Tin Việt Nam – 05/06/2020
Friday, June 5, 2020
8:26:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Tỉnh Bắc Ninh cho rằng công ty Trung Cộng xây “lén lút” ở đất liền không đáng sợ
Tin Vietnam.- Sau khi bị báo Giao thông loan tin việc công ty trách nhiệm hữu hạn in Yaolong của Trung Cộng xây trái phép hàng loạt công trình có diện tích 20,000 m2 tại khu công nghiệp Châu Phong, tỉnh Bắc Ninh thì Chánh văn phòng sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho rằng không có gì phải sợ.Giải thích cho quan điểm này trên báo Giao thông ngày 4 tháng 6 năm 2020, ông Trịnh Hữu Hùng, Chánh văn phòng sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh nói báo Giao thông hãy bình tĩnh vì liên quan đến đầu tư của Trung Cộng.
Việc xây dựng trái phép, của công ty Yao Long, theo ông Hùng là vi phạm nhưng không có gì phải sợ, nếu là lấn chiếm như ở Đà Nẵng, ở bờ biển thì mới sợ. Cũng bảo vệ cho hành vi của công ty Yao Long, ông Trịnh Hữu Hùng, Chánh văn phòng uỷ ban tỉnh Bắc Ninh tuyên bố với báo Giao thông là, việc này là của “bọn anh” tức là của riêng các đảng viên tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, cách mà các viên chức Cộng sản đối xử với phía Trung Cộng khác hoàn toàn với người dân Việt Nam.
Cụ thể vào ngày 10 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền thành phố Tam Kỳ đã kéo đến nhà bà Phan Thị Lan, ở thôn Đông An, phường Hoà Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để phá nát cái chuồng heo, rồi bắt luôn 10 con heo trong chuồng của bà Lan để mang đi “tạm giữ” vì bà xây không xin phép. Hoặc vào năm 2016, nhà cầm quyền tỉnh Cao Bằng quyết tâm từ chối cấp giấy phép cho ông Hoàng Quý Dương xây chuồng gà trên đất nhà mình.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tinh-bac-ninh-cho-rang-cong-ty-trung-cong-xay-len-lut-o-dat-lien-khong-dang-so/
Tổng thầu đường sắt Cát Linh
nêu lý do đòi 50 triệu USD
“Nếu không có 50 triệu USD để thanh toán cho các nhà cung cấp thiết bị thì họ không cử người sang. Chỉ cần 1 trong số 11 nhà cung cấp thiết bị chuyên ngành không cử người sang thì không thể hoàn thành được công việc chạy thử và nghiệm thu”.Đó là lý do được ông Đường Hồng, Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông của Tổng thầu EPC Trung Quộc đưa ra hôm 4 tháng 6, lý giải cho việc đề nghị phía Việt Nam thanh toán 50 triệu USD trước khi đưa chuyên gia sang thực hiện chạy thử tàu và nghiệm thu dự án.
Trước đó, hôm 1 tháng 6, truyền thông trong nước loan tin Tổng thầu Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội dù không hứa ngày chạy tàu, nhưng lại đề nghị giao thêm số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác hoàn thiện.
Vào ngày 2 tháng 6, Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam phát đi thông cáo báo chí liên quan khoản tiền này, cho biết số tiền 50 triệu đô la Mỹ không phải là chi phí phát sinh tăng thêm và hiện chưa thanh toán cho Tổng thầu Trung Quốc. Bộ này cho rằng việc Tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu đô la Mỹ trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/general-contractor-of-catlinh-railway-tell-the-reason-for-demanding-usd-50-million-06042020195341.html
Việt Nam phân chia lại vùng miền,
nhiều tỉnh ‘đổi địa chỉ’
Việt Nam đang lên kế hoạch phân chia lại vùng miền, từ 6 vùng hiện tại lên 7 vùng, với mục đích được nêu là “để phát triển nhanh hơn”.Hiện nay, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế – xã hội, gồm Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
Trong giai đoạn 2021-2030, số vùng có thể tăng lên 7, theo nội dung cuộc họp ngày 4/6 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì để bàn về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030.
Hai phương án
Theo báo điện tử Chính phủ, phương án phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng nhằm triển khai Luật Quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030, trình Chính phủ 2 phương án.
Phương án 1 sẽ giữ nguyên 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, tách Trung du và miền núi phía Bắc hiện tại thành Đông Bắc và Tây Bắc, tách Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, điều chỉnh 1 tỉnh (Bình Thuận) sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào Nam Trung bộ.
Vùng Đông Nam bộ mới được hình thành trên cơ sở Đông Nam bộ hiện nay và bổ sung thêm 2 tỉnh (Lâm Đồng và Bình Thuận).
Phương án này được 1 bộ và 4 địa phương đồng thuận, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cũng theo bộ này, phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận, là phương án do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất và chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện.
Theo phương án 2, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung sẽ được tách thành 2 vùng, Bắc Trung bộ và vùng Nam Trung bộ, mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.
Như vậy, vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh; vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ gồm 15 tỉnh, thêm 4 tỉnh là Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang; vùng Bắc Trung bộ gồm 5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế; vùng Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Các vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) vẫn giữ nguyên.
‘Không nên vẽ cho đẹp’
Phương án 2 được nhiều ban ngành, địa phương chọn vì “có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng”, báo điện tử Chính phủ cho biết.
Báo Lao Động dẫn lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định phương án phân vùng cần tạo ra các không gian phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.
Phương án này cũng giúp mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng giải thích việc tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng được đánh giá là hợp lý, do vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện quá dài, đến hơn 1.300 km khiến các hoạt động giao lưu, kết nối hạn chế. Vùng này lại có diện tích quá lớn, trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu tiết giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội.
Phương án 2 cũng đưa ra việc mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, do đây là các tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi để tăng tốc phát triển.
Theo đó, Hòa Bình – Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Phú Thọ, Thái Nguyên – Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như gang thép Thái Nguyên, Samsung, giấy Bãi Bằng…
Cát Linh – Hà Đông: ‘Dư luận Việt Nam chê Trung Quốc, Trung Quốc trách Việt Nam’?
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu đôla Mỹ
Cao tốc Bắc-Nam, nhà thầu TQ và lòng dân Việt
Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng cần tạo các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển, chẳng hạn vùng Thủ đô và vùng TP HCM là 2 vùng đặc thù.
Dù phương án 2 được đánh giá là “có sự đồng thuận cao”, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra.
Báo Thanh Niên dẫn lời Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng Long An và cả Tiền Giang thực chất không nằm trong lưu vực sông Cửu Long mà thuộc về khu vực Đông Nam bộ.
“Có lẽ ta nên liều một tí, đưa Long An, Tiền Giang về miền Đông Nam bộ thì TP.HCM mới là trung tâm gắn kết vùng được”, ông Thái đề xuất.
Ông Thái cũng cho rằng nếu sau khi quy hoạch vùng xong rồi “mà chỉ xuân thu nhị kỳ họp với nhau để cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau nhưng không có thể chế nào để liên kết vùng thì không có ý nghĩa”.
“Cần phải có cơ chế, thể chế để điều hành vùng. Không phải quy hoạch để vẽ cho đẹp mà không có ai điều hành, điều tiết. Đó là chỗ yếu nhất từ quy hoạch tới điều hành”, ông Thái nói.
Dự kiến báo cáo hoàn thiện về phân vùng sẽ được trình chính phủ quyết định ngay trong tháng 6.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52916869
Băn khoăn về việc dùng đá hoa cương
lát vỉa hè Hồ Gươm!
Dự án lát đá vỉa hè bắt đầu từ năm 2010Truyền thông trong nước cho biết dự án lát đá vỉa hè quanh Hồ Gươm được khởi động từ năm 2010 và vừa được tiếp tục tiến hành vào cuối tháng 5, sau gần một thập niên bị dừng.
Dự án này được nói thuộc một trong những công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Thế nhưng, việc lát những viên đá xanh cỡ lớn mới từ đoạn nhà hát múa rối Thăng Long đến nhà hàng Thuỷ Tạ phải bị dừng, do lo ngại lãng phí và loại đá mới có thể gây trơn trượt.
Báo mạng VNExpress.net, vào ngày 3/6 dẫn lời Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, ông Phạm Tuấn Long cho hay lần lát đá này sử dụng đá hoa cương xuất xứ từ Bình Định. Đá lát và đá bó vỉa hè được cắt theo thiết kế tại nhà máy để đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và không gây bụi, ồn nơi thi công.
Hồi trung tuần tháng 3/2018, ông Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng cho RFA biết lý do vì sao phải tiếp tục dự án lát đá vỉa hè quanh Hồ Gươm. Chúng tôi xin dẫn lại lời của ông:
Về hiệu quả kinh tế thì một khi người ta chẻ đá để dùng vào lót đường, người ta chẻ theo quy cách để đem ra là lót được liền, gọi là đá tự chèn, để xuống đất, cát là tự bám luôn và khi muốn xử lý mang đi chỗ khác thì cũng không bị khó khăn vì không phải trộn phụ gia, xi-măng để lót. Cho nên tính về hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại đá này để lót đường thì rất phù hợp, chứ không phải dùng loại đá hoa cương, đá granite đắt tiền để lót đường là không phải. Về hiệu quả thẩm mỹ, thì có những trục đường, những tuyến đường, hoặc những điểm nhấn như phố đi bộ Nguyễn Huệ, ở TP.HCM cũng lót đá, thì sử dụng loại vật liệu này mang dáng vẻ tạo hình về kiến trúc phù hợp và hợp lý hơn so với dùng các vật liệu khác như xi-mămg hay gạch con sâu
-Kỹ sư xây dựng ẩn danh
“Hiện nay đường cấp thoát nước cũng như đường điện ở đây đang bị xuống cấp cần phải đầu tư cải tạo lại và nhân dịp này thì cũng cải tạo hoàn chỉnh luôn cho vật liệu bề mặt cho các đường dạo và thảm cỏ.”
Vào thời điểm đó, ông Phạm Tuấn Long cho truyền thông biết theo dự kiến toàn bộ gạch bloc và ngay cả các diện tích đá xanh phía đường Đinh Tiên Hoàng được lát trong dịp 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vào năm 2010 sẽ được thay bằng loại đá granite tự nhiên dày 10cm, có nguồn gốc từ tỉnh Bình Định. Ông Long cho biết thêm đang trong quá trình lấy ý kiến của người dân, nhưng ông không đề cập đến kinh phí của dự án được dự trù là bao nhiêu.
Vào hôm 3/6/2020, ông Phạm Tuấn Long nói với báo giới quốc nội rằng các nhà khoa học tham vấn về vật liệu thích hợp dùng lát vỉa hè Hồ Gươm để đạt các tiêu chí thẩm mỹ, an toàn, không trơn trượt khi trời mưa và bền vững. Đá hoa cương Bình Định được cho đáp ứng được các tiêu chí này. Và thông tin về mức kinh phí vẫn không được tiết lộ.
Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng được báo giới dẫn lời xác nhận việc thay thế đá ở Hồ Gươm là rất cần thiết và là kết quả của tranh luận nhiều năm qua giữa các chuyên gia, chứ không đơn thuần chọn loại đá như hiện đang dùng. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông còn cho rằng phần lớn cộng đồng sẽ đồng tình với quyết định này của Chính quyền quận Hoàn Dư luận nói gì?
Một kiến trúc sư trẻ ở Sài Gòn, không muốn nêu tên, lên tiếng với RFA rằng theo thông tin trong giới thì anh được biết việc lát đá Bình Định cho vỉa hè Hồ Gươm lần này được mài sơ không quá bóng và không trơn và đây là loại đá đặc trưng được dùng để lát vỉa hè sử dụng lâu bền. Đặc biệt, khu vực vỉa hè thường có ô tô đậu thì tránh bị lún và vỡ.
Đài RFA cũng liên lạc với một kỹ sư xây dựng là giám đốc quản lý dự án công trình đầu tư xây dựng của một tập đoàn tư nhân tại TP.HCM liên quan vấn đề này. Vị kỹ sư ẩn danh xác nhận việc dùng các loại đá được khai thác từ những mỏ đá của Việt Nam để lót vỉa hè là phổ biến. Lên tiếng về việc lát đá Bình Định của Chính quyền thành phố Hà Nội ở Hồ Gươm, vị kỹ sư giải thích rằng chi phí không cao, vì:
“Các loại đá lót đường ở Việt Nam nhiều lắm. Đặc biệt ở các mỏ đá khu vực miền Trung và miền Bắc. Thứ hai về hiệu quả kinh tế thì một khi người ta chẻ đá để dùng vào lót đường, người ta chẻ theo quy cách để đem ra là lót được liền, gọi là đá tự chèn, để xuống đất, cát là tự bám luôn và khi muốn xử lý mang đi chỗ khác thì cũng không bị khó khăn vì không phải trộn phụ gia, xi-măng để lót. Cho nên tính về hiệu quả kinh tế khi sử dụng loại đá này để lót đường thì rất phù hợp, chứ không phải dùng loại đá hoa cương,đá granite đắt tiền để lót đường là không phải. Thứ ba về hiệu quả thẩm mỹ, thì có những trục đường, những tuyến đường, hoặc những điểm nhấn như phố đi bộ Nguyễn Huệ, ở TP.HCM cũng lót đá, thì sử dụng loại vật liệu này mang dáng vẻ tạo hình về kiến trúc phù hợp và hợp lý hơn so với dùng các vật liệu khác như xi-mămg hay gạch con sâu.”
Trong khi đó, một số người dân ở Hà Nội Đài RFA tiếp xúc vào khỏang thời gian tháng 3 năm 2018, khi Chính quyền quận Hào Kiếm thông báo sẽ tiếp tục thực hiện dự án lát đá vỉa hè Hồ Gươm chia sẻ rằng họ thấy bị lãng phí. Và hiện tại trong lúc việc lát đá đang diễn ra, cư dân Hà Nội cảm nhận ra sao? Anh Lê Hoàng, vào tối ngày 4/6/2020 bày tỏ với RFA:
“Thật ra việc lát vỉa hè này thì người ta đã làm nhiều lần rồi. Trước đây, có lát đá xanh, loại đá xanh trên núi. Người ta nói đá này rất bền hơn 20 năm, nhưng làm mới được mấy năm thì bị hỏng hết rồi. Thành ra, người ta làm mặc kệ cho xong rồi hỏng và lại làm dự án thay mới. Như thế thì rất là phí tiền thuế của dân. Mình thấy vô lý quá vì họ nói rằng sử dụng được lâu nhưng làm xong được khoảng vài năm rồi hỏng, đâu lại vào đấy, không được bền vững gì cả.”
Anh Nguyễn Văn Khánh tiếp lời:
Thật ra việc lát vỉa hè này thì người ta đã làm nhiều lần rồi. Trước đây, có lát đá xanh, loại đá xanh trên núi. Người ta nói đá này rất bền hơn 20 năm, nhưng làm mới được mấy năm thì bị hỏng hết rồi. Thành ra, người ta làm mặc kệ cho xong rồi hỏng và lại làm dự án thay mới. Như thế thì rất là phí tiền thuế của dân. Mình thấy vô lý quá vì họ nói rằng sử dụng được lâu nhưng làm xong được khoảng vài năm rồi hỏng, đâu lại vào đấy, không được bền vững gì cả
-Anh Lê Hoàng
“Thứ hai nữa là trong tình hình khó khăn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung mà chính quyền thành phố bỏ ra số tiền lớn để lát đá hoa cương ở khu vực bờ hồ thì gây lãng phí và tốn kém. Chúng tôi cho rằng có rất nhiều nhiều giải pháp khác, mà thật ra tình trạng bị sụt lún không nhiều. Tôi thường xuyên đi chụp ảnh quanh bờ hồ thì tôi thấy không ảnh hưởng gì mấy, nhưng người ta cố tình làm như thế để có mục tiêu khác. Chúng tôi đã quan sát từ rất nhiều năm rồi thì các vỉa hè ở Hà Nội cứ bới lên lật xuống liên tục và nhất là khu vực bờ hồ là khu vực trung tâm của thủ đô.”
Chúng tôi cũng ghi nhận qua trang fanpage báo giới chính thống quốc nội, nhiều ý kiến khác biệt của độc giả được chia sẻ. Trong đó, phần đông lo ngại về tình trạng tương như anh Lê Hoàng và anh Nguyễn Văn Khánh. Và một số độc giả khác ủng hộ việc lát đá hoa cương ở Hồ Gươm, tuy nhiên họ thắc mắc rằng vì sao không chờ dự án làm bờ kè Hồ Gươm xong rồi hẳn làm hoặc liệu rằng mỹ quan của khu vực này rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc đào cống, chôn cáp hay chăng?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ho-guom-pavement-is-paved-with-granite-what-public-concerns-06042020141841.html
Sau dịch, trường đại học Y khoa tại Sài Gòn
tăng học phí từ 2 đến 5 lần
Tin Vietnam.- Sau khi ngành điện, nước tăng giá trong lúc người dân Việt Nam đang gặp khó khăn về dịch coronavirus thì giờ đây trường đại học Y dược tại Sài Gòn lại tuyên bố tăng tiền học phí lên mức 2 đến 5 lần cho từng chuyên ngành học.Sự việc được báo Vnexpress loan tải vào ngày 3 tháng 6 năm 2020. Hiện tại, mức học phí đối với sinh viên trường đại học Y dược tại Sài Gòn là 13 triệu đồng/năm, sau khi tăng thì sẽ lên mức từ 30 đến 70 triệu đồng/năm tuỳ vào từng ngành. Ngành có mức tăng học phí cao nhất là Răng hàm mặt với giá 70 triệu đồng/năm, tiếp đến là Y khoa với giá 68 triệu đồng/năm. Đặc biệt, việc tăng này được tính theo giá luỹ tiến, năm sau sẽ cao hơn năm trước 10%.
Như vậy, nếu một sinh viên muốn trở thành báo sĩ đa khoa thì phải học 6 năm với mức học phí phải đóng tổng cộng là 500 triệu đồng. Việc tăng học phí này khiến nhiều sinh viên, phụ huynh lo lắng, nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ không có khả năng cho con học ngành y nữa.
Không chỉ vậy, một điều khá bất công đối với ngành y ở Việt Nam là ngành này có đặc thù đòi hỏi các sinh viên phải học với thời gian dài, và nhiều hơn đối với các ngành khác nhưng khi đi làm thì mức lương của các bác sĩ cũng chỉ bằng lương của các cử nhân ngành khác.
Giải thích cho việc tăng học phí cao từ năm 2020, ông Nguyễn ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo đại học Y dược cho biết, do trường thực hiện tự chủ đại học theo luật Giáo dục đại học. Còn trước đây thì trường được nhận sự hỗ trợ từ bộ Y tế Cộng sản, nhưng khi tự chủ thì sẽ không còn được nhận nữa, trong khi đó việc đào tạo ngành Y rất tốn kém.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sau-dich-truong-dai-hoc-y-khoa-tai-sai-gon-tang-hoc-phi-tu-2-den-5-lan/
Ngành Thông tin và Truyền thông
xử phạt hàng loạt doanh nghiệp viễn thông
Trong đợt thanh tra diện rộng từ ngày 1 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã xử phạt hàng loạt công ty viễn thông do các vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ thuê bao di động trả trước. Báo trong nước đưa tin hôm 4 tháng 6 năm 2020.Qua thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã xử phạt 12 chi nhánh của các doanh nghiệp viễn thông với tổng số tiền là 190 triệu đồng; xử phạt 21 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông gần 227 triệu đồng. Các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone, Vietnamobile đều bị Cục Viễn thông phạt mỗi nhà mạng 90 triệu đồng. Tổng số tiền xử phạt của đợt thanh tra diện rộng này là 777 triệu đồng. Lực lượng thanh tra đã xử lý, tịch thu 6.900 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ (SIM rác).
Theo các Sở Thông tin và Truyền thông, SIM rác tồn tại nhiều là do các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đã lợi dụng quy định là “cá nhân, tổ chức có thể đăng ký sử dụng nhiều thuê bao để thực hiện các thủ tục đăng ký thông tin cho nhiều SIM” để đăng ký SIM và bán SIM đã kích hoạt trước.
Thêm vào đó, nhiều điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lợi dụng thông tin cá nhân của khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ trước đây để tiếp tục giao kết hợp đồng. Ngoài ra, do các doanh nghiệp chiết khấu trực tiếp với mức cao cho các đại lý khi phát triển thuê bao mới nên dẫn đến tình trạng các đại lý đã đăng ký và kích hoạt bán SIM rác để thu lợi.
Số lượng thuê bao của nhà mạng Viettel hiện nay gần 67,5 triệu; Vinaphone có gần 32 triệu; Mobifone có hơn 26 triệu; Vietnammobile có hơn 4,4 triệu và mạng Gtel có gần 239.000 thuê bao.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/departm-of-infor-communica-sanctioned-a-series-of-telecom-businesses-06042020195051.html
Tòa án Thái Nguyên tuyên y án
đối với tài xế container Lê Ngọc Hoàng
Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vào ngày 5/6 đã tuyên y án 4 năm 6 tháng đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng trong vụ xe container tông xe Inova đi lùi trên cao tốc khiến 5 người chết và 5 người bị thương.Theo bản án phúc thẩm, bị cáo Hoàng bị kết tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và cho rằng việc bị cáo Hoàng không nhận tội trong toàn bộ quá trình xét xử nhằm trốn tránh trách nhiệm trong vụ tai nạn xe hồi tháng 11/2016.
Bản án phúc thẩm khẳng định, đây là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và hậu quả vô cùng nặng nề. Do đó, hội đồng xét xử quyết định không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng và giữ nguyên bản án sơ thẩm với mức phạt 4 năm 6 tháng tù giam và cấm ông Hoàng hành nghề lái xe trong 2 năm sau khi chấp hành xong bản án.
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 19/11/2016, anh Lê Ngọc Hoàng tài xế đang lái chiếc container trên cao tốc với tốc độ khoảng 60 km/h thì thấy chiếc xe khách Innova do tài xế Ngô Văn Sơn đang đi lùi để tránh nút giao thông. Hồ sơ vụ án nói Anh Lê Ngọc Hoàng không giảm phanh tốc độ, cũng không thể chuyển làn vì có ô tô phía sau vượt lên nên tông thẳng vào xe Innova từ phía sau khiến 4 người thiệt mạng tại chỗ.
Ngay khi phiên tòa kết thúc, giới tài xế và người dân trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, chia sẻ rộng rãi các bài viết, quan điểm cho rằng bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên là không thuyết phục, vội vàng.
Vụ án xảy ra hơn 3 năm trước, trải qua 10 phiên sơ thẩm, bốn lần phúc thẩm, HĐXX đều nhận định cả 2 tài xế có lỗi. Tuy nhiên, bị cáo Hoàng liên tiếp kêu oan. TAND Cấp cao tại Hà Nội kháng nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với vụ án để xét xử theo trình tự giám đốc thẩm. Sau đó, Ủy ban Thẩm phán của TAND Cấp cao đã chấp nhận kháng nghị.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-nguyen-court-pronounced-judgment-against-container-driver-le-ngoc-hoang-06052020083347.html
Một cán bộ hải quan bị bắt liên quan đến buôn lậu
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 5/6 phê chuẩn quyết định của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Chí Kiên – chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.Báo trong nước trích thông tin từ Bộ Công an loan tin ngày 5/6.
Tin cho biết quyết định của Cơ quan An ninh Điều tra đưa ra ngày 4/6 đề nghị bắt và khởi tố Phạm Chí Kiên, sinh năm 1984, Chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan.
Ông Kiên có liên quan đến vụ án “Buôn lậu” xảy ra tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai được điều tra theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11 và Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền số 05 của Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan ký ngày 6/8/2019.
Hiện Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của bị can và trách nhiệm những người có liên quan theo quy định của pháp luật.
Cũng trong ngày 5/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa bắt giữ Trần Đại Thủy, sinh năm 1977, Trưởng đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình để điều tra, làm rõ hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Báo trong nước trích thông báo được Đại tá Phạm Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định đưa ra cùng ngày, cho biết thêm Trần Đại Thủy cùng 3 người bị bắt trước đây là nhóm đối tượng hoạt động tương tự như nhóm Đường “Nhuệ” ở Thái Bình nhưng chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trước đó, Công an tỉnh Nam Định vào ngày 5/5 đã ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự 3 người gồm Nguyễn Văn Quang, 23 tuổi; Trần Xuân Hà, 47 tuổi và Bùi Hải Quang, 42 tuổi để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra cho hay các đối tượng trên đã cùng một số người khác xuống các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu từ tháng 11/2019 để đe dọa một số cơ sở dịch vụ tang lễ, yêu cầu các cơ sở này khi nhận ca hỏa táng phải báo cho nhóm biết và thu 500.000 đồng/ca của các cơ sở hỏa táng.
Theo kết quả điều tra, những đối tượng vừa nêu đã chiếm đoạt 39 triệu đồng của 5 người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-customs-officer-was-arrested-because-of-smuggling-06052020093720.html
Cựu trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 1
lãnh án 7 năm 6 tháng tù
Toà án nhân dân TPHCM ngày 5/6 tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Cường, nguyên trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1 tổng hình phạt 7 năm 6 tháng tù.Hình phạt được đưa ra sau 3 ngày xét xử. Trong đó, ông Lê Quốc Cường (60 tuổi) bị tuyên 6 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS 1999 và 1 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165.
Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào cùng ngày.
Theo tờ Tin Tức, cùng lãnh án với ông Cường còn có Lê Thị Minh Hiền-cựu Giám đốc Ngân hàng dầu khí toàn cầu (GPBank) chi nhánh TPHCM và Nghiêm Tiến Sỹ-cựu Phó giám đốc GPBank. Cả hai nhận án lần lượt là 14 năm tù và 7 năm tù về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139.
Riêng Huỳnh Thị Cúc, cựu Thủ quỹ Ban bồi thường bị tuyên phạt 9 tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Theo cáo trạng, từ tháng 10/2009 đến 7/2010, Lê Thị Minh Hiền đã gây thất thoát 10,5 tỉ đồng do tạm ứng quỹ để tiêu xài cá nhân. Cùng lúc đó, Ban GPMB Quận 1 mở 4 tài khoản tiền gửi tại GPBank có tổng số dư gần 10,8 tỉ đồng. Do quen biết Hiền nhờ ông Cường dùng khoản tiền gửi tại GPBank bảo lãnh khoản vay 10,5 tỉ tại ngân hàng khác.
Cường đồng ý ký giấy để bảo lãnh khoản vay 10,5 tỷ cho Hiền.
Hiền đã thực hiện tất toán 4 tài khoản trên nhưng chỉ thao tác trên chứng từ. Thực chất chỉ có gần 280 triệu đồng chuyển đến Ngân hàng Agribank Chi nhánh Chợ Lớn. Số tiền còn lại trong 4 tài khoản vẫn ở Ngân hàng GPBank. Cáo trạng kết luận, việc lập hồ sơ vay tiền từ tài khoản bảo lãnh chỉ là hình thức, mục đích thực sự của Hiền là chiếm đoạt 10,5 tỉ đồng của Ban BTGPMB quận 1.
Bị cáo Nghiêm Tiến Sỹ biết rõ Hiền làm thâm hụt 10,5 tỉ đồng của Ngân hàng nhưng vẫn giúp đỡ Hiền giải quyết hậu quả trái pháp luật.
Cường đã đòi Hiền trả lại số tiền trên nhưng bà này mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, Cường còn cùng Huỳnh Thị Cúc (nguyên thủ quỹ Ban Bồi thường GPMB quận 1) lập chứng từ kế toán, để ngoài sổ sách, gây thiệt hại cho Ban BTGPMB quận 1 số tiền 698 triệu đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-head-of-district-1-compensation-land-clearance-get-jail-sentence-06052020082834.html
16 người lãnh án tù vì chống cưỡng chế ở Vân Đồn
16 người chống cưỡng chế lồng bè ở cảng Vạn Hoa, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hồi tháng 11 năm 2019 vừa bị Toà án Nhân dân huyện Vân Đồn hôm 3/6 kết án tù với cáo buộc “Cố ý gây thương tích” và “Chống người thi hành công vụ”.Cụ thể, các án tù được tuyên bao gồm Nguyễn Văn Tiến – 17 tháng tù, Nguyễn Văn Cương – 18 tháng tù, Nguyễn Hải Ninh, Lê Công Thực, Lê Công Thiện, Cao Văn Nhặt, Nguyễn Văn Oanh – mỗi người 12 tháng tù.
Những bị cáo bị tuyên án treo gồm Nguyễn Thị Ân – 15 tháng, Đinh Thị Vui, Cao Văn Hùng, Vũ Thị Thương, Nguyễn Thị Khương, Lê Thị Thoa -12 tháng, Từ Tú Tâm, Đỗ Thị Bích, Phạm Văn Tiến – 9 tháng.
Theo cáo trạng trước toà được truyền thông trong nước trích đăng, những người này thuộc 7 hộ dân có lồng bè tại cảng Vạn Hoa, xã Vạn yên, huyện Vân Đồn. Ngày 14/11/2019, UBND huyện Vân Đồn đã thực hiện lệnh cưỡng chế các lồng bè này để giao vùng nước cho Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân quản lý theo một quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1996.
Báo Vietnamnet cho biết những hộ này đã vào cảng Vạn Hoa để tránh bão và được Trung đoàn 242 – Bộ Tư lệnh Hải quân đồng ý. Tuy nhiên sau đó các hộ này đã không chịu di chuyển ra ngoài.
Theo cáo trạng, do biết trước việc cưỡng chế nên vào tối ngày 13/11/2019, Nguyễn Văn Tiến – đại diện các hộ dân đã họp với các hộ dân bị cưỡng chế, chuẩn bị công cụ, phương tiện để chống cưỡng chế.
Vào sáng ngày 14/11/2019, khi tàu của lực lượng cưỡng chế đến, những người phản đối đã dùng loa phát thanh phản đối, và tìm cách đẩy các tàu công vụ ra ngoài, ném bát đĩa, chai thuỷ tinh có chứa xăng, bình ga mini về phía lực lượng cưỡng chế. Việc chống đối khiến 5 người thuộc lực lượng cưỡng chế bị thương.
Theo truyền thông trong nước, tại toà, tất cả các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội, ăn năn, hối lỗi và mong nhận được sự khoan hồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/16-senteneced-to-prison-for-opposing-eviction-06052020081842.html
Hơn 280 doanh nghiệp và 192 ngàn công nhân
ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tỉnh Bình Dương tính đến cuối tháng 5 vừa qua có hơn 280 doanh nghiệp cùng với hơn 192 ngàn công nhân bị tác động bởi dịch COVID-19.Truyền thông trong nước, vào ngày 5/6 dẫn báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương như vừa nêu. Cụ thể tính đến cuối tháng 5 đã có hơn 11 ngàn trường hợp công nhân bị chấm dứt hợp đồng; hơn 51 ngàn công nhân phải ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và tạm hoãn hợp đồng; gần 83 ngàn công nhân bị giảm giờ làm việc và đã có xấp xỉ 22 ngàn công nhân nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2020.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, bà Trương Thị Bích Hạnh cho biết công đoàn đã hỗ trợ số tiền 856 triệu đồng cho hơn 1700 công nhân; đồng thời đã cho hơn 800 công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay ưu đãi trên 4 tỷ đồng, với mức lãi suất 2%/năm qua Tổ chức Tài chính vi mô CEP.
Trong cùng ngày 5/6, Chính quyền tỉnh Bình Dương cho báo giới biết trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, tỉnh này đã có 150 ngàn lao động bị chấm dứt hợp đồng, 54 ngàn lao động nghỉ việc không lương, 9 doanh nghiệp xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, gần 20 ngàn hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng.
Tỉnh Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với số lượng công nhân 1,2 triệu người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-192k-workers-and-280-enterprises-in-binh-duong-province-effected-by-19-06052020083718.html
Thêm đảng viên cán bộ cấp cao bị kỷ luật
Thêm một số đảng viên giữ những chức vụ cao cấp trong hệ thống chính quyền Việt Nam bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật.Truyền thông trong nước vào ngày 5 tháng 6 dẫn thông tin vừa nêu từ kỳ họp thứ 45 của Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 6 vừa qua.
Tại kỳ họp, uỷ ban này quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Trần Ngọc Căng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Ủy Ban Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Ngãi
Trước đó tại kỳ họp thứ 44, UBKTTU cho rằng hai ông Trần Ngọc Căng và Lê Viết Chữ đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ đến mức phải xem xét kỷ luật.
Tiếp đến là quyết định thi hành kỷ luật, cách tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Bùi Văn Dum, thẩm phán Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình; đề nghị Ban Cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao báo cáo cấp thẩm quyền xem xét cách chức chức danh thẩm phán đối với ông Bùi Văn Dum.
Sai phạm của ông Bùi Văn Dum được chỉ ra là trong thời gian giữ chức huyện ủy viên, bí thư chi bộ, chánh án tòa án huyện Kim Bôi đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và qui định của pháp luật trong công tác xét xử, thi hành án hình sự.
Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thì hành kỷ luật ông Nguyễn Thành Thơ, Tỉnh ủy viên, nguyên bí thư ban cán sự đảng, chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp; và ông Phạm Văn Sáng, nguyên tỉnh ủy viên, nguyên bí thư đảng ủy, nguyên giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai.
Ông Nguyễn Thành Thơ bị cho đã vi phạm nghiêm trọng qui định của đảng, pháp luật Nhà nước trong việc lập và sử dụng quỹ trái phép trong công tác quản lý tài chính và phòng/chống tham nhũng.
Còn ông Phạm Văn Sáng vi phạm trong đầu tư mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị, thực hiện dự án đầu tư.
Ủy Ban Kiểm tra Trung ương cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Thanh Tùng, nguyên đảng ủy viên, nguyên phó chủ tịch UBND xã Ia Chim, thành phố Kontum, tỉnh Kontum. Ông này bị cho vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Ngoài những cá nhân vừa nêu, UBKT Trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng yêu cầu Ban Thường Vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban thường vụ tỉnh ủy Tuyên Quang và bí thư tỉnh ủy, phó bí thư tỉnh ủy, bí thư Ban Cán sự đảng, chủ tịch UBND tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm và sớm có biện pháp khắc phục những khuyết điểm, vi phạm được nêu ra. Ủy ban Kiêm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ và UBKT các tỉnh, thành ủy Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Phòng tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Cũng tin liên quan, vào ngày 4 tháng 6, Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông ký quyết định thi hành kỷ luật cách chức chánh thanh tra bộ đối với ông Đặng Anh Tuấn.
Ông này vào ngày 13 tháng 3 vừa qua bị Tòa án tỉnh Phú Thọ kết án 34 tháng cải tạo không giam giữ và bị cấm đảm nhiệm chức vụ 2 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt. Tội danh của ông Đặng Anh Tuấn là ‘có hành vi cố ý cản trở hoạt động của đoàn kiểm tra Bộ TT-TT. Hành vi này dẫn đến hậu quả không kịp thời ngăn chặn, xử lý đối với 14 game có yếu tố cờ bạn; từ đó để các cá nhân, tổ chức vận hành game để tổ chức đánh bạc trực tuyến.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-central-disciplinary-committee-proposes-penal-measures-for-corrupt-high-ranking-officials-06052020082636.html
Dự trữ quốc gia Việt Nam trong ngành nông nghiệp
còn nhiều bất cập!
Theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia, Bộ NN&PTNT được giao quản lý các nhóm mặt hàng gồm: Hạt giống cây trồng; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, thuốc phòng, chống dịch bệnh vật nuôi… Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia hầu như không được các địa phương đề nghị hỗ trợ, dẫn đến tồn kho nhiều, gây lãng phí ngân sách rất lớn. Tồn kho dự trữ quốc gia mặt hàng này hiện gần 258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Bà N., một nông dân trồng lúa ở An Giang nói với Đài Á Châu Tự Do về nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa của gia đình bà:
“Thuốc trừ sâu thì có hết trơn… chứ không có khó kiếm… cũng dễ… tại vì lúa khi mình mần… thì cần thuốc… phải có… Giá cả thì có lên, mùa rồi thì tám mấy… chín mấy… Mùa này thì một trăm mười mấy…”
Có thể chỉ dự trữ các loại thật sự cần thiết như thuốc diệt cỏ, kích thích lá phát triển nhanh, rể phát triển nhanh. Những loại này thì hiện nay không phải là hóa chất mà là thuốc, khuyến khích cây trồng phát triển.
-GS. Võ Tòng Xuân
Lý do được Bộ NN&PTNT đưa ra với báo chí trong nước là, việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật hạn chế và không linh hoạt trong công tác chống dịch, vì sinh vật gây hại cây trồng có những diễn biến bất thường, phát sinh những sinh vật gây hại mới…
Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn, khoảng từ 2 đến 3 năm, nên phải thường xuyên kiểm tra và luân chuyển hàng năm, dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do liên lạc một của hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở Hậu Giang, và được nhân viên cửa hàng cho biết thực tế việc các doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ:
“Hiện nay trên thế giới có thuốc gì mới nhất thì các doanh nghiệp đều có nhập về để kinh doanh. Các doanh nghiệp này có hệ thống cung ứng rất nhanh. Ngay cả khi dịch COVID-19 đang xảy ra, các doanh nghiệp cũng có lượng dự trữ của chính bản thân các doanh nghiệp. Khi cần thì chỉ trong vòng khoảng mấy ngày thì họ có thể sản xuất ra ngay lập tức thuốc đó để bán ra thị trường.”
Theo Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, nguồn dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc, vaccine cho gia súc, các loại hạt giống cũng được xuất cấp kịp thời, giúp địa phương ngăn ngừa sớm, dập dịch hiệu quả, bảo đảm ổn định sản xuất. Do đó cũng có ý kiến cho rằng, cần phân tích kỹ việc loại bỏ hẳn thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho biết:
“Mình đang chuyển hướng sử dụng phân vi sinh, là phân sinh học… để khôi phục nguyên trạng cơ cấu đất. Cho nên mình không cần phải dự trữ thuốc bảo vệ thực vật nhiều như hồi xưa, để nông dân thấy họ phải chuyển. Vì nếu không chuyển thì nguyên liệu nông dân làm ra không hợp với tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu gạo và nông sản của mình.”
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đó là cách khuyến khích bà con nông dân không nên dùng các phân bón, thuốc từ nguồn hóa thạch. Tức phân thuốc hóa học, mà dần dần chuyển sang các loại phân sinh học mà hiện nay các nước phát triển đang dùng.
Tuy nhiên, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cũng có những loại thuốc bảo vệ thực vật cần dự trữ để bảo đảm việc sản xuất lúa của bà con nông dân:
“Có thể chỉ dự trữ các loại thật sự cần thiết như thuốc diệt cỏ, kích thích lá phát triển nhanh, rể phát triển nhanh. Những loại này thì hiện nay không phải là hóa chất mà là thuốc, khuyến khích cây trồng phát triển, mình sẽ làm nhiều cái đó. Mấy chất này là mấy chất trích ra từ than bùn, rong biển, những chất xanh. Ví dụ như chất mangan, chất magnesium… Đây là những chất cây trồng rất cần nhưng phân bón hữu cơ không có, thì những thứ đó cần dự trữ.”
Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề dự trữ quốc gia liên quan sản xuất nông nghiệp được nói đến, vào tháng 3 năm 2020, việc dự trữ gạo quốc gia khi xảy ra dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hệ lụy. Thứ
nhất, vì việc quy hoạch số lượng không chính xác dẫn đến cấm xuất khẩu gạo khi giá đang cao, làm thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cũng như bà con nông dân không được hưởng lợi khi giá lúa cao.
Đến khi chính phủ cho xuất khẩu lại hạn chế mặt hàng gạo, thì lại nảy sinh tiêu cực trong việc doanh nghiệp bỏ ngang thầu dự trữ quốc gia đã trúng trước đó, để lấy gạo xuất khẩu. Việc mở tờ khai xuất khẩu lúc nửa đêm, cũng bị lên án cho rằng có tiêu cực trong việc phân bổ quota không công bằng.
Nếu mà việc mua dự trữ lương thực theo cơ chế thị trường như mọi hình thức mua bán khác, thì phải theo hợp đồng.
-TS. Đặng Kim Sơn
Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nói:
“Có một trục trặc là một số doanh nghiệp bỏ, không tham gia vào đấu thầu mà họ đã đăng ký trước đó với cơ quan dự trữ lương thực. Vì vậy, nếu mà việc mua dự trữ lương thực theo cơ chế thị trường như mọi hình thức mua bán khác, thì phải theo hợp đồng. Tức là doanh nghiệp có quyền đăng ký và cũng có quyền ngừng không thực hiện nữa, vì họ đã đặt cọc và chịu mất cọc. Còn nếu quy định bắt buộc phải tuân thủ (trách nhiệm quốc gia), thì cũng phải ràng buộc trước trong hợp đồng.
Nếu không, theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, thì phải dùng các biện pháp kích thích khác, chẳng hạn nếu như bán cho cơ quan dự trữ thì mới được xuất khẩu. Hoặc là ưu tiên cho doanh nghiệp đã bán cho quỹ dự trữ thì sẽ được tạo thuận lợi hay giảm chi phí trong xuất khẩu. Những chuyện đó phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Nói chung theo ông, trách nhiệm quốc gia thì phải làm tách biệt ra với quan hệ thị trường.
Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ kinh nghiệm của mình trong vấn đề này:
“Ngày xưa bất cập lắm, doanh nghiệp nhà nước đứng ra mua tạm trữ để nông dân có tiền thanh toán. Vì 10 người nông dân thì hết 9 người không có tiền để dành, tới vụ mùa phải vay tiền… Cho nên khi thu hoạch thì cần bán ngay để lấy tiền trả nợ, nếu không sẽ bị tăng lãi. Các doanh nghiệp nhà nước khi đã làm giảm giá lúa thì các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sợ không giám mua, vì đang tạm dừng xuất khẩu. Vì vậy chỉ có doanh nghiệp nhà nước mua tạm trữ, nhưng lại để xuất khẩu… Tới khi giá lúa cao trở lại thì họ sẽ hưởng lợi cái đó, còn nông dân không hưởng gì.”
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, chính phủ phải làm sao không để tái diễn những chính sách bất cập chỉ làm lợi cho các công ty quốc doanh mà lại gây thiệt hại cho nông dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-reserves-of-agriculture-are-inadequate-06042020134846.html
Biểu tình Mỹ, Hong Kong, Thiên An Môn
và bài học chung với VN?
Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt, LondonChính tự do và nhân quyền về lâu về dài sẽ mang lại sự thịnh vượng và phát triển bền vững của quốc gia, một nhà hoạt động xã hội dân sự từ Mỹ nói với BBC News Tiếng Việt trong dịp đánh dấu hơn ba thập niên sự kiện Thiên An Môn xảy ra ở Trung Quốc và trong bối cảnh các làn sóng biểu tình đang diễn ra ở Mỹ , cũng như bất ổn Hong Kong thời điểm này.
Công hàm Hoa Kỳ và quyết tâm chính trị của lãnh đạo Việt Nam
Quan hệ Việt – Trung: Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’
Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
Carl Thayer: ‘Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt’
“Có ý kiến hỏi làm sao cân bằng được vấn đề ổn định xã hội để phát triển kinh tế và các quyền dân sự, tôi cho rằng ổn định kinh tế luôn luôn phải đi sau vấn đề nhân quyền,” nhà hoạt động Nancy Hạnh Vy Nguyễn từ California, Hoa Kỳ, người từng có mặt ở Hong Kong trong các cuộc biểu tình dân chủ năm 2019, nêu quan điểm tại một thảo luận trực tuyến của BBC hôm 04/6/2020.
“Bởi vì con người khi sinh ra đã có quyền được biểu đạt và những quyền mà không cần phải có chính phủ nào trao cho mình, cái đó gọi là nhân quyền.
“Tức là không cần chính phủ đó cho phép mình, thì mình mới có cái quyền đó. Đó là những quyền căn bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt…
“Chính quyền phải bảo vệ quyền căn bản của con người trước khi đảm bảo ổn định kinh tế, bởi vì ổn định xã hội để phát triển kinh tế nó phải đi sau và nhất là đối với quan điểm của Tây Phương là tự do về tiền bạc, phát triển thịnh vượng phải dựa trên căn bản tự do về con người.”
Đi tiếp những bước đi?
Từ Paris, Pháp, nhà hoạt báo tự do và nhà hoạt động công đoàn độc lập Tường An nói với BBC:
“Ở Việt Nam, tôi nghĩ bài học rút ra là cho nhà nước nhiều hơn là cho người dân, bởi vì người dân có rút được bài học thì cũng không áp dụng được.
“Cho nên bài học rút ra là quyền của mọi người là nhân quyền phải được tôn trọng, và một trong những quyền quan trọng nhất là quyền tự do biểu đạt. Ở các nước dân chủ, tự do, quyền biểu đạt đó được thể hiện dưới nhiều hình thức như là viết báo, làm báo, xuất bản sách…
“Và một trong những quyền đó cũng là quyền biểu tình, quyền được thành lập những nghiệp đoàn độc lập v.v…, nhà nước Việt Nam hiện giờ đã ký kết hai hiệp thương là CPTPP và EVFTA rồi, hiệp định EVFTA đang được Quốc hội Việt Nam thông qua trong kỳ họp thứ 9 khóa XIV này.
“Và họ cũng đã thông qua hai Công ước là công ước 105 và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chỉ còn một bước ngắn nữa thôi mà họ cũng đã sửa đổi Luật Lao động rồi, để được quyền thành lập các tổ chức đại diện người lao động, thì với những bước ngắn ấy, Việt Nam nếu muốn hội nhập thực sự với thế giới, ngang bằng với thế giới, thì nên đi thêm một bước nữa.
“Đó là công nhận cho người dân được quyền thành lập những nghiệp đoàn độc lập đúng nghĩa của nó, tôi nói đúng nghĩa vì sẽ có những ‘nghiệp đoàn độc lập’ mà không thực sự độc lập, và hơn nữa Việt Nam cần phải cho người dân có những quyền tự do biểu đạt như là công dân của các nước khác, thì Việt Nam mới có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.”
Về vấn đề biểu tình ở Việt Nam, bà Tường An nhân dịp này nói:
Biểu tình Hong Kong: Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc dễ dàng
“Có bạn theo dõi chương trình nhắc đến luật biểu tình, thì tôi nghĩ Quốc hôi Việt Nam mà đang họp hiện giờ đây, vẫn còn nợ người dân Việt Nam một đạo luật, đó chính là Luật Biểu tình.”
Nhân quyền và thịnh vượng
Về quan hệ giữa tự do và thịnh vượng, nhà hoạt động Nancy Hạnh Vy Nguyễn từ California nêu quan điểm:
“Tôi chỉ muốn nói thêm là tự do mang lại thịnh vượng, chính quyền Việt Nam có vẻ là tương đối không thân thiện lắm với những khái niệm tự do, dân chủ.
“Tuy nhiên những quốc gia tôn trọng quyền tự do và dân chủ thì trước mắt hơi khó khăn trong vấn đề bảo vệ ổn định.
“Song về đường dài, chúng ta đều thấy đó là những quốc gia rất là tiến bộ, rất thịnh vượng, có đời sống kinh tế, đời sống cá nhân rất là phong phú.
“Người dân phát triển, con người được tiếp cận với những kiến thức lớn của thế giới, của nhân loại. Thành ra, nếu Việt Nam muốn phát triển, thì Việt Nam nên cho con người Việt Nam nhiều hơn nữa các quyền tự do.
“Có một bạn Việt Nam ở Nhật Bản nói với tôi là người Việt Nam mình được tự do, muốn đi đâu thì đi, nói như vậy, nhất là ở người trẻ, là khi chúng ta không dám đi ra khỏi khuôn khổ ‘tự do’ của nhà nước – tự do ‘trong khuôn khổ’ hay tự do theo định nghĩa ‘xã hội chủ nghĩa’.
“Nhưng nếu chính quyền cho người dân thêm những quyền tự do để họ biểu đạt nói những điều chính quyền có thể chưa muốn vào thời điểm hiện tại, thì về lâu về dài, nó chỉ đem lại tự do, nhân quyền và thịnh vượng mà đi đôi với nhau mà thôi.”
Tự do phải tự lo?
Từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội dân sự, nêu nhận xét ngay tại thảo luận:
“Tôi vừa nghe ý kiến về sự tự do vừa rồi, tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ không bao giờ cho chúng ta tự do đâu.
“Mà nếu như những ai khát khao tự do, khát khao được nhận những quyền của mình thì phải đấu tranh.
“Vấn đề ở đây là bài học chúng ta phải tìm cách đấu tranh như thế nào để tạo ra sức mạnh của tập thể, tạo ra sự đồng lòng thì mới có thể thay đổi, chứ cũng không thể trông chờ vào ai.
“Không thể trông chờ bất kỳ một thế lực ngoại bang hay là một lực lượng nào, mà phải là có sự đồng lòng của tất cả nhân dân.”
Nhân dịp đánh dấu 31 năm sự kiện Thiên An Môn xảy ra ở Trung Quốc, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng bình luận thêm:
“Sự kiện Thiên An Môn luôn là một chỉ dấu, một sự kiện mà những người hoạt động ở Việt Nam nhắc nhở nhau, chia sẻ với nhau để có thể hiểu rõ và có thể tìm ra những biện pháp để có thể hoạt động được, đấu tranh để thay đổi một xã hội tốt đẹp hơn…
“… Những sự kiện đang xảy ra ở Mỹ hay ở Hong Kong, thì giới hoạt động xã hội ở Việt Nam đang quan sát rất kỹ lưỡng. Tôi nghĩ tất cả những sự kiện đó, mặc dù có thể có những điều hay hay dở, thì đó đều là những bài học,” nhà hoạt động xã hội dân sự nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc trao đổi giữa các khách mời với chủ để “Biểu tình ở Mỹ, Hong Kong và 31 năm sự kiện Thiên An Môn”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52940433
Vị trí Tổng Bí thư 2021:
‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam dự đoán Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi nhiệm vụ tại Đại hội Đảng 13 năm 2021, và ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu thành Tổng Bí thư.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?
Tứ trụ Việt Nam: ‘Cần lưu ý tuổi tác đi liền với sức khỏe’
Quan hệ Việt – Trung: Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’
Việt Nam: Tiêu chuẩn mới cho Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’
Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản từ khóa 11 năm 2011.
Nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, Tiến sĩ Zachary Abuza, nói với BBC:
“Tôi không nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm nữa, vì ông vừa rồi đã có thời gian ốm, và lại đã một lần được miễn tuổi.”
Vào năm 2016, Ban chấp hành trung ương Đảng đồng ý cho một trường hợp đặc biệt quá tuổi, ông Nguyễn Phú Trọng, ở lại làm Tổng Bí thư.
Tiến sĩ Zachary Abuza, đang là giáo sư tại National War College, Washington DC.
National War College, thành lập năm 1946, hiện là một trường trong Đại học Quốc phòng (National Defense University), tổ chức đào tạo đại học bao cấp bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Mục đích của National War College là đào tạo người cho quân lực, bộ ngoại giao và các cơ quan có trách nhiệm về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
‘Nhiều khả năng nhất’
Tiến sĩ Zachary Abuza dự đoán ông Trần Quốc Vượng “nhiều khả năng nhất” để trở thành Tổng Bí thư sau ông Trọng.
Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư.
Mới đây, Phó ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Hồng Diên tiết lộ Bộ Chính trị khóa 13 sắp tới sẽ có khoảng 17 – 19 người.
Bộ Chính trị khóa 12 hiện thời có 19 ghế, tuy thực tế chỉ có 16 người, do các vấn đề sức khỏe, qua đời và kỷ luật.
Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải mới đây bị cảnh cáo, nên có lẽ ông Hải sẽ khó tái cử.
Ngoài ra, Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu.
Như thế, ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới.
“Nhưng số người mới bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản không bao giờ nhiều hơn số thành viên cũ.”
“Vì vậy, rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi,” ông Abuza nhận định.
Ông Zachary Abuza không cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành Tổng Bí thư “mặc dù hoàn toàn đủ tiêu chuẩn”.
“Ông Trần Quốc Vượng đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống tham nhũng, dù đó là các cuộc điều tra chính đáng hay có động cơ chính trị để làm im lặng các đối thủ của ông Nguyễn Phú Trọng.”
“Tôi đoán ông Nguyễn Phú Trọng có nhiều ảnh hưởng để chọn thành phần Bộ Chính trị khóa mới. Nhất là khi ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ với uy tín rất cao, nhờ kinh tế, và thắng dịch Covid-19.”
‘Đảng phải giữ vai trò chủ đạo’
Trả lời phỏng vấn của BBC, Tiến sĩ Zachary Abuza cũng chân thành chia sẻ rằng ông đã từng dự đoán sai về kết quả Đại hội 12 năm 2016.
“Tôi đã suy nghĩ nhiều vì sao mình dự đoán sai năm 2016. Khi đó, tôi không nghĩ ông Trọng sẽ tái đắc cử, vượt qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
“Theo tôi, điều ông Trọng làm tại Đại hội 12 là tái khẳng định uy quyền của Đảng. Khi ấy, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa đang đặt nhiều quyền quyết định hơn vào tay giới kỹ trị và quan chức.”
“Điều đó làm ông Trọng lo ngại, vì ông muốn Đảng phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi quyết định.”
Tiến sĩ Zachary Abuza cho rằng yếu tố này cũng sẽ giúp ông Trần Quốc Vượng trở thành Tổng Bí thư.
Ông Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từ 2007 tới 2011, rồi giữ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tháng 7/2011.
Tháng 5/2013 ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị
Tiến sĩ Zachary Abuza nói: “Ông Trần Quốc Vượng cả sự nghiệp là làm trong bộ máy Đảng.”
“Ở ông Vượng, ông Trọng nhìn ra đấy là đồng minh.”
“Vậy nếu ông ấy được bầu, sẽ có nghĩa gì cho Việt Nam? Câu trả lời ngắn gọn là sự tiếp nối trong chính sách.”
Trước đó, nhiều nhà quan sát cũng chung nhận định ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng Bí thư sắp tới.
Mới đây, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore, nói trong một bài phân tích: “Quan trọng hơn, nếu xét chiến dịch chống tham nhũng cấp cao dưới sự lãnh đạo của ông Trọng và việc Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ chống tham nhũng, rất có khả năng ông Trọng muốn người kế nhiệm sẽ duy trì di sản của mình và tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng.”
“Ông Vượng, người từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, có thể được coi là đáp ứng nhiều điều kiện hơn để thay thế ông Trọng.”
“Với việc ông Trọng đang nắm quyền kiểm soát ở mức cao đối với hoạt động của Đảng, đặc biệt là trong vấn đề nhân sự, ông Trọng sẽ là người có tiếng nói quyết định đối với việc lựa chọn người kế nhiệm mình. Như vậy, ứng viên nào được ông hậu thuẫn sẽ có cơ hội thắng cử cao hơn,” tác giả Lê Hồng Hiệp nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52924236
Luật sư Mỹ đề nghị tư vấn miễn phí
cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Khánh An-VOAMột tiến sĩ, luật sư người Mỹ từng làm việc một số năm tại Việt Nam nói với VOA rằng khi ông đọc báo và xem thấy video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì trong tư cách một con người, một công dân Mỹ, những hình ảnh đó đã khiến ông tức giận và xác định cần phải làm một điều gì đó.
Tiến sĩ – Luật sư Dale J. Montpelier, người từng cố vấn pháp lý cho các vụ tranh chấp liên quan đến dầu khí với Việt Nam, tiết lộ với VOA rằng ông đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
“Tôi nhận ra sự mất mát đau đớn nếu người dân Việt Nam không bảo vệ những gì là hợp pháp của họ trước sự xâm lược bất hợp pháp của Trung Quốc”, LS. Montpelier viết trong lá thư gửi cho Đại sứ Hà Kim Ngọc mà VOA được xem qua.
Gửi lá thư đề nghị đến chính phủ Việt Nam vào cuối năm ngoái, giữa lúc đang rộ lên thông tin về việc Trung Quốc tiếp cận và sử dụng quân cảng của Campuchia, LS. Montpelier còn cảnh báo với Việt Nam rằng “vấn đề sẽ còn trở nên tệ hại hơn rất nhiều” trong tương lai.
Trao đổi với VOA, luật sư có bề dày 25 năm kinh nghiệm nói rằng tất cả những thông tin, dữ liệu, luận cứ từ vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Toà án Quốc tế ở La Haye thì Việt Nam đều có thể sử dụng được, “nhưng không thể chỉ dừng lại ở đó”.
LS. Montpelier nói sẽ không khó khăn cho Việt Nam trong việc phản bác các luận cứ của Trung Quốc và thắng Bắc Kinh trước toà án quốc tế. Tuy nhiên, theo ông, “Vấn đề đối với Trung Quốc, mà chúng ta đã chứng kiến trong lịch sử và rất nhiều trong vòng 5 đến 10 năm qua, là Trung Quốc không công nhận phán quyết. Trung Quốc chỉ sử dụng các phán quyết hữu ích cho Trung Quốc mà thôi. Còn với phán quyết mà họ không thích, chẳng hạn như phán quyết của Philippines từ tòa án là trọng tài thường trực, Trung Quốc chỉ phớt lờ và giả vờ như nó không có hiệu lực đối với họ”.
Luật sư người Mỹ nói với VOA rằng mặc dù ông chưa nói chuyện với bất kỳ quan chức chính phủ Việt Nam nào về chiến lược chi tiết, nhưng theo quan điểm của ông, một khi Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, thì phải chuẩn bị sẵn phương án để buộc Trung Quốc phải công nhận và tôn trọng phán quyết.
Ông nói: “Vấn đề ở đây là, đối với bất kỳ ai theo dõi vụ việc và bất kỳ doanh nghiệp nào làm kinh doanh tại Trung Quốc, nếu chính phủ Trung Quốc không tôn trọng phán quyết của tòa án hay toà trọng tài thường trực, làm thế nào một doanh nghiệp Hoa Kỳ, một doanh nghiệp Singapore, một doanh nghiệp Việt Nam có thể tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng thỏa thuận đối với họ? Không có gì ngăn được Trung Quốc phá vỡ các thỏa thuận nếu chính phủ trên thực tế không tôn trọng luật pháp. Vì vậy, đây là vấn đề về ngoại giao nhiều hơn, nhưng đó chắc chắn là bước thứ hai cần phải được thực hiện”.
Tiến sĩ luật của Mỹ nói Việt Nam cần phải làm cho Trung Quốc nhận thấy rằng việc làm ăn, kinh doanh trong thế giới hiện đại phụ thuộc vào việc chính phủ có tôn trọng pháp luật hay không.
Ông nói thêm: “Trung Quốc cần phải nhận thấy hình phạt. Nếu Trung Quốc không công nhận phán quyết, thì hình phạt sẽ tính bằng đồng đô la và thương mại. Về phía Việt Nam, chính phủ, người dân và các công ty, liệu có vẫn làm ăn với Trung Quốc hay không khi họ không tôn trọng thỏa thuận hoặc các phán quyết tòa án? Chưa có ai đặt Trung Quốc vào tình huống này. Không một ai nói ‘Chúng tôi không cần tiền’, nhưng điều quan trọng hơn là anh phải tôn trọng luật. Một khi các công ty lớn hoặc một chính phủ dám làm điều đó, Trung Quốc sẽ phải thay đổi hành động của mình. Vì vậy, chính phủ (Việt Nam) cần phải hậu thuẫn, cần phải quyết tâm để đảm bảo rằng Trung Quốc phải tuân theo phán quyết của tòa án”.
Trước tình trạng Việt Nam vẫn ở vào thế phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, Luật sư Montpelier nói đây không phải là tình huống riêng của Việt Nam, mà là của cả thế giới.
Phân tích tình hình thực tế khi trải qua đại dịch Covid-19 hiện nay, ông nói nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, đã nhận ra “sai lầm lớn” của họ trong việc đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc khiến cho nền kinh tế bị phụ thuộc vào nước này.
Vì vậy, theo ông, “một khi các quốc gia đoàn kết và đưa ra quyết định, một khi họ cùng nói “Đủ rồi” và rút ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc, thì khi đó mọi chuyện sẽ thay đổi. Đó là khi Trung Quốc thực sự mất quyền lực”.
“Một khi Việt Nam nhận ra rằng họ có thể độc lập về kinh tế và có thể có mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, Việt Nam sẽ đi một chặng đường dài để phá vỡ sự kiểm soát của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì có thể nghĩ ra để đánh cắp phần đất đó. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải sáng tạo, cần phải sử dụng mọi nguồn lực có thể có để buộc Trung Quốc phải công nhận thực tế rằng họ không sở hữu những hòn đảo đó”, LS. Montpelier nói thêm.
Sau thời gian làm việc tại Việt Nam, Luật sư Dale Montpelier cho biết ông đã cưới vợ người Việt và xem Việt Nam như quê hương thứ hai của mình. Ông cho biết thêm:
“Tôi chỉ muốn giúp đỡ. Tôi sẵn sàng đứng lên và nói “Đủ rồi”, và tôi sẵn sàng cống hiến tài năng của mình cho chính phủ Việt Nam nếu họ cần giúp đỡ. Đó chỉ là một lời đề nghị. Tôi không làm việc đó để kỳ vọng bất cứ công việc hay lợi ích gì. Nhưng nếu những người giống như tôi không đứng lên và nói “Đủ rồi” khi đã đến lúc cần đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình, quyền lợi của gia đình mình ở Việt Nam, thì Trung Quốc sẽ giành chiến thắng. Tôi sẵn sàng tình nguyện. Tôi sẽ không để Trung Quốc chiến thắng. Tôi sẽ không để Trung Quốc đánh bại. Nếu Việt Nam cần sự giúp đỡ của tôi, họ chắc chắn có nó”.
Cho tới nay, LS. Montpelier vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam sau nhiều tháng gửi thư cho Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ.
Vào đầu tuần này, Hoa Kỳ cũng vừa thực hiện một động thái quan trọng và có lợi cho Việt Nam khi phái đoàn đại diện của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc hôm 1/6 gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Công hàm của Mỹ nói “quyền lịch sử” mà Bắc Kinh tuyên bố đã “vượt quá quyền lợi hàng hải mà Trung Quốc được hưởng như phản ánh trong Công ước Luật biển năm 1982”.
https://www.voatiengviet.com/a/lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-cho-vn-ki%E1%BB%87n-tq-ra-t%C3%B2a-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/5450816.html
Liệu lãnh đạo Việt Nam có quyết tâm
thực thi quyền của mình theo UNCLOS?
Tôn Thất Hoàng BảoĐấu trường biển Đông
Tình hình biển Đông vẫn đang ở trong những nhịp độ “nóng bỏng”. Mới đây Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách sai trái của Trung Quốc ở biển Đông. Sự lên tiếng của Hoa Kỳ đã như một cơn sóng “cộng hưởng” với tiếng nói của Philippines, Việt Nam và Indonesia trước đó đã “tạo sóng” cho dư luận trước nỗi lo về sự đe doạ của Trung Quốc trên biển Đông.
Trung Quốc vẫn đang tiếp tục sử dụng chính sách “kề miệng hố chiến tranh” nhưng được thực hiện bằng các hành động “dưới ngưỡng chiến tranh” để đe doạ và ức hiếp các quốc gia Đông Nam Á có những lợi ích trực tiếp liên quan ở Biển Đông. Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đã có sự thay đổi đáng kể. Các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông vẫn không ngừng tìm cách xử lý mối quan hệ phức tạp của họ với Trung Quốc – vừa mang tính đối kháng do những tranh chấp trên biển, vừa mang tính tương hỗ do những ràng buộc về kinh tế. Trong số đó Việt Nam là một trường hợp tiêu biểu.
Cho dù là láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng nhưng Trung Quốc vẫn đang là mối đe dọa hiển hiện trước mắt. Tàu Hải Dương địa chất 8 đã quấy rồi Việt Nam hơn 100 ngày năm ngoái vừa rồi đã quay lại. Sau khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông, tàu này đã chuyển sang “bắt nạt” chính phủ mới của Malaysia. Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh cùng đoàn tàu hộ tống đã hoạt động gần Bãi Macclesfield cho đến ngày 25/4 khi nhóm tàu tấn công USS America rời đi, mới tạm dừng hoạt động. Biển Đông dường như là thao trường quen thuộc của Trung Quốc để họ tích lũy kinh nghiệm tác chiến, đồng thời cũng là nơi để Trung Quốc thể hiện sức mạnh “cơ bắp” của mình.
Các biện pháp phòng vệ của Việt Nam
Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, Việt Nam đã tăng cường các biện pháp đối phó, một mặt, tăng cường ngoại giao quốc phòng với các cường quốc như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.. Mặt khác, Hà Nội cũng đã bóng gió nói tới khả năng đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế.
Ngày 5/11/2019, Việt Nam đã công bố “Sách Trắng Quốc phòng”, nhắc lại chính sách “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không liên kết với một nước thứ hai để chống lại bên thứ ba. Tuy nhiên, chính sách đó vẫn hé mở cánh cửa cho việc tăng cường hợp tác an ninh với các nước khác, nhất là Mỹ. Nói cách khác, Việt Nam có một chiến lược phòng ngừa để ngăn chặn mối đe dọa Trung Quốc.
Sách Trắng thể hiện sự khác biệt ngày càng tăng giữa Hà Nội với Bắc Kinh về cách thức quản lý Biển Đông và truyền tải nhận thức của Hà Nội về các mối đe dọa chính, tuyên bố cam kết hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt sự khác biệt về thể chế chính trị hay chênh lệch kinh tế. Sách Trắng cũng bắn tín hiệu về “giới hạn đỏ” của Hà Nội đối với chủ quyền quốc gia và sẵn sàng mở rộng quan hệ quốc phòng với các cường quốc và các nước khác trong khu vực. Sách Trắng cũng đặt ra một khả năng Việt Nam có thể cân nhắc thay đổi chiến lược trong chính sách quốc phòng “Ba không” truyền thống của mình vào bất kỳ lúc nào nếu Việt Nam đối mặt với các mối đe dọa không thể chấp nhận được từ Trung Quốc, “tùy thuộc vào các hoàn cảnh và điều kiện cụ thể”.
Tại cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức tháng 11/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã nêu vấn đề: “Hiến chương LHQ và Công ước LHQ về Luật biển – UNCLOS có các cơ chế đầy đủ cho chúng tôi tiến hành các biện pháp về pháp lý”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá khả năng Việt Nam khởi kiện Trung Quốc vẫn còn rất xa vời, bởi vì các lãnh đạo Việt Nam e ngại sự trả đũa trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc.
Mới đây, khi đánh giá về khả năng khởi kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế bà Bonnie Glaser, chuyên gia từ CSIS nhận xét là Việt Nam cần một quyết định chính trị từ Hà Nội. Điều đó cho thấy những lo ngại của Việt Nam trước sự đe doạ của Bắc Kinh về vấn đề này.
Tham gia Bộ Tứ
Bên cạnh các hành động trên, Việt Nam đang cân nhắc khả năng đóng vai trò tích cực hơn trong Đối thoại an ninh Bộ Tứ.
Đối thoại An ninh Bộ tứ được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng năm 2007 và nhận được sự ủng hộ của Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Thủ tướng Australia John Howard và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Chính phủ Australia dưới thời Kevin Rudd đã rút lui khỏi cơ chế đối thoại trên năm 2009. Nhìn lại có thể thấy rằng, ý tưởng này là tốt, nhưng thời điểm lúc đó chưa chín muồi. Tháng 11/2017, bốn cường quốc đã chính thức hồi sinh khái niệm “Bộ Tứ” như một sáng kiến mới tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Washington đã nêu ý tưởng như một động lực chính cho tầm nhìn mới của nước này về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Tổng thống Trump đã dùng sáng kiến này để thúc đẩy khái niệm “Bộ Tứ” về hợp tác an ninh. Kể từ đó, các quan chức Bộ Tứ đã gặp nhau tổng cộng 5 lần.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Hà Nội đang bí mật cân nhắc hợp tác với “Bộ Tứ”. Để đối phó với các tham vọng mới của Trung Quốc, Việt Nam đã gửi những tín hiệu thăm dò về việc có thể tìm kiếm hợp tác với nhóm chiến lược gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, cùng với các đối tác khu vực như New Zealand và Hàn Quốc – một “Bộ Tứ” mở rộng. Ngày 27/3/2020, các thành viên của “Bộ Tứ” đã nhóm họp trực tuyến cấp thứ trưởng lần đầu tiên với New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thảo luận không chỉ các giải pháp đối phó với đại dịch COVID-19, mà cả cách thức để hồi phục kinh tế với các kế hoạch cho các cuộc họp hàng tuần tiếp theo.
Nhà phân tích Derek Grossman của RAND Corporation cho rằng Việt Nam là “một trường hợp hấp dẫn”, có thể cung cấp một đầu vào tuyệt vời cho “Bộ Tứ mở rộng” tập trung đối phó Trung Quốc. Ông Grossman cho rằng, “mở rộng sự tham gia Bộ Tứ đối với một quốc gia Đông Nam Á sẽ làm suy yếu đánh giá của Trung Quốc khi cho rằng, Bộ Tứ chỉ đơn giản là một nhóm các cường quốc bên ngoài đang tìm cách kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc”.
Trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn đang ngập ngừng trước khả năng trở thành thành viên của “Bộ Tứ mở rộng”, thì các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông có thể buộc họ phải quyết định. Như đã được chỉ ra trong Sách Trắng Quốc phòng, Hà Nội dự kiến sẽ tham gia “Bộ Tứ” theo các bước được tính toán để tránh sự phản đối không cần thiết của cường quốc láng giềng. Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 23/5/2020 rằng, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia “Bộ Tứ mở rộng” cùng với Hàn Quốc và New Zealand để thúc đẩy sự chuyển đổi các chuỗi cung cấp toàn cầu và hình thành một “mạng lưới thịnh vượng kinh tế” mới.
Tìm kiếm sự đồng thuận từ ASEAN
Ngoài ra, Hà Nội đang cố gắng tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN của mình để để tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác về vấn đề Biển Đông của các thành viên ASEAN khác như Indonesia, Malaysia và Philippines. Trung Quốc cũng đã “bắt nạt” và ép buộc những nước này, bác bỏ các tuyên bố về lãnh thổ của họ trên Biển Đông. Việc các quốc gia này cùng tìm thấy điểm chung trước các yêu sách phi lý trên biển Đông của Trung Quốc, cộng với tuyên bố mới đây của Hoa Kỳ cũng về vấn đề này, đang là niềm hy vọng mới cho tiến trình tìm kiếm một bản COC có hiệu quả thực tế trong việc ngăn ngừa sự xung đột tiềm tàng tại khi vực này.
Phép thử quan trọng tại Lô 06.1
Các động thái trên của Việt Nam cho thấy các cơ hội của Việt Nam thoát ra khỏi sự đe doạ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn đang tỏ ra rất chậm chạp trước việc nắm bắt các cơ hội này. Một vấn đề đáng lưu ý khi thông tin cho biết, Hà Nội đang cân nhắc khả năng tiếp tục việc thăm dò và khai thác mới tại Lô 06.1. Lô này hiện có 3 mỏ khí là Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại.
Theo thông tin từ tạp chí Năng lượng Việt Nam, Lô 06.1 nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam do Rosneft Vietnam B.V. là nhà điều hành đã hoạt động ổn định trong suốt 15 năm qua, cung cấp hàng năm khoảng hơn 30% sản lượng khí cho Việt Nam.
Hợp đồng dầu khí lô 06.1 với Rosneft chiếm 35%, ONGC 45% và PVN 20%. Lô 06.1 nằm hoàn toàn trong khu vực bể Nam Côn Sơn cách bờ 370km, đang khai thác khí và condensate tại các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại. Sản lượng khai thác trung bình ngày hiện nay khoảng 8,8 triệu m3 khí/ngày và khoảng 1.500 thùng condensate/ngày. Sản lượng khai thác cộng dồn của Lô 06.1 đến tháng 6/2017 là 53,5 tỷ m3 khí và 19,8 triệu thùng condensate.
Mặc dù Việt Nam vẫn đang tiến hành khai thác tại Lô 06.1 này, tuy nhiên, yêu cầu cần phải tiếp tục thăm dò và khai thác mỏ mới tại Lô này. Về vị trí địa lý thì Lô 06.1 nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, tại khu vực bể Nam Côn Sơn. Theo quy định tại Điều 56 và Điều 77 của UNCLOS, Việt Nam có đầy đủ quyền để thăm dò và khai thác tại các Lô 06.1 này. Tuy nhiên, tàu khảo sát khổng lồ “Hải Dương Địa chất 8”, được các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển hộ tống, đã quấy rối Việt Nam tại Lô này hơn từ tháng 7 đến tháng 10/2019. Chính vì vậy, các lãnh đạo Việt Nam đang đứng trước quyết định tiếp tục cho thăm dò để có thể khai thác mỏ mới tại Lô 06.1 này hay không? Bởi vì nếu tiếp tục cho thăm dò, có thể sẽ tái diễn sự căng thẳng đến “ngộp thở” bởi các tàu Trung Quốc đến quấy rối. Nhưng nếu không tiếp tục thăm dò, thì sẽ đánh mất cơ hội và tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục lấn tới. Chúng ta còn nhớ, trước sự đe doạ của Trung Quốc, Việt Nam đã từng phải rút khỏi Lô 136.3 năm 2017 và Lô 07.3 năm 2018. Chính sự “xuống nước” này của Việt Nam đã dẫn tới việc Trung Quốc tranh thủ và tận dụng cơ hội để gia tăng sự đe doạ lên Việt Nam thời gian sau này.
Chính vì vậy, việc quyết định có tiếp tục cho thăm dò để khai thác mỏ mới tại Lô 06.1 vào thời gian sắp tới sẽ được coi như là một phép thử sự quyết tâm và lòng can đảm của lãnh đạo Việt Nam trước áp lực đe doạ từ Trung Quốc. Nếu vượt được qua phép thử này, thì chúng ta mới có thể hy vọng các biện pháp tiếp theo. Còn nếu không, mọi kế hoạch xem chừng sẽ chỉ là “kế hoạch”, khó có thể thực hiện được trên thực tế.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/will-vn-leaders-determined-to-protect-their-rights-under-unclos-06042020192151.html
Điểm tin trong nước sáng 5/6:
Từ 1/7, thu nhập trên 11 triệu đồng mới phải đóng thuế;
Bắt giữ 12 người Trung Quốc cho vay nặng lãi
Tâm TuệMục điểm tin trong nước sáng ngày 5/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Từ 1/7, thu nhập trên 11 triệu đồng mới phải đóng thuế
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký ban hành Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, từ 1/7 mức giảm trừ gia cảnh nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng một tháng, tức người có thu nhập trên 11 triệu đồng mỗi tháng (tương đương 132 triệu đồng một năm) mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mức giảm trừ với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng một tháng.
Theo tính toán trước đó của Chính phủ, sẽ có khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức giảm trừ mới.
Với quyết định này, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng nộp thuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thấp sẽ lớn hơn so với những người nộp thuế ở bậc cao.
Quy định mới có hiệu lực từ 1/7 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Bắt giữ 12 người Trung Quốc cho vay nặng lãi qua ứng dụng
Chiều 4/6, Công an thành phố HCM cho biết, đang xử lý 5 vụ cho vay nặng lãi qua ứng dụng, trong đó một vụ bị VKS truy tố; 4 vụ đang điều tra.
Theo VnExpress, có 12 người Trung Quốc chuyên cho vay qua ứng dụng với lãi suất 1-5% mỗi ngày (30-150% mỗi tháng) đã bị Công an TP. HCM bắt giữ; một người bị truy nã.
Đại diện Công an TP. HCM cho biết, “Khi người vay không trả, bên cho vay gọi điện đòi trực tiếp hoặc gọi qua những người có trong danh bạ. Có những người không quen với nạn nhân cũng bị gọi khủng bố. Họ dùng nhiều mức độ đe dọa để đòi nợ”. Đặc biệt nhóm cho vay lại chủ yếu là người Trung Quốc.
Phượng bật gốc giờ ra chơi, 3 nữ sinh lớp 8 kịp tháo chạy
Chiều 4/6, sau cơn mưa lớn, cây phượng vĩ trên 20 năm tuổi bất ngờ bật gốc khiến 3 nữ sinh khối 8 của Trường THCS Trần Hưng Đạo (phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) bị sây sát.
Theo Tuổi Trẻ, lúc 15h30 học sinh được ra chơi, một số em ngồi ăn xế tại ghế đá dưới gốc cây phượng trong sân trường thì bất ngờ cây ngã xuống, 3 nữ sinh lớp 8 vội chạy khỏi ghế đá thoát nạn kịp thời.
Tại hiện trường, cây phượng vĩ cao khoảng 15-20m, đường kính 40-50cm ngã đổ đè lên bàn và ghế đá phía dưới khiến bộ bàn ghế này sập đổ. Một sợi dây điện cũng bị đứt ngang.
Kiến nghị nạp thẻ điện thoại trả trước phải nhập số CMND
Theo Tuổi Trẻ, tại Hội nghị ngày 4/6, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất, yêu cầu người dùng điện thoại di động nhập số chứng minh nhân dân khi nạp thẻ.
Theo đề xuất này, khách hàng sẽ chỉ cần nhập số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu một lần khi nạp thẻ, nếu thông tin thuê bao đã chính xác thì những lần nạp tiền sau vào tài khoản sẽ diễn ra bình thường. Nếu thông tin chưa chính xác so với thông tin trong cơ sở dữ liệu của nhà mạng, chủ thuê bao cần được thông báo đến điểm giao dịch của nhà mạng đó để cập nhật lại thông tin chính xác và mới được tiếp tục sử dụng dịch vụ.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-5-6-tu-1-7-thu-nhap-tren-11-trieu-dong-moi-phai-dong-thue-bat-giu-12-nguoi-trung-quoc-cho-vay-nang-lai-qua-ung-dung.html
Điểm tin trong nước chiều 5/6: Đề xuất nhập số
chứng minh thư khi nạp thẻ điện thoại;
Tổng thầu Trung Quốc nói
‘không có 50 triệu USD không điều người sang làm’
Tâm Minh – Hiểu MinhMục điểm tin trong nước chiều ngày 5/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Đề xuất nhập số chứng minh thư khi nạp thẻ điện thoại
Tại Hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trả trước hôm nay (4/6), thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông đã đưa ra 2 kiến nghị để tăng tính chính xác của thông tin thuê bao, hạn chế tình trạng SIM rác, theo VnExpress.
Thứ nhất, thanh tra bộ đề xuất không cho phép chủ thuê bao tự kiểm tra thông tin thuê bao (thông qua nhắn tin 1414 và qua trang web).
Thứ hai, mỗi lần nạp thẻ vào tài khoản điện thoại, yêu cầu chủ thuê bao nhập kèm số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp. Theo thanh tra bộ, trường hợp các thông tin này trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp viễn thông, khách hàng mới nạp được tiền vào tài khoản.
Còn nếu không trùng khớp, nhà mạng nhắn tin thông báo cho chủ thuê bao đến điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của chính doanh nghiệp cập nhật lại thông tin, để tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Cát Linh – Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc nói ‘không có 50 triệu USD không điều người sang làm’
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “đội vốn” từ 552 triệu USD đến hơn 868 triệu USD, chậm tiến độ gần cả thập niên và lùi thời gian hoàn thành “vô thời hạn”. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỷ. Nhà Thầu Trung Quốc đang đòi thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay, nếu không có thì không điều nhân sự sang làm việc.
Tờ Vietnamnet dẫn lời ông Đường Hồng – Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nói rằng, hiện có 9 người của tổng thầu đã có mặt tại VN. Dự kiến đến 12/6 tới sẽ có thêm 26 chuyên gia sang để tập trung hoàn thành công việc nghiệm thu bàn giao dự án.
Tuy nhiên, ông Đường Hồng nói rằng, “nếu không có 50 triệu USD để chúng tôi thanh toán cho các nhà cung cấp thiết bị thì họ không cử người sang”.
Ông Hồng lý giải nguyên nhân, vì họ điều động toàn bộ nhân sự sang VN rất khó khăn, do liên quan đến nhân sự các nhà cung cấp thiết bị.
“Mặc dù 100% thiết bị đã về hiện trường được lắp đặt và căn chỉnh 2 năm nay, nhưng một số chi phí chưa được chi trả. Nguyên nhân là chưa nghiệm thu được nên không thể quyết toán”, ông Đường nói.
Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc cho biết thêm, khoản 50 triệu USD đề nghị thanh toán là khoản yêu cầu thấp nhất, cơ bản nhất để đáp ứng được nhân sự sang tiếp tục công việc.
Hiện chủ đầu tư đã thanh toán cho Tổng thầu 78,97% gíá trị hợp đồng. Nếu được thanh toán thêm 50 triệu USD giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 86,7%. Số còn lại khoảng 85,7 triệu USD nữa là đạt 100% giá trị hợp đồng.
Bắt cựu trưởng đài hóa thân liên quan đến bảo kê hỏa táng ở Nam Định
Công an tỉnh Nam Định đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Đại Thủy, cựu Trưởng đài hóa thân Thanh Bình, vì liên quan đến ổ nhóm bảo kê hỏa táng ở tỉnh Nam Định, theo Thanh Niên.
Theo cơ quan công an, Trần Đại Thủy (43 tuổi, ngụ TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) bị khởi tố vì tội cưỡng đoạt tài sản. Đối tượng này từng nhiều năm là Trưởng đài hóa thân Thanh Bình thuộc Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long (Nam Định).
Từ đầu tháng 5 vừa qua, khi việc nâng giá hỏa táng ở Nam Định bị phanh phui, Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long đã cho Trần Đại Thủy thôi chức Trưởng đài hóa thân Thanh Bình.
Trước đó, ngày 5/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đã ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Quang (23 tuổi, ngụ xóm 5, xã Nghĩa Đàn, H.Nam Trực, Nam Định), Trần Xuân Hà (47 tuổi, ngụ đường Kênh, P. Cửa Bắc, TP. Nam Định) và Bùi Hải Quang (42 tuổi, ngụ đường Giải Phóng, P. Mỹ Xá, TP. Nam Định) để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo Công an tỉnh Nam Định, từ tháng 11/2019, các đối tượng trên đã cùng một số người khác xuống các huyện Giao Thủy, Xuân Trường và Hải Hậu đe dọa một số cơ sở dịch vụ tang lễ, yêu cầu các cơ sở này khi nhận ca hỏa táng phải báo ca cho chúng biết. Mỗi ca, các đối tượng thu 500.000 đồng của các cơ sở hỏa táng. Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng đã chiếm đoạt 39 triệu đồng của 5 người.
TP.HCM: Chống ngập giá 3.668 đồng một m2
Phân viện Kinh tế xây dựng Miền Nam đưa ra mức giá 3.668 đồng/m2/tháng làm cơ sở tính toán chi phí cho các dự án chống ngập ở thành phố.
Ngày 5/6, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng) cho biết, trước đó đặt hàng Phân viện Kinh tế xây dựng Miền Nam (thuộc Bộ Xây dựng) lập phương án giá dịch vụ chống ngập tính theo m2 cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, theo Thanh Niên.
Đơn vị này căn cứ vào chi phí nhân công, máy móc, nhiên liệu… ở dự án máy bơm chống ngập mà Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung (Công ty Quang Trung) thực hiện tại đường Nguyễn Hữu Cảnh để đưa ra đơn giá. Đây sẽ là cơ sở tính toán cho những nhà cung cấp dịch vụ chống ngập mà TP.HCM đang hướng đến.
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật đang xem xét mức giá 3.668 đồng/m2/tháng và trình UBND TP.HCM quyết định.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-4-6-de-xuat-nhap-so-chung-minh-thu-khi-nap-the-dien-thoai-cat-linh-ha-dong-tong-thau-trung-quoc-noi-khong-co-50-trieu-usd-khong-dieu-nguoi-sang-lam.html
0 comments