Tin Việt Nam – 17/03/2020
Tuesday, March 17, 2020
7:03:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Án tù cho 5 cựu thanh tra nhận hối lộ
5 cựu cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vào ngày 16 tháng 3 bị tòa án tuyên án tù về tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và trốn thuế. Báo trong nước loan tin hôm 17/3/2020.5 người bị án tù gồm trưởng đoàn thanh tra Lê Mạnh Hà, 40 tháng tù giam; Phó đoàn thanh tra Nguyễn Thị Cúc, 34 tháng tù giam; Hai thành viên đoàn thanh tra là Nguyễn Hưng và Dương Văn Bằng, 28 tháng tù giam; Nguyễn Quý Diễn cũng là thành viên đoàn thanh tra, 24 tháng tù giam. Tất cả đều bị kết tội “nhận hối lộ”.
Ngoài ra còn có 3 giám đốc bị tuyên án tội với tội “đưa hối lộ” gồm Trần Ngọc Tài, Giám đốc Công ty Cường Quý, 24 tháng tù; Nguyễn Cao Châu, 6 tháng tù giam; Nguyễn Gia Hải, Giám đốc Doanh nghiệp Hải Lam, 9 tháng tù và thêm 12 tháng tù về tội “Trốn thuế”, tổng hình phạt Hải phải nhận là 21 tháng tù giam.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, ngày 18/4/2019, tại hội trường UBND huyện Thiệu Hóa, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Trưởng đoàn thanh tra tỉnh Thanh Hóa bị bắt quả tang có hành vi nhận số tiền 20 triệu đồng của Công ty TNHH Xây dựng Vận tải Tùng Sâm do chị Ngô Thị Quyền là kế toán của công ty đưa.
Mục đích Công ty Tùng Sâm đưa số tiền này là để đoàn thanh tra bỏ qua một số sai phạm, giúp công ty giảm số tiền truy thu thuế nộp ngân sách Nhà nước.
Liên quan vụ án tham ô hơn 26 tỷ đồng xảy ra ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, sáng 17/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định khởi tố thêm 4 bị can, trong đó bắt tạm giam 3 bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can.
Như vậy đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố tổng cộng 7 bị can và bắt tạm giam 6 bị can.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2017 đến tháng 5/2019, bà Nguyễn Thị Minh Liễu, kế toán trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ và Trần Thị Huệ, thủ quỹ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ cấu kết với nhau, nhiều lần rút tiền của cơ quan để chi tiêu vào mục đích cá nhân và không có khả năng chi trả với số tiền là 26,5 tỷ đồng.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/5-former-inspectors-in-thanhhoa-get-prison-sentences-03172020083440.html
Gia đình nhà báo độc lập Lê Anh Hùng tố cáo
việc công an Hà Nội đưa anh vào bệnh viện tâm thần
Tin từ Hà Nội: Gia đình nhà báo độc lập Lê Anh Hùng tố cáo việc công an Hà Nội đưa anh vào bệnh viện tâm thần để buộc anh chữa bệnh cho dù cả anh và gia đình phản đối một cách kịch liệt. Nhà báo Lê Anh Hùng, một blogger thường có nhiều bài viết chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam trên Đài Á châu Tự do, đã bị bắt vào giữa năm 2018 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự chỉ vì anh đã hàng trăm lần gửi đơn tố cáo một số lãnh đạo cao cấp của chế độ phạm một số tội từ phản bội tổ quốc đến buôn bán ma tuý.Sau nhiều tháng giam giữ để điều tra, công an Hà Nội không tìm ra được chứng cứ kết tội, nhưng thay vì trả tự do cho anh, công an lại đưa anh vào Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 để buộc anh chữa bệnh. Anh nói với mẹ anh, một người từng làm y tá cho một bệnh viện tâm thần ở Hà Tĩnh, rằng anh thường bị tiêm thuốc không nhãn mác và anh cảm thấy đau đầu sau mỗi lần tiêm. Gần đây, bệnh viện còn tăng liều lượng tiêm, làm cho anh ngày càng thấy khó chịu hơn. Gia đình anh đang làm đơn đề nghị được đưa anh về nhà chữa trị. Không rõ nhà cầm quyền cộng sản sẽ phản hồi ra sao.
Việc buộc điều trị tâm thần cho dù người được điều trị không muốn là một hình thức đàn áp giới bất đồng chính kiến mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường áp dụng.
QT
https://www.sbtn.tv/gia-dinh-nha-bao-doc-lap-le-anh-hung-to-cao-viec-cong-an-ha-noi-dua-anh-vao-benh-vien-tam-than/
Cựu đô đốc/thứ trưởng quốc phòng VN
Nguyễn Văn Hiến bị truy tố
Cựu đô đốc, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hiến, vừa bị Viện kiểm sát Quân sự Trung ương hôm 17/3, truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 360 Bộ luật Hình sự 2015.Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, theo cáo trạng, ông Nguyễn Văn Hiến đã không kiểm tra mà ký phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, gây thất thoát 939 tỉ đồng.
Ba khu đất quốc phòng này nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài Cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến, 7 bị can khác cũng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai,” điều 229 Bộ luật Hình sự, vì liên quan đến vụ sai phạm đất đai xảy ra tại 3 khu đất vừa nêu.
Các bị can Đinh Ngọc Hệ, hay còn được gọi là Út “Trọc”, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn và một số người khác bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 174 Bộ luật Hình sự.
Theo Cáo trạng, ông Hiến đã đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định của Bộ Quốc phòng, của Chính phủ và Luật Đất đai năm 2003; không chỉ đạo kiểm tra năng lực thực tế của các doanh nghiệp liên doanh, dẫn đến bị đối tác sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp, chuyển nhượng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…
Những sai phạm của Cựu đô đốc, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến làm Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất số 2, số 7-9, số 9-11 đường Tôn Đức Thắng, TP HCM, trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 939 tỉ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-admiral-nguyen-van-hien-prosecuted-03172020082740.html
Công an Hà Nội truy nã một phụ nữ
làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần
Tin ngày 16/3/2020: Công an thành phố Hà Nội đang truy nã Nguyễn Thị Mai Anh vì cáo buộc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần cho nhiều phạm nhân và đối tượng phạm tội để giúp chúng không bị trừng phạt bởi luật pháp cho những tội phạm do chúng gây ra.Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin công an Hà Nội đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Mai Anh, sinh năm 1979 và cư trú tại quận Nam Từ Liêm về cáo buộc “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.”
Theo kết quả điều tra, từ năm 2018 đến tháng 6/2019, Nguyễn Thị Mai Anh đã thuê làm giả nhiều kết luận giám định tâm thần, biên bản pháp y tâm thần, công văn, giấy tờ của Viện pháp y tâm thần Trung ương, Bệnh viện tâm thần Trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa…
Với những giấy tờ này, nhiều tội phạm đã được làm hồ sơ giả bệnh án tâm thần và không bị truy tố hay kết án. Mai Anh đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú từ cuối tháng 2.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cong-an-ha-noi-truy-na-mot-phu-nu-lam-gia-ho-so-benh-an-tam-than/
Vụ cựu quan chức TPHCM giao đất vàng Lê Duẩn
trái pháp luật đang được điều tra bổ sung
Vụ án ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giao khu đất vàng số 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1, trái pháp luật làm thất thoát ngân sách Nhà nước đang trong quá trình tiến hành điều tra bổ sung.Báo Pháp Luật loan tin ngày 17/3, cho biết quá trình điều tra bổ sung vụ án theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhằm làm rõ trách nhiệm của từng bị can và xem xét giá trị thiệt hại.
Vào cuối năm 2019, Cơ quan Điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra sơ bộ và đề nghị truy tố một loạt cựu quan chức TP.HCM gồm ông Nguyễn Thành Tài, ông Đào Anh Kiệt (Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM), ông Nguyễn Hoài Nam (Cựu Bí thư Quận uỷ Quận 2), bà Lê Thị Thanh Thuý (Cựu Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue), và ông Trương Văn Út (Cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM).
Cơ quan Điều tra xác định hành vi của ông Tài có tính hệ thống, xảy ra trong thời gian dài và là nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật tại dự án khu đất vàng Lê Duẩn.
Kết luận của Cơ quan Điều tra nêu rõ ông Tài đã có quan hệ tình cảm với bà Lê Thị Thanh Thuý nên đã ký trái quy định nhiều văn bản chỉ đạo, chấp thuận theo đề xuất của Công ty Quản lý Kinh doanh nhà.
Ông Tài bị nói đã ký đề xuất cho thành lập pháp nhân đầu tư mới của dự án, ký ban hành quyết định giao đất và cho thuê khu đất số 8-12 Lê Duẩn cho Công ty Lavenue của bà Thuý. Các quyết định này được Bộ Công an xác định không đúng đối tượng, không được cơ quan chức năng thẩm định.
Ông Tài cũng ký chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm góp 30% vốn vào dự án mà không thẩm định kinh nghiệm, năng lực tài chính, bản chất chuyển dịch tài sản thuộc quyền quản lý Nhà nước sang tư nhân.
Tất cả các bị cáo đã bị Cơ quan Điều tra đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình sự 2015.
Vào thời điểm bắt đầu điều tra, thiệt hại của vụ án bị xác định ít nhất là 2.047 tỷ đồng.
Báo trong nước cũng loan tin nói ông Tài đã ký văn bản, quyết định nhưng bản thân không hưởng lợi ích vật chất và còn đang bị ung thư nên Bộ Công an sẽ áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bà Thuý bị nói đã lợi dụng quan hệ tình cảm với ông Tài để trục lợi cá nhân, không phải cạnh tranh, không đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án. Tuy nhiên bà Thuý đã không thừa nhận hành vi phạm tội tại Cơ quan Điều tra.
Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Cựu Giám đốc Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM), người bị xác định đã tham mưu, đề xuất cho ông Tài ký nhiều văn bản, hiện đang bỏ trốn và bị truy nã.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-case-of-le-duan-gold-land-being-further-investigated-03172020083303.html
Giải cứu 11 phu đào vàng bị chủ giam giữ,
đánh đập ở Quảng Nam
Công an huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vừa giải cứu 11 phu đào vàng bị chủ bãi vàng Thạnh Mỹ 1 giam giữ, đánh đập do bỏ trốn.Truyền thông trong nước, vào ngày 17/3 dẫn lời ông Lương Văn Vinh-Trưởng Công an xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết 11 phu đào vàng vừa được giải cứu là người dân tộc Khơ-mú ở địa phương. Có 5 người trong số này đã được Công an tỉnh Quảng Nam bàn giao vào chiều ngày 16/3. 6 người còn lại không về địa phương mà đi tìm việc làm ở nơi khác.
Tin cho biết 11 người dân tộc Khơ-mú, hồi đầu tháng 3 năm 2020 đến xin làm công việc phu đào vàng ở bãi vàng Thạnh Mỹ 1 tại xả Dak Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Chủ bãi vàng ngụ tại thị trấn Thạnh Mỹ hứa trả lương cao và tạm ứng số tiền 6,5 triệu đồng cho chi phí đi đến bãi vàng làm việc. Tuy nhiên, khi đến nơi, 11 người lao động này phát hiện đây là bãi vàng hoạt động trái phép, đường hầm cũ kỹ. Do lo sợ bị tai nạn sập hầm nên 11 người quyết định bỏ trốn.
Trong lúc băng rừng bỏ trốn, tất cả họ đã bị “cai vàng” của bãi vàng Thạnh Mỹ 1 bắt giữ lại và bị buộc phải làm việc để trả số tiền đã ứng, hoặc phải có tiền chuộc. 5 người trong số họ bị đánh đập do có thái độ chống đối.
Báo Nghệ An Online cho biết bãi vàng Thạnh Mỹ 1 là một trong những bãi vàng trái phép lớn nhất ở tỉnh Quảng Nam và cơ quan điều tra tiến hành hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can nhóm “cai vàng” liên can vụ việc này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eleven-mistreated-gold-miners-were-rescued-in-quang-nam-province-03172020083929.html
Trữ lượng tại nhiều mỏ dầu chủ lực của Việt Nam
đang bị suy giảm
Trữ lượng dầu khí khai thác được từ những mỏ truyền thống chủ lực của Việt Nam hiện nay đang bị suy giảm sau 20-30 năm khai thác.Báo trong nước loan tin ngày 17/3, trích thông tin từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN.
Cụ thể, các mỏ dầu được PVN cho là truyền thống chủ lực bao gồm Bạch Hổ, Sư Tử, Rạng Đông, và Lan Tây. Đây là những mỏ dầu được nói đóng góp sản lượng quan trọng, cung cấp gần 600 triệu tấn dầu khí quy đổi trong thời gian qua.
Trước khó khăn gia tăng trữ lượng dầu khí đang suy giảm, PVN cho biết sẽ đầu tư thêm các giải pháp công nghệ để tận thu hồi dầu tại các mỏ vừa nêu.
Ngoài ra, PVN cũng sẽ đa dạng hóa nguồn đầu tư trong nước cũng như tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài đẩy mạnh triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò ở các vùng truyền thống và khu vực nước sâu, thậm chí xa bờ ngay khi có thời cơ thuận lợi.
Tuy nhiên, PVN đang gặp khó khăn do cơ chế chính sách cho ngành dầu khí chưa thay đổi kịp thời. Cụ thể, có nhiều quy định trong các luật về hoạt động dầu khí chưa phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế, chính trị, dầu khí trên thế giới và trong khu vực.
PVN cũng đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư trầm trọng, nhiều dự án phát triển quan trọng đang chậm tiến độ. Nguyên nhân được nói là do quá trình thăm dò và chi phí thăm dò cần được đầu tư nhiều nhưng trong những năm qua vẫn luôn ở mức thấp kỷ lục.
Thêm vào đó, tình hình Biển Đông không ổn định với hành động quyết đoán, khiêu khích từ phía Trung Quốc cũng khiến PVN gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định một kế hoạch dài hạn, hay tìm kiếm các đối tác chiến lược cùng thăm dò, khai thác dầu khí.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/reserves-at-many-of-vietnam-key-oilfields-decreased-03172020092914.html
Xâm nhập mặn sẽ giảm nhẹ trong tháng 4,
hạn hán vẫn kéo dài ở ĐBSCL
Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam ngày 17/3 cho biết từ nay đến 6/4 xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ giảm dần. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.Theo tin dự báo, có nhiều khả năng nước ngọt sẽ có khi triều thấp trong cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Do đó, Viện khoa học thuỷ lợi thông báo các địa phương tại ĐBSCL cần theo dõi kỹ để tổ chức lấy nước ngọt phục vụ trồng trọt và sinh hoạt cho người dân trong địa phương.
Đến tháng 5 xâm nhập mặn sẽ giảm sâu nhưng hạn hán sẽ kéo dài vì mưa sẽ đến muộn, dòng chảy thượng lưu về ĐBSCL thấp.
Tuy vậy tại thời điểm này xâm nhập mặn tại các sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại vẫn còn rất cao và khốc liệt. Đã có 39 ngàn hecta lúa bị thiệt hại và hơn 96 ngàn hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt.
Hôm 16/3, UBND tỉnh Tiền Giang đã dùng sà lan chở nước từ đầu nguồn về cấp miễn phí cho các nhà vườn trồng sầu riêng. Mỗi hecta nhà vườn được nhận miễn phí 20 mét khối nước ngọt.
Trong cùng ngày, Công ty nước và môi trường Bình Dương đã chuyển 6 ngàn mét khối nước ngọt sạch miễn phí đến cho các hộ dân ở tỉnh Bến Tre.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/salinity-reduces-lightly-in-april-drought-continues-in-mekong-03172020083833.html
Nguồn nước thô Sài Gòn bị nhiễm mặn:
vẫn trong tầm kiểm soát!?
Ngày càng nhiễn mặn nhưng chưa đáng lo!Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam gần đây đưa ra nhận định tình trạng xâm nhập mặn ở thành phố Hồ Chí Minh năm nay đến sớm hơn mọi năm. Cụ thể, nguồn nước thô tại thành phố lớn nhất khu vực phía Nam đã bị nhiễm mặn.
Vẫn theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mức độ xâm nhập mặn tại sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đang có dấu hiệu tăng qua từng năm.
Nhận xét về tình hình nhiễm mặn nguồn nước tại Sài Gòn hiện nay, Thạc sĩ Hồ Long Phi, chuyên gia về Nước, Phó Ban Điều phối chống ngập TPHCM cho rằng:
“Nói chung mặn đợt này khá bất thường và khốc liệt nhưng vẫn nằm trong quỹ tự nhiên của đợt biến đổi khí hậu. Nước biển ngày càng dâng, những năm khô hạn thì nước biển lắng sâu hơn và gây ngập mặn rất sâu ở Đông bằng sông Cửu Long cũng như sông Vàm Cỏ hay sông Sài Gòn. Nhưng thành phố Hồ Chí Minh không đáng ngại lắm vì nguồn nước chính của thành phố Hồ Chí Minh là sông Đồng Nai. Mà sông Đồng Nai thì đến nay mặn vẫn không lấn sâu.”
Vẫn theo Thạc sĩ Hồ Long Phi, mức độ nhiễm mặn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn so với trước đây nhưng để dẫn đến gián đoạn trong cấp nước thì ông cho rằng trước mắt chưa phải nguy cơ lớn.
Tiến sĩ Trịnh Thị Long, Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ Môi trường & Sinh thái, cũng thừa nhận nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiễm mặn nguồn nước là do biến đổi khí hậu. Theo đó, khi thời tiết bị biến đổi theo hướng cực đoan sẽ khiến hạn khắc nghiệt hơn, mưa ngắn hơn nhưng lượng mưa sẽ cao hơn.
Cụ thể, Tiến sĩ Long cho rằng lượng mưa trong năm nay được dự báo sẽ ít hơn các năm như 2015, 2016 rất nhiều.
“Lượng mưa về ít thì làm sao đẩy được mặn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng các đập thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai nếu hạn quá họ tích nước, như vậy dưới hạ lưu không có nước để đẩy mặn. Nếu có hệ thống thủy điện mới có biện pháp không tích nước mùa khô mà xả nước cho hạ lưu. Còn đối với biến đổi khí hậu chỉ còn mỗi cách là phải thích ứng.”
Giải pháp xử lý
Để đối phó với tình trạng nước thô bị nhiễm mặn như hiện nay, chính quyền thành phố đang thực hiện hai giải pháp chủ yếu là nâng công suất nước sông Đồng Nai lên hoặc di chuyển nước từ Hồ Dầu tiếng về.
Thạc sĩ Hồ Long Phi giảng giải:
“Những biện pháp hiện tại về dự phòng mùa khô thì có hai nguồn nước để đáp ứng: một là nguồn nước từ nhà máy cấp nước lấy nước từ hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh về, một cái nữa là sông Đồng Nai. Hai nguồn đó đến nay vẫn an toàn nên về cơ bản tôi cho rằng đây chưa phải là vấn đề đáng ngại lắm. Nhưng
trong lương lai cũng đã có nghiên cứu phương pháp dự phòng là làm đường dẫn nước thô thẳng từ hồ Dầu Tiếng. Nếu có cách gì để tích hợp lên thì chắc chắn đó là biện pháp thuyết phục để dự phòng.”
Hồ Dầu Tiếng được biết đến như hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với dung tích chứa lên đến 1,58 tỷ m3 khối nước.
Vào tháng 2/2017, sau khi đi thị sát hồ Dầu Tiếng để tìm phương pháp dẫn nước về cho thành phố Hồ Chí Minh, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân Thành phố cho khởi động ngay dự án đầu tư đường ống nước trực tiếp từ lòng hồ Dầu Tiếng về nhà máy xử lý.
Báo trong nước lúc bấy giờ đưa tin trích lời ông Hồ Văn Lâm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – Sawaco cho biết chi phí làm đường ống dẫn nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng về TP.HCM mất khoảng 10.000 tỉ đồng.
Vào ngày 22/1 vừa qua, đơn vị quản lý hồ Dầu Tiếng đã mở tràn hồ để xả nước đẩy mặn cho nhà máy nước Tân Hiệp ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những giải pháp lấy nước từ các sông hiện đang được ứng dụng, trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn như hiện nay, Tiến sĩ Trịnh Thị Long cho rằng cần phải tiết kiệm nước và tái sử dụng nguồn nước thải.
“Do Việt Nam là nước nông nghiệp phát triển mạnh thì cần phải thay đổi khi trồng những loại cây và nuôi các loại con thì phải sử dụng nước ít hơn và cố gắng tái sử dụng nuồn nước thải ra. Ví dụ như cố gắng tuần hoàn nước nuôi trồng thủy sản, vừa tiết kiệm nước mà bảo đảm không để nguồn bệnh nhiễm vào nước, hay tái sử dụng nước tiêu khi tưới cây. Bây giờ nước thải chưa tái sử dụng được nhiều ví dụ như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Hay có thể trữ nước vào mùa mưa vì khi mùa mưa mình có gần như dư thừa lượng nước nhưng mùa khô lại rất thiếu nước do nước phân bố mưa không đều, 90% mưa vào mùa mưa, còn mùa khô chỉ mưa 5-10% nên mùa khô sẽ rất khô. Vì vậy cần phải có biện pháp tích trữ nước mưa đó để sử dụng trong mùa khô. Biện pháp đấy rất khả thi nhưng phải có tiền để đầu tư tích trữ nguồn nước.”
Theo thông báo từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn năm nay không chỉ xảy ra ở Sài Gòn, khu vực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mà khu vực Trung Bộ trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020 cũng sẽ bị ảnh hưởng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/saigon-raw-water-is-saline-but-still-under-control-03162020140734.html
Thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6
được phát hiện ở Hà Nội
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (NN&PTNN) vào ngày 17/3 thông báo Hà Nội vừa phát hiện thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ. Cơ quan chức năng cho tiêu hủy hàng ngàn gia cầm.Cụ thể, hai ổ cúm gia cầm A/H5N6 mới được phát hiện thuộc thôn Trung Cao, xã Trung Hòa và thôn Mỹ Lương, xã Mỹ Lương thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy lên tới hơn 6300 con.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến thời điểm này tại khu vực huyện Chương Mỹ còn 2 xã Trung Hòa và Mỹ Lương có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, còn các xã như Phú Nghĩa, Nam Phương Tiến, Tốt Động là những địa phương có dịch cúm gia cầm những ngày trước đó thì đã qua 21 ngày không có phát sinh thêm dịch.
Sở NN&PTNN thông báo đã thành lập 2 đoàn kiểm tra nhằm phát hiện dịch bệnh gia cầm trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các cấp, đặc biệt là huyện Chương Mỹ triển khai các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, kiểm tra, tiêm phòng và giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra.
Ngoài ra, Sở NN&PTNN sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khoanh vùng và xử lý, tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông. Mục đích nhằm kiểm soát việc vận chuyển động vật ra vào khu vực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-reports-2-more-sites-infected-with-avian-influenza-a-h5n6-03172020075940.html
Việt Nam phát hiện 66 ca nhiễm COVID-19,
ngưng cấp thị thực nhập cảnh để phòng chống dịch
Việt Nam báo cáo trong ngày 17 tháng 3 có thêm 5 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số lên 66 trường hợp kể từ đầu mùa dịch đến nay. Năm ca mắc COVID-19 mới được báo cáo đều là người trở về từ nước ngoài.Nhằm hạn chế đầu vào, giúp công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả, Việt Nam sẽ tạm dừng cấp visa vào Việt Nam đối với tất cả các nước trên thế giới trong vòng 15 đến 30 ngày. Mục tiêu nhằm hạn chế đầu vào, giúp công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả.
Đây là chính sách được thủ tướng chính phủ Việt Nam, Ông Nguyễn Xuân Phúc, đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống dịch COVID-19 ở Hà Nội vào chiều ngày 16 tháng 3. Tuy nhiên thời điểm chính thức áp dụng chính sách này vẫn chưa được thông báo.
Kể từ chủ nhật 15 tháng 3 vừa qua, Chính phủ Hà Nội tạm thời dừng việc đơn phương cấp thị thực và tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch từ hoặc có đi qua các quốc gia thuộc khu vực Schengen, Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len trong vòng 14 ngày trước khi đến Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu hành khách đến từ 10 nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoặc công dân quốc gia khác từng ở qua hoặc quá cảnh ASEAN trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày kể từ khi nhập cảnh Việt Nam.
Dịch bệnh COVID-19 hiện đã lan ra khoảng 160 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 180.000 ca nhiễm bệnh và hơn 7.000 người thiệt mạng. Chính phủ nhiều nước trên thế giới hiện cũng đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh người từ nước ngoài để phòng dịch bệnh lây lan
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-vn-to-halt-issue-of-all-visas-in-coronavirus-battle-03172020080905.html
Việt Nam tìm kiếm những người cùng dự sự kiện tôn giáo
với bệnh nhân số 61, đưa 62 người liên quan đi cách ly
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) vào ngày 17/3 đã ra thông báo khẩn tìm kiếm những người đã tham dự sự kiện tôn giáo tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 27/2 đến 1/3 vừa qua vì có người dự sự kiện này dương tính với virus corona gây bệnh COVID-19.Bệnh nhân số 61 của Việt Nam ở tỉnh Ninh Thuận cũng đã tham dự sự kiện này và hiện đang được điều trị tại Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Theo HCDC, số người tham gia sự kiện tôn giáo ở Malaysia vừa qua là 14.500 người Malaysia và 1.500 người nước ngoài. HCDC dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Malaysia cho hay nhiều người dự sự kiện đã dương tính với virus corona mới.
HCDC yêu cầu những người ở Việt Nam từng tham gia sự kiện trên phải cách ly tại nhà, và liên hệ ngay lập tức với các cơ sở y tế địa phương hoặc đường dây nóng của Bộ Y tế để được hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Riêng trường hợp bệnh nhân số 61, cho đến nay giới chức tỉnh Ninh Thuận đã xác nhận được 62 trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân này và đưa người nhà của bệnh nhân này đi cách ly vào trưa ngày 17/3.
Bệnh nhân số 61 cũng đã tham dự một buổi lễ cầu nguyện tại một thánh đường ở huyện Thuận Nam hôm 6/3. Người này nhập viện hôm 15/3 với các triệu chứng đau họng, sốt cao. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona được xác định hôm 16/3.
Cũng tin liên quan, Giới chức y tế thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/3 ra thông báo kêu gọi những hành khách trên chuyến bay EK392 của hãng Emirates từ Dubai về TP Hồ Chí Minh hôm 12/3 khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế địa phương để kiểm tra sức khoẻ sau khi phát hiện một trường hợp nghi nhiễm COVID – 19 trên chuyến bay này.
Truyền thông trong nước hôm 17/3 cho biết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh phát đi thông báo này và cho biết trường hợp nghi nhiễm virus corona đang có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
HCDC cũng đề nghị tất cả những người đã có tiếp xúc với hành khách trên chuyến bay này liên hệ với các cơ sở y tế địa phương để được kiểm tra sức khoẻ.
Tính đến hết ngày 16/3, chỉ riêng tại TP Hồ Chí Minh, giới chức y tế đã xác nhận có 8 trường hợp dương tính với virus corona mới. Trong số này, 3 người đã xuất viện; 5 bệnh nhân khác hiện vẫn đang được điều trị.
Hiện dịch bệnh COVID – 19 đã lan ra khoảng 160 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với hơn 182.000 người nhiễm và hơn 7.100 ca tử vong. Việt Nam tính đến chiều ngày 17/3 đã ghi nhận 66 ca, trong số này 16 ca đã hồi phục.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-vn-look-for-people-attending-mass-religious-festival-with-patient-no-61-03172020074826.html
Bộ Y tế thông báo khẩn tới hành khách
của 8 chuyến bay có ca nhiễm COVID-19
Bộ Y tế Việt Nam vào tối ngày 16 tháng 3, ra thông báo khẩn gửi tới các hành khách đi trên 8 chuyến bay có ca nhiễm COVID-19. Theo đó tất cả cần liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe.8 chuyến bay có hành khách nhiễm COVID-19 được xác định gồm:
- SQ 176 của Singapore Airlines từ Singapore đến Nội Bài ngày 15-3-2020;
- VJ 682 của Vietjet Air từ Kuala Lumpur (Malaysia) về TP HCM ngày 4-3-2020;
- TK 162 của Turkey Airlines từ Istanbul đến TP HCM ngày 8-3-2020;
- QH 1521 của Bamboo Airways từ TP HCM đến Phú Quốc ngày 9-3-2020;
- QH 1524 của Bamboo Airways từ Phú Quốc đến TP HCM ngày 13-3-2020;
- SU 290 Aeroflot từ Moscow đến Hà Nội ngày 12-3-2020;
- QR 970 của Qatar Airways từ Doha đến TP HCM ngày 10-3-2020;
- TG 564 của Thai Airways từ Bangkok về Nội Bài ngày 15-3.
Đến chiều ngày 16 tháng 3, Việt Nam đã ghi nhận 61 ca mắc Covid-19, 16 ca đã chữa khỏi, ra viện. Trong số 45 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 18 người nước ngoài, 27 người Việt Nam. Những trường hợp này được phát hiện chỉ trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 6 tháng 3 cho đến nay.
Cũng tin liên quan, Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 61 về nước và sống trong cộng đồng 11 ngày trước khi có kết quả dương tính.
Bệnh nhân này là một người dân ở xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh NInh Thuận. Người này đi Malaysia và về ngày 4 tháng 3. Đến ngày 16 tháng 3 được xác định dương tính với COVID-19.
Bệnh nhân này nằm trong số 8 người Ninh thuận tham dự một sự kiện tôn giáo lớn của người Hồi giáo tại Malaysia. Sự kiện tổ chức gần Kuala Lumpur từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 với khoảng 14.500 – 16.000 người tham dự.
Ngày 15 tháng 3, Malaysia cho biết đã có 190 ca nhiễm COVID-19 đa phần liên quan đến sự kiện này, trong đó có 8 người Ninh Thuận, Việt Nam tham gia.
Chính quyền Ninh Thuận hiện đang quyết liệt thực hiện phân loại đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân 61 và công tác xét nghiệm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-health-urgently-informed-passengers-on-the-8-flights-with-confirmed-covid-19-cases-03162020200720.html
CSVN xin nam hàn cho kit phát hiện coronavirus
sau khi khoe có thể sản xuất 10,000 bộ/ngày
Tin Vietnam.- Báo Dân Việt loan tin, trưa ngày 15 tháng 3 năm 2020, trong buổi tiếp ông Park Noh-Wan, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nam Hàn tại Việt Nam, và tiến sĩ Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng bộ Y tế Cộng sản Việt Nam đã xin phía Nam Hàn hỗ trợ Việt Nam các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm coronavirus.Ông Long giải thích, việc xin các trang thiết bị y tế này là để giúp ngành Y tế Việt Nam xét nghiệm nhanh, nhiều mẫu cùng lúc, rút ngắn thời gian xét nghiệm, và có thể đối phó kịp thời nếu dịch bệnh lan ra trong diện rộng.
Hành vi xin kit chẩn đoán nhanh này của đại diện bộ Y tế Cộng sản Việt Nam khiến dư luận cảm thấy bi hài.
Vì vào ngày 5 tháng 3 vừa qua, bộ Khoa học- công nghệ Cộng sản Việt Nam công bố, Học viện Quân Y và công ty công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã chế tạo thành công bộ kit phát hiện coronavirus 19. Ông Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng vụ Khoa học- công nghệ nói rằng, bộ kit của 2 đơn vị trên cho kết quả chính xác 100% trong thời gian 2 tiếng, còn các tiêu chí thì tương đương bộ kit do Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ, và tổ chức Y tế thế giới sản xuất.
Ông Phan Quốc Việt, Giám đốc công ty cổ phần công nghệ Việt Á khẳng định, năng lực sản xuất bộ kit của Việt Nam là 10,000 bộ/ngày. Hiện nay công ty ông đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của các đối tác. Và khi cần công ty có thể tăng công suất lên gấp 3 lần để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất cảng, hoặc hỗ trợ quốc tế nếu dịch bệnh bùng phát.
Tuyên bố hùng hồn này mới chỉ diễn ra được 10 ngày thì nay lãnh đạo ngành Y tế Cộng sản Việt Nam lại ngửa tay đi xin Nam Hàn hỗ trợ kit chẩn đoán. Trước đó Chính phủ Nam Hàn đã hỗ trợ phía Việt Nam 500,000 Mỹ kim để phòng chống dịch coronavirus 19.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/csvn-xin-nam-han-cho-kit-phat-hien-coronavirus-sau-khi-khoe-co-the-san-xuat-10000-bo-ngay/
Bệnh nhân 61 đã đi đâu trong 11 ngày
trước khi phát bệnh?
Đến chiều ngày 16 tháng 3, Việt Nam đã ghi nhận 61 ca mắc Covid-19, 16 ca đã chữa khỏi, ra viện. Trong số 45 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 18 người nước ngoài, 27 người Việt Nam. Những trường hợp này được phát hiện chỉ trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 6 tháng 3 cho đến nay.Cũng tin liên quan, Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 61 về nước và sống trong cộng đồng 11 ngày trước khi có kết quả dương tính.
Bệnh nhân này là một người dân ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Người này đi Malaysia và về ngày 4 tháng 3. Đến ngày 16 tháng 3 được xác định dương tính với COVID-19.
Bệnh nhân này nằm trong số 8 người Ninh Thuận tham dự một sự kiện tôn giáo lớn của người Hồi giáo tại Malaysia. Sự kiện tổ chức gần Kuala Lumpur từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 với khoảng 14.500 – 16.000 người tham dự.
Ngày 15 tháng 3, Malaysia cho biết đã có 190 ca nhiễm COVID-19 đa phần liên quan đến sự kiện này, trong đó có 8 người Ninh Thuận, Việt Nam tham gia.
Chính quyền Ninh Thuận hiện đang quyết liệt thực hiện phân loại đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân 61 và công tác xét nghiệm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/where-had-patient-61-been-for-11-days-before-confirmed-positive-03162020150543.html
Việt Nam kêu gọi Trung Quốc mở thêm cửa khẩu
giao thương dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Việt Nam chủ động đề xuấtTruyền thông quốc nội vào ngày 14/3 cho biết trong cuộc điện đàm với giới chức lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây-Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã đôn đốc chính quyền tỉnh Quảng Tây khôi phục các hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước. Đặc biệt là hoạt động thương mại biên giới để thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân cả hai bên.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị phía Trung Quốc có những biện pháp tạo thuận lợi cho nông sản của Việt Nam, cụ thể như sớm mở thêm cửa khẩu biên giới đất liền và các tuyến vận tải đường sắt cũng như đẩy nhanh thủ tục pháp lý cho việc mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.
Báo giới cho biết Bí thư Quảng Tây đồng ý với đề xuất vừa nêu của Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Ngô Trí Long, vào tối ngày 16/3 lên tiếng với RFA liên quan đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh:
Lúc dịch bệnh cao điểm thì người ta tạm thời đóng cửa, nhưng đến nay về cơ bản tương đối có thể tạm coi như là dịu xuống. Trong điều kiện hàng nông sản của Việt Nam bị tồn ứ rất nhiều và chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, mà để càng lâu càng kéo dài thì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quả của họ. Cho nên, yêu cầu của ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh là cần thiết. Nhưng theo quá trình đó, khi mở cửa giao thương thì vẫn phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cũng như phòng dịch phải rất kỹ càng, chứ không thể chủ quan
-Tiến sĩ Ngô Trí Long
“Lúc dịch bệnh cao điểm thì người ta tạm thời đóng cửa, nhưng đến nay về cơ bản tương đối có thể tạm coi như là dịu xuống. Trong điều kiện hàng nông sản của Việt Nam bị tồn ứ rất nhiều và chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, mà để càng lâu càng kéo dài thì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quả của họ. Cho nên, yêu cầu của ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh là cần thiết. Nhưng theo quá trình đó, khi mở cửa giao thương thì vẫn phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cũng như phòng dịch phải rất kỹ càng, chứ không thể chủ quan.”
Kể từ khi Việt Nam công bố dịch bệnh COVID-19 hồi cuối tháng 1, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại…giữa Việt Nam và Trung Quốc bị đình trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính yếu do Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Trong suốt thời gian dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, Cục Hải quan Việt Nam ghi nhận hàng trăm xe hàng hóa bị ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương, tính đến chiều ngày 13/3, có hơn 750 xe chở hàng hóa của Việt Nam chưa thông quan được tại các cửa khẩu biên giới đất liền với Trung Quốc.
Tiến sĩ Ngô Trí Long nhấn mạnh trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thì nguy cơ rủi ro càng lớn khi mở thêm các cửa khẩu biên giới để thông thương hàng hóa. Do đó, cơ quan chức năng của Việt Nam phải tăng cường kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu tại biên giới.
Không phải là giải pháp tốt
Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận cũng có ý kiến từ giới quan sát tình hình Việt Nam cho rằng nếu như càng mở thêm các cửa khẩu biên giới Việt-Trung thì hiệu quả kinh tế mà Việt Nam đạt được sẽ không thể nào so sánh với những tác hại khôn lường, trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên cả thế giới và gần như đang làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.
Cựu tù nhân nhân quyền-Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Đình Ngọc nói với RFA rằng đề xuất của ông Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho thấy ông không hiểu biết về phòng chống dịch COVID-19, cũng như chống lại yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng “chống dịch như chống giặc”. Ông Nguyễn Đình Ngọc khẳng định trong lúc những quốc gia bị nhiễm dịch gia tăng khoanh vùng, hạn chế mọi hoạt động tại các cửa khẩu biên giới thì đề nghị này của Bộ Công thương Việt Nam là điều không chấp nhận được.
Trước đó, hồi hạ tuần tháng 2, báo giới từng đề cập đến đề xuất của Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh-Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân rằng Việt Nam nhân thời điểm dịch COVID-19 để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc từ nguyên liệu đầu vào đến thị trường hàng hóa đầu ra.
Giới chuyên gia kinh tế ở trong nước cũng đưa ra các đề xuất rằng Chính phủ Việt Nam cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động của dịch bệnh bằng các biện pháp “đa phương hóa, đa dạng hóa”.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã yêu cầu Việt Nam thực hiện đa dạng hóa cả đầu vào và đầu ra. Đầu vào là thay vì Trung Quốc thì tận dụng vị thế của Việt Nam để nhập khẩu nhiều từ các thị trường ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương và từ đó đưa ra xuất khẩu. Còn về xuất khẩu thì ngay cả thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng phải được đa dạng hóa. Tại vì đến một thời điểm nào đó mà thị trường Mỹ gặp khó khăn thì xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khan
-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải nhanh chóng tiến hành giải pháp này:
“Nhiều chuyên gia kinh tế đã yêu cầu Việt Nam thực hiện đa dạng hóa cả đầu vào và đầu ra. Đầu vào là thay vì Trung Quốc thì tận dụng vị thế của Việt Nam để nhập khẩu nhiều từ các thị trường ở Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương và từ đó đưa ra xuất khẩu. Còn về xuất khẩu thì ngay cả thị trường
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng phải được đa dạng hóa. Tại vì đến một thời điểm nào đó mà thị trường Mỹ gặp khó khăn thì xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khăn.”
Qua trao đổi với RFA, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cũng từng đưa ra kiến nghị:
“Trong diễn biến như thế này, tôi nghĩ rằng sức ép đó cần phải biến thành những phương án cụ thể.”
Một vài vị chuyên gia kinh tế nhận định rằng Chính phủ Việt Nam phải thật cẩn trọng đối với phương án cụ thể trước mắt, theo như đề xuất mở thêm cửa khẩu biên giới Việt-Trung của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Họ đưa ra dẫn chứng cho đến nay, quốc gia Lào vẫn chưa bị một trường hợp nhiễm dịch bệnh COVID-19 nào và Chính phủ Vientiane cương quyết áp dụng biện pháp đóng 10 cửa khẩu quan trọng, kể cả sân bay quốc tế Savannakhet để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập. Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Đình Ngọc cảnh báo rằng Việt Nam quyết định mở thêm cửa khẩu biên giới với Trung Quốc chẳng khác nào “rước giặc vào nhà” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-calls-china-to-open-more-border-gates-for-trade-03162020150535.html
Virus corona: ‘VN không xét nghiệm đại trà,
nên số ca nhiễm thấp có thể hiểu được’
Lê Viết ThọBBC News Tiếng ViệtÝ kiến giải thích vì sao tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở Việt Nam thấp; trong tình hình hiện nay, cách chống dịch của Việt Nam cần thay đổi gì
Giữa lúc tình hình phòng dịch corona virus đang căng như dây đàn, những thông tin khác nhau về các biện pháp phòng chống dịch đang được các nước áp dụng lại càng gây tranh cãi.
Có tin rằng ở châu Âu, nhất là Anh đang phòng chống dịch theo hướng tiến đến miễn dịch cộng đồng bằng chủ động cho dịch lây lan.
Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch
Virus corona gây viêm phổi ‘đã âm thầm vào cộng đồng’ ở VN
Covid-19: Lá thư nước Mỹ và Cô Vi xanh, Cô Vi đỏ
‘Chúng tôi phải chọn điều trị bệnh nhân nào, và buông ai, như thời chiến tranh’
Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Y tế Anh lại nói ‘miễn dịch cộng đồng không phải là mục tiêu hay chính sách của chúng tôi’.
Và nước Anh cũng đã công bố nhiều biện pháp nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch.
Như một ván bài?
Miễn dịch cộng đồng là gì? Tại sao ý tưởng này lại bị nhiều nhà khoa học phản đối?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) trao đổi với BBC News Tiếng Việt sáng 17/3 rằng, khái niệm miễn dịch cộng đồng (‘community immunity’ hay ‘herd immunity’) thường được đề cập trong tình huống can thiệp dịch bệnh bằng vaccine.
“Ý tưởng là nếu một cộng đồng bị nhiễm virus, thì cách can thiệp đơn giản nhứt là xây dựng một cộng đồng có khả năng miễn dịch để giảm lây lan sang người khác. Cách xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh là tiêm chủng vaccine cho một số người trong cộng đồng, và do đó có kháng thể (antibodies) để chống trả virus và bacteria, thì sự lây lan của dịch bệnh sẽ được hạn chế. Nói cách khác, người được tiêm chủng ngừa gián tiếp bảo vệ người chưa/không được tiêm chủng”.
“Điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ tiêm chủng càng cao thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng thấp, và dịch sẽ được dập tắt. Đây là nguyên lý chánh của khái niệm miễn dịch cộng đồng”.
Tuy nhiên, Giáo sư Tuấn cho hay rằng, ý tưởng miễn dịch cộng đồng được nhà chức trách Anh nghĩ đến như một chiến lược để làm giảm dịch Vũ Hán (Covid-19) và lý luận đằng sau chiến lược này không liên quan đến vaccine, mà liên quan đến thực tế sinh học.
Ông giải thích:
“Thực tế sinh học là khi một người bị nhiễm virus, và sau khi hồi phục thì cơ thể người đó sẽ có khả năng chống lại virus, không bị nhiễm nữa. Quy luật này được phát hiện từ thế kỉ 18 bên Anh, nhưng có lẽ một hoàng đế Trung Hoa đã phát hiện ra quy luận này trước từ giữa thế kỷ 17 khi ông bị bệnh đậu mùa. Do đó, một số nhà chức trách và khoa học Anh nghĩ rằng nếu để cho một phần dân số nhiễm SARS-cov-2 thì nhóm này sẽ tạo ra một hệ miễn nhiễm đủ mạnh để đẩy lùi dịch”.
“Nhưng có bao nhiêu người ‘cần’ được nhiễm tùy thuộc vào hệ số lây lan. Với hệ số lây lan hiện nay là 2, họ ước tính rằng khoảng 60% dân số Anh cần được nhiễm SARS-cov-2 để đủ lực miễn dịch”.
“Cách suy nghĩ và chiến lược của nhà chức trách Anh rất… táo bạo. Nhưng suy nghĩ này có vài vấn đề về giả định. Giả định quan trọng nhứt là người bị nhiễm sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn chống chọi lại với virus. Nhưng sự thật thì đây là virus mới, nên chưa ai biết mô típ lây nhiễm của chúng, và trong thực tế thì đã có bệnh nhân hồi phục nhưng lại tái nhiễm”.
“Giả định thứ hai là chờ cho đến khi có vaccine mới để xây dựng hệ miễn dịch cho cộng đồng, nhưng phải chờ đến 6 tháng hay 1 năm. Và trong lúc đó thì số ca bệnh sẽ gây áp lực lớn đến hệ thống y tế. Chỉ cần 5% (trong số 60% nhiễm) phải nhập viện thì hệ thống y tế Anh Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng. Do đó, chiến lược miễn dịch cộng đồng này giống như một ván bài”.
“Đó chính là lý do mà nhiều nhà khoa học Anh và ngoài Anh phản đối. Rất may là nhà chức trách Anh và chánh phủ Anh đã lắng nghe giới khoa học, nên họ đã đính chánh rằng đây chỉ là một ý tưởng khoa học chớ không phải là chánh sách của họ”.
Nếu áp dụng, VN sẽ có cả trăm ngàn người tử vong?
Cũng liên quan đến miễn dịch cộng đồng, có chuyên gia ước lượng với truyền thông Việt Nam rằng: ‘Nếu chọn cách miễn dịch cộng đồng, Việt Nam sẽ có ít nhất 126.000 người tử vong’.
Bình luận về ý kiến này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, “Tôi nghĩ chắc chắn Việt Nam sẽ không áp dụng chiến lược miễn dịch cộng đồng, vì ngay từ đầu, khi dịch bộc phát bên Tàu, đã có chiến lược can thiệp rồi. Do đó, chúng ta bàn về chuyện này ở đây chỉ là lí thuyết có phần giả tưởng thôi”.
“Con số 126.000 tử vong thì tôi không rõ dựa vào cơ sở khoa học nào, vì nguy cơ nhiễm và tử vong tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ lây lan, cơ cấu dân số theo độ tuổi, khả năng của hệ thống y tế, v.v”.
“Cách tính của tôi cho thấy kết quả rất khác với con số đó. Qua kinh nghiệm ở Vũ Hán, chúng ta biết rằng phân bố của số ca nhiễm dao động lớn giữa các độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi; chúng ta cũng biết rằng nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi”.
“Tôi sử dụng dữ liệu của Vũ Hán và tạo ra hai phân bố như trình bày qua Biểu đồ 1″.
Biểu đồ 1 cho thấy, đa số (72%) những ca bị nhiễm tuổi từ 40 trở lên. Nguy cơ tử vong tăng nhanh theo độ tuổi. Đa số (92%) những ca tử vong tuổi từ 50 trở lên và thường có những bệnh đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, ung thư, và viêm phổi mãn tính. Dữ liệu được mô phỏng từ kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Vũ Hán.
Theo Giáo sư Tuấn, với phân bố về số ca nhiễm và xác suất tử vong, có thể ước tính hậu quả của chiến lược miễn dịch cộng đồng nếu Việt Nam theo đuổi theo ba tình huống: tình huống thứ nhứt là mức độ lây lan thấp (ví dụ như hệ số lây lan 1.4, theo ước tính của WHO), và tình huống thứ hai là hệ số lây lan cao như 2.0, và tình huống thứ ba là khi hệ số lây lan lên đến 2.5 (số liệu của WHO).
Mỗi tình huống sẽ có những con số tử vong và số nhiễm khác nhau.
Nếu tôi là nhà chức trách Việt Nam, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm, lấy mẫu ngẫu nhiên theo độ tuổi, và làm xét nghiệm trên những người đó để tìm kháng thể liên quan đến SARS-Cov-2GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales
Cụ thể, Giáo sư Tuấn phân tích:
“Tình huống thứ nhứt: với dân số có nguy cơ lây nhiễm 95 triệu (dân số ước tính năm 2020 là 97 triệu), Việt Nam sẽ có chừng 27.1 triệu người bị nhiễm để xây dựng miễn dịch quần thể. Chúng ta có thể thấy phân bố số ca nhiễm theo độ tuổi như biểu đồ 2, với đa số trên 40 tuổi. Nguy cơ tử vong tùy thuộc vào độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn người trẻ tuổi. Giả định rằng hệ thống y tế Việt Nam tốt hơn Tàu và do đó tỉ lệ tử vong chỉ bằng 20% tỉ lệ tử vong quan sát bên Vũ Hán, thì có thể ước tính rằng có đến 102.300 ca tử vong”.
“Tình huống thứ hai: với hệ số lây lan là 2.0, sẽ có 47.5 triệu người bị nhiễm virus mới. Với giả định về cơ cấu dân số, phân bố số ca theo độ tuổi như tình huống 1, cùng tỉ lệ tử vong như tình huống 1, thì số ca tử vong có thể ước tính lên đến 179.300″.
“Tình huống thứ ba: với hệ số lây lan là 2.5, sẽ có 57 triệu người bị nhiễm virus mới. Và, với những giả định trên, có thể ước tính số số ca tử vong là 215.100 người”.
Theo Giáo sư Tuấn, qua mô hình trên, chúng ta có thể thấy nếu chiến lược miễn dịch cộng đồng được triển khai và nếu giả định rằng khả năng y tế của Việt Nam tốt hơn Trung Quốc, số ca tử vong vẫn có thể rất cao: từ 102.300 đến 215.100 ca, tuỳ theo tình huống và hệ số lây lan (Biểu đồ 2). Đó là chưa tính đến số ca phải nhập viện, mà theo ước tính của ông là khoảng 5% số ca bị nhiễm.
“Với 5% ca nhập viện thì hệ thống y tế của Việt Nam sẽ rất khó mà đáp ứng được. Do đó, tôi nghĩ Việt Nam sẽ không bao giờ – và cũng không nên – theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng”- ông Tuấn nói.
Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Covid-19: Tự cách ly khi nào, thế nào cho đúng?
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
Virus corona: Làm gì để vững tinh thần qua mùa dịch?
Còn quá sớm để đánh giá hiệu quả chiến lược của VN
Được hỏi về đánh giá cá nhân của ông về thực tế xử lý dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Tuấn nói rằng, do ông không có mặt ở trong nước, cũng chẳng có trải nghiệm thực tế ở trong nước, nên ông không thể nói gì cụ thể.
Tuy nhiên, ông cho rằng, “Số ca nhiễm được báo cáo từ Việt Nam thì đúng là có quan điểm cho rằng thấp. Nhưng số ca nhiễm tùy thuộc vào số người được xét nghiệm. Kinh nghiệm bên Hàn Quốc cho thấy xét nghiệm càng nhiều thì số ca nhiễm cũng càng nhiều. Việt Nam không theo đuổi chánh sách xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp cũng có thể hiểu được”.
So sánh cách chống dịch của Việt Nam và Trung Quốc, Giáo sư Tuấn cho rằng: “Cách chống dịch ở Việt Nam có vẻ giống với Trung Quốc, nhưng không hà khắc như Trung Quốc. Việt Nam cũng cho xây dựng bệnh viện dã chiến, cũng tầm soát ca có nguy cơ cao, và có cách li tại gia. Nhưng Việt Nam không hạn chế làn sóng du khách từ Trung Quốc”.
“Vì số ca nhiễm còn quá ít và chưa có tử vong, nên còn quá sớm để đánh giá chiến lược của Việt Nam thành công cỡ nào”, Giáo sư Tuấn nói.
Phòng chống dịch giai đoạn 2 cần thay đổi gì?
Trả lời câu hỏi về việc, trước tình hình số ca nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh, phương án chống dịch của Việt Nam cần thay đổi gì? Giáo sư Tuấn cho rằng, tuy số ca nhiễm ở Việt Nam có tăng trong thời gian gần đây, nhưng nhà chức trách Việt Nam cũng ‘tích cực’ tầm soát và cách li những người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam cân thúc đẩy mạnh hơn các biện pháp như hạn chế du khách vào Việt Nam, hay cho phép vào, nhưng phải áp dụng biện pháp cách li tại gia 2 tuần; ứng dụng công nghệ thông tin, như qua điện thoại di động, để thông báo những địa điểm có dịch đến từng người trong cộng đồng; và quan trọng nhứt là nên xét nghiệm ở qui mô cộng đồng.
Ông nói: “Nếu tôi là nhà chức trách Việt Nam, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm, lấy mẫu ngẫu nhiên theo độ tuổi, và làm xét nghiệm trên những người đó để tìm kháng thể liên quan đến SARS-Cov-2″.
“Kinh nghiệm từ Đức, Ý, và Hàn Quốc cho thấy, có những ca nhiễm tồn tại trong cộng đồng có liên quan một cách tiềm ẩn chưa được phát hiện, và những ca này có thể chẳng liên quan gì với những người đã bị nhiễm. Qua cách xét nghiệm ngẫu nhiên này, nhà chức trách sẽ dễ phát hiện thêm những ổ nhiễm mới và can thiệp kịp thời”.
Bên cạnh đó, theo Giáo sư Tuấn, chống dịch là quan trọng, nhưng bảo vệ nhân phẩm cho bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng. “‘Bảo vệ nhân phẩm’ ở đây tôi muốn nói về bảo mật danh tánh cho bệnh nhân, tránh những xỉ vả gián tiếp hay trực tiếp gây ấn tượng bệnh nhân như là thủ phạm gây nhiễm”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51922994
Điểm tin trong nước chiều 17/3:
Nữ tiếp viên hàng không mắc COVID-19
sau 3 lần xét nghiệm âm tính;
Tâm TuệKính chào quý vị đến với ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC chiều ngày 17/3 của báo Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay có những nội dung chính như sau:
Từ 16/3, Việt Nam bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Thông tin trên được phát đi tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 hôm 14/3.
Theo đó, phía Việt Nam yêu cầu người nước ngoài tại Việt Nam cũng như người Việt Nam bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…).
Tất cả hành khách trên các chuyến bay trong nước, quốc tế đến và đi từ Việt Nam phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và khi vào nhà ga.
Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng được thông báo nội dung này.
Nữ tiếp viên hàng không mắc COVID-19 sau 3 lần xét nghiệm âm tính
Chiều tối 16/3, Bộ Y tế công bố bệnh nhân COVID-19 thứ 59 là nữ tiếp viên Hãng hàng không Vietnam Airlines, 30 tuổi, ở phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội).
Bệnh nhân là L.T.Q. tiếp viên trên chuyến bay VN54 từ Vương quốc Anh về Việt Nam ngày 2/3 (chuyến bay đã ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 trước đó).
Ngày 15/3, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau một ngày ho, sốt. Hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, sức khoẻ ổn định.
Báo Zing cho biết, trước đó, ngày 7/3 bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm âm tính, vì vậy, được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm. Tại đây, nữ bệnh nhân có triệu chứng bệnh nên được chuyển trở lại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới vào ngày 14/3.
Ngày 15/3 bệnh nhân này xét nghiệm cho kết quả dương tính với COVID-19 sau 8 ngày âm tính.
Phía Vietnam Airlines thông tin thêm rằng, nữ tiếp viên xét nghiệm 3 lần trước đó đều cho kết quả xét nghiệm âm tính.
Ninh Thuận phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên
Bệnh nhân là nam, 42 tuổi, ở Thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận được công bố là ca nhiễm bệnh đầu tiên của tỉnh này sau khi Viện Pasteur Nha Trang cho biết mẫu xét nghiệm dương tính với COVID-19, theo Tuổi trẻ.
Bệnh nhân đi Malaysia ngày 27/2 và về Việt Nam ngày 4/3, trên chuyến bay VJ826 từ Malaysia về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau khi về địa phương đến ngày 10/3, bệnh nhân có đau họng và sốt (không uống thuốc gì), đến ngày 15/3 bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận khám và điều trị.
Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị tại khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 4 triệu đồng
Theo ghi nhận của báo VnExpress, mở cửa ngày 17/3, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở 45,4 – 46,3 triệu đồng, giảm 200.000 đồng chiều bán và 300.000 đồng chiều mua so với chốt ngày hôm qua.
Cùng lúc, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn công bố giá đầu ngày 45,5 – 46,5 triệu đồng, giảm 300.000 đồng so với hôm qua. Chênh lệch giữa mua và bán giãn rộng một triệu đồng.
Vàng SJC đi xuống sáng nay nhưng tốc độ chậm hơn nhiều so với thế giới. Chốt phiên 16/3, mỗi ounce vàng quốc tế mất hơn 20 USD (tương đương 560.000 đồng) về 1.509 USD. Đầu phiên Mỹ, có thời điểm giá giảm tới gần 80 USD, về dưới 1.450 USD một ounce – thấp nhất 3 tháng. Thị trường sau đó hồi phục. Lúc 8h50 sáng nay, giá giao dịch quanh 1.504 USD, thấp hơn mở cửa ngày khoảng 6 USD.
Quy ra tiền Việt, hiện mỗi lượng vàng quốc tế có giá 42,3 triệu đồng. Mức giá này thấp hơn 4 triệu đồng so với niêm yết bán vàng SJC. Như vậy, sự chênh lệch này tăng khá cao so với những phiên trước đó.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-17-3-nu-tiep-vien-hang-khong-mac-covid-19-sau-3-lan-xet-nghiem-am-tinh-tu-16-3-viet-nam-bat-buoc-deo-khau-trang-o-noi-cong-cong.html
0 comments