Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 09/05/2020

Saturday, May 9, 2020 6:00:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 09/05/2020

Hoa Kỳ thắt chặt luật Visa cho các ký giả Trung Cộng trong bối cảnh căng thẳng coronavirus

Tin từ WASHINGTON, Hoa Kỳ – Vào hôm thứ Sáu (8/5), Hoa Kỳ ban hành một luật mới về việc siết chặt các hướng dẫn visa đối với các ký giả Trung Cộng, tuyên bố rằng hành động này là để đáp trả cách các ký giả Hoa Kỳ bị đối xử tại Trung Cộng.
Sự thay đổi này xuất hiện giữa thời điểm hai quốc gia đang căng thẳng về đại dịch coronavirus. Hoa Kỳ và Trung Cộng thực hiện một loạt các hành động trả đũa liên quan đến các ký giả trong những tháng gần đây.
Vào tháng 3, Trung Cộng trục xuất các ký giả Hoa Kỳ của ba tờ báo của Hoa Kỳ, một tháng sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu xem với năm cơ quan truyền thông nhà nước Trung Cộng tương tự như các tòa đại sứ nước ngoài. Một ngày sau quyết định của Hoa Kỳ về các cơ quan do nhà nước điều hành, Bắc Kinh trục xuất ba phóng viên của Wall Street Journal, hai người Mỹ và một người Úc, sau khi viết một bài xã luận mà Trung Cộng tố cáo là kỳ thị chủng tộc.
Khi ban hành quy định mới vào hôm thứ Sáu (8/5), Bộ An ninh Nội địa đã trích dẫn hành vi “đàn áp đàn áp báo chí độc lập” của Trung Cộng. Quy định này sẽ có hiệu lực vào hôm thứ Hai, sẽ giới hạn visa cho các phóng viên Trung Cộng trong thời gian 90 ngày, với phương án gia hạn. Các visa này thường không có thời hạn và không cần phải gia hạn trừ khi nhân viên chuyển sang một công ty hoặc cơ quan truyền thông khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-that-chat-luat-visa-cho-cac-ky-gia-trung-cong-trong-boi-canh-cang-thang-coronavirus/

Vụ cáo buộc Nga giúp Trump đắc cử:

CIA trì hoãn cả năm một hồ sơ tình báo đáng chú ý

Hương Thảo & Quý Khải
Tổng thanh tra CIA đã phải mất hơn một năm để công bố một báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện, vốn đi ngược kết luận cơ bản trong bản đánh giá của giới tình báo Mỹ về vụ Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đây là tiết lộ của cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, theo The Epoch Times.
Tờ The Epoch Times cho hay, Bản Đánh giá của Cộng đồng Tình báo tháng 1/2017 (Intelligence Community Assessment – gọi tắt là ICA), được làm theo lệnh của cựu Tổng thống Barack Obama, đưa tuyên bố Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 nhằm giúp ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump giành thắng lợi. Tuy vậy, báo cáo công khai của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa công bố đã đặt dấu hỏi lớn đối với tính công tâm của quy trình tình báo đằng sau bản đánh giá này. Báo cáo cho thấy quy trình đó có dấu vết can thiệp chính trị.
Một báo cáo mật tách biệt, được cất tại văn phòng Tổng thanh tra CIA (CIA Inspector General – gọi tắt là IG), đã làm sáng tỏ vai trò mờ ám của ông John Brennan – Giám đốc CIA khi đó – trong quá trình làm bản đánh giá này, cựu Chánh Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ông Fred Fleitz nghe thông tin từ nhân viên Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Báo cáo mới tuyên bố ông Brennan đã loại bỏ các nhà phân tích tình báo, những người muốn bao hàm những bằng chứng tình báo mạnh cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn bà Hillary Clinton, chứ không phải ông Trump, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Fleitz cho biết, trích dẫn thông tin trong cuộc trò chuyện với các nhân viên Ủy ban Tình báo Hạ viện. Đồng thời, ông Brennan cũng loại trừ các nhà phân tích muốn loại bỏ các bằng chứng tình báo yếu cho thấy Nga ủng hộ ông Trump, theo ông Fleitz.
“Tức là, ông Brennan trên thực tế đã làm thiên lệch phân tích này, khi chỉ bao hàm chứng cứ tình báo chống Trump và loại bỏ chứng cứ tình báo chống Clinton”, ông Fleitz nói với The Epoch Times.
Các nghị sĩ Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ viện đã ban hành báo cáo này vào tháng 8/2018 và đệ trình lên Tổng thanh tra CIA mùa thu năm 2018 để duyệt phát hành công khai, theo ông Fleitz. Cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói rằng chỉ có một số lượng nhỏ các nghị sĩ Cộng Hòa trong ủy ban tình báo được đọc báo cáo.
Trong phần báo cáo công khai về Nga của Ủy ban Tình báo Hạ viện (UBTBHV), trong đó chất vấn tính hợp thức của quy trình tình báo đằng sau kết luận Nga ủng hộ ông Trump, ủy ban tuyên bố rằng họ “đang dự tính các hành động bổ sung liên quan đến thông tin này đầu mùa xuân 2018”. Một nguồn tin thân thuộc với báo cáo nói với The Epoch Times rằng “Chúng tôi đã soạn một báo cáo mật đối với Bản Đánh giá của Cộng đồng Tình báo tháng 1/2017”.
Đáng chú ý, báo cáo của UBTBHV được đưa ra ánh sáng chưa đầy một tháng sau thời điểm các tài liệu giải mật gần đây tiết lộ FBI biết rõ một phần quan trọng trong hồ sơ Steele khét tiếng có thể là tin giả được nhào nặn bởi Cục Tình báo Nga. Hồ sơ Steele này – một tập hợp các cáo buộc chưa xác thức chống lại Tổng thống Trump – đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của FBI, là ban hành lệnh giám sát cựu cố vấn chiến dịch của ứng viên Trump, ông Carter Page. Chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton và Uỷ ban Toàn quốc Đảng Dân chủ – cơ cấu quản lí chính thức của Đảng Dân chủ – đã tài trợ cho hồ sơ này.
Một bản tóm tắt hồ sơ Steele đã được bao hàm trong một phụ lục tuyệt mật của Bản Đánh giá của Cộng đồng Tình báo tháng 1/2017 – Phụ lục A. FBI đã thúc đẩy việc bao hàm hồ sơ trong Bản Đánh giá của Cộng đồng Tình báo tháng 1/2017, theo một báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện (pdf) về bản đánh giá này công bố tháng trước. FBI đã nói với Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ rằng họ “có thể gặp vấn đề lớn nếu Phụ lục A không được bao hàm”.
Cựu giám đốc FBI James Comey – người đã bị Tổng thống Trump sa thải hồi tháng 5/2017 – cũng nhấn mạnh yêu cầu với Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ rằng hồ sơ này cần được bao hàm.
“Tôi cần nhấn mạnh rằng chúng ta phải bao hàm hồ sơ này trong tài liệu trình lên, và tôi không biết nó đã được chú thích trong tài liệu như một phụ lục hay chưa,” ông Comey nói với Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ. “Tôi còn nhớ từng trao đổi với John Brennan về vấn đề này. Tôi có nói rằng: ‘Tôi không bận tâm lắm, nhưng tôi nghĩ hồ sơ này có liên hệ và nên được bao hàm vào trong quá trình suy xét”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-cao-buoc-nga-giup-trump-dac-cu-cia-tri-hoan-ca-nam-mot-ho-so-tinh-bao-dang-chu-y.html

Ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc

đối với Hollywood

Thiện Lành
Tác giả Wang Jin đã có một bài bình luận trên tờ The Epoch Times về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Hollywood.
Chính phủ Trung Quốc cấp tiền cho sản xuất phim ở Hollywood
Hơn một nửa trong số 10 bộ phim hay nhất năm 2019 do tạp chí Time bình chọn được tài trợ bởi các công ty thân Bắc Kinh như Tencent Pictures, Sunac Group, Shanghai Road Pictures Film and Television, Media Asia Film và Bona Film Group.
Và đây không phải là điều bất thường. Nhiều bộ phim điện ảnh lớn trong vài năm qua đã được thực hiện với sự tài trợ đến từ Trung Quốc.
Ví như, bộ phim mang tên “Kẻ hủy diệt: vận mệnh đen tối” (Terminator: Dark Fate) được công chiếu vào tháng 11/2019 với ngân sách sản xuất ước tính 185 triệu USD trong đó có 10% tiền tài trợ là đến từ nhà sản xuất và phân phối phim Trung Quốc Tencent Pictures. Tương tự, bộ phim mang tên “Transformers: Kỷ Nguyên Hủy Diệt” (Transformers: Age of Extinction) được công chiếu vào năm 2014 do hãng Paramount sản xuất đã nhận được đầu tư từ M1905, một công ty truyền thông thuộc kênh CCTV6 của Trung Quốc.
Ngoài ra, vào năm 2014, tập đoàn Fosun International của Trung Quốc đã đầu tư vào việc thành lập Studio 8, một công ty giải trí của Mỹ đồng thời tham gia đầu tư vào các bộ phim như Billy Lynn và cuộc chiến nửa đời người (Billy Lynn’s Long Halftime Walk), Đàn ông Song Tử (Gemini Man).
Vào cuối năm 2014, tập đoàn giải trí Trung Quốc, Quảng Đông Alpha Group đã thiết lập quan hệ đối tác với công ty New Regency Productions của Hoa Kỳ. Theo truyền thông Trung Quốc, Quảng Đông Alpha sẽ đầu tư 60 triệu USD vào ba tác phẩm điện ảnh của New Regency, trong đó có bộ phim mang tên “Người về từ cõi chết” (The Revenant).
Vào năm 2017, quyền phân phối cho bộ phim chiến tranh của Hoa Kỳ mang tên “Midway” được Bona Film, một công ty sản xuất và phân phối phim tại Trung Quốc mua lại với giá 80 triệu USD.
Mua lại các phim trường
Vào tháng 5/2012, tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt của Trung Quốc đã mua lại chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất nước Mỹ AMC với giá 2,6 tỷ USD. Tiếp theo, vào năm 2016, tập đoàn này đã mua lại hãng phim Legendary và rạp chiếu phim Carmike.
Tỷ phú Vương Kiện Lâm, người sáng lập Đại Liên Vạn Đạt, là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là đại biểu Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Các vụ mua lại của tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt khiến Nghị viện Hoa Kỳ lo ngại về việc Bắc Kinh đang gia tăng ảnh hưởng đối với nền giải trí của Mỹ, đồng thời những công ty được mua lại sẽ là công cụ hữu hiệu dùng để tô vẽ cho chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài.
Đại Liên Vạn Đạt không phải là công ty Trung Quốc duy nhất thực hiện các thỏa thuận với các hãng phim Hoa Kỳ.
Cụ thể, vào ngày 17/3/2015, Lionsgate, công ty giải trí của Mỹ đã ký một hợp đồng nhiều năm với đài truyền hình Hồ Nam thuộc Chính phủ Trung Quốc để phân phối, phát triển và sản xuất.
Tiếp theo, theo Reuters, vào ngày 1/4/2015, Tập đoàn Hoa Nghị huynh đệ của Trung Quốc đã ký hợp đồng ba năm với hãng phim STX của Hollywood để cùng tài trợ, sản xuất và phân phối tối đa 15 bộ phim mỗi năm và việc này sẽ được bắt đầu từ năm 2016.
Vào ngày 20/9/2015, China Media Capital (CMC) – tập đoàn truyền thông vào loại lớn nhất Trung Quốc và Warner Bros., một trong những hãng sản xuất phim và truyền hình lớn nhất thế giới đã công bố một liên doanh mang tên Flagship Entertainment Group với 51% được sở hữu bởi CMC và 49% bởi Warner Bros.
Sự kiểm duyệt
Theo số liệu từ Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, trong năm 2019, doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã đạt được 9 tỷ USD, chỉ sau Hoa Kỳ và Canada. Tương lai Trung Quốc sẽ là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới, với doanh thu phòng vé dự kiến ​​sẽ tăng đến 15,5 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers.
Theo cảnh báo từ các chuyên gia, thị trường béo bở của Trung Quốc có thể sẽ khiến Hollywood tự kiểm duyệt khi đáp ứng những yêu cầu từ các nhà kiểm duyệt Trung Quốc.
Timothy Doescher, Phó Giám đốc quan hệ liên minh tại Quỹ di sản cho biết: “Hollywood đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường Trung Quốc để kiếm lợi nhuận từ phim ảnh. Điều đó có nghĩa là các bộ phim của chúng tôi đang được viết bằng tư duy của Trung Quốc”.
Aynne Kokas, một hội viên tại Trung tâm Woodrow Wilson nói với Thời báo Tài chính: “Các vị sẽ khó tìm được nhà sản xuất ở Hollywood sẵn sàng làm một bộ phim miêu tả tiêu cực về Trung Quốc”.
Vào ngày 4/10/2018, trong một bài phát biểu, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã chỉ trích Bắc Kinh về việc “khen thưởng và ép buộc” các hãng phim Mỹ trong việc sửa đổi cốt truyện cho phim.
“Đối với bộ phim ‘Thế chiến Z’, họ đã phải cắt phần kịch bản đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. ‘Bình minh đỏ (Red Dawn)’ đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Triều Tiên chứ không phải người Trung Quốc”, Phó Tổng thống Mike Pence nói tại Viện Hudson.
“Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood miêu tả Trung Quốc theo một khía cạnh tích cực và trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không tuân thủ. Cơ quan kiểm duyệt Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc đặt những bộ phim chỉ trích Trung Quốc, ngay cả khi đó là những vi phạm rất nhỏ thành phim ngoài luồng”, ông cho biết.
Các phim bị chính quyền Trung Quốc cấm
Bắc Kinh luôn không hề ngần ngại khi cấm một số bộ phim mà họ cho là nhạy cảm.
Trong một ví dụ gần đây, bộ phim mang tên Laundromat đã bị cấm ở Trung Quốc khi phơi bày tình trạng tham nhũng ở nước này và nói về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân tôn giáo ở Trung Quốc. Bộ phim có sự tham gia của một số nhân vật hàng đầu Hollywood như đạo diễn Steven Soderbergh (từng đoạt giải Oscar), nữ diễn viên Meryl Streep (15 lần được đề cử giải Oscar và 3 lần được giải Oscar), nhà biên kịch nổi tiếng và một đội ngũ lớn các ngôi sao hạng A.
Bên cạnh đó, những diễn viên có thái độ chỉ trích Bắc Kinh sẽ không được tham gia phim do Trung Quốc tài trợ, như Richard Gere, tài tử nổi tiếng của Hollywood, người ủng hộ Đại Lai Lạt Ma và nền độc lập của Tây Tạng từng nói trong một cuộc phỏng vấn với The Hollywood Reporter rằng, quan điểm chính trị của ông đã hạn chế công việc của ông: “Chắc chắn có những bộ phim mà tôi không thể tham gia vì người Trung Quốc sẽ nói: Không phải với Richard Gere”.
Theo Wang Jin, The Epoch Times
Thiện Lành dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-huong-cua-chinh-quyen-trung-quoc-doi-voi-hollywood.html

Joe Concha: Truyền thông Mỹ đăng tải

thông tin sai lệch từ phía Trung Quốc

nhằm hạ bệ Tổng thống Trump

Vũ Dương
Joe Concha, phóng viên của “The Hill”- trang web tin tức của Mỹ có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án các hãng thông tấn chính thống của Hoa Kỳ vào thứ Tư (ngày 6 tháng 5), ông cho rằng họ đã quá tin tưởng vào những tuyên bố về thành tích chống dịch của chính quyền Trung Quốc, lựa chọn thông tin sai lệch cho khán thính giả Mỹ, đó là hành vi lỗ mãng và vô trách nhiệm.
Phóng viên Joe Concha nói trong buổi phỏng vấn của kênh Fox News Channel: “Có một điểm mấu chốt cho bất kỳ con số nào từ phía chính phủ Trung Quốc đưa ra. Dù là ‘chính trị gia’ hay hầu hết các hãng thông tấn khác của Mỹ, trong tình huống không tuyên bố từ chối trách nhiệm rằng ‘chúng tôi không thể xác minh thông tin này’, họ đã tiến hành đăng tải thông tin có được từ phía ĐCSTQ như một sự thật tuyệt đối vậy”.
Ông Concha nói rằng ĐCSTQ đã chính thức báo cáo rằng số người chết do viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc là 4.633 người.
“Chúng ta hãy nhìn từ góc độ này: con số này gần bằng số người chết ở bang Michigan, thấp hơn 60% so với con số ở bang New Jersey nơi tôi đang ở, và thấp hơn năm lần so với số người chết ở New York như chúng ta đã thấy”. Ông Concha nói: “Có ai tin rằng số ca tử vong ở Vũ Hán, Trung Quốc nơi vốn được xem là tâm chấn của dịch bệnh này lại thấp đến vậy hay không? Không ai tin cả. Nhưng các hãng thông tấn Mỹ vẫn tiếp tục đăng tải và phát sóng những bản tin kiểu như vậy”.
Ông trích dẫn một bài báo vừa được đăng tải bởi các “chính trị gia”, bài báo này nói rằng ĐCSTQ “vượt trội hơn Hoa Kỳ” trong việc đối phó với dịch bệnh.
Bài báo này viết: “Trong khi virus Corona chủng mới có nguồn gốc từ Vũ Hán lan rộng ra bên ngoài, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực không ngừng để biến hình ảnh đáng xấu hổ trên trường quốc tế lúc ban đầu thành một hình ảnh quang vinh với những thành công khác nhau. Với lãnh đạo của Trung Quốc mà nói, những thính giả trong nước mới là những đối tượng thật sự của những tuyên truyền này. Trong
đám đông khổng lồ này, kết quả thông tin là không thể nghi ngờ: ĐCSTQ đã làm được tốt hơn tất cả các nước, trong khi Hoa Kỳ lại tụt hậu một cách tệ hại”.
Ông Concha nói rằng các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đang sử dụng thông tin từ ĐCSTQ để công kích Tổng thống Trump, ông cho rằng làm như vậy là lỗ mãng và vô trách nhiệm.
Hiện nay không chỉ xã hội quốc tế bày tỏ nghi ngờ về số người chết và tỷ lệ tử vong do ĐCSTQ công bố chính thức, mà ngay đến cả dữ liệu và thông tin nội bộ được người dân Trung Quốc đưa ra cũng nêu bật nghi ngờ này.
Hơn nữa ngay cả khi chính quyền ĐCSTQ đã tăng 50% số người chết ở Vũ Hán trong một ngày vào tuần trước, khiến tổng số người chết tăng lên 1.290 người, dữ liệu này vẫn không thể giải thích tại sao số người chết bình quân trên một triệu người ở Trung Quốc lại thấp hơn ở Ý và Anh cả mấy chục lần.
Ông Concha nói: “Chúng tôi đến giờ vẫn chưa biết con số thực sự ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi chắc chắn một điều rằng 80.000 ca nhiễm và 4.000 ca tử vong do ĐCSTQ đưa ra vẫn cách con số thực tế rất xa”.
Theo Lin Yan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-concha-truyen-thong-my-dang-tai-thong-tin-sai-lech-tu-phia-trung-quoc-nham-ha-be-tong-thong-trump.html

FDA rút giấy phép

của hàng chục công ty xuất khẩu khẩu trang TQ

Các giới chức liên bang Mỹ rút lại việc chấp thuận cho hơn 60 nhà sản xuất Trung Quốc xuất khẩu mặt nạ N95 sang Mỹ sau khi phát hiện điều họ gọi là một số lớn sản phẩm kém chất lượng của các công ty này.
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ngày 7/5 cho biết giảm bớt số các nhà sản xuất khẩu trang Trung Quốc được chấp thuận để làm khẩu trang N95 sử dụng tại Mỹ từ khoảng 80 công ty xuống còn 14. Việc này đảo ngược quyết định ngày 3/4 vốn cho phép nhập cảng khẩu trang từ các nhà sản xuất dù các sản phẩm này chưa được giới thẩm quyền Mỹ kiểm định chất lượng nếu như đáp ứng được tiêu chuẩn do một số nước khác ấn định hay được một phòng thí nghiệm độc lập duyệt xét.
Việc chuyển hướng này cho thấy những thách thức của các giới chức liên bang phải chịu trong nỗ lực giúp thỏa mãn mức cầu to lớn về khẩu trang cho nhân viên y tế ở tuyến đầu chống đại dịch virus corona, trong khi cũng phải đảm bảo là các trang bị y tế hoạt động hữu hiệu.
“Chúng tôi sử dụng tất cả quyền hạn của chúng tôi để gia tăng khả năng có được những trang bị này,” một viên chức FDA nói trong một cuộc phỏng vấn. “Có một số lớn ngày càng tăng các máy thở không đáp ứng tiêu chuẩn.”
Hành động này tiếp theo một tường trình của tờ Wall Street Journal loan tin các nhà ban hành qui định Mỹ và các giới chức tiểu bang đã xác nhận một số đáng kể các khẩu trang N95 nhập khẩu dưới mức tiêu chuẩn.
Những xét nghiệm mới đây của Viện Y tế và An toàn Nghề nghiệp Quốc gia, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, cho thấy có khoảng 60% trong số 67 loại khẩu trang nhập khẩu khác nhau có thể để lọt những hạt nhỏ li ti vào khẩu trang hơn mức bình thường cho phép, tờ báo cho biết.
“Một số quá dưới tiêu chuẩn,” một viên chức CDC nói.
Khẩu trang nhập từ một công ty Trung Quốc mà giấy phép bị thu hồi ngày 7/5 chỉ lọc được từ 24% đến 35% các hạt li ti, thấp hơn tiêu chuẩn 95% được dùng để đặt tên cho khẩu trang này, xét nghiệm của Niosh cho thấy.
Gói khẩu trang này quảng cáo chất lượng 5 sao và dùng biểu tượng của FDA trái phép, theo như kết quả xét nghiệm của Niosh.
Niosh cũng xét nghiệm những khẩu trang nhập khẩu khác của các nhà sản xuất chưa có tên trong danh sách được chấp thuận.
Một nhãn hiệu chỉ lọc được 1% các hạt li ti trong khi những nhãn hiệu khác dưới mức tiêu chuẩn 95%.
Một số bệnh viện nói họ đã kiểm tra những việc mua bán mới đây từ những nhà cung cấp mới không có tên trong danh sách FDA về các nhà sản xuất được cấp phép. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng quảng cáo các sản phẩm đã được chấp thuận trên trang mạng của họ.
Ngày 7/5, FDA nói hiện nay cơ quan này chỉ cho phép nhập khẩu từ các nhà sản xuất đã được chứng nhận tại Mỹ, hay tại một vài khu vực bên ngoài Trung Quốc, trong đó có những vùng tại Châu Âu.
Một số cơ quan khác của chính phủ Mỹ cũng đang làm việc để truy lùng một làn sóng các khẩu trang giả. Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ đang làm việc với nhau và những công ty lớn của Mỹ, trong đó có 3M và Amazon, để giảm bớt nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng.
(Nguồn The Wall Street Journal)
https://www.voatiengviet.com/a/fda-r%C3%BAt-gi%E1%BA%A5y-ph%C3%A9p-c%E1%BB%A7a-h%C3%A0ng-ch%E1%BB%A5c-c%C3%B4ng-ty-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-kh%E1%BA%A9u-trang-tq-/5412643.html

Hai nhân viên tại Tòa Bạch Ốc

xét nghiệm dương tính với coronavirus

Tin từ Washington, D.C. – Vào tuần này, hai nhân viên tại Tòa Bạch Ốc đã xét nghiệm dương tính với coronavirus, đánh dấu những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trong số những người làm việc gần gũi với Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence.
Sự xuất hiện của 2 ca nhiễm nói trên đã một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của tổng thống và phó tổng thống. Nó cũng đưa ra khả năng rằng các nhân viên Tòa Bạch Ốc, nhiều người trong số họ làm việc trong những khu vực chật hẹp và không thường xuyên đeo khẩu trang, có thể có nguy cơ nhiễm virus.
Theo một nguồn thạo tin, vào thứ sáu (ngày 8 tháng 5), các viên chức Tòa Bạch Ốc đã nhận được thông báo rằng bà Katie Miller, phát ngôn viên của phó tổng thống Pence, đã xét nghiệm dương tính với coronavirus. Bà Miller đã kết hôn với Stephen Miller, một cố vấn cao cấp về các chương trình di dân của Tòa Bạch Ốc, người thường xuyên tiếp xúc với Tổng Thống Trump.
Kết quả xét nghiệm của bà Miller diễn ra sau khi một thành viên của quân đội Hoa Kỳ làm việc trong Tòa Bạch Ốc, người đã có tiếp xúc với Tổng Thống Trump, cũng xét nghiệm dương tính. Tổng Thống Trump và ông Pence, cả hai đều phải xét nghiệm hàng ngày, đều xét nghiệm âm tính.
Kể từ khi coronavirus xuất hiện vào đầu tháng 3 tại Hoa Kỳ, các viên chức đã áp đặt một số biện pháp để bảo vệ nhân viên và những người khác đến thăm Tòa Bạch Ốc, bao gồm dọn dẹp thường xuyên các văn phòng. Trước khi vào tòa nhà, các ký giả phải được đo thân nhiệt. Vào thứ Sáu, các ký giả còn được hỏi liệu họ có triệu chứng liên quan đến COVID-19 hay không. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hai-nhan-vien-tai-toa-bach-oc-xet-nghiem-duong-tinh-voi-coronavirus/

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ

phá kỷ lục thời hậu thế chiến

Tin Washington DC – Hoa Kỳ đã mất 20.5 triệu việc làm trong tháng 4, số tổn thất lớn nhất tính thời Đại suy thoái, và cũng là bằng chứng cho thấy đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo thất nghiệp của Bộ Lao Động công bố hôm thứ Sáu, 8 tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ tăng lên 14.7% vào tháng trước, phá vỡ kỷ lục cũ  sau Đệ Nhị Thế Chiến là 10.8%, ghi nhận vào tháng 11, 1982. Con số này đồng thời củng cố thêm các dự đoán của giới phân tích, vốn cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục rất chậm khỏi suy thoái, vốn xảy ra bởi lệnh đóng cửa được các tiểu bang ban hành từ giữa tháng 3. Khủng hoảng kinh tế đang gây khó khăn cho nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Trump.
Trước áp lực chính trị và xã hội ngày càng cao, chính phủ Trump đang nóng lòng muốn mở cửa lại nền kinh tế, bất chấp việc số ca nhiễm Covid-19 vẫn còn tăng và các dự báo xấu về tỷ lệ tử vong. Tổn thất việc làm trong 2 tháng qua đã đẩy mức tuyển dụng trong các ngành không phải nông nghiệp xuống mức thấp nhất tính từ tháng 2, 2011. Tình trạng sa thải xảy ra gần như ở mọi ngành nghề, trong đó, ngành giải trí và nhà hàng khách sạn mất 7.7 triệu việc làm.
Điều đáng ngạc nhiên là ngành y tế cũng mất 1.4 triệu việc làm, do các văn phòng nha sĩ, bác sĩ, phải đóng cửa, và do các bệnh nhân không nhiễm Covid-19 không muốn tới bệnh viện và các trung tâm y tế. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ty-le-that-nghiep-tai-hoa-ky-pha-ky-luc-thoi-hau-the-chien/

Nha Lộ Vận (DMV)

sẽ mở lại 25 văn phòng trên khắp California

Vào hôm thứ Năm (7/5), Nha lộ vận (DMV) cho biết họ lên kế hoạch mở lại 25 văn phòng tại tiểu bang California vào ngày thứ Sáu, sau khi đóng cửa trên toàn tiểu bang do đại dịch coronavirus.
Trong một bản tin mới, cơ quan này cho biết tất cả những người đến văn phòng sẽ phải đeo khẩu trang che mặt và đứng cách nhau 6 feet khi xếp hàng. Mọi người sẽ được yêu cầu chờ đợi bên ngoài tòa nhà cho đến khi họ nhận được tin nhắn trên điện thoại để vào bên trong.
Các viên chức cho biết khách hàng có thể phải chờ đợi trong thời gian dài, số người vào bên trong tòa nhà có giới hạn. Họ cho biết phần còn lại trong số 170 văn phòng của DMV dự kiến sẽ mở cửa trở lại theo từng giai đoạn trong những tuần tới.
Trong khi đó, nhân viên tại các văn phòng vẫn còn  đóng cửa sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ thông qua trực tuyến. Các viên chức cho biết họ chọn 25 địa điểm có thể mở lại trước dựa trên quy mô và khả năng phục vụ khách hàng với các sửa đổi cần thiết để duy trì khoảng cách an toàn.
Các văn phòng này sẽ mở từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, ngoại trừ vào hôm thứ Tư khi họ mở cửa vào lúc 9 giờ sáng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-lo-van-dmv-se-mo-lai-25-van-phong-tren-khap-california/

Hoa Kỳ phủ nhận

có liên quan đến vụ đột nhập vào Venezuela

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (8/5), Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc (NSC) bác bỏ việc Hoa Kỳ có liên quan đến một vụ đột nhập vào Venezuela trong tuần này, được cho là nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro, đồng thời cho biết thêm rằng nếu có, chiến dịch của họ “công khai, trực tiếp & hiệu quả”.
NSC đưa ra một tuyên bố thông qua Twitter sau khi ông Maduro tuyên bố rằng chính quyền Venezuela bắt giữ hai công dân Hoa Kỳ làm việc với một cựu quân nhân Hoa Kỳ, người nhận trách nhiệm về chiến dịch bất thành này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-phu-nhan-co-lien-quan-den-vu-dot-nhap-vao-venezuela/

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ

vận động sự hỗ trợ cho Đài Loan tại WHO

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (8/5), các nhà lãnh đạo trong ủy ban đối ngoại của quốc hội Hoa Kỳ viết thư cho gần 60 quốc gia, yêu cầu họ hỗ trợ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới, trích dẫn nhu cầu về nỗ lực rộng nhất có thể để chống lại đại dịch coronavirus.
Đài Loan, quốc gia không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, bị loại trừ khỏi WHO, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, do sự phản đối từ Trung Cộng. Lá thư này được ký bởi dân biểu dân chủ Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và ông Michael McCaul, thành viên đảng Cộng hòa cao cấp nhất của hội đồng, cũng như Thượng nghị sĩ Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện của Đảng Cộng hòa, và ông Bob Menendez, thành viên đảng Dân chủ cao cấp nhất của hội đồng.
Bức thư được gửi đến các quốc gia “đồng chí hướng”, lớn và nhỏ, được xem là bạn và đồng minh của Đài Loan, bao gồm Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Saudi Arabia và Úc. Bức thư được gửi đi khi Tổng thống Trump và các viên chức Hoa Kỳ khác lên tiếng chỉ trích Trung Cộng về sự lây lan của coronavirus.
Chính quyền tổng thống Trump cáo buộc Trung Cộng làm cho đại dịch trở nên tồi tệ hơn bằng cách che giấu thông tin. Hồi tháng trước, tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đang đình chỉ viện trợ cho WHO, cáo buộc họ “xoay quanh Trung Cộng” và quảng bá “thông tin sai lệch” của Trung Cộng về đại dịch. Phía WHO bác bỏ những cáo buộc này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-hoa-ky-van-dong-su-ho-tro-cho-dai-loan-tai-who/

Lưỡng đảng Hoa Kỳ

ủng hộ Úc trước đe dọa của đại sứ Trung Quốc

Hương Thảo
Lưỡng viện Mỹ ngày 7/5 gửi một lá thư tái khẳng định mối quan hệ đồng minh Mỹ – Úc, lên án sự đe dọa trả đũa kinh tế của đại sứ Trung Quốc ở Canberra khi Úc kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona chủng mới.
Theo tờ The Epoch Times, bức thư gửi tới Đại sứ Úc Arthur Sinodinos khẳng định, việc Úc đòi hỏi một đánh giá khách quan, độc lập về nguồn gốc của virus corona là một yêu cầu “tất nhiên” và các thành viên của Nghị viện Mỹ “hoàn toàn nhất trí” với điều đó.
Bức thư được ký bởi 27 thành viên từ cả Hạ viện, Thượng viện Mỹ và bao gồm chủ tịch và thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Thư cho rằng, phản hồi của Đại sứ Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Tài chính Úc ngày 26/4 là “cực kỳ khó chịu”, và họ phản đối hành vi này.
Trước đó, khi Thủ tướng Úc Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra, ông nói: “Chúng tôi muốn thế giới an toàn hơn khi nói đến virus… Tôi hy vọng bất kỳ quốc gia nào, dù là Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, sẽ chia sẻ quan điểm đó”.
Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Tài chính Úc, khi được hỏi về lời kêu gọi của Thủ tướng Morrison, vị đại sứ Trung Quốc tuyên bố: “Đó không phải là vấn đề của các vị. Nó sẽ không mang lại cho các vị sự tôn trọng và nó gây bất lợi cho những nỗ lực toàn cầu”.
Trong khi nhấn mạnh vào việc Trung Quốc sẽ ngừng mua quặng sắt, than đá hay khí đốt của Úc, ông Thành nói rằng sẽ không có sự tẩy chay nào, nhưng công chúng Trung Quốc đã “nản lòng, mất tinh thần và thất vọng” với Úc.
“Có lẽ những người dân thường sẽ nghĩ tại sao họ lại nên uống vang Úc hay ăn thịt bò Úc?”, ông nói.
Bức thư của các thành viên Nghị viện Mỹ cho rằng, những bình luận này đã ám chỉ Úc có thể phải đối mặt với “sự trả đũa về kinh tế”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-dang-hoa-ky-ung-ho-uc-truoc-de-doa-cua-dai-su-trung-quoc.html

Dịch bệnh và lệnh trừng phạt của Mỹ,

« bản án kép » cho Cuba

Minh Anh
Thiếu du khách vì dịch Covid-19 và lệnh trừng phạt của Mỹ, người dân Cuba khổ chồng khổ ; Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi đóa vì một đoạn clip video chỉ trích ; Bác sĩ Nga lập « danh sách đen » những y bác sĩ ngã xuống khi chống dịch Covid-19 và Tổng thống Philippines đóng cửa một hãng truyền thông nổi tiếng chỉ trích chính phủ. Trên đây là những nội dung chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Cuba: Hạn trùng hạn
Với 11,2 triệu dân, Cuba có 1.729 người bị nhiễm virus corona và 73 ca tử vong (tính đến ngày 08/5/2020). Nếu như đảo quốc nhỏ này gần như khống chế được dịch bệnh thì nền kinh tế đất nước, vốn dĩ đã khó khăn vì các lệnh trừng phạt của Mỹ nay thêm bội phần khốn khó.
Phải mất sáu giờ để mua một con gà, một giờ cho hai lít dầu, trước các cửa hàng là những hàng người dài hàng chục mét. Chờ đến phiên và mua theo khẩu phần, người dân Cuba từ lâu đã quen với tình cảnh này, nhưng với dịch bệnh, tình hình khan hiếm lương thực – thực phẩm nay đã đạt đến mức chưa từng thấy ngay cả trong những năm khốn khó nhất 1990, sau khi Liên Xô rút đi.
Thiếu gạo, thiếu trứng, thiếu cả những sản phẩm vệ sinh và thậm chí cả nước do mưa ngày càng ít. Thêm vào đó là tình trạng thiếu nhiên liệu, làm dấy lên nỗi lo thiếu cả điện. Chính phủ và giới truyền thông kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng. Bởi vì, mức tiêu thụ điện đã tăng vọt trong những tuần bị phong tỏa nhằm kiểm soát đà lây lan của virus corona và do một đợt nóng bất ngờ.
Nguyên nhân vì đâu ? Thông tín viên Dimitille Piron tại La Habana, giải thích :
« Trước hết, Cuba đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính từ bao lâu nay do hệ thống kinh tế nhà nước và những khó khăn mà đồng minh chính là Venezuela đang đối mặt. Một trong những động cơ kinh tế chủ lực là ngành du lịch (năm 2018 mang về cho đất nước 3,3 tỷ đô la) hoàn toàn bị ngưng từ một tháng nay. Sự đình trệ này đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực tư nhân (thu hút đến 13,8% lực lượng lao động), vốn không nhận được một sự trợ giúp nào từ chính phủ.
Bảng tổng kết kinh tế còn thêm u ám với việc Hoa Kỳ không buông áp lực khi cấm Western Union thực hiện các dịch vụ chuyển tiền từ tất cả các nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ, hay như thông qua các hình thức trừng phạt những doanh nghiệp nào có làm ăn với Cuba. Chính vì điều này mà các trang thiết bị y tế Trung Quốc gởi tặng và các máy trợ thở đến từ Thụy Sỹ gần đây đã bị chận lại. »
Trước tình hình này, chính quyền Cuba thông báo một kế hoạch kinh tế mới, trong đó sản xuất nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Đảo quốc này nhập khẩu đến 80% lương thực (trị giá khoảng 2 tỷ đô la) và
hiện đang rơi vào tình cảnh cực kỳ khó khăn. Thế nên lương thực dường như đang trở thành một vấn đề cấp bách.
Chính quyền La Habana nhấn mạnh đến hiện tượng biển thủ, gian lận và đánh cắp phổ biến, những tệ nạn này sẽ bị dò xét và trừng phạt nghiêm khắc.
Hoa Kỳ : Donald Trump nổi cơn thịnh nộ vì một clip video
Một đoạn băng hình có tiêu đề « Nước Mỹ tang thương » đã làm cho chủ nhân Nhà Trắng nổi đóa. Đoạn video này do một nhóm nghị sĩ Cộng Hòa, có thái độ thù nghịch với tổng thống thực hiện. Mục tiêu là nhằm làm cho chiến dịch vận động tái tranh cử của ông bị thất bại.
Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Anne Corpet tường thuật :
« Một nhóm tự xưng là người của đảng Cộng Hòa, những kẻ thua cuộc, những tên điên rồ, những người mất trí… » những từ ngữ mô tả mà tổng thống Mỹ dùng đến cho thấy rõ cơn tức tối của ông đến mức mà Donald Trump đã tuôn xả dòng tweet vào lúc một giờ sáng.
Đoạn video châm ngòi cơn thịnh nộ của nguyên thủ Mỹ đưa ra hình ảnh những tòa nhà đổ nát, những con phố hoang vắng, người dân Mỹ khẩu trang che mặt nối đuôi xếp hàng, chỉ có một người đàn ông duy nhất là ngồi bệt xuống đất trong hành lang một bệnh viện.
Video liệt kê số người chết, số người thất nghiệp trước khi tuôn ra những lời chỉ trích : “Dưới sự điều hành của Donald Trump, đất nước chúng ta nghèo hơn, suy yếu hơn, bệnh nhiều hơn… Nếu chúng ta vẫn còn bốn năm như thế nữa, liệu có sẽ còn một nước Mỹ nữa hay không ?”
Tiêu đề của đoạn video gợi nhắc lại một khẩu hiệu của Ronald Reagan, mà hầu hết các thành viên đảng Cộng Hòa đều tranh giành thừa kế, và nhóm dựng đoạn video này tự đặt tên là dự án Lincoln.
Ông Donald Trump, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm Chủ Nhật 03/5 dưới chân tượng đài hùng vĩ vị tổng thống nổi tiếng cho đó là một “sự ô danh”. Những thành viên đảng Cộng Hòa trong dự án Lincoln là những cựu cố vấn chính trị của đảng. Người sáng lập nhóm không ai khác chính là chồng của Kellyane Conway, nữ cố vấn của tổng thống. Ông Donald Trump bình phẩm : “Tôi chẳng biết Kellyane đã làm gì với người chồng rối trí, ngớ ngẩn của mình, nhưng chắc chắn đó là điều không phải dễ chút nào…” ».
Covid-19 và danh sách « tử thần » của các bác sĩ Nga
Tại Nga, một tập thể các y bác sĩ đã quyết định lập một danh sách nhằm tưởng nhớ đến những người đã « ngã » xuống khi trên tuyến đầu chống dịch virus corona.
Theo tường thuật của thông tín viên Daniel Vallot từ Matxcơva, danh sách đen về số bác sĩ Nga « ngã gục » vì Covid-19 mỗi ngày thêm dài. Vào ngày 25/4, số bác sĩ thiệt mạng là 70 người thì tính đến những ngày gần đây, con số này đã là hơn 100. Số nạn nhân này lại không được gộp vào trong số thống kê chính thức.
Việc một tập thể các y bác sĩ quyết định thành lập « danh sách tưởng niệm » này còn nhằm mục đích tỏ lòng biết ơn những bác sĩ, y tá hay điều dưỡng đã nằm xuống trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng đồng thời còn để phản đối tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ, khẩu trang, quần áo bảo hộ. Những rủi ro có nguy cơ kéo theo đà lây nhiễm. Nhiều bệnh viện của Nga đã trở thành những ổ dịch nguy hiểm và buộc phải bị cô lập.
Không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, những vị bác sĩ đó còn phải chịu nhiều áp lực từ các cấp điều hành. Báo chí Nga những ngày gần đây nói đến nhiều ca tự tử hay có mưu toan tự tử trong nội bộ y bác sĩ. Ít nhất đã có ba người nhảy cửa sổ tự vẫn.
Một yếu tố khác có thể làm gia tăng áp lực đang đè nặng lên các bác sĩ tại Nga: Nguy cơ bị truy tố. Ngay từ đầu mùa dịch, một đạo luật cho phép trừng phạt bất kỳ ai bị cáo buộc là lan truyền tin giả về dịch bệnh. Và những bác sĩ nào công khai làm chứng về những khó khăn của họ trong việc chống đỡ dịch bệnh cũng như là dám nghi ngờ các số liệu thống kê chính thức có thể bị truy tố trước pháp luật.
Philippines : Bị chỉ trích, Duterte đóng cửa một hãng truyền thông
Còn tại Philippines, Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền gióng chuông báo động sau việc hãng truyền thông chính của Philippines, ABS-CBN bị buộc đóng cửa. Các chương trình phát sóng của hãng truyền thông lớn này đột ngột bị ngưng lại ngày 05/05/2020. Nguyên nhân là vì giấy phép hoạt động của hãng đã không được cấp mới sau 25 năm hoạt động yên ổn.
Hãng tin ABS-CBN tại Philippines nổi tiếng với chương trình chỉ trích tổng thống. Trả lời câu hỏi của RFI, bà Rachel Chloa-Howard, nhà phân tích của Tổ chức Ân xá Thế giới (Amnesty International), văn phòng tại châu Á cho rằng việc đóng cửa kênh truyền thông này cho thấy đây là một bước mới đi đến sự chuyên chế của ông Rodrigo Duterte.
« Chính phủ đang ngụy biện cho quyết định này khi cố làm cho chúng tôi tin rằng đây là một hồ sơ bình thường, chẳng liên quan gì đến chính trị, và ABS-CBN đi đến nông nỗi này là vì họ đã không tuân thủ luật đầu tư nước ngoài.
Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ vào lịch trình, việc nộp hồ sơ đúng hạn cho chính quyền để xin mới giấy phép, cũng như là việc nhiều cơ quan chính thức trước đó đã bật đèn xanh cho việc tái cấp giấy phép trái với ý kiến của chính phủ, thì lời giải thích trên chẳng khớp chút nào.
Có một điều rất rõ là, cú đánh này nhắm vào ABS-CBN là những đòn chính trị. Điều này thật đáng lo bởi vì chúng đưa chúng ta trở về với thời kỳ độc tài của tướng Marcos, người đã áp đặt thiết quân luật để kiểm soát các hãng truyền thông tại Philippines. »
Xung đột với Duterte từ năm 2016
Tổng thống Rodrigo Duterte thường hay tấn công những báo đài nào thường xuyên chỉ trích chính sách của ông, khiến các nhà hoạt động bảo vệ tự do ngôn luận quan ngại. Theo AFP, xung khắc giữa ABS-CBN và lãnh đạo Philippines có từ năm 2016. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, hãng tin này đã bị nguyên thủ Philippines chỉ trích là đã không phát sóng các chương trình vận động tranh cử của ông, và đã không hoàn trả số tiền được cấp để phát những chương trình này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200509-cuba-hoa-ky-quoc-te-dich-benh-kinh-te

Phát hiện hàng trăm biến thể của virus Vũ Hán

 nhắm vào các vùng và sắc tộc khác nhau

Bảo Thư
Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Anh cho biết, hiện tại có hàng trăm biến thể của virus corona chủng mới gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ điều này có ảnh hưởng như thế nào đến việc kiểm soát virus và phát triển vắc-xin.
Phát hiện hàng trăm biến thể khác nhau của virus Vũ Hán
Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở tiểu bang New Mexico của Mỹ đã công bố một báo cáo dài 33 trang cho thấy, một “đột biến D614G” đặc biệt đang chiếm vị trí chủ đạo. Đột biến D614G này dường như làm cho virus Vũ Hán phát triển nhanh hơn và trở nên dễ lây nhiễm hơn.
Phòng thí nghiệm đã hợp tác với Đại học Duke Hoa Kỳ và Đại học Sheffield Anh để phân tích hàng ngàn chuỗi virus Vũ Hán.
Họ đã nghiên cứu các mẫu lấy từ bệnh nhân của Sheffield và phát hiện ra rằng, những bệnh nhân bị nhiễm loại virus đột biến này dường như chứa số lượng lớn virus, tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy những bệnh nhân nhiễm virus này bị bệnh nặng hơn hoặc ở lại bệnh viện lâu hơn.
Một nghiên cứu khác từ Đại học College London (UCL) đã xác định 198 biến thể lặp lại của virus Vũ Hán. Giáo sư Francois Balloux cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể biết liệu virus này có gây chết người nhiều hơn và dễ lây lan hơn hay không, hay ngày càng yếu đi”.
Theo dõi đột biến virus là rất quan trọng trong việc phát triển vắc-xin. Lấy virus cúm làm ví dụ, đột biến của virus cúm phát triển nhanh đến mức mỗi năm phải điều chỉnh vắc-xin cụ thể khác nhau.
Báo cáo nghiên cứu này vẫn chưa được các nhà khoa học khác đánh giá, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trên toàn thế giới, hiện có hơn 100 loại vắc-xin đang được phát triển để chống lại virus Vũ Hán, vì vậy tin tức về đột biến virus rất đáng được “khẩn cấp quan tâm”.
Mỗi vùng khác nhau nhiễm virus Vũ Hán biến thể khác nhau
Đầu tháng 4, một nghiên cứu của Đại học Cambridge chứng minh, virus Vũ Hán đã biến đổi thành ba chủng A, B và C. Các chủng virus A chủ yếu lây lan ở Hoa Kỳ và Úc, và chủng virus B chủ yếu phổ biến ở Vũ Hán và nước Anh, trong khi chủng virus C đột biến từ chủng B thì từ Singapore lan sang châu Âu.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích phả hệ virus Vũ Hán trong cơ thể bệnh nhân bị nhiễm từ cuối tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 và phát hiện, các biến thể trong cơ thể bệnh nhân cũng tương ứng với con đường lây nhiễm, điển hình ở châu Âu chủ yếu bị nhiễm virus biến thể loại B và C.
Không chỉ mỗi vùng nhiễm loại virus khác nhau, mà tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong của mỗi nhóm dân tộc cũng khác nhau.
Theo nghiên cứu, nguy cơ người Mỹ gốc Phi và các dân tộc thiểu số khác ở Anh tử vong vì bệnh viêm phổi Vũ Hán cao gấp 2 – 4 lần so với người da trắng.
Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng cho biết, người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi đã bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch bệnh.
Trong số đó, tỷ lệ tử vong của phụ nữ da đen ở Anh và xứ Wales cao gấp 4,3 lần so với phụ nữ da trắng, trong khi tỷ lệ tử vong của đàn ông da đen cao gấp 4,2 lần so với đàn ông da trắng.
Theo The Epoch Times
Bảo Thư dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-hien-hang-tram-bien-the-cua-virus-vu-han-nham-vao-cac-vung-va-sac-toc-khac-nhau.html

WHO: COVID có thể ‘âm ỉ’ tại Châu Phi

Khoảng 190.000 người tại Châu Phi có thể chết vì COVID-10 trong năm đầu của đại dịch và căn bệnh này có thể “âm ỉ” trên lục địa này nhiều năm, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.
Có khoảng 44 triệu người trong số 1,3 tỉ dân của lục địa có thể bị lây nhiễm trong cùng một thời gian, cơ quan y tế Liên hiệp quốc ước lượng, căn cứ theo mẫu tiên đoán 47 nước Châu Phi.
Tuy nhiên con số ước lượng lây nhiễm và tử vong căn cứ vào giả thuyết là không có biện pháp chế ngự nào cả.
Trên thực tế có 43 nước Châu Phi đã thi hành các biện pháp để giảm bớt sự lây lan của virus, từ đóng cửa cả nước, đến hạn chế tại những thành phố lớn cho tới ra lệnh giới nghiêm, đóng cửa trường học và cấm tụ tập tại nơi công cộng.
Có hơn 52.000 ca lây nhiễm được xác nhận và 2.074 ca tử vong liên hệ đến virus được các nước Phi Châu loan báo, theo con số được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi công bố ngày 8/5. Tổng số các ca đã tăng hơn 42% trong tuần qua.
Bệnh này dường như lây lan chậm hơn tại Châu Phi hơn là Châu Âu, theo phúc trình của WHO. Các giới chức nói điều này có thể do theo dõi yếu kém hay những đường dây chuyển vận kém phát triển.
“Trong khi COVID-19 không lây lan cấp số nhân tại Châu Phi như ở các nơi khác trên thế giới, nhưng sẽ âm ỉ lây lan tại những điểm nóng,” bác sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực của WHO tại Châu Phi nói tại trụ sở ở Brazzaville, nước Cộng hòa Congo. Chuyên gia này nói dịch bệnh bùng phát có phần chắc sẽ lên đến cao điểm trong vòng 1 tháng sau khi virus bắt đầu lây lan rộng rãi trong các cộng đồng.
“COVID-19 có thể trở thành một bộ phận trong đời sống của chúng ta trong vài năm tới trừ phi có một phương pháp mạnh mẽ được nhiều chính phủ trong vùng thực hiện. Chúng ta cần xét nghiệm, theo dõi, cách ly và chữa trị,” bác sĩ Moeti nói trong một cuộc gọi video.
Châu Phi có dân số hầu hết dưới 20 tuổi, có thể chứng kiến tỉ xuất lây nhiễm chậm, ít ca nặng và ít chết hơn do virus được biết là ảnh hưởng nặng nề lên người lớn tuổi với tỉ lệ tử vong cao hơn.
Tuy nhiên Châu Phi có thể chứng kiến bùng phát kéo dài lâu hơn trong vài năm, theo như cuộc nghiên cứu. Algeria, Nam Phi và Cameroon cũng như một vài nước Châu Phi nhỏ hơn có nguy cơ cao hơn nếu không đặt ưu tiên vào các biện pháp chế ngự, cuộc nghiên cứu cho biết.
Có khoảng 5,5 triệu người Châu Phi phải nằm bệnh viện vì COVID-19 làm cho căng thẳng nặng nề những nguồn lực y tế của nhiều nước.
Châu Phi có trung bình 9 giường chăm sóc đặt biệt trong 1 triệu người, theo cuộc thăm dò mới đây của WHO. Đây là một điều không thích ứng một cách đau lòng,” báo cáo nói.
Tầm quan trọng của việc thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp chế ngự là thiết yếu, khi việc lây nhiễm rộng rãi và lâu dài của virus có thể làm quá tải trầm trọng hệ thống y tế của chúng ta,” bác sĩ Moeti nói. “Ngăn chặn bùng phát ở mức độ cao tổn phí hơn là các biện pháp phòng ngừa đang được các chính phủ thực hiện để chế ngự sự lây lan của virus.”
Cách ly xã hội và rửa tay thường xuyên là chìa khóa của những biện pháp chế ngự virus tại Châu Phi.
https://www.voatiengviet.com/a/who-covid-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C3%A2m-%E1%BB%89-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-phi/5412656.html

Thế giới khó hưởng lợi

gói “kích thích kinh tế” của TQ thời hậu COVID-19

Nền kinh tế thế giới khó có thể hưởng lợi từ chương trình kích thích kinh tế hậu COVID-19 ‘cầm chừng’ cho đến nay của Trung Quốc.
Trái với thường lệ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố kết quả cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 10/2019. Kết quả này cho thấy, người Trung Quốc đã có mức nợ cá nhân cao thậm chí trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát.
Khoảng một nửa trong gần 30.000 hộ gia đình Trung Quốc tham gia điều tra sống trong tình cảnh nợ nần, với mức nợ trung bình là 72.000 USD và 2/3 trong đó là dưới dạng thế chấp tài sản đảm bảo. Điều đó có nghĩa là 60% tài sản hộ gia đình tư nhân tại Trung Quốc được đầu tư vào bất động sản và chỉ 1/5 là đầu tư tiền mặt.
Bằng cách công bố kết quả điều tra này Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ẩn ý muốn lý giải vì sao các biện pháp của chính phủ Trung Quốc cho đến nay có thể chưa đủ mạnh để thúc đẩy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo Ngân hàng Thuỵ Sỹ UBS, Bắc Kinh đã ban hành một chương trình khích lệ kinh tế trị giá 4% GDP so với gói kích thích kinh tế tương đương 10% GDP được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước. Vào năm 2016, các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc tương đương 2% tổng sản phẩm kinh tê của nước này.
Các quan điểm trái chiều
Có thể có nhiều quan điểm trái ngược về chương trình cứu trợ kinh tế của Trung Quốc. Một quan điểm cho rằng người Trung Quốc có nhiều tiền của dự trữ hơn người Mỹ. Trong khi người Trung Quốc tiết kiệm khoảng 1/3 thu nhập sau thuế, thì người Mỹ chỉ để dành được khoảng 7% thu nhập sau thuế của mình, nhờ vậy tình hình nợ ít nặng nề hơn tại Trung Quốc. Song cũng có lập luận cho rằng rằng điều đó có nghĩa là nợ công Trung Quốc không được phép tăng mạnh trở lại.
Những người khác có thể quả quyết cho rằng mức chi của chính phủ hiện nay có thể quan trọng hơn bao giờ hết để thúc đẩy nền kinh tế và thậm chí để tránh phải trả một số nợ lớn hơn trong tương lai.
Rõ ràng, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn sau cuộc khủng hoảng corona. GDP quý I/2020 của Trung Quốc đã giảm 6,8% và đây là mức sụt giảm tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ. Vì thế, việc chính phủ Trung Quốc tin tưởng có thể khắc phục tình hình vói các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 4% GDP gây ra nhiều tranh cãi.
Thúc đẩy mức chi tiêu của người tiêu dùng cần được ưu tiên vì ngành dịch vụ đã từ lâu là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 60% tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc. Chỉ riêng trong hai tháng đầu năm nay, doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc giảm 2% và giảm 16% trong tháng 3.
Người tiêu dùng vẫn dè dặt
Có thể nói, thời kỳ dịch bệnh tồi tệ nhất tại Trung Quốc đã qua và nền kinh tế Trung Quốc đang từng bước hồi phục trở lại. Song khác với thời kỳ sau đại dịch SARS, mức tiêu thụ chưa có sự đột biến và đang tăng một cách chậm chạp. Người dân Trung Quốc trở nên thận trọng hơn đặc biệt vì lo sợ làn sóng nhiễm bệnh thứ hai ập đến.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Tài chính – Kinh tế Tây Nam Trung Quốc căn cứ vào cuộc điều tra 28.000 hộ gia đình, trên 1/2 gia đình được khảo sát có kế hoạch sẽ tiết kiệm nhiều hơn và giảm bớt chi tiêu sau khi đại dịch COVID-19 thuyên giảm. Khoảng 40% đối tượng tham gia cho biết họ sẽ không thay đổi thói quen và chỉ 9% dự định tăng mức chi tiêu so với trước đại dịch.
Liệu sức mua của người tiêu đùng có hồi phục trở lại sau quý đầu năm giảm mạnh vẫn còn là một câu hỏi. Ngoài mức nợ gia đình tăng cao, một sự khác biệt lớn so với thời kỳ hậu SARS đó là tầm quan trọng của mức tiêu thụ hiện nay đối với hoạt động kinh tế Trung Quốc.
Cách làm khác biệt
Khác với chính phủ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, các nước đã triển khai các kế hoạch kích thích kinh tế toàn diện, Bắc Kinh có thiên hướng lựa chọn phương pháp tiếp cận scattergun (bắn tỉa) để đưa nền kinh tế vào guồng quay trở lại. Chính phủ Trung Quốc công bố giảm thuế, cắt giảm lãi suất và hoàn trả một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn phê chuẩn các chương trình phiếu khách hàng và hỗ trợ thanh khoản cho các công ty. Riêng tại thành phố Hàng Châu, số lượng phiếu khách hàng trị giá 64 triệu USD đã được quy đổi trong vòng 56 giờ đồng hồ.
Ý tưởng kéo dài ngày nghỉ cuối tuần đang được thảo luận ở một vài tỉnh để thúc đẩy du lịch nội địa bởi nguồn thu này theo dự báo sẽ giảm 69%.
Tuy nhiên, chưa chắc có sự đầu tư vào bất kỳ những dự án cơ sở hạ tầng lớn. Người phát ngôn PBoC cho hay: “Quá nhiều chương trình kích thích kinh tế dồn dập có thể dẫn tới lạm phát và tăng các mức hạn nợ”. Thị trường xây dựng chung cư, sân bay và tàu hoả cao tốc tại Trung Quốc đã bão hoà hơn 10 năm trước.
Có thể thấy lần này Trung Quốc sẽ kiềm chế tham gia thúc đẩy kinh tế toàn cầu bằng cách tiếp nhận mức nợ cao hơn. Thay vì đó, Bắc Kinh đang cố gắng đạt hiệu quả lớn nhất bằng cách hành động “nhỏ giọt” chỉ khi thực sự cần thiết ít nhất ở thời điểm hiện tại
http://biendong.net/doc-bao-viet/34567-the-gioi-kho-huong-loi-goi-kich-thich-kinh-te-cua-tq-thoi-hau-covid-19.html

Châu Âu nhận ra sai lầm

khi để TQ nắm đến 80% kháng sinh

Ông Josep Borrell – đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) – kêu gọi khối này cần rút ra các bài học từ dịch COVID-19 để tăng tính “tự chủ chiến lược” trong bào chế thuốc men.
Trả lời phỏng vấn của nhiều tờ nhật báo lớn của châu Âu trong ngày 6-5, ông Borrell cho biết: “Thật không bình thường khi châu Âu không thể tự sản xuất một gram Paracetamol nào, và 80% việc sản xuất các loại thuốc kháng sinh trên thế giới đều tập trung ở Trung Quốc”.
Vị đại diện ngoại giao và an ninh cấp cao EU kiêm phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), nhậm chức ngày 1-12-2019, thừa nhận rằng việc tin cậy vào các thị trường toàn cầu trong việc cung ứng đã trở thành bình thường, nhưng “trong thời khủng hoảng, điều này không còn đúng”.
Ông đặt câu hỏi: “Khi chuỗi dây chuyền cung ứng cần rút ngắn thì tại sao không có những trung tâm sản xuất ở gần chúng ta hơn”, đồng thời gợi ý khả năng phát triển sản xuất tại châu Phi, “nơi hiện cũng đang dùng thuốc nhiều hơn”.
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 lần này cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược, cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay. Ông cho rằng cũng không khó thay đổi, miễn là các nước có đủ ý chí chính trị để tác động với các doanh nghiệp lớn của mình.
Ông nói phải tính lại cả về chuyện tự sản xuất thuốc, yêu cầu điều chuyển các cơ sở sản xuất thuốc của châu Âu.
Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính được sản xuất tại châu Âu, chỉ 20% được nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo một báo cáo của Thượng viện Pháp về vấn đề này, công bố hồi năm 2018, đến 80% hoạt chất dùng cho các loại thuốc ở EU đến từ một nước thứ ba, rồi Ấn Độ và Trung Quốc nắm giữ đến 60% các cơ sở sản xuất thuốc.
Thậm chí giờ đây, Trung Quốc đã trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm. Trung Quốc cũng nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện không còn được bào chế nữa.
Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm, song nền sản xuất phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế.
Trong cùng ngày, Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ (Pharmexcil) cho biết sẽ cung cấp cho châu Âu gần 1.000 tấn thành phần hoạt tính (API) của thuốc giảm đau Paracetamol.
Tuyên bố này được Pharmexcil đưa ra sau khi Chính phủ Ấn Độ yêu cầu ngừng xuất khẩu một số loại dược phẩm, trong đó có Paracetamol, vào tháng 3 vừa qua, để đảm bảo nguồn thuốc cung cấp cho người dân sau khi dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng dược phẩm trên toàn cầu.
Theo chủ tịch Pharmexcil, ông Dinesh Dua, mỗi tháng châu Âu cần tới 800 tấn API của Paracetamol và điều này đã gây sức ép không nhỏ cho Pharmexcil trong 10 ngày qua. Cũng theo ông, giới chức Ấn Độ yêu cầu các hãng dược phẩm trong nước đảm bảo đủ nguồn API dự trữ cho 4 tháng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ấn Độ là nhà cung cấp dược phẩm hàng đầu thế giới. Số liệu thống kê công bố hồi tháng trước cho thấy nước này đã xuất khẩu 1,9 triệu vỉ Paracetamol và những dạng khác của loại thuốc này cho 31 nước trên thế giới cùng với nhiều loại thuốc khác cho 87 quốc gia.
Châu Âu là khách hàng nhập khẩu API của Paracetamol lớn nhất của Ấn Độ với số lượng lên tới khoảng 12.000 tấn mỗi năm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34562-chau-au-nhan-ra-sai-lam-khi-de-tq-nam-den-80-khang-sinh.html

Covid-19 :

Khối Eurogroupe thông qua gói cứu trợ thứ nhất

Thu Hằng
Tối 08/05/2020, các nước thành viên khối đồng euro đã thông qua được phần 1 của kế hoạch trợ giúp kinh tế do dịch Covid-19. Từ tháng 06/2020 đến cuối năm 2022, 19 nước Eurogroupe có thể vay trong khoản ngân khoản 240 tỉ euro, nằm trong Cơ chế Bình ổn châu Âu, để bù vào thâm hụt ngân sách do chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến dịch Covid-19.
Theo ông Mario Centeno, chủ tịch Eurogroupe, được AFP trích dẫn, « các điều kiện vay được chuẩn hóa và không có giám sát sau đó ». Thời hạn vay vốn được ấn định 10 năm, với lãi suất rất thấp, thậm chí là « âm » theo khuôn khổ Cơ chế Bình ổn châu Âu.
Mỗi nước liên quan có thể vay số tiền lên đến tương đương 2% GDP của nước đó. Hiện tại, Ý, quốc gia bị tác động nặng nhất Liên Hiệp Châu Âu và có thể cần tín dụng nhất, vẫn tỏ ra ít quan tâm đến khoản ngân sách này do lo ngại bị áp đặt hàng loạt cải cách « thắt lưng buộc bụng ».
Các nước thành viên Eurogroupe sẽ còn phải thông qua hai gói khác, trị giá 300 tỉ euro, trong kế hoạch cứu trợ. Hai gói này liên quan đến chương trình hỗ trợ tạm thời về việc làm, một quỹ bảo lãnh cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị dịch Covid-19 tác động.
Châu Âu thận trọng dỡ phong tỏa
Gói cứu trợ đầu tiên được thông qua vào lúc nhiều nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp) chuẩn bị bước sang giai đoạn nới lỏng phong tỏa từ ngày 11/05 trong khi tình hình vẫn biến đổi thất thường.
Anh có số ca tử vong (31.241) nhiều thứ hai sau Mỹ, Ý vượt ngưỡng 30.000 người chết, đứng thứ ba thế giới ,tiếp theo là Tây Ban Nha (26.299) và Pháp (26.230).
Tại Đức, chỉ hai ngày sau thông báo dần trở lại cuộc sống bình thường, thì xuất hiện một « ổ dịch » mới tại xã Greiz (miền trung Đức). Với 85 ca nhiễm trên tổng số 100.000 dân, Greiz có tỉ lệ nhiễm cao gấp 3 lần mức trung bình quốc gia và đã phải tái lập phong tỏa.
Hai địa phương khác ở Đức cũng đang tính đến phương án này do số ca nhiễm mới tăng trở lại. Bỉ thông báo kéo dài hạn chế đi lại « không cần thiết » trong Liên Hiệp Châu Âu đến ngày 15/06, tương tự với quyết định của Pháp.
Tây Ban Nha quyết định dỡ bỏ phong tỏa theo điều kiện từng vùng. Ngoài các vùng Madrid, Catalunya và Castilla y Leon chưa đáp ứng được tiêu chí chuyển sang giai đoạn tiếp theo, các địa phương khác sẽ cho mở cửa hàng quán và có thể tập trung đến tối đa 10 người.
Theo thông tín viên RFI tại Madrid, với quyết định của chính phủ, tình hình kinh tế ở ba vùng trên thêm xấu đi và tình trạng của các tiểu thương thêm bấp bênh sau gần hai tháng ngừng kinh doanh hoàn toàn.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200509-covid-19-kh%E1%BB%91i-eurogroupe-th%C3%B4ng-qua-g%C3%B3i-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-th%E1%BB%A9-nh%E1%BA%A5t

Anh Quốc : Kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức

giản dị giữa đại dịch Covid-19

Tại Vương Quốc Anh, ngày 8/5, kỷ niệm chiến thắng phát xít được gọi là VE Day. Trong bối cảnh dịch virus corona đang hoành hành, các hoạt động kỷ niệm được rút gọn tối đa. Điểm nhấn duy nhất của ngày dịp lễ là bài diễn văn của Nữ hoàng Elizabeth II gửi đến quốc dân qua truyền hình.
Theo thông lệ vào ngày này hàng năm, Hoàng gia Anh vẫn gặp gỡ các cựu chiến binh và tham dự vào nhiều hoạt động kỷ niệm. Năm nay, Nữ hoàng Elizabeth II ở trong lâu đài Winsor, gửi bài diễn văn ghi sẵn để phát trên truyền hình vào đúng 21 giờ (giờ Anh), thời khắc mà 75 năm trước cha Nữ hoàng, Vua George VI đã đọc diễn văn mừng chiến thắng gửi đến thần dân Anh.
Thông tín viên Chloé Goudenhooft, tại Luân Đôn tường trình :
Thông điệp của Nữ hoàng Anh được bắt đầu bằng  lời nhà Vua George VI, như để gắn liền quá khứ với hiện tại. Trong bài diễn văn, có nhiều điểm đối chiếu giữa hoàn cảnh khi trước với cuộc chiến chống dịch virus corona hiện nay.
« Lúc đầu, viễn ảnh dường như rối ren, đích đến xa vời,  không chắc có lối thoát, nhưng chúng ta đã giữ hy vọng và mục tiêu đã đúng. Niềm tin đó như cha ta khắc trong thông điệp, đã đưa chúng ta đến đích. Đừng bao giờ phó mặc, đừng bao giờ tuyệt vọng, đó là thông điệp của ngày VE Day ».
Nữ hoàng cũng ca ngợi nỗ lực toàn dân đã giữ cho đất nước tiến bước dù dịch bệnh.
« Khi ta nhìn vào đất nước ngày hôm nay, ta thấy mọi người đang cố gắng làm để bảo vệ và tương trợ lẫn nhau. Ta tự hào nói rằng chúng ta vẫn luôn là một quốc gia mà những người lính can đảm, những người lính hải quân, không quân sẽ biết ơn và yêu mến ».
Dù không thể tổ chức cho long trọng ngày lễ này, Nữ hoàng Elizabeth II đã nhắc rằng đường phố ở Vương Quốc Anh không hề trống không mà vẫn đầy ắp tình yêu thương, chăm sóc mà người dân Anh dành cho nhau. 
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200509-anh-qu%E1%BB%91c-k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-ph%C3%A1t-x%C3%ADt-%C4%91%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%A3n-d%E1%BB%8B-gi%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Covid-19 – Pháp: Những giờ chuẩn bị cuối cùng

trước ngày bắt đầu ra khỏi phong tỏa

Trọng Thành
Sau gần hai tháng phong tỏa để hãm dịch, nước Pháp bước vào những giờ chuẩn bị cuối cùng trước khi chính thức bắt đầu ra khỏi phong tỏa, ngày thứ Hai, 11/05/2020.
Chính quyền liên tục kêu gọi tôn trọng các quy định bảo đảm an toàn, giãn cách, tránh xảy ra thêm một làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19, từng khiến hơn 26.000 người chết. Hạ Viện trong đêm qua rạng sáng nay 09/05 đã thông qua lần thứ nhất dự luật kéo dài tình trạng khẩn cấp y tế.
Dự luật cho phép kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 10/07 đã được các nghị sĩ đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước (LREM), đảng cánh trung Modem bỏ phiếu thuận. Các đảng đối lập Những người Cộng Hòa (LR), đảng Xã Hội, đảng Nước Pháp Bất Khuất và đảng Cộng Sản bỏ phiếu chống. Dự luật nói trên bao gồm cả các biện pháp đi kèm với tiến trình dần dần ra khỏi phong tỏa, khởi sự từ ngày 11/05.
Hôm nay, các hạ nghị sĩ và các thượng nghị sĩ sẽ làm việc chung để tìm được đồng thuận về phiên bản dự thảo luật cuối cùng để Quốc Hội lưỡng viện thông qua, từ đây cho đến tối mai, Chủ Nhật 10/05.
Gần hai tháng phong tỏa, với sự hưởng ứng tích cực của đại đa số dân chúng, đã giúp cho dịch Covid-19 tại Pháp chững lại. Hôm qua, số bệnh nhân nặng phải tiếp nhận vào các khoa hồi sức giảm thêm 93 người (tổng cộng còn 2.868 ca nặng hiện nay, so với giai đoạn cao điểm lên đến gần 7.200 người).
Tuy nhiên, giới y tế liên tục nhấn mạnh là, thay vì ăn mừng thời điểm bắt đầu ra khỏi phong tỏa, tất cả cần hết sức thận trọng, bởi giai đoạn bốn tuần lễ trước mắt có ý nghĩa quyết định đối với khả năng nước Pháp đối phó với dịch bệnh.
Trả lời đài TFI, trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Pompidou, Paris, bác sĩ Philippe Juvin lưu ý là tình hình hiện tại « vẫn căng thẳng », các bệnh viện đang « sẵn sàng đối mặt với một làn sóng dịch bệnh thứ hai » và ba, bốn tuần lễ sắp tới sẽ chỉ « vừa đủ để cho phép số lượng bệnh nhân giảm bớt, nhằm có thêm một số giường hồi sức tích cực bổ sung ». 
Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa sẽ được áp dụng theo hai khu vực, với mức độ nguy cơ khác nhau. Khu vực nguy cơ cao tập trung chủ yếu ở phía đông bắc, bao gồm các vùng Ile-de-France (trong đó có Paris), Hauts-de-France, Grand-Est và Bourgogne-France-Comté.
Tổng cộng 32 tỉnh, với gần 27 triệu dân cư, được đặt trong tình trạng theo dõi chặt. Ở những vùng này, các trường cấp hai hay công viên vẫn chưa được mở cửa lại.
Tại Paris, khoảng 60 trạm metro trên tổng số 302 trạm tiếp tục đóng cửa. Phải có giấy chứng nhận đi làm, hay có những việc bất khả kháng khác, mới được phép sử dụng các phương tiện công cộng vùng Ile-de-France vào các giờ cao điểm (từ 6H30 đến 9H30 và từ 16H đến 19H).
Bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner cho biết chính phủ có kế hoạch phát 10 triệu khẩu trang cho người sử dụng các phương tiện công cộng, kể từ thứ Hai 11/05, trong đó có 4,4 triệu chiếc được phát tại
vùng IIe-de-France. Việc mang khẩu trang trong các phương tiện công cộng là bắt buộc, người vi phạm có thể bị phạt 135 euro.
Ngay từ hôm qua, thứ Sáu 07/05, công ty đường sắt Pháp SNCF đã khởi sự hoạt động trở lại, đảm bảo khoảng 20% số chuyến tàu cao tốc. Chính phủ hy vọng từ ngày 11/05 trở đi sẽ có khoảng 50% chuyến tàu hàng ngày chạy trở lại bình thường.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200509-covid-19-ph%C3%A1p-nh%E1%BB%AFng-gi%E1%BB%9D-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-ng%C3%A0y-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-ra-kh%E1%BB%8Fi-phong-t%E1%BB%8Fa

Nga : Kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức

trong vòng vây của Covid-19

Hôm nay, 09/05/2020, ngày kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức của nước Nga. Sự kiện lớn này đã được dự trù tổ chức long trọng và hoành tráng nhưng dịch virus corona đã làm đảo lộn mọi lịch trình. Các hoạt động lễ hội phải rút gọn trong hoàn cảnh đặc biệt: Không diễu hành quần chúng, không diễu binh, chỉ có không quân biểu diễn trên Quảng trường Đỏ và tổng thống Vladimir Putin, một mình dưới chân tường điện Kremlin, đọc diễn văn gửi đến quốc dân.
Từ Mátxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường trình :
Lẽ ra đây phải là một trong những dịp ấn tượng nhất ở Nga trong năm nay với cuộc diễu binh hoành tráng trước đoàn khách mời danh tiếng nhất mà chính quyền Nga vẫn mong muốn, trong đó dự kiến có mặt cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Nhưng dịch virus corona đã làm đảo lộn tất cả lịch trình của ngày thứ Bảy này. Người Nga phải ở nhà theo dõi lễ kỷ niệm qua truyền hình hoặc internet.
Mặc dù vậy, ngày lễ vẫn được kỷ niệm. Các chiến đấu cơ, trực thăng bay trên Quảng trường Đỏ và buổi tối vẫn có màn bắn pháo hoa. Tổng thống Nga sẽ tới tưởng niệm trước tượng đài chiến sĩ vô danh trước khi phát biểu trước quốc dân. Nga phải bỏ phần chủ yếu trong các hoạt động lễ hội vẫn thường có trong ngày 09/05 hàng năm. 
Tuy vậy, trong khu vực, vẫn có hai nước quyết định duy trì các cuộc diễu binh là Turkmenistan và Bielorussia.
Quốc gia Trung Á tiếp tục khẳng định không một ca nhiễm virus corona nào được ghi nhận trên lãnh thổ. Còn tổng thống Bielorussia, Alexandre Loukachenko thì luôn giảm thiểu tính chất nghiêm trọng của bệnh dịch này. Ít nhất có 5.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Minsk ngày hôm nay.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200509-nga-k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-75-n%C4%83m-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-ph%C3%A1t-x%C3%ADt-%C4%91%E1%BB%A9c-trong-v%C3%B2ng-v%C3%A2y-c%E1%BB%A7a-covid-19

Tổng thống Nga sử dụng kỷ niệm chiến tranh

thế giới thứ hai để cải thiện quan hệ

với Hoa Kỳ và Anh Quốc

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Sáu (8/5), tổng thống Vladimir Putin gửi các bức điện tín tới Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson, đề cập đến nhu cầu vực dậy sự hợp tác giữa các quốc gia của họ trong Thế chiến thứ hai để giải quyết các vấn đề ngày hôm nay.
Hành động khởi xướng của tổng thống Putin là sự việc mới nhất trong một loạt các cuộc liên lạc với Washington. Moscow đang muốn xây dựng lại các mối quan hệ với Hoa Kỳ bị hủy hoại về tất cả mọi thứ từ các cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử đến Syria.
Ông Putin và tổng thống Trump tuyên bố rằng họ hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu, và trò chuyện qua điện thoại vào hôm thứ Năm khi tổng thống Trump đề nghị cung cấp cho Nga thiết bị y tế để giúp chống lại coronavirus.
Mối quan hệ với Luân Đôn vẫn vô cùng căng thẳng vì vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga và con gái ông ở Anh Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trò chuyện với người đồng cấp Dominic Raab của Anh Quốc vào hôm thứ Tư, khi họ đồng ý cố gắng cải thiện việc hợp tác.
Các bức điện tín này là một phần trong số nhiều bức điện tín ông Putin gửi đến các đồng minh Chiến tranh Thế giới thứ Hai của Liên Xô nhân kỷ niệm 75 năm ngày kết thúc thế chiến ở châu Âu.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-su-dung-ky-niem-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-de-cai-thien-quan-he-voi-hoa-ky-va-anh-quoc/

Reuters: Tin tặc Iran tấn công

hãng sản xuất thuốc trị virus corona

Tin tặc liên hệ với Iran đã nhắm vào các nhân viên tại công ty dược Gilead Sciences trong những tuần lễ gần đây, theo dữ liệu lưu trữ trên mạng cho công chúng tiếp cận mà Reuters và ba nhà nghiên cứu an ninh mạng đã xem qua, giữa lúc hãng dược này chạy đua triển khai phương thuốc chữa trị COVID-19.
Trong một trường hợp, một trang truy cập email giả dạng được thiết kế để đánh cắp mật khẩu được gởi vào tháng 4 đến các giám đốc điều hành Gilead liên hệ đến các vấn đề pháp lý và công ty, theo một phiên bản thư khố trên một trang mạng được dùng để rà soát những địa chỉ website độc hại. Reuters không thể xác định được cuộc tấn công có thành công hay không.
Ông Ohad Zaidenberg, nhà nghiên cứu tình báo hàng đầu tại công ty an ninh mạng Israel ClearSky, thường xuyên theo dõi chặt chẽ những hoạt động tin tặc của Iran và đã điều tra cuộc tấn công, nói nỗ lực này nằm trong khuôn khổ của một tố chức Iran nhằm xâm nhập email của nhân viên tại công ty sử dụng email giả danh là nhà báo.
Hai nhà nghiên cứu an ninh mạng khác, không được phép nói công khai về những phân tích của họ, xác nhận là miền web và máy chủ được sử dụng để tấn công có liên hệ đến Iran.
Phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc phủ nhận có liên hệ đến các cuộc tấn công. “Chính phủ Iran không tiến hành chiến tranh trên mạng,” phát ngôn viên Alireza Miryousefi nói. “Những hoạt động trên mạng của Iran thuần túy có tính cách phòng vệ và bảo vệ chống lại những cuộc tấn công thêm nữa vào hạ tầng cơ sở Iran.”
Một phát ngôn viên của Gilead từ chối bình luận, nhắc đến chính sách của công ty là không thảo luận vấn đề an ninh mạng. Reuters không thể xác định là liệu có nỗ lực tấn công nào thành công hay không, và nhân danh ai mà những tin tặc Iran hành động hay động cơ của họ là gì.
Tuy nhiên những nỗ lực của tin tặc cho thấy cách những gián điệp mạng trên toàn thế giới đang chú trọng thu thập tin tức về COVID-19, căn bệnh do virus corona gây ra.
Trong những tuần lễ gần đây, Reuters đã loan tin là tin tặc có liên hệ với Iran và những tổ chức khác cũng nỗ lực xâm nhập Tổ chức Y tế Thế giới, và những tin tặc liên hệ đến Việt Nam nhắm vào Trung Quốc về cách thức nước này đối phó với virus corona bùng phát.
Anh và Mỹ trong tuần này cảnh báo là những tin tặc do nhà nước hỗ trợ đang tấn công các công ty dược và các định chế nghiên cứu các phương thuốc chữa trị dịch bệnh mới.
Tuyên bố chung không nêu tên bất cứ tổ chức tin tặc nào, nhưng hai người thông thạo vấn đề này nói một trong những mục tiêu là Gilead. Thuốc Remdesivir của công ty này là thuốc duy nhất cho tới nay chứng tỏ có thể giúp cho bệnh nhân COVID-19.
Hạ tầng cơ sở tin tặc trong nỗ lực xâm nhập tài khoản email của các giám đốc điều hành Gilead trước đây đã được sử dụng trong các cuộc tấn công mạng của một nhóm tin tặc Iran có tên là “Charming Kitten,” theo bà Priscilla Moriuchi thuộc công ty an ninh mạng Mỹ Recorded Future, đơn vị đã xem qua thư khố các website mà Reuters chỉ ra.
Iran, bị ảnh hưởng cấp thời vì COVID-19, báo cáo số tử vong cao nhất Trung Đông. Bệnh này cho tới nay đã giết chết hơn 260.000 người trên thế giới, gây nên cuộc chạy đua toàn cầu giữa các chính phủ, các công ty dược tư và các nhà nghiên cứu để tìm thuốc chữa trị.
Gilead đang dẫn đầu cuộc đua này và được Tổng thống Donald Trump ca ngợi. Ông Trump đã gặp Tổng giám đốc công ty California Daniel O’Day tại Tòa Bạch Ốc vào tháng 3 và tháng 5 để thảo luận về COVID-19.
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tuần trước đã cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir của Gilead để chữa trị bệnh nhân COVID-19 nặng, mở đường cho việc sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên toàn nước Mỹ.
Một giới chức của một công ty công nghệ sinh học Châu Âu nói ngành này đã “báo động đỏ” và có những biện pháp cẩn thận tối đa nhằm chống lại những nỗ lực đánh cắp các cuộc nghiên cứu COVID-19, như là thực hiện tất cả công việc liên quan đến thử nghiệm vaccine trên máy vi tính không kết nối với internet.
https://www.voatiengviet.com/a/reuters-tin-t%E1%BA%B7c-iran-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-h%C3%A3ng-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-thu%E1%BB%91c-tr%E1%BB%8B-virus-corona/5412362.html

Covid-19 : Nguồn lây nhiễm tiềm tàng

ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Thu Hằng
Các tụ điểm vui chơi giải trí tiếp tục là nguồn lây nhiễm tiềm tàng tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc, nơi đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 05/05/2020, đã có thêm 18 ca nhiễm mới trong cộng đồng theo thông báo ngày 08/05 của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc. Trong khi đó, tại Nhật Bản, đam mê trò chơi điện tử mạnh hơn cả nỗi sợ virus corona.
Anh Trần Công, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Seoul, giải thích về trường hợp siêu nhiễm từ một thanh niên đã đến rất nhiều quán bar trong thời gian nghỉ lễ ở Hàn Quốc :
Từ ngày 05/05, đời sống ở Hàn Quốc dường như đã phục hồi và nới lỏng cách ly xã hội. Các công ty đã được phép tổ chức thi đầu vào. Một số lượng lớn các trường mầm non và cấp 1 đã được phép mở cửa cho trẻ đi học. Các nhà thờ cũng được phép mở cửa trở lại và tín đồ được phép đến cầu nguyện.
Tuy nhiên, chỉ cần tuân theo hướng dẫn của chính phủ : cách nhau 2 mét, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Tỉ lệ mắc trong tuần này đã giảm xuống con số 0 ở nội địa và chỉ còn những ca nhập ngoại mà thôi.
Đúng như chúng ta vẫn hay nói « 30 chưa phải là Tết », vào ngày 07/05, Hàn Quốc ghi nhận một ca phát sinh trong cộng đồng. Bệnh nhân 29 tuổi đã đi rất nhiều các quán bar và pub trong thời gian nghỉ lễ tại Hàn Quốc, từ ngày 30/04 đến 05/05. Bệnh nhân này đã lây cho 18 người và có hơn 2.000 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được yêu cầu cách ly tại nhà.
Chính phủ yêu cầu người dân hạn chế đi du lịch và hạn chế đến các quán bia rượu bởi vì nguy cơ lây nhiễm ở các quán bar này là rất cao và số người tiếp xúc với bệnh nhân rất khó được xác định.
Cho đến giờ phút này, Hàn Quốc vẫn chưa tìm ra được bệnh nhân số 0 bởi vì khi đã có tình trạng lây trong cộng đồng, thì bệnh nhân số 0 dường như biến mất. Tuy nhiên, đối với một đất nước đã thông báo dịch bệnh đang lây lan trong cộng đồng thì sẽ không thể hoặc rất là khó tìm ra được bệnh nhân số 0.
Nhật Bản : Đam mê trò chơi điện tử hơn nỗi sợ virus corona
Nhật Bản có khoảng 16.000 ca nhiễm virus corona và 603 người tử vong vì Covid-19 tính đến ngày 08/05/2020. Tình hình dịch bệnh có thể sẽ nghiêm trọng hơn do rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nhà hàng, đặc biệt là các cửa hàng trò chơi điện tử « pachinko », vẫn tiếp tục hoạt động, bất chấp tình trạng khẩn cấp được triển hạn đến cuối tháng Năm.
Theo thông tín viên RFI tại Tokyo, riêng thủ đô của Nhật Bản có gần 1.000 tiệm « pachinko », thường xuyên chật kín và người chơi nườm nượp xếp hàng trước cửa. Bộ Y Tế Nhật Bản thống kê hơn 4 triệu người dân bị nghiện các trò chơi điện tử ăn tiền.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200509-covid-19-ngu%E1%BB%93n-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-ti%E1%BB%81m-t%C3%A0ng-%E1%BB%9F-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n

Nhà lập pháp Đài Loan muốn xóa bỏ đề cập

 ‘thống nhất với Trung Quốc’ khỏi văn bản luật

Hương Thảo
Một nhà lập pháp Đài Loan đề xuất xóa bỏ đề cập “thống nhất với Trung Quốc là mục tiêu quốc gia duy nhất của đất nước” khỏi văn bản của “Đạo luật quan hệ giữa nhân dân Đài Loan và Đại lục”, truyền thông Đài Loan đưa tin ngày 8/5.
Đề xuất nói trên được xem là “nhạy cảm” vì nó được đưa ra chỉ vài tuần trước lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của bà Thái Anh Văn ngày 20/5 tới đây, cho nhiệm kỳ 4 năm lần hai.
Bà Thái, ứng cử viên của đảng Dân Tiến (DPP) đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/1/2020.
Báo China Times dẫn lời nhà lập pháp DPP, ông Thái Dị Dư, cho biết, cách diễn đạt hiện tại của Đạo luật mô tả “thống nhất quốc gia là mục đích duy nhất”, đã không còn phản ánh hiện thực chính trị và do đó nó nên bị xóa khỏi văn bản.
Đề xuất của ông được thông qua lần đầu tại Viện Lập pháp vào sáng ngày 8/5. Theo mô tả của China Times, đây là một bước tiến tới một Đài Loan độc lập.
Nhà lập pháp muốn thay thế cụm từ “trước khi thống nhất quốc gia” trong Đạo luật bằng cụm từ “để đáp ứng sự phát triển của quốc gia”, tờ báo đưa tin.
Đài Loan thừa nhận sự tồn tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chủ quyền của họ đối với các khu vực họ kiểm soát, về phía chính phủ Đài Loan có chủ quyền đối với các đảo chính gồm Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ, cũng như các vùng lãnh hải và không phận liền kề của những đảo này, China Times dẫn lời nhà lập pháp DPP cho biết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-lap-phap-dai-loan-muon-xoa-bo-de-cap-thong-nhat-voi-trung-quoc-khoi-van-ban-luat.html

Virus corona:

Trung Quốc muốn giúp Bắc Hàn chống dịch

Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ lo ngại về mối đe dọa của dịch virus corona tới Bắc Hàn và đề nghị giúp đỡ nước này.
Ông Tập Cận Bình hồi đáp một thông điệp ông nhận được từ lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tuần trước.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Kim chúc mừng ông Tập về thành công của Trung Quốc trong việc chống dịch Covid-19.
Chính phủ Bắc Hàn vẫn nói hiện không có bất kỳ một ca nhiễm virus corona nào ở nước này, mặc dù các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu chuyện này có thật hay không.
Bắc Hàn là quốc gia đầu tiên ngưng hoạt động du lịch và đóng cửa biên giới để chống dịch, ngay từ tuần thứ ba tháng Một.
Quốc gia này có hệ thống y tế yếu kém mà các chuyên gia lo ngại sẽ quá tải rất nhanh ngay cả khi dịch bùng phát ở diện hẹp.
Trump ‘vui mừng’ thấy Kim Jong-un tái xuất hiện
Kim Jong-un xuất hiện trở lại, dân ‘hò reo như sấm dậy’
Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?
Trong thông điệp cảm ơn bằng lời nói, ông Tập nói ông đánh giá cao sự hỗ trợ của ông Kim khi dịch đang hoành hành ở Trung Quốc, và “tỏ mối quan tâm cá nhân tới hình hình dịch và sức khỏe người dân” ở Bắc Hàn, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Ông Tập kêu gọi có nỗ lực lớn hơn để đẩy mạnh hợp tác ngăn ngừa sự lây lan của virus corona, và nói Trung Quốc “sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ trong khả năng của mình [cho Bắc Hàn] trong cuộc chiến chống dịch Covid-19″.
Hôm thứ Sáu, truyền thông Bắc Hàn đưa tin ông Kim đã chuyển một thông điệp bằng lời nói tới Chủ tịch Tập. Thông điệp “chúc mừng ông, đánh giá cao ông đang nắm bắt cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch chưa từng có.”
Ông Kim gần đây không xuất hiện trước công chúng trong 20 ngày, và vắng mặt tại lễ kỷ niệm sinh nhật ông nội Kim Nhật Thành – một trong những sự kiện lớn nhất của năm ở Bắc Hàn.
Có những nguồn nói ông “ốm nặng”, hoặc thậm chí đã chết.
Nhưng ông tái xuất tại một nhà máy phân đạm hôm 2/5 – với sức khỏe tốt.
Hôm thứ Tư, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc thông báo mới một ủy ban quốc hội rằng không có dấu hiệu nào cho thấy những lời đồn đoán về sức khỏe của ông Kim là chính xác.
“Ông ta vẫn làm việc bình thường khi ông không xuất hiện trước công chúng,” một thành viên của ủy ban này, ông Kim Byung-kee, nói với báo giới sau đó.
Ông cũng nói sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Bắc Hàn có thể là do bùng phát dịch Covid-19 mà chính quyền Bình Nhưỡng không công bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52598960

Reuters: Tài liệu nội bộ cảnh báo TQ đối mặt

tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19

Nguồn tin độc quyền của Reuters cho hay một tài liệu nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến nước này phải đối mặt với làn sóng chống Trung toàn cầu giống thời Thiên An Môn.
Việc này có thể đẩy mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ sang thế đối đầu, theo nội dung tài liệu mật được Reuters trích dẫn.
Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’
Báo cáo này đã được Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gửi tới các lãnh đạo nhà nước, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó kết luận rằng tâm lý chống Trung Quốc toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989.
Do đó, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng chống Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn dắt sau hậu quả của đại dịch Covid-19, và cần phải chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc toàn cầu.
Báo cáo được soạn bởi Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một cơ quan tham mưu có liên hệ mật thiết với Bộ An ninh Quốc gia, cơ quan tình báo hàng đầu Trung Quốc.
Reuters đã không được tiếp cận trực tiếp với tài liệu này, nhưng được những người nắm rõ nội dung tài liệu cung cấp thông tin.
“Chúng tôi không có thông tin nào liên quan đến vấn đề này,” Văn phòng của người ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời Reuters khi được hỏi về báo cáo nội bộ nói trên.
Reuters cũng không thể liên lạc với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc để hỏi bình luận do cơ quan này không cung cấp địa chỉ công khai nào.
CICIR, từng là cơ quan thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho tới năm 1980, đóng vai trò tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại và an ninh, cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Reuters không thể đánh giá được các nhận định trong báo cáo phản ánh ở mức độ nào quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và nó sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào tới chính sách quốc gia, nếu có. Nhưng báo cáo này được đưa ra cho thấy Bắc Kinh coi trọng việc việc xem xét các đe dọa về một làn sóng phản đối dữ dội toàn cầu đang hình thành và đang đe dọa đầu tư chiến lược ở nước ngoài của Trung Quốc cũng như vị thế an ninh của nước này.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem là đang ở thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với sự không tin tưởng và xích mích sâu sắc từ những cáo buộc của Hoa Kỳ về thực hành thương mại và công nghệ không công bằng, cho tới các tranh chấp của Trung Quốc trong vấn đề Hong Kong, Đài Loan và trên Biển Đông.
Trong những ngày gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn hơn vì virus corona đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ và tàn phá nền kinh tế Mỹ, đã tăng cường chỉ trích Bắc Kinh và đe dọa áp mức thuế quan mới lên Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump cũng đang xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc do sự bùng phát dịch Covid-19.
Ở Bắc Kinh, có quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, điều này trở nên mạnh mẽ hơn trên quy mô toàn cầu khi nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng.
Báo cáo kết luận rằng Washington coi việc Trung Quốc trỗi dậy như một mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia, đồng thời là một thách thức đối với các nền dân chủ phương Tây. Báo cáo cũng cho biết Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng vào đảng này.
Các quan chức Trung Quốc đã có trách nhiệm đặc biệt để thông báo cho người dân của họ và thế giới về mối đe dọa do virus corona gây ra, vì họ là người đầu tiên biết về nó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói với Reuters.
Không trực đề cập đến các đánh giá trong báo cáo của Trung Quốc, Ortagus nói thêm: “Những nỗ lực của Bắc Kinh, nhằm bịt miệng các nhà khoa học, nhà báo và công dân, và truyền bá thông tin sai lạc đã làm cuộc khủng hoảng sức khỏe này trầm trọng thêm.”
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từ chối đề nghị bình luận của Reuters.
Hậu quả
Báo cáo mà Reuters được mô tả cảnh báo rằng tâm lý chống Trung Quốc, bùng phát do đại dịch virus corona, có thể dẫn đến làn sóng phản đối các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, và rằng Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh khu vực, khiến tình hình an ninh ở châu Á trở nên bất ổn hơn.
Ba thập kỷ trước, sau hậu quả của Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc bao gồm cấm hoặc hạn chế bán vũ khí và chuyển giao công nghệ.
Trung Quốc ngày nay hùng mạnh hơn nhiều.
Ông Tập đã cải tổ chiến lược quân sự của Trung Quốc để tạo ra một lực lượng quân đội được trang bị để chiến thắng chiến tranh hiện đại. Ông ta đang mở rộng phạm vi hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc trong một thách thức đối với hơn 70 năm thống trị của quân đội Hoa Kỳ tại Châu Á.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi hợp tác, nói rằng, sự phát triển vững chắc của mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ mang lại lợi ích cho cả hai nước và cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố này nói thêm: bất kỳ lời nói hay hành động nào liên quan đến thao túng chính trị hoặc kỳ thị dưới cái cớ đại dịch, bao gồm tận dụng cơ hội gieo rắc bất hòa giữa các quốc gia, đều không có lợi cho hợp tác quốc tế chống lại đại dịch.
Dư âm chiến tranh lạnh
Một trong những nguồn tin cho biết báo cáo được một số người trong cộng đồng tình báo Trung Quốc coi là phiên bản Trung Quốc của bức ‘Điện tín Novikov’ – một công văn năm 1946 của Đại sứ Liên Xô tại Washington, Nikolai Novikov, nhấn mạnh sự nguy hiểm của kinh tế Mỹ và tham vọng quân sự hậu Thế chiến thứ hai.
Điện tín Novikov, là phản hồi một bức điện tín của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan từ Moscow nói rằng Liên Xô không thấy khả năng tồn tại hòa bình với phương Tây, và kiềm tỏa lẫn nhau là chiến lược tốt nhất về lâu dài.
Hai tài liệu đã giúp tạo tiền đề cho tư duy chiến lược định hình cả hai chiến tuyến của Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ cáo buộc che đậy thông tin ban đầu về virus khi nó bùng phát lần đầu tại thành phố Vũ Hán, và hạ thấp rủi ro của virus này.
Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận rằng họ che đậy mức độ nghiêm trọng của sự bùng phát virus.
Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus trong nước và đang cố gắng khẳng định vai trò hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19. Nước này nỗ lực tuyên truyền về việc tài trợ và bán vật tư y tế cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác, cũng như chia sẻ về chuyên môn.
Nhưng Trung Quốc phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ giới chỉ trích, những người kêu gọi Bắc Kinh chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong đại dịch.
Trump đã nói rằng ông sẽ cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mà ông nói là ‘rất theo Trung Quốc’, điều mà các quan chức của WHO phủ nhận.
Chính phủ Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của virus corona.
Tháng trước, Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một bài viết trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc, trong đó chỉ trích việc xử lý dịch virus corona của phương Tây.
Theo một thống kê của Reuters, virus này đã lây nhiễm hơn 3 triệu người trên toàn cầu và làm 200.000 người thiệt mạng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52597021

Nhóm hacker liên quan đến quân đội Trung Quốc

 thu thập tài liệu tình báo

từ chính phủ các nước Đông Nam Á

Một nhóm hacker của Trung Quốc đã có các hoạt động gián điệp mạng để thu thập thông tin, dữ liệu nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ ở một số nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, theo cáo buộc của công ty về an ninh mạng của Israel có tên Check Point Research trong một báo cáo mới được công bố.
Theo báo cáo, nhóm hacker có tên Naikon đã sử dụng phần mềm có tên Aria-body để nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ tại các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar, và thậm chí cả Australia.
Theo báo cáo của Check Point Research, nhóm hacker đã sử dụng cửa hậu của Aria-bodyđể thâm nhập các máy tính, “thu thập các tài liệu từ các máy tính và mạng bị nhiễm trong các cơ quan chính phủ, lấy dữ liệu từ các ổ nhớ rời, chụp ảnh màn hình, thu thập thông tin khi người dùng sử dụng bàn phím ở máy tính, và tất nhiên cả việc thu thập dữ liệu bị đánh cắp cho mục đích gián điệp”.
Check Point Research không chỉ ra liệu nhóm Naikon có thuộc chính phủ Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, trong một báo cáo được công bố vào tháng 9 năm 2015 của hai công ty Mỹ là Defense Group và ThreatConnect, Naikon có liên quan đến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Theo hai công ty này, Naikon đã thực hiện giám điệp mạng cho PLA liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Trong nhóm các nước bị ảnh hưởng bới Naikon theo báo cáo mới, ngoài 3 nước không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc là Australia, Myanmar và Thái Lan, tất cả các nước còn lại đều đang có những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích vùng biển.
BenarNews thuộc Đài Á Châu Tự Do đã gửi thư xin phản ứng từ Đại sứ quán Trung Quốc về cáo buộc mới liên quan đến nhóm Naikon nhưng chưa nhận được phản hồi.
Giới chức các nước Thái Lan, Indonesia cho biết các nước này đang tìm hiểu thêm về thông tin này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cybersecurity-firm-links-chinese-group-to-cyber-espionage-in-southeast-asia-05092020095536.html

Virus corona: Truyền thông TQ

đả phá thuyết ‘virus từ phòng thí nghiệm’

Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là dối trá sau khi ông nói rằng có “những bằng chứng rõ ràng” cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Ông Pompeo nói như vậy hôm Chủ Nhật nhưng không đi vào chi tiết cụ thể.
Trong một bài xã luận đăng tải hôm thứ Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có khuynh hướng diều hâu nói rằng ông Pompeo ‘suy đồi’.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tuyên bố của Mỹ là “mang tính suy đoán”, và rằng tổ chức này chưa hề thấy có “bằng chứng cụ thể” nào.
Truyền thông Trung Quốc nói gì?
Các bài xã luận trên truyền thông Trung Quốc thường đưa ra cái nhìn bên trong về cách đánh giá của chính phủ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản ứng chính thức nào từ giới chức Trung Quốc đối với các nhận xét của ông Pompeo.
Hôm thứ Hai, Hoàn Cầu Thời Báo cáo buộc ông Pompeo về “các thuyết lố bịch và các sự kiện bị bóp méo”. Đến hôm thứ Hai, cuộc công kích vẫn tiếp tục.
“Pompeo định một mũi tên trúng hai đích bằng cách phun ra những lời dối trá,” báo này viết. “Trước tiên, ông ta hy vọng sẽ giúp được Trump tái đắc cử vào tháng 11 này… thứ hai, Pompeo ghét đất nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt là không thể chấp nhận được sự trỗi dậy của Trung Quốc.”
Bài xã luận thừa nhận rằng đã có “những vấn đề lúc ban đầu” trong cách phản ứng của Trung Quốc đối với việc bùng phát dịch bệnh, nhưng nói rằng “công tác thực hiện tổng thể là đủ tốt đẹp để làm lu mờ đi những sai sót.”
Báo này cũng nói “có thể thấy là virus này lần đầu tiên lây nhiễm vào người là ở những nơi khác [chứ không phải là Vũ Hán]“.
Hoàn Cầu Thời Báo không phải là tờ báo duy nhất của Trung Quốc nhắm vào ông Pompeo và Hoa Kỳ.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng ông Pompeo “không có bằng chứng”, trong lúc một đoạn tin trên trang CCTV thì cáo buộc các chính trị gia Hoa Kỳ là “có âm mưu hiểm ác”.
Mike Pompeo nói gì?
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC hôm Chủ Nhật, ông Pompeo nói có “bằng chứng rõ ràng” cho thấy virus corona khởi phát từ Viện Virus Học Vũ Hán.
“Nên nhớ rằng Trung Quốc có truyền thống gây lây nhiễm cho thế giới, và họ có truyền thống vận hành các phòng thí nghiệm dưới chuẩn,” ông nói.
Ông Pompeo, từng là giám đốc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), nói rằng ông không nghĩ là virus này do con người tạo nên hoặc đã bị cải biến gene.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán nổi tiếng về việc nghiên cứu các loại virus corona liên quan tới dơi.
Hồi tháng Tư, Tổng thống Trump đã được hỏi liệu có phải “quy trình đảm bảo an toàn lỏng lẻo” đã khiến cho một loại virus thoát ra ngoài thông qua một thực tập sinh và bạn trai của cô hay không.
Ông Trump không xác nhận thuyết này, nhưng nói: “Chúng ta ngày càng nghe nhiều về chuyện này.”
Hồi tuần trước, ông được hỏi liệu ông đã nhìn thấy bằng chứng nào khiến ông “đạt độ tin tưởng cao” là virus corona đang gây bệnh hiện nay chính là thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay chưa.
“Có, tôi đã thấy,” ông đáp, nhưng nói ông không thể đi sâu vào chi tiết.
Hồi tháng trước, tờ Washington Post tường thuật rằng các viên chức Hoa Kỳ tới thăm phòng thí nghiệm này vào tháng 1/2018 và tường trình sau đó rằng họ quan ngại về vấn đề an toàn.
Các chuyên gia nói gì?
Hôm thứ Hai, giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, nói tổ chức này không nhận được “dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào” từ Hoa Kỳ về nguồn gốc của virus.
“Cho nên từ phía chúng tôi đánh giá thì đây vẫn chỉ là chuyện suy đoán,” ông nói.
Hồi tuần trước, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nói họ “nhất trí” rằng virus này “không phải là do con người tạo ra, cũng không bị cải biến gene”.
Tuy nhiên, giới này nói sẽ “tiếp tục thẩm định” xem liệu có phải việc bùng phát dịch bệnh bắt đầu từ việc “tiếp xúc với các con vật bị nhiễm bệnh hay không, hay đó là kết quả của một sự cố tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”.
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Ba nói rằng rất nhiều khả năng virus này khởi phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, ông nói ông không loại trừ thuyết cho rằng nó xuất phát từ một phòng thí nghiệm.
Trong lúc đó, “các nguồn tin tình báo” phương Tây nói với một số báo rằng “không có bằng chứng” cho thấy virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Virus corona ‘có thể đã vào cả tháng rồi châu Âu mới biết’
Tin tức mới nhất từ Pháp nói bệnh nhân đầu tiên ở nước này có thể đã bị lây nhiễm từ 27/12, tức là trước gần một tháng so với thời điểm người ta cho là chính thức được ghi nhận.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, sống ở gần Paris, có kết quả xét nghiệm dương tính, nói ông không hiểu vì sao ông có thể nhiễm virus bởi ông không hề tới các vùng dịch.
Ông được nhập viện hôm 27/12 với các triệu chứng mà về sau được xác định là do virus corona, như ho khan và khó thở. Thời điểm đó sớm hơn bốn ngày so với lúc văn phòng WHO tại Trung Quốc được thông báo về các vụ ở Vũ Hán.
Hai con nhỏ của ông cũng ốm bệnh, nhưng vợ ông thì không. Giới chức y tế Pháp nói đường đi của virus có thể là do người vợ làm việc tại một siêu thị gần sân bay Charles de Gaulle, và do vậy có thể đã có tiếp xúc với những người nhiễm virus từ Trung Quốc tới.
Vợ bệnh nhân nói “các khách hàng thường đi thẳng từ sân bay tới, vẫn mang theo cả hành lý”.
Bác sỹ Pháp nói khả năng lây nhiễm này sẽ được điều tra kỹ lưỡng hơn.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34573-virus-corona-truyen-thong-tq-da-pha-thuyet-virus-tu-phong-thi-nghiem.html

Chuyên gia Mỹ:

TQ “bẻ lái” sự chú ý quốc tế khỏi hành vi sai trái

Ông Hornung cho rằng, Trung Quốc sử dụng chiến thuật “tấn công quyến rũ” quen thuộc, đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới với tham vọng của nước này.
Chiêu tấn công quyến rũ
Nhà khoa học chính trị Jeffrey W. Hornung tại tổ chức phi lợi nhuận RAND Corp trong bài viết đăng tải trên tờ Los Angeles Times cho rằng, xuất phát từ chiến thuật quen thuộc, Trung Quốc đã và đang thực hiện “cuộc tấn công quyến rũ” trên phạm vi toàn cầu để cố gắng phân tán sự chú ý của thế giới vào những cáo buộc liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc bùng nổ đại dịch Covid-19.
“Chúng ta đã thấy một cái gì đó tương tự như thế này trước đây… Lần này, cuộc tấn công quyến rũ được thực hiện với khẩu trang và máy thở”, ông Hornung viết.
Hơn một thập kỷ trước, người ta thường nghe thấy Trung Quốc nói theo đuổi trỗi dậy hòa bình và vì thế mà dường như các nước trong khu vực không có gì phải lo lắng. Nhưng những lời lẽ đó hóa ra chính là một đòn tấn công quyến rũ.
Vào giữa những năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch hàng hải chống lại các nước láng giềng. Cho dù đó là câu chuyện Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự, bán quân sự để đối đầu với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông hay việc ngang nhiên bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép quy mô lớn ở Biển Đông… tất cả đều cho thấy tuyên bố trỗi dậy hòa bình không phải ý định thực sự của Bắc Kinh.
Theo Hornung, có thể thấy, đòn tấn công quyến rũ một lần nữa lại được Trung Quốc sử dụng khi nhìn vào cách ứng phó với đại dịch Covid-19 và cách hành xử của Bắc Kinh với các nước láng giềng. Mỹ cáo buộc Trung Quốc ngay từ sớm đã biết rõ dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát nhưng che giấu thông tin khiến dịch bệnh lan rộng và gây ra hậu quả nặng nề. Phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.
Nhà khoa học chính trị Hornung cho rằng để đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới, Trung Quốc đã viện trợ cho hàng trăm quốc gia các vật tư y tế, gồm hàng chục triệu khẩu trang, hàng triệu bộ xét nghiệm và máy thở, bao gồm 1.000 máy thở cho bang New York, Mỹ. Đây là những tin tức tốt, nhưng không vì thế mà người ta có thể tin rằng Trung Quốc sẽ không có hành vi xấu với các nước láng giềng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong vài tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ra khỏi biên giới Trung Quốc, nước này vẫn tiếp tục – và trong một số trường hợp là leo thang những hành động khiêu khích chống lại các nước láng giềng trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực phải vật lộn để đối phó với đại dịch.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc công bố thiết lập trạm nghiên cứu mới trên các căn cứ quân sự xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa [của Việt Nam-ND]; vụ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam…
Trung Quốc cũng thường xuyên thách thức Nhật Bản tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một nhóm gồm các đảo nhỏ tại Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Dữ liệu cho thấy các tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ở khu vực tranh chấp với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian từ tháng 1-3/2020. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Theo nhà phân tích Hornung, trong khi các nước láng giềng “đau đầu” để ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục các vấn đề về kinh tế, y tế, xã hội phát sinh thì Trung Quốc dường như đang lợi dụng sự xao lãng của các nước. Thông qua việc sử dụng “ngoại giao khẩu trang”, Trung Quốc muốn cố gắng để khiến các nước quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh trong đại dịch toàn cầu.
Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng thời điểm các nước láng giềng bận tâm đối phó với Covid-19 để hành động, nói rằng Trung Quốc muốn chia sẻ những kinh nghiệm tốt của nước này, nhưng “sẽ không biến nó thành vũ khí hay công cụ địa chính trị”.
Nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến các quốc gia khác trong đại dịch toàn cầu này, hầu hết các nhà quan sát mong đợi hành vi của họ sẽ thay đổi. Và thế giới đã có được câu trả lời sau những diễn biến gần đây.
Trên thế giới, các nước khác đã tạm dừng xung đột để chiến đấu với kẻ thù sinh học chung. Ở Trung Đông, Saudi Arabia và UAE – trong cuộc chiến với lực lượng Houthi tại Yemen đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn để giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lan rộng. Tương tự ở Libya, cả hai bên trong cuộc xung đột đang diễn ra đã đồng ý ngừng bắn để nước này có thể tập trung chiến đấu với dịch bệnh. Ở khu vực Mỹ Latin, Quân đội Giải phóng Quốc gia – nhóm vũ trang cách mạng cánh tả của Colombia đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn – một cử chỉ nhân đạo đối với người dân. Và tại châu Phi, lực lượng dân quân miền Nam Cameroon cũng tuyên bố ngừng bắn vì dịch bệnh bùng phát.
Không đâu xa, ngay cả ở chính Đông Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn với với lực lượng phiến quân khi chính phủ cố gắng ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Phiến quân Barisan Revolusi Nasional chống lại chính phủ Thái Lan cũng đơn phương tuyên bố dừng các hoạt động của họ do dịch bệnh. Điều đáng nói, đây quyết định ngừng bắn đầu tiên của họ trong cuộc xung đột kéo dài ở Thái Lan.
Những quyết định ngừng bắn nói trên đã chứng minh thực tế rằng quân đội và thậm chí là cả các nhóm phiến quân hoàn toàn có thể đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của riêng họ trong thời điểm đại dịch lan rộng. Nhưng những gì Trung Quốc đang làm với các nước láng giềng dường như cho thấy họ không có ý định đi theo xu thế đó.
Chuyên gia Hornung chỉ ra, tờ Hoàn cầu Thời báo hồi giữa tháng 4/2020 còn “khoe” rằng trong khi nhóm tàu sân bay Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ thì 4 tàu sân bay của hải quân Mỹ – gồm các
chiếc USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz – bị gián đoạn hoạt động do xuất hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 trên tàu.
“Hải quân Trung Quốc không gặp phải vấn đề như vậy”, tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định.
“Đừng để khẩu trang và máy thở làm lạc hướng. Khi cơ hội xuất hiện, Trung Quốc dường như không thể lãng phí nó”, ông Hornung kết luận
http://biendong.net/bien-dong/34566-chuyen-gia-my-tq-be-lai-su-chu-y-quoc-te-khoi-hanh-vi-sai-trai.html

Nguy cơ TQ siết nợ nhiều nước

gặp khủng hoảng vì Covid-19

Khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc đang đe dọa các quốc gia vốn có nguy cơ vỡ nợ nay lại gánh thêm khủng hoảng vì đại dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và cho vay lớn trên thế giới, bao gồm những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), theo tờ The Guardian.
Chuyên gia Steil và Rocca phân tích các thỏa thuận cho vay của Trung Quốc và đưa ra con số đáng kinh ngạc: Lãi suất vay dao động từ 4 – 6%/năm. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) áp dụng lãi suất chỉ trên 1% đối với quốc gia có thu nhập thấp.
“Chính Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia vay nhiều tiền nhất của WB, tổng cộng khoảng 16 tỉ USD. Nước này hưởng lợi khi vay lãi suất thấp từ WB rồi dựa vào BRI để cho vay lấy lãi suất cao hơn. Chưa kể Trung Quốc vừa cho vay, vừa để công ty nhà nước thực hiện các dự án phát triển hạ tầng”, theo báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại. Nhiều nước chấp nhận khoản vay từ Trung Quốc theo điều khoản thương mại vì Bắc Kinh không can thiệp vào vấn đề nội bộ. Còn khoản vay từ các nước phương Tây hoặc tổ chức đa phương thường đi kèm với yêu cầu khắt khe như đảm bảo minh bạch.
Giới chuyên gia cùng quan chức cấp cao của một số nước như Mỹ và Úc nhiều lần cảnh báo mối rủi ro từ “chính sách ngoại giao sổ nợ” của Trung Quốc. Cụ thể là những quốc gia đang phát triển không thể trả nổi khoản vay với lãi suất cao để thực hiện dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRI, buộc phải trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát tài sản của nước mình. Chẳng hạn, hồi năm 2017, Sri Lanka không thể thanh toán các khoản vay nên đã để cho Trung Quốc vận hành, thuê với giá ưu đãi một cảng biển chiến lược trong 99 năm.
Tổ chức Trung tâm vì phát triển toàn cầu (Mỹ) hồi năm 2018 công bố nghiên cứu đánh giá về BRI, xác định 23 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ. Trong nhóm này, Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan được xếp hạng “rủi ro cao”.
Đến nay, đại dịch Covid-19 tàn phá kinh tế toàn cầu, tiếp tục gây thêm áp lực cho những nước chưa thể trả các khoản vay của Trung Quốc, theo tờ Asia Times. Trong số 138 quốc gia tham gia BRI, đại đa số là những nước đang phát triển với chỉ số xếp hạng tín dụng ngày càng giảm. Tờ Financial Times ngày 1.5 đưa tin chính quyền Trung Quốc gần đây nhận được hàng loạt đơn xin giảm nợ từ các nước đang gặp khủng hoảng vì Covid-19.
“Với đồng tiền mất giá cùng chi phí y tế chồng chất vì đại dịch, những nước nghèo tham gia BRI sẽ không thể trả nợ cho Trung Quốc”, chuyên gia Benn Steil và Benjamin Della Rocca thuộc Tổ chức Hội đồng quan hệ đối ngoại (Mỹ) lưu ý trong báo cáo mới công bố hồi tuần rồi.
Vào tháng 4, Trung Quốc đã nhất trí với đề xuất được đưa ra trong hội nghị G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn) là cho phép những nước nghèo tạm ngưng trả nợ cho đến cuối năm nay. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không giảm hay xóa bỏ khoản vay cùng lãi suất, Đài CNBC dẫn lời các chuyên gia nhận định. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 7.4 từng nói: “Đối với các nước gặp khó khăn về khoản vay trong đại dịch, Trung Quốc không ép buộc nhưng sẽ giải quyết thông qua kênh tham vấn song phương”. Các nhà phân tích tiếp tục theo dõi động thái của Trung Quốc tại hội nghị G20 vào tháng 7 tới, vốn tập trung vào kích thích tài chính toàn cầu và giảm nợ.
“Thay vì tăng thêm áp lực, Trung Quốc nên giúp các nước tham gia BRI vượt qua cuộc khủng hoảng. Bắc Kinh có thể bắt đầu bằng cách kéo dài thời gian hoãn trả nợ đến giữa năm 2021”, theo các chuyên gia Steil và Rocca.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34560-nguy-co-tq-siet-no-nhieu-nuoc-gap-khung-hoang-vi-covid-19.html

Cấm đánh cá trái phép, TQ ép buộc láng giềng?

Trả lời VTC News, GS.TS.James Kraska cho rằng Trung Quốc tiếp tục mưu đồ xâm chiếm Biển Đông khi tuyên bố cấm đánh bắt cá tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam
Tân Hoa xã ngày 1/5 ngang nhiên thông báo Trung Quốc đơn phương tiếp tục thực hiện các lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè thường niên ở vùng biển từ phía Bắc đến 12 độ vĩ Bắc ở Biển Đông bắt đầu từ trưa cùng ngày.
Phạm vi này bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Trung Quốc nói lệnh cấm đánh bắt cá là nhằm bảo vệ các ngư trường trong khu vực, nhưng mục đích thực sự của họ là khẳng định quyền lực ép buộc đối với các quốc gia láng giềng”, GS.TS.James Kraska, chuyên gia luật hàng hải quốc tế từ Trung tâm Luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ trả lời VTC News.
GS.TS. James Kraska nhận định: “Phần lớn cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của những nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Các nước này có quyền hợp pháp với tất cả tài nguyên, bao gồm đánh bắt cá, trong EEZ của họ.
Trung Quốc hành động bất hợp pháp và vi phạm điều 56 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 khi thiết lập quy định ở vùng nằm ngoài EEZ của mình”.
Lệnh cấm vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế.
Điều này được quy định trong điều 56 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và cũng được củng cố bởi Tòa án trọng tài thường trực The Hague năm 2016, ông Kraska cho biết.
Theo thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc, hơn 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động trong 3 tháng rưỡi và lực lượng này còn ngang ngược tuyên bố sẽ “nghiêm ngặt thực thi lệnh cấm theo các luật và quy định liên quan”, bảo vệ cái gọi là “quyền và lợi ích nghề cá và môi trường sinh thái biển”.
Bình luận về điều này, Tiến sĩ Kraska cho rằng, “nếu Trung Quốc quan tâm đến bảo tồn tài nguyên sống ở khu vực, họ sẽ không trợ cấp quá mức cho đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới của mình.”
Chuyên gia từ Đại học Hải chiến Mỹ đánh giá Việt Nam đã kiên định trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của mình.
“Các quốc gia trong và ngoài khu vực nên ủng hộ độc lập và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với tài nguyên thủy sản của mình. Cụ thể, Tổ chức Cá và Nông nghiệp Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cần làm rõ việc nếu các quốc gia mạnh nhất lại có thể chiếm đoạt tài nguyên của các quốc gia nhỏ hơn, thì luật biển quốc tế không có ý nghĩa gì nữa.
Tôi đề xuất Việt Nam xem xét việc tham gia một cơ chế trọng tài bắt buộc đối với Trung Quốc, giống như Philippines đã làm. Việt Nam sẽ thắng và có lẽ Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ, điều đã gây tổn thất cho ngoại giao của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới”.
Chỉ là động thái nhỏ để đưa ra yêu sách lớn hơn
TS.Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc viện Nghiên cứu Quốc tế và An ninh Thái Lan, nhận định lệnh cấm đánh cá chỉ là một động thái nhỏ để Trung Quốc đưa ra yêu sách lớn hơn nhiều. Động thái lớn hơn của Trung Quốc là tuyên bố đơn phương thành lập hai quận quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Thitinan Pongsudhirak cho rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động yêu sách của mình ở Biển Đông trong đại dịch, khi tất cả các chính phủ đều bị COVID-19 tác động và để lại nhiều hậu quả.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp.
“Trung Quốc có lợi thế là nước đầu tiên bước vào và bước ra khỏi COVID-19. Các nhà hoạch định của PLA (Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc) và Hải quân PLA có thể thấy đây là cơ hội tốt để thực hiện các động thái trong khi những người khác đang bận tâm chú ý đến những việc khác. Đặc biệt khi Hải quân Mỹ chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch, ví dụ như COVID-19 bùng phát trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt”, ông Thitinan Pongsudhirak nói với PV VTC News.
Nếu các nước liên quan khác không làm gì, Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhiều động thái gây hấn nhiều hơn nữa, chuyên gia Thái Lan dự đoán.
Hôm 4/5, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao về việc phản đối quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trước hành động phi lý của Trung Quốc, Hội Nghề cá Việt Nam “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc. Quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình”.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng kêu gọi và vận động ngư dân bình tĩnh, yên tâm bám biển đẩy mạnh sản xuất và kiên quyết thực hiện quyền lợi chính đáng của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34565-cam-danh-ca-trai-phep-tq-ep-buoc-lang-gieng.html

Hoa Kỳ – Trung Cộng cam kết cứu vãn thỏa thuận

thương mại giai đoạn một trong cuộc điện đàm

đầu tiên kể từ đại dịch coronavirus

Truyền thông nhà nước Trung Cộng cho biết vào hôm thứ Sáu (8/5), các nhà đàm phán thương mại hàng đầu từ Hoa Kỳ và Trung Cộng trò chuyện qua điện thoại và tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong cuộc liên lạc đầu tiên kể từ khi thỏa thuận được ký vào tháng 1.
Báo Tân Hoa Xã cho biết trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer “cam kết sẽ hoàn thành thỏa thuận thương mại của họ và tăng cường hợp tác về sức khỏe cộng đồng”. Các viên chức cho biết họ sẽ “tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một”, vào thời điểm căng thẳng giữa hai siêu cường đang tăng cao về việc giải quyết đại dịch coronavirus.
Trong một tuyên bố được đăng lên trang web, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết “cả hai bên đều đồng ý rằng tiến trình đang được thực hiện để tạo ra cơ sở hạ tầng chính phủ cần thiết để giúp thỏa thuận thành công”. Đầu tuần này, Tổng thống Trump đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận giai đoạn một nếu Trung Cộng không tuân thủ các điều khoản, bao gồm mua 200 tỷ mỹ kim hàng hóa Mỹ, cùng mức nhập cảng năm 2017.
Một cố vấn ẩn danh của chính quyền Trung Cộng cho rằng “cuộc đối thoại ở cấp bộ trưởng có thể cho thấy rằng vấn đề này là khá nghiêm trọng”. Dữ kiện thương mại được công bố trong tuần này cho thấy Trung Cộng vẫn còn kém xa các mục tiêu nhập cảng, với đại dịch làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng ở cả hai bên.
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-trung-cong-cam-ket-cuu-van-thoa-thuan-thuong-mai-giai-doan-mot-trong-cuoc-dien-dam-dau-tien-ke-tu-dai-dich-coronavirus/

Trung Cộng tuyên bố Đài Loan sẽ không thể

tham dự cuộc họp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào thứ Sáu, 8 tháng 5, chính quyền Trung Cộng tuyên bố Đài Loan sẽ thất bại trong nỗ lực tìm cách tham dự cuộc họp về Covid-19 của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, do mục tiêu của hòn đảo này là chính trị thay vì là sức khỏe cộng đồng. Đảo Đài Loan đang vận động để được làm quan sát viên trong cuộc họp của cơ quan quản lý WHO, là Hội đồng y tế thế giới WHA, diễn ra ngày 18 và 19 tháng 5.
Đài Loan hiện nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và nhiều đồng minh của Hoa Kỳ, bao gồm cả Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Cộng, vốn coi Đài Loan là một tỉnh phản loạn, cho rằng hòn đảo này không có tư cách thực hiện các mối quan hệ quốc gia, hoặc trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như WHO.
Vào thứ Sáu, Phó Thủ Tướng Đài Loan Chen Chi-mai cho biết Đài Bắc đang làm việc với Hoa Kỳ để được tham gia hội nghị WHA. Đài Bắc và Washington nói Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus
có quyền mời Đài Loan dự hội nghị WHA nếu muốn. Tuy nhiên, Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao nói rằng, ông Tedros ít có khả năng sẽ làm việc này nếu không có sự đồng ý của Trung Cộng.
Theo viên chức pháp lý của WHO, ông Steven Solomon, thông báo trong cuộc họp Liên Hiệp Quốc tại Geneva vào thứ Sáu, 6 trên 194 thành viên của WHO đã đề nghị mời Đài Loan làm quan sát viên trong cuộc họp hội đồng WHA. Tuy nhiên, ông Solomon nói, từ năm 1972, WHA đã công nhận Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Cộng, và quyết định này vẫn còn hiệu lực cho đến nay. Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus chỉ có quyền lực hạn chế trong việc gởi thư mời, và các thư mời phải phù hợp với các chính sách của WHO và WHA. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tuyen-bo-dai-loan-se-khong-the-tham-du-cuoc-hop-cua-to-chuc-y-te-the-gioi/

Cư dân mạng so sánh 2 nữ phát ngôn viên

Đài Loan và Trung Quốc

Vũ Dương
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gần đây đưa ra những tuyên bố mà giới quan sát đánh giá là “thua xa” người đồng cấp Đài Loan.
Tuyên bố gây tranh cãi của bà Oánh được đưa ra hôm 6/5 nhằm đáp trả làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong dịch viêm phổi COVID-19.
Secret China đưa tin, bà Oánh với phong cách ngoại giao “sói chiến”, hôm 6/5 tuyên bố rằng Hoa Kỳ muốn lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để đổ hết trách nhiệm cho Trung Quốc.
Bà Oánh nói: “Phía Hoa Kỳ cần phải cân nhắc kỹ càng, 1,4 tỷ người Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh mẽ như thế nào?”.
Lời hăm dọa của bà Oánh là một ví dụ về cách né tội quen thuộc của Bắc Kinh: Mỗi khi ĐCSTQ bị lên án về một vấn đề nào đó, bộ máy truyền thông và giới quan chức nước này sẽ tuyên truyền như thể nhân dân Trung Hoa bị chỉ trích. Bằng cách khiến người dân Trung Quốc nhầm lẫn khái niệm dân tộc và ĐCSTQ, hơn 1 tỷ dân Trung Quốc dễ dàng trở thành công cụ để Bắc Kính né tránh và phản bác những lời chỉ trích từ thế giới.
Trong dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền ĐCSTQ bị lên án về tình trạng che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin và đàn áp những người tiết lộ sự thật ra công chúng, khiến virus corona lây lan khắp Trung Quốc và sau đó trở thành đại dịch toàn cầu, trong khi lẽ ra nó đã có thể được khống chế nhanh chóng ở tỉnh Hồ Bắc.
Secret China cho biết, vài ngày trước, bà Oánh hùng hổ tuyên bố: “Việc cáo buộc Trung Quốc che đậy sự thật là một hình thức bắt nạt”.
Trang tin này cho biết “phong cách sói chiến” của bà Hoa Xuân Oánh đã thu hút nhiều bình luận của cư dân mạng trên Twitter, mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc. Trong số những bình luận mà Secret China điểm qua, một số người đã dùng những lời lẽ gay gắt để mô tả về bà Oánh như “đanh đá”, “đầu đường xó chợ”.
Một người viết: “Thím Hoa (Xuân Oánh) có ‘hơi sức’ đến vậy, thế thì xin thím hãy cho chính phủ tà ác của thím trao trả quyền tự do ngôn luận cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đi! Xem xem 1,4 tỷ người đó rốt cuộc là họ sẽ có phản ứng mạnh mẽ như thế nào!”.
Trong khi cư dân mạng chế giễu bà Hoa Xuân Oánh, thì ông Tần Bằng, một nhà phân tích chính trị và kinh tế tại Hoa Kỳ, đã đăng trên Twitter của mình một đoạn video gần đây về nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An.
Ông Tần viết: “Đây cũng là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, và bà Hoa Xuân Oánh cũng là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Một bên thì ưu nhã lịch thiệp, hào sảng phóng khoáng, một bên thì … đều là phụ nữ cả, sao lại khác nhau xa đến vậy?”.
Secret China nhận thấy một cư dân mạng để lại bình luận: “Hoa Xuân Oánh trước hết là đảng viên ĐCSTQ, sau đó mới là một con người”.
Một người khác đề cập đến bà Âu Giang An: “Người ta khí chất cao quý đến vậy, lời nói xuất phát từ tận đáy lòng, tất nhiên người nghe đều sẽ cảm thấy dễ chịu”. Sau đó cư dân mạng này so sánh với bà Hoa Xuân Oánh: “Thím Hoa cả ngày chỉ biết nói dối, lúc nào cũng phải nghĩ công kích người khác thế nào, nói ra những lời trái với lòng mình, tất nhiên phải trông đanh đá rồi”.
Bà Hoa Xuân Oánh là “thế hệ đỏ thứ hai”, nghĩa là có cha mẹ làm quan chức trong ĐCSTQ. Cha bà là cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của huyện Hoài Âm, tỉnh Giang Tô, còn mẹ bà là cựu phó chủ tịch của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc của thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-dan-mang-so-sanh-2-nu-phat-ngon-vien-dai-loan-va-trung-quoc.html

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đang tàn phá sông Mê Kông

Bình luậnNguyễn Sơn
Các hình ảnh vệ tinh đã chứng minh Trung Quốc khống chế dòng chảy sông Mê Kông, gây hạn cho hạ lưu.
Trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng 11 đập thủy điện ở thượng nguồn khiến các quốc gia ở hạ lưu lo ngại Trung Quốc kiểm soát dòng chảy sông Mê Kông.
Dữ liệu vệ tinh của Công ty Eyes on Earth Inc. (EoE) cho thấy các đập Trung Quốc giữ nước ở thượng nguồn trong mùa mưa, gây hạn cho khu vực hạ lưu, theo báo Thanh Niên đưa tin.
Cụ thể, mực nước tại thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trên mức trung bình vào mùa mưa từ tháng 5-10/2019. Cùng thời điểm đó, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông có lúc thấp hơn 3 m, và phải chịu hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy.
Nghiên cứu công bố vào tháng 4 của EoE cho thấy, sau khi hoàn thành đập Nọa Trác Độ năm 2012, Trung Quốc có 11 đập cùng lúc giữ nhiều nước và lượng xả ngày càng ít.
“Điều này khiến tần suất, mức độ nghiêm trọng của tình trạng hạn hán ở hạ lưu ngày càng tăng. Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử”, Giám đốc công ty EoE Alan Basist nói hôm 7/5.
“Phát hiện mới chứng minh mối lo ngại lâu nay là: Trung Quốc tích trữ nhiều nước, làm giảm mực nước khu vực hạ lưu sông Mê Kông”, chuyên gia Brian Eyler, thành viên cấp cao và Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (Mỹ), cho biết.
Bằng việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, thúc đẩy “lạm phát” dài hạn và buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. (Ảnh chụp video)
Bằng việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, thúc đẩy “lạm phát” dài hạn và buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. (Ảnh chụp video)
Trung Quốc che đậy thông tin
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn giữ kín thông tin về việc vận hành 11 con đập thủy điện.
“Tuy nhiên, với dữ liệu hình ảnh vệ tinh rõ ràng, chúng ta có thể chứng minh kỷ nguyên che đậy thông tin đã chấm dứt”, chuyên gia Eyler nhấn mạnh.
Sử dụng công nghệ cảm biến đặc biệt SSMI/S để thu thập dữ liệu vệ tinh từ năm 1992 – 2019, EoE có thể ước tính các hồ chứa nước Trung Quốc có tổng công suất hơn 47 tỉ m3.
Hôm 13/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nghiên cứu của EoE, cho rằng tỉnh Vân Nam cũng hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng nước trong hồ chứa tại các đập thủy điện giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ đưa ra thêm bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Cụ thể, chuyên gia Eyler đưa ra hình ảnh vệ tinh cho thấy đập Cảnh Hồng, đập Nọa Trác Độ từ tháng 5/2019 – 4/2020 có mực nước ở hồ chứa không thay đổi, có tháng còn tăng.
Trong khi đó, khu vực hạ lưu thật sự chịu cảnh hạn hán nghiêm trọng và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam không có nước ngọt, theo ông Eyler.
Chuyên gia Basist nhấn mạnh: “Dữ liệu vệ tinh với độ chính xác 89% cho thấy Trung Quốc dùng các đập khống chế dòng chảy tự nhiên, hủy hoại hệ sinh thái toàn bộ dòng sông Mê Kông, từ đó đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người dân ở khu vực hạ lưu”.
Hạ lưu sông Mekong trơ cát
Trung Quốc giữ nước trong đập để làm gì?
Chính quyền Trung Quốc không có hiệp ước chính thức với các nước hạ lưu nhưng luôn hứa hẹn sẽ hợp tác quản lý dòng sông dài 4.350 km.
Vào tháng 1/2020, mực nước sông Mekong giảm đến hơn nửa vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện. Điều này khiến tình trạng ngập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thêm nghiêm trọng, theo BBC.
“Các đập Trung Quốc hiếm khi được yêu cầu vận hành để sản xuất điện. Tuy chưa có bằng chứng nhưng chúng tôi không thể loại trừ khả năng Trung Quốc chuyển nước từ thượng nguồn sông Mê Kông vào các lưu vực khác để phục vụ tưới tiêu nội địa hoặc mục đích khác. Trung Quốc từng có dự án chuyển nước Nam – Bắc trị giá 62 tỉ USD”, ông Eyler nói.
Ủy hội Sông Mê Kông và Cơ chế hợp tác Mê Kông – Lan Thương đang phối hợp điều tra để xác định nguyên nhân thật sự của đợt hạn hán năm 2019.
“Nghiên cứu của EoE đưa ra bằng chứng rõ ràng cho bất kỳ luận điểm nào còn nghi ngờ về tác động của các con đập Trung Quốc”, ông Eyler nhấn mạnh.
https://www.ntdvn.com/viet-nam/chuyen-gia-my-trung-quoc-dang-tan-pha-song-me-kong-36252.html

Trung Quốc buộc EU chỉnh sửa tài liệu

về nguồn gốc virus corona

Bình luậnNguyễn Minh
“Thật đáng tiếc” đoạn viết về sự lây lan của COVID-19 đã được “chỉnh sửa”.
Ban Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) đã viết một tài liệu trong đó cáo buộc Trung Quốc tuyên truyền các thông tin sai về virus corona, tuy nhiên, sau đó đã phải chỉnh sửa cáo buộc này vì bị Trung Quốc gây áp lực.
Tài liệu đã được viết trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Liên minh châu Âu và Bắc Kinh đã được gần nửa thế kỷ.
Đại sứ của EU tại Trung Quốc, Nicolas Chapuis, người đã tham gia viết tài liệu trên, nói: “thật đáng tiếc” đoạn viết về sự lây lan của COVID-19 đã được “chỉnh sửa”.
Norbert Röttgen, người đứng đầu Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Đức, được mô tả là bị sốc “không chỉ một lần mà là hai lần”, theo The Telegraph.
Ông Norbert Röttgen nói:
“Đầu tiên các đại sứ EU đồng tình với các câu chuyện của Trung Quốc, rồi sau đó đại diện của EU chấp nhận để Trung Quốc kiểm duyệt bài viết.”
“Việc có ý kiến đồng thuận là quan trọng nhưng điều đó cần phải phản ánh các giá trị và lợi ích chung của châu Âu.”
Một phát ngôn viên Ban Đối ngoại châu Âu cho biết:
“Phái đoàn EU được thông báo rằng chỉ được xuất bản bài viết khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng ý.”
“EU tiếp tục ủng hộ một nền báo chí tự do. Nhưng trong trường hợp này, phái đoàn EU vẫn miễn cưỡng xuất bản bài viết vì cho rằng việc truyền đạt các thông điệp chính là rất quan trọng.”
Điều tra về nguồn gốc đại dịch
Trung Quốc hiện đang tìm cách dập tắt một cuộc điều tra theo các cáo buộc rằng đại dịch bắt nguồn từ nước này.
Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc điều tra nguồn gốc đại dịch.
Phía Trung Quốc hôm qua đã đáp trả ủng hộ này của Hoa Kỳ bằng cách cáo buộc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang COVID-19 ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tác động của virus này còn tồi tệ hơn vụ Trân Châu Cảng hay vụ tấn công 11/9.
Trước đó, ​​hãng Bloomberg đưa tin, vào đầu tháng Tư, cơ quan tình báo Mỹ đã gửi một báo cáo mật cho Tổng thống Trump, trong đó nêu rõ chính quyền Trung Quốc chủ ý công bố số liệu sai, không đầy đủ về tình hình dịch bệnh.
Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Hoa Kỳ, nói rằng chính quyền Trung Quốc đã liên tục nói dối về dịch bệnh corona, bao gồm cả quy mô và nguồn gốc của virus nCoV.
Nguyễn Minh
https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-buoc-eu-chinh-sua-tai-lieu-ve-nguon-goc-virus-corona-36167.html

TQ: 2 trong 4 công ty được thử nghiệm vaccine lâm sàng

chống coronavirus từng dính líu tới bê bối về vaccine


Bình luậnMinh Thanh
Để cạnh tranh với các nước trên thế giới trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng phê duyệt cho 4 công ty dược phẩm thử nghiệm tiêm vaccine cho người. Tuy nhiên, hai trong số những công ty này đã từng dính vào các vụ bê bối về vaccine. Vì vậy, vaccine do Trung quốc nghiên cứu phát triển đang khiến ngoại giới không khỏi lo ngại.
Theo New York Times, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cấp bách mong muốn nghiên cứu phát triển vaccine để khoe khoang vị thế “cường quốc công nghệ”, và chuyển dời những cáo buộc trên thế giới về việc họ giấu giếm dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã coi việc phát triển vaccine như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, ông Đinh Thắng (Ding Sheng), Trưởng khoa Dược thuộc Đại học Thanh Hoa, đã đặt ra nghi ngại rằng trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng, một số công ty đã “áp dụng một số phương pháp vô cùng độc đáo”, nhưng từ quan điểm khoa học mà xét “cho dù cấp bách đến đâu, cũng không thể hạ thấp tiêu chuẩn”.
Hiện đã có bốn công ty dược phẩm ở Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người. Tuy nhiên, 2 trong số 4 công ty này là Viện sinh phẩm Vũ Hán và Công ty Công nghệ sinh học Kexing Bắc Kinh đều từng dính vào các vụ bê bối liên quan tới chất lượng vaccine.
Viện sinh phẩm Vũ Hán có liên quan đến vụ bê bối năm 2018, trong đó vaccine kém chất lượng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và các bệnh khác đã được tiêm cho hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh.
New York Times đã chỉ ra rằng Viện sinh phẩm Vũ Hán đã bị truy tố ít nhất hai lần tại Trung Quốc, và nguyên đơn cáo buộc vaccine của viện gây ra phản ứng xấu. Trong cả hai trường hợp, Viện sinh phẩm Vũ Hán đã bồi thường một phần với tổng số tiền khoảng 71.500 USD (khoảng 1,67 tỷ VNĐ) cho các nạn nhân.
Sau đó, cũng trong năm 2018, một vụ bê bối khác của Công ty Công nghệ sinh học Trường Xuân Trường Sinh, liên quan đến “vaccine giả”. Công ty này đã bị phạt 1,3 tỷ USD (khoảng 30.448 tỷ VNĐ), Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty đã bị bắt giữ.
Các tài liệu cho thấy Giám đốc điều hành của công ty đã bị buộc tội hối lộ các quan chức Phòng chống dịch bệnh địa phương ít nhất ba lần để cảm ơn họ vì đã mua vaccine. Giám đốc điều hành đã bị kết tội, nhưng công ty không bị buộc tội hình sự.
Công ty Công nghệ sinh học Kexing Bắc Kinh cũng dính vào vụ bê bối hối lộ. Ông Doãn Vệ Đông (Yin Weidong), khi đó là tổng giám đốc của công ty Kexing, từ năm 2002 đến 2014, đã đưa gần 50.000 USD (khoảng 1,1 tỷ VNĐ) cho một quan chức chịu trách nhiệm đánh giá thuốc để giúp thuốc của công ty được phê duyệt. Nhưng công ty Kexing không bị buộc tội và Doãn Vệ Đông hiện vẫn còn là CEO của công ty.
Bài báo chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% trong ngành công nghiệp vaccine của Trung Quốc, và các cơ quan quản lý của ĐCSTQ đều có xu hướng nhắm mắt bỏ qua. Nhiều nhà sản xuất vaccine hoạt động không e dè, họ biết rằng ngay cả khi bị phát hiện sản xuất các sản phẩm có vấn đề, vẫn không bị ngừng hoạt động vì có chỗ ‘chống lưng’.
Bài báo dẫn lời Ray Yip, cựu Giám đốc Quỹ Gates ở Trung Quốc, nói rằng: “Người Trung Quốc hiện không tin tưởng vào vaccine sản xuất tại Trung Quốc. Đây có lẽ là rắc rối lớn nhất. Nếu họ không làm những việc tệ hại đó, mọi người có thể sẽ xếp hàng dài để mua vaccine”.
Trong những năm gần đây, vaccine của các nhà máy dược phẩm Trung Quốc đã khiến rất nhiều trẻ em bị bệnh nặng, bị liệt và thậm chí bị tử vong. Cha mẹ các nạn nhân đứng lên đòi quyền lợi đã liên tục bị chèn ép và đàn áp. Còn hầu hết các nhà sản xuất vaccine có liên quan đều bình yên vô sự.
Năm 2018, Công ty Công nghệ sinh học Trường Xuân Trường Sinh đã bị chính quyền xử phạt vì bị phơi bày có một loạt vaccine không đủ tiêu chuẩn, nhưng trách nhiệm chỉ giới hạn ở “vấn đề chất lượng vaccine “. Trong hơn 20 năm, việc vaccine sản xuất trong nước khiến những đứa trẻ bị tàn tật và tử vong vẫn là ‘vùng cấm’ mà chính quyền không cho phép được đụng vào. Cha mẹ các nạn nhân và luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi vẫn là đối tượng đả kích chính của chính quyền.
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tq-2-trong-4-cong-ty-duoc-thu-nghiem-vaccine-lam-sang-chong-coronavirus-tung-dinh-liu-toi-be-boi-ve-vaccine-36113.html

Cảnh sát Trung Quốc

đe dọa con trai của nạn nhân virus Vũ Hán

Bình luậnNguyễn Minh
“Cảnh sát đã nói rằng họ sẽ không bị theo dõi nếu họ im lặng trong một tháng”.
Ông Zhang đã khóc và nói: “Tôi cảm thấy việc đưa cha mình trở về Vũ Hán cũng giống như đưa ông đến chỗ chết. Nếu có ai đó đã nói với tôi sự nghiêm trọng của dịch bệnh, thì tôi sẽ không đưa bố tôi về đó”.
Ông Zhang, sinh ra và lớn lên ở Vũ Hán, hiện đang sống ở vùng đô thị phía Nam, Thâm Quyến. Đến tháng 1, ông Zhang vẫn không biết về mức độ nghiêm trọng và sự lây lan của virus corona (virus Vũ Hán), vì chính quyền Vũ Hán đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Do đó, ông Zhang đã đưa bố đến bệnh viện Vũ Hán để điều trị vết thương sau khi bố ông bị ngã. Sau đó, bố ông đã bị nhiễm virus Vũ Hán và chết ngay sau đó.
Hiểu được nỗi đau khi mất đi người thân, ông Zhang muốn mang đến sự an ủi cho những người khác có người thân là nạn nhân của vụ dịch bằng việc xây một tượng đài tưởng niệm những người đã qua đời vì bệnh dịch.
Tuy nhiên, ông Zhang cho biết chính quyền Thâm Quyến đã theo dõi ông khi ông bắt đầu lên kế hoạch quyên góp tiền cho viên xây dựng đài tưởng niệm. “Họ không giúp tôi, mà theo dõi và chặn các cuộc gọi điện thoại của tôi. Mọi người không thể xem được các bài đăng của tôi trên mạng xã hội”, ông Zhang nói trong một cuộc phỏng vấn.
Thông tin về viêm phổi Vũ Hán
Cho đến nửa đầu tháng 1, các quan chức Vũ Hán vẫn thông tin rằng dịch bệnh có thể phòng ngừa và có thể kiểm soát, cũng như nguy cơ lây truyền từ người sang người là thấp.
Ngày 16/1 bố ông nhập viện, “các hoạt động ở Vũ Hán diễn ra giống như bình thường. Nhân viên y tế không mặc đồ bảo hộ và người dân không đeo khẩu trang”, ông Zhang nói.
Ngày 30/1, bố ông được chẩn đoán chính thức nhiễm virus Vũ Hán. “Hôm đó, nhân viên y tế tại bệnh viện đột nhiên mặc quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ khác”, ông Zhang kể lại.
Vào ngày 1/2, bố ông Zhang được chuyển đến một khu vực cách ly trong bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị.
Tôi biết có một khu vực dành cho các bệnh nhân COVID-19. Tôi không biết khu này được dựng nên từ khi nào. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: bệnh viện đã điều trị cho bệnh nhân COVID-19 [từ tháng 1] và bố tôi đã bị nhiễm bệnh tại bệnh viện, ông Zhang nói.
Sau khi được điều trị tại khu vực cách ly trong vài giờ, bố ông Zhang đã qua đời. Thi thể được Nhà tang lễ Wuchang mang đi. Ông Zhang không được phép tiễn cha mình trước khi thi thể được hỏa táng tại nhà tang lễ này.
Lấy bình đựng tro cốt
Vào cuối tháng 3, chính phủ Vũ Hán mới cho phép người dân đến lấy tro cốt của người thân được hỏa táng ở nhà tang lễ.
Ông Zhang nói rằng các nhà chức trách yêu cầu tất cả người dân đến nhà tang lễ phải có nhân viên chính phủ đi cùng.
Trong khi đó, theo văn hóa Trung Quốc, “việc lấy tro cốt người thân để chôn cất là việc rất riêng tư mà không ai muốn có người lạ tham gia”, ông Zhang nói.
Ông Zhang tin rằng các nhà chức trách đang cố gắng ngăn chặn việc người thân của người quá cố nói chuyện với nhau và trao đổi thông tin về đại dịch.
“Chính phủ buộc chúng tôi phải lấy và chôn những chiếc bình tro cốt. Rất nhiều người trong chúng tôi đã tẩy chay sự ép buộc này và đã không lấy bình”, ông Zhang nói và cho biết chính ông cũng không làm theo sự ép buộc này.
Vào cuối tháng 3, ông Zhang nói ông nhận được một cuộc điện thoại từ một quan chức ở Vũ Hán thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp lý. Người này nhầm là đang gọi cho một quan chức khác và đã nói về việc giám sát và kiểm soát ông Zhang.
Quan chức này đã đề cập đến những tin nhắn mà ông Zhang gửi cho người thân và bạn bè, và cách các nhà chức trách kiểm duyệt tin nhắn. Trên điện thoại của ông Zhang sẽ vẫn hiển thị tin nhắn đã được gửi đi, nhưng người nhận sẽ không nhận được tin nhắn.
Ông Zhang trở lại Thâm Quyến làm việc vào ngày 8/4.
Xây tượng đài tưởng niệm nạn nhân dịch viêm phổi Vũ Hán
Ông Zhang đã quyết định quyên tiền để xây dựng một tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong dịch ở Vũ Hán.
“Tượng đài là để dành tặng cho người thân của chúng tôi, cũng như cảnh báo với mọi người nhớ về trận dịch này”, ông Zhang nói. “Cần phải cảnh báo cho chính phủ về việc thông báo kịp thời thông tin dịch bệnh. Nếu không, thảm họa tương tự sẽ lại xảy ra”.
Sau đó, ông Zhang đã bị cảnh sát Thâm Quyến triệu tập hai lần. Lần đầu tiên là vào ngày 29/4. Cảnh sát yêu cầu ông phải ngừng đăng tải trên mạng xã hội.
Lần thứ hai là vào ngày 4/5, sau khi ông Zhang thành lập một nhóm trò chuyện trên  ứng dụng WeChat, gồm những người có người thân đã chết vì virus Vũ Hán. Lần này, cảnh sát đã đưa cho ông Zhang xem các tin nhắn của ông đã đăng và buộc ông phải xóa nhóm trò chuyện.
“Tôi không sợ…[Chính quyền này] đã giết người thân của tôi. Làm sao tôi có thể giữ im lặng được? Làm sao tôi có thể không lên tiếng chứ và tôi sẽ bắt những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm?” ông Zhang nói.
Ông Zhang cho biết một số thành viên trong nhóm trò chuyện của ông sống ở Vũ Hán và đã bị cảnh sát Vũ Hán đàn áp: “Cảnh sát đã nói rằng họ sẽ không bị theo dõi nếu họ im lặng trong một tháng”.
Ông Zhang khẳng định ông sẽ không từ bỏ kế hoạch của mình. Nếu ông không thể kiếm đủ tiền để xây dựng tượng đài, thì ông sẽ dành tiền vào việc giúp đỡ người thân của những người quá cố.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/canh-sat-trung-quoc-de-doa-con-trai-nan-nhan-cua-virus-vu-han-36180.html

Hoàn Cầu Thời báo:

‘Trung Quốc cần thêm đầu đạn hạt nhân’

Trung Quốc nên sớm tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho lên tới 1.000 cái, Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Hu Xijin, nói hôm thứ Sáu, dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc hãy tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Hoàn cầu Thời báo do tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất bản. Đảng CSTQ vẫn thường thả nổi các ý tưởng và hướng dẫn tình cảm của công chúng thông qua tờ Hoàn cầu Thời báo, vốn có lập trường đặt nặng chủ nghĩa dân tộc về các vấn đề có liên quan đến các quốc gia khác.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đã cao vì cuộc chiến tranh thương mại, đã leo cao hơn nữa trong những tháng gần đây trong bối cảnh cuộc khẩu chiến về nguồn gốc của đại dịch corona.
Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo viết trong một bài đăng trên trang Weibo:
“Chúng ta yêu chuộng hòa bình và cam kết sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta cần có một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn để kiềm hãm tham vọng chiến lược của Hoa Kỳ cũng như bản năng chống Trung Quốc của Mỹ.”
Ông Hu nói thêm rằng kho dự trữ vũ khí của TQ nên có ít nhất 100 tên lửa chiến lược DF-41, loại tên lửa liên lục địa mới nhất có khả năng tấn công lục địa Hoa Kỳ, theo các chuyên gia quốc phòng,
Ông Hu viết: “Đừng nghĩ rằng các đầu đạn hạt nhân là vô dụng trong thời bình. Chúng ta đang sử dụng các vũ khí đó một cách âm thầm để uốn nắn thái độ của giới tinh hoa Mỹ đối với chúng ta”.
Bài của ông Hu đăng trên Weibo – phương tiện truyền thông xã hội giống như Twitter ở Trung Quốc – được tung lên mạng sau khi Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump kêu gọi một cơ chế để kiểm soát vũ khí một cách hiệu quả, bao gổm Trung Quốc và Nga trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Từ lâu ông Trump đã tìm cách vận động để Trung Quốc gia nhập Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân -START mới để thay thế cho hiệp ước hiện hành khi nó hết hạn vào tháng 2/2021. Nhưng cho tới giờ, Bắc Kinh vẫn kiên quyết khước từ.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Sáu nói:
“Các cường quốc lớn có trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân. Trung Quốc luôn luôn tuân thủ chính sách, và cam kết sẽ không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông nói.
Một phúc trình nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng thù nghịch đang tiếp tục leo thang sau sự bùng phát đại dịch corona, có nguy cơ đẩy quan hệ Mỹ-Trung rơi vào cuộc xung đột vũ trang trong tình huống xấu nhất, theo một bản tin của Reuters trong tuần này.
https://www.voatiengviet.com/a/hoan-cau-thoi-bao-tq-can-them-dau-dan-hat-nhan/5411973.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.