Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 18/10/2020

Sunday, October 18, 2020 5:40:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 18/10/2020

Bầu cử Mỹ: Joe Biden được ủng hộ tài chính kỷ lục

Tú Anh

Tại Hoa Kỳ, thế thượng phong của ứng cử viên Dân Chủ bắt đầu làm nhiều nhân vật trong đảng Cộng hòa không che dấu lo ngại. Kết quả thăm dò tại các bang « hay chao đảo » cho thấy Donald Trump đang thua Joe Biden, đã vậy, chủ nhân Nhà Trắng cũng thua luôn trong chiến dịch quyên tiền tranh cử.

Trong tháng 9, tổng thống mãn nhiệm « chỉ nhận được »  283 triệu đô la, trong khi cựu phó tổng thống được 383 triệu.

Theo thông tín viên Marie Normand, các nhà tài trợ của đảng Dân Chủ hăng say đóng góp trong tháng 9 như chưa từng xảy ra. Xu hướng này gia tăng trong lúc và sau cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử viên.

Sau cái chết của nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, cột trụ của phe tả tại Tối Cao Pháp Viện, nhiều công dân Mỹ rất bất bình khi thấy tổng thống Donald Trump bằng mọi giá bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ thay thế. Hệ quả là chỉ trong hai ngày cuối tuần, Joe Biden nhận được 100 triệu đô la ủng hộ.

Phe Dân Chủ, từ chiến dịch chạy đua và Nhà Trắng cho đến các ứng cử viên tranh ghế thượng nghị sĩ đều cảm thấy hăng hái.

Với ngân sách dồi dào, 432 triệu đô la so với 251 triệu của Donald Trump, (tính đến hôm nay), Joe Biden có thể gia tăng chi phí để quảng bá thông điệp, khẩu hiệu trên các cơ quan truyền thông và ngoài đường phố, rất tốn kém. Tại 6 bang then chốt, đảng Dân Chủ chi ra 240 triệu đô la.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201018-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-joe-biden-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

 

Bầu cử 2020: Biden sẽ thay đổi

chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ra sao?

Barbara Plett Usher

“Tôi không muốn phóng đại điều này,” Tony Arend nói, sự mãnh liệt tỏa ra qua chiếc khẩu trang của ông. “Nhưng tương lai của trật tự toàn cầu đang bị đe dọa.”

Giáo sư Đại học Georgetown coi cuộc bầu cử tổng thống là một một thách thức về chính sách đối ngoại, “bởi vì chúng ta có hai tầm nhìn cơ bản rất khác nhau về thế giới sẽ như thế nào và vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới sẽ ra sao”.

Thế giới, theo Tổng thống Trump là một chủ nghĩa dân tộc “Nước Mỹ trên hết”, từ bỏ các thỏa thuận quốc tế mà ông tin rằng bất công cho Mỹ. Nó mang tính chất giao dịch, phá vỡ và đơn phương. Nó cũng mang tính cá nhân và thất thường, được định hình bởi cảm xúc và mối quan hệ của Trump với các nhà lãnh đạo thế giới, và được thúc đẩy bởi những dòng Tweets bất tận của ông.

Thế giới theo Joe Biden là một thế giới truyền thống hơn nhiều về vai trò và lợi ích của Mỹ, dựa trên các thể chế quốc tế được thành lập sau Thế chiến thứ Hai, và dựa trên các giá trị dân chủ phương Tây được chia sẻ.

Và thế giới là một trong những liên minh toàn cầu, trong đó Mỹ dẫn đầu các quốc gia tự do trong việc chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia.

Điều gì sẽ thay đổi dưới Biden?

Một số điều nổi bật gồm cách tiếp cận với đồng minh, đối với biến đổi khí hậu và Trung Đông.

Tiếp cận với đồng minh

Tổng thống Trump đã ca ngợi những kẻ chuyên quyền đồng thời đã xúc phạm đồng minh. Đứng đầu danh sách ‘Những việc Cần làm’ của Joe Biden là đẩy mạnh chiến dịch làm dịu các mối quan hệ đang căng thẳng, đặc biệt là ở Nato, và tái gia nhập các liên minh toàn cầu. Một chính quyền của Biden sẽ trở lại Tổ chức Y tế Thế giới và tìm cách lãnh đạo một phản ứng quốc tế với virus corona.

Chiến dịch tranh cử của Biden lập luận đây là một nỗ lực tái xây dựng nhằm cứu vãn hình ảnh bị tổn hại của nước Mỹ và tập hợp các nền dân chủ chống lại những gì mà họ coi là làn sóng độc tài đang dâng lên.

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Danielle Pletka, thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ bảo thủ cho rằng đó sẽ là phong cách hơn là thực chất. Bà lập luận rằng chính quyền Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu trên toàn cầu, chỉ bằng những cái cùi chỏ sắc bén.

“Chúng ta đã mất bạn bè để đi cùng dự tiệc sao? Đúng thế,” bà nói. “Không ai muốn tham dự các bữa tiệc với Donald Trump. Chúng ta đã có mất quyền lực và ảnh hưởng đối với các chỉ số thực sự quan trọng trong 70 năm qua? Không.”

Biến đổi khí hậu

Nói về thực chất, Joe Biden sẽ ưu tiên việc chống lại biến đổi khí hậu và tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, một trong những hiệp định quốc tế mà Donald Trump đã hủy bỏ.

Về vấn đề này, Trump và Biden là hai cực đối lập.

Trump coi việc giải quyết sự biến đổi toàn cầu là một mối đe dọa với nền kinh tế. Ông đã thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch và thu hồi một loạt các quy định bảo vệ môi trường và khí hậu.

Biden đang xúc tiến một kế hoạch đầy tham vọng trị giá 2 nghìn tỷ đôla để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris về cắt giảm khí thải. Ông tuyên bố sẽ xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, tạo ra hàng triệu việc làm trong quá trình này. Khi nói đến mối đe dọa của một hành tinh đang nóng lên, cuộc bầu cử này có ý nghĩa đối với thế giới.

Iran

Joe Biden nói ông sẵn sàng tham gia lại một hiệp định quốc tế khác mà Tổng thống Trump đã hủy bỏ, thỏa thuận giúp Iran được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, để đổi lấy việc thu nhỏ chương trình hạt nhân của nước này.

Chính quyền Trump đã rút lui khỏi hiệp định này năm 2018, nói rằng thỏa thuận kiểm soát vũ khí quá hạn hẹp để đối phó với các mối đe dọa từ Iran và quá yếu trong các giới hạn về hoạt động hạt nhân, vốn sẽ hết hạn theo thời gian.

Chính quyền Trump đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt và tiếp tục gây áp lực kinh tế lên Iran, chỉ trong tuần trước đã đưa gần như toàn bộ lĩnh vực tài chính của nước này vào danh sách đen. Đáp lại, Iran đã ngừng tuân thủ một số hạn chế với hoạt động hạt nhân của mình.

Biden nói chính sách “gây áp lực tối đa” này đã thất bại, đồng thời nhấn mạnh rằng nó dẫn đến sự leo thang căng thẳng đáng kể, rằng đồng minh Hoa Kỳ bác bỏ chính sách đó, và rằng Iran hiện đang tiến gần đến vũ khí hạt nhân hơn so với khi Trump nhậm chức.

Ông nói sẽ tái gia nhập hiệp định hạt nhân nếu Iran tuân thủ nghiêm ngặt trở lại – nhưng sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho đến lúc đó. Sau đó, Biden sẽ đàm phán để giải quyết những lo ngại mà ông chia sẻ với tổng thống.

Yemen

Biden cũng sẽ chấm dứt sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến do Ả Rập Xê-út dẫn đầu ở Yemen. Số dân thường chết cao đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ sự tham gia của Hoa Kỳ từ phe cánh tả của đảng, cũng như ngày càng nhiều nhà lập pháp khác trong Quốc hội.

Ả Rập Saudi là đồng minh Ả Rập thân cận nhất của Tổng thống Trump, một nền tảng của liên minh chống Iran. Giới phân tích tin rằng Biden sẽ lùi bước khỏi sự ôm ấp các chủ nghĩa quân chủ vùng Vịnh của Trump.

Danielle Pletka nói: “Tôi nghĩ rằng ở Trung Đông, sẽ có một sự thay đổi,” chắc chắn là một chính sách thân Iran hơn và một chính sách ít thân Saudi hơn “.

Tranh chấp Arab-Israeli

Joe Biden hoan nghênh thỏa thuận của Tổng thống Trump giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Là người trung kiên của đảng Dân chủ, Biden trung thành ủng hộ và là người bảo vệ lâu năm của Israel – từ ‘chiếm đóng’ sẽ không có trong cương lĩnh chính sách đối ngoại của đảng.

Nhưng Biden có lẽ sẽ không áp dụng các chính sách của chính quyền Trump với Bờ Tây bị chiếm đóng. Chúng gồm tuyên bố rằng các khu định cư của Israel không vi phạm luật pháp quốc tế và sự nhân nhượng – nếu không muốn nói là nhiệt tình – với kế hoạch của Israel trong việc đơn phương sáp nhập các phần lãnh thổ.

Cánh tả của Đảng Dân chủ, có chính sách liên minh đối ngoại phát triển và quyết đoán hơn nhiều so với những năm trước, đang thúc đẩy hành động mạnh hơn đối với các quyền của người Palestine.

Matt Duss, cố vấn chính sách đối ngoại cho đối thủ một thời của ông Biden, Bernie Sanders, nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đã có sự tham gia mạnh mẽ hơn nhiều từ những người ủng hộ quyền Palestine, người Mỹ gốc Palestine, người Mỹ gốc Ả Rập. người hiểu rằng việc chấm dứt chiếm đóng là một vấn đề then chốt đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.”

Vì vậy, đó là điều chúng ta có thể đón xem.

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’

Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020

Điều gì sẽ không thay đổi?

Giống như Tổng thống Trump, Biden muốn kết thúc các cuộc chiến kéo dài mãi mãi ở Afghanistan và Iraq, mặc dù ông sẽ giữ một lượng nhỏ quân đội hiện diện ở cả hai để giúp chống lại chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng không cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc hay đình chỉ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, bất chấp áp lực từ phe cánh tả.

Và khi nói đến các đối thủ địa chính trị, có thể có ít sự khác biệt hơn bạn mong đợi.

Nga

Mối quan hệ giữa lãnh đạo hai nước chắc chắn sẽ thay đổi. Tổng thống Trump thường dường như sẵn sàng bỏ qua những hành vi vi phạm các chuẩn mực quốc tế của cá nhân Vladimir Putin.

Nhưng chính quyền Trump tỏ ra khá cứng rắn với Nga, đưa ra những biện pháp trừng phạt với nước này. Điều đó có thể sẽ tiếp tục dưới thời tổng thống Biden, nhưng sẽ không có những thông điệp hỗn hợp như trong thời Trump.

Cựu phó tổng thống thẳng thắn nói với CNN rằng ông tin rằng Nga là “một đối thủ”. Ông hứa sẽ có một phản ứng mạnh mẽ với sự can thiệp bầu cử và về các khoản tiền thưởng Nga bị cáo buộc là cho Taliban để nhằm vào quân đội Mỹ ở Afghanistan, điều mà Trump chưa đề cập đến.

Đồng thời Biden cũng nói rõ rằng ông muốn làm việc với Moscow để bảo vệ những gì còn lại của các hiệp ước kiểm soát vũ khí, hạn chế kho vũ khí hạt nhân của họ. Tổng thống Trump đã rút ra khỏi hai hiệp ước, cáo buộc Nga gian lận và đang cố gắng đàm phán gia hạn hiệp ước thứ ba sẽ hết hạn vào tháng Hai. Biden đã cam kết gia hạn hiệp ước này mà không có điều kiện nếu ông đắc cử.

Trung quốc

Năm 2017, Trump mô tả cách ông và Tập Cận Bình gắn bó với nhau qua chiếc bánh sô cô la. Nhưng kể từ đó Trump đã đánh đổi tình bạn với Chủ tịch Trung Quốc qua những cáo buộc về việc lây lan virus corona, các biện pháp khắc nghiệt và một luận điệu Chiến tranh Lạnh mới.

Trên thực tế, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có một thỏa thuận hiếm có, đó là việc phải cứng rắn với Trung Quốc về thương mại và các vấn đề khác. Sự khác biệt là về chiến thuật.

Biden sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Trump nhằm chống lại “các hành vi lạm dụng kinh tế” của Trung Quốc, nhưng sẽ làm thế cùng với các đồng minh, trái ngược với việc Trump ưa thích các thỏa thuận thương mại đơn phương.

Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden?

Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden 19 ngày trước 3/11

Những nỗ lực cứng rắn của chính quyền Trump đã giành được sự ủng hộ trên toàn cầu về việc tẩy chay công nghệ truyền thông Trung Quốc. Đó là một phần của sự leo thang nghiêm trọng trong nỗ lực nhằm đẩy lùi Bắc Kinh trên nhiều mặt của Mỹ, điều đưa quan hệ của hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Chiến dịch này được dẫn đầu bởi những người có chính sách diều hâu với Trung Quốc của Trump – mà họ gọi là sự cạnh tranh chiến lược, nhưng được một số nhà phân tích mô tả là đối đầu chiến lược. Biden sẽ tích cực tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác hơn với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Biden nói ông muốn phục hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhưng thế giới cũng đã thay đổi trong bốn năm qua, với sự trở lại mạnh mẽ của cạnh tranh quyền lực lớn và các cuộc thăm dò gần đây cho thấy danh tiếng của Mỹ đã giảm mạnh ngay cả trong số các đồng minh trung thành, những người mà Biden mong sẽ dẫn đầu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54506464

 

Truyền thông Mỹ: Không chỉ Hunter,

cả Joe Biden cũng đã nhận tiền từ Trung Quốc

Phụng Minh

Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Biden bước ra khỏi sân khấu sau khi phát biểu tại một sự kiện vận động cử tri ở Michigan (ảnh: Reuters).

Fox News cho hay, một nguồn tin đã xác nhận tính xác thực của email cho thấy Hunter Biden đã cố gắng đạt thỏa thuận kinh doanh béo bở ở Trung Quốc, và ông Joe Biden cũng có thể đã được hưởng lợi từ đó.

Tối ngày 16/10 (theo giờ Mỹ), Fox News cho biết đã có một người lên tiếng xác nhận những email giao dịch kinh doanh của Hunter Biden ở Trung Quốc. Theo đó chuỗi email có thể đã đề cập tới việc ăn chia lợi nhuận cho cha Hunter là ông Joe Biden. Người lên tiếng công nhận tính xác thực của email này chính là một trong những người nhận được email, theo New York Post.

Bài báo của Fox cũng làm sáng tỏ một bí ẩn trong các email, đó là dòng tham chiếu đến 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được đề xuất có lẽ sẽ thuộc về “The big guy” (Tạm dịch: Ông lớn).

Fox News khẳng định, các nguồn tin ẩn danh cho biết, “ông lớn” này là ám chỉ cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

New York Post trước đó đã đưa tin về các thương vụ giao dịch tại Trung Quốc của Hunter Biden, nhưng chưa nhắc tới danh phận “ông lớn” này.

Nguồn tin ẩn danh của Fox xác minh rằng các email là xác thực, và hãng tin khẳng định người này đã đích thân nhận được chuỗi email của Hunter Biden.

Nội dung một email vào ngày 13/5/2017 đã thảo luận về “gói thù lao” cho 6 người tham gia vào một thỏa thuận kinh doanh với một công ty năng lượng ở Trung Quốc. Cụ thể, Hunter Biden được xác định là “Chủ tịch / Phó Chủ tịch tùy thuộc vào thỏa thuận với CEFC”. Cụm từ viết tắt này ám chỉ tập đoàn China Energy Co. có trụ sở tại Thượng Hải trước đây.

“Thỏa thuận tạm thời” được phác thảo trong email ghi 80% “vốn chủ sở hữu” hoặc cổ phần trong công ty mới sẽ được chia đều cho 4 người có tên viết tắt tương ứng với người gửi và 3 người nhận, trong đó chữ “H” có thể dùng để ám chỉ Hunter Biden.

Thỏa thuận cũng liệt kê 2 dòng chữ “10 Jim” và “10 do H nắm giữ cho ông lớn?”.

Các nguồn tin nói với Fox News rằng “ông lớn ”là ám chỉ đến cựu phó tổng thống Hoa Kỳ, Fox đưa tin.

Chiến dịch vận động tranh cử của ông Biden đã phủ nhận mọi cáo buộc về những hành vi nêu trên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-my-khong-chi-hunter-ca-joe-biden-cung-da-nhan-tien-tu-trung-quoc.html

 

Chiến dịch của Joe Biden thừa nhận

ông Trump có thể tái đắc cử

Hải Lam

Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Joe Biden hôm 17/10 đã gửi một bản lưu chú dài ba trang cho những người ủng hộ, cảnh báo rằng đối thủ Donald Trump vẫn hoàn toàn có thể giành thắng lợi khi cuộc “so găng” ở nhiều bang chiến trường rất sít sao.

Fox News đưa tin, bà Jen O’Malley Dillon, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden, cảnh báo những người ủng hộ không nên tự mãn. Bà cũng chỉ ra các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden dẫn trước đối thủ có thể không chính xác và nhấn mạnh bài học kinh nghiệm trong cuộc bầu cử năm 2016.

“Thực tế là cuộc đua này sít sao hơn nhiều so với những gì mà chúng ta thấy trên Twitter và truyền hình”, bà Dillon viết. “Kể cả những hãng khảo sát tốt nhất vẫn có thể sai”.

Người quản lý chiến dịch của ông Joe Biden nhắn nhủ tới những người ủng hộ hãy “nhấn ga” trong giai đoạn nước rút nhằm tăng lượng cử tri đi bầu và các khoản đóng góp. “Chúng ta cần phải vận động như thể chúng ta đang bị thua”, bà Dillon viết.

Bà Dillon nhấn mạnh: “Nếu chúng ta rút ra kinh nghiệm từ bài học năm 2016, thì chúng ta không thể đánh giá thấp ông Donald Trump cũng như khả năng lật ngược tình thế của ông ấy trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử”.

Bản lưu trú cũng đề cập đến những lợi thế hiện tại của ông Biden, trong đó có yếu tố tài chính, gần 3.500 nhân viên tham gia tổ chức chiến dịch vận động ở các bang chiến trường. Bà Dillon lưu ý, mặc dù chiến dịch của ông Biden đã chi cho quảng cáo nhiều hơn bất kỳ chiến dịch tổng thống nào trong lịch sử,

nhưng lợi thế này có thể bị mất ngay lập tức nếu các tỷ phú viết séc cho các siêu Ủy ban Hành động chính trị ủng hộ Tổng thống Trump.

Dường như, bà Dillon đang nhắc đến sự kiện vợ chồng ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson hồi tháng trước đã đóng góp 75 triệu USD cho một siêu Ủy ban Hành động chính trị.

“Chúng ta không thể tự mãn bởi vì sự thật rất phũ phàng là Donald Trump vẫn có thể giành thắng lợi trong cuộc đua này,” bà Dillion viết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dich-cua-joe-biden-thua-nhan-ong-trump-co-the-tai-dac-cu.html

 

Cả hai ứng cử viên Trump và Biden tìm cách

 lôi kéo thành phần cử tri đi bầu sớm

WASHINGTON, DC (NV) – Cả Tổng Thống Donald Trump và đối thủ phía đảng Dân Chủ, ông Joe Biden, hiện đang có nỗ lực lôi kéo thành phần cử tri đi bầu sớm, trong lúc chuẩn bị cho cuộc tranh luận sau cùng của họ vào tuần này.

Các lo ngại về đám đông người tập trung ở phòng phiếu trong thời đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người đi bỏ phiếu sớm, trước Ngày Bầu Cử 3 Tháng Mười Một, hơn lệ thường, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm Chủ Nhật, 18 Tháng Mười.

Tổng Thống Trump hôm Chủ Nhật sẽ đến Navada, một trong số các tiểu bang đang có sự tranh giành gay go với phía Dân Chủ, và cũng là nơi hơn 100,000 cử tri đã bỏ phiếu, theo các con số của chính quyền tiểu bang.

Ông Trump cũng sẽ đi tranh cử mỗi ngày, cho tới khi có cuộc tranh luận hôm Thứ Năm tại Florida, gồm cả ở Arizona và North Carolina, theo lời phát ngôn viên ủy ban tranh cử Tim Murtaugh.

Trong khi đó, ông Joe Biden hôm Chủ Nhật sẽ đến North Carolina, nơi có hơn 1.2 triệu cử tri đã bỏ phiếu, theo dữ kiện từ chính quyền tiểu bang. Người đứng cùng liên danh với ông, Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris sẽ đến Florida, vào ngày tiểu bang này khởi sự bỏ phiếu sớm tại các phòng phiếu.

Cho đến nay, có hơn 27 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu, bằng cách đến phòng phiếu hoặc gửi phiếu bầu khiếm diện, phá vỡ kỷ lục của các năm trước đây, theo tổ chức U.S.Elections Project, thuộc trường đại học University of Florida.

Trong khi có các con số đưa ra cho thấy ông Trump đang đứng sau ông Biden trong các cuộc thăm dò ở tầm vóc quốc gia cũng như ở các tiểu bang, giám đốc ủy ban tranh cử của ông Biden, bà Jen O’Malley Dillon nói hồi cuối tuần qua rằng kết quả thăm dò toàn quốc không thật sự chính xác vì tình hình ở các tiểu bang đang gay go.

“Chúng ta không thể tự mãn vì sự thật rõ ràng là Donald Trump vẫn có thể thắng trong cuộc tranh cử này, và mọi chỉ dấu chúng ta có được cho thấy cuộc bầu cử này sẽ rất gay go đến phút cuối,” theo bà Dillon. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/election-2020/ca-hai-ung-cu-vien-trump-va-biden-tim-cach-loi-keo-thanh-phan-cu-tri-di-bau-som/

 

Ông Trump kêu gọi cử tri Đảng Dân chủ

tham gia Phong trào Nước Mỹ trên hết

Hải Lam

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (17/10) kêu gọi các cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ tham gia phong trào chính trị của ông, lập luận rằng đảng của họ đã bị những người cánh tả cấp tiến tiếp quản.

Trang Breitbart đưa tin, trong cuộc vận động tranh cử ở Muskegon, Michigan hôm 17/10, ông Trump đã cảnh báo rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ chỉ mở ra cánh cửa cho các lực lượng cánh tả bạo lực xuất hiện trên các thành phố lớn của Mỹ.

“Joe buồn ngủ đã thực hiện một thoả thuận tham nhũng để đổi lấy sự đề cử của đảng ông ta”, Tổng thống Trump nói và thêm rằng ông Joe Biden đã giao quyền kiểm soát đảng của mình cho lực lượng cánh tả.

Tổng thống Trump nhấn mạnh đảng Dân chủ như trước đây đã không còn tồn tại, mà giờ nó là đảng của những người cánh tả cực đoan.

“Nếu mọi người là cử tri ủng hộ đảng Dân chủ ôn hòa hoặc theo chủ nghĩa tự do, và biết đảng của mình đã hoàn toàn đi chệch hướng, mọi người phải có nghĩa vụ đạo đức để ngăn chặn ngay lập tức tình trạng

điên khùng này. Đúng ra, mọi người phải gia nhập đảng Cộng hòa”, ông Trump phát biểu. “Chúng tôi chào mừng mọi người đến với đảng Cộng hòa và đảng của Abraham Lincoln”.

Một người ủng hộ Tổng thống Trump hô vang đảng Cộng hòa đã là đảng của Trump. Ông Trump đáp: “Đúng. Đảng của Trump”, sau đó các cử tri đồng thanh: “Bốn năm nữa!”.

Tổng thống Trump đã dành nhiều thời gian nói về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản của nước Mỹ.

Ông chủ toà Bạch Ốc cảnh báo, nếu Joe Biden và những người theo chủ nghĩa xã hội của đảng Dân chủ được bầu, họ sẽ “lấy mất công việc của mọi người, phá bỏ sở cảnh sát, phá bỏ tường biên giới, tăng thuế, phá hủy các vùng ngoại ô”.

Tổng thống Trump cũng đề cập đến việc ông đã đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ – Hàn Quốc để mang lại nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất ô tô trở lại bang Michigan.

Ông nói thêm: “Trong vòng 4 năm tới, chúng tôi sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường sản xuất của thế giới và chúng tôi sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc mãi mãi”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-keu-goi-cu-tri-dang-dan-chu-tham-gia-phong-trao-nuoc-my-tren-het.html

 

Người điều hành tranh luận

Trump – Biden cuối cùng thân với đảng Dân chủ

Hải Lam

Kristen Welker, phóng viên của hãng NBC News, là người điều hành cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Donald Trump – Joe Biden. Bà là người có mối quan hệ mật thiết với đảng Dân chủ.

Theo New York Post, bà Welker, 44 tuổi, là phóng viên chuyên trách mảng Nhà Trắng tại NBC News từ năm 2011, sau khi phụ trách mảng tin tức ở Rhode Island.

Phóng viên Welker xuất thân từ một gia đình ủng hộ đảng Dân chủ. Trong nhiều năm, gia đình bà đã quyên góp tài chính cho đảng này và những người phản đối ông Trump.

Mẹ bà, Julie Welker, một nhà môi giới bất động sản nổi tiếng ở Philadelphia, và cha bà Harvey Welker, một kỹ sư tư vấn, đã quyên góp hàng chục nghìn USD cho các ứng cử viên đảng Dân chủ và gần 20.000 USD cho riêng cựu tổng thống Barack Obama.

Ngoài ra, gia đình bà còn ủng hộ 3.300 USD cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của Joe Biden; 2.100 USD cho bà Hillary Clinton chống lại ông Trump vào năm 2016; 7.300 USD khác cho Ủy ban Quốc gia Dân chủ từ năm 2004 đến năm 2020.

Năm 2012, bà Welker cùng gia đình đã tổ chức lễ Giáng sinh tại Nhà Trắng với gia đình cựu tổng thống Obama.

Mặc dù hiện tại lập trường chính trị của Welker không được công khai, nhưng bà từng đăng ký là một cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ ở Washington vào năm 2012 và ở Rhode Island vào năm 2004.

Trong suốt quá trình công tác của bà Welker với tư cách là phóng viên Nhà Trắng, bà đã nổi tiếng với phong cách chất vấn gay gắt.

“Thưa Tổng thống, có hoặc không… Ông đã từng làm việc cho Nga? Có hay không?”, bà Welker chất vấn Tổng thống Trump vào tháng 1/2019.

Tuy nhiên, theo New York Post, cách đối xử của bà với các chính trị gia Dân chủ hoàn toàn lại trái ngược.

Vào tháng 3/2016, Welker đã gặp rắc rối khi tiết lộ với Giám đốc Truyền thông của Hillary Clinton, Jennifer Palmieri về ít nhất một câu hỏi mà bà dự định chất vấn trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc tranh luận ở Michigan. Vào thời gian đó, bà Clinton đang gặp khó khăn trong việc giành vé với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders để trở thành đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống.

Tuần trước, bà Welker đã khoá tài khoản Twitter của mình, làm dấy lên những nghi vấn về những phát biểu và quan điểm trong quá khứ của bà. Sau đó, tài khoản đã được khôi phục.

“Bất kỳ ai từng làm việc với Welker đều biết bà ấy là một nhà hoạt động chứ không phải một phóng viên”, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với New York Post.

Cuộc tranh luận thứ hai và cũng là cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden sẽ diễn ra tại trường Đại học Belmont ở Nashville, bang Tennessee vào 21h giờ miền đông Mỹ ngày 22/10 (8h sáng 23/10 giờ Việt Nam). Cuộc đối đầu sẽ xoay quanh các chủ đề: Chiến

đấu với Covid-19, các gia đình Mỹ, chủng tộc tại Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và khả năng lãnh đạo.

Fox News cho biết, chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Joe Biden hôm 17/10 đã gửi một bản lưu chú dài ba trang cho những người ủng hộ, cảnh báo rằng đối thủ Donald Trump vẫn hoàn toàn có thể giành thắng lợi khi cuộc “so găng” ở nhiều bang chiến trường rất sít sao.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-dieu-hanh-tranh-luan-trump-biden-cuoi-cung-than-voi-dang-dan-chu.html

 

Chuyên gia: Điều tra ra được bàn tay đen

của Bắc Kinh đằng sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ

Hương Thảo

Chính quyền Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ như thế nào? Nhà bình luận thời sự Trần Vy Vũ đã đưa ra những phân tích trên Epoch Times ngày 14/10 như sau:

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn nước rút và cả thế giới đang bị thu hút bởi cuộc bầu cử này. Một số độc giả của chúng tôi đã để lại lời nhắn nói rằng, trước đây họ chưa bao giờ quan tâm đến chính trị hoặc xem tin tức, năm nay quả là một năm rất đặc biệt, nhiều người đã cảm nhận được tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với nước Mỹ và thế giới.

Bởi vì kết quả của cuộc tổng tuyển cử lần này của Mỹ sẽ thực sự ảnh hưởng đến xu hướng tương lai của xã hội Mỹ và xu thế của thế giới. Kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không còn lợi dụng được Hoa Kỳ. Nguyên tắc công bằng và có đi có lại của Tổng thống Trump đã khiến ĐCSTQ đau đầu, và cộng thêm Chủ tịch Tập đã nhiều lần thực hiện những thủ đoạn ngốc nghếch, khiến ĐCSTQ bị hãm vào nguy cơ tứ bề.

Điều mà ĐCSTQ hy vọng nhất bây giờ là được hợp lực lại với ‘người bạn cũ’ của nó là Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử tổng thống này, ĐCSTQ đương nhiên sẽ không tránh khỏi phải đâm kim từ sau lưng, núp trong bóng tối để đánh Trump và mở đường cho Đảng Dân chủ. Hôm nay chúng tôi sẽ nói với bạn về hai phương diện, và xem xét những động tác tiểu xảo từ phía sau của ĐCSTQ.

Trong cuộc tranh luận tổng thống vừa qua, ai cũng biết người dẫn chương trình là Wallace đã bị chỉ trích vì thiên vị Biden. Một số người hỏi, họ muốn biết ai là người đã lập nên Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ. Chúng tôi đã tìm kiếm, và phát hiện hai cơ cấu có mối liên hệ mật thiết với Đảng Dân chủ, đều đang nỗ lực làm việc cho Đảng Dân chủ, và một trong số chúng có mối quan hệ hợp tác lâu dài với ĐCSTQ.

Phó tổng biên tập của “Tạp chí Y học New England” là một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh

Tạp chí y khoa nổi tiếng nhất thế giới “New England Journal of Medicine” mới đây đã đăng một bài xã luận liên quan đến bầu cử Mỹ với nội dung chống ông Trump, chính trị hóa một tạp chí chuyên môn. Tạp chí này nhanh chóng bị vạch trần, và nó có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với một nhà xuất bản do ĐCSTQ kiểm soát. Trước tiên hãy nói về tạp chí y khoa này.

Tạp chí đăng bài xã luận chống lại Trump là “Tạp chí Y khoa New England (NEJM)”, một tạp chí có lịch sử 208 năm. Nó được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Massachusetts, là tạp chí y khoa có ảnh hưởng nhất, cũng giống như “Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ”, cùng “British Medical Journal” và “The Lancet”, là những tạp chí y khoa chuyên nghiệp có uy tín và tầm ảnh hưởng hàng đầu.

Tuy nhiên, tạp chí y tế chuyên ngành này đã bất ngờ đăng một bài xã luận khi chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ đang nóng lên, ca ngợi ĐCSTQ đã kiểm soát bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, hoàn toàn phớt lờ thực tế rằng ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh trong những ngày đầu và sự thao túng của Bắc Kinh đối với WHO. Nó cũng không đề cập đến chủ nghĩa cực đoan của ĐCSTQ, việc ĐCSTQ phong tỏa Vũ Hán và Hồ Bắc, nhưng đồng thời vẫn mở đường bay quốc tế; Nó cũng không đặt câu hỏi về số trường hợp được xác nhận và tử vong do viêm phổi ở Vũ Hán mà ĐCSTQ công bố, nhưng nói rằng Hoa Kỳ có số trường hợp được xác nhận và tử vong lớn nhất thế giới, điều này chứng tỏ rằng giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã không vượt qua được khủng hoảng, kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho Trump trong cuộc tổng tuyển cử.

Bài xã luận cũng không đề cập đến việc vào năm 2009, trong đại dịch cúm H1N1, tổng cộng 60 triệu người Mỹ đã bị nhiễm virus này. Số người chết thấp hơn liệu có phải là do virus H1N1 ít nguy hiểm hơn. Đó là thời Obama và Biden nắm quyền.

Có thể thấy qua bài xã luận của tạp chí NEJM rằng, nhóm biên tập của tạp chí này tin tưởng vô điều kiện vào dữ liệu của ĐCSTQ, và cơ sở để đưa ra kết luận là dựa trên dữ liệu chính thức của ĐCSTQ và WHO. Hơn nữa, sự ưu ái của nó dành cho ứng viên tổng thống Hoa Kỳ cũng giống ĐCSTQ, cả hai đều hy vọng rằng Đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng. Nó không giống như thái độ chuyên nghiệp mà một tạp chí chuyên ngành y khoa nên đề cao. Ai đang thao túng đằng sau việc này? Chúng tôi đã tìm kiếm, và thấy rằng tạp chí này có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức do ĐCSTQ kiểm soát.

Vào năm 2016, NEJM đã hợp tác với Nhóm Nghiên cứu và Giáo dục Y học Gia Đình Thượng Hải để ra mắt thông tin y tế trực tuyến “NEJM Medical Frontiers”, bao gồm các ấn phẩm, ứng dụng và trang web, đồng thời biên soạn phiên bản tiếng Trung của các bài báo đã xuất bản của họ. Các tài liệu quan trọng thậm chí được phát hành đồng thời, và bản dịch ra tiếng Trung được ủy quyền độc quyền. Tiêu Thụy Bình, hiện là biên tập viên điều hành của NEJM Medical Frontiers, đồng thời là phó tổng biên tập của Tạp chí Y học New England, và hiện là giám đốc của Viện Y học Phân tử tại Đại học Bắc Kinh.

Lên Google tìm kiếm Tiêu Thụy Bình, sẽ có một loạt các trang web giới thiệu những thành tựu trong nước và quốc tế của bà ta đối với ĐCSTQ. Các chức danh của bà ta bao gồm Giáo sư xuất sắc của Học giả Trường Giang, người chiến thắng Quỹ Khoa học Quốc gia dành cho Học giả trẻ xuất sắc, giám đốc Viện Y học Phân tử tại Đại học Bắc Kinh, phó tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Y học New England (NEJM), và biên tập viên điều hành của NEJM Medical Frontiers.

Tiêu Thụy Bình được thuê làm phó tổng biên tập của Tạp chí Y học New England vào năm 2014 và là nhà khoa học bên ngoài Hoa Kỳ đầu tiên được thuê cho vị trí này. Nói cách khác, Tạp chí Y học New England đã phá vỡ quy ước và tạo tiền lệ cho Tiêu Thụy Bình, một nhà khoa học của ĐCSTQ.

Năm 2016, Tiêu Thụy Bình đã xúc tiến dự án hợp tác chiến lược “NEJM Medical Frontiers” giữa Tập đoàn NEJM Hoa Kỳ và Tập đoàn Giáo dục và Nghiên cứu Y tế Gia Đình Thượng Hải JMRE. Tổng biên tập NEJM, tiến sĩ Jeffrey Drazen đã có chuyến thăm đặc biệt tới Trung Quốc vì mục đích này. Tất cả chúng ta đều biết việc đến thăm Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào, và ĐCSTQ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để mua chuộc và thâm nhập. ĐCSTQ không ngẫu nhiên đầu tư và tài trợ cho tạp chí này. Tôi tin rằng rất ít chuyên gia có đủ ‘khả năng miễn dịch’ với ĐCSTQ.

Ngoài ra, NEJM còn hợp tác với “Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ Thượng Hải”, vốn là công ty con của Nhà xuất bản Thế kỷ Thượng Hải do ĐCSTQ kiểm soát, và cũng nằm trong lô ‘nhà xuất bản xuất sắc toàn quốc’ đầu tiên được Ban Tuyên huấn ĐCSTQ tuyên dương. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ Thượng Hải tuyên bố “tuân theo hướng dẫn chính sách xuất bản của đảng và chính phủ” và là một tổ chức quan trọng để ĐCSTQ “tẩy não” cộng đồng khoa học.

NEJM, giống như WHO, đều bị ĐCSTQ xâm nhập và cưỡng ép. Đây là một bằng chứng lớn về việc ĐCSTQ thâm nhập sâu vào Hoa Kỳ. Vào thời điểm quan trọng của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, những nhân vật y học có thế lực này đang cộng tác với lợi ích của ĐCSTQ, phá vỡ thông lệ truyền thống hơn hai trăm năm, công khai phát biểu xã luận ảnh hưởng đến cử tri, biến một tạp chí chuyên khoa y tế thành một vũ khí chính trị, và tôi phải nói rằng đó là sự trầm luân của giới khoa học.

Nhân tiện nói về những tạp chí y khoa có thế lực này, tôi muốn nói thêm vài lời. Những tạp chí này đã đóng vai trò gì trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm nay? Ví dụ,”The Lancet” đã xuất bản một bài báo vào ngày 22/5, nói rằng họ đã nghiên cứu dữ liệu của hơn 90.000 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán trên khắp thế giới và kết luận rằng chloroquine và hydroxychloroquine không chỉ không có hiệu quả đối với bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong. Kết quả là ba ngày sau, WHO đã ngừng thử nghiệm lâm sàng tiềm năng của hydroxychloroquine dựa trên kết luận của bài báo này.

Sau khi bài báo của “The Lancet” được công bố, những dữ liệu và kết luận mà nó sử dụng ngay lập tức bị các bác sĩ và học giả trên thế giới nghi ngờ vì có quá nhiều sơ hở. Hai tuần sau, “The Lancet” ra thông báo rút lại bài báo, cho rằng công ty cung cấp dữ liệu đã gian lận dữ liệu.

Nhưng “The Lancet” vẫn để lại nhiều câu hỏi: Làm thế nào mà người biên tập duyệt bài lại không thấy nhiều sơ hở như vậy? Chỉ có một chục người trong công ty cung cấp dữ liệu. Làm sao họ có thể lấy dữ liệu từ nhiều bệnh viện ở các quốc gia khác nhau một cách nhanh chóng như vậy? Họ lấy đâu ra dũng khí để giả mạo như vậy? Tại sao The Lancet lại xuất bản những bài báo giả mạo như vậy? Những loại thế lực nào đang thao túng phía sau? Tại sao họ lại làm điều này trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán? Tại sao họ nhắm mục tiêu vào hydroxychloroquine? Chúng ta sẽ không nói về những câu hỏi này nữa, vì nếu nói nhiều quá, tôi cũng lo lắng về việc sẽ bị Youtube “chặn họng”. Youtube đã xóa hai chương trình của chúng tôi rồi. Mọi người hãy tự kiểm chứng điều đó.

ĐCSTQ thọc tay vào các tạp chí y khoa là lợi dụng thẩm quyền chuyên gia để tác động đến quyết định của cử tri. Liệu thọc tay vào Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ có phải nghĩa là can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử Mỹ?

Có bàn tay đen đứng sau một tổ chức liên quan mật thiết đến “Ủy ban Tranh luận Tổng thống”?

Cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ bắt đầu từ năm 1960, khi nó được ba mạng truyền hình lớn ABC, CBS và NBC đồng tổ chức và bảo trợ. Sau đó nó được tổ chức và được tài trợ bởi Liên đoàn Cử tri Phụ nữ. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1987, Liên đoàn Cử tri Phụ nữ đã nộp đơn xin rút khỏi việc tài trợ cho cuộc tranh luận tổng thống, kháng nghị rằng các cuộc tranh luận của lưỡng đảng đã thảo luận riêng với họ.

Cùng năm, chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa cùng thành lập Ủy ban Tranh luận Tổng thống (CPD), có quyền tổ chức và kiểm soát cuộc tranh luận tổng thống. Theo trang web chính thức của CPD, hiện CPD được quản lý bởi một hội đồng quản trị độc lập với ba đồng chủ tịch.

Vào ngày 11/10, phương tiện truyền thông bảo thủ Mỹ “The National Pulse” tiết lộ rằng hai tổ chức có quan hệ mật thiết với Ủy ban Tranh luận của Tổng thống rõ ràng là có thiên kiến ​​với Đảng Dân chủ, và một trong số đó có quan hệ mật thiết hơn với ĐCSTQ. Hai tổ chức này, một tổ chức là “Viện nghiên cứu Berggruen” ở Los Angeles, và tổ chức kia là “Kế hoạch Hoàn thành Chuyển đổi” (TIP). “Kế hoạch Hoàn thành Chuyển đổi” được tài trợ bởi ông trùm tài chính George Soros. Nó có quan điểm chống Trump quyết liệt. Hai cơ cấu này cũng có liên quan với nhau.

Viện Berggruen có mối quan hệ rất mật thiết với ĐCSTQ. Antonia Hernandez, thành viên hội đồng quản trị của Ủy ban Tranh luận Tổng thống Hoa Kỳ (CPD), là thành viên của mạng lưới Berggruen Network. Bà ta đã làm việc với Nicolas Berggruen, người sáng lập Viện Berggruen, có mối quan hệ mật thiết với Trung tâm Trung Quốc của Viện Berggruen.

Trung tâm Berggruen Trung Quốc được thành lập vào năm 2018, cung cấp hàng chục triệu đô la cho Đại học Bắc Kinh và các trường khác. Nhiều tổ chức hợp tác nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của ĐCSTQ, bao gồm Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Trí Nguyên Bắc Kinh, Viện Khoa học Trung Quốc và Học viện Khoa học Xã hội.

Mạng lưới Berggruen Network cũng bao gồm 5 học giả từ các trường đại học Trung Quốc, và 2 thành viên của nhóm vận động hành lang thân Trung Quốc, ủng hộ Viện Khổng Tử là “Asia Society”. Một trong những thành viên, Ronnie Chan, phụ trách Tổ chức Giao lưu Hoa Kỳ – Trung Quốc (CUSEF) do ĐCSTQ lãnh đạo, một tổ chức được đăng ký với tư cách là đại lý nước ngoài.

Viện Berggruen còn có “Hội đồng thế kỷ 21”, tổ chức này tuyên bố rằng mục tiêu của họ là đánh bại làn sóng chống toàn cầu hóa ở các nước lớn. Các thành viên của nó bao gồm Eric X. Li (Lý Thế Mặc), người đồng sáng lập Chengwei Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải. Một người sáng lập khác của công ty đầu tư này là cháu gái của Đặng Tiểu Bình và con rể của Đặng Dung là Phùng Ba. Lý Thế Mặc từng viết một bài bình luận về chính sách đối ngoại, ca ngợi Tập Cận Bình là “một vị hoàng đế tốt”.

Một thành viên chủ chốt khác của “Hội đồng thế kỷ 21” là Fred Hu, người từng là cố vấn tài chính cho chính phủ ĐCSTQ. Các cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Châu Mẫn và Trương Lỗi cũng là thành viên hội đồng quản trị.

Ngoài ra, Viện Berggruen cũng được liên kết với “Kế hoạch Hoàn thành Chuyển đổi” do tỷ phú Soros tài trợ. Nils Gilman, Phó Chủ tịch Berggruen, cũng là nhà đồng tài trợ cho “Kế hoạch Hoàn thành Chuyển đổi”. “Kế hoạch Hoàn thành Chuyển đổi” bao gồm các chính trị gia, học giả và cựu quan chức chính phủ, được chia thành nhóm Trump, nhóm Biden, nhóm truyền thông và nhóm nghiên cứu suy luận các tình huống bầu cử, và những tình huống tương tự như bế tắc bầu cử năm 2000, với màu sắc chống Trump mạnh mẽ.

Ủy ban Tranh luận Tổng thống này rõ ràng có thiên kiến ​​với Đảng Dân chủ, và người chủ trì cuộc tranh luận mà Ủy ban chọn chắc chắn sẽ có lợi cho Đảng Dân chủ. Ông Wallace, người chủ trì cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, không cần nói ai cũng thấy rõ ông ta đã ‘ưu ái’ Biden như thế nào trong khi liên tục ngắt lời Trump. Còn người dẫn chương trình tranh luận tổng thống thứ hai, Steve Scully, là biên tập viên cao cấp chương trình chính trị của C-Span News Network.

Như bạn có thể thấy, ủy ban tranh luận tổng thống này ‘rất giỏi’ trong việc chọn người, nhìn bề ngoài thì Wallace bé nhỏ mà họ chọn là người dẫn chương trình của Fox News. Fox News là đúng đắn trong suy nghĩ của mọi người, nhưng điều này chỉ dùng để bịt mắt. Trên thực tế, họ đã chọn một đảng viên Đảng Dân chủ Wallace để thổi còi đen xuyên suốt cuộc tranh luận. C-Span cũng là một tổ chức tin tức tương đối trung lập, hầu như chỉ đưa tin, nhưng sự lựa chọn Steve Scully của họ đã vô tình phơi bày khuynh hướng chính trị của ông ta.

Hai ngày trước, ông ta đã tweet cho Anthony Scaramucci, hỏi ông ta sẽ trả lời như thế nào với Tổng thống Trump trong cuộc tranh luận. Scaramucci là ai? Ông ta từng là giám đốc truyền thông của Trump trong một thời gian ngắn, nhưng chỉ sau mười ngày, Trump đã sa thải ông ta. Sau đó ông ta tham gia một tổ chức chống Trump và tuyên bố công khai rằng ông ta ủng hộ Biden. Trước khi chủ trì cuộc tranh luận, Scully đã hỏi một người chống Trump như vậy, rõ ràng ông ta không ưa Trump. Sau khi dòng tweet của Scully bị lộ, Ủy ban tranh luận của Tổng thống đã ‘giải thích’ rằng tài khoản Twitter của Scully đã bị tấn công, có nghĩa là nó không phải do Scully viết.

Vì vậy Twitter và FBI cũng đã can thiệp vào cuộc điều tra nhưng cho đến nay, cả Twitter và FBI vẫn giữ im lặng và chưa đưa ra kết quả điều tra. Tôi đoán sẽ không có kết quả. Điều này cũng giống như Lưu Hiểu Khánh, đại sứ của ĐCSTQ tại Vương quốc Anh, bị phát hiện đã khen ngợi các bài đăng khiêu dâm, và sau đó nói rằng đó là một vụ hack. Những dối trá kiểu này đều được tạc ra từ cùng một khuôn.

Chúng tôi nói rằng sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ có sức lan tỏa lớn, và thậm chí nó đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Hơn nữa, điều tồi tệ nhất của kiểu xâm nhập này không phải là việc ĐCSTQ đã cử một vài gián điệp xâm nhập vào đối phương, mà là sự xâm nhập ý thức hệ, khiến cho những tầng lớp tinh hoa phương Tây đạt tới sự đồng thuận với nền tảng của một xã hội dân chủ. Họ sụp đổ từ bên trong.

Vì vậy, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay không còn là cuộc vận động các chính sách khác nhau giữa hai chính đảng như những năm trước, mà đã biến thành một cuộc đấu tranh ý thức hệ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-dieu-tra-ra-duoc-ban-tay-den-cua-bac-kinh-dang-sau-cuoc-bau-cu-hoa-ky.html

 

Báo WSJ: Bắc Kinh dọa giữ “con tin” Mỹ

ở Trung Quốc để trả đũa Washington

Thu Hằng

Bắc Kinh cảnh báo Washington là có thể bắt giam công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Hoa Kỳ bắt giữ nhiều nhà khoa học Trung Quốc. Theo báo Wall Street Journal ngày 17/10/2020, thông điệp này được Bắc Kinh gửi đến chính quyền Mỹ rất nhiều lần và thông qua nhiều kênh khác nhau, kể cả thông qua đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.

Thông điệp của Trung Quốc rất rõ: Washington phải ngừng ngay việc truy tố các nhà khoa học Trung Quốc, nếu không công dân Mỹ ở Trung Quốc cũng có nguy cơ rơi vào cảnh vi phạm luật pháp Trung Quốc.

Lời cảnh báo được đưa ra ngay từ mùa hè, sau khi Hoa Kỳ bắt đầu hàng loạt vụ bắt giữ các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ, cáo buộc họ không trung thực khi khai hồ sơ nhập cư và che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, tiếp theo là vụ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vào tháng 07.

Những lời đe dọa này có thể biến thành hiện thực vì theo báo Mỹ Wall Street Journal, chính quyền Trung Quốc vẫn vô cớ bắt công dân nước ngoài để phục vụ cho chiến lược ngoại giao của họ, một chiến lược bị Washington gọi là “ngoại giao con tin”.

Trường hợp hai công dân Canada bị Trung Quốc kết tội “làm gián điệp” là ví dụ điển hình và thực tế nhất. Vụ bắt giữ từ tháng 12/2018 hai ông Michael Kovrig và Michael Spavor được cho là nhằm trả đũa việc Canada bắt giam bà Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của Mỹ.

Hiện tại, cả sứ quán Trung Quốc tại Washington lẫn bộ Ngoại Giao Mỹ đều từ chối yêu cầu bình luận của Wall Street Journal. Bắc Kinh phản đối cụm từ “ngoại giao con tin” được các quan chức Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác sử dụng, với khẳng định Bắc Kinh chỉ áp dụng luật pháp, hành động và bảo vệ an ninh quốc gia.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201018-b%C3%A1o-wsj-b%E1%BA%AFc-kinh-d%E1%BB%8Da-gi%E1%BB%AF-con-tin-m%E1%BB%B9-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-washington

 

Sếp đội bóng rổ Mỹ ủng hộ Hồng Kông từ chức,

phát ngôn viên Trung Quốc chúc ông ‘ra đi thanh thản’

Thanh Hải

Gần đây, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, tổng giám đốc của đội bóng rổ NBA Rocket Houston thuộc Hiệp hội bóng rổ quốc gia Mỹ, ông Daryl Morey đã chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 1/11 tới. Tin tức này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Tuy nhiên người phát ngôn kênh thể thao của đài truyền hình trung ương Trung Quốc lại phát biểu rằng, hy vọng ông Morey “ra đi thanh thản”. Nhận xét ngày ngay lập tức được rất nhiều phương tiện truyền thông đăng tải lại, theo Sound of Hope.

Trong hệ thống ngôn ngữ của Trung Quốc, khi bạn muốn chúc người khác sự nghiệp thuận lợi hay làm ăn thuận buồm xuôi gió, thông thường sẽ không sử dụng cụm từ “ra đi thanh thản” này. “Ra đi thanh thản” thông thường là từ chỉ cảm xúc thương tiếc bi ai dành cho  người đã khuất. Tuy nhiên người phát ngôn kênh thể thao của đài truyền hình trung ương trung quốc lại phát biểu rằng chúc ông Morey “ra đi thanh thản”. Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận rằng, cảm thấy như người phát ngôn đài CCTV có thái độ kỳ quặc khó hiểu khi ông Morey từ chức, trên nhiều cổng thông tin chính thức của Weibo, dân mạng cũng sôi nổi bình luận về người phát ngôn của CCTV rằng “tư cách kém” và “đầu óc nhỏ nhen”.

Một số bình luận nhận được nhiều lượt thích hàng đầu khác trên Weibo như:

Tố chất của người phát ngôn là như thế này sao?

Bạn thử kéo một người bạn bên cạnh và nói “ra đi thanh thản” xem có bị đánh không nhé?

Người phát ngôn kênh thể thao thì muốn nói gì cũng được mà, trước đó còn chúc đội tuyển của họ giành được quán quân, giờ lại chúc người ta “ra đi thanh thản”, có thể đừng làm bẽ mặt tố chất của những người hâm mộ Trung Quốc chúng tôi như thế này được không?…

Kỳ thực trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ hongkong 2019, ông Morey tổng giám đốc đội bóng rổ Houston Rocket đã viết trên Twitter rằng: “Chiến đấu vì tự do, đứng cùng với Hong Kong”, tin tức này cũng đã làm dậy sóng cộng đồng mạng.

Sau khi hay tin, đội quân 5 xu của Trung Quốc cùng các phương tiện truyền thông khác của ĐCSTQ đã liên tục nã đạn vào ông Morey, đội Houston Rocket và cả liên đoàn NBA. Họ không chỉ yêu cầu ông Morey xin lỗi mà còn yêu cầu NBA trục xuất ông khỏi liên đoàn, tuy nhiên cả ông Morey và CEO Silver đều không hề lên tiếng xin lỗi. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cuối cùng đã ngừng phát sóng toàn bộ các trận thi đấu của đội Rocket, và sau đó là toàn bộ liên đoàn NBA. Tuy nhiên vào ngày 10 tháng 10 năm nay, kênh thể thao của Đài TTTWTQ đột nhiên lại phát sóng giải vô địch NBA và nói rằng “việc phát sóng này là bình thường”.

Sau sự đăng lời ủng hộ Hong Kong trên twitter của Morey không lâu, Trung Quốc bắt đầu bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và bùng phát trên toàn cầu. Hoa Kỳ đã chỉ trích ĐCSTQ giấu giếm dịch bệnh, nhưng người phát ngôn bộ ngoại giao của ĐCSTQ lại đổ rằng virus khởi phát là do Mỹ.

Liệu những thông tin mà người phát ngôn của các kênh THTWTQ và ĐCSTQ liệu có đáng tin?

https://www.dkn.tv/the-gioi/sep-doi-bong-ro-my-ung-ho-hong-kong-tu-chuc-phat-ngon-vien-trung-quoc-chuc-ong-ra-di-thanh-than.html

 

Google xóa 3.000 tài khoản YouTube

liên quan tới Trung Quốc

Phụng Minh

Nhóm phân tích mối đe dọa của Google (TAG) đã nêu trong một tuyên bố vào thứ Sáu (16/10 theo giờ Mỹ) rằng chỉ riêng từ tháng 7 đến tháng 9, nhóm này đã xóa hơn 3.000 tài khoản YouTube giả mạo, theo Deccan News.

Các tài khoản này là một phần của chiến dịch trực tuyến quy mô lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nỗ lực thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng trên YouTube để thao túng dư luận. Tuy nhiên, những kênh do ĐCSTQ hỗ trợ này không thu hút được sự chú ý của cư dân mạng, theo Epoch Times.

Google cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi xác định rằng phần lớn lượt xem video dưới 10 lần và hầu hết lượt xem này dường như đến từ các tài khoản giả mạo có liên quan, không phải người dùng thực tế”.

Google cho biết nhóm phân tích mối đe dọa vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ hành động lớn nào ảnh hưởng thành công đến cử tri Mỹ trên nền tảng của công ty.

Google cũng cho biết kể từ mùa hè năm ngoái, nhóm phân tích mối đe dọa đã theo dõi một hoạt động mạng quy mô lớn liên quan đến ĐCSTQ, nhằm thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng trên YouTube.

Mạng lưới này mở rộng trên nền tảng bằng cách đánh cắp hoặc chiếm đoạt các tài khoản hiện có, xuất bản nội dung rác bằng tiếng Trung, chẳng hạn như video về động vật, âm nhạc, thực phẩm, thực vật, thể thao và trò chơi điện tử…

Giám đốc TAG, ông Huntley cho biết: “Mặc dù các tài khoản thường đăng tải video nhưng phần lớn nội dung là spam. Chúng tôi chưa thấy nó thu hút được khán giả thực sự trên YouTube một cách hiệu quả”.

Một phần nhỏ của các nội dung rác (spam) này liên quan đến các sự kiện hiện tại, chẳng hạn như: Hồng Kông, các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc, bạo loạn trên khắp Hoa Kỳ, cháy rừng ở Bờ Tây và phản ứng của Hoa Kỳ đối với COVID-19.

Huntley nói: “Những video như vậy thường có bản dịch vụng về và âm thanh do máy tính tạo ra”.

Với cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần, và trong khi các đơn vị khác nhau đang tăng cường nghiên cứu và phát triển vắc xin COVID-19, Google đã phát hiện ra có một số lượng lớn các cuộc tấn công trực tuyến được hỗ trợ bởi các chính phủ nước ngoài. Tính đến tháng 9 năm nay, Google đã đưa ra hơn 33.000 cảnh báo liên quan đến người dùng.

Ông Huntley nói rằng nhìn chung, “chúng tôi ngày càng chú ý nhiều hơn đến mối đe dọa do các cuộc tấn công của hacker gây ra trong bối cảnh bầu cử Hoa Kỳ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/google-xoa-3-000-tai-khoan-youtube-lien-quan-toi-trung-quoc.html

 

Quân đội Mỹ bảo vệ

quyết định không kích Taliban

Quân đội Mỹ hôm 18/10 bảo vệ quyết định tiến hành các cuộc không kích nhắm vào chiến binh Taliban hồi tuần trước, theo Reuters.

Trong khi đó, tin cho hay, nhóm nổi dậy này cáo buộc Washington vi phạm thỏa thuận Doha và cảnh báo về các hậu quả nếu hành động như trên tái diễn.

Hãng tin Anh cho biết rằng phe Taliban đã thực hiện một cuộc phản công lớn ở tỉnh miền nam Helmand nhằm chiếm thủ phủ của tỉnh này, khiến Hoa Kỳ buộc phải không kích để yểm trợ cho các lực lượng an ninh Afghanistan được cho là bị chiếm ưu thế.

Theo thỏa thuận Mỹ và Taliban, vốn được ký tại Doha, các lực lượng nước ngoài rời Afghanistan để đổi lại việc bảo đảm an ninh và cam kết từ phe nổi dậy phải ngồi xuống với chính quyền Kabul để tìm một giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ chiến tranh.

Đại tá Sonny Leggett, phát ngôn viên của lực lượng Hoa Kỳ, bác bỏ rằng các cuộc tấn công vi phạm thỏa thuận.

“Cả thế giới đã chứng kiến ​các cuộc phản công của Taliban ở Helmand – các cuộc tấn công làm bị thương và khiến hàng nghìn dân thường vô tội Afghanistan phải sơ tán”, ông Leggett viết trên Twitter, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi “tất cả các bên” giảm bớt bạo lực, theo Reuters.

Các cuộc đàm phán giữa Taliban và các nhà đàm phán của chính phủ Afghanistan bắt đầu tháng trước ở Doha, nhưng tiến trình này đã chậm lại trong khi bạo lực tiếp diễn.

https://www.voatiengviet.com/a/qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-kh%C3%B4ng-k%C3%ADch-taliban/5626183.html

 

Mỹ hỗ trợ Việt Nam

tăng cường năng lực chính phủ điện tử

Quan chức Mỹ mới cùng với phía Việt Nam ký bản ghi nhớ, theo đó hỗ trợ Văn phòng Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử.

Theo Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cùng Quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Bradley Bessire và Bộ Trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tham dự lễ ký bản ghi nhớ, theo đó USAID sẽ hỗ trợ Văn phòng Chính phủ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp liên ngành tại Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và tiếp tục phát triển hơn nữa Cổng Dịch vụ công Quốc gia, một nền tảng chính phủ điện tử nhằm cải thiện tiếp cận thông tin và đem lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp.

“Bản ghi nhớ về hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử được ký ngày hôm nay là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt không ngừng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như củng cố cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hiện đại hóa quản trị công, cải cách thủ tục hành chính và phát triển chính phủ điện tử”, Đại sứ Kritenbrink nói hôm 13/10, theo cơ quan ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.

Tin cho hay, hỗ trợ của USAID bao gồm việc cập nhật các quy định liên quan đến triển khai thực hiện việc cung cấp dịch vụ công và xử lý hồ sơ trực tuyến, và hỗ trợ quản lý sự thay đổi của các cơ quan tổ

chức nhằm cải thiện hoạt động cung cấp dịch vụ và thúc đẩy các chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả của Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Ngoài ra, theo Đại sứ quán Mỹ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cũng hỗ trợ việc cải thiện quy trình nghiệp vụ, thiết kế giao diện và trải nghiệm của người dùng Cổng Dịch vụ công Quốc gia và hỗ trợ tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ tại các trung tâm một cửa, trong đó tập trung vào số hóa thủ tục hành chính và tiếp cận các kết quả số hoá thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

XEM THÊM:

Quan chức Mỹ kêu gọi Việt Nam thả bà Phạm Đoan Trang

Trong 15 năm qua, tin cho hay, USAID đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng quy mô hoạt động, cải thiện môi trường kinh doanh, đào tạo các nhà lãnh đạo mới nổi, giảm thời gian và chi phí trong hoạt động thương mại và tăng cường khung thể chế và pháp lý cấp trung ương và địa phương để thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân.

Hồi cuối tháng Tám, Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) thông báo cung cấp một khoản hỗ trợ không hoàn lại để giúp thay đổi cơ bản cách TP HCM quản lý hoạt động thường nhật thông qua việc phân tích dữ liệu nâng cao.

Theo USTDA, khoản tài trợ sẽ giúp TP HCM triển khai các kế hoạch cho Trung tâm Điều hành Thông minh, nơi sẽ tổng hợp dữ liệu đô thị theo thời gian thực vào một nền tảng sử dụng bảng điều khiển trực quan mà các nhà lãnh đạo địa phương có thể tận dụng.

Thông qua việc sử dụng các công nghệ thông minh này và áp dụng phân tích dữ liệu tiên tiến, TP HCM có thể tăng cường cung cấp dịch vụ cho sự gia tăng dân số đang diễn ra nhanh chóng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế mới, theo USTDA.

“Thành phố Hồ Chí Minh có một chương trình phát triển thành phố thông minh đầy triển vọng và USTDA là đối tác lý tưởng để hỗ trợ các mục tiêu này ”, ông Todd Abrajano, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Đại diện USTDA, cho biết hôm 25/8.

“Mối quan hệ đối tác sẽ giúp thành phố triển khai các công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại và phân tích dữ liệu tiên tiến do các công ty sáng tạo của Hoa Kỳ cung cấp”.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại một sự kiện đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ ở Hà Nội rằng Việt Nam ‘coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu’, theo Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (VGP News).

Ông Đam được trích lời nói rằng “Việt Nam luôn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa” và “coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình”.

Ông cũng nói thêm rằng việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “là một quyết định quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước, khép lại một thời kỳ khó khăn và mở ra giai đoạn mới đầy hứa hẹn”.

“Hợp tác trên các lĩnh vực là cầu nối quan trọng cho tiến trình xây dựng và củng cố lòng tin, thiện chí và tình hữu nghị lâu bền giữa hai nước”, ông Đam nói, theo VGP News.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-vi%E1%BB%87t-nam-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD/5626026.html

 

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany

 đã hồi phục sau COVID-19

Trong trong một tweet vào hôm thứ Sáu (16/10), Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany cho biết cô đã khỏi bệnh Covid-19 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus vào đầu tháng này. Cô McEnany nằm trong số hơn chục nhân viên Tòa Bạch Ốc, các phụ tá chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump và các thành viên Quốc hội có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus trong tháng này.

Vào thời điểm đó, cô nói rằng cô có kết quả xét nghiệm dương tính ngay trước chuyến công du với tổng thống nhưng cô không hề có triệu chứng bệnh. Tổng thống  Trump đã phải nhập viện sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với loại virus đã giết chết gần 220,000 người ở Mỹ, và sau đó tổng thống đã hồi phục.

Tuy nhiên, tổng thống lại tiếp tục quay lại đường mòn của chiến dịch hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, điều này mâu thuẫn với các chuyên gia sức khỏe cộng đồng. Những người khác như đệ nhất phu nhân Melania Trump, cựu Thống đốc tiểu bang New Jersey Chris Christie và một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng có kết quả dương tính, sau khi chẩn đoán dương tính của cố vấn Tòa Bạch Ốc Hope Hicks được công khai.

Theo NBC News đưa tin, hai trong số các cấp phó của cô McEnany là phụ tá phát ngôn viên Karoline Leavitt và phụ tá phát ngôn viên chính Chad Gilmartin, cũng nhiễm virus vào đầu tháng này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phat-ngon-vien-toa-bach-oc-kayleigh-mcenany-da-hoi-phuc-sau-covid-19/

 

CT Hạ Viện Pelosi: ‘Phải đạt thỏa thuận trong

48 giờ tới’ để có trợ giúp COVID-19 trước bầu cử

WASHINGTON, DC (NV) – Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi hôm Chủ Nhật, 18 Tháng Mười, cho biết chi tiết về hạn định bà đưa ra cho các nhà thương thảo của Tòa Bạch Ốc, nếu muốn thông qua được đạo luật trợ giúp COVID-19 trước ngày bầu cử.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “This Week” của hệ thống truyền hình ABC, bà Pelosi giải thích rằng thỏa thuận phải đạt được trong 48 giờ tới, để Tổng Thống Donald Trump có thể ký ban hành trước ngày 3 Tháng Mười Một, và cũng nói rằng việc có được thỏa thuận nay “tùy thuộc vào Tòa Bạch Ốc.”

Dân Biểu Pelosi nói thêm rằng: “Hiện chúng tôi chưa có văn bản về một thỏa thuận, nhưng tôi hy vọng điều này sẽ sớm có.” Bà cho hay không hài lòng về việc Tòa Bạch Ốc lấy ra điều khoản liên hệ tới thử nghiệm và truy tầm lây lan COVID-19.

Bà Pelosi và Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin đã thương thảo với nhau từ vài tháng qua để có được một đạo luật trợ giúp mới, tiếp theo sau đạo luật CARES Act được ký ban hành hồi cuối Tháng Ba.

Hôm Chủ Nhật, vị chủ tịch Hạ Viện nói với ký giả George Stephanopoulos của ABC News rằng đã có được sự đồng ý trong một số lãnh vực, nhưng đang có bất đồng về ngôn từ dùng trong thỏa thuận.

Theo bà Pelosi, phía Tòa Bạch Ốc muốn thay đổi mức độ khẳng định trợ giúp, từ những trợ giúp “không thể thay đổi” trong đạo luật thành những điều chỉ là “đề nghị” hoặc “có thể”, nghĩa là chính phủ có thể thực hiện hoặc sẽ không thực hiện.

Bà Pelosi giải thích với ông Stephanopoulos như sau: “Sự khác biệt là như thế này: Khi mà bạn nói ‘có thể’ thì điều đó có nghĩa bạn đồng ý cấp cho ông tổng thống một ngân khoản lớn. Và ông ta có thể chi tiền để làm điều đã được thỏa thuận, nhưng ông ta cũng có thể giữ số tiền đó lại.” (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ct-ha-vien-pelosi-phai-dat-thoa-thuan-trong-48-gio-toi-de-co-tro-giup-covid-19-truoc-bau-cu/

 

Hoa Kỳ chuẩn bị đối mặt

với “làn sóng coronavirus thứ ba” khi số ca nhiễm

trên toàn quốc tăng nhanh chóng

Ông Justin Lessler, phó giáo sư dịch tễ học tại Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health cho biết cộng đồng y tế công cộng từ lâu đã lo lắng về một đợt bùng phát dịch mạnh mẽ vào mùa thu.

Tại Hoa Kỳ, các ca nhiễm coronavirus đã tăng từ 5% trở lên ở 38 tiểu bang, tính đến thứ Sáu (ngày 16 tháng 10). Toàn nước Mỹ trung bình ghi nhận khoảng 55,000 ca nhiễm coronavirus mới mỗi ngày, tăng hơn 16% so với một tuần trước.

Trước tình hình này, Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, cho biết hiện vẫn chưa quá trễ để áp dụng mạnh mẽ các biện pháp phòng ngừa mà không cần thiết phải đóng cửa đất nước một lần nữa. Bên cạnh đó, ông Fauci đã khuyến cáo số ca nhiễm coronavirus mới hàng ngày ở Hoa Kỳ vẫn ở mức cao nguy hiểm, đặc biệt là khi mùa cúm sắp tới có nguy cơ làm phức tạp phản ứng của quốc gia đối với đại dịch.

Khi số ca nhiễm bắt đầu giảm xuống vào tháng 4, số ca nhiễm coronavirus mới mỗi ngày ngừng ở khoảng 20,000 ca. Nhưng sau đó số ca nhiễm bùng phát trở lại ở khu vực Sun Belt của Hoa Kỳ vào mùa hè khi các tiểu bang cố gắng mở cửa lại nền kinh tế của họ.

Số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày tăng lên mức cao gần 70,000 mỗi ngày trước khi giảm xuống một lần nữa. Tuy nhiên, kể từ đó, số ca nhiễm mới lên xuống từ 40,000 đến 50.000 ca mỗi ngày. Tương tự, Bác sĩ William Schaffner thuộc Vanderbilt University dự đoán về “một làn sóng coronavirus thứ ba tại Hoa Kỳ” và bệnh cúm mùa sẽ khiến tình hình thêm phức tạp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-doi-mat-voi-lan-song-coronavirus-thu-ba-khi-so-ca-nhiem-tren-toan-quoc-tang-nhanh-chong/

 

Khoảng 110,000 cư dân California mua súng

trong dịch COVID-19

SACRAMENTO, California (NV) – Trong năm tháng đầu tiên kể từ khi COVID-19 bùng phát, hàng ngàn cư dân California mua súng và đổi cách giữ súng, nhằm đề phòng bất ổn, chính quyền trấn áp và xã hội tan rã, mà họ sợ sẽ xảy ra trong đại dịch, nhật báo The Los Angeles Times dẫn kết quả khảo sát mới cho hay hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Mười.

Khi thực hiện cuộc khảo sát này, các nhà nghiên cứu ở đại học UC Davis nhận thấy xu hướng sở hữu súng thay đổi, mà theo họ, có lẽ sẽ khiến thêm nhiều người thương vong vì súng đạn, như tự tử và súng cướp cò.

Đến giữa Tháng Bảy, COVID-19 được cho là lý do khiến khoảng 110,000 cư dân California mua súng, kết quả khảo sát cho thấy.

Phần lớn trong số đó, 57%, là người đã có ít nhất một khẩu súng. Nhưng 43% người còn lại là chưa từng có súng.

Dựa trên con số đó, nhóm nghiên cứu UC Davis cho rằng có lẽ vì COVID-19 mà tiểu bang có thêm 47,300 gia đình sở hữu súng. Trong số này, nhiều gia đình có trẻ em, thiếu niên và những người khác rất dễ tự làm bản thân thương vong vì súng, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Bảng khảo sát có tên là Sức Khỏe và An Toàn California được gửi cho 2,870 cư dân California đại diện cho người trưởng thành của tiểu bang. Mục đích các câu hỏi là tìm hiểu suy nghĩ cũng như phản ứng của họ với COVID-19 cũng như bầu không khí chính trị căng thẳng liên quan những vụ cảnh sát làm chết người Mỹ gốc Phi Châu.

Khi được hỏi tại sao họ mua súng, 76% nói họ lo ngại tình trạng vô luật pháp vì đại dịch. Hơn một nửa, 56%, cho hay họ sợ những vụ thả tù nhân để ngăn COVID-19 lây lan trong tù. Ngoài ra, 49% cho biết họ lo sợ chính quyền sẽ “làm quá đà” và 38% lo ngại “chính quyền sụp đổ.”

Các câu trả lời của họ phản ánh xu hướng chung trên khắp nước Mỹ. Theo kết quả khảo sát trước đó của vài nhà nghiên cứu trong nhóm UC Davis nêu trên, số lượng súng bán ra ở Mỹ từ Tháng Ba đến Tháng Năm tăng 64%, tức là thêm 2.1 triệu khẩu súng có mặt trong các gia đình Mỹ.

Còn theo Hiệp Hội Bắn Súng Thể Thao Quốc Gia, gần năm triệu người Mỹ mua súng lần đầu tiên trong bảy tháng đầu năm 2020, chiếm 40% tổng số súng bán ra trong giai đoạn đó.

Nhóm nghiên cứu UC Davis nhận thấy những mối lo ngại của người mua súng là lời cảnh báo đất nước có nguy cơ lâm vào khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng. (Th.Long) [qd]

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/khoang-110000-cu-dan-california-mua-sung-trong-dich-covid-19/

 

Mỹ: Hàng trăm ngàn phụ nữ

tuần hành phản đối Donald Trump

Thu Hằng

Hơn 100.000 phụ nữ Mỹ đã xuống đường ngày 17/10/2020 ở nhiều thành phố lớn trong khuôn khổ phong trào “Phụ nữ tuần hành 2020” để tưởng nhớ nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg và phản đối tổng thống Donald Trump bổ nhiệm thẩm phán bảo thủ Amy Coney Barrett thay thế.

Tương tự năm 2016 khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, nữ giới cho rằng những quyết định của chính quyền hiện nay đang đe dọa đến các quyền lợi của họ.

Thông tín viên RFI Loubna Anaki có mặt trong đoàn tuần hành ở New York :

“Trên tấm biển, Ava Harling khi rõ những nguyện vọng cuối cùng của thẩm phán Ruth Bader Ginsburg là không thay thế vị trí của bà trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Cô nói : “Thẩm phán Ginsburg đã rất rõ ràng. Tôi nghĩ là họ thiếu tôn trọng bà ấy và những nguyện vọng cuối cùng của bà”.

Như nữ sinh viên này, có khoảng vài chục nghìn người tuần hành ở New York sáng 17/10 để phản đối quyết định bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa Án Tối Cao.

Một phụ nữ khác tỏ ra lo lắng: “Tôi biết là bà Barrett cam đoan giữ tinh thần cởi mở, nhưng quá khứ của bà ấy về việc nạo phá thai hay luật bảo hiểm y tế Obamacare làm người ta lo sợ”. Tương tự, một phụ nữ khác nói : “Chúng tôi có những nhà chức trách đưa ra những quyết định đi ngược với các quyền cá nhân của chúng tôi với tư cách là con người, và đặc biệt là với tư cách phụ nữ”.

Chỉ chưa đầy ba tuần là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, những người biểu tình kêu gọi bỏ phiếu ồ ạt chống chính quyền hiện nay và tin vào chiến thắng, như một phụ nữ khác, tham gia tuần hành: “Mọi người phải xem xét tất cả những việc này một cách nghiêm túc ! Phải bỏ phiếu và tống cổ gã đó ra khỏi cửa. Nghiêm túc đấy!”

Một thiếu nữ khác nhấn mạnh: “Phiếu bầu của tôi đã tới, tôi sẽ ký. Tất cả bạn bè tôi sẽ đi bỏ phiếu. Tôi 18 tuổi. Có rất nhiều người đi bỏ phiếu và tôi thấy lạc quan!”.

Như ở New York, vài nghìn người tuần hành trên khắp cả nước hôm 17/10 để chống chính sách của Trump và việc bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett. Họ hứa tổ chức nhiều cuộc biểu tình hơn nữa trong hai tuần sắp tới”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201018-m%E1%BB%B9-h%C3%A0ng-tr%C4%83m-ng%C3%A0n-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-donald-trump

 

CEO Twitter thừa nhận việc chặn thông tin

vụ bê bối của Hunter Biden là ‘sai lầm’

Đại Nghĩa

Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey hôm thứ Sáu (16/10) đã nhắc lại lời xin lỗi của mình về cách công ty xử lý một báo cáo chưa được xác minh của New York Post tuyên bố sở hữu một email “bom tấn” liên quan đến ứng viên tổng thống Joe Biden và con trai của ông này – Hunter Biden, theo CNBC.

“Việc chặn thẳng các URL là sai và chúng tôi đã cập nhật chính sách để khắc phục. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng bổ sung thêm ngữ cảnh, và hiện chúng tôi đã có khả năng làm điều đó”, ông Dorsey nói trong một tweet .

Câu chuyện trong email mà tờ New York Post thu thập được, cho thấy con trai của cựu Phó Tổng thống Biden là Hunter Biden đã cố gắng giới thiệu gặp gỡ giữa một giám đốc điều hành hàng đầu tại một công ty Ukraine với cha mình khi đó đang là phó tổng thống tại vị. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của ông Joe Biden rằng ông “chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con”. Một phát ngôn viên trong chiến dịch tranh cử của ông Biden đã phủ nhận cáo buộc này.

Twitter đã quyết định ngăn chặn câu chuyện trên mạng xã hội của mình, với lý do không “cho phép việc sử dụng dịch vụ của chúng tôi để lan tỏa trực tiếp nội dung chứa thông tin cá nhân mà có được thông qua việc hack, có thể khiến ai đó gặp tổn hại về thể chất hoặc nguy hiểm, hoặc nội dung chứa các bí mật thương mại”. Công ty sau đó cho biết rằng họ đã chặn link bản tin trên New York Post khi hiển thị trên nền tảng Twitter, đặc biệt vì nó chứa ảnh chụp tài liệu bị tấn công cùng thông tin cá nhân và riêng tư được cho là từ email của Hunter Biden.

Twitter đã phải đối mặt với chỉ trích dữ dội không lâu sau đó từ những người theo trường phái conservatives và Tổng thống Trump vì quyết định này.

Hôm thứ Năm (15/10), Thượng nghị sĩ Ted Cruz cùng Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham đã nói với các phóng viên rằng hội đồng sẽ bỏ phiếu vào tuần tới về việc ban hành trát hầu tòa yêu cầu Dorsey điều trần trước ủy ban vào thứ Sáu tuần tới.

Ông Ted Cruz sau đó đã nói với CNBC trong chương trình ”Power Lunch ” hôm thứ Năm rằng, hành động của Twitter ”đánh dấu một sự leo thang đáng kể và nó đã vượt qua một ranh giới mới”. Ông cho rằng việc chặn bài báo tương đương với “can thiệp bầu cử” và đặt câu hỏi về việc bảo vệ trách nhiệm pháp lý của Twitter theo  Mục 230 của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông .

Đáp lại, công ty đã cập nhật chính sách của mình vào cuối ngày thứ Năm đối với các tài liệu thu thập được bằng phương thức hack (VD: email của Hunter Biden) đăng trên nền tảng của mình sau khi nhận được “phản hồi quan trọng”. Twitter sẽ không xóa nội dung bị hack nữa, trừ khi nó được chia sẻ trực tiếp bởi tin tặc hoặc những đồng phạm của họ. Twitter cũng sẽ gắn nhãn các tweet để cung cấp bối cảnh các thông tin đó thay vì chặn các link được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội này.

Trước đó trong một khoảng thời gian, Twitter cũng đã chặn tài khoản của chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Donald Trump, sau khi tài khoản này đăng một video đề cập đến câu chuyện này trên tờ New York Post, theo Taiwan News.

Sau khi Twitter mở khóa việc chia sẻ link bài viết, Dân biểu Đảng Cộng hòa Paul Gosar, người từng chỉ trích chính sách chặn chia sẻ trước đó của Twitter, đã tweet vào sáng thứ Sáu (16/10) rằng:

“Bây giờ bạn có thể chia sẻ câu chuyện bom tấn mà Big Tech không muốn bạn xem”.

Sau thông tin trên, tờ New York Post ngày 15/10 tiếp tục tiết lộ những giao dịch triệu đô giữa con trai Joe Biden và một công ty Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ceo-twitter-thua-nhan-viec-chan-thong-tin-vu-be-boi-cua-hunter-biden-la-sai-lam.html

 

 

Thủ Tướng Justin Trudeau tuyên bố

Canada sẽ tiếp tục đứng lên chống lại

hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Cộng

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Sáu (16/10), thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông sẽ tiếp tục đứng lên chống lại “chính sách ngoại giao cưỡng bức” và vi phạm nhân quyền của Trung Cộng ở Hồng Kông và Tân Cương, sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích vì những bình luận tương tự vào đầu tuần này. Tuy nhiên, ông Trudeau cho biết thêm rằng ông không muốn gia tăng căng thẳng với Trung Cộng.

Một cuộc tranh chấp ngoại giao kéo dài lại trở nên căng thẳng vào tuần này, khi chính phủ Trung Cộng bất bình với những bình luận trước đó của ông Trudeau, và vào hôm thứ Năm, đặc phái viên Trung Cộng tại Ottawa, ông Cong Peiwu, khuyến cáo Canada về việc cấp quyền tị nạn cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Ông Cong cho biết “sức khỏe và sự an toàn” của 300,000 người mang passport Canada ở Hồng Kông có thể bị đe dọa bởi “những tên tội phạm bạo lực” này, và vì vậy Canada không nên bảo vệ họ. Tranh chấp ngoại giao này bắt nguồn từ vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei, một công dân Trung Cộng, tại Vancouver vào cuối năm 2018 theo lệnh bắt giữ lừa đảo ngân hàng do các nhà chức trách Hoa Kỳ ban hành.

Bà Mạnh Vãn Chu tuyên bố rằng bà vô tội và đang đấu tranh chống dẫn độ tại tòa án Canada. Ngay sau khi bà bị bắt, Bắc Kinh giam giữ hai người Canada vì các cáo buộc về vấn đề an ninh quốc gia và ngừng nhập cảng hạt cải dầu. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-justin-trudeau-tuyen-bo-canada-se-tiep-tuc-dung-len-chong-lai-hanh-vi-vi-pham-nhan-quyen-cua-trung-cong/

 

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu

đạt mức tăng kỉ lục một ngày 400.000

Các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu lần đầu tiên tăng hơn 400.000 ca vào cuối ngày thứ Sáu, mức tăng kỉ lục trong một ngày khi phần lớn Châu Âu ban hành các hạn chế mới để kiềm chế dịch bệnh bùng phát, theo Reuters.

Châu Âu, nơi đã ngăn chặn thành công đợt bùng phát dịch đầu tiên, trở thành tâm điểm mới của dịch bệnh trong những tuần gần đây và đang báo cáo trung bình 140.000 ca mỗi ngày trong tuần qua.

Tính như một khu vực, Châu Âu đang báo cáo nhiều ca nhiễm hàng ngày hơn so với Ấn Độ, Brazil và Mỹ cộng lại.

Mỗi 100 ca nhiễm được báo cáo trên khắp thế giới thì có 34 ca đến từ các nước Châu Âu, theo phân tích của Reuters. Khu vực này hiện đang báo cáo một triệu ca nhiễm mới cứ mỗi khoảng 9 ngày và đã báo cáo hơn 6,3 triệu ca nhiễm kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Các nước Châu Âu như Vương quốc Anh, Pháp, Nga, Hà Lan và Tây Ban Nha chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm mới của Châu Âu trong tuần tính đến ngày 18 tháng 10, theo kiểm đếm của Reuters.

Pháp đang báo cáo số ca nhiễm mới trung bình bảy ngày cao nhất ở Châu Âu với 19.425 ca nhiễm mỗi ngày, theo sau là Vương quốc Anh, Nga, Tây Ban Nha và Hà Lan ở các nước Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Một số quốc gia Châu Âu đang đóng cửa các trường học, hủy bỏ các cuộc phẫu thuật và tuyển mộ sinh viên y khoa trong khi nhà chức trách đối mặt với đợt tái bùng phát COVID-19.

Mỹ Latin là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 27% tổng số ca nhiễm COVID-19, tiếp theo là Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu, theo phân tích của Reuters.

Ấn Độ báo cáo ít ca nhiễm hơn trong tháng này so với tháng 9, với 69.000 ca nhiễm mỗi ngày, theo phân tích của Reuters. Con số này đã giảm hơn 20.400 ca trong ba tuần qua, giảm 22% so với đỉnh trước đó.

Ấn Độ báo cáo 55.342 ca vào ngày 13 tháng 10, mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 18 tháng 8.

Tại Mỹ, nước có tổng số ca nhiễm và tử vong lớn nhiều nhất trên thế giới, các ca nhiễm mới đang tăng lên cùng với số bệnh nhân COVID-19 nhập viện nhiều nhất kể từ đầu tháng 9.

Những nỗ lực phát triển vắc-xin gặp phải trở ngại, với việc Johnson & Johnson tạm dừng thử nghiệm sau khi có một căn bệnh không rõ nguyên nhân ở một người tham gia nghiên cứu. Cuộc thử nghiệm của AstraZeneca ở Mỹ đã bị hoãn trong hơn một tháng.

https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-19-toan-cau-dat-muc-tang-ki-luc-mot-ngay-400000/5625540.html

 

Châu Âu tăng mạnh

các biện pháp phòng chống Covid-19

Các đường phố tại Paris và tám thành phố khác của nước Pháp hoang vắng vào đêm thứ Bảy, khi lệnh giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực.

Lệnh giới nghiêm gây tranh cãi được đưa ra nhằm kiềm chế tình trạng bùng phát Covid-19 tại Pháp, một trong những điểm bị nhiễm virus corona nặng nhất châu Âu.

GS Van-Tam: ‘Dân Anh hãy hành động’ để chống Covid-19

Covid-19: Anh Quốc ‘có thể phong tỏa toàn quốc’

Trump hạ thấp sự nguy hiểm của Covid-19?

Đã có những khiếu nại từ các nhà hàng, là nhóm doanh nghiệp vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề sau thời gian phong tỏa hai tháng hồi mùa xuân.

Các biện pháp mới cũng sắp được công bố tại Italy, do tình trạng tăng cao các ca lây nhiễm ở nước này.

Italy, quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị Covid-19 tấn công nặng nề trong làn sóng thứ nhất, đã ghi nhận số lượng kỷ lục các ca lây nhiễm mới hàng ngày trong hôm thứ Bảy.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte sẽ công bố các lệnh hạn chế mới trong hôm Chủ Nhật.

Truyền thông địa phương nói các quy định mới có thể nhắm vào các hoạt động không thiết yếu, như phòng gyms, bể bơi và các sự kiện thể thao không chuyên.

Khoảng 20 triệu người ở Pháp đang chịu lệnh giới nghiêm kéo dài một tháng tại các thành phố, trong đó có Marseille, Lyon, Lille và Toulouse, cũng như tại thủ đô Paris. Lệnh giới nghiêm áp dụng từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hàng ngày.

Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng lệnh giới nghiêm là cần thiết, nhằm tránh nguy cơ quá tải cho các bệnh viện.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại lệnh này mày sẽ tác động tới các hoạt động kinh doanh.

“Hẳn là sẽ có những người bị mất việc,” Stefano Anselmo, quản lý nhà hàng Ý Bianco tại Paris nói với hãng tin Reuters. “Thật là thảm họa.”

Pháp ghi nhận có con số cao kỷ lục các ca lây nhiễm mới trong hôm thứ Bảy, 32.427 trường hợp, Bộ Y tế nước này nói. Trong hôm trước đó, số ca nhiễm tại Pháp là 25.086.

Tình hình Covid-19 tại các nước khác ở châu Âu

Thủ tướng Slovakia Igor Matovic nói rằng nước này sẽ xét nghiệm tất cả những ai từ 10 tuổi trở lên, giữa lúc có có sự tăng mạnh các ca lây nhiễm và tử vong.

Chính phủ công bố tình trạng khẩn cấp hồi đầu tháng và đưa ra các hạn chế mới trong tuần này, trong đó vùng có lệnh cấm làm lễ nhà thờ và các sự kiện tập trung đông người khác, đóng cửa các trung tâm tập thể hình, bể bơi, và các trường học chuyển sang chế độ dạy học từ xa.

Slovakia là quốc gia có 5,4 triệu dân.

Những người biểu tình đã tấn công văn phòng chính phủ nước này vào hôm thứ Bảy để phản đối các biện pháp ngăn chặn Covid-19.

Đám đông gồm khoảng 500 người tân Phát xít và các cổ động viên bóng đá trung thành đã ném chai lọ, gạch đá vào tòa nhà tại thủ đô Bratislava.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel thúc giục người dân ở nhà, trong lúc các ca nhiễm Covid tiếp tục tăng mạnh.

Tây Ban Nha có 11 ngàn ca tử vong trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo El Pais. Con số này cao gấp đôi số tử vong do Covid-19 được báo cáo trong những tháng này – số liệu chính thức từ Bộ Y tế nói có khoảng 5.400 ca tử vong.

Tại Hà Lan, vua và hoàng hậu đã cắt ngắn chuyến đi nghỉ tại Hy Lạp giữa làn sóng chỉ trích mạnh mẽ. Họ về nước ngay sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa từng phần và thúc giục mọi người hạn chế đi lại tới mức tối đa.

Tại Anh, người dân được yêu cầu không đi lại ra vào các vùng được xác định là có mức lây nhiễm nghiêm trọng nhất – Cấp 3 – trừ phi đi làm, đi học hoặc vì các nghĩa vụ thiết yếu khác.

Châu Âu đang áp dụng các biện pháp hạn chế gì?

•           Hôm thứ Năm, Ba Lan thiết lập các ‘vùng đỏ’, là những nơi trường học phòng và phòng gyms sẽ phải đóng cửa – thủ đô Warsaw cũng bị xác định là vùng đỏ

•           Các trường học tại vùng Campania miền nam nước Ý, bao gồm cả thành phố Naples, sẽ đóng trong hai tuần

•           Tại Đức, các quán bar và nhà hàng ở các khu vực nguy hiểm cao phải đóng cửa sớm

•           Tại Bồ Đào Nha, chính phủ nói người dân không được tụ tập đông quá năm người kể từ thứ Năm. Đám cưới và lễ rửa tội được phép tụ tập tới 50 người, nhưng các buổi tiệc tùng ở trường đại học sẽ bị cấm

•           Catalonia cũng nói rằng các nhà hàng tại vùng này của Tây Ban Nha sẽ chỉ được phép phục vụ bán thức ăn mang đi. Các phòng gyms và trung tâm văn hóa chỉ được phép hoạt động ở mức 50% công suất, còn nhà hàng và trung tâm mua sắm lớn phải giới hạn ở mức phục vụ tối đa là 30% công suất

•           Tại Hà Lan, toàn bộ các tiệm cà phê, nhà hàng đã đóng cửa từ hôm 14/10, trừ các điểm phục vụ bán đồ ăn mang đi; các gia đình được đón tối đa ba khách mỗi ngày

•           Việc đi lại bị giới hạn tại thủ đô Moscow của Nga, và kể từ thứ Hai, học sinh các khối lớn, từ 13 đến 18 tuổi, sẽ không tới trường

•           Tại Anh, các địa phương được phân thành ba cấp phòng chống Covid-19, tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm ở mỗi vùng. Kể từ đêm thứ Sáu sang thứ Bảy 17/10, London bị chuyển từ Cấp 1 lên Cấp 2, nghiêm trọng hơn: người từ các nhà khác nhau không được phép gặp mặt, dù là nhà riêng hay tại quán ăn, nhà hàng, nhưng được tụ tập ngoài trời không quá sáu người

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54543670

 

Covid-19 : Châu Âu nỗ lực làm giảm vận tốc lây lan

Tú Anh

Gần như thúc thủ trước đợt hai của Covid-19, Châu Âu cố gắng hạn chế mức độ lây nhiễm. Tại Pháp, 20 triệu dân bắt đầu sinh hoạt trong điều kiện giới nghiêm ban đêm trong khi số ca lây nhiễm ngày 18/10/2020 đạt kỷ lục mới 32.000 trong 24 giờ.

Theo AFP, trên thế giới, mọi chỉ số đại dịch đều một màu đỏ báo động : hơn 1,1 triệu nạn nhân tử vong trong số 39 triệu ca lây nhiễm. Trong tuần qua, chỉ tính trong ngày thứ Năm 15/10/2020, có hơn 400.000 ca mới.

Tại Pháp, theo thống kê của cơ quan y tế quốc gia Pháp, đại dịch đã ghi thêm một kỷ lục mới: 32.000 người bị nhiễm virus corona trong 24 giờ.

Trong chiều hướng ngăn chận dịch tràn ngập, 20 triệu dân Pháp, kể từ tối thứ Bảy, ở Paris, vùng ngoại ô và 8 tỉnh lớn, trải qua đêm giới nghiêm đầu tiên từ 21 giờ đến 06 giờ sáng.

Một lối sống mới phải thích nghi nhưng không dễ dàng đối với một số ngành nghề và một số người. Theo cảnh sát Paris, khoảng 21 giờ, đường phố thủ đô gần như vắng bóng người.

Tại Đức, thủ tướng Angela Merkel, long trọng kêu gọi dân Đức giảm tối đa quan hệ xã hội, nếu ở nhà thường xuyên hơn thì càng tốt.

Tổng thống Frank-Walter Steimeier phải bị cách ly 14 ngày, kể từ thứ Bảy, sau khi kết quả xét nghiệm của một cận vệ có dương tính với corona.

Anh Quốc, nhất là ở Luân Đôn và những nơi báo động đỏ, tổng cộng 11 triệu dân bị một chế độ y tế khắt khe hơn. Trừ việc gặp nhau tại công viên hay ngoài trời, các cuộc họp mặt gia đình và bè bạn ở nhà riêng bị cấm triệt để.

Các quán rượu không bán thức ăn bị đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201018-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-l%C3%A0m-gi%E1%BA%A3m-v%E1%BA%ADn-t%E1%BB%91c-l%C3%A2y-lan

 

Người dân Pháp tận hưởng đêm tự do cuối cùng

trước khi lệnh giới nghiêm coronavirus

bắt đầu có hiệu lực

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (16/10), hàng triệu người Pháp tận hưởng một đêm tự do cuối cùng trước khi lệnh giới nghiêm Covid-19 ở Paris và các thành phố lớn khác có hiệu lực vào nửa đêm, trong ít nhất một tháng.

Theo tin từ AFP, lệnh giới nghiêm này được đưa ra nhằm giữ khoảng 20 triệu người ở nhà từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng từ hôm thứ Bảy. Tổng thống Emmanuel Macron ban hành lệnh trong tuần này khi số ca bệnh và tử vong mới làm gia tăng nguy cơ về tình trạng tràn ngập của bệnh viện, tương tự như hồi tháng Ba và tháng Tư.

Vào hôm thứ Sáu (16/10), các cơ quan y tế ghi nhận hơn 25,000 trường hợp nhiễm coronavirus mới, sau con số kỷ lục hơn 30,000 vào hôm thứ Năm. Tổng cộng 122 người được cho là thiệt mạng vì virus trong 24 giờ. Bầu không khí trên các đường phố của thủ đô Paris trước khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực giống như đêm giao thừa, với các bàn ăn tràn ngập trong các quán bar và tiếng cười nói vang vọng.

Bà Sophie Vaux, nhà dịch tễ học tại cơ quan y tế Sante Publique, thông báo với các phóng viên rằng số ca nhiễm mới đang gia tăng nhanh nhất ở những người lớn tuổi, với số ca được xác nhận tăng khoảng 2/3 trong sáu tuần qua. Cơ quan này cho biết tình hình tại các nhà hưu trí một lần nữa trở nên “rất đáng lo sợ”.

Cơ quan y tế ARS cho khu vực đông nam Auvergne-Rhone-Alpes, bao gồm Grenoble, Lyon và Saint-Etienne, vào hôm thứ Sáu yêu cầu các bệnh viện hủy bỏ tất cả các ca phẫu thuật không khẩn cấp để bảo đảm khả năng chăm sóc đặc biệt cho các trường hợp Covid-19 trong tương lai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-phap-tan-huong-dem-tu-do-cuoi-cung-truoc-khi-lenh-gioi-nghiem-coronavirus-bat-dau-co-hieu-luc/

 

Pháp chuẩn bị tưởng niệm

giáo viên bị khủng bố chặt đầu vào ngày 21/10

Thu Hằng

Lễ tưởng niệm Samuel Paty, giáo viên sử-địa trường trung học Bois-d’Aulne ở Conflans Sainte-Hônrine (ngoại ô Paris), bị một kẻ khủng bố Tchetchenia chặt đầu, sẽ diễn ra vào ngày 21/10/2020. Ngày 17/10, Điện Elysée thông báo phối hợp với gia đình nạn nhân tổ chức sự kiện trên nhưng chưa nêu địa điểm cụ thể.Ngày 18/10, nhiều cuộc tuần hành tưởng nhớ nạn nhân được tổ chức ở nhiều nơi trên khắp nước Pháp, theo lời kêu gọi của các nghiệp đoàn giáo viên và hiệp hội. Tại Paris, cuộc tuần hành diễn ra ở quảng trường Cộng Hòa (Place de la République). Trước đó, trong ngày 17/10, rất nhiều người đã xuống đường ở Nice và Rennes để lên án “hành động tàn bạo” và bảo vệ “những giá trị của nền dân chủ”.

Cuộc điều tra về vụ sát hại dã man Samuel Paty có thêm một số thông tin mới. Chỉ vài phút sau khi ra tay, kẻ khủng bố Abdoullakh Abouyezidvitch A., 18 tuổi, đã đăng tin trên mạng Twitter tự nhận ra tay “hành quyết” ông Paty vì “đã dám hạ nhục Muhammad”. Tài khoản Twitter của thủ phạm đã nhiều lần bị Liên đoàn quốc tế chống Phân biệt chủng tộc và vài Do Thái (Licra) cảnh báo từ ngày 27/07 vì những lời lẽ hận thù.

Ngoài ra, cảnh sát điều tra đang tìm hiểu vai trò của Abdelhakim Sefrioui, một người tự nhận là “thành viên của Hội đồng các imam tại Pháp” và nằm trong số người bị tạm giữ. Theo AFP, vào đầu tháng 10, người này từng đi cùng cha mẹ của một học sinh trong trường đến yêu cầu sa thải giáo viên Paty sau khi ông đưa tranh biếm họa Mohamed vào trong giờ giảng về tự do ngôn luận. Vài ngày trước khi xảy ra vụ sát hại, người này đã đăng trên YouTube một đoạn video lên Đến sáng 18/10, có tổng cộng 11 người bị tạm giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra, trong đó có bố mẹ, ông và một người cháu của thủ phạm, cùng với Sefrioui và một phụ huynh học trò của nạn nhân.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201018-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-gi%C3%A1o-vi%C3%AAn-b%E1%BB%8B-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-ch%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BA%A7u-v%C3%A0o-ng%C3%A0y-21-10

 

MMA, môn võ đấu khốc liệt

được chính thức thi đấu tại Pháp

Anh Vũ

Sau 8 tháng được bộ Thể Thao Pháp công nhận chính thức, môn võ đấu tổng hợp có tên gọi tắt MMA (Mixed Martial Art), vốn nổi tiếng là một môn thi đấu đối kháng khốc liệt, nguy hiểm, lần đầu tiên được ra mắt trình diễn trên võ đài tại Pháp.

Buổi trình diễn ra mắt diễn ra hôm 10/10/2020 tại nhà thi đấu thể thao Bercy-Paris đánh dấu bước đi đầu tiên trên con đường tìm kiếm vị trí được thừa nhận như một hoạt động thể thao chính thức. Như vậy là từ giờ trở đi, MMA đã không còn tổ chức chui lậu với những cuộc đấu giữa các đối thủ không được công nhận là võ sĩ hay vận động viên thể thao.

Có xuất xứ từ môn nhu đạo Jiu-jitsu Brazil hiện đại, MMA chính thức lên đài thi đấu tại Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1980 với thể thức thi đấu khá tự do. Đối đối với nhiều người, MMA vẫn được nhìn nhận là một môn chơi cực kỳ thô bạo, phi thể thao.

Vào thời kỳ đầu, các võ sĩ lên đài đấu nhau không đeo găng, không giới hạn thời gian đấu và không phân hạng cân và chỉ có rất ít luật đấu mang tính quy ước. Mọi đòn tấn công nhau ở tất cả các môn phái võ đều được phép sử dụng.

Ý tưởng của những người khởi xướng là qua các trận đấu MMA có thể thấy được môn phái võ nào vượt trội hơn. Trong MMA, các môn võ chủ yếu được sử dụng đó là Quyền Anh, Muay Thái, Kick-boxing, Nhu đạo Brazil, Karate, Judo. Mục tiêu là làm sao hạ gục đối phương đến cùng.

Vì tính chất thô bạo và nguy hiểm, MMA bị cấm ở Pháp, dù hầu hết các nước vẫn cho tổ chức các võ đài. Phải đến tháng 2/2020, dưới sự bảo trợ của Liên Đoàn Quyền Anh Pháp (FFB), bộ Thể Thao Pháp mới chính thức cho phép MMA thi đấu với tư cách là một môn thể thao chuyên nghiệp. Mặc dù bị cấm nhưng theo AFP, tại Pháp vẫn có khoảng 40 nghìn người chơi môn võ đấu này ở trong hàng trăm câu lạc bộ thể thao.

Một trong những lý do để bộ Thể Thao Pháp cho hợp thức hóa MMA là đưa vào khuôn khổ quản lý còn hơn là cấm không được. Trong khi đó, ở các nước được phép tổ chức MMA là một nguồn thu tiền không hề nhỏ. Các sàn đấu MMA thường thu hút lượng khán giả kỷ lục theo dõi qua truyền hình cũng như trực tiếp trước võ đài.

Tại Mỹ, UFC (Ultimate Fighting Championship) giải đấu lớn nhất MMA, mỗi năm phát 45 trận đấu trực tiếp, có giá trị ước tính 4 tỷ đô la. Các trận của UFC giờ đây được phát sóng trên truyền hình 150 nước dưới hình thức trả tiền luôn rất ăn khách. Võ tổng hợp giờ đã là một thị trường thể thao sinh lời. Thị trường Pháp chắc chắn đã nằm trong tầm ngắm của UFC.

Quyết định hợp lệ hóa MMA đã bị nhiều người trong giới võ thuật chỉ trích. Chủ tịch Liên Đoàn Judo Quốc Tế, ông Jean-Luc Rougé thậm chí còn đề nghị các nhà lập pháp nên ra luật phân định rõ môn nào là thể thao, môn nào phi thể thao.

Trả lời phỏng vấn Tạp Chí Thể Thao RFI, võ sư Võ Cổ Truyền Việt Nam, Phan Toàn Châu, trưởng môn Tây Sơn võ đạo, tại Paris, nhận định :

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20201018-tap-chi-the-thao-vo-mma

 

Thủ tướng Pháp tuần hành

tưởng nhớ giáo viên bị chặt đầu

Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm 18/10 tham gia một trong các cuộc tuần hành diễn ra trên khắp đất nước để tưởng nhớ một giáo viên lịch sử bị chặt đầu gần Paris sau khi thảo luận trong lớp học về các bức biếm họa Nhà tiên tri Muhammad, theo AP.

Tin cho hay, các cuộc xuống đường diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho Pháp thông điệp đoàn kết.

Ông Samuel Paty bị sát hại hôm 16/10 ở Conflans-Sainte-Honorine bởi một người tị nạn Chechnya 18 tuổi từng được sinh ra ở Moscow. Kẻ tấn công này đã bị cảnh sát bắn chết.

Thủ tướng Jean Castex tham gia cuộc biểu tình với người dân và các hội đoàn ở quảng trường Place de la Republique tại Paris để thể hiện sự ủng hộ quyền tự do ngôn luận cũng như tưởng nhớ giáo viên 47 tuổi.

Theo AP, một số mang theo biểu ngữ “Tôi là Samuel”, giống với việc nhiều người từng giơ cao “Tôi là Charlie” sau vụ tấn công năm 2015 nhắm vào tờ Charlie Hebdo vì tờ này đăng tranh biếm họa Nhà tiên tri Muhammad.

Người dân cũng xuống đường tại các nơi khác như Lyon, Toulouse, Strasbourg, Nantes, Marseille, Lille và Bordeaux.

Tin cho hay, chính quyền Pháp đã bắt giữ nghi can thứ 11 sau vụ giết hại giáo viên lịch sử.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BB%9B-gi%C3%A1o-vi%C3%AAn-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BA%A7u/5626089.html

 

Belarus: Đối lập biểu tình

bất chấp nguy cơ bị bắn đạn thật

Thu Hằng

Đối lập Belarus tiếp tục xuống đường vào Chủ Nhật 18/10/2020 bất chấp nguy cơ bị cảnh sát bắn bằng đạn thật. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên, dự kiến có quy mô lớn, kể từ khi đại diện của phe đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaïa, ra tối hậu thư cho tổng thống Loukachenko, kỳ hạn đến ngày 25/10 phải từ chức.

Chiều hôm qua 17/10, đông đảo phụ nữ và sinh viên đã xuống đường tuần hành ở thủ đô Minsk, mang ô hai mầu trắng-đỏ biểu tượng của phong trào phản đối tổng thống Loukachenko. Cảnh sát chống bạo động được triển khai và bắt giữ nhiều người.

Dù bị sức ép đường phố, tổng thống 66 tuổi bị phản đối không hề có ý định khuất phục mà ngược lại, sẵn sàng sử dụng vũ lực để trấn áp người biểu tình.

Theo AFP, hôm 12/10, bộ Nội Vụ Belarus cảnh báo rằng từ giờ cảnh sát sẽ không ngần ngại bắn đạn thật “nếu cần thiết” vì các cuộc biểu tình “có tổ chức và trở nên vô cùng cực đoan” với các vụ “ném đá, chai lọ, phóng dao” vào lực lượng chống bạo động và lập chướng ngại vật trên đường phố.

Chính quyền Minsk tố cáo phương Tây yểm trợ phong trào phản đối nhằm lật đổ tổng thống Loukachenko. Ngày 17/10, ông Ivan Tertel, giám đốc cơ quan an ninh KGB của Belarus khẳng định “một hành động khiêu khích sắp xảy ra” để chuẩn bị “gây bất ổn” cho Belarus.

Nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaïa, hiện sống lưu vong ở Litva, bị liệt vào danh sách những người bị truy nã vì kêu gọi lật đổ chính quyền.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201018-belarus-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-nguy-c%C6%A1-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFn-%C4%91%E1%BA%A1n-th%E1%BA%ADt

 

Nga đe dọa đáp trả EU

vì lệnh trừng phạt vụ Navalny

Thanh Hải

Nga hôm 17/10 cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng lệnh trừng phạt của liên minh châu Âu (EU) về vụ Alexei Navalny và có thể nhắm vào Đức, Pháp.

Hãng thông tấn Tass dẫn lời Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov nói ngày 17/10: “Không nghi ngờ gì nữa, các biện pháp đáp trả tương xứng sẽ được thực hiện. Vì các lệnh trừng phạt được đưa ra mang tính cá nhân, nên phản ứng đáp trả cũng sẽ như vậy”.

Ông Chizhov cảnh báo các biện pháp đáp trả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ song phương giữa Moskva với Berlin và Paris, thêm rằng Đức và Pháp chính là hai nước đứng sau các lệnh trừng phạt của EU.

Đại sứ Nga tuyên bố nước này có thể coi các lệnh trừng phạt mới từ châu Âu là “hành động đơn phương, trái pháp luật, giống như tất cả các lệnh trừng phạt trước đây”. Ông nhấn mạnh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.

Theo FRANCE 24, EU hôm 15/10 đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 quan chức và một tổ chức khoa học Nga với cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Alexei Navalny.

Ông Navalny bất tỉnh khi đang đi từ Siberia đến Moscow vào tháng 8. Sau đó, nhà lãnh đạo đối lập được đưa đến Đức để điều trị.

Phía Đức tuyên bố ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp cùng Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học sau đó cũng đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, Nga liên tục khẳng định đây là cáo buộc “vô căn cứ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-de-doa-dap-tra-eu-vi-lenh-trung-phat-vu-navalny.html

 

Thủ tướng Nhật đi thăm Việt Nam và Indonesia,

 HRW kêu gọi Tokyo gây sức ép

Trọng Nghĩa

Vào hôm nay 18/10/2020 tân thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga, lên đường qua Việt Nam, chặng đầu tiên trong chuyến công du cũng sẽ đưa ông đến Indonesia. Trong một bản thông cáo công bố từ Tokyo, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi tân thủ tướng Suga “vận dụng vị thế thuận lợi” của Nhật Bản để vận động cải cách” tai hai nước Đông Nam Á mà ông đến thăm.

Theo hãng tin Mỹ AP, khi quyết định chọn Việt Nam và Indonesia là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trong cương vị thủ tướng, ông Suga muốn nhấn mạnh nỗ lực của Nhật Bản nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và xây dựng mối quan hệ kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ hơn trong khu vực, phù hợp với tầm nhìn của người tiền nhiệm Shinzo Abe về một vùng “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Phát biểu với một số nhà báo trước lúc lên máy bay qua Hà Nội, tân thủ tướng Nhật Bản khẳng định: “Các nước ASEAN là đối tác cực kỳ quan trọng của Nhật Bản để có được một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở mà Nhật Bản đang phát huy”. Theo ông: “Là một quốc gia vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, Nhật Bản cam kết đóng góp phần mình cho khu vực và tôi sẽ truyền đạt rõ ràng điều này đến người dân bên trong bên ngoài Nhật Bản”.

Theo nhận định của AP, là người được cho là sẽ tiếp tục đường lối của ông Abe, tân thủ tướng Nhật có dấu hiệu còn cứng rắn hơn người tiền nhiệm trong chủ trương nâng cao vị thế của nước Nhật, điều có khả năng gây bất bình nơi một số láng giềng vốn đã không có nhiều thiện cảm trước xu hướng dân tộc chủ nghĩa của ông Abe.

Cựu thủ tướng Nhật Bản chủ trương nâng cao niềm tự hào dân tộc, khôi phục uy thế ngoại giao của Tokyo, sửa đổi hiến pháp chủ hòa để cho phép đất nước ông có vai trò quân sự mạnh mẽ hơn ở nước ngoài.

Về phần mình, tân thủ tướng Nhật dự kiến ​​sẽ ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng với Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu thiết bị quân sự, một tín hiệu cho thấy ông Suga chắc chắn sẽ tiếp bước ông Abe trong lĩnh vực ngoại giao.

HRW: Nhật Bản hãy đề cao nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam và Indonesia

Như thông lệ, trước lúc tân thủ tướng Nhật Bản lên đường công du Việt Nam và Indonesia, từ Tokyo, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (trụ sở chính ở New York, Hoa Kỳ) đã ra thông cáo cho rằng ông Yoshihide Suga cần gây sức ép với chính phủ hai nước Đông Nam Á để các quốc gia này cải thiện tình trạng nhân quyền đang xấu đi.

Về Việt Nam, HRW đã nhắc lại nội dung một bức thư gởi cho ông Suga đề ngày 16/10, nội dung kêu gọi tân thủ tướng Nhật nêu bật mối quan ngại của Tokyo trong các cuộc tiếp xúc công khai cũng như riêng tư với phía Việt Nam về tình trạng vi phạm các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam, trong đó có quyền tự do biểu đạt, hội họp ôn hòa và tự do đi lại.

Về Indonesia, HRW cho rằng Nhật Bản nên phê phán chính quyền Jakarta về việc đàn áp các quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí, quyền lựa chọn xu hướng tính dục và bản sắc giới tính, và quyền của những thổ dân.

Trong bản thông cáo công bố hôm nay, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của HRW cho rằng “Nhật Bản cần sử dụng đòn bẩy quan trọng trong tư cách nhà tài trợ lớn cho chính phủ Việt Nam và Indonesia để gây sức ép với cả hai quốc gia này nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền.”

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201018-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%ADt-th%C4%83m-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%A0-indonesia-hrw-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-tokyo-g%C3%A2y-s%E1%BB%A9c-%C3%A9p

 

Eo biển Đài Loan:

Trung Quốc chuẩn bị lực lượng tấn công

Tú Anh

Trung Quốc tăng cường lực lượng dọc theo bờ biển đông-nam như chuẩn bị tấn công Đài Loan. Các căn cứ tên lửa được trang bị hỏa tiễn siêu thanh Đông Phong 17, loại tối tân nhất và chính xác nhất của Hoa Lục. Sự kiện « nhạy cảm » này được một nguồn tin quân sự Trung Quốc xác nhận với báo chí Hồng Kông ngày chủ nhật.

Trong bối cảnh từ nhiều tháng nay, Trung Quốc liên tục xâm nhập không phận Đài Loan và phủ nhận đường trung tuyến trên biển, thông tin trên không khỏi gây lo ngại. Cách nay hai hôm, cố vấn an ninh tổng thống Mỹ kêu gọi Đài Loan « củng cố phỏng thủ » tuy cho rằng Trung Quốc chưa đủ sức đổ bộ trước 10 năm.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

Cách nay một năm tại Bắc Kinh, tên lửa Đông Phong-17  hay DF-17, đã được  máy quay phim và máy hình bấm như mưa khi được trưng bày lần đầu tiên trong buổi lễ diễn hành ghi dấu 70 năm thành lập quân đội Trung Quốc.

Hôm nay, loại hỏa tiển đạn đạo với mũi trắng nhọn dường như xuất hiện ở bờ biển đông- nam Hoa lục.

Theo nguồn tin của South China Morning Post, loại tên lửa sử dụng nhiên liệu đặc, đang được bố trí để dần dần thay thế vũ khí cũ từ nhiều chục năm nay đối đầu với Đài Loan.

Theo nhận định của các chuyên gia, hành động này của Bắc Kinh không giới hạn trong khuôn khổ thay vũ khí. Khi gia tăng số căn cứ hỏa tiễn trong vùng mặt trận phía đông và phía nam, Giải phóng quân Trung Quốc không chỉ phô trương cơ bắp.

Họ được cho là đang sửa soạn một cuộc tấn công trong trường hợp phải đánh chiếm nơi mà Bắc Kinh gọi là « một tỉnh phiến loạn ».

Các loại tên lửa cũ, DF-11 và DF-15 không có khả năng vượt núi để tấn công vào các cơ sở quân sự của Đài Loan ở Đài Trung và Hoa Liên, còn  DF-17 có tầm hoạt động xa đến 2.500 km, theo phân tích của một chuyên gia quân sự trên  South China Morning Post.

Thông tin Trung Quốc tăng cường hỏa lực ở Phúc Kiến, Quảng Đông được tiết lộ trong bối cảnh tình hình căng thẳng trong các tuần gần đây, sau khi chính phủ Thái Anh Văn ký một loạt hợp đồng với Hoa Kỳ, mua một loạt vũ khí trong đó có hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot.

Thông tin này cũng được rò rỉ năm ngày sau khi Tập Cận Bình đến thăm một căn cứ lính thủy đánh bộ ở đông-nam Trung Quốc. Tại đây, chủ tịch Trung Quốc kêu gọi binh sĩ « đề cao cảnh giác và chuẩn bị chiến tranh ».

Một cuộc chiến mà theo Robert O’Bien, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ Donald Trump, khó có thể xảy ra trước 10 hay 15 năm.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201018-eo-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%A0i-loan-trung-qu%E1%BB%91c-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng

 

Dù mất đơn đặt hàng của Huawei,

gã khổng lồ bán dẫn TSMC Đài Loan

vẫn tăng 30% doanh thu năm nay

Đại Nghĩa

Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính của Apple, dự kiến ​​doanh thu sẽ tăng 30% trong năm nay nhờ nhu cầu về giải pháp kỹ thuật số do đại dịch gây ra và sự ra mắt mạnh mẽ của điện thoại thông minh 5G, Nikkei Asia cho biết.

TSMC cho biết doanh thu trong quý cuối cùng của năm 2020 có thể là từ 12,4 tỷ đến 12,7 tỷ USD. Con số này cao hơn mức bình quân của thị trường và tăng khoảng 20% ​​trong năm từ thời điểm giữa năm.

TSMC nói thêm rằng trong dự báo họ không bao hàm bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với Huawei Technologies, vì họ đã không cung ứng bất kỳ chuyến hàng nào cho tập đoàn Trung Quốc này kể từ ngày 15/9, khi các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ có hiệu lực toàn diện. Công ty Đài Loan từ chối bình luận về việc liệu họ đã xin giấy phép để bán hàng cho Huawei hay chưa, điều mà Washington hiện yêu cầu đối với bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ của Mỹ để cung ứng cho công ty Trung Quốc.

TSMC, hãng chip cung ứng cho hầu hết các nhà phát triển chip trên thế giới, cho biết doanh thu của họ sẽ tăng trưởng khoảng 30%, trong khi chi phí vốn cho năm nay sẽ vào khoảng 17 tỷ đô la, cao nhất trong chuỗi dự báo trước đó là trong khoảng 16-17 tỷ đô la.

Giám đốc điều hành TSMC CC Wei cho biết, công ty của ông sẽ giữ phần lớn hoạt động sản xuất và nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Đài Loan, bất chấp quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang xấu đi. Từ lâu, Trung Quốc đã coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ việc giành quyền kiểm soát hòn đảo bằng vũ lực.

“TSMC sẽ tiếp tục tập trung vào Đài Loan. Đó là trung tâm R&D của chúng tôi và phần lớn sản xuất của chúng tôi sẽ tiếp tục được đặt tại Đài Loan, bất kể căng thẳng địa chính trị hay bất kỳ sự biến động nào”, ông Wei nói.

Wendell Huang, giám đốc tài chính của TSMC, cho biết kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến ý định xây dựng cơ sở chip trị giá 12 tỷ USD của công ty tại Mỹ. “Kế hoạch sẽ không thay đổi nếu tất cả các tiêu chí và điều kiện mà chúng tôi đang tìm kiếm vẫn có thể được hoàn thành”.

Wei cũng trấn an lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng suy thoái kinh tế vĩ mô đột ngột, có thể dẫn đến rủi ro điều chỉnh hàng tồn kho cho TSMC. Wei cho biết, mức tồn kho hiện tại của công ty cao hơn mức cao kỷ lục trong lịch sử và sẽ vẫn như vậy trong một thời gian. Nhưng ông cho biết, điều này là do các khách hàng chip của TSMC đang cố gắng đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch, bằng cách đặt hàng trước nhiều hơn bình thường.

“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về [mức độ] tồn kho. Do đại dịch, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đã được đẩy nhanh và điều đó tạo ra rất nhiều nhu cầu mới. … Chúng tôi tin tưởng rằng nhu cầu sẽ tăng lên trong năm tới và trong năm 2022, điều đó sẽ giảm thiểu mọi lo ngại về việc điều chỉnh hàng tồn kho”, Wei nói.

Lợi nhuận ròng tăng gần 36% trong năm lên 137,31 tỷ Đài tệ (4,78 tỷ USD), trong khi doanh thu tăng 21,6% so với một năm trước lên 356,43 tỷ Đài tệ (12,46 tỷ USD).

Apple, khách hàng lớn nhất của TSMC, đã ra mắt dòng iPhone 5G đầu tiên vào ngày 13/10 với bộ vi xử lý di động A14 mạnh mẽ. Đây là dòng điện thoại thông minh đầu tiên sử dụng chip được thiết kế bằng công nghệ quy trình 5 nanomet tiên tiến do TSMC cung cấp. IPad Air mới, được công bố vào tháng 9, cũng sử dụng chip A14.

Điện thoại thông minh hàng đầu Mate 40 của Huawei, đối thủ dòng iPhone cao cấp, có khả năng sẽ tích hợp bộ vi xử lý Kirin mới nhất của họ, cũng được sản xuất bằng công nghệ sản xuất 5 nm của TSMC. Tuy nhiên, giống như hầu hết các nhà cung cấp chip trên thế giới, TSMC đã ngừng nhận đơn đặt hàng chip mới từ Huawei – từng là khách hàng số 2 – kể từ giữa tháng 5 do lệnh cấm của Mỹ.

Mặc dù căng thẳng Mỹ-Trung đã buộc TSMC phải cắt đứt quan hệ với Huawei, nhưng thu nhập của công ty Đài Loan vẫn phục hồi nhờ nền tảng khách hàng tương đối rộng bao gồm hầu hết các công ty chip lớn trên thế giới. Nvidia, Broadcom, AMD, Qualcomm, Google, Mediatek, NXP và STMicroelectronics đều dựa vào năng lực sản xuất chip tiên tiến của công ty Đài Loan để tạo ra những con chip tiên tiến.

Ngay cả Intel, nhà sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới cho máy tính và máy chủ, cũng đã cho biết họ sẽ cần phải bắt đầu thuê ngoài một số bộ phận sản xuất chip, để khắc phục sự chậm trễ đáng kể của mình trong phát triển công nghệ sản xuất. Công ty Mỹ này có khả năng sẽ chọn TSMC và Samsung làm đối tác sản xuất.

Gokul Hariharan, một nhà phân tích của JP Morgan cho biết trong một nghiên cứu rằng, TSMC có thể sẽ tăng chi phí vốn lên tới 20 tỷ USD trong năm tới, do nhu cầu mạnh mẽ đối với chip cao cấp và khả năng gia công của Intel.Hariharan cho biết: “Chúng tôi tin rằng [việc mở rộng chi phí vốn của TSMC] có thể đáp ứng nhu cầu bổ sung từ Qualcomm và có khả năng là cả Intel, ngoài nhu cầu lớn theo dự đoán từ việc đẩy mạnh các dự án mới từ AMD, Mediatek, Nvidia”, Hariharan nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-mat-don-dat-hang-cua-huawei-ga-khong-lo-ban-dan-tsmc-dai-loan-van-tang-30-doanh-thu-nam-nay.html

 

80% người Đài Loan được hỏi

sẵn sàng ra trận chống Trung Quốc

Phụng Minh

Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan tiếp tục xấu đi với nguy cơ chiến tranh xảy ra đã xuất hiện. Theo kết quả của một cuộc thăm dò gần đây ở Đài Loan, nếu chính quyền Trung Quốc tấn công Đài Loan, có tới 80% người dân ở quốc đảo sẵn sàng ra chiến trường để “bảo vệ Đài Loan”.

“Tổ chức Dân chủ Đài Loan” đã công bố kết quả thăm dò ý kiến ​​”Giá trị dư luận và quản trị công chúng Đài Loan năm 2020″ vào ngày 16/10. Thời gian khảo sát từ ngày 6 đến ngày 10/5. Tổng số 1.226 mẫu hợp lệ đã được hoàn thành thông qua phỏng vấn qua điện thoại di động và điện thoại địa phương, với độ tin cậy là 95%, theo NTDTV.

Trong phần bảo vệ dân chủ, khi được hỏi: “Nếu đại lục sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan để thống nhất, bạn có muốn chiến đấu để bảo vệ Đài Loan không?”, 79,8% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng, tăng gần 12% so với con số 68,2% trong năm ngoái. Tỷ lệ không muốn tham gia chiến đấu là 12,7%.

Thái Giai Hoằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan phân tích rằng, hầu hết những người trẻ tuổi sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan và đa phần là thành viên đảng Dân Tiến (DPP). Những người không sẵn sàng chiến đấu cho Đài Loan, hầu hết là những người trung niên trên 40 tuổi thuộc có khuynh hướng chính trị ủng hộ đảng đối lập Quốc dân đảng.

Ông Thái Giai Hoằng tin rằng điều này có thể là do những người trên 40 tuổi đã có kinh nghiệm chiến tranh trong quá khứ và do đó ít sẵn sàng vượt qua eo biển để tham gia xung đột.

Trần Chí Nhu, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội phân tích rằng quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan đã tăng lên đáng kể từ năm 2019 đến năm 2020. Nguyên nhân có thể là do gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp gây sức ép lên Đài Loan đã kích thích niềm tin của người Đài Loan vào nền dân chủ và gia tăng quyết tâm phòng thủ.

Ông Trần nói rằng sự thành công của các biện pháp chống dịch bệnh chính phủ Đài Loan cũng đã tăng sự tự tin và ý thức của người dân về vinh dự của tổ quốc. Áp lực liên tục của ĐCSTQ đối với Đài Loan và áp đặt Luật an ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đã làm giảm thiện ý của dân Đài Loan đối với Bắc Kinh.

Trong những tháng gần đây, ĐCSTQ đã liên tục gia tăng cường độ các cuộc tấn công văn hóa và đe dọa quân sự đối với Đài Loan. Ngày 15/10, một máy bay chống tầu ngầm của Trung Quốc đã xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam Đài Loan và bị Lực lượng Không quân Đài Loan xua đuổi. Đây là lần thứ 18 máy bay quân sự Trung Quốc quấy rối Đài Loan trong tháng qua.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc Nghiêm Đức Phát thị sát Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng không vào ngày 15. Ông yêu cầu các sĩ quan và binh sĩ luôn giữ tinh thần cao và đoàn kết đồng lòng. “Chúng ta không kích động, gây xung đột, gây sự cố, nhưng chúng ta không sợ chiến tranh hay hèn nhát”.

Ông Nghiêm đã xác nhận ở Lập Pháp Viện cách đây vài ngày rằng kể từ đầu năm nay, đã có tổng cộng 222 chuyến bay quấy rối không phận phía tây nam của Đài Loan. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết kể từ đầu năm nay, không quân Đài Loan đã buộc phải thực hiện 4.132 lần xuất kích. Trong tháng qua, gần 40 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã vượt qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan và tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam Đài Loan.

Thái độ của Đài Loan là khá rõ ràng, nếu ĐCSTQ gây ra xung đột, Đài Loan sẽ kiên quyết chống trả.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng O’Brien vào ngày 16 đã cảnh báo rằng ĐCSTQ có thể sẽ dám tấn công Đài Loan bằng vũ lực. Một khi Hoa Kỳ can thiệp, tình hình của ĐCSTQ sẽ trở nên rất nguy hiểm. Hoa Kỳ cũng sẽ đoàn kết với thế giới để tạo thành một liên minh chống Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/80-nguoi-dai-loan-duoc-hoi-san-sang-ra-tran-chong-trung-quoc.html

 

Chuyên gia: Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan,

đó sẽ là sai lầm lớn

Đại Nghĩa

Đài Loan sẽ có mối quan hệ bền chặt với những người bạn quyền lực khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ.

Giáo sư Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc tại đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã đưa ra nhận xét nêu bật nét thay đổi trong quan hệ của Đài Loan với cộng đồng quốc tế ngày nay trong bài bình luận của ông đăng trên The National Interest.

Giáo sư Chang trích phát biểu của giáo sư Shen Dingli thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải trong một cuộc phỏng vấn với New York Times về căng thẳng Trung Quốc – Đài Loan, ông này nói: “Trong một tình huống cực điểm, mọi quốc gia đều có quyền nổ súng trước”.

Có vẻ như Bắc Kinh đang một lần nữa dàn dựng cho các nhà học thuật của mình để đe dọa người dân Đài Loan, lần này là để dọa nạt Hoa Kỳ không được giúp đỡ đảo quốc cộng hòa đang trong nguy hiểm, giáo sư Chang nhận xét.

Giáo sư Shen đã phủ đầu bằng những lời lẽ đe dọa ngầm ý một cảnh báo cho tổng thống Đài Loan, ông ta nói: “Hoa Kỳ, rất tiếc, có thể đã dẫn dắt Thái Anh Văn đánh giá sai tình hình chiến lược”.

Trong tháng này, Bắc Kinh đã bận rộn đưa ra “lằn ranh đỏ” và “giới hạn cuối cùng” cho Mỹ, giống như đã làm vậy vào tháng 5 năm ngoái. Sau đó, ngoài việc tuyên bố “chiến tranh nhân dân” với Hoa Kỳ, họ đã công khai một cụm từ đã sử dụng trong quá khứ trước khi sử dụng vũ lực.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc trong một bài bình luận có tiêu đề “Hoa Kỳ, đừng đánh giá thấp khả năng phản công của Trung Quốc” hùng hồn tuyên bố: “Đừng nói rằng chúng tôi không báo trước!”.

Hầu hết mọi nhà hoạch định chính sách và nhà phân tích đều nói với chúng ta rằng, Đài Loan là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh sẽ hành động. Vì họ cho rằng hòn đảo này là một phần “bất khả xâm phạm” của Trung Quốc.

Ông Chang cho rằng, người Mỹ, từ Nixon và Kissinger, đã quá coi nhẹ quan điểm của Trung Quốc rằng Đài Loan là tỉnh thứ 34 của họ. Mặc dù tên chính thức của Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng người dân ở đó nói chung không tự nhận mình là “người Trung Quốc”. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 83,2% tự nhận mình là “chỉ người Đài Loan” và 5,3% cho biết họ “chỉ người Trung Quốc”. Số ít còn lại trả lời “cả hai”.

Đài Loan, trên thực tế, chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận là một phần của nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đã chấp nhận lập trường của Trung Quốc đối với Đài Loan, và điều đó khiến Bắc Kinh lại yêu cầu nhiều hơn nữa. Ngoài các yêu sách hiện có đối với “đất xanh quốc gia” ở Biển Đông, quần đảo Senkaku của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, và phần lớn miền bắc Ấn Độ, các nhà cầm quyền Trung Quốc hiện đang để mắt đến một phần của Tajikistan, Vladivostok và một phần lớn của vùng Viễn Đông thuộc Nga, Okinawa và phần còn lại của quần đảo Ryukyu của Nhật Bản.

Để ngăn nhiều lãnh thổ trở thành tâm điểm của Trung Quốc, các quốc gia đang phản công. Trong tháng này, Ngoại trưởng Mike Pompeo, khi được Nikkei Asia hỏi liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc “đơn phương” tấn công hay không, đã ám chỉ Mỹ sẽ hỗ trợ hòn đảo.

“Quân đội của chúng tôi đã rất cơ động trong khu vực, chúng tôi có một sự hiện diện để có thể đảm bảo rằng có, trên thực tế, năng lực cho một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở,” ông nói. “Đây là những việc mà người ta vẫn làm, cho dù đó là Đài Loan hay thách thức đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tốt cho an ninh ở mọi khía cạnh”.

Đó không phải là tuyên bố chúng tôi sẽ bảo vệ Đài Loan như nhiều người hi vọng, nhưng thông điệp công khai của Washington ngày càng rõ ràng hơn.

Giáo sư Chang nhận định, cho đến nay, Mỹ vẫn duy trì chính sách “chiến lược mơ hồ”. Nói cách khác, Washington không cho cả Trung Quốc hay Đài Loan biết họ sẽ làm gì trong trường hợp có thể xảy ra xung đột. Ông nêu quan điểm: “Lý do căn bản có lẽ là Mỹ để cho Bắc Kinh đoán xem liệu Mỹ có bảo vệ Đài Loan hay không, đồng thời không khuyến khích Đài Loan phá vỡ “hiện trạng” bằng cách tuyên bố độc lập, từ đó khiêu khích Trung Quốc”.

Bắc Kinh rõ ràng đang lo lắng về chính sách của Chính quyền Trump. Thời báo Hoàn Cầu, cái loa của ĐCSTQ, đã đưa ra một bài báo vào ngày 12/10 nói rằng chính sách này không thể thay đổi vì điều đó sẽ “khiến Bắc Kinh phẫn nộ”. Tờ báo tuyên bố: “Không nghi ngờ gì Washington nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của Trung Quốc đại lục” và rằng “Mỹ sẽ không chấp nhận rủi ro khi phá vỡ mối quan hệ với Trung Quốc đại lục chỉ vì Đài Loan, bởi cái giá phải trả quá cao”.

Chính sách mơ hồ vẫn còn hiệu quả cho đến nay, nhưng chính sách này đã được áp dụng trong một thời kỳ khi mà Trung Quốc, vì nhiều lý do, không có thế gì để đi xâm lược. Tuy nhiên, Tập Cận Bình, hiện đang nắm quyền, là một kẻ hiếu chiến. Trong bất kỳ trường hợp nào, ông ta đều tăng cường những lời đe dọa chiếm Đài Loan, cho phát đi những tuyên truyền về Đài Loan với tốc độ chóng mặt, theo giáo sư Chang.

Sự hiếu chiến rành rành của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng lo sợ, đặc biệt là hai cường quốc Nhật Bản và Ấn Độ.

Nhật Bản là nước láng giềng phía bắc của Đài Loan. Trên thực tế, đảo nhỏ có người ở Yonaguini ở cực tây của Nhật Bản nằm ở phía nam thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, và những ngọn núi của Đài Loan có thể trông thấy từ đảo Nhật Bản vào ngày trời quang.

Tokyo, dĩ nhiên, ủng hộ Đài Loan, mặc dù lặng lẽ, bởi vì phòng hộ cho hòn đảo của Nhật Bản phụ thuộc vào việc Đài Loan đỡ đần một tay. Gordon Chang cho biết, một chuyên gia an ninh châu Á đã từng nói với ông: “Nhật Bản sẽ không bao giờ để Trung Quốc chiếm Đài Loan”.

New Delhi thì không cho thấy sự mạnh mẽ như vậy, nhưng họ đang dần thắt chặt quan hệ với Đài Loan, một phần vì Ấn Độ nhận ra rằng Đài Loan và vùng biển ngoại vi Trung Quốc rốt ráo cũng ảnh hưởng đến sườn phía đông của Ấn Độ.

Như Cleo Paskal của Quỹ Quốc phòng Dân chủ (FDD) nói với The National Interest, quan hệ giữa New Delhi và Đài Bắc đã ấm dần lên trong vài năm qua.

Việc Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ của Ấn Độ ở Ladakh vào mùa xuân này và cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ vào ngày 15/6 đã “thêm dầu vào lửa” trong quan điểm của chính phủ Ấn Độ nhìn nhận Trung Quốc. Như Paskal lưu ý: “các chuyên gia tầm cỡ hiện đang công khai nói về việc xem xét lại chính sách Một Trung Quốc”.

Hơn nữa, vụ việc các binh sĩ mất mạng đã đẩy Ấn Độ xích lại gần Hoa Kỳ và Nhật Bản, cả hai đều ủng hộ Đài Loan. Khi các thành viên trong Bộ tứ Kim cương (nhóm QUAD) gồm Úc, Ấn, Nhật, Mỹ xích lại gần nhau hơn trong việc phòng thủ chung chống lại Trung Quốc, Đài Loan sẽ được hưởng lợi. Paskal

cho biết rằng đại diện trên thực tế của New Delhi tại Đài Bắc đã công tác ở Mỹ và đang là người làm việc về các vấn đề liên quan đến Bộ tứ.

Dư luận phổ biến ở Ấn Độ ủng hộ một động thái mạnh mẽ tách khỏi Bắc Kinh. Một lãnh đạo địa phương của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền, đã treo hàng trăm áp phích Ngày Quốc khánh Đài Loan bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi trong tuần này, gây ra sự phản đối từ phía Bắc Kinh và làn sóng ủng hộ Đài Loan từ công dân Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ gần đây đã tích cực ủng hộ các tình cảm thân Đài Loan ở Ấn Độ.

Như ông Shen của đại học Phúc Đán cảnh báo, Trung Quốc đã sẵn sàng “bắn trước”. Và như Rick Fisher của Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế nói với The National Interest: “Sau 30 năm xây dựng và hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc gần như đã sẵn sàng thực hiện một cuộc xâm lược”.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể phát hiện ra rằng vào thời điểm Bắc Kinh sẵn sàng chiến tranh, Đài Loan sẽ có mối quan hệ bền chặt với những người bạn quyền lực, những người mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ, tác giả cuốn sách The coming collapse of China (Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc), kết luận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-neu-trung-quoc-xam-luoc-dai-loan-do-se-la-sai-lam-lon.html

 

Dấu ấn tuần qua: ‘Chim lông trắng’

Tập Cận Bình còn cách vách đá bao xa?

Lục Du

Tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tỉnh Quảng Đông. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn và những dấu hiệu trọng bệnh. Vì thế, việc ông Tập tỏ ra năng nổ trong chuyến thăm tỉnh cực Nam khiến người ta có cảm giác ông đang cố chèo trống một con thuyền vá chằng vá đụp với quá nhiều vết nứt.

Mục đích chuyến đi lần này của ông Tập là dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu Thâm Quyến, một trong những động lực kinh tế của Trung Quốc, nơi có “Thung lũng Silicon” của đại lục với nhiều tập đoàn công nghệ lớn của nước này đặt đại bàn doanh như Huawei, ZTE, Tencent. Thâm Quyến cũng là một thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình.

Ông Tập cha có công đề xuất thành lập đặc khu này vào năm 1979 khi nhìn ra được những hạn chế của chế độ và ưu điểm của chủ nghĩa tư bản ngay từ việc quan sát mô hình Hồng Kông, hòn đảo nằm sát Thâm Quyền, lúc này còn đang trực thuộc “thực dân” Anh.

Mặc dù mục đích là vậy nhưng ông Tập đã kết hợp trong chuyến đi tới một trong những đầu tàu kinh tế Trung Quốc để úy lạo nhiều địa phương và các lực lượng ở nhiều lĩnh vực, từ du lịch, công nghệ tới quân sự.

Ông Tập thực hiện điều đó cũng là lẽ thường khi với vai trò người đứng đầu lực lượng lãnh đạo quốc gia, ông phải gia sức chứng tỏ bản thân và đem lại điều gì đó cho các báo cáo thành tích để duy trì sinh mạng của chính ông và ĐCSTQ. Tuy nhiên, những điều ông Tập nói và làm trong chuyến thăm Quảng Đông cho thấy, ông không có nhiều ý tưởng mới, hay đúng hơn là không thể đưa ra ý tưởng có tính sáng tạo khi bị tham vọng lớn nhưng nhận thức hạn hẹp cản trở.

Chìm trong ảo vọng

Ông Tập là người có tham vọng lớn, ngay sau khi ngồi vào vị trí có quyền lực cao nhất của ĐCSTQ và quốc gia, ông lập tức củng cố quyền lực bằng chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” để thanh trừng phe cánh của Giang Trạch Dân. Ông cũng là người đề xuất hiện thực hóa “Trung Hoa mộng”, tiếp theo là “Vành đai và Con đường” nhằm đưa Trung Quốc thành cường quốc thế giới, thậm chí lật đổ Mỹ để chiếm ngôi vị bá chủ.

Theo SCMP, trong chuyến thăm Quảng Đông, ông Tập nói rằng “Khi chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân [vào năm 2049], chúng ta sẽ xây dựng Trung Quốc trở thành một đất nước mạnh hơn và tươi đẹp hơn nhiều”.

Vào tháng 2/2019, ông Tập cho công bố kế hoạch phát triển Vịnh Lớn, bao gồm Hồng Kông, Macau, Thâm Quyến, Quảng Châu và 7 thành phố phía Nam khác, nhằm đưa khu vực này thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc, sánh ngang với Vịnh Tokyo (Nhật), hay Vịnh San Francisco (Mỹ).

Ôm ấp “chí lớn” nhưng dường như ông và các đồng chí của mình đang bị niềm tin cánh tả đẩy vào một không gian giả tướng với những cảnh tượng huyễn hoặc về thiên đường nhân gian, mà quên mất rằng nền tảng mình đang đứng không cho phép với tới điều đó.

Có thể nói ĐCSTQ đã “trói chặt” Trung Quốc bằng những “sợi dây cơ chế” được sinh ra từ thứ học thuyết mà họ tôn thờ. Những sợi dây đó bóp nghẹt, ngăn chặn và triệt tiêu sức lao động, sáng tạo của người Trung Quốc, một dân tộc thông minh, là chủ nhân của nền văn hóa Thần truyền 5000 năm được thế giới ngưỡng mộ.

Ông Tập cha khi đang đảm nhận vai trò Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông cách nay hơn 40 năm đã nhìn ra những sợi dây đó, ông quyết định gỡ bỏ một số bằng đề xuất xây dựng Thâm Quyến, đặc khu kinh tế, gần như có quyền tự quyết đa số các chính sách thu hút đầu tư và kinh doanh.

Nhờ việc được gỡ bỏ xiềng xích và bản tính cần cù chịu khó cùng sức sáng sạo mạnh mẽ, người dân Thâm Quyến đã nhanh chóng đưa thành phố bứt phá trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật hàng đầu Trung Quốc. Cảng Thâm Quyến trở thành một trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới.

Theo số liệu do Đặc khu Thâm Quyến công bố vào tháng 9/2019, tổng số doanh nghiệp tư nhân ở thành phố này chiếm 96,29% tổng số doanh nghiệp của thành phố. Điều này minh chứng khu vực kinh tế tư nhân ở Thâm Quyến chính là chìa khóa, là nền tảng cho sự phát triển của thành phố. Hơn nữa, nó cho thấy một sự thật mà có lẽ ĐCSTQ không muốn thừa nhận: chỉ cần lực lượng cầm quyền Trung Quốc bớt can thiệp thì bằng sức mạnh nội tại vốn có, Trung Hoa sẽ tự động phát triển mạnh mẽ.

Câu chuyện Thâm Quyến cũng đưa đến một sự thật “đau lòng” và “trớ trêu” đối với ĐCSTQ, đó là, những gì họ tự tô vẽ về tài kinh bang tế thế của họ thực chất là sau khi họ trói chặt Trung Quốc bằng các sợi dây của thế chế, theo thời gian, vì áp lực trong ngoài, họ thấy rằng phải gỡ bớt dây. Một cơ thể bị trói buộc sau khi được giải thoát một phần thì tự động phát triển, đó là điều tất yếu. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại cói việc tháo những sợi dây đó là thành tích và ân đức của họ đối với dân tộc và yêu cầu người dân phải ca ngợi họ như những vị cứu tinh!.

Có lẽ, ông Tập và các đồng chí bị che mắt bởi giả tướng nên đã không nhìn ra điều này hoặc vì dục vọng cá nhân được dẫn động bởi sự áp chế từ niềm tin mù quáng mà cố tình né tránh sự thật. Do đó ông vẫn hăng say nói về kế hoạch đổi mới Thâm Quyến và Vịnh Lớn. Nhưng những điều ông nói ra bộc lộ rõ các mâu thuẫn và hạn chế, thể hiện đầy đủ sự luẩn quẩn và ấu trĩ.

Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến vào hôm thứ Tư (14/10) đã cho thấy những điều nói trên. Một mặt, ông Tập nói rằng sẽ kiên định cải cách và mở cửa, mặt khác, ông kêu gọi đẩy mạnh tuần hoàn nội bộ. Một mặt, ông nhấn mạnh vào “một quốc gia, hai chế độ”, mặt khác, ông lại muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Thâm Quyến, Hồng Kông và Ma Cao. Một mặt nói rằng muốn vươn tới mục tiêu nhanh chóng nhất, nhưng lại nói về việc cần phải “dò đá qua sông” tìm đường.

Không đổi hướng bay?

Có lẽ ông Tập Trọng Huân, cha của ông Tập Cận Bình, mặc dù là người có tư tưởng cải cách nhưng vẫn là một người trung thành với ĐCSTQ, ông nhìn ra nhưng không dám nhìn thẳng vào sự thật về “mớ dây dợ” mà đảng của ông buộc lên mình dân tộc Trung Hoa. Lòng trung thành và tư tưởng cải cách nửa vời của ông Huân có thể đã ảnh hưởng sang con trai của ông.

Tuy vậy, ông Tập Cận Bình xem ra lại không có được tấm lòng thoáng đãng như cha mình. Ông muốn được người dân coi mình vừa là quân vương vừa là giáo hoàng kiểu như Mao Trạch Đông hay Giang Trạch Dân từng muốn. Bằng chứng là, ông cho đẩy mạnh đàn áp những người có đức tin, xuyên tạc kinh thánh, phá bỏ nhiều đền chùa và nhà thờ nhưng không phải vì để khiến người dân trở nên vô Thần như các đảng viên ĐCSTQ, mà là để cưỡng bức họ thay thế hình ảnh các vị Thần trong tín ngưỡng của họ bằng lãnh tụ của đảng, cụ thể là Mao hoặc ông.

Trong đảng, ông Tập Cận Bình nhanh chóng dùng các chiêu thức chính trị khoác bên ngoài bằng chính sách chống tham nhũng để “thanh lý môn hộ” qua đó giúp ông củng cố quyền lực độc tôn. Ông cũng chế tác ra học thuyết mới mang tên “Tư tưởng Tập Cận Bình” để dẫn hướng các bước đi của ĐCSTQ. Nhiều báo cáo cho thấy, ông Tập Cận Bình khuyến khích đẩy mạnh việc học tập tư tưởng này, một bằng chứng rõ ràng về việc ông có những suy nghĩ vĩ cuồng ẩn bên trong hình thức điềm tĩnh và trí thức.

Về đối nội, ông Tập Cận Bình không những không nới rộng dân chủ cho người dân mà còn tìm cách siết chặt hơn các quyền cơ bản của con người. Ông cũng bị cho là đã phản bội lại ý chí của cha mình trong cách đối xử với người Nội Mông và Hồng Kông.

Về đối ngoại, ông Tập Cận Bình đẩy mạnh các hoạt động gây hấn, xâm lấn lãnh thổ với các nước láng giềng. Các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã được khởi công và hoàn thành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Dưới thời ông Tập, Bắc Kinh cũng gia tăng các hoạt động xâm nhập, gián điệp và can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác, ngay cả đó là các quốc gia phát triển. Nhiều nước cũng đã bị bần cùng hóa vì dính bẫy nợ trong dự án Vành đai-Con đường do ông khởi xướng.

Là một người trung thành tuyệt đối với ĐCSTQ, lại đang có tất cả, nên rất khó xảy ra chuyện ông Tập Cận Bình thay đổi để trở thành một người dám mạnh dạn cời hết những sợi dây mà lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc siết lên người dân Trung Hoa suốt hơn 70 năm qua.

Đã có những báo cáo cho thấy, ông Tập đang dần bộc lộ rõ hơn con người thật của mình: tham vọng, mê muội và sắt máu.

Theo NTD, vợ và con gái ông Tập có thể đã bất đồng với ông về nhiều chuyện, trong đó có vấn đề liên quan tới cách ông xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Hồng Kông, nên đã bỏ nhà đi. Epoch Times đặt nghi vấn rằng quan hệ giữa ông và người bạn thân, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Vương Kỳ Sơn đang sứt mẻ. Cũng theo hãng tin có trụ sở tại Mỹ, ông Tập đang làm mất lòng nhiều tướng lĩnh có ảnh hưởng trong quân đội Trung Quốc.

Trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Thâm Quyến, ông Tập Cận Bình đã thừa nhận ĐCSTQ đang gặp phải nhiều khó khăn hơn thời điểm thành phố đặc khu được thành lập. Các báo cáo cho thấy, ở trong nước người dân đang ngày càng bất mãn với ĐCSTQ, ở bên ngoài thì các liên minh chống Bắc Kinh đang tiếp tục hình thành. Nhất là Tổng thống Trump từng tuyên bố, ông sẽ mạnh tay hơn nữa với chính quyền Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2, vì khi đó ông không còn phải để ý tới các cuộc vận động tranh cử.

Dự ngôn theo một góc nhìn nào đó là một cảnh báo, nó có thể không diễn ra nếu như người và lực lượng được dự đoán gặp quả báo cải tà quy chính, ấy cũng là tuân theo đúc kết của người xưa: Đức nhân thắng số.

Ông Tập Cận Bình được cho là con chim lông trắng trong dự ngôn Thiết Bản Đồ, con chim này bỏ mạng sau khi lao vao vách đá. Theo hình vẽ trong dự ngôn, chim lông trắng có thể đã không nhìn thấy vách đá vì mắt bị che chắn bởi điều gì đó.

Như đề cập, ông Tập Cận Bình đang bị che mắt vì niềm tin mụ mị vào viễn tưởng đã bị vạch trần là không thực tiễn, cũng như trái với các giá trị phổ quát. Vách đá đã ở ngay phía trước thưa ông Tập, nhưng vẫn còn kịp nếu tỉnh ngộ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-chim-long-trang-tap-can-binh-con-cach-vach-da-bao-xa.html

 

Sau ‘cơn ho’, Tập Cận Bình vội vã trở về

Bắc Kinh, ngoại giới suy đoán ba sự cố lớn

Vũ Dương

Sau khi ông Tập Cận Bình “ho” liên tục trong chuyến công du miền nam, ông đã hủy hành trình tiếp theo và vội vã trở về Bắc Kinh, làm dấy lên nhiều đồn đoán. Có nhà phân tích cho rằng việc ông Tập Cận Bình đột ngột trở về Bắc Kinh có thể đã xuất hiện 3 bất ngờ lớn, theo NTDTV.

Hôm 14/10, ông Tập Cận Bình dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, có điều ông Tập không chỉ đến muộn nửa tiếng mà còn “ho” suốt trong khi đọc diễn văn khiến ông mất điểm sáng quan trọng của người đứng đầu trong chuyến công du miền nam lần này. Ngày hôm sau (15/10), ông Tập đã vội vã trở về Bắc Kinh ngay.

Đột ngột rút ngắn hành trình, hành tung của ông Tập trở nên khác thường

Theo một báo cáo của đài phát thanh quốc tế  Pháp (RFI), trước đó đã có thông tin rằng, trong chuyến công du miền nam dài khoảng một tuần này, ông Tập ngoài chuyến đi đến Triều Châu, Sán Đầu và Thâm Quyến ra, còn sẽ đến Quảng Châu và Chu Hải. Tuy nhiên, ông Tập bất ngờ kết thúc hành trình nam tiến và trở về Bắc Kinh trước dự định, dấy lên nhiều đồn đoán từ giới quan sát bên ngoài.

Chuyên gia về các vấn đề chính trị thời sự Trung Quốc Lâm Hòa Lập (Lin Heli) phân tích trên tờ Apple Daily rằng, trước đây, các chuyến công du miền nam của ông Tập Cận Bình thường là 5 đến 6 ngày, nhưng lần này lại đặc biệt rút ngắn chỉ còn 3 ngày, rõ ràng là ngắn hơn rất nhiều. Ông tin rằng lộ trình rút ngắn của ông Tập có thể liên quan đến Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ủy ban Trung ương sẽ được cử hành vào ngày 26/10. Ông Tập có thể quay về thu xếp để đảm bảo việc tái cử diễn ra suôn sẻ vào năm 2022.

Tuy nhiên, có nhà quan sát lại có quan điểm khác, cho rằng ngày diễn ra Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã được ấn định từ lâu, ông Tập Cận Bình hẳn đã có sự thu xếp từ trước, không đến nỗi phải vội vàng trở lại Bắc Kinh khi chuyến công du miền nam vẫn chưa kết thúc.

Nhà bình luận vấn đề thời sự Văn Chiêu (Wen Zhao) cho biết trong tiết mục trên kênh YouTube của mình rằng Tập Cận Bình trong chuyến công du miền nam lần này đã đến Triều Châu xa xôi, nhưng lại không đến Quảng Châu, nơi cách Thâm Quyến chỉ “một vài bước chân”, điều này quả thực có chút đáng ngờ và khác thường.

Ông Tập Cận Bình có thể đã gặp sự cố lớn

Ông Văn Chiêu phân tích rằng việc ông Tập Cận Bình đột ngột trở về Bắc Kinh có thể đã xuất hiện ba bất ngờ lớn. Một là Bắc Kinh có thể đã xảy ra chuyện. Các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 16/10 đưa tin rằng ông Tập Cận Bình đã chủ trì hội nghị của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương, xem xét “Đề cương xây dựng Vòng tròn Kinh tế hai khu đô thị Thành Đô-Trùng Khánh”.

Tuy nhiên, ông Văn Chiêu cho rằng việc quy hoạch hai khu đô thị Thành Đô-Trùng Khánh không tính là quá quan trọng, các phương tiện truyền thông chính thống đang cố gắng che đậy và tìm lý do cho việc ông Tập Cận Bình đột ngột trở về Bắc Kinh trong chuyến công du miền nam lần này, Tập Cận Bình trở lại Bắc Kinh có thể có những lý do khác nữa.

Ông Văn Chiêu phân tích khả năng thứ hai là ở Quảng Đông đã xảy ra biến cố, có những yếu tố không an toàn khiến ông Tập Cận Bình không thể ở lại lâu hơn.

Vào ngày 15, sau khi ông Tập Cận Bình rời Quảng Đông, thành phố Quảng Châu ngay lập tức ra thông báo về sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19). Một nhân viên của khách sạn Hân Viên ở quận Hoa Đô đã được chẩn đoán dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán, khu nghỉ dưỡng này sau đó đã bị phong tỏa để điều tra.

Ông Văn Chiêu cho rằng bất ngờ thứ ba rất có thể là chính bản thân ông Tập Cận Bình đã xảy ra sự cố. Hôm 14/10, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu Thâm Quyến. Trong vòng 7 phút, ông Tập Cận Bình đã ho liên tục 4 lần, phải tạm ngưng lại và uống nước.

Điều bất thường hơn là ông Tập Cận Bình mỗi khi ho ngay lập tức đài truyền hình trung ương CCTV đang phát sóng trực tiếp chuyển dời ống kính về phía khán giả dưới sân khấu, nhưng tiếng ho và tiếng cầm cốc của ông Tập vẫn có thể nghe rõ, cuối cùng CCTV còn xóa video phát trực tiếp trên YouTube.

Giới quan sát bên ngoài đã suy đoán liệu Tập Cận Bình có đang gặp vấn đề về sức khỏe hay không, thậm chí không ít người đã đồn đoán rằng ông Tập có thể đã dính virus viêm phổi Vũ Hán.

Điều đáng nói là khi ông Tập Cận Bình thị sát Triều Châu hôm 12/10, đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy ông Tập và rất đông người dân có mặt tại hiện trường đều không đeo khẩu trang.

Ông Lý Mộc Dương (Li Muyang) , người dẫn chương trình kênh “Góc nhìn tin tức” của thời báo EpochTimes cho biết, ở Trung Quốc, sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao luôn được coi là bí mật quốc gia và phải được giữ bí mật tuyệt đối. Nếu ông Tập Cận Bình dính virus viêm phổi Vũ Hán, cũng sẽ không giống Tổng thống Trump, một khi bị chẩn đoán dương tính với virus, ông Trump đã lập tức công bố với bên ngoài. Vậy nên, rốt cuộc nguyên nhân gì đã dẫn đến “cơn ho” của ông Tập Cận Bình, thế giới bên ngoài rất khó có thể biết được.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-con-ho-tap-can-binh-voi-va-tro-ve-bac-kinh-ngoai-gioi-suy-doan-ba-su-co-lon.html

 

Kế hoạch IPO ‘khủng’ của Ant Group

của Trung Quốc đối mặt với trừng phạt của Mỹ

Đại Nghĩa

Mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Ant Group đã làm dấy lên lo ngại về tác động đối với đợt IPO của công ty fintech Trung Quốc này, dự kiến ​​sẽ là đợt ra mắt cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử, theo Nikkei Asia.

Được biết đến với ứng dụng thanh toán Alipay, công ty này là đơn vị của nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba. Nó nằm trong số nhiều công ty công nghệ Trung Quốc chịu áp lực từ mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh.

Reuters vừa đưa tin trong tuần này, rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã đệ trình đề xuất lên chính quyền tổng thống Trump để bổ sung Ant Group vào danh sách thực thể (danh sách chế tài), trong bối cảnh lo ngại dịch vụ thanh toán điện tử có thể cung cấp dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ cho chính quyền Trung Quốc.

Mối lo ngại của Hoa Kỳ có thể xuất phát từ yêu cầu của Alipay rằng người dùng phải đăng ký thẻ tín dụng và thông tin cá nhân khác. Ứng dụng này cũng gắn liền với một loạt các dịch vụ từ gọi xe đến nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc sống của người dùng.

Không rõ Ant sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp như thế nào nếu nó được thêm vào danh sách thực thể . Mặc dù công ty sẽ không còn có thể mua các sản phẩm và phần mềm của Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn có thể cung cấp dịch vụ thanh toán cho các công ty Hoa Kỳ. Mặc dù vậy doanh thu có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, vì hầu hết hơn 1 tỷ người dùng của họ ở Trung Quốc và các hoạt động ở nước ngoài chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu.

Danh sách thực thể có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến kế hoạch IPO của Ant . Công ty đang hướng tới việc niêm yết kép tại Hồng Kông và trên thị trường STAR của Thượng Hải. Nó đã nhận được sự chấp thuận cho việc niêm yết tại Thượng Hải vào tháng 9 và dự kiến ​​sẽ ra mắt tại đó vào cuối tháng này. Nếu bị Mỹ trừng phạt, công ty có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc đánh giá bổ sung về tác động có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Cũng có lo ngại rằng chính quyền tổng thống Trump có thể quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt thậm chí còn cứng rắn hơn đối với Ant, dưới hình thức một lệnh hành pháp cấm Ant kinh doanh với bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào của Hoa Kỳ. Giống như trường hợp của TikTok, tổng thống Trump đã viện dẫn Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, cho phép tổng thống thực hiện nhiều hành động chống lại mối đe dọa quốc gia như khủng bố.

Nếu Ant bị chặn kinh doanh với các công ty Mỹ, nó có thể bị buộc phải chọn người bảo lãnh mới cho đợt IPO của mình. Ví dụ, danh sách tại Hồng Kông của nó hiện có sự tham gia của ba công ty bảo lãnh phát hành của Mỹ bao gồm Citigroup. Một thay đổi vào thời điểm này có thể dẫn đến sự chậm trễ quan trọng đối với việc IPO.

Những quan chức cứng rắn với Trung Quốc trong chính quyền tổng thống Trump đã kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ không tham gia vào đợt IPO của Ant, Reuters đưa tin. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá chào bán của Ant cho đợt IPO của mình, hiện dự kiến ​​sẽ huy động được tới 35 tỷ USD và vượt qua kỷ lục do Saudi Aramco thiết lập vào tháng 12 năm ngoái.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ke-hoach-ipo-khung-cua-ant-group-cua-trung-quoc-doi-mat-voi-trung-phat-cua-my.html

 

Phá vỡ ảo tưởng ‘tẩy chay’ hàng Mỹ,

dân Trung Quốc tranh mua iPhone 12

Phụng Minh

Sau khi iPhone 12 mở bán trước tại Trung Quốc đại lục, những người mua nhiệt tình đã khiến trang web chính thức của Apple và một số nền tảng thương mại điện tử lớn ngay lập tức ách tắc.

Mặc dù ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng đe dọa rằng “chúng tôi không sử dụng điện thoại của Apple”, và các nền tảng như Douyin và Weibo cũng tỏ ra tẩy chay iPhone và ủng hộ Huawei, nhưng việc xếp hàng đăng ký mua iPhone 12 đang phản ánh dư luận thực sự.

Vào lúc 20h ngày 16/10 theo giờ Trung Quốc, các mẫu iPhone 12 và iPhone 12 Pro đã bắt đầu được mở bán trước trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, và cảnh tượng rất náo nhiệt, theo Epoch Times.

Theo Lu Media, JD.com (trang thương mại điện tử lớn chỉ sau Alibaba) và Suning đã mở đợt nhận đăng ký mua hàng trước từ ngày 15. Tính đến 8 giờ tối ngày 16, số lượng đơn đặt hàng trước đã đạt hơn 1,7 triệu chiếc, vượt quá đơn đặt hàng trước ba ngày của dòng iPhone 11 vào năm ngoái. Dữ liệu đặt hàng trước của Tmall (tên cũ là Taobao Mall) cho thấy mức độ phổ biến của iPhone 12 đối với người tiêu dùng cao gấp đôi so với iPhone 11 năm ngoái.

Ngay sau khi đợt mở bán trước bắt đầu, cửa hàng hàng đầu của Apple trên JD.com và trên Tmall đều đã hết hàng. Nhiều người phàn nàn rằng trang web chính thức của Apple bị kẹt do lượng truy cập quá nhiều, thậm chí bị treo và không thể vào đăng ký mua được, dẫn đến không thể đặt hàng kịp và bị chậm thời gian giao hàng.

Trang web chính thức của Apple cũng hạn chế việc mua các mẫu máy mới và mỗi người có thể mua tối đa hai máy mới của cùng một mẫu máy. “Tin tức Bắc Kinh” trích dẫn phân tích của một chuyên gia nói rằng có lẽ năng lực sản xuất hiện tại đã không theo kịp. Một số người trong cuộc tin rằng điều này là để ngăn chặn việc các nhà đầu cơ bán lại một số lượng lớn.

Bắt đầu từ nửa cuối năm nay, ngôn luận lớn tiếng trên Douyin, Weibo và các nền tảng trực tuyến khác của đại lục đã tẩy chay iPhone và ủng hộ Huawei. Thậm chí, có những công ty đại lục yêu cầu nhân viên không sử dụng điện thoại di động Apple hoặc nghỉ việc. Mua điện thoại di động Huawei có thể nhận được trợ giá 15% giá bán lẻ từ công ty…Vào ngày 27/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Lập Kiên đã tuyên bố trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Nhiều người Trung Quốc nói rằng nếu Hoa Kỳ thực sự cấm WeChat, chúng tôi cũng có thể không sử dụng điện thoại của Apple”. Nhưng làn sóng đặt mua iPhone 12 đang chạy theo hướng ngược lại.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng cho biết: “Còn những người không chịu mua thì sao? Còn những người nói rằng mua Apple là kém nhất, thấp nhất, đáng xấu hổ nhất? Có đau không?”; “Có ai ủng hộ việc Huawei tẩy chay Apple không? Thật là mất mặt”; “Ngoài miệng nói không cần, nhưng hành động là thành thực nhất”.

Một số người nói, “Mua điện thoại di động yêu thích của bạn và kệ người khác nói gì, đặc biệt chán ghét kiểu đạo đức giả”; “Một cái di động thôi mà, cũng thêm vào đó cái lòng yêu nước ngu ngốc. Nếu bạn thực sự yêu nước, hãy sử dụng điện thoại phổ thông”; “Nếu xác định một người có yêu nước hay không theo cách đó, thì hóa ra tình yêu đất nước này có quá mong manh”.

Một số cư dân mạng đã kiểm tra trang web chính thức của Apple vào ngày 17 và thấy rằng iPhone 12 hiện tại phải đợi ít nhất 5 đến 7 ngày làm việc trước khi được xuất xưởng, và iPhone 12 Pro phải đợi từ 3 đến 4 tuần mới có hàng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/pha-vo-ao-tuong-tay-chay-hang-my-dan-trung-quoc-tranh-mua-iphone-12.html

 

‘Mười điều răn’ của lãnh đạo Trung Quốc:

Không hút thuốc đắt tiền công khai,

không cười trong thảm họa…

Vũ Dương

Người dân bình luận, mười điều răn này tóm lại nói trắng ra là làm chuyện xấu thì đừng để người dân bắt thóp, dậy nhau diễn kịch trước mặt dân.

Theo trang SOH, gần đây, một bức ảnh chụp lớp học Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông được lan truyền trên mạng. Trong tấm ảnh, các cán bộ lãnh đạo đều đang ngồi trong lớp học tham gia khóa đào tạo, trên màn hình chiếu nội dung khóa đào tạo là: “Mười điều răn đối với lãnh đạo”.

Nội dung “Mười điều răn” như sau:

1, Khi phỏng vấn không nói những lời hàm hồ, không nói nhảm, nói đùa.

2, Không hút thuốc đắt tiền ở những nơi công khai.

3, Không đeo đồng hồ đắt tiền khi bàn chuyện làm ăn hoặc xã giao.

4, Không uống rượu đắt tiền trong các cuộc tiếp đãi thường nhật.

5, Không dùng ô dù trong các chuyến thị sát cơ sở.

6, Đối với các tác phẩm đã được đăng tải không được sao chép lung tung.

7, Không được cười ở những nơi xảy ra thảm họa thiên tai.

8, Không đăng Weibo về các cuộc hẹn cá nhân.

9, Không viết nhật ký về thói ăn chơi trác táng của bản thân.

10, Không làm người phát ngôn của giới tin tức trong các sự việc phát sinh bất ngờ.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng cải cách thể chế vào tháng 3/2018, học viện Hành chính Quốc gia đã sáp nhập vào Trường Đảng Trung ương, mở lớp “một khóa học, hai tấm bằng”. Trường Đảng tỉnh Quảng Đông và học viện Hành chính Quảng Đông cũng như vậy.

Người dùng mạng bình luận:

“Không được cười ở những nơi xảy ra thảm họa thiên tai, chỉ cần có lòng thương người thì đứng trước cảnh ấy chẳng ai có thể cười nổi, vậy mà lại phải đưa vào điều răn, còn chẳng bằng một đứa trẻ, chẳng nhẽ đạo đức của các vị lãnh đạo này thấp kém vậy sao!”

“Chớ nên coi thường sự vô liêm sỉ của họ. Những chuyện này đã xảy ra nhiều rồi. Dù sao thì để đào tạo ra một cán bộ cũng không dễ dàng gì, đương nhiên cần phải gìn giữ cho tốt”.

“Những điều răn tương tự đã xuất hiện nhiều lần rồi. Kể từ ngày ĐCSTQ tồn tại, nó đã mượn dùng chiêu trò lừa dối, đánh lạc hướng và tẩy não khiến người ta phải sống trong cảnh hủ bại và sa đọa”.

“Nói trắng ra là làm chuyện xấu thì đừng để người dân bắt thóp. Trừ những chuyện này ra thì họ có thể được hưởng những đặc quyền và ưu đãi mà ĐCSTQ ban cho”.

“Giống như ‘mười điều không nên làm’ của học sinh tiểu học vậy, đúng thật là một nhóm não có vấn đề”.

“Nhận hối lộ không giữ sổ”.

“Loại trường đảng này chính là dạy người ta ‘nói một đằng, làm một nẻo’. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đảng viên nối gót nhau tham nhũng”.

“Không có gì lạ khi đảng yêu cầu giữ bí mật. Có quá nhiều bí mật … để họ giữ đến chết.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/muoi-dieu-ran-cua-lanh-dao-trung-quoc-khong-hut-thuoc-dat-tien-cong-khai-khong-cuoi-trong-tham-hoa.html

 

Biểu tình Thái Lan:

‘Cha tôi mù quáng vì yêu chế độ quân chủ’

“Cha tôi dạy tôi rằng chỉ trích vua là có tội. Một điều cấm kỵ.”

Nhưng Danai, 19 tuổi, hiện đang bất chấp lời cảnh báo của cha. Là một sinh viên luật ở Bangkok, Danai là một trong số hàng chục nghìn người biểu tình đã làm chật cứng đường phố ở thủ đô Thái Lan mỗi tháng vào mùa hè này, yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.

Cha anh, Pakorn, là một người đàn ông thượng lưu, sành sỏi. Tên ông và tên con trai đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của họ.

Dù không sống chung nhà nhưng cha con họ vẫn gặp nhau thường xuyên. Nhưng mỗi khi gặp nhau, họ tránh nói về một chủ đề: chế độ quân chủ.

Danai nói: “Nếu nói về đề tài đó, chúng tôi sẽ cãi cọ, và nó sẽ phá hỏng một ngày của hai cha con.”

“Có lần chúng tôi cãi nhau trong xe hơi sau khi tôi chỉ trích nhà vua. Đối với cha tôi, nhà vua là điều không thể chạm tới. Tôi hỏi, tại sao? Ông nói rằng tôi còn quá nhỏ để hiểu được. Ông rất tức giận, sau đó im lặng và ”không thèm nói chuyện với tôi nữa.”

Gia đình Danai không đơn độc. Những bất đồng như thế về vai trò của một tổ chức có địa vị bất khả xâm phạm ở Thái Lan hiện đang diễn ra tại nhiều gia đình – ở thành phố và nông thôn – trên khắp đất nước.

Cãi vã trên mạng

Nhưng các gia đình ở Thái Lan không chỉ tranh luận trực diện về chế độ quân chủ, nhiều gia đình quyết định công khai tranh cãi về điều này trên mạng xã hội.

Và mọi thứ có thể trở nên cực đoan.

Tháng 9, khi một sinh viên đại học ở phía Bắc thành phố Chiang Mai tiết lộ trên Facebook rằng cha cô muốn kiện cô vì quan điểm chống chế độ quân chủ của mình, người cha đã trả lời bằng cách đăng rằng con gái không được phép sử dụng họ của ông nữa.

Pakorn cho rằng các giáo sư đại học phải chịu trách nhiệm về hành vi của con trai mình.

“Trong xã hội Thái Lan có những nhóm người chống bảo hoàng một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, internet và mạng xã hội liên tục tung ra những thông tin sai lệch và tin giả. Những người trẻ tuổi tiếp thu nhanh chóng mà không cần lọc”. Ông nói.

Danai thách thức cha mình lần đầu tiên về chế độ quân chủ khi anh 17 tuổi.

“Chúng tôi lúc đó đang ở trong rạp chiếu phim. Trước khi phim bắt đầu, bài quốc ca của hoàng gia được cất lên như thường lệ, mọi người đều đứng dậy để bày tỏ sự kính trọng với nhà vua. Tôi không muốn làm thế nên đã ngồi yên. Cha tôi ép buộc tôi đứng dậy, nhưng tôi chống lại. Chỉ khi mọi người bắt đầu nhìn chằm chằm vào chúng tôi, cuối cùng tôi mới đứng lên.”

Từ chối đứng khi hát quốc ca từng bị coi là bất hợp pháp ở Thái Lan, cho đến khi luật này bị bãi bỏ vào năm 2010. Nhưng dù thế, việc không làm như vậy vẫn bị nhiều người coi là không tôn trọng chế độ quân chủ.

Truyền thống lịch sử

Người Thái Lan được dạy từ khi sinh ra là phải tôn kính và yêu quý vị nhà vua, nhưng cũng được dạy về hậu quả của việc lên tiếng chống lại ông. Quốc gia được mệnh danh là Vùng đất của Nụ cười là một trong số rất ít các quốc gia có luật khi quân. Điều này có nghĩa là chỉ trích nhà vua, nữ hoàng hoặc người thừa kế ngai vàng là việc làm bất hợp pháp – và bất cứ ai làm như vậy có thể bị bỏ tù tới 15 năm.

Hiện giờ, Danai không đứng lên khi rạp chiếu phim phát thanh bài quốc ca nữa.

Chụp lại video,

Hàng ngàn người Thái đối đầu với nhà vua

Kể từ tháng 7, hàng nghìn sinh viên đại học Thái Lan đã xuống đường và tiếp tục làm như vậy bất chấp việc chính phủ công bố tình trạng khẩn cấp trong những ngày gần đây và bắt giữ nhiều lãnh đạo của biểu tình.

Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan

Sinh viên Thái Lan đặt ‘Bảng Người dân’, thách thức chế độ quân chủ

Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng

Biểu tình Bangkok: Chính phủ ban lệnh khẩn cấp cấm tụ tập đông người

Họ biểu tình yêu cầu hạn chế quyền lực và tài chính gần như vô hạn của nhà vua. Những yêu cầu này có vẻ bình thường với người dân ở các nơi khác trên thế giới, nhưng ở Thái Lan không ai công khai thách thức chế độ quân chủ trong lịch sử hiện đại.

Cuộc biểu tình của sinh viên đã gây sốc cho hầu hết người Thái – bao gồm cả cha của Danai, ông Pakorn.

“Tôi sinh ra dưới triều đại của Vua Rama IX. Ông đã làm nhiều việc cho dân tộc hơn là làm cho con cái của mình. Khi ông ốm, tôi sẵn sàng rời bỏ thế giới này nếu điều đó có thể khiến ông sống lâu hơn. Nhưng Thế hệ Z, như con trai tôi, không có kinh nghiệm đó.” Pakorn bày tỏ.

Một vị vua mới

Cuộc đụng độ thế hệ này vài năm trước là điều không thể tưởng tượng được. Nhưng sự lên ngôi của vị quốc vương mới, Vua Maha Vajiralongkorn, đã thay đổi tất cả.

Vị vua mới hiếm khi được xuất hiện trước công chúng và dành phần lớn thời gian ở Đức – thậm chí còn nhiều hơn thế, kể từ khi Thái Lan bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.

Đã có nhiều nghi vấn về quyết định tự nắm quyền chỉ huy tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok của ông. Việc tập trung quyền lực quân sự vào tay hoàng gia chưa từng có trong lịch sử Thái Lan hiện đại.

Đời tư của ông cũng bị nói đến nhiều. Ly hôn ba lần, năm ngoái ông kết hôn lần thứ tư. Ông cũng chỉ định một người phụ nữ từng là vệ sĩ của mình làm phối ngẫu chính thức, trước khi tước bỏ và sau đó phục hồi chức tước của bà.

Ngược lại, cố Vua Rama IX được nhiều người coi gần như là thần thánh. Ông đi đến đâu mọi người cũng nằm rạp xuống trước mặt ông ta và tự gọi mình là “đất bụi dưới chân ngài”.

Pakorn đã tận mắt nhìn thấy vị vua quá cố hai lần.

“Một lần nọ, tôi đang ngồi trên xe và thấy ông tự lái xe ngược chiều. Không có đoàn xe, không có còi báo động. Mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi bị sốc. Tôi nghĩ ông chỉ muốn làm những điều như những người khác, tự nhiên và thân mật. Tôi cảm thấy ông ấy có một hào quang xung quanh mình, sự hiện diện của ông rất đặc biệt. “

Tuy nhiên, trong 10 năm cuối đời, vua Rama IX bị ốm và hầu hết thời gian phải nằm viện.

Những người Thái Lan trẻ tuổi như Danai hiếm khi nhìn thấy vua nơi công cộng. Mặc dù vậy, khi nhà vua băng hà, Danai đã đăng những dòng tin nhắn trên Facebook thể hiện sự buồn thương và biết ơn ông.

Danai nói với BBC rằng anh giờ đây ấy hối hận đã làm điều đó.

“Tôi mới nhận ra rằng những gì tôi được kể về ông ấy vào thời điểm đó hoặc trước đó đều là tuyên truyền.”

Chất vấn quá khứ

Danai không thể hiểu được tình cảm của cha mình dành cho nhà vua.

“Cha tôi mù quáng vì tình yêu của mình với chế độ quân chủ. Nói chuyện với ông giống như nói chuyện với một bức tường. Ông không muốn nghe. Hiện tại, điều duy nhất tôi muốn từ cha tôi là ông phải cởi mở về điều này, như ông thường cởi mở với bất kỳ vấn đề nào khác.”

Danai tin rằng mẹ anh cũng là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng nhưng không ủng hộ chế độ quân chủ nhiều như bố. Tuy nhiên, bà không bao giờ chỉ trích chế độ quân chủ – và nghĩ rằng các cuộc biểu tình sẽ thất bại.

Danai nói: “Mẹ tôi nghĩ rằng cải cách chế độ quân chủ là một điều gì đó ngoài tầm với và những người phản đối không thể biến điều này thành hiện thực.”

Pakorn nói rằng ông không biết liệu việc lớn lên và khôn ngoan hơn trong tương lai có giúp con trai ông lại gần gũi hơn với mình như xưa, và đưa cả hai trở lại con đường mà cả hai đã từng đi trước đó hay không.

Danai cũng không chắc nữa.

“Có thể tôi sẽ thay đổi ý định về thể chế này. Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra vì tôi già đi,” anh nói.

“Nó phụ thuộc vào những gì xảy ra trong thực tế và thông tin tôi nhận được.”

Mối quan hệ trở nên tồi tệ vì quan điểm đối nghịch về nhà vua phản ánh sự phân chia thế hệ ngày càng lớn, đang là biểu tượng của xã hội Thái Lan.

Kể từ khi cuộc biểu tình của sinh viên bắt đầu, các gia đình trên khắp Thái Lan ngày càng trở nên chia rẽ.

Cha mẹ và con cái, anh chị em, cô dì và cháu trai đều trở thành những người xa lạ.

Một thế hệ trẻ người Thái đang đặt câu hỏi về chế độ quân chủ và mọi thứ mà nó đại diện – và đây có thể chỉ là khởi đầu của một cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54506463

 

Thái Lan: Biểu tình biến chuyển

theo “phương pháp Hồng Kông”

Thu Hằng

Phong trào sinh viên và thanh niên Thái Lan chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Ngày 17/10/2020, khoảng 15.000 đến 20.000 người tiếp tục xuống đường ở Bangkok, yêu cầu chính phủ từ chức và cải tổ thể chế quân chủ. Họ đổi chiến lược để đối phó với lệnh cấm tụ tập và trấn áp của cảnh sát.

Thông tín viên RFI Carol Isoux tường trình từ Bangkok:

“Các nhà tổ chức thông báo vào phút chót nhiều địa điểm biểu tình ở thành phố để phân tán lực lượng cảnh sát. Không lâu sau, hàng chục nghìn thanh niên đã đổ về những địa điểm đó, hưởng ứng lời kêu gọi trên các mạng xã hội.

Lấy cảm hứng từ phương pháp của người biểu tình Hồng Kông, thanh niên Thái Lan cũng thay đổi chiến lược: Người biểu tình được yêu cầu di chuyển suốt buổi chiều để tránh đụng độ với lực lượng cảnh sát, cũng như tránh để các nhà đấu tranh của phong trào bị bắt.

Một phụ nữ nói: “Hôm qua (16/10), cảnh sát đã sử dụng vòi rồng bắn hóa chất gây ngứa vào chúng tôi, rồi sử dụng hơi cay. Còn chúng tôi, để tự vệ, chúng tôi không có vũ khí nào ngoài những chiếc ô, vì thế, chúng tôi phải thông minh hơn. Một chính phủ như vậy, sử dụng vũ lực nhắm vào người biểu tình không khí giới, chúng tôi còn có thể làm gì được ?”

Đường phố Bangkok vẫn rất căng thẳng. Khi màn đêm buông xuống, những chiếc mũ bảo hiểm, rồi khẩu trang và kính chống hơi cay được phân phát miễn phí cho đám đông để chuẩn bị đối phó với những vụ xô xát có thể xảy ra với cảnh sát.

Nếu như cuộc biểu tình hôm qua (17/10) kết thúc không bạo lực, các nhà tổ chức hứa sẽ có một ngày tổng động viên mới vào hôm nay (18/10)”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201018-th%C3%A1i-lan-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-bi%E1%BA%BFn-chuy%E1%BB%83n-theo-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng

 

Thủ tướng Thái Lan quan ngại biểu tình,

muốn đối thoại

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha lo ngại về các cuộc biểu tình lan rộng cũng như quan ngại rằng chúng sẽ bị những kẻ gây rối lợi dụng để kích động bạo loạn, Reuters đưa tin hôm 18/10, dẫn lời phát ngôn viên của người đứng đầu chính phủ.

Tin cho hay, hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ đã chiếm các chốt giao thông quan trọng ở Bangkok ngày thứ tư, bất chấp lệnh cấm tụ tập.

Theo Reuters, những người tuần hành hô vang: “Hạ bệ chế độ độc tài” hay “Cải tổ nền quân chủ”.

Dù hàng chục người đã bị bắt cũng như việc chính quyền sử dụng vòi rồng và đóng cửa phần lớn tuyến xe điện ở Bangkok để chặn người dân xuống đường trong hơn 3 tháng qua, các cuộc tập hợp vẫn tiếp diễn.

“Trả tự do cho những người bạn của chúng tôi”, người biểu tình hô vang khi đứng dưới mưa. Một số người cầm ảnh các thủ lĩnh biểu tình bị tống giam.

Nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan nói rằng ít nhất 80 người biểu tình bị bắt kể từ ngày 13/10 và 27 người vẫn còn bị giam. Cảnh sát không cho biết con số cụ thể.

Phát ngôn viên của ông Prayuth Chan-ocha nói rằng ông muốn đối thoại.

“Chính phủ muốn đối thoại để cùng nhau tìm ra lối thoát”, phát ngôn viên Anucha Burapachaisri nói với Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-th%C3%A1i-lan-quan-ng%E1%BA%A1i-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-mu%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i/5626055.html

 

Thủ tướng New Zealand tái đắc cử với tỷ lệ áp đảo

Hải Lam

Đảng Lao động của Thủ tướng Jacinda Ardern giành chiến thắng áp đảo cuộc tổng tuyển cử ngày 17/10 nhờ việc cử tri hài lòng về cách chính phủ ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Ủy ban Bầu cử New Zealand cho biết với 77% số phiếu đã kiểm, đảng Lao động nhận được 49% số phiếu ủng hộ, bỏ xa đảng Quốc gia với 27% số phiếu.

Bà Ardern đã tuyên bố thắng cuộc ngay sau đó.

Cuộc bầu cử năm nay ở New Zealand bị trì hoãn một tháng bởi đợt bùng phát virus Vũ Hán mới ở Auckland dẫn tới việc thành phố lớn nhất nước này phải phong tỏa lần hai.

Cuộc sống đã trở lại bình thường ở New Zealand song biên giới vẫn đóng cửa, ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề và các chuyên gia kinh tế dự đoán đất nước sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái kéo dài sau những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm chống lại virus.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-new-zealand-tai-dac-cu-voi-ty-le-ap-dao.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.