Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hy vọng tự sản xuất Chíp của TQ sắp tan vỡ

Thursday, September 10, 2020 5:14:00 PM // ,

Cổ phiếu SMIC sụt giảm sau lời đe dọa của Mỹ, điều này khiến nhiều nhà phân tích có thêm lý do lo lắng cho tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.
SMIC - nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc có nguy cơ trở thành "nạn nhân tiếp theo" sau Huawei trong thương chiến công nghệ Mỹ-Trung.
Cổ phiếu của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc – SMIC đã giảm 23% vào hôm 7/9/2020 trước thông tin về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hãng. Điều này đã khiến 3,61 tỷ USD vốn hóa thị trường của công ty “bốc hơi”.
Trước đó, vào hôm 5/9/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết bộ này đang xem xét cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm và dịch vụ cho Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) của Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm tiềm năng này có thể khiến hy vọng phát triển ngành cộng nghiệp bán dẫn theo hướng tự cung tự cấp dựa vào SMIC tiêu tan, đổ thêm dầu vào ngọn lửa xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực thương mại và công nghệ.
SMIC vẫn chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, SMIC luôn nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhà sản xuất chip Trung Quốc vẫn thua xa đối thủ Đài Loan – TSMC về khối lượng sản xuất, công nghệ cũng như hiệu suất. Trong khi SMIC mới giới thiệu quy trình 14nm trong thời gian gần đây thì TSMC đã bắt đầu nghiên cứu quy trình sản xuất chip 3nm, đi trước công ty Trung Quốc khá nhiều thế hệ.
Cũng như TSMC và các nhà sản xuất chip khác, SMIC phụ thuộc vào một số công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, chẳng hạn như Vật liệu Ứng dụng (Applied Materials) để có được thiết bị sản xuất chính. Công ty nghiên cứu thị trường Jefferies ước tính rằng khoảng một nửa số nhà cung cấp của SMIC là công ty Mỹ.
Các nguồn tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Hoa Kỳ đang điều tra các cáo buộc về mối quan hệ giữa SMIC và Quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, SMIC phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định hãng không có bất cứ mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc.
Sự phụ thuộc của SMIC vào các nhà cung cấp nước ngoài
Hoa Kỳ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt tiềm năng tương tự như đối với Huawei bao gồm việc cấm các công ty Hoa Kỳ bán sản phẩm và công nghệ cho nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Các hạn chế này sẽ khiến Huawei mất nguồn cung chip đồng thời vắt kiệt doanh số bán điện thoại của hãng ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ các nhà cung cấp không phải Mỹ bởi nhiều nhà cung cấp các thành phần của chip đến từ các quốc gia như Nhật Bản và Hà Lan  vốn có mối quan hệ thân thiết với Mỹ. Sẽ không quá ngạc nhiên nếu các quốc gia này “chiều” theo lập trường đồng minh của mình.
Thực tế thì điều này đã từng xảy ra trong quá khứ. Vào năm 2018, chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn không cho công ty sản xuất máy quang khắc ASML của Hà Lan bán một chiếc máy trị giá 150 triệu USD cho SMIC để sản xuất các bộ vi xử lý tiên tiến.
Các nhà phân tích cho rằng trong khi SMIC vẫn có thể tiếp tục sử dụng dây chuyền sản xuất hiện có dù bị cấm nhưng hoạt động kinh doanh của hãng sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhà cung cấp thiết bị sẽ không thể tiếp tục hỗ trợ dây chuyền sản xuất cho công ty Trung Quốc được nữa.
“Mất đi dịch vụ hỗ trợ chính thức này sẽ khiến cho SMIC gặp rắc rối nghiêm trọng. Máy móc cần được các nhà cung cấp bảo dưỡng từ hai đến ba tháng một lần” - Doug Fuller – một nhà nghiên cứu ngành công nghiệp chip của Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông cho biết.
SMIC cũng có thể tìm đến các công ty tại địa phương – những công ty không liên kết với các nhà cung cấp chính thức của hãng như một giải pháp thay thế cho vấn đề sửa chữa, bảo hành dây chuyền sản xuất của mình . Tuy nhiên, “điều đó sẽ chỉ khiến cho hoạt động của hãng trở nên kém hiệu quả hơn” – ông Fuller nói thêm.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.