Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 15/04/2020

Wednesday, April 15, 2020 5:18:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 15/04/2020

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam quan ngại

Trung Quốc đổi dòng chảy sông Mekong

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa ra thông báo bày tỏ sự quan ngại đối với việc Trung Quốc đang làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong.
Báo trong nước trích thông báo Đại sứ quán Mỹ loan tin ngày 14/4.
Cụ thể, thông báo ghi rõ dựa theo nghiên cứu của công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên của nguồn nước đổ xuống lưu vực hạ nguồn sông Mekong, với sự ngăn chặn dòng chảy lớn nhất xuất phát từ việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện lớn.
Nghiên cứu này được Công ty Eyes on Earth Inc tiến hành bằng nguồn tài chính từ chương trình Sáng kiến hạ lưu Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo báo cáo, sự tương quan ‘tự nhiên’ mực nước sông với lượng mưa và tuyết tan ở thượng nguồn sông Mekong thuộc Trung Quốc bắt đầu thay đổi từ năm 2012, khi các con đập thủy điện của Bắc Kinh bắt đầu mọc lên. Khác biệt rõ ràng nhất vào năm ngoái 2019.
Trung Quốc đã bác bỏ nghiên cứu này vì tỉnh Vân Nam nước này chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và trữ lượng nước tại các con đập hạ xuống mức thấp nhất lịch sử. Vì vậy, việc lý giải rằng việc Trung Quốc xây đập trên sông Lan Thương, tên Trung Quốc gọi sông Mekong, gây hạn hán ở hạ nguồn là vô lý.
Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đợt hạn năm ngoái, mực nước ở hạ lưu Mekong giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân khu vực hạ lưu.
Do việc dòng chảy từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm và mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở hạ lưu sông Mekong nên các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mekong.
Vì vậy, dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng bị sụt giảm. Thêm vào đó, chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-embassy-in-vietnam-is-concerned-about-china-changing-the-flow-of-mekong-river-04142020115026.html

Đề xuất kinh phí cho việc chống hạn,

mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Trước tình trạng ngập mặn đang diễn ra nghiêm trọng, báo trong nước ngày 14/4 loan tin cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi công văn tới Bộ Tài chính về việc hỗ trợ hơn 515 tỷ đồng kinh phí để phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020.
Đề nghị này được thực hiện theo Chỉ thị số 04 ban hành ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Vào ngày 10/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể hỗ trợ 530 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 8 địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 5 tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang mỗi tỉnh 70 tỷ đồng, còn 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu mỗi tỉnh 60 tỷ đồng.
Ngoài 8 địa phương vừa nêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã nhận được văn bản của 25 địa phương và 1 đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tổng cộng gần 2.500 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-budget-proposed-to-fight-salination-and-drought-in-the-mekong-delta-04142020120056.html

Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói

đang điều tra vụ Đường ‘Nhuệ’

Bộ trưởng Công an Tô Lâm, trong trả lời báo chí trong nước tối 14 tháng 4 về câu hỏi liệu có cán bộ bảo kê, chống lưng cho băng nhóm Đường ‘Nhuệ’ hay không, cho biết: “Sự việc đang được điều tra, nếu có tình trạng này sẽ phải xử lý ngay. Người dân có thể đặt ra rất nhiều tình huống nhưng tất cả đều phải làm việc, điều tra theo quy định của pháp luật”.
Trong khi đó, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) đặt câu hỏi rằng, tại sao những nhân vật này hoạt động công khai như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch… trong thời gian lâu như vậy mà không bị xử lý sớm?
Vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”) đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hôm 10 tháng 4.
Theo tài liệu điều tra ban đầu, vào khoảng 10h40 ngày 30 tháng 3, nhân viên công ty TNHH Phúc Cường có nhận vận chuyển 1 gói tài liệu của công ty TNHH Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội. Do người vận chuyển và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn. Sau đó Nguyễn Xuân Đường đã gọi điện đe dọa, yêu cầu nhân viên công ty Phúc Cường về Thái Bình gặp Đường. Khoảng 18h20, nhân viên công ty Phúc Cường đến nhà Nguyễn Xuân Đường. Tại đây, Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên công ty Phúc Cường. Sau đó, Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý đã đánh gây thương tích nhân viên công ty Phúc Cường.
Cũng trong chiều 14 tháng 4, Công an Tiền Giang cho biết đang xác minh vụ clip nghi trưởng công an xã nổ súng và đánh dân.
Clip này dài khoảng 3 phút được lan truyền trên mạng xã hội hôm 12 tháng 4, ghi lại cảnh xô xát giữa 4 cán bộ công an với nhóm thanh niên khoảng 12 người tại cửa hàng mua bán sắt thép thuộc địa bàn xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè. Trong lúc đánh nhau, 1 cán bộ công an đã rút súng bắn chỉ thiên 2 phát.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-minister-of-public-security-tolam-says-the-case-of-duongnhue-being-investigated-04152020082524.html

Việt Nam mở đợt thầu mới mua gạo dự trữ

Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ tiến hành đợt đấu thầu mới ở 22 cục dự trữ trên cả nước, đồng thời sẽ báo cáo chính phủ về việc hủy đợt thầu mua gạo dự trữ vừa qua.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 15/4 và cho biết, các doanh nghiệp bỏ hợp đồng khi đã trúng thầu sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu.
Trước đó, theo chỉ thị của chính phủ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã mở đợt thầu thu mua 190.000 tấn gạo loại 15% tấm, 90.000 tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữ theo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trúng thầu đợt 1 đã không đến ký hợp đồng, khiến số lượng thu mua không đủ.
Theo đại diện Tổng cục Dự trữ Nhà nước, doanh nghiệp đưa ra lý do bỏ thầu vì diễn biến giá trên thị trường tăng, nguồn cung không đảm bảo nên không mua được gạo, không cung ứng được.
Cũng trong ngày 15/4, Cục Giám sát quản lý về hải quan, thuộc Tổng cục Hải quan đã phát hiện 4 doanh nghiệp bỏ hợp đồng gạo dự trữ Nhà nước, vì lý do không mua được gạo, nhưng lại có gạo để đem đi xuất khẩu.
Trả lời báo chí trong nước, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, các doanh nghiệp này đăng ký tờ khai xuất khẩu lên tới hàng nghìn tấn gạo. Như trường hợp Tổng Công ty lương thực miền Bắc bỏ hợp đồng 4.500 tấn gạo dự trữ quốc gia, nhưng lại đăng ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn; Công ty Phát Tài bỏ thầu 17.940 tấn gạo dự trữ, nhưng đăng ký xuất khẩu hơn 13.000 tấn…
Theo ông Tuấn, hiện nay chưa có chế tài buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng đối với lượng gạo đã trúng thầu khi đấu thầu lượng gạo dự trữ quốc gia thì mới được xuất khẩu. Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Công Thương xem xét lại quy định xuất khẩu gạo, phân bổ hạn ngạch tổng lượng hàng tháng, để có thể đấu thầu hạn ngạch như mặt hàng đường mà Bộ Công Thương đang thực hiện.
Liên quan việc xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị ngành hải quan cần ưu tiên cho các doanh nghiệp khai tiếp những lô hàng đang khai dang dở vào thời điểm có lệnh dừng xuất khẩu gạo hôm 23/3 và thông quan hết số lượng gạo đã nằm tại cảng.
Theo đơn kiến nghị của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, từ thời điểm tạm dừng xuất khẩu gạo, lượng gạo đã đóng container và trên các tàu, xà lan cập cảng đang chờ mở tờ khai là khoảng 250.000 tấn. Đây là lượng gạo của các hợp đồng ký trước, có thời hạn giao hàng trong tháng 4.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-opened-a-new-tender-to-buy-reserve-rice-04152020074519.html

Nhà cầm quyền CSVN

mới chỉ mua được 7,700 tấn gạo dự trữ

Tin Vietnam.- Báo Dân trí ngày 14 tháng 4 năm 2020 loan tin, tính đến ngày 10 tháng 4, cơ quan Dự trữ Nhà nước Cộng sản Việt Nam mới chỉ mua được 7,700 tấn gạo dự trữ, đạt 4% về số lượng so với dự trù. Không chỉ vậy, nhiều công ty trúng thầu mua gạo dự trữ cho nhà cầm quyền đã tự bỏ hợp đồng vì không mua được gạo.
Trước đó, cơ quan Dự trữ Nhà nước Cộng sản đã đấu thầu mua 190,000 tấn gạo, loại 15% tấm, gạo và dự trù hoàn thành nhập kho trước ngày 15 tháng 6. Ông Đỗ Việt Đức, Trưởng cơ quan Dự trữ Nhà nước Cộng sản cho biết, các công ty trúng thầu đã bỏ hợp đồng không làm nữa do nguồn cung cấp không bảo đảm, công ty không mua được gạo. Vì vậy, sắp tới cơ quan Dự trữ sẽ huỷ đợt thầu vừa diễn ra, để mở đợt thầu mới ở 22 cơ quan Dự trữ trên cả nước.
Trước đó, do dịch coronavirus 19 bùng phát, Trung Cộng và nhiều nước đã tăng cường mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn gấp nhiều lần so với bình thường. Đồng thời, biến đổi khí hậu khiến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gặp hạn hán nặng, lúa và hoa màu chết khô hàng loạt. Điều này khiến nhiều người dân Việt lo lắng về vấn đề an ninh lương thực, và sẽ bị Trung Cộng khống chế giá gạo trong tương lai, nên nhiều người yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngừng hành động xuất cảng gạo.
Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng sản đã tuyên bố cho xuất cảng 400,000 tấn gạo trong tháng 4. Và để mị dân, ông Phúc nói rằng, xuất cảng gạo nhưng phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nên nhà cầm quyền sẽ mua 190,000 tấn gạo để dự trữ.
Đến nay, lượng gạo của nhà cầm quyền mua được chỉ được 4% so với tuyên bố. Trong khi nguồn cung cấp lúa, gạo trong dân đã không còn, giá lúa, gạo trên thị trường tăng nhanh, các công ty trúng thầu đã không thể mua được gạo.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-csvn-moi-chi-mua-duoc-7700-tan-gao-du-tru/

Việt Nam gửi thêm Công hàm

đối với Đệ trình của Malaysia

Hoàng Sa
Diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến pháp lý” tại khu vực biển Đông gần đây, thông qua các công hàm ngoại giao, đó là việc ngày 10/4/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi hai Công hàm lên Liên Hợp Quốc, theo sau Công hàm ngày 30/3/2020 gây ồn ào dư luận thời gian gần đây.
Tóm tắt diễn biến sự việc
Xin nhắc lại diễn biến của sự việc như sau:
Theo quy định của Điều 76 (1) Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (Viết tắt tiếng Anh là UNCLOS) mỗi quốc gia ven biển sẽ có vùng Thềm lục địa. “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó..”. Thềm lục địa của mỗi quốc gia ven biển thường sẽ có chiều rộng là 200 hải lý tính từ Đường cơ sở của quốc gia ven biển đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Thềm lục địa của một quốc gia ven biển có thể kéo dài tới tối đa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
Theo quy định của UNCLOS thì ngày 13/5/2009 là hạn chót để các quốc gia nộp các bản Đệ trình kèm theo bằng chứng khoa học chứng minh cho Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (Viết tắt tiếng Anh là CLCS), nếu thấy mình có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng cho việc yêu cầu một vùng Thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý.
Chính vì vậy, ngày 6/5/2009, Việt Nam đã gửi một bản Đệ trình chung với Malaysia về Thềm lục địa mở rộng chồng lấn của hai quốc gia này tại khu vực phía Nam biển Đông. Đồng thời, ngày 7/5, Việt Nam cũng gửi một bản Đệ trình về Thềm lục địa mở rộng của riêng mình tại khu vực Bắc biển Đông.
Ngay sau đó, ngày 8/5/2009, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc đã gửi Công hàm để phản đối tất cả các bản Đệ trình của Việt Nam và Malaysia.
Ngày 4/8/2009, Phái đoàn thường trực của Philippines cũng gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối các Đệ trình của Việt Nam và Malaysia.
Ngày 12/12/2019, Malaysia lại tiếp tục gửi một bản Đệ trình mới, bởi vì sau khi Toà trọng tài ra Phán quyết năm 2016, đã có những giải thích mới, nên dẫn tới những cơ sở pháp lý khác mà Malaysia có thể vận dụng để yêu sách Thềm lục địa mở rộng của mình. Đệ trình này của Malaysia đã “hâm nóng” lại cuộc chiến pháp lý tại biển Đông thông qua các bản công hàm này.
Ngày 6/3/2020, Philippines đã ra Công hàm đáp trả Đệ trình của Malaysia. Ngày 23/3/2020, Trung Quốc cũng gửi bản Công hàm thứ hai lên Liên Hợp Quốc để phản đối Đệ trình của Malaysia và đưa ra các lập luận cho yêu sách của họ trên khu vực biển Đông. Ngày 30/3/2020, Việt Nam đã gửi bản Công hàm thứ nhất lên Liên Hợp Quốc để phản đối các yêu sách cũng như các lập luận về yêu sách đó của Trung Quốc. Nhưng trong Công hàm này, phía Việt Nam không đả động gì tới Đệ trình của Malaysia.
Chính vì lẽ đó, một vấn đề mà một số chuyên gia thắc mắc là bản Đệ trình lần này của Malaysia có một số khu vực chồng lấn tới thềm lục địa của Việt Nam, nếu Việt Nam không lên tiếng thì có nghĩa là chấp nhận “nhường phần hơn” cho Malaysia chăng?
Tuy nhiên, với hai Công hàm mang số hiệu 24/ HC-2020 và 25/HC-2020 ngày 10/4/2020 thì vấn đề có khác hơn.
Các Công hàm mới của Việt Nam thể hiện gì?
Công hàm số 24 là đáp lại Đệ trình của Malaysia ngày 12/12/2019. Trong Công hàm này, có 3 nội dung cơ bản:
Thứ nhất, “Việt Nam lưu ý rằng theo Điều 76(10) và Phụ lục II của UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Malaysia là thành viên, hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa không làm phương hại đến các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền.”
Điều này hàm nghĩa nhắc tới vai trò của Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa trong việc nếu có công nhận Thềm lục địa mở rộng của Malaysia thì cũng không được vượt quá các quyền của Việt Nam trong việc phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Malaysia. Hiện nay, Việt Nam và Malaysia vẫn chưa hoàn tất việc phân định biên giới biển giữa hai quốc gia này. Việc phân định biên giới là việc khá phức tạp, dựa trên nhiều quy định khác nhau của luật biển quốc tế, từ UNCLOS đến các tập quán quốc tế, án lệ quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế.
Thứ hai, “Việt Nam nhắc lại Báo cáo chung ngày 06 tháng 5 năm 2009 giữa Việt Nam và Malaysia về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía Nam Biển Đông và Báo cáo ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Việt Nam về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía Bắc Biển Đông. Việt Nam
bảo lưu quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại các khu vực khác ở Biển Đông.”
Nội dung này hàm ý nhắc lại các bản Đệ trình mà Việt Nam đã gửi cùng với Malaysia ngày 6/5/2009 cùng với Đệ trình của riêng Việt Nam ngày 7/5/2009. Tức là các Đệ trình này vẫn phải được xem xét, cho dù đã xuất hiện thêm các tình tiết pháp lý mới sau Phán quyết 2016. Ngoài ra, Việt Nam bảo lưu quyền đệ trình thông tin liên quan, tức là Việt Nam yêu cầu khả năng Việt Nam sẽ có quyền bổ sung các yêu cầu về các vấn đề liên quan đến Thềm lục địa mở rộng của mình bất cứ khi nào Việt Nam có thể và thấy cần cung cấp thông tin để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, “Việt Nam xin nhắc lại lập trường nhất quán rằng Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Lập trường này của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều văn bản được lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.”
Tuyên bố này cũng được nhắc tới như nội dung chính trong Công hàm số 25 nhằm đáp lại Công hàm của Philippines ngày 6/3/2020
Tuyên bố này luôn được nhắc lại trong các bản Công hàm cũng như các tuyên bố của giới chức ngoại giao Việt Nam khi nói về vấn đề biển Đông. Ngoài việc nhấn mạnh đến chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam nhấn mạnh đến quyền được hưởng các lợi ích trên các vùng biển mà Việt Nam được hưởng theo quy định của UNCLOS, bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Kết luận
Tranh chấp biển Đông là một trong những tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Tranh chấp này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực từ địa lý, hải dương đến các vấn đề như năng lượng, luật pháp và địa chính trị…Tuy nhiên, việc Trung Quốc càng ngày càng lấn lướt trên biển Đông với các hành động hung hăng, hiếu chiến của mình, đe doạ an ninh, an toàn và môi trường hoà bình ở biển Đông. Chính vì vậy, nhiều người trên thế giới vẫn mong muốn tranh chấp này sẽ được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, dựa trên luật pháp quốc tế thì mới có thể cân bằng được các mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-submits-another-diplomatic-note-on-scs-to-un-04152020083355.html

Việt Nam gửi thêm hai công hàm

đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục địa Liên Hiệp Quốc

Phái đoàn Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 10 tháng tư vừa qua gửi thêm 2 công hàm đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc.
Công hàm số 24/HC- 2020 liên quan đến công hàm số HA 59/12 của Malaysia ngày 12/12/2019.  Phía Việt Nam bày tỏ lập trường nhắc lại điều 76 (10) và Phụ lục II của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam và Malaysia đều là thành viên công ước, theo đó hoạt động của Ủy ban không làm phương hại đến việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai quốc gia đối diện hay liền kề.
Trong công hàm 24/HC-2020, Việt Nam nhắc lại Báo cáo chung ngày 6 tháng 5 năm 2009 với Malaysia về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng phần lãnh hải ở phía nam Biển Đông.
Song song đó là báo cáo ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Việt Nam về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía bắc Biển Đông.
Việt Nam cũng bảo lưu quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ở các khu vực khác ở Biển Đông.
Công hàm số 25/HC-2020 liên quan đến công hàm ngày 6 tháng 3 năm nay của Philippines tuyên bố chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa mà Manila gọi là Kalayaan.
Trong công hàm số 25, Việt Nam lặp lại  có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cũng liên quan Biển Đông, Bộ Ngoại giao Hà Nội vào ngày 15 tháng tư được dẫn lời rằng Việt Nam đang theo dõi hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc đang đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-submitted-two-more-protest-documents-to-unclos-04152020081633.html

12 tỉnh, thành tiếp tục “giãn cách xã hội” thêm 7 ngày

Mười hai tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc có thể đến 30/4.
Đó là ý kiến của Thủ tướng Việt Nam được công bố tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra vào chiều 15/4, theo đề xuất tiếp tục giãn cách xã hội của Ban chỉ đạo quốc gia và được truyền thông trong nước loan tin.
Theo đó, nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh.
Các nhóm còn lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Chủ tịch các tỉnh, thành quyết định cụ thể việc giãn cách xã hội , các biện pháp áp dụng khác một cách phù hợp.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị thống nhất bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh việc đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Ngoài ra, một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng sẽ tăng cao vì các ca nhiễm mất dấu nguồn lây nhiễm, ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 16 yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu… Bên cạnh đó, Chỉ thị 16 cũng yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người nơi công cộng.
Thủ tướng Phúc cho rằng giải pháp theo Chỉ thị 16 mang tính “tiền khẩn cấp”, là để giãn cách xã hội. Việc cách ly toàn xã hội mới chỉ dừng lại ở việc thuyết phục, vận động nhân dân tự giác chấp hành, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình. Chính phủ chưa tính đến việc phong tỏa các thành phố lớn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-extends-covid-19-lockdown-in-12-provinces-for-7-days-04152020073602.html

2/3 công ty sản xuất khẩu trang không trả lời

khi Bộ y tế CSVN hỏi mua hàng

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 13 tháng 4 năm 2020 loan tin, bộ Y tế Cộng sản Việt Nam cần mua 30 triệu khẩu trang y tế từ 68 công ty trên cả nước, nhưng sau 3 lần đề nghị các công ty gửi báo giá thì chỉ có 20 công ty trong tổng số 68 công ty trả lời cơ quan này.
Theo đó, bộ Y tế Cộng sản mới chỉ mua được 5 triệu chiếc khẩu trang trong tổng số 30 triệu chiếc cần mua. Vì vậy, ngày 13 tháng 4, bộ Y tế Cộng sản đã tiếp tục gửi đề nghị đến các công ty sản xuất khẩu trang y tế để báo giá lần nữa, và hạn cuối cùng phải báo cáo là ngày 16 tháng 4. Nếu đến ngày này, 48 công ty vẫn không có báo cáo thì cơ quan này sẽ xem xét giải quyết theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Trước đó, vào ngày 12 tháng 4, trên báo Lao Động loan tin, cơ quan Xuất nhập cảng thuộc bộ Công thương Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố rằng, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang của thế giới không chỉ trong mùa dịch coronavirus 19, mà còn trong tương lai.
Và cơ quan Công nghiệp của bộ Công thương đã báo cáo, chỉ tính riêng 50 công ty thì mỗi ngày có thể cho ra 8 triệu chiếc khẩu trang, và một tháng có thể sản xuất được khoảng 200 triệu chiếc khẩu trang. Còn nếu tính quy mô trên cả nước, tức cả 68 công ty thì sản lượng sẽ lớn hơn con số 200 triệu chiếc rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau thì bộ Y tế Cộng sản lại cho biết, sau nhiều ngày đặt mua 30 triệu chiếc khẩu trang nhưng chỉ mua được 5 triệu chiếc!
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/2-3-cong-ty-san-xuat-khau-trang-khong-tra-loi-khi-bo-y-te-csvn-hoi-mua-hang/

Việt Nam tiếp tục phạt tù

những người chống đội phòng chống COVID-19

Toà án Nhân dân huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) hôm 14/4 đã tuyên phạt ông Nguyễn Văn Quýnh (34 tuổi) 12 tháng tù giam vì tội chống người thi hành công vụ.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 15/4 trích cáo trạng tại toà cho biết người này đã điều khiển xe máy qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại thôn Thiểm Xuyên vào ngày 7/4 và không đeo khẩu trang.
Ông Quýnh bị nói đã được lực lượng chức năng nhắc nhở nhưng không chấp hành và đã thách thức, xúc phạm những người thi hành công vụ. Sau khi bị một công an ghi hình bằng điện thoại, ông đã giật điện thoại của người công an và ném xuống đất.
Cũng vào ngày 15/4, Công an huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) cho hay đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Phúc Tình (34 tuổi) và Trần Phước Tài (38 tuổi), cùng ngụ tại xã Tiên Sơn, vì tội chống người thi hành công vụ.
Vào tối ngày 11/4, hai người trên đã điều khiển xe máy đi ngang chốt kiểm soát dịch tại thôn 4, xã Tiên Sơn và bị cán bộ yêu cầu dừng xe, kiểm tra thân nhiệt. Ông Tình bị nói đã không chấp hành, không xuống xe và chửi bới những người đang làm nhiệm vụ. Tin cho hay hai người sau đó đã dùng nón bảo hiểm đánh vào đầu các cán bộ công an, và dùng máy cưa để đe doạ.
Trước đó tại tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 2 vụ tấn công người làm công tác phòng chống dịch COVID-19. Vào chiều 6/4, ông Nguyễn Văn Phương (38 tuổi) ngụ tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, đã không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy đi ngang qua chốt kiểm dịch tại chân đèo Le. Các cán bộ kiểm dịch yêu cầu ông Phương kiểm tra thân nhiệt nhưng ông này bị nói đã xúc phạm và bỏ đi tới một nhà dân gần đó lấy dụng cụ cào lúa quay lại đánh một công an.
Vào ngày 5/4, ông Nguyễn Trung Thành (32 tuổi) bị nói đã tát 2 nữ cán bộ tại chốt kiểm dịch xã Tam Thành. Người này hiện đang bị công an huyện Phú Ninh phát lệnh truy nã.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-continues-to-put-in-jail-those-opposing-covid-19-prevention-04152020084811.html

Việt Nam sẽ không dùng tiền mặt

để hạn chế lây nhiễm COVID-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Báo trong nước loan tin trích nội dung cuộc họp Thường trực Chính phủ về chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 13/4.
Tin cho biết, ông Nguyễn Xuân Phúc  đồng ý kiến nghị của Ban Chỉ đạo, khẩn trương thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm coronavirus qua tiền giấy.
Đồng thời cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng phần mềm.
Vẫn tin liên quan, sáng ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN với vai trò Chủ tịch ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19.
Hội nghị năm nay là hội nghị cấp cao đầu tiên của ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN.
Báo Việt Nam trích nội dung phiên họp cho hay lãnh đạo các nước ASEAN tại buổi họp khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với ASEAN là kiểm soát và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh, nhất là lây nhiễm xuyên biên giới.
Đồng thời cũng không quên nhắc đến việc cần chú trọng triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế – xã hội do COVID-19 gây ra.
Cụ thể, các nước cần phối hợp chặt chẽ trong việc bảo hộ công dân, cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, các gói hỗ trợ, duy trì liên kết chuỗi cung ứng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-will-not-use-cash-to-limit-covid-19-infection-04152020100416.html

Chuyến bay đưa 93 người Việt từ Anh về nước

đáp xuống Vân Đồn

Hiểu Minh
Sáng 15/4, Chuyến bay đưa công dân từ Anh về Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) với 93 hành khách.
Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ Vietnam Arlines cho hay, 93 người Việt Nam bao gồm học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được Đại sứ quán hỗ trợ về nước. Đây là chuyến bay thứ 6 chở công dân Việt Nam về nước do Vietnam Airlines thực hiện.
Tất cả hành khách được kiểm tra y tế và thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Báo VnExpress thông tin, trước đó ngày 13/4, Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đưa khoảng 100 công dân Anh đi du lịch “mắc kẹt” tại Việt Nam và Campuchia về nước. Trong số đó, có một số người nhiễm Covid-19 đã được Việt Nam điều trị khỏi bệnh. Đây cũng là chuyến bay vận chuyển số khẩu trang là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Anh. Sau khi trả khách, Vietnam Airlines đã đón 93 kiều bào về nước.
Từ đầu tháng 2 đến nay, sân bay Vân Đồn đã đón 31 chuyến bay với gần 4.600 hành khách về nước từ nhiều vùng dịch trên thế giới.
Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Vân Đồn đã tạm hủy các chuyến bay trong nước từ ngày 1/4 đến ngày 15/4. Dự kiến, đường bay Vân Đồn – TP. HCM sẽ hoạt động trở lại từ ngày 20/4.
https://www.dkn.tv/thoi-su/chuyen-bay-dua-93-nguoi-viet-tu-anh-ve-nuoc-dap-xuong-van-don.html

Virus corona:

Hà Nội, TP HCM tiếp tục cách ly chống dịch

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc quyết định tiếp tục cách ly xã hội đối với 12 địa phương địa phương có nguy cơ cao về Covid-19, trong đó có thủ đô Hà Nội và TPHCM.
Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Bắc Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19
Tiếp tục cách ly tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Nay, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh thành khác được xếp vào nhóm “nguy cơ cao”, là nhóm sẽ tiếp tục áp dụng “cách ly toàn xã hội”, gồm các biện pháp đã được triển khai từ ngày 1/4 tới nay.
Thời hạn áp dụng trước mắt sẽ là kéo dài một tuần, tới ngày 22/4.
Thời hạn này có thể sẽ tiếp tục cho tới ngày 30/4 nếu tình hình lây nhiễm trong cộng đồng chưa kiểm soát được.
Nhóm thứ hai, được đánh giá là nhóm “nguy cơ” gồm 15 tỉnh thành sẽ áp dụng kết hợp các biện pháp phòng chống được nêu trong Chỉ thị 16 và trong Chỉ thị 15.
Nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp.
Thủ tướng không nêu rõ việc “áp dụng kết hợp” sẽ được thực hiện thế nào. Tuy nhiên, lãnh đạo từng địa phương được trông đợi sẽ đưa ra những bện pháp thích hợp với địa phương mình.
Thời gian áp dụng đối với nhóm này là cho đến ngày 22/4, sau đó các biện pháp sẽ được rà soát.
Cuối cùng là nhóm “nguy cơ thấp”, gồm 36 tỉnh thành còn lại,. Nhóm này được yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng chống được nêu trong Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Trong số các biện pháp cần áp dụng, đáng chú ý là việc không tụ tập đám đông quá 20 người trong phòng hoặc 10 người nơi công cộng, dừng toàn bộ các lễ nghi tôn giáo, văn hóa, thể thao, dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, và hạn chế đi lại.
Quyết định của Thủ tướng không nêu rõ thời gian áp dụng tại các tỉnh “nguy cơ thấp”.
Nhóm “nguy cơ cao”: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh (12 tỉnh thành).
Nhóm “nguy cơ”: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp (15 tỉnh thành)
Nhóm “nguy cơ thấp”: gồm 36 tỉnh thành còn lại
Với việc phân nhóm, lãnh đạo các địa phương nay mới thực sự là nơi ra các quyết định áp dụng biện pháp phòng chống cụ thể , theo quyết định của Thủ tướng.
Nguy cơ ‘kinh tế suy sụp’
“Đây là quyết định khó khăn!” trang Facebook của Chính phủ viết về việc tiếp tục “cách ly toàn xã hội” đối với nhóm “nguy cơ cao”.
Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Nhóm này gồm các địa phương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Càng đóng cửa lâu, tình hình kinh tế càng nguy ngập, và khả năng phục hồi càng trở nên khó khăn.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi chưa có lệnh cách ly toàn xã hội thì trong Quý 1 năm nay đã có gần 34.900 doanh nghiệp đóng cửa, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói rằng trong tháng Hai có 47.164 người đăng ký xin bảo hiểm thất nghiệp, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc tiếp tục kéo dài biện pháp cách ly tại các địa phương nòng cốt về kinh tế sẽ khiến viễn cảnh càng trở nên ảm đạm.
Áp dụng cách ly để dập dịch cứu người, hay nới lỏng từng bước để cứu nền kinh tế, đây là bài toán khó không chỉ của Việt Nam mà còn là của nhiều nước trên thế giới.
Châu Âu, nơi đang bị Covid-19 tàn phá dữ dội, với con số tử vong ở nhiều nước đã lên tới nhiều ngàn người, tuần này đang bắt đầu từ từ khôi phục trở lại hoạt động sau trên dưới một tháng áp lệnh phong tỏa.
Tại Việt Nam, tâm lý lo lắng luôn thường trực trong thời gian qua.
Ngay sau thời điểm Thủ tướng ký Chỉ thị 16 áp dụng “cách ly toàn xã hội” trong 15 ngày, đã có nhiều ý kiến cả trong dư luận lẫn cơ quan nhà nước, muốn lệnh này được kéo dài cho đến ngày 30/4.
Ngày 6/4, đại diện Bộ Y tế đề nghị xem xét, kéo dài thời hạn thực hiện đến hết tháng.
Ngày 13/4, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ cho kéo dài cách ly đến 30/4.
Đầu giờ sáng ngày 15/4, lãnh đạo Hà nội cũng đưa ra đề xuất tương tự lên Chính phủ.
Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ được đưa ra vào cuối giờ chiều 15/4, sau cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ với lãnh đạo các địa phương và các ngành hữu quan.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 15/4 cũng nói:
Đồng ý triển khai việc tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến.
Đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh.
Đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc hình thành ngành công nghiệp sản xuất máy thở tại Việt Nam.
Nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng
Hà Nội cho đến nay vẫn là nơi căng thẳng nhất, với nhiều ổ dịch lớn và nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng.
Ngay trước khi có quyết định của Thủ tướng vào cuối giờ chiều thứ Tư, 15/4, Hà Nội đã thực hiện gia hạn cách ly nghiêm ngặt đối với thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh kể từ hôm 8/4, với thời hạn dự kiến kéo dài đến hết ngày 28/4.
Đây hiện là ổ dịch phức tạp nhất, với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện trong tuần qua đều liên quan tới nơi này.
Một ngày trước đó, huyện Thường Tín, cũng thuộc Hà Nội, quyết định phong toả thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, cô lập toàn bộ 60 cư dân của thôn, nhằm phòng tránh lây lan từ một trường hợp đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội càng trở nên phức tạp, khi có khả năng là đã có những ổ dịch tồn tại mà đến nay vẫn chưa xác định được.
Trong chiều 15/4, giới chức phát đi Thông báo khẩn số 14, kêu gọi tất cả những ai đã tới một phòng tập gym ở huyện Mê Linh trong thời gian từ 15 đến 25/3, hãy tự cách ly tại nhà và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa khác.
Đã tròn một tháng kể từ ngày được nhắc tới trong thông báo trên, nhưng yêu cầu cách ly tại gia vẫn được đưa ra, cho thấy giới chức đánh giá tình hình diễn tiến dịch bệnh không chỉ đơn giản là trong khung thời gian 14, 21 hay 28 ngày như thường được áp dụng từ trước đến nay.
Kết quả xét nghiệm đối với một số trường hợp trong những ngày gần đây khiến người ta lo ngại về nguy cơ virus corona có thời gian ủ bệnh dài hơn các khung thời gian trên, âm thầm phát tán mà không bị phát hiện.
Trong trường hợp khoanh vùng cách ly ở Thường Tín, bệnh nhân được nghi là nhiễm virus tại Bệnh viện Bạch Mai từ hôm 10/3, tức là thời gian ủ bệnh có thể đã kéo dài cả tháng.
Một trường hợp khác, bệnh nhân người Anh được phát hiện dương tính hôm 2/3, được xác định khỏi bệnh ngày 27/3, nhưng rồi lại được phát hiện tái nhiễm vào ngày 11/4 cho thấy có thể vẫn hiện diện thậm chí tới 40 ngày trên cơ thể bệnh nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52295866

Virus corona:

Cách ly xã hội có làm kinh tế Việt Nam suy sụp?

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Việt Nam vừa đang ở trong ngày cuối của 15 ngày cách ly xã hội và hiện đứng trước câu hỏi: cần tiếp tục cách ly nghiêm ngặt hay nới lỏng dần để kích hoạt lại guồng máy kinh tế?
Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dịch Covid-19, tại đó một quyết định quan trọng sẽ được đưa ra là có tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội theo chỉ thị 16 hay không.
Đầu tuần này, hình ảnh một người ngoại quốc đứng bên lề đường TP HCM xin tiền mua thức ăn đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Bên cạnh lời bình về sĩ diện, về lòng nhân ái, khía cạnh kinh tế của câu chuyện đã châm ngòi cho các trao đổi nghiêm túc.
Cũng trong tuần, người ta đã chứng kiến một số người dân nghèo chen lấn, xô đẩy tại một điểm ATM phát gạo từ thiện ở Hà Nội.
Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
Nếu hình ảnh “ông thầy Tây” minh họa sống động cho viễn cảnh người ta có thể chết đói trước khi chết do nhiễm virus corona, thì cũng đã lâu rồi người ta mới chứng kiến một sự cố chen lấn như thế tại thủ đô.
Ngày 15/4 là thời điểm kết thúc cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, một câu hỏi lớn được đặt ra: tiếp tục cách ly để kiểm soát dịch bệnh hay nới lỏng dần để nền kinh tế vận hành trở lại?
“Doanh nghiệp mà chết còn nguy hiểm hơn”
Dịch bệnh khiến hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế và nội địa suy giảm, ngưng trệ. Doanh nghiệp phá sản tăng cao, số lượng người thất nghiệp, người nghèo tăng.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý 1/2020 có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước).
Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy có tới gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.
Doanh nghiệp khó khăn, giải thể kéo theo người lao động thất nghiệp. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tháng 2 có 47.164 người đăng ký nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 59,2% so với tháng 1 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi Việt Nam áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt từ 1 đến 15/4, tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn hơn.
Trong khi chủ trương “chống dịch như chống giặc” đã mang lại thành công bước đầu trong ngăn chặn dịch bệnh, bài toán kinh tế khó giải hơn nhiều.
Trao đổi với BBC News tiếng Việt, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa ra ví dụ minh họa:
“Thành phố Hồ Chí Minh năm nay dự định thu 405.000 tỷ, tương đương mỗi ngày thu 1.100 tỷ đồng, tức 50 triệu USD. Cứ mỗi ngày cách ly là thành phố chẳng những mất khoản thu đó mà còn phải chi biết bao nhiêu tỷ cho việc điều trị, phòng dịch, cứu trợ dân.”
Trao đổi với BBC News tiếng Việt, tiến sĩ Nguyễn Quang A đánh giá:
“Cách ly xã hội giúp Việt Nam khống chế tốt dịch bệnh, đảm bảo không bùng phát ngoài tầm kiểm soát, nhưng nó làm đóng băng gần như hoàn toàn sự vận hành của kinh tế.”
Trước câu hỏi liệu có nên nới lỏng, kích hoạt dần các hoạt động kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ:
“Đây là một lựa chọn khó. Chắc chắn nếu thấy dịch được kiểm soát thì nên nới lỏng từng phần, từng địa phương theo tình hình cụ thể của mỗi địa phương để tránh tổn thất kinh tế. Lưu ý các doanh nghiệp mà chết có khi còn nguy hiểm hơn.”
Bà Vũ Kim Hạnh nhìn nhận việc đảm bảo “mục tiêu kép” là vô cùng khó khăn:
“Hiện các nước chia sẻ nhận thức về hai nhiệm vụ cấp bách là: giữ và cứu tính mạng người dân là quan trọng nhất, thứ nhì là sức khỏe tính mệnh doanh nghiệp, cũng là của nền kinh tế. Trong các giải pháp phòng chống dịch bệnh thì quan trọng nhất là giãn cách xã hội. Và thực hiện giãn cách thì đạt được hiệu quả về y tế nhưng lại phải chịu thiệt hai rất lớn là đóng băng các hoạt đông kinh tế. Tôi tin chính phủ Việt Nam hiểu hơn ai hết là nước mình không có quỹ dự trữ công lớn đến mức có thể an tâm đóng cửa đủ lâu. Nhưng xóa hết giãn cách để bùng phát dịch bệnh thì chắc chắn chính quyền không dám.”
Bài toán kinh tế là nội dung trọng tâm gần đây của Chính phủ Việt Nam. Trong các phát biểu chỉ đạo mới nhất, bên cạnh chủ trương “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngừng nhấn mạnh “mục tiêu kép” và quyết tâm đưa nền kinh tế “bật dậy như lò xo”.
Những cảnh báo và lưu ý gì với kinh tế VN trong năm mới?
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Virus corona: ‘Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái những năm 1930′
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định: “Không có giải pháp tối ưu và luôn là sự đánh đổi rất khó khăn. Ông Thủ tướng Việt Nam nói phải đạt mục tiêu kép, tức là khống chế bệnh dịch đồng thời phải bảo vệ nền kinh tế. Đó là cách tiếp cận đúng.
Ông ấy cũng bàn nhiều và nghe dư luận để điều chỉnh chính sách (thí dụ xuất gạo). Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải nắm rõ tình hình, đưa ra các quyết định chính sách trên cơ sở bằng chứng thì chính sách sẽ tốt hơn.”
Để vực dậy nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt biện pháp, trong đó có gói hỗ trợ tiền tệ (được nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng… Cổng thông tin Chính phủ cho biết: “Chúng ta có ‘cú đấm thép’ là số vốn đầu tư công gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, cần giải ngân hết trong năm nay.”
Về giải pháp, bà Vũ Kim Hạnh phân tích:
“Việc hỗ trợ doanh nghiệp lần này hoàn toàn khác khái niệm hỗ trợ xưa nay. Nên phải cứu doanh nghiệp để cứu nền kinh tế, đó là điều bắt buộc phải làm nếu không muốn kinh tế sụp đổ. Bây giờ thì tựa vào vận hành kinh tế nội địa trong điều kiện tập trung nhất có thể, đồng thời hết sức tranh thủ cơ hội bên ngoài như các hợp đồng thực hiện khẩu trang, thiết bị y tế nếu có.”
Không thể “cấm tất”
Bàn về việc các địa phương đề xuất tiếp tục cách ly xã hội (từ 1 tuần cho tới cuối tháng 5), tiến sĩ Quang A đánh giá:
“Các lãnh đạo địa phương khó chủ động trong tình huống này (sợ trách nhiệm, Đại hội 13 đang đến gần,…) và họ thường thụ động theo hướng siết chặt. Chính vì thế chính phủ nên có các chỉ dẫn rõ ràng. Tôi nghĩ sau 15/4 tốt nhất là mở từng phần, từng địa phương và theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời.”
Bà Vũ Kim Hạnh cho rằng giãn cách xã hội đã mang lại kết quả tốt trong phong dịch, nhưng đồng thời cũng lưu ý: “Cấm tất thì dễ, cho hồi phục hoạt động kinh tế một phần thì khó hơn nhiều, mà không thể không làm.”
Việt Nam nghèo hơn các nước, chi tiêu để phòng chống dịch không được như các nước giàu. Cũng vì vậy, phải có những cách để nền kinh tế hồi sức lại, chứ không thì sụp đổ.Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
Bà cũng chia sẻ thực tế là khó có thể bỏ giãn cách ngay:
“Tôi tin giãn cách sẽ tiếp tục, không thể nào xóa bỏ, quay trở lại bình thường, nhưng tiếp tục như thế nào? Nên có những nguyên tắc bất di bất dịch. Giãn cách hiện nay vẫn là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để tránh bùng phát. Việt Nam nghèo hơn các nước, chi tiêu để phòng chống dịch không được như các nước giàu. Cũng vì vậy, phải có những cách để nền kinh tế hồi sức lại, chứ không thì sụp đổ.”
“Doanh nghiệp mệt mỏi lắm rồi. Hội chúng tôi gồm những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nhưng cũng than là cứ đóng cửa thế này 2 tháng nữa là họ dẹp luôn vì hàng tồn nhiều và không còn thanh khoản. Tôi đoán là nhà nước sẽ vẫn phải giản cách với các nguyên tắc nghiêm ngặt nhất nhưng cũng đến lúc phải mở ra một phần cho doanh nghiệp làm ăn,” bà Kim Hạnh chia sẻ.
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng trong bối cảnh phải thực hiện “mục tiêu kép” thì “chính phủ cứ minh bạch với dân, rằng nhu cầu cứu vãn nền kinh tế cần bao nhiêu tiền, nước mình nghèo thì chỉ có sức chi bao nhiêu, kêu gọi dân đóng góp bao nhiêu, đi vay quốc tế bao nhiêu. Và bù vào chỗ thiếu hụt tiền là niềm tin của dân, là cam kết thực thi thật nghiêm túc, hiệu quả, có kỹ luật và sẵn sàng đặt dưới sự kiểm soát của người dân. Bởi đại dịch lần này, tình thế quá khác, quá nghiệt ngã đến mức sống còn thì phải làm như vậy thôi.”
Bà cũng nhận xét chính sách hỗ trợ hiện nay còn bất cập, đòi hỏi nhiều thủ tục làm nản lòng người dân và doanh nghiệp.
“Muốn hỗ trợ cho người lao động mà cơ quan thực thi nhất thiết yêu cầu người lao động phải chứng minh rằng công ty mình làm bị thiệt hại năng đến phá sản vì dịch bệnh thì làm sao chứng minh được? Hay vay ngân hàng đã túng ngặt rồi mà còn phải trình thế chấp, trình tài sản thế chấp đầy đủ, trình phương án hay hợp đồng bảo đảm trả nợ thì doanh nghiệp ‘bó tay’ thôi,” bà nói.
Bà Vũ Kim Hạnh gợi ý giải pháp chính phủ phải có quỹ bảo trợ rủi ro cho ngân hàng, “bởi ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, bằng không thì hai bên sẽ co kéo không lối thoát hay có lối thoát cho… tiêu cực”. Bà cũng lưu ý trong bối cảnh hiện tại, chính phủ cần xem xét chỉ đạo hoãn hay cấm bán công ty Việt Nam cho công ty có yếu tố nước ngoài.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52268975

Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ

sản xuất máy thở chống dịch

Tâm Tuệ
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ hôm 14/4 cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh đầu tư, hợp tác.
Báo Tuổi trẻ thông tin, Đại sứ việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc hôm 14/4 đã có buổi trao đổi trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) Peter Tichansky và đại diện cấp cao của 40 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ. Đại sứ Hà Kim Ngọc đề nghị các tập đoàn lớn của Mỹ như Medtronic, Gilead, Bayer đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong sản xuất trang thiết bị y tế, nhất là máy thở, và chia sẻ thông tin về quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vaccine, thuốc điều trị các dịch bệnh.
Đáp lại mong muốn của Việt Nam, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và một số đại diện hoan nghênh các kết quả hợp tác 2 nước trong lĩnh vực y tế và phòng chống Covid-19. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh dịch đang lan rộng tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN và Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng.
Đại sứ cũng đề nghị các doanh nghiệp thành viên BCIU tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác chống dịch virut Vũ Hán và nắm bắt cơ hội mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, công nghệ, kinh tế số.
Hiện Việt Nam đang hợp tác sản xuất các sản phẩm bảo hộ và một số thiết bị y tế để cung cấp cho Mỹ. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 1/4 vừa qua, Việt Nam đã phối hợp với các thành viên đồng chủ trì Hội nghị Liên ngành các quan chức cấp cao ASEAN-Mỹ về ứng phó với dịch virus Vũ Hán.
Tại buổi trao đổi, Đại sứ cũng nhấn mạnh dù dịch đang gây ra nhiều khó khăn, quan hệ Việt Nam – Mỹ vẫn tiếp tục được thúc đẩy và đạt kết quả tích cực trên các mặt.
Báo VnExpress cho biết, trước đó, Mỹ đã phối hợp cùng Việt Nam đã hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận và phê duyệt cần thiết đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ.
2 lô gồm 900.000 bộ quần áo bảo hộ do công ty DuPont sản xuất tại Hải Phòng đã được xuất sang Mỹ. Mỹ dự kiến nhập liên tục sản phẩm này với số lượng lên đến 4,5 triệu bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/4 cho biết đồ bảo hộ từ Việt Nam được chuyển đến Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp của nhân viên y tế nước này. Ông gửi lời cảm ơn 2 công ty Mỹ là DuPont và FedEx cùng “những người bạn ở Việt Nam”.
https://www.dkn.tv/thoi-su/viet-nam-muon-hop-tac-voi-my-san-xuat-may-tho-chong-dich.html

Ăn Theo virus Vũ Hán:

Bầy khủng long hút máu nông dân

Gió Bấc
Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đã hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực 1, Tổng Cục Dự trữ quốc gia tác động cấm xuất để dìm giá gạo, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo trong mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng “ký sinh trên lưng người nghèo”. Lạm dụng lòng tốt, ăn chặn của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng đó chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lý vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa vì an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lõi sâu xa bên trong chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.
Thừa 3 triệu tấn gạo cứ “sợ” thiếu ăn
Gần một tháng qua, cuộc tranh luận gay gắt cấm hay cho xuất khẩu gạo diễn ra trên dư luận báo chí, mạng xã hội và ngay trong chính phủ. Cao điểm từ ngày 23-3 khi chính phủ chỉ thị ngừng xuất khẩu gạo và ngay ngày sau đó Bộ Công Thương xin dừng cấm.
Phía đề nghị cấm xuất khẩu gạo nêu lý do phải bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện hạn mặn xâm nhập Miền Tây và đại dịch virus Vũ Hán. Tổng Cục Hải Quan đưa ra thông tin sốt nóng, chỉ trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã mua của ta lượng gạo bằng 600% so cùng kỳ 2019. Nạn thiếu gạo thời bao cấp vẫn còn là mối ám ảnh của nhiều ngươi, thảm họa đại dịch và hạn mặn đang là thời sự, yếu tố Trung Quốc và con số 600% rất ấn tượng nên thoạt đầu đề xuất này được nhiều người đồng tình.
Ngày 23-3 chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo lập tức trên thị trường nội địa, giá lúa giảm hơn 500 đồng/kg người nông dân chưa kịp mừng đã rơi vào điệp khúc lúa được mùa mất giá. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở các tỉnh phía Nam cũng lao đao vì ách tắc không thể xuất hàng theo hợp đồng đã ký với nước ngoài. Gạo lúa bị ùn ứ từ đồng ruộng đến kho bãi của doanh nghiệp, thậm chí cả bến cảng.
Nhưng các doanh nghiệp, lãnh đạo các tỉnh Long An, An Giang đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho xuất gạo vì lúa đông xuân đang trúng mùa, giá gạo thế giới đang tăng mà trong nước bị khê đọng hạ giá không tiêu thụ được. Theo thống kê của Bộ Công Thương, lượng gạo ùn ứ trong kho bãi và ngay các bến cảng của các doanh nghiệp là trên 1,3 triệu tấn.
Về con số Trung Quốc mua tăng 600% so với năm 2019, nghe thật lớn nhưng thực tế chỉ là 20.000 tấn, rất nhỏ so với khả năng, sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam. Do năm 2019 Trung Quốc có khách hàng mới mua gạo của ta rất ít.
Nhiều nhà kinh tế như Nguyễn Đức Thành nguyên Thành viên tổ tư vấn chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ,Vũ Kim Hạnh nguyên TBT báo Tuồi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trơ doanh nghiệp (BSA) lên tiếng ủng hộ việc xuất khẩu gạo trong thời cơ giá gạo thế giới đang tăng.
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân người cha đỡ đầu hàng trăm giống lúa của Việt Nam khẳng định “Chúng ta biết rất rõ lượng lúa gạo Việt Nam hiện có sau vụ đông xuân trúng mùa, dù đã dành lại 1,5 triệu tấn dự phòng cho an ninh lương thực, vẫn dư ra ít nhất trên 3 triệu tấn gạo trong kho và bồ lúa của dân, trong khi hiện giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao là dịp để cho nông dân bán lúa giá cao. Hai tháng nữa miền Tây Nam Bộ lại bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, vì vậy Việt Nam khó có thể thiếu gạo” (1)
Cơ hội khẳng định vị thế cường quốc gạo!
Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích hệ quả tích cực của việc xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch bệnh không chỉ có lợi cho người dân mà còn nâng vai trò vị thế và hiệu quả kinh tế quốc gia “ Không cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo cho Philippines, Indonesia, Trung Quốc… trong lúc họ đang cần, không chỉ chúng ta mất cơ hội bán gạo giá cao mà còn mang tiếng là quốc gia không có tinh thần giúp đỡ các nước trong lúc khó khăn.
Tôi vẫn đề xuất Chính phủ cho xuất trên 3 triệu tấn gạo bởi theo tính toán kỹ lưỡng của chuyên gia, chúng tôi nghĩ rằng là một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được an ninh lương thực, đồng thời có dư để giúp các quốc gia thiếu gạo trên thế giới.
Trong đại dịch COVID-19, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại. Nền kinh tế đi vào khủng hoảng khiến chính phủ mỗi nước phải tốn kém rất nhiều nguồn lực, tung ra nhiều chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công chính là ”cú hích” giúp doanh nghiệp có lãi, ngân sách nhà nước cũng có lợi.”
Thủ tướng run tay, xuất nhỏ giọt
Ngày 31-3 Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT chính thức đề nghị cho xuất khẩu gạo những vẫn còn có ý kiến không đồng tình
Trước những đề xuất mạnh mẽ này, Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc dùng dằng mãi đến ngày 10-4 mới cho xuất khẩu gạo với mức độ nhỏ giọt 400.000 tấn trong tháng 4, yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. ..… (2)
Với người dân, quyết định này là niềm vui không trọn vẹn. Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, bày tỏ ý kiến xác đáng là“Tôi mừng vì Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của chuyên gia, chính quyền và doanh nghiệp cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp. Còn bà con nông dân trồng lúa của miền Tây Nam Bộ lại một lần nữa chưa được hưởng trọn niềm vui trúng mùa được giá. Theo tôi, quyết định chỉ cho xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 4 vì sợ ta thiếu gạo trong thời COVID-19 là chưa hợp lý. ,,,
Tại sao xuất khẩu gạo thời điểm này thật sự an toàn, ích nước lợi dân nhưng người ta cố tình cản trở và ai có lợi trong việc cấm xuất khẩu gạo?  Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành đã chỉ rỏ đích danh kẻ thủ lợi “Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v. v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm”. (3)
Cấm xuất vì Vinafood 1 lỡ ký hợp đồng giá rẻ!
Đây là nhận định chính xác và dũng cảm nêu đúng bản chất thực trạng Việt Nam hàng chục năm qua. Mặc dù luật doanh nghiệp cho phép hàng trăm công ty xuất khẩu gạo nhưng quyền lực trong hoạt động này vốn nằm trong tay hai Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) những doanh nghiệp nhà nước do các cựu quan chức được đảng bổ nhiệm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA cũng do chính các quan chức này lãnh đao.
Các Vinafood được ưu tiên ký kết xuất khẩu các hợp đồng chính phủ, ưu tiên chỉ định cung cấp lương thực cho Tổng Cục dự trữ quốc gia được tham gia các cuộc họp chính phủ trong lĩnh vực có liên quan… Trong trường hợp này, Vinafood 1 là doanh nghiệp duy nhất có mặt trong cuộc họp đưa đến quyết định cấm xuất khẩu gạo ngày 23-3.
Lý do Vinafood 1 tác động chính phủ cấm xuất khẩu gạo được nhà báo Mai Bá Kiếm cựu Thư Ký Tòa soạn báo Phụ Nữ TP. HCM viết trên Fb như sau:“Số là năm 2019, Vinafood 1 xuất gạo cho Cuba và Malaysia với giá 355 USD/tấn, rồi ép giá thu mua của nông dân: 4.200 đ/kg lúa 504, nên lời to! Quen ăn trên mồ hôi nông dân, đầu năm 2020, Vinafood 1 ký HĐ bán gạo cho Cuba - giá 365 USD/tấn, Malaysia giá 334 USD/tấn, tổng cộng 490.000 tấn.
Ai dè, năm 2020, nông dân giảm diện tích trồng lúa 504 để chồng lúa thơm. Nên đầu tháng 3/2020, giá lúa 504 lên 5.100 đ/kg - 5.300 đ/kg, quy gạo phải 380 USD/ tấn. Vinafood 1 cầm chắc lỗ 400 tỷ đồng, nên xúi bộ Công thương xin Thủ tướng dừng xuất khẩu gạo, để giá lúa trong nước giảm!” (4)
Không phải lần đầu những con khủng long vì lợi ích riêng tác động cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá thế giới đang tăng mà các nhà kinh tế, các doanh nghiệp đã nhiều lần nhắc nhở tiền lệ tương tự vào năm 2008. Chính quyết sách sai lầm này không chỉ gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la giá trị xuất khẩu năm đó mà còn làm giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại từ 70 đến 80 USD/tấn.
Tổng Cục dự trữ trống kho vì ưu ái sân sau
Không chỉ Vinafood 1, con khủng long thứ hai cũng cần cấm xuất khẩu gạo để ép giá nông dân trục lợi là Tổng Cục dự trữ quốc gia. Được chính phủ giao chỉ tiêu dự trữ lương thực tống cộng 280.000 tấn gạo nhưng vào giữa tháng 3 khi kiểm tra các kho của Tổng Cục mới chì có 8000 tấn gạo. Giá gao nội địa lúc này đã lên cao hơn giá trước đó nên Tổng Cục cũng có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu, cần cấm xuất gạo để hạ giá gạo trong nước. ’Đau đớn thay, đỡ đầu và tiếp sức cho âm mưu hút máu nông dân ấy là Bộ Tài Chính được chính phủ giao trách nhiệm phối hợp quản lý xuất khẩu gạo và bảo đàm an ninh lương thực.
Ngay trong ngày 10-4, ngày chính phủ cho xuất khẩu gạo, âm mưu cấm để ém giá bất thành, Bộ Tài Chính đã có công văn đề nghị kéo dài thời gian cấm xuất khẩu gạo, lần này không còn nhân danh an ninh lương thực mà lộ liễu hơn là để cứu Tổng Cục Dự trữ Quốc gia và các doanh nghiệp sân sau. Do việc mua gạo dự trữ quốc gia đang khó khăn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương dừng xuất khẩu gạo tẻ đến giữa tháng 6. Dư luận cho rằng với công văn này Bộ Tài Chinh đã ngáng chân Bộ Công Thương,
Trong văn bản, Bộ Tài chính cho rằng kế hoạch Thủ tướng giao mua dự trữ 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ loại thường. Các doanh nghiệp đã bỏ thầu và trúng thầu cung cấp khoảng 178.000 tấn. Tuy nhiên, khi thấy nhu cầu xuất khẩu gạo tăng, một số doanh nghiệp lại trì hoãn ký hợp đồng, không thương thảo dù đã trúng thầu.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Các mặt hàng gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm vẫn được xuất khẩu bình thường. Sau khi cơ quan dự trữ quốc gia đã mua đủ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục để xuất khẩu linh hoạt.
Ưu tiên mua gạo ở nơi thiếu gạo!
Thực tế qua kiểm kho, Tổng cục dự trữ mới nhập được hơn 7000 tấn gạo trên chỉ tiêu đã giao. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước. ngày 11/4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đã phải thông báo về việc hủy kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Lý do các nhà thầu từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ (5)
Vì sao đã được giao thầu gần 1 tháng mà các doanh nghiệp này mới chỉ thức hiện được hơn 0,2% khối lượng, các doanh nghiệp này là ai?. Nhà báo Mai Bá Kiếm đã lý giải, “theo thói quen, Tổng cục Dự trữ Nhà nước “mở thầu” cho cả chục “DN sân sau” tại “3 tỉnh thiếu gạo” trúng thầu là: Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tĩnh.
Giá “lúa thường” lên 5.000 đ/kg, các “DN sân sau” phải “bỏ cọc (tiền bảo lãnh thực hiện HĐ) chạy lấy người”. Cục Dự trữ gom “cọc” được 803.272.000 VNĐ, mua được hơn 160 tấn gạo, đủ bảo đảm an ninh lương thực trong vòng… một nốt nhạc!”
Vì sao tại vựa lúa ĐBSCL có trên 180 DN kinh doanh lương thực đều không được giao thầu, cơ quan Dư trữ quốc gia lại giao cho DN thuộc ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tỉnh đều là miền Núi lúa không đủ ăn nhiều năm phải cứu đói, xa địa bàn thu mua sản phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ dự trử quốc gia mà bê trễ, lơi lỏng như vậy rõ là nguy hiểm. Hợp đồng cung ứng lương thực dư trữ quốc gia là lĩnh vực an ninh lương thực, sao điều kiện hủy bỏ quá dễ dàng? Luật sư Trần Hồng Phong đã bình luận rằng ”Biện pháp khắc phục vi phạm” chỉ là thu số tiền bảo lãnh dự thầu là quá nhẹ. Vì nếu họ xù thầu, dẫn đến ảnh hưởng an ninh lương thực là ko thể chấp nhận được, tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng. Chả lẽ Nhà nước phải xuất tiền ra mua chăng?”
Cần cho củi vào lò!
Vì sao Bộ Tài Chính lại bảo kê cho sai phạm của cơ quan dự trữ quốc gia và các doanh nghiệp hủy thầu? Chỉ vì 160.300 tấn gạo chưa được nhập kho lưu trữ quốc gia mà 1.434.000 tấn gạo hiện đang nằm chờ xuất khẩu phải bị ách lại liệu có phải là cách điều hành vì lợi ích quốc gia?!
Rõ là việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng gì tới an ninh lương thực. Với cung cách mượn danh nghĩa an ninh lương thực để cho doanh nghiệp sân sau trục lợi của Tổng Cục Dự trữ quốc gia, thì dù lượng gạo hàng hóa dư thừa hàng năm không phải là 6,7 triệu tấn như hiện nay mà có lên đến vài ba chục triệu thì đất nước vẫn có nguy cơ mất an ninh lương thực.
Tác nhân gây rối loạn ách tắc hoang mang, mất an toàn vừa qua chính từ hai con khủng long Vinafood 1 và Tổng Cục dự trữ quốc gia. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khủng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Dung dưỡng kéo dài guồng máy, cơ chế quản lý điều hành việc xuất khẩu gạo hiện nay vừa duy trì bất công, nông dân nghèo khổ nuôi béo bầy khủng long hút máu vừa tự đánh mất vai trò thế mạnh cường quốc lương thực trên trường quốc tế. Không lẻ gì với sản lương xuất khẩu đứng thứ nhì thứ ba thế giới mà giá gạo Việt Nam cứ đeo đít giá gạo Thái Lan với khoảng cách 70-80 USD tấn, Cứ nhìn bài học từ bóng đá, thay huấn luyện viên mọi thứ sẽ thay đổi.
1-https://tuoitre.vn/gs-vo-tong-xuan-de-xung-danh-cuong-quoc-luong-thuc-20…
2-http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-nhun…
3-https://baotiengdan.com/2020/04/03/nen-mo-cua-xuat-khau-gao-tro-lai-dong…
4-https://www.facebook.com/bakiem.mai
5-http://mattran.org.vn/tin-tuc/bo-tai-chinh-doanh-nghiep-trung-thau-mua-g…
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/leeching-off-farmer-amid-wuhan-virus-pandemic-04142020125240.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.