Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tại sao cả chính trường Mỹ, Trung đều 'dậy sóng' trước bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo?

Saturday, July 25, 2020 7:51:00 PM // ,

Tại sao cả chính trường Mỹ, Trung đều 'dậy sóng' trước bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh: US News)

Giới chuyên gia Mỹ và Trung Quốc đồng loạt phản ứng sau bài phát biểu cứng rắn của Ngoại trưởng Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Tờ US News đăng tải, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào chiều thứ 5 (23/7) về những nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc, đã vấp phải nhiều chỉ trích từ cả quốc gia châu Á và bên trong nội bộ nước Mỹ. Một số ý kiến e ngại chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể vướng vào một cuộc xung đột không cần thiết với Trung Quốc.
Phát biểu tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon tại California, ông Pompeo sử dụng những ngôn từ trong thời Chiến tranh lạnh để công kích kỷ nguyên quan hệ chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc. "Mô hình cũ ràng buộc mù quáng với Trung Quốc đã thất bại. Chúng ta không thể tiếp tục nó. Chúng ta không thể quay trở lại nó", người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Không ngoài dự đoán, Bắc Kinh đã có những phản ứng cứng rắn trước bài nói của ông Pompeo. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin miêu tả nó là hiểm độc và thành kiến ý thức hệ.
Tuy nhiên, những nhà phân tích có kinh nghiệm sâu về Trung Quốc cũng phê phán cách tiếp cận mới của chính quyền Trump. Họ e ngại, cách này không nhận biết được sự phức tạp tại Trung Quốc và bỏ qua tính thực tiễn của việc kiềm chế Bắc Kinh.
Cựu nhân viên ngoại giao Robert Daly gọi lập trường của Ngoại trưởng Mỹ về người dân Trung Quốc và thái độ thù hằn trước chính phủ Bắc Kinh là một "ảo tưởng nguy hiểm".
Là một nhà ngoại giao có bề dày kinh nghiệm với Trung Quốc, bao gồm phiên dịch cho cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger, ông Daly hiện là giám đốc của Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ tại tổ chức tư vấn chính sách Trung tâm Wilson. "Người dân Trung Quốc thường tức giận khi chính quyền làm ngơ ước nguyện của họ, hành động quá chậm chạp hoặc sai đường hướng; nhưng các chứng cứ cho thấy, là công dân Trung Quốc, hầu hết mọi người đều cảm thấy tự hào và không bị kiềm chế", ông Daly cho hay.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố, Mỹ phải "cam kết và trao thêm quyền lực cho người dân Trung Quốc". Tuy nhiên, với kinh nghiệm 33 năm làm việc tại Trung Quốc, ông Daly chỉ ra, hầu hết người dân Trung Quốc đều ủng hộ chính phủ trong phần lớn thời gian. Một phần của sự ủng hộ là kết quả từ công tác tuyên truyền nhưng cũng xuất phát từ các thành tựu kinh tế mà quốc gia châu Á đạt được trong thời gian qua.
"Mối quan hệ Mỹ-Trung không phải là một câu chuyên trẻ con", ông Daly nói. "Tại Trung Quốc, Mỹ đang đối mặt với điều ghê gớm hơn rất nhiều những gì Ngoại trưởng Pompeo đề cập: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, phức tạp, giàu có, tham vọng và đang tức giận. Mỹ nên nhìn vào thử thách này một cách trực diện và dừng việc tự huyễn hoặc bản thân".
Bài nói của ông Pompeo không chứa đựng những chi tiết về cách các nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế và nhân viên quân đội Mỹ sẽ gia tăng cam kết với Trung Quốc ra sao trong tương lai. Tuy nhiên, ông lại trích dẫn một số chiến thuật được Tổng thống Donald Trump sử dụng trước Bắc Kinh trong những tháng gần đây, nhằm đáp trả lại cái mà chính quyền Mỹ gọi là "ác tâm" ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Washington đã triển khai hai tàu sân bay tại Biển Đông – một động thái cực kỳ ít khi xảy ra, còn Trung Quốc cũng gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực tranh chấp. Hôm thứ 6 (24/7), Bắc Kinh công bố trả đũa động thái của Mỹ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bằng việc, đề nghị đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô. Cả hai nước tiếp tục tăng cường trừng phạt lẫn nhau, liên quan tới căng thẳng xung quanh Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia tại Hong Kong và thái độ ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh trước Đài Loan.
Đáng chú ý, những chỉ trích của ông Pompeo về "sự nhát gan" của các đồng minh Mỹ - không dám làm nhiều hơn để ủng hộ chiến dịch chống Trung Quốc của Washington, cũng vấp phải sự không hài lòng.
Chia sẻ với tờ Financial Times, giám đốc Trung tâm về Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings là Thomas Wright nhận xét, những tuyên bố của ông Trump đại diện cho thế giới tự do là "vô lí" bởi vì ông "không quan tâm tới dân chủ, nhân quyền hay tự do". "Chính quyền Trump từng nhiều lần từ chối đề nghị của châu Âu cùng hợp tác đối phó với Trung Quốc cho tới vài tuần trước… Có hơi quá đáng nếu giờ đây ông ấy lại đổ lỗi cho đồng minh vì không làm gì", Wright chỉ ra.
Ông Pompeo không trực tiếp gọi tên nước Đức mà chỉ nói: "Một đồng minh NATO của Mỹ đã không đấu tranh cho tự do tại Hong Kong bởi vì họ sợ Bắc Kinh sẽ hạn chế tiếp cận với thị trường Trung Quốc". Trước đó, Washington từng công kích chính phủ Thủ tướng Angela Merkel vì không áp dụng lệnh trừng phạt lên Trung Quốc.
"Sự thực là các chính sách của chúng ta – và của các quốc gia tự do khác, đã vãn hồi nền kinh tế đang sụp đổ của Trung Quốc, nhưng những gì chúng ta thấy là Bắc Kinh cắn lại những bàn tay quốc tế đang giúp đỡ họ", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Về phía Trung Quốc, một bài phân tích đăng tải trên tờ Hoàn Cầu ngày 24/7 nhận định, Mỹ tiếp tục áp dụng lối suy nghĩa "cạnh tranh thay vì hợp tác với Trung Quốc". "Quan hệ Mỹ-Trung sẽ chỉ kết thúc bằng việc trượt dài tới sát bờ vực và không có lợi cho lợi ích của bất kì bên nào hết", bài báo kết luận.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.