Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/07/2020

Tuesday, July 21, 2020 4:47:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 21/07/2020

Tổng Thống Trump sẽ điều động lực lượng hành pháp liên bang đến “các thành phố Dân Chủ”

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ hai (ngày 20 tháng 7), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ điều động lực lượng hành pháp liên bang đến nhiều thành phố Hoa Kỳ hơn nữa trong nỗ lực đàn áp các cuộc biểu tình chống nạn kỳ thị chủng tộc.
Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ điều động cảnh sát liên bang đến New York, Chicago, Philadelphia, Detroit, Baltimore và Oakland, California vì thị trưởng tại những nơi này là thành viên Đảng Dân chủ. Trước đó, vị Tổng thống Cộng hòa đã ra lệnh cho một lực lượng cảnh sát liên bang thuộc Bộ Nội An đến tiểu bang Oregon, với nhiều đoạn video cho thấy những cảnh sát không rõ danh tính sử dụng chiếc minivan đen để bắt giữ người biểu tình.
Các nhà lãnh đạo tiểu bang và địa phương ở Oregon, cũng như các thành viên của Quốc hội, đã kêu gọi Tổng thống Trump loại bỏ lực lượng cảnh sát liên bang nói trên khỏi thành phố Portland, Oregon. Thị trưởng Portland Ted Wheeler nói rằng hành động của Tổng thống Trump là phạm luật và gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân thành phố.
Vào tháng 6, Tổng thống Trump, người đang tụt lại đằng sau đối thủ dân chủ là ông Joe Biden trong các cuộc thăm dò ý kiến, đã tự tuyên bố ông là “tổng thống của luật pháp và trật tự,” đồng thời đe dọa sẽ điều động quân đội Hoa Kỳ đến các thành phố sau khi các cuộc biểu tình và cướp bóc nổ ra sau cái chết của ông George Floyd.
Bất chấp sự phản đối kịch liệt trên toàn quốc về chiến thuật của Tổng thống Trump, các viên chức Bộ Nội An hôm thứ Hai cho biết họ sẽ không lùi bước và sẽ không xin lỗi. Tiểu bang Oregon và Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ đã kiện chính quyền Tổng thống Trump vì giam giữ cư dân Oregon bất hợp pháp, và chính một số thành viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối chiến thuật này. (BBT)

Cảnh sát liên bang lại dùng hơi cay

để giải tán người biểu tình ở Portland, Oregon

Hôm Chủ nhật (19 tháng 7) là đêm thứ hai liên tiếp, người biểu tình bên ngoài tòa án liên bang ở Portland, Oregon đã bị các cảnh sát liên bang dùng hơi cay để giải tán. Đó cũng là đêm biểu tình thứ 52 liên tiếp trong thành phố, phản đối bạo lực của cảnh sát và chống kỳ thìchủng tộc.
Dù bị bắn hơi cay, người biểu tình vẫn tiếp tục tập trung bên ngoài tòa nhà vào sáng thứ Hai (20 tháng 7). Vào tối thứ Bảy (18 tháng 7), cảnh sát Portland đã tuyên bố một cuộc bạo loạn sau khi tòa nhà của
nghiệp đoàn cảnh sát bị đột nhập và phóng hỏa. Chính quyền liên bang đã được gửi đến bất chấp sự phản đối của các viên chức tiểu bang và địa phương.
Vào tối thứ Bảy (18 tháng 7), các cảnh sát liên bang lại dùng hơi cay khi hàng rào xung quanh tòa án liên bang bị phá hoại, nơi họ đã đụng độ người biểu tình trước đó một ngày. Cảnh sát Portland cho hay 4 người đã bị bắt với cáo buộc bạo loạn và cản trở một cảnh sát làm nhiệm vụ hôm Chủ nhật (19 tháng 7).
Các cuộc biểu tình ở Portland nổ ra vào tháng 06/2020 sau cái chết của George Floyd dưới tay cảnh sát ở thành phố Minneapolis, nhưng gần đây, họ chủ yếu phản đối sự hiện diện của chính quyền liên bang trong thành phố.
Theo lệnh của tổng thống Trump, vào tháng 06/2020, các cảnh sát liên bang đã được bố trí để bảo vệ các di tích và tòa nhà liên bang tại các thành phố như Portland, Seattle và các thành phố khác. Tòa án liên bang ở Portland cũng thuộc thẩm quyền của họ. (BBT)

Cảnh sát báo cáo các vụ bắt giữ và phá hoại

khi đám đông biểu tình diễn hành qua trung tâm

thành phố Seattle và tòa nhà quốc hội

Vào chiều Chủ nhật (19 tháng 7), một đám đông biểu tình đã diễn hành qua trung tâm thành phố Seattle và Tòa nhà Quốc hội. Cảnh sát cho hay họ đã bắt giữ 2 người vì tình nghi trộm cắp và tấn công ở bên ngoài sở cảnh sát Seattle (SPD) ở trung tâm West Precinct, sau khi những người biểu tình ném đá, chai lọ và các vật dụng khác vào cảnh sát.
SPD cho biết một cảnh sát đã được đưa đến bệnh viện với vết bỏng ở cổ khi ai đó ném pháo vào cảnh sát, và hai cảnh sát khác bị chém và trầy xước. Cảnh sát đã sử dụng đạn cao su và bình xịt hơi cay để “ngăn chặn cuộc tấn công nhắm vào cảnh sát. Cảnh sát cũng báo cáo người biểu tình phá cửa sổ, vẽ graffiti và phá hoại nhiều tài sản công cộng khác, bao gồm tại trụ sở của cảnh sát, Tòa án thành phố và khu vực East Precinct.
Các bài đăng trên mạng xã hội và video phát trực tiếp cho thấy hình ảnh các cửa sổ bị vỡ tại cửa hàng Amazon Go và Starbucks. Khu vực East Precinct là nơi diễn ra nhiều đêm đối đầu dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình hồi tháng trước, khiến cảnh sát phải bỏ tòa nhà trong khu vực, nơi trở thành trung tâm của “Địa điểm Tổ chức Biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội”, còn gọi là CHOP.
CHOP trở thành khu vực không cảnh sát trong vài tuần, nơi những người biểu tình Black Lives Matter và những người khác tụ tập cho đến khi một loạt các vụ bạo lực xảy ra, trong đó có 2 vụ giết người, khiến chính quyền thành phố quyết định chiếm lại khu vực này. (BBT)

Mỹ: Tìm thấy xác

nghi can giết con trai thẩm phán liên bang

Nghi can trong vụ xả súng vào con trai và chồng của một thẩm phán liên bang ở New Jersey, Mỹ, được phát hiện tử vong vì một vết thương dường như do tự bắn vào người hôm 20/7, theo nguồn tin từ Cục điều tra liên bang FBI.
Nghi can được xác định danh tánh là Roy Den Hollander, từng có một vụ kiện trước thẩm phán Esther Salas vào năm 2015, theo ABC.
Hollander được phát hiện tử vong trong xe tại quận Sullivan, New York, cách phía bắc thành phố New York 2 giờ lái xe.
FBI đã tiến hành săn lùng nghi can liên hệ đến vụ nổ súng chiều ngày Chủ Nhật 19/7 tại North Brunswick, New Jersey, nơi gia đình thẩm phán liên bang Esther Salas sinh sống.
Con trai bà là Daniel Anderl 20 tuổi bị giết.
Chồng bà, ông Marh Anderl, 63 tuổi, từng là môt phụ tá công tố viên tại Quận Essey trước khi trở thành luật sư biện hộ. Ông và người hợp tác David Oakley phụ trách một số vụ án, trong đó có án giết người, tấn công tình dục và những vụ gian lận, theo trang mạng của hai luật sư này.
Ông Mark Anderl hiện trong tình trạng ổn định sau khi được giải phẫu tại bệnh viện, thị trưởng North Brunswick, Francis Womack, cho Reuters biết.
Thẩm phán Salas có mặt ở nhà khi vụ nổ súng xảy ra nhưng đang ở tầng hầm và không bị thương, theo tin từ truyền thông và từ bạn bè của gia đình thẩm phán.
Các nhà điều tra có tin tức sơ khởi là một người nào đó mặc đồng phục của tài xế FedEx đến nhà của thẩm phán Salas vào khoảng 5 giờ chiều, ABC News loan tin hôm 19/7, căn cứ trên nhiều nguồn tin của các cơ quan thi hành công lực.
Động cơ đằng sau vụ giết hại này chưa rõ.
Bà Salas, 51 tuổi, được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào năm 2010. Bà là phụ nữ gốc Châu Mỹ Latin đầu tiên phục vụ Tòa án liên bang tại New Jersey.

Chuyên gia: Mỹ ra tuyên bố Biển Đông

là ‘đòn ngoại giao lớn’, đẩy TQ vào thế khó

Chuyên gia cho rằng, với tuyên bố Biển Đông, Mỹ sẽ sử dụng nhiều công cụ để giành lợi thế và đẩy Trung Quốc vào thế khó trong cuộc chiến địa chiến lược tại khu vực. Washington và Bắc Kinh thời gian qua bị cuốn vào các căng thẳng liên quan tới dịch COVID-19, vấn đề Hong Kong, Đài Loan và những đối đầu âm ỉ từ cuộc chiến thương mại kéo dài 2 năm qua. Hôm 13/7, Mỹ tiếp tục thông cáo bác hàng loạt yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định sát cánh cùng các nước Đông Nam Á duy trì tự do hàng hải và bảo vệ chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở vùng biển này.
Hôm 14/7, Bộ Ngoại giao Mỹ công khai bác bỏ gần hết yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhận định của ông về động thái này?
Điểm đáng chú ý đầu tiên trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ là về cơ bản phản ánh những nội dung chính của phán quyết do Tòa Thường trực trọng tài đưa ra tháng 7/2016 về vụ kiện Biển Đông.
Tuyên bố đã “khoanh” những khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc không có quyền yêu sách và khai thác dầu khí, đánh cá.
Mỹ phản đối Trung Quốc yêu sách vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ các cấu trúc nổi ở Trường Sa, do các thực thể này không có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phản đối Trung Quốc yêu sách các vùng nước xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia); khẳng định các khu vực trên không thuộc về Trung Quốc.
Tuyên bố của Mỹ không làm rõ James Shoal có thuộc về thềm lục địa Malaysia hay không (dù chỉ cách Malaysia 50 hải lý), mà chỉ dựa vào đặc tính của bãi chìm để kết luận rằng, Trung Quốc không có quyền yêu sách lãnh thổ đối với James Shoal và không có quyền yêu sách vùng biển từ thực thể này.
Nói cách khác, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ hơn quan điểm, lập trường của Mỹ, tiếp thêm sức sống cho phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Thứ hai là, trước đây, khi đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ thường giữ thái độ trung lập, rồi lên án các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực đàm phán để đi đến thống nhất về chủ quyền trên biển. Tuy nhiên, trước những hành động không nhất quán của Trung Quốc, Mỹ đã chuyển hướng sang chủ động bác bỏ thẳng thừng gần hết yêu sách của Trung Quốc, chính thức ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đây là sự điều chỉnh đáng kể của Mỹ về chính sách Biển Đông. Trọng tâm tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ do đích thân Ngoại trưởng Mỹ công bố là bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc, bác bỏ hành vi đe dọa, bắt nạt, cũng như những yêu sách kiểm soát hàng hải của Trung Quốc.
Thứ ba, đây là một “đòn ngoại giao lớn”, khá bất lợi cho Trung Quốc, đẩy Trung Quốc vào thế khó xử. Điều đó cho thấy, Mỹ sẽ tranh thủ các đồng minh, các đối tác Đông Nam Á trong tiến trình bảo vệ quyền chủ quyền, cũng như bảo vệ các nguồn tài nguyên, nỗ lực bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, bác bỏ mọi nỗ lực áp đặt “quyền lực thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông.
Trong khi Trung Quốc đang vươn ra lãnh đạo toàn cầu, nhưng sẽ bị dư luận quốc tế cho rằng Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế, bắt nạt các quốc gia láng giềng, thì khó mà xứng mặt lãnh đạo thế giới.
Tuyên bố của Mỹ thể hiện rõ ràng gia tăng sức ép lên Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược, dọn đường cho Mỹ có thể có hành động cứng rắn hơn ở Biển Đông.
Thứ tư, Tuyên bố này là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước tới nay, đưa ra trong bối cảnh các tàu sân bay Mỹ đang tập trận ở Biển Đông, cho thấy quan điểm cứng rắn hơn khi Washington gọi các yêu sách này của Bắc Kinh là “phi pháp”. Tuy nhiên không có nghĩa là Mỹ cam kết hành động cụ thể và chưa rõ Mỹ có thể kiềm chế hành vi của Trung Quốc tới đâu.
Mỹ đang đứng về phía các nước Đông Nam Á, bảo vệ chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông và duy trì quyền tự do hàng hải ở khu vực, thưa ông?
Mỹ đã ủng hộ Brunei, Malaysia, Indonesia, Philipppines và Việt Nam bảo vệ chủ quyền hợp pháp và duy trì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
Theo đó, Mỹ bác bỏ bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi đá Luconia ngoài khơi Malaysia, các vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Brunei, và vùng biển quanh đảo Natuna Besar của Indonesia.
Trong số các nội dung phán quyết của Toà Thường trực trọng tài, Mỹ ủng hộ phán quyết rằng Trung Quốc không thể tự tuyên bố chủ quyền hợp pháp với những khu vực mà Toà đã phân xử là thuộc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, bao gồm khu vực quanh bãi cạn Scarborough.
Mỹ ủng hộ phán quyết của Toà Thường trực trọng tài rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với bãi Cỏ Mây và đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa) là phi pháp. Mỹ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Mỹ cho rằng, bất kỳ hành động quấy rối ngư dân đánh bắt thủy hải sản hay cản trở thăm dò, khai thác năng lượng ở khu vực này, cũng như hành vi Trung Quốc tự ý khai thác ở Biển Đông là phi pháp.
Mỹ cũng tuyên bố sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ quyền chủ quyền đối với những tài nguyên xa bờ, phù hợp với quyền và nghĩa vụ chiếu theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông là đế chế trên biển.
Cùng với chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan, Mỹ sẽ gia tăng áp lực với Trung Quốc trên Biển Đông để buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp về lợi ích trong khu vực?
Trong 2 năm qua, Mỹ không chỉ dùng chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan để gây áp lực với Trung Quốc. Một số nhà quan sát còn cho rằng, Mỹ đã sử dụng nhiều “bài” khác nhau với Trung Quốc, như thương mại, khoa học công nghệ, tiền tệ, tư pháp, Tân Cương, Tây Tạng, Biển Đông, Biển Hoa Đông, chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, v.v….Chắc chắn, với đà này, các con bài chưa dừng ở đó.
Trong 10-20 năm tới, cạnh tranh vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ Mỹ – Trung.
Không có gì lạ nếu Mỹ sử dụng nhiều hơn các con bài khác để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị này với Trung Quốc. Nhưng có điều, hai cường quốc này khó có thể để cạnh tranh bùng phát thành chiến tranh.
Các nước ASEAN vẫn khá cẩn trọng bình luận về tuyên bố của Mỹ về Biển Đông. Phải chăng các nước ASEAN không muốn nằm giữa cuộc chiến giữa 2 siêu cường Mỹ – Trung?
Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác quan trọng hàng đầu của các nước ASEAN. Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến ASEAN, đến toàn cầu. Nhưng giữa ASEAN với Trung Quốc cũng như giữa ASEAN với Mỹ đang có không ít khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau.
Đây là nền tảng quan trọng để duy trì, củng cố và thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với hai cường quốc này.
ASEAN luôn mong muốn khu vực châu Á – Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác
cùng phát triển và không phải chọn bên giữa Trung Quốc và Mỹ.
ASEAN muốn hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi, vì hoà bình ở khu vực và phát triển tương lai với các đối tác, nhất là với Trung Quốc và Mỹ – những đối tác mà ASEAN rất coi trọng.
Ngay sau khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Tình hình khu vực sẽ có những chuyển biến ra sao, thưa ông?
Tuyên bố của Mỹ chắc chắn tạo thêm áp lực cho cuộc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trong đó, một trong những điểm mấu chốt là vai trò của các cường quốc bên ngoài hoặc là bên thứ ba. Liệu COC có bao gồm bên thứ ba hay không? Liệu bên thứ ba hoặc các cường quốc bên ngoài khu vực có được tham gia một cách tự nguyện không?
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn phản đối sự tham gia của các nước bên ngoài khu vực.
Thay đổi trong lập trường của Mỹ về Biển Đông có thể dẫn tới việc các nước khác cũng nêu lập trường, sẽ hỗ trợ quan điểm rằng lợi ích của bên thứ ba trong vấn đề Biển Đông cần được công nhận, cần được tính đến và giải quyết trong COC.
Việt Nam và các nước ASEAN cần có những bước đi ra sao để không rơi vào cuộc chiến Mỹ – Trung, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia và an ninh, hòa bình khu vực, thưa ông?
Việt Nam và các nước ASEAN nên hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, rằng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của Việt Nam và các nước ASEAN.
Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.
Đến nay, Việt Nam đã lên tiếng. Việt Nam và các nước ASEAN cần đóng góp tích cực hơn, có trách nhiệm và hiệu quả hơn vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng củ

Hoa Kỳ phá vỡ chiến thuật của ĐCSTQ,

đánh thẳng vào yếu điểm

Phụng Minh
Nhiều chuyên gia phân tích đây là một sách lược hiệu quả, chính là đang khiến Bắc Kinh lo sợ mà phản ứng thái quá.
Ngày càng nhiều quan chức Hoa Kỳ tỏ rõ sự phân biệt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Trung Quốc. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nói rằng ông phản đối “sự khiêu khích” của Hoa Kỳ. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cũng đưa ra cái gọi là sự dung hợp sâu sắc của cả hai (ĐCSTQ và Trung Quốc) là không thể phân tách.
Nhưng một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng, việc Hoa Kỳ phân tách rạch ròi như vậy, chính là để đánh vào điểm yếu của ĐCSTQ và khiến họ phải hoảng sợ.
Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã sử dụng thuật ngữ “ĐCSTQ” để mô tả Trung Quốc sau năm 1949 và liên tiếp nhắc tới nó 7 lần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã phân biệt rõ ràng ĐCSTQ và Trung Quốc trong hầu hết các bài phát biểu của mình những năm gần đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cũng cho biết vào ngày 18/7: “Một Trung Quốc đang trỗi dậy không làm các nhà lãnh đạo Mỹ lo lắng, nhưng một Trung Quốc đang trỗi dậy dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khiến Mỹ lo lắng“.
Ông tuyên bố rằng Trung Quốc đang hy vọng viết lại trật tự thế giới vốn đã duy trì hòa bình thế giới một cách hiệu quả kể từ Thế chiến II, và không trân trọng các quyền tự do khác nhau có giá trị của Hoa Kỳ cùng các đồng minh. Ông chỉ ra rằng đối thủ chiến lược chính của Hoa Kỳ là Trung Quốc.
ĐCSTQ vừa bổ nhiệm người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân hôm qua (20/5) tại một cuộc họp báo. Ông này cho biết Hoa Kỳ nên “tôn trọng và chấp nhận sự thật rằng ĐCSTQ được người dân Trung Quốc tán thành và ủng hộ“; “không nên nói xấu ĐCSTQ, gây chia rẽ mối quan hệ giữa ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc, cũng như tạo ra sự đối lập về ý thức hệ trên thế giới”.
Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Vương Đan đăng trên Facebook rằng người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã bác bỏ cụ thể điểm này, cho thấy sự tách biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và ĐCSTQ đã đánh vào điểm đau của chính thể này.
Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng đưa ra một bình luận cùng ngày, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “đã tập trung chưa từng có vào ĐCSTQ“, nói rằng “ĐCSTQ đã hòa nhập sâu sắc với xã hội Trung Quốc” và rằng “tấn công chống lại ĐCSTQ từ bên ngoài là tấn công Trung Quốc“.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng ĐCSTQ tự ràng buộc mình với người dân, cố tình gắn đảng với dân tộc và kích động tình cảm dân tộc, để tẩy não và lợi dụng quốc dân. Hoa Kỳ đã sử dụng một chiến lược thông minh, phân biệt ĐCSTQ với người Trung Quốc, chính là khiến ĐCSTQ bị đả kích mà tự thấy khủng hoảng. Ông Vương Đan cũng nói rằng ĐCSTQ muốn kéo Trung Quốc làm lá chắn, vì vậy sách lược này của Hoa Kỳ đã phá vỡ chiến thuật của ĐCSTQ.
Theo Yang Zheng, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch

Chính quyền Trump yêu cầu

Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công

Nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/7 đã đưa ra một bản thông cáo báo chí lên án cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công tu dưỡng cả thân lẫn tâm, thông qua các bài tập thiền định và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Ngoại trưởng Mike Pompeo viết: “Từ năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách xóa bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện có nguồn gốc Trung Hoa, đàn áp các học viên ôn hòa của môn tập và các nhà bảo vệ nhân quyền đã đấu tranh cho quyền thực hành theo đức tin của các học viên. Nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp và lạm dụng cộng đồng này cho đến tận ngày nay, trong đó có cả việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công và giam giữ hàng ngàn người”.
Là môn khí công đơn truyền từ cổ xưa, Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Những hiệu quả kỳ diệu về sức khỏe và tinh thần của Pháp Luân Công đã khiến môn tập phát triển nhanh chóng lên tới 70-100 triệu học viên tại Trung Quốc, lần lượt theo ước tính của chính phủ và các học viên vào năm 1999.
Khi thấy số người tập Pháp Luân Công vượt quá 65 triệu đảng viên ĐCSTQ, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đương thời, Giang Trạch Dân đã phát sinh lòng đố kỵ và coi đây là một mối đe dọa đối với quyền lực tuyệt đối của ông ta. Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999, dù các thành viên trong Bộ Chính trị khi đó không tán thành việc đàn áp môn tập.
Trong bản tuyên bố nhân kỷ niêm 21 năm cuộc đàn áp, Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Năm ngoái, tôi đã chào đón Tiến sĩ Trương Ngọc Hoa (Yuhua Zhang), một trong số nhiều học viên Pháp Luân Công sống sót khỏi chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ, tới tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng về việc Nâng cao Tự do Tín ngưỡng. Sau khi sống sót khỏi những cuộc tra tấn trong một trại lao động và một nhà tù ở Trung Quốc, bà bắt đầu vận động cho việc giải cứu người chồng đang bị giam cầm của mình, ông Mã Chấn Vũ (Ma Zhen Yu), người đã phải chịu đựng nhiều tháng tra tấn vì ông không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công”.
Tổng thống Trump cũng đã gặp gỡ Tiến sĩ Trương Ngọc Hoa tại phòng làm việc của ông ở Nhà Trắng vào năm 2019. Khi đó, bà Hoa nói rằng chính phủ Mỹ cần ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tổng thống Trump lắng nghe chăm chú chia sẻ của bà Hoa và nói: “Phải, tôi hiểu rồi. Tôi đánh giá cao [chia sẻ của bà]. Cảm ơn bà rất nhiều.”
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ những ngày đầu, thông qua Nghị quyết 218 của Hạ viện vào tháng 11/1999. Tuy nhiên, các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã ưu tiên xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc mà im lặng trước những vi phạm nhân quyền trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chính phủ của Tổng thống Trump là chính quyền Mỹ đầu tiên chính thức đưa ra tuyên bố công khai để yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.
Trong bản tuyên bố hôm 20/7/2020, nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Trump, tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay việc lạm dụng và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, thả những người bị cầm tù vì đức tin của họ, như ông Mã Chấn Vũ, và giải trình về tung tích của các học viên mất tích. Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công 21 năm qua đã quá lâu, và nó phải chấm dứt.”
Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công được tự do tập luyện và yêu mến tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. “Pháp Luân Đại Pháp có hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe, cũng như các nguyên tắc nền tảng của nó đã được minh chứng rộng rãi trên toàn thế giới”, Nghị viện bang New York ghi nhận trong Nghị quyết J1115 ngày 13/5/2019.
Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí từ năm 1995 đã bắt đầu giảng dạy về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn tại nhiều quốc gia, như Pháp, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand, Đức, Thụy Sỹ và Singapore.
Năm 1996, thành phố Houston thuộc bang Texas của Hoa Kỳ đã phong tặng ông Lý Hồng Chí danh hiệu công dân danh dự và đại sứ thiện chí, để ghi nhận những cống hiến của ông và Pháp Luân Công đối với sức khỏe và lợi ích của công chúng. Ông Lý Hồng Chí và gia đình đã chuyển tới Mỹ vào năm 1996 và sau đó trở thành công dân chính thức của Hoa Kỳ.

Hàng chục tỷ đô-la mỗi năm

từ thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc,

truyền thông và doanh nghiệp Mỹ làm ngơ

Bình luậnThiện Nhân
Trung Quốc hiện đang tiến hành 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép nội tạng người/năm; thu hoạch nội tạng tạo ra hơn 20 tỷ đô-la Mỹ/năm, con số này nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới; nạn nhân gồm có cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Thiên Chúa giáo.
Hai chuyên gia về Trung Quốc thảo luận về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và cách thế giới phản ứng.
Maura Moynihan, một nhà hoạt động về Trung Quốc và là con gái của cố Thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan, nói rằng bà “ghê tởm” và “phát sốt” về cách mà chính phủ, các công ty truyền thông quyền lực của Hoa Kỳ và những người khác đã và đang làm ngơ và khóc mướn thay Trung Quốc.
“Các phương tiện truyền thông chính thống không chỉ coi nhẹ điều này, nó đã trở nên vô trách nhiệm”, Moynihan nói trên Báo cáo podcast mới của John Solomon về việc truyền thông đưa tin về cách đối xử gần đây của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trong số những tội ác tàn bạo được báo cáo là việc các thành viên bị bắt vào lúc nửa đêm, bị buộc vào trại lao động, triệt sản và lấy nội tạng của họ.
Moynihan đã tham gia trên podcast cùng với người theo dõi Trung Quốc lâu năm Ethan Gutmann để thảo luận về vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Moynihan lập luận rằng các công ty truyền thông Hoa Kỳ đã giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, ngay cả khi chính quyền Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với nước này trong sáu tuần qua.
Bà nói rằng tin tức về các cuộc biểu tình gần đây về cái chết của George Floyd đã che lấp toàn bộ tin tức về sự tàn bạo của Trung Quốc, “hầu như không có tin tức gì”.
“Tôi phát ốm khi nhìn thấy băng đảng chuyên khóc mướn cho Trung Quốc, Hội đồng Quan hệ đối ngoại, Ủy ban 100, Hiệp hội châu Á, nó cứ lặp đi lặp lại”, bà nói. “Họ luôn luôn đứng đầu trong bài tường thuật về Trung Quốc. Chúng tôi không có nguồn lực nào trong phong trào Tây Tạng. … Họ đã có hàng tấn tài trợ, vì họ được Trung Quốc trả lương”.
Khi được hỏi chính phủ Hoa Kỳ có thể làm gì để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành vi tàn bạo của họ, Moynihan nói rằng một động thái quan trọng sẽ là chính quyền cần tiếp tục chấn chỉnh “các công ty truyền thông hàng đầu” đang hoạt động “như một cơ quan gián điệp của  ĐCSTQ”.
“Thu giữ tài sản của họ, tịch thu bất động sản của họ,” Moynihan nói. “Cấm thị thực cho các quan chức cộng sản Trung Quốc”.
Moynihan khen ngợi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng thống Trump đã hành động gần đây về vấn đề Hong Kong, khi gần đây Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng, chấm dứt nền dân chủ ở thị trường vốn lớn thứ ba thế giới.
Moynihan nói thêm: “Bạn có thể chắc chắn rằng nếu Hillary Clinton là tổng thống, thì điều đó sẽ không xảy ra, bởi vì bà ấy hoàn toàn là một tay sai của Trung Quốc”.
Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cam kết tài trợ của Mỹ đối với việc loại bỏ những tay sai của ĐCSTQ làm việc ở Mỹ. Cụ thể, Moynihan tin rằng sự khoan hồng của Sở giao dịch chứng khoán New York khi nói đến kiểm toán của các công ty Trung Quốc là vô lý và bất công.
“Chúng ta cũng vẫn phải săn lùng các ổ nằm vùng, những người yêu thích và các điệp viên đã lây nhiễm tư tưởng của Trung Quốc cho chính phủ, truyền thông và giới học thuật của chúng ta … và nếu một số người trong doanh nghiệp Mỹ không thích điều đó, tuy là khó khăn, nhưng cũng phải xử lý thôi”, bà nói.
Gutmann đã nói về những tặng phẩm trên thị trường mà ông cho rằng một số sự lạm dụng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, mà ông nói bao gồm cả sự bùng nổ của thị trường tóc giả bằng tóc người từ Trung Quốc.
Gần đây, Trung Quốc đã thay đổi sự cân bằng của thị trường tóc giả toàn cầu bằng cách cung cấp số lượng lớn tóc giả có giá trị của người, với màu sắc như màu nâu hạt dẻ và màu đỏ rất khác so với tóc Trung Quốc.
Theo Gutmann, chúng ta biết đây là một dấu hiệu của sự lạm dụng bởi vì chúng ta biết từ lời khai của những người sống sót rằng các quan chức Trung Quốc đã cạo đầu những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ khi họ được đưa vào trại lao động ở khu vực Tân Cương.
Tuy nhiên, quá trình thu thập tóc giả chỉ là chút xíu trong số các vụ lạm dụng rộng lớn hơn đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, ông nói.
Theo Gutmann, khoảng 18% thanh niên Duy Ngô Nhĩ đang bị gửi đến các trại lao động, nơi họ sống nhưng bị ép buộc phải chịu sự cải tạo về tư tưởng và hành vi và bị buộc phải lao động mà không được trả lương.
Ông cũng nói rằng có đến 5% người Duy Ngô Nhĩ, khoảng 28 tuổi, mà các bác sĩ Trung Quốc coi là độ tuổi tốt nhất để sử dụng nội tạng, biến mất vào giữa đêm để trở thành một phần của mạng lưới thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.
Gutmann ước tính rằng khoảng 25.000 người Duy Ngô Nhĩ mỗi năm đã bị thu hoạch nội tạng của họ, mang lại một ngành cấy ghép nội tạng Trung Quốc trị giá từ 10 đến 20 tỷ đô-la hàng năm.
Trung Quốc hiện đang tiến hành 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm, con số này nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
ĐCSTQ không chỉ tàn ác mổ thu hoạch nội tạng với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Trong cuốn sách của mình năm 2014: “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem” (Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc xử lý các bất đồng quan điểm), Ethan Gutmann đã nêu rõ hoàn cảnh xảy ra cuộc bức hại đối với các cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Thiên Chúa giáo. Tác giả giải thích cách thức mà ông có thể ước tính chính xác nhất số lượng nội tạng bị thu hoạch: đã có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công, 2.000-4.000 người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và Thiên Chúa giáo đã bị giết hại để lấy tạng trong giai đoạn từ 2000-2008.
Theo số liệu đó phải nói đến mục tiêu lớn nhất của sự tàn ác trong thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tâm và thân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, kết hợp với việc luyện tập 5 bài công pháp. Môn tu luyện này được ưa chuộng khắp Trung Quốc. Theo ước tính của chính quyền, vào cuối thập kỷ 1990, Trung Quốc có khoảng 70-100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Vì lo sợ một cách vô lý rằng cộng đồng những người yêu chuộng Chân lý Chân-Thiện-Nhẫn này sẽ đe dọa quyền lực tuyệt đối của Đảng, ngày 20/7/1999 cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp, bắt bớ và giết hại họ trong suốt 21 năm qua.
Moynihan và Gutmann tin rằng việc Trung Quốc đang có thể ngang nhiên làm điều tà ác cho thấy sự thất bại của các tổ chức Mỹ và toàn cầu trong việc đối đầu với họ một cách có hiệu quả.
Thiện Nhân

Mỹ thêm 11 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

Minh Hòa
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Hai (20/7) đã bổ sung vào danh sách đen 11 công ty Trung Quốc bị cáo buộc tham gia vào các hành vi vi phạm nhân quyền đối với dân tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Thông cáo của Bộ Thương mại liệt kê 9 công ty liên quan đến hoạt động lao động cưỡng bức và 2 công ty liên quan đến việc sử dụng công nghệ gen để đàn áp hơn nữa đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi .
Theo Cnet, một trong số những công ty lọt vào danh sách đen là Nanchang O-Film Tech, nhà cung cấp hoặc “đối tác” của hàng chục công ty công nghệ và xe hơi, gồm cả các doanh nghiệp Mỹ như Amazon, Apple, Dell, GM và Microsoft.
“Bắc Kinh tích cực thúc đẩy hành vi cưỡng bức lao động, cũng như lạm dụng việc thu thập và phân tích gen để đàn áp công dân của mình”, bản thông cáo trích tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.
Ông cho biết việc liệt kê 11 công ty vào danh sách đen là nhằm đảm bảo rằng hàng hóa và công nghệ của Hoa Kỳ không được sử dụng trong “cuộc tấn công đáng khinh bỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc” chống lại các dân số thiểu số theo đạo Hồi.
Reuters đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã từ chối đưa ra bình luận về động thái này.
Vào ngày 1/5, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết họ đã ngăn chặn một lô hàng có chứa các sản phẩm về tóc của công ty Hetian Haolin Hair Accessories Co, một công ty vừa bị đưa vào danh sách đen. Đây được coi là bằng chứng cho thấy tình trạng cưỡng bức lao động ở Tân Cương.
Vào ngày 1/7, CBP đã thu giữ một lô hàng gần 13 tấn sản phẩm tóc trị giá hơn 800.000 đô la Mỹ, được làm từ tóc người có nguồn gốc từ Tân Cương.
Bộ Thương mại cho biết kể từ tháng 10 năm 2019, cơ quan này đã liệt kê 48 công ty “tham gia hoặc tạo điều kiện” cho cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Tàu sân bay Mỹ tập trận với Ấn Độ

Nhóm tác chiến tàu sân bay Nitmitz của Mỹ đã diễn tập cùng 4 tàu hộ vệ Ấn Độ từ ngày 20/7 trên Ấn Độ Dương. Theo thông cáo được đăng hôm 20/7 trên website của Hải quân Mỹ, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz gồm USS Nimitz, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Princeton, tàu khu trục USS Sterett và USS Ralph Johnson, tham gia diễn tập với hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương từ ngày 20/7. Tờ Nikkie Asian Review ngày 21/7 đưa tin, Ấn Độ điều các tàu hải quân như Rana, Sahyadri, Shivalik và Kamorta tham gia tập trận.
Tờ báo của Nhật Bản cho biết, hải quân Mỹ và Ấn Độ đã tập trận tại eo biển Malacca, một tuyến giao thông hàng hải nhỏ ở giữa Malaysia và Indonesia. Eo Malacca được coi là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới. Phần lớn hàng hóa thương mại của Trung Quốc với châu Âu và dầu nhập khẩu của nước này đều phải đi qua eo biển này.
Theo hải quân Mỹ, tàu chiến của hai nước đã thực hiện các nội dung diễn tập nhằm nâng cao khả năng huấn luyện và phối hợp, trong đó có tác chiến phòng không, giúp chống lại các mối đe dọa trên biển, từ cướp biển đến chủ nghĩa bạo lực cực đoan.
Tuy nhiên, chuyên gia quốc phòng Derek Grossman tại Viện chính sách Rand Corporation (Mỹ) nhận định, cuộc tập trận của Mỹ và Ấn Độ dường như nhằm gửi thông điệp tới một đối thủ chung, đó là Trung Quốc.
“Một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đang tác động đến Ấn Độ”, ông Grossman nói. “Ấn Độ đã có thái độ trung lập trong nhiều năm, nhưng khi xem xét mối quan hệ gần đây với Trung Quốc, Ấn Độ đã nhận ra rằng việc duy trì mối quan hệ thân mật với Bắc Kinh sẽ trở nên khó khăn”.
Cuộc diễn tập giữa hải quân Mỹ và Ấn Độ diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz tập trận với nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông. Hải quân Mỹ khẳng định các hoạt động này nhằm duy trì tự do hàng hải và ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và tự do.

Mỹ tung bằng chứng

tố phòng thí nghiệm Vũ Hán ‘thiếu an toàn’

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố điện tín ngoại giao 2018 nói rằng Viện Virus học Vũ Hán “thiếu nghiêm trọng” chuyên gia đảm bảo an toàn vận hành.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/7 công khai hai điện tín ngoại giao để chứng minh cho lập luận của chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Viện Virus học Vũ Hán (WIV) ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, không đáp ứng các điều kiện an toàn và “làm rò rỉ nCoV” ra bên ngoài.
Bức điện thứ nhất được gửi vào tháng 1/2018 và được báo Washington Post thu thập theo yêu cầu về Đạo luật Tự do Thông tin hồi đầu năm nay. Nội dung điện tín nói rằng WIV “thiếu hụt nghiêm trọng kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo phù hợp để vận hành an toàn phòng thí nghiệm an ninh cao này”.
Bức điện tín lưu ý rằng Đại học Y Texas chi nhánh Galveston, Mỹ đang đào tạo kỹ thuật viên làm việc tại WIV và quan hệ giữa hai tổ chức có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt chuyên gia an toàn sinh học.
Điện tín thứ hai về WIV từ tháng 4/2018 dẫn lời một quan chức Pháp nói rằng “các chuyên gia Pháp đã cung cấp hướng dẫn và đào tạo an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm và sẽ tiếp tục hoạt động này”.
Nội dung điện tín càng thúc đẩy những cáo buộc chưa được chứng minh từ quan chức chính quyền Tổng thống Trump và quốc hội Mỹ rằng nCoV, loại virus gây đại dịch Covid-19, có thể đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do các quy định về an toàn bị lơi lỏng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là một trong số quan chức nhiều lần nói rằng nCoV có thể đã rò rỉ từ WIV, có thể là do một sự cố. Dù Pompeo vẫn cáo buộc chính phủ Trung Quốc không ngăn chặn được đại dịch và thiếu minh bạch, Ngoại trưởng Mỹ gần đây không còn đề cập giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm.
“Chúng tôi biết virus bắt đầu ở Vũ Hán, nhưng chúng tôi không biết từ đâu hoặc từ ai, và đó là những điều quan trọng”, Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn hồi giữa tháng 5.
Cả Trump và Pompeo hồi đầu năm nay đều tuyên bố có bằng chứng đại dịch liên quan đến phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng giới khoa học và tình báo Mỹ đều cho rằng rất khó xảy ra khả năng này.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 14,6 triệu người nhiễm và hơn 608.000 người tử vong. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 3,9 triệu ca nhiễm và hơn 143.000 người tử vong.

Quách Văn Quý: Hoa Kỳ chế tài đảng viên Trung Quốc,

người đầu tiên nhắm đến sẽ là Jack Ma

Vũ Dương
“Tôi có thể nói với các vị rằng, các vị (đảng viên ĐCSTQ) không thể đi bất cứ đâu!”, vị tỷ phú người Hoa nói.
Chính phủ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hiện đang xem xét lệnh cấm toàn diện đối với các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và người nhà của họ đặt chân vào Hoa Kỳ, thu hồi thị thực Hoa Kỳ được cấp và trục xuất các đảng viên ĐCSTQ và người nhà họ hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Mới đây, ông Quách Văn Quý, tỷ phú người Hoa hiện sống tại Mỹ theo quy chế tị nạn, đã tiết lộ thông tin vào ngày 17/7 rằng Jack Ma, người sáng lập của Alibaba, người từng được giới truyền thông chính thức của ĐCSTQ tiết lộ thân phận đảng viên ĐCSTQ, là mục tiêu đầu tiên mà Hoa Kỳ nhắm đến.
ĐCSTQ hiện có khoảng 92 triệu đảng viên. Năm 2018, gần 3 triệu công dân Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ, nhưng không biết rốt cuộc có bao nhiêu trong số họ là đảng viên. Theo đánh giá nội bộ của chính quyền Tổng thống Trump, nếu lệnh cấm được áp dụng toàn diện đối với tất cả các thành viên ĐCSTQ và gia đình họ, có thể sẽ có tới hơn 270 triệu người bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Ông Quách Văn Quý, tỷ phú người Hoa hiện sống tại Mỹ theo quy chế tị nạn, ngày 17/7 đã nói trong một chương trình phát sóng trực tiếp rằng, thông tin Hoa Kỳ dự định áp đặt lệnh cấm du lịch đối với tất cả các thành viên ĐCSTQ “không phải dọa người, mà đó hoàn toàn là sự thật”. Ông cũng tiết lộ rằng không chỉ Hoa Kỳ, mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ áp đặt lệnh cấm du lịch đối với các đảng viên ĐCSTQ trong tương lai không xa.
Ông Quách nói: “Tôi có thể nói với các vị rằng, các vị (đảng viên ĐCSTQ) không thể đi bất cứ đâu! Dưới tình huống này, ảnh hưởng mà nó mang đến cho người Trung Quốc là rất sâu rộng. 92 triệu đảng viên cộng với người thân họ hàng của họ nữa, thế thì con số đó rất có thể đạt đến 300 hoặc 400 triệu người”.
Ông Quách Văn Quý nói rằng nếu Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm du lịch đối với các thành viên ĐCSTQ, đối tượng nhắm vào đầu tiên sẽ là Jack Ma, “Jack Ma không phải từng công khai nói rằng bản thân ông ta chính là đảng viên ĐCSTQ hay sao? Có đúng vậy không? Theo tôi được biết, người đầu tiên nước Mỹ chế tài sẽ là Jack Ma. Ông ta không phải là đảng viên ĐCSTQ sao? Ông ta không phải là người sáng lập của tập đoàn Alibaba sao? Khi ông ta vừa bước ra thị trường, ông ta đã viết rằng bản thân ông ta là đảng viên ĐCSTQ? trong các báo cáo thường niên NASDAQ (Sở giao dịch chứng khoán Mỹ) gần đây của Alibaba, ông ta đã tuyên bố với các cổ đông rằng ông ta chính là đảng viên ĐCSTQ“.
Ông Quách Văn Quý còn nói rằng Hoa Kỳ ngoài việc có ý định áp đặt lệnh cấm du lịch đối với các thành viên ĐCSTQ ra, còn sẽ tiến hành đóng băng tài sản ở nước ngoài của các đảng viên ĐCSTQ một cách toàn diện. “Trong mấy thập kỷ qua thử hỏi rốt cuộc có bao nhiêu đảng viên ĐCSTQ hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ? Mọi người hãy đoán thử xem rốt cuộc có bao nhiêu đây? Ngay đến cả tôi cũng bị sốc khi nghe thấy con số đó“.
Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ triển khai điều tra những người Trung Quốc đã di cư sang Hoa Kỳ bằng mọi cách trong vài thập kỷ qua, “gồm cả kết hôn, nhập cư, cũng như mượn dùng khác loại thân phận khác nhau để đến được Hoa Kỳ, đều sẽ kiểm tra hết. Chính là để kiểm tra xem bản thân các vị khi đó có thành thật khai báo rằng các vị là thân phận đảng viên ĐCSTQ hay không, người nhà các vị có ai là đảng viên ĐCSTQ hay không”.
Ông Quách nói rằng phương thức điều tra của Hoa Kỳ đối với các thành viên ĐCSTQ thậm chí còn được xem trọng hơn cả việc đối đãi với các binh sĩ Đức quốc xã và phần tử Đức quốc xã năm xưa. Dự luật mà Hoa Kỳ đưa ra sẽ là “Đạo luật RICO”, tên đầy đủ là “Đạo luật Tổ chức Ảnh hưởng và Tham nhũng của Racketeer” (Racketeer Influence And Corrupt Organizations Act). “Nếu mọi người chưa nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề, các vị có thể đợi thêm vài ngày nữa xem sao”.
Ông Quách cuối cùng nhấn mạnh: “Tất cả tài sản của các đảng viên ĐCSTQ chắc chắn sẽ bị đóng băng! Chắc chắn sẽ bị đóng băng! Giống như Jack Ma nói rằng ông ta chính là đảng viên vậy! Hơn nữa tôi nói với mọi người rằng phương thức sinh hoạt của tất cả người Hoa ở phương Tây đều sẽ thay đổi hoàn toàn. Có những điều tôi không thể nói lúc này, rồi mọi người sẽ thấy, giống như những gì tôi đã nói với các vị mấy ngày trước, đợt trước là giáng một đòn nặng tiêu diệt ĐCSTQ, tiếp sau đó là tận diệt ĐCSTQ một cách toàn diện, hơn nữa trên khắp Hoa Kỳ đều đang hưởng ứng hành động này của chúng tôi!”.
Theo Wen Hui, NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch
Theo Liu Minghuan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

Mỹ khởi tố

nhà nghiên cứu Trung Quốc gian dối thị thực

Minh Hòa
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm 20/7 cho biết một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bị buộc tội gian lận thông tin thị thực vào Mỹ trong khi đang làm việc cho quân đội Bắc Kinh.
Thông báo của Bộ Tư pháp cho biết bà Song Chen đang bị khởi tố tội hình sự về gian lận visa, nói dối rằng bà đã rời khỏi quân ngũ, trong khi thực tế vẫn là thành viên của quân đội Trung Quốc. Bà Song đã ra hầu tòa trong phiên xét xử đầu tiên vào sáng ngày 20/7.
Khi nộp đơn xin thị thực Mỹ năm 2018, bà Song, 38 tuổi, khai rằng bà đã kết thúc nghĩa vụ quân sự vào năm 2011. Bà Song đã nhận được thị thực tới Mỹ vào cuối năm 2018 để làm nghiên cứu tại Đại học Standford.
Tuy nhiên, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tìm được bằng chứng cho thấy bà Song vẫn là một cán bộ dân sự của quân đội Trung Quốc.
Một phần bằng chứng mà FBI tìm được là một lá thư đã bị xóa và được phục hồi từ ổ cứng của bà Song. Trong bức thư được gửi đến tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, bà Song ghi rõ tên, ngày sinh của mình, và nghề nghiệp là bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Bà Song giải thích rằng cơ quan làm việc mà bà ta khai, tức Bệnh viện Xi Diaoyutai Bắc Kinh, chỉ là bình phong. Thực chất, bà ta đang công tác tại lực lượng không quân và Đại học Quân y thứ tư Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, nếu bị kết án, bà Song sẽ đối mặt với án tù tối đa 10 năm và tiền phạt 250.000 USD (khoảng 5,8 tỷ đồng).
Một trường hợp tương tự được phát hiện hồi tháng 6. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt giữ ông Xin Wang, một sĩ quan quân đội Trung Quốc bị nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, khi ông này đang ở sân bay để cố gắng về nước. Theo đơn khiếu nại hình sự của FBI, ông Wang đã che giấu vai trò của mình trong quân đội Trung Quốc, khi nộp đơn xin thị thực vào Mỹ năm 2018. Thay vào đó, ông ta khai mình là một học giả, tới nghiên cứu khoa học tại Đại học California, San Francisco (UCSF).
Cả bà Song và ông Wang đều gian dối mối liên hệ với quân đội Trung Quốc để xin thị thực J của Mỹ, một loại thị thực liên quan đến các chương trình trao đổi công việc và học tập.
Vào tháng 5, Nhà Trắng đã công bố các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với những người tốt nghiệp từ Trung Quốc, nhằm ngăn cản các cá nhân lợi dụng xin visa vào Mỹ để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của chính quyền Trung Quốc.

Công ty California bị phạt vì xuất khẩu hóa chất

cho nhà sản xuất chip quân sự Trung Quốc

Bình luậnDu Miên
Ngày 20/7, chính quyền liên bang Hoa Kỳ buộc tội giám đốc và một nhân viên của một công ty có trụ sở tại California vì âm mưu xuất khẩu trái phép các hóa chất đặc biệt cho một nhà sản xuất chip thuộc quyền sở hữu của chính quyền Trung Quốc, để sử dụng trong các hệ thống quân sự.
Tao Jiang, Giám đốc điều hành của Broad Tech System Inc., và Bohr Winn-Shih, kỹ sư thiết bị của hãng, bị cáo buộc âm mưu xuất khẩu trái phép các hóa chất đặc biệt từ một nhà sản xuất được hỗ trợ từ tiểu bang Rhode Island cho Viện nghiên cứu 55 của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc.
Viện này còn được gọi là NEDI, là một doanh nghiệp trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất lõi chip và các thành phần quan trọng cho các hệ thống phòng không của quân đội Trung Quốc, hệ thống điều khiển hỏa lực trên không, hệ thống không gian có người lái và các dự án quốc gia khác.
Bản cáo trạng là động thái mới nhất trong nỗ lực toàn diện của chính quyền Tổng thống Trump chống lại nỗ lực trên quy mô lớn của ĐCSTQ để đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ. Là một phần của các cơ quan hành pháp trong nỗ lực của Hoa Kỳ, FBI đã mở hơn 2.000 cuộc điều tra liên quan đến Trung Quốc.
“ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch phối hợp trên tất cả các ‘xúc tu’ của chính phủ và xã hội Trung Quốc để khai thác sự cởi mở từ các tổ chức của chúng ta nhằm tiêu diệt chính [các tổ chức này]”, Tổng chưởng lý William Barr cho biết vào ngày 16/7.
Theo bản cáo trạng, 2 bị cáo Jiang và Winn-Shih đã cố gắng xuất khẩu các hóa chất có tên là Photoresist và HPRD441, được sử dụng trong sản xuất tấm wafer – đĩa bán dẫn máy tính. Photoresist là một hóa chất đặc biệt có thể tương tác với ánh sáng để tạo ra các đường giữa các con chip trên bo mạch máy tính.
Vào ngày 25/10/2018, Trung tâm Mục tiêu Quốc gia về Bảo vệ Biên giới và Hải quan chú ý đến lô hàng được dự tính xuất khẩu bao gồm 58 gallon (khoảng 219,5 lít) Photoresist cho NEDI. Chuyến hàng xuất khẩu đã bị yêu cầu dừng lại và trả lại cho nhà sản xuất.
Bốn ngày sau, giám đốc Jiang gọi cho công ty và yêu cầu đặt mua 94 gallon (khoảng 355,83 lít) Photoresist. Trong các lần liên lạc và theo dõi đơn hàng sau đó, Jiang và Winn-Shih đã đánh lừa nhà sản xuất và một công ty giao nhận hàng hóa về người nhận lô hàng hóa chất sau cùng khi khẳng định rằng các lô hàng được gửi cho công ty NTESY Technology Co.
Giám đốc Jiang, công ty của anh ta và kỹ sư Winn-Shih bị buộc tội âm mưu, âm mưu vi phạm Đạo luật kiểm soát xuất khẩu và âm mưu rửa tiền.
Email được trích dẫn trong bản cáo trạng cho thấy 2 bị cáo Jiang và Winn-Shih nhận thức rõ về các lệnh cấm xuất khẩu cho NEDI. Vào ngày 1/8/2018, Ủy ban đánh giá người dùng cuối của Hoa Kỳ đã thêm NEDI vào danh sách các thực thể được cho là đang kinh doanh, mua bán bất hợp pháp hàng hóa cho quân đội và công nghệ trái phép ở Trung Quốc. Cùng ngày, theo bản cáo trạng (pdf), giám đốc Jiang đã gửi email cho kỹ sư Winn-Shih về việc chỉ định này. Sau khi gọi cho cơ quan chính phủ có liên quan, kỹ sư này đã xác nhận với Jiang rằng NEDI có trong danh sách.
Hai tuần sau, Shih nhận được một email thông báo rằng một công ty sẽ không cung cấp báo giá cho đơn đặt hàng của họ vì NEDI có tên trong danh sách thực thể cấm giao dịch của Hoa Kỳ.
Du Miên
Theo The Epoch Times

California: Lệnh cấm hát thánh ca tập thể

vì COVID gây tranh cãi

Lệnh cấm hát thánh ca tập thể trong các buổi lễ bên trong nhà thờ ở tiểu bang California nhằm tránh lây lan virus corona đã gặp sự phản đối của nhiều người thuộc cộng đồng Thiên Chúa giáo ở đây, trong đó có chức sắc và tín đồ gốc Việt, theo tìm hiểu của VOA.
Lệnh cấm này hiện cũng đang bị thách thức ở tòa án liên bang. Ba nhà thờ ở miền Bắc California hôm 15/7 đã đệ đơn kiện Thống đốc Gavin Newsom lên tòa án liên bang ở Redding viện dẫn lý do lệnh cấm hát ca đoàn trong nhà thờ vi phạm Tu chính án số 1 vốn đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho người dân Mỹ.
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19 ở California hồi tháng Ba, nơi thờ phượng của các tôn giáo cùng với các cơ sở được xem là ‘không thiết yếu’ khác được lệnh phải đóng cửa để tránh tụ tập làm lây lan dịch bệnh. Sau khi dịch đã có dấu hiệu bình ổn thì các nhà thờ đã được phép mở cửa đón tín đồ trở lại từ đầu tháng 6 nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp an toàn và giãn cách.
Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 6 đầu tháng 7, dịch bệnh lại bùng phát mạnh mẽ trở lại ở tiểu bang khiến Thống đốc Newsom một lần nữa phải ra lệnh đóng cửa phần lớn tiểu bang. Lần này, sắc lệnh đóng cửa ngày 6/7 của ông Newsom nói rõ rằng ‘những nơi thờ phượng phải ngừng hoạt động ca hát trong không gian kín’.
‘Mất đi ý nghĩa’
Từ San Diego, mục sư Lê Công Toàn, phó quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Giám lý Wesley, nói với VOA rằng ông ‘rất buồn’ trước lệnh cấm này.
“Chúng tôi là con cái Chúa. Chúng tôi thờ phượng Chúa là phải tôn vinh, ca ngợi Chúa. Hát thánh ca trong thánh đường là một điểm quan trọng của việc thờ phượng Chúa. Nếu chúng tôi không được tôn vinh, ca ngợi Chúa thì buổi thờ phượng sẽ rất thiếu sót,” ông giải thích.
Ông cho rằng việc cấm hát thánh ca ‘cũng giống như cấm chúng tôi không được thờ phượng’.
Vị mục sư này cho biết sau khi được mở cửa trở lại thì nhà thờ của ông ‘đã giữ khoảng cách xã hội’, trong đó có hoạt động hát thánh ca. Theo lời giải thích của ông thì từ khoảng cách từ ca đoàn đến hàng ghế các tín đồ phía dưới là ‘10-12 feet’ và các tín đồ ‘đều mang khẩu trang’.
“Ca đoàn chúng tôi chỉ gồm 5, 6 người hát trên thánh đường mà thôi,” ông nói. “Ban nhạc cách xa, người đánh trống, người đánh đàn, người hướng dẫn cũng cách xa nhau 6 feet.”
Ông nói rằng hiện tại nhà thờ ông vẫn duy trì việc hát thánh ca như thế này ‘vì đã tuân thủ quy định về giãn cách xã hội’.
“Chúng tôi tôn vinh ca ngợi Chúa với khoảng cách cho phép, đã tuân theo quy định của chính quyền mà vẫn không được tôn vinh Chúa thì đó là điều rất buồn,” ông bày tỏ và khẳng định rằng từ lúc mở lại nhà thờ chỗ ông cho đến nay, ‘chưa có người nào bị nhiễm Covid-19 do hát thánh ca trong thánh đường’.
Mục sư Lê Công Toàn cũng nói rằng ‘nhiều tín đồ người Việt đến phàn nàn với ông về quy định này mà họ cho là ‘ép tôn giáo’.
“Lời thánh ca có tác dụng an ủi, nâng đỡ, khích lệ tinh thần con cái Chúa rất nhiều, giúp an ủi tinh thần họ trong lúc khó khăn, dịch bệnh, hoạn nạn,” mục sư Toàn giãi bày.
Do đó, ông cho rằng nếu không được hát thánh ca thì buổi thánh lễ ‘sẽ trở nên nhạt nhẽo, không còn ý nghĩa’.
Về việc thay thế hình thức hát trực tiếp bằng cách phát băng thâu sẵn, ông nói ‘chưa nghĩ đến’ nhưng cho rằng việc phát băng ‘không biểu lộ được tấm lòng yêu kính Chúa’.
“Cái gì nói trực tiếp thì uy nghiêm hơn. Phải nói nên lời thì trong lòng mình mới vui vẻ được,” ông giải thích.
Tuy nhiên, nếu chính quyền bắt buộc thì ông ‘vẫn làm theo lệnh’ nhưng ‘vẫn thấy đó là thiếu sót’.
Về tình hình mở cửa lại nhà thờ, vị mục sư này cho biết chỗ ông ‘đã mở cửa được 2 tuần nhưng số người tham dự chưa đông’.
“Mới đông được tuần thứ 2 thì gặp phải lệnh cấm,” ông cho biết. “Những con cái Chúa lên gặp online rất mong muốn được khôi phục lại hoạt động của nhà thờ để họ đến thờ phượng Chúa.”
‘Sứ mạng ghi trong Kinh Thánh’
Mục sư Kevin Green thuộc nhà thờ Calvary Chapel ở Fort Bragg, một trong ba nhà thờ khởi kiện thống đốc Gavin Newsom, được tờ Los Angeles Times dẫn lời nói rằng: “Hát thánh ca trong nhà thờ là sứ mạng ghi trong Kinh Thánh.”
Theo lập luận của vụ kiện này, trong khi ông Newsom ủng hộ quyền tự do ngôn luận của những người biểu tình ‘Mạng sống của người da đen là quan trọng’ (Black Lives Matter) – nhiều người trong số họ ca hát và hô vang khẩu hiệu khi đi tuần hành – thì ông lại không ủng hộ quyền tự do biểu đạt của các tín đồ đi lễ nhà thờ.
“Ông ấy không hề chỉ đích danh nhà thờ cho đến khi ông ấy nhắc đến hoạt động hát thánh ca,” mục sư Green được dẫn lời nói. “Khi một người không nhất quán như vậy thì chúng ta không thể nào tin tưởng được. Đó là lý do chúng tôi đệ đơn kiện.”
Vụ kiện lập luận rằng trong khi ông Newsom nhắm vào việc hát thánh ca trong nhà thờ, ông lại không đưa ra các hạn chế tương tự đối với những nơi vẫn còn đang mở cửa chẳng hạn như các khu mua sắm, các điểm giữ trẻ và các cơ sở sản xuất phim ảnh và chương trình truyền hình.
“Cấm hát thánh ca trong các nhà thờ ở California là việc lộng quyền một cách vi hiến, và làm điều này nhân danh chống dịch là một hành động đáng khinh,” ông Jordan Sekulow, một trong những bên đứng nguyên đơn trong vụ kiện, nói với Los Angeles Times. Cha ông Jordan Sekulow, Jay Sekulow, thuộc nhóm tư vấn pháp lý của Tổng thống Donald Trump.
“Lệnh cấm này rõ ràng là nhằm vào tôn giáo,” ông nói thêm.
Lệnh cấm mới này lưu ý rằng việc ca hát trong không gian kín có thể làm gia tăng số ca lây nhiễm virus corona ngay cả khi việc giữ khoảng cách xã hội được thực hiện đúng cách.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phát hiện ra rằng virus corona có thể lan truyền qua khí dung hô hấp vốn có thể bay trong không khí xa hơn khoảng cách 6 feet. Khi ca hát, người trình diễn thường hít vào sâu hơn bình thường khiến cho họ gặp nguy bị lây nhiễm nhiều hơn.
CDC nói các hoạt động ca hát tập thể chứng tỏ là một cách lan truyền virus corona. Nghiên cứu cách Covid-19 lây lan từ một thành viên sang 87% thành viên khác trong một buổi hát tập thể ở Washington, CDC báo cáo rằng “Bản thân việc ca hát có thể góp phần lan truyền virus thông qua việc phát ra khí dung vốn ảnh hưởng khi phát ra âm thanh lớn,” theo CNN.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà thờ khởi kiện ông Newsom. Hồi tháng Tư, vị thống đốc này đã bị ba nhà thờ ở miền Nam California kiện vì cho rằng lệnh ở nhà để chống dịch vi phạm quyền của họ về tự do tôn giáo và tự do hội họp được quy định trong Tu chính án thứ nhất.
Tuy nhiên, sau đó, tòa án liên bang đã ra phán quyết ủng hộ quyết định của ông Newsom vì xét ‘tình hình dịch bệnh có mức độ lây nhiễm cao, thường gây chết người mà vẫn chưa có cách chữa trị’.

Covid-19: Nam Mỹ vẫn một mầu đen tối

Minh Anh
Dịch virus corona chủng mới ở Nam Mỹ chưa cho thấy có xu hướng suy giảm. Brazil, quốc gia thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ bị tác động mạnh của dịch bệnh hôm nay, 21/07/2020, đã vượt ngưỡng 80.000 người chết trong số hơn 2,1 triệu người nhiễm Covid-19.
AFP cho biết số liệu thật sự rất có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn, theo cộng đồng khoa học tại Brazil. Nguyên nhân là tình trạng thiếu dụng cụ xét nghiệm, đến mức tổng thống Jair Bolsonaro cũng như nhiều thành viên khác trong chính phủ đã bị nhiễm virus corona và buộc phải bị cách ly.
Achentina cũng không khá gì hơn khi ghi nhận thêm 113 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 1.373 tính đến hôm qua. Còn tại Bolivia, cơ quan y tế báo động « tốc độ lây lan chóng mặt » tại thủ đô La Paz và Cochabamba, phía tây đất nước, vì không tuân thủ các quy định về an toàn dịch tễ.
Tình hình dịch tễ tại châu Phi những ngày gần đây cũng đáng lo ngại. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lo lắng trước sự tăng tốc lây nhiễm của virus corona chủng mới tại châu lục, đứng hàng thứ hai thế giới trong số các khu vực ít bị dịch Covid-19 tác động nhất, chỉ thua châu Úc, với tổng cộng 15.000 ca tử vong. Tuy nhiên, việc Nam Phi ngày Chủ Nhật 19/07 vượt mức 5.000 người chết làm dấy lên nguy cơ nước này trở thành một ổ dịch lớn để rồi lan ra toàn châu lục này, theo như cảnh báo của WHO.
Trong tình cảnh u ám này, một nghiên cứu của Anh (do đại học Oxford chủ trì) và một công trình khác của Trung Quốc (do hãng CanSino Biologics tài trợ), được công bố ngày 20/07/2020, đã làm lóe lên chút hy vọng. Theo tạp chí khoa học The Lancet, các vác-xin của Anh và Trung Quốc thử nghiệm trên người cho thấy có những phản ứng miễn dịch mạnh ở những người tham gia.
Cả hai dự án thử nghiệm chưa cho thấy có những tác dụng phụ. Tuy nhiên, theo tạp chí khoa học này, được AFP trích dẫn, nghiên cứu cần được thực hiện trên một quy mô lớn hơn nữa trước khi vác-xin đưa vào thị trường.

Kết quả một loạt nghiên cứu

làm tăng hy vọng về vaccine chống COVID

Dữ liệu sơ khởi về các cuộc thử nghiệm của 3 vaccine tiềm năng chống virus corona được công bố ngày 20/7, trong đó có một ứng viên được theo dõi chặt chẽ của Trường đại học Oxford, làm tăng tin tưởng là một vaccine có thể huấn luyện cho hệ thống miễn nhiễm phát hiện và chống lại COVID mà không có những phản ứng phụ nghiêm trọng.
Hiện chưa rõ liệu những nỗ lực này sẽ kết cục bằng một vaccine an toàn và hữu hiệu giúp bảo vệ cho nhiều tỉ người và chấm dứt đại dịch toàn cầu hay không. Tất cả đều cần những cuộc nghiên cứu rộng lớn hơn chứng tỏ vaccine có thể ngăn ngừa virus lây nhiễm.
Vaccine do công ty dược AstraZeneca của Anh cùng với Trường đại học Oxford bào chế đã tạo ra được một đáp ứng miễn nhiễm trong tất cả những người tham dự cuộc nghiên cứu nhận hai liều vaccine mà không phải lo ngại vì những phản ứng phụ.
Một vaccine khác đang được công ty CanSino Biologics và một đơn vị nghiên cứu của quân đội Trung Quốc bào chế cũng cho thấy dường như vaccine này an toàn và tạo ra đáp ứng miễn nhiễm trong hầu hết 508 người tình nguyện khỏe mạnh, tuổi từ 18 đến 83, nhận được một liều vaccine, các nhà nghiên cứu nói.
Khoảng 77% những người tình nguyện bị sốt, mệt mỏi, nhức đầu hay đau tại chỗ tiêm nhưng không được xem là nghiêm trọng.
Cả hai vaccine của AstraZeneca và CanSino dùng virus adeno vô hại để chuyển tải chất liệu gen của virus corona vào cơ thể. Những cuộc nghiên cứu của cả hai vaccine này đều được đăng trên tạp chí The Lancet.
“Tổng quát, kết quả của hai thử nghiệm đều tương tự và đầy hứa hẹn,” Naor Barzeev và William Moss, hai chuyên gia thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, viết trong một bài bình luận trên The Lancet.
Tuy nhiên ứng viên của CanSino lại cho thấy những người trước đây đã bị phơi nhiễm với virus adeno có trong vaccine, có đáp ứng miễn nhiễm giảm sút.
Miễn nhiễm trước đây với loại virus dùng để chuyển vaccine “được xem như là một chướng ngại lớn cho ứng viên vaccine COVID-19 vượt qua,” các tác giả cuộc nghiên cứu viết.
Trong khi đó, công ty công nghệ sinh học Đức BioNtech và công ty dược Mỹ Pfizer công bố chi tiết về một cuộc nghiên cứu nhỏ tại Đức về một loại vaccine khác sử dụng acid ribonucleic (RNA), một ‘sứ giả hóa học’ chứa đựng những chỉ dẫn để tạo protein.
Khi chích vào người, vaccine ra lệnh cho tế bào làm ra protein bắt chước bề ngoài của virus corona. Cơ thể nhận ra được đây là những phần tử xâm nhập bên ngoài và tạo ra một đáp ứng miễn nhiễm chống virus.
Trong cuộc nghiên cứu trên 60 người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng chưa được các đồng nghiệp xét lại, vaccine tạo ra kháng thể trung lập hóa virus trong những người được chích hai liều, một kết quả phù hợp với một cuộc thử nghiệm giai đoạn sớm trước đây của Mỹ. Một loạt loan báo sau kết quả thử nghiệm vaccine của Moderna trên Tạp chí Y học của New England cho thấy những kết quả sớm đầy hứa hẹn. Vaccine của Moderna cũng dùng ‘sứ giả hoá học’ RNA.
Không vaccine hàng đầu nào cho thấy có phản ứng phụ có thể cản trở nỗ lực, nhưng vẫn còn có những trở ngại đáng kể trước mắt.
Tất cả đều phải chứng tỏ an toàn và hữu hiệu trong thử nghiệm liên hệ đến hàng ngàn người khỏe mạnh và những cá nhân có nguy cơ cao- kể cả người lớn tuổi và những người có những vấn đề sức khỏe như tiểu đường.

Vaccine của đại học Oxford có tín hiệu hứa hẹn

Một vaccine thử nghiệm do Astrazeneca và Trường đại học Oxford bào chế chống lại virus corona chủng mới đã phát sinh một đáp ứng miễn nhiễm trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bước đầu, dữ liệu cho thấy ngày 20/7, với hy vọng là vaccine có thể được dùng vào cuối năm nay.
Vaccine có tên AZD 1222, được khoa học gia trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới mô tả như là ứng viên hàng đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu chặn đứng đại dịch đã giết chết hơn 600.000 người.
Có hơn 150 vaccine tiềm năng đang trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, và công ty dược Pfizer của Mỹ và CanSino Biologics của Trung Quốc ngày 20/7 cũng cho biết có những đáp ứng tích cực về vaccine của hai công ty này.
Vaccine của Astrazeneca và Trường đại học Oxford của Anh cho thấy không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào và tạo ra kháng thể và miễn nhiễm của tế bào T, theo kết quả thử nghiệm công bố trên tạp chí y học Lancet, với đáp ứng mạnh mẽ nhất của những người nhận được hai liều vaccine.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, mà chính phủ ông giúp tài trợ dự án, ca ngợi kết quả này là “tin rất tích cực” dù các nhà nghiên cứu dè dặt là dự án vẫn còn trong giai đoạn sớm.
Còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi có có thể xác nhận là vaccine sẽ giúp kiểm soát được đại dịch,” nhà bào chế vaccine Sarah Gilbert nói. “Chúng tôi vẫn chưa biết được việc đáp ứng miễn nhiễm mạnh mẽ như thế nào mà chúng ta cần để bảo vệ chống lây nhiễm SARS-CoV-2.”
Chứng khoán của AstraZeeca tăng 10% nhưng xuống trở lại chỉ còn tăng 1,45% trong ngày.
AstraZeneca đã ký thỏa thuận với các chính phủ trên thế giới để cung cấp vaccine nếu vaccine hiệu nghiệm và được các nhà ban hành qui định chấp thuận. Công ty cũng ký những thỏa thuận để sản xuất và cung cấp hơn 2 tỉ liều thuốc tiêm, với 300 triệu liều dành cho Mỹ.
Ông Pascal Soriot, Giám đốc Điều hành của AstraZeneca, cho biết công ty đang trong tiến trình sản xuất các liều vaccine vào tháng 9, nhưng hy vọng có vaccine trong năm nay hay không tuỳ vào việc thử nghiệm giai đoạn cuối nhanh chậm thế nào khi mà số dân bị ảnh hưởng vì COVID đang sụt giảm tại Anh.
Thử nghiệm giai đoạn cuối cũng đang tiến hành tại Brazil và Nam Phi và sẽ bắt đầu tại Mỹ, nơi virus thường thấy cao hơn.
Nhắm mục tiêu hai liều
Kết quả thử nghiệm cho thấy có đáp ứng miễn nhiễm mạnh mẽ hơn trong 10 người được chích thêm một liều vaccine nữa sau 28 ngày.
Bà Gilbert thuộc Trường đại học Oxford nói giai đoạn thử nghiệm sớm không thể xác định được liệu một hay hai liều là cần thiết để cung cấp miễn nhiễm.
“Có thể chúng ta không cần hai liều, nhưng chúng ta muốn biết điều chúng ta có thể hoàn tất,” bà nói với các phóng viên.
Người đứng đầu sinh dược học của AstraZeneca, Mene Pangolos, nói công ty đang nghiên về phía chiến lược hai liều trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và không muốn gặp nguy cơ một hay liều thấp có thể không thành công.
Cuộc thử nghiệm bao gồm 1.077 người trưởng thành khỏe mạnh, tuổi từ 18 đến 55, không có lịch sử nhiễm COVID-19. Các nhà nghiên cứu nói vaccine gây nên phản ứng phụ nhẹ nhưng một số phản ứng phụ này có thể giảm bớt bằng cách dùng thuốc giảm đau paracetamol, còn được gọi là acetaminophen.

Kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro:

Liên Âu đạt thỏa thuận “lịch sử”

Trọng Thành
Sau bốn ngày thương lượng căng thẳng tại Bruxelles, sáng sớm hôm nay, 21/08/2020, lãnh đạo 27 nước châu Âu đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chấn hưng, trị giá 750 tỉ euro, với mục tiêu giúp châu Âu thoát thỏi cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của khối, do đại dịch Covid-19.
Kế hoạch chấn hưng, với số tiền trợ giúp không hoàn lại hàng trăm tỉ đô la, do Đức và Pháp thúc đẩy, có lợi trước hết cho các nước miền nam châu Âu, nạn nhân chủ yếu của đại dịch (trước hết là Ý và Tây Ban Nha), bị nhóm các nước « khắc khổ » đứng đầu Hà Lan phản đối quyết liệt. Thượng đỉnh ban đầu dự kiến diễn ra trong hai ngày, rốt cuộc đã phải kéo dài bốn ngày. Rất nhiều lần thượng đỉnh gần như đi vào ngõ cụt, thất bại tưởng không tránh khỏi.
Điều chưa từng có đối với Liên Âu trong thỏa thuận được nhiều người đánh giá là « lịch sử » này là việc khối 27 nước chấp nhận nguyên tắc « chia sẻ nợ chung », cùng đóng góp để thanh toán các khoản tiền viện trợ của khối cho các thành viên lâm nạn. Để đạt được một thỏa hiệp, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, cựu thủ tướng Bỉ Charles Michel, đóng vai trò người trung gian trong thượng đỉnh này, đã đề xuất một kế hoạch chấn hưng, ít tham vọng hơn so với dự án ban đầu tiên. Theo ông, đề xuất dẫn đến thỏa hiệp này là « kết quả của một nỗ lực phối hợp tập thể hết sức căng thẳng ».
Nhà nghiên cứu Frédéric Allemand, chuyên gia về châu Âu, Đại học Luxembourg ghi nhận : « chưa bao giờ, cho đến lúc này, Liên Hiệp Châu Âu lại có được một năng lực tài chính lớn đến như vậy,  ngoài ngân sách hàng năm ». Hài lòng nhất trong số các lãnh đạo châu Âu có lẽ là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức, hai người đã sát cánh bên nhau bảo vệ đến cùng dự án ngân sách chưa từng có đối với Liên Hiệp. Thông tín viên Pierre Bénazet từ Bruxelles cho biết cụ thể:
Chúng ta hoàn toàn hiểu được vì sao các lãnh đạo châu Âu lại hết sức hài lòng như vậy, sau 92 tiếng đồng hồ đàm phán ở đây. Phá kỷ lục thời gian đàm phán tại Nice cách đây 20 năm (về một hiệp định châu Âu, giữa 15 quốc gia thành viên Liên Âu vào thời điểm đó). 
Tổng thống Emmanuel Macron ghi nhận đây là ‘‘một thời điểm lịch sử đối với châu Âu’’. Đối với thủ tướng Đức Angela Merkel, họp báo bên cạnh nguyên thủ Pháp, ‘‘đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu là đáng tin cậy’’. Cùng một âm hưởng, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố ‘‘đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu có thể làm nên những điều kỳ diệu’’. 
Sau 4 ngày thương lượng, khối 27 nước đã đạt được đồng thuận về hai điểm chính. Trước hết về ngân sách 7 năm của Liên Hiệp Châu Âu, cho phép Liên Âu thực hiện các chương trình dự kiến, với tổng trị giá 1.074 tỉ euro. Đây là khoản tiền mà chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đề xuất vào thời điểm khởi đầu đàm phán, số tiền còn cao hơn cả khoản dự trù cho ngân sách 7 năm đưa ra tại thượng đỉnh hồi tháng 2/2020, đã không được các thành viên Liên Âu chấp nhận.
Bên cạnh đó là khoản ngân sách cho kế hoạch chấn hưng, với tổng trị giá 750 tỉ euro. Để đạt được đồng thuận về dự án này, đề xuất Pháp – Đức phải chấp nhận nhân nhượng : số tiền trợ cấp không hoàn lại bị giảm xuống còn 390 tỷ euro (từ 500 tỷ euro). Tuy nhiên, đây vẫn là số tiền rất lớn so với lập trường của các nước thuộc nhóm ‘‘khắc khổ’’, hoàn toàn không muốn có khoản trợ cấp này. Đổi lại, các nước thuộc nhóm khắc khổ (Hà Lan, Đan Mạch, Áo, Thụy Điển) được phép giảm phần đóng góp cho ngân sách 7 năm của Liên Hiệp Châu Âu.
Phản ứng của Ý và Hà Lan
Ý, với 35.000 người chết do đại dịch Covid-19, sẽ là quốc gia được hưởng hỗ trợ nhiều nhất, với 28% tổng số tiền của kế hoạch chấn hưng sẽ được dùng để giúp Ý (trong đó có 81 tỉ euro trợ giúp không hoàn lại và 127 tỉ euro tín dụng). Từ Bruxelles, thủ tướng Ý Giuseppe Conte gửi đến người dân Ý thông điệp hoan hỉ: khối 27 nước « đã thông qua được một kế hoạch chấn hưng đầy tham vọng… cho phép chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng này một cách hiệu quả ».
Về phần mình, theo AFP, thủ tướng Hà Lan, quốc gia từng phản đối quyết liệt kế hoạch chấn hưng, cũng tỏ ra rất hài lòng sau thượng đỉnh. Ông Mark Rutte cho biết : « Tôi vui mừng về thỏa thuận này, và không có bất cứ thất vọng nào ».

Lần đầu tiên EU

gắn điều kiện dân chủ và khí hậu với cứu trợ

Anh Vũ
AFP hôm nay, 21/07/2020, dẫn thông báo của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cho biết lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu gắn các điều kiện tôn trọng nguyên tắc dân chủ cũng như bảo vệ khí hậu với việc cấp tiền cứu trợ cho các nước thành viên, trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Liên Âu vừa được thông qua.
Trong cuộc họp báo sáng nay, sau bốn ngày đêm thương lượng khó khăn giữa lãnh đạo các nước thành viên, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu khẳng định : «  Đây là lần đầu tiên trong lịch sử châu Âu, vấn đề cung cấp tài chính được gắn với mục tiêu bảo vệ khí hậu và tôn trọng Nhà nước pháp quyền».
Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cho biết đã đề xuất các công cụ chế tài đối với những trường hợp vi phạm Nhà nước pháp quyền.
Hungary và Ba Lan đang trong tầm ngắm của Bruxelles do hai nước này đã có những quyết định bị tố cáo là gây tổn hại đến chuẩn mực pháp lý và các giá trị dân chủ của Liên Hiệp Châu Âu.
Trước thượng đỉnh, đã có ý kiến đề nghị dự trù khả năng đình chỉ hoặc cắt giảm nguồn tài chính của Liên Hiệp Châu Âu đối với những nước không tôn trọng các giá trị chung của khối này.
Ba Lan và Hungary đã dọa sẽ phủ quyết việc gắn tài trợ với Nhà nước pháp quyền, nhưng cuối cùng các nước đã tìm được thỏa hiệp.
Theo cơ chế cam kết, mọi biện pháp đình chỉ hay cắt giảm nguồn tài chính của châu Âu vì lý do vi phạm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền phải được đa số các nước thành viên công nhận, tức là phải có 55% các nước thành viên chiếm 65% dân số toàn Liên Hiệp.  Đây là điều kiện rất ít khả năng thành hiện thực, nhưng đó là thỏa hiệp cần thiết để Hungary và Ba Lan không bỏ phiếu chống kế hoạch gói tài chính phục hồi kinh tế 750 tỷ euro.

Anh đã ‘chủ động né’ điều tra mối đe dọa từ Nga?

Chính phủ đã “tích cực né tránh” việc xác định sự can thiệp của Nga vào cuộc trưng cầu dân ý về việc đihay ở lại EU, một nhóm các dân biểu Hạ viện Anh nói.
Bản phúc trình của Ủy ban An ninh Tình báo (ISC) vốn đã được chờ đợi từ lâu nói rằng chính phủ đã “chơi trò đuổi bắt”, tuy có những bằng chứng cho thấy có sự can thiệp vào kỳ trưng cầu dân ý về việc Scotland tách ra độc lập.
Bản phúc trình của ủy ban kêu gọi chính phủ và các cơ quan tình báo phải “hành động ngay lập tức” để xử lý mối đe dọa này.
Ngoại trưởng Nga gọi bản phúc trình là “Russophobia” (“cơn hoảng sợ nước Nga”).
Chính phủ Anh bác bỏ lời kêu gọi của ủy ban, theo đó muốn các cơ quan tình báo đánh giá toàn diện việc có thể Nga đã can thiệp vào kỳ trưng cầu dân ý 2016 về việc Anh ở lại hay ra khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit), và nói “không thấy có bằng chứng nào về việc đã có sự can thiệp thành công”.
“Quốc gia thù nghịch”
Số 10 Phố Downing bác bỏ cáo buộc theo đó nói chính phủ đã “coi nhẹ một cách tai hại” mối đe dọa từ Nga.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab viết tweet: “Chúng tôi luôn tỏ rõ rằng Nga cần phải chừa đi việc tấn công Anh và các đồng minh của chúng tôi.
“Chúng tôi sẽ cương quyết bảo vệ đất nước, nền dân chủ và các giá trị của mình khỏi Quốc gia Thù nghịch đó.”
Cuộc điều tra của ISC tập trung vào một số chủ đề, trong đó có các chiến dịch tung tin sai, tấn công mạng và người Nga sống tại Anh, và nói Anh là “mục tiêu [tấn công] hàng đầu”.
Nhưng hầu hết các thông tin “rất nhạy cảm” này sẽ không được công bố, do có lo sợ rằng Nga sẽ dùng các bằng chứng đó để đe dọa Anh.
Các thành viên ủy ban cũng chỉ trích Số 10 đã trì hoãn việc công bố bản phúc trình – bảy tháng sau khi nó được đệ trình lên để chính phủ thông qua.
Downing Street bị cáo buộc đã giữ bản phúc trình lại vào lúc chuẩn bị có kỳ bầu cử tại Anh vào tháng Mười Hai, và đã trì hoãn các đề cử mà ủy ban đưa ra nhằm thành lập ra một ủy ban mới – cả hai cáo buộc đều bị chính phủ bác bỏ.
Ủy ban nói rằng ảnh hưởng của Nga tại Anh nay đã trở thành “sự bình thường mới”, và Anh “rõ ràng là một mục tiêu” của các chiến dịch tung tin sai quanh kỳ bầu cử ở Anh.
Nhưng ủy ban nói vấn đề được mô tả như một “củ khoai nóng” – với tình trạng không có một tổ chức nào đứng ra dẫn dắt việc xử lý nó.
Nhắm mắt làm ngơ vì mối lợi kinh tế?
Bản phúc trình cũng cáo buộc các đời chính phủ nối tiếp nhau đã “mở rộng vòng tay” chào đón các nhà tài phiệt Nga do sức hấp dẫn của các khoản đầu tư họ đem tới.
Ủy ban nói “không mấy câu hỏi, nếu có, về nguồn gốc của số tài sản đáng kể này”, với các vấn đề cụ thể liên quan tới chương trình cấp chiếu khán đầu tư của Anh, thị trường địa ốc, hệ thống tư pháp và các hãng phụ trách quảng bá quan hệ công chúng.
“Rất nhiều người Nga có những mối liên hệ rất gần gũi với Putin và đã hòa nhập vào hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội Anh, họ được chấp nhận là bởi có khối tài sản giàu có,” ủy ban nói.
Bản phúc trình nói ủy ban quan ngại về các mối quan hệ giữa những người Nga giàu có này và Viện Nguyên lão (tức Thượng viện Anh).
“Đáng chú ý là một số thành viên Viện Nguyên lão có các lợi ích kinh doanh liên quan đến Nga hoặc làm việc trực tiếp với các công ty lớn của Nga, là những công ty có liên hệ với nhà nước Nga,” bản phúc trình viết.
“Những mối quan hệ này cần phải được xem xét cẩn trọng, khi xét tới khả năng là nhà nước Nga có thể lợi dụng chúng.”

Chấm dứt “kỷ nguyên vàng”,

TQ thành “cơn đau đầu mới” của nước Anh?

Huawei chỉ là một trong hàng loạt vấn đề khiến “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Anh – Trung chấm dứt và khiến London “ngả” nhiều hơn về phía Washington.
Dấu chấm hết của “kỷ nguyên vàng” Anh – Trung
Việc Anh thông báo động thái mang tính bước ngoặt, đó là cấm thiết bị 5G của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, là dấu hiệu cho thấy sự chấm hết của cái gọi là “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Anh – Trung. Để khẳng định lập trường đứng về phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, Anh dường như không còn lập lờ “nước đôi” trong vấn đề an ninh quốc gia để cân bằng quan hệ với Trung Quốc nữa mà thay vào đó, thực hiện hướng tiếp cận cứng rắn hơn với Bắc Kinh, tương tự như chiến lược của Washington.
Oliver Dowden, Bộ trưởng Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Vương quốc Anh nhận định, các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Huawei hồi tháng 5 đã “thay đổi đáng kể” tình hình.
“Xét đến sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng của Huawei, Anh không thể tự tin khẳng định sẽ có thể đảm bảo an ninh trong tương lai khi sử dụng các thiết bị 5G của Huawei”.
Mặc dù thông báo dừng sử dụng các thiết bị 5G của Huawei trên thực tế chỉ là sự đảo ngược quyết định của một vấn đề cụ thể nhưng động thái này đã cho thấy chiến thắng mang tính biểu tượng lớn lao của những người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc tại Anh, những người vốn đã không mấy thoải mái với sự hợp tác ngày càng sâu rộng của London với Bắc Kinh trong 2 thập kỷ qua và gần đây đã liên tục kêu gọi một lập trường cứng rắn hơn với nước này giống như Mỹ.
Tuy nhiên, thật không may cho những người có quan điểm cứng rắn này, việc chuyển hướng cứng rắn với Trung Quốc nói thì luôn dễ hơn làm. Từ khi thiên niên kỷ mới bắt đầu, các đời chính phủ Anh khác nhau đã chủ động hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề quan trọng từ biến đổi khí hậu cho tới an ninh toàn cầu cũng như hợp tác sâu rộng về mặt kinh tế. Do đó, hiện nay, Trung Quốc đã có sự ảnh hưởng sâu sắc tại nhiều lĩnh vực của Anh và hiện vẫn chưa rõ London sẽ đảo ngược lập trường của mình với Bắc Kinh như thế nào.
Trao đổi thương mại giữa Anh và Trung Quốc đạt gần 88 tỷ USD bên cạnh các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp và các hợp đồng mua lại các công ty Anh của Trung Quốc. 2,14 tỷ USD là số tiền mà các trường đại học thu về từ các du học sinh Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tham gia vào những dự án hạ tầng quan trọng ở Anh, trong đó có việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Những quan điểm về yêu cầu cần phải đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị phủ bóng bởi những lợi ích to lớn về kinh tế. Cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind từng nói rằng: “Sự hợp tác về kinh tế thương mại và quan hệ nói chung với Trung Quốc không và sẽ không là vấn đề gây tranh cãi. Chúng ta càng có thể làm ăn nhiều với họ thì chúng ta sẽ càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn”.
Tuy nhiên, ông Malcolm Rifkind cũng thừa nhận rằng điều này không thể đem an ninh quốc gia ra đánh đổi: “Rõ ràng, chúng ta hiểu về những rủi ro quá cao khi làm ăn với Huawei và tôi cho rằng các nhà máy điện hạt nhân cũng là vấn đề mà chính phủ chắc chắn phải xem xét”.
Cựu Ngoại trưởng Anh cho rằng các chính phủ Anh trước đó đơn giản đã không thể dự đoán được Trung Quốc sẽ trở nên như thế nào trong những năm sau đó.
Raffaello Pantucci, một học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia cũng nhất trí rằng, ngày nay, Trung Quốc đang có “quyền lực ngày càng lớn hơn và quyết đoán hơn trên trường quốc tế. Đó là một Trung Quốc rất khác mà chúng ta phải đối phó”.
“Cơn đau đầu” của nước Anh
Nhận thức rõ cần phải hành động độc lập và có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc nhưng quyết định này đang khiến Anh rơi vào thế bí. Liệu quyết định với Huawei có đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc sẽ bị cấm tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng khác của Anh hay không? Các công ty sở hữu nhà nước của Trung Quốc hiện dự định sẽ tham gia vào việc xây dựng ít nhất 3 nhà máy điện hạt nhân ở phía bắc nước Anh.
“Vấn đề sẽ nảy sinh khi bạn phụ thuộc vào những loại công nghệ khó có thể thay thế. Các lò phản ứng Hinkley Point, Sizewell là lò phản ứng của Pháp, Bradwell là lò phản ứng Trung Quốc. Điều đó khiến chúng tôi có thể độc lập ở một mức độ nào đó với Trung Quốc trong việc bảo trì và sửa chữa. Tuy nhiên, bên cạnh các mối đe dọa gần đây của Bắc Kinh thì việc nước này có thể ngắt hoạt động từ xa hoặc đơn giản không cung cấp nguyên vật liệu nữa cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta đang phải đối phó với một mối đe dọa khác khi mà Bắc Kinh kiểm soát phần cứng”.
Bất kỳ quốc gia nào cũng cảm thấy đây là quyết định khó khăn khi tách khỏi thị trường lớn nhất thế giới và cố gắng tái xây dựng bản thân như một nền kinh tế độc lập.
Trong khi Trung Quốc trở thành “cơn đau đầu” của nước Anh thì Liên minh châu Âu lại không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ chuyển sang lập trường cứng rắn với Trung Quốc và khối này vẫn khẳng định sẽ cân bằng quan hệ với Bắc Kinh.
Kerry Brown – giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Cao đẳng Hoàng gia London tin rằng động thái gần đây của Anh với Huawei là hành động thể hiện sự trung thành với Mỹ và nhằm củng cố vị thế của London giai đoạn hậu Brexit. Tuy nhiên, nhà phân tích này cũng nhận định thêm, lựa chọn này của Anh không phải không có rủi ro, nhất là khi cuộc bầu cử Mỹ sắp tới có thể đem đến những thay đổi mang tính bước ngoặt.
“Mỹ rõ ràng đang trải qua những thách thức lớn lao ở thời điểm hiện tại, không chỉ về chính trị mà còn cả kinh tế. Câu hỏi đặt ra là liệu Anh có đang đưa ra quyết định đúng đắn hay không?”
Kế tiếp, vấn đề về sự đáp trả của Trung Quốc cũng được đặt ra. Truyền thông nhà nước và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chỉ rõ rằng Anh sẽ phải hứng chịu hậu quả. Những biện pháp đáp trả này có thể khiến Anh tổn thất trong những lĩnh vực mà nước này đang hợp tác với Bắc Kinh.
Lời cảnh báo từ Trung Quốc
Huawei chỉ là một trong một loạt vấn đề đe dọa đến quan hệ Anh – Trung. Mới đây, giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang ở Biển Đông, Đại sứ Trung Quốc tại London hôm 18/7 đã cảnh báo Anh không nên điều tàu sân bay tới Thái Bình Dương và cho rằng đây là “động thái vô cùng nguy hiểm”.
Đại sứ Lưu Hiểu Minh nhận định với tờ Times rằng khi Anh cắt quan hệ thương mại với EU vào cuối năm nay, nước này không nên “chia bè kéo phái với Mỹ để đối phó với Trung Quốc” bằng cách triển khai quân sự.
“Sau Brexit, tôi cho rằng Anh vẫn muốn đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Nhưng đây không phải là cách để đóng vai trò quan trọng”, ông Lưu Hiểu Minh cho hay.
Times đưa tin tuần trước, các nhà hoạch định quân sự của Anh đang ấp ủ kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới đồn trú ở Thái Bình Dương như một phần trong liên minh quốc tế nhằm đối phó vói Trung Quốc. Tàu chiến trị giá 3,1 tỷ bảng này dự kiến lần đầu tiên được triển khai vào năm sau trong một lộ trình hoạt động bao gồm cả Biển Đông giữa bối cảnh mối lo ngại về tự do hàng hải gia tăng tại khu vực này.
Khả năng là tàu sân bay này sẽ được bố trí ở đây thường xuyên hơn khi căng thẳng Anh – Trung leo thang về một loạt vấn đề trong khi quan hệ Mỹ – Trung lao dốc nghiêm trọng.
Bộ trưởng Oliver Dowden nhận định Anh muốn có một mối quan hệ “hiện đại và trưởng thành” với Trung Quốc, một mối quan hệ mà “chúng tôi có thể thẳng thắn lên tiếng về những điều chúng tôi không tán thành , đồng thời hợp tác với Trung Quốc ở những vấn đề có lợi ích đan xen giữa 2 bên”.
Thách thức của Anh hiện nay là lên kế hoạch về một chiến lược tương lai với Trung Quốc nhằm cân bằng những lo ngại an ninh và thực tế về kinh tế. Tuy nhiên, “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Anh – Trung dưới thời Thủ tướng David nay đã bị lu mờ.

5 người chết, 85 người bị thương

trong vụ đánh bom xe ở vùng Azaz ở Syria

Tin từ ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm Chủ nhật (19/7), một bệnh viện địa phương ở Syria và truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một vụ đánh bom xe ở vùng Azaz ở phía tây bắc Syria giết chết năm người và làm bị thương 85 người khác.
Hãng tin Anadolu Agency của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sự việc này xảy ra tại làng Siccu, bên kia biên giới từ tỉnh Kilis của miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho biết 15 người bị thương được đưa đến bệnh viện ở phần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và một số người đang trong tình trạng nguy kịch.
Trong thời gian qua, Azaz thuộc sự kiểm soát của phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đột kích Syria lần đầu tiên vào năm 2016, trong một chiến dịch nhằm đánh đuổi phiến quân Nhà nước Hồi giáo và dân quân YPG người Kurd Syria khỏi biên giới của họ với Syria.
Ankara xem YPG do Hoa Kỳ hậu thuẫn là một tổ chức khủng bố. Chiến dịch này kết thúc vào năm 2017. Syria tổ chức một cuộc bầu cử nghị viện trên toàn lãnh thổ chính phủ vào hôm Chủ nhật (19/7). Quốc gia này đang gặp khó khăn trước một nền kinh tế đang sụp đổ và các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Bashar al-Assad giành lại quyền kiểm soát phần lớn đất nước.

Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất

phóng chuyến bay lên Sao Hỏa

Tin từ DUBAI – Vào hôm thứ Hai (20/7), Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thực hiện chuyến bay đầu tiên lên Sao Hỏa khi họ cố gắng phát triển khả năng khoa học và kỹ thuật, cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Phi thuyền Hope Probe khởi hành từ Trung tâm không gian Tanegashima của Nhật Bản vào lúc 1:58 sáng giờ UAE/6: 58 sáng giờ Nhật, cho hành trình bảy tháng tới hành tinh đỏ, nơi nó bay theo quỹ đạo và gửi lại dữ kiện về bầu khí quyển. Ban đầu, chuyến bay đầu tiên của Arab lên sao Hỏa được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 7, nhưng bị trì hoãn hai lần do thời tiết xấu.
Chỉ hơn một giờ sau khi phóng, phi thuyền này bố trí các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các hệ thống của nó và thiết lập liên lạc vô tuyến với trạm kiểm soát trên trái đất. Hiện thế giới có tám chuyến bay đang hoạt động để khám phá sao Hỏa; một số bay theo quỹ đạo của hành tinh và một số hạ cánh trên bề mặt.
Cả Trung Cộng và Hoa Kỳ đều có kế hoạch gửi thêm một chuyến bay khác trong năm nay. Bộ trưởng Bộ Khoa học Sarah Amiri cho biết Emirates Mars Mission tiêu tốn 200 triệu mỹ kim. Dự án này nhằm mục đích cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về bầu khí quyển sao Hỏa lần đầu tiên, nghiên cứu các thay đổi hàng ngày và theo mùa.
UAE lần đầu tiên công bố kế hoạch cho chuyến bay này vào năm 2014 và đưa ra Chương trình không gian quốc gia vào năm 2017 để phát triển chuyên môn địa phương. Dân số 9.4 triệu người của họ, hầu hết là công nhân nước ngoài, thiếu cơ sở khoa học và kỹ thuật của các quốc gia du hành không gian lớn. (BBT)

Người Ba Tư,

‘ông tổ’ của ngành chuyển phát nhanh hiện đại

Joobin Bekhrad
Những chapar khaneh (bưu cục) ở Meybod là nơi lưu trữ các lá thư quan trọng, thư tín và ký gửi từ cơ quan chính phủ
Khi mà quá trình vận chuyển thư từ và bưu phẩm trễ nải ở nhiều trên thế giới, và Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) đang trên bờ vực sụp đổ vì thiệt hại tài chính do đại dịch gây ra, theo như tường thuật trên tạp chí Politico, thì đó cũng là lúc nhiều người nhận ra vai trò quan trọng của thư tín trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, số người biết về nguồn gốc của dịch vụ bưu chính thời hiện đại còn ít hơn nhiều, và hiếm ai biết một cơ quan thời cổ đại ở Ba Tư đã là hình mẫu tạo cảm hứng cho USPS và các loại hình chuyển phát khác thời nay.
Tuy các nền văn minh như Ai Cập và Trung Quốc được coi là nơi đầu tiên có dịch vụ thư tín, và các đế quốc Tân Assyria và Tân Babylon (nằm ở nơi nay là Iraq) từng sử dụng nhiều hình thức chuyển phát thư từ trước khi Đế chế Ba Tư ra đời vào thế kỷ thứ Sáu trước Công nguyên, nhưng Đế quốc Ba Tư ở Iran đã nâng tầm ý tưởng về dịch vụ bưu chính lên một đỉnh cao chưa từng thấy trước đó – và đến tầm cao mới.
Họ sử dụng mạng lưới đường xá mở rộng do những kỵ sỹ chuyên nghiệp có thể đi qua những khoảng cách đường xá cực kỳ xa xôi trong vương quốc khổng lồ và mênh mông với tốc độ đáng kinh ngạc và quyết tâm không ngừng.
Mô tả về dịch vụ thư tín thời Ba Tư cổ đại giờ đây được coi như tôn chỉ không chính thức của USPS
Đế quốc Ba Tư Achaemenid (khoảng 550-330 trước Công Nguyên) có thể chuyển thư từ qua hệ thống chuyển phát nhanh bằng xe ngựa (được gọi là pirradaziš trong tiếng Ba Tư cổ đại), thư từ được chuyển từ đầu này của Đế quốc Ba Tư rộng lớn tới đầu bên kia đất nước chỉ trong vài ngày.
Theo các học giả, một lá thư có thể được gửi đi từ Susa, thủ đô của Đế quốc ở miền tây Iran, đến Sardis, ngày nay là miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trong khoảng thời gian bảy đến chín ngày, nhờ vào việc sử dụng Con đường Hoàng Gia, một dạng đường cao tốc kết nối hai thành phố.
Trong tác phẩm “Lịch Sử”, sử gia Hy Lạp Herodotus – người đã ước tính khoảng cách 2.600km sẽ cần phải đi bộ trong thời gian ba tháng – đã đánh dấu Susa và Sardis là hai đầu cực xa nhất trên Con đường Hoàng Gia, nhưng hệ thống bưu chính của Ba Tư còn lớn hơn khoảng cách đó rất nhiều.
“Mô tả của Herodotus gồm nhiều phần…. Con đường Hoàng gia từ Sardis đến Susa là… chỉ là một con đường hoàng gia trong số nhiều con đường như vậy,” Tiến sĩ Pierre Briant viết trong tác phẩm “Từ Cyrus đến Alexander: Lịch sử của Đế quốc Ba Tư” (From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire).
Vào thời đỉnh cao dưới triều đại Darius Đại Đế, Đế quốc Ba Tư trải dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ.
Briant viết trong tác phẩm của ông về việc những tấm biển đá từ Persepolis, thủ đô chính thức của đế quốc, được chuyển qua lại với Ấn Độ và Ai Cập ra sao, và nói rằng sử gia Ctesias cũng đề cập đến thành phố Ephesus của Hy Lạp trong các trang viết của ông.
“Toàn bộ vùng lãnh thổ của đế quốc,” Brian viết, “đều có [dịch vụ bưu chính].”
Chưa bao giờ thư tín được chuyển phát ở quy mô khổng lồ như vậy.
Hệ thống bưu chính thời Ba Tư cổ đại do ngựa vận hành, hoạt động theo cơ chế tiếp sức, khiến cho hành trình đạt tốc độ cao và hiệu quả.
Nhưng người Ba Tư có lẽ đã không bao giờ có thể phủ sóng trên khoảng cách địa lý xa xôi trong thời gian ngắn như vậy nếu họ không phải là những kỵ sĩ chuyên nghiệp.
Người Iran cổ đại (là một trong rất nhiều nhóm tộc người dưới thời Ba Tư) là những kỵ sĩ đáng gờm. Ngoài hệ thống bưu chính, người Iran đã tạo cảm hứng cho việc sử dụng kỵ binh Hy Lạp thời Athen, và đồng thời cũng là người nghĩ ra môn thể thao polo (mã cầu).
“Trong lịch sử, Con đường Hoàng gia Ba Tư là công trình lớn đầu tiên trên bộ được xây dựng để tận dụng toàn diện phương thức vận tải bằng ngựa và vận tải tiếp sức,” Tiến sĩ Luc-Normand Tellier viết trong tác phẩm “Lịch sử Đô thị Thế giới: Góc nhìn Kinh tế và Địa lý” (Urban World History: An Economic and Geographical Perspective).
Persepolis nằm ở miền tây nam Iran là thủ đô chính thức của đế quốc và là một trong những khu vực khảo cổ lớn nhất thế giới
Theo tiến sĩ Lindsay Allen, giảng viên về lịch sử cổ đại từ trường King’s College London, hệ thống bưu chính của Ba Tư cũng rất ấn tượng vì cách sử dụng ngôn ngữ quy chuẩn trong một vùng rộng lớn, cũng như sự thống nhất về định dạng và chuyển phát thư tín.
Mặc dù tiếng Ba Tư Cổ là tiếng mẹ đẻ của người Ba Tư, nhưng tiếng Aram vốn không liên quan về ngữ hệ lại là ngôn ngữ hành chính của đế quốc, và vì vậy được sử dụng khi viết thư từ, cũng khá giống với cách tiếng Anh và các phiên âm từ mẫu tự Latin thường được sử dụng trên bì thư và kiện hàng chuyển phát khắp thế giới ngày nay.
“Về khoảng cách dài, chúng ta nhìn thấy chữ Aram viết bằng mực trên da động vật đã được xử lý, gấp vào và dán kín,” Allen mô tả. “Đó là lần đầu tiên những mẫu tự có định dạng thống nhất, được gấp và dán kín, được đưa vào sử dụng. Không may là, ta chỉ còn lại vài mảng chữ trên giấy da viết bằng tiếng Aram còn sót lại… [nhưng] những chữ này cho thấy có những quy tắc hành chính được sử dụng với thư từ gửi đến Ai Cập và gửi từ vị quan đầu tỉnh tại Bactria.”
Dù Con đường Hoàng Gia cực kỳ hiệu quả và là cách thích hợp để chuyển thư từ, nhưng nó chỉ được sử dụng cho mục đích hành chính chứ người dân không được đi lại trên đó.
Các hoàng đế Ba Tư sử dụng Con đường Hoàng gia và các lộ trình tương tự để ban chiếu chỉ tới “quân đội, người dâng cống vật, và.. quan quân triều đình,” Briant lý giải.
Các tuyến đường này cũng được các hoàng đế sử dụng để theo sát sao tình hình quốc gia.
Trong tác phẩm Cyropaedia, tác phẩm được Cyrus Đại Đế ca ngợi, giờ đây vẫn được coi là cẩm nang cổ điển cho thuật lãnh đạo hiệu quả, tác giả Xenophone ghi nhận công lao của Hoàng đế Cyrus trong việc thiết lập hệ thống bưu chính Ba Tư và mô tả rằng hoàng đế sử dụng hệ thống này để thu thập tin tức tình báo.
“Nhà vua sẽ lắng nghe bất cứ người nào khẳng định rằng họ đã nghe hoặc thấy bất cứ vấn đề gì cần phải chú ý,” ông viết. ” Có câu nói rằng đức vua có nghìn tai nhìn mắt, vì vậy người ta sợ phải thốt ra lời nào dám chống lại ý muốn của ngài, vì ‘ngài chắc chắn sẽ nghe thấy’ hoặc làm bất cứ gì xấu đối với ngài ‘vì ngài có thể thấy ngay’.”
Hệ thống thư tín của Ba Tư đã tạo cảm hứng cho USPS, và có lẽ cho rất nhiều hệ thống bưu chính khác
Theo Xenophone, đầu tiên Hoàng đế Cyrus tìm ra quãng đường một con ngựa có thể đi được bao xa “nếu bắt chạy tới cùng” trước khi kiệt sức, sau đó ông dùng khoảng cách này để thiết lập các trạm luân chuyển trong đế quốc. Người đưa thư di chuyển từ chiều tới sáng hôm sau.
Xenophon, vốn là người được Hoàng tử Trẻ Ba Tư Cyrus thuê làm lính đánh thuê và phải chạy trốn từ Iran về Hy Lạp cùng quân đội khi cuộc đảo chính trước đó không diễn ra như dự định, đã đánh giá hệ thống bưu chính của Ba Tư là “hành trình đường bộ nhanh nhất trên Trái Đất”.
Sử gia Herodotus cũng đề cập đến hệ thống vận tải tiếp sức này trong cuốn “Lịch Sử”.
“Người vận chuyển đầu tiên giao hàng cho người thứ hai, và người thứ hai cho người thứ ba, và cứ vậy chuyền tay từ người này đến người khác,” ông giải thích.
Mô tả của ông về những người làm chuyển phát thời Ba Tư đã bổ sung ý cho điều Xenophon viết, dù ông này không hẳn lúc nào cũng chính xác về thông tin lịch sử: “Không có ai hoàn thành sứ mệnh sinh tử như người đưa thư, nhờ vào phương pháp lão luyện của Ba Tư… [họ] không hề nao núng khi trời đổ tuyết, mưa rào hay nắng nóng, đêm khuya, để hoàn thành chặng đường được giao bằng tốc độ tối đa.”
Đây là mô tả nổi tiếng nhất về nhân viên bưu chính Ba Tư và hệ thống thư tín Ba Tư cổ đại.
Trong một bản có chút sửa đổi viết như sau “Không bão tuyết, mưa rào, sự nóng nực hay đêm đen cản được người nhân viên thư tín nhanh chóng hoàn thành cung đường giao thư chỉ định.”
Giờ đây, câu nói này được coi như tôn chỉ không chính thức của Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ USPS.
Câu nói này cũng được khắc trên biển hiệu bên ngoài bưu điện James Farley ở New York City của USPS.
Trong văn hóa đại chúng Hoa Kỳ, cụm từ này thường liên hệ tới sự cống hiến của nhân viên bưu chính USPS đến mức nhân vật người đưa thư có tên là Cliff Clavin trong loạt phim truyền hình nổi tiếng Cheers vào thập niên 1980 đã nhắc lại câu nói với cảm giác tự hào khi uống bia cùng bạn bè.
Trong câu nói đó, cũng nhắc đến lời của Herodotus gợi nhắc về Con đường Hoàng gia mà cụm từ được sử dụng trong suốt lịch sử để mô tả một con đường dễ dàng.
Những chapar khaneh (bưu cục) ở Meybod là nơi lưu trữ các lá thư quan trọng, thư tín và ký gửi từ cơ quan chính phủ
Ví dụ như Karl Marx từng nói “không có con đường dễ dàng đến với khoa học” (nguyên văn: “There is no royal road to science”) trong lời đề tựa cho bản dịch tiếng Pháp quyển Tư Bản Luận của ông, “và chỉ những ai không kinh sợ vượt qua đường dốc cao hiểm trở mới có cơ hội đến với đỉnh cao chói ngời.”
Sau khi Đế chế Ba Tư Sassania sụp đổ vào Thế kỷ Bảy sau Công nguyên, hệ thống chuyển phát thư tín tiếp sức của người Ba Tư vẫn tiếp tục được sử dụng – dù không phải toàn bộ, nhưng ít nhất là một phần, theo Bách Khoa Toàn thư về Iran – do những đoàn quân xâm lăng như người Ả Rập và Mongol sử dụng, cũng như những vương triều bản địa thời sau này như Safavids, Zands và Qajars.
Tuy nhiên thời hoàng kim của trạm bưu chính thời Đế quốc Achaemenid (và Sassania) – sau này trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ còn gọi là chapar - đã trôi qua từ lâu.
Trong quyển du ký “Hình ảnh Ba Tư” (Persian Pictures) viết vào thập niên 1890, tác giả Gertrude Bell viết về cảm giác khi bà và bạn đồng hành phát hiện “trong một hẻm nhỏ dưới cổng vòm của một cái bưu điện nhỏ xíu xiêu vẹo, khao khát những con ngựa đi qua trong tuyệt vọng”.
Tuy nhiên, vô số những chapar khaneh (bưu cục) vẫn còn nằm rải rác khắp Iran thời đó, dù chúng có vẻ suy tàn đến mức nào, thì vẫn là nơi quý giá cho lữ khách như Bell khi nơi này trở thành các quán rượu nhỏ giữa các thành phố lớn.
“Kinarigird là đoạn đường cuối cùng giữa thủ đô Medes và Ba Tư,” T S Anderson viết trong tập du ký cuối Thế kỷ 19, “Lang thang ở Ba Tư” (My Wandering in Persia), “và khi bước vào một chapar khaneh, tôi đã có được chút thỏa mãn không nhỏ… [Tôi] lập tức thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng phương Đông (khi mang dép và áo khoác nhẹ), và bữa tối ngon lành trên mái nhà.”
Ngày nay ở Iran, chapar khaneh không còn nữa, nhưng người ta vẫn có thể thấy chúng khắp nơi trong đất nước này. Ở Meybod miền Trung Iran chẳng hạn, một bưu cục chapar khaneh thời kỳ Qajar (1785-1925 sau Công nguyên) được chuyển thành Bảo tàng Bưu chính và Truyền thông (có cả tượng sáp những nhân viên bưu chính thời Qajar) và là điểm đến du lịch.
Và dù trong đống đổ nát, người ta có thể tìm thấy bưu điện có tuổi đời xa hơn từ thời Zand (1751-1794 sau Công nguyên) trong ngôi làng gần đó ở Sar-Yazd.
Ở nơi khác, du khách có thể đến thăm di tích bưu điện từ thời Safavid (1501-1736 sau Công nguyên) ở Zafaranieh gần phía đông bắc thành phố Sabzevar.
Con đường Hoàng gia và hệ thống bưu chính thời Ba Tư có thể đã thuộc về quá khứ hoàn toàn, nhưng sự khôn ngoan của người Ba Tư thời Achaemenid và lòng kiên trì của nhân viên bưu chính thời đó tiếp tục tạo ra ảnh hưởng và đem lại cảm hứng vượt thời gian khỏi Iran thời cổ đại, và thậm chí vượt khỏi bờ cõi Đế quốc Ba Tư hùng mạnh.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Iran xử tử người đàn ông

bị buộc tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ và Israel

Theo hãng tin IRIB chính thức của Iran, một người Iran bị buộc tội làm gián điệp cho tình báo Hoa Kỳ và Israel đã bị xử tử vào hôm thứ Hai (20/7).
Hồi tháng trước, cơ quan tư pháp cho biết Mahmoud Mousavi-Majd, người bị bắt vào năm 2018, đã theo dõi cựu chỉ huy Vệ binh Cách mạng Qassem Soleimani, tuy nhiên họ nói rằng vụ án không liên quan đến vụ giết tướng Soleimani vào đầu năm nay.
Vào ngày 3 tháng 1, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào Iraq đã giết chết tướng Soleimani, lãnh đạo Lực lượng quân Quds của Vệ binh Cách mạng. Phía Washington cáo buộc ông Soleimani cùng với dân quân liên kết với Iran thực hiện các cuộc tấn công đối với lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực này.
Trong một bản tin được phát sóng trên truyền hình nhà nước Iran vào hôm thứ Hai, Mousavi-Majd đã xuất hiện và nói về cuộc gặp gỡ với những người từ Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan tình báo Mossad của Israel. Bản tin cũng phát lại đoạn âm thanh được cho là cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh giữa Mousavi-Majd và một nhân viên CIA. Bản tin nói rằng, Mousavi-Majd chuyển từ Iran đến Syria cùng gia đình khi còn nhỏ, và sự quen thuộc với đất nước này cho phép anh ta thu thập thông tin tình báo về các cố vấn quân sự Iran ở Syria.
Vụ hành quyết Mahmoud Mousavi-Majd diễn ra vào thời điểm hàng triệu người Iran bày tỏ sự phản đối bản án tử hình đối với ba người đàn ông bị buộc tội tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 11 năm ngoái. (BBT)

Nhật liên tục điều chiến đấu cơ

giám sát quần đảo Senkaku

Tin Tokyo, Nhật Bản – Trong thời gian gần đây, Lực lượng phòng vệ trên không ASDF của Nhật đã liên tục điều chiến đấu cơ ngăn cản mỗi khi phát hiện máy bay quân sự Trung Cộng cất cánh từ căn cứ ở tỉnh Phúc Kiến, vì cho rằng các máy bay này muốn thăm dò năng lực quốc phòng của Nhật xung quanh quần đảo tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh tại biển Hoa Đông.
Không quân Nhật hiện đang thi hành chiến dịch tuần tra tác chiến liên tục tại quần đảo được Trung Cộng gọi là Điếu Ngư và Nhật gọi là Senkaku. Trước đây, các chiến đấu cơ của Nhật chỉ được điều động khi cần đối phó với các mối đe dọa cụ thể.
Trung Cộng trước đây thường điều động chiến đấu cơ đến đảo Senkaku từ một căn cứ ở tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, vào năm ngoái, các chiến đấu cơ J-11 của Trung Cộng đã được chuyển đến một căn cứ khác ở tỉnh Phúc Kiến, và có thể bay đến không phận của đảo Senkaku chỉ trong vòng chưa tới 20 phút.
Căn cứ Không quân Nhật tại Naha, đảo chính của tỉnh Okinawa, nằm cách đảo Senkaku 410 cây số, quãng đường cần khoảng 25 phút bay của chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Việc duy trì hiện diện liên tục tại Senkaku gây tốn kém không nhỏ cho Không quân Nhật, tuy nhiên, chiến thuật này cho phép các phi công Nhật cản đường chiến đấu cơ Trung Cộng tại ranh giới quốc phòng ở vĩ tuyến 27 độ Bắc.
Tokyo cũng điều thêm chiến đấu cơ cho nhiệm vụ tuần tra này. Trước đây, Không quân Nhật thường chỉ dùng 2 chiến đấu cơ để đối phó 1 máy bay Trung Cộng. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi chiến đấu cơ Trung Cộng sẽ phải đối mặt với 4 chiếc F-15 của Nhật. (BBT)

Người biểu tình Hong Kong thích nghi

để tiếp tục chiến đấu

giữa bối cảnh căng thẳng bủa vây Trung Quốc

Bình luậnDu Miên
Cuộc diễu hành triệu người của Hong Kong, cảnh tượng đạn hơi cay mịt mù đường phố, và các cuộc bao vây trường đại học nhiều ngày liên tiếp đã là quá khứ. Phong trào biểu tình ở Hong Kong đang thay đổi theo thời đại.
Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi là: mối đe dọa từ Luật An ninh Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Những bước ngoặt gần đây mang đến một làn sóng mới cho cuộc đấu tranh dân chủ ở Hong Kong khi những người biểu tình thích nghi để chiến đấu giành quyền tự chủ trong một môi trường mới.
Cơ quan lập pháp của ĐCSTQ đã thông qua Luật An ninh Quốc gia mới tại Hong Kong, với 66 điều khoản cho phép khởi tố hình sự các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Các điều khoản của luật đều mơ hồ nhưng lại “răn đe” bằng những hình phạt nghiêm khắc. Mức án phạt cao nhất theo luật là tù chung thân, trong khi điều kiện tiên quyết cho các cáo buộc lại là bất cứ điều gì làm mất lòng ĐCSTQ.
Điều luật mở ra hàng loạt cơ hội cho phép ĐCSTQ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với bất kỳ ai bị nghi ngờ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Dù chỉ là nghi phạm cũng có thể bị nghe lén và phải chịu sự giám sát. Việc quản lý các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tin tức sẽ được thắt chặt. Những người bị cáo buộc phạm tội sẽ không được phép ra tranh cử. Nghi phạm sẽ bị một ủy ban đặc biệt xét xử, dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ. Điều đáng lưu ý là luật này áp dụng cho tất cả mọi người, trong và ngoài Hong Kong.
Bất chấp tình hình toàn cảnh, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) khẳng định Luật An ninh Quốc gia chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ những kẻ cực đoan. Tuy nhiên, hành động của bà rõ ràng cho thấy sự thật hoàn toàn khác.
Luật này đã được thông qua vào ngày 1/7. Từ thời điểm đó, chính quyền Hong Kong đã tiếp tục hình sự hóa các quyền cụ thể dựa theo Luật An ninh Quốc gia.
Câu khẩu hiệu phổ biến “Quang vinh Hong Kong, Cách mạng thời đại của Chúng ta” bị coi là bất hợp pháp theo Luật An ninh Quốc gia.
Nhiều người đã bị bắt vì tội danh vi phạm luật này do cài những huy hiệu có đề các khẩu hiệu ủng hộ Hong Kong độc lập như “Trả tự do cho Hong Kong” hay “Hong Kong độc lập”.
Chính quyền Hong Kong và ĐCSTQ đều cùng liên tục tung ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác, hòng “bóp nghẹt” phong trào dân chủ tại Hong Kong.
Sự việc đã thật sự gây tác động trực diện đối với phong trào phản kháng.
Người biểu tình Theresa 23 tuổi đã nói với The Epoch Times rằng: “Cảm giác như chúng tôi đang bước vào bóng tối, nhưng chúng tôi không biết ở phía cuối là cái gì. Ngay bây giờ, chúng tôi chỉ đang tìm phương thức mới để phản kháng trong khi cố gắng sống sót với điều luật mới này”. Nhân vật sử dụng bí danh do những lo ngại về an toàn.
Nhưng trong khi những tiếng nói phản đối đã bớt ồn ào, họ vẫn không im lặng.
Vào ngày 12/7, nhóm ủng hộ dân chủ Hong Kong đã tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên. Đây là một động thái chiến lược để tập trung số phiếu bầu của người dân Hong Kong cho những ứng cử viên tốt nhất tham gia cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (LegCo) vào tháng Chín sắp tới. Đó là một phần của chiến lược bảo đảm đa số thành viên trong Hội đồng Lập pháp là những người ủng hộ dân chủ. Kế hoạch này được đặt tên là “35 cộng”.
Tuy nhiên, bà Lâm tuyên bố tất cả 600.000 cư dân Hong Kong đã tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ đều có thể đã vi phạm Luật An ninh Quốc gia.
“Lá phiếu của chúng tôi chính là tiếng nói của chúng tôi gửi đến cộng đồng quốc tế. Trước mối đe dọa rùng rợn của Bắc Kinh, chúng tôi quyết định không đầu hàng”, Hoàng Chi Phong tuyên bố giữa hàng loạt những ứng viên mặc áo đen, trong cuộc họp báo đầu tiên của những người ủng hộ dân chủ được đề cử.
Vì không có sự can thiệp từ bên ngoài, ĐCSTQ luôn có thể tự tung tự tác làm bất cứ điều gì mình muốn. Thông thường, điều đó có nghĩa là thẳng thừng loại bỏ bất kỳ ứng viên nào mà chính quyền này “không ưa”. Nhưng năm nay, Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao các cuộc bầu cử tại đây. Bước tiến quan trọng này giúp người biểu tình Hong Kong định hình lại chiến lược dân chủ.
Ngay sau khi bà Lâm đe dọa sẽ trừng phạt những ai tham gia bầu cử sơ bộ ở Hong Kong theo Luật An ninh Quốc gia, Tổng thống Trump đã ký một đạo luật thu hồi các đặc quyền ưu tiên cho đặc khu này. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố chính thức chỉ trích lời đe dọa của bà Lâm, cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ theo dõi diễn biến bầu cử Hong Kong chặt chẽ.
Trong điều kiện này, năng lượng và ý chí của người biểu tình Hong Kong hiện tập trung vào cuộc bầu cử cho Hội đồng lập pháp chuẩn bị diễn ra.
Tập hợp 16 người trong số những ứng viên dự kiến ​​sẽ tranh cử vào mùa thu này đã tự đặt tên cho nhóm mình là “trại biểu tình”, còn được gọi là “người địa phương”. Họ đại diện cho giới trẻ hết lòng ủng hộ
dân chủ ở Hong Kong với tinh thần phản kháng chống ĐCSTQ cao hơn cả các nhà lập pháp dân chủ truyền thống. Tất cả đều chưa đến 30 tuổi, trừ một người.
Mặc dù có cùng chung mục tiêu dân chủ vì Hong Kong, vẫn có sự tranh chấp giữa các nhà hoạt động dân chủ cũ và các nhà hoạt động thanh niên mới nổi. Nhóm cựu dân chủ đã hoạt động trong chính phủ kể từ sự kiện bàn giao Hong Kong năm 1997, cũng là thời điểm các nhà hoạt động thanh thiếu niên ra đời.
Mâu thuẫn chính giữa 2 nhóm dân chủ là vấn đề tuân thủ ĐCSTQ. Các nhà lập pháp cũ có xu hướng thỏa hiệp với chính quyền Bắc Kinh, còn trại biểu tình lại luôn sẵn sàng phản đối yêu cầu của phía ĐCSTQ.
Nhà hoạt động dân chủ 24 tuổi Sunny Cheung cho biết: “Chúng tôi tin rằng cách truyền thống mà các chính trị gia kỳ cựu áp dụng không hữu ích và khá vô nghĩa trong thời đại này”. Cheung đã từ chối cơ hội học thạc sĩ tại Đại học Johns Hopkins để “chống lại chính quyền tà ác”, theo Reuters.
Hoàng Chi Phong lên tiếng kêu gọi: “Trước sự đàn áp từ Bắc Kinh, chúng ta không có đủ không gian hay bất kỳ cơ hội nào cho bất kỳ sự chia rẽ nào. Đây là thời điểm để chúng ta tăng cường tình đoàn kết”.
Các cuộc bầu cử sơ bộ gần đây cho thấy các cử tri đang thất vọng với chủ trương ôn hòa của các nhà dân chủ kỳ cựu ở Hong Kong.
Kết quả cuối cùng từ cuộc bầu cử sơ bộ vẫn chưa được công bố. Nhưng những con số gần đúng cho thấy nhóm “trại biểu tình” đang chiếm thế thượng phong với phiếu bầu phổ thông, báo hiệu rằng người dân Hong Kong mong muốn đại diện cho họ trong Hội đồng Lập pháp là những người đấu tranh cứng rắn hơn cho nền dân chủ và chống lại ĐCSTQ. Đây là dấu hiệu cho thấy ngay cả với Luật An ninh Quốc gia mới, những người biểu tình ở Hong Kong muốn tiếp tục đấu tranh.
Trao đổi với Reuters, nhà lập pháp dân chủ đương nhiệm Helena Wong 61 tuổi cho biết: “Tôi hy vọng rằng thế hệ mới có thể hưởng ứng với tiếng gầm giận dữ của thời đại và phản kháng trong Hội đồng lập pháp bằng các phương pháp và ý thức hệ mới”. Bà Wong đã không giành được một đề cử để tham gia cuộc bầu cử tháng Chín.
Các ứng cử viên dân chủ kỳ cựu như James To, Lam Cheuk-ting, Gary Fan và Alvin Yeung đều không có hoạt động nổi bật, nhất là khi những lời kêu gọi dân chủ ôn hòa không còn đủ hấp dẫn với các cử tri trẻ tuổi.
Trong cuộc họp báo của “trại biểu tình”, một phóng viên đã hỏi Eddie Chu – thành viên hiện thời của Hội đồng Lập pháp, về lý do tại sao ông có mặt ở đó. Ông ấy là thành viên duy nhất trên 30 tuổi của “trại biểu tình”.
Ông Chu giữ im lặng trong toàn bộ cuộc họp báo, cho đến khi có câu hỏi trực tiếp từ một phóng viên. Ông ấy đứng trong góc, mặc chiếc áo phông màu đen in dòng chữ “I’m free, therefore I am” (Tôi tự do, tức tôi tồn tại).
Ông nói: “Tôi đã ngoài 40 tuổi. Tôi rất hạnh phúc khi có thể tham gia cùng những bạn trẻ đôi mươi này trong làn sóng các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ mới cho Hong Kong”. Nhà lập pháp Chu là một nhà hoạt động vì môi trường, đã phục vụ tại Hội đồng Lập pháp Hong Kong kể từ năm 2016.
“Cơn thủy triều này sẽ mang lại một thế hệ lãnh đạo chính trị Hong Kong mới. Tôi là cầu nối giữa các nhóm dân chủ mới và cũ”.
Thập kỷ đấu tranh
Lịch sử ngắn của Hong Kong với tư cách là một khu vực bán tự trị của Trung Quốc đầy rẫy những cuộc biểu tình.
Năm 2003 là cuộc chiến chống lại Điều 23 luật an ninh. Năm 2014 nổi bật với phong trào biểu tình “Dù vàng” lịch sử và sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo sinh viên dẫn đầu cuộc chiến chống lại chương trình giảng dạy của Trung Quốc đại lục trong hệ thống giáo dục Hong Kong. Vào năm 2019, một kỷ nguyên mạnh mẽ khác của giới trẻ đã thu hút sự chú ý của quốc tế với những cuộc đối đầu kéo dài nhiều ngày với cảnh sát chống bạo động trên những con đường chìm trong khói đạn hơi cay.
Khi hơi cay bốc hơi, tinh thần bất chấp chống lại ĐCSTQ ngày càng lớn mạnh. Hình thức phản kháng mới này, thông qua sự tham gia của cộng đồng trong cuộc bầu cử, đã khiến ĐCSTQ và chính quyền Hong Kong hiện tại thực hiện chính xác những gì các ứng viên biết những kẻ cầm quyền muốn làm: hạ bệ nền dân chủ Hong Kong.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ với quyền tự trị của Hong Kong mang lại cho các nhà lãnh đạo biểu tình ở Hong Kong sự ủng hộ cần thiết để đối đầu với Bắc Kinh. Với mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ĐCSTQ đang ngày càng có thêm nhiều lo toan phải đối mặt.
Nếu chính quyền Bắc Kinh loại bỏ các ứng cử viên dân chủ phổ biến như đã làm trong quá khứ, họ sẽ thật sự công khai tiết lộ sự bất công trong cuộc bầu cử Hong Kong, phải hứng chịu đòn trừng phạt từ Hoa Kỳ theo Đạo luật Tự trị Hong Kong cũng như những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Nếu họ cho phép các ứng viên ủng hộ dân chủ có mặt trong Hội đồng Lập pháp, họ có nguy cơ mất quyền kiểm soát chính quyền Hong Kong khi lần đầu tiên trong lịch sử phe dân chủ chiếm đa số số ghế trong hội đồng lập pháp Hong Kong.
“Trại biểu tình” cũng đang đặt cược vào tín hiệu ủng hộ của đa số người dân Hong Kong dành cho các ứng cử viên dân chủ. Hoàng Chi Phong đã cảnh báo: “Nếu chính phủ đàn áp chúng tôi và loại bỏ tất cả các ứng viên tham gia bầu cử sơ bộ, điều đó sẽ gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế và càng khuyến khích nhiều người bỏ phiếu cho phe dân chủ vào tháng Chín”.
Bất chấp việc chế độ độc tài ĐCSTQ siết chặt gọng kìm kiểm soát bằng Luật An ninh Quốc gia, những người biểu tình ở Hong Kong đã điều chỉnh năng lượng của năm biểu tình vừa qua, tập trung dồn lực chiến đấu thông qua các cuộc bầu cử sắp tới. Họ đã bầu ra các nhà lãnh đạo trẻ tuổi, cứng cỏi, sẵn sàng phản kháng ĐCSTQ để đại diện cho họ. Lựa chọn này cũng được củng cố bởi sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ đối với quyền tự trị của Hong Kong, trong bối cảnh quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang rạn nứt sâu sắc.
Owen Chow, một ứng viên Hong Kong 23 tuổi tham gia cuộc bầu cử sơ bộ Dân chủ, đã giành được 16.758 phiếu bầu, đảm bảo việc đề cử cho cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp. Anh nói với Reuters rằng: “Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của đổi mới”.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, những người biểu tình không mệt mỏi tại Hong Kong cũng càng trở nên hăng hái trong cuộc đấu tranh đòi tự do trước ĐCSTQ.
Du Miên
Theo The Epoch Times

Hoàng Chi Phong tham gia tranh cử

vào cơ quan lập pháp Hong Kong

Bình luậnDu Miên
Sau khi bị cấm tham gia các cuộc bầu cử trước đó, vào ngày 20/7, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong nổi tiếng Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã nộp đơn tranh cử một vị trí trong cơ quan lập pháp của đặc khu, làm tăng triển vọng về một trận chiến với chính quyền thân Bắc Kinh.
Hoàng Chi Phong là một trong số hơn chục chính trị gia trẻ tuổi với tinh thần phản kháng, những người đã vượt qua các ứng cử viên đảng dân chủ lớn tuổi hơn trong các cuộc bầu cử sơ bộ đối lập không chính thức trong tháng này. Nhiều người coi cuộc bầu cử này là một cuộc bỏ phiếu phản đối luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt.
Trong cuộc bầu cử ngày 6/9 sắp tới, ​​phe đối lập dân chủ sẽ cố gắng đòi lại một số ảnh hưởng chính trị trong cơ quan lập pháp của Hong Kong, vốn đầy rẫy những chính trị gia trung thành với Bắc Kinh. Chỉ một nửa số ghế thuộc cơ quan này do người dân Hong Kong trực tiếp bầu.
Các nhà phân tích chính trị và các nhà hoạt động dân chủ dự đoán giới chức Hong Kong sẽ cố gắng loại bỏ một số ứng cử viên.
Chính quyền Bắc Kinh nói rằng các cuộc bầu cử sơ bộ là bất hợp pháp và có thể đã vi phạm luật an ninh. Theo luật này, những ai có liên quan đến các hoạt động hay âm mưu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh giá là ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài sẽ bị phạt tù.
Trao đổi với các phóng viên, Hoàng Chi Phong cho biết: “Dù có thể phải đối mặt với bản án chung thân, tôi vẫn hy vọng nhận được sự ủy thác của mọi người và cho cả thế giới biết rằng chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng của mình”. Hoàng Chi Phong nhận định anh là một trong số các mục tiêu chính khi ĐCSTQ áp đặt luật an ninh tại Hong Kong.
Theo nhóm Quan sát Dân Quyền, trong 4 năm qua, chính quyền thân Bắc Kinh tại Hong Kong đã cấm 18 ứng viên thuộc đảng dân chủ tham gia các cuộc bầu cử địa phương, bao gồm cả Hoàng Chi Phong.
Khi trở thành gương mặt đại diện cho cuộc biểu tình của Phong trào sinh viên năm 2014, Hoàng Chi Phong chỉ mới 17 tuổi. Tuy nhiên, anh không phải là một nhân vật hàng đầu trong các cuộc biểu tình làm rung chuyển Hong Kong hồi năm ngoái.
Mặc dù vậy, anh đã luôn kêu gọi sự ủng hộ từ nước ngoài cho các phong trào dân chủ ở Hong Kong, gặp gỡ các chính trị gia từ Hoa Kỳ, Châu Âu và các nơi khác, nói lên sự tàn bạo của Bắc Kinh. ĐCSTQ cáo buộc Hoàng Chi Phong là “tay trong” của lực lượng nước ngoài.
Hoàng Chi Phong đã bị loại khỏi cuộc tranh cử vào hội đồng quận tại Hong Kong hồi năm ngoái với lý do sự ủng hộ của anh cho quyền tự quyết của Hong Kong vi phạm luật bầu cử. Bản thân anh nhận định đó là hành vi kiểm duyệt chính trị.
Hoàng Chi Phong cho biết anh ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc để mọi người có tiếng nói về tương lai của Hong Kong.
Anh cũng không ký vào tờ đơn trong đó các ứng cử viên được yêu cầu cam kết trung thành với Hong Kong và Luật cơ bản – bản tiểu hiến pháp của đặc khu. Dù các ứng không bắt buộc phải ký mẫu đơn này, nhưng luật an ninh có thể yêu cầu các ứng viên phải cam kết trung thành bằng văn bản hoặc thông qua các phương thức khác.
Du Miên
Theo The Epoch Times

Người đứng đầu Văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia

ở Hong Kong là ai?

Hai mươi ba năm từ khi vương quốc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc dựa trên cam kết vùng lãnh thổ này sẽ được hưởng một nền tự trị rộng rãi và một nền tư pháp độc lập cho đến năm 2047, Bắc Kinh đã nuốt lời hứa khi quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia Hong Kong có hiệu lực tức thời vào đêm thứ Ba 30/6/2020, ngay trước ngày đánh dấu sự kiện Hong Kong chính thức ‘trở về mẫu quốc’ theo nguyên tắc “Một quốc gia, Hai thể chế”.
‘Món quà sinh nhật cho Hong Kong’
“Luật an ninh quốc gia là món quà sinh nhật cho Hong Kong, mà giá trị quý báu sẽ được chứng nghiệm trong tương lai”, cựu giám đốc Văn phòng Các vấn đề về Hong Kong và Macao Zhang Xiaoming nói.
Món quà quý báu đã có hậu quả tức thời với vụ bắt bớ đầu tiên xảy ra chưa đầy 24 giờ sau khi Luật an ninh Hong Kong được thông qua.
Bắc Kinh chọn một quan chức có thành tích trấn dẹp biểu tình
Vài ngày sau khi thông qua Luật an ninh, Quốc vụ viện bổ nhiệm ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) ra đứng đầu Văn phòng Bảo vệ An ninh quốc gia tại Đặc khu Hong Kong.
Theo báo chí quốc tế, ông Trịnh Nhạn Hùng, 56 tuổi, là một nhân vật có lập trường cứng rắn, thành tích nổi bật của ông là dùng vũ lực trấn dẹp các cuộc biểu tình bạo loạn ở làng Ô Khảm năm 2011, thời ông là Thị trưởng thành phố Sán Vĩ ở tỉnh Quảng Đông.
Dân làng Ô Khảm biểu tình chống tham nhũng, tố cáo họ bị cưỡng chế đất mà không được đền bù. Các cuộc biểu tình bắt đầu trong ôn hòa vào tháng 9/2011 nổ ra thành bạo loạn sau khi một trong những đại diện của làng chết trong khi bị giam giữ tại trạm công an.
Dân làng nổi giận, buộc các quan chức Đảng Cộng sản và công an, bảo vệ phải chạy trốn khỏi làng.
Ngày 14 tháng 12 năm 2011, 1.000 công an, cảnh sát bao vây làng, phong tỏa ngôi làng, cắt điện và nước ngăn chặn thực phẩm và hàng hóa được đưa vào làng.
Dân làng, kể cả trẻ con và người già, bị đánh đập không nương tay. Ông Trịnh tán thành việc bắt bớ hàng loạt người dân, trong đó có đại diên dân làng Xue Jinbo, người đã chết tại trạm công an. Công an nói ông chết vì đau tim. Gia đình tố cáo với báo chí quốc tế rằng ông đã bị đánh đập tới chết vì trên người có nhiều vết bầm tím.
Giờ đây ông Trịnh tái xuất hiện trong vai trò mới khi ông được giao phó trách nhiệm thực thi Luật an ninh Hong Kong.
Những người chống đối Luật an ninh Hong Kong cho rằng việc bổ nhiệm ông Trịnh Nhạn Hùng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ không nương tay với những người đấu tranh đòi dân chủ ở Hong Kong.
“Bắc Kinh sẽ đưa ra một lập trường hết sức cứng rắn, nhà hoạt động dân chủ Albert Ho nói với ban Hoa ngữ- VOA.
Ông nói quyết định này đặt ông Trịnh ở trung tâm quyền lực, bên cạnh ông Luo Huining, người đứng đầu Văn phòng liên lạc ở Bắc Kinh, và bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu Hành chánh Hong Kong.
Tương lai nào cho Hong Kong?
Nói về ông Trịnh Nhạn Hùng, báo Washington Post viết rằng “không có gì trong quá trình của ông Trịnh có thể trấn an những người biểu tình thân dân chủ ở Hong Kong”.
Tuyên bố của ông Trịnh rằng Bắc Kinh không có ý định đập tan đối lập ở Hong Kong, mà chỉ muốn vãn hồi trật tự và an ninh, hình như không thuyết phục được nhiều người.
Nhưng liệu cảnh tượng cảnh sát dùng vũ lực trấn dẹp dân làng ở Ô Khảm, có thể tái diễn ở Hong Kong dưới tay ông Trịnh Nhạn Hùng?
Ông Michael Chugani, một phóng viên truyền hình nhiều năm kinh nghiệm nói với VOA:
“Vâng, ông Trịnh là một người cứng rắn. Ông ta là người không khoan nhượng, nhưng liệu ông có dùng bạo lực ở Hong Kong? Không ai biết ông Trịnh sẽ tiến xa tới mức nào. Truyền thông lo ngại về Luật an ninh Hong Kong bởi vì luật này quá mơ hồ. Họ không biết đâu là ‘lằn ranh đỏ’ không được vượt qua.”
Willy Lam, nhà phân tích chính trị Trung Quốc ở Hong Kong, nói ông nghi rằng Bắc Kinh có thể siết chặt Hong Kong thông qua Văn phòng Bảo vệ an ninh quốc gia, và truyền thông sẽ bị kiểm duyệt nhiều hơn.
Nhà phân tích Willy Lam nói ông không mấy lạc quan về tương lai của Hong Kong cũng như môi trường truyền thông tại đặc khu hành chánh này.
Hồi đầu tháng này, các thư viện đã rút lại nhiều cuốn sách mà tác giả là người ủng hộ dân chủ, và Hong Kong từ chối gia hạn giấy phép làm việc của một phóng viên báo New York Times. Tờ báo có uy tín này loan báo sẽ dời văn phòng sang Hàn quốc.
Một lãnh đạo địa phương tên Zhuang đã sang Hoa Kỳ tị nạn vào năm 2014, nói với VOA:
“Tôi tin rằng ông Trịnh hoàn toàn không có chút tôn trọng nào đối với dân chủ. Ông ta có tư duy của một nhà độc tài. Ông ta là một người tàn nhẫn, và không dừng lại ở bất cứ ”
Tại lễ nhậm chức của ông ở Hong Kong mới đây, ông Trịnh Nhạn Hùng nói văn phòng do ông lãnh đạo quyết tâm thực thi sứ mạng được giao phó, và ông kêu gọi các bộ sở khác tại Hong Kong hãy giúp ông để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, trong khi cùng lúc cổ vũ cho “một quốc gia, hai chế độ”.

Trung Cộng nhắc các quốc gia Đông Nam Á

 đề phòng sự phá hoại từ Hoa Kỳ

Tin Manila, Philippines – Đại sứ Trung Cộng tại Philippines vào cuối tuần trước cáo buộc Hoa Kỳ muốn phá hoại sự ổn định trong khu vực bằng cách can thiệp vào tranh chấp tại biển Đông, và kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á nên đề phòng Washington.
Bình luận của Đại sứ Huang Xilian được đưa ra sau khi Hoa Kỳ chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng tại biển Đông, và sau khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines khẳng định Washington luôn ủng hộ Manila tại biển Tây Philippines.
Đây là thuật ngữ được Philippines dùng để gọi phần biển Đông được nước này coi là vùng đặc quyền kinh tế, và bao gồm luôn cả khu vực được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Việc một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ gọi biển Đông là biển Tây Philippines là rất hiếm, và nhiều khả năng sẽ được coi là hành động khiêu khích Trung Cộng.
Theo giới quan sát, vụ tranh chấp này là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ và Trung Cộng đang ngày càng cạnh tranh gay gắt để tạo ảnh hưởng tại Đông Nam Á, và áp lực buộc các nước này phải chọn phe phái đang ngay càng lớn, ngay cả tại các quốc gia không tranh giành lãnh hải trên biển Đông như Myanmar. Hoa Kỳ đã dọa sẽ quay lưng hoàn toàn với Trung Cộng, sau khi cáo buộc Bắc Kinh che giấu dịch Covid-19, lấn chiếm biển Đông, và vi phạm nhân quyền tại Hong Kong và Tân Cương.
Đáp lại, Trung Cộng bác bỏ mọi cáo buộc của Hoa Kỳ, cho rằng chính phủ Trump đang cố tình phá hoại sự hợp tác toàn cầu và khởi sự một cuộc chiến tranh lạnh mới. (Ngô Bảo)

TQ cảnh báo Anh sẽ ‘gánh hậu quả’

do ‘can thiệp’ vào Hong Kong

Anh trao cơ hội nhập tịch cho hàng triệu công dân Hong Kong sau khi Trung Quốc công bố dự luật an ninh gây tranh cãi
Vương quốc Anh sẽ “gánh chịu hậu quả” nếu tiếp tục can thiệp vào vấn đề Hong Kong,” Trung Quốc cảnh báo.
Hôm thứ Hai, Vương quốc Anh đã đình chỉ một hiệp ước dẫn độ với Hong Kong để phản ứng về luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc mới thông qua.
Đáp lại, đại sứ Trung Quốc tại London cho biết Vương quốc Anh đã “can thiệp trắng trợn” vào các vấn đề của Trung Quốc.
Ông Lưu Hiểu Minh nói: “Trung Quốc chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Anh. Vương quốc Anh nên làm như vậy với Trung Quốc.”
Đầu tháng này, Thủ tướng Boris Johnson đã cam kết sẽ trao cho ba triệu dân Hong Kong cơ hội định cư tại Vương quốc Anh và nộp đơn xin nhập tịch Anh.
Trong một động thái khác, chính phủ Anh tuyên bố sẽ yêu cầu loại bỏ công nghệ Trung Quốc khỏi mạng di động 5G non trẻ của Vương quốc Anh.
Các động thái này được đưa ra sau khi Bắc Kinh công bố luật an ninh quốc gia gây tranh cãi vào cuối tháng Sáu, quy định các tội hình sự có thể khiến người Hong Kong bị đưa sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Giới chỉ trích cho rằng luật này có thể khiến người biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong đối mặt với án tù chung thân.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đến London vào tối thứ Hai trước cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh về các vấn đề bao gồm Trung Quốc và đại dịch virus corona.
Giới chỉ trích cho rằng luật an ninh mà Trung Quốc mới thông qua vi phạm một thỏa thuận mà nước này ký với Vương quốc Anh trước khi bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo thỏa thuận có hiệu lực 50 năm sau khi Hong Kong được bàn giao, Trung Quốc phải bảo đảm cho Hong Kong các quyền tự do dân sự – bao gồm quyền phản kháng, tự do ngôn luận và tư pháp độc lập – được nêu trong Luật cơ bản của Hong Kong, một cách tiếp cận được gọi là “một quốc gia, hai thể chế”.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm thứ Hai. Ông nói rằng có một sự ‘bất định” về cách luật an ninh mới sẽ được thi hành.
“Tôi sẽ chỉ nói điều này: Vương quốc Anh đang theo dõi và cả thế giới đang theo dõi”, ông nói.
Quyết định này có nghĩa là nếu ai đó ở Anh bị nghi ngờ phạm tội ở Hong Kong, họ sẽ không tự động bị chính quyền Anh giao nộp để bị xử ở đó.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Anh để bàn thảo nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về Trung Quốc
‘Sai đường’
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh cho biết trong một tweet rằng Vương quốc Anh đã “vi phạm luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản về quan hệ quốc tế” bằng động thái đình chỉ hiệp ước dẫn độ.
Và một tuyên bố được công bố trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc viết: “Trung Quốc kêu gọi phía Anh ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong ngay lập tức, Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, dưới mọi hình thức.
“Vương quốc Anh sẽ gánh chịu hậu quả nếu cứ khăng khăng đi sai đường”.
Ông Raab hôm Chủ Nhật cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền “thô bạo và nghiêm trọng” đối với người thiểu số Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với những người có trách nhiệm không thể bị bác bỏ.
Nhưng Đại sứ Lưu Hiểu Minh phủ nhận việc có sự lạm dụng, nói rằng thông tin về trại tập trung là “giả”, sau khi ông này được cho xem cảnh quay bằng drone cho thấy người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và đưa lên tàu trong chương trình phỏng vấn của phóng viên BBC Andrew Marr hôm Chủ nhật 19/7.
Tuần trước, chính phủ Anh tuyên bố sẽ yêu cầu loại bỏ công nghệ do công ty Trung Quốc Huawei sản xuất khỏi mạng di động 5G non trẻ của đất nước.
Quyết định này được đưa ra nhằm tuân thủ các lệnh trừng phạt do Washington đưa ra sau khi tuyên bố Huawei đặt ra mối đe dọa về an ninh quốc gia do liên kết với Trung Quốc – điều mà Huawei đã bác bỏ.

Luật an ninh quốc gia Hồng Kông:

Công cụ đe dọa những ai chống Bắc Kinh

Trọng Nghĩa
Ngày 30/06/2020, Trung Quốc đã thông qua Luật An Ninh Quốc Gia áp đặt lên Hồng Kông. Một trong những điểm gây tranh cãi trong luật này là Điều 38, đã mở rộng thẩm quyền của Tư Pháp Trung Quốc ra mọi nơi và nhắm vào bất kỳ ai trên thế giới.
Trong bài phân tích ngày 16/07 mang tựa đề: “Luật An Ninh Quốc Gia tại Hồng Kông có áp dụng cho mọi người trên thế giới hay không?”, nhật báo Pháp Le Figaro đã nêu bật tính chất quá đáng của thẩm quyền ngoài lãnh thổ ghi trong đạo luật của Trung Quốc, mà theo nhiều nhà quan sát, còn nhằm mục tiêu hù dọa những ai dám chống lại Bắc Kinh.
Nhìn chung, Luật An Ninh Quốc Gia mà Trung Quốc ban hành cho Hồng Kông quy định rằng các hoạt động “ly khai”, “lật đổ chính quyền”, “khủng bố” và “thông đồng với các thế lực nước ngoài” là những tội hình sự mà án tù có thể lên đến tù chung thân.
Vấn đề đặt ra là Điều 38 của đạo luật này còn quy đinh thêm là đạo luật cũng “áp dụng cho mọi vi phạm chống Hồng Kông, xẩy ra ngoài đặc khu, do những người không thường trú tại Hồng Kông thực hiện”.
Nói cách khác, điều khoản đó đã mở rộng hiệu lực đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông ra ngoài lãnh thổ và áp dụng cho cả cư dân của bất kỳ nước nào trên thế giới.
Một thẩm quyền ngoài lãnh thổ thái quá !
Ngay sau khi nội dung chi tiết của đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông được công bố, giới phân tích đã nêu bật tính chất thái quá của thẩm quyền “ngoài lãnh thổ” ghi trong đạo luật này.
Ngôn từ của Điều 38 rất rõ ràng: Văn bản có hiệu lực ngoài lãnh thổ, bao trùm cả những người không phải là cư dân Hồng Kông, ngay cả khi “hành vi phạm tội” được thực hiện bên ngoài Hồng Kông.
Giáo sư Daniel C. Clarke, chuyên gia về Luật Trung Quốc tại Đại Học George Washington nhận định: “Tôi thấy không có lý do gì để nghĩ rằng (điều 38) không có nghĩa như những gì được ghi, khẳng định một thẩm quyền ngoài lãnh thổ được áp dụng mọi người trên hành tinh này”.
Đối với giáo sư Clarke, chưa bao giờ một đạo luật của Trung Quốc lại đi quá xa như vậy, thậm chí còn đi xa hơn cả luật lệ hiện hành tại Trung Quốc, vốn khẳng định rằng “hành vi của một người nước ngoài ở ngoại quốc chỉ có thể được coi là tội phạm theo luật pháp Trung Quốc nếu tội đó bị trừng phạt bằng một án tù ít nhất là ba năm ở Trung Quốc, và hành vi đó cũng bị xem là một tội ác ở quốc gia nơi xẩy ra”.
Khó có khả năng dẫn độ người nước ngoài “phạm tội” về Hồng Kông
Trong thực tế, câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là liệu Trung Quốc có thể thực thi được điều khoản ngoài lãnh thổ đó hay không? Trên vấn đề này, Hồng Kông có thể viện đến những thỏa thuận dẫn độ đã ký với nhiều quốc gia, để đưa người “phạm tội” ở nước khác về đặc khu để xét xử.
Trên giấy tờ, khả năng đó có thật vì hiện nay, Hồng Kông có thỏa thuận dẫn độ với khoảng 20 quốc gia, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canada và Úc. Tuy nhiên, kịch bản đó khó có thể xẩy ra vì rất khó mà các nước trên lại cho Hồng Kông dẫn độ công dân của họ.
Theo chuyên gia về Trung Quốc Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp (FRS), các nước phương Tây chắc chắn sẽ tìm cách hạn chế khả năng Hồng Kông dùng hiệp định dẫn độ. Ngay từ đầu Tháng 7, Canada và Úc đã đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông, một động thái được Anh Quốc tiếp nối vào hôm qua, 20/07.
Ngoài ra, việc dẫn độ cũng sẽ vấp phải những giới hạn pháp lý do chính luật dẫn độ đặt ra. Trả lời tạp chí Mỹ Fortune, luật sư người Mỹ Andrew Partner thuộc công ty luật Haldanes có trụ sở tại Hồng Kông, cho rằng dù phạm tội theo luật an ninh quốc gia Hồng Kông, cư dân một quốc gia đã ký kết thỏa thuận dẫn độ “không nhất thiết” sẽ bị dẫn độ qua Hồng Kông, dựa trên quy định theo đó việc dẫn độ “chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp hành vi đó cũng bị coi là tội ở nước sở tại”, tức là nước có ký kết thỏa thuận với Hồng Kông.
Đe dọa những ai dám phê phán Trung Quốc
Ngoài việc dẫn độ, còn có một khả năng thứ hai, là người nước ngoài “phạm tội” bị bắt giữ khi đến hay quá cảnh Hồng Kông hoặc Hoa Lục.
Đối với chuyên gia Bondaz, đây là điều đáng quan ngại thực sự, vì chủ yếu liên quan đến các nhà nghiên cứu Mỹ hay châu Âu làm việc về Trung Quốc. Hù dọa giới này chính là mục tiêu mà Bắc Kinh tìm kiếm với đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông. Trung Quốc muốn răn đe các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, các hiệp hội, với hy vọng rằng những người này sẽ tự kiểm duyệt để tránh bị Bắc Kinh phiền hà.
Chính phủ Trung Quốc cũng từng hàm ý công nhận ý đồ kể trên khi thừa nhận rằng: “Đối với một nhóm thiểu số nhỏ đe dọa an ninh quốc gia, luật này sẽ là một thanh kiếm treo trên đầu họ”. Có điều là thanh kiếm không chỉ lơ lửng trên đầu của các nhà hoạt động chính trị dày dạn nhất, mà đe dọa tất cả những ai có liên can với Trung Quốc vì công việc của mình.
Áp đặt quan điểm của Trung Quốc trên toàn thế giới
Đối với giới quan sát, tính chất ngoài lãnh thổ ghi trong luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông nằm trong số công cụ pháp lý mà Bắc Kinh đang tạo ra để áp đặt quan điểm của Trung Quốc trên thế giới.
Theo chuyên gia Bondaz, Bắc Kinh đã hoàn toàn hiểu được là, để giành thế thống trị trên trường quốc tế, họ phải áp đặt được quan điểm của mình: “Bịt miệng các đối thủ chính trị – kể cả những ai ở nước ngoài – chưa đủ, mà cần khống chế cả những phát ngôn về Trung Quốc”.
Năm ngoái, khi phải đối mặt với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, Bắc Kinh đã thấy rằng cần phải khống chế chặt chẽ hơn cách tường thuật sự kiện. Kể từ lúc đó, các đại sứ quán Trung Quốc bắt đầu lớn tiếng tuyên truyền cho chính sách của Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc, kể cả ở các nước phương Tây cũng vậy. Trung Quốc hy vọng là kho vũ khí luật pháp mới của họ, trong đó có đạo luật An Ninh Hồng Kông, sẽ thúc đẩy những người phê phán Bắc Kinh tự kiểm duyệt.
Sau cùng, phải thừa nhận rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất áp đặt thẩm quyền tư pháp ngoài lãnh thổ. Hoa Kỳ là nước đi đầu trong việc áp dụng điều này từ năm 1945 đến nay, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, dựa trên sức mạnh của đồng đô la hoặc công nghệ Mỹ. Khi dùng Gmail chẳng hạn, khách hàng lập tức bị luật pháp Hoa Kỳ chi phối.
Thế nhưng giữa Trung Quốc và Mỹ có một khác biệt đáng kể. Theo ông Bondaz: “Tính chất ngoài lãnh thổ của luật pháp Mỹ chủ yếu liên quan đến các vụ khủng bố hoặc trốn thuế… Điều đó khác xa một đạo luật tấn công vào quyền tự do ngôn luận. Trung Quốc đã thấy rõ rằng tính hiệu lực ngoài lãnh thổ của luật quốc gia là đặc trưng của các cường quốc, vì vậy mà họ đã muốn có được điều đó”.
Chuyên gia Pháp kết luận: “Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông phản ánh sự cạnh tranh có hệ thống giữa Bắc Kinh và Washington, giữa hai hệ thống chính trị độc đoán và dân chủ – điều mà ta không thể đánh đồng với nhau”.

Trung Quốc dự tính

trả đũa Nokia và Ericsson vì Hoa Vi

Anh Vũ
Reuters dẫn nguồn tin từ báo Wall Street Journal hôm qua, 20/07/2020, cho biết Trung Quốc dự tính sẽ có các biện pháp trả đũa nhắm vào hai tập đoàn thiết bị viễn thông Nokia và Ericsson, nếu Liên Hiệp Châu Âu theo chân Mỹ và Anh loại Hoa Vi ra khỏi chương trình phát triển mạng viễn thông 5G.
Tuần trước chính phủ Anh thông báo trong dự án phát triển mạng 5G từ nay đến năm 2027 sẽ loại bỏ hoàn toàn các thiết bị của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi. Thay vào đó, chính phủ Boris Johnson chọn hai công ty châu Âu, Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan để thực hiện các dự án phát triển mạng 5G.
Theo nhật báo tài chính Mỹ, bộ Thương Mại Trung Quốc dự tính tái lập các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn hai công ty trên xuất sang những nước khác các sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc.
Đến giờ Liên Hiệp Châu Âu vẫn chưa có quyết định cấm hoàn toàn thiết bị của Hoa Vi, nhưng đã soạn thảo một số điều kiện an toàn cho phép các nước thành viên phối hợp thực hiện trong phát triển mạng 5G, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp thiết bị có nguy cơ rủi ro cao.
Trong bối cảnh chung, có thể Châu Âu sẽ đi xa hơn nữa trong cách đối xử với tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc: ‘Mỹ đang nhấn ga

để đổ mối quan hệ song phương vào sọt rác’

Quý Khải
Khi các quan chức chính quyền tổng thống Trump phát động chiến dịch chỉ trích Trung Quốc, từ vấn đề trộm cắp tài sản trí tuệ cho đến đại dịch virus corona, Bắc Kinh đã phản kháng lại bằng cách tuyên bố rằng Mỹ “bị ma nhập” và đáng bị đổ lỗi vì mối quan hệ hai nước đang xấu đi, theo CNBC.
“Một số người Mỹ, bị thúc đẩy bởi chiều hướng tư tưởng thiên lệch, đã không tiếc nỗ lực tô vẽ Trung Quốc như một đối thủ hay thậm chí là kẻ thù, bôi nhọ và tấn công Trung Quốc, bao vây và kiềm chế sự phát triển của nó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên hôm thứ Sáu (17/7). “Hoa Kỳ đang tăng tốc nhấn ga để đổ mối quan hệ Mỹ-Trung vào sọt rác, trong khi Trung Quốc đang cố gắng hãm phanh để chặn lại”, bà Hoa nói.
“Một số chính trị gia của Mỹ vô trách nhiệm đến mức họ sẽ nói bất cứ điều gì cần nói để biến Trung Quốc thành mục tiêu”, bà nói. “Thế giới đã nhìn thấy qua các vở kịch của Mỹ nhằm bịa đặt các câu chuyện để làm chệch hướng dư luận. Như bị ma nhập như vậy, họ đang trên bờ vực trở nên mất trí”, bà nói thêm.
Những bình luận theo phong cách “chiến lang” của bà được đưa ra sau bài phát biểu của Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr hôm thứ Năm (16/7), trong đó ông cáo buộc chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền, tiến hành hoạt động gián điệp và chiến tranh kinh tế chớp nhoáng.
“Người dân Mỹ hơn bao giờ đang dần quen thuộc với mối đe dọa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra không chỉ đối với cách sống, mà còn đối với chính cuộc sống và sinh kế của chúng ta”, ông Barr nói, nhấn mạnh những bài phát biểu gần đây của các quan chức chính quyền Trump.
Tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đã kịch liệt chỉ trích Trung Quốc vì một danh sách dài các tội danh trước khi tuyên bố rằng “những ngày tháng bị động và ngây thơ của người Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kết thúc rồi”. Tương tự, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết chính quyền Trump sẽ không cho phép người Trung Quốc tiến hành các hoạt động gián điệp và tấn công mạng chống lại Hoa Kỳ, vốn đã tích lũy thành “một trong những vụ chuyển nhượng tài sản lớn nhất trong lịch sử loài người”.
Mối quan hệ tan vỡ giữa Washington và Bắc Kinh đã gia tăng theo sau nỗ lực từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc hàn gắn quan hệ thương mại.
Các quan chức Mỹ từ lâu đã phàn nàn rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hàng tỷ đô la và hàng ngàn việc làm. Họ cũng đã nói rằng việc này đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định họ không tham gia trộm cắp tài sản trí tuệ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người trước đây từng mô tả Huawei và các doanh nghiệp khác do Trung Quốc hậu thuẫn là “con ngựa thành Trojan cho tình báo Trung Quốc”, hồi đầu tháng này từng nói rằng Mỹ đang xem xét cấm TikTok cũng như các mạng xã hội khác của Trung Quốc, viện dẫn các mối lo ngại an ninh quốc gia.
Chính quyền Trump cũng đã thẳng thắn đổ lỗi cho Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu do Covid-19.
Tuần trước, ông Trump đã ký ban hành luật chế tài các quan chức Trung Quốc can thiệp làm xói mòn quyền tự trị của Hồng Kông. Ông cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp chấm dứt chế độ ưu đãi mà Hồng Kông từ lâu đã được hưởng.
“Giờ đây, Hồng Kông sẽ được đối xử giống như Trung Quốc đại lục”, ông Trump tuyên bố hôm thứ Ba (14/7) trong một bài phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng.
“Không có đặc quyền, không có đãi ngộ kinh tế đặc biệt và không có xuất khẩu công nghệ nhạy cảm”, ông nói. “Ngoài ra, như mọi người đã biết, chúng tôi đang áp dụng mức thuế lớn và các khoản thuế quan rất lớn đối với Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư (15/7) rằng Bắc Kinh sẽ thi hành các lệnh trừng phạt đáp trả các cá nhân và thực thể của Mỹ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt tương đương nhắm vào các ngân hàng nước này.

Vì sao TQ hứng chịu

thảm họa lũ lụt nghiêm trọng trong năm nay?

Mùa hè năm nay cuộc sống của hàng chục triệu người trên khắp đất nước Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở, tàn phá các thành phố và làng mạc ở hàng chục tỉnh thành.
Trận lũ lụt năm nay là trận lũ lụt lớn nhất “tấn công” Trung Quốc trong nhiều thập niên. Theo thống kê của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc hôm 13/7, những đợt mưa lớn đã đổ bộ 27 trong số 31 tỉnh tại Trung Quốc từ tháng 6, ảnh hưởng tới hơn 37 triệu người, khiến ít nhất 141 người thiệt mạng hoặc mất tích. Thiệt hại về kinh tế cho đến nay ước tính khoảng 86 tỷ Nhân dân tệ (12,3 tỷ USD).
Những trận lũ đầu tiên bắt đầu từ khu vực phía Nam Trung Quốc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu hồi tháng 6. Kể từ đó, những trận mưa lớn đã tàn phá các khu vực rộng lớn tại Trung Quốc, bao gồm tỉnh Giang Tây ở phía Đông, An Huy ở phía Đông Nam, Hồ Bắc ở miền Trung. Cấp độ ứng phó khẩn cấp để kiểm soát lũ lụt đã được nâng tới mức cao nhất tại một số khu vực.
Quy mô của thảm họa rất rộng lớn. Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, mực nước tại 433 con sông đã vượt mức đáng báo động từ tháng 6, trong đó mực nước tại 33 con sông đã tăng tới mức kỷ lục.
Tại một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Giang Tây, nhiều đoạn đê bị sập, nhà cửa bị phá hủy. Tình cảnh này khiến người dân địa phương nhớ đến trận lũ khủng khiếp hồi năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và 15 triệu người mất nhà cửa.
Nguyên nhân lũ lụt nghiêm trọng trong năm nay
Theo SCMP, Trung Quốc thường đối mặt với lũ lụt vào mùa Hè. Tuy nhiên, sự kết hợp của biến đổi khí hậu và hành vi của con người khiến lượng mưa trút xuống liên tục tại một số khu vực trong năm nay kéo dài bất thường.
“Hệ thống áp suất cao cận nhiệt ở Tây Bắc Thái Bình Dương hoạt động rất mạnh trong năm nay. Nó kết hợp với không khí lạnh dẫn tới lượng mưa lớn liên tục tại lưu vực sông Trường Giang”, Song Lianchun, nhà khí tượng học tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, cho biết.
Theo ông Song, một lý do khác khiến tình hình mưa lũ diễn biến bất thường tại Trung Quốc trong năm nay là do tình trạng ấm lên toàn cầu.
“Chúng ta không thể nói rằng, một hiện tượng thời tiết cực đoan là do biến đổi khí hậu trực tiếp gây ra, tuy nhiên nếu quan sát trong dài hạn có thể thấy, tình trạng ấm lên toàn cầu đã dẫn tới sự gia tăng về tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan”, ông Song nói thêm.
Từ năm 1961 đến năm 2018, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng về tần suất của những trận mưa “cực lớn”. Từ giữa thập niên 1990, những trận mưa này ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.
Trong vòng 60 năm qua, số ngày có mưa lớn tại Trung Quốc tăng thêm 3,9% mỗi thập niên.
Ngoài mưa lớn, hành vi của con người cũng khiến tình hình lũ lụt tại Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.
Fan Xiao, nhà địa chất học tại Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, cho biết việc cải tạo đất và xây đập trên các con sông trong nhiều thập niên qua đã làm giảm đáng kể quy mô và lượng nước ở hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây.
Theo nghiên cứu của nhà địa lý David Shankman tại Đại học Alabama, từ năm 1954 tới năm 1998, khoảng 1.300 km đất đã bị cải tạo, làm cho khu vực bề mặt của hồ Bà Dương bị giảm từ 5.160 km xuống còn 3.860 km.
Nhà hoạt động môi trường Zhang Wenbin cho biết, ông đã điều tra các hoạt động cải tạo đất trái phép ở Tuolin – một hồ nước khác ở tỉnh Giang Tây. Ông Zhang nói rằng, một số dự án quanh hồ Bà Dương vẫn diễn ra cho tới năm ngoái, dù đã bị các thanh tra môi trường từ Bắc Kinh yêu cầu dừng lại.
“Còn có nhiều trường hợp tương tự khác”, ông Zhang nói thêm, đồng thời cho biết hồ Tuolin đã bị thu hẹp về quy mô, dẫn tới khả năng chứa nước bị giảm.
Tranh cãi vai trò của đập
Kể từ khi thành lập vào năm 1949, Trung Quốc đã trải qua 2 đợt lũ lụt lịch sử. Trận lũ lụt đầu tiên vào mùa hè năm 1954 dọc sông Trường Giang khiến hơn 30.000 người chết và ảnh hưởng tới 18 triệu người.
Trận lũ lụt thứ hai vào năm 1998, cũng xảy ra ở khu vực sông Trường Giang và khu vực phía bắc và nam Trung Quốc. Đây là đợt lũ lụt khủng khiếp nhất trong những năm gần đây khiến hơn 3.000 người thiệt mạng, 15 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại về kinh tế lên tới 24 tỷ USD.
Tuy nhiên, Song Lianchun, người đứng đầu Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm 15/7 rằng, đợt lũ lụt năm nay không ảnh hưởng tới khu vực rộng lớn trên sông Trường Giang như năm 1998.
“Trận lũ lụt năm 1998 tác động lên toàn bộ lưu vực Trường Giang, nhưng mưa lũ năm nay chủ yếu ảnh hưởng tới vùng trung và hạ lưu của sông, vì thế khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nhỏ hơn”, chuyên gia Song cho biết.
Sau thảm họa năm 1998, Trung Quốc đã tăng ngân sách cho các biện pháp chống lũ.
“Đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng thủy lợi trong 5 năm kể từ năm 1998 lớn hơn tổng mức đầu tư từ năm 1949 đến năm 1999”, Cheng Xiaotao, chuyên gia tại Ủy ban Giảm thiểu Thảm họa Quốc gia Trung Quốc, cho biết.
Ông Cheng cho biết, các hồ chứa được xây dựng trên các con sông lớn tại Trung Quốc sau năm 1998, bao gồm đập Tam Hiệp khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sức ép lũ lụt tại khu vực hạ lưu sông Trường Giang.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về việc liệu các con đập khổng lồ có thể kiểm soát hiệu quả dòng chảy của lũ hay không.
Theo Reuters, giới quan sát đang tranh cãi về vai trò của đập Tam Hiệp, con đập được xây dựng từ năm 2006 để chế ngự sông Trường Giang, khi Trung Quốc đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của đợt lũ lụt năm nay.
“Một trong những lý do chính để xây đập Tam Hiệp là để kiểm soát lũ, nhưng trong chưa đầy 20 năm sau khi hoàn thành, chúng ta chứng kiến mực nước lũ cao nhất kể từ khi (Trung Quốc bắt đầu) thống kê trong lịch sử”, Giáo sư David Shankman tại đại học Alabama (Mỹ) cho biết.
Ông Shankman và một số chuyên gia đặt ra hoài nghi rằng liệu đập Tam Hiệp có thực sự ngăn được lũ lụt nghiêm trọng hay không và có đủ khả năng thực hiện đúng chức năng mà nó được thiết kế hay không.
Fan Xiao, nhà địa chất học Tứ Xuyên, cho rằng đập Tam Hiệp có thể ngăn một phần lũ lụt ở thượng nguồn, nhưng nó chỉ có tác dụng hạn chế đối với việc kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông Trường Giang.
Theo Peter Gleick, thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, một trong những bài học rút ra từ đập Tam Hiệp là không con đập nào, dù to lớn đến đâu, có thể ngăn được những đợt lũ lụt khủng khiếp nhất. Tuy nhiên, ông Gleick cũng nói thêm rằng, hiện chưa rõ liệu tình hình lũ lụt tại Trung Quốc sẽ khả quan hơn hay nghiêm trọng hơn nếu không có đập.
“Điều quan trọng là những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ khiến những rủi ro từ các hiện tượng mưa lũ cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn, điều đó sẽ làm cho những con đập như đập Tam Hiệp không thể ngăn chặn những đợt lũ lớn nhất trong tương lai”, ông Gleick nhận định.

Chuyên gia thủy lợi Trung Quốc: ‘Đập càng ngâm nước

càng chắc’, ‘bom nguyên tử cũng không sợ’

Phụng Minh
Lời phát biểu của hai chuyên gia thủy lợi Trung Quốc đã làm dấy lên sự chỉ trích từ người dân Đại lục.
Trung Quốc xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở dọc sông Dương Tử, đập Tam Hiệp vỡ là mối quan tâm rộng rãi của cả thế giới và người dân Trung Quốc. Phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận đập Tam Hiệp có sự dịch chuyển, biến dạng và rò rỉ. Tuy nhiên, gần đây, một số chuyên gia của chính quyền này lại nói rằng Đập Tam Hiệp không sợ cả bom nguyên tử.
Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 18/7 rằng hồ sơ kiểm tra của bộ phận vận hành Dự án Tam Hiệp cho thấy đập Tam Hiệp có “sự dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng…”, nhưng lại không đưa ra dữ liệu về sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng này là như thế nào. Đồng thời bài báo nhấn mạnh: “Các thông số chính nằm trong giới hạn bình thường”,”các chỉ số an toàn của cấu trúc đập vẫn giữ ổn định”. Mặc dù trọng tâm của các bài báo truyền thông chính thức Trung Quốc là nhấn mạnh tất cả các thông số là “bình thường”, nhưng chắc chắn họ đã thừa nhận sự cố dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng của đập Tam Hiệp .
Tuy nhiên, vào ngày 16/7, Vương Hạo, một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, đồng thời cũng là chuyên gia thủy văn và tài nguyên nước, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tuần báo Kinh tế Trung Quốc rằng không có vấn đề gì với Đập Tam Hiệp. Ông cũng nói rằng “con đập 100 năm, càng ngâm nước càng chắc chắn”.
Đập Tam Hiệp dưới sự tấn công của vũ khí hạt nhân có thể chịu được hay không, chính là vấn đề được ngoại giới thắc mắc rất nhiều. Phó Tổng thư ký Hiệp hội kỹ thuật thủy điện Trung Quốc Trương Bác Đình tuyên bố rằng Đập Tam Hiệp không sợ bom nguyên tử tấn công trực tiếp vào đập. “Giả như bị bom nguyên tử oanh tạc, thì hậu quả cũng chỉ như việc cho nổ một cái hố lớn trên đập, tương đương với một vài cửa lớn không thể đóng, và không thể gây ra sự cố vỡ đập tàn khốc khiến toàn bộ hồ chứa trong nháy mắt ngập trời trút xuống được“, ông Trương cho hay.
Lời phát biểu trên của hai chuyên gia thủy lợi Trung Quốc đã làm dấy lên sự chỉ trích từ cư dân mạng, Sound of Hope đã tổng hợp một số bình luận như: “Ăn nói bừa bãi! Hoàn toàn không để ý tới dân chúng sống chết ra sao”.
“Trí lực của cả hai đều như của kẻ ngốc, 100% là kẻ ngốc!”
“Cùng là cường đạo như nhau, một xướng một họa, cấu kết với nhau làm việc xấu!”
Trước đây, chuyên gia thủy lợi sống ở nước ngoài Vương Duy Lạc đã từng nhấn mạnh rằng, đập Tam Hiệp đang biến dạng. Vào ngày 11/7, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng đập Tam Hiệp là một đập trọng lực, do tấm xi măng đặt lên trên các khối đá, dựa vào trọng lực tự thân mà duy trì sự ổn định kết cấu, vì lẽ đó sẽ nhất định phát sinh việc dịch chuyển (không có gì gắn kết giữa các khối vật liệu mà là nhờ trọng lực nên chúng đứng im – PV).
Ông cũng nói với truyền thông rằng, so sánh vấn đề bị biến dạng đập thì việc nghiêm trọng hơn của đập Tam Hiệp là sự rò rỉ, âu thuyền tứ phía bị rò nước, khi trước lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm xây dựng âu thuyền là thi công kém cỏi nhất. Một khi đê vỡ, từ chân đập đến Thượng Hải cho tới cửa biển “toàn bộ xong đời”. Ông kêu gọi cư dân ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử chuẩn bị tinh thần.
Giáo sư vật lý Trung Quốc Tiền Vĩ Trường đã viết một bài báo, cho biết các mối nguy hiểm của đập hồ chứa Tam Hiệp, có thể khiến cho 6 tỉnh hạ lưu Dương Tử trở thành biển nước, hàng trăm triệu người sẽ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Ông tin rằng đập Tam Hiệp sẽ trở thành mối đe dọa nếu kẻ thù bên ngoài nhắm vào đó. Đối với công nghệ tên lửa hiện đại ngày nay, khả năng phòng thủ của đập Tam Hiệp là không thể.
Ông Tiên Vĩ Trường đã từng đề xuất rằng Dự án Tam Hiệp không bao giờ nên được khởi động, nếu không, đó sẽ là một hành động dại dột khi đúc thanh kiếm Damocles (ám chỉ sự nguy hiểm luôn hiện diện ở những người nắm vị trí quyền lực).
Chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý nổi tiếng, cũng phàn nàn về những mối nguy hiểm của Dự án Tam Hiệp. Ông đã viết thư ba lần cho Giang Trạch Dân, sau đó lãnh đạo của ĐCSTQ nói rằng dự án này sẽ không gây hại cho đất nước và người dân.
Gần đây, Trần Quế Á, phó kỹ sư trưởng của Ủy ban Bảo tồn nước sông Dương Tử thuộc Bộ Tài nguyên nước, đã chỉ ra rằng đập Tam Hiệp là một dự án xương sống trong hệ thống kiểm soát lũ của sông Dương Tử. Nó có một vị trí quan trọng, nhưng nó không thể “chinh phục thế giới”.
Trần Quế Á nói rằng sự tồn tại của đập Tam Hiệp không có nghĩa là giúp công tác phòng chống lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trở nên dễ dàng hơn. Dung lượng trữ nước kiểm soát lũ của nó là 22,15 tỷ mét khối và thượng nguồn của sông Dương Tử trong mùa lũ có lưu lượng trung bình lên tới 300 tỷ mét khối dòng/năm. Vào tháng 7 và tháng 8, hồ chứa Tam Hiệp phải kiểm soát lũ đủ để đối phó với lũ lớn hơn có thể xảy ra ở thượng nguồn.
Ông Trần cho rằng lưu vực sông Dương Tử sắp bước vào thời kỳ kiểm soát lũ nghiêm trọng. Lượng mưa trong lưu vực vẫn tiếp tục, và dự kiến ban đầu là sau khi trận lũ này rút, Hồ chứa Tam Hiệp sẽ mở cửa xả nước đợt mới.
Những cơn mưa xối xả ở miền nam Trung Quốc trong nhiều ngày và lũ lụt trong lưu vực sông Dương Tử đã lên tới mức nguy hiểm. Đập Tam Hiệp xả lũ hết công suất, làm trầm trọng thêm thảm họa ở hạ lưu. Cục Thủy văn tỉnh Hồ Nam tuyên bố rằng do việc xả lũ của Tam Hiệp tăng lên, đã khiến mực nước ở trạm thủy văn Thành Lăng Cơ ở hồ Động Định tiếp tục tăng. Đến sáng ngày 19, mực nước của 16 trạm thủy văn đã vượt quá mức cảnh báo, 81 con đê với tổng chiều dài 1.771,6 km đã bị đặt vào tình trạng cảnh giới, đề phòng lũ lụt nghiêm trọng.
Cơ quan thủy văn cảnh báo, khu vực hồ Động Đình đã duy trì mức lũ siêu cao trong nửa tháng, bờ kè đã bị ngâm trong một thời gian dài và mức độ rủi ro của kè đã tăng lên.
Theo Phúc Minh Chân, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch

[Phỏng vấn]: Người dân An Huy bất ngờ bị lũ bao vây,

chốc lát là không ra được tới cửa

Phụng Minh
Họ nghi ngờ chính quyền xả lũ không báo trước, đã khiến cả một thị trấn trở thành ốc đảo biệt lập, không điện, không nước.
Mưa lớn liên tục và đê bị phá vỡ đã khiến Cổ Trấn, thị trấn Lục An, tỉnh An Huy bị ngập nước trở thành một hòn đảo cô lập. Một số người dân địa phương nói việc xả lũ của hồ chứa đập Tam Hiệp đã khiến tất cả người dân ở Cổ Trấn bị mắc kẹt mà không được thông báo trước. Cho đến nay, hơn 10.000 người chưa được sơ tán và nhiều người bị mắc kẹt trên nóc các tòa nhà đang chờ được giải cứu.
Theo dữ liệu từ Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc, từ ngày 17 đến 19/7, một số khu vực như Lục An, tỉnh An Hùy, cùng Hợp Phì và Tín Dương, tỉnh Hà Nam có lượng mưa từ 300 đến 500 mm, đặc biệt lượng mưa ở Lục An là 642 mm.
Một bài báo của Caixin dẫn lời quan chức địa phương cho biết vào khoảng 2h chiều ngày 19, bờ kè sông ở rìa Cổ Trấn đã bị vỡ khiến nước lũ tràn vào thị trấn. Ông nói rằng có hai hồ chứa ở thượng nguồn đã xả lũ, khiến nước chảy vào dòng sông quá nhiều, nên bờ kè bị vỡ.
Từ chiều ngày 19/7, khu vực Cổ Trấn của Lục An đã trong tình trạng khẩn cấp, cư dân trong các khu nhà bị cắt điện, không có thức ăn nước uống, toàn bộ hơn 10.000 người của thị trấn đã bị mắc kẹt, thuyền cứu hộ và nhân lực giải cứu thiếu nghiêm trọng.
Người dân địa phương cáo buộc chính quyền xả nước lũ mà không báo trước, khiến Cổ Trấn, Lục An, tỉnh An Huy trở thành một hòn đảo bị cô lập.
Vào chiều ngày 20/7, phóng viên Epochtimes không thể kết nối được với điện thoại di động hoặc điện thoại cố định ở Cổ trấn. Cuộc gọi chỉ thực hiện được vào khoảng 5h30 chiều, nhưng tín hiệu không liên tục và không thể nghe rõ.
Một người đàn ông tên Vĩnh Cần nói rằng anh ta đang cứu người ngay tại chỗ, và anh cần thực phẩm, quần áo cùng nơi trú ẩn.
Một thương gia chuyên thu mua phế liệu ở Cổ Trấn đã cáo buộc chính quyền xả lũ lụt khiến mở rộng thảm họa.
Chủ một công ty sản xuất đồ thể thao ở Cổ Trấn nói rằng tín hiệu liên lạc ở đây bị gián đoạn, ông phải chèo thuyền từ cao tốc vào thị trấn và nước vẫn đang không ngừng dâng lên.
“Đây là cơ sở sản xuất xuống, nhà xưởng khẳng định đều bị ngập lụt và tổn thất. Khu vực tôi đang ở không bị ngập lụt. Chỉ có thuyền nhỏ mới có thể vào. Bây giờ những người được giải cứu đang được tập trung tại làng Lục Hợp“.
Người dùng hóa danh (tên giả) Trần Yến có gia đình ở thị Cổ trấn, nói với Epochtimes rằng có quá nhiều người đang xếp hàng chờ được giải cứu… Một số người có thể liên lạc với các thành viên gia đình của mình, nhưng một số người không thể liên lạc với người thân của họ.
“Ở một số nơi, thuyền không thể vào được. Ở những nơi nước đổ xuống, những chiếc thuyền bình thường không thể vào được. Vẫn còn nhiều nơi không có cứu hộ và cần thức ăn”.
Trần Yến nói rằng mẹ chồng cô sống một mình trong ngôi nhà gần làng Phật Am, không có nước không có điện và bà đang rất sợ hãi.
Ông Vu sống ở làng Ngư Đường, trấn Cổ Trấn, thành phố Lục An, tỉnh An Huy. Gia đình có tám người, bốn người già và bốn trẻ em. Ông đã vội vã về nhà từ Thượng Hải để cứu người.
Ông nói với Epochtimes: “Không có điện, không có nước (nước uống), nước sông đang dâng và điện thoại không hoạt động. Hiện tại không có điện, khẳng định là sẽ không có. Hơn 10.000 người không thể ra ngoài”.
Ông Vu nói rằng gia đình ông không nhận được thông báo xả trước. “Lúc 3h chiều còn chưa có nước, 4h chiều nước bắt đầu từ từ dâng lên, mọi người không thể chạy, chẳng mấy chốc là không thể ra khỏi cửa”.
Phóng viên cũng biết được từ người dân địa phương, nhiều nơi cứu hộ không thể vào được. Trong con hẻm cạnh siêu thị Trương Can đối diện khu đô thị mới Hồng Đô, những người bị mắc kẹt hầu hết đều là người già và trẻ em. Đoạn video trực tiếp cho thấy toàn bộ đường phố bị ngập trong nước và dòng chảy rất nhanh. Nhiều người đứng trên nóc nhà để chờ giải cứu.
Dân làng lo sợ một trận xả nước lũ nữa sẽ diễn ra vào tối 20/7. Cũng có một số cư dân hỏi được tin tức, nói rằng họ sẽ không được giải cứu trong tối nay mà phải chờ tới sáng mai để tiếp tục giải cứu.
Vào lúc 22h15 phút tối ngày 19/7, người hâm mộ nghi ngờ ca sĩ đại lục Ngụy Thần đã đăng lên Weibo, yêu cầu sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài: “Quê tôi, hầu hết mọi người ở Cổ Trấn, Lục An, tỉnh An Huy chưa thấy ai ra được ngoài! Trời tối, không có điện, liên lạc bị gián đoạn! Ai có thể lấy thuyền xung phong cứu Lục An! Có thể lấy số liên lạc khẩn cấp 18860414155 và dùng xuồng cứu hộ!”
Cho đến sáng sớm ngày 20/7, Weibo vẫn đăng những bài viết đau khổ.
Theo Hồng Trữ, Tiêu Luật Sinh, Epochtimes
Phụng Minh biên dịch

‘Quyền lịch sử’ mơ hồ và vô căn cứ

Các học giả nói lý luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông là vô căn cứ và hoàn toàn sai trái.Sau khi thiết lập được liên minh với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông khi ông đến thăm Manila năm 2018, hứa hẹn một chương mới trong quan hệ ngoại giao của hai quốc gia và thề sẽ biến biển Đông thành “vùng biển hòa bình”.
Trong một thông điệp được gửi tới người Philippines ngay trước chuyến đi của mình, ông Tập, theo tường thuật của Al Jazeera, nói rằng cách nay hơn 600 năm, nhà thám hiểm Trung Quốc Trịnh Hòa đã “thực hiện nhiều chuyến thăm tới các khu vực vịnh Manila, Visayas và Sulu” trong “bảy chuyến đi nước ngoài tìm kiếm tình bạn và hợp tác” .
Điều này gợi ý là Trung Quốc đã liên lạc với quần đảo này rất lâu trước khi người châu Âu đến và đặt tên là Las Islas Filipinas theo tên Vua Felipe II của Tây Ban Nha. Đó cũng là một cách để ông Tập củng cố các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông – dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” phi lý.
Vấn đề là các bằng chứng cho thấy họ Trịnh chưa bao giờ đặt chân đến các đảo mà sau này là Philippines.
“Tất cả các học giả trên toàn thế giới đều nhất trí: Trịnh Hòa chưa bao giờ đến Philippines”, ông Antonio Carpio nói trong một bài giảng trực tuyến hồi đầu tháng này, gọi giai thoại mà ông Tập nói là “hoàn toàn sai”. Vị cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines này cũng trình bày các tài liệu chính thức của Trung Quốc bóc mẽ cái gọi là “quyền hàng hải lịch sử” của Bắc Kinh trên biển Đông.
Hôm thứ Hai, Mỹ nói rằng “yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi” trên hầu hết biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói thêm rằng thế giới sẽ “không cho phép Bắc Kinh coi biển Đông là đế chế hàng hải của mình”. Đáp lại, Bắc Kinh cáo buộc Washington đã thổi phồng tình hình một cách không cần thiết.
Trước đó, Mỹ đã triển khai các tàu chiến USS Nimitz và USS Ronald Reagan để khẳng định cái mà họ gọi là tự do hàng hải trong vùng biển này. Một thủy thủ trên một trong những con tàu nói với Al Jazeera rằng các hoạt động có thể kéo dài trong nhiều tuần. Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong khu vực từ ngày 1 đến 5/7.
Một bài viết trong bách khoa toàn thư về lịch sử cổ đại năm 2019 cũng đã mô tả các cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa vào đầu những năm 1400 đến tận Ả Rập và châu Phi, nhưng không nơi nào trong câu chuyện có đề cập chuyến thăm được cho là của Trịnh đến Philippines.
Để tiếp tục bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc, học giả Carpio đã trình bày một số bản đồ Trung Quốc cổ đại, có niên đại từ 900 năm trước, có từ triều đại Tống và Đường. Tất cả các bản đồ cho thấy phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Ngoài ra, Hiến pháp Trung Hoa dân quốc năm 1947 cũng xác định Hải Nam là phần cực nam của đất nước, đặt ra câu hỏi về yêu sách “đường chín đoạn”.
Sử dụng lập luận vô lý này, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động ở biển Đông, bắt đầu với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào những năm 1970 và 1980, quần đảo Trường Sa vào những năm 1990 và bãi cạn Scarborough vào đầu những năm 2000.
Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và nghiên cứu viên tại Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc đã có chiến lược trong việc tiếp cận “câu hỏi hóc búa ở biển Đông”. Ông nói thêm rằng đại dịch coronavirus đang diễn ra chỉ cung cấp cho quốc gia này nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy lợi ích của mình.
Ông Cabalza mô tả hành vi của Trung Quốc là “kỳ cục”, vì họ cố gắng sử dụng cả sự đối đầu và hợp tác trong việc đối phó với các nước láng giềng. Học giả Cabalza nói rằng ASEAN phải thể hiện tiếng nói thống nhất hơn trước khi Trung Quốc tiến hành đàm phán song phương, thêm rằng các quốc gia ASEAN “không nên khuất phục” khi đàm phán một thỏa thuận công bằng với Bắc Kinh.

Giáo sư phê phán Tập Cận Bình viết thư cho sinh viên:

 ‘Trời sắp sáng rồi’, ‘tự do sẽ đến với chúng ta’

Phụng Minh
Ông tin tưởng, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm bị cô lập và sụp đổ.
Giáo sư luật Trung Quốc Hứa Chương Nhuận đã bị Đại học Thanh Hoa sa thải với lý do “suy thoái đạo đức” sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gán cho tội “mua dâm” và bắt đi tù sau khi ông lên tiếng chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông đã viết một bức thư ngỏ tới sinh viên Đại học Thanh Hoa vào ngày 19/7, nói rằng: “Quyền lực tuyệt đối sẽ bị đánh bại và tự do sẽ đến với vùng đất của chúng ta”.
Đài truyền hình Hồng Kông đã dẫn đầu trong việc tiết lộ bức thư ngỏ này của ông Hứa. Bức thư được viết bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh.
Trước tiên, ông Hứa khước từ việc các sinh viên thực hiện gây quỹ cho mình. Trong thư ông nói, “các bạn sinh viên thật cao thượng, nghĩa khí, thâm tâm cảm khái vô cùng”.
Theo Thông tấn xã Trung ương, Diêm Hoài, cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, người khởi xướng gây quỹ, tiết lộ rằng việc gây quỹ chỉ mất một ngày và quy mô chỉ giới hạn trong các sinh viên Đại học Thanh Hoa. Thông qua chức năng túi tiền điện tử của WeChat, mỗi người được quyên góp nhiều nhất 200 nhân dân tệ (khoảng 664.000 VND). Tổng cộng đã có 100.683,77 nhân dân tệ (hơn 334 triệu VND) được quyên góp, nhiều sinh viên không ở Bắc Kinh cũng muốn quyên góp nhưng đã bị từ chối.
Ông Hứa đã nói trong bức thư rằng mình đã dạy học 34 năm, bao gồm 20 năm phục vụ tại Đại học Thanh Hoa. Sau khi bị đuổi Đại học Thanh Hoa, “đến đây tất cả đã về 0”, nhất thời không có kế sinh nhai, nhưng ông có thể làm việc chăm chỉ để kiếm miếng ăn, cũng định “bán văn mua gạo”.
Sau đó, ông bình luận thời cuộc, nói rằng trên các phương tiện truyền thông nhà nước đang vẽ cảnh thái bình, nhưng thực tế, một nửa Trung Quốc đã ngập chìm trong nước, bấp bênh. Giới trí thức “nói chung là khô tàn, suy đồi thấp kém“, “bản chất tà ác của ĐCSTQ sẽ không thay đổi, bị toàn thế giới phòng bị, sớm trở thành kẻ cô đơn”.
Hứa Chương Nhuận tuyên bố ông tin rằng “quyền lực tuyệt đối tất sẽ bị đánh bại, và tự do sẽ đến với vùng đất của chúng ta“, đồng thời nhấn mạnh rằng chừng nào bản thân còn sống, thì vẫn sẽ cất tiếng nói: “Đây là trách nhiệm can gián vua của bề tôi, cũng là mệnh Trời”.
Cuối thư, Hứa Chương Nhuận viết: “Trời sắp sáng rồi …“.
Kể từ năm 2018, Hứa Chương Nhuận đã xuất bản một số bài báo công khai chỉ trích ĐCSTQ cùng lãnh đạo của nó. Vào ngày 6/7/2020, ông bị cảnh sát bắt giữ với lời buộc tội “mua dâm” ở Thành Đô, Tứ Xuyên và được thả ra sau 6 ngày. Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Hồng Kông, ông tiết lộ rằng ông đã bị sa thải khỏi vị trí giảng dạy của mình và bị đuổi khỏi văn phòng công chức của Trường Luật thuộc Đại học Thanh Hoa. Lý do được đưa ra bởi Đại học Thanh Hoa là “suy thoái đạo đức”.
Diêm Hoài nói với Thông tấn xã Trung ương rằng Hứa Chương Nhuận hiện nay đang ở nhà cách ly do tình hình dịch bệnh, chính thức từng tìm Dương Hoài nói về tội danh “mua dâm”, ông Hứa nói rằng những cáo buộc về “mua dâm” là “hoàn toàn không chính đáng”.
Lỗ Nan, cựu sinh viên Đại học Nhân dân Trung Quốc, người quan tâm đến chủ đề chính trị, tiết lộ trên Twitter rằng Đại học Thanh Hoa đã đưa ra quyết định trừng phạt ông Hứa, trong đó đề cập rằng Hứa Chương Nhuận đã xuất bản nhiều bài viết kể từ tháng 7/2018, vi phạm các quy định có liên quan của chính quyền. Lỗ Nan tin rằng đây mới là “lý do thực sự ông Hứa Chương Nhuận bị kết tội”.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch

Ông Lý Khắc Cường lần nữa

chọc thủng giấc mộng Trung Hoa:

‘Làm gì cũng phải biết tự lượng sức mình’

Vũ Dương
Hàng loạt các động thái liên tiếp của ông Lý như lột trần cảnh thái bình của Trung Quốc chỉ là giả tạo.
Vào thời điểm làn sóng phản đối chính quyền Trung Quốc đang dâng cao trên khắp thế giới, nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng có sự chia rẽ một cách rõ rệt. Mấy ngày trước, Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương ĐCSTQ rằng “làm việc gì nhất định phải biết tự lượng sức mà làm”, động thái này lần nữa được cho rằng đã bóc trần nội tình kinh tế ĐCSTQ, không đồng điệu với “giấc mộng Trung Hoa” do Tập Cận Bình gắng sức tô vẽ.
Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/7 đã có bài phát biểu tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương ĐCSTQ. Ông chỉ ra rằng các khoản ngân sách mới đặc biệt của chính quyền địa phương trong năm nay sẽ được sử dụng cho “sáu ổn định” (ổn định việc làm, tài chính, ngoại thương, ổn định khoản đầu tư từ nước ngoài, ổn định đầu tư và công tác dự trù) cùng “sáu bảo đảm” (đảm bảo việc làm, sinh kế cơ bản của người dân, đảm bảo bộ phận chính của thị trường, an ninh lương thực và năng lượng, sự ổn định chuỗi cung ứng của dây chuyền sản xuất và đảm bảo các hoạt động cơ bản). Nghiêm cấm dùng ngân sách vào việc thay thế các khoản nợ hiện có, quyết không được phép làm các “công trình khoe khoang hình ảnh hay các công trình nhằm tô vẽ bộ mặt”.
Ngay từ cuộc họp Lưỡng hội diễn ra vào hạ tuần tháng 5, ông Lý Khắc Cường đã cảnh báo rằng năm nay nền kinh tế Trung Quốc sẽ chịu áp lực nghiêm trọng, doanh thu tài chính sẽ giảm mạnh. Chính quyền các cấp phải thắt lưng buộc bụng, chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc đã phê duyệt cho chính quyền địa phương phát hành thêm 3,75 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu để đảm bảo hoạt động ở cơ sở. Tính đến giữa tháng 7, trái phiếu đặc biệt mới của chính quyền địa phương đã phát hành 2,24 nghìn tỷ nhân dân tệ, chi ra 1,9 nghìn tỷ nhân dân tệ, tỷ lệ sử dụng đạt 85%.
Ông Lý Khắc Cường chỉ ra tại cuộc họp rằng chính quyền địa phương nên tối ưu hóa đường hướng đầu tư của quỹ trái phiếu chính phủ. Ông chỉ trích một số nơi tùy tiện phá bỏ các khu vực không phải là khu vực đã quá lỗi thời hoặc khu ổ chuột cần phải cải tạo, “không cân nhắc vấn đề tiền đến từ đâu” tạo thành gánh nặng tài chính to lớn.
Ông cũng nhấn mạnh rằng “Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang trong phát triển, làm việc gì nhất định phải làm hết sức, biết tự lượng sức mà làm”.
Ngoại giới hoài nghi những lời này của ông Lý Khắc Cường còn có ám chỉ điều gì khác. Truyền thông Đài Loan Liberty Times đưa tin rằng những lời phát biểu này của ông Lý Khắc Cường bị nghi là đang ám đấu với “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình.
Trên thực tế, những phát biểu gần đây của ông Lý Khắc Cường đã liên tiếp bóc trần nội tình kinh tế của ĐCSTQ, chọc thủng bong bóng “xây dựng thành công xã hội thịnh vượng, thoát nghèo toàn diện” mà ông Tập Cận Bình hết sức tô vẽ.
Tại Lưỡng hội, ông Lý Khắc Cường bất ngờ đã nói ra sự thật rằng “600 triệu người Trung Quốc có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu VND)” và mạnh mẽ ủng hộ một “nền kinh tế vỉa hè” nhằm tạo thêm việc làm, cho phép người dân tự tìm đường sống. Tuy nhiên, phương án này của ông Lý Khắc Cường đã bị chính quyền các nơi ngăn chặn với lý do làm xấu “hình ảnh quốc gia”.
Trang UP Media của Đài Loan bình luận rằng “nền kinh tế vỉa hè” của ông Lý Khắc Cường bị đá một cách không thương tiếc, đây thực sự là một đường lối gây tranh cãi trong thời buổi suy thoái kinh tế trầm trọng như hiện nay. Điều này khiến ông Tập Cận Bình, người muốn gây dựng thành tựu chính trị của mình vào năm kết thúc “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13”, cảm thấy không còn chút thể diện nào.
Hiện giờ miền nam Trung Quốc đang trong lũ lụt nghiêm trọng, ông Tập Cận Bình đã đi ngược lại truyền thống vốn có của các nhà lãnh đạo, không đích thân đến thị sát các khu vực thảm họa, và ông cũng chưa từng xuất hiện công khai để chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão và cứu trợ thảm họa. Trái lại ông Lý Khắc Cường đã có một chuyến thị sát đến Quý Châu, nơi thảm họa không được xem là tồi tệ nhất.
Trong khoảng thời gian ông Lý Khắc Cường thị sát tại Quý Châu, ngày 6/7 ông cho biết dọc đường đã trông thấy rất nhiều “nhà xưởng bỏ không”. Ông đốc thúc chính quyền địa phương sử dụng các nhà xưởng này để mở rộng sản xuất và nhấn mạnh rằng có thể “kêu gọi thêm anh chị em của những người lao động nhập cư của địa phương”.
Có nhà bình luận nói rằng ông Lý Khắc Cường vô tình lại nói sự thật, một lần nữa xác nhận rằng tình hình tái thiết kinh tế của Trung Quốc vốn không được như mong đợi, có không ít ngành công nghiệp sản xuất vẫn đang trong tình trạng dừng lại. Động thái này một lần nữa đã “dội gáo nước lạnh” vào luận điệu thoát nghèo toàn diện, xây dựng thành công xã hội thịnh vượng của ông Tập Cận Bình.
Trang RFI nói rằng sau khi ông Tập Cận Bình chiếm trọn vị thế “duy ngã độc tôn”, ông Lý Khắc Cường đã không còn có thể mở miệng trong nhiều vấn đề. Xung đột hiện tại giữa Tập và Lý chủ yếu ở phương diện thực thi các chính sách, “người cần tiếng, kẻ cần miếng”.
Kể từ đầu năm nay, do sự chồng chất của nhiều nhân tố nghiêm trọng như chiến tranh thương mại, dịch bệnh và lũ lụt, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp tư nhân khó duy trì sản xuất. Làn sóng phá sản và thất nghiệp kéo đến khiến đời sống của người dân gặp khó khăn, xã hội rơi vào tình cảnh hỗn loạn.
Thế giới bên ngoài nhận thấy rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần nhấn mạnh công khai rằng, “bảo đảm công ăn việc làm” và “bảo đảm sinh kế của người dân”, nhưng nhiều chính sách của ông Tập Cận Bình lại không ngừng khuấy động thêm mâu thuẫn xã hội, kích động phẫn nộ của người dân.
Gần đây, Thái Kỳ – thị trưởng Bắc Kinh, và là thân tín của ông Tập Cận Bình, trước đây đã từng xua đuổi những người dân ở tầng đáy của xã hội, rồi lại bắt đầu ra tay với “người dân tầng trung”, cưỡng chế phá bỏ lượng lớn các căn biệt thự ở quận Xương Bình, Bắc Kinh, dẫn đến các cuộc biểu tình của nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu ở Bắc Kinh.
Ông Lý Khắc Cường ngày trước tại cuộc họp đã chỉ trích một số chính quyền địa phương đã phá bỏ nhà dân một cách bừa bãi, động thái này của ông cũng được cho rằng thể hiện sự bất mãn đối với thị trưởng Bắc Kinh Thái Kỳ.
Theo báo cáo, mùa lũ năm nay tạo thành thiệt hại to lớn về người và của, lượng lớn nhà cửa bị nước lũ phá hủy, ruộng vườn bị ngập, xe cộ bị cuốn trôi. Người dân phàn nàn rằng họ đã không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính phủ và chỉ có thể tự cứu lấy mình.
Theo Wen Hui, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

Người Trung Quốc liên tục vượt biên vào Việt Nam:

Dân Đại lục nói thật mất mặt,

tình thế xoay chuyển quá nhanh

Phụng Minh
Trong bối cảnh con số thống kê về thị trường việc làm ở Trung Quốc rất đáng báo động, đây có lẽ là một hiện tượng không khó lý giải.
Thứ bảy tuần trước (19/7), 21 công dân Trung Quốc đã bị bắt sau khi vào Việt Nam bất hợp pháp. Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết cơ quan này đang điều tra 21 người này nhập cảnh bằng đường nào.
Theo ông Dũng, trong 21 người có 17 người không có giấy tờ tùy thân, có thể có đường dây đưa những người này vào Việt Nam và đầu nậu giữ hết hộ chiếu.
Theo Tuổi Trẻ, một cán bộ thực thi pháp luật tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dựa trên báo cáo từ người dân địa phương đã đi tìm và thấy nơi cư trú của 21 người nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc. Vào ngày hôm đó, 4 người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp đã bị bắt tại chỗ và 17 người khác bị bắt tại thị trấn Hội An.
Tin tức này đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng đại lục. Một số người chỉ ra rằng ngày nay người dân Trung Quốc cần phải vượt biên đến Việt Nam để làm việc, điều này “làm xấu hổ một quốc gia hùng mạnh”.
Nhà chức trách tại thị trấn Hội An cũng cho biết những người này được cho là có hành vi làm việc phi pháp ở đây. Họ có thể đã vào Việt Nam bất hợp pháp dọc theo con đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Một số cư dân mạng Đại lục cho rằng người Trung Quốc trước nay chỉ nghe nói tới việc dân mình vượt biên đi kiếm việc làm ở Mỹ và các nước châu Âu, hay như Nhật Bản và Hàn Quốc. Người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp để làm việc tại Việt Nam là lần đầu tiên nghe thấy.
Kênh tiếng Trung Sound of Hope đã tổng hợp một số bình luận của người dân Đại lục đối với sự việc này như sau:
Người sử dụng mạng có tên “*** De” nói: “Thảm hại thay, người Trung Quốc vượt biên sang Việt Nam để làm việc?”
Tài khoản “** Ai” bình luận: “Từ việc cưới những cô dâu Việt Nam với giá rẻ đến nhập cảnh lậu vào Việt Nam. Tình thế xoay chuyển quả là quá nhanh”.
Người lấy tên David nói: “Quốc gia hùng cường thật là mất mặt quá đi”.
Tài khoản “Ban ****” chia sẻ: “Nhà nước nói đây là cải thiện mức sống, dân số có mức sống thấp không còn phù hợp để sinh tồn ở Trung Quốc nữa rồi”.
“Angel ***” viết: “Thật sự là ba mươi năm Hà Đông và ba mươi năm Hà Tây (tục ngữ Trung Quốc ý chỉ tình thế thay đổi quá nhanh ngoài sức tưởng tượng). Thay đổi thật là nhanh chóng… Tôi tin rằng sinh kế chung của Việt Nam sẽ vượt qua Trung Quốc trong tương lai gần…”.
Kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổ ra vào năm 2018, nhiều công ty có chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đã tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang nước thứ ba để tránh thuế quan của Hoa Kỳ. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã thu hút tới 15,67 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Mặt khác, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong nước, lũ lụt và các thảm họa khác, thị trường việc làm của Trung Quốc đang lâm vào tính thế nguy hiểm.
Thứ Sáu tuần trước (17/7), Lưu Ái Hoa, người phát ngôn của Cục Thống kê Trung Quốc đã tuyên bố tại một cuộc họp báo về “Hoạt động kinh tế quốc gia trong nửa đầu năm 2020” rằng, vào cuối quý II, lao động nông thôn đã giảm 4,96 triệu người so với cùng kỳ.
Lưu Ái Hoa cũng nói rằng cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của những sinh viên tốt nghiệp có bằng đại học trở lên trong độ tuổi từ 20 đến 24 đã lên tới 19,3% vào tháng 6. Điều này có nghĩa là các nhà chức trách Trung Quốc đã thừa nhận: Cứ 5 sinh viên tốt nghiệp thì có 1 người đang thất nghiệp ở nước này.
Theo báo cáo do Tencent Finance công bố vào ngày 8/7, có tới 78,2% số người Trung Quốc được hỏi cho biết thu nhập cá nhân của họ đã giảm sau khi dịch bệnh bùng phát và 30% trong số họ có thu nhập giảm hơn một nửa.
Trần Hưng Động, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại BNP Paribas, ước tính vào tháng 6 rằng số người thất nghiệp ở Trung Quốc trong dịch bệnh có thể lên tới 132 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số làm việc tại các thành phố của Trung Quốc.
Theo Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-trung-quoc-lien-tuc-vuot-bien-vao-viet-nam-dan-dai-luc-noi-that-mat-mat-tinh-the-xoay-chuyen-qua-nhanh.html

Úc khuyến cáo

dịch coronavirus sẽ mất vài tuần để chế ngự

Tin từ SYDNEY, Úc – Trong bối cảnh Úc đang chuẩn bị cho đợt dịch bệnh thứ hai, vào ngày 20/7, giám đốc y tế của Úc cho biết rằng sự gia tăng về số ca nhiễm Covid-19 tại thành phố lớn thứ hai của Úc có thể sẽ mất nhiều tuần để giảm bớt, mặc dù đã đóng cửa và ra lệnh đeo khẩu trang.
Đại dịch coronavirus bùng phát ở tiểu bang Victoria vào tháng 7 năm nay, chủ yếu ở Melbourne, với số ca nhiễm mới hàng ngày được ghi nhận vào thứ Sáu (17 tháng 7) là 438 ca. Vào hôm thứ Hai (20/7), tiểu bang Victoria vừa ghi nhận một ca tử vong do coronavirus.
Thủ tướng Daniel Andrew cho biết trong một cuộc họp báo tại Melbourne rằng một cụ bà ở độ tuổi 80 đã chết vì loại virus này ngay trong đêm, đưa số người chết của quốc gia này lên 123 người. Các ca nhiễm coronavirus tăng đột biến ở Victoria vào tháng 7 năm nay, chủ yếu ở thành phố Melbourne, khiến chính quyền yêu cầu người dân ở nhà trong vòng sáu tuần và yêu cầu dân cư xung quanh Melbourne che mặt nếu họ phải rời khỏi nhà, hoặc có nguy cơ bị phạt 200 đô Úc vì không tuân thủ quy định.
Ông Paul Kelly, Giám đốc Y khoa của Úc, nói rằng từ lúc đưa ra một biện pháp cho đến lúc thấy hiệu quả của nó cần ít nhất hai tuần và đôi khi lâu hơn thế. Ngoài ra, New South Wales, tiểu bang đông dân nhất của Úc, cũng đang làm dấy lên lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai tại quốc gia này.
New South Wales báo cáo 18 ca nhiễm mới vào Chủ nhật (19 tháng 7), cao nhất trong ba tháng. Tốc độ lây nhiễm trong tiểu bang này cao hơn ở Victoria. Úc đã ghi nhận khoảng 11,800 ca coronavirus. (BBT)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.