Tin khắp nơi – 25/07/2020
Saturday, July 25, 2020
8:04:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Sau lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc, Tổng thống Trump còn những ‘chiêu’ nào? – Minh Thanh
Hoa Kỳ yêu cầu Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston phải đóng cửa trong vòng 72 giờ, sau đó lãnh sự quán này đã đốt các tài liệu mật, xe cứu hỏa và cảnh sát đã có mặt tại hiện trường. Vụ việc đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio đã viết trên Twitter rằng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là một “cơ quan ngoại giao”, “đó là nút trung tâm của mạng lưới gián điệp và có ảnh hưởng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hoa Kỳ. Lãnh sự quán này bị buộc phải đóng cửa, gián điệp của ĐCSTQ phải rời đi trong vòng 72 giờ, nếu không sẽ bị bắt giữ”, “đúng là phải làm như thế này”.
Việc ĐCSTQ sử dụng Lãnh sự quán để tiến hành hoạt động gián điệp không còn là bí mật gì nữa và FBI chắc hẳn vẫn luôn theo dõi sát. Hiện tại, Hoa Kỳ đã thay đổi hoàn toàn các quy tắc của trò chơi và trực tiếp yêu cầu loại bỏ Lãnh sự quán này. Hành động mạnh tay này không khỏi khiến người ta tự hỏi liệu Tổng thống Trump sẽ còn bao nhiêu ‘chiêu’ nữa.
Có phải là Tổng thống Trump trực tiếp ban lệnh?
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi đã chỉ thị đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ. Hoa Kỳ sẽ không dung thứ cho ĐCSTQ vì đã vi phạm chủ quyền và đe dọa người dân Mỹ của chúng tôi. Cũng giống như việc chúng tôi sẽ không tha thứ cho các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, trộm cắp việc làm của Mỹ và các hành vi xấu khác”.
Vào thời điểm này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đang ở Châu Âu, thái độ của ông càng sâu xa hơn: “Tổng thống Trump đã nói rằng đủ rồi, chúng tôi sẽ không cho phép điều này tiếp tục xảy ra”, “Chúng tôi nói rõ với ĐCSTQ là cần làm thế nào. Nếu họ không làm theo, chúng tôi sẽ có hành động để bảo vệ người dân Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ nền kinh tế và việc làm của chúng tôi. Đó là hành động mà Tổng thống Trump lựa chọn, chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm vào ĐCSTQ”.
Ông Pompeo không có thẩm quyền đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc và đương nhiên, việc này cần có sự chấp thuận của Tổng thống Trump. Ông Pompeo vẫn còn ở châu Âu, vì vậy một động thái mạnh mẽ như vậy phải là do Tổng thống Trump trực tiếp ra lệnh.
Ông Pompeo cũng nói rõ rằng ông đã cảnh báo ĐCSTQ, nhưng dường như ĐCSTQ sẽ không lắng nghe, vì vậy Tổng thống Trump đã ra lệnh rồi. Theo phong cách thông thường của Tổng thống Trump, đây không phải là một ý tưởng bất chợt, mà đã được lên kế hoạch từ sớm.
Rốt cuộc Tổng thống Trump có kế hoạch như thế nào?
Trong vài tháng qua, Tổng thống Trump đã liên tục nhấn mạnh tác hại mà virus Corona Vũ Hán gây ra cho Hoa Kỳ và nhiều lần lên án ĐCSTQ vì che giấu thông tin dịch bệnh mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vào ngày 29/5, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu về quan hệ Mỹ – Trung, cảnh báo ĐCSTQ nếu cố chấp thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia ở Hong Kong, ông sẽ bãi bỏ vị thế đặc biệt của Hong Kong và ngụ ý rằng các khoản nợ cũ và nợ mới sẽ cùng tính hết.
Thời gian vừa qua, hầu như cả thế giới đang theo dõi những gì Tổng thống Trump sẽ làm. Ông ngày càng có nhiều hành động chống lại ĐCSTQ và tần suất cũng liên tục hơn. Động thái mới nhất là yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, đây có thể được coi là một “đòn mạnh”.
Trong mắt mọi người, Tổng thống Trump vẫn như một bí ẩn không đoán trước được. Có người từng nghĩ rằng ông chỉ “phô trương thanh thế”, nhưng bây giờ chắc hẳn không ai nghĩ như vậy. Hai nguyên thủ quốc gia của hai cường quốc đã cắt đứt kênh liên lạc và Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ – ông Thôi Thiên Khải, cũng xác nhận rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc thậm chí không có đối thoại. Đây không phải là sự việc hiếm thấy sao?
Mọi người đều háo hức muốn biết Tổng thống Trump nghĩ gì và ông sẽ có kế hoạch gì?
Đương nhiên, Tổng thống Trump có kế hoạch lớn để chống lại ĐCSTQ, nhưng ông sẽ không dễ dàng tiết lộ nó. Người Trung Quốc có câu rằng “biết địch biết ta”, ông Trump có thể không muốn đối thủ của mình đoán được. Ông cố tình để cho ĐCSTQ không thể phán đoán được, trong sợ hãi mà phản ứng bị động và liên tục phạm sai lầm. Kế hoạch của Tổng thống Trump sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Tổng thống Trump nắm trong tay bao nhiêu sự lựa chọn?
Tổng thống Trump luôn nói rằng, ông hy vọng rằng mình càng có nhiều lựa chọn càng tốt. Đây là thói quen của ông trong nhiều năm, và bây giờ nó càng phù hợp hơn khi sử dụng để đối phó với ĐCSTQ. Ông đã cân nhắc các lựa chọn khác nhau và chọn thời cơ tốt nhất, còn ĐCSTQ thì lại ngày càng rối.
Vậy Tổng thống Trump có những lựa chọn nào?
Đầu tiên là lựa chọn ngoại giao
Tổng thống Trump mới đây đã sử dụng một quân cờ ngoại giao rất mạnh. Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Houston vẫn luôn nằm dưới sự giám sát của FBI và đương nhiên nó đã trở thành quân cờ đầu tiên. Có lẽ ông Trump cho rằng đây là thời điểm nâng cấp các đòn phản kích trên bàn cờ ngoại giao.
Hoa Kỳ đã hạn chế thị thực đối với các thành viên trong quân đội của ĐCSTQ, bao gồm cả các quan chức ĐCSTQ đã bị trừng phạt, các kênh truyền thông của ĐCSTQ cũng được đưa vào diện các phái đoàn nước ngoài bị quản lý. Hoa Kỳ vẫn đang thảo luận về các hạn chế thị thực đối với các đảng viên ĐCSTQ. Những điều này đều liên quan tới các biện pháp ngoại giao.
Nếu ĐCSTQ trả đũa, Hoa Kỳ cũng có thể lựa chọn trục xuất thêm nhiều quan chức ngoại giao của ĐCSTQ. Hiện tại, ĐCSTQ có Đại sứ quán ở Washington D.C. và các Lãnh sự quán ở New York, Chicago, San Francisco và Los Angeles. Tổng thống Trump đã tuyên bố bằng các nơi này cũng “có thể bị đóng cửa bất kỳ lúc nào”.
Các gián điệp và người đưa tin của chính phủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, bao gồm các tổ chức và cá nhân thân ĐCSTQ, mà FBI đang nắm giữ chứng cứ, có thể sẽ bị bắt. Những người không có bằng chứng rõ ràng có thể bị trục xuất.
Hoa Kỳ cũng có thể chủ động rút các Lãnh sự quán khỏi Trung Quốc, giảm hoạt động kinh doanh và dần dần “tách rời”. Hoa Kỳ có Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Tổng Lãnh sự quán ở Thành Đô, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Dương và Vũ Hán, và Tổng lãnh sự quán ở Hong Kong và Macau.
Tình huống tồi tệ nhất là Hoa Kỳ có thể rút Đại sứ quán Mỹ khỏi Bắc Kinh, đồng thời trục xuất nhân viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, tương đương với việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Lựa chọn ngoại giao cũng bao gồm việc đoàn kết các nước đồng minh để chống lại ĐCSTQ. Hiện tại, ông Pompeo đang tập hợp các đồng minh ở châu Âu. Hoa Kỳ cũng đã tập hợp các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai là lựa chọn chế tài kinh tế
Mới đây nhất, Hoa Kỳ đã công bố danh sách nhóm các công ty Trung Quốc bị chế tài thứ ba, cũng như các hạn chế về xuất nhập khẩu công nghệ đối với Huawei, ZTE… Hiện tại, những hạn chế này cũng áp dụng cho cả Hong Kong. Những hành động này đều nằm trong phạm vi trừng phạt kinh tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ có thể sẽ công bố nhiều hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Việc tịch thu tài sản cá nhân của các quan chức ĐCSTQ hay cấm TikTok và WeChat ở Hoa Kỳ cũng là những cách chế tài kinh tế.
Trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mức thuế cao vẫn đang được duy trì đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này khiến chuỗi cung ứng ở Trung Quốc phải liên tiếp di dời sang
các nước khác. Trong trường hợp xấu nhất, Tổng thống Trump cũng có thể ra lệnh cho tất cả các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc thậm chí cấm nhập khẩu một số sản phẩm Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng áp đặt các hạn chế tài chính đối với các công ty của ĐCSTQ. Các công ty của ĐCSTQ trên thị trường Hoa Kỳ đang bị thẩm tra và một số công ty đã chủ động hủy bỏ niêm yết. Hoa Kỳ cũng đã cấm các quỹ hưu trí đầu tư vào các công ty Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng có thể thực thi nhiều biện pháp trừng phạt tài chính hơn, ví như hạn chế hoạt động kinh doanh bằng USD của một số tổ chức tài chính Trung Quốc, hoặc thậm chí là ban lệnh cấm sử dụng hệ thống giao dịch bằng USD, như vậy thì Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn tách rời.
Nếu Hoa Kỳ chính thức yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường vì che giấu dịch bệnh, và một khi Quốc hội Mỹ hủy bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của ĐCSTQ, trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1.000 tỷ USD mà ĐCSTQ đã mua cũng có thể bị đóng băng.
Tổng thống Trump chắc chắn còn có các lựa chọn quân sự trong tay, nhưng ông sẽ không sử dụng tùy tiện. Đánh bại kẻ thù mà không động đến binh đao là lựa chọn hàng đầu của ông Trump. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa bao giờ dừng việc triển khai quân sự. Một khi ông Trump xác định sử dụng lựa chọn quân sự là cần thiết, rất có khả năng ông sẽ chọn đánh chớp nhoáng ra đòn phủ đầu.
Để đáp trả lại ĐCSTQ, Tổng thống Trump hoàn toàn chiếm thế chủ động, ông có rất nhiều sự lựa chọn và đều có trình tự. Còn ĐCSTQ chỉ có thể ứng phó một cách thụ động, và hầu như không có sự lựa chọn nào cả. Lực lượng chênh lệch, thắng bại đã có thể định rõ, hãy đợi xem ông Trump sẽ tiếp tục ra tay như thế nào.
Chính quyền ĐCSTQ nguy cơ trùng trùng, ai ai cũng đều thấy rõ, vậy nên cần phải đưa ra lựa chọn kịp thời, bạn chọn đứng về bên nào?
Tác giả: Chen zhou (Thẩm Chu)
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Ngoại trưởng Mỹ:
Tai họa từ Trung Quốc và sứ mệnh của thế giới
Bình luậnNguyễn Sơn
Phát biểu về những tai họa từ chính quyền Trung Quốc, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định: “Thế giới không thể an toàn cho đến khi Trung Quốc thay đổi”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu quan trọng tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, bang California hôm 23/7/2020. Nội dung bài phát biểu khẳng định Mỹ sẽ không còn dung túng cho chính quyền Bắc Kinh “tác oai tác quái”.
Ông nói: “Diễn văn của tôi hôm nay là bài thứ 4 trong một loạt các bài phát biểu về Trung Quốc mà tôi đã đề nghị Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Chris Wray, và Bộ trưởng Tư pháp Barr cùng phát biểu với tôi”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết các bài phát biểu này có mục đích rõ ràng là giải thích sự thay đổi của quan hệ Mỹ-Trung và mưu đồ bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Đại sứ O’Brien đã nói về ý thức hệ. Giám đốc FBI Wray nói về gián điệp. Bộ trưởng Tư pháp Barr nói về kinh tế. Còn tôi mong muốn hôm nay sẽ tổng kết lại để chúng ta hiểu được mối đe dọa từ Trung Quốc có ý nghĩa gì”.
Nước Mỹ và thế giới có gì sau 50 năm quan hệ với Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ sau đó đã chỉ rõ cách thức chính quyền Trung Quốc lợi dụng thế giới tự do.
“Thực tế là chính sách của chúng ta và của những quốc gia tự do khác, đã vực dậy nền kinh tế đang sụp đổ của Trung Quốc, nhưng chỉ để chứng kiến chính quyền Bắc Kinh quay lại cắn vào những bàn tay quốc tế đã nuôi dưỡng họ”.
“Chúng ta mở rộng vòng tay đón chào công dân Trung Quốc, chỉ để thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng xã hội tự do và cởi mở. Trung Quốc gửi các tuyên truyền viên vào buổi họp báo của chúng ta, tới các trung tâm nghiên cứu, trường cấp ba, cao đẳng đại học và thậm chí các buổi họp của hội phụ huynh – giáo viên của nước Mỹ”.
“Chúng ta gạt người bạn Đài Loan ra bên lề, nhưng sau đó Đài Loan nở rộ thành một nền dân chủ rực rỡ”.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh các doanh nghiệp Mỹ đã phải phục tùng những yêu sách của chính quyền Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế.
“Chúng ta cho chính quyền Bắc Kinh hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt, chỉ để chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt các doanh nghiệp Tây phương ngậm miệng và nhắm mắt làm ngơ đối với các hành động đàn áp nhân quyền ghê tởm của họ, nếu muốn tới làm ăn ở Trung Quốc”.
“Đại sứ O’Brien đã nhắc đến một vài ví dụ: các hãng hàng không như Marriott, American Airlines, Delta và United đã đều phải xóa tên Đài Loan khỏi trang web để tránh làm phật lòng Bắc Kinh”.
“Hollywood, trung tâm của tự do sáng tạo Hoa Kỳ, đã tự phải kiểm duyệt thậm chí những nội dung chỉ hơi động chạm tiêu cực đến Trung Quốc”.
Nhưng sự quy phục tập thể mang lại điều gì? Ông Pompeo trích một câu nói của Bộ trưởng Tư pháp Barr trong bài phát biểu tuần trước. Đó là: “Tham vọng tối hậu của các nhà cầm quyền Trung Quốc không phải là thương mại với Hoa Kỳ. Mà là ăn cướp của Hoa Kỳ”.
Ngoại trưởng Mỹ nêu cụ thể, Trung Quốc đã trộm cắp tài sản trí tuệ và các bí mật thương mại khiến hàng triệu việc làm của người Mỹ bị mất, hút các chuỗi cung ứng khỏi Mỹ, đồng thời khiến cho các hải tuyến quan trọng của thế giới kém an toàn hơn.
Tổng thống Trump nói: Đủ rồi.
Ngoại trưởng Mỹ đặt câu hỏi tại sao những điều tồi tệ như vậy xảy ra trong suốt những năm qua. Ông đặt vấn đề:
“Có lẽ chúng ta đã ngây thơ trước chủng virus cộng sản, hoặc say mê trước chiến thắng sau Thế Chiến II, hoặc đã trở thành những nhà tư bản hèn nhát, hoặc là bị lừa phỉnh bởi các tuyên bố về “trỗi dậy trong hòa bình” của Bắc Kinh”.
“Dù lý do là gì, hôm nay, nền độc tài của Trung Quốc đang ngày càng tăng cường cả ở trong nước và hiếu chiến đối với thế giới”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Tổng thống Trump đã quả quyết không thể để tình hình đó tiếp diễn. “Tổng thống nói: Thế là quá đủ”.
Cuộc nói chuyện ‘đáng chán’ với Dương Khiết Trì
Ngoại trưởng Mỹ kể về cuộc gặp với Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 6 vừa qua.
“Rõ ràng là chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện. Nhưng bản chất của cuộc thảo luận đã khác với những ngày trước. Tôi đã tới Honolulu chỉ vài tuần trước để gặp Dương Khiết Trì. Cuộc gặp đó là câu chuyện cũ đáng chán, rất nhiều lời nói nhưng hoàn toàn không có một đề nghị thay đổi cách hành xử”.
“Ông Dương đã hứa, giống như rất nhiều quan chức cộng sản trước ông, những lời hứa rỗng tuếch. Tôi cho rằng ông ta kỳ vọng tôi đồng ý trước những đòi hỏi của họ, bởi vì đó là điều mà nhiều chính quyền Mỹ trước kia đã làm. Nhưng tôi không, và Tổng thống Trump cũng không”.
Bản chất của chế độ Cộng sản Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ chỉ rõ bản chất của chế độ cộng sản và việc không thể tin vào chính quyền Trung Quốc.
“Như Đại sứ O’Brien đã giải thích rất rõ, chúng ta phải nhớ rằng chế độ Cộng sản Trung Quốc là một chế độ Macxit Leninit. Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người thực sự tin tưởng vào ý thức hệ chuyên chế vô sản đã mục nát kia”.
“Ý thức hệ này chính là thứ đã thành hình cho tham vọng dài hàng thập kỷ của ông ta về việc Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc chiếm được bá quyền toàn cầu. Người Mỹ không còn có thể tiếp tục làm ngơ trước những khác biệt căn bản về chính trị và ý thức hệ giữa hai nước, cũng như ĐCSTQ chưa bao giờ quên chúng”.
Đã từng làm việc ở Ủy ban Tình báo Hạ viện, và sau đó là giám đốc CIA, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói ông thấu hiểu một điều quan trọng:
“Cách duy nhất để thực sự thay đổi Trung Quốc Cộng sản là hành động không phải dựa trên những gì lãnh đạo Trung Quốc nói mà dựa vào những gì họ làm. Và các bạn có thể thấy chính sách Hoa Kỳ đã phản ứng theo đường hướng này. Tổng thống Reagan nói rằng ông đối mặt với Liên Xô dựa trên nguyên tắc “tin tưởng nhưng phải xác thực”. Khi đối mặt với Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi nói rằng chúng ta còn phải “không tin và cần xác thực”".
“Chúng ta phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách nhìn nhận về ĐCSTQ. Chúng ta phải nói sự thật. Chúng ta không thể coi hiện thân này của Trung Quốc như một quốc gia bình thường hay như mọi nước khác.”
“Chúng ta biết thương mại với Trung Quốc không giống thương mại với một quốc gia tuân thủ pháp luật bình thường. Bắc Kinh đe dọa các thỏa thuận quốc tế, họ coi các kiến nghị và thỏa thuận quốc tế là con đường để thống trị thế giới”.
Chính sách của Mỹ đã thay đổi thế nào?
Ngoại trưởng Mỹ giải thích những biện pháp đã thực thi để khắc chế tham vọng của chính quyền Trung Quốc.
“Nhưng bằng cách kiên quyết đòi các điều khoản công bằng như thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, chúng ta có thể buộc Trung Quốc phải thừa nhận và sửa đổi hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ và các chính sách làm hại người lao động Mỹ”.
“Chúng ta biết rằng làm ăn với một công ty được ĐCSTQ chống lưng không giống với làm ăn với một công ty Canada. Họ không phải trả lời các ủy ban độc lập, và nhiều công ty được nhà nước bảo trợ nên không cần theo đuổi lợi nhuận”.
“Một ví dụ hay là Huawei. Chúng ta đã thôi không giả vờ rằng Huawei là một công ty viễn thông vô tội và chỉ đóng vai trò là giúp bạn trò chuyện với bạn bè. Chúng tôi đã gọi nó đúng theo bộ mặt thật – một mối đe dọa an ninh quốc gia thực sự, và chúng tôi đã có hành động đúng như thế”.
“Chúng ta cũng biết rằng nếu công ty của Mỹ đầu tư ở Trung Quốc, họ có thể vô ý hay hữu ý ủng hộ hoạt động xâm phạm nhân quyền ghê tởm của ĐCSTQ”.
“Bộ Ngân khố và Thương mại Mỹ do đó đã chế tài và cho vào danh sách đen các quan chức và tổ chức Trung Quốc đang làm hại và xâm phạm những quyền con người cơ bản nhất của người dân thế giới. Một số cơ quan đã chung tay để tạo ra một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, giúp đảm bảo các CEO của Mỹ hiểu rõ các chuỗi cung ứng của họ đang làm gì ở Trung Quốc”.
“Chúng ta cũng biết rằng không phải toàn bộ sinh viên và nhân viên Trung Quốc là những sinh viên và người lao động thông thường đến đây để kiếm thêm chút tiền hoặc học thêm một chút kiến thức. Quá nhiều trong số họ đến đây để ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ để mang về quê hương họ”.
“Bộ Tư pháp và các cơ quan khác đã mạnh mẽ ra phán quyết trừng phạt các tội như thế”.
“Chúng ta biết Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc không phải là một quân đội bình thường. Mục đích của nó là bảo vệ quyền lực thống trị tuyệt đối của những kẻ đứng đầu trong ĐCSTQ và mở rộng đế chế Trung Quốc, chứ không phải bảo vệ người dân Trung Quốc”.
“Và vì vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đã củng cố các nỗ lực, chiến dịch tự do hoạt động ở khắp Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như ở eo biển Đài Loan. Và chúng ta đã tạo ra Lực lượng Không gian để chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc ở mặt trận cuối cùng này”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng liệt kê các biện pháp của Bộ Ngoại giao để đối phó với Trung Quốc, như:
Thông báo đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bởi vì “nó là cái ổ của tình báo và trộm cắp tài sản trí tuệ.”
Thay đổi quan điểm về Biển Đông khi bác bỏ hầu hết những yêu sách của Trung Quốc.
Kêu gọi Trung Quốc quy chuẩn khả năng hạt nhân.
Người dân Trung Quốc khác với Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trong khi không thể chấp nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ngoại trưởng Pompeo thể hiện sự tôn trọng với người dân Trung Quốc
“Chúng ta cũng phải tiếp xúc và tiếp sức cho nhân dân Trung Quốc – một dân tộc năng động, yêu hòa bình, những người hoàn toàn khác biệt so với ĐCSTQ”.
Ngoại trưởng Mỹ nói ông “đã chăm chỉ gặp những người đàn ông, phụ nữ Trung Quốc bất cứ nơi nào tôi đến”.
“Tôi đã gặp những người Duy Ngô Nhĩ và người tộc Kazakh trốn thoát khỏi trại tập trung Tân Cương. Tôi đã nói với lãnh đạo dân chủ Hồng Kông, từ Cardinal Zen tới Jimmy Lai. 2 ngày trước ở London, tôi đã gặp người chiến đấu vì tự do Hồng Kông Nathan Law”.
“Và tháng trước trong văn phòng làm việc của mình, tôi đã nghe những câu chuyện của người sống sót sau thảm sát Thiên An Môn. Một trong số họ có mặt ở đây hôm nay”.
Ông Pompeo cho rằng lời nói dối lớn nhất của chính quyền cộng sản Trung Quốc là họ đại diện cho người dân Trung Quốc.
“Tôi lớn lên và phục vụ quân đội trong Chiến tranh Lạnh. Và nếu có một điều tôi học được, thì đó là cộng sản luôn nói dối. Lời nói dối lớn nhất của họ là họ đang đại diện cho 1,4 tỷ người, những người đang bị giám sát, áp bức và sợ hãi không dám nói thật”.
“Ngược lại, ĐCSTQ sợ hãi tiếng nói chân thật của người dân Trung Quốc hơn bất cứ kẻ thù nào, và sợ đánh mất quyền lực tuyệt đối”.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu các bác sĩ tại Vũ Hán được phép cảnh báo về một loại virus mới đang bùng phát, và chính quyền Trung Quốc minh bạch hơn về dịch Covid-19.
Đến lúc thay đổi hành vi của Trung Quốc
Ngoại trưởng Pompeo cho rằng thế giới cần cùng lên tiếng để chính quyền Trung Quốc thực sự thay đổi.
“Nhưng thay đổi hành vi của ĐCSTQ không thể chỉ là nhiệm vụ của riêng người dân Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải làm việc để bảo vệ tự do, mặc dù điều này không một chút dễ dàng”.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ông có niềm tin rằng điều này sẽ xảy ra.
“Tôi có niềm tin bởi ĐCSTQ đang lặp lại một số sai lầm giống như Liên Xô – xa lánh đồng minh, mất tín nhiệm ở trong nước và quốc tế, phủ nhận quyền sở hữu tài sản và nền pháp trị ổn định”.
“Tôi có niềm tin. Tôi tin tưởng vào sự thức tỉnh ở các nước khác, tôi biết rằng chúng ta không thể trở lại quá khứ. Tôi đã nghe những điều này từ Brussels, tới Sydney, tới Hà Nội”.
“Tôi phản đối quan điểm rằng chúng ta đang sống trong một thời đại của bất khả kháng, rằng một cái bẫy đã được dựng sẵn, rằng quyền thế của ĐCSTQ là tương lai. Chiến lược của chúng ta sẽ không thất bại vì Mỹ không lùi bước. Như tôi đã nói ở Munich đầu năm nay, thế giới tự do vẫn đang chiến thắng. Chúng ta chỉ cần tin tưởng, biết chắc và tự hào về điều đó. Những người dân khắp thế giới vẫn muốn đến các xã hội cởi mở. Họ đến để học tập, làm việc và xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Chứ họ không hề khao khát tới định cư ở Trung Quốc”.
“Đã đến lúc các quốc gia tự do hành động. Không phải nước nào cũng sẽ tiếp cận với Trung Quốc theo một cách giống nhau, và họ cũng không nên làm vậy. Mỗi nước sẽ phải tự nghĩ ra cách để tự bảo vệ chủ quyền, tài sản kinh tế và các lý tưởng của mình khỏi các vòi bạch tuộc của ĐCSTQ”.
“Nhưng tôi kêu gọi tất cả các lãnh đạo của mọi quốc gia hãy bắt đầu làm những gì nước Mỹ đã làm, hãy khẳng khái yêu cầu công bằng, minh bạch và yêu cầu trách nhiệm từ ĐCSTQ”.
“Chúng ta phải vạch ra các lằn ranh giới hạn mà không thể bị xóa bỏ bởi sự mặc cả hoặc mua chuộc của ĐCSTQ. Trên thực tế, đây chính là những gì Mỹ đã làm khi phản đối yêu sách chủ quyền trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, một lần và mãi mãi, cũng như khi chúng tôi thúc giục các nước trở thành “Những nước Sạch” để thông tin cá nhân của người dân không rơi vào tay ĐCSTQ. Chúng tôi đã thực hiện bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn”.
“Đối với các nước nhỏ, điều này là rất khó. Họ sợ bị bắt nạt. Một số nước vì lý do đó mà không có khả năng và sự dũng cảm để đứng cùng chúng tôi trong giờ phút này”.
“Nếu chúng ta không hành động ngay, đến cuối cùng ĐCSTQ sẽ làm xói mòn nền tự do, phá vỡ các nguyên tắc trật tự dựa trên luật lệ mà chúng ta đã phải hy sinh để xây dựng. Nếu chúng ta quỳ gối hôm nay, con cháu của chúng ta có thể phải cầu xin sự khoan hồng của ĐCSTQ, những kẻ mà hành động đang đặt ra thách thức lớn nhất cho thế giới tự do hôm nay”.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Có lẽ giờ là lúc cho một tổ chức mới bao gồm những quốc gia có suy nghĩ giống nhau, một liên minh dân chủ mới”.
“Nếu thế giới tự do không thay đổi Trung Quốc cộng sản, Trung Quốc cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”.
Căng thẳng Mỹ – Trung
có thể thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu
Mỹ – Trung ngày càng xa cách sẽ gây xáo trộn các quan hệ kinh tế lâu đời, buộc doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá lại chiến lược.
Căng thẳng Mỹ và Trung Quốc tuần này leo thang, sau khi Mỹ cáo buộc hai hacker Trung Quốc tấn công doanh nghiệp nước này để đánh cắp thông tin về vaccine Covid-19. Sau đó, Mỹ lại ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston để bảo vệ sở hữu trí tuệ và dữ liệu của công dân Mỹ.
Các công ty tại Wall Street vẫn đang nghiên cứu sự thay đổi trong mối quan hệ cộng sinh đã kéo dài hàng thập kỷ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ kết luận rằng thế giới đang ngày càng phân cực. Các nền kinh tế và doanh nghiệp đang ngả về phía Mỹ, hoặc Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự tái sắp xếp này có thể còn phức tạp hơn, nếu nhìn vào cách Trung Quốc xử lý đại dịch và áp dụng luật an ninh quốc gia lên Hong Kong. “Mỹ, phương Tây và Trung Quốc sẽ rất khó quay lại bình thường”, Jimmy Chang – chiến lược gia đầu tư tại Rockefeller Asset Management nhận xét.
Căng thẳng lần này chưa tác động nhiều lên thị trường chứng khoán. Hôm qua (22/7), Phố Wall vẫn tăng điểm. Còn hôm nay, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite chỉ giảm nhẹ.
Tuy nhiên, Chang cho rằng nhà đầu tư nên chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Hiện tại, họ mới chỉ tập trung vào việc các thị trường đang hưởng lợi thế nào từ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ khổng lồ từ các chính phủ.
Việc tái sắp xếp chuỗi cung ứng và xu hướng thương mại thay đổi có thể tác động mạnh đến các doanh nghiệp và nền kinh tế. Ed Yardeni – Chủ tịch hãng nghiên cứu Yardeni Research thì cho rằng mối quan hệ này xấu đi là lý do ông dự báo thị trường sẽ giảm hơn 20%.
Trong báo cáo triển vọng nửa cuối năm, BlackRock cho rằng đại dịch đang khiến Mỹ và Trung Quốc càng mâu thuẫn. “Sự đối đầu dường như sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc, bất chấp kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Các nước khác sẽ ngày càng bị thúc giục chọn phe. Sự tách rời giữa hai nền kinh tế đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ, nhưng sẽ không giới hạn ở đây. Điều này có nghĩa nhà đầu tư phải hiện diện tại cả hai thị trường”, BlackRock cho biết.
Mike Pyle – chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại BlackRock cho biết đây là điều nhà đầu tư cần cân nhắc khi cấu trúc danh mục. “Danh mục phải cân bằng về độ hiện diện giữa hai động cơ tăng trưởng lớn của toàn cầu. Một là Mỹ, rộng ra là Bắc Mỹ. Và một là Đông Á, với trọng tâm tại Trung Quốc. Bạn có thể nắm trực tiếp tài sản Trung Quốc, hoặc gián tiếp thông qua Đài Loan, Hàn Quốc, Australia hay Nhật Bản”, ông nói.
Pyle cho biết trước đó, các khoản đầu tư được thiết kế để hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Nhưng xu hướng này đang thay đổi. “Các nền kinh tế đang ngày càng không liên quan đến nhau. Các thị trường tài chính cũng vậy”, Pyle giải thích, lấy ví dụ lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc đang tăng, trong khi lợi suất Mỹ lại giảm.
Tác động đến doanh nghiệp
Giới phân tích cho rằng khi cuộc bầu cử tại Mỹ đang đến gần, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ tăng chỉ trích Trung Quốc để giành phiếu bầu. Chang cũng cho biết từ góc nhìn của Trung Quốc, cứng rắn với phương Tây cũng giúp họ có lợi tại quê nhà. Cả hai bên khó có khả năng thay đổi quan điểm.
Chang cho rằng việc này có thể khiến các công ty Mỹ tổn hại, nhưng hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa nhắm vào họ. “Đến nay, Trung Quốc vẫn khá tử tế với các công ty Mỹ, do chính phủ Trung Quốc có xu hướng coi doanh nghiệp Mỹ là người sẽ vận động hành lang cho họ tại Washington”, Chang cho biết.
Tuần này, Mỹ đã cấm 11 công ty Trung Quốc mua công nghệ và sản phẩm khác của Mỹ mà không có giấy phép đặc biệt. 11 công ty này đã, hoặc đang là nhà cung cấp cho nhiều thương hiệu quốc tế, như Apple, Alphabet, HP Hugo Boss và Ralph Lauren.
Pyle cho biết các công ty đa quốc gia đang dần chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng.
Trong một báo cáo gần đây, Morgan Stanley đã nghiên cứu ảnh hưởng lên 35 ngành công nghiệp trong trường hợp hai nền kinh tế này chia tách. Trong đó, 11 ngành sẽ cảm nhận nhiều nhất tác động từ việc chi phí tăng và việc kinh doanh gặp nhiều thách thức. Trong đó có ôtô và linh kiện ôtô toàn cầu, giao thông và vũ trụ toàn cầu, nguyên liệu sản xuất toàn cầu, phần cứng và Internet Mỹ, sản phẩm bán dẫn Mỹ và châu Á.
Trong khi đó, 13 ngành sẽ hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thị trường. Trong đó có hóa chất, đồ uống, hàng xa xỉ, dược phẩm, công nghệ sinh học, ngân hàng và bảo hiểm.
Tác động lên thị trường vốn
Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc cũng đang xáo trộn thị trường vốn hai nước. Mỹ muốn hủy niêm yết các công ty Trung Quốc không chứng minh được là có thể kiểm toán và không thuộc sở hữu nhà nước. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ngại niêm yết tại Mỹ. Cách đây vài ngày, Ant Group (thuộc Alibaba) lên kế hoạch làm IPO tại Thượng Hải và Hong Kong. Đây sẽ là một trong những vụ IPO lớn nhất năm nay.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson gần đây công bố báo cáo cho biết kế hoạch hủy niêm yết của Mỹ là vô ích, do ngành tài chính hai nước đang ngày càng phụ thuộc vào nhau. Goldman Sachs hồi tháng 3 được phép nâng tỷ lệ sở hữu tại liên doanh Goldman Sachs Gao Hua Securities lên 51%. Morgan Stanley cũng được nâng cổ phần trong Morgan Stanley Huaxin Securities lên 51%.
Bên nào sẽ hưởng lợi
Trong báo cáo, Morgan Stanley cho rằng sẽ có một số bên hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ – Trung Quốc, ví dụ các doanh nghiệp Internet châu Á và hãng phần mềm châu Âu. Nhiều lĩnh vực khác thậm chí không bị tác động, như năng lượng, kim loại và khai mỏ.
“Từ quan điểm thương mại toàn cầu, tôi cho rằng lĩnh vực này sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Còn nếu đánh giá doanh nghiệp nào sẽ mạnh hơn hay yếu hơn, bạn biết rồi đấy, sự chuyển dịch sẽ luôn gây thiệt hại cho công ty này, nhưng lại giúp công ty khác. Tương tự với các quốc gia. Ấn Độ hay Indonesia liệu sẽ hưởng lợi khi ngày càng nhiều nước phương Tây dịch chuyển chuỗi cung ứng hay không?”, Chang tự hỏi.
Nhà Trắng cảnh cáo chiêu trò ‘ăn miếng trả miếng’
của Trung Quốc khi đòi đóng cửa lãnh sự quán Mỹ
Bình luậnDu Miên
Ngày 24/7, Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Trung Quốc tránh áp dụng chiêu trò “ăn miếng trả miếng”, sau khi Bắc Kinh ra lệnh buộc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô phải đóng cửa nhằm đáp trả việc Washington đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Trong một tuyên bố qua email có đề cập đến Trung Quốc, người phát ngôn của Hội đồng Bảo an Quốc gia John Ullyot cho biết: “Hành động chỉ đạo việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc của chúng tôi ở Houston được thực hiện để bảo vệ tài sản trí tuệ Mỹ và thông tin cá nhân của các công dân Mỹ”.
Ông nói rằng trong nhiều năm qua, Bắc Kinh “huy động nỗ lực toàn xã hội” để đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, đồng thời hạn chế các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ của họ.
“Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt những hành động ác ý này, thay vì hành động theo hướng ăn miếng trả miếng”, ông nói.
Ngày 22/7, Hoa Kỳ đã ra lệnh cho lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đóng cửa, viện dẫn “các hành vi của Trung Quốc vi phạm chủ quyền và đe dọa tới người dân của [Hoa Kỳ]“, cũng như “các hành vi buôn bán không công bằng, đánh cắp thành quả của người Mỹ và các hành vi nghiêm trọng khác”, theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong một cuộc họp ngắn hôm 24/7, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã tham gia vào các nỗ lực đánh cắp nghiên cứu của Hoa Kỳ về vaccine chống virus Corona Vũ Hán.
Một quan chức của Bộ Tư pháp (DOJ) cho biết, dù DOJ có chấp nhận thực tế rằng tất cả các cơ quan ngoại giao thực hiện một số hoạt động gián điệp ở một cấp độ nhất định, thì các hoạt động của lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston “đã vượt quá giới hạn so với những gì chúng ta sẵn sàng chấp nhận”.
“Tới một thời điểm, bạn phải nói ‘quá đủ rồi’ và bạn cần quyết định đâu là một trong những kẻ phạm tội tồi tệ nhất”, vị quan chức nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã cho họ thời hạn 3 ngày để đóng cửa lãnh sự quán.
Ngày 24/7, với lý do tuân theo “phản ứng hợp pháp và cần thiết” đối với “sự khiêu khích đơn phương” của Washington, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây nam Trung Quốc.
Chi nhánh Thành Đô là một trong sáu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Trung Quốc đại lục, ngoài chi nhánh ở Hong Kong.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu (24/7), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết: “Một số nhân viên của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô đã tham gia vào các hoạt động không phù hợp với khả năng của họ, để can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo và Hoa Kỳ biết rất rõ điều đó”.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã cho phát sóng trực tiếp cảnh quay tại lãnh sự quán Hoa Kỳ trên ứng dụng di động ngay sau khi Bắc Kinh đưa ra thông báo, theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu đã lên tiếng biện hộ cho quyết định của Bắc Kinh trong một bài xã luận hôm 24/7. Bài báo cáo buộc chính quyền Hoa Kỳ “phá dỡ việc xây dựng mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ với một chiếc xe ủi đất”, và tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ đóng cửa số lượng lãnh sự quán Hoa Kỳ tương đương, như một biện pháp đối phó nếu Hoa Kỳ có quyết định hành động tiếp theo.
Tờ báo này cũng đã đăng tải một bài báo vào ngày 23/7 với tiêu đề “Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở HK đáng ghê tởm, là ‘trung tâm gián điệp’”. Bài báo tuyên bố rằng các cuộc thăm dò phương tiện truyền thông trực tuyến của Trung Quốc cho thấy “phần lớn người Trung Quốc cho rằng cơ sở này nên ngừng hoạt động”.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 23/7 rằng liệu Hoa Kỳ sẽ rút nhân viên lãnh sự nếu Trung Quốc đóng cửa các chi nhánh của mình, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã không trực tiếp trả lời vấn đề này. Tuy nhiên, ông cho biết quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phù hợp với tất cả các chính sách của Hoa Kỳ và sẽ có thêm nhiều hành động tiếp theo cho đến khi “chúng ta có được sự thay đổi” từ phía ĐCSTQ.
“Như vậy, Chính phủ Trung Quốc sẽ có quyền đưa ra quyết định về các nhà ngoại giao của chúng ta ở bên trong Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi làm đúng chức trách với người dân Mỹ”, ông nói.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Thêm một gián điệp Trung Quốc
sa lưới Tư Pháp Hoa Kỳ
Thanh Hà
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ngày 24/07/2020 cho biết đã bắt được nhà nghiên cứu Trung Quốc Juan Tang từng trốn trong tòa lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco. Bà là một trong 4 người bị Cục Điều Tra Liên Bang cáo buộc dùng hộ chiếu giả nhập cảnh vào Mỹ và che giấu liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Một quan chức bộ Tư Pháp Mỹ xác nhận với báo giới, « Một người chạy trốn vào tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco trong đêm Thứ Năm 23/07/2020 đã bị bắt ». Đương sự đang bị tạm giam và trình diện trước một tòa án nội trong ngày 24/07. Quan chức này cho biết thêm người vừa bị bắt là Juan Tang, người Trung Quốc. Bà là một chuyên gia về bệnh ung thư và từ tháng Giêng 2020 đã làm việc tại Đại Học California.
Cục Điều Tra Liên bang Mỹ vừa phát hiện nhân vật này cùng 3 người khác đã sử dụng hộ chiếu giả, đội lốt các nhà khoa học để dọ thám Hoa Kỳ. Bản thân bà Juan Tang từng phục vụ trong một bệnh viên quân y Trung Quốc. Mục tiêu những người này nhắm tới là dọ thám các cơ sở kinh tế của Mỹ.
Vẫn theo quan chức nói trên được AFP trích dẫn, 4 trường hợp vừa bị bắt chỉ là « phần nổi của tảng băng » về những hoạt động tình báo của Trung Quốc nhắm vào các mục tiêu kinh tế của Mỹ.
Trung Quốc tuyển dụng công dân Singapore dọ thám Mỹ
Trong bối cảnh cực kỳ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh hiện tại, hôm 24/07/2020 trước một tòa án Liên Bang Mỹ, một công dân Singapore thú nhận làm gián điệp cho Trung Quốc. Thông tín viên Eric de Salve từ San Francisco cho biết thêm :
« Công dân Singapore này hoạt động tại Mỹ dưới một danh tính giả và tự nhận là người tuyển dụng nhân viên phục vụ cho chính phủ và quân đội Hoa Kỳ. Trên thực tế hãng của anh ta có nhiệm vụ thu thập những thông tin nhậy cảm của Mỹ để cung cấp cho phía chính quyền Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019.
Sa lưới cơ quan phản gián thuộc FBI, bị truy tố về « tội làm gián điệp cho một lực lượng nước ngoài » đương sự nhận tội vào hôm qua trước một tòa án Liên Bang tại Washington. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các gián điệp được phơi bày ra ánh sáng và căng thẳng Mỹ – Trung càng lúc càng tăng cao.
Chính quyền Trump tố cáo Trung Quốc đánh cắp các công trình nghiên cứu vac-xin chống virus corona, can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2020. Thứ Năm vừa qua một nhà nghiên cứu Trung Quốc bị FBI tình nghi làm gián điệp cho Bắc Kinh đã trú ẩn tại tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco. Một ngày trước đó Mỹ ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, bị nghi ngờ là một ổ gián điệp chính của Trung Quốc tại Mỹ ».
Đóng cửa lãnh sự quán TQ:
Mỹ vừa cứng rắn lại tránh được rủi ro
Quyết định của chính quyền ông Trump đã được tính toán kỹ lưỡng,vừa thể hiện sự cứng rắn lại vừa tránh nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ lớn.
Quyết định của Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán của nước này tại thành phố Houston trong vòng 72 giờ đã làm dấy lên động thái đáp trả từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc lên tiếng phản đối quyết định của chính quyền Tổng thống Trump, cho đó là “hành động đơn phương mang tính khiêu khích chính trị, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế”, đồng thời tuyên bố xem xét đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán.
Đây là đợt leo thang căng thẳng mới nhất giữa 2 nước khi chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường “chĩa mũi nhọn” vào Bắc Kinh trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11/2020.
Những lý do chính quyền ông Trump đưa ra
Thứ trưởng Ngoại giao Steve Biegun hôm qua (22/7) đã chỉ ra “những tranh chấp ngày càng gia tăng” giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cho biết chính “những hành động ngày càng cứng rắn và hung hăng” của Bắc Kinh đã khiến Washington phải hành động, trong đó có quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Biegun cáo buộc Trung Quốc đã “thực hiện hành vi gián điệp về thương mại, đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ, đối xử bất bình đẳng với các nhà ngoại giao, doanh nghiệp, các nhà báo của Mỹ, đánh cắp công nghệ nhạy cảm và nghiên cứu từ các trường đại học Mỹ để nâng cao năng lực quân sự của nước này”.
Nhà ngoại giao này nêu rõ: “Chính những yếu tố đó đã khiến Tổng thống Trump chỉ đạo thực hiện một số hành động đáp trả”.
Các nhà lập pháp, cựu quan chức và nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng cần phải thực hiện hành động mạnh mẽ để chống lại cái mà họ cho là hành vi gián điệp mạng và công nghiệp của Trung Quốc, cùng việc Bắc Kinh hung hăng mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus khẳng định, việc đóng cửa lãnh sự quán tại Trung Quốc là để “bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người dân Mỹ”, song không cung cấp thêm chi tiết về điều gì đã thúc đẩy hành động này.
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Trump thông báo có khả năng ông sẽ yêu cầu thêm nhiều lãnh sự quán Trung Quốc đóng cửa, đồng thời nói thêm, các quan chức Mỹ nghi ngờ vụ cháy tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là do “họ đang đốt tài liệu”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến có bài phát biểu về Trung Quốc vào hôm nay (23/7), khi ông vừa hoàn thành chuyến công du châu Âu để thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio của Florida, chủ tịch của Ủy ban Tình báo Thượng viện, đã viết trên Twitter rằng việc đóng cửa lãnh sự quán Houston “cần phải xảy ra”. Ông cáo buộc cơ quan này là “đầu não trung tâm của mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung Quốc”.
Trong khi đó, quan chức an ninh cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ cho hay, quyết định đóng cửa này không liên quan đến cáo buộc hôm 21/7 đối với tin tặc Trung Quốc – những đối tượng được cho là đã thực hiện chiến dịch kéo dài 10 năm để đánh cắp tài sản trí tuệ từ hàng trăm doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó có 4 công ty Mỹ đang nghiên cứu virus SARS-CoV-2.
Hành động được tính toán kỹ lưỡng?
Một số ý kiến cho rằng, lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là một mục tiêu đã được xem xét kỹ lưỡng, để vừa thể hiện sự cứng rắn của Mỹ lại vừa tránh nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ lớn.
Theo CNN, các quan chức Nhà Trắng đã vạch ra chiến lược gây sức ép với Bắc Kinh, một mặt nhằm làm gia tăng sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử, mặt khác chuyển hướng sự chỉ trích đối với cách ứng phó dịch bệnh Covid-19 của Nhà Trắng và nguy cơ suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ông Jeff Moon, cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ cho các vấn đề Trung Quốc đã đặt câu hỏi về việc tại sao chỉ có một lãnh sự quán của Trung Quốc bị nhắm mục tiêu, khi mà Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định ở Houston là phản ứng của Mỹ trước cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ.
“Nếu đó là lý do thực sự, Mỹ có thể đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, vốn phụ trách toàn bộ Thung lũng Silicon. Hành động này giống như là một món ăn tinh thần đối với những người ủng hộ ông Trump đang muốn trả đũa Trung Quốc, và chuyển sự chú ý ra khỏi chính sách đối phó Covid-19 sai lầm của Tổng thống”.
Thượng nghị sĩ Angus, bang Maine cho biết: “Chính quyền ông Trump chắc chắn có một lý do chính đáng để đối đầu Trung Quốc. Mối quan tâm của tôi là liệu sự leo thang căng thẳng này có thực sự bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hai bên hay liên quan đến cuộc bầu cử chuẩn bị diễn ra trong 4 tháng tới”.
Một cựu quan chức của chính quyền Tổng thống Trump nói rằng, Tổng thống thường đẩy lùi quan điểm của các cố vấn, những người hối thúc ông áp đặt biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc vì lo ngại điều này sẽ gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán thương mại.
CNN dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tàn phá sức khỏe cộng đồng và kinh tế của nước Mỹ, nhiều đồng minh Cộng hòa của ông Trump và các quan chức có ảnh hưởng trong Nhà Trắng, trong đó có Cố vấn cấp cao Jared Kushner nhận thấy, có một cách để tiếp sức cho căn cứ chính trị của Tổng thống Trump đó là chỉ trích Trung Quốc do thất bại của Bắc Kinh trong ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở giai đoạn đầu.
Ông Moon – một chuyên gia tư vấn về quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung nhận xét, nhắm mục tiêu vào lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là cách thức để chính quyền ông Trump kết nối giữa động thái cứng rắn với việc tránh đối mặt với quá nhiều rủi ro.
Trung Quốc tuyên bố có thể đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán để trả đũa quyết định của Washington nhưng trên thực tế, cơ quan này vẫn đóng cửa do dịch bệnh Covid-19, vì thế sẽ có rất ít nguy cơ căng thẳng leo thang thành cuộc chiến ngoại giao.
Người biểu tình chống ĐCSTQ
trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston
Bình luậnDu Miên
Khoảng 100 người biểu tình hô lớn “Lấy lại Trung Quốc”, bác bỏ nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và vẫy cờ khi nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đang thu dọn những phần cuối cùng trước khi rời đi.
Theo Reuters đưa tin, các nhân viên lãnh sự quán ra khỏi tòa nhà ngay sau 4 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 24/7 và rời đi bằng các xe ô-tô. Các nhân viên ngoại giao của Trung Quốc rời khỏi cơ sở tại Houston giữa một đám đông hò reo vui mừng.
Cảnh sát Hoa Kỳ vẫn đứng giám sát, ngăn không để đám đông tiếp cận tòa nhà.
Zhony Yi Ma, 34 tuổi, là một trong số đám đông biểu tình trước toà Lãnh sự quán Houston. Ông đã đi cùng một nhóm người từ New York tới Houston để “cổ vũ” các nhân viên Trung Quốc thực hiện lệnh đóng cửa từ chính quyền Hoa Kỳ.
Ông Zhony nói: “Chúng tôi muốn chấm dứt ĐCSTQ, lấy lại Trung Quốc và tái thiết một quốc gia giống như Mỹ”.
Trước lãnh sứ quán còn có một nhóm người ôn hòa giăng biểu ngữ. Họ là những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại.
Xe tải giăng biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” trước Lãnh sứ quán Trung Quốc tại Houston trước khi cơ sở này bị đóng cửa
Học viên Pháp Luân Công, cô Tao Peng là nhà nghiên cứu khoa học tại Houston lên tiếng: “Tôi đã lớn lên ở Trung Quốc đại lục và đã chứng kiến sự dối trá của ĐCSTQ”. Cô khẳng định ĐCSTQ luôn tìm mọi cách để trà trộn, thâm nhập vào các nhóm [đức tin] với những mưu đồ bất chính, chính quyền này không hề đáng tin cậy.
Ngày 21/7, chính phủ Hoa Kỳ bất ngờ yêu cầu phía Trung Quốc đóng của Tổng lãnh sự quán tại Houston trong vòng 72 giờ. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố quyết định đóng cửa nhằm đối phó với việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm chủ quyền của Mỹ, bao gồm các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng bất hợp pháp quy mô lớn.
Sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, thảm họa đại dịch toàn cầu do virus Corona Vũ Hán, diễn tập quân sự ở biển Đông, tòa nhà 5 tầng – tổng hành dinh của các nhân viên ngoại giao Trung Quốc tại Houston trở thành điểm nóng mới nhất trong vết rạn khó hàn gắn của mối quan hệ giữa chính quyền Bắc Kinh và Washington.
Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ gọi Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là “trung tâm gián điệp khổng lồ” của ĐCSTQ, với nhiệm vụ chuyên đánh cắp các tài sản trí tuệ từ các cơ quan và doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Ông David R. Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn sáng 22/7: “Quân giải phóng nhân dân (Trung Quốc) gửi sinh viên đến các trường đại học Mỹ, cả công khai lẫn bí mật, để tìm hiểu những vấn đề giúp họ giành lợi thế trong thế giới kinh tế cũng như các lĩnh vực còn lại. Chúng tôi phải ngăn chặn điều đó”.
“Tâm điểm của tất cả các hoạt động thuộc nhiệm vụ nêu trên nằm ở Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Cơ sở ngoại giao này từ lâu đã dính dáng đến hành vi phá hoại”, ông Stilwell nói thêm.
Báo New York Times dẫn lời ông Stilwell nói tổng lãnh sự Houston và hai nhà ngoại giao Trung Quốc khác gần đây bị bắt gặp tham gia “một hoạt động đáng ngờ” để đi qua khu vực kiểm tra an ninh của sân bay George Bush Intercontinental.
Ngày 24/7, chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, như là một hành động trả đũa tương ứng cả về quy mô và tác động với lệnh đóng cửa tại Houston của Mỹ.
Cùng ngày, giới chức Mỹ đã phá cửa sau của lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi đến hạn chót đóng cửa vào ngày 24/7.
Một nhóm nhân viên thực thi pháp luật của Mỹ đã vào bên trong lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston khoảng 16h40 ngày 24/7 theo giờ địa phương, chưa đầy 1 tiếng sau hạn chót buộc đóng cửa cơ sở ngoại giao này, theo trang tin Houston Chronicle.
Những người này đã buộc phải phá cửa để vào được bên trong lãnh sứ quán.
Trước đó, hôm 23/7, trả lời phỏng vấn truyền thông, người đứng đầu lãnh sự quán này đã không đồng ý đóng cửa văn phòng vào ngày 24/7 theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Du Miên
Houston lo ngại đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc
Thanh Hà
Bốn giờ chiều ngày 24/07/2020, tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, bang Texas chính thức đóng cửa dưới sự giám sát của cảnh sát Mỹ và trong tiếng vỗ tay của một số người bài Trung Quốc.
Thông tín viên đài RFI, Thomas Harms, có mặt tại chỗ tường thuật về những giây phút cuối cùng lãnh sự quán đầu tiên của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, được khánh thành năm 1979, nay bị chính quyền Trump cáo buộc là ổ gián điệp.
« Cả ngày Thứ Sáu hôm 24/07 nhân viên tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston tiếp tục chất lên xe tải không biết bao nhiêu là những bao rác, bao tải và vali. Trên đường phố vài người biểu tình thuộc nhóm Pháp Luân Công và kể cả những người Hoa chống cộng thuộc một hiệp hội do cựu cố vấn và cũng là quân sư của Donald Trump, ông Steve Bannon, lập ra.
Đến 4 giờ chiều cảnh sách dựng hàng rào an ninh chung quanh tòa nhà trên một đại lộ sang trọng của thành phố Houston. Sau hơn 40 năm hoạt động, tòa lãnh sự Trung Quốc này giờ đây chính thức đóng cửa. Theo lời giáo sư Roger Hart chuyên về lịch sử Trung Quốc kiêm giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Texas Southern University, quyết định đóng cửa văn phòng ngoại giao này của Trung Quốc nằm trong chiến dịch truyền thông của Mỹ trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng cao.
Ông nói : « Tôi e rằng động thái này nhằm đánh lạc hướng công luận chứ không phải do một động lực hợp lý nào dẫn tới. Không cần thiết phải đem Trung Quốc ra hù dọa. Hệ quả là sẽ có nhiều hơn các hành vi kỳ thị nhắm vào người Trung Quốc, sẽ đào sâu thêm hận thù đối với cộng đồng này nói riêng và với tất cả những cộng đồng châu Á khác nói chung »
PUBLICITÉ
Houston cũng đang lo ngại về việc lãnh sự quán bị đóng cửa, do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của thành phố. Năm 2019, trao đổi mậu dịch và dịch vụ lên tới 14,7 tỷ đô la ».
Mỹ đột kích lãnh sự quán Trung Quốc
sau khi hết hạn đóng cửa
Bình luậnNguyễn Sơn
Giới chức Mỹ đã phá cửa sau của lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi đến hạn chót đóng cửa vào ngày 24/7.
Một nhóm nhân viên thực thi pháp luật của Mỹ đã vào bên trong lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston khoảng 16h40 ngày 24/7 theo giờ địa phương, chưa đầy 1 tiếng sau hạn chót buộc đóng cửa cơ sở ngoại giao này, theo trang tin Houston Chronicle.
Các nhân viên thực thi pháp luật đang phá cửa sau của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston sau khi hết hạn đóng cửa, rời đi. hôm 24/7. (Ảnh: MARK FELIX/AFP /AFP via Getty Images)
Các nhân viên thực thi pháp luật đang phá cửa sau của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston sau khi hết hạn đóng cửa, rời đi. hôm 24/7. (Ảnh: MARK FELIX/AFP /AFP via Getty Images)
Một xe ô tô nhỏ được cho là chở quan chức ngoại giao của Mỹ cùng với một số người khác dừng bên ngoài lãnh sự quán. Ban đầu, họ tìm cách vào bên trong lãnh sự quán Trung Quốc qua 3 lối vào khác nhau nhưng không thành và buộc phải phá khóa cửa sau.
Các nhân viên thực thi pháp luật đang kéo cửa sau của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston sau khi hết hạn đóng cửa, rời đi. hôm 24/7. (Ảnh: MARK FELIX/AFP /AFP via Getty Images)
Các nhân viên thực thi pháp luật đang kéo cửa sau của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston sau khi hết hạn đóng cửa, rời đi. hôm 24/7. (Ảnh: MARK FELIX/AFP /AFP via Getty Images)
Khoảng một giờ sau đó, các xe và lính cứu hỏa cũng có mặt bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc.
Hôm 21/7, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ. Các quan chức Mỹ khẳng định cơ quan ngoại giao này là “một trung tâm gián điệp khổng lồ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm 23/7, trả lời phỏng vấn truyền thông, người đứng đầu lãnh sự quán này đã không đồng ý đóng cửa văn phòng vào ngày 24/7 theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Thái Vĩ (Cai Wei), Tổng lãnh sự của Trung Quốc tại Houston, nói rằng Trung Quốc đang phản đối lệnh đóng cửa và văn phòng của ông sẽ vẫn mở “cho đến khi có thông báo mới”, theo báo Politico.
Cách đây không lâu, chính ông Thái Vĩ hộ tống một số người Trung Quốc xuất cảnh tại sân bay quốc tế Houston George Bush nhưng họ đã sử dụng giấy tờ tùy thân giả, theo thông tin của Trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Stilwell.
Trong ngày 24/7, các nhân viên ngoại giao của lãnh sự quán Trung Quốc đã chuyển đồ ra khỏi cơ sở này. Ngay trước thời hạn đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc, cảnh sát địa phương cũng đã lập các rào chắn xung quanh tòa nhà, phong tỏa các con đường gần đó.
Tối hôm 21/7, Tổng Lãnh sự quán của ĐCSTQ tại Houston xuất hiện ánh lửa, còn có khói và mùi giấy cháy bốc lên. Sở cứu hỏa và Sở cảnh sát Houston đã nhanh chóng đến hiện trường. Xe cứu hỏa lớn đã đến trước Lãnh sự quán, nhưng Lãnh sự quán không cho phép họ vào, nói rằng “mọi thứ đều ổn”, và sau đó những người trong Lãnh sự quán Trung Quốc đã tự dùng vòi nước dập tắt lửa.
Từ những bức ảnh chụp ở trên cao cho thấy có 6 hoặc 7 thùng lớn như thùng rác trong sân lãnh sự. Bên trong là những tài liệu đang được bị đốt và bốc cháy, theo tờ Click2houston.
Theo một quan chức đào thoát khỏi Trung Quốc, Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới được ĐCSTQ giao nhiệm vụ gây ảnh hưởng đến các chính trị gia của các nước khác, đồng thời huy động cộng đồng người Hoa kiều và sinh viên du học thúc đẩy tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Gần đây nhất, Bộ Tư pháp Mỹ vừa truy tố 4 thành viên của quân đội Trung Quốc đội lốt các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ.
Chuyên gia: Tài năng của ông Trump
trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh
Phụng Minh
Một cố vấn đặc biệt được cho là đứng sau mọi hoạch định chiến lược đối với Trung Quốc của Hoa Kỳ, thể hiện năng lực của chính quyền Trump.
Một vài ngày trước, Dư Mậu Xuân (Miles Yu) đã xuất hiện trước công chúng, phương tiện truyền thông Mỹ tiết lộ rằng quan điểm của ông được đánh giá cao bởi chính phủ Hoa Kỳ. Một số học giả tin rằng chính quyền Trung Quốc mà đại diện là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp đi tới chỗ diệt vong và ông Dư đã được giao một nhiệm vụ quan trọng theo sát xu hướng lịch sử này để giúp giới tinh hoa Mỹ hiểu được bản chất của ĐCSTQ.
Dư Mậu Xuân, 57 tuổi là cố vấn trưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo về hoạch định chính sách đối với Trung Quốc, cũng là lực lượng đằng sau việc chính quyền Trump định hình lại chính sách Trung Quốc trong ba năm qua. Ông Dư sinh ra ở Trùng Khánh, trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và ủng hộ phong trào sinh viên Trung Quốc năm 1989.
Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng quá khứ Hoa Kỳ có nhiều chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nhưng bọn họ đều không hiểu rõ hình thái ý thức cho tới những tội ác tột cùng của ĐCSTQ. Bởi vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước sau ôm ấp một ảo tưởng, rằng ĐCSTQ chỉ cần đổi người lãnh đạo thì sẽ thay đổi theo. Nhưng Tập Cận Bình hay các lãnh đạo ĐCSTQ các đời đều không có mấy khác biệt. Chỉ cần là ĐCSTQ thì nhất định mục tiêu của nó vẫn luôn là đánh đổ và thay thế vị trí của Hoa Kỳ, còn muốn thống trị toàn bộ thế giới.
Đường Tĩnh Viễn nói: “Dưới góc nhìn của tôi, Dư Mậu Xuân là có cống hiến lớn, có thể nói là có tác dụng to lớn khiến tầng lớp tinh anh Hoa Kỳ hiểu được rõ ràng bản chất của ĐCSTQ”.
Hồ Bình, một nhà bình luận chính trị ở Hoa Kỳ và là Tổng biên tập danh dự của “Mùa xuân Bắc Kinh”, tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sớm nên thu nạp nhiều học giả từ Trung Quốc đại lục. Chính phủ trước đó đã mời các học giả này tham gia vào các phiên điều trần, làm nhân chứng và cung cấp tài liệu, nhưng những điều này vẫn là chưa đủ.
Ông nói, “có rất nhiều học giả và chuyên gia từ Trung Quốc đại lục tới Hoa Kỳ và nhiều người trong số họ cũng đã gia nhập quốc tịch Mỹ. Sự hiểu biết của họ về Trung Quốc nói chung có lợi thế tự nhiên so với các chuyên gia Mỹ về Trung Quốc. Dù sao có vài thứ, đặc biệt là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra, ngoại trừ dựa vào việc tìm hiểu ở nước ngoài, rất nhiều lúc là cần dựa vào người trong cuộc có cảm giác thấu hiểu. Người là từ chỗ ấy tới liền tự nhiên có loại nhạy cảm đó, người không phải từ chỗ ấy tới thì thiếu hụt sự nhạy cảm đó”.
Đường Tĩnh Viễn chỉ ra rằng khả năng có thể sử dụng hiệu quả đóng góp của Dư Mậu Xuân chính là thể hiện năng lực của chính quyền Trump. Hoa Kỳ chưa bao giờ thiếu những người ưu tú có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ, nhưng họ đã bị loại khỏi tầng tầng ra quyết định trước đó, và thậm chí bị loại ngay từ vòng đầu.
“Từ quan điểm này, đây thực sự là một biểu hiện của khả năng điều hành cá nhân của Trump và sức thu hút cá nhân của ông ấy”, ông Đường nói. “Nếu không phải vì sự sáng suốt và tài năng của Trump, thì bây giờ chúng ta sẽ không bao giờ thấy điều này ở Hoa Kỳ. Trong tình huống có rất nhiều tinh hoa có thể đứng lên, nhìn thấy bản chất của ĐCSTQ để ngăn chặn sự xâm phạm của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ và thậm chí toàn bộ loài người”.
Theo Zhang Bei, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin thảo luận
về vấn đề kiểm soát vũ khí, Iran và coronavirus
Tin từ Washington, DC – Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc, vào hôm thứ năm (23/7), tổng thống Trump chia sẻ với tổng thống Nga Vladimir Putin về mong muốn tránh khỏi một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Nga và Trung Cộng. Bên cạnh đó, tổng thống Trump cũng bày tỏ hy vọng về sự tiến triển trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí sắp tới tại Vienna.
Điện Kremlin cho biết thêm, hai tổng thống cũng đã thảo luận về chương trình nguyên tử tại Iran. Nhu cầu về các nỗ lực chung để duy trì sự ổn định khu vực và chế độ không phổ biến nguyên tử toàn cầu đã được nhấn mạnh ở cả hai phía. Tòa Bạch Ốc không đề cập đến Iran nhưng cho biết tổng thống Trump và tổng thống Putin đã thảo luận về cách để đánh bại đại dịch coronavirus, trong khi vẫn tiếp tục mở cửa trở lại các nền kinh tế toàn cầu.
Hoa Kỳ nói rằng, với tư cách là một cường quốc vũ khí nguyên tử đang phát triển, Trung Cộng nên cùng Nga và Hoa Kỳ ký một hiệp ước mới. Tuy nhiên, số lượng vũ khí của nước này thu xa kho vũ khí của Nga và Hoa Kỳ.
Vào đầu tháng 7/2020, một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng cho biết, nước này mong muốn được tổ chức các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Hoa Kỳ và Nga, nhưng chỉ khi Washington sẵn
sàng cắt giảm kho vũ khí nguyên tử của họ xuống bằng số lượng Trung Cộng. Điều này có nghĩa khi vũ khí của Hoa Kỳ phải trở nên nhỏ hơn khoảng 20 lần so với hiện tại. (BBT)
Thượng Viện Cộng Hòa hoãn công bố
dự luật tài trợ kinh tế do còn mâu thuẫn
Tin Washington DC – Đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện đã hủy kế hoạch công bố dự luật cứu trợ coronavirus vào thứ Năm, do chưa giải quyết được các bất đồng với Tòa Bạch Ốc. Sự chậm trễ này sẽ gây thêm áp lực về thời gian cho 2 đảng, trong việc phải sớm thông qua một dự luật để hỗ trợ tài chính cho người dân.
Vào cuối tuần này, số tiền phụ cấp 600 Mỹ kim một tuần sẽ hết hạn tại một số tiểu bang, và chính thức hết hạn trên toàn quốc vào ngày 31 tháng 7. Trong khi đó, các nhà lập pháp sẽ rời Washington để tạm nghỉ sau tuần lễ đầu tiên của tháng 8. Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell nói chính phủ cần thêm thời gian để xem xét lại một số chi tiết. Tuy nhiên, chính phủ và đảng Cộng Hòa Thượng Viện đã đồng ý về các nguyên tắc chung của dự luật, và dự luật có lẽ sẽ được công bố vào đầu tuần sau.
Dự luật của đảng Cộng Hòa dự kiến sẽ gia hạn tiền phụ cấp hàng tuần, nhưng ở mức thấp hơn. Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin vào thứ Năm cho biết các khoản tiền trợ cấp sẽ bù đắp khoảng 70% lương của người lao động, và sẽ được kéo dài đến cuối năm. Dữ liệu công bố vào thứ Năm cho thấy số người thất nghiệp trong tuần qua lại tăng lên, sau khi một số tiểu bang phải đình chỉ kế hoạch tái mở cửa vì Covid-19.
Dự luật của đảng Cộng Hòa dự kiến trị giá khoảng 1 ngàn tỷ, bao gồm cả 105 tỷ cho các trường học và đại học, 16 tỷ để tăng xét nghiệm coronavirus, và thêm một đợt trả tiền trực tiếp 1,200 Mỹ kim cho người dân. (Ngô Bảo)
Sinh viên quốc tế không được đến Mỹ
nếu học kỳ mùa Thu hoàn toàn học online
Tin Washington DC – Cơ quan Di trú và Quan thuế vào thứ Sáu, 24 tháng 7, thông báo rằng các sinh viên quốc tế mới ghi danh năm nay sẽ không được đến Mỹ, nếu các lớp học của họ trong năm học mới sẽ hoàn toàn được giảng dạy qua mạng.
Các sinh viên vừa ghi danh có thể có visa hợp lệ để đến Mỹ, nếu trường của họ bảo đảm rằng các sinh viên này sẽ lấy ít nhất 1 lớp học có giáo viên dạy trực tiếp trong học kỳ mùa thu. Quy định mới không áp dụng cho các sinh viên hiện đã học tại các đại học Hoa Kỳ.
Quy định cũng không buộc các sinh viên mới ghi danh phải rời nước Mỹ, nếu trường đại học đang dạy học song song cả trực tiếp lẫn online đột ngột chuyển sang dạy online hoàn toàn, khi đại dịch coronavirus trở nên tồi tệ hơn.
Vào thứ Năm, các trường Harvard và đại học miền nam California USC đã khuyên sinh viên quốc tế mới ghi danh không nên đến trường vào mùa thu này, vì họ sẽ không được phép vào Hoa Kỳ để học các lớp học từ xa.
Trước đó trong tháng này, ICE đã ra lệnh buộc mọi du học sinh phải rời Hoa Kỳ nếu trường của họ chỉ dạy online trong mùa thu. Tuy nhiên, ICE sau đó đã thu hồi mệnh lệnh này, sau khi bị hàng loạt trường đại học và tiểu bang khởi kiện. (Ngô Bảo)
Một thẩm phán liên bang ở Portland ra lệnh
cấm cảnh sát liên bang bắt giữ hay dùng vũ lực
đối với ký giả và người quan sát hợp pháp
Một thẩm phán ở Portland, Oregon đã ra lệnh cấm các cảnh sát liên bang bắt giữ hoặc dùng vũ lực đối các ký giả và người quan sát hợp pháp đứng với đám đông biểu tình gần một tòa nhà chính phủ liên bang hằng đêm, nếu họ không có biểu hiện phạm tội.
Tối thứ Năm (23 tháng 7) thẩm phán liên bang Michael H. Simon đã ban hành lệnh cấm tạm thời trước khi trung tâm thành phố dự kiến có thêm một đêm biểu tình nữa. Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đã đệ đơn kiện Bộ Nội An và Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ, vì đã chỉ thị các cảnh sát hành hung một số ký giả.
Trong một loạt các bình luận của thẩm phán Simon về tầm quan trọng của quyền tự do báo, ông cũng nói rằng lệnh của ông cho phép các nhà báo miễn chấp hành các lệnh giải tán của chính quyền. Lệnh cấm mới sẽ mang thêm nhiều thách thức mới cho lực lượng hành pháp liên bang khi họ phải tiếp tục sứ mệnh bảo vệ tài sản liên bang.
Trong hai tháng qua, những người biểu tình thường xuyên phá hàng rào và cố gắng đột nhập vào tòa nhà liên bang Mark O. Hatfield, nơi có văn phòng của ông Simon. Những sự kiện này đã trở thành đề tài chính trị nóng hổi trong các thông điệp tái tranh cử của tổng thống Trump. (BBT)
Chicago hạ bệ tượng Columbus,
tái xét tất cả các đài tưởng niệm
Thành phố Chicago hôm 24/7 tạm thời hạ bệ hai bức tượng của nhà thám hiểm Christopher Columbus và loan báo sẽ đánh giá lại tính phù hợp của tất cả các di tích của thành phố, một tuần sau khi những người biểu tình tìm cách giật sập một trong những bức tượng này, dẫn tới một vụ đụng độ dữ dội với cảnh sát, theo Reuters.
“Bước hành động này là một nỗ lực nhằm bảo vệ an toàn công cộng và bảo vệ một không gian an toàn cho một cuộc đối thoại công khai, toàn diện và dân chủ về các biểu tượng của thành phố của chúng tôi”, văn phòng Thị trưởng Lori Lightfoot cho biết trong một tuyên bố.
Những người biểu tình đấu tranh cho bình đẳng chủng tộc nhắm vào các bức tượng của Columbus trên khắp nước Mỹ, thách thức cách lịch sử phác họa ông như một vị anh hùng trong sách vở và cùng lúc, hệ thống giáo dục tìm cách giảm thiểu hoặc phớt lờ cách đối xử tàn ác của nhà thám hiểm đối với người dân bản xứ châu Mỹ.
Sau khi tham khảo ý kiến với các bên liên quan, Thị trưởng Lori Lightfoot đã ra lệnh gỡ bỏ các bức tượng Columbus ở Grant Park, khu giải trí lớn của Chicago, và một bức tượng khác của ông này ở Little Italy, bản tuyên bố cho biết.
Nhiều toán công nhân sử dụng cần cẩu gỡ bỏ các bức tượng trong bóng tối trước bình minh, video chương trình tin tức tin tức cho thấy, để lại bệ đỡ.
“Trong các cuộc biểu tình ở Chicago, một số người bị bắt giữ và một số người khác bị thương. Cuộc biểu tình nằm trong số các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ để phản đối tình trạng bất bình đẳng chủng tộc và chống lại sự tàn bạo của cảnh sát đã gây ra cái chết của George Floyd ngày 25/ 5 ở Minneapolis.
Columbus là một nhà thám hiểm sinh ra ở thế kỷ 15, đã đại diện cho Hoàng gia Tây Ban Nha, đi thám hiểm thế giới để tìm những vùng đất mới. Columbus vẫn là một biểu tượng mạnh mẽ đối với các một số cộng đồng. Người Mỹ gốc Ý phản đối việc hạ bệ biểu tượng và vị thế của Columbus.
“Cộng đồng chúng tôi cảm thấy bị phản bội, ông Pas Pasquale Gianni thuộc Ủy ban dân sự của người Mỹ gốc Ý, nói đài truyền hình Chicago BC7. Chúng tôi cảm thấy như một phần di sản của mình bị tước bỏ”.
Thành phố Chicago cho biết sẽ sớm công bố một quy trình chính thức để đánh giá lại tất cả các di tích, đài tưởng niệm và tranh vẽ trên tường trong thành phố, một tiến trình cũng đang diễn ra tại nhiều thành phố của nước Mỹ với mục đích đa dạng hóa các di tích và tượng đài mà về phần lớn chỉ tôn vinh những người đàn ông da trắng.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạ giá thuốc kê toa
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/7 ký bốn sắc lệnh hành pháp nhằm giảm chi phí mà người dân Mỹ phải trả cho các loại thuốc kê toa.
Một sắc lệnh trong số đó cho phép nhập khẩu hợp pháp thuốc kê toa có giá rẻ hơn từ các nước như Canada, trong khi một sắc lệnh khác yêu cầu phải chuyển các khoản giảm giá của các hãng dược hiện rơi vào tay các thành phần trung gian sang cho bệnh nhân, ông Trump cho biết.
Sắc lệnh thứ ba nhắm giảm giá insulin và sắc lệnh thứ tư yêu cầu chương trình bảo hiểm Medicare mua thuốc cùng giá mà các nước khác phải chi trả.
“Chúng ta ưu tiên cho bệnh nhân hơn là giới vận động, ưu tiên cho công dân cao niên hơn là các đặc lợi, và chúng ta đặt nước Mỹ lên trên hết,” Tổng thống Trump tuyên bố trước khi ký các sắc lệnh vừa kể
Xe ô tô của lãnh sự quán Trung Quốc bị bắt
trên đường cao tốc ở Ontario, Canada
Bình luậnNguyễn Minh
Hai chiếc xe thuộc sở hữu của các quan chức thuộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto đã bị bắt giữ khi đang di chuyển ở phía đông Toronto, theo The Epoch Times.
Theo Todayumberland, ngày 4/7, cảnh sát tỉnh Ontario đã chặn 2 chiếc xe ô tô mang biển số ngoại giao trên Quốc lộ 401 ở Hạt Northumberland. Một chiếc là SUV BMW và một chiếc là SUV Mercedes.
Được biết, 2 chiếc xe ô tô đang di chuyển ở tốc độ 158km/h trên đường cao tốc ở Ontario, Canada, có giới hạn tốc độ là 100km/h.
Các tài liệu mà The Epoch Times có được từ chính quyền tỉnh Ontario cho thấy, chủ sở hữu của 2 chiếc ô tô này đều là quan chức thuộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto, chịu trách nhiệm về trang web các vấn đề toàn cầu. Một người tên là Zhang Jinxuan sở hữu chiếc BMW, người kia tên là Lin Huasi sở hữu chiếc Mercedes.Hiện chưa rõ Zhang và Lin có đang cầm lái khi 2 chiếc ô tô của họ bị cảnh sát thu giữ hay không.
Giá trên thị trường hiện tại của chiếc SUV BMW BX5 2018 là 48.725 đô-la Mỹ (khoảng 1,13 tỷ VNĐ), và chiếc Mercedes SUV 2020 có giá là 66.613 đô-la Mỹ (khoảng 1,54 tỷ VNĐ).
Khi cảnh sát yêu cầu dừng 2 xe mang biển ngoại giao này, các tài xế khác đang lái xe qua đã bấm còi để thu hút sự chú ý và giơ ngón tay cái lên, theo Today’s Northumberland. Cảnh sát làm nhiệm vụ cho biết, khi các tài xế khác biểu đạt với ngón tay cái như vậy nghĩa là người lái các xe bị cảnh sát yêu cầu dừng đã lái xe rất hung hăng.
“[Mang biển ngoại giao hay không], các lái xe sẽ phải hành xử như là các công dân khác của Ontario. Tất cả các luật sẽ được áp dụng với họ. Họ không được miễn trừ”, cảnh sát viên tỉnh Ontario Chad Laperle nói với Today’s Northumberland.
Cảnh sát Laperle cho biết, các tài xế bị bắt khi đang lái xe vượt quá tốc độ cho phép 50km/h. Theo luật, xe ô tô của họ sẽ bị cảnh sát thu giữ.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Liên Âu hạn chế
xuất khẩu công nghệ giám sát sang Hồng Kông
Thu Hằng
Sau thông tin Liên Hiệp Châu Âu đang nghiên cứu biện pháp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2020 tiết lộ Bruxelles chuẩn bị một dự thảo trừng phạt Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với đặc khu hành chính Hồng Kông.
Từ Bruxelles, thông tín viên Jérémy Audouard cho biết thêm :
“Tài liệu trên tiết lộ 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu muốn hạn chế xuất khẩu công nghệ giám sát. Mục đích là tránh để Bắc Kinh chuyển hướng sử dụng nhiều máy móc hoặc phần mềm nhằm ngăn chặn các cuộc giao tiếp.
Ngoài ra, văn bản này còn nêu những biện pháp trừng phạt thương mại hoặc xem xét lại các thỏa thuận về cấp thị thực với Hồng Kông. Các biện pháp này có thể sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 28/07/2020 nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.
Từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia tại cựu thuộc địa của Anh Quốc ngày 30/06, Liên Hiệp Châu Âu đã nhiều lần bày tỏ quan ngại và giờ Bruxelles biến lời nói thành hành động.
Cách đây 15 ngày, Hoa Kỳ cũng đình chỉ xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng nhạy cảm sang Hồng Kông. Ngay lập tức, Bắc Kinh thông báo các biện pháp trả đũa nhắm vào các thực thể và công dân Mỹ”.
Hợp tác vì kế hoạch 750 tỉ euro:
‘‘Liên bang châu Âu’’ và sức mạnh dân chủ
Trọng Thành
Nghị Viện Châu Âu đe dọa bác kế hoạch 750 tỉ euro, mà lãnh đạo 27 nước vừa thông qua sau 4 ngày đàm phán cam go; LHQ đề xuất ”thu nhập tối thiểu tạm thời” giúp 2,7 tỉ dân nghèo, ở 132 nước, sống qua đại dịch; Nghị Viện Đài Loan ra nghị quyết sửa hộ chiếu, để dân Đài không bị lầm là người Trung Quốc; ”Đơn giản là người da đen”, một trong ba phim ăn khách nhất ở Pháp mùa hậu phong tỏa. Trên đây là các chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây.
Ngày 21/07/2020, vào lúc 5 giờ 28 phút sáng lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã đạt thỏa thuận về kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro, cùng ngân sách 7 năm của khối, sau gần 92 giờ thương lượng kín căng thẳng, có lúc tưởng như đổ vỡ. Tuy nhiên, niềm hân hoan không kéo dài.
Nghị Viện Châu Âu – Cửa ải thứ hai không dễ vượt qua
Dự án chấn hưng châu Âu bước sang « hiệp hai », với cửa ải Nghị Viện không dễ vượt qua. Ngày 23/07, Nghị Viện Châu Âu bỏ phiếu bày tỏ thái độ sơ bộ về thỏa thuận nói trên. Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu, với 465 phiếu thuận (150 phiếu chống và 67 vắng mặt), « phản đối » thông qua ngân sách « trong hình thức hiện tại », và cảnh báo « sẵn sàng không phê chuẩn (…) cho đến khi có được một thỏa thuận đáp ứng được đòi hỏi (của Nghị Viện) ».
Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :
« Ngân sách của Liên Âu sẽ còn phải được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn để có hiệu lực, và dịp 7 năm một lần là lúc mà các nghị sĩ châu Âu khẳng định rõ thẩm quyền quyết định của họ. Chủ tịch các nhóm chính trị trong Nghị Viện cho biết nhìn chung hài lòng về kế hoạch chấn hưng, tuy nhiên, cũng cho rằng cần phải tiếp tục hoàn thiện dự án ngân sách, bởi có các khoản thiếu hụt cần bổ sung. Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, chính trị gia người Ý David Sassoli, cho rằng thỏa thuận ngân sách vừa rồi là thiếu tham vọng.
Ông nói : Đề xuất hiện nay đã được đệ trình, nhưng chúng tôi muốn cải thiện nó. Nếu như chúng ta muốn đặt hy vọng vào các thế hệ mới, chúng ta không thể nào giảm các đầu tư cho nghiên cứu, cho giới trẻ, cho chương trình Erasmus. Nếu chúng ta thấy việc làm sáng tỏ chính sách nhập cư và tị nạn như đề xuất của Đức – chủ tịch luân phiên – là quan trọng, thì chúng ta không thể cắt giảm ngân sách cho nhập cư và tị nạn.
Nước Đức đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp, như vậy Berlin sẽ phải cùng với các nghị sĩ tiếp tục thương thuyết về ngân sách trong ‘‘hiệp hai’’. Về nguyên tắc, Nghị Viện Châu Âu đặt yêu cầu cao hơn lãnh đạo 27 nước Liên Âu. Thoạt tiên, dự án ngân sách của Nghị Viện là 1.300 tỉ euro, cao hơn thỏa thuận ngân sách vừa được thông qua vào sáng thứ Ba là 216 tỉ euro ».
Đông đảo dân biểu châu Âu bày tỏ lo ngại lớn trước việc nhiều khoản chi tiêu quan trọng dành cho « khí hậu », « kỹ thuật số », « y tế và nghiên cứu khoa học », « văn hóa », « cơ sở hạ tầng » hay « quốc phòng » bị cắt giảm mạnh. Các cam kết và ưu tiên hàng đầu của Liên Âu như thỏa thuận chuyển sang nền kinh tế xanh (Green New Deal) và chiến lược thúc đẩy công nghệ số có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng. Chưa kể đến vấn đề « tôn trọng nhà nước pháp quyền », dù đã được ghi vào thỏa thuận, nhưng theo nhiều dân biểu châu Âu, các ràng buộc hiện tại không đủ mạnh để bảo đảm là các nước được hưởng tài trợ sẽ tuân thủ nguyên tắc này.
Châu Âu « trên đường » trở thành Liên bang
Kế hoạch chấn hưng – với nguyên tắc 27 quốc gia đồng chi trả các khoản cứu trợ dành cho những thành viên gặp khó – đã khiến khối 27 nước châu Âu « đang trên đường trở thành một Nhà nước (liên bang) » thực thụ, như nhận định của nhà sử học Sylvain Kahn, một chuyên gia về châu Âu, cho dù khả năng Nghị Viện phủ quyết treo lơ lửng. Tác giả cuốn Lịch sử quá trình xây dựng châu Âu từ năm 1945 / Histoire de la construction de l’Europe depuis 1945 (PUF) nhấn mạnh đến các nỗ lực thương thuyết bền bỉ và khả năng tìm kiếm một thỏa hiệp, xây dựng liên minh, tạo lập đa số đủ của các lãnh đạo châu Âu trong những ngày qua, để thúc đẩy một dự án chung (trả lời phỏng vấn trên trang France Info, ngày 21/09/2020).
27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu thường xuyên bị chỉ trích là thiếu đoàn kết, thiếu khả năng hành động thống nhất. Việc kế hoạch chấn hưng, đặc biệt do cặp Đức – Pháp thúc đẩy, vượt qua được cửa ải đầu tiên đã chứng minh cho điều ngược lại. Và một Liên Hiệp Châu Âu đoàn kết và vững mạnh có ý nghĩa sống còn không chỉ với các nước châu Âu.
Giờ là lúc lãnh đạo các quốc gia châu Âu và các đại biểu dân cử châu Âu phải tiếp tục nỗ lực để tìm ra được một tiếng nói chung cho dự án chung của Liên Âu. Một dự án chung cho châu Âu không thể chỉ là kết quả của một thỏa thuận giữa chính phủ các nước, mà phải có tiếng nói quyết định của những người đại diện cho cử tri châu Âu. Đó chính là nguyên tắc cốt lõi của một nền dân chủ.
Đối phó Covid: 2,7 tỉ dân cư cần « Thu nhập tạm thời tối thiểu »
Đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, với tốc độ cứ mỗi tuần lễ, có hơn một triệu rưỡi người dương tính với virus. Đại dịch đẩy hàng tỉ người trên thế giới vào cảnh thất nghiệp, bần cùng. Tác hại của dịch là vô cùng khủng khiếp, và tình trạng này rất có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn trong thời gian tới. Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNDP (PNUD), hôm 23/07/2020, đưa ra một đề xuất chưa từng có : cấp « thu nhập tối thiểu tạm thời » trong vòng 6 tháng cho khoảng 2,7 tỉ dân, tương đương với một phần ba dân số hành tinh. Một biện pháp được coi là chưa từng có để đối phó với một tình hình chưa từng có.
Theo UNDP, số tiền để chu cấp « thu nhập tối thiểu tạm thời » cho một phần ba cư dân hành tinh, tại 132 quốc gia, trong vòng 6 tháng, ước tính khoảng 1.200 tỉ đô la, tương đương 0,9 GDP toàn cầu. Cơ quan Liên Hiệp Quốc ưu tiên trước hết hơn 1 tỉ người đang sống trong nghèo đói (có thu nhập từ 1,9 đô la đến 5,5 đô la/ngày, tùy theo địa phương), và 1,71 tỉ người có nguy cơ lâm vào trạng thái nghèo đói, do khủng hoảng y tế (đầu tháng 4/2020, Oxfam dự đoán thêm nửa tỉ dân cư hành tinh có thể rơi vào nghèo đói do Covid). Lấy đâu ra số tiền khổng lồ nói trên để trang trải khoản « thu nhập tối thiểu tạm thời » này ?
Trả lời RFI, ông Alexis Laffittan, chuyên gia văn phòng UNDP ở Genève giải thích:
« Trên thực tế, đây là đề xuất của chúng tôi đối với chính phủ các nước liên quan. Cần phải có các quyết định mạnh. Nếu thực hiện được kế hoạch này, thì điều đó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. 90% thu nhập tối thiểu của những người nghèo nhất nói trên ngay lập tức sẽ được rót trở lại nền kinh tế, dùng để mua nhu yếu phẩm. Chúng ta có nói đến kế hoạch Marshall, chương trình chấn hưng lớn, nhưng đó không chỉ là các doanh nghiệp lớn, mà cả những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ tổn thương nhất do đại dịch. Chúng ta thấy là tại các nước phát triển, các nước trong nhóm G20, đã có nhiều khoản tiền lớn được thông qua. Tuần này, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã thông qua một ngân sách chấn hưng lớn (trong đó có các khoản trợ cấp dành cho những người khó khăn nhất). Chúng tôi cho rằng một thái độ đoàn kết như vậy cũng cần được thể hiện đối với các nước đang phát triển. Cụ thể là chúng ta nói đến việc hoãn trả nợ (1), và khoản tiền lẽ ra sẽ phải trả nợ này sẽ được dùng để chuyển sang hỗ trợ những người nghèo nhất, những người dễ tổn thương nhất, góp phần giúp cho việc hãm lại đà lây lan của dịch bệnh (do người nghèo có điều kiện ở nhà, tránh các tiếp xúc tạo điều kiện cho virus lây lan), đang khiến khoảng mỗi tuần có thêm một triệu rưỡi người nhiễm mới ».
Cũng UNDP, cùng ngày 23/07, công bố báo cáo đầu tiên về các tác động của đại dịch Covid-19 đến tình trạng nghèo đói tại Việt Nam. Báo cáo nêu số liệu ước chừng tỷ lệ người nghèo trên toàn quốc tăng từ 4,6% trước dịch lên 26,7% vào tháng 4 (tức tháng cao điểm phong tỏa và giãn cách xã hội) và giảm xuống còn 15,8% vào tháng 5. Tại Việt Nam, nhìn chung, người nghèo được coi là người có mức thu nhập dưới 900.000 VND ở thành phố và 700.000 VND ở nông thôn (tương đương khoảng 40 đô la và 30 đô la/tháng).
Sửa hộ chiếu để dân Đài không bị lầm là người Trung Quốc
Trong lúc khối 27 quốc gia dân chủ tại châu Âu tìm cách vượt qua khác biệt để khẳng định một thể chế gần giống với liên bang, thì tại hòn đảo nhỏ Đài Loan, đa số các đảng phái chính trị tìm cách củng cố nền dân chủ, khẳng định một xã hội Đài Loan hoàn toàn độc lập trước Trung Quốc. Thách thức vô cùng lớn, bởi Đài Loan hiện tại vẫn kế thừa di sản một nước Trung Hoa thời Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh đe dọa tấn công, nếu hòn đảo chính thức tuyên bố độc lập.
Trong những ngày gần đây, có một sự kiện đáng chú ý: ngày 22/07/2020, Nghị Viện Đài Loan ra nghị quyết đề nghị chính phủ sửa trang bìa hộ chiếu, nhấn mạnh chữ Đài Loan, để tránh người mang hộ chiếu Đài Loan (Đài Loan tên chính thức tiếng Anh là « Republic of China ») bị nhận lầm là người Trung Quốc (Trung Quốc tên chính thức là tiếng Anh là « People’s Republic of China »).
Theo hãng tin CNA, nghị sĩ các đảng phái chính trị Đài Loan, ngoại trừ Quốc Dân Đảng, đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết (64/113 dân biểu), theo đề nghị của đảng Dân Tiến cầm quyền. Trên trang bìa hộ chiếu Đài Loan, quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc (bằng chữ Hoa và chữ Anh) được đặt ở phía trên tên Đài Loan. Tên Đài Loan được ghi vào hộ chiếu kể từ năm 2003.
Theo đảng Dân Tiến, việc sửa tên cho phép công dân Đài Loan « bảo vệ được phẩm giá » và « an toàn hơn » khi ra nước ngoài. Lý do trực tiếp: người Trung Quốc dễ bị kỳ thị, đặc biệt sau khi Bắc Kinh để dịch covid-19 vượt tầm kiểm soát, từ Vũ Hán lan ra khắp thế giới. Nghị quyết mang tính khuyến nghị chứ không bắt buộc.
Rút chữ Trung Hoa (China) ra khỏi tất cả các tên gọi chính thức là chủ trương từ lâu của phe đòi độc lập cho Đài Loan. Đối với nhiều người, nghị quyết nói trên của Nghị Viện Đài Loan là một bước tiến hướng đến độc lập, rất đáng chú ý.
Pháp: « Đơn giản là người da đen » trong tốp 3 phim ăn khách nhất
Bộ phim trào phúng « Tout simplement noir » (Đơn giản là người da đen) nằm trong nhóm 3 phim ăn khách nhất tại Pháp, trong tháng mở đầu mùa phim ra khỏi phong tỏa Covid-19, với hơn 400.000 lượt người xem sau 2 tuần lễ ra mắt đầu tiên. Vì sao bộ phim của ca sĩ nhạc ráp, nhà tấu hài Jean-Pascal Zadi và nhà nhiếp ảnh John Wax lại thu hút công chúng ?
Bộ phim « Đơn giản là người da đen » ra rạp đúng vào lúc tại Hoa Kỳ bùng lên phong trào chống bạo lực cảnh sát, chống kỳ thị chủng tộc, sau cái chết của người da đen George Floyd. Tại Pháp, một phong trào phản kháng tương tự cũng bùng lên với cái chết của thanh niên da đen, Adama Traoré, trong thời gian bị cảnh sát câu lưu (vụ án hiện vẫn đang trong quá trình điều tra), nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Vấn đề kỳ thị người da đen, thái độ phản kháng của người da đen ắt hẳn là một lý do thu hút công chúng tại Pháp (bộ phim dự tính ra mắt tháng 4/2020, nhưng phải hoãn lại do đại dịch). Tuy nhiên, theo nhiều nhà phê bình, bộ phim hài của Jean-Pascal Zadi đưa công chúng đến với một cái nhìn rất khác về nạn kỳ thị màu da, về cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vượt qua quan điểm đối kháng tuyệt đối thiện – ác, địch – ta.
Nhân vật chính trong phim là JP, một diễn viên không thành đạt, tầm 40 tuổi, quyết định tổ chức một cuộc tuần hành phản kháng lớn trên khắp nước Pháp. JP, do đạo diễn Jean-Pascal Zadi thủ vai, ngay tại nhà mình, với khẩu khí của một thủ lĩnh chính trị, hô hào cổ vũ trên các mạng xã hội cho một « cuộc tuần hành khổng lồ bày tỏ nỗi giận dữ của người da đen », để chống lại tình trạng mà anh gọi là « người da đen hoàn toàn không có vị trí gì trong xã hội ». Trong hậu cảnh, người vợ da trắng của JP cặm cụi làm việc nhà, thỉnh thoảng lại hỏi chồng về một số công việc trong nhà. Những can thiệp đời thường của người vợ phá vỡ bầu không khí giận dữ, nghiêm trọng, mang âm hưởng tiền cách mạng, mà người diễn viên JP đang cố gắng làm sống dậy.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Monde, đạo diễn Jean-Pascal Zadi, người gốc Côte d’Ivoire (Phi châu), sinh trưởng tại tỉnh Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris, cho biết đối tượng chính mà ông muốn trào lộng là lối sống co cụm cộng đồng, những định kiến về quan hệ chủng tộc. Với Jean-Pascal Zadi, người da đen tại Pháp không phải là một cộng đồng thuần nhất, « mỗi người da đen ở Pháp đều có bản sắc riêng ». Không phủ nhận thực trạng kỳ thị mầu da trong xã hội, nhưng không thổi phồng, đạo diễn bộ phim « Đơn giản là người da đen » nhấn mạnh: con cái ông lớn lên tại một đất nước có bộ trưởng Tư Pháp là người da đen (nữ chính trị gia Christiane Taubira, trong chính phủ thời François Holland), có nhiều người da đen nổi tiếng trong truyền thông, điện ảnh (như phóng viên, người dẫn chương trình truyền hình Harry Roselmack, hay các diễn viên Omar Sy, Ladj Ly…). Ông tin tưởng người da đen chắc chắn sẽ phải được xã hội thừa nhận nhiều hơn.
Điều mà đạo diễn « Đơn giản là người da đen » mong muốn thúc đẩy là thái độ cởi mở, đối thoại trong xã hội. Ông cũng không ngần ngại phê phán việc đương kim tổng thống Emmanuel Macron nêu quan điểm « tại Pháp sẽ không có bức tượng nào bị lật đổ ». Theo ông, như vậy là « đóng cửa với đối thoại ». Jean-Pascal Zadi không ủng hộ việc lật đổ các tượng đài, nhưng bảo vệ quyền bày tỏ quan điểm, bày tỏ những động cơ thúc đẩy nhiều người muốn phá bỏ những tượng đài (mà họ cho là để tôn vinh những kẻ phạm tội ác), và nhất là quyền được biết đến những sự thật lịch sử, đặc biệt về giai đoạn thực dân, mà theo ông, hiện vẫn còn vắng bóng trong nhà trường.
***
Ghi chú
1 - Năm 2020, các nước đang phát triển phải trả nợ bên ngoài tổng cộng khoảng 3.100 tỉ đô la – cả vốn lẫn lãi – theo UNDP. Khoảng 2.600 tỉ đô la (năm 2020) và 3.400 tỉ đô la (năm 2021), theo UNCTAD - Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển. Hôm 18/07, bộ trưởng Tài Chính và thống đốc Ngân Hàng Trung Ương khối G20 quyết định hoãn nợ cho 42 trên 73 nước nghèo nhất, với tổng số tiền 5,3 tỉ đô la, nhưng 73 nước này vẫn phải trả 33,7 tỉ, từ nay đến cuối năm. Theo các nhà quan sát, số tiền hoãn nợ nói trên là quá ít ỏi so với mục tiêu mà UNDP và nhiều tổ chức phi chính phủ thế giới đưa ra. Ngày 13/04/2020, trong bối cảnh đại dịch bùng phát, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi « hủy nợ trên quy mô lớn » đối với các quốc gia nghèo ở châu Phi.
Giữa căng thẳng với TQ, Anh công bố
chính sách nhập tịch cho người Hong Kong
Bộ Nội vụ Anh thông báo cư dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại Anh được miễn một số yêu cầu trong vài năm sống tại Anh trước khi xin nhập tịch.
“Ưu đãi của tôi với các cư dân Hong Kong rất hào phóng”, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói tại London ngày 22/7. “Tôi rất hoan nghênh những người nhận lấy cơ hội này”.
Hộ chiếu hải ngoại Anh BN(O) là trạng thái được luật Anh quy định từ năm 1987, cấp cho cư dân Hong Kong sinh trước thời điểm Anh bàn giao thành phố cho Bắc Kinh ngày 1/7/1997. Từ tháng 1/2021, ước tính 2,9 triệu người Hong Kong đủ điều kiện sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh có thể nộp đơn xin tái định cư ở Anh, cùng với những người phụ thuộc.
Theo lộ trình được Anh công bố vào đầu tháng, người có hộ chiếu hải ngoại Anh sẽ được học tập và làm việc ở nước này 5 năm. Trong quãng thời gian này, người mang hộ chiếu và người phụ thuộc có quyền hạn chế, họ không được bầu cử hay được hưởng trợ cấp xã hội.
Sau đó, họ có thể nộp đơn xin tình trạng thường trú nhân. 12 tháng sau khi có tình trạng thường trú nhân, họ có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Anh.
Bà Patel thông báo rằng người Hong Kong có BN(O) đã hết hạn sẽ không cần gia hạn ngay lập tức. Họ có thể sử dụng hộ chiếu khác, như hộ chiếu do Hong Kong cấp, để đến Anh và giới chức tại đây có thể có truy cập hồ sơ điện tử.
Chính phủ Anh sẽ không áp dụng các bài kiểm tra kỹ năng, hoặc đặt ra yêu cầu thu nhập tối thiểu, kiểm tra nhu cầu kinh tế hay giới hạn về số lượng. Người muốn nhập tịch cũng không cần phải kiếm được việc làm ở Anh trước khi đến.
“Nhưng đây không phải là ưu đãi vô điều kiện”, Patel nói. Người mang BN(O) sẽ phải tự túc kinh tế trong 5 – 7 năm trước khi họ được nhập tịch Anh vì họ không được tiếp cận với an sinh xã hội trong giai đoạn này.
Bộ Nội vụ Anh cho biết những người có hộ chiếu BN(O) dự định chuyển đến Anh từ tháng một có thể bắt đầu quá trình ngay bây giờ. Họ cần cung cấp giấy tờ chứng minh cư trú tại Hong Kong, xét nghiệm bệnh lao và sao kê ngân hàng để chứng minh họ có thể tự túc khi sống ở Anh.
Anh “mở cửa” với hàng triệu người Hong Kong sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh ở thành phố cuối tháng 6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh.
Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương. Anh cho rằng động thái của Bắc Kinh là sự vi phạm rõ ràng quyền tự trị của Hong Kong.
Căng thẳng giữa Anh và Trung Quốc gần đây gia tăng. Ngoại trưởng Anh hôm 20/7 đình chỉ hiệp ước dẫn độ và áp lệnh cấm vũ khí với Hong Kong. London còn cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G của nước này.
Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại London, cảnh báo Anh phải “gánh chịu hậu quả khi làm tổn hại quan hệ song phương” và động thái của chính phủ Anh là “can thiệp thô bạo” các vấn đề nội bộ Trung Quốc.
Khoản nợ 100 tỷ bảng của các doanh nghiệp Anh
vào quý 1 năm 2021 có thể trở thành nợ xấu
Bình luậnThủy Tiên
Do hậu quả của đại dịch virus Corona Vũ Hán, các doanh nghiệp Anh có thể có khoản nợ gần 100 tỷ bảng vào cuối quý 1 năm 2021 mà họ không có khả năng trả nợ, một báo cáo mới cảnh báo.
Đến tháng 3/2021, các khoản vay được dự đoán từ 97 tỷ bảng (122 tỷ USD) đến 107 tỷ bảng (135 tỷ USD) có thể trở thành không thể tránh được, theo báo cáo (pdf) của TheCityUK, một nhóm đại diện cho các dịch vụ tài chính và các dịch vụ liên quan có trụ sở tại Anh.
Nếu các biện pháp không được thực hiện để ngăn chặn các doanh nghiệp khỏi bị mất khả năng thanh toán trong vòng 12 đến 18 tháng tới và khỏi vỡ nợ các khoản vay do chính phủ hỗ trợ, chính phủ có thể phải chịu trách nhiệm cho khoản nợ khoảng 35 tỷ bảng Anh, do vậy tài chính công sẽ phát sinh một chi phí rất lớn, TheCityUK cảnh báo.
Hiện tại, Kho bạc đã bảo lãnh khoảng 43 tỷ bảng Anh (54 tỷ USD) các khoản vay khẩn cấp cho các doanh nghiệp thông qua một số sáng kiến và nền tảng nhắm vào các doanh nghiệp có quy mô khác nhau – Đề án trả lại khoản vay (BBLS), Đề án vay do gián đoạn kinh doanh vì virus corona (CBILS) và Đề án vay do gián đoạn kinh doanh lớn vì virus corona (CLBILS).
Số tiền này được dự đoán sẽ tăng lên tới 123 tỷ bảng Anh (154 tỷ USD) với khoảng 2,3 triệu doanh nghiệp được ước tính đã nhận được khoản vay CBILS hoặc BBLS vào cuối tháng 3/2021 khi những người đi vay sẽ cần bắt đầu trả nợ. Với điều kiện kinh tế này, khoảng 1/3 các doanh nghiệp này có thể phải vật lộn để trả nợ, ước tính có khoảng 3 triệu việc làm có nguy cơ bị mất, báo cáo của TheCityUK cho biết.
Có sự chênh lệch theo vùng, với 3/4 số nợ không thể tránh được ước tính sẽ do các công ty bên ngoài London nắm giữ. Ngược lại, hiện tại 3/4 khoản đầu tư vốn lại vào các doanh nghiệp có trụ sở tại London.
Dựa trên phân tích của nhóm này, khu vực tư nhân, bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và các công ty cổ phần tư nhân, vẫn đang nắm giữ nguồn vốn đáng kể. Nguồn vốn này có thể được đầu tư vào đề án tái cấp vốn doanh nghiệp.
TheCityUK đề xuất thành lập một Tập đoàn Phục hồi do chính phủ Anh hỗ trợ (URC) để giám sát khoản nợ vay có thể trở thành nợ xấu do chính phủ bảo lãnh. URC sẽ từng bước đảm nhận các khoản nợ thông qua chứng khoán hóa hoặc nhượng lại các khoản vay với các lựa chọn trả nợ dài hạn cho các doanh nghiệp và mời khu vực tư nhân vào đầu tư.
TheCityUK gợi ý chuyển đổi các khoản vay BBLS và CBILS nhỏ dưới 250.000 bảng Anh (tương đương 314.000 USD) thành một nghĩa vụ thuế phải được hoàn trả thông qua hệ thống thuế. Giống như các khoản vay sinh viên, nó sẽ là các khoản trợ cấp khó khăn, cho phép doanh nghiệp chỉ trả những gì họ có thể đủ khả năng.
Đối với các công ty có khoản vay CBILS lớn hơn lên tới 1 triệu bảng (1,25 triệu USD), nhóm đề xuất rằng các khoản vay được chuyển đổi thành nợ thứ cấp dài hạn hoặc vốn cổ phần ưu đãi nhưng không có quyền biểu quyết để chủ doanh nghiệp sẽ không mất quyền kiểm soát doanh nghiệp của họ.
Áp lực đối với các doanh nghiệp sẽ tăng lên khi các khoản lỗ vận hành vẫn tiếp tục và chương trình nghỉ phép của chính phủ giảm dần, việc trì hoãn tiền thuê nhà chấm dứt và các khoản thanh toán VAT đang được hoãn lại sẽ đến hạn vào ngày 31/3/2021.
Ngân hàng Anh ước tính vào tháng 5 rằng nền kinh tế Anh có thể giảm gần 30% vào mùa hè này và GDP cho cả năm 2020 có thể xuống 14% với tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%.
Theo quan điểm của KPMG (pdf) về nền kinh tế được phát hành tháng 6, để chống lại virus Corona Vũ Hán và hỗ trợ nền kinh tế, “khoản vay của chính phủ vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt tỷ lệ GDP cao nhất
trong thời bình, ở mức 15,2% , thậm chí còn lớn hơn so với những gì đã được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 khi khoản vay đạt tới 10,2% GDP”.
Hơn 200 chuyên gia từ 50 công ty trong ngành tài chính đã đóng góp cho báo cáo của TheCityUK, báo cáo này được tổng hợp với sự tư vấn của Kho bạc, Ngân hàng Anh và Cơ quan Quản lý Tài chính.
Thủy Tiên
Theo The Epoch Times
Covid-19 : Pháp – Đức tăng xét nghiệm ở biên giới,
cố tránh đợt dịch thứ hai
Thu Hằng|Thùy Dương
Làm thế nào để tránh đợt dịch Covid-19 thứ hai trong khi đang là mùa cao điểm du lịch và số ca nhiễm mới có chiều hướng gia tăng ? Pháp và Đức chọn tăng cường xét nghiệm tại biên giới, dù khác nhau về đối tượng được xét nghiệm.
Tại Pháp, virus corona lây lan mạnh trở lại, “tương đương với mức vào cuối giai đoạn phong tỏa” với hơn 1.000 ca nhiễm mới, theo thông báo cập nhật hàng ngày của bộ Y Tế tối 24/07/2020.
Ngoài kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, chính phủ Pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh ngay tại biên giới. Thủ tướng Jean Castex thông báo áp dụng biện pháp xét nghiệm bắt buộc đối với mọi hành khách nhập cảnh tại các sân bay và hải cảng trên lãnh thổ Pháp từ 16 nước nơi dịch Covid-19 tác động mạnh, trong đó có Hoa Kỳ, Brazil và Ấn Độ.
Biện pháp này, dự kiến được áp dụng muộn nhất là vào ngày 01/08, yêu cầu hành khách “phải có giấy chứng nhận không nhiễm virus” được nước sở tại cấp trong vòng 72 giờ trước đó. Tuy nhiên, do nhiều nước không xét nghiệm đại trà nên tất cả hành khách sẽ được xét nghiệm ngay khi đến Pháp. Kết quả xét nghiệm được thông báo qua điện thoại hoặc thư điện tử và những trường hợp dương tính với Covid-19 sẽ được cách ly.
Đức xét nghiệm miễn phí công dân đi du lịch về
Công dân đi du lịch từ nước ngoài về cũng là một nguồn lây nhiễm tiềm tàng tại Đức. Ngày 24/07, bộ Y Tế nước này quyết định xét nghiệm miễn phí cho công dân để tránh những ca “nhập khẩu”.
Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :
“Số ca nhiễm mới gia tăng trong những ngày gần đây có lẽ là lý do giải thích cho biện pháp này. Dĩ nhiên việc dỡ bỏ rộng rãi các biện pháp phong tỏa cũng có thể giải thích cho tình hình hiện nay hoặc do số lượng xét nghiệm cũng cao hơn : từ 127.000 vào giữa tháng Năm lên thành 530.000 vào tuần trước.
Tuy nhiên, những ca nhiễm Covid-19 khi đi du lịch trở về khiến các nhà lãnh đạo lo lắng. Vì thế, Đức đề xuất xét nghiệm ngay tại sân bay những người đi du lịch từ những nước được cho là có nguy cơ cao. Việc xét nghiệm sẽ hoàn toàn miễn phí và như vậy tránh bị cách ly hai tuần được dự trù trong trường hợp này. Hoặc gần như là vậy vì thực ra, hầu hết những người đi du lịch về phải ở nhà hai tuần trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
Còn những người trở về từ những nước không bị coi là có nguy cơ cao, trong đó có nhiều nước châu Âu, thì có thể xét nghiệm trong vòng ba ngày sau đó nhưng tại những trung tâm đã tồn tại. Hiện giờ những xét nghiệm này chưa bị bắt buộc nhưng chính phủ đang nghiên cứu đến khả năng này”.
WHO báo động tại châu Âu
Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động về tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại ở nhiều nước ở châu Âu. Trung bình hiện nay châu Âu có khoảng 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và có thêm nhiều ổ dịch được phát hiện.
Nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hành khách và dân chúng. Tại Anh Quốc, quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong các cửa hàng và siêu thị bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền vùng Catalunya của Tây Ban Nha hôm 24/07/2020 ra lệnh đóng cửa vũ trường, quán bar hoạt động vào ban đêm.
Thủ tướng Pháp Jean Castex khuyến nghị người dân tránh đi đến vùng Catalunya, nơi dịch bệnh đang lây lan rất mạnh. Na Uy áp dụng trở lại lệnh hạn chế các chuyến bay nối với Tây Ban Nha. Tại Bỉ, nước có tỉ lệ tử vong, tính theo quy mô dân số, cao nhất thế giới, hôm qua một bé gái 3 tuổi tử vong vì virus corona. Chính quyền thành phố Anvers, Bỉ, ra lệnh cấm các cuộc tụ tập trên 10 người.
Mỹ vẫn có 70.000 ca nhiễm một ngày
Trong bốn ngày liên tiếp số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ vượt ngưỡng 1.000 người và đây cũng là ngày thứ hai số ca lây nhiễm mới vượt ngưỡng 70.000 trong một ngày. Trong bối cảnh đó, quy định bắt buộc đeo khẩu trang đang dần được nhân rộng tại Mỹ.
Châu Á cũng lo ngại
Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh nhất tính từ tháng Ba đến nay với thêm 113 bệnh nhân trong một ngày. Đại đa số là từ người lao động Hàn Quốc trở về từ Irak và là các thủy thủ của Nga. Ấn Độ có thêm gần 50.000 bệnh nhân trong ngày 24/07 và thêm 740 bệnh nhân qua đời. Trung Quốc ghi nhận thêm 34 bệnh nhân tại Hoa Lục. Còn Việt Nam chính quyền thông báo phát hiện 2 ca dương tính với virus corona. Đây là những trường hợp đầu tiên kể từ hơn ba tháng qua.
Vệ tinh ‘sát thủ’ của Nga,
TQ ‘tiếp cận’ vệ tinh Mỹ, Nhật Bản
Các vệ tinh “sát thủ” của Nga – Trung đang tiếp cận những vệ tinh Nhật Bản, làm dấy lên quan ngại hai nước này có ý đồ vô hiệu hóa hoặc phá hủy công cụ thu thập tình báo và quân sự của Tokyo.
Tên lửa đẩy H-IIA mang theo vệ tinh quân sự đầu tiên của Nhật Bản rời bệ phóng trên đảo Tanegashima vào đầu năm 2017
Báo Yomiuri dẫn một nguồn tin quan chức cấp cao trong chính quyền Tokyo tiết lộ hồi đầu năm Mỹ đã phát hiện vệ tinh Cosmos 2542 của Nga liên tục tiến gần một vệ tinh trinh sát của Mỹ.
Phía Mỹ cho rằng vệ tinh Nga đã đến đủ gần để chụp được các chi tiết trên vệ tinh Mỹ, hoặc đây có thể là một cuộc diễn tập cho hành động tấn công bằng cách phóng ra các vật thể kích thước nhỏ nhưng đủ phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất.
Trung Quốc được cho cũng đang phát triển vũ khí không gian, bao gồm các vệ tinh “sát thủ”, tên lửa chống vệ tinh hoặc laser. Phá hủy hoặc gây tổn hại năng lực tiếp cận thông tin thời gian thực của Mỹ sẽ mang ý nghĩa sống còn vào thời chiến hoặc khi xung đột bùng nổ.
Và Nhật Bản chỉ biết được thông tin đó nhờ đồng minh Mỹ, vì hiện chính quyền Tokyo không có năng lực theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh và Moscow ở không gian ngoài Trái đất.
Quan ngại trên cũng là một phần dẫn đến quyết định của Nhật Bản thành lập Phi đội Các chiến dịch Không gian vào tháng 5. Tạm thời đơn vị này trực thuộc lực lượng phòng vệ trên không, nhưng dự kiến sẽ được đầu tư để gia tăng quy mô và tầm quan trọng trong những năm tới.
Mục tiêu ban đầu của phi đội sẽ xoáy vào việc tăng cường năng lực Nhận thức Tình huống Không gian, dựa trên hệ thống radar tối tân nhằm theo dõi các vệ tinh “sát thủ”.
Viễn đông Nga : Biểu tình rầm rộ chống Putin
Thùy Dương
Cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có chống tổng thống Vladimir Putin trong ngày 25/07/2020 đã làm rung chuyển vùng Khabarovsk, miền Viễn Đông Nga, sát biên giới Trung Quốc.
Người biểu tình tập trung trước trụ sở chính quyền vùng Khabarovsk, trên quảng trường Lênin, giương cao lá cờ của vùng, các biểu ngữ phản đối chủ nhân điện Kremlin và hô khẩu hiệu « Tự do », « Putin, hãy từ chức ! », « Thật đáng xấu hổ ! » … Cho dù có lệnh cấm tụ tập để phòng chống Covid-19, lực lượng cảnh sát vùng vẫn để người dân tuần hành.
Theo chính quyền vùng Khabarovsk, có khoảng 6.500 người tham gia biểu tình, còn theo các phương tiện truyền thông ủng hộ phe đối lập, số người biểu tình lên tới khoảng 90.000 người. AFP cho biết các phóng viên tác nghiệp tại chỗ nhận định đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ khi phong trào biểu tình nổ ra hồi đầu tháng Bảy.
Trong ba tuần liên tiếp vào ngày Thứ Bảy, người dân vùng Khabarovsk xuống đường phản đối chính quyền liên bang và tổng thống Nga, sau khi thống đốc vùng, Sergueï Fourgal, bị bắt hôm 09/07/2020 và đưa về Matxcơva vì bị tình nghi đã chỉ đạo ba vụ ám sát cách nay 15 năm khi ông là doanh nhân miền Viễn Đông.
Ông Fourgal, thuộc đảng LPDR, đã đánh bại một ứng viên của đảng của tổng thống Putin để đắc cử thống đốc vùng Khabarovsk và rất được lòng dân. Người dân miền Viễn Đông Nga cho rằng vụ bắt giữ là ý đồ chính trị của chính quyền trung ương.
Việc tổng thống Nga Putin chỉ định dân biểu Mikhaïl Degtiarev, 39 tuổi, tạm nắm quyền thống đốc vùng càng khiến người dân bất bình, bởi vì ông Mikhaïl Degtiarev chưa từng sống ở Viễn Đông.
Trên 40 nước tố cáo
Triều Tiên vi phạm chế tài Liên hiệp quốc
Hơn 40 nước ngày 24/7 cáo buộc Triều Tiên vi phạm bất hợp pháp mức trần của Liên hiệp quốc về nhập cảng dầu tinh chế và kêu gọi ngưng lập tức các chuyến chuyển giao dầu cho đến cuối năm nay, theo khiếu nại mà Reuters trông thấy.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên vào tháng 12 năm 2017 áp đặt mức trần tối đa hàng năm là 500.000 thùng nhằm cắt nguồn nguyên liệu cho chương trình vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Triều Tiên.
Trong khiếu nại lên ủy ban chế tài Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, 43 nước-trong đó có Mỹ, Anh và Pháp-nói họ ước tính trong 5 tháng đầu năm nay, Bình Nhưỡng đã nhập khẩu hơn 1,6 triệu thùng dầu tinh chế qua 56 chuyến tàu chở dầu bất hợp pháp.
Đơn khiếu nại nói tàu của Triều Tiên tiếp tục chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia trên biển “trên căn bản thường xuyên như một phương tiện chính nhập khẩu dầu tinh chế của Triều Tiên.”
Các nước yêu cầu ủy ban chế tài của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc có quyết định chính thức rằng Triều Tiên đã vượt quá mức giới hạn và “thông báo cho các nước thành viên phải ngưng ngay việc bán, cung cấp, hay chuyển các sản phẩm dầu tinh chế cho Triều Tiên trong những tháng còn lại năm nay.”
Những yêu cầu tương tự đưa lên ủy ban trong năm 2018 và 2019 bị đồng minh của Triều Tiên là Nga và Trung Quốc ngăn chặn.
43 nước cũng thúc đẩy ủy ban kêu gọi các nước “lập tức cảnh giác về nỗ lực của Triều Tiên mua thêm các sản phẩm dầu tinh chế và ngăn việc chuyển bất hợp pháp các sản phẩm dầu tinh chế sang các tàu do Triều Tiên làm chủ hay kiểm soát, hay hành động nhân danh hay hợp tác với Triều Tiên.”
Triều Tiên bị Liên hiệp quốc chế tài kể từ năm 2006 vì chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của nước này. Dù Hội đồng Bảo an thường xuyên tăng cường chế tài nhưng các nhà quan sát Liên hiệp quốc trong năm nay báo cáo rằng Triều Tiên năm ngoái vẫn tiếp tục nâng cao các chương trình của họ.
Phái bộ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở New York không trả lời yêu cầu bình luận.
Đài Loan sẽ tiếp tục
cố gắng để được gia nhập LHQ trong năm nay
Đức Thiện
Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) hôm thứ Năm (23/7) đã tái khẳng định quyết tâm của Đài Loan trong việc gia nhập Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín năm nay. MOFA nói rằng Đài Loan sẽ củng cố yêu cầu được trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) bằng các kết quả phòng chống dịch virus corona Vũ Hán thành công.
Theo Taiwan News, trong một cuộc họp báo nhanh hôm 23/7, ông Bob Chen, lãnh đạo Phòng các Tổ chức Quốc tế của MOFA, đã nói Đài Loan sẽ tiếp tục vận động để gia nhập LHQ trong năm nay và nước này sẽ thuyết phục các nước về năng lực tiềm năng của Đài Loan bằng thực tế họ đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
Ông Bob Chen cho biết Đài Loan đã đang bị cấm tham gia vào LHQ từ năm 1971, nhưng hy vọng năm 2020 sẽ là một bước ngoặt cho đảo quốc dân chủ này. Ông nói MOFA lạc quan trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ông cũng nhấn mạnh rằng cơ quan ngoại giao Đài Loan đang trao đổi ý tưởng với các đồng minh ngoại giao và các nước cùng chia sẻ các giá trị chung.
Ông Bob Chen vạch ra ba yêu cầu chính của Đài Loan trong năm nay gồm: tham gia vào LHQ và các cơ quan trực thuộc LHQ, đủ tư cách tham gia vào các hội nghị Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ và truyền thông và người dân Đài Loan được tiếp cận các sự kiện của LHQ.
Đại diện của MOFA Đài Loan cũng bày tỏ hy vọng các quốc gia thành viên LHQ sẽ lắng nghe tiếng nói của Đài Loan và công nhận tiềm năng của nước này.
Đức Thiện
TQ phóng tàu vũ trụ Thiên Vấn 1 lên sao Hỏa
Trung Quốc phóng tàu vũ trụ không người lái Thiên Vấn 1 lên sao Hỏa trưa 23-7, đánh dấu một cột mốc nữa trong chương trình không gian của nước này sau khi đưa người vào quỹ đạo và đáp một tàu thăm dò xuống Mặt trăng.
Hãng tin Reuters cho biết lúc 12h41 ngày 23-7 (giờ địa phương), tên lửa đẩy lớn nhất của Trung Quốc là Trường Chinh 5 Y-4 đã mang theo Thiên Vấn 1 rời bệ phóng ở khu vực ven biển đảo Hải Nam.
Dự kiến con tàu này sẽ vượt 55 triệu km trong khoảng 7 tháng để đến đích, theo AFP.
Trung Quốc là quốc gia thứ ba, bên cạnh Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), phóng tàu lên sao Hỏa trong tháng 7-2020 – khoảng thời gian thuận lợi cho việc phóng tàu vũ trụ từ Trái đất đến hành tinh đỏ.
Nhiệm vụ của Thiên Vấn 1 là đi vào quỹ đạo sao Hỏa, hạ cánh xuống hành tinh này và thả một robot tự hành nhỏ để nghiên cứu bề mặt hành tinh.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin robot tự hành nặng 240kg, có 6 bánh xe và 4 tấm pin năng lượng Mặt trời. Ông Sun Zezhou – kỹ sư trưởng của tàu thăm dò, cho biết robot sẽ bay quanh quỹ đạo khoảng 3 tháng trước khi hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa.
Robot tự hành có nhiệm vụ phân tích mẫu đất và khí quyển của sao Hỏa, chụp ảnh và tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trước đây trên hành tinh đỏ.
Nếu đúng tiến độ, Thiên Vấn 1 sẽ đến sao Hỏa vào tháng 2-2021, cùng thời điểm tàu Hope của UAE và tàu Perseverance của Mỹ “đổ bộ” sao Hỏa.
Vào năm 2011, Trung Quốc từng nỗ lực đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa (cùng với Nga) nhưng đã thất bại sau khi gặp sự cố kỹ thuật. Khi ấy, tàu thăm dò Huỳnh Hỏa 1 của Trung Quốc cùng tàu Phobos Grunt của Nga đều rơi trở lại Trái đất.
Chương trình không gian của Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây khi nước này cố gắng đuổi kịp Mỹ và Nga. Vào năm 2003, Trung Quốc trở thành nước thứ ba, sau Mỹ và Nga, đưa người vào vũ trụ.
Quốc gia châu Á này cũng có kế hoạch lắp ráp một trạm không gian trên quỹ đạo Trái đất vào năm 2022. Một mục tiêu khác của Trung Quốc là trở thành nước thứ hai trên thế giới đưa người lên Mặt trăng.
Đội tàu cá nghi của TQ
đánh bắt trái phép trên biển Triều Tiên
Đội tàu cá khổng lồ nghi từ Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên khu vực biển Triều Tiên, buộc nhiều ngư dân nước này phải rời bỏ ngư trường truyền thống sang nơi khác để đánh bắt.
SCMP dẫn lời các chuyên gia hàng hải cho hay, những đội tàu cá hùng hậu được cho là từ Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trên biển Triều Tiên.
Cuộc cạnh tranh từ hàng trăm tàu lớn, được trang bị tốt hơn từ Trung Quốc được xem đã buộc các ngư dân Triều Tiên phải đi sang vùng biển Nga và nước khác để đánh bắt, theo nghiên cứu của tổ chức Global Fishing Watch (GFW – Mỹ).
Trước đó, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc và các chuyên gia độc lập giám sát việc thực thi lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc đã nhiều lần thông tin về việc các tàu cá nghi từ Trung Quốc hoạt động trên biển Triều Tiên.
Trong các nghiên cứu mới nhất, bao gồm một công trình đăng tải trên tạp chí Tiến bộ Công nghệ (Mỹ) hồi tuần này, hàng chục chuyên gia từ các tổ chức hàng hải và nghề cá đã sử dụng thuật toán để phân tích các hình ảnh vệ tinh nhằm truy tìm những đội tàu bí ẩn hoạt động trên vùng biển Triều Tiên từ năm 2017-2019. Đây khái niệm chỉ những tàu không xuất hiện trên hệ thống giám sát công khai và hoạt động âm thầm.
Theo nghiên cứu, ít nhất 900 tàu cá nghi từ Trung Quốc nằm trong nhóm tàu bí ẩn nói trên hoạt động ở biển Triều Tiên vào năm 2017. Các chuyên gia mô tả đây là “trường hợp đánh bắt trái phép từ một đội tàu xa bờ duy nhất có quy mô lớn nhất từng ghi nhận”.
Theo GFW, “hàng trăm tàu công nghiệp lớn nghi có nguồn gốc từ Trung Quốc dường như đã vi phạm lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc và bắt một lượng mực nhảy trên Thái Bình Dương trị giá gần một nửa tỷ USD”.
Theo lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Triều Tiên bị cấm xuất khẩu thủy, hải sản và cấm bán quyền đánh bắt cá do tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng Triều Tiên dường như vẫn bán quyền đánh bắt cá cho các bên khác, với trị giá ước tính khoảng 120 triệu USD năm 2018.
Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc và Triều Tiên có duy trì hợp đồng liên quan tới đánh bắt cá hay không nhưng Bắc Kinh khẳng định họ tuân thủ mọi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Không cạnh tranh lại được với tàu Trung Quốc về trang, thiết bị, đội tàu cá Triều Tiên buộc phải rời bỏ ngư trường truyền thống và đi tới các vùng biển khác để đánh bắt, theo các chuyên gia. Một nghiên cứu chỉ ra khoảng 3.000 tàu cá Triều Tiên đánh bắt trái phép ở vùng biển Nga vào năm 2018.
Các tàu cá Triều Tiên phần lớn thô sơ, ít được trang bị đầy đủ cho các chuyến đắt bắt xa bờ. Điều này được cho làm gia tăng số lượng “tàu ma”, ám chỉ những tàu trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản hoặc các quốc gia khác trong tình trạng hỏng hóc. Những tàu này thường cũ kỹ, có xác người bên trên, hoặc không có người bên trong.
Trong 5 năm tính đến 2018, hơn 500 tàu Triều Tiên đã trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản, trong khi theo nhiều báo cáo, một số ngôi làng làm nghề đánh cá ở bờ đông Triều Tiên dường như đã biến thành “làng góa phụ”.
TQ tố Mỹ ‘vu khống hiểm độc’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc Mỹ cáo buộc lãnh sự quán ở Houston hoạt động gián điệp là “vu khống hiểm độc” và cảnh báo sẽ đáp trả.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân tại buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm 22/7. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Việc Mỹ ra lệnh đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston vi phạm luật pháp quốc tế và quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ Trung – Mỹ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm nay. “Động thái này đã phá vỡ cây cầu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và Mỹ”.
Tuyên bố được ông Vương đưa ra sau khi Mỹ hôm 21/7 yêu cầu Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phải đóng cửa trong vòng 72 giờ nhằm “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Cơ quan này cáo buộc các điệp viên Trung Quốc đã tìm cách đánh cắp dữ liệu từ các cơ sở ở Texas, trong đó có hệ thống y tế A&M ở bang này và Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas ở thành phố Houston.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio, quyền chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cũng mô tả Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là “trung tâm mạng lưới hoạt động gián điệp và ảnh hưởng rộng lớn của Trung Quốc tại Mỹ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng cáo buộc này không có cơ sở. “Đó hoàn toàn là lời vu khống hiểm độc”, ông Vương nói. “Để đáp trả những hành động vô lý của Mỹ, Trung Quốc phải thực hiện những phản ứng cần thiết và bảo vệ các quyền hợp pháp của chúng tôi”.
Trung Quốc trước đó cũng gọi quyết định của Mỹ là “sự leo thang chưa từng có”, “khiêu khích chính trị đơn phương”, phá hoại quan hệ song phương và Trung Quốc sẽ có những phản ứng cần thiết.
Theo một nguồn tin của tờ South China Morning Post, Trung Quốc có thể đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, trong khi một nguồn tin khác cho biết Bắc Kinh đang xem xét đóng cửa lãnh sự quán ở Vũ Hán.
Tổng biên tập Global Times Hồ Tích Tiến nhận định đóng cửa cơ sở ở Vũ Hán không đủ quyết liệt vì Mỹ đã rút hết nhân viên khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Theo Hồ Tích Tiến, Mỹ có một lãnh sự quán lớn hơn ở Hong Kong và “rõ ràng lãnh sự quán này là một trung tâm tình báo”.
“Ngay cả khi không đóng cửa lãnh sự quán, Trung Quốc vẫn có thể cắt giảm tới 100-200 nhân viên ngoại giao Mỹ. Điều này sẽ khiến Washington chịu nhiều tổn hại”, Hồ Tích Tiến cho hay. Các lãnh sự quán khác của Mỹ ở Trung Quốc đặt tại Quảng Châu, Thượng Hải và Thẩm Dương.
Trong một diễn biến khác, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cáo buộc một nhà nghiên cứu Trung Quốc bị truy tố tội gian lận thị thực và che giấu quan hệ với quân đội hiện ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Vương Văn Bân cho biết Trung Quốc sẽ bảo vệ công dân của mình.
“Trong thời gian qua, Mỹ có thành kiến về ý thức hệ khi liên tục theo dõi, quấy rối và thậm chí tự ý bắt sinh viên và học giả Trung Quốc tại Mỹ. Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng sử dụng mọi lý do để hạn chế, quấy rối hoặc đàn áp sinh viên và nghiên cứu viên Trung Quốc tại Mỹ”, ông Vương nói.
Đại sứ quán TQ tại Mỹ:
Washington khiêu khích chính trị
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ra Tuyên bố phản đối việc Mỹ yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán nước này tại Houston.
Sau phản ứng chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sáng nay (23/7) theo giờ Bắc Kinh, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng đã ra Tuyên bố phản đối việc Mỹ yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán nước này tại Houston.
Tuyên bố đăng tải trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nêu rõ, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái của Mỹ về việc yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, đồng thời cho rằng, đây là hành vi khiêu khích chính trị, vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế cũng như các quy định liên quan trong Hiệp ước lãnh sự Trung – Mỹ, cố tình phá hoại quan hệ hai bên.
Tuyên bố cũng khẳng định, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhiều năm trở lại đây, các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc bao gồm Tổng lãnh sự quán tại Houston luôn căn cứ vào các quy định trong “Công ước Vienne về quan hệ ngoại giao 1961” và “Công ước Vienne về quan hệ lãnh sự 1963”, dốc sức thúc đẩy sự hợp tác giao lưu giữa hai nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa người dân hai nước. Do đó các chỉ trích của Mỹ đều vô căn cứ và không thực tế.
Trước đó, Mỹ hôm 22/7 đã bất ngờ yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc tại thành phố Houston trong vòng 72 tiếng. Lý giải cho quyết định này, phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào vấn đề nội bộ của Mỹ cũng như đánh cắp sở hữu trí tuệ nước này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại buổi họp báo chiều qua (22/7) cũng đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Mỹ và gọi đây là hành động leo thang chưa từng có, đồng thời tuyên bố sẽ có động thái đáp trả.
Theo thông tin từ báo giới Trung Quốc, nhiều khả năng nước này sẽ yêu cầu Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Vũ Hán trong thời gian tới.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston
gỡ quốc huy, hạ quốc kỳ, tháo bảng tên
Trong khi trước đó một ngày, người đứng đầu Lãnh sự quán nói rằng sẽ không đóng cửa và kiên trì tới cùng cho tới khi Hoa Kỳ xóa bỏ yêu cầu.
Trung Quốc tuyên bố sẽ không đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Houston trước yêu cầu hạn chót của Hoa Kỳ là 4 giờ chiều ngày thứ Sáu (24/7), nhưng các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã phát hiện ra Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đã âm thầm gỡ quốc huy, hạ cờ.
Theo Tiếng nói Hoa Kỳ, vào chiều thứ Sáu, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã gỡ bỏ quốc huy, hạ quốc kỳ và bảng tên, đồng thời cửa đã được khóa chặt. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là tổng lãnh sự quán đầu tiên được mở sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington, và bây giờ đây là tổng lãnh sự quán đầu tiên bị đóng cửa tại Hoa Kỳ sau khi hoạt động được hơn 40 năm (20/11/1979).
Vào lúc 2 giờ chiều (giờ địa phương), một nhà dân chủ địa phương nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trước Tổng lãnh sự quán ở Houston rằng ông dự định đến lãnh sự quán để phản đối Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ), nhưng khi ông đã đến đã thấy “chỗ treo quốc huy dưới cổng lãnh sự quán Trung Quốc bây giờ đã trống rỗng, quốc huy đã bị gỡ xuống”, “lá quốc kỳ trên cột phía trước cổng cũng đã bị hạ xuống” và “bảng tên của lãnh sự quán Trung Quốc bên cạnh cổng cũng đã bị gỡ”.
Ông nói rằng theo các học viên Pháp Luân Công đã đến đó sớm hơn, “ba thứ này đã biến mất khi họ đến đó lúc 11 giờ“. “Họ ước tính rằng chúng đã bị những người từ lãnh sự quán đưa xuống tối hôm qua hoặc sáng sớm hôm nay“.
Đoạn video từ hiện trường cho thấy có nhiều người biểu tình tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston. “Có nhiều nhóm khác nhau phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ“, nhà hoạt động dân chủ nói và nhấn mạnh: “Thật nực cười khi những tiểu phấn hồng, tiểu ngũ mao bình thường huyên náo thì trong dịp này lại thể nhìn thấy một ai trong số đó tại hiện trường”.
Người đứng đầu Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston từ chối đóng cửa
Theo truyền thông Hoa Kỳ Politico một ngày trước đó (23/7), trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông, Thái Vỹ, người đứng đầu Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, tuyên bố rằng chính quyền Bắc Kinh đang phản đối việc đóng cửa lãnh sự quán của Hoa Kỳ. Lãnh sự quán sẽ tiếp tục mở cửa bình thường và ông sẽ kiên trì tới khi có “thông báo cuối cùng”.
Thái Vỹ nói: “Hôm nay chúng tôi vẫn hoạt động bình thường”.
Tuy nhiên, các chuyên gia về các vấn đề của Trung Quốc tin rằng Thái Vỹ không có quyền tự quyết định liệu có nên tiếp tục mở lãnh sự quán hay không, ông ta phải chờ đợi và làm theo lệnh của Bắc Kinh. Nếu chính quyền Bắc Kinh cố gắng giữ cho lãnh sự quán của mình mở, Hoa Kỳ có thể rút thị thực của Thái Vỹ và nhân viên lãnh sự quán của mình, từ đó ủy quyền cho các đặc vụ liên bang bắt giữ và có thể trục xuất ông ta.
Bài báo cũng nói rằng việc từ chối đóng cửa lãnh sự quán là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử quan hệ Mỹ-Trung.
Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã ban hành một tuyên bố ngay sau khi Hoa Kỳ công bố lệnh đóng cửa, yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức thu hồi quyết định liên quan, “tạo điều kiện cần thiết để đưa quan hệ song phương trở lại bình thường“.
Nhưng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo đã phá tan những ảo tưởng của Bắc Kinh về việc lãnh sự quán có thể tiếp tục hoạt động. Cũng trong ngày thứ Năm (23/7), khi được hỏi về khả năng Lãnh sự quán Bắc Kinh tại Houston có thể từ chối đóng cửa trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ở địa phương, ông Pompeo chỉ ra rằng theo các quy tắc quốc tế về trao đổi các nhà ngoại giao, các nhà ngoại giao chỉ có thể ở đó với tư cách là nhà ngoại giao nếu họ có sự đồng ý của nước chủ quản.
Ông nói: “Dựa trên nguyên tắc này, tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ có thể thực hiện quyết định đóng cửa Lãnh sự quán Bắc Kinh tại Houston”.
Nhiều lý do cho việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston được đưa ra
Theo Fox News, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Ba rằng họ đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Bắc Kinh tại Houston. Lý do là lãnh sự quán đã chỉ đạo và bảo vệ các đặc vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc, cố gắng ăn cắp dữ liệu từ hệ thống y tế toàn quốc của Đại học A& M và Trung tâm ung thư Anderson của Đại học Texas ở Houston.
Một nguồn tin khác chỉ ra rằng các hoạt động gián điệp được thực hiện bởi lãnh sự quán vượt xa điều này. Theo đó, việc chính quyền Trump đóng cửa lãnh sự quán Houston phần lớn là do các công ty năng lượng của Mỹ đã trở thành mục tiêu của ĐCSTQ. Nhiều nguồn tin tình báo nói với Fox News hôm thứ Năm rằng, một trong những lý do chính khiến lãnh sự quán này phải đóng cửa là ĐCSTQ đã sử dụng các mối đe dọa và phương pháp đe dọa đối với các công ty năng lượng của Mỹ ở Biển Đông, và các nhân viên ở lãnh sự quán Houston đã thực hiện công việc này.
Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Tư rằng chính phủ đã đóng cửa lãnh sự quán vì các hoạt động gián điệp tràn lan của nó, chủ tịch của Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói rằng việc này phải nên làm sớm.
Rubio đã chỉ ra: “Lãnh sự quán ở Houston là một trung tâm gián điệp khổng lồ, việc khiến nó phải đóng cửa nên được thực hiện sớm”.
Ông cũng đã tweet trên Twitter để nhấn mạnh: “Lãnh sự quán Houston không phải là một tổ chức ngoại giao. Nó là trung tâm của mạng lưới hoạt động gián điệp và ảnh hưởng rộng lớn của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ”. “Cho đóng nó là việc nên làm“.
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Pompeo cũng lên án tổ hợp lãnh sự quán Trung Quốc là “trung tâm của các điệp viên và trộm cắp tài sản trí tuệ“.
Trước đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói rằng lệnh đóng lãnh sự quán để “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ“. Bà nói rằng Hoa Kỳ “sẽ không dung thứ” chính quyền Bắc Kinh “xâm phạm chủ quyền của chúng ta và đe dọa nhân dân chúng ta“. “Tổng thống Trump khẳng định về sự công bằng và có đi có lại trong quan hệ Mỹ-Trung“.
Hoa Kỳ không sợ sự trả đũa của Bắc Kinh
Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Sáu (24/7) rằng họ đã thông báo cho Hoa Kỳ đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Thành Đô, nói rằng đây là “phản ứng chính đáng và cần thiết” đối với yêu cầu của Hoa Kỳ về việc đóng Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên giáp Tây Tạng. Lãnh sự quán Thành Đô là lãnh sự quán Hoa Kỳ ở khu vực cực tây của Trung Quốc. Đồng thời, lãnh sự quán cũng là cơ quan ngoại giao gần nhất của Mỹ với Khu tự trị Tân Cương. Trong số các lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc, lãnh sự quán Thành Đô có ý nghĩa lớn hơn đối với Hoa Kỳ để giám sát chính quyền Bắc Kinh, vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng và Tân Cương.
Associated Press cho biết: “Lãnh sự quán ở Thành Đô chịu trách nhiệm giám sát Tây Tạng và các khu vực có người dân tộc thiểu số ở phía tây nam Trung Quốc. Bắc Kinh coi các khu vực này đặc biệt nhạy cảm”.
Ngoài ra, sự cố Vương Lập Quân năm 2012 cũng khiến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô trở thành trung tâm của sự chú ý. Trong khi vụ việc này phơi bày sự đấu đá quyết liệt của ĐCSTQ, nó cũng đã mở ra một bức màn sắt về cuộc đàn áp tàn khốc của ĐCSTQ đối với người tập Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, Associated Press phân tích tin rằng việc ĐCSTQ đóng cửa lãnh sự quán là một động thái bất lực không có lựa chọn nào khác. Theo bài báo của Tiếng nói Hoa Kỳ, các chuyên gia về Trung Quốc tin rằng sự lựa chọn của Lãnh sự quán Thành Đô là một sự trả đũa chống lại Hoa Kỳ phản ánh tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh, rằng họ không muốn thể hiện sự yếu thể cũng như diễn biến tình hình trở nên quá nhanh.
“Chính quyền Bắc Kinh có tính toán của họ. Trong số năm lãnh sự quán, họ không sẵn sàng đóng cửa lãnh sự quán ở Vũ Hán, Vũ Hán sẽ ít gây hại nhất (đối với Hoa Kỳ). Vì kể từ khi dịch bệnh bùng phát, tất cả mọi người đã bị rời đi. ĐCSTQ không thể chọn Thượng Hải và Quảng Châu. Ảnh hưởng này quá lớn, vì vậy họ chỉ có thể chọn giữa Thẩm Dương và Thành Đô”, theo Associated Press.
Các chuyên gia tin rằng tác động của việc chọn lãnh sự quán Thành Đô là tương đối “tối thiểu”. Do đó, nói một cách tương đối, trong tư thế phải đóng cửa, chính quyền Bắc Kinh chỉ có thể chọn lãnh sự quán Thành Đô. Nhưng vì tác động của nó là tối thiểu, tác động của nó đối với Hoa Kỳ gần như không đáng kể.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Vì sao Trung Quốc chọn
đóng Lãnh sự quán của Mỹ tại Thành Đô?
Bình luậnĐông Phương
Để đáp trả yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston của Hoa Kỳ, hôm 24/7, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông đại lục, một chuyên gia Trung Quốc chuyên nghiên cứu về Hoa Kỳ đã phân tích nguyên nhân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chọn đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.
Sáng ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc rằng, Trung Quốc đã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho Tổng lãnh sự quán để dừng mọi hoạt động và nghiệp vụ. Ngoại giới đều cho rằng đây là hành động trả đũa của ĐCSTQ.
Trước đó, có tin rằng ĐCSTQ đã lên kế hoạch đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Vũ Hán như một biện pháp trả thù, nhưng cuối cùng họ đã chọn đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Vậy lý do đặc biệt đằng sau điều này là gì?
Ông Ngô Tâm Bá (Wu Xinbo), Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải và là Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông đại lục rằng, Trung Quốc có hai cân nhắc chính sau đây:
Đầu tiên, phạm vi quản lý các sự vụ của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô bao gồm cả Tây Tạng. Lãnh sự quán này từ lâu đã “đặc biệt quan tâm” đến tình hình ở Tây Tạng và việc Trung Quốc triển khai quân sự ở khu vực phía tây. Do đó, việc đóng cửa Lãnh sự quán này có thể làm suy yếu “khả năng hoạt động” của Mỹ trên phương diện này.
Thứ hai, từ quan điểm của Trung Quốc, so với các Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Quảng Châu và các nơi khác, việc đóng cửa Lãnh sự quán ở Thành Đô ít ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hơn.
Theo dữ liệu, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô là lãnh sự quán nước ngoài đầu tiên tại Tứ Xuyên. Nó bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16/10/1985. Phạm vi hoạt động của Lãnh sự quán này bao gồm tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Vân Nam, tỉnh Quý Châu, khu tự trị Tây Tạng và thành phố Trùng Khánh. Tổng lãnh sự hiện tại là ông Jim Mullinax, ông đã nhậm chức từ tháng 8/2017 đến nay.
Về tuyên bố trên của ông Ngô Tâm Bá, các nhà quan sát chính trị ở nước ngoài nói rằng, chính phủ Hoa Kỳ xác thực là đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng và Tân Cương trong một thời gian dài. Điều này luôn khiến ĐCSTQ khó chịu và bây giờ, họ đang có cơ hội trả thù Hoa Kỳ. So với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại các thành phố ven biển như Thượng Hải, Quảng Châu hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại khu trọng điểm công nghiệp Vũ Hán, việc đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô đối với ngoại thương của ĐCSTQ ít bị ảnh hưởng hơn. Vậy nên phân tích của ông Ngô Tâm Bá là có cơ sở.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tiếp tục chỉ ra rằng những tính toán nhỏ này của ĐCSTQ thực sự không hữu ích lắm. Bởi vì tầng lớp tinh anh trong giới chính trị Mỹ hiện nay (bao gồm cả đảng Dân chủ và Cộng hòa) đều có nhận thức khá tương đồng về sự tà ác của ĐCSTQ, và chính quyền Tổng thống Trump quyết tâm cao độ dạy cho ĐCSTQ một bài học. Vì vậy, bất kể ĐCSTQ nhắm vào mục tiêu nào để trả đũa, thì mọi người đều dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ phản kích bằng các biện pháp cứng rắn hơn. Trò chơi sinh tử vừa mới bắt đầu.
Đông Phương
Theo NTDTV
Đỉnh lũ số 3 hình thành,
đập Tam Hiệp càng nguy hiểm hơn
Phụng Minh
Áp lực nước đầu vào lớn khiến Tam Hiệp không còn cách nào ngoài việc xả lũ, trong khi lũ số 2 còn chưa qua đối với hạ du.
Hiện tại, trong khi đỉnh lũ số 2 trên sông Dương Tử trong năm nay đang tiến vào tỉnh Hồ Bắc, đỉnh lũ số 3 lại sắp hình thành ở thượng nguồn sông, khiến cho việc kiểm soát lũ đập Tam Hiệp trở nên nguy hiểm hơn cả. Hồ chứa Tam Hiệp có thể tiến thêm một bước gia tăng áp lực xả lũ.
Theo các phương tiện truyền thông Đại lục, Cục Thủy văn của Ủy ban sông Dương Tử dự đoán xảy ra mưa lớn từ Tây sang Đông trong lưu vực sông Dương Tử từ ngày 24 đến 28/7, mưa chủ yếu tập trung ở nhánh sông Gia Lăng, Mân Giang, trung và hạ lưu Ô Giang, thượng lưu Hán Giang, phía tây hồ Động Đình. Thượng lưu và phần giữa sống Dương Tử, lượng mưa bề mặt là 70-120 mm.
Cơ quan Phòng chống lụt bão và hạn hán tỉnh Hồ Bắc cùng Cục Kiểm soát lũ Hồ Bắc đã kết các thông tin về tình hình hiện tại và đánh giá rằng, gần đây đang phát sinh mưa lớn ở thượng du Dương Tử. Thêm vào đó, trận lũ lụt số 3 của sông Dương Tử đang hình thành.
Để đối phó với lũ lụt từ thượng nguồn, đập Tam Hiệp có thể chỉ có cách tiếp tục làm trống hồ chứa. Vào lúc 9h ngày 24, dòng chảy của Hồ chứa Tam Hiệp là 45.800 mét khối mỗi giây, tăng 2.500 mét khối mỗi giây so với thời điểm 20 giờ ngày 23/7. Trong khi đó mực nước của hồ chứa Tam Hiệp là 159,02 mét, thấp hơn một mét so với ngày hôm trước. Nghĩa là đã có quá trình xả nước mạnh ở Tam Hiệp.
Khi hồ chứa Tam Hiệp tăng thêm lưu lượng, mực nước trong phạm vi Trạm Giám Lợi có thể vượt quá mức phòng chống lũ lụt tối đa, và đê Kinh Giang sẽ giữ mực nước cao trong một thời gian dài.
Theo báo cáo chính thức từ tài khoản Weibo của Nhật báo Hồ Bắc, hiện tại, đê Kinh Giang sau một thời gian dài giữ mực nước cao, đang có nguy cơ gặp nguy hiểm.
Tỉnh Hồ Bắc nằm ở hạ lưu đập Tam Hiệp. Mặc dù mực nước của các sông và hồ nhỏ trong tỉnh đang rút dần, năm hồ lớn và các sông nhỏ sẽ vẫn phải đối diện với nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố: “Bỏ gia đình nhỏ, bảo vệ cộng đồng” để bảo vệ sự an toàn của đập Tam Hiệp và các thành phố lớn ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử. Nên ở các tỉnh Giang Tây và An Huy,
đê và đập đã được gỡ bớt hoặc cho nổ để xả lũ. Hàng trăm ngàn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt, và một số lượng lớn nạn nhân phải di dời cùng gia đình của mình.
An Huy là nơi bị ngập lụt nghiêm trọng do xả lũ để vào các vùng trữ nước để cứu thành thị. Chủ đề “Trung Miếu tự ở Sào Hồ, An Huy bị ngập lụt” đăng trên Sina Weibo ngày 23/7 trong phần giới thiệu vẫn nói tình cảnh khá nên thơ, “quan sát như một chiếc thuyền nổi trên mặt hồ”, bị người dân phản đối. Ngay sau đó, chủ đề này biến mất khỏi danh sách tìm kiếm nóng.
Theo Epochtimes
Phụng Minh biên dịch
Trung Quốc lo ngại
hứng chịu thêm thảm họa do mưa lớn
Triệu Hằng
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc hôm 24/7 công bố trong ba ngày kế tiếp sẽ có mưa lớn ảnh hưởng tới nhiều vùng miền Trung Quốc, từ tây nam Tứ Xuyên và tây bắc Cam Túc cho đến trung và hạ lưu lưu vực sông Dương Tử. Đi kèm mưa lớn là mưa rào đợt ngắn, gió mạnh và dông bão sấm sét.
Trước đó, ngày 23/7, CMA cho biết nhiều nơi thuộc bờ biển phía đông, bao gồm khu vực Vịnh Bột Hải, Sơn Đông và tỉnh Giang Tô cũng phải đối mặt với cuồng phong. Các thành phố cảng Thanh Đảo và Nhật Chiếu ở bờ biển phía đông là những nơi mới nhất chứng kiến lượng mưa hàng ngày kỷ lục hôm 22/7. Giới chức các tỉnh Giang Tây và An Huy ở hai bên bờ sông Dương Tử đã phát cảnh báo đỏ vào sáng ngày 23/7.
Bộ Tài nguyên Nước cho biết 93 con sông vẫn trên mức cảnh báo và hồ chứa Tam Hiệp, hồ chứa lớn nhất Trung Quốc, sẽ cần được giám sát chặt chẽ khi nước lũ dâng cao. Các khu vực trên khắp Trung Quốc đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp do sạt lở đất, vỡ bờ sông và lũ lụt ở vùng núi.
CMA hôm 24/7 cho biết, ngoài mưa nặng hạt và mưa bão lớn đổ dồn về các khu vực thuộc các tỉnh thành Cam Túc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, An Huy, Chiết Giang, nắng nóng trên 35℃ tác động tới phía Nam của khu vực sông Dương Tử, phía đông bắc Trung Quốc, Trùng Khánh, đông nam Nội Mông Cổ và miền nam Trung Quốc. Sóng nhiệt 37~39℃ hun đốt nhiều khu vực thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Đông và Hồ Nam.
Truyền thông Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, 45 triệu người đã bị ảnh hưởng kể từ khi mùa lũ bắt đầu vào tháng 6, thiệt hại kinh tế trực tiếp do đợt lũ lụt năm nay lên tới hàng chục tỷ USD.
Các chuyên gia cho rằng, lượng mưa lớn nhất trong nhiều thập niên cho thấy Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào các công trình kỹ thuật khổng lồ như đập Tam Hiệp.
Trung Quốc: Hàng nghìn người bị mắc kẹt
và làng mạc bị chìm trong biển nước
vì chính quyền xả lũ vào làng
Bình luậnNguyễn Minh
Để đảm bảo các thành phố không bị ngập lụt do nước lũ, chính quyền địa phương ở miền trung Trung Quốc đã cho xả nước từ các sông và hồ chứa vào khu vực nông thôn. Việc này khiến hàng nghìn người dân bị mắc kẹt và làng mạc bị chìm trong biển nước.
Đất nông nghiệp và nhà cửa ở các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, An Huy và Hồ Bắc chìm trong biển nước những ngày gần đây. Nhiều người không có nơi trú ẩn vì mất nhà, phải dựng lều ở những khu vực đất cao và cầu nguyện có thể sống sót qua trận lụt.
Người dân địa phương cho biết, có khi chính quyền chỉ cho người dân vài giờ để sơ tán, vì vậy họ chỉ kịp lấy một số quần áo và một vài vật dụng có giá trị để mang theo.
Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về số lượng ngôi nhà bị phá hủy do xả lũ.
Vùng Mengwa ở tỉnh An Huy là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề do chính quyền xả lũ vào vùng nông thôn.
Mengwa có 195.000 dân, đã chìm trong biển nước chỉ vài giờ sau khi chính quyền mở đập Vương Gia Bá ở quận Phù Nam, thành phố Phù Dương để xả nước từ sông Hoài vào vùng này.
Truyền thông của nhà nước
Khi đưa tin về trận lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc gần đây, các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh rằng quốc gia này có khoảng 100 khu vực được chỉ định là khu vực “lưu trữ lũ lụt”, có nghĩa là, họ dễ bị lũ lụt do ở vùng thấp và gần các con sông chảy xiết.
Vào tháng 8/2012, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng chính quyền địa phương sẽ được phép xả nước lũ đến các khu vực lưu trữ lũ lụt này khi cần thiết.
Truyền thông nhà nước thông báo rằng không thể tránh khỏi việc người dân ở những khu vực này sẽ phải chịu lũ. “Lưu trữ lũ lụt có nghĩa là mọi người cần mở cửa để lũ vào nhà. Nhà của hàng trăm nghìn người ở tỉnh An Huy đã bị chìm nghỉm trong nước lũ”, người dẫn chương trình truyền hình An Huy nói trong một chương trình tin tức.
Người dẫn chương trình “ca ngợi” người dân An Huy là đã “cứu đất nước” bằng cách hy sinh nhà cửa và tài sản của họ.
Biển trên đất liền
Theo Tân Hoa Xã, ngày 23/7, Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm sông Hoài thuộc Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc, ông Xiao You cho biết, đập Vương Gia Bá đã dừng xả nước lũ vào cùng ngày sau khi xả nước trong hơn 76 giờ. Nhưng giới chức có thể sẽ mở đập một lần nữa nếu mực nước sông tiếp tục dâng cao do mưa lớn.
Ông Xiao không đề cập đến hoạt động cứu trợ của chính quyền cho các nạn nhân đang gánh chịu lũ lụt.
Tại thị trấn Guzhen ở Liu’an, tỉnh An Huy, người dân cho biết, họ vẫn bị mắc kẹt, vì nước mưa đã không rút trong 3 ngày.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 22/7, ông Liu Gang – một chủ doanh nghiệp ở Guzhen cho biết: “Hiện thị trấn giống như một thị trấn ma”.
Ông Liu nói rằng một số hàng xóm của ông đã bị mất tích, có thể đã bị lũ cuốn trôi. Chính quyền đã cắt nước và điện, toàn thị trấn đầy rác và bùn.
“Tình hình rất đáng sợ. Nhiều tên trộm tới hết nhà này đến nhà khác để lấy đồ đạc. Không ai giúp người dân cả”, ông Liu nói.
Ông cho biết kẻ trộm cũng đã đột nhập vào một cửa hàng trang sức địa phương.
Ông Liu cũng cho biết thêm rằng lũ lụt bất ngờ xảy ra do chính quyền bất ngờ xả nước từ các hồ chứa địa phương, khiến người dân không có thời gian chuẩn bị. Giới chức địa phương gần đây đã xả thêm nước lũ từ 2 hồ chứa gần thị trấn, khiến cho lũ lụt xảy ra nhiều hơn.
Ông Liu nói: “Tôi cảm thấy rằng chính quyền đã bỏ rơi chúng tôi. Họ không muốn cứu chúng tôi”.
Ông Gu He là cư dân sống ở quận Đang Đồ (Dangtu) ở tỉnh An Huy. Ông Gu cho biết, ngày 17/7, khu vực trung tâm thành phố đã bị ngập lụt trong khi một số khu vực nông thôn thì chìm trong biển nước.
Ông Gu phàn nàn rằng chính quyền đã xả nước sông mà không thông báo cho người dân.
Ông Liu (một người dân khác) là chủ một cửa hàng tạp hóa ở quận Zhegao, nằm ở thành phố Chaohu, An Huy, gần hồ Chao. Vào sáng sớm ngày 19/7, giới chức đã cho phá đê và xả nước vào các thị trấn Zhegao, Huailin và Gaolin mà không hề thông báo trước.
Ông Liu chỉ trích chính quyền: “Những người quan chức cần thông báo với chúng tôi trước khi họ xả nước từ hồ, thì chúng tôi mới có thể kịp gói ghém những thứ có giá trị của chúng tôi”.
Ông Liu nói rằng nước đổ vào thị trấn rất nhanh. Nước trong cửa hàng của ông dâng cao gần 2m trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Ông không thể kịp di chuyển hàng hóa ra ngoài và thiệt hại ít nhất 15.000 đô la Mỹ (348 triệu VNĐ). Một cửa hàng bên cạnh thiệt hại khoảng 700.000 đô la Mỹ (hơn 1,6 tỷ VNĐ).
Ông Liu nói: “Nếu chính phủ thông báo trước cho chúng tôi 3 giờ đồng hồ, thì chúng tôi đã có thể chuyển tất cả các đồ có giá trị lên xe tải và chở đi nơi khác”.
Ông Zhang Yu, một người dân ở Zhegao cho biết điều tương tự như ông Liu đã thông tin. Ông Zhang nói: “Chúng tôi chỉ có thời gian chạy lũ để sống sót”. Nước trong nhà ông Zhang dân cao 3m vào ngày 22/7, ngập hoàn toàn tầng 1.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Liệu nguy cơ khủng hoảng lương thực
có xảy ra ở Trung Quốc?
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có chuyến đi thị sát. Tuy nhiên, ông Tập đã không đến thăm vùng bị ngập lụt nghiêm trọng ở phía nam, mà lại đến tỉnh Cát Lâm ở phía bắc để điều tra nông nghiệp.
Truyền thông Hoa Kỳ nói rằng, việc đi khảo sát các khu vực sản xuất ngũ cốc của ông Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Hôm 22/7, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Hợp tác xã Nông dân và Máy móc Nông nghiệp Lô Vỹ (Luwei) cùng Cơ sở Sản xuất Nguyên liệu Thực phẩm xanh Bách vạn mẫu Quốc gia ở huyện Lê Thụ (Lishu), thành phố Tứ Bình (Siping), tỉnh Cát Lâm. Trong video, ông Tập đứng cạnh cánh đồng ngô và nói với dân làng rằng, vùng Đông Bắc rất quan trọng, là “nền tảng củng cố cho cách mạng của ĐCSTQ” trong những năm chiến tranh, hơn nữa nơi đây có nhiều ưu thế nông nghiệp như thế đất bằng phẳng, diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người lớn, có nhiều đất đen, v.v..
27 tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị lũ lụt trong 2 tháng liên tiếp, và bây giờ tình hình thảm họa vẫn còn nghiêm trọng, nhưng ông Tập Cận Bình đã không đến khu vực thảm họa mà lại đi thị sát phía bắc. Đài Á Châu Tự Do chỉ ra rằng việc kiểm tra các khu vực sản xuất ngũ cốc của ông Tập Cận Bình cho thấy cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng của Trung Quốc.
Hôm 23/7, Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng, do mưa lớn và lũ lụt bắt đầu vào tháng 6 nên mùa màng tháng đó gần như mất hết. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Cát Lâm lần này chủ yếu muốn xác nhận sản lượng ngũ cốc ở Đông Bắc Trung Quốc trong nửa cuối năm nay.
Nông dân Trương Nhất Quần (Zhang Yiqun) ở thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh (1 trong 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc) nói rằng, bà đã biết về việc ông Tập Cận Bình đến huyện Lê Thụ qua bản tin thời sự. Bà Trương cũng là người trồng ngô và bà nói rằng, ngô trồng quanh nhà bà không phát triển tốt như ngô mà ông Tập đã thấy. Bởi vì năm nay vùng Đông Bắc hạn hán rất nghiêm trọng, căn bản là không có mưa. Trước đó khu vực chỗ bà Trương có một trận mưa rất to, cây ngô mọc cao đến thắt lưng nhưng đều chết vì hạn hán, vậy nên căn bản là không có mọc ra bắp ngô.
Bà nói rằng tình hình mưa và lũ lụt ở miền nam và hạn hán khô cằn ở miền bắc Trung Quốc đến nay vẫn chưa được giải quyết, đại Dự án chuyển nước Nam – Bắc đã không mang lại lợi ích cho vùng Đông Bắc: “Có thể giải quyết được vấn đề gì đây? Nếu như bảo là khi thời tiết hạn hán, ngô với gạo không phát triển được, khi ấy có mưa nhân tạo thì đương nhiên là có lợi cho người dân. Nhưng hiện nay cây chỉ có thân với lá mà không ra bắp thì có tác dụng gì? Ông Trời không đổ mưa, hạn hán đến nỗi không mọc nổi bắp, ông Tập Cận Bình đến tỏ vẻ quan tâm thì bắp ngô liền mọc ra có phải không?”.
Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/7, Tổng thống Mỹ Trump cho biết Bắc Kinh đã mua một số lượng kỷ lục ngô, đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã mua 1,76 triệu tấn ngô Mỹ vào ngày 14/7, phá vỡ mức mua kỷ lục trong một ngày; trong năm 2020, tính đến ngày 16/7, họ đã mua 6,1 triệu tấn đậu nành.
Kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã xuất hiện nhiều thiên tai nhân họa như dịch viêm phổi bùng phát, lũ lụt và châu chấu tấn công. Sản lượng ngũ cốc của 5 tỉnh gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tây và Giang Tô chiếm khoảng 25% của đất nước thì gần đây khu vực này đã bị lũ lụt; ở 3 tỉnh sản xuất lúa mì hàng đầu là Hắc Long Giang, Hà Nam và Sơn Đông, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc quản lý, thu hoạch lúa mì vụ đông và việc gieo hạt của lúa mì vụ xuân; 3 tỉnh Đông Bắc chiếm 20% sản lượng ngũ cốc của đất nước đã bị châu chấu bản địa tấn công. Có thể thấy cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới vô cùng cấp bách.
Ngoài ra, sau khi ông Tập Cận Bình đến thăm các hợp tác xã nông dân, chính sách “Đi theo con đường hợp tác hóa nông nghiệp theo điều kiện địa phương” nhanh chóng trở thành trọng điểm đưa tin của các kênh truyền thông ĐCSTQ. Điều này dẫn đến suy đoán rằng chính sách nông nghiệp của ĐCSTQ sẽ chuyển sang hướng tả.
ĐCSTQ đã khởi xướng phong trào “hợp tác hóa nông nghiệp” vào những năm 1950, tịch thu vùng đất vừa được giao cho nông dân để “quốc hữu hóa” và mở đường cho một nền “kinh tế kế hoạch”.
Hiện nay, ĐCSTQ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có và nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ. Nhiều nhà bình luận cho rằng ĐCSTQ có thể tăng cường kiểm soát xã hội bằng cách quay trở lại nền “kinh tế kế hoạch” để duy trì quyền lực của mình.
Đông Phương
Theo The Epoch Times
Nhậm Chí Cường bị điều tra và khai trừ đảng
vì phê phán ông Tập
Trí Đạt
Chính quyền quận Tây Thành thành phố Bắc Kinh hôm 23/7 đã phát đi thông báo khai trừ đảng đối với ông Nhậm Chí Cường với tội danh chính trị liên quan đến bài viết mà ông đăng trên mạng và tội tham ô. Trước đó có phân tích cho rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ thu thập các vấn đề kinh tế của ông để trị tội nặng.
Trang web Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hôm 23/7 đăng thông tin cho biết, hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật quận Tây Thành đã tiến hành lập án điều tra đối với nguyên Phó Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Nguyên, ông Nhậm Chí Cường, vì liên quan đến “vấn đề vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”.
Thông báo nói ông Nhậm Chí Cường “Mất lòng tin lý tưởng, làm trái với sứ mệnh ban đầu, không giữ nhất chí với trung ương đảng về nguyên tắc trong một số vấn đề lớn”, “công khai phát biểu bài viết phản đối 4 nguyên tắc cơ bản, bôi nhọ hình tượng đảng và quốc gia, bẻ cong lịch sử đảng, lịch sử quân sự, không trung thành với đảng, không thật thà”, và chống lại việc thẩm tra.
Ngoài ra, thông báo còn đề cập đến ông Nhậm Chí Cường “vi phạm quy định công khoản trong ăn uống, vi phạm quy định cầm giữ công khoản, sử dụng không khoản mua thẻ chơi golf; trình bày vấn đề không đúng sự thật; coi quyền lực công như công cụ mưu cầu lợi ích, vi phạm sử dụng công khoản báo cáo chi phí dùng cho cá nhân, sử dụng văn phòng làm việc và nhà ở do doanh nhân trong xã hội cung cấp, thông qua doanh nghiệp liên quan vi phạm trong hoạt động kinh doanh từ đó nhận được khoản lợi ích lớn; không thực hiện chính xác trách nhiệm gây tổn thất to lớn cho tài sản quốc hữu .”
“Gia phong bại hoại, gia giáo không nghiêm, cùng con cái vơ vét của cải không kiêng nể”.
Thông báo còn nói ông Nhậm Chí Cường vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, liêm khiết, kỷ luật trong công tác và sinh hoạt, gây ra vi phạm nghiêm trọng pháp luật về chức vụ và liên quan đến tham ô, hối lộ, sử dụng công khoản cho mục đích riêng, nhân viên công ty quốc hữu lạm dụng chức quyền phạm tội.
Chính quyền khai trừ đảng tịch đối với ông Nhậm Chí Cường; hủy bỏ đãi ngộ mà ông được hưởng; vấn đề liên quan đến phạm tội được chuyển qua cho cơ quan kiểm sát thẩm tra truy tố.
Nhân sĩ phân tích cho rằng, phần nội dung khác trong thông báo này về cơ bản không khác với các thông báo đối với các quan chức “ngã ngựa” khác trước đây, nhưng đặc biệt đề cập đến “công khai phát biểu bài viết phản đối 4 nguyên tắc cơ bản”, “bôi nhọ hình tượng đảng và quốc gia”, điều này cho thấy bài viết phản đối ông Tập mới chính là mồi lửa của sự việc.
Bạn bè của ông Nhậm Chí Cường trước đó liên tiếp đăng lại các phát biểu của ông trong quá khứ lên Twitter, bao gồm kêu gọi nhân dân lật đổ bức tường ĐCSTQ, để làm bằng chứng ông Nhậm Chí Cường không phải xuất phát từ động cơ đấu đá quyền lực mà viết bài phê phán ông Tập Cận Bình. Trong số đó, gây được tiếng vang nhất bao gồm những phát biểu “lật đổ bức tường ĐCSTQ” của ông.
Ông nói: Trong tình trạng hiện nay của Trung Quốc, trách nhiệm xã hội duy nhất của chúng ta chính là các vị ngồi tại đây, các vị nỗ lực đứng dậy, xô đổ bức tường trước mặt chúng ta, kiến lập chế độ xã hội dân chủ của chúng ta! Chế độ hiện nay đã quá thối nát! Cần phải nhốt chính phủ vào trong lồng!
Ông Nhậm Chí Cường, năm nay 69 tuổi là người Lai Châu, tỉnh Sơn Đông. Ông thuộc về thế hệ “Thái tử Đảng” của ĐCSTQ. Ông Nhậm Tuyền Sinh, cha của ông Nhậm Chí Cường, từng đảm nhiệm chức Phó bộ trưởng Bộ Thương nghiệp ĐCSTQ. Ông Nhậm Chí Cường từng là cựu chủ tịch Tập đoàn Huayuan (Hoa Viễn), một doanh nghiệp nhà nước lớn ở Bắc Kinh. Sau khi mất tích gần một tháng, cuối cùng vào ngày 7/4 đã có thông tin; Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Bắc Kinh cho biết, ông Nhậm bị lập án điều tra. Hồi đầu tháng Ba, ông Nhậm Chí Cường phát biểu bài viết trên mạng. Bài viết này lên án bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại hội nghị truyền hình có 170.000 quan chức tham gia hôm 23/2, tiết lộ chính quyền Trung Quốc che giấu dịch viêm phổi, lên án Bắc Kinh chúc mừng chính mình đạt được thành tích trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh, mà không phải là xử lý sai lầm mà họ gây ra. Đồng thời cũng châm biếm ông Tập Cận Bình nhưng không nói tên cụ thể “lột trần quần áo cũng cần phải kiên trì làm vai hề hoàng đế”. Bài viết được phát biểu không lâu, ông Nhậm Chí Cường cũng mất tích. Nhiều bạn bè của ông cũng xác nhận, ngày 12/3 ông bị bắt, ĐCSTQ xác định việc này là “trọng án” an ninh quốc gia.
Ông Nhậm Chí Cường là đảng viên ĐCSTQ, ông từng là cựu chủ tịch Tập đoàn Hoa Viễn – một doanh nghiệp nhà nước lớn ở Bắc Kinh; tác phong dám nói của ông có thể truy ngược lại từ năm 2016. Tháng 2/2016, trên Weibo, ông Nhậm Chí Cường công khai chỉ trích biểu ngữ “CCTV mang họ Đảng” khi đài
căng biểu ngữ có nội dung “CCTV họ đảng, tuyệt đối trung thành, mong ngài kiểm duyệt” để chào đón ông Tập Cận Bình; sau đó, ông bị Ủy ban Kỷ luật khu Tây Thành (Bắc Kinh) cáo buộc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, xử lý lưu lại tổ chức đảng để quan sát 1 năm.
Ông cũng không chỉ một lần phát biểu bài viết phê bình ĐCSTQ, ông từng nói “Trong tình trạng hiện tại của Trung Quốc, trách nhiệm xã hội duy nhất của chúng ta chính là tất cả các vị ngồi tại đây, các vị nỗ lực đứng lên, xô đổ bức tường trước mặt chúng ta, xây dựng chế độ xã hội dân chủ của chúng ta!”
Về việc ông Tập Cận Bình cuối cùng liệu có tha cho ông Nhậm Chí Cường hay không, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) nói, phân tích tương đối lạc quan cho rằng: Ông Tập Cận Bình hiện có chút “cưỡi hổ khó xuống”, nếu xử nghiêm phạt nặng, thì sẽ gặp phải dị nghị và áp lực chính trị của các bên trong nội bộ đảng; nếu xử nhẹ và bỏ qua, thì có thể khiến cho nhiều người khác cũng làm theo ông Nhậm Chí Cường.
Trí Đạt
Cách thức ‘thư ký dư luận’ Trung Quốc
‘một lưới tóm gọn’ duy trì ổn định dư luận
Thậm chí một vụ tự tử của sinh viên trường đại học cũng là đối tượng để dư luận viên và dịch vụ kiểm soát dư luận cho chính quyền Trung Quốc xử lý, sáng hôm sau, mọi thứ đều đã được “duy trì ổn định”.
Theo phóng sự độc quyền của Epoch Times, hệ thống duy trì ổn định số của chính quyền Trung Quốc bao gồm: Nhận diện khuôn mặt, phân tích dữ liệu lớn, giám sát người quan trọng, duy trì ổn định dư luận, mạng lưới hóa quản lý… Trong đó, “duy trì sự ổn định của dư luận” là một phần quan trọng của hệ thống này.
“Dư luận” (thái độ quần chúng) cũng đã trở thành một từ thông dụng ở Trung Quốc đại lục trong những năm gần đây, nhưng đối với chính quyền Trung Quốc, thái độ quần chúng hay dân ý không phải là để người làm lãnh đạo lắng nghe và thuận theo, mà là mục tiêu được giám sát và duy trì sự ổn định. Một tài liệu nội bộ gần đây của Epoch Times tiết lộ cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng hệ thống giám sát dư luận và dữ liệu lớn để theo dõi dư luận của người dân Trung Quốc.
“Dư tình” là viết tắt của tình hình dư luận. Khác với thuật ngữ “dân ý” thường được sử dụng trong một xã hội tự do, ở Trung Quốc đại lục, danh từ “dư tình” dần trở nên phổ biến cùng với sự tăng cường giám sát của ĐCSTQ với người dân và được ĐCSTQ sử dụng để theo dõi các quan điểm hay chính trị xã hội.
Năm 2019, một nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải dựa trên 2.235 thông báo đấu thầu phục vụ dư luận trực tuyến cho biết trong giai đoạn 2007-2018, gần 90% đơn đặt hàng mua sắm công khai cho các dịch vụ công luận ở Trung Quốc đến từ Ban Tuyên giáo của ĐCSTQ, cơ quan chính trị pháp luật (chủ yếu là Bộ Công an) và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc. Ở Trung Quốc hiện có gần một ngàn công ty cung cấp dịch vụ công luận.
“Smart Starlight” tiết lộ số liệu lớn của ĐCSTQ
Epoch Times gần đây đã có được các tài liệu nội bộ về “dư luận Internet” của ĐCSTQ, bao gồm các bài thuyết trình nội bộ về sản phẩm giám sát dư luận ” Wisdom Starlight”.
Công ty công nghệ thông tin Starlight Bắc Kinh tự nhận là nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu lớn bằng văn bản, chủ yếu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như ứng dụng dữ liệu lớn, thông tin kinh doanh thông minh và giám sát nhân vật quan trọng cho giới quan chức ĐCSTQ. Trên trang web chính thức istarshine có ghi: “Hệ thống giám sát nhân sự chủ chốt” đã được quảng bá trực tiếp là “nền tảng SaaS theo dõi và phân tích những bình luận nhạy cảm, những nhân vật quan trọng trên phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến“.
Epoch Times có được bài thuyết trình nội bộ của Wisdom Starlight cũng nói rằng các mục tiêu của nó bao gồm đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính phủ, như hỗ trợ các sở an ninh các cấp “phản ứng kịp thời với các sự kiện dư luận“, “chặn tin đồn“, “xây dựng uy tín an ninh công cộng”, nó cũng đưa ra các ví dụ giải thích các kịch bản ứng dụng của “sản phẩm giám sát dư luận“, bao gồm trọng điểm giám sát người dùng mạng công bố “thông tin vi phạm quy định, vi phạm pháp luật”.
Trong bài thuyết trình nội bộ, Starlight giới thiệu bản thân đi đầu trong ngành công nghiệp dữ liệu lớn (big data) văn bản, nói rằng các khách hàng của nó bao gồm Công an Giang Tô, dân chính Nội Mông Cổ, Ngân hàng Trung ương, Đại hội Nhân dân Quốc gia, CPPCC và các tổ chức khác của ĐCSTQ. “Khách hàng thuộc 31 tỉnh/thành/khu tự trị trên toàn quốc bao gồm cơ quan Đảng các cấp trên toàn quốc, các đơn vị sự nghiệp và giáo dục, hơn 50 doanh nghiệp trong các lĩnh vực y tế, tài chính, bất động sản, tư vấn, khoa học công nghệ, văn hóa du lịch, ô tô… trong đó hơn 1.000 cơ quan an ninh và hơn 1000 cơ quan tuyên truyền“.
“Một lưới tóm gọn“, giám sát triệt để “dư luận” ngay cả Twitter và Facebook cũng không bỏ qua.
Wisdom Starlight gọi sản phẩm của mình là “thư ký dư luận”, đây là một “nền tảng dịch vụ dữ liệu lớn cung cấp giám sát dư luận Internet và phân tích thông minh hướng đến khách hàng chính phủ và doanh nghiệp“. “Tổng khối lượng dữ liệu là 250 tỷ và khối lượng dữ liệu tăng mới hàng ngày là 400 triệu“.
Wisdom Starlight gọi sản phẩm của mình là “thư ký dư luận”, đây là một “nền tảng dịch vụ dữ liệu lớn cung cấp giám sát dư luận Internet và phân tích thông minh hướng đến khách hàng chính phủ và doanh nghiệp“. “Tổng khối lượng dữ liệu là 250 tỷ và khối lượng dữ liệu tăng mới hàng ngày là 400 triệu“.
Wisdom Starlight giới thiệu rằng các sản phẩm của họ “giám sát thời gian thực mọi lúc, thu thập đầy đủ các thông tin Weibo và Tieba trong vài giây“, ” mạng lưới nguồn thông tin bao trùm: trang web, Weibo, diễn đàn, tài khoản chính thức của WeChat, video, ứng dụng, báo, v.v.“.
Theo hướng dẫn nội bộ của Wisdom Starlight, các xúc tu theo dõi dư luận của nó thậm chí còn mở rộng ra các phương tiện truyền thông xã hội ở nước ngoài bị cấm dùng ở Trung Quốc — Twitter và Facebook; bao gồm “hơn 5000 trang web chính thống ở nước ngoài, Twitter và Facebook có tổng số hơn 68 triệu tài khoản và 12 triệu tài khoản chính thức, bao phủ 154 quốc gia, hơn 100 ngôn ngữ dịch máy, hơn 120 triệu thêm mới hàng ngày“, trong giám sát mạng được gọi là một lưới tóm gọn.
Khi giải thích các kịch bản ứng dụng của sản phẩm “Thư ký dư luận”, Wisdom Starlight đã ưu tiên khuyến nghị hai kịch bản chính mà ĐCSTQ sở trường: “Các tổ chức đối ngoại” và “Các tổ chức của Đảng và Chính phủ”, ứng dụng này bao gồm phân tích và đánh giá tuyên truyền bên ngoài của ĐCSTQ, cũng như giám sát thông tin tiêu cực 24 giờ, báo cáo dư luận, cảnh báo sớm và giám sát lãnh đạo truyền miệng…
Bài thuyết trình nội bộ của Wisdom Starlight đã giới thiệu một số trường hợp “thư ký dư luận” (hay được gọi là các dư luận viên) ủng hộ việc duy trì ổn định của ĐCSTQ, trong đó bao gồm hỗ trợ sở Công an của một thành phố ở tỉnh Hà Bắc lọc ra 72 dữ liệu theo yêu cầu của Cục Công an từ 86.376 mục dữ liệu mỗi ngày.
Wisdom Starlight cũng tiết lộ rằng từng theo dõi được một học sinh trung học cơ sở tại một trường trung học liên kết của một trường đại học bách khoa đã nhảy lầu tự tử vào tối ngày 14/5/2020 và “thư ký dư luận” đã cảnh báo các nhà lãnh đạo của trường có liên quan vào tối hôm đó, thúc giục nhà trường mở cuộc họp qua đêm; khi phụ huynh học sinh gọi điện cho nhà trường vào ngày hôm sau, trường đã sắp xếp xong xuôi để duy trì sự ổn định.
Wisdom Starlight cũng trích dẫn một ví dụ trong bài thuyết trình nội bộ rằng sau khi sử dụng sản phẩm “Thư ký dư luận”, Ban Tuyên giáo của một đảng ủy thành phố nào đó đã giành được danh hiệu “Đơn vị xuất sắc” trong công tác thông tin ý kiến công chúng của Cục tuyên truyền trung ương trong nhiều năm liền.
Cái chết của Lý Văn Lượng hé mở bức màn đen của việc giám sát dư luận của ĐCSTQ
Ở Trung Quốc đại lục, không chỉ là một công ty có tên Smart Star nghiên cứu phát triển các hệ thống giám sát dư luận để phục vụ ĐCSTQ. Khi dịch bệnh mới bắt đầu bùng phát, sau cái chết của người thổi còi cảnh báo, bác sĩ Lý Văn Lượng, một báo cáo phân tích dư luận dữ liệu lớn đã được tung lên Internet ở Trung Quốc, và đã dẫn đến sự phẫn nộ quần chúng.
Ngày 6/2, bác sĩ Vũ Hán Lý Văn Lượng, người được chính quyền “khuyên răn” vì đã công bố thông tin đầu tiên về dịch bệnh Vũ Hán, đã chết vì viêm phổi do nhiễm virus Vũ Hán. Theo các tài liệu nội bộ mà Epoch Times đã công bố trước đó cho thấy, ĐCSTQ đã liên tục ban hành 5 chỉ thị tuyên truyền trong hai ngày 6 và 7/2, yêu cầu “không báo cáo.”
Tuy nhiên, tin tức này đã nhanh chóng lan truyền trên WeChat và Weibo và nhanh chóng đứng đầu danh sách tìm kiếm nóng. Dư luận gia tăng ngoài dự liệu của ĐCSTQ và chính quyền đã ngay lập tức tiến hành duy trì ổn định mạng và các chủ đề liên quan đã được lọc và giảm nhiệt trên Internet.
Vào ngày 7/2, trang web của đại lục đã tải lên một báo cáo phân tích dư luận. Tài liệu cho thấy nó đến từ Viện nghiên cứu thông tin Internet công nghệ cao Womin (sau đây gọi là: Womin Hi-Tech), chuyên cung cấp phân tích dữ liệu lớn cho ĐCSTQ, sao chép gửi đến các phòng ban liên quan.
Báo cáo dư luận này đã phân tích suy nghĩ tình cảm của người dùng mạng Trung Quốc và đưa ra bảy khuyến nghị về việc duy trì sự ổn định. Ngoại giới phát hiện ra rằng nhiều khuyến nghị của báo cáo đã được thực hiện.
Sau khi báo cáo dư luận bị lộ, bên công bố báo cáo Womin Hi-Tech, đã gây ra những bình luận tiêu cực, “Womin Hi-Tech này là cái gì vậy, phản nhân loại?” “quản lý con người như con vật” và “Hóa ra đây là cách chúng ta bị phân tích“…
Phơi bày việc ĐCSTQ giám sát dư luận mỗi ngày
Epoch Times đã thu được bản báo cáo nội bộ về dư luận của ĐCSTQ, tiết lộ, chính quyền địa phương ngày nào cũng lên mạng để giám sát quần chúng.
Epoch Times mới đây đã nhận được báo cáo “Ý kiến công khai trên Internet ngày nay” được ban hành vào ngày 25/3, ngày 7/4 và ngày 29/4 bởi Cục Quản lý không gian mạng của Ủy ban thành phố Đại Liên. Nội dung chủ yếu bao gồm thông tin liên quan đến xu hướng phòng chống dịch bệnh và các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet; trọng tâm là thông tin tiêu cực do người dân Đại Liên và các phương tiện truyền thông đăng tải không có lợi cho hình ảnh của chính quyền thành phố Đại Liên và chính quyền ĐCSTQ.
Epoch Times sau khi so sánh ngày công bố và mã số của “Ý kiến công khai trên Internet ngày nay” trong 3 số gần đây, phát hiện: Cục Quản lý không gian mạng Đại Liên của Trung Quốc ngày nào cũng ra báo cáo dư luận và tiến hành giám sát người dân địa phương mỗi ngày.
Theo Epoch Times
Quỳnh Chi biên dịch
Thành phố Đại Liên của Trung Quốc
bước vào tình trạng thời chiến
Tâm Thanh
Tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Vào ngày 23/7, chính quyền Đại Liên tuyên bố, thành phố đã bước vào tình trạng thời chiến.
Vào ngày 24/7, trang web chính thức của thành phố Đại Liên cho biết, tại cuộc họp ở trụ sở phối hợp phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế ngày 23/7, chính quyền tuyên bố, Đại Liên bước vào tình trạng thời chiến. Bắt đầu từ ngày 24/7, tất cả các trường mẫu giáo ở thành phố Đại Liên sẽ bị đóng cửa và hành khách đi tuyến tàu số 3 phải trải qua xét nghiệm axit nucleic trước khi lên tàu.
Hiện tại, trong thành phố Đại Liên, khu vực dành cho công nhân tại phố Đại Liên Loan thuộc quận Cam Tỉnh Tử và phố Hương Lư Tiêu thuộc quận Tây Cương đã được nâng cấp lên mức nguy hiểm trung bình.
Tờ Bán Đảo Thần Báo, tờ báo của tỉnh Liêu Ninh ngày 24/7 cho biết, các hiệu trưởng trường mẫu giáo ở thành phố Đại Liên nhận được thông báo rằng, kể từ ngày 24/7, tất cả các trường mẫu giáo trong thành phố phải đóng cửa.
Theo tài khoản WeChat chính thức của Tàu điện ngầm Đại Liên, từ ngày 24/7, hành khách đi tuyến tàu số 3 phải trải qua xét nghiệm axit nucleic trước khi lên tàu. Đoạn video trực tuyến cho thấy vào ngày 24/7, hành khách đã phải qua bước kiểm tra axit nucleic tại ga đường sắt cao tốc Hương Lư Tiêu, Đại Liên để lên tàu, khiến nhiều người bị trễ thời gian làm việc.
Vào tối ngày 23/7, tại cuộc họp báo của chính quyền thành phố Đại Liên, đã thông báo rằng, các nhà hát, trung tâm văn hóa, quán cà phê Internet, vũ trường, phòng hát karaoke, các đơn vị và doanh nghiệp du lịch văn hóa liên quan… sẽ tạm thời đình chỉ hoạt động.
Giới trẻ Thái Lan biểu tình đòi Thủ Tướng từ chức
Tin Bangkok, Thái Lan – Nhiều nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi tại Thái Lan đã đốt hình Thủ Tướng Prayuth Chan-o-cha bên ngoài tòa nhà chính phủ vào thứ Sáu, 24 tháng 7, đồng thời kêu gọi nhà lãnh đạo này từ chức và giải tán quốc hội.
Trong tuần qua, nhiều cuộc biểu tình phản đối ông Prayuth đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh của Thái Lan, trong khi các tranh chấp nội bộ của đảng cầm quyền đã khiến 6 thành viên nội các từ chức. Vào thứ Sáu, người biểu tình đã đốt hình Thủ Tướng Prayuth và Phó Thủ Tướng Prawit Wongsuwan, đều là các cựu tướng lãnh dẫn đầu cuộc đảo chính 2014. Người biểu tình cáo buộc quân đội đã điều chỉnh hiến pháp để lãnh đạo phe quân sự như ông Prayuth vẫn có thể tiếp tục nắm quyền như một viên chức dân sự, sau cuộc bầu cử quốc gia vào năm ngoái.
Làn sóng phản đối Thủ Tướng Prayuth đã gia tăng tại Thái Lan trong những tuần gần đây, và cuộc biểu tình hôm thứ Sáu là một phần của phong trào Free Youth, tạm dịch là Tuổi trẻ tự do, dẫn đầu bởi giới sinh viên. Thủ Tướng Prayuth cũng đang đối mặt với thách thức lớn khi phải tìm cách khôi phục nền kinh tế, sau khi ngân hàng trung ương nói rằng kinh tế Thái Lan có thể suy thoái 8.1% trong năm nay, và có thể mất từ 7 đến 8 triệu việc làm, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Nhiều tổ chức thanh niên tại Thái Lan đang dự định sẽ tiếp tục biểu tình vào cuối tuần này. Vào thứ Bảy trước, khoảng 2,500 người đã tuần hành phản đối Thủ Tướng Prayuth, cũng là một trong các cuộc biểu tình lớn nhất tại Thái Lan tính từ cuộc đảo chính 2014. (BBT)
Một người Singapore
thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ
Một người đàn ông Singapore đã nhận tội tại Hoa Kỳ rằng ông ta đã làm việc như một đặc vụ của Trung Quốc.
Đây là sự cố mới nhất trong một cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Jun Wei Yeo bị buộc tội sử dụng các tư vấn chính trị của mình ở Mỹ làm mặt trận để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc, các quan chức Mỹ nói.
Trong một diễn biến khác, Hoa Kỳ cho biết một nhà nghiên cứu Trung Quốc – người bị buộc tội che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc – đã bị giam giữ.
Trung Quốc trước đó đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.
Động thái đóng cửa cơ quan ngoại giao Mỹ ở thành phố phía tây nam này là để đáp trả việc lãnh sự quán Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết quyết định này được đưa ra vì Trung Quốc đang “đánh cắp” tài sản trí tuệ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đáp trả rằng động thái của Hoa Kỳ là dựa trên “những lời dối trá chống Trung Quốc”.
Sau thời hạn 72 giờ mà Mỹ đặt ra cho các nhà ngoại giao Trung Quốc để rời khỏi lãnh sự quán tại Houston hết hạn vào thứ Sáu lúc 16:00 (21:00 GMT), các phóng viên thấy những người đàn ông có vẻ là quan chức Mỹ buộc cơ quan này mở cửa để họ vào. Nhân viên mặc đồng phục từ Cục An ninh Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận nhiệm vụ bảo vệ lối vào.
Căng thẳng đang gia tăng giữa hai cường quốc hạt nhân về một số vấn đề chính
Một nhân viên người Mỹ đứng gác tại lối vào lãnh sự quán TQ tại Houston sau khi nơi này bị buộc phải mở cửa cho giới chức Mỹ vào trưa thứ Sáu
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh về thương mại và đại dịch virus corona, cũng như việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới gây tranh cãi ở Hong Kong.
Về công dân Singapore bị bắt
Jun Wei Yeo, còn được gọi là Dickson Yeo, vào thứ Sáu đã nhận tội tại tòa án liên bang rằng ông ta đã làm việc như một đặc vụ bất hợp pháp của chính phủ Trung Quốc vào năm 2015-19, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
Trước đó, ông này đã bị buộc tội sử dụng tư vấn chính trị của mình ở Mỹ để thu thập thông tin không công khai, có giá trị cho tình báo Trung Quốc.
Trong lời nhận tội, ông ta thừa nhận đã tìm kiếm những người Mỹ có quyền tiếp xúc với các tài liệu mật và để những người này viết báo cáo cho khách hàng giả.
Ông Yeo đã bị bắt khi ông bay sang Mỹ vào năm 2019.
Về nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt
Nhà nghiên cứu người Trung Quốc được giới chức Mỹ cho hay tên là Juan Tang, 37 tuổi.
Bà Tang nằm trong số bốn công dân Trung Quốc bị buộc tội vào đầu tuần này vì gian lận visa vì bị cáo buộc nói dối về việc phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Juan Tang là người cuối cùng trong bốn người bị giam giữ tại California, sau khi Hoa Kỳ cáo buộc lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco chứa chấp bà.
Hiện chưa rõ bà bị bắt như thế nào.
Các đặc vụ FBI đã tìm thấy hình ảnh Juan Tang mặc đồng phục quân đội và các bài báo ở Trung Quốc cho thấy bà này có liên hệ với quân đội Trung Quốc, theo báo cáo của Associated Press.
Báo cáo này trích dẫn nguồn từ Đại học California Davis nói rằng bà này đã bỏ việc nghiên cứu sinh tại Khoa Ung bướu Bức xạ vào tháng Sáu.
Tại sao có sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ?
Có một số yếu tố dẫn đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Giới chức Mỹ đã đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lan rộng toàn cầu của Covid-19. Cụ thể hơn, Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc, mà không đưa ra bằng chứng rằng virus này có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán.
Và, trong những nhận xét không có căn cứ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố vào tháng Ba rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus đến Vũ Hán.
Mỹ và Trung Quốc cũng đã mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan kể từ năm 2018.
Ông Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc thực hành giao dịch không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ, nhưng Trung Quốc cho rằng Mỹ đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh như một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các chính trị gia Trung Quốc, những người mà họ nói là chịu trách nhiệm cho các vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương. Trung Quốc bị buộc tội giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và buộc người Duy Ngô Nhĩ và những người khác phải triệt sản.
Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc này, và cáo buộc Hoa Kỳ “can thiệp thô bạo” vào các vấn đề đối nội.
Vấn đề Hong Kong
Việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh sâu rộng cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và Anh, nơi quản lý Hong Kong cho đến năm 1997.
Đáp lại, Mỹ tuần trước đã thu hồi tình trạng giao dịch đặc biệt của Hong Kong vốn cho phép thành phố này không phải chịu mức thuế mà Mỹ áp lên hàng Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh coi luật an ninh là mối đe dọa đối với các quyền tự do mà Hong Kong đã được hưởng theo thỏa thuận năm 1984 giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh – trước khi thành phố này được trao trả cho Bắc Kinh.
Vương quốc Anh đã chọc giận Trung Quốc bằng cách vạch ra một lộ trình đến quốc tịch Anh cho gần ba triệu cư dân Hong Kong.
Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đe dọa ngừng công nhận một loại hộ chiếu Anh – BNO – mà nhiều người Hong Kong hiện đang sở hữu.
Indonesia bắt giữ ngư dân trên tàu đánh cá Việt Nam
sau một cuộc ẩu đả trên biển
Tin từ Jakarta – Indonesia đã bắt giữ hai tàu đánh cá Việt Nam sau một cuộc ẩu đả trên biển với các ngư dân. Những người này đã cố gắng tránh khỏi việc bị bắt.
Theo tờ AFP đưa tin, các viên chức hàng hải đã lên tàu vì nghi ngờ các ngư dân hoạt động bất hợp pháp ở khu vực rìa Biển Đông. Bên cạnh đó, các viên chức đã có một cuộc ẩu đả với các ngư dân trên tàu trong khoảng hai giờ đồng hồ. Một số ngư dân đã ngã xuống nước trong lúc diễn ra cuộc ẩu đả nghiêm trọng trên. Những thông tin trên được công khai lần đầu tiên vào hôm thứ tư (22/7).
Ông Ma’ruf, thuyền trưởng một tàu thuộc Bộ hàng hải Indonesia cho biết, thuyền trưởng từ một tàu đánh cá Việt Nam đã cố gắng chống trả và tấn công các viên chức bằng kéo, nhưng họ đã kiểm soát được tình hình. Ngoài ra, lực lượng hàng hải Indonesia còn giải cứu các ngư dân bị rơi xuống biển. Sau đó, gần hai chục công dân Việt Nam và Cambodia đã bị bắt giữ.
Indonesia cho biết, việc đánh bắt cá bất hợp pháp gây thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim hàng năm cho quốc gia này, và họ đã cố gắng ngăn chặn các tàu ngoại quốc xâm nhập lãnh thổ của họ. Hồi tháng 3/2020, cơ quan hàng hải Indonesia đã bắt giữ 5 tàu cá của Việt Nam và gần 70 ngư dân trong khu vực. (BBT)
Indonesia tập trận ở Biển Đông
Hải quân Indonesia hôm 24/7 cho biết họ đã tập trận 4 ngày trên Biển Đông, từ 21-24/7, động thái được cho là nhằm phô diễn sức mạnh trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Theo tờ Nikkei Asian Review, 24 chiến hạm, trong đó có 2 khu trục hạm và 4 hộ vệ hạm, đã tham gia cuộc tập trận bắt đầu vào 21/7. Hoạt đồng này diễn ra đồng thời với huấn luyện trên đất liền.
Một phần của cuộc tập trận đã diễn ra ở gần Quần đảo Natuna của Indonesia. Cuộc diễn tập nhằm xây dựng các phương án và năng lực chiến lược nhằm bảo vệ quần đảo này. “Ngay cả dịch virus corona bùng phát, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội vẫn không bị ảnh hưởng”, Chuẩn đô đốc Ahmadi Heri Purwono nói.
Tuyên bố chủ quyền của Indonesia ở Biển Đông không trực tiếp xung đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, vùng đặc quyền kinh tế của nước này xung quanh quần đảo Natuna trùng với “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp. Các tàu cá cùng với các tàu của chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần xuất hiện trong vùng biển Natuna.
Trong một bức thư hồi tháng 5 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Indonesia nói rằng “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông thiếu cơ sở luật pháp quốc tế, trích dẫn quyết định năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
Vào tháng 6, Jakarta đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị đàm phán về cái mà Bắc Kinh gọi là quyền và lợi ích hàng hải chồng lấn ở vùng biển ngoài khơi Natuna, nằm ở phía Nam Biển Đông.
Cuộc tập trận kéo dài 4 ngày của hải quân Indonesia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông gia tăng trong thời gian gần đây. Hôm 14/7 (giờ Việt Nam), Mỹ ra thông cáo bác bỏ gần như toàn bộ tất cả các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo chân Mỹ, trong một công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc hôm 23/7, Úc cũng phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.
Úc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc
phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Úc hôm 23/7 gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền đối với “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Công văn của Úc được đăng trên trang web của Uỷ ban Giới hạn Thềm lục địa của UN vào hôm thứ Sáu, ngày 24/7.
Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của những nước láng giềng. Toà Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của toà.
Công văn của Úc có đoạn viết: “Chính phủ Úc bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc không tuân theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đặc biệt là các yêu sách trên biển không tuân theo các quy định về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể.”
Theo công văn này, Úc đã bác bỏ đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với Tứ Sa là các quần đảo trên Biển Đông bao gồm Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield). Và như vậy Úc bác bỏ các yêu sách quyền lợi của Trung Quốc liên quan đến vùng nội thuỷ, lãnh hải, đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa mà Trung Quốc áp dụng dựa trên các đường cơ sở thẳng này.
Trung Quốc trong các tháng qua đã gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định các yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông của mình bao gồm việc tiến hành tập trận, điều các tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines bất chấp những phản đối của các nước.
Hôm 13/7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lần đầu tiên chính thức lên tiếng phản bác các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo cho rằng thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông như là vương quốc biển của họ. Hoa Kỳ đứng về phía các quốc gia đồng minh Đông Nam Á và đối tác trong nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên xa bờ, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.
Mới đây, vào ngày 21/7, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Dù lên tiếng phản bác các yêu sách của Trung Quốc nhưng Úc và Mỹ đều không phải là các nước có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc nhiều lần lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đang khuấy động, gây bẩn ổn trong khu vực khi gửi tàu chiến và máy bay đến Biển Đông.
0 comments