Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện

Sunday, October 18, 2020 11:26:00 AM // ,

 

  • Nguyễn Quang Duy
  • Gửi cho BBC từ Melbourne, Úc
U.S. Court of Appeals for the Seventh Circuit Judge Amy Coney Barrett

Trong buổi lễ đề cử Thẩm phán vừa qua, bà Amy Coney Barrett cho biết nhờ bà làm thư ký cho Thẩm Phán Antonin Scalia nên chịu ảnh hưởng của ông và ảnh hưởng này vẫn vang vọng trong cuộc sống của bà:

"Triết lý tư pháp của ông ấy cũng là triết lý của tôi: một thẩm phán phải áp dụng luật như bộ luật đã được viết thành văn.

"Các thẩm phán không phải là những nhà hoạch định chính sách nên họ phải quyết tâm gạt sang một bên bất kỳ quan điểm chính sách nào mà họ tin theo."

Triết lý tư pháp…

Thuyết trình tại Đại Học Jacksonville vào cuối tháng 10/2016, bà Barrett giải thích theo Thẩm Phán Antonin Scalia thì mọi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện phải theo sát với những điều được ghi trong Hiến Pháp và phải được diễn giải theo khả năng hiểu biết của người dân thời Hiến Pháp hay tu chính án được thông qua.

Các chính phủ liên bang và tiểu bang chỉ có quyền hoạch định chính sách hay đạo luật trong phạm vi giới hạn của những điều đã được ghi rõ trong Hiến Pháp.

Trump

Tư pháp và dân chủ…

Từ ngữ dân chủ không có trong Hiến Pháp Mỹ và Hiến Pháp các tiểu bang.

Theo bà, sinh hoạt dân chủ rất rộng nên một số các chính sách và đạo luật dân chủ được Quốc Hội Liên Bang và các Tiểu Bang thông qua đã vượt qua phạm vi Hiến Pháp cho phép.

Vai trò của thẩm phán Tối Cao Pháp Viện là phán quyết các đạo luật dân chủ và các phán quyết của các toà án cấp dưới có vi phạm Hiến Pháp hay không.

Theo triết lý tư pháp nguyên thủy của Thẩm Phán Antonin Scalia thì điều gì không được ghi trong Hiến Pháp muốn thành Tu chính án cần phải thông qua các thủ tục dân chủ đúng như Hiến Pháp đã hướng dẫn.

Quyền phá thai…

Trong buổi thuyết trình năm 2016 bà Barrett cho biết việc ủng hộ quyền sống của ông Trump, của những người bảo thủ và niềm tin tôn giáo không ảnh hưởng đến những phán quyết, vì phá thai không hề được nhắc đến trong Hiến Pháp, nhưng quyền phụ nữ đã được ghi nhận trong Hiến Pháp nên không thể tước bỏ quyền phá thai.

Nhưng từ năm 2017, bà Barrett đã ủng hộ một số phán quyết như sau: (1) trẻ vị thành niên khi phá thai phải được sự đồng ý của cha mẹ hay người bảo hộ; (2) không được phá thai vì giới tính, chủng tộc hay thai nhi bị khuyết tật; và (3) thai nhi phải được chôn cất hay hỏa táng như một người bình thường.

Vào đầu tháng 6/2019, Tối Cao Pháp Viện bất ngờ ủng hộ một điều luật của tiểu bang Indiana là tất cả các bào thai dù bị sẩy thai hoặc phá thai đều phải được chôn cất hoặc hỏa táng.

Điều này làm nhiều phụ nữ lo lắng rằng bà Barrett có thể lật ngược án lệ Roe v Wade - phán quyết năm 1973 khiến việc phá thai trở nên bất hợp pháp tại Mỹ.

Quyền của người lao động

Trong kỳ bầu cử 2020, nhà tỷ phú Mike Bloomberg, ngành truyền thông, tuyên bố sẽ bỏ ra ít nhất 100 triệu Mỹ kim giúp quảng cáo chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Biden tại Florida.

Ông Biden và đảng Dân Chủ cũng được ủng hộ của nhiều nghiệp đoàn, nên khi chính trị gia, tư bản, nghiệp đoàn và truyền thông cấu kết thì người thiệt hại nhất chính là người lao động.

Từ góc cạnh quyền lao động đây là khuyết điểm lớn nhất của hệ thống chính trị Mỹ từ vài thập niên qua, tôi tin rằng bà Barrett khi thành thẩm phán chắc chắn sẽ điều chỉnh khuyết điểm này nếu có cơ hội.

Nỗi lo của đảng Dân Chủ

Bà Barrett ủng hộ Tu Chính Án thứ hai một cách khá triệt để với quan điểm cây súng là tài sản của công dân, quyền tư hữu được ghi rõ trong Hiến Pháp và trách nhiệm của chính phủ là phải bảo vệ tài sản của công dân.

Bà Barrett mới chỉ 47 tuổi và số thẩm phán bảo thủ lên 6 còn lại 3 ghế cho cánh cấp tiến, nên mặc dù không trực tiếp hoạch định chính sách, nhưng bà sẽ định hướng cho các chính sách và chiến lược Mỹ trong vòng vài chục năm tới.

Dân chủ và đảng Dân chủ…

Hiến Pháp là luật chơi cho những người muốn tham gia chính trị, qua lời giải thích của bà Barrett chúng ta có thể hiểu lý do đảng Cộng Hòa muốn bảo vệ Hiến Pháp, Luật Pháp và Trật Tự một cách triệt để.

Còn Hiến Pháp hiện hành rõ ràng không có lợi cho đảng Dân Chủ, vì thế họ muốn phá bỏ luật chơi này, để có được những luật chơi khác có lợi hơn cho họ.

Đảng Dân Chủ còn muốn chuyển Washington D.C. và Puerto Rican thành hai tiểu bang để họ có thêm phiếu tại Thượng Viện, cũng như tăng số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện lên 6 ghế.

Tất cả những điều kể trên đều không dễ thực hiện, vì thế cánh tả cấp tiến có ý tưởng hủy bỏ Hiến Pháp hiện hành để soạn một hiến pháp mới cấp tiến theo định hướng dân chủ xã hội.

Trong cuộc tranh luận bầu cử vừa qua, ông Joe Biden từ chối trả lời câu hỏi về việc câu giờ (Filibuster) không để Thượng Viện thông qua việc đề cử bà Barrett và câu hỏi nếu ông Biden thắng cử có cho phép tăng số thẩm phán thêm 6 ghế (Pack the court) hay không.

Nhìn chung, đảng Dân Chủ đang bị đặt vào một thế rất bị động vì khi bà Barrett được làm thẩm phán và nếu ông Trump tái đắc cử, đảng Dân Chủ sẽ chịu thua thiệt trong một thời gian dài, nên bằng mọi cách phải ngăn cản Thượng viện bổ nhiệm bà Barrett và phải tập trung tất cả để không thua cuộc bầu cử Tổng thống 2020.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.