Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông lên UN. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.
Hải quân Indonesia đang tiến hành cuộc tập trận lớn tại khu vực Biển Java và Biển Đông, nơi căng thẳng giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng gần đây.
Đợt diễn tập giữa hải quân ba nước như vừa nêu tại khu vực Biển Philippines diễn ra từ ngày 19 tháng 7 và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng 7. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 mà RFA có được cho thấy có ít nhất 8 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Theo Forbes, các chiến đấu cơ này đã được điều ra Hoàng Sa từ ngày 15/7.
“Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan đang hoạt động trên Biển Đông, nơi được luật pháp quốc tế cho phép, nhằm củng cố cam kết của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở…”
Phía Hoa Kỳ cho rằng những tuyên bố phi pháp tại Biển Đông đe dọa quyền tự do trên biển, trong đó có các quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do giao thương không bị gián đoạn, và quyền tự do về các cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.
Bắc Kinh hôm 14/7 lên tiếng cáo bộc Hoa Kỳ gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xung quanh vấn đề Biển Đông, đồng thời khẳng định Trung Quốc không bao giờ muốn biến mình thành một “đế quốc trên biển”.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo vào ngày 13 tháng 7 ra tuyên bố về lập trường của Washington đối với những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tàu chiến của Nhật Bản và Mỹ vừa có cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào ngày 7 tháng 7 theo thông báo của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), vào khi đang có những căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Philippines đang tìm kiếm 14 người mất tích trên biển sau khi tàu cá của họ bị một tàu hàng của Hong Kong đâm phải vào sáng sớm ngày 28/6 vừa qua ngoài khơi tỉnh Mindoro, phía tây nam Manila khiến tàu bị lật.
Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hải quân Hoa Kỳ cùng hai tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào ngày 23 tháng 6 đã tiến hành cuộc huấn luyện chung tại Biển Đông.
Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia Trung Quốc dự kiến sẽ công bố một báo cáo vào ngày 23/6 tới liên quan đến sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông, cảnh báo về xung đột giữa hai nước do nguy cơ đụng độ quân sự gia tăng.
Tàu tác chiến cận bờ của hải quân Mỹ USS Gabrielle Giffords thực hiện hoạt động tuần tra ở Biển Đông vào ngày 16 tháng 6 năm 2020.
Ba tàu sân bay Mỹ đồng loạt đến Thái Bình Dương, sau thời gian phong tỏa kéo dài vì dịch Covid-19.
0 comments