Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 18/08/2020

Tuesday, August 18, 2020 6:11:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 18/08/2020

Đại hội Toàn quốc Đảng Dân Chủ trực tuyến đầu tiên khai mạc hôm thứ Hai 17/8

Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ – không giống với bất kỳ đại hội nào khác từ trước tới nay, khai mạc hôm thứ Hai 17/8, với các chính trị gia nhiệt liệt hoan nghênh các bài phát biểu đọc từ các địa điểm khác nhau trên khắp nước do đại dịch Covid-19.

Sau đây là năm điều rút ra từ đêm khai mạc đại hội toàn quốc trực tuyến đầu tiên:

Một Đảng Dân Chủ bao gồm nhiều thành phần

Phần lớn mục đích của đại hội tuần này là để giới thiệu tính đa dạng về văn hóa và chủng tộc vốn là điều mà Đảng Dân Chủ vẫn tự hào.

Nhưng chương trình, nhất là trong ngày thứ Hai 17/8, còn nhắm một mục tiêu khác: chứng minh điều mà Đảng Dân Chủ hy vọng là một ý thức hệ chính trị “bao gồm nhiều thành phần.”

Đã có lúc không sao có thể tưởng tượng được một cựu ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa như ông John Kasich, lại xuất hiện tại một đại hội của đảng Dân chủ để thúc giục những người trung thành với đảng Cộng hòa của ông bỏ phiếu chống lại lãnh đạo của chính đảng này.

Bài phát biểu của ông Kasich, cựu thống đốc bang Ohio, đêm thứ Hai ủng hộ ông Joe Biden, ứng cử viên hầu như chắc chắn của đảng Dân chủ, nêu bật cách xử lý virus Covid-19 của Tổng thống Donald Trump, những lời lẽ ‘cạn tàu ráo máng’ của ông Trump và thái độ của ông, không quan tâm đến việc xoa dịu những người chống đối đã khiến một số thành viên Đảng Cộng hòa của ông xa lánh ông.

Những bài phát biểu của ông Kasich và các đảng viên Cộng hòa khác được coi như lời mời gửi đến thành phần ôn hòa rằng Đảng Dân chủ có thể chú ý tới các lợi ích của họ.

Trong thời đại có sự phân cực cùng cực giữa các đảng phái, yêu cầu các cử tri lâu năm của một đảng đổi phe để bầu cho đối phương là điều khó thực hiện. Nhưng sự kiện ông Trump làm mất lòng nhiều người đã tạo cơ hội cho đảng Dân chủ, và đảng này đang tìm cách tận dụng tối đa lợi thế đó trước cuộc bầu cử ngày 3/11.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, xuất hiện qua nối kết video từ Delaware, vào lúc bắt đầu Hội nghị toàn quốc đảng Dân chủ trực tuyến 2020 giữa lúc những người tham gia Đại hội trên khắp nước được chào đón qua liên kết video từ địa điểm thoạt tiên được chọn để tổ chức đại hội toàn quốc ở Milwaukee, Wisconsin, ngày 17/8/2020.

Nghị sĩ Sanders ủng hộ ông Biden

Nếu sự xuất hiện của ông Kasich là nhằm thuyết phục các cử tri độc lập và đảng viên Cộng hòa ôn hòa ngả về ông Biden, thì bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nhắm đến một đối tượng hoàn toàn khác: cánh cấp tiến của Đảng Dân chủ vốn vẫn tỏ ra hoài nghi ông Biden.

Năm 2016, những sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân Chủ đã được vạch trần cho mọi người xem trong giờ cao điểm tại đại hội đảng khi những người ủng hộ ông Sanders la ó phản đối bà Hillary Clinton sau vụ đối đầu dầy cay đắng giữa hai ứng cử viên này trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Nhưng hôm thứ Hai, ông Sanders khẳng định rõ rằng ông hoàn toàn hậu thuẫn liên danh Biden. Trong khi thừa nhận rằng ông và ông Biden không đồng quan điểm về tất cả mọi chuyện, ông Sanders mô tả ông Trump là một mối đe dọa đến sự sống còn của nền dân chủ Mỹ, và ông tuyên bố hoàn toàn hậu thuẫn cựu đối thủ của ông trong cuộc chạy đua để được đảng đề cử ra tranh chức tổng thống.

Ông Sanders tuyên bố:

“Cái giá phải trả cho sự thất bại nó quá to lớn để có thể tưởng tượng”, ông nói.

Sự thiếu vắng những sự va chạm có thể làm cho đại hội trở nên nhàm chán hơn, nhưng các giới chức Đảng Dân Chủ cũng thở phào nhẹ nhõm vì tránh được việc lặp lại những gì đã xảy ra vào năm 2016.

Michelle Obama tấn công thẳng thừng ông Trump

Đảng Dân Chủ dành phần kết thúc lập luận hôm thứ Hai cho cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, với bài phát biểu tấn công trực diện ông Trump.

Việc phu nhân một cựu tổng thống tấn công một vị tổng thống đang tại chức là điều chưa từng xảy ra, nhưng bà Michelle Obama không đóng vai trò truyền thống của một đệ nhất phu nhân, và thường xuyên nói lên những gì bà nghĩ.

Từ khi rời Tòa Bạch Ốc vào đầu năm 2017, Michelle Obama trở thành một tác giả và là người nổi tiếng trên toàn cầu. Các cuộc thăm dò luôn đặt bà vào hàng đầu danh sách các phụ nữ Mỹ được ngưỡng mộ nhất.

Bàn về Công bằng sắc tộc

Các thành viên Đảng Dân Chủ dành phần lớn đêm thứ Hai để bàn về vấn đề công bằng sắc tộc, một đề tài mà họ nghĩ là một điểm yếu lớn của ông Trump.

Gia đình của George Floyd cũng có mặt, họ xin cử tọa cùng họ tham gia một phút mặc niệm để tưởng nhớ người đàn ông da đen đã chết trong lúc đang bị cảnh sát câu lưu ở Minneapolis hồi tháng 5/2020, dẫn tới các cuộc biểu tình trên toàn quốc gây bất ổn trong nhiều tháng trời.

Trong phần phát biểu, bà Michelle Obama tố cáo rằng phản ứng của ông Trump trước câu “Black Lives Matter” là “chế nhạo”.

Trong khi đó Tổng Thống Trump tìm cách đặt vấn đề sao cho có lợi cho ông, ông mô tả những người biểu tình là những kẻ vô luật lệ bạo động, và tự tuyên bố ông là tổng thống của “luật pháp và trật tự”. Tại Minneapolis hôm thứ Hai, ông không nhắc tới tên George Floyd, thay vào đó ông tấn công thị trưởng Minneapolis của Đảng Dân Chủ là cho phép những người biểu tình “phá hoại” đời sống của cư dân.

Nhưng phe Dân chủ dự định sẽ đẩy mạnh vấn đề này, và các cuộc thăm dò cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng ông Biden, chứ không tin Tổng thống Trump, sẽ giúp cải thiện các quan hệ sắc tộc.

Nêu bạt khả năng đồng cảm

Những người ủng hộ ông Biden bỏ khá nhiều thì giờ trong cuộc vận động để nêu bật khả năng đồng cảm của ông, từ lâu vẫn được coi là một điểm mạnh của một người đã mất vợ và con gái sơ sinh trong một tai nạn xe cộ, và gần đây hơn có con trai chết vì ung thư não.

Hôm 17/8, họ lại nêu ra một trong những lập luận chính để nêu bật đức tính của ông Biden, đó là: không giống như ông Trump, ông Biden có khả năng xoa dịu nỗi đau của người Mỹ, nạn nhân của 3 cuộc khủng hoảng xảy ra cùng lúc: dịch Covid-19, tình trạng kinh tế suy thoái và bất ổn dân sự vì bất công sắc tộc.

Đêm đầu tiên của Đại hội Toàn quốc Đảng Dân Chủ cũng dành chỗ cho những lời khai chứng- từ những những người bình thường đang gặp khó khăn, như một tiểu thương, một nông dân, một nhân viên điều dưỡng và một bà mẹ.

Ủy Ban về công bằng sắc tộc trực tuyến của ông Biden cho phép những cử tri chưa dứt khoát cơ hội theo dõi ông trao đổi và quyết tâm của ông cam kết theo đuổi một loạt vấn đề thiết yếu đối với Đảng Dân Chủ.

(Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/nam-dieu-ve-dai-hoi-toan-quoc-dang-dan-chu-truc-tuyen-dau-tien/5548125.html

 

Đại hội đảng Dân chủ khai diễn trên mạng

Đảng Dân chủ ngày 17/8 khai mạc đại hội bốn ngày trên mạng với các đại biểu và các nhà diễn thuyết trên toàn quốc nhằm một mục đích duy nhất: giúp cựu phó Tổng thống Joe Biden đánh bại Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.

Một loạt đảng viên Dân chủ sáng giá trong đó có cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Tổng thống Bill Clinton cùng ứng viên được đề cử năm 2016 là bà Hillary Clinton sẽ đọc diễn văn ca ngợi các đức tính của ông Biden 77 tuổi và người đứng phó cho ông là thượng nghị sĩ Kamala Harris. Bà Harris là phụ nữ da đen đầu tiên và là người Mỹ gốc Nam Á đầu tiên đứng tên trong liên danh trong một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Thượng nghị sĩ Kamala Harris từ lâu được xem như người đứng đầu trong danh sách lựa chọn của ông Biden, trong số những phụ nữ da màu.

Theo kế hoạch ông Biden sẽ chấp thuận đề cử là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ vào tối 20/8 tới đây trong cuộc đua lần ba của ông vào Tòa Bạch Ốc trong 3 thập niên nhưng đây là lần đầu tiên ông được đảng đề cử với nhiệm kỳ 4 năm trong tư cách là nhà lãnh đạo Mỹ.

Đây sẽ là một sự kiện người Mỹ chưa từng chứng kiến, một đại hội và diễn văn chấp nhận đề cử được tổ chức trên mạng, không có những lời hoan hô thường thấy tại các đại hội bốn năm một lần của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà.

Đảng Dân chủ tính tổ chức đại hội tại thành phố miền trung tây Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, nhưng vì đại dịch virus corona chưa kiểm soát được nên phải bỏ kế hoạch tập họp đông người.

Ông Biden sẽ chấp nhận đề cử làm ứng cử viên của Đảng Dân chủ tại tiểu bang nhà Delaware. Tại một đại hội bình thường, một ứng viên Tổng thống có thể tương tác với những người ủng hộ chính trị, chờ được đoàn người sắp hàng hoan hô và tươi cười trước sự hưởng ứng.

Nhưng năm nay không như vậy.

Ông Trump sẽ đọc diễn văn chấp nhận sự tái đề cử của đảng Cộng hoà trong nhiệm kỳ hai vào ngày 27/8 từ Toà Bạch Ốc.

Trong tuần này, Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence dự định tới thăm một số bang, kể cả một chặng dừng gần nơi đối thủ Biden sinh trưởng ở Pennsylvania.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-khai-di%E1%BB%85n-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng/5547665.html

 

Bầu cử TT Mỹ : Đảng Dân Chủ thể hiện

 tình đoàn kết để đánh bại Donald Trump

Thùy Dương

Hôm qua 17/08/2020 tại Mỹ, Đại Hội Đảng Dân Chủ khai mạc tại Milwaukee, bang Wisconsin, để chính thức hóa việc đề cử ông Joe Biden đại diện cho đảng ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Đại Hội được tổ chức qua cầu truyền hình, được phát trực tiếp trên mạng internet và đa phần các kênh truyền hình lớn của Mỹ.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gửi về bài phóng sự :

Giới trẻ cả nước cùng nhau hát quốc ca, nhưng ai ở nhà nấy … không có những đám đông hoan hỉ tưng bừng, không bóng bay, không hoa giấy mà là những video clip nối tiếp nhau, những bài phát biểu được phát trực tiếp hoặc được thu âm thu hình sẵn của những người Mỹ bình thường, những dân biểu của đảng Dân Chủ, và thậm chí là dân biểu của cả đảng Cộng Hòa, trong đó có cả hai cựu thống đốc đối lập với tổng thống.

Tất cả đều nhấn vào một thông điệp duy nhất : Cần đoàn kết để đánh bại Donald Trump. Đối với thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đó là một đòi hỏi cấp bách. Ông phát biểu : “Tương lai nền dân chủ của chúng ta đang bị đe dọa. Chúng ta phải tập hợp đoàn kết để đánh bại Donald Trump. Không thể tưởng tượng nổi cái giá của sự thất bại sẽ lớn như thế nào”.

Bà Michelle Obama, cựu đệ nhất phu nhân, một trong những phụ nữ được yêu thích nhất tại Mỹ, thì nói : “Donald Trump là tổng thống tệ hại nhất đối với đất nước chúng ta. Rõ ràng là ông ấy đã lỗi thời”. Sau đó, bà ca ngợi các phẩm chất của ứng viên đảng Dân Chủ.

Đảng Dân Chủ đang thể hiện sự đoàn kết để chống lại Donald Trump. Vì không có chương trình tranh cử cụ thể, đảng Dân Chủ nhấn mạnh đến tư cách đàng hoàng, thái độ đồng cảm của ứng viên Joe Biden, trái ngược với tính bất nhất của tổng thống Trump, kể cả làm cho cử tri sợ hãi để được họ ủng hộ nhiều hơn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200818-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-tt-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-donald-trump

 

Mục đích của đại hội

đề cử ứng cử viên Tổng thống Mỹ

Gần 200 năm nay, Hoa Kỳ tổ chức các đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống. Trong những thập niên gần đây, các đại hội này đóng vai trò như sự kiện quan trọng được truyền hình rộng rãi để giới thiệu cho công chúng các ứng cử viên của mỗi đảng trong những tháng cuối cùng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra.

Sau đây là những thông tin về các đại hội của đảng Dân chủ và của đảng Cộng hòa sắp tới, mở màn vào ngày 17/8 và diễn ra trong những tuần lễ kế tiếp nhau. Cuộc bầu cử Tổng thống rơi vào ngày 3/11.

Chọn ứng viên

Trước đây các đại hội chính trị Mỹ từng là lúc quyết định những người được đề cử, thường sau nhiều cuộc bỏ phiếu và tranh đấu lâu dài giữa các trưởng lão trong đảng. Nhưng chuyện này đã ngưng trong nhiều thập niên.

Lần cuối cùng mà việc đề cử còn chưa rõ ngô khoai vào lúc khai diễn đại hội là năm 1976 khi Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford đối đầu với ông Ronald Reagan tại Kansas City, Missouri. Đại hội cuối cùng đi quá cuộc biểu quyết đầu tiên là vào năm 1952 tại Chicago khi Đảng Dân chủ chọn Thống đốc Illinois, Adlai Stevenson.

Hiện nay, những người được đề cử do cử tri chọn lựa trong một loạt các cuộc bầu cử sơ bộ từng tiểu bang, các đại biểu mỗi tiểu bang phê chuẩn sự lựa chọn này tại các đại hội đảng vốn được tổ chức để trình diện ứng cử viên và thông điệp của đảng.

Đại hội đảng Dân chủ năm nay tiến hành từ ngày thứ Hai 17/8 đến ngày thứ Năm 20/8. Đại hội đảng Cộng hòa sẽ được tổ chức từ ngày 24/8 đến 27/8. Cả hai đại hội năm nay chủ yếu diễn ra trên mạng vì đại dịch virus corona.

Ai sẽ phát biểu?

Bốn đêm đọc diễn văn tại mỗi đại hội nhằm gây phấn khích cho khán giả truyền hình để họ ủng hộ ứng cử viên được đề cử và sự kiện này được sử dụng như phát súng mở đầu cho chặng đua cuối tiến tới cuộc bầu cử tháng 11.

Hai đảng sẽ đưa ra những chính trị gia nặng ký phát biểu trước khi ứng cử viên được dự trù đề cử của đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden và ứng viên bên đảng Cộng hoà là đương kim Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn nhận đề cử vào đêm cuối cùng của mỗi đại hội.

Tuy nhiên các đại hội này cũng tạo cơ hội cho hai đảng nhấn mạnh đến những người được xem như là những ngôi sao chính trị sắp tới. Ít người tận dụng cơ hội này tốt như ông Barack Obama vào năm 2004. Lúc đó, ông Obama là một nhà lập pháp dân chủ ít người biết đến đã lên tiếng tố cáo sự phân cực chính trị. Bài diễn văn quan trọng này đã đưa ông đến Tòa Bạch Ốc 4 năm sau đó.

Năm nay, đảng Dân chủ sẽ trình làng 17 chính trị gia trẻ được xem là “các ngôi sao đang lên”, trong đó có Stacy Abrams với một bài diễn văn quan trọng ngày 18/8.

Các cuộc thăm dò

Ứng cử viên của cả hai đảng thường được tăng điểm chút ít trong những cuộc thăm dò sau các kỳ đại hội, nhưng ảnh hưởng đó thường có tính nhất thời và điểm tăng đó sụt dần khi chính trị Mỹ trở nên phân cực hơn.

Điểm thăm dò trung bình do Dự án Tổng thống Mỹ thuộc Trường đại học California thực hiện cho thấy bà Hillary Clinton đảng Dân chủ tăng được 2% điểm và ông Trump tăng được 3 điểm sau đại hội năm 2016.

Lần cuối cùng mà điểm tăng chênh lệch giữa hai đảng trên 2% điểm là vào năm 1992 khi ông Bill Clinton đảng Dân chủ tăng 16 điểm và Tổng thống Cộng hòa George H.W. Bush tăng 5 điểm. Ông Clinton sau đó thắng cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%A5c-%C4%91%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%81-c%E1%BB%AD-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%AD-vi%C3%AAn-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9/5547286.html

 

Đại hội đảng Dân chủ:

Michelle Obama chỉ trích TT Donald Trump

Michelle Obama đã phát động cuộc tấn công nhức nhối nhằm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đảng Dân chủ chuẩn bị đề cử Joe Biden trở thành ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng.

“Donald Trump là tổng thống không thích hợp cho đất nước chúng ta”, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nói trong một thông điệp xúc động được ghi lại trước đại hội đảng Dân chủ.

Các thành viên bất mãn trong đảng Cộng hòa của ông Trump cũng dồn dập tấn công ông tại hội nghị đảng Dân chủ.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra hôm Thứ Ba 3/11.Do bùng phát của virus corona, đảng Dân chủ đã loại bỏ kế hoạch tổ chức một đại hội đông người cực kỳ hoành tráng với những màn thả bóng bay và tất cả các cuộc phô trương chính trị khác ở Milwaukee, Wisconsin.

Nhưng không rõ liệu các bài phát biểu được ghi âm trước mà không có khán giả trực tiếp trong lịch trình của đại hội phần lớn qua mạng có thể tạo được mức độ nhiệt tình của tín đồ đảng như các đại hội trước đại dịch hay không.

Đảng Cộng hòa sẽ phải đối mặt với thách thức tương tự khi họ đưa ra lý do tại sao ứng cử viên Donald Trump của họ xứng đáng ở lại Nhà Trắng bốn năm nữa, tại một đại hội được thu nhỏ đáng kể vào tuần tới.

Kết quả các cuộc thăm dò của Trump và Biden hiện giờ ra sao?

TT Trump dụ tiền để công ty Mỹ chuyển khỏi TQ

Michelle Obama nói gì?

Bà Obama, người đã ghi lại bài phát biểu quan trọng của mình trước khi ông Biden công bố người đứng cùng liên danh, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, sáu ngày trước, đã phát động một cuộc tấn công dồn dập nhằm vào ông Trump.

“Bạn chỉ đơn giản là không thể quờ quạng trong công việc này,” bà nói trong phát biểu kết thúc đêm đầu tiên của hội nghị hôm thứ Hai.

Và thêm: “Kinh tế của chúng ta đang rơi vào tình trạng hỗn loạn vì một loại virus mà tổng thống đã coi thường quá lâu.”

“Nói một cách đơn giản rằng mạng sống người da đen quan trọng vẫn gặp phải sự chế nhạo từ văn phòng cao nhất của quốc gia”, bà Obama tiếp tục.

“Bởi vì bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào Nhà Trắng này để tìm sự lãnh đạo, hay sự an ủi, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của sự ổn định, thay vào đó, những gì chúng ta nhận được là sự hỗn loạn, chia rẽ và hoàn toàn thiếu đồng cảm.”

Bà nói thật khó giải thích tình trạng bốn năm qua với trẻ em nước Mỹ.

“Các em nhìn thấy các nhà lãnh đạo của chúng ta dán nhãn đồng bào là kẻ thù của nhà nước, trong khi cổ vũ những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.”

“Họ kinh hoàng nhìn những đứa trẻ bị xé toạc khỏi gia đình, ném vào lồng, và bình xịt hơi cay và đạn cao su được sử dụng trong các cuộc biểu tình ôn hòa chỉ để chụp ảnh.”

Bà Obama tiếp tục: “Donald Trump là một tổng thống không thích hợp cho đất nước chúng ta. Ông đã có quá đủ thời gian để chứng minh rằng ông có thể làm được việc, nhưng rõ ràng ông đang ở trong tình thế ngập đầu.”

“Ông đơn giản không thể là người mà chúng ta cần. Tình hình nó là như thế.”

Michelle mô tả ông Biden là “người đàn ông tử tế sâu sắc”, ca ngợi kinh nghiệm của ứng cử viên Nhà Trắng của đảng Dân chủ với tư cách là phó tổng thống dưới thời chồng bà, Tổng thống Barack Obama.

“Chúng ta phải bỏ phiếu cho Joe Biden giống như thể cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó,” bà nói, đeo một vòng cổ có dòng chữ “Bỏ phiếu”.

Một cú đấm đầy cảm xúc

Rất nhiều chính trị gia phát biểu trước ống kính trong hội nghị “ảo” của đảng Dân chủ tối thứ Hai. Tuy nhiên, diễn giả duy nhất tạo được cú đấm xúc động là Michelle Obama.

Sự thật, bà nói, là Donald Trump “đơn giản không thể là người mà chúng ta cần”.

“Tình hình nó là như thế,” Michelle Obama nói, sử dụng cùng những từ mà tổng thống đã dùng gần đây về số người chết do virus coronas – một cú chọc ngoáy tinh tế nhưng tàn khốc.

Bà Obama không tìm cách thuyết phục đảng viên Cộng hòa đổi phe. Đó là việc của John Kasich.

Bà Obama nói chuyện với các đảng viên Đảng Dân chủ trung thành, một số người trong đó có thể đã ở nhà hoặc bỏ phiếu cho bên thứ ba vào năm 2016, một số người trong số đó có thể mất tinh thần hoặc sợ hãi trong năm nay.

Mục tiêu của bà là làm cho mọi người thấu hiểu tình hình nguy kịch tại thời điểm này và kêu gọi phải hành động.

Điều gì xảy ra hôm thứ Hai?

Đêm khai mạc đại hội đảng, một chương trình kéo dài hai giờ, do nữ diễn viên của Desperate Housewives Eva Longoria Baston dẫn, được ban tổ chức đặt tên “Chúng ta người dân”.

John Kasich, cựu thống đốc Ohio, người từng tranh cử với ông Trump năm 2016, đã ghi lại một thông điệp kêu gọi người Mỹ khước từ tổng thống tại vị nhiệm kỳ thứ hai.

Ông Kasich ủng hộ ông Biden, nói: “Tất cả chúng ta đều có thể thấy những gì đang diễn ra ở đất nước chúng ta ngày nay, và tất cả các câu hỏi mà chúng ta đang đối mặt, và không một cá nhân hay đảng phái nào có mọi câu trả lời.”

“Nhưng những gì chúng ta biết, là chắc chắn chúng ta có thể làm tốt hơn những gì chúng ta thấy ngày hôm nay.”

Bernie Sanders, thượng nghị sĩ cánh tả tại tiểu bang Vermont, đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của ông Biden trong cuộc đua đoạt đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, cũng đưa ra một thông điệp.

Mỹ: Nancy Pelosi gọi Hạ viện tái nhóm họp để ‘cứu’ bưu điện

Đảng Dân chủ kêu gọi điều tra sở Bưu điện

Ông nói: “Các bạn của tôi, tôi nói với các bạn và với tất cả những người ủng hộ ứng cử viên khác trong cuộc bầu cử sơ bộ này, và những người có thể đã bỏ phiếu cho Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua: Tương lai nền dân chủ của chúng ta đang bị đe dọa. Tương lai nền kinh tế của chúng ta đang bị đe dọa. Tương lai hành tinh của chúng ta đang bị đe dọa. “

Cùng với ông Kasich, ba thành viên Đảng Cộng hòa nổi trội khác cũng đưa ra các thông điệp cho đêm khai mạc đại hội đảng: nữ doanh nhân California Meg Whitman, cựu Thống đốc New Jersey Christine Whitman và cựu dân biểu New York Susan Molinari.

Trong khi sự tham gia của họ khiến nhóm của ông Biden tuyên bố là một liên minh rộng rãi, một số đảng viên Dân chủ phàn nàn rằng đảng Cộng hòa đã dùng hết thời gian quý báu của những diễn giả cấp tiến hoặc những diễn giả mới nổi ít được biết đến.

Nhưng Cedric Richmond, dân biểu tiểu bang Louisiana và đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử của Biden, bác bỏ ý kiến đó, nói rằng, “hãy nhớ chủ đề của đêm nay là ”Chúng ta người dân’, không phải ‘Chúng ta đảng viên Dân chủ’”.

Buổi khai mạc đại hội còn có các thông điệp được ghi âm trước từ những người dân Mỹ, trong đó có một cử tri từng bỏ phiếu cho Trump, giờ đây ăn năn và một phụ nữ đổ lỗi cái chết vì Covid-19 của cha bà cho tổng thống.

Tổng thống Trump đáp trả thế nào?

Phát biểu với BBC trên chuyên cơ Air Force One ngay khi trở về từ chuyến đi tới các tiểu bang dao động Minnesota và Wisconsin, ông Trump đả kích ông Kasich.

“Ông ta là một kẻ thất bại với tư cách là một đảng viên Cộng hòa, và sẽ là một kẻ thua cuộc với tư cách là một đảng viên Dân chủ”, tổng thống nói hôm thứ Hai.

Trong một bài phát biểu tranh cử đầu ngày ở Mankato, Minnesota, ông Trump cảnh báo rằng nếu ông Biden thắng cử tháng 11, các hãng tin sẽ mất khán giả.

Ông Trump nói: “Không ai muốn đưa tin về ‘Joe buồn ngủ’. Chúng ta rồi sẽ trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa rất nhàm chán và điều này sẽ kéo chúng ta xuống địa ngục”.

Ông Trump hôm thứ Hai cũng xác nhận ông sẽ chấp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa cho nhiệm kỳ thứ hai trong bài phát biểu trực tiếp tại Nhà Trắng vào tuần tới.

Các kế hoạch của ông đã bị đảng Dân chủ và thậm chí một số thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích.

Phần còn lại của đại hội đảng Dân chủ?

Đại hội kéo dài bốn đêm của đảng Dân chủ sẽ kết thúc bằng bài phát biểu của ông Biden hôm thứ Năm, trong một căn phòng gần như trống không ở tiểu bang Delaware, tiểu bang nhà của ông.

Hôm thứ Tư, người ông Biden chọn làm ứng viên phó tổng thống Mỹ, thượng nghị sĩ Kamala Harris, người có cha mẹ nhập cư từ Ấn Độ và Jamaica, sẽ chấp nhận đề cử với tư cách là người phụ nữ da màu đầu tiên của một đảng lớn tranh cử vào vị trí này.

Cùng phát biểu hôm thứ Tư sẽ có cựu Tổng thống Obama, Hillary Clinton, ứng cử viên đảng Dân chủ năm 2016, và một trong những đối thủ cũ của ông Biden, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.

Hôm Thứ Ba sẽ có các bài phát biểu của cựu Tổng thống Bill Clinton và nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53816592

 

Mỹ : Donald Trump đến gần

 nơi đảng Dân Chủ họp Đại Hội để tấn công

Anh Vũ

Hôm qua, 17/08/2020, đảng Dân Chủ khai mạc Đại Hội tại Wisconsin, Donald Trump cũng bay tới bang này để vận động và phản công đối thủ. Ngay tại đường băng sân bay Oshkosh, cách không xa nơi khai mạc Đại Hội đảng Dân Chủ, đương kim tổng thống Mỹ chế nhạo các diễn văn của lãnh đạo Dân Chủ đồng thời công kích ứng viên Joe Biden là « con rối của phe cực tả », với mục tiêu là giành lại ưu thế đã mất trong các cuộc thăm dò dư luận.

Thông tín viên Eric de Salve tại San Francisco tóm lược :

Trên đường băng, ngay dưới chuyên cơ Air Force One, tổng thống Donald Trump làm một cuộc mít tinh tranh cử nho nhỏ. Dù ông có bày tỏ rằng « chúng tôi không định tổ chức mít tinh vào lúc này », tổng thống vẫn tính chiếm địa hạt truyền thông khi mà ở cách đó 130 km về phía nam, tại Milwaukee, Đại Hội đảng Dân Chủ khai mạc.

Trước vài trăm người ủng hộ, ứng viên đảng Cộng Hòa ngay lập tức chế nhạo các phát biểu ghi sẵn trong Đại Hội đảng Dân Chủ, phần lớn thực hiện qua video do đại dịch virus corona.

Ông nói : « Diễn văn của họ được ghi trước, không ai muốn nghe một diễn văn ghi trước của Michelle Obama ! »

Trong vòng gần một giờ, Donald Trump, cố tìm cách gán cho đối thủ 77 tuổi mà ông gọi là « Joe ngủ gật », hình ảnh của một người bảo vệ phe cực tả. Trump nói, Biden là con ngựa thành Troie của chủ nghĩa xã hội !

Ông kêu gọi : « Các vị nên đi bỏ phiếu vì đây là cuộc bầu cử nguy hiểm nhất chưa từng có. Nếu phe Dân Chủ thắng thì sẽ còn tồi tệ hơn cả Venezuela ! »

Đang rơi vào thế không thuận lợi trong các cuộc thăm dò dư luận, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ hy vọng đảo ngược tình thế, giống như năm 2016, bằng cách liên tục di chuyển đến nhiều nơi và chặn lửa cho đến tận thứ Năm tới, ngày kết thúc Đại Hội đảng Dân Chủ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200818-m%E1%BB%B9-donald-trump-%C4%91%E1%BA%BFn-g%E1%BA%A7n-n%C6%A1i-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-h%E1%BB%8Dp-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%83-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng

 

Hơn một chục tiểu bang Hoa Kỳ dự kiến sẽ kiện

chính quyền Tổng Thống Trump

vì cắt giảm ngân sách của dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ

Vào thứ hai (ngày 17 tháng 8), Bộ trưởng Tư pháp Maryland Brian Frosh cho biết hơn một chục tiểu bang tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ kiện chính quyền Tổng thống Trump vào tuần này vì các hành động cắt giảm ngân sách của Dịch Vụ Bưu Chính Hoa Kỳ (USPS).

Ông Frosh cho biết khoảng từ 15 đến 20 Bộ Trưởng Tư Pháp thuộc Đảng Dân chủ đang xem xét các lập luận pháp lý và ông dự đoán rằng các tiểu bang liên quan sẽ tham gia vào một đến một vài vụ kiện khác nhau.

Tuần trước, Tổng thống Trump, người đang tụt lại phía sau so với đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò ý kiến, cho biết ông phản đối các nỗ lực của đảng Dân chủ để cung cấp ngân sách cho USPS và cơ sở hạ tầng bầu cử trong dự luật cứu trợ coronavirus vì  ông muốn hạn chế bỏ phiếu bằng thư trong thời gian đại dịch.

Theo một số ước tính, số người có thể bỏ phiếu bằng thư sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016 vì đại dịch. Theo Đảng Dân chủ, chính quyền Tổng thống Trump đã giảm thời gian làm thêm giờ, hạn chế chuyến vận chuyển thư bổ sung và đưa ra các chính sách phân loại và chuyển thư mới. Theo họ, những hành động này sẽ àm chậm quá trình chuyển những bức thư có phiều bầu và các bưu kiện quan trọng khác như thuốc men.

Vào thứ hai, Tổng thống Trump đã phủ nhận rằng ông đang cố gắng làm suy yếu khả năng chuyển phiếu bầu của USPS, nói rằng những hành động của chính quyền là để tiết kiệm tiền và giảm gánh nặng cho các nhân viên bưu điện.

Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Ohio – thành viên đảng cộng hòa  – Dave Yost đã yêu cầu Tổng thống Trump hoãn các thay đổi nói trên cho đến sau cuộc bầu cử vào ngáy 11 tháng 3. Hạ viện dự kiến sẽ họp vào thứ bảy (ngày 22 tháng 8) để xem xét luật cấm các thay đổi đối với USPS được áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/hon-mot-chuc-tieu-bang-hoa-ky-du-kien-se-kien-chinh-quyen-tong-thong-trump-vi-cat-giam-ngan-sach-cua-dich-vu-buu-chinh-hoa-ky/

 

Mỹ buộc tội cựu nhân viên CIA gốc Hong Kong

 bán bí mật cho TQ

Ông Alexander Yuk Ching Ma, 67 tuổi, công dân Mỹ gốc Hong Kong, có thể phải đối mặt với án tù chung thân vì bị cáo buộc âm mưu bán tin quốc phòng để hỗ trợ chính phủ Trung Quốc, theo SCMP.

Tài liệu của FBI cho biết hoạt động gián điệp của ông Ma bắt đầu năm 2001, khi ông này và người thân ở Los Angeles gặp các đặc vụ Trung Quốc trong một khách sạn Hong Kong.

Giới chức Bộ Tư pháp Mỹ thông báo hôm thứ Hai rằng cựu nhân viên CIA, ông Alexander Yuk Ching Ma, 67 tuổi, đã bắt đầu việc bán thông tin như vậy từ năm 2001 và sự việc đã kéo dài hơn một thập niên.

Trung Quốc có âm mưu thôn tính Senkaku?

Nhật ký thỏa thuận cung cấp cho VN sáu tàu tuần tra

Malaysia bắn tàu VN ‘vào bất hợp pháp’, một người chết

Mỹ cân nhắc triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á để chống lại TQ

Ông Ma được cho là đã hợp tác với một người thân, cũng là một cựu sĩ quan tình báo, để cung cấp thông tin tuyệt mật cho những người có quan hệ với Quốc vụ khanh Trung Quốc (MSS).

Ông được cho là đã nói với một nhân viên FBI mật ngay trước khi bị bắt rằng ông ta muốn “quê hương” thành công, theo một bản tuyên thệ mà FBI công bố thứ Hai.

Bộ Tư pháp không nêu tên người thân 85 tuổi của ông Ma nhưng cho biết họ không truy đuổi người này vì có “bệnh về nhận thức và suy nhược”.

Ông Ma được cho là đã bắt đầu cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của CIA vào tháng 3/2001, sau một cuộc gặp ở Hong Kong với những cố vấn người Trung Quốc – những người đã đưa cho ông Ma và người thân ông này 50.000 đôla Mỹ tiền mặt.

Thông tin ông Ma bán cho Trung Quốc được chính phủ Mỹ xếp vào loại thông tin tối mật do việc tiết lộ chúng có thể gây ra “thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng” cho an ninh quốc gia.

Ông dự kiến sẽ phải ra hầu tòa trước thẩm phán liên bang ở Hawaii vào thứ Ba và có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.

Trong thời gian bị cáo buộc thực hiện các vụ bán thông tin mật, ông Ma đã nghỉ hưu. Ông rời CIA vào năm 1989. Để có được quyền truy cập những thông tin nhạy cảm, năm 2004, ông gia nhập FBI ở Honolulu với tư cách là nhà ngôn ngữ học tiếng Trung theo hợp đồng, theo đơn tố giác tội phạm.

Trong thời gian làm việc tại đây, ông Ma bị cáo buộc đã chụp ảnh các tài liệu dịch thuật, chuyển các tệp liên quan đến nghiên cứu hệ thống vũ khí vào đĩa CD và xóa các tài liệu có dấu mật khỏi hệ thống lưu trữ của FBI.

Ông Ma bị cáo buộc đã đến Trung Quốc để gặp gỡ những cố vấn Trung Quốc – những người trả ông hàng nghìn đô la Mỹ tiền mặt và “những món quà đắt tiền”.

Ông bị bắt hôm thứ Sáu 16/8, hai ngày sau khi ông ta gặp một nhân viên FBI mật đóng giả là một nhân viên tình báo Trung Quốc đang tiến hành kiểm tra cách MSS đã đối xử với Ma, bao gồm cả việc ông ta đã được bồi thường tài chính như thế nào.

Hoạt động gián điệp đã trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng trong sự bất bình của chính quyền Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53816631

 

TT Trump dụ tiền

để công ty Mỹ chuyển ra khỏi Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn cung cấp các khoản miễn trừ thuế để lôi kéo các công ty Mỹ chuyển cở sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Ông cũng đe dọa sẽ tước hợp đồng của chính phủ với các công ty tiếp tục thuê công nhân Trung Quốc.

Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump thề sẽ tạo ra 10 triệu việc làm trong 10 tháng và nói rằng “chúng ta sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc”.

Tuyên bố này đánh dấu cuộc tấn công mới nhất của ông vào Trung Quốc, sau các động thái liên quan đến các công ty công nghệ TikTok, WeChat và Huawei.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang leo thang nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Triển vọng gì cho việc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?

Thương mại toàn cầu khó chia tay Trung Quốc?

Tại sao quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên

Chính quyền Trump hiện đang đặt mạng lưới ra ngoài các công ty công nghệ Trung Quốc mà họ cáo buộc là đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Ông Trump nói: “Chúng ta sẽ tạo ra các khoản miễn trừ thuế cho các công ty mang việc làm từ Trung Quốc trở lại Mỹ. “Chúng ta đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và bây giờ tôi phải làm lại điều đó”.

Gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc Huawei đã nhiều lần bị chính phủ Mỹ tấn công, và hôm thứ Hai, bị Mỹ đặt thêm nhiều hạn chế nhằm giảm các thiết bị điện mà họ có thể mua.

Chính quyền Trump cũng đã đe dọa đưa nhiều công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen các công ty phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ, cùng với TikTok và WeChat,

Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 sắp đến, ông Trump đánh cược thêm vào việc nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cáo buộc những công ty nước này ăn cắp việc làm và tài sản trí tuệ của người Mỹ.

Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump nói thêm rằng “chúng ta sẽ sản xuất các loại thuốc và nguồn cung cấp quan trọng của mình ngay tại Hoa Kỳ.”

Biểu tượng của Mỹ

Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Mỹ được sản xuất ở nước ngoài cho người tiêu dùng Mỹ, một chiến lược kinh doanh được gọi sử dụng nguồn lực bên ngoài.

Công ty đại chúng có giá trị nhất của Mỹ, Apple, sử dụng một công ty Đài Loan có tên là Foxconn để sản xuất phần lớn iPhone bán chạy nhất của họ. Foxconn có nhà máy ở cả Trung Quốc và Đài Loan.

Các thương hiệu mang tính biểu tượng khác của Mỹ, như Nike, cũng có các nhà máy sản xuất lớn ở Trung Quốc cũng như các khu vực khác của châu Á.

Trong bối cảnh đại dịch virus corona, nhiều thương hiệu toàn cầu đang xét lại hoạt động tại Trung Quốc sau khi các nhà máy tạm thời đóng cửa gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng.

Trung Quốc thường được gọi là “công xưởng của thế giới” nhưng thị phần xuất khẩu toàn cầu của nước này đã bị ảnh hưởng bởi tranh chấp thương mại với Mỹ và đại dịch virus corona.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-53816591

 

Đại học Chapel Hill tại North Carolina

quyết định hủy các lớp học trực tiếp

Vào thứ hai (ngày 17 tháng 8), đại học University of North Carolina at Chapel Hill (UNC Chapel Hill) đã hủy các lớp học trực tiếp chỉ một tuần sau khi năm học mới bắt đầu sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến. Hiệu trưởng của trường đại học này cho biết trong một bức thư gửi sinh viên rằng các lớp học sẽ được tổ chức trực tuyến trong thời gian tới, cùng với các dịch vụ hỗ trợ học tập.

Ngày 11 tháng 8 là ngày đầu tiên của năm học mới. Hiệu trưởng Kevin Guskiewicz cho biết quyết định này được đưa ra sau khi tỷ lệ dương tính với COVID-19 – tỷ lệ phần trăm những người được xét nghiệm nhiễm bệnh – đã tăng từ 2.8% lên 13.6% tại phòng khám trong khuôn viên trường.

Ông Guskiewicz cho biết thêm rằng hầu hết những sinh viên xét nghiệm dương tính đều chỉ mang những triệu chứng nhẹ. Các trường đại học khác, bao gồm đại học University of Southern California ở Los Angeles, bắt đầu học kỳ mùa thu vào thứ Hai với tất cả các lớp học được thực hiện trực tuyến.

Trên toàn quốc, số ca nhiễm COVID-19 mới giảm trong tuần thứ tư liên tiếp nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn ở mức cao ở nhiều tiểu bang và tỷ lệ tử vong tiếp tục ở mức trung bình 1,000 người mỗi ngày. Hơn 30 tiểu bang có tỷ lệ xét nghiệm dương tính trên 5%, và Mississippi, Nevada, Florida và Idaho là hơn 16%.

New York, từng là một ổ dịch lớn khi coronavirus lần đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ, hiện có tỷ lệ lây nhiễm dưới 1%, cùng với Connecticut, Maine và Vermont. Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo hôm thứ Hai cho biết các phòng tập thể dục có thể mở cửa trở lại từ tuần tới. Tổng cộng, hơn 170,000 người đã chết ở Hoa Kỳ vì căn bệnh này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-hoc-chapel-hill-tai-north-carolina-quyet-dinh-huy-cac-lop-hoc-truc-tiep/

 

Tiểu bang South Dakota từ chối thực hiện lệnh

trả tiền trợ cấp thất nghiệp của Tổng Thống Trump

Một trong những đồng minh thân cận nhất của tổng thống Trump, thống đốc tiểu bang South Dakota, Kristi Noem đang từ chối thực hiện lệnh hành pháp của tổng thống về việc trả tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung.

Theo lệnh hành pháp, chính quyền liên bang sẽ cung cấp khoản trợ cấp thất nghiệp 300 Mỹ kim/tuần, và yêu cầu chính quyền mỗi tiểu bang phải đóng góp thêm 100 Mỹ kim. Bà Noem tuyên bố rằng tiểu bang South Dakota đã khôi phục được gần 80% số việc làm bị mất kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu.

Hôm thứ Năm (13 tháng 8), Sở Lao động và Hoạch định South Dakota báo cáo rằng số đơn xin nhận thất nghiệp đã tăng nhẹ từ 775 của tuần trước đó lên 911. Sau khi khoản trợ cấp thất nghiệp 600 Mỹ kim/tuần trong Đạo luật CARES hết hạn vào ngày 31/07/2020, tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành pháp yêu cầu trả trợ cấp thất nghiệp 300 Mỹ kim/tuần được trích từ quỹ cứu trợ cho các thảm họa thiên nhiên của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang trị giá 44 tỷ Mỹ kim.

Theo lệnh của tổng thống Trump, khoản trợ cấp thất nghiệp mới có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, nhưng số tiền có thể mất vài tuần mới đến tay mọi người, và một số người xin nhận trợ cấp ở các bang không đủ khả năng cung cấp thêm 100 Mỹ kim/tuần nhiều khả năng sẽ nhận được ít trợ cấp hơn so với thông báo của tổng thống.

Quốc hội và Tòa Bạch Ốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung cho dự luật hỗ trợ tài chính mới. Hôm thứ Sáu (14 tháng 8), tổng thống Trump đã tweet rằng bốn tiểu bang đầu tiên: Arizona, Iowa, Louisiana và New Mexico đã được phê duyệt nhận hỗ trợ (BBT)

https://www.sbtn.tv/tieu-bang-south-dakota-tu-choi-thuc-hien-lenh-tra-tien-tro-cap-that-nghiep-cua-tong-thong-trump/

 

Mỹ phản đối vắc-xin của Nga và Trung Quốc

Tâm Thanh

Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc đã xác nhận, bằng sáng chế vắc xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên của Trung Quốc đã được cấp phép. Gần đây, chuyên gia nổi tiếng về bệnh hô hấp người Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn đã tiết lộ Trung Quốc và Nga có kế hoạch cùng triển khai các thử nghiệm lâm sàng vắc xin để đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, về vấn đề này, các quan chức y tế công cộng Mỹ cho biết loại vắc xin này sẽ không được thử nghiệm trên khỉ, chứ đừng nói đến con người.

Theo Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc, đơn xin cấp bằng sáng chế vắc xin viêm phổi Vũ Hán độc quyền do nhóm viện sĩ Trần Vi, Viện hàn lâm khoa học quân sự kết hợp với hãng công nghệ sinh học CanSino Bio phát triển nộp ngày 18/3/2020 và được cấp bằng sáng chế ngày 11/8/2020. Đây là vắc xin ngừa viêm phổi Vũ Hán độc quyền đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Loại vắc xin trong đơn xin cấp bằng sáng chế có tên là “vắc xin coronavirus mới tái tổ hợp dựa trên virus adenovirus thiếu khả năng nhân bản ở người”, chính là vắc xin adenovirus (vắc-xin Ad5-nCoV) được phát triển bởi nhóm viện sĩ Trần Vi.

Theo bản tóm tắt bằng sáng chế, sáng chế này sẽ cung cấp một loại vắc xin virus corona dựa trên virus adenovirus thiếu khả năng nhân bản loại 5 ở người.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng vắc xin này có khả năng sản sinh miễn dịch tốt trên cả chuột nhắt và chuột lang, đồng thời có thể khiến cơ thể tạo phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể mạnh mẽ trong thời gian ngắn.

Hiện tại, Trần Vi dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát triển loại vắc xin virus corona tái tổ hợp, đây là vắc xin đầu tiên bước vào giai đoạn I và Giai đoạn II của thử nghiệm lâm sàng trong và ngoài nước, nhằm xác minh tính an toàn và tính sinh miễn dịch. Riêng thử nghiệm lâm sàng quốc tế giai đoạn III của vắc xin phải được tiến hành một cách cẩn thận và có trật tự.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bởi hầu hết các quốc gia hiện nay đều đang trì trệ trong việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn III, quy mô lâm sàng quá lớn và cần đến ít nhất 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên. Chỉ khi kháng thể được sản sinh ra sau khi tiêm vắc xin thì vắc xin mới được chấp thuận đăng ký và sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên Trung Quốc và Nga chưa vượt qua giai đoạn thứ III của thử nghiệm lâm sàng. Đầu tiên, Nga thông báo rằng họ đã đăng ký vắc xin viêm phổi mạch vành (COVID-19) mới đầu tiên trên thế giới, theo tờ Sputnik. Sau đó, chuyên gia chống dịch Chung Nam Sơn của Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Quốc và Nga có kế hoạch cùng nhau khởi động các thử nghiệm lâm sàng vắc xin, và bây giờ, hôm thứ Hai (17/8) vừa qua, Bắc Kinh đã chính thức tuyên bố “bằng sáng chế độc quyền đầu tiên cho vắc xin viêm phổi mới đã được cấp phép”. Đây có thể được coi là một loạt các hành động khác thường.

Theo CNN, trước đó Nga đã đề xuất kế hoạch hợp tác với Mỹ, hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ điều trị và phổ biến loại vắc xin này, nhưng Mỹ cho rằng loại vắc xin này vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm. Hơn nữa, quốc gia này cần phải vượt qua các cuộc thử nghiệm vắc xin nghiêm ngặt trước khi được phê duyệt. Vì vậy, phía Mỹ cho biết, họ sẽ không xem xét sử dụng vắc xin của Nga.

Một số quan chức Mỹ mô tả vắc xin của Nga là một “trò đùa” và cho biết “Mỹ thậm chí sẽ không dùng vắc xin của Nga trên khỉ, chứ đừng nói đến con người”.

Còn đối với vắc xin ngừa viêm phổi Vũ Hán “Ad5-nCoV” do nhóm của viện sĩ Trần Vi thuộc Học viện Khoa học Quân sự và Công ty Công nghệ sinh học CanSino phối hợp phát triển thì càng đáng lo ngại hơn.

Cuối tháng 6/2020, các quan chức Trung Quốc thông báo vắc xin đã được Quân ủy Trung ương phê duyệt, có thể bỏ qua các thử nghiệm giai đoạn III thông thường và tiến hành tiêm trực tiếp cho quân nhân.

Sau đó, một báo cáo trên tờ The Lancet tiết lộ, đã có 108 người được tiêm vắc xin này. Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng “Ad5-nCoV” làm vắc xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.

Thông tin công khai cho biết Cansino Biological Co., Ltd. là một công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc xin có trụ sở chính ở quận Tây của Khu Khai phát Kinh tế và Công nghệ thành phố Thiên Tân. Được biết hãng công nghệ sinh học Cansino Bio được thành lập năm 2009, do Yu Xuefeng, Zhu Tao, Qiu Dongxu, Helen Mao Huihua đồng sáng lập.

Trần Vi, người dẫn đầu phụ trách nghiên cứu này đã trở thành nhân vật chính của “mũi vắc xin đầu tiên, viện sĩ thử trước”. Vào tháng 3/2020, trên mạng Internet lan truyền bức ảnh chai thuốc “Vắc xin tái tổ hợp phòng ngừa viêm phổi Vũ Hán”. Trên bao bì lọ thuốc có ghi ngày sản xuất vắc xin là 26/2/2020, hạn sử dụng đến ngày 25/2/2022. Vào thời điểm đó, một số người đã đặt câu hỏi vậy phải chăng vắc xin do nhóm của Trần Vi phát triển, ít nhất là đã được sản xuất từ trước ngày 26/2. Vậy quá trình thử nghiệm lâm sàng quá ngắn như vậy liệu có đủ đảm bảo an toàn cho người dùng?

Theo Lê Tiểu Quy/secretchina.com

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-phan-doi-vac-xin-cua-nga-va-trung-quoc.html

 

Bảo tàng Mỹ Metropolitan

được mở lại sau 6 tháng đóng cửa

Tuấn Thảo

Metropolitan Museum of Art, còn được gọi ngắn gọn là Met tại New York, nổi tiếng là một trong những bảo tàng có uy tín nhất thế giới. Sau gần 6 tháng phải đóng cửa trong mùa dịch Covid-19, viện bảo tàng Metropolitan chuẩn bị đón tiếp công chúng trở lại vào ngày 29/08/2020 với nhiều ràng buộc do các quy định giãn cách xã hội.

Tính trung bình hàng năm, Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan thu hút 7 triệu lượt khách tham quan. Thế nhưng, kể từ cuối tháng 8 trở đi, bảo tàng Met sẽ hạn chế lượt người thăm viếng thường nhật. Số khách được vào xem triển lãm cũng như các bộ sưu tập thường trực bị giới hạn ở mức 25%. Một cách cụ thể, chỉ có khoảng 5.000 khách tham quan mỗi ngày, tức chỉ bằng một phần tư so với mức độ bình thường. Vào những ngày cuối tuần và nhân dịp các cuộc triển lãm lớn viện bảo tàng Metropolitan có thể đạt tới mức 40 hay 50 ngàn khách mỗi ngày, tức là còn cao hơn cả bảo tàng Louvre ở Paris và bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg.

Ngoài các quy định giãn cách xã hội, khách vào thăm Viện bảo tàng Metropolitan sẽ phải đeo khẩu trang và các du khách buộc phải giữ khoảng cách với nhau tối thiểu là hai mét. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, bảo tàng Met chỉ đóng cửa vào ngày thứ Hai hàng tuần. Nay với thời hậu phong tỏa, Metropolitan sẽ đóng cửa mỗi tuần hai ngày. Với tất cả những điều kiện ràng buộc ấy, ban điều hành bảo tàng không hy vọng thu lời mà chỉ có thể hạn chế mức thất thu khi từng bước nối lại chương trình sinh hoạt văn hóa. Sau gần 6 tháng đóng cửa, Viện bảo tàng Metropolitan cho biết đã bị thua lỗ gần 100 triệu đô la.

Hầu như vào cùng một thời điểm với Metropolitan, Viện bảo tàng lớn thứ nhì của thành phố New York là Bảo tàng Whitney, chuyên trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại Mỹ thế kỷ XX và XXI cũng thông báo sẽ mở cửa trở lại, ban đầu là trong tuần lễ từ 24/08 đến 29/08, nhưng sau đó đã quyết định dời lại hơn một tuần và chính thức mở cửa đón tiếp khách tham quan vào ngày 03/09/2020.

Mặc dù chính quyền thành phố New York đã bật đèn xanh cho phép các cơ sở và trung tâm văn hóa hoạt động trở lại nhưng nhiều viện bảo tàng quan trọng, trong đó có Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museau of Modern Art) gọi tắt là MoMA, vẫn chưa thông báo ngày mở cửa trở lại.

Về phía nhà hát lớn Metropolitan của thành phố New York, sân khấu này theo dự kiến chỉ hoạt động lại vào dịp lễ cuối năm. Buổi biểu diễn đầu tiên được lên lịch là vào ngày 31/12/2020, trong khi đó, đa số các nhà hát chuyên ngành sân khấu nhạc kịch Broadway vẫn phải đóng cửa cho đến ít nhất là tháng Giêng năm 2021.

Sự kiện Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan được mở lại là một điều đáng mừng, nhưng chỉ phản ánh một phần tất cả những khó khăn của giới chuyên ngành văn hóa ở Hoa Kỳ. Theo khảo sát gần đây  của Viện nghiên cứu Brooking Institution (một cơ quan tư vấn có trụ sở tại Washington) có khoảng 2,7 triệu việc làm đã bị cắt giảm trong lãnh vực văn hóa tại Mỹ. Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ và sản phẩm văn hóa, bao gồm các lãnh vực điện ảnh, ca nhạc, thời trang, mỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn, mức thất thu lên lên tới hơn 150 tỷ đô la trong năm 2020.

Cũng theo báo cáo của Viện Brooking Institution, các viện bảo tàng, các phòng triển lãm cũng như các sân khấu biểu diễn nghệ thuật tron tình trạng ‘‘đứng mũi chịu sào’’, đã bị thiệt hại trực tiếp một cách nặng nề. Chỉ riêng trong ba ngành này, đã có gần 1,4 triệu việc làm bị cắt giảm, tức là tương đương với 50% số người bị mất việc trong toàn bộ ngành văn hóa ở Mỹ nói chung.

Do nghệ thuật biểu diễn phụ thuộc rất nhiều vào khán giả, các biện pháp phòng dịch hầu như đều cấm các cuộc tập hợp đông đảo, cho nên các ngành liễn quan đến sân khấu bị tác hại lâu dài, mức thua  lỗ lên tới 42,5 tỷ đô la, tương đương với gần một phần ba mức thất thu chung của ngành văn hóa. Nhạc sĩ và ca sĩ bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là giới nhà văn, tác giả và các diễn viên. Một lãnh vực khác cũng bị ảnh hưởng nhiều là nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, minh họa, quảng cáo …..) với hơn 120.000 người bị mất việc làm.

Mức thiệt hại còn tùy thuộc theo từng bang. Bang California đứng đầu danh sách,  bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 453.332 việc làm bị cắt giảm và mất 43,1 tỷ đô la doanh thu. Hai bang New York và Texas về hạng nhì và hạng ba. Chỉ riêng hai thành phố lớn New York và Los Angeles, mức thiệt hại lên tới hơn 15 tỷ đô la doanh thu và vì thế cho nên, hai thành phố này đã buộc phải cắt giảm 400.000 việc làm.

Trước một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy,  giới chuyên ngành văn hóa ở Hoa Kỳ đang kêu gọi chính phủ liên bang tiến hành một kế hoạch chấn hưng gọi là ‘‘New Deal của thế kỷ 21’’, giống như chính sách mà Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã từng ban hành hầu đưa nền kinh tế Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Khủng Hoảng vào những năm 1930. Hiện giờ các biện pháp của chính quyền liên bang Mỹ nhằm hỗ trợ kinh tế chủ yếu liên quan các khâu sản xuất và dịch vụ.

Theo báo cáo của Viện Brooking Institution, các biện pháp hỗ trợ lãnh vực văn hóa cũng nên có một vị trí quan trọng trong kế hoạch phục hồi kinh tế, rất nhiều người làm việc trong ngành văn hóa thường hoạt động độc lập hay theo mô hình tự kinh doanh và vì thế cho nên họ không được tính vào các dữ liệu liên quan đến việc làm. Theo kết luận của Viện Brooking Institution, đã đến lúc cần phải xem xét cách giúp đỡ trực tiếp giới nghệ sĩ cũng như những người chuyên hoạt động trong các lãnh vực văn hóa và sáng tạo.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200818-ba%CC%89o-t%C3%A0ng-my%CC%83-metropolitan-%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%A3c-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-sau-6-th%C3%A1ng-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa

 

Dự án UAV do thám Liên Xô cũ của CIA

Mỹ dự định tạo ra phi đội gồm 12 UAV do thám giống chim ưng, chạy bằng năng lượng hạt nhân để có thể tiến sâu và thăm dò địa hạt của đối phương.

Vào thời kỳ cao trào của Chiến tranh Lạnh, tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ đã cho ra đời những chiếc máy bay ấn tượng, được thiết kế đặc biệt để do thám Liên Xô và nhiều quốc gia khác.

Dự án bất thường và phức tạp nhất trong chiến tranh Lạnh

Trong số này phải kể đến máy bay do thám SR-71 Blackbird và máy bay trinh sát tầm cao U-2 Dragon Lady có kích thước lớn và có khả năng qua mặt hệ thống phòng không của đối phương. Những chiếc máy bay này đã lập được nhiều kỷ lục về tốc độ, độ cao và vẫn được coi là “kỳ quan về kỹ thuật” cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chúng cũng gặp không ít rủi ro, thậm chí khiến phi công mất mạng. Trước đó vào năm 1960, một chiếc máy bay U-2 do phi công Francis Gary Powers điều khiển đã bị bắn hạ.

Để tránh rủi ro, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã vạch ra Dự án sản xuất máy bay không người lái Aquiline (Dự án Chim Ưng) – một trong những dự án do thám bất thường và phức tạp nhất trong Chiến tranh Lạnh. Trong khuôn khổ dự án, Mỹ dự định xây dựng một phi đội gồm 12 máy bay không người lái có hình dạng giống chim ưng, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể ở trên thực địa trong thời gian tối đa là một tháng.

Tuy nhiên, dự án chế tạo máy bay không người lái, được cho là có thể hoạt động như một robot do thám và chuyển phát nhanh các tài liệu bí mật, có lẽ chẳng bao giờ được hoàn thiện. CIA thời gian gần đây đã giải mật và đăng tải các tài liệu liên quan đến Dự án Aquiline.

CIA từng lên kế hoạch đưa Aquiline trở thành nền tảng thu thập thông tin tình báo không người lái đầu tiên. Nhiệm vụ của chúng là “phát triển và duy trì khả năng hoạt động để thăm dò các khu vực không được phép tiếp cận”. Máy bay không người lái do nhà thầu McDonnell Douglas thiết kế này khác biệt so với những máy bay chiến đấu nổi tiếng của tập đoàn này.

“Dựa trên việc nghiên cứu đặc tính bay của các loài chim, Aquiline được thiết kế để trở thành một máy bay không người lái tầm xa có thể xâm nhập an toàn và cung cấp thông tin, hình ảnh cùng các dữ liệu khác về những nơi không được phép tiếp cận, chẳng hạn như trên lãnh thổ Liên Xô, nhằm hỗ trợ cho hoạt động do thám”, CIA cho biết.

Aquiline là một máy bay không người lái cỡ nhỏ, có kích cỡ gần giống kích cỡ của loài chim ưng, dài 1,5m, rộng 2,28m, có trọng lượng cất cánh hơn 37,6kg. Việc sử dụng động cơ 4 kỳ ít tiếng ồn, với mã lực 3.5 sẽ giúp máy bay bay với tốc độ từ 87 đến 148km/h, hoạt động liên tục 50 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, nó có thể bay ở độ cao tối đa hơn 6.000 m.

Năng lượng hạt nhân hứa hẹn sẽ giúp cho máy bay này có tầm hoạt động xa hơn nữa. CIA đã đề xuất lắp đặt hệ thống đẩy đồng vị phóng xạ trên máy bay, giúp chuyển đổi khí thải từ các đồng vị bị phân hủy như plutonium thành điện năng. Hệ thống này, được phát triển chủ yếu để phục vụ cho việc tiến sâu vào khu vực thăm dò, sẽ giúp kéo dài thời gian hoạt động của Aquiline lên 30 ngày.

Aquiline được thiết kế đặc biệt để có thể thu thập cả hình ảnh và thông tin tình báo. Nó có thể chụp được các vị trí nhạy cảm và bay thấp hơn máy bay do thám U-2, đồng thời thu thập tín hiệu điện từ của radio, radar và các thiết bị khác để phục vụ cho việc phân tích. Không giống như máy bay có người lái, Aquiline có khả năng bay gần mục tiêu hơn nhiều, cung cấp những bức ảnh có độ phân giải cao và ghi lại các tín hiệu điện từ mạnh hơn. Ngoài ra nó có thể bí mật thả các cảm biến đặc biệt gần những nơi mà CIA muốn giám sát chặt chẽ.

Thiết kế của Aquiline đã được thay đổi nhiều lần để giống với loài chim thật nhằm gia tăng khả năng ngụy trang. CIA mô tả Aquiline là một “máy bay không người lái nhỏ, giống chim, với âm thanh, hình dáng và tiết diện radar đủ nhỏ để cho phép nó hoạt động trong môi trường tự nhiên của loài chim”, nhờ vậy radar hay lính gác của đối sẽ ít chú ý hơn.

Nguyên nhân khiến dự án Aquiline bị hủy bỏ

Aquiline được phóng, điều khiển và thu hồi bởi các đơn vị di động trên mặt đất. Những đơn vị này có thể vận hành Aquiline từ các quốc gia tiền tuyến giáp với Liên Xô hoặc Trung Quốc, để tối đa hóa thời gian máy bay không người lái này có thể hoạt động trên lãnh thổ của đối phương.

Aquiline sau đó sẽ chuyển dữ liệu thu thập được cho máy bay do thám DC-6, (sau này được chuyển đổi thành máy bay trinh sát U-2R) ở gần đó. Điều này sẽ giúpAquiline không phải mang các thiết bị lưu trữ đặc biệt. Ở thời điểm đó, việc lưu trữ dữ liệu và thông tin rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều trang thiết bị cồng kềnh như thẻ, băng từ, ổ đĩa lớn, làm gia tăng trọng lượng và tiêu tốn nhiều nhiên liệu.

Tuy nhiên, Aquiline cũng có mặt hạn chế là phụ thuộc rất nhiều vào việc ngụy trang, do đó nếu nó bị Liên Xô phát hiện ra, hỏa lực phòng không hoặc máy bay chiến đấu của họ có thể dễ dàng bắn hạ nó.

Máy bay không người lái Aquiline được phát triển tại Khu vực 51 (căn cứ quân sự bí mật của Mỹ ở Nevada dùng để thử nghiệm các loại máy bay do thám và máy bay tàng hình trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh). Đã có nhiều tài liệu liệt kê các yêu cầu về nhân sự và trang thiết bị cần thiết để các kỹ sư có thể đến và đi khỏi căn cứ bí ẩn này một cách thường xuyên. Theo CIA, các nhân viên làm việc cho dự án được tuyển dụng 2 năm trước khi dự án được thực thi, để đảm bảo họ có thời gian vượt qua các vòng kiểm tra an ninh gắt gao.

Dự án Aquiline là một chương trình tuyệt mật, song vẫn chưa rõ lý do tại sao nó lại bị hủy bỏ. Đây là một chương trình kỹ thuật rất phức tạp, với các tính năng truyền tải dữ liệu và động cơ đẩy và năng lượng hạt nhân đều được tích hợp trong một thiết bị. Tuy nhiên, tất cả đều rất khó vượt qua những hạn chế về công nghệ ở thời kỳ những năm 1960.

Một nguyên nhân khác được cho là do các vấn đề chi phí với nhà thầu quốc phòng McDonnell Douglas. Tập đoàn này đã nhận được khoản kinh phí 11 triệu USD để thực hiện dự án nói trên, thấp hơn nhiều so với mức 110 triệu USD mà họ đưa ra. Người đứng đầu dự án Trung tá John H. “Hank” Meierdierck lúc đó đã bày tỏ sự không hài lòng, cho rằng con số này đã bị thổi phồng và ông đã quyết định chấm dứt hoàn toàn dự án Aquiline. Và như vậy, dự án chế tạo máy bay không người lái Aquiline chỉ giống như “một tia sáng lóe qua đôi mắt” của cộng đồng tình báo.

http://biendong.net/tham-su-bi-su/36399-du-an-uav-do-tham-lien-xo-cu-cua-cia.html

 

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng: Đảng Dân Chủ

‘muốn nhìn thấy sự chết chóc và hủy hoại’

Lục Du

Đảng Dân Chủ “muốn nhìn thấy sự chết chóc và hủy hoại”, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox News một ngày trước thềm Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ năm 2020.

Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ 2020, kéo dài 4 ngày bắt đầu từ thứ Hai (16/8), sẽ xác định ông Joe Biden là ứng viên tổng thống chính thức của đảng này. Hội nghị cũng sẽ trình bày các chính sách hành động để củng cố sự ủng hộ từ các cử tri trung thành và thuyết phục những cử tri đang dao động.

“Tôi nghĩ tuần này sẽ rất tuyệt đối với chiến dịch tranh cử của [Tổng thống] Trump, Hội nghị Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng khi người dân Mỹ sẽ có thể thấy rõ những chính sách [của Đảng Dân chủ]”, ông Bannon nói với người dẫn chương trình Maria Bartiromo.

Tiếp đó, ông Bannon – người có công lớn giúp ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016 – cho biết, đảng Dân chủ “muốn nhìn thấy sự chết chóc và hủy hoại”.

“Họ muốn sự chết chóc của nền kinh tế Mỹ chết và lối sống người Mỹ bị hủy hoại, và tôi nghĩ rằng nếu điều này được thể hiện rõ vào cuối tuần, thì nó sẽ lôi Joe Biden ra khỏi hầm trú ẩn của ông ta”, ông Bannon tiếp tục.

Tiếp đó, bà Bartiromo đã hỏi ông Bannon rằng ông có suy nghĩ gì về dàn diễn giả tại Hội nghị Đảng Dân chủ, bao gồm một số nhân vật như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hay hai cựu tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.

“Tôi nghĩ đây là điều hoàn hảo đối với Tổng thống Trump,” ông Bannon nói. “Trên thực tế, nếu tôi là người vận động tranh cử cho Hội nghị Đảng Cộng hòa, tôi sẽ khuếch đại các thông điệp từ Hội nghị này và đây là lý do: Tổng thống Trump đã thắng cử vào năm 2016 vì ông ấy đứng lên vì nước Mỹ, ông ấy ủng hộ tầng lớp lao động và trung lưu chống lại giới chóp bu tài chính và chính trị đang âm mưu thúc đẩy sự suy thoái rất có hệ thống của nước Mỹ và bạn sẽ thấy điều đó trong bốn ngày tới”.

Ông dự đoán Hội nghị đảng Dân chủ sẽ “nói nhiều về toàn cầu hóa, về sự sụp đổ kinh tế, hiện đang gắn liền với nền tảng văn hóa chủ nghĩa Mác, phong trào vô chính phủ của Antifa và một số yếu tố của [phong trào] biểu tình Black Lives Matter (Người da đen đáng sống)”.

“Vì vậy, tôi nghĩ đây là điều hoàn hảo bởi vì nó dẫn người ta đến một lựa chọn nghiêm túc rằng liệu bạn có muốn nước Mỹ của chủ nghĩa toàn cầu hóa hay không? Bạn có muốn nước Mỹ của Joe Biden không, và bạn có muốn nước Mỹ của giới chóp bu chính trị và tài chính này không? Hay bạn muốn chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa dân túy đặt nước Mỹ lên trên hết của Donald Trump?”, ông Bannon nói.

Sau đó, ông Bannon chỉ ra rằng dưới thời Chính quyền Obama-Biden “chúng ta có khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và sự phân bổ tài sản thiên lệch ở mức độ lớn nhất trong lịch sử đất nước, nhưng Tổng thống Trump đã đảo ngược điều đó, tạo ra một nền kinh tế công bằng tưởng thưởng cho nỗ lực cá nhân, nơi người da đen, người gốc Tây Ban Nha, tầng lớp lao động, tầng lớp trung lưu bắt đầu được tăng lương và giảm tỷ lệ thất nghiệp”.

Fox News lưu ý, vào tháng 9 năm ngoái, trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện ở Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp là 3,5%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm (1969-2019) tại Mỹ.

“Ngoài ra Joe Biden đã được Tổng thống Obama giao phụ trách việc xoay trục sang châu Á, nhưng Đảng Dân chủ đã làm gì? Họ đã có một thỏa thuận tồi tệ với Iran mà sau đó đã hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Bannon nói. “Chính Joe Biden là người đã mò mẫm xoay trục sang châu Á. Chính

Joe Biden về cơ bản đã ban tặng Biển Đông [cho Trung Quốc], phớt lờ các cuộc tấn công mạng. Joe Biden đã được giao trách nhiệm đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng ông ta đã thất bại”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-chien-luoc-gia-truong-nha-trang-dang-dan-chu-muon-nhin-thay-su-chet-choc-va-huy-hoai.html

 

Người đàn ông bị tình nghi cố tình gây ra

đám cháy rừng Ranch 2 Fire

đã đầu thú với cảnh sát thành phố Azusa

Vào chủ nhật (ngày 16 tháng 8), Sở cảnh sát thành phố Azusa cho biết một nghi can bị tình nghi cố tình gây ra cháy rừng tại Rừng Quốc Gia Angeles đã đầu thú.

Osmin Palencia, 36 tuổi, được xác định là nghi can phóng hỏa vào thứ sáu (ngày 14 tháng 8), một ngày sau khi đám cháy mang tên Ranch 2 Fire bùng phát và nhanh chóng lan rộng, đe dọa khu vực lân cận Mountain Cove và dẫn đến việc di tản và đóng cửa Xa Lộ 39.Cảnh sát điều tra cho biết Palencia sống gần một con sông tại Azusa Canyon, gần nơi đám cháy bùng phát vào khoảng 2 giờ 45 phút chiều thứ năm (ngày 13 tháng 8).

Khoảng 300 ngôi nhà bị đe dọa vào thời điểm đó. Các viên chức cứu hỏa cho biết Ranch 2 Fire bùng phát mạnh mẽ vào thứ bảy (ngày 15 tháng 8), với nhiệt độ ba chữ số và độ ẩm thấp khiến đám cháy càng khó bị dập tắt.

Đám cháy đã thiêu rụi ít nhất 1,400 mẫu Anh ở phía bắc Azusa vào thứ Bảy. Tính đến sáng chủ nhật, đám cháy đã lan rộng đến 2,256 mẫu Anh, nhưng các nhân viên cứu hỏa chỉ mới dập tắt được 7%. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ong-bi-tinh-nghi-co-tinh-gay-ra-dam-chay-rung-ranch-2-fire-da-dau-thu-voi-canh-sat-thanh-pho-azusa/

 

Thị Trưởng Chicago ca ngợi cảnh sát đã nhanh chóng

giải quyết các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua

Vào hôm Chủ nhật (16 tháng 8), thị trưởng thành phố Chicago, Lori Lightfoot đã ca ngợi cảnh sát của thành phố, vì đã giải quyết các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (15 tháng 8) “khá nhanh chóng” khi chúng trở thành các cuộc đụng độ bạo lực.

Các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (15 tháng 8) bắt đầu từ một cuộc diễn hành vào buổi chiều. Sau đó, một cuộc biểu tình khác gần trung tâm thành phố kết thúc bằng việc hai chục người bị bắt giữ, 17 cảnh sát và ít nhất 2 người biểu tình bị thương.

Giám đốc sở cảnh sát Chicago, David Brown cho biết một số người biểu tình đã dùng dù màu đen để khiến cảnh sát khó nhìn thấy họ hơn, để xô đẩy và tấn công cảnh sát. Sở cảnh sát thành phố Chicago đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh một người dùng ván trượt đập vào một cảnh sát. Trong khi đó, các nhóm hoạt động và một số viên chức lên án các cảnh sát đã sử dụng các chiến thuật bạo lực, bao gồm việc xịt hơi cay và đánh người biểu tình bằng dùi cui.

Cuộc diễn hành diễn ra vào khoảng một tuần sau vụ cảnh sát bắn một người da đen ở khu South Side của thành phố, khiến một đám đông lớn tràn vào khu mua sắm ở trung tâm thành phố Chicago đập phá cửa kính các doanh nghiệp và trộm cắp hàng hóa các cửa hàng.

Một bài đăng sai sự thật trên mạng xã hội tố cáo cảnh sát đã bắn chết một thiếu niên 15 tuổi, trong khi sự thật là một người đàn ông 20 tuổi và không bị vết thương nào đe dọa tính mạng.   (BBT)

https://www.sbtn.tv/thi-truong-chicago-ca-ngoi-canh-sat-da-nhanh-chong-giai-quyet-cac-cuoc-bieu-tinh-vao-cuoi-tuan-qua/

 

Chính phủ Trump phê chuẩn

kế hoạch khai thác dầu tại khu bảo tồn ở Alaska

Tin Anchorage, Alaska – Bộ Nội Vụ vào thứ Hai, 17 tháng 8, đã phê chuẩn một chương trình cho phép khai thác dầu và khí đốt trong khu bảo tồn động vật hoang dã Bắc Cực của Alaska, cũng là nơi cư trú của gấu trắng, tuần lộc, và nhiều loài động vật khác.

Bộ Trưởng Nội Vụ David Bernhardt đã ký Bản ghi nhớ quyết định, xác định địa điểm được khai thác dầu và gas trong vùng đồng bằng duyên hải của khu bảo tồn, vùng đất rộng 1.56 triệu acre ở phía bắc Alaska, bên bờ biển Beaufort.

Trong thông cáo báo chí, ông Bernhardt nói Quốc Hội đã cho phép khai thác nhiên liệu tại khu bảo tồn Alaska, và Bộ Nội Vụ chỉ đang thực hiện các dự án này. Quốc Hội Hoa Kỳ vào năm 2017 đã thông qua dự án khai thác, và Phòng quản lý đất đai của Bộ Nội Vụ vào tháng 12, 2018 kết luận rằng việc khai thác dầu trong khu vực đồng bằng duyên hải sẽ không ảnh hưởng đến động vật hoang dã.

Thống Đốc Cộng Hòa Mike Dunleavy của Alaska gọi quyết định của Bộ Nội Vụ là một bước đi đúng đắn để phát triển tiềm năng của khu vực, đồng thời ước tính dự án sẽ cung cấp từ 4.3 đến 11.8 tỷ thùng dầu. Ngược lại, các tổ chức môi trường đã ngay lập tức phản đối việc khai thác dầu trong khu bảo tồn và khẳng định sẽ khởi kiện. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-trump-phe-chuan-ke-hoach-khai-thac-dau-tai-khu-bao-ton-o-alaska/

 

3 cảnh sát bị bắn khi điều tra

một vụ bạo hành gia đình tại ngoại ô thành phố Austin

Chính quyền Austin, Texas cho biết 3 cảnh sát đã bị bắn khi điều tra một vụ bạo hành gia đình tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố.

Các viên chức cho biết vào 3 giờ chiều chủ nhật (ngày 16 tháng 8), cảnh sát đã nhận được một điện thoại 911 đến một căn nhà tại Cedar Park.

Ông Mike Harmon, cảnh sát trưởng tạm thời của Sở cảnh sát Cedar Park cho biết khi đến nơi các cảnh sát đã thấy một người đàn ông khoảng ngoài 20 tuổi đã đạp đổ cửa nhà mẹ anh ta và “hành động rất hung hang.” Khi cảnh sát đến gần, nghi can đã nổ súng từ bên trong tòa nhà. Sau đó, nghi can đã cố thủ bên trong tòa nhà, bắt giữ mẹ anh ta cùng hai thành viên trong gia đình khác làm con tin.

Trong cuộc họp báo vào tối cùng ngày, ông Harmon cho biết các nhà đàm phán đang nói chuyện cùng nghi can để “mang đến một giải pháp ôn hòa cho vụ án này.” Trong một thông điệp đến nghi can, ông Harmon nói rằng Sở cảnh sát Cedar Park mong muốn chuyện này kết thúc trong ôn hòa, và các con tin trong nhà cùng nghi can và cảnh sát đều được an toàn. Ông cho biết thêm rằng Sở Cảnh sát Cedar Park đã từng được gọi đến căn nhà này trong quá khứ, và nghi can có “một số vấn đề về sức khỏe tâm thần.”

Ba viên cảnh sát trúng đạn hiện đã được được đưa đến bệnh viện trong khu vực trong tình trạng ổn định với những vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Cư dân của thị trấn được khuyến khích ở trong nhà của họ khi nghi can vẫn đang cố thủ.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/3-canh-sat-bi-ban-khi-dieu-tra-mot-vu-bao-hanh-gia-dinh-tai-ngoai-o-thanh-pho-austin/

 

Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Canada từ chức

do tranh chấp với ông Justin Trudeau

 

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Hai (17/8), Bộ trưởng Bộ tài chính Canada từ chức do tranh chấp với Thủ tướng Justin Trudeau về các chính sách chi tiêu và sau khi bị chỉ trích vì mối quan hệ của ông với một tổ chức từ thiện được khai thác để điều hành một chương trình tài trợ cho sinh viên.

Ông Bill Morneau cho biết ông sẽ không tái tranh cử nghị viện và thay vào đó sẽ hướng đến vị trí tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hồi tuần trước, thủ tướng Trudeau bày tỏ sự tin tưởng vào bộ trưởng bộ tài chính của ông khi tin đồn xoay quanh mối quan hệ rạn nứt giữa hai người xuất hiện.

Ông Morneau, 57 tuổi, đảm nhận chức vụ này kể từ khi đảng Tự do của ông Trudeau lên nắm quyền vào năm 2015. Ứng cử viên hàng đầu để thay thế ông Morneau là Phó Thủ tướng Chrystia Freeland, một đồng minh thân cận của thủ tướng Trudeau, người nắm giữ một số vai trò cao cấp trong nội các.

Vào hôm Chủ nhật (16/8), các nguồn tin thông báo với Reuters rằng ông Morneau và nhóm của ông chống lại các bộ trưởng nội các khác về việc cần bao nhiêu tiền tài trợ cho đại dịch, bao gồm mức độ hỗ trợ phục hồi hậu phong tỏa bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-bo-tai-chinh-canada-tu-chuc-do-tranh-chap-voi-ong-justin-trudeau/

 

Mít tinh chống Bắc Kinh ở 9 thành phố Canada:

‘Tội ác của ĐCSTQ đã chất chồng không kể xiết’

Phụng Minh

Phát biểu tại mít tinh, ca sĩ nổi tiếng Hồng Kông Trịnh Kính Cơ nói: “Tôi là người Trung Quốc, ĐCSTQ không phải Trung Quốc”.

Tại mảnh đất tự do, các nhà hoạt động kêu gọi thế giới phải đứng về phía người dân Hồng Kông, vì ĐCSTQ đang đe họa tự do của tất cả mọi người.

Ngày 16/8, 9 thành phố ở Canada (Ottawa, Toronto, Markham, Montreal, Winnipeg, Edmonton, Calgary, Vancouver, Victoria) đồng loạt phát động một cuộc biểu tình, kêu gọi chính phủ Canada hành động ngay lập tức để trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Hồng Kông. Hơn 10 nhóm sắc tộc khác nhau và hơn 700 người đã tham dự cuộc biểu tình ở Toronto.

Nghệ sĩ Hồng Kông: Tôi là người Trung Quốc, ĐCSTQ không phải là Trung Quốc

Ngôi sao điện ảnh kiêm ca sĩ Hồng Kông Trịnh Kính Cơ nói tại một cuộc biểu tình ở Toronto: “Hồng Kông đang thực sự gặp nguy hiểm. Tôi sợ rằng nếu chúng ta không hành động, một ngày nào đó, nhiều người Hồng Kông sẽ trở thành nạn nhân và nhiều người trẻ sẽ ‘biến mất’”.

Ông nói: “Sau vụ bắt giữ người sáng lập Apple Daily, Hồng Kông không còn như xưa. Quyền tự do báo chí ở Hồng Kông đã chết”.

Trịnh Kính Cơ đã đề cập trong bài phát biểu của mình rằng nhiều người đã hỏi ông một câu hỏi: Rốt cuộc ông có phải là người Trung Quốc không? Tại sao lại chống ĐCSTQ? Về vấn đề này, ông nói rằng ông chỉ muốn nhắc lại rằng: “Tôi là người Trung Quốc, nhưng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc. ĐCSTQ là một chế độ tập quyền và một chính quyền thối nát. Nó làm hại người dân Trung Quốc và phá hủy nền văn hóa 5000 năm của Trung Quốc”, ông nhấn mạnh. Tôi sẽ không bao giờ là một người Trung Quốc bị ĐCSTQ bắt cóc.

Sau khi ông Trịnh phát biểu, để thể hiện sự ủng hộ đối với Apple Daily, ông đã cầm trên tay một trái táo (tiếng Anh là apple) và hô vang khẩu hiệu “Khôi phục Cách mạng thời đại, trừng phạt ĐCSTQ và tay chân”. Hơn 700 người ở đó đã cùng hát bài hát nổi tiếng của phong trào dân chủ Hồng Kông “Nguyện quang vinh quy Hương Cảng”.

Chủ tịch Đảng Dân chủ Trung Quốc: Người Hồng Kông khiến tôi rơi nước mắt

Dư Hậu Cường, Chủ tịch Ủy ban Canada của Đảng Dân chủ Trung Quốc, nói rằng ông rất xúc động mỗi khi chứng kiến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và đã nhiều lần rơi nước mắt. “Giống như ông chủ của Apple Daily Lê Trí Anh, kỳ thực bản thân ông ấy là từ Đại lục qua, đến Hồng Kông mà không có gì trong tay, ông ấy nói tự do ở Hồng Kông đã khiến ông ấy trở thành một doanh nhân thành đạt, cho nên hôm nay ông ấy có thể dùng mạng sống của mình để trả ơn Hồng Kông”.

Dư Hậu Cường tin rằng cuộc đấu tranh của đồng bào Hồng Kông cũng là vì thế giới tự do, không phải chỉ vì bản thân họ. “Người Canada ở rất xa Hồng Kông và xa Trung Quốc. Tôi nghĩ nhiều người sẽ nói rằng đó là vấn đề của người Trung Quốc. Đó là vấn đề đối với người Hồng Kông. Nhưng trên thực tế, chúng ta đang ở Canada và chúng ta cảm thấy sâu sắc rằng ĐCSTQ đang dần xói mòn tự do của Canada”.

“Chúng ta phải kêu gọi chính phủ Canada đứng lên. Canada là nơi ủng hộ các giá trị phổ quát. Bạn không thể chỉ nói rằng bạn phải đứng lên và hành động chỉ để bảo vệ người Hồng Kông, bạn còn phải bảo vệ giá trị của tự do ở Canada nữa”.

Phó chủ tịch Mặt trận dân tộc Trung Quốc toàn cầu: Tội ác của ĐCSTQ chồng chất quá nhiều

Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc Trung Quốc toàn cầu Thành Tuyết phát biểu tại cuộc mít tinh rằng, kể từ khi ĐCSTQ nắm chính quyền và thực hiện chế độ cai trị tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố nhà nước ở đại lục trong 71 năm, rất nhiều người đã chống lại và phản kháng, cũng có rất nhiều tên tuổi vẻ vang và vô số người tử nạn, không thể kể đếm, nhưng chúng ta chưa được nghe về họ.

Tuy nhiên, sự phản kháng của người dân Hồng Kông đã buộc ĐCSTQ phải dừng lại và rơi vào thế lúng túng không thể tiến hay lùi, đồng thời cho cả thế giới thấy được sức mạnh của sự phản kháng và bắt đầu đứng lên ủng hộ, cũng như có những hành động cụ thể để trừng phạt ĐCSTQ.

Bà Thành Tuyết nói: “Tội ác của ĐCSTQ quá nhiều để có thể mô tả. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội tạng sống, hàng triệu người Tân Cương bị nhốt trong các trại tập trung, và còn nhiều những người khác không thể đếm xuể. Giờ đây cuối cùng cũng có một lực lượng có thể khiến chính sách tàn bạo của ĐCSTQ không thể không dừng bước, chính là người Hồng Kông đã làm được. Lần này, nó chắc chắn sẽ kéo theo việc thúc đẩy toàn bộ tiến trình dân chủ ở Trung Quốc”.

Bà Thành Tuyết cũng kêu gọi tất cả những người có lương tâm và yêu tự do, dân chủ trên thế giới phải đứng về phía người dân Hồng Kông và chấm dứt chế độ chuyên chế của ĐCSTQ.

Theo Song Yue, Secretchina

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/mit-tinh-chong-bac-kinh-o-9-thanh-pho-canada-toi-ac-cua-dcstq-da-chat-chong-khong-ke-xiet.html

 

Dữ liệu rò rỉ xác nhận Bắc Kinh ‘thanh lọc’ số liệu Covid

 trong phòng thí nghiệm Vũ Hán để giấu dịch

Quý Khải

Một vụ rò rỉ ở Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã “thanh lọc” một cơ sở dữ liệu quan trọng về virus corona tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, theo một chuyên gia, theo The Sun.

Chuyên gia an ninh mạng Robert Potter cho biết kết quả phân tích dữ liệu rò rỉ cho thấy “sự khác biệt to lớn” với dữ liệu được Trung Quốc cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Ông Potter giải thích trên tờ Sky News Australia rằng cơ sở dữ liệu này dường như cho thấy ĐCSTQ đã “thanh lọc” dữ liệu để thay đổi số liệu thực tế về Covid-19 tại đại lục.

Đây là cũng là kết luận của Giáo sư Christopher Balding từ Đại học Fulbright Việt Nam, khi cho biết vụ rò rỉ dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang “ngụy tạo số liệu của chính họ”.

Đây là thông tin mới nhất trong danh sách các cáo buộc che giấu dịch bệnh ngày càng gia tăng nhắm vào Trung Quốc trong những ngày đầu đại dịch.

Trung Quốc đã bị cáo buộc nỗ lực hạ thấp tình hình dịch bệnh khi nó lan rộng từ Vũ Hán.

Hiện dịch bệnh đã lây nhiễm cho gần 22 triệu người và sát hại gần 800.000 người trên thế giới.

Bắc Kinh vẫn luôn không thừa nhận bất kỳ quyết định sai lầm nào trong việc xử lý đại dịch, khi tuyên bố họ “công khai và minh bạch” đối với dịch virus.

Ông Potter cho biết các dữ liệu không ăn khớp lọt ra sau khi một chuỗi mật khẩu có liên kết với Viện Vi-rút học Vũ Hán (WIV) bị rò rỉ trên mạng.

Tin tặc đã có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính của tổ chức. Một số dữ liệu từ Viện Virut học đã được gửi cho ông Potter và Giáo sư Balding.

Ông Potter nói: “Khi chúng tôi phân tích chúng, có một chút dữ liệu không ăn khớp với những gì họ đã công khai cho Tổ chức Y tế Thế giới”.

Ông Potter giải thích rằng phần lớn cơ sở dữ liệu gồm 640.000 mục nhập dường như đã bị xóa trước một ngày nhất định, và số ca nhiễm “qua từng ngày” đã bị bóp méo.

Ông nhận định: “Một khi câu chuyện trở nên gây tranh cãi, và khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra rằng virus corona sẽ trở thành một đại dịch toàn cầu, họ đã tiến hành xóa dữ liệu”.

Trong khi đó, Giáo sư Balding từ ĐH Fulbright Việt Nam cho rằng cơ sở dữ liệu này là một ví dụ điển hình về việc các quan chức chính phủ Trung Quốc “kiểm duyệt lên trên” để làm hài lòng cấp trên.

Ông giải thích: “Dữ liệu dường như đã được kiểm duyệt khi trình lên trên, nó đã được kiểm duyệt nội bộ nhiều lần trước khi họ công bố dữ liệu”.

“Có vẻ đang giả mạo số liệu phục mục đích riêng cũng như các mục đích bên ngoài”.

Ông Potter thừa nhận sẽ phải mất “một khoảng thời gian” để hiểu đầy đủ các số liệu bị thiếu và mức độ thay đổi dữ liệu.

Ông cho biết hiện có một nhóm đang nghiên cứu để tìm cách trích xuất “số liệu thực” từ độ sâu của cơ sở dữ liệu bị thanh lọc.

Cho đến nay, Trung Quốc đã báo cáo ghi nhận 84.849 ca mắc và 4.634 ca tử vong, nhưng con số này có thể thấp hơn nhiều lần số liệu thật.

‘Virus Trung Quốc’

Viện Virus học Vũ Hán đã chịu sự dò xét trong suốt đại dịch như một nguồn bùng phát dịch tiềm năng, vì đây là nơi nghiên cứu các chủng virus corona từ dơi tương tự Covid-19.

Trung Quốc tuyên bố virus có nguồn gốc tự nhiên, có khả năng bắt nguồn từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi virus lây nhiễm từ động vật sang người.

Tuy nhiên, luận điểm này đã vấp phải sự chất vấn của chính quyền Tổng thống Trump khi cho rằng Covid-19 có khả năng là nhân tạo, và bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán.

Bản thân tổng thống Trump đã gọi Covid-19 là “Virus Trung Quốc” và cáo buộc Bắc Kinh che đậy số liệu thực.

Nhà virus học đào tị Hồng Kông Diêm Lệ Mộng gần đây cũng đã xuất hiện trên truyền thông Mỹ và tiết lộ các thông tin tương tự.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã xuống rất thấp, thậm chí hướng tới một cuộc Chiến tranh Lạnh, khi ông Trump cho biết mối quan hệ “tuyệt vời” của ông với Chủ tịch Tập đã thay đổi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-lieu-ro-ri-xac-nhan-bac-kinh-thanh-loc-so-lieu-covid-trong-phong-thi-nghiem-vu-han-de-giau-dich.html

 

Nga: Ý đồ phát triển vắc-xin

như chạy đua không gian thời Chiến tranh lạnh

Phụng Minh

Có lẽ vì thế mà quốc gia này đã bỏ qua giai đoạn thử nghiệm thứ ba của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán khiến dư luận phản ứng.

Ngày 11/8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo, loại vắc-xin do Viện Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga phát triển đã vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết, chứng minh hiệu quả và có thể khiến cơ thể người hình thành khả năng miễn dịch liên tục. Ông Putin nói rằng Bộ Y tế Nga đã phê duyệt loại vắc-xin virus Vũ Hán đầu tiên trên thế giới. Bộ trưởng Y tế Nga cho biết, Nga có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào tháng 10 năm nay.

Soundofhope trích dẫn thông tin cho biết, ông Putin tiết lộ rằng một trong những cô con gái của ông cũng đã tham dự các thí nghiệm tiêm chủng loại vắc-xin này. Trong lần tiêm vắc xin đầu tiên, cô sốt nhẹ. Tới ngày hôm sau, nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ hơn bình thường. Lần tiêm thứ hai, cô có sốt một chút sau đó trở lại bình thường. Ông Putin cho biết: “Con bé cảm thấy dễ chịu và trong cơ thể cũng xuất hiện nhiều kháng thể”.

Putin hiếm khi nói về hai cô con gái của mình Maria Vorontsova và Katerina Tikhonova trước công chúng, thông tin về đời tư của hai cô gái cũng được giữ kín.

Bỏ qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 làm dấy lên nghi ngờ

Nga đã đăng ký sản xuất vắc-xin trước khi giai đoạn thử nghiệm thứ ba được hoàn thành. Điều này làm dấy lên nghi ngờ mạnh mẽ trong và ngoài nước. Bình thường, giai đoạn ba của thử nghiệm sẽ phải kéo dài trong vài tháng, với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia. Điều này có nghĩa là vắc-xin phải được thử nghiệm để xem liệu nó có thể bảo vệ toàn xã hội hoặc những người khỏe mạnh khỏi các bệnh nhiễm trùng tự nhiên hay không.

Hiệp hội các tổ chức thử nghiệm lâm sàng (ACTO) của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới ở Moscow, Nga đã thúc giục Bộ Y tế Nga trì hoãn việc phê duyệt vắc-xin cho đến khi giai đoạn ba của thử nghiệm hoàn thành.

Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic nói rằng việc đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc xin không thể đánh đổi bằng việc hy sinh tính an toàn và hiệu quả của nó. Ông nói rằng trang web của WHO đang cập nhật thông tin tổng quan về các loại vắc xin ứng cử viên hàng tuần. Tất cả các tiêu chí có thể được tìm thấy trên trang web của WHO và tất cả các ứng viên vắc xin cần được xem xét kỹ lưỡng. Do đó, toàn bộ quy trình đều minh bạch và công khai.

Michael Ryan, giám đốc hành động ngăn chặn và điều trị COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, 165 loại vắc xin hiện đang trong giai đoạn phát triển, 26 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và 6 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ ba. Trong đó không có loại vắc-xin mới công bố của Nga .

Tiến sĩ Anthony Fauci, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ, bày tỏ nghi ngờ về sự nghiêm cẩn của Nga và Trung Quốc trong việc phát triển nhanh chóng vắc-xin. Các quan chức y tế châu Âu và Mỹ cùng giới truyền thông đã đặt câu hỏi về tuyên bố của Nga về những tiến bộ đạt được đối với loại vắc-xin virus Vũ Hán mới.

Phát triển vắc xin giống như sự cạnh tranh trong không gian

Nga muốn đứng đầu thế giới trong cuộc chạy đua chế tạo vắc-xin, nước này đã phát triển vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên trên thế giới với tên là “Sputnik V”, có lẽ không phải là trùng hợp khi nó được đặt theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái đất năm 1957. Quỹ tài sản có chủ quyền của Nga (RDIF) cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin lần này. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, chủ tịch quỹ đã thẳng thừng so sánh cuộc chạy đua phát triển vắc-xin với công cuộc chinh phục không gian.

Tờ Russia Today đưa tin, người đứng đầu quỹ này cho biết đã nhận được yêu cầu từ hơn 20 quốc gia trên thế giới về việc mua 1 tỷ liều vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán của Nga, bao gồm cả Philippines và Việt Nam.

Nga so sánh việc nghiên cứu, phát riển vắc-xin với cuộc chạy đua trong không gian giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và là lĩnh vực cạnh tranh giữa các cường quốc. Ai phát triển vắc xin trước sẽ có tiếng nói và chủ động. Nga đang chơi ngoại giao vắc xin và muốn phá vỡ sự phong tỏa từ các nước phương Tây như Anh, Mỹ và châu Âu.

Theo Soundofhope

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-y-do-phat-trien-vac-xin-nhu-chay-dua-khong-gian-thoi-chien-tranh-lanh.html

 

Chuyên gia: Bệnh nhân COVID lành bệnh

có thể miễn nhiễm đến một năm

Một chuyên gia về dịch bệnh ở Mỹ cho biết những người khỏi bệnh COVID-19 có thể được miễn nhiễm không mắc bệnh lần nữa trong vòng một năm.

Bác sĩ Scott Gottleib, một cựu viên chức thuộc Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, xuất hiện trên chương trình Face the Nation của CBC ngày Chủ Nhật 16/8 để nói về những phát hiện mới của Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết miễn nhiễm 3 tháng là điều chắc chắn.

“Nhưng cũng có thể thời gian miễn nhiễm kéo dài từ 6 đến 12 tháng, rất đa dạng. Một số người sẽ có miễn nhiễm ít, số người khác sẽ cao hơn một ít. Tuy nhiên điều tốt là các chuyên gia có thể ghi nhận được là nhiều người thực sự được miễn nhiễm. Họ không bị nhiễm bệnh trở lại trong ít nhất 3 tháng và có thể lâu hơn nữa sau khi nhiễm COVID.”

Tuy nhiên ông Gottlieb lưu ý rằng vẫn còn nhiều điều giới y học chưa biết hết về COVID-19.

Với các ca tử vong vì virus corona tại Mỹ lên đến gần 170.000 người, chuyên gia tại Viện Y tế Trường đại học Washington dự báo số này sẽ lên đến 186.000 vào ngày 1/9 và hơn 300.000 vào ngày 1/12.

Các giới chức y tế không thể thuyết phục được tất cả mọi người mang khẩu trang và giãn cách xã hội để làm chậm việc dịch bệnh lây lan.

Trong một thông tin khác liên quan, các khoa học gia Mỹ cho biết đã cô lập được các hạt phân tử virus corona lây bệnh của những bệnh nhân COVID nằm viện từ khoảng cách 4,8 mét. Cho nên, họ cho rằng khuyến cáo giãn cách xã hội 2 mét mang đến “ý niệm an ninh giả tạo”, có thể dẫn tới nhiều người bị phơi nhiễm. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Shands Health của Trường đại học Florida, chưa được phối kiểm chéo bởi các đồng nghiệp.

https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-covid-l%C3%A0nh-b%E1%BB%87nh-c%C3%B3-th%E1%BB%83-mi%E1%BB%85n-nhi%E1%BB%85m-%C4%91%E1%BA%BFn-m%E1%BB%99t-n%C4%83m-/5547267.html

 

Covid-19: Nhiều nước

tăng cường biện pháp phòng tránh dịch

Thùy Dương

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp khiến nhiều nước khắp nơi trên thế giới phải tăng cường các biện pháp phòng chống virus corona.

Tại Đức, chính quyền hôm qua ghi nhận có thêm gần 560 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Đài France Info cho biết, từ nay quân đội Đức sẽ chịu trách nhiệm đón tiếp, kiểm tra toàn bộ mọi hành khách đến từ Tây Ban Nha hay người dân Đức trở về từ Tây Ban Nha. Đặc biệt tại Frankfurt, tất cả những người nói trên khi xuống khỏi máy bay đều được đưa thẳng đến một trung tâm xét nghiệm tầm soát Covid-19.

Tây Ban Nha đã bị nhiều nước châu Âu xếp vào danh sách « vùng đỏ », vùng có nhiều nguy cơ lây nhiễm virus corona. Biện pháp đóng cửa sàn nhảy, quán bar hoạt động về đêm và cấm hút thuốc lá trên đường phố đã được mở rộng ra bốn vùng.

Tại Pháp, sau hai ngày liên tiếp số ca mới nhiễm virus lên đến trên 3.000/ngày, hôm qua bộ Y Tế cho biết con số này đã bất ngờ giảm xuống còn dưới 500, tuy nhiên số người phải nhập viện điều trị Covid-19 lại tăng nhẹ.

Tại « vùng đỏ » Paris, các cơ sở xét nghiệm Covid-19 bị quá tải, người dân phải chờ đợi nhiều ngày mới được xét nghiệm, thời gian chờ kết quả cũng bị kéo dài, Để khắc phục, cơ quan y tế vùng hôm qua triển khai một dịch vụ điện thoại mới để đảm bảo những người có triệu chứng nhiễm virus hoặc có tiếp xúc với người nhiễm virus được đặt hẹn làm xét nghiệm trong vòng 24 giờ.

Trước ngưỡng cửa năm học mới, lo sợ nguy cơ lây nhiễm cao trong giới trẻ, chính phủ nước láng giềng Ý hôm qua kêu gọi tất cả mọi người, nhất là các thanh thiếu niên, tăng cường ý thức phòng chống dịch để đảm bảo các trường học cấp phổ thông và đại học bắt đầu năm học mới an toàn.

Ngay cả New Zealand, quốc gia trong suốt 102 ngày, tính đến tuần trước, không ghi nhận thêm ca nhiễm nào, cũng đã ban hành nhiều biện pháp phòng dịch mới. Hôm qua 17/08, thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, còn thông báo cuộc bầu cử lập pháp dự kiến diễn ra vào ngày 19/09 sẽ bị đẩy lùi đến ngày 17/10.

Nhìn sang châu Á, Hàn Quốc hôm nay ghi nhận thêm 246 ca mới nhiễm. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc hôm qua ra lệnh cấm toàn thể binh lính và sĩ quan cao cấp rời doanh trại, căn cứ quân sự để đi nghỉ hè hoặc vì các mục đích khác. Họ cũng phải hủy mọi cuộc tụ tập đông người. Lệnh này có hiệu lực từ ngày mai 19/08 cho đến cuối tháng. Tính tới nay, đã có tổng cộng 88 quân nhân Hàn Quốc nhiễm virus corona.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200818-covid-19-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-ph%C3%B2ng-tr%C3%A1nh-d%E1%BB%8Bch

 

Giao thông hàng không châu Âu: Bầu trời vẫn u ám

Thanh Phương

Giao thông hàng không trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, vẫn chưa biết khi nào mới thật sự thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19. Hiệp hội Giao thông Quốc tế IATA ngày 13/08/2020 đã đưa ra dự báo là giao thông hàng không của châu Âu năm nay sẽ sụt giảm đến 60% so với năm 2019.

Mặc dù tình hình hơi sáng sủa trở lại trong những tháng qua, nguy cơ làn sóng dịch mới ngày càng rõ nét, đe dọa đến sự hồi phục của ngành hàng không. Ngày càng có nhiều quốc gia đóng cửa biên giới đối với công dân đến từ các quốc gia mà dịch Covid-19 còn đang hoành hành, hoặc đang bùng phát mạnh trở lại.

Cùng với du lịch, giao thông hàng không là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi các hạn chế liên quan đến khủng hoảng Covid-19. Nói chung, du lịch và hàng không là hai lĩnh vực gắn liền với nhau. Theo thẩm định của IATA, khủng hoảng virus corona nay đe dọa đến hơn 7 triệu việc làm có liên quan đến hàng không, kể cả trong ngành du lịch, khách sạn. Mức dự báo nói trên là nhiều hơn 1 triệu so với thẩm định vào tháng 6.

IATA: Na Uy bị sụt giảm đến 79%

Theo IATA, tuy giao thông hàng không đã tăng trở lại so với lúc thấp nhất vào tháng Tư, nhưng vẫn thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại các nước Pháp, Đức và Anh Quốc, mức sụt giảm của giao thông hàng không năm 2020 được ước tính là 65%, còn tại Tây Ban Nha và Ý, nơi mà nhiều thành phố đang bị phong tỏa trở lại, giao thông hàng không được dự báo sẽ giảm 63%. Quốc gia châu Âu bị nặng nhất sẽ là Na Uy, với mức sụt giảm lên tới 79%. Hậu quả là 290 hãng hàng không thành viên của IATA sẽ bị thất thu ít nhất là 419 tỷ đôla. Tổ chức này còn dự báo là phải đợi đến năm 2024, giao thông hàng không trên thế giới mới hy vọng trở lại mức của năm 2019.

Một trong những hãng bị Covid-19 hạ gần như « nốc ao » đó là Cathay Pacific của Hồng Kông. Hôm 12/08/2020 hãng này thông báo trong 6 tháng đầu năm nay đã bị thua lỗ đến 9,9 tỷ đôla Hồng Kông ( 1,1 tỷ euro ), một mức thua lỗ kỷ lục đối với Cathay Pacific. Trong một thông cáo, chủ tịch của hãng này Patrick Healy cho biết: « Sáu tháng đầu năm 2020 đã là những tháng khó khăn nhất đối với Cathay Pacific trong hơn 70 năm lịch sử của hãng này ». Sở dĩ Cathay Pacific bị ảnh hưởng nặng nề như thế là bởi vì hãng này chỉ sống nhờ vào các chuyến bay quốc tế, chứ đâu có thị trường nội địa, cho nên khi các nước đóng cửa biên giới vì đại dịch, Cathay Pacific không có đường thoát.

Tuy nhiên, chính tại châu Âu mà ngành hàng không bị tác động nặng nề nhất. Theo thông báo của ACI Europe, tổ chức tập hợp hơn 500 sân bay của 46 nước châu Âu, trong tháng 07/2020, số hành khách ở châu lục này đã thấp hơn 78% so với tháng 7 năm ngoái. Riêng tại Pháp, theo tính toán của FlightRight, chuyên trợ giúp hành khách bị hủy hoặc hoãn chuyến bay, trong tháng 7, số hành khách ở các sân bay Pháp đã sụt giảm mạnh đến mức chóng mặt, do hậu quả của khủng hoảng Covid-19. Cụ thể, mức sụt giảm này là 79,5% ở sân bay Toulouse, 75,7% ở sân bay Bordeaux và 72,5% ở sân bay Lyon. Đây là 3 sân bay bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sân bay Roissy-Charles-de-Gaulle là khá hơn, chỉ sụt giảm 51%. Tính về số chuyến bay thì tại sân bay Toulouse chẳng hạn, trong tháng 7 chỉ có 900 chuyến bay, so với 3.300 chuyến bay vào tháng 7/2019.

Châu Âu: Sớm nhất là đến 2022 mới phục hồi

Theo nhận định của ông Laure Marc Martínez, đặc trách truyền thông của FlightRight, mùa hè 2020 chắc chắn là một trong những mùa hè tệ hại nhất của ngành hàng không châu Âu. Trong bối cảnh dịch bệnh không biết bao giờ mới chấm dứt, dân Pháp sử dụng các phương tiện giao thông khác nhiều hơn, còn du khách ngoại quốc, nhất là khách châu Âu, thì tránh đến Pháp.

Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 31/07/2020, nhà phân tích chuyên về lĩnh vực hàng không-quốc phòng Yann Derocles, của tập đoàn tài chính Pháp-Đức Oddo BHF, cho biết :

“Có một kịch bản được dự báo đó là phải đợi ít nhất đến 2022, giao thông hàng không của châu Âu mới trở lại mức bình thường, tức là như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Nhưng về giao thông hàng không quốc tế thì việc trở lại mức bình thường sẽ diễn ra chậm hơn, tức là phải đợi đến năm 2025. Như vậy tình hình sẽ còn phức tạp trong vài năm tới. Cho nên, những hãng hàng không lớn như Air France-KLM, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giao thông hàng không quốc tế, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn khởi động lại mạng lưới các tuyến bay. Giai đoạn này phải mất ít nhất vài quý.

Nhìn rộng hơn trên lục địa châu Âu, hiện có khoảng 300 hãng hàng không châu Âu và vào mùa đông tới chắc chắn sẽ có nhiều hãng cỡ nhỏ và cỡ vừa bị phá sản, biến mất khỏi thị trường. Theo thẩm định của chúng tôi, con số này là khoảng 1 phần 3. Số lượng máy bay mất theo thì ít hơn, nhưng con số 1 phần 3 hãng hàng không bị khai tử cũng đã là một con số đáng kể.”

Air France – KLM: Cắt giảm việc làm, cải tổ cơ cấu

Các hãng lớn như Air France-KLM thì dĩ nhiên là khó mà đi đến phá sản, do được Nhà nước Pháp và Hà Lan « chống lưng », nhưng để tồn tại, tập đoàn này buộc phải một mặt cắt giảm nhân sự, mặt khác, phải cải tổ cơ cấu để thích ứng với tình hình mới. Số hành khách của tập đoàn Air France-KLM đã sụt giảm 61,7% trong 6 tháng đầu năm, cho nên doanh số của tập đoàn này sụt giảm hơn 52% và bị thua lỗ đến 4,41 tỷ đôla. Mặt khác, Air France-KLM đã phải vay nợ tổng cộng 7 tỷ euro. Nhà nước Hà Lan cũng đã bơm vào 3,4 tỷ euro.

Lâm vào khủng hoảng trầm trọng do đại dịch Covid-19, Air France vào đầu tháng 7 đã chính thức hóa việc cắt giảm 7.580 việc làm từ đây đến 2022, tức là 16% nhân sự của Air France và 40% nhân sự của Hop !, hãng giá rẻ của Air France. Ngay cả giới phi công Air France, vốn vẫn dứt khoát bảo vệ đến cùng quyền lợi của mình, nay cũng phải chấp nhận hy sinh một phần.

Hôm 12/08/2020, trong một cuộc trưng cầu dân ý, các phi công thành viên của công đoàn SNPL, chiếm đa số trong Air France, đã bỏ phiếu, với đa số áp đảo, chấp thuận một dự thảo kế hoạch mà hội đồng quản trị đã thông qua. Kế hoạch này nhằm phát triển Transavia France, hãng hàng không giá rẻ của Air France, trên thị trường nội địa Pháp. Cho tới nay, Transavia France chỉ hoạt động trên tuyến bay đường trung ( moyen courrier ), nay hãng này sẽ lấy lại một số tuyến bay nội địa của Air France và của Hop!. Chiến lược này chính là nhằm giúp cho Air France đối phó với sự cạnh tranh của xe lửa cao tốc TGV và các hãng hàng không giá rẻ khác trên thị trường nội địa của Pháp.

Về phần hãng hàng không Hà Lan KLM, đối tác của Air France, hôm 13/08, hãng này thông báo phải đơn phương đình chỉ việc thực hiện thỏa thuận tăng lương, mà ban giám đốc đã thương lượng với các công đoàn vào năm ngoái và trên nguyên tắc phải bắt đầu được áp dụng kể từ ngày 01/08/2020. Vì, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, KLM trải qua một cuộc khủng hoảng « với tầm mức chưa từng có » và kết quả của hãng này trong 6 tháng đầu năm 2020 là kết quả « tệ hại nhất trong lịch sử của KLM ». Mặc dù chính phủ Hà Lan đã có kế hoạch trợ giúp 3,4 tỷ đôla, KLM đã bị thua lỗ rất nặng nề, trung bình mỗi ngày lại bị mất 10 triệu euro. Vào cuối tháng 7, hãng thông báo sẽ phải cắt giảm đến 5.000 việc làm từ đây đến cuối năm 2021. Để sống sót, KLM buộc phải thi hành các biện pháp cắt giảm chi phí. Nhưng công đoàn của giới phi công dĩ nhiên là không chấp nhận quyết định nói trên của ban lãnh đạo và dự trù sẽ đưa vụ này ra tòa.

Nhà phân tích Yann Derocles dự báo về tương lai của Air France – KLM :

“ Chúng ta thấy rõ là sự hồi phục của giao thông hàng không sẽ diễn ra rất chậm. Chẳng hạn như tại châu Âu, công suất của các hãng hàng không nay sụt giảm đến 57% so với năm ngoái. Tình hình vào mùa đông tới sẽ rất gay go. Tập đoàn Air France –KLM sẽ phải tiêu tốn rất nhiều quỹ dự trữ của mình và sau đó sẽ phải trả các món nợ đã vay, nhất là món nợ nói trên.

Về trung hạn, tập đoàn này sẽ không thể duy trì các món nợ đó và phải tìm các phương án khác để cải thiện khả năng tài chính của mình. Họ sẽ phải tái cấu trúc các mạng lưới tuyến bay, tái cấu trúc đội máy bay, sẽ phải cắt giảm nhân sự và phải kêu gọi sự đóng góp thêm của các cổ đông, chủ yếu là Nhà nước Pháp và Hà Lan để có được các nguồn vốn mới”.

Hãng British Airways của Anh Quốc cũng đang lao đao khốn khổ vì dịch Covid-19 và dự báo phải đợi đến năm 2023, hoạt động mới trở lại như mức trước khi có dịch. Trước tình hình đó, các phi công của British Airways phải tỏ ra thực dụng hơn : vào cuối tháng 7, công đoàn của giới phi công BALPA thông báo là các phi công của hãng đã chấp thuận kế hoạch tạm thời cắt giảm 20% lương để hạn chế số người bị sa thải, tức là sẽ chỉ có 270 người bị cho nghỉ việc, thay vì 1.225 người ( trên tổng số 4.300 phi công), như kế hoạch ban đầu của ban lãnh đạo British Airways.

Các đối thủ cạnh tranh của British Airways như Easyjet, Virgin Atlantic hay Ryanair cũng đã thông báo sẽ cắt giảm hàng ngàn việc làm và theo một nghiên cứu thì trong 3 tháng tới, có đến 70.000 việc làm bị đe dọa trong lĩnh vực này tại Anh Quốc.

Chiến tranh giá vé

Trong bối cảnh giao thông hàng không sụt giảm mạnh như vậy, ông Xavier Tytelman, nhà tư vấn hàng không của công ty CGI Consulting, dự báo một cuộc chiến tranh về giá vé giữa các hãng, nhưng về lâu dài, chỉ có các hãng hàng không giá rẻ mới trụ được trong cuộc chiến này :

“Trong thời gian đầu chúng ta sẽ thấy một cuộc chiến tranh về giá cả, như sau mỗi lần xảy ra khủng hoảng, giống như khủng hoảng năm 2008. Các hãng hàng không sẽ chào mời với những giá vé rất hấp dẫn để thu hút hành khách trở lại. Hiện giờ với 50 euro, ta có thể bay ngang qua châu Âu, một giá vé cực kỳ thấp. Nhưng nếu nhìn xa hơn, trong 1 năm hoặc 2 năm nữa, các hãng buộc phải tìm cách cân bằng trở lại ngân sách. Có điều sớm nhất là 2022, họ mới hy vọng đạt được điều đó, nhưng trước hết, như trong trường hợp của Air France, phải trả hết cả vốn lẫn lãi món nợ 7 tỷ euro đã vay.

Trong thời gian tiếp, ta thấy rõ là các hãng hàng không lớn, vốn đã mắc nhiều nợ, nay lại không thể tiếp tục hạ giá vé, trong khi các hãng low cost như Ryannair hay Budget Air sẽ có tiếp tục cuộc chiến tranh về giá, vì họ có khả năng làm như thế với cách tổ chức được tối ưu hóa.”

Nhưng dù giá vé có rẻ đến mức nào, số hành khách đi máy bay có tăng trở lại hay không là tùy thuộc vào diễn tiến của tình hình dịch Covid-19. Hiện nay, chẳng hạn như tại Pháp, số ca nhiễm mới đang tăng trở lại một cách đáng ngại, và không loại trừ khả năng là chính phủ sẽ phong tỏa trở lại những vùng “đỏ” để ngăn chận làn sóng thứ hai. Trên thế giới, chắc là sẽ ngày càng có nhiều nước đóng cửa biên giới hoặc thi hành các biện pháp cách ly hành khách, khiến chẳng còn mấy ai muốn đi máy bay. Bầu trời của các các hãng hàng không sẽ còn u ám thêm một thời gian dài.

https://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200818-giao-th%C3%B4ng-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%E1%BA%A7u-tr%E1%BB%9Di-v%E1%BA%ABn-u-%C3%A1m

 

Anh, Mỹ, Liên minh Châu Âu quan ngại

việc kết án 8 thành viên nhóm Hiến Pháp

Ông Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward hôm 17-8-2020 bày tỏ quan ngại về việc Tòa án Việt Nam kết án 8 nhà hoạt động trong nhóm Hiến Pháp hơn 40 năm tù giam hồi cuối tháng 7 với cáo buộc tội danh “phá rối an ninh”.

Tuyên bố của ông Đại sứ được đăng tải trên trang Fanpage chính thức của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam bằng song ngữ Việt-Anh nêu rõ:

Tôi rất ấn tượng về sự minh bạch của Việt Nam trong quá trình chống đại dịch. Chính quyền đã cung cấp thông tin cần thiết cho người dân để mọi người đều có ý thức bảo vệ sức khỏe và cả nước cùng đoàn kết chống dịch.

Tự do ngôn luận và tự do báo chí là những thành phần thiết yếu xây dựng nền tảng cho thượng tôn pháp luật và phát triển kinh tế, những điều này đặc biệt quan trọng tại thời điểm này bởi những tác động của đại dịch COVID-19 vào kinh tế thế giới hiện tại và tương lai.

Do vậy, tôi cảm thấy quan ngại khi được biết về bản án nặng nề dành cho tám người Việt bảo vệ nhân quyền vào ngày 31-7 khi họ mong muốn nâng cao nhận thức của công dân Việt Nam về quyền con người được quy định trong Hiến pháp Việt Nam cũng như trong các tuyên bố và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Việt Nam hiện đang được cả thế giới ngưỡng mộ vì thành công trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Tôi hy vọng rằng Việt Nam cũng sẽ thay đổi cách nhìn nhận với những người cổ vũ cho tự do ngôn luận và một nền báo chí tự do, coi đây không phải mối đe dọa mà là những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn”.

Một số tài khoản Facebook đã bình luận dưới thông cáo này bày tỏ nghi ngờ việc Vương quốc Anh lên tiếng về vụ việc là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và cũng là vì “Việt Nam mới tìm ra mỏ dầu”.

Hôm 13-8, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan cũng ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam kết tội và tuyên án 8 thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến Pháp mặc dù có “một số bước tích cực về nhân quyền ở một số khu vực nhất định”.

Trước đó, ngày 4-8, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng nói việc tòa án TPHCM kết án 8 nhà hoạt động “đã làm gia tăng số lượng các nhà bảo vệ nhân quyền và blogger bị các toà án Việt Nam kết án trong năm 2020.”

Việc kết án những cá nhân này rõ ràng là sự vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và EU mong đợi một sự tôn trọng”, thông cáo đăng trên fanpage European in Vietnam đồng thời khẳng định “EU cam kết mạnh mẽ việc bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới.” và “Chúng tôi tiếp tục làm việc với chính quyền và các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-uk-us-raised-concern-about-sentencing-of-members-of-dissident-group-08182020085435.html

 

Báo Anh: Covid-19 bắt nguồn từ mỏ than Vân Nam,

rồi được chuyển đến Viện Virus học Vũ Hán

Tâm Thanh

Sau khi dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc, nó đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc của loại virus này. Giới khoa học đã nhiều lần nghi ngờ virus này có liên quan đến loài dơi.

Gần đây, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng vào năm 2012, 6 thợ mỏ ở Vân Nam đã bị nhiễm bệnh sau khi dọn phân dơi. Họ có các triệu chứng rất giống với viêm phổi Vũ Hán. Họ cũng cho biết Trung Quốc từ lâu đã có các nghiên cứu liên quan đến loại bệnh này. Thậm chí Chung Nam Sơn, một chuyên gia về bệnh đường hô hấp, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, cũng có dính líu đến việc này.

Tờ Sunday Times của Anh đưa tin, tại thời điểm chuyển giao hai mùa xuân hạ năm 2012, 6 thợ mỏ ở Vân Nam xuất hiện triệu chứng sốt cao, ho và một số triệu chứng khác sau khi dọn phân dơi trong một hầm mỏ bỏ hoang. Ba người trong số họ đã tử vong. Sau khi tiến hành xét nghiệm vi rút và kháng thể trên những thợ mỏ này, các nhân viên y tế đã phát hiện có một loại vi rút giống SARS không xác định trong máu họ. Năm 2013, loại virus này được đặt tên là “RaBtCoV/4991 Coronavirus”.

Báo cáo chỉ ra các mẫu vi rút  RaBtCoV/4991 được lưu trữ trong các phòng thí nghiệm Vũ Hán trong nhiều năm. Tuy nhiên, báo cáo của Viện Vi rút học Vũ Hán không đề cập đến tình trạng nhiễm trùng và tử vong của các thợ mỏ ở Vân Nam, cũng không tìm thấy bất kỳ mẩu tin nào trên báo đài đề cập đến cái chết của 3 người họ.

Nhà virus học người Mỹ Jonathan Latham và nhà sinh học phân tử Allison Wilson hôm 15/7 đã cùng công bố một nghiên cứu về nguồn gốc bệnh viêm phổi Vũ Hán trên tờ “Tin tức Khoa học Độc lập (Independent Science News)”. Nội dung nghiên cứu chỉ ra rằng từ đầu năm 2012 và năm 2013 trong mỏ than Mặc Giang ở Vân Nam, có 6 thợ mỏ đã xuất hiện các triệu chứng như sốt cao và ho khan sau khi dọn phân dơi. Loại virus corona mà các thợ mỏ nhiễm vào thời điểm đó rất giống với bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện tại.

Báo cáo cũng đề cập, dưới sự giám sát của Chung Nam Sơn, một chuyên gia chống dịch Trung Quốc, các thợ mỏ đã được xét nghiệm viêm gan, sốt xuất huyết và HIV. Sau đó, các phòng ban liên quan đã gửi mẫu mô của những thợ mỏ tới Viện Vi rút học Vũ Hán và xác định rằng đây là một loại virus corona tương tự bệnh SARS.

Latham và Wilson cho biết các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu về các chủng virus corona ở nhiều loài dơi, và rốt cục Covid-19 đã vô tình rò rỉ từ Viện vi rút học Vũ Hán và gây ra thảm họa sức khỏe toàn cầu. Đồng thời, họ cũng tố cáo Thạch Chính Lệ, một nhà nghiên cứu tại Viện vi rút học Vũ Hán đã nói dối, che giấu nguồn gốc vi rút có liên quan tới mỏ than ở Vân Nam.

Điều đáng chú ý là chính Thạch Chính Lệ đã mô tả trong một báo cáo đăng vào tháng 2/2020 rằng, virus corona chủng mới (còn gọi là Covid-19) và mẫu virus “RaTG13” được tìm thấy ở Vân Nam có mức độ tương đồng lên đến 96,2%. Tờ Sunday Times chỉ ra rằng mẫu vi rút “RaTG13” mà Thạch Chính Lệ đề cập đến thực ra chính là “RaBtCov/4991 coronavirus” được phát hiện trong một mỏ than bỏ hoang ở Vân Nam vào năm 2012.

Theo Diêm Lệ Mộng, một nhà vi rút học đào tị người Hồng Kông hiện đang tị nạn ở Mỹ, ĐCSTQ đã sử dụng quyền lực nhà nước để khống chế dư luận và thông đồng với WHO giấu dịch. Cô cũng nhắc đến

việc vào tháng 2/2020, WHO tuyên bố chính quyền ĐCSTQ đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch, nhưng lại không dám thừa nhận Thạch Chính Lệ chính là người phát hiện ra virus “RaTG13”. Ngoài ra, các tài liệu trên trang web của WHO cũng cho thấy virus viêm phổi Vũ Hán thực sự là chủng virus gần nhất với “virus dơi Châu Sơn”.

Tờ Sunday Times chất vấn liệu vi rút “RaTG13” hoặc các vi rút tương tự có thể phát triển thành virus corona chủng mới “COVID-19” hay không? Để giải đáp vấn đề này, tờ báo của Anh đã cố gắng liên hệ với phòng thí nghiệm Vũ Hán để có thêm thông tin chi tiết, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận phản hồi.

Cô Diêm Lệ Mộng kêu gọi toàn thế giới truy cứu trách nhiệm của chính quyền ĐCSTQ, bởi lẽ theo chia sẻ của cô, “ĐCSTQ sẽ không chỉ làm ra một con virus”.

Theo Lê Tiểu Quỳ, Secret China

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-anh-covid-19-bat-nguon-tu-mo-than-van-nam-roi-duoc-chuyen-den-vien-virus-hoc-vu-han.html

 

Hai nhà đài Thụy Điển cấm TikTok

Hải Lam

Đài truyền hình công cộng Thụy Điển (SVT) và Đài phát thanh Thụy Điển (SR) hôm 17/8 cho biết họ đã thông báo cấm nhân viên dùng ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc vì lý do bảo mật, theo AFP.

“Bộ phận bảo mật công nghệ thông tin của SVT đã phát hiện ra ứng dụng TikTok chia sẻ nhiều thông tin hơn cần thiết” cho chủ sở hữu Trung Quốc Bytedance, SVT viết trên trang web.

“Do đó, SVT quyết định nhân viên không được phép sử dụng ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ”.

Các nhân viên của nhà đài đã được thông báo về quyết định này qua email.

Đầu tháng này, Đài phát thanh Thụy Điển đã ra quyết định tương tự. Claes Bertilson, phát ngôn viên của SR hôm 17/8 nói với AFP lý do là vì ứng dụng TikTok “không đáp ứng những yêu cầu bảo mật với các thiết bị làm việc của nhân viên, như điện thoại do cơ quan cấp”.

Ứng dụng chia sẻ video TikTok thuộc công ty công nghẹ Bytedance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ứng dụng này hiện thu hút khoảng một tỷ người sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, TikTok đang trở thành tâm điểm của những căng thẳng địa chính trị.

Hồi tháng 6, chính phủ Ấn Độ thông báo cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có cả TikTok, sau vụ đụng độ biên giới dữ dội giữa binh lính hai nước ở Himalaya.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump hôm 6/8 ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Tencent, chủ sở hữu của WeChat nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Hôm 14/8, ông Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance của Trung Quốc bán lại TikTok trong vòng 90 ngày. “Có bằng chứng đáng tin cậy khiến tôi tin ByteDance … có thể đang đe dọa làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ”, ông Trump tuyên bố trong sắc lệnh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hai-nha-dai-thuy-dien-cam-tiktok.html

 

Thụy Điển tạm thời

rút nhân viên ngoại giao ra khỏi Triều Tiên

Hôm thứ Ba 18/8, Thụy Điển cho biết đã tạm thời rút tất cả các nhà ngoại giao của nước này ra khỏi Triều Tiên, một phần vì những vấn đề có liên quan tới đại dịch Covid-19, theo Reuters.

Thụy Điển cũng đại diện cho các lợi ích của Hoa Kỳ, Úc, Canada và một số nước khác ở Triều Tiên.

Đa số các nước Tây phương có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng gồm Đức, Anh và Pháp, cũng đã tạm thời rút hết nhân viên ngoại giao ra khỏi Triều Tiên, nêu lên những khó khăn trong việc luân chuyển nhân viên và đưa vật dụng tiếp tế vào Triều Tiên giữa đại dịch Covid.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết tuy vậy đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng vẫn mở cửa, nhưng chỉ có nhân viên ở địa phương làm việc.

“Điều đã xảy ra là chúng tôi đã đưa các nhà ngoại giao của chúng tôi ra khỏi Triều Tiên, hoặc vì họ đang nghỉ hè, hoặc họ đang được thuyên chuyển đi nơi khác”, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết, ông nói đây chỉ là trong tạm thời.

Người phát ngôn nói thêm rằng tình hình đang trở nên khó khăn hơn, một phần vì dịch Covid-19, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.

Triều Tiên tuyên bố họ không có ca nhiễm virus Covid-19 nào, nhưng nước này đã đề ra những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Vẫn theo Reuters, hồi tháng Giêng năm nay, đất nước bị cô lập này đóng cửa biên giới hoàn toàn, hủy bỏ mọi chuyến bay và dịch vụ xe lửa, đồng thời hạ lệnh cho các cư dân người nước ngoài phải cách ly hơn một tháng.

https://www.voatiengviet.com/a/thuy-dien-tam-thoi-rut-nhan-vien-ngoai-giao-ra-khoi-trieu-tien/5548330.html

 

Belarus: Tổng thống Lukashenko bị la ó,

 vẫn quyết không nhượng bộ

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị công nhân la ó khi ông đến một nhà máy diễn thuyết, trong diễn tiến chứng tỏ khủng hoảng chính trị tại nước này vẫn chưa ngã ngũ.

Biểu tình phản đối lấn át mít tinh ủng hộ Tổng thống Belarus

Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus

Ông Lukashenko dùng trực thăng bay tới một nhà máy với mục đích diễn thuyết.

Nhưng các công nhân giận dữ tại đây la ó: “Cút đi!”

“Tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ,” ông nói.

“Một số bạn có thể nghĩ chính phủ không còn tồn tại. Chính phủ sẽ không bao giờ sụp đổ.”

Đài truyền hình nhà nước hôm thứ Hai đã chứng kiến nhân viên đài này đình công.

Đang có giận dữ và cáo buộc gian lận trong bầu cử tổng thống ngày 9/8.

Ông Lukashenko cai trị Belarus liên tục từ 1994.

Mới hôm Chủ nhật xảy ra biểu tình của phe đối lập tại thủ đô Minsk.

Ủy ban bầu cử nói ông Lukashenko chiến thắng với 80,1% phiếu, còn đối thủ Tikhanovskaya chỉ có 10,12%.

Hàng trăm người biểu tình chống chính phủ đã bị thương, hai người tử vong khi đụng độ cảnh sát trong tuần qua.

6.700 người bị bắt, và có cáo buộc tra tấn.

Hôm thứ Hai, đi thăm một nhà máy ở Minsk, ông Lukashenko tuyên bố: “Trừ phi giết tôi chứ sẽ không còn bầu cử khác đâu.”

Nhưng ông lại bảo sẵn sàng tổ chức trưng cầu dân ý.

Công nhân ở đây đã la ó phản đối tổng thống.

Ứng viên đối lập, bà Tikhanovskaya, đã chạy sang Lithuania sau khi lên án kết quả.

Hôm thứ Hai, bà tuyên bố sẵn sàng trở thành “lãnh đạo quốc gia”.

Truyền thông tại láng giềng Nga đã so sánh diễn tiến Belarus với nguy cơ tại Ukraine năm 2014.

Khi đó, cách mạng thân phương Tây xảy ra ở Ukraine đã mở đường cho Nga sáp nhập Crimea.

Nga đang theo dõi kỹ tình hình ở Belarus, đất nước được nhiều người gọi là vùng đệm giữa Nga và khối Nato.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53822609

 

Khủng hoảng Belarus:

Tổ Chức OSCE đề nghị làm trung gian hòa giải

Tú Anh

Trong bối cảnh áp lực dân chúng mỗi ngày mỗi mạnh đòi tổng thống Belarus từ chức, Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE ngày 17/08/2020 đề nghị giúp hai bên đối thoại và kiểm lại phiếu bầu. Tại chỗ, phong trào đình công lan đến lãnh vực truyền thông Nhà nước.

Sáng kiến của OSCE được công bố vào chiều thứ Hai 17/08/2020,  một ngày sau khi ít nhất 200.000 người tham gia cuộc xuống đường đông đảo nhất từ khi Belarus độc lập. Khủng hoảng chính trị tại Belarus cũng làm cho Liên Hiệp Châu Âu triệu tập thượng đỉnh bất thường vào ngày mai 19/08 tại Bruxelles. Lãnh đạo 27 nước thành viên sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt giới chức chính quyền Belarus vi phạm nhân quyền.

Chính phủ Đức, chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu, sau một thời gian do dự, đã chọn thái độ ủng hộ đối lập trước sức ép của công luận Đức.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault phân tích :

“Sự im lặng của Angela Merkel là thái độ ô nhục”. Lời công kích này không xuất phát từ một tờ báo triệt để chống nữ thủ tướng Đức mà là của một nhật báo bảo thủ Frankfurter Allgemeine. Thái độ kềm chế của Berlin cho đến nay được diễn giải là do e ngại không muốn đẩy Belarus vào vòng tay của Matxcơva.

Ngày hôm qua, trước hàng loạt câu hỏi chất vấn của các nhà báo, cuối cùng phát ngôn viên của thủ tướng Angela Merkel mới cho biết là đã có liên lạc với nữ ứng cử viên đối lập Belarus (Svetlana Tikhanovskaia) trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 09 tháng 08. Trái lại, Berlin bác bỏ tuyên bố của tổng thống Lukachenko, theo đó ông có điện đàm với thủ tướng  Đức hồi cuối tuần qua.

Phát ngôn viên thủ tướng Đức kêu gọi chính quyền Belarus từ bỏ dùng bạo lực đàn áp người biểu tình, trả tự do vô điều kiện những người đang bị giam cầm và tiến hành đối thoại.

Berlin đe dọa sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt của  Liên Hiệp Châu Âu đối với quan chức chế độ: “Những người biểu tình có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu. 27 thành viên đã đồng thuận thông qua các biện pháp trừng phạt các quan chức Belarus vi phạm nhân quyền và đương nhiên là có thể mở rộng hơn để nhắm vào các viên chức khác”.

Mặt khác, Berlin cũng thẩm định rằng Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE có thể đóng vai trò quan trọng với một phái bộ có nhiệm vụ làm trung gian hòa giải và kiểm chứng kết quả bầu cử tổng thống ngày 09 tháng 08 vừa qua.

Tại chỗ, hôm nay cũng như hôm qua là hai ngày khó khăn đối với tổng thống Loukachenko. Hôm qua, dùng trực thăng đi thăm một nhà máy chế tạo Kali, ông bị hàng trăm công nhân đình công giận dữ la ó đuổi đi.

Cùng lúc đó, hai cuộc biểu tình diễn ra song song tại nhà giam chồng của nữ ứng cử viên Svetlana Tikhanovskaia và trước trung tâm tạm giam hiện còn nhốt hàng trăm người biểu tình của ngày trước.

Hôm nay, đến lượt đài truyền hình Nhà nước đình công ủng hộ phong trào đối lập. Lần đầu tiên người dân Belarus được xem phỏng vấn những người đình công.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200818-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-belarus-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-osce-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-l%C3%A0m-trung-gian-h%C3%B2a-gi%E1%BA%A3i

 

Belarus : Tổng thống Loukachenko ngày càng cô độc

Tú Anh

Nắm quyền từ năm 1994, sau khi Liên Xô tan rã, tổng thống Loukachenko cô đơn hơn bao giờ hết từ khi ông đắc cử nhiệm kỳ sáu với hơn 80% phiếu. Người bị đối lập đặt cho biệt danh là « tổng thống 3% » bị tố cáo gian lận để tiếp tục nắm quyền. Tuy nhiên, trong nước, phong trào phản kháng ngày càng lan rộng đến mọi tầng lớp dân chúng. Liệu « người hùng » đã đến ngày tàn ?

Hình ảnh tổng thống Belarus bị công nhân nhà máy cơ khí MZKT xua đuổi, tức giận leo lên trực thăng ra về hôm thứ Hai 17/08/2020 có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh Loukachenko sau 26 năm cầm quyền ?

Dân bỏ

Ngày hôm trước, đối lập đã huy động một cuộc biểu tình đông đảo chưa từng thấy tại thủ đô Minsk. Giới trẻ thành phố, có học thức cùng với thành phần công nhân xí nghiệp quốc doanh, kẻ xuống đường, người bãi công cùng một mục đích : nhà độc tài phải từ chức để đất nước được tự do.

Hôm nay, đến lượt giới phóng viên, ký giả của truyền hình Nhà nước, công cụ tuyên truyền số một của chế độ, đình công. Một loạt ký giả nổi tiếng loan báo từ chức. Một tin xấu nữa là nhân viên của tập đoàn Belaruskali, xí nghiệp sản xuất hóa chất Kali chế tạo phân bón, tham gia đình công gây sức ép. Mà phân bón là nguồn ngoại tệ quan trọng của Belarus .

Tình hình hiện nay tại Belarus, theo nhà phân tích Pháp Renaud Girard (*) không khác chi Serbia năm 2000, trước khi nhà độc tài Milosevic bị lật đổ.

Bị dân trong nước bỏ rơi, tổng thống Loukachenko kỳ vọng vào hỗ trợ của nước ngoài.

Nga lạnh nhạt

Từ khi khủng hoảng xảy ra, tổng thống Belarus nhiều lần cầu cứu Matxcơva và mong chờ tổng thống Vladimir Putin ủng hộ. Thế nhưng thông cáo của điện Kremlin không thể hiện chút đồng cảm nào đặc biệt đối với Loukachenko. Trái lại, nội dung ngắn gọn chỉ nhắc lại các điều khoản của Tổ Chức An Ninh Chung OTSC mà Nga, Belarus cùng bốn nước Trung Á là thành viên. OTSC cũng như NATO chỉ

can thiệp bảo vệ một thành viên khi thành viên đó bị nước ngoài tấn công. Hiện nay, có cường quốc nào muốn xâm lăng Belarus ?

Vladimir Putin cũng khó có thể có thiện cảm với hành động của Loukachenko đón tiếp trọng thế ngoại trưởng Mỹ tại Minsk hôm đầu tháng 02. Mike Pompeo lợi dụng lúc Putin và Loukachenko bất hòa trên hồ sơ khí đốt để đề nghị bán dầu hỏa cho Belarus.

Châu Âu chế tài

Về phần châu Âu, từ trước đến nay, vì muốn kéo Belarus ra xa ảnh hưởng Nga nên bị Loukachenko bắt chẹt. Mỗi lần muốn được Bruxelles viện trợ và giảm nhẹ cấm vận, Loukachenko thả một vài nhà đối lập, sau đó đâu lại vào đó, thậm chí tệ hơn nữa. Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ba ứng cử viên có uy tín của đối lập bị bắt giam, không kể một người đang thọ án 15 năm, còn một người thoát qua Nga lánh nạn. Hệ quả không ngờ của vụ đàn áp này là Svetna Tikhanovskaia, thay chồng là blogger  đang ngồi tù, ra ứng cử và trở thành thần tượng của đối lập và được một số nước của châu Âu hậu thuẫn .

Thượng đỉnh châu Âu vào ngày 19/08 sẽ cho thấy rõ hơn lập trường của Bruxelles nhưng qua tuyên bố của chính phủ Đức, trong giải pháp hoà giải, đối thoại qua trung gian Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Châu Âu có phần kiểm lại phiếu và chế tài trừng phạt vi phạm nhân quyền.

Người mới

Theo suy đoán của nhà báo Pháp Renaud Girard, Matxcơva có thể giải quyết được khủng hoảng Belarus, vừa bảo vệ được quyền lợi địa chiến lược, vừa không cần chiến xa khiêu khích NATO và gây hận thù với người dân Belarus : đó là thay thế Lukachenko bằng một nhân vật khác, ôn hòa, được đối lập và Matxcơva chấp nhận.

Về phần tổng thống Loukachenko, ông vừa tung lá bài cuối cùng là « chấp nhận thay đổi Hiến Pháp ». Thực ra, đó là dụng ý kéo dài thời gian, rình rập thời cơ và chia rẽ đối lập, theo phân tích của chuyên gia Nga Alexandre Baounov.  Thành bại ra sao đó là chuyện khác.

Ghi chú : (*) : La ligne rouge de la révolution Biélorusse , Le Figaro 18/08/2020

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200818-belarus-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-lukachenko-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-c%C3%B4-%C4%91%E1%BB%99c

 

Hai máy bay trực thăng của Hoa Kỳ

 tấn công trạm kiểm soát quân đội Syria

Truyền thông nhà nước Syria cho biết 2 máy bay trực thăng của Hoa Kỳ đã tấn công một trạm kiểm soát của quân đội Syria ở đông bắc Syria gần thành phố Qamishli do người Kurd nắm giữ vào hôm thứ Hai (17/8), khiến một binh sĩ thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Các bức ảnh được truyền hình Syria công bố cho thấy một cấu trúc đang bốc cháy và những người lính bị thương đang được điều trị các vết thương. Sự việc xảy ra ngay sau khi một đội tuần tra của Mỹ bị một trạm kiểm soát quân đội trong khu vực ngăn cản.

Đông Bắc Syria chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hậu thuẫn, với lực lượng nồng cốt là các chiến binh người Kurd, nhưng lực lượng quân đội Syria được bố trí tại một số địa điểm nhất định theo thỏa thuận với người Kurd.

https://www.sbtn.tv/hai-may-bay-truc-thang-cua-hoa-ky-tan-cong-tram-kiem-soat-quan-doi-syria/

 

Israel hy vọng Bahrain và Oman sẽ theo bước UAE

trong việc chính thức hóa quan hệ

Tin từ JERUSALEM, Israel – Vào hôm Chủ nhật (16/8), Bộ trưởng Bộ Tình báo Israel cho biết Bahrain và Oman có thể là các quốc gia vùng Vịnh tiếp theo tiếp bước Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong việc chính thức hóa quan hệ ngoại giao với Israel.

Vào hôm thứ Năm (13/8), Israel và UAE tuyên bố sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, định hình lại nền chính trị Trung Đông từ vấn đề Palestine đến cuộc chiến chống Iran. Cả Bahrain và Oman đều ca ngợi hiệp định do Hoa Kỳ bảo trợ, nhưng cả hai đều không bình luận về triển vọng bình thường hóa quan hệ ngoại giao của chính họ hoặc trả lời các yêu cầu bình luận về chủ đề này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gặp gỡ các nhà lãnh đạo Oman và Sudan trong hai năm qua, bao gồm cả chuyến thăm Oman vào tháng 10 năm 2018. Thỏa thuận giữa UAE và Israel củng cố sự chống đối dành cho Iran. Người Palestine tố cáo thỏa thuận này là một sự phản bội.

Vào hôm Chủ nhật (16/8), các ngoại trưởng UAE và Israel tổ chức cuộc điện đàm công khai đầu tiên sau khi quốc gia vùng Vịnh này mở đường dây điện thoại với Israel. Israel ký kết các hiệp định hòa bình với Ai Cập vào năm 1979 và Jordan vào năm 1994. Nhưng UAE, cùng với hầu hết các quốc gia Arab khác, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này.

Oman duy trì quan hệ hữu nghị với cả Hoa Kỳ và Iran, và trước đây từng là trung gian giữa hai quốc gia thù địch. Là một đồng minh thân cận của Saudi Arabia – quốc gia chưa đưa ra bình luận về hiệp định UAE-Israel – Bahrain tiếp đón một viên chức cấp cao của Israel tại một hội nghị an ninh vào năm 2019 cũng như một hội nghị do Hoa Kỳ dẫn đầu về việc thúc đẩy nền kinh tế Palestine như một phần trong sáng kiến hòa bình Trung Đông của Tổng thống Trump. (BBT)

https://www.sbtn.tv/israel-hy-vong-bahrain-va-oman-se-theo-buoc-uae-trong-viec-chinh-thuc-hoa-quan-he/

 

Kinh tế Nhật Bản

tiếp tục bị đại dịch Covid-19 đánh quỵ

Anh Vũ

Kinh tế Nhật tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng. Trong quý 2 năm nay, tổng thu nhập quốc nội (GDP) rớt 7,8% so với quý trước, hay 27,8% nếu so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số kỷ lục. Nguyên nhân không gì khác là đại dịch virus corona đã làm tiêu thụ của các hộ gia đình, đầu tư và xuất khẩu đều sụt giảm mạnh.

Thông tín viên RFI tại Tokyo, Frédéric Charles :

“Đây là quý thứ ba liên tiếp tổng thu nhập quốc nội của nền kinh tế thứ ba thế giới bị sụt giảm. Không có hy vọng tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng, cho dù chính phủ Shinzo Abe đã soạn thảo công phu kế hoạch phục hồi kinh tế trong tình trạng khẩn cấp.

Toàn bộ tăng trưởng tích tụ lại từ khi thủ tướng Abe lên cầm quyền cách nay 8 năm đã bị bốc hơi trong vòng vài tháng, vì đại dịch virus corona.

Mức sụt giảm 27% của quý ba, tính theo tỷ lệ cả năm, đã được thông báo vào lúc ông Shinzo Abe phải nhập viện ở Tokyo. Có tin nói lãnh đạo chính phủ Nhật bị kiệt sức. Ông vẫn bị chứng viêm ruột kết kinh niên. Cha đẻ của chiến lược tăng trưởng kinh tế có tên gọi Abenomics đã ra viện trong ngày. Theo truyền thông, ông chỉ đi kiểm tra sức khỏe.

Việc thu nhập quốc dân của Nhật Bản bị suy giảm mức kỷ lục đã cho thấy những giới hạn của Abenomics. Ông Shinzo Abe đã không tiến hành các cải cách mang tính cơ cấu để giúp Nhật đối phó với cạnh tranh của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số. Việc cắt giảm các luật lệ trói buộc diễn ra chậm. Chính phủ vẫn chỉ dành ưu đãi cho các tập đoàn lớn, bỏ rơi các công ty khởi nghiệp.

Các nhà phân tích nhận định, phải đợi đến năm 2022 thì GDP của Nhật mới tìm lại được mức trước khi có dịch virus corona.”

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200818-kinh-t%E1%BA%BF-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%C4%91%C3%A1nh-qu%E1%BB%B5

 

Kim Jung Un ra lệnh cấm nuôi chó

Hải Lam

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung Un đã ra lệnh cấm nuôi chó và bắt nhốt loài động này ở thủ đô Bình Nhưỡng, với lý do chó là loài động vật tượng trưng cho “sự suy đồi” của phương Tây, theo Fox News ngày 18/8.

Một nguồn tin nói với tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc rằng ông Kim đã ban hành chỉ thị vào tháng 7, ra lệnh bắt giữ những con vật cưng, cho rằng chúng là một phần của “xu hướng bị nhiễm độc” bởi hệ tư tưởng tư sản.

“Các nhà chức trách đã xác định được các hộ gia đình có nuôi chó cảnh và buộc họ phải bỏ chúng hoặc bị cưỡng chế tịch thu”, nguồn tin tiết lộ.

Trong khi Bình Nhưỡng tuyên bố động thái này là để kìm hãm “sự phung phí” của giới tư bản ở Bình Nhưỡng, nhưng những người nuôi loại thú cưng này lo lắng rằng những con vật yêu quý của họ sẽ bị giết để giải quyết tình trạng thiếu lương thực.

Nguồn tin cho biết thêm, những người nuôi chó “đang lăng mạ Kim Jung Un sau lưng”, nhưng họ không có cách nào khác ngoài việc tuân theo mệnh lệnh của chính quyền.

Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế, dịch Covid-19 và lũ lụt, Triều Tiên rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 10,1 triệu người Triều Tiên trong tổng số hơn 25 triệu dân không đủ ăn và rất cần được cứu trợ.

Hồi tháng 7, ông Kim Jung Un đã đưa ra một đề nghị kỳ lạ để giải quyết nạn đói: Người dân có thể ăn rùa và uống trà giảm cân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jung-un-ra-lenh-cam-nuoi-cho.html

 

Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng

trước sự đe dọa từ TQ

Hôm Thứ Năm 13/8, Đài Loan công bố tăng 42.1 tỷ Đài Tệ, tương ứng với 1.4 tỷ đô la Mỹ ngân sách quốc phòng năm 2021 sau khi Trung Quốc loan báo sẽ tiến hành các cuộc tập trận mới nhất gần hòn đảo dân chủ này.

Khi Bộ trưởng Y tế Mỹ thực hiện chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử tới Đài Loan, Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự về phía lãnh thổ hòn đảo mà họ coi là một tỉnh ly khai.

Hôm thứ Hai vừa qua, Đài Loan cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tăng tốc  vượt qua đường trung tuyến nhạy cảm của eo biển Đài Loan, cùng ngày với cuộc gặp mặt giữa Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar và Tổng thống Thái Anh Văn diễn ra tại Đài Bắc. Trung Quốc tỏ ra cực kỳ giận giữ trước chuyến thăm Đài Loan của ông Azar.

Nội các của bà Thái đang đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng năm 2021 lên 453.4 tỷ Đài Tệ và kế hoạch sẽ được triển khai từ tháng Một tới. Như vậy, so với 411.3 tỷ Đài Tệ của ngân sách quốc phòng năm nay, Đài Loan muốn tăng chi tiêu quốc phòng lên đến 10.2%.

Chỉ 3 giờ đồng hồ sau công bố trên của chính quyền Thái Anh Văn, Bộ chỉ huy Quân khu Đông Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành các cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan cũng như khu vực phía Bắc và Nam của hòn đảo này, ám chỉ nhắm tới chuyến thăm của ông Azar.

Trong một phát biểu, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói: “Gần đây, một quốc gia lớn nào đó đã tiếp tục có những động thái tiêu cực liên quan đến các vấn đề xoay quanh Đài Loan, phát đi những tín hiệu sai lầm nghiêm trọng đến các lực lượng ‘Đài Loan độc lập’, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan.”

“Việc Bộ chỉ huy Quân khu tổ chức các cuộc tuần tra và tập trận là rất cần thiết để đối phó với tình hình an ninh hiện nay trên eo biển Đài Loan cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia.”

Tổng thống Thái Anh Văn  đã ưu tiên hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Đài Loan và tăng đầu tư cho chi tiêu quốc phòng.

Mặc dù ngân sách phải đợi các nhà lập pháp phê duyệt, tuy nhiên, Đảng Dân tiến của bà Thái lại chiếm đa số trong cơ quan lập pháp giúp cho quyết định tăng chi tiêu quốc phòng của nữ tổng thống khó bị bác bỏ.

Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan và luôn tố cáo việc Mỹ bán vũ khí cho hòn đảo này. Thế nhưng, theo luật pháp Mỹ, Washing phải cung cấp cho Đài Loan các phương tiện cần thiết để tự vệ.

Đại diện của Đài Loan tại Mỹ hôm Thứ Tư cho hay, Đài Loan đang thảo luận với Mỹ để mua mìn biển nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ quân sự cũng như mua tên lửa hành trình để phòng thủ bờ biển.

Năm ngoái, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã phê duyệt bán gói vũ khí trị giá 10 tỷ đô la Mỹ cho Đài Loan, bao gồm 106 xe tăng M1A2 Abrams và 66 máy bay chiến đấu F-16V.

Mặc dù quân đội Đài Loan được trang bị vũ trang hoàn thiện, nhưng vẫn lép vế trước quân đội Đại Lục. Trung Quốc đang bổ sung các thiết bị quân sự tiên tiến như máy bay chiến đấu tàng hình và tàu sân bay.

http://biendong.net/bi-n-nong/36387-dai-loan-tang-ngan-sach-quoc-phong-truoc-su-de-doa-tu-tq.html

 

Hồng Kông cấm

nhập cảng gà từ công ty Aurora của Brazil

Tin từ SAO PAULO, Brazil – Vào tối hôm thứ Hai (17/8), nhà chế biến thịt gà và thịt lợn lớn thứ ba của Brazil, Central Cooperativa Aurora Alimentos, xác nhận các bài báo địa phương rằng Hồng Kông ngừng nhập cảng từ nhà máy gà của họ ở Xaxim, tiểu bang Santa Catarina, do lo sợ về coronavirus.

Theo một tuyên bố từ các công tố viên lao động ở Santa Catarina, lệnh cấm này được xác nhận cùng ngày công ty tư nhân đồng ý xét nghiệm coronavirus cho 11,000 công nhân bắt đầu từ ngày 21 tháng 8 tại 4 nhà máy của họ.

Aurora, được chính quyền Trung Cộng xác định hồi tuần trước là nguồn gốc của các sản phẩm thịt gà bị cáo buộc có dấu vết của coronavirus. ABPA nhắc lại rằng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy coronavirus mới lây truyền qua thực phẩm. Tuyên bố của ABPA cho biết họ không được thông báo chính thức về quyết định của Hồng Kông, và bổ sung thêm rằng họ có thể nhờ đến Tổ chức Thương mại Thế giới để giải quyết vấn đề vì lệnh cấm này “thiếu cơ sở khoa học”.

Theo thỏa thuận giữa Aurora và các công tố viên được công bố vào hôm thứ Hai, việc xét nghiệm coronavirus sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn trong khoảng thời gian từ 14 đến 21 ngày tại bốn cơ sở. Theo tuyên bố của các công tố viên lao động, Aurora sẽ trả tiền cho các cuộc xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đối với công nhân tại Guatambu, Xaxim và hai đơn vị Chapecó. Khoảng 2,279 công nhân nhà máy Xaxim sẽ được xét nghiệm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hong-kong-cam-nhap-cang-ga-tu-cong-ty-aurora-cua-brazil/

 

TQ liên tục tập trận, đẩy nhanh kiểm soát Đài Loan

Một loạt các cuộc tập trận mà Trung Quốc tiến hành ở phía bắc và nam Đài Loan phát đi tín hiệu Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch giành quyền kiểm soát hòn đảo này.

Một loạt các cuộc tập trận mà quân đội Trung Quốc tiến hành ở phía bắc và nam Đài Loan phát đi tín hiệu Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch giành quyền kiểm soát hòn đảo này, báo South China Monring Post (SCMP) dẫn nhận định của các chuyên gia quân sự.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn mở rộng căn cứ quân sự ven biển và triển khai các đơn vị lính đổ bộ trong khu vực.

Trung Quốc liên tục tập trận, mở rộng căn cứ

Hôm 13-8, Chiến khu Đông bộ của quân đội Trung Quốc – vốn giám sát biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan – cho biết lực lượng này đã tiến hành tập trận ở phía bắc và nam Đài Loan trong những ngày gần đây.

Chiến khu Đông bộ không tiết lộ cụ thể thời điểm và địa điểm tiến hành tập trận. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc thông báo cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra hai ngày bắt đầu từ 16-8 ở TP Chu San (tỉnh Chiết Giang), cách Đài Loan 550 km về phía bắc.

Một cuộc tập trận khác kéo dài ba ngày cũng đã được tổ chức tại khu vực này hồi đầu tuần.

Một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc xác nhận một cuộc tập trận khác được tổ chức tại TP Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến), cách TP Cao Hùng (Đài Loan) 300 km về phía tây nam.

Bên cạnh đó, Chiến khu Đông bộ đã mở rộng các căn cứ của mình để bố trí các lữ đoàn vũ trang đổ bộ mới được thành lập, theo hình ảnh vệ tinh do tạo chí quân sự Kanwa Defence Review công bố trong tháng này.

“Toàn bộ Chiến khu Đông bộ đã được mở rộng từ năm 2015, bao gồm doanh trại và hệ thống vũ khí. Trong khi đó, pháo, bệ phóng rocket và tên lửa tất cả đều được nâng cấp” – ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Kanwa Defence Review cho biết.

“Kể từ năm 2017, hải quân Trung Quốc đã thành lập ít nhất hai lữ đoàn mới dưới sự chỉ huy của Chiến khu Đông bộ. Lục quân Trung Quốc cũng đã triển khai ít nhất sáu lữ đoàn đổ bộ tới Chiến khu Đông bộ, đưa lực lượng đổ bộ của họ lên hơn 40.000 lính” – ông Chang nói tiếp.

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận tương tự ở phía bắc và nam eo biển Đài Loan trong năm 1995, khi lãnh đạo Đài Loan khi đó là ông Lý Đăng Huy sử dụng “học thuyết hai nhà nước” để mô tả quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Đến năm 1999, các cuộc tập trận tiếp diễn sau khi ông Lý gợi ý rằng quan hệ giữa hai bờ eo biển có thể là “mối quan hệ giữa hai nhà nước đặc biệt”.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh ly khai chờ thống nhất và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.

Đẩy mạnh kế hoạch chiếm Đài Loan

Hôm 14-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay các cuộc tập trận gần Đài Loan nhằm đáp trả “tín hiệu nghiêm trọng và tiêu cực” của một cường quốc gửi tới lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan.

Chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho rằng các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần đây là “lời cảnh báo chính trị” trong bối cảnh quan hệ giữa Đài Bắc và Washington ngày càng thắt chặt.

Ngoài ra, Trung Quốc tập trận cũng là muốn gửi thông điệp đáp trả nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khi bà nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường năng lực phòng thủ của hòn đảo để tự vệ trước những “hành động cưỡng chế” của Bắc Kinh.

“Quân đội Trung Quốc muốn cảnh báo Đài Loan rằng nước này sẽ thực sự hành động nếu họ đi quá xa nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ và tuyên bố độc lập” – ông Zhou nêu ý kiến.

Trong khi đó, ông Song Zhongping – nhà bình luận quân sự ở Hong Kong dự đoán một cuộc tập trận quy mô lớn răn đe Đài Loan tiếp theo sẽ được tổ chức trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

“Trung Quốc tin rằng Mỹ và những lực lượng ủng hộ độc lập Đài Loan đã bắt tay tìm kiếm độc lập cho Đài Loan và thách thức chính sách một Trung Quốc” – ông Song nhận định.

“Quân đội Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm và mô phỏng tác chiến trong các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, coi các cuộc tập trận là diễn tập cho một chiến dịch quân sự tái thống nhất Đài Loan” – ông Song nói tiếp.

Ông Andrew Yang Nien-dzu, người từng đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan nói: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu tất cả binh sĩ quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ. Điều này có nghĩa là việc chiếm lại Đài Loan là lựa chọn ưu tiên”.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/36386-tq-lien-tuc-tap-tran-day-nhanh-kiem-soat-dai-loan.html

 

Chuyên gia: Trung Quốc đe dọa đánh Đài Loan

 chỉ là trò hư trương thanh thế

Vũ Dương

Theo những gì Trung Quốc mới thể hiện trong cuộc tập trận gần nhất, chuyên gia cho rằng: “Phương án ra biển kiểu này cũng bằng như làm mục tiêu tấn công cho người ta”.

Mấy ngày trước, người phát ngôn của Chiến khu Đông bộ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đại tá Trương Xuân Huy, cho hay những ngày gần đây quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức tập trận thực chiến liên tục từ nam cho tới bắc xung quanh khu eo biển Đài Loan. Quân đội Hoa Kỳ cũng đã gửi máy bay quân sự đến căn cứ Không quân Kadena thuộc quận Okinawa, Nhật Bản, có ý bảo vệ Đài Loan. Nhà kinh tế học Đài Loan Ngô Gia Long (Wu Jialong) tin rằng ĐCSTQ chỉ đang phô trương thanh thế với Đài Loan, chứ hoàn toàn không có năng lực đánh chiếm Đài Loan, càng không có năng lực khai chiến với Mỹ.

Tuần trước, khi Bắc Kinh tuyên bố gần đây họ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự liên tục quanh hòn đảo Đài Loan từ nam cho tới bắc, quân đội Mỹ cũng đã tăng cường hành động ứng phó. Một máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Không quân Mỹ B-1B “Lancer” ký hiệu “RUDEY11” đã bay đến vùng trời phía đông bắc Đài Loan vào sáng ngày 16/8, tiếp cận vùng Nhận dạng Phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc, thách thức mật thám của quân đội ĐCSTQ.

Theo một dòng tweet từ tài khoản Twitter “Golf9” chuyên theo dõi quỹ đạo máy bay cho thấy một máy bay ném bom B-1B của không quân Hoa Kỳ đã bay từ căn cứ Không quân Anderson, Guam đến Biển Hoa Đông vào sáng sớm ngày 16/8 và được máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 mang ký hiệu “PEARL21” tiếp nhiên liệu, sau khi tiếp nhiên liệu xong, máy bay KC-135 quay trở lại căn cứ Không quân Anderson.

Ông Ngô Gia Long – học giả kinh tế kiêm chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc trong buổi phỏng vấn với truyền thông hải ngoại vài ngày trước đã phân tích rằng bản chất của cuộc chiến ở eo biển Đài Loan chính là cuộc tranh giành quyền làm chủ trên biển và quyền làm chủ trên không. Với sức mạnh quân sự hiện tại của Đài Loan, quân đội ĐCSTQ hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng. Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đi đầu để bảo vệ Đài Loan trước khi quân đội ĐCSTQ tấn công Đài Loan, cho cả thế giới thấy ai mới là người anh cả thực sự.

“ĐCSTQ căn bản không có năng lực đánh chiếm Đài Loan, chứ đừng nói đến khai chiến với Mỹ”. Ông Ngô Gia Long bày tỏ, Không quân Hoa Kỳ có hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B. Với tốc độ siêu thanh và tàng hình, B-1B có thể mang theo 24 quả tên lửa AGM-158B JASSM với tầm bắn gần 1.000 km, đủ sức tấn công các mục tiêu quan trọng của chiến khu Đông bộ ĐCSTQ hoặc tiến đánh mạnh và sâu bên trong trận địa giáp mặt Đài Loan.

Đặc biệt, biên chế hải quân Hoa Kỳ gồm hai binh chủng là hải quân và thủy quân lục chiến. Bất kể là quy mô hay trang bị, lực lượng này hiện là mạnh nhất thế giới, vượt xa hải quân các nước khác trên thế giới.

Ông Ngô Gia Long cho rằng tên lửa của chiếc máy bay ném bom B-1B đủ để tiêu diệt sạch toàn bộ nhóm tác chiến trên tàu sân bay.

Ông cho rằng ĐCSTQ hiện tại hoàn toàn không có khả năng vượt biển đánh chiếm Đài Loan, nhiều nhất chỉ có thể dùng tên lửa sát thương Đài Loan, nhưng không thể chiếm lĩnh hòn đảo này. Nếu ĐCSTQ không thể nắm giữ quyền làm chủ trên biển và quyền làm chủ trên không, mà cứ nhất quyết đổ bộ lên bãi biển Đài Loan. Một khi quân đội ĐCSTQ có hành động, ngay lập tức sẽ phải chịu sự bao vây của lực lượng không quân của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan giống như đóng cửa đánh chó vậy.

ĐCSTQ cũng thừa biết điểm này, nên không dám manh động, nhưng Hoa Kỳ vẫn phải đề phòng ĐCSTQ sẽ đột kích Đài Loan, do đó đã bán xe tăng cho Đài Loan. Ông Ngô đưa ví dụ: vài ngày trước bên Mỹ đã bán 108 xe tăng M1A2 cho Đài Loan, chúng có thể được sử dụng để quét sạch kẻ thù trên các bãi biển của Đài Loan, ngay cả trước khi quân đội ĐCSTQ vừa băng qua tuyến giữa eo biển và đổ bộ vào bãi biển Đài Loan, cũng sẽ bị quét sạch trên biển.

Về phần hải quân của ĐCSTQ, khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc ký hiệu Liêu Ninh của ĐCSTQ lượn quanh Đài Loan thị uy, nó mới chỉ được trang bị 3 tàu chiến, 1 tàu tấn công đổ bộ, 1 tàu chiến nhỏ và 1 tàu sân bay. Ông Ngô nói rằng, “Phương án ra biển kiểu này cũng bằng như làm mục tiêu tấn công cho người ta”.

Nói chung, khi tàu sân bay ra khơi, phải có đủ tàu Corvette để chặn các cuộc tấn công bằng đạn đạo từ bên ngoài. Do đó, hải quân của ĐCSTQ muốn đối đầu với quân đội Hoa Kỳ, “căn bản là tìm đường chết”.

Ông cũng đề cập rằng, “Quân đội ĐCSTQ tuyên bố rằng sẽ chiếm Đài Loan chỉ trong 72 giờ, điều này trong thực chiến hoàn toàn là không khả thi”. Mặc dù đường bờ biển của Đài Loan dài nhưng rất khó tìm được địa điểm phù hợp cho các cuộc tập trận đổ bộ hơn Đào Tử Viên, thành phố Cao Hùng, ở miền nam Đài Loan. Nói cách khác, nếu trong tình huống không có hỏa lực của quân địch, ngay cả khi đổ bộ trên bãi biển bằng phẳng như Đào Tử Viên đều sẽ xảy ra sự cố thương vong, các bãi biển khác của Đài Loan lại càng không thích hợp tiến hành chiến tranh đổ bộ.

Ông Ngô Gia Long nói rằng nếu ĐCSTQ phát động tấn công, Hoa Kỳ sẽ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và trừng phạt tài chính đối với ĐCSTQ. “Nếu Hoa Kỳ và Nhật Bản không chính thức giải cứu Đài Loan, thì Đài Loan sẽ tự mình chặn đứng sự xâm lược của quân đội ĐCSTQ, thế mặt mũi Hoa Kỳ sẽ giấu đi đâu đây. Vậy nên rất có thể Mỹ sẽ phải can thiệp trước để duy trì quyền bá chủ trên biển của mình”.

Theo Secretchina

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-trung-quoc-de-doa-danh-dai-loan-chi-la-tro-hu-truong-thanh-the.html

 

Quan hệ Trung Cộng – Nhật Bản

có thể trở nên căng thẳng

khi lệnh cấm đánh  cá vào mùa hè kết thúc

Nhật Bản cho biết họ sẽ đáp trả nếu các tàu đánh cá Trung Cộng quay trở lại vùng biển xung quanh một chuỗi đảo thuộc diện tranh chấp, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè của Bắc Kinh ở Biển Đông hết hiệu lực vào hôm Chủ nhật (16/8).

Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ “hành động kiên quyết khi cần thiết” nếu các tàu Trung Cộng tăng cường hoạt động xung quanh quần đảo Điếu Ngư, được Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkakus. Tuy nhiên, một số quan sát viên cho rằng chính quyền Trung Cộng có thể kiềm chế để tránh căng thẳng quá mức với Nhật Bản vào thời điểm quan hệ của nước này với Hoa Kỳ đang suy thoái.

Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo đưa tin rằng các đội tàu đánh cá của Trung Cộng được yêu cầu không tiếp cận Điếu Ngư sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Các đoàn đánh cá cho biết họ được chính quyền ở các tỉnh miền Đông Nam là Phúc Kiến và Chiết Giang thông báo không được tiếp cận các đảo nhỏ không người này trong phạm vi 30 hải lý hoặc 56 km.

Một ngư dân ở Shishi, một cảng ở Phúc Kiến, thông báo với hãng tin rằng các thủy thủ được khuyến cáo tại một cuộc họp với các nhà chức trách, và một thông điệp được củng cố bằng một biểu ngữ ở bến cảng có nội dung “nghiêm cấm đánh bắt cá ở các vùng biển nhạy cảm”.

Quần đảo Điếu Ngư từ lâu trở thành chủ đề nhạy cảm giữa Trung Cộng và Nhật Bản. Vào năm 2012, quyết định của chính phủ Nhật Bản về việc mua quần đảo này từ một chủ sở hữu tư nhân kích động các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng khắp Trung Cộng.

https://www.sbtn.tv/quan-he-trung-cong-nhat-ban-co-the-tro-nen-cang-thang-khi-lenh-cam-danh-ca-vao-mua-he-ket-thuc/

 

Trung Quốc biện minh

việc giam giữ người mẫu Uighur ở Tân Cương

John Sudworth

Người mẫu Duy Ngô Nhĩ (Uighur), anh Merdan Ghappar, người tự quay video anh bị còng tay vào thành giường trong một trung tâm phòng dịch Covid-19 ở Tân Cương, bị bắt giữ theo đúng pháp luật, các quan chức Trung Quốc tuyên bố.

Anh Merdan Ghappar gửi video anh tự quay về mình, cũng một loạt các tin nhắn cho gia đình hồi tháng Hai.

Chúng được gia đình anh chuyển cho BBC và được đăng hồi đầu tháng Tám.

Các tin nhắn cung cấp chi tiết hiếm có về những gì diễn ra bên trong hệ thống trại giam bí mật và được bảo vệ cẩn mật ở Tân Cương.

Ghappar mô tả 18 ngày anh bị còng tay cùm chân và phải đội túi trùm đầu cùng 50 người khác trong một nhà tù. Anh kể sau đó anh bị giam riêng trong một trung tâm phòng dịch, nơi anh tự quay video.

Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ?

Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ

Người nhà anh cho biết người mẫu 31 tuổi này bị đưa lên Tân Cương hồi tháng Một sau khi chịu hết án tù 16 tháng vì tội buôn cần sa, một cáo buộc mà bạn bè anh cho là không đúng, ở thành phố Phật Sơn.

Nay, hơn hai tuần sau khi BBC gửi một loạt các câu hỏi tới nhà chức trách Trung Quốc, đã có phản ứng dưới hình thức một thông cáo từ văn phòng báo chí của chính quyền Tân Cương.

“Theo điều 37 của Luật Nhà tù của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chính phủ nhân dân hỗ trợ tù nhân được thả tái định cư,” thông cáo có đoạn viết.

“Trong quá trình di chuyển, Merdan Ghappar có hành vi tự gây thương tích và hành vi quá khích với cảnh sát.”

Thông cáo viết tiếp: “Họ đã dùng các biện pháp theo luật để ngăn anh ta, và dỡ bỏ các biện pháp đó khi tâm lý anh ta đã ổn định.”

Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương

Mặc dù Ghappar đã sống nhiều năm ở Phật Sơn – nơi bạn bè và người than nói anh có thu nhập tốt nhờ nghề làm người mẫu thời trang – anh bị đưa về thành phố Kucha ở Tân Cương nơi anh sinh ra.

Chúng tôi cho chính phủ Trung Quốc xem lời kể của người chú của Merdan Ghappar, ông Abdulhakim Ghappar, hiện đang sống ở Hà Lan sau khi rời Tân Cương năm 2011.

“Nếu cảnh sát muốn thu xếp để giúp cậu ấy tái hoà nhập để tìm việc hay gì đó, đáng ra họ phải giúp cậu ấy ở Phật Sơn vì cậu ấy đang đi làm ở đó, có nhà cửa ở đó,” ông nói với tôi.

“Cho nên, lẽ ra họ không được ép buộc cậu ấy quay về Kucha.”

Thêm vào đó, Abdulhakim nói, cảnh sát không hề nói đến chuyện “tái hoà nhập” với gia đình khi Ghappar bị đưa đi hồi tháng Một.

BBC đã được xem các bằng chứng cho thấy chính quyền nói với gia đình rằng “anh ta có thể phải đi giáo một vài ngày ở cộng đồng địa phương”.

Gia đình Ghappar cho rằng “giáo dục” là uyển ngữ nói tới hệ thống trại cải tạo được canh gác cẩn mật nơi hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong những năm gần đây. Trung Quốc luôn nói rằng các trại này là các trường học tự nguyện giáo chống chủ nghĩa cực đoan.

Hàng ngàn trẻ em buộc phải xa cha mẹ, và nghiên cứu gần đây cho thấy, phụ nữ trong các trại này bị cưỡng bức dùng các biện pháp tránh thai.

Thông cáo của chính quyền Tân Cương không giải đáp cáo buộc bị đối xử tệ bạc của Ghappar, cũng như chuyện anh bị còng tay cùm chân và đội mũ trùm đầu, và những tiếng kêu la của tù nhân bị tra tấn trong trại giam của cảnh sát.

“Có lần tôi nghe thấy một người đàn ông la hét từ sáng tới tối,” anh viết trong một tin nhắn.

Thông cáo này cũng không nhắc tới video Ghappar tự quay cho thấy cảnh anh ngồi lặng lẽ ở trung tâm phòng bệnh, mặc quần áo bẩn và tay trái bị còng vào thành giường.

Thay vào đó, thông cáo liệt kê một loạt các hành vi của Ghappar, từ bạo lực tới tự gây thương tích, ngụ ý rằng cách đối xử với anh là hợp lý và theo đúng luật.

“Anh ta phản kháng lại nhân viên của trung tâm phòng dịch khi họ muốn cặp nhiệt độ cho anh, dùng lời lẽ xúc phạm họ và đánh họ,” thông cáo viết.

“Vì những hành vi này khiến anh ta là đối tượng tình nghi phạm tội, cảnh sát đã các biện pháp cưỡng ép đối với anh ta.” Trường hợp của anh “vẫn đang tiếp diễn”, thông cáo nói thêm.

James Millward từ Đại học Georgetown, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc ở Tân Cương, cung cấp bản dịch và lời phân tích các tin nhắn của Ghappar.

“Điều thú vị là không có chỗ nào trong phản hồi của chính quyền Tân Cương giải đáp về những lời mô tả tình trạng ở đồn cảnh sát địa phương Kucha; tình trạng quá tải, chuyện đánh đập người bị giam giữ, điều kiện vệ sinh bẩn thỉu, chuyện 50-60 người phải dùng chung thìa đũa,” ông nói với tôi.

“Cho dù Merdan bị giam giữ ở Kucha vì lý do gì đi nữa, lời kể của anh ấy về tình trạng ở đó, nhất là trong thời buổi dịch bệnh, là rất đáng lo ngại.”

Darren Byler là một nhà nhân chủng học ở Đại học Colorado, Boulder, người đã viết và nghiên cứu rất nhiều về người Duy Ngô Nhĩ.

“Thông điệp này từ chính quyền nhà nước Trung Quốc phản ánh cách họ đổ lỗi cho nạn nhân, điều cảnh sát thường làm khi họ bị phát hiện đã dùng bạo lực quá mức,”Byler cho biết sau khi ông được xem bản thông cáo.

“Kể từ khi chiến dịch cải tạo bắt đầu năm 2017, những người bị bắt giữ không được phép phản đối. Thay vào đó, họ buộc phải giữ “thái độ tốt” và nhận tội vì de doạ bị đánh và tra tấn.”

Thông cáo của chính quyền Trung Quốc cũng không nhắc đến chuyện Merdan Ghappar đã gửi được video tự quay ra ngoài bằng cách nào khi bị còng tay, cũng như lời kể của anh về hệ thống trại giam mà Trung Quốc cố gắng giữ bí mật.

Gia đình của Ghappar trước đó nói với BBC rằng anh tìm được điện thoại khi được trả một số vật dụng cá nhân trong trung tâm phòng bệnh, mặc dù những người quản tù không biết.

Đoạn phim 4 phút 38 giây là những hình ảnh cuối cùng của Ghappar mà gia đình anh được thấy.

“Cảnh sát Trung Quốc có truyền thống lạm dụng lệnh bắt giữ để tra tấn người,” Maya Wang một nghiên cứu sinh của Human Rights Watch kể với tôi.

“Họ cũng đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương.”, bà nói. “Xét cả hai khía cạnh đó, tôi không cho rằng lời giải thích của chính quyền về Merdan Ghappar có tính thuyết phục. Nếu chính phủ Trung Quốc không có gì để che giấu, họ phải cho phép các quan sát viên độc lập, gồm cả các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, được tiếp cận không giới hạn với vùng Tân Cương.”

Thông cáo này vẫn chưa trả lời một số câu hỏi của BBC – phải chăng anh Ghappar bị còng tay cùm chân và trùm túi lên đầu như lời cáo buộc? Người chú của anh, ông Abdulhakim, người cho rằng ông bị truy nã ở Trung Quốc chỉ vì những gì ông nói khi lên tiếng phản đối một cách hoà bình – đã bị kết tội gì chưa?

Đối với gia đình anh Ghappar, ít nhất đây cũng là thông báo chính thức đầu tiên họ nhận được xác nhận rằng anh hiện đang bị giam giữ.

Sau một vài ngày có chút liên lạc với anh, các tin nhắn của anh đột ngột ngưng từ tháng Ba, cũng đột ngột như khi họ bất ngờ nhận được chúng.

“Tôi biết cậu ấy rất rõ,” Abdulhakim nói. “Tôi không tin cậu ấy đã tự làm hại, tôi nghĩ là Trung Quốc đã làm hại cậu ấy và giờ đây họ muốn tìm lý do nguỵ biện cho những gì họ đã gây ra với cậu ấy.

“Hãy cho tôi thấy cậu ấy còn sống và khoẻ mạnh, nếu không, tôi không tin một chữ nào trong bản thông cáo này.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53822799

 

Bà Thái Hà nói ‘thay thế Tập Cận Bình’

đã trở thành một đồng thuận trong nội bộ đảng

Vũ Dương

Bà Thái Hà (Cai He), cựu giáo sư của trường Đảng trung ương ĐCSTQ, vì lên tiếng chỉ trích chính quyền ĐCSTQ và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã bị khai trừ khỏi đảng. Trước đó, bà đã tuyên bố rằng bà không có ý định cùng hàng ngũ với “bè lũ xã hội đen” ĐCSTQ, và tiết lộ rằng việc thay thế ông Tập Cận Bình đã trở thành đồng thuận chung trong đảng, nhưng dưới sự kiểm soát toàn trị, mọi người trong ĐCSTQ đều tự cảm thấy bất an.

Vào tháng 6 năm nay, một đoạn băng ghi âm bài phát biểu của bà Thái Hà tại buổi họp mặt của “Hồng nhị đại” ở Hoa Kỳ được lan truyền rộng rãi trên mạng. Bà Thái đã mạnh mẽ lên án chế độ ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và chỉ điểm Tập Cận Bình là “trùm băng đảng xã hội đen”, hành vi phá hủy quyền

tự trị của Hồng Kông là “ngu xuẩn đến cực điểm”. Bà Thái Hà hôm qua (17/8) đã bị trường Đảng trung ương ĐCSTQ khai trừ khỏi đảng và hủy đãi ngộ hưu trí đối với bà.

Ngày 17/8, bà Thái Hà thân đang ở Hoa Kỳ, khi tiếp nhận phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho hay, về việc bản thân bị khai trừ khỏi đảng bà không cảm thấy bất ngờ gì cả, bởi chính bà cũng không muốn bản thân mình cùng hàng ngũ với “bè lũ xã hội đen” kia.

Vương Đan – nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã đăng trên Facebook rằng ông ngoại của bà Thái Hà là nguyên lão của ĐCSTQ, và bà là “hồng nhị đại” chính thống. Sự cắt đứt giữa Thái Hà và ĐCSTQ có ý nghĩa tượng trưng, nó tuyệt không chỉ đại biểu cho một cá nhân, mà biểu thị rõ rằng “thế hệ đỏ thứ hai” của ĐCSTQ đã có sự rạn nứt.

Bà Thái Hà nói rằng, bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, bà đã tham gia ký tên yêu cầu tự do ngôn luận. Sau đó, việc ĐCSTQ áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông đã khiến bà rất tức giận. Bà chỉ ra rằng Tập Cận Bình là trùm băng đảng xã hội đen, các vấn đề quan trọng đều do cá nhân ông ta quyết định, “Khi có ý kiến ​​khác nhau được đưa ra, đối với những người giống như tôi vậy, họ có thể bị khai trừ và hủy đãi ngộ hưu trí”. Bà nói, còn về những người khác, chẳng hạn như ông Nhậm Chí Cường, trùm bất động sản tại Trung Quốc bị khai trừ đảng hôm 23/7, chính quyền cáo buộc ông “không nhất trí với Trung ương đảng trong nhiều vấn đề lớn mang tính nguyên tắc”, “đồng lõa với con cái vơ vét tài sản” v.v. Tuy nhiên ngoại giới phổ biến cho rằng ông bị tội vì liên quan đến phát ngôn, và ông là bị “bức hại chính trị”. ĐCSTQ trước nay luôn sử dụng phương pháp này để bịt miệng người khác, không cho họ lên tiếng.

Bà Thái Hà trước đó đã chỉ ra rằng, lối thoát duy nhất cho Trung Quốc chính là thay đổi người lãnh đạo. Bà tiết lộ trong cuộc phỏng vấn rằng việc thay thế ông Tập Cận Bình đã thành lối nghĩ phổ biến trong nội bộ ĐCSTQ.

“Đây là lối nghĩ chung của tất cả mọi người, và lối nghĩ này không phải chỉ hôm nay mới bắt đầu. Từ nửa sau giai đoạn đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, họ sớm đã thảo luận về vấn đề này”. Bà Thái cho biết, việc ông Tập Cận Bình quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 2018 đã đẩy toàn bộ đất nước lùi lại hơn 100 năm.

Về chuyện liệu Tập Cận Bình có thể bị thay thế hay không? Bà Thái cho rằng điều này hiện nay vẫn rất khó nói, bởi ông Tập giám sát mọi người rất chặt. Ngay từ năm 2013, ông Tập Cận Bình đã đưa ra quy định các quan chức không được phép tổ chức các nhóm họp giữa những người bạn cùng lớp cùng làng với nhau, mọi người không được phép tụ tập sau giờ làm việc, ông ta sợ như vậy sẽ tạo cơ hội cho mọi người kéo bè kết phái trong nội bộ đảng với nhau.

Ngoài ra, ĐCSTQ hiện sử dụng công nghệ cao giám sát một cách nghiêm ngặt, không chỉ giám sát Tân Cương và Tây Tạng, mà ngay đến cả các cán bộ cấp trung và cấp cao trong nội bộ đảng viên cũng đều bị giám sát. Bà Thái nói rằng ngày cả chuyện trong nhà riêng của mỗi người cũng đều phải báo cáo lên trên.

Bà cũng đề cập đến “hồng nhị đại” Nhậm Chí Cường, bà tiết lộ rằng kể từ khi ông Nhậm Chí Cường bị bắt, cho đến tận bây giờ vẫn không ai ở bên ngoài nhìn thấy ông ấy, thậm chí các luật sư được thuê bởi gia đình ông Nhậm cũng không nhìn thấy ông ta. Mọi người đều rất lo lắng cho sự an nguy của ông Nhậm.

Tháng 3 năm nay, ông Nhậm Chí Cường đã đăng tải một bài báo chỉ trích ĐCSTQ trong việc xử lý dịch bệnh không đúng cách, trong bài báo ông chỉ trích Tập Cận Bình là “một tên hề xấu dù đã bị lột sạch quần áo cũng muốn trở thành hoàng đế”. Sau đó, ông Nhậm Chí Cường đã bị bắt.

Bà Thái Hà bày tỏ rằng sự mất tích của ông Nhậm Chí Cường được xem như một cảnh báo. “Hiện giờ tất cả bạn bè của tôi đều nói với tôi rằng tuyệt đối không được trở về nước. Trường hợp giống như tôi nếu quay lại Bắc Kinh nhất định sẽ bị bắt giống như ông Nhậm Chí Cường vậy”.

Theo Cheng Fei, NTDTV.com

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-thai-ha-noi-thay-the-tap-can-binh-da-tro-thanh-mot-dong-thuan-trong-noi-bo-dang.html

 

Hội nghị Bắc Đới Hà có thể vẫn đang diễn ra,

giới chức cao tầng Trung Quốc tranh cãi quyết liệt

Vũ Dương

Trung Quốc đang có những dấu hiệu xuống nước trước quốc tế, nhưng nội bộ có lẽ lại đang rất căng thẳng.

Theo nguồn tin từ Reuters ngày 14/8 cho biết, cuộc họp để đánh giá giai đoạn đầu của Hiệp định thương mại Trung-Mỹ dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 15/8 đã bị hoãn lại, bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang cử hành hội nghị Bắc Đới Hà. Vào thời điểm ĐCSTQ đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài, những thông tin liên quan đến đấu đá quyền lực nội bộ ĐCSTQ càng thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, từ sau ngày 31/7, 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ hoàn toàn biến mất, đến ngày 8/8, ông Lật Chiến Thư chủ trì cuộc họp Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Bắc Kinh. Ngày 11/8, các kênh truyền thông lớn của ĐCSTQ đồng loạt đưa tin rằng ông Tập Cận Bình đã có những “chỉ thị quan trọng” trong nỗ lực ngăn chặn lãng phí thực phẩm. Ngoại giới vẫn chưa thể xác nhận được liệu cuộc họp Bắc Đới Hà đã kết thúc hay chưa, chỉ tiêu quan sát chủ yếu là ngoài ông Lật Chiến Thư ra, 6 Ủy ban Thường vụ khác đến nay vẫn chưa xuất hiện trước công chúng.

Theo thường lệ, cuộc họp Bắc Đới Hà thường được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 và kéo dài khoảng hai tuần với sự tham dự của các quan chức cấp cao hiện nhiệm và tiền nhiệm của ĐCSTQ. Hội nghị bí mật này trước nay đều đi kèm với truyền thống đấu đá quyền lực.

Ngoại giới cho rằng dưới tình hình quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi nhanh chóng như hiện nay, ĐCSTQ đã sử dụng cuộc họp ở Bắc Đới Hà như một cái cớ để hoãn hội nghị video với bên Mỹ. Điều này có thể cho thấy rằng các giới chức cao tầng của ĐCSTQ đang tranh luận không ngừng về nhiều vấn đề.

Hiện tại, ĐCSTQ đang bốn bề nguy khốn, chế độ này đang phải đối mặt với những rắc rối cả trong lẫn ngoài nước. Một mặt là đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát trở lại, lũ lụt tàn phá miền Bắc và miền Nam của Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đứng trước bờ vực sụp đổ, ĐCSTQ áp đặt “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông đã kích hoạt các lệnh trừng phạt quốc tế, khiến mối quan hệ với Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979 đến nay. Hoa Kỳ bắt đầu kêu gọi các đồng minh của mình cùng đứng lên bao vây tiêu diệt ĐCSTQ. Gần đây, Hoa Kỳ đã cho đóng cửa lãnh sự quán ĐCSTQ ở Houston, chế tài 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông; cấm TikTok và WeChat; loại trừ các công ty Trung Quốc can thiệp vào mạng lưới của Hoa Kỳ; và chỉ định “Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ” là sứ đoàn ngoại giao của ĐCSTQ. Ngoài ra, quan hệ Trung-Ấn tiếp tục căng thẳng, tranh chấp ở biển Đông leo thang dẫn đến những xu thế khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Trong bối cảnh quốc tế bao vây, chính phủ Trung Quốc gần đây đã nhiều lần đề cập đến “tuần hoàn nội địa” của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù có tin tức rằng cuộc họp Bắc Đới Hà chưa kết thúc, nhưng kết quả liên quan đến cuộc họp đã lọt ra bên ngoài. Nó cũng có thể cho thấy rằng giới chức cao tầng ĐCSTQ đang xem xét lại chính sách ngoại giao “mô thức sói chiến” trước đó.

Đài Á Châu Tự Do ngày 10/8 cho hay, trong thời gian diễn ra cuộc họp tại Bắc Đới Hà lần này, các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ chủ yếu thảo luận về tình hình kinh tế trong nước và sự phát triển của mối quan hệ Trung – Mỹ. Các quan chức cấp cao cho rằng hàn gắn quan hệ Trung – Mỹ là chìa khóa thành công trong các chính sách ngoại giao của Trung Quốc: “Quyết định cuối cùng của Hội nghị Bắc Đới Hà là chắc chắn một cách rõ ràng, duy trì tốt quan hệ với Mỹ và đưa quan hệ Trung – Mỹ về lại quỹ đạo”.

Ngày 12/8, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin từ nhân sĩ thạo tin cho hay, hiện tại cả Trung Quốc và Mỹ đều tăng cường hoạt động ở vùng biển tranh chấp, điều này làm tăng nguy cơ nổ súng giữa hai bên. Nhưng Bắc Kinh không muốn khiến cục diện căng thẳng leo thang. Tập Cận Bình đã hạ lệnh cho quân đội “không được nổ súng trước”.

Cùng ngày 12/8, trên Twitter mạng xã hội bên ngoài Trung Quốc lan truyền chính sách “ba mềm mỏng ba cứng rắn” của Bắc Kinh đưa ra: mềm mỏng với Hoa Kỳ, mềm mỏng với các nước phương Tây, mềm mỏng trong hành động; cứng rắn với tình thế trong nước, cứng rắn với Hồng Kông, cứng rắn trong việc tuyên truyền. Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là khom lưng với nước ngoài và gia tăng đàn áp trong nước.

Liệu có những thay đổi trong nhân sự cấp cao của ĐCSTQ hay không, đây là điều đang được ngoại giới quan tâm theo dõi. Trước khi cuộc họp Bắc Đới Hà diễn ra, trên mạng có lan truyền rằng các nguyên lão muốn ép Tập thoái vị và đưa ông Lý Khắc Cường ngồi vào vị trí lãnh đạo, và chỉ định ông Hồ Xuân Hoa sẽ là Tổng Bí thư kế nhiệm, nhưng dưới tình hình chính trị khép kín của ĐCSTQ, đây vẫn chỉ là những tin đồn chưa qua chứng thực.

Theo Yuan Ming Qing, SOH

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoi-nghi-bac-doi-ha-co-the-van-dang-dien-ra-gioi-chuc-cao-tang-trung-quoc-tranh-cai-quyet-liet.html

 

Về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của TQ

Những năm gần đây, ngành công nghiệp Hàng không Quân sự của Trung Quốc đã có tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng sản xuất các loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 và từng bước cạnh tranh xuất khẩu với Nga, Mỹ trên thị trường vũ khí toàn cầu. Để có được kết quả đó, nước này đã và đang thực hiện các chiến lược dài hạn, nhằm phát triển các dòng máy bay tiêm kích thế hệ mới.

Đổi mới tư duy chiến lược phát triển máy bay tiêm kích

Với quyết tâm sản xuất được những máy bay chiến đấu tầm cỡ thế giới, năm 1999, Trung Quốc quyết định tổ chức lại ngành công nghiệp Hàng không, thành lập hai tập đoàn với lực lượng kỹ sư hàng không hùng hậu lên tới 440 nghìn người. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc số 01 được giao nhiệm vụ phát triển máy bay cỡ lớn và máy bay quân sự; Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc số 02 phát triển máy bay huấn luyện và máy bay trực thăng. Tuy nhiên, cả hai tập đoàn này đều trở thành những tổ chức quan liêu, bao cấp. Kết quả là quá trình cải tổ này bị thất bại.

Rút ra bài học sâu sắc từ thất bại đó, lần cải tổ tiếp theo năm 2009 đã thay đổi ngành công nghiệp Hàng không Quân sự Trung Quốc. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc được thành lập với lực lượng lao động 420.000 người và 100 công ty liên quan tới Hàng không Quân sự và thương mại. Tập đoàn này đã có những bước đi đột phá, chứng minh khả năng tự lực cũng như khởi động tinh thần đổi mới bằng cách nhập khẩu máy công cụ, thiết bị điện tử và các trang bị công nghệ hiện đại để sản xuất máy bay cho cả mục đích quân sự và dân sự; tăng tốc khả năng sản xuất thông qua các chương trình nghiên cứu và phát triển trong nước. Những tư duy đổi mới của chính phủ Trung Quốc hướng tới mục tiêu tăng cường sự hiện diện trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường độc quyền của Nga và phương Tây, để cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước khả năng tiếp cận lớn hơn tới các công nghệ lưỡng dụng. Đồng thời, cũng hình thành quỹ hỗ trợ bổ sung nhằm tạo nguồn cho các nghiên cứu và phát triển máy bay tiêm kích thế hệ mới.

Một đặc điểm đáng chú ý của công nghiệp Hàng không Trung Quốc là sự hợp tác gần gũi giữa hàng không dân sự và quân sự. Tiềm năng thúc đẩy tiến bộ trong thương mại đã tiếp động lực phát triển trong lĩnh vực quân sự. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã hưởng lợi từ quá trình tích hợp với nền kinh tế dân sự phát triển mở rộng nhanh chóng cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong tiếp cận với công nghệ của nước ngoài. Tiến bộ trong lĩnh vực quốc phòng dường như được kết nối bền chặt thông qua kinh tế dân sự và chuỗi nghiên cứu phát triển, sản xuất toàn cầu. Điển hình như việc Trung Quốc phát triển được vật liệu composite để làm khung, thân máy bay tiêm kích J-10 thông qua hợp tác sản xuất thiết bị máy bay cho các hãng Airbus và Boeing. Khả năng chế tạo khung và vỏ máy bay cỡ lớn bằng vật liệu composite đủ độ cứng, vững đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng lực sản xuất theo thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 cũng như các máy bay vận tải quân sự hiện đại. Bên cạnh đó, một số cơ chế tài chính khởi xướng bởi Chính phủ cho phép các công ty sở hữu nhà nước được tiếp cận nguồn lực từ các công ty khác, vốn nội lực và đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất. Theo các chuyên gia quân sự, chính những thay đổi này đã giúp ngành công nghiệp Hàng không Quân sự của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hiện nay, Trung Quốc đã từng bước xuất khẩu máy bay tiêm kích cho một số quốc gia, như: Pakistan, Mianma, Nigieria và Campuchia.

Chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ 4 hướng tới thế hệ 5 và 6

Nhìn lại quá khứ, chương trình phát triển dòng máy bay tiêm kích thế hệ 4 J-10 của Công ty Công nghiệp Hàng không Thành Đô được coi là dự án máy bay tiêm kích nội địa quan trọng nhất của Trung Quốc trong hai thập kỷ vừa qua. Việc chuyển giao máy bay tiêm kích J-10A được tiến hành liên tục trong 10 năm, kéo dài tới năm 2013 thì kết thúc, khi xuất hiện phiên bản mới J-10B với khung thân máy bay cứng, vững hơn, thiết kế lại cửa hút nhằm giảm khối lượng và khả năng bị phát hiện, cũng như sử dụng động cơ công suất lớn hơn AL-F31FN Series 3 do Nga sản xuất. Phiên bản mới nhất là J-10C thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2013, được trang bị radar mảng pha, quét điện tử chủ động mới, thiết bị điện tử hàng không cải tiến với đường truyền dữ liệu mới cho tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15 và tăng cường sử dụng vật liệu composite trên khung thân máy bay, đưa vào trang bị tháng 4/2018. Tiếp sau đó, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đã triển khai chương trình phát triển máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hai động cơ J-11B thông qua công nghệ thiết kế ngược khung

thân máy bay tiêm kích Su-27 của Nga. Máy bay tiêm kích J-16 được phát triển dựa trên mẫu J-11BS có nhiều tính năng giống Su-30MK của Nga với những nâng cấp đặc biệt về hệ thống điện, radar mảng pha điện tử và hệ thống theo dõi tia hồng ngoại.

Rất khó có thể tin rằng, công nghiệp Hàng không Quân sự của Trung Quốc đã tiến bộ từ chỗ chỉ sản xuất “sao chép” máy bay tiêm kích thế hệ 3 và 4 của Liên Xô/Nga theo phương pháp thiết kế ngược, lại trở thành một trong ba quốc gia đủ khả năng phát triển và sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ 5, với hai dòng máy bay hoàn chỉnh là J-20 và J-31. Trong đó, tiêm kích J-20 là đối thủ trực tiếp của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 là F-22A của Mỹ. Đội hình bay gồm 05 máy bay tiêm kích tàng hình J-20 trên bầu trời Bắc Kinh trong lễ diễu binh Kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh Trung Quốc 01/10/2019, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển máy bay tiêm kích của quốc gia này. Trung Quốc dự kiến chế tạo 300 máy bay J-20 trong thập kỷ tới và tốc độ sản xuất tăng lên để tương ứng với số lượng máy bay F-35 của Mỹ trong khu vực và cũng để đối phó với việc triển khai máy bay F-22 của Mỹ tới Nhật Bản trong những năm gần đây.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5, J-31 có kích thước và khối lượng tương đương như F-35 đang được Trung Quốc phát triển chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Chương trình tiến triển tương đối chậm chủ yếu là do những vấn đề kỹ thuật và tài chính. Máy bay này sử dụng hai động cơ tua bin phản lực RD-93 của Nga, dự kiến sẽ thay thế bằng động cơ WS-13E do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Mặc dù tuyên bố phát triển cho mục tiêu xuất khẩu, nhưng khả năng J-31 sẽ được đưa vào trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc. Cuối năm 2019, mẫu trình diễn thứ hai của J-31 được công khai lần đầu tiên và có thể là tín hiệu nhằm đưa vào trang bị cuối năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển một mẫu máy bay tiêm kích thế hệ 6. Theo các báo cáo xuất hiện cuối năm 2019 cho rằng, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương chịu trách nhiệm phát triển máy bay tiêm kích này. Chương trình được khởi động từ năm 2018 với sự hợp tác của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc. Máy bay tiêm kích thế hệ 6 hiển nhiên sẽ có khả năng tàng hình cao hơn và tăng cường sử dụng vật liệu composite, dự kiến năm 2035 đưa vào trang bị cho lực lượng không quân Trung Quốc.

Giải pháp cho bài toán phát triển động cơ hàng không quân sự

Điểm yếu cơ bản của công nghiệp Hàng không Quân sự Trung Quốc vẫn là lĩnh vực động cơ hàng không. Hiện nay, Trung Quốc không có khả năng tự sản xuất động cơ tua bin phản lực tính năng cao, tin cậy để bảo đảm cho sự phát triển máy bay hiện tại và tương lai. Chuyến bay đầu tiên năm 1998 của máy bay tiêm kích J-10 được coi là đã bị trì hoãn gần 02 năm, lý do chủ yếu là do phải tiến hành cải tiến để lắp động cơ AL-31FN do Nga sản xuất thay vì sử dụng động cơ WS-10 sản xuất tại Trung Quốc như kế hoạch ban đầu.

Mặc dù vẫn còn phải phụ thuộc vào động cơ của Nga trong tương lai gần, song những nỗ lực của Trung Quốc để đạt được tiến bộ trong công nghệ động cơ phản lực nội địa ngày càng tăng lên. Đáng chú ý nhất là việc thành lập Công ty động cơ hàng không Trung Quốc để giải quyết những hạn chế về khả năng phát triển và sản xuất nội địa động cơ hàng không quân sự. Công ty này được thành lập trên cơ sở sáp nhập một loạt các công ty, gồm: Công ty khoa học và công nghệ hàng không, Công ty động cơ và hàng không Lật Dương, Công ty sản xuất động cơ hàng không Liming, với đội ngũ lao động xấp xỉ 96.000 người. Công ty này đã thành lập một Viện nghiên cứu động cơ hàng không vào tháng 12/2016, đặt tại Thủ đô Bắc Kinh nhằm tăng tốc độ phát triển động cơ hàng không trong nước và những công nghệ liên quan.

Đầu năm 2019, Công ty chính thức công bố tìm kiếm đối tác phát triển, chế tạo và bảo đảm cho các tổ hợp động cơ máy bay thông qua đặt hàng sản xuất thiết bị từ các doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Bước đi này cùng với mong muốn của Chính phủ Trung Quốc mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước để sản xuất động cơ hàng không thương mại và quân sự. Những kế hoạch tiếp theo đang được tiến hành để tích hợp lĩnh vực tư nhân sâu hơn vào chuỗi cung cấp và tiếp cận phát triển động cơ hàng không, nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục giữ vững quá trình quản lý, tăng tính chủ động chuỗi cung ứng nội địa và tích hợp các nguồn lực quân sự và dân sự, cung cấp cho Quân đội Trung Quốc những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Tương tự như các cường quốc công nghiệp quân sự khác, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp Hàng không Quân sự nói chung, máy bay tiêm kích nói riêng là tự chủ trong nghiên cứu, phát triển và chế tạo. Tiếp theo sẽ là cạnh tranh để giành thị trường xuất khẩu vũ khí với Nga và Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/36415-ve-chuong-trinh-phat-trien-may-bay-tiem-kich-cua-tq.html

 

Trung Quốc xuất hiện ‘tuyết tháng 6’ lần thứ 7

 giữa thời điểm mưa lũ lại bất thường

Vũ Dương

Gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, cả sông Trường Giang và sông Hoàng Hà đều xuất hiện lũ lụt, thảm họa không ngớt, mới đây tỉnh Thanh Hải lại có tuyết rơi ngay giữa tháng Sáu âm lịch.

Tiếp theo trận bão tuyết vào tháng Sáu âm lịch ở Bắc Kinh, hôm qua (17/8), tức 28/6 âm lịch, trang “Tin tức Bắc Kinh” đưa tin, tại huyện Trạch Khố, huyện có diện tích lớn thứ hai của châu tự trị dân tộc Tạng Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc bất ngờ có tuyết rơi. Đoạn video cho thấy ở vùng núi cao và đồng cỏ phía xa tuyết rơi trắng xóa cả một vùng. Các nhân viên của cục khí tượng huyện này cho biết rằng, những năm trước trong khoảng thời gian này chưa bao giờ thấy có tuyết rơi. Thời gian tuyết rơi lần này cũng khá ngắn. Cư dân địa phương cho biết, nhiều người phải khoác áo choàng Tây Tạng bằng nhung để tránh rét.

Ngoài huyện Trạch Khố ra, nhiều video đăng tải trên mạng cho thấy, ngày 16/8, huyện Kỳ Liên nằm ở phía bắc huyện Trạch Khố cũng có tuyết rơi. Được biết, dãy núi Kỳ Liên Sơn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thanh Hải và biên giới phía tây của tỉnh Cam Túc.

Video trên mạng cho thấy, ngày 16/8, tuyết rơi tại “miệng núi Nga Bác Lĩnh”, nơi cao nhất của thị trấn Nga Bác Lĩnh, huyện Kỳ Liên, Châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải.

Cùng ngày (16/8), tại thị trấn Nga Bảo, huyện Kỳ Liên, Châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải cũng có tuyết rơi.

Về điều này, cư dân mạng bày tỏ: “Hôm nay là ngày 16/8/2020, tức ngày 27/6 năm Canh Tý. Đây là trận tuyết tháng Sáu lần thứ 7 trong năm Canh Tý đã được biết! Thiên tượng dị thường, thảm họa lần lượt xuất hiện, rốt cuộc đang ám chỉ điều gì? Có bao nhiêu người vẫn còn đang say ngủ?”

Còn cư dân mạng khác nói: “Tuyết tháng Sáu, thiên cổ kỳ oan, thiên tượng dị thường, Trung Cộng diệt vong. Có quá nhiều oan khuất trên đất nước này! Có quá nhiều hồn ma trên thế giới đang tìm đến ĐCSTQ đòi mạng”.

Trước đó, ngày 28/7/2020, tại quận Đông Thành, Bắc Kinh có tuyết rơi, cư dân mạng cho rằng hôm đó là ngày mùng 8/6 năm Canh Tý, tuyết rơi tháng Sáu, có oan tình lớn. Ngày 26/7, cũng có cư dân mạng nói rằng ở quận Môn Đầu Câu, Bắc Kinh có tuyết rơi.

Thật trùng hợp, ngày 20/7/1999 cũng là ngày mùng 8/6 âm lịch, ngày hôm đó ĐCSTQ đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Tạ Điền, ​​một giáo sư tại trường đại học công lập ở Aiken, Nam Carolina, Hoa Kỳ, đã đăng dòng trạng thái trên Twitter của mình: “Mọi người đều biết ‘oan Đậu Nga’, Đậu Nga khi bị xử oan đã chỉ tay lên trời thề, kết quả trời giáng tuyết giữa tháng 6. Ngày nay kỳ oan lớn nhất là gì? Có ai đã từng nghĩ chưa? Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, độc ác hơn nữa ĐCSTQ đã tiến hành mổ cướp nội tạng từ những người còn sống, tạo ra thiên cổ kỳ oan! Ngày 20/7/1999 của 21 năm trước, cũng là ngày 8/6 âm lịch! Có phải trùng hợp không? Ông trời đang thương khóc, cảnh báo con người thế gian. Hãy mau chóng thoái xuất khỏi cái đảng tà ác đó và tự cứu lấy mình! Trời diệt ĐCSTQ chỉ là vấn đề thời gian thôi!”

Khi đó, cư dân mạng khác lại bày tỏ rằng: “Theo cách tính thời gian của người xưa là tháng Sáu, tháng Sáu có tuyết rơi ắt phải có kỳ oan”.

“Tuyết rơi tháng Sáu, theo cách nói của tổ tiên thi oan khuất này không phải nhỏ”.

“Tháng Sáu âm lịch… … Đây đúng thật là tuyết tháng Sáu mà!”

“Thời kỳ cuối của nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh cũng không thấy nhiều chuyện kỳ ​​quái xuất hiện cùng lúc như vậy. Dị tượng này báo hiệu điều gì?”

Theo Gao Jing, Epochtimes

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-xuat-hien-tuyet-thang-6-lan-thu-7-giua-thoi-diem-mua-lu-lai-bat-thuong.html

 

[Video]: Tuyết rơi tháng 8! Vùng Cam Nam,

tỉnh Cam Túc bước vào mùa đông ngay giữa mùa hè

Vũ Dương

Đàn bò Tây Tạng sẽ mất đi nguồn sống.

Dị tượng lại xuất hiện. Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc vào ngày 17/8 đột nhiên trời đổ tuyết lớn. Đồng cỏ trong chốc lát phủ dầy tuyết trắng, khu vực nhanh chóng bước vào mùa đông. Vật nuôi có thể rất khó chịu đựng cái lạnh đột ngột kéo đến này.

Đoạn video được người dùng Twitter đăng tải cho thấy vùng Cam Nam bất ngờ trải qua một trận tuyết rơi dày đặc giữa tháng 8. Một màu trắng xóa phủ lên những ngọn núi, những ngôi nhà. Tuyết rơi ảnh hưởng lớn đến sự sống của những cánh đồng cỏ vốn đang trong thời điểm sinh trưởng mạnh mẽ, vốn là nguồn thức ăn chính của đàn bò Tây Tạng nơi đây.

Theo đài khí tượng địa phương, do ảnh hưởng của không khí lạnh và không khí ấm và ẩm Tây Nam, từ đêm 16/8 đến ngày 17/8, vùng Cam Nam, Cam Túc đã xảy ra mưa trên diện rộng, trong đó huyện Lục Khúc, Mã Khúc có tuyết rơi.

Trong khi đó, ở Huyện Văn, thành phố Lũng Nam cũng thuộc tỉnh Cam Túc bị lũ quét tấn công. Một cảnh quay cho thấy khu vực chìm trong biển nước.

Trong video này, có tiếng người nói hốt hoảng:

“Chạy mau đi!”

“Mau chạy thoát thân đi!”…

Và: “Ông trời ơi! Chuyện này là sao vậy?”

“Xe cộ đều bị cuốn trôi cả”

“Chạy mau!”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-tuyet-roi-thang-8-vung-cam-nam-tinh-cam-tuc-buoc-vao-mua-dong-ngay-giua-mua-he.html

 

[Video]: Lũ quét tấn công,

người Trung Quốc hò nhau chạy thoát thân

Vũ Dương

Lũ quét tấn công thành phố Lũng Nam, Trung Quốc, người dân vừa chạy vừa khóc vừa hét lớn: “Thảm họa thật kinh tâm động phách!”

Trang Aboluowang đưa tin ngày 17/8, một trận lũ quét nghiêm trọng do mưa lớn gây nên bất ngờ đổ dồn về huyện Văn, thành phố Lũng Nam, tỉnh Cam Túc. Lũ quét mau chóng nhấn chìm đường sá, xe cộ trong nháy mắt bị cuốn trôi. Cư dân vừa chạy thục mạng vừa khóc vừa hét lớn: “Mau chạy đi, mau lên! Tình cảnh thảm họa quả thật khiến người ta không khỏi kinh tâm động phách!”

Đoạn video người dùng Twitter đăng tải ngày 17/8 cho thấy một cây cầu bị nước lũ đánh sập. Nước sông tràn qua con đập chảy vào huyện thành, những ngôi nhà ở vùng trũng gần như bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nước bùn, nhiều người dân mắc kẹt trên mái nhà.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, lũ lớn mang theo lượng lớn đất đá đổ vào sông Bạch Thủy tạo thành hồ rào chắn khoảng 800m và rộng 300m chặn khu vực lại, khiến nước không lưu thông được làm cho mực nước sông Bạch Thủy dâng cao nhanh chóng và chảy ngược vào làng Thủy Ma Câu nằm ở vùng đất trũng gần đó, gây ra thảm họa lũ lụt nghiêm trọng. Ngoài những người vẫn mắc kẹt trên mái nhà, hơn 1.300 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Một đoạn video khác được quay từ trên cao, người ta nghe thấy xen giữa tiếng người lớn là tiếng trẻ em thất thanh trước cảnh tượng dòng nước đục ngầu không rõ từ đâu ộc ra cuốn trôi cả ô tô. Khu vực phía dưới ngập nước đến nỗi không phân biệt được đâu là đường đâu là sông. Cảnh quay ngay sau đó cho thấy ở hướng khác một dòng nước đen ngòm cuồn cuộn đổ xuống khiến cả khu vực xám xịt, quang cảnh hoang tàn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-lu-quet-tan-cong-nguoi-trung-quoc-ho-nhau-chay-thoat-than.html

 

Thủ Hiến Úc xin lỗi về sự kiện du thuyền

sau khi COVID-19 gia tăng đột biến

Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Hai (17/8), lãnh đạo tiểu bang New South Wales (NSW) của Úc xin lỗi vì không ngăn được những người nhiễm coronavirus mới rời du thuyền ở Sydney vào tháng 3, gây ra đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Úc vào thời điểm đó.

Lời xin lỗi từ Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian vì việc chính phủ của bà giải quyết không tốt đợt bùng phát trên tàu Ruby Princess được đưa ra khi số người thiệt mạng do đợt lây nhiễm thứ hai ở tiểu bang Victoria đạt kỷ lục 25 người.

Úc báo cáo 23,500 ca nhiễm COVID-19 và 421 trường hợp tử vong, ít hơn nhiều so với nhiều quốc gia phát triển khác, nhưng những sai lầm trong cách giải quyết tàu Ruby Princess và có thể là cả với việc cách ly khách sạn ở Victoria gây thiệt hại lớn.

Một cuộc điều tra công khai về đợt bùng phát Ruby Princess vào tuần trước kết luận rằng các viên chức y tế NSW mắc sai lầm “không thể bào chữa”, khi cho phép khoảng 2,700 hành khách, 120 người trong số họ cảm thấy không khỏe, rời khỏi con tàu thuộc sở hữu của Carnival Corp vào ngày 19 tháng 3.

Cuộc điều tra cho thấy 914 ca lây nhiễm có thể bắt nguồn từ Ruby Princess, chủ yếu là trong số các hành khách. Vụ bùng phát này khiến 28 người thiệt mạng. Bà Berejiklian đặc biệt xin lỗi 62 người bị nhiễm virus từ một hành khách.

Cuộc điều tra do chính phủ của bà Berejiklian ủy quyền cho thấy các viên chức y tế NSW không bảo đảm cho con tàu biết về việc tăng cường kiểm tra virus hoặc bảo đảm rằng những hành khách bị bệnh được cách ly trong cabin của họ.

https://www.sbtn.tv/thu-hien-uc-xin-loi-ve-su-kien-du-thuyen-sau-khi-covid-19-gia-tang-dot-bien/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.