốc gia Mỹ.”

“Tổng thống Donald Trump từng có khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ nhưng ‘Nước Mỹ trên hết’ không có nghĩa là nước Mỹ đứng một mình,” Đại sứ Kritenbrink nói. “Tôi nghĩ là đất nước và người dân chúng tôi cũng đã hội được rất nhiều bài học lịch sử của chính mình, trong đó có bài học là không thể đứng một mình.”

Vào năm 1972, nhiều người Việt Nam tin rằng chính phủ Mỹ đã “bỏ rơi” đồng minh của mình lúc đó là Việt Nam Cộng hoà sau khi rút quân về nước và “bắt tay” với Trung Quốc nhằm chống lại Liên Xô.

“Điều cốt lõi trong chính sách ngoại giao của chúng tôi… đó là chúng tôi có lợi ích trong việc có được những đồng minh, đối tác và bạn bè tự chủ, thịnh vượng,” Đại sứ Kritenbrink giải thích và cho biết rằng Mỹ có sự hỗ trợ về các đối tác hiện có của Mỹ trên khắp thế giới. “Tôi muốn nói rằng: Các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng nước Mỹ.”

Mỹ gần đây đã ủng hộ và cam kết với Hà Nội nhiều hơn trong nhiều vấn đề từ an ninh, kinh tế cho tới hợp tác chống đại dịch.

Trong năm nay, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng cùng nhiều thượng nghị sỹ Mỹ đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ Hà Nội khi lên án Bắc Kinh về các hành vi “bắt nạt” Việt Nam và các nước trong khu vực, đặc biệt sau khi Bắc Kinh đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.

Trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm 29-30/10, Ngoại trưởng Pompeo công bố khoản hỗ trợ thêm 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt ở miền Trung, trong khi bày tỏ mong muốn với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Hoa Kỳ tiếp tục cùng với Việt Nam xây dựng mối quan hệ và làm cho khu vực Đông Nam Á, châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên an toàn, hoà bình và thịnh vượng.”

https://www.voatiengviet.com/a/ds-kritenbrink-viet-nam-la-trung-tam-trong-tam-nhin-cua-my-o-khu-vuc/5645175.html

Du khách đến New York phải cách ly

trong ba ngày sau đó xét nghiệm coronavirus

Tin từ New York – Vào thứ bảy (ngày 31 tháng 10), Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hầu hết những du khách đến tiểu bang sẽ phải cách ly ít nhất ba ngày, sau đó xét nghiệm coronavirus. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh thống đốc Cuomo đang tìm cách thay đổi một trong những chế độ kiểm dịch nghiêm ngặt nhất đối với du khách ở Hoa Kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm cho kết quả âm tính, khách du lịch có thể rời khỏi vùng cách ly.

Chia sẻ với các phóng viên, ông Cuomo cho biết các yêu cầu này sẽ không áp dụng cho cư dân của các tiểu bang tiếp giáp với New York, và sẽ có các yêu cầu khác nhau đối với những người dân New York rời khỏi tiểu bang trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Ông cho biết Connecticut, Pennsylvania và New Jersey là những ví dụ về các tiểu bang tiếp giáp, vì những nơi này có rất nhiều người đến thành phố New York mỗi ngày. Nhưng không rõ liệu các tiểu bang láng giềng Vermont và Massachusetts có được miễn trừ chế độ mới này hay không.

Thống đốc cho biết thêm rằng du khách sẽ được yêu cầu thực hiện một xét nghiệm cho kết quả âm tính trong vòng ba ngày trước khi đến New York. Nếu xét nghiệm thứ hai được thực hiện ít nhất bốn ngày sau khi đến New York cũng cho kết quả âm tính, thì người này không cần phải cách ly nữa và có thể tiếp tục công việc của mình.

Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, người này phải tiếp tục cách ly. Bên cạnh đó, những người được tiểu bang coi là lao động thiết yếu được miễn các quy định. (BBT)

https://www.sbtn.tv/du-khach-den-new-york-phai-cach-ly-trong-ba-ngay-sau-do-xet-nghiem-coronavirus/

Cử tri bỏ phiếu trực tiếp trên khắp California

bất chấp đại dịch coronavirus

Quá trình bỏ phiếu trực tiếp đã bắt đầu tại hầu hết các quận của California vào cuối tuần này trong lúc các viên chức bầu cử địa phương đã mở các điểm bỏ phiếu sớm vài ngày với hy vọng tránh được đám đông vào Ngày Bầu cử.

California có hơn 22 triệu người đã ghi danh bỏ phiếu, gần 88% tổng số người đủ điều kiện. Đó là tỷ lệ phần trăm cao nhất tham gia một cuộc tổng tuyển cử trong 80 năm qua. Năm nay, tất cả các cử tri đều nhận được lá phiếu qua thư, một phần trong nỗ lực của tiểu bang nhằm khuyến khích mọi người bỏ phiếu từ xa để tránh lây lan coronavirus.

Cho đến nay, hơn 9.4 triệu người đã gởi lại lá phiếu của họ, chiếm gần hai phần ba tổng số phiếu của người dân California trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Điều đó cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu có thể sẽ đạt mức cao kỷ lục khi các trung tâm bỏ phiếu mở cửa trước Ngày bầu cử vào thứ Ba.

Vào năm 2016, tiểu bang đã đạt số phiếu bầu cao kỷ lục là 14.6 triệu phiếu, trong khi tỷ lệ cử tri đã ghi danh bỏ phiếu cao nhất là 88.38% vào năm 1964. Cơ quan Lập pháp của tiểu bang đã đồng ý để các quận cung cấp ít địa điểm bỏ phiếu hơn trong năm nay, nhưng chỉ khi họ mở cửa những nơi này sớm hơn.

Ở Los Angeles, cử tri có thể bỏ phiếu ở những nơi Dodger Stadium, Hollywood Bowl và Hollywood Pantages Theater – những địa điểm mang tính biểu tượng có không gian đủ rộng lớn để cử tri có thể duy trì khoảng cách với nhau. Những người trực tiếp bỏ phiếu sẽ được chào đón bởi các nhân viên phòng phiếu. Các nhân viên này sẽ đi theo sau cử tri để làm sạch thiết bị sau khi họ sử dụng nó.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/cu-tri-bo-phieu-truc-tiep-tren-khap-california-bat-chap-dai-dich-coronavirus/

Tổng thống Trump lộ ý định

sa thải Bác sĩ Fauci sau bầu cử

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào sáng 2/11 gợi ý rằng ông có thể sẽ sa thải Tiến sĩ Anthony Fauci, một thành viên rất được kính trọng trong đội đặc nhiệm chống virus corona của ông, sau khi ông Fauci có thêm chỉ trích về việc xử lý virus của tổng thống, theo Reuters.

Tiến sĩ Fauci là chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ. Ông hiện là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia.

Ông Fauci đã đặt vấn đề với những khẳng định lặp đi lặp lại của Tổng thống Trump rằng cuộc chiến chống virus của Hoa Kỳ đã “vòng qua khúc quanh” trong khi thực tế là hàng chục ngàn người đang bị lây nhiễm mỗin ngày.

“Chúng ta đang chịu rất nhiều tổn thương. Đó không phải là một tình huống tốt”, Reuters dẫn lời ông Fauci nói với tờ Washington Post vào hôm 30/10. “Mọi thứ đều tồi tệ khi chúng ta bước vào mùa thu và mùa đông, khi mọi người tụ tập trong nhà. Không còn gì có thể tệ hơn”.

Tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử vào đêm khuya ở phi trường Opa-Locka ở Miami, khi ông Trump lên tiếng bênh vực việc xử lý virus của mình thì đám đông hô “sa thải Fauci”.

“Đừng nói với ai nha, hãy để tôi đợi cho đến sau cuộc bầu cử một chút”, Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ đáp lại những tiếng hô vang.

Ngày bầu cử của Mỹ diễn ra vào thứ Ba (3/11).

Ông Fauci là một trong những chuyên gia y tế nổi tiếng nhất ở Mỹ, một thực tế mà ông Trump từng đề cập trước đây để tránh gặp rắc rối với ông, vẫn theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-l%E1%BB%99-%C3%BD-%C4%91%E1%BB%8Bnh-sa-th%E1%BA%A3i-b%C3%A1c-s%C4%A9-fauci-sau-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD/5645162.html

CEO Facebook Zuckerberg

 có thể dính líu tới vụ bê bối gia đình Biden

Quý Khải

Khi “sự kiện ổ cứng” của Hunter Biden phơi bày vụ bê bối của cựu phó tổng thống Joe Biden tiếp tục gia tăng, ngày càng có thông tin trong cuộc được tiết lộ, theo Secret China.

Tờ The Post Millennial của Canada gần đây đã phanh phui nội dung email của đối tác kinh doanh của Hunter Biden, cho thấy một mối làm ăn tiềm ẩn giữa gia đình Biden và CEO Facebook Mark Zuckerberg. Điều này cho thấy, có thể chính Mark Zuckerberg cũng dính líu đến vụ bê bối tham nhũng của gia đình Biden.

Ngày 27 tháng 10, Tờ The Post Millennial đã công bố nội dung các email trao đổi của một trong những đối tác cũ của Hunter, hiện đang thụ án tù là Devon Archer và một đối tác cũ khác của Hunter, Jason Galanis. Các email này đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh do CEO Facebook Mark Zuckerberg cung cấp cho họ.

Archer trả lời email của Galanise: “Điều này thật tuyệt. Tôi sẽ sớm thực hiện một số thay đổi, một trong những thay đổi lớn là Zuckerberg đang đầu tư vào các cựu binh”.

Trong email cũng có đề cập rằng họ sẽ sở hữu 50% doanh nghiệp thông qua công ty nắm giữ BTC Global và Zuckerberg sẽ sở hữu 50% còn lại.

Email tiết lộ cũng cho thấy Galanis không chắc rằng Zuckerberg thực sự muốn tham gia công việc kinh doanh vào thời điểm đó, và Archer trả lời: “Có đấy. Những vấn đề này vẫn đang được thảo luận”, đồng thời cho biết một khi hai bên đã ký thỏa thuận, họ có thể bí mật tham gia vào dự án này.

Email cho thấy Archer đã có hành vi “bảo vệ” đối tác của mình, tức con trai của Biden là Hunter. Anh ấy nói: “Tôi có thể xuất hiện công khai, nhưng tôi không muốn đảm nhận vị trí (nghĩa vụ) trong lúc này… Chúng tôi có thể đề nghị Hunter phụ trách các tổ chức phi lợi nhuận, và chúng tôi sẽ phụ trách các tổ chức có lợi nhuận. Tôi thật sự không hy vọng Hunter gặp phải vấn đề gì … “

Gần đây, ba đối tác cũ của Hunter là Archer, Galanis và Cooney (Bevan Cooney) đều đã bị xét xử vì tội lừa đảo, cả ba đều bị kết tội và Cooney đã phải ngồi tù.

Vào ngày 14 tháng 10, nội dung ổ cứng máy tính của Hunter đã bị tờ New York Post phanh phui, tiết lộ sự thối nát đen tối ít người biết bên trong gia đình Biden. Tuy nhiên, Facebook với tư cách là một gã khổng lồ mạng xã hội đã nhanh chóng chặn sự lan truyền thông tin này trên nền tảng của mình. Lần này Zuckerberg được tiết lộ là đã tham gia vào giao dịch của Hunter, và hành vi của Facebook có thể được lý giải.

Vào ngày 29 tháng 10, công ty an ninh mạng Errata Security đã xác minh tính xác thực của một e-mail được gửi đến Hunter vào ngày 17 tháng 4 năm 2015 bởi một giám đốc điều hành của Công ty Năng lượng Ukraine Brisma. Người sáng lập của công ty, Robert Graham, tuyên bố rằng email này là xác thực 100% và không phải giả mạo.

Theo email, giám đốc điều hành Burisma Vadym Pozharskyi đã có cuộc gặp riêng với Phó Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Joe Biden. Biden luôn phủ nhận việc con trai mình kinh doanh ở nước ngoài. Do đó, email này đã xác nhận: Biden đã nói dối!

Kể từ khi tờ “New York Post” phanh phui vụ bê bối của gia đình Biden, Hunter vẫn giữ im lặng về chuyện này, và Biden không thể phủ nhận tính xác thực của những email này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ceo-facebook-zuckerberg-co-the-dinh-liu-toi-vu-be-boi-gia-dinh-biden.html

Mỹ: Người biểu tình tới nhà Tổng chưởng lý

yêu cầu bắt giữ Biden

Lục Du

Một nhóm người biểu tình vào chiều thứ Bảy (31/10) đã đến nhà của Bộ trưởng Tư pháp William Barr ở bang Virginia để yêu cầu ông đưa ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden ra trước công lý, theo The BL.

Đứng trước cửa nhà ông Barr, những người biểu tình giơ cao các tấm biểu ngữ ghi dòng chữ “Biden Lies Matter” (Tạm dịch: Biden nói dối là vấn đề, dòng chữ này có âm gần với Black Lives Matter – người da đen đáng sống) hoặc “Công lý bình đẳng đang đến”.

Thông tin về cuộc biểu tình, Glenn Kessler, biên tập viên của tờ The Washington Post, viết trên Twitter: “Chuyện đến mức này rồi: Một người hàng xóm cho hay, ngôi nhà của AG William Barr ở McLean đang bị những người ủng hộ Trump bao vây, [đây là] những người tin rằng ông ấy làm không đủ để bắt giữ Joe Biden”.

Phóng viên Mike Balsamo của AP cho biết, cuối cùng ông Barr đã đi ra ngoài để chào những người biểu tình và giải thích với họ vai trò của Bộ Tư pháp trong các cuộc điều tra.

Những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump đã gọi ông Biden là “tội phạm” kể từ khi tờ New York Post tiết lộ thông tin về các email và tài liệu khác trong máy tính xách tay của Hunter Biden cho thấy những phi vụ làm ăn với Trung Quốc và Ukraine mà Joe Biden tham gia cùng con trai.

Một bài báo của tờ New York Post cáo buộc rằng Joe Biden khi còn đương nhiệm phó tổng thống và đã cùng con trai của ông gặp một giám đốc điều hành hàng đầu của công ty năng lượng Burisma một năm trước khi phó tướng của Obama gây sức ép buộc chính phủ Ukraine sa thải một công tố viên điều tra Burisma ở thời điểm Hunter đang ngồi trong ban quản trị của công ty này.

Một bài viết khác của New York Post tiết lộ một loạt email cho thấy các hành vi tham nhũng của ông Biden, khi ông và con trai đã nhận hàng triệu đô la từ các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bộ Tư pháp chưa công bố bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến Hunter Biden, dù Tổng thống Trump đã công khai nói rằng ông Barr nên mở một cuộc điều tra.

“Chúng tôi phải kêu gọi tổng chưởng lý hành động”, tổng thống Trump nói vào ngày 20/10. “Ông ấy phải hành động và ông ấy phải hành động nhanh chóng. Ông ấy phải bổ nhiệm ai đó, đây là một vụ tham nhũng lớn, và điều này cần được làm rõ trước cuộc bầu cử”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-nguoi-bieu-tinh-toi-nha-tong-chuong-ly-yeu-cau-bat-giu-biden.html

Dầu thô rớt giá mạnh do Covid và bầu cử Mỹ

Giá dầu thô trong hôm thứ Hai hạ xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm tháng nay, sau những tin tức mới nhất về tình trạng phong toả do virus corona.

Đã có thêm nhiều nền kinh tế thắt chặt các hạn chế xã hội, trong đó có Anh, Pháp và Đức, nhằm đối phó với tình trạng lây nhiễm virus đang gia tăng.

IMF: ‘Kinh tế châu Á suy thoái nhưng sẽ phục hồi’

Châu Âu: Cổ phiếu giảm vì Covid-19 và bê bối ngân hàng

Anh chính thức rơi vào suy thoái kinh tế

Người ta lo rằng các biện pháp phong tỏa mới sẽ làm tổn thất thêm nữa đối với sự tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử dụng dầu sẽ sụt giảm.

Các thị trường hàng hóa và cổ phiếu cũng trong thế bấp bênh vào lúc kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ chuẩn bị diễn ra trong tuần này.

Trong giờ giao dịch tại thị trường châu Á, giá dầu thô Brent giảm xuống mức 35,74 đôla một thùng, thấp nhất kể từ cuối tháng 5 tới nay.

Khi thị trường London mở cửa, giá phục hồi ít nhiều, lên mức 37,86 đô la một thùng vào thời điểm giữa giờ sáng.

Giá dầu thô Brent, chỉ số căn bản về nhiệt độ thị trường dầu, đã giảm 45% kể từ đầu năm.

Tình trạng sụt giảm do ảnh hưởng của virus khiến các hãng năng lượng tổn thất nặng nề. Các hãng dầu khí BP và Shell tuyên bố cắt giảm hàng ngàn công ăn việc làm trong năm nay.

BP lên kế hoạch cắt giảm 10.000 việc làm, trong lúc Royal Dutch Shell nói dự kiến sẽ phải cắt từ 7000 đến 9000 người.

Lo lắng quanh kỳ bầu cử Mỹ

Giá dầu ở Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 7% trong hôm thứ Hai, xuống mức 33,64 đôla một thùng.

Những lo sợ quanh kỳ bầu cử tổng thống, mà hiện các ứng viên đang đeo bám nhau sít sao, và việc Mỹ không tiếp tục ra gói kích thích tài chính khiến tình hình kinh tế trở nên ảm đạm.

“Bất kể là nhìn từ khía cạnh nào thì tuần này cũng sẽ là thời gian vô cùng ghê gớm cho các thị trường ở Mỹ và toàn cầu,” Simon Ballard, trưởng kinh tế gia tại ngân hàng First Abu Dhabi Bank, nói.

“Chúng ta thấy rằng tình hình có nguy cơ trở nên rất dễ biến động mạnh quanh những sự kiện này, giữa lúc tình hình Covid-19 vẫn đang xấu đi ở hầu hết các nơi, tại Hoa Kỳ, châu u và những nơi khác.”

Triển vọng của Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là thị trường khởi sắc nhất trong việc phát triển kinh tế trong năm nay.

Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?

Thương mại toàn cầu khó chia tay Trung Quốc?

Nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới hôm thứ Hai nói sẽ tăng hạn ngạch năm 2021 lên 20% cho các công ty không thuộc thành phần kinh tế quốc doanh.

Đó là do mảng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc trong tháng Mười đã tăng tốc với mức nhanh nhất kể từ gần một thập niên nay, nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh.

Hồi tháng trước, Trung Quốc tiếp tục phục hồi từ đại dịch với mức tăng trưởng kinh tế mạnh trong quý 3, các số liệu chính thức của nước này nói.

Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới báo cáo mức tăng trưởng 4,9% giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54770859

Covid-19 : WHO và Trung Quốc

khởi động điều tra nguồn gốc dịch bệnh

Minh Anh

Báo mạng South China Morning Post (SCMP) ngày 02/11/2020 cho biết nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có cuộc họp trực tuyến với các đồng nghiệp Trung Quốc hôm thứ Sáu 30/10 nhằm khởi động cuộc điều tra nguồn gốc dịch bệnh Covid-19. Đây cũng chính là yêu cầu của hơn 100 quốc gia thành viên.

Cuộc điều tra này do WHO điều hành, phối hợp giữa các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc, nhằm xác định nguồn gốc động vật mang mầm. Tuy nhiên, theo nhật báo Hồng Kông, điều các chuyên gia quốc tế của WHO mong muốn là có thể đến quan sát tại thực địa, thành phố Vũ Hán, miền trung của Trung Quốc, tâm dịch đầu tiên dường như vẫn chưa được đáp ứng.

Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO dù rất nóng lòng muốn triển khai nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán, nhìn nhận rằng cuộc họp trên mạng hôm thứ Sáu là bước đầu tiên quan trọng để tạo lập niềm tin giữa các nhà khoa học, với các chính phủ trong bối cảnh « môi trường chính trị căng thẳng và bất lợi » hiện nay.

Hoa Kỳ không ngừng quy trách nhiệm cho Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch và tố cáo WHO che chở cho Trung Quốc trong những tuần đầu xảy ra dịch bệnh, những cáo buộc cho đến giờ Bắc Kinh luôn bác bỏ.

Hiện tại ngày giờ cụ thể để các chuyên gia của WHO đến Vũ Hán vẫn chưa được xác định. Chính phủ Trung Quốc, thông qua Ủy ban Y tế Quốc gia hôm thứ Bảy 31/10 ra thông cáo là đã trình bày các nghiên cứu về sự lây lan của virus, kể cả nguồn gốc động vật mang mầm bệnh trong cuộc họp trực tuyến. Thông cáo của Ủy ban khẳng định hai bên sẽ « tiếp tục trao đổi các nghiên cứu khoa học về nguồn gốc siêu vi ».

SCMP nhắc lại rất nhiều nước đã gây áp lực để khởi động cuộc điều tra này. Trong một phiên họp bất thường của Hội đồng điều hành hồi tháng 10/2020, đại diện của các nước Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Úc đã yêu cầu WHO phải gởi nhóm chuyên gia đến Trung Quốc và phải minh bạch về các chi tiết của nhiệm vụ này.

Hôm qua, 01/11/2020, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO đã tự cách ly sau khi có tiếp xúc với một người xét nghiệm dương tính với Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-covid-19-who-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh

Các nhà lập pháp Châu Âu lên tiếng ủng hộ

sự tham gia của Đài Loan tại Hội nghị về Y tế của WHO

 Bình luậnThùy Minh

Hơn 100 nhà lập pháp và quan chức châu Âu kêu gọi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép Đài Loan tham gia một Hội nghị quốc tế trong thời gian sắp tới.

Thư kêu gọi gửi Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus được đưa ra chỉ vài ngày trước khi WHO quyết định tổ chức phiên họp lần thứ 73 của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) dự kiến tổ chức vào ngày 9/11. Phiên họp của WHA trước đó được tổ chức vào tháng 5/2020.

Trong một thông cáo báo chí ngày 1/11, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã bày tỏ lời cảm ơn đối với sự ủng hộ này của các nước châu Âu.

Ngày 22/10, bốn nhà lập pháp của châu Âu – ông Waldemar Andzel từ Ba Lan, ông Istvan Tiba từ Hungary, ông Peter Osusky từ Slovakia và ông Marek Benda từ Cộng hòa Séc – đã gửi một bức thư chung tới ông Ghebreyesus, thông cáo báo chí cho biết.

Thư kêu gọi được đồng ký bởi 102 nhà lập pháp và quan chức từ các nước Estonia, Latvia và Lithuania.

Trong thư, các nhà lập pháp chỉ ra rằng cần đưa Đài Loan vào danh sách thành viên của WHO do hòn đảo này đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, các nhà lập pháp cho biết.

Họ viết rằng việc không kết nạp Đài Loan với 23 triệu dân tham gia vào làm thành viên của tổ chức này là một vi phạm nhân quyền và khiến nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch thiếu đi một kinh nghiệm thành công từ hòn đảo này.

Đài Loan không phải là quốc gia thành viên của WHO nhưng từ năm 2009 đến năm 2016, các Bộ trưởng Y tế của Đài Loan vẫn được phép tham gia WHA với tư cách là quan sát viên.

Kể từ năm 2017, Đài Loan đã bị Bắc Kinh cản trở tham gia WHA và các cuộc họp liên quan của WHO.

Bắc Kinh phản đối Đài Loan tham gia bất kỳ cuộc họp và tổ chức quốc tế nào vì họ coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của riêng mình, bất chấp một thực tế rằng hòn đảo tự trị này có bộ máy chính quyền dân chủ vận hành với lực lượng quân đội, hệ thống tiền tệ và Hiến pháp riêng.

Mặc dù chỉ cách Trung Quốc 130km, Đài Loan gần như hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus Vũ Hán. Tính đến ngày 1/11, hòn đảo chỉ có tổng số 558 ca nhiễm và 7 ca tử vong liên quan đến virus. Thời điểm cuối cùng báo cáo có ca nhiễm là vào ngày 12/4.

Thành tích 200 ngày không có ca nhiễm mới của Đài Loan đã được quốc tế công nhận. Vào ngày 29/10, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bernie Sanders đã đăng trên Twitter nói rằng chính phủ Hoa Kỳ nên học tập Đài Loan trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán.

Chính trị gia người Đức, ông Engine Eroglu, đồng thời là thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã đăng trên Twitter: “Đài Loan là một trong số ít quốc gia đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng ngay từ đầu!”

Trước cuộc họp cuối cùng của WHA, được tổ chức ngày 18 và 19/5, các quan chức y tế từ 14 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nicaragua, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Đài Loan tham gia vào WHA, theo Central News Agency, cơ quan truyền thông của chính phủ Đài Loan cho biết.

Vào ngày 18/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích người đứng đầu WHO và Bắc Kinh về việc loại Đài Loan ra khỏi các hoạt động của tổ chức WHO.

“Tổng Giám đốc của WHO, ông Tedros có đầy đủ quyền hạn pháp lý và tiền lệ để quyết định sự tham gia của Đài Loan tại các hội nghị của WHA. Tuy nhiên, do sức ép của ĐCSTQ, ông ấy đã không mời Đài Loan tham gia vào các sự kiện này. 

Ông nói thêm: “Hành động ác ý của ĐCSTQ nhằm “bịt miệng” Đài Loan đã cho thấy sự sáo rỗng trong các tuyên bố mong muốn có sự minh bạch và hợp tác quốc tế nhằm chống lại đại dịch của họ, đồng thời nó cũng khiến cho sự khác biệt giữa Trung Quốc và Đài Loan ngày càng trở nên rõ rệt hơn”.

Thùy Minh

Theo The Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cac-nha-lap-phap-chau-au-len-tieng-ung-ho-su-tham-gia-cua-dai-loan-tai-hoi-nghi-ve-y-te-cua-who-96203.html

Anh và Ireland: Nghề bán rượu lậu

và tiệc tùng trái phép mùa Covid

Nhà chức trách Cộng hòa Ireland nói lệnh kiểm soát Covid-19 làm nảy sinh nghề mở quán bar và bán rượu bất hợp pháp.

Các quán bia rượu trên toàn đảo Ireland đều đã phải đóng và các loại đồ uống có cồn chỉ được bán trong siêu thị, tiệm bia rượu có giấy phép sau 20 giờ ở Cộng hòa Ireland.

Phong tỏa chống Covid-19 làm ngành bia Anh và châu Âu điêu đứng

Vui vẻ rượu bia có làm tăng kỹ năng ngoại ngữ?

Một hiệp hội của ngành ăn uống và rượu bia (VFI) cảnh báo hiện tượng “uống bia rượu không kiểm soát được” gia tăng.

Các cơ sở bán rượu lậu (shebeen) đã xuất hiện và bị cảnh sát truy bắt từ tháng 10.

Ngay hôm 10/10, cảnh sát Ireland đã khám được các điểm như vậy ở các hạt Laois, Meath và Westmeath.

Nhà chức trách thu được không chỉ rượu, thùng bia mà có cả các dụng cụ bán khác.

‘Mở quán lậu’

Tuần trước, một ‘shebeen’ bị đóng ở County Kildare và cảnh sát thu được cả bàn ghế, màn hình 70 inch, và bàn chơi billard.

Bên phía bắc của biên giới, tại vùng Bắc Ireland, cảnh sát nói họ biết có các điểm bán bia rượu phi pháp trong thời gian dịch Covid.

Cảnh sát Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Anh), tuy thế chỉ cảnh báo là họ sẽ “có hành động chống lại ai vi phạm pháp luật”.

Tại xứ Anh (England), cuối tuần qua có các điểm tụ tập dùng bia rượu không được phép của chính quyền theo quy định chống dịch Covid-19, bị giải tán.

Gọi là ‘rave party’, các nhóm như vậy tại vùng Greater Manchester, Wigan, London đã bị cảnh sát giải tán ngay trong đêm lễ hội Halloween 01/11.

Một nhóm ‘chơi nhạc lậu’ ở Poplar, Đông London bị phạt tới 10 nghìn bảng vì vi phạm lệnh chống Covid-19.

Nhưng đó là các nhóm nhỏ, không bằng một hội ‘ăn chơi’ đông người, bất chấp lệnh cấm tụ tập ở Yate, gần Bristol.

Theo cảnh sát, đây là một ‘rave party’ đông tới gần 700 người và kéo dài đến 4 giờ sáng.

Đây không phải là lần đầu tiên ‘rave party’ đông người xảy ra ở Vương quốc Anh.

Hồi tháng 8, chừng 3000 người hẹn nhau qua mạng xã hội để đổ về Banwen, xứ Wales dự cuộc vui mà họ biết trước là không được phép.

Nhóm tổ chức sau đó đã bị phạt mỗi người 10 nghìn bảng.

Điều đáng nói nhất là họ khai với cảnh sát rằng họ chỉ “pha trà” cho khách.

Được biết nhiều cuộc vui diễn ra theo cách ai tới thì tự mang bia rượu.

Chỉ việc uống bia rượu mang tính cá nhân thì hợp pháp nhưng tụ tập đông người (quá sáu người không cùng gia đình tại Anh), cho đến gần đây bị cho là trái luật.

Từ 05/11 đến 02/12/2020, lệnh phong tỏa mới cấm luôn cả việc tụ tập tới 6 người, và người dân chỉ được gặp một người từ gia đình khác, ở địa điểm ngoài trời.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-54780127

Hoàng tử William từng nhiễm Covid khá nặng

Lục Du

Hoàng tử William của Anh từng nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào tháng Tư nhưng giấu thông tin, truyền thông Anh cho biết vào cuối ngày Chủ nhật (1/11), trích dẫn các nguồn tin từ Cung điện Kensington, theo Reuters.

William là cháu trai của Nữ hoàng Elizabeth và là người kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh. Hoàng tử Anh đã quyết định giữ bí mật kết quả chẩn đoán ông nhiễm virus Vũ Hán vì không muốn làm xáo động đất nước, tờ The Sun đưa tin.

“Có những việc quan trọng đang diễn ra và tôi không muốn làm ai lo lắng ”, ông William được The Sun dẫn lời khi nói về việc mình bị nhiễm Covid với một quan sát viên tại một lễ đính hôn.

The Sun cho hay, Hoàng tử đã được các bác sĩ trong cung điện điều trị và tuân theo hướng dẫn của chính phủ bằng biện pháp cách ly tại nhà riêng. The Sun cho biết thêm rằng Hoàng tử William vẫn thực hiện 14 cuộc gọi điện thoại và video trong suốt tháng Tư.

“William bị virus tấn công khá nặng – nó thực sự khiến ông ấy bị hạ gục trong sáu giờ. Có thời điểm ông ấy rất khó thở nên rõ ràng là mọi người xung quanh đều khá hoảng loạn ”, một nguồn tin nói với The Sun.

BBC cũng đã xác nhận thông tin này từ các nguồn vào cuối ngày Chủ nhật, tuy nhiên Cung điện Kensington và văn phòng của Hoàng tử William từ chối yêu cầu bình luận của hãng tin Anh.

Ông William nhiễm loại virus chết người tới từ Trung Quốc sau khi cha của ông, Thái tử Charles, thông báo nhiễm Covid. Đây có lẽ là lý do khiến Hoàng tử của nước Anh quyết định giấu thông tin mình nhiễm bệnh, vì có thể ông không muốn người dân nhận cùng lúc nhiều tin xấu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoang-tu-william-tung-nhiem-covid-kha-nang.html

Phiên tòa xét xử Charlie Hebdo bị đình chỉ sau khi

nghi can chính xét nghiệm dương tính với coronavirus

Tin từ Paris, Pháp – Các luật sư cho biết, nghi can chính trong phiên tòa xét xử vụ thảm sát Charlie Hebdo năm 2015 có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus, vì vậy tòa án bị đình chỉ cho đến thứ Tư (4/11).

Theo hãng thông tấn AFP, Ali Riza Polat bị cáo buộc giúp cho những kẻ giết 12 người trong vụ tấn công năm 2015 vào tuần báo trào phúng Charlie Hebdo; một nữ cảnh sát và bốn con tin ở một siêu thị Do Thái bị bắn chết.  Nghi can này đang phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng nhất trong số những đồng phạm đang bị xét xử, đó là cáo buộc đồng lõa với tội ác khủng bố, và nghi can trên có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội. Nghi can 35 tuổi trên bị ói và được bác sĩ khám, khiến thẩm phán phải đình chỉ phiên tòa cho đến tuần sau.

Vào hôm thứ Bảy vừa qua, thẩm phán Regis de Jorna nói trong một email gửi đến các luật sư rằng, 10 đồng phạm bị cáo buộc phải được kiểm tra và việc tiếp tục phiên tòa sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc kiểm tra này và sự tình trạng sức khỏe của những người liên quan. Ông kêu gọi mọi người trong phiên tòa chú ý khoảng cách xã hội và khẳng định tất cả những người tham gia phải đeo khẩu trang.

Các luật sư bào chữa dự kiến sẽ biện hộ vào các ngày 6, 9, 10 và 11 tháng 11 với phán quyết dự kiến vào ngày 13 tháng 11. Mười bốn người đang bị xét xử tại tòa án khủng bố đặc biệt vì hỗ trợ 3 kẻ giết người Hồi giáo tấn công vào tháng 1 năm 2015. Tất cả những kẻ tấn công đều đã bị cảnh sát bắn chết. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phien-toa-xet-xu-charlie-hebdo-bi-dinh-chi-sau-khi-nghi-can-chinh-xet-nghiem-duong-tinh-voi-coronavirus/

Tổng Thống Pháp tôn trọng người Hồi giáo

nhưng sẽ không chấp nhận tình trạng bạo lực

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (31/10), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông tôn trọng những người Hồi giáo bị chấn động bởi những hình biếm họa về Nhà tiên tri Mohammad nhưng đó không phải là lý do cho bạo lực, khi các viên chức của ông tăng cường an ninh sau một cuộc tấn công bằng dao tại một nhà thờ ở Pháp khiến ba người thiệt mạng trong tuần này.

Một kẻ tấn công hét lên “Allahu Akbar”, chặt đầu một phụ nữ và sát hại hai người khác trong một nhà thờ ở Nice vào hôm thứ Năm, trong vụ tấn công bằng dao chết người thứ hai ở Pháp trong hai tuần với động cơ Hồi giáo. Kẻ tấn công bị tình nghi, một thanh niên 21 tuổi đến từ Tunisia, bị cảnh sát bắn và hiện đang trong tình trạng nguy kịch trong bệnh viện.

Vào hôm thứ Bảy (31/10), cảnh sát cho biết rằng một người khác bị tạm giam liên quan đến vụ tấn công. Người đó cùng với ba người khác bị giam giữ vì bị tình nghi có liên hệ với kẻ tấn công. Tổng thống Macron bố trí hàng nghìn binh sĩ để bảo vệ các địa điểm như nơi thờ phượng và trường học, và các bộ trưởng khuyến cáo rằng các cuộc tấn công khác của dân quân Hồi giáo có thể xảy ra.

Cuộc tấn công ở Nice, vào ngày người Hồi giáo kỷ niệm sinh nhật của Nhà tiên tri Mohammad, xảy ra trong bối cảnh người Hồi giáo đang ngày càng phẫn nộ trên toàn thế giới về việc Pháp bảo vệ quyền xuất bản hình biếm họa mô tả Nhà tiên tri. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-ton-trong-nguoi-hoi-giao-nhung-se-khong-chap-nhan-tinh-trang-bao-luc/

Covid-19 : Hội Đồng Khoa Học Pháp

đề nghị « đánh dứt điểm »

Tú Anh

Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây tang tóc trên toàn cầu. Theo tổng kết của AFP, gần 1.200.000 nạn nhân tử vong tính đến Chủ Nhật 01/11/2020 và hơn 46 triệu ca lây nhiễm được kiểm định. Tại Pháp, trong báo cáo công bố tối Chủ Nhật,  các chuyên gia trong Hội Đồng Khoa Học Pháp, đề nghị một chiến lược « dứt điểm » đại dịch.

Dự báo không tránh khỏi nhiều đợt tấn công mới trong năm 2021, nhóm cố vấn khoa học của tổng thống đề ra hai hướng đối phó :  hoặc tăng cường giới nghiêm hoặc phỏng tỏa toàn quốc trong một thời gian ngắn.

Phương án thứ nhất là tăng thêm giờ giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng thay vì từ 9 giờ đêm như từ hai tuần qua. Cuối tuần, giờ giới nghiêm bắt đầu sớm hơn.

Phương án hai được gọi là chiến thuật Ai Len : phỏng tỏa gần như toàn diện nhưng trong một tháng mà thôi, sau đó tiếp nối bằng lệnh giới nghiêm y tế.

Theo các bác sĩ và chuyên giasiêu vi trùng học Pháp, trong thời gian từ cuối đông đến mùa xuân 2021, sẽ có nhiều đợt tấn công nữa tùy theo điều kiện thời tiết và hiệu năng ngăn dịch. Tình hình trong những tháng tới « cực kỳ khó khăn ».

Hội Đồng Khoa Học cũng dự kiến một số biện pháp thích ứng một khi số bệnh nhân bị lây nhiễm giảm xuống, dao động từ 5000 đến 8000 ca mỗi ngày.

Trước mắt, theo cảnh bảo của bộ trưởng Y tế Olivier Veran, « Không khí Giáng sinh năm nay sẽ không được như mọi năm ». 

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201102-covid-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-khoa-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-%C4%91%C3%A1nh-d%E1%BB%A9t-%C4%91i%E1%BB%83m

Hàng chục ngàn người biểu tình ở Belarus

bất chấp cảnh sát bắn súng cảnh cáo

Cảnh sát chống bạo động đã bắn cảnh cáo, sử dụng lựu đạn gây choáng và bắt giữ hơn 200 người để ngăn chặn hàng chục nghìn người Belarus tuần hành qua Minsk hôm Chủ nhật để yêu cầu nhà lãnh đạo kỳ cựu Alexander Lukashenko từ chức.

Các cuộc biểu tình đông đảo đã tràn ngập thủ đô trong 12 tuần liên tiếp kể từ cuộc bầu cử gây tranh cãi, gây áp lực lên nhà lãnh đạo 26 năm phải từ chức.  Tuần này, ông Lukashenko đã đóng cửa một phần biên giới ở phía tây, thay thế bộ trưởng nội vụ của ông và răn đe rằng bất kỳ người biểu tình nào đụng vào các cảnh sát kiểm soát các cuộc biểu tình thì sẽ mất mạng.

Tờ Nasha Niva đưa tin cho biết hàng chục nghìn người tràn ngập thủ đô Minsk. Nhóm quyền Vesna-96 đã công bố tên của 221 người đã bị bắt giữ. Một nhân chứng nói với Reuters rằng cảnh sát chống bạo động đã sử dụng bạo lực để giải tán những người tuần hành tiến về Kurapaty, một địa điểm ở ngoại ô Minsk, nơi tưởng niệm các nạn nhân bị mật vụ Liên Xô hành quyết.

Video đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của phe đối lập cho thấy một đám đông hô vang “Chúng tôi tin, chúng tôi có thể, chúng tôi sẽ chiến thắng!” trong khi diễn hành qua các đường phố. Điện thoại di động bị cắt sóng ở thủ đô và một số ga tàu điện ngầm đã bị đóng cửa trong một thời gian ngắn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-chuc-ngan-nguoi-bieu-tinh-o-belatus-bat-chap-canh-sat-ban-sung-canh-cao/

Bầu cử Mỹ: Matxcơva vẫn mong Donald Trump tái đắc cử

Tú Anh

24 giờ trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ (03/11/2020), Matxcơva là một trong những thủ đô theo dõi với mức độ quan tâm đặc biệt cuộc đọ sức giữa chủ nhân Nhà Trắng và đối thủ Joe Biden. Năm 2016, điện Kremlin đã nhanh chóng chào mừng chiến thắng của Donald Trump. Bốn năm sau, chính quyền Nga tiếp tục ủng hộ đại diện của đảng Cộng Hòa.

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot giải thích :

“Đúng là nhiệm kỳ của Donald Trump không mang lại những kết quả như Matxcơva kỳ vọng vào thời điểm nhà tài phiệt địa ốc lên nắm quyền cách nay bốn năm. Bằng chứng là Washington ban hành một loạt biện pháp trừng phạt Liên bang Nga  trong bốn năm vừa qua.

Tuy nhiên, điện Kremlin luôn luôn lý giải : nếu Washington ngày càng đối nghịch với Matxcơva chẳng qua là do giới chính trị Mỹ  thâm thù Nga, chứ không phải do Donald Trump. Mặt khác, ở Matxcơva người ta cũng cho rằng trong trường hợp tái đắc cứ, tổng thống Donald Trump sẽ có thể rảnh tay tiến hành đường lối cải thiện quan hệ song phương. Trái lại, nếu Joe Biden chiến thắng, quan hệ Mỹ-Nga sẽ căng thẳng hơn.

Ứng cử viên đảng Dân Chủ không ngừng tuyên bố là sẽ cứng rắn hơn nữa với Vladimir Putin so với đối thủ Cộng Hòa. Nhưng Joe Biden lại tỏ ra cởi mở hơn Donald Trump trên hồ sơ làm Nga lo ngại, đó là kiểm soát vũ khí.

Dù gì đi nữa, Kremlin sửa soạn đối phó với mọi kịch bản. Dường như để chuẩn bị cho tương lai, gần đây, Vladimir Putin bất ngờ khen ngợi đảng Dân Chủ và các giá trị của đảng cánh tả Mỹ mà ông cho là gần gủi với những giá trị mà ông chia sẻ khi còn là đảng viên của đảng Cộng Sản thời Liên Xô”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-maxc%C6%A1va-v%E1%BA%ABn-mong-donald-trump-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD

Bầu cử Mỹ 2020 : Người Iran đặt cược nhiều vào Biden

Minh Anh

3 phút

Tại Iran, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 được giới chức cầm quyền và người dân Iran theo dõi sát sao. Ai cũng nghĩ rằng chiến thắng của Trump hay Biden đều sẽ có những tác động quan trọng đối với tương lai đất nước.

Từ Teheran, thông tín viên đài RFI, Siavosh Ghazi giải thích :

« Cả giới cầm quyền cũng như là người dân Iran đều theo dõi rất kỹ các cuộc thăm dò và phần đông nghĩ rằng Joe Biden thắng cử sẽ tốt hơn cho đất nước họ sau nhiều năm dưới sức ép tối đa của chính quyền Trump nhắm vào Iran, như lời khẳng định của ông Hassan, một người về hưu 70 tuổi.

Ông nói : “Tôi nghĩ là Trump hay Biden đắc cử đều sẽ có nhiều tác động. Thỏa thuận hạt nhân đã được ký kết dưới thời chính quyền đảng Dân Chủ và chính những người thuộc đảng Cộng Hòa đã rút ra khỏi thỏa thuận và áp đặt các biện pháp trừng phạt. Tôi nghĩ là chính quyền thích đàm phán với phe Dân Chủ hơn.”

Đối với Payam, một viên chức tầm 50 tuổi, một thắng lợi mới của Donald Trump rất có thể sẽ dẫn đến đối đầu giữa hai nước. Ông giải thích : “Chúng tôi cho rằng nếu Biden thắng, điều đó sẽ tốt hơn để cải thiện tình hình hiện nay của đất nước. Nhưng nếu Trump tái đắc cử, ông ấy có thể sẽ rộng tay và sẽ làm những gì mà ông ấy còn chưa làm cho dù ông ấy đã làm rất nhiều thứ và điều đó có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hay đối đầu trực diện.”

Bất kể là gì đi chăng nữa, đa số người dân Iran đã đặt cược nhiều vào thắng lợi của Biden. Dấu hiệu cho thấy rõ là đồng tiền của Iran tăng giá trở lại đôi chút so với đồng đô la trong những tháng gần đây. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-iran-%C4%91%E1%BA%B7t-c%C6%B0%E1%BB%A3c-nhi%E1%BB%81u-v%C3%A0o-biden

Bầu cử Mỹ : Israel mến mộ Donald Trump

nhưng không chọn phe

Tú Anh

Israel rất mến mộ Donald Trump vì chính sách thân Jerusalem : công nhận Jerusalem là thủ đô, các khu định cư người Do Thái ở Cisjordanie, chủ quyền trên cao nguyên Golan. Thủ tướng Benjamin Netanyahu gọi Donald Trump là « người bạn tốt nhất » tại Nhà Trắng từ trước đến nay. Thế nhưng, thủ tướng Israel từ chối chọn phe trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày mai 03/11/2020.

Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Deltel tường thuật :

“Trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, Donald Trump có hỏi Benjamin Netanyahu là theo ý của thủ tướng Israel thì liệu Joe Biden có thể giúp Israel và Sudan thiết lập đối thoại hay không ?

Tổng thống Mỹ muốn cuộc trao đổi này mang ý nghĩa cuộc vấn ý giữa hai đồng lõa. Bởi vì, hai nước tuy là đồng minh lâu đời nhưng mối liên minh được củng cố nhiều hơn dưới thời Trump và Netanyahu, theo phân tích của Denis Charbit, giáo sư chính trị học ở Đại học mở Israel.

“Ngay giai đoạn quan hệ đặc biệt từ 1967 đến 2016 cũng không thể so sánh với bốn năm vừa qua. Đó là một quyển tiểu thuyết tình ái đậm đà. Chưa bao giờ trong ký ức có một quốc gia, cho dù là cường quốc cấp vùng đi nữa, có thể đưa ra một loạt yêu sách và buộc quốc gia bảo trợ mình thi hành tất cả yêu cầu đó theo ý mình”.

Bên kia đầu dây điện thoại, Benjamin Netanyahu đã biểu lộ một chút bối rối và cuối cùng trả lời là ông rất cảm kích “nỗ lực hòa bình của tất cả mọi người tại Hoa Kỳ”. Giáo sư Denis Charbit cho rằng thủ tướng Israel “rất ngoại giao, có lẽ ông ấy cảm thấy Donald Trump không chắc chắn tái đắc cử và nếu Joe Biden thắng thì ông khó tránh hậu quả”. Vả lại, không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau cũng là một thủ thuật để biện giải.

Câu trả lời của Benjamin Netanyahu chắc chắn là không như Donald Trump mong đợi. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết giữa hai người không làm phai nhạt một thực tế : đó là Israel muốn bảo toàn tình thân hữu với Hoa Kỳ chứ không phải với ông tổng thống Hoa Kỳ.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201102-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-israel-m%E1%BA%BFn-m%E1%BB%99-donald-trump-nh%C6%B0ng-kh%C3%B4ng-ch%E1%BB%8Dn-phe

3 người chết và 51 người bị thương

 trong vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở miền Nam Iraq

Tin từ BASRA, Iraq – Vào hôm thứ Bảy (31/10), các nguồn tin cảnh sát cho biết ít nhất ba người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong một vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở miền nam Iraq.

Trong một tuyên bố, quân đội cho biết rằng nguyên nhân của vụ nổ vẫn chưa được xác định. Họ cho biết 9 dân quân Shi’ite nằm trong số những người bị thương và hai trẻ em thiệt mạng. Các nguồn tin cảnh sát cho biết vụ nổ, gần thành phố phía nam của Samawa, 270 km (170 dặm) về phía nam Baghdad, xảy ra dọc theo một đoạn đường ống gần một trại dân quân. Các viên chức khí đốt cho biết đường ống ở đó từng bị rò rỉ trong quá khứ.

Cảnh sát cho biết lực lượng cứu hỏa khống chế được ngọn lửa sau khi tắt đường ống. Trong một tuyên bố, Bộ Dầu mỏ cho biết họ cử đội kỹ thuật đến sửa chữa phần bị hư hỏng. Dòng khí sẽ tiếp tục trong “những giờ tới” thông qua một đường ống thay thế, để tránh tình trạng thiếu nguồn cung cấp cho các nhà máy điện.

Tuyên bố này trích lời Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Hamid Younis và cho biết một cuộc điều tra được khởi động để xác định nguyên nhân của vụ nổ. Các viên chức năng lượng Iraq cho biết đường ống nội địa này vận chuyển khí đốt từ một số mỏ ở phía nam để cung cấp cho các nhà máy điện ở một số thành phố phía nam và một nhà máy điện quan trọng gần Baghdad. Hai viên chức khí đốt cho biết vụ nổ này không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giải quyết khí đốt của Iraq. (BBT)

https://www.sbtn.tv/3-nguoi-chet-va-51-nguoi-bi-thuong-trong-vu-no-duong-ong-dan-khi-dot-o-mien-nam-iraq/

Nhật Bản: Tầu chiến Trung Quốc hiện diện

tại Senkaku đạt mức kỷ lục

Minh Anh

Số ngày tầu chiến Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản đã đạt mức kỷ lục trong năm 2020. Những cuộc xâm nhập này chủ yếu diễn ra tại khu vực quanh quần đảo có tranh chấp Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và vùng biển Hoa Đông.

Theo đài NHK, tuần duyên Nhật Bản báo động vào 9 giờ sáng ngày hôm nay 02/11/2020, 4 chiếc tầu chiến của Trung Quốc hiện diện ngoài khơi Kubashima, thuộc quần đảo Senkaku. Tuần duyên Nhật Bản nêu rõ bốn chiến tầu này hiện diện ở vùng tiếp giáp với vùng lãnh hải của quần đảo và đã yêu cầu những chiếc tầu trên nên giữ khoảng cách.

Như vậy, nếu tính đến ngày hôm nay, tổng cộng đã có 283 ngày tầu chiến Trung Quốc lảng vảng trong vùng lãnh hải Senkaku, cao hơn một ngày so với mức 282 tính cho cả năm 2019. Theo đài NHK, đây là mức kỷ lục cao nhất từ năm 2008.

Liên quan đến các vụ xâm nhập thật sự vào vùng lãnh thổ Nhật Bản, chính quyền Tokyo ghi nhận trong năm 2020 tầu chiến Trung Quốc hiện diện đến 24 ngày. Vào tháng 10/2020, hai tầu tuần tra Trung Quốc bất ngờ thâm nhập và ở lại hơn 57 giờ tại những vùng lãnh hải của Nhật Bản, khi tìm cách tiếp cận một tầu đánh cá của Nhật. Đây là vụ xâm nhập lâu nhất trong vòng tám năm qua.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201102-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-t%E1%BA%A7u-chi%E1%BA%BFn-trung-qu%E1%BB%91c-hi%E1%BB%87n-di%E1%BB%87n-t%E1%BA%A1i-senkaku-%C4%91%E1%BA%A1t-m%E1%BB%A9c-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

Chủ tịch Quốc Hội Hàn Quốc

thăm Samsung Electronics Việt Nam

Chủ tịch Quốc Hội Hàn Quốc Park Byeong-seug đã đến thăm một nhà máy Samsung Electronics ở Việt Nam chiều ngày 2 tháng 11 năm 2020.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đón và hội đàm Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong – seug tại Nhà Quốc hội vào cuối ngày 2 tháng 11.

Ông Park ghi nhận sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thành công trong việc kiểm dịch COVID-19 và tiềm năng hợp tác song phương rất lớn. Ông cho biết chuyến thăm của phái đoàn quốc hội nước ông bất chấp đại dịch là để cho thấy Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ kinh tế với Việt Nam. Ông hy vọng Samsung có thể phát triển hơn nữa, được lòng người dân địa phương vì không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn tập trung vào các dịch vụ xã hội và phúc lợi.

Cũng tin liên quan, hãng LG Electronics của Hàn Quốc vào ngày 2 tháng 11 xác nhận thông tin về kế hoạch xây dựng một trung tâm nghiên cứu & phát triển thứ 2 tại Việt Nam.

Mạng báo Korean Herald loan tin cho biết trung tâm này sẽ được mở ở thành phố Đà Nẵng. Trung tâm nghiên cứu & phát triển thứ nhất của LG Electronics tại Việt Nam được mở ở Hà Nội.

Hồi năm 2014, LG Electronics thành lập nhà máy tại Hải Phòng chuyên sản xuất thiết bị gia dụng, điện thoại thông minh và linh kiện nghe nhìn trong xe ô tô.

Trên bình diện chính phủ, Việt Nam – Hàn Quốc thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009. Hiện có gần 200.000 công dân mỗi nước sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/assembly-speaker-visits-samsung-plant-in-vn-lg-electronics-plans-the-second-rd-center-11022020073857.html

Đài Loan đang đợi hệ thống tên lửa

tiêu diệt một nửa quân Trung Quốc

Quân đội Đài Loan hôm 27/10 tuyên bố rằng việc họ được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon trị giá 2,37 tỷ đô la của Mỹ sẽ giúp họ tiêu diệt “một nửa” lực lượng quân xâm lược Trung Quốc, theo bản tin hôm 2/11 của Taiwan News.

Vào ngày 26/10, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA) ra thông cáo báo chí rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho việc bán 100 Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon (HCDS) và các thiết bị liên quan với tổng trị giá khoảng 2,37 tỷ USD cho Đài Loan.

Cụ thể, gói vũ khí sẽ bao gồm 100 đơn vị vận chuyển bệ phóng HCDS, 400 tên lửa phóng từ bề mặt RGM-84L-4 Harpoon Block II, bốn tên lửa tập trận RTM-84L-4 Harpoon Block II, 411 container, 25 xe tải radar, phụ tùng, các thiết bị thay thế, thiết bị hỗ trợ và kiểm tra, cùng với các thiết bị khác.

Thương vụ bán vũ khí này đánh dấu lần thứ hai trong vòng một tuần và lần thứ chín chính quyền Trump tuyên bố bán các gói vũ khí cho Đài Loan.

Vào ngày 21/10, DSCA đã công bố một thỏa thuận bán cho Đài Loan gói vũ khí trị giá 1,8 tỷ đô la Mỹ bao gồm 11 hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142, 135 tên lửa tấn công đất liền AGM-84H Phản ứng mở rộng (SLAM-ER) và các thiết bị liên quan, ngoài ra còn có sáu tên lửa MS -110 dùng cho máy bay phản lực.

Đáp lại thông báo của Mỹ về gói vũ khí tiềm năng, tờ South China Morning Post dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Trương Triết Bình cho biết trong một cuộc họp báo ngày 27/10 rằng thỏa thuận này sẽ giúp Đài Bắc “đạt được mục tiêu có thể tiêu diệt một nửa lực lượng đối phương vào năm 2025”.

DSCA tuyên bố rằng việc mua bán này nhằm “tăng cường khả năng phòng thủ trên mặt đất và trên không”, đồng thời cung cấp cho Đài Loan một hệ thống cho phép hòn đảo “chống lại hoặc ngăn chặn các cuộc xâm lược hàng hải, phong tỏa ven biển và các cuộc tấn công đổ bộ”.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng lô khí tài mới sẽ “dễ dàng tích hợp vào cơ sở hạ tầng quân sự hiện có” của Đài Loan.

Với tầm bắn 125 km, các tên lửa Harpoon mà Mỹ dự định bán cho Đài Loan có thể được sử dụng để tấn công tàu chiến và tàu vận tải của Trung Quốc trên biển cũng như tại các cảng mà chúng xuất phát.

Loại tên lửa Harpoon hiện đã có trong kho vũ khí của tàu chiến và máy bay chiến đấu của Đài Loan, với phiên bản phóng trên bờ mà Mỹ dự định chuyển giao sẽ bổ sung thêm một lớp nữa cho hệ thống phòng thủ của quốc đảo.

Ngoài ra, các tên lửa cận âm của Mỹ sẽ bổ sung cho tên lửa chống hạm siêu thanh Hsiung-Feng II và Hsiung-Feng III của Đài Loan. Mặc dù tên lửa siêu thanh có lợi thế rõ ràng về tốc độ, nhưng tên lửa cận âm có chi phí thấp hơn và có thể được triển khai với số lượng lớn hơn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-dang-doi-he-thong-ten-lua-tieu-diet-mot-nua-quan-so-trung-quoc.html

7 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bị bắt tại Hong Kong

Tin từ Hong Kong – Vào chủ nhật (ngày 1 tháng 11), bảy nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bị bắt tại Hong Kong với cáo buộc liên quan đến việc cản trở cuộc họp của hội đồng lập pháp vào tháng 5, một hành động diễn ra sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh gây tranh cãi vào tháng 6.

Các vụ bắt giữ, diễn ra vào sáng sớm, dường như không liên quan trực tiếp đến luật an ninh nói trên, nhưng xảy ra khi cảnh sát đã bắt giữ khoảng 30 người theo luật trong những tháng gần đây. Các nhà lập pháp Wu Chi Wai, Andrew Wan, Helena Wong, Kwok Wing Kin, Eddie Chu, Raymond Chan và Fernando Cheung đã thông báo về vụ bắt giữ trên trang Facebook cá nhân của họ.

Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia đối với thành phố tự do nhất của họ vào ngày 30 tháng 6, một hành động bị các chính phủ và các nhóm nhân quyền phương Tây lên án rộng rãi. Luật trừng phạt những gì Bắc Kinh định nghĩa rộng rãi là ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các lực lượng ngoại quốc với mức án tù chung thân. Những người chỉ trích đạo luật này cho rằng nó là hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm thắt chặt sự kìm kẹp của họ đối với Hong Kong và làm xói mòn sự độc lập về tư pháp của quốc gia này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/7-nha-lap-phap-ung-ho-dan-chu-bi-bat-tai-hong-kong/

Các ngân hàng Trung Quốc làm ăn kém đi, nợ xấu gia tăng

Thiện Phong

Lợi nhuận ròng và nợ xấu của các Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã có những chuyển biến xấu đi ở các mức độ khác nhau và đỉnh điểm trả nợ doanh nghiệp có thể xuất hiện vào giữa năm tới, các ngân hàng lớn sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực trong vài quý tới.

Lợi nhuận của 5 ngân hàng đứng đầu Trung Quốc giảm, áp lực nợ xấu tăng

Theo báo cáo tài chính do 5 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc công bố hôm 30/10, lợi nhuận ròng của 5 ngân hàng này đã giảm mạnh, trong khi các khoản nợ xấu tiếp tục tăng, Epoch Times trích dẫn thông tin từ đại lục cho biết.

Lợi nhuận ròng giảm mạnh nhất là Ngân hàng Truyền thông, giảm 12,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận ròng giảm tương ứng 9,15%, 8,69%, 8,66% và 8,49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, tổng nợ phải trả của Ngân hàng Trung Quốc là 22,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,68% so với cuối năm ngoái.

Về nợ xấu, tính đến cuối tháng 9, dư nợ xấu của Ngân hàng Truyền thông tăng 24,31% so với cuối năm ngoái và tỷ lệ nợ xấu tăng 0,2 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái.

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc lần lượt tăng 0,11 điểm phần trăm, 0,12 điểm phần trăm và 0,11 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái.

Hầu hết lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết ở đại lục đều giảm

Trong nửa đầu năm nay, ít nhất 1.300 chi nhánh ngân hàng đã đóng cửa, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Xây dựng đã sa thải hơn 26.000 nhân viên.

Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông đại lục vào ngày 2/11, báo cáo kết quả hoạt động quý 3 do 36 ngân hàng niêm yết cổ phiếu hạng A công bố, 21 ngân hàng trong số đó có lợi nhuận ròng 3 quý đầu năm giảm, lợi nhuận ròng của các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng cổ phần đều giảm mạnh.

Tiếp theo là các ngân hàng Thương mại thành phố. Trong số 14 ngân hàng Thương mại thành phố, 12 ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng hàng năm giảm sút trong ba quý đầu năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của Ngân hàng Thượng Hải, Ngân hàng Tây An và Ngân hàng Quý Dương đã thay đổi từ tích cực sang tiêu cực, lần lượt là -7,99%, -1%, -0,96%.

Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của các ngân hàng quốc doanh lớn, ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại thành phố và ngân hàng thương mại nông thôn lần lượt giảm 12%, 8,5%, 2,1% và 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, tính đến cuối tháng 10, 26 trong số 36 ngân hàng đã rơi vào tình trạng nguy hiểm trong năm nay, bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Truyền thông và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc.

Số lượng lớn các ngân hàng chưa niêm yết, theo gần 100 báo cáo tài chính đã công bố kết quả hoạt động cho đến nay, thì có 75% là lỗ, và số ngân hàng có lãi ròng giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-ngan-hang-trung-quoc-lam-an-kem-di-no-xau-gia-tang.html

Chuyên gia: Dấu hiệu ĐCSTQ

chuẩn bị ‘cướp bóc’ của cải tư nhân

Tâm Thanh

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc và tuyên bố sẽ ưu tiên mở rộng nhu cầu trong nước, nhưng không đề cập đến “kinh tế dân doanh” như trước.

Một số nhà kinh tế đã phân tích và cảnh báo rằng, tín hiệu được đưa ra ở đây là rất rõ ràng, ĐCSTQ sẽ bắt đầu đàn áp kinh tế dân doanh và cướp bóc của cải tư nhân một cách toàn diện. Một vòng bi kịch mới của “quan hệ đối tác công – tư” sẽ tái diễn ở Trung Quốc, theo SOH.

Hôm thứ Năm (29/10), Hội nghị toàn thể lần thứ năm của ĐCSTQ đã kết thúc với đề xuất trong thông báo của mình, ưu tiên mở rộng nhu cầu trong nước và “đột phá lớn” về “kỹ thuật nòng cốt quan trọng”. Theo đó liệt kê các mục tiêu khác nhau của ĐCSTQ sẽ đạt được vào năm 2025, nhưng không chi tiết. Thông báo cũng không đề cập đến “kinh tế dân doanh” khiến dư luận xôn xao.

Tô Tiểu Hà, một chuyên gia kinh tế tại Hoa Kỳ nói rằng, tài liệu của ĐCSTQ không đề cập đến “kinh tế dân doanh”, đây là điều chưa từng thấy trong 40 năm qua.

Vào khoảng năm 1982, ĐCSTQ chính thức mô tả hiện tượng kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc là “nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa”. Nhưng, thuật ngữ này dường như không hợp với quy tắc, vì vậy thuật ngữ “kinh tế dân doanh” đã được đặt ra.

Thuật ngữ “kinh tế dân doanh” do ĐCSTQ đặt ra, nó không phù hợp với thực tế, bởi vì định nghĩa về quyền sở hữu tài sản không thuộc về tài sản công hay tư nhân. Từ “dân” (trong thuật ngữ kinh tế dân doanh) là quá rộng. Nói một cách chính xác, nó phải là “kinh tế tư nhân”. Trong đó, quyền sở hữu tài sản thuộc về tư nhân. Nhưng ĐCSTQ không thích thuật ngữ “tư nhân”, vì vậy, họ đã đặt ra thuật ngữ “kinh tế dân doanh”.

Tô Tiểu Hà nói rằng, trong những thập kỷ gần đây, các tài liệu chính thức của ĐCSTQ luôn mô tả “kinh tế dân doanh” là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, chứ không phải là một thành phần phụ của nền kinh tế thuộc sở hữu nhà nước.

Kể từ khi ĐCSTQ dành một khoảng trống nhất định cho kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và tạo nên “kỳ tích tăng trưởng kinh tế” trong 40 năm qua, thu hút sự chú ý từ thế giới, đạt được thành tích được gọi là “từ 0 đến 56789”:

1) Tỷ lệ đóng góp thuế của doanh nghiệp tư nhân vượt quá 50% tổng số thuế nộp ngân sách.

2) Trong tất cả các khoản đầu tư, tư nhân chiếm hơn 60% tổng đầu tư và 85% đầu tư sản xuất. Doanh nghiệp tư nhân là động lực thúc đẩy lớn nhất cho đầu tư.

3) Các bằng sáng chế của doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 75%, trở thành lực lượng chính trong việc đổi mới khoa học và công nghệ của Trung Quốc.

4) Tỷ trọng việc làm của các doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 80% và mức tăng chiếm hơn 100%, đã trở thành yếu tố đảm bảo lớn nhất cho việc làm ở thành thị5) Số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 95%, trở thành chủ thể lớn nhất của nền tảng vi mô kinh tế Trung Quốc.

Tô Tiểu Hà cho rằng, điều này có nghĩa là động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân. Nếu không có kinh tế tư nhân, nền kinh tế Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hoặc thậm chí tồi tệ hơn thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Nhưng, điều bất ngờ là ĐCSTQ lần đầu tiên không đề cập đến “kinh tế dân doanh” trong thông báo kết thúc Hội nghị toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương, từ đầu đến cuối văn kiện không hề nhắc đến thuật ngữ “kinh tế dân doanh”. Có thể tưởng tượng ĐCSTQ sẽ làm gì tiếp theo.

Tô Tiểu Hà cho biết, ĐCSTQ nhất định sẽ đàn áp kinh tế tư nhân trong tương lai và nhất định sẽ tìm cách làm cho kinh tế tư nhân biến mất, để tất cả kinh tế tư nhân trở lại cơ chế kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước. Nói trắng ra, đây là một vòng hợp tác công – tư mới, nhưng lần này ĐCSTQ đã thay đổi một thuật ngữ mới gọi là “chế độ sở hữu hỗn hợp”. Mọi người hãy thử nghĩ xem, “sở hữu hỗn hợp” là gì?

Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cùng hoạt động, cuối cùng là bị doanh nghiệp nhà nước thôn tính, đây chẳng phải là thẳng tay giật tiền sao? Bản chất ban đầu là kết hợp kinh doanh công – tư.

Tô Tiểu Hà dự đoán rằng, trong tương lai gần, ĐCSTQ sẽ biến tất cả các doanh nghiệp tư nhân thành “sở hữu hỗn hợp” và tất cả các doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành chi nhánh của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp công).

Vì vậy, tốt nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân nên chuyển tiền ra ngoài càng sớm càng tốt, cùng gia đình rời khỏi Trung Quốc, chấm dứt hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Nếu không, họ đi vào vết xe đổ của các nhà tư bản và chủ doanh nghiệp Trung Quốc do các công ty công và tư cùng điều hành kinh doanh.

Tô Tiểu Hà nói rằng, ĐCSTQ không nêu rõ con số cụ thể về tăng trưởng GDP trong tương lai trong thông báo lần này, vấn đề được phản ánh ở đây là nền kinh tế Trung Quốc hiện đang hoạt động trong biên độ âm và sẽ còn ở trạng thái âm trong một thời gian dài. Khi thu nhập quốc dân không tăng lên và mọi thứ đều thất bại, doanh thu tài chính và thuế của ĐCSTQ sẽ giảm đáng kể. Trong tình huống này, ĐCSTQ chắc chắn sẽ cướp đoạt tài sản riêng của người dân Trung Quốc, tiền gửi ngân hàng của người dân, ô tô của người dân và tài sản cố định của người dân. Tất cả đều có thể bị ĐCSTQ trưng dụng với lý do chiến tranh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-dau-hieu-dcstq-chuan-bi-cuop-boc-cua-cai-tu-nhan.html

Trung Quốc ra lệnh thiết kế ‘Danh sách dự

trữ vật phẩm khẩn cấp cho hộ gia đình trong mùa thu-đông’,

chuẩn bị cho chiến tranh hay phong tỏa chặn dịch?

 Bình luậnĐông Phương

Gần đây, để mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã ban hành kế hoạch hoạt động “Mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng”, yêu cầu tất cả các địa phương “đưa ra danh sách khuyến nghị dự trữ vật phẩm khẩn cấp cho hộ gia đình trong mùa thu-đông”. Chính sách này khiến người dân nghi ngờ chính quyền có thể đang chuẩn bị để phong tỏa vì dịch bệnh, một số khác lại lo lắng về chiến tranh.

Hôm 29/10, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã thông báo trên trang web chính thức rằng, vào giữa tháng Mười, họ đã ban hành “Kế hoạch làm việc để mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng trong tương lai gần” cho các chính quyền địa phương. Điều số 15 đề cập đến “Danh sách khuyến nghị dự trữ vật phẩm khẩn cấp cho hộ gia đình trong mùa thu-đông”.

Kế hoạch làm việc yêu cầu tất cả các ủy ban y tế địa phương, bộ phận quản lý khẩn cấp, ủy ban phát triển và cải cách cùng các bộ phận khác chịu trách nhiệm theo sự phân công công việc, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của Bắc Kinh và các nơi khác trong việc đưa ra danh sách dự trữ vật phẩm khẩn cấp cho hộ gia đình ở mức độ cấp tỉnh để xây dựng “Danh sách dự trữ vật phẩm khẩn cấp cho hộ gia đình trên quy mô toàn quốc”. Đồng thời, khuyến khích các địa phương điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình, đẩy nhanh việc xây dựng danh mục và hướng dẫn các gia đình ở thành thị dự trữ các vật dụng y tế như túi sơ cứu gia đình…

Tính đến thời điểm hiện tại, các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Tế Nam ở Sơn Đông, Ninh Ba ở Chiết Giang, Thâm Quyến ở Quảng Đông, Hải Khẩu ở Hải Nam, v.v. đã công bố danh sách vật phẩm liên quan. Đối chiếu bước đầu cho thấy danh sách của các khu vực này phần lớn đều là lương khô, túi sơ

cứu, đèn pin, nước khoáng… và tiền mặt, thẻ tín dụng, v.v. Ngoài ra còn có cả giấy tờ quan trọng như thẻ căn cước công dân, đơn điền thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp…

Động thái này của chính quyền Trung Quốc đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên Weibo.

Một số người cho rằng, danh sách này có thể là bước chuẩn bị cho việc đóng cửa thành phố để đối phó với nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại vào mùa thu và mùa đông. Cũng có người lo lắng rằng do gần đây mối quan hệ ngoại giao của đại lục trở nên căng thẳng nên việc chính quyền yêu cầu người dân chuẩn bị vật phẩm khẩn cấp có thể là để chuẩn bị cho chiến tranh.

Một số khác lại cho rằng do năm nay thiên tai liên miên không ngừng, cùng với chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào điểm đóng băng, vậy nên để thúc đẩy tiêu dùng, chính quyền “lại làm ra chính sách gì đó để hù dọa người dân, nhằm giúp họ dọn sạch đống hàng tồn kho…”. Cũng có người bình luận rằng: “Không biết có phải lại là do nhóm lợi ích nào làm ra để trục lợi không nữa”.

Đông Phương

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-ra-lenh-thiet-ke-danh-sach-du-tru-vat-pham-khan-cap-cho-ho-gia-dinh-trong-mua-thu-dong-chuan-bi-cho-chien-tranh-hay-phong-toa-chan-dich-96198.html

Trung Quốc: 13 cư dân mạng ở Thiểm Tây bị

tuyên án tù vì phát tán ‘tin chính trị nước ngoài’

 Bình luậnĐông Phương

13 cư dân mạng ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc cáo buộc là phát tán “tin chính trị nước ngoài” và “tấn công các nhà lãnh đạo chính phủ, đảng và nhà nước” trên Internet, và bị kết án tù từ một năm rưỡi đến ba năm.

Theo tin tức do trang mạng Tài liệu Phán quyết Trung Quốc (China Judgements Online) đăng tải vào ngày 23/10, 13 cư dân mạng ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, bao gồm Trần Ưng Quân (Chen Yingjun), Vương Hưng Kiệt (Wang Xingjie), v.v. đã bị bắt vào ngày 29/4/2019 vì phát tán “tin giả” liên quan đến chính trị trong nhóm QQ; đến tháng 9/2020, những người này đã bị Tòa án quận Tần Đô (Qindu) của thành phố Hàm Dương kết án tù với thời hạn từ một năm rưỡi đến ba năm vì tội kích động gây rối.

Các nhà chức trách cáo buộc họ “gây rối” trên Internet và tấn công các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nội dung bản án cũng cho biết, người đàn ông đứng đầu nhóm QQ này mang họ Lôi và đã tử vong. Nhưng bản án không nêu nguyên nhân cái chết của ông này.

Phán quyết cũng tuyên bố rằng ông Lôi đã sử dụng phần mềm vượt tường lửa để truy cập các trang web ở nước ngoài, và chuyển tiếp “tin đồn chính trị ở nước ngoài” (bao gồm văn bản, hình ảnh và video) đến nhiều nhóm QQ do ông này thành lập, sau đó gửi nó cho các thành viên thông qua mục trò chuyện riêng trên QQ.

Trong số 13 người này, Trần Ưng Quân bị kết án nặng nhất với 3 năm tù.

Theo một báo cáo của trang mạng Bảo vệ Nhân quyền Hải ngoại đăng ngày 31/10, trước khi mở phiên tòa xét xử, Trần Ưng Quân đã từ chối luật sư được chỉ định bào chữa cho anh và nói rằng anh muốn tự bào chữa cho mình. Trong phiên tòa, Trần Ưng Quân chỉ “hô vang khẩu hiệu” và không bào chữa nên bị tuyên phạt mức án nặng nhất.

Vương Hưng Kiệt và Lư Hướng Huy (Lu Xianghui) bị kết án 1 năm 9 tháng tù; những người còn lại bị kết án 1 năm 7 tháng và 1 năm 6 tháng, án tù sẽ bắt đầu được thi hành từ ngày 29/4/2019.

Trong những năm gần đây, nhiều cư dân mạng hoặc trí thức đại lục đã bị xử lý vì phát ngôn của họ, và chỉ riêng trong giới trí thức đã có hàng chục trường hợp.

Trong số đó, trường hợp nổi tiếng nhất là các “hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) như trùm bất động sản Nhậm Chí Cường bị kết án 18 năm vì chỉ trích chính quyền ĐCSTQ; bà Thái Hà – Giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ cũng bị khai trừ đảng và hủy bỏ quyền lợi nghỉ hưu vì chỉ trích chính quyền ĐCSTQ. Giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) của Trường Luật Đại học Thanh Hoa cũng bị cách chức vì phát ngôn của mình.

Ngoài ra còn có bà Cảnh Tiêu Nam (Geng Xiaonan), một nghệ sĩ Trung Quốc và là một nhà xuất bản tư nhân ở Bắc Kinh, đã bị bắt vì phát biểu ủng hộ Giáo sư Hứa Chương Nhuận trên mạng Internet.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-13-cu-dan-mang-o-thiem-tay-bi-tuyen-an-tu-vi-phat-tan-tin-chinh-tri-nuoc-ngoai-96114.html

Trung Quốc phòng dịch virus Corona Vũ Hán kiểu mới:

‘lừa’ người dân đi cách ly

 Bình luậnDu Miên

Đợt tái bùng phát virus Corona Vũ Hán – COVID-19 ở nội khu Kashgar của Tân Cương, Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn, và chính quyền địa phương ngày càng có thêm nhiều biện pháp phòng dịch quá quắt.

Dữ liệu chính thức từ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy khu vực này đã tăng thêm gần 200 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới trong vài ngày qua.

Chính quyền địa phương đã kích hoạt chế độ phản ứng khẩn cấp cấp độ một. Những người từ các khu vực khác đến Kashgar gần đây đã bị chính quyền truy tìm và đưa vào diện cách ly. Thậm chí, chính quyền còn niêm phong cửa phòng khách sạn của họ và ép họ dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Ông Li là một cư dân ngụ tại Thủ phủ Ürümqi của Tân Cương, gần đây ông có chuyến công tác đến Kashgar. Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết đã đến Kashgar vào ngày 22/10 và rời đi vào ngày 25/10. Sau khi đến sân bay Ürümqi lúc 6 giờ chiều ngày 25/10 (giờ địa phương), ông Li và hơn 40 người trên cùng một máy bay ngay lập tức được đưa đến một địa điểm cách ly. Thủ phủ Ürümqi cách nội khu Kashgar khoảng 1448km về phía đông bắc.

Ông Li nói: “Tôi được đưa thẳng đến địa điểm cách ly, [là] một khách sạn ở quận Thiên Sơn. Các nhân viên không nói nhiều và không nói với chúng tôi bất cứ điều gì”.

Mặc dù đã được xét nghiệm virus Corona Vũ Hán trước đó, nhưng khi đến nơi cách ly, các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra kết quả xét nghiệm cho ông Li. Ông cho biết: “Chúng tôi đã hỏi thời gian cách ly là bao lâu và khi nào chúng tôi sẽ được thông báo kết quả xét nghiệm axit nucleic, nhưng không ai trả lời”.

Ông cũng nói thêm rằng, khi mới bắt đầu cách ly, cứ 2 lần một ngày, đều đặn sáng tối họ sẽ nhận được các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Ông Li thuật lại: “Thế này, nó không phải là thuốc Trung Quốc. Tôi không biết loại thuốc đó là gì. Tôi không dùng nó. Tôi đã vứt nó đi. Tôi không biết đó là thuốc gì… [hay có] những thành phần nào trong đó”.

Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của ông Li là mất việc làm và không thể kiếm sống, do yêu cầu bắt buộc cách ly từ chính phủ. Trước khi trở về từ Kashgar, ông vốn đã lên kế hoạch tự cách ly tại một khách sạn.

Ông nói: “Nếu họ không đưa chúng tôi vào khu vực cách ly, tôi sẽ đến khách sạn để tự cách ly. Bởi vì nếu tôi về nhà và bị văn phòng cộng đồng phát hiện, thì cả gia đình tôi sẽ bị đưa đi cách ly tập trung”. ĐCSTQ đã thiết lập các “văn phòng cộng đồng” ở mỗi khu dân cư trên khắp Trung Quốc để có thể giám sát chặt chẽ từng vấn đề tại mỗi địa phương.

Một cư dân Ürümqi khác với bí danh Zhang Lu cũng đã bị ép buộc cách ly sau khi trở về từ một chuyến công tác ở Kashgar.

Cư dân Zhang nói với The Epoch Times rằng, anh và các đồng nghiệp đã lái xe đến quận Bachu ở Kashgar để công tác vào ngày 20/10 và quay trở lại Ürümqi vào ngày hôm sau. Sau đó, vào ngày 24/10, anh đã đi đến một thành phố khác là Xương Cát, cách Ürümqi 40km về phía tây. Trong chuyến trở về Ürümqi vào đêm đó, anh đã bị chặn lại tại trạm kiểm soát sông Toutun và được chuyển đến một cơ sở cách ly.

Theo Zhang, có khoảng 100 phương tiện chuyển hướng đến khu vực cách ly vào đêm hôm đó, nghĩa là có ít nhất 100 người đã được cách ly cùng với anh. Họ đến từ khắp nơi trên đất nước, bao gồm Tứ Xuyên, Hà Nam, Quảng Đông và cả những người đi du lịch bụi, theo lời anh Zhang.

Cư dân Zhang nói rằng, anh sẵn sàng ủng hộ các hoạt động kiểm dịch do chính phủ thực thi nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh, miễn sao các biện pháp này chứng minh được hiệu quả trong việc tránh các đợt phong tỏa thành phố trong tương lai.

Khách du lịch bị buộc phải cách ly, bị tịch thu chứng minh nhân dân

Một du khách đến thăm Tân Cương và đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona Vũ Hán cho biết, cô đã bị chính quyền địa phương lừa đến trung tâm cách ly. Tại đây, cô bị buộc phải cách

ly và không được phép rời đi, trong khi bị thu giữ chứng minh nhân dân (ID). Ban đầu, các nhà chức trách nói với cô rằng họ đang chuyển cô đến văn phòng cộng đồng địa phương, và nói rằng cô có thể rời đi sau khi đăng ký tại văn phòng này.

Người phụ nữ đã đăng một thông điệp dài trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào ngày 26/10 để mô tả hoàn cảnh của mình: “Họ từng bước lừa khách du lịch, nói rằng chúng tôi có thể rời khỏi Tân Cương nếu chúng tôi có báo cáo xét nghiệm axit nucleic sau khi đăng ký với văn phòng cộng đồng ở thành phố”.

“Hóa ra, chứng minh thư của chúng tôi bị họ trực tiếp thu giữ và [chúng tôi] bị kéo vào khu vực cách ly. Tôi không hiểu tại sao họ lại thu giữ chứng minh thư của khách du lịch”, cô nói.

Cô cũng cho biết, Ủy ban Y tế Tân Cương đã “nói dối tất cả khách du lịch” sau khi nói với cô rằng, khách du lịch có thể rời Tân Cương trong vòng 7 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính. Thay vào đó, khi khách du lịch đến cơ sở kiểm dịch, họ được thông báo rằng họ sẽ phải cách ly ít nhất 14 ngày.

Cô khẳng định: “Họ cũng nói [mà] không hề thấy xấu hổ rằng, tất cả những khách du lịch vào khu cách ly với tôi hôm nay đều bị chính quyền lừa đến đây”.

Trong đoạn tin này, nữ cư dân phàn nàn rằng các cuộc gọi của cô đến Trụ sở Phòng chống Dịch bệnh Ürümqi không được trả lời, còn các nhân viên tại khu vực cách ly thì phớt lờ mọi câu hỏi và yêu cầu của người dân.

Cô cầu xin chính quyền địa phương trong tin nhắn: “Nhiều người đã bị kéo vào khu cách ly một cách vô lý bởi chính sách phòng chống dịch bệnh vô lý của Ürümqi. Xin hãy để họ về nhà!”.

Cô cũng đăng một bức ảnh trên Weibo cho thấy cánh cửa của cơ sở cách ly được dán kín bằng băng nhựa.

Khi The Epoch Times cố gắng phỏng vấn người phụ nữ này, cô cho biết tất cả những gì muốn nói đều đã đăng trên Weibo, và cô không tiện nhận lời phỏng vấn. Đầu ngày 29/10, The Epoch Times phát hiện rằng tất cả nội dung cô đăng lên Weibo về việc cách ly đã bị xóa.

Theo dữ liệu chính thức, tính đến ngày 27/10, đã có 22 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán được xác nhận và 161 ca không có triệu chứng ở quận Shufu, thành phố Kashgar.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-phong-dich-virus-corona-vu-han-kieu-moi-lua-nguoi-dan-di-cach-ly-95942.html

Khi người dân còn lo ngại về virus Corona Vũ Hán,

 chính quyền Thượng Hải còn bận tổ chức sự kiện

 Bình luậnDu Miên

Thượng Hải – thành phố đông dân nhất của Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát virus Corona Vũ Hán, dù trước đó giới chức thành phố đã đảm bảo với công chúng rằng mức độ lây lan của COVID-19 đã được kiểm soát.

Theo lời người dân chia sẻ thì các tuyên bố này mâu thuẫn với tình hình thực tế tại địa phương.

Thành phố Thượng Hải là một trung tâm tài chính toàn cầu nằm trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Kể từ giữa tháng Ba, thành phố này đã báo cáo chỉ có 3 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán nội địa. Hầu như tất cả các đợt bùng phát gần đây được báo cáo tại thành phố này đều do các trường hợp từ nước ngoài.

Trong các cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, người dân Thượng Hải bày tỏ sự hoài nghi về các số liệu chính thức. Họ khẳng định, quy mô cảnh báo tăng cường đang áp dụng tại thành phố này khiến họ nhớ về những ngày đầu khi virus Corona Vũ Hán mới bùng phát ở Trung Quốc.

Dù đã được dừng lại một thời gian trước đó, hiện tại các biện pháp kiểm dịch như kiểm tra thân nhiệt và đeo khẩu trang đã được áp dụng trở lại cùng với ứng dụng mã sức khỏe. Đây là một chương trình kỹ thuật số với 3 cấp đánh giá sức khỏe của người dân bằng màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ, vốn từng phổ biến khắp Trung Quốc vào thời điểm đầu đại dịch. Khi những động thái này được áp dụng trở lại, vào thời điểm mà các khu vực khác như Tân Cương và Thanh Đảo đang phải vật lộn với các cụm virus Corona Vũ Hán mới, đã khiến dư luận Thượng Hải càng thêm lo lắng.

Tại khu dân cư Huamu trong khu Phố Đông của thành phố, người dân nói rằng các quan chức đã coi nhẹ số ca nhiễm virus, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm dịch đối với một số người trong khu vực lân cận.

Trước đó nổ ra các cuộc thảo luận trực tuyến về 5 ca lây nhiễm tại địa phương được xác nhận, dẫn đến hàng chục người trong khu vực phải đi cách ly.

Trong một bài đăng vào đêm muộn ngày 26/10, các quan chức tại Pudong đã bác bỏ thông tin này với khẳng định đây chỉ là “tin đồn”. Họ cho biết chỉ có một bệnh nhân ở khu Pudong, bị nhiễm bệnh trong thời gian cách ly nhưng không gây lây nhiễm cho những người khác. Bài đăng còn nói thêm rằng, những người có tiếp xúc với bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tuy nhiên, thông tin từ người dân địa phương lại hoàn toàn mâu thuẫn với tuyên bố của chính quyền thành phố Thượng Hải. Một cư dân từ khu phố Huamu khẳng định “nhiều người đã phải đi cách ly”.

Trao đổi trong một cuộc phỏng vấn, người phụ nữ cho biết: “Những gì [chính quyền] nói về [kết quả] âm tính từ virus [Corona Vũ Hán] là sai sự thật”. Cô cũng nói thêm rằng, chỉ qua một đêm mà khu dân cư của cô đã bị áp chế bởi các quy tắc phong tỏa nghiêm ngặt hơn về phòng chống virus.

Một người dân khác kể lại, một cán bộ ủy ban khu phố nói rằng tất cả các ủy ban gần đó đã nhận được chỉ thị “kiểm dịch kỹ lưỡng như trong giai đoạn của đợt bùng phát đầu”.

Người này nói: “Virus [Corona Vũ Hán] vẫn ở đó và nó đang rình rập xung quanh. Ai mà biết ai có thể là người tiếp theo bị lây nhiễm chứ”.

Các khu vực khác của Thượng Hải cũng có dấu hiệu thắt chặt việc kiểm soát virus.

Khoảng một tuần trước, nhân viên an ninh tại Bệnh viện Jing’an Shibei Thượng Hải đã không cho 2 người cao tuổi thăm khám vì họ không có ứng dụng mã sức khỏe. Một nhân chứng thuật lại với The Epoch Times rằng, dù cho thân nhiệt độ của 2 người đều bình thường, nhưng họ không có điện thoại thông minh và không đủ hiểu biết về công nghệ để sử dụng mã chứng minh tình trạng sức khỏe của họ.

Tại sảnh bệnh viện, các tình nguyện viên và nhân viên an ninh thường xuyên phải hét lên qua loa để mọi người “đứng xếp hàng cách nhau một mét”. Các bác sĩ được “trang bị đến tận răng”, với kính bảo hộ và bộ quần áo bảo hộ hazmat vốn ít được thấy trong thời gian trước đó.

Một người dân khác cho biết, hệ thống xe buýt đã lắp đặt nhiệt kế hồng ngoại và từ chối bất cứ ai “không đạt tiêu chuẩn”.

Người dân địa phương chia sẻ với The Epoch Times một thông báo khẩn cấp cho thấy, một công ty quản lý tiện ích đã được yêu cầu giám sát việc đóng tất cả các lối vào các khu dân cư, ngoại trừ lối vào chính. Thông báo này cũng ra lệnh tăng cường sàng lọc những người ra vào các khu dân cư.

Các bức ảnh khác cũng cho thấy, một nhân viên bảo vệ đứng cạnh một tài xế xe buýt để thực thi các quy định về phòng chống virus Corona Vũ Hán, trong khi các tình nguyện viên mặc đồng phục màu đỏ và đội mũ hối hả đi lại trong công viên để kiểm tra thân nhiệt của người dân.

Một người dân địa phương trả lời phỏng vấn cho biết: “Thượng Hải đã bước vào tình trạng thời chiến. Tài xế [xe buýt] sẽ có người bảo vệ làm bạn đồng hành và người đến thăm công viên sẽ có hồng vệ binh”.

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có xu hướng trấn áp các tin tức tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia của họ, đặc biệt là trong thời gian diễn ra các sự kiện lớn và các ngày kỷ niệm quan trọng.

Theo tin tức từ truyền thông Trung Quốc, thành phố Thượng Hải dự kiến ​​sẽ tổ chức Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc hàng năm vào ngày 5/11, một dịp thu hút 917.200 du khách quốc tế vào năm 2019. Các nhà chức trách đã thề sẽ khiến sự kiện này thành công, bất chấp tình hình virus Corona Vũ Hán lây lan. Thậm chí gần đây, giới chức Thượng Hải đã mời các quan chức thế giới tham dự.

Trang web chính của sự kiện đã đăng một cuộc phỏng vấn của Vitaly Mankevich – chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-Á. Ông Makevich nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng, hội chợ là một bằng chứng cho thấy “các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc đã rất hiệu quả”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/khi-nguoi-dan-con-lo-ngai-ve-virus-corona-vu-han-chinh-quyen-thuong-hai-con-ban-to-chuc-su-kien-95811.html

Động lực cố thủ “tự cung tự cấp”

của Trung Quốc càng khiến Bắc Kinh

‘đào hố ngăn cách’ với Mỹ và thế giới

 Bình luậnTrần Đức

Kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc hướng quốc gia này theo kiểu tự cung tự cấp và thúc đẩy tăng trưởng thông qua nhu cầu trong nước, điều này có thể dẫn đến xung đột thậm chí còn lớn hơn đối với Hoa Kỳ.

Đó là đánh giá của một số nhà quan sát sau khi Cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – Ủy ban Trung ương, tuần trước đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của nước này và một bộ các mục tiêu phát triển dài hạn cho Trung Quốc vào năm 2035.

Chuẩn bị nội lực chống lại các cuộc tẩy chay và trừng phạt của nước ngoài

Các kế hoạch và các mục tiêu vạch ra sự thay đổi ưu tiên đối với công nghiệp và an ninh quốc gia, và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu công nghệ trong bối cảnh mối đe dọa tách rời với Mỹ ngày càng tăng, theo một tuyên bố đưa ra vào cuối cuộc họp.

Những mục tiêu này sẽ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước của Trung Quốc và dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của ĐCSTQ.

Henry Gao, Chủ tịch Dongfang Scholar tại Viện Ngoại thương Thượng Hải, cho rằng có nguy cơ xung đột lớn hơn nữa giữa hai cường quốc về thương mại và công nghệ nếu Trung Quốc định hướng tự cung tự cấp.

“Vấn đề đầu tiên là phương thức lưu thông hàng hóa nội địa kiểu như vậy”, Gao cho biết trong một ghi chú hôm thứ Sáu (ngày 30/10). “Trên thực tế, điều này có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi chính sách công nghiệp của nhà nước, trợ cấp và các doanh nghiệp nhà nước – những ông lớn nhà nước này vốn là cốt lõi của mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc và là nguồn lực chính của xung đột thương mại với phương Tây”.

Lưu thông kép – Lời hứa ‘chung chung’?

Ông Tập cho biết mục đích là để đảm bảo chuỗi cung ứng công nghiệp của đất nước sẽ không bị gián đoạn, ngay cả trong những thời điểm quan trọng, với các lĩnh vực như đường sắt tốc độ cao và sản xuất điện cần có khả năng chống lại các cuộc tẩy chay và trừng phạt của nước ngoài.

Theo dự kiến, bản tóm tắt của kế hoạch 5 năm tiếp theo bao gồm các tham chiếu đến “lưu thông kép”, một thuật ngữ mới do chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra vào mùa xuân năm ngoái.

Tuy nhiên, không có gì cụ thể trong kế hoạch của ĐCSTQ. Thay vào đó, có những lời hứa chung chung về “các bước mới trong cải cách và mở cửa” và xây dựng “hệ thống thị trường tiêu chuẩn cao” – nơi các lực lượng thị trường quyết định việc phân bổ các nguồn lực.

Về vấn đề “vai trò quyết định đối với các lực lượng thị trường”, ĐCSTQ đã hứa “nhiều lần”, với lần đầu tiên là vào năm 2013, nhưng tình hình “không có gì mới mẻ”. Do do, không có gì ở đây để có thể gợi ý về “một sự thay đổi lớn trong tương lai”.

Vai trò ‘bàn tay hữu hình’ của ĐCSTQ

Trong khi tuyên bố của ĐCSTQ lặp lại câu thần chú lâu nay rằng “thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực”, nó cũng nhấn mạnh vai trò của “bàn tay hữu hình của chính phủ” đối với nền kinh tế và kêu gọi “sức mạnh hợp tác tốt hơn giữa thị trường và chính phủ”.

Ông Gao – đồng thời là phó giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết: “Xét về cách tiếp cận ngày càng cứng rắn mà Mỹ đã áp dụng đối với Trung Quốc về những vấn đề này, sẽ không có gì vô lý khi căng thẳng giữa hai nước sẽ tăng cao”.

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Ngân hàng ANZ, đồng ý rằng căng thẳng Mỹ-Trung khó có thể giảm bớt vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin chắc rằng “hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” là con đường đúng đắn cho sự phát triển lâu dài của đất nước này.

Ông Yeung nói: “Sự khác biệt về ý thức hệ sẽ tiếp tục khiến Trung Quốc trở nên khác biệt với Mỹ, vốn phản đối ý tưởng kinh tế thị trường do nhà nước lãnh đạo”.

Ông nói thêm rằng sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong thập kỷ tới sẽ mang lại cho Bắc Kinh “vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn trên bàn đàm phán”.

Sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực dẫn đến năng suất chung thấp hơn

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, cho rằng nếu Trung Quốc theo đuổi quá trình tự cung tự cấp và đổi mới trong nước, điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, với sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực dẫn đến năng suất chung thấp hơn.

Evans-Pritchard cho biết: “Vì các công ty nhà nước đóng vai trò trung tâm trong chính sách công nghiệp, động lực tự cung tự cấp từ trên xuống làm cho khả năng theo đuổi các chính sách chuyển nguồn lực từ các công ty nhà nước sang các đối thủ cạnh tranh trong khu vực tư nhân kém hiệu quả hơn”.

‘Trấn an’ doanh nghiệp nước ngoài trước cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách giảm bớt lo ngại rằng sự thay đổi này sẽ hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài.

“Trung Quốc sẽ đứng vững về phía lẽ phải của lịch sử, tiếp tục cải cách sâu rộng, mở rộng cửa, tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, cùng các nước giành thắng lợi cuối cùng trước đại dịch Covid-19 và thúc đẩy sự phục hồi của thế giới”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết.

James McGregor, chủ tịch của Greater China tại APCO Worldwide, cho biết những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kích thích sự đổi mới trong nước, phát triển công nghệ sản xuất trong nước và thúc đẩy tự cung tự cấp, có nghĩa là mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là “loại bỏ sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu”.

McGregor cho biết Bắc Kinh có nguyện vọng thay thế nhập khẩu trong chiến lược “Đổi mới bản địa” năm 2006 và kế hoạch chi tiết “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” năm 2015.

McGregor nói: “Hãy nhớ rằng các kế hoạch chiến lược của Trung Quốc để đối phó với thế giới bên ngoài đã đi xa hơn so với thời Liên Xô”.

“Khi bạn xem xét kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sắp tới này và các kế hoạch địa phương của họ, bạn nên tiếp tục tập trung vào việc bảo vệ tương lai lâu dài của doanh nghiệp toàn cầu của bạn”, ông nói.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/kinh-te/dong-luc-co-thu-tu-cung-tu-cap-cua-trung-quoc-cang-khien-bac-kinh-dao-ho-ngan-cach-voi-my-va-the-gioi-96153.html

Đài TQ: Mỹ từng gây đau thương cho VN,

nay có mưu đồ ở Biển Đông

Một đài phát thanh của nhà nước Trung Quốc hôm 1/11 đăng bài viết nhắc nhở Hà Nội rằng Mỹ từng gây đau thương cho Việt Nam trong cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, và nay Mỹ có mưu đồ xúi giục các nước ASEAN chống Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nhận xét với VOA rằng Trung Quốc đang dùng các thủ thuật nhỏ nhặt và nực cười để chia rẽ Việt Nam với các nước có chung quan điểm, lợi ích.

Trên trang Facebook của mình, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đăng bài viết có nhan đề “Liệu còn nhớ những đau thương mà Mỹ gây ra cho Việt Nam nhằm chống đối Trung Quốc” vào chiều 1/11, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kết thúc chuyến thăm đột xuất đến Việt Nam kéo dài 2 ngày, từ 29 đến 30/10.

Kèm theo bài viết, đài phát thanh đối ngoại chính thức và duy nhất của Bắc Kinh đăng một bức ảnh ông Pompeo tại sân bay ở Hà Nội, cùng với ảnh chụp một nạn nhân thời Chiến tranh Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi “Em bé napalm”.

Như VOA đã đưa tin, chặng dừng chân ở Hà Nội mới đây là một phần của chuyến công du châu Á mà trong đó Ngoại trưởng Pompeo liên tục đưa ra thông điệp kêu gọi các nước châu Á hợp tác với Hoa Kỳ trong việc đối mặt với các mối đe dọa an ninh do Trung Quốc gây ra.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ mong muốn của Hoa Kỳ tiếp tục cùng với Việt Nam “xây dựng mối quan hệ và làm cho khu vực Đông Nam Á, châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên an toàn, hòa bình và thịnh vượng”.

Đề cập đến các diễn biến liên quan đến chuyến thăm, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc viết: “Trong thời gian Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, cổng điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra ngôn luận ác ý công kích Trung Quốc, mưu toan ly gián quan hệ các nước trên khu vực Nam Hải, dẫn thế giới hướng về ‘Chiến tranh lạnh mới’”.

Nam Hải là tên gọi mà Trung Quốc sử dụng để nói về vùng biển vốn được Việt Nam gọi là Biển Đông. Về mặt quốc tế, vùng biển này có tên trong tiếng Anh là South China Sea.

Trong những năm gần đây, như VOA đã đưa tin, Mỹ gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, liên tiếp đưa ra nhiều phát ngôn mạnh mẽ, đi cùng với các hoạt động của hải quân và không quân Mỹ nhằm phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Mỹ gọi là phi pháp.

Cũng qua các tuyên bố và hành động của mình, Mỹ thể hiện sự ủng hộ đối với tự do hàng hải, hàng không ở vùng biển có nhiều tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố họ có “chủ quyền lịch sử” về hầu hết Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối chọi về phần lớn vùng biển và hai quần đảo. Một số nước trong vùng gồm Philippines, Đài Loan, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền về một số phần của Biển Đông.

Trong bài viết hôm 1/11, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cho rằng Mỹ – một nước ở ngoài khu vực – giờ đây “can thiệp vào vấn đề Nam Hải” cũng như “công kích bôi nhọ Trung Quốc” là vì Mỹ “muốn xúi giục” các nước đối đầu với Trung Quốc, chứ không phải Mỹ muốn giúp các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp.

Đài đối ngoại của chính quyền Trung Quốc cáo buộc rằng Mỹ – với ý đồ “chống đối Trung Quốc” – hiện nay có “mưu toan” đưa các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, vào quỹ đạo “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Mỹ.

Vẫn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cảnh báo rằng việc Washington “lôi cuốn” Việt Nam và các nước ASEAN khác “làm đầy tớ” để Mỹ duy trì bá quyền “chắc chắn sẽ tác động nghiêm trọng tới vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực”.

Dường như muốn dùng một dẫn chứng lịch sử để lưu ý đến những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai, đài phát thanh của chính quyền Bắc Kinh nhắc nhở rằng “Hơn 50 năm trước, nhằm chống đối Trung Quốc, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh Việt Nam khiến 58 nghìn binh sĩ Mỹ và 1,1 triệu người Việt Nam mất đi mạng sống”.

Nhưng VOA nhận thấy đài của Trung Quốc không nhắc đến lịch sử có hàng chục cuộc chiến lớn nhỏ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, trong đó, cuộc chiến gần đây nhất nổ ra năm 1979 rồi kéo dài nhiều năm trong thập niên 1980. Việt Nam thường gọi đó là các cuộc chiến “chống Trung Quốc xâm lược”.

Nhận xét về những ý kiến trên đây do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đưa ra, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói với VOA:

“Trung Quốc dùng các thủ thuật nhỏ nhặt để chia rẽ Việt Nam với các nước có cùng suy nghĩ phải thượng tôn luật pháp quốc tế thì đấy là chuyện nực cười. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có đảng cộng sản cầm quyền. Nhưng rõ ràng là lợi ích quốc gia của từng nước cao hơn hai đảng cầm quyền. Cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc đều đã nói là không có gì cao hơn lợi ích quốc gia”.

Trong nửa cuối bài viết của mình, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc khẳng định Trung Quốc quý trọng hòa bình và ổn định của Nam Hải (tức Biển Đông) hơn bất kỳ quốc gia nào.

Trong khi đó, đài này cho rằng các hoạt động của hải quân và không quân Mỹ ở vùng biển “đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải” và Mỹ đã trở thành “kẻ phá hoại và gây sự” ở khu vực này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đánh giá rằng các ý kiến nêu trên của đài phát thanh đại diện cho Bắc Kinh là những nhận xét “không phù hợp” và “sai trái”.

Theo nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak, Bắc Kinh từ nhiều năm nay luôn có những đòi hỏi, yêu sách phi pháp về chủ quyền, lãnh thổ, thách thức một loạt các nước láng giềng, từ Việt Nam, Ấn Độ cho đến Bhutan, Nepal, Mông Cổ, v.v…

Liên quan đến khối 10 nước ASEAN nói riêng, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc viện nghiên cứu hàng đầu về chính trị-xã hội, an ninh, kinh tế của Đông Nam Á nhấn mạnh rằng Trung Quốc – với những hành động áp đặt mà ông gọi là “bậy bạ, phi pháp” – chính là nước gây chia rẽ ASEAN rõ ràng nhất.

Ngược lại, vẫn theo lời ông Hợp, Mỹ là nước dẫn dắt và nỗ lực duy trì trật tự của thế giới dựa trên những luật lệ quốc tế có từ sau Chiến tranh Thế giới II.
Bài viết của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hôm 1/11 là một phần trong cuộc chiến thông tin-tuyên truyền của Bắc Kinh nhằm làm cho Mỹ mất uy tín, khiến các nước ASEAN mất đi niềm tin đối với Mỹ, và phần nào nhắm đến đe dọa Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cho rằng ngoại trừ Campuchia đang chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước còn lại của ASEAN không bị chia rẽ, và Hà Nội cũng không hề bị đe dọa từ những thông điệp của Bắc Kinh.

“Không ai đe dọa được Việt Nam cả. Đứng về phía nào là quyền của Việt Nam. Cái phía mà Việt Nam luôn đứng cùng là luật pháp quốc tế”, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

Đây không phải là lần đầu tiên một cơ quan của chính quyền Trung Quốc lên tiếng nhắc nhở Việt Nam thận trọng về mối quan hệ với Mỹ.

Hồi tháng 7 năm nay, như VOA đã đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng lên trang Facebook chính thức của họ một bài viết cảnh báo rằng việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là có mục đích “ly gián quan hệ Trung-Việt”, cũng như nhằm biến Việt Nam thành “con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc”.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-tq-my-tung-gay-dau-thuong-cho-vn-nay-co-muu-do-o-bien-dong/5644940.html

Sau quy định thị thực của Mỹ,

Trung Quốc tuyên bố bảo vệ quyền của nhà báo

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/11 tuyên bố sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ các nhà báo nước này trước việc Hoa Kỳ trì hoãn gia hạn thị thực cho các phóng viên Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngừng “đàn áp chính trị” đối với các nhà báo Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tại một cuộc họp báo.

“Tuân theo nguyên tắc đáp trả bằng lời với lời và hành động với hành động, Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà báo Trung Quốc”, phát ngôn viên Trung Quốc nói.

Vào tháng 3, Hoa Kỳ cắt giảm số lượng công dân Trung Quốc được phép làm việc tại các văn phòng ở Mỹ của truyền thông nhà nước Trung Quốc. Vào ngày 11/5, Mỹ tiếp tục giới hạn thời gian lưu trú của họ trong 90 ngày, rồi sau đó có thể lựa chọn gia hạn.

Đáp lại, Trung Quốc đã trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ làm việc cho một số tờ báo Mỹ trong năm nay và đưa ra các hạn chế thị thực mới đối với một số công ty truyền thông Hoa Kỳ.

Ông Uông Văn Bân cho biết tuần trước, một số nhà báo Trung Quốc đã được gia hạn thị thực do hết hạn vào ngày 4 tháng 11. Những người khác vẫn chưa được gia hạn.

“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ ảo tưởng của mình và chấm dứt cuộc đàn áp chính trị và đàn áp các phóng viên Trung Quốc”, ông Uông nói.

“Đừng nói rằng Trung Quốc không báo trước”, phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm.

Mối quan hệ của hai nước gần đây ngày càng xấu đi vì nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có thương mại và đợt bùng phát virus corona mới, vốn bắt nguồn từ Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/sau-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-th%E1%BB%8B-th%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-quy%E1%BB%81n-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A0-b%C3%A1o/5645134.html

Trung Quốc: Kế hoạch 5 năm mới nhất

chuẩn bị cho một trận chiến

Kế hoạch chi tiết 5 năm mới nhất của Trung Quốc cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho một trận chiến, bản tin nóng hôm 2/11 của Reuters cho hay.

Bất chấp kinh tế có phần phục hồi gần đây, Reuters nói rằng giọng điệu của đảng Cộng sản cầm quyền trong các cuộc họp kín mới nhất kém vui hơn hẳn so với năm 2015, và Bắc Kinh đang tăng cường chuẩn bị cho các cuộc chạy đua về vũ trang và địa chính trị, mặc dù hãng thông tấn Anh cho hay chi tiết về kế hoạch hiện có rất ít.

Ghi nhận “sự điều chỉnh sâu sắc trong cán cân quyền lực quốc tế”, bản thông tin chính thức được công bố từ Hội nghị trung ương lần thứ 5 phản ánh tâm trạng u ám ở Bắc Kinh. Những động thái của Washington chống lại nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và ứng dụng video TikTok, nỗ lực trả đũa đối với cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hong Kong và những chỉ trích về phản ứng đại dịch ban đầu của Trung Quốc đã để lại dấu ấn. Đề xuất hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với nhà sản xuất chip SMIC đang đe dọa hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn còn non trẻ nhưng đang phát triển của Trung Quốc. Mối lo ngại cũng lan rộng ra quốc tế về sự phụ thuộc quá mức vào các nhà cung cấp đại lục.

Vẫn theo Reuters, thông điệp từ ban lãnh đạo Trung Quốc dường như là mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tình hình khả quan hơn. Trong đó, có việc nâng cao vị thế tự chủ về công nghệ để “hỗ trợ chiến lược” cho sự phát triển quốc gia, giống như một lá chắn khỏi các hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó sẽ đòi hỏi kinh phí tài trợ, trợ cấp cho công tác “Nghiên cứu, phát triển” lớn hơn, đồng thời phải điều chuyển ngân sách từ thị trường bất động sản sang cho lĩnh vực sản xuất cao cấp.

Có những dấu hiệu ban đầu mà phương pháp tiếp cận này đang hoạt động như số đăng ký mới của các nhà sản xuất chất bán dẫn tăng lên 1/3 trong năm nay, theo báo cáo của truyền thông địa phương.

Một đoạn khác trong thông điệp dài 6.200 từ của Ủy ban Trung ương liên quan đến các lực lượng vũ trang cũng gợi ý về những hướng đi mới. Trong đó, Trung Quốc nói sẽ “tăng cường toàn diện huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh”, phản ánh lập trường cứng rắn của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với Đài Loan và trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Ngân sách quốc phòng năm nay của Trung Quốc chỉ tăng 6,6%, tỷ lệ thấp nhất trong nhiều thập niên. Như vậy, ngân sách có lẽ sẽ sớm được tăng lên.

Những điểm mới được nhấn mạnh này trùng khớp với việc thiếu mục tiêu tăng trưởng GDP, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Theo Reuters, thông tin chi tiết có thể được công bố vào mùa xuân tới.

Kể từ năm 2011 đến năm 2015, mục tiêu hàng năm trung bình của Trung Quốc là 7% trong khi trong 5 năm tiếp theo là 6,5%. Thay vào đó, Trung Quốc tập trung vào chất lượng hơn số lượng.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-5-n%C4%83m-m%E1%BB%9Bi-nh%E1%BA%A5t-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cho-m%E1%BB%99t-tr%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFn/5644986.html

Người Hồi giáo Indonesia biểu tình

chống Tổng thống Pháp Macron

Hàng nghìn người Hồi giáo giận dữ biểu tình bên ngoài đại sứ quán Pháp ở thủ đô Indonesia hôm 2/11, mang theo các biểu ngữ gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là “kẻ khủng bố thực sự” và yêu cầu trục xuất đại sứ của nước này ngay lập tức, theo Reuters.

Hòa cùng làn sóng phản đối dữ dội trên toàn cầu về bình luận của ông Macron về đạo Hồi, những người biểu tình ở quốc gia đa số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới yêu cầu nhà lãnh đạo Pháp rút lời lại và xin lỗi người Hồi giáo trên toàn thế giới.

“Theo ý Thượng Đế, người Hồi giáo chúng tôi tha thứ nhưng nếu ông ta không rút lại tất cả lời nói và bức tranh biếm họa của mình và xin lỗi, theo ý Thượng Đế, ông ta sẽ luôn bị khinh thường (bởi thế giới Hồi giáo)”, Nazaruddin, một người biểu tình 70 tuổi nói với Reuters.

Đội trên đầu những chiếc mũ đen, trắng và đeo mặt nạ, người biểu tình Indonesia tham gia vào cuộc biểu tình hôm 2/11 ở trung tâm thành phố Jakarta, mang theo các biểu ngữ với bức tranh biếm họa tổng thống Pháp với khuôn mặt ma quỷ màu đỏ, đôi tai nhọn và dòng chữ “Macron là kẻ khủng bố thực sự”.

Những người biểu tình vẫy cờ Hồi giáo trong khi kêu gọi trục xuất đại sứ Pháp và tẩy chay các sản phẩm của Pháp.

Trong những tuần gần đây, tổng thống Pháp đã khiến người Hồi giáo phẫn nộ khi mô tả Hồi giáo là một “tôn giáo đang gặp khủng hoảng trên toàn thế giới” và cương quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình, điều mà một số người cho là báng bổ và gây phản cảm.

Nhận xét của ông Macron được đưa ra trước và sau hai cuộc tấn công gần đây ở Pháp.

Tuần trước, một người đàn ông Tunisia đã cầm dao hét lên “Allahu Akbar” (“Thượng Đế vĩ đại”) và chặt đầu một phụ nữ, giết hai người khác ở thành phố Nice của Pháp.

Hai tuần trước đó, một giáo viên đã bị chặt đầu bởi một thanh niên 18 tuổi. Thanh niên này dường như đã rất tức giận vì giáo viên này dùng biếm hoạ Nhà tiên tri Mohammad để giảng bài cho học sinh.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo, thường được gọi với biệt danh “Jokowi”, đã lên án cả vụ tấn công gần đây ở Nice lẫn những bình luận của ông Macron, điều mà ông cho rằng “xúc phạm Hồi giáo” và “làm tổn thương sự đoàn kết của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi”.

Bộ ngoại giao Indonesia đã triệu tập đại sứ Pháp vào thứ Ba (3/11) để thảo luận về những phát biểu của Tổng thống Pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-indonesia-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-macron/5645235.html

Ấn-Trung : Ấn Độ bị Trung Quốc lấn chiếm 300 km vuông

Tú Anh

Sau vụ đụng độ đẫm máu hồi mùa hè, 300 km vuông lãnh thổ Ấn Độ ở biên giới Ấn-Trung bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Một chiến tuyến mới được hình thành. Tình hình căng thẳng đến mức có thể xảy ra xung đột bất cứ lúc nào, theo nhận định của chuyên gia hai nước.

Theo thông tin của South China Morning Post ngày 02/11/2020, sáu tháng sau cuộc đụng độ làm 20 binh sĩ Ấn Độ tử thương trong vùng biên giới Ấn –Trung trên dãy Himalaya, thắng bại đôi bên lộ rõ với nhiệt độ âm 40 của mùa đông. Lực lượng biên phòng của Ấn Độ bị lính Trung Quốc không cho tuần tra ở vùng lãnh thổ truyền thống, rộng bằng một nửa đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Theo giới chức chính phủ Ấn, quân đội Trung Quốc kiểm soát 250 cây số vuông ở bình nguyên Depsang, nơi có con đường giao thông chiến lược dẫn đến đèo Karakoram và 50 km vuông ở Pansong Tso.

Đèo Karakoram án ngữ trên con đường tơ lụa cũ nối liền Ấn Độ với Tân Cương và đi qua Pakistan, đồng minh của Trung Quốc trong khu vực và dẫn đến các nước Trung Á nằm trên dự án con đường tơ lụa mới « nhất lộ nhất đới » của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tướng D.S Hooda, nguyên tư lệnh quân khu Bắc Ấn cho biết hai bên đều tăng cường lực lượng cho dù mùa đông giá rét, đào chiến hào chuẩn bị cho mọi tính huống.

Một chuyên gia Trung Quốc (Chen Jin Ying) đại học Thượng Hải cũng cho rằng « hai bên đều quyết tâm như nhau và không bên nào muốn để lộ tín hiệu yếu kém ».

South China Morning Post đặt câu hỏi kiểm chứng với bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Ấn Độ cũng như bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhưng bị từ chối.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201102-%E1%BA%A5n-trung-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-b%E1%BB%8B-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A5n-chi%E1%BA%BFm-300-km-vu%C3%B4ng

Ấn Độ yêu cầu Google giải thích mối quan hệ với Trung Quốc

Thiện Phong

Ủy ban Kế hoạch hỗn hợp của Ấn Độ (Joint Plant Committee – JPC) gần đây đã yêu cầu Google và một công ty địa phương làm rõ vấn đề về bảo mật dữ liệu và giải thích mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Các “ông lớn” công nghệ như Twitter, Facebook và Amazon cũng được yêu cầu giải thích các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu, theo Hindustan Times.

Căn cứ vào quy định bảo vệ dữ liệu, vào ngày 29/10 Ủy ban chung của quốc hội về Dự luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân đã yêu cầu Google và One 97 Communications (là công ty mẹ của nền tảng thanh toán lớn nhất Ấn Độ Paytm), giải thích rõ ràng về những mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Ủy ban yêu cầu Google và Paytm phải cung cấp và giải trình bằng văn bản, những vấn đề liên quan đến cấu trúc công ty, hệ thống thuế, xử lý và bảo vệ dữ liệu, cũng như các vấn đề về quyền riêng tư. Nội trong thời gian quy định phải giải trình rõ ràng.

Google nói rằng họ đã rút khỏi thị trường Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia của Ủy ban vẫn quan ngại rằng, có nhiều nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc đang sử dụng hệ thống Android của Google. Nên họ hy vọng sẽ được biết liệu các sản phẩm dịch vụ và ứng dụng của Google có liên quan đến Trung Quốc hay không.

Nhóm chuyên gia của Ủy ban cũng đã gặp đại diện của Twitter, Facebook và Amazon. Họ yêu cầu các công ty này trình bày cách đối phó với vấn đề giả mạo và phải xử lý triệt để nó, đặc biệt khi nó liên quan đến xung đột về lợi ích. Họ phải duy trì được vị trí trung lập của mình.

Theo tiết lộ thêm của một thành viên trong Ủy ban, Google đã nói Ấn Độ không nên yêu cầu bản địa hóa dữ liệu, vì họ cho rằng điều này không thích hợp cho việc bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật.

Kể từ tháng 6 năm nay, Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đang tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google. Google bị cáo buộc rằng họ đang gây trở ngại cho các công ty muốn sử dụng hoặc phát triển một phiên bản hệ điều hành sửa đổi dành cho TV thông minh.

Năm nay Google, Facebook và Amazon, đã tăng cường đầu tư vào Ấn Độ. Giám đốc điều hành Google, Ông Sundar Pichai đã tuyên bố rằng vào tháng 7 ông sẽ đầu tư lớn vào Ấn Độ và trong vòng 5 đến 7 năm tới số tiền đầu tư có thể lên tới 10 tỷ đô la Mỹ.

Cũng vào tháng 4 vừa qua, Facebook đã thông báo rằng họ đã đầu tư 5,7 tỷ USD vào Jio Platforms, một công ty truyền thông trực thuộc Reliance Industries, nhằm mục đích giúp 60 triệu doanh nghiệp nhỏ số hóa.

Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos hồi tháng 1 đã công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Ấn Độ, nâng mức đầu tư của Amazon vào Ấn Độ lên 6,5 tỷ USD.

Nhiều nguồn tin trước đây cho hay, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Apple gỡ bỏ ứng dụng video TikTok khỏi App Store (cửa hàng ứng dựng trực tuyến) ở nước này, vì họ tin rằng ứng dụng không có biện pháp bảo vệ hiệu quả cho người dùng trẻ tuổi.

Tiktok bị chỉ trích vì cách ứng dụng xử lý nội dung của bên thứ ba và thiếu giám sát nội dung đối với các mục bất hợp pháp hoặc vô đạo đức. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ có các mối nguy hiểm mà người dùng trẻ tuổi có thể phải đối mặt với ảnh khỏa thân trong ứng dụng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-yeu-cau-google-giai-thich-moi-quan-he-voi-trung-quoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.