Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/09/2020

Monday, September 7, 2020 7:19:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 07/09/2020

Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò của Trump và Biden

Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.
Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.
Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.
Chúng tôi theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.
Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?
Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.
Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.
Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.
Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.
Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?
Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.
Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.
Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.
Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.
Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu lớn ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.
Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.
Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.
Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.
Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.
FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.
Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?
Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.
Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.
Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.
Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.
Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.
Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10″ – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.
Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.
Có thể tin vào kết quả thăm dò?
Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.
Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.
Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các
cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.

Ý kiến: ‘Thung lũng Silicon’ đang nỗ lực

giúp ứng cử viên Dân chủ ‘dễ bảo’ thắng cử

Duy Nghĩa
Các công ty khổng lồ như Google, Linkedln.. đang làm ‘tất cả những gì có thể’, để giúp đảng Dân chủ đánh bại đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử mùa thu, người dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News, cáo buộc hôm 4/9/2020.
Nói với khán giả truyền hình, người dẫn chương trình ‘Tucker Carlson Tonight’ của Fox News Channel, cho hay: “Thung lũng Silicon đang làm tất cả những gì có thể để giúp Biden-Harris giành phiếu bầu, và đây mới chỉ là bước khởi đầu. Ví dụ, trong năm nay, người sáng lập LinkedIn, ông Reid Hoffman và các tỷ phú khác, đã hỗ trợ tài chính lớn cho một tổ chức có tên là Acronym”.
Theo ông Carlson, Acronym được cho là “đã thiết lập các trang web tin tức giả, ở các bang chiến trường, để khắc họa Đảng Dân chủ theo hướng tích cực”, nhằm tác động đến cử tri Mỹ.
Ông Carlson cũng gợi lại một đoạn phim bị rò rỉ về người đồng sáng lập Sergey Brin của Google, khi ông Brin than thở về kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, trong một cuộc họp của công ty. “Cũng tại cuộc họp đó, ông Brin đề nghị Google thay đổi thuật toán, một cốt lõi của hoạt động kinh doanh tìm kiếm của Google, để thúc đẩy ‘chất lượng quản trị và ra quyết định tốt hơn’. Điều đó đó có nghĩa gì?”
Theo ông Carlson, ông Brin “muốn phá hoại nền dân chủ, và mọi người trong phòng họp đều biết chính xác những gì ông ấy đang nói, và họ phải làm việc để thực hiện điều đó”.
“Hai năm sau [vào năm 2018], video về cuộc họp toàn công ty đó bị rò rỉ”, ông Carlson cho hay, và không quên bình luận: “Bất kỳ công ty nào khác cũng sẽ phải xấu hổ về điều đó. Người đứng đầu tập đoàn quyền lực nhất nước Mỹ bị bắt quả tang khi lên kế hoạch thao túng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Nhưng Google không hề xấu hổ. Họ cũng không dừng lại, không ai bắt họ dừng nên họ vẫn tiếp tục”.
Ông Carlson cũng đề cập đến một video của giám đốc điều hành của Google, ông Jen Gennai, thừa nhận: “Tất cả chúng ta đều bị lừa gạt trong năm 2016. Một lần nữa, không phải chỉ có chúng ta – mọi người đều bị lừa gạt, các hãng tin truyền thông bị lừa gạt, giống như tất cả mọi người đều bị lừa gạt”.
Ông Carlson cũng cáo buộc rằng kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử, Thung lũng Silicon đã tìm cách bảo vệ những lợi ích của họ bằng cách ủng hộ các đảng viên Dân chủ, những người liên kết với Phố Wall, và “các công ty trị giá hàng tỷ đô la như họ”.
Theo ông Carlson, “có một lý do khiến bà Kamala Harris và ông Joe Biden giờ đây trở thành những người tiên phong của Đảng Dân chủ. Đó không phải là vì các cử tri Dân chủ yêu mến họ quá nhiều. Không phải vậy. Đó là vì [ông Biden và bà Haris] là [những ứng cử viên Dân chủ] dễ bảo”.
“Ông Joe Biden gặp khó khăn khi phát biểu có hệ thống một cách rõ ràng. Ông ấy sẽ không gây ra mối đe dọa cho các công ty công nghệ độc quyền. Tất nhiên là không, sau 50 năm ủng hộ cho các công ty [này] vì lợi ích cá nhân”, người dẫn chương trình truyền hình của Fow News kết luận.
Theo Fox News.
Duy Nghĩa biên dịch

Schweizer: Mối quan hệ giữa nhà Biden với Trung Quốc

 ’có ảnh hưởng thực sự đến an ninh quốc gia’

Bình luậnNguyễn Minh
Bộ phim tài liệu của Chủ tịch Viện Trách nhiệm Chính phủ “Cưỡi rồng: Khám phá bí mật Trung Quốc của nhà Biden” tiết lộ những bí mật quân sự của Hoa Kỳ đã được chuyển giao và bị đánh cắp cho Trung Quốc, theo phóng viên của Fox News.
Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh “Watters’ World” của Fox News, cộng tác viên cấp cao của Breitbart News đồng thời là Chủ tịch Viện Trách nhiệm Chính phủ có trụ sở tại Florida Hoa Kỳ, ông
Peter Schweizer, đã thảo luận về bộ phim tài liệu sắp ra mắt của ông có tiêu đề: “Cưỡi rồng: Khám phá bí mật Trung Quốc của nhà Biden”.
Theo phóng viên của Fox News, bộ phim tài liệu này tiết lộ những bí mật quân sự của Hoa Kỳ đã được chuyển giao và bị đánh cắp cho Trung Quốc. Bộ phim “Cưỡi rồng: Khám phá bí mật Trung Quốc của Biden” sẽ được chiếu trên trên Blaze TV.
Ông Schweizer nêu ra mối quan hệ của nhà ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden với Đảng Cộng sản Trung Quốc Cộng (ĐCSTQ), trong đó ông cảnh báo có thể có tác động đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Bộ phim tài liệu “Cưỡi rồng: Khám phá bí mật Trung Quốc của nhà Biden” được xây dựng dựa trên các hồ sơ, tài liệu tài chính, các thông tin pháp lý và tài liệu của toà án, chứ không phải là các phỏng đoán.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, phóng viên đã đặt câu hỏi: những thông tin chính nào đã được phát hiện trong các tài liệu. Ông Schweizer trả lời rằng: Người nhà Biden đã kiếm được rất nhiều tiền, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc chứ không phải là từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này xảy ra trong khi Joe Biden là Phó Tổng thống – là người chủ chốt trong các quyết định về chính sách đối với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Obama.
Ông Schweizer giải thích rằng đây không là kiểu tham nhũng thông thường như chúng ta vẫn biết, không phải kiểu tham nhũng điển hình của Trung Quốc, vì ngoài việc người nhà Biden kiếm được tiền, mà trên thực tế, Hunter Biden còn tham gia vào một mối quan hệ đối tác kinh doanh.
Hunter Biden tên đầy đủ là Robert Hunter Biden (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1970) là một luật sư và cố vấn đầu tư người Mỹ, là con trai thứ 2 của cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Hunter Biden là đối tác sáng lập của Rosemont Seneca Partners, một công ty tư vấn và đầu tư.
Ông Schweizer cho biết, Hunter Biden nằm trong Hội đồng quản trị của một công ty đầu tư Trung Quốc BHR do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Công ty này đã thực hiện các thương vụ mua lại các công ty có lợi cho quân đội Trung Quốc.
BHR là một nhà môi giới đầu tư vào Tổng hạt nhân Trung Quốc – đã bị FBI Hoa Kỳ buộc tội vì đánh cắp bí mật hạt nhân ở Hoa Kỳ. Công ty này đã mua một phần của một công ty công nghệ lưỡng dụng của Mỹ – công ty sản xuất những công nghệ có ứng dụng cho cả dân sự và quân sự. Công ty này thực hiện thương vụ mua bán vì lợi ích của quân đội Trung Quốc.
Ông Schweizer nói: “Vì vậy, đây không đơn thuần là một vụ tham nhũng thông thường, mà nó gây ra rủi ro thực sự đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Người nhà Biden sẵn sàng kiếm lời, ngay cả khi điều đó làm tổn hại đến thế trận quân sự của Mỹ trước Trung Quốc”.
Nguyễn Minh
Theo Breitbart

Các phi vụ làm ăn của con trai ông Biden

‘phục vụ’ chính quyền và quân đội Trung Quốc

Hương Thảo
Các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden ở Trung Quốc phục vụ “lợi ích chiến lược” của chính quyền và quân đội Trung Quốc, có thể đã gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Đó là tuyên bố từ một bộ phim tài liệu mới được NYPost độc quyền đánh giá.
Bộ phim “Riding the Dragon: The Bidens’ Chinese Secrets” (Cưỡi Rồng: Những bí mật Trung Quốc của gia tộc Biden) nêu bật một số thương vụ mà Hunter Biden, con trai ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ đã tham gia với tư cách là thành viên hội đồng quản trị của công ty đầu tư BHR có trụ sở tại Bắc Kinh.
Bộ phim cũng cáo buộc rằng Hunter có thể đã gặp gỡ các quan chức Trung Quốc và được đảm bảo khoản tài trợ 1 tỷ đô la từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “vì cha của anh ta là phó tổng thống Hoa Kỳ” và là người ảnh hưởng quan điểm đến chính sách Hoa Kỳ của cựu tổng thống Barack Obama, sao cho nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.
Bộ phim tài liệu dài 41 phút được thuật lại bởi Peter Schweizer, nhà văn ăn khách, tác giả cuốn “Tiền nhà Clinton: Câu chuyện chưa kể về cách thức và lý do các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài giúp Bill và Hillary giàu có”.
Bộ phim tài liệu đang được chiếu trực tuyến bởi mạng BlazeTV, và sẽ được đăng lên YouTube với sáu phần.
Tác giả Schweizer cho biết, sau khi thành lập công ty đầu tư BHR vào năm 2013, “công ty mới của Hunter… bắt đầu thực hiện các giao dịch đầu tư trên khắp thế giới nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của chính phủ Trung Quốc”.
Ông cho biết thêm: “Công ty mới này bắt đầu thực hiện các thỏa thuận đầu tư phục vụ lợi ích chiến lược của quân đội Trung Quốc”.
Các phi vụ được thảo luận trong phim bao gồm liên doanh năm 2015 giữa BHR và AVIC Auto – một công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), chuyên sản xuất máy bay cho quân đội Trung Quốc – để mua lại Henniges Automotive, một nhà sản xuất phụ tùng ô tô. Schweizer nói rằng các sản phẩm của Henniges được coi là “lưỡng dụng” cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Phim cũng tập trung vào khoản đầu tư năm 2014 của BHR vào China General Nuclear Power Corp., trước đây là một công ty điện lực quốc doanh của Trung Quốc.
Vào tháng 12/2016, FBI đã bắt quả tang một Kỹ sư trưởng hạt nhân Trung Quốc, Szuhsiung “Allen” Ho, vì âm mưu giúp Trung Quốc có được “công nghệ hạt nhân nhạy cảm” từ bên trong Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp. Ho, một công dân Mỹ nhập tịch, đã nhận tội vào năm 2017 và bị kết án hai năm tù.
Schweizer cũng nói rằng sau khi Chi Ping Patrick Ho, giám đốc điều hành của CEFC China Energy Co., bị FBI bắt vào năm 2017 vì tội hối lộ các quan chức ở châu Phi, “một trong những cuộc gọi đầu tiên của ông ta” là cho James Biden, em trai của Joe Biden.
Năm ngoái, James Biden nói với tờ New York Times rằng ông ta tin Ho – người sau đó bị bồi thẩm đoàn liên bang Manhattan kết tội và bị kết án ba năm tù – đã cố gắng liên lạc với Hunter Biden và ông ta đã cung cấp thông tin liên hệ của cháu trai mình.
“Chính xác thì tại sao ông ta lại gọi cho Hunter Biden? Ông ta đang mong đợi sự giúp đỡ nào?”, Schweizer đặt câu hỏi. “Chúng tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó. Nhưng những gì chúng tôi biết là gia tộc Biden đã xây dựng mối quan hệ rất thân thiết với các thành viên của giới thượng lưu Trung Quốc”.
Các phi vụ khác được đề cập trong phim bao gồm thỏa thuận năm 2017 của BHR với Công ty TNHH Molypden Trung Quốc – một trong những nhà sản xuất molypden lớn nhất thế giới, một nguyên tố kim loại được sử dụng để sản xuất thép hợp kim cho vũ khí và các mặt hàng khác – để mua 24% cổ phần trong mỏ đồng Tenke đồ sộ ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Schweizer lưu ý rằng thỏa thuận của BHR với công ty này được đưa ra sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới ra phán quyết chống lại các hạn chế của Trung Quốc đối với việc xuất khẩu khoáng sản “đất hiếm” (bao gồm cả molypden) sau khi Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản khiếu nại.
Schweizer cũng cho biết một khoản đầu tư khác của BHR vào một công ty Trung Quốc có tên Face ++, chuyên bán phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt này được sử dụng để “giám sát người Hồi giáo” ở Tân Cương, và một ứng dụng điện thoại di động phát triển bởi công ty này đã bị cảnh báo vi phạm nhân quyền bởi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Trong phần kết của bộ phim, Schweizer nói rằng “những giao dịch này không chỉ kiếm tiền cho gia tộc Biden, mà chúng còn mang đến những hậu quả nguy hiểm tiềm tàng đối với an ninh quốc gia của chúng ta”.
Tác giả Schweizer đã thừa nhận trước đó trong phim rằng “chúng tôi không thể biết chắc” gia tộc Biden thu được bao nhiêu tiền từ các giao dịch với ĐCSTQ. Nhưng ông ước tính rằng 10% cổ phần của Hunter Biden trong BHR – mà Hunter đã thông báo kế hoạch từ chức vào tháng 10 giữa áp lực của dư luận trong chiến dịch tranh cử chính của cha anh ta – là “trị giá hàng triệu đô la và thậm chí còn nhiều hơn nữa khi ông ta quan hệ với giới thượng lưu ĐCSTQ”.
Luật sư của Hunter Biden đã phủ nhận việc anh ta từng được khoản bồi thường khi còn ở trong hội đồng quản trị BHR hoặc hưởng lợi từ phần sở hữu của mình, theo The New York Times. Tờ báo này cũng cho biết anh ta đã đầu tư 420.000 đô la cho 10% cổ phần của mình vào tháng 10/2017, sau khi cha anh ta, cựu phó tổng thống Biden, rời nhiệm sở.
Các tuyên bố khác trong bộ phim còn đang chưa xác thực được, như việc thỏa thuận tài trợ 1 tỷ đô la đã được hoàn tất 10 ngày sau khi Hunter Biden đi cùng cha trong một chuyến đi đến Bắc Kinh năm 2013. Năm ngoái, một đại diện của BHR nói với tờ New Yorker rằng Hunter không phải là người ký thỏa thuận này.
Luật sư của Hunter cũng đã nói rằng BHR ban đầu chỉ được vốn hóa khoảng 4,2 triệu đô la, theo CNN.
Ban vận động tranh cử của Joe Biden đã từ chối bình luận về bộ phim ngoài việc cung cấp danh sách 15 bài báo “kiểm chứng thực tế” đề cập đến nhiều cáo buộc khác nhau về các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden ở Trung Quốc. Hai trong số đó nói China Molybdenum đã là chủ sở hữu phần lớn của mỏ khi thỏa thuận BHR được ký kết, và BHR sau đó đã đề nghị bán cổ phần của mình cho China Molybdenum với mức lỗ “khiêm tốn”, nhưng thỏa thuận đã thất bại. Sáu trong số đó lại đề cập đến các bình luận của Tổng thống Trump, người không xuất hiện trong phim.
Theo Bruce Golding, NYPost
Hương Thảo biên dịch

5 chiếc thuyền bị chìm trong cuộc diễn hành

ủng hộ TT Trump ở Texas, không có thương vong

Hôm 6/9, các quan chức cho biết, trong cuộc diễn hành hàng hải ủng hộ Tổng thống Donald Trump, 5 chiếc thuyền đã bị chìm tại một hồ nước ở Texas, nhưng không có ai bị thương hoặc thiệt mạng.
Theo bà Kristen Dark của Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Travis, sau cuộc diễn hành bằng thuyền trên Hồ Travis, phía tây thành phố Austin vào ngày 5/9, đại diện cảnh sát đã trả lời 15 cuộc gọi cứu nạn và nhận 3 báo cáo khác về việc nước tràn vào những chiếc thuyền. Sự kiện đã thu hút hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ.
Bà Dark cho biết thời tiết trên hồ nước rộng khoảng 19,000 mẫu Anh rất êm đềm, nhưng do những chiếc thuyền lèn chặt nhau đã tạo ra những đợt sóng lớn trong khu vực. Theo bà Dark, cảnh sát không tìm thấy bằng chứng về việc chơi xấu.
Bà Dark cho biết, cuộc gọi trợ giúp đầu tiên đến vào lúc 12 giờ 15 phút tối (giờ địa phương), và những cuộc gọi cứu nạn sau đó đều nói về những chiếc thuyền đang bị nước tràn vào, động cơ bị chết máy và lật úp.
Theo bà Dark, 3 trong số những chiếc thuyền bị chìm đã được kéo vào bờ, trong khi hai chiếc còn lại vẫn ở dưới đáy hồ.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Dịch vụ Y tế Khẩn cấp hạt Austin-Travis cho biết, dịch vụ không nhận được cuộc gọi yêu cầu nào liên quan đến cuộc diễn hành.
Hồ Travis là hồ nước cách khoảng 12 dặm (khoảng 19 km) về phía tây bắc của thành phố Austin.
Theo The Associated Press
Biên dịch: Từ Huệ

Hoa Kỳ nổi giận: Các công ty Trung Quốc tại Mỹ

đều chỉ ‘đánh cắp mà không cho đi’

Bình luậnTrần Đức
Khi nói đến các công ty Trung Quốc đầu tư và kinh doanh ở Mỹ, công bằng dường như là một khái niệm xa lạ, họ chỉ thích “ăn cướp” chứ không biết đóng góp, do đó, chính quyền Trump cứng rắn hơn với các công ty Trung Quốc là điều “tất nhiên”.
Các vụ hủy niêm yết của chính quyền Trump đối với Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Và với lý do chính đáng, bởi khi nói đến kinh doanh ở Mỹ, các công ty Trung Quốc đều chỉ ‘cướp mà không cho’.
Đến giờ, chúng ta đã khá quen thuộc với những cáo buộc chống lại các công ty Trung Quốc vì những hành vi kinh doanh bất chính của họ. Từ hoạt động gián điệp thương mại bí mật đến đánh cắp công nghệ hoàn toàn, các tập đoàn Trung Quốc hoạt động ở Mỹ tận dụng tối đa lợi thế và quyền tự do thương mại theo luật pháp Mỹ cũng như khả năng tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng.
Với một vài ngoại lệ, môi trường kinh tế tự do của Hoa Kỳ cho phép các tập đoàn, bao gồm cả các công ty nước ngoài, tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã thúc đẩy tính hợp pháp trong nhiều trường hợp, sử dụng một hệ thống các chiến thuật mờ ám để đạt được nhiều lợi thế nhất có thể. Họ thu thập toàn cảnh Hoa Kỳ một
cách có hệ thống để lấy từng chút dữ liệu, thông tin và tài sản trí tuệ có sẵn; đổi lại, họ đóng góp ít hoặc không có gì để trao đổi.
Các công ty Trung Quốc chỉ biết ‘đánh cắp’ mà không có gì để đổi lại
Và điều đó đúng với TikTok và các ứng dụng khác có bề ngoài “có vẻ lành tính”. Không nói đến chủ nghĩa bảo hộ thái quá, khi những công ty như Facebook, Google và các công ty Hoa Kỳ khác tận dụng dữ liệu của Hoa Kỳ là một chuyện, nhưng một điều hoàn toàn khác là khi một công ty Trung Quốc tại Mỹ liên kết với chính quyền Trung Quốc để làm điều tương tự hoặc tệ hơn.
Vấn đề nội địa là một vấn đề về quyền riêng tư, thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang. Vấn đề các công ty Trung Quốc như Tiktok là lĩnh vực của chính sách đối ngoại và tốt nhất nên để Quốc hội và bộ máy hành pháp thực thi.
Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ xóa 200 công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ trừ khi họ tuân thủ bộ luật và quy định mới của Mỹ được thiết kế để minh bạch hơn.
Luật được đề xuất sẽ yêu cầu các công ty giao dịch công khai trên các sàn giao dịch của Mỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới trong kiểm toán tài chính.
Mặc dù điều này có vẻ nặng nề nhưng Hạ nghị sĩ Brad Sherman, D- California, cho biết: “Đây không phải là điều khoản chống Trung Quốc. Đây là một điều khoản bảo vệ các nhà đầu tư”. Ngoài ra, các cuộc kiểm toán được thiết kế để tiết lộ bản chất, phạm vi quyền sở hữu và quyền kiểm soát của chính phủ nước ngoài (đặc biệt là chính quyền Trung Quốc) đối với các công ty này.
Đây là đề xuất mới nhất từ ​​Cơ quan điều hành nhằm cân bằng quy mô thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất cả đều nhằm mục đích đưa các công ty Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc công bằng và bình đẳng chi phối kinh doanh và thương mại quốc tế, đồng thời loại bỏ họ khỏi sân chơi kinh tế của Mỹ.
Các biện pháp đặc biệt này tuân theo nhiệm vụ của tổng thống nhằm hạn chế Huawei và TikTok – hai công ty Trung Quốc được cho là nằm dưới sự thống trị và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc – truy cập vào dữ liệu và thông tin nhạy cảm của các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Một số ứng dụng công nghệ lớn nhất của họ tận dụng quyền truy cập vào dữ liệu do người tiêu dùng Mỹ cung cấp một cách nhẹ dạ.
‘Mờ ám’ là luật chơi của các công ty Trung Quốc
Không nghi ngờ gì nữa, an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang là mối quan tâm cốt lõi. Nhưng ngoài ra, còn có những lý do thuyết phục khác khiến Mỹ cần phải cứng rắn hơn với các công ty Trung Quốc. Điều quan trọng nhất đó là các công ty này ít quan tâm đến các đặc tính kinh doanh của Mỹ vốn coi trọng các nguyên tắc về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Điều đó nghĩa là gì?
Nói một cách dễ hiểu, điều đó có nghĩa là các công ty Trung Quốc nhìn chung ít hoặc không chú ý đến một bộ hướng dẫn được công nhận phổ biến, mà các công ty Mỹ và châu Âu tuân thủ khi xem xét các khoản đầu tư toàn cầu.
Khi các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các nhà hoạt động thảo luận về các vấn đề môi trường, họ tập trung vào các yếu tố như tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ động vật, cùng những yếu tố khác, trong khi đó, các công ty Trung Quốc chỉ xem xét các vấn đề này một cách qua loa.
Về các vấn đề xã hội, hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến nhân quyền, thực hành lao động, sự tham gia của cộng đồng, sự đa dạng, hòa nhập, sức khỏe và an toàn, và các mối quan hệ của các bên liên quan.
Ngược lại, thành tích của các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực này tồi tệ đáng kinh ngạc cả trong và ngoài nước.
Và trong lĩnh vực quản trị công ty, các nhà đầu tư Hoa Kỳ và toàn cầu tập trung vào các thông lệ kinh doanh liên quan đến chất lượng quản lý, tính độc lập của hội đồng quản trị, xung đột lợi ích, lương thưởng điều hành, quyền của cổ đông và tính minh bạch, cùng những thứ khác.
Tuy nhiên, tính minh bạch không phải là thông lệ phổ biến giữa các công ty Trung Quốc; thực sự thì “mờ ám” là luật chơi của họ.
Bằng cách phớt lờ, né tránh hoặc không tuân theo nhiều tiêu chuẩn này, các công ty Trung Quốc đã có ý định “chơi” theo bộ quy tắc riêng của họ ở Mỹ. Dù vậy, mức đầu tư của họ bị hạn chế giảm đáng kể xuống còn 3 tỷ USD cho 8 thương vụ vào năm 2019. Và dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm chậm khoản đầu tư hơn nữa.
Nhiều công ty lớn ở Hoa Kỳ thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công ty hoạt động ở Mỹ với mức độ sở hữu đáng chú ý của chính quyền Trung Quốc. Một vài ví dụ hàng đầu bao gồm Reddit, đã nhận được khoản đầu tư 150 triệu USD từ Tencent của Trung Quốc vào năm 2019. TikTok, nền tảng video thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc được định giá 100 tỷ USD.
Universal Music Group nhận khoản đầu tư 3,4 tỷ USD từ Tencent vào năm 2019. Warner Music nhận khoản đầu tư 200 triệu USD từ Tencent vào năm 2020. Riot Games do Tencent sở hữu 100%, và Tencent cũng sở hữu 40% Epic Games.
Nhà hát AMC được Tập đoàn Dalian Wanda mua lại vào năm 2012 với giá 2,6 tỷ USD. Tập đoàn Wanda cũng đã mua Legendary Entertainment Group, một hãng phim lớn của Hollywood, với giá 3,5 tỷ USD vào năm 2016. Vào thời điểm đó, đây là thương vụ Trung Quốc – Hollywood lớn nhất.
Trong các lĩnh vực khác, Smithfield Foods đã được Tập đoàn WH của Trung Quốc mua lại với giá 4,7 tỷ USD vào năm 2013. GE Appliances được Công ty Qingdao Haier của Trung Quốc mua lại với giá 5,6 tỷ USD vào năm 2016. Ingram Micro được Tập đoàn HNA của Trung Quốc mua lại với giá 6 tỷ USD vào năm 2016. The China Investment Corporation đã đầu tư 100 triệu USD vào Airbnb, Inc. vào năm 2017.
Các thương vụ mua lại mang tính biểu tượng khác của Trung Quốc bao gồm mua lại Doanh nghiệp máy chủ x86 của IBM với giá 2,1 tỷ USD vào năm 2014, Waldorf Astoria New York với giá 1,95 tỷ USD; và The Brooklyn Nets cùng với Trung tâm Barclays, được đồng sáng lập Alibaba Joseph Tsai mua lại với giá 2,35 tỷ USD.
Lexmark International Inc. đã được một tập đoàn các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại với giá 3,6 tỷ USD vào năm 2016. Motorola Mobility được Tập đoàn Lenovo có trụ sở tại Trung Quốc mua lại với giá khoảng 2,91 tỷ USD vào năm 2014.
Các khoản đầu tư và mua lại của các công ty Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề khác cho các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp Mỹ. Khả năng tiếp cận của họ với chi phí lao động thấp và chuỗi cung ứng độc quyền mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh và làm giảm tốc độ tăng trưởng của Mỹ tại một giai đoạn kinh tế quan trọng.
Thêm vào đó là sự xúc phạm và gây tổn hại, các công ty Trung Quốc được biết là tận dụng tối đa mọi kẽ hở, ngoại lệ và miễn trừ được luật pháp của Hoa Kỳ cho phép nhưng họ có rất ít thành tích về hoạt động từ thiện, đa dạng văn hoá, tham gia cộng đồng hoặc tái đầu tư ở Hoa Kỳ. Ngay cả trong thời điểm các công ty Mỹ đang cố gắng để giải quyết các vấn đề xã hội, thì các công ty Trung Quốc ở Mỹ lại ngồi yên.
Mặc dù thương mại tự do và đầu tư nước ngoài là những mục tiêu và tiêu chuẩn cao nhất của các nền kinh tế lành mạnh, nhưng khi nói đến các công ty Trung Quốc đầu tư và kinh doanh ở Mỹ, công bằng dường như là một khái niệm xa lạ.
Tác giả: Adonis Hoffman là Giám đốc điều hành của The Advisory Counsel, LLC và là đồng sáng lập của The American Social Impact Foundation. Ông giữ các vị trí pháp lý và chính sách cấp cao trong Quốc hội và tại FCC. Hoffman cũng là tác giả của cuốn “Làm tốt – Quy tắc mới về trách nhiệm, lương tâm và tính cách của doanh nghiệp”.
Trần Đức

Chính quyền Trump cân nhắc liệt nhà sản xuất

chip SMIC của Trung Quốc vào danh sách đen

Một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết chính phủ Trump đang xem xét liệu có nên thêm nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC vào danh sách đen thương mại hay không khi Hoa Kỳ leo thang trừng phạt không nương tay các công ty của Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết Bộ Quốc phòng đang làm việc với các cơ quan khác để xác định xem có nên thực hiện động thái chống lại Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn này hay không, khi mà điều này sẽ buộc các nhà cung cấp của Hoa Kỳ phải tìm kiếm một giấy phép (khó xin được) trước khi giao hàng cho công ty.
Hôm thứ Bảy ngày 5/9, SMIC cho biết trong một tuyên bố rằng họ “hoàn toàn bị sốc” trước tin tức này nhưng sẵn sàng đối thoại với các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ với hy vọng giải quyết mọi hiểu lầm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Đầu tuần này, Lầu Năm Góc đã đề xuất đưa SMIC vào danh sách các thực thể cho Ủy ban Người dùng Cuối, là một hội đồng do Bộ Thương mại dẫn đầu cũng bao gồm Bộ Năng lượng và Nhà nước (the State and Energy Departments) và đưa ra các quyết định về danh sách các thực thể, một người am hiểu vấn đề này cho biết. Không rõ các cơ quan khác có ủng hộ kế hoạch này hay không.
Danh sách các thực thể này, hiện bao gồm hơn 275 công ty có trụ sở tại Trung Quốc, thường được Chính phủ Trump sử dụng để đánh vào các ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, từ những gã khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei Technologies và ZTE về việc xử phạt các vi phạm, đến nhà sản xuất camera giám sát Hikvision về việc đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc nhưng đứng thứ hai so với đối thủ là TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd), công ty dẫn đầu thị trường trong ngành này. SMIC đã tìm cách xây dựng các xưởng đúc sản xuất chip máy tính để có thể cạnh tranh với TSMC.
Nhưng nó cũng đang phải đối mặt với những hạn chế mới từ Bộ Thương mại là yêu cầu các nhà sản xuất chip của Huawei phải xin giấy phép của Hoa Kỳ nếu họ dựa vào công nghệ sản xuất chip của Hoa Kỳ trước khi sản xuất chip cho gã khổng lồ viễn thông này. SMIC là một trong những nhà sản xuất của Huawei.
Các công ty Hoa Kỳ bao gồm Lam Research, KLA Corp và Applied Materials chuyên cung cấp thiết bị sản xuất chip quan trọng có thể bị ảnh hưởng bởi danh sách các thực thể tiềm năng, theo các nguồn tin trong ngành cho biết.
Một quan chức Mỹ và hai cựu quan chức khác tóm tắt vấn đề rằng, trong khi quan chức của Lầu Năm Góc đã không vẽ ra các lý do của hành động này, thì mối quan hệ của SMIC với quân đội Trung Quốc vẫn đang được giám sát chặt chẽ.
Trong tuyên bố hôm thứ Bảy ngày 5/9, SMIC cho biết họ không có quan hệ gì với quân đội Trung Quốc.
Chính phủ Trump đã ngày càng tập trung vào các công ty Trung Quốc hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh. Tháng trước, Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen 24 công ty Trung Quốc và nhắm mục tiêu vào các cá nhân mà họ cho rằng liên quan đến các hoạt động xây dựng và quân sự ở Biển Đông, lệnh trừng phạt đầu tiên của họ đối với Bắc Kinh về tuyến đường thủy chiến lược đang tranh chấp.
Trong vài tháng qua, Bộ Quốc phòng đã công bố hai danh sách các công ty Trung Quốc mà họ tuyên bố là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Việc chỉ định này cho phép Tổng thống Donald Trump đặt họ vào một danh sách đen thậm chí còn cứng rắn hơn.
Viết bởi Idrees Ali, Alexandra Alper và Karen Freifeld
Theo Reuters REUTERS
Biên dịch: Cẩm An

Thêm bằng chứng cho thấy Tik Tok

là con ngựa thành Troy của ĐCSTQ

Hương Thảo
Dựa trên các tài liệu nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Epoch Times hôm 3/9 đã cho công bố một báo cáo vạch trần những bí mật trong thuật toán của Tik Tok, cho thấy rõ hơn ứng dụng video của công ty ByteDance chính là một gián điệp của Trung Nam Hải.
Một số phương tiện truyền thông quốc tế cũng chỉ ra rằng, người dùng Tik Tok chỉ cần có lời ca ngợi ĐCSTQ thì video của họ sẽ được ứng dụng này chiếu cố đưa lên thành những video hot.
Vào ngày 28/8, Bộ Thương mại và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã cùng công bố “Danh sách các công nghệ bị cấm và hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc” bản sửa đổi. Danh sách đã mở rộng các kỹ thuật công nghệ bị kiểm soát xuất khẩu, bao gồm các quy định mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Danh sách này đã bổ sung hạn chế xuất khẩu những “kỹ thuật phục vụ việc lan truyền thông tin được cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu”. Nằm trong danh sách này có nghĩa là các doanh nghiệp phải được chính phủ phê duyệt để xuất khẩu một số kỹ thuật công nghệ nhất định.
Việc ĐCSTQ sửa đổi nội dung của danh sách được cho là nhắm vào một thuật toán dùng để thúc đẩy việc lan truyền thông tin của ứng dụng video TikTok ở một phiên bản đang chờ tung ra thị trường.
Để bảo vệ ninh quốc gia, Tổng thống Hoa Kỳ Trump, vào tháng Tám, đã ban hành một lệnh hành pháp cấm các công ty và cá nhân Hoa Kỳ giao dịch với TikTok từ ngày 15/9, và yêu cầu Bytedance chuyển quyền sở hữu TikTok cho một doanh nghiệp Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày. Các công ty Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Wal-Mart hiện đang đàm phán với ByteDance để mua lại TikTok.
Thuật toán cốt lõi giúp TikTok trở nên phổ biến là một “vũ khí bí mật” của ByteDance. Về cơ bản Tik Tok dựa trên một thuật toán lan truyền thông tin để thu hút hàng trăm triệu người dùng.
Tờ Financial Times của Anh cho biết, một phần lý do khiến TikTok gây nghiện là nhờ vào thuật toán này. Thuật toán này sẽ giới thiệu video mới đến người dùng một cách hiệu quả dựa trên việc phân tích lịch sử duyệt web trước đó của họ.
The Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn thạo tin nói rằng các cuộc đàm phán của doanh nghiệp tại Mỹ nhằm mua lại TikTok đang gặp trở ngại. Nút thắt của vấn đề nằm ở chỗ liệu thuật toán cốt lõi của Tik Tok có nằm trong giao dịch hay không.
Với kỹ thuật giới thiệu thông tin theo sở thích của người dùng và mở rộng lưu lượng truy cập bằng các thuật toán, ByteDance đã phát triển hàng chục ứng dụng như Douyin, Toutiao, Video Dưa hấu, Video Volcano, v.v. Mô hình tương tự đã được sao chép cho các sản phẩm bán ra nước ngoài và nó trở thành các sản phẩm như TikTok, TopBuzz và Vigo Video.
Một bài viết của WSJ vào ngày 3/9 đã tiết lộ một số bí mật trong thuật toán cốt lõi của TikTok, đó là: nếu người dùng ca ngợi ĐCSTQ sẽ nhận được lượt xem cao.
Ví dụ: Một thanh niên 23 tuổi có tài khoản Tik Tok lấy tên là Asaday ban đầu chỉ có hơn 2.000 người đăng ký theo dõi, nhưng đến giữa tháng Năm, số lượng người đăng ký đã tăng lên hơn 90.000 người. Lý do là Asaday đã cho đăng một video dài 13 giây ca ngợi ĐCSTQ vào tháng Tư.
“Tôi không thấy bất kỳ sự tăng trưởng [lượng người đăng ký theo dõi] trên trang của mình cho đến khi tôi thực hiện video đùa cợt đó”, tài khoản Asaday cho biết.
Bài viết của WSJ cũng dẫn lời một số người dùng nói rằng họ làm video ca ngợi ĐCSTQ vì tin rằng nó giúp thu hút khán giả trên Tik Tok.
Jana Pugsley, một sinh viên tại Đại học Pennsylvania nói rằng cô cũng đã thử nghiệm theo cách này. Trong một video cô đã gọi chủ tịch Trung Quốc là “anh trai tôi Tập Cận Bình” và nói ĐCSTQ đã “làm rất tốt trong việc điều hành đất nước”. Cô cho biết số lượt xem trên tài khoản của cô bắt đầu tăng lên khoảng ba ngày sau khi video được đăng tải.
Những người quản lý Tik Tok tiết lộ rằng số lượt người xem video trên ứng dụng của họ không liên quan trực tiếp tới số người đăng ký theo dõi tài khoản, ngay cả khi tài khoản không có người đăng ký, miễn là nội dung của nó “đủ tốt” thì sẽ nhanh chóng thu hút được hàng triệu lượt xem.
Nhà bình luận thời sự Li Linyi phân tích rằng ĐCSTQ đột ngột hạn chế bán thuật toán của TikTok là một động thái kỳ lạ. Nhiều phần mềm video trên thế giới hiện đang sử dụng các thuật toán tương tự. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu thuật toán của Tik Tok có liên quan đến hoạt động tuyên truyền bí mật của ĐCSTQ khiến ứng dụng này bị hạn chế bán hay không.
Vào tháng Tám năm nay, một số hãng truyền thông gồm Wall Street Journal, Forbes, The Guardian và BBC đã đưa tin rằng TikTok kiểm duyệt các thông tin chính trị nhạy cảm với ĐCSTQ, bao gồm Pháp Luân Công, Quảng trường Thiên An Môn, Tây Tạng, Đài Loan, v.v. Trong số đó, thông tin Pháp Luân Công thuộc vào loại xét duyệt nghiêm ngặt của TikTok.

WeChat là cái bẫy đối với cộng đồng người dùng

bên ngoài Trung Quốc?

Bình luậnVăn Thiện
Vào ngày 6 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hai lệnh hành pháp cấm giao dịch của Hoa Kỳ với các công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, công ty sở hữu TikTok và Tencent, chủ sở hữu của WeChat.
Không rõ chính xác các lệnh cấm sẽ dẫn đến điều gì, nhưng lệnh cấm đối với WeChat có thể sẽ tạo ra sự gián đoạn đáng kể cho giao dịch kinh doanh và liên lạc giữa những người ở Trung Quốc và Hoa Kỳ và có thể ảnh hưởng đến cả phần còn lại của thế giới. Mặc dù lệnh cấm có thể gây ra lo lắng và khó chịu, mối đe dọa mà WeChat đặt ra cũng cần được xem xét nghiêm túc. WeChat không chỉ là một công cụ cho nhiều người dùng; nó là một cái bẫy.
Với hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, WeChat là một siêu ứng dụng kết hợp các chức năng của mạng xã hội, nhắn tin, dịch vụ tài chính, du lịch, giao đồ ăn, gọi xe và các ứng
dụng khác. Nó thuận tiện đến mức đối với người dân Trung Quốc, việc không có WeChat cũng như không có điện thoại thông minh.
Kết quả thu được của Wechat bên trên một phần là do chính sách có chủ ý. Chính phủ Trung Quốc đóng cửa các công ty công nghệ nước ngoài, thiết lập Vạn lý Tường lửa (Great Firewall) để chặn các trang web không tuân thủ chế độ kiểm duyệt của họ và phạt những người cố gắng vượt qua nó. Đồng thời, Bắc Kinh nuôi dưỡng một số nền tảng trong nước như WeChat, sử dụng nó để kiểm duyệt và giám sát người dùng. Ứng dụng cũng phải giao dữ liệu người dùng cho chính phủ khi cái gọi là thông tin nhạy cảm được phát hiện. Các đơn vị cảnh sát an ninh mạng của chính quyền cũng trực tiếp tham gia vào các công ty Internet lớn.
Do đó, WeChat đã trở thành một hệ sinh thái kỹ thuật số hoàn chỉnh, nơi mọi người ở Trung Quốc sống toàn bộ cuộc sống số của họ và họ bị mắc kẹt trong môi trường thông tin được kiểm duyệt mà không có sự lựa chọn.
Bất kỳ ai ở nước ngoài muốn kết nối với mọi người ở Trung Quốc đều phải sử dụng những gì có sẵn ở Trung Quốc và do đó cũng bị cuốn vào guồng máy kiểm duyệt và giám sát của chính phủ Trung Quốc. Người dùng WeChat quốc tế ước tính vào khoảng từ 100 triệu đến 200 triệu; trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu gần đây của Citizen Lab cho thấy WeChat giám sát người dùng bên ngoài Trung Quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm duyệt các tài khoản đăng ký tại Trung Quốc. Do người dùng quốc tế chịu sự điều chỉnh của các điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật của Singapore, nên không rõ liệu WeChat có chia sẻ thông tin này với chính phủ Trung Quốc hay không. Nhưng cần nhớ rằng tất cả các công ty Trung Quốc đều phải chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Ngăn chặn tự do ngôn luận mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc
Do vị trí trung tâm của WeChat trong việc thu thập thông tin và giao tiếp giữa cộng đồng người Trung Quốc, đặc biệt là những người nhập cư thế hệ đầu tiên từ Trung Quốc, nên là một nguồn thực sự đáng quan tâm đối với những nơi khác.
Trong vài năm qua, nhiều người trong số các thành viên cộng đồng người Hoa ở nước ngoài trên khắp thế giới chỉ muốn sử dụng WeChat để giao tiếp, chủ yếu là vì họ chưa cài đặt bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào khác.
Chắc chắn, một số người nhập cư cũng có WhatsApp và một số sử dụng Telegram. Nhưng mọi người đều có WeChat, vì vậy, theo lẽ tự nhiên, mọi người tụ tập trên ứng dụng này. Sức hút của WeChat mạnh đến mức việc giao tiếp giữa những người nhập cư Trung Quốc thế hệ đầu tiên thường chỉ được thực hiện thông qua ứng dụng.
Luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty Internet phải lưu trữ nhật ký Internet và dữ liệu liên quan trong ít nhất sáu tháng để hỗ trợ việc thực thi pháp luật. Chính sách quyền riêng tư của WeChat lưu ý rằng nó có thể cần phải “giữ lại, tiết lộ và sử dụng” thông tin người dùng theo yêu cầu từ chính phủ. Do đó, chính phủ Trung Quốc có thể – nếu muốn – biết rất nhiều về những người đã rời Trung Quốc, cho đến những thứ như ai sẽ gặp ai, vào thời gian nào và ở đâu. Và bởi vì WeChat cũng là một ứng dụng thanh toán, nó có thể xem họ gửi tiền cho ai hoặc họ nhận tiền từ ai hoặc thậm chí ai trả tiền cho bữa tối.
WeChat cũng là nơi nhiều thành viên của cộng đồng người Hoa bị lấy thông tin, bao gồm cả về các quốc gia họ nhập cư. Một cuộc khảo sát về những người nói tiếng Quan Thoại ở Úc cho thấy 60% trong số những người được thăm dò xác định WeChat là nguồn tin tức và thông tin chính của họ, trong khi chỉ 23% cho biết họ thường xuyên truy cập tin tức từ các phương tiện truyền thông chính thống của Úc như Australian Broadcasting Corporation và Sydney Morning Herald.
Một số ấn phẩm phổ biến nhất phục vụ cho cộng đồng người hải ngoại cũng bắt nguồn từ WeChat. Để thu hút độc giả, các phương tiện truyền thông truyền thống bằng tiếng Trung Quốc đã phát hành thông qua WeChat. Theo nghĩa này, tin tức do một hãng truyền thông địa phương nói tiếng Hoa ở New York sản xuất sẽ được kiểm duyệt ở Bắc Kinh trước khi đến được với cộng đồng nói tiếng Hoa ở New York.
Chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao người nhập cư Trung Quốc vẫn chủ yếu đọc tin tức từ WeChat trong khi các nguồn thông tin khác – chưa bị kiểm duyệt bởi chính phủ Trung Quốc – luôn sẵn có. Đầu tiên, đó là sức mạnh của thói quen. Tất cả chúng ta đều sử dụng thông tin từ các kênh mà chúng ta đã quen thuộc. Sau đó là cách nói và cách viết được chia sẻ cùng những kinh nghiệm văn hóa và lịch sử chung gắn bó những người lớn lên ở Trung Quốc.
Có lẽ hơi độc đáo đối với người Trung Quốc đại lục, lớn lên trong một môi trường mà việc kiểm soát thông tin bao trùm, họ biết rằng những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc là kết quả của ý định ác ý của “thế lực nước ngoài”. Họ được dạy và tin vào một nhà nước độc Đảng.
Tác động của việc sống trực tuyến trong hệ sinh thái của WeChat có nghĩa là những người bên ngoài Trung Quốc phải chịu sự kiểm duyệt và tuyên truyền giống người trong nước, điều này định hình thế giới quan của họ theo những cách mà chính phủ Trung Quốc muốn. Ngay cả những người chỉ sử dụng WeChat để giao tiếp với mọi người ở Trung Quốc nói chung cũng nhận thức được khả năng kiểm duyệt và giám sát của nó.
Các quy tắc kiểm duyệt của chính phủ không bao giờ rõ ràng, và việc thực thi là nhất quán. Không ai biết đường màu đỏ ở đâu. Vì vậy, để an toàn, bạn cố gắng tránh xa các vấn đề nhạy cảm. Khi bạn không thể nói về điều gì đó, bạn dần dần học cách tránh nghĩ về nó ngay từ đầu. Sau khi tự kiểm duyệt trở thành một hành vi đã ăn sâu, chuyển sang sống trong môi trường tự do không có nghĩa là bạn có thể rũ bỏ ngay những thói quen cũ. Nó có thể mất cả đời.
Chính phủ Hoa Kỳ nên giải quyết các mối đe dọa cụ thể của WeChat đối với nhân quyền của người dân trên đất nước của mình một cách tương xứng, minh bạch và hợp pháp, tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Ví dụ, để giảm thiểu tác hại của WeChat, chính phủ Hoa Kỳ nên đầu tư vào các công nghệ mã nguồn mở có thể cho phép người dân ở Trung Quốc dễ dàng vượt qua kiểm duyệt và cung cấp các kênh liên lạc khác. Chính phủ Hoa Kỳ cũng nên hỗ trợ các phương tiện truyền thông độc lập bằng tiếng Trung để những người nói tiếng Trung có thể có nhiều lựa chọn về tin tức và thông tin không bị kiểm duyệt. Nhưng về cơ bản nhất, Hoa Kỳ nên tăng cường luật bảo vệ dữ liệu của chính mình. Nếu tất cả các công ty được yêu cầu thực hành giảm thiểu dữ liệu cho tất cả người dùng ở Hoa Kỳ, thì nguy cơ dữ liệu bị thu thập bởi bất kỳ tác nhân nào, nước ngoài hay trong nước, sẽ giảm mạnh.
WeChat bắt đầu như một dự án tại trung tâm nghiên cứu và dự án Tencent Quảng Châu vào tháng 10 năm 2010. Phiên bản gốc của ứng dụng được Allen Zhang viết và được Ma Huateng, CEO của Tencent đặt tên là “Weixin” và ra mắt vào năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ phát triển thị trường thương mại điện tử nước này, ví dụ như trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 2015).
Đến năm 2012, khi số lượng người dùng đạt 100 triệu, Weixin đã được đổi tên thành “WeChat” cho thị trường quốc tế.
WeChat đã có hơn 889 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong năm 2016. Kể từ năm 2019, người dùng hoạt động hàng tháng của WeChat đã tăng lên ước tính một tỷ. Sau khi ra mắt thanh toán WeChat vào năm 2013, người dùng của nó đã đạt 400 triệu vào năm sau, 90% trong số họ ở Trung Quốc. Để so sánh, Facebook Messenger và WhatsApp (2 dịch vụ nhắn tin quốc tế nổi tiếng khác ở phương Tây) có khoảng một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong năm 2016 nhưng không cung cấp hầu hết các dịch vụ khác có sẵn như trên WeChat. Trong quý 2 năm 2017, doanh thu từ quảng cáo trên mạng xã hội của WeChat là khoảng 0,9 tỷ USD so với tổng doanh thu của Facebook là 9,3 tỷ USD, 98% trong số đó là từ quảng cáo trên mạng xã hội. Doanh thu của WeChat từ các dịch vụ giá trị gia tăng là 5,5 tỷ USD.
Văn Thiện
Theo hrw, wikipedia

Động thái mới của ông Tập cho thấy

chiến thuật phân biệt Trung Quốc với ĐCSTQ

 của ông Trump đã phát huy tác dụng?

Phụng Minh
Hành động của ông Tập Cận Bình mới đây được các chuyên gia phân tích là biểu hiện của sự lo sợ…
Ngày 3/9, tại Đại lễ đường Bắc Kinh nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Nhật, ông Tập Cận Bình đã 5 lần nói câu “tuyệt nhiên không đáp ứng” đối với việc ngăn cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với người dân Trung Quốc. Sự việc đã gây náo động trên Internet, nhiều người dùng mạng Trung Quốc cũng đã để lại lời nhắn ngay sau bài phát biểu của ông Tập: “Tôi thay mặt tổ tiên mười tám đời hứa là sẽ đáp ứng“, “tôi đáp ứng, tuyệt nhiên đáp ứng…”.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, thái độ mạnh mẽ lần này của Tập Cận Bình để trói chặt ĐCSTQ và người dân Trung Quốc lại với nhau, là vì Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh sự tách biệt giữa chế độ ĐCSTQ và người dân Trung Quốc, biểu hiện này của Hoa Kỳ đã khiến Tập Cận Bình sợ hãi, theo Soundofhope.
Tại hội nghị chuyên đề ngày hôm đó, Tập Cận Bình đã công khai nói lớn: “Bất kỳ ai và bất kỳ thế lực nào cố gắng bôi nhọ lịch sử của ĐCSTQ, xuyên tạc con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tìm cách tách ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc, áp đặt ý chí lên Trung Quốc thông qua bắt nạt và phá hoại Trung Quốc, người dân Trung Quốc tuyệt nhiên sẽ không đáp ứng”.
Năm lần nói “tuyệt nhiên không đáp ứng” của ông Tập đã được lan truyền trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý lớn của mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc. Trên Weibo, một số lượng lớn cư dân mạng đã để lại lời nhắn trên các tài khoản chính thức của China News Network và Global Times: “Tôi thay mặt tổ tiên 18 đời, đáp ứng”; “Ông có dám trưng cầu dân ý xem dân có đáp ứng hay không?”… nhưng những tin nhắn này đã bị xóa sau khi chỉ tồn tại được thời gian ngắn.
Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành, người đã có bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ vài ngày trước, nói với Đài Á Châu Tự do rằng, với tư cách là một người được Tân Hoa xã công nhận là công dân Trung Quốc, “tôi có thể nói rõ: Tôi đáp ứng! Tôi nghĩ rằng người dân Trung Quốc nên được thế giới giải cứu khỏi ách thống trị của ĐCSTQ…”
Ông Trần cho rằng: “Người dân Trung Quốc có đáp ứng hay không, hẳn là phải do người dân Trung Quốc nói. Nay ông thay người dân nói chuyện? Chẳng phải ông được người dân bầu chọn bằng phiếu bầu? Người dân Trung Quốc có quyền tự do phát biểu không?“
Đối phó với chiến thuật của Hoa Kỳ?
Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng 5 lần “tuyệt nhiên không đáp ứng” của ông Tập là nhắm vào việc các chính trị gia Hoa Kỳ liên tục phân tách ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây trong bài phát biểu trước quốc hội Séc, một lần nữa chỉ trích ĐCSTQ đã bắt cóc người Trung Quốc, và thế giới tự do sẽ thắng thế. “Đảng này (ĐCSTQ) luôn đặt bản thân lên hàng đầu … ĐCSTQ đã hoàn toàn tách khỏi người dân Trung Quốc. Tin tốt là những người bảo vệ tự do trên toàn thế giới đã quyết định bảo vệ lý tưởng của họ, và quyết tâm của họ ngày càng tăng cao”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 18/7 cho biết “sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không khiến các nhà lãnh đạo Mỹ lo lắng, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc dưới sự cầm quyền của ĐCSTQ mới là điều đáng lo ngại”.
Khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đọc bài phát biểu về chính sách Trung Quốc vào tháng 10/2019, ông đã tuyên bố rằng “người dân Mỹ muốn người dân Trung Quốc có cuộc sống tốt hơn … mọi thứ cho thấy ĐCSTQ đã tách biệt với thế giới trong nhiều thập niên”.
Ngoài ra, tờ Thời báo New York gần đây đưa tin rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc cấm các đảng viên ĐCSTQ và người thân nhập cảnh vào Hoa Kỳ, có nghĩa là Hoa Kỳ đang hành động bằng cách phân biệt các đảng viên ĐCSTQ với người Trung Quốc. Soundofhope dẫn lời chuyên gia bình luận cho biết, Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với sự phân biệt giữa ĐCSTQ và Trung Quốc, ĐCSTQ và người dân Trung Quốc.
Để đối phó với việc Hoa Kỳ tách ĐCSTQ khỏi người Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh và Uông Văn Bân đã chỉ trích Hoa Kỳ xúi giục ly gián mối quan hệ của ĐCSTQ với người dân Trung Quốc.
Mặc dù Tập Cận Bình lần này không điểm danh tên Hoa Kỳ, nhưng việc ông dùng từ “người Trung Quốc” và khẳng định “tuyệt nhiên không đáp ứng”, được cho là một pha phản công đối với chiến lược nêu trên của Hoa Kỳ. Một số nhà quan sát chỉ ra rằng ĐCSTQ thường tự ràng buộc mình với nhân dân, ràng buộc một đảng và đất nước với nhau và kích động chủ nghĩa dân tộc. Đây là một phương pháp tẩy não nhất quán. Hoa Kỳ đã có một chiến lược rất thông minh để phân biệt Trung Quốc với người Trung Quốc.
Tập Cận Bình lo sợ?
Theo Dương Kiến Lợi, người sáng lập tổ chức nhân quyền “Lực lượng công dân”, ông Tập Cận Bình đã lớn tiếng vào thời điểm này là không tách nhân dân ra khỏi đảng, và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã tuyên bố rằng “nhân dân Trung Quốc là tường đồng vách sắt của ĐCSTQ” vào tuần trước. Điều này chứng tỏ rằng ĐCSTQ đang sợ tính bất hợp pháp của chế độ sẽ bị phơi bày.
Dương Kiến Lợi nói: “Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ hiểu rất rõ rằng ĐCSTQ đang bắt cóc người dân Trung Quốc, và theo một nghĩa nào đó thì ĐCSTQ là kẻ cướp. Chính vì lý do này mà lãnh đạo ĐCSTQ rất lo lắng”. “Tách rời hai bên (ĐCSTQ và người dân Trung Quốc) sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh của chế độ này”.
Hàn Liên Triều, một nhà hoạt động nhân quyền ở Hoa Kỳ cũng đã tweet rằng “5 lần ‘tuyệt nhiên không đáp ứng của Tập Cận Bình minh họa chính xác 5 sự thật mà ông ấy lo sợ, đặc biệt là chính sách của Hoa Kỳ nhằm phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, làm cho kế sách bắt cóc 1,4 tỷ người của ông ta khó thành. ĐCSTQ không bền vững và ý thức hệ của nó dựa trên sự dối trá. Thế giới tự do sẽ thực hiện các biện pháp phân quyền từng bước một và người dân Trung Quốc cũng sẽ tuyệt nhiên không đáp ứng việc làm nô lệ nhiều đời cho ĐCSTQ”.
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm tách ĐCSTQ ra khỏi người dân Trung Quốc nhất định sẽ khiến nhiều người Trung Quốc suy nghĩ rộng hơn. Về vấn đề này, bà Thái Hà, cựu giáo sư của trường Đảng trung ương ĐCSTQ cũng rất ủng hộ.
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, bà nói rằng chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã không hoàn toàn nhận ra sự lừa dối của ĐCSTQ trước đây. Họ đã mắc sai lầm trong nhận định của mình về một số vấn đề, nhưng sau khi sự việc bùng phát ở Vũ Hán, giới tinh hoa Mỹ đã thực sự nhìn rõ ĐCSTQ. “Vì vậy, đối với bài phát biểu của Pence, bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo, tôi rất ủng hộ. Tôi đặc biệt ủng hộ việc tách ĐCSTQ ra khỏi nhân dân Trung Quốc. Nếu không lật đổ chế độ chuyên quyền và chế độ toàn trị, nền dân chủ hiện đại của Trung Quốc sẽ không bao giờ có được. Và chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, tôi nghĩ họ đã tương đối hiểu rồi, nhưng đừng dao động, không cần dao động”.
Theo Chu Yunjuan, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch

Các công ty dược phẩm tìm cách trấn an

công chúng  khi nỗi lo về việc sản  xuất

vaccine coronavirus chịu áp lực chính trị

Hôm thứ Bảy (05/09/2020), CNBC cho biết một nhóm các công ty dược phẩm đang cạnh tranh đưa vaccine coronavirus ra thị trường đang chuẩn bị tuyên bố vào tuần sau rằng, họ sẽ không xin phép chính phủ phê duyệt cho đến khi thu thập đủ dữ kiện bảo đảm vaccine an toàn và hiệu quả.
Dự kiến hãng Pfizer, Johnson & Johnson, Moderna và Sanofi sẽ cùng đưa ra tuyên bố. Cam kết được đưa ra giữa lúc các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng bày tỏ lo lắng rằng chính quyền tổng thống Trump đang gây áp lực lên các cơ quan quản trị, đặc biệt là Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) để cấp phép một loại vaccine trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020.
Theo tờ Wall Street Journal, các công ty dược sẽ xin phép chỉ sử dụng vaccine khẩn cấp hoặc giấy phép của chính phủ dựa trên “bằng chứng đủ tin cậy về tính an toàn và hiệu quả” từ các thử nghiệm lâm sàng ở  giai đoạn ba. Các cơ quan quản trị và các công ty dược phẩm đã và đang chạy đua để đưa ra thị trường một loại vaccine coronavirus hiệu quả và an toàn.
Coronavirus đã lây nhiễm cho hơn 26.6 triệu người và giết chết ít nhất 875,400 người trên khắp thế giới. Các chuyên gia dịch tễ học khuyến báo rằng mùa đông có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn. Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ kim tài trợ cho việc phát triển 6 loại vaccine khác nhau thông qua chiến dịch Operation Warp Speed của chính quyền tổng thống Trump, nhằm nhanh chóng đưa vaccine và phương pháp điều trị Covid-19 ra thị trường.
Ba công ty, Moderna, Pfizer và AstraZeneca, đang thử nghiệm vaccine của họ trên các tình nguyện viên trong giai đoạn ba. (BBT)

Điều trị Covid-19: Dùng Vitamin D3 kết hợp

hydroxychloroquine cho ra kết quả tích cực

Hương Thảo
Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Tạp chí Hóa sinh Steroid và Sinh học Phân tử, những bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có thể cải thiện nếu được cung cấp vitamin D3, hydroxychloroquine (thuốc trị sốt rét) và azithromycin (thuốc trị nhiễm trùng so vi khuẩn).
Nghiên cứu đã sử dụng một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên ở những bệnh nhân bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha.
Tất cả các bệnh nhân được chọn cho nghiên cứu đều được dùng hydroxychloroquine và azithromycin, và một nhóm trong đó cũng được cung cấp vitamin D3 (calcifediol).
Theo tờ Washington Examiner, hydroxychloroquine là một loại thuốc cầu trùng có thể vận chuyển các phân tử nhất định qua màng tế bào chuyên dùng để trị sốt rét, trong khi azithromycin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi.
Trong số 50 bệnh nhân được điều trị bằng vitamin D3, chỉ có hai người bị đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, trong khi trong số 26 bệnh nhân không được cung cấp vitamin D3, có 13 người phải nhập viện và hai người trong số họ đã tử vong.
Nghiên cứu chỉ giới hạn ở số lượng mẫu 76 bệnh nhân, vì vậy vẫn chưa rõ vitamin D3 và hydroxychloroquine hiệu quả đến đâu trong điều trị bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do COVID-19.
Hydroxychloroquine đã đóng một vai trò quan trọng trong điều trị chứng nhiễm trùng của bệnh nhân nhiễm COVID-19, theo một nghiên cứu công bố ngày 4/9 bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Các đơn thuốc được kê bao hàm thành phần hydroxychloroquine trong điều trị đã tăng gấp 80 lần kể từ tháng 3.
Tạp chí Forbes cho biết:
“Các đơn thuốc mới được kê bởi các chuyên gia vốn bình thường không kê loại thuốc này này đã tăng từ 1.143 vào tháng 2 lên đến 75.569 vào tháng 3, tăng gấp tám mươi lần so với cùng kỳ năm ngoái”.
Theo đài ABC News, Tổng thống Donald Trump, được biết đến với việc thúc đẩy việc sử dụng loại thuốc này, đã yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép sử dụng loại thuốc này sớm trong đại dịch.
Ông đã viết trên Twitter cá nhân hồi đầu tháng 3:
“HYDROXYCHLOROQUINE & AZITHROMYCIN, khi kết hợp với nhau, có khả năng thực sự trở thành một trong những người thay đổi cuộc chơi lớn nhất trong lịch sử y học. FDA đã làm được những việc to lớn — Cảm ơn các vị! Hy vọng rằng CẢ HAI loại thuốc này sẽ… được đưa vào sử dụng NGAY LẬP TỨC. NHIỀU NGƯỜI ĐANG CHẾT, HÃY HÀNH ĐỘNG NHANH và CHÚA PHÙ HỘ MỌI NGƯỜI!”.
Bác sĩ TS Harvey A. Risch, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng ĐH Yale, cho biết dựa trên những phát hiện gần đây rằng, thuốc hydroxychloroquine “đã bị xuyên tạc rộng rãi trong cả báo cáo lâm sàng và phương tiện truyền thông đại chúng”.
Trong một bài báo của Trường Y tế Công cộng ĐH Yale có chỉ ra, “Năm nghiên cứu, bao gồm hai thử nghiệm lâm sàng đối chứng, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong điều trị ngoại trú của loại thuốc này. Hydroxychloroquine và azithromycin đã được dùng làm tiêu chuẩn chăm sóc đối với hơn 300.000 người lớn tuổi có tiền sử mắc đa bệnh”.
Theo The BL
Hương Thảo biên dịch

Mỹ: Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở 22 bang

Số ca nhiễm virus Corona gia tăng tại 22 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, theo thống kê của Reuters.
Theo hãng tin Anh, mới ba tuần trước, số ca dương tính chỉ tăng ở ba bang là Hawaii, Illinois và South Dakota.
Tin cho hay, phần lớn 22 tiểu bang nơi các ca gia tăng nằm ở những khu vực ít dân cư ở miền nam và vùng Trung Tây.
Theo Reuters, tình trung bình, South Dakota ghi nhận số trường hợp nhiễm nhiều nhất trong 2 tuần qua, tăng 126%.
Số ca COVID-19 cũng tăng nhanh ở Iowa với 13.600 trường hợp mới trong vòng hai tuần qua, trong khi North Dakota xác nhận 3.600 ca mới trong cùng thời kỳ.
Trong khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc giảm từ mức đỉnh ghi nhận hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ bước vào kỳ nghỉ lễ Lao động với 44 nghìn ca mới một ngày, tức tăng gấp đôi trước Ngày lễ Chiến sĩ trận vong hồi cuối tháng Năm.
Về con số tử vong, trung bình có khoảng 1 nghìn người chết ở Mỹ vì COVID-19.
Tới nay, tổng số người qua đời vì virus Corona ở Mỹ sắp tiến gần tới 190 nghìn ca – tỷ lệ cao nhất trên thế giới, theo Reuters.

Đảng Cộng Hòa và bà Nancy Pelosi đồng ý đưa ra

một nghị quyết tạm thời để tránh đóng cửa chính phủ

Vào chủ nhật (ngày 6 tháng 9), Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết mặc dù Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối đàm phán về một gói viện trợ coronavirus thứ năm trừ khi đảng Cộng hòa sẵn sàng chi ít nhất 2.5 nghìn tỷ mỹ kim, bà đã đồng ý với việc đưa ra một nghị quyết tạm thời để ngăn chính phủ đóng cửa. Bộ trưởng cho biết thêm rằng nghị quyết tạm thời sẽ giúp chính phủ có ngân sách đến hết tháng 12 năm nay.
Theo ông Mnuchin, nghị quyết này sẽ tách biệt khỏi các cuộc đàm phán cho một dự luật kích thích kinh tế mới như Đạo luật CARES. Ông cũng cho biết trong khi bà Pelosi muốn một gói kích thích quy mô lớn, ông tin rằng cách tiếp cận hẹp hơn là an toàn hơn vào thời điểm này.
Chuyển hướng sang quan hệ quốc tế, ông Mnuchin nhắc đến câu hỏi liệu Hoa Kỳ có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran hay không, sau khi các quốc gia vẫn nằm trong thỏa thuận nguyên tử Iran cho biết Hoa Kỳ không có tư cách pháp lý để làm như vậy. Bộ trưởng cho biết Tổng thống Trump sẽ không cho phép Iran có được vũ khí nguyên tử hoặc làm tổn thương các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực. Sau đó, ông bác bỏ quan điểm cho rằng Tổng thống Trump thiếu tôn trọng các cựu chiến binh Hoa Kỳ.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ báo Atlantic đưa tin cho rằng vị Tổng thống Cộng hòa đã miệt thị những ngườị những người từng phục vụ trong quân đội. Cuối cùng, ông Mnuchin đã nói về các dự đoán tương lai và nhu cầu giải quyết nợ quốc gia, nhận định rằng sau khi đại dịch trở thành dĩ vãng, chính phủ có thể quay lại giải quyết nợ nần. (BBT)

Biểu tình ở Portland diễn ra 100 ngày liên tiếp

Tin từ Portland, Oregon – Vào tối thứ Sáu (05/09/2020), khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở Portland trong 100 ngày liên tiếp, chính quyền đã công bố các tài liệu bổ sung chi tiết của vụ án một người biểu tình cánh hữu bị bắn chết vào cuối tuần trước.
Các tài liệu bao gồm các video an ninh cho thấy nghi can, Michael Forest Reinoehl đã đi vào một nhà để xe và đặt tay ở thắt lưng trước khi đi theo nạn nhân Aaron “Jay” Danielson, người ủng hộ Patriot Prayer.
Danielson khi đó đang cầm bình xịt hơi cay, một dùi cui và có một khẩu súng lục đã nạp đạn ở đeo ở thắt lưng. Các tài liệu bổ sung dùng để hỗ trợ các cáo buộc giết người cấp độ hai đối với ông Reinoehl, người ủng hộ antifa. Vào chiều thứ Bảy (05/09/2020), hàng trăm người đã tập trung tại một công viên ở Vancouver, Washington, để tưởng niệm ông Danielson, họ vẫy cờ Hoa Kỳ và nghe nhạc.
Các cuộc biểu tình ở Portland bắt đầu vào cuối tháng 05/2020 sau vụ cảnh sát giết chết George Floyd ở Minneapolis, và thường có tình trạng phá hoại và bạo lực. Portland tiếp tục có biểu tình vào đêm thứ Sáu (04/09/2020) và sáng sớm thứ Bảy (05/09/2020), cảnh sát đã tuyên bố một cuộc tụ tập bất hợp pháp và bắt giữ 27 người.
Cảnh sát tiểu bang Oregon đã hỗ trợ cảnh sát địa phương tại cuộc biểu tình. Cảnh sát tiểu bang đã thường xuyên giúp đỡ cảnh sát địa phương trong các cuộc biểu tình cho đến khi rút lui vào đầu tháng 08/2020. Họ đã được bố trí trở lại vào thứ Sáu (04/09/2020) chỉ vài ngày sau khi thống đốc Kate Brown thông báo về việc sẽ cử lực lượng cảnh sát tiểu bang đến. (BBT)

Mỹ: Cảnh sát bắt thêm 15 người biểu tình ở Portland

Cảnh sát bắt thêm 15 người biểu tình đêm 6/9 trong cuộc phản đối kéo dài hơn 100 ngày qua ở Porland, Oregon, mà đôi khi trở nên bạo lực, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết rằng không ai bị thương.
Tin cho hay, 15 người bị truy tố các tội danh như gây rối trật tự công cộng và sở hữu thiết bị nguy hiểm.
Portland đã chứng kiến các cuộc biểu tình hàng đêm suốt hơn 3 tháng qua. Nhiều cuộc đối đầu xảy ra không chỉ giữa cảnh sát và người xuống đường mà còn giữa phe nhóm cánh tả và cánh hữu, theo Reuters.
Các cuộc phản đối bùng ra ở Portland và khắp nước Mỹ sau cái chết hồi tháng Năm của người đàn ông da đen George Floyd sau khi bị một cảnh sát Minneapolis ghì gối vào cổ.
Tổng thống Trump tuần trước ký vào một biên bản ghi nhớ, đe dọa sẽ cắt ngân quỹ liên bang cho các thành phố bị coi là “vô luật”, trong đó có Portland.
Theo Reuters, đối thủ phía Đảng Dân chủ, ứng viên Joe Biden, đã cáo buộc ông Trump sử dụng lời lẽ kích động bạo lực.

Hơn 200 người đựợc trực thăng quân sự giải cứu

 trong đám cháy rừng ở California

Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Madera cho biết hơn 200 người đã được giải cứu bằng trực thăng của Lực lượng Vệ binh Quốc gia vào thứ Bảy và Chủ nhật khi ngọn lửa Creek Fire di chuyển nhanh về phía khu cắm trại trong Rừng Quốc gia Sierra.
Hai mươi người đã được vận chuyển đến các bệnh viện địa phương. Văn phòng Dịch vụ Khẩn cấp California cho biết máy bay trực thăng Black Hawk và Chinook đã được sử dụng cho các cuộc giải cứu bắt đầu vào cuối ngày thứ Bảy và diễn ra suốt đêm đến sáng Chủ Nhật.
Một phát ngôn viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia trước đó nói với CBS San Francisco rằng một trực thăng Chinook đã chở từ 50 đến 60 người di tản đầu tiên đến phi trường Fresno. Một số người trong số họ đã bị thương do ngọn lửa.
Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fresno đã đưa ra lệnh di tản toàn bộ khu vực Hồ Shaver trong Rừng Quốc gia Sierra. Đám cháy tạo ra một đám khói khổng lồ có thể nhìn thấy từ không gian. Creek Fire bao gồm ba đám cháy rừng:  Rừng Quốc gia Sierra, đã tiêu hủy 56 dặm vuông. Ngọn lửa nhảy qua sông chiều thứ bảy và đe dọa con đường duy nhất vào khu cắm trại Mammoth Pool Campground, ở San Francisco.
Ngọn lửa ở Rừng Quốc gia Sierra bùng phát vào đêm thứ Sáu và đã thiêu rụi 36,000 mẫu Anh vào sáng Chủ nhật. Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Oakland cho biết đã có nhiều vụ sét đánh vào đêm thứ Bảy. (BBT)

Lãnh đạo đảng đối lập Canada:

Nói ‘Không’ với chính quyền Trung Quốc

Phụng Minh
Ông cho biết “Người Canada nên biết sự khác biệt giữa Trudeau và tôi. Ông ấy nổi tiếng vì bày tỏ sự đánh giá cao đối với ĐCSTQ. Còn đất nước mà tôi ngưỡng mộ nhất là Canada, quốc gia mà tôi đã phục vụ cả đời”.
Mới đây, ông Erin O’Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada, đã nói rõ rằng thái độ của ông đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khác với chính phủ của đảng cầm quyền hiện tại. Ông sẽ thúc đẩy việc sử dụng “Đạo luật nhân quyền Magnitsky” để trừng phạt ĐCSTQ.
“Chúng ta phải có cách mạnh mẽ hơn để đối phó với việc Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada. Tôi đề xuất sử dụng đạo luật “Magnitsky” để áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt nên được sử dụng, khi ai đó không tuân theo các quy tắc quốc tế, khi công dân của chúng ta đã bị giam giữ
hơn 600 ngày”, ông O’Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada, cho biết khi được các phóng viên hỏi về thái độ của ông đối với Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 2/9.
Ông nói thêm: “Người Canada nên biết sự khác biệt giữa Trudeau và tôi. Ông ấy nổi tiếng vì bày tỏ sự đánh giá cao đối với ĐCSTQ. Còn đất nước mà tôi ngưỡng mộ nhất là Canada, quốc gia mà tôi đã phục vụ cả đời“.
Năm 2017, Canada đã thông qua Đạo luật Magnitsky, còn được gọi là Đạo luật Công lý cho Nạn nhân của các Quan chức tham nhũng nước ngoài. Dự luật này cho phép chính phủ liên bang có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền ở nước ngoài, bao gồm từ chối các cá nhân có liên quan nhập cảnh vào Canada, thực hiện các giao dịch kinh tế ở Canada hoặc có liên hệ kinh tế với người Canada ở nước ngoài.
Cựu quan chức ngoại giao Canada Kovrig và doanh nhân Spaffer đã bị bắt ở Trung Quốc vào tháng 12/2018 và bị buộc tội gián điệp vào tháng 6/2019. Đây được coi là đòn trả đũa của ĐCSTQ đối với việc Canada bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của các công tố viên Hoa Kỳ.
O’Toole nói rằng cộng đồng quốc tế không nên tiếp tục im lặng vì lợi ích kinh tế trước việc ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền. Thái độ của ông đối với ĐCSTQ có thể đã dựa trên kinh nghiệm bản thân. Là một luật sư, ông O’Toole đã điều tra vấn đề hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc; với tư cách là một người lính, ông nhìn thấy sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ và tham vọng của họ ở Bắc Cực, theo NTDTV.
Ông cho biết: “Tôi thấy ngày càng nhiều người ở Úc và các quốc gia khác cũng cứng rắn (chống lại ĐCSTQ). Tôi nghĩ đã đến lúc Canada phải thể hiện vai trò lãnh đạo“.
Ông cũng làm rõ rằng “khi nói về ĐCSTQ, chúng ta đang nhắm vào một chính phủ độc tài, không phải người dân Trung Quốc. Chúng ta phải phân biệt điều này”.
Theo NTDTV
Phụng Minh biên dịch

Mexico: Số người tử vong do Covid-19

tăng đột biến, các khu vực hết giấy chứng tử

Theo một số báo cáo, các khu vực của Mexico đã hết giấy chứng tử khi số người tử vong do virus corona ở nước này tiếp tục tăng cao. Theo Tạp chí phố Wall, tang lễ ở nhiều nơi nước này đang bị trì hoãn vì thiếu giấy chứng tử.
Các quan chức y tế cho biết, Bang Baja California, Bang Mexico và thành phố Mexico đã bắt đầu hết giấy chứng tử cách đây 2 tuần. Họ cho biết đang tiến hành in và phân phối 1 triệu giấy chứng tử mới. Điều phối viên các dịch vụ y tế của Bang Mexico, cho biết: “Tôi nhận được các cuộc gọi từ các bác sĩ gần như hàng ngày hỏi cung cấp thêm giấy chứng tử. Chúng ta đang trải qua một thời kỳ khan hiếm lớn”.
Mexico đã phải chịu mức độ thiệt mạng do Covid-19 cao thứ 4 trên thế giới. Hiện tổng số ca nhiễm là hơn 634.000 người, trong đó có hơn 67.500 ca tử vong. Một báo cáo cho biết, con số tử vong này có thể thấp hơn con số người chết thực tế.
Các số liệu mới của chính phủ cho thấy số người tử vong ở Mexico từ tháng 3 đến tháng 8 do mọi nguyên nhân là hơn 122.700 người, nhiều hơn so với các năm trước.
An Bình tổng hợp

Trung Quốc và Nga ‘triển khai gián điệp

để đánh cắp nghiên cứu vắc xin Covid của Mỹ’

Hương Thảo
Cuộc chạy đua vắc-xin virus corona đã kích hoạt một cuộc chiến tình báo. Gián điệp từ Trung Quốc, Nga và Iran đã nhắm mục tiêu vào các hãng công nghệ sinh học và trường đại học nghiên cứu của Mỹ nhằm đánh cắp dữ liệu, theo một báo cáo mới, theo Daily Mail.
Cơ quan tình báo của Mỹ và Anh đang giám sát hoạt động đánh cắp thông tin nghiên cứu vắc-xin của một số nước, trong bối cảnh Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 26 triệu người trên toàn cầu.
Theo New York Times, các tin tặc Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp dữ liệu từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) và các cơ sở học thuật nghiên cứu Covid-19 khác, vì khả năng bảo mật dữ liệu của các cơ sở này không bằng các hãng dược phẩm.
Trong số các nỗ lực gián điệp được phát hiện, các điệp viên Nga đã cố gắng thu thập dữ liệu nghiên cứu vắc-xin từ các trường đại học và cơ quan của Mỹ đặt tại Canada và Anh, theo tiết lộ của cục giám sát điện tử G.C.H.Q Anh quốc, cơ quan chuyên kiểm soát các đường cáp quang quốc tế.
Iran cũng đẩy mạnh các hoạt động đánh cắp nghiên cứu vắc-xin, các mối đe dọa gia tăng này đã buộc Mỹ phải tăng cường các nỗ lực giám sát gián điệp.
Theo một báo cáo mới, cuộc chạy đua vắc-xin Covid-19 đã kích hoạt một cuộc chiến tình báo, trong đó gián điệp từ Trung Quốc, Nga và Iran đã nhắm mục tiêu vào các hãng công nghệ sinh học và trường đại học nghiên cứu của Mỹ nhằm đánh cắp dữ liệu.
Một số hãng công nghệ sinh học Mỹ bị nhắm mục tiêu bao gồm Gilead Sciences, Novavax và Moderna.
Các quan chức cho biết, cho đến nay chưa có tập đoàn hoặc trường đại học nào công khai thông tin về bất kỳ nỗ lực đánh cắp dữ liệu nào nhắm vào họ. Nhưng một số nỗ lực hack đâm xuyên hệ thống phòng thủ để thâm nhập các hệ thống máy tính, theo một quan chức chính phủ Mỹ.
Cho đến nay mới chỉ có hai nhóm tin tặc từ Nga và Trung Quốc là được công khai danh tính.
Giới chức tình báo cho biết tin tặc từ Trung Quốc và Nga đang dò tìm các lỗ hổng mạng hàng ngày.
Hiện Mỹ đang tăng cường bảo vệ các trường đại học và tập đoàn tham gia nghiên cứu và sản xuất vắc-xin. Khối NATO, vốn thường chỉ giám sát động thái quân sự và khủng bố của Nga, hiện cũng đang giám sát kỹ lưỡng hoạt động đánh cắp nghiên cứu vắc-xin của Điện Kremlin, một quan chức phương Tây được chia sẻ thông tin tình báo cho biết.
“Sẽ rất lạ nếu họ [TQ] không cố gắng đánh cắp nghiên cứu y sinh có giá trị nhất đang tiến hành ngay bây giờ”, quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp Mỹ John C Demers đề cập đến Trung Quốc hồi tháng trước tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.
“[Dữ liệu nghiên cứu Vắc-xin] đem lại giá trị lớn từ góc độ tài chính và đem lại giá trị lớn hơn nữa từ góc độ địa chính trị”, ông nói thêm.
Tình báo Mỹ đã biết về các nỗ lực hack dữ liệu vắc-xin của Trung Quốc từ hồi đầu tháng 2.
Trung Quốc đã bị phát hiện sử dụng thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới để xúc tiến hoạt động gián điệp vắc-xin ở Mỹ và châu Âu, ví như cố gắng xâm nhập Đại học Bắc Carolina và các trường đại học khác.
FBI đã cảnh báo các quan chức ĐH Bắc Carolina trong những tuần gần đây về các nỗ lực tấn công mạng của Bắc Kinh, hai người thạo tin cho biết.
Các tin tặc Trung Quốc đã cố gắng đột nhập vào các hệ thống máy tính của khoa dịch tễ học của trường nhưng không xâm nhập được.
Các nỗ lực tấn  công mạng càng leo thang khi các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm các ứng viên vắc-xin và phương pháp điều trị kháng virus để tiến hành bình duyệt học thuật, một quan chức chính phủ cho biết.
Người phát ngôn ĐH Bắc Carolian Leslie Minton cho biết trường đã đầu tư cho việc ‘giám sát 24/7’ nhằm bảo vệ chống lại ‘các cuộc tấn công đe dọa liên tục từ các tổ chức được nhà nước bảo trợ’.
Để chống lại các nỗ lực xâm nhập mạng, Mỹ đã tăng cường bảo mật cho các trường đại học nghiên cứu và các cơ quan nghiên cứu vắc xin. Mỹ ghi nhận hơn 6 triệu ca nhiễm và hơn 188.000 ca tử vong do virus corona.
Cho đến nay, Trung Quốc đã tiến hành ‘nhiều cuộc xâm nhập’ hơn tiết lộ của Bộ Tư pháp trong một bản cáo trạng hồi tháng 7. Bản cáo trạng khi đó cáo buộc hai tin tặc làm việc cho ủy ban gián điệp thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc – cơ quan tình báo Trung Quốc – để đánh cắp thông tin và nghiên cứu vắc xin từ các hãng công nghệ sinh học của Mỹ.
Một số chuyên gia cảnh báo tình báo Trung Quốc ở Mỹ và các nơi khác đã cố gắng thu thập thông tin từ chính các nhà nghiên cứu, và có thể cố gắng tận dụng mối quan hệ đối tác nghiên cứu giữa các trường đại học Mỹ và các viện nghiên cứu của Trung Quốc nhằm đạt được điều này.
Ngày 22/7, chính quyền tổng thống Trump đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston. Chính quyền Trump cho biết đặc vụ Trung Quốc sử dụng nơi này như một tiền đồn để nhắm vào các chuyên gia y tế trong thành phố.
Cục giám sát điện tử của Anh G.C.H.Q. đã phát hiện ra nỗ lực tấn công của Nga khi tình báo Mỹ biết được các nỗ lực gián điệp của Trung Quốc.
Hồi tháng 7, các cơ quan tình báo của Anh, Mỹ và Canada cho biết một nhóm của Nga có tên là Cozy Bear đang tập trung thu thập số liệu nghiên cứu từ Đại học Oxford và hãng dược phẩm đối tác AstraZeneca.
Đây là nhóm tin tặc có liên kết với S.V.R. Cozy Bear – một trong những nhóm tin tặc đã đột nhập vào máy chủ của đảng Dân chủ hồi năm 2016.
“Đây thực sự là một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra các lỗ hổng và vá chúng, triển khai các bản vá đó trước khi kẻ thù phát hiện được và khai thác dữ liệu. Cuộc đua này gay cấn hơn mọi cuộc đua trong quá khứ”, Bryan S Ware, trợ lý giám đốc an ninh mạng của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết.
Ngày 11/8, Nga tuyên bố phê duyệt một loại vắc-xin Covid – nhưng thành công sớm của họ đã làm dấy lên nghi ngờ các nhà khoa học nước này phát triển dựa trên số liệu gián điệp và các nghiên cứu bị đánh cắp.
Các quan chức Mỹ cho biết các cơ quan phản gián của nước này thực hiện vai trò phòng thủ, tức là các cơ quan tình báo không được lệnh đánh cắp nghiên cứu về Covid-19 của các nước khác.
Hoạt động tấn công xâm nhập mạng đem lại nguy hiểm cho nghiên cứu của Mỹ vì quá trình trích xuất dữ liệu có thể làm hỏng hệ thống nghiên cứu và gây gián đoạn mạng lưới.
Một số quan chức lo ngại Nga và Trung Quốc có thể đang cố gắng gieo rắc sự nghi ngờ đối với một loại vắc xin thực sự có công hiệu nào đó từ các nước phương Tây, vì cả hai nước này đều từng phát lan thông tin sai lệch về Covid, về nguồn gốc cũng như phản ứng của Mỹ trước dịch bệnh.
Một số chuyên gia cho rằng vụ tấn công mạng không có gì ngạc nhiên với lịch sử nước Nga.
“Hoạt động tình báo vắc xin này tạo nên cảm giác về sự trở lại của Liên Xô cũ. Nga và Trung Quốc đã ra tay trong các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch. Có cách nào hiệu quả để tạo ra sự hỗn loạn và làm suy yếu nước Mỹ hơn là thúc đẩy phong trào chống vắc-xin? Nhưng họ sẽ đảm bảo tất cả người của mình đã được tiêm phòng”, Fiona Hill, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, một chuyên gia về Nga, nói với Times.
Theo Daily Mail
Hương Thảo biên dịch

Chuyên gia: Vắc xin Covid-19 của Nga

và Trung Quốc đều có cùng nguy cơ tiềm ẩn

Đại Nghĩa
Một số nhà khoa học cho biết các loại vắc-xin Covid-19 vừa được phát triển ở Nga và Trung Quốc đều ẩn chứa một hạn chế chung: Bởi vì chúng được sản xuất dựa trên một loại vi-rút cảm lạnh thông thường mà nhiều người đã có kháng thể, nên hiệu quả sẽ hạn chế, theo Reuters.
Vắc xin của CanSino Biologics (Trung Quốc), đã được phê duyệt để sử dụng trong quân đội Trung Quốc, là một dạng sửa đổi của adenovirus type 5, còn gọi là Ad5. Theo Wall Street Journal, công ty Trung Quốc này đang đàm phán để được phê duyệt gấp ở một số quốc gia trước khi họ hoàn thành các thử nghiệm trên quy mô lớn.
Trong khi loại vắc xin được phát triển bởi Viện Gamaleya ở Maxtcova, dựa trên Ad5 và một loại adenovirus ít phổ biến hơn. Mặc dù mới được thử nghiệm ở mức độ hạn chế nhưng đã được phê duyệt ở Nga vào đầu tháng 8.
Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vắc xin tại Đại học Johns Hopkins cho biết: “Ad5 làm tôi lo ngại vì rất nhiều người đã có khả năng miễn dịch. Tôi không chắc chiến lược của họ là gì … có lẽ nó sẽ không đạt hiệu quả 70%. Hiệu quả có lẽ chỉ khoảng 40%”.
Cả hai nhà phát triển trên của Trung Quốc và Nga đều có nhiều năm kinh nghiệm và đã từng phê duyệt vắc xin Ebola dựa trên Ad5.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vắc xin dựa trên Ad5 cho các bệnh nhiễm trùng trong nhiều thập kỷ, nhưng không có loại nào được sử dụng rộng rãi. Họ sử dụng vi rút vô hoạt (Ad5 ) làm “yếu tố trung gian” để chuyển gen (kháng nguyên) vào tế bào người, từ đó thúc đẩy phản ứng miễn dịch để chống lại vi rút thật.
Nhưng nhiều người đã có sẵn kháng thể chống lại Ad5, điều này có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công “yếu tố trung gian” thay vì phản ứng với Covid-19, khiến các loại vắc xin này kém hiệu quả hơn.
Một số nhà nghiên cứu đã chọn các adenovirus thay thế hoặc các cơ chế khác. Đại học Oxford và AstraZeneca đã phát triển vắc xin Covid-19 dựa trên một loại virus adenovirus ở tinh tinh để tránh được vấn đề của Ad5. Còn nhà sản xuất Johnson & Johnson sử dụng Ad26, một chủng tương đối hiếm.
Tiến sĩ Zhou Xing, từ Đại học McMaster của Canada, người đã từng  làm việc với CanSino về vắc-xin dựa trên Ad5 đầu tiên cho bệnh lao vào năm 2011. Nhóm của ông đang phát triển vắc-xin Ad5 Covid-19 dạng hít, vì cho rằng nó có thể tránh được các vấn đề miễn dịch có sẵn trong cơ thể.
Ông nói: “Loại vắc xin của Oxford có lợi thế hơn hẳn so với vắc xin CanSino dạng tiêm.” Tiến sĩ Xing cũng lo lắng rằng liều lượng cao của vec tơ Ad5 trong vắc xin CanSino có thể gây sốt, làm dấy lên sự hoài nghi về tính hiệu quả.
Tiến sĩ Hildegund Ertl, nhà sáng lập và giám đốc của Trung tâm vắc xin Viện Wistar ở Philadelphia cho biết: “Tôi nghĩ rằng chúng sẽ tạo khả năng miễn dịch tốt ở những người không có kháng thể với vắc-xin, nhưng rất nhiều người đã có kháng thể rồi.”
Ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng 40% số người có lượng kháng thể cao do tiếp xúc với Ad5 trước đó. Ở châu Phi, con số này có thể lên tới 80%, các chuyên gia cho biết. Với nhóm người này vắc-xin sẽ khó có tác dụng và dễ bị sốt khi tiêm.
Rủi ro nhiễm HIV
Một số nhà khoa học cũng lo ngại vắc-xin dựa trên Ad5 có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
Trong một thử nghiệm năm 2004 về vắc-xin HIV dựa trên Ad5 của hãng Merck & Co, những người có miễn dịch từ trước đã trở nên nhạy cảm hơn với vi-rút HIV.
Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, trong một bài báo năm 2015 đã cho biết tác dụng phụ của vắc xin này là giống với vắc-xin HIV. Nhưng họ cảnh báo rằng tỷ lệ nhiễm HIV nên được theo dõi trong và sau khi thử nghiệm tất cả các loại vắc xin dựa trên Ad5 ở những quần thể có nguy cơ cao.
“Tôi khá lo lắng về việc sử dụng những loại vắc xin này ở bất kỳ quốc gia nào hoặc bất kỳ dân tộc nào có nguy cơ lây nhiễm HIV lớn, và tôi cho rằng đất nước của chúng ta là một trong số đó,” Tiến sĩ Larry Corey, đồng lãnh đạo Mạng lưới Vắc xin Covid-19 của Mỹ cho biết. Ông Corey cũng từng là nhà nghiên cứu chính trong thử nghiệm Merck.
Nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự hoài nghi về vắc xin của Nga, sau khi chính phủ nước này tuyên bố ý định cung cấp vắc xin cho các nhóm nguy cơ cao vào tháng 10, mà chưa có dữ liệu từ các thử nghiệm quan trọng.
Tiến sĩ Dan Barouch, nhà nghiên cứu vắc xin của đại học Harvard, người đang điều chế vắc xin Covid-19 của hãng Johnson & Johnson cho biết: “Việc chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vắc xin là rất quan trọng. Ông lưu ý, thông thường các thử nghiệm quy mô lớn “không cho kết quả như mong đợi hoặc cần thiết”.
Theo Reuters
Đại Nghĩa biên dịch

Cuộc chạy đua vắc-xin viêm phổi Vũ Hán phá vỡ

mọi quy ước toàn cầu về khoa học và đạo đức

Tâm Thanh
Cách tiếp cận để vắc-xin viêm phổi Vũ Hán được sử dụng trong cộng đồng của Nga và Trung Quốc thời gian gần đây, được chuyên gia đánh giá là có khả năng làm bệnh tình trở nên trầm trọng thêm.
Công ty dược phẩm Trung Quốc Cansino Biologics đang đàm phán với một số quốc gia để tìm kiếm sự chấp thuận khẩn cấp cho việc thử nghiệm sử dụng vắc xin viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) do công ty này nghiên cứu. Vì vắc xin vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả trên quy mô lớn, nên các hành động hiện nay của công ty này đã làm dấy lên những lo ngại về an toàn sức khỏe cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp, theo Epochtimes.
Các chuyên gia an toàn sức khỏe cộng đồng nói rằng, quá trình thử nghiệm vắc xin phải minh bạch và công ty CanSino phải công khai số liệu về quá trình thử nghiệm vắc xin trong quân đội Trung Quốc.
WSJ (The Wall Street Journal) đưa tin độc quyền vào hôm thứ Sáu (28/8) rằng, một vị quản lý cấp cao thuộc công ty sinh học Cansino Biologics tiết lộ rằng, công ty đang đàm phán với một số quốc gia để xin phê duyệt khẩn cấp sử dụng vắc xin viêm phổi Vũ Hán trước khi hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Hành động của công ty CanSino đã làm nóng lại cuộc cạnh tranh nghiên cứu và phát triển vắc xin viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu. Các chuyên gia y tế công cộng lo lắng rằng, mặc dù vắc xin do công ty Cansino phát triển có xuất hiện bằng chứng mới về tính hiệu quả và an toàn, nhưng trước khi các thử nghiệm quy mô lớn được hoàn tất thì việc các loại vắc xin thử nghiệm đã được tiêm chủng rộng rãi có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng.
Tiến sĩ Dr. Amesh A. Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An toàn Y tế Đại học Johns Hopkins nói với VOA: Trước khi giai đoạn 3 của thử nghiệm quy mô lớn hoàn thành, nếu vắc xin thử nghiệm được giới thiệu rộng rãi thì “có thể xuất hiện nguy hiểm về tín hiệu an toàn hoặc hiệu quả trị liệu và cũng có thể làm ô nhiễm các vắc xin khác đang được phát triển”. “Bởi vì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có thể cung cấp thông tin quan trọng, đây cũng là lý do tại sao cần phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Nếu vắc xin chỉ được thử nghiệm trên một số ít người, rất khó để biết chính xác hiệu quả của vắc xin”.
Pierre Morgon, phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh quốc tế của công ty Cansino không tiết lộ với WSJ những quốc gia nào mà công ty của ông đã tiếp xúc và đàm phán, với lý do đây là bí mật thương mại, ông chỉ nói rằng, bao gồm Pakistan, các nước Mỹ Latinh và một số nước phát triển. Tuy nhiên, ông Morgon cho biết thêm, cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào đồng ý chấp thuận sử dụng loại vắc xin này trong các tình huống khẩn cấp.
Tiến sĩ Adalja tại Đại học Johns Hopkins cho biết, mặc dù vắc xin do công ty Cansino phát triển và sản xuất đã được thử nghiệm cho quân nhân Trung Quốc, đồng thời cũng đã thu được dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả và an toàn của nó. Tuy nhiên, để loại bỏ mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về các rủi ro sức khỏe cộng đồng, cũng như tăng cường niềm tin vào vắc xin, các nhà phát triển và sản xuất vắc xin cần phải công khai và minh bạch về quá trình phát triển và thử nghiệm vắc xin.
Theo thông lệ quốc tế thì vắc xin cần phải được sử dụng cho một số lượng lớn người khỏe mạnh không bị nhiễm virus. Trước khi hoàn tất các thử nghiệm quy mô lớn thì vắc xin do công ty Cansino sản xuất chưa bao giờ được chấp thuận sử dụng rộng rãi trong công chúng. Các chuyên gia về các quy định y tế công cộng tin rằng, cách tiếp cận của công ty CanSino đã phá vỡ các tiêu chuẩn quốc tế về khoa học và đạo đức.
Lawrence Gostin, giáo sư luật về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Georgetown nói rằng, hành động của công ty Cansino là “phá vỡ mọi quy ước toàn cầu về khoa học và đạo đức và là một canh bạc lớn”.
Khoảng hai tuần trước, Nga đã phê duyệt sử dụng một loại vắc xin chưa trải qua giai đoạn thử nghiệm thứ 3. Nó được các chuyên gia y tế và an toàn sức khỏe quốc tế so sánh như “chạy nước rút” trong các cuộc thi điền kinh, một sự gian lận để phát triển vắc xin. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng, một khi loại vắc xin “gian lận” tương tự được sử dụng rộng rãi sẽ có khả năng làm bệnh tình trở nên trầm trọng thêm, thậm chí nặng hơn là không tiêm vắc xin.
Cách tiếp cận của công ty CanSino cũng được coi là một hành vi gian lận. Công ty đang cố gắng đàm phán với các quốc gia khác để thông qua các thỏa thuận cấp phép sử dụng khẩn cấp, cho phép công ty CanSino vượt qua các công ty khác trong cuộc cạnh tranh sản xuất và phát triển vắc xin toàn cầu.
Đầu tuần này, Ủy viên Nghiên cứu Quốc gia Canada (NRC) cho hay, việc giao vắc xin thử nghiệm giai đoạn đầu do công ty Cansino cung cấp cho phía Canada đã bị trì hoãn trong vài tháng, sau đó Canada đã chấm dứt hợp tác với công ty Cansino. Tuy nhiên, công ty Cansino đã phủ nhận tuyên bố này.
Vào tháng 5 năm nay, thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thông báo rằng, Đại học Dalhousie của Canada sẽ hợp tác với Tập đoàn Cansino của Trung Quốc để tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Nhìn vào tình hình trước mắt, có vẻ như dự án hợp tác giữa hai bên mới được 3 tháng thì đã phải hủy bỏ.
Theo Lý Duyên, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Tổng Giám đốc WHO:

Thế giới cần sẵn sàng đối phó đại dịch mới

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 7/9 nói rằng các quốc gia cần phải sẵn sàng hơn để đối phó với đại dịch tiếp theo, Reuters đưa tin.
Lãnh đạo người Ethiopia cũng kêu gọi các nước đầu tư vào y tế cộng đồng.
Kể từ khi COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc cuối năm 2019, tới nay, hơn 27 triệu người nhiễm virus Corona trên toàn cầu. Theo thống kê của Reuters, gần 900 nghìn người đã tử trong.
“Đây sẽ không phải là đại dịch cuối cùng”, ông Tedros nói trong một buổi họp báo tại Geneva.
“Lịch sử cho chúng ta thấy rằng sự bùng phát đại dịch là thực tế của cuộc sống. Nhưng khi đại dịch tiếp theo xảy ra, thế giới phải sẵn sàng – sẵn sàng hơn so với lần này”.
Tổng Giám đốc WHO lên tiếng như trên đúng ngày Ấn Độ ghi nhận hơn 4,2 triệu ca nhiễm COVID-19, vượt Brazil để trở thành quốc gia có số người dương tính với virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lớn thứ hai sau Mỹ.
Hồi tháng Tư, nhiều người Việt cùng gần một triệu cư dân mạng trên thế giới ký vào thỉnh nguyện thư kêu gọi ông Tedros từ chức vì cách xử lý đại dịch Corona.
Trước các chỉ trích cho rằng WHO đáng lẽ phải hành động sớm hơn nữa, ông Tedros bảo vệ quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế, mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này, vào ngày 30/1, nói thêm rằng đó là “thời điểm đúng đắn” và “thế giới có đủ thời gian để phản ứng”.

Thỏa thuận kinh tế Serbia-Kosovo bị chỉ trích gay gắt

Anh Vũ
Sau khi Serbia và Kosovo ký hiệp định bình thường hóa quan hệ kinh tế tại Washington, ngày 04/09/2020, cùng những điều kiện kèm theo của Mỹ, nhiều phản ứng chỉ trích đã xuất hiện tại Serbia, Kosovo. Liên Hiệp Châu Âu đặc biệt lên án thỏa hiệp chuyển sứ quán Serbia tại Israel từ Tel Aviv qua Jerusalem.
Thông tín viên RFI tại Belgrade, Laurent Rouy, tường trình:
“Những hình ảnh lan truyền trên khắp các mạng xã hội cho thấy tổng thống Serbia Alexandre Vucic có phản ứng lạ lùng tại Washington vào lúc mà tổng thống Trump thông báo Serbia sẽ dọn sứ quán tại Israel từ Tel Aviv sang Jerusalem.
Cũng theo tiết lộ trên mạng internet, thỏa thuận giữa Serbia và Kosovo bao gồm cả một điều khoản phụ không liên quan gì đến các nước vùng Balkan, nhưng lại rất được tổng thống Donald Trump tâm đắc, như việc loại bỏ các đối tác không tin cậy về mạng 5G hay việc lên án Hezbollah.
Thỏa thuận thực sự đã bị chỉ trích rất nhiều Tại Belgrade, đảng Bình Dân quả quyết là Serbia gây phẫn nộ một nửa thế giới vì chuyện sứ quán ở Israel. Trong khi đó, theo đảng cánh hữu Dveri, thỏa thuận là trận « bán kết trước khi công nhận Kosovo », điều mà Serbia đang không chấp nhận.
Còn tại Pristina, đối lập chỉ trích thủ tướng Avdullah Hoti đã thương thảo với Serbia về tương lại một cái hồ nằm ở biên giới. Theo nhiều nhà quan sát, thỏa thuận cần cho chiến dịch tranh cử tổng thống Trump nhiều hơn là cho các nước vùng Balkan.”

Covid-19 tiếp tục gia tăng,

 Pháp có thêm 7 tỉnh bị xếp vào « vùng đỏ »

Thu Hằng
Virus corona vẫn gia tăng đà lây nhiễm tại Pháp, với hơn 7.000 ca nhiễm mới được ghi nhận theo thống kê tối 06/09/2020 của Cơ quan Y Tế. Thêm 7 tỉnh bị liệt vào « vùng đỏ », nâng tổng số lên thành 28. Tuy nhiên, số ca tử vong tại bệnh viện trong vòng 24 giờ đã giảm, chỉ có 3 ca.
Với gần 24.000 ca nhiễm mới chỉ trong vòng 3 ngày, Tham Chính Viện Pháp đã thông qua các nghị định của tỉnh bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng tại Strasbourg và 12 thành phố ở tỉnh Bas-Rhin (miền đông Pháp), cũng như tại Lyon và Villeurbanne.
Tính đến ngày 07/09, thế giới đã có hơn 892.000 người chết vì virus corona và hơn 27 triệu ca nhiễm. Anh và Nga cũng có số ca nhiễm mới gia tăng trong vòng 24 giờ, lần lượt là 3.000 ca (số liệu tối 06/09) và 5.185 ca (số liệu sáng 07/09).
Tình hình dịch vẫn có vẻ nghiêm trọng tại Indonesia, với 2.880 ca mới và 105 chết trong vòng 24 giờ, theo số liệu ngày 07/09. Ấn Độ, với hơn 90.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, đã vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, trong khi số ca nhiễm virus corona cũng gia tăng tại 22 trên 50 bang của Mỹ, đặc biệt trong hai ngày cuối tuần Lễ Lao Động, một dịp tụ họp gia đình và bạn bè để đánh dấu hết mùa hè.
Bác sĩ Cuba tử vong vì Covid-19 khi làm nhiệm vụ ở Venezuela
Venezuela đã có hơn 52.000 ca nhiễm Covid-19, dù phe đối lập cho rằng số liệu này không đúng với thực tế. Nhiều bệnh viện gặp khó khăn do thiếu trang thiết bị bảo hộ, số bác sĩ bị nhiễm cũng gia tăng, trong đó có nhiều bác sĩ đến từ Cuba và bốn người trong số họ đã qua đời.
Thông tín viên RFI Domitille Piron tường trình từ La Habana :
« Leonel Batista trở về từ khu vực bị liệt vào « vùng đỏ » ở bang Trujillo và anh qua đời vì nhiễm virus corona. Anh mới chỉ 28 tuổi và còn hai tháng nữa là kết thúc nhiệm vụ quốc tế.
Thanh niên Cuba này là một trong bốn nhân viên y tế chết vì Covid-19 trong tuần trước ở Venezuela. Khoảng 20.000 bác sĩ và y tá Cuba đang có mặt ở đất nước « anh em » trong khuôn khổ sứ mệnh Barrio Adentro và trong vài tuần nữa sẽ có thêm 1.000 người tới hỗ trợ để chống dịch Covid-19, theo bộ Y Tế Venezuela.
Một sứ mệnh với rủi ro cao tại một quốc gia thiếu nghiêm trọng các phương tiện, và trang thiết bị bảo hộ tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc y tế.
Theo Tổ chức Medicos Unidos của Venezuela, 115 nhân viên y tế đã qua đời trong cuộc chiến chống virus corona. Còn tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lên án « áp lực và không có phương tiện bảo vệ nhân viên y tế » ở Venezuela.
Trong khi Nhà nước Cuba ghi nhận lòng dũng cảm và tận tụy của những người đi làm nhiệm vụ và tiếp tục chiến dịch để nhận được giải Nobel Hòa Bình cho các bác sĩ Cuba, không có một lời nào nhắc đến bốn ca tử vong. Số y bác sĩ bị nhiễm Covid-19 ở Venezuela cũng không được đề cập trên báo chí chính thức ».

Covid-19: Bảo tàng Pháp ở tỉnh bị thiệt hại nhẹ hơn

Tuấn Thảo
Nước Pháp vắng khách du lịch nước ngoài trong vòng hơn 6 tháng liền. Tình trạng đó đã tác động mạnh mẽ đến các viện bảo tàng cũng như các địa điểm tham quan. Bị thiệt hại nặng nhất vẫn là các bảo tàng quốc gia, vốn thu hút đông đảo khách ngoại quốc, trong khi các bảo tàng cấp tỉnh lại tiếp đón nhiều khách nội địa, khi đa số dân Pháp chọn đi nghỉ mát ở gần nhà.
Từ bảo tàng Louvre, trung tâm văn hóa Pompidou cho đến lâu đài Versailles, tình trạng vắng khách tham quan trong hơn nửa năm đã khiến cho mức doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng. Vào mùa hè năm 2019, cứ trên 10 người đi tham quan bảo tàng Louvre hay bảo tàng Orsay, là có đến 7 khách nước ngoài. Còn tại cung điện Versailles, số khách ngoại quốc mua vé vào cửa lên đến 80%. Tính theo quốc tịch, số khách tham quan đông nhất vẫn là Người Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Canada, Nga ….. còn khách đến từ các nước châu Âu láng giềng đông nhất vẫn là Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ.
Tính trung bình, thành phần du khách ngoại quốc đem lại hai phần ba doanh thu cho các viện bảo tàng, nhưng lại hoàn toàn vắng bóng trong suốt 6 tháng qua. Số khách đến từ Đức, Ý hay Hà Lan đã phần nào xuất hiện trở lại sau ngày nước Pháp dỡ bỏ  lệnh phong tỏa (22/06/2020) nhưng vẫn còn quá ít ỏi để có thể bù đắp cho những khoản thất thu khổng lồ của các viện bảo tàng Pháp trong suốt mùa dịch Covid-19.
Một cách cụ thể, doanh thu của viện bảo tàng Louvre đã giảm hơn 60% so với cùng thời kỳ năm 2019. Trong hai tháng hè vừa qua, số khách tham quan ‘‘viện bảo tàng lớn nhất thế giới’’ đã giảm đến 75%, điều chưa tưng thấy kể từ khi Louvre được thành lập. Mức thiệt hại của bảo tàng Louvre được ước tính khoảng 40 triệu euro. Cũng cần biết rằng, doanh thu của Louvre trong năm 2019 đã đạt mức kỷ lục 149,5 triệu euro, trong đó có hai phần ba (99 triệu) là nhờ bán vé vào cửa và quà lưu niệm cho du khách. Theo giám đốc bảo tàng Louvre  Jean-Luc Martinez, ban điều hành đã yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ tài chính để có thể cầm cự từ đây cho tới mùa xuân năm 2021.
Tình trạng của viện bảo tàng Orsay cũng không sáng sủa cho lắm. Tuy đã được mở lại sớm sau hơn 3 tháng đóng cửa, nhưng lượng khách tham quan vẫn sụt giảm hơn 70% trong mùa hè vừa qua. Khoản thất thu của viện bảo tàng Orsay trong năm 2020 lên tới 28 triệu euro, trong đó có tới 80% (22 triệu euro) đến từ quầy bán vé. Viện bảo tàng Orangerie, thuộc trách nhiệm của ban điều hành Orsay cũng phải hủy bỏ hay dời lại một số sinh hoạt cho tới đầu năm sau.
Về phía trung tâm văn hóa Pompidou, bảo tàng nghệ thuật đương đại  đang lên chương trình sinh hoạt văn hóa vào đầu mùa thu, bao gồm cả cuộc triển lãm đồ sộ về danh họa Matisse. Tuy nhiên, ngân sách hoạt động của Pompidou cũng phần nào bị hạn chế, do trung tâm này đã mất 20 triệu euro doanh thu tính từ đầu năm 2020. Theo giám đốc truyền thông Agnès Bénayer, để có thể tổ chức đàng hoàng cuộc triển lãm Matisse, ban điều hành buộc phải tiết kiệm và gác lại một số dự án quan trọng khác cho tới chừng nào các điều kiện trở nên thuận lợi hơn.
Về phần mình, bà Catherine Pégard giám đốc điều hành điện Versailles cho biết, số lượng khách đến tham quan lâu đài Versailles đã giảm ba phần tư tức 75% so với mức bình thường.Tính từ đầu tháng 3 cho tới cuối tháng 8 năm nay, cung điện Versailles đã mất khoảng 45 triệu euro doanh thu. Theo ông Philippe Bélaval, chủ tịch của Trung tâm quản lý các bảo tàng và di tích quốc gia (CMN), thủ đô Paris bị thiệt hại nặng nề do phụ thuộc nhiều về lượng khách ngoại quốc, các bảo tàng càng thu hút nhiều khách đi theo đoàn chừng nào, càng dễ bị thiếu hụt doanh thu chừng nấy. Việc đình chủ các tour du lịch khiến cho các bảo tàng quốc gia bị mất ngay một nửa lượng khách thăm viếng. Các địa điểm tham quan nổi tiếng thế giới, cũng rơi vào  tình trạng tương tự : tu viện Mont Saint-Michel hay cổ thành Carcassonne bị mất 50% doanh thu so với cùng thời kỳ năm 2019.
Trong khi các danh lam thắng cảnh ở thủ đô Paris vẫn vắng khách, thì ngược lại các di sản kiến trúc quan trọng ở các tỉnh như biệt thự Villa Cavrois của kiến trúc sư Robert Mallet-Stevens ở thành phố Lille, tu viện Thoronet ở miền Provence hay là bảo tàng Louvre-Lens đều đã thu hút thêm đông đảo khách tham quan người Pháp, chủ yếu là thành phần du khách nội địa, vào lúc họ chọn đi nghỉ mát ở gần nhà, chứ không đi đâu xa. Số khách thăm viếng đã tăng gấp đôi trong mùa hè so với cùng thời kỳ năm 2019.
Theo chủ tịch Trung tâm quản lý các bảo tàng và di tích quốc gia  Philippe Bélaval, các địa điểm tham quan ít nổi tiếng đối với dân các đô thị lớn, nhưng lại có nhiều giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, khảo cổ đều đã thu hút thêm nhiều lượt người thăm viếng. Dân Pháp nhân các chuyến đi thăm gia đình, cũng tranh thủ cơ hội để khám phá các di tích lịch sử, các di sản văn hóa địa phương.
Còn đối với cô Magalie Vernet, thuộc ban tổ chức các sự kiện tại bảo tàng Louvre-Lens, tuy chỉ là một chi nhánh của Louvre, và như vậy diện tích triển lãm rất khiêm tốn so với bảo tàng quốc gia, nhưng trong năm nay Louvre-Lens chỉ mất khoảng 25% khách tham quan. Viện bảo tàng địa phương này đã tổ chức hàng trăm sinh hoạt lớn nhỏ, song song với việc trưng bày bộ sưu tập thường trực.
Các sinh hoạt diễn ra ở ngoài trời hoặc là được tổ chức trong những không gian rộng lớn, dễ kiểm soát về mặt giãn cách xã hội, đã thu hút rất nhiều người tham dự. Một cách tương tự, các lâu đài vùng sông Loire đã phần nào gỡ gạc thất thu, khi tổ chức thêm nhiều sinh hoạt thưởng ngoạn các công viên hay vườn bách thảo, thay vì chỉ đơn thuần viếng thăm nội thất các lâu đài của những vì vua chúa Pháp thời xưa.

Hàng trăm binh sĩ Hoa Kỳ đến Lithuania

khi căng thẳng Belarus gia tăng

Vài trăm binh sĩ Hoa Kỳ bắt đầu đến Lithuania, một thành viên của Nato, để tập trận gần biên giới với Belarus, nơi căng thẳng đang gia tăng về cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi.
Hơn một chục xe tăng Abrams vượt qua biên giới Lithuania từ quốc gia NATO láng giềng Ba Lan vào chiều hôm thứ Bảy (5/9). Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết việc bố trí, kéo dài đến tháng 11, được “lên kế hoạch trước và không liên quan đến bất kỳ sự kiện nào trong khu vực”.
Lithuania dẫn đầu nỗ lực ngoại giao của châu Âu đối với Belarus sau khi nhà lãnh đạo kỳ cựu Alexander Lukashenko tái đắc cử trong một cuộc bỏ phiếu vào ngày 9 tháng 8 mà phe đối lập tuyên bố là gian lận. Thủ đô Vilnius đang là nơi trú ẩn của đối thủ phe đối lập Svetlana Tikhanovskaya, người tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu, và đưa ông Lukashenko vào danh sách đen cùng với các quốc gia láng giềng Baltic là Estonia và Latvia.
Ông Lukashenko kiên quyết khẳng định rằng ông giành chiến thắng một cách công bằng, đồng thời đàn áp làn sóng biểu tình hàng loạt yêu cầu ông từ chức. Ông cũng cáo buộc liên minh quốc phòng NATO đang xây dựng lực lượng ở Ba Lan và Lithuania dọc theo biên giới phía tây của Belarus.
Warsaw, Vilnius và liên minh quốc phòng phương Tây tuyên bố rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. (BBT)

Biểu tình ở Belarus: Maria Kolesnikova

 ’bị người bịt mặt bắt đưa đi’

Giới chức không bình luận gì về tin bà Kovalkova bị bắt giữ
Truyền thông tại Belarus đưa tin những người đàn ông bịt mặt không rõ danh tính đã bắt giữ một nhân vật đối lập hàng đầu ở Belarus.
Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy bà Maria Kolesnikova bị tống vào một chiếc xe buýt nhỏ ở Minsk và bị đưa đi.
Bà là một trong ba phụ nữ chung sức trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 8 để thách thức tổng thống đương nhiệm Alexander Lukashenko.
Tình trạng bất ổn đã diễn ra sau khi ông Lukashenko tái đắc cử trong bối cảnh có cáo buộc gian lận phiếu bầu.
Bộ Nội vụ cho biết họ đã giam giữ 633 người vào hôm Chủ nhật sau tuần thứ tư liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình. Ít nhất bốn người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi nhà chức trách cố gắng dẹp làn sóng bất đồng chính kiến ở nước này.
Giới lãnh đạo EU không công nhận kết quả bầu cử và đã đồng ý áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus.
Nhưng ông Lukashenko – người nắm quyền từ năm 1994 – đã đổ lỗi cho các nước phương Tây can thiệp vào Belarus. Hôm thứ Hai, Điện Kremlin thông báo ông sẽ thăm Moscow để đàm phán “trong những ngày tới”.
Nga là đồng minh thân cận của ông Lukashenko.
Điều gì đã xảy ra với bà Maria Kolesnikova?
Một nhân chứng nói với tờ Tut.by của Belarus rằng người này thấy những người đàn ông bịt mặt lấy điện thoại di động của bà Kolesnikova và đẩy bà vào một chiếc xe buýt nhỏ vào sáng hôm thứ Hai.
Cảnh sát ở thủ đô Minsk vẫn chưa bình luận về tin này.
Bà Kolesnikova là thành viên của Hội đồng Điều phối do phe đối lập thành lập để đảm bảo chuyển giao quyền lực. Nhà chức trách đã khởi động một vụ án hình sự chống lại các thủ lĩnh phe đối lập và nói rằng “việc thành lập và hoạt động của Hội đồng Điều phối là nhằm chiếm đoạt quyền lực nhà nước và gây tổn hại đến an ninh quốc gia”.
Bà là người cuối cùng trong số ba phụ nữ tham gia lực lượng chống lại ông Lukashenko ở lại Belarus. Veronika Tsepkalo và ứng cử viên tổng thống Svetlana Tikhanovskaya đã rời đất nước ngay sau cuộc bỏ phiếu.

Belarus : Hơn 630 người bị bắt

sau cuộc biểu tình rầm rộ

Minh Anh
Cảnh sát Belarus ngày 07/09/2020 cho biết 633 người đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình đông đảo của phe đối lập hôm qua, phản đối kết quả bầu cử ngày 09/08.
Trong một thông cáo, bộ Nội Vụ Belarus khẳng định « tổng cộng có 633 người bị câu lưu ngày hôm qua vì vi phạm luật tụ tập đông người ». Hiện 363 người vẫn bị tạm giam trong khi chờ tòa án xem xét hồ sơ.
AFP cho biết thêm là cảnh sát Belarus còn bắt giữ bà Maria Kolesnikova – một trong những gương mặt tiêu biểu của làn sóng phản đối, người duy nhất không chọn đường tị nạn ra nước ngoài. Theo nhiều nhân chứng, bà Kolesnikova đã bị những người lạ mặt đưa lên một chiếc xe sáng hôm nay và không trả lời điện thoại nữa. Maria Kolesnikova là thành viên của « Hội đồng Điều phối ». Sự việc cho thấy chính quyền Minks đang gia tăng trấn áp đối lập.
Hãng tin Pháp nhắc lại ngày hôm qua là ngày Chủ Nhật thứ 4 liên tiếp phe đối lập rầm rộ biểu tình. Hơn 100 ngàn người đổ xuống thủ đô Minks bất chấp một lực lượng an ninh hùng hậu được triển khai. Nhiều hình ảnh cho thấy nhiều người trùm kín mặt, mặc thường phục và cầm gậy dùi cui truy đuổi người biểu tình tại nhiều nẻo đường. Các cuộc xuống đường phản đối còn diễn ra ở nhiều thành phố khác nhau Grodno hay Brest ở phía tây đất nước.
Alexandre Loukachenko, năm nay 66 tuổi, cầm quyền lãnh đạo tại Belarus từ 26 năm qua vẫn tiếp tục khước từ mọi cuộc đối thoại và tìm kiếm hậu thuẫn từ Nga.

Khủng hoảng Belarus : Cơ hội để Nga

thúc đẩy dự án « hợp nhất » hai nước ?

Minh Anh
Người dân Belarus tiếp tục đông đảo xuống đường đòi tổng thống Alexandre Loukachenko phải ra đi. Cường quốc Nga láng giềng liên tục đưa ra nhiều tín hiệu ủng hộ vị tổng thống bị phản đối. Điện Kremlin ngày càng can dự nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng. Đối với giới quan sát, đây có thể là một cơ hội vàng để nguyên thủ Nga thúc đẩy dự án hợp nhất giữa hai nước mà ông đề xuất cách nay 20 năm.
Nhà nghiên cứu địa chính trị Kathia Zhuk, trường Quản Lý Grenoble (GEM) trên tạp chí Diplomatie (số ra tháng 7-8/2020) nhắc lại hiệp ước « Nhà nước Liên minh » có từ năm 1999 nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Theo văn bản này, một sự hợp bang sẽ ra đời dựa trên nền tảng hội nhập thương mại, kinh tế, thuế quan, văn hóa, quân sự, tiền tệ và công nghiệp. Nhà nước hợp bang này cũng có một tổng thống, một nghị viện duy nhất, quốc kỳ, quốc ca và một đồng tiền chung. Tóm lại, đó là một sự hội nhập tương tự, thậm chí còn cao hơn cả mô hình của Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với ông Vladimir Putin, khi ấy vừa mới đắc cử, dự án này giúp giữ chặt Belarus trong không gian ảnh hưởng của Nga. Còn với ông Loukachenko nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1994, đây là cách để khẳng định tính chính đáng quyền lực của ông trước một cộng đồng dân chúng rất thân Nga và trong một bối cảnh kinh tế mỗi lúc mỗi hiểm nghèo.
Hơn 20 năm qua, dự án này vẫn chẳng mấy tiến triển bất chấp nhiều yếu tố hiển nhiên cho sự xích lại gần này : Gần gũi về mặt địa lý và nhu cầu quản lý đường biên giới chung, di sản lịch sử và văn hóa chung, mối quan hệ chằng chịt giữa hai nước thông qua nhiều tổ chức như Cộng đồng các nước Độc lập, Cộng đồng Kinh tế Á-Âu hay Tổ chức hiệp ước An ninh chung…
Nguyên nhân là giữa hai đối tác tồn tại nhiều điểm bất cân đối (kinh tế, địa lý, địa chính trị). Tổng thống Loukachenko vẫn chần chừ vì e ngại rằng việc hoàn tất dự án này có nguy cơ làm biến mất Belarus với tư cách là một quốc gia độc lập, do mối tương quan lực lượng là hoàn toàn bất lợi cho Belarus. Đây cũng điểm khiến phe đối lập tại Belarus lo lắng từ hai thập niên qua.
Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, có thể được xem là « thóp yếu » của tổng thống Belarus. Les Echos (ngày 03/09/2020) cho biết một nửa GDP của Belarus phụ thuộc vào Nga. Từ năm 2008, Matxcơva là chủ nợ chính khi cấp cho chính quyền Minks đến 8 khoản vay. Có thể nói, Nga là chủ nợ của gần 50% nợ công nước ngoài của Belarus. Vẫn theo nhật báo kinh tế Pháp, trong cuộc gặp thủ tướng Nga Mikhail Michoustine hôm 03/09/2020, một trong những chủ đề bản thảo chính tái cấp vốn, tức là Belarus muốn tiếp tục vay của Nga để trả một khoản nợ 600 triệu cho Nga vào năm 2021.
Về điểm này, chuyên gia Andrei Kortounov, giám đốc Russian Council, trên Les Echos có nhận định : « Chuyến thăm của ông Mikhail Michoustine là bước đầu tiên, đó là Kinh tế. Để xử lý khủng hoảng
chính trị, điều này sẽ phải được thực hiện trong bước tiếp theo và trực tiếp với chủ nhân điện Kremlin, ông Vladimir Putin. Hiện tại Matxcơva vẫn chưa có một quan điểm rõ ràng để chấm dứt khủng hoảng Belarus. Nga rất có thể cho thực hiện chuyển đổi chính trị tại Minks, vừa có thể làm hài lòng phe đối lập, vừa bảo vệ được các lợi ích của Nga. Và nhất là, ông Putin chưa bao giờ từ bỏ dự án hợp nhất giữa hai nước… »
Do vậy, theo giới quan sát, việc Vladimir Putin ủng hộ phong trào phản kháng tại Minks là không còn chút nghi ngờ gì nữa. Alexandra Loukachenko bị suy yếu thì Nga có thể ép buộc đồng nhiệm Belarus chấp nhận sự hợp nhất mà ông ấy vẫn từ chối cho đến lúc này. Đây được xem như là giải pháp sau cùng để cứu rỗi tương lai cho ông Alexandra Loukachenko, nay đã 66 tuổi và tại vị từ 26 năm qua.

Dịch bệnh cùng thiên tai nối tiếp,

nông nghiệp tổn thất, Kim Jong Un ráo riết chỉ đạo

Tâm Thanh
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm Chủ nhật (6/9) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đến thăm khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi cơn bão Maysak hôm thứ 7 và ra lệnh cho 12.000 đảng viên cốt cán tham gia công tác cứu trợ thiên tai, đồng thời cách chức 1 quan chức đứng đầu cấp tỉnh.
Hôm thứ 7 (5/9), ông Kim Jong Un đã có chuyến đi thị sát khu vực bị tàn phá do cơn bão Maysak gây ra, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA). Hãng tin cũng cho hay, tại các khu vực ven biển Nam Hamkyong, hơn 1.000 ngôi nhà đã bị phá hủy, đất nông nghiệp và một số tòa nhà công cộng bị ngập lụt.
Bài báo cũng cho biết thêm, ông Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp về việc tái thiết khu vực bị ảnh hưởng bởi bão. Các quan chức hàng đầu đã tham dự cuộc họp, bao gồm Ri Pyong-chol, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Công nhân và Pak Pong-ju, Phó Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Nhà nước.
Địa điểm chính xác của cuộc gặp không được truyền thông nhà nước tiết lộ, nhưng các đoạn tin tức từ Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên cho thấy cuộc gặp diễn ra trên một trong những chuyến tàu của ông Kim.
Ngoài ra, ông Kim Jong Un đã gửi thư ngỏ cho các đảng viên ở thủ đô nói rằng, ông đã chứng kiến ​​”những khó khăn hiếm gặp do cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu kéo dài” cũng như thiên tai trong năm nay. Ông sẽ cử 12.000 đảng viên từ Bình Nhưỡng đến khu vực bị ảnh hưởng do cơn bão gây ra, theo KCNA.
Bão Mesak đã đổ bộ vào Bán đảo Triều Tiên vào hôm thứ Năm tuần trước (3/9). Hiện chưa rõ thương vong của Triều Tiên. Tại Hàn Quốc, có ít nhất 2 người chết và hàng nghìn hộ gia đình bị mất điện. Bão Maysak là cơn bão nhiệt đới thứ 9 trong mùa, đổ bộ vào Triều Tiên khi đất nước này vẫn đang quay cuồng với thiệt hại do một cơn bão khác gây ra và những trận mưa như trút nước đã ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất lúa chính ở các tỉnh Tây Nam.
Hôm thứ Bảy (5/9), tờ Rodong Sinmun của Bắc Triều Tiên đưa tin rằng chính quyền này đã quyết định trừng phạt các quan chức ở thành phố bờ đông Wonsan và tỉnh Kangwon vì đã không sơ tán người dân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác trước cơn bão, dẫn đến cái chết của hàng chục người.
Đối mặt với các lệnh trừng phạt toàn cầu và hậu quả từ những nỗ lực chống virus kéo dài, Triều Tiên lo ngại rằng những thảm họa thiên nhiên liên tiếp gần đây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực kinh niên của nước này.
Ông Kim và các quan chức cấp cao gần đây đã tăng cường các chuyến đi thực tế đến các khu vực bị ảnh hưởng, thúc giục các nỗ lực tăng tốc phục hồi sản xuất và giảm thiểu việc giảm thu hoạch lương thực.
Trong chuyến thăm, ông Kim đã thúc giục “một chiến dịch toàn lực” hoàn thành việc khắc phục để đất nước có thể đánh dấu kỷ niệm thành lập đảng vào tháng tới “với thành tích đáng tự hào.”
Hiện tại, bão Haisen hay còn gọi là Poseidon đang đổ bộ vào khu vực Tây Nam Nhật Bản (theo cục khí tượng Nhật Bản) và nhiều khả năng tấn công bán đảo Triều Tiên.
Kể từ sau đại dịch, Kim Jong Un đã nhiều lần biến mất, dẫn đến nhiều giả thuyết cho rằng tình trạng sức khỏe của ông có vấn đề. Một cựu quan chức Hàn Quốc tiết lộ rằng Kim Jong Un có thể vẫn hôn mê và những bức ảnh trước đó về ông đều là giả, theo Epochtimes.
“Trung ương Nhật báo” của Hàn Quốc cho hay, sau khi có thông tin trước đó rằng Kim Jonh Un đã giao quyền cho em gái Kim Yo Jung. Theo một báo cáo từ Viện tình báo Hàn Quốc tiết lộ, cư dân Bắc Triều Tiên đang buộc phải học thuộc những câu danh ngôn của Kim Yo Jung.
Theo Lâm Thi Viễn, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hạt tiêu

vào người biểu tình phản đối việc trì hoãn bầu cử

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm Chủ nhật (6/9), cảnh sát bắn đạn hạt tiêu vào người biểu tình ở Hồng Kông khi hàng trăm người xuống đường biểu tình phản đối việc hoãn các cuộc bầu cử lập pháp và luật an ninh quốc gia do Trung Cộng áp đặt.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam hoãn một năm đối với cuộc bầu cử ngày 6 tháng 9 cho các ghế trong Hội đồng Lập pháp của trung tâm tài chính châu Á vào tháng 7 vì số ca nhiễm coronavirus gia tăng đột biến.
Hành động này giáng một đòn mạnh vào phe đối lập ủng hộ dân chủ, những người hy vọng sẽ giành được phần đa số trong Hội đồng, nơi chỉ có một nửa số ghế được bầu trực tiếp và nửa còn lại là các thành viên được bổ nhiệm, những người đa phần ủng hộ Bắc Kinh. Nếu được tổ chức, đây sẽ là cuộc bỏ phiếu chính thức đầu tiên tại thuộc địa cũ của Anh Quốc kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới vào cuối tháng 6. Chính phủ khẳng định không có động cơ chính trị đằng sau sự trì hoãn này.
Hàng nghìn cảnh sát đóng quân xung quanh bán đảo Kowloon khi những người diễn hành vẫy biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu chống chính phủ phổ biến như “giải phóng Hồng Kông”. Các khẩu hiệu này hiện bị cấm theo luật an ninh mới.
Cảnh sát cho biết họ bắt giữ ít nhất 90 người, chủ yếu vì tụ tập bất hợp pháp, trong một thông báo trên trang Facebook của họ. Một số nhà hoạt động nổi tiếng bị bắt trong cuộc biểu tình bao gồm anh Figo Chan, phó ban triệu tập Mặt trận Nhân quyền Dân sự và cựu nhà lập pháp Leung Kwok-hung. (BBT)

Hồng Kông : Cảnh sát trấn áp người biểu tình

phản đối hoãn bầu cử lập pháp

Thu Hằng
Gần 300 người biểu tình Hồng Kông đã bị cảnh sát bắt giam ngày 06/09/2020 trong cuộc tuần hành huy động vài nghìn người tham gia để đòi quyền bỏ phiếu và phản đối hoãn bầu cử lập pháp một năm, đến ngày 05/09/2021.
Theo thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông, người biểu tình đủ mọi lứa tuổi, trong đó có rất nhiều thanh niên, tập trung thành nhiều nhóm khác nhau ở Jordan, Du Ma Đại (Yau Ma Tei), Vượng Giác (Mongkok) và những khu thương mại nổi tiếng ở Cửu Long (Kowloon), nằm đối diện với đảo Hồng Kông.
« Những cảnh tượng lộn xộn và bạo lực lại xảy ra vào chiều Chủ Nhật 06/09 cho đến tối muộn. Đó là những hình ảnh mà Hồng Kông từng chứng kiến hàng trăm lần như vậy vào năm 2019 nhưng ít hơn hẳn kể từ khi Luật An ninh Quốc gia được thông qua ngày 30/06/2020.
Cảnh sát đã triển khai 2.000 người. Đa số mặc trang phục chống bạo động mầu xanh sẫm và đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục, thậm chí là mặc giống người biểu tình, quần soóc và áo phông, nhưng lại mang khí cay hoặc gậy rút.
Những người biểu tình hô vang : « Tôi muốn bỏ phiếu ! » Họ cho rằng chính quyền đã tước quyền bỏ phiếu của họ trong kỳ bầu cử lập pháp, lẽ ra phải được tổ chức ngày 05/09/2020 và phe đối lập ủng hộ dân chủ được cho là có lợi thế để giành được đa số ở Nghị Viện.
Người biểu tình Hồng Kông cũng bày tỏ lo ngại về số phận của khoảng 12 thanh niên bị cảnh sát biển Hoa lục bắt giữ cách đây hai tuần khi họ vượt biển để trốn sang Đài Loan và không có tin tức gì từ đó
đến nay. Một số khác thì cho biết, họ có mặt ở đây để chứng minh rằng Luật An ninh Quốc gia mới không làm họ sợ.
Cảnh một bé gái 12 tuổi bị một đội cảnh sát mạnh tay quật xuống đường khi tìm cách chạy khỏi một vụ đụng độ đã gây xúc động và bị chỉ trích mạnh trên các mạng xã hội ».

Trung Quốc áp hạn chế thị thực mới với nhà báo Mỹ

Hải Lam
Trung Quốc chỉ cấp thị thực hai tháng thay vì một năm cho nhà báo của các hãng tin Mỹ thường trú tại nước này, trong bối cảnh cuộc chiến truyền thông giữa hai bên ngày càng leo thang.
CNN cho biết, tuần trước, khi làm thủ tục xin gia hạn thẻ nhà báo, vốn có thời hạn một năm, một số phóng viên nước ngoài nhận được thư thông báo rằng đơn đăng ký của họ đang được xử lý, thay vì được cấp thẻ mới. Giới chức Trung Quốc cũng yêu cầu họ mang thư trên cùng với thẻ nhà báo đã hết hạn trong khi tác nghiệp để chứng minh mình là phóng viên.
Vì thị thực Trung Quốc gắn liền với thẻ nhà báo, nên các phóng viên nước ngoài này được cấp một thị thực mới, nhưng chỉ có giá trị lưu trú trong thời gian hai tháng, thay vì một năm như trước đây.
Không chỉ vậy, giới chức Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng thẻ tác nghiệp tạm thời cũng như thị thực có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, khiến nhiều nhà báo rơi vào tình cảnh không biết chắc rằng họ có thể ở lại Trung Quốc bao lâu.
Ông David Culver, phóng viên người Mỹ của hãng tin CNN thường trú tại Trung Quốc, là một trong những người bị ảnh hưởng bởi động thái mới nhất của Bắc Kinh. CNN cho biết những phóng viên bị nhắm mục tiêu bao gồm cả công dân Mỹ và công dân nước ngoài khác đang làm việc cho các hãng truyền thông lớn của Mỹ, trong đó có Wall Street Journal.
Các quan chức Trung Quốc nói với ông Culver rằng hạn chế mới này không liên quan gì tới hoạt động đưa tin của nhà báo, mà là “biện pháp trả đũa” cách chính quyền Trump đối xử với các nhà báo Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ.
Người phát ngôn của CNN hôm 6/9 cũng lên tiếng xác nhận thị thực của phóng viên Culver bị rút ngắn.
“Một trong những nhà báo thường trú tại Bắc Kinh của chúng tôi gần đây đã được cấp thị thực có thời hạn hai tháng, thay vì mười hai tháng như trước đây”, người phát ngôn của CNN nói. “Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng tôi tại Trung Quốc vẫn không thay đổi và chúng tôi đang làm việc với giới chức địa phương để đảm bảo tiếp tục tác nghiệp ở đó”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhân viên của họ tại Bắc Kinh đã nhận được thông báo về các biện pháp trả đũa nhắm vào truyền thông nước này.
Gần đây, Washington và Bắc Kinh liên tục có động thái nhắm vào các hãng truyền thông của nhau. Hồi tháng 5, Washington rút ngắn thời hạn lưu trú của hầu hết các nhà báo Trung Quốc tại Mỹ xuống còn 90 ngày. Bắc Kinh cho biết không nhà báo nào của họ nhận được thông báo từ giới chức Mỹ về tình trạng đơn xin gia hạn thị thực mới nhất, khiến công việc và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu các đơn xin gia hạn thị thực của các nhà báo Trung Quốc thường trú tại Mỹ không được phê duyệt, thì họ sẽ phải rời khỏi Mỹ vào đầu tháng 11, trùng với thời điểm thị thực Trung Quốc của phóng viên CNN David Culver hết hạn.
Đầu năm nay, Bắc Kinh đã trục xuất hơn 10 phóng viên thường trú làm việc cho New York Times, Washington Post và Wall Street Journal, sau khi chính quyền Trump giảm số phóng viên Trung Quốc tại Mỹ làm việc cho 4 cơ quan truyền thông của Bắc Kinh.
Sau đó, Washington thắt chặt kiểm soát đối với các cơ quan truyền thông Trung Quốc, coi đây là các “phái bộ nước ngoài”, yêu cầu họ phải báo cáo chi tiết về tài chính cũng như nhân sự với chính phủ Mỹ. Bắc Kinh cũng đáp trả bằng các động thái tương tự.
Căng thẳng Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm do một loạt vấn đề, trong đó có Covid-19, Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông. Chính quyền Trump cũng liên tục khẳng định sẽ hành động cứng rắn với Bắc Kinh. Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump hôm 23/8 đã công bố chương trình hành động cho nhiệm kỳ hai, trong đó Trung Quốc vẫn tiếp tục là ưu tiên của ông Trump.

Lo sợ sụp đổ, Tập Cận Bình vội vàng

 ‘buộc chặt’ người dân TQ với ĐCSTQ

Gần đây, các chính khách Hoa Kỳ đã ngày càng phân biệt rõ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Trung Quốc, giữa người dân Trung Quốc và ĐCSTQ. Điều này đã làm cho nội bộ ĐCSTQ vô cùng hoảng sợ, chính quyền độc tài này cũng cảm thấy ngày tàn của mình đang đến gần.
Tập Cận Bình tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Cuộc kháng chiến chống Nhật. (Ảnh: Twitter)
Tối ngày 3/9, chương trình “Xinwen Lianbo” của đài CCTV đưa tin, Tập Cận Bình đã tổ chức một cuộc hội đàm tại Đại lễ đường Bắc Kinh để kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Cuộc kháng chiến chống Nhật, Tập đã nhấn mạnh 5 điều “nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận”, trong đó đặc biệt nhắc tới “bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào có ý đồ muốn chia rẽ và gây đối lập giữa ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc, thì nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận!”
Theo báo cáo cho biết, “Năm câu nói của Tập Cận Bình đã nhận được năm tràng pháo tay nhiệt liệt từ phía khán giả.” Năm điều không bao giờ chấp nhận, từng cái một đều nhằm vào Hoa Kỳ mà nói. Và nội dung quan trọng nhất mà Tập muốn nói chính là không chấp nhận việc chia tách  ĐCSTQ ra khỏi người dân Trung Quốc.
Câu nói này đã tạo ra một làn sóng công kích trên Weibo:
“Tôi lại được đại diện!”;
“Có quá nhiều điều chúng tôi không chấp nhận. Vấn đề là nó có hữu ích không?”;
“Là một người Trung Quốc bình thường, cơ hội bị người Mỹ bắt nạt thì ít nhưng cơ hội bị ban quản lý đô thị bắt nạt thì nhiều hơn”;
“Người khác không chấp nhận thì có thể làm được gì? Nói một vạn lần, không bằng nói một lần cho vững chắc, ba hoa vô dụng”;
“Người dân Trung Quốc không dám không đồng ý. Nếu không đồng ý, có thể bị gán tội gây rối”;
Tuyên bố này cũng vấp phải những chỉ trích dữ dội từ cư dân mạng trên Twitter nước ngoài:
“Những người không biết sự thật nói rằng họ đã được đại diện, cho đến bây giờ vẫn không thể bày tỏ được ý kiến của bản thân họ”;
“Lại là bắt cóc người dân Trung Quốc. Muốn tự do ngôn luận thì không bao giờ chấp nhận, muốn sự thật lịch sử thì không bao giờ chấp nhận. Muốn thực hiện bầu cử phổ thông thì không bao giờ chấp nhận. Muốn dân chủ thật sự thì không bao giờ chấp nhận. Muốn Đảng Cộng sản từ chức thì không bao giờ chấp nhận”;
“Hở một tí là bắt cóc 1,4 tỷ công dân, đem làm bia đỡ đạn cho sự tồn tại của cái chính quyền Tập độc ác này, thật là hèn hạ vô liêm sỉ đến cực điểm! Các ông nếu có lòng tin như vậy, hãy mở cửa biên giới đi, nhìn xem dân chúng chạy theo hướng nào… Các ông không nghe thấy tiếng kêu khóc của tầng dưới cùng sao? Run rẩy đi! Các nhà Độc tài!”.
Các chính khách Hoa Kỳ phân biệt ĐCSTQ với Trung Quốc
Trong nhiều năm, khi các học viên Pháp Luân Công tổ chức diễu hành ủng hộ việc nhân dân Trung Quốc “thoái đảng” (rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ), họ thường trưng ra các biểu ngữ như “ĐCSTQ không đồng nghĩa với Trung Quốc”, “Trời diệt ĐCSTQ, Trời bảo hộ Trung Hoa” nhằm truyền đạt một thông điệp đến thế giới rằng, ĐCSTQ, Trung Quốc và người dân Trung Quốc là các khái niệm hoàn toàn khác nhau.Mà trong khoảng hơn một năm qua, kể cả Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và Ngoại trưởng Pompeo, cũng đều đã phân biệt được sự khác biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc.
Vào tháng 11/2019, tại một sự kiện nhằm kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, trong một bài phát biểu của mình, ông Pompeo đã tách “ĐCSTQ” ra khỏi “người dân Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng “mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ.”
Đến năm 2020, ông Pompeo chú ý nhiều hơn đến sự phân biệt này và nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của mối đe dọa từ “Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Vào ngày 23/7, khi Pompeo có bài phát biểu về Trung Quốc, ông đã kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại Đảng Cộng sản và vạch trần rằng,  ĐCSTQ tuyên bố rằng nó đại diện cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc là lời nói dối lớn nhất.
Pompeo cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ không để mặc cho chính quyền ĐCSTQ bắt cóc người dân Trung Quốc nữa; Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới tự do, kiên định cùng với người dân Trung Quốc, cùng nhau hợp sức để đánh bại chế độ độc tài của ĐCSTQ.
Trước việc các chính trị gia Mỹ phân biệt Trung Quốc với ĐCSTQ và phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, ĐCSTQ dường như đã nhận thức được nguy cơ. Từ các phương tiện truyền thông của chính phủ đến Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, đều đưa ra các lập luận không mệt mỏi rằng mối quan hệ giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc là “mối quan hệ như cá với nước”.
Triệu Lập Kiên và Vương Nghị bị chỉ trích vì ‘bắt cóc’ người dân Trung Quốc
Triệu Lập Kiên bị người dân TQ ”mỉa mai’ sau tuyên bố “Nhân dân Trung Quốc chính là tường đồng vách sắt của ĐCSTQ”. (Ảnh: Twitter)
Theo một bài đăng trên trên tờ “China National Radio” vào ngày 27/8, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nhấn mạnh rằng: “ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc có mối quan hệ gắn bó sâu sắc, mối quan hệ huyết nhục, nhân dân Trung Quốc là tường đồng vách sắt của ĐCSTQ, đừng ai mong có thể tách rời.”
Lời vừa nói ra liền lập tức bị cư dân mạng chỉ trích:
“Là có ý gì? Muốn chúng ta làm lá chắn thịt, bia đỡ đạn ư?”;
“Điều này cuối cùng đã được nói ra, và không cần phải che đậy nữa”;
“Ăn sung mặc sướng thì chẳng bao giờ nói đến chúng tôi. Khi cần bia đỡ đạn, thì nói rằng chúng ta gắn bó máu thịt với nhau. Chúng tôi không phải là tường đồng vách sắt”;
“Chúng tôi không có súng, không có đại bác, làm sao có thể thành tường đồng vách sắt của các ông được”;
“Đảng không phải là tường đồng vách sắt của nhân dân sao?”.
Vào ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị cũng đã công khai tuyên bố rằng, Hoa Kỳ đã “bêu xấu đảng cầm quyền và người dân Trung Quốc gắn bó máu thịt với ĐCSTQ”. Điều này đã khiến cư dân mạng chỉ trích mạnh mẽ:
“Đem món nợ máu miêu tả thành gắn bó máu thịt, trên trái đất này cũng chỉ có mình ĐCSTQ mới có thể vô liêm sỉ và điên rồ đến mức này.”
“Gắn bó máu thịt? Nói đùa! Khi nhận quà hối lộ người dân ở đâu? Lúc ăn chơi đàn đúm cùng bà 2, bà 3, người dân ở đâu? Tòa án nhân dân có chỗ cho dân chúng lên tiếng sao?”;
“Thấy ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc ‘gắn bó máu thịt với nhau’ khiến người ta nhớ đến cuộc thảm sát hàng chục triệu người, mấy chục triệu người chết đói, hàng trăm triệu trẻ sơ sinh bị cưỡng bức, bắt cóc và tước đoạt mạng sống, máu thịt dưới xiềng xích của xe tăng…”
Các nhà phân tích cho rằng, nhận xét của Vương Nghị phản ánh tâm lý hoang mang trong nội bộ của ĐCSTQ, ĐCSTQ không muốn người dân Trung Quốc biết việc Hoa Kỳ cách khai người Trung Quốc ra khỏi ĐCSTQ. Nếu người Trung Quốc đồng tình, thì thời đại nhẫn nhục và cam chịu của người dân Trung Quốc sẽ phải đến lúc chấm dứt.
Trần Khuê Đức, chủ tịch điều hành của Hiệp hội người Hoa Princeton của Hoa Kỳ nói rằng, chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong những năm gần đây đều nhắm vào ĐCSTQ. Điều này làm cho xã hội phân biệt rõ ràng hơn giữa những kẻ áp bức, những kẻ đang đè đầu cưỡi cổ nhân dân, với những người dân bình thường. ĐCSTQ rất sợ điều này nên mới vội vàng ‘buộc chặt’ ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc lại với nhau.
Minh Huy (Theo NTDTV)

Bình luận chính trị: Ông Tập Cận Bình

 đang thúc đẩy phong trào đòi ‘độc lập cho Nội Mông’

Bình luậnMinh Thanh
Một số thông tin cho rằng ông Tập Cận Bình có nhiều liên quan đến người Nội Mông và chiến dịch trấn áp sẽ dẫn đến phong trào đòi độc lập cho khu tự trị này.
Gần đây, chính quyền Trung Quốc cấm việc giảng dạy tiếng Mông Cổ ở Khu tự trị Nội Mông. Đây được xem như hành động “tuyệt chủng văn hóa Nội Mông”, dẫn đến các cuộc biểu tình tại địa phương. Hiện nhà cầm quyền ra sức trấn áp các cuộc biểu tình này. Một số bài báo phân tích cho rằng ông Tập thực sự đang thúc đẩy “nền độc lập của Nội Mông”.
Nhà bình luận chính trị Lâm Bảo Hoa (Lin Baohua) cho biết tộc người Mông Cổ ở Trung Quốc có khoảng 6 triệu (dân số Mông Cổ chỉ hơn 3 triệu), ít hơn so với người Tây Tạng, và càng ít hơn người Duy Ngô Nhĩ. Vì mức độ bị Hán hóa tương đối sâu, nên mâu thuẫn với chính quyền không sâu sắc như hai tộc người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Các vấn đề mâu thuẫn chính là về bảo vệ môi trường, và một số lượng lớn thảo nguyên đã bị phá hủy. Dù không có những cuộc đấu tranh gay gắt ‘sống chết diệt chủng’ như với 2 tộc người trên nhưng tộc người Nội Mông vẫn không thể thoát khỏi số phận bị Hán hóa cấp tốc. Vì vậy, giống như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, họ buộc phải xuống đường phản kháng.
Trên thực tế, các nhà quan sát ngoại giới cho rằng dưới sự đàn áp của chế độ ĐCSTQ, nhà cầm quyền cưỡng ép giảng dạy tiếng Hán, thực ra để thuận tiện cho việc tẩy não tư tưởng và tiêu diệt các nền văn hóa thiểu số, căn bản không phải là Hán hóa, mà là “đỏ hóa” (cộng sản hóa) hình thái ý thức.
Nhà bình luận Lâm Bảo Hoa đã chỉ ra hai đặc điểm của cuộc đấu tranh lần này. Thứ nhất là có các công chức tham gia biểu tình. Trong đó, 300 nhân viên đài phát thanh truyền hình Nội Mông cùng nhau ký tên phản đối chính sách giảng dạy tiếng Hán, từ chối biến thành công cụ của ĐCSTQ. Đây là cơ quan truyền thông chính quyền, và họ đã phản đối tuân theo ‘đảng tính’! Sự việc này là chưa từng thấy ở Tây Tạng, Tân Cương. Theo thông tin được biết, có cả người Hán tham gia phản đối, đã phá vỡ giới hạn dân tộc. Điều này cho thấy rõ làn sóng phản ĐCSTQ phản Tập đang dần “lên men” ở Trung Quốc.
Thứ hai, một số người đã thể hiện sự phản đối bằng cách nhảy lầu. Vào sáng ngày 4/9, cô Su Rina, một nữ công chức người Nội Mông, 33 tuổi tại văn phòng chính phủ của Liên đoàn Alxa thuộc Nội Mông, đã ngã xuống tại nơi ở của mình và tử vong. Bức thư tuyệt mệnh của cô được chia sẻ trên mạng Internet cho thấy cái chết của cô có liên quan tới việc người Mông Cổ gần đây phản kháng để bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Được biết trước cô, 3 người Nội Mông khác đã nhảy lầu. Cách thức phản đối này khá giống với thời kỳ Hong Kong biểu tình chống Luật dẫn độ, và khiến phong trào ngày càng lan mạnh.
Các nhà chức trách tiếp tục gia tăng trấn áp, và những người tham gia biểu tình bị truy nã gắt gao. Nhà bình luận Lâm Bảo Hoa cho rằng đây rõ ràng là cách xử lý mâu thuẫn giữa “ta và địch”. Đây là một đòn tấn công toàn diện, và ngay cả chính sách nhất quán về khác biệt hóa cũng không làm như thế. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những xung đột gay gắt hơn.
Trong lịch sử ĐCSTQ, quan chức cấp cao duy nhất từng là người dân tộc thiểu số là Ulanhu – người Nội Mông Cổ. Ông là ủy viên thứ tám của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từng là Phó Chủ tịch nước (thời kỳ Hồ Diệu Bang). Ngay sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, ông Ulanhu đã bị chỉ trích và quản thúc tại gia vì tội chia rẽ quốc gia. Sau đó đã kéo theo cuộc thanh trừng ‘những người trong đảng’ trên toàn Nội Mông.
Bài báo cho biết, dù sự việc sau đó đã được bình phản nhưng nỗi đau sẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Nội Mông. Cháu gái của Ulanhu là Bố Tiểu Lâm (Bu Xiaolin) (hồng tam đại) nay là chủ tịch chính quyền khu tự trị Nội Mông. Bà sẽ đối mặt với lịch sử và vận mệnh hiện nay của dân tộc mình thế nào?
Nhà bình luận Lâm Bảo Hoa còn cho biết ở Trung Quốc có thông tin về việc ông Tập Cận Bình cũng là người Nội Mông. Quê ông ở phía bắc Thiểm Tây giáp Nội Mông. Mũi của ông cũng là đặc trưng của người Mông Cổ nên ông rất coi trọng căn cứ quân sự Chu Nhật Hòa ở Nội Mông, vì đây là nơi khởi đầu cho cuộc càn quét Châu Âu và Châu Á của Thành Cát Tư Hãn.
Tuy nhiên, không có cách nào để chứng minh rằng ông Tập là người Nội Mông.
Thông tin công khai cho thấy ông Tập sinh ngày 15/6/1953, gốc Hán, nguyên quán ở Đặng Châu tỉnh Hà Nam, quê ở Phú Bình tỉnh Thiểm Tây, và sinh ra ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, cha của ông Tập là ông Tập Trọng Huân, là bạn sinh tử với Ulanhu. Năm 1941, Ulanhu trở lại Diên An để phụ trách công tác dân tộc trong ĐCSTQ, và ông Tập Trọng Huân là bí thư của Phân khu Quan Trung của khu vực biên giới Thiểm Tây – Cam Túc – Ninh Hạ. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1960, ông Tập Trọng Huân sống ở số 6A, ngõ Nguyên Ân Tự ở Bắc Kinh, và cách một bức tường với nơi ở của Ulanhu, lúc đó là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Theo truyền thông Trung Quốc, sau khi Tập Trung Hưng bị xử oan vào năm 1962, Khang Sinh đã yêu cầu Ulanhu vạch mặt Bí thư Tập, nhưng Ulanhu không tuân theo lệnh của ông ta .
Nhà bình luận Lâm cho rằng hành động diệt chủng tộc Nội Mông lần này của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ đắc tội với nước láng giềng Mông Cổ. Ngoài ra, việc đàn áp này nhất định sẽ kích phát việc “đòi độc lập cho Nội Mông”. Một số người sẽ chạy sang tị nạn ở Mông Cổ, lấy nơi đó như một cơ sở để ủng hộ cho độc lập Nội Mông.
Minh Thanh
Theo SOH

Không cần ‘nổ một phát súng’,

ĐCS Trung Quốc cũng sẽ ‘tự đánh bại mình’?

Bình luậnTrần Đức
Dưới đây là “bức tranh” về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cho đến năm 2050 do các nhà phân tích chiến lược của Rand Corp đưa ra, với kết luận cho rằng có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ “tự đánh bại mình”.
Quân đội Hoa Kỳ ngày càng có mối bận tâm lớn hơn: Tìm ra cách ngăn chặn Trung Quốc; hoặc trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương, thì cần đánh bại Trung Quốc .
Tuy nhiên, có thể trong thời gian tới, ĐCSTQ sẽ… tự đánh bại mình. Quản lý kinh tế yếu kém, quản trị kém, khủng hoảng sinh thái và áp lực bên ngoài có thể kết hợp để làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước và làm xói mòn quyền lực của ĐCSTQ trong khu vực và trên toàn cầu.
Viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc rơi vào trì trệ là ‘thú vị nhất’, vì điều đó chứng minh rằng họ sẽ ‘tự đánh bại mình’
Đó là một trong những viễn cảnh tương lai có thể xảy ra mà tổ chức tư vấn RAND ở California đã “đánh cược” trong một nghiên cứu vào tháng 7/2020 .
“Trung Quốc sẽ như thế nào vào năm 2050?” các nhà phân tích của RAND nêu ra câu hỏi.
“Câu trả lời được cung cấp bằng cách phân tích các xu hướng trong quản lý chính trị, xã hội và nghiên cứu các chiến lược cấp quốc gia về ngoại giao, kinh tế, khoa học & công nghệ, và các vấn đề quân sự”, phía RAND cho biết.
Bản phác thảo nghiên cứu được các nhà phân tích của RAND đánh giá kết quả và đưa ra bốn khả năng chính:
Một Trung Quốc “đắc thắng” phát triển, thịnh vượng và giành được ảnh hưởng cho đến khi sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ trong hầu hết các thước đo quyền lực: khó xảy ra.
Một Trung Quốc “đi lên” phải vật lộn với những bất mãn nội bộ, thiếu nước, và nền kinh tế đang phát triển chậm lại nhưng vẫn cố gắng trở thành cường quốc thống trị châu Á: Có khả năng.
Một Trung Quốc “trì trệ” không giải quyết được tình trạng nghèo đói trên diện rộng và suy thoái môi trường, đồng thời không quản lý được các cuộc khủng hoảng bên ngoài. Rất có thể xảy ra.
Cuối cùng, một Trung Quốc “bùng nổ” bước vào thế kỷ mới như một quốc gia hiện đại trong tình trạng sụp đổ: Không có khả năng .
Bỏ qua những kết quả khó xảy ra, khả năng thứ 3 là nền kinh tế rơi vào “trì trệ” chính là điều thú vị nhất, vì nó tiết lộ cách ĐCSTQ có thể “tự đánh bại chính mình”.
Trong kịch bản này, dự báo là tình hình “nắng và ấm” cho đến giữa năm 2020, sau đó sẽ hạ nhiệt đáng kể, tiếp theo là “đợt lạnh giá” kéo dài”, báo cáo của RAND hình dung.
“Trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2050, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị đình trệ và tụt hậu rất nhiều so với các cường quốc khác. Không có sự tăng trưởng kinh tế rõ ràng nào. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 2%, những số liệu chính thức này bị bác bỏ vì không đáng tin cậy”, RAND cho biết.
“Tham nhũng chính thức vẫn còn phổ biến”, báo cáo tiếp tục. ĐCSTQ cầm quyền “đã thoái lui trong nội bộ; tiếp tục đàn áp khi có ‘dấu hiệu nhỏ nhất’ về bất đồng chính kiến ​​hoặc có tin đồn về tình trạng bất ổn”.
‘Không cần nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ tự đánh bại mình!’
ĐCSTQ quản lý để duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng “tình hình vùng Tân Cương sẽ vô cùng rắc rối, và năm 2039 sẽ chứng kiến ​​những xáo trộn nghiêm trọng và lan rộng ở vùng phía Tây Trung Quốc, trùng với kỷ niệm 30 năm cuộc bạo loạn chung vào tháng 7 năm 2009 ở Urumqi”.
Hong Kong vẫn là nguồn gốc của tình trạng bất ổn, “đặc biệt là trong thời gian đếm ngược ngay bây giờ đến tháng 7 năm 2047, khi “quyền lợi” của khu tự trị đặc biệt này hết hạn. Bắt đầu từ cuối những năm 2030, hàng nghìn cư dân giàu có nhất của Hong Kong, bao gồm nhiều công dân nổi tiếng của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] – hầu hết trong số họ có hộ chiếu nước ngoài – đã rời thành phố, mang theo vốn tư bản của họ”.
Tuy nhiên, hầu hết người dân Hong Kong không thể rời đi. Họ “nhắm sự tức giận và thất vọng của mình vào Bắc Kinh, và đổ lỗi cho sự suy thoái kinh tế của Hong Kong”.
Khi ĐCSTQ đấu tranh để duy trì quyền kiểm soát trong nội bộ, tất cả đều từ bỏ cố gắng “mở rộng ra khu vực”.
Đài Loan sẽ thoát khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc, Đài Loan ngày càng quyết đoán hơn. “Sự trì trệ kinh tế tại đại lục [Trung Quốc] kết hợp với tình trạng bất ổn xã hội lan rộng sẽ khiến Đài Bắc trì hoãn vô thời hạn bất kỳ động thái nào có thể có, nhằm tăng cường quan hệ xuyên eo biển”.
Triều Tiên cũng từ chối các nỗ lực của ĐCSTQ để quản lý họ. “Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp diễn, và Bình Nhưỡng tiếp tục chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh, đồng thời cải thiện quan hệ với Seoul và duy trì mối quan hệ ngoại giao với Washington”, RAND dự báo.
“Quan hệ của Bắc Kinh với cả Seoul và Tokyo đều ‘lạnh lẽo’, một phần do kinh tế Trung Quốc đình trệ đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi vào năm 2020 trở nên căng thẳng, và Ấn Độ sẽ lợi dụng các vấn đề nội bộ của ĐCSTQ để làm suy yếu ảnh hưởng ngoại giao và khiến ảnh hưởng kinh tế suy giảm”.
Vì muốn chứng minh rằng ĐCSTQ vẫn mạnh, Bắc Kinh “thỉnh thoảng tạo ra các cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự với các nước láng giềng nhỏ yếu để xoa dịu sự bất mãn trong nước, chính quyền này sẽ cố tình gây chiến với kẻ thù mà họ biết rằng họ có thể đánh bại hoặc dễ dàng hạ gục”.
Nhưng sự thật là không thể phủ nhận. Trung Quốc đã đình trệ. “Sự cạnh tranh quân sự trong khu vực diễn ra gay gắt khi [Quân đội Giải phóng Nhân dân] đấu tranh để duy trì vị thế ngang bằng yếu ớt với các lực lượng vũ trang của các cường quốc khác ở châu Á và thế giới”, RAND báo cáo.
Hoa Kỳ có thể chưa thắng trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài với Trung Quốc, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ thua.
Và thế giới ‘“không cẩn nổ một phát súng nào, ĐCSTQ sẽ… tự đánh bại chính mình”!.
Trần Đức

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

yêu cầu Ấn Độ không tiết lộ thông tin tiêu cực

Phụng Minh
Video người Tây Tạng phất cờ Sư tử núi tuyết ăn mừng ở biên giới Ấn-Trung sau chiến thắng của quân Ấn Độ đã bị chặn ở Trung Quốc.
Sau cuộc đụng độ đẫm máu lớn nhất trong 45 năm nổ ra ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào tháng 6, một tranh chấp quân sự khác giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã lại xảy ra vào ngày 31/8. Sau khi phía Ấn Độ giành được chiến thắng một phần, đoạn video người Tây Tạng phất cờ “Sư tử núi tuyết” hát múa dọc biên giới đã được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu phía Ấn Độ không phát tán “thông tin tiêu cực” trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.
Trang web chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 5/9 dẫn lời Tân Hoa xã cho biết Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tại Moscow vào ngày 4/9. Cuộc họp này được tổ chức theo yêu cầu của Trung Quốc, theo Epochtimes.
Ngụy Phượng Hòa cho rằng quan hệ giữa hai nước và các lực lượng vũ trang gần đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề biên giới, hai bên nên giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn. Ngoài ra, ông Ngụy mong rằng phía Ấn Độ sẽ không cố tình thổi phồng và lan truyền thông tin tiêu cực.
Theo báo cáo của tờ The Hindu ngày 31/8, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, khoảng 25 lính Trung Quốc đã vượt qua “Giới tuyến kiểm soát thực tế” và bị quân đội Ấn Độ đánh chặn. Tờ Telegraph của Anh dẫn một nguồn tin cho biết quân đội Trung Quốc đã bị đẩy lùi sau khi giao chiến với lực lượng đặc biệt Ấn Độ trong ba giờ đồng hồ.
Người dùng mạng tên Sorig đăng trên Twitter rằng các lính dù đặc nhiệm Tây Tạng phục vụ trong quân đội Ấn Độ đã ăn mừng chiến thắng và vui vẻ ca hát, nhảy múa dọc theo biên giới Ladakh. Ngoài ra còn có một video cho thấy người Tây Tạng vẫy “Cờ sư tử núi tuyết”.
Đoạn video được truyền thông và cư dân mạng lan truyền rộng rãi nhưng đã bị chính quyền đại lục chặn hoàn toàn.
Vào ngày 15/6, các cuộc đụng độ đẫm máu đã nổ ra tại Thung lũng Galvan dọc biên giới Trung-Ấn. Trong vài giờ cận chiến, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và ít nhất 76 người bị thương, trong đó có cái chết của chỉ huy cao nhất. Tuy nhiên, các nhà chức trách ĐCSTQ chưa đưa ra bất kỳ con số thương vong nào.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, một sĩ quan quân đội cấp cao Ấn Độ nói rằng một vài người trong số họ đã bị đánh chết bởi lính Trung Quốc bằng chùy có đóng đinh. Ông cũng nói rằng sau khi 17 binh sĩ Ấn Độ bị thương trong trận hỗn chiến, họ có thể đã chết cóng trong đêm lạnh giá trên cao nguyên.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông cáo cho biết: “Trung Quốc đã thực hiện một hành động được lên kế hoạch và tính toán trước, hành động này trực tiếp gây ra bạo lực và thương vong”.
Cuộc xung đột quân sự này là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 50 năm qua.
Vào tối ngày 5/7, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được đồng thuận, theo đó lực lượng tiền phương của hai bên phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã không rút lui khỏi Hồ Pangong, nơi ăn sâu 18 km vào lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Ngày 29/8, hai bên lại đụng độ ở bờ nam của hồ Pangong. Ngày 31/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra tuyên bố nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm sự đồng thuận và có “hành động quân sự khiêu khích” ở khu vực phía đông Ladakh vào đêm 29 và 30/8.
Theo trang web India Today, do khả năng xảy ra xung đột biên giới Trung-Ấn, quân số Ấn Độ ở biên giới Trung-Ấn đã lên tới 200.000 người.
60 năm trước, Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh do tranh chấp biên giới, hai nước đạt được hiệp định đình chiến tạm thời vào năm 1962. Hiệp định đình chiến đã thiết lập một “giới tuyến kiểm soát thực tế” dài 3.400 km. Tuy nhiên, có sự khác biệt nghiêm trọng giữa hai bên ở khu vực gần hồ Pangong Tso.
Do sự khác biệt về đường kiểm soát thực tế, mâu thuẫn biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thỉnh thoảng xảy ra. FX168 Finance Network đã báo cáo rằng các xung đột có thể lớn hoặc nhỏ, và liệu chúng có trở thành tin tức hay không phụ thuộc vào sự sẵn sàng báo cáo của cả hai bên. Xung đột Trung – Ấn ngày 31/8 đã trở thành thông tin nóng trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ.
Điều khiến thế giới bên ngoài khó hiểu là ĐCSTQ đang trong cuộc khủng hoảng của những rắc rối bên trong và bên ngoài, tại sao lại “đánh lén quân đội Ấn Độ” vào lúc này?
Người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” của Epochtimes, Đường Hạo, cho rằng ĐCSTQ muốn tạo ra một cuộc xung đột ở biên giới Ấn Độ và đạt được một chiến thắng quân sự quy mô nhỏ để thêm một chút vào thành tích quân sự của những người nắm quyền. Không thể loại trừ rằng những người nắm quyền đang cố gắng trấn áp những khác biệt nội bộ thông qua các cuộc đấu tranh chính trị bằng cách tạo ra những kẻ thù ngoại bang.
Đường Hạo nói rằng bất kể lý do Bắc Kinh lén lút tấn công Ấn Độ là gì, chính quyền Bắc Kinh đang từng bước đẩy nhanh việc đào thải ĐCSTQ, cô lập ĐCSTQ và sự suy tàn của chế độ ĐCSTQ.
Theo Li Jing, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Quân đội Trung Quốc liên tiếp gặp sự cố

trong Hội thao Quân sự Quốc tế 2020

Bình luậnMinh Thanh
Trong Hội thao Quân sự Quốc tế năm 2020 do Nga tổ chức từ ngày 23/8 đến ngày 5/9 vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phái bộ đội cùng chiến xa chủ lực và ưu tú 96B tới tham gia, nhưng liên tục để xảy ra các sự cố đáng xấu hổ. Đầu tiên là sai lầm cầm ngược cờ 5 sao của ĐCSTQ trong ngày đầu chào mừng cuộc thi; sau đó là vào trận bán kết ngày 30/8 môn phối hợp xe tăng (Tank Biathlon), xảy ra sự việc một lính pháo binh sau khi nhảy ra khỏi xe tăng bị ngất xỉu ngay tại chỗ. Đồng đội vội vàng kéo anh đi nhưng cảnh này đã được truyền hình trực tiếp.
Theo tờ Liberty Times của Đài Loan, thành tích của ĐCSTQ trong môn thi phối hợp xe tăng tại Hội thao Quân sự Quốc tế năm ngoái rất kém do liên tiếp mắc nhiều lỗi. Năm nay họ đã phái đi chiến xa chủ lực 96B tân tiến nhất nhằm mong lấy lại thể diện. Trong buổi thi đấu ngày 23/8, binh lính của Trung Quốc đứng đầu trong môn bắn súng, tuy nhiên, khi đoàn chiến xa 702 lấy lá cờ năm sao của ĐCSTQ ra
để ăn mừng, họ không may lại làm trò cười khi cầm ngược cờ 5 sao. Những bức ảnh chụp được cảnh này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội nước ngoài.
Ngoài ra, trong trận bán kết môn phối hợp xe tăng vào ngày 30/8, quân độ ĐCSTQ thi đấu với Belarus, Azerbaijan và Serbia. Nội dung môn thi yêu cầu tất cả các thành viên trong xe phải đi xuống và tập trung ở sau xe, sau đó chờ trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu. Không ngờ, một pháo thủ xe tăng số 703 của quân đội ĐCSTQ sau khi nhảy xuống xe, bước đi không ổn định, trong lúc quay lại nhìn đồng đội chờ xuống xe để tập trung thì thân thể run lên bần bật, chân mềm nhũn và ngã về phía sau. Khi anh ấy ngã xuống đất, đồng đội của anh bị ngớ ra và vội giơ tay ra đỡ. Toàn bộ cảnh tượng này đã được phát sóng trực tiếp.
Theo truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Hội thao quân sự quốc tế là một hoạt động hợp tác và trao đổi quân sự quốc tế do Bộ Quốc phòng Nga khởi xướng và chủ trì, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2013. Cuộc thi năm nay bắt đầu từ ngày 23/8 và lần lượt được tổ chức tại Nga, Belarus, Armenia, Azerbaijan và Uzbekistan với 156 đội đến từ hơn 30 quốc gia và khu vực tham gia. Các lực lượng binh chủng lục quân, không quân của ĐCSTQ tham gia 6 môn thi.
Trong đó, lục quân đã tham gia 5 cuộc thi gồm phối hợp xe tăng đồng đội (Tank Biathlon); cuộc thi “môi trường an toàn” giữa các đơn vị trinh sát bức xạ, hóa học và sinh học của binh chủng hoá học (Safe Environment); cuộc thi “lái xe thiện nghệ” giữa những người điều khiển xe quân sự (Masters of armored vehicles); cuộc thi giữa các đội trinh sát (Excellence troop intelligence); và cuộc thi giữa các đơn vị công binh cầu phà (Open water). Bộ đội không quân tham gia cuộc thi giữa các đơn vị lính nhảy dù (Airborne platoon).
Theo kênh truyền thông Người Quan Sát (guancha.cn) của ĐCSTQ, ngoài những sai lầm nêu trên, trong trận bán kết cuộc thi phối hợp xe tăng Tank Biathlon, xạ thủ nhóm xe tăng 702 thứ hai của ĐCSTQ còn “ba lần bắn trượt” vì lý do thể lực. Trong trận chung kết Tank Biathlon vào ngày 5/9, quân đội của ĐCSTQ bị phạt dừng lại do vi phạm luật.
Theo Chinanews, quân đội của ĐCSTQ đã giành vị trí thứ 2 trong 4 nội dung thi là xe tăng đồng đội, đơn vị công binh cầu phà, môi trường an toàn, lái xe thiện nghệ; giành vị trí thứ 3 trong 2 nội dung thi giữa các đội trinh sát và giữa các đơn vị lính nhảy dù. Nga, Trung Quốc và Belarus lần lượt là ba đội đứng đầu trong cuộc thi đồng đội.
Quân đội ĐCSTQ hủ bại, diễn luyện quân sự liên tục phơi bày những vấn đề nghiêm trọng
Quân đội ĐCSTQ thường mắc sai lầm trong các cuộc tập trận thực chiến và các cuộc thi đối kháng, qua đó cũng đã phơi bày các vấn đề nghiêm trọng của họ. Quân đội của ĐCSTQ có quy mô hàng đầu trên thế giới và chi tiêu quân sự của họ tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, khi ông Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và ông Từ Tài Hậu (Xu Caihou) kiểm soát quân đội, nạn tham nhũng trong quân đội của ĐCSTQ đã lan tràn và đây được coi là sát thủ số một ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của quân đội. Ngoài ra, môi trường xã hội hiện tại ở Trung Quốc đã khiến tỷ lệ sinh đẻ bị tăng trưởng âm, cộng thêm với chính sách kế hoạch hóa gia đình nhiều năm khiến nguồn binh sĩ thiếu trầm trọng. Những điều này cũng khiến ngoại giới liên tục nghi ngờ về thực lực thực sự của quân đội ĐCSTQ.
Vào tháng 7 năm 2017, truyền thông ĐCSTQ đã phát sóng bộ phim  chuyên đề về cải cách quân sự và tiết lộ rằng vào tháng 5 năm 2014, tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa ở Nội Mông, 7 lữ đoàn thuộc 7 quân khu của Trung Quốc lúc bấy giờ tham gia thực chiến với lữ đoàn quân xanh chuyên nghiệp thứ nhất của Trung Quốc (đóng vai quân địch). Kết quả là 6-1, quân xanh thắng, và 6 lữ đoàn  ‘mạnh’ còn lại đã thua thảm hại. Trong năm 2015, lục quân đã cử tổng cộng 29 lữ đoàn và trung đoàn tái đấu với lữ đoàn quân xanh và kết cả toàn bộ đều bị đánh bại.
Theo báo quân sự của ĐCSTQ, bộ phim chuyên đề này cho thấy việc 6 đội quân tinh nhuệ bị thất bại liên tiếp trong cuộc tập trận chính là động cơ trực tiếp khiến chính quyền ông Tập đẩy mạnh cải cách quân đội. Trong phim, ông Tập Cận Bình đã nói: “Thật đáng lo! Không có cải cách, quân đội không thể chiến đấu, không thể chiến thắng được”.
Trong Hội thao quân sự quốc tế năm 2016, xe tăng tân tiến 96B của ĐCSTQ vốn rất được xem trọng đã bất ngờ đổ sang một bên vào thời điểm quan trọng của trận đấu. Xe tăng 96B trang bị vũ khí mới của Trung Quốc cũng bắn trượt mục tiêu trong cả 3 lần bắn liên tiếp.
Trong cuộc diễn tập quân sự ở nước ngoài vào tháng 5/2014, sau 2 ngày hành quân liên tục 234 km ngày đêm, 40 xe tăng của Trung Quốc lần lượt bị ‘nằm ổ’, cuối cùng chỉ sửa được 15 chiếc, khiến gần một tiểu đoàn chủ lực được trang bị không chiến mà cũng bị tiêu hao.
Ông La Vũ Tằng (Luo Yuceng), con trai thứ hai của cố Đại tướng sáng lập ĐCSTQ La Thụy Khanh (Luo Ruiqing), đã công khai tuyên bố rằng, kể từ khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội đàn áp [sự kiện Thiên An Môn] vào năm 1989, quân đội đã không còn năng lực chiến đấu. Ông La Vũ Tằng nói: “Quân đội của ĐCSTQ đã mất sức chiến đấu và mục nát thành bùn. Ông Tập Cận Bình hiểu rõ hơn ai hết”.
Nếu chiến tranh nóng nổ ra…
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ liên tục tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Kể từ đầu năm nay, nước này đã chính thức chiếm đóng hầu hết các vùng biển ở Biển Đông và tuyên bố hoàn thành việc triển khai chiến tranh không gian chống lại Hoa Kỳ. Điều này đã khiến Hoa Kỳ phải đưa ra một loạt biện pháp đối phó toàn diện. Đồng thời lại khiến ngoại giới tập trung chú ý vào hiệu quả chiến đấu thực tế của quân đội ĐCSTQ.
Nhiều chuyên gia về Trung Quốc đang suy đoán nếu chiến tranh nóng thực sự xảy ra, một quân đội ĐCSTQ vốn nổi tiếng về tham nhũng, hủ bại và cường quyền, rốt cuộc sẽ đưa cho Trung Nam Hải bảng thành tích như thế nào. Hơn nữa, kể từ năm 1979, quân đội Trung Quốc chưa bao giờ ra chiến trường. Một số nhà quan sát quân sự nghi ngờ rằng, liệu các vị trí lãnh đạo của các đơn vị tác chiến như doanh trại bộ binh và doanh trại xe tăng có bị mua bằng tiền hay không. Mặt khác, quân đội Trung Quốc thực sự thiếu kinh nghiệm so với lực lượng Hoa Kỳ vốn thường xuyên có kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan, Iraq và chống lại những phần tử khủng bố.
Ngoài ra, trang bị quân sự của ĐCSTQ cũng không mấy khả quan. Tàu sân bay Liêu Ninh, được cải tạo từ một tàu sân bay bị bỏ đi của Ukraine, đã đến thăm Hong Kong vào tháng 7 năm 2017. Tàu sân bay này bị cáo buộc có ít nhất ba sai sót chết người: tuổi thọ của thân tàu đã quá nửa; thân tàu có nguy cơ sứt mẻ cao; máy bay chậm không thể hình thành năng lực chiến đấu, v.v. Theo Trung tâm Phong trào Nhân quyền và Dân chủ có trụ sở tại Hong Kong, con tàu này “nó có thể dễ dàng bị đánh chìm”.
Giáo sư Dư Mậu Xuân (Yu Maochun), hiện là cố vấn chính về kế hoạch và chính sách đối với Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nói với VOA rằng, hiện tượng mua bán quan chức tràn lan trong quân đội chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của quân đội ĐCSTQ. Ông Dư Mậu Xuân nói rằng, quân đội của ĐCSTQ không đánh giá nhân tài bằng đức độ mà đánh đổi bằng các mối quan hệ và tiền bạc. Những người chiến đấu, nhất là những người chỉ huy quân đội, phải dày dạn kinh nghiệm, có dũng khí chiến đấu và phải có trí tuệ. “Nếu dùng tiền để mua quan chức, khả năng chỉ huy tác chiến này sẽ yếu đi. Đây là điều hiển nhiên”.
Ông Dư cũng cho rằng, các tướng lĩnh cấp cao như Từ Tài Hậu tham ô đến mức như vậy thì cho thấy chính quyền Trung Quốc có vấn đề từ gốc rễ căn bản. Tất nhiên, khi ông Tập Cận Bình ra tay ‘đả hổ’ trong quân đội, rất nhiều người vỗ tay và hoan hô, nhưng toàn bộ hệ thống chính trị của ĐCSTQ về cơ bản đang lâm vào tình trạng bán thân bại liệt. Vì Phó chủ tịch Quân ủy của 2 – 3 năm trước là quan chức tham nhũng lớn như vậy, đã trở thành một ‘lão hổ’ khiến nhiều sĩ quan không biết phải theo ai, phải cẩn thận dè chừng, vậy nên “đến lúc phải ra quyết định cũng không dám quyết, không biết tương lai ra sao. Giờ thì nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội đang hoang mang, lo sợ”.
Ông Dư – “quân sư” phía sau bức màn của chính quyền Tổng thống Trump cũng cho rằng, tình hình chính trị rối ren do hệ thống phi dân chủ của Trung Quốc gây ra cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Minh Thanh
Theo SOH

Thanh trừng nội bộ và suy tôn lãnh tụ:

Tập Cận Bình theo gót Mao

Mai Vân
Phong trào suy tôn lãnh tụ Tập Cận Bình rộ lên trong thời gian gần đây tại Trung Quốc, kèm theo là cả một chiến dịch thanh lọc ngành công an Trung Quốc ngày càng thu hút sự chú ý của giới quan sát tình hình Trung Quốc.
Trong một bài phân tích ngày 03/09/2020 (báo giấy), thông tín viên nhật báo Pháp Le Monde tại Bắc Kinh đã cho rằng nhân vật số một tại Trung Quốc đang dốc sức củng cố quyền lực để tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu dài, bất chấp thông lệ hai nhiệm kỳ.
Tiếp tục nắm quyền chính là tham vọng của đương kim lãnh đạo Trung Quốc. Cho đến nay, khi đến giữa nhiệm kỳ thứ hai của mình,  những người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình đều chuẩn bị giới thiệu người kế nhiệm. Riêng ông Tập thì hoàn toàn làm ngược lại. Cách đây 2 năm, vào năm 2018, ông đã
cho xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch Trung Quốc, và vào lúc này, ông đang làm tất cả để củng cố địa vị trước Đại Hội Đảng 2022 và cả về sau.
Chiếm lĩnh mặt bằng truyền thông
Ghi nhận đầu tiên của Le Monde là trong suốt mùa hè, ông Tập Cận Bình đã chiếm lĩnh không gian truyền thông. Một ví dụ: Ngày 02/09 vừa qua, trên trang web của Tân Hoa Xã, những thông tin chính trong ngày về Trung Quốc đều nêu bật hoạt động của ông Tập Cận Bình, nào là ông Tập với lũ lụt sông Hoàng Hà, với việc giảng dậy triết học chính trị, với cải tổ kinh tế, với môi trường, với Tây Tạng, nào là Tập Cận Bình và hợp tác với Indonesia, quan hệ với Maroc, trao cờ cho cảnh sát…
Hiện tượng suy tôn cá nhân ông Tập Cận Bình rầm rộ đến mức mà nhiều người cho rằng vào năm 2022 tới đây, ông có thể giành được chức vị cuối cùng mà ông còn thiếu: Chức chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã biến mất vào năm 1982.
Song song với trào lưu sùng bái lãnh tụ, Le Monde đặc biệt ghi nhận cả một chiến dịch thanh trừng mới, theo kiểu Mao Trạch Đông, xuất hiện từ tháng Bảy, nhắm vào ngành công an, tư pháp và guồng máy an ninh Nhà nước.
Chiến dịch “chỉnh phong” theo kiểu Mao Trạch Đông
Điểm đáng chú ý là khi trình bày chiến dịch, ông Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký Ủy Ban Chính Pháp Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã chọn những từ ngữ gợi lên thời kỳ đen tối chủ nghĩa Mao như “chỉnh huấn đội ngũ cán bộ”, “nạo độc đến tận xương”.
Nhân vật mà nhiều người cho là nằm trong số có thể kế nhiệm Tập Cận Bình, đã so sánh chiến dịch thanh trừng này với chiến dịch “Diên An chỉnh phong” của Mao Trạch Đông trong những năm 1942-1944, đã khiến 10.000 người thiệt mạng trong hàng ngũ các đối thủ thật sự hay chỉ bị nghi là chống Mao trong nội bộ Đảng, sản sinh ra phong trào sùng bái lãnh tụ.
Theo ghi nhận của Le Monde, được tiến hành ở một số đia phương trước khi mở rộng ra toàn quốc, chiến dịch thanh trừng cho đến nay đã có khoảng 30 nạn nhân.
Loại trừ thành phần “hai mặt” không trung thành với ông Tập
Một nạn nhân tiêu biểu của làn sóng thanh trừng mới này là Cung Đạo An (Gong Daoan), lãnh đạo cảnh sát ở Thượng Hải từ năm 2017, đã bị bắt vào giữa tháng 8 vừa qua với tội danh “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”. Trước đó, vào cuối tháng Sáu, giám đốc công an Trùng Khánh, một thành phố lớn phía tây, Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin), cũng bị cùng số phận.
Theo Le Monde, chiến dịch bảo đảm “lòng trung thành tuyệt đối” của lực lượng công an Trung Quốc – như tuyên bố của bộ trưởng Công An Trung Quốc Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) – đã được thể hiện qua việc truy lùng những kẻ “hai mặt”, những cán bộ bị nghi ngờ là không trung thành với ông Tập cận Bình, một chiến dịch sẽ chỉ kết thúc vào cuối tháng 3 năm 2022, tức sáu tháng trước Đại Hội Đảng lần thứ 20.
Đối với thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh, xu hướng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình, chiến dịch chống tham nhũng và nhất là vấn đề xem xét lại các cải tổ kinh tế bắt đầu dưới thời Đặng Tiểu Bình đã gây bất mãn trong giới ưu tú tại Trung Quốc.
Nhiều người trong các thành phần lãnh đạo xí nghiệp quốc doanh, giới cán bộ Nhà nước, giới giảng dậy, đã bị tịch thu hộ chiếu, không thể xuất ngoại vì lý do cá nhân.
Chỉ còn phe thân Tập Cận Bình, phân biệt nhau bằng xuất xứ
Tuy nhiên, ngoài một số người hơn 60 tuổi, mà đa số đã ra nước ngoài, thì không ai dám lên tiếng chính thức phản đối, nhất là khi ông Tập Cận Bình đã cài người của ông vào mọi nơi.
Một nhà ngoại giao giải thích: “Trước đây, người ta phân tích việc đề bạt lãnh đạo các tỉnh trên cơ sở phe phái. Bây giờ thì người ta tìm cách phân biệt họ thuộc nhóm trung thành nào của ông Tập Cận Bình: giới kỹ trị thuộc các tập đoàn công nghiệp quân sự, nhóm Triết Giang, nơi ông Tập Cận Bình khởi đầu sự nghiệp, nhóm những người ông Tập quen biết khi còn ở Đại Học, giới tài chính… Tất cả đều có năng lực và trung thành với Tập Cận Bình”.
Áp đặt đường lối kinh tế trọng doanh nghiệp Nhà nước
Theo ghi nhận của Le Monde quyền lực độc tôn của của ông Tập Cận Bình còn bắt đầu được ông áp đặt trên lãnh vực kinh tế, vốn trên nguyên tắc do thủ tướng Lý Khắc Cường chịu trách nhiệm. Vấn đề là khác biệt trong quan điểm giữa hai người: Thủ tướng Lý Khắc Cường được xem là theo xu hướng tự do, trong lúc ông Tâp Cận Bình lại chuộng mô hình kinh tế quốc doanh.
Tháng Tám vừa qua, chủ tịch Trung Quốc đã khẳng định lại vị trí hàng đầu của các xí nghiệp Nhà nước và học thuyết Mác-xít. Dấu hiệu rất rõ là sự kiện bán nguyệt san Cầu Thị (Qiushi) của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong số giữa tháng 8, đã đăng bài phát biểu của ông Tập trước Bộ Chính Trị vào năm 2015, trong đó ông đã nhấn mạnh là “quy chế cơ bản của quyền sở hữu Nhà nước và vai trò đầu tàu của doanh nghiệp Nhà nước không thể bị bào mòn”.
Đối với ông Tập Cận Bình, kinh tế tư nhân cũng có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng phải phục vụ đất nước, tức là đảng Cộng Sản…
Khái niệm kinh tế mới: “Lưu thông kép”
Mùa hè vừa qua, theo Le Monde, một khái niệm kinh tế mới đã nở rộ tại Trung Quốc: Khái niêm “song tuần hoàn”, sẽ chiếm vị trí trọng tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, trên nguyên tắc sẽ được đưa ra trước hội nghị toàn thể đảng Cộng Sản, dự trù mở ra vào nửa cuối tháng 10.
Điểm chủ đạo trong khái niệm này không phải là từ bỏ toàn cầu hóa kinh tế (vòng lưu thông-tuần hoàn thứ nhất), mà là hóa giải các giới hạn của toàn cầu hóa bằng cách quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu nội địa (vòng lưu thông-tuần hoàn thứ 2).
Theo hai chuyên gia Jude Blanchette et Andrew Polk thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế CSIS tại Washington, đây là chiến lược Bắc Kinh đề ra để đối phó với xu hướng tách rời khỏi kinh tế Trung Quốc (decoupling) đang xuất hiện, đặc biệt là tại Mỹ.
Theo Le Monde, việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch này vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11, cho thấy là Bắc Kinh không còn hy vọng về một quan hệ hòa hoãn với Washington, và cho dù tân chủ nhân Nhà Trắng có là ai chăng nữa, thì Trung Quốc vẫn tin chắc rằng là hai quốc gia sẽ là đối thủ hơn là đối tác, và cần phải thủ thế.

Tài liệu nội bộ tiết lộ

quan chức Trung Quốc không tuân lệnh ông Tập

Hương Thảo
Dù đã lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng phe phái đối thủ trong Đảng, ông Tập dường như vẫn chưa đạt được mục đích.
Thành phố Tây An, cố đô của ít nhất 11 triều đại Trung Quốc, nép mình giữa những ngọn núi – một khu vực địa hình chia cắt Trung Quốc thành hai miền nam bắc. Tần Lĩnh được coi là một địa điểm linh thiêng có mối liên hệ với những người cai trị đế chế Trung Hoa. Trong suốt lịch sử Trung Quốc, dãy núi Tần Lĩnh ở Trung Quốc được đề cập đến như “long mạch quốc gia”.
Thời hiện đại, các quan chức địa phương đã xây dựng trái phép các biệt thự sang trọng gần núi và thu lợi từ chúng.
Kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng toàn diện nhằm loại bỏ các đối thủ. Kể từ năm 2014, ông Tập đã nhắm vào các quan chức tham nhũng liên quan đến các biệt thự ở núi Tần Lĩnh và tìm cách phá bỏ các công trình này.
Trong số đó có cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh, người đã nhận bản án tử hình treo 2 năm vì nhiều tội danh. Triệu được biết là có mối quan hệ mật thiết với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trung thành với Giang là phản đối sự lãnh đạo của Tập.
Ông Triệu Chính Vĩnh, trở thành “Hổ lớn” đầu tiên bị xét xử trong năm 2020 (ảnh: DF).
Nhưng một tài liệu nội bộ của chính phủ về dự án “phá dỡ biệt thự” ở núi Tần Lĩnh cho thấy công việc phá dỡ đã liên tục bị đình trệ, và một số biệt thự vẫn đang hoạt động.
Các nhà bình luận Trung Quốc phân tích rằng điều này cho thấy ông Tập vẫn chưa thành công trong việc loại bỏ những quan chức không trung thành và khiến cấp dưới của ông ta phải hàng phục.
Tài liệu mật
Tờ Epoch Times gần đây đã thu thập được từ một nguồn đáng tin cậy một báo cáo nội bộ chính phủ được Ủy ban Đảng thành phố Tây An, văn phòng tỉnh Tần Lĩnh phát hành hồi đầu năm 2018.
Theo tài liệu, một nhóm trong cơ quan giám sát chống tham nhũng nội bộ của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), đã tiến hành một cuộc kiểm tra các biệt thự ở Tần Lĩnh từ ngày 9/8 đến ngày 13/10/2017.
Báo cáo đề cập rằng CCDI đã xác định được hai khu nghỉ dưỡng bất hợp pháp riêng biệt được cho là “đã chuyển đổi” nhưng thực tế vẫn tiếp tục hoạt động. Văn phòng Tần Lĩnh cũng lưu ý rằng 7.404 “vấn đề” đã được phát hiện.
Bản báo cáo dài hơn 20.000 từ chỉ dành khoảng 2.300 từ để mô tả các công trình trái phép, phần còn lại là về các yêu cầu định hướng tư tưởng tuân theo đường lối của Đảng.
Ví dụ, văn phòng Tần Lĩnh đã bố trí các đảng viên “đọc báo cáo của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19”, đề cập đến mật nghị 5 năm một lần khi hàng ngũ lãnh đạo Đảng kế vị kế tiếp được xác định. Đại hội 19 được tổ chức vào năm 2017, quyền lực của ông Tập được củng cố khi đại hội quyết định xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước khỏi hiến pháp Trung Quốc.
Tài liệu cũng lưu ý rằng các quan chức được yêu cầu “kiên trì viết tay nguyên văn bản báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 và Điều lệ mới sửa đổi của Đảng”.
Nhà bình luận Trung Quốc Li Linyi phân tích rằng điều này cho thấy công tác chống tham nhũng tại văn phòng Tần Lĩnh hầu hết còn hời hợt và không tạo ra những thay đổi cụ thể.
Ông cũng chỉ ra rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về việc phá dỡ 1.185 biệt thự ở Tần Lĩnh vào tháng 8/2018, khi CCDI một lần nữa được cử đến khu vực để điều tra chống tham nhũng.
Vì báo cáo nội bộ được ban hành hồi đầu năm 2018, điều đó có nghĩa là các quan chức địa phương đã không thực hiện bất kỳ công việc phá dỡ nào vào thời điểm đó. Nhưng thay vào đó, văn phòng Tần Lĩnh cho biết trong tài liệu rằng họ “đã đạt được kết quả tốt” trong công tác chống tham nhũng của mình.
Theo một báo cáo vào tháng 1/2019 của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, ông Tập đã ra lệnh phá dỡ các biệt thự ở núi Tần Lĩnh vào năm 2014. Sau sáu chỉ thị trong suốt 5 năm, các nhà chức trách cuối cùng đã phá hủy 1.185 biệt thự và thu giữ thêm 9 biệt thự khác, theo báo cáo của CCTV.
Theo Gu Qing Er, The Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Bắc Kinh đang đẩy người Tây Tạng lên tuyến đầu

 làm lá chắn trong tranh chấp Trung-Ấn

Tâm Thanh
Một số nguồn tin tiết lộ với Epoch Times rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa những vận động viên thể thao người Tây Tạng gia nhập lực lượng lính biên phòng để làm “lá chắn thịt” đối phó với quân đội Ấn Độ.
Một nguồn tin gốc Hoa tên là Gesang Jianshen nói với Đài Á Châu Tự do rằng “Theo nguồn tin được tiết lộ từ Tây Tạng, ở các trạm gác ở biên giới Trung-Ấn, có một lượng lớn dân binh khẳng định là quân biên phòng người Tây Tạng. Điều đặc biệt là, ĐCSTQ đã triệu tập đội thể thao Tây Tạng, sinh viên từ các trường thể thao, bao gồm các thành viên của đội thi đấu thể thao ở Thành Đô, Tứ Xuyên bổ sung vào lực lượng lính biên phòng”.
Ông Jianshen nói rằng ĐCSTQ đã dùng những người có thể lực đặc biệt tốt và đang hoặc đã từng học tập ở các trường thể thao, bao gồm những người trong các đội thi đấu, để tăng cường cho các đơn vị lính biên phòng, lính người Hán được bố trí ở vòng phía trong và lính gốc Tây Tạng được đẩy ra làm bia chắn ở phía ngoài.
Một người Tây Tạng đã xác nhận với phía Ấn Độ rằng, trong lực lượng lính biên phòng Trung Quốc đóng ở biên giới Trung-Ấn, ngoài người Tây Tạng, còn có người Mông Cổ.
Ông Jianshen cũng cho biết thêm, cuộc xung đột mới nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra vào cuối cuộc họp của ĐCSTQ bàn về vấn đề Tây Tạng diễn ra từ ngày 28 đến 29/8. Tại cuộc họp này, ông Tập Cận Bình nói cần phải duy trì sự ổn định ở biên giới, ngay sau đó xung đột đã nổ ra ở hồ Pangong khu vực biên giới Trung-Ấn.
Đây là lần leo thang mới nhất trong xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ những tháng gần đây. Vào tháng Sáu năm nay, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ ở khu vực biên giới Ladakh làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi phía Trung Quốc không công bố thương vong.
Trong cuộc xung đột lần này ở Hồ Pangong, các quan chức Ấn Độ ngày 31/8 cho biết, quân đội của họ đã ngăn chặn thành công quân đội Trung Quốc lấn chiếm một sườn đồi. Một người Ấn Độ đã đăng tải một video lên tài khoản Twitter Sandeep_AV cho thấy quân đội Ấn Độ chiếm được một vùng cao ở bờ nam của hồ Pangong.
Vào ngày 4/9, bộ trưởng quốc phòng Trung-Ấn đã đến Moscow để đối thoại tìm lối ra cho các cuộc xung đột, cuộc họp giữa hai bên kéo dài 2 giờ 20 phút. Phía Trung Quốc cho rằng “trách nhiệm hoàn
toàn thuộc về phía Ấn Độ”, còn phía Ấn Độ cáo buộc phía chính quyền Trung Quốc đang tập trung quân đội trên quy mô lớn và có hành vi cố gắng thay đổi hiện trạng biên giới.
Học giả Ngô Cường (Wu Qiang) ở Bắc Kinh tin rằng, với tình hình mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ như hiện nay thì nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa hai nước là rất cao.
Trong khi đó, học giả quan hệ quốc tế Hoàng Thiệu Đường (Huang Shaotang) cho rằng, quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ có liên quan đến quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan và một số nước khác, vô cùng phức tạp, và khả năng bùng nổ một cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ giữa hai bên sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai.
Theo Epoch Times
Tâm Thanh biên dịch

Tencent Weibo – Mạng xã hội lớn của Trung Quốc

sẽ ngưng hoạt động vào cuối tháng

Vũ Dương
Mới đây, tập đoàn công nghệ Tencent cho biết, Tencent Weibo – một trong những mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc – sẽ ngưng hoạt động.
Hôm thứ Sáu (4/9), Tencent Weibo chính thức ra thông báo cho biết từ 23h59 ngày 28/9/2020, Tencent Weibo sẽ ngừng mọi dịch vụ và hoạt động, người dùng sẽ không thể đăng ký hay đăng nhập vào thời điểm đó.
Trang “Tin tức kinh tế mỗi ngày” (mrjjxw.com) cho hay, tập đoàn Tencent ra mắt Tencent Weibo vào ngày 1/4/2010. Vào ngày 5/2/2011, Tencent thông báo rằng người dùng Weibo của Tencent đã vượt quá 100 triệu người; vào tháng 7/2014, có tin tức chỉ ra  rằng bộ phận Weibo của Tencent đã bị thu hồi. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Trung Quốc ngoài Sina Weibo ra, Weibo của Sohu và NetEase cũng lần lượt rớt hạng.
Còn mạng xã hội WeChat của Tencent gần đây đã thay đổi tên tiếng Anh “WeChat Work” của phiên bản WeChat ở nước ngoài thành “WeCom”, hạn chế kết nối với WeChat nhằm trốn tránh lệnh cấm của Hoa Kỳ. Giới chức bên công ty WeChat đã không đưa ra bất kỳ thông báo nào, mà chỉ thực hiện điều chỉnh tương ứng trên các trang web và cửa hàng ứng dụng chính thức ở nước ngoài như Apple và Google.
Ngoài ra, trong tình huống Mỹ sắp đưa ra lệnh cấm WeChat, giá cổ phiếu của Tencent rớt xuống trầm trọng. Ngày 11/8, báo cáo cuối ngày của cổ phiếu Tencent giảm 4,83% tại Hồng Kông, đây là một đợt sụt giảm nữa của cổ phiếu Tencent trong hai ngày giao dịch. Sự sụt giảm trong hai ngày liên tiếp đã khiến giá trị thị trường của Tencent bốc hơi 66 tỷ USD.
Theo Xiao Lusheng, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Trung Quốc đang trên bờ vực

 của ‘đại khủng hoảng lương thực’?

Bình luậnThanh Hương
Trung Quốc gần đây đã phát động “Chiến dịch Đĩa ăn sạch”, nhằm vào những người lãng phí thực phẩm, khi suy đoán về tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới ngày càng gia tăng.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy các biện pháp mới để hạn chế lãng phí thực phẩm sau đại dịch virus, gọi những người phát trực tiếp trải nghiệm ăn uống của họ trên mạng xã hội là “gây sốc và đau buồn”.
Ông Tập cho biết Trung Quốc phải “duy trì cảm giác khủng hoảng về an ninh lương thực” trong bối cảnh đại dịch virus. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sớm đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Bên cạnh sự suy thoái kinh tế do virus gây ra đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, còn có hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh có khả năng dẫn đến một vụ thu hoạch kém trong năm nay.
Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn cầu, hạ thấp quan điểm Trung Quốc đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lương thực. Một số nhà hàng ở Trung Quốc đã giới hạn số lượng món ăn phục vụ cho thực khách, trong khi một số nhà hàng khác lại yêu cầu khách hàng đứng lên bàn cân trước khi gọi món.
Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Trung Quốc và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới tại Trung Quốc cho thấy Trung Quốc lãng phí thực phẩm đủ để nuôi sống 30 đến 50 triệu người mỗi năm. Việc ĐCSTQ chính thức đề ra các biện pháp lãng phí thực phẩm cho thấy sự thiếu hụt có thể sắp đến gần.
Theo Farmer Guardian, chiến dịch Đĩa ăn sạch đã làm dấy lên suy đoán Trung Quốc có thể đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước đã nhanh chóng ngăn chặn cơn hoảng sợ sắp xảy ra, đưa tin rằng Trung Quốc gần đây đã chứng kiến ​​các vụ thu hoạch ngũ cốc liên tiếp bội thu và sản lượng ngũ cốc cao kỷ lục.
Khi mức sống nâng lên, tiêu dùng cũng tăng theo. Mức độ béo phì đã tăng vọt và Trung Quốc ước tính sẽ lãng phí đủ lương thực trong một năm để nuôi một quốc gia có quy mô như Hàn Quốc.
Nhưng với việc đại dịch đang làm giảm mức tiêu thụ, các lựa chọn của Trung Quốc để chấm dứt tình trạng thiếu hụt trong nước đã bị hạn chế.
Việc nhà nước trợ cấp sản xuất có thể vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc, nhà nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, sẽ cần phải tìm cách tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Điều này sau đó có thể sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đối với giá cả trên toàn cầu.
Các vết nứt trong chuỗi cung ứng thực phẩm đang xuất hiện ở Trung Quốc, và hiện nước này thừa nhận đang có khủng hoảng lương thực, và cùng tuần đó Bộ Nông nghiệp Mỹ bắt đầu thu mua cây trồng dư thừa từ nông dân để tích trữ vào ngân hàng lương thực. Và một thứ mà các ngân hàng trung ương không thể in ra là lương thực – nếu tình trạng thiếu hụt ở Trung Quốc và các nơi khác trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến giá lương thực tăng vọt ngoài tầm kiểm soát khi đại dịch virus và suy thoái kinh tế tiếp tục, thì người dân trên thế giới sẽ trở nên lo lắng.
Thanh Hương

Sập bẫy nợ Trung Quốc, Lào buộc

phải giao lưới điện quốc gia cho Bắc Kinh

Vũ Dương
Mới đây, có nguồn tin Lào buộc phải giao phần lớn quyền kiểm soát mạng lưới điện quốc gia cho một công ty Trung Quốc để tránh vỡ nợ.
Mấy năm trở lại đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới thông qua sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường”, khiến nhiều quốc gia vì điều này mà đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Khi các khoản nợ không trả được, Trung Quốc sẽ chớp lấy cơ hội cướp đoạt tài nguyên chiến lược của quốc gia đó.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Lào, một quốc gia nghèo khó ở Đông Nam Á, có phân tích cho rằng giao dịch này sẽ khiến quốc gia đất liền với 7 triệu dân này càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.
Theo Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, vào ngày 1/9 Tập đoàn Điện lực Quốc gia Lào đã ký một thỏa thuận cổ đông mạng lưới điện với Công ty TNHH lưới điện miền Nam Trung Quốc (China Southern Power Grid), nhưng không tiết lộ chi tiết tỷ lệ sở hữu của các bên.
Ba nguồn tin nội bộ đã tiết lộ với Reuters rằng Lào sẽ giao phần lớn quyền kiểm soát Tập đoàn Lưới điện Truyền tải Quốc gia Lào (EDLT) mới thành lập cho công ty Trung Quốc.
Dự án xuất khẩu điện là cốt lõi trong kế hoạch phát triển của Lào. Nước này đã đầu tư lượng lớn ngân sách vào các dự án thủy điện trong nỗ lực tạo ra “bình ắc-quy năng lượng sạch ở Đông Nam Á”, nhưng rất nhiều trong số đó được tài trợ bởi Trung Quốc. Tuy nhiên, những dự án này và một dự án đường sắt cao tốc mới ở Trung Quốc đã đẩy Lào vào vực thẳm rủi ro nợ nần.
Vào tháng 6, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mức nợ của Lào sẽ tăng từ 59% GDP trong năm 2019 lên tối đa 68% vào năm 2020. Cơ quan xếp hạng Moody’s vào tháng 8 cũng cảnh báo Lào có thể sẽ có một vụ vỡ nợ lớn trong ngắn hạn.
Moody’s cho biết Lào sẽ cần trả khoản nợ khoảng 1,2 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2020, nhưng theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 6 chỉ ở mức 864 triệu đô-la Mỹ.
Vào năm 2019, một báo cáo nghiên cứu được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Lowy (Lowy Institute), một tổ chức tư vấn của Úc, tiết lộ rằng nợ của Lào đối với Trung Quốc đã chiếm 45% GDP của nước này.
“Ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã sử dụng sáng kiến ​​“một vành đai một con đường” để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ sáng kiến ​​này, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence từng thẳng thừng chỉ trích rằng đó là con đường không thể quay đầu hòng trói chặt các nước khác. “Ngoại giao bẫy nợ” chính là chiêu bài mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng lên án sáng kiến ​​“một vành đai một con đường” khi cho phép các nước đối tác vay tiền từ ĐCSTQ để chi trả cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà thầu Trung Quốc mà các nước đối tác đó căn bản không có khả năng chi trả. Khi các nước đối tác không có khả năng hoàn trả nợ, Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội này để cướp đoạt nguồn tài nguyên chiến lược của họ.
Trên thực tế, cộng đồng quốc tế từ sớm đã cảnh báo về những rủi ro trong các khoản vay mà dự án “một vành đai một con đường” sẽ mang đến cho Lào. Vào tháng 3/2018, một báo cáo nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development) của Washington đã chỉ ra rằng việc Trung Quốc cấp vốn cho dự án “một vành đai một con đường” là bẫy nợ đối với 8 quốc gia, lần lượt là Lào, Montenegro, Djibouti, Maldives, Tajikistan, Kyrgyzstan, Pakistan và Mông Cổ.
Theo báo cáo của Reuters, Lào đã gặp khó khăn trong việc chi trả cho các công ty Trung Quốc trong các dự án thủy điện. Hai nguồn tin nội bộ tiết lộ với Reuters rằng Bắc Kinh đang xem xét trì hoãn một phần của tổng khoản nợ.
Tuy nhiên, động cơ đằng sau cách làm này đã thu hút nhiều sự nghi ngờ. Vào năm 2018, một báo cáo của Viện chính sách “Trung tâm An ninh Mỹ mới” (Center for a New American Security) đã chỉ trích rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng biện pháp xóa nợ để đổi lấy việc mở rộng cơ sở quân sự hoặc sở hữu nguồn tài nguyên thương mại chiến lược hòng làm xói mòn chủ quyền của những nước này.
Giáo sư Nhật Bản Toshiro Nishizawa từng đưa ra lời khuyên cho chính phủ Lào về việc cần ổn định tài chính. Ông tin rằng, vụ việc lần này sẽ khiến Lào phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về mặt kinh tế, đây đã là điều không thể tránh khỏi.
Brian Eyler, giám đốc dự án Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho rằng Lào đã giuasp Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong dự án xây dựng “bình ắc-quy Đông Nam Á”. Điều này giúp Lào mau chóng bước trên đường ray trở thành “nước chư hầu” của Trung Quốc.
Không phải là trường hợp cá biệt
Sri Lanka là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ sáng kiến ​​“một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh, nhưng nó cũng đẩy quốc gia Nam Á nhỏ bé này rơi vào vũng lầy nợ nần. Tổng nợ của Sri Lanka đã từng lên tới 64 tỷ USD, chiếm khoảng 95% tổng thu nhập tài chính của chính phủ.
Vào tháng 12/2017, Sri Lanka đã phải giao 15.000 mẫu đất (tính theo mẫu Anh) xung quanh cảng hàng hải Hambantota và các vùng phụ cận cảng này cho ĐCSTQ thuê do không đủ khả năng trả nợ. Thời hạn thuê dài tới 99 năm.
Giao dịch này đã cho phép ĐCSTQ kiểm soát một vùng rộng lớn lãnh thổ dọc tuyến đường thủy có vị thế chiến lược quan trọng về thương mại và quân sự, nơi chỉ cách bờ biển của Ấn Độ chỉ vài trăm dặm.
Theo Secretchina
Vũ Dương biên dịch

Philippines: Hải Quân phản đối dự án sân bay

Thu Hằng
Chính quyền tỉnh Cavite chuẩn bị khởi động dự án xây sân bay Sangley Point, nằm gần Bộ Chỉ Huy nhiều cơ quan trọng yếu của Hải Quân Philippines. Dự án có trị giá 500 tỷ peso, nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Ninoy Aquino (Naia, ngoại ô Manila), cách đó 35 km, và được nhà thầu Trung Quốc CCCC liên doanh với công ty dịch vụ hàng không MacroAsia Corp xây dựng.
Theo trang Inquirer ngày 07/09/2020, phó đô đốc Giovanni Carlo Bacordo, chỉ huy Hải Quân Philippines, nêu lý do là công trình do tập đoàn Trung Quốc China Communications Construction Co. Inc. (CCCC) hợp tác xây dựng, trong khi tập đoàn này bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen do tham gia hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên, tuần trước, tổng thống Duterte vẫn cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ tiếp tục tham gia các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Ngoài việc nêu vai trò của CCCC trong các dự án bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc, chỉ huy Hải Quân Philippines còn nhấn mạnh đến vai trò chiến lược của Sangley Point vì từ vị trí này, Hải Quân Philippines có thể triển khai và là điểm xuất phát các chiến dịch giám sát. Ngoài ra, Sangley Point còn có vị trí « canh giữ lối vào vịnh Manila, trong khi vịnh này lại là trung tâm trọng điểm của chính phủ. Nếu Manila thất thủ, cả nước cũng thất thủ ».
Ngoại trưởng Mỹ : Trung Quốc vi phạm trắng trợn UNCLOS ở Biển Đông
Tập đoàn CCCC nằm trong danh sách những thực thể và cá nhân bị Mỹ trừng phạt do « chịu trách nhiệm về kiểu chủ nghĩa đế quốc mà đảng Cộng Sản Trung Quốc đang tiến hành, như giám sát bất hợp pháp các nguồn năng lượng, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của đồng minh Philippines và các nước khác trong vùng », theo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo được Philstar trích ngày 07/09.
Ngoài ra, ông Pompeo tiếp tục tố cáo Trung Quốc là nước vi phạm « rõ ràng nhất » Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) với các biện pháp « quấy rối » các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Báo cáo ‘Săn Phượng hoàng’ của ASPI tiết lộ

Trung Quốc ‘trộm kho tàng’ chất xám Mỹ

Triệu Hằng
Truyền thông Trung Quốc mô tả Mỹ là “kho tàng chất xám công nghệ”.
Trong bản báo cáo có tên gọi “Săn Phượng hoàng” công bố ngày 20/8, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) mô tả tường tận Trung Quốc sử dụng các trạm “tuyển dụng nhân tài” ở nước ngoài nhằm tiếp cận kỹ thuật công nghệ thông qua những cách thức bí mật và không minh bạch. Báo cáo này xác định Trung Quốc (ĐCSTQ) có ít nhất 600 trạm trên khắp thế giới để nhận biết và tuyển dụng các nhà khoa học và các kỹ sư có giá trị đối với tham vọng của Trung Quốc thống trị lĩnh vực công nghệ.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin hồi tháng 8, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng đất nước ông sẽ mang về những “nhóm nghiên cứu đẳng cấp thế giới” để thúc đẩy đổi mới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, theo Reuters.
Kể từ khi Trung Quốc khởi động Kế hoạch Ngàn người tài năm 2008, đã có hơn 10.000 nhà khoa học nước ngoài (bao gồm những người gốc Hoa) được mời đến làm việc tại nước này với những điều khoản cực kỳ hấp dẫn, theo cựu sĩ quan Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ William Hannas.
Báo cáo của ASPI do nhà phân tích Alex Joske viết, cho biết, các trạm tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài có chức năng quyền hạn rộng hơn Kế hoạch Ngàn người tài. Báo cáo kết luận rằng các chương tình tuyển dụng nhân tài của chính quyền Trung Quốc tạo điều kiện cho “những nỗ lực thiếu minh bạch, được kết hợp rộng rãi với các hành vi sai trái, trộm cắp tài sản trí tuệ hoặc gián điệp, đóng góp cho sự hiện đại hóa của Quân đội Giải phóng nhân dân, và tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm nhân quyền”. Báo cáo lưu ý rằng các trạm tuyển dụng nhân tài là do “những tổ chức nước ngoài hoặc những cá nhân ký hợp đồng với ĐCSTQ để thực hiện công việc tuyển dụng nhân tài”, dưới sự giám sát của các nhóm Mặt trận thống nhất, đây là các tổ chức trực thuộc bộ cùng tên của ĐCSTQ – có nhiệm vụ phóng chiếu tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích chính trị của ĐCSTQ và thường thông qua các cách thức phi pháp.
Báo cáo lập luận rằng các trạm này “có thể nhận được các chỉ thị nhắm vào mục tiêu là các cá nhân có quyền tiếp cận các kỹ thuật công nghệ cụ thể”, và đây là hoạt động gián điệp kinh tế. Theo ASPI, ĐCSTQ coi việc tuyển dụng nhân tài như một hình thức chuyển giao công nghệ. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng các chương trình tuyển dụng nhân tài của họ đã chiêu mộ được tới 60.000 nhà khoa học và
doanh nhân ở nước ngoài từ năm 2008 đến 2016. Mỹ là quốc gia chính mà các nỗ lực này nhắm tới, và được truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là “kho tàng chất xám công nghệ lớn nhất”.
Báo cáo của ASPI được đưa ra tại một thời điểm ngày càng có nhiều con mắt đổ dồn theo dõi việc ĐCSTQ khoanh vùng nuôi dưỡng và chiêu mộ các nhà khoa học và kỹ sư công nghệ trên khắp thế giới bằng các cách thức gần như bất hợp pháp và thậm chí hoàn toàn bất hợp pháp. Vào tháng 1/2020, cộng đồng khoa học quốc tế bàng hoàng trước tin tức về vụ bắt giữ nhà hóa học nổi tiếng người Mỹ và trưởng khoa hóa sinh của Đại học Harvard, Charles Lieber. Ông bị buộc tội khai man các khoản thanh toán mà ông nhận được từ Kế hoạch Ngàn người tài.
Vào tháng 12/2018, cái chết được cho là tự sát của nhà vật lý lượng tử nổi tiếng, nhà đầu tư mạo hiểm và giáo sư Đại học Stanford Trương Thủ Thành (Zhang Shoucheng) gây rúng động cả cộng đồng vật lý cũng như Thung lũng Silicon. Tuy là công dân Hoa Kỳ nhập tịch, nhưng ông Trương có quan hệ kinh doanh sâu sắc với các thực thể liên kết ĐCSTQ. Hoàn cảnh chính xác dẫn đến cái chết của ông – xảy ra sau vài ngày Đại diện Thương mại Mỹ Richard Lighthizer công bố báo cáo về các hành vi thương mại bất chính của Trung Quốc – vẫn chưa được biết rõ.
Mặc dù Trung Quốc nỗ lực tìm ra những cái cách “sáng tạo” để trộm cắp tài sản trí tuệ – công nghệ, và hành vi này lọt vào tầm mắt của công chúng trong vài năm qua nhưng điều này vốn dĩ không phải là thách thức mới, và phần lớn những người quen thuộc thậm chí chỉ biết sơ qua về hệ sinh thái khoa học ở Mỹ sẽ chứng thực. Trung Quốc cũng tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và hội nghị tốn kém lãng phí ngay cả trong các lĩnh vực không có ứng dụng thực tế ngay tức khắc, chẳng hạn như lý thuyết dây (string theory). Thông thường, chương trình nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực này rập khuôn các trường Mỹ. Ví dụ, nhà toán học Harvard được nhận giải thưởng Fields Khâu Thành Đồng (Yau Shing-Tung) năm 1982, đã gần như một tay chèo chống trách nhiệm nâng cao hồ sơ toán học của Trung Quốc, và trong những năm gần đây, ông Khâu tán đồng chủ trương Bắc Kinh đi đầu trong việc phát triển chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới – một trò chơi mà Hoa Kỳ đã từ bỏ nhiều thập niên trước, theo The Diplomat.
Trước những lo ngại Trung Quốc xâm nhập giới học thuật, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/9 nói rằng ông hi vọng tất cả trung tâm văn hóa thuộc Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ sẽ bị đóng cửa trước cuối năm 2020. Ông cáo buộc các viện này đang tuyển “gián điệp và cộng tác viên” tại các trường đại học Mỹ, theo Reuters. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó tuyên bố việc Mỹ yêu cầu Viện Khổng Tử đăng ký hoạt động như “phái bộ nước ngoài” là “tổn hại đến lòng tin về sự hợp tác lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”, theo Straits Times.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.