Đọc báo Pháp – 06/05/2020
Bầu cử tổng thống Mỹ: Donald Trump và «màn kịch chính trị điên rồ» - Thùy Dương
Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và sức khỏe của Donald Trump vẫn là đề tài được các báo Pháp quan tâm khai thác, với giọng điệu chỉ trích. Ngay cả tờ báo thiên hữu Le Figaro cũng có cái nhìn không mấy tích cực về tình trạng « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » và sự thiếu minh bạch trong thông tin của Nhà Trắng về sức khỏe của tổng thống Mỹ.
Le Figaro cho biết, theo nhiều phương tiện truyền thông Mỹ, tổng thống Donald Trump dường như đã được làm một xét nghiệm nhanh với kết quả dương tính vào tối thứ Năm 01/10 khi trở về từ cuộc mít-tinh với 260 người tham dự tại New Jersey. Thế nhưng, phải đợi đến tối thứ Sáu khi có kết quả xét nghiệm PCR thì Nhà Trắng mới thông báo tổng thống nhiễm Covid-19. Và hệ quả là đến thứ Hai 05/10, danh sách các quan chức Nhà Trắng nhiễm virus ngày càng dài.
Còn về Donald Trump, mặc dù ông cho biết đã học được nhiều điều về Covid-19, gọi đó là một « kinh nghiệm quý báu », « trường đời », nhưng theo kết quả cuộc khảo sát Viện Ifop thực hiện cho Reuters, 65% số người được hỏi cho rằng ông Trump lẽ ra có thể đã tránh được virus corona nếu ông nhìn nhận dịch bệnh một cách nghiêm túc hơn.
Trong khi đó, việc ông bất ngờ rời bệnh viện trong chốc lát, khi đang được điều trị và lẽ ra phải bị cách ly, chỉ để vẫy tay chào người ủng hộ và cho thấy ông vẫn khỏe mạnh, lại gây ra rất nhiều tranh cãi. Một vị bác sĩ của bệnh viện nơi ông điều trị đã « mở màn » trên Twitter, gọi chuyến đi của tổng thống là « một chuyến đi hoàn toàn vô ích », « điên rồ », « một màn kịch chính trị » có thể khiến 2 nhân viên cùng ngồi xe với ông nhiễm bệnh và mất mạng. Theo bác sĩ này, mệnh lệnh của tổng thống có thể đặt hai nhân viên nói trên vào vòng nguy hiểm.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 : Chiến dịch « ngoại hạng »
Chỉ còn có 4 tuần lễ nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng theo báo công giáo La Croix, chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ như hiện nay, với một chiến dịch vận động tranh cử hỗn loạn nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh đại dịch, đất nước bị suy yếu cả về nhân mạng và kinh tế, tuần nào cũng có những « tin giật gân » được công bố, cứ như thể công chúng đang xem một bộ phim truyền hình nhiều tập « phiên bản tốc độ nhanh ».
Thông báo về việc tổng thống nhiễm virus corona và phải nhập viện điều trị đe dọa đẩy kỳ bầu cử tổng thống vào « ngõ cụt » và đẩy phe Cộng Hòa vào « thế bí ». Nhân vật quyền lực nhất nước Mỹ không thể tự bảo vệ mình, không thể bảo vệ người thân và các cộng sự, đó không phải là thông điệp đảng Cộng Hòa muốn truyền tải trong khi chỉ còn có 4 tuần lễ nữa là đến ngày trọng đại. Các cuộc thăm dò sau khi tổng thống nhiễm Covid cho thấy trên toàn quốc, ông Trump đang thua đối thủ Joe Biden đến 8 điểm.
Donald Trump vốn dĩ thường thành công trong việc tạo ra bầu không khí có lợi cho bản thân thông qua hàng loạt tin nhắn Twitter hung hăng và những cáo buộc mơ hồ. Hồi năm 2016, ông đã thuyết phục được một bộ phận cử tri người Mỹ là bà Hillary Clinton không xứng đáng vào Nhà Trắng, mà xứng đáng ngồi tù. Lần này, ông Trump đang cố gắng thuyết phục cử tri rằng Joe Biden là một mối đe dọa cho đất nước và chỉ có sự gian lận ồ ạt lá phiếu mới có thể khiến ông không tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Theo các cuộc thăm dò hiện nay, chiến thuật này của ông Trump sẽ không thành công nữa. Thế nhưng, theo La Croix, kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là « quá đặc biệt » và còn nhiều điều chưa thể đoán định. Trò chơi vẫn chưa ngã ngũ …
Belarus : Phong trào đấu tranh biến thành phong trào bài Nga ?
Còn về châu Âu, báo Le Monde có bài viết đáng chú ý với tiêu đề « Tại Belarus, người biểu tình ngày càng bài Putin ». Mặc dù các nhà lãnh đạo đối lập đều nhấn mạnh không bài Nga, nhưng chính việc điện Kremlin hậu thuẫn cho tổng thống Loukachenko đã khiến phong trào đấu tranh đường phố trở nên bài Putin.
Gương mặt nổi bật của phe đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaia, hiện giờ sống lưu vong tại Litva, khẳng định phong trào phản kháng làm rung chuyển Belarus suốt 57 ngày qua là « một cuộc cách mạng dân chủ chứ không phải một cuộc cách mạng địa chính trị ». Mỗi khi phát biểu, kể cả trước các lãnh đạo Tây phương, bà Tikhanovskaia đều tìm cách để phong trào đấu tranh của người dân Belarus không bị nhìn nhận là bài Nga. Tuy nhiên, Le Monde cho biết từ nhiều tuần nay, các biểu ngữ bài Putin đã nở rộ trong các đoàn người biểu tình, nhằm phản đối sự can dự của tổng thống Nga theo hướng ủng hộ đồng nhiệm Loukachenko, người bị dân chúng Belarus cho là gian lận trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua.
Theo truyền thông đối lập, cuộc biểu tình tuần thứ 9 chống chế độ Loukachenko đã tập hợp được hơn 100.000 người. Le Monde cho độc giả thấy sự đối lập giữa một bên là người biểu tình ôn hòa nhưng đầy quyết tâm, còn bên kia là vị tổng thống đã tại nhiệm suốt 26 năm, với lời hứa cải tổ Hiến Pháp nhưng luôn từ chối đối thoại với phe đối lập, mà đa phần thành viên đã bị bắt giam hay phải sống lưu vong ở nước ngoài. Sự can dự của chính quyền Nga và tổng thống Putin càng làm mọi việc trở nên khó khăn.
Ông Nikolai, một kỹ sư khoảng 50 tuổi, cho rằng : « Nếu không có Putin, cuộc cách mạng lẽ ra đã hoàn thành sớm hơn rất nhiều. Đương nhiên là có một sự can dự. Putin quá lo sợ là phong trào sẽ lan sang cả đất nước của ông ấy ». Vẫn theo ông Nikolai, cả hai nhà lãnh đạo Putin và Loukachenko đều là « những đứa con của Stalin ».
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị Anna Colin Lebedev, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết, khẳng định là trong các bài phát biểu và thảo luận của những người phản đối chế độ, vai trò của nước Nga ngày càng chỉ trích, đặc biệt có những dấu hiệu cho thấy có sự đoàn kết với các phong trào phản kháng ở miền Viễn Đông Nga, tại Khabarovsk.
Tuy nhiên, vẫn có một số người biểu tình ca ngợi « tình huynh đệ » giữa Nga và Belarus, hai nước từng trải qua một lịch sử chung lâu dài. Điều này không khiến nhà nghiên cứu Piotr Rudkouski, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Belarus (BISS) ngạc nhiên. Ông nhận định thường thì người dân Belarus hoài nghi châu Âu và thân Nga, sự đảo chiều từ thân Nga sang bài Nga như hiện nay chủ yếu là do tác động của « cuộc chiến đấu vì dân chủ » của người biểu tình.
Theo Le Monde, thái độ phản đối Putin có thể được bắt nguồn từ thỏa thuận mà hai nhà lãnh đạo Nga và Belarus đạt được hôm 14/09, trong chuyến công du của Loukachenko tới Sochi. Một khoản cho vay trị giá 1,3 tỉ euro ủng hộ chế độ Belarus đã được Nga công bố. Cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy ông Loukachenko buộc phải đóng vai chư hầu của Matxcơva, và hơn bao giờ hết phụ thuộc vào nước Nga. Những cố gắng giành quyền tự chủ trong những năm gần đây của ông Loukachenko đã « đổ sông đổ bể ».
Thanh niên Ilya, 28 tuổi, thì khẳng định vấn đề chỉ nằm ở tổng thống Nga chứ không phải do người dân Nga. Còn đối với cô Victoria, việc ông Loukachenko tố cáo chính quyền Nga can thiệp vào bầu cử Belarus rồi sau đó lại đi xin sự trợ giúp của Matxcơva chỉ chứng tỏ sự yếu kém của Loukachenko. Trong khi đó, một phụ nữ khác cho rằng ông Putin làm vậy chỉ vì sợ phong trào đấu tranh lan sang Nga chứ không nhằm sáp nhập Belarus.
Ngôn ngữ và văn hóa Belarus đặc biệt được đề cao trong các cuộc biểu tình từ vài tuần nay song trên thực tế, cho dù tiếng Nga và tiếng Belarus đều được coi là ngôn ngữ chính thức, tiếng Belarus không được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Theo chuyên gia Piotr Rudkouski, nếu Vladimir Putin có những biện pháp mạnh hơn để hậu thuẫn Loukachenko, có thể phong trào đôi khi sẽ mang tính bài Nga, thậm chí sẽ có nhiều lời chỉ trích nhắm vào điện Kremlin hơn, nhưng phong trào đấu tranh của người dân Belarus sẽ không hoàn toàn biến thành bài Nga.
Đòn đau cho các quán rượu, cà phê và nhà hàng
Về thời sự trong nước, các báo Pháp đều quan tâm đến biện pháp phòng dịch mới nhắm vào quán rượu bia cà phê và nhà hàng tại Paris và 3 tỉnh phụ cận sau khi những nơi này bị xếp vào danh sách « vùng báo động tối đa ». Libération gọi đây là « một cú đau điếng người » của những người kinh doanh trong lĩnh vực này, vốn vẫn chưa hồi phục kể từ sau khi đất nước bị phong tỏa chống dịch Covid-19. Theo nghiệp đoàn ngành nhà hàng, khách sạn, 30% số cơ sở kinh doanh có thể sẽ không sống sót nổi trong cuộc khủng hoảng.
Theo quy định mới của Paris và 3 tỉnh phụ cận, các quán rượu bia cà phê chỉ tạm thời phải đóng cửa 15 ngày, còn các nhà hàng thì vẫn được mở cửa dù phải tuân thủ những quy định mới rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, đối với nhiều nhà kinh doanh trong vùng Paris, đây là một « nỗi buồn lớn », « một thảm họa kinh tế » đẩy cả một ngành kinh doanh vào « tình cảnh bất định », nhất là vì trong thời kỳ hậu phong tỏa và kỳ nghỉ hè, Paris và vùng phụ cận vẫn là nơi hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán xá bị tác động nhiều nhất do vắng khách du lịch nước ngoài.
Ngành công nghiệp hàng không : Việc làm « trên tuyến đầu »
Vẫn về hệ quả kinh tế của đại dịch Covid-19 đối với nước Pháp, báo Le Monde quan tâm đến tình hình công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp hàng không không gian. Đây là ngành tạo nhiều việc làm nhất cho nước Pháp kể từ sau cuộc khủng hoảng 2009 cho đến khi đất nước bị phong tỏa hồi giữa tháng 03/2020.
Thế nhưng, thành tích trong suốt 10 năm đó đã bị cuộc khủng hoảng Covid-19 xóa bỏ hoàn toàn. Hai nạn nhân lớn nhất trong ngành hàng không là hãng hàng không AirFrance và nhà chế tạo máy bay Airbus, lần lượt mất hơn 7.700 và gần 5.800 việc làm.
Tin tổng hợp
(AFP) – Kim Jong Un phát động chiến dịch « 80 ngày » để vực dậy kinh tế.
Để chuẩn bị cho Đại hội bất thường của đảng Lao động vào đầu tháng 01/2021, lãnh đạo Bắc Triều Tiên mở chiến dịch gọi là « 80 ngày » cuối năm trên toàn quốc trước khi tổng kết thành quả kế hoạch kinh tế 5 năm của Bình Nhưỡng. Huy động dân chúng lao động thêm giờ là chuyện thường xảy ra tại Bắc Triều Tiên mỗi lần gần đến những sự kiện được xem là biểu tượng. Dịch Covid-19 và bão tố, lũ lụt làm suy yếu thêm nền kinh tế khủng hoảng.
(AFP) – Trung Quốc « huy động » 26 nước đòi chấm dứt các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Hai mươi sáu nước gồm Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, Belarus, Iran trong một tuyên bố chung yêu cầu chấm dứt các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và các nước Tây phương khác. Bản tuyên bố, do đại diện của Bắc Kinh đọc tại phiên họp của Ủy ban đặc trách nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cho rằng các lệnh trừng phạt trong bối cảnh cần nỗ lực chống đại dịch Covid, vi phạm quyền con người. Trong danh sách 26 nước ký tên vào bản tuyên bố chung có Cam Bốt và Lào, không có Việt Nam.
(AFP) – Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ hai phụ nữ tranh ghế lãnh đạo WTO.
Theo nguồn tin ngoại giao từ Bruxelles, trong thủ tục bầu tổng giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới /WTO, Liên Âu quyết định ủng hộ hai ứng cử viên người Nigeria và Hàn Quốc, cả hai là phụ nữ. Ngozi Okonjo-Iweala, bộ trưởng Tài Chính kiêm ngoại trưởng Nigeria và Yoo Myung Hee, bộ trưởng Thương Mại Hàn Quốc. Cả hai có vẻ được thuần buồm xuôi gió hơn ba đối thủ còn lại gồm Liam Fox, cựu bộ trưởng Thương Mại Anh Quốc, Amina Mohamed, người Kenya và Mohamed Al-Tuwaijri, Ả Rập Xê Út.
(AP) - Cam Bốt phủ nhận tin đồn về kế hoạch lập căn cứ quân sự Trung Quốc.
Tuyên bố này do Ủy Ban An Ninh Hàng Hải Quốc Gia đưa ra ngày 05/10/2020 nhằm đáp lại những thông tin do giới truyền thông loan truyền cho rằng cho việc phá hủy căn cứ Ream do Mỹ xây dựng là để trao đặc quyền sử dụng cho Trung Quốc. Chính quyền Phnom Penh khẳng định quyết định phá hủy trên là nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng như dự kiến. Những ngày gần đây nhiều hãng tin nước ngoài căn cứ vào các hình ảnh vệ tinh và dẫn các phát biểu của nhiều quan chức Cam Bốt, đã bày tỏ quan ngại về những dự án được cho là của Trung Quốc tại khu căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt nằm trong vịnh Thái Lan.
(AFP) - Liên Hiệp Châu Âu : Cải cách đại học tại Hungary đi ngược với các quyền của châu Âu.
Tòa án công lý Liên Âu ngày 06/10/2020 đã có phán quyết như trên về chương trình cải cách giảng dậy đại học mà chính quyền Hungary thông qua năm 2017. Chương trình này đã buộc đại học do George Soros thành lập phải di dời các hoạt động sang nước khác. Chương trình cải cách này còn là một trong những điểm gây bất đồng giữa Bruxelles và chính quyền thủ tướng Viktor Orban.
(AFP) - Đình chỉ bán vũ khí : Ankara lên án chính sách « nhất bên trọng, nhất bên khinh » của Canada.
Lời tố cáo được đưa ra ngày 06/10/2020 sau khi chính quyền Ottawa một ngày trước đó thông báo đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho Ankara vì có liên hệ đến cuộc xung đột tại Thượng Karabakh. Theo truyền thông Canada, Ottawa hồi tháng 5/2020 đã cấp phép cho hãng L3Harris Wescam xuất khẩu hệ thống chụp ảnh và tiêu cự cho một nhà sản xuất drone Thổ Nhĩ Kỳ.
(RFA) - Ba dân biểu Mỹ kêu gọi chính quyền can thiệp để Hà Nội trả tự do cho nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Bắc Truyển.
Tuần tới Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 24. Hôm qua, 05/10/2020, truyền thông Mỹ cho hay, ba dân biểu Zoe Lofgren, Harley Rouda và Alan Lowenthal gửi thư tới ngoại trưởng Mike Pompeo, đề cập đến vụ ông Truyển. Ông Truyển bị chính quyền Việt Nam bắt năm 2017. Tháng 4/2018, ông bị khép vào tội chống chính quyền, và bị phạt tù 11 năm. Ông Truyển là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam. Nhiều thành viên của Hội này bị chính quyền Việt Nam bắt giam. Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Defend the Defenders, hiện có ít nhất 240 tù nhân chính trị bị giam giữ tại Việt Nam.
(AFP) – Vùng thủ đô Paris : Hơn 50% người sống trong hoàn cảnh bấp bênh bị nhiễm Covid-19.
Theo một nghiên cứu được tổ chức Y sĩ Không Biên Giới (MSF) công bố hôm nay, 06/10/2020, hơn 50% người không có nơi ở ổn định tại vùng Ile-de-France bị nhiễm virus corona chủng mới (tỉ lệ chính xác là 55%). Tỉ lệ nói trên cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình 12% của thủ đô Paris. Đối với nước Pháp nói chung, tỉ lệ nhiễm virus ước tính 10%. Theo một người phụ trách của MSF, lý do chính là do tình trạng chật chội tại các khu ở tạm trú, khiến virus lây lan dễ dàng.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201006-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
Điểm tin thế giới sáng 6/10:
Tổng thống Trump đã rời viện về Nhà Trắng;
Mỹ-Đài thảo luận
về loại vũ khí cần thiết chống Trung Quốc
Lục Du
Mục lục bài viết
Tổng thống Trump đã rời viện về Nhà Trắng
Mỹ-Đài thảo luận về loại vũ khí cần thiết chống Trung Quốc
Nhật-Mỹ tiếp tục đàm phán chia sẻ tài chính quân sự
Kim họp Bộ chính trị, phát động chiến dịch ’80 ngày’
Ông Biden: Sẽ tranh luận với Trump nếu bác sĩ nói ổn
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Ba (6/10) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Tổng thống Trump đã rời viện về Nhà Trắng
Tổng thống Trump đã rời Trung tâm Y tế Walter Reed để trở lại Nhà Trắng vào lúc 5:38 sáng hôm nay theo giờ VN (6:38 tối thứ Hai theo giờ Mỹ), The Guardian đưa tin.
Tổng thống Mỹ bước ra khỏi cửa trước của bệnh viện, giơ ngón tay cái chào mọi người trước khi bước vào xe hơi.
Tổng thống Trump nói rằng ông “cảm thấy thực sự tốt” trong một tweet vào sáng thứ Hai. “Đừng sợ Covid. Đừng để nó chi phối cuộc sống của bạn. Dưới thời Chính quyền Trump, chúng tôi đã phát triển một số loại thuốc và kiến thức thực sự tuyệt vời. Tôi cảm thấy tốt hơn so với 20 năm trước! ”.
Ông Trump đã được chuyển đến điều trị Covid tại bệnh viện quân sự Walter Reed kể từ cuối ngày thứ Sáu (2/10) tuần trước, sau khi ông tiết lộ dương tính với virus Vũ Hán vào buổi sáng cùng ngày.
Mỹ-Đài thảo luận về loại vũ khí cần thiết chống Trung Quốc
Các quan chức và chuyên gia quân sự từ Đài Loan và Hoa Kỳ có kế hoạch gặp nhau hôm nay tại hội nghị công nghiệp quốc phòng trực tuyến để thảo luận về loại vũ khí nào tốt nhất cho khả năng tự vệ của hòn đảo trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng leo thang đe dọa bằng các cuộc tập trận và xâm phạm vùng trời Đài Loan, theo SCMP.
Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Đài Loan (UTBC) đã đăng cai tổ chức sự kiện này hàng năm tại Mỹ kể từ năm 2002. Năm nay, thay vì sự kiện trực tiếp, UTBC sẽ tổ chức một hội nghị trực tuyến nhỏ hơn kéo dài hai ngày, với các phiên họp và bài phát biểu chính được lên lịch vào thứ Hai và thứ Ba.
UTBC cho biết, các chủ đề sẽ được thảo luận sau cánh cửa khép kín bao gồm “hợp tác quốc phòng của Mỹ với Đài Loan, quy trình mua sắm quốc phòng và nhu cầu quốc phòng và an ninh quốc gia của Đài Loan”, đồng thời cho biết thêm rằng họ cũng hy vọng sẽ “tạo cơ hội để kết nối với những nước khác làm việc về quốc phòng và Vân đề bảo mật”.
Hội nghị công nghiệp quốc phòng là một sự kiện trao đổi quân sự bán chính thức theo truyền thống được coi là rất quan trọng đối với Đài Loan. Đài Bắc trước đây đã tận dụng cơ hội này để chuyển danh sách vũ khí của mình cho Mỹ, tìm kiếm các vật phẩm hỗ trợ quốc phòng chống lại cuộc tấn công quân sự của Bắc Kinh.
Nhật-Mỹ tiếp tục đàm phán chia sẻ tài chính quân sự
Nhật Bản và Hoa Kỳ chuẩn bị tiếp tục đàm phán về phần chia sẻ của Tokyo đối với việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật, trong bối cảnh chính quyền Trump đề nghị các nước đồng minh đóng góp nhiều hơn cho việc duy trì an ninh chung, Nikkei đưa tin tối thứ Hai ((5/10).
Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước dự kiến sẽ gặp nhau qua hội nghị truyền hình vào đầu tuần này. Vấn đề cần thảo luận là chia sẻ gánh nặng tài chính cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, bắt đầu từ năm tài chính 2021, với mục đích đạt được một thỏa thuận mới vào cuối năm nay.
Ở châu Á, bên cạnh Nhật, Washington cũng đang đàm phán với Hàn Quốc về việc chia sẻ tài chính để duy trì khoảng 28.000 quân Mỹ ở nước này. Các cuộc đàm phán giữa Mỹ-Hàn vẫn chưa đi đến thống nhất.
Kim họp Bộ chính trị, phát động chiến dịch ’80 ngày’
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức một cuộc họp bộ chính trị của Đảng Lao động và phát động “chiến dịch 80 ngày” để thực hiện một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của đất nước vào cuối năm nay, truyền thông Bắc Hàn đưa tin, theo Yonhap.
Vào tháng Tám, Kim thừa nhận rằng kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của ông đã không đạt được các mục tiêu đã định trước những thách thức bên trong và bên ngoài, đồng thời cam kết sẽ công bố một kế hoạch mới tại đại hội đảng vào tháng Một năm sau.
“Cuộc họp đã thảo luận về vấn đề chào mừng thành công Đại hội lần thứ VIII của Đảng bằng việc tiến hành Chiến dịch 80 ngày năng động của toàn Đảng, cả nước và toàn dân”, KCNA cho biết.
Ông Biden: Sẽ tranh luận với Trump nếu bác sĩ nói ổn
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden hôm thứ Hai (5/10) nói rằng ông sẵn sàng tham gia cuộc tranh luận được lên lịch vào tuần tới với Tổng thống Donald Trump miễn là các chuyên gia y tế nói rằng nó an toàn, theo Reuters.
“Nếu các nhà khoa học nói rằng điều đó là an toàn và khoảng cách là an toàn, thì tôi nghĩ điều đó ổn. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà các chuyên gia nói là thích hợp để làm”, ông Biden nói với các phóng viên ở Delaware trước khi đến Florida để vận động tranh cử.
Tổng thống Trump đã xuất viện. Tuy nhiên ông vẫn cần phải tiếp tục điều trị khi ông đang sử dụng thuốc kháng vi-rút remdesivir tiêm tĩnh mạch kéo dài 5 ngày. Thời gian cách ly thông thường đối với bất kỳ ai xét nghiệm dương tính với nCoV là 14 ngày. Vì thế có thể cuộc tranh luận tổng thống thứ hai dự kiến vào ngày 15/10 sẽ phải lùi lại.
Điểm tin thế giới tối 6/10:
‘Bộ Tứ’ bàn cách ứng phó Trung Quốc;
Ông Trump làm việc dưới hầm Nhà Trắng
Hải Lam
Mục lục bài viết
‘Bộ Tứ’ bàn cách ứng phó Trung Quốc
Ông Trump làm việc dưới hầm Nhà Trắng
Nhật siết thị thực đối với sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc
Đức Đạt Lai Lạt Ma dự định thăm Đài Loan
Người biểu tình lao vào tù phóng thích cựu tổng thống Kyrgyzstan
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Ba (6/10) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
‘Bộ Tứ’ bàn cách ứng phó Trung Quốc
AP đưa tin, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm nay cho biết các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực khiến Bộ tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ tăng cường hợp tác để bảo vệ đối tác và người dân của họ khỏi “sự bóc lột, tham nhũng và cưỡng bức” của Bắc Kinh.
Bình luận trên được ông Pompeo đưa ra tại cuộc họp ở Tokyo với các ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Bộ tứ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc chính quyền Trung Quốc bưng bít thông tin về Covid-19 và khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn, đồng thời đe dọa tự do, dân chủ và sự đa dạng trong khu vực bằng những hành động ngày càng hung hăng. Ông Pompeo nhắc đến Biển Đông, Đài Loan, Mekong, Himalayas và nhấn mạnh đó chỉ là “một vài ví dụ”.
Trong khi đó, Tokyo lo ngại việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản cũng coi hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh.
Ông Trump làm việc dưới hầm Nhà Trắng
Theo CNN, Văn phòng tạm thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ở hầm Nhà Trắng, ngay cạnh phòng y tế, sẽ giúp ông được các bác sĩ, thiết bị y tế chăm sóc và hỗ trợ kịp thời trong trường hợp cần thiết. Văn phòng này cũng sẽ giúp ông Trump cách ly với dinh thự riêng ở Cánh Tây, nơi phát hiện ngày càng nhiều ca nhiễm mới ở các thành viên chính quyền Trump tuần này.
Nhật siết thị thực đối với sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc
Trang The Strait Times dẫn tin từ báo Yomiuri thân chính phủ Nhật Bản ngày 5/10 cho biết, kể từ tháng 4/2021, Tokyo sẽ siết chặt quá trình xem xét trong việc cấp thị thực, đặc biệt với các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Tokyo lo ngại công nghệ nhạy cảm và tin tình báo an ninh của Nhật Bản bị rò rỉ sang Trung Quốc hoặc các quốc gia khác thông qua những đối tượng nhập cảnh vào Nhật Bản dưới diện sinh viên cao học hoặc nhà nghiên cứu.
Nếu điều này diễn ra, Nhật Bản sẽ nối gót Mỹ và Úc trong việc nâng cao cảnh giác chống lại sự can thiệp từ Trung Quốc.
Một chuyên gia về chính sách an ninh kinh tế nhận định: “Các sinh viên Trung Quốc bị Mỹ từ chối có thể thay đổi đối tượng của họ và chuyển sang Nhật Bản”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dự định thăm Đài Loan
Taiwan News hôm nay đưa tin, Đức Đạt Lai Lạt Ma có kế hoạch thăm Đài Loan và phát biểu tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thông báo kế hoạch trên cho các tín đồ Đài Loan trong một cuộc hội thảo trực tuyến trên Facebook kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 2/10.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng hồi tháng trước bày tỏ hy vọng sẽ đến thăm Đài Loan nhưng không tiết lộ tổ chức nào đã gửi thư mời cho ông. Ông đã thực hiện các chuyến đi tới Đài Loan vào các năm 1997, 2001 và 2009 nhưng chưa đặt chân đến hòn đảo kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền.
Bà Âu Giang An, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay cho biết hòn đảo hoan nghênh chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, Bộ cho biết chính phủ Đài Loan sẽ cần đảm bảo cả hai bên phải tuân thủ các quy trình kiểm soát dịch bệnh. Bà Âu cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Đài Loan đến nay vẫn chưa nhận được thông báo từ Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Người biểu tình lao vào tù phóng thích cựu tổng thống Kyrgyzstan
Aljazeera đưa tin cựu tổng thống Kyrgyzstan, ông Almazbek Atambayev đã được thả tự do vào ngày 6/10 sau khi người biểu tình xông vào nhà giam. Có khoảng 2.000 người biểu tình cùng tham gia chiếm đóng, húc đổ cổng các tòa nhà.
Trước đó, con trai của ông Atambayev đã dẫn đầu nhóm biểu tình tấn công các văn phòng chính phủ và tòa nhà quốc hội Kyrgyzstan.
Người biểu tình bắt đầu xuống đường từ ngày 5/10 sau khi tố cáo cuộc bầu cử gian lận và cáo buộc Tổng thống Sooronbay Jeenbejov mua phiếu bầu và đe dọa.
Dự kiến, cựu tổng thống Atambayev sẽ tham gia với đám đông biểu tình tại quảng trường Ala-Too để kêu gọi hủy bỏ cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi hôm 4/10.
0 comments