Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bầu cử 2020: Biden sẽ thay đổi chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ra sao?

Sunday, October 18, 2020 3:01:00 PM // ,

 

  • Barbara Plett Usher
  • Phóng viên BBC, đặc trách bộ Ngoại Giao Mỹ
Democratic presidential nominee Joe Biden delivers remarks in the parking lot of the United Food and Commercial Workers International Union Local 951

"Tôi không muốn phóng đại điều này," Tony Arend nói, sự mãnh liệt tỏa ra qua chiếc khẩu trang của ông. "Nhưng tương lai của trật tự toàn cầu đang bị đe dọa."

Giáo sư Đại học Georgetown coi cuộc bầu cử tổng thống là một một thách thức về chính sách đối ngoại, "bởi vì chúng ta có hai tầm nhìn cơ bản rất khác nhau về thế giới sẽ như thế nào và vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới sẽ ra sao".

Thế giới, theo Tổng thống Trump là một chủ nghĩa dân tộc "Nước Mỹ trên hết", từ bỏ các thỏa thuận quốc tế mà ông tin rằng bất công cho Mỹ. Nó mang tính chất giao dịch, phá vỡ và đơn phương. Nó cũng mang tính cá nhân và thất thường, được định hình bởi cảm xúc và mối quan hệ của Trump với các nhà lãnh đạo thế giới, và được thúc đẩy bởi những dòng Tweets bất tận của ông.

Thế giới theo Joe Biden là một thế giới truyền thống hơn nhiều về vai trò và lợi ích của Mỹ, dựa trên các thể chế quốc tế được thành lập sau Thế chiến thứ Hai, và dựa trên các giá trị dân chủ phương Tây được chia sẻ.

Và thế giới là một trong những liên minh toàn cầu, trong đó Mỹ dẫn đầu các quốc gia tự do trong việc chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia.

Điều gì sẽ thay đổi dưới Biden?

Một số điều nổi bật gồm cách tiếp cận với đồng minh, đối với biến đổi khí hậu và Trung Đông.

TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG MINH

Tổng thống Trump đã ca ngợi những kẻ chuyên quyền đồng thời đã xúc phạm đồng minh. Đứng đầu danh sách 'Những việc Cần làm' của Joe Biden là đẩy mạnh chiến dịch làm dịu các mối quan hệ đang căng thẳng, đặc biệt là ở Nato, và tái gia nhập các liên minh toàn cầu. Một chính quyền của Biden sẽ trở lại Tổ chức Y tế Thế giới và tìm cách lãnh đạo một phản ứng quốc tế với virus corona.

General View of the United Nations Building on September 22, 2019 in New York City.
Chụp lại hình ảnh,

Nếu đắc cử, Joe Biden dự kiến sẽ tiếp cận với các tổ chức toàn cầu

Chiến dịch tranh cử của Biden lập luận đây là một nỗ lực tái xây dựng nhằm cứu vãn hình ảnh bị tổn hại của nước Mỹ và tập hợp các nền dân chủ chống lại những gì mà họ coi là làn sóng độc tài đang dâng lên.

Danielle Pletka, thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ bảo thủ cho rằng đó sẽ là phong cách hơn là thực chất. Bà lập luận rằng chính quyền Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu trên toàn cầu, chỉ bằng những cái cùi chỏ sắc bén.

"Chúng ta đã mất bạn bè để đi cùng dự tiệc sao? Đúng thế," bà nói. "Không ai muốn tham dự các bữa tiệc với Donald Trump. Chúng ta đã có mất quyền lực và ảnh hưởng đối với các chỉ số thực sự quan trọng trong 70 năm qua? Không."

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nói về thực chất, Joe Biden sẽ ưu tiên việc chống lại biến đổi khí hậu và tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, một trong những hiệp định quốc tế mà Donald Trump đã hủy bỏ.

In this photo illustration of German tabloid Bild Zeitung that features an exclusive interview with then US President-elect Donald Trump

Về vấn đề này, Trump và Biden là hai cực đối lập.

Trump coi việc giải quyết sự biến đổi toàn cầu là một mối đe dọa với nền kinh tế. Ông đã thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch và thu hồi một loạt các quy định bảo vệ môi trường và khí hậu.

Biden đang xúc tiến một kế hoạch đầy tham vọng trị giá 2 nghìn tỷ đôla để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris về cắt giảm khí thải. Ông tuyên bố sẽ xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, tạo ra hàng triệu việc làm trong quá trình này. Khi nói đến mối đe dọa của một hành tinh đang nóng lên, cuộc bầu cử này có ý nghĩa đối với thế giới.

IRAN

Joe Biden nói ông sẵn sàng tham gia lại một hiệp định quốc tế khác mà Tổng thống Trump đã hủy bỏ, thỏa thuận giúp Iran được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, để đổi lấy việc thu nhỏ chương trình hạt nhân của nước này.

Chính quyền Trump đã rút lui khỏi hiệp định này năm 2018, nói rằng thỏa thuận kiểm soát vũ khí quá hạn hẹp để đối phó với các mối đe dọa từ Iran và quá yếu trong các giới hạn về hoạt động hạt nhân, vốn sẽ hết hạn theo thời gian.

Chính quyền Trump đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt và tiếp tục gây áp lực kinh tế lên Iran, chỉ trong tuần trước đã đưa gần như toàn bộ lĩnh vực tài chính của nước này vào danh sách đen. Đáp lại, Iran đã ngừng tuân thủ một số hạn chế với hoạt động hạt nhân của mình.

Biden nói chính sách "gây áp lực tối đa" này đã thất bại, đồng thời nhấn mạnh rằng nó dẫn đến sự leo thang căng thẳng đáng kể, rằng đồng minh Hoa Kỳ bác bỏ chính sách đó, và rằng Iran hiện đang tiến gần đến vũ khí hạt nhân hơn so với khi Trump nhậm chức.

Ông nói sẽ tái gia nhập hiệp định hạt nhân nếu Iran tuân thủ nghiêm ngặt trở lại - nhưng sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho đến lúc đó. Sau đó, Biden sẽ đàm phán để giải quyết những lo ngại mà ông chia sẻ với tổng thống.

YEMEN

Biden cũng sẽ chấm dứt sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến do Ả Rập Xê-út dẫn đầu ở Yemen. Số dân thường chết cao đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ sự tham gia của Hoa Kỳ từ phe cánh tả của đảng, cũng như ngày càng nhiều nhà lập pháp khác trong Quốc hội.

Saudi Arabia's Crown Prince Mohammed bin Salman shakes hands with US President Donald Trump, at the G20 leaders summit in Osaka, Japan
Chụp lại hình ảnh,

Saudi Arabia là một đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ

Ả Rập Saudi là đồng minh Ả Rập thân cận nhất của Tổng thống Trump, một nền tảng của liên minh chống Iran. Giới phân tích tin rằng Biden sẽ lùi bước khỏi sự ôm ấp các chủ nghĩa quân chủ vùng Vịnh của Trump.

Danielle Pletka nói: "Tôi nghĩ rằng ở Trung Đông, sẽ có một sự thay đổi," chắc chắn là một chính sách thân Iran hơn và một chính sách ít thân Saudi hơn ".

TRANH CHẤP ARAB-ISRAELI

Joe Biden hoan nghênh thỏa thuận của Tổng thống Trump giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Là người trung kiên của đảng Dân chủ, Biden trung thành ủng hộ và là người bảo vệ lâu năm của Israel - từ 'chiếm đóng' sẽ không có trong cương lĩnh chính sách đối ngoại của đảng.

Nhưng Biden có lẽ sẽ không áp dụng các chính sách của chính quyền Trump với Bờ Tây bị chiếm đóng. Chúng gồm tuyên bố rằng các khu định cư của Israel không vi phạm luật pháp quốc tế và sự nhân nhượng - nếu không muốn nói là nhiệt tình - với kế hoạch của Israel trong việc đơn phương sáp nhập các phần lãnh thổ.

Cánh tả của Đảng Dân chủ, có chính sách liên minh đối ngoại phát triển và quyết đoán hơn nhiều so với những năm trước, đang thúc đẩy hành động mạnh hơn đối với các quyền của người Palestine.

Israeli West Bank barrier in Bethlehem. Tuesday, 13 March 2018, in Bethlehem, Palestine
Chụp lại hình ảnh,

Joe Biden là người bảo vệ Israel, nhưng chính sách của ông ở Bờ Tây có thể sẽ khác với chính sách hiện tại

Matt Duss, cố vấn chính sách đối ngoại cho đối thủ một thời của ông Biden, Bernie Sanders, nói:

"Tôi nghĩ chúng ta đã có sự tham gia mạnh mẽ hơn nhiều từ những người ủng hộ quyền Palestine, người Mỹ gốc Palestine, người Mỹ gốc Ả Rập. người hiểu rằng việc chấm dứt chiếm đóng là một vấn đề then chốt đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.''

Vì vậy, đó là điều chúng ta có thể đón xem.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.