Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 15/04/2020

Wednesday, April 15, 2020 5:08:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 15/04/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories
Tin khắp nơi – 15/04/2020

Virus corona:

Trump nói Mỹ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO

Tổng thống Donald Trump nói rằng ông đã chỉ đạo chính quyền Mỹ tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ông nói rằng WHO đã “thất bại trong nhiệm vụ cơ bản” khi đối phó với sự bùng phát của virus corona.
Virus corona: Bao giờ VN cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã?
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Virus corona: Trump khẳng định có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Ông cáo buộc cơ quan của Liên Hiệp Quốc đã quản lý sai và che đậy sự lây lan của virus sau khi nó xuất hiện ở Trung Quốc, và nói rằng tổ chức này phải chịu trách nhiệm.
Ông Trump trước đây đã cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ cũng đã bị chỉ trích tại Mỹ về cách xử lý dịch.
“Tôi đang chỉ đạo chính quyền của mình tạm dừng tài trợ trong khi thực hiện đánh giá về vai trò của WHO trong việc quản lý sai nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của virus corona”, ông Trump nói trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
“WHO đã thất bại trong nhiệm vụ cơ bản của mình và phải chịu trách nhiệm”, ông nói thêm.
Phản ứng về nhận xét của ông Trump, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết bây giờ “không phải là lúc” để cắt giảm nguồn lực cho WHO.
Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cung cấp 400 triệu đôla vào năm ngoái – chỉ dưới 15% tổng ngân sách của tổ chức này.
Trung Quốc, trong năm 2018-19, đóng góp gần 76 triệu đôla, theo trang web của WHO.
Tổ chức này đã đưa ra một lời kêu gọi vào tháng Ba để quyên góp 675 triệu đôla giúp chống lại đại dịch và được báo cáo là đang lên kế hoạch gây quỹ mới với ít nhất 1 tỷ đôla.
“Với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, chúng tôi có mối quan ngại sâu sắc rằng liệu sự hào phóng của nước Mỹ có được sử dụng tốt nhất có thể hay không”, tổng thống nói.
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona với 608.377 ca nhiễm và 25.981 ca tử vong.
Tổng thống Trump cáo buộc WHO đã không đánh giá đầy đủ sự bùng phát của dịch khi nó xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán.
“Nếu WHO thực hiện nhiệm vụ của mình, đưa các chuyên gia y tế vào Trung Quốc để đánh giá khách quan tình hình tại đó và chỉ ra sự thiếu minh bạch của Trung Quốc, thì dịch bệnh có thể được phát hiện tại nguồn với rất ít ca tử vong”, ông nói với các phóng viên.
“Điều này sẽ cứu sống hàng ngàn mạng người và tránh thiệt hại kinh tế trên toàn thế giới. Thay vào đó, WHO sẵn sàng chấp nhận sự đảm bảo hời hợt bề ngoài của Trung Quốc… và bảo vệ hành động của chính phủ Trung Quốc.”
Tuy nhiên, các phóng viên tại Nhà Trắng chỉ ra rằng chính ông Trump đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với vụ dịch và hạ thấp nguy cơ của virus tại Mỹ.
Còn lệnh phong tỏa thì sao?
Phát biểu tại Vườn Hồng tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng nói rằng kế hoạch mở cửa trở lại đất nước “sắp hoàn tất”.
“Tôi sẽ sớm nói chuyện với tất cả 50 thống đốc và tôi sẽ ủy quyền cho từng thống đốc riêng lẻ của từng tiểu bang để thực hiện một kế hoạch”, ông nói.
“Chính phủ liên bang sẽ theo dõi họ chặt chẽ. Chúng tôi sẽ để các thống đốc chịu trách nhiệm, nhưng sẽ làm việc với họ để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt.”
Ông Trump đã gây xôn xao hôm thứ Hai khi ông nói rằng ông, chứ không phải các thống đốc bang, có thẩm quyền dỡ bỏ lệnh phong tỏa và khởi động lại nền kinh tế.
Các chuyên gia luật pháp thì cho rằng chính các thống đốc chịu trách nhiệm quản lý các tiểu bang của họ theo luật pháp Hoa Kỳ.
Trước đó vào thứ ba, Thống đốc New York Andrew Cuomo đã cáo buộc Tổng thống Trump “khiêu chiến”.
Tiểu bang New York có nhiều ca nhiễm virus nhất, với gần 190.000 ca mắc và hơn 10.000 ca tử vong. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện khi số người cần điều trị tại bệnh viện bắt đầu giảm.
Trump nhắm vào ảnh hưởng ngày càng tăng của TQ
Phân tích của Barbara Plett-Usher
Ở một cấp độ nào đó, động thái này liên quan đến virus corona. Giới chức đã mạnh mẽ cáo buộc WHO sai lầm trong việc xử lý đại dịch, nói rằng tổ chức này thiên vị Trung Quốc.
Họ nói rằng WHO đã quá sẵn sàng để hỗ trợ các tuyên bố lừa đảo ban đầu của Trung Quốc về virus và sau đó không làm đủ mạnh để chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm che đậy thông tin sai lệch của họ. Cụ thể, Tổng thống Trump đã nhắm vào những chỉ trích của WHO về những hạn chế di chuyển của ông đối với Trung Quốc.
Nhưng ở một cấp độ khác, động thái làm mất mặt WHO là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền Trump nhằm hạn chế ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của Trung Quốc.
Lập luận của họ là sự lãnh đạo của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế đã làm suy yếu một hệ thống quốc tế hoạt động dựa trên các quy tắc và có trách nhiệm vốn rất cần thiết để ngăn chặn và chống lại một đại dịch.
Nhưng, Wall Street Journal tường thuật rằng quyết định này cũng bắt nguồn từ một cuộc thảo luận đang diễn ra về việc có hay chăng sự liên quan giữa số đô la viện trợ của Mỹ với số người Mỹ làm việc trong các tổ chức nhận được chúng.
Tại sao WHO phải đối mặt với chỉ trích?
Đây không phải là lần đầu tiên phản ứng của WHO đối với vụ dịch được mang ra soi xét.
Vào tháng Hai, WHO nói rằng không cần thiết phải hạn chế đi lại trên diện rộng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 – lời khuyên cuối cùng đã bị hầu hết các quốc gia bỏ qua.
Vào tháng Ba, Who cũng bị cáo buộc là chịu ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc sau khi một quan chức cấp cao từ chối thảo luận về phản ứng của Đài Loan đối với dịch bệnh.
Trong khi đó, một số chuyên gia y tế cũng nói rằng hướng dẫn của WHO về khẩu trang đã khiến người dân hoang mang, bối rối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52290011

Virus corona: Mỹ gánh đại dịch, WHO trả giá

Thu Hằng
Nói là làm, tổng thống Donald Trumps đã quyết định đình chỉ đóng góp tài chính của Mỹ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS). Nguồn tài chính của Mỹ, từ 400-500 triệu đô la hàng năm, chiếm khoảng 20% ngân sách của WHO và cao gấp 10 lần khoản đóng góp của Trung Quốc (chiếm 8%).
Lý do được tổng thống Mỹ nêu trong buổi họp báo tối 14/04/2020 là do Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã “xử lý kém”, “che giấu tốc độ lây nhiễm của virus corona” để cả thế giới bị đại dịch Covid-19 tàn phá. Việc đình chỉ đóng góp của Mỹ kéo dài trong thời gian điều tra, khoảng từ 60 đến 90 ngày.
Khi chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tổng thống Mỹ cũng nhắm đến Trung Quốc, nơi xuất phát virus corona, mà trước đây ông đã gọi là “virus Trung Quốc”. Bắc Kinh thiếu trung thực, còn Tổ Chức Y Tế Thế Giới bị cáo buộc quá “nhu mì” trước sức ép của Trung Quốc, vì theo nguyên thủ Mỹ, “nếu Tổ Chức Y Tế Thế Giới làm đúng công việc của mình và cử chuyên gia y tế đến Trung Quốc để nghiên cứu khách quan tình hình trên thực địa, thì dịch bệnh đã được kìm hãm ngay từ ổ dịch và sẽ có rất ít người chết”.
Báo Washington Post cho rằng tổng thống Mỹ “có những lý do riêng để chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới” , nhưng qua đó, ông cũng lại “vạch áo cho người xem lưng”, cho thấy những sai lầm của ông, khi chính các cơ quan tình báo, cũng như cố vấn Thương Mại của Nhà Trắng, ngay từ cuối tháng Giêng, đã báo động với tổng thống về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 và hậu quả kinh tế, xã hội.
WHO : Vật tế thần khi dịch lan rộng ở Mỹ ?
Bị chỉ trích vì chậm trễ trong công tác phòng chống dịch tại Mỹ, cũng như vai trò có phần lu mờ trước thống đốc các bang, tổng thống Trump “từ chối thừa nhận sai lầm” và “đã tìm thấy một vật tế thần mới”, theo nhận định của trang Vanity Fair, được Courrier International trích dẫn ngày 15/04.
Hoa Kỳ vừa trải qua ngày tang thương nhất trong lịch sử, với hơn 2.200 người chết vì virus corona. Ba tuần phong tỏa đã khiến 15 triệu người dân Mỹ mất việc làm. Tình hình kinh tế và xã hội không mấy sáng sủa, trong khi chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.
Khi trừng phạt Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Donald Trump tiếp nối truyền thống của đảng Cộng Hòa thường chỉ trích các định chế quốc tế. Trong diễn văn ngày 07/04, chủ nhân Nhà Trắng đã cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới thiên vị Trung Quốc, bất bình về việc một số biện pháp được Hoa Kỳ đưa ra (đóng
cửa biên giới với Trung Quốc) lại bị WHO phản đối. Một điểm khác khiến Washington phật lòng là WHO “tiếp tục hoan nghênh các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ thông tin cho họ”.
Quyết định ngừng đóng góp tài chính cho WHO là bước tiếp theo trong chiến lược “thay đổi triệt để” hoạt động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, theo phát biểu trước đó của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Theo lãnh đạo ngoại giao Mỹ, “lần này, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã không làm hết sức và chúng ta cần phải làm gì đó gây sức ép để thay đổi triệt để vấn đề này”.
Đúng là “Tổ Chức Y Tế Thế Giới hoạt động không tốt”, theo nhận định trên Twitter của Richard Haass, chủ tịch Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations – một tổ chức tư vấn Mỹ), nhưng theo ông, lỗi là do chính “các cường quốc, trong đó có Mỹ, đã để cho cơ quan đó trở nên như vậy”.
Có cùng quan điểm trên, ông Nicholas Burns, một nhà cựu ngoại giao, hiện tham gia vào đội ngũ tranh cử của ứng viên Dân Chủ Joe Biden, cho rằng “Tổ Chức Y Tế Thế Giới không phải là không có lỗi, nhưng chúng ta có thể truy xét vấn đề này, sau khi vượt qua dịch Covid-19”, vì ngừng viện trợ cho WHO vào thời điểm căng thẳng này chẳng khác gì cắt ngân sách của “lính cứu hỏa đang chữa cháy”.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200415-virus-corona-m%E1%BB%B9-g%C3%A1nh-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-who-tr%E1%BA%A3-gi%C3%A1

Mỹ: 19 – 20 tiểu bang

‘có thể sẵn sàng tái mở cửa’ vào ngày 1/5

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 15/4 cho rằng 19 tới 20 tiểu bang của Hoa Kỳ hiện chịu ít tác động của COVID-19, theo Reuters.
Ông Robert Redfield nói thêm rằng các thống đốc những tiểu bang này tin là họ có thể sẵn sàng mở cửa trở lại vào ngày 1/5, theo mục tiêu của Tổng thống Trump.
“Nhiều địa hạt trên đất nước không thực sự chịu tác động của virus Corona dù đã tiến hành việc xét nghiệm”, ông Redfield nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Good Morning America” của ABC.
XEM THÊM:
TT Trump ngừng cấp ngân quỹ cho WHO, Trung Quốc phản ứng
“Có một số tiểu bang, 19, 20 tiểu bang, chịu ít tác động. Nên tôi nghĩ rằng một số bang nơi mà các thống đốc cảm thấy họ sẵn sàng thì chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ việc tái mở cửa đó”.
Tổng thống Trump đầu tuần này cho biết sắp hoàn tất kế hoạch chấm dứt việc giới hạn các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và có thể tái khởi động các hoạt động kinh tế ở một số khu vực trước cả ngày 1/5.
Ông Trump nói rằng khoảng 20 tiểu bang “trong hiện trạng thực sự tốt và có thể tái mở cửa khá nhanh”.
Trong cuộc phỏng vấn trên, theo Reuters, ông Redfield không trả lời trực tiếp về quyết định của ông Trump, ngừng cung cấp ngân quỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng nói rằng CDC và WHO lâu nay đã hợp tác với nhau để xử lý các đại dịch trên toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-19-20-ti%E1%BB%83u-bang-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-t%C3%A1i-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-v%C3%A0o-ng%C3%A0y-1-5/5373180.html

Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn

về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’

Thế giới chống virus corona
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Giáo hoàng Francis thúc giục mọi người đừng để ‘sợ hãi lấn át’
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
Nguồn gốc virus corona ở Vũ Hán đang tiếp tục được tình báo và quân đội Mỹ phân tích, với tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
Dịch Covid-19: ‘Việt Nam đang chịu tổn thất về kinh tế’
Đại tướng Mark A. Milley nói bằng chứng tới nay khiến ông nghĩ rằng virus xảy ra tự nhiên, nhưng thừa nhận ông cũng không dám chắc.
Phát biểu tại họp báo hôm thứ Ba, Đại tướng Mark A. Milley không dám kết luận 100% khi được hỏi liệu virus có xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc.
“Có nhiều tin đồn trên truyền thông, blog…”
“Dĩ nhiên chúng tôi rất quan tâm, và tình báo đã theo dõi kỹ.”
“Tôi chỉ nói rằng, vào lúc này, không có kết luận mặc dù sức nặng bằng chứng có vẻ chứng tỏ chỉ là tự nhiên.”
“Nhưng chúng tôi không biết chắc.”
Cách dùng từ thận trọng của Đại tướng Milley sẽ không làm tắt đi các tin đồn và tranh cãi trên mạng.
Từ tháng Hai, Viện Virus học Vũ Hán đã bác bỏ tin đồn nói có thể virus do họ tạo ra, hoặc bị rò rỉ từ đó.
Cho tới nay, hầu hết giới khoa học nói rằng SARS-Cov-2, tên chính thức của virus, xuất phát từ loài dơi.
Washington Post khơi lại tranh luận
Nhưng mới nhất, một bài của Washington Post hôm thứ Ba nói Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2018 từng cảnh báo trong điện tín ngoại giao về độ an toàn tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán.
Bài báo này nói giới khoa học nói chung cho rằng virus xuất phát từ động vật chứ không phải do con người tạo ra.
Nhưng bài này cũng dẫn một chuyên gia bảo rằng cũng có thể virus rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán, là nơi đã thí nghiệm cấy các chủng virus corona từ dơi vào động vật nhiều năm qua.
Bài báo của Washington Post đã lại mở lại tranh luận liệu phòng thí nghiệm ở Vũ Hán có phải là nguồn gốc virus corona, mặc dù không có đủ bằng chứng tới nay.
Một điện tín ngoại giao bị rò rỉ, đăng trên Washington Post, bày tỏ quan ngại về việc thí nghiệm virus corona từ dơi ở phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Điện tín ngày 19/1/2018 do hai viên chức sứ quán Mỹ viết, sau khi gặp các nhà khoa học Viện Virus học Vũ Hán.
“Trong lúc tiếp xúc với giới khoa học ở phòng thí nghiệm Vũ Hán, họ ghi nhận phòng thí nghiệm mới rất thiếu các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ cùng các nhà điều tra cần có, để hoạt động an toàn.”
Điện tín này nói Mỹ cần hỗ trợ phòng thí nghiệm Vũ Hán vì nghiên cứu của họ vừa quan trọng vừa nguy hiểm.
Cùng ngày hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từ chối bình luận về bài báo của Washington Post.
Trả lời một đài radio, ông Pompeo chỉ nói: “Chúng tôi đang chắp nối các dữ kiện.”
Hồi tháng Hai, 27 nhà khoa học đăng tuyên bố trên tạp chí y khoa The Lancet, nói rằng virus corona xuất phát từ động vật hoang dã.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52295071

Bác sĩ Fauci:

Chúng ta chưa đủ sẵn sàng để tái mở cửa kinh tế

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ, ngày 14/4 nói Hoa Kỳ chưa có xét nghiệm thiết yếu và những thủ tục theo dõi cần thiết để bắt đầu tái mở cửa nền kinh tế quốc gia, bổ sung một liều thuốc thận trọng vào những dự đoán lạc quan ngày càng tăng của Tòa Bạch Ốc.
“Chúng ta phải có cái gì đó hữu hiệu mà có thể trông cậy, và chúng ta hiện chưa có,” ông Fauci nói trong một cuộc phỏng vấn với AP.
Nhận xét của ông Fauci được đưa ra vào lúc Tổng thống Donald Trump và những người khác trong chính quyền đang cân nhắc về việc các doanh nghiệp có thể tái mở cửa nhanh chóng như thế nào và người Mỹ có thể trở lại làm việc sau nhiều tuần lễ dịch corona làm kinh tế Mỹ đình trệ.
Ông Trump để ngỏ khả năng mở cửa trở lại vào ngày 1/5 một vài lĩnh vực và cho biết có thể loan báo khuyến cáo sớm vào tuần này.
Ông Fauci nói mục tiêu 1/5 “hơi quá lạc quan” đối với nhiều khu vực trong nước. Bất cứ nới lỏng nào về cách ly xã hội nghiêm ngặt tại nhiều nơi trong nước sẽ phải thi hành theo lối “cuốn chiếu” không
phải tất cả cùng một lúc, ông nói, phản ánh cách thức mà COVID-19 xảy ra tại nhiều nơi khác nhau trên nước Mỹ ở những thời điểm khác nhau.
Trong số những quan ngại hàng đầu của ông Fauci là sẽ có những vụ bùng phát mới tại những nơi nới lỏng cách ly xã hội, nhưng các giới chức y tế chưa có khả năng xét nghiệm virus nhanh chóng, cách ly những ca mới và theo dõi những người tiếp xúc với người bị lây nhiễm.
“Tôi đảm bảo với các bạn là một khi bạn bắt đầu nới lỏng những biện pháp này thì sẽ có lây nhiễm. Cách bạn đối phó với lây nhiễm như thế nào là vấn đề quan trọng,” ông Fauci nói với AP.
Quan trọng là “đưa những người này ra khỏi sinh hoạt cộng đồng nếu họ bị lây nhiễm, vì một khi bạn bắt đầu có một chuỗi lây nhiễm thì bạn thực sự gặp rắc rối,” ông nói thêm.
Cùng lúc với việc chỉ đạo cuộc nghiên cứu quan trọng của chính phủ, ông cũng là một trong những phát ngôn viên hàng đầu liên quan đến virus trải qua nhiều giờ mỗi tuần bên cạnh tổng thống Trump trong cuộc họp báo hàng ngày kéo dài tại Tòa Bạch Ốc.
Ông Fauci nói vai trò của ông trước công chúng quan trọng nhưng ông thừa nhận là trong những cuộc họp báo này–ngày thứ Hai kéo dài hai tiếng rưỡi–ông đã “thực sự kiệt sức” chưa kể khâu chuẩn bị và chờ đợi.
“Nếu tôi có thể đưa ra một vài nhận xét và trở lại làm việc thì tốt hơn,” ông nói. “Vấn đề không phải là chuyện hiện diện và trả lời câu hỏi vốn là thực sự quan trọng đối với công chúng Mỹ, mà vấn đề nằm ở chỗ thời gian.”
Hầu hết thới gian bên ngoài phòng thuyết trình Tòa Bạch Ốc, ông Fauci chú trọng đến việc phân tích những tiến bộ về xét nghiệm máu nhằm tìm xem ai lây nhiễm virus corona–liệu họ biết họ có bệnh hay không–bằng cách nhận ra được những kháng thể trong hệ thống miễn nhiễm của họ được hình thành để chống lại virus. Những xét nghiệm này rất quan trọng để quyết định khi nào và làm cách nào để mọi người có thể trở lại làm việc.
Vấn đề là: Hầu hết các cuộc xét nghiệm chưa chứng tỏ thành công, ông Fauci dè dặt. Ông ghi nhận là một số nước mua hàng triệu bộ xét nghiệm kháng thể chỉ để biết là những bộ này không hoạt động tốt.
Ông Fauci cho biết thêm nhân viên của ông làm việc với cơ quan Quản trị Thực Phẩm và Dược phẩm (FDA) để đánh giá những xét nghiệm này; chứng tỏ mức độ kháng thể nào là quan trọng hơn là ở mức tổng quát, và sự bảo vệ này kéo dài bao lâu.
“Chúng ta sẽ phải tìm ra câu trả lời cho tất cà câu hỏi này,” ông Fauci nhấn mạnh.
Một vấn đề phức tạp khác là các nhà khoa học vẫn chưa có hiểu biết chắc chắn là những người không có triệu chứng hay ít có triệu chứng làm virus lây lan như thế nào. “Chỉ hoàn toàn là tiên đoán thôi” nhưng không đến 25% và không hơn 50% các ca có thể tương đối không có triệu chứng, ông Fauci nói.
Nhìn về phia trước, ông Fauci nói một đợt lây nhiễm thứ hai không phải là điều có thể tránh được. Tuy nhiên ông nói thêm:”Nếu bạn cho rằng virus sẽ tàn lụi dần và đến tháng 9,10,11 chúng ta có đỉnh điểm khác thì tôi không ngạc nhiên. Tôi hy vọng là nếu và khi việc này xảy ra thì chúng ta đã có các phương cách hiệu quà hơn là trong mấy tháng vừa qua.”
https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1c-s%C4%A9-fauci-ch%C3%BAng-ta-ch%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%A7-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-%C4%91%E1%BB%83-t%C3%A1i-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-kinh-t%E1%BA%BF/5372517.html

Chấm dứt phong tỏa sao cho hữu hiệu?

Các chính phủ đang chống lại virus corona ngày 14/4 đặt hy vọng vào xét nghiệm, công nghệ và một phương án phối hợp để giảm bớt những hạn chế về cách ly xã hội tuy làm dịch chậm lại nhưng đã bóp nghẹt kinh tế toàn cầu.
Trong khi Liên hiệp Châu Âu tìm cách tạo nên một ứng dụng trên điện thoại thông minh về COVID-19 có thể hoạt động trên toàn khối, các thống đốc Mỹ ở hai bên bờ đại dương đều hứa làm việc với nhau trong kế hoạch chấm dứt việc giữ hàng triệu người ở nhà. Quan ngại chính là tránh những điểm nóng virus corona mới và việc lây nhiễm bùng phát. Tuy nhiên, nỗ lực xây dựng những hạ tầng cơ sở như thế trong khi vẫn còn giữa cơn khủng hoảng đại dịch là một vấn đề cam go.
Tại Ấn Độ, ngày 14/4 chính phủ gia hạn việc đóng cửa lớn nhất thế giới đối với 1,3 tỉ người thêm 2 tuần nữa cho đến 3/5 đối với hầu hết các nơi trong nước trong lúc Ấn ghi nhận hơn 10.000 ca lây nhiễm.
Trung Quốc đang đối mặt với vụ bùng phát mới tại biên giới phía bắc với Nga, xa trung tâm dịch Vũ Hán. Biên giới rộng lớn này đã đóng cửa và các đơn vị y tế khẩn cấp đã đổ dồn đến khu vực để ngăn những lữ khách mang virus từ nước ngoài trở lại.
Những ca lây nhiễm mới dường như không tăng nữa tại hầu hết Châu Á và Châu Âu, kể cả Ý, Pháp và Tây Ban Nha.
Ngay cả tại New York—với hơn 10.000 người chết tính đến ngày 13/4—Thống đốc Andrew Cuomo tuyên bố tình trạng tệ hại nhất đã qua. Tổng cộng có hơn 23.000 người chết tại Mỹ với 582.000 người được xác nhận lây nhiễm, theo Trường đại học Johns Hopkins.
Với việc cách ly xã hội và đóng cửa được áp dụng trên phần lớn thế giới, dự đoán đen tối là virus sẽ lan tràn sang những góc khác của thế giới chưa thành hình trên thực tế. Tuy nhiên với những cuộc xét nghiệm về kháng thể sâu rộng để quyết định có bao nhiêu người miễn nhiễm đối với virus, các chính phủ e ngại rằng nới lỏng cách ly xã hội có thể đưa đến bùng phát mới.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 14/ 3 kêu gọi dùng một ứng dụng điện thoại thông minh trên 27 nước EU để giúp các nước phối hợp như thời điểm và cách thức nới lỏng những biện pháp đóng cửa vì đại dịch.
“Ðiều quan trọng là chúng ta không đạt đến tình trạng hỗn độn với 27 ứng dụng corona và 27 chế độ bảo vệ dữ liệu mà phối hợp tốt nhất,” ông nói với tập đoàn truyền thông Funke của Đức.
Ông Maas nói một ứng dụng theo dõi đã được phát triển chung bởi một vài nước cho thấy EU “không phải sao chép phương thức Anh Cả của các quốc gia chuyên chế” nhưng thay vào đó, có thể bảo đảm tính cách riêng tư của cá nhân và sức khỏe của công chúng cùng một lúc.
Người đứng đầu Viện Robert Koch, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Đức, nói trao đổi thông tin giữa các nước và các định chế là chìa khoá quan trọng để chống lại dịch bệnh. Ông Lothar Wieler ngày 14/4 cho biết tổ chức của ông tiếp xúc thường xuyên với các tổ chức khác để chia sẻ biện pháp nào hữu hiệu trong việc ngăn virus lây lan, làm thế nào để xét nghiệm lây nhiễm, những nghiên cứu vaccine nào được tài trợ và làm thế nào để bảo vệ tốt nhất các thành phần dân chúng dễ bị ảnh hưởng.
Apple và Google trong tuần qua loan báo một nỗ lực chung để giúp các cơ quan y tế công cộng trên toàn thế giới tận dụng tối đa điện thoại thông minh bằng cách sử dụng công nghệ vô tuyến Bluetooth theo dõi sự tiếp xúc của những người bị lây nhiễm để làm chậm sự lây lan của virus. Việc này có thể được áp dụng trên iPhone và Android Phone. Ứng dụng sẽ thu thập tín tức của các điện thoại khác khi đến gần nhau.
Tại Trung Quốc, nơi các ca virus mới đã giảm bớt, cuộc sống bị chi phối bởi một biểu tượng màu xanh lá cây trên màn hình của điện thoại thông báo người sử dụng không có triệu chứng lây nhiễm virus và có thể đi xe điện ngầm, ở khách sạn hay đi tới Vũ Hán, thành phố với 11 triệu dân nơi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 12/2019.
Hàn Quốc và Israel đều tích cực dùng dữ liệu điện thoại thông minh để truy tìm hoạt động của những người lây nhiễm virus. Tuy nhiên, một cách tổng quát, các nhà dịch tễ học nói theo dõi tiếp xúc chỉ có thể hữu hiệu với việc xét nghiệm sâu rộng, nhưng cũng khó khăn đối các nước giàu như Mỹ và Anh.
Các chuyên gia nói tỉ lệ lây nhiễm vẫn còn tương đối thấp tại những khu vực các nước đang phát triển với hạ tầng cơ sở chăm sóc y tế nghèo nàn hay không có và ít có những nguồn lực để truy tìm việc tiếp xúc với những bệnh nhân virus corona.
Việc lây lan nhanh chóng virus corona vượt qua ranh giới các thành phố đến khu vực nông thôn tùy thuộc vào việc đi lại và giao tiếp xã hội, bác sĩ Mike Ryan, người đứng đầu khẩn cấp của WHO, nói. Việc này có thể giải thích tại sao Đức và Thụy Sĩ, với hệ thống xe điện có tầm mức trên thế giới, có hơn 155.000 ca lây nhiễm giữa hai nước.
Tuy nhiên ông nói thường những vùng quê ít có hệ thống theo dõi sức khỏe tiên tiến để tìm ra được những chuỗi có khả năng nhiễm bệnh.
Ông Johnston, một giáo sư Đại học Hoàng Gia, nói ông lo ngại là virus có thể lan sang Châu Mỹ Latin, Châu Âu và Đông Nam Á. Ông cũng quan tâm đến Nga.
Dù không có chiến lược phối hợp để ‘thoát virus’, tại một số nước Châu Âu, các giới chức chỉ ra những dấu hiệu tích cực vào lúc họ bắt đầu chuẩn bị mở lại nền kinh tế và công nghiệp bị đóng cửa.
Ý báo cáo mức lây nhiễm hàng ngày giảm thấp nhất trong nhiều tuần lễ, cho thấy khuynh hướng giảm dần. Một số lĩnh vực sắp thực hiện việc nới lỏng hạn chế một chút như cho phép các tiệm bán đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mở cửa trở lại.
Tại Tây Ban Nha, quốc gia bị virus tác hại nặng nề, công nhân ngày 13/4 trở lại làm việc tại một số nhà máy và xây dựng. Các tiệm bán lẻ và dịch vụ vẫn còn đóng cửa và chính phủ yêu cầu nhân viên các văn phòng tiếp tục làm việc tại nhà.
Tai Mỹ, các thống đốc tại vùng Đông Bắc và dọc bờ biển phía Tây loan báo những ảnh hưởng khác nhau để phối hợp tái mở cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-phong-t%E1%BB%8Fa-sao-cho-h%E1%BB%AFu-hi%E1%BB%87u-/5372502.html

Tin cập nhật về virus corona

Quân đội Mỹ: Virus corona có thể phát sinh tự nhiên, dù chưa chắc
Tình báo Mỹ tỏ dấu cho thấy virus corona có thể phát sinh tự nhiên, chứ không phải được phát triển trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, nhưng cả hai điều này chưa có gì chắc chắn, Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tuyên bố hôm 14/4.
Đáp câu hỏi có bằng chứng nào cho thấy virus corona có lẽ khởi phát từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc và có thể vô tình bị phát tán chăng, Tướng Milley nói: “Có nhiều đồn đoán trên nhiều phương tiện truyền thông, các trang blog…Lẽ đương nhiên chúng tôi rất quan tâm đến chuyện này và có nhiều tình báo nghiên cứu kỹ việc này.”
“Tôi có thể nói, tới thời điểm này, là chưa có kết luận dù có bằng chứng dường như cho thấy đây là virus tự nhiên. Nhưng chúng tôi chưa biết chắc,” Đại tướng Milley nói.
Virus corona lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.
Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc, phản đối các đồn đoán cho rằng virus corona có thể do con người tổng hợp tại một trong những phòng thí nghiệm của họ và có lẽ bị rò rỉ từ đó.
Tờ Washington Post ngày 14/4 nói Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2018 từng cảnh báo về sự an toàn và quản lý yếu kém tại một phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán.
Một nhóm 27 khoa học gia đăng thông cáo trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng Hai lên án các thuyết âm mưu “chẳng giúp ích gì ngoài việc tạo ra sợ hãi, đồn đoán và thành kiến gây phương hại hợp tác toàn cầu chống lại virus.” Họ nói các nhà khoa học trên thế giới “kết luận rằng virus corona xuất phát từ động vật hoang dã”.
Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington có người thiệt mạng vì corona
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/4 báo cáo ca tử vong đầu tiên vì virus corona trong đội ngũ nhân viên tại trụ sở chính ở thủ đô Washington, nâng tổng số tử vong vì COVID-19 trong đội ngũ nhân viên ngoại giao Mỹ trên toàn cầu lên thành năm người.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện ghi nhận có 297 nhân viên nhiễm virus corona ở nước ngoài, 115 người trong số này đã phục hồi. Nhân viên của Bộ tại Mỹ có 71 người đang được theo dõi corona, 4 ca đã phục hồi.
California huỷ các sự kiện đông người cho tới cuối mùa hè
Thống đốc California tuyên bố có thể cấm các sự kiện tập trung hàng trăm hay hàng ngàn người qua hết mùa hè năm nay trong khi bang này đang hoạch định mở lại kinh tế và phục hồi từ đại dịch.
New York: Số ca nhập viện vì corona giảm
Tổng số người nhập viện vì virus corona ở New York giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch corona bùng phát mạnh mẽ, thêm một tín hiệu cho thấy bang tâm điểm của dịch corona tại Mỹ có lẽ đã đạt đỉnh dịch, thống đốc Andrew Cuomo cho biết ngày 14/4.
Châu Âu
Số ca tử vong vì COVID-19 ở Ý tăng lên 602 người so với con số 566 ca một ngày trước. Đây là ngày thứ nhì liên tiếp số người chết hàng ngày vì corona gia tăng. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới giảm từ 3.153 xuống còn 2.972, số thấp nhất hàng ngày trong một tháng qua.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-virus-corona-/5371973.html

Covid-19: Mỹ trải qua ngày u tối,

TT Trump đình chỉ đóng góp tài chính cho WHO

Thu Hằng
Hoa Kỳ vừa trải qua ngày tang tóc nhất với hơn 2.220 người chết vì virus corona trong vòng 24 giờ, theo số liệu ngày 14/04/2020 của đại học Johns Hopkins, nâng tổng số người chết lên tới hơn 25.700 người và khoảng 600.000 ca nhiễm.
Trong khi Mỹ vẫn đang tìm cách giảm đà lây lan của dịch, tổng thống Trump muốn khởi động lại một phần hoạt động kinh tế vào đầu tháng Năm. Ngoài ra, tại buổi họp báo thường nhật tối 14/04, ông Donald Trump đã biến lời cảnh cáo thành hiện thực, khi thông báo ngừng tài trợ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS), vì “cách quản lý tồi” :
“Hôm nay, tôi ra lệnh cho chính phủ ngừng mọi tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong thời gian tiến hành điều tra về vai trò của tổ chức này, trong việc quản lý tồi và che giấu tình trạng lây nhiễm virus corona. Người dân Mỹ đóng góp từ 400 đến 500 triệu đô la cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, so với Trung Quốc, chỉ đóng có 40 triệu đô la mỗi năm, thậm chí còn ít hơn.
Với tư cách là nước đóng góp nhiều nhất, Hoa Kỳ có quyền đòi hỏi. Một trong những quyết định nguy hiểm nhất và phải trả giá đắt nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là phản đối việc hạn chế các chuyến bay đến từ Trung Quốc và một số nước khác. Tổ chức này đã phản đối lựa chọn mà chúng ta đưa ra. Vì tôi đã cho ngừng các chuyến bay đến từ Trung Quốc, nhờ đó đã cứu được mạng sống của rất nhiều người. Nếu không hàng nghìn, hàng nghìn người đã bị thiệt mạng”.
ONU: “Không phải lúc cắt giảm ngân sách”
AFP cho biết, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng ngay lập tức về quyết định của tổng thống Trump. Tổng thư ký Antonio Guterres cho rằng đây “không phải là thời điểm để giảm tài trợ cho các chương trình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới hoặc bất kỳ định chế nhân đạo nào khác” đang chống đỡ dịch Covid-19.
Đối với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cần phải chờ sau khi dập được dịch, để có thời gian cùng xem xét tại sao dịch bệnh lại có thể lan rộng nhanh chóng trên toàn cầu và từ đó có thể rút ra bài học nhằm ứng phó những thách thức tương tự trong tương lai.
Ngày 15/04, Trung Quốc đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” . Theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), “quyết định (của tổng thống Mỹ) sẽ làm suy yếu khả năng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và làm xói mòn hợp tác chống dịch của quốc tế”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200415-covid-19-m%E1%BB%B9-tr%E1%BA%A3i-qua-ng%C3%A0y-u-t%E1%BB%91i-tt-trump-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%89-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3p-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-cho-who

Giáo sư Mỹ phân tích ảnh hưởng nghiêm trọng

của thông tin sai lệch về virus corona

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ The Epoch Times gần đây, giáo sư luật Ronald J. Rychlak đã phân tích ảnh hưởng nghiêm trọng của truyền thông, đặc biệt là từ Trung Quốc, Nga, Iran, khi lan truyền những thông tin sai lệch về virus corona.
Là giáo sư luật tại Đại học Mississippi và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Hitler, Chiến tranh, và Giáo hoàng” (Hitler, the War and the Pope), ông Rychlak cho rằng truyền thông các nước như Trung Quốc, Nga và Iran “đã tốn rất nhiều giấy mực, để tìm cách đổ lỗi về sự lây lan COVID-19 cho các nước khác”.
Theo giáo sư Rychlak, trong khi hầu hết mọi người hiện thừa nhận rằng virus corona mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, thì vẫn còn có tranh cãi về việc nó đến từ một phòng thí nghiệm sinh học hay từ một “chợ ẩm ướt” ở Vũ Hán.
“Phần lớn sự nhầm lẫn ban đầu về nguồn gốc của virus có thể được truy nguyên từ báo cáo của chính phủ [Trung Quốc], với mưu đồ giảm thiểu tác động rõ ràng của virus, và từ chối trách nhiệm đối với nó”, giáo sư Rychlak nêu rõ.
Theo tờ LA Times, phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Peter Stano đã gọi những báo cáo không chính xác ban đầu này cũng là một loại “bệnh truyền nhiễm thông tin sai lệch”.
Cho rằng phần lớn các “tin tức giả mạo” về virus là đến từ Trung Quốc, Nga và Iran, giáo sư Rychlak nhận định: “Chính phủ ở mỗi quốc gia này, kiểm soát các phương tiện truyền thông. Họ không bảo vệ cho báo chí tự do. Do không có được điều đó, báo chí trở thành một công cụ tuyên truyền của chính phủ. Tin tức đáng tin cậy không tồn tại. Thế giới hiện đang chứng kiến trực tiếp hậu quả không mong muốn của việc không có được các báo cáo tin tức độc lập”.
Truyền thông Trung Quốc
Theo giáo sư Rychlak, “những thông tin sai lệch nghiêm trọng và tàn phá nhất đến từ chính quyền cộng sản Trung Quốc. Nó bắt đầu ngay từ khi các trường hợp COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán”.
Các tài khoản trên mạng Twitter do nhà nước Trung Quốc tài trợ, đã sớm thúc đẩy “các thuyết âm mưu” trong khi chính quyền nhà nước kiểm duyệt các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội quan trọng, kiểm duyệt các cụm từ như “Viêm phổi Vũ Hán” hoặc “Cúm Vũ Hán mới”.
“Bất cứ ai viết những câu chuyện hoặc những miêu tả không được chấp thuận, đều bị trừng phạt vì ‘lan truyền tin đồn’ và khích động ‘những bất ổn xã hội’”, giáo sư Rychlak lưu ý.
Nhiều độc giả sẽ biết rõ “người thổi còi” (whistleblower) Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa Trung Quốc, người đưa ra những cảnh báo ban đầu về virus corona, đã bị cảnh sát Trung Quốc đàn áp. Vị bác sĩ 34 tuổi này đã bị chính quyền địa phương trừng phạt vì “lan truyền tin đồn” khi ông cố gắng cảnh báo cho những người khác về virus vào đầu tháng 1/2020. Bác sĩ Lý đã chết vì các biến chứng liên quan đến việc tiếp xúc với virus vào tháng 2/2020. Vào thời điểm đó, dịch bệnh đã cướp đi hàng trăm sinh mạng khác.
Giáo sư Rychlak nhận thấy ngay từ đầu dịch bệnh, Tổng thống Donald Trump là một trong số những người đã đề cập đến “Virus Vũ Hán” hay “Virus Trung Quốc”.
“Vào cuối tháng 1/2020, ông Trump đã ban hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại từ Trung Quốc’’, giáo sư Rychlak ghi nhận.
Tuy nhiên, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden khi đó lại chỉ trích Tổng thống Trump, nói rằng “đây không phải là lúc để hành vi cuồng loạn và bài ngoại kiểu Donald Trump gây hoang mang, dẫn đường thay cho khoa học”.
Các quan chức Trung Quốc ngay lập tức ‘’nhảy vào”, ủng hộ những lời chỉ trích như vậy. Các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, thậm chí còn cho rằng virus này được các vận động viên quân đội Mỹ đưa vào Vũ Hán, hoặc nó có nguồn gốc từ nước Ý.
Theo giáo sư Rychlak, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định vào giữa tháng 3/2020 rằng việc kiểm soát các phương tiện truyền thông trong nước, là không đủ. Bắc Kinh đã trục xuất các nhà báo nước ngoài ra khỏi Trung Quốc và Hồng Kông, tiếp tục lấy đi của người dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới quyền tiếp cận thông tin thực sự về virus và tác động của nó ở Trung Quốc.
“Kể từ thời điểm đó, những đánh giá là được dựa trên những thông tin rất đáng ngờ, hoặc những thông tin vụn vặt có đôi lúc vượt qua được sự kiểm duyệt [của chính quyền Trung Quốc]”, giáo sư Rychlak nhận xét.
Truyền thông Nga
Theo Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Nga bị cáo buộc đã tiến hành một chiến dịch thông tin sai lệnh, sử dụng “các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu và ác độc”, khiến chính phủ phương Tây khó có thể truyền đạt phản ứng của các nước này trước cuộc khủng hoảng Covid-19 và điều đó tạo ra sự hoang mang và nghi ngờ.
EEAS nhận định: “Mục đích bao trùm của thông tin sai lệch của Kremlin [là] làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ở các nước phương Tây… phù hợp với chiến lược rộng lớn hơn của Kremlin, trong nỗ lực lật đổ các xã hội châu Âu”, theo Reuters.
Giáo sư Rychlak cho hay hãng tin Sputnik của Nga quả quyết rằng các nhà sinh học và dược sĩ ở Latvia đã tạo ra virus corona mới này. Các hãng truyền thông khác gần gũi với điện Kremlin, lại đưa ra ý tưởng rằng virus được phát triển bởi quân đội Anh.
Các nhà lập pháp Nga đã cho phép điện Kremlin tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, và quy định án tù nhiều năm cho bất cứ ai truyền bá tin tức giả về virus corona. Nói cách khác, giống như ở Trung Quốc, bất cứ ai công bố bất cứ điều gì khác với những câu chuyện và thống kê được chính phủ phê duyệt, đều có thể bị bỏ tù.
Theo tạp chí National Review (Mỹ), người dân Nga đã bị phạt tiền chỉ vì thảo luận những tin đồn về virus corona trên phương tiện truyền thông xã hội.
Trong khi truy tố công dân của mình và đánh lừa thế giới, Nga cũng đã thực hiện một số công việc xây dựng hình ảnh bằng cách cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ý. Nhưng như tờ EU vs Disinfo đã giải thích, Nga đã đưa ra nhiều tuyên bố lừa dối trong quá trình đó.
Truyền thông Nga đưa tin rằng Ý ủng hộ Nga hơn EU, và Ba Lan đang can thiệp vào việc cung cấp viện trợ này. Nga cũng bắt đầu hoạt động gây ảnh hưởng ở Ý, mà theo các tờ báo Ý La Stampa và Coda, là “không thể tưởng tượng được trong trường hợp bình thường”.
Giáo sư Rychlak cho rằng việc tuyên truyền chắc chắn “đã diễn ra” ở Nga, nơi mà một video được phát thường xuyên trên truyền hình Nga, cho thấy một người đàn ông Ý hạ lá cờ EU xuống, và thay thế bằng một lá cờ Nga. Người đàn ông này sau đó giơ lên một tấm biển, viết rằng: “Cảm ơn ông Putin, Cảm ơn Nga”.
Truyền thông Iran
Theo giáo sư Rychlak, Iran, nơi bị virus tấn công đặc biệt nặng nề, lại đổ lỗi cho Mỹ và Israel đã tạo ra virus.
Người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran buộc tội rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công sinh học chống lại Iran.
Được biết, trước khi mọi thứ trở nên khó kiểm soát, lãnh đạo Iran đã khuyến khích các cuộc tụ họp công chúng qui mô lớn để củng cố tính hợp pháp của chế độ, hoàn toàn không để ý đến mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Sau đó, khi hậu quả của những quyết định tai hại đó bắt đầu được nhìn thấy rõ, chính quyền Iran đã từ chối viện trợ và hỗ trợ nhân đạo mà Mỹ và các quốc gia khác đề nghị.
“Rõ ràng, tốt hơn là để mọi người đau khổ và bị chết hơn là thừa nhận những sai lầm trước đó của chính phủ”, giáo sư Rychlak nhận xét.
Khi virus lan rộng khắp quốc gia, giới lãnh đạo Iran đã ngăn chặn thông tin về tác động của nó. Chính quyền nhà nước đã bỏ tù hàng chục người Iran chỉ vì nói sự thật về dịch bệnh. Vào cuối tháng 3/2020, quốc gia này đã cấm in tất cả các tờ báo, với lý do tránh lây lan của virus.
Giáo sư Rychlak cho rằng người Iran đã mất rất nhiều niềm tin vào chính phủ của họ và báo chí, và rằng những tin đồn bắt đầu lan truyền về việc uống rượu công nghiệp để ngăn chặn virus. Bây giờ điều đó đã trở thành một cuộc khủng hoảng, dẫn đến hàng trăm cái chết và thậm chí nhiều bệnh tật hơn.
Theo Epoch Times,
Duy Nghĩa dịch và biên soạn
https://www.dkn.tv/the-gioi/giao-su-my-phan-tich-anh-huong-nghiem-trong-cua-thong-tin-sai-lech-ve-virus-corona.html

Chuyên gia: Sự ‘che đậy có chủ ý’

và viện trợ ‘tặng than trong tuyết’ của Trung Quốc

Hương Thảo
Washington cần phải đánh giá lại mối quan hệ với Bắc Kinh vì chính quyền này đã để cho một mầm bệnh chết người lan rộng khắp thế giới, khiến các nền kinh tế trên toàn cầu bị đình trệ, chuyên gia về Trung Quốc, ông Gordon Chang cho biết.
“Đây là lúc tôi nghĩ rằng người Mỹ cần phải nhận thức sự độc hại của chính quyền Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và bản chất cơ bản của cuộc tấn công của nó [đối với thế giới tự do]”, ông nói.
Sự che đậy có chủ ý
Vào giữa tháng 12, đã xuất hiện những bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan ở người. Các bác sĩ ở Vũ Hán, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng đã lên tiếng cảnh báo các đồng nghiệp của họ về một dạng viêm phổi mới lây lan giữa các bệnh nhân.
Chính quyền Trung Quốc đã bịt miệng những bác sĩ này và tuyên bố rằng virus có thể “kiểm soát được”. Vào ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dẫn lời các quan chức Trung Quốc, tuyên bố rằng không có bằng chứng rõ ràng về việc virus lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, sáu ngày sau tuyên bố của WHO, Hoa Kỳ đã có bệnh nhân đầu tiên nhiễm chủng virus lạ, cùng ngày một nhà nghiên cứu phổi nổi tiếng của Trung Quốc thừa nhận rằng virus có thể lây lan từ người sang người.
Ba ngày tiếp theo, chính quyền Vũ Hán đã phong tỏa toàn thành phố. Nhưng trước đó, đã có khoảng 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán đến các vùng khác của Trung Quốc hoặc ra nước ngoài.
Đến tháng 2, chính quyền Trung Quốc thậm chí còn chỉ trích các quốc gia áp đặt lệnh cấm du lịch đối với du khách đến từ Trung Quốc.
“Trung Quốc đã biết rõ rằng virus này sẽ lây lan. Nhưng họ đã cố gắng ru ngủ các chính phủ không hành động”, ông Chang nói.
“Thủ phạm ở đây là có thật. Các vị có thể nói họ thật liều lĩnh, các vị có thể nói họ có chủ ý. Họ [chính quyền Trung Quốc] có thể cảnh báo thế giới về đại dịch, nhưng họ đã không làm điều đó. Thực tế là họ đã cố gắng dập tắt [các phản ứng sớm của] thế giới”, ông Chang nói.
Tô vẽ hình ảnh toàn cầu
Sau khi sự che đậy thông tin của Bắc Kinh khiến cho dịch bệnh hoành hành trên toàn thế giới, chính quyền Trung Quốc còn nhìn thấy một cơ hội để đảo ngược hình ảnh của họ.
Trên Twitter, hơn 100 nhà ngoại giao Trung Quốc, với nhiều người trong số họ đã mở tài khoản trong những tháng gần đây, đã quảng cáo Trung Quốc như một vị cứu tinh của thế giới và tuyên bố rằng virus có nguồn gốc đến từ các quốc gia khác, như Hoa Kỳ.
Cụ thể, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã viết trên Twitter rằng, Quân đội Hoa Kỳ đã đưa virus đến Vũ Hán. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó đã phải triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Mỹ và tổ chức một cuộc điện đàm với một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc để phản đối về nội dung tweet này.
“Chúng tôi chưa từng nghe Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra lời xin lỗi Hoa Kỳ về dòng tweet sai, nguy hiểm, khiêu khích đó”, ông Chang nói.
Trong một nỗ lực để biến mình thành một ‘nhà lãnh đạo toàn cầu’ trong việc chống lại sự bùng phát, chính quyền Trung Quốc đã gửi các chuyên gia y tế và vật tư y tế cho các quốc gia bị nhiễm virus.
Ví dụ, một bài báo ngày 26/3 trên Tân Hoa Xã đã mô tả viện trợ của Trung Quốc cho các nước khác là “ấm áp”, là “tặng than trong tuyết” và “viện trợ của Trung Quốc qua hàng ngàn dặm đã nhận được sự chú ý của thế giới”.
Theo ông Chang, những nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh đã “cố gắng viết lại không chỉ lịch sử, mà có thể nói, nó đang cố gắng viết lại cả hiện tại”. Nhưng những nỗ lực quảng bá như vậy không phải đều thành công. Rất nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Anh… đã phải thu hồi trang thiết bị y tế mua của Trung Quốc sau khi phát hiện chúng bị lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn.
Những tham vọng của chính quyền Trung Quốc
Chính quyền Hoa Kỳ gần đây đã tăng cường kiểm tra các dự án do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Âu, châu Phi, Trung Á và Đông Nam Á, đã bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích là bẫy nợ các nước đang phát triển. Các chuyên gia và quan chức cũng đã “tuýt còi” công nghệ 5G của Trung Quốc, phát triển bởi các công ty có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, là những rủi ro an ninh quốc gia.
Theo ông Chang, đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, đây nên là thời điểm để nhận ra những mối đe dọa dài hạn như vậy từ chính quyền Trung Quốc và cắt đứt những mối quan hệ, hợp tác kinh tế với nó.
“Tôi nghĩ chúng ta sẽ đi đến nhận thức rằng không thể chung sống hòa bình trên cơ sở lâu dài với Trung Quốc”, ông nói. “Hoặc là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc là Hoa Kỳ. Không thể là cả hai”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-su-che-day-co-chu-y-va-vien-tro-tang-than-trong-tuyet-cua-trung-quoc.html

Ngôn ngữ máy tính 60 tuổi đang làm chậm chương trình

hỗ trợ kinh tế 2.2 ngàn tỷ Mỹ kim của Hoa Kỳ

Đại dịch Covid-19 phơi bày các hệ thống máy tính lão hóa, kém linh hoạt ở trung tâm điện toán ở Hoa Kỳ – và tình trạng thiếu chuyên gia để khắc phục vấn đề này. Điều này đang làm chậm nỗ lực của chính phủ để phân phát hàng tỷ mỹ kim tiền kích thích kinh tế cho hàng triệu công dân mới thất nghiệp.
Đạo luật CARES trị giá 2.2 ngàn tỷ mỹ kim được thông qua vào cuối tháng 3 bao gồm khoản trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng thêm 600 mỹ kim. Số tiền chưa phát cho bất cứ ai cho đến khi các cơ quan chính phủ cập nhật các hệ thống kỹ thuật để phản ánh đạo luật và giải quyết hàng loạt các đơn ghi danh mới.
Oklahoma đang cố gắng áp dụng luật CARES ACT nhanh nhất có thể, nhưng một số khiếu nại cần đến hai tuần để giải quyết, vì một hệ máy tính lớn chạy trên ngôn ngữ lập trình 60 năm tuổi có tên là COBOL.
Bộ Lao động Connecticut đang yêu cầu người dân kiên nhẫn khi họ làm việc với các chuyên gia để cập nhật mã COBOL nhằm áp dụng chương trình cứu trợ của chính phủ. Thống đốc tiểu bang New Jersey Phil Murphy kêu gọi các lập trình viên biết ngôn ngữ COBOL giúp chính quyền vào đầu tháng này.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngon-ngu-may-tinh-60-tuoi-dang-lam-cham-chuong-trinh-ho-tro-kinh-te-2-2-ngan-ty-my-kim-cua-hoa-ky/

Các ngân hàng thực phẩm tại miền Nam California

và các tổ chức phi lợi nhuận khác đang vật lộn

để đáp ứng nhu cầu giúp các gia đình

Tin từ Brea, California – Tình trạng thất nghiệp đã tăng vọt vì cuộc khủng hoảng đại dịch coronavirus. Các gia đình đang gặp khó khăn hiện phải phụ thuộc vào ngân hàng thực phẩm để sinh tồn. Nhiều gia đình đang xếp hàng chỉ để ăn bánh mì tại một trạm lái xe được thiết lập vào sáng thứ Hai (13 tháng 4) tại thành phố Brea.
Cuối tuần qua,  nhu cầu ở ngân hàng thực phẩm Second Harvest tăng cao tại trung tâm Honda Center ở Anaheim. Tuần trước, số người xin hỗ trợ thực phẩm là 4,198, tuần này 6,127 người. Ở Compton, rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận nhỏ hơn cũng đang chật vật giúp đỡ mọi người.
Ở San Pedro, tổ chức Công lý cho Trẻ em, giống như rất nhiều tiệm tạp hóa thực phẩm địa phương khác, cũng phụ thuộc vào các ngân hàng thực phẩm lớn và quyên góp cho cửa hàng tạp hóa của họ. Ngân hàng Thực phẩm Khu vực L.A cũng không dự đoán được rằng họ sẽ có gần 10,000 gia đình xin giúp đỡ tại hai buổi từ thiện vào tuần trước. 3 triệu pounds thực phẩm đã tặng.
Tổ chức từ thiện Cứu Thế Quân cũng chứng kiến lượng nhu cầu tăng đột biến tương tự. Các ngân hàng thực phẩm lớn cho biết họ phải dùng tiền mặt dự trữ để mua hàng tạp hóa vì sự đóng góp từ các nhà cung cấp thực phẩm đang dần cạn kiệt.
Bà LaWanda Hawkins cho hay ngân hàng thực phẩm trong khu vực đang cắt giảm những nguồn cung cấp cho tổ chức từ thiện phi lợi nhuận của bà. Nhu cầu lớn đang diễn ra trong nhiều cộng đồng. Tại thành phố Brea, thượng nghị sĩ Ling Ling Chang tập trung vào việc cứu trợ người cao niên và học sinh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-ngan-hang-thuc-pham-tai-mien-nam-california-va-cac-to-chuc-phi-loi-nhuan-khac-dang-vat-lon-de-dap-ung-nhu-cau-giup-cac-gia-dinh/

Thống Đốc Newsom tiết lộ kế hoạch

dỡ bỏ lệnh ở nhà tại tiểu bang California

Thống đốc Gavin Newsom hôm thứ ba đã tiết lộ một loạt các hướng dẫn để mở lại nền kinh tế California, và nới lỏng lệnh ở nhà trên toàn tiểu bang trong đại dịch coronavirus. Kế hoạch này gồm 6 điểm:
1/ Mở rộng thêm các trạm xét nghiệm, cũng như khả năng theo dõi và cách ly các cá nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
2/   Duy trì cảnh giác trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi nhiễm trùng và lây lan, chủ yếu là người cao niên.
3/  Giải quyết các nhu cầu liên tục của bệnh viện, liên quan đến các đợt gia tăng bệnh nhân và bảo đảm rằng các bác sĩ, y tá và nhân viên có các thiết bị bảo vệ phù hợp mà họ cần, như khẩu trang N95.
4/ Tham gia với các đối tác nghiên cứu để phát triển phương pháp trị liệu và vaccine.
5/ Thực hiện các hướng dẫn về khoảng cách an toàn như thế nào trong các doanh nghiệp, trường học, và các cơ sở công cộng và tư nhân.
6/ Tăng khả năng điều chỉnh khoảng cách an toàn, và nếu cần thì phục hồi các hướng dẫn khắt khe hơn khi cần thiết.
Thống đốc không đưa ra mốc thời gian khi nào các chỉ số này có thể đạt được, và lưu ý rằng kế hoạch này có thể sẽ không đến trong ít nhất hai tuần nữa.
Nhưng thống đốc đã nhấn mạnh hai điều phải có để chính quyền nới lỏng lệnh phải ở nhà: Đầu tiên là tỷ lệ nhập viện cần phải giãm hoặc đứng nguyên; thứ hai là chính quyền cần xây dựng cơ sở hạ tầng được nêu ra trong kế hoạch sáu điểm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-newsom-tiet-lo-ke-hoach-do-bo-lenh-o-nha-tai-tieu-bang-california/

Thống Đốc California công bố thỏa thuận

với Oregon và Washington để giải quyết

vấn đề kinh tế trong đại dịch coronavirus

Vào hôm thứ hai (13 tháng 4), các viên chức tiểu bang California, Oregon và Washington tuyên bố sẽ hợp tác để xây dựng kế hoạch mở lại nền kinh tế của ba tiểu bang trong bối cảnh đại dịch coronavirus.
Ngoài việc công bố việc hợp tác nói trên, Thống Đốc California Gavin Newsom còn cho biết ông sẽ vạch ra các bước để California có thể tiến hành dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội trên toàn tiểu bang vào thứ ba (ngày 14 tháng 4). Mặc dù vẫn chưa có thời gian cụ thể, nhưng các viên chức đã bày tỏ hy vọng rằng các tiểu bang tại West Coast sẽ “đảo ngược tình hình COVID-19 trong vài tuần tới.”
Trong khi đó tại East Coast, New York, New Jersey Pennsylvania, Connecticut, Massachusetts, Rhode Island và Delaware cũng đang hợp tác để mở lại nền kinh tế của họ. Các thông báo được đưa ra sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ quyết định thời điểm mở cửa lại kinh tế. Hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng Thống Trump thật sự có thẩm quyền để đưa ra quyết định thay cho các thống đốc tiểu bang và địa phương hay không.
Theo thông cáo của California, Oregon và Washington phát hành, việc quan trọng nhất trước khi gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội là bảo đảm coronavirus không thể tiếp tục lây lan sau đó. Tính đến chiều thứ Hai, ba tiểu bang có tổng cộng 34,000 trường hợp nhiễm COVID-19, phần lớn trong số đó là ở California với 22,348 người.
Mỗi tiểu bang sẽ có kế hoạch cụ thể của riêng họ, nhưng các viên chức sẽ tuân theo một khuôn khổ chung với nguyên tắc tương tự nhau – một trong số đó là đặt sức khỏe người dân lên hàng đầu, và đưa ra quyết định dựa trên kết quả y tế và khoa học.
Những mục tiêu mà các tiểu bang nhắm tới bao gồm:  bảo đảm các cư dân có nguy cơ cao nhất từ coronavirus được bảo vệ; bảo đảm bệnh viện có đủ sức chứa bệnh nhân, cũng như nguồn cung cấp đồ bảo hộ cá nhân; giảm thiểu tác động sức khỏe không trực tiếp của virus; và phát triển một hệ thống để xét nghiệm, theo dõi và cách ly để giữ an toàn chung. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-cong-bo-thoa-thuan-voi-oregon-va-washington-de-giai-quyet-van-de-kinh-te-trong-dai-dich-coronavirus/

Covid-19 : Andrew Cuomo, vị thống đốc Dân Chủ

 làm lu mờ tổng thống Donald Trump

Anh Vũ
Andrew Cuomo, thống đốc thuộc đảng Dân Chủ của bang New York, nơi đang là tâm dịch virus corona của nước Mỹ, những ngày qua đang nổi lên như vị tướng chỉ huy cuộc chiến cam go chống Covid-19. Sự xuất hiện nổi bật trên truyền thông cùng với niềm tin lên cao trong dân chúng đã nâng uy tín của vị thống đốc bang lên tầm quốc gia, cạnh tranh với tổng thống Donald Trump.
Trong khi New York là bang phải hứng chịu tang thương lớn nhất nước Mỹ vì đại dịch virus corona với hơn 10 nghìn người thiệt mạng, Andrew Cuomo, thống đốc thuộc đảng Dân Chủ không chỉ lên tuyến đầu chống dịch mà ông còn chiếm cả mặt tiền truyền thông quốc gia.
Từ nhiều tuần qua, các cuộc họp báo đều đặn hàng ngày về tình hình dịch đã trở thành điểm hẹn không thể thiếu được của dư luận Mỹ, tới mức mà cả kênh truyền hình có tiếng là bảo thủ, không ưa gì phe Dân Chủ như Fox News đôi khi cũng truyền trực tiếp cuộc họp báo của ông Cuomo. Với tổng thống Donald Trump thì quả là quá đáng, khiến ông quay sang chống lại kênh truyền hình từng góp phần giúp ông đắc cử cũng như cách ông đã từng chống lại cả giới truyền thông Mỹ.
Minh bạch, có phương pháp và truyền cảm, diễn văn của Andrew Cuomo, 62 tuổi, khác hẳn với những phát biểu lá mặt lá trái của Donald Trump, bị chỉ trích là đã đánh giá quá thấp mức độ nguy hiểm của dịch virus corona và hành động chậm trễ.
Hôm thứ Hai 13/04, cuộc họp báo của thống đốc Cuomo được truyền đi từ Albany, thủ phủ bang, một lần nữa lại được cả nước theo dõi. Trong khi đó, tại cuộc trao đổi với báo chí của Donald Trump theo chương trình diễn ra sau đó ít giờ, thì tổng thống lại chủ yếu phàn nàn truyền thông chỉ xoáy vào đưa tin việc quản lý khủng hoảng của ông. Thậm chí các kênh truyền hình CNN và MSBC đã phải ngắt sóng truyền trực tiếp từ Nhà Trắng vì cho rằng nội dung mang tính « tuyên truyền ».
Đối mặt trực tiếp với Donald Trump
Andrew Cuomo, đương nhiệm thống đốc bang từ 2010 và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tục vào năm 2018. Trong hoàn cảnh hỗn loạn như hiện nay, thống đốc bang New York đã khẳng định được mình như vị tướng chỉ huy trận chiến chống virus corona chủng mới ở Hoa Kỳ.
Thường xuyên dựa trên các biểu đồ bệnh dịch trong các cuộc họp báo, vị luật sư có nghề này đã ghi dấu ấn làm yên lòng người Mỹ. Bằng cách dẫn ra những câu chuyện gia đình, hay đưa cô con gái 22 tuổi lên họp báo cùng, ông đã thuyết phục được những người trẻ tuổi phải thận trọng trong thời điểm khủng hoảng này.
Chỉ trích phản ứng của chính quyền Liên bang là chậm chạp và không hiệu quả, thống đốc New York tuy nhiên vẫn rất giữ ý không tấn công cá nhân tổng thống Trump, dù hai ông có nhiều lần lời qua tiếng lại với nhau trên mạng xã hội về chuyện xử lý khủng hoảng y tế. Đây là một sự tính toán khôn khéo để giúp cho New York được trợ cấp từ ngân sách Liên bang và được đưa tàu quân y đến hỗ trợ.
Nhưng ván bài dường như đã thay đổi từ khi Donald Trump tỏ quyết tâm là người chỉ đạo việc gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nước Mỹ, dù trong vấn đề này quyền hạn của tổng thống bị hạn chế. Ông Trump tỏ cho biết sẵn sàng tuyên chiến với các thống đốc bang, mà bắt đầu có lẽ từ ông Andrew Cuomo.
Hôm 14/04, ông Trump tung lên những dòng Twitter : « Cuomo ngày nào cũng gọi, thậm chí gọi từng giờ, để yêu cầu tất cả mọi thứ mà lẽ ra bang phải tự lo như dựng bệnh viện mới, thêm giường bệnh, máy thở…vv. Tôi đã làm tất cả cho ông ta và giờ đây có vẻ ông ta muốn độc lập. Điều đó sẽ không có đâu ! »
Đáp lại trên kênh CNN ngay sáng đó, thống đốc New York nói : «  Lập trường của tổng thống thật là phi lý. Chẳng phải đó là theo luật. Chẳng phải đó là theo Hiến Pháp ? Chúng ta không có vua mà chúng ta có tổng thống ».
Chính ông Cuomo đã đôn đáo tìm cách để tăng số giường bệnh, để có được các máy trợ thở và cung cấp vật tư thiết bị bảo hộ nhân viên y tế  đồng thời chính ông là người ấn định các quy định giãn cách xã hội trong bang.
Cuomo, ngôi sao đang lên của đảng Dân Chủ
Cho dù nhiều thống đốc bang khác cũng rất tích cực, phản ứng năng động đưa ra các biện pháp phong tỏa chống sự lây lan của virus, như ông Gavin Newsom của California, nhưng Cuomo là người được truyền thông đưa lên đầu tiên.
Nổi danh như một ngôi sao nhạc rock, ông xuất hiện trên trang bìa của tạp chí văn hóa Mỹ Rolling Stone trong tuần này. Tạp chí này nhấn mạnh : « Cuomo là nguồn trợ lực hiếm hoi ở thời điểm cực kỳ rối ren này, là người trưởng thành thẳng thắn ».
Một số đối thủ ở phe Cộng Hòa cũng phải khen ngợi cách xử lý khủng hoảng của ông. Trên mạng xã hội, ngày càng có nhiều người Mỹ muốn thấy Andrew Cuomo sớm bước vào Nhà Trắng. Nhiều nhà quan sát trong báo giới Mỹ nhìn thấy ở ông một đối thủ thực sự với Donald Trump. Từ tháng Hai đến cuối tháng Ba, tỷ lệ được lòng dân của thống đốc bang New York đã tăng từ 44% lên 71%.
Ra tranh cử tổng thống bây giờ tất nhiên đó là kịch bản không thể đối với Andrew Cuomo. Vả lại chạy đua vào Nhà Trắng không có trong lịch trình chính trị của ông vào lúc này. Vị thống đốc gốc Ý, cháu nội người bán đồ khô từ miền nam nước Ý tới và là con trai Mario Cuomo, thống đốc của New York từ 1983 đến 1994.
Nhiều lần được hỏi về chuyện tranh cử tổng thống, Andrew Cuomo đều cho đó là những đồn đoán và ông luôn nhắc lại ưu tiên lúc này là đi đến cùng để chấm dứt khủng hoản y tế, chuẩn bị thời hậu virus corona và hoàn thành nhiệm kỳ thống đốc bang. Ông từng thổ lộ : « Tôi làm công việc của mình rất nghiêm túc. Tôi không tìm cớ thoái thác…. Nếu tôi thất bại là thất bại. Nếu có gì đổ vỡ, không ổn thì tôi là người chịu trách nhiệm. Thấy số người chết mỗi ngày tôi coi đó là trách nhiệm cá nhân mình ».
Andrew Cuomo cũng loại trừ khả năng sẽ tham gia chính quyền Liên bang nếu Joe Biden đắc cử dù ông đã ủng hộ cựu phó tổng thống từ rất sớm ở các cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng. Về phần mình, Joe Biden có phần bị mờ hơn so với thống đốc New York trên truyền thông, đã ca ngợi vai trò của Andrew Cuomo trong khủng hoảng Covid-19 là một « bài học cho lãnh đạo ».
Từng là bộ trưởng phụ trách nhà ở dưới thời Bill Clinton, chưởng lý bang New York trước khi trở thành thống đốc bang, Andrew Cuomo đang trải qua cuộc thử lửa lớn trong sự nghiệp chính trị của mình giữa cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có ở nước Mỹ. Sự chú ý và tôn trọng của đại đa số dân chúng đối với cá nhân ông sẽ có thể tạo đà thúc đẩy chiến dịch tranh cử của người bạn Joe Biden, sau đó có thể sẽ thôi thúc vị thống đốc bang nhìn lại, đẩy tham vọng cá nhân lên tầm cao mới.
(Theo France 24.com)
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200415-covid-19-andrew-cuomo-v%E1%BB%8B-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%91c-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-l%C3%A0m-lu-m%E1%BB%9D-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-donald-trump

Bầu cử 2020: Cựu tổng thống Barack Obama

chính thức ủng hộ Joe Biden

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chính thức tuyên bố ủng hộ Joe Biden làm tổng thống qua một thông điệp video hôm 14/4.
Ông Obama lên tiếng ủng hộ cựu phó tổng thống của mình chỉ một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Sanders chính thức tán thành chiến dịch tranh cử của Biden để đối đầu ông Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.
“Tôi rất tự hào được tán thành Joe Biden trở thành tổng thống Hoa Kỳ,” ông Obama nói.
“Chọn Joe làm phó tổng thống là một trong những quyết định tốt nhất tôi từng đưa ra, và Joe đã trở thành một người bạn tốt. Tôi tin rằng Joe có tất cả những phẩm chất chúng ta cần ở một tổng thống ngay bây giờ.”
Ông Obama ca ngợi hành động của ông Biden trong thời gian cầm quyền, như hỗ trợ phục hồi tài chính sau cuộc Đại suy thoái và dẫn đầu về phản ứng với đại dịch H1N1. Ông cũng kêu gọi Biden nên đi xa hơn về phía tả trong một số vấn đề nhất định, chẳng hạn như cung cấp tùy chọn bảo hiểm y tế công cộng cho tất cả người Mỹ và mở rộng các sáng kiến xanh để chống biến đổi khí hậu.
Ông cũng ca ngợi các cựu ứng cử viên trong cuộc đua giành đề cử của đảng Dân chủ, đặc biệt là Sanders, người mà ông gọi là “bản gốc của Mỹ”. Ông kêu gọi những người nhiệt thành ủng hộ Sanders giờ đây hỗ trợ Biden.
“Cả hai chúng tôi đều biết rằng không có gì mạnh mẽ hơn hàng triệu tiếng nói kêu gọi thay đổi. Và những ý tưởng mà Sanders đạt được, năng lượng và sự nhiệt tình mà ông truyền cảm hứng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, sẽ rất quan trọng trong việc đưa nước Mỹ đi theo hướng tiến bộ và hy vọng”. Ông Obama nói về thượng nghị sĩ Sanders.
Hôm 8/4 Thượng nghị sĩ Bernie Sanders rút khỏi cuộc đua để trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ, khiến ông Biden trở thành ứng cử viên còn lại duy nhất.
Một tuần sau đó, trong một chương trình webcast chia màn hình trực tiếp, cựu phó tổng thống Biden đã cảm ơn đối thủ cũ của mình đã tuyên bố ủng hộ.
Thượng nghị sĩ Sanders kêu gọi tất cả người Mỹ đoàn kết để đánh bại ông Trump.
Sanders mô tả Trump là “tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước này”.
“Hôm nay tôi xin tất cả người Mỹ – Tôi xin mọi đảng viên Dân chủ, tôi xin mọi người độc lập, tôi xin rất nhiều người Cộng hòa – hãy cùng nhau tham gia chiến dịch này để ủng hộ ứng cử viên của quý vị mà tôi ủng hộ”, ông Sanders, 78 , nói.
“Điều bắt buộc là tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau.”
Liệu hồ sơ chính trị của Joe Biden có gây bất lợi cho ông?
Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden
Ông Biden, 77 tuổi, nói rằng ông “biết ơn sâu xa” về sự ủng hộ và nói rằng ông cần sự trợ giúp của ông Sanders không chỉ cho chiến dịch tranh cử, mà còn trong nội các sau này.
“Bạn đã đặt lợi ích của quốc gia và nhu cầu đánh bại Donald Trump lên trên tất cả. Như bạn nói – ‘Không phải tôi, mà là chúng ta’”, ông Biden nói.
Với những người ủng hộ thượng nghị sĩ bang Vermont, ông Biden nói thêm: “Tôi thấy bạn, tôi nghe thấy bạn, tôi hiểu sự cấp bách của những gì chúng ta phải làm ở đất nước này và tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi.”
Biden cho biết ông và Sanders đang thành lập các nhóm làm việc chính sách để giải quyết các vấn đề bao gồm biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và học phí đại học.
Việc Sander tuyên bố ủng hộ Biden xảy ra ngay sau khi ông Sanders bị Biden đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại Wisconsin uần trước – diễn ra trong bối cảnh tranh cãi vì đại dịch virus corona.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont tuyên bố ủng hộ cựu đối thủ Joe Biden chỉ một tuần sau khi chấm dứt cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ. Nhưng liệu được ủng hộ sớm có giúp nhiều cho ông Biden?
Thượng nghị sĩ Sanders, người tự nhận mình là “nhà xã hội dân chủ”, đã kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống tuần trước, nói với người ủng hộ rằng ông không thấy con đường khả thi nào để có đủ phiếu cho việc giành được đề cử.
Ông trở thành ứng cử viên dẫn đầu, phổ biến với các cử tri trẻ tuổi, và đưa các vấn đề về y tế và bất đẳng lợi tức thành những chủ đề chính của cuộc tranh cử.
Tuy nhiên, ông đã tụt lại phía sau ông Biden trong những tuần gần đây.
Ông Sanders, một người độc lập, đã từng chạy đua để dành đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trước đó, thua bà Hillary Clinton năm 2016.
Phân tích của Anthony Zurcher
Phóng viên Bắc Mỹ
Nhiều người trong đảng Dân chủ đã tin rằng việc ông Sanders kéo dài chiến dịch tranh đề cử năm 2016, trong cuộc đua với Hillary Clinton, và nhất định không chịu bỏ cuộc dù biết là sẽ thua, đã tạo ra sự chia rẽ trong đảng, góp phần vào chiến thắng của Donald Trump trong cuộc tổng bầu phiếu phổ thông.
Sanders đã không chính thức ủng hộ bà Clinton cho đến giữa tháng 7 và trong khi ông có đi vận động bà vào mùa thu, các nhà phê bình cho rằng điều đó không đủ nhiệt tình.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến sau khi bỏ phiếu không đủ để kết luận là cử tri của Sanders đã làm tổn thương bà Clinton, nhưng nỗi đau của năm 2016 đã tô điểm cho toàn cảnh chính trị cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ năm 2020.
Và vì vậy, Bernie Sanders đã xuất hiện trên webcast của Joe Biden hôm thứ Hai để đưa ra lời ủng hộ chính thức, chỉ năm ngày sau khi ông đình chỉ chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hai bên đã nói về sự hợp tác và một thống nhất về mục đích – với một mối quan hệ đã không thấy giữa Sanders và Clinton bốn năm trước. Đó là những dấu hiệu khiến những người lớn tuổi trong đảng hy vọng rằng những điều được cho là sai lầm của quá khứ sẽ không lặp lại.
Tuy nhiên, thử nghiệm thực sự sẽ là, liệu những người ủng hộ Sanders – đặc biệt là những cử tri trẻ hơn – sẽ chú ý đến sự thúc giục của người lãnh đạo của họ.Họ không phải cần phải yêu mến Biden để giúp ông đánh bại Trump, nhưng họ cần phải đi bầu để bỏ phiếu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52268335

Thêm trường đại học Mỹ

đóng cửa Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ

Thiện Lan
Đại học Miami ở tiểu bang Ohio tuyên bố sẽ đóng cửa Học viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ vào tháng 6.
Theo tờ Miami Student, ngoại trừ nhân viên cấp cao, hầu hết các nhân viên của Học viện đều được chính phủ Trung Quốc trả lương.
“Trường đại học tuyên bố sẽ thay thế Viện bằng các chương trình Sáng kiến ​​Toàn cầu của riêng mình, tập trung nỗ lực vào một chiến lược toàn diện hơn để hỗ trợ sinh viên quốc tế và cung cấp một chương trình đa dạng hơn để chia sẻ ngôn ngữ và văn hóa trong trường đại học và cộng đồng, cũng như nâng cao trải nghiệm của sinh viên”, Cheryl Young, trợ lý giám đốc Miami về Sáng kiến toàn cầu cho biết.
Trong nhiều năm, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo các trường đại học về những rủi ro an ninh quốc gia mà các Viện Khổng Tử đặt ra.
Ngoài ra, các báo cáo của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mà Washington Free Beacon thu được tiết lộ rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp tài trợ gắn liền “với các tổ chức học thuật và viện chính sách để ngăn cản các nghiên cứu mà có ảnh hưởng tiêu cực tới viện này”.
Cựu bộ trưởng tuyên truyền của Trung Quốc đã từng thừa nhận rằng Trung Quốc sử dụng Học viện Khổng Tử để “chủ động thực hiện tuyên truyền quốc tế chống lại các vấn đề như Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và Pháp Luân Công”.
Trước đó, Vrije Universiteit Brussel (VUB) – đại học nghiên cứu nổi tiếng tại Brussels, Bỉ đã đóng cửa Viện Khổng Tử bên trong khuôn viên đại học này kể từ năm 2020, sau khi người đứng đầu viện này bị phía Bỉ cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.
Quyết định của VUB được đưa ra sau khi Cơ quan An ninh và tình báo quốc gia Bỉ (VSSE) cấm viện trưởng Viện Khổng Tử, giáo sư Tống Tân Ninh (Song Xin Ning), nhập cảnh vào Bỉ hồi tháng 10/2019.
VSSE cáo buộc ông Tống – sống ở Bỉ trong hơn 1 thập niên – đã sử dụng mạng lưới quan hệ rộng của mình để làm việc cho tình báo Trung Quốc, cụ thể là tuyển gián điệp. Ông bị cấm nhập cảnh khối Schengen (gồm 26 nước) trong vòng 8 năm.
Vào tháng 1/2020, Đại học Missouri và Đại học Maryland cũng thông báo đóng cửa viện Khổng Tử, gia nhập danh sách dài các trường đại học Mỹ cắt đứt quan hệ với viện này.
Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 đã ký một đạo luật cấm các trường đại học không được nhận tài trợ từ Bộ Quốc phòng nếu họ điều hành các Viện Khổng Tử.
Được coi là một chương trình nhằm mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ ở nước ngoài, ngày càng có nhiều tai tiếng của Viện Khổng Tử trong những năm gần đây. Vào tháng 9/2014, Đại học Chicago đã từ chối gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử, sau một bản kiến ​​nghị từ hơn một trăm giảng viên, mô tả Viện Khổng Tử là “một sáng kiến ​​mơ hồ về mặt học thuật và chính trị”, vốn tìm cách thúc đẩy lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-truong-dai-hoc-my-dong-cua-vien-khong-tu-do-bac-kinh-tai-tro.html

Quebec tăng cường điều tra

các viện dưỡng lão sau khi 31 người tử vong

Tin từ MONTREAL, Canada – Vào hôm thứ Hai (13/4), chính phủ Quebec cho biết họ đang điều tra sự an toàn và điều kiện chung của 2,600 cơ sở chăm sóc và điều dưỡng dài hạn của tỉnh sau cái chết của 31 người trong một viện dưỡng lão kể từ ngày 13 tháng 3 .
Cảnh sát và văn phòng điều tra viên đang điều tra về những vụ tử vong tại Residence Herron, một ngôi nhà 139 phòng tại Montreal, được đặt dưới sự kiểm soát của tỉnh. Thủ hiến Quebec François Legault cho biết các viên chức y tế chỉ được thông báo rằng viện dưỡng lão thiếu nhân viên, và không hề hay biết rằng hàng chục cư dân thiệt mạng. Chỉ có năm trường hợp tử vong được xác nhận là do COVID-19 gây ra, và phần còn lại đang được điều tra.
Ông Legault đổ lỗi cho “sự sơ suất lớn” vào cuối tuần qua và cho biết ban quản lý của viện dưỡng lão không hợp tác khi các nhà chức trách lần đầu tiên cố gắng điều tra những báo cáo về các vấn đề. Khu nhà này nằm trên West Island của Montreal, được sở hữu và điều hành bởi Katasa Group, công ty sở hữu sáu nhà dưỡng lão khác.
Theo Montreal Gazette, ngôi nhà này tính phí lên tới 10,000 Canada kim mỗi tháng cho mỗi cư dân.  Ông Legault cho biết ba cuộc điều tra đang được tiến hành tại viện dưỡng lão, với các vấn đề từng được nêu ra trong các báo cáo của chính phủ vào năm 2019 và 2017. (BBT)
https://www.sbtn.tv/quebec-tang-cuong-dieu-tra-cac-vien-duong-lao-sau-khi-31-nguoi-tu-vong/

Virus corona:

Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’

Không chỉ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần bị rọi đèn mà Trung Quốc cũng phải có chịu trách nhiệm về các thất bại của họ liên quan đến dịch virus corona, một cựu quan chức tình báo, ngoại giao Anh vừa lên tiếng.
Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?
Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’
Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’
Sir John Sawers, cựu đại sứ Anh ở Liên hiệp quốc, cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 lên tiếng ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump ra lệnh cắt ngân khoản cho WHO.
Trả lời đài BBC hôm 15/04/2020, ông Sawers, 64 tuổi, thừa nhận tại Mỹ đang có “cơn giận dữ sâu nặng về điều người Mỹ cho là Trung Quốc gây hại cho tất cả chúng ta” qua dịch virus corona.
“Trung Quốc đã né tránh rất nhiều trách nhiệm của họ về nguồn gốc virus, thất bại trong việc xử lý dịch giai đoạn đầu,” Sir John Sawers nói với chương trình Today của kênh BBC Radio 4 hôm thứ Tư, giờ Anh.
Tối hôm trước, tại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút ngân khoản của Mỹ cung cấp cho WHO, cáo buộc tổ chức này “che đậy sự lây lan của virus corona khi nó bùng ra ở Trung Quốc”.
WHO bị ông Trump đổ tội là đã “thiên vị Trung Quốc”
Dù có nhiều ý kiến không đồng ý với cách làm của ông Trump đối với WHO vào lúc này, những lời chỉ trích tổ chức y tế thế giới đã nổi lên từ một thời gian qua.
Điều người ta nói đến là có phải WHO “thân Trung Quốc” hay không.
Phó thủ tướng Nhật Bản, Taro Aso đã lên tiếng nói rằng “có những người nay gọi WHO là Chinese Health Organization – Tổ chức Y tế Trung Quốc” vì “quan hệ gần gũi với Bắc Kinh”.
Còn Sir John Sawers, người lãnh đạo tình báo Anh từ 2009 đến 2014, đ̣ồng ý là “có sai lầm trong cách ứng phó thụ động của WHO trước chiến dịch gây rối thông tin (disinformation campaign) của Trung Quốc”.
Tuy thế, theo ông Sawers, ‘trách nhiệm phải thuộc về chính quyền Tập Cận Bình”.
Phê phán, và vận động kiện Trung Quốc
Dù Sir John Sawers nói Phương Tây “cần hợp tác với Trung Quốc để ngăn dịch Covid-19”, phát biểu của ông thể hiện một thái độ bất bình với Bắc Kinh đang ngày càng phổ biến trong chính giới Anh và Mỹ.
Theo trang The Times of London hôm 15/04, trước Sir John Sawers đã có cựu chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh, ông Tom Tugendhat (dân biểu đảng Bảo thủ) không hài lòng về cách Trung Quốc loại Đài Loan ra khỏi cuộc chiến chống virus corona.
WHO cũng bị chỉ trích là lấy số liệu Bắc Kinh cung cấp để đánh giá tình hình chống Covid-19 của Đài Loan, mà không nhận số liệu trực tiếp từ chính quyền Đài Bắc, thực thể chính trị bị Bắc Kinh phủ nhận.
Ông Tugendhat nói với đài SkyNews ở Anh ông hiểu “lo ngại của tổng thống Trump” về WHO, và hỏi vì sao tổ chức nào “không thừa nhận thành công của Đài Loan” trong công tác chống Covid-19.
Hôm đầu tháng 4, một tổ chức nghiên cứu thuộc phái hữu ở Anh, The Henry Jackson Society, tung ra sáng kiến kiện Trung Quốc “vi phạm các nguyên tắc y tế quốc tế” trong cách xử lý dịch Covid-19.
Chiến dịch của tổ chức này được một số báo Anh và báo thiên hữu trên thế giới giới thiệu, nói về chuyện kiện Trung Quốc để đòi bồi thường 4 nghìn tỷ USD (3,2 nghìn tỷ bảng Anh).
Chỉ trong số tiền này thì Anh Quốc “phải được bồi thường thiệt hại” 449 tỷ USD, theo trang henryjacksonsociety.org.
Tuy thế, một số ý kiến trong giới luật gia Phương Tây cho rằng việc kiện chính phủ Trung Quốc là bất khả thi vì các chính quyền hợp pháp được quyền miễn tố theo luật quốc tế.
Trước khi ở Anh có ‘chiến dịch vận động kiện Trung Quốc” nói trên, đã có không ít tiếng nói khác nhau ở Phương Tây đòi kiện hoặc trừng phạt Trung Quốc bằng cách nào đó.
Stephen Carter viết trong mục Ý kiến trên trang Bloomberg ở Hoa Kỳ hôm 24/03/2020 rằng không thể nào kiện đích danh chính phủ Trung Quốc được, nhưng nếu các công ty Trung Quốc bị chứng minh là “không phải bộ phận của chính phủ, để hưởng chủ quyền miễn tố – sovereignty immunity” thì họ có thể là đối tượng của các vụ kiện tập thể (class actions) theo luật Hoa Kỳ.
Trong bài “Can China be sued over the coronavirus?” tác giả này viết:
“Chính quyền Trung Quốc trên thực tế đang đặt cược rằng họ sẽ không chịu nhận trừng phạt gì hết, vì chính trị sẽ là lá chắn bảo vệ họ. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi điều đó sẽ còn đúng hay không. Cả thế giới đang thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la vì chế độ Trung Quốc liều ẩu. Va chạm kinh tế với Trung Quốc sẽ còn kéo dài, rất dài. Có thể các lãnh đạo quốc tế sẽ phải có hành động nào đó.”
Mới đây nhất, có vẻ chính giới Hoa Kỳ đang tìm cách ra luật để kiện được Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, bang Missouri) công bố dự luật ông soạn, mang tên “Luật Công lý cho nạn nhân Covid-19 – “Justice for Victims of COVID-19 Act” nhằm trao cho Bộ Ngoại giao thẩm quyền điều tra các Trung Quốc xử lý dịch và tìm cách đòi bồi thường từ chính phủ Trung Quốc cho các bệnh nhân hoặc thân nhân của người đã tử vong vì virus corona.
Điều đáng chú ý là luật này, nếu được thông qua, sẽ cho phép công dân Mỹ “kiện đích danh Đảng Cộng sản Trung Quốc”, một tổ chức chính trị, vì dịch virus corona.
Được biết bên ngoài Anh và Mỹ cũng có một vài sáng kiến, chiến dịch kiện Trung Quốc nhưng hiện mới chỉ là tin tức trên báo chí.
Đầu tháng 4, các báo ở Trung Đông đưa tin luật sư Mohamed Talaat ở Cairo nói ông kiện chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đòi bồi thường 10 tỷ USD cho Ai Cập vì Trung Quốc “chế tạo và phát tán virus corona”.
Tuần này, một nhà vận động nhân quyền và tự do tôn giáo ở Ý, ông Massimo Introvigne, có bài “Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy dè chừng, các luật sư sắp gọi” (Coronavirus: CCP Beware, the Lawyers Are Coming).
Ông Introvigne, cựu chủ tịch Observatory of Religious Liberty, cơ quan giám sát tự do tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Ý bảo trợ, nói cần phải kiện Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc vì “vi phạm nhân quyền” và vi phạm “quy định dịch tễ quốc tế” qua dịch virus corona.
Trong một bài viết cuối tháng 3, ông Massimo Introvigne đưa tin đã có luật sư Mỹ kiện chính phủ trung ương TQ và chính quyền tỉnh Hồ Bắc ra tòa án ở Nam Florida, Hoa Kỳ.
Tuy thế, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh, William Hague, hiện là thành viên Thượng viện, cho rằng Phương Tây “chẳng có cây gậy nào” để mà trừng phạt Trung Quốc về hành vi của Bắc Kinh.
Ông hỏi, “chúng ta thử tưởng tượng chuyện Trung Quốc để cho ai đó mở cuộc điều tra về chính họ” xem sao, theo Times of London.
Cùng lúc ông Hague kêu gọi Trung Quốc hợp tác để giúp tìm ra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ông Hague nói thế giới đang “khao khát tìm sự thật”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52298910

Gần 1 triệu chữ ký

yêu cầu Tổng giám đốc WHO từ chức

Gần một triệu người trên khắp thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc, yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phải từ chức.
Thư ngỏ đăng trên trang change.org với bản chính tiếng Anh được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Tính tới ngày 14/4/2020 lá thư đã thu được trên 947.135 chữ ký chỉ trích ông Tedros trong cách xử lý đại dịch COVID-19.
Thư nhắc lại rằng từ hôm 23/1/2020, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã không chịu công bố dịch bùng phát virus corona từ Trung Quốc là một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
“Virus corona tới nay vẫn chưa chữa trị được. Số người bị nhiễm và thiệt mạng tăng gấp hơn chục lần (từ 800 người nhiễm lên tới gần 10.000 người) chỉ trong 5 ngày. Một phần có liên hệ tới ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đánh giá thấp virus corona,” thỉnh nguyện thư nêu lên.
“Chúng tôi cực lực cho rằng Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức,” thư viết tiếp.
Thư ngỏ cũng trình bày rằng nhiều người thật sự thất vọng, mọi người tin là WHO trung lập về mặt chính trị thế mà ‘không cần điều tra, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cứ tin vào số tử vong và lây nhiễm mà chính quyền Trung Quốc cung cấp.’
Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu chớ nên loại Đài Loan ra khỏi WHO vì bất kỳ lý do chính trị nào. Lập luận được nêu ra là công nghệ của Đài Loan tiên tiến hơn nhiều so với một số quốc gia trên danh sách của WHO.
Bức thư kết thúc với lời kêu gọi hãy để thế giới lấy lại lòng tin với Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/4 chỉ trích mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc WHO quá chú trọng đến Trung Quốc và đưa ra những khuyến cáo tệ hại trong vụ virus corona bùng phát.
Đáp lại, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thúc giục đoàn kết chống đại dịch, kêu gọi lãnh đạo các nước chớ chính trị hoá virus corona vì điều này sẽ làm tổn thất thêm nhiều sinh mạng.
https://www.voatiengviet.com/a/g%E1%BA%A7n-1-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%AF-k%C3%BD-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95ng-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-who-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c/5371918.html

Virus corona: Châu Âu từng bước nới lỏng phong tỏa

Tại châu Âu, nhiều nước bắt đầu nới lỏng hạn chế và từng bước cho phép trường học, doanh nghiệp, cửa hàng, hoạt động trở lại, trong lúc EU chuẩn bị ra lộ trình bỏ phong tỏa tại toàn bộ 27 quốc gia thành viên.
Tại tất cả các quốc gia, nhà hàng, khách sạn, quán bar, tiệm cà phê xếp vào nhóm chưa được mở cửa.
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Virus corona: Nguy cơ ổ dịch tại các trại dưỡng lão châu Âu
Lệnh phong tỏa làm thay đổi đời sống Anh thế nào
Tình hình tại một số nước:
Tại Đan Mạch, học sinh từ 11 tuổi trở xuống bắt đầu tới trường từ thứ Tư 15/4
Áo cho mở cửa trở lại hàng ngàn cửa hàng nhỏ từ thứ Ba
Chính phủ Czech đưa ra một thời biểu nới lỏng, gồm năm giai đoạn
Tây Ban Nha cho phép các ngành nghề không thiết yếu mở cửa trở lại
Các hiệu sách và cửa hàng quần áo trẻ em của Ý được phép mở cửa trở lại ở một số khu vực
Ba Lan sẽ nới lỏng từ từ các lệnh hạn chế đối với nền kinh tế kể từ Chủ Nhật, mà có thể là bắt đầu từ việc nới lỏng quy định với các cửa hàng
Pháp ra lệnh tiếp tục phong tỏa tới 11/5 và sẽ dỡ bỏ từng bước các hạn chế sau thời điểm đó
Đảng đối lập ở Anh đòi chính phủ trong tuần này phải công bố chiến lược dỡ phong tỏa
Đức gia hạn phong tỏa đến 3/5, nhưng cho một số cửa hàng mở từ 20/4 theo các điều kiện nghiêm ngặt
Trưởng Ủy hội Châu Âu Ursula von der Leyen trong thứ Tư sẽ đưa ra lộ trình dỡ bỏ lệnh hạn chế trên toàn bộ 27 quốc gia thành viên
Nỗi lo sợ làn sóng chết chóc quay trở lại
Một tài liệu nội bộ do Ủy hội châu Âu gửi cho chính phủ các nước EU nói rằng cho dù các biện pháp được áp dụng theo từng giai đoạn thì điều đó cũng sẽ “không thể tránh khỏi việc dẫn đến việc làm gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh mới”.
Tài liệu này nói rằng việc dỡ bỏ các lệnh hạn chế cần phải được trì hoãn cho tới khi mức độ lây lan virus được giảm đi trong một giai đoạn đủ dài để hệ thống y tế và các khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) có khả năng đối phó được với đợt tiếp nhận thứ hai các ca bệnh, tăng năng lực xét nghiệm bên cạnh việc tiến hành xét nghiệm kháng thể diện rộng.
Các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, trường học cần được nới lỏng trước, tiếp đến là việc cho mở cửa trở lại một cách hạn chế đối với các nhà hàng, quán bar, tiệm cà phê.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh tin tình trạng lây nhiễm đã chậm lại tại một số nước châu Âu, nhưng cảnh báo rằng chớ nên dỡ bỏ lệnh hạn chế quá sớm, bởi điều đó có thể khiến dịch bệnh lại bùng phát trở lại.
Đan Mạch mở cửa trường học
Tại Đan Mạch, trẻ em từ 11 tuổi trở xuống đang đi học trở lại. Chính phủ nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu nới lỏng lệnh phong tỏa trong lĩnh vực giáo dục.
Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng
Virus corona: Vì sao Đức làm xét nghiệm nhiều hơn, tỉ lệ tử vong thấp hơn?
Thủ tướng Mette Frederiksen đã đứng đón chào khi các em tới trường ở thủ đô Copenhagen.
Đan Mạch nằm trong số các quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp lệnh phong tỏa, với việc đóng cửa các trường học vào hôm 12/3.
Tỷ lệ lây nhiễm ở nước này thấp, nhưng những người chỉ trích cảnh báo rằng đây là chiến lược có tính rủi ro.
Đan Mạch là một trong số các quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong tuần này.
Đan Mạch đã làm những gì?
Nước này cho đến nay báo cáo đã có 299 ca tử vong và 6.681 ca dương tính, tuy người ta cho rằng số người nhiễm virus cao hơn thế nhiều.
Đan Mạch được đánh giá cao về việc có hành động nhanh chóng trước khi Covid-19 lây lan rộng trong dân chúng, và được so sánh với Nam Hàn.
Người đứng đầu viện nghiên cứu dịch bệnh lây truyền nước này nói Đan Mạch đã giảm được tỷ lệ lây nhiễm một người có xét nghiệm dương tính lây sang cho 2,6 người khác trong thời gian trước khi có lệnh phong tỏa 12/3, xuống còn 0,6.
Đức gia hạn phong tỏa cho đến 3/5
Bà Angela Merkel trong thứ Tư thảo luận với các bộ trưởng nội các trước khi bàn thảo về việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên 16 bang của nước này.
Chính phủ Đức sẽ gia hạn các lệnh hạn chế vốn đã áp dugj từ tháng trước cho tới ít nhất là ngày 3/5, trang nhật báo Handelsblatt dẫn nguồn hãng tin DPA, nói. Tuy nhiên, một số cửa hàng sẽ được mở lại theo những quy định nghiêm ngặt kể từ 20/4.
Đứng đầu trong các biện pháp đang được xem xét là làm thế nào để mở cửa trở lại các trường học theo khuyến nghị của 26 khoa học gia từ Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina.
Tiếp đến sẽ là việc các cửa hàng, nhà hàng được mở cửa, nếu như duy trì được yêu cầu giãn cách xã hội, Viện này nói. Mọi người sẽ cần phải đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm làm giảm tỷ lệ lây nhiễm.
Số tử vong ở nước này trong 24 giờ qua tăng thêm 285, lên mức 3.254, là mức khá thấp so với tổng dân số 83 triệu. Đức hiện có 127.584 ca dương tính.
Áo cho mở lại hàng ngàn cửa hàng
Người dân Áo bắt đầu đi ra các cửa hàng bán đồ tự lắp đặt (DIY) sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng từ thứ Ba.
Các trung tâm bán đồ làm vườn, các cửa hàng DIY và các cửa hàng nhỏ được phép mở lại nhưng phải đảm bảo duy trì giãn cách xã hội.
Áo đang làm gì
Áo là một trong các quốc gia châu u đầu tiên theo chân nước Ý láng giềng, áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hồi một tháng trước.
Chính phủ nói họ đã làm “đè phẳng” được biểu đồ các vụ lây nhiễm mới.
Cho đến nay, Áo báo cáo có khoảng 14 ngàn ca dương tính, với 368 ca tử vong.
Từ thứ Ba, các cửa hàng có diện tích dưới 400 mét vuông được phép mở trở lại, cùng với các cửa hàng bán đồ làm vườn.
Tuy nhiên, người dân buộc phải đeo khẩu trang khi đi siêu thị và hiệu thuốc, còn các nhà hàng, khách sạn có thể mở cửa từ giữa tháng Năm nếu như tình hình y tế cho phpes, Thủ tướng Áo nói.
Italy cho phép một số ít các cửa hàng mở cửa
Tại quốc gia đến nay đã có hơn 20 ngàn người tử vong do đại dịch, một số ít các cửa hàng, doanh nghiệp đã được phép mở lại.
Nhưng một số các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã quyết định giữ nguyên lệnh cấm.
Lombardy và các vùng khác ở miền bắc Italy sẽ duy trì lệnh phong tỏa them một thời gian.
Sau năm tuần phong tỏa, các hiệu sách, văn phòng phẩm và cửa hàng quần áo trẻ em nay được mở cửa trở lại, nhưng phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về số người được vào bên trong và tuân thủ yêu cầu vệ sinh.
Pháp gia hạn phong tỏa đến 11/5
Tổng thống Emmanuel Macron gia hạn lệnh phong tỏa thêm bốn tuần nữa, cho tới 11/5. Ông nói các lệnh hạn chế hiện thời đã làm chậm mức độ lây lan của virus, nhưng vẫn chưa đánh bại được nó.
Số ca tử vong hàng ngày tăng nhẹ, khiến Pháp nay có gần 15.000 người thiệt mạng do dịch bệnh.
“Ngày 11/5 sẽ là thời điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới,” ông Macron nói. “Sẽ có tiến triển, và các quy định sẽ được điều chỉnh tương ứng với kết quả chúng ta đã đạt được tới lúc đó.”
Ông nói các trường học sẽ từ từ mở trở lại sau khi thời gian gia hạn lệnh phong tỏa kết thúc, nhưng các nhà hàng sẽ vẫn đóng cửa, và sẽ không tổ chức lễ hội gì cho tới giữa tháng Bảy.
Ông nói các đối tượng dễ bị tổn thương nhất cần tiếp tục cách ly, kể cả sau khi các quy định đã được nới lỏng.
Một tòa án Pháp ra lệnh cho Amazon phải giới hạn các đơn giao hàng để chỉ phục vụ các mặt hàng thiết yếu, nhằm cho phép hãng dánh giá được mức rủi ro lây nhiễm của nhân viên, sau khi các nghiệp đoàn nói hãng đã không làm đủ mức để bảo vệ nhân viên.
Anh Quốc ‘cần có kế hoạch để thoát khỏi tình trạng phong tỏa’
Lãnh đạo đảng Lao động đối lập, Huân tướng Keir Starmer, đang thúc giục chính phủ trong tuần này phải công bố chiến lược chấm dứt phong tỏa.
Downing Street được trông đợi vào thứ Năm sẽ công bố việc có tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nữa hay không.
Nước Anh hiện đang trong tuần thứ tư áp lệnh phong tỏa, bắt đầu từ tối thứ Hai 23/3.
Chính phủ Anh nói rằng việc nói tới kế hoạch chấm dứt trước khi đạt tới đỉnh sẽ khiến công chúng bối rối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52284995

Thủ tướng Anh khốn đốn vì virus Vũ Hán,

các nghị sĩ kêu gọi tránh xa chính quyền Trung Quốc

Trương Thanh
Các chính khách Anh cho rằng xu hướng thân Trung Quốc của ông Boris Johnson đã tạo ra rủi ro lớn cho tương lai của Vương quốc Anh.
Ngay trước ngày nhậm chức Thủ tướng Anh (2/7/2019), ông Boris Johnson đã trả lời phỏng vấn của truyền hình Phoenix Hồng Kông rằng chính phủ của ông sẽ “thân Trung Quốc”. Ông cũng ủng hộ Sáng kiến Vành đai Con đường (Belt and Road Initiative) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà nhiều người nhìn nhận là phương tiện để Trung Quốc mở rộng quyền lực ở châu Âu.
Ngoài ra, ông Johnson còn cho biết ông dự định sẽ giữ cho Vương quốc Anh là “nền kinh tế cởi mở nhất châu Âu” trước các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Ngày 27/3/2020, ông Johnson công bố ông đã dương tính với virus Vũ Hán, trở thành lãnh đạo đầu tiên của các nước phương Tây bị nhiễm bệnh. Virus Vũ Hán lần đầu tiên được một nhóm chuyên gia y tế phát hiện tại Vũ Hán vào cuối năm 2019, nhưng ĐCSTQ đã bịt miệng những bác sĩ thổi còi (bác sĩ cảnh báo đầu tiên) này. Việc ĐCSTQ tiếp tục bưng bít và đưa tin sai lệch đã dẫn đến đại dịch trên toàn cầu, nên một số nhà quan sát gọi nó là “virus Trung Cộng” (CCP virus).
Một số Nghị sĩ của Anh đã tin rằng mối quan hệ thân thiết của ông Johnson với ĐCSTQ, kể cả sự ủng hộ của ông đối với Huawei (Hoa Vi), đã tạo ra rủi ro lớn cho tương lai của quốc gia. Nhiều người trong số họ đã lên tiếng vạch trần những dối trá của ĐCSTQ.
Bật đèn xanh cho Huawei
Ngày 28/1/2020, Hội đồng An ninh Vương quốc Anh (NSC), do ông Johnson đứng đầu, đã duyệt cho Huawei trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G cho Anh, mặc dù công ty này bị coi là “nhà cung cấp có độ rủi ro cao”.
Một số nghị sĩ Quốc hội đã bày tỏ quan ngại. Theo lời nghị sĩ Ducan Smith: “… chúng ta cần nghĩ về việc cho phép một công ty được Trung Quốc trợ vốn rất nhiều, mà nước này đã đề ra mục tiêu không
ngừng đánh cắp thông tin, cũng như công nghệ. Cho họ quyền tham gia vào lĩnh vực công nghệ vốn cực kỳ nhạy cảm của chúng ta, tôi cảm thấy làm vậy là hết sức kỳ quặc”.
Do có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, cũng như tình trạng đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, ngày 13/2/2020, Hoa Kỳ đã buộc tội Huawei và hai công ty con vì trục lợi từ nước Mỹ và âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ.
Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton cho biết quyết định của Anh “chẳng khác nào cho phép KGB (cơ quan tình báo của Liên xô cũ) xây dựng một mạng di động” ở Anh trong thời Chiến tranh Lạnh. Nghị sỹ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông viết trên Twitter ngày 9/2: “Chúng ta sẽ không bao giờ khiến Huawei trở nên ‘an toàn’ được. Nó phải rời khỏi mạng của Anh càng sớm càng tốt”.
Ông Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit, nhận định rằng hành động này có thể sẽ gây nguy hiểm cho các quốc gia khác, kể cả các nước trong liên minh tình báo Five Eyes (gồm có Anh, Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ).
Ông Duncan Smith và các thành viên Đảng Bảo thủ khác ở Quốc hội đã đề xuất một điều chỉnh để ông Johnson lên lộ trình loại bỏ Huawei ra khỏi mạng 5G. Tuy nhiên, ngày 10/3, Hạ viện đã bác bỏ đề xuất này.
Ngày 28/2, Politico cho hay, Huawei thường đưa ra ưu đãi cho các nước khi vấp phải lệnh cấm. Bài báo viết: “Công ty này đã đầu tư nhiều triệu Euro vào các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất ở các nước, bao gồm Hà Lan, Pháp, Đức, Anh, và Ba Lan trong năm vừa qua. Những khoản đầu tư này thường được đề xuất tại các cuộc họp khi các cán bộ điều hành của Huawei muốn đẩy lùi các biện pháp hạn chế việc sử dụng các thiết bị mạng 5G của công ty này”.
The Business Insider đăng ngày 24/9/2019, Huawei đã thành lập một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tại London. Công ty này dự định tăng số kỹ sư ở London lên 200 khi nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo liên quan đến thị giác máy tính.
Nhà bình luận Nicholas Kristof nhận định trên New York Times, ngày 3/4/2019 rằng: “Nếu một công ty như Huawei được yêu cầu hợp tác với các điệp viên An ninh Nhà nước Trung Quốc, thì các cán bộ điều hành của công ty đơn giản là không thể nói không”.
Mối quan hệ thân cận với ĐCSTQ
Trong một cuộc phỏng vấn với Phoenix TV, một kênh truyền thông thân ĐCSTQ ở Hồng Kông, Johnson nói ông rất ủng hộ Sáng kiến Vành đai Con đường. Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập đang làm (cho kế hoạch này)”.
Ông cũng cho hay Anh là quốc gia Tây phương đầu tiên tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc điều hành. Ông nói: “Đừng quên (chúng tôi là điểm đến) cởi mở nhất về đầu tư quốc tế, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc. Ví dụ, chúng tôi đã có các công ty Trung Quốc tham gia vào dự án Hinkley, một nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn”.
Tháng 4/2012, khi đang chạy đua trong chiến dịch tái tranh cử chức Thị trưởng London, ông Johnson đã lập một tài khoản trên Weibo, một kênh truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Ngay ngày đầu tiên sang thăm Trung Quốc với vai trò Thị trưởng London vào tháng 10/2013, ông đã cho ra mắt phiên bản tiếng Trung của trang web chính thức của chính quyền London.
Ngày 17/6/2019, dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-London ra mắt. Dự án này cho phép thị trường chứng khoán ở London và Thượng Hải phát hành, niêm yết và giao dịch chứng chỉ lưu ký trên thị trường chứng khoán của đối tác.
Mặc dù ông Johnson ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, nhưng những hành động kể trên đã tạo ra những món lợi tài chính khổng lồ cho chính quyền Trung Quốc.
Quan hệ đối tác với Trung Quốc sau Brexit
Mặc dù vẫn duy trì quan hệ với Hoa Kỳ sau Brexit, Vương quốc Anh cũng tăng cường quan hệ giao thương với Trung Quốc. Năm 2018, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Anh với kim ngạch xuất khẩu đạt 22,6 tỷ Bảng Anh, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư với giá trị nhập khẩu đạt 44,7 tỷ Bảng Anh.
Từ tháng 1 đến tháng 8/2019, các công ty Trung Quốc đã mua lại 15 doanh nghiệp Anh với tổng giá trị 8,3 tỷ USD, trong đó Công ty Tài chính Ant (Ant Financial, một công ty liên kết của Alibaba) mua World First (một công ty môi giới ngoại hối) vào tháng 2 và Hillhouse Capital mua lại Tập đoàn Loch Lomond vào tháng 6.
Một bài báo trên BBC ngày 13/11/2019 đưa tin việc nhà sản xuất thép Jingye của Trung Quốc mua lại Công ty British Steel với giá đấu thầu vượt qua các nhà thầu khác.
Tránh xa ĐCSTQ là lựa chọn khẩn cấp
Quan hệ thân thiết với ĐCSTQ gây nhiều rủi ro. “Vấn đề là: chúng ta muốn ở lại với các nước dân chủ phương Tây vốn luôn là đồng minh của chúng ta, hay chúng ta muốn vứt bỏ vị thế của mình vì ĐCSTQ?”, Nigel Farage viết trên Newsweek ngày 22/2/2020 về việc chấp thuận mạng 5G của Huawei trong bài báo có tiêu đề Không còn chỗ cho sự thỏa hiệp (There is no room for compromise).
Ông cho biết nhiều cựu công chức chính phủ giờ lại làm việc cho Huawei, còn nói: “Một sự thật khó chấp nhận là Trung Quốc đã mua và trả tiền cho doanh nghiệp Anh. Trợ giúp và tiếp tay cho Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh chính là ngành quan hệ công chúng (PR) có trụ sở tại London”.
Ông Stanley, cha của Boris Johnson đã có cuộc gặp 90 phút với Đại sứ Trung Quốc tại London Lưu Hiểu Minh vài tuần trước đó. Farage viết: “Johnson cha đã gửi email cho các quan chức Vương quốc Anh để nêu ra những lo lắng của Hiểu Minh về việc Boris, con trai ông, đã không đưa ra thông điệp thể hiện sự hỗ trợ cá nhân sau khi dịch virus corona bùng phát. Thông tin hấp dẫn này chỉ được công khai vì Johnson cha chẳng may cho BBC vào danh sách người nhận”, Farage còn nói thêm rằng anh trai và em trai của ông Boris cũng có mối quan hệ với Trung Quốc.
Khá nhiều quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ ở Anh đã bày tỏ quan ngại về sự thân mật của Johnson với ĐCSTQ.
Ngày 2/4/2020, Nghị sỹ David Alton đã đăng phản hồi của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sau khi các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ: “Các vụ bắt giữ ở Hồng Kông hôm qua đã gợi lại ký ức về chiến dịch ‘gõ cửa giữa đêm khuya’ và cuộc vây bắt những tiếng nói đối lập của NKVD/KGB, Đức Quốc xã (Gestapo)… Kiểu cách và thực tế của cuộc Cách mạng Văn hóa, cùng với chế độ chuyên chế, bất nhân của các quốc gia độc tài nên để lại trong lịch sử, chứ không nên được tái hiện ở Hồng Kông”.
Trước những tổn thất do virus Vũ Hán từ Trung Quốc, Nghị sỹ Duncan Smith cảnh báo không nên tiếp tục làm lợi cho ĐCSTQ. Ông có bài báo trên tờ Daily Mail ngày 28/3 gọi các dự án với Trung Quốc là Dự án Khấu đầu (Project Kow-Tow). Bài báo của ông có tiêu đề “Chúng ta không được khuất phục những kẻ chuyên quyền này nữa”.
Luật sư nhân quyền kiêm nhà báo Benedict Rogers viết trên Twitter như sau: “Tôi không bao giờ mong muốn đại dịch này xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng nếu có một điều tốt đẹp đến từ nó, đó là một lời cảnh tỉnh cho thế giới về sự nguy hiểm của ĐCSTQ. Muộn còn hơn không bao giờ, chúng ta phải thức dậy và chiến đấu mối đe dọa mà ĐCSTQ đặt ra cho nhân loại”.
Ông Luke de Pulford, nhà sáng lập Liên minh Ứng phó với Nạn diệt chủng, cũng ngồi trong Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh viết trong Twitter: “ĐCSTQ là thủ phạm lớn nhất duy nhất dựng lên chế độ nô lệ đương đại”.
Theo Minh Huệ Nét,
Trương Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-khon-don-vi-virus-vu-han-cac-nghi-si-keu-goi-tranh-xa-chinh-quyen-trung-quoc.html

Quá trình khôi phục Nhà Thờ Đức Bà Notre Dame

 bị đình trệ do lệnh phong tỏa tại Pháp

Tin từ Paris, Pháp – Vào ngày 15 tháng 4 một năm trước đây, cả thế giới sững sờ trước cảnh nhà thờ Đức Bà Notre Dame bị một đám cháy tàn phá. Sau vụ hỏa hoạn, phần mái và gác chuông của nhà thờ bị thiêu rụi.
Sau đó, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứa hẹn sẽ nỗ lực để khôi phục lại di sản này trong vòng 5 năm, và quá trình dự kiến được hoàn tất đúng thời điểm Thế vận hội Paris năm 2024. Tuy nhiên, việc nước Pháp phong tỏa để chống lại đại dịch coronavirus đã khiến quá trình khôi phục tại địa điểm này buộc phải đình chỉ hoàn toàn. Điều này khiến cho mục tiêu đề ra khó thực hiện hơn trước đây.
Theo hãng thông tấn AFP đưa tin, việc khôi phục nhà thờ đã bị trì hoãn trong nhiều tháng liền do phải thực hiện những nỗ lực khử nhiễm, sau khi hơn 300 tấn chì từ phần mái tan chảy trong vụ hỏa hoạn. Do đó, khu vực này bị bao phủ bởi các hạt độc hại được chứng minh là khó có thể loại bỏ được. Bên cạnh đó, các nhà chức trách đã phải dừng quá trình khôi phục nhiều lần trong mùa đông khi sức gió vượt quá 40 km/ giờ.
Hiện tại, các công nhân vẫn chưa gỡ bỏ được mạng lưới các ống kim loại lẫn vào nhau sau vụ hỏa hoạn. Sau khi phần việc này hoàn thành, họ mới có thể đưa một phần mái tạm thời lên để bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật vô giá của nhà thờ khỏi mưa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/qua-trinh-khoi-phuc-nha-tho-duc-ba-notre-dame-bi-dinh-tre-do-lenh-phong-toa-tai-phap/

Virus corona gây sốt quan hệ Pháp-Trung Quốc

Tú Anh
Bộ Ngoại Giao Pháp, trong thông báo chiều 14/04/20120, cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Paris, trong ngày hôm đó, để bày tỏ thái độ bất bình của Pháp về những lời công kích các biện pháp của phương Tây chống đại dịch Covid-19, mà sứ quán Trung Quốc loan truyền trong những ngày gần đây.
Do tình hình phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19, ngôn từ ngoại giao « triệu mời » được thể hiện qua việc đại diện bộ Ngoại Giao Pháp gọi điện chất vấn và bày tỏ thái độ phản đối trực tiếp với đại sứ Trung Quốc.
Trong thông cáo nói trên, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian tuyên bố như sau: Tôi đã cho ông đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã (Lu Shaye) biết một cách rõ ràng là tôi không chấp nhận một số bình luận gần đây, một số quan điểm công khai của các đại diện của sứ quán Trung Quốc không phù hợp với mối quan hệ  tốt đẹp giữa hai nước.
Theo AFP, ngoại trưởng Pháp muốn ám chỉ chiến thuật “giải tỏa mặc cảm” của Bắc Kinh do sứ quán Trung Quốc tại Paris tiến hành, quảng cáo cho “thành tích” của chính quyền Hoa lục chiến thắng Covid-19 và cùng lúc chỉ trích các nước Tây phương quản lý kém.
Cụ thể, trang mạng của sứ quán Trung Quốc hôm Chủ Nhật công bố một bài bình luận dài “Trả lại sự thật bị bóp méo – Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Paris”, với nội dung lên án Tây phương “chê trách Trung Quốc một cách bất công”. Washington  bị chỉ trích cách chức hạm trưởng hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt trong vụ thủy thủ bị nhiễm siêu vi Corona. Không chứng cớ, bài bình luận lên án nhân viên điều hành và y tế Pháp bỏ rơi các nhà dưỡng lão, để cho người già chết vì siêu vi Corona trong đói lạnh…
Sứ quán Trung Quốc cũng chỉ trích Đài Loan và 80 dân biểu Pháp ra thông cáo chung “sỉ vả” tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, người  Ethiopia là “lọ nồi”.
Sụ thật không phải như Trung Quốc vu cáo. Theo dẫn chứng của AFP, trang “Diễn đàn” của tuần báo l’OBS (Người quan sát) có đăng nguyên văn bức thư này, trong đó các dân biểu Pháp và Đài Loan than phiền là cho đến nay Đài Loan vẫn bị Tổ Chức Y Tế Thế Giới khai trừ, nhung hoàn toàn không có một lời nào “lăng mạ” tổng giám đốc người Ethiopia.
Trước thái độ chỉ trích không chứng cớ, làm gia tăng căng thẳng của sứ quán Trung Quốc, ngoại trưởng Pháp khuyến cáo là trong bối cảnh đại dịch lan khắp các châu lục và tác hại kinh tế địa cầu, thì  không nên đưa ra những lời gây tranh cãi vô bổ. Nước Pháp nỗ lực vận động cho tinh thần liên đới và hợp tác quốc tế. Theo giới quan sát, Paris muốn Bắc Kinh góp phần xóa nợ cho châu Phi trong bối cảnh đại dịch.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200415-virus-corona-g%C3%A2y-s%E1%BB%91t-quan-h%E1%BB%87-ph%C3%A1p-trung-qu%E1%BB%91c

Ngoại giao Trung Quốc

lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt

Thụy My
Một sự kiện khá hiếm hoi vừa diễn ra : đại sứ Trung Quốc tại Paris được bộ Ngoại Giao Pháp triệu mời để phản đối về những tuyên bố vô căn cứ.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao công bố vào tối thứ Ba 14/04/2020 chỉ tiết lộ thông tin chính ở những dòng cuối. Theo Le Monde, ông Lô Sa Dã (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã được triệu mời vào buổi sáng. Cụ thể là ông ta bị chánh văn phòng bộ Ngoại Giao, François Delattre chất vấn qua điện thoại, trong tình hình phong tỏa vì dịch bệnh.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phản đối việc đăng tải một loạt những bài viết nặc danh mang tính xuyên tạc trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris. Thông cáo viết : « Một số quan điểm công khai mới đây của các đại diện Trung Quốc tại Pháp không phù hợp với tính chất mối quan
hệ song phương giữa hai nước ». Một cách nói lịch sự để cho rằng đây là quan điểm cá nhân của một số đại diện Trung Quốc, nhằm không làm mất mặt Bắc Kinh.
Tin « vịt cồ » trên trang web ngoại giao
Trong bài viết mới nhất đề ngày 12/4, một nhà ngoại giao Trung Quốc không ký tên, dùng những từ ngữ thô bạo trả đũa người Mỹ và châu Âu, do phương Tây đã phê phán Trung Quốc về việc xử lý dịch bệnh. Người này viết : « Những người cao tuổi ở các viện dưỡng lão bị yêu cầu ký xác nhận ‘không muốn chữa trị khẩn cấp’, nhân viên EHPAD không thực hiện chức trách, đồng loạt bỏ vị trí, để mặc cho những người già chết vì đói và bệnh tật ».
Tuy không nói ở nước nào, nhưng « EHPAD » là từ viết tắt của « Établissement d’hébergement pour personnes âgées dépendantes » (Cơ sở lưu trú cho người cao tuổi không thể tự sinh hoạt độc lập), tức viện dưỡng lão ở Pháp. Le Monde sau khi kiểm tra cho biết nguồn tin được đại sứ quán Trung Quốc lấy từ một bài báo trên tờ Ouest-France nói về…Tây Ban Nha.
Tác giả còn viết thêm : « OMS (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) bị các nước phương Tây hạch tội, một số còn tấn công trực diện vào tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Chính quyền Đài Loan với sự ủng hộ của 80 nghị sĩ Pháp đồng ký tên trong một tuyên bố, thậm chí còn dùng từ ‘nègre’ (tạm dịch : tên da đen) để chỉ ông. Tôi không hiểu nổi những gì đã diễn ra trong đầu tất cả những đại biểu Pháp này ».
Vấn đề là lời kêu gọi cho Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới được L’Obs đăng tải ngày 31/3, không hề nhắc đến tổng giám đốc WHO. Người ta tìm đỏ mắt chẳng thấy chữ « tên da đen » ở đâu !
« Quan sát của một nhà ngoại giao » diều hâu
Trước khi đến Pháp vào mùa hè 2019, Lô Sa Dã đã nổi tiếng là « diều hâu » khi tùng sự tại Canada. Paris từng phàn nàn về một số tuyên bố sai lạc của ông ta liên quan đến Hoa Vi (Huawei). Từ đó đến nay, ông Lô Sa Dã thường xuyên đăng bài dưới tựa đề « Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc đương chức ở Paris ».
Nhiều chuyên gia đã phẫn nộ viết trên Twitter đòi hỏi Nhà nước Pháp phải có phản ứng chính thức.
Bộ Ngoại Giao Pháp đứng trước thế lưỡng nan. Nếu công khai phản đối, sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến việc mua hàng tỉ khẩu trang của Trung Quốc mà Pháp đang hết sức cần. Vai trò của Bắc Kinh cũng mang tính quyết định trong một vấn đề lớn khác đối với Paris, đó là xóa hoặc giảm một phần nợ cho các nước châu Phi. Vấn đề này được thảo luận nhiều lần trong các cuộc họp tại văn phòng ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian.
Tuy nhiên không lẽ để yên cho đại sứ quán Trung Quốc tự tung tự tác ? Trang web của một cơ quan đại diện ngoại giao nhưng lại đầy những bài viết hung hăng, độc hại, bất chấp sự thật nhằm trốn tránh trách nhiệm của Bắc Kinh để xảy ra đại dịch.
Lô Sa Dã không phải là nhà ngoại giao duy nhất của Trung Quốc thích bóp méo sự kiện.
Thi nhau tấn công phương Tây để được thăng tiến
Trong bài « Trung Quốc muốn các nhà ngoại giao có tinh thần chiến đấu cao hơn », South China Morning Post ngày 12/04/2020 nhận xét, sự trỗi dậy của các « chiến binh sói » cho thấy đường lối ngày càng hung hăng để quảng bá chủ trương của đảng. Tờ báo cho rằng việc này có thể gây tổn hại cho hình ảnh Trung Quốc, tuy bản thân những « chiến binh » này được thăng tiến.
Một thời gian ngắn trước khi được thăng chức vụ trưởng vụ Thông Tin bộ Ngoại Giao vào năm ngoái, Hoa Xuân Oánh than phiền các nhà ngoại giao Trung Quốc « thiếu tinh thần chiến đấu » trong việc xúc tiến các luận điệu của Bắc Kinh.
Bà ta nhìn nhận rằng Trung Quốc vất vả khi phổ biến thông điệp của mình, trong lúc sự kình địch với Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc hơn, và tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đang bị giám sát. Nhưng đối với Hoa Xuân Oánh, người vừa hoàn tất một khóa huấn luyện về chính sách đối nội và đối ngoại của chủ tịch Tập Cận Bình tại Trường Đảng trung ương, lỗi một phần ở việc ngồi yên không hành động của các nhà ngoại giao.
Được đăng ngay trang đầu của Học Tập Thời Báo (Study Times), tờ báo của Trường Đảng vào tháng Bảy, những phê phán của bà phản ánh một thông điệp quan trọng, mà các nhà lãnh đạo vẫn lặp đi lặp lại từ đầu năm ngoái, rằng cán bộ đảng cộng sản phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài, vượt qua các khó khăn. Cuộc khủng hoảng virus corona đương nhiên là một trong thử thách.
Đồng nghiệp của Hoa Xuân Oánh là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tháng trước đã gây bão trong giới ngoại giao khi công khai nêu ra thuyết âm mưu, theo đó quân đội Mỹ đã làm lây lan con virus corona cho Vũ Hán.
Từ một năm qua, các nhà quan sát đã ghi nhận hiện tượng những nhà ngoại giao Trung Quốc trên toàn thế giới đổ xô vào các mạng xã hội như Twitter – vốn bị cấm đoán ở Hoa lục – để quảng bá các quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và với đại dịch Covid-19, họ lại càng hung hăng hơn, để bác bỏ mọi chỉ trích về cung cách xử lý nạn dịch của Bắc Kinh.
Gậy ông sẽ đập lưng ông
South China Morning Post nhắc lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) và người tiền nhiệm Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) luôn tỏ ra cứng rắn mỗi khi Bắc Kinh bị chỉ trích về vấn đề Biển Đông, Hoa Vi, Tân Cương và Hồng Kông.
Người ta không quên câu nói ngạo mạn của Dương Khiết Trì trong hội nghị ASEAN năm 2010 tại Hà Nội, để đáp trả phát biểu của bà Hillary Clinton về tự do hàng hải trên Biển Đông : « Trung Quốc là nước lớn còn các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế ! ». Còn Hoa Xuân Oánh mới đây nói rằng « tuy tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố tránh nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn đâm vào » - một tuyên bố khá hài hước đối với các nhà quan sát.
Nhà nghiên cứu Tôn Vận (Yun Sun) của Stimson Center ở Washington nhận xét : « Rõ ràng là các tuyên bố đầy khiêu khích, kể cả việc nêu ra thuyết âm mưu – quy cho Mỹ phát tán virus ở Trung Quốc, đã được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh bật đèn xanh ».
Giáo sư Triệu Thông (Zhao Tong), trung tâm Carnegie-Thanh Hoa cảnh báo, các nhà ngoại giao cấp cao « cần biết rằng họ sẽ phá hủy hình ảnh trên trường quốc tế của Trung Quốc, hơn bất kỳ người ngoại quốc nào ».
Các nhà phân tích cho rằng hiện tượng những « chiến binh sói » thượng đài đánh dấu một sự thay đổi trong quan hệ của Bắc Kinh với thế giới. Quyền lực tập trung trong tay Tập Cận Bình, những tiếng nói ôn hòa bị gạt ra ngoài, theo mô tả của giáo sư Triệu Thông là « một chu trình tự củng cố giữa một nhà lãnh đạo tự đắc và các cố vấn chính sách quyết đoán ».
Tương tự, chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhấn mạnh, những « chiến binh sói » này đang đi ngược lại nguyên tắc ngoại giao, không có lợi cho Trung Quốc, không giúp Bắc Kinh có được bạn bè trên thế giới. Ông bày tỏ sự thất vọng khi các nhà ngoại giao này đặt sự nghiệp cá nhân lên trên, gây tổn hại nghiêm trọng cho hình ảnh Trung Quốc trên toàn cầu.
Hành động đáng xấu hổ
Chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược khi trả lời phỏng vấn trên trang Atlantico ngày 14/04/2020 nhận định, bài viết của đại sứ quán Trung Quốc ngày 12/4 là một việc « đáng xấu hổ ».
Ông kể ra : « Họ loan tin đồn, bóp méo thông tin, sỉ nhục tất cả từ nghị sĩ, nhà báo, cho đến nhà nghiên cứu. Đây không phải là lần đầu tiên. Cách đây vài tuần, tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc còn ‘like’ một bài khẳng định ‘’đài BFM và truyền thông phát-xít tuyên truyền cho tính thượng đẳng da trắng’’. Nhưng bài viết lần này đã vượt qua một cái ngưỡng đáng ngại ».
Từ những sự kiện tưởng tượng ở viện dưỡng lão, những tuyên bố « virus chỉ tấn công người da vàng » được sáng tác và gán vào miệng các nhà lãnh đạo Âu-Mỹ, cho đến từ ngữ kỳ thị chủng tộc tự đặt ra…Nếu không phản ứng, coi như khuyến khích Trung Quốc tiếp tục chính sách bôi nhọ công khai.
Không thể dung túng cho thái độ ngang ngược của Bắc Kinh
Các phát biểu hung hăng, những lời vu khống từ nhiều năm qua vẫn được đảng Cộng Sản Trung Quốc tung ra nhưng nhiều người ở châu Âu không chú ý, vì chủ yếu nhắm vào các nước láng giềng châu Á. Tuy nhiên từ nhiều tuần qua, Bắc Kinh lao vào một chiến dịch bóp méo thông tin với quy mô chưa từng thấy, nhằm khỏa lấp trách nhiệm trong đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, khoa trương mô hình cai trị của Trung Quốc đồng thời hạ uy tín các chế độ dân chủ.
Theo ông Bondaz, sự im lặng của chính giới, đặc biệt là các dân biểu, nghị sĩ thuộc nhóm hữu nghị Pháp-Trung, rất đáng kinh ngạc. Quốc Hội Mỹ năm 2000 đã thành lập một ủy ban phụ trách việc xem xét quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Quốc, đây là sáng kiến mà Pháp cần theo chân. Các nhà báo và nhà nghiên cứu cũng cần đóng vai trò quan trọng – không phải do bị tấn công trực tiếp, mà phải giúp cho quần chúng ý thức rằng thái độ ngang ngược của Bắc Kinh là không thể chấp nhận được.
Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz kết luận, hợp tác với Trung Quốc là cần thiết – nhưng qua việc bảo vệ các nguyên tắc của mình, tỏ rõ những bất đồng, tố cáo những tuyên bố quá khích – đặc biệt là từ miệng các nhà ngoại giao Trung Quốc trên đất Pháp.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200415-ngo%E1%BA%A1i-giao-trung-qu%E1%BB%91c-l%C3%A3nh-%C4%91%C3%B2n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p-do-tung-tin-v%E1%BB%8Bt

TT Macron trên đài RFI :

Gia hạn nợ cho châu Phi là « tối cần thiết »

Minh Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho đài RFI ngày 14/04/2020, kêu gọi các nước khối G20 nên hoãn kỳ hạn trả nợ cho các nước châu Phi trong khi chờ đợi một quyết định đi đến xóa nợ hoàn toàn.
Trong vòng gần 30 phút, nguyên thủ Pháp lần lượt trả lời các câu hỏi của RFI liên quan đến các vấn đề : Y Tế, Tài Chính, Quân Sự … tại châu Phi trong bối cảnh dịch virus corona bắt đầu lan sang châu lục.
Trả lời câu hỏi vì sao ông đặc biệt quan tâm đến châu lục đen này, chủ nhân điện Elysée nhấn mạnh cuộc chiến chống Covid-19 là một cuộc chiến « bất bình đẳng ». Ông nói : « Chúng ta đã thấy là để đối phó với con virus này, những nước phát triển nhất, có hệ thống y tế tốt nhất như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc … đã gặp khó khăn cùng cực như thế nào. Nếu chúng ta nhìn kỹ tình hình tại châu Phi, trên các phương diện y tế, kinh tế, khí hậu, rõ ràng là chúng ta cần phải có tình liên đới với châu lục ».
Tổng thống Pháp cho rằng, trong cuộc họp ngày hôm nay 15/4 với lãnh đạo các nước thuộc khối G20, trong ngắn hạn, các chủ nợ lớn trên thế giới nên gia hạn nợ cho châu Phi vào lúc dịch virus corona đe dọa hệ thống y tế yếu kém tại những nước nghèo nhất. Ông Macron khẳng định « trong giai đoạn khủng hoảng, cần phải để cho nền kinh tế châu Phi có sức (…). Đây là một bước đi tối cần thiết. »
Vẫn theo nguyên thủ Pháp, trong dài hạn, các nước nên nghĩ đến việc xóa nợ cho châu Phi, bởi vì theo ông, « mỗi năm, một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu thương mại dùng để trả nợ. Và người ta đã làm cho vấn đề này thêm trầm trọng những năm gần đây ! »
Do vậy, theo nguyên thủ Pháp, quốc tế không chỉ phải giúp châu Phi « tăng cường khả năng đối phó với cú sốc dịch tễ mà còn phải giúp đỡ châu lục này trong cả lĩnh vực kinh tế ».
Điểm đáng chú ý cuối cùng trong cuộc phỏng vấn hôm qua, ngoài việc kêu gọi huy động tất cả các định chế quốc tế và các quỹ tư nhân để nhanh chóng tìm ra các liệu pháp chữa trị và vac-xin chống Covid-19, nguyên thủ Pháp mong muốn trong những ngày sắp tới có một cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc giữa 5 thành viên thường trực về lệnh hưu chiến toàn cầu. Ông nêu rõ hiện chỉ còn chờ câu trả lời từ phía Nga.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200415-tt-macron-tr%C3%AAn-%C4%91%C3%A0i-rfi-gia-h%E1%BA%A1n-n%E1%BB%A3-cho-ch%C3%A2u-phi-l%C3%A0-t%E1%BB%91i-c%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt

Covid-19 : Pháp vượt ngưỡng 15.000 người chết

Thanh Hà
Thêm 762 người chết tại Pháp vì Covid-19 trong ngày 14/04/2020. Đây là thiệt hại nhân mạng nặng nhất từ đầu mùa dịch hồi đầu tháng 3/2020. Pháp trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới vượt ngưỡng đáng buồn với hơn 15.000 ca tử vong vì virus corona. Trong số nay có hơn 5.000 người cao tuổi qua đời tại các viện dưỡng lão.
Giáo sư Jérôme Salomon, tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp trong cuộc họp báo thường nhật tổng kết tới nay trên toàn quốc có 15.729 người chết vì Covid-19  trong bệnh viện và các viện dưỡng lão, các trung tâm y tế. Con số này không bao hàm những trường hợp bệnh nhân qua đời tại nhà riêng.
Ngoài ra tính đến tối qua vẫn còn 6.730 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Có một chút hy vọng đó là số người phải được đưa vào khoa điều trị đặc biệt tiếp tục giảm so với những ngày trước.
Trong suốt ngày hôm qua, thủ tướng Edouard Philippe cùng các bộ liên quan như bộ Y Tế, Nội Vụ, Lao Động, Giáo Dục liên tục họp bàn để chuẩn bị tháo gỡ từng bước lệnh phong tỏa vào ngày 11/05/2020. Áp lực đối với thủ tướng Pháp ngày càng lớn trong bối cảnh tranh cãi gia tăng về quyết định được tổng thống Macron thông báo “từng bước mở cửa lại các trường học”. Bộ trưởng Y Tế cho biết hiện tại Pháp thực hiện 150.000 cuộc xét nghiệm về virus corona mỗi tuần, chính phủ đang hướng tới mục tiêu 200.000 cuộc xét nghiệm mỗi tuần”. Các đối tượng được nhắm tới là những người có triệu chứng Covid -19 , nhân viên y tế và những người có liên hệ với bệnh nhân Covid-19. Nhưng khác với Hàn Quốc, trước mắt, Pháp loại trừ khả năng xét nghiệm cho toàn dân.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200415-covid-19-ph%C3%A1p-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-15-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt

Kazakhstan triệu tập đại sứ Trung Quốc

để phản đối bài báo

Bộ Ngoại giao Kazakhstan hôm 14/5 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một bài báo nói rằng nước này muốn trở thành một phần của Trung Quốc, theo Reuters.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Kazakhstan nói rằng bài báo có tựa đề “Tại sao Kazakhstan nóng lòng trở lại Trung Quốc”, đăng trên trang web tư nhân của Trung Quốc là dohu.com, “trái với tinh thần đối tác chiến lược toàn diện lâu dài” giữa hai nước.
Theo Reuters, việc triệu tập này là một động thái bất thường vì hai nước láng giềng này thường tránh chỉ trích lẫn nhau.
Trong một tuyên bố gửi cho Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng bài báo không phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc, đồng thời nói rằng quan hệ hữu nghị giữa hai nước sẽ không bị lay chuyển bởi bất kỳ vấn đề nào.
Tin cho hay, Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn ở Kazakhstan và cũng là một thị trường xuất khẩu chính của quốc gia Trung Á nhiều dầu mỏ và khoáng sản này.
https://www.voatiengviet.com/a/kazakhstan-tri%E1%BB%87u-t%E1%BA%ADp-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%83-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-b%C3%A0i-b%C3%A1o/5373214.html

ASEAN mở hội nghị đặc biệt về coronavirus

Tin Hà Nội, Việt Nam – Các lãnh đạo Đông Nam Á đã có cuộc họp qua mạng vào thứ Ba, 14 tháng 4, nhằm thảo luận về việc hợp tác đối phó Covid-19 và các ảnh hưởng kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên, với việc 10 nước Asean có vẻ không quan tâm nhiều tới chủ nghĩa đa phương và sự phức tạp của việc ban hành các quy định y tế xuyên biên giới, giới quan sát cho rằng các lời lẽ khoa trương của các lãnh đạo Asean khó có thể chuyển thành hành động trong tương lai gần.
Một trong các đề nghị nhận được nhiều ủng hộ trong cuộc họp đặc biệt của Asean là việc thành lập một quỹ khẩn cấp, có thể dùng để hỗ trợ các nước đang cần mua thiết bị y tế. Thương mại cũng là mối quan tâm hàng đầu của Asean, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước đang trì trệ vì các lệnh phong tỏa.
Philippines hiện là nước có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất tại Đông Nam Á, theo sau là Indonesia, Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Các lãnh đạo Asean đã tổ chức 2 cuộc họp, bao gồm cuộc họp vào buổi sáng chỉ có các thành viên trong nhóm, và cuộc họp buổi chiều có tên là Asean + 3, với thêm các khách mời là Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in.
Trong cuộc họp giành riêng cho Asean, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng mạng lưới thương mại cần phải được mở cửa, do quốc gia của ông đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung.
Thủ Tướng Lý Hiển Long của Singapore cũng nhắc nhở rằng hiện tại, không có nước Đông Nam Á nào có thể tự chủ về nguồn cung lương thực và thiết bị y tế. Do đó, các nước không nên đóng cửa biên giới, vì việc này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của mọi nước và làm tồi tệ thêm tình trạng thất nghiệp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/asean-mo-hoi-nghi-dac-biet-ve-coronavirus/

Đài Loan, Hoa Đông và Biển Đông: Ba khu vực

đang diễn ra những đối kháng giữa TQ và Mỹ

Trong những diễn biến trên thực địa, Trung Quốc và Mỹ đang liên tục có những hoạt động được cho là nhằm đối kháng với nhau, trong đó Bắc Kinh là bên đang có những “yêu sách” chủ quyền phi pháp và ý đồ bành trướng ảnh hưởng ra toàn khu vực.
Mỹ điều khu trục hạm đi qua eo biển Đài Loan
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, Mỹ đã điều tàu khu trục mang tên lửa USS Barry thuộc lớp Arleigh Burke đi qua eo biển Đài Loan sáng 10/4. “USS Barry được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7, nhằm hỗ trợ an ninh và bảo đảm ổn định trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Hạm đội 7 viết trên Facebook hôm 11/4. Cơ quan quốc phòng của Đài Loan cho biết, họ đang theo dõi hoạt động tàu chiến Mỹ di chuyển về vùng biển phía Nam của hòn đảo. Theo thông tin từ cơ quan này, khu trục hạm của Mỹ đang thực hiện “nhiệm vụ bình thường”. Trước đó, tại khu vực Thái Bình Dương, quân đội Mỹ triển khai các hàng không mẫu hạm và nhiều khí tài khác, nhằm thách thức các yêu sách lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc và bảo vệ an ninh hàng hải trong khu vực. Lần gần đây nhất vào hôm 25/3, tàu chiến USS McCampbell của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, trong bối cảnh Trung Quốc tập trận nhiều lần tại khu vực này.
TQ tập trận không quân ở vùng biển Đài Loan và biển Hoa Đông
Cung trong ngày 10/4, Đài Loan cho biết, các máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc tiếp tục thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biển phía Tây Nam của hòn đảo này. “Không quân Đài Loan theo dõi sát sao cuộc tập trận của Trung Quốc”, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết thêm. Theo Đài Bắc, động thái mới đây của Bắc Kinh chỉ rõ các hoạt động quân sự của nước này vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực và hầu như không bị hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trước đó, Trung Quốc đã điều các tàu tên lửa Type 22 tới biển Hoa Đông để tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 4 ngày cuối tháng 3 vừa qua. Cuộc tập trận nhằm mục đích tăng cường “kỹ năng chiến đấu bờ biển” cho các tàu chiến. Các diễn tập cũng liên quan đến các hoạt động chống mìn, kiểm soát thiệt hại và cứu hộ. Các tàu tên lửa Type 22 được thiết kế tận dụng tối đa khả năng tàng hình và tốc độ để vượt qua các mục tiêu lớn như tàu sân bay, vốn là biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Mỹ.
http://biendong.net/bien-dong/34114-dai-loan-hoa-dong-va-bien-dong-ba-khu-vuc-dang-dien-ra-nhung-doi-khang-giua-tq-va-my.html

Tổ chức bảo vệ sông Mekong

kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin

Các tổ chức hoạt động để bảo vệ sông Mekong đã kêu gọi Trung Quốc minh bạch và hợp tác hơn sau khi một phúc trình nói rằng các đập thủy điện của Trung Quốc năm ngoái giữ nước trong thời kỳ hạn hạn nặng tại các nước ở hạ nguồn, theo Reuters.
Tin cho hay, Trung Quốc đã bác bỏ kết quả nghiên cứu của một dự án do chính phủ Mỹ tài trợ, và nói rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực hết sức để bảo đảm việc xả nước hợp lý xuống các nước ở hạ nguồn, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Nghiên cứu do công ty Eyes on Earth thực hiện nói rằng theo dữ liệu vệ tinh, 11 đập thủy điện của Trung Quốc đã giữ nước khi Trung Quốc có mức nước cao hơn so với mức trung bình, giữa lúc mức nước ở hạ nguồn ở mức thấp nhất trong vòng hơn 50 năm qua.
Ủy ban Sông Mekong, một tổ chức liên chính phủ, vốn làm việc với các chính phủ Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở hạ nguồn sông Mekong, nói rằng nghiên cứu không chứng minh rằng việc giữ nước gây ra hạn hán.
Tuy nhiên, theo Reuters, ban thư ký của tổ chức này nói đang mưu tìm thêm thông tin từ Trung Quốc cũng như thêm mối quan hệ công việc chính thức với Bắc Kinh.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-s%C3%B4ng-mekong-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-trung-qu%E1%BB%91c-minh-b%E1%BA%A1ch-th%C3%B4ng-tin/5373189.html

Hàn Quốc:  Bầu Quốc Hội

trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tú Anh
Bầu cử Quốc Hội Hàn Quốc, ngày 15/04/2020, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế. Cuộc bỏ phiếu hôm nay còn được xem là một cuộc trưng cầu dân ý đối với tổng thống Moon Jae In.
Theo Ủy Ban Bầu Cử Hàn Quốc, vào lúc 17 giờ, tức một giờ trước khi cuộc bầu cử kết thúc, tỉ lệ người đi bầu đạt hơn 62% số cử tri đăng ký, mức kỷ lục kể từ năm 2000. Tổng cộng hơn 44 triệu người Hàn Quốc ghi danh bầu cử.
Về tình hình dịch bệnh, trong ba ngày liên tiếp, số bệnh nhân mới tại Hàn Quốc tăng dưới 30 người. Đây được coi là một tín hiệu tốt cho đảng Dân Chủ Đồng Hành (đảng Minju) của tổng thống Moon Jae In.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường thuật:
”Trước địa điểm bỏ phiếu tại một khu ngoại ô Seoul, cử tri xếp hàng dài, đeo khẩu trang bắt buộc, kiên nhẫn chờ đến phiên mình đo thân nhiệt. Những người không bị sốt tiếp tục đi tới vào phòng phiếu. Bước vào cửa, là một loạt thủ tục: sau khi rửa tay bằng cồn, cử tri được phát cho một đôi găng tay, sau đó tháo khẩu trang trong 3 giây đồng hồ để kiểm chứng ảnh căn cước.
Những người bị sốt cũng được bỏ phiếu trong một phòng dành riêng, có máy quạt thông thoáng không khí và khử trùng mỗi cử tri. 
Những người trong thời gian cách ly, nếu không có triệu chứng ho sốt, cũng được đi bầu, với điều kiện không được dùng phương tiện chuyên chở công cộng, và phải chờ sau giờ bỏ phiếu chính thức kết thúc. 
Bầu cử Quốc Hội khóa này còn mang ý nghĩa như một cuộc trưng cầu dân ý về chính sách chống dịch của chính phủ. Trước khi xảy ra khủng hoảng dịch Covid-19, công luận Hàn Quốc cực lực chỉ trích Moon Jae In, vì đường lối kinh tế của tổng thống và những  tai tiếng trong giới thân cận của ông.
Tuy nhiên, nhờ vào thành quả ngoạn mục ngăn chận Covid-19, mà uy tín của tổng thống trong công luận lên trở lại như diều gặp gió”.
Yonhap cho hay, theo một thăm dò sơ bộ bên ngoài các phòng phiếu, đảng cầm quyền của tổng thống Moon Jae In có thể giành được đa số ghế tại Quốc Hội.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200415-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%A7u-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-trong-b%E1%BB%91i-c%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Đài Loan tặng 80.000 khẩu trang

cho các đồng minh Thái Bình Dương

Hải Lam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Từ Tư Kiệm (Hsu Szu-chien) ngày 15/4 thông báo, hòn đảo này đã gửi 80.000 khẩu trang phẫu thuật cho 4 đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương.
Taiwan News cho biết, bốn quốc gia nhận được viện trợ của chính phủ Đài Bắc là Palau, Quần đảo Marshall, Nauru và Tuvalu. Các quốc gia này có diện tích nhỏ và tới nay chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 nào.
Ngoài khẩu trang phẫu thuật, Đài Loan còn quyên tặng các bộ xét nghiệm virus, camera đo nhiệt hồng ngoại cho các đồng minh ở Thái Bình Dương. Thứ trưởng Từ cho biết trong buổi lễ trao tặng diễn ra ở Đài Bắc hôm 15/4, trong tương lai Đài Loan sẽ tiếp tục quyên tặng vật tư y tế và thực hiện các viện trợ khác dựa trên nhu cầu của các nước đồng minh.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hồi đầu tháng này cho biết, được thực hiện theo tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan can help), hòn đảo cam kết quyên góp tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có 1 triệu khẩu trang cho các đồng minh ngoại giao.
Thứ trưởng Từ cho hay, “Đài Loan có thể giúp đỡ” không chỉ là một khẩu hiệu mà là một chiến dịch đang được thực hiện. “Đài Loan có thể giúp đỡ và Đài Loan đang giúp đỡ”, ông Từ nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp phát biểu: “Buổi lễ trao tặng hôm nay một lần nữa cho thấy Đài Loan đang có những hành động cụ thể không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Đài Loan mà còn góp phần vào những nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát dịch Covid-19”.
Reuters cho biết, Bắc Kinh gần đây đã tăng cường thúc đẩy ngoại giao ở khu vực Thái Bình Dương, cam kết viện trợ vật tư y tế.
“Chúng tôi là một quốc gia rất nhỏ, chúng tôi nhận thấy hợp tác với Đài Loan dễ dàng hơn so với Trung Quốc đại lục”, bà Neijon Edwards, đại sứ Quần đảo Marshall tại Đài Loan nói với Reuters.
“Trung Quốc quá hống hách”, bà nói thêm.
Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ các nước đang phát triển, trong đó có cả các quốc gia ở Thái Bình Dương bằng các khoản vay. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các khoản vay của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia này rơi vào bẫy nợ.
“Các khoản nợ là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn khu vực”, đại sứ Nauru Jarden Kephas nói với Reuters.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-tang-80-000-khau-trang-cho-cac-dong-minh-thai-binh-duong.html

Đài Loan công bố bức thư từ tháng 12 cho thấy

WHO phớt lờ cảnh báo của hòn đảo về Covid-19

Hải Lam
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phải hứng chỉ trích sau khi Đài Loan công bố nội dung của một email gửi WHO từ tháng 12 để hỏi về sự lây lan từ người sang người của COVID-19. Tuy nhiên, WHO đã phớt lờ và từ chối cung cấp thông tin đầy đủ gây khó khăn cho hòn đảo trong công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh.
Fox News đưa tin, Đài Loan đang cáo buộc WHO cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng và sự lây lan của nCov để làm hài lòng Trung Quốc, ngay cả sau khi hòn đảo đã cảnh báo có ít nhất 7 trường hợp mắc bệnh viêm phổi không điển hình ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 12/2019.
Theo phía Đài Loan, khi được giới truyền thông đặt câu hỏi về 7 trường hợp này, giới chức y tế Trung Quốc trả lời rằng: “Các trường hợp này được cho là không phải SARS; tuy nhiên các mẫu bệnh phẩm vẫn đang được xét nghiệm. Các trường hợp trên đã được cách ly để điều trị”, theo nội dung email mà Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Đài Loan gửi tới WHO vào ngày 31/12/2019.
“Chúng tôi sẽ rất cảm kích nếu được tổ chức chia sẻ thêm các thông tin liên quan”, email cho biết thêm.
Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) công bố nội dung bức thư gửi WHO trên Twitter.
WHO phủ nhận việc Đài Loan từng cảnh báo tổ chức này về sự lây truyền virus từ người sang người. Tuy nhiên, CDC của Đài Loan nói rằng họ đã sử dụng cụm từ “viêm phổi không điển hình” – giống như dịch SARS trước đây, vốn lây từ người sang người – nên “các chuyên gia y tế có thể nhận thức được việc dùng cụm từ này có nghĩa là, bệnh dịch có thể lây từ người sang người”, theo thông cáo báo chí của CDC Đài Loan.
Người đứng đầu Cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung cho biết, bất cứ chuyên gia y tế nào cũng thừa hiểu về tính chất của các trường hợp bệnh cần cách ly.
“Nếu được điều trị cách ly không phải là một cảnh báo, thì thế nào mới được cho là cảnh báo một cách đầy đủ?”, Straits Times dẫn lời ông Chen.
“Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Đài Loan vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nào, nên chúng tôi không thể tuyên bố trực tiếp và kết luận rằng bệnh dịch lây truyền từ người sang người”, CDC Đài Loan cho biết.
Đài Loan nói rằng, cả WHO và CDC Trung Quốc đều từ chối cung cấp thông tin cần thiết, làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh của hòn đảo.
Fox News cho hay, WHO cuối cùng phớt lờ cảnh báo của phía Đài Loan và tiếp tục nhắc lại những luận điểm sai của Trung Quốc rằng “không có bằng chứng cho thấy sự lây truyền từ người sang người” của căn bệnh mới cho đến ngày 14/1/2020. Bên cạnh đó, WHO cũng không yêu cầu giới chức Trung Quốc chia sẻ thông tin về chủng virus mới.
Đài Loan không được gia nhập WHO vì áp lực của chính quyền Bắc Kinh. Hòn đảo cho biết họ từng không nhận được thông tin kịp thời từ WHO, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đã cung cấp cho WHO những thông tin sai về tình hình dịch bệnh ở Đài Loan.
Căng thẳng giữa WHO và Đài Loan leo thang khi Tổng giám đốc WHO Tedros hôm 8/4 cáo buộc hòn đảo công kích cá nhân và phân biệt chủng tộc đối với ông. Hôm 9/4, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Đài Loan Âu Giang An phản bác, gọi tuyên bố trên là “vu khống” và yêu cầu ông Tedros phải xin lỗi. Cùng ngày, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đăng trên trang Facebook cá nhân rằng, bà phản đối mạnh mẽ các cáo buộc Đài Loan đang xúi giục các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trong cộng đồng quốc tế.
Reuters cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (14/4) đã ra lệnh cho chính phủ của ông tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ khiến hơn 120.000 người tử vong.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-cong-bo-buc-thu-tu-thang-12-cho-thay-who-phot-lo-canh-bao-cua-hon-dao-ve-covid-19.html

Kinh nghiệm chống Covid-19 của Đài Loan:

Đừng tin dữ liệu của Trung Quốc

Vũ Dương
Dịch viêm phổi Vũ Hán (hay Covid-19) đang càn quét toàn thế giới. Trong khi nhiều cường quốc lao đao trong việc chống chọi với đại dịch, Đài Loan – một quốc đảo nhỏ bé gần kề Trung Quốc, đang khiến thế giới không khỏi ngỡ ngàng về công tác phòng chống dịch một cách hiệu quả.
Mới đây, hai trong số các tờ báo có ảnh hưởng lớn nhất của Australia, “Sydney Morning Herald” và “The Age”, đã cử phóng viên đến Đài Loan để tìm hiểu về phương án chống dịch của nước này. Các nhà báo Úc đã phỏng vấn ông Tô Ích Nhân, nguyên Cục trưởng Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phúc lợi Đài Loan.
Trong buổi phỏng vấn, ông Tô Ích Nhân cho biết, ngay khi có nguồn tin rò rỉ từ Trung Quốc nói rằng căn bệnh viêm phổi lần này dường như có thể lây từ người sang người, Đài Loan nhanh chóng ý thức được rằng dịch bệnh có khả năng sẽ bùng phát trên quy mô lớn. Ông nhận định các nước Âu Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phải hứng chịu thảm cảnh to lớn “bởi vì họ không có kinh nghiệm như Đài Loan”.
Ông Tô cho biết, từ tháng 12 năm ngoái khi có dấu hiệu dịch bệnh ở Vũ Hán, Đài Loan đã cử các chuyên gia đến thành phố này để tìm hiểu. Các chuyên gia nhận thấy dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc đưa ra là không minh bạch, mà muốn có được dữ liệu trung thực từ Trung Quốc thì gần như là điều không thể. Trước tình hình đó, ông cho biết Đài Loan đã quyết định hành động trước một bước.
Ông Tô Ích Nhân cũng chia sẻ thêm rằng, từ sau đại dịch SARS năm 2003 (bùng phát từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc), Đài Loan đã bắt đầu các cuộc diễn tập hàng năm để ứng phó các bệnh truyền nhiễm có thể đến từ Trung Quốc.
Mặc dù Đài Loan và Úc có dân số ngang ngang nhau, nhưng Đài Loan từ sớm đã thành lập các “đơn vị chăm sóc hô hấp” đặc biệt, trang bị hàng nghìn chiếc máy thở và tăng số giường chăm sóc đặc biệt lên 10.000 giường, cao gấp bốn lần so với Úc.
Ông Tô nói rằng năng lực ứng biến của Đài Loan hôm nay là kết quả của 17 năm diễn tập không ngừng nghỉ. Vì Đài Loan quá gần với Trung Quốc, nên nếu Trung Quốc phát sinh bất kỳ dịch bệnh nào, Đài Loan rất có thể là quốc gia đầu tiên phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề. Do đó, hàng năm Đài Loan đều thực hiện các cuộc diễn tập và triển khai các biện pháp ứng phó, kiểm soát dịch bệnh một hoặc hai lần.
Ông Tô cũng nói rằng ngay cả dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nắm giữ cũng thấp hơn rất nhiều so với tình hình thực tế; do đó, dữ liệu từ WHO và Trung Quốc chỉ có thể dùng để tham khảo mà thôi.
Theo Hiểu Mai, EpochTimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/kinh-nghiem-chong-covid-19-cua-dai-loan-dung-tin-du-lieu-cua-trung-quoc.html

Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói

công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’

Đối sách Biển Đông
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Biển Đông: Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên LHQ?
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: ‘TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông’
Biển Đông: Tuyên bố ‘nặng ký’ của Mỹ đang khích lệ Việt Nam?
Trung Quốc bác bỏ công hàm mà Việt Nam gửi cho Liên Hiệp Quốc, và nhắc lại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về họ.
Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’
Tin về tàu Hải Dương Địa chất 8: Việt Nam ‘theo dõi sát diễn biến’
VN: Công hàm Biển Đông ‘mới mẻ, chưa từng có’
Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’
Ngày 14/4, tại họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ Trung Quốc.
Tại họp báo, có người hỏi về việc vừa qua phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ngày 30/3 đã gửi công hàm lên LHQ, phản đối 2 công hàm của Trung Quốc về Biển Đông.
Ông Triệu Lập Kiên trả lời: “Quần đảo Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.”
“Các chủ trương liên quan của phía Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có “Hiến chương LHQ”, “Công ước LHQ về Luật biển”, là phi pháp và vô hiệu.”
Biển Đông đang trở nên căng thẳng
Diễn tiến ở Biển Đông đang trở nên căng thẳng hơn trong những ngày qua.
Ngày 14/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời báo Thanh Niên khi được hỏi về tin nhóm tàu Trung Quốc.
“Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.”
Phát biểu này dường như không chính thức xác nhận hoạt động của tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số tin tức phát đi ngày 14/4 cho rằng có việc tàu Trung Quốc đang ở Biển Đông.
“Có ba nguồn cho biết, thứ nhất là trên trang mạng của Dự án Đại Sử ký Biển Đông mà tôi cũng là một thành viên trong đó, cho biết là theo dõi trên ứng dụng khác là Marine Traffic thì không phát hiện được, nhưng dựa trên một ứng dụng khác thì phát hiện được tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với một số tàu hải cảnh của Trung Quốc và một số tàu cá đi theo và đang tiến vào phía Việt Nam,” luật gia Hoàng Việt từ Đại học Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói với BBC.
“Ngoài ra thì hai nhóm nghiên cứu độc lập khác của Việt Nam sử dụng một số ứng dụng khác cũng theo dõi và cùng cho biết những thông tin tương tự, theo đó đồng nghiệp của chúng tôi, nhà quan sát Đặng Xuân Duân cho rằng các tàu này đang tiến về phía đảo Chữ Thập.
“Chưa rõ động thái sắp tới của Trung Quốc sẽ làm gì, nhưng rất có khả năng là Trung Quốc sẽ lập lại tình trạng của năm 2019 tại khu vực biển của Việt Nam, tức là họ cho những đoàn tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hải cảnh đi xâm phạm vào khu vực biển của Việt Nam trong suốt thời gian kéo dài hơn một trăm ngày đó.”
Chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phản ứng về hành vi được cho là Trung Quốc gây “quan ngại nghiêm trọng” trên Biển Đông, hôm 09/4/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố chỉ trích hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.
“Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
“Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.
“Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52298608

Nghiên cứu khẳng định

Trung Quốc giữ nước lại trên thượng nguồn Mê Kông!

Vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi Trung Quốc bắt đầu xây đập thủy điện đầu tiên tại thượng nguồn sông Mê Kông, đã có các suy đoán rằng đó là bước đi đầu tiên của chính phủ Bắc Kinh cho kế hoạch kiểm soát và hạn chế nguồn nước tại hạ nguồn sông Mê Kông. Đây là khu vực nơi mà
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phụ thuộc vào nguồn nước này cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Công trình nghiên cứu của tổ chức Eyes on Earth, tổ chức chuyên nghiên cứu về nước do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ được bắt đầu từ năm 1992. Một trong những kết luận vừa được công bố là việc trữ và không xả nước từ các đập thủy điện trên thượng nguồn dòng chính Sông Mê Kong thuộc Trung Quốc trong nhiều năm gần đây dẫn đến tình trạng hạn hán ở các quốc gia hạ nguồn, trong đó có Việt Nam.
Theo Eyes on Earth, trong gần 3 thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng và cho hoạt động tổng cộng 11 con đập lớn dọc sông Mê Kông và trữ một lượng nước khổng lồ. Trong khi đó, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia phải chịu đựng những đợt hạn hán được cho là nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Sau khi báo cáo được công bố, Eyes On Earth tiến hành cuộc họp báo trực tuyến chủ trì bởi nhà khoa học Alan Basist, Giám đốc điều hành tổ chức Eyes on Earth; Claude Williams, chuyên gia tư vấn và đồng tác giả của dự án nghiên cứu; Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Stimson Center; Courtney Weatherby, Nhà phân tích Nghiên cứu tại Stimson Center.
Nhà khoa học Alan Basist cho biết, ông bắt tay vào công trình nghiên cứu về hệ thống sông Mê Kông vào năm 1992 khi bắt đầu có ghi nhận thông tin từ vệ tinh để kiểm tra và đo đạt độ ẩm ở thượng nguồn. Trong những năm qua, ông Alan Basist chỉ ra những điểm khác biệt từ khi Trung Quốc bắt đầu xây con đập đầu tiên tại khu vực này:
“Chúng ta có thể thấy những sự thay đổi khác biệt. Vào khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000 khi chỉ có một con đập được xây tại Trung Quốc, thì dòng nước vẫn chảy một cách tự nhiên trên thương nguồn cũng như ở hạ nguồn. Tuy nhiên, sau năm 2012 khi con đập lớn nhất là Nọa Trát Độ (Nuozhadu) được hoàn thành, có một sự biến đổi lớn xảy ra; các dòng chảy không còn tự nhiên như trước đó.
Vào năm 2019, lượng nước đo được hoàn toàn không tương ứng với chu kỳ tự nhiên của nguồn nước. Khi nhìn vào phần phía dưới từ vệ tinh, ta thấy một lượng nước đáng lẽ theo luật tự nhiên sẽ chảy xuống hạ nguồn đã bị mất đi.”
Ông Brian Eyler nhận định, hành động kiểm soát và trữ nguồn nước của Trung Quốc không những làm trầm trọng thêm nạn hạn hán mà thật ra chính điều đó đã gây ra tình trạng hạn hán xảy ra ở những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar:
“Tính đến hôm nay, đã có 17 tỉnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp hạn hán trên toàn khu vực sông Mê Kông; hầu hết những tỉnh này thuộc Thái Lan và Việt Nam. Vào tháng Bảy và tháng Tám năm ngoái, chúng ta đã thấy những bức ảnh của những lòng sông tràn đầy số lượng cá chết vì không thể bơi lên khu vực thượng lưu sông; những tảng đá và những bãi cát ngầm chưa từng được thấy trước đó đã lộ ra—đáng lẽ những điều này sẽ không xảy ra. Một lần nữa, tôi nghĩ rằng đây là những gì các nghiên cứu của tổ chức Eyes on Earth cho thấy, nếu các đập nước của Trung Quốc không có ở đó, thì mực nước của dòng sông vào tháng 6 và tháng 7 sẽ cao hơn mức trung bình cho một thác nước.”
Ông Brian Eyler cho biết Stimson Center đã gửi báo cáo tới các trường đại học và các chuyên gia trong lĩnh vực thủy văn cũng như khí hậu môi trường để họ có thể xem xét, bình luận và phát triển những phương pháp cải thiện cho các vấn đề được nêu trong nghiên cứu. Ông Brian Eyler cho rằng, những phát hiện xung quanh sông Mê Kông trong ba thập niên qua là bằng chứng rất rõ ràng về sự tác động đối với khu vực trong cách thức hoạt động của các đập nước tại Trung Quốc:
“Thông qua nhiều hình thức, dù đó là các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng ở khu vực hạ nguồn hay các tổ chức nghiên cứu như Eyes on Earth có thể xem xét những gì đang xảy ra ở thượng nguồn của sông Mê Kông; tất cả đều có thể thấy các hồ chứa bên trong Trung Quốc được vận hành như thế nào. Chúng ta có thể xác định có bao nhiêu nước và số lượng tuyết tan đang xảy ra để dẫn đến kết luận về lượng nước có thể chảy qua hệ thống sông Mê Kông.”
Ông Brian Eyler cho rằng, với lượng nước có trên thượng nguồn, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng xả xuống một lượng nước cần thiết cho các quốc gia đang chịu ảnh hưởng từ hạn hán ở khu vực hạ nguồn. Theo ông Brian Eyler, phía chính phủ Việt Nam và các nước bị ảnh hưởng có thể yêu cầu Trung Quốc giải phóng lượng nước cần thiết bằng cách sử dụng những thông tin và dữ liệu được tìm thấy trong công trình nghiên cứu của Eyes on Earth:
“Nếu các quốc gia thuộc khu vực hạ nguồn có thể nhanh chóng thu thập những thông tin liên quan đến việc Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nước, họ có thể đề cập vấn đề đó ngay với Trung Quốc. Không những vậy, những quốc gia này có thể mang thông tin tìm được báo cáo đến cho toàn thế giới và giới truyền thông. Quan trọng nhất, thông tin này cần được truyền tải đến Ủy ban sông Mê Kông (Mekong River Commission), đây là tổ chức có thể đàm phán để thay đổi những vấn đề liên quan đến lưu vực sông Mê Kông.”
Đồng tình, bà Courtney Weatherby, nhà phân tích tại Stimson Center, cho rằng thay vì bác bỏ những phát hiện trong công trình nghiên cứu này, Trung Quốc nên xem đây là cơ hội cho những chuyên gia trong nước cung cấp dữ liệu bổ sung để xem xét, so sánh và đưa ra phân tích riêng của mình:
“Bởi vì một trong những thách thức cho việc giám sát lưu vực là có rất nhiều dữ liệu không được minh bạch và bị giấu đi. Không có cách nào trước đây để theo dõi dữ liệu này trên mặt đất, bởi vì Trung Quốc coi đó là bí mật quốc gia. Việc so sánh những dữ liệu của các bên có thể đóng góp cho các cuộc đàm phán giữa các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp tại khu vực sông Mê Kông, đặc biệt là cho việc thảo luận giữa Ủy ban Sông Mê Kông (Mekong River Commission) với Trung Quốc về nạn hạn hán.”
Nhà khoa học Alan Basist nhận định tính quan trọng trong việc minh bạch về thông tin, dữ liệu:
“Tính minh bạch mang lại cho các quốc gia cơ hội—nếu có một phát hiện hay dữ liệu nào đó mà các bên đều đồng tình, hãy chia sẻ thông tin đó và cùng nhau hợp tác một cách hiệu quả. Nếu không có dữ liệu rõ ràng thì khó có thể xác định việc phân phối nguồn nước một cách công bằng. Chúng tôi luôn nổ lực thúc đẩy phân phối tài nguyên nước công bằng hơn, vì nguồn tài nguyên này càng ngày sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai.”
Ông Brian Eyler cho rằng, song song với việc minh bạch thông tin và dữ liệu, Trung Quốc cần phải thay đổi cách vận hành các đập nước để có thể cung cấp một lượng nước ổn định và mang tính công bằng với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn sông Mê Kông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/study-confirms-china-holds-water-upstream-in-the-mekong-delta-04142020164725.html

‘Im lặng trước tội ác của ĐCSTQ,

là chấp nhận đau thương tiếp diễn’

Tuyên truyền. Tra tấn. Tống cổ các nhà bất đồng chính kiến vào trại giam. Chúng ta đang mô tả về Trung Quốc trong những năm 1960 hay Trung Quốc ngày nay?
Câu hỏi trên có lẽ không còn mấy quan trọng đối với hàng triệu người Trung Quốc đã bị nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình ‘bắt làm con tin’. Ông Tập đã giành được vị thế là một trong những kẻ tàn ác khét tiếng nhất lịch sử ngay cả trước khi để cho virus corona chủng mới tàn phá đất nước.
Dù “Đại Nhảy vọt” của ông Mao Trạch Đông giờ đã tiến hóa thành “Đại Cất cánh” của ông Tập Cận Bình, nhưng các công cụ tàn bạo của đảng cộng sản vẫn không thay đổi. Ngày nay, người bất đồng chính kiến là bác sĩ và luật sư, và xe tăng – phương tiện đàn áp sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày nào giờ đã được thay thế bằng mối đe dọa thầm lặng và tinh vi hơn.
Vài ngày qua, tôi đã có may mắn được tiếp chuyện với nhiều nhà hoạt động nhân quyền dám chấp nhận mọi rủi ro để phơi bày trò chơi quyền lực mới nhất của chế độ Bắc Kinh. Tất cả họ đều nhất trí cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ rất sớm đã biết virus corona chủng mới có đặc tính lây nhiễm cao và nguy hiểm, nhưng Đảng đã lựa chọn nói dối về con virus chết người này.
Sự dối trá đó của ĐCSTQ cho đến nay đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và đặt mạng sống của hàng triệu người khác vào vòng nguy hiểm. Theo mốc thời gian do Yaxue Cao cung cấp trên trang ChinaChange.org, vào ngày 21/1, chính quyền tỉnh Hồ Bắc vẫn xúc tiến tổ chức lễ mừng Tết Nguyên Đán. Các lãnh đạo ĐCSTQ đã tụ họp tại thành phố Vũ Hán để thưởng thức các lễ hội. Nhiều người trong số hơn 40 diễn viên đã bị sốt rồi, nhưng vẫn phải trình diễn trong “gala” này.
Vào sáng sớm ngày 22/1, sau khi đảm bảo các quan chức ĐCSTQ đã ấn tượng với lễ mừng Tết Nguyên Đán, chính quyền tỉnh Hồ Bắc mới ban hành phản ứng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng cấp độ hai. Tuy nhiên, thực tế dịch bệnh đã càn quét tỉnh này từ lâu trước đó. Cộng đồng thế giới sau này phát hiện rằng các quan chức ĐCSTQ đã đợi tới 51 ngày mới phát đi cảnh báo cho công chúng về dịch virus corona chủng mới.
Vẫn biết chế độ Bắc Kinh nổi tiếng bất chấp mọi thủ đoạn miễn nắm chắc được quyền lực, nhưng thật không thể chấp nhận được khi bây giờ dù phải đối mặt với làn sóng bùng phát dịch thứ hai, quan chức ĐCSTQ vẫn kiên trì sử dụng đàn áp, kiểm duyệt có hệ thống và những kẻ côn đồ táo tợn nhằm kiểm soát thông tin dịch bệnh.
Luật sư nhân quyền Trung Quốc Jiangang Chen đã kể với tôi về không khí hỗn loạn và hăm dọa bao quanh các luật sư đại diện cho nạn nhân COVID-19. Nhiều người nỗ lực lên tiếng đã bị bỏ tù và tra tấn, trong khi những người khác bị mật vụ ĐCSTQ nhũng nhiễu và đe dọa phải rút lui.
Chính việc những người biết rõ nhất về nguồn gốc đại dịch bị chế độ Bắc Kinh quấy rối đã phơi bày sự thiếu tin cậy trong những câu chuyện mà ĐCSTQ tuyên truyền về dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Jianli Yang – chủ tịch kiêm sáng lập tổ chức Sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Quốc, cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc vẫn có mức độ ảnh hưởng đáng kinh ngạc, đặc biệt đối với giới trẻ. May thay, bên ngoài Trung Quốc đại lục, một thế hệ những nhà hoạt động nhân quyền mới đang nỗ lực vạch trần tội ác của chế độ Bắc Kinh.
Nhà hoạt động Hồng Kông và cũng là Tổng thư ký của Đảng Demosisto, Joshua Wong đã chỉ rõ ĐCSTQ đang tuyên truyền họ là “người bảo vệ sức khỏe toàn cầu”. Joshua Wong đã chỉ trích những nỗ lực “ngoại giao khẩu trang” lố bịch của ĐCSTQ gần đây. Joshua Wong nói với tôi rằng “Lợi ích của Bắc Kinh chà đạp lên sức khỏe của người dân Hồng Kông”. Nhà hoạt động trẻ đánh giá tin giả mà ĐCSTQ lan truyền đã làm tăng thêm khó khăn cho việc ứng phó với đại dịch virus corona. Trong khi đó, nhà hoạt động Kinmin Chan vừa mới được ra tù cho rằng Hồng Kông là nơi mà hầu hết người dân thà chết vì COVID-19 còn hơn bước chân vào bệnh viện và chuốc lấy rủi ro.
Japan Forward: Đừng để cỗ máy tuyên truyền của TQ lừa bịp trong đại dịch
Tại những địa phương khác bên trong Trung Quốc đại lục, sự kìm kẹp của ĐCSTQ đã khiến người dân gần như không thể nói thật về căn nguyên của đại dịch virus corona. Nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ Rushan Abbas đã nói với tôi về sự tương đồng đáng lo ngại giữa cách Bắc Kinh xử lý virus corona với những nỗ lực tiếp diễn của chế độ này trong việc đàn áp người bất đồng chính kiến ở Tân Cương. Một nhà hoạt động của Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng nói với tôi rằng các quan chức ĐCSTQ đã thành thục việc bắt giữ người bất đồng chính kiến dưới vỏ bọc thực thi các quy định giãn cách xã hội.
Tất cả những điều mà các nhà hoạt động nói nghe đều có vẻ quen thuộc, bởi vì thực chất câu chuyện chế độ Trung Quốc thất bại trong xử lý virus corona chính là câu chuyện thất bại của bản thân ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa. Lớp vỏ bề ngoài bảo vệ những tên bạo chúa chế độ Bắc Kinh đã bị lột ra và phơi bày rõ về nhà cầm quyền bất hợp pháp đang sống sót nhờ vào sự coi thường mạng sống của người dân.
Chúng ta lựa chọn im lặng là đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đau thương tiếp diễn. Nếu chúng ta phớt lờ tội ác của ĐCSTQ, thì chúng ta đã chấp nhận nền kinh tế toàn cầu và hàng triệu sinh mạng gặp rủi ro.
Nước Mỹ – thành phố chiếu sáng trên đỉnh đồi – là niềm hy vọng cuối cùng của thế giới không chỉ cho sự sống sót của nhân loại mà còn vì một kỷ nguyên mới không dung thứ đối với chủ nghĩa chuyên quyền được đặt trong cạm bẫy ngoại giao. Chúng ta không được thất bại. Bởi vì, như một nhà hoạt động đã nói với tôi, niềm hy vọng là thứ duy nhất chúng ta có.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34099-im-lang-truoc-toi-ac-cua-dcstq-la-chap-nhan-dau-thuong-tiep-dien.html

Vũ Hán ngày 8/4:

‘Bỏ phong thành’ chỉ là một trò chơi chữ?

Phụng Minh
Phỏng vấn độc quyền của phóng viên Chu Lệ trên trang Khán Trung Quốc (Secretchina) đã tiết lộ sự thật sau lệnh dỡ bỏ phong tỏa của Vũ Hán ngày 8/4.
Chính quyền Trung Quốc thông báo rằng Vũ Hán được dỡ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4, các phương tiện truyền thông chính thức của đại lục cũng liên tục đưa tin về cảnh ổn định của thành phố khi trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đã có báo cáo từ công chúng rằng nhiều trường hợp mới nhiễm bệnh tiếp tục xuất hiện ở nhiều cộng đồng địa phương. Một người Canada ở Vũ Hán đã nói rằng “bỏ phong thành” chỉ là một trò chơi chữ của chính quyền Quốc.
Nô lệ có thể kiếm tiền mới được ra khỏi tiểu khu, nô lệ vô dụng thì phải ở nhà
Vài ngày trước, ông Lưu sống ở Quebec, Canada, tiết lộ với Secretchina rằng những người thân của ông ở Vũ Hán đã không được ra ngoài trong khoảng từ 70 – 80 ngày, và ông vẫn không biết khi nào họ có thể ra ngoài. “Sáng sớm hôm nay lại phát ra thông báo mới, hô hào mọi người không được tụ tập, liên hoan, khả năng chẳng mấy chốc sẽ lại phong thành trở lại”.
Ông Lưu nói rằng chính sách “giải phong” (gỡ bỏ lệnh phong thành) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là rất rõ ràng. Đối với người dân Vũ Hán, có hai trường hợp: người có thể làm việc, kiếm tiền được coi là nô lệ hữu dụng, thì có thể ra ngoài; những người không làm việc hoặc công ty bị đóng cửa do tình trạng dịch bệnh, bị phá sản… thì những người này bị coi là nô lệ vô dụng, sẽ phải ở nhà. “Gỡ bỏ phong thành là một trò chơi chữ, bởi vì bạn không thể thoát ra khỏi cộng đồng mà không có giấy thông hành”.
“Nói một cách đơn giản, nó giống như trại tập trung của Đức Quốc xã, nếu bạn làm việc trong một nhà máy của Đức Quốc xã, bạn có thể rời khỏi trại tập trung. Nếu bạn không làm việc trong bất kỳ nhà máy nào của Đức Quốc xã, bạn chỉ có thể ở trong phòng giam”, ông Lưu nói.
Bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đã tăng lên cỡ 500.000 đến 600.000 trong vòng 50 ngày
Phóng viên Chu Lệ hỏi liệu có thể tin được rằng dịch Vũ Hán đã được kiểm soát và việc sản xuất được tiếp tục không? Ông Lưu trả lời: “Làm thế nào để kiểm soát nó? Từ 7 ca nhiễm vào ngày 9/1, đến tháng 3 đã tăng lên cỡ 500.000 đến 600.000 ca nhiễm, trong khoảng thời gian dưới 50 ngày, nếu giờ lại có 7 ca nhiễm bệnh khác, thì khả năng bùng phát trở lại cũng là có thể trong vài chục ngày nữa”.
Sau đó, phóng viên hỏi ông Lưu: “Dữ liệu 500.000 đến 600.000 ca nhiễm bệnh là từ đâu?”.
Ông Lưu cho biết: Chắc chắn sẽ có không quá 50.000 ca được chính quyền công bố, bởi vì chỉ có 30.000 máy thở ở Vũ Hán, và chỉ có 300.000 bác sĩ và y tá ở tỉnh Hồ Bắc. Chính phủ công khai rằng toàn quốc hỗ trợ 46.000 và 120.000 bác sĩ, y tá cho Vũ Hán. Ví dụ số lượng người bệnh phải dùng tới máy trợ thở, xác suất là khoảng 5% (hiện tại theo thống kê tỷ lệ tử vong do nhiễm virus Vũ Hán trên toàn thế giới là khoảng 6,3% – Biên tập viên), theo đó thì có thể biết được có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh, ít nhất cũng phải là 500.000 đến 1 triệu.
Phóng viên Chu Lệ tiếp tục hỏi về con số người chết. Ông Lưu cho hay, có 3.000 máy thở ở Vũ Hán, đây là hôm trước công bố vậy, chính là cần mở khí quản để thở máy. Theo ông Lưu, một bệnh nhân thở máy ở Vũ Hán chỉ được dùng ba ngày, nếu cứu sống được thì cứu, không cứu sống được thì liền rút máy. 80% bệnh nhân bị thở máy đã chết. Dựa trên con số này, số người chết có thể từ 50.000 đến 100.000, không kể những người chết tại nhà. Đây là dựa trên số công khai có 3.000 máy thở của chính quyền Trung Quốc, ở Quebec (Canada) còn chẳng có nhiều như vậy.
Vì vậy, chính con số giả mạo mà chính quyền Bắc Kinh công bố đã gây ra sự bùng nổ dịch bệnh trên toàn cầu, bởi nhiều nước dựa vào đó để đánh giá tình hình. Nếu họ sớm tiết lộ những con số thực thì châu Âu, Bắc Mỹ và Canada sẽ không gặp phải vấn đề như hiện nay.
Từ ngày 20 – 22/1, người bên ngoài Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh, lúc này dịch bệnh đã hoàn toàn mất kiểm soát.
Ông Lưu giận dữ nói: “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có tự do báo chí và tự do ngôn luận, thì toàn bộ dịch bệnh có thể được kiểm soát sớm. Chúng ta có khả năng kiểm soát được dịch bệnh từ ngày 10/1”.
“Những người thân của tôi đều ở Hán Khẩu, người nhiễm bệnh sớm nhất trong họ hàng và bạn bè của tôi là vào ngày 10/1. Ngày 10/1 này có nghĩa là gì? Chỉ có hai loại người bị nhiễm bệnh vào thời điểm này: một là những người ở gần chợ hải sản Hoa Nam và những người kia là bác sĩ. Chỉ những người này bị nhiễm bệnh, đại khái là ở trong bán kính khoảng cách 5 – 10 km”.
“Vào ngày 20/1, có những người bị nhiễm bệnh khắp Hán Khẩu. Những người này chủ yếu đi trên những chuyến tàu điện ngầm dọc tuyến cùng bệnh viện tổng hợp, bệnh viện đa khoa. Một số lượng lớn người bị nhiễm bệnh. Các thành viên gia đình tôi cũng bị nhiễm bệnh vào ngày 15 và 16/1. Trong khoảng thời gian từ ngày 20 – 22/1, về cơ bản bạn sẽ bị nhiễm bệnh ở bên ngoài và sẽ hoàn toàn mất kiểm soát dịch bệnh vào thời điểm này”.
Chính quyền luôn cảnh giác về dịch bệnh và WHO hoàn toàn lắng nghe Bắc Kinh
Ông Lưu nhấn mạnh rằng “ĐCSTQ rất rõ ràng về tình hình dịch bệnh từ đầu đến cuối và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng hoàn toàn nghe lời ĐCSTQ. Nếu WHO tuyên bố đại dịch vào ngày 23/1, cả thế giới sẽ không lâm vào tình trạng như bây giờ. Điều này là do thế giới từ xưa tới nay không lưu tâm đến ĐCSTQ và đi dung túng nó!”.
Đầu tiên, vào tháng 1, WHO tuyên bố rằng virus không lây lan từ người sang người. Thứ hai, sau khi đóng cửa Vũ Hán, WHO đã không liệt kê Vũ Hán là khu vực dịch bệnh. Nếu Vũ Hán được liệt kê là khu vực dịch bệnh thì những người bị nhiễm sẽ không thể đến châu Âu, cũng chẳng thể ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới.
Khi được hỏi liệu người dân ở Vũ Hán có thực sự được chính phủ hỗ trợ hay không, ông Lưu trả lời: “Xưa nay đều không có, chẳng những không có, bọn họ còn tuyển một số người bất hảo và thân chính quyền để làm tình nguyện viên xã hội. Ví dụ, chi phí 1 nhân dân tệ để mua một chai nước, nhưng họ bán nó cho cư dân với giá 4 nhân dân tệ. Nếu bạn không mua qua họ, bạn chỉ có thể chết đói tại nhà mà thôi”.
“Những tình nguyện viên đó là những người có liên quan đến chính quyền và là những kẻ bất hảo! Không phải ai cũng có thể đăng ký làm tình nguyện viên để mua đồ cho cộng đồng, điều đó là không thể! 3 tháng qua đã xảy ra tất cả những điều này”.
Tác giả Chu Lệ đăng trên Secretchina ngày 14/4
Phụng Minh dịch và biên tập
Video: Giáo sư Australia so sánh chính quyền Trung Quốc với Đức Quốc Xã
https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-han-ngay-8-4-bo-phong-thanh-chi-la-mot-tro-choi-chu.html

Thành Long bị cư dân mạng lên án

vì ‘phát ngôn’ cho ĐCSTQ về dịch bệnh

Vũ Dương
Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang “tàn phá” thế giới để lại biết bao đau thương và mất mát, thì Thành Long – nam diễn viên của Hồng Kông – lại một lần nữa lên tiếng thay cho ĐCSTQ, hô hào khẩu hiệu của ĐCSTQ: “Trung Quốc cố lên!”, còn nói “ngày mai nhất định sẽ tốt hơn”. Những ngôn luận này ngay lập tức bị cư dân mạng lên án và chế giễu.
Trong video, Thành Long đầu tiên khuyên mọi người đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh và rửa tay, rồi cuối cùng hô vang khẩu hiệu của ĐCSTQ: “Trung Quốc (ĐCSTQ) cố lên! Cả thế giới cố lên!”. Nam diễn viên đăng video bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh, nhưng trong video phiên bản tiếng Anh, những từ “Trung Quốc” và “Thế giới” đã bị lược bỏ và Thành Long chỉ nói “Cố lên!”.
Video lên tiếng thay cho ĐCSTQ này ngay lập tức đã mời gọi sự chế giễu từ cư dân mạng. Có người nói, “Cảm ơn Long ca đã lên tiếng thay cho bệnh viêm phổi của ĐCSTQ. ĐCSTQ phen này xúi quẩy to rồi!”. Còn có người nói, “Hắn ta ủng hộ ai thì kẻ đó chết toi!”, “Thằng sao chổi này một khi mở miệng liền mang đến tai ương!”.
Hóa ra, các sản phẩm được Thành Long quảng cáo bao gồm xe hơi, dầu gội, thực phẩm, v.v., nếu không gặp phải sự cố như bị mang ra khỏi quầy hàng thì chính là doanh nghiệp đó thất bại trong việc làm ăn. “Hong Kong Airlines” được Thành Long ra mặt quảng cáo chẳng bao lâu cũng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhiều cộng đồng doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc đại lục không dám mời Thành Long quảng cáo sản phẩm vì sợ xúi quẩy sẽ đến với mình.
Mồng 1 tháng 10 năm ngoái, kỷ niệm ngày ĐCSTQ cướp chính quyền, trong video tưởng niệm Thành Long đã đưa ra “Luận bàn về lòng ái quốc”. Nam diễn viên cao giọng rằng: “Trước đây, mọi người không mảy may quan tâm, nhưng đến hôm nay, Trung Quốc đã là một cường quốc lớn mạnh”, “Trung Quốc chỉ cần hắt hơi một cái, Trái đất sẽ phải rung chuyển”.
“Trung Quốc chỉ cần hắt hơi một cái, Trái đất sẽ phải rung chuyển”, so sánh với dịch bệnh viêm phổi ĐCSTQ hiện đang hoành hành trên khắp thế giới, cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi nhận định rằng nên phong cho Thành Long là “miệng quạ đen”.
Đầu năm nay, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã vượt ngoài tầm kiểm soát, ĐCSTQ lại phát sóng chương trình gọi là “Đêm Xuân” để tô vẽ cho mình cái cảnh thái bình. Thành Long đã chọn một bài hát có tên “Đúng đắn chính trị” để diễn xướng. Trong bài hát có câu: “Hỏi nước tôi bị bệnh ở đâu nào?” Khiến cư dân mạng thở dài: “Đất nước tôi bị bệnh ở đâu? Đúng thật là bệnh hoạn!”, “Chỉ có người bệnh tâm thần mới đi hỏi người ta rằng tôi có bệnh ở đâu?”.
Hiện tại, nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách phong tỏa toàn quốc. Thành Long trong video hy vọng mọi người “tuân thủ các quy định của chính phủ”. Nhưng đáng cười là vào tháng 2 năm nay, truyền thông Hồng Kông đã công bố một đoạn video có sự góp mặt của giới nghệ sĩ gồm Thành Long, Tăng Chí Vỹ, Đàm Vĩnh Lân,… ăn nhậu tiệc tùng với giới chức cấp cao trong ngành cảnh sát, hoàn toàn không quan tâm đến lời kêu gọi của chính phủ là hủy bỏ các bữa tiệc tùng, giảm bớt tụ tập để tránh lây nhiễm virus, sau khi video được đăng tải đã dấy lên một cuộc thảo luận nóng trên cộng đồng mạng.
Bài của tác giả Lin Yan đăng trên Epoch Times ngày 13/4
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/thanh-long-bi-cu-dan-mang-len-an-vi-phat-ngon-cho-dcstq-ve-dich-benh.html

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Úc

ở đảo Thái Bình Dương

Triệu Hằng
Một máy bay của Không lực Hoàng gia Úc (RAAF) mang theo hàng hóa cứu trợ cho Vanuatu, đảo quốc Thái Bình Dương bị lốc xoáy tàn phá, đã chuyển hướng bay trở về nước hôm 12/4, khi thấy một máy bay Trung Quốc chở thiết bị y tế đã có mặt trên đường bay, hãng Reuters hôm 14/4 dẫn lời giới chức Vanuatu tại sân bay Port Vila cho biết.
Máy bay Úc đã quyết định bay trở về nước, cách đó khoảng 2.000 km, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình viện trợ cho các nước ở Thái Bình Dương để cạnh tranh với các chương trình viện trợ của Úc.
Chiếc máy bay từ Trung Quốc đáp xuống sân bay Port Vila hôm 11/4, mang theo thiết bị y tế của tỉnh Quảng Đông tặng cho Vanuatu để chống lại dịch Covid-19.
Máy bay Trung Quốc đáp ở phía đầu đường băng và vẫn còn đủ chỗ cho chiếc máy bay Úc, nhưng dù được phép hạ cánh, chiếc máy bay của Úc lượn vòng vòng trên không, rồi chuyển hướng bay về nước, Reuters dẫn lời ông Mitch Jason Rakau, CEO của sân bay Vanuatu.
Ông Jonathan Pryke, Giám đốc Chương trình đặc trách các đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy, nhóm tư vấn về chính sách đối ngoại của Úc, cho biết sự cố tại sân bay là điều ‘lạ đời’.
Đến ngày 13/4, một máy bay của RAAF trở lại Vanuatu, mang theo hàng cứu trợ, gồm dụng cụ để xây nơi tạm trú, chăn mền và đèn lồng chạy bằng năng lượng mặt trời, một phần của gói cứu trợ trị giá 4 triệu đô la Úc, Cao Ủy Úc tại Vanuatu cho biết trong một tuyên bố.
Bão nhiệt đới Harold đã ập vào Vanuatu hôm 6/4, phá hủy hơn 1.000 trường học và 90% nhà cửa tại Sanma, khu vực bị thiệt hại nặng nhất, theo Liên Hiệp Quốc.
Lâu nay, Úc vẫn là nước viện trợ lớn nhất cho các đảo Thái Bình Dương, Canberra đang tăng cường cam kết với khu vực vì lo ngại ảnh hưởng của Úc sẽ bị lu mờ vì sự hiện diện và tiền viện trợ từ Trung Quốc.
Theo VOA, Reuters
Triệu Hằng tổng hợp
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-canh-tranh-anh-huong-voi-uc-o-dao-thai-binh-duong.html

Chuyên gia quân sự: Trung Quốc gây hấn trên biển

 có thể nhằm che đậy yếu điểm trong quân đội

Phụng Minh
Tàu khu trục USS của Hoa Kỳ, một trong những lực lượng hiện diện trên eo biển Đài Loan sẵn sàng hỗ trợ nước này phòng thủ quân sự trước sự uy hiếp của Trung Quốc (ảnh: Shutterstock).
Trong khi virus Vũ Hán tiếp tục lan rộng, quân đội Trung Quốc liên tiếp tập trận quanh Đài Loan. Chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ “rất ngu ngốc” nếu muốn nhân cơ hội này để hành động quân sự, vậy tại sao họ lại làm điều đó?
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm Chủ nhật (12/4) cho biết tàu sân bay Liêu Ninh và năm tàu hộ tống của Trung Quốc đang đi từ vùng biển phía Đông Đài Loan qua vùng biển phía Nam để huấn luyện đường dài. Trước đó, nhiều loại máy bay quân sự đã bay vài lần qua không phận Đài Loan để tiến hành các vòng huấn luyện.
Đồng thời, quân đội Mỹ cũng đã tăng tần suất hoạt động trong khu vực. Vào ngày 10/4, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry đã đi qua eo biển Đài Loan. Trong vòng chưa đầy 3 tuần, máy bay quân sự của Mỹ cũng đã xuất hiện hơn 10 lần trên khắp Đài Loan.
Cựu Giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Tùy viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, Chuẩn tướng không quân Robert Spalding trả lời phỏng vấn của Voice of America rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì sự hiện diện ở phía Nam biển Đông và quanh eo biển Đài Loan, “mục đích là để ngăn chặn sự uy hiếp của Trung Quốc”. Ông nói: “Điều rõ ràng là nó phản ánh sự tồn tại của chúng tôi và cho thấy rằng chúng tôi sẽ tuân thủ Đạo luật quan hệ Đài Loan, cung cấp phòng vệ quốc phòng cho Đài Loan, và điều đó sẽ tiếp tục”.
Ông Spalding nói rằng Trung Quốc đã không từ bỏ mục tiêu khiến “Đài Loan và Trung Quốc được thống nhất dưới hệ thống độc đoán của họ, vì vậy họ sẽ tiếp tục gây áp lực cho Đài Loan để đạt được
mục đích đó. Và họ đã không từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chuẩn bị cho việc này và hợp tác với Đài Loan để hợp tác phòng vệ”.
Cựu Giám đốc Lầu Năm Góc Trung Quốc Joseph Bosco cho rằng quân đội Hoa Kỳ biết cách thích nghi với các tình huống và nhu cầu khác nhau, và họ cũng rất có khả năng xử lý nó. “Sẽ rất ngu ngốc nếu Trung Quốc cố gắng chờ đợi hành động”.
Ông cho biết, bây giờ, quân đội Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ở một mức độ nào đó và sức mạnh quân sự của nó đã giảm sút. Có lẽ đây là lý do tại sao các cuộc tập trận quân sự gần đây của họ đã tăng lên. Họ thường không cho thế giới bên ngoài biết sự thật, và đây cũng có thể là một tình huống tương tự.
Patrick Cronin, nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện an ninh châu Á-Thái Bình Dương Hudson, cho biết, gần đây đã có nhiều sự cố tàu quốc gia Trung Quốc va chạm với tàu phòng thủ bờ biển Đài Loan và tàu tự vệ hàng hải Nhật Bản. Theo ông, sự việc này có thể có hai mục đích: (1) Để che đậy yếu điểm của quân đội; (2) Trong khi các quốc gia bị phân tâm bởi dịch bệnh, ĐCSTQ đang tìm kiếm cơ hội.
“Cách tiếp cận này có thể là do điểm yếu của họ. Trung Quốc có thể cố gắng che đậy sự thật rằng họ thực sự rất lo lắng và rất mong manh. Đồng thời, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội, bởi vì mọi người đều bị phân tâm bởi dịch bệnh, ông nói.
Ông Cronin cho rằng nếu chỉ nghe theo tuyên bố của Bắc Kinh, thì dường như trên thế giới chỉ có Quân đội Trung Quốc và Quân đội Bắc Triều Tiên là không bị ảnh hưởng bởi virus Vũ Hán. Tuy nhiên, điều này không thực tế, vì quân đội ĐCSTQ là lực lượng tuyến đầu được cử đến Vũ Hán để hỗ trợ. Chính quyền cũng đặc biệt cung cấp cho họ bảo hiểm nhân thọ, cho thấy sự nguy hiểm của công tác phòng chống dịch bệnh, vì vậy “mức độ sẵn sàng chiến đấu của họ cũng phải bị ảnh hưởng”.
Nhân dân Nhật báo cho biết vào ngày 25/1 rằng do tình hình phòng chống dịch bệnh nghiêm trọng, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và các tỉnh, thành phố cùng các tổ chức y tế quân sự đã cử các đội y tế đến hỗ trợ Vũ Hán. Nhân viên y tế và các thành viên gia đình đã được tặng bảo hiểm với số tiền trung bình 500.000 nhân dân tệ, và tổng giới hạn bồi thường là 20 triệu nhân dân tệ.
Ông Cronin chỉ ra rằng thế giới bên ngoài sẽ không biết sự thật từ ĐCSTQ, bởi vì “họ sẽ che giấu”, để duy trì sự răn đe, nhưng cũng để tránh làm tổn hại danh tiếng và sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-quan-su-trung-quoc-gay-han-tren-bien-co-the-nham-che-day-yeu-diem-trong-quan-doi.html

COVID-19: TQ trì hoãn

cảnh báo công chúng trong sáu ngày sống còn?

Sáu ngày sau khi các quan chức hàng đầu Trung Quốc bí mật xác định rằng họ nhiều khả năng phải đối mặt với một chủng virus Corona mới, thành phố Vũ Hán, tâm điểm dịch bệnh, tổ chức đại tiệc với sự tham gia của hàng chục nghìn người và hàng triệu người vẫn đi lại khắp nơi trong dịp Tết Nguyên đán, theo AP.
Tin cho hay, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo công chúng vào ngày thứ bảy, 20/1.
Nhưng khi đó, hơn 3 nghìn người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần không có bất kỳ cảnh báo nào của chính quyền đối với công chúng, AP đưa tin, cho biết rằng hãng thông tấn này đã tiếp cận được các tài liệu nội bộ, cũng như dựa trên ước tính của chuyên gia.
Theo AP, khoảng thời gian từ 14 tới 20/1 mang tính sống còn vì đó là thời điểm bắt đầu bùng phát dịch bệnh.
Hãng tin Mỹ cho rằng việc Trung Quốc lưỡng lự giữa chuyện cảnh báo công chúng và tránh gây ra hoảng loạn đã dẫn tới một đại dịch đã làm gần hai triệu người nhiễm và hơn 126 nghìn người thiệt mạng trên toàn thế giới.
XEM THÊM:
TT Trump ngừng cấp ngân quỹ cho WHO, Trung Quốc phản ứng
AP dẫn lời chuyên gia dịch tễ học Zuo-Feng Zhang từ Đại học California ở Los Angeles nói: “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, có lẽ đã có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế có lẽ đã đủ. Chúng ta có lẽ đã tránh được việc sụp đổ hệ thống y tế của Vũ Hán”.
Một số chuyên gia khác cho rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã trì hoãn cảnh báo công chúng nhằm ngăn chặn hoảng loạn và rằng chính quyền Bắc Kinh đã hành động nhanh trong hậu trường trong khoảng thời gian đó.
Theo AP, các lãnh đạo ở Bắc Kinh trì hoãn cảnh báo trong sáu ngày sau khi gần hai tuần Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Trung Quốc không ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào, nhưng trong khoảng thời gian đó, từ 5/1 tới 17/1, hàng trăm bệnh nhân xuất hiện tại các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà còn trên khắp đất nước.
Hiện chưa rõ liệu có phải các quan chức địa phương không công bố các ca nhiễm hay các quan chức ở cấp trung ương không ghi lại hay không.
Ngoài ra, AP dẫn lời các chuyên gia nói rằng hiện chưa rõ liệu có phải việc kiểm soát thông tin cứng nhắc của Trung Quốc, các rào cản mang tính quan liêu và việc lưỡng lự không chuyển tin xấu lên cấp trên có phải là lý do dẫn tới việc không đưa ra các cảnh báo sớm hay không.
AP cũng cho rằng việc trừng phạt 8 bác sĩ, cáo buộc họ “reo giắc sợ hãi” trên truyền hình quốc gia hôm 2/1, đã dẫn tới tâm lý lo sợ tại các bệnh viện của thành phố.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-tq-tr%C3%AC-ho%C3%A3n-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-c%C3%B4ng-ch%C3%BAng-trong-s%C3%A1u-ng%C3%A0y-s%E1%BB%91ng-c%C3%B2n-/5372914.html

Virus corona : Trung Quốc bãi bỏ

các quy định kỳ thị nhắm vào người châu Phi

Minh Anh
Chính quyền Bắc Kinh ngày 14/04/2020 vội vã dỡ bỏ các quy định nghiêm ngặt đối với các công dân châu Phi tại Quảng Đông trong giai đoạn dịch bệnh. Thông báo được đưa ra sau cuộc gặp giữa thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc với gần 20 đại sứ các nước châu Phi.
Thông tín viên trong khu vực Đông Á, Stephane Lagarde tường trình :
« Hình ảnh video phát tán trên các trang mạng xã hội quả thật đã nhen nhúm ngọn lửa tức giận của người châu Phi ở Quảng Đông. Từ một tuần nay, cộng đồng người châu Phi tố cáo những biện pháp gây tổn thương, nếu không muốn nói là kỳ thị nhắm vào họ.
Viện cớ phòng ngừa đợt dịch virus corona thứ hai tràn đến Trung Quốc thông qua các ca lây nhiễm đến từ người nước ngoài, nhiều chủ nhà đã đuổi người châu Phi ra khỏi căn hộ cho thuê, du khách ra khỏi khách sạn. Cho đến hiện tại, chính quyền địa phương làm ngơ, khi viện dẫn là chiến dịch cách ly và xét nghiệm chứng viêm phổi cấp do virus gây ra là nhắm vào toàn bộ dân cư không trừ một ai.
Thế nhưng, trong một đoạn video được đăng trên mạng cuối tuần qua, một tấm biển ghi bằng tiếng Anh cho thấy rõ cấm người da đen bước chân vào một cửa hàng McDonald của thành phố.
Giận dữ, các sứ quán ngay lập tức yêu cầu có lời giải thích. Các nhà ngoại giao châu Phi ở Bắc Kinh đòi chấm dứt ngay tức thì các biện pháp xét nghiệm cưỡng bức và cách ly những người không có triệu chứng và không tiếp xúc với những người bị nghi ngờ nhiễm virus corona. Thông điệp đưa ra dường như đã được lắng nghe. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vội vã dập tắt sự phản đối có nguy cơ phá hỏng các nỗ lực ngoại giao y tế của Trung Quốc ở châu Phi.
Thành phố Quảng Đông sẽ dỡ bỏ dần dần các quy định được cho là về y tế đối với các công dân châu Phi, ngoại trừ những người bị nghi ngờ nhiễm virus, theo như tuyên bố của ông Trần Hiểu Đông, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. »
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200415-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c-b%C3%A3i-b%E1%BB%8F-c%C3%A1c-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-nh%E1%BA%AFm-v%C3%A0o-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A2u-phi

Ba điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại

của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi

Trong 6 năm qua kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã triển khai chính sách đối ngoại toàn diện, đa phương, “đa liên kết” với những bước đi ngoại giao quyết liệt, khôn khéo, kết hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, đưa Ấn Độ trở thành cường quốc khu vực và thế giới.
 Tăng cường quan hệ đối với các nước lớn
Đột phá mang dấu ấn lịch sử trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới sự điều hành của Thủ tướng N. Modi là chủ động cải thiện, mở rộng, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Đối với quốc gia láng giềng lớn trong khu vực này, Ấn Độ thực hiện chính sách vừa cứng rắn, vừa khôn khéo. Điều này đã được Thủ tướng N. Modi thể hiện trong cam kết sau khi đắc cử, đó là sẽ kiên quyết can dự mạnh mẽ hơn vào khu vực. Đi đôi với những tuyên bố và động thái quân sự cứng rắn, như củng cố sức mạnh quân sự, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia; thắt chặt quan hệ an ninh, quân sự với Mỹ, các nước đồng minh, các nước trong và ngoài khu vực, chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, chủ động mở rộng quan hệ với Trung Quốc nhằm chấn hưng nền kinh tế, “tận dụng tối đa thực lực mềm”, tăng cường thương mại và thu hút đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ, đồng thời nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới vốn tồn tại từ lâu giữa hai nước. Ngoài các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới, các cuộc trao đổi song phương cũng mang lại khả năng tạo ra động lực mới cho quan hệ hai nước.
Một trong những ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ là đẩy mạnh việc khôi phục mối quan hệ với Mỹ, khi mối quan hệ này đã bị tổn hại do căng thẳng ngoại giao và tranh chấp thương mại trước đây. Nhận thức của Chính phủ của Thủ tướng N. Modi trong việc tăng cường mối quan hệ gần gũi với Mỹ sẽ là điều quan trọng để Ấn Độ thực hiện những mục tiêu kinh tế và an ninh của mình. Ấn Độ hy vọng, sự hợp tác với Mỹ sẽ giúp nước này củng cố vị thế trên bản đồ chính trị khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện đang suy giảm so với tốc độ chung của các nền kinh tế mới nổi. Đối với Mỹ, Ấn Độ là một trong những đối tác có sức hút mạnh bởi vị trí địa – chiến lược, quy mô và lực lượng quân sự tương đối tiên tiến của quốc gia này.
Trong bối cảnh phải xử lý các cuộc xung đột ở những khu vực biên giới, Ấn Độ đã tìm cách nâng mối quan hệ song phương với Mỹ lên một cấp độ mới. Hiện hai nước đẩy mạnh hợp tác an ninh – quốc phòng, chống khủng bố, sở hữu trí tuệ, an ninh hàng hải ở châu Á – Thái Bình Dương. Sự thành công trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng N. Modi được cho là đã chấm dứt tình trạng mâu thuẫn về chính trị của Ấn Độ đối với nước Mỹ và mang lại những mục tiêu rõ ràng cho Ấn Độ. Ngược lại, Mỹ cũng coi Ấn Độ là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.
Ấn Độ chú trọng củng cố quan hệ với Nga – một đồng minh chiến lược, đối tác truyền thống, có tiềm năng quân sự – quốc phòng hàng đầu thế giới. Trong những năm gần đây, quan hệ Ấn Độ – Nga được tăng cường, thúc đẩy về mọi mặt. Hai bên thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi đoàn cấp cao, đạt được hàng loạt thỏa thuận mới nhằm tăng cường và đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược. Trong chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ tới Nga (12/2015), hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng và năng lượng (ký 15 văn kiện hợp tác, 6 biên bản ghi nhớ). Đối với Ấn Độ, Nga là nhà cung cấp năng lượng, công nghệ hạt nhân và vũ khí quan trọng. Thắt chặt quan hệ với Nga sẽ tạo thuận lợi trong quá trình thảo luận Hiệp định thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU). Hơn nữa, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc tăng cường củng cố quan hệ trong thời gian gần đây, Ấn Độ không muốn “đứng ngoài cuộc” trong tam giác chiến lược Nga – Trung Quốc – Ấn Độ, vốn là một trục quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản đang ở thời điểm rất tốt đẹp và hứa hẹn nhiều triển vọng hợp tác. Quỹ đạo của quá trình phát triển này được bắt đầu từ một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính “chất xúc tác mới” giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe và Thủ tướng Ấn Độ N. Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Nhật Bản đã thừa nhận địa vị của Ấn Độ như là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng hợp tác kinh doanh mặc dù Ấn Độ không phải là một bên tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nhật Bản và Ấn Độ đang nổi lên như những đối tác chiến lược quan trọng do hai nước ngày càng nhận thức rõ các lợi ích tiềm năng của mối quan hệ song phương. Những cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Abe và Thủ tướng N. Modi không đơn giản nhằm khôi phục vị thế quốc gia thông qua tăng trưởng kinh tế và chính sách đối ngoại mà còn thể hiện sự thay đổi cán cân quyền lực và cân bằng quyền lực ở châu Á, tạo ra các không gian chiến lược, bối cảnh chính trị để các
nước phát triển. Việc Ấn Độ và Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hướng tới mối quan hệ hợp tác song phương toàn diện, ổn định hơn sẽ là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cục diện khu vực.
Tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế
Ấn Độ đã áp dụng một số ý tưởng từ chính sách đối nội vào chính sách đối ngoại của nước này, đồng thời nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trong việc hình thành một chính sách đối ngoại của quốc gia. Ba sáng kiến “Make in India – Sản xuất tại Ấn Độ”, “Digital India – Số hóa Ấn Độ” và “Skill India – Kỹ năng Ấn Độ” đã được đưa ra để kích thích sản xuất, phát triển kinh tế trong nước, qua đó nhấn mạnh ưu tiên của Ấn Độ trước tiên là hồi sinh nền kinh tế. Thông qua nhiều hiệp định song phương và đa phương được ký kết, Ấn Độ đã thể hiện năng lực ngoại giao của mình trong thúc đẩy mối quan hệ với các cường quốc và trong dàn xếp những phương thức hợp tác quốc tế trong bối cảnh một thế giới luôn luôn thay đổi.
Trên thực tế, Ấn Độ đang có những bước chuyển từ cách tiếp cận “không liên kết” sang cách tiếp cận mang tính thực tiễn đương đại và toàn cầu hóa. Về bản chất, điều này có nghĩa là Ấn Độ – một nước sáng lập và lãnh đạo phong trào “không liên kết” – có thể trở nên “đa liên kết” hơn. Việc xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với các cường quốc, nhằm theo đuổi nhiều lợi ích trong các bối cảnh khác nhau, không chỉ giúp Ấn Độ nâng tầm những ưu tiên cốt lõi, mà còn giữ được quyền tự chủ chiến lược, phù hợp với quan điểm về độc lập chính sách từ trước đến nay của nước này. Việc Ấn Độ chuyển sang hướng “đa liên kết” cho phép tiếp cận chủ động hơn và đây dường như là lựa chọn tốt hơn cho đất nước này. Một Ấn Độ “đa liên kết” đang hướng nhiều hơn về những nền dân chủ có sự thay đổi chính trị lớn, như việc tái thành lập “tứ giác kim cương” (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ). Tuy nhiên, sự kiên quyết của Ấn Độ trong giữ vững lập trường được thể hiện bởi việc từ chối tham gia các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ áp dụng đối với Nga do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina năm 2014.
Không thể phủ nhận, chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng N. Modi đã mang lại sự năng động và truyền động lực cho những hoạt động ngoại giao. Chính sách ngoại giao của Ấn Độ cũng cho thấy, thể chế hoá và quá trình hoạch định chính sách nhiều bên là điều kiện cần thiết đối với một nền ngoại giao hiệu quả và dài hạn. Tuy bước đầu đạt được những thành công trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại sau 6 năm triển khai, nhưng Ấn Độ cũng gặp không ít thách thức cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, Chính phủ của Thủ tướng N. Modi còn phải đương đầu với phe đối lập. Ở ngoài nước, thi hành chính sách ngoại giao với các nước lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nga), và giải quyết các xung đột và căng thẳng tại vùng biên giới với Pakistan, Trung Quốc là những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với chính sách đối ngoại của Thủ tướng N. Modi. Tuy nhiên, với tài lãnh đạo của mình, Thủ tướng Ấn Độ N. Modi được cho là sẽ giải quyết những vấn đề này một cách ổn thỏa và sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại để gia tăng vị thế của Ấn Độ với tư cách là một nước lớn trong thời gian tới.
“Chính sách hướng Đông” với mục tiêu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, sau đó dần mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự, không chỉ ở khu vực châu Á mà còn trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, “Chính sách hướng Đông” chưa giúp Ấn Độ đạt được những mục tiêu đặt ra và dường như Ấn Độ vẫn chỉ là “người quan sát” trong các vấn đề của khu vực Đông Nam Á. Do đó, Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ đã thực hiện một bước chuyển hết sức quan trọng trong chính sách đối ngoạị, quyết định đẩy nhanh “Chính sách hướng Đông” lên tầm cao mới. Ngày 5/10/2014, Chính phủ Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do Thủ tướng N. Modi đứng đầu đã quyết định chuyển từ “Chính sách hướng Đông” (Look East) sang “Hành động phía Đông” (Act East). Cụm từ “hành động” trong chính sách thể hiện sự quan tâm của Ấn Độ trong xúc tiến các chương trình kinh tế với các nước Đông Nam Á và thu hút đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, cũng như thúc đẩy kết nối các điểm thương mại trong khu vực.
Một số nhà phân tích cho rằng, chính sách đối ngoại của Ấn Độ cần phải linh hoạt hơn nữa với các nước lớn và giải quyết các xung đột, căng thẳng tại vùng biên giới với Pakistan, Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, chính sách ngoại giao của Ấn Độ vẫn chưa cho thấy nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng, sự thay đổi định hướng chính sách ngoại giao cần thời gian để chứng minh tính hiệu quả, trong khi những chính sách này mới được triển khai trong vòng 6 năm gần đây. Dư luận hy vọng, Ấn Độ sẽ giải quyết những vấn đề này một cách ổn thỏa và sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại để gia tăng vị thế của Ấn Độ với tư cách là một nước lớn thời gian tới.
Đề cao vai trò ngoại giao cấp cao và ngoại giao láng giềng
Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Ấn Độ N. Modi chủ trương ưu tiên phát triển quan hệ ngoại giao đối với các nước láng giềng, thể hiện qua việc ông liên tục tiến hành các chuyến công du đến hầu hết
các quốc gia Nam Á; không ngừng đẩy mạnh các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm nhấn mạnh vai trò và vị thế của Ấn Độ với khu vực láng giềng lân cận.
Kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập, chưa từng có Thủ tướng nào tham dự nhiều cuộc họp thượng đỉnh song phương và đa phương trong những năm đầu cầm quyền như Thủ tướng N. Modi. Ngay khi trở thành Thủ tướng, ông N. Modi đã mời các nhà lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức. Đã có tới 8 nhà lãnh đạo các nước Nam Á đến tham dự buổi lễ này – một điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Đây là tín hiệu cho thấy hướng đi mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là coi trọng các nước láng giềng, bất kể đó là nước nhỏ hay nước mà Ấn Độ đang có mâu thuẫn, tranh chấp.
Thêm vào đó, Ấn Độ chủ trương đặt quan hệ ngoại giao đối với các nước láng giềng lên vị trí ưu tiên khi liên tục thực hiện các chuyến công du đến hầu hết các quốc gia Nam Á. Ngay sau khi nhậm chức, tháng 6/2014, Thủ tướng Ấn Độ đã chọn Butan – quốc gia có vị trí “đắc địa”, một địa bàn chiến lược trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ – làm điểm đến đầu tiên. Ông cũng là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên thăm Nepal (8/2014) kể từ 17 năm qua. Trong quan hệ với Pakistan, quốc gia có mối quan hệ “nhiều thăng trầm” với Ấn Độ, hai bên đã có những bước tiến “phá băng”, cải thiện quan hệ song phương, từng bước mở ra cơ hội hợp tác cho quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Afghanistan cũng là một minh chứng thành công trong chính sách đối ngoại láng giềng của Ấn Độ. Nguồn vốn viện trợ mà Ấn Độ dành cho công cuộc tái thiết và phát triển của Afghanistan hiện đạt 2 tỷ USD, đưa Ấn Độ trở thành nhà tài trợ lớn nhất của Afghanistan trong khu vực. Tiếp đó, Ấn Độ cũng xây dựng thành công quan hệ láng giềng tốt đẹp với Bangladesh. Hai bên đã thiết lập mối giao hữu mới với những sáng kiến mới hơn, theo đó được cho là sẽ tạo nên sự “tin cậy chiến lược” hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược song phương mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng N. Modi còn tạo những dấu ấn riêng trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ. Ông bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng với rất ít kinh nghiệm về ngoại giao, nhưng đã cho thấy một tư duy nhanh nhạy ấn tượng trong lĩnh vực này. Ông đã thực hiện những bước tiến táo bạo và đưa ra tầm nhìn để nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế. Nhiều nhà phân tích cho rằng, các quốc gia láng giềng có tầm quan trọng chiến lược đối với Ấn Độ trong việc khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc thúc đẩy mối quan hệ với các nước láng giềng Nam Á sẽ giúp Ấn Độ bảo đảm sự ổn định, an ninh và phát triển kinh tế, mở rộng cánh cửa ra bên ngoài, củng cố vai trò của mình, tham gia sắp xếp lại bàn cờ khu vực Nam Á. Chính sách “Láng giềng trước tiên” của ông N. Modi được coi như một điểm sáng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay.
http://biendong.net/bien-dong/34115-ba-diem-noi-bat-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-an-do-duoi-thoi-thu-tuong-narendra-modi.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.