Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Covid 19 và Kinh Tế

Friday, March 13, 2020 7:49:00 PM // ,

Covid 19 và Kinh Tế

Dịch Corona Vũ Hán đang hoành hành khắp nơi hẳn nhiên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn thế giới, mức độ nghiêm trọng ra sao chưa thể phỏng đoán một cách chính xác được nhưng hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý nếu tình hình tiếp tục diễn tiến tệ hại như hiện nay thì sự tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu sẽ rất lớn. Nhiều kinh tế gia cho rằng mức tổn hại cho năm 2020 có thể lên đến từ 1 ngàn tỷ USD: https://news.un.org/en/story/2020/03/1059011 cho đến 2.3 ngàn tỷ USD:https://www.brookings.edu/blog/up-front/2020/03/06/what-are-the-possible-economic-effects-of-covid-19-on-the-world-economy-warwick-mckibbins-scenarios/
Đó chỉ là mức tính toán cho sự suy giảm GDP của các quốc gia cộng lại mà chưa kể đến mức suy sụp của thị trường chứng khoán khắp nơi mà sự “bay hơi” của cải đã lên đến 40 ngàn tỷ, đó là chưa tính đến sự thiệt hại của TTCK trong tuần vừa qua:
Tính đến ngày thứ tư 12/3/2020, TTCK đã coi như đi vào “bear market” tức mất đi trên 20% từ lúc cao nhất vào đầu tháng 2/2020. Cũng vào ngày Thứ Tư 12/3/2020, WHO chính thức công bố dịch Covid-19 là “đại dịch” (pandemic) và TT Trump chính thức loan báo sẽ cấm tất cả các chuyến bay từ Âu Châu qua Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày. Điều này chắc chắn sẽ gây thêm tổng thất lớn cho kinh tế toàn thế giới vì sẽ làm đình trệ các cuộc trao đổi thương mãi giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới mà quan trọng nhất là khối Âu Châu và Trung Cộng.
Để hiểu thêm về tác hại của nạn dịch Covid-19 đối với kinh tế, chúng tôi xin được lược kê một vài khái niệm căn bản về GDP là thước đo đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.
GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản lượng hay còn gọi là tổng thu nhập của tất cả các giá trị sản xuất và dịch vụ trong một thời điểm nào đó (một tam-cá-nguyệt hay một năm) trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, bất kể do công dân nước này hay người ngoại quốc sống trong quốc gia đó. Như vậy thì các xe hơi do hãng Toyota (Nhật Bản) lắp ráp tại Mỹ được tính vào GDP của Hoa Kỳ. Ngược lại thì các sản phẩm Apple lắp ráp tại Trung Cộng thì được tính vào GDP của Trung Cộng. Chúng ta hiểu chiến lược MAGA của TT Trump muốn khuyến khích các công ty Mỹ ở ngoại quốc về nước cũng là muốn nâng cao GDP của Mỹ.
Công thức tính GDP gồm 4 phần:
-Mức tiêu thụ của cá nhân (C) hay Personal Consumption Expenditures
-Mức đầu tư của doanh nghiệp (I) hay Business Investments
-Mức chi tiêu của chính phủ (G) hay Government Spending
-Mức sai biệt giữa xuất cảng và nhập cảng (X-M) hay Balance Exports & Imports
C + I + G + (X-M)
Hiện nay tỉ lệ 4 phần của GDP Hoa Kỳ vào khoảng:
C: 69%
I: 18%
G: 17%
X-M: -4%
Đến đây, những người tinh ý sẽ nhận ra là nếu gọi là (tổng) sản lượng thì tại sao lại tính mức tiêu thụ (C) mà không tính mức lương? Thu nhập mà? Hoặc tại sao không tính giá trị các thành phẩm do các công ty sản xuất ra mà chỉ tính giá trị họ dầu tư? Cũng vậy, chính phủ có thu nhập hàng năm do dân đóng thuế thì không tính mà lại tính mức chính phủ tiêu ra?
Xin thưa rằng trên thực tế cách tính toán nào cũng vậy, miễn sao phản ánh chính xác nhất thực trạng hoạt động kinh tế và không trùng lặp với nhau. Điều quan trọng không phải là những con số cố định trong một thời điểm mà là sự thay đổi theo thời gian của các con số đó. Có thể lấy ví dụ về nhiệt độ, chúng ta có thể sử dụng độ Fahrenheit hay độ Celsius, nhưng nếu đã chọn một loại thì phải thống nhất để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ ra sao.
Vả lại, công thức tính GDP hiện nay đã được tất cả các trường phái kinh tế công nhận vì tương đối chính xác nhất. Tính mức tiêu thụ cá nhân mà không tính lương vì con số tiêu thụ mới thật sự được đưa trở vào kinh tế. Thông thường thì lương cá nhân lãnh ra còn được để dành (tiết kiệm) nữa. Còn tại sao tính mức đầu tư của doanh nghiệp mà không tính giá trị sản phẩm làm ra vì có thể bị trùng lặp với tiêu thụ cá nhân. Thông thường thì các công ty đều có kế hoạch sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua sắm nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, đầu tư khoa học kỹ thuật v.v… nhằm bảm đảo qui trình sản xuất được trơn tru. Đây là những món tiền “mới” được đưa vào kinh tế. Cũng vậy, mức chi tiêu của chính phủ mới thực sự giúp cho kinh tế phát triển chứ nếu tính tiền thuế chính phủ lãnh được thì không chính xác bằng.
Một khái niệm quan trọng khác trong kinh tế học mà chúng ta cần biết là khái niệm về Cung và Cầu.
Cung (Supply) là khả năng có thể “cung cấp” của các công ty sản xuất và dịch vụ. Ví dụ các hãng xe hơi tại Hoa Kỳ có khả năng cung cấp 30 triệu chiếc xe hơi mới trong một năm. Hoặc Tiểu bang California hiện có 28,800 nha sĩ điều trị để cung cấp dịch vụ nha khoa cho cư dân California.
Cầu (Demand) là nhu cầu đòi hỏi của giới tiêu thụ bao gồm cá nhân và các công ty, cơ quan công và tư.
Điều lý tưởng nhất là Cung và Cầu đều hòa. Kinh tế càng phát triển lên thì Nhu Cầu càng tăng, kéo Cung theo, các hãng xưởng ra công sản xuất thêm hàng hóa. Mức sống người dân càng ngày càng sung túc hơn. Chẳng hạn nếu nhu cầu xe hơi mới tại Hoa Kỳ hàng năm là 27 triệu chiếc thì quá lý tưởng cho ngành sản xuất xe hơi tại Mỹ. Các nhà máy tại Detroit sẽ sử dụng được 90% công suất, dành 10% cho những bất trắc có thể xảy ra.
Điều đầu tiên mà Covid-19 đã tác hại vào kinh tế là khủng hoảng về Cung, còn gọi là Supply shock. Một số lớn các hãng sản xuất tại Trung Cộng đã phải tạm thời đóng cửa khiến các hãng đặt hàng Trung Cộng bị tắt nghẽn trong dây chuyền sản xuất. Hãng Apple đã phải loan báo sẽ không sản xuất đủ thành phẩm và doanh thu sẽ kém đi trong quý tới.
Điều tiếp theo là khủng hoảng về Cầu (Demand shock). Một số lớn các công ty lo lắng là nhu cầu tiêu thụ bị suy giảm một cách đáng kể, nhất là các ngành về du lịch và hàng không. Người dân lo ngại trước viễn ảnh nạn dịch lan tràn nên không còn tinh thần mua sắm ngoại trừ các món nhu yếu phẩm cần thiết cho sự sinh tồn nữa. Chúng ta đều biết sự phát triển kinh tế ngày nay dựa vào mức tiêu thụ của người dân (xã hội tiêu thụ). Khi người dân không chịu mua sắm nữa thì kinh tế bế tắc. Có một chỉ số đo lường điều này là Consumer Sentiment:
Sự suy giảm của TTCK cũng đóng góp thêm vào suy thoái kinh tế toàn thế giới vì người đầu tư bị mất tiền, không còn khả năng tiêu xài như trước nữa. Còn đối với các công ty thì các cổ phiếu bị giảm giá trị không còn khả năng bán ra làm vốn sản xuất nữa.
Nhằm đối phó với tình hình nguy ngập kinh tế khủng hoảng, chính quyền Trump đang đề nghị một loạt các biện pháp mạnh bạo như:
-Hoãn thu thuế lương bổng (payroll taxes) của các công ty mà không tính lãi hay phạt vạ. Điều này có thể khiến các công ty giữ lại được khoảng $200 tỷ, đủ để nín thở qua sông mà chính phủ không phải mất gì cả.
-Cho các công ty thuộc các ngành du lịch cruise, hàng không và khách sạn được vay với mức lãi xuất ưu đãi, tương tự như sau biến cố 9-11.
Covid-19 sẽ có ảnh hưởng gì đến khái niệm “toàn cầu hóa?” (Globalization)
Theo thiển ý thì “toàn cầu hóa” là một khuynh hướng tự nhiên của nhân loại đi đến một “thế giới đại đồng,” một quốc gia duy nhất gọi là “địa cầu!” Lấy ví dụ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chẳng hạn. Từ sau cuộc chiến tranh dành độc lập từ Anh quốc với 13 tiểu bang nay đã trở thành một Liên Bang với 50 tiểu bang trong đó quyền tự trị của từng tiểu bang vẫn được tôn trọng. Âu Châu cũng trở thành Liên Hiệp Âu Châu tuy cơ chế chưa chặt chẽ khiến Anh Quốc phải brexit ra. Ước mơ của nhiều người cũng mong Liên Hiệp Quốc sẽ đưa đến một thể chế có thể áp dụng chung cho toàn địa cầu.
Covid-19 đã củng cố cho phe TT Trump rằng toàn cầu hóa chỉ làm hại cho nước Mỹ! Mà nghĩ cho cùng cũng không sai lắm vì rõ ràng hành động cấm các chuyến bay từ Trung Cộng qua Mỹ ngay từ khởi đầu đã giúp cho nước Mỹ tránh được sự bùng nổ của covid-19 trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Như vậy covid-19 phần nào làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nhưng chỉ tạm thời vì với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay thì làm sao tránh khỏi toàn cầu hóa được?
Ngoài ra cũng nên định nghĩa thế nào là toàn cầu hóa? Nếu nhìn dưới khía cạnh Internet và Social Media (Face book…v.v…) thì toàn cầu hóa đã ăn sâu vào tâm lý nhân loại rồi, bao nhiêu con covid cũng không xóa được hiện tượng này.
Nhìn dưới khía cạnh tài chánh cũng vậy. Các dịch vụ trao đổi ngày nay chỉ cần một cái nhấn trên bàn computer là có thể mua bán trên toàn thế giới được, dù có coid-19 hay không.
Về mặt sản xuất thì covid-19 sẽ là một cái cớ để các công ty Mỹ và Âu Châu trở về lại quốc gia của mình.
Dưới khía cạnh chính trị thì covid-19 có ảnh hưởng thật. Phe MAGA và Brexit thì hỉ hả “Tôi đã bảo mà” (I told you so).  Có thể sẽ có hiện tượng co cụm lại thành từng mảng liên quốc gia. Chẳng hạn Canada, Mỹ và Mexico sẽ gắn bó với nhau hơn để bảo vệ quyền lơị chung của Bắc Mỹ.
Còn TTCK thì có lẽ vẫn như cũ, lên và xuống theo tin tức thời sự hàng ngày hàng giờ, các trao đổi chứng khoán được thực hiện qua Internet nên không có gì thay đổi cả.
Đã có ánh sáng cuối đường hầm chưa?
Hiện nay theo sự đánh giá riêng thì chúng tôi chưa thấy điều gì khả quan lắm nào ngoại trừ một vài tia hy vọng:
-Số lượng người mới mắc bệnh tại Trung Cộng giảm đáng kể hàng ngày, chỉ còn ở con số vài chục:
-Mùa hè sắp tới với khí hậu nóng chắc con siêu vi trùng Corona sẽ không sống nổi trong không khí và có thể không còn khả năng lây truyền qua đường hô hấp nữa. Theo một số thông tin thì con covid-19 sẽ bị tiêu diệt với nhiệt độ 26 Celsius trở lên.
-Thường thì các loại dịch cúm đến và đi bất chợt, không ai có thể tiên đoán được chính xác thời điểm nào. Mong lắm thay một ngày nào đó trong tương lai gần nhất cái con covid-19 quái ác sẽ từ giã chúng ta, không kèn không trống…
Để chấm dứt bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số nhận dịnh so sánh nạn dịch Covid-19 với các dịch vừa qua:
Lý Văn Quý

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.