Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/04/2020

Tuesday, April 14, 2020 3:09:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/04/2020

Virus corona: Trump khẳng định

 có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa

Tổng thống Donald Trump tuyên bố có ‘toàn quyền’ trong việc dỡ lệnh phong tỏa do dịch virus corona trên toàn quốc, điều này mâu thuẫn với quan điểm của thống đốc các tiểu bang và các chuyên gia về hiến pháp.
“Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra các quyết định”, ông Trump nói trong cuộc họp báo mới đây, nơi ông cự cãi với các phóng viên.
Fauci: Mỹ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’ nếu hành động sớm hơn
“Ngày đau thương” của Anh khi số người chết vượt 10.000
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Chín tiểu bang trên bờ Đông và Tây Hoa Kỳ đang lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh buộc công dân ở nhà.
Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng các tiểu bang duy trì trật tự và an toàn công cộng.
Các chuyên gia pháp lý nói rằng điều này có nghĩa thống đốc các tiểu bang có trách nhiệm quyết định khi nào dỡ bỏ các lệnh cấm liên quan đến virus corona.
Hoa Kỳ hiện đã ghi nhận 682.619 ca nhiễm virus – cao gấp bốn lần so với Tây Ban Nha, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề thứ hai. Hoa Kỳ cũng có 23.529 người chết vì đại dịch, cao hơn Ý, nơi có số người tử vong cao thứ hai.
Tổng thống Trump nói gì?
Ông Trump, nói trong cuộc họp báo về dịch virus corona tại Nhà Trắng hôm thứ Hai rằng, chính quyền của ông đang hoàn thiện kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế Mỹ, vốn đã bị đóng cửa phần lớn để làm chậm sự lây lan của virus.
Nhưng khi các nhà báo hỏi liệu ông có quyền quyết định đối với lệnh ở nhà được áp lên các tiểu bang hay không, ông Trump nói: “Khi một người là tổng thống Hoa Kỳ, ông ta có toàn quyền.
“Có toàn quyền. Các thống đốc biết điều đó.”
Ông nói thêm: “Điều đó để nói rằng, chúng tôi đang làm việc với các tiểu bang.”
Tổng thống nhấn mạnh “nhiều điều khoản” trong hiến pháp của Hoa Kỳ trao cho ông quyền lực như vậy, mà không chỉ rõ những điều khoản nào.
Khi phóng viên Jon Sopel của BBC hỏi có phải ông lo ngại về khả năng phải đóng cửa nền kinh tế một lần nữa nếu có một đợt dịch mới tấn công, ông Trump nói: “Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra, nhưng nó làm tôi suy nghĩ. “
Ông nói với các phóng viên số người chết vì virus ở Mỹ đã bắt đầu đi vào trạng thái ổn định, cho thấy những nỗ lực “giãn cách xã hội” đã thành công.
Nhưng bất chấp việc ông Trump đóng khung quyết định này như một thứ mà Washington có thể đơn phương thực hiện, các chuyên gia pháp lý nói rằng, tổng thống không có thẩm quyền đảo ngược các lệnh cấm liên quan đến sức khỏe cộng đồng được đưa ra ở cấp tiểu bang hoặc địa phương.
Nhà Trắng đã khuyến nghị người Mỹ tránh các tới nhà hàng và các di chuyển không cần thiết, tiếp tục thực hiện quy định không quá 10 người hoặc ít hơn trong các cuộc tụ họp cho đến ngày 30 /4.
Trong cuộc họp báo, Nhà Trắng đã phát một đoạn phim chỉ trích nặng nề giới truyền thông, ca ngợi cách xử lý đại dịch của tổng thống, và clip các thống đốc ca ngợi chính quyền Trump.
Một số hãng tin,, phát sóng trực tiếp cuộc họp báo, đã nhanh chóng cắt phần này.
Thống đốc các tiểu bang nói gì?
Các thống đốc khẳng định rằng quyết định khi nào các hạn chế liên quan đến virus corona được dỡ bỏ là đặc quyền của họ.Phản ứng với một tweet của Trump trước đó trong ngày, tuyên bố rằng chính quyền ông có thể đơn phương quyết định vấn đề này, Thống đốc Tom Wolf của Pennsylvania nói:
“Chà, khi chúng tôi có trách nhiệm đóng cửa tiểu bang, tôi nghĩ có lẽ chúng tôi cũng có trách nhiệm chính trong việc mở cửa lại.”
Thống đốc các tiểu bang dường như đang thảo luận kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế mà không có ý kiến từ chính quyền Trump.
Các quan chức ở New York, New Jersey, Rhode Island, Connecticut, Delkn và Pennsylvania hứa hẹn sẽ tiếp cận “hết sức thận trọng”, nhưng không đưa ra mốc thời gian.
New York có gần 190.000 ca nhiễm virus và hơn 10.000 ca tử vong – nằm trong số các nước có tỷ lệ nhiễm và tử vong cao nhất trên thế giới.
Nhưng Thống đốc Andrew Cuomo nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng ông tin “điều tồi tệ nhất đã qua” đối với nước Mỹ.
“Không ai từng có kinh nghiệm này, không ai có tất cả câu trả lời,” ông Cuomo nói. “Giải quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế: cái nào ưu tiên? Cả hai đều là ưu tiên.”
Các tiểu bang miền tây California, Washington và Oregon cũng đã công bố kế hoạch cho một cách tiếp cận chung để mở cửa trở lại.
Hơn một phần tư dân số Hoa Kỳ sống ở các tiểu bang trên cả hai bờ đang chờ đợi các kế hoạch mở cửa trở lại.
Hơn 40 tiểu bang đã áp đặt lệnh buộc người dân ở nhà trên toàn tiểu bang.
Các nước khác đang có chiến lược gì?
Tỉnh Vũ Hán của Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, đã mở cửa một phần sau hơn hai tháng bị cô lập.
Tây Ban Nha đã cho phép khoảng 300.000 người lao động ở các lĩnh vực không được xem là thiết yếu được trở lại làm việc.
Ý – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu – sẽ cho phép số ít các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong tuần này.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố lệnh phong tỏa sẽ kéo dài đến ngày 11/5.
Chính phủ Anh tuyên bố không ai nên mong đợi sẽ có bất kỳ thay đổi nào đối với các lệnh phong tỏa trong tuần này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52276545

Nam Hàn sắp gởi

600,000 bộ xét nghiệm coronavirus đến Hoa Kỳ

Tin Seoul, Nam Hàn – Một viên chức Nam Hàn vào thứ Hai, 13 tháng 4, cho biết nước này dự định sẽ gởi khoảng 600,000 bộ xét nghiệm coronavirus đến Hoa Kỳ vào thứ Ba, theo đề nghị từ Tổng Thống Trump.
Tổng Thống Trump đã hỏi mua bộ xét nghiệm trong cuộc điện đàm ngày 25 tháng 3 với Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng dịch bệnh bùng phát mạnh tại nhiều tiểu bang. Hãng Reuters dẫn lời viên chức Nam Hàn cho biết, vận tải cơ thuộc Cơ quan quản lý khẩn cấp FEMA của Hoa Kỳ chở theo các thiết bị y tế sẽ rời khỏi Seoul vào 10 giờ 30 tối thứ Ba, giờ địa phương.
Ngoại Trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha đã xác nhận thông tin này, đồng thời thêm rằng các hợp đồng đã được ký và hàng hóa sẽ sẵn sàng trong thời gian ngắn sắp tới. Các chuyến hàng đầu tiên sẽ được giao cho chính phủ Hoa Kỳ và cũng được chính phủ Hoa Kỳ trả tiền. Sau đó, thêm 150,000 bộ xét nghiệm nữa, dự kiến được Nam Hàn xuất cảng trong tương lai gần, sẽ được bán thông qua một hãng bán lẻ của Hoa Kỳ.
Các bộ xét nghiệm coronavirus được cung cấp từ 3 công ty Nam Hàn đã được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn vào cuối tháng trước. Các công ty Nam Hàn trước đây đã bán bộ xét nghiệm cho nhiều thành phố Mỹ, bao gồm cả Los Angeles, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nam Hàn bán một lô hàng lớn cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Từng được coi là vùng dịch lớn nhất bên ngoài Trung Cộng, Nam Hàn đến nay đã cai quản khá tốt các ca nhiễm Covid-19, nhờ chiến dịch xét nghiệm hàng loạt và truy tìm gắt gao người có nguy cơ nhiễm bệnh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nam-han-sap-goi-600000-bo-xet-nghiem-coronavirus-den-hoa-ky/

Apple và Google cùng bắt tay phát triển phần mềm

truy tìm người tiếp xúc bệnh nhân COVID-19

Vũ Dương
Làm thế nào để giảm thiểu sự lây nhiễm của virus viêm phổi Vũ Hán và nhanh chóng tìm ra những người đã từng tiếp xúc với người bệnh. Google và Apple đang cùng hợp tác phát triển phần mềm theo dõi qua điện thoại “Những ai tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19″. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ đặc biệt chú ý đến công nghệ mới này, đồng thời lưu ý thêm rằng điều này có thể liên quan đến các vấn đề tự do và quyền riêng tư cá nhân.
Apple đăng tải trên trang web: “Google và Apple tuyên bố sẽ cùng hợp tác trong việc sử dụng công nghệ Bluetooth để giúp chính phủ và các cơ quan y tế giảm sự lây lan của COVID-19 và lấy quyền riêng tư và bảo mật của người dùng làm cốt lõi của thiết kế.”
Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng “quyền riêng tư, minh bạch và sự đồng ý của người dùng là điều cần thiết”.
Sau khi người dùng cài đặt phần mềm này trên điện thoại thông minh của họ, công nghệ Bluetooth có thể theo dõi khoảng cách giữa các điện thoại di động khác nhau. Sau khi có kết quả dương tính, điện thoại di động của người dùng khác sẽ tìm kiếm dữ liệu vị trí của 14 ngày trước đó để xác định liệu những ai đã từng tiếp xúc với người bị lây nhiễm.
Tại một cuộc họp bàn về virus Vũ Hán thường lệ vào thứ Sáu, Tổng thống Trump khi trả lời câu hỏi của phóng viên, đã lưu ý rằng điều này có thể động chạm đến các vấn đề riêng tư cá nhân.
Tổng thống Trump nói: “Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề tự do cá nhân và kéo theo rất nhiều sự tình khác. Chúng tôi đang quan sát, tôi biết họ đã từng làm điều này, đây là công nghệ rất mới, rất thú vị, nhưng nhiều người lo lắng về các vấn đề tự do cá nhân. Chúng tôi sẽ tập trung quan sát”.
Apple và Google cho biết trong một tuyên bố rằng giao diện ứng dụng sẽ được ra mắt vào tháng Năm.
Theo Liu Haiying, NTD
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/apple-va-google-cung-bat-tay-phat-trien-phan-mem-truy-tim-nguoi-tiep-xuc-benh-nhan-covid-19.html

CDC: Dịch corona ở Mỹ có thể lên đỉnh điểm tuần này

Dịch corona có thể lên đến đỉnh điểm trong tuần này, một viên chức hàng đầu dự báo hôm 13/4, nêu ra những chỉ dấu ổn định trên toàn quốc.
Hoa Kỳ với dân số đứng hàng thứ ba trên thế giới, đã ghi nhận có nhiều ca tử vong vì COVID-19 hơn bất cứ nước nào, trên 22.000 người chết tính đến sáng ngày 13/4, theo Reuters.
Khoảng 2.000 người chết được báo cáo mỗi ngày trong bốn ngày qua liên tiếp, cao nhất là chung quanh Thành phố NewYork.
Các chuyên gia nói con số thống kê chính thức thấp hơn số tử vong thực sự vì không tính những cái chết bên ngoài bệnh viện.
Ông Robert Redfield Jr., Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói với chương trình “Today” của Đài NBC: “Hiện nay chúng ta gần đến đỉnh điểm. Quý vị biết khi nào chúng ta tới đỉnh điểm khi mà ngày kế tiếp thực sự ít hơn ngày trước đó,”
Những hạn chế mạnh mẽ về việc ở tại nhà nhằm ngăn chặn virus lây lan được áp dụng trong nhiều tuần tại nhiều khu vực trong nước đã tác hại nặng nề lên nền kinh tế, nêu lên nghi vấn là làm thế nào nước Mỹ có thể tiếp tục duy trì việc đóng cửa kinh tế và giới hạn đi lại.
Hôm 12/4, một viên chức chính quyền Trump cho thấy là 1/5 là ngày khả dĩ có thể nới lỏng những hạn chế trong khi dè dặt là còn quá sớm để nói mục tiêu đó có đạt được hay không,
Ông Redfield từ chối đưa ra một ngày dự trù để mở lại nền kinh tế Mỹ, nhưng ông ca ngợi là các biện pháp cách ly xã hội giúp ngăn chặn con số tử vong.
“Không có nghi ngờ là chúng ta phải mở cửa đúng lúc,” ông Redfield nói. “Việc này phải được tiến hành từ từ từng bước một, phải được căn cứ vào dữ liệu.”
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi dè dặt về việc nước Mỹ chưa chuẩn bị để chấm dứt đóng cửa.
“Chúng ta ai cũng đều muốn chấm dứt lệnh đóng cửa để người Mỹ có thể trở lại làm việc và trở lại bình thường,” bà Pelosi nói trong một tuyên bố. “Tuy nhiên vẫn còn chưa đủ xét nghiệm để cho phép việc này thực sự xảy ra.”
Tuần này, Quốc hội sẽ làm việc về những biện pháp thêm nữa để giảm bớt thiệt hại của đại dịch. Phe Dân chủ muốn thêm tiền cho những nỗ lực khác chống virus corona bằng biện pháp nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ lẻ, trong đó có việc tài trợ cho công tác nhanh chóng xét nghiệm trên toàn quốc và trang bị bảo hộ cá nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/cdc-d%E1%BB%8Bch-corona-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%89nh-%C4%91i%E1%BB%83m-tu%E1%BA%A7n-n%C3%A0y/5370723.html

Covid-19 : Sắp đạt đỉnh dịch,

các bang ở Mỹ đã tính chuyện  « mở lại » hoạt động

Anh Vũ
Vào lúc nước Mỹ sắp đạt đỉnh dịch virus corona, theo AFP, hôm 13/04/2020, chính quyền nhiều bang đã bàn tính đến việc tổ chức giải tỏa dần các hoạt động kinh tế. Tổng thống Donald Trump vẫn nôn nóng muốn nền kinh tế khởi động trở lại một cách nhanh chóng.
Hoa Kỳ vẫn là ổ dịch virus corona lớn nhất thế giới cả về số người nhiễm cũng như số người chết vì Covid-19. Nhưng khi vừa xuất hiện một số dấu hiệu ổn định, hôm qua, 9 bang của Mỹ thông báo bắt đầu các công việc chuẩn bị « mở lại » hoạt động kinh tế, gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo cho biết, các bang New York, New Jersey và Connecticut sẽ phối hợp các bước tiến hành cùng với các bang Delawere, Pennsylvania và Rhode Island.
Ở bờ tây Hoa Kỳ, thống đốc các bang California, Oregon, Washington cũng thông báo đã thỏa thuận được với nhau về cách thức cùng khởi động lại hoạt động kinh tế. Tuy nhiên các bang chưa đưa ra cụ thể lịch trình và vẫn khẳng định sức khỏe người dân là trên hết.
Thế nhưng trước đó ít giờ, tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng quyền quyết định « mở lại » nền kinh tế là thuộc về ông. Ông Trump cũng xác nhận có căng thẳng với các thống đốc bang về vấn đề này. Tuy nhiên Hiến pháp Mỹ quy định, các bang có toàn quyền điều tiết các hoạt động của địa phương mình, sự can thiệp của tổng thống rất hạn chế.
Cho đến giờ, dù chính quyền liên bang đã công bố các chỉ thị nhằm hạn chế virus corona lây lan, như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang …Nhà Trắng chưa hề có chỉ đạo nào ở quy mô toàn quốc liên quan đến việc đóng cửa các cơ sở trường học, dịch vụ công cộng hay công ty. Tất cả các quyết định như vậy đều do chính quyền các bang tự quyết, tự chịu trách nhiệm.
Tổng thống Trump luôn sốt ruột muốn cho mở lại các hoạt động kinh tế ngay từ đầu tháng 5 khi mà chỉ trong vòng 3 tuần phong tỏa, nước Mỹ đã có 15 triệu người mất việc làm.
Về tình hình dịch. Số ca nhiễm virus tại Mỹ, sau khi đạt con số nửa triệu người bắt đầu ổn định dần trên quy mô cả nước. Hôm qua, trong vòng 24 giờ, toàn nước Mỹ có thêm 1.509 ca tử vong, tương tự như với nhịp độ tăng một ngày trước đó theo thống kê của Đại học Y Johns Hopkins. Như vậy từ đầu dịch, Mỹ đã có 23.529 người chết vì Covid-19, mức cao nhất thế giới.
Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), Robert Redfiels, hôm qua phát biểu trên kênh truyền hình NBC rằng Hoa Kỳ đang « tiếp cận đỉnh dịch ». Ông cũng cảnh báo việc mở cửa trở lại các hoạt động sẽ là « một tiến trình dần dần, từng giai đoạn, tùy theo các dự liệu ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200414-covid-19-s%E1%BA%AFp-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%89nh-d%E1%BB%8Bch-c%C3%A1c-bang-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A3-t%C3%ADnh-chuy%E1%BB%87n-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng

Điểm tin COVID-19

Sáu tiểu bang vùng Đông Bắc Hoa Kỳ ngày 13/4 có bước đầu tiên hướng tới việc mở cửa lại kinh tế bằng cách lập một uỷ ban khu vực để phát triển chiến lược cho công tác dần dần dỡ bỏ các lệnh hạn chế vì đại dịch virus corona.
Ủy ban bao gồm các giới chức y tế và kinh tế của từng bang cùng với chánh văn phòng của 6 thống đốc của 6 bang.
Các bang như New York, New Jersey, Connecticut với tổng dân số 32 triệu dân sẽ cùng với Delaware, Pennsylvania và Rhode Island phối hợp các nỗ lực mở lại nền kinh tế trong khi có thêm những tín hiệu cho thấy dịch bệnh đang dần ổn định.
Trong khi đó thống đốc các bang ở Bờ Tây bao gồm California, Oregon và Washington cho hay họ đã đạt thoả thuận về phương cách chung mở lại các hoạt động kinh doanh dù chưa biết thời điểm cụ thể, nhưng họ nhấn mạnh sẽ đặt vấn đề sức khoẻ người dân lên hàng đầu.
Căng thẳng giữa các thống đốc và Tổng thống Donald Trump nổi lên kể từ khi dịch corona trầm trọng cách đây 1 tháng, dẫn tới những tranh cãi về thời điểm và cách thức mở lại các hoạt động kinh tế.
“Đây là quyết định của Tổng thống, và vì nhiều lý do chính đáng,” Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 13/4 và cho biết chính quyền của ông đang làm việc chặt chẽ với các thống đốc.
“Quyết định của tôi, phối hợp với các thống đốc và góp ý của những người khác, sẽ được đưa ra sớm!” ông Trump viết.
Thống đốc bang New York nói “thời điểm khốc liệt nhất đã qua” đối với bang này, tâm dịch tại Mỹ, nhưng ông khuyến cáo những gì đạt được từ cách ly xã hội có thể mất đi nếu ‘chúng ta có hành động ngu xuẩn’ và nới lỏng hạn chế quá vội vàng. Số tử vong tại bang New York hôm 13/4 đã vượt quá 10 ngàn người.
Chính quyền Trump đã tỏ ý cho thấy ngày 1/5 có thể là thời điểm nới lỏng các hạn chế hiện nay.
Mỹ, nước có dân số lớn thứ ba trên thế giới, hiện dẫn đầu về số tử vong vì COVID-19, với hơn 23 ngàn người thiệt mạng, theo số liệu của Reuters. Số ca nhiễm gần 57 ngàn.
Wyoming là tiểu bang mới nhất báo cáo có người chết vì virus corona hôm 13/4.
Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, nói kinh tế tại nhiều khu vực ở Mỹ có thể mở lại sớm nhất vào tháng tới miễn là giới y tế có thể nhanh chóng xác định và cô lập người nhiễm.
Toà Bạch Ốc ngày 13/4 phủ nhận việc Tổng thống Trump có ý sa thải ông Fauci sau khi ông Fauci bình luận rằng nước Mỹ đáng ra đã cứu được nhiều mạng người nếu phong toả sớm hơn trong đại dịch corona.
Người Mỹ bắt đầu nhận được viện trợ tài chính từ chính phủ. Sở Thuế cho biết đã khởi sự phân phối tiền hỗ trợ vào tài khoản ngân hàng của người thọ thuế và sẽ hoàn tất việc cấp tiền hỗ trợ một cách sớm nhất có thể.
Châu Âu
Tây Ban Nha ngày 13/4 cho phép một số người lao động trở lại làm việc.
Số tử vong vì COVID-19 trong các bệnh viện ở Anh ngày 13/4 tăng lên thành 11.329 và chính phủ ra dấu hiệu cho thấy các biện pháp phong toả sẽ không được nới lỏng trong tuần này.
Anh hiện xếp hàng thứ năm trên thế giới về số tử vong vì virus corona.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga có thể sẽ huy động quân đội trong cuộc chiến chống dịch COVID0-19 và khuyến cáo số ca lây nhiễm có thể sẽ còn tăng sau khi số ca xác nhận hàng ngày tăng cao kỷ lục.
https://www.voatiengviet.com/a/5370652.html

Một thủy thủ trên Hàng không mẫu hạm

USS Theofore Roosevelt tử vong

do các biến chứng của coronavirus

Vào hôm thứ Hai (13 tháng 04), Hải quân Hoa Kỳ cho biết một thủy thủ được chăm sóc tích cực trong một bệnh viện của Hải quân ở đảo Guam vừa tử vong vì coronavirus. Đây là thành viên đầu tiên phục vụ trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tử vong vì COVID-19. Hiện nay, hải quân vẫn chưa công bố tên thủy thủ.
Theo CNN, thủy thủ này được xét nghiệm dương tính với coronavirus vào ngày 30/03/2020, 3 ngày sau khi hàng không mẫu hạm cập cảng ở đảo Guam. Các thủy thủ đã được đưa ra khỏi hàng không mẫu hạm đến khu vực cách ly thuộc căn cứ hải quân tại đảo Guam. Các thủy thủ được kiểm tra y tế 2 lần/ngày trong lúc cách ly.
Trong một cuộc kiểm tra vào hôm 09/04/2020, người thủy thủ đó đã bất động. Nhân viên cấp cứu đã thực hiện hồi sức tim phổi và chuyển người này đến phòng điều trị tích cực của bệnh viện Hải quân. Nhưng người này đã qua đời 4 ngày sau đó, vào hôm 13/04/2020.
Tính đến nay, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt hiện đã ở đảo Guam được hơn hai tuần kể từ khi cập cảng vào ngày 27/03/2020. Tính đến Chủ nhật (12/04/2020), 585 thủy thủ trên tàu nhiễm COVID-19. Gần 4,000 thủy thủ đã được đưa lên đảo Guam, để lại khoảng 800 người để theo dõi hai lò phản ứng nguyên tử, phi cơ phản lực, hỏa tiễn và bom trên mẫu hạm. Hàng trăm thủy thủ đã được cách ly tại các khách sạn trên đảo Guam.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn đảo Guam cho hay có tới 10 khách sạn được dành riêng để chứa 4,000 thủy thủ, trong khi những vị khách khác đã được chuyển đến những khách sạn nhỏ hơn. Tưởng cũng nên nhắc lại hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã ghé thăm Đà Nẳng, Việt Nam hồi đầu tháng 03. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-thuy-thu-tren-hang-khong-mau-ham-uss-theofore-roosevelt-tu-vong-do-cac-bien-chung-cua-coronavirus/

Gần một nửa người dân toàn nước Mỹ tin rằng

đại dịch virus Vũ Hán là lời cảnh tỉnh từ Thiên Chúa

Vũ Dương
Gần một nửa người dân toàn nước Mỹ tin rằng đại dịch virus Vũ Hán là lời cảnh tỉnh từ Thiên Chúa và là điềm báo trước của Đại Thẩm Phán.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang càn quét khắp thế giới với hàng triệu người lây nhiễm và cướp đi mạng sống của hơn 100.000 người. Một cuộc thăm dò dân ý mang tính toàn quốc tại Hoa Kỳ cho thấy: gần một nửa số người Mỹ khi được phỏng vấn tin rằng dịch bệnh lần này là một lời cảnh tỉnh từ Thiên Chúa và gần một phần ba số người được hỏi tin rằng dịch bệnh là điềm báo trước của ngày tận thế sắp đến.
Cuộc thăm dò này được Quỹ Joshua ủy thác cho cơ quan thăm dò dân ý McLaughlin & Associates tiến hành từ ngày 23 đến 26 tháng trước với 1.000 cử tri Mỹ tham gia, với câu hỏi “họ nghĩ gì về tình hình dịch bệnh lần này và về suy thoái kinh tế mà nó gây ra”.
Kết quả thăm dò ý kiến ​​cho thấy có tới 44,3% số người được hỏi (bao gồm cả Kitô hữu và những người không phải Kitô hữu) tin rằng dịch bệnh và kết quả suy thoái kinh tế lần này đều là lời cảnh tỉnh từ Thiên Chúa đối với con người để đánh thức mọi người quay trở về với niềm tin vào Thiên Chúa, hoặc có thể là điềm báo trước của Đại Thẩm Phán sắp đến, hoặc là cả hai.
Trong số những người được thăm dò: số người kết hôn trả lời “Có”, chiếm 49%, trong khi số người độc thân trả lời là “Có” chỉ chiếm 39,3%. Trong số những người được hỏi thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, người Mỹ gốc Phi trả lời “Có” nhiều nhất, chiếm 63,6%, tiếp theo là người Mỹ gốc Tây Ban Nha chiếm 51,7%; người Mỹ gốc Do Thái trả lời “Có”, chiếm 42%; người Mỹ gốc Á trả lời “Có” ít nhất, chỉ chiếm 26,3%.
54% các thành viên gia đình quân đội trả lời “Có.” Ngoài ra, theo nhóm tuổi, phần lớn số người được hỏi ở độ tuổi 56 đến 65 trả lời “Có”, chiếm 50,9%; những người trên 65 tuổi trả lời “Có” ít nhất, chỉ chiếm 39,6% .
Ngoài ra, 29,4% số người được hỏi tin rằng dịch bệnh và suy thoái kinh tế mà nó dẫn đến là điềm báo trước của “Ngày tận thế” được mô tả trong Kinh Thánh. Trong số đó, người Mỹ gốc Tây Ban Nha trả lời “Có” chiếm 50%, là nhóm nhiều nhất trong tất cả các sắc tộc, nhiều hơn người châu Phi (40%), người da trắng (24,7%) và người châu Á (14,2%).
Đại dịch virus Vũ Hán cũng đã đánh thức niềm tin tôn giáo của người dân. 21,5% người ngoài Kitô giáo nói rằng dịch bệnh này khiến họ muốn tìm hiểu thêm về Chúa và những điều thuộc về tâm linh tinh thần. Nhiều người cũng đã bắt đầu nghiên cứu các kinh sách tôn giáo như Kinh Thánh, tìm hiểu về các dự ngôn trong lịch sử và tham gia vào các cuộc trò chuyện có nội dung về chủ đề tín ngưỡng tâm linh hơn với người thân và bạn bè; 40,1% Kitô hữu đã làm điều này.
Joel C. Rosenberg, người sáng lập Quỹ Joshua, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang Washington Examiner rằng người dân Mỹ đang lo lắng về việc bị cấm đi ra ngoài, tuy vậy hàng chục nghìn người đã và đang bắt đầu quay về với Chúa, Kinh thánh và các khóa giảng đạo. Họ tìm kiếm những câu trả lời trong đó và một số người mới làm điều này lần đầu tiên. Đối với cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này mà nói, đây có lẽ là một mảng sáng quan trọng nhất.
Joel C. Rosenberg là tác giả của những tập sách thuộc hàng bán chạy nhất. Các tác phẩm của ông đã liên tục xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York. Hầu hết các tác phẩm của ông đều lấy chính trị quốc tế và dự ngôn trong Kinh Thánh làm đề tài. Quỹ Joshua là một tổ chức từ thiện do ông cùng vợ là Lynn Rosenberg sáng lập để vận động các Kitô hữu “ban phước cho Israel và các nước láng giềng nhân danh Chúa Giêsu”.
Theo Lưu Diệu, BLdaily.com
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-mot-nua-nguoi-dan-toan-nuoc-my-tin-rang-dai-dich-virus-vu-han-la-loi-canh-tinh-tu-thien-chua.html

Bầu cử 2020: Liệu việc Sanders ủng hộ sớm

có giúp nhiều cho Biden?

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders đã chính thực tán thành chiến dịch tranh cử của Joe Biden để đối đầu Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.
Thượng nghị sĩ Sanders đã rút khỏi cuộc đua để trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ tuần trước, khiến ông Biden trở thành ứng cử viên còn lại duy nhất.
Trong một chương trình webcast chia màn hình trực tiếp, cựu phó tổng thống Biden đã cảm ơn đối thủ cũ của mình đã tuyên bố ủng hộ.
Thượng nghị sĩ Sanders kêu gọi tất cả người Mỹ đoàn kết để đánh bại ông Trump.
Sanders mô tả Trump là “tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước này”.
“Hôm nay tôi xin tất cả người Mỹ – Tôi xin mọi đảng viên Dân chủ, tôi xin mọi người độc lập, tôi xin rất nhiều người Cộng hòa – hãy cùng nhau tham gia chiến dịch này để ủng hộ ứng cử viên của quý vị mà tôi ủng hộ”, ông Sanders, 78 , nói.
“Điều bắt buộc là tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau.”
Liệu hồ sơ chính trị của Joe Biden có gây bất lợi cho ông?
Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden
Ông Biden, 77 tuổi, nói rằng ông “biết ơn sâu xa” về sự ủng hộ và nói rằng ông cần sự trợ giúp của ông Sanders không chỉ cho chiến dịch tranh cử, mà còn trong nội các sau này.
“Bạn đã đặt lợi ích của quốc gia và nhu cầu đánh bại Donald Trump lên trên tất cả. Như bạn nói – ‘Không phải tôi, mà là chúng ta’”, ông Biden nói.
Với những người ủng hộ thượng nghị sĩ bang Vermont, ông Biden nói thêm: “Tôi thấy bạn, tôi nghe thấy bạn, tôi hiểu sự cấp bách của những gì chúng ta phải làm ở đất nước này và tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi.”
Biden cho biết ông và Sanders đang thành lập các nhóm làm việc chính sách để giải quyết các vấn đề bao gồm biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và học phí đại học.
Việc Sander tuyên bố ủng hộ Biden xảy ra ngay sau khi ông Sanders bị Biden đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại Wisconsin uần trước – diễn ra trong bối cảnh tranh cãi vì đại dịch virus corona.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont tuyên bố ủng hộ cựu đối thủ Joe Biden chỉ một tuần sau khi chấm dứt cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ. Nhưng liệu được ủng hộ sớm có giúp nhiều cho ông Biden?
Thượng nghị sĩ Sanders, người tự nhận mình là “nhà xã hội dân chủ”, đã kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống tuần trước, nói với người ủng hộ rằng ông không thấy con đường khả thi nào để có đủ phiếu cho việc giành được đề cử.
Ông trở thành ứng cử viên dẫn đầu, phổ biến với các cử tri trẻ tuổi, và đưa các vấn đề về y tế và bất đẳng lợi tức thành những chủ đề chính của cuộc tranh cử.
Tuy nhiên, ông đã tụt lại phía sau ông Biden trong những tuần gần đây.
Ông Sanders, một người độc lập, đã từng chạy đua để dành đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trước đó, thua bà Hillary Clinton năm 2016.
Phân tích của Anthony Zurcher
Phóng viên Bắc Mỹ
Nhiều người trong đảng Dân chủ đã tin rằng việc ông Sanders kéo dài chiến dịch tranh đề cử năm 2016, trong cuộc đua với Hillary Clinton, và nhất định không chịu bỏ cuộc dù biết là sẽ thua, đã tạo ra sự chia rẽ trong đảng, góp phần vào chiến thắng của Donald Trump trong cuộc tổng bầu phiếu phổ thông.
Sanders đã không chính thức ủng hộ bà Clinton cho đến giữa tháng 7 và trong khi ông có đi vận động bà vào mùa thu, các nhà phê bình cho rằng điều đó không đủ nhiệt tình.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến sau khi bỏ phiếu không đủ để kết luận là cử tri của Sanders đã làm tổn thương bà Clinton, nhưng nỗi đau của năm 2016 đã tô điểm cho toàn cảnh chính trị cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ năm 2020.
Và vì vậy, Bernie Sanders đã xuất hiện trên webcast của Joe Biden hôm thứ Hai để đưa ra lời ủng hộ chính thức, chỉ năm ngày sau khi ông đình chỉ chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hai bên đã nói về sự hợp tác và một thống nhất về mục đích – với một mối quan hệ đã không thấy giữa Sanders và Clinton bốn năm trước. Đó là những dấu hiệu khiến những người lớn tuổi trong đảng hy vọng rằng những điều được cho là sai lầm của quá khứ sẽ không lặp lại.
Tuy nhiên, thử nghiệm thực sự sẽ là, liệu những người ủng hộ Sanders – đặc biệt là những cử tri trẻ hơn – sẽ chú ý đến sự thúc giục của người lãnh đạo của họ.Họ không phải cần phải yêu mến Biden để giúp ông đánh bại Trump, nhưng họ cần phải đi bầu để bỏ phiếu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52268335

Tối Cao Pháp Viện sẽ xét xử online

nhiều vụ kiện quan trọng trong tháng 5

Tin Washington DC – Vào thứ Hai, 13 tháng 4, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho biết sẽ bắt đầu mở các phiên tranh luận qua mạng vào tháng 5, sau khi phải đóng cửa tòa án và hoãn nhiều vụ kiện vì dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên tòa án cao nhất Hoa Kỳ xét xử qua mạng, trong bối cảnh các thẩm phán vẫn phải tiếp tục làm việc, đồng thời phải bảo vệ sức khỏe của cá nhân và những người liên quan.
Trong số các vụ kiện được tranh luận qua mạng có 3 vụ kiện đang thu hút nhiều chú ý của dư luận, liên quan đến việc liệu Tổng Thống Trump có được quyền bảo mật hồ sơ tài chính, bao gồm cả hồ sơ thuế cá nhân hay không, trước các nhà điều tra của tiểu bang và quốc hội.
Tối Cao Pháp Viện cũng sẽ nghe tranh luận về các vụ kiện liên quan đến hệ thống bỏ phiếu theo cử tri đoàn, trong đó, các nguyên đơn cho rằng lá phiếu đại cử tri có thể không đồng nhất với số phiếu đa số tại tiểu bang của họ. Tổng cộng, Tối Cao Pháp Viện dự kiến sẽ nghe tranh luận của 10 vụ kiện trong 2 tuần đầu tiên của tháng 5. Ngày xét xử cụ thể của các vụ kiện này chưa được xác định.
Thông báo của tòa án cho biết giới truyền thông sẽ được nghe trực tiếp các diễn biến của phiên tranh luận. Các vụ kiện này thông thường sẽ nhận phán quyết sau cùng vào tháng 6, tức vào cuối phiên làm việc thường lệ của Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lịch trình này trong năm 2020 có bị thay đổi vì dịch coronavirus hay không. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-se-xet-xu-online-nhieu-vu-kien-quan-trong-trong-thang-5/

Thượng viện Mỹ lên kế hoạch điều tra

những nghi vấn về dịch Vũ Hán –

trọng tâm là Trung Quốc và WHO

Quý Khải
Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện lên kế hoạch điều tra Covid-19 – trọng tâm là Trung Quốc và WHO
Ủy ban có chức năng giám sát chính của Thượng viện Mỹ đang bắt đầu một cuộc điều tra rộng rãi về nguồn gốc và phản ứng của các bên trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Chủ tịch Ủy ban Chính phủ và An ninh nội địa Thượng viện ông Ron Johnson cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai (13/4), theo Politico.
Thượng nghị sĩ Johnson cho biết Ủy ban của ông “sẽ tiến hành giám sát toàn bộ vấn đề này”. Ông đã liệt kê một vài yếu tố của cuộc điều tra: Tại sao kho dự trữ quốc gia không được “chuẩn bị tốt hơn”, tại sao các loại thuốc và thiết bị y tế được sản xuất ở nước ngoài, phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đối với Covid-19 và cách thức virus lan truyền lúc ban đầu.
Trọng tâm cuộc điều tra sẽ nằm ở WHO và Trung Quốc.
“Liệu có nên cố gắng đưa ra các phương pháp chữa trị khác nhau, các biện pháp điều trị khác nhau cho Covid-19 nói chung”, ông Johnson nhận định. “Chúng ta cần biết vai trò của WHO trong việc cố gắng che đậy dịch bệnh này”.
Thượng nghị sĩ Johnson cũng cho biết ông đã chỉ đạo Thượng nghị sĩ Rick Scott dẫn đầu trong cuộc điều tra WHO, vốn đã hứng chịu chỉ trích không ngừng từ các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng vì không làm đủ để thu thập thông tin chính xác từ Trung Quốc tại thời điểm ban đầu của dịch bệnh. Hai thượng nghị sĩ đề cập đến cuộc thăm dò vào hôm thứ Hai.
Scott là một nhà phê bình Trung Quốc có tiếng, ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn cá nhân rằng khi bàn đến dịch virus Vũ Hán, “chúng ta không thể tin Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng ta đã biết rằng chúng ta không thể tin WHO vì họ đã lừa dối chúng ta”. Ông cho biết ông sẽ đi sâu tìm hiểu kế hoạch của WHO, thời điểm WHO biết được virus này lây truyền từ người sang người và thời điểm tổ chức này nảy sinh những hoài nghi đầu tiên về báo cáo của Trung Quốc rằng virus này đã được kiềm chế.
“Hãy kiến tạo một tổ chức mới nếu điều này là quan trọng bởi rõ ràng WHO không hoạt động hiệu quả”, ông Scott nói. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đề nghị cắt ngân sách dành cho WHO và đề nghị tổng giám đốc WHO từ chức. Một số phụ tá của Tổng thống Trump cũng đang cân nhắc việc tạo ra một tổ chức thay thế WHO. Tuy vậy, Tổng giám đốc WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn nói rằng ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tài trợ cho tổ chức này.
Theo Politico
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-vien-my-len-ke-hoach-dieu-tra-nhung-nghi-van-ve-dich-vu-han-trong-tam-la-trung-quoc-va-who.html

Tổng thống Trump nói Trung Quốc sẽ thấy hậu quả

 của việc tung tin sai lệch về nCov

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 7/4 (ảnh: White House/Flick).
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 13/4, Tổng thống Trump cho biết sẽ có những hậu quả trong việc Trung Quốc phát tán thông tin sai lệch về virus corona, nhưng ông từ chối chia sẻ với giới truyền thông.
Breitbart cho biết, cô Paula Reid, một phóng viên của đài CBS đã hỏi Tổng thống Trump: “Tại sao Trung Quốc lại không phải chịu hậu quả trong việc phát tán thông tin sai lệch về nCov?”.
“Tôi sẽ không trả lời. Trung Quốc rồi sẽ thấy hậu quả”, ông chủ Nhà Trắng đáp.
“Làm sao mà cô biết được sẽ không có hậu quả? Rồi cô sẽ thấy”, ông Trump nói thêm.
Cũng trong buổi họp báo, Tổng thống Trump nói rằng, ông sẽ tiếp tục phản đối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Tôi gọi họ là một cặp đôi”, ông Trump nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-noi-trung-quoc-se-thay-hau-qua-cua-viec-tung-tin-sai-lech-ve-ncov.html

Vì sao Mỹ bị lệ thuộc vào vật tư y tế của Trung Quốc?

Ngọc Lễ
Hệ thống phân phối của Mỹ lúc đầu bị hỗn loạn với tình trạng tranh mua, tranh bán cộng với việc các hãng xưởng Mỹ không đủ thời gian chuẩn bị để chuyển sang sản xuất vật tư y tế khiến cho Mỹ lệ thuộc nhiều vào sự cung cấp của Trung Quốc giữa đại dịch corona, một kinh tế gia nói với VOA.
Do sự hoành hành của dịch bệnh Covid-19 mà hiện Mỹ đang thiếu hụt trầm trọng các thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang, nước sát khuẩn, trang phục bảo hộ, găng tay… Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều nhất các mặt hàng này và đang được các nước tranh nhau để hỏi mua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (tức DPA) để buộc các công ty Mỹ phải tuân thủ chỉ thị của chính quyền về việc sản xuất và phân phối các mặt hàng y tế thiết yếu.
Vì sao thiếu hụt?
Trao đổi với VOA, GS-TS Khương Hữu Lộc, người giảng dạy chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Keller Graduate School of Management, cho biết Mỹ trước giờ vẫn sản xuất các vật tư y tế kể trên ở trong nước, nhưng trong thời gian qua họ lại ‘bán ra nước ngoài nhiều’.
“Từ tháng 11 năm ngoái cho đến tận tháng 2 năm nay, các công ty Mỹ tiếp tục xuất hàng PPE (tức trang thiết bị bảo hộ) cho Trung Quốc và các nước khác. Trong đó, Trung Quốc đã mua ồ ạt kể từ đầu năm,” ông giải thích vì sao Mỹ đang bị thiếu hụt.
Theo lời ông thì sở dĩ có tình trạng đó là Mỹ ‘bị chậm trễ trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp’ vì ‘không ngờ rằng dịch bệnh lây lan ở Mỹ nhiều như vậy’ trong khi lúc đầu mới chỉ có mấy chục ca.
“Sự lan tràn của virus corona ngoài dự đoán của nước Mỹ khiến Mỹ bị chậm trễ hai tháng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.”
Sau khi Tổng thống Trump viện dẫn DPA thì nhiều công ty sản xuất trong các lĩnh vực khác như các hãng xe hơi General Motors, Ford hay hãng chế tạo thiết bị gia đình Philipps đã bắt đầu chuyển sang sản xuất PPE. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lộc thì các hãng này ‘không mặn mà lắm với việc này vì họ thấy không có lợi cho họ’.
Và mãi cho tới gần đây, các hãng Mỹ vẫn còn được xuất cảng thiết bị y tế sang các quốc gia khác như EU, Canada vì họ trả giá cao, ông Lộc cho biết.
“Mỹ đã sản xuất những hàng hóa sử dụng lao động giá rẻ như khẩu trang N95 hay thuốc men mấy chục năm nay, nhưng họ đã chuyển sản xuất sang Trung Quốc rất nhiều. Đó là lý do Trung Quốc có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh vì hàng hóa đó có rất nhiều ở Trung Quốc mà Hoa Kỳ lại không có,” ông giải thích.
Ông đơn cử như mặt hàng khẩu trang N95 của hãng 3M hiện vừa duy trì sản xuất ở Mỹ vừa có nhà máy ở Trung Quốc.
Phân phối phức tạp
Bên cạnh nguồn cung thiếu hụt, hệ thống phân phối thiếu tập trung của Mỹ cũng là một nguyên nhân xảy ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường Mỹ, ông Lộc nói.
Theo lời ông thì cách nay 1, 2 tháng, Tổng thống Trump đã hướng dẫn các tiểu bang ra thị trường tự do muốn mua gì thì mua.
Tuy nhiên, sau đó nhiều thống đốc cho biết 50 tiểu bang tranh giành nhau trên eBay. Họ đấu giá đẩy giá hàng hóa lên rất cao, cộng với luật phạt những công ty lên giá là không rõ ràng nên gây ra tình trạng hỗn loạn.
“Hàng hóa có thể có trong chuỗi cung ở Mỹ, nhưng khi các tiểu bang ra ngoài thị trường để mua, nếu họ đưa ra mức giá thấp hơn ngoại quốc thì các công ty Mỹ vẫn tiếp tục bán cho ngoại quốc,” ông nói.
Còn nếu mua ở nước ngoài, nhất là ở Trung Quốc, thì việc tranh mua đã khiến phía Trung Quốc ‘tăng giá để trục lợi’, ông cho biết.
Vả lại, khi mua hàng ở nước ngoài, các tiểu bang không có khả năng mua bằng liên bang vốn có nhu cầu mua với số lượng lớn và sẵn sàng trả giá cao hơn tiểu bang, ông Lộc nói thêm.
Để giải quyết tình trạng này, gần đây chính phủ Mỹ mới giao cho Cơ quan Quản lý Tình trạng thảm họa Quốc gia (FEMA) đứng ra làm đầu mối thu gom và phân phối hàng, đồng thời cũng viện dẫn DPA để buộc các công ty của Mỹ không được bán hàng cho nước ngoài mà phải bán cho FEMA trước tiên, cũng theo nhà phân tích này.
Do đó, sau khi FEMA can thiệp thì nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài cũng như của các tiểu bang và tư nhân đều bị treo lại hết, ông Lộc nói, và các tiểu bang buộc phải liên lạc FEMA để được phân phối.
“Hiện tại FEMA nhúng tay vào rất mạnh làm thế giới rất bực bội vì họ không hiểu rõ là Mỹ đang giành hàng qua con đường mua chính thức hay là trả giá gấp đôi, gấp ba để mua hàng họ đã đặt hay không,” ông Lộc nói và nhắc đến các vụ lùm xùm gần đây mà một số nước cáo buộc Mỹ giữ lại hàng của họ đã mua.
Không chỉ đối với các công ty sản xuất trong nước mà cả công ty Mỹ ở nước ngoài như 3M thì FEMA cũng có quyền được ưu tiên mua, Giáo sư Lộc cho biết thêm.
Ông Lộc thừa nhận việc này là ‘chính phủ liên bang xen vào hoạt động của thị trường tự do, quyết định chuỗi cung, nhu cầu và giá cả’. “Các công ty sản xuất sẽ được trả giá vừa phải chứ không thể lợi dụng thời cơ để đẩy giá lên cao,” ông nói.
Hàng vật tư y tế sau khi FEMA thu gom sẽ để 10% vào kho dự trữ quốc gia vốn không dùng mà để dành cho trường hợp khẩn cấp sau này (kể cả máy thở); 40% dành để phân phối cho các tiểu bang chống dịch, còn 50% còn lại giao cho 7 công ty phân phối trên thị trường, trong đó có bệnh viện tư, nhà thuốc hay thậm chí bán ra nước ngoài theo giá thị trường, Tiến sĩ Lộc cho biết.
Việc FEMA phân phối sẽ đảm bảo công bằng cho các tiểu bang, ông giải thích, để tránh tình trạng những tiểu bang giàu có thu gom hết trong khi những tiểu bang ít tiền hơn mà bị dịch nhiều sẽ không mua được.
Ông so sánh hệ thống phân phối này với cách phân phối tập trung của Trung Quốc: “Trung Quốc họ độc tài nhưng hệ thống phân phối hữu hiệu vì tất cả tập trung vào trung ương trong khi ở Mỹ có sự rối loạn giữa liên bang, tiểu bang rồi tư nhân.”
Thay đổi cục diện chiến tranh thương mại?
Với tình hình như hiện nay, chuyên gia này chỉ ra rằng các quốc gia phương Tây ‘đang lệ thuộc vào Trung Quốc ngày càng nhiều’ và lưu ý điều nghịch lý là mặc dù là nơi xuất phát của virus corona nhưng Trung Quốc giờ đang hành xử như ‘vị cứu tinh’.
“Bây giờ thế giới đang cầu cạnh Trung Quốc. Thành ra họ trở thành ân nhân, người tốt mà Mỹ lại mang tiếng xấu. Mỹ cần cẩn trọng và cần có sự đối xử công bằng với các đồng minh,” Giáo sư Lộc khuyến cáo.
Nhìn về tổng thể cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn mới đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, ông Lộc nói rằng việc Mỹ lệ thuộc vào vật tư y tế Trung Quốc ‘ảnh hưởng đến khả năng thương lượng và địa vị chính trị của Trung Quốc đối với Mỹ’.
Theo ông, Bắc Kinh giờ ‘có khả năng thay đổi hoàn toàn cuộc chiến’. Tổng thống Trump biết rằng trong giai đoạn này, nếu Trung Quốc không bán đồ cho Mỹ thì số người Mỹ chết sẽ gia tăng và điều này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm nay, ông Lộc phân tích.
“Mỹ bây giờ phải cầu cạnh Trung Quốc vì hàng hóa Trung Quốc có thể bán cho các nước khác rất cần mua, chứ không cần bán cho Mỹ.”
Do đó, Tiến sĩ Lộc dự đoán trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng tới, Mỹ sẽ ‘ở thế bất lợi để đàm phán với Trung Quốc’. Ngoài ra, có nhiều hàng hóa của các công ty Mỹ sản xuất ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, giờ ông Trump phải dỡ bỏ thuế quan để cho nhập những mặt hàng đó.
“Vấn đề là không thể để tất cả hàng hóa này tập trung hết ở một chỗ nh[ng không nhất thiết phải chuyển về Mỹ mà có thể chuyển sang Ấn Độ hay Việt Nam”, ông nói.
Còn nếu dời tất cả những hãng xưởng sản xuất thiết bị y tế từ Trung Quốc về Mỹ thì chính phủ Mỹ phải nên xem mặt hàng này là hàng ưu tiên quốc gia cần được trợ cấp của chính phủ trong vòng 5-7 năm, vẫn theo phân tích của chuyên gia này, vì giá lao động ở Mỹ quá cao nên sản xuất những mặt hàng như khẩu trang hay trang phục bảo hộ ở Mỹ sẽ không có lời như ở Trung Quốc. Theo đó, ông Lộc đề xuất Mỹ giảm thuế hay trợ giá, chẳng hạn như 5 đô thì chính phủ trợ giá 1 đô la cho mỗi chiếc khẩu trang.
“Con virus này sẽ xảy ra nữa. Khẩu trang sẽ rất cần, cho nên cần được coi là hàng thiết yếu để được trợ giá thì mới duy trì sản xuất lâu dài được ở Mỹ,” ông lập luận.
Để hàng y tế chuyển về Mỹ sản xuất cạnh tranh được với hàng giá rẻ của Trung Quốc, Tiến sĩ Lộc nói khi đó Mỹ ‘có thể dùng thuế quan để đánh vào hàng Trung Quốc’.
Riêng về thị trường cho mặt hàng này ở Mỹ, ông thừa nhận đây là ‘bài toán khó giải quyết’ nhưng đề xuất ‘chính phủ liên bang đứng ra mua để bỏ vào kho dự trữ quốc gia vì với dân số trên 300 triệu thì Mỹ cần rất nhiều’.
Theo phân tích của chuyên gia này, hiện nay dù các hãng xưởng Mỹ đã chuyển sang sản xuất thiết bị y tế nhưng họ ‘cần vài tuần cho đến cả tháng để chỉnh sửa máy móc cho phù hợp’ và phải đến tháng 9 thì họ mới sản xuất ra đủ cho nhu cầu trong nước Mỹ.
“Đợi từ đây đến đó thì số người chết ở Mỹ sẽ rất nhiều. Trung Quốc họ có sẵn hàng, bán ra rất nhiều và sản xuất ngày càng nhiều. Họ đang nắm đằng cán.”
“Nếu Mỹ chuẩn bị sớm, có thời gian để phản ứng, bắt đầu đi vào tình trạng khẩn trương sớm thì có thể không xảy ra tình trạng như vậy,” ông nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-sao-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-l%E1%BB%87-thu%E1%BB%99c-v%C3%A0o-v%E1%BA%ADt-t%C6%B0-y-t%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-/5370708.html

TT Mỹ cổ vũ cho chloroquine

vì có cổ phần trong Sanofi: Tin “vịt cồ” ?

Mai Vân

Trong thời gian gần đây, tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như cổ vũ hàng ngày cho loại thuốc trị sốt rét chloroquine được giáo sư Pháp Didier Raoult tôn làm “thần dược” trị bệnh Covid-19.
Thái độ “mê tín” thuốc này của ông Trump đã đặt ra nhiều câu hỏi, và nhật báo Mỹ The New York Times nổi tiếng là nghiêm túc, ngày 06/04/2020 đã hàm ý cho rằng đó là vì giới thân cận của đương kim tổng thống Mỹ, và chính bản thân ông, có lợi ích kinh tế trong hãng dược phẩm Pháp Sanofi, đang làm ra thuốc chloroquine.
Trong một bài phân tích ngày 08/04, kênh truyền hình Pháp BFM Bourse đã không ngần ngại gọi “thông tin” của tờ báo Mỹ là một “tin vịt cồ – fake news de beau calibre”, sử dụng lại thuật ngữ “fake news” mà tổng thống Mỹ thường dùng để tố cáo các tin tức mà báo chí truyền thống loan ra nhắm vào ông, bị ông cho là tin thất thiệt.
Trong thời gian qua, trên các mạng xã hội nhan nhản những lời chỉ trích tổng thống Mỹ lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế hiện nay để phạm tội lợi dụng thông tin “nội gián”, trục lợi nhờ nắm trước thông tin nội bộ. Theo luồng dư luận này, thì tổng thống Mỹ có phần hùn trong Sanofi, viện bào chế Pháp sản xuất ra thuốc Plaquénil, dược phẩm làm từ chất sulfate hydroxychloroquine, gọi gọn là chloroquine, và khi ca ngợi chất chloroquine, thì nguyên thủ Mỹ muốn thúc đẩy hoạt động của một tập đoàn dược phẩm trong đó ông có phần hùn.
Theo BFM Bourse, dưới tựa đề “Sự cổ vũ hung hăng của Trump cho một loại thuốc chống sốt rét để chữa trị virus corona đang chia rẽ cộng đồng y tế”, bài báo của tờ New York Times có nói đến một lợi ích tài chính “râu ria” của tổng thống Mỹ trong tập đoàn Sanofi, nhưng nội dung cũng như tựa đề bài viết không gợi lên bất kỳ hành động thao túng thị trường nào.
Tổng trị giá đầu tư của Trump vào Sanofi: Từ 99 đến 1.485 đô la
Theo bài báo, “nếu chất hydroxychloroquine trở thành phương thức trị liệu được chấp nhận, nhiều công ty dược phẩm sẽ thu lợi, và cả các cổ đông và quan chức cao cấp có liên hệ với tổng thống Mỹ. Cá nhân ông Trump cũng có một quyền lợi tài chính nhỏ trong Sanofi, tập đoàn Pháp sản xuất Plaquénil, tên thương mại của hydroxychloroquine”, hàm ý rằng những người hưởng lợi chủ yếu là giới thân cận của ông Trump.
Các nhà báo của New York Times đã nắm được thông tin về phần hùn nói trên từ bản khai tài sản hàng năm của tổng thống Trump.
Số tài sản của Donald Trump được quản lý dưới hình thức 3 quỹ ủy thác gia đình gọi là “trust”, đã đầu tư vào khoảng 30 quỹ đầu tư khác nhau. Trong danh sách các quỹ đầu tư đó, tên của quỹ Dodge & Cox Intl Stocks Fd xuất hiện đến 3 lần, và trong quỹ này có cổ phần của Sanofi.
Trị giá cổ phần Sanofi chỉ chiếm 0,000007% tài sản của ông Trump !
Vấn đề là theo nguyên tắc của một quỹ hỗn hợp như quỹ đầu tư Dodge&Cox, để giới hạn rủi ro, người ta đa dạng hóa tối đa các khoản đầu tư. Theo nhà báo kinh tế Emmanuel Schafroth, khối cổ phần nặng ký nhất trong quỹ này chỉ lên đến 3,3%. Ngoài Sanofi, quỹ này còn có BNP Paribas (3,2%), ICICI Bank (3,2%), UBS (3%), Samsung (2,9%), Roche (2,8%) hay Unicredit (2,8%).
Giá trị những phần mà các trust của ông Donald Trump nắm giữ trong Dodge & Cox không được nêu rõ ràng, nhưng giá mỗi phần là khoảng từ 1.001 đến 15.000 đô la. Như thế tổng cộng đầu tư của tổng thống Mỹ trong 3 quỹ này là từ 3.000 đến 45.000 đô la.
Như thế, nếu tính giá trị của Sanofi trong các quỹ của ông Trump, thì “lợi ích tài chính” của tổng thống Mỹ trong nhà bào chế Pháp chỉ là từ 99 đến 1.485 đô la, mức cao nhất. Số tiền này chỉ bằng 0,000007% tài sản của ông Trump, được ước tính lên đến 2,1 tỷ đô la.
Donald Trump đã yêu cầu Narendra Modi cung cấp chloroquine
Một yếu tố khác được BFM Bourse ghi nhận là bằng sáng chế chất hydroxychloroquine ngày nay đã hết hiệu lực, không còn thuộc độc quyền của Sanofi, với Ấn Độ trở thành nhà sản xuất hàng đầu thuốc gốc Chloroquine.
Ông Donald Trump từng tuyên bố là chính phủ Mỹ sẽ phân phát 29 triệu liều thuốc và ông đã gọi điện thoại cho thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để yêu cầu được cung cấp thêm. Tại sao lại yêu cầu Ấn Độ? Đó là vì thuốc gốc Chloroquine rẻ hơn nhiều so với thuốc mang nhãn Plaquénil của Sanofi.
Trong tình hình đó, Sanofi rõ ràng là không hưởng lợi gì nhiều nếu chất hydroxychloroquine được sử dụng đại trà. Vả lại tập đoàn Pháp từng cho biết sẵn sàng cung cấp thuốc với giá gốc, nếu thuốc này có hiệu quả.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200414-tt-my%CC%83-c%E1%BB%95-v%C5%A9-cho-chloroquine-v%C3%AC-c%C3%B3-c%E1%BB%95-ph%E1%BA%A7n-trong-sanofi-tin-vi%CC%A3t-c%C3%B4%CC%80

10 con đường pháp lý có thể dùng

để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường vì dịch bệnh

Hiệp hội nghiên cứu chính sách ngoại giao Henry Jackson nước Anh (Henry Jackson Society) gần đây đã công bố báo cáo cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vấn đề xử lý dịch bệnh virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán) đã vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế, mang đến tổn thất cho toàn cầu, chỉ riêng tổn thất của 7 nước công nghiệp lớn (G7) đã lên đến 4.000 tỷ USD.
Bản báo cáo có tiêu đề “Bồi thường virus corona mới (virus Trung Cộng)? Đánh giá về tội ác tiềm ẩn của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các con đường ứng phó về pháp lý“, đưa ra kiến nghị toàn cầu nên đoàn kết lại, khởi tố ĐCSTQ, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường và bù đắp những tổn thất cho các nước vì che giấu dịch gây ra.
Báo cáo tổng kết nói, các nước có thể thông qua 10 con đường pháp luật để ứng phó, khiến ĐCSTQ phải gánh vác trách nhiệm và hậu quả khi để dịch bệnh lây lan.
HJS: Virus Trung Cộng không những đem đến bi kịch nhân loại, mà còn gây ra tổn thất kinh tế nghiêm trọng
Trong báo cáo, HJS viết, toàn thế giới đang trong nguy cơ. COVID-19 (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi Trung Cộng) xuất hiện tại Vũ Hán Trung Quốc từ tháng 11 hoặc tháng 12/2019. Virus này nhanh chóng lan rộng do tỷ lệ lây truyền giữa người với người rất cao, khiến cho hàng chục ngàn người tử vong, tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Tính đến ngày 1/4, ngoài châu Nam Cực ra, các đại lục còn lại đều bị virus tấn công. Mặc dù COVID-19 không phải là là dịch bệnh lớn đầu tiên trong thế kỷ 21, nhưng cũng là lần dịch bệnh chí mạng nhất.
Báo cáo nói, sự bùng phát của COVID-19, đầu tiên là đem đến bi kịch cho nhân loại, cũng tạo thành ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu. Rất nhiều quốc gia/khu vực đã thực thi cách ly quy mô lớn, biện pháp hạn chế du lịch và hạn chế giao lưu xã hội dẫn đến chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã nói trong bài phát biểu hôm 23/3 rằng, năm nay thế giới sẽ đối mặt với “sự suy thoái nghiêm trọng tương đương hoặc nghiêm trọng hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.”
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire mới đây cũng cho biết, do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nước Pháp đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ Hai đến nay.
Theo báo cáo của HJS, do những tổn thất do dịch bệnh mang đến, nước Mỹ có thể đòi ĐCSTQ bồi thường ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD, Anh có thể đòi bồi thường 430 tỷ USD. Nhóm các nước G7 là những nền kinh tế phát triển lớn của thế giới, 7 nước này có thể đề xuất ĐCSTQ bồi thường 4 nghìn tỷ USD.
 ĐCSTQ vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế
Theo báo cáo điều tra của HJS, có chứng cứ cho thấy Chính quyền ĐCSTQ vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế. Nếu trong thời gian bùng phát dịch bệnh lần này, ĐCSTQ thực hiện nghĩa vụ quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế, thảm họa hiện nay có thể tránh được. Nhưng ĐCSTQ dường như vẫn chưa tiếp thu bài học khi dịch SARS bùng phát. Thời kỳ đầu khi virus bùng phát, chính quyền hết lần này đến đến lần khác nói dối về dịch bệnh. Họ còn đàn áp những bác sĩ lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh, có người bị giam giữ vì “phát tán tin đồn”.
Theo báo cáo, dù cho ĐCSTQ đã báo cáo dịch bệnh với Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 31/12/2019, nhưng họ (ĐCSTQ) không cung cấp thông tin chi tiết về chứng cứ dịch bệnh lây lan từ người sang người mà họ đang nắm giữ, đồng thời tiếp tục ngăn chặn số liệu rõ ràng về phương diện này, cho đến khi họ tiến hành phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1/2020, nhưng thời điểm đó đã có 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán.
Ngày 13/1, Thái Lan thông báo trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên, người bệnh đi du lịch vừa mới trở về từ Vũ Hán. Ngày 23/1/2020, 2 du khách Trung Quốc đến Milan (Ý), ngày 30/1 trở thành trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Ý.
Theo báo cáo, trong thời kỳ đầu bùng phát COVID-19, ĐCSTQ quyết định không chia sẻ thông tin ra bên ngoài. Hậu quả trực tiếp của cách làm này chính là dịch bệnh lây lan nhanh hơn nhiều so với thông tin mà họ công bố, dẫn đến các nước cũng bị trở ngại trong phòng ngừa dịch lây lan.
Báo cáo cho rằng, nếu ĐCSTQ cung cấp thông tin chuẩn xác trong giai đoạn quan trọng, việc ngăn chặn virus lan truyền ra ngoài là có khả năng làm được.
Một nghiên cứu của Đại học Southampton tại Anh Quốc phát hiện, nếu sự hồi đáp của ĐCSTQ về dịch bệnh sớm 1 tuần, 2 tuần hoặc 3 tuần, thì số ca lây nhiễm có thể giảm lần lượt 66%, 86% và 95%.
Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong 194 nước ký kết “Điều lệ Y tế Quốc tế” vào năm 2005, cho nên vụ việc nói trên đối với ĐCSTQ là có sự ràng buộc về luật pháp. Ông James Kraska, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế Stockton (Stockton Center for International Law) thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, kiêm Giáo sư Luật biển Quốc tế cho biết, về sự kiện đột phát liên quan đến khả năng cấu thành ẩn hoạn về y tế công cộng, ĐCSTQ có trách nhiệm nhanh chóng thu thập thông tin, đồng thời cần có được cống hiến mà trước đó đã đạt được nhận thức chung với quốc tế.
Điều 6 trong “Điều lệ Y tế Quốc tế” yêu cầu các nước cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chính xác thông tin đầy đủ và chi tiết về tình huống y tế công cộng khẩn cấp tiềm ẩn, để có biện pháp phòng chống dịch bệnh lan rộng ra thế giới.
Điều số 10 còn có một nhiệm vụ, xác minh các báo cáo không chính thức về nguồn gốc vi sinh vật gây bệnh đối với các nước. Các nước cần cung cấp thông tin kịp thời và minh bạch trong 24 giờ, đồng thời tham gia vào công tác phối hợp đánh giá về những rủi ro xuất hiện. Tuy nhiên, ĐCSTQ từ chối viện trợ điều tra virus mà WHO đề xuất vào tuần cuối tháng Một (và cả đề xuất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ hồi đầu tháng Hai), trong khi đó họ lại không đưa ra bất cứ giải thích nào.
Trong báo cáo, HJS nói, Chính phủ Trung Quốc do ĐCSTQ lãnh đạo chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực tế, điều này ít nhất có thể là hành vi cố ý nói dối.
Báo cáo nói, hành động của ĐCSTQ là xuất phát từ kịch bản chuyên chế của họ. ĐCSTQ có ý đồ che giấu thông tin xấu ở trong nước với thế giới bên ngoài. Bắc Kinh lặp lại nhiều sai lầm hồi năm 2003, khi đó họ gây trở ngại thông tin về nguy cơ dịch SARS, từ đó khiến cho nguy cơ trở lên nghiêm trọng hơn.
Còn hiện tại, nguy cơ này khác với dịch SARS ở chỗ, ĐCSTQ bố trí một phong trào tuyên truyền tin tức giả tiên tiến và phức tạp để đưa ra hồi đáp nhằm thuyết phục thế giới: Bắc Kinh không những không nên gánh vác trách nhiệm về nguy cơ dịch bệnh này, ngược lại, thế giới cần biểu thị sự cảm kích với những gì mà ĐCSTQ đã làm. ĐCSTQ phát động hoạt động tuyên truyền quy mô lớn trên Twitter, lợi dụng hàng chục ngàn tài khoản Twitter của “đảng năm xu” để phục vụ mục đích này của họ.
Báo cáo nói, thực tế là ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm đối với việc COVID-19 lan truyền. Nếu toàn cầu cùng kiện Bắc Kinh theo luật pháp, ĐCSTQ có thể phải trả khoản bồi thường khổng lồ. Báo cáo này ghi
lại sai lầm của ĐCSTQ trong thời kỳ đầu bùng phát dịch, và phân tích xem sai lầm này dẫn đến virus lây lan như thế nào.
 10 con đường pháp lý mà các nước có thể dùng để kiện ĐCSTQ
Báo cáo tổng kết 10 con đường pháp lý mà các nước có thể dùng để yêu cầu ĐCSTQ tiến hành bồi thường cho những tổn thất do dịch bệnh lây lan gây ra. Báo cáo nói, những nhà hoạch định chính sách của các nước có thể hy vọng sử dụng những con đường này, có 2 nguyên nhân: Đầu tiên là, chống lại dịch bệnh đã khiến các nước phải chịu gánh nặng khổng lồ về kinh tế; Thứ hai, muốn trật tự quốc tế dựa trên quy tắc theo đúng nghĩa thì cần phải duy hộ nó. Trong sự kiện COVID-19, ĐCSTQ đã vi phạm luật quốc tế, dẫn đến kinh tế toàn cầu bị phá hoại, khiến rất nhiều người thiệt mạng. Nếu lần này, cộng đồng quốc tế không đưa ra hồi đáp nào về hành vi vi phạm luật quốc tế, vậy thì lúc nào họ (ĐCSTQ) mới đưa ra hồi đáp?
Báo cáo cho rằng, lựa chọn hành động cần dũng khí, cũng cần toàn cầu đoàn kết. ĐCSTQ có hồ sơ phản ứng mạnh mẽ đối với các mối đe dọa mà họ cảm thấy trên trường thế giới. Do đó, nhiều quốc gia yêu cầu bồi thường cùng nhau hành động sẽ càng có lợi, cũng có thể hành động dưới sự hỗ trợ của một tổ chức quốc tế.
Những quốc gia này có thể thông qua 10 con đường pháp lý dưới đây để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường:
Báo cáo tranh chấp lên WHO, nói rõ ĐCSTQ vi phạm nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế;
Trình yêu cầu bồi thường lên Tòa án Quốc tế;
Thông qua Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) thụ lý tố tụng;
Cá nhân, công ty hoặc quốc gia căn cứ vào Hiệp định Đầu tư Quốc tế để có biện pháp giải quyết tranh chấp;
Căn cứ vào quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển để có biện pháp hành động;
Căn cứ vào quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để lựa chọn hành động liên quan;
Đệ đơn tố tụng lên tòa án Hồng Kông, cáo buộc hành vi của ĐCSTQ vi phạm quyền lợi của quy định Công ước Quốc tế về quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa;
Đệ đơn tố tụng về tình huống ngoại lệ phù hợp với Đạo luật miễn trừ có chủ quyền nước ngoài (FSIA) đối với ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang Mỹ;
Đệ đơn tố tụng thực thể thương mại có liên quan đến Chính phủ ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang Mỹ;
Đệ đơn tố tụng thực thể thương mại có liên quan đến Chính phủ ĐCSTQ lên Tòa án Anh Quốc.
ĐCSTQ bồi thường
Kêu gọi buộc ĐCSTQ chịu trách nhiệm trên toàn cầu
Mới đây, trong cuộc trao đổi trên Breitbart News Saturday, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marsha Blackburn nói rằng Hoa Kỳ cần phải gây áp lực mạnh mẽ để buộc Trung Quốc phải chịu trách về đại dịch virus corona Vũ Hán. Bà Thượng nghị sĩ cũng nhấn mạnh thế giới cần phải điều tra ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế quan trọng, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hôm thứ Hai 6/4, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ, ông Lindsey Graham cho rằng Trung Quốc phải trả giá, theo nghĩa đen, cho những hành động của họ đối với dịch bệnh virus corona đã khiến nó lây lan khắp nơi trên thế giới. “Theo tôi, toàn thế giới nên gửi cho Trung Quốc một tờ hóa đơn thanh toán cho đại dịch này. Đây là trận đại dịch thứ ba đến từ Trung Quốc và chúng đến từ những chợ động vật hoang dã, nơi họ bán cả dơi và khỉ đã nhiễm virus, mang theo virus, hòa vào các nguồn cung cấp thức ăn. Nếu là tôi thì chắc chắn tôi sẽ khiến Trung Quốc trả giá rất lớn,” thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nói trong một chương trình của kênh Fox News.
Giáo sư luật học người Mỹ gốc Hàn John Yoo tại Đại học California-Berkeley có bài viết đăng trên trang National Review cho biết, hiện tại cộng đồng quốc tế đã có biết được việc ĐCSTQ che giấu dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát. Bài viết lấy ví dụ, Mỹ có thể chấm dứt hợp tác thương mại với Chính phủ ĐCSTQ, tịch biên tài sản của doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc. Còn có thể thông qua con đường pháp luật để tịch thu tài sản của “Một vành đai, Một con đường” của Chính phủ ĐCSTQ tại các nước trên thế giới, đồng thời yêu cầu Chính phủ ĐCSTQ dùng phương thức xóa nợ để bồi thường tổn thất cho các nước.
Trước đó, tại thành phố Boca Raton, Florida, ngày 13/3, công ty luật Berman Law Group chuyên về các vụ kiện thương tích cá nhân (Berman Law Group, gọi tắt là BLG), đã đại diện cho “Hoa Kỳ, các cá nhân cùng chủ doanh nghiệp tại Florida”, khởi kiện ĐCSTQ và bộ máy chính quyền các cấp của thể chế này, trước những tổn thất mà họ gặp phải do đại dịch viêm phổi corona (hay còn gọi viêm phổi Trung Cộng, SARS-CoV-2).
Salvatore Babones, một nhà xã hội học nổi tiếng kiêm phó giáo sư người Úc tại Đại học Sydney, tin rằng việc ĐCSTQ che giấu sự thật đã mang lại thảm họa cho thế giới, phải bị lên án và phải chịu trách nhiệm. “Không còn nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm không thể chối cãi về những cái chết do dịch bệnh gây nên và thiệt hại gây ra cho nền kinh tế. Chính quyền ĐCSTQ hiểu rõ rằng việc che giấu sự thật về virus sẽ gây ra những cuộc khủng hoảng nào. Mặc dù ĐCSTQ có đầy đủ luật pháp minh xác, nhưng lại không chấp hành những quy định này. Điều quan trọng nhất là khi bệnh dịch bùng phát, chính quyền ĐCSTQ đã chọn cách đàn áp thông tin chân thực. Phản ứng của ĐCSTQ đối với virus đã vi phạm quyền con người cơ bản của hàng triệu người.”
Hiệp hội Luật sư Ấn Độ sẽ kiện Chính phủ ĐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm vì che giấu dịch bệnh khiến cho virus lây lan ra toàn cầu. Hiện tại, hồ sơ vụ kiện này đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas.
Ngoài ra, theo Arab News – tờ báo tiếng Anh của Ả Rập Xê-út đưa tin hôm 7/4, một luật sư người Ai Cập tên Mohamed Talaat trú tại tỉnh Gharbia ở phía Nam Châu thổ sông Nile, căn cứ vào báo cáo của nhiều kênh truyền thông về việc ĐCSTQ chế tạo virus làm vũ khí sinh học, đã đệ đơn khởi kiện đối với Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34098-10-con-duong-phap-ly-co-the-dung-de-yeu-cau-dcstq-boi-thuong-vi-dich-benh.html

WHO tin tưởng

sẽ được Mỹ tiếp tục tài trợ chống COVID-19

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13/4 lên tiếng ngỏ ý tin tưởng là Mỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho cơ quan Liên hiệp quốc này, dù Tổng thống Donald Trump chỉ trích việc WHO xử lý đại dịch COVID-19.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước nói chính quyền ông Trump đang đánh gía lại việc tài trợ cho WHO, tố cáo rằng các cơ quan quốc tế dùng tiền của người thọ thuế ở Mỹ để phục vụ các mục tiêu của họ.
Hoa Kỳ là nước hiến tặng lớn nhất cho tổ chức WHO có trụ sở tại Geneva, đóng góp hơn 400 triệu đô la trong năm 2019, chiếm gần 15% ngân sách của tổ chức.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, được một nhà báo có trụ sở tại Mỹ hỏi về tin ông Trump “có thể cắt” tài trợ trong tuần này, nói ông đã nói chuyện với ông Trump cách đây hai tuần.
“Theo chỗ tôi biết thì ông rất ủng hộ và tôi hy vọng việc tài trợ cho WHO vẫn tiếp tục. Quan hệ giữa chúng tôi rất tốt và chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ tiếp tục,” ông Tedros nói.
Vài ngày sau khi Trung Quốc thông báo cho WHO về những ca sưng phổi không rõ nguồn gốc hôm 31/12/2019, WHO đã báo động cho toàn thể các nước thành viên vào ngày 5/1/2020, chuyên viên khẩn cấp hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói.
“Từ đó, tin tức được chia sẻ và những hành động thích nghi được thực hiện tại Mỹ để đáp ứng với báo động này,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/who-tin-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-s%E1%BA%BD-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-m%E1%BB%B9-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-t%C3%A0i-tr%E1%BB%A3-ch%E1%BB%91ng-covid-19/5370764.html

WHO: 70 vaccine chống corona

đang được thử nghiệm trên toàn cầu

Có 70 loại vaccine có khả năng chống virus corona đang được thử nghiệm trên toàn cầu, trong đó có 3 loại đang được thử nghiệm trên người, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Ứng viên lâu nhất là vaccine do Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh thử nghiệm và Công ty Sinh học Hong Kong CanSino đang thử nghiệm ở giai đoạn 2, hãng tin Bloomberg loan tin.
Hai vaccine khác đang được thử nghiệm trên người. Những vaccine này được hai công ty dược Mỹ Inovio và Moderna phát triển, Bloomberg cho biết, viện dẫn một tài liệu của WHO.
Tình trạng khẩn cấp của đại dịch khiến cho công nghiệp dược phải vội vã tìm vaccine, được dự trù sẽ sẵn sàng sử dụng vào năm tới là sớm nhất, sớm hơn rất nhiều so với từ 10 đến 15 năm trong tiến trình có được vaccine đưa ra thị trường như trước đây.
Moderna đã được các nhà ban hành qui định Mỹ vào tháng 3 chấp thuận bỏ qua giai đoạn thử nghiệm trên động vật và tiến hành trực tiếp trên người, trong khi những công ty lớn hơn như Pfizer và Sanofi đã có những ứng viên trong giai đoạn tiền lâm sàng sớm.
Những thử nghiệm khác lạc quan hơn Giáo sư vaccine học Sarah Gilbert, Đại học Oxford, nói với tờ Times of London rằng kịch bản tốt nhất là đội nghiên cứu của bà có thể có vaccine sẵn sàng vào mùa thu 2020.
“Tôi biết khá nhiều về dự án Oxford và thực sự rất tốt được thấy một số hy vọng, đặc biệt trên trang đầu của các tờ báo,” Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuần trước nói với tờ Washington Post
Trong khi đó, quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm trên loài khỉ tại Fort Detrick vào đầu tháng 4.
Chuẩn tướng Không Quân Friedrick, Bác sĩ cố vấn y tế cho Chỉ huy trưởng Liên quân, nói với các phóng viên “Tôi nghĩ điều quan trọng đối với mọi ngưởi là hãy nhớ rằng tiến trình này càng nhanh càng tốt. Chúng ta cân bằng rủi ro là làm thế nào chúng ta đảm bảo là ứng viên vaccine nào là an toàn?”
(Nguồn The Hill/Bloomberg)
https://www.voatiengviet.com/a/who-70-vaccine-ch%E1%BB%91ng-corona-%C4%91ang-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-tr%C3%AAn-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u/5370757.html

Biến nguy cơ thành thời cơ:

Thế giới cần thoát khỏi phụ thuộc vào TQ

Khi các nước trên thế giới đang vật lộn để chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi coronavirus mới, COVID-19), chính quyền Bắc Kinh đã phát động chiến dịch tuyên truyền ra thế giới nhằm viết lại lịch sử nguồn gốc virus, thậm chí đẩy trách nhiệm virus là do Mỹ tạo ra. Nhà nghiên cứu Michael Auslin thuộc Viện Hoover tại Đại học Stanford ở Mỹ đã công bố bài viết chỉ ra rằng, trước khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng đầu tiên của thế kỷ 21 do “viêm phổi Trung Cộng” gây ra, các nước nên tận dụng cơ hội này như một bước ngoặt để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Mới đây trang Real Clear Politics về dữ liệu tin tức và thăm dò ý kiến ​​chính trị Mỹ đã công bố một bài viết của Austin, theo đó chỉ ra trong khi các nước trên thế giới đang phải chiến đấu chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” thì chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng Mặt trận Thống nhất để viết lại lịch sử nguồn gốc virus nhằm thoái thác trách nhiệm. Về vấn đề này, các nước trên thế giới nên xem cuộc khủng hoảng do bệnh dịch này gây ra như một bước ngoặt, qua đó suy nghĩ lại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Bắc Kinh phát động Mặt trận Thống nhất viết lại lịch sử dịch bệnh
Austin chỉ ra mục tiêu Mặt trận Thống nhất của chính quyền Bắc Kinh rất đơn giản và rõ ràng, họ muốn viết lại lịch sử về nguồn gốc dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm về giai đoạn đầu dịch bệnh là do họ đã chậm trễ phòng ngừa, khiến virus lây lan ra toàn thế giới. Với kế hoạch này, ĐCSTQ đã tích cực phát động cuộc tấn công trên mặt trận tuyên truyền, trong nỗ lực thiết lập một hình ảnh lịch sử mới của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế. Mục đích là làm thay đổi thực tế rằng Bắc Kinh là thủ phạm trong sự lây lan của “virus Trung Cộng” ở Trung Quốc và trên toàn cầu, bởi vì các quan chức ĐCSTQ đã được thông báo về virus corona mới từ tận tháng 12/2019 nhưng họ không có hành động cảnh báo và không thực hiện biện pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn dịch bệnh sớm hơn.
Do ĐCSTQ quá chú trọng vào thể diện cũng như tính hợp pháp của họ, vì vậy đã đe dọa những người lên tiếng cảnh báo như bác sĩ Lý Văn Lượng, đã kiểm duyệt ngăn chặn những tiếng nói cảnh báo tình hình thực tế dịch bệnh trên truyền thông xã hội, tất cả điều này là để che đậy sự thật và những tiếng nói phản biện.
WeChat bưng bít thông tin tình hình dịch COVID-19 từ tháng 12/2019
Không bất ngờ khi trên trường quốc tế, chính quyền Bắc Kinh cũng có những chức sắc quan trọng giúp họ ‘trang điểm’. Trong vài tháng liền Tổng giám đốc Tedros Adhanom của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã luôn từ chối thừa nhận đây là đại dịch, thậm chí còn cảm ơn chính quyền Bắc Kinh “giúp chúng ta an toàn hơn”. Rõ ràng, cũng chính vì chính sách tiền tệ của Bắc Kinh đối với WHO mà tổ chức này đã từ chối cho Đài Loan gia nhập.
Điều gây sốc nhất là một số quan chức ĐCSTQ thậm chí còn tuyên bố rằng loại virus mới này hoàn toàn không có nguồn gốc từ Trung Quốc Đại Lục, trong khi những người như Tedros Adhanom thì ám chỉ rằng ở mức độ nào đó, có thể thấy phản ứng của Bắc Kinh đã cho thế giới có thêm thời gian để đối phó với khủng hoảng… Điều này cho thấy nỗ lực của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ để làm cho cộng đồng quốc tế hưởng ứng ủng hộ mô hình cai trị của họ thay vì lên án họ.
Hơn 500.000 người đã ký tên yêu cầu Tổng Giám đốc WHO từ chức
Thực tế là trong vài tuần sau khi được cảnh báo tình hình dịch bệnh nhưng chính quyền Bắc Kinh đã “án binh bất động”, cũng từ chối cho các nhóm chuyên gia dịch tễ học nước ngoài xin vào hỗ trợ, như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC). Do đó, các nước trên thế giới không thể biết sớm và chính xác tình hình dịch bệnh.
Toàn cầu hóa và lợi ích của ĐCSTQ
Dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã trở thành sức ép khủng khiếp đối với ĐCSTQ, khiến họ lo ngại các nước trên thế giới đang nhìn nhận lại tình trạng của họ đối với Trung Quốc Đại Lục ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì vậy Bắc Kinh rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của Mặt trận Thống nhất trong tuyên truyền hình ảnh của họ ra thế giới.
Có thể nói, đại dịch “viêm phổi Trung Cộng” đã gợi nghi ngờ về vấn đề toàn cầu hóa là xu hướng chủ đạo. Hàng thập kỷ biên giới mở với du lịch liên lục địa, du học… không hạn chế đã gây ra lỗ hổng khó lường đối với vấn đề dân số và nền kinh tế các nước trên thế giới. Những người tin rằng thị trường toàn cầu hóa là mô hình kinh tế tốt nhất và luôn hiệu quả, bây giờ không thể không suy nghĩ lại xem liệu toàn cầu hóa có phải là hệ thống tốt nhất để đối phó với dịch bệnh như virus corona, đặc biệt là tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ quan điểm phát triển kinh tế toàn cầu mở ra hồi năm 1980, về đại thể thì chất vấn về toàn cầu hóa ngày nay thực tế chính là chất vấn về mối quan hệ giữa thế giới và Trung Quốc. Như các Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Tom Cotton đã chỉ ra, Mỹ và thế giới có trách nhiệm thận trọng trong việc xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Kể từ khi bùng phát bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã cảnh tỉnh cho người Mỹ biết rằng Trung Quốc Đại Lục là nơi cung ứng chính của ngành dược phẩm Mỹ. Do phụ thuộc vào Trung Quốc nên lần đầu tiên tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra. Vì 80% nguyên liệu sản xuất thuốc (Active Pharmaceutical Ingredients, API) ở Mỹ đến từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc Đại Lục (và Ấn Độ); 45% penicillin được sản xuất ở Trung Quốc Đại Lục, gần như 100% Ibuprofen cũng là từ quốc gia này. Rosemary Gibson, tác giả của “China Rx 2019”, đã làm chứng trước Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, chứng minh về sự phụ thuộc nghiêm trọng này. Tuy nhiên đã không có gì thay đổi xảy ra đối với chuỗi cung ứng quan trọng nhất này.
Toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thế giới đang lặp lại thảm kịch phụ thuộc này. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Đại Lục dưới sự cai trị của ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua đã gây ra lỗ hổng trong các ngành công nghiệp quốc nội tại nhiều nước trên thế giới, đã là rào cản đối với các nước như Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng công nghiệp. Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã thành nhà cung cấp duy nhất hoặc chính yếu trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới. Vì thực tế giá thành cao từ các nhà sản xuất khác ngoài Trung Quốc, và thực tế cũng hiếm có nước nào có thể làm theo mô hình cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và cung cấp một lượng lớn lao động giá rẻ.
Mỹ – Trung và cuộc đối đầu định mệnh
Nhìn lại toàn cầu hóa và mô hình ĐCSTQ
Virus corona mới có thể sẽ không gây hiểm họa đối với thế giới, tương tự như các nước không bao giờ nên để cho kinh tế nước mình quá phụ thuộc Trung Quốc Đại Lục. Điểm độc đáo của dịch virus corona mới là liên kết hai vấn đề dường như không liên quan này với nhau. Đây là lý do tại sao chính quyền Bắc Kinh mong muốn trốn tránh trách nhiệm và tránh những lời chỉ trích, vấn đề không chỉ vì tình trạng vô năng của họ mà còn vì hệ thống toàn cầu hóa được kiến lập từ năm 1980 giờ đã trở thành tâm điểm chú ý. Như vậy, virus corona trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền tảng của mối quan hệ giữa Trung Quốc với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực từ du lịch đến thương mại, từ trao đổi văn hóa đến hợp tác khoa học.
Riêng đối với nước Mỹ, có lẽ dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” khiến nước Mỹ phải xem xét ba vấn đề hệ trọng nhất:
Thứ nhất, Chính phủ Mỹ phải ủy thác một tỷ lệ nhất định sản xuất trong nước đối với các loại thuốc quan trọng, thuốc hàng ngày, vật tư y tế khẩn cấp (như khẩu trang và quần áo bảo hộ) và thiết bị y tế cao cấp (như máy thở) để ứng phó được với làn sóng tiếp theo của dịch “viêm phổi Trung Cộng”. Ngoài
ra, việc kiểm soát cung ứng thuốc và thiết bị quan trọng của Mỹ cho phép Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác trong tình huống khẩn cấp tương tự, hiện tại Mỹ không thể làm được và chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng điều này để cố gắng thiết lập hình ảnh quan hệ công chúng mới của họ.
Thứ hai, giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc Đại Lục. Các vật liệu như đất hiếm (trong đó 80% là từ Trung Quốc Đại Lục) nên được sản xuất ở Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Quân đội Mỹ cần hạn chế tất cả các sản phẩm từ bóng bán dẫn đến cao su săm lốp, để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc Đại Lục.
Thứ ba, Chính phủ Mỹ phải đảm bảo rằng chính quyền Bắc Kinh không thể kiểm soát ngành sản xuất chip bán dẫn toàn cầu, đây là nhiệm vụ ưu tiên của ĐCSTQ hiện nay. Nếu không, trong nền kinh tế kỹ thuật số, Mỹ sẽ dựa vào Trung Quốc Đại Lục trong một thời gian dài.
Tổng kết lại, dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” là một bước ngoặt đối với Trung Quốc và thế giới. Trong bối cảnh Mỹ và các nước khác trên thế giới đang nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trước mắt cộng đồng quốc tế không nên để Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ viết lại lịch sử của đại dịch này. Về lâu dài, thế giới phải cẩn thận tìm cách cải tổ toàn cầu hóa bằng cách định hình lại mô hình kinh tế – xã hội của các nước.
http://biendong.net/dam-luan/34097-bien-nguy-co-thanh-thoi-co-the-gioi-can-thoat-khoi-phu-thuoc-vao-tq.html

Nghiên cứu mới: Virus Vũ Hán có thể

phá hủy hệ miễn dịch giống virus HIV

Lục Du
Virus Vũ Hán có khả năng tiêu diệt các tế bào kháng thể của bệnh nhân Covid-19, điều không thấy ở Sars, loại virus cùng nhóm với nó, các nhà khoa học cảnh báo, theo SCMP.
Phát hiện mới này được công bố bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Thượng Hải và New York. Kết luận của nhóm nghiên cứu cũng trùng hợp với quan sát của các bác sĩ trên tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, virus Vũ Hán có thể tấn công hệ miễn dịch và gây ra các thiệt hại cho cơ thể bệnh nhân giống như virus HIV.
Nhà nghiên cứu Lu Lu của Đại học Fudan ở Thượng Hải, và nhà nghiên cứu Jang Shibo của Trung tâm Huyết học New York, đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu ảnh hưởng của virus Vũ Hán lên dòng tế bào lympho T được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Tế bào lympho T, còn được gọi là tế bào T, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ những yếu tố ngoại lai xâm nhập gây hại đối với cơ thể người.
Họ thực hiện nghiên cứu của mình bằng cách lấy một tế bào bị nhiễm virus Vũ Hán, khoan một lỗ trên màng của tế bào này và tiêm hóa chất độc vào tế bào. Những hóa chất này sau đó tiêu diệt cả virus Vũ Hán và tế bào bị nhiễm bệnh và xé chúng ta từng mảnh.
Điều làm các nhà khoa học ngạc nhiên là tế bào T đã trở thành con mồi của virus Vũ Hán trong thí nghiệm của họ. Họ đã tìm thấy một cấu trúc khác lạ trong các gai protein của virus. Loại protein này được sản sinh để kích hoạt sự hợp nhất của lớp vỏ virus và màng tế bào khi chúng tiếp xúc nhau.
Sau đó, các gen virus Vũ Hán xâm nhập vào tế bào T và vô hiệu hóa chức năng bảo vệ cơ thể của tế bào này.
Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm tương tự với virus gây ra bệnh Sars (phát sinh và lây lan vào năm 2003), một loại virus thuộc chủng corona khác, và phát hiện ra rằng virus gây bệnh Sars không có khả năng tấn công các tế bào T.
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, làm việc trong một bệnh viện công ở Bắc Kinh đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cho biết phát hiện này đã cung cấp thêm một bằng chứng cho mối lo ngại ngày càng tăng trong giới y tế rằng virus Vũ Hán đôi khi có thể bộc lộ các hành vi giống như virus HIV, tức có khả năng tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch của con người.
“Ngày càng có nhiều người so sánh nó [virus Vũ Hán] với virus HIV”, bác sĩ này cho biết.
Vào tháng Hai, Chen Yongwen và các đồng nghiệp của ông tại Viện Miễn dịch học PLA, đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cảnh báo rằng số lượng tế bào T có thể giảm đáng kể ở bệnh nhân Covid-19, đặc biệt đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc ở tình trạng bệnh nặng. Số lượng tế bào T càng thấp, nguy cơ tử vong càng cao.
Phát hiện này sau đó đã được xác nhận thông qua việc khám nghiệm tử thi của hơn 20 bệnh nhân Covid-19 có hệ thống miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Các bác sĩ cho biết những tổn hại hại do virus Vũ Hán gây ra cho các cơ quan nội tạng ở những bệnh nhân Covid-19 tử vong tương đương với sự phá hoại được gây ra bởi sự kết hợp của hai chủng virus Sars và HIV.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghien-cuu-moi-virus-vu-han-co-the-pha-huy-he-mien-dich-giong-virus-hiv.html

Virus Vũ Hán 14/4: Nga có thể huy động

nguồn lực Bộ Quốc phòng để chống dịch

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h29 ngày 14/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.922.906 ca nhiễm, trong đó 119.568 người đã tử vong và 443.861 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 586.093 ca nhiễm và 23.592 ca tử vong. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh với hơn 10.000 ca tử vong.
Tây Ban Nha là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới, với 170.099 ca nhiễm và 17.756 ca tử vong. Chính phủ Tây Ban Nha đã cho phép một số doanh nghiệp sản xuất và xây dựng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, phần lớn dân cư vẫn được yêu cầu ở trong nhà, các cửa hàng không thiết yếu và nơi công cộng sẽ tiếp tục đóng cửa đến ngày 26/4.
4 vùng dịch lớn tiếp theo ở châu Âu là: Ý, Pháp, Đức, Anh.
Hôm 13/4, Ý báo cáo 566 ca tử vong mới, tăng nhẹ so với một ngày trước đó, nhưng số ca mắc mới giảm và thấp nhất kể từ ngày 7/4.
Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc vẫn là 3 vùng dịch lớn nhất châu Á.
Tại Iran, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất trong dịch Covid-19 tại Trung Đông, một số quan chức và chuyên gia y tế đã cảnh báo chính phủ về làn sóng dịch thứ hai có thể tấn công mạnh vào Tehran.
Tại Đông Nam Á, số ca nhiễm đã vượt quá 20.000. Malaysia vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 4.683 ca nhiễm, trong đó 76 người đã tử vong. Indonesia là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất khu vực.
Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timor là những nước chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Nga có thể huy động nguồn lực Bộ Quốc phòng để chống dịch
Reuters cho biết, Tổng thống Vladimir Putin hôm 13/4 cho biết Nga có thể điều động các nguồn lực của Bộ Quốc phòng để hỗ trợ đối phó với virus corona và cảnh báo tình hình dịch bệnh đang phức tạp hơn.
Trong cuộc họp với các quan chức cấp cao được phát sóng trên truyền hình nhà nước, ông Putin kêu gọi xem xét phương án huy động các nguồn lực của Bộ Quốc phòng để đối phó với cuộc khủng hoảng, đồng thời nhắc đến việc Bộ đã gửi các bác sĩ và thiết bị y tế để viện trợ Ý và Serbia trong những tuần gần đây.
Tổng thống Nga còn nhấn mạnh khoảng thời gian chuẩn bị hiện nay sẽ nhanh chóng qua đi nên cần phải tận dụng một cách hiệu quả nhất.
Hôm 13/4, Nga báo cáo 2.558 ca nhiễm mới nCoV trong một ngày, mức tăng hàng ngày cao nhất ở Nga từ khi dịch bệnh bùng phát.
Pháp kéo dài lệnh phong tỏa đến 11/5
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 13/4 thông báo kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 11/5 để ngăn dịch Covid-19 lây lan.
“Trong bốn tuần tới, các quy tắc phải được tuân thủ”, Reuters dẫn lời ông Macron phát biểu trên truyền hình.
Ông Macron nói thêm, nhờ nỗ lực của người dân, tình hình ở Pháp đã có chuyển biến nhưng đất nước vẫn chưa chiến thắng được dịch bệnh.
Trước đó, Pháp ra lệnh phong tỏa toàn quốc 15 ngày, bắt đầu từ ngày 17/3, nhưng sau đó đã gia hạn đến ngày 15/4.
Anh có thể kéo dài lệnh phong tỏa ít nhất đến 7/5
The Times đưa tin, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab dự kiến hôm 16/4 sẽ thông báo gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài ít nhất đến ngày 7/5.
Bộ Y tế Anh hôm 13/4 thông báo toàn quốc có 11.329 người đã tử vong trong bệnh viện vì dịch Covid-19.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật phóng thích hàng chục nghìn tù nhân
Reuters cho biết, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/3 đã thông qua một dự luật cho phép phóng thích hàng chục nghìn tù nhân để giảm tình trạng tập trung đông đúc trong nhà tù và ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Đảng Công lý và Phát triển (AK) của Tổng thống Erdogan và đảng Phong trào Dân tộc chủ nghĩa (MHP) ủng hộ dự luật này. Phó chủ tịch Quốc hội Sureyya Sadi Bilgic cho biết dự luật được thông qua với 279 phiếu thuận và 51 phiếu chống.
Áo: Hàng nghìn cửa hàng hoạt động trở lại
Hàng nghìn cửa hàng trên khắp nước Áo mở cửa trở lại vào này 14/4 khi quốc gia châu Âu này nới lỏng hạn chế phong tỏa.
Tuần trước, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đưa ra kế hoạch nới lỏng hạn chế từng bước. Các cửa hàng dưới 400 mét vuông được mở lại vào ngày 14/4. Các trung tâm mua sắm, cửa hàng lớn hơn và các tiệm làm tóc sẽ được mở lại từ ngày 1/5. Các nhà hàng và khách sạn có thể mở cửa trở lại từ giữa tháng 5.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nước này có giới hạn số người trong cửa hàng và người dân có phải đeo khẩu trang khi mua sắm hay không.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-14-4-nga-co-the-huy-dong-quan-doi-de-chong-dich.html

Virus corona:

Các trại dưỡng lão châu Âu là ‘tiền tuyến bị bỏ rơi’

Các trại dưỡng lão ở nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận tỷ lệ nhiễm và tử vong cao vì virus corona.
Tại Anh, tổ chức từ thiện cho người già Age UK nói virus corona đang “chạy rông” trong các nhà dưỡng lão.
Giám đốc của Age UK bà Caroline Abrahams nói các nhà dưỡng lão “không được chuẩn bị” cho đại dịch, và nói thêm tình trạng thiếu trang phục bảo hộ và thiếu xét nghiệm dẫn đến virus lan tràn trong ngành chăm sóc người già.
Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền
Lệnh phong tỏa làm thay đổi đời sống Anh thế nào
Hiện có khoảng 410.000 người sống trong các nhà dưỡng lão ở Anh Quốc, với số nhà dưỡng lão trên toàn quốc là 11.300 do 5.500 công ty dịch vụ quản lý và điều hành.
Hôm thứ Hai 13/4, cố vấn trưởng y tế của chính phủ Anh, GS Chris Whitty phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ rằng 92 nhà dưỡng lão ở Anh đã ghi nhận có các ca lây nhiễm Covid-19 chỉ trong 24 giờ.
Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh sau đó xác nhận đã có 2099 nhà dưỡng lão ở xứ Anh có ca nhiễm cho tới thời điểm đó.
Tổ chức của các công ty dịch vụ chăm sóc người già Care England ước tính đã có gần 1000 ca tử vong trong các nhà dưỡng lão, như một bằng chứng cho thấy dịch vụ chăm sóc xã hội là một “tiền tuyến bị bỏ rơi”.
Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Cựu Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Ros Altmann bày tỏ lo lắng về những gì đang diễn ra trong ngành chăm sóc người già.
Bà nói trong chương trình Today của BBC Radio 4 sáng 14/4:
“Họ [các nhà dưỡng lão] không được trang bị đồ bảo hộ, họ không được xét nghiệm,” bà nói.
“Họ không có số nhân viên họ cần vì nhân viên bị ốm hoặc đã có tình trạng thiếu nhân viên từ trước.”
Tuy nhiên, Thứ trưởng Việc làm và Hưu trí Anh bà Therese Coffey cho rằng ngành chăm sóc xã hội không bị bỏ rơi, và nói quần áo bảo hộ được chuyển tới “hơn 26.000 trung tâm chăm sóc xã hội trên khắp cả nước, trong đó có trại dưỡng lõa, các công ty dịch vụ chăm sóc xã hội và các nhà an dưỡng cuối đời (hospice).”
Các tổ chức từ thiện lớn như Age UK, Marie Curie, Care England, Independent Age và Hội người mắc bệnh Alzheimer đã viết thư kiến nghị gửi Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, yêu cầu chính phủ có một gói hỗ trợ cho ngành chăm sóc xã hội để đổi phó với đại dịch.
Tình hình nhà dưỡng lão ở các quốc gia khác
Tại Công hòa Ireland tính đến tuần Phục Sinh, 54% ca tử vong vì virus corona xảy ra trong các nhà dưỡng lão, báo The Guardian ở Anh cho biết.
Còn tại Ý, nguồn chính phủ đánh giá công tác y tế của 10% nhà dưỡng lão trên toàn quốc nói có thể tới 45% các ca tử vong vì Covid-19 xảy ra ở các trung tâm này.
Tỉ lệ tử vong tương tự xảy ra ở Pháp, và tại Bỉ, con số này là 42%.
Riêng Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong trong viện dưỡng lao cao đặc biệt: 57% tổng số các ca tử vong vì Covid-19 tính từ 08/03 đến 08/04.
Ở Ba Lan, theo kênh truyền hình TVN24, từ cuối tháng 3, một nhà dưỡng lão ở Niedabyl, Bialobrzegi, tỉnh Mazury ghi nhận một trường hợp tử vong trong nhân viên phục vụ.
Ngay lập tức, chính quyền đã cho phong tỏa nhà dưỡng lão và xét nghiệm toàn bộ 65 cụ già và gần 20 nhân viên. Cho đến tuần Phục Sinh, kết quả toàn bộ là âm tính, nhưng câu hỏi về sự an toàn của các nhà dưỡng lão Ba Lan trong dịch Covid-19 vẫn được truyền thông nước này nêu ra.
Còn tại Hungary, các trung tâm chăm sóc dành cho người cao tuổi là “điểm đến” của virus corona, theo trang Nhịp cầu Thế giới bằng tiếng Việt ở Budapest. Chỉ tại một viện dưỡng lão ở vùng Zugló (quận 14, Budapest) cũng có người sống trong đó bị dương tính với virus corona cùng hai nhân viên phục vụ, theo nguồn tin trên hôm 14/04.
Ở Canada, gần một nửa số ca tử vong có liên quan tới dịch bùng phát tại các cơ sở chăm sóc người già, theo các quan chức y tế.
Hiện các trại dưỡng lão trên toàn Canada đang được xem xét kỹ.
Hồi cuối tuần, một nhà dưỡng lão ở tỉnh Quebec, nơi 31 người đã chết, bị đưa ra điều tra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52280523

Tình báo Anh kêu gọi ‘dè chừng’ TQ

MI6 và MI5 cho rằng Trung Quốc sẽ quyết liệt hơn sau khi khống chế thành công Covid-19, kêu gọi kiểm soát chặt hơn các ngành công nghiệp chiến lược.
Cục Tình báo Mật (MI6) và Cơ quan An ninh (MI5) của Anh nhận định Trung Quốc sẽ quyết tâm hơn trong việc bảo vệ mô hình nhà nước của mình sau khi giải quyết xong cuộc khủng hoảng Covid-19 và Thủ tướng Boris Johnson cùng các bộ trưởng phải có “quan điểm thực tiễn” để xem xét chiến lược đối phó của Anh.
Các vấn đề được nêu ra gồm hạn chế Trung Quốc kiểm soát các công ty chủ chốt trong lĩnh vực công nghệ cao của Anh như viễn thông kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, cũng như giảm số sinh viên Trung Quốc được nghiên cứu tại các trường đại học và những nơi khác của Anh.
MI6 và MI5 tin rằng việc để tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia vào mạng 5G tại Anh với tỷ lệ 35% theo quyết định hồi tháng 1 của Thủ tướng Johnson là đúng. Tuy nhiên, đánh giá mới về Trung Quốc của cộng đồng tình báo Anh có thể khiến chính phủ Anh khó bảo vệ quyết định này hơn, khi các thành viên cấp tiến của phe Bảo thủ yêu cầu chính quyền của Thủ tướng Johnson cân nhắc lại.
Một nguồn tin của chính phủ Anh cho biết nước này cần đảm bảo đa dạng về nguồn cung vật tư với “mạng 6G và 7G” nhằm bảo vệ “những viên ngọc quý” về công nghệ, nghiên cứu và đổi mới.
Các cơ quan tình báo Anh nhiều tháng qua đã thúc giục chính phủ chú trọng nhiều hơn vào hoạt động của Trung Quốc. Giám đốc mới của MI5 Ken McCallum hồi cuối tháng 3 nói cơ quan này sẽ tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc.
MI6 đã thông báo với các bộ trưởng Anh rằng Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm và chết vì nCoV trong tháng 1 và 2 thấp hơn thực tế, giống quan điểm CIA nêu ra trước Nhà Trắng.
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh và Thủ hiến xứ Lancaster Michael Gove tháng 3 cáo buộc Trung Quốc hạ thấp mối đe dọa ban đầu do Covid-19 gây ra. “Đây là trường hợp một số báo cáo của Trung Quốc không rõ ràng về quy mô, bản chất và mức độ lây nhiễm của đại dịch”, Gove nói.
Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và Chủ tịch Hạ viện Jacob Rees-Mogg cũng thể hiện thái độ hoài nghi với Trung Quốc.
Tuy nhiên, mối lo ngại về Trung Quốc bị giảm bớt bởi quan hệ thương mại của nước này với Anh. Điều này được củng cố khi Gove buộc phải “dịu giọng” khi nhận số máy thở từ Trung Quốc mà Anh đang rất cần.
“300 máy thở mới từ Trung Quốc hôm nay đã tới. Tôi muốn cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ và đảm bảo khả năng đó”, Bộ trưởng Gove nói.
Dưới thời thủ tướng David Cameron và ngoại trưởng George Ostern, Anh theo đuổi chính sách tích cực thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào các lĩnh vực năng lượng hạt nhân và viễn thông. Người kế nhiệm Cameron là Theresa May đã yêu cầu đánh giá lại khoản đầu tư của Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc vào nhà máy điện hạt nhân Hinckley Point, song dự án vẫn được tiếp tục.
Cựu cố vấn cao cấp phụ trách Trung Quốc của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh Charles Parton nói “cần suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc về dài hạn” bởi Bắc Kinh coi mình là đối thủ cạnh tranh lâu dài với phương Tây. Tuy nhiên, ông cho rằng công việc của các cơ quan tình báo không phải “xây dựng chính sách mà là cung cấp thông tin”, đồng thời nhận định các cơ quan tình báo không phải chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ.
15 nghị sĩ đảng Bảo thủ cuối tuần trước cũng gửi thư cho Thủ tướng Johnson đề nghị Anh xem xét lại “quan hệ rộng lớn hơn với Trung Quốc” sau khi Covid-19 lắng xuống. “Chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của nước Anh”, họ viết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34101-tinh-bao-anh-keu-goi-de-chung-tq.html

Chính khách Anh: Quan hệ với chính quyền

độc tài Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt

Phụng Minh
Chính khách Anh cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa vào sự dối trá độc hại và nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân của mình.
Sự bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quốc đã lan sang 188 quốc gia. Mới đây Daily Mail đã trích thư ông Thomas Georg John Tugendha, thành viên Nghị viện khu vực Tonbridge và Malling, một chính khách thuộc Đảng bảo thủ Anh viết cho trang tin rằng, chính phủ Trung Quốc sử dụng những lời dối trá và gây ra nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực, nếu người Anh tiếp tục dựa vào lợi ích từ thị trường kinh tế Trung Quốc, thì sẽ phải trả giá rất đắt.
Ông hỏi hai câu hỏi sắc sảo. “Khi chúng ta nhập hàng Trung Quốc, chúng ta cũng nhập hệ thống giá trị độc đoán của Trung Quốc (chính quyền Trung Quốc)? Hay chúng ta nên hợp tác với các nước tự do khác để giảm sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đất nước độc tài này?”
Hợp tác với chính quyền Trung Quốc sẽ phải trả giá rất đắt
Tugendhat kêu gọi: “Bây giờ chúng ta có một cơ hội lý tưởng để đánh giá tương lai của thế giới sẽ như thế nào và bắt đầu định hình nó theo khuôn khổ đạo đức của chính chúng ta. Giống như tất cả các chế độ độc đoán, chính phủ Trung Quốc về cơ bản là yếu kém”.
“Nó dựa vào sự dối trá độc hại và nỗi sợ hãi để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân của mình, đây là lý do tại sao nó che giấu sự thật từ thời điểm virus tấn công lần đầu tiên”.
Ông đã đưa ra một ví dụ: Trên thực tế, thông tin dịch bệnh được Đài Loan phát hiện từ rất sớm. Họ biết rằng virus này đã lây lan từ Vũ Hán và lan đến sân bay Đài Loan.
Tugenha viết, chính xác là vì chính quyền Đài Loan biết mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, họ đã ra lệnh kiểm tra quy mô lớn và theo dõi các mối liên hệ. Cách triển khai phòng ngừa của Đài Loan đã đặt ra một mô hình cho các quốc gia khác trên thế giới.
“Nhưng thật đáng xấu hổ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn bỏ qua ví dụ về Đài Loan. Bruce Aylward, Trợ lý Tổng giám đốc của tổ chức, thậm chí từ chối công nhận sự tồn tại của Đài Loan, chủ yếu vì Bắc Kinh tuyên bố rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
“Phản ứng của WHO đối với Đài Loan cũng lộ ra một sự thật. Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) quyết tâm thiết lập một trật tự thế giới mới do chính họ đứng đầu. Các nhà lãnh đạo của họ đã lên kế hoạch toàn cầu”.
“Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng các dự án ngoại giao và kinh tế như ‘Sáng kiến Một vành đai, Một con đường’ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trải khắp châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và
châu Âu. Mặt khác, 50% ô tô, 80% máy tính và 90% điện thoại (trên thế giới) được sản xuất tại Trung Quốc”.
“Điều đáng lo ngại hơn là chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng mở rộng công nghệ để xâm nhập hệ thống an ninh quốc tế và thay đổi các thuộc tính của Internet. Các công ty viễn thông như Huawei và ZTE, họ không chỉ là các công ty toàn cầu, mà còn là các tổ chức do nhà nước kiểm soát. Mục đích của nó là mã hóa công nghệ giám sát của Bắc Kinh vào hệ thống thông tin liên lạc của thế giới”.
Tham vọng của Bắc Kinh đã bị phơi bày trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Tugendhat nói rằng có một ví dụ điển hình nhất cho điều này là tin giả về virus do chính quyền Trung Quốc đưa ra trên Internet, với ý định thao túng sự thật, đã phơi bày tham vọng của Bắc Kinh.
Tugendhat cũng liệt kê một loạt các sự kiện. Kể từ năm 2014, số lượng tàu mới do hải quân của chính phủ Trung Quốc đưa ra có số lượng lớn hơn tổng số hải quân Anh có. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đã thiết lập các tiền đồn quân sự ở vùng biển tranh chấp, cố gắng sử dụng vũ lực để thay đổi bản đồ thế giới.
“Trên thực tế, chúng ta đã học được rất nhiều từ các sự cố virus của ĐCSTQ, một trong số đó bao gồm mức độ toàn cầu hóa thực sự. Chúng ta luôn ưu tiên Bắc Kinh trong thương mại, mà không coi trọng khoa học cũng như yếu tố gây nguy hiểm cho các khu vực khác trên thế giới (của Trung Quốc). Cách thức đó đã phải trả giá”.
Ông nhắc nhở rằng trong thế giới mới này, chúng ta cần những đối tác mới, nhưng chúng ta cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc cũ. Hệ thống quan hệ quốc tế của chúng ta chủ yếu được xây dựng trên các trụ cột của thương mại mở và pháp quyền, nhưng những nền tảng này đang bị lung lay. Những nguyên tắc này đang bị ĐCSTQ chà đạp, coi quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ là không quan trọng.
Theo Daily Mail
Phụng Minh biên dịch
Video: Cộng đồng quốc tế phơi bày cuộc trấn áp mà Trung Quốc che giấu gần 2 thập kỷ
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-khach-anh-quan-he-voi-chinh-quyen-doc-tai-trung-quoc-se-phai-tra-gia-dat.html

Pháp chống dịch Covid-19 ‘quyết liệt nhưng sáng tạo’

Ngọc Lễ
Nước Pháp đã có những biện pháp chống dịch rất cương quyết nhưng cũng có những giải pháp sáng tạo và điều đó nhờ vào các lãnh đạo đất nước ‘rất bình tĩnh’ và ‘có bản lĩnh’, một nhà báo tự do gốc Việt sống ở thủ đô Paris nói với VOA.
Trong bài diễn văn trước quốc dân vào tối ngày 13/4, tức rạng sáng ngày 14/4 giờ Việt Nam, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 11/5, tức là phong tỏa thêm gần một tháng nữa.
Cho đến ngày 13/4, nước Pháp đã báo cáo gần 15.000 người tử vong vì Covid-19, trong đó gần 2/3, tức khoảng 9.500 người, chết ở các bệnh viện trong khi trên 5.000 ca tử vong được ghi nhận ở các nhà dưỡng lão, theo số liệu của tờ Le Monde.
Với tổng số gần 137.000 người nhiễm virus corona, nước Pháp hiện là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới và thứ 3 châu Âu, sau Mỹ, Ý và Tây Ban Nha, đồng thời cũng là nước có số tử vong nhiều thứ 4 trên thế giới.
Trong vòng 24 giờ qua, Pháp tăng thêm trên 4.000 ca nhiễm và 574 ca tử vong, theo số liệu của trang thống kê theo thời gian thực Worldometers. Đây là con số tử vong thấp nhất ở Pháp trong nhiều ngày qua, trong đó có 335 ca tử vong ở bệnh viện. Con số bệnh nhân đang điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt cũng giảm ngày thứ 5 liên tục.
‘Tình trạng chiến tranh’
Mặc dù dịch bệnh ở Pháp đang diễn biến theo chiều hướng khả quan, ông Macron vẫn không nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Theo tuyên bố của ông thì đến ngày 11/5 các trường học ở Pháp sẽ ‘tuần tự mở cửa trở lại’ trong khi các nhà hàng, quán bar, quán cà phê, rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, khách sạn vẫn tiếp tục đóng cửa. Ông cũng tuyên bố nước Pháp sẽ giúp đỡ châu Phi chống dịch bằng cách ‘hủy nợ’ cho các nước này.
Trước đó, hôm 17/3, Tổng thống Macron đã ra lệnh phong tỏa đất nước trong vòng một tháng. Trong bài diễn văn trên truyền hình, ông đã lặp đi lặp từ ‘chiến tranh’ đến 7 lần.
Trao đổi với VOA, ông Phạm Cao Phong, một nhà báo tự do ở Paris, cho biết trong tuần đầu tiên sau khi có lệnh phong tỏa hôm 17/3, người dân Pháp ‘chấp hành không tốt’.
“Thói quen của người Pháp là không chịu ở trong nhà. Họ thích sự tự do, nhất là vào những ngày cuối tuần,” ông giải thích. “Trước ngày phong tỏa thì đã có khoảng 10% người dân Paris chạy về thôn quê để nghỉ ngơi trong các nhà nghỉ cuối tuần.”
“Tuần đầu tiên mọi người vẫn còn nhởn nhơ lắm. Họ thấy trời nắng ấm lại ra công viên đi dạo, chạy bộ,” ông nói và cho biết điều này đã khiến Tổng thống Macron ‘không giữ nổi bình tĩnh’ và sau đó quyết định làm mạnh tay hơn.
Theo đó, những ai ra đường không có lý do rõ ràng sẽ bị phạt 135 euro cho lần đầu, nếu tái phạm bị phạt 300 euro, còn nếu vẫn ngoan cố cho đến lần thứ 3 ‘sẽ bị phạt 1.500 euro cộng với bị tống giam 6 tháng tù’, ông Phong cho biết.
Theo nhận định của nhà báo sống ở Pháp lâu năm này thì ‘có sự khác biệt trong thái độ chấp hành giữa người giàu và người nghèo’. “Những người giàu được giáo dục tốt và có điều kiện cách ly tốt hơn thì họ chấp hành lệnh phong tỏa tương đối nghiêm chỉnh và con số tử vong của họ cũng ít hơn,” ông nói.
Theo lời ký giả này, những ngày này khi ông đi ra đường (ông Phong là nhà báo nên được phép đi ra đường) thì ông thấy những địa điểm thường tụ tập đông người như Tháp Eiffel, Quảng trường Concorde, Khải Hoàn Môn, Champs Élysée ‘hoàn toàn không có người’.
“Cứ cách khoảng 100, 200 mét là có chốt chặn kiểm tra của cảnh sát. Hoàn toàn không có taxi. Cánh phóng viên chúng tôi còn nhiều hơn người đi đường,” ông cho biết.
Khi được hỏi những biện pháp hà khắc này có bị người dân Pháp lên án là xâm phạm quyền tự do của họ không, ông Phong nói: “Pháp đã tuyên bố đây là tình trạng chiến tranh, tức là chưa bao giờ có kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau các cuộc khủng bố hồi năm 2015 thì các biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân là đương nhiên phải có.”
“Không thể nào áp dụng lối sống hòa bình trong điều kiện có chiến tranh,” ông nói.
Y tế đảm đương nổi?
Về con số tử vong ở Pháp cao, ông Phong cho biết đó là do Pháp đã gộp chung số người chết ở các nhà dưỡng lão trong khi nhiều nước chỉ tính con số tử vong của các bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm virus ở các bệnh viện.
Theo lý giải của ông thì ở các nhà dưỡng lão ‘có đội ngũ y tế riêng nhưng họ không được trang bị những máy móc chuyên dụng như máy trợ thở’.
“Điều kiện chăm sóc người già là rất tốt. Mỗi người được một phòng riêng,” ông nói. Tuy nhiên, ‘do môi trường khép kín giống như du thuyền Diamond Princess nên virus lây lan nhanh trong viện dưỡng lão’.
Theo lời ông thì ngay từ đầu chính phủ Pháp ‘đã có những biện pháp gia cố những nơi yếu nhất như viện dưỡng lão’. “Nhưng chỉ một khâu rất nhỏ là đưa thực phẩm vào mà bùng phát thành ra như thế khiến chính quyền trở tay không kịp,” ông giải thích.
Ông nói mặc dù nằm giữa Ý và Tây Ban Nha, hai nước nhất nhì châu Âu về số ca nhiễm và tử vong, Pháp ‘đã có những thành công nhất định trong kiềm chế dịch bệnh’ và dẫn chứng là Pháp cho đến nay chỉ có ‘6 ca y bác sỹ nhiễm bệnh’ trong khi ở Ý đã lên đến hàng trăm.
Khi được hỏi tại sao Pháp không thiết lập bệnh viện dã chiến để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 như ở Trung Quốc, Mỹ hay Anh, ông Phong nói Pháp có ‘hệ thống y tế rộng lớn khắp các vùng và khu vực’ cộng với việc họ chuyển các toa tàu điện cao tốc TGV thành giường bệnh nên ‘hiện giờ Pháp không thiếu giường bệnh’ và ‘trong thời gian ngắn Pháp đã bổ sung thêm 10.000 giường bệnh’.
“Bệnh viện ở gần nhà tôi quả thật tôi không thấy sự hỗn loạn như ở Ý và Tây Ban Nha là phải chọn lựa bệnh nhân để cứu,” ông nói.
Ngoài ra, nhà báo cho biết hiện tại nước này ‘đang thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19’ và ‘cho kết quả khả quan’ với 700 người sử dụng thuốc đã được chữa khỏi và chỉ có 2 người tử vong.
“Tổng thống Macron đã đến tận bệnh viện ở Marseille để tiếp xúc với bác sỹ đã triển khai thử nghiệm thuốc điều trị,” ông nói.
Do đó, ông Phong cho rằng ‘Pháp đã kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh’.
“Nước Pháp đã bình tĩnh, có bản lĩnh trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù vô hình này.”
Giải pháp sáng tạo
Ông Phạm Cao Phong cũng đề cao việc nước Pháp đã có những ‘cách làm sáng tạo’ trong chống dịch.
Ngoài việc chuyển tàu TGV thành bệnh viện để cách ly bệnh nhân, ông còn chỉ ra việc Pháp sử dụng các máy bay trực thăng để vận chuyển bệnh nhân sang các khu vực khác hoặc thậm chí sang Đức khi các bệnh viện trong vùng đã trở nên quá tải.
“Chính phủ đã trưng dụng các khách sạn để cho đội ngũ y tế, các bác sỹ cách ly (với gia đình sau giờ làm việc). Việc đi lại, ăn uống không phải trả tiền,” ông cho biết.
Các bệnh viện cũng dùng hệ thống radio để những người bệnh được nghe người thân của họ hỏi thăm và thể hiện lòng yêu thương giúp bệnh nhân có thêm nghị lực chống chọi với bệnh tật, cũng theo lời nhà báo này.
“Chính phủ đang tìm cách làm thế nào để có thể áp dụng các biện pháp phong tỏa mà vẫn đảm bảo được quyền tự do, nhân quyền của người dân,” ông nói và cho biết chính quyền ‘ý thức được việc bị buộc ở trong nhà dài ngày đã gây ra những bức bối cho người dân và tình trạng bạo lực gia đình gia tăng’.
“Làm sao định vị được những ai buộc phải cách ly chặt chẽ hơn và ở những vùng ít ca nhiễm hơn thì việc cách ly cũng không quá cứng nhắc,” ông giải thích và cho biết chính quyền đang thảo luận với người dân về những biện pháp này.
Để giúp nền kinh tế khởi động trở lại sau khi qua dịch, ông Phong cho biết khoảng 20 triệu người phải ở nhà và không thể làm việc ở nhà ở Pháp ‘vẫn được trả 84% lương’ trong suốt khoảng thời gian bị cách ly, trong khi ‘phần còn lại tùy thuộc vào thỏa thuận với công đoàn hay bảo hiểm chi trả’.
Theo lời ông thì số lương này chủ thuê mướn lao động sẽ ứng trước và sau này sẽ được chính phủ hoàn trả lại.
“Bằng cách này thì khi hết dịch, họ có thể đi làm lại ngay mà không phải chờ đợi. Khi đó cỗ máy kinh tế sẽ được khởi động lại,” ông giải thích.
Học hỏi kinh nghiệm
Về vật tư y tế, ông Phong cho biết với cơ sở công nghiệp tốt, nước Pháp đã thành lập được các ‘consortium’, tức tổ hợp, để sản xuất máy thở ở trong nước.
“Pháp đã rút ra bài học là không nên quá phụ thuộc vào vật tư y tế của Trung Quốc, từ máy thở, khẩu trang cho đến quạt thông gió. Chính phủ đã quyết định trong tương lai nước Pháp phải tự chủ trên các phương diện y tế,” ông nói.
“Nhưng sản xuất cái gì cũng phải cần thời gian,” ông nói thêm và cho biết vào lúc này Pháp vẫn phải nhập khẩu trang của Trung Quốc, Việt Nam.
Theo lời ông, hiện giờ nước Pháp đang ‘vận dụng đạo luật thời chiến để trưng thu hàng hóa thiết yếu cung cấp cho những chỗ cần thiết’. Ông dẫn chứng mới đây chính quyền đã tịch thu một lượng lớn khẩu trang do các bang hội của Hoa kiều tích trữ để phân phát cho cộng đồng người Hoa ở Pháp và phân phát các khẩu trang đó cho các bác sỹ, cảnh sát, hiến binh và những người đảm bảo cho guồng máy xã hội hoạt động, bất chấp sự phản đối của Đại sứ quán Trung Quốc.
Ông Phong cũng đánh giá cao cách điều hành của Tổng thống Emmanuel Macron và chính quyền của ông trước dịch bệnh.
“Các lãnh đạo đất nước từ Tổng thống, Thủ tướng cho đến Bộ trưởng Y tế đều lăn xả vào việc. Mỗi tuần Tổng thống Macron lên phát biểu trên truyền hình 3, 4 lần và ông nói chuyện rất thuyết phục, có tình có lý,” ông Phong nhận xét.
“Sự năng nổ của dàn lãnh đạo trẻ của đất nước đã củng cố lòng tin cho người dân,” ông nói thêm và cho rằng sự phản ứng trước dịch bệnh lần này đã ‘củng cố uy tín của Tổng thống Macron đối với người dân’.
“Tổng thống Macron đã thể hiện vai trò của mình rất chững chạc, đàng hoàng. Ông đã học hỏi mô hình của Nam Hàn, tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam và rút ra những điều gì cần thiết phù hợp với tâm lý, trạng thái xã hội và mô hình văn hóa của người Pháp,” ông phân tích.
Nhà báo này cho biết khi dịch bệnh bắt đầu lây lan ở Ý và Tây Ban Nha thì ‘Pháp đã có dự phòng’. “Tổng thống đã tập hợp các đội ngũ y tế để bàn cách chống dịch,” ông Phong nói.
Theo lời ông thì phía Đài Loan đã cảnh báo cho Pháp khi có một bệnh nhân Đài Loan (bệnh nhân số 4 của Đài Loan) bị nhiễm được chữa trị ở Pháp từ ngày 23/1 mà lúc đó ở Pháp không biết là bệnh nhân này nhiễm virus corona.
“So với Đài Loan thì Pháp không cảnh giác bằng. Đài Loan cảnh giác vì họ đã trả giá trong dịch SARS, cũng như Việt Nam đã học được sự cảnh giác với Trung Quốc, trong khi Pháp thì không,” ông giải thích.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-covid-19-quy%E1%BA%BFt-li%E1%BB%87t-nh%C6%B0ng-s%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o-/5370715.html

Truyền thông Pháp: Dấu hiệu căng thẳng

 trong nội bộ chính quyền Trung Quốc

Phụng Minh
Trong hai tháng qua, sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã im lặng một cách kỳ lạ. Giữa tầng tầng khốn khó, Tập Cận Bình có thể dựa vào ai?
Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính phủ Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến bệnh dịch lan ra toàn thế giới. Cộng đồng quốc tế liên tiếp buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm và nhiều quốc gia đã bắt đầu có những hành động cụ thể.
Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh Frédéric Lemaître của tờ báo Le Monde (Pháp) ngày 10/4 đã có bài viết, chỉ ra rằng Trung Quốc dù đang mở cửa Vũ Hán trở lại sau lệnh phong tỏa, và mở rộng “ngoại giao mặt nạ” trên toàn cầu. Tuy nhiên, dịch bệnh không chỉ đang gây ra ba cuộc khủng hoảng về sức khỏe, ngoại giao và kinh tế ở Trung Quốc, mà nó còn làm trầm trọng thêm căng thẳng chính trị trong đảng này.
Hành động hiếm có của Tập Cận Bình
Tập Cận Bình hiếm khi cảnh báo về những nguy cơ biến động bên ngoài, nhưng nay đã đề cập tới, truyền thông Pháp cho rằng ẩn sau đó là thế cuộc căng thẳng của nội bộ ĐCSTQ.
Ngày 8/4, Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Lần này ông Tập đã đưa ra cảnh báo để chuẩn bị cho những thay đổi về môi trường bên ngoài và gia tăng khó khăn kinh tế.
Le Monde báo cáo rằng việc Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc vì che giấu mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dịch bệnh, nhiều quốc gia tố cáo chất lượng vật tư y tế do Bắc Kinh cung cấp, và sự xuất hiện của các ca nhiễm mới ở biên giới Trung – Nga đã khiến Bắc Kinh rơi vào tình trạng phòng thủ. Nhưng căng thẳng thậm chí còn ẩn giấu bên trong Trung Quốc, ĐCSTQ đã tuyên bố xóa đói giảm nghèo vào năm 2020, nhưng điều này khó có vẻ khó đạt được. Theo các ghi nhận chính thức, 5 triệu người đã mất việc làm kể từ đầu năm nay. Nhưng trên thực tế, 180 triệu việc làm đã biến mất chỉ trong ngành dịch vụ. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) cho biết dân số thất nghiệp tự nhiên của Trung Quốc có thể vượt quá 200 triệu.
Le Monde tin rằng con số này là một mối đe dọa xã hội lớn đối với một quốc gia không có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Bài báo cũng tin rằng Vũ Hán là một điểm nóng của căng thẳng xã hội. Mặc dù quan chức Trung Quốc nói Vũ Hán đã không còn bị phong tỏa, nhưng mỗi ngày có hơn 11.000 người nộp đơn xin trở về Bắc Kinh và chỉ dưới 10% trong số đó thể vào Bắc Kinh.
Đầu tháng 3, trước chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Vũ Hán, Bí thư mới của Ủy ban thành phố Vũ Hán, Vương Trung Lâm đã yêu cầu người Vũ Hán bày tỏ lòng biết ơn ông Tập Cận Bình, gây phẫn nộ cộng đồng trên các nền tảng xã hội. Việc làm tuyên truyền này hóa ra lại để xác nhận sự tức giận của công chúng đối với chính phủ.
Ngoài ra, một video vào ngày 3/4 cho thấy Vương Thần, một chuyên gia về hô hấp và học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, người đã bị giữ ở Vũ Hán, nói ông tin rằng Hoa Kỳ và Châu Âu quản lý khủng hoảng có “lý tính” hơn. Ông cũng nói rằng chỉ có các nhà khoa học mới có thể ngăn chặn tình hình bệnh dịch. Nhận xét này ngụ ý chỉ trích các nhân vật chính trị đã quản lý khủng hoảng không tốt.
Truyền thông Pháp cho rằng việc đoạn video này vẫn tồn tại được trên mạng Internet ở đại lục tới ngày 10/4, cho thấy có thể đó là một dấu hiệu của sự lục đục trong nội bộ ĐCSTQ.
Những phát biểu trái ngược
Sự khác biệt trong ngoại giao của ĐCSTQ cũng phản ánh điều đó. Ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố: “Có thể quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán”. Nhưng Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ lại phát biểu tại Washington rằng đây là một thuyết “điên rồ”, các nhà khoa học nên xác nhận nguồn gốc của virus. Truyền thông Pháp cho rằng đây là hai dòng ngoại giao khác nhau.
Ngoài hệ thống ngoại giao, các chuyên gia y tế thay mặt ĐCSTQ cũng thường xuyên có những quan điểm trái ngược nhau.
Trương Văn Hồng, trưởng nhóm chuyên gia điều trị bệnh dịch ở Thượng Hải và là Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán, đã nhiều lần không đồng ý với chuyên gia bệnh dịch truyền nhiễm cấp cao Chung Nam Sơn của chính quyền.
Rõ ràng nhất là Chung Nam Sơn từng nói vào ngày 27/2 rằng: “Dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, không nhất thiết phải bắt nguồn từ Trung Quốc”. Tuyên bố nhạy cảm này được coi là cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc chạy tội của ĐCSTQ. Tuy nhiên, khi Trương Văn Hồng được Trung Quốc Nhật báo (China Daily) phỏng vấn vào ngày 28/2, ông đã trực tiếp phủ nhận rằng virus này đến từ nước ngoài. “Chỉ có Vũ Hán là xuất hiện ca nhiễm bệnh dịch mới này đầu tiên. Nếu nó lây lan vào Trung Quốc từ bên ngoài, nó sẽ xuất hiện ở một vài thành phố của Trung Quốc cùng một lúc chứ không phải theo thời gian trước sau”.
Xung đột nội bộ của tầng lớp cao nhất ở ĐCSTQ là nguy hiểm nhất
Chính quyền của họ bây giờ đang ra sao? Theo tờ báo Le Monde của Pháp, sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vẫn im lặng một cách kỳ lạ kể từ cuối tháng 2 bất chấp tình hình căng thẳng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bài báo trích dẫn một nhà ngoại giao phương Tây giải thích rằng ở đất nước này, không nói là không đồng ý. Mỗi khi có một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc, thì sẽ có sự xung đột trong ĐCSTQ.
Mới đây cũng có một bài báo gây ra náo động trên Internet, khi “thái tử đảng” Nhậm Chí Cường chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và khống chế truyền thông khi dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, ông Tập Cận Bình đã bị gọi tên là “một tên hề bị lột sạch quần áo cũng phải kiên trì làm hoàng đế”.
Nhà bình luận chính trị Lý Thiên Tiếu tin rằng Tập Cận Bình hiện đang phải chịu trách nhiệm nặng nề trước thế giới. Một mặt, ông ta che giấu dịch bệnh và khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới. Mặt khác, ông ta gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới cũng như tính mạng và tài sản của người dân. Bởi vì ông hiện là lãnh đạo của ĐCSTQ và kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước của Trung Quốc, ông phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Bây giờ một số người muốn ông Tập từ chức, và một số người muốn ông trả tiền bồi thường cho các quốc gia khác nhau. Chỉ riêng vụ nghị viên của chính phủ Hoa Kỳ đề nghị yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ đô la Mỹ, so với toàn bộ dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ là 3 nghìn tỷ đô la thì cũng là một con số quá lớn.
Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với một thời khắc rất nguy hiểm. Theo Lý Thiên Tiếu, nếu ông Tập quyết định giải tán ĐCSTQ, thì tội lỗi này mới có thể được bù đắp ở một mức độ nào đó.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Video: Trung Quốc sợ nhất ‘Phùng cửu tất loạn’: Cuộc chiến nhân quyền năm 2019 đã Khai hỏa
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-phap-dau-hieu-cang-thang-trong-noi-bo-chinh-quyen-trung-quoc.html

Virus corona : Tổng thống Pháp

thông báo kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 11/05

Thanh Phương
Tối hôm qua, 13/04/2020, tổng thống Emmanuel Macron đã thông báo lệnh phong tỏa được triển hạn cho đến ngày 11/05 nhằm tiếp tục kềm hãm đà lây lan của dịch Covid-19. Tại Pháp gần 15.000 người chết vì virus corona.
Trong bài phát biểu dài gần 30 phút được truyền hình trực tiếp, tổng thống Macron ghi nhận dịch bệnh đang bắt đầu chựng lại và « đang có hy vọng », nhưng ông cũng thừa nhận là nước Pháp « rõ ràng là đã không được chuẩn bị đầy đủ » để đối phó với đại dịch.
Tổng thống Macron cho biết là sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, kể từ ngày 11/05, các nhà trẻ và các trường từ mẫu giáo đến trung học sẽ mở cửa dần dần, nhưng các trường đại học sẽ không thể được mở lại trước mùa hè. Trong khi đó, sau ngày 11/05, các quán bar, các nhà hàng, các rạp chiếu phim và các rạp trình diễn sẽ vẫn đóng cửa, còn các liên hoan sẽ không thể được tổ chức ít nhất là cho đến giữa tháng 7. ( Cho nên ban tổ chức festival Avignon, liên hoan sân khấu kịch nổi tiếng nhất thế giới, dự trù diễn ra từ ngày 3 đến 23/07, đã ngay lập tức thông báo hủy bỏ sự kiện này ).
Để có thể dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, tổng thống Macron cho biết kể từ ngày 11/05, nước Pháp sẽ xét nghiệm toàn bộ những người có triệu chứng Covid-19, đồng thời vẫn yêu cầu những người lớn tuổi và những người sức khỏe kém tiếp tục ở trong nhà. Ông Macron nói thêm là những người đã bị nhiễm virus có thể sẽ bị cách ly và được bác sĩ theo dõi điều trị.
Tổng thống Macron cũng cam kết là kể từ ngày 11/05, với sự tham gia của các tòa thị chính, Nhà nước sẽ bảo đảm cho mỗi người dân Pháp có đủ khẩu trang, loại dành cho công chúng, để mang khi ra đường, nhằm ngăn ngừa virus corona.
Trong bài phát biểu tối qua, ông Macron còn thông báo là biên giới giữa Pháp với các nước không thuộc châu Âu sẽ đóng « cho đến khi có lệnh mới ». Tổng thống Pháp còn nhấn mạnh Pháp và châu Âu sẽ phải trợ giúp châu Phi chống dịch Covid-19 bằng cách xóa rất nhiều nợ cho các nước thuộc châu lục này.
Tổng thống Macron thông báo những quyết định nói trên vào lúc mà mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết vì virus corona tại Pháp. Theo các số liệu được công bố tối qua, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã có thêm 574 ca tử vong được ghi nhận trong các bệnh viện, cũng như từ các viện dưỡng lão và các cơ sở y tế xã hội. Như vậy, tính từ ngày 01/03 đến nay đã có 14.967 người chết vì dịch Covid-19 ở Pháp.
Trên đài France Inter sáng nay, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner giải thích thông báo của tổng thống : ngày 11/05 chỉ là mục tiêu. Không phải bãi bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 11/05, mà phong tỏa được kéo dài cho đến ngày đó.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200414-virus-corona-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-k%C3%A9o-d%C3%A0i-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BA%BFn-ng%C3%A0y-11-05

Covid-19:

Việc dỡ bỏ phong tỏa tại Pháp sẽ rất phức tạp

Thanh Phương
Như vậy là sau bài phát biểu của tổng thống Emmanuel Macron, ít ra người dân Pháp biết chắc là lệnh phong tỏa nhằm kềm hãm đà lây lan của dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào ngày 11/05. Trong trong khoảng 4 tuần nữa, trên nguyên tắc mọi người sẽ được tự do đi lại sau nhiều tuần bị « quản thúc tại gia ». Nhưng việc dỡ bỏ phong tỏa sẽ không đơn giản chút nào, thậm chí phức tạp hơn nhiều so với việc áp dụng lệnh phong tỏa.
Theo một nghiên cứu của của Viện Quốc gia Y tế Nghiên cứu Y khoa ( INSERM ) của Pháp, được công bố trên mạng ngày 12/04, việc dỡ bỏ phong tỏa có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng nếu không thiết lập một hệ thống xét nghiệm đại trà và cách ly những người bị nhiễm. Các tác giả của nghiên cứu này cảnh báo: « Việc dỡ bỏ phong tỏa mà không có chiến lược sẽ kéo theo một đợt sóng dịch bệnh thứ hai, đè bẹp hệ thống y tế. »
Về phần bác sĩ Khoa Nhiễm Christophe Rapp, bệnh viện Mỹ Neuilly-sur-Seine, ông cũng lưu ý : « Phong tỏa là giải pháp tốt duy nhất. Hiện giờ chúng ta chỉ mới ở giữa chừng. Dỡ bỏ phong tỏa quá sớm có thể khiến dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại ».
Chính là nhằm ngăn ngừa nguy cơ đó, tổng thống Pháp bảo đảm là kể từ ngày 11/05, nước Pháp sẽ có đủ khả năng để xét nghiệm toàn bộ những người có triệu chứng của bệnh Covid-19. Những xét nghiệm này là nhằm xác định những bệnh nhân cần được cách ly, cũng như phát hiện sớm những người đã có tiếp xúc với các bệnh nhân đó. Nhưng ông Macron lại không nói rõ là những « ca tiếp xúc » đó cũng sẽ được xét nghiệm cũng như được cách ly không, như nhiều nước khác đang làm.
Để cho mọi người có thể biết được là mình có đã tiếp xúc với một người bị lây nhiễm hay không, chính phủ Pháp dự trù phát triển một ứng dụng định vị tracking, tương tự như các ứng dụng được dùng tại một số nước châu Á. Nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị vì nó liên quan đến việc sử dụng các dữ liệu cá nhân.
Quyết định của tổng thống Macron cho mở lại dần dần các trường học  kể từ ngày 11/05 cũng không nhận được sự đồng tình của mọi người. Để biện minh cho quyết định này, ông Macron giải thích rằng việc đóng cửa trường học là một yếu tố làm trầm trọng những bất bình đẳng xã hội, bởi vì rất nhiều trẻ em, nhất là trong các khu phố nghèo và ở vùng nông thôn, không được đến trường mà lại không được tiếp cận các phương tiện công nghệ số và không được cha mẹ hỗ trợ như những trẻ em khác.
Trong bài phát biểu tối qua, tổng thống Macron nói thêm rằng biện pháp cho các trường mở cửa trở lại cũng chính là nhằm tạo điều kiện cho việc khởi động lại các hoạt động kinh tế kể từ ngày 11/05. Nhiều người sẽ không thể đi làm trở lại nếu cứ phải tiếp tục giữ con ở nhà hoặc nếu muốn đi làm thì lại phải nhờ đến ông bà nội ngoại, với nguy cơ là ông bà bị lây nhiễm từ cháu.
Nhưng giới giáo viên tỏ vẻ rất quan ngại. Bà Francette Popineau, tổng thư ký SNUIPP-FSU, nghiệp đoàn giáo viên tiểu học hàng đầu tại Pháp, nói với AFP : « Việc mở cửa trở lại các trường kể từ ngày 11/05 là không nghiêm chỉnh chút nào, bởi vì họ bảo là mọi nơi công cộng đều sẽ tiếp tục đóng cửa :
rạp chiếu phim, rạp trình diễn, thế mà các trường được mở lại trong khi đây là nơi có nguy cơ lây nhiễm rất cao. »
Về phần chủ tịch Liên đoàn các bác sĩ Pháp Jean – Paul Hamon, ông cũng cho rằng việc mở lại dần dần các trường sẽ tạo ra « nguy cơ vô ích ». Theo ông Hamon, trẻ em không phải lúc nào cũng tuân thủ các quy định về ngăn ngừa lây nhiễm, chúng sẽ chơi với nhau và có thể mang virus về nhà.
Theo tờ Le Monde, nhiều nhà dịch tễ học cũng đã đề ra kịch bản là trong giai đoạn đầu sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, các trường học nên tiếp tục đóng cửa. Đối với họ, đây là một biện pháp phòng ngừa, vì chưa ai biết rõ là biện pháp này sẽ có tác động như thế nào lên sự lan truyền của virus corona chủng mới.
Dịch Covid-19 vẫn còn chứa nhiều ẩn số. Nếu như việc áp dụng lệnh phong tỏa chắc chắn đã góp phần kềm hãm đà lây lan của virus, thì Pháp, cũng như một số nước khác, vẫn đang mày mò tìm con đường an toàn nhất để ra khỏi giai đoạn phong tỏa này.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200414-covid-19-vi%E1%BB%87c-d%E1%BB%A1-b%E1%BB%8F-phong-t%E1%BB%8Fa-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-r%E1%BA%A5t-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p

Kênh truyền hình miễn phí

vào lúc Pháp triển hạn phong toả

Tuấn Thảo
Hàng chục triệu khán giả Pháp có thể xem một kênh truyền hình mới mang tên là #AlaMaison (có nghĩa là #Ởnhà). Hoàn toàn không có quảng cáo, kênh này được phát sóng kể từ trung tuần tháng 04/2020. Lần đầu tiên, đài truyền hình quốc gia Pháp hợp tác với các kênh tư nhân để phát sóng chương trình miễn phí trong thời gian có lệnh phong tỏa.
Được thành lập theo đề xuất của công ty truyền thông Mediawan, kênh truyền hình #AlaMaison có sự đóng góp của 5 đài truyền hình  nhà nước thuộc nhóm France Télévisions và 3 kênh truyền hình tư nhân lớn trong đó có TF1, M6 và Canal+. Mục đích là phát các chương trình mang tính giáo dục và giải trí dành cho các gia đình Pháp, đồng thời hỗ trợ giới nhân viên ngành y tế, vì Mediawan đã thuyết phục được các đối tác truyền thông (song song với các kênh truyền hình) chung tay góp sức tài trợ hệ thống bệnh viện công cộng.
Được phát sóng trong những ngày đầu tiên từ 7 giờ sáng cho tới 12 giờ đêm, kênh #AlaMaison sau đó sẽ được phát liên tục 24 trên 24, mà không hề bị gián đoạn bởi quảng cáo. Về mặt nội dung, các chương trình tập trung vào các lãnh vực như sinh học, khoa học và lịch sử, có cả trò chơi đố vui để học, phim hoạt hình cũng như phim tài liệu, và mỗi buổi tối có chiếu phim gia đình chắng hạn như ‘‘Microcosmos’’ hay là phim truyện ‘‘Poil de  Carotte’’. Nội dung ‘‘vừa học vừa chơi’’ càng trở nên hấp dẫn hơn với các bản tin ngắn hàng ngày dành cho giới thiếu nhi, để giải thích cho các em nhỏ hiểu dịch bệnh là gì và vì sao phải ở trong nhà để hạn chế đà lây lan của virus corona.
Để giúp cho nội dung thêm đa dạng phong phú, công ty Mediawan đã mời tất cả các đối tác truyền thông cung cấp nội dung miễn phí cho kênh #AlaMaison. Kênh này chủ yếu khai thác bộ sưu tập phim truyện điện ảnh và truyền hình của các hãng phim như Gaumont, Pathé, UGC Images, Quỹ phim Jérôme Seydoux, kho phim truyền hình cũng như phim tài liệu của các đài M6, TF1, ChefClub và Brut.
Các tập đoàn truyền thông như Bouygues Telecom, Canal+, Free, Molotov, Orange và SFR cũng tham gia dự án này bằng cách đưa kênh #AlaMaison vào trong hệ thống phát sóng của họ. Tính tổng cộng, hơn 40 triệu hộ gia đình được xem kênh mới mà không phải trả tiền. Do kênh truyền hình không có chiếu phim quảng cáo, cho nên sẽ không có lợi nhuận từ chuyện này. Đổi lại, các công ty truyền thông tham gia vào ‘‘chiến dịch’’ #AlaMaison khuyến khích người Pháp ở nhà, đều đồng ý tặng tiền hay quyên góp quỹ từ thiện để tài trợ Bệnh viện Paris và Bệnh viện Pháp, cũng như các tổ chức Fondation de France, Viện Pasteur và hệ thống AP-HP.
Được hình thành trong một tuần, một thời gian cực kỳ ngắn, kênh truyền hình #AlaMaison ra đời trước hết là do nỗ lực vận động của công ty Mediawan, hiện nắm trong tay 17 kênh truyền hình cáp (RTL9, AutoMoto, Science & Vie TV …..) Công ty này đã từng hợp tác đầu tư với các đài nhà nước cũng như tư nhân trong việc tạo ra một chi nhánh sản xuất phim truyện dành cho các đài truyền hình, để không quá lệ thuộc vào việc mua quyền phân phối các bộ phim nhiều tập nước ngoài.
Trong số các bộ phim truyền hình rất ăn khách và có sự hợp tác của Mediawan, có phim hình sự ‘‘Alice Nevers’’, phim xã hội ‘‘Les Bracelets Rouges’’ và nhất là ‘‘Dix Pour Cent’’ (Mười phần trăm, tiền thù
lao của các manager) bộ phim truyền hình nói về chuyện hậu trường của ngành sân khấu điện ảnh với các ngôi sao màn bạc cực kỳ nổi tiếng của Pháp như Isabelle Adjani, Jean Dujardin, Nathalie Baye, Béatrice Dalle, Laura Smet, Gilles Lelouche  …
Kênh miễn phí có sẵn trên các box truyền hình của các công ty viễn thông. Khán giả nào là khách hàng với thuê bao Orange, được xem đài này trên kênh 31. Công ty Free phát sóng truyền hình trên kênh 47. Trong hệ thống SFR, #AlaMaison được phát trên kênh 239, còn Bouygues Télécom trên kênh 233. Khách hàng của Canal+ cũng tìm thấy #AlaMaison trong tài khoản MyCanal mà không phải trả thêm phí. Kênh này cũng dễ tìm thấy trên ứng dụng Molotov, mà vẫn không ảnh hưởng gì tới những khán giả thường xem Netflix, Amazon Prime và Disney+ kể từ tháng 04/2020 tại Pháp.
Thành công trước mắt của Mediawan (do Xavier Niel, Matthieu Pigasse cả Pierre-Antoine Capton đồng sáng lập) là đã thuyết phục được các đài truyền hình nhà nước và tư nhân cùng ngồi chung lại với nhau, các kênh truyền hình này do là đối thủ cạnh tranh cho nên ít khi nào tìm được sự đồng thuận. Nay tất cả các công ty truyền thông đã có cơ hội thỏa hiệp, tìm cách dàn xếp ổn thỏa vì lợi ích chung. Hy vọng rằng điều đó sẽ mở ra trong tương lai nhiều quan hệ hợp tác khác có lợi cho khán thính giả.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200414-k%C3%AAnh-truy%E1%BB%81n-h%C3%ACnh-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-v%C3%A0o-l%C3%BAc-ph%C3%A1p-tri%E1%BB%83n-h%E1%BA%A1n-phong-to%E1%BA%A3

Ý phát động chiến dịch

chống bạo hành gia đình giữa thời phong tỏa

Anh Vũ
Trong lúc còn đang cố gắng dập dịch virus corona chưa xong, chính phủ của thủ tướng Giuseppe Conte lại phải thêm mối lo đối phó với tình trạng bạo hành gia đình có chiều hướng gia tăng giữa thời kỳ phong tỏa. Roma vừa phát động một chiến dịch truyền thông và hành động rộng khắp chống bạo hành gia đình.
Thông tín viên RFI, Anne Lenir tại Roma :
Buộc phải ở chung với nhau, bị hạn chế ra ngoài là những rủi ro dễ phát sinh mâu thuẫn đối với những cặp đôi vốn quan hệ đã có những căng thẳng.
Chỉ tiêng trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Giêng đến  02/04, 21 vụ chồng sát hại vợ tại nhà  được ghi nhận ở Ý, trong đó có vụ giết một nữ sinh viên y khoa 27 tuổi.
Đó chính là lý do vì sao mà theo lời kêu gọi của một nhóm các nhà hoạt động vì nữ quyền, chính phủ đã phát động một chiến dịch chính thức đăng các quảng cáo chống bạo lực trên tất cả các kênh truyền hình, cùng với việc mở một số điện thoại (1522) chuyên dành cho hiện tượng bạo hành gia đình, hoạt động 24/24 giờ, do hiệp hội « Telphone Rose » quản lý.
Ngoài ra, nhiều địa phương tại miền bắc và nam nước Ý đã thiết lập, qua intenet hoặc qua điện thoại, các dịch vụ trợ giúp tâm lý cho các bà mẹ đang bị giam lỏng trong nhà. Năm 2019, ở Ý có hơn 120 phụ nữ chết vì những người bạn đời vũ phu đánh đập.
Hôm qua giáo hoàng Phanxicô đã lên tiếng ca ngợi các phụ nữ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 đồng thời kêu gọi hãy hỗ trợ tất cả những phụ nữ là nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình.
Nước Ý áp dụng các biện pháp phong tỏa từ ngày 10 tháng ba và các biện pháp hạn chế hoạt động dân cư này vẫn còn kéo giài ít nhất đến ngày 03/05, theo sắc lệnh của chính phủ. Cho đến ngày hôm qua, Ý vẫn là nước thiệt hại nhân mạng lớn nhất châu Âu với 20.465 người chết, tuy con số ca tử vong và nhiễm mới hàng ngày đã giảm xuống chút ít.
Tình hình cải thiện tại những nơi khác
Trong khi đó một số nước châu Âu khác, tình hình bắt đầu có dấu hiệu cải thiện.
Tại Tây Ban Nha, chính quyền đánh giá dịch đã qua đỉnh. Hôm 13/04/2020 Madrid ghi nhận tổng số 17.459 người chết, vẫn xếp sau Ý về con số tử vong, tuy nhiên con số người chết hàng ngày tiếp tục giảm. Chính phủ quyết định cho một số ngành nghề hoạt động trở lại, chủ yếu là trong công nghiệp và xây dựng. Trong khi đó, những ai có thể làm việc từ xa vẫn phải tiếp tục với các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt cho đến 25/04/2020. Tại các nhà ga và tàu điện ngầm, cảnh sát và người tình nguyện đã phân phát 10 triệu khẩu trang.
Tương tự tại Đức, theo dự kiến ngày 15/04/2020, thủ tướng Angela Merkel sẽ thông báo dỡ bỏ từng phần các biện pháp hạn chế hiện liên quan đến 80 triệu dân. Theo khuyến cáo của giới khoa học Đức, việc dỡ bỏ dần dần phong tỏa có thế liên quan đến việc cho mở lại các trường học. Cửa hàng, quán ăn các sự kiện văn hóa có thể trở lại hoạt động nhưng tuyệt đối phải tuân thủ các biện pháp đề phòng và nhất là bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng.
Từ đầu dịch nước Đức có trên 123.000 người nhiễm Covid- 19 và hơn 2.700 người chết. Các con số thống kê của Đức số ca lây nhiễm mới đang giảm mạnh liên tục trong 3 ngày.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200414-%C3%BD-ph%C3%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BA%A1o-h%C3%A0nh-gia-%C4%91%C3%ACnh-gi%E1%BB%AFa-th%E1%BB%9Di-phong-t%E1%BB%8Fa

Số ca mắc Covid-19 trong một ngày ở Nga

lại tăng kỷ lục

Triệu Hằng
Giới chức Nga xác nhận 2.774 ca mắc mới nCoV trong thứ Ba (14/4), đánh dấu kỷ lục mới về các ca lây nhiễm trong ngày, theo ghi nhận của tờ The Moscow Times.
Với số ca nhiễm mới ngày hôm nay, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 của Nga lên 21.102.
Hôm qua, Nga đã ở mức kỷ lục với 2.558 ca nhiễm mới trong một ngày.
Hiện, Nga ghi nhận 170 người thiệt mạng vì virus Vũ Hán.
Moscow có thể đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19 trong hai đến ba tuần tới, tờ The Moscow Times dẫn lời Bộ Y tế Nga cho biết.
Cơ quan này nói thêm rằng 24 bệnh viện sẽ được chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số giường bệnh lên tới 21.000.
Tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, giáp biên giới với Nga đã siết chặt kiểm soát nhằm ngăn ngừa nCoV từ nước láng giềng, khi một số lượng ngày càng tăng các công dân Trung Quốc về nước từ Nga, đặt ra nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh ở quốc gia bắt nguồn đại dịch.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-ca-mac-covid-19-trong-mot-ngay-o-nga-lai-tang-ky-luc.html

Đại Sứ Châu Phi phàn nàn với Trung Cộng

về “tình trạng kỳ thị” tại Quảng Châu

Tin từ JOHANNESBURG – Các đại sứ châu Phi tại Trung Cộng viết thư cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao của nước này về sự kỳ thị với người châu Phi khi nước này tìm cách ngăn chặn sự hồi sinh của coronavirus.
Một số quốc gia châu Phi cũng yêu cầu Trung Cộng giải quyết nỗi lo của họ rằng người châu Phi, đặc biệt là ở thành phố Quảng Châu phía nam, đang bị ngược đãi và quấy rối. Sau khi kiểm soát được ổ dịch ban đầu xoay quanh thành phố Vũ Hán, Trung Cộng hiện đang lo sợ về các trường hợp du nhập và đang đẩy mạnh việc kiểm tra người nước ngoài vào nước này và thắt chặt kiểm soát biên giới. Họ bác bỏ mọi hành vi kỳ thị.
Trong những ngày gần đây, người châu Phi tại Quảng Châu báo cáo việc bị chủ nhà đuổi khỏi chung cư của họ, bị xét nghiệm coronavirus nhiều lần mà không được biết kết quả, đồng thời bị mọi người xa lánh và kỳ thị ở nơi công cộng. Những khiếu nại này được thực hiện trên các cơ quan truyền thông địa phương, và trên mạng truyền thông xã hội.
Bức thư của Tòa Đại sứ cho rằng “sự kỳ thị và phân biệt đối xử” này tạo ra ấn tượng sai lầm rằng virus này đang được lan truyền bởi người châu Phi. Bức thư được gửi tới Ủy viên Hội đồng Nhà nước Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Cộng, tương tự như chủ tịch của Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tất cả các bộ trưởng ngoại giao châu Phi. Phía Hoa Kỳ cho biết họ cũng đang quan tâm về các trường hợp người Mỹ gốc Phi Châu cũng đang bị kỳ thị tại Quảng Châu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dai-su-chau-phi-phan-nan-voi-trung-cong-ve-tinh-trang-ky-thi-tai-quang-chau/

Bắc Triều Tiên

phóng hàng loạt trên lửa ra biển Nhật Bản

Thùy Dương
Hôm nay 14/04/2020, Bắc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa ra vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm sinh nhật lãnh tụ quá cố Kim Nhật Thành và trước thềm bầu cử Quốc Hội Bắc Triều Tiên.
Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), dường như Bình Nhưỡng phóng ra biển Nhật Bản tên lửa hành trình tầm ngắn.
Các vụ phóng tên lửa được thực hiện từ thành phố ven biển Munchon vào khoảng 7h sáng hôm nay, giờ địa phương và kéo dài khoảng 40 phút.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn một phát ngôn viên của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc theo đó các tên lửa hành trình của Bắc Triều Tiên đã bay được 150 km trước khi bị hỏng và rơi xuống biển.
Bình Nhưỡng cũng cho nhiều máy bay tiêm kích Sukhoi bay trên vùng trời thành phố ven biển Wonsan và phóng nhiều tên lửa không đối địa về hướng biển Nhật Bản. Hiện giờ chưa biết lãnh đạo Kim Jong Un có hiện diện tham gia chỉ đạo các cuộc thử nghiệm nói trên hay không.
Ấn Độ đóng góp 2 triệu đô la hỗ trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên
Vẫn theo Yonhap, trong năm 2019, Ấn Độ đã đóng góp đầu tư 2 triệu đô la cho công tác cứu trợ nhân đạo Bắc Triều Tiên thông qua Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Chương Trình Lương Thực Thế Giới. Báo cáo 2019-2020 của bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho biết 1 triệu đô la được dành để mua thuốc chống lao và 1 triệu đô la để mua lúa mì cứu trợ Bắc Triều Tiên.
Nhiều sinh viên Bắc Triều Tiên đã được mời sang Ấn Độ trong khuôn khổ một chương trình học tiếng Hindi do chính phủ Ấn Độ tổ chức. Trong bối cảnh lệnh cấm vận quốc tế, từ năm 2017, Ấn Độ cũng cấm giao thương với Bắc Triều Tiên, trừ dược phẩm và ngũ cốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200414-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-ph%C3%B3ng-h%C3%A0ng-lo%E1%BA%A1t-tr%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-ra-bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n

Học giả Hồng Kông:

Trung Quốc muốn tồn tại thì phải cải cách

Minh Hòa
Một học giả Hồng Kông gần đây đã công bố một lá thư kiến nghị gửi tới giới lãnh đạo cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong bối cảnh Bắc Kinh đang chịu áp lực gia tăng từ cộng đồng quốc tế vì dịch viêm phổi Vũ Hán.
Lá thư được công bố bởi ông Trần Bình (Chen Ping), một học giả, doanh nhân sáng lập TIDEiSun Group, chủ sở hữu của kênh truyền thông Sun TV có trụ sở tại Hồng Kông.
Được coi là “thế hệ đỏ thứ hai”, tức là con của đảng viên lão thành trong ĐCSTQ, học giả Trần Bình nói với Secret China rằng lá thư không phải tự tay ông viết, nhưng nội dung lá thư đại diện cho quan điểm của dư luận xã hội ở Trung Quốc, những người mong muốn có một sự chuyển đổi ôn hòa về mặt chính trị.
Bản kiến nghị được nhiều người ví như một “bức thư ép thoái vị”, nó kêu gọi “triệu tập khẩn cấp một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc”, để thảo luận về việc cầm quyền của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Lá thư cho rằng Trung Quốc đang ở thời khắc nguy hiểm, nó kêu gọi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình chấp nhận sự thật đó và cần thực hiện một cuộc “chuyển đổi ôn hòa”, nếu không muốn lưu lại tiếng xấu muôn đời.
Trung Quốc bị kiện
Ông Trần Bình nói rằng trước khi virus Vũ Hán hoành hành trên khắp thế giới, quan hệ Trung – Mỹ vốn đã trở nên căng thẳng và không thể vãn hồi. Giờ đây, khi xảy ra bệnh dịch Vũ Hán thì mối quan hệ này “càng không thể trở lại được”. Ông Trần cho rằng sẽ có ngày càng nhiều vụ kiện của các nước nhắm vào chính quyền Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại về Covid-19.
Dịch viêm phổi Vũ Hán đã cho thế giới nhận ra rằng tình trạng bưng bít, bóp méo thông tin của chính quyền Trung Quốc đã khiến cho dịch bệnh phát tán ra toàn thế giới, gây ra cái chết của hơn trăm ngàn người tại nhiều quốc gia. Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang xem xét phương án kiện Trung Quốc với số tiền đòi bồi thường lên đến hàng ngàn tỷ USD.
Học giả Trần Bình nói rằng ĐCSTQ sẽ phải tuân thủ các quy định quốc tế, họ sẽ không thể lý luận rằng các vấn đề nội bộ của Trung Quốc là không có liên quan gì đến các mối quan hệ quốc tế. Ông cho rằng các nước tự do dân chủ sẽ xem lại các chính sách đối với Trung Quốc và xu thế tẩy chay, trừng phạt Bắc Kinh sẽ không thay đổi.
Ông Trần cho rằng, sau dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua cuộc đại suy thoái. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và bệnh dịch đã khiến các công ty rút khỏi Trung Quốc đại lục. Thời đại mà Trung Quốc đóng vai trò là công xưởng của thế giới “đã kết thúc”.
Theo nhận định của ông Trần Bình, Trung Quốc đang ở thời điểm buộc phải thay đổi và cải cách.
Không thể thoái lùi
Học giả Trần Bình nói rằng ông Tập Cận Bình phải chịu áp lực không hề nhỏ với tư cách là người đứng đầu chính quyền. Một phần đó là hệ quả của việc thâu tóm quyền lực của ông Tập kể từ khi lên cầm quyền. Ông Trần Bình nói: “Ông Tập đã lâm vào một vòng luẩn quẩn và không thể thoát ra nếu như không gặp khúc ngoặt này”.
Ông Trần nhận định Trung Quốc không thể thoái lùi mà phải tiến tới một hệ thống chính trị mới, trao trả quyền lực cho người dân, nếu không nó sẽ không thể tồn tại.
Ông nói rằng những người thuộc đảng cầm quyền, các nhóm lợi ích, đông đảo quần chúng và kể cả các dư luận viên (thường được gọi là đội quân năm xu): “sẽ sớm hiểu rằng nếu không thay đổi, mọi người sẽ không thể sinh tồn!”.
Ông Trần Bình kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên thấu hiểu điều này. Ông Trần nói: “Tôi hy vọng ông Tập hiểu điều này, nếu ông ấy thực sự thấu hiểu, ông ấy có thể trở thành một nhà lãnh đạo anh minh; nếu ông ấy không hiểu, ông ấy có thể sẽ phải chịu ô danh muôn đời”.
Cuối cùng, vị học giả Hồng Kông thừa nhận rằng nhóm quan liêu cầm quyền của Trung Quốc có vẻ như không muốn thay đổi, vì nếu thay đổi thì họ sẽ không thể tham nhũng và lũng đoạn nữa. Tuy nhiên, nếu ông Tập dám cải cách, thì ông có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoc-gia-hong-kong-trung-quoc-muon-ton-tai-thi-phai-cai-cach.html

Trung Quốc luôn ‘ăn đằng sóng,

nói đằng gió’: chuyên gia nhận định!

Đổi trắng thay đen vấn đề
Hoàn Cầu Thời Báo vào ngày 11/4 đã đăng tải bài viết của tác giả Cheng Hanping với tiêu đề tạm dịch ‘Tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này?’
Mở đầu bài viết, tác giả cho hay một tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa của Trung Quốc đã đâm vào mũi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc hồi đầu tháng tư. Nhưng Việt Nam lại chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Hoa Lục nhằm nỗ lực tìm kiếm bồi thường.
Nhận xét về việc không chỉ người đại diện chính quyền Bắc Kinh mà ngay cả báo chí Trung Quốc cũng đưa tin không đồng nhất với nguồn tin từ ngư dân và cả chính phủ Hà Nội, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đưa ra câu hỏi:
“Một chiếc tàu cá Việt Nam to lớn thế nào so với tàu hải cảnh Trung Quốc? Liệu tàu cá đâm đầu vào tàu hải cảnh Trung Quốc thì có ai tin được hay không? Việc ‘ăn đằng sóng nói đằng gió’ của chính phủ Trung Quốc từ trước đến nay cả thế giới không ai lạ. Ví dụ như 11 năm trước, trong ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng hết sức hòa bình, hữu nghị và ca ngoại Trung Quốc không còn từ nào tốt hơn. Nhưng ngay lúc đó tại Biển Đông, Trung Quốc bắn giết, cầm tù các ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong vùng biển của mình. Kể từ đó đến nay, hầu như không lúc nào Trung Quốc không bắt giết, bắt bớ tàu cá của ngư dân Việt Nam.”
Còn Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, nhận định rằng đây là chiến lược thông tin của Trung Quốc được áp dụng từ xưa đến nay:
“Cũng không riêng bài của Hoàn Cầu Thời Báo mà ngay cả trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng mới đây cũng có bài tương tự như vậy. Trên rất nhiêu diễn đàn Trung Quốc vẫn đang làm điều đó, thể hiện chiến thuật của Trung Quốc: muốn đổi trắng thay đen vấn đề. Trong vấn đề Biển Đông thì ta thấy vấn đề tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 2/4 thì rõ ràng ngay cả phía Hoa Kỳ đã 3 lần lên tiếng, cùng với Philippines đã đồng cảm với Việt Nam trong vấn đề này. Nhưng Trung Quốc lại đưa ra luận điệu cho rằng tàu của Việt Nam tốc vào tàu hải cảnh Trung Quốc cho thấy lập luận của Trung Quốc là muốn đổ vấy trách nhiệm, đổi trắng thay đen vấn đề.”
Theo tường thuật của chính những ngư dân bị nạn với cơ quan chức năng Việt Nam, tàu cá QNg90617 đã bị tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc cố tình đâm chìm vào khoảng 3 giờ sáng ngày 2/4.
3 tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi sau dó đã đến để cứu tàu QNg90617. Tuy nhiên phía Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh 4001 và 4002 đến để vây bắt hai tàu của ngư dân Quảng Ngãi, đưa về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đó, hai tàu này bị lục soát, trang thiết bị trên tàu bị đập phá, tịch thu.
Chiếc tàu thứ ba của ngư dân Việt bị Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi.
Đến chiều ngày 2/4, Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên chiếc tàu bị chìm cho hai tàu cá bị bắt giữ và buộc các tàu này phải rời khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng vào ngày 3/4 cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Trong khi đó, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 4/4 đưa tin trích lời phát ngôn nhân Hải cảnh Trung Quốc Zhang Jun cho biết tàu cá của ngư dân Việt Nam đã đâm vào tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/4 nên bị chìm, 8 ngư dân trên tàu đã được cứu sống.
Liên kết với Hoa Kỳ, cô lập Bắc Kinh?
Sau khi vụ việc Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 6/4 ra tuyên bố báo chí dẫn lời người phát ngôn Morgan Ortagus nói rõ vụ việc là hành động mới nhất của Trung Quốc trong loạt lâu dài những hành động của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và gây tổn hại cho các nước láng giềng tại Biển Đông. Phía Bộ Quốc phòng Mỹ cũng lên tiếng phản đối sau đó.
Mới đây nhất, bốn Thượng nghị sĩ Mỹ vào ngày 10/4 đã đưa một tuyên bố lên án Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam và triển khai máy bay chiến đấu ra Biển Đông.
Theo quan điểm của tác giả Cheng Hanping, qua vụ việc này, Hoa Kỳ đang một lần nữa cố gắng chính trị hóa một vấn đề đối ngoại để bêu xấu Trung Quốc.
Ông Cheng Hanping cho rằng sự hỗ trợ kịp thời từ Hoa Kỳ sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá trái phép, mạnh dạn xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa hơn. Điều này có khả năng leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Không đồng ý với nhận định vừa nêu của tác giả, Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng Hà Nội sẽ không bao giờ căng thẳng với Bắc Kinh. Ông giải thích:
“Hiện nay Bắc Kinh sợ sự phát triển trong mối quan hệ Việt – Mỹ vì nếu như mối quan hệ Việt – Mỹ có tiến thêm một bước nữa hay nói cách khác là bước thêm bước gọi là đối tác chiến lược hay đối tác chiến lược toàn diện thì sẽ đe dọa đến âm mưu bá quyền của Trung Quốc. Chính vì vậy khi Bộ Ngoại giao Mỹ, một số Thượng Nghị sĩ Mỹ lên tiếng về vấn đề Trung Quốc đụng tàu cá Việt Nam thì họ tưởng rằng Việt Nam bắt đầu liên minh quân sự hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ dại để làm hành động đó. Chúng ta biết rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam từ trước đến giờ là ‘3 không’ được đặt ra tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đến nay và Việt Nam vẫn tuyên bố tuân thủ chính sách ‘3 không’ đó. Do đó, tất cả những tố cáo, lên án của Trung Quốc đối với Việt Nam thời gian vừa qua là nhằm muốn cô lập Việt Nam, vẫn muốn Việt Nam thần phục Trung Quốc chứ không mở rộng đa phương như mong muốn của chính phủ Việt Nam hiện nay.”
Bài viết trên Hoàn Cầu Thời Báo cũng đưa ra nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa đối với Trung Quốc, tương ứng với các động thái của Hoa Kỳ.
Theo đó, Việt Nam lấy danh nghĩa thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch bệnh nhưng thực chất để cô lập Bắc Kinh trong khi chính phủ Trung Quốc đang chiến đấu gian khổ chống lại COVID-19.
Tác giả đã dẫn chứng trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng kể từ đầu tháng ba. Nhiều người lo lắng rằng Việt Nam có thể trải qua một đợt bùng phát vào giữa tháng Tư.
Từ đó cho thấy Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý đại dịch sang căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nhận định mà tác giả đưa ra trong bài viết là hết sức thô thiển, không dựa trên sự thật:
“Chúng ta thấy rõ rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam khi muốn đóng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc là phải thảo luận, xin phép và được sự đồng ý của Trung Quốc. Không thể nào Việt Nam đơn phương đóng cửa biên giới, coi Trung Quốc là một thế lực thù địch hay kẻ thù, chuyện đó trong mấy mươi năm qua, kể từ năm 1979 hay nói cách khác từ khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở lại bình thường thì chưa bao giờ Việt Nam coi Trung Quốc là kẻ thù, chưa bao giờ Việt Nam bao vây Trung Quốc mà Việt Nam vẫn tuân thủ ‘4 tốt, 16 chữ vàng’ trong mối quan hệ Việt – Trung hiện nay.”
Đồng quan điển vừa nêu, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Đấy là Trung Quốc họ nói chứ Việt Nam làm sao có đủ sức cô lập Trung Quốc. Ngay cả trong Chiến tranh biên giới 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng lại tuyên truyền là Trung Quốc bị Việt Nam đe dọa tấn công nên phải tự vệ, đó là lập luận của Trung Quốc. Chúng ta quá hiểu dân tộc Trung Quốc luôn sử dụng biện pháp ngụy biện và đổi trắng thay đen vấn đề, nên cần bình tĩnh để hiểu vấn đề.”
Thạc sĩ Hoàng Việt cũng cho rằng không phải chỉ riêng Việt Nam bị Trung Quốc tấn công thông tin, mà ngay cả Hoa Kỳ cũng từng bị Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’.
Cụ thể là việc người phát ngôn của Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng có khả năng quân đội Mỹ mang COVID-19 tới Trung Quốc trong khi tất cả đều biết rõ nguồn gốc của virus từ Vũ Hán của Trung Quốc.
Vì thế, trước những thông tin sai lệch về Việt Nam mà chính phủ và truyền thông Bắc Kinh liên tiếp đưa ra trong thời gian gần đây, Thạc sĩ Hoàng Việt đưa ra đề xuất:
“Tôi nghĩ rằng tốt nhất Việt Nam cũng phải đưa lại thông tin cho cộng đồng quốc tế biết vấn đề và cũng phải có phản bác lại. Có lẽ trong trường hợp này chỉ là báo thôi thì phía Việt Nam cần có những báo viết bằng tiếng Anh để phản bác vấn đề này cho cộng đồng quốc tế biết rõ nguyên nhân từ đâu.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-fishing-boats-attacked-chinese-maritime-vessels-said-china-04132020150239.html

Phương Tây lo ngại

Bắc Kinh ‘xuất khẩu’ mô hình chống dịch

Khi phương Tây vật lộn chiến đấu với đại dịch, Bắc Kinh đã tranh thủ xuất khẩu mô hình kiểm soát dịch bệnh của họ trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu chống Covid-19.
Tháng trước, 6 chuyên gia y tế Trung Quốc bước xuống máy bay của Air Serbia ở Belgrade, Serbia. Tổng thống Aleksandar Vucic và các bộ trưởng nội các trải thảm đỏ để chào đón. Sau đó là nghi thức chào hỏi bằng cách chạm khuỷu tay và hôn cờ Serbia, tiếp đến là Trung Quốc.
Tại Serbia, một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở châu Âu, và một số quốc gia khác, Trung Quốc đang cung cấp hướng dẫn để giúp các nước chiến đấu với virus corona.
Bài viết của Reuters nhận định đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến với Covid-19, đại dịch bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia phương Tây lo ngại những biện pháp ngoại giao thời dịch này có thể khiến các nước quên đi việc chính phủ Trung Quốc đã chậm trễ và bị cáo buộc giấu dịch trong thời gian đầu dịch bệnh xuất hiện ở Vũ Hán, dẫn đến sự bùng nổ ca nhiễm sau đó.
 Tranh thủ cơ hội
Theo Reuters, những nỗ lực của Bắc Kinh xuất hiện khi các chính phủ phương Tây đang vật lộn với sự bùng phát mạnh của đại dịch Covid-19. Chúng cũng là một phần trong nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm đạt được vị thế một cường quốc “nhân từ”, bù đắp những lo ngại về sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của họ.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang tận dụng Covid-19 để tiếp tục những gì mà họ coi là hành động vì lợi ích quốc gia. Điều này sẽ bao gồm thúc đẩy mô hình quản trị của họ, trong trường hợp này là phương pháp quản lý dịch tễ”, Gordon Houlden, cựu nhà ngoại giao Canada, hiện là giám đốc Viện Trung Quốc, Đại học Alberta, nói.
Phương pháp đó dựa trên các tiếp cận mạnh mẽ và toàn diện mà Trung Quốc đã thực hiện để chống lại virus, bao gồm việc phong tỏa hoàn toàn Vũ Hán và bí quyết mà họ đã xây dựng, khi là quốc gia đầu tiên phải đối phó với dịch bệnh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.
Zhao Lijian, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo hôm 9/4, rằng mục đích của việc gửi các đội y tế ra nước ngoài là nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc chống lại dịch bệnh, không phải là xuất khẩu mô hình quản trị.
Ngoài Serbia, Bắc Kinh đã gửi các đội y tế đến Campuchia, Iran, Iraq, Lào, Pakistan, Venezuela và Italy – quốc gia G7 duy nhất tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường và là nơi đang bị tàn phá nặng nề bởi virus.
Tuần trước, một đội y tế gồm 12 người đã đến Philippines để hỗ trợ nước này chống lại dịch bệnh.
Trên cả việc quyên góp hoặc bán vật tư y tế cho khoảng 90 quốc gia, bao gồm Mỹ, sự giúp đỡ của Trung Quốc còn bao gồm nhiều hội nghị trực tuyến với các quốc gia và tổ chức quốc tế để chia sẻ bí quyết chống dịch, theo Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc.
“Chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ không lặp lại bi kịch của Trung Quốc”, Peng Zhiqiang, chuyên gia từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông, người đứng đầu nhóm chuyên gia y tế Trung Quốc ở Serbia, nói từ Belgrade.
Mô hình Trung Quốc giúp ngăn chặn lây lan
Các đội y tế Trung Quốc đang tư vấn cho một số nước xây dựng các bệnh viện dã chiến, tương tự cách họ đã làm ở Vũ Hán. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch bệnh như các biện pháp đã giúp Trung Quốc kiểm soát được sự lây lan trong cộng đồng, theo ông Peng và Liang Wenbin, thành viên đội y tế mà Trung Quốc cử đến Campuchia vào tháng trước.
Những biện pháp khác bao gồm kiểm dịch hoặc cách ly những người có triệu chứng nhẹ để hạn chế sự lây lan sớm của virus, chia sẻ phác đồ điều trị các biến chứng và kiểm tra thân nhiệt rộng rãi để ngăn virus lây lan vào cộng đồng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế Trung Quốc, Serbia bắt đầu cách ly những người có triệu chứng nhẹ và triển khai quân đội để xây dựng bệnh viện dã chiến cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
“Chúng tôi đã thay đổi cách tiếp cận và với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế Trung Quốc, chúng tôi đã xét nghiệm rộng rãi hơn đã giúp làm chậm sự lây lan của virus. Chúng tôi đã chấp nhận mô hình của Trung Quốc, đó là tiếp cận và điều trị cho càng nhiều người càng tốt”, một quan chức thân cận với tổng thống Serbia nói với điều kiện giấu tên.
Tại Campuchia, theo lời khuyên của nhóm chuyên gia Trung Quốc, nước này bắt đầu hạn chế cấp thị thực cho du khách quốc tế. Campuchia cũng đang chuẩn bị cho dòng người trở về để chào đón năm mới của người Khmer trong tháng này theo mô hình của Trung Quốc. Chính phủ Campuchia không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuy vậy, bất chấp những nỗ lực hỗ trợ y tế, Trung Quốc vẫn đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ từ Washington và một số nước khác, vì đã đàn áp thông tin sớm về virus và hạ thấp rủi ro của nó.
“Tôi nghi ngờ việc nhiều quốc gia sẽ sớm quên đi những sai lầm ban đầu của Trung Quốc”, Ryan Hass, cựu giám đốc cấp cao về châu Á trong Hội đồng An ninh quốc gia dưới thời tổng thống Barack Obama nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34100-phuong-tay-lo-ngai-bac-kinh-xuat-khau-mo-hinh-chong-dich.html

Đừng bắt nước chảy ngược!

Sau khi Phái đoàn của Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi Công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông,các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã mở cuộc chiến thông tin, đưa ra nhiều “tin giả” và các bài bình luận sai trái về biển Đông.
Đi tiên phong trong cuộc chiến này là tờ Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật báo. Tờ Hoàn Cầu trắng trợn vu cáo: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”(Báo đăng ngày 11/4). Góp vào tiếng nói lạc lõng đó có một số học giả, trong đó nổi lên là GS Mark J. Valencia (người Mỹ, thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông, Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc) đã viết một số bài bóp méo sự thật về biển Đông.
Mark J. Valencia viết trên Thời báo Hoàn cầu: “Việt Nam đã vi phạm pháp luật, đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài và sau đó đánh lừa công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc chống lại Trung Quốc”. Về sự kiện rõ như ban ngày này, những thông tin từ phía Việt Nam đã rất rõ ràng, minh bạch. Báo chí Việt Nam và thế giới nêu rõdanh tính 8 thuyền viên, số hiệu của tàu, thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc, tiếng nói của người trong cuộc. Tưởng không phỉa bình luận gì thêm.
Còn Cheng Hanping – nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh – trong một bài viết đã cáo buộc “một tàu đánh cá Việt Nam đã đâm vào mũi tàu của Lực
lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ở vùng biểnTây Sa”. Thật là trò vu cáo bỉ ổi. Không ai tin được, khi một tàu cá nhỏ lại “dám” lao vào tàu hải cảnh lớn!
Cheng Hanping dựng đứng sự việc: “Việt Nam đã chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm sự bồi thường”. Lí lẽ của ông này hệt như giọng lưỡi của bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Việt Nam trước sau giữ vững quan điểm của mình. Và quan điểm đó được Bộ Ngoại giao Philippines cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các nghị sĩ Mỹ ủng hộ. Các nước cũng đã lên án những hành vi phạm pháp của tàu Trung Quốc trên biển.
Cách hành xử vô thiên vô pháp của Trung Quốc khiến cho an ninh biển Đông ngày càng căng thẳng. Các bài viết trên báo chí Trung Quốc đã cố tình kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc bằng cách khơi gợi “tâm lý nạn nhân”. Theo định hướng thực hiện giấc mơ Trung HoaTập Cận Bình, trueyèn thông Trung Quốc khong ngần ngại bộc lộ quan điểm “diều hâu”. Rằng nước này đang bị hà hiếp và cần phải tự vệ chính đáng” (!). Thật là một kiểu bắt nước chảy ngược.
Sau khi Hà Nội nhận được chia sẻ, ủng hộ của Mỹ và cộng đồng quốc tế, tác giả Cheng Hanping “lên án”, rằng Mỹđã công khai đứng về phía Việt Nam để buộc tội Trung Quốc. Việt Nam và Mỹ đã cố tình “liên mình” chống lại Trung Quốc. Ông Cheng bồi thêm: “Những gì Bắc Kinh làm ở biển Đông là để phòng thủ” (!).
Cheng còn cho rằng việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc sẽ “khuyến khích Chính phủ và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá”. Việc làm này có thể “xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc” tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Cheng giả bộ ngây ngô: “Vấn đề này có thể làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đang thổi bùng ngọn lửa để đạt được mục tiêu chính trị của họ”.
Từ trước đến nay Hà Nội nhất quán một quan điểmthực hiện đường lối ngoại giao “ba không”: không tham gia các liên minh quân sự; không dựa vào nước này để chống nước kia; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.Mỹ ủng hộ đường lối ngoại giao này bằng thái độ và các tuyên bố cụ thể. Việt-Mỹ cùng hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.
Hợp tác Việt-Mỹ đều nằm trong khuôn khổ luật quốc tế và trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Hai nước đều hướng tới việc thúc đẩy lợi ích song phương, bảo đảm đúng luật pháp, chuẩn mực quốc tế và hướng đến hòa bình, ổn định cho khu vực. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Còn việc Mỹ ủng hộ các quan điểm “thượng tôn pháp luật” của Việt Nam là ủng hộ việc thực thi pháp luật, cụ thể là Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOC) năm 1982.
Đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Việt Nam là một đất nước nổi lên như một điểm sáng về ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch và điều trị cho người bệnh. Đên nay sau 100 ngày chống dịch mới chỉ có hơn 260 người nhiễm bệnh, trong đó 60% đã được chữa khỏi. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, trong đó có chính phủ nhiều nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vậy nhưng theo các tác giả đăng trên báo chí Trung Quốc, Việt Namnhân lúc chống dịch “không hiệu quả” đã “chuyển lửa” ra biển Đông. “Xem xét những chiến thuật do chính phủ Việt Nam áp dụng khi bắt đầu đại dịch, sẽ hợp lý khi thấy rằng Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý, kiểm soát đại dịch Covid-19 sang gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầuxiên xẹo.
Trước sau vẫn là trò vu cáo bỉ ổi. Xin thưa rằng: Không phải Việt Nam, mà là chính là Trung Quốc đã “chuyển lửa” ra biển Đông!
http://biendong.net/dam-luan/34134-dung-bat-nuoc-chay-nguoc.html

Ý kiến chuyên gia: Tham vọng hàng hải

của TQ trong chuỗi đảo đầu tiên và xa hơn thế

Việc Trung Quốc đánh chiếm các đảo, đá ở Biển Đông, tiến hành cải tạo, quân sự hóa, biến các đảo nhân tạo thành tiền đồn quân sự trái phép trên biển sẽ không giúp nước này có ưu thế trước một nước Mỹ hùng mạnh.
Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) Greg Poling nhận định, những bước tiến dài trên thực địa về khả năng tác chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh có bước tiến vượt trội so với các nước trong khu vực. Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch từng bước qua nhiều giai đoạn nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông một cách nhanh chóng. Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu kể từ cuối năm 2013 khi các tàu nạo vét Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Trường Sa để bồi đắp đảo nhân tạo. Cho đến đầu năm 2017, Bắc Kinh chuyển sang giai đoạn hai là hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo để phục vụ mục đích quân sự và dân sự, bao gồm nhà để máy bay, nhà chứa tên lửa, kho chứa vũ khí và nhiên liệu, hải cảng, radar, thiết bị thu thập thông tin tình báo… Công việc này phần lớn hoàn tất vào cuối năm 2017. Giai đoạn ba được thực hiện từ cuối năm 2017, theo đó Trung Quốc triển khai nhanh chóng các khí tài quân sự tân tiến ra các đảo nhân tạo, bao gồm đưa máy bay quân sự ra các bãi Subi và Vành Khăn, hạ cánh lên Bãi Chữ Thập các máy bay vận tải và tuần tra biển, đưa những tên lửa hành trình đầu tiên ra Trường Sa, thiết lập các thiết bị phá sóng… bên cạnh việc tăng nhanh chóng các bệ phóng tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là “sự gia tăng như vũ bão các tàu hải giám và tàu dân quân biển của Trung Quốc đóng ở các đảo thuộc Trường Sa”. Những chiếc tàu này không phải ra Biển Đông hoạt động rồi về như trước mà thực sự là chúng đóng đô ở các đảo nhân tạo này ít nhất là trong hàng tuần hay hàng tháng trời mỗi lần. Chính khả năng cơ động này của Trung Quốc đã giúp họ có thể duy trì cường độ quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam quanh sự cố Bãi Tư Chính vừa qua. Đây là sự thực hiện quyền lực cưỡng ép ở mức độ thấp của Trung Quốc vốn chưa đến mức sử dụng vũ lực. Điều này là không thể xảy ra trước khi Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo.
Bên cạnh đó, chuyên gia Greg Poling cho biết, Trung Quốc hiện có trên 300 tàu dân quân biển hoạt động trái phép mỗi ngày trên trong “đường 9 đoạn”, khiến nguy cơ đụng độ giữa ngư dân Việt Nam hay Philippines với các tàu dân quân biển Trung Quốc ngày càng tăng cao. Ngoài ra, việc thực hiện quyền lực cưỡng ép này của Trung Quốc còn được thể hiện trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Bắc Kinh đã quyết định rõ ràng có lẽ từ năm ngoái rằng họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động khảo sát dầu khí nào trên Biển Đông nữa, thậm chí đối với những lô dầu khí đang khai thác. Điển hình trong vấn đề này là hành vi phá rối của Trung Quốc với hãng dầu khí Shell ngoài khơi Malaysia hồi tháng 5/2019.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh, cho dù là Nhật Bản, Australia hay Anh, Pháp, đều không có sự chuẩn bị và không có phương cách để đối đầu với tình huống này. Trong đó, Mỹ không có các quy tắc phải xử lý thế nào với các ngư dân được trang bị vũ khí cũng như không hiểu làm sao để khiến Trung Quốc phải trả giá bên ngoài lĩnh vực quân sự. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và thậm chí là cả Nhà Trắng hầu như cũng không thấy bóng dáng trên vấn đề này. Chỉ còn có Bộ Quốc phòng là thực hiện các chuyến tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) và giúp tăng cường năng lực cho các đối tác trong khu vực. Do đó, nguy cơ sẽ là chẳng mấy chốc Mỹ sẽ lâm vào tình thế là các đối tác ở Đông Nam Á, nhất là Philippines – vốn là đồng minh có hiệp ước với Mỹ – sẽ đặt vấn đề nếu như sự hiện diện quân sự đón đầu (forward deployed presence) của Mỹ không giúp ích gì được cho tôi trong việc đánh bắt hay khai thác dầu khí thì tại sao tôi lại ủng hộ mối quan hệ đồng minh này.
Ông Greg Poling đưa ra hai đề xuất để tăng cường khả năng đối phó của Mỹ trước Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết, sẽ không có cơ hội tìm ra giải pháp cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mà thay vào đó, Mỹ nên tìm phương cách bền vững để quản lý tranh chấp. Mỹ không có lợi ích gì về việc ai sẽ sở hữu các bãi đá của quần đảo Trường Sa, nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc xây dựng lòng tin về các cam kết với các đồng minh của Washington. Do đó, Mỹ cần củng cố địa vị đối với đồng minh Philippines mà điều này có nghĩa là thực thi Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) vốn được ký giữa hai nước trong khuôn khổ “xoay trục về châu Á” của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Chỉ như vậy thì Mỹ mới có thể duy trì một lực lượng luân phiên tại khu vực Biển Đông. Nếu không thì Mỹ không thể nào dễ dàng phá dỡ các căn cứ của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Thứ hai, Washington nên tìm cách quay về tình trạng hồi năm 2016 dưới thời Tổng thống Obama là “có một liên minh quốc tế mạnh mẽ sẵn sàng nêu tên và chỉ trích những hành vi sai trái của Trung Quốc”. Cách làm này sẽ khiến cho Trung Quốc gánh chịu hậu quả về danh tiếng bên cạnh các hậu quả về kinh tế. Thứ ba, Mỹ nên trừng phạt các thực thể Trung Quốc tham gia vào các hoạt động bán quân sự phi pháp trên Biển Đông y hệt như cách mà chúng ta đã trừng phạt các thực thể Nga ở miền đông Ukraine. Những cách làm này, không phải là để trở về nguyên trạng như cũ mà là để thúc đẩy những thỏa thuận cùng khai thác tài nguyên cân bằng hơn giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Chuyên gia Collin Koh Swee Lean, nghiên cứu viên thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore cho rằng những hòn đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông không bao giờ có thể là được xem là “hàng không mẫu hạm không thể chìm”, đồng thời lấy dẫn chứng một số
tướng lĩnh của PLA (Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc) đã thừa nhận kín đáo cũng như công khai rằng trong trường hợp chiến sự nổ ra thì những hòn đảo này trên thực tế gần như vô dụng. Chúng sẽ bị phá sạch gần như ngay lập tức ngay khi bắt đầu bất kỳ cuộc xung đột nào trên Biển Đông. Do đó chủ yếu những hòn đảo này chỉ có công dụng trong thời bình. Chuyên gia Collin Koh Swee Lean cho biết, giới nghiên cứu Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn để duy trì và vận hành những đảo nhân tạo trên. Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu cách làm sao để cho san hô và xi măng có thể kết dính lại với nhau để không bị sóng biển đánh sập cũng như không bị xói mòn theo thời gian do thời tiết, và làm sao để các thiết bị điện tử không bị ăn mòn. Hiện nay, Trung Quốc chưa có khả năng ngăn ngừa sự ăn mòn của thời tiết, ông nói và cho biết họ đang tìm cách để làm được điều này trong vòng 10 năm tới và cơ hội họ làm được “là rất cao”. Bên cạnh đó, ông Collin cũng lưu ý rằng mặc dù đội tàu quân sự của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không tăng không giảm gì nhiều nhưng chúng “có sự tăng trưởng về chất”. Song song với việc xây dựng năng lực linh động là việc xây dựng kho vũ khí tên lửa vốn cho phép Trung Quốc thực thi sức mạnh với phạm vi rộng khắp thậm chí ngoài phạm vi Biển Đông. Và trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những bước tiến thú vị của PLA trong việc phối hợp tác chiến trong nội bộ của họ. Chẳng hạn như binh đoàn tên lửa có thể hợp tác với hải quân trong các cuộc tập trận ngoài khơi. Điều này có ý nghĩa lớn.
Trước tình hình trên, ông Collin cho rằng các nước Đông Nam Á cần phải có chính sách nhất quán bất kể các chính phủ khác nhau lên nắm quyền sau mỗi chu kỳ bầu cử; đồng thời cảnh báo rằng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) vốn đang được bàn thảo giữa Trung Quốc và ASEAN, một khi được ký kết cũng nhanh chóng “trở thành vô dụng”. Vì Trung Quốc luôn khăng khăng đòi các quốc gia bên ngoài Biển Đông (nhất là Mỹ) phải chấm dứt và không được hợp tác quân sự với các nước trong khu vực – điều mà Mỹ không thể chấp nhận. Nếu Mỹ không thể chấm dứt hợp tác quân sự với các nước quanh Biển Đông thì căng thẳng sẽ leo thang trở lại và do đó COC sẽ trở nên vô tác dụng.
Được biết, trong nhưng năm gần đây, Trung Quốc đã hoàn thành việc nạo vét và bồi đắp trái phép để tạo ra 7 thực thể nhân tạo mới tại quần đảo Trường Sa, tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo. Theo tính toán của Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), các công trình này bao phủ một khu vực rộng khoảng 290.000m2, trên đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa và đá Bắc, đá Cây và đá Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổng diện tích các công trình xây dựng trên Chữ Thập vào khoảng 110.000m2, bao gồm các nhà chứa máy bay lớn hơn dọc đường băng chính. Bắc Kinh cũng tích cực triển khai các xây dựng, đưa vào sử dụng nhiều hạng mục công trình phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phục vụ ngư dân, binh lính đồn trú trái phép trên Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã triển khai một loạt các hành động phi pháp nhằm “cải thiện đời sống” và phục vụ việc giám sát trong khu vực, cụ thể: Tập đoàn viễn thông Trung Quốc triển khai trái phép mạng 4G tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đo 2 trạm phát sóng 4G được đặt tại đá Chữ Thập và đá Su Bi; xây dựng đài phát thanh khí tượng trái phép tại đảo Phú Lâm của Việt Nam, đài trên được phát bằng hai ngôn ngữ Anh – Trung; khánh thành rạp chiếu phim, mở chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), thành lập và đưa vào sử dụng cái gọi là “Chi đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy” trên cái gọi là “thành phố Tam Sa”…
Ngoài ra, Trung Quốc cũng triển khai nhiều kế hoạch phi pháp khác để tăng cường khả năng “quản lý và giám sát” ở Biển Đông, cụ thể: Bắc Kinh liên tục phóng nhiều hệ thống vệ tinh giám sát biển, triển khai lắp đặt hệ thống cảm biến dưới nước, lắp đặt hệ thống quan sát dưới đáy biển, xây dựng hệ thống quan trắc hải dương và xây dựng các trạm quan sát môi trường ở Biển Đông. Nhìn bề ngoài thì những kế hoạch trên của Trung Quốc đều phục vụ các mục đích giám sát, bảo vệ môi trường biển và dự đoán, cảnh báo trước thảm họa thiên nhiên. Song trên thực tế, đằng sau những kế hoạch trên là âm mưu nắm quyền kiểm soát trên Biển Đông, nó sẽ giúp Bắc Kinh giám sát hoạt động tàu thuyền, máy bay, thậm chí là tàu ngầm của các nước hoạt động ở Biển Đông. Việc xây dựng, lắp đặt các hệ thống giám sát trên Biển Đông (trên bầu trời, trên mặt nước và dưới đáy biển) của Trung Quốc hoàn toàn vi phạm luật pháp quốc tế.
Những hành động trên của Trung Quốc không ngoài mục đích củng cố chứng cứ pháp lý để khẳng định sự sinh sống, quyền kiểm soát trên thực tế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, đây đều là những hành vi phi pháp, đi ngược lại nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, và đường nhiên nó chẳng bao giờ giúp Trung Quốc khẳng định “chủ quyền” ở Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/34106-y-kien-chuyen-gia-tham-vong-hang-hai-cua-tq-trong-chuoi-dao-dau-tien-va-xa-hon-the.html

Nhóm tàu sân bay TQ diễn tập gần Đài Loan

Một nhóm tàu sân bay Trung Quốc hôm nay đi qua bờ biển phía đông và phía nam của đảo Đài Loan để tiến hành diễn tập quân sự.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng năm chiến hạm khác ngày 11/4 đi qua eo biển Miyako, nằm giữa quần đảo Miyako và Okinawa, Nhật Bản, hướng về phía đông bắc đảo Đài Loan.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc ngày 12/4 hướng về vùng biển phía đông Đài Loan rồi chuyển hướng sang phía nam, thực hiện các bài tập trận. Lực lượng vũ trang Đài Loan đã theo dõi sát quá trình này và “có những hành động phản ứng liên quan”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục đích. Eo biển hẹp ngăn cách hòn đảo với Trung Quốc đại lục là nơi thường xuyên chứng kiến căng thẳng giữa hai bên. Hồi tháng 12 năm ngoái, biên đội tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc cũng đi qua eo biển Đài Loan, động thái mà hòn đảo gọi là “hành vi đe dọa quân sự”.
http://biendong.net/bi-n-nong/34102-nhom-tau-san-bay-tq-dien-tap-gan-dai-loan.html

Những con đập của Trung Cộng

giữ nước sông Mê Kông trong thời gian hạn hán

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Một cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết các đập sông Mê Kông của Trung Cộng giữ lại một lượng nước lớn trong đợt hạn hán gây thiệt hại cho các quốc gia hạ nguồn hồi năm ngoái, mặc dù Trung Cộng có mực nước cao hơn mức trung bình ở thượng nguồn.
Chính quyền Trung Cộng tranh luận về những phát hiện này, tuyên bố rằng mùa gió mùa năm ngoái có lượng mưa thấp trên phần sông dài 4,350 km (2,700 dặm) của họ.
Phát hiện của công ty Eyes on Earth, một công ty nghiên cứu và cố vấn chuyên về nước, được công bố trong một nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, có thể phức tạp hóa các cuộc thảo luận khó khăn giữa Trung Cộng và các nước Mê Kông khác về cách cai quản dòng sông nuôi sống 60 triệu người chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Đợt hạn hán năm ngoái, khiến Hạ lưu sông Mê Kông ở mức thấp nhất trong hơn 50 năm, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân và ngư dân, khiến dòng sông lớn bộc lộ các bờ cát dọc theo một số đoạn và những vùng khác chuyển từ màu nâu đục thường thấy sang màu xanh sáng vì nước rất nông và thiếu trầm tích.
Các phép đo “độ ẩm bề mặt” bằng vệ tinh trên đất liền ở tỉnh Vân Nam của Trung Cộng, nơi thượng nguồn sông Mê Kông chảy qua, cho thấy khu vực này thực sự có tổng lượng mưa và tuyết tan vừa trên trung bình trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019. Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết mực nước đo được ở hạ lưu từ Trung Cộng dọc biên giới Thái Lan-Lào có lúc thấp hơn đến 3 mét (10 feet) so với mức bình thường.
Điều đó cho thấy Trung Cộng đang giữ nước trong mùa mưa, ngay cả khi việc chặn nước từ Trung Cộng có tác động nghiêm trọng đối với trận hạn hán ở hạ lưu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhung-con-dap-cua-trung-cong-giu-nuoc-song-me-kong-trong-thoi-gian-han-han/

Trung Quốc: Chủ doanh nghiệp đập phá máy móc,

đốt nhà xưởng, người thất nghiệp đổ ra đầy đường

Bình luậnMinh Thanh
Đại dịch lây lan, đơn đặt hàng biến mất, các doanh nghiệp tại nhiều nơi ở Trung Quốc liên tiếp mở cửa làm việc rồi lại phải đóng cửa, tình trạng phá sản và thất nghiệp tăng vọt. Trong khi đó, tới nay chính quyền Trung Quốc vẫn không có biện pháp cứu trợ trực tiếp nào. Dưới áp lực kinh tế to lớn, một số chủ doanh nghiệp đã phẫn nộ đập phá máy móc, và thậm chí đã đốt cháy nhà máy.
Một video gần đây cho thấy ông chủ của một doanh nghiệp tại Thâm Quyến đang đập phá máy móc ở nhà máy.
Ông Nhiễm, một công dân Trung Quốc đại lục, xác nhận với RFA rằng việc đập phá máy móc là có thật, các doanh nghiệp nhỏ ở nhiều nơi đã ngừng sản xuất và phá sản cũng là sự thật. “Một số chủ doanh nghiệp không thể gánh đỡ nổi các khoản vay, tiền thuê nhà xưởng, lương cho công nhân, nên đã có một số hành động khá cực đoan”.
Có người còn nói rằng: “Châu Âu và Hoa Kỳ đã rút các đơn đặt hàng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã rút vốn đầu tư, các doanh nghiệp ở Quảng Đông rơi vào tình trạng tiêu điều. Xí nghiệp không có đơn đặt hàng, bị chính phủ cưỡng bức đi vào sản xuất.. Không còn cách nào, đành phải tự mình phóng hỏa đốt để giảm thêm tổn thất. Họ đốt từ vựa thóc tới nhà xưởng, kết quả là hai bàn tay trắng”.
Theo thông tin ngày 12/4, dữ liệu từ “Bản tin Lao động Trung Quốc” (China Labor Bulletin), một tổ chức bảo vệ quyền của người lao động Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, cho thấy trong tháng 3 đã có khoảng 50 cuộc biểu tình tập thể của công nhân ở Đại Lục, liên quan đến ngành dịch vụ, ngành vận tải, ngành xây dựng… Trong đó bao gồm một số công nhân xây dựng bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán.
Ông Geoffrey Crothall, Giám đốc truyền thông của tổ chức này nói rằng các cuộc biểu tình của công nhân đại lục bắt đầu nổi lên một cách lặng lẽ, lần này chủ yếu là vì nợ lương. “Mặc dù chính phủ đảm bảo rằng công nhân sẽ nhận được tiền lương, nhưng họ vẫn chưa có lương”.
Một video được người Trung Quốc đại lục đăng lên mạng tuần trước cho thấy một số lượng lớn công nhân ở một khu vực phía nam bị thất nghiệp, người đông kín đường phố và hầu hết các cửa hàng bên đường đều đã bị đóng cửa.
Trước cuộc khủng hoảng dân sinh do dịch bệnh gây ra, chính quyền Trung Quốc có cách xử lý trái ngược hẳn với các quốc gia khác. Nhiều quốc gia cho phép người dân ở nhà và hỗ trợ tài chính gấp để giải cứu các doanh nghiệp và cá nhân. Còn chính quyền Trung Quốc không phát tiền, mà yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, hơn nữa còn tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng chục nghìn tỷ.
Ông Củng Thắng Lợi (Gong Shengli), một nhà kinh tế độc lập ở Trung Quốc, nói rằng có một điều chắc chắn là đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc, sân bay và bến cảng mất 10, 20 hoặc thậm chí 50 năm đều chưa thu được lợi nhuận.
Lý do các công ty của các quốc gia khác nhau rút vốn khỏi Đại Lục là để tránh rủi ro. Việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh đã gây ra một đại dịch toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá nặng nề. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đều ngày càng ‘lánh xa ĐCSTQ’. Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều đã công khai thông báo các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc trở về nước hoặc chuyển sang các nước khác, chính phủ sẽ tài trợ. Đức quyết định sửa đổi “Luật Thanh toán và Ngoại thương” để ngăn chặn các công ty Đức bị vốn nước ngoài thu mua.
“Các công ty hàng đầu” trong các ngành công nghiệp ở Đại Lục đang sụp đổ
Gần đây, có thông tin trên Internet rằng các công ty phát triển bất động sản quy mô lớn, Country Garden và Evergrande, đã sa thải nhân viên. Một số người nói rằng các nhân viên bị sa thải của hai công ty lớn này đã gửi đi một lượng lớn hồ sơ xin việc.
Country Garden bị phơi bày đã sa thải 30.000 nhân viên, và họ đáp trả rằng 25.000 nhân viên đã chuyển đi. Một tài liệu từ Country Garden cho thấy công ty đã sáp nhập các khu vực trên quy mô lớn, còn có thông tin cho biết họ đã sáp nhập 14 khu vực thành 6 trong vòng một tuần. Cư dân mạng thốt lên: có thể tưởng tượng là có bao nhiêu người đã bị sa thải.
Được biết, Country Garden vẫn còn một khoản nợ lớn phải trả, và khoản nợ lãi ngắn hạn cần phải trả trong vòng một năm là khoảng 116,3 tỷ nhân dân tệ.
Ngoài ra, SAIC Group, một trong bốn tập đoàn ô tô lớn ở Trung Quốc đã bị cắt giảm lương và bị giảm 56% doanh số trong quý đầu tiên. Các công ty ô tô khác, Jiangling, Beixian, Weimar, v.v. cũng đã cắt giảm lương.
Người trong doanh nghiệp Hisense Group nổi tiếng của ngành công nghiệp thiết bị gia dụng Trung Quốc tiết lộ với tờ Caixin rằng, Hisense đã khởi động kế hoạch sa thải, với quy mô hơn 10.000 nhân viên, và sẽ hoàn thành vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, trước thông tin này, Hisense cho biết số lượng sa thải là không đúng, “Tình hình kinh doanh của công ty rất tệ và thực sự đã áp dụng các biện pháp như cắt giảm lương cán bộ cao cấp và sa thải các nhân viên kém”.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-chu-doanh-nghiep-dap-pha-may-moc-dot-nha-xuong-nguoi-that-nghiep-do-ra-day-duong-30149.html

Trung Quốc cố gắng ‘tút’ lại hình ảnh

sau ‘tai tiếng‘ che đậy thông tin dịch viêm phổi Vũ Hán

Bình luậnBùi Đức
Những xử lý sai lầm của Bắc Kinh về vấn đề dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến virus Corona Vũ Hán lây lan, mất kiểm soát trong Trung Quốc và trên toàn cầu.
Sau khi tuyên bố rằng số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức thấp và dịch bệnh đã được kiểm soát tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cung cấp cho các quốc gia khác vật tư y tế cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, sự giúp đỡ đó dường như không “tốt đẹp” như chúng ta nghĩ.
Ngày 20/3, Jak Jakub Jakóbowski, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông phương tại Ba Lan, cho biết, các lô hàng viện trợ vật tư y tế của Trung Quốc cho một số quốc gia trên thế giới đều “đi kèm với chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên truyền thông Anh ngữ và truyền thông xã hội, cũng như các hoạt động ngoại giao lôi kéo sự tham gia của giới chức chính trị ở những quốc gia nhận viện trợ và cộng đồng địa phương”.
Ông Jakóbowski cho biết, thông thường, thông điệp của Trung Quốc rất mập mờ về việc các lô hàng này là hàng thương mại hay là hàng viện trợ. Họ mô tả chúng là hàng “hỗ trợ” hay hàng “trợ giúp” được gửi đến các nước, khiến dư luận hiểu lầm.
Ví dụ, truyền thông Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio không đưa ra khái niệm rõ ràng giữa hàng viện trợ của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, bao gồm 50 máy trợ thở; và hợp đồng do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước là  Vương Nghị và Di Maio đàm phán, để mua 1.000 máy trợ thở cho Bệnh viện Ý và các vật tư y tế khác.
Ngày 12/3, Reuters đưa tin, Trung Quốc đã gửi khoảng 33 tấn thiết bị y tế, bao gồm khẩu trang và mặt nạ phòng độc đến Ý bằng máy bay. Tuy nhiên, báo cáo không nêu rõ những hàng hóa này là hàng viện trợ hay hàng thương mại.
Theo Reuters, lô hàng do Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc – tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc tài trợ và giám sát, được vận chuyển đến Ý và có 9 nhân viên y tế Trung Quốc theo hộ tống.
Ý, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch viêm phổi Vũ Hán ngoài Trung Quốc, là quốc gia G7 đầu tiên và duy nhất ký quyết định về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (còn được gọi là “Sáng kiến Một vành đai, Một con đường”) của Trung Quốc.
Điều này bao gồm các hoạt động ngoại giao và tuyên truyền khác của Trung Quốc, nhằm mục đích xây dựng hình ảnh Trung Quốc tại Châu Âu, cũng như quyền lực mềm của ĐCSTQ, ông Jakóbowski cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Chính quyền Trung Quốc ‘bịt miệng’dư luận
Ông Jakóbowski nói rằng sự quyên góp của Trung Quốc được Bắc Kinh sử dụng để làm dịu đi sự thật rằng Bắc Kinh không có bất kỳ hành động nào để cảnh báo công chúng về dịch virus, cũng như ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Ông cũng nói rằng ĐCSTQ đã không hành động vào tháng 1/2020 để ngăn hàng triệu người rời Vũ Hán vào dịp Tết Nguyên đán, dẫn đến sự bùng phát COVID-19 trên toàn thế giới.
Ngoài ra, ĐCSTQ còn cố gắng “diệt khẩu” các công dân Trung Quốc khi họ tiết lộ sự thật về sự bùng phát dịch bệnh.
Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện Vũ Hán, là một trong những người đầu tiên đăng thông tin trên mạng xã hội về sự bùng phát của một bệnh viêm phổi lạ giống SARS. Sau khi bài viết được lan truyền, bác sĩ Lý đã bị cảnh sát địa phương triệu tập và khiển trách vì “phao tin đồn nhảm”. Sau đó, anh buộc phải ký một “bản hối thư”, trong đó hứa sẽ không thực hiện những hành vi như vậy nữa. Bác sĩ Lý nhiễm virus Vũ Hán trong khi điều trị cho bệnh nhân và qua đời 6 ngày sau đó.
Một bác sĩ khác là Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện Vũ Hán, là người đầu tiên cung cấp báo cáo chẩn đoán cho bác sĩ Lý. Cô đã nhận ra rằng virus lạ này có thể lây nhiễm và yêu cầu tất cả các nhân viên trong khoa đeo khẩu trang y tế. Mặc dù cảnh sát không truy lùng bác sĩ Ai, cô đã bị cấp trên phê bình gay gắt về việc này.
Nhiều nhà báo dân chủ ở Vũ Hán cũng lên tiếng cảnh báo cho công chúng về dịch virus viêm phổi Vũ Hán. Phương Bân, một nhân viên bán quần áo ở Vũ Hán, đã bị những người đàn ông đeo mặt nạ đưa đến đồn cảnh sát sau khi ông đăng một đoạn video về 8 xác chết trên xe tải đậu bên ngoài bệnh viện. Ông Phương đã tường thuật lại vụ việc cho cộng đồng mạng, và sau đó 2 tuần, ông đã mất tích.
Doanh nhân Nhậm Chí Cường cũng mất tích sau khi ông này đăng trên mạng bài viết chỉ trích chính quyền về cách xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán và những thông tin nhạy cảm về sự bùng phát dịch bệnh.
The Epoch Times cũng đã ghi lại nhiều câu chuyện về các nhà báo dân chủ ở Trung Quốc “bị diệt khẩu” vì đã cố gắng cảnh báo cho công chúng về dịch bệnh COVID-19.
Serbia nhận được khẩu trang y tế như thế nào?
Tổng thống Serbia, ông Aleksandar Vučić, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15/3/2020 rằng ông đã gửi thư cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để yêu cầu trợ giúp về vật tư y tế cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán, sau khi Liên minh Châu Âu thông qua một yêu cầu mới về việc xuất khẩu vật tư y tế cho các quốc gia ngoài EU, nhằm đảm bảo nguồn cung trong nội bộ EU.
Phản ứng của châu Âu đối với dịch viêm phổi Vũ Hán là: Bảo vệ sức khỏe của mọi người và đảm bảo rằng hàng hóa vẫn lưu thông ở thị trường nội bộ.
Văn phòng của ông Vučić cho biết: “Cả thế giới và cả châu Âu đều không có sự đoàn kết lớn”, khi đề cập đến quy định của EU về giấy phép xuất khẩu vật tư y tế ngoài EU.
Tờ Balkan Insight cho biết, trong bức thư gửi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Vučić đã yêu cầu Bắc Kinh gửi cho Serbia “tất cả mọi thứ”, thậm chí cả đội ngũ bác sĩ.
Ông Vučić nói rằng Serbia đã mua 5 triệu khẩu trang từ Trung Quốc và đang mua mặt nạ phòng độc mới.
Vào ngày 16/3/2020, tờ Telegraph đưa tin rằng Serbia đã nhận được hàng loạt bộ kit xét nghiệm virus Corona Vũ Hán do Quỹ từ thiện Mammoth tại Thâm Quyến viện trợ.
Lô vật tư y tế thứ hai và đoàn chuyên gia y tế từ Trung Quốc đã đến Serbia vào ngày 21/3/2020. Sau khi các chuyên gia Trung Quốc tới Serbia, ông Vučić đã thay đổi kế hoạch ứng phó của Serbia với đại dịch theo mô hình của Trung Quốc, theo báo cáo của nhà nghiên cứu Eleanor Albert trên tạp chí The Diplomat.
Ông Albert cho biết, Serbia sẽ thực hiện xét nghiệm quy mô lớn trên dân số của mình và ngay lập tức cách ly các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ tại các bệnh viện dã chiến; chuyển những ca nghiêm trọng hơn tới bệnh viện. Những trường hợp vi phạm các quy định cách ly xã hội và lệnh giới nghiêm sẽ phải đối mặt với án tù từ 3 đến 12 năm.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rộng rãi rằng ông Vučić ca ngợi Trung Quốc về cách ứng phó của họ và hôn lá cờ ĐCSTQ để thể hiện sự đánh giá cao của ông, cũng như sự bất mãn của ông Vučić đối với phản ứng của EU.
Ông viết: “Rõ ràng Trung Quốc đang ‘sửa sai’ ở cả trong nước và quốc tế về hậu quả của dịch bệnh. Đây chính là động lực chính đứng đằng sau những tuyên truyền và tiếp tế vật tư cho nước ngoài của họ”.
Đầu tháng 4/2020, Cao Ủy “Cơ quan Đối ngoại Châu Âu” Olivér Várhelyi đã công bố gói hỗ trợ cho Serbia trị giá 93 triệu euro (102,6 triệu đô la Mỹ), bao gồm 15 triệu euro (16,5 triệu đô la Mỹ) cho việc mua và vận chuyển vật tư y tế và 78 triệu euro (86 triệu đô la Mỹ) để phục hồi nền kinh tế, theo một tuyên bố từ phái đoàn EU đến Serbia.
Đến ngày 29/3/2020, Serbia đã nhận được hai lô hàng vật tư y tế, trong đó một lô hàng từ Trung Quốc gồm một phần được Trung Quốc viện trợ và một phần do Serbia mua, theo Tạp chí CorD. Lô hàng khác đến từ Ấn Độ do EU viện trợ hoàn toàn.
Năm 2009, Serbia đệ đơn đăng ký làm thành viên EU, và từ năm 2012 đến nay Serbia đã  tham gia EU với tư cách là ứng cử viên (nhưng vẫn chưa trở thành thành viên chính thức).
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ đã viện trợ cho thế giới 274 triệu đô la Mỹ để đối phó với đại dịch COVID-19, trong đó 1,2 triệu đô la được viện trợ cho Serbia vào ngày 27/3/2020.
Theo tin từ Reuters, Bắc Kinh đã gia hạn các khoản vay trị giá hàng tỷ đô la Mỹ dùng để xây dựng đường sắt, đường bộ và nhà máy điện ở Serbia. Những dự án này chủ yếu sử dụng công nhân từ Trung Quốc, và đầu tư vào việc mua mỏ đồng và một nhà máy thép của Serbia.
Serbia là nước tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), và đã ký một thỏa thuận với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei để thiết lập một hệ thống giám sát kỹ thuật số có tên là “Thành phố An toàn” tại một số thành phố của Serbia. bao gồm cả thủ đô Belgrade của đất nước này, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ cho biết.
Iran nhận ‘tiếp tế’ vật tư y tế từ Trung Quốc
Các công nhân khử trùng đền thờ Shiite Saint Imam Abdulazim nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới ở Shahr-e-Ray, phía Nam của Tehran, Iran, vào ngày 7/3/2020. (Ảnh Ebrahim Noroozi / AP)
Các công nhân khử trùng đền thờ Shiite Saint Imam Abdulazim nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới ở Shahr-e-Ray, phía Nam của Tehran, Iran, vào ngày 7/3/2020. (Ảnh Ebrahim Noroozi / AP)
Ngày 29/2/2020, phái đoàn Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đến Iran cùng “gói viện trợ nhân đạo bao gồm 50.000 bộ dụng cụ xét nghiệm và chẩn đoán, và 13 máy hô hấp”, theo tạp chí The Wall Street.
Trung Quốc có quan hệ đối tác chiến lược với Iran, và từng giúp nước này lách luật trừng phạt của Mỹ. Iran đã nhập khẩu những hàng hóa bị cấm vận từ Trung Quốc trong khi tiếp tục bán dầu cho chính quyền Trung Quốc. Đến cuối tháng 2/2020, Iran vẫn cho phép các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran nhằm cắt giảm từ nước này những khoản “viện trợ cho các nhóm khủng bố, tài trợ cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, làm giàu cho các nhà lãnh đạo của Iran từ doanh thu của đất nước”, Nhà Trắng cho biết.
Sự hỗ trợ của thế giới đối với Trung Quốc
Nhân viên y tế đang chăm sóc các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ của virus COVID-19 trong một trạm xá tạm thời được thiết lập tại một sân vận động thể thao ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 18/2/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
Nhân viên y tế đang chăm sóc các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ của virus COVID-19 trong một trạm xá tạm thời được thiết lập tại một sân vận động thể thao ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 18/2/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
Tờ South China Morning Post cho biết, khi virus lây lan khắp Trung Quốc vào tháng 1/2020, khẩu trang y tế và các vật tư y tế cần thiết khác đã trở thành mặt hàng quý giá và khan hiếm ở Trung Quốc.
Một số quốc gia và các tổ chức quốc tế vội vàng quyên góp khẩu trang cho Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản và các thành phố lớn cùng các tập đoàn và cá nhân đã viện trợ khẩu trang, vật tư y tế hoặc tiền cho Trung Quốc. Theo cơ quan nghiên cứu Brookings, công ty Ito-Yokado của Nhật Bản đã quyên góp hơn 1 triệu khẩu trang cho Trung Quốc. Tin tức từ Catholic News Service cũng cho biết Vatican cũng viện trợ 600.000-700.000 khẩu trang y tế cho một số tỉnh của Trung Quốc.
UNICEF đã viện trợ 6 tấn vật tư y tế bao gồm khẩu trang và đồ bảo hộ đến Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 1/2020. Hoa Kỳ viện trợ “gần 17,8 tấn vật tư y tế cho người dân Trung Quốc, bao gồm khẩu trang, áo choàng, bông gạc, mặt nạ phòng độc và các vật liệu quan trọng khác”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết. “Đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ cũng viện trợ hàng trăm triệu USD”.
Theo Reuters, ngày 1/2/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường yêu cầu EU tạo điều kiện cho Trung Quốc được mua sắm khẩn cấp các vật tư y tế từ các nước thành viên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Trong ba tuần sau đó, hơn 30,5 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân được gửi đến Trung Quốc từ Pháp, Đức, Ý, Latvia và Estonia. Theo một tuyên bố của Ủy ban châu Âu, chi phí vận chuyển được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và Cơ quan Bảo vệ Công dân EU.
Ông Jakóbowski cho biết tính đến ngày 20/3/2020, các thiết bị vật tư y tế Trung Quốc cung cấp cho các nước châu Âu là không thể so sánh được với sự hỗ trợ mà họ nhận được từ Liên minh châu Âu. Ông lưu ý thêm rằng đối với các thiết bị y tế tiên tiến hơn, Trung Quốc sẽ không viện trợ những mặt hàng này, mà châu Âu phải mua từ Trung Quốc. Hàng viện trợ của Trung Quốc chủ yếu là khẩu trang y tế và bộ kit xét nghiệm COVID-19 là do Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, hoặc Quỹ Alibaba của ông Jack Ma, một tỷ phú người Trung Quốc thực hiện.
Trung Quốc chiếm hữu các nhà máy sản xuất khẩu trang nước ngoài
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 23/2/2020 với Fox News, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, chính quyền Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu mặt nạ N95 ở Hoa Kỳ khi họ hạn chế công ty 3M – một công ty của Mỹ ở Trung Quốc chuyên sản sản xuất loại khẩu trang này, xuất khẩu mặt hàng này ra khỏi Trung Quốc.
“Trung Quốc đã quốc hữu hóa một nhà máy của Hoa Kỳ đặt tại Trung Quốc chuyên sản xuất khẩu trang N95”, ông nói.
Tháng 1/2020, công ty Respilon, một công ty của Cộng hòa Séc chuyên sản xuất khẩu trang y tế ở Trung Quốc, đã nhận được thông báo từ chính phủ Trung Quốc về việc cấm xuất khẩu khẩu trang. Giám đốc điều hành Respilon, ông Roman Zima nói với tờ báo Novinky rằng chính quyền Trung Quốc đã sử dụng nhà máy của Respilon để sản xuất khẩu trang cho riêng Trung Quốc.
Giám đốc quản lý của Respilon, Jana Zimova nói với tờ The Epoch Times, rằng chính quyền Trung Quốc đã tịch thu 750.000 khẩu trang của Respilon, và đang cất giữ trong kho ở Trung Quốc.
Bà Zimova nói: “Công ty đã thu hồi lại 120.000 trong số khẩu trang này, để chuyển về Cộng Hòa Séc và tặng 50.000 cho các tổ chức từ thiện và chính phủ Séc. Phần còn lại của chúng tôi hiện vẫn ở Trung Quốc”.
Công ty Respilon tạm thời chuyển hoạt động sản xuất khẩu trang sang Thổ Nhĩ Kỳ. Vào giữa tháng 5/2020, họ sẽ chuyển toàn bộ nhà máy về Séc, và sẽ sản xuất khẩu trang có khả năng lọc 99,9% tất cả các loại virus và vi khuẩn, bà Zimova cho biết trong một cuộc họp báo.
Thời báo New York Times đã báo cáo rằng một nửa số khẩu trang trên thế giới đã được sản xuất tại Trung Quốc trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Sau đó, Trung Quốc đã tăng sản lượng sản xuất khẩu trang lên gấp 12 lần.
Bùi Đức
-Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tq-tut-lai-hinh-anh-cua-minh-sau-tai-tieng-che-day-thong-tin-dich-viem-phoi-vu-han-30099.html

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán: Chính quyền Trung Quốc

lợi dụng để kiểm soát thế giới

Đại Nghĩa
Mục tiêu xuyên suốt của chính quyền Trung Quốc là tham vọng khống chế tất cả, các quốc gia, các cá nhân và cả các lĩnh vực. Sự căng thẳng của đại dịch là một cơ hội để tham vọng bành trướng thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Tuyên truyền hình ảnh
Sau giai đoạn căng thẳng vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, người ta nhận thấy nhiều nguyên thủ quốc gia ca ngợi chính quyền Trung Quốc đã làm rất hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh. Điển hình như các nhà lãnh đạo Iran, Italy, Tây Ban Nha. Thậm chí tổng thống Serbia còn đích thân ra tận chân máy may để đón hàng vật tư y tế từ Trung Quốc và hôn lên cờ đỏ 5 sao. Các nhà lãnh đạo này tất nhiên không đề cập đến việc “sự che giấu của chính quyền Trung Quốc là nguyên nhân dịch bùng phát ra thế giới”. Một số tin bài của nhiều hãng truyền thông phương Tây cũng ca ngợi mô hình chống dịch của chính quyền Trung Quốc. Nhưng họ ít đề cập tới lý do tại sao Đài Loan, Việt Nam… là những mô hình chống dịch hiệu quả. Tất nhiên cũng không có nguyên thủ hay nhà báo nào thử nghĩ rằng, nếu họ bị đối xử như cách mà chính quyền Trung Quốc đối xử với những người dân thì sẽ ra sao.
Nói chung, chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc về mô hình và cách thức chống dịch, đã có tác động nhất định với một bộ phận người dân trên thế giới. Nó cũng làm cho nhiều người quên đi tội lỗi của chính quyền Trung Quốc vì đã che giấu dịch bệnh ngay từ ban đầu. Sau đó đến việc hàng loạt vật tư y tế từ Trung Quốc khi chuyển ra nước ngoài cũng được truyền thông nhà nước Trung Quốc rầm rộ loan tin. Các hãng truyền thông quốc tế mới chỉ nêu ra được tình trạng vật tư y tế kém chất lượng. Nhưng có một số nội dung đằng sau đó chưa được đề cập rõ:
Thứ nhất, các hoạt động này chủ yếu là hoạt động có tính thương mại, nghĩa là Trung Quốc bán vật tư y tế kiếm lời chứ không phải là viện trợ giúp đỡ gì đó.
Thứ hai, mặc dù việc sản xuất là của các doanh nghiệp, nhưng tuyên truyền đều hướng công lao về chính quyền Trung Quốc. Họ cũng ưu tiên bán hàng cho quốc gia nào ủng hộ chính quyền Trung Quốc nhiều nhất.
Thứ ba, lý do dẫn tới năng lực cung cấp vật tư y tế của Trung Quốc dồi dào, lại xuất phát từ quá trình phương Tây đã chuyển phần lớn sản xuất tới Trung Quốc, biến nó thành công xưởng của thế giới. Giờ đây trong tình thế khẩn cấp, chính quyền Trung Quốc lại dùng nó để gây ảnh hưởng lại đối với thế giới.
Tấn công các tiếng nói trái chiều trên toàn thế giới
Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump luôn giữ thái độ khách sáo với tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Nhưng thái độ phản công Trung Quốc của ông Donald Trump và những vị trí chủ chốt trong chính phủ Mỹ lại khá bỗ bã. Mỹ là nơi có nhiều tiếng nói phản đối ĐCSTQ và cũng gây nhiều chú ý nhất trên thế giới. Từ việc cấm nhập cảnh người Trung Quốc, nêu vấn đề tên gọi virus, truy tìm tội đồ gây bùng phát dịch, lên án vật tư y tế kém chất lượng, thậm chí là kiện ĐCSTQ vì đã che giấu dịch. Do vậy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc thường tập trung tấn công dữ dội nhất với nước Mỹ. Mặc dù vậy, đa số các nguyên thủ và các nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới đều không dám
đồng loạt chỉ trích chính quyền Trung Quốc trong các vấn đề nêu trên. Ngay cả các nước tây Âu khi đang gánh chịu hậu quả nặng nề bởi dịch bệnh nhưng những tiếng nói phản đối chính quyền Trung Quốc khá ít ỏi. Tâm lý e ngại phản ứng từ chính quyền Trung Quốc giờ đây đã trở nên phổ biến khắp thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường chụp mũ cho giới chức phương Tây “phân biệt chủng tộc” khi họ đổ lỗi cho Trung Quốc về việc đã che giấu dịch bệnh. Cho đến nay, cách thức tuyên truyền này vẫn còn tác động đáng kể tới phản ứng của chính giới phương Tây nói chung. Chỉ có một số kênh truyền thông độc lập và một số chính trị gia phản đối Trung Quốc phân biệt được rõ chính quyền ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. Theo họ, nên gọi theo cái tên virus ĐCSTQ (CCP virus), vừa để lịch sử ghi nhớ, vừa tránh chiêu bài chụp mũ “phân biệt chủng tộc” mà truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn sử dụng.
Mục tiêu cuối cùng của chính quyền Trung Quốc là gì
Không chỉ trong giai đoạn toàn thế giới đang căng thẳng đối phó với dịch bệnh thì chính quyền Trung Quốc mới thể hiện rõ âm mưu muốn kiểm soát thế giới. Nếu tìm hiểu lại lịch sử từ khi xuất sinh tại Trung Quốc, thì tham vọng khống chế tất cả đã là một đặc điểm cố hữu của chính quyền ĐCSTQ. Ở trong nước, ĐCSTQ luôn dùng tuyên truyền một chiều kết hợp với bạo lực trong tất cả các cuộc vận động. Các chiến dịch đàn áp trong nước chỉ là phương thức nhằm đạt mục đích khống chế tất cả người dân Trung Quốc. Kết quả là ngày nay, đại đa số người Trung Quốc dễ dàng bị kiểm soát bởi ĐCSTQ, bởi vì họ vừa mang tâm lý sợ hãi qua hàng loạt chiến dịch đàn áp, vừa trở nên trống rỗng tư tưởng sau những cái như cuộc Đại cách mạng văn hóa. Ngay cả các doanh nhân nắm giữ tài sản, quan chức nắm giữ chức vụ, thực ra họ có thể mất trắng chỉ sau một đêm nếu ĐCSTQ muốn, bởi vì quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ làm cho bất kì ai tại Trung Quốc đều có thể bị quy tội.
Trong khi đại dịch hoành hành, cả thế giới đã thể hiện ra nguy cơ tổn thương nhất và dễ bị khống chế nhất bởi chính quyền Trung Quốc. Từ việc khống chế truyền thông đến kiểm soát quy mô sản xuất dược phẩm và vật tư y tế. Những ngày này chính quyền Trung Quốc còn gắn các mục tiêu chính trị vào các chuyến hàng y tế. Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng gọi điện cho hàng loạt các nguyên thủ châu Âu để “chia sẻ kinh nghiệm và đề nghị hỗ trợ”, bỏ qua vai trò cầm trịch chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Một động thái để chia rẽ Liên minh châu Âu, theo cách họ thường làm là quan hệ với từng nước. Việc tranh thủ phổ biến hình ảnh đường lưỡi bò qua tranh cổ động việc hỗ trợ nước Ý, đưa chiến đấu cơ xâm phạm vùng trời Đài Loan, đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam… đã được thực hiện ngay trong khi các nước căng thẳng đối phó với dịch bệnh.
Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, chính quyền Trung Quốc đã thể hiện vai trò chi phối gần như hoàn toàn tổ chức Y tế thế giới (WHO). Thực ra, hầu hết các tổ chức khác đều đang ít nhiều bị chi phối bởi chính quyền ĐCSTQ, bao gồm cả Liên Hợp Quốc. Cho nên đã rất lâu người ta không thấy một Tổng thư kí Liên Hợp Quốc nào lên tiếng chỉ trích chính quyền ĐCSTQ về bất cứ vấn đề gì.
Sức ép mà chính quyền Trung Quốc sử dụng là rất đa dạng và không có bất cứ giới hạn nào về các giá trị đạo đức phổ quát. Ở trong nước, ngày từ thời kì cải cách ruộng đất và Đại cách mạng văn hóa, tất cả giới hạn về đạo đức đều bị bỏ qua. Con cái có thể đấu tố cha mẹ, vợ chồng đấu tố nhau, học sinh phỉ báng thầy cô, người tu hành bị tra tấn, người dân bị xúi giục phá hủy cả những nơi linh thiêng như đình chùa… Thậm chí hiện nay, tình trạng mổ cướp tạng sống hàng triệu người đã trở nên phổ biến khắp Trung Quốc.
Do vậy trong quan hệ quốc tế, chính quyền ĐCSTQ cũng bỏ qua bất kì giới hạn đạo đức nào để đạt được mục đích. Từ việc dùng cơ hội làm ăn tại Trung Quốc để mua chuộc bất cứ doanh nhân hay chính trị gia nào, đến tấn công bất cứ cơ quan hay cá nhân nào phản kháng ĐCSTQ. Với quy mô đầu tư khổng lồ cho truyền thông ra nước ngoài, ĐCSTQ cũng sẵn sàng tuyên truyền làm câm lặng các tiếng nói phản đối. Những người có lợi ích liên quan tại Trung Quốc đều dễ dàng bị tấn công nếu dám nói sự thực. Đặc biệt là người Hoa tại nước ngoài, người nhà của họ tại Trung Quốc dễ dàng bị dùng làm con tin nếu họ dám làm những điều ĐCSTQ không thích. Ngay cả các lực lượng xã hội đen, đặc vụ cũng sẵn sàng được sử dụng để tấn công người nào có tiếng nói sự thực về những việc ĐCSTQ đã làm.
Với cấp độ nguyên thủ các quốc gia, thủ đoạn kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ là đánh vào cơ hội và vị trí chính trị của họ bằng cách mua chuộc truyền thông để tác động tới bầu cử, dùng đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia đổi lấy sự ủng hộ của chính phủ các nước. Mặc dù rất nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc thường có vẻ rất hấp dẫn, nhưng khi đi vào thực hiện thì phần nhiều là tham nhũng, chậm tiến độ, không hiệu quả và chất lượng kém, giá thành do vậy trở nên rất đắt đỏ. Nhưng khi đã thoả thuận với phía Trung Quốc thì ngay cả các nguyên thủ quốc gia cũng bị ràng buộc nhiều mặt, rất khó thoát khỏi bị chi phối. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad từng nổi tiếng khi đảo ngược nhiều dự án từ Trung Quốc đã bất ngờ từ chức ngày 24/2/2020. Thủ tướng Pakistan Imran Khan sau khi nhậm chức đã
tỏ thái độ đảo ngược các dự án từ Trung Quốc, nhưng sau khi chính quyền Trung Quốc thể hiện vai trò với quân đội Pakistan thì ông Khan đã phải quay lại chính sách phụ thuộc vào Trung Quốc như chính quyền tiền nhiệm.
Ngay cả các chính trị gia hàng đầu của Mỹ cũng có thể bị kiểm soát. Phi vụ đầu tư 1.5 tỉ USD của một ngân hàng Trung Quốc cho quỹ đầu tư của con trai cựu phó tổng thống Joe Biden – ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ là một ví dụ. Hoặc quá trình làm ăn nhiều năm của chồng thượng nghị sĩ Mỹ Dianne Feinstein – chủ tọa Ủy ban Tình báo thượng viện – tất cả đều là những cách thức chi phối đến các chính trị gia cao cấp tại Mỹ.
Với giới học thuật thì một số con đường khác cũng đã được sử dụng. Chính quyền Trung Quốc thành lập trên 500 Viện và hàng ngàn lớp Khổng Tử khắp thế giới. Lấy danh nghĩa quảng bá văn hóa và đầu tư trực tiếp cho các trường đại học nước ngoài, ĐCSTQ đã kiểm soát tự do học thuật của họ. Các cá nhân trí thức phương Tây cũng bị mua chuộc thông qua các cơ hội giảng dạy tại Trung Quốc, hoặc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu tại Trung Quốc với mức thu nhập hậu hĩnh, đặc biệt là thông qua chương trình “Ngàn nhân tài”.
Các phương thức chi phối tiến tới kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ với thế giới đa dạng và không có bất cứ giới hạn nào cho nên việc nhìn nhận rõ của thế giới là rất khó khăn, sự phản kháng và thoát khỏi còn khó khăn hơn gấp bội. Mục tiêu cuối cùng của chính quyền ĐCSTQ vẫn là khống chế và lũng đoạn thế giới.
Có quan điểm phản biện rằng, chẳng phải Mỹ cũng luôn muốn kiểm soát thế giới sao? Đúng như vậy, thông qua sức mạnh về nhiều mặt nước Mỹ quả thực đã là quốc gia có vai trò lớn nhất trên trường quốc tế trong mấy chục năm qua. Nhưng các giá trị tự do và các quyền con người mà nước Mỹ theo đuổi là các giá trị phổ quát. Mặc dù quốc gia nào cũng ưu tiên cho lợi ích của quốc gia mình, nhưng các giá trị mà ĐCSTQ theo đuổi thì ngay cả lợi ích của người dân Trung Quốc cũng không mong muốn. Thực ra, chính những người dân Trung Quốc dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ trong hơn 70 năm qua mới là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Ngay trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, cả thế giới cũng đều chứng kiến cách mà chính quyền Trung Quốc đối xử với người dân trong nước tệ hại như thế nào. Do vậy, sự bành trướng ảnh hưởng tiến tới kiểm soát thế giới của chính quyền ĐCSTQ thực sự là vấn đề nguy hiểm nhất mà nhân loại đang phải đối diện.
Bất cứ ai chỉ cần hình dung mình sẽ bị đối xử bởi chính quyền Trung Quốc như những người bên trong đất nước Trung Quốc thì người ta tự nhiên sẽ cảm nhận được sự nguy hiểm. Sự câm nín của Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) sau phát ngôn của chủ tịch câu lạc bộ Houston Rockets Daryl Morey ủng hộ Hong Kong, đã là một trải nghiệm sống động của người Mỹ về quyền tự do bị tước đoạt như thế nào. Với những trường hợp cá nhân, tổ chức yếu thế hơn và tại những quốc gia nhỏ yếu hơn thì ngay cả tính mạng của mình cũng khó đảm bảo nếu chính phủ ở đó bị chi phối bởi chính quyền ĐCSTQ. Sự kiện hàng ngàn người bị giết trong các cuộc biểu tình tại Iran là một minh chứng cho hậu quả khi chính quyền ĐCSTQ tham gia chi phối chế độ độc tài Iran.
Kết luận
Xét đến thời điểm này, có thể nói ở cấp chính phủ thì chỉ có Đài Loan của tổng thống Thái Anh Văn, trải qua thực tế đã minh chứng năng lực và quan điểm phản kháng chính quyền ĐCSTQ mạnh mẽ và hiệu quả, bao gồm cả hiệu quả trong phòng chống đại dịch. Nhưng quy mô và sự ảnh hưởng của Đài Loan khá nhỏ nên chỉ là một hình mẫu để tham khảo. Do vậy, có thể nói chỉ có chính phủ Mỹ của tổng thống Donald Trump, với quan điểm rõ ràng, năng lực và sức ảnh hưởng to lớn mới có khả năng tạo ra sự xoay chuyển ở cấp độ quốc tế trong việc giải thể sự khống chế của chính quyền ĐCSTQ trên thế giới.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang là một cơ hội để chính quyền ĐCSTQ tận dụng mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới. Nhưng nó cũng là một cơ hội rất rõ để bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào cũng có thể nhận ra bản chất và mục đích của ĐCSTQ. Tất nhiên sẽ có không ít người, gồm cả không ít chính phủ sẽ qua đây bị khống chế thêm một bước nữa, nhưng cũng sẽ có nhiều người hơn thoát khỏi vòng kiểm soát tà ác của ĐCSTQ. Sự lựa chọn đôi khi rất khó khăn, nhưng là rất quan trọng, bởi vì nó có thể liên quan đến cả tương lai và tính mạng của con người, của các quốc gia và của cả thế giới văn minh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-dich-viem-phoi-vu-han-chinh-quyen-trung-quoc-loi-dung-de-kiem-soat-the-gioi.html

Báo Trung Quốc: ‘Việt Nam xâm phạm Biển Đông’

Tâm Tuệ
Ngày 11/4, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc do tác giả Cheng Hanping viết với tiêu đề tạm dịch ‘tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này’? Và nói rằng Hoa Kỳ đang ‘chĩa mũi nhúng tay vào việc của nước khác để bêu xấu Trung Quốc’.
Mở đầu bài viết, tác giả cho hay quần đảo Tây Sa (Xisha, Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc là điều không thể chối cãi. Nhưng Việt Nam lại cho tàu đánh bắt cá ở vùng biển thuộc sự quản lý của Bắc Kinh và sau đó đánh lừa dư luận bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc sai lệch chống lại Trung Quốc.
Tờ báo Trung Quốc cũng cho rằng Việt Nam liên minh, thông đồng với Mỹ để bêu xấu Bắc Kinh. Cả Washington và Hà Nội đều thích đổ dầu vào lửa.
Báo Trung Quốc: Vì sao Việt Nam quyết xâm phạm Biển Đông vào lúc này?
Liên quan đến những căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, như vụ đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở Hoàng Sa vào hồi tháng 4, việc Việt Nam trình công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 11/4 đã có bài viết bình luận vì sao Việt Nam lại quyết xâm phạm Biển Đông ở thời điểm này? Tác giả bài viết là Giáo sư Thành Hán Bình (Cheng Hanping), chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Hợp tác Sáng tạo, Viện Nghiên cứu Biển Đông, Đại học Bắc Kinh.
Tờ Sputnik dẫn thông tin từ Thời báo Hoàn cầu, một tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Xisha, theo cách gọi của Bắc Kinh) đã “đâm vào mũi tàu” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (Hải cảnh CCG của Trung Quốc).
“Nhưng Việt Nam lại chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Hoa Lục nhằm nỗ lực tìm kiếm bồi thường”, báo Hoàn Cầu viết.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai ra tuyên bố về vụ việc, đồng thời khẳng định quan điểm đứng về phía ủng hộ Việt Nam và liên tục buộc tội Trung Quốc.
“Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, Hoa Kỳ lại một lần nữa gắn kết với Việt Nam vì những động cơ thâm sâu, kín kẽ. Sự hợp tác của Hà Nội và Washington, đặc biệt là với những hành động của Việt Nam trong việc khơi dậy thái độ chống đối Trung Quốc, đã phản ánh thực tế mối liên kết này”, Thời báo Hoàn Cầu bình luận, gọi quan điểm thống nhất của Việt Nam và Mỹ về vấn đề Biển Đông là “sự thông đồng”.
Hoàn Cầu lập luận rằng, tuy trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã có những chiến lược hành động hiệu quả để ngăn chặn virus Vũ Hán lây lan nhưng trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận tại Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân kể từ đầu tháng 3. Bộ Y tế Việt Nam đã báo cáo 257 trường hợp (tính đến 11/4) với hàng chục ngàn người được theo dõi. Nhiều người lo lắng rằng Việt Nam có thể sẽ trải qua một đợt bùng phát dịch bệnh dữ dội vào giữa tháng 4”.
Tờ báo Trung Quốc tiếp tục, trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trình công hàm phản đối Trung Quốc và yêu cầu bồi thường sau khi “tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và còn làm hỏng” một tàu Hải cảnh nước này.
“Không thể chối cãi rằng quần đảo Tây Sa (Xisha – Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Nhưng Việt Nam lại cố gắng đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài và sau đó “tung hỏa mù” lừa dư luận công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo sai lệch chống lại Trung Quốc”, Hoàn Cầu khẳng định.
Cũng theo Hoàn Cầu, Chính phủ Việt Nam không hề đề cập gì đến 8 ngư dân đã được cứu mà không có bất kỳ thương tích nào sau khi “đâm vào tàu Trung Quốc”, theo tờ báo, đây không phải là một cách tiếp cận khôn ngoan và có lợi cho việc giải quyết xung đột giữa hai bên.
Với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc nên tập trung hỗ trợ những nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch Covid-19 và nhấn mạnh Bắc Kinh nên ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc thực tế dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để mở rộng yêu sách phi pháp của mình ở Biển Đông.
Theo quan điểm của tác giả Cheng Hanping, vụ việc này, Hoa Kỳ đang “chĩa mũi nhúng tay vào việc của nước khác để bêu xấu Trung Quốc”.
Ông Cheng Hanping cho rằng sự hỗ trợ kịp thời từ Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam và ngư dân Việt Nam tham mạnh dạn hơn trong các hành vi xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa.
Không đồng ý với nhận định nêu trên của tác giả, Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói với RFA rằng “Hiện nay Bắc Kinh sợ sự phát triển trong mối quan hệ Việt – Mỹ vì nếu như mối quan hệ Việt – Mỹ có tiến thêm một bước nữa hay nói cách khác là bước thêm bước gọi là đối tác chiến lược hay đối tác chiến lược toàn diện thì sẽ đe dọa đến âm mưu bá quyền của Trung Quốc. Chính vì vậy khi Bộ Ngoại giao Mỹ, một số Thượng Nghị sĩ Mỹ lên tiếng về vấn đề Trung Quốc đụng tàu cá Việt Nam thì họ tưởng rằng Việt Nam bắt đầu liên minh quân sự hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc”.
Chính quyền và báo chí Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’
Trung Quốc đang tiến hành đẩy mạnh đưa tin sai sự thật về biển Đông không chỉ trên thực địa mà trên cả các phương tiện truyền thông.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) và Giáo sư người Mỹ Mark J. Valencia (thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông, Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc) đã có những bài viết xuyên tạc sự thật về biển Đông.
Nhận định về bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), thuộc ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM chia sẻ với Pháp luật TP.HCM, cho rằng bài báo rất vô lý khi lên án Việt Nam bịa đặt thông tin về vấn đề Biển Đông để chuyển hướng dư luận trong nước.
Theo học giả Trung Quốc Thành Hán Bình (Cheng Hanping), “Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, đổ lỗi cho tàu Hải cảnh Trung Quốc, rồi lại còn đòi bồi thường”. Giọng điệu của Cheng giống với phát ngôn vô lý của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trước đó.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực tế cho thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc đã cố tình khiêu khích và đâm vào tàu cá của Việt Nam. Ngay sau vụ việc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định.
Trước nhận định mà tác giả đưa ra trong bài viết, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói với đài RFA rằng luận điệu trên là hết sức thô thiển, không dựa trên sự thật.
Đồng quan điểm vừa nêu, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định rằng không phải chỉ riêng Việt Nam bị Trung Quốc tấn công thông tin, mà ngay cả Hoa Kỳ cũng từng bị Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’.
Cụ thể là việc người phát ngôn của Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng có khả năng quân đội Mỹ mang Covid-19 tới Trung Quốc trong khi tất cả đều biết rõ nguồn gốc của virus từ Vũ Hán (Trung Quốc).
https://www.dkn.tv/thoi-su/bao-trung-quoc-viet-nam-xam-pham-bien-dong.html

Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng với Úc,

viện trợ cho các đảo Thái Bình Dương

Một máy bay của Không lực Hoàng gia Úc (RAAF) mang theo vật phẩm cứu trợ cho Vanuatu, đảo quốc Thái Bình Dương bị lốc xoáy tàn phá, đã chuyển hướng bay trở về nước hôm Chủ nhật 12/4 khi thấy một máy bay Trung Quốc chở thiết bị y tế đã có mặt trên đường bay, các giới chức Vanuatu tại phi trường Port Vila cho biết.
Máy bay Úc đã quyết định bay trở về nước, cách đó khoảng 2.000 km (1.240 dặm), dù đã được kiểm soát không lưu Vanuatu cho phép đáp, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình viện trợ cho các nước ở Thái Bình Dương để cạnh tranh với các chương trình viện trợ của Úc.
Chiếc máy bay từ Trung Quốc đáp xuống sân bay Port Vila hôm thứ Bảy, mang theo thiết bị y tế của tỉnh Quảng Đông tặng cho Vanuatu để chống lại virus Covid-19.
Máy bay Trung Quốc đáp ở phía đầu đường băng và vẫn còn đủ chỗ cho chiếc máy bay Úc, nhưng dù được phép hạ cánh, chiếc máy bay của Úc lượn vòng vòng trên không, rồi chuyển hướng bay về nước, ông Mitch Jason Rakau, CEO của sân bay Vanuatu, nói với Reuters.
Người phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Úc, bà Linda Reynold, không lập tức trả lời yêu cầu bình luận.
Đến thứ Hai 13/4, một máy bay của RAAF mới trở lại Vanuatu, mang theo hàng cứu trợ, gồm dụng cụ để xây nơi tạm trú, chăn mền và đèn lồng chạy bằng năng lượng mặt trời, một phần của gói cứu trợ trị giá 4 triệu đô la Úc, Cao Ủy Úc tại Vanuatu cho biết trong một tuyên bố.
Ông Jonathan Pryke, Giám đốc Chương trình đặc trách các đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy, nhóm tư vấn về chính sách đối ngoại của Úc, cho biết sự cố tại sân bay là điều ‘lạ đời’.
Ông Pryke nói với Reuters:
“Điều phối là điều rất là quan trọng. Khi mà hai nước đều ra sức giúp đỡ, dù không làm việc cùng nhau nhưng ít nhất cũng chẳng nên cản đường nhau.
Bão nhiệt đới Harold đã ập vào Vanuatu hôm 6/4, phá hủy hơn 1.000 trường học và 90% nhà cửa tại Sanma, khu vực bị thiệt hại nặng nhất, theo Liên Hiệp Quốc. Truyền thông địa phương cho biết có hai người thiệt mạng.
Từ bấy lâu nay Úc vẫn là nước viện trợ lớn nhất cho các đảo Thái Bình Dương, Canberra đang tăng cường cam kết với khu vực vì lo ngại ảnh hưởng của Úc sẽ bị lu mờ vì sự hiện diện và tiền viện trợ Trung Quốc.
Truyền thông địa phương trích lời quyền Thủ tướng Vanuatu Charlot Salwai, cho biết các bộ xét nghiệm nhanh đến từ Trung Quốc là những thiết bị tối cần cho các bệnh viện.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-tranh-gianh-anh-huong-voi-uc-vien-tro-cho-cac-dao-tbd/5371315.html

Covid-19 :

Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới với Nga

Thùy Dương
Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng thứ hai dịch bệnh Covid-19. Thắt chặt kiểm soát biên giới với nước láng giềng Nga để hạn chế các ca lây nhiễm đến từ quốc gia này được coi là một trận tuyến mới trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Trung Quốc.
Theo báo Le Figaro, tỉnh Hắc Long Giang ở biên giới Trung-Nga hôm qua 13/04/2020 ghi nhận 79 ca mới nhiễm virus từ nước ngoài. Hôm nay, các cơ quan truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết tất cả những trường hợp trên đều liên quan đến người Trung Quốc trở về từ Nga. Các ca bệnh nói trên chiếm phần lớn trong tổng số 89 ca mới nhiễm virus được công bố tại Hoa lục.
Cho tới nay, theo số liệu chính thức của bộ Y Tế Trung Quốc, tổng số ca dương tính với virus corona là 82.249 người, số ca tử vong là 3.341. Hôm qua, chính quyền không ghi nhận thêm ca tử vong nào.
Trung Quốc cho phép thử nghiệm lâm sàng vác-xin chống virus corona
Hôm nay, Tân Hoa Xã loan tin Trung Quốc phê chuẩn việc tiến hành những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người về hai loại vác-xin mới chống virus corona. Hồi tháng Ba, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho một thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vác-xin do Viện Hàn Lâm Quân Y Trung Quốc và công ty công nghệ sinh học HK CanSino Bio phối hợp nghiên cứu.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200414-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-nga

Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện

Thụy My
Theo L’Express, Trung Quốc vừa giữ quan hệ với chính phủ Miến Điện, vừa xúi giục các nhóm vũ trang, để cố tình làm nước láng giềng yếu đi.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngõ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên liệu các nhà lãnh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đã cũ và tế nhị : « Vì sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »
Với chiều dài 2.200 km, vùng biên giới giữa hai nước có rất nhiều sắc tộc sinh sống, và đa số nổi dậy chống chính quyền trung ương Miến Điện để đòi quyền tự trị. Nhóm mạnh nhất United Wa State Army (UWSA), dù không chính thức xung đột, đứng đầu một Nhà nước nhỏ độc lập trên thực tế.
Được Trung Quốc hỗ trợ về quân sự và có nguồn tài chính từ buôn ma túy, UWSA – xuất thân từ đảng Cộng Sản Miến Điện quá cố – với 30.000 quân là một lực lượng răn đe trước bất kỳ chiến dịch tấn công nào của Miến Điện.
Nếu từ vài tháng qua, các nhóm thiểu số miền bắc vẫn duy trì tình trạng ngưng bắn mong manh, Arakan Army lại không ngồi im. Đây là một tổ chức được thành lập năm 2009 với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Phong trào hoạt động ở bang Rakhin, cách biên giới Trung Quốc vài trăm cây số về phía tây nam, trong những tháng gần đây tung ra những trận đánh dữ dội làm hàng trăm thường dân và quân lính thiệt mạng.
Vừa ủng hộ quân nổi dậy, chế độ Bắc Kinh lại vừa ve vuốt Naypyidaw qua việc phản đối đưa các tướng lãnh Miến Điện liên can đến những vụ thảm sát người Rohingya ra trước tòa án quốc tế. Vì sao lại chơi trò hai mặt như thế ?
Aung Zaw, tổng biên tập tờ The Irrawaddy nhấn mạnh : « Trung Quốc muốn có một Miến Điện yếu và bất ổn nhằm duy trì sự kiểm soát và ảnh hưởng lên đất nước này ». Còn theo Anthony Davis, chuyên gia về vấn đề quân sự châu Á : « Để theo đuổi các mục tiêu chiến lược ở Miến Điện, Bắc Kinh phải tạo quan hệ tốt với chính quyền trung ương đồng thời giữ liên lạc với các nhóm nổi dậy thiểu số, nhân tố gây mất ổn định dọc theo biên giới ».
Như vậy mặc cho sự xuất hiện của con virus corona, một cuộc ngưng bắn tại các vùng xung đột hãy còn xa vời.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200414-tr%C3%B2-ch%C6%A1i-hai-m%E1%BA%B7t-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-t%E1%BA%A1i-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n

Ngôi làng ở Indonesia ‘dọa ma’ người dân

nhằm kiểm soát Covid-19

Triệu Hằng
Một ngôi làng ở Indonesia gần đây đã xuất hiện những hình thù bí ẩn có màu trắng bất ngờ xuất hiện ở nhiều địa điểm trên đường phố khiến người dân hốt hoảng bỏ chạy.
Reuters cho hay, đây là cách mà ngôi làng Kepuh trên đảo Java nghĩ ra với hy vọng dân làng ở trong nhà không dám ra đường để tăng cường giãn cách xã hội, nhằm tránh sự lây lan của virus Vũ Hán.
Ngôi làng này đã triển khai một nhóm thanh niên đóng giả ma đi tuần tra đường phố.
“Chúng tôi muốn tạo ra điều gì đó khác lạ và có hiệu ứng răn đe”, hãng Reuters dẫn lời ông Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu nhóm thanh niên cho biết.
Những thanh niên này đã quấn mình trong những tấm vải trắng, bôi mặt bằng phấn trắng và tô viền mắt. Tuy nhiên, lần đầu tiên họ xuất hiện, thay vì khiến người dân ở trong nhà thì người dân lại ra đường để xem một chút. Ban tổ chức đã đổi chiến thuật bằng cách cho những tình nguyện viên bất ngờ xuất hiện như đã nói trên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoi-lang-o-indonesia-doa-ma-nguoi-dan-nham-kiem-soat-covid-19.html

Hồng y Myanmar: Chính quyền Trung Quốc

phải chịu trách nhiệm chính trong đại dịch Covid-19

Triệu Hằng
Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Liên Hội đồng Giám mục châu Á cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong đại dịch virus corona.
Tờ Uca News ngày 2/4 đã đăng một bài viết của Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon. Bài viết nêu rõ: “Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra”.
Hồng y Bo lấy ví dụ về vụ bắt bớ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã lên tiếng cảnh báo về virus vào ngày 30/12/2019 nhưng bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc “tung tin đồn thất thiệt” thậm chí còn bị ép ký vào một lời thú tội. Bác sĩ Lý sau đó cũng tử vong vì Covid-19.
Tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: “Trung Quốc là một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp lớn cho thế giới trong suốt lịch sử nhân loại”, nhưng ĐCSTQ không thể phủi trách nhiệm. Ông nêu rõ, người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân và xứng đáng được cảm thông.
Hồng y Bo cũng nêu ra các hậu quả của dịch Covid-19 đối với người nghèo, dẫn ví dụ như quê hương của ông là Myanmar, giáp giới Trung Quốc, là một quốc gia nghèo có nền y tế kém phát triển và hàng trăm ngàn người phải di tản vì xung đột, đang sống trong các lều trại trong nước hoặc nơi biên giới, không vệ sinh, thiếu thốn thuốc men y tế và không thể áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội như các nước khác.
Hồng y Muang Bo kêu gọi Trung Quốc “tối thiểu nên xóa nợ cho các quốc gia để trang trải chi phí chống dịch Covid-19”.
Hồng y Myanmar cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về các số liệu thống kê chính thức của Bắc Kinh, được cho là đã hạ quy mô lây nhiễm ở Trung Quốc, gian dối trong việc công bố số liệu nhiễm bệnh và tử vong, khiến nhiều chính phủ chủ quan, chưa kể đến việc “đổ tội” cho Mỹ đã gây ra đại dịch.
Theo ông, những lời “dối trá và tuyên truyền” của chính quyền Trung Quốc “đã đặt sinh mạng của hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới rơi vào vòng nguy hiểm”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-y-myanmar-chinh-quyen-trung-quoc-phai-chiu-trach-nhiem-chinh-trong-dai-dich-covid-19.html

Twitter tạm đóng tài khoản của Đại sứ quán Trung Quốc

Trương Thanh
Tài khoản Twitter chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã bị đình chỉ vào ngày 13/4.
Theo Secretchina, việc này có thể liên quan tới phương cách ngoại giao “Chiến lang” ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), muốn ngăn cấm những tiếng nói tự do về dịch viêm phổi Vũ Hán ở Sri Lanka.
Tài khoản Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka (@ChinaEmbSL), được tạo ra cách đây không lâu, đã tích cực công bố những thành tựu của ĐCSTQ về virus Vũ Hán bao gồm cả những viện trợ, cứu hộ cho Sri Lanka.
Ngoài việc tích cực ca ngợi ngoại giao khẩu trang và ngoại giao viện trợ y tế của ĐCSTQ, kênh Twitter này cũng phản ứng mạnh mẽ với tiếng nói tự do của Sri Lanka khi đặt câu hỏi về trách nhiệm của ĐCSTQ đối với dịch bệnh.
Hiện tại, tài khoản của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã được Twitter mở trở lại. Trước đó, trong ngày 13/4 truyền thông địa phương cho biết hoạt động của tài khoản đã vi phạm quy định của Twitter nên bị đóng.
Cụ thể, vài ngày trước, tài khoản chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã công bố quyên góp các vật tư chống dịch, bao gồm các thiết bị bảo hộ, bộ xét nghiệm… cho Hoa Liên hợp hội (Hội Hoa kiều ở Sri Lanka), Quỹ từ thiện Mã Vân và Quỹ từ thiện Alibaba. Mặc dù các quan chức Sri Lanka đã thể hiện sự lịch sự và nhiệt tình, nhưng truyền thông Sri Lanka đã không quên rằng nguồn gốc của bệnh dịch là từ Trung Quốc .
Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã tỏ thái độ rất không hài lòng với các báo cáo truyền thông địa phương, và cũng đã đăng lên trang Twitter của mình những ngôn từ gay gắt, đáp lại tiếng nói của truyền thông Sri Lanka rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát đại dịch này.
Một trong những dòng tweet đã nói thế này: “Các vị nói không sai, các cấp chính phủ Trung Quốc đang phục vụ 1,4 tỷ người Trung Quốc, thậm chí bao gồm cả người Trung Quốc thấp kém nhất. Tổng số người chết trong đại dịch Trung Quốc này cho đến nay là 3.344, con số này nhỏ hơn nhiều so với số người chết của chính phủ ‘thượng lưu’ của các vị. Ai là người bị nguyền rủa đây?”
Tính đến ngày 12/4, Sri Lanka đã có 210 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 7 người chết và 56 người khác đã được xuất viện.
Dòng tweet này của Đại sứ quán Trung Quốc ở Sri Lanka đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong cộng đồng và dư luận cho rằng ĐCSTQ đã nổ súng trước. Nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng đáp trả dòng tweet này.
Nhà báo địa phương Danish Manzoor nói trong một tweet rằng họ (ĐCSTQ) lớn mật khiển trách những người tố cáo chống ĐCSTQ nên mới bị phong tỏa tài khoản. Ông nói rằng, chúng tôi ủng hộ sáng kiến của Twitter, “Twitter đang làm rất tốt, không chỉ tôi nói như vậy, những người khác cũng nghĩ như vậy”.
Cựu phóng viên của Reuters, Shihar Aneez cũng đã tweet rằng sau khi phía Trung Quốc trả lời các cáo buộc nghi ngờ ĐCSTQ về vấn đề virus Vũ Hán, tài khoản của Đại sứ quán ĐCSTQ ở Sri Lanka đã bị khóa vì vi phạm các quy định của Twitter.
Easwaran Rutnam, biên tập viên của phương tiện truyền thông địa phương Colombo Gazette, cũng đã tweet rằng Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka chỉ muốn nghe tin tốt từ các phương tiện truyền thông địa phương trong cuộc chiến chống lại virus ĐCSTQ. “Họ chỉ muốn định hướng dư luận”.
Một quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka nói với Newsin.asia vào ngày 13/4 rằng Twitter không có lý do để đình chỉ tài khoản chính thức của đại sứ quán, và họ đã yêu cầu mở tài khoản trở lại.
Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng các quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần dây dường như đã trở thành những “Chiến Lang” (con sói chiến).
Ngay sau khi được mở lại tài khoản, ngoại giao Chiến Lang của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại, họ đăng trên tài khoản Twitter của Đại sứ quán rằng: “Chúng tôi tuân theo các quy tắc của Twitter, vì vậy họ đã xin lỗi vì sai lầm và mở lại (tài khoản của Đại sứ quán). Chúng tôi tin rằng nếu Twitter có thể tuân theo luật pháp và quy tắc của Trung Quốc, thị trường cũng có thể được mở cho họ. Có hàng tỷ người dùng trên WeChat & Weibo. Sri Lanka cũng nên cấm Twitter khi họ vi phạm luật pháp trong nước”.
Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter
86 người đang nói chuyện về điều này
Người dùng tên Indica đã bình luận dưới dòng tweet này rằng: “Vậy Twitter đã không còn cấm các vị nữa, các vị có thể không cấm Twitter ở Trung Quốc được không?”.
Theo Vương Quân, Secretchina
Trương Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/twitter-tam-dong-tai-khoan-cua-dai-su-quan-trung-quoc.html

Australia tăng ngân sách quốc phòng

để đối phó với thách thức trên biển

Chính phủ Australia vừa tái cam kết thực hiện các chương trình quốc phòng lớn của nước này, bao gồm chương trình đóng tàu ngầm trị giá 42 tỷ USD và đóng tàu khu trục trị giá 20 tỷ USD.
Theo thông tin trên, chi tiêu quốc phòng của Australia dự kiến sẽ vượt mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sau khi chính phủ liên bang tuyên bố kế hoạch tăng cường tiềm lực quân sự quốc gia sẽ không bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison vừa tái cam kết thực hiện các chương trình quốc phòng lớn của nước này, bao gồm chương trình đóng tàu ngầm trị giá 80 tỷ AUD (42 tỷ USD) và chương trình đóng tàu khu trục trị giá 35 tỷ AUD (20 tỷ USD).
Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds tuyên bố Chính phủ Australia cam kết bảo đảm đủ ngân sách cho việc bàn giao đúng thời hạn chín tàu khu trục lớp Hunter và 12 tàu ngầm lớp Tấn công; khẳng định việc phát triển năng lực đóng tàu hải quân của Australia là yêu cầu tối cần thiết và đại dịch COVID-19 không làm thay đổi yêu cầu này. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mathias Cormann cũng cho biết khoản ngân sách 135 tỷ AUD (85 tỷ USD) đã được “chốt” cho các chương trình đóng tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tuần tra lớp Guardian và tàu tuần tra xa bờ Arafura. Chính phủ Australia (năm 2018) đã phê duyệt ngân sách gần 100 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội với quy mô lớn nhất từ khi Thế chiến II kết thúc. Khoản ngân sách đầu tư cho quân đội rất lớn, lên đến gần 50 tỷ USD để mua tàu ngầm mới, hơn 35 tỷ USD cho tàu khu trục, 3 tỷ USD cho tàu tuần tra ngoài khơi. Toàn bộ số vũ khí mua mới này đều được xây dựng tại Australia. Bên cạnh đó, Hải quân Australia sẽ tiến hành nâng cấp cầu cảng, cơ sở hậu cần và đào tạo nâng cao kỹ năng chiến đấu. Tổng chi phí cho kế hoạch hiện đại hóa hải quân là khoảng 89 tỷ USD. Lực lượng mặt đất cũng có kế hoạch mua mới hàng nghìn xe bọc thép để tăng cường sức mạnh. Gần đây, chính phủ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 3,8 tỷ USD để hỗ trợ công nghiệp quốc phòng nước này trong việc tìm cách xuất khẩu vũ khí.
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ngân sách quốc phòng Australia được dự báo sẽ đạt mức 2% GDP trong giai đoạn 2020-2021 và sẽ vượt 2% GDP trong những năm tiếp theo. Theo Tiến sỹ Marcus Hellyer, chuyên gia phân tích ngân sách quốc phòng của Viện Chính sách Chiến lược Australia, trước thời điểm xảy ra đại dịch, chi tiêu quốc phòng Australia được dự kiến sẽ đạt mức 2,2% GDP vào năm 2025-2026. Tuy nhiên, trong trường hợp tăng trưởng kinh tế bị đình trệ và GDP suy giảm do dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 2,4 -2,5% GDP.
Được biết, Lực lượng Phòng vệ Australia có quân số chỉ 80.000 người nhưng được trang bị phương tiện chiến đấu rất hiện đại cùng kinh nghiệm trận mạc vô cùng phong phú. Theo Global Security, Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) có quy mô khá nhỏ bé nếu so với các quốc gia khác có cùng diện tích. Quân số thường trực của ADF khoảng 58.206 người và 21.694 quân dự bị. ADF là lực lượng quân sự lớn nhất châu Đại Dương nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với phần lớn quốc gia châu Á. Lục quân Australia có quân số thường trực khoảng 30.764 người, dự bị 14.662 người và được tổ chức thành 2 sư đoàn. Trang thiết bị chiến đấu của lục quân được đầu tư theo hướng “ít mà chất”. Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lục quân Australia là 59 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nhập khẩu từ Mỹ. 257 xe chiến đấu bọc thép ASLAV, một phiên bản của Piranha do General Dynamics Land Systems Canada sản xuất. Xe thiết giáp này đóng vai trò tấn công đột phá cho lục quân Australia. 431 xe bọc thép chở quân M113. Nó sẽ sớm được thay thế bằng xe thiết giáp mới trong dự án LAND 400. Ngoài ra, lục quân Australia còn sở hữu hơn 2.000 xe trinh sát bọc thép Bushmaster PMV và Hawkei PMV do công nghiệp quốc phòng nước này sản xuất. Pháo binh mặt đất chủ lực là M777 do Anh sản xuất. Vũ khí phòng không của Australia chủ yếu là tầm thấp đến trung, không có tầm xa. Năng lực chi viện hỏa lực đường không được giao cho 22 chiếc trực thăng tấn công Tiger do liên doanh Airbus Helicopter, châu Âu sản xuất. 98 trực thăng vận tải các loại do Mỹ và Pháp sản xuất.
Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) được đánh giá là lực lượng mạnh nhất của ADF. RAAF sát cánh cùng Không quân Mỹ tham chiến từ Thế chiến II đến nay. RAAF từng tham gia chiến dịch Không vận Berlin, Chiến tranh Triều Tiên. Gần đây, RAAF tham gia hoạt động ở Đông Timor, Chiến tranh Iraq, Afghanistan và can thiệp chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. RAAF có quân số khoảng 14.120 người. Máy bay chiến đấu mạnh nhất của RAAF là tiêm kích F/A-18, gồm 70 chiếc F/A-18A/B Hornet và 24 F/A-18F Super Hornet. Sắp tới, F/A-18 sẽ được bổ sung bằng tiêm kích tàng hình F-35A, 98 chiếc đã được đặt hàng trong đó, 2 chiếc đã bàn giao để huấn luyện. Australia là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ sử dụng máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler hoạt động trên mặt đất. EA-18 sát cánh cùng F/A-18 tạo nên tấm “áo giáp điện từ” mạnh mẽ bảo vệ cho biên đội chiến đấu. RAAF còn sở hữu 6 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Boeing 737 AEW&C. RAAF sở hữu năng lực không vận đáng nể với 6 máy bay tiếp nhiên liệu và vận tải Airbus A330 MRTT. 8 ngựa thồ hạng nặng C-17 Globemaster III, 12 chiếc C-130J Super Hercules. 2 Boeing 737 dùng vận chuyển khách VIP.
Australia bao quanh bởi đại dương nên họ đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực tuần tra và giám sát hàng hải trên không. 15 máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm AP-3C Orion đang hoạt động cùng 11 Thần biển P-8 có thể mang tên lửa chống hạm Harpoon. Ngoài ra, RAAF còn sở hữu nhiều máy bay vận tải tầm ngắn, máy bay huấn luyện. RAAF là lực lượng có kinh nghiệm tác chiến phong phú. Họ thường tham gia các chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu, qua đó nâng cao khả năng tác chiến độc lập hay hợp tác cùng các đối tác. Họ có đủ năng lực và thiết bị cho các chiến dịch phản ứng nhanh trên toàn cầu.
Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) được đánh giá là lực lượng tác chiến mặt nước tinh vi nhất ở Nam Thái Bình Dương. RAN có thể thực hiện các chiến dịch trên toàn thế giới. Hải quân Hoàng gia Australia có 47 tàu quân sự các loại, 14.215 nhân viên thường trực, 8.449 dự bị. RAN đang vận hành 6 tàu ngầm điện diesel lớp Collins, tương lai sẽ được thay thế bằng lớp Barracuda. Một tàu khu trục lớp Hobart, chiến hạm Aegis tinh vi nhất của RAN. 8 tàu hộ vệ tên lửa lớp Anzac, 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Adelaide. 13 tàu tuần tra lớp Armidale, 6 tàu quét mìn lớp Huon. Một tàu vận tải hạng nặng có thể chở theo xe tăng Abrams và một tàu tiếp dầu trên biển. Chiến hạm lớn nhất của RAN là 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra, lượng choán nước 27.000 tấn. RAN từng vận hành 2 tàu sân bay những năm Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, các tàu này đã ngưng hoạt động, một tàu bị đánh chìm, tàu còn lại được trưng bày làm bảo tàng nổi.
Đường lối quốc phòng của Australia tập trung vào chiến lược “phòng thủ trước”, trong đó vai trò của quân đội Australia là hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng ở khu vực. Từ năm 1972, Australia triển khai chính sách quốc phòng Australia, tập trung vào bảo vệ lục địa Úc chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Ngoài ra, an ninh và quốc phòng Australia có sự hỗ trợ của Mỹ thông qua Hiệp ước ANZUS, hiệp ước an ninh tập thể được ký giữa Mỹ, New Zealand và Australia được ký kết vào năm 1951. New Zealand đã rút khỏi ANZUS vào năm 1986.
http://biendong.net/bien-dong/34107-australia-tang-ngan-sach-quoc-phong-de-doi-pho-voi-thach-thuc-tren-bien.html

‘Bút chiến’ Úc-Trung: Xảo ngôn thua, sự thật thắng

Trương Thanh
Sau khi tờ Daily Telegraph của Úc nhận được lá thư “phàn nàn” của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney về những thông tin đại dịch virus Vũ Hán của tờ báo này, tác giả Tim Blair đã có đôi lời đáp trả sắc sảo.
Blair mở đầu bài viết: Tuần rồi, tờ Daily Telegraph của Úc đã nhận được một lá thư của Toà Lãnh Sự Trung Quốc than phiền về việc tờ báo đã có thái độ thù địch với Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19.
Sau đây là câu trả lời cho từng điểm mà Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc nêu ra trong thư:
Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc (TQ): Gần đây báo Daily Telegraph đã có một số bài viết và ý kiến về việc TQ đối phó với COVID-19 với đầy sự thành kiến, thiên vị và kiêu ngạo.
Daily Telegraph (DT): Nếu một tờ báo quốc doanh ở TQ mà nhận được loại khiếu nại này thì những ngày tiếp theo sẽ có những nhà báo thức dậy trong tù và nội tạng của họ sẽ bị thu hoạch.
TQ: Xác định nguồn gốc virus là vấn đề khoa học đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở khoa học.
DT: Chắc chắn là vậy. Như thế nào là chuyên nghiệp và dựa trên khoa học khi Triệu Lập Kiên vào ngày 12/03/2020 đã giúp Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quân đội Hoa Kỳ mang COVID-19 đến Vũ Hán?
TQ: Nguồn gốc virus vẫn chưa rõ, và WHO đã chính thức gọi tên con virus là COVID-19.
DT: WHO cũng từng chỉ định kẻ độc tài sát nhân Robert Mugabe của Zimbabwe làm Đại sứ Thiện chí của WHO và vào ngày 02/03/2020, tổ chức này tuyên bố rằng sự kỳ thị virus đáng sợ hơn bản thân virus nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới làm rất nhiều thứ ngu ngốc.
TQ: Động cơ thực sự của các vị sau nỗ lực gắn liền con virus với Trung Quốc là gì và thậm chí nói rằng con virus là “made in China” (sản xuất bởi Trung Quốc).
DT: Động cơ của chúng tôi là sự chính xác. Chính vì thế mà chúng tôi đâu có nói con virus này xuất phát từ Bognor Regis (khu nghỉ mát bên bờ biển miền Nam nước Anh) hay “made in Panama” đâu.
TQ: Người dân Vũ Hán thực sự đã hy sinh rất nhiều để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
DT: Bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã làm mọi cách để cảnh báo với mọi người về sự bùng phát của virus. Sau đó, như tờ New York Times đưa tin, đầu tháng 1, anh ta bị cả quan chức y tế và cảnh sát gọi lên, và buộc phải ký một tuyên bố thừa nhân rằng cảnh báo của anh ta là một tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp. Và giờ đây anh ấy đã chết, đó cũng là sự hy sinh đấy.
TQ: Để gây sự chú ý và quảng cáo cho tờ báo, các vị còn gọi thành phố Vũ Hán là thành phố xác sống và gọi chợ hải sản Vũ Hán là Chợ Dơi. Sao các người có thể thấp kém vậy?
DT: Trong thế giới văn minh, “Bradman bats and bats and bats” là biểu ngữ báo chí nổi tiếng. Ở Vũ Hán đó là tên của một nhà hàng.
(Cách chơi chữ của người Úc, trong đó Bradman là danh thủ khúc côn cầu nổi tiếng của Úc, “bat” cũng là cây côn khúc lừng danh của ông, và “bat” trong tiếng Anh cũng là cú đánh bất ngờ. DT dùng khẩu ngữ nổi tiếng để châm biếm với một nghĩa khác của “bat” là dơi – Biên tập viên).
TQ: Hiệu quả của công tác phòng chống dịch của Trung Quốc đã khẳng định tính đúng đắn của triết lý lấy dân làm gốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chứng minh ưu thế của hệ thống chính trị ở Trung Quốc.
DT: Trong năm 2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng Trung Quốc đã hành quyết số người nhiều hơn tổng số phạm nhân bị hành quyết của thế giới cộng lại. Xin vui lòng cho chúng tôi biết thêm về triết lý lấy dân làm gốc, và cần bao nhiêu viên đạn để thực hiện triết lý đó.
TQ: Thay vì công nhận và đối diện với sự thật trên tờ báo của mình, các vị lại tấn công Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền TQ bằng những ngôn từ ác độc.
DT: Nhưng chúng tôi chưa bị bỏ tù và xử bắn. Đâu là công lý trong chuyện này?
TQ: Đánh giá của các vị dựa trên sự giàu nghèo của người khác hay dựa trên sự thành kiến về ý thức hệ?
DT: Chúng tôi thừa nhận có thành kiến với mọi chế độ độc tài. Đó là thất bại bi thảm của chúng tôi.
TQ: Từ ngày 3/1/2020 Trung Quốc đã cập nhật thông tin với WHO và cộng đồng thế giới đúng theo quy định.
DT: Ngày 14/1/2020 tức là 11 ngày sau khi các vị cập nhật theo quy định, WHO đã phát đi một thông tin sai lệch lố bịch này: Các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi các nhà chức trách Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus corona (2019-nCoV) được xác định tại Wuhan, Trung Quốc.
Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter
30,7 N người đang nói chuyện về điều này
TQ: Dịch bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và Trung Quốc đang làm hết sức mình để hỗ trợ các nước khác chống dịch.
DT: Hàng ngàn bộ xét nghiệm virus do Trung Quốc sản xuất và khẩu trang y tế đã được gửi tới Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, hóa ra là “dưới tiêu chuẩn hoặc khiếm khuyết”, theo BBC.
Và ABC tuần này đã báo cáo rằng hơn 800.000 khẩu trang đã bị thu giữ bởi các sĩ quan của Lực lượng Biên phòng Úc sau khi những chiếc khẩu trang này được phát hiện là hàng giả hoặc bị lỗi.
Cảm ơn vì tất cả sự giúp đỡ của các vị.
TQ: Virus không quan tâm tới biên giới.
DT: Vậy tại sao sau đó Trung Quốc đóng cửa biên giới ngày 28/03/2020, ngay cả khi đã tuyên bố chiến thắng trước sự lây lan của virus?
TQ: Các vị nhiều lần đặt câu hỏi về những đánh giá tích cực của WHO đối với việc phòng chống dịch của Trung Quốc, các vị chắc cũng biết WHO là tố chức quốc tế có thẩm quyền nhất trong y tế công cộng toàn cầu, với hơn 190 thành viên bao gồm cả Úc.
DT: Hãy cứ nhìn vào con số đó.
TQ: Bất chấp các thông tin có thẩm quyền do Trung Quốc và các ý kiến chuyên môn của WHO cung cấp, các vị đã trích dẫn một số cái gọi là phân tích chiến lược… Các vị có biết tổ chức nơi những người này làm việc (nơi công bố các phân tích nhắc tới trước đó) đã bị lộ là nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hoa Kỳ không?
DTT: Hoa Kỳ năm ngoái đã đóng góp gần 900 triệu đô la cho WHO thiêng liêng. Quan điểm của các ngài là gì, thưa ngài?
TQ: Các bài báo gần đây của các vị về dịch bệch tại Trung Quốc toàn phóng đại, vô trách nhiệm và đầy ý đồ chính trị.
DT: Ồ chúng tôi thật xấu xí. Xin hãy gửi cho chúng tôi biên bản mà bác sĩ Lý Văn Lượng ký xác nhận anh ấy tung tin đồn nhảm phá hoại an ninh trật tự xã hội, để chúng tôi có thể ký tên lên theo.
Bài viết này của Blair không chỉ được đăng trên phiên bản điện tử của tờ Daily Telegraph, mà cả bản báo giấy hôm 4/4 cũng dành trọn hai trang 6 và 7 để đăng cuộc đối đáp phản biện này.
Video: Nhà báo Mỹ được đề cử giải Nobel Hòa bình vì nói lên cuộc ‘Đại Thảm Sát’ ở TQ
Theo Tim Blair, The Daily Telegraph
Trương Thanh dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/but-chien-uc-trung-xao-ngon-thua-su-that-thang.htmla

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.