Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Xà phòng tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?

Tuesday, March 17, 2020 5:46:00 PM // ,

16/03/2020

TTO - Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

Xà phòng tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào? - Ảnh 1.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay với xà phòng để ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Cơ chế diệt các loại virus và vi khuẩn của xà phòng thông dụng
Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các cơ quan chuyên môn về y tế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã lập tức đưa ra khuyến nghị là mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước để ngăn ngừa bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Thời gian rửa tay phải ít nhất là 20 giây và phải rửa đúng cách: toàn bộ mặt trên và dưới bàn tay, các kẽ móng, kẽ ngón tay.
Vậy, xà phòng loại thông thường có tác dụng như thế nào trong việc tiêu diệt các loại virus, trong đó có SARS-CoV-2?
Giáo sư Palli Thordarson ở Đại học New South Wales (Úc) đã giải thích về sự hữu hiệu của xà phòng thông thường trong việc "bất hoạt" (inactive) virus.
Từ "bất hoạt" đang được y giới sử dụng rộng rải để chỉ sự vô hiệu hóa hoạt động của virus. Lý do là đa số không xem virus là một sinh vật có sự sống hoàn chỉnh, vì virus không có khả năng tự sinh sản và hấp thụ năng lượng để sống sót (virus phải có vật chủ mới có thể duy trì sự tồn tại của nó).
Giáo sư Thordarson giải thích về cơ chế hoạt động của xà phòng trong việc bất hoạt virus SARS-CoV-2 như sau:
Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.
Cấu tạo của virus SARS-CoV-2 gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt xích yếu nhất là các phân tử chất béo, đây là lớp vỏ bọc bảo vệ của con virus, vừa hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể.
Khi dùng xà phòng và nước rửa tay, vì xà phòng có chứa các thành phần phân tử giống chất béo gọi là chất "lưỡng phần" (amphiphile). Chất lưỡng phần có cấu trúc tương tự như chất béo lipid của virus, và sẽ "cạnh tranh" với các các lipid của virus.
Song song đó, chất này còn có tác dụng "hòa tan" các liên kết phi hóa trị (non-covalent bond) của virus, các liên kết này chính là "chất keo" giúp liên kết các thành phần phân tử lipid, protein và RNA của virus. Nhờ vậy, phân tử xà phòng sẽ đẩy virus bong tróc khỏi bề mặt da tay và bị sụp đổ cấu trúc, làm con virus bị tiêu diệt.
Giáo sư Thordarson và một số đồng sự cũng nhận xét rằng giải pháp dùng xà phòng và nước để rửa tay tốt hơn so với nước rửa tay khô (hand sanitizer) và cồn y tế. Lý do là nếu dùng các loại sau nếu trong thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng diệt sạch các loại virus như rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian 20 giây.
Xà phòng diệt khuẩn (Antibacterial soap)
Trước nay, các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm quốc tế thường rầm rộ quảng cáo rằng xà phòng diệt khuẩn là có thể diệt các loại vi khuẩn gây hại sức khỏe lây truyền qua da...
Nhưng cách đây gần 4 năm, ngày 2-9-2016, Cơ quan Quản lý thực - dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành lệnh cấm lưu hành một số lớn loại xà phòng diệt khuẩn trên thị trường Mỹ, với lý do các nhà sản xuất không chứng minh được những sản phẩm này an toàn và có hiệu quả hơn các loại xà phòng thông thường khác.
FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.
Quy định này của FDA áp dụng cho các loại xà phòng có chứa chất triclocarban thường gặp trong xà phòng dạng bánh và triclosan thường gặp trong xà phòng dạng lỏng.
Một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy chất triclosan làm biến đổi các microbiome ở đường ruột con người và sự nhiễm tricolsan có thể gây tổn thương cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển. Các nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016 cho thấy lạm dụng xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng đề kháng với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn.
Tiến sĩ Patrick McNamara thuộc Đại học Marquette (Mỹ), người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về xà phòng kháng khuẩn, cho biết: "Nước thải sinh hoạt có lẫn triclosan hoặc triclocarban khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm cho các loài vi khuẩn chẳng những không bị chết mà còn giúp chúng tăng sức đề kháng với các loại kháng sinh".
Một nghiên cứu trước đó vào năm 2015 kết luận rằng các thành phần công thức có trong các loại xà phòng diệt khuẩn cũng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với xà phòng thông thường.
Theo FDA, 93% số xà phòng dạng lỏng có ghi nhãn là "kháng khuẩn" (antibacterial" hoặc "antimicrobial") hiện đã được loại dần chất triclosan ra khỏi thành phần của chúng.
Một số nước trong khối EU đã cấm dùng triclosan, nhưng chất này vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong kem đánh răng vì được cho rằng rất hiệu quả để phòng các bệnh về nướu.
10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19 10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19
TTO - Theo chuyên gia WHO, nguy cơ mắc bệnh COVID-19 phụ thuộc vào độ tuổi, nơi sống và sức khỏe của mỗi người, do đó để phòng bệnh, cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa cơ bản.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.