Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

VỀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH FED QUAN TRỌNG

Thursday, September 10, 2020 4:42:00 PM // ,

Ông Phạm Đỗ Chí là tiến sĩ kinh tế, tốt nghiệp Đại Học Pennsylvania, là cựu chuyên viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF
BBC Phỏng Vấn TS. Phạm Đỗ Chí (27/8/20)
Hỏi: Hôm qua 27/8, Thống đốc J. Powell tuyên bố các thay đổi quan trọng liên quan đến chính sách ấn định lãi suất của Mỹ, được giới chuyên gia quốc tế gọi là Chính sách Ghi Dấu Ấn Mới (New “Landmark Policy”). Ông có thể giải thích chính sách đó ra sao, vì tương đối người bình thường ít để ý đến câu chuyện thời sự loại này?
Đáp: Vâng đúng vậy, Fed đã thay đổi chính sách tiền tệ theo đuổi từ gần ¼ thế kỷ nay gọi là “Inflation Targeting” (Mục Tiêu Lạm Phát), đơn giản là thay đổi lãi suất khi cần thiết trong các chu kỳ kinh tế để duy trì mức lạm phát mục tiêu lâu dài chấp nhận được là 2%.
Với chính sách này, Fed sẽ cố khuyến khích mức tăng trưởng kinh tế, và theo đó mức thất nghiệp thấp nhất tương ứng thường được gọi là mức thất nghiệp tự nhiên phải có trong nền kinh tế (“the natural rate of unemployment in an economy”). Thí dụ vào lúc kinh tế Mỹ phát triển bùng mạnh nào đó và nạn thất nghiệp xuống thấp dưới mức “tự nhiên” trên sắp có thể gây ra áp lực mới lên mức lạm phát, Fed bình thường sẽ dùng biện pháp “đánh ngăn chặn’ (“pre-empty strike”) tăng trước lãi suất và ngăn không cho lạm phát lên trên mức dự kiến lâu dài là 2%.
Hỏi: Ông có thể cho vài thí dụ gần đây khi Fed áp dụng chính sách lãi suất quen thuộc đó ra sao, theo cả hai chiều “xiết chặt” và “nới lỏng” nếu có thể được?
Đáp: Cách đây 5 năm vào 2015 như một thí dụ, lúc GDP Mỹ đã kéo dài thời gian bành trướng khá lâu và áp lực lạm phát có chiều hướng lên trên mức 2%, Fed đã cho tăng lãi suất ngắn hạn; lần nữa vào cuối năm 2017 khi kinh tế Mỹ đang bùng lên mạnh trên 4% nhờ chính sách giảm thuế của CP Trump, Fed đã “xiết chặt” bằng cách tăng lãi suất trong ba tháng liền cho tới tháng 12/2017 khiến thị trường chứng khoán bị một phen sụt giảm nặng. TT Trump đã phản đối kịch liệt chính sách “pre-empty” này của Fed, nhưng ông Powell vẫn cố duy trì chính sách độc lập của mình.
Trái lại, gần đây nhất, vào tháng 3/2020 với cơn đại dịch COVID-19 kéo theo: cơn suy thoái kinh tế chính thức bắt đầu từ tháng 2; con số thất nghiệp bắt đầu xảy ra trầm trọng từ đầu tháng 3; và chứng khoán Mỹ sụt khoảng 40% vào ngày 23/3, Fed đã lấy các quyết định “nới lỏng” mạnh mẽ, gần như không tiền khoáng hậu:
Giảm lãi suất hai lần trong tháng 3, đem lãi suất ngắn hạn từ 1.15-1.75% xuống gần mức zero, và lãi suât trái phiếu chính phủ 10 năm chỉ còn dưới 1% là mức rất thấp trong lịch sử;
Fed mua hàng mấy chục nghìn tỷ đô la các trái phiếu chính phủ đủ mọi kỳ hạn, đem bảng cân đối tài chính của Fed (“Fed’s balance sheet”) lên mức kỷ lục là khoảng 80,000 tỷ để bảo đảm cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới có đủ thanh khoản ngắn và dài hạn; và
Sẵn sàng mua cả các trái phiếu của khu vực tư nhân để bảo đảm thanh khoản cho khu vực này.
Nhờ thế, cùng với các gói chính sách tài khóa kích thích (stimulus fiscal policy) của CP Trump, nhất là gói trị giá 2,000 tỷ trong đợt đầu, kinh tế Mỹ dù đi vào nạn thất nghiệp và suy thoái nặng trong hai tháng 3-4 do tình trạng “lockdown” và giãn cách xã hội, đã thoát khỏi tình trạng “đại suy thoái” (đã bị một số quan sát viên tiên liệu!), và từ từ ra khỏi “đáy” từ hai tháng 5-6/2020 và có cơ hội phục hồi kinh tế vào nửa sau của năm nay và nhất là năm tới 2021.
Hỏi: Như vậy tại sao FED lại phải tiếp tục nới lỏng như cách gọi “Dấu Ấn” mới tuyên bố ngày hôm qua? Có quá thừa không, theo ý Ông?
Đáp: Trong tình trạng đầy bất trắc của kinh tế thế giới hiện nay, mà trong đó Mỹ vẫn đóng vai toa đầu tầu, Fed đã sáng suốt lấy một quyết định lịch sử thứ hai sau các biện pháp đậm nét kỷ lục vào tháng 3 vừa rồi. Fed đã nói lên nghi ngại của mình về sự hồi phục không chắc chắn của Mỹ, nhất là cơn dịch Coronavirus lại bùng trở lại ở Mỹ vào tháng 7 vừa rồi và vài nơi khác trên thế giới. Ngoài ra tình trạng có thuốc chữa bệnh hay vắc xin ngăn ngừa trước cuối năm nay như điều kiện tiên quyết cho phục hồi kinh tế ở Mỹ và cả thế giới, vẫn còn là dự kiến và mong ước, chưa phải là “guidance” để dẫn dắt chính sách kinh tế và tài chính chắc chắn. Fed đã quyết định phải lo phần trách nhiệm của mình.
Hỏi: Tất nhiên quyết định quan trọng đó của Fed cho nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ có ảnh hưởng lớn lên thị trường tài chính và lãnh vực đầu tư. Ông có thể điểm qua nhanh về các tác động đó, vì có rất nhiều người quan tâm?
Đáp: Tôi có thể nghĩ nhanh đến 5 địa hạt chính:
Lãi suất: Như vậy, do công bố rõ ràng để giới kinh doanh có thể tiên liệu, Fed sẵn sàng chấp nhận trong quá trình phục hồi kinh tế sắp tới, dù lạm phát có lúc vượt lên trên mức dài hạn 2%, Fed cũng sẽ KHÔNG tăng trước lãi suất để ngăn chặn và phòng hờ như thường lệ.
Điều đó hàm ý quan trọng là lãi suất Mỹ và có lẽ của cả thế giới sẽ được giữ ở mức thấp gần zero trong một thời gian dài, ít nhất 1-2 năm tới, cho nền kinh tế hồi phục đầy đủ, và thất nghiệp trở lại mức thấp cũ mong muốn như vào dạo hai tháng 1-2 của năm nay.
Những người giữ tiết kiệm ngắn hạn chỉ có lãi suất gần như không đáng kể do lãi suất thấp dưới 0,5%.
Việc làm: đương nhiên sẽ rất tốt do các hãng được chắc chắn về lãi suất thấp trong lâu dài sẽ yên chí thuê người trởi lại làm việc, và lương bổng cao trở lại sẽ hấp dẫn hơn trợ cấp thất nghiệp đang bị ngưng lại.
Đầu tư và giá địa ốc sẽ tăng cao: vì lãi suất dài hạn cho khu vực này đang ở mức thấp kỷ lục, lãi suất cho vay 30 năm xuống còn 2.75%-3%, vì khuynh hướng mua nhà ở để dùng cả làm văn phòng (home office) theo khuynh hướng mới từ nạn dịch, và nhất là vì một số đông nhà đầu tư có thể lấy bớt tiền lãi từ chứng khoán trong 4 tháng qua cho vào bất động sản cho bớt rủi ro hơn, cũng như vì “pent-up demand” trong vài tháng “nằm nhà”. Nên từ tháng 6, số thống kê cho thấy ở rất nhiều vùng giá nhà đã nhảy vọt lên 5%-10%.
Giá vàng và bạc có thể leo thang mới: từ vài tháng nay vàng đã leo lên chung quanh mức kỷ lục 2.000$/ounce và bạc 27$/ounce, do mức lãi suất thực trở thành âm (“negative”). Khuynh hướng này sẽ tiếp tục do chính sách tuyên bố của Fed là tiếp tục giữ lãi suất thấp và tạm chấp nhận mức lạm phát ngắn hạn cao hơn 2%.
Mức giá cổ phiếu cao, nhất là của các hãng công nghệ lớn, liệu có thể duy trì được “Momentum’? Đây có thể là câu hỏi khó nhất vì tỷ số nồi tiếng giá cả/lợi nhuận (P/E) của chỉ số chứng khoán quan trọng S&P 500 đã lên mức khá cao là 29 (so với mức bình thường dưới 20), thường báo hiệu sẽ có xuống giá (“correction”). Nhưng do chính sách Fed cho thanh khoản quá cao, và niềm lạc quan của giới đầu tư quá lớn vào hồi phục kinh tế nhanh kiểu “V-shape”, hiện khó biết chứng khoán sẽ phản ứng ra sao khi chính sách Fed tiếp tục nới lỏng. Câu nằm lòng của giới đầu tư luôn là “You don’t fight the Fed in action”. Do đó tiên đoán có thể phải là các tài sản rủi ro (risk assets) vẫn sẽ mạnh, nhưng cần thận trọng, nhất là với cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới.
Hỏi: Ông nói đến cuộc bầu cử, liệu chính sách trên của Fed có tương thích với chính sách kinh tế của 2 ứng cử viên, xin Ông vui lòng tóm tắt?
Đáp: Lại cũng câu chuyện dài và hứng thú. Một cách RẤT tóm tắt, chính sách tiền tệ Fed do Ông Powell trình bày nhằm phục hồi nhanh nền kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp cao trên 10% đang tồn tại do nạn dịch. Cần sự tương thích nơi ,ột chính sách tài khóa (fiscal policy) thích hợp và sáng suốt, không mị dân.
Chính sách này rõ ràng tương thích với chính sách tài khóa của ứng cử viên CH là TT Trump, tiếp tục giảm thuế và giảm luật lệ để tăng động lực đầu tư của doanh nghiệp, kích thích năng lực làm việc của bao triệu người đang thất nghiệp, và hành động cứng rắn với Trung Quốc để khuyến khích các hãng tiếp tục di dời về Mỷ và tăng nhân công tại Mỹ.
Trái lại, chính sách tài khóa của ứng cử viên Biden của đảng DC đi ngược lại hoàn toàn, là chủ trương tăng thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28% và gia tăng luật lệ kiềm chế phát triển doanh nghiệp (thí dụ rõ nhất là trong khu vực năng lượng), cũng như tăng mạnh thuế của giới có thu nhập cao và nhất là giới trung lưu, tất cả sẽ kìm hãm sự hồi phục kinh tế vì sẽ làm mất động lực sản xuất và làm việc. Việc lấy tiền người giàu cho bớt người nghèo nghe thì hay, nhưng trên thực tế sẽ giết chết động lực làm việc của giới có thu nhập thấp và kéo dài trì trệ sự hồi phục kinh tế từ cơn đại dịch này.
Để kết lại, chúng ta sẽ còn phải “sống với lũ” trong khá lâu--như cách nói bình thường, phải đứng lên từ cơn dịch này. Fed áp dụng nới lỏng tiền tệ, còn nếu đảng Dân chủ áp dụng chính sách tài khóa xiết chặt như đã tuyên bố rộng rãi, bằng tăng cả thuế cá nhân và doanh nghiệp, thì sẽ là cảnh tượng “Ông nói gà Bà nói vịt’ cho tương lai kinh tế xứ Mỹ.
----------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.