Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/09/2020

Thursday, September 10, 2020 6:57:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/09/2020

Bộ Nội An nói Nga đang lan truyền thông tin thất thiệt về sức khỏe tâm thần của ông Joe Biden

Theo bản tin vừa được Bộ Nội An (DHS) cập nhật, Nga đang lan truyền thông tin thất thiệt về sức khỏe tâm thần của cựu phó tổng thống Joe Biden. Bản tin của DHS cho biết  Nga đang lan truyền “những cáo buộc vô căn cứ” rằng ông Biden có “sức khỏe kém”, và suy đoán rằng câu chuyện được thêu dệt này sẽ gây ảnh hưởng đến một số cử tri Hoa Kỳ và làm giảm lòng tin của họ đối với ông.
Theo DHS, Nga đang sử dụng cả các trang web proxy và truyền thông nước nhà để khuếch đại những cáo buộc này, kết hợp với các bài tường thuật về ảnh hưởng xấu khác liên quan đến cuộc bầu cử, giống như chiến thuật họ từng thực hiện vào năm 2016. Ví dụ, các trang web proxy đã tuyên bố rằng những lần hớ hênh của các ứng cử viên là triệu chứng của chứng mất trí nhớ, cho rằng ông không đủ sức khỏe tinh thần cho chức vụ tổng thống.
DHS cho biết hành vi đã được tiến hành từ tháng 09/2019. Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump cũng đang duy trì nỗ lực bôi xấu ông Biden, người sẽ bước sang tuổi 78 ngay sau Ngày bầu cử, rằng ông không có đủ sức khỏe tinh thần cho chức vụ tổng thống. Ví dụ như hồi tháng 07/2020, chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump chạy quảng cáo ở 12 tiểu bang, đặt câu hỏi về tình trạng sức khỏe của Biden.
Bản tin cập nhật của DHS cũng đề cập đến việc Trung Cộng và Iran đặt nghi vấn về sức khỏe tâm thần của tổng thống Trump, nhưng cũng nói rằng những nỗ lực này không tạo được sức ảnh hưởng như các hoạt động của Nga trên nhiều nền tảng công khai và bí mật, nhằm làm suy yếu các chính trị gia khác của Hoa Kỳ. (BBT)

Bầu cử 2020: Quan chức Mỹ tố cáo bị áp lực

giảm tin tình báo liên quan đến Nga

Một quan chức tình báo cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói ông đã bị ban lãnh đạo cơ quan này gây áp lực phải hạ thấp mối đe dọa can thiệp bầu cử từ Nga vì nó “khiến tổng thống trông xấu đi”.
Trong đơn tố cáo, Brian Murphy cho biết ông đã bị giáng chức vì từ chối thay đổi các báo cáo về vấn đề này và các vấn đề khác, bao gồm vấn đề da trắng thượng đẳng.
Ông nói rằng các chỉ đạo đó bất hợp pháp.
Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa bác bỏ lời tố cáo này.
Đơn tố cáo được Ủy ban Tình báo tại Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo công bố và Ủy ban này đã yêu cầu ông Murphy điều trần trước Quốc hội vào cuối tháng.
Những cáo buộc liên quan đến Nga là gì?
Đơn khiếu nại bị trả đũa của người tố cáo, được đệ trình hôm thứ Ba, đưa ra một số cáo buộc cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, Quyền Bộ trưởng Chad Wolf và cấp phó Ken Cuccinelli của ông.
Ông Murphy nói rằng, từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 8 năm 2020, đã có “việc lạm dụng quyền lực lặp đi lặp lại, cố gắng kiểm duyệt phân tích thông tin tình báo và sự quản lý không đúng về chương trình tình báo liên quan đến nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng và phá hoại lợi ích của Mỹ”.
Vào giữa tháng 5 năm 2020, ông được ông Wolf chỉ đạo “ngừng cung cấp các đánh giá tình báo về mối đe dọa can thiệp của Nga … và thay vào đó bắt đầu báo cáo về các hoạt động can thiệp của Trung Quốc và Iran”. Đơn tố cáo cho biết những chỉ đạo này đến trực tiếp từ Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien.
Ông Murphy không chịu tuân thủ “vì làm như vậy sẽ đặt đất nước vào tình trạng nguy hiểm đáng kể và cụ thể” nhưng vào tháng 7, ông được thông báo nên “hoãn” báo cáo tình báo vì nó “làm xấu mặt tổng thống”.
Đơn tố cáo cho biết rằng ông Murphy đã bị loại khỏi các cuộc họp diễn ra sau đó và vào tháng 7, đã bị giáng chức từ quyền thư ký và trợ lý xuống làm trợ lý cho thư ký của bộ phần điều hành. Ông đang tìm cách được phục hồi chức vụ.
Các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng có sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016, nhưng Tổng thống Trump đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng việc ông thắng cử có ảnh hưởng từ Nga và có lúc đặt nghi vấn đối với các phát hiện từ chính cơ quan thuộc chính quyền của ông.
Còn những cáo buộc nào khác?
Ông Murphy khai rằng Nhà Trắng đã ép ông phóng đại số lượng người di cư có liên quan đến khủng bố vào thời điểm chính quyền đang thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn dòng người di cư không có giấy tờ đến biên giới Mỹ-Mexico, và đem ra để vận động cho kế hoạch xây tường biên giới.
“[Ông Murphy] đã từ chối kiểm duyệt hoặc tác động để sửa đổi thông tin tình báo,” đơn tố cáo nêu.
Đơn kiện cũng cáo buộc rằng cựu Bộ trưởng Nielsen đã cố ý cung cấp “thông tin tài liệu sai lệch” về những kẻ khủng bố đã định danh hoặc nghi phạm bị bắt giữ ở biên giới trong khi làm chứng trước hai ủy ban Hạ viện, vào tháng 12/2018 và tháng 3/2019.
Ông cho biết lời làm chứng của bà Nielsen vào tháng 3 năm 2019 có một con số bị thổi phồng và “cấu thành một sự cung cấp cố ý và có cân nhắc các thông tin sai lệch”. Bà Nielsen đã từ chức một tháng sau đó, sau những phàn nàn từ ông Trump rằng bà không đủ cứng rắn trong vấn đề nhập cư.
Đơn kiện cũng nêu chi tiết cuộc đụng độ với ông Cuccinelli về một báo cáo hồi tháng 5 xoay quanh mối đe dọa từ các nhóm da trắng cực đoan, cho rằng ông Cuccinelli đã ra lệnh thay đổi “theo hướng làm cho mối đe dọa ít nghiêm trọng hơn”.
Ông Murphy cũng được cả ông Wolf và ông Cuccinelli chỉ đạo “sửa đổi đánh giá tình báo” đối với các nhóm cánh tả như Antifa “để đảm bảo chúng tương đồng với những bình luận công khai của Tổng thống Trump”.
Ông Trump đã thường xuyên đổ tội cho Antifa – viết tắt của “chống phát xít”, một mạng lưới liên kết lỏng lẻo chủ yếu là các nhà hoạt động cực tả – về phần lớn bạo lực đã nổ ra trên khắp nước Mỹ trong các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd khi đang bị cảnh sát khống chế hồi tháng 5.
Đã có những phản ứng nào?
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Matthews nói: “Đại sứ O’Brien chưa bao giờ tìm cách ra lệnh Cộng đồng Tình báo tập trung vào các mối đe dọa đối với sự minh bạch của cuộc bầu cử hoặc về bất kỳ chủ đề nào khác; bất kỳ đề xuất trái ngược nào của một cựu nhân viên bất mãn, người mà ông ấy chưa từng gặp hoặc nghe nói đến, đều sai sự thật và là sự phỉ báng”.
Bộ An ninh Nội địa cũng bác bỏ các cáo buộc, với việc người phát ngôn Alexei Woltornist lên tiếng: “Chúng tôi thẳng thừng phủ nhận rằng không có bất kỳ sự thật nào trong các tố cáo của ông Murphy”.
Nhưng Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện thuộc đảng Dân chủ, nói: “Chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này, vạch trần bất kỳ và tất cả các hành vi sai trái hoặc tha hóa đối với người dân Mỹ, và chấm dứt chính trị hóa hoạt động tình báo.”

Đầu độc Navalny: Ngoại trưởng Mỹ

khẳng định nhiều khả năng

”quan chức cao cấp” Nga đằng sau

Trọng Thành
Phương Tây gia tăng áp lực lên Nga trong nghi án nhà đối lập số một của điện Kremlin bị đầu độc. Lần đầu tiên một lãnh đạo Hoa Kỳ trực tiếp nói đến vai trò của nhiều quan chức Nga trong nghi án đầu độc, đang là tâm điểm căng thẳng trong quan hệ Nga – phương Tây.
Hôm qua, 09/09/2020, trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ khẳng định có rất nhiều khả năng là vụ đầu độc « do một số quan chức cao cấp Nga » đạo diễn. Theo AFP, ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh là nước Mỹ và các đồng minh hy vọng Matxcơva đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ đầu độc này ra ánh sáng. Lãnh đạo Ngoại Giao Mỹ cũng nói thêm là chính quyền Mỹ đang nỗ lực xác định thủ phạm.
Tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra sau khi nhóm G7, hôm 08/09, hối thúc Nga « khẩn trương » đưa ra xét xử các thủ phạm của « vụ đầu độc đã có bằng chứng rõ ràng này ». Phát biểu của lãnh đạo ngoại giao Mỹ hoàn toàn ngược lại với tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đưa ra hồi tuần trước. Ông Trump khẳng định « hiện chưa thấy » các bằng chứng về vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexei Navalny. Nguyên thủ Mỹ vốn thường bị chỉ trích là có thái độ nhu nhược trước tổng thống Nga. Quan điểm của ông Trump được đưa ra vào lúc chính quyền Nga liên tục bác bỏ việc nhà đối lập bị đầu độc, và coi đây là một nỗ lực bóp méo thông tin, bất lợi cho nước Nga.
Hôm qua, 09/09, bộ Ngoại Giao Nga triệu đại sứ Đức, Geza Andreas von Geyr, lên để phản đối về « các cáo buộc không có cơ sở » từ phía chính quyền Berlin. Trước đó, Đức ra tối hậu thư, hạn cho Nga ít ngày để giải thích về vụ lãnh đạo đối lập bị đầu độc. Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên nói đến các trừng phạt. Berlin khẳng định không loại trừ việc đình chỉ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Nga.
Một phòng thí nghiệm quân sự Đức xác nhận, trong cơ thể nhà đối lập Nga, có chất độc thần kinh Novitchok, một chất độc thường được quân đội Liên Xô sử dụng trước đây. Chính quyền Nga cũng nhiều lần bị cáo buộc sử dụng loại hoá chất này để đầu độc đối thủ chính trị. Theo bệnh viện Charité, nơi điều trị ông Navalny, nhà đối lập Nga đã hết « hôn mê » kể từ hôm thứ Hai, 07/09. Tuy nhiên, các
bác sĩ không loại trừ khả năng vụ đầu độc nguy hiểm này sẽ để lại các di chứng nặng nề trong một thời gian dài.

Hoa Kỳ dự kiến tăng cường giám sát khi

Trung Cộng  tiếp tục tăng cường tập trận trên biển

Khi Trung Cộng vừa công bố một cuộc tập trận hải quân kế tiếp, thì các nhà quan sát dự đoán rằng điều này sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ tăng cường các chuyến bay giám sát. Các viên chức an toàn hàng hải Trung Cộng ở tỉnh Chiết Giang đã công bố khu vực cấm tàu thuyền dân sự ở biển Hoa Đông từ thứ Ba (08/09/2020) đến chiều thứ Sáu (11/09/2020) vì “các hoạt động quân sự”.
Quy mô cuộc tập trận của Trung Cộng dọc theo bờ biển của họ trong những tuần gần đây lớn chưa từng có, cộng với sự gia tăng số lượng tàu và phi cơ của Hoa Kỳ theo dõi các hoạt động của quân đội Trung Cộng. Trong khi đó, một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy một số chuyến bay của phi cơ dọ thám Hoa Kỳ, trong đó có một chuyến bay đến gần bờ biển tỉnh Quảng Đông và một chuyến bay khác gần khu vực cấm vào.
Các hoạt động quân sự mới nhất diễn ra ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang trên nhiều mặt, từ kinh tế đến chiến lược, trong đó biển Đông và Đài Loan là một trong những điểm nóng nhất.
Cuộc tập trận mới nhất ở biển Hoa Đông sau khi diễn ra sau một cuộc tập trận khác ở biển Bột Hải, ngoài khơi cảng Tần Hoàng Đảo diễn ra vào thứ Hai (07/09/2020) và một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 4 ngày ở biển Hoàng Hải gần Liên Vân Cảng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ được cho là cũng đã tăng cường các hoạt động do thám gần bờ biển Trung Cộng trong những tuần qua, với ít nhất 4 phi cơ trinh sát trên không đã được phát hiện ở eo biển Đài Loan, kênh Bashi, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải chỉ riêng trong ngày 29/08/2020. (BBT)

Mỹ, Trung công kích nhau sau khi báo Trung Quốc

 từ chối đăng bài của Đại sứ Mỹ

Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục tấn công nhau về vấn đề quyền tự do báo chí khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc vì từ chối đăng bài bình luận độc lập của đại sứ Hoa Kỳ, theo Reuters.
Chỉ trích gay gắt từ cả hai phía được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu đi nhanh chóng trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, với những tranh cãi về thương mại, nhân quyền và đại dịch COVID-19.
“Phản ứng của tờ People’s Daily (Nhân Dân Nhật Báo) một lần nữa cho thấy nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quyền tự do ngôn luận và tranh luận trí tuệ nghiêm túc – cũng như tính đạo đức giả của Bắc Kinh khi họ phàn nàn về tình trạng đối xử đối ứng thiếu công bằng và hỗ tương nhau ở các nước khác”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói trong một tuyên bố vào cuối ngày 9/9.
Chuyện Nhân dân Nhật báo từ chối đăng bài xảy ra sau quyết định của Mỹ thu hồi hơn 1.000 thị thực cấp cho công dân Trung Quốc trong tuần này và vì cả hai nước đều hạn chế hoặc thu hồi thị thực cấp cho các nhà báo của nhau.
Với tiêu đề “Tái lập quan hệ dựa trên nguyên tắc có qua có lại”, bài báo của Đại sứ Terry Branstad đề cập đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ Mỹ-Trung và lưu ý rằng các công ty Hoa Kỳ, nhà báo, nhà ngoại giao và thậm chí cả xã hội dân sự đã phải chịu sự tiếp cận bất bình đẳng ở Trung Quốc.
Ông Branstad viết: “Trong khi các nhà báo Hoa Kỳ phải đối mặt với những hạn chế trong việc đưa tin và thậm chí đi vào Trung Quốc, thì các nhân viên truyền thông nhà nước Trung Quốc từ lâu đã được hưởng quyền tiếp cận cởi mở tại Hoa Kỳ”.
Trong thư phản hồi, tờ People’s Daily nói bài báo của phái viên Hoa Kỳ “không đáp ứng các tiêu chuẩn” của họ.
“Theo ý kiến chúng tôi, bài bình luận nhân danh Đại sứ Branstad có đầy những lỗ hổng và rất không phù hợp với thực tế”, tờ báo nói trong lá thư do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố.
Trong tuyên bố hôm 10/9, tờ báo nói họ có quyền, cũng giống như truyền thông Hoa Kỳ, quyết định những gì họ xuất bản và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết, đồng thời chỉ trích nhận xét của Ngoại trưởng Pompeo là “một cuộc tấn công ác ý” vào truyền thông Trung Quốc.
“Thật vô cùng mỉa mai khi một mặt phía Mỹ đàn áp truyền thông Trung Quốc một cách thô lỗ và vô lý như họ gọi Nhân dân nhật báo là ‘cỗ máy tuyên truyền’ của Đảng Cộng sản, nhưng mặt khác lại yêu cầu họ phổ biến những quan điểm sai trái cho Hoa Kỳ”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Đại sứ Trung Quốc tại Washington, người thường xuyên xuất hiện trên truyền thông Hoa Kỳ, chưa bao giờ bôi nhọ nước sở tại và chỉ cam kết thúc đẩy trao đổi và hợp tác hữu nghị.
Ông Pompeo nói Trung Quốc phải tôn trọng tự do báo chí.
“Việc họ từ chối làm như vậy cho thấy giới tinh hoa không được dân cử của Đảng ở Trung Quốc lo sợ suy nghĩ tự do của chính người dân họ và sự phán xét của thế giới tự do về thực tiễn quản trị của họ ở Trung Quốc”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ nhận xét.

Hoa Kỳ đã thu hồi 1.000 visa

cấp cho người Trung Quốc

Phụng Minh
Biểu tượng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đặt bên ngoài Trụ sở Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ tại Washington, DC. (Ảnh: Shutterstock).
Đây là một trong những hành động của chính quyền Trump nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.
Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư (9/9) cho biết, tính đến ngày 8/9, Hoa Kỳ đã thu hồi hơn 1.000 thị thực cấp cho công dân Trung Quốc. Đây là một biện pháp được chính quyền Trump thực hiện nhằm thắt chặt việc nhập cảnh vào Mỹ của các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Người phát ngôn của Quốc vụ viện Hoa Kỳ cho biết trong email gửi tới Reuters: “Chúng tôi tiếp tục chào đón các sinh viên và học giả hợp pháp từ Trung Quốc, những người sẽ không thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Cùng ngày, Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang ngăn cản một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc xin thị thực vào Hoa Kỳ để không cho họ đánh cắp các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Hoa Kỳ.
Wolff cho biết: “Chúng tôi đang chặn thị thực của một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc có liên quan đến chiến lược hội nhập quân sự-dân sự của Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp hoặc chiếm đoạt các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Mỹ”.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ đã nhiều lần nói với các trường đại học Mỹ rằng sinh viên Trung Quốc, đặc biệt là những sinh viên đang nghiên cứu khoa học, có thể gây ra mối đe dọa an ninh cho Hoa Kỳ.
Các quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng các trường quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có quan hệ chặt chẽ với quân đội ĐCSTQ và chúng không chỉ là mối quan hệ tuyển dụng trong nhà trường. Trong nhiều trường hợp, quân đội ĐCSTQ chọn những học sinh có thể đi học ở nước ngoài và trả học phí cho họ, trong khi những học sinh được chọn phải thu thập thông tin cho ĐCSTQ ở nước ngoài.
Tờ New York Times lần đầu tiên đưa tin vào ngày 28/5 rằng các quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Trump sẽ thông báo về việc hủy bỏ thị thực của sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc liên quan trực tiếp đến các trường đại học quân sự của ĐCSTQ và trục xuất họ khỏi đất nước. Việc này sẽ liên quan đến hàng nghìn người Trung Quốc
Reuters cũng dẫn lời hai người có thông tin về vấn đề này (một trong số họ là một quan chức hiện tại của Mỹ) nói rằng động thái này có thể ảnh hưởng đến 3.000 đến 5.000 sinh viên Trung Quốc. Kế hoạch có thể được công bố sớm nhất là trong tuần này.
Theo đó những sinh viên Trung Quốc có liên quan ở Hoa Kỳ có thể sẽ bị hủy visa và trục xuất, còn những sinh viên Trung Quốc ở ngoài Hoa Kỳ sẽ không được phép quay trở lại Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã ban hành Tuyên bố Tổng thống (Tuyên bố số 10043) vào ngày 29/5. Theo đó, bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 1/6, xuất phát từ việc bảo đảm an ninh quốc gia Hoa Kỳ, cân nhắc việc tạm dừng và hạn chế cấp thị thực cho cá nhân có liên quan tới việc phát triển quân sự của ĐCSTQ.
Sau đó, FBI đã phỏng vấn những người có thị thực Hoa Kỳ bị nghi ngờ không khai báo mối quan hệ với quân đội của ĐCSTQ ở 25 thành phố trên khắp nước Mỹ, và hỏi về công việc của họ cũng như sự liên kết của các đơn vị quân đội ĐCSTQ.
Cho đến nay, Mỹ đã bắt giữ 6 nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc bị nghi ngờ gian lận thị thực hoặc đánh cắp công nghệ của Mỹ. Ít nhất 3 người trong số họ bị bắt tại sân bay khi họ đang định về Trung Quốc bằng máy bay. Một số người trong số họ bị nghi ngờ gian lận thị thực và che giấu danh tính quân nhân, một số bị nghi ngờ phá hủy bằng chứng và cản trở cuộc điều tra của FBI.
Phụng Minh tổng hợp

FBI bắt thêm 2 công dân Trung Quốc

vì tội đánh cắp nghiên cứu của Mỹ

và cố gắng bỏ trốn

Bình luậnVăn Thiện
Cuối tháng trước, các đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã bắt giữ thêm 2 công dân Trung Quốc đang tham gia nghiên cứu tại các trường đại học Hoa Kỳ trong các vụ việc riêng biệt. Trước đó, FBI cũng bắt được một số nhà nghiên cứu Trung Quốc khác với cáo buộc đánh cắp thông tin, theo American Military News.
Trong một thông cáo báo chí ngày 28/8, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết Hu Haizhou, một nhà nghiên cứu quốc tịch Trung Quốc tại Đại học Virginia (UVA), bị bắt giữ với tội danh đánh cắp bí mật thương mại và xâm nhập máy tính.
Vào ngày 25 tháng 8, Hu bị bắt khi đang cố gắng đáp chuyến bay đến Trung Quốc từ Sân bay Quốc tế O’Hare ở Chicago. Ông này được phát hiện đang sở hữu “mã phần mềm mô phỏng nghiên cứu lấy cảm hứng từ sinh học”, một kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của của UVA.
Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin về việc bắt giữ một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác là Yang Zhihui, khi bà này đang chạy qua sân bay Los Angeles để lên chuyến bay đến Trung Quốc vào ngày 31 tháng 8. Vụ bắt giữ diễn ra bất chấp một thỏa thuận do luật sư của bà thông báo rằng bà sẽ làm nhân chứng chống lại vụ bắt giữ chồng của bà này Guan Lei hồi đầu mùa hè.
Vào ngày 25 tháng 7, Guan, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), bị bắt sau khi ném một ổ cứng bị hỏng vào một thùng rác. Hành động đó của Guan bị buộc tội tiêu hủy bằng chứng. Trước đó ông này đã bị chặn lên chuyến bay đến Trung Quốc và từ chối yêu cầu kiểm tra máy tính của FBI.
Tang Juan, một nhà nghiên cứu có quan hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cũng đã bị các nhân viên FBI bắt giữ sau khi được báo cáo là đang trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Vài ngày trước khi Tang bị bắt, một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác, Song Chen, cũng bị bắt vì tội nói dối trong đơn xin thị thực. Bà này bị buộc tội che giấu mối quan hệ với PLA và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các tài liệu buộc tội trong vụ án của Tang và Song liệt kê thêm cả Xin Wang, một công dân Trung Quốc khác bị bắt vào ngày 7 tháng 6, tại Sân bay Quốc tế Los Angeles (LAX) khi cố gắng rời Hoa Kỳ để trở về nước.
Tờ Wall Street Journal đã ghi nhận mô hình chiến thuật “mèo vờn chuột” của các công dân Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp nghiên cứu hoặc che giấu mối quan hệ của họ với các tổ chức tại quê nhà. Một số trường hợp bắt giữ đã cho thấy những người bị bắt đã cố gắng trốn thoát hoặc tiêu hủy bằng chứng.
Vào tháng 6, các đặc vụ liên bang của Hoa Kỳ bắt đầu truy quét công dân Trung Quốc, trước quyết định ban hành vào tháng 7 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc đóng cửa lãnh sự quán ngoại giao của Trung Quốc ở Houston, Texas. Theo Wall Street Journal, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng kêu gọi đại sứ Trung Quốc rút hết các nhà nghiên cứu có liên hệ với PLA vẫn còn ở Mỹ.
Văn Thiện
Theo American Military News

Rò rỉ tài liệu tiết lộ cách thức

Trung Quốc sử dụng TikTok để tuyên truyền

Bình luậnNguyễn Minh
Thuật toán cần thu thập 3 nhóm thông tin trước khi đề xuất bài đăng cho người dùng: đặc điểm của bài đăng mà người dùng tương tác, đặc điểm của người dùng, và vị trí của người dùng khi họ mở ứng dụng, chuyên vên phần mềm của ByteDDance cho biết.
Việc các công ty công nghệ Trung Quốc hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt thông tin và tuyên truyền các thông điệp của Bắc Kinh đã được ghi lại trong tài liệu.
Một tài liệu nội bộ mà The Epoch Times có được gần đây, tiết lộ cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng một ứng dụng tổng hợp tin tức phổ biến của ByteDance để truyền bá những nội dung của chính quyền này cho người dùng.
Trong khi đó, một nhân viên của ByteDance đã từng đưa ra nhận xét chi tiết về khối lượng thông tin  mà một phần mềm của công ty này thu thập từ người dùng. Điều này đã đặt ra câu hỏi liệu phần mềm TikTok của ByteDance cũng sử dụng các thuật toán giống như phần mềm đó hay không.
Cuối tháng Bảy, Tổng thống Trump đã ban hành một sắc lệnh cấm TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ nếu ứng dụng này không được bán cho một công ty Mỹ trước thời hạn 15/9, do quan ngại rủi ro đối với an ninh quốc gia và việc thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.
Tài liệu
Năm 2016, phòng tuyên truyền của chính quyền thành phố Tháp Hà (Luohe), Trung Quốc đã gửi một thông báo cho tất cả các cấp ủy của ĐCSTQ ở quận/huyện và các văn phòng chính quyền cấp quận trong thành phố. Tháp Hà là một thành phố nằm ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc.
Thông báo yêu cầu các ủy ban toàn ĐCSTQ tạo tài khoản trên Toutiao – một ứng dụng tổng hợp tin tức phổ biến thuộc sở hữu của ByteDance. Trong thông báo cũng mô tả cách thức sử dụng các tài khoản này trên Toutiao để tuyên truyền thông tin dưới dạng khuyến nghị cho người dùng mà chính phủ đã nhắm mục tiêu.
“Khi có một sự kiện lớn hoặc sự cố khẩn cấp xảy ra, nó có thể là kênh gửi thông tin tuyên truyền đến những người dùng được chỉ định và những người dùng ở các khu vực được chỉ định. Nó hỗ trợ chính phủ trong việc truyền bá thông tin một cách hiệu quả”, trích dẫn từ tài liệu.
Thuật toán
Ngay từ tháng 1/2018, trong một bài đăng trên trang web chính thức của ứng dụng, chuyên viên phần mềm tại Toutiao là Cao Huanhuan đã giải thích cách thức các thuật toán của ứng dụng này theo dõi sở thích và thói quen của người dùng.
Theo chuyên viên này, thuật toán cần thu thập 3 nhóm thông tin trước khi quảng cáo bài đăng cho người dùng: đặc điểm của bài đăng mà người dùng tương tác, đặc điểm của người dùng, và vị trí của người dùng khi họ mở ứng dụng.
Đặc điểm của bài đăng bao gồm loại phương tiện, chẳng hạn như video, hình ảnh, hoặc văn bản; chủ đề của bài đăng, chẳng hạn như yoga, du lịch hay hip hop; độ dài thời gian người dùng đọc bài đăng, chẳng hạn như thời lượng video, số lượng ảnh và độ dài văn bản; đặc điểm của người tạo bài đăng.
Các đặc điểm của người dùng bao gồm sở thích, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, loại điện thoại mà họ sử dụng, lịch sử duyệt web của người dùng trên các ứng dụng ByteDance, lịch sử tìm kiếm và lướt web trên internet, lịch sử mua sắm, v.v.
Các đặc điểm môi trường bao gồm vị trí chính xác của người dùng, chẳng hạn như tại nhà, tại nhà hàng hoặc đi du lịch nước ngoài, v.v.; thời gian trong ngày; người dùng đang sử dụng loại mạng nào, chẳng hạn như 3G, 4G, 5G và Wifi; và điều kiện thời tiết.
Thuật toán cũng sẽ chọn lịch sử xem của những người dùng khác giống với một người dùng cụ thể, chẳng hạn như những người có cùng sở thích hoặc nghề nghiệp tương tự.
Sau khi ứng dụng thu được cả 3 nhóm thông tin, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra các đề xuất cho người dùng.
Chuyên viên Cao nói thêm rằng, thuật toán cũng có thể được sử dụng để hiển thị các quảng cáo phù hợp cho người dùng này.
Theo anh Cao, ByteDance cũng đã tạo ra một số cơ sở dữ liệu danh sách đen, trong đó hàng triệu từ khóa hoặc hình ảnh mà chính quyền Trung Quốc đã cấm sẽ không được phép xuất hiện trên các nền tảng xã hội của họ. Anh Cao nói, bất kỳ bài đăng nào chứa một hoặc nhiều nội dung này sẽ bị xóa ngay lập tức.
Anh ấy không đưa ra chi tiết cụ thể về cách làm thế nào ByteDance hoặc Toutiao có thể thu thập lượng lớn dữ liệu như vậy về hành vi và sở thích của người dùng, cũng như cách thuật toán sẽ thu thập nội dung bị cấm.
ByteDance chưa bình luận gì về thông tin của anh Cao.
Hệ lụy từ TikTok?
Anh Cao nhấn mạnh rằng: “Các nền tảng mạng xã hội khác từ công ty của chúng tôi [ByteDance] sử dụng cùng một thuật toán này, nhưng thực hiện các điều chỉnh theo mô hình kinh doanh của từng nền tảng”.
Trong Hội nghị AI thế giới được tổ chức vào ngày 11/7, ông Li Lei – giám đốc phòng thí nghiệm AI của ByteDance, nói rằng, các thiết kế của nhóm ông dành cho tất cả các ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance. Công ty này hiện sở hữu hơn 20 ứng dụng.
Trong một bài đăng tuyển dụng “kỹ sư thuật toán” gần đây, ByteDance nói rằng vị trí này sẽ “chịu trách nhiệm về các đề xuất, quảng cáo, cơ sở hạ tầng hệ thống, dữ liệu lớn, nền tảng mở và các công nghệ cốt lõi khác của công ty”.
Công ty con TikTok vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các mô hình thuật toán của nó.
Thuật toán của ứng dụng TikTok có thể là điều cốt lõi trong bất kỳ thỏa thuận nào của Hoa Kỳ, vì vào ngày 28/8, ĐCSTQ đã sửa đổi các quy định về kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu “công nghệ dựa trên phân tích dữ liệu cho các dịch vụ đề xuất thông tin được cá nhân hóa” phải được các cơ quan chức năng của chính phủ Trung Quốc phê duyệt trước khi xuất khẩu.
Các nhà phân tích thị trường nhấn mạnh rằng, quy định mới này có nghĩa là ByteDance cần có sự chấp thuận của Bắc Kinh khi bán các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, việc chính phủ Trung Quốc có quyền sở hữu TikTok là mấu chốt khiến chính quyền Hoa Kỳ quan ngại về khả năng dữ liệu người dùng bị Bắc Kinh khai thác.
Trong cuộc phỏng vấn trước đây với The Epoch Times, cựu kiểm duyệt mạng internet Trung Quốc Liu Lipeng cho biết, anh đã được ByteDance ở Trung Quốc đề nghị tuyển dụng vào nhóm xử lý kiểm duyệt trên TikTok.
Một bài báo khác của The Epoch Times cũng tiết lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa ByteDance và ĐCSTQ, trong đó, nhiều quản lý cấp cao của công ty này là đảng viên ĐCSTQ và là thành viên trong chi bộ ĐCSTQ của công ty. Các công ty ở Trung Quốc được yêu cầu thành lập các tổ chức Đảng tại công ty của họ, để đảm bảo rằng các chính sách kinh doanh và nhân viên của công ty tuân theo đường lối của ĐCSTQ.
Tuy TikTok đã tìm cách tách khỏi chủ sở hữu tại Bắc Kinh – công ty ByteDance, bằng cách thiết lập một nhóm thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành người Mỹ, nhưng việc thu thập dữ liệu của ứng dụng và các hoạt động kiểm duyệt bị cáo buộc đối với người dùng quốc tế đã bị giám sát chặt chẽ trong những tháng gần đây.
Trước đây, The Epoch Times đã phỏng vấn một du học sinh Trung Quốc có tài khoản TikTok bị khóa, sau khi anh này đăng tải một đoạn video quay cảnh mình đang chế nhạo quốc ca Trung Quốc.
Tờ Wall Street Journal cũng từng đưa tin về việc một số người dùng TikTok đã ca ngợi Trung Quốc trong video, với hy vọng lợi dụng thuật toán thúc đẩy nội dung có lợi và thân thiện với Trung Quốc của ứng dụng, sẽ giúp video của họ được nhiều người biết đến.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Tổng Thống Trump sẽ tuyên bố rút quân

tại Iraq vào hôm thứ tư

Trên Air Force One — Vào thứ tư (ngày 9 tháng 9), một viên chức cao cấp cho biết Tổng thống Trump sẽ thông báo rút thêm quân Hoa Kỳ khỏi Iraq. Theo viên chức này, thông báo kế hoạch rút quân của Hoa Kỳ sẽ theo sau một thông báo khác liên quan đến kế hoạch cắt giảm hơn nữa lực lượng của quốc gia này ở Afghanistan.
Quyết định này được đưa ra khi Tổng thống Trump phải đối mặt với các cáo buộc từ một bài báo của Atlantic cho rằng ông đã đưa ra những nhận xét miệt thị về các binh sĩ Hoa Kỳ đã chết trong chiến tranh. Hiện tại, vị Tổng thống Cộng hòa đang bị đối thủ Đảng Dân chủ là cựu phó Tổng thống Joe Biden dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.
Thông báo về việc rút quân được cho là thực hiện lời hứa sẽ chấm dứt những gì tổng thống mô tả là “chiến tranh bất tận của Hoa Kỳ”. Hoa Kỳ hiện có khoảng 5,200 binh sĩ đang được đóng tuân tại Iraq nhằm đối phó với Nhà nước Hồi Giáo ISIS.
Vào tháng trước, một viên chức Hoa Kỳ giấu tên cho biết nước này dự kiến sẽ giảm khoảng một phần ba quân số tại Iraq trong những tháng tới. Bên cạnh đó, trong một cuộc phỏng vấn với Axios, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ giảm 4,000 trong tổng số 8,600 binh sĩ Hoa Kỳ tại Afghanistan. (BBT)

California cho phép quận Cam nới lỏng

các quy định COVID-19,  tạo cơ hội cho

quận mở cửa trở lại nhiều doanh nghiệp hơn

Vào thứ ba (ngày 8 tháng 9), California đã cho phép Quận Cam tiến vào giai đoạn nới lỏng các quy định COVID-19; tạo cơ hội cho quận mở cửa trở lại nhiều doanh nghiệp hơn. Quận Cam là nằm trong số năm quận được phép chuyển từ giai đoạn hạn chế nhất (màu tím) sang giai đoạn hai (màu đỏ) trong tiến trình 4 giai đoạn của tiểu bang mà Thống đốc Gavin Newsom công bố vào tháng trước.
Ở giai đoạn đỏ, nhiều khu vực kinh doanh hơn được phép mở cửa trở lại với một số điều chỉnh, trong khi các doanh nghiệp đã được phép mở cửa trong thời điểm hiện tại có thể tăng công suất hoặc mở thêm dịch vụ. Các nhà hàng ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim và nơi thờ tự là một trong những donah nghiệp
có thể mở cửa trở lại, với điều kiện sức chứa được giới hạn ở 25% hoặc 100 người – tùy theo mức nào ít hơn.
Các tiệm làm nail cũng có thể tiếp tục dịch vụ trong nhà với những sửa đổi. Và đối với phụ huynh và học sinh, các trường học sẽ được phép mở cửa trở lại hoàn toàn sau khi quận đã bước vào giai đoạn hai được hai tuần. Tuy nhiên, các trường tiểu học và các lớp học trực tiếp với lượng học sinh hạn chế có thể được tiến hành trước thời hạn hai tuần với sự cho phép của các viên chức y tế và trường học địa phương.
Trước đó, San Diego là quận duy nhất ở Nam California không được phân loại là ở mức tím theo hệ thống mới của tiểu bang. Trong nhiều ngày qua, Quận Cam đã dự đoán trước về việc chuyển từ giai đoạn một sang hai do quận này đã đạt được các tiêu chuẩn cần thiết.
Báo cáo mới nhất của quận này cho thấy 113 ca nhiễm coronavirus mới và không có trường hợp tử vong nào trong khoảng thời gian 24 giờ. Bộ trưởng Y tế và Xã Hội của California, bác sĩ Mark Ghaly cho biết Amador, Placer, Santa Clara và Santa Cruz là bốn quận khác được phép chuyển sang giai đoạn đỏ.  (BBT)

Tiệm ăn ở thành phố New York

sắp được tái tục hoạt động trong nhà

Các tiệm ăn tại thành phố New York tới cuối tháng này có thể tái tục hoạt động trong nhà với sức chứa 25%, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo loan báo ngày 9/9, nới lỏng một trong những hạn chế cuối cùng tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ.
Thành phố New York là khu vực duy nhất của bang New York không được phép ăn uống trong không gian kín của nhà hàng trong giai đoạn 3 của kế hoạch tái mở cửa. Các giới chức y tế lo ngại là ăn trong nhà hàng mà không có khẩu trang có thể làm virus corona lây lan.
Ông Cuomo cho biết tỉ lệ xét nghiệm dương tính với virus corona hàng ngày trong thành phố New York duy trì ở mức dưới 1%.
Thành phố đã cấm ăn uống trong không gian kín của các nhà hàng từ giữa tháng 3 khi đại dịch tác hại nghiêm trọng. Thiệt hại trong việc kinh doanh, các nhà hàng trông cậy nguồn thu nhập từ việc giao hàng tận nhà và từ khách mua mang về.
Vào tháng 6, các hàng quán được phục vụ khách ở ngoài trời, và các nhà hàng phải đặt bàn trên lề phố, trên sân thượng và ngay cả trên tàu.
Kế hoạch tái mở cửa phục vụ tại chỗ bên trong các hàng quán vào tháng 7 bị hoãn vì những quan ngại COVID-19.
Tại một cuộc họp báo, ông Cuomo công nhận nguy cơ bùng phát trong tương lai nhưng cũng nhấn mạnh đến những thiệt hại về kinh tế do những hạn chế gây ra.
Ông nói có khả năng sẽ nới lỏng từ 25% thành 50% sức chứa cho các hàng quán vào đầu tháng 11.
Các nhà hàng sẽ phải kiểm tra thân nhiệt của thực khách tại cửa và thu thập thông tin liên lạc để theo dõi tiếp xúc nếu có dịch bệnh bùng phát.

TT Trump cố tình giấu dân Mỹ

về độ nguy hiểm của Covid-19

Trọng Thành
Tổng thống Mỹ Donald Trump biết rõ mức độ nguy hiểm của virus gây bệnh Covid-19, nhưng cố tình giảm nhẹ mối đe dọa với công chúng Mỹ. Hôm qua, 09/09/2020, một số trích đoạn trong cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo Bob Woodward, tiết lộ thông tin này.
Những phát biểu nói trên của tổng thống Trump nằm trong số 18 cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa tác giả cuốn sách với ông Trump, được ghi âm với sự chấp thuận của đương kim tổng thống. Việc các đoạn hội thoại này được công bố ngay lập tức gây phẫn nộ trong hàng ngũ đảng Dân Chủ Mỹ, đang tập trung lên án chính sách của ông Trump trong đại dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn khi dịch mới bùng phát.
Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington:
« Virus lan truyền trong không khí đấy Bob ạ, người ta có thể bị lây nhiễm khi hít thở ». Tổng thống Mỹ khẳng định như vậy, trước khi nói thêm : « dịch bệnh này còn gây tử vong hơn nhiều so với một đợt cúm nghiêm trọng ! Nguy hiểm chết người đấy ! ». 
Những lời lẽ này được ông Donald Trump đưa ra hôm mùng 7 tháng Hai. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó, trước công luận, tổng thống Trump lại thường xuyên so sánh virus corona chủng mới với một trận cúm thông thường, và bảo đảm là virus sẽ nhanh chóng biến mất. 
Khi được hỏi về các phát biểu được ghi âm này, tổng thổng Mỹ tự bào chữa : « Cần phải bình tĩnh. Cần tránh gây hoảng loạn ». 
Trên thực tế, nước Mỹ đã phản ứng chậm trễ trước dịch bệnh. Đối với phe Dân Chủ, đang tố cáo chính phủ quản lý kém việc đối phó với đại dịch, thì các đoạn ghi âm này là một bằng chứng mới về sự bất tài của ông Donald Trump. 
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden bày tỏ : « Ông ta đã biết và cố tình giảm thiểu nguy cơ. Điều tệ hại hơn là ông ta đã nói dối người dân Mỹ. Ông ta đã cố tình và nói dối một cách hoàn toàn có ý thức về mối đe dọa đối với đất nước trong suốt nhiều tháng trời ! Ông ta đã cố tình không thực thi bổn phận của mình ! Điều này còn hơn cả sự đê hèn, đó là một điều nhục nhã ».
Hôm qua, nước Mỹ vượt ngưỡng hơn 190 nghìn chết vì virus corona chủng mới ». 
Theo nhiều thăm dò dư luận, đa số người Mỹ phê phán nghiêm khắc cách tổng thống Trump xử lý khủng hoảng đại dịch Covid-19. Trang mạng RealClearPolitics đưa ra con số thống kê dựa trên nhiều kết quả thăm dò dư luận ngày 09/09 : Trung bình 56% người Mỹ lên án, hơn 40% có ý kiến ngược lại.

Mỹ sắp bỏ việc tăng cường

rà soát COVID đối với khách quốc tế

Chính phủ Mỹ sắp chấm dứt việc tăng cường rà soát COVID đối với một số khách quốc tế và huỷ quy định buộc hành khách từ một số nước phải nhập cảnh tại 15 phi trường trong danh sách chỉ định, theo các giới chức Mỹ và giới chức hàng không cũng như từ một tài liệu của chính phủ mà Reuters có được.
Thay đổi này dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào thứ Hai 14/9, theo một dự thảo kế hoạch Reuters thấy được, nhưng động thái này có thể bị trì hoãn, các giới chức Mỹ nói.
Trước đây trong năm, chính quyền Mỹ áp đặt yêu cầu kiểm tra gắt gao những hành khách từng có mặt tại Trung Quốc, Anh, Brazil, Iran và vùng Schengen của châu Âu, đồng thời cấm hầu hết những người không phải công dân Mỹ đã có mặt tại những nơi này không được đến Hoa Kỳ.
Tài liệu Reuters thấy được nói Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ “đang chuyển chiến lược và ưu tiên cho các biện pháp y tế công cộng khác để giảm nguy cơ lây bệnh liên hệ đến việc du hành.”
Vẫn theo tài liệu này, trong số 675.000 hành khách được rà soát tại 15 phi trường chỉ định, “không tới 15 người được xác nhận có COVID-19.”

Tử vong vì COVID tại Mỹ vượt quá 190.000

Số người chết vì COVID-19 tại Mỹ ngày 9/9 vượt quá 190.000, số ca mới tại vùng trung tây nước Mỹ tăng, những tiểu bang như Iowa và South Dakota trở thành điểm nóng mới trong vài tuần qua.
Iowa hiện là một trong những nơi có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất tại Mỹ, với 15% xét nghiệm trong tuần qua dương tính với virus. South Dakota gần đó có tỉ lệ xét nghiệm dương tính là 19% và North Dakota là 18%, theo phân tích của Reuters.
Đà tăng tại Iowa và South Dakota được liên hệ với việc tái mở cửa các trường đại học tại Iowa và đại hội xe gắn máy thường niên tại Sturgis, bang South Dakota.
Kansas, Idaho và Missouri cũng nằm trong số 10 tiểu bang hàng đầu có tỉ lệ xét nghiệm dương tính cao.
Số ca nhiễm mới đã sụt giảm trong 7 tuần liên tiếp tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vì COVID khoảng 6.100 người/tuần trong tháng trước.
Tính theo đầu người, Mỹ xếp hạng 12 trên thế giới về số người chết (với 58/100.000 người) và đứng hàng 11 trên thế giới về số ca nhiễm (1.933 ca trên 100.000 cư dân) theo phân tích của Reuters.
Số ca nhiễm được xác nhận tại Mỹ cao nhất trên thế giới, hiện trên 6,3 triệu ca. Tiếp sau là Ấn Độ với 4,4 triệu ca và Brazil với 4,2 triệu ca. Số người chết tại Mỹ cũng cao nhất toàn cầu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ tháng trước dự báo số tử vong tại Mỹ sẽ đạt mức 200.000 đến 211.000 vào ngày 26/9.

Hạ nghị sĩ Andy Biggs:

Bà Pelosi cần rời ghế Chủ tịch Hạ viện

Duy Nghĩa
Trên tờ Fox News hôm 7/9, Hạ nghị sĩ Andy Biggs, bang Arizona, kêu gọi bỏ trống ghế Chủ tịch Hạ viện, và tước bỏ chức vụ này của bà Nancy Pelosi.
Đưa ra câu hỏi liệu đã quá muộn để bà Nancy Pelosi rời chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện, ông Biggs kêu gọi các nhà lãnh đạo trong Nghị viện Mỹ “thúc đẩy Đề xuất Bỏ trống ghế Chủ tịch Hạ viện (Motion to Vacate the Chair), vốn đã được chuẩn bị xong, và chỉ cần đưa lên bỏ phiếu tại Nghị viện”.
Ông Biggs cho hay bà Pelosi gần đây đã gọi các nghị sĩ ủng hộ Tổng thống Donald Trump là “những kẻ tội phạm trong nước”.
“Tất nhiên, kiểu nói cường điệu này đã trở nên phổ biến ở phe cánh tả, và vẫn luôn thường trực dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hạ viện Pelosi”, ông Biggs nhấn mạnh.
Hạ nghị sĩ Biggs nhận định “phe cánh tả căm ghét Tổng thống Trump và những người Mỹ bỏ phiếu cho ông. Về bản chất, đó là tuyên bố hèn hạ nhất với mưu đồ chia rẽ đất nước, nhưng bản thân nó cũng thể hiện sự coi thường chính thể chế này”.
Theo dân biểu Biggs, chúng ta cũng không thể quên rằng bà Pelosi “đã cho phép tiến hành một thủ tục luận tội chỉ dựa trên thù hận đối với tổng thống, chứ không phải dựa trên bất kỳ ‘tội trạng nặng hay nhẹ nào’. Lý do mà phe cánh tả vin vào, là cáo buộc Tổng thống Trump thông đồng với Nga”.
“Điều này vô tình đã bị vạch trần bởi đội ngũ công tố viên đặc biệt Robert Mueller được phe dân chủ lựa chọn để chống lại Tổng thống Trump”, ông Biggs nhận xét.
“Thay vì khiêm tốn chấp nhận rằng họ đã sai, họ vẫn ngạo mạn  kiên quyết lôi tổng thống Trump và đất nước này vào một phiên điều trần luận tội không cần thiết, mà hiện nay đã bị lãng quên do sự bùng phát của đại dịch Covid và tình trạng phong tỏa một cách cưỡng chế [tại các bang do Đảng Dân chủ nắm quyền]”, ông Biggs chỉ trích.
Ông Biggs cho rằng hành động ngông cuồng gần đây của bà Pelosi khi đến một tiệm làm tóc ở San Francisco trong trạng thái không đeo khẩu trang hôm 31/8 bất chấp lệnh phong tỏa, đã cho thấy diện mạo của giới ‘tinh tú’, vốn là dấu ấn rõ nét trong nhiệm kỳ của bà Pelosi với tư cách Chủ tịch Hạ viện.
“Rất nhiều người trong giới truyền thông đang bảo vệ Chủ tịch Hạ viện, những người đó chỉ đơn giản là một nhóm ‘tinh tú’, đầy quyền lực, đang bảo vệ một người trong số họ”, ông Biggs nhận xét.
“Bà Pelosi tin rằng bà ấy đứng trên cả pháp luật mà bà ấy vẫn thường ‘lớn tiếng’ ủng hộ. Bà ấy đã đưa ra “nhiều quy định lố bịch về việc sử dụng khẩu trang tại Hạ viện, và sử dụng vị thế có đa số thành viên đảng Dân chủ trong Hạ viện để mở rộng quyền kiểm soát các thành viên”, ông Biggs tiếp tục phê phán.
Theo ông Biggs, sau khi bị bắt quả tang tại tiệm làm tóc eSalon [vốn phải đóng cửa từ tháng 3/2020 đến đầu tháng 9], bà Pelosi dường như cảm nhận được việc bà ấy tự ý cho phép bản thân mình vi phạm pháp luật trông tệ đến mức nào, vì vậy bà ấy bắt đầu cố gắng bảo vệ hành vi của bản thân.
“Đây là lúc mà bà Pelosi thực sự mất bình tĩnh. Bà ấy đổ lỗi cho tất cả mọi người ngoại trừ chính mình”, ông Biggs nêu rõ.
Ông Biggs cho rằng toàn bộ câu chuyện cửa tiệm nhuộm tóc đều bắt nguồn từ cảm giác về đặc quyền đặc lợi của bà Pelosi. Bà ấy tin rằng ý muốn của mình lớn hơn quyền lợi của người khác.
“Nói thẳng ra, đây là một thái độ độc đoán và ‘chú ý quá mức đến bản thân’.
Bà Chủ tịch Hạ viện sẵn sàng thể hiện quyền lực của mình trước những người yếu thế, vốn bị buộc phải mất việc trong nhiều tháng theo lệnh của những lãnh đạo [Đảng Dân chủ] hống hách ở địa phương”, ông Biggs lên án.
Theo ông Biggs, bà Pelosi dường như không thừa nhận mình được hưởng đặc quyền đặc lợi như vậy, đến mức đầu mùa hè này bà ấy đã khoe chiếc tủ lạnh trị giá 20.000 USD của mình, nhét đầy kem, với mỗi hộp kem lên tới 12 USD.
“Thật là ngạo mạn khi luôn cho rằng bản thân mình là một trường hợp đặc biệt, và dường như đây là cách nghĩ của Chủ tịch Hạ viện Pelosi”, ông Biggs mỉa mai.
Ông Biggs cũng cho hay thái độ của ‘giới tinh tú này’ cũng được thể hiện “bởi các nhà lãnh đạo chính trị cánh tả, cùng hội với bà Pelosi, như nữ Thống đốc Michigan Whitmer, người đã chở chồng mình đến hồ bằng chiếc thuyền gia đình, trong khi không cho phép mọi người khác. Hay như bà thị trưởng Chicago đang làm tóc cùng lúc ngăn cấm mọi người khác, vì bà ta là người của công chúng, và phải duy trì hình tượng của mình”.
Ông Biggs cho rằng, sự kiêu hãnh của họ đã truyền ra thông điệp rằng “Tôi tốt hơn bạn”. Đó là một lối sống “thiếu vắng tình thương và tình người”.
Việc bà Pelosi đổ lỗi cho chủ tiệm làm tóc ở San Francisco là [Erica Kious đã cài bẫy mình] đã thể hiện tính kiêu căng tự phụ của bà ấy, không thể thừa nhận những gì mà một người có khả năng tự phản tỉnh đều biết, rằng ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm.
“Việc thừa nhận sai lầm là một biểu hiện của việc có khả năng ăn năn và sự khiêm tốn, trừ khi lòng kiêu hãnh của một người quá lớn đến mức sự thừa nhận đó sẽ bị cá nhân, chứ không phải công chúng, coi là điểm yếu [cần phải che giấu, chứ không phải là một điều tất yếu ở con người]”, ông Biggs nhận xét.
Ông Biggs cho hay hầu hết các phương tiện truyền thông [cánh tả] đều che giấu mục đích tư lợi trong các việc làm của mình, trong khi cố gắng che giấu điều đó khỏi con mắt của công chúng.
“Nhiều người Mỹ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ (tính ưu việt & vượt trội) của đất nước chúng ta, nhưng phe cánh tả chỉ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ của những người bạn ‘tinh tú’ của họ. Đó là lý do tại sao họ yêu cầu sự khoan dung [đối với bà Pelosi] trong khi lại thể hiện sự không khoan nhượng triệt để với bất kỳ ai có quan điểm đối lập.
“Họ biện minh cho các cuộc tấn công xấu xa và thâm độc của bản thân đối với bất kỳ ai bày tỏ quan điểm khác biệt”, ông Biggs chỉ trích.
Đúng vậy, theo ông Biggs, cũng chính sự ngạo mạn đó, được thể hiện qua việc bà Pelosi công kích bà chủ tiệm làm tóc Erica Kious, với mục tiêu rõ ràng là “nghiền nát bà ấy”, đã cho phép sự thối nát của bộ máy thu thập tình báo liên bang “bí mật theo dõi chiến dịch của đối thủ chính trị, bác bỏ cáo buộc những kẻ kích động chủ nghĩa Mác đang bạo loạn, cướp bóc, và giết người; và khi cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ đang ngày càng biết nhiều hơn, thì họ cố gắng thay đổi luân điệu nhằm đổ lỗi cho [Tổng thống] Trump”.
“Chính sự ngạo mạn của phe cánh tả đã tạo tiền đề cho phương pháp luận của họ, rằng luôn luôn đổ lỗi cho người khác về những gì đang xảy ra, và buộc tội đối thủ cho những gì chính phe cánh tả đang thực sự làm. Và, nếu thất bại, họ luôn đổ lỗi cho ông Trump. Các bạn đừng ngạc nhiên nếu bà Pelosi bắt đầu đổ lỗi cho tổng thống về sai lầm của chính bà ấy trong phán xét trước đây”, ông Biggs nhận xét.
Cuối cùng, vị hạ nghị sĩ tiểu bang Arizona đặt câu hỏi: “Không phải đã đến lúc đưa đề xuất Bỏ trống ghế Chủ tịch lên Nghị viện để tước bỏ chức Chủ tịch Hạ viện của bà Pelosi hay sao?”.
Theo Fox News
Duy Nghĩa biên dịch

Cháy rừng phá hủy 5 thị trấn Oregon,

thêm 3 người California thiệt mạng

Một loạt các đám cháy rừng dữ dội chưa từng có ở Oregon vừa phá hủy năm thị trấn và có thể đã giết chết nhiều người, Reuters dẫn lời thống đốc bang cho biết hôm 9/9, giữa lúc các báo cáo thương vong ban đầu bắt đầu xuất hiện.
Trong khi cách đó hàng trăm dặm, tại miền bắc California, 3 trường hợp tử vong vừa được xác nhận hôm 9/9 từ một đám cháy lớn với cường độ mạnh xảy ra trong tuần này, sau khi nhân viên cứu hỏa đã nỗ lực kiềm chế đáng kể hoả hoạn.
Hơn hai chục vụ cháy lớn tiếp tục tàn phá khắp California và bang Oregon lân cận phải hứng chịu thảm họa cháy rừng mới nhất đang hoành hành ở phần lớn miền Tây Hoa Kỳ trong tuần qua.
Sức gió lên đến 50 dặm/giờ (80 km/giờ) đã khiến hoả hoạn lan nhanh hàng chục dặm trong vòng vài giờ, nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà trong lúc nhân viên cứu hỏa nỗ lực chống chọi với ít nhất 35 đám cháy lớn ở Oregon có diện tích gần gấp đôi thành phố New York.
Nhiều cộng đồng ở Oregon, bao gồm thị trấn Detroit ở Santiam Valley, cũng như Blue River và Vida ở quận hạt Lane ven biển, Phoenix và Talent ở miền nam Oregon, đã bị phá hủy đáng kể, Reuters dẫn lời Thống đốc Kate Brown cho biết trong một cuộc họp báo.
Theo bà, đây có thể là “tổn thất lớn nhất về nhân mạng và tài sản do cháy rừng trong lịch sử của bang”.
Bà Brown cho biết các đội cứu hộ đã cứu những người sơ tán bằng cách kéo họ lên từ những con sông nơi họ tránh hoả hoạn.
Kênh tin tức KOIN cho hay một cậu bé 12 tuổi và bà ngoại đã tử vong trong một vụ cháy rừng gần cộng đồng Santiam Valley ở Lyons, cách Portland khoảng 50 dặm về phía nam.
Cảnh sát cứu hỏa bang Oregon cho biết đám cháy có thể giết chết ít nhất một người ở ngoại ô Ashland.
Xa hơn về phía bắc, nhiều vụ hỏa hoạn cũng bùng lên ở bang Washington, nơi một cậu bé 1 tuổi bị giết chết và cha mẹ bị bỏng nặng khi đang chạy trốn khỏi một đám cháy ở Quận Okanogan, Reuters dẫn lời cảnh sát cho biết.
Tại California, các giới chức cho biết khoảng 64.000 người đã được lệnh sơ tán vào ngày 9/9 trong khi các đội cứu hoả chống chọi với 28 đám cháy lớn trên khắp bang đông dân nhất nước Mỹ.
Cảnh sát trưởng quận hạt Butte Kory Honea cho biết thi thể còn sót lại của ba nạn nhân đã được phát hiện ở hai nơi riêng biệt, nâng tổng số người chết vì cháy rừng trong mùa hè này ở California lên ít nhất 11 người.
Các nhà khoa học nói hiện tượng ấm lên toàn cầu đã góp phần gây ra cách biệt lớn hơn giữa mùa khô và mùa mưa trên khắp miền Tây Hoa Kỳ, khiến cho thảm thực vật phát triển mạnh sau đó bị khô héo, góp phần tạo ra nhiều nhiên liệu hơn cho hoả hoạn.
Tại California, tất cả 18 khu rừng Quốc gia đã bị đóng cửa do “tình trạng hỏa hoạn lịch sử chưa từng có”, Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ cho biết hôm 9/9.

Nhân Quyền : 300 Tổ chức phi chính phủ

gây áp lực với Bắc Kinh

Tú Anh
Bất bình vì chính sách chà đạp nhân quyền có hệ thống tại Trung Quốc và gây hấn tại Biển Đông, hàng trăm tổ chức phi chính phủ đánh động Liên Hiệp Quốc.
Trong một bức thư ngỏ gửi tổng thư ký Antonio Guterres công bố hôm 09/09/2020 tại New York, 300 hiệp hội phi chính phủ của 60 quốc gia trên thế giới kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc chính quyền Trung Quốc phải trả lời trước một cơ chế quốc tế đặc trách điều tra về các vụ xâm phạm quyền con người.
Trong bức thư thứ nhất, một liên minh gồm 165 đoàn thể bảo vệ nhân quyền yêu cầu Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế – CIO, trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ, không cho Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Mùa Đông 2022. Bức thư thứ hai gửi tổng thư ký Antonio Guterres, 300 hiệp hội phi chính phủ thúc giục Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra về tình trạng chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc .
Những lời kêu gọi này được phổ biến trong bối cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đả kích chế độ Tập Cận Bình về tình hình tại Hồng Kông, về tình trạng cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Không phải chỉ có thế, các tổ chức phi chính phủ cũng muốn đánh động công luận quốc tế về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, tù nhân chính trị tại Hoa lục và những vụ bắt bớ tùy tiện.
Trả lời phỏng vấn RFI, nhà hoạt động Antoine Madelin, điều phối viên của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền – FIDH giải thích :
« Chính quyền Trung Quốc đã có được sự im lặng của toàn thể cộng đồng quốc tế trước các hành vi áp bức trong nước. Áp bức tại Tân Cương, tiếp theo trấn áp ở Tây Tạng, rồi chiến dịch đàn áp phong trào phản kháng ở Hồng Kông, bóp nghẹt không gian dân chủ tại Hồng Kông… tất cả chỉ gây phản ứng rất hạn chế. Chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế, dưới ánh sáng của các bản báo cáo về nhân quyền, quyết định lập ra một ủy ban lớn để điều tra về ác tội ác này.
Chúng tôi yêu cầu các chính phủ đồng thuận với nhau để lập cơ chế tương tự như các ủy ban điều tra tội ác tại Syria hay trong trường hợp chiến tranh ở Yemen ».

Covid-19:

Hơn 900.000 người chết trên toàn thế giới

Trọng Thành
Tính đến ngày 09/09/2020, đại dịch Covid-19 khiến hơn 900 nghìn người chết trên toàn thế giới. Ấn Độ là một trong các tâm dịch chính, với kỷ lục hơn 90 nghìn ca dương tính trong vòng 24 giờ những ngày gần đây.
Theo thống kê của Reuters, tính đến ngày 09/09, Hoa Kỳ là quốc gia thiệt hại nặng nhất về nhân mạng, kể từ đầu đại dịch đến nay, với hơn 190 nghìn người chết. Số ca dương tính với virus tại Mỹ là hơn 6,3 triệu người, trên tổng số 27,7 triệu người trên toàn thế giới. Brazil là quốc gia có nhiều người tử vong thứ hai : 127.000 người. Ấn Độ đứng thứ ba, với 75.000 người chết.
Tuy nhiên, theo các số liệu chính thức, tốc độ lây lan của dịch bệnh tại Ấn Độ được coi là nhanh nhất thế giới hiện nay. Số lượng ca dương tính tại Ấn Độ tiếp tục phá kỷ lục, với hơn 95 nghìn ca trong vòng 24 giờ qua. Số người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ, trong một ngày qua, cũng đạt mức cao nhất trong vòng một tháng (1.172 người tử vong).
Theo giới chuyên gia, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch bệnh tại Ấn Độ đã đạt đỉnh. Liên tục từ hai tuần nay, ngày nào cũng có hơn 1.000 người chết vì Covid tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý khác là tỉ lệ tử vong (so với số ca nhiễm) tại Ấn Độ là thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, khoảng 1% so với 3%, trong lúc tại Brazil và Mỹ, tỉ lệ tử vong so với ca nhiễm đều xấp xỉ 3%.

Chế tạo vac-xin ngừa Covid-19 :

Không thể đốt cháy giai đoạn

Thanh Phương
Vào lúc mà số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt qua ngưỡng 900.000, cả thế giới đang sốt ruột chờ đợi một vac-xin ngừa bệnh dịch này, thế nhưng một thông tin từ Luân Đôn hôm qua, 09/09/2020, đã khiến mọi người thất vọng tràn trề : một trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng mà cộng đồng quốc tế đặt nhiều hy vọng nhất đã phải tạm ngưng.
Tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca, đối tác của đại học danh tiếng Oxford, đã phát hiện là vac-xin của họ có thể đã gây một phản ứng phụ nghiêm trọng ở một trong những người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng. AstraZeneca cho biết họ đã tự động tạm ngưng cuộc thử nghiệm để nhờ một ủy ban độc lập đánh giá về sự an toàn của vac-xin.
Theo giáo sư David Lo, Đại học California Riverside, được hãng tin AFP trích dẫn hôm 09/09, trước đó người ta đã phát hiện các phản ứng phụ của vac-xin như sốt, đau nhức…, còn bây giờ AstraZeneca đã phải tạm ngưng thử nghiệm có nghĩa là đã có một phản ứng phụ nghiêm trọng hơn thế.
Trả lời AFP, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết việc tạm ngưng thử nghiệm lâm sàng một vac-xin không phải là chuyện hiếm khi xảy ra. Tổ chức này tuyên bố : « Chúng tôi hài lòng khi thấy là tính nghiêm túc khoa học của các thử nghiệm được bảo đảm và các quy định, chuẩn mực được tôn trọng trong việc phát triển các vac-xin ».
Vấn đề là việc AstraZeneca quyết định tạm ngưng thử nghiệm có thể làm chậm trễ một trong những dự án chế tạo vac-xin tiến xa nhất hiện nay, cùng với các dự án của hai tập đoàn Mỹ Moderna và Pfizer. Các tập đoàn này đang tuyển mộ hàng chục ngàn người tình nguyện tham gia để thử nghiệm hiệu quả và tính an toàn của vac-xin ngừa Covid-19.
Cho tới nay, cả ba tập đoàn đều cho biết họ hy vọng sẽ đạt được kết quả từ đây đến cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Thậm chí họ đã bắt đầu sản xuất trước hàng triệu liều để khi có được kết quả thử nghiệm vac-xin là có thể tung ra thị trường ngay lập tức. Riêng tập đoàn AstraZeneca đã ký trước hợp đồng bán hàng trăm triệu liều vac-xin cho rất nhiều nước trên thế giới, nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh.
Về phần Liên Hiệp Châu Âu, khối này vừa thông báo đã ký thêm một thỏa thuận sơ bộ để mua 200 triệu liều vac-xin do liên minh giữa hai tập đoàn Đức-Mỹ Biontech/Pfizer phát triển. Trước đó, Liên Âu đã ký các thỏa thuận tương tự với các tập đoàn Sanofi-GSK, Johnson & Johnson, CureVac, Moderna et AstraZeneca. Thế nhưng, đột nhiên, AstraZeneca thông báo tạm ngưng thử nghiệm vac-xin của họ.
Tuy vậy, cùng với đà lây lan của virus corona, cuộc chạy đua chế tạo vac-xin ngừa Covid-19 đang tăng tốc. Theo tổng kết mới nhất của WHO, được công bố hôm qua, hiện đang có 35 vac-xin « ứng viên » đang được thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới, trong đó có 9 vac-xin đã hoặc sắp bước vào giai đoạn 3, tức là giai đoạn chót của thử nghiệm, khi mà hiệu quả của vac-xin được thử nghiệm ở quy mô lớn trên hàng ngàn người tình nguyện.
Vào đầu tháng 8, Nga thông báo đã phát triển thành công một vac-xin « đầu tiên » ngừa Covid-19 được đặt tên là Spoutnik V và chính quyền thành phố Matxcơva cũng đã thông báo bắt đầu thử nghiệm vac-xin này trên 40.000 người dân thủ đô. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới tỏ vẻ hoài nghi về vac-xin của Nga, nhất là vì khi được thông báo, vac-xin này vẫn chưa được thử nghiệm giai đoạn chót. Chỉ có ở Venezuela, tổng thống Nicolas Maduro vừa thông báo là trong tháng này sẽ nhận lô vac-xin đầu tiên của Nga để thử nghiệm lâm sàng. Vac-xin của Trung Quốc, do tập đoàn Sinovac chế tạo, thì hiện đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil và được cho là « đạt kết quả rất khả quan ». Một vac-xin khác của Trung Quốc cũng đang được thử nghiệm ở Peru.
Nhìn chung, theo dự báo của WHO, phải đến giữa năm 2021 mới có thể có một vac-xin để chích ngừa một cách đại trà. Nhưng ngay từ bây giờ, phải chuẩn bị cho khả năng đó. Ngoài việc chế tạo một vac-xin hiệu quả và an toàn, còn phải sản xuất ồ ạt ống chích (bơm tiêm) để chích ngừa Covid-19 cho hàng tỷ người trên thế giới. Tập đoàn Ấn Độ Hindustan Syringes, một trong những nhà sản xuất ống chích lớn nhất thế giới đang gia tăng sản xuất. Hiện giờ mỗi năm tập đoàn này sản xuất 700 triệu ống chích loại dùng một lần, nay họ dự trù nâng sản lượng lên 1 tỷ đơn vị/năm. WHO dự báo đến cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, nhu cầu về ống chích vac-xin ngừa Covid-19sẽ vượt quá 10 tỷ đơn vị.

Một số khoa học gia chất vấn

dữ liệu vaccine của Nga

Hai mươi sáu nhà khoa học, hầu hết làm việc tại các trường đại học ở Ý, ký thư ngỏ nêu nghi vấn về độ khả tín của các dữ liệu được đưa ra trong những kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu vaccine COVID-19 của Nga có tên là Sputnik-V.
Đưa vấn đề lên The Lancet, tạp san y khoa quốc tế có đánh giá đối chiếu, nhóm khoa học gia này nói họ thấy những mẫu trong dữ liệu của Nga có vẻ ‘khó có khả năng.’ Tạp san này cũng là nơi Viện Gamalaya của Moscow đăng kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu của Sputnik-V.
Bức thư, công bố trên trang blog cá nhân của một trong những người ký tên, nói dữ liệu kết quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn I/II cho thấy nhiều người tham gia báo cáo mức kháng thể giống nhau và điều này là khó có thể xảy ra.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng kết luận của họ căn cứ vào những tóm tắt từ kết quả dữ liệu thử nghiệm mà phía Nga đăng trên The Lancet, chứ không căn cứ trên chính dữ liệu nguyên gốc.
Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine, bác bỏ những chỉ trích.
“Những kết quả đăng tải là thực và chính xác và được phối kiểm bởi 5 người đánh giá lại tại The Lancet,” phó giám đốc viện, Denis Logunov, nói.
Ông nói viện của ông đã đệ trình toàn bộ dữ liệu nguyên thủy về kết quả thử nghiệm cho tờ The Lancet.
Ông Naor Bar-Zeev, phó giám đốc Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins, một trong số những người xem xét lại dữ liệu của Nga, nói: “Tóm lại, tôi thấy không có lý do để nghi ngờ tính chính đáng của những kết quả này so với những kết quả khác mà tôi đã đọc và duyệt xét. Nhưng dĩ nhiên là không ai có thể biết được.”
Một nữ phát ngôn viên của tờ The Lancet cho biết tờ báo đã mời tác giả cuộc nghiên cứu của Nga trả lời những chất vấn nêu lên trong bức thư ngỏ vừa kể. Tạp san này cho biết đang theo dõi sát tình hình.
Ngày 4/6, Nga công bố kết quả thử nghiệm Giai đoạn I/II gồm 76 người tham dự và được thực hiện vào tháng 6-7 năm nay. Những người tham dự có được một đáp ứng miễn nhiễm tích cực và không có phản ứng phụ trầm trọng, các tác giả cuộc nghiên cứu nói.
Giai đoạn III thử nghiệm, liên hệ đến 40.000 người tham dự, được phát động vào ngày 26/8. Khoảng 31.000 người đã ghi tên tham gia, theo Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko.

Các nhà hát lớn chuẩn bị đón khách trở lại

Tuấn Thảo
Dịch Covid-19 đã buộc hầu hết các nhà hát lớn trên thế giới phải ngưng hoạt động kể từ tháng 03/2020. Sau hơn 6 tháng đóng cửa, khá nhiều nhà hát trứ danh từ Paris, Vienna, Venise, Berlin hay Milano đều chuẩn bị mở lại để tiếp đón khán giả. Do bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi, đa số các nhà hát lớn đều phải đa dạng hóa chương trình sinh hoạt để tạo thêm nguồn thu nhập.
Theo thông lệ, tháng 9 mùa tựu trường cũng là thời điểm khởi động lại mùa văn hóa tại các quốc gia phía Bắc bán cầu. Nhưng năm nay do dịch Covid-19, mùa văn hóa được khai trương trong một bối cảnh hết sức đặc biệt : các sinh hoạt giải trí, nghệ thuật rất cần thiết cho cuộc sống như theo tuyên bố của thần tượng ca nhạc và điện ảnh người Pháp Vanessa Paradis nhân dịp khai mạc liên hoan phim Mỹ tại Deauville, tuy nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy là khán giả tại nhiều quốc giavẫn chưa vội trở lại một cách đông đảo tại các rạp chiếu phim hay tại các nhà hát lớn. Tình trạng đó buộc các ban giám đốc điều hành phải lên kế hoạch ‘‘cầm cự’’ ít nhất là cho đến cuối năm 2020, thậm chí cho tới đầu mùa xuân năm 2021.
Trong tuần này, nhà hát lớn Bolchoi đã mở cửa trở lại tại thủ đô nước Nga. Tác phẩm được chọn trong đêm khai mạc là vở kịch opera ‘‘Don Carlos’’ của Verdi với giọng ca soprano người Nga mang quốc tịch Áo Anna Netrebko. Thông thường, nhà hát Bolchoi có thể tiếp đón cùng lúc 1.800 khán giả. Tuy số chỗ ngồi mùa thu năm nay đã được hạn chế ở mức 900 để tôn trọng các quy định về giãn cách xã hội, nhưng số khách tham dự đêm khai mạc cũng chưa vượt qua ngưỡng 500 người.
Doanh thu trực tiếp từ các buổi biểu diễn cộng thêm với các khoản tài trợ của chính phủ Nga, vẫn chưa đủ để giúp cho đoàn Bolchoi, tựa như một con thuyền lớn vượt qua giông bão tài chính. Trước mắt, ban giám đốc Bolchoi phải tìm thêm các nguồn tài trợ tư nhân, đồng thời thỏa thuận với các kênh truyền thông nhằm phổ biến rộng rãi hơn các sản phẩm văn hóa có gắn thương hiệu ‘‘Bolchoi’’. Trong chiều hướng đó, Bolchoi đã tăng cường hợp tác với chuỗi rạp hát Pháp Pathé Gaumont để giới thiệu các vở múa ballet cũng như tác phẩm opera tại nhiều rạp chiếu phim ở các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan và Pháp.
Các suất phim dành để công chiếu các vở ballet kinh điển bắt đầu vào tháng 10 với vở múa ‘‘Romeo & Juliette’’ của nhà biên đạo Alexei Ratmansky dựa theo tác phẩm của văn hào Shakespeare. Tháng 11 được dành cho vở múa ‘‘Trà Hoa Nữ’’ (La Dame aux Camélias) của nhà văn Alexandre Dumas con, qua bản phóng tác của nhà biên đạo múa lừng danh người Mỹ John Neumeier, giám đốc của đoàn múa ballet Hamburg. Tháng 12 với mùa lễ cuối năm, kết thúc chương trình với vở múa hàn lâm ‘‘Kẹp Hạt Dẻ’’ (Casse Noisette) phiên bản của nhà soạn nhạc thuộc trường phái lãng mạn Đức Ersnt Theodor Hoffman, khác hẳn với phiên bản của tác giả Tchaikovsky tại nhà hát Mariisnky ở thành phố Saint Petersburg.
Một cách tương tự trong tuần này tại Pháp, Đoàn kịch quốc gia Opéra de Paris vừa khai mạc mùa công chiếu trên màn ảnh lớn các tác phẩm bao gồm các vở múa ballet cũng như các vở kịch opera. Thông qua thỏa thuận hợp tác với chuỗi rạp hát UGC của Pháp, đoàn kịch quốc gia giới thiệu vào hôm nay (10/09/2020) tác phẩm ‘‘Manon’’ của Jules Massenet. Sau đó đến lượt trình chiếu trên màn ảnh lớn của các rạp xinê, vở kịch opera ‘‘Aida’’ của Giuseppe Verdi, vở kịch ‘‘Faust’’ của Gounod, vở múa ballet đương đại ‘‘Le Parc’’ của nhà biên đạo múa người Pháp Angelin Preljocaj, hay là vở múa cổ điển ‘‘La Dame de Pique’’ (Queen of Spades / Con Đầm Bích) của Tchaikovsky dựa theo truyện ngắn của Alexandre Pouchkine.
Điểm đáng ghi nhận là các tác phẩm được giới thiệu lần này tại các rạp chiếu phim đều là những tác phẩm mới, trong khi các vở múa hay vở kịch chiếu miễn phí trong thời kỳ phong tỏa chủ yếu là tác phẩm cũ. Trước mắt, việc công chiếu trực tiếp các tác phẩm này chủ yếu là để đa dạng hóa các kênh phân phối, việc bán vé vào rạp chiếu phim hay là đăng ký dịch vụ xem opera hay múa ballet trực tuyến đều có thể tạo thêm nguồn doanh thu để hỗ trợ các chương trình biểu diễn trực tiếp trên sân khấu của hai nhà hát lớn tại thủ đô Paris.
Theo kế hoạch, nhà hát Opéra Garnier (dành cho múa ballet) dự trù mở lại vào đầu mùa thu với vở múa khai mạc mùa ballet qua việc ra mắt các diễn viên ngôi sao, đồng thời giới thiệu các tác phẩm chọn lọc của thần tượng Rudolf Nureyev. Còn nhà hát Opéra Bastille (dành cho kịch opéra) chính thức mở lại vào cuối tháng 10/2020 với kiệt tác ‘‘La Traviata’’ của Verdi. Cả tháng trước đó, sân khấu này được dành cho các buổi hoà tấu hay biểu diễn nhạc cổ điển, trong đó quan trọng nhất vẫn là đêm nhạc Mozart,
ngoài bản giao hưởng số 21, còn giới thiệu xen kẻ những đoạn hay nhất trích từ hơn 55 khúc giao hưởng của thiên tài người Áo.
Trong suốt thời gian phong tỏa, Đoàn kịch quốc gia Opéra de Paris đã bị thất thu khoảng 22 triệu euro trong khi đoàn này cần đến 40 triệu euro hàng năm để tài trợ hoạt động cho hai nhà hát lớn là Opéra Garnier và Opéra Bastille. Cho dù đã cắt giảm nhiều chi phí kể cả việc rút gọn chương trình biểu diễn, tăng thêm hợp tác với các mạng phim trực tuyến, phân phối qua các suất chiếu phim, nhưng đoàn Opéra de Paris vẫn đứng trước một bài toán nan giải : làm thế nào để duy trì việc làm của 1.700 nhân viên, trong khi đoàn Opéra de Paris đã mất hơn một nửa doanh thu do dịch Covid-19. Các khoản tài trợ của chính phủ Pháp (2 tỷ euro cho ngành văn hóa) có thể giúp cho tân giám đốc của đoàn kịch là Alexander Neef (45 tuổi người Đức) buộc phải nhậm chức sớm hơn, vào tháng 09/2020 thay vì đầu năm 2021 để lèo lái con thuyền qua các đợt sóng lớn.
Hầu hết các ban giám đốc của nhà hát quốc gia Staatsoper Unter den Linden tại Berlin, Teatro alla Scala tại Milano, Royal Opera House tại Luân Đôn, Staatsoper de Vienna tại Áo, Teatro de Fenice tại Venise đều đang trông chờ vào các nguồn tài trợ (bên cạnh thành phần khán giả) để có thể đạt được một mức thu nhập khả quan từ đây cho tới cuối năm, tạo điều kiện cho các nhà hát lớn sớm phục hồi. Một kịch bản lạc quan nhưng còn hơi xa vời đối với Metropolitan tại New York, ban giám đốc nhà hát lớn này đã dứt khoát quyết định chỉ mở cửa đón khách trở lại vào ngày 31/12/2020.

Luân Đôn muốn sửa thỏa thuận Brexit:

Liên Hiệp Châu Âu và Anh họp khẩn

Trọng Thành
Ủy Ban Châu Âu thông báo một cuộc họp khẩn giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc, được tổ chức hôm nay, 10/09/2020, tại Luân Đôn, sau khi chính phủ Anh công bố dự luật về Brexit, trong đó có nhiều điều khoản phủ nhận cam kết trước đó giữa Anh với Liên Âu.
Theo kế hoạch, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Maros Sefcovic sẽ làm việc với bộ trưởng Anh Michael Gove, phụ trách văn phòng chính phủ. Cuộc hội kiến dự kiến sẽ rất căng thẳng. Phát ngôn viên Ủy Ban Châu Âu cho biết trên Twitter như sau : Mục tiêu của cuộc họp này là nhằm « có được các giải trình của nước Anh về tiến trình thực hiện đầy đủ, và theo thời gian dự kiến của thỏa thuận » Anh Quốc rời Liên Âu.
Theo France Info, hôm qua, 09/09, Anh bảo vệ lập trường xem xét lại một số điều kiện trong cam kết Brexit đã được hai bên đồng thuận, đặc biệt trong vấn đề Bắc Ailen và việc áp dụng các quy định hải quan của châu Âu. Thái độ công khai vi phạm luật quốc tế này khiếu Liên Âu giận dữ, đúng vào lúc hai bên đang trong giai đoạn đàm phán khó khăn về quan hệ tương lai giữa Anh và khối 27 nước.
Đối với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, « vi phạm này có thể gây tổn hại cho lòng tin » giữa hai đối tác. Người phát ngôn của chính phủ Pháp thông báo Paris sẵn sàng với « mọi kịch bản » trong hồ sơ này.

Covid-19: Tạm ngưng thử nghiệm

vaccine Oxford sau một ca ốm bệnh

Các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng đối với vaccine phòng chống virus corona do hãng AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển vừa phải tạm dừng, sau khi một người tham dự ở Anh bị nghi là có phản ứng tiêu cực với vaccine.
AstraZeneca nói tạm dừng thử nghiệm do có phát sinh tình trạng ốm bệnh chưa rõ lý do.
Kết quả thử nghiệm vaccine đang được theo dõi sát sao trên toàn thế giới.
Vaccine của AstraZeneca và Đại học Oxford đang được coi là một ứng viên nặng ký trong số hàng chục loại đang được phát triển trên toàn cầu.
Người ta đã rất hy vọng vaccine này có thể sẽ là loại đầu tiên được tung ra thị trường, sau khi nó đã được thử nghiệm thành công trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Việc thử nghiệm đã được chuyển sang giai đoạn 3 trong những tuần gần đây, với sự tham dự của khoảng 30.000 người tại Mỹ, Anh, Brazil và Nam Phi.
Các thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine thường cần đến sự tham dự của hàng ngàn người và có thể kéo dài trong vài năm.
Tờ New York Times tường thuật rằng một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tại Anh đã được chẩn đoán mắc chứng viêm cơ ngang tủy sống, với triệu chứng sưng tấy, tác động tới dây sống mà có thể là do tình trạng nhiễm virus gây ra.
Tuy nhiên, nguyên nhân ngã bệnh hiện vẫn chưa được xác nhận. Một cuộc điều tra độc lập nay sẽ được tiến hành nhằm tìm hiểu xem liệu trường hợp này có liên hệ gì tới việc bệnh nhân được tiêm vaccine Covid-19 hay không.
Giám đốc Wellcome Trust, Sir Jeremy Farrar, chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát bệnh dịch lây truyền, nói rằng những lần tạm dừng trong quá trình thử nghiệm vaccine là chuyện bình thường, và điều quan trọng là bất kỳ phản ứng xấu nào cũng đều cần phải được xem xét nghiêm túc.
“Điều cốt yếu là toàn bộ các dữ liệu phải được chia sẻ công khai, minh bạch, bởi công chúng cần phải tuyệt đối tin tưởng rằng những loại vaccine được đưa ra sử dụng phải đạt mức độ an toàn, hiệu quả, và hy vọng là rốt cuộc chúng sẽ giúp chấm dứt đại dịch,” Sir Jerremy nói thêm.
Các chuyên gia của Anh nói rằng việc tạm dừng có thể coi là điều tốt, bởi nó cho thấy giới nghiên cứu đang đặt vấn đề an toàn lên trên hết.
Một người có thể bị các phản ứng phụ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, nhưng họ cũng có thể bị ốm bệnh vì những lý do tự nhiên.
Quá trình tìm kiếm vaccine hiện đã đi tới đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông muốn vaccine có ở Mỹ trước ngày bầu cử, 3/11, nhưng bình luận của ông khiến nhiều người lo lắng rằng yếu tố chính trị sẽ được ưu tiên so với yếu tố an toàn nếu người ta vội vã đưa vaccine ra sử dụng.
Hôm thứ Ba, một nhóm chín nhà phát triển vaccine Covid-19 đưa ra công chúng một cam kết lịch sử rằng họ này sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn khoa học và đạo đức trong tiến trình phát triển vaccine.
AstraZeneca là một trong chín hãng tham gia cam kết sẽ chỉ nộp đơn xin chuẩn thuận từ giới chức sau khi đã thử nghiệm vaccine qua cả ba giai đoạn nghiên cứu lâm sàng.
Các hãng dược phẩm khổng lồ Johnson & Johnson, BioNTech, GlaxoSmithKline, Pfizer, Merck, Moderna, Sanofi và Novavax cũng tham gia cam kết này.
Các hãng cam kết “luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của những người được tiêm vaccine lên hàng đầu”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng có gần 180 loại vaccine đang được phát triển trên toàn cầu, nhưng chưa có loại nào hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
WHO nói rằng họ dự đoán sẽ không có bất kỳ vaccine nào đáp ứng được tính hiệu quả và tiêu chuẩn an toàn để được thông qua trong năm nay, bởi cần phải có thời gian mới có thể thử nghiệm tính an toàn của chúng.
Tổng giám đốc Liên đoàn Sản xuất Dược phẩm Quốc tế, Thomas Cueni, cũng đồng quan điểm. Liên đoàn đại diện cho các công ty tham gia cam kết trên.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu tiêm chủng cho một số số nhân viên then chốt bằng các loại vaccine tự phát triển trong nước. Toàn bộ các loại vaccine này hiện vẫn đang được WHO liệt kê trong danh sách đang thử nghiệm lâm sàng.
Hồi tuần trước, tin tức nói rằng Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ đã thúc giục các bang cân nhắc việc bỏ một số yêu cầu nhằm sẵn sàng phân phối vaccine từ ngày 1/11, trước kỳ bầu cử tổng thống 3/11 tại Hoa Kỳ.
Tuy Tổng thống Trump tỏ dấu hiệu về việc một loại vaccine có thể sẽ có trước kỳ bầu cử, nhưng đối thủ của của ông, Joe Biden từ Đảng Dân chủ, nghi ngờ về việc ông Trump sẽ lắng nghe các khoa học gia và cho triển khai minh bạch tiến trình đưa vaccine vào sử dụng.

Hơn 130 nhà lập pháp Anh lên án

Trung Quốc lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ

Hải Lam
Hơn 130 nhà lập pháp Anh Quốc hôm 8/9 đã ký vào một bức thư gửi tới Đại sứ Trung Quốc tại Anh để lên án cách Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
“Chúng tôi vô cùng quan ngại về cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”, theo bức thư đề ngày 8/9 và có chữ ký của 135 nhà lập pháp Anh Quốc gửi tới Đại sứ Lưu Hiểu Minh.
“Chúng tôi biết rằng khoảng 1 triệu người đã bị giam giữ trong các trại tạm giam. Những người đã trốn thoát (khỏi các trại này) đưa ra bằng chứng kinh hoàng về sự đàn áp tôn giáo, ngược đãi và tra tấn thân thể”, các nhà lập pháp viết trong bức thư.
Bức thư cũng đề cập đến đoạn video “kinh hoàng” cho thấy một lượng lớn những người bị bịt mắt và cạo trọc đầu đang chờ được đưa lên tàu. Video này đã được mở cho Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh xem trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng 7. Các nhà lập pháp so sánh đoạn video đó giống như các cảnh quay lịch sử về các trại tập trung của Đức Quốc xã và gây cảm giác “ớn lạnh”.
Các nhà lập pháp cho biết, đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với “cáo buộc chấn động” rằng chính quyền này “cưỡng bức triệt sản và phá thai”, buộc những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ phải cắt bỏ tử cung nhằm giảm dân số nhóm người này. Bức thư trích dẫn tỷ lệ sinh ở người Duy Ngô Nhĩ đã giảm 60% ở một số khu vực.
“Cần phải phơi bày bản chất các hành động của chính phủ Trung Quốc: Một chương trình thanh lọc sắc tộc có hệ thống và có tổ chức chống lại người Duy Ngô Nhĩ”, bức thư viết.
“Khi thế giới biết tới nhiều bằng chứng về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đến như thế, không ai có thể nhắm mắt làm ngơ. Với tư cách là các Nghị sĩ Vương quốc Anh, chúng tôi viết thư này để lên án mạnh mẽ sự áp bức (người Duy Ngô Nhĩ) và yêu cầu nó phải chấm dứt ngay lập tức”, các nhà lập pháp kết thư.
Theo The Epoch Times, bà Siobhain McDonagh, Nghị sĩ đảng Lao động, đã nêu vấn đề người Duy Ngô Nhĩ bị lạm dụng tại Hạ viện.
Bà nói: “Họ đưa các phụ nữ lên xe lửa, cạo trọc đầu của họ và ép phải phá thai”, thêm rằng “một cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của chính phủ Trung Quốc đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta”.
Theo Nghị sĩ McDonagh, “thật dễ dàng để chỉ trích siêu cường thế giới” nhưng “khó để có hành động”. Sau đó bà chất vấn Thủ tướng Johnson rằng ông sẽ hành động như thế nào để “ngăn chặn cuộc thanh trừng sắc tộc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”. Bà cũng đề nghị ông khởi xướng việc mở một tòa án quốc tế về vấn đề này.
Bà McDonagh nói: “Bởi vì lần này, không quốc gia nào có thể tuyên bố rằng họ không biết gì về điều này”.
Thủ tướng Johnson trả lời rằng bà McDonagh “hoàn toàn đúng khi kêu gọi sự quan tâm đến tình cảnh của người Duy Ngô Nhĩ”. Ông nói thêm nước Anh sẽ trực tiếp nêu những quan ngại về vấn đề này trực tiếp với chính quyền Trung Quốc, tại G-20, tại Liên Hợp Quốc, và trong các bối cảnh khác.
Các quan chức Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, cưỡng bức triệt sản và giam giữ hàng loạt gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã lên án cách Bắc Kinh đối xử với nhóm người này. Tổng thống Trump hồi tháng 6 đã ký ban hành luật trừng phạt các quan chức tham gia đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Pháp – Covid-19 : “Quyết định khó khăn”

trong 10 ngày tới

Tú Anh
Mức độ lây lan của Covid-19 rất đáng ngại với trung bình 8 hay 9 ngàn ca mỗi ngày. Trong bối cảnh này, chính phủ Pháp buộc phải lấy những « quyết định khó khăn » chậm lắm là trong 10 ngày tới. Trên đây là lời cảnh báo của chủ tịch Hội đồng khoa học Pháp Jean-François Defraissy chiều thứ Tư, hai ngày trước cuộc họp của Ủy ban chính phủ phòng chống Covid-19.
Theo bác sĩ cố vấn Jean-François Defraissy, nhịp độ lây lan của siêu vi corona chủng mới trong những ngày qua chưa tác động mạnh đến hệ thống y tế chống dịch, nhưng vận tốc truyền nhiễm sẽ « tăng vọt
theo hàm số lũy thừa trong giai đoạn hai ». Thêm vào đó, nhiều vùng ở Pháp như ở khu vực Địa Trung Hải, được dự báo sẽ gặp khó khăn trong việc đón tiếp bệnh nhân khi đợt hai xảy đến.
Trong số các « quyết định khó khăn » của chính phủ là làm sao tăng cường khả năng bảo vệ người lớn tuổi và những người có bệnh mạn tính, trong một trái cầu y tế an toàn, theo mô tả của chủ tịch Hội đồng khoa học Pháp. Bộ phận còn lại phải tiếp tục « sống và hoạt động cho nước Pháp hồi sinh » nhưng phải tích cực áp dụng nguyên tắc « ba bước » : xét nghiệm, truy gốc và cách ly.
Hội đồng cũng nhìn nhận chiến lược chống Covid thất bại và biện pháp cách ly 14 ngày để chận siêu vi không mang lại kết quả mong chờ. Rất có thể thời gian sẽ được rút ngắn còn phân nửa bởi vì ít có người tôn trọng. Rút ngắn cho dễ áp dụng, thuận tiện cho người đi làm và công ty xí nghiệp cần nhân viên.
Về tình hình dịch, chính phủ thông báo trong ngày hôm nay có 524 lớp học thuộc 32 trường học trên tổng số 60.000 phải đóng cửa vì phát hiện ca mới.
Cha mẹ học sinh phải trông con và không thể làm việc từ nhà sẽ được hưởng chế độ thất nghiệp bán phần, tức là được 82% lương tháng.
Do tình hình dịch gia tăng tại Pháp, chính phủ Đức ghi thêm ba vùng của Pháp vào danh sách « đỏ » trong đó có đảo Corse, phải thận trọng khi thăm viếng.

Đối sách với Trung Quốc : Pháp thiếu

chiến lược, châu Âu vất vả tìm tiếng nói chung ?

Minh Anh
Càng gần đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ, căng thẳng Mỹ – Trung càng tăng cường độ. Châu Âu ngày càng hoài nghi và tỏ ra cứng rắn hơn trước một chính sách ngoại giao « chiến lang » hung hăng từ Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, Bắc Kinh cùng lúc gởi hai quan chức ngoại giao cao cấp đến thăm một số nước châu Âu nhằm ngăn chận những chỉ trích về cách xử lý dịch Covid-19 và những hồ sơ nhậy cảm như Đài Loan, Hồng Kông hay Tân Cương. Đâu là những chính sách ngoại giao của Pháp và Liên Hiệp Châu Âu đối với Trung Quốc ?
Dương Khiết Trì, lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, công du Hy Lạp và Tây Ban Nha. Ngoại trưởng Vương Nghị đến thăm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Đáng ngạc nhiên là cả hai nhân vật quan trọng này không đặt chân đến một nước Đông – Trung Âu nào, những nước thành viên trong khuôn khổ 16+1. Và nhất là hai đặc sứ của Trung Quốc cũng không buồn ghé qua Bruxelles và không gặp một lãnh đạo nào của Liên Hiệp Châu Âu, kể cả ông Josep Borrell, đại diện ngành ngoại giao của Liên Hiệp.
Pháp thiếu một chiến lược đối ngoại rõ ràng
Tại Pháp, chuyến đi của ông Vương Nghị vừa kết thúc, tranh cãi đã dấy lên. Tấm ảnh tổng thống Macron tươi cười bên cạnh Vương Nghị khiến nhiều chuyên gia về Trung Quốc cảm thấy bất bình, cho rằng một bộ phận chính khách Pháp thiếu hiểu biết về bộ máy ngoại giao Trung Quốc. Ông Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) trên đài RFI giải thích rằng nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ Pháp – Trung đã không được phía Bắc Kinh tôn trọng.
« Tổng thống Pháp đã bốn lần liên tiếp đón ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ năm 2017. Ngược lại, mỗi khi ngoại trưởng Pháp đến Bắc Kinh chưa bao giờ được tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp cả và chỉ một lần duy nhất được ông Dương Khiết Trì tiếp đón.
Xin nói rõ là ông Dương Khiết Trì là trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, ủy viên Bộ Chính Trị. Trái với ông Vương Nghị, Dương Khiết Trì mới chính là nhân vật quan trọng nhất trong lĩnh vực ngoại giao. Người này chỉ đến thăm Hy Lạp và Tây Ban Nha nhưng lại không đến Pháp.
Theo quan điểm của chúng tôi, ở đây thiếu sự đối đẳng. Đương nhiên đó là sự ʺcó qua có lạiʺ ở cấp cao. Điều đó không có nghĩa là không có đối thoại với Trung Quốc. Nước này là một đối tác không thể thiếu, điều này ai cũng công nhận, việc đối thoại với Trung Quốc là điều cần thiết. Ẩn sau đó có một câu hỏi : Phải chăng là đã đến lúc tại Pháp phải có một cuộc tranh luận thật sự về Trung Quốc, một cuộc tranh luận công khai, một cuộc thảo luận chính trị ? »
Ông Gerard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, lưu ý nguyên tắc đối đẳng này chưa bao giờ được áp dụng trong quan hệ Pháp – Mỹ. Do vậy, cuộc tranh luận này chưa phải là điều thích hợp. Một quan điểm
không mấy được ông Jean Maurice Ripert, cựu đại sứ Pháp tại Bắc Kinh, đồng tình. Việc tổng thống Pháp tiếp đón Vương Nghị một cách « có hệ thống » và thiếu sự « đối đẳng » là điều đáng lo ngại.
« Đây chính là bằng chứng cho một thái độ của một nước có xu hướng bá quyền, về cách thức nước này nhìn nước Pháp. Câu hỏi đặt ra liệu chúng ta có nên chấp nhận hay không ? Bởi vì bà Merkel không tiếp Vương Nghị. Ông Giuseppe Conte, thủ tướng nước Ý cũng không tiếp Vương Nghị (…) Thế nên, việc liên tục đón ông Vương Nghị cần phải được tranh luận (…)
Khó khăn trong mối tương quan lực lượng với một quốc gia như Trung Quốc đều phải được cân đong đo đếm như khi tôi là đại sứ tại Trung Quốc. Chính khi chúng ta tự đặt mình vào vị thế ʺnước yếuʺ, các biểu tượng, cử chỉ, mọi dấu hiệu đều được đánh giá, nhất là đối với người dân và công luận Trung Quốc.
Thực tế là chúng ta đang tự đặt mình trong tình trạng ʺnhược tiểuʺ đối với Trung Quốc. Tôi không tin rằng chính trong thế này mà chúng ta phải nói chuyện với Trung Quốc ».
Giới chuyên gia Pháp đặc biệt còn phê phán mạnh mẽ việc tổ chức cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc với ông Laurent Fabius, chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz giải thích :
« Mục tiêu chuyến công du 5 nước châu Âu của ông Vương Nghị không mang tính nội dung, chỉ có mục tiêu lễ tân. Do vậy các thông tin truyền đạt phải có cấu trúc, phải được suy nghĩ và soạn thảo kỹ. Chẳng hạn như hình ảnh cho thấy Vương Nghị gặp gỡ ông Laurent Fabius, cựu ngoại trưởng Pháp, và có một mối quan hệ cá nhân với Vương Nghị là một điểm tốt thôi.
Nhưng việc ông Fabius có thể phát biểu với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến, cho rằng Trung Quốc và Pháp là những nước bảo vệ, bảo đảm cơ chế đa phương, các hệ thống quốc tế dĩ nhiên đã bị truyền thông Trung Quốc loan tải lại không chỉ để chỉ trích Hoa Kỳ mà còn trưng bày nước Pháp như là một đối tác quan trọng đi theo các chính sách của Trung Quốc.
Ông Laurent Fabius, với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến, bảo đảm các cuộc bầu cử tự do công bằng, bảo vệ Hiến Pháp. Nghịch lý thay, mỉa mai thay, ông ấy lại gặp Vương Nghị và nhất là khi chúng ta đã thấy những gì xảy ra ở Hồng Kông, nhất là về bầu cử và còn nhiều chủ đề khác nữa. »
Chuyên gia Antoine Bondaz, trả lời phỏng vấn tờ Challenges thẳng thừng nhận xét rằng chiến lược đối với Trung Quốc của chính phủ Pháp hiện nay là không rõ ràng và thiếu cấu trúc. Chính sách đối ngoại của Pháp với Trung Quốc còn trong một « tư duy hơi chút lãng mạn » ở thượng tầng Nhà nước. Paris sẵn sàng có những nhượng bộ về mặt hình thức với Bắc Kinh trong hy vọng đạt được chút nhượng bộ về nội dung.
Nhưng đáng tiếc là những nỗ lực này của Pháp đã không mang lại những kết quả như mong muốn. Không những Trung Quốc không còn là một thị trường tràn đầy hy vọng cho các doanh nghiệp Pháp như cách nay vài năm, mà Trung Quốc giờ còn là mối đe dọa ngày càng lớn đến các lợi ích của nước Pháp.
Một tiếng nói chung cho Liên Hiệp Châu Âu trước Trung Quốc ?
Nhưng nếu nhìn rộng ra toàn khối Liên Hiệp Châu Âu, hầu hết giới chuyên gia Pháp đều đánh giá là có những cải thiện đáng kể trong cách ứng xử của Liên Hiệp Châu Âu đối với Trung Quốc. Vẫn theo nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, thái độ của Bruxelles trong những thời gian gần đây có phần cứng rắn hơn với Bắc Kinh nhất là sau kỳ đại dịch Covid-19.
« Ở đây rõ ràng là có một xu hướng cải thiện. Bởi vì có nhiều vấn đề trước đây chưa bao giờ được nhắc đến, giờ được đưa ra nói công khai. Chẳng hạn như việc lập một cơ chế giám sát đầu tư nước ngoài do Pháp, Ý, rồi Đức đề xuất nhằm theo dõi các hoạt động đầu tư không chỉ riêng đối với Trung Quốc. Rồi chúng ta còn thấy là trong những tháng qua, Liên Hiệp Châu Âu còn xem Trung Quốc như là một đối tác cạnh tranh và một đối thủ mang tính hệ thống. Đúng là có một sự thay đổi tại châu Âu, một cuộc tranh luận thực sự về Trung Quốc nhưng đương nhiên, việc có được một đồng thuận chung giữa 27 nước thành viên là điều không phải dễ, bởi vì lợi ích của Trung Quốc là làm sao tránh được một đồng thuận chung châu Âu. »
Do vậy, theo giới quan sát, trong một chừng mực nào đó, chuyến Âu du của ông Vương Nghị lần này có thể xem như là một thất bại. Bắc Kinh không những không đạt được một bước đột phá quan trọng nào, mà còn vấp phải một sự phản đối tại những nước châu Âu nào ông ghé chân qua, trong nhiều hồ sơ lớn từ việc triển khai mạng 5G cho đến Biển Đông, đi qua cả hồ sơ Tân Cương, Hồng Kông và nhất là vấn đề nhân quyền.
Đương nhiên, mục tiêu của Bắc Kinh qua chuyến công du châu Âu của các lãnh đạo ngành ngoại giao là còn nhằm phân ly quan hệ hợp tác giữa Liên Hiệp Châu Âu với Hoa Kỳ. Nhưng theo quan điểm của cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, ông Gérard Araud, cũng trên đài RFI, trong bối cảnh đối đầu chiến lược Mỹ – Trung hiện nay, ngoài việc phải đoàn kết thống nhất, nỗ lực có một tiếng nói chung, châu Âu nên có một lập trường riêng của chính mình.
« Tôi cho rằng việc Trung Quốc tìm cách chia rẽ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng là lẽ thường tình. Bất kể là nước nào, nếu họ ở cương vị của Trung Quốc, đương nhiên cũng sẽ tìm cách chia rẽ những gì đối thủ trước mặt đang làm. Do vậy, không nên trông đợi điều gì khác từ Trung Quốc.
Một điều chắc chắn là từ phía Hoa Kỳ, và điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả bầu cử, vẫn có một mặt trận chung chống Trung Quốc. Hoa Kỳ luôn trong thế chuẩn bị ʺxông trậnʺ cho một trận đối đầu chiến lược chống Trung Quốc. Bất kể là Joe Biden hay Donald Trump, phương pháp có thể khác nhau, nhưng về mặt cơ bản vẫn giống nhau. (…)
Do vậy, những gì châu Âu phải làm chính là phải có lập trường của mình. Bởi vì, nếu châu Âu không có một quan điểm riêng, châu Âu sẽ lại gặp rắc rối với Mỹ, họ sẽ đến gặp chúng ta và châu Âu sẽ lại bị chia rẽ : Nước này theo Mỹ, nước khác thì không… Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, châu Âu phải xác định rõ một lập trường, một lập trường cơ bản với Trung Quốc, nghĩa là thiết lập một mối tương quan lực lượng với Trung Quốc và mối tương quan đó phải được lập dựa trên nền tảng các lợi ích của châu Âu. Bằng không, chúng ta có nguy cơ có một mối tương quan lực lượng trên cơ sở các lợi ích của Mỹ. »
Về điểm này, ông Jean Marc Ripert, cựu đại sứ Pháp tại Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng Liên Hiệp Châu Âu đã đánh giá thấp sức mạnh của mình. Ông nhắc lại rằng Liên Hiệp Châu Âu là một cường quốc kinh tế và thương mại. Tuy không đồng tình với cách thức đối xử của chính quyền Donald Trump, nhưng châu Âu chia sẻ cùng mối bận tâm của Mỹ về Trung Quốc : Đánh cắp công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không tôn trọng nguyên tắc đối đẳng, đóng cửa thị trường (trái với những tuyên bố của Bắc Kinh là bảo vệ chủ nghĩa đa phương)…
Nhất là theo quan điểm của ông Ripert, Liên Hiệp Châu Âu nên khẳng định các giá trị rất riêng của mình trước một nước tự cho là cường quốc thứ hai thế giới nhưng không tôn trọng các quyền phổ quát của nhân loại.
« Một điều cơ bản cần phải nói với Trung Quốc là chúng ta sẽ không thay đổi quan điểm của chúng ta trên phương diện nhân quyền. Quý vị có thể nói tất cả những gì quý vị muốn : Phát triển theo mô hình Trung Quốc, quyền của Trung Quốc, tính chất Trung Quốc… Quý vị có quyền nói như thế.
Và chúng tôi cũng có quyền nói rằng chúng tôi không muốn những điều đó. Chúng tôi có quyền nói rằng chúng tôi công nhận quyền của người dân Hồng Kông, chúng ta nói rằng họ không muốn những điều trên, rằng người dân Đài Loan cũng không muốn điều đó, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và nhất là những ngày gần đây người dân vùng Nội Mông cũng không chấp nhận những điều trên. Họ cần phải mở mắt. Chúng ta biết tất cả những gì đang diễn ra tại Trung Quốc. »
Câu hỏi đặt ra : Thái độ cứng rắn này của Liên Hiệp Châu Âu sẽ kéo dài được bao lâu ? Hai mươi bảy nước thành viên sẽ có cùng nhịp chèo đến chừng nào khi quyền lợi mỗi nước mỗi khác ? Mọi cặp mắt giờ đang trông chờ vào phản ứng của ông Tập Cận Bình, nhân thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc bất thường qua video hội nghị vào ngày 14/09/2020.

Nhà lãnh đạo biểu tình Belarus tự xé passport

để tránh bị trục xuất

Tin từ KYIV, Ukraine – Chính quyền Belarus lái xe đưa nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng Maria Kolesnikova đến biên giới với Ukraine vào hôm thứ Ba, một ngày sau khi bà bị bắt trên đường phố ở Minsk, nhưng hai trong số các đồng minh của bà cho biết bà xé passport của bà để họ không thể buộc bà phải vượt biên.
Số phận của bà Kolesnikova, một nhân vật chủ chốt trong suốt 4 tuần biểu tình chống Tổng thống Alexander Lukashenko, vẫn còn là một bí ẩn kể từ khi những người ủng hộ cho biết những người đàn ông đeo mặt nạ mang bà đi trong một chiếc xei vào hôm thứ Hai (7/9).
Cảnh sát Belarus tuyên bố rằng họ không giam giữ bà. Trong một cuộc họp báo ở Kyiv, hai đồng minh trong phe đối lập, Anton Rodnenkov và Ivan Kravtsov, cho biết rằng họ bị các viên chức Belarus mặc thường phục bắt giữ, những người áp giải họ đến biên giới và sau đó đẩy bà Kolesnikova vào xe của họ và yêu cầu họ vượt biên.
Vụ mất tích của bà Kolesnikova diễn ra sau vụ bắt giữ hoặc bỏ trốn của các nhân vật đối lập khác trước và kể từ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước, với kết quả chính thức cho thấy ông Lukashenko giành chiến thắng với 80% phiếu bầu.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko thông báo với Reuters rằng bà Kolesnikova ngăn chặn thành công “một hành động ép buộc trục xuất bà khỏi Belarus”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington “vô cùng lo ngại về vụ bắt cóc được báo cáo” đối với các nhà hoạt động Kolesnikova, Rodnenkov và Kravtsov. (BBT)

Belarus : Nhà đối lập Maria Kolesnikova

bị dọa giết

Tú Anh
KGB Belarus dọa giết Maria Kolesnikova. Sau khi từ chối cưỡng bách lưu vong, Maria Kolesnikova, lãnh đạo đối lập, bị mật vụ áp giải từ biên giới Ukraina về giam tại Minsk. Qua trung gian luật sư, bà đưa ra một bản tuyên bố ngắn báo động công luận trong bối cảnh chế độ gia tăng đàn áp.
Theo bản tin của Reuters, Maria Kolesnikova, người tiếp tục thách thức tổng thống Lukachenko, điều phối biểu tình từ suốt tháng 8 đến nay, đang bị giam tại thủ đô Belarus, với cáo buộc « vi phạm an ninh quốc gia ».
Trong thông điệp do luật sư chuyển ra từ nhà giam, Maria Kolesnikova cho biết, bà bị nhân viên mật vụ KGB Belarus trùm đầu và đe dọa thủ tiêu khi họ tìm cách ép buộc bà  lưu vong. Họ nói thẳng là bà đứng trước bản án « 25 năm tù », nếu không tự nguyện rời Belarus, bà « vẫn bị trục xuất, sống sót hoặc thành từng mảnh thịt ».
Là một trong ba khuôn mặt phụ nữ lãnh đạo phong trào biểu tình  đòi dân chủ từ khi tổng thống Loukachenko đắc cử lần thứ sáu (09/08/2020), Maria Kolesnikova bị nhiều kẻ bịt mặt bắt cóc hôm 07/09.
Hãng thông tấn Interfax của Ukraina cho biết thêm là bà dứt khoát xé hộ chiếu để không bị trục xuất sang lãnh thổ Ukraina lưu vong.
Một người bạn đồng hành trong Hội đồng Điều phối là luật sư Maksim Znak cũng bị bắt cóc và nhốt trong nhà giam.
Với hai vụ bắt giam này, Hội đồng Điều phối  chống Loukachenko chỉ còn một thành viên cuối cùng, cũng là một phụ nữ, còn tự do nhưng bị hù dọa. Đó là  Khôi nguyên Nobel Văn học 2015 Svetlana Alexevitch.
Được Ủy ban Nobel Văn học ủng hộ và các nhà ngoại giao của nhiều nước châu Âu tại Minsk đến tận nhà bảo vệ, Svetlana Alexevitch, 72 tuổi, phải cố thủ trong nhà trong khi mật vụ lai vãng bên ngoài.
Trong một bức thư ngỏ gửi tổng thống Loukachenko, bà khuyên nhà độc tài « ra đi trước khi quá trễ ».
Một tháng từ khi Loukachenko tái đắc cử, chính quyền tăng tốc đàn áp. Bộ Nội Vụ cho biết đã câu lưu 121 người biểu tình trong những ngày gần đây, trong số này 106 người bị tống giam.
Trong khi đó , các biện pháp mới của Liên Hiệp Châu Âu nhằm trừng phạt chính quyền Belarus bị đảo Chypre chận lại. Theo các nguồn tin ngoại giao, Nicosie tính bắt chẹt các thành viên khác ủng hộ trong xung khắc với Thổ Nhĩ Kỳ về lãnh hải, trừng phạt Ankara với các biện pháp tương tự.

Hội nghị Asean: Việt Nam đề nghị

‘thượng tôn pháp luật, kiềm chế’

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị các bên đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình tại Biển Đông.
Ông Phạm Bình Minh phát biểu khi chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10.
Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 ngày 9/9.
Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN, các Đối tác EAS gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zeand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN.
Ông kêu gọi tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Trong khi đó, ngày 10/9, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến
Phát biểu tại Hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo nói, về Biển Đông, Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường và khuyến khích các nước ASEAN đoàn kết, thống nhất duy trì quan điểm chung về hòa bình ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các giá trị đã được nêu trong Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Cũng tại đây, ông Phạm Bình Minh hoan nghênh Hoa Kỳ mở văn phòng khu vực của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ ở Việt Nam và trông đợi sớm ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Khu vực ASEAN-USAID nhằm tăng cường hợp tác phát triển hai bên ở khu vực.
Ông hoan nghênh Hoa Kỳ hỗ trợ 5 triệu USD thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) đặt tại trường Đại học Fulbright Việt Nam.

Gần 1.700 doanh nghiệp Nhật Bản

muốn rời khỏi Trung Quốc

Phụng Minh
Số lượng các công ty Nhật Bản xin trợ cấp của chính phủ để rời khỏi thị trường Trung Quốc đã tăng từ 90 trong vòng đầu tiên lên 1.670 trong vòng 2.
Số tiền xin trợ cấp nhiều hơn ngân sách dự tính của chính phủ 11 lần cho thấy các công ty Nhật Bản ngày càng sẵn sàng rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc.
Chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản từ lâu đã phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản gần như bị gián đoạn. Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên bố vào tháng 4 năm nay rằng họ sẽ cung cấp 2,2 tỷ USD trợ cấp cho các công ty Nhật Bản rời Trung Quốc, bao gồm 2 tỷ USD trợ cấp cho các công ty quay trở lại Nhật Bản và 200 triệu USD trợ cấp cho các công ty chuyển đến Đông Nam Á.
Nikkei đưa tin vào ngày 9/9 rằng hai vòng nộp đơn xin tài trợ đã được đóng lại, có 90 đơn đăng ký trong vòng đầu tiên và vòng thứ hai đã tăng lên 1.670 đơn.
Vòng nộp đơn đầu tiên đã kết thúc vào tháng 6. Chính phủ Nhật Bản đã chấp thuận cho 57 công ty nhận tổng cộng 515 triệu đô la Mỹ để trở lại Nhật Bản; 30 công ty khác đã được chấp thuận nhận tài trợ để chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Vòng nộp đơn thứ hai kết thúc vào tháng Bảy, và số tiền nộp đơn lên tới 16,572 tỷ đô la Mỹ, gấp 11 lần số dư ngân sách dự tính cho việc này của chính phủ. Chính phủ Nhật Bản sẽ mời các chuyên gia bên ngoài để xem xét và quyết định công ty nào có thể nhận trợ cấp vào tháng 10.
Epochtimes cho biết chính phủ Nhật Bản gần đây đã mở rộng phạm vi trợ cấp, thêm Ấn Độ và Bangladesh vào các quốc gia Đông Nam Á ban đầu. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng ngành công nghệ thông tin và các dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Trong số 87 công ty Nhật Bản được chấp thuận trong đợt đầu tiên nói trên, đơn vị đầu tiên nhận được trợ cấp là Iris Ohyama, một nhà sản xuất hàng tiêu dùng Nhật Bản. Hiện tại, công ty đã sử dụng tiền trợ cấp để sản xuất khẩu trang tại Nhật Bản, đồng thời thiết lập dây chuyền sản xuất khẩu trang tại Hoa Kỳ, Pháp và Hàn Quốc.
Ace Japan, nhà sản xuất nguyên liệu dược phẩm, đã trở lại tỉnh Yamagata của Nhật Bản để xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu dược phẩm ban đầu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm sau.
Một công ty Nhật Bản nhận trợ cấp tiết lộ rằng ngay cả khi chính phủ Nhật Bản không trợ cấp, công ty vẫn quyết định đem dây chuyền sản xuất về Nhật Bản.
Theo Zhang Yujie, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Triều Tiên đối mặt thách thức ‘bất ngờ,

không tránh khỏi’ từ bên trong lẫn bên ngoài

Triệu Hằng
Dịp hiếm hoi khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thừa nhận kết quả kinh tế không mấy khả quan của đất nước.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 19/8 công bố Quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên diễn ra cùng ngày, thừa nhận chính phủ đã thất bại trong việc cải thiện nền kinh tế nước nhà.
Quyết định viện dẫn các “tình huống bên trong lẫn bên ngoài gay go và những thách thức bất ngờ, do đó, kế hoạch đạt được các mục tiêu cải thiện nền kinh tế quốc dân bị đình trệ nghiêm trọng và mức sống của nhân dân chưa được cải thiện rõ rệt”. Sự thừa nhận trước công chúng hiếm hoi này của chính quyền Kim Jong Un cho thấy mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai và tình hình kinh tế tồi tệ mà Triều Tiên đang phải đối mặt.
Chính quyền Bình Nhưỡng ngay từ đầu năm đã coi đại dịch Covid-19 là nguy cơ đe dọa tới “sự tồn vong quốc gia”. Dịch bệnh khiến khó khăn kinh tế của Triều Tiên thêm phần chồng chất. Quốc gia độc tài phải đóng cửa biên giới từ hồi tháng Một, kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu với nước láng giềng Trung Quốc sụt giảm mạnh. Đây vốn là lĩnh vực chiếm gần như toàn bộ hoạt động ngoại thương của Triều Tiên.
Trong vài tuần qua, các trận mưa lớn cấp độ lịch sử gây thiệt hại trên diện tích rộng khắp cả đất nước và khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và 4 người mất tích. Hàng nghìn ngôi nhà và công trình công cộng đã ngập lụt, gần 100.000 mẫu cây trồng bị hư hại và cơ sở hạ tầng quan trọng bị phá hủy, hầu hết ở vùng trung tâm nông nghiệp của đất nước, nơi vốn đã thiếu lương thực và khẩu phần ăn triền miên ngay cả trong thời điểm bình thường, theo công bố của trang Human Right Watch. Thiên tai đe dọa tổ hợp hạt nhân Yongbyon khi nước lũ dâng cao khiến các trạm bơm làm mát lò phản ứng hạt nhân có thể đã bị hư hại.
Nền kinh tế Triều Tiên đã bị thu hẹp đáng kể từ năm 2016, do các biện pháp trừng phạt tăng cường liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Kể từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên năm 2006, Liên Hợp Quốc và Mỹ đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với Bình Nhưỡng. Năm 2016, Mỹ áp lệnh trừng phạt bổ sung, trong đó có phong tỏa tài sản của Chính phủ Triều Tiên và đảng Lao động Triều Tiên, cấm một số giao dịch liên quan tới Triều Tiên. Sự cô lập quốc tế do các biện pháp mạnh tay của các tổ chức và một số quốc gia đối với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của chính quyền họ Kim cho đến nay vẫn như một chiếc vòng kim cô siết chặt Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những đánh giá về tình hình khắc nghiệt mà chính quyền Triều Tiên đang đối mặt cũng không mang lại sự lạc quan cho những người tin rằng các lệnh trừng phạt bổ sung sẽ khiến Triều Tiên phải thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân. Trước đại dịch COVID-19 và trận lụt năm nay, Kim Jong Un đã lên dây cót tinh thần cho lãnh đạo WPK rằng hãy chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn. Sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội vào tháng 2/2019 thất bại, dẫn đến không đạt được thỏa thuận nào với Mỹ trong việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, thông điệp nội bộ đã chuyển sang chủ đề: “làm việc chăm chỉ vì các lệnh trừng phạt vẫn còn ở đây”.
Khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên – thường được truyền thông nhà nước khuếch trương mô tả là một “thanh gươm báu” – được đặt ra như một cái cách để đảm bảo sự thịnh vượng cho đất nước, nhưng tới nay, sự đánh cược đó vẫn chưa mang lại thành công gì cho ông Kim.
Bất chấp sự thừa nhận của Kim trước công chúng về sự khó khăn kinh tế của đất nước, tổ chức nhân quyền Human Right Watch cho rằng, những hành động đối phó với khủng hoảng của gia tộc Kim là
điển hình cho sự tàn ác của gia tộc ông trong nhiều thập niên, và nhằm đặt chế độ lên hàng đầu hơn là cho người dân Triều Tiên.
Trong đại hội lần thứ 7, Kim Jong Un cam kết sẽ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế đất nước trong 5 năm tiếp theo tại đại hội lần thứ 8, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.
“Bạn không thể ăn được một đám rước – cảnh phô trương rỗng tuếch sẽ không nuôi sống được gia đình nào cả…”, Human Right Watch bình luận về kế hoạch hội nghị mới của Triều Tiên, và nói thêm rằng: “thay vì tổ chức một sự kiện tuyên truyền rầm rộ, chính phủ Triều Tiên nên tham vấn ý kiến của Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên về những cải cách thực sự, đồng thời chấp nhận hỗ trợ lương thực khẩn cấp”. Triều Tiên đã từ chối viện trợ bên ngoài hồi tháng 7, viện lý do lo ngại dịch Covid-19 lây lan. Human Right Watch khuyến nghị Liên Hợp Quốc và các quốc gia tài trợ nên thông báo rằng họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ và thậm chí nhiều hơn thế nếu Triều Tiên thay đổi chính sách thực tế. Chỉ có cải cách kinh tế và chính trị thực chất mới có thể đưa Triều Tiên thoát khỏi các cuộc khủng hoảng.

Trung Quốc xâm phạm không phận,

Đài Loan phát cảnh báo 24 lần

Bình luậnNguyễn Sơn
Hàng loạt chiến đấu cơ của không quân Trung Quốc đã xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), khiến Đài Loan phải phát đi 24 cảnh báo.
Trong một thông báo, Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết nhiều chiến đấu cơ Su-30 và máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc đã bay vào “vùng đáp trả” của Đài Loan ở phía tây nam vào sáng ngày 10/9, theo hãng tin Reuters.
“Chúng tôi kịch liệt lên án các hành động đơn phương của Trung Quốc đại lục gây tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực”, theo thông báo.
Các máy bay này xâm nhập ADIZ ở các độ cao khác nhau, từ 1.500 mét, 2.500 mét, 4.500 mét, 7.000 mét và 9.000 mét.
Đài Loan sau đó điều máy bay ngăn chặn và phát 24 cảnh báo qua vô tuyến, yêu cầu các máy bay Trung Quốc rời khỏi khu vực, theo trang Liberty Times.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp máy bay Trung Quốc bị tố xâm nhập ADIZ của Đài Loan. Hôm 9/9, các chiến đấu cơ của Trung Quốc – bao gồm Su-30 và J-10 – cũng đi vào không phận phía Tây Nam của hòn đảo.
Theo Taiwan News, sáng ngày 9/9, Đài Loan bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Truyền thông Đài Loan đồn đoán, tên lửa được phóng thử nghiệm vào sáng ngày 9.9 là Tien Kung III. Đây là mẫu tên lửa chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo, vươn tới được độ cao 7.600 mét.
Đài Loan khẳng định hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát có thể ngay lập tức đánh giá sức mạnh của kẻ thù và điều chỉnh khả năng sẵn sàng chiến đấu dựa trên tình hình thực tế.
Đài Loan nhiều lần tố cáo Trung Quốc tăng cường các mối đe dọa quân sự trong những tháng gần đây khi thế giới mải đối phó với dịch Covid-19.
Trước đó, hôm 10/8, Đài Loan cho biết, trong khi Bộ trưởng Y tế của Mỹ Alex Azar đến thăm đảo quốc này, các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã vượt qua giới tuyến của eo biển và lọt vào tầm ngắm của tên lửa Đài Loan.
Hồi tháng 6, Đài Loan cũng cảnh báo việc máy bay Trung Quốc xâm phạm khu vực nhận dạng phòng không của hòn đảo hôm 17/6. Đây là cuộc chạm trán thứ 4 trong 9 ngày qua khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gần đảo.

Viên Cung Di: Hồng Kông chịu nạn,

Tập Cận Bình không thể trốn tránh

Vũ Dương
Ông Viên Cung Di đề cập rằng trong thời gian diễn ra phong trào “Phản đối Luật dẫn độ” năm ngoái, đã có rất nhiều người dân Hồng Kông bị thương hoặc mất mạng, món nợ này phải tính lên đầu Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình.
Mới đây (ngày 6/9), nhà tài phiệt Hồng Kông Viên Cung Di một lần nữa kêu gọi ký đơn thỉnh nguyện trên trang web chính thức của Nhà Trắng (whitehouse.gov). Ông chỉ ra rằng lần ký đơn thỉnh nguyện này trích dẫn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” được Nghị viện Hoa Kỳ thông qua năm ngoái, kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump đấu tranh cho quyền bầu cử xứ Cảng Thơm lẽ ra thuộc về người dân Hồng Kông căn cứ theo nội dung của Đạo luật.
Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử của người dân Hồng Kông
Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng quyền con người của mỗi người dân Hồng Kông đều bị ĐCSTQ tước đoạt. Ở xã hội công dân đều do người dân làm chủ, chính phủ và Hội đồng Lập pháp đại diện cho người dân và được điều hành theo ý muốn ​​của công chúng.
Ông Viên chỉ ra rằng sau khi cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp hiện tại bị hủy bỏ, chính quyền Hồng Kông càng muốn sao làm vậy, “bởi vì người dân Hồng Kông đã bị tước đi quyền bầu cử, hành vi của chính phủ lại càng không phải chịu sự kiểm soát”.  Ông cũng chỉ ra rằng người dân Trung Quốc không thể làm chủ đất nước là bởi họ không có quyền bầu cử, “dù là chính quyền địa phương và chính quyền trung ương, họ đều không có quyền bầu chọn”.
Năm ngoái, tại thời điểm diễn ra phong trào “phản đối Luật dẫn độ”, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. Bộ phận thứ ba trong đó nêu rõ: ủng hộ người dân Hồng Kông thiết lập một cơ chế dân chủ đúng nghĩa; người dân Hồng Kông có quyền đề cử và bầu ra Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông một cách tự do và công bằng; ủng hộ người dân Hồng Kông công khai và trực tiếp bầu ra các thành viên trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông trước năm 2020.
Ông Viên Cung Di nói rằng chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ thực hành tổng tuyển cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm nay, do đó ông một lần nữa khởi xướng việc ký tên thỉnh nguyện đệ trình lên Nhà Trắng. Ông kêu gọi mỗi người hãy dành ra 1 phút để tham gia ký tên thỉnh nguyện.
Ông Viên Cung Di chỉ ra rằng lần ký tên thỉnh nguyện này có chút khác biệt so với lần trước, lần này ông đặc biệt đề cập đến đạo luật liên quan và kêu gọi Tổng thống Trump cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể làm theo luật. “Không chỉ mình cá nhân tôi yêu cầu, Hoa Kỳ còn có đạo  luật liên quan, cộng thêm thỉnh cầu của người dân Hồng Kông, vậy nên Nhà Trắng có quyền can thiệp việc này”.
Ngoài ra, ông cho rằng lá phiếu trong tay người dân vô cùng quan trọng và cũng là lá phiếu dẫn đến tự do thật sự. “Cuối cùng, cách để người dân Hồng Kông tự bảo vệ mình chính là thông qua lá phiếu thiêng liêng bất khả xâm phạm này”.
Ông tiếp tục rằng nếu không có phiếu bầu của người dân, cả chính phủ và Hội đồng Lập pháp đều không hợp pháp và sẽ không thể đại diện cho người dân. “Mặc dù mỗi người chỉ có một phiếu bầu, nhưng lá phiếu này có ý nghĩa rất trọng đại”. Sau khi số người ký tên lên tới 100.000, ông sẽ yêu cầu Tổng thống Trump giúp Hồng Kông giành lại lá phiếu lẽ ra thuộc về người dân Hồng Kông.
Tổng Bí thư ĐCSTQ là trùm băng nhóm tội phạm
Trước khi đến Hoa Kỳ, ông Viên Cung Di tuyên bố rằng ông có sứ mệnh tiêu diệt ĐCSTQ. Do đó, tại Hoa Kỳ, ông không ngừng vận động chính phủ Hoa Kỳ xác định ĐCSTQ là tập đoàn tội phạm chống lại loài người.
Trong cuộc phỏng vấn với trang “Secretchina” mới đây, ông nói rằng tất cả các tập đoàn tội phạm đều có kẻ cầm đầu, và ĐCSTQ hiện giờ cũng có Tập Cận Bình. “Ông ta phải bị Tòa án Công lý Quốc tế xét xử cho tất cả tội ác đã phạm”. Không chỉ Tập Cận Bình, còn có Mao Trạch Đông phát động phong trào Đại Cách mạng Văn hóa và Cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6 của Đặng Tiểu Bình, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, tất cả họ đều phải bị xét xử bởi Tòa án Công lý Quốc tế.
Ông Viên Cung Di đề cập rằng trong thời gian diễn ra phong trào “Phản đối Luật dẫn độ” năm ngoái, đã có rất nhiều người dân Hồng Kông bị thương hoặc mất mạng, món nợ này phải tính lên đầu Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Ông kết luận: Thứ nhất, phải xác định ĐCSTQ là băng nhóm tội phạm; thứ hai, các đảng viên ĐCSTQ là thành phần tội phạm; thứ ba, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình phải chịu xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế.
Ông cũng chỉ ra rằng Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đổi cách gọi Tập Cận Bình thành “Tổng Bí thư”, vậy là chính phủ Hoa Kỳ không còn coi Tập Cận Bình là người đại biểu của Trung Quốc, vậy nên không còn gọi ông ta là “Chủ tịch nước” mà chỉ là “Tổng Bí thư” của ĐCSTQ. Động thái thay đổi này biểu thị Hoa Kỳ không công nhận ĐCSTQ là một chính quyền hợp pháp. “Bất hợp pháp tức là phi pháp, mà phi pháp có nghĩa là băng nhóm tội phạm.”
Có nguồn tin chỉ ra rằng chính phủ Hoa Kỳ đang cân nhắc đến việc xác định hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ là “tội ác diệt chủng”. Ông Viên Cung Di trích dẫn vụ thảm sát Srebrenica làm ví dụ, nói rằng vụ thảm sát đã khiến khoảng 8.000 thường dân thiệt mạng.
Đội quân của Republika Srpska (Cộng hòa Serbia) do tướng Ratko Mladic cầm đầu đã phát động chiến tranh ở Bosnia. Vụ việc sau đó đã được Tòa án Công lý Quốc tế xét xử. Những người liên quan đến vụ án đều bị bỏ tù, thậm chí cả cựu Tổng thống Cộng hòa Serbia Radovan Karadzic cũng không thể trốn thoát. Năm 2016, Tòa án Hình sự Quốc tế kết tội ông Radovan Karadžić phạm tội diệt chủng, và bị kết án 40 năm tù cho tất cả các tội danh.
Ông Viên Cung Di nói thẳng rằng đã liên quan đến tội ác “diệt chủng” thì không ai có thể thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, và ngay cả chủ tịch nước cũng không thể được ân xá. “Tổng Bí thư ĐCSTQ có phải là phần tử tội phạm không? Trước đó thì không ai dám kết luận”. Ông chỉ ra rằng nếu bản thân đã xác định ĐCSTQ là băng nhóm tội phạm, thế thì “Tổng Bí thư ĐCSTQ là trùm băng nhóm tội phạm, phải bị Tòa án Công lý Quốc tế xét xử”.
Ngoài ra, ông tiết lộ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có khoảng một trăm kênh liên lạc, tất cả đều đã bị Tổng thống Trump đình chỉ, “bởi vì Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến”, “hiện giờ đã không phải là tách rời nữa, mà là cô lập ĐCSTQ”.
Theo Liang Lusi, Li Huaiju, Secretchina
Vũ Dương biên dịch

Trung Quốc khoá hơn 100.000 tài khoản

mạng xã hội trong chiến dịch đàn áp trên internet

Bình luậnNguyễn Minh
Kể từ cuối tháng Tám, cơ quan kiểm duyệt chính của Trung Quốc đã khoá 338 nền tảng phát video trực tiếp, 74.000 phòng mạng xã hội phát video trực tiếp và 105.000 tài khoản phát video trực tiếp, theo Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC).
Trong tháng Tám, chính quyền Trung Quốc đã cấm hàng loạt tài khoản và nền tảng mạng xã hội, khoá hơn 100.000 tài khoản đăng tải video trực tuyến.
Giới phê bình cho rằng sẽ ngày càng khó để “các tài khoản truyền thông cá nhân” – các tài khoản mạng xã hội hoạt động độc lập ở Trung Quốc – có thể tồn tại.
Theo Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) – cơ quan kiểm duyệt chính của Trung Quốc, kể từ cuối tháng Tám, cơ quan này đã khoá 338 nền tảng phát video trực tiếp, 74.000 phòng mạng xã hội phát video trực tiếp và 105.000 tài khoản phát video trực tiếp. Trong số 105.000 tài khoản bị cấm, 13.600 là tài khoản của các chương trình ăn uống được gọi là “mukbang”, nơi mọi người đăng tải video ghi hình họ đang ăn rất nhiều đồ ăn.
Vào tháng Tám, trong bối cảnh quan ngại về tình trạng thiếu lương thực trên toàn quốc, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một sáng kiến ​​chống lãng phí thực phẩm.
Ngay sau đó, tài khoản của một số nhân vật “mukbang” nổi tiếng của Trung Quốc trên nhiều nền tảng mạng xã hội đã bị xoá.
Các tài khoản “mukbang” chiếm một tỷ lệ nhỏ trong chiến dịch kiểm soát internet lần mới nhất này. Chiến dịch cũng nhắm đến các nền tảng internet thương mại, kênh truyền thông cá nhân và mạng xã hội. Vào cuối tháng Tám, CAC đã triệu tập một cuộc họp với các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành các công ty internet để “truyền đạt” chiến dịch kiểm soát này.
Một người tham gia cuộc họp của CAC đã tiết lộ trên nhóm chat mạng xã hội rằng: “Tương lai của kênh truyền thông cá nhân sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo quy định, hầu như không được phép đăng phát hay đăng lại các tin tức chính thống, các báo cáo về sự kiện bất ngờ; không được phép đăng tải các thông tin tiêu cực về bất động sản, việc dự báo xu hướng giá cũng không được phép. Tóm lại, không có gì được đăng”.
Cuộc đàn áp mới nhất về bài phát biểu trên internet đã thu hút phản ứng dữ dội từ cư dân mạng.
Cheng Yizhong là người sáng lập và cựu tổng biên tập của các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Southern Metropolis Daily và Beijing News, cho biết trên mạng xã hội rằng, ông tin rằng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ nới lỏng kiểm soát đối với các kênh truyền thông và sẽ không có tương lai cho “truyền thông tư nhân” ở Trung Quốc.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ của Trung Quốc:

Tại sao luôn có ‘con mồi mới’ sập ‘bẫy nợ’ này?

Bình luậnTrà Nguyễn
Trong gần một thập kỷ qua, truyền thông, chính phủ khắp thế giới luôn đầy lo ngại khi nhắc tới thuật ngữ “bẫy nợ”, vốn gắn liền với mưu đồ bất chính trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” (BRI) của Trung Quốc. Bắc Kinh đã thao túng cả chính trị và kinh tế tại nhiều nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nhưng tại sao luôn có những “con mồi mới” sập “bẫy nợ” này?
Cách mà Bắc Kinh tạo nên bẫy nợ chính là nhờ vào sự tha hóa đạo đức của chính quyền, doanh nghiệp và các lỗ hổng thể chế tại các nền kinh tế nơi nó càn quét qua. Bẫy nợ đã hiện hữu tại nhiều quốc qua nơi “Con đường tơ lụa” BRI” của Trung Quốc đi qua. Vấn đề là, chúng ta cần nhận biết “cơ chế tạo bẫy nợ” của Trung Quốc nhằm tránh các bẫy nợ lớn hơn sau này.
‘Bẫy nợ Bắc Kinh’ giăng như tơ nhện khắp các lục địa
Tháng 12/2017, Sri Lanka không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc, quốc gia này đã buộc phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược của mình cho công ty Trung Quốc tiếp quản.
Tương tự, ở khu vực Nam Á, Pakistan cũng ngập trong nợ Trung Quốc. Hồi năm 2014, tổng đầu tư cho sáng kiến Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) chỉ vào khoảng 46 tỷ USD, nhưng tính đến năm 2019 đã “đội lên” 62 tỷ USD vì chi phí các dự án liên tục bị vượt dự toán.
Trước đó, vào năm 2015, một công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ – với giá trị 388 triệu USD (506 triệu đô la Úc).
Tại châu Phi, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ USD đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017. Căn cứ này tuy nhỏ nhưng mang tính chiến lược quan trọng, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km – cơ sở quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở Châu Phi.
Bị mắc kẹt trong khủng hoảng nợ, Djibouti không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho Trung Quốc thuê đất với mức giá 20 triệu USD/năm.
Trung Quốc cũng đã sử dụng “bẫy nợ” đối với Turkmenistan (một quốc gia tại Trung Á) để khai thác khí tự nhiên của nước này thông qua một đường ống dẫn khí mà phần lớn dẫn sang Bắc Kinh.
Tính đến nay, Kenya đã vay Trung Quốc 9,8 tỷ USD để phát triển hạ tầng. Tháng 12/2018, truyền thông Kenya đưa tin chính quyền nước này đã thế chấp cảng Mombasa khi vay 3,2 tỷ USD từ Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt 470 km từ Mombasa đến thủ đô Nairobi. Trong trường hợp Kenya không thể trả nợ, Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc sẽ tiếp quản cảng Mombasa. Đây là một trong những hải cảng lớn và đông đúc nhất Đông Phi.
Theo Quartz Africa, một ví dụ điển hình là dự án đường cao tốc 51 km nối liền thủ đô Kampala của Uganda với sân bay Entebbe. Con đường này được xây bởi Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC) với giá rất cao. Mức đầu tư của dự án là 1.700 tỷ shilling, tương đương 450 triệu USD, nhiều hơn tổng số tiền Uganda chi ra để làm đường trong vòng một năm (1.600 tỷ shilling).
Như vậy, giá mỗi km của con đường này lên đến 9,3 triệu USD, lớn gấp 9 lần khi Uganda làm đường những năm trước. Ước tính trong số 48 dự án phát triển đường quốc gia của Uganda trong 10 năm qua, 70% rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc.
Theo The Independent, Tập đoàn Thiết bị và Công nghệ điện Trung Quốc (CET) có thể sẽ đầu tư 3 tỷ USD để phát triển hạ tầng điện Uganda. Báo cáo cho biết chính quyền Uganda đã thế chấp một số tài sản quốc gia để vay nợ. Nếu không thể trả nợ, các tài sản này sẽ rơi vào tay của chủ nợ nước ngoài.
Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định đau đớn như là chuyển quyền sở hữu tài sản công cho Trung Quốc để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.
Lào, đất nước Đông Nam Á nhỏ bé, nghèo nàn sẽ buộc phải nhường phần lớn quyền kiểm soát lưới điện cho một công ty Trung Quốc, trong bối cảnh nước này phải vật lộn để ngăn chặn khả năng vỡ nợ. Tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào điện, giao thông, khu kinh tế biên giới và các dự án khác đã lên tới hơn 10 tỷ USD và nợ công của Lào đối với Trung Quốc đã ở mức 45% GDP.
Có thể thấy, chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc cực kỳ lợi hại – một nước cờ quan trọng trong chiến lược mà ông Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ” . Đây được xem là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các quốc gia mà Trung Quốc ”mời” tham dự vào dự án của họ, bởi có nguy cơ rất lớn là các quốc gia “con nợ” sẽ mất cả tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, lẫn chủ quyền của họ vào tay Bắc Kinh.
Việt Nam có nên cẩn trọng trước ‘bẫy nợ’ từ Trung Quốc?
Trước mắt, Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc. TS Nguyễn Đức Thành – viện trưởng VEPR – cho biết theo kết quả nghiên cứu chỉ ra vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam “rất đặc biệt” khi chủ yếu đi qua hình thức làm tổng thầu EPC, chứ không chỉ qua FDI hay ODA.
Phân bổ của vốn Trung Quốc chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, hóa chất, cung cấp điện, nước và bất động sản. TS Trần Toàn Thắng – trưởng ban kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội (Bộ Kế hoạch và đầu tư) – cho rằng để hiểu đúng bản chất về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam là một thách thức. Bởi EPC không phải là hình thức đầu tư mà là hợp đồng xây dựng đơn thuần.
Truyền thông nhà nước khi tìm hiểu về vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng cho rằng một điều đáng ngạc nhiên là khi rà soát các số liệu liên quan đến vốn FDI hay là vốn ODA từ Trung Quốc (bao gồm cả dòng vốn liên quan đến các hợp đồng EPC), đều rất khó tìm được số liệu minh bạch và đáng tin cậy. Số liệu vốn vay ODA từ các nước Nhật Bản hay Hàn Quốc có thể được tìm thấy, còn số liệu ODA từ Trung Quốc thì được cho là “nhạy cảm”.
Như vậy có thể hiểu rằng tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn còn là con số chưa rõ ràng, minh bạch. Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gửi Thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là “ưu đãi” của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.
Cụ thể, vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 -1,2%), Hàn Quốc (0 – 2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). Ngoài ra, còn thêm phí cam kết là 0,5% và phí quản lý là 0,5%. Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác.
Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Điển hình nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) kéo dài thời gian thi công 16 năm, 4 lần xin lùi tiến độ và đội vốn gấp 2 lần, từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD.
Trong một bài đăng trên Dân Trí cho biết chính bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã nhìn nhận rằng trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ, chất lượng công trình sau khi hoàn thành không cao, công trình xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành…
Bên cạnh đó, nhiều dự án thua lỗ nghìn tỷ đồng đang “đắp chiếu”, cũng sử dụng vốn vay từ Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chẳng hạn Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc đầu tư giai đoạn 2, dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Sông Tranh (Quảng Nam), Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), Nhà máy DAP Hải Phòng (Hải Phòng), Nhà máy DAP Lào Cai (Lào Cai), Công ty thép Việt – Trung (Lào Cai), Nhà máy sợi Đình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy giấy Hậu Giang (Hậu Giang) và nhiều dự án khác.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp, tức là vốn của người Trung Quốc mua lại công ty và tài sản Việt Nam, hoặc lập công ty, đội lốt công ty Việt Nam để gia tăng sự hiện diện của vốn Trung Quốc tại Việt Nam cũng chưa thể có được số liệu đầy đủ, đặc biệt là đối với các dự án bất động sản ở các khu vực nhạy cảm, gần
biên giới như Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM, dọc bờ biển miền Trung… Chủ đầu tư của các dự án này có nguồn vốn điều lệ cũng như vốn kinh doanh tăng một cách bất bình thường.
Tại sao luôn có ‘con mồi mới’ sập ‘bẫy nợ’ này?
Theo Forbes, giáo sư Panos Mourdoukoutas thuộc Đại học Columbia (Mỹ) nhận định: “Các dự án đầu tư từ nguồn vốn Trung Quốc bị độn giá khủng khiếp bởi chúng do các công ty Nhà nước Trung Quốc xây dựng; hoàn toàn không tồn tại Quy trình đấu thầu công khai, minh bạch. Nguồn vốn chính đến từ các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, do đó nước chủ nhà trở thành con nợ của Trung Quốc”.
Tờ South China Morning Post phân tích, các ngân hàng Trung Quốc chuyển tiền cho các công ty Trung Quốc mua thiết bị, vật tư tại Trung Quốc rồi xây dựng ở các nước có dự án đầu tư của họ. Tình trạng tham nhũng tại các quốc gia này còn nghiêm trọng, do đó càng đẩy tổng vốn các dự án tăng lên.
Forbes dẫn lời nhà phân tích Ted Bauman của Banyan Hill Publishing cho biết: “Rõ ràng mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc không phải là kinh tế mà là địa chính trị. Các khoản đầu tư lớn nhất đều do công ty Nhà nước Trung Quốc thực hiện, tập trung vào hạ tầng. Điều này khiến các nước chủ nhà mắc kẹt trong nợ Trung Quốc”.
Ở Việt Nam, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: “Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần và cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt, với một công nghệ rất kém, và nhiều yếu tố môi trường mà người dân rất quan tâm. Cho nên, Việt Nam cần phải điều chỉnh quá trình xét duyệt các dự án của Trung Quốc và điều chỉnh các điều kiện của luật đất thầu, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc”.
Làm thế nào để tránh được ‘bẫy nợ’ từ Trung Quốc?
Trong số các nước vay nợ Trung Quốc, ít có quốc gia nào tỉnh táo như Malaysia. Lên nắm quyền hồi năm 2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ một loạt dự án tiêu tốn 20 tỷ USD vay từ Trung Quốc vì quá đắt đỏ. Sau đó, chính quyền Malaysia quyết liệt đàm phán, buộc Trung Quốc chấp nhận giảm chi phí phát triển dự án đường sắt East Coast Rail Link từ gần 16 tỷ USD xuống chỉ còn 9,6 tỷ USD.
Việt Nam đã nhận ra những mối nguy hiểm từ nguồn vốn Trung Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan Nghiên cứu rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi; hoàn thiện, đưa vào vận hành, khai thác hệ thống theo dõi, giám sát trực tuyến các chương trình, dự án vay ODA và vốn ưu đãi tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư để tăng tính chủ động, công khai và minh bạch trong quản lý vốn vay nước ngoài.
Hiện nay, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả tại các doanh nghiệp nhà nước trên tinh thần kinh tế thị trường, Quốc Hội chỉ đạo không sử dụng vốn ngân sách chi cho các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Bộ Xây dựng cũng đưa ra các cảnh báo về nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản thông qua các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ở các vùng có vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự và an ninh quốc phòng.
Trong dài hạn, Việt Nam cần xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn các dự án vay nước ngoài theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; lập danh sách các dự án dự kiến sử dụng vốn vay nước ngoài trong trung và dài hạn. Trong đó, vốn vay ODA và ưu đãi chỉ nên chiếm 30-50% tổng mức đầu tư dự án, đóng vai trò là vốn mồi, chất xúc tác cho các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn vay ưu đãi chỉ nên ưu tiên sử dụng cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, sản xuất thông minh… Ngược lại, các dự án phục vụ nhu cầu mua sắm nội địa cần hạn chế dùng vốn ODA tài trợ do sẽ làm tăng nợ công.
Lãnh đạo Park Chung Hi của Hàn Quốc trong những năm 60 thế kỷ trước, đã từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào dám ăn cắp một đồng của công”. Thiết nghĩ, khi nền tảng đạo đức xã hội tôn trọng luật pháp, trọng nghĩa, trọng tín, qua đó xây dựng văn hóa kinh doanh vì sự phồn vinh và vững mạnh của xã hội, thì những “bẫy nợ” nguy hiểm của Bắc Kinh sẽ khó có thể chiêu dụ được “con mồi” nữa.
Trà Nguyễn

Tính toán qua vệ tinh: Tam Hiệp có sụt lún,

18.000 km2 lưu vực Dương Tử ngập trong nước

Phụng Minh
Mưa lớn liên tục xảy ra ở nhiều vùng của Trung Quốc trong 3 tháng qua, đặc biệt lưu vực sông Dương Tử đã phải hứng chịu lũ lụt, và sự an toàn của đập Tam Hiệp đã thu hút nhiều sự chú ý.
Gần đây, Đại học Trung ương Đài Loan đã nghiên cứu hình ảnh vệ tinh của đập Tam Hiệp và nhận thấy rằng con đập đang sụt lún nhẹ, đồng thời hơn 18.000 km2 đất ở lưu vực sông Dương Tử đã bị nhấn chìm trong tháng Bảy, theo NTDTV.
Theo báo cáo của Thông tấn Trung ương Đài Loan vào ngày 9/7, Trung tâm Nghiên cứu Không gian và Đo lường của Đại học Trung ương Đài Loan đã sử dụng ảnh vệ tinh để đo đạc từ xa khu vực ngập lụt của sông Dương Tử trong tháng 7 và sự biến dạng của đập Tam Hiệp.
Thông tin cho hay, những trận mưa lớn liên tục ở miền nam Trung Quốc kể từ cuối tháng 5 đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở sông Dương Tử và sông Hoài. Trong tháng 7, đã có 18.000 km2 đất bị ngập trong nước, trong đó 10.000 km2 là đất canh tác, diện tích ngập lụt của các thị trấn và làng mạc là hơn 2.000 km2, cho thấy tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng không xa phía thượng lưu của đập Tam Hiệp, phần đập đất đá bảo vệ Mao Bình Khê ở phía bên phải của hồ chứa có xu hướng lún nhẹ. Theo quan sát của vệ tinh, khu vực lún khoảng 5mm mỗi năm. Trên bề mặt của đập Tam Hiệp, không có sự biến dạng hay hư hại rõ ràng nào.
Tình trạng trước và sau lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, bức ảnh cho thấy một trong những khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây. (Ảnh: Đại học Trung ương Đài Loan).
Lượng mưa lớn ở nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt trong nhiều tháng. Lưu vực sông Dương Tử đã trải qua 5 đợt đỉnh lũ, đổ thẳng vào trung và hạ lưu sông Dương Tử. Đập Tam Hiệp tiếp tục “siêu xả lũ” kể từ giữa tháng 6, làm trầm trọng thêm thảm họa ở hạ lưu. Mực nước của các đê bao ở mức siêu báo động, và tình hình kiểm soát lũ lụt đã từng rất khắc nghiệt.
Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 18/7 thừa nhận rằng có “sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng…” đã xảy ra ở đập Tam Hiệp, nhưng không cung cấp số liệu cụ thể về sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng này.
Vào cuối tháng 8, khi Lý Nam Ương, con gái của cựu bí thư Lý Thụy – người từng phản đối việc xây dựng Dự án Tam Hiệp của Mao Trạch Đông, được phỏng vấn, bà đã chỉ ra rằng “Đập Tam Hiệp không những không có chức năng kiểm soát lũ lụt mà còn có giá trị tiêu cực”.
Lý Nam Ương nói rằng Dự án Tam Hiệp ban đầu được xây dựng để “phòng chống lũ lụt”, và sau đó nó trở thành một dự án toàn diện để phát điện, kiểm soát lũ lụt và phá triển giao thông đường thủy. Cha bà đã thuyết phục Mao Trạch Đông dẹp bỏ ý định xây đập Tam Hiệp. Sau đó dự án cũng chưa thể đưa vào triển khai vì lý do kinh tế và kỹ thuật chưa đủ đáp ứng.
Mãi cho đến khi phong trào sinh viên bị đàn áp đẫm máu ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn, Giang Trạch Dân mới ra lệnh xây đập Tam Hiệp để ổn định dân chúng và thúc đẩy cái gọi là thanh thế quốc gia. Lý Nam Ương nhấn mạnh rằng khi thiết kế đập Tam Hiệp, không có sự lập luận thống nhất và toàn diện, Tam Hiệp không những không ngăn được lũ mà còn phải xả lũ, dẫn đến lũ lụt ở vùng trung lưu và hạ lưu thậm chí còn tồi tệ hơn.
Lý Nam Ương cho rằng tình hình thảm khốc của các trận lũ trên sông Dương Tử năm nay phản ánh đầy đủ thực tế là đập không có chức năng điều tiết lũ, vì đập xả lũ đã gây tác hại lớn cho hạ lưu nên không có cách nào để khắc phục tình hình.
Theo Li Yun, NTDTV
Phụng Minh biên dịch

3 cơn bão liên tiếp tấn công, gây lũ lụt lịch sử

 ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
Hàng năm, trung bình có 1,2 cơn bão ảnh hưởng đến vùng đông bắc Trung Quốc, nhưng năm nay khu vực này đã hứng chịu 3 cơn bão, bao gồm: Bavi, Maysak và Haishen, gây lũ lụt nghiêm trọng, phá huỷ cầu và đường xá, tàn phá mùa màng.
Ba cơn bão đã đổ bộ vào các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang ở khu vực đông bắc Trung Quốc, từ ngày 27/8 đến ngày 8/9, gây ra mưa lớn và lũ lụt lịch sử.
Ngày 8/9, Bộ Ứng phó Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, mực nước của 23 con sông lớn ở tỉnh Hắc Long Giang đều dâng lên mức báo động, trong khi dự báo mưa sẽ tiếp diễn cho đến ngày 11/9. Mực nước ở 5 con sông khác đã dâng vượt mức an toàn, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bộ này cho biết, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở tỉnh Cát Lâm.
Trong một video được đăng trên mạng xã hội, những người nông dân thốt lên: “Trời đất! Tôi có thể sống bằng gì đây?” khi họ chứng kiến ​​mùa màng của mình bị nước lũ nhấn chìm. Mùa thu hoạch đang đến gần và nhiều loại cây sắp chín, nhưng giờ đây người nông dân đã mất hết mùa màng.
Lũ lụt cũng phá hủy cầu và đường xá ở các vùng nông thôn, còn dân làng buộc phải rời khỏi nhà gấp rút vì nguy cơ lở đất ngày càng cao.
Nhiều xe ô tô bị chết máy ngâm trong nước mưa ở các thành phố lớn như Diên Biên (Yanbian) ở Cát Lâm và Cáp Nhĩ Tân ở Hắc Long Giang.
Ngập lụt lịch sử
Vào ngày 8/9, Cơ quan Kiểm soát Lũ lụt và Cứu trợ Hạn hán Quốc gia của Trung Quốc và Bộ Ứng phó khẩn cấp đã họp để thảo luận về cách ứng phó với trận lụt mới nhất này.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh thuộc chính phủ Trung Quốc, chính quyền đã yêu cầu các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang theo dõi nguy cơ lũ lụt, lở đất và ngập úng ở các thành phố do lượng mưa dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng cho đến ngày 11/9.
Vào ngày 6/9, Dongbei Net thuộc chính quyền tỉnh Hắc Long Giang đã thông tin rằng, 23 con sông địa phương đang bị lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 5 đến 20 năm qua. Vào ngày 9/9, báo Tân Hoa xã trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin rằng nhiều con sông bị ngập lụt nghiêm trọng, với 25 con sông đã vượt mức báo động.
Vào ngày 9/9, Dongbei Net nhấn mạnh rằng hàng năm, trung bình có 1,2 cơn bão ảnh hưởng đến vùng đông bắc Trung Quốc, nhưng năm nay khu vực này đã hứng chịu 3 cơn bão, bao gồm: Bavi, Maysak và Haishen.
Nhiệt độ ở đông bắc Trung Quốc có thể giảm xuống khoảng 10 độ C vào buổi tối, gây khó khăn cho những người vô gia cư.
Mùa màng bị tàn phá
Thời điểm cuối tháng Tám và đầu tháng Chín là mùa thu hoạch lúa, ngô và lúa mì ở đông bắc Trung Quốc. Hai tuần sau là thời điểm thu hoạch đậu nành.
Hắc Long Giang là một trong những tỉnh chuyên trồng ngô, đậu tương và gạo Japonica chính của Trung Quốc. Sản lượng đậu tương của tỉnh này chiếm 45% sản lượng của toàn Trung Quốc, sản lượng gạo Japonica chiếm 40% và sản lượng ngô chiếm 20%, theo hãng truyền thông nhà nước Futures Daily.
Dân làng địa phương đã chia sẻ một video với The Epoch Times, ghi hình những người nông dân ở khu vực Cáp Nhĩ Tân đang cố gắng thu hoạch ngô còn sót lại trên cánh đồng ngập nước của họ.
Các video khác cho thấy tình hình lũ lụt  vô cùng nghiêm trọng, các cánh đồng bị ngập úng, hoa màu bị cuốn trôi.
Các khu vực khác
Các khu vực khác của Trung Quốc cũng chịu lượng mưa lớn bất thường.
Tại thành phố phía nam Hạ Môn thuộc tỉnh Quảng Đông, mưa lớn gây ra lũ lụt vào ngày 7/9.
Vào ngày 6/9, tại thành phố Lục Bàn Thủy (Liupanshui) phía tây nam Trung Quốc ở tỉnh Quý Châu, nước mưa tràn vào tầng một của các cửa hàng địa phương và nhà dân.
Tại thành phố Long Nam ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc, mưa lớn đã gây ra lở đất vào ngày 7/9. Vào giữa tháng Tám, một trận lở đất xảy ra tại khu vực này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học

dùng hóa chất rất độc hại

Phụng Minh
Hơn nữa việc để các trung tâm phóng tên lửa trong nội địa gần các khu dân cư mà không phải gần vùng biển như thông lệ cũng là một điểm khiến giới phân tích chú ý.
Như tin đã đưa, vào lúc 1h57 chiều ngày 7/9, Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào quỹ đạo và nhiệm vụ đã “thành công”, theo CCTV. Nhưng người dân đã quay lại được video cho thấy tên lửa đẩy bị nghi ngờ đã hạ
cánh gần một trường học trên núi. Thông tin từ Tạp chí khoa học và công nghệ Art Technica phân tích, khi phát nổ đã thải ra một lượng lớn khí độc, có thể ảnh hưởng không tốt cho người dân địa phương.
Theo Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tên lửa hàng không Trường Chinh 4B sẽ mang vệ tinh đưa vào vũ trụ, nhưng người dân thu được hình ảnh cho thấy tên lửa đẩy có thể đã rơi cách điểm phóng 500 km và phát nổ tạo ra làn khói vàng cam dày đặc.
Đoạn video được đăng tải cho thấy một vật thể lạ hình trụ rơi xuống thung lũng theo chiều thẳng đứng và phát ra tiếng nổ lớn, có ngọn lửa dữ dội và khói màu cam bốc lên rất cao. Sau đó, một số cư dân mạng đã chụp ảnh vật thể bay rơi xuống và vỡ tan tành, các mảnh vỡ nằm rải rác trong rừng núi, trên một số mảnh vỡ có thể các ký tự “Hàng không Trung Quốc”.
Trang web công nghệ Ars Technica đưa tin vào ngày 8/9 rằng sau khi bộ đẩy Trường Chinh 4B đã sử dụng xong và bị rơi, một lượng lớn khí độc màu da cam đã được tạo ra.
Bài báo phân tích rằng nhiên liệu đẩy giai đoạn đầu của tên lửa mà Trung Quốc sử dụng là nhiên liệu hydrazine độc hại. Hydrazine là một loại nhiên liệu hiệu quả, nhưng nó cũng có tính ăn mòn cao và rất độc.
Hầu hết các nơi trên thế giới đã loại bỏ dần việc sử dụng hydrazine làm nhiên liệu cho các phương tiện phóng. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng nhiên liệu hydrazine và chất oxy hóa nitơ oxit cho nhiều vụ phóng vật thể vào không gian vì nó rẻ và tương đối dễ sử dụng, nhưng nó đã gây ra nhiều tai nạn trong các năm qua.
Báo cáo cũng nêu rõ rằng, không giống như hầu hết các trung tâm phóng vệ tinh trên thế giới nằm ở gần vùng biển, một số trung tâm phóng tên lửa của ĐCSTQ được đặt ở các khu vực nội địa như Tửu Tuyền, Thái Nguyên và Tây Xương.
Bài báo của Art Technica phân tích rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm việc điều khiển tên lửa của họ quay trở lại Trái đất, và cuối cùng là tên lửa đẩy đất tiềm năng như Falcon 9 của SpaceX. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ, ĐCSTQ “dường như tập trung vào việc làm chủ công nghệ hơn là bảo vệ cư dân địa phương của mình”, “bởi vì kể từ khi phóng tên lửa từ Thái Nguyên vào năm 1968, ĐCSTQ dường như thờ ơ với sự an toàn của cư dân gần đó”.
Theo Arstechnica
Phụng Minh biên dịch

Trung Cộng đang chuẩn bị kế hoạch trừng phạt

 các viên chức Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan

Ông Hu Xijin, tổng biên tập của Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo lá cải do cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Cộng là Nhân Dân Nhật Báo  kiểm soát,  cho biết chính quyền Trung Cộng đang chuẩn bị kế hoạch trừng phạt đối các viên chức cao cấp Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan và bất kỳ doanh nghiệp Hoa Kỳ nào có liên kết với những cá nhân này.
Trung Cộng chuẩn bị kế hoạch này sau thời gian gần đây khi chính quyền tổng thống Trump nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Đài Loan, trong đó có chuyến thăm Đài Loan của Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã Hội Alex Azar hồi tháng trước. Ông Azar là thành viên nội các cao cấp nhất Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan.
Khi đến Đài Loan, ông Azar đã gặp tổng thống Thái Anh Văn và người đồng cấp Đài Loan, Chen Shih-chung để thảo luận về các vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19. Mặc dù Trung Cộng phản đối chuyến thăm của ông Azar, Bắc Kinh vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp đáp trả nào.
Mặc dù chính quyền Trung Cộng đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, cho đến nay Bắc Kinh chỉ mới trừng phạt duy nhất một viên chức của chính quyền tổng thống Trump: Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Samuel Brownback.
Lệnh trừng phạt ông Brownback được công bố hồi tháng 07/2020 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của chính quyền tổng thống Trump đối với các viên chức Trung Cộng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương của quốc gia này. (BBT)

ByteDance đang đàm phán với Mỹ

để tránh bán TikTok

Hải Lam
ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đang đàm phán với Mỹ để không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump, Tạp chí Phố Wall ngày 9/9 đưa tin.
AFP cho hay, TikTok trở thành tâm điểm của “cơn bão ngoại giao” giữa Washington và Bắc Kinh, khi Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Ông Trump cho TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Theo Tạp chí Phố Wall (WSJ), các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ đã diễn ra trong nhiều tháng nhưng ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi thời hạn mà Tổng thống Trump đặt ra đang đến gần. Một nguồn tin cho hay, it nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp gỡ các đại diện của Cục Tình báo Trung ương để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
Walmart đã hợp tác với Microsoft để mua lại TikTok. Oracle cũng quan tâm tới mạng xã hội này.
TikTok, ứng dụng chia sẻ video ngắn của chủ sở hữu Bytedane, đã được tải xuống 175 triệu lần ở Mỹ và hơn một tỷ lần trên khắp thế giới. Chính quyền Trump từng cáo buộc Tik Tok có thể được Trung Quốc sử dụng để theo dõi vị trí của các nhân viên liên bang, lập các hồ sơ cá nhân để tống tiền hay thực hiện hoạt động gián điệp trong các công ty.
Tổng thống Trump tuần trước nhắc lại yêu cầu đối với chủ sở hữu TikTok. “Tôi đã nói với họ rằng họ có thời gian đến 15/9 để đưa ra một thỏa thuận, sau đó chúng tôi sẽ quyết định”, Ông chủ Nhà Trắng nói với các phóng viên. “Và tôi đã nói với họ rằng Mỹ phải được bối thường, bồi thường một cách xứng đáng, bởi chúng tôi là người khiến điều đó trở nên khả thi”, ông nói thêm.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Tập hiểu rõ

chính quyền Trump muốn bảo vệ điều gì

Vũ Dương
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (9/9) đã viết trên Twitter rằng chính quyền ông Tập Cận Bình hiểu rằng Tổng thống Trump muốn bảo vệ điều gì.
“Chế độ chuyên chế của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình hiểu rằng Tổng thống Trump sẽ đảm bảo rằng người Mỹ và Hoa Kỳ được đối xử công bằng”. Ngoại trưởng Mike Pompeo viết trên Twitter, đính kèm một cuộc phỏng vấn có liên quan với ông trên kênh Fox News.
Ông Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng khi chính quyền khóa này (chính quyền Tổng thống Trump) lên nắm quyền vào năm 2017, tình huống phải đối mặt khi đó là chính phủ Mỹ mười năm qua đã cho phép “ĐCSTQ thỏa sức bắt nạt chúng ta và tước đoạt hàng triệu việc làm của người dân Mỹ, mang đến cho chúng ta những thiệt hại to lớn về kinh tế. Tổng thống Trump đã đến và xoay chuyển cục diện này”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng nhìn từ từng góc độ, “Cho dù đó là vấn đề kinh tế mà Tổng thống đề cập đến, hay khả năng của chúng ta  trong việc bảo vệ Hoa Kỳ trước các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, hay chúng ta chỉ đang cố gắng đảm bảo rằng người dân Mỹ phải được ĐCSTQ đối xử thích đáng, vị Tổng thống này đều đã nghiêm túc thực hiện trách nhiệm này ”.
“Còn chế độ độc tài đó, chế độ độc tài của Tổng Bí thư Tập Cận Bình giờ đã hiểu rằng vị Tổng thống mà họ đang đối mặt hiện nay sẽ quyết tâm đảm bảo Mỹ và người dân của nó được đối xử công bằng, và điều này cũng đang bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”, ông Pompeo nói.
Để giải quyết thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Mỹ và Trung Quốc và tình trạng ĐCSTQ đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, ép buộc các công ty Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ, Tổng thống Trump đã lệnh cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Steven Mnuchin tổ chức các cuộc đàm phán thương mại với nhóm thương mại của ĐCSTQ, đồng thời áp đặt thuế quan có tính trừng phạt đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Hai bên đã ký kết hiệp định thương mại giai đoạn đầu vào tháng Giêng năm nay, và tình hình căng thẳng giữa hai bên đã dịu lại. Nhưng sự bùng phát của đại dịch Covid-19 một lần nữa khiến quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng trở lại.
Tổng thống Trump lên án ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, khiến virus lây lan khắp thế giới, gây nên thiệt hại to lớn về người và của. Ông Trump kêu gọi các công ty Mỹ đưa chuỗi cung ứng trở lại Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump nói vào ngày 7/9 rằng, “Nếu họ (các công ty Mỹ) không thể sản xuất ở đây (Hoa Kỳ), mà là sản xuất ở nơi khác và vận chuyển chúng (sản phẩm) đến đất nước của chúng tôi, thế thì họ sẽ phải trả một khoản thuế lớn”.
“Chúng tôi sẽ cấm các công ty bên ngoài ký hợp đồng liên bang cho Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã để cho virus lây lan khắp thế giới”, Tổng thống Trump nói.
Theo Lin Yan, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Máy bay Trung Quốc xâm phạm Đài Loan,

chuyên gia bình luận về số phận hòn đảo

Lục Du
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, một nhóm máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay cắt ngang không phận Đài Loan vào hôm thứ Tư (9/9). Nhân sự kiện này, một số chuyên gia đã đưa ra những bình luận về số phận của hòn đảo đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Bắc Kinh.
Máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng trời Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Đài Bắc và Washington đang trở nên thân thiết hơn, và chính quyền hòn đảo cũng đang kêu gọi sự ủng hộ nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế vì lo ngại quê hương của họ có thể trở thành “Hồng Kông tiếp theo” bất cứ lúc nào.
“Bắc Kinh không thể giành được trái tim và khối óc của người Đài Loan, do đó, ĐCSTQ đã chọn chiến lược trừng phạt – tăng cường đe dọa quân sự, nỗ lực cô lập Đài Loan trên bình diện quốc tế, và nhiều nỗ lực khác nhau nhằm làm suy yếu tính hiệu quả của các thể chế dân chủ ở Đài Loan, làm suy yếu các hành động ủng hộ các thể chế đó, và làm xói mòn sự gắn kết trong xã hội của hòn đảo này”, Michael Cole, thành viên cấp cao của Viện Đài Loan Toàn cầu ở Washington, DC và Viện Macdonald-Laurier ở Ottawa, Canada, nói với Fox News.
Ông Cole cũng đưa thêm nhận xét rằng sự tồn tại của Đài Loan với tư cách là một xã hội tự do, dân chủ là một sự chế giễu rõ ràng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hồng Kông cũng là một xã hội như thế trước khi trở về nằm dưới sự quản lý của Bắc Kinh, và hiện tại người dân xứ cảng thơm đang dần bị chính quyền Trung Quốc lấy đi các quyền cơ bản của con người. Chuyên gia Cole cho rằng người Đài Loan đã nhận ra điều đó và đang cố gắng không để quê hương của họ trở thành một “Hồng Kông thứ hai”.
“Rủi ro là một lúc nào đó, Bắc Kinh sẽ hết lựa chọn và/hoặc kiên nhẫn và quyết định rằng họ phải ‘giải quyết’ vấn đề thông qua sử dụng vũ lực”, ông Cole nói. “ĐCSTQ đã nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan nguy hiểm dẫn tới việc gần như họ sẽ không thừa nhận thất bại, lùi bước hoặc giảm leo thang. Đối mặt với việc người Đài Loan từ chối sự cai trị của Trung Quốc, đối diện với thực tế đó của mình, ĐCSTQ sinh ra phẫn nộ với điều đó”.
Dan Blumenthal, giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản, “Cơn ác mộng Trung Quốc: Tham vọng lớn của một quốc gia đang suy tàn”, lưu ý rằng Đài Loan và Hồng Kông về cơ bản khác nhau – Đài Loan là một thực tế là một quốc gia dân chủ độc lập chứ không phải là một “khu tự trị đặc biệt” – có nghĩa là Trung Quốc sẽ “phải sử dụng vũ lực quân sự để khuất phục Đài Loan”.
Tuần trước, chính phủ Đài Loan đã công bố kế hoạch cấp hộ chiếu mới, nhấn mạnh hơn chủ quyền của hòn đảo qua động thái này. Hộ chiếu mới của Đài Loan đã giảm thiểu việc sử dụng tên cũ là “Trung Hoa Dân Quốc” thay vào đó làm nổi bật tên gọi “Đài Loan” bằng chữ in hoa lớn trên trang bìa.
Người Đài Loan cũng càng ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc. Một cuộc khảo sát hồi tháng Năm của Viện nghiên cứu Academia Sinica cho kết quả, chỉ 23% cư dân Đài Loan coi Trung Quốc là “bạn của Đài Loan”, giảm mạnh so với con số 38% một năm trước đó.
Quan hệ Mỹ-Đài gần đây đã trở nên thân thiết hơn, sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên đã được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực.
Vào tháng trước, Bộ trưởng Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã có chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach được cho là đang lên kế hoạch thăm hòn đảo vào cuối tháng này. Ngoài ra, Mỹ cũng đã liên tục bán cho Đài Loan nhiều gói vũ khí tân tiến, tàu và máy bay Hoa Kỳ cũng thường xuyên tiếp cận quốc đảo để gửi thông điệp cứng rắn tới Bắc Kinh.
“Đài Loan đang ở trên đỉnh của cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, vì vậy hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ hợp tác với Hoa Kỳ về thương mại, chuỗi cung ứng an ninh và an ninh mạng”, Eric Noonan, Giám đốc điều hành của CyberSheath, cho biết. “Với việc Trung Quốc biến Hoa Kỳ thành nạn nhân trong vụ trộm IP lớn nhất trong lịch sử, và Đài Loan gần đây đã tiết lộ rằng họ phải gánh chịu các cuộc tấn công nhắm vào ít nhất 10 cơ quan chính phủ và tài khoản email của 6.000 quan chức, nên Mỹ và Đài Loan có kẻ thù chung trong không gian mạng và cơ hội to lớn để chia sẻ mối đe dọa thông tin để phòng thủ tốt hơn trước các cuộc tấn công của Trung Quốc”.
Ông Blumenthal cũng chỉ ra rằng Đài Loan từ lâu đã thẳng thắn chống lại “ảnh hưởng cưỡng bức và ác ý” của chính quyền Trung Quốc, nhưng chỉ đến năm nay, khi dịch Covid bùng phát thì cộng đồng thế giới mới chú ý hơn tới cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của hòn đảo này.
“Hoa Kỳ đang đi đúng hướng bằng cách tương tác công khai hơn với Đài Loan và ủng hộ quốc đảo này. Nhưng họ cần tăng cường khả năng răn đe chống lại việc [chính quyền] Trung Quốc sử dụng vũ lực”, ông Bumenthal nói. “Về vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ nên tiếp xúc với ĐCSTQ để chỉ ra cho họ thấy những thiệt hại về chính trị và quân sự mà lực lượng này phải đối mặt nếu sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan”.
Theo Fox News

Tân Hoa Xã đưa tin rằng tình báo Úc đột kích

nhà của các ký giả Trung Cộng vào tháng 6

Tin từ Thượng Hải/SYDNEY – Vào cuối hôm thứ Ba (8/9), hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã cho biết nhân viên cơ quan tình báo Úc khám xét nhà của các ký giả Trung Cộng vào tháng 6, thẩm vấn họ trong nhiều giờ và tháo máy tính cũng như điện thoại di động của họ.
Bài báo của Tân Hoa xã được đưa ra ngay sau khi hai ký giả Úc trở về nước với sự giúp đỡ của các viên chức lãnh sự sau khi hai người này bị an ninh Trung Cộng đến thăm tại nhà của họ ở Bắc Kinh và Thượng Hải và sau đó bị bộ an ninh nhà nước Trung Cộng thẩm vấn.
Bài báo của Tân Hoa xã cho biết các cuộc khám xét của Úc, mà họ mô tả là “các cuộc đột kích”, được thực hiện vào một số lượng không xác định của các ký giả Trung Cộng bởi các nhân viên tình báo vào ngày 26 tháng 6. Tân Hoa xã cho biết các ký giả được yêu cầu “giữ im lặng” về sự việc, mà không hề trích dẫn nguồn.
Khi được hỏi liệu họ có thể xác nhận các cuộc đột kích này hay không, tòa đại sứ Trung Cộng tại Canberra cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Reuters rằng họ “hỗ trợ pháp lý cho các ký giả Trung Cộng tại Úc và liên lạc với các cơ quan  của Úc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Cộng”.
Bài báo của Tân Hoa xã cũng chỉ trích cuộc khám xét nhà riêng và văn phòng của chính trị gia Shaoquett Moselmane ở tiểu bang New South Wales vào cùng ngày, cáo buộc ông bị chọn làm mục tiêu vì ca ngợi những thành tựu của Trung Cộng trong việc chống lại dịch bệnh và chỉ trích chính sách Trung Cộng của Úc. (BBT)

Samsung, SK, LG tạm ngừng làm ăn với Huawei

Hải Lam
Các lãnh đạo trong ngành công nghệ Hàn Quốc cho biết Samsung Electronics, Samsung Display, SK hynix và LG Display sẽ tạm ngừng bán chip nhớ và màn hình điện thoại thông minh cao cấp cho gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei.
“Trong bối cảnh chính quyền Trump thắt chặt các hạn chế với Huawei, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời dừng việc bán linh kiện cho Huawei”, một giám đốc điều hành cấp cao trong ngành nói với The Korea Times.
Samsung Electronics, SK hynix, Samsung Display và LG Display là các nhà cung cấp linh kiện Hàn Quốc hàng đầu cho Huawei. Gã công nghệ khổng lồ này của Trung Quốc chi hàng tỷ USD để mua chip nhớ và màn hình mỗi năm từ các tập đoàn này. Việc tạm ngừng giao dịch sẽ bắt đầu từ ngày 15/9.
Một giám đốc điều hành cấp cao cho biết: “Do khối lượng giao dịch lớn, việc Samsung và SK hynix cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Huawei là điều không thể. Tuy nhiên, vì vấn đề liên quan đến Huawei là vấn đề mang tính chính trị, nên các nhà cung cấp Hàn Quốc sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei và có thể chấm dứt hợp đồng với công ty công nghệ Trung Quốc này”.
Động thái trên được đưa ra sau khi chính quyền Trump hồi tháng 8 kêu gọi các nước cùng Mỹ đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế Huawei sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp công nghệ của nước này.
Theo The Korea Times
Hải Lam dịch và biên tập

Liên minh Iran – Trung Quốc có ‘chống đỡ’ nổi

lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?

Bình luậnThủy Tiên
Các nhà lãnh đạo Iran đang thực hiện một kế hoạch “toàn diện” 25 năm để trở thành “đối tác chiến lược quan trọng” với Trung Quốc, trong bối cảnh Tehran đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Phía trên lối vào Bộ ngoại giao của Iran ở trung tâm thành phố Tehran là một câu phương châm được khắc trên nền gạch màu xanh lam, thể hiện tư tưởng của nước này kể từ cuộc cách mạng năm 1979: “Không phải Đông, cũng không phải Tây, chỉ có nước Cộng hòa Hồi giáo”.
Đối với các lực lượng bảo thủ của Iran – những người thù địch với phương Tây, thì Trung Quốc và Nga là các đối tác cho mối quan hệ kinh doanh bền chặt.
“Hai nền văn hóa châu Á cổ đại, hai đối tác trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh với góc nhìn tương đồng, cùng chung nhiều lợi ích song phương và đa phương sẽ coi nhau là đối tác chiến lược”, phần mở đầu bản dự thảo thỏa thuận Iran – Trung Quốc gồm 18 trang do The New York Times thu thập được.
Một đề xuất về việc liên kết với Bắc Kinh, được nội các Iran thông qua vào tháng 6/2020 đã phản ánh nỗ lực của nước này trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và những nỗ lực hạn chế của châu Âu, các nhà phân tích cho biết.
‘Chế độ độc tài hủ bại’ Tehran không đơn độc, khi có… Bắc Kinh
Vào năm 2018, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để đe dọa áp đặt thêm chế tài nữa đối với Tehran, Tổng thống Trump đã không ngần ngại đả kích Iran là “chế độ độc tài hủ bại” đang cướp bóc người dân của mình để chi trả cho hành vi gây hấn của họ ở nước ngoài.
Từ đó, thái độ thù ghét của Tehran đối với Washington càng sâu sắc hơn. Thông điệp chính trị của Iran tới các quốc gia phương Tây là: Iran không đơn độc.
“Bắt tay” được với Bắc Kinh, Tehran như hét lên rằng: “Xin chào! Con gái tôi đã có một người có thế lực cầu hôn và nó sắp lấy chồng”.
“Nếu điều này khiến người phương Tây, cụ thể là người châu Âu, thay đổi cách tiếp cận của họ, thì chúng tôi có thể có cách tìm ra giải pháp. Nếu không, Iran sẽ tiếp tục chơi trận này với Trung Quốc vì chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”.
“Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã củng cố chỗ đứng của mình ở Iran mà không cố gắng can thiệp vào sự ổn định chính trị, an ninh và độc lập của chính quyền này”, Saeed Laylaz, một nhà phân tích theo chủ nghĩa cải cách cho biết.
Theo Financial Times, Iran hài lòng trong việc đi đến thỏa thuận với Trung Quốc. Tài liệu dài 18 trang này đề xuất rất nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng, bao gồm năng lượng, hóa dầu, công nghệ, giao thông, ngân hàng, an ninh mạng và quân sự cũng như các dự án hàng hải.
Truyền thông Iran đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã được gửi đến Iran, theo đó là một hòn đảo của Iran được trao cho Bắc Kinh, và cho rằng quan hệ chặt chẽ này có thể gây ảnh hưởng đến độc lập của Iran, nhưng không có chi tiết cụ thể nào được đưa ra.
Dự thảo còn cho thấy khả năng hợp tác giữa Tehran và Bắc Kinh về phát triển vũ khí, chia sẻ tình báo và tập trận quân sự chung, có khả năng thúc đẩy mức đầu tư của Trung Quốc tại Iran lên 400 tỷ USD.
Tuy nhiên, thoả thuận vẫn chưa được quốc hội Iran “bật đèn xanh” hoặc công khai. Bắc Kinh từ chối bình luận về bản dự thảo.
Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Iran vì lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Hoa Kỳ đã làm tê liệt nền kinh tế này, cũng như ngăn cản tất cả các công ty (trừ các công ty nhỏ hơn) giao dịch với Iran. Các công ty Trung Quốc và châu Âu đều rời Iran sau các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Thương mại Iran-Trung Quốc là 20,7 tỷ USD trong năm ngoái, theo cơ quan hải quan của Iran, chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch của Iran. Con số này không bao gồm hàng hóa Trung Quốc được tái nhập khẩu từ các nước như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Việc mở rộng hoạt động kinh doanh này giúp Tehran hướng đến mục tiêu đạt được các dự án trị giá hàng tỷ USD, với kỳ vọng sẽ vượt qua những gì có được trong mối quan hệ với Hoa Kỳ; trong bối cảnh lãnh đạo tối cao Ayatollah Khameini của Iran nhắc lại lời thề “trả thù Mỹ thích đáng” vì vụ hạ sát tướng Qasem Soleimani, tư lệnh Lực lượng Quds, tại Iraq hồi tháng 1/2020.
Bắc Kinh là ‘người bạn thân thiết’ hay đơn giản chỉ là ‘kẻ cơ hội’? 
“Thỏa thuận này là một quyết định chính trị đối với Iran nhưng nó là một quyết định kinh doanh đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể làm bất cứ điều gì thật sự cho Iran khi các lệnh trừng phạt được áp dụng”, Pedram Soltani, một doanh nhân có giao dịch với Trung Quốc cho biết.
“Các tổ chức tài chính và ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc và các công ty lớn sẽ không mạo hiểm lợi ích của họ trên thị trường Mỹ khi đầu tư vào Iran”, ông Soltani nói thêm.
Tháng 7/2020, Zhao Lijian, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Iran có “tình hữu nghị truyền thống” và đã “trao đổi phát triển quan hệ song phương”. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đến thăm Iran vào năm 2016.
Bà Yu Jie, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại Chatham House cho biết vị trí địa lý của Iran rất “quan trọng về mặt chiến lược” đối với Bắc Kinh, đặc biệt khi vị trí này gần Pakistan, nơi Trung Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan.
“Iran sẽ hoạt động như một điểm trung chuyển rất quan trọng đối với Trung Quốc”, bà nói.
Hiện đã có nhiều dấu hiệu hợp tác giữa Iran và Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Iran. Trong khi trở thành một thị trường đảm bảo cho mặt hàng dầu thô của Iran, Bắc Kinh muốn có sự đảm bảo an toàn cho các tàu chở dầu qua Eo biển Hormuz đến Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng với các quốc gia khác.
Iran đang đàm phán với Trung Quốc về việc mua 630 toa tàu điện ngầm, theo thị trưởng thành phố Pirouz Hanachi cho biết vào tháng 7/2020.
Ông Laylaz cho biết: “Các công ty xe buýt của Iran có thể vẫn ‘mơ về chiếc Mercedes-Benz của Đức’ vào ban đêm nhưng khi thức dậy vào buổi sáng lại thấy thực tế rằng họ chỉ có thể mua được xe buýt Trung Quốc”.
Theo bình luận viên Joseph Hincks của Time, Iran hiện nay muốn đạt thỏa thuận với Trung Quốc do khó khăn tài chính. Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã tiến hành chiến dịch “gây áp lực tối đa” lên nền kinh tế Iran, đe dọa trừng phạt bất cứ nước nào mua dầu và nhập khẩu hàng hóa từ nước này.
“Chính quyền Tổng thống Hassan Rouhani cần ghi điểm sau 7 năm lãnh đạo. Người dân đã mệt mỏi. Họ chỉ muốn biết rằng điều tốt đẹp sẽ đến vào thời điểm nào đó. Hợp tác với Trung Quốc có thể là cách để Iran nói rằng: hãy cố cầm cự, mọi chuyện sẽ tốt lên”, Ariane Tabatabai, tác giả cuốn sách về chiến lược an ninh của Iran, cho biết.
“Trung Quốc có lẽ sẽ ký các thỏa thuận tạm thời trong tất cả các lĩnh vực”, một quan chức Iran cho biết, đồng thời nói thêm rằng các khoản đầu tư có thể gắn với xuất khẩu dầu thô.
“Họ [Trung Quốc] sẽ tiếp tục trò chơi này cho đến khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được dỡ bỏ, khi đó họ hy vọng sẽ đứng ở hàng đầu để gặt hái lợi ích”, người này cho biết thêm.
“Tehran thiếu lòng tin vào các cường quốc toàn cầu, họ xem Hoa Kỳ như một ‘con sói khổng lồ’ và Trung Quốc là một ‘đội quân kiến’. Cả hai đều sẽ vét sạch hầm chứa của Iran, chúng tôi kinh hãi khi nhìn con sói đó nhưng không quá sợ hãi với những con kiến”, ông nói thêm.
Thủy Tiên

Đọ sức Ấn-Trung ở biên giới :

Mai Vân
Tình hình biên giới Ấn Độ Trung Quốc dọc theo dãy Himalaya nóng lên rõ rệt với truyền thông Ấn Độ liên tiếp báo động về các động thái hung hăng của Trung Quốc ở vùng tranh chấp, trong lúc báo chí Trung Quốc liên tục tung tin hù dọa nước láng giềng. Bắc Kinh đặc biệt tức tối sau khi bị Ấn Độ đánh một đòn phủ đầu tại vùng Ladakh.
Hôm 08/09/2020, hai bên tố cáo lẫn nhau là đã nổ súng vào nhau trước trong khu vực gần hồ Pangong Tso, miền đông cao nguyên Ladakh, dọc theo Đường Kiểm Soát Thực Tế LAC (Lign of Actual Control), thường được coi là đường biên giới tạm thời giữa hai nước trên dãy Himalaya.
Nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 10/09 đã báo động về tình hình quân đội Trung Quốc điều động xe tăng và binh lính đến vùng bờ hồ Pangong Tso, nơi có nhiều cao điểm đang do lực lượng Ấn Độ kiểm soát. Một quan chức cấp cao Ấn Độ được tờ báo trích dẫn, hôm 09/09 đã cảnh cáo là nếu quân đội Trung Quốc vượt “lằn ranh đỏ” ở khu vực tranh chấp, Ấn Độ sẵn sàng đáp trả. Quan chức này xác nhận là New Delhi đã tăng cường lực lượng ở các vị trí tiền tuyến để đối phó.
Trước đó, trang mạng báo Ấn Độ DNA, cũng cho biết là hôm 08/09, 40 binh sĩ Trung Quốc đã dùng 2 thuyền máy tìm cách xâm nhập vào vùng Ấn Độ kiểm soát bên hồ Pangong Tso, với ý đồ chiếm lĩnh cao điểm Finger 4 trong tay Ấn Độ, nhưng đã bị lực lượng Ấn Độ đẩy lùi.
Về phần Trung Quốc, báo chí đã liên tục lên tiếng hù dọa Ấn Độ, vừa tung tin và hình ảnh về việc Bắc Kinh điều lực lượng lên vùng gần biên giới tranh chấp, từ oanh tạc cơ chiến lược, chiến đấu cơ hiện đại, cho đến các đơn vị phòng không, lính nhảy dù, vừa lớn tiếng đe dọa là New Delhi sẽ đại bại nếu cứng rắn với Bắc Kinh, nhắc lại thất bại của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962 với Trung Quốc.
Súng đã nổ trong khu vực lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay
Giọng điệu của Trung Quốc lại càng gay gắt hơn sau sự cố xẩy ra trong đêm 07, rạng sáng 08/09 tại khu vực hồ Pangong Tso, với vụ nổ súng mà phía Bắc Kinh cho là rất nghiêm trọng vì xẩy ra lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Quân Đội Trung Quốc, được Hoàn Cầu Thời Báo ngày 08/09 trích dẫn, trong đêm 07/09, khi đang “tuần tra” trong vùng, một nhóm binh sĩ Trung Quốc đã bị lính Ấn Độ bắn vào. Bắc Kinh đã tố cáo một “hành động leo thang nghiêm trọng”.
Ngược lại, phía Ấn Độ đã lên án Trung Quốc về hành vi nổ súng trước. Theo trang mạng báo India Today ngày 08/09, một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cũng xác nhận có nổ súng giữa hai bên, nhưng nhấn mạnh rằng lính Ấn Độ chỉ bắn chỉ thiên cảnh cáo sau khi các vị trí của mình bị phía Trung Quốc nổ súng nhắm vào.
Trung Quốc tức tối vì bị một đòn phủ đầu đau điếng
Một nguồn tin từ Quân Đội Ấn Độ còn khẳng định rằng trước đó, ngày 31/08, hai bên cũng đã dùng đến súng để cảnh cáo nhau, sau khi Ấn Độ tiến hành thành công một chiến dịch đánh phủ đầu giành quyền kiểm soát một số cao điểm trong vùng tranh chấp.
Trong một bài phân tích được đăng trên trang mạng báo Sunday Guardian tại Ấn Độ ngày 06/09, đại tá nghỉ hưu Danvir Singh từng chỉ huy lực lượng Ấn Độ ở vùng Chushul trên cao nguyên Ladakh, đã kể lại chi tiết chiến dịch chiếm các cao điểm bên hồ Pangong Tso đã khiến Bắc Kinh bực tức và phản ứng gay gắt từ lúc đó đến nay.
Theo chuyên gia này, kế hoạch chiếm các cao điểm đã được chuẩn bị tỉ mỉ từ tháng 5 vừa qua, do vậy khi được tiến hành, các lực lượng yểm trợ, từ pháo binh, xe thiết giáp cho đến phòng không, đều đã sẵn sàng can thiệp nếu có yêu cầu.
Vào đêm 31/08, đèn xanh đã được bật cho chiến dịch đánh chiếm thần tốc - trong vỏn vẹn 120 phút – các mục tiêu ở khu vực Spangur Bowl, nằm ở phía nam hồ Pangong Tso và phía đông thung lũng Chushul.
Lợi dụng màn đêm, các đơn vị Ấn Độ đã áp sát các mục tiêu, và khi lệnh tấn công được ban hành, những người lính này đã cấp tốc đột nhập vào các vùng mà Trung Quốc cho là của họ một cách nhanh chóng. Đơn vị biệt kích vùng núi gồm lính đặc nhiệm gốc Tây Tạng của Lực Lượng Biên Phòng Đặc Biệt đã chiếm đóng các vùng cao trong không đầy 120 phút.
Trước lúc bình minh, một lữ đoàn bộ binh hoàn chỉnh với hơn 2.000 quân đã nghiễm nhiên kiểm soát được các cao điểm nhìn xuống Spangur Bowl. Được trang bị tên lửa chống tăng Milan của Pháp và các giàn phóng pháo phản lực Carl Gustav, lực lượng Ấn Độ coi như đã vô hiệu hóa được các loại xe thiết giáp của Trung Quốc đồn trú tại căn cứ Moldo ở phía dưới. Bước qua ngày 31/08, lực lượng Trung Quốc đồn trú tại Moldo hầu như là đã bị bao vây.
Lần đầu tiên Ấn Độ chủ động tiến công ở vùng biên giới
Bị đòn phủ đầu bất ngờ, Trung Quốc đã tập hợp lực lượng trang bị gậy gộc giáo mác tiến lên các vị trí mà lính Ấn Độ vừa chiếm lĩnh. Và ở đấy, lính Trung Quốc đã bị thêm một cú sốc khác. Bất chấp những lời cảnh cáo, họ cứ tiếp tục tiến công, khiến lính Ấn Độ phải bắn chỉ thiên cảnh cáo. Kết quả là lực lượng Trung Quốc đã phải bỏ chạy, trước khi quay trở lại sau đó.
Lần này Trung Quốc điều động các loại xe chuyển quân bọc thép, sử dụng đường trải bê tông mà họ đã xây dựng để tiến từ căn cứ Moldo lên vùng cao diểm Rezang La. Cuộc tiến công này cũng bị chặn đứng và lực lượng Trung Quốc đã phải vội vã thối lui sau khi thấy lực lượng Ấn Độ được trang bị các loại tên lửa chống tăng và giàn phóng pháo phản lực.
Chuyên gia Ấn Độ đã nhận định lạc quan: Trung Quốc giờ đây đã nhận ra rằng họ không chỉ ít quân hơn mà còn bị hoàn toàn lép vế, với các vị trí mà họ đang  chiếm giữ bị đe dọa tiêu diệt nếu bùng lên xung đột võ trang.
Theo đại tá Danvir Singh, cách đối phó với lực lượng Trung Quốc tại vùng biên giới của Ấn Độ như vậy đã hoàn toàn thay đổi. Trong 5 thập niên qua, đây là chiến dịch tấn công đầu tiên được thực hiện chống lại Trung Quốc, giúp Ấn Độ giành được thế thượng phong. Hệ quả của thay đổi trên hiện trường này là sức mạnh đàm phán của Ấn Độ được nâng cao, và điều mà cho đến nay không ai có thể tưởng tượng được đã trở thành một thực tế mới.

Trái quan điểm phổ biến, Ấn Độ có lợi thế

quân sự  trong xung đột biên giới với Trung Quốc

Đại Nghĩa
Ấn Độ và Trung Quốc từng bùng nổ chiến tranh năm 1962 tại cùng khu vực biên giới xảy ra cuộc đụng độ hôm 15/6 trên dãy Himalaya. Nhưng quân đội đối đầu trên dãy Himalaya ngày nay khác xa so với trận chiến cách đây 58 năm.
Thường người ta cho rằng Trung Quốc có ưu thế quân sự hơn đáng kể so với Ấn Độ. Tuy nhiên, CNN dẫn các nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Belfer tại Trường Chính phủ Harvard Kennedy ở Boston và Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) ở Washington (Mỹ) cho thấy, Ấn Độ trên thực tế có ưu thế ở vùng núi cao, nơi đang diễn ra cuộc đối đầu.
Sức mạnh không quân
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 của Trung tâm Belfer, Ấn Độ có khoảng 270 chiến đấu cơ và 68 máy bay tấn công mặt đất có thể chiến đấu với Trung Quốc.
New Delhi cũng duy trì một chuỗi các căn cứ không quân nhỏ gần biên giới Trung Quốc để có thể sẵn sàng đỗ và cất cánh.
Ngược lại, nghiên cứu cho thấy Trung Quốc có 157 máy bay chiến đấu và một phi đội nhỏ máy bay không người lái tấn công mặt đất trong khu vực.
Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) sử dụng 8 căn cứ trong khu vực, nhưng hầu hết trong số đó là các sân bay dân sự có vấn đề về độ cao.
Nghiên cứu cho biết: “Độ cao của các căn cứ không quân Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương, cùng với điều kiện thời tiết và địa lý khó khăn trong khu vực là vấn đề. Điều đó có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc chỉ có thể mang được một nửa trọng tải thiết kế và nhiên liệu”.
Tiếp nhiên liệu trên không có thể giúp Trung Quốc khắc phục tình trạng trên, nhưng PLAAF không có đủ máy bay tiếp dầu trên không.
Nghiên cứu của Belfer cũng cho biết Không quân Ấn Độ (IAF), với các máy bay phản lực Mirage 2000 và Su-30, là máy bay đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Trong khi Trung Quốc sở hữu các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và Su-27, trong đó chỉ có J-10 mới có những khả năng đó.
Theo một báo cáo tháng 10/2019 từ CNAS, Ấn Độ cũng đã xây dựng các căn cứ tại khu vực biên giới giáp ranh Trung Quốc.
“Để đối phó với một cuộc tấn công tiềm tàng của Quân đội Trung Quốc (PLA), Ấn Độ đã chú trọng nhiều hơn vào việc củng cố cơ sở hạ tầng; khả năng phục hồi cơ sở; hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc dự phòng; và cải thiện khả năng phòng không”, báo cáo của CNAS cho hay.
Nghiên cứu của Belfer chỉ ra rằng, Trung Quốc đối mặt với các mối đe dọa từ Hoa Kỳ ở sườn phía đông và phía nam, nên đã tập trung củng cố các căn cứ ở đó mà bỏ qua dãy Himalaya, khiến ít nhất 4 căn cứ không quân của PLA đều dễ bị tấn công.
“Việc Ấn Độ phá hủy hoặc làm mất khả năng tạm thời một số trong bốn căn cứ không quân nói trên sẽ càng làm trầm trọng thêm các điểm yếu của PLAAF”, báo cáo của Belfer cho hay.
Báo cáo của Belfer cho thấy không quân Ấn Độ còn có lợi thế khác là kinh nghiệm chiến trường: “Các cuộc xung đột gần đây với Pakistan cung cấp cho IAF kinh nghiệm thực chiến ở mức độ nhất định”.
Trong bối cảnh thiếu kinh nghiệm thực chiến, các phi công Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc ứng phó trong một cuộc không chiến cơ động.
“Các cuộc tập trận gần đây của PLAAF với kịch bản không định sẵn, cho thấy các phi công Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào sự chỉ đạo chiến thuật  từ mặt đất. Điều này cho thấy trình độ chiến đấu của PLAAF có thể yếu hơn đáng kể so với đánh giá thông thường”, báo cáo Belfer ghi.
Lực lượng mặt đất
Trong khi Ấn Độ có kinh nghiệm trên không, báo cáo của CNAS cho biết nước này cũng rất có năng lực trên chiến trường mặt đất, khi đã chiến đấu ở những nơi như Kashmir và giao tranh dọc biên giới với Pakistan:
“Ấn Độ cho đến nay là bên có nhiều kinh nghiệm và thiện chiến hơn, đã từng đối mặt với một loạt các cuộc xung đột có cường độ thấp và hạn chế trong quá khứ”.
“Trong khi PLA đã không trải qua các cuộc chiến đáng kể kể từ năm 1979 với Việt Nam” – cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng do chính quyền Trung Quốc phát động, nhìn chung đã thất bại. Vì quân đội Việt Nam có quân số ít hơn nhưng lại có kinh nghiệm thực chiến nhiều hơn rất nhiều.
Về số lượng binh lính mặt đất, Belfer ước tính có khoảng 225.000 quân Ấn Độ trong khu vực. Trong khi phía Trung Quốc có từ 200.000 đến 230.000 quân, trong đó tính cả các đơn vị ngăn chặn các cuộc nổi dậy ở Tân Cương hoặc Tây Tạng, một phần để đối phó với bất kỳ mâu thuẫn phát sinh nào dọc biên giới giữa Trung Quốc với Nga.
Việc điều quân Trung Quốc đến mặt trận trong trường hợp xảy ra các cuộc chiến quy mô lớn gặp vấn đề về hậu cần. Vì các cuộc không kích của Ấn Độ có thể nhắm vào các tuyến đường sắt cao tốc trên cao nguyên Tây Tạng hoặc các điểm nghẽn ở khu vực đồi núi gần biên giới.
“Ngược lại, các lực lượng Ấn Độ phần lớn đã vào vị trí”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, báo cáo của CNAS cho biết thêm rằng, quân đội Ấn Độ cũng có thể dễ bị tấn công bởi các tên lửa và pháo binh của Trung Quốc từ Tây Tạng vào các điểm chốt trên núi.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, Trung Quốc có đủ tên lửa để hạ gục tất cả các mục tiêu mà họ cần phải tấn công ở Ấn Độ hay không.
Nghiên cứu của Belfer trích dẫn ước tính của một cựu sĩ quan Không quân Ấn Độ, dự đoán Trung Quốc sẽ cần 220 tên lửa đạn đạo để đánh sập một sân bay của Ấn Độ trong một ngày. Nhưng chỉ với 1.000 đến 1.200 tên lửa có sẵn cho nhiệm vụ này, Trung Quốc sẽ nhanh chóng cạn kiệt tên lửa để có thể đánh sập các sân bay của Ấn Độ.
Một lĩnh vực Trung Quốc có thể đang có lợi thế là công nghệ và vũ khí mới. Với ngân sách quốc phòng lớn hơn và quân đội hiện đại hóa nhanh chóng, Bắc Kinh có thể thu hẹp các khoảng trống về lực lượng.

Vũ khí hạt nhân
Thực tế là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã trở thành cường quốc hạt nhân nên không thể bỏ qua yếu tố này khi đánh giá cán cân quyền lực.
Số liệu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIRPI) công bố trong tháng 06/2020 ước tính, Trung Quốc có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân, còn của Ấn Độ là 150 và đều đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, cả hai cũng đều áp dụng quan điểm “không sử dụng trước”, có nghĩa là cam kết chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân.
Đồng minh
Trong khi đối đầu với Trung Quốc trên dãy Himalaya, Ấn Độ đang phát triển các mối quan hệ quốc phòng với các quốc gia có chung sự cảnh giác với Bắc Kinh.
New Delhi đã phát triển gần gũi hơn với quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Washington gọi Ấn Độ là “đối tác quốc phòng trọng yếu”, trong khi tăng cường đào tạo song phương và đa phương.
Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn trên dãy Himalaya, lực lượng tình báo và giám sát của Mỹ có thể giúp Ấn Độ có được thông tin rõ hơn trên chiến trường.
Báo cáo của Belfer đưa ra một ví dụ: “Sự gia tăng quân số của Trung Quốc từ lục địa lên biên giới sẽ thu hút sự chú ý từ Hoa Kỳ. Điều này sẽ được cảnh báo tới Ấn Độ và cho phép nước này huy động lực lượng bổ sung đối ứng của mình”.
Ấn Độ cũng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia.
Báo cáo của CNAS cho biết: “Các cuộc tập trận thường xuyên với các nước phương Tây tham gia đã thể hiện sự đánh giá cao khả năng sáng tạo chiến thuật và mức độ thích ứng của đối tác Ấn Độ.
“Mặt khác, các nỗ lực huấn luyện chung của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn tương đối thô sơ, ngoại trừ các cuộc tập trận đáng chú ý với Pakistan và Nga.”
Gần đây, chính phủ Mỹ của tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thiết lập một liên minh quân sự kiểu NATO cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc. Trong đó có Ấn Độ, Úc, Nhật Bản cùng với Mỹ là các thành viên chủ chốt, dự kiến sẽ mời thêm Hàn Quốc, Việt Nam và New Zealand.
Nếu cam kết của “NATO mới” này có điểm tương đồng với NATO EU, thì thỏa thuận cốt yếu của nó là: nếu một quốc gia thành viên bị tấn công vũ trang, tất cả các nước thành viên còn lại sẽ có trách nhiệm giúp đỡ thành viên bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ trang.
Đồng minh đáng nói nhất của Trung Quốc trong trường hợp này là Pakistan. Trong khi các đồng minh khác như Nga, Iran, Triều Tiên thì hoặc là lỏng lẻo, hoặc không đủ sức vì đang bị Mỹ cấm vận chặt chẽ.
Cuối tháng 7 vừa qua, Nga thậm chí đã quyết định hoãn bàn giao hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc mà không nói rõ khi nào sẽ thực hiện. Phía Nga cũng thường xuyên chỉ trích Trung Quốc đánh cắp công nghệ vũ khí của mình. Trong khi Ấn Độ luôn là khách hàng chính của Nga về vũ khí.

Căng thẳng Úc-Trung :

Canberra linh hoạt không để Bắc Kinh ép

Thu Hằng
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn trên mọi mặt kể từ khi thủ tướng Scott Morrison yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc và hiện gây đại dịch trên toàn cầu. Tiếp theo là việc thủ tướng Úc gửi công hàm lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một trong những biện pháp gần đây của Bắc Kinh, được cho là để cảnh cáo Canberra, là nhắm đến giới nhà báo Úc hoạt động tại Trung Quốc. Quan hệ Úc-Trung hiện nay ra sao ? Canberra có khả năng đáp trả những biện pháp « trừng phạt » kinh tế mà Bắc Kinh tiến hành trong thời gian gần đây ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, Úc.
RFI : Thưa nhà báo Lưu Tường Quang, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc hiện rất căng thẳng trên mọi mặt, mà sự kiện mới nhất là hai nhà báo của Úc đã phải vội vã về nước. Xin ông giải thích về sự kiện này như thế nào ?
Nhà báo Lưu Tường Quang : Tình trạng bang giao giữa Trung Quốc và Úc châu đang trở nên căng thẳng và mỗi ngày một leo thang. Tin mới nhất là vào sáng thứ Ba 08/09 khi hai ký giả của đài truyền hình ABC Australia và ký giả của tờ báo kinh tế-tài chính Australian Financial Review đặt chân tới phi trường Sydney, người ta mới vỡ lẽ là một tuần trước đó, ký giả của đài ABC, Bill Birtles tại Bắc Kinh đã phải chạy trốn tạm trú trong đại sứ quán Úc tại Bắc Kinh và ký giả Michael Smith của Australian Financial Review phải vào trong tòa tổng lãnh sự của Úc tại Thượng Hải cũng để tránh trường hợp có thể bị bắt. Lý do là nửa đêm hôm trước, họ đã bị công an gõ cửa và hẹn sẽ gặp lại vào ngày hôm sau. Do đó họ tới tạm trú tại đại sứ quán Úc và tổng lãnh sự Úc để nhờ giúp đỡ.
Trong suốt gần cả một tuần, ngoại giao hai nước đã thương thuyết để làm thế nào để hai ký giả này có thể trở về Úc. Bên Trung Quốc đặt ra điều kiện là nếu hai người này đồng ý đến cơ quan công an ở Bắc Kinh và Thượng Hải để phỏng vấn, thì sau đó họ cho phép rời khỏi Trung Quốc. Hai người này, được sự giúp đỡ của các nhà ngoại giao và các lãnh sự Úc đã đến để được phỏng vấn và sau đó họ được trở về Úc một cách rất vội vàng. Đó là một mức thang mới, một diễn tiến mới làm cho bang giao càng căng thẳng hơn.
Ngày 09/09 có một tin khác, cũng quan trọng không kém, được tiết lộ từ phía Bắc Kinh, chứ không phải từ chính phủ Úc. Trước đó, vào cuối tháng Sáu, trưởng văn phòng của China News Service, là bà Tao Shelan, và trưởng văn phòng của đài Quốc tế tại Sydney (China Radio International) Li Dayong, đã bị cảnh sát liên bang và cơ quan tình báo của Úc khám nhà cửa. Đồng thời cùng lúc đó, hai học giả Chen Hong và Li Jianjun cũng bị thẩm vấn và sau đó visa tạm trú của hai học giả này đã bị hủy bỏ.
Sự kiện này xảy ra từ cuối tháng Sáu, tức là cách đây hơn hai tháng, và ngày thứ Tư 09/09, báo chí Nhà nước tại Bắc Kinh đã tung ra tin này. Tất nhiên, chúng ta có thể nghĩ là việc ép hai ký giả Úc về nước, hay là rời khỏi Trung Quốc một cách vội vã, có thể là một hành động trả đũa, nhưng cũng có thể không phải là một hành động trả đũa.
Trung Quốc hiện đang bắt giữ một nữ ký giả khác, cũng quốc tịch Úc, là bà Trình Lôi (Cheng Lei). Trường hợp bà Cheng Lei rất đặc biệt vì bà là người Úc, làm việc tại Bắc Kinh, nhưng lại là làm việc cho một đài truyền hình chính thức của Nhà nước Trung Quốc, nhưng lại bị bắt giữ vì cáo buộc « có những hành động bất hợp pháp, tạo nguy hại cho nền an ninh quốc gia ». Cho nên, vấn đề phức tạp ở chỗ nó liên hệ với nhiều vấn đề khác nhau, mà như chúng ta biết là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa luôn giữ những bí mật. Vì vậy, đến lúc này, chúng ta cũng chưa biết một cách chính thức là lý do gì mà hai ký giả Úc phải vội vã trở về nước.
Riêng về phần nước Úc, việc lục xét tư gia của hai ký giả Trung Quốc và thẩm vấn hai học giả Trung Quốc là hành động được thực hiện trên cơ sở đạo luật chống gián điệp và chống sự can thiệp của nước ngoài vào tình hình chính trị và tự do cấp đại học ở Úc.
Đây là những diễn tiến mới nhất chứng tỏ rằng quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Canberra đang có những bước thụt lùi, mỗi ngày một trầm trọng mà người ta chưa biết sẽ đi về đâu.
RFI : Việc gây sức ép đối với các nhà báo chỉ là một trong những biện pháp đang khiến cho mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi. Ngoài ra, Trung Quốc còn gây sức ép với Úc trên những lĩnh vực nào khác ?
Lưu Tường Quang : Tất nhiên là Bắc Kinh luôn luôn cải chính là tất cả những hành động của họ không là phải dựa trên những suy tính về chính trị mà thường họ nêu ra những vẫn đề có tính chất kỹ thuật hơn.
Sức ép và hành động mà có thể coi như là sự trả đũa về phương diện kinh tế là Bắc Kinh đã áp dụng những biện pháp hạn chế những sản phẩm về nông nghiệp và những ngành khác. Điều này thực sự đã xảy ra từ hồi tháng 04/2020 khi đại sứ Trung Quốc tại Canberra là ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố trên báo Australian Financial Review là vì lý do thủ tướng Úc Scott Morrison đã đề nghị mở một cuộc điều tra độc lập và toàn diện về nguồn gốc của dịch bệnh Vũ Hán, hay tên chính thức là Covid-19.
Điều này đã làm Bắc Kinh bất bình và do đó, ông Thành Cảnh Nghiệp, với tư cách là đại sứ Trung Quốc tại Canberra, đã cảnh báo rằng nếu nước Úc có những hành động không thân thiện như vậy, chính phủ có thể khuyên công dân Trung Quốc không du lịch nước Úc, du sinh Trung Quốc không đến học đại học tại các trường ở Úc và có thể Trung Quốc sẽ không mua lúa mạch, thịt bò, rượu vang.
Tất cả những điều ông Thành Cảnh Nghiệp nêu lên với báo Australian Financial Review, sau đó bộ Thương Mại ở Bắc Kinh đã đưa ra quyết định không nhập cảng lúa mạch, thịt bò của Úc, mới gần đây là không nhập cảng rượu vang của Úc, với lý do hoàn toàn vĩ thực là Úc đã phá giá, Úc đã tài trợ một cách không chính đáng. Tất cả những điều này đều được quy định trong thỏa hiệp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
Trong trường hợp du lịch, tất nhiên chuyện này chưa xảy ra vì Úc vẫn còn đóng cửa biên giới vì đại dịch Covid-19. Vấn đề du sinh là một vấn đề rất quan trọng với Úc vì Trung Quốc có khoảng 250.000 du sinh học tại tất cả các viện đại học tại Úc và đem lại cho nền kinh tế Úc mỗi năm khoảng 36 đến 40 tỉ đô la Úc. Cho nên, đây là một vấn đề quan trọng.
Trong ngắn hạn, tất cả những việc như nhập cảng nông sản, thực phẩm được coi như là biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước Úc, nhưng vấn đề du lịch và du sinh chỉ là những điều được nêu ra nhưng trong thực tế, Trung Quốc không làm gì được vì lý do đại dịch và Úc vẫn còn đóng cửa biên giới.
RFI : Theo như quan sát hiện nay thì Úc phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Theo ông, Canberra có thể đáp trả và phản ứng như thế nào ?
Lưu Tường Quang : Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng này có từ nhiều năm nay, đặc biệt là trong hai năm gần đây, cả hai nước có thỏa hiệp là lãnh đạo hai nước gặp nhau một lần. Nhưng từ năm 2018 cho đến giờ, thủ tướng Úc, hiện nay là ông Scott Morisson, vẫn không được mời thăm Bắc Kinh, trong khi đó các bộ trưởng Thương Mại, Nông Nghiệp đã nhiều lần gọi điện cho đồng nhiệm và đối tác tại Bắc Kinh nhưng vẫn không có được cơ hội thảo luận vấn đề.
Nếu chúng ta nhìn xa hơn một chút, giữa Úc và Trung Quốc đang có nhiều vấn đề khác biệt về chính sách. Giả sử trường hợp năm 2017, khi thủ tướng Lý Khắc Cường đến thăm Sydney với hy vọng Úc sẽ gia nhập Sáng kiến Một vành đai Một con đường, nhưng nước Úc từ chối. Cũng trong năm 2017, sau khi đã thương thuyết với nhau khoảng 10 năm, Úc lại quyết định không phê chuẩn hiệp ước dẫn độ với Bắc Kinh. Rồi gần đây nhất là trong vấn đề Biển Đông, vào ngày 23/06/2020, Úc đã gửi công hàm lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nói một cách rất rõ ràng là trong tầm nhìn của Úc, việc xác quyết chủ quyền biển của Bắc Kinh tại Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp và không có cơ sở pháp lý. Đây là những lý do tôi nêu ra để chứng tỏ rằng quan hệ song phương giữa Úc và Trung Quốc đang có những lấn cấn mà Úc có những quyết định như vậy là dựa trên quyền lợi quốc gia và sự độc lập của Úc.
Còn câu hỏi : Úc có những phản ứng gì đối với Bắc Kinh ? Thực sự, Úc luôn luôn tuyên bố là tất cả những hành động của nước Úc đều dựa trên căn bản quyền lợi quốc gia và giá trị của nước Úc. Lấy ví dụ cụ thể là khi Bắc Kinh mua lúa mạch từ Achentina, hay mua thịt bò, lúa mạch từ Hoa Kỳ, Úc cũng chấp nhận điều đó. Nếu Bắc Kinh có những quyết định bất lợi cho Úc, Canberra sẽ thưa kiện Bắc Kinh ra WTO.
Nhưng về vấn đề trả đũa hay không trả đũa, thì đó lại là vấn đề giải thích. Chẳng hạn trong vấn đề Úc lục soát hai ký giả hay hủy bỏ visa đối với hai học giả Trung Quốc tại Sydney, người ta có thể giải thích đó như là một hành động trả đũa, mà cũng có thể giải thích không phải là hành động trả đũa mà chỉ là trong quyền lợi quốc gia : Có hay không có căng thẳng thì Úc vẫn như vậy vì họ nghi ngờ là những người này có những hành động xen vào nội bộ của Úc, do đó họ có bổn phận phải xử lý.
Đứng về phương diện nguyên tắc, đặc biệt là thủ tướng Scott Morrison luôn luôn nói là nước Úc không bán rẻ linh hồn, đánh đổi thang giá trị của Úc cho một lô thịt bò hay một bao lúa mạch. Điều này rất rõ ràng. Nhưng nói đi thì phải nói lại, tuy là Bắc Kinh đã trừng phạt kinh tế Úc bằng cách không mua những nông sản hoặc thực phẩm, nhưng ngược lại, bang giao song phương về thương mại giữa Úc và Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng, ví dụ năm 2018-2019, tổng lượng trao đổi hai chiều đã lên đến 235 tỉ đô la Úc và trong số này thặng dư của Úc là trên 58 tỉ đô la.
Giữa Canberra và Bắc Kinh đã có hiệp định tự do thương mại, được ký vào năm 2014 và có giá trị từ năm 2015. Hiệp định này vẫn không có gì thay đổi, cho nên, một mặt có căng thẳng, có sự trừng phạt về kinh tế, nhưng mặt khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua, mà mua rất nhiều sản phẩm có tính chất chiến lược như than hoặc quặng mỏ mà Trung Quốc rất cần từ Úc để phát triển cho chính Trung Quốc.
Điều này lại có một yếu tố khác là Trung Quốc không có lựa chọn, tại vì đối thủ trên thị trường quốc tế của là Brazil, nhưng bây giờ Brazil đang bị sa lầy vì vấn đề đại dịch Covid-19 cho nên Brazil không còn là một quốc gia cạnh tranh với Úc về những nguyên liệu chiến lược này nữa. Cũng vì lý do đó mà tuy Bắc Kinh đe dọa trừng phạt, và đã thực sự trừng phạt về phương diện kinh tế nhưng vẫn tiếp tục mua hàng hóa, nhất là nguyên liệu chiến lược. Cho nên, một mặt, chúng ta thấy rằng bang giao song phương, đặc biệt là về phương diện thương mại đang rất căng thẳng và mỗi ngày có một yếu tố mới như chúng ta đã nói trong lúc đầu, nhưng trong thực tế, hai bên vẫn tiếp tục giao thương với nhau.
Canberra nói rất rõ là Úc coi Trung Quốc, cũng như Hoa Kỳ, là những đối tác quan trọng : Hoa Kỳ là đối tác về phương diện an ninh, chiến lược, và Trung Quốc là về phương diện giao thương. Đối với cả hai nước, Úc đều có quan hệ ở cấp chiến lược toàn diện. Riêng đối với Hoa Kỳ, Úc có cả một hiệp định hợp tác về an ninh quốc phòng.
Chính vì lý do đó, chính sách ngoại giao của Úc rất uyển chuyển. Một mặt rất là cứng rắn để bảo vệ quyền lợi quốc gia và bảo vệ giá trị của Úc. Mặt khác cũng rất thực tế : Trong hoàn cảnh nào mà Úc có thể cải thiện bang giao với Trung Quốc thì Úc sẵn sàng làm, và trong hoàn cảnh nào Úc cần giữ sự độc lập, ngay cả đối với Hoa Kỳ, thì Úc vẫn giữ sự độc lập đó.
Nói một cách khác, Úc chỉ là một cường quốc bậc trung, chỉ đứng hàng thứ 13 trên thế giới về tổng sản lượng nội địa, nhưng Úc vẫn có một chinh sách độc lập đối với hai cường quốc lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, Úc.

Lo ngại an ninh, Úc thu hồi thị thực

của hai học giả Trung Quốc

Hải Lam
Úc đã thu hồi thị thực của hai học giả Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng hai nước leo thang, theo bản tin ngày 9/9 của Reuters.
Chen Hong, giáo sư Nghiên cứu Úc tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, cho biết trong một email gửi tới Reuters rằng ông đã nhận được thư từ Bộ Nội vụ Úc thông báo về việc bị hủy thị thực. Bức thư nói rằng ông bị Tổ chức Tình báo An ninh (ASIO) coi là mối đe dọa với an ninh quốc gia.
“Tôi hoàn toàn phản đối cách đánh giá này và tin rằng họ đã mắc sai lầm lớn khi bình luận về mối quan hệ của tôi với Úc”, ông Chen viết trong email.
Đài ABC của Úc đưa tin ông Li Jianjun, học giả thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Úc, cũng nhận được một bức thư tương tự. Ông Li chưa đưa ra bình luận về vụ việc này.
Bộ Nội vụ và Cơ quan Tình báo An ninh Úc hiện chưa bình luận về các thông tin trên.
Động thái này của chính phủ Úc được đưa ra sau khi hai nhà báo Úc thường trú ở Trung Quốc phải trở về nước hôm 7/9 vì sự an toàn của họ. Hai nhà báo này bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn vụ việc “liên quan đến an ninh quốc gia” và cấm họ xuất cảnh. Đại sứ quán Úc đã đàm phán với các quan chức ngoại giao của Bắc Kinh để hai nhà báo này được hồi hương. Trước đó, Trung Quốc đã bắt giữ nhà báo Úc Cheng Lei vì nghi ngờ cô “có hành vi phạm tội đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Căng thẳng Úc – Trung Quốc leo thang sau khi Canberra hồi tháng 4 kêu gọi quốc tế điều tra nguồn gốc Covid-19. Để trả đũa, Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt bò, áp thuế bán phá giá đối với lúa mạch và mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang Úc. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc còn khuyến cáo công dân không tới Úc du lịch.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.