Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Sai lầm về địa chính trị, Trung Quốc lâm cảnh tự đào hố chôn mình

Tuesday, July 21, 2020 4:11:00 PM // ,

Tác giả: Bùi Mẫn Hân
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
16-7-2020
Lời người dịch: Tác giả cảnh báo các nhận định về địa chính trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục, nhân quyền, du lịch, an ninh cho Hồng Kông và hoạt động của doanh nghiệp Hoa Vi đối với Anh quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản là sai lầm, nhưng không đề cập hai nguy cơ khác có liên quan đến Việt Nam, đó là tranh chấp Biển Đông và vùng hạ lưu sông Mekong.
Viễn cảnh Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy và thách thức nguyên trạng khu vực trong thời điểm đại dịch Covid-19 là khó lường đoán. Nhưng nếu không lo đối phó với các diễn biến mới này, Việt Nam sẽ phải gánh chịu hiểm hoạ nghiêm trọng.
Tranh chấp Biển Dông
Sau ngày 13/7/2020, khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển ở Biển Đông”, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này, tình trạng căng thẳng Mỹ-Trung leo thang.
Diễn biến mới nhất là 8 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, trong khi một nhóm tàu trực thuộc hai hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz cũng đang tập trận trong khu vực.
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để bảo đảm văn bản này có hiệu quả tích cực, trong khi tuân thủ các nguyên tắc trong Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trong bối cảnh này, Khối ASEAN cần phải bày tỏ quan điểm dứt khoát hơn với Trung Quốc.
Đó cũng là lập trường của các Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật, Úc về Biển Đông. Họ nhấn mạnh đến các đàm phán xây dựng COC phải phù hợp với UNCLOS.
Mỹ không có tranh chấp về lãnh thổ trong khu vực biển Đông, nhưng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ và các nước khác ở Đông Nam Á có những lợi ích chiến lược khi các tàu dân sự và quân sự đi lại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do dó, tất cả có thể hợp tác trên căn bản chung để bảo vệ lợi ích tự do hàng hải.
Qua thái độ cứng rắn này, Hoa Kỳ muốn trấn an các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, nhất là đối với Việt Nam. Với các cam kết dứt khoát và rõ ràng, Hoa Kỳ khuyến khích các nước tranh chấp nên giải quyết vấn đề qua khuôn khổ của UNCLOS và COC.
Phía Trung Quốc tuyên bố, họ mong muốn sớm hoàn tất COC. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán diễn ra quá chậm chạp. Tháng 8/2019, Khối ASEAN và Trung Quốc thông qua Dự thảo làm cơ sở cho đàm phán (Single Draft COC Negotiating Text, SDNT). Ngoài ra, không có tiến triển nào đáng kể. Trong Quốc không có thực tâm chung quyết vấn đề trong khi cố tình gây chia rẽ các nước thành viên trong khối ASEAN.
Dù đuợc ủng hộ, nhưng Việt Nam đã không tham khảo ý kiến của Hoa Kỳ và các nước về một phương sách pháp lý khả thi, đó là khởi động tố quyền theo nguyên tắc UNCLOS. Ngược lại, Việt Nam tạo một tiền lệ tồi tệ là chấp nhận bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Sau đó, liên doanh Rosneft Việt Nam đã đồng ý hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation. Cã hai thiệt hại to tát này xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.
Trong thời điểm khó khăn toàn diện do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam tiếp tục làm tiêu hao ngân sách cần thiết cho các mục tiêu hồi phục kinh tế. Nhưng chi phí khổng lồ cho chiến lược quốc phòng là trầm trọng hơn, vì mất tiền là trước và sau đó là mất biển.
Địa chính trị của lưu vực sông Mê Kông
Quyền kiểm soát thượng nguồn Mê Kông của Bắc Kinh và một chuỗi các đập nước trong nội địa đã hoặc đang xây dựng, giúp Trung Quốc có lợi thế quan trọng. Cũng giống như COC và UNCLOS trong tranh chấp Biển Động, giải quyết vấn đề cần phải đặt trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, đó là Công ước LHQ về Luật Sử dụng các Nguồn nước Quốc tế không vì Mục đích Đi lại (UN Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses). Nhưng Việt Nam là một đất nước hạ nguồn bị ảnh hương trực tiếp và khối ASEAN đã không quan tâm đến cơ sở pháp lý để làm cho đối sách thích hợp.
An ninh nguồn nước, đặc biệt là với tác động của biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề sinh tử cho dân chúng trong vùng. Thiếu nước làm cho các trung tâm dân cư lớn không còn điều kiện sống còn. Thảm hoạ của Đập Tam Hiệp và ngập nước mặn ở miền Tây Nam Bộ là một thực tế thương đau cho các nạn nhân vô tội. Có nhiều cảnh báo quốc tế về nguy cơ nghiêm trọng này, nhưng Việt Nam vẫn chưa có phản ứng nào.
Tóm lại, Việt Nam có những sai lầm trong khi nhận định về nguy cơ địa chính trị và không có ý chí chính trị để đối phó. Điều này khiến việc dự đoán tương lai của Việt Nam trở nên hết sức dễ dàng: Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng đang tự đào hố chôn mình.
Sau đây là bản dịch bài viết của GS Bùi Mẫn Hân:
***
Quyết định của Anh cấm doanh nghiệp Hoa Vi sử dụng mạng 5G của họ, đó chỉ là thất bại ngoại giao mới nhất của Trung Quốc. Vì vậy, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy nghĩ về cách đối phó với Vương quốc Anh, họ nên tuân thủ quy tắc đầu tiên về cái hố: Khi rơi trong một cái hố, hãy ngừng đào sâu thêm.
Quyết định của Anh cấm doanh nghiệp Hoa Vi sử dụng mạng 5G đã giáng cho Trung Quốc một đòn đau. Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn tin là Vương quốc Anh tuân theo các quyết định trước, đó là cho phép gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc cung cấp thiết bị không quan trọng của mạng lưới 5G cho Anh.
Nhưng hai việc phát triển gần đây đã đưa tới một quyết định như vậy là không thể duy trì. Đầu tiên là việc Hoa Kỳ leo thang chiến cuộc với Hoa Vi. Trong tháng Năm, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh mới cấm các nhà cung cấp sử dụng công nghệ Mỹ cung cấp chất bán dẫn cho Hoa Vi . Do công nghệ Hoa Kỳ được sử dụng để sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến mà các sản phẩm là của Hoa Vi, bao gồm các cơ sở chính của 5G, nên nguồn cung của doanh nghiệp sẽ bị cắt, khiến việc sản xuất thiết bị 5G trong tương lai gần như là không thể.
Viễn cảnh cho một nhà cung cấp chủ yếu của mạng 5G tại Anh sẽ không còn có thể xây dựng và duy trì hệ thống của mình, là mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều so với việc rình rập tiềm năng của Trung Quốc. Không có chính phủ nào có trách nhiệm đủ khả năng để đương đầu với một rủi ro như vậy. Vì vậy, những ngày đen tối của Hoa Vi gần kề, ngay sau khi chính phủ Mỹ bóp cò súng vào tháng Năm. Câu hỏi duy nhất là khi nào Thủ tướng Boris Johnson báo hung tin cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
Sự phát triển thứ hai giúp Johnson dễ dàng hơn trong việc chấp nhận lệnh cấm Hoa Vi, đó là việc Trung Quốc áp đặt luật mới về an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Pháp chế hà khắc này được đề xuất vào cuối tháng Năm và được thông qua bởi Quốc hội bù nhìn Trung Quốc vào ngày 30 tháng 6, nó đã chấm dứt quy chế tự trị của thuộc địa cũ của Anh trong tất cả các mục đích thực tiễn.
Từ quan điểm của Vương quốc Anh, hành động của Trung Quốc là vi phạm trắng trợn Bảng Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về Hồng Kông, trong đó bao gồm Trung Quốc cam kết tôn trọng và bảo vệ hệ thống pháp lý và quyền tự do dân sự của thành phố trong 50 năm sau khi thay đổi với sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng, Vương quốc Anh quá yếu để chống trả. Rõ ràng, họ đã sai lầm. Vương quốc Anh đã quyết định có lập trường về Hồng Kông và Hoa Vi là một mục tiêu dễ dàng và rõ ràng.
Trung Quốc có thể bị cám dỗ để chống trả, và dường như có rất nhiều đòn bẫy. Trung Quốc có thể siết chặt các doanh nghiệp của Anh đang giao thương tại Trung Quốc. Ví dụ như HSBC, một ngân hàng khổng lồ của Anh dễ bị tổn thương một cách đặc biệt khi bị gây áp lực bởi vì hoạt động của tập đoàn này tại Hồng Kông, chiếm hơn một nửa lợi nhuận và một phần ba doanh thu. Trung Quốc cũng có thể cắt giảm các giao dịch tài chính mà họ thực hiện thông qua Luân Đôn và giảm số lượng sinh viên Trung Quốc mà họ gửi đến các trường cao đẳng và đại học ở Vương quốc Anh.
Nhưng các biện pháp trả đũa như vậy, cho dù rất hấp dẫn, cuối cùng, sẽ có tác dụng ngược lại. Thúc đẩy HSBC ra khỏi Hồng Kông chắc chắn sẽ hủy hoại thành phố như một trung tâm tài chính toàn cầu, bởi vì Trung Quốc sẽ không thể tìm được một ngân hàng toàn cầu khác để đảm nhận vai trò quan trọng của mình. Với những căng thẳng ngày càng siết chặt giữa Mỹ và Trung Quốc, thật khó tưởng tượng rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ Citi hay JPMorgan Chase như một người kế nhiệm cho HSBC.
Tương tự như vậy, các biện pháp hạn chế học tập tại Vương quốc Anh sẽ làm tổn thương cho Trung Quốc nhiều hơn. Hiện tại, khoảng 120.000 người Trung Quốc đang học tại Anh. Thách thức đối với Trung Quốc là có rất ít lựa chọn thay thế tốt nếu họ muốn gửi sinh viên đi học một nơi nào khác. Hoa Kỳ đang xem xét hạn chế sinh viên Trung Quốc dựa trên lý do an ninh quốc gia. Trung Quốc đã đe dọa Úc sẽ giảm số lượng khách du lịch và sinh viên Trung Quốc. Các trường đại học Canada, hiện có khoảng 140.000 sinh viên Trung Quốc, có khả năng hạn chế. Việc tranh chấp Trung Quốc và Canada trong việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp Hoa Vi, sang Hoa Kỳ, dường như làm cho khả năng Trung Quốc gửi thêm sinh viên đến đó khó khả thi.
Điều này chỉ minh họa cho một thực tế đáng lo sợ mà Tập Cận Bình hiện đang phải đối mặt: Trung Quốc nhanh chóng mất bạn ngay khi họ cần bạn nhất. Chỉ trong vài tháng qua, mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ đã bị giáng một đòn nặng nề sau cuộc đụng độ đẫm máu tại biên giới khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ (và một số lượng binh sĩ Trung Quốc không xác định) thiệt mạng. Để trừng phạt Úc vì dám kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của COVID-19, Trung Quốc đã áp thuế đối với lúa mạch Úc và đe dọa các biện pháp trừng phạt khác. Vào ngày 14 tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo Sách trắng Quốc phòng gần đây của Nhật Bản bằng ngôn ngữ khắc nghiệt khác thường, làm dấy lên nghi ngờ về mối quan hệ mà Tập Cận Bình đã cố gắng khởi động để xích lại gần nhau với Thủ tướng Shinzo Abe.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chịu trách nhiệm với chính họ vì sự cô lập quốc tế ngày càng gia tăng. Với ý thức thổi phồng sức mạnh của mình, với một bàn tay yếu đuối, họ đã vung tay quá đà và thúc đẩy các nước thân thiện hoặc trung lập như Anh, Canada, Ấn Độ và Úc vào vòng tay của Hoa Kỳ, hiện nay là đối thủ về địa chính trị của Trung Quốc.
______
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư môn Công quyền học tại Claremont McKenna College và là Thành viên cao cấp không thường trú của Quỹ Marshall, Hoa Kỳ.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.