Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/03/2020

Friday, March 13, 2020 7:03:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/03/2020

Liệu hồ sơ chính trị của Biden có gây bất lợi cho ông?

Joe Biden nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ để đối đầu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Nhưng đối thủ cuối cùng của ông là Bernie Sanders rất muốn làm nổi bật hồ sơ chính trị của cựu phó tổng thống Mỹ, với tư cách là từng người trong cuộc ở Washington, để cáo buộc là ông không bắt kịp dòng chính của đảng Dân chủ thời nay.
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ
Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Biden nắm chắc hơn cuộc đua vào Nhà Trắng
Bài viết này phân tích những thách thức mà ông Biden sẽ còn phải đối mặt trong cuộc đua trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ. Một số lập luận tấn công của ông Sanders nhắm vào ông Biden đã được ông Trump sử dụng trong chiến dịch tranh cử của mình.
An sinh xã hội
“Đây là vấn đề: Joe Biden nhiều lần ủng hộ việc cắt giảm An sinh xã hội. Còn tôi thì đã dành cả sự nghiệp của mình để chiến đấu nhằm bảo vệ và mở rộng nó”, gần đây ông Sanders tweet như vậy.
Tấn công vào hồ sơ phức tạp của ông Biden trong việc hỗ trợ chương trình phúc lợi xã hội mà chính phủ Hoa Kỳ dành cho người về hưu là một chủ đề thượng nghị sĩ bang Vermont khai triển trong những ngày gần đây, khi ông tìm cách thúc đẩy chiến dịch tranh cử của mình.
Cải cách các chương trình được gọi là “quyền lợi” từ lâu đã trở thành con ngáo ộp chính trị đối với các ứng cử viên cũng như các dân biểu. Và sự nghiệp chính trị kéo dài hàng thập niên của ông Biden đã làm rõ điểm này.
Là một thượng nghị sĩ, trước khi giữ chức phó tổng thống, ông Biden lập luận rằng, an sinh xã hội phải chia sẻ chính sách khắc khổ của chính phủ.
“Khi tôi lập luận rằng, chúng ta nên đóng băng chi tiêu liên bang, điều đó cũng có nghĩa là an sinh xã hội”, ông nói vào năm 1995. “Tôi muốn nói đóng băng chi tiêu phải bao gồm mọi điều trong chính phủ. Và tôi đã không chỉ cố gắng một lần, tôi cố gắng hai lần, ba lần, và cả đến lần thứ tư.”
Khi bị thách thức về điểm này trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã thẳng thừng bác bỏ việc ông ủng hộ cắt giảm an sinh xã hội. Chiến dịch tranh cử của ông nói rằng, nếu được bầu, ông Biden sẽ mở rộng chương trình An sinh xã hội, và tài trợ việc này bằng cách đánh thêm thuế lên người giàu có.
Nhưng hồ sơ chính trị của ông có thể bị mang ra để tấn công vào ông.
Quyền phá thai
“Joe Biden trong quá khứ đã bỏ phiếu cho cái được gọi là Cải tổ Hyde (Hyde Amendment), với quy định rằng phụ nữ không được dùng tiền trợ cấp y tế để bảo vệ quyền sinh sản của họ và phá thai”, Sanders nói với những người ủng hộ tại một cuộc vận động.
Biden nắm chắc hơn cuộc đua vào Nhà Trắng
Đây có phải là bắt đầu của kết thúc cho Sanders?
Cuộc tranh cử của Elizabeth Warren bị trục trặc vì đâu?
Pete Buttigieg bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng
Một phân tích thăm dò ý kiến những người vừa đi bầu của trang dự báo chính trị FiveThirtyEight cho thấy, phụ nữ da trắng là nhóm cử tri bỏ phiếu lớn nhất trong hôm Siêu Thứ Ba đã xoay đổi vận may chiến dịch tranh cử của Biden.
Vì tầm quan trọng của cử tri nữ, hầu như không ai ngạc nhiên khi phiếu bầu của Biden về quyền sinh sản bị soi xét kỹ lưỡng. Sanders đã mài giũa mũi nhọn tấn công vào cựu phó tổng thống liên quan đến quan điểm về phá thai, vốn đã thay đổi trong vài thập niên qua. Lúc còn là thượng nghị sĩ, năm 1981, Biden đã bỏ phiếu ủng hộ một cải tổ cho phép các tiểu bang lật ngược phán quyết của Tối cao Pháp viện bảo đảm cho phụ nữ Hoa Kỳ quyền phá thai. Mới gần đây, năm ngoái, Biden nói rằng ông vẫn ủng hộ Cải tổ Hyde (cấm công quỹ được sử dụng cho việc phá thai), nhưng đã đảo ngược quan điểm sau khi thấy rằng, ông là ứng viên duy nhất đang trong cuộc đua tranh cử của đảng Dân chủ có quan điểm như vậy.

Quyền được phá thai là vấn đề quan trọng với phụ nữ đảng Dân chủ, nhưng cáo buộc của Sanders về hồ sơ chính trị của Biden dường như không gây ảnh hưởng lắm. Một cuộc thăm dò của YouGov/Economist cho thấy rằng, sự hỗ trợ từ phụ nữ nói chung đối với cựu phó tổng thống cao hơn so với thượng nghị sĩ bang Vermont một chút. Phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi ủng hộ Sanders. Những người lớn hơn 45 tuổi lại ủng hộ Biden – và nhóm này chịu khó bỏ phiếu hơn.
Thỏa thuận thương mại
“Có ai nghĩ rằng, Joe có thể đến tiểu bang Michigan hoặc Wisconsin hoặc Indiana hoặc Minnesota và nói bỏ phiếu cho tôi không, tôi đã bỏ phiếu cho những thỏa thuận thương mại khủng khiếp đó?” – ông Sanders nói với người ủng hộ vào tháng Ba. “Tôi không nghĩ vậy.”
Chủ trương chống thương mại tự do đã tỏ ra hiệu quả với ông Sanders vào năm 2016, khi những chỉ trích tương tự với bà Hillary Clinton đã giúp vị thượng nghị sĩ này – một người bảo hộ và theo chủ nghĩa dân túy – giành chiến thắng bất ngờ ở Michigan trước đối thủ của ông.
Ông Biden cho biết, ông ủng hộ việc bỏ phiếu cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), mà những người chỉ trích cho rằng sẽ làm yếu đi nền sản xuất tại Mỹ. Biden lập luận rằng, ông là một “thương nhân công bằng”, người tin rằng “chúng ta nên đối xử với các quốc gia khác theo cách họ đối xử với chúng ta”, chứ không phải là “thương nhân tự do”.
Việc tấn công Biden của Sander kỳ này có vẻ ít hiệu quả hơn so với khoảng bốn năm trước. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, 67% người tự mô tả mình thuộc đảng Dân chủ hiện nay nói rằng, NAFTA có lợi cho Mỹ.
Có thể sẽ là Bernie Sanders đối đầu Donald Trump?
Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ
Tuy nhiên, cuộc tranh luận này sẽ được lập lại trong cuộc tranh cử vào tháng 11. “Hãy tin tôi, Trump sẽ và đã nói về hồ sơ chính trị của Joe về thương mại”, Sanders nói với CNN. “Chỉ cần nhìn vào sự thật – nếu quý vị đang đi vào vùng trung tâm của nước Mỹ … thật khó để bào chữa, khi Trump đã biến thương mại thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của mình.”
Tiền của giới nhà giàu
Mũi nhọn tấn công sắc bén nhất của Sanders vào Biden là quan hệ của cựu phó tổng thống với tiền bạc của giới lợi ích. Biden đã “giải cứu những kẻ lừa đảo ở Phố Wall, người gần như đã phá hủy nền kinh tế của chúng ta 12 năm trước”, Sanders cáo buộc vào tối thứ Hai, một ngày khi chứng khoán Mỹ trải qua sự sụp đổ mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trên sân khấu tranh luận, Sanders cáo buộc rằng ông Biden đã lấy tiền từ những người ủng hộ giàu có, trái ngược với chiến dịch gây quỹ của thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont chủ yếu thông qua quyên góp những khoản tiền nhỏ.
Trong khi đó, Biden định vị mình là người cổ võ cho quyền lợi của quần chúng, lập luận rằng không phải ông mà là ông Trump – người đang nằm ‘trong túi’ của Phố Wall.
Một lần, Biden nói rằng ông sẽ tránh lấy tiền từ các ủy ban hành động chính trị – các nhóm tư nhân có thể quyên góp số tiền lớn cho chiến dịch tranh cử mà ít bị giám sát – nhưng rồi ông đã buộc phải đảo ngược chuyện này, khi giấc mơ vào Nhà Trắng của ông bị hụt tiền trước hôm Siêu Thứ Ba.
Một phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông đã bảo vệ quyết định này và nói rằng: “Những người tận tâm đánh bại Donald Trump đang tổ chức quyên tiền cho Biden theo những cách thức được luật pháp hiện hành cho phép”.
Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup cho thấy, chỉ 23% người Mỹ hài lòng với luật tài trợ tranh cử, nhưng nhiều người thuộc đảng Dân chủ có thể coi tiền của giới siêu giàu là điều cần thiết để đối đầu với chiến dịch tranh cử vốn được tài trợ dồi dào của ông Trump.
Chiến tranh Iraq
“Joe sẽ phải giải thích với người dân Mỹ – những người đã quá mệt mỏi với những cuộc chiến không hồi kết khiến chúng ta phải tốn quá nhiều sinh mạng, làm mất ổn định quá nhiều khu vực trên thế giới, khiến chúng ta phải trả hàng nghìn tỉ đôla – tại sao Biden lại là người lãnh đạo chúng ta tham gia vào cuộc chiến ở Iraq “, ông Sanders đặt vấn đề vào tuần trước.
Sanders luôn vạch ra rằng, với tư cách là một nghị sĩ, ông đã bỏ phiếu chống lại cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ. Về điểm này, ông Biden công nhận, “đó là một sai lầm và tôi thừa nhận điều đó” – ông nói.
Với kết quả sơ bộ tính đến nay, có vẻ như cảm xúc lẫn lộn của cử tri về cuộc chiến (một nửa số người Mỹ cho rằng, đó là một sai lầm, theo Gallup), sai lầm này có vẻ sẽ không khiến ông Biden phải trả giá nhiều bởi rất nhiều người đã đưa ra phán đoán sai tương tự và, nói một cách chính trị, chuyện này đã xảy ra rất lâu rồi.
Liệu cuộc chiến Iraq có thể bị ông Trump dùng làm vũ khí để tấn công ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11? Trước việc tổng thống thất bại trong việc giảm ‘dấu chân’ của quân đội Mỹ trong khu vực, đây có thể là một rủi ro với ông Trump, nhưng điều đó chưa bao giờ ngăn vị tổng thống đương nhiệm ném một cú đấm vào đối thủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51848250

Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders vẫn tiếp tục tranh cử

bất chấp những thất bại lớn trước đối thủ Joe Biden

Vào hôm thứ tư (11 tháng 3), Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders cam kết sẽ tiếp tục chiến dịch tranh cử tổng thống của mình ít nhất đến khi có thể tranh luận với đối thủ Joe Biden vào cuối tuần này, mặc dù ông đã thừa nhận rằng ông không thể bắt kịp ông Biden sau những thất bại trước đó.
Thượng Nghị Sĩ đã không đưa ra thông tin chi tiết về những hành động mà chiến dịch của ông sẽ thực hiện trước và sau khi tranh luận với ông Biden vào tối thứ bảy (ngày 14 tháng 3) tại Arizona.
Theo KTLA5, điều này sẽ tiếp tục đặt ra câu hỏi về việc liệu ông Sanders sẽ kiên trì tiếp tục tranh cử hay không, đặc biệt là khi áp lực trong chính đảng của ông đang tăng theo cấp số nhân. Sau thất bại nặng nề ở Michigan, Missouri, Idaho và Mississippi, ông Sanders cho biết “mặc dù chiến dịch đã giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận về ý thức hệ, nhưng họ thất bại trong cuộc tranh luận về khả năng bầu cử”, đồng nghĩa với việc Đảng Dân chủ nghĩ rằng ông Biden có cơ hội giành chiến thắng trước Tổng Thống Trump trong cuộc tổng tuyển cử hơn là ông Sanders.
Bên cạnh đó, ông Sanders đã nhắc đến chiến thắng tại North Dakota, và các phiếu bầu tại Washington vẫn chưa ngã ngũ, nhưng cũng thừa nhận rằng ông đang tụt lại trong cuộc đua giành đại biểu để đoạt được đề cử tổng thống trước Hội nghị Quốc gia Dân chủ ở Milwaukee.
Ông Sanders đã nhanh chóng nói thêm rằng ông vẫn là sự lựa chọn tốt hơn so với cựu phó tổng thống, và ông sẽ thể hiện điều đó ở cuộc tranh luận cuối tuần này. Tuy nhiên, sau đó, sự tuyệt vọng muốn giành chiến thắng của Đảng Dân chủ có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Trong tình hình hiện tại, nếu ông Sanders ngừng tranh cử, ông sẽ tiết kiệm cho Đảng Dân chủ khỏi những cuộc bầu cử sơ bộ đắt đỏ và kéo dài. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc Đảng này sẽ mất đi những người ủng hộ trẻ, những người xem ông Sanders là hiện thân của sự thay đổi mà họ hằng khao khát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-bernie-sanders-van-tiep-tuc-tranh-cu-bat-chap-nhung-that-bai-lon-truoc-doi-thu-joe-biden/


Coronavirus gây ảnh hưởng

đến việc kinh doanhở San Francisco –

Disneyland tại Anaheim tuyên bố tạm đóng cửa

Tin từ San Francisco, California – Các công ty địa phương ở San Francisco đang chứng kiến sự sụt giảm doanh thu trong bối cảnh coronavirus lây lan trên toàn quốc. Ông Jay Cheng, giám đốc chính sách công tại Bộ Thương mại San Francisco, cho biết họ đã nhận được một số báo cáo từ các thành viên cho thấy sự sụt giảm mạnh trong kinh doanh.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ tư (11 tháng 3), ông Cheng cho biết tác động của coronavirus đối với các thương nghiệp nhỏ ở San Francisco là rất trầm trọng, với số lượng đặt bàn tại các khách sạn giảm 50%, lưu lượng truy cập tại các nhà bán lẻ giảm 70% và doanh thu cho các nhà hoạch định sự kiện giảm 70%. Mặc dù thành phố chỉ có 14 ca dương tính với coronavirus, Thị Trưởng San Francisco London Breed đã ban bố tình trạng khẩn cấp kể từ ngày 25 tháng 2. Tại thời điểm đó, đầu bếp và chủ sở hữu nhà hàng Nightbird, bà Kim Alter, cho biết bà bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm trong kinh doanh. Theo bà Alter, một phần ba số bàn được đặt đã bị hủy bỏ vào tối hôm đó. Chỉ riêng trong tháng 3, doanh thu tại Nightbird đã giảm 12 đến 14% so với năm trước. Cũng vào hôm thứ tư, San Francisco đã ban hành lệnh cấm các sự kiện không thiết yếu với sức chứa 1,000 người cho đến ngày 25 tháng 3, với lý do virus coronavirus có nguy cơ lây lan nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho những lo ngại rằng coronavirus sẽ tiếp tục lây lan, Bộ Thương Mại yêu cầu chính quyền thành phố và tiểu bang giúp đỡ các thương nghiệp nhỏ như Nightbird.  Disneyland hôm nay cũng tuyên bố khu giải trí Disneyland tại thành phố Anaheim tạm thời đóng cửa vì mối lo ngại lây lan của coronavirus. Disneyland tại Thượng Hải và Hồng Kong đã đóng cửa đầu năm nay.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/coronavirus-gay-anh-huong-den-viec-kinh-doanh-o-san-francisco-disneyland-tai-anaheim-tuyen-bo-tam-dong-cua/

Chuyện gì xảy ra nếu Mỹ công bố

tình trạng khẩn cấp quốc gia vì corona?

Không lâu sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi đợt bùng phát COVID-19 là đại dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump tối ngày 11/3 loan báo một loạt các biện pháp khẩn cấp trong đó có lệnh đình chỉ trong 30 ngày tất cả các chuyến bay tới Mỹ từ Châu Âu.
Tuy nhiên, ông Trump không dùng tới một biện pháp mạnh tay hơn mà một số nghị sĩ Quốc hội đang thúc đẩy: đó là công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật Khẩn cấp Quốc gia 1976 mặc dù chính quyền Trump đã công bố dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, cho phép giới chức y tế địa phương có sự linh động hơn để đáp ứng cuộc khủng hoảng.
“Khi Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, lúc đó ông có quyền tiếp cận tất cả các luật lệ quy định những gì Tổng thống có thể làm trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho dù các quyền đó có liên hệ tới tình trạng khẩn cấp ngay lúc đó hay không,” Elizabeth Goitein, giám đốc Chương trình An ninh Quốc gia và Tự do thuộc Trung tâm Công lý Brennan, cho biết.
Cùng lúc đó, công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng cho Tổng thống quyền có các biện pháp mạnh nhân danh an ninh quốc gia, chẳng hạn như đóng internet hay thậm chí là phong tỏa tài khoản ngân hàng của người dân.
Năm ngoái, ông Trump bị chỉ trích vì đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm chuyển ngân quỹ của quân đội qua tài trợ xây dựng tường biên giới với Mexico.
Một khi Tổng thống đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chỉ có Quốc hội mới có thể đảo ngược. Hơn 30 lần công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 40 năm qua tại Mỹ, chưa lần nào bị đảo ngược làm vô hiệu.
Dù Tổng thống Mỹ thường có nhu cầu chính đang để thực hành quyền khẩn cấp, họ vẫn hay bị chỉ trích rằng các quyền lực khẩn cấp này hạn chế các quyền dân sự hay tự do của công dân.
Ngoài việc thực hành các quyền khẩn cấp, Tổng thống Trump cũng có các quyền phi khẩn cấp nhất định mà ông đã dùng trong cuộc khủng hoảng COVID-19, chẳng hạn như thu hồi một đạo luật năm 1952 khi đình chỉ du hành từ Châu Âu.
Phong tỏa các cộng đồng hoặc giới hạn di chuyển của các nhóm dân có thể đi ngược lại với quyền hiến định của công dân, theo các học giả về pháp lý.
Một khi Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhà chức trách cấp liên bang và tiểu bang có thể thực thi một loạt các biện pháp ‘cách ly xã hội’ như hạn chế du hành, ra lệnh giới nghiêm, bãi trường, hạn chế tụ tập đông người và thực thi cách ly.
Dù cách ly các cá nhân hay các nhóm tình nghi phơi nhiễm với virus corona là chuyện hợp hiến, nhưng tạo ra việc phong tỏa các nhóm cộng đồng bên trong hoặc bên ngoài ‘các vùng nóng’ là chuyện vi hiến, theo các nhà phân tích.
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gi-xay-ra-neu-my-cong-bo-tinh-trang-khan-cap-quoc-gia-vi-corona/5326725.html

Chủ tịch Pelosi cố gắng

đưa dự luật coronavirus ra Hạ Viện

bất chấp phản đối của phe Cộng Hòa

Tin Washington DC – Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cho biết viện lập pháp này sẽ bỏ phiếu vào tối thứ Năm, 12 tháng 3, về một loạt các biện pháp nhằm đối phó ảnh hưởng của dịch coronavirus, bất chấp các phản đối từ phía Cộng Hòa, vốn cho rằng các biện pháp này là không đủ và không có tác dụng. Dự luật mới sẽ không bao gồm việc miễn thuế tiền lương, điều mà Tổng Thống Trump đang đề nghị với Quốc Hội nhưng bị phe Dân Chủ từ chối.
Bà Pelosi cho biết đảng Dân Chủ Hạ Viện đã thảo luận với Tòa Bạch Ốc trong suốt sáng thứ Năm. Trong khi đó, Tổng Thống Trump nói dự luật của Dân Chủ có một số điều tốt, nhưng không thể giải quyết được tình hình hiện nay. Theo một số nhân viên đảng Dân Chủ, đảng này đang chuẩn bị kết thúc việc xem xét các đề nghị từ phía Cộng Hòa, và sẽ bỏ phiếu về dự luật hỗ trợ vào cuối ngày thứ Năm.
Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện, Dân Biểu Cộng Hòa Kevin McCarthy của California, nói với các phóng viên rằng dự luật của Dân Chủ là không hiệu quả. Ông McCarthy nói một số đề nghị của phe Dân Chủ, như việc hỗ trợ tài chính cho người xin nghỉ bệnh, sẽ phải cần 6 tháng mới có thể áp dụng, trong khi tình hình hiện nay là rất khẩn cấp.
Dân biểu này thêm rằng Tòa Bạch Ốc, đảng Cộng Hòa, và văn phòng của chủ tịch Hạ Viện cần thảo luận thêm, và các nhà lập pháp nên hoãn kỳ nghỉ thêm 24 đến 48 tiếng nữa, để đạt được thỏa thuận. Vào chiều thứ Năm, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố thượng viện sẽ tiếp tục làm việc vào tuần tới về luật coronavirus và sẽ không nghĩ như đự định trước đó.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chu-tich-pelosi-co-gang-dua-du-luat-coronavirus-ra-ha-vien-bat-chap-phan-doi-cua-phe-cong-hoa/

Đảng Dân Chủ chỉ trích

cách tổng thống Trump ứng phó với dịch Covid-19

Mai Vân
Tại Mỹ số ca nhiễm virus corona tiếp tục tăng cao. Tính đến hôm qua, 12/03, đã có hơn 1.600 ca nhiễm, trong lúc số tử vong lên đến 40 người.
Trước đà lây lan của dịch Covid-19, nhiều biện pháp đã được đưa ra: Đóng cửa các trường học hoặc những nơi giải trí như Disneyland, hay nhà hát Broadway tại New York. Nhiều sự kiện thể thao diễn ra đã không có khán giả hoặc bị hoãn lại. Về phần tổng thống Donald Trump, ông đã cấm vào lãnh thổ Mỹ những công dân đến từ các nước Châu Âu đang bị dịch bệnh hoành hành.
Tuy nhiên, đảng Dân Chủ Mỹ đã chỉ trích gắt gao cách ứng phó dịch Covid-19 của tổng thống Trump, nhất là về vấn đề xét nghiệm virus mà giới chuyên gia cho là đưa ra quá trễ và thủ tục quá phức tạp. Hai ứng viên tổng thống của đảng, Joe Biden và Bernie Sanders, ngày 12/03, đã vạch ra các sai sót.
Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, tường thuật :
“Joe Biden và Bernie Sanders đã lên tiếng một cách rất long trọng để nêu quan điểm về dịch bệnh mà nước Mỹ phải đối phó, và trước tiên là để tố cáo cách ứng phó của tổng thống Trump.
Cựu phó tổng thống Biden đã chỉ trích cụm từ “virus nước ngoài” mà ông Trump sử dụng, cho rằng từ ngữ đó mang tính chất kỳ thị. Ông Biden còn chủ trương cho xét nghiệm virus miễn phí, vì hiện nay, chi phí này rất đắt đỏ, và việc xét nghiệm gặp rất nhiều chậm trễ. Ông chỉ trích thẳng thừng: “Thất bại của chính quyền trong vấn đề xét nghiệm vô cùng to lớn. Đó là một thất bại trong việc chuẩn bị, chỉ đạo và thực hiện”.
Ông Bernie Sanders cũng dùng từ rất mạnh mẽ, so sánh bệnh dịch với một cuộc chiến tranh lớn và theo ông : “sự bất tài và bất cẩn của chính quyền hiện nay đã gây nguy hiểm cho tính mạng của nhiều người ở đất nước này”.
Nhà Trắng đã bác bỏ các cáo buộc, xem đấy là những hành vi “lợi dụng tâm lý hoảng hốt để thủ lợi chính trị”. Tổng thống Trump vẫn khẳng định là hệ thống y tế của Mỹ tốt nhất trên thế giới và khẳng định đã đưa ra những biện pháp cần thiết khi quyết định đóng của biên giới. Ông cũng đã hủy bỏ các cuộc mít tinh tranh cử được dự trù.
Tuy nhiên, hành động của tổng thống Mỹ chủ yếu tập trung hỗ trợ các xí nghiệp chịu tác động của dịch bệnh.”
Thủ tướng Canada và phu nhân bị cách ly
Cả hai vợ chồng thủ tướng Canada Justin và Sophie Grégoire Trudeau bị cách ly trong vòng 14 ngày kể từ hôm nay 13/03/2020. Phu nhân thủ tướng Canada bị siêu vi Corona lây nhiễm trong chuyến viếng thăm Luân Đôn. Xét nghiệm hôm thứ năm thấy có dương tính với virus corona. Vì lý do thận trọng, thủ tướng Canada được cách ly phòng ngừa.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200313-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho phép chính sách tầm trú

“ở lại Mexico” của Tổng thống trump tiếp tục

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ tư (11 tháng 3), Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã trao cho Tổng Thống Trump một chiến thắng pháp lý khác sau khi cho phép chính sách “Remain in Mexico” tiếp tục. Chính sách này yêu cầu hàng ngàn người tầm trú ở biên giới phía Nam Hoa Kỳ phải chờ đợi ở Mexico trong khi giấy tờ của họ được tòa án di dân xem xét.
Vào ngày 28 tháng 2, Tòa Kháng Án Khu vực 9th đã ra lệnh cấm chính sách nói trên, nhưng tạm ngừng lệnh cấm khi chính quyền Tổng Thống Trump yêu cầu Tối Cao Pháp Viện can thiệp. Theo hồ sơ tòa án, một trong 9 thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện là bà Sonia Sotomayo đã từ chối thông qua chính sách “Remain in Mexico”, nói rằng “những người tầm trú sẽ phải đối mặt với nguy hiểm đến mạng sống mỗi ngày nếu chính sách này có hiệu lực.”
Trong khi đó, Tổng Thống Trump tuyên bố “Remain In Mexico” đã thành công trong việc giảm dòng chảy của hàng trăm ngàn người từ Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Những người thách thức chính sách, bao gồm 11 người tầm trú và à một số nhóm vận động di dân, lập luận rằng chính sách này đã vi phạm luật di dân của Hoa Kỳ và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đối với người tầm trú.
Khoảng 60.000 người đã được gửi trở lại Mexico để chờ kết quả từ tòa án di dân tại các thị trấn biên giới nguy hiểm, nơi họ dễ bị bắt cóc, hãm hiếp, cướp và các tội ác khác, trong lúc phải sống trong điều kiện đôi khi mất vệ sinh. Chính phủ cho biết 36.000 trường hợp đã được giải quyết và khuyến cáo rằng những người đang chờ xử lý có thể đã nỗ lực vượt biên nếu Tối Cao Pháp Viện ngăn chặn chính sách nói trên. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-hoa-ky-cho-phep-chinh-sach-tam-tru-o-lai-mexico-cua-tong-thong-trump-tiep-tuc/

Ông Trump ký luật hỗ trợ viễn thông Mỹ

thay thế thiết bị Huawei, ZTE

Thiện Lan
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (12/3) đã ký luật chi 1 tỷ đô la trợ cấp các nhà cung cấp viễn thông nhỏ trong nước thay thế thiết bị do Huawei và ZTE Trung Quốc sản xuất, theo AP ngày 13/3.
Chính phủ Mỹ lâu nay coi các công ty Trung Quốc là một mối nguy hại về an ninh và đã thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng di động thế hệ kế tiếp được gọi là 5G. Tuy nhiên, cả Huawei và ZTE đều phủ nhận rằng Trung Quốc sử dụng sản phẩm của họ để làm gián điệp.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu cấm các công ty điện thoại Hoa Kỳ được trợ cấp của chính phủ sử dụng thiết bị của hai công ty Trung Quốc. Dự luật này có hiệu lực đối với hầu hết các công ty nhỏ ở nông thôn vì các nhà cung cấp mạng lớn của Hoa Kỳ không sử dụng thiết bị của Trung Quốc.
Nhà Trắng cho rằng, việc sử dụng các nhà cung cấp không đáng tin cậy để xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông sẽ là mối nguy an ninh quốc gia khi đặt mạng lưới viễn thông Mỹ vào tay các công ty có khả năng bị ảnh hưởng bởi nước các thực thể nước ngoài.
Luật này cũng yêu cầu FCC đưa ra một chương trình hỗ trợ nhà mạng nhỏ loại bỏ và thay thế bất kỳ thiết bị hay dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp từ các thực thể được coi là gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Dự luật nhằm áp dụng cho các nhà cung cấp viễn thông có ít hơn 2 triệu khách hàng.
“Chính quyền sẽ không mạo hiểm giao các cơ sở hạ tầng viễn thông quan trọng của Mỹ cho các công ty do các chính phủ độc tài hoặc các đối thủ nước ngoài kiểm soát”, Nhà Trắng nêu rõ trong một tuyên bố.
Theo AP
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-ky-luat-ho-tro-vien-thong-my-thay-the-thiet-bi-huawei-zte.html

Cựu phân tích tình báo quân đội Chelsea Manning

 đang hồi phục sau khi tự sát không thành trong tù

Tin từ Washington, D.C. — Vào thứ tư (ngày 11 tháng 3), Cựu phân tích gia tình báo quân đội Chelsea Manning đang trong quá trình hồi phục sau khi tự sát không thành trong tù. Cô Manning đã bị giam giữ từ tháng Năm vì đã từ chối làm chứng trước một bồi thẩm đoàn về việc cô tiết lộ bí mật quân sự và ngoại giao cho nhóm WikiLeaks năm 2010. Nhóm pháp lý của cô Manning cho biết “sau khi tự sát không thành, cô đã được đưa đến bệnh viện và đang hồi phục.”
Trước đó Cảnh Sát Trưởng thành phố Alexandria, cô Dana Lawhorne, đã xác nhận rằng có một sự việc xảy ra tại nhà tù Alexandria liên quan đến cô Manning, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Trong tuyên bố, nhóm pháp lý của cô Manning cho biết thân chủ của họ đã từng nói rằng cô “sẽ không phản bội các nguyên tắc của mình, thậm chí nếu phải tự gây hại đến bản thân”.  Vào thứ sáu (ngày 13 tháng 3), cô Manning dự kiến sẽ xuất hiện trong một phiên điều trần nhằm hủy bỏ tội danh không tuân thủ tòa án vì cô từ chối làm chứng. Cô đã bị bỏ tù gần hai tháng vì từ chối làm chứng trước một đại bồi thẩm đoàn khác vào tháng 3 năm 2019.
Trong thời gian bị giam giữ, cô đã nhận được trát đòi hầu tòa thứ hai để xuất hiện trước đại bồi thẩm đoàn. Cô đã được thả ra nhà tù liên bang trong khoảng một tuần, nhưng sau đó lại được lệnh trở lại nhà tù sau khi một thẩm phán phán quyết cô tội không tuân thủ tòa án. Bên cạnh đó, cô còn bị phạt 1,000 mỹ kim/ngày, và số tiền đó đã lên đến nửa triệu mỹ kim cho đến nay.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cuu-phan-tich-tinh-bao-quan-doi-chelsea-manning-dang-hoi-phuc-sau-khi-tu-sat-khong-thanh-trong-tu/

Một số phân tích về thực trạng và triển vọng mối quan hệ

đồng minh Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc hiện nay

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ trên bình diện thế giới và khu vực, trong đó cả hai đều đang có sự hiện diên quân đồn trú của Washington. Mặc dù, dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump với chính sách “nước Mỹ trước tiên”, quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn đã xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt nhất định, song giới chuyên gia vẫn cho rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục bền chặt và được củng cố thời gian tới.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn
Thứ nhất, việc Mỹ thu hẹp hiện diện tại Trung Đông tạo điều kiện cho mối quan hệ truyền thống với Nhật Bản và Hàn Quốc. Không thể phủ nhận, Mỹ đang giảm dần sự hiện diện của họ ở Trung Đông sau khi lực lượng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) về cơ bản đã bị tiêu diệt. Tổng thống Mỹ D.Trump cũng quyết định sẽ rút quân khỏi Syria bởi Chính quyền Syria không thể bị loại bỏ và đồng minh của Syria là Nga đã củng cố được vai trò của mình ở đây. Dường như Đông Bắc Á sẽ trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống D.Trump, nhất là khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục, vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết.
Thứ hai, sự kiện ký kết thỏa thuận Mỹ – Triều Tiên (6/2018) giữa Tổng thống Mỹ D.Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được coi là một dấu mốc tạo bước chuyển quan trọng từ “đối đầu” sang “đối thoại hòa bình”, mở ra cục diện mới cho khu vực Đông Bắc Á cũng như mối quan hệ đồng minh của Mỹ. Về cơ bản, quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn dựa trên quan hệ đồng minh truyền thống, được khẳng định trong Hiệp ước An ninh Nhật Bản – Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, và gần đây một sáng kiến đang gây được sự chú ý trở lại là “Tứ giác kim cương”. Do vậy, quyết định cải thiện quan hệ Mỹ – Triều của Tổng thống D.Trump nhằm thuyết phục Triều Tiên là sách lược không thể khác hơn của Mỹ trong lúc này. Qua đó, một mặt, Mỹ muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mặt khác, gây áp lực lên các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Hơn nữa, cải thiện quan hệ với Triều Tiên để giảm bớt căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ triển khai, thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, từng bước kiềm chế sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc và Nhật Bản tuy có sự khác biệt về lợi ích, mối quan tâm và quan điểm tiếp cận trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhưng tựu trung đều mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định, giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa thông qua đối thoại chính trị. Trước những diễn biến tại khu vực Đông Bắc Á và việc quan hệ Mỹ – Triều Tiên được cải thiện, Nhật Bản quyết định dỡ bỏ lệnh trực chiến đối với các tàu khu trục có trang bị hệ thống ra-đa Aegis. Sự tham gia của Mỹ tại Đông Bắc Á và quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc là một nhân tố cân bằng đối với sức mạnh của Trung Quốc. Có thể dự đoán, Triều Tiên sẽ làm mọi việc để thực hiện một thời kỳ hòa hoãn chiến lược, tập trung phát triển kinh tế đất nước cũng như đường lối ngoại giao mới là thực hiện tiếp cận cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, nhằm đạt được lợi ích cao nhất về mặt chiến lược. Vì thế, Triều Tiên vừa thúc đẩy đối thoại với Mỹ, vừa theo đuổi chính sách gần gũi hơn với Trung Quốc; đồng thời, duy trì hợp tác, đối thoại với Hàn Quốc, Nhật Bản, tìm kiếm khả năng gỡ bỏ cấm vận, thúc đẩy quan hệ liên Triều và trong khu vực. Như vậy, sau hai cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ, Triều Tiên đã có những bước đi rõ ràng, vừa muốn bỏ thế đối đầu quân sự với Mỹ, Hàn Quốc để được dỡ bỏ trừng phạt, bao vây, cấm vận, thu hút nguồn vốn, kinh nghiệm phát triển kinh tế, vừa giữ được quan hệ láng giềng lâu dài với Trung Quốc.
Xu hướng phát triển quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn
Trước một loạt diễn biến mới ở khu vực Đông Bắc Á, hướng liên kết của liên minh Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc vốn là đồng minh truyền thống và trong bối cảnh hiện nay, dường như liên minh này đang ngày càng được thắt chặt để kiềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và đối phó với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một số bằng chứng trong thời gian gần đây cho thấy liên minh này đang được thắt chặt trong bối cảnh khu vực Đông Bắc Á có những diễn biến phức tạp, nhất là vào ngày 3/11/2018, sau khi Triều Tiên cảnh báo sẽ quay lại chính sách quốc gia về tăng cường kho vũ khí hạt nhân nếu Mỹ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này. Vào ngày 5/11/2018, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô nhỏ, động thái này dường như để đối phó với mối đe dọa
từ phía Triều Tiên, nhưng mặt khác, nó cho thấy một tín hiệu rõ ràng hơn về liên minh ba bên Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc tại khu vực Đông Bắc Á. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều là các đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng Hàn Quốc luôn hạn chế tham gia hợp tác quân sự song phương với Nhật Bản vì hai nước vẫn chưa giải quyết xong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và những “di sản” nằm sâu trong lịch sử quan hệ song phương. Tuy nhiên, mới đây trong một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, việc chia sẻ thông tin với Nhật Bản là có khả năng. Đây là tín hiệu, tuy khiêm tốn, về việc chia sẻ thông tin giữa ba bên, là dấu hiệu cho việc liên minh Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc đang được thắt chặt.
Từ những hành động hiện nay có thể đưa ra nhận định rằng, trong tương lai gần, liên minh Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc vẫn duy trì xu hướng liên kết chặt chẽ để kiềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trong khu vực và giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ cần Nhật Bản và Hàn Quốc để duy trì, gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, đối phó hiệu quả với ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cần Mỹ để bảo đảm đối trọng, kiềm chế áp lực từ Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đối với an ninh quốc gia. Có thể liên minh sẽ được duy trì dựa trên những điều kiện theo hướng biệt lập chủ nghĩa của Tổng thống D.Trump để bảo đảm không chỉ có Mỹ, mà Nhật Bản và Hàn Quốc phải thực sự tham gia, tự nâng cao sức mạnh của quốc gia để đối phó với Trung Quốc và Triều Tiên, thể hiện vai trò thực sự ở khu vực. Dù thế nào đi nữa, trong tương lai gần, hợp tác Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc sẽ vẫn được cũng cố, thúc đẩy.
Hợp tác Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với những thử thách đến từ chính các bên trong liên minh và cả từ Trung Quốc. Các bên sẽ phải đưa ra được điểm cân bằng cho lợi ích chung mà những lợi ích này hoàn toàn không giống nhau. Hợp tác Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc được thúc đẩy sẽ tác động lớn đối với sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực và xa hơn nữa. Vì thế, Trung Quốc sẽ có những đối sách để bảo đảm vị thế lợi ích của mình trong khu vực. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đang được Chính quyền của Tổng thống D.Trump thúc đẩy mạnh mẽ, Trung Quốc lại càng phải hành động nhằm gia tăng ảnh hưởng và vị thế ở những khu vực đặc biệt quan trọng, như Đông Bắc Á. Với những vấn đề tồn tại từ trong lịch sử, việc Nhật Bản và Hàn Quốc nghiêng về ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chạy đua với Mỹ là rất khó xảy ra, nhưng không phải là hoàn toàn không có khả năng, nhất là khi Mỹ đang thực hiện chính sách “nước Mỹ trên hết”, tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, tạo cớ cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc xích lại gần nhau.
http://biendong.net/bien-dong/33524-mot-so-phan-tich-ve-thuc-trang-va-trien-vong-moi-quan-he-dong-minh-my-nhat-ban-han-quoc-hien-nay.html

Khách du lịch ở Châu Âu vội vã quay trở lại Hoa Kỳ

sau khi tổng thống Trump ban lệnh cấm du lịch

Tin từ MADRID/PARIS – Căng thẳng và mệt mỏi, khách du lịch tranh giành nhau tại các phi trường châu Âu để lên các chuyến bay đến Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, sau khi Tổng thống  Trump tuyên bố hạn chế đi lại để làm giảm sự lây lan của coronavirus. Lệnh hạn chế du lịch 30 ngày sẽ áp dụng cho công dân của 26 quốc gia châu Âu nhưng không bao gồm Anh Quốc và Ireland cũng như công dân Hoa Kỳ. Lệnh này có hiệu lực từ nửa đêm hôm thứ Sáu (13/3).
Thông báo của tổng thống Trump làm gián đoạn kế hoạch du lịch của hàng chục ngàn người và ảnh hưởng đến các hãng hàng không vốn đang rối loạn với sự bùng phát của coronavirus, hiện được xem là đại dịch và giết chết hơn 4,600 người trên toàn thế giới.
Cô Anna Grace, một sinh viên Hoa Kỳ tại Đại học Suffolk, đang trong chuyến đi đầu tiên đến châu Âu và nhanh chóng thay đổi  vé để bay về nhà từ phi trường Barajas của Madrid, thay vì đến Pháp. Gần đó, bà Cristina Elvira, một người hưu trí đi du lịch tới Miami cảm thấy nhẹ nhõm khi rời khỏi Tây Ban Nha, nơi các ca bệnh mới tăng theo cấp số nhân trong những ngày qua và trở thành quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau Ý và Pháp.
Bà Elvira cho rằng bà rất may mắn khi được rời khỏi châu Âu. Tuy nhiên, một số người lại lo lắng về những gì họ phải đối mặt khi đến Hoa Kỳ. Tổng thốngd Trump tuyên bố rằng ông phải hành động vì Liên minh châu Âu không thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/khach-du-lich-o-chau-au-voi-va-quay-tro-lai-hoa-ky-sau-khi-tong-thong-trump-ban-lenh-cam-du-lich/

Lầu Năm Góc lên tiếng

vụ Mỹ tấn công trả đũa Iran ở Iraq

Quân đội Mỹ đã tiến hành những cuộc không kích nhằm vào nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq. Chiến dịch trả đũa của Lầu Năm Góc được thực hiện 1 ngày sau vụ tấn công bằng rocket nhằm vào 1 căn cứ quân sự tại phía bắc Baghdad, Iraq, khiến 2 binh sĩ Mỹ và 1 binh sĩ Anh thiệt mạng, hãng tin AP dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết nhiều cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ hôm 12/3 đã đánh vào 5 địa điểm và chủ yếu nhắm vào các cơ sở vũ khí của Kataib Hezbollah bên trong Iraq.
Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết các cuộc tấn công nhắm vào 5 cơ sở cất trữ vũ khí, “làm suy giảm đáng kể khả năng thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper cho biết: “Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công chống lại nhân dân, lợi ích của chúng tôi hoặc các đồng minh của chúng tôi”.
Ngày 13/3, Iran cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên có những hành động nguy hiểm, sau khi các lực lượng Mỹ tiến hành cuộc không kích ở nước láng giềng Iraq.
Hôm 11/3, một binh sĩ Anh, hai binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng và khoảng một chục người bị thương trong một vụ tấn công bằng rocket nhắm vào căn cứ quân sự Taji của Iraq ở phía bắc Baghdad.
Căng thẳng quân sự giữa Iran và Mỹ đã leo thang trước đó, dẫn tới cuộc tấn công của Mỹ hồi tháng 1 năm nay, giết chết ông Qassem Soleimani, tướng lãnh hàng đầu của Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/lau-nam-gov-len-tieng-vu-my-tan-cong-tra-dua-iran-o-iraq/5327440.html

Trump cho phép quân đội đáp trả vụ tấn công ở Iraq

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép quân đội Hoa Kỳ đáp trả cuộc tấn công rocket hôm 11/3 tại Iraq khiến hai lính Mỹ và một quân nhân Anh thiệt mạng, Ngũ Giác Đài loan báo ngày 12/3 và quy trách nhiệm vụ tấn công cho dân quân được Iran hậu thuẫn.
Giới chức quân sự Mỹ tin rằng Iran hậu thuẫn các chiến binh thực hiện vụ tấn công này và cảnh báo tất cả mọi biện pháp đang được cân nhắc, những lời lẽ gợi ý rằng Mỹ, Iran và các lực lượng được Iran hậu thuẫn một lần nữa trên đà tiến tới những xung đột mới bên trong Iraq.
“Tôi đã trao đổi với Tổng thống. Ông cho tôi quyền làm những gì chúng tôi cần làm, phù hợp với sự chỉ đạo của ông,” Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố tại Ngũ Giác Đài.
Đáp câu hỏi liệu sự đáp trả của Mỹ có bao gồm các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Iran hay không, ông Esper tỏ dấu cho thấy các cuộc tấn công chống lại chính các dân quân đang là ưu tiên hàng đầu.
Chưa bên nào chính thức lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công, Iran cũng chưa bình luận gì.
Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo rằng sát hại người Mỹ ở nước ngoài sẽ dẫn tới một sự đáp trả từ Mỹ.
Liên quân quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Iraq cho biết căn cứ quân sự Taji của Iraq ở phía bắc Baghdad đã trúng 18 quả rocket Katyusha 107 mm, và hình như rocket đã được phóng đi từ một chiếc xe tải. Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đang tiến hành điều tra vụ tấn công.
Ngoài ba người thiệt mạng còn có khoảng 14 người khác bị thương.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-cho-phep-quan-doi-dap-tra-vu-tan-cong-o-iraq/5326728.html

Vợ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhiễm COVID-19

Triệu Hằng
Reuters ngày 13/3 đưa tin, bà Sophie Gregoire Trudeau, vợ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Văn phòng thủ tướng Canada ra thông báo vào tối ngày 12/3, cho biết: “Sau khi có các khuyến cáo y tế, bà Sophie Gregoire Trudeau đã được xét nghiệm COVID-19 hôm nay. Kết quả là dương tính”.
“Bà ấy cảm thấy ổn, và đang thực hiện tất cả biện pháp phòng ngừa được đề nghị. Những triệu chứng của bà vẫn ở mức độ nhẹ”, thông báo cho biết thêm.
Bà Sophie Gregoire vừa trở về Canada sau chuyến công tác tại London, Anh, bắt đầu thấy không khỏe vào tối 11/3 và ngay lập tức tìm kiếm hỗ trợ y tế.
Trong một thông báo được đăng tải trên Twitter, bà Sophie Gregoire gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người đã liên lạc và hỏi thăm sức khỏe của mình. Bà cho biết: “Mặc dù đang trải qua những triệu chứng không thoải mái do virus, tôi sẽ sớm khỏe mạnh trở lại”.
Phu nhân của ông Justin Trudeau đang được cách ly, trong khi thủ tướng sẽ tự cách ly trong 14 ngày, theo tuyên bố. Thủ tướng Canada vẫn có sức khỏe tốt, không có triệu chứng, người phát ngôn thủ tướng cho biết trong một tuyên bố trên Twitter.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vo-cua-thu-tuong-canada-justin-trudeau-nhiem-covid-19.html

Thủ tướng Canada bị cách ly

sau khi phu nhân bị nhiễm Covid-19

Phu nhân của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có kết quả xét nghiệm dương tính với loại virus corona (Covid-19), văn phòng của thủ tướng xác nhận vào tối ngày 12/3, theo trang New York Post.
Bà Sophie Grégoire Trudeau, 44 tuổi, phát bệnh vào tối ngày 11/3, ngay sau khi trở về Canada sau khi tham gia một sự kiện ở London, Anh. Hôm 12/3, bà xét nghiệm với kết quả dương tính và hiện nay đang được cách ly, một phát ngôn viên cho New York Post biết.
Thông báo được đưa ra vài giờ sau khi hãng tin Associated Press (AP) loan tin rằng phu nhân của Thủ tướng Trudeau có các triệu chứng giống như bệnh cúm.
Theo tuyên bố, bà Sophie Trudeau sẽ “tiếp tục được cách ly” và ông Justin Trudeau cũng sẽ tiếp tục tự cách ly.
“Bà ấy vẫn ổn, đang thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được đề nghị và các triệu chứng của bà vẫn ở mức độ nhẹ”, tuyên bố cho biết. “Sức khỏe của Thủ tướng hiện bình thường, không có triệu chứng”.
Thủ tướng Justin Trudeau sẽ cách ly trong 14 ngày và chưa được xét nghiệm vì ông không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Theo tuyên bố, các bác sĩ nói rằng “không có rủi ro” đối với những người mà thủ tướng gần đây có tiếp xúc.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-cana-bi-cach-ly-sau-khi-phu-nhan-bi-nhiem-covid-19/5327376.html

Viên chức Brazil dương tính với coronavirus

chỉ vài ngày sau khi gặp tổng thống Trump

Tin Washington DC – Ông Fabio Wajngarten, thư ký báo chí của Tổng Thống Brazil Jair Bolsonaro, đã có xét nghiệm dương tính với coronavirus vào thứ Năm, 12 tháng 3, theo hãng CNN dẫn 2 nguồn tin cho biết. Sức khỏe của Tổng Thống Bolsonaro hiện đang được theo dõi kỷ lưỡng. Tin tức này xuất hiện chỉ vài ngày sau khi ông Wajngarten gặp gỡ Tổng Thống Trump tại Florida.
Một phụ tá của ông Wajngarten đã đăng lên mạng bức hình cho thấy viên chức Brazil này đứng cùng với Tổng Thống Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence tại resort Mar-a-Lago vào cuối tuần qua. Ông Wajngarten đã đi cùng với Tổng Thống Bolsonaro trong chuyến thăm Hoa Kỳ. Trong chuyến đi này, Tổng Thống Bolsonaro đã cùng ăn tối với Tổng Thống Trump, và cả hai đã nói chuyện với phóng viên về dịch coronavirus. Trả lời với các phóng viên vào thứ Năm tại phòng Oval của Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump nói ông đã được thông báo về tình hình sức khỏe của viên chức Brazil, tuy nhiên, tổng thống thêm rằng ông không cảm thấy quá lo ngại về sự việc.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Stephanie Grisham, sau đó cho biết Tổng Thống Trump và Phó Tổng Thống Pence hầu như không có tiếp xúc với ông Wajngarten, và không cần phải xét nghiệm coronavirus vào lúc này. Bà Grisham thêm rằng Tòa Bạch Ốc và Sở Mật Vụ đang thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho gia đình tổng thống và các nhân viên.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vien-chuc-brazil-duong-tinh-voi-coronavirus-chi-vai-ngay-sau-khi-gap-tong-thong-trump/

Con trai tổng thống Brazil

phủ nhận tin ông bị nhiễm Covid-19

Con trai tổng thống Brazil nói với Fox News và một số hãng tin khác hôm 13/3 rằng vị tổng thống có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Điều này trái ngược với các tin tức của The Guardian và Mirror loan ra trước đó rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới và đang chờ kết quả xét nghiệm lần 2 trong ngày thứ Sáu 13/3 để khẳng định chắc chắn.
Ông Bolsonaro đã ăn tối với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida vào tối 7/3. Cùng dự là thư ký báo chí của ông, Fabio Wajngarten, và người này đã được chẩn đoán có nhiễm Covid-19 sau chuyến đi.
Các bức ảnh và các đoạn video cho thấy hai ông Trump và Bolsonaro, cũng như nam thư ký báo chí Fabio Wajngarten, đều ở rất gần nhau.
Tuy nhiên, ông Trump viết trên Twitter hôm 12/3 rằng “Tôi không bận tâm”.
Cùng ngày, con trai của tổng thống Brazil viết trên Twitter là cha mình “không thể hiện triệu chứng gì của căn bệnh “.
Ông Bolsonaro tròn 65 tuổi trong tháng này. Ông và các thành viên khác trong đoàn đi Mỹ hiện đang được theo dõi sức khỏe.
(Fox, Business Insider, The Guardian, Mirror)
https://www.voatiengviet.com/a/con-trai-tong-thong-brazil-phu-nhan-tin-ong-bi-nhiem-covid-19/5327639.html

Trụ sở Liên Hợp Quốc có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên

Hải Lam
Một nhà ngoại giao nữ thuộc phái đoàn Philippines dương tính với nCoV hôm 12/3, trở thành trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.
“Bắt đầu từ hôm nay, văn phòng phái đoàn Philippines sẽ bị phong tỏa. Tất cả nhân viên đã được hướng dẫn tự cách ly và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu xuất hiện triệu chứng. Chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý cho việc tất cả chúng tôi đều nhiễm virus”, bà Kira Azucena, quyền đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc ngày 12/3 cho biết.
Bà Azucena cho biết lần gần đây nhất nhà ngoại giao Philippines có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc là hôm 9/3, ở lại trong khoảng nửa giờ và không xuất hiện triệu chứng. Bà nói thêm, nhà ngoại giao này có triệu chứng giống như nhiễm cúm vào hôm 10/3 và đã tới gặp bác sĩ, và nhận được thông báo dương tính với nCov hôm 12/3.
Ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cho hay, nhà ngoại giao đã gặp hai đồng nghiệp khác và chỉ bước vào một phòng họp tại trụ sở, nơi được khử khuẩn ba lần kể từ hôm 9/3. Ông Dujarric nói thêm rằng cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đang liên lạc với các nhà ngoại giao đã tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Các nhà ngoại giao cho biết một số cuộc họp của Liên Hợp Quốc theo kế hoạch diễn ra ngày 14/3 đã bị hủy.
Theo Reuter
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tru-so-lien-hop-quoc-co-ca-nhiem-covid-19-dau-tien.html

Liên Hợp Quốc:

Gần 5 triệu người đã tháo chạy khỏi Venezuela

Triệu Hằng
Khoảng 4,9 triệu người đã rời khỏi Venezuela, đất nước ở trong trạng suy thoái sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế và chính trị, AFP ngày 11/3 dẫn lời bà Michelle Bachelet, người đứng đầu tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết.
Bà cũng lên án các cuộc tấn công đang diễn ra nhắm vào các chính trị gia đối lập, người biểu tình và các nhà báo.
Cập nhật về tình hình nhân quyền ở Venezuela trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Bachelet cảnh báo rằng “những căng thẳng chính trị và các hành động bạo lực của lực lượng an ninh và những người ủng hộ chính phủ chống lại quốc hội thuộc phe đối lập vẫn tiếp tục”.
Bà Bachelet cho biết, nghị sĩ thuộc phe đối lập Gilber Caro và trợ lý của ông này là Victor Ugas vẫn bị giam giữ tại một địa điểm không xác định kể từ khi họ bị bắt vào cuối năm ngoái, trong khi đó nghị sĩ Ismael Leon vẫn bị quản thúc tại gia.
Cũng theo bà Bachelet, kể từ đầu năm, các lực lượng an ninh chính quyền Maduro đã ngăn chặn các chính trị gia đối lập tiếp cận tòa nhà quốc hội.
“Ngoài ra, văn phòng của tôi tiếp tục nhận được các cáo buộc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục tại trụ sở của Tổng cục Tình báo Quân sự ở Caracas”, bà nói.
Những lạm dụng này xảy ra khi Venezuela đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, với việc ông Juan Guaido được hơn 50 quốc gia, gồm Mỹ, công nhận là tổng thống lâm thời.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ thịnh vượng một thời gần đây phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước, với tình trạng thiếu thốn thuốc men và thực phẩm cùng lạm phát phi mã.
Theo AFP
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/lien-hop-quoc-gan-5-trieu-nguoi-da-thao-chay-khoi-venezuela.html

Lý giải việc tranh giành giấy vệ sinh

để trữ mùa dịch corona: tâm lý số đông do hoảng sợ?

Báo mạng Asia One vào ngày 11/3 có đăng tải bài viết của tác giả có tên Melissa với tựa tạm dịch “Các chuyên gia giải thích tại sao mọi người tích trữ giấy vệ sinh trong khi dịch bệnh coronavirus bùng phát?”
Trong bài viết, tác giả Melissa nhắc đến việc các băng đảng vũ trang ở Singapore cũng như ở Hồng Kông đã xông vào để đánh cắp hàng trăm cuộn giấy vệ sinh giữa lúc tình hình mua bán đang hoảng loạn.
Trong khi đó, vào ngày 11/3, các siêu thị tại Penang, Malaysia đã báo cáo bán sạch giấy vệ sinh sau khi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 đầu tiên của thành phố xuất hiện.
Nếu dịch xảy ra thì nhu cầu đầu tiên cần chú ý đến là đồ ăn, thức uống và nước. Nếu tích trữ những thứ đó thì có thể hiểu được, chứ chuyện tích trữ giấy vệ sinh thì mình thấy không cần thiết. - Lan
Việc này không chỉ xảy ra ở châu Á mà còn xuất hiện ở những châu lục khác, chẳng hạn như ở Úc, cảnh sát đã được điều động đến để giải quyết tình hình khi một số người mua hàng ở siêu thị đã xô xát để giành giấy vệ sinh.
Trao đổi với RFA, bạn Quỳnh Phương, hiện đang sống ở Melbourne, Úc cho rằng đây là điều bất ngờ vì bạn đã sống ở đây 13 năm nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này xảy ra. Các kệ hàng vẫn còn đầy đủ, riêng kệ bán giấy vệ sinh lại trống trơn:
“Giống như overreaction (làm quá lên) vậy. Đồng ý đây là flu (cúm) mọi người nên hạn chế ra ngoài nhưng không có nghĩa là phải (tích trữ) như vậy. Với lại cái này affect (ảnh hưởng) nhiều với những người có tiền án bệnh sử các loại rồi, nên cẩn thận đối với những người này thôi. Nếu mọi người làm quá lên như vậy, supply (nguồn cung cấp) thiếu thì người cần sẽ không có còn người có lại không xài tới thì cũng vậy.”
Tại Mỹ cũng không ngoại lệ, bạn Lan hiện đang sống ở bang Maryland cho biết tình hình nơi bạn cũng trong tình trạng tương tự:
“Hôm qua mình đi Costco thì thật sự không còn (bán) một mảnh giấy vệ sinh nào cả, mọi người tranh nhau mua hết rồi. Trong khi đó đồ ăn thức uống thì không tới mức như thế.
Nếu dịch xảy ra thì nhu cầu đầu tiên cần chú ý đến là đồ ăn, thức uống và nước. Nếu tích trữ những thứ đó thì có thể hiểu được, chứ chuyện tích trữ giấy vệ sinh thì mình thấy không cần thiết. Làm sao tích trữ đủ dùng trong một thời gian ngắn, giữ như sinh hoạt bình thường hàng ngày là được.”
Nhận xét về việc mọi người đổ xô tích trữ giấy vệ sinh đang diễn ra, Nina, một bạn trẻ ở Virginia bày tỏ thắc mắc của bản thân thật sự không hiểu vì sao mọi người lại trữ giấy vệ sinh. Tại Mỹ thường khi có
vấn đề gì về thảm họa thiên và bệnh thì người ta thường mua nước và giấy vệ sinh. Nhưng lần này mọi người lại mua tới mức độ đáng ngạc nhiên. Bạn Nina cho đó là không cần thiết khiến không còn giấy cho các đối tượng người già, người không có điều kiện hay không có thời gian đi chợ thường xuyên, không đi được nhiều chợ…
Dưới góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà nghiên cứu tâm lý xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định:
“Tôi nghĩ đó là phản ứng tự nhiên của con người khi người ta cảm thấy lo lắng, hoảng loạn. Thực sự nó như hiệu ứng đám đông, cả một đám đông tâm lý hoảng sợ thì người ta sẽ mất phương hướng và lo sợ.
Nếu như chúng ta hiểu rằng khi người ta bị hoảng loạn thì người ta không còn đủ tỉnh để phân biệt cái gì dùng nhiều, cái gì không dùng nhiều mà người ta theo đám đông đang xếp hàng rồng rắn để mua cái gì đấy. Chẳng biết đang mua gì nhưng mình cứ thấy đông là mình xông vào mua. Đấy là tâm lý đám đông. Không biết mình đang mua gì và mua để làm gì. Nghe rất buồn cười nhưng thực tế xảy ra như vậy.”
Nếu như chúng ta hiểu rằng khi người ta bị hoảng loạn thì người ta không còn đủ tỉnh để phân biệt cái gì dùng nhiều, cái gì không dùng nhiều mà người ta theo đám đông đang xếp hàng rồng rắn để mua cái gì đấy.  - TS. Phạm Quỳnh Hương
Còn theo giải thích của Tiến sĩ Dimitrios Tsivrikos, một chuyên gia về khoa học trong hành vi và tiêu dùng tại Đại học College London, trả lời trên Skynews, những lốc giấy vệ sinh thực sự chiếm không gian lớn trên lối đi trong siêu thị, vì vậy mọi người bị lôi cuốn về mặt tâm lý hơn khi mua chúng trong thời kỳ khủng hoảng. Ông cho rằng nếu lốc giấy càng bự, người ta sẽ càng nghĩ nó quan trọng hơn.
Theo bà Katharina Wittgens, một nhà tâm lý học chuyên về hành vi cá nhân và nhóm, cũng nhấn mạnh rằng người ta dễ nhận thấy hơn khi kệ giấy vệ sinh hết hàng vì chúng quá cồng kềnh. Điều này vô tình cũng khiến cơn sốt giấy tăng lên.
Trong bài viết đăng tải trên Asia One, tác giả Melissa đưa ra lập luận cho rằng hoảng loạn mua hàng cũng gây ra một cảm giác sai lầm khi kiểm soát một tình huống. Khi mọi người không biết coronavirus sẽ tồn tại trong bao lâu, họ bắt đầu đánh giá quá mức số lượng nhu yếu phẩm họ cần.
Đã vài tuần kể từ khi mọi người hoảng loạn đi mua hàng ở Singapore, hàng hóa tại các siêu thị đã được bổ sung và có vẻ như hoạt động lại bình thường hiện nay. Nay mọi người nhận ra rằng đất nước đã dự trữ đủ lương thực nên người dân không cần phải tích trữ.
Do đó, cô cho rằng nếu sau này mọi người nghĩ đến việc tích trữ, trước tiên cần bình tĩnh và suy nghĩ hợp lý thay vì để nỗi sợ hãi lấn áp và chạy theo số đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-are-ppl-hoarding-toilet-paper-during-the-coronavirus-outbreak-03122020144556.html

Điều gì xảy ra với phổi khi bị nhiễm COVID-19?

Thiện Lan
COVID-19 bắt nguồn tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến nay đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch. Vậy làm thế nào COVID-19 có thể trở thành căn bệnh nghiêm trọng hơn bệnh viêm phổi, và nó gây hại gì đối với phổi và phần còn lại của cơ thể chúng ta?
COVID-19 ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Tờ Guardian Australia đã phỏng vấn Giáo sư John Wilson, một bác sĩ hô hấp và là hiệu trưởng trường Đại học Bác sĩ Hoàng gia Australasian. Ông nói rằng hầu hết hậu quả nghiêm trọng của COVID-19 là gây ra viêm phổi.
Theo ông Wilson, những người nhiễm COVID-19 có thể được xếp vào bốn loại lớn:
1) Những người có virus nhưng không có triệu chứng.
2) Những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghĩa là người đó bị sốt và ho hoặc có thể có các triệu chứng nhẹ hơn như đau đầu hoặc viêm kết mạc.
“Những người có triệu chứng nhẹ vẫn có khả năng truyền virus nhưng có thể họ không nhận thức được vấn đề này”, ông Wilson cho biết.
3) Người bệnh có các triệu chứng giống như cúm.
4) Người bệnh bị viêm phổi.
Giáo sư Wilson cho biết: “Ở Vũ Hán, người ta phát hiện rằng, trong những người dương tính với COVID-19 và cần đến sự giúp đỡ y tế thì khoảng 6% bị bệnh nặng”.
WHO cho biết, những người già và những người có tiền sử bị huyết áp cao, các vấn đề về tim và phổi hoặc tiểu đường, có nhiều khả năng bị nặng.
Viêm phổi phát triển như thế nào?
Khi người bị nhiễm COVID-19 bị ho và sốt, Giáo sư Wilson nói rằng, đó là kết quả của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
”Niêm mạc của đường hô hấp bị tổn thương, gây viêm. Điều này lần lượt kích thích các dây thần kinh trong niêm mạc đường thở. Chỉ cần một hạt bụi là có thể bị ho”, ông cho biết.

Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên tồi tệ hơn nghĩa là virus sẽ đi qua đường dẫn khí và đi đến phế nang ở cuối đường dẫn khí,. Nếu virus đi vào các bao khí ở dưới đáy phổi và các bao khí sau đó bị viêm, thì sẽ dẫn đến viêm phổi và khi phổi chứa đầy chất gây viêm, thì không thể đưa đủ oxy vào máu và đó là nguyên nhân gây tử vong.
Điều trị viêm phổi như thế nào?
Giáo sư Christine Jenkins, chủ tịch của Tổ chức Phổi Úc và là một bác sĩ hô hấp hàng đầu, nói với tờ Guardian Australia: “Thật không may, cho đến nay chúng tôi chưa có biện pháp ngăn chặn viêm phổi COVID-19… Tại thời điểm này, không có bất kỳ phương pháp điều trị nào ngoài điều trị hỗ trợ, đó là những gì chúng tôi dành cho những người được chăm sóc đặc biệt”.
“Chúng tôi hỗ trợ thở và duy trì lượng oxy cao cho đến khi phổi của bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trở lại và hồi phục”.
Sự khác nhau giữa COVID-19 và viêm phổi
Giáo sư Jenkins cho biết, viêm phổi do COVID-19 khác với những trường hợp viêm phổi phổ biến: “Hầu hết các loại viêm phổi mà chúng tôi biết và cho bệnh nhân nhập viện là do vi khuẩn và họ được điều trị bằng kháng sinh”.
Còn Giáo sư Wilson cho rằng, các trường hợp viêm phổi do COVID-19 có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ phổi, thay vì những phần nhỏ của phổi như thông thường.
Giáo sư Wilson cho biết: “Một khi chúng ta bị nhiễm trùng trong phổi và, nếu nó liên quan đến các phế nang, thì phản ứng cơ thể trước tiên là cố gắng tiêu diệt [virus] và hạn chế sự nhân ra của nó”.
Nhưng ông lưu ý rằng phản ứng đầu tiên có thể bị suy yếu ở một số nhóm, bao gồm những người mắc bệnh tim và phổi tiềm ẩn, bệnh tiểu đường và người già.
Giáo sư Jenkins cho rằng, nhìn chung, những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ bị viêm phổi, cũng như những người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư hoặc mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, tim, thận hoặc gan, người hút thuốc, trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống.
“Tuổi tác là yếu tố dự báo chính về nguy cơ tử vong do viêm phổi. Viêm phổi luôn nghiêm trọng đối với người già và thực tế nó từng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người cao tuổi”, Giáo sư Jenkins cho biết.
“Một điều quan trọng cần nhớ là cho dù các vị có khỏe mạnh và năng động đến đâu, nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của các vị cũng tăng theo tuổi tác. Điều này là do hệ thống miễn dịch của chúng ta suy yếu một cách tự nhiên theo tuổi tác, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật”, ông nói.
Theo The Guardian
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dieu-gi-xay-ra-voi-phoi-khi-bi-nhiem-covid-19.html

Cố vấn khoa học Anh: ‘Cần 60%

dân số nhiễm COVID-19 để tạo miễn dịch cộng đồng’

Cố vấn trưởng về khoa học của chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance, nói rằng sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) để cố tạo ra “miễn dịch cộng đồng”, theo trang The Independent.
Ông Patrick Vallance phát biểu trong Chương trình BBC Radio 4’s Today Programme rằng ông nghĩ rằng Covid-19 có khả năng trở thành một “virus thường niên” và chiến lược tương ứng là hạn chế tác động lên Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) chứ không ngăn chặn virus hoàn toàn.
Ông nói: “Người ta không thể ngăn chặn được nó, vì vậy nên làm giãn đỉnh dịch ra, trong giai đoạn đó, mong là có thêm nhiều người trở nên miễn dịch với nó”.
Sau đó, ông phát biểu trên đài Sky News: “Cộng đồng sẽ trở nên miễn nhiễm với nó và đó sẽ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát lâu dài hơn”.
“Cần khoảng 60% dân số [Anh] nhiễm bệnh để có được khả năng miễn dịch cộng đồng”.
Nếu điều này xảy ra, cũng có nghĩa là khoảng 39 triệu người Anh sẽ bị nhiễm bệnh.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-can-60-dan-so-nhiem-covid-19-de-tao-mien-dich-cong-dong/5327613.html

Virus corona:

Ba lý do khiến tình hình ở Anh có thể khác Ý

Robert CuffeTrưởng bộ phận thống kê
Hầu hết nước Ý hiện đang trong tình trạng phong tỏa, và số các ca tử vong tại đây đã lên quá 1.000.
Tình trạng bùng phát bệnh dịch đang khiến cho ngành y tế nước này bị căng thẳng.
Liệu nước Anh có rơi vào thế tương tự?
Virus corona: Nước Anh đang đối phó thế nào?
Virus corona: Ai, đang làm gì, ở đâu, để chặn dịch?
Anh Quốc chống Covid-19: Cẩn thận hay cẩu thả?
Hôm thứ Năm, trưởng cố vấn khoa học của Thủ tướng Boris Johnson, Sir Patrick Vallance, nói rằng Anh Quốc đi chậm hơn Italy bốn tuần “xét về quy mô bùng phát”, chưa nói đến “cách thức phản ứng”.
Điều đó liệu có thể hiểu thành nước Anh chỉ còn bốn tuần nữa là sẽ có số phận tương tự như nước Ý?
Không hẳn. Và dưới đây là ba lý do khiến các chuyên gia tin rằng trận dịch ở Anh có thể sẽ khác ở Ý, và vì sao số các ca nhiễm virus tại đây lại có ý nghĩa khác.
1. Sự truyền nhiễm thời kỳ đầu là khác
Số các ca được xác nhận là nhiễm virus thì khác với các ca thực sự đã nhiễm. Nó phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người bị nhiễm được phát hiện ra.
Trận dịch ở cả hai nước có thể hiện đang tăng với tỷ lệ như nhau, nhưng lúc đầu, Anh Quốc có nhiều ca được chẩn đoán hơn Ý.
Con số của Italy tăng vọt trong ngày 23/2, khiến cho các khoa học gia tin rằng đã có một giai đoạn virus lây lan mà không bị phát hiện.
Điều này khiến cho các biện pháp lần theo dấu vết những người từng tiếp xúc với bệnh nhân và cách ly để chặn tốc độ lan tràn trở nên kém tác dụng.
Giáo sư y tế cộng đồng quốc tế Jimmy Whitworth nói rằng điều đó khiến hệ thống y tế đi sau tốc độ lây lan trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng hệ thống xét nghiệm virus ở Ý đã trở nên quá tải và không theo kịp các vụ mới.
Điều này có nghĩa là các số liệu được đưa ra ở Ý có thể còn đi sau hơn nữa so với tổng số các ca thực sự nhiễm bệnh.
Và trong lúc Anh tăng cường năng lực xét nghiệm, Giáo sư Whitworth nói thêm, nước Anh có thể sẽ thấy “tăng vọt về các con số” – không phải chỉ do virus lây lan mạnh hơn, mà còn là do việc phát hiện đạt kết quả tốt hơn.
2. Nạn dịch ở Ý tập trung vào các điểm hơn
Áp lực lên ngành y tế cũng phụ thuộc vào việc địa điểm xảy ra và mức độ nghiêm trọng của trường hợp bị bệnh.
Có những lý do xác đáng để tin rằng các yếu tố này là khác nhau ở hai quốc gia Anh và Ý.
Kể từ lúc lây lan ban đầu, hầu hết các trường hợp bị bệnh ở Ý đều tập trung tại vùng Lombardy ở phía bắc, nơi chỉ có trên 15% dân số Ý sinh sống.
Cứ 100 vụ xảy ra ở Ý thì Lombardy chiếm gần 60 vụ.
Ở Anh, cho đến nay, mức độ lây lan diễn ra dàn trải hơn.
Cũng giống như Lombardy, London chiếm 15% tổng dân số Anh. Tuy nhiên, thành phố này có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn: chưa tới 25 vụ trong mỗi 100 vụ mắc virus.
Cho 15.000 ca nhiễm virus trên toàn nước Anh sẽ không tạo áp lực đối với các bệnh viện như khi hầu như các vụ đều tập trung tại một thành phố hay khu vực.
Chính phủ Anh vẫn đang lên kế hoạch nhằm tính đến thời điểm khi hệ thống y tế công (NHS) đối diện với các thách thức to lớn. Nhưng điều đó có thể không phải là lúc nước Anh đuổi kịp các con số dương tính đã được xác nhận tại Ý vào thời điểm hiện tại (trên 1.000 ca).
3. Các trường hợp được xác định nhiễm bệnh ở Ý có tỷ lệ tử vong cao hơn
Tỷ lệ tử vong trong số các ca được xác định nhiễm bệnh tại Ý cao hơn so với Anh.
Tính đến ngày 12/3, con số này tại Anh là 1,4%, và ở Ý là 6,7%.
Giáo sư Whitworth tin rằng tỷ lệ tử vong cao hơn ở Ý có nghĩa là trong số các trường hợp được theo dõi có nhiều bệnh nhân bị ốm bệnh hơn. Italy có tỷ lệ dân số cao tuổi lớn hơn Anh, và tác động của tình trạng nhiễm Covid-19 sẽ là nghiêm trọng hơn trong trường hợp người cao tuổi.
Điều đó làm cho ngành y tế càng bị thêm áp lực.
Có một cách giải thích khác đối với tỷ lệ tử vong cao hơn, đó là ngành y tế Ý đang bị quá tải.
Chớ vội lơi lỏng
Mặc dù nạn dịch ở Anh Quốc có lẽ sẽ không theo bước chính xác như những gì đang diễn ra tại Ý, nhưng điều đó không có nghĩa là nước Anh sẽ thoát khỏi những thay đổi nghiêm trọng trong đời sống.
Nhà nghiên cứu bệnh dịch Adam Kucharski cảnh báo rằng chớ nên so sánh một cách đơn giản về các con số mắc bệnh, và “nếu không có các nỗ lực kiểm soát virus, chúng ta sẽ phải chứng kiến tình thế tương tự như những gì xảy ra tại Ý”, cho dù không nhất thiết chuyện đó sẽ diễn ra trong bốn tuần tới.
Ed Lowther và Lucy Rodgers đóng góp thêm cho bài tường thuật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51835279

Covid-19 : Tổng thống Pháp

lên tuyến đầu chống đại họa

Tú Anh
Trong một bài diễn văn có thực chất về nội dung và nghiêm trọng về hình thức, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo một loạt biện pháp mạnh mẽ trong chiều hướng động viên toàn lực, kết hợp toàn dân đối phó với một trận đại dịch xuất phát từ Trung Quốc lan khắp địa cầu, tấn công nước Pháp : siêu vi Corona chủng mới.
Chưa phải là tình trạng khẩn cấp nhưng không khác gì thời chiến. Chiều tối ngày 12/3/2020, với nét mặt nghiêm trọng, tổng thống Pháp thông báo một loạt phương án triệt để mà theo ông sẽ « làm chậm lại vận tốc lây lan » cho phép « tranh thủ thời gian » đối phó với Covid-19.
Tiếp đến là những biện pháp để cứu nguy doanh nghiệp đang bị lung lay và chuẩn bị trước để vực dậy nền kinh tế sau khi thắng đại dịch. Suốt 20 phút trình bày, chủ nhân Điện Elysée không ngần ngại lên tuyến đầu như một vị tư lệnh tối cao, một người lấy quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, mọi lựa chọn đều được tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng với các chuyên gia hàng đầu của châu Âu, của Pháp và các nhân vật cột trụ trong chính phủ : bộ trưởng Nội Vụ, Y Tế, chủ tịch hai viện lập pháp và các lãnh đạo đối lập.
Để làm gì ? Với ai, vì ai, vì sao và sẽ đi đến đâu ?
Để làm giảm vận tốc và quy mô lây lan, biện pháp khả thi nhất là cắt đường đi lại của siêu vi : Trẻ em, học sinh, sinh viên không đến trường nhưng ngồi học tại gia. Thành phần trẻ năng động tuy không bị siêu vi quật ngã nhưng chính là nguồn truyền nhiễm cho nhau và cho cha mẹ, ông bà. Rồi những người cao tuổi trên 70, những người có bệnh mãn tính, tàn tật, dễ bị lây bệnh, cần tránh đi lại tối đa. Nhân viên được khuyến khích làm việc từ nhà qua internet, giới hạn tối đa các sự kiện có đông người như tranh tài thể thao, giải trí.
Tất cả tiềm năng nhân lực y tế được huy động vào việc cấp cứu kể cả bác sĩ, y tá đã về hưu và sinh viên y khoa. Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu y học, sinh học cũng được trưng dụng để tìm kiếm thuốc trị liệu và vắc-xin chủng ngừa. Những ca giải phẫu không thuộc loại khẩn cấp phải được dời lại để có thêm giường và máy hô hấp nhân tạo dành cứu cấp nạn nhân siêu vi Corona.
Tất cả các biện pháp trên, nếu được phối hợp, sẽ làm siêu vi lan chậm lại, lan ở mức độ giới hạn cho phép giới y tế không bị quá tải với số nạn nhân dồn dập như trường hợp đã xảy ra tại Vũ Hán và tại Milano.
Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, tổng tư lệnh Macron không quên hai yếu tố nền tảng đời sống một quốc gia : Sinh hoạt dân chủ và Kinh tế. Đó là lý do mà ông quyết định duy trì cuộc bầu cử địa phương vào ngày Chủ Nhật 15/3 và nhấn mạnh đến các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, vực dậy kinh tế « bất chấp mọi giá ».
Đáp án chính trị
Đại dịch y tế này cũng là dịp để tổng thống Pháp nhấn mạnh đến giá trị của tình tự dân tộc, thay chữ « tôi » bằng « chúng ta », hiệu năng của hệ thống an sinh xã hội của Pháp, của tinh thần hợp tác giữa các nước bởi vì « siêu vi không có biên giới ». Phải chăng bản thân vị tổng thống thường bị phê bình là « con đẻ của thế giới tài chính » đã thay đổi ?
Theo sử gia Arnaud Teyssier, khi khoác áo « thủ lĩnh chiến tranh », tổng thống Macron chỉ muốn chứng minh một điều là khi đất nước gặp đại nạn, « một mình chính phủ không đảm đương nổi » như chính tổng thống Macron lưu ý, mà phải cần huy động toàn dân. Sức mạnh của chế độ Cộng hòa là cột trụ vững chắc nhất để đương đầu với nghịch cảnh dù là khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh.
Tuần báo Le Point nhận định như sau : Nếu sau đại dịch này, nước Pháp đoàn kết hơn, với một mô hình xã hội công bằng hơn thì ít ra trong cái rủi cũng có cái may.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200313-covid-19-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-l%C3%AAn-tuy%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A7u-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Da

Virus corona:

Pháp đóng cửa toàn bộ trường học vô hạn định

Tú Anh
Tuy không nói ra, nước Pháp đã bước vào giai đoạn 3 trong chiến dịch chống virus Corona. Trong thông điệp truyền hình tối 12/03/2020, tổng thống Emmanuel Macron thông báo, kể từ thứ Hai 16/3, tất cả trường học tại Pháp từ mẫu giáo đến đại học sẽ đóng cửa cho đến khi có lệnh mới. Chuyên chở công cộng được duy trì nhưng người cao tuổi trên 70 tuổi được khuyên tránh ra đường.
Với 61 trường hợp tử vong và 2.876 người bị lây nhiễm tính đến ngày 12/03/2019, nước Pháp là tâm dịch thứ hai tại châu Âu, sau nước Ý. Trong bối cảnh siêu vi xuất phát từ Trung Quốc lây lan khắp địa cầu, Pháp cũng như nhiều nước, bắt buộc phải ban hành các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó.
Ưu tiên cho sức khỏe người dân
Khẳng định nước Pháp đối mặt với một « cuộc khủng hoảng y tế » nghiêm trọng nhất từ một trăm năm qua, trong bài diễn văn long trọng dài hơn 20 phút tối hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron đặt sức khỏe người dân, nhất là những thành phần yếu nhược làm ưu tiên số một.
Tất cả những người cao tuổi trên 70 và những người mang bệnh mãn tính hoặc tàn tật được kêu gọi giới hạn đi lại tối đa. Các biện pháp hỗ trợ sinh hoạt sẽ được chính quyền địa phương lo liệu. Trong chiều hướng này, mặc dù có nhiều ý kiến trái ngược, tổng thống Pháp quyết định duy trì bầu cử chính quyền thành phố và làng xã vào Chủ Nhật 15/3 với các quy định về an toàn y tế nghiêm khắc.
Đối với thành phần trẻ, cũng như các quốc gia châu Âu đồng cảnh ngộ, tất cả trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo, trung tiểu học cho đến đại học trên toàn quốc đều đóng cửa kể từ thứ hai 16/3 cho đến khi có lệnh mới. Dựa vào ý kiến của giới chuyên gia khoa học, chủ nhân điện Elysée cho rằng cần phải bảo vệ trẻ em, yếu tố lan truyền siêu vi nhanh chóng.
Đối với hàng triệu học sinh và sinh viên, hôm nay 13/3 là ngày học cuối cùng. Đợt đóng cửa trường học này kéo dài cho đến hết kỳ nghỉ mùa xuân 2 tuần bắt đầu từ tháng 4/2020. Học sinh ở nhà học hành qua internet. Tin mới nhất cho biết, kỳ thi tú tài vào tháng Sáu vẫn được duy trì.
Để giúp lãnh vực kinh tế chịu đựng được tác động khủng hoảng, tổng thống Macron thông báo « một cơ chế đặc biệt và mạnh mẽ » hỗ trợ tài chính và thuế vụ để bảo vệ nhân viên và công ty, tránh trường hợp sa thải.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200313-covid-19-ph%C3%A1p-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dc-v%C3%B4-h%E1%BA%A1n-%C4%91%E1%BB%8Bnh

Thị trưởng Massy tự hào

vì chính sách hội nhập người nước ngoài của thành phố

Thanh Hà
Được xem là một trong những thành phố năng động nhất, có sức thu hút cao nhất tại vùng phụ cận Paris, Massy với 50.000 dân là nơi 80 sắc dân dễ dàng chung sống.
Từng sống và làm việc tại Việt Nam, thị trưởng thành phố, Nicolas Samsoen giải thích rằng tạo đối thoại giữa các tôn giáo, đẩy mạnh các sinh hoạt trong các lĩnh vực thể thao và văn hóa là chìa khóa giúp chính sách hội nhập dễ thành công.
Bốn mươi bảy triệu cử tri Pháp được kêu gọi bầu lại lãnh đạo cấp thành phố. Cuộc bỏ phiếu gồm 2 vòng được tổ chức vào các ngày 15 và 22/3/2020. Trên toàn quốc có 34.979 “communes”, bao gồm từ những thành thành phố lớn như Paris, Marseille, Lille… đến các thị trấn nhỏ chừng vài chục ngàn dân hay thâậm chí là những thôn xã có chưa tới 1.000 dân cư.
Theo thống kê của bộ Nội Vụ Pháp, trong cuộc bầu cử lần này, có tổng cộng 20.765 danh sách ra tranh cử, với hơn 900.000 ứng cử viên và trong số này sẽ có khoảng 500.000 được bầu vào các hội đồng thành phố, xã hay thôn.
Tạp chí của RFI hôm nay đưa thính giả đến Massy, ngoại ô phía nam Paris. Với 50.000 dân cư, bao gồm 80 quốc tịch khác nhau, Massy là một thành phố có cuộc sống êm ả với những sinh hoạt về văn hóa, thể thao phong phú. Đó là điều khiến thị trưởng Nicolas Samsoen rất tự hào về thành phố được mệnh danh là lá phổi kinh tế của tỉnh Essonne, nằm trong khu vực Ile de France bao gồm Paris và các vùng phụ cận.
Massy có nhiều lợi thế : Thứ nhất là về hạ tầng cơ sở. Hai nhà ga xe lửa nối liền thành phố này với trung tâm thủ đô Paris, một nhà ga dành cho các tuyến tàu cao tốc đi về các thành phố lớn như Lyon, Rennes hay Nantes. Người dân ở Massy cũng rất hài lòng về hệ thống chuyên chở công cộng với khá nhiều tuyến xe buýt phục vụ các thành phố ở ngoại ô Paris. Trong tương lai không xa Massy sẽ trực tiếp nối vào Paris với hệ thống tàu điện Tramway và metro.
Nhờ hệ thống giao thông đa dạng này Massy đã thu hút được nhiều hãng lớn của Pháp và không dưới 2.600 doanh nghiệp tư nhân, đem lại công việc cho 31.000 người.
Lợi thế nhứ nhì của thành phố là 160 hecta – tương đương với 17 % diện tích của thành phố, được dành cho không gian cây xanh. Massy có nhiều ao, hồ, công viên cây xanh, và những khu vực dành riêng cho người đi bộ…
Về văn hóa, Massy đã có nhà hát Opéra và sắp tới đây một chi nhánh của trung tâm văn hóa Pompidou Paris sẽ được khánh thành tại Massy.
Trả lời RFI tiếng Việt, thị trưởng Massy, Nicolas Samsoen trước hết nhắc lại về vai trò của người đứng đầu thành phố, về những khó khăn ông gặp phải trong công việc quản lý Massy thường ngày :
Nicolas Samsoen : Vai trò của một ông thị trưởng là bảo đảm trong cuộc sống hàng ngày mọi việc diễn ra suôn sẻ cho dân thành phố hay thị xã mình quản lý. Công tác của chúng tôi là lo từ việc bảo đảm đường phố phải sạch sẽ, rồi cùng với nhà nước, bảo đảm an ninh tại những nơi công cộng. Thành phố có trách nhiệm bảo trì tất cả những con đường, những trục lộ. Chúng tôi cũng phải lo luôn cả các trường học, phải có những sân vận động, trung tâm văn hóa, thư viện, những địa điểm để các hiệp hội tập hợp và sinh hoạt…
Mỗi thành phố đều độc lập với nhau và có ngân sách riêng, có chính sách chi tiêu riêng. Ngoài ra, thị trưởng là người có tiếng nói trên những dự án lớn nhằm phát triển thành phố hay xã họ điều hành. Sau cùng ở chức vụ này, ông hay bà thị trưởng là chiếc cầu nối giữa nhà nước với người dân. Họ đại diện cho dân cư trong thị xã đó khi cần có tiếng nói trên những hồ sơ liên quan trực tiếp đến dân cư trong vùng, đồng thời họ phải bảo vệ quyền lợi cho những người này.
Khó khăn mà thường ở cương vị thị trưởng chúng tôi phải vượt qua, đó là mỗi quyết định của mình đều phải có hiệu quả. Đó là khó khăn chung của tất cả những ai làm công tác phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó đương nhiên là chúng tôi phải cẩn thận trong việc chi tiêu, bởi vì ở đây là tiền của dân đóng thuế.
Điểm thứ ba đòi hỏi ở người đại diện cho thành phố là họ vừa phải biết lắng nghe ý kiến của những người khác, vừa phải biết lấy quyết định khi cần. Chỉ nghe thôi mà không làm gì hết thì thành phố không thể vận hành được. Trái lại, độc quyền quyết đoán mà không nghe những tiếng nói đối lập thì không thể có hiệu quả trong việc quản lý một thành phố.
RFI : Thưa ông, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành, thành phố có thể làm được những gì ? Hội đồng thành phố Massy có những biện pháp cụ thể nào nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ?
Nicolas Samsoen : Đây chính là một điểm tiêu biểu cho thấy phải có một sự phối hợp, không thể mạnh ai nấy làm. Để chống dịch một cách có hiệu quả, không thể nào 36.000 thành phố lớn và nhỏ trên toàn quốc đưa ra 36.000 giải pháp khác nhau. Chúng ta cần thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của chính phủ, truyền tải thông tin đến từng nhà. Có nghĩa là không cho phép các cuộc tập hợp quá 1.000 người, khuyên dân chúng thường xuyên rửa tay, tránh những nơi đông người…Thực ra tại Massy, những sự
kiện quy tụ hơn 1000 người rất hiếm, ngoại trừ các trận bóng bầu dục Rugby. Để đối phó với virus corona, thành phố Massy thi hành đúng những quy định của chính phủ ban hành, và chỉ dừng lại ở đó.
RFI: Như trong phần giới thiệu mà chúng tôi vừa đề cập đến, Massy là thành phố đông người nhập cư, có đến 80 quốc tịch khác nhau chung sống. Vậy làm thế nào để thành phố tạo được một bầu không khí và không gian sống hài hoà giữa rất nhiều sắc tộc, văn hóa khác nhau ?
Nicolas Samsoen : Chưa bao giờ đây là việc dễ làm. Tôi từng sống hai năm tại Việt Nam và hiểu thế nào là tâm trạng của một người luôn cảm thấy xa lạ với nơi mình đang cư ngụ. Cho nên khi trở thành thị trưởng, tôi cố gắng vượt lên trên những khó khăn.
Đúng là tại Massy có nhiều khác biệt về nguồn gốc văn hóa. Có những người ngoại quốc họ chỉ đến đây sống một thời gian rồi lại trở về nguyên quán, ngược lại một số khác thì họ định cư lâu dài ở Massy.
Nhưng tôi tin vào đối thoại, vào việc mình tìm cách để mọi người cùng chung sống với nhau một cách hài hoà. Thành phố của chúng tôi bằng mọi giá tránh lập ra những khu giành cho người giàu, hay những khu cho người nghèo ở.
Thế rồi trong thời gian ở Việt Nam, tôi đã học được một bài học quý giá. Hồi đó có một cuộc nghiên cứu ở quy mô quốc tế cho thấy là người Việt Nam lạc quan bậc nhất trên thế giới. Ngược lại người Pháp lại rất bi quan. Tôi nghĩ rằng sự lạc quan đó cho phép chúng ta làm được nhiều việc lắm và đó là một phương tiện rất tốt để chúng ta cùng chung sống với nhau.
Trong tiểu thuyết Le Prophète – Nhà Tiên Tri của tác giả Khalil Gibran có câu : tình yêu không phải là khi hai kẻ bốn mắt nhìn nhau. Yêu có nghĩa là ta cùng nhìn về một hướng. Giữa các sắc tộc rất khác nhau cũng vậy thôi. Bất luận màu da và văn hóa, chúng ta cùng chia sẻ những dự án chung, cùng đồng hành để xây dựng một tương lai thì tất nhiên mọi việc sẽ dễ dàng hơn
RFI : Ông có thể nêu một vài thí dụ cụ thể về cách chung sống hài hòa đó ở Massy ?
Nicolas Samsoen : Có ba thí dụ cụ thể : thứ nhất là các sinh hoạt của nhiều hiệp hội từ thể thao đến văn hóa. Đó là những điểm hội ngộ để giao lưu, đối thoại. Thứ hai là thành phố khuyến khích dân cư ở các khu phố làm quen với nhau, nói chuyện với nhau, tổ chức ăn uống với nhau…, qua đó kết nối những liên hệ gần gũi với nhau hơn.
Điểm thứ ba là thành phố tuy rằng tuân thủ đúng quy định của một nhà nước thế tục nhưng điều đó không cấm cản chúng tôi khuyến khích các tôn giáo đối thoại với nhau. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng các hiệp hội đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó có thể là một câu lạc bộ thể thao, một hội hoạt động về văn hóa, hội của những người muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố Massy hay những hội của người ngoại quốc họ làm một công tác có liên hệ với quê quán của họ … Tất cả những hiệp hội này khiến đời sống văn hóa và cộng đồng trở nên phong phú rất nhiều.
RFI : Chủ Nhật này, diễn ra cuộc bầu cử địa phương ở vòng 1. Cử tri Pháp được kêu gọi bầu lại thị trưởng, xã trưởng và thậm chí đối với nhiều nơi là trưởng làng … Sau nhiều lần giả thuyết dời lại ngày bầu cử do dịch Covid-19 đang hoành hành, cuối cùng, tránh để gián đoạn đời sống chính trị ở Pháp, tổng thống Macron đã quyết định duy trì cuộc bỏ phiếu ngày 15 tháng Ba. Một số cuộc thăm dò cho thấy có khả năng, tỷ lệ cử tri không đi bầu sẽ cao do lo ngại lây nhiễm virus corona. Thưa ông, để trấn an cử tri và bảo đảm vệ sinh cho tất cả những người đến phòng phiếu thi hành bổn phận công dân, thành phố Massy đã có những bước chuẩn bị nào ?
Nicolas Samsoen : Chúng tôi áp dụng các chỉ thị của chính phủ : Đó là chuẩn bị sẵn dung dịch rửa tay khử trùng tại các phòng phiếu, yêu cầu cử tri tôn trọng khoảng cách 1 mét khi xếp hàng để tránh truyền vi trùng cho nhau. Thành phố yêu cầu cử tri tự mang theo bút để ký tên ở phòng phiếu, chúng tôi sẽ thường xuyên khử trùng thùng phiếu. Không bắt tay khi chào hỏi nhau… Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này chúng ta cần có thái độ nghiêm chỉnh, đề phòng rủi ro lây lan dịch, nhưng cũng cần tránh rơi vào tình trạng hoảng hốt.
Ngoài thách thức bất ngờ do virus corona gây nên, bầu cử cấp địa phương tại Pháp lần này diễn ra trong bối cảnh công luận kém tin tưởng hơn vào chính giới. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò của viện OpionWay được công bố hôm 09/03/2020, trong số tất cả những chính trị gia do dân bầu lên, ông hay bà thị trưởng chiếm được nhiều cảm tình của người dân hơn cả, bởi họ là chiếc gạch nối giữa nền cộng hòa và những người dân bình thường, bởi họ gần gũi với dân. 68 % những người được hỏi quan niệm thị trưởng là người hiểu hoàn cảnh của dân hơn ai hết và có tới 65 % hài lòng về nhiệm kỳ sắp hết của người đứng đầu thành phố. 79 % trả lời viện thăm dò OpinionWay đánh giá cao chất lượng cuộc sống nơi họ cư ngụ.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200313-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-massy-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-h%E1%BB%99i-nh%E1%BA%ADp-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i

Bầu cử địa phương Pháp : «Danh sách công dân»,

một trào lưu mới năm 2020

Minh Anh
#noussomes à Montpellier – Chúng ta ở Montpellier, Asssemblée Citoyenne ở Commercy – Tập hợp công dân ở Commercy (Meuse), hay J’agis, J’innove – Tôi hành động, Tôi cách tân – ở Joinville-Le-Pont… những danh sách công dân tham gia bầu cử cấp địa phương nở rộ, đang mang lại một mầu sắc mới cho cuộc bầu cử được tổ chức tại Pháp, vòng một vào ngày 15/3/2020.
Le Figaro ngày 28/02/2020 cảnh báo : « Những công dân muốn làm chao đảo nền dân chủ cấp địa phương ». Bởi vì, trong cuộc bầu cử lần này, xuất hiện ít nhất khoảng 340 « danh sách công dân » ra tranh cử vị trí xã trưởng và hội đồng xã.
Những ứng viên công dân
Xuất thân từ những phong trào, hiệp hội công dân, những « danh sách ứng cử tham vấn » này không mang một mầu sắc đảng phái chính trị. Một tập hợp ứng viên quy tụ những công dân bình thường, không hẳn là những nhà hoạt động chính trị, đó có thể là những bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, những nhà tư vấn, kế toán hay một nhà trí thức nào đó. Chương trình tranh cử là những đề xuất mời gọi các cư dân cùng tham gia xây dựng, đóng góp nhằm cải thiện môi trường sinh sống, làm việc và kinh tế khu vực…
Phải chăng đây là cách một số công dân Pháp thể hiện sự bất mãn đối với cách điều hành của nhiều đảng chính trị truyền thống từ nhiều năm qua, nhất là kể từ sau phong trào « Áo Vàng » ? Để tìm hiểu rõ những mục tiêu hành động, những khó khăn trong quá trình tranh cử của các phong trào công dân đó, RFI Tiếng Việt đã đến gặp và trao đổi với anh Tony Renucci, đại diện của danh sách công dân « J’agis, J’Innove » tại Joinville-Le-Pont, một xã ngoại ô phía đông Paris.
Đầu tiên hết, anh Tony cho biết vì sao gọi là danh sách công dân, và ý nghĩa của tên gọi « J’agis, J’innove » là gì.
« Chúng tôi đã ấp ủ dự án từ hai năm qua, tiến hành nhiều cuộc tham luận, chúng tôi đến gặp từng người dân, chúng tôi có một ý tưởng khác biệt về nền dân chủ tham vấn trong các vấn đề kinh tế, đô thị hóa,… Danh sách ứng cử ‘Tôi hành động, Tôi cách tân’ (J’agis, J’innove) tại Joinville-Le-Pont, chính là một cách để nói rằng chính người dân thực hiện, họ nắm giữ lấy cuộc sống của chính họ nhưng đồng thời họ cũng phải cách tân bởi vì họ làm chính trị một cách khác đi, bằng cách gần gũi với người dân hơn, với thực tế, với cuộc sống thường nhật. Thế nên, chúng tôi cần một danh sách công dân để đạt được những mục tiêu đó và chính vì vậy mà chúng tôi không có một nhãn mác chính trị nào kèm theo với danh sách ứng cử. »
Là những công dân bình thường lần đầu tiên ra tranh cử, vậy làm thế nào có thể kết hợp hài hòa các ý tưởng, mục tiêu hành động đó ? Anh Tony Renucci giải thích tiếp.
« Có rất nhiều gương mặt từ nhiều ngành nghề xuất thân từ nhiều khu phố khác nhau của Joinville-Le-Pont. Mỗi người mang theo những năng lực của mình, những kiến thức, hiểu biết địa bàn… Do vậy, phương pháp của chúng tôi chính là thứ nhất, dung hòa những kinh nghiệm trải qua của người dân Joinville-Le-Pont, bởi vì, chúng ta đang sống, làm việc, và di chuyển trong một khu phố, chúng ta đi mua sắm trong phố của chúng ta. Tiếp đến là kết hợp chúng với thẩm định của những người hiểu biết, có năng lực chẳng hạn trong vấn đề đô thị hóa, những người có khả năng đưa ra một dự án trong trường hợp đô thị hóa. »
Các khó khăn
Tuy nhiên, vẫn theo anh Renucci, việc không gắn kèm theo nhãn mác đảng chính trị gây khó khăn không ít cho việc tìm kiếm nguồn tài chính để tổ chức vận động tranh cử.
« Về nguồn tài chính, bởi vì chúng tôi không có sự ủng hộ từ một đảng chính trị nào, mỗi người trong chúng tôi phải tự xoay sở để tìm kiếm nguồn tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử. Chúng tôi không bao giờ nhận tài trợ từ một đảng nào cả.
Ngược lại, vì chúng tôi là danh sách ứng cử công dân, nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc thuyết phục bất kỳ một ngân hàng nào để xin vay tiền, bởi vì chúng tôi không có một sự bảo lãnh nào để bảo
với ngân hàng cả. Theo đó, nếu chúng tôi có được hơn 5% số phiếu thì chúng tôi sẽ được hoàn trả chi phí vận động tranh cử. Đây là điều khó khăn nhất cho chúng tôi.
Tuy nhiên, tôi xin lưu ý là việc ngân hàng từ chối cho vay để tiến hành tranh cử là không hợp pháp. Dẫu sao thì chúng tôi cũng vượt qua được điểm khó này. Bản thân tôi, tôi đã dùng đến một khoản tiền cá nhân. Rồi chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều khoản đóng góp từ nhiều nhà hảo tâm, những người liên kết tại Joinville-Le-Pont. Hiện chúng tôi đã có được hơn 9.000 euro từ hơn 60 nhà hảo tâm. Đây quả điều chưa từng có trong một chiến dịch vận động tranh cử ở Joinville-Le-Pont ».
Từ lâu khái niệm chính trị tả – hữu đã bám khá sâu trong lòng xã hội thôn xã của Pháp. Nay với một khái niệm mới « xã hội công dân tham vấn », liệu rằng người dân có dễ dàng chấp nhận hay không ? Đây quả là một thách thức không nhỏ cho nhóm « J’agis, J’innove » tại Joinville-Le-Pont.
« Đúng là khi chúng ta làm chính trị khác với thông lệ, điều đó có thể gây bất ngờ, làm dấy lên nhiều nghi vấn nhưng tôi nghĩ rằng đây cũng là một thách thức chung cho tất cả mọi người. Cần phải có một dự án đáng tin cậy và phải có khả năng thuyết phục các cử tri rằng dự án của chúng tôi là đáng tin cậy nhất, rằng chúng tôi có một khả năng thực hiện…
Đúng là đôi khi cũng có những định kiến hay cho rằng những danh sách công dân này đôi khi ít đáng tin cậy, rằng chúng tôi ít có kinh nghiệm, chưa biết rõ hệ thống… »
Một chương trình phát triển đô thị bền vững và sinh thái ; một đề xuất cải thiện các chính sách xã hội mở rộng và công bằng hơn trong mọi lĩnh vực từ dịch vụ công văn hóa, thể thao ; một nền kinh tế đa dạng và ưu tiên cho chuỗi cung ứng địa phương, hay cận kề nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương là những gì các danh sách công dân quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, điểm làm nên khác biệt so với các danh sách ứng viên kiểu truyền thống, theo anh Tony Renucci, đó chính là một cách điều hành mới.
« Phần thứ hai là mới là phần quan trọng nhất của chương trình hành động chúng tôi. Tôi nghĩ rằng đây chính là một trục quan trọng, khác biệt với hai danh sách ứng cử khác đó chính là cách quản lý theo phương pháp dân chủ tham vấn. Chúng tôi đề nghị nhiều biện pháp cụ thể, thực dụng cho phép cư dân xã Joinville-Le-Pont được thông tin đầy đủ hơn về các dự án, tham gia nhiều hơn vào việc thực thi các dự án của xã và còn có thể đưa ra một kết quả, những kết luận của những chương trình đang thi hành, đồng thời có thể nói rằng cái này phù hợp với chúng ta, còn cái kia thì không hợp với cách sống của chúng ta, và cần phải xúc tiến các dự án hơn nữa thông qua một ngân sách công dân, những hội đồng xã công dân, các nhà luật học công dân… »
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn sự tham gia của Tony Renucci, danh sách công dân « J’agis, J’innove » xã Joinville-Le-Pont.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200313-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%8Ba-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-danh-s%C3%A1ch-c%C3%B4ng-d%C3%A2n

Nhà vua và Hoàng hậu Tây Ban Nha xét nghiệm nCov

Hải Lam
Nhà vua Tây Ban Nha Felipe VI và Hoàng hậu Letizia phải xét nghiệm COVID-19 hôm 12/3, sau khi bà Letizia tiếp xúc gần với Bộ trưởng Bình đẳng Irene Montero, người đã dương tính với nCov.
“Dựa trên các hoạt động công khai gần đây của Hoàng hậu và thông tin từ phía chính phủ, nhà vua đã làm xét nghiệm nCov sáng nay như một biện pháp phòng ngừa được các cơ quan y tế chỉ định. Kết quả sẽ được thông báo công khai”, People dẫn thông báo của văn phòng của Nhà vua hôm 12/3.
Standard ngày 12/3 đưa tin, Hoàng hậu Letizia đã phải xét nghiệm COVID-19 sau khi bà bắt tay và hôn má Bộ trưởng Bình đẳng Irene Montero. Bà Montero là thành viên nội các đầu tiên của Tây Ban Nha nhiễm nCov. Chồng của bà Montero, phó thủ tướng Tây Ban Nha Pablo Iglesias, cũng đã bị cách ly.
Toàn bộ nội các Tây Ban Nha đã làm xét nghiệm COVID-19. Theo Politico, Bộ trưởng Chính sách lãnh thổ Tây Ban Nha Carolina Darias cũng đã dương tính với nCov.
Theo cập nhật của worldometer lúc 11h25 (giờ Việt Nam) ngày 13/3, Tây Ban Nha ghi nhận 3.146 ca nhiễm, trong đó 86 người đã tử vong. Hiện nước này đứng thứ 5 trên thế giới về số ca nhiễm bệnh và tử vong.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-vua-va-hoang-hau-tay-ban-nha-xet-nghiem-ncov.html

Putin ‘là tài sản quý’ nước Nga cần bảo vệ

Chủ tịch Quốc hội Nga ca ngợi Tổng thống Putin và nói trong thời biến động như hiện nay, không phải dầu, khí mà “Putin mới là tài sản quý” của quốc gia.
Ông Putin có cơ hội cầm quyền đến 84 tuổi?
Đảng Cộng sản Nga ủng hộ ‘đưa Chúa vào Hiến pháp’
Bảo vệ cho điều sửa đổi Hiến pháp Nga mở đường cho Tổng thống Vladimir Putin có thể cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, đến 2036, các lãnh đạo Nga nay công khai cho rằng ông Putin “là tài sản quý” cần bảo vệ, duy trì.
Theo trang Moscow Times, phát biểu trước Viện Duma Quốc gia hôm 11/03, Chủ tịch Duma, ông Vyacheslav Volodin nói:
“Vladimir Vladimirovich [Putin] chính là hạt nhân của Liên bang Nga…Ông đã giữ để Nga không trượt đi và nhận lãnh trách nhiệm mà nay sẽ trong tay ông trọn đời.”
Giá dầu
Nói đến cả việc giá dầu sụt thảm hại khiến đồng tiền Nga mất giá, ông Volodin bình luận:
“Ngày nay, trước những thách thức và đe dọa đang xảy ra trên thế giới, dầu và khí đốt không phải là ưu thế của chúng ta nữa, mà chỉ có Putin. Dầu và khí còn có thể mất giá. Ưu thế của chúng ta là có Putin, và chúng ta cần bảo vệ ông.”
Hôm đầu tuần, giá dầu giảm mạnh và đồng ruble của Nga sụt 10%, xuống mức thấp nhất từ bốn năm qua, với giá 1 USD ăn 75 ruble ở Moscow cuối ngày thứ Hai.
Hiện Nga còn 570 tỷ USD dự trữ tài chính, chủ yếu nhờ bán dầu và khí đốt.
Giá dầu thô Brent hôm đầu tuần rớt xuống 34 USD/thùng, vài đô trên giá ‘kinh tế Nga còn chịu được’ là 30 USD.
Nếu giá dầu sụt xuống dưới ngưỡng đó, Nga sẽ gặp khó khăn lớn, một phần vì chi phí khai thác cao,
Cùng nhau bảo vệ Putin vì tổ quốc
Gọi ông Putin là “gia sản quý” của Nga, ông Volodin cũng khen ngợi nghị sĩ Valentina Tereshkova, người đề xuất sửa đổi hiến pháp để ông Putin cầm quyền lâu hơn.
Bà Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1963, đã nhân danh đảng Nước Nga Thống nhất, đưa ra sửa đổi để hai nhiệm kỳ liên tiếp hiện nay của ông Putin “coi như không tính”.
Sáng kiến này nói điều khoản “tối đa hai nhiệm kỳ” với tổng thống chỉ có hiệu lực sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua năm nay.
Nhờ đó, ông Putin sẽ có thể ra tranh cử và đắc cử “như mới” sau 2024, khi nhiệm kỳ này chấm dứt, và cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, đến 2036.
Có vẻ như Chủ tịch Viện Duma đã rất đồng ý với sửa đổi của bà Tereshkova, và lên tiếng chỉ trích những ai phê phán bà là “nịnh bợ ông Putin”.
Theo ông Volodin thì “công kích Tereshkova chẳng khác nào công kích nước Nga”.
Ông cũng nói tương lai ổn định của Nga yêu cầu chọn ông Putin nắm quyền lâu dài.
Ông Putin, qua lời phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov, đã đồng ý với điều sửa đổi về nhiệm kỳ, và chỉ nói cần có toà án chuẩn thuận nữa là xong.
Năm nay 67 tuổi, ông Putin lên làm thủ tướng Nga cuối 1999 và sau đó, cầm quyền ở hai vị trí cao nhất nước, là thủ tướng và tổng thống cho đến nay.
Dù Nga vẫn có đảng đối lập, báo chí tư nhân hoặc độc lập, đảng Nước Nga Thống nhất có sự ủng hộ nhiều ở các vùng xa, thành phố nhỏ nhờ đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Phần đông chính giới Nga coi ông Putin là nhân tố tạo ổn định – hoặc trì trệ, tùy theo cách nhìn, và việc chọn ai ra thay ông xem ra rất khó.
Các sửa đổi với bản Hiến pháp Liên bang Nga đang được bàn thảo và bỏ phiếu trong Viện Duma trước khi đem ra trưng cầu dân ý cuối tháng 4 này.
Một trong số thay đổi do chính ông Putin đề xuất và được Giáo hội Chính thống giáo Nga ủng hộ nhiệt tình, là điều nhắc đến Chúa Trời trong hiến pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51876021

Nhìn lại những đề xuất sửa đổi Hiến pháp,

 củng cố và khẳng định chủ quyền quốc gia

trong Thông điệp Liên bang Nga năm 2020

Tổng thống Nga Putin đã trình bày Thông điệp Liên bang lần thứ 16 hôm 15/01/2020, trong đó đưa ra những đề xuất về sửa đổi Hiến pháp là các biện pháp tiếp theo nhằm củng cố và khẳng định chủ quyền quốc gia của nước Nga. Với một cường quốc như Nga, việc người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh vấn đề chủ quyền quốc gia, đã cho thấy xu thế chung của các nước hiện nay.
Trong Thông điệp Liên bang năm 2020, Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga là một quốc gia có chủ quyền và quyền chủ quyền, đó là yếu tố vô điều kiện. Theo Tổng thống Putin, nước Nga đã làm được rất nhiều việc để khôi phục sự thống nhất đất nước và chấm dứt tình trạng một số chức năng quyền lực nhà nước bị chiếm đoạt bởi các tập đoàn “gia đình trị”. Hiện nay, cần phải tiếp tục đổi mới kinh tế – xã hội và sửa đổi hiến pháp để tạo dựng hệ thống chính trị ổn định, vững chắc, tin cậy, độc lập, không thể bị tổn thương do tác động từ bên ngoài nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia của Nga. Đây là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển bền vững đất nước và bảo vệ lợi ích của nước Nga.
Tổng thống Putin khẳng định, nước Nga hiện nay không cần chạy đua vũ trang với bất kỳ quốc gia nào mà vẫn có tiềm lực quốc phòng mạnh hơn bao giờ hết, đủ khả năng vô hiệu hóa mọi nguy cơ xâm lược để bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh nhằm tập trung phát triển đất nước. Đồng thời, nước Nga đã trở lại vũ đài chính trị thế giới như một quốc gia có chủ kiến mà các nước không thể không tính đến. Với vị thế đó, Nga đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ hai và về vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nước Nga khẳng định chủ quyền quốc gia của mình. Trên cơ sở đó, Tổng thống Putin đề xuất sửa đổi một số điều khoản trong Hiến pháp của Liên bang Nga nhằm tiếp tục khẳng định Nga là một quốc gia có chủ quyền, trong đó tự do, nhân quyền, phẩm giá của con người và hạnh phúc của nhân dân là những giá trị cao quý nhất.
Khoản 4 Điều 15 của Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua năm 1993 quy định: “Những nguyên tắc và tiêu chuẩn pháp lý quốc tế đã được thừa nhận cùng với các hiệp ước quốc tế mà Nga ký kết cũng là bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật của Nga. Nếu hiệp ước quốc tế do Liên bang Nga ký kết quy định những điều luật khác với luật pháp Nga thì sẽ áp dụng các điều luật của hiệp ước quốc tế”. Với những quy định này, chủ quyền quốc gia của Nga đã bị hạ thấp. Do đó, Tổng thống Putin đề nghị sửa đổi nội dung điều khoản này như sau: “Những yêu cầu của luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế, cũng như các quyết định của các cơ quan quốc tế chỉ có thể có hiệu lực trên lãnh thổ Nga một khi chúng không hạn chế các quyền lợi và quyền tự do của công dân Nga, không mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang Nga”. Đề xuất của Tổng thống Putin về những sửa đổi này trong Hiến pháp Liên bang Nga nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia của Nga trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây không ngừng đơn phương đưa ra các quyết định nhằm chống phá Nga. Như sau sự kiện bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga năm 2014, Mỹ và các nước phương Tây đơn phương áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, hoàn toàn trái với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thậm chí loại Nga ra khỏi Nhóm các nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8) và Hội đồng châu Âu.
Khoản 1 Điều 62 của Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định: “Theo luật pháp liên bang hoặc hiệp ước quốc tế, công dân Liên bang Nga có thể có quốc tịch nước ngoài (quốc tịch kép)”. Khoản 2 Điều 62 quy định: “Việc các công dân Nga có quốc tịch nước ngoài sẽ không hạn chế quyền và quyền tự do của họ, cũng không loại bỏ trách nhiệm công dân Nga của họ nếu không có những quy định khác trong luật pháp liên bang hoặc trong hiệp ước quốc tế mà Liên bang Nga đã ký kết”. Về những điều khoản này, Tổng thống Putin đề xuất sửa đổi để bảo đảm an ninh quốc gia và chủ quyền của đất nước. Nội dung sửa đổi là: “Các công dân Nga là những người đứng đầu các chủ thể của Liên bang Nga, các thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu Hạ viện Nga, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng Liên bang, người đứng đầu các cơ quan hành pháp và tư pháp liên bang khác không được có quốc tịch nước ngoài, không được có giấy phép cư trú hoặc bất kỳ loại giấy tờ nào khác cho phép họ cư trú thường xuyên trên lãnh thổ một quốc gia khác”. Riêng đối với những người muốn ra tranh cử Tổng thống Liên bang Nga, Tổng thống Putin đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn, theo đó những người đó phải cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Nga không dưới 25 năm, không có quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú ở quốc gia khác không chỉ trong thời gian tham gia bầu cử mà còn cả những thời gian
trước đó. Những đề xuất sửa đổi này trong Hiến pháp của Nga có ý nghĩa như là “quốc hữu hóa” giới tinh hoa chính trị của Nga.
Nội dung sửa đổi này trong Hiến pháp Liên bang Nga nhằm hiến định Đạo luật được thông qua ngày 14/7/2006 cấm các quan chức trong các cấp chính quyền của Nga có quốc tịch thứ hai hoặc quyền định cư ở nước ngoài. Do Đạo luật này đã không được thực thi nghiêm nên tính đến ngày 14/5/2019 vẫn có nhiều quan chức cấp cao trong bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nga có quốc tịch thứ hai hoặc quyền định cư ở nước ngoài và nhiều quan chức khác của Chính phủ, Quốc hội Nga cũng có quyền tương tự. Theo nhận định của Anatoli Zyganov, Phó Giáo sư Khoa Chính trị thế giới (Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow), Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự, thuộc Viện Nghiên cứu chính trị – quân sự của Nga, một khi các quan chức cao cấp trong hệ thống chính trị của Nga có quốc tịch hoặc quyền định cư ở nước ngoài thì họ sẽ không làm việc và hành động vì lợi ích của nước Nga nữa mà sẽ vì lợi ích cá nhân của chính họ. Lợi dụng điểm này, trong Đạo luật cấm vận Nga của Quốc hội Mỹ đã đưa ra các biện pháp đe dọa đóng băng tài khoản của các quan chức trong hệ thống chính trị của Nga nếu họ không hành động chống lại Tổng thống Putin.
Ngoài ra, ông Putin còn đề xuất bổ sung một số nội dung trong Hiến pháp Liên bang Nga, theo đó tăng thêm quyền lực và trách nhiệm cho Quốc hội Nga trong việc lựa chọn các thành viên nội các và hạn chế một số quyền lực của Tổng thống nhằm xây dựng một hệ thống chính trị cân bằng quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp theo thể chế nghị viện – tổng thống. Theo Tổng thống Putin, với lãnh thổ rộng lớn, cấu trúc lãnh thổ quốc gia phức tạp, với tính đa dạng của truyền thống văn hóa và lịch sử, nước Nga không thể phát triển bình thường nếu tồn tại dưới hình thức chế độ cộng hòa đại nghị đơn thuần mà phải là một quốc gia theo thể chế cộng hòa – tổng thống mạnh mẽ. Theo đó, Tổng thống Nga cần phải giữ quyền xác định các nhiệm vụ và ưu tiên hoạt động của Chính phủ, cũng như quyền bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng trong trường hợp thực thi nhiệm vụ không đúng hoặc làm mất niềm tin; quyền lãnh đạo trực tiếp các lực lượng vũ trang và toàn bộ hệ thống thực thi pháp luật.
Ngay sau khi kết thúc Thông điệp Liên bang lần thứ 16, Tổng thống Putin chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Dmitry Medvedev và bổ nhiệm nội các mới do ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng. Theo tuyên bố của ông Medvedev, nội các từ chức nhằm tạo điều kiện cho Tổng thống Putin tiến hành cải cách hệ thống chính trị. Trước mắt, nhiệm vụ của nội các mới sẽ thực hiện các định hướng phát triển kinh tế – xã hội đề ra trong Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin. Còn về lâu dài, nội các mới sẽ đưa Nga phát triển nhanh hơn và bền vững hơn, mặc dù nước Nga vẫn bị Mỹ và một số nước phương Tây cấm vận. Với những cải cách đó, Nga sẽ tiếp tục phát triển bền vững cả về kinh tế và chính trị, tạo tiền đề cho sự chuyển giao quyền lực êm thấm vào năm 2024 khi đương kim Tổng thống Putin sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga.
http://biendong.net/bien-dong/33530-nhin-lai-nhung-de-xuat-sua-doi-hien-phap-cung-co-va-khang-dinh-chu-quyen-quoc-gia-trong-thong-diep-lien-bang-nga-nam-2020.html

Một số nhận định

về xu thế và tác động cạnh tranh Nga – Mỹ

 đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Nga – Mỹ mặc dù vẫn có mặt hợp tác, nhưng sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai cường quốc này chưa bao giờ ngừng lại, nhất là khi nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin đã dần lấy lại vị thế cường quốc. Trong 5 năm trở lại đây, mức độ hợp tác Nga – Mỹ không tiến triển mà còn bị thu hẹp. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế và cả các chính khách của hai nước đều nhận định, quan hệ Nga – Mỹ “đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh”.
Biểu hiện rõ nhất của sự suy giảm mức độ hợp tác song phương là việc hai nước đã cắt giảm quy mô cơ quan đại diện và nhân viên ngoại giao của mình tại nước kia, cũng như giảm số đại diện của mình trong các tổ chức quốc tế mà hai bên đóng vai trò chủ chốt. Trên hầu hết các lĩnh vực, cả Nga lẫn Mỹ đều coi nhau như đối thủ cạnh tranh hơn là đối tác hợp tác, sự mở rộng ảnh hưởng của nước này, trong cách tiếp cận của bên còn lại sẽ thu hẹp lợi ích của bên kia. Đối đầu trực diện bằng quân sự ít có khả năng xảy ra bởi hai bên đều hiểu rõ cái giá phải trả. Cạnh tranh ảnh hưởng Nga – Mỹ có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới nói chung cũng như cục diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. đó có Nga và Mỹ, đều có những điều chỉnh chính sách đối với khu vực.
Thứ nhất, tác động đến sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Có thể nói, nước Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Chính quyền của Tổng thống Obama đã dành nhiều quan tâm đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi triển khai mạnh mẽ nhiều hoạt động trong chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực này, nhất là trên các lĩnh vực quân sự và kinh tế – thương mại. Tuy nhiên, kể từ đầu nhiệm kỳ thứ hai, Chính quyền của Tổng thống Obama đã có những điều chỉnh theo hướng quan tâm hơn đến các khu vực khác, đặc biệt là châu Âu. Chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong khu vực châu Âu đã tác động không nhỏ đến khả năng quân sự của NATO, làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc về kinh tế – thương mại vào Nga của EU, tiềm ẩn nguy cơ “độc lập” xa rời Mỹ của châu Âu. Mỹ đã sớm nhận ra điều này và cuộc khủng hoảng tại Ucraina được coi là cơ hội để Mỹ thực hiện hiệu quả hơn chính sách “tái cân bằng chiến lược” giữa hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mỹ, một mặt, đẩy mạnh chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mặt khác, thực hiện chiến lược “tái cân bằng” và cài đặt lại quan hệ Mỹ – châu Âu.
Thứ hai, tác động đến điều chỉnh chiến lược của Nga. Cuộc khủng hoảng tại Ucraina, nhất là sự kiện bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014 đã khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây trở nên hết sức căng thẳng, ở trạng thái xấu nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Khó khăn trong quan hệ với Mỹ và châu Âu do cuộc khủng hoảng Ucraina đã khiến Nga đẩy mạnh “Chính sách hướng Đông”, tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Nga đặc biệt coi trọng quan hệ với Trung Quốc. Nga đẩy mạnh hợp tác năng lượng với các nước ở châu Á nhằm chống lại những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây và sự sụt giảm giá dầu mỏ. Việc tái cơ cấu hoạt động cung cấp năng lượng của Nga bắt đầu được thực hiện với hai thỏa thuận về cung cấp khí đốt giữa Nga và Trung Quốc được ký kết vào năm 2014. Nga cũng có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí lớn chạy từ đảo Sakalin của nước này tới bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc – nước nhập khẩu khí đốt lớn thứ hai trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với kế hoạch này của Nga, cũng như các sáng kiến khác nhằm kết nối mạng lưới giao thông của nước này với tuyến đường sắt xuyên Siberi.
Việc Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp cấm vận đã khiến Nga càng củng cố mối quan hệ chiến lược với các nước và khu vực khác, nhất là với Trung Quốc. Quan hệ Nga – Trung Quốc sẽ tiếp tục gắn kết chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, bởi cả Nga lẫn Trung Quốc đều có chung “đối thủ” cũng như những mối lo chung, và dường như đó là cơ sở cho sự hợp tác thuận lợi. Quan hệ song phương Nga – Nhật Bản đang dần tan băng, hai nước đang tích cực đàm phán, đẩy nhanh tiến trình giải quyết tranh chấp lãnh thổ mà Kuril. Ngày 17/3/2017, các quan chức cấp cao hai nước đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên về khả năng tiến hành các hoạt động kinh tế chung trên bốn hòn đảo đang tranh chấp. Trước đó, tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Abe (12/2016), hai bên đã nhất trí khởi động đàm phán về các hoạt động kinh tế chung, hướng tới giải quyết tranh chấp quần đảo và ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước. Nga cũng sẽ đẩy mạnh quan hệ kinh tế, chính trị – ngoại giao với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong triển khai “chính sách hướng Đông”, Nga coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên số một và luôn tìm cách duy trì mối quan hệ Nga – Trung Quốc ở giới hạn có thể.
Thứ ba, các biện pháp trừng phạt lẫn nhau giữa Nga với Mỹ và phương Tây đã tác động tiêu cực không chỉ đối với các nền kinh tế châu Âu, kinh tế Nga mà còn đối với nhiều nền kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khiến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này chậm lại, tốc độ phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới bị gián đoạn và ảnh hưởng tới vị thế của đồng USD trong cán cân thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) cùng với nhiều nước khác đã ký kết một số hiệp định, trong đó quy định việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán các hoạt động thương mại song phương, đơn cử như các hiệp định giữa Trung Quốc và Nga, giữa Trung Quốc và Brazil, giữa Nga và Iran, giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Iran… Hệ thống thanh toán quốc tế dựa trên đồng USD có nguy cơ bị phá sản.
Thứ tư, mặc dù là thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…, song trên thực tế Nga chưa phát huy vai trò thực sự tại các diễn đàn, hội nghị này. Hệ lụy từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây khiến Nga bị hạn chế “sức mạnh mềm”, không thể hiện được thực lực tài chính của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, như viện trợ kinh tế, mở rộng hợp tác đầu tư… Hoạt động thương mại của Nga tại khu vực chỉ chiếm 1% tổng thương mại khu vực và hơn 2% thương mại quốc tế của Trung Quốc. Hơn nữa, không ít cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế, như tình hình Syria, hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu, cuộc khủng hoảng Ucraina… cùng chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, củng cố quan hệ đồng minh truyền thống, tăng cường can dự công
việc khu vực, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hoặc triển vọng chiến lược với không ít nước vốn là bạn bè truyền thống của Nga… đã cản trở nước này thực hiện mục tiêu chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ năm, nguy cơ đụng độ quân sự trong khuôn khổ quan hệ Nga – Mỹ là không cao nhưng khó có thể loại trừ hoàn toàn do sự tồn tại của các mâu thuẫn và những mâu thuẫn này có thể bị châm ngòi bởi các sự cố hoặc thiếu lòng tin bất cứ khi nào. Đồng thời, mặc dù nguy cơ chiến tranh quy mô lớn, trực diện giữa các nước lớn có thể không cao nhưng chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh cục bộ hay các loại hình chiến tranh mới, như chiến tranh mạng, chiến tranh hỗn hợp, xung đột “phi vũ trang” lại tăng lên, tác động đến an ninh, hòa bình, ổn định của khu vực.
Thứ sáu, cạnh tranh địa – chiến lược Nga – Mỹ sẽ làm cho quá trình tập hợp lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở nên phức tạp hơn. Mỗi nước trong khu vực sẽ chịu tác động của các lực “kéo”, “đẩy” mạnh hơn; các yếu tố “cân bằng”, “đối trọng” sẽ giảm đi, yếu tố “phòng bị” sẽ tăng lên. Một số nước có mối quan hệ truyền thống với Nga hoặc Mỹ sẽ khó khăn hoặc bị kiềm chế trong việc lựa chọn hợp tác với nước còn lại và ngược lại.
Cạnh tranh địa chính trị chiến lược Nga – Mỹ được dự báo sẽ phát triển theo xu thế sau:
Một là, về tổng thể, cạnh tranh địa chính trị chiến lược giữa Nga và Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Mặc dù Nga đang để ngỏ khả năng và luôn tìm kiếm cơ hội đối thoại để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ với Mỹ và phương Tây, song do giữa Nga và Mỹ có sự đối kháng về lợi ích cũng như mục tiêu chiến lược nên khó có thể thu xếp với nhau trong ngắn hạn. Trong khi Mỹ đang tìm cách làm suy yếu Nga để bảo vệ vị thế siêu cường duy nhất và trật tự thế giới do Mỹ sắp đặt, Nga lại hướng đến xây dựng trật tự thế giới mới đa cực – các quốc gia hành động trên cơ sở luật pháp quốc tế, đòi hỏi Mỹ phải tôn trọng Nga. Hơn nữa, nhân tố chống Nga trong nội bộ Mỹ không những chưa giảm đi mà còn đang có chiều hướng tăng lên, nhất là hiện nay khi Đảng Dân chủ đang nắm đa số ghế ở Hạ viện. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, cạnh tranh quyền lực Nga – Mỹ tiếp tục bộc lộ rõ trên các mặt quân sự, đối ngoại và kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là cạnh tranh về quân sự tại một số địa bàn chiến lược để khẳng định vị thế là nước nắm ưu thế vượt trội hơn, đủ sức áp chế đối phương.
Hai là, về quân sự, Mỹ tiếp tục phát triển NATO về phía Đông và biển Ban-tích để củng cố tiềm lực vây hãm Nga. Chạy đua vũ trang giữa Nga và Mỹ sẽ gia tăng về mức độ do Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), phá vỡ cán cân chiến lược, buộc Nga tham gia cuộc đua “bất đắc dĩ” để giữ vị thế cường quốc quân sự trước Mỹ và phương Tây. Theo các nhà phân tích, điều này sẽ đẩy Mỹ và Nga bước vào giai đoạn căng thẳng mới với một cuộc chạy đua phát triển, đổi mới kho vũ khí tấn công chiến lược. Theo một số nhà phân tích, mâu thuẫn trong quan hệ Nga – Mỹ tiếp tục được đẩy sang nước thứ ba để “tranh tài” về sức mạnh quân sự. Hệ quả tất yếu là Nga – Mỹ vẫn “mắc kẹt” trong các xung đột địa – chính trị mà cả hai có lợi ích chiến lược, song cả hai đều ý thức điều chỉnh chính sách để tránh đối đầu trực diện.
Ba là, về chính trị, Đạo luật H.R.3364 áp đặt các lệnh trừng phạt vẫn được Mỹ duy trì như một công cụ tấn công buộc Nga phải chấp nhận hoặc theo Mỹ hoặc bị suy yếu và sụp đổ. Mỹ sẽ đẩy cao các mối đe dọa đối với Nga để lôi kéo, tập hợp lực lượng ở khu vực châu Âu, nhất là các nước Đông Âu. EU dù muốn cải thiện quan hệ với Nga song chưa thể tự quyết định khi Mỹ chưa đồng ý, bởi EU phụ thuộc an ninh vào Mỹ và NATO.
Bốn là, về kinh tế, Mỹ và phương Tây tiếp tục dùng các công cụ cấm vận và trừng phạt kinh tế để áp đặt Nga. Cuối năm 2018, EU đã gia hạn thêm 6 tháng áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và Mỹ cũng áp đặt thêm trừng phạt đối với 18 cá nhân, tổ chức của Nga. Điều đó cho thấy, Mỹ và EU sẽ khó từ bỏ sức ép về kinh tế, khiến Nga gặp khó khăn, phải đối phó các thách thức mới cả ở trong lẫn ngoài nước.
Tóm lại, nhìn tổng thể từ nay đến năm 2025, những khác biệt trong lợi ích quốc gia của Nga và Mỹ sẽ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối so với những điểm đồng lợi ích giữa hai nước. Do đó, các chuyên gia cho rằng, đây sẽ tiếp tục là nhân tố chi phối đến quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới và cạnh tranh sẽ tiếp tục là yếu tố chủ yếu trong quan hệ song phương. Thế nhưng, liệu cạnh tranh Nga – Mỹ trên thế giới trong thời gian tới có dẫn đến một cuộc đối đầu trực diện bằng quân sự giữa hai cường quốc này hay không vẫn đang là câu hỏi được dư luận hết sức quan tâm. Dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp trong tương lai, song có thể thấy nguy cơ này ít có khả năng xảy ra bởi thực tế cả Nga và Mỹ đều không mong muốn xảy ra một kịch bản như vậy. Tuy nhiên, dù khó xảy ra đối đầu quân sự trực diện, nhưng cạnh tranh Nga – Mỹ sẽ còn diễn ra gay gắt trên nhiều mặt trận trong thời gian tới. Việc quan hệ Nga – Mỹ vẫn tiếp tục leo thang căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ
Donald Trump lên nắm quyền vào đầu năm 2017 đã cho thấy những khác biệt trong lợi ích quốc gia của Nga và Mỹ là quá lớn và khó có thể dung hòa, bởi dù ai lên nắm quyền lãnh đạo Nhà Trắng cũng rất khó làm đảo chiều những căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Nga, làm giảm thái độ chống lại Nga vốn đang ngự trị tại cả hai viện của Quốc hội Mỹ.
Bên cạnh đó, châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục trở thành khu vực trọng điểm trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của Nga và Mỹ thời gian tới. Từ sau cuộc khủng hoảng U-crai-na, những căng thẳng trong quan hệ với phương Tây đã khiến Nga đẩy mạnh triển khai “chính sách hướng Đông”, tăng cường ảnh hưởng và mở rộng hợp tác với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, châu Á – Thái Bình Dương ngày càng được đánh giá là quan trọng đối với an ninh quốc gia và lợi ích của Mỹ, chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ tuy có thể bị gián đoạn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ D.Trump, song đó chỉ là sự gián đoạn tạm thời bởi chiến lược này nhận được sự ủng hộ của cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Cạnh tranh Nga – Mỹ trên các lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế thương mại, quốc phòng an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra ngày càng sôi động. Bên cạnh đó, cạnh tranh Nga – Mỹ trên cả các khía cạnh của cả “quyền lực cứng” lẫn “quyền lực mềm” tại khu vực Trung Đông cũng diễn ra ngày càng quyết liệt. Hai bên đều đang không ngừng nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực, nhất là trong giải quyết các vấn đề Syria và vấn đề hạt nhân của Iran.
http://biendong.net/bien-dong/33522-mot-so-nhan-dinh-ve-xu-the-va-tac-dong-canh-tranh-nga-my-doi-voi-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-hien-nay.html

Biểu tình phản đối tổng thống Putin tái tranh cử

Hôm thứ Tư (11 tháng 3), các nhà hoạt động đối lập Nga tổ chức các cuộc biểu tình đơn độc gần Quảng trường Red Square, nhằm chống lại sự thay đổi hiến pháp cho phép tổng thống Vladimir Putin trở lại tranh cử vị trí này. Dưới Đài tưởng niệm Vladimir Đại đế, người biểu tình giơ những tấm bảng ghi chữ “Tôi đã chán ông Putin”, “Putin phải ra đi”.
Ông Putin, 67 tuổi, là người đã thống trị bối cảnh chính trị của Nga trong hai thập niên với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng. Những thay đổi hiến pháp cho phép ông Vladimir Putin ra tranh cử tổng thống một lần nữa vào năm 2024 được thông qua bởi cả hai viện của quốc hội Nga vào hôm thứ Tư, làm tăng triển vọng ông có thể tiếp tục thêm một thập niên tại Điện Kremlin. Các thay đổi trong hiến pháp sẽ được đưa vào cuộc bỏ phiếu toàn quốc vào ngày 22 tháng 4 tới đây.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-phan-doi-tong-thong-putin-tai-tranh-cu/

Iran đề nghị vay khẩn cấp 5 tỷ USD

 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế để chống COVID-19

Hương Thảo
Ngân hàng Trung ương Iran đã đề nghị vay khẩn cấp 5 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm đối phó với dịch COVID-19.
Theo hãng tin AP, trong một lá thư  gửi cho Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Iran Abdolnasser Hemmati cho biết ông đã đề nghị vay 5 tỷ đô. Ông Gerry Rice, người phát ngôn của IMF  đã xác nhận đề nghị vay từ Iran. Ông cho biết IMF đang “hành động khẩn trương với tất cả các yêu cầu và phù hợp với chính sách của chúng tôi.”
Bà Kristalina Georgieva nói rằng IMF đã sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho các nước thu nhập thấp thông qua quỹ khẩn cấp 50 tỷ USD mà quỹ duy trì để giúp các quốc gia đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Iran cho biết họ cần thêm mặt nạ N95, máy thở, đồ bảo hộ phẫu thuật, bộ dụng cụ xét nghiệm, máy X-quang cầm tay và các vật tư y tế khác. Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã gửi cho Iran một lô hàng thiết bị y tế, bao gồm 1.100 bộ dụng cụ có thể xét nghiệm virus cho 105.000 người.
Nền kinh tế Iran hiện đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào ngành công nghiệp dầu khí chủ chốt. Bệnh dịch lây lan với tốc độ nhanh đã gây ra thêm gánh nặng cho Tehran.
Theo cập nhật của worldometer lúc 10h14 (giờ Việt Nam) ngày 13/3, Iran ghi nhận 10.075 ca nhiễm bệnh, trong đó 429 người đã tử vong. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Iran đã dương tính với nCov.
Theo AP
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/iran-de-nghi-vay-khan-cap-5-ty-usd-tu-quy-tien-te-quoc-te-de-chong-covid-19.html

Virus corona: Phụ nữ châu Á

chịu nhiều gánh nặng xã hội trong dịch bệnh

Lara OwenPhóng viên phụ nữ, BBC World Service
Kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc, virus corona đã lây lan và cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người trên khắp châu Á và đang lan nhanh trên toàn thế giới.
Cũng như các cuộc chiến về dịch bệnh khác, tác động xã hội của virus corona vô cùng to lớn đối với các nước châu Á. Và phụ nữ là đối tượng hứng chịu những gánh nặng này nhiều nhất.
“Khủng hoảng luôn khiến sự bất bình đẳng giới trở nên trầm trọng hơn”, Maria Holtsberg, Cố vấn rủi ro nhân đạo và thảm họa tại UN Women Asia và Pacific nói.
Dưới đây là năm hình thức mà phụ nữ châu Á đang gánh chịu trước những biến động.
1. Đóng cửa trường học
“Tôi đã phải ở hơn ba tuần nay với bọn trẻ”, nhà báo Sung So-young, người có hai con nhỏ nói.
Sung So-young sống ở Hàn Quốc, các trường học sẽ hoãn việc khai giảng thêm hai tuần nữa. Vì vậy, trẻ em sẽ tiếp tục ở nhà cho đến ngày 23/3.
Theo số liệu mới nhất của UNESCO, tính đến ngày 4/3, chỉ có hơn 253 triệu trẻ em ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ độ tuổi tiểu học đến trung học phổ thông không đến trường.
Biện pháp cho trẻ ở nhà gây khó khăn với những người như cô Sung. Vì ở các nước Đông Á, người mẹ thường chịu gánh nặng trong việc quán xuyến gia đình nhiều hơn người bố. Và Sung nói rằng cô đã cảm thấy “chán nản”.
“Thành thật mà nói, tôi muốn vào văn phòng làm việc vì không thể tập trung nổi khi ở nhà”, cô Sung nói. “Nhưng chồng tôi là trụ cột gia đình và anh ấy thực sự không thể xin nghỉ.”
Bọn trẻ, đứa con gái lớn 11 tuổi và đứa con trai nhỏ 5 tuổi ở nhà chơi điện tử và xem phim suốt ngày. Còn cô Sung tranh thủ làm việc khi hai đứa ngủ.
Tình thế mà cô Sung đang gặp phải phản ánh tình trạng tồi tệ về bất bình đẳng giới trong công việc ở Hàn Quốc. Năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng 127 trên 155 quốc gia về sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động kinh tế.
Cô Sung chia sẻ rằng, có một số công ty đã cắt giảm tiền lương của các nhân viên nữ vì họ không thể đến văn phòng do phải chăm con khi trường học đóng cửa.
“Nhiều công ty không nói ra nhưng họ vẫn coi việc tuyển phụ nữ có con là một gánh nặng, vì họ ít ganh đua hơn. Dù gì thì nếu bạn không có con, bạn có thể đến văn phòng nhiều hơn”, cô nói.
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố trong tuần này, họ sẽ trả cho các doanh nghiệp tới 80 đô la/mỗi người/mỗi ngày nếu nhân viên được nghỉ có lương để chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa.
Các trung tâm trông trẻ và trung tâm ngoại khóa được miễn chính sách đóng cửa để giúp đỡ các bố mẹ. Nhưng điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của việc đóng cửa trường học.
Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0′ là ai?
Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?
Xuân Quỳnh – cô gái đồng hành với những người cận tử
Covid-19 đe dọa người già và người yếu bệnh
Natsuko Fujimaki Takeuchi, một chủ doanh nghiệp nhỏ nói: “Việc đóng cửa trường học không hoàn toàn ngăn chặn được virus lây lan. Nó chỉ làm tăng gánh nặng trên vai phụ nữ có con nhỏ”.
“Điều này đặc biệt gây thách thức đối với doanh nghiệp như chúng tôi. Tôi không nhận được sự hỗ trợ như các công ty lớn hơn về những thiệt hại kinh tế phải gánh chịu.”
2. Bạo lực gia đình
Với hàng triệu người ở Trung Quốc chỉ ở nhà, các nhà hoạt động về quyền cho biết ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình.
Guo Jing, nhà hoạt động nữ quyền vừa chuyển đến Vũ Hán – nơi bùng phát dịch virus corona chủng mới – vào tháng 11/2019, cho biết rằng, cô nhận được những lời kêu gọi giúp đỡ từ những người trẻ hiện
sống trong cảnh cách ly về vấn nạn bạo lực gia đình giữa bố và mẹ họ. Cô cho biết, những người gọi không biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu.
Xiao Li, một nhà hoạt động người Trung Quốc sống ở khu vực giáp ranh với tỉnh Hà Nam, nói với BBC về nỗi lo lắng của cô khi một người họ hàng xa bị chồng cũ hành hung và cầu xin cô giúp đỡ.
“Thoạt đầu, chúng tôi không thể xin được cho cô ấy rời khỏi làng của mình”, cô Li nói.
“Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng cảnh sát cũng cho anh tôi giấy thông hành để có thể lái xe đến đón cô ấy và mấy đứa nhỏ”.
Khi các báo cáo cá nhân về bạo lực gia đình xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, một số phụ nữ đã làm những tấm bảng kêu gọi mọi người khi chứng kiến bạo lực gia đình, đừng là kẻ ngoài cuộc mà hãy chống lại nó.
Các hashtag #AntiDomestViolenceDuringEpidemia #疫期反# đã được nhắc đến hơn 3.000 lần trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, Sina Weibo.
Tuần trước, Feng Yuan, Giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận về quyền phụ nữ Weiping, có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, tổ chức của cô đã nhận được yêu cầu giúp đỡ từ nạn nhân bị bạo hành nhiều gấp ba lần so với trước khi cách ly.
“Cảnh sát không nên lấy lý do dịch bệnh để xem nhẹ những vụ bạo lực gia đình”, cô nói.
Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng lo ngại về việc phân chia nguồn lực để ngăn chặn bạo lực giới giữa khi dịch bệnh bùng phát.
“Việc chuyển đổi nguồn lực từ các dịch vụ quan trọng bảo vệ phụ nữ, chẳng hạn kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc dịch vụ bạo hành trên cơ sở giới, là điều chúng tôi rất quan tâm”, bà Holtsberg nói.
3. Nhân viên chăm sóc tuyến đầu
Covid-19: Bác sĩ Nguyễn Tố Như nói với BBC về cách xử lý dữ liệu trực tuyến chống dịch virus
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ chiếm 70% lao động trong lĩnh vực y tế và xã hội.
Truyền thông Trung Quốc đã đề cao những câu chuyện ca ngợi phẩm chất “thánh thiện” và “như chiến sĩ” của những người phụ nữ làm việc ở tuyến đầu như y tá. Nhưng tình trạng thực tế của những nữ nhân viên y tế này là gì?
Trong tháng này, trên mạng lan truyền đoạn video cho thấy các nữ nhân viên y tế từ tỉnh Cam Túc bị cạo đầu tập thể trước khi đưa đến tuyến đầu để ngăn sự bùng phát của virus corona thu hút sự chú ý của nhiều người.
Câu chuyện về một nhân viên y tế mang thai 9 tháng gần đây bị sảy thai nhưng phải đi làm trở lại trong một chương trình tuyên truyền cũng gây phản ứng dữ dội vì sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm.
Tháng trước, BBC nói chuyện với một y tá và cô cho biết, bệnh viện không cho phép cô được ăn, nghỉ ngơi hoặc sử dụng nhà vệ sinh trong suốt ca làm việc 10 giờ đồng hồ.
Theo Jiang Jinjing, việc này áp dụng với tất cả các nhân viên bệnh viện, nhưng phụ nữ phải chịu một sự phân biệt đối xử theo kiểu khác,
Là người đứng sau chiến dịch Hỗ trợ Chị em trong dịch virus corona, cô chia sẻ rằng, chiến dịch đang cố gắng cung cấp băng vệ sinh cho các nhân viên tiền tuyến ở tỉnh Hồ Bắc – nơi tâm dịch. Cô nói rằng, vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ đang bị bỏ qua.
Viết trên trang Weibo của mình, cô nói: “Tính đến ngày 28/2, có 480.377 chiếc quần, 303.939 quần lót dùng một lần và 86.400 miếng băng vệ sinh đã được tặng.”
Jiang Jinjing nói rằng, không nhiều người nghĩ đến việc cung cấp các sản phẩm vệ sinh cho hàng chục ngàn nữ nhân viên y tế.
Sau khi chiến dịch của các tình nguyện viên được nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc hoan nghênh, Tổ chức Phát triển Phụ nữ Trung Quốc cho biết, họ sẽ gửi các sản phẩm vệ sinh cho nữ nhân viên y tế.
4. Người giúp việc nhập cư
Ước tính khoảng 400.000 phụ nữ giúp việc ở Hong Kong. Hầu hết trong số họ đến từ Philippines và Indonesia. Những phụ nữ này không chỉ ngày càng lo lắng về tình trạng công việc bấp bênh, mà còn về việc mua những vật dụng bảo hộ như khẩu trang và nước rửa tay.
Cynthia Abdon-Tellez, Tổng giám đốc của Tổ chức từ thiện cho người lao động nhập cư ở Hong Kong, nói: “Việc người dân đổ xô mua khẩu trang đã khiến mặt hàng này tăng giá quá cao, người lao động nhập cư không thể nào chi trả nổi”.
“Không phải tất cả người lao động nhập cư đều nhận được khẩu trang từ chủ sử dụng lao động. Chúng tôi phải tự bỏ tiền ra mua và nó rất tốn kém. Một số người được chủ sử dụng lao động cung cấp khẩu
trang thì phải dùng chúng trong suốt một tuần”, một công nhân nhập cư Indonesia ở Hong Kong, Eka Septi Susanti nói với BBC Indonesia.
Cô Abdon-Tellez nói rằng, tổ chức của cô đã bắt đầu thu thập khẩu trang để phân phối cho người lao động nhập cư, khi chủ lao động không cung cấp cho họ.
“Lãnh sự quán Indonesia phát khẩu trang miễn phí nhưng vẫn chưa đủ – phải mất một giờ [xếp hàng] để nhận 3 cái khẩu trang. Chúng tôi cần ít nhất 6 khẩu trang trong một tuần”, Sring Sringatin, chủ tịch Hiệp hội Lao động di cư ở Hong Kong nói.
Kiến nghị từ chính phủ Hong Kong gây thất vọng với những lao động nước ngoài khi kêu gọi họ ở trong nhà vào ngày nghỉ mỗi tuần, để bảo vệ sức khỏe của họ và giảm nguy cơ lây lan.
Điều này cắt đi thời gian quý giá của những người phụ nữ sống xa gia đình, và tăng nguy cơ khiến họ bị bóc lột.
“Những người lao động nhập cư ở nhà vào những ngày nghỉ nhưng vẫn phải làm việc”, bà Sringatin nói.
“Họ sẽ phải nấu ăn cho chủ nhà, trông trẻ hoặc chăm sóc cha mẹ của chủ, mà không được trả thêm tiền. Những người khăng khăng đòi nghỉ bị đe dọa đuổi việc.”
Không chỉ phụ nữ mới bị tác động nặng nề. Hàng triệu gia đình ở Philippines và Indonesia sống dựa vào số tiền mà những lao động nhập cư này gửi về, cũng chung cảnh ngộ.
Lượng kiều hối từ lao động Philippines ở nước ngoài đạt mức cao kỷ lục 33,5 tỷ đô la (25,7 tỷ đồng) trong năm 2019.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Nicholas Mapa của ING Bank Manila cho biết, kiều hối người lao động Philippines ở nước ngoài gửi về chiếm khoảng 9% GDP và tác động của dịch lên nền kinh tế Philippines có thể cảm nhận rõ rệt.
“Việc người tiêu dùng chỉ ở trong nhà làm hạn chế nhu cầu sử dụng các dịch vụ do người lao động Philippines cung cấp. Điều này gây tổn hại đến lượng kiều hối họ gửi về cho gia đình. Việc hạn chế du lịch và đi lại cũng gây ảnh hưởng đến thu nhập và sự ổn định công việc của họ”, ông nói với BBC.
5. Tác động dài hạn về kinh tế
Chính phủ các nước và các nhà kinh tế đang bàn thảo về việc tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể ở mức chậm nhất kể từ năm 2009, do dịch bệnh bùng phát.
“Nhìn chung, virus corona có tác động lớn đến việc đi lại, sản xuất và tiêu thụ, sẽ gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, mà cả phụ nữ và nam giới đều phải gánh chịu,” Christina Maags, giảng viên tại Đại học SOAS London, nói.
“Tuy nhiên, phụ nữ có thu nhập thấp có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sức tiêu thụ chậm lại, vì phụ nữ thường làm việc trong ngành khách sạn, bán lẻ hoặc các ngành dịch vụ khác.”
Ở Trung Quốc, “vì nhiều lao động nữ thuộc nhóm di cư nội địa không có hợp đồng lao động, dịch virus corona bùng phát đồng nghĩa với việc họ không nhận được bất kỳ thu nhập nào. Nếu họ không làm việc, họ sẽ không được trả tiền”, bà nói.
“Không có an sinh xã hội, họ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi trở lại làm việc và chịu rủi ro bị nhiễm virus hoặc tiếp tục làm việc để trả tiền ăn ở. Ngoài ra, họ có thể bị buộc phải ở nhà và sống nhờ vào khoản tiết kiệm ít ỏi. Điều này đặt họ vào một tình huống rất nan giải”.
Và một số nhà máy may ở khu vực Đông Nam Á, vốn dựa vào nguyên liệu từ Trung Quốc, đang bị buộc phải đóng cửa.
Theo chính phủ Myanmar, hơn 10 nhà máy đã đóng cửa kể từ tháng 1, dù Bộ lao động cho biết, không phải tất cả đều do virus corona.
Ma Chit Su nói với BBC Burmese rằng. gia đình cô sống nhờ vào đồng lương từ công việc ở nhà máy, nhưng giờ nhà máy này lại đang bị đóng cửa.
“Tôi không cần bồi thường, tôi chỉ muốn trở lại làm việc”, cô nói.
Theo Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, những người làm công ăn lương hàng ngày, chủ doanh nghiệp nhỏ và những người làm việc chui là đối tượng chịu tác động lớn nh
Mohammad Naciri, giám đốc khu vực của UN Women Asia và Thái Bình Dương cho biết: “Nhu cầu khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông trong các nỗ lực phục hồi dài hạn và trung hạn cũng nên được xem xét”.
“Phụ nữ đang đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh – với tư cách là nhân viên y tế, là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, là người vận động xã hội, là người xây dựng và kết nối cộng đồng, và là người chăm sóc.
“Điều cần thiết là đảm bảo tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe và công nhận.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51797427

Nhật biên chế tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu:

Chuẩn bị đối phó tàu ngầm với TQ ở Hoa Đông

Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF, 05/3) đã đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu (SSK) đầu tiên được trang bị pin lithium-ion. Đây được coi là một trong những động thái quan trọng của Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa về an ninh, chủ quyền trên biển Hoa Đông.
Theo thông tin trên, JS Oryu (với số hiệu SS 511) là tàu ngầm tấn công diesel-điện, dài 84m, rộng 9,1m, cao 8,4m đã chính thức đi vào hoạt động tại đơn vị Tàu ngầm Flotilla 1 của JMSDF, có trụ sở tại Kure, tỉnh Hiroshima. JS Oryu là tàu ngầm thứ 11 của lớp Soryu được JMSDF cho vào hoạt động và là chiếc thứ 6 do nhà máy đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries chế tạo, Oryu đã được hạ thủy vào tháng 3/2015 và ra mắt vào tháng 10/2018. Tổng chi phí để sản xuất tàu ngầm lên tới 66 tỷ JPY (615 triệu USD), người phát ngôn cho biết.
Tàu ngầm JS Oryu được trang bị công nghệ pin lithium-ion mới, giúp kéo dài thời gian hoạt động dưới nước, cùng một số công nghệ khác đưa nó trở thành tàu ngầm hiện đại nhất của lớp Soryu. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trang bị pin lithium-ion thay cho pin axit-chì trên tàu ngầm. JS Oryu có độ giãn nước 4.200 tấn khi lặn và 2.900 tấn khi nổi, tầm hoạt động lên tới 11.300km, tốc độ khi nổi 22km/h, tốc độ khi lặn 37km/h. Điểm đáng chú ý nhất của tàu ngầm chính là hệ thống động cơ mạnh mẽ, bao gồm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V 25S, 1 động cơ điện Toshiba, 4 động cơ Stirling V4-275R Mk-III hoạt động không cần không khí giúp tàu hoạt động yên lặng dưới mặt nước. Về hệ thống vũ khí-trang thiết bị, tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể triển khai ngư lôi điều hướng hạng nặng Type 89, tên lửa UGM-84 Harpoon của Mỹ, hệ thống tác chiến điện tử ZLR-3-6, radar phòng không ZPS-6F…
Trong những năm gần đây, để đối phó với các mối đe dọa, thách thức an ninh và chủ quyền từ Trung Quốc, Nhật Bản đã có nhiều động thái điều chỉnh chính sách quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu tuần tra hạng nhẹ cho Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) vào năm 2020. Mỗi chiếc dự kiến có lượng giãn nước 1.000 tấn và thủy thủ đoàn 30 người, giúp tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát trên biển của nước này. Các tàu tuần tra thế hệ mới sẽ đảm đương nhiệm vụ cho đội tàu khu trục cỡ lớn đang được Nhật Bản sử dụng để tuần tra gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản không tiết lộ căn cứ đóng quân và thời điểm đưa các chiến hạm mới vào biên chế. Trước đó, Nhật Bản cũng khởi động chương trình đóng mới 22 khu trục hạm, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.900 tấn và thủy thủ đoàn 100 người, nhằm bảo đảm khả năng tuần tra Biển Hoa Đông trước năm 2032. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản (18/12/2018) cũng thông qua kế hoạch quốc phòng mới, trong đó đề xuất mua thêm 105 tiêm kích tàng hình F-35, trong đó có 65 chiếc F-35A và 40 chiếc F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo. Được biết, chính phủ Nhật Bản sẽ cải tạo tàu sân bay trực thăng Izumo, chiến hạm lớn nhất Nhật Bản với boong tàu kéo dài từ đuôi đến mũi tàu. Tuy nhiên, tàu sân bay trực thăng Izumo phải cải tạo lại boong tàu với khả năng chịu được nhiệt độ cao từ ống xả động cơ khi máy bay cất hạ cánh. Nhà chứa máy bay bên trong cũng phải được thiết kế lại để phù hợp với máy bay mới. Tàu có chiều dài 248 m, rộng lớn nhất 38 m, lượng choán nước đầy tải 27.000 tấn. Izumo có khả năng mang theo 28 trực thăng, nhưng bình thường chỉ mang theo 7 trực thăng chống ngầm và 2 trực thăng cứu hộ. Boong tàu đủ rộng cho 5 trực thăng hạng trung hoạt động cùng lúc. Các chuyên gia quân sự nhận xét về cơ bản, Izumo hoàn toàn phù hợp để triển khai hoạt động tiêm kích tàng hình F-35B với một số cải tạo về boong tàu, thang máy và nhà chứa máy bay.
Được biết, Chính phủ Nhật Bản và Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) mới đây đã thông qua Kế hoạch Phòng vệ trung hạn giai đoạn 2019-2023 và Đại cương Kế hoạch phòng vệ với dự kiến chi 27,4 nghìn tỷ yên (243 tỷ USD) dành cho ngân sách quốc phòng 5 năm tới, con số cao nhất từ trước tới nay. Riêng năm tài khóa 2019, chính phủ đã phê chuẩn ngân sách quốc phòng kỷ lục trị giá 5,26 nghìn tỷ yên (48 tỷ USD), trong đó chú trọng nâng cấp khu trục hạm, mua thêm máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa để đối phó các thách thức an ninh khu vực. Bên cạnh đó, Nhật Bản dự định đầu tư 176 tỷ yên chi phí ban đầu cho hai hệ thống radar phòng không Aegis Ashore đặt trên mặt đất do Mỹ sản xuất, có khả năng
theo dõi và khóa mục tiêu các tên lửa đạn đạo trên không, với mục tiêu đưa hệ thống phòng không này vào hoạt động trong năm 2023.
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc hiện tại được đánh giá là một trong những lực lượng hải quân lớn hàng đầu thế giới và là lực lượng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Lực lượng này có khoảng 500 tàu chiến các loại, hơn 350.000 nhân lực và khoảng 710 máy bay. Hải quân Trung Quốc được chia làm ba hạm đội bao gồm Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội Bắc Hải được thành lập từ năm 1950, có căn cứ chỉ huy đặt tại Thanh Đảo. Hạm đội này có vùng hoạt động từ Thanh Đảo cho tới toàn bộ vùng biển trong khu vực biển Hoàng Hải khu vực tiếp giáp giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên nhưng chỉ kéo dài xuống tới Thanh Đảo, từ phía Nam Thanh Đảo trở xuống thuộc trọng trách của Hạm đội Đông Hải. Trong biên chế của Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc hiện có năm tàu ngầm hạt nhân lớp Han “Type 091” và một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Xia “Type 092” – đây cũng là tàu ngầm lớp Xia duy nhất Trung Quốc hiện có.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê không chính thức, Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới về số lượng tàu ngầm với 69 tàu, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và khoảng 64 tàu diesel-điện. Số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tuy không được thiết kế và tính năng ưu việt như tàu ngầm Nga hoặc Mỹ, nhưng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc vẫn có thể bắn những tên lửa hạt nhân tầm xa. Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mang 12 tên lửa đạn đạo chiến lược, chiếm 1,1% số tên lửa này của Trung Quốc. Các tàu ngầm khác mang 146 tên lửa chống hạm (chiếm 9,9%), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.608 thủy lôi (31,5%).  Hiên nay, nổi bật nhất trong các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là tàu ngầm Type 094, đây là tàu ngầm lớp Tấn có chiều dài 135 m, lượng choán nước 11.000 tấn khi lặn. Hiện Trung Quốc có 5 tàu lớp Type 094 được đưa vào hoạt động, 3 chiếc khác đang trong kế hoạch triển khai. Mỗi tàu Type 094 mang theo 12 tên lửa đạn đạo JL-12 với tầm bắn 7.500-8.000 km, điều này có nghĩa là Type 094 có thể tấn công nhiều địa điểm trên đại lục nước Mỹ từ căn cứ Ngọc Lâm trên đảo Hải Nam. Mặc dù tàu lớp Tấn khá đáng sợ, nhưng chúng vẫn bị xem là kém tương đối xa về độ hiện đại và tinh vi nếu so với các tàu ngầm tương tự của Nga (tàu lớp Borei, mang 16 tên lửa đạn đạo) hay tàu lớp Ohio của Mỹ (24 tên lửa đạn đạo). Năng lực tàng hình, hệ thống định vị thủy âm và nhiều tính năng khác cũng không thể so được với tàu Nga, Mỹ.
Theo đánh giá của Nga và phương Tây, thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo kế tiếp của Trung Quốc, tàu Type 096 Đường, có thể sẽ được khởi đóng trong giai đoạn đầu thập niên 2020, nhiều khả năng sẽ được trang bị tên lửa JL-3, tầm bắn khoảng 9.000 km. Type 096 được Trung Quốc kỳ vọng có năng lực khả dĩ cạnh tranh được với các tàu ngầm tiên tiến nhất của Nga và Mỹ. Tàu mới được nói là có thể mang 24 tên lửa đạn đạo JL-3, dựa trên phiên bản tên lửa đạn đạo trên bộ DF-41. Đáng chú ý, trong báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc công bố về quá trình hiện đại hóa Quân đội Trung Quốc, hải quân nước này đã đưa thêm vào biên chế 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094, lớp “Tấn”, nâng tổng số tàu ngầm chiến lược trang bị trong hạm đội hải quân nước này lên 6 chiếc. Hải quân Trung Quốc cũng được cho là đang thực hiện các bước đi nhằm triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát nhằm bảo vệ cho lực lượng hạt nhân chiến lược, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ở trên bộ và tăng cường các cuộc tuần tra trên biển bằng tàu ngầm. Bắc Kinh chuẩn bị đưa chiếc tàu khu trục Type-055 đầu tiên vào hoạt động, cùng với ít nhất 7 con tàu khác đang được đóng mới tại các nhà máy đóng tàu ven biển nước này. Việc đóng mới tàu khu trục Type-055 được coi như một phần trong nỗ lực nhằm nâng cấp “khả năng phòng không, chống hạm, chống tàu ngầm” của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Với việc Nhật Bản triển kai tàu ngầm mới và nhiều khả năng sẽ biên chế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, giám sát ở khu vực Hoa Đông, nhất là vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku được cho là một tin hiệu cứng rắn của Chính quyền Tokyo đối với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc thời gian gần đây. Tuy nhiên, hành động trên của Nhật Bản cũng sẽ khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chạy đua trong khu vực về việc sở hữu tàu ngầm.
http://biendong.net/bien-dong/33528-nhat-bien-che-tau-ngam-tan-cong-diesel-dien-lop-soryu-chuan-bi-doi-pho-tau-ngam-voi-tq-o-hoa-dong.html

Thống đốc Tokyo tuyên bố rằng

việc hủy bỏ thế vận hội là “không thể tưởng tượng được”

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Năm (12/3), thống đốc thành phố Tokyo cho biết việc hủy bỏ Thế vận hội 2020 là “không thể tưởng tượng được”, mặc dù việc phân loại coronavirus như một đại dịch có thể sẽ có tác động đến Thế vận hội. Theo tin từ AFP, những nghi vấn đang ngày càng được đặt ra về việc liệu Thế vận hội có thể được tổ chức như dự kiến từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 hay không.
Các nhà tổ chức khẳng định Thế vận hội sẽ diễn ra theo kế hoạch và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), bên quyết định cuối cùng, cho biết vẫn chưa có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc hủy bỏ hoặc hoãn sự kiện này. IOC cho biết họ sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chính thức phân loại đợt bùng phát này là một đại dịch. Nhưng coronavirus gây ra thiệt hại lớn cho các môn thể thao trên toàn cầu. Bóng rổ Hoa Kỳ là môn thể thao mới nhất bị ảnh hưởng, khi NBA cho biết họ sẽ tạm dừng thi đấu bắt đầu vào hôm thứ năm sau khi một cầu thủ Utah Jazz có kết quả thử nghiệm sơ bộ dương tính với Covid-19. Tại Ý, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, tất cả các sự kiện thể thao bao gồm Serie A bị đình chỉ cho đến ngày 3/4. Trận đấu của Arsenal tại Manchester City vào hôm thứ Tư trở thành trận đấu đầu tiên của Premier League bị đình chỉ do sự bùng phát, với các cầu thủ của Arsenal bị cách ly sau khi tiếp xúc với chủ sở hữu câu lạc bộ Olympiakos của Hy Lạp.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thong-doc-tokyo-tuyen-bo-rang-viec-huy-bo-the-van-hoi-la-khong-the-tuong-tuong-duoc/

Covid-19 Hàn Quốc:

Lần đầu tiên số khỏi bệnh cao hơn ca nhiễm mới

Trọng Nghĩa
Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 13/03/2020 cho biết là lần đầu tiên số người bị bệnh được chữa khỏi cao hơn số ca lây nhiễm mới. Tình hình Hàn Quốc, đứng thứ hai thế giới hiện nay về số người bị nhiễm, có thêm dấu hiệu được cải thiện.
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc, hôm qua ghi nhận thêm 110 ca nhiễm, nâng tổng số người bị nhiễm lên thành 7.979 người. Ngoài ra, cũng có thêm 1 trường hợp tử vong, đẩy tổng số người chết lên mức 67 người.
Thế nhưng, trong cùng ngày, Hàn Quốc đã cho xuất viện 177 bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi, nâng tổng số người hồi phục lên thành 510 ca. Đây quả là một tin vui vì đây là lần đầu tiên mà tại Hàn Quốc, số người được lành bệnh cao hơn hẳn số ca nhiễm mới trong một ngày.
Trung Quốc ghi nhận chỉ 8 ca nhiễm mới COVID-19
Tin vui cũng đến từ Trung Quốc, quốc gia xuất phát của dịch bệnh trên hành tinh, với vỏn vẹn 8 ca nhiễm mới được ghi nhận vào hôm qua 12/03, trong đó có 5 ca ở tâm dịch là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và 3 ca ngoại nhập.
Còn tại Nhật Bản, Quốc Hội nước này đã thông qua dự luật cho phép thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp nếu cần thiết để chống dịch Covid-19. Tính đến hôm 12/03, Nhật Bản có 1.337 trường hợp bị lây nhiễm và 23 ca tử vong.
Tại Philippines, tổng thống Duterte đã ra lệnh “phong tỏa” thủ đô Manila, đình chỉ các tuyến hàng không, hàng hải và đường bộ nội địa đến và đi từ thủ đô Manila. Quyết định này được ông Duterte đưa ra sau khi bộ Y Tế Philippines loan báo ca tử vong thứ 2 vì Covid-19 và 16 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 49 người.
Theo tổng kết tính đến tối ngày 12/03, tổng số trường hợp bị nhiễm virus corona trên toàn thế giới đã vượt mức 130.000 ca (chính xác là 131.479 ca). Con số người chết vì bệnh dịch đã gần chạm ngưỡng 5.000, với con số cụ thể là 4.925 trường hợp.
Nhìn chung, dịch Covid-19 đã hiện diện tại khoảng 120 quốc gia và lãnh thổ, từ vùng Bắc Âu xuống đến Nam Á, từ châu Mỹ La Tinh sang tận vùng Viễn Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200313-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-s%E1%BB%91-kh%E1%BB%8Fi-b%E1%BB%87nh-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi

Hồng Kông bác bỏ

những chỉ trích của Hoa Kỳ về nhân quyền

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Năm (12/3), Hồng Kông bác bỏ những chỉ trích của Hoa Kỳ đối với các hành vi nhân quyền của họ, và tuyên bố rằng trung tâm tài chính châu Á “kiên quyết cam kết” giữ gìn và bảo vệ các quyền tự do. Thuộc địa cũ của Anh Quốc bị chấn động bởi nhiều tháng biểu tình đôi khi bạo lực từ tháng 6 năm ngoái, gây ra bởi một dự luật hiện đang bị đình chỉ, qua đó cho phép dẫn độ những người được xem là phạm tội sang Trung Cộng.
Trong một báo cáo vào hôm thứ Tư (11/3), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết rằng các vấn đề nhân quyền quan trọng ở thành phố do Trung Cộng cai quản bao gồm sự tàn bạo của cảnh sát chống lại người biểu tình, sự can thiệp vào quyền hội họp ôn hòa và những hạn chế trong việc tham gia chính trường. Chính phủ Hồng Kông cho biết cảnh sát có trách nhiệm phải đưa ra hành động thích hợp, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực cần thiết, trước tình trạng bạo lực gây nguy hiểm cho trật tự công cộng. Họ tuyên bố rằng việc bảo vệ các quyền và sự tự do của con người là một trách nhiệm theo hiến pháp.
Trong Báo cáo Quốc gia về Các hành vi Nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý các ví dụ về sự tàn bạo của cảnh sát đối với người biểu tình, kể cả vào ngày 31 tháng 8 khi cảnh sát “xông vào một tàu điện ngầm và đánh đập nhiều người trong khi thực hiện nhiều vụ bắt giữ”. Về quyền tự do báo chí, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trích dẫn nhiều nhà báo tuyên bố rằng họ bị quấy rối, giam giữ hoặc tấn công trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hong-kong-bac-bo-nhung-chi-trich-cua-hoa-ky-ve-nhan-quyen/

Số ca nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán

giảm trong hai ngày liên tiếp

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, tâm dịch virus corona chủng mới (Covid-19), hôm 13/3 cho biết chỉ có 5 trường hợp nhiễm mới, ngày thứ hai liên tiếp dưới 10 ca, trong khi các địa phương khác của Trung Quốc cũng không có ca nào mới, theo Reuters.
Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, chỉ có 5 ca nhiễm mới hôm 12/3, so với ngày 11/3 là 8 ca.
Nếu không tính Vũ Hán thì cả tỉnh Hồ Bắc trong 8 ngày liên tiếp vừa qua chưa có ca nhiễm nào được báo cáo.
Hôm 12/3, Ủy ban cho biết dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã đi qua đỉnh điểm, dù trên toàn cầu có 127.000 bị bệnh.
Đến nay, tổng số trường hợp nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đại lục là 80.813 ca, giết chết hơn 3.000 người.
Hôm 13/3, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc Tân Quốc Bân (Xin Guobin) cho biết bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, có khoảng 60% các công ty vừa và nhỏ và 95% các công ty lớn đã quay trở lại làm việc.
Ông Tân cho biết thêm khi Trung Quốc đưa hoạt động kinh tế trong nước trở lại bình thường, họ cũng sẽ phối hợp với các nước khác để thúc đẩy tiếp tục kinh doanh khi đại dịch đang gây lo ngại về triển vọng phát triển của Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-19-o-vu-han-giam-trong-hai-ngay-lien-tiep/5327587.html

Bắc Kinh phát tán giả thuyết

Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung Quốc. Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi: “Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán”.
Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.
Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ: “Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ở Trung Quốc đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung Quốc.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.
Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200313-b%E1%BA%AFc-kinh-gi%E1%BA%A3-thuy%E1%BA%BFt-m%E1%BB%B9-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c

Phiên xử đối lập Hunsen

toàn ‘thêu dệt theo thuyết âm mưu về Hoa Kỳ’

Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia hôm thứ Năm nói ông cảm thấy bất an về những câu chuyện được bịa đặt theo thuyết âm mưu tại phiên tòa xét xử ông Kem Sokha, cựu lãnh đạo đối lập Campuchia. Ông Sokha bị xét xử về cáo trạng phản quốc và âm mưu lật đổ Thủ tướng Hun Sen, lãnh tụ cai trị Campuchia lâu năm.
Ôn Kem Sokha bị bắt năm 2017, đảng của ông bị cấm hoạt động trong chiến dịch của chính quyền Hun Sen đàn áp đối lập, các nhóm xã hội dân sự và truyền thông trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2018, trong đó đảng cầm quyền giành được tất cả các ghế.
Ông Kem Sokha bị gán tội phản bội dựa trên lời tố cáo cho rằng ông đã âm mưu với Hoa Kỳ để lật đổ Thủ tướng Hun Sen, người đã cai trị Campuchia dưới bàn tay sắt trong hơn ba thập kỷ. Kem Sokha phủ nhận cáo buộc đó, nói rằng phiên toà xét xử ông có động cơ chính trị.
Nói chuyện với giới truyền thông sau khi đến dự phiên toà xét xử ông Kem Sokha trong một thời gian ngắn, Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia Patrick Murphy nói:
“Chúng tôi cảm thấy bất an khi thấy các công tồ viên đưa ra trước toà những câu chuyện thêu dệt theo thuyết âm mưu về Hoa Kỳ,” ông nói:
“Đây là sự thật: Hoa Kỳ đã đóng góp gần 3 tỉ đôla trong những thập niên gần đây để hỗ trợ Campuchia, kể cả phần đóng góp để minh bạch hoá và củng cố các định chế và các đảng chính trị, phù hợp với Hiến pháp Campuchia .”
Đại sứ Murphy nói ông Kem Sokha nổi tiếng trên thế giới trong tư cách là một nhà đấu tranh cho nhân quyền và các quyền tự do, và ông mong thấy ông Sokha lấy lại được toàn bộ các quyền chính trị của ông.
“Chính phủ của tôi đã minh định rõ ràng rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ tìm cách can thiệp vào chính quyền Campuchia và chúng tôi tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của Campuchia,” ông nói.
Lúc đại sứ Murphy trao đổi với các nhà báo, một quan chức Campuchia đã tìm cách ngăn cản ông phát biểu, nhưng đại sứ Murphy vẫn hoàn tất phần phát biểu của ông trước khi ra về.
Nhận xét về phát biểu của Đại sứ Murphy, người phát ngôn của chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, hôm thứ Năm nói rằng tất cả các bên nên lùi ra và để cho tòa án làm việc.
Chiến dịch quy mô đàn áp phe đối lập của Thủ tướng Hun Sen đã dẫn đến quyết định của Liên minh châu Âu cắt giảm một số ưu đãi thương mại dành cho Campuchia trong năm nay, khối EU giải thích lý do là các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống của chính quyền Hun Sen.
https://www.voatiengviet.com/a/du-phien-xet-xu-lanh-tu-doi-lap-campuchia-dai-su-my-da-kich-toa-an-dung-chuyen/5326438.html

Bộ trưởng Nội vụ Úc nhiễm COVID-19

Hải Lam
Reuters đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton ngày 13/3 xác nhận ông nhiễm COVID-19 và đã nhập viện tại bang Queensland để cách ly.
“Sáng nay tôi bị sốt và đau họng sau khi thức dậy. Tôi lập tức liên hệ Sở Y tế Queensland và được xét nghiệm COVID-19. Họ thông báo kết quả dương tính”, ông Peter Dutton, Bộ trưởng Nội vụ Úc cho biết trong một tuyên bố.
“Tôi cảm thấy khỏe và sẽ cập nhật thông tin sau”, ông Peter Dutton cho biết.
Một quan chức cho biết ông Dutton đã tham dự một cuộc họp tại Sydney vào ngày 10/3 và gặp Thủ tướng Scott Morrison cùng các thành viên nội các khác trong vài giờ.
Theo cập nhật của worldometer lúc 17h10 (giờ Việt Nam) ngày 13/3, Úc ghi nhận 428 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1 người đã tử vong.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-noi-vu-uc-peter-dutton-nhiem-covid-19.html

Bộ trưởng Úc nhiễm Covid-19,

đã gặp Ivanka Trump, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Hôm 13/3, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton cho biết ông đã bị nhiễm virus corona (Covid-19). Trang USA Today cho biết ông Dutton vào tuần trước có chụp ảnh chung, đứng cạnh bà Ivanka Trump, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr, và các quan chức Nhà Trắng khác.
Ông Putton đưa ra một tuyên bố nói rằng ông đã được chẩn đoán dương tính Covid-19 và được đưa vào bệnh viện, nơi ông đang được cách ly.
Đài Fox News dẫn Twitter của ông Peter Dutton cho biết ông thức dậy thấy người bị sốt và bị đau họng, vì vậy ông đã liên lạc với Sở Y tế Queensland và đã được xét nghiệm Covid-19.
USA Today cho biết ông Dutton đã có mặt tại thủ đô Washington trong các cuộc họp kết nối với hiệp ước an ninh Five Eyes (Ngũ Nhãn), một liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và cố vấn Nhà Trắng Hoa Kỳ Kellyanne Conway cũng xuất hiện trong bức ảnh ngày 6/3.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-uc-nhiem-covid-19-da-gap-ivanka-trump/5327505.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.