Tin Việt Nam – 14/04/2020
Tuesday, April 14, 2020
3:35:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Tổng thầu TQ đã nhận 509 triệu USD,
tàu Cát Linh-Hà Đông vẫn đứng im
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được nghiệm thu, đưa vào sử dụng, Tổng thầu Trung Quốc sẽ được thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên đến nay, Tổng thầu đã nhận 509 triệu USD (gần 80% giá trị hợp đồng) nhưng dự án vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao.Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết đến nay, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã thanh toán cho Tổng thầu Trung Quốc 509/644 triệu USD, tương đương 79% giá trị hợp đồng.
Theo hợp đồng ký kết, khi dự án được đưa nghiệm thu, đưa vào sử dụng sẽ thanh toán cho tổng thầu đến 95% giá trị (tương đương tăng thêm 105 triệu USD); 5% còn lại là giá trị bảo hành dự án.
Trước đó, đầu tháng 2, dự án dự kiến bắt đầu vận hành thử toàn hệ thống liên tục 20 ngày nhằm tiếp tục phục vụ công tác đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu, thanh toán. Do dịch viêm phổi Vũ Hán, dự án
lại lùi tiến độ và chưa xác định được thời hạn vận hành thử. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dự án chậm hoàn thành, bàn giao.
Ban quản lý dự án đường sắt cho biết hiện công tác thanh, quyết toán gặp một số vướng mắc do Kiểm toán Nhà nước yêu cầu giảm trừ thanh toán tại một số hạng mục đã thanh toán. Việc này kéo theo chưa thể hoàn thành thanh toán các hạng mục bị yêu cầu giảm trừ.
Ngoài ra, dự án vẫn còn một số tồn tại về kỹ thuật trang thiết bị mà tổng thầu phải khắc phục theo yêu cầu được đơn vị tư vấn đánh giá độc lập (liên danh tư vấn Apave – Certifer – Tricc) về an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã nêu ra tại 12/13 báo cáo đánh giá về an toàn đã phát hành.
Mới đây, trong buổi làm việc với Bộ GTVT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã đề nghị thành lập tổ công tác phân loại các công việc của dự án. Tổ công tác sẽ xây dựng kế hoạch, phân loại các công việc của ban quản lý dự án, tổng thầu, từng bộ, ngành và TP. Hà Nội, báo cáo Chính phủ quyết định, nhằm nghiệm thu, bàn giao và vận hành có điều kiện, thúc đẩy dự án đi vào hoạt động.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34096-tong-thau-tq-da-nhan-509-trieu-usd-tau-cat-linh-ha-dong-van-dung-im.html
TQ đổi dòng, giữ nước Mekong;
Đại sứ quán Mỹ tại HN ‘quan ngại’
Các đập của Trung Quốc trên sông Mekong giữ lại lượng lớn nước trùng vào đợt hạn hán tồi tệ hồi năm ngoái ở các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam, một công ty nghiên cứu của Mỹ cho biết trong một báo cáo vừa công bố.Báo cáo của công ty Eyes on Earth, chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước, là kết quả của một cuộc nghiên cứu được chính phủ Mỹ tài trợ qua Sáng kiến Hạ vùng Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dẫn dữ liệu vệ tinh đo đạc “mức độ ướt trên bề mặt” ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nơi thượng nguồn sông Mekong chảy qua, báo cáo cho biết vùng này hồi năm 2019 có lượng mưa và nước tan ra từ băng tuyết “hơi cao hơn mức trung bình” trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10, là mùa ẩm ướt.
Nhưng trong cùng thời gian, mực nước đo ở hạ nguồn dọc theo biên giới Thái-Lào cho thấy có những lúc thấp hơn thông thường tới 3 mét, theo Eyes on Earth.
Chúng tôi hết sức quan ngại khi được biết kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên đổ vào Lưu vực Hạ nguồn sông Mekong.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
Điều này báo hiệu rằng Trung Quốc “không xả nước vào mùa ẩm ướt, ngay cả khi việc tích nước của Trung Quốc gây tác động rất nghiêm trọng đến nạn hạn hán mà vùng cuối nguồn phải chịu”, ông Alan Basist, một nhà khí tượng học và là chủ tịch của Eyes on Earth, nói trong một phóng sự hôm 14/4 của hãng tin Reuters viết về bản báo cáo.
Trung Quốc có 11 đập trên sông Mekong nhưng họ không công bố các con số chi tiết về lượng nước các đập giữ lại trong hồ tích nước. Còn theo Eyes on Earth, tổng dung tích các hồ chứa đó lên đến hơn 47 triệu mét khối.
Công ty Mỹ tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh thu thập được với công nghệ Cảm biến kế chuyên dụng vi sóng ghi hình/ghi âm (SSMI/S) để phát hiện nước mưa và nước băng tuyết tan trên bề mặt ở khu vực sông Mekong trên đất Trung Quốc trong giai đoạn từ 1992 đến cuối 2019.
Dữ liệu này tiếp đến được so với các mực nước đo được tại Trạm Thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, là trạm gần Trung Quốc nhất, để tạo mô hình mực nước “tự nhiên” khi có mưa hoặc băng tuyết tan ở thượng nguồn.
Trong những năm đầu của giai đoạn được nghiên cứu, mô hình dự báo và các mực nước đo được nhìn chung bám sát nhau.
Nhưng từ năm 2012, khi các đập thủy điện lớn của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong hoạt động, mô hình và mực nước đo được bắt đầu lệch nhau trong hầu hết các năm, cũng là những giai đoạn các hồ chứa của các đập Trung Quốc tích nước vào mùa mưa và xả nước vào mùa khô. Sự khác biệt rõ rệt nhất là vào năm 2019.
Như VOA đã đưa tin, hồi tháng 7/2019, mực nước sông Mekong xuống đến mức thấp kỷ lục trong vòng 100 năm ở vùng biên giới Thái-Lào-Myanmar.
Khi đó, tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Đại học Cần Thơ nói với VOA rằng một trong những nguyên nhân chính là Trung Quốc và Lào tích nước cho các đập thủy điện của họ ở thượng nguồn.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mekong, phân tích với VOA rằng tuy không làm thay đổi tổng thể tích nước của dòng sông, song các đập thủy điện có hồ chứa thường gây ra lũ chồng lũ vào những năm có mùa mưa nhiều nước; và làm tồi tệ thêm nạn hạn hán vì phải tích nước trong những năm rất khô hạn.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Eyes on Earth có thể làm phức tạp thêm các cuộc bàn thảo giữa Trung Quốc với các nước khác ven dòng Mekong về cách thức quản trị con sông mang lại sinh kế cho 60 triệu người ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, phóng sự hôm 14/4 của Reuters viết.
Bình luận về bản báo cáo, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói trên trang Facebook chính thức của họ cùng ngày 14/4 rằng “Chúng tôi hết sức quan ngại khi được biết kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên đổ vào Lưu vực Hạ nguồn sông Mekong, mà tình trạng gây gián đoạn dòng chảy lớn nhất cũng trùng với việc xây dựng và vận hành các đập lớn”.
Mỹ lâu nay vẫn cho rằng Bắc Kinh về thực chất đã nắm quyền kiểm soát sông Mekong. Về nạn hạn hán mà trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi năm ngoái, tại Bangkok, đã quy trách nhiệm cho việc “Trung Quốc quyết định đóng nguồn nước lại ở thượng lưu”, theo phóng sự của Reuters.
Trung Quốc bác bỏ bản báo cáo của Eyes on Earth, Reuters cho hay. “Lập luận cho rằng việc Trung Quốc xây đập trên sông Lan Thương [tức sông Mekong] gây ra hạn hán ở hạ lưu là lập luận vô lý”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố gửi đến Reuters.
Bộ này nói tỉnh Vân Nam cũng chịu hạn nặng hồi năm ngoái và mực nước tại các đập của Trung Quốc đã tụt xuống mức thấp kỉ lục.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-doi-dong-giu-nuoc-mekong-dai-su-quan-my-tai-hn-quan-ngai/5371023.html
Bí thư thành ủy Hà Nội
kêu gọi đẩy mạnh chống tham nhũng
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Vương Đình Huệ, vào ngày 14/4 đã yêu cầu đẩy mạnh điều tra, giám sát, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, chú trọng tiếp dân, giải quyết đơn thư khiến nại tố cáo để xây dựng người Hà Nội gương mẫu trong thực thi pháp luật.Yêu cầu vừa nêu được ông Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi làm việc với Ban Nội chính thành ủy và các cơ quan khối nội chính thành phố diễn ra vào ngày 14 tháng 4.
Tại buổi làm việc ông Vương Đình Huệ khẳng định rằng Ban Nội chính đã phát huy được vai trò trung tâm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng tạo môi trường bình yên để thành phố Hà Nội phát huy vai trò, vị thế.
Ông cũng đánh giá cao về việc đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố. Theo nhấn mạnh của ông Huệ đây là nội dung được nhiều người dân quan tâm bởi vì “tham nhũng vặt” làm xói mòn lòng tin nhân dân, rất nguy hiểm và cần phải có biện pháp ngăn chặn.
Tuy nhiên, bí thư Vương Đình Huệ cho rằng còn các vụ việc tồn đọng, kéo dài; do đó cần tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, sàng lọc cán bộ cho nhiệm kỳ mới, nắm chắc tình hình liên quan đến chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, kịp thời, đề xuất phòng ngừa, giải quyết các vấn đề phức tạp mới, không để phát sinh “điểm nóng”.
Cũng tại buổi làm việc, phó trưởng ban thường trực ban nội chính ông Nguyễn Thế Toàn đề xuất đưa 15 vụ án vào diện cần giải quyết và đồng thời theo dõi tiến độ giải quyết 36 vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án nghiêm trọng đặc biệt được dư luận quan tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-party-chief-calls-to-step-up-prosecution-and-dealing-with-corruption-04142020075224.html
Tiêu chuẩn mới
để xếp hạng học sinh Việt Nam là yêu nước
Tin Vietnam.- Báo Kinh tế đô thị loan tin, ngày 10 tháng 4 năm 2020, bộ Giáo dục và đào tạo Cộng sản Việt Nam vừa đưa tiêu chuẩn yêu nước vào danh mục để đánh giá, xếp loại học sinh.Theo bộ Giáo dục Cộng sản, cơ quan này đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 cho năm 2020-2021. Theo đó, chương trình mới sẽ có thêm một số môn học, hoạt động giáo dục mới tác động đến nội dung, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá các học sinh.
Theo đó, học sinh sẽ được đánh giáo sự hình thành, và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua các tiêu chuẩn mà bộ Giáo dục Cộng sản đưa ra là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm..v.v.v..
Tuy nhiên, chi tiết của tiêu chuẩn học sinh phải thể hiện sự yêu nước như thế nào thì mới được công nhận là yêu nước vẫn chưa được bộ Giáo dục Cộng sản tiết lộ. Và tất cả các tiêu chuẩn trên vẫn đang chỉ là dự thảo nằm trong Thông tư để lấy ý kiến.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tieu-chuan-moi-de-xep-hang-hoc-sinh-viet-nam-la-yeu-nuoc/
Vì đâu lãnh đạo Việt Nam không gương mẫu?
Diễm Thi, RFACán bộ hành xử ngang ngược
Chuyện ông Lưu Văn Thanh, phó chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có hành động chống đối nhân viên công vụ tại một chốt kiểm dịch Covid-19 được lan truyền mạnh trên mạng xã hội mấy ngày qua. Nhiều người dân bất bình về cách hành xử của vị quan chức vì hiện nay việc tôn trọng những qui định phòng, chống dịch là hết sức bức thiết.
Người dân cho rằng cách hành xử này là hống hách, coi thường luật pháp khi ông Thanh đòi chụp hình nhân viên tại trạm và thách thức người quay clip.
PGS-TS Hoàng Dũng nêu nhận định:
“Cái đó không nên chỉ nhìn ở góc độ đạo đức đâu. Nếu nhìn góc độ đọa đức thôi là chúng ta sẽ lạc đề. Đạo đức là câu chuyện của từng cá nhân. Quan chức ở đâu cũng có người tốt người xấu, nhưng số người tốt và toàn tâm toàn ý với công việc, vì chuyện chung thì quá ít.
Ai mà có một chút quan tâm đến triết học sẽ phải đi tìm câu trả lời vì sao ít thì mới tìm được cách để giải quyết vấn đề.
Với cách tổ chức xã hội như ở Việt Nam hiện nay thì số phận của một quan chức trong rất nhiều trường hợp là do trên quyết định chứ không phải do quyết định. Người dân không có nghĩa lý gì dù họ luôn luôn nói “của dân, do dân, vì dân’.”
Cách hành xử ngang ngược của vị cán bộ tỉnh Bình Phước khiến người dân nhớ tới những viên công an từng khiến cộng đồng mạng phẫn nộ qua những video clips được đăng tải cách đây không lâu.
Cuối năm 2019, báo chí chính thống cũng như mạng xã hội lan truyền video clip một người đàn ông ném đồ ăn và tát vào mặt một nhân viên tại quầy tính tiền. Nhân vật này sau đó bị truyền thông phanh phui nêu đích danh là Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt, mới được điều chuyển công tác từ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thái Nguyên về Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Trước đó vài tháng, Đại úy công an Lê Thị Hiền đồng thời là cán bộ xử lý hành chính của Đội Cảnh sát giao thông – trật tự – phản ứng nhanh thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội, đã la hét, xô đẩy lực lượng chức năng ở phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngoài những hành vi được cho là khó coi, thậm chí vi phạm pháp luật, đây đó người dân vẫn đặt câu hỏi rằng, sao không thấy cán bộ lãnh đạo nào đứng ra làm từ thiện hay đóng góp tiền của theo kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đợt dịch COVID-19 hiện nay?
Ông Phúc kêu gọi mỗi người dân, đặc biệt là giới doanh nhân, các giới, các đơn vị… tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người góp hiện vật, người góp sức, người góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, kể cả bà con ở nước ngoài, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc bao đời, đem lại sức mạnh để Việt Nam vượt mọi khó khăn thử thách chống đại dịch.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống nêu quan điểm của ông:
“Để làm từ thiện thì phải có tấm lòng, làm từ lương tâm. Nhưng trong quá trình lựa chọn cán bộ của đảng nó có những chỗ đúng nhưng cũng có những chỗ sai. Có ba cái sai nhất: Phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ.
Vì những cái sai như thế thành ra phần lớn họ chọn ra những con người cơ hội, mưu mẹo. Phải như thế nào đấy mới được chọn làm cán bộ.
Trong quá trình làm cán bộ, vì công việc người ta phải đấu tranh, phải làm thế nào để được lên chức…cũng có những người phải bỏ ra số tiền lớn để chạy chức chạy quyền, chưa kể bỏ tiền cúng chùa này chùa kia cầu mong Thần Phật phù hộ. Đó là động lực của người ta. Người ta không có động lực để giúp đỡ đồng bào.”
Vì sao?
Tuy có rất nhiều quy định, nghị định được ban hành nêu rõ đảng viên, cán bộ phải gương mẫu. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, đi đầu trong việc nêu gương để cấp dưới học tập, noi theo; đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Vì sao các cán bộ được hưởng nhiều bổng lộc của nhà nước lại ngày càng vi phạm những quy tắc được đề ra?
PGS-TS Hoàng Dũng giải thích:
“Vấn đề ở đây là do thể chế. Một cái thể chế xa rời người dân, một cái thể thực chất do trên quyết định chứ không do dân quyết định nhất định sẽ đẻ ra một tầng lớp quan chức không coi dân ra gì. Thế chế đó cũng đẻ ra chuyện sống hai mặt. Một mặt là nói những lời rất tốt đẹp; một mặt là tìm mọi cách vơ vét cho mình.
Cái chế độ đó càng ngày càng hư hỏng thôi. Nó từ nguyên lý tổ chức. Chừng nào mà chưa giải quyết được nguyên lý tổ chức thì chừng đó mọi chuyện nêu gương đều không có nghĩa gì hết. cành hô hào nêu gương thì càng dấn sâu vào chuyện giả dối.”
Công bằng mà nói thì xã hội nào cũng có người tốt, người xấu. Dân cũng thế mà cán bộ cũng thế. Điều đáng nói là nếu dận vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật, còn cán bộ thì chỉ bị cảnh cáo, bị tạm ngưng công tác hoặc thuyên chuyển vị trí, có khi còn cao hơn vị trí cũ đã từng xảy ra.
Trong một lần trò chuyện với RFA về cách hành xử của công an với dân một cách côn đồ cũng như bắt tay với côn đồ để đàn áp dân, ông Đinh Quang Tuyến, một nhà đấu tranh trong nước nhận định tất cả là do thể chế. Theo ông Tuyến, cộng sản muốn cai trị đất nước và dân tộc Việt Nam với luật pháp và hiến pháp bất công do họ tạo ra. Cộng sản Việt Nam không biết điều hành dẫn đến một đất nước không phải pháp quyền cũng chẳng phải pháp trị mà là vô pháp.
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cái chính là trong số cán bộ, trong số đảng viên có những ‘kẻ lưu manh’ lọt vào là do chọn lựa không đúng. Bản chất của những con người được lựa chọn không tử tế, nhưng lại làm cán bộ vì họ chạy chọt bằng nhiều cách. Ông nói thêm:
“Bản chất của những người đó là lưu manh. Nếu người ta tuyển chọn cán bộ đúng đắn, tử tế thì những người như vậy không lọt vào được đâu. Vì sai lầm đường lối cán bộ của đảng nên những cán bộ có cơ hội là bộc lộ bản chất lưu manh sẵn có ra thôi. Bản thân cán bộ như vậy không biết làm gương đâu. Họ không sợ ai vì họ nghĩ công an không dám đụng đến họ, không ai dám đụng đến họ.”
Không rõ có phải do phản ứng quá mạnh của cộng đồng cư dân mạng hay không, vào ngày 13 tháng 4 Tỉnh ủy Bình Phước, cơ quan chủ quản của ông Lưu Văn Thanh, lên tiếng sẽ xử lý nghiêm đối với hành vi của ông Lưu Văn Thanh!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-vietnamese-leaders-are-not-role-models-dt-04132020152241.html
Làm tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm:
Sân chơi không bình đẳng
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công thương cho xuất khẩu gạo trở lại, chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ toàn bộ hạn ngạch đã hết, khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ vì không được thông báo trước ngày mở cửa, cũng như vào thời điểm nửa đêm, ngày cuối tuần.Không công bằng?
Hệ thống online của Tổng cục Hải quan bất ngờ mở cửa cho khai báo xuất khẩu gạo lại vào lúc 0 giờ 30 sáng 12 tháng 4 năm 2020. Chỉ trong vòng từ 0h30 đến khoảng 3h30 số lượng đăng ký xuất khẩu gạo trên website của hải quan là 399.999,73 tấn gạo. Đến ngày 13 tháng 4, cổng thông tin của Tổng cục Hải quan báo lỗi, không còn hiển thị sản lượng gạo xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho truyền thông trong nước biết, họ rất thất vọng vì không mở được tờ khai hải quan. Sau khi Thủ tướng cho nối lại xuất khẩu 400.000 tấn gạo, nhiều doanh nghiệp đã cử nhân viên túc trực mở tờ khai hải quan cả ngày 11 tháng 4, nhưng lúc đó, cổng đăng ký tờ khai hải quan vẫn chưa mở.
Sau đó Tổng cục Hải quan lại cho đăng ký lúc nửa đêm, ngày cuối tuần mà không hề có thông báo trước với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan rò rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, thì mới thực hiện được thôi.
-Trần Tuấn Kiệt
Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc chuyên ngành hàng lúa gạo Công ty xuất nhập khẩu Dung Nam, có trụ sở tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, liên quan thông tin này:
“Về tình hình xuất khẩu gạo, hôm rồi theo chỉ thị của Thủ tướng và Bộ Công thương cho hạn ngạch tất cả doanh nghiệp tổng cộng 400 ngàn tấn. Nhưng khi thông quan và mở hải quan lúc giữa khuya, thì từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng đã đủ 400 ngàn tấn. Trong khi đó, những doanh nghiệp biết trước tin này thì vô mở tờ khai hải quan được, còn những doanh nghiệp không biết thì không thể đăng ký được hạn ngạnh xuất khẩu.”
Theo ông Trần Tuấn Kiệt, ngay cả những doanh nghiệp biết trước, đăng ký được, thì cũng có nhiều doanh nghiệp bị tờ khai hải quan phải xem xét lại, chưa thông quan để xuất khẩu. Ông Kiệt giải thích thêm vể thủ tục đăng ký hải quan hiện nay:
“Mở thủ tục xuất khẩu gạo bây giờ đều khai báo trên hệ thống online hết, chứ không cần vô trụ sở Hải quan. Chỉ cần vô trang web của Hải quan nhập thông tin công ty, mã code của đơn vị, nhập các thông số sản phẩm, số container… được hết… chỉ sử dụng online. Nhưng trong đêm đó (rạng sáng ngày 12 tháng 4), một trăm mấy chục, gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan rò rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, thì mới thực hiện được thôi. Chứ các doanh nghiệp khác, ban đêm ban hôm, đâu có làm việc đâu mà người ta biết xuất khẩu gạo ban đêm.”
Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, nhiều lần liên lạc Tổng cục Hải quan, để hỏi về vấn đề này, tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công.
Trả lời báo chí trong nước chiều ngày 13/4, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, quá trình doanh nghiệp thực hiện khai báo tờ khai xuất khẩu gạo là hoàn toàn tự động trên hệ thống, không có sự can thiệp của con người. Khi tờ khai được gửi lên, hệ thống sẽ tự động trừ lùi số lượng gạo mà doanh nghiệp đã đăng ký. Với số dư gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4, Tổng cục Hải quan sẽ thông tin công khai trên website của Tổng cục Hải quan mỗi giờ một lần để các doanh nghiệp biết và mở tờ khai xuất khẩu.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo Tổng cục Hải quan không hề giải thích, vì sao có một số doanh nghiệp biết trước về thời điểm cơ quan này mở cửa trang mạng cho phép đăng ký xuất khẩu gạo.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói:
“Tôi nghĩ điều này nên rút kinh nghiệm cho tương lai, cần phải thông báo sớm và thực hiện công khai minh bạch, và có đấu thầu một cách bình đẳng, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.”
Trước đó, vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, trong Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự hệ trọng trong vấn đề an ninh lương thực đối với mọi quốc gia trong điều kiện dịch bệnh xảy ra trên thế giới và phải đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống.
Đến ngày 24 tháng 3 năm 2020, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu từ 0g ngày 24/3.
Sau khi nông dân và doanh nghiệp kêu cứu trước lệnh dừng xuất khẩu gạo, được sự đồng ý của chính phủ, Bộ Công thương, sau khi đã tính toán kỹ để bảo đảm an ninh lương thực, đã cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng.
Tin cho hay lượng gạo mà Việt Nam được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 sẽ vào khoảng 800 nghìn tấn, trong tổng số 1,5 triệu tấn gạo xuất khẩu còn lại. Lượng xuất khẩu này giảm 40% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2019, và thấp hơn nhiều so với các năm 2018, 2017.
Theo Bộ Công thương, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo, sẽ giữ lại khoảng 700 nghìn tấn gạo để dự phòng, đảm bảo cơ sở an ninh thương thực quốc gia và mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và 5.
Nhóm lợi ích?
Chỉ có thể lý giải việc không cho xuất khẩu gạo nếu số liệu của chính phủ không đúng thực tế, hoặc có những lợi ích nhóm nào đó, hoặc là có cơ quan, doanh nghiệp, nhất là những nhóm thương lái ghim hàng… nên người ta sợ không có gạo ăn
-GS Võ Tòng Xuân
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, nói:
“Vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay nhà nước chúng ta rất dè dặt, mà tôi cũng không hiểu có ẩn ý gì bên trong. Cái lý do vì an ninh lương thực thì tôi cũng đã nói rồi, các chuyên gia khác cũng đã nói rồi, tức là an ninh lương thực mình không sợ thiếu gạo, mà chắc chắn mình còn dư nữa, ít nhất là bây giờ dư 3 triệu tấn gạo. Chỉ có thể lý giải việc không cho xuất khẩu gạo nếu số liệu của chính phủ không đúng thực tế, hoặc có những lợi ích nhóm nào đó, hoặc là có cơ quan, doanh nghiệp, nhất là những nhóm thương lái ghim hàng… nên người ta sợ không có gạo ăn.”
Tuy nhiên, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, nếu không thể chứng minh những hạn chế ông vừa nêu là có thật, thì việc giới hạn xuất khẩu gạo chỉ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt thòi rất nhiều.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, ông đồng ý với đề xuất của Giáo sư Võ Tòng Xuân, quyết định chỉ cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 vì sợ Việt Nam thiếu gạo trong thời COVID-19 là chưa hợp lý. Ông nói:
“Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, năm nay Việt Nam được mùa lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và sau khi tính toán thì có thể xuất khẩu đến 3 triệu tấn gạo mà vẫn không ảnh hưởng gì đến an toàn lương thực của đất nước, vì vậy theo tôi việc cho xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo chỉ là biện pháp trước mắt. Sau đó, để bảo đảm an ninh lương thực, sẽ có sự tính toán, tôi hy vọng sẽ có sự cho phép để có thể tiếp tục xuất khẩu thêm. Bởi vì nếu không xuất khẩu, thì gạo sẽ ứ đọng, giá gạo sẽ xuống thấp và nếu giá gạo xuống thấp thì không đủ khuyến khích người nông dân sản xuất, và đấy là điều rất đáng tiếc đối với Việt Nam.”
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, trong khi các doanh nghiệp trên thế giới, không hoạt động được vì không có khách hàng, vì không đi đâu xa được hết… mà Việt Nam có khách hàng, Việt Nam có gạo… nhưng không cho bán. Thì ông cho rằng đây là một điều rất là đáng tiếc cho kinh tế Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/making-a-rice-export-declaration-at-midnight-the-playing-field-is-not-equal-04132020144349.html
Thêm người bị bắt và xử tội
vì chống đối lực lượng kiểm dịch COVID-19
Toà án Nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) hôm 14/4 tuyên án thanh niên Trần Văn Mạnh (24 tuổi, ngụ tại xã Tây Đô) 9 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ, theo khoản 1, Điều 330 Bộ luật hình sự.Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích cáo trạng cho biết vào ngày 8/4, anh Mạnh đã điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và không đeo khẩu trang. Khi đến chốt kiểm soát COVID-19 tại xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, anh Mạnh bị lực lượng chức năng yêu cầu đeo khẩu trang và khai báo y tế. Tuy nhiên, anh Mạnh bị nói đã không chấp hành yêu cầu, đồng thời lăng mạ tổ công tác và dùng một ghế inox tại chốt kiểm soát hành hung những người đang làm nhiệm vụ.
Toà án tỉnh Thái Bình cho biết đây là phiên toà đầu tiên địa phương xét xử người chống đối công tác phòng chống dịch COVID-19. Phiên toà diễn ra trong lúc Việt Nam vẫn đang đối phó với dịch nên Toà án nói đã bố trí phòng xử không quá 10 người, khoảng cách chỗ ngồi tối thiểu 2m và khử khuẩn.
Trong một diễn biến liên quan, Công an huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) hôm 14/4 cũng có quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 20 ngày đối với ông Nguyễn Văn Thiện (37 tuổi) vì tội chống người thi hành công vụ.
Báo trong nước cho biết vào sáng 11/4, tổ công tác UBND thị trấn Vân Canh gồm 16 người đến quán cà phê Ba Cô Gái do ông Thiện làm chủ để nhắc nhở biện pháp phòng chống dịch vì thấy quán cà phê này vẫn mở cửa và có nhiều người tụ tập.
Ông Thiện bị nói đã không chấp hành, lớn tiếng chửi bới và đã cầm mã tấu, dao đánh đuổi lực lượng chức năng. Ông Thiện cũng bị nói đã có 4 tiền án tiền sự về tội cố ý gây thương tích.
Cũng vào ngày 14/4, Công an huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam thanh niên Đoàn Quốc Được (22 tuổi, ngụ tại xã Hoàng Nam) để điều tra tội chống người thi hành công vụ.
Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, anh Được vào ngày 11/4 đã điều khiển xe mô tô tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và không đeo khẩu trang. Tổ công tác số 10 của UBND xã Hoàng Nam đã ra hiệu yêu cầu dừng xe, tuy nhiên thanh niên này bị nói đã không chấp hành, quay đầu xe bỏ chạy và tông vào một công an đang làm nhiệm vụ khiến người công an phải đi điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-detained-and-prosecuted-due-to-opposing-quarantine-forces-04142020084420.html
Virus corona: Chuyến bay chở du học sinh Việt Nam
từ Anh về nước cất cánh
Hàng chục du học sinh Việt Nam dưới 18 tuổi lên chuyến bay đặc biệt từ London về nước.Chuyến bay được triển khai trong bối cảnh nhiều gia đình tại Việt Nam có con du học lo lắng trước dịch bệnh Covid-19 làm hơn 11.000 ca tử vong trên toàn Anh Quốc.
Hình ảnh cho thấy nhiều học sinh đeo khẩu trang, ngồi chờ lên máy bay số hiệu VN054 cất cánh vào lúc 12:15h ngày 14/04 tại sân bay Heathrow ngoại ô London.
Vé một chiều cho chuyến bay này vào khoảng 30 triệu VND. Dự kiến chuyến bay sẽ hạ cánh tại sân bay Vân Đồn vào sáng thứ Tư 15/4.
“Chuyến này chia ra mỗi khách ngồi riêng một hàng ghế, dãy ngang cả máy bay thì có ba người ngồi, cách nhau bởi lối đi, theo yêu cầu giãn cách giao tiếp chống dịch bệnh,” một nguồn tin muốn ẩn danh ở London cho BBC biết.
“Chuyến bay được khống chế số hành khách, khoảng chỗ, ưu tiên con em các gia đình Việt Nam dưới 18 tuổi.
“Do đó nhiều hành khách khác, không nằm trong diện nêu trên có yêu cầu cũng không nhận được vé về chuyến này,” người này cho biết thêm.
Vào ngày 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Chính phủ Việt Nam xem xét có các chuyến bay thương mại đưa công dân Việt Nam về nước.
Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19
VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
”Học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người thăm thân, đi du lịch bị kẹt lại được ưu tiên với chủ trương chọn lọc đưa tiêu chí cụ thể, không về ào ạt và khi về thực hiện cách ly chặt chẽ,” Thủ tướng Phúc nói.
Được biết cũng có một số gia đình có con học tại Anh đều dưới 18 tuổi đã đăng ký về chuyến này nhưng sau đó quyết định cho con ở lại vì một số lý do khác nhau.
Một học sinh muốn ẩn danh nói với BBC rằng “có nhiều bạn không muốn về nhưng bị bố mẹ ép về”.
Đây là phi cơ vừa chở những công dân Anh, Ireland và các nước khác hạ cánh tại London vào buổi sáng cùng ngày 14/4. Vietnam Airlines đã tạm ngừng khai thác các tuyến bay với Anh Quốc từ 22/03/2020.
Trang Facebook Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết hơn 100 công dân Anh, Ireland và các quốc tịch khác có mặt trong chuyến bay “thương mại đặc biệt” này.
‘Trên chuyến bay còn có 2,5 tấn hàng gồm khẩu trang và các quà khác mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Anh chống dịch Covid-19,” thông cáo Đại sứ quán Anh cho hay.
Vào tuần này truyền thông trong nước đưa tin ‘gần 1.000 công dân, du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đăng ký về nước’.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc được dẫn lời đề nghị ”công dân Việt Nam, các du học sinh cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của sở tại về phòng ngừa dịch bệnh, giãn cách xã hội và nên tiếp tục ở lại sở tại nếu điều kiện cho phép”.
Tại Việt Nam chiều ngày 14/4, có thêm ca bệnh số 266, là nữ giới 36 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội. Ngày 08-10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy, tính đến nay đã có 48 ca mắc bệnh COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.
Đến nay tại Việt Nam đã có 266 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 169 trường hợp mắc được công bố khỏi bệnh, chưa có ca bệnh nào tử vong.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52281584
Gần 1,000 công dân,
du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ ghi danh về nước
Tin từ Hoa Kỳ: Toà Đại sứ và các cơ quan đại diện chế độ cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhận được gần 1,000 đơn ghi danh về nước của công dân và du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ và đã chuyển các đơn này cho nhà chức trách ở Việt Nam xem xét.Công dân quốc tịch Việt Nam tại Hoa Kỳ muốn về nước vì công ty mà họ làm việc hoặc trường mà họ học phải đóng cửa vì dịch Covid-19 và họ cho rằng về Việt Nam bên cạnh người thân và gia đình sẽ tốt hơn là ở lại nước Mỹ với chi phí đắt đỏ hơn Việt Nam.
Theo báo Người Lao Động, trong buổi trao đổi trực tuyến ngày 10/4 vừa qua, Đại sứ cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc đã đề nghị công dân, du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần nhanh chóng liên hệ các Cơ quan đại diện để được bảo vệ công dân trong các tình huống khẩn cấp. Ông Ngọc cũng đề nghị công dân và du học sinh Việt Nam cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của sở tại về phòng ngừa dịch bệnh, cách ly xã hội và nên tiếp tục ở lại Mỹ nếu điều kiện cho phép.
Ông cho biết đến nay, chính quyền của tổng thống Trump không có chính sách bắt buộc công dân hay du học sinh nước ngoài phải rời khỏi Hoa Kỳ. Việt Nam có khoảng 30,000 du học sinh và hàng nghìn công dân đang lao động tại Hoa Kỳ. Nhiều trong số họ đã quay trở về trong vài tháng gần đây, nhưng cũng có rất nhiều sinh viên và công dân bị kẹt lại do không có nhiều chuyến bay thương mại từ Mỹ về Việt Nam.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/gan-1000-cong-dan-du-hoc-sinh-viet-nam-tai-hoa-ky-ghi-danh-ve-nuoc/
Covid-19: Giáo viên ngoại quốc dạy tiếng Anh ở VN
‘bấp bênh, lo lắng’
Thế giới chống virus coronaChống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Giáo hoàng Francis thúc giục mọi người đừng để ‘sợ hãi lấn át’
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
Cảnh người nước ngoài giơ biển xin tiền ở Việt Nam không phải là quá hiếm gặp.
Từng có những người xin giúp đỡ vì các lý do bị mất cắp giấy tờ, hộ chiếu.
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
Dịch Covid-19: ‘Việt Nam đang chịu tổn thất về kinh tế’
Thế nhưng, mới đây nhất là trường hợp một giáo viên dạy tiếng Anh ở TP Hồ Chi Minh xin giúp vì lý do ‘mất việc’.
Người đàn ông Anh có tên là John không có việc làm kể từ ba tháng nay, khi các trung tâm dạy ngoại ngữ ở thành phố ngưng hoạt động.
Đứng ở một góc đường, tấm biển trên tay ông ghi dòng chữ “Không có công việc. Giúp tiền để mua thức ăn. Cảm ơn.” Hình ảnh này đã được lan truyền mạnh trên mạng xã hội tại Việt Nam trong những ngày qua.
Có lẽ đây là trường hợp đầu tiên một người nước ngoài mất việc do dịch bệnh Covid-19 được công khai tại Việt Nam.
Một giáo viên dạy tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ tại TP Hồ Chí Minh, người không muốn nêu tên, cho BBC News Tiếng Việt biết thời gian ba tháng qua thực sự là khó khăn đối với những người hoạt động trong lĩnh vực này.
“Giáo viên thường dạy tại các trung tâm theo hình thức ‘freelance’ [nhân viên tự do], được trả thù lao theo giờ dạy.”
“Do vậy, những ai đã ở Việt Nam lâu, có tích luỹ thì sẽ cầm cự được khi trung tâm đóng cửa vài tháng. Nhưng những ai mới sang thì sẽ rất kẹt.”
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Virus corona và viễn cảnh kinh tế Việt Nam
Có nhiều người vừa mới chỉ tới Việt Nam, hoặc về nước rồi quay trở lại Việt Nam sau dịp về nước nghỉ lễ Giáng Sinh.
Lẽ ra đó là thời điểm tốt để họ bắt đầu tìm việc ở Việt Nam.
Thế nhưng virus corona và tình hình dịch bệnh khiến nhiều trung tâm ngoại ngữ đồng loạt đóng cửa. Họ không có việc làm.
Một số ít các trung tâm lớn chuyển sang dạy online để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, hình thức này có lẽ không thể là biện pháp dài hạn, và số lượng công việc cũng không đủ để duy trì việc làm cho lượng giáo viên nước ngoài.
“Lượng học viên giảm nhiều. Có lẽ là ngoài việc học online không thật hấp dẫn cho người học, thì còn cả chuyện các phụ huynh cũng bị ảnh hưởng [do dịch bệnh] nên họ khó lòng đăng ký cho con em học,” giáo viên ẩn danh nói với BBC.
“Học phí đã giảm nhưng vẫn không đủ để kéo học viên.”
Trung tâm tiếng Anh ‘khó khăn’
Ông Dennis De Benedetto, người Mỹ, mở một trường dạy tiếng Anh tại TP Hồ Chí Minh từ 2012 và sau đó là trung tâm thứ hai tại Vũng Tàu, 2016, nhận xét rằng tuy Chính phủ Việt Nam đã xử lý bệnh dịch rất tốt, nhưng thực tế là hoạt động của các trung tâm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông cũng nói việc chuyển sang dạy online không phải là giải pháp.
“Với tôi thì việc dạy online không tạo được ấn tượng gì hết,” ông nói với BBC News Tiếng Việt. “Học viên cần được dạy trực tiếp.”
Không có việc làm, không có thu nhập, nhưng nhiều người vẫn chọn ở lại vì họ “ở lâu, đã quen, và có lẽ cũng hy vọng dịch bệnh sẽ sớm qua”.
Với những người mới sang đúng thời điểm bùng phát dịch bệnh, thì việc xin visa cư trú, giấy phép lao động “có lẽ cũng chưa kịp hoàn tất”, những người này thực sự gặp khó khăn, giáo viên ẩn danh nói với BBC.
Một số người đã quay về nước. Những người còn ở lại đa phần là “kẹt không về được”.
“Tôi đã trải qua ba tháng đầy kịch tính, đầy cảm xúc, với các cuộc cự nự với các hãng hàng không dân dụng và cả với các cơ quan chính phủ Anh nữa,” một giáo viên khác, người Anh, cho BBC biết.
Với việc rất nhiều nơi trên thế giới hạn chế đi lại, áp dụng phong toả trong nỗ lực khống chế bệnh dịch, tình hình khó khăn về công ăn việc làm sẽ còn kéo dài cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Những người thầy nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Và đây cũng không phải là lĩnh vực hiếm hoi bị mất việc làm, mất thu nhập và đời sống trở nên bấp bênh ở Việt Nam trong thời dịch bệnh Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52272837
Virus corona: Bao giờ Việt Nam
cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã?
Mỹ HằngBBC News Tiếng ViệtTrong khi TQ nhanh tay ban hành luật cấm tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) ngay sau khi bùng phát dịch Covid-19 thì người dân VN vẫn đang chờ đợi một động thái tương tự từ chính phủ.
Theo một báo cáo mới công bố của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), hơn 90% số người được khảo sát tại khu vực Đông Nam Á và Hong Kong ủng hộ các chính phủ đóng cửa các thị trường buôn bán ĐVHD.
Con số này tại Việt Nam là 93%.
Người Việt Nam ủng hộ cấm tiêu thụ ĐVHD
Đây là khảo sát ý kiến công chúng đầu tiên được thực hiện trong khu vực châu Á về mối liên hệ giữa Covid-19 và buôn bán ĐVHD.
Khảo sát tại Việt Nam cho thấy phần lớn người được hỏi rất hoặc vô cùng lo lắng về đại dịch virus corona, trong bối cảnh cuộc sống của họ và nền kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thân phận gấu tại Việt Nam
‘Bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon’
Cáp treo vào hang Én đe dọa Sơn Đoòng?
Virus corona: Mối nguy từ tiêu thụ tê tê?
‘VN cần trình giấy phép mua vây cá mập Chile’
Những người được phỏng vấn tại Việt Nam cũng cho hay họ ủng hộ các giải pháp giải quyết tận gốc đại dịch Covid-19 và những dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật.
Khoảng 90%, trong số 1.000 người được hỏi nói rằng họ có khả năng sẽ ủng hộ những nỗ lực của chính phủ để đóng cửa các thị trường và nhà hàng bán động vật hoang dã.
Hàng xóm của Việt Nam, Trung Quốc, đã ban hành một lệnh cấm tiêu thụ ĐVHD làm thực phẩm vào ngày 24/2.
Khảo sát của WWF cho thấy người dân ủng hộ các chính phủ trong khu vực ban hành một lệnh cấm tương tự.
Bao giờ Việt Nam có luật cấm tiêu thụ ĐVHD?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Hoàng Minh Hồng, học giả Quỹ Obama và hiện đang điều hành tổ chức phi chính phủ CHANGE, cho hay Việt Nam đang soạn thảo Chỉ thị nghiêm cấm việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ.
Không phải đơn giản để ngay lập tức có ngay một lệnh cấm triệt để..Hoàng Minh Hồng, Giám đốc Tổ chức CHANGE
Ngày 6/3/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phối hợp cùng với các bộ liên quan, soạn thảo khẩn cấp một Chỉ thị nghiêm cấm việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trên cả nước.
Bà Hoàng Minh Hồng cho hay các tổ chức phi chính phủ đã vào cuộc để hỗ trợ chính phủ trong việc soạn thảo và ban hành chỉ thị này.
Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã được tập hợp để cùng điều tra về tình hình buôn bán ĐVHD thực tế tại Việt Nam hiện nay. Các ý kiến đóng góp của công chúng cũng được thu thập.
Tất cả những thông tin này đã được các tổ chức phi chính phủ tổng hợp và gửi văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nơi chịu trách nhiệm soạn thảo chỉ thị, nghiên cứu, bà Hồng nói với BBC.
Tuy nhiên với câu hỏi khi nào chỉ thị có thể được ban hành trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện nay, bà Hồng nói:
“Tôi có thể hiểu, không phải là đơn giản để ngay lập tức có ngay một lệnh cấm triệt để, khi chính phủ đang phải làm rất nhiều việc khác để đối phó với dịch.”
Ông Christy Williams, Giám đốc Khu vực của WWF, Chương trình châu Á Thái Bình Dương thì có lời khen ngợi chính phủ Trung Quốc có “bước tiến lớn” trong việc cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển và ăn thịt ĐVHD. Đồng thời đề cập rằng “Việt Nam đang soạn thảo một Chỉ thị tương tự”.
Tổng Giám đốc WWF Quốc tế, ông Marco Lambertini, cũng cho rằng đây là lúc phải hành động ngay “vì chính sự sống còn của tất cả”: cả ĐVHD, và con người.
Nhấn mạnh rằng đây phải là “hành động khẩn cấp”, Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam nói sẽ sẵn sàng làm việc với chính phủ Việt Nam để thực thi Chỉ thị này.
Vì sao phải cấm tiêu thụ ĐVHD lúc này?
Khi dịch bùng phát, đã có nhiều giả thuyết được đặt ra về mối liên hệ giữa các bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật, và có thể lây sang người.
Các chợ ĐVHD tồn tại nhiều thập niên qua tại các nước có thói quen ăn thịt các loài này, hay sử dụng chúng làm thuốc chữa bệnh và đồ trang sức, như ở Việt Nam và Trung Quốc, đã trở thành nỗi lo lớn.
Khảo sát của WWF thực hiện trong tháng Ba với 5.000 người tham gia đến từ Việt Nam, Hong Kong, Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan cho thấy 82% người được hỏi cực kỳ hoặc rất lo lắng về đại dịch. 93% trong số này ủng hộ việc chính phủ đóng cửa các khu chợ nói trên.
Các chuyên gia cho rằng những chợ và nhà hàng này tiềm ẩn những nguồn lây nhiễm bệnh từ ĐVHD sang con người, do đó cần phải đóng cửa để giảm bớt mối đe doạ. Và những mối đe doạ này có thật.
Khoảng 15% người được hỏi nói rằng họ hoặc người quen của họ đã mua sản phẩm ĐVHD từ chợ trong 12 tháng qua.
82% người được hỏi trả lời rằng họ sẽ không mua sản phẩm động vật hoang dã từ những khu chợ đó trong tương lai.
Nguồn gốc chính xác về Covid-19 vẫn còn là câu hỏi. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định đây là một bệnh có nguồn gốc từ động vật, có nghĩa là virus từ động vật hoang dã truyền sang người.
WHO cũng báo cáo rằng đại dịch Covid-19 hiện nay, cùng với ít nhất 61% các bệnh ở người, có nguồn gốc từ động vật. Những dịch bệnh tương tự gần đây như SARS, MERS và Ebola cũng bắt nguồn từ các loại virus có ở động vật và lây truyền sang người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52276546
Cứu đói giữa đại dịch,
khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền
Bùi ThưBBC News Tiếng ViệtĐại dịch Covid-19 làm tăng nhanh số người nghèo đói ăn tại các đô thị lớn trong khi chính sách cứu trợ của chính phủ không đủ nhanh và rộng để bao phủ. Đấy là lúc vai trò của xã hội dân sự phát huy.
Buổi sáng đầu tuần, trước khoảng sân rộng của một công ty trên đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP.HCM), nhiều người xếp hàng trong trật tự. Chân họ đặt lên những ô nhỏ được vẽ trên gạch, đảm bảo cự ly tối thiểu 2m theo quy định nhằm phòng dịch.
Họ là những người đang đợi nhận gạo từ cây ATM gạo, nguồn lương thực giúp họ chống chọi qua cuộc khủng hoảng. Họ thuộc lớp nghèo khó, dễ tổn thương nhất giữa đại dịch.
Dịch bệnh kéo dài, đặc biệt là khi Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về việc “Cách ly xã hội” đến hết ngày 15/4 được ban hành, nhiều doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh, các hàng quán đóng cửa và nhiều lao động nghèo rơi vào cảnh thất nghiệp.
Theo thống kê của Sở Lao động – thương binh xã hội, địa bàn TP HCM có gần 12.000 người bán vé số gặp khó khăn do dịch Covid-19. Người nghèo cũ vẫn nghèo, người nghèo mới do dịch bệnh xuất hiện, lực lượng người đói ăn trở nên đông đảo hơn bao giờ hết.
Hàng người đứng dài chờ đợi lấy cơm, lấy gạo hoặc các nhu yếu phẩm là thực tế sinh động của những con người kiếm ăn trên hè phố. Họ là những đại diện của người nghèo không có ăn, đặc biệt ở các thành phố lớn. Cuộc sống của họ gói gọn trong một ngày, “làm đồng nào xào đồng đó”.
Dù chính phủ đã có kế hoạch với gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ cho khoảng 20 triệu đối tượng nhưng các gói hỗ của nhà nước thường không đủ nhanh để cứu đói cho những người “vừa ráo mồ hôi là hết tiền”. Vì vậy, đã có nhiều doanh nghiệp, hội nhóm, tổ chức và cá nhân đứng ra cứu đói.
“Chết đói trước khi chết dịch”
Chuỗi quán cơm xã hội Nụ Cười Hoạt động dưới sự quản lý của Quỹ từ thiện tình thương TP HCM. Quán cơm Nụ Cười 1 ra đời vào tháng 10/2012, cho tới nay chuỗi đã phát triển tới quán thứ 6. Trong dịch bệnh, thực hiện Chỉ đạo 16, quán tạm thời đóng cửa.
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Tập, thành viên của chuỗi quán cơm Nụ Cười, nói:
“Khi chúng tôi tạm đóng cửa, những khách hàng quen thuộc vẫn tới. Nhiều người hỏi: Đóng cửa vầy rồi tụi tui thất nghiệp, đói ăn phải làm sao. Chính vì thế, chúng tôi không tổ chức ăn tại quán mà đi phát cơm”.
“Thời điểm này, dịch bệnh kéo dài và kinh tế kiệt quệ, thất nghiệp gia tăng thì những người vừa ráo mồ hôi là hết tiền không thể cầm cự. Chúng tôi nói với nhau: Chỉ sợ người nghèo chết đói trước khi chết vì dịch. Cho nên bằng mọi cách chúng tôi cố gắng vừa đảm bảo vệ sinh phòng dịch mà vẫn giúp được người nghèo. Cứu người giống cứu hỏa. Khi đã sẵn sàng, chúng tôi treo bảng thông báo ngay dù biết lượng cơm mình thực hiện được so với số người nghèo như muối bỏ bể,” ông Tập trải lòng.
Ông cho biết những thành viên của chuỗi quán cơm và các tình nguyện viên đều cố gắng hết sức để thực hiện việc vừa chống dịch, vừa đảm bảo suất ăn cho người nghèo: “Bình thường trưa khoảng 11 giờ quán bắt đầu phục vụ thì bây giờ chúng tôi nấu từ sớm để phân thời gian ra, không để dồn vào một thời điểm. Vì vậy, tuy là suất cơm trưa nhưng 8 giờ sáng đã phát. Tình nguyện viên đi phát được trang bị khẩu trang, tấm kính chắn phía trước để giảm rủi ro. Chỉ đưa nhanh và đi ngay trong vài giây”.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Huỳnh Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock là chủ nhân của sáng kiến máy ATM gạo, chia sẻ:
“Dịch bệnh khiến nền kinh tế kiệt quệ và những người nghèo, người bán vé số, ve chai bị mất hoàn toàn thu nhập. Bên cạnh đó, tôi thấy có nhiều anh chị lái xe công nghệ, họ vốn không quá nghèo nhưng giờ không kiếm được đồng nào mà lại phải nuôi gia đình bốn năm miệng ăn nên cũng là đối tượng cần được giúp.”
Biết rằng có nhiều tranh cãi về việc người không đói ăn cũng đến nhận cứu trợ, ông Tuấn Anh lý giải: “Chúng tôi đã tính toán, mỗi lần phát gạo chỉ 1,5 kg nên những người đến đây thực sự kẹt lắm, họ phải bỏ qua mặc cảm để đến nhận gạo. Đã giúp người thì đừng khó khăn quá với họ. Một túi gạo như vậy cũng không đáng cho những người khá giả đổ tiền xăng, mua khẩu trang hay đứng đợi vài chục phút để nhận.”
Ứng dụng công nghệ làm từ thiện
Câu chuyện làm sao đảm bảo an toàn dịch tễ là thách thức lớn với các mô hình từ thiện kiểu này.
Ông Nguyễn Tập bày tỏ: “Điều chúng tôi phải tính toán nhiều nhất là làm sao để vệ sinh phòng dịch. Có nơi người dân chưa đủ ý thức thì họ hơi mất trật tự trong khi chúng tôi xem chuyện phòng dịch là ưu tiên số một. Quán cơm Nụ cười luôn yêu cầu mọi người đeo khẩu trang và xịt rửa tay. Tuy nhiên, phải hiểu luôn có nguy cơ tiềm ẩn và chúng tôi đang làm hết sức để vừa giúp được cho người nghèo, vừa đảm bảo an toàn dịch tễ”.
Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn ‘lo cho người dưới đáy’
Người Sài Gòn và tinh thần ‘tương thân tương ái’
Kêu gọi đổi khẩu trang N95 cho bác sỹ được nhiều hưởng ứng
Về hoạt động của quán cơm, ông cho biết thêm chính quyền địa phương đã nhiệt tình hỗ trợ, cắt cử hai dân phòng xuống để giúp đảm bảo trật tự và giữ khoảng cách. Công an phường cũng có đi tuần để tránh việc người dân tập trung đông.
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, ông Huỳnh Tuấn Anh cho biết ý tưởng làm ra cây ATM gạo nảy sinh từ việc ông quan sát những hội nhóm, tổ chức làm từ thiện đang gặp vấn đề nan giải về phòng dịch.
Ông nói: “Bên tôi làm về công nghệ tòa nhà thông minh và khóa điện tử nên tôi nghĩ tại sao không áp dụng mô hình vốn thuần cho kinh doanh để làm từ thiện. Tôi quyết định làm một máy ATM gạo.
“Ý tưởng đã có nhưng chúng tôi gặp khó khăn về mặt thời gian. Tôi yêu cầu nhân viên phải hoàn thiện trong 8 tiếng. Hôm đó là chủ nhật, thiếu thiết bị nên tôi phải gỡ tạm một máy khác của công ty, có giá khoảng 1 tỷ đồng để sử dụng tạm cho máy ATM gạo đầu tiên.”
Ông Tuấn Anh lý giải thêm, việc sử dụng mô hình ATM gạo sẽ giúp tránh được các rủi ro về phòng dịch:
“Mặt bằng bên tôi làm là 1.000 mét vuông nên có thể đảm bảo cho người đến nhận gạo giữ khoảng cách. Đặc biệt, máy ATM gạo hoạt động 24/24, nên không nhận được lúc này thì đến lúc khác, không phải cố định trong khung giờ nhất định sẽ giúp giãn khoảng cách. Kiểu phát gạo truyền thống thường xảy ra chen lấn, xô đẩy vì tâm lý sợ mất phần”.
Cây ATM gạo cũng là cách giảm tranh cãi, theo lời ông Tuấn Anh: “Đối với những người không đúng đối tượng, chúng tôi kiểm tra camera để loại ra thì sau khi đứng xếp hàng nửa tiếng để nhận gạo mà không được thì họ cũng biết mà rời đi. Vì họ tiếp xúc với cái máy, không phải con người nên giảm được việc tranh cãi, gây hấn với nhân viên.”
Khi lòng tốt tạo sự cộng hưởng
Với mô hình ATM gạo khá thành công, ông Huỳnh Tuấn Anh nói rằng bản thân mình chỉ là cầu nối giúp gắn kết mạnh thường quân và người nghèo. Ông cho biết ngân sách ban đầu là do chính công ty bỏ tiền túi ra với dự định phát 500kg gạo mỗi ngày. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, công suất phát gạo đã lên 5 tấn mỗi ngày.
“Chúng tôi cung cấp gạo cho khoảng 3.000 người/ngày. Nhưng tính cụ thể, 3.000 người đi nhận gạo sẽ đủ ăn cho gia đình 4 người, tức chúng tôi sẽ giúp được khoảng 12.000 người/ngày đủ gạo ăn trong vòng 5-7 ngày. Lượng gạo trong ngày hôm trước là 20 tấn, các kho chứa gạo bên tôi đang quá tải, phải chuyển sang quận 12 và Bình Chánh để 1-2 ngày nữa chạy,” ông phân tích.
Hiện cây ATM gạo đang được tiến hành ở 3 điểm, mỗi điểm 3 máy hoạt động. Ông Tuấn Anh nói:
“Chúng tôi dự tính sẽ làm thêm hai điểm nữa nhưng đội ngũ đã quá tải. Trong khi đó, chúng tôi mong muốn có khoảng 100 điểm nên tôi quyết định chuyển giao nó cho những bên mong muốn mở rộng”.
Sau TP.HCM, mô hình ATM gạo đã lan rộng ra một số địa phương khác, như Hà Nội và Huế.
Với quán ăn Nụ cười, ông Nguyễn Tập cho biết thêm, các hội nhóm, các tổ chức từ thiện đang đồng lòng hỗ trợ nhau:
“Tất cả mọi người đang cùng một tâm thế: ai giúp được gì thì giúp, mỗi người một tay để cưu mang những người đói khổ hơn mình qua dịch bệnh. Nhóm chúng tôi cũng nhận được sự giúp sức của các hội nhóm khác”.
“Vì hệ thống quán cơm Nụ cười có quan hệ tốt với nhóm Người tôi cưu mang, khi thành lập thì họ giúp đưa người qua phụ và đào tạo cho nhiều người bên tôi để cùng chung một mục đích là giúp người nghèo. Bên nào có gạo dư thì san sẻ bên kia, nước rửa tay hay những thứ khác đều vậy. Tinh thần rất vui. Sắp tới đây, quán cơm Nụ cười dự tính sẽ giúp đỡ bà con thực phẩm khổ như gạo, dầu ăn, nước tương để họ có thể cầm cự lâu hơn trong dịch bệnh này”.
Về nguồn tài trợ, ông Tập lý giải: “Nguồn tài trợ đến từ nhiều phía, đợt này có doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và công ty Cỏ May, họ sẽ giúp cung cấp trên 500 suất ăn mỗi ngày để quán cơm Nụ cười đi phân phát cho người dân. Có người giúp 200.000đ, có khi 20.000đ, đủ thành phần quyên góp. Với chúng tôi, tiền lớn hay nhỏ thì đều xuất phát từ tấm lòng của họ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52268974
Đề xuất giãn cách thêm sau ngày 15 tháng tư
và nhóm cụ thể
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về ‘cách ly toàn xã hội’. Theo người đứng đầu chính phủ Việt Nam thì vào ngày mai 15 tháng 4, Chính phủ mới quyết định tiếp tục ‘cách ly toàn xã hội’, hay dừng trên cơ sở báo cáo của các cấp, ngành.Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia sáng 13 tháng 4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải sẵn sàng cho tình huống dịch bệnh còn dài nên “cách ly xã hội” sau ngày 15 tháng 4 cần tính đến yếu tố địa bàn, nhóm đối tượng, nhóm ngành nghề với tinh thần không được chủ quan, lơi lỏng, đồng thời vừa kiểm soát được dịch bệnh vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Vào sáng 14 tháng 4, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất giải pháp thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15 tháng 4 theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Nhóm nguy cơ cao thì tiếp tục áp dụng như Chỉ thị 16, 2 nhóm còn lại thực hiện nới lỏng.
Chỉ thị 16 được thủ tướng ban hành ngày 31 tháng 3, yêu cầu cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Cũng tin liên quan, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong 15 ngày để thông quan hết số hàng tồn đọng tại các cửa khẩu.
Theo truyền thông trong nước, hiện nay, khoảng 2.600 xe nông sản, trái cây tươi còn tồn đọng tại các cửa khẩu, nhiều nhất là cửa khẩu Tân Thanh khoảng 1.000 xe. Thêm vào đó, xe cộ và người tập trung nhiều một chỗ cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/social-distancing-to-be-extended-04142020082745.html
0 comments