Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 05/03/2020

Thursday, March 5, 2020 4:39:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 05/03/2020

Bà Elizabeth Warren

rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2020

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren tuyên bố kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống 2020 hôm thứ Năm 5/3.
Là một cựu giáo sư ngành luật phá sản, nổi tiếng ở Mỹ vì những phê bình nghiêm khắc thị trường tài chính Phố Wall ngay cả trước khi tham gia chính trường, bà Warren đã đặt nhiều hy vọng vào các cuộc bầu cử ngày Siêu thứ ba sau những kết quả đáng thất vọng ở bốn tiểu bang bầu cửsơ bộ đầu tiên hồi tháng 2.
Thế nhưng bà bị tuột lại khá xa sau hai ứng viên dẫn đầu là ông Bernie Sanders và ông Joe Biden, và chỉ đứng thứ ba tại bang Massachusetts của bà.
Bà Warren tuyên bố rút lui một ngày sau khi cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg rút khỏi cuộc đua sau thất bại trong ngày Siêu thứ ba.
Bà Warren, 70 tuổi, là người phụ nữ cuối cùng trong nhóm các ứng cử viên hàng đầu bên Ðảng Dân chủ vốn khởi đầu với nhiều ứng cử viên được xem là đa dạng nhất rong lịch sử bầu cử của Mỹ.
(Theo Reuters, CNN)
https://www.voatiengviet.com/a/elizabeth-warren-rut-khoi-cuoc-tranh-cu-tong-thong-my-2020/5316504.html

Sơ bộ đảng Dân chủ Mỹ:

Liệu kịch bản chia rẽ 2016 tái diễn?

Tú Anh
Cựu phó tổng thống của Barack Obama thắng lớn trong cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng trong đảng Dân Chủ được gọi là Ngày Thứ Ba Trọng Đại, Siêu Thứ Ba Super Tuesday 03/03/2020. Tại 14 tiểu bang, Joe Biden thắng được 9 trong đó có Texas. Nhân vật từng bị chế giễu là « xác chết biết đi » đã chận đứng đà tiến của thượng nghị sĩ mang tư tưởng « xã hội chủ nghĩa » của bang Vermont, Bernie Sanders.
Để được chọn làm đại diện cho đảng Dân Chủ tranh ghế tổng thống Mỹ, ứng cử viên về đầu phải được tối thiểu 1991 đại biểu ủng hộ. Trong số 1215 người công khai tuyên bố, Joe Biden được 560 còn Bernie Sanders được 501. Sự kiện nhà tỷ phú Michael Bloomberg rút lui và quay sang ủng hộ Joe Biden cũng như thất bại của nữ thượng nghị sĩ Elisabeth Warren cho phép suy đoán từ nay cho đến ngày Đại hội đảng vào trung tuần tháng 07, trên đường đua chỉ còn có hai người : cựu phó tổng thống của Barack Obama, chiếm thượng phong và thượng nghị sĩ bang Vermont, tranh nhau 38 bang còn lại.
Trước các ủng hộ viên truyền thống tại Vermont, thượng nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố không nao núng : « Chúng ta sẽ được đảng Dân Chủ bầu chọn và chúng ta sẽ thắng Donald Trump ».
Diễn biến bất ngờ này đặt ra ba câu hỏi : Nhờ đâu mà Joe Biden chuyển bại thành thắng ? Liệu có tái diễn kịch bản chia rẽ nội bộ trong đảng Dân Chủ năm 2016 ? Và vì sao có xu hướng chận đà tiến của thượng nghị sĩ Vermont và ưu đãi phó tổng thống Joe Biden ?
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :
Nhờ các yếu tố nào mà Joe Biden chuyển bại thành thắng ?
Nhà báo Phạm Trần : « Joe Biden thắng là có ba lý do. Thứ nhất là lãnh đạo phe chính thống và ôn hòa trong đảng Dân Chủ quyết định đứng sau lưng ông Joe Biden sau thắng lợi của ông ấy tại bang Nam Carolina ngày thứ Bảy 29/02. Thứ hai nữa là người da màu đi bỏ phiếu rất đông. Theo kết quả thăm dò trước phòng phiếu, thì cứ mười người là có hơn sáu người bỏ phiếu cho Joe Biden. Lý do thứ ba là những cử tri lớn tuổi, những người đi bầu chăm chỉ, chiếm tỷ lện từ 60% đến 70% trong các cuộc bầu cử cũng ủng hộ Joe Biden….Joe Biden còn được sự ủng hộ của nghiệp đoàn lao động lớn nhất của Mỹ.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, thời Richard Nixon tranh cử, ông ấy cũng ba chìm bảy nổi trước khi được đảng Cộng Hoà đề cử và thắng cử vào năm 1968. Năm 1992, Bill Clinton cũng gặp khó khăn trước khi đảng Dân Chủ bầu làm ứng cử viên.
Nhưng trường hợp Joe Biden, trước ngày Thứ Ba vừa rồi, người ta còn cho là ông có thể thất bại trước cuộc vận động tranh cử rất hào hứng của Bernie Sanders. Nhưng đến khi bỏ phiếu ngày 29/02 tại Nam Carolina, lúc đó báo chí nói ông là ứng cử viên chết đi sống lại một cách vinh quang. Bây giờ người ta nói Joe Biden là một đối thủ lợi hại »
Liệu cặp đối thủ Biden-Sanders có tái diễn kịch bản Clinton-Sanders 2016 làm đảng Dân Chủ thua bất ngờ ?
Nhà báo Phạm Trần : Mình đã thấy rõ là còn hai người sáng giá nhất là cựu phó tổng thống Joe Biden và thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Vào năm 2016, một trong những lý do làm bà Hillary Clinton thất bại là bởi vì Bernie Sanders chỉ công khai ủng hộ bà Clinton vào những tuần lễ sau cùng của cuộc vận động tranh cử chống Donald Trump. Vào lúc đó, các lãnh tụ đảng Dân Chủ rất bực mình Bernie Sanders. Bây giờ, kết quả bầu hôm thứ Ba vừa qua cho thấy phe ôn hoà, phe truyền thống không muốn tái diễn các màn kịch 2016, không để cho ông Bernie Sanders làm chuyện đó, nghĩa là từ nay đến tháng Sáu, còn 38 cuộc tranh cử sơ bộ mà phần lớn các bang mà đa số nghiên về Joe Biden như Florida, Michigan, New Jersey… là những tiểu bang có số đại biểu đông và không nghiêng về ông Bernie Sanders.
Nhưng vì sao phe ôn hoà muốn cản đường thượng nghị sĩ bang Vermont ?
Nhà báo Phạm Trần : Lý do chính là người ta sợ lập trường cấp tiến quá độ, có thể nói là thiên tả. Bởi vì người ta có hồ sơ Bernie Sanders thân phía Nga sô. Khi là thị trưởng một thành phố ở Vermont ông kết nghĩa với Matxcơva, ông ca ngợi Castro của Cuba , đi thăm Nicaragua, ca ngợi hai nước này có chính sách xã hội, y tế, giáo dục công bằng hơn Hoa Kỳ.
Vì thế, ông đưa ra một chính sách về di dân, về sức khỏe và giáo dục rất là cấp tiến và tốn phí. Do vậy, người ta hỏi tiền đâu ông có để thực hiện. Các chủ trương như là bỏ học phí đại học, xóa nợ 1600 tỷ đôla của sinh viên vay tiền đi học… bị xem là có mục đích câu phiếu giới trẻ. Còn chính sách di dân cởi mở là để câu phiếu cử tri gốc Nam Mỹ…
Điều làm đảng Dân Chủ sợ hơn nữa là nếu Bernie Sanders được đề cử thì sẽ thất bại vì Donald Trump có hồ sơ để tấn công Bernie Sanders đặc biệt là vấn đề thân với Fidel Castro… Do vậy báo chí Mỹ thân đảng Dân Chủ cũng đứng về phe ôn hòa và tìm cách ngăn chận đà tiến của Bernie Sanders.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200305-s%C6%A1-b%E1%BB%99-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-li%E1%BB%87u-k%E1%BB%8Bch-b%E1%BA%A3n-chia-r%E1%BA%BD-2016-t%C3%A1i-di%E1%BB%85n

Ban tranh cử của Tổng thống Trump

kiện tờ Washington Post vì những bài xã luận

Tin từ New York – Vào hôm thứ Ba (3 tháng 3), nhóm phụ trách chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump cho biết họ đã đệ đơn kiện tội phỉ báng đối với tờ báo Washington Post vì 2 bài xã luận nhắc đến mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử giữa Tổng Thống Trump, Nga và Bắc Hàn.
Trước đó 6 ngày, các cố vấn của nhóm tranh cử đã đệ đơn kiện tương tự chống lại tờ New York Times vì cố tình xuất bản một bài xã luận khác cho rằng Nga và chiến dịch tranh cử của Tổng Thống Trump đã có một thỏa thuận trong cuộc bầu cử năm 2016. Hai vụ kiện đã leo thang cuộc chiến kéo dài giữa Tổng Thống Trump với giới truyền thông, bao gồm cả CNN và MSNBC.
Các viên chức phụ trách chiến dịch cho biết họ muốn nhận được hàng triệu mỹ kim tiền bồi thường thiệt hại từ cả hai vụ kiện. Vụ kiện vàongày  thứ ba cáo buộc tờ Washington Post đã xuất bản bài xã luận của tác giả Greg Sargent vào ngày 13 tháng 6 và Paul Waldman vào ngày 20 tháng 6 chứa những thông tin sai sự thật và làm tổn hại đến danh tiếng của Tổng Thống  Trump.
Vụ kiện phản đối những tuyên bố của ông Sargent rằng cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ của cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller cho thấy Tổng Thống Trump đã “hợp tác” với “một cuộc tấn công có hệ thống của Nga” trong cuộc bầu cử.
Ban tranh cử của tống thống lập luận rằng Washington Post “biết rõ” những tuyên bố trên là không đúng sự thật tại thời điểm xuất bản, và những bài xã luận là một phần trong những nỗ lực thiên vị chống lại Tổng Thống Trump và cuộc tái tranh cử của ông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ban-tranh-cu-cua-tong-thong-trump-kien-to-washington-post-vi-nhung-bai-xa-luan/

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions tái tranh cử

chức Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Alabama

Hôm thứ Ba (03 tháng 03), cựu bộ trưởng Tư pháp dưới thời tổng thống  Trump, ông Jeff Sessions đang hướng đến một cuộc tái tranh cử ở Alabama, khi ông đang nỗ lực trở lại Thượng viện Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử sơ bộ.
Vào năm 2016, ông Sessions là Thượng nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên ủng hộ tổng thống Trump trước khi gia nhập chính quyền của tổng thống. Hiện ông đang nỗ lực để đảng Cộng Hòa đề cử ông tranh cử với thượng nghị sĩ Doug Jones của đảng Dân chủ tại Thượng viện. Các đối thủ hàng đầu của ông bao gồm ứng cử viên lần đầu tham gia tranh cử Tommy Tuberville, cựu huấn luyện viên trưởng của đội bóng bầu dục đại học Auburn, và dân biểu Bradley Byrne.
Tính đến giờ phút này,  ông Sessions hòa với ông Tuberville, khi nhận được 32% phiếu bầu so với 33% của ông Tuberville, sau khi tất cả 67 quận báo cáo kết quả kiểm phiếu vào tối thứ Ba (03 tháng 03). Hai người dự kiến sẽ gặp nhau trong một cuộc tái tranh cử vào ngày 31 tháng 03 tới đây.
Cách đây 2 năm, tổng thống Trump đã sa thải ông Sessions ra khỏi Bộ Tư pháp, sau khi liên tục chỉ trích ông Sessions quyết định thoái lui khỏi cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuu-bo-truong-tu-phap-jeff-sessions-tai-tranh-cu-chuc-thuong-nghi-si-tieu-bang-alabama/

Cử tri gốc La-Tinh

bắt đầu thay đổi cục diện chính trị tại Hoa Kỳ

Tin Fresno, California – Cuộc bầu cử sơ bộ vào hôm thứ Ba, 3 tháng 3, của đảng Dân Chủ tại 14 tiểu bang đã cho thấy nhóm cử tri Latino gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc.
Trong cuộc bầu cử lần này, người gốc Latino  là nhóm cử tri thiểu số đông đảo nhất, chiếm 13.3% số cử tri hợp lệ, theo ước tính của tổ chức thăm dò Pew Research Center. So với năm 2000, số người gốc Latino trong nhóm cử tri hợp lệ đã tăng gần gấp đôi. Đây là sự gia tăng đáng kể nếu so với tỷ lệ cử tri da đen vẫn giữ nguyên không đổi là khoảng 12%, và tỷ lệ cử tri da trắng giảm khoảng 10%, xuống còn gần 66% số cử tri hợp lệ. D
ân số gốc Latino nhìn chung nghiêng về phía đảng Dân Chủ, với tỷ lệ cứ 3 người Latino sẽ có 2 người ủng hộ Dân Chủ. Tình hình này sẽ làm tăng tính cạnh tranh tại các tiểu bang như Texas, Florida, Arizona, và North Carolina. Tổng Thống Trump, một người Cộng Hòa, đã chiến thắng tại các tiểu bang này trong năm 2016. Tuy nhiên, trong năm nay, các ứng cử viên Dân Chủ đang hy vọng tình hình sẽ thay đổi, do dân số Latino tại các tiểu bang này đang tăng nhanh.
Một cuộc thăm dò của Pew Research thực hiện với các cử tri Latino trên toàn quốc cho thấy mối quan tâm hàng đầu của họ là bảo hiểm y tế và tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, Tổng Thống Trump cũng chưa chắc là không thu hút được cử tri Latino, khi chiến dịch tái tranh cử của ông đang tập trung mạnh vào tình hình việc làm, vốn được coi là một thành tựu đáng chú ý của chính phủ, khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người da đen và người Latinos đang ở mức thấp kỷ lục. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cu-tri-goc-la-tinh-bat-dau-thay-doi-cuc-dien-chinh-tri-tai-hoa-ky-2/

Thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị

cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok

Thiện Lan
Vào ngày 4/3, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley cho biết, ông sẽ đề xuất luật cấm nhân viên liên bang sử dụng ứng dụng truyền thông xã hội TikTok trên thiết bị của họ và cáo buộc TikTok chia sẻ dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc.
“TikTok đang thu thập số lượng dữ liệu khổng lồ và họ đang chia sẻ dữ liệu đó với Bắc Kinh; họ được yêu cầu như vậy”, Hawley nói với các phóng viên sau một phiên điều trần của Tiểu ban Tư pháp Thượng viện về mối liên hệ công nghệ với Trung Quốc.
“Đối với nhân viên liên bang, nó thực sự là không có tính trí tuệ nào cả. Nó là mối nguy hiểm lớn về an ninh … chúng ta có thực sự muốn Bắc Kinh có dữ liệu vị trí địa lý của tất cả nhân viên liên bang không? Chúng ta có muốn họ biết mình đang gõ gì trên máy tính không?”, ông nói với các phóng viên.
Ông Hawley cho biết lệnh cấm đề xuất được áp dụng cho các thiết bị do chính phủ ban hành và những nhận xét của ông đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại và công nghệ.
Thượng nghị sĩ Hawley đã không cung cấp chi tiết về bất kỳ sự đồng thuận từ các Thượng nghị sĩ khác và liệu ông có được hỗ trợ từ lưỡng đảng hay không.
Kế hoạch của ông cho thấy mối quan tâm hơn giữa các nhà lập pháp về việc thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng ở Hoa Kỳ với chính phủ Trung Quốc. Nhiều nhà lập pháp thường hoài nghi về Trung Quốc và coi đây là mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư trên Internet.
Đã có một số cơ quan của Hoa Kỳ về an ninh và tình báo cấm nhân viên sử dụng ứng dụng này, vốn đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên Hoa Kỳ. TikTok cho biết vào năm 2019, khoảng 60% trong số 26,5 triệu người dùng TikTok ở Hoa Kỳ nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24.
TikTok nói rằng dữ liệu người dùng của Hoa Kỳ được lưu trữ tại Hoa Kỳ và Trung Quốc không có quyền đối với những nội dung không có ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Hawley lưu ý rằng ByteDance, công ty sở hữu TikTok, chịu sự chi phối của luật pháp Trung Quốc.
Theo Reuters
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-my-de-nghi-cam-nhan-vien-lien-bang-su-dung-tiktok.html

Tổng thống Trump: Dịch COVID-19 cho thấy

 tầm quan trọng của việc ‘đưa sản xuất trở lại Mỹ’

Hương Thảo
Tổng thống Donald Trump cho biết đợt bùng phát COVID-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa trở lại nước Mỹ các chuỗi cung ứng về thuốc và thiết bị y tế trong việc chống lại sự lây lan của virus.
“Virus corona cho thấy tầm quan trọng của việc đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ để chúng ta có thể sản xuất tại Hoa Kỳ thuốc men và thiết bị và mọi thứ khác mà chúng ta cần để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng”, Tổng thống Trump nói khi gặp gỡ các đại diện của các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học tại Nhà Trắng vào ngày 3/3. “Quá trình đó đã bắt đầu.”
“Chúng ta muốn những sản phẩm thiết yếu sản xuất tại Mỹ. Chúng ta muốn đưa sản xuất về nước. Chúng đã không chỉ được sản xuất ở Trung Quốc mà ở nhiều nơi khác, bao gồm cả Ireland và rất nhiều nơi đã sản xuất ra các loại thuốc khác nhau và những thứ mà chúng ta cần rất nhiều”, ông Trump nói.
Rosemary Gibson, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Hastings, một viện nghiên cứu đạo đức sinh học nói với The Epoch Times trước đó rằng, việc phụ thuộc vào các quốc gia khác về các loại thuốc chữa bệnh khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương.
“Đây là một sự thức tỉnh lớn lao”, bà nói.
Trong một phiên điều trần vào tháng 7/2019 tại Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung Quốc – Hoa Kỳ,  bà Gibson đã cung cấp chi tiết về sự cạn kiệt của một số cơ sở công nghiệp dược phẩm của Mỹ.
“Hoa Kỳ không còn có thể tạo ra kháng sinh chung. Bởi Hoa Kỳ đã cho phép các khu công nghiệp đóng cửa, Hoa Kỳ không thể sản xuất thuốc kháng sinh chung cho trẻ em bị nhiễm trùng tai, viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh Lyme, siêu vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác là mối đe dọa đối với cuộc sống con người. Chúng ta không thể tạo ra các loại kháng sinh chung cho phơi nhiễm bệnh than”,  bà nói với các nhà lập pháp.
“Hoa Kỳ thậm chí không còn có thể sản xuất penicillin nữa”, bà Gibson nói.
“Nhà máy lên men penicillin cuối cùng của Hoa Kỳ đã đóng cửa năm 2004. Dữ liệu ngành công nghiệp tiết lộ rằng các công ty Trung Quốc đã thành lập một đoàn thể, thông đồng với nhau để bán sản phẩm trên thị trường toàn cầu với giá thấp, và đẩy tất cả các nhà sản xuất Hoa Kỳ, Châu Âu và Ấn Độ ra khỏi ngành. Một khi họ giành được thị phần thống trị toàn cầu, giá thuốc sẽ tăng”, bà cho biết.
“An ninh y tế của quốc gia đang gặp nguy hiểm”, bà Gibson nói.
Bên cạnh rủi ro thiếu thuốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân, như khẩu trang N95. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) Alex Azar nói với Nghị viện vào ngày 25/2 rằng, Hoa Kỳ có một kho dự trữ khoảng 30 triệu khẩu trang N95, nhưng có thể cần tới 300 triệu cái khi dịch bệnh bùng phát.
“Tôi đã cảnh báo nhiều lần cùng một thông điệp từ năm 2007”, Mike Bowen, người sáng lập Hiệp hội Cung cấp Khẩu trang An toàn, nói với tờ The Epoch Times trong một văn bản gửi qua email. “Trong 14 năm, tôi đã nhiều lần cảnh báo về việc nguồn cung khẩu trang của nước Mỹ hoàn toàn do nước ngoài kiểm soát”.
Ông Bowen cảnh báo rằng dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp khẩu trang và nếu dịch bệnh biến thành đại dịch toàn cầu, điều này sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng ứng phó ở các quốc gia như Hoa Kỳ.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-dich-covid-19-cho-thay-tam-quan-trong-cua-viec-dua-san-xuat-tro-lai-my.html

California tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì virus Corona

Số tử vong do nhiễm virus viêm phổi cấp chủng mới Covid-19 tại Hoa Kỳ đã tăng lên đến 11 ca hôm 4/3 giữa lúc các ca nhiễm mới xuất hiện xung quanh hai thành phố New York và Los Angeles. Các quan chức y tế vùng Seattle khuyến nghị nên tránh các cuộc tụ họp đông người trước vụ bùng phát dịch corona lớn nhất tại Hoa Kỳ, theo Reuters.
Cái chết đầu tiên do virus Covid-19 tại California là một người cao tuổi ở quận Placer, gần Sacramento, các quan chức y tế cho biết người này đã có tiền sử bệnh lý từ trước và có khả năng đã tiếp xúc với virus trong một chuyến du lịch trên du thuyền từ San Francisco tới Mexico hồi tháng trước.
Đây là ca tử vong đầu tiên ở Hoa Kỳ bên ngoài bang Washington, nơi đã có 10 người chết giữa một ổ dịch gồm ít nhất 39 ca đã bùng phát qua tiếp xúc cộng đồng tại hai quận hạt của Seattle.
Mặc dù bệnh nhân đã qua đời tại quận Placer được cho là không nhiễm virus tại địa phương, sự kiện trường hợp này và một trường hợp trước đó tại vùng Vịnh San Francisco được liên kết với cùng một du thuyền, đã khiến giới thẩm quyền y tế ra sức tìm kiếm các hành khách khác đã đi trên du thuyền và có thể đã tiếp xúc với hai đối tượng vừa kể.
Vài giờ sau khi ca tử vong được loan báo, thống đốc California Gavin Newsom tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tiểu bang để đáp ứng với dịch viêm phổi cấp chủng mới Covid-19, mà ông quy lỗi là đã dẫn đến 53 ca lây nhiễm trên khắp tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ.
“Tiểu bang California đang huy động các cấp chính quyền để giúp xác định các trường hợp lây nhiễm và kiềm hãm sự lây lan của virus corona chủng mới,” ông Newsom tuyên bố.
Ông nói chiếc du thuyền tên Grand Princess sau đó đã lên đường đi Hawaii và trở về San Francisco, nhưng không được phép vào cảng cho đến khi tất cả hành khách đã được xét nghiệm.
Sáu bệnh nhân mới nhiễm virus Covid-19 đã được xác nhận tại quận Los Angeles, các quan chức y tế cho biết hôm 4/3. Một người là nhân viên hợp đồng liên bang có thể đã tiếp xúc với virus khi tiến hành xét nghiệm y tế tại sân bay quốc tế Los Angeles, theo bộ Nội an Hoa Kỳ. Ba người khác có khả năng bị nhiễm bệnh trong chuyến du lịch đến thăm miền bắc nước Ý gần đây.
Khu vực Seattle và phụ cận nay dã trở thành trung tâm của ổ dịch corona lớn nhất tại Hoa Kỳ, loại virus đã giết chết hơn 3.000 người trên khắp thế giới, chủ yếu tại Trung Quốc.
Hầu hết các ca lây nhiễm tại khu vực Seattle không được liên kết với các chuyến du lịch hoặc tiếp xúc với những người có thể nhiễm virus ở nước ngoài, và các quan chức y tế nói rằng điều đó có nghĩa là dịch corona đã chuyển từ một hiện tượng do yếu tố xâm nhập từ bên ngoài, sang thành một vấn đề nội bộ, virus đã có mặt và trụ lại tại bang Washington.
Ít nhất 18 trường hợp, trong đó có sáu ca tử vong, xảy ra tại LifeCare Center of Kirkland, một cơ sở chăm sóc người cao niên dài hạn ở một vùng ngoại ô thành phố Seattle.
Biện pháp:
Giới thẩm quyền y tế tại Seattle khuyên dân nên thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.
Bất cứ ai từ 60 tuổi trở lên và những người mắc các chứng kinh niên, hay có vấn đề về hệ thống miễn nhiễm hãy ở nhà và tránh xa những nơi tụ tập đông người và những nơi công cộng.
Họ kêu gọi các công ty hãy cho phép nhân viên làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt, chia ra nhiều ca làm việc để giảm số người dùng các phương tiện giao thông công cộng, và đồng thời hãy tránh các cuộc họp đông người tại nơi làm việc.
Ngày càng có nhiều công ty Mỹ áp dụng các bước tương tự. Hôm thứ tư, tập đoàn Microsoft yêu cầu nhân viên tại khu vực Seattle, nơi đặt trụ sở công ty, và vùng Vịnh San Francisco hãy làm việc từ nhà cho đến ngày 25 tháng 3, nếu có thể.
Ở bang New York, số ca lây nhiễm tăng lên tới 10 ca hôm thứ tư.
Vẫn theo Reuters, AIPAC, một nhóm vận động thân Israel, hôm thứ tư cho biết tại một hội nghị về chính sách quy tụ 18.000 người ở thủ đô Washington trong tuần này, có một nhóm đến từ New York, nhóm này có khả năng đã tiếp xúc với một người đã nhiễm virus Covid-19 trước khi họ tới dự hội nghị. Hàng chục đại biểu Quốc hội có mặt tại hội nghị này, trong đó có phó tổng thống Mỹ Mike Pence.
https://www.voatiengviet.com/a/california-tuyen-bo-tinh-trang-khan-cap-vi-virus-corona/5316313.html

California cung cấp hàng triệu khẩu trang

cho nhân viên y tế

Vào hôm thứ ba (3 tháng 3), các viên chức tiểu bang California cho biết tiểu bang sẽ cung cấp hàng triệu khẩu trang N95 lấy từ kho dự trữ khẩn cấp cho các nhân viên y tế trong bối cảnh coronavirus gây thiếu hụt khẩu trang trên toàn quốc.
Thống đốc Gavin Newsom và cơ quan y tế tiểu bang đã nhận được sự chấp thuận của Cơ Quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) để nhận được 21 triệu khẩu trang N95 từ kho dự trữ khẩn cấp. Trong nhiều tuần qua, CDC đã khuyến cáo các thành viên cộng đồng không nên vội vã mua khẩu trang, thứ mà nhiều viên chức khẳng định sẽ không giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và chỉ khiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khó lấy được tài nguyên mà họ cần.
Theo KTLA, số khẩu trang mới sẽ giúp giảm áp lực cho những bệnh viện đang chăm sóc bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Khi các quốc gia thông báo thêm nhiều trường hợp tử vong và mắc bệnh hơn, nỗi sợ lây lan coronavirus đã dẫn đến việc tăng mạnh số lượng khẩu trang được bán ra trên toàn cầu, ngay cả khi các chuyên gia y tế khuyên những người không bị bệnh không nên đeo chúng.
Khẩu trang N95 dày hơn mặt nạ phẫu thuật thông thường và có thể ngăn chặn các hạt nhỏ hơn nhiều, đó là lý do tại sao các nhân viên y tế đang được hướng dẫn sử dụng chúng để tự bảo vệ. Các viên chức y tế khuyên rằng việc rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng có hiệu quả hơn nhiều so với việc đeo khẩu trang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-cung-cap-hang-trieu-khau-trang-cho-nhan-vien-y-te/

Mỹ báo cáo 11 người chết vì virus corona

Mỹ ngày 4/3 có thêm hai người chết vì virus corona chủng mới, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại Hoa Kỳ lên thành 11.
Thêm 4 người bị nhiễm virus gần New York và 6 người nữa ở Los Angeles.
Một trong hai nạn nhân tử vong hôm nay là 1 người cao niên có các vấn đề về sức khỏe ở California, đây là trường hợp thiệt mạng đầu tiên vì Covid-19 bên ngoài tiểu bang Washington. Nạn nhân còn lại là cư dân bang Washington, nơi trước đó đã có 9 người chết vì virus này.
Sở Y tế hạt Placer, bang California, cho biết bệnh nhân xét nghiệm dương tính với Covid-19 hôm 3/3 tại một phòng thí nghiệm của tiểu bang và dường như đã bị phơi nhiễm với virus từ ngày 11 đến 21/2 trên du thuyền Princess từ San Francisco tới Mexico.
Nguồn tin này nói rằng điều tra sơ khởi cho thấy bệnh nhân vừa kể từ ngày từ du thuyền trở về cho tới khi được xe cấp cứu chở tới bệnh viện hôm 27/2 rất ít tiếp xúc với cộng đồng. Đây là người thứ hai ở hạt Placer, Bắc California, được ghi nhận nhiễm Covid-19.
Tại Seattle, tổng số người nhiễm virus corona chủng mới là 39, tính tới ngày 4/3, trong đó có 10 người chết. Một ngày trước đó, số này lần lượt là 27 và 9, Sở Y tế Bang Washington cho hay.
Seattle là nơi có nhiều người bị phát hiện nhiễm Covid-19 nhất tại Mỹ, nhiều ca có liên hệ tới một viện dưỡng lão.
Ở New York, ba thành viên gia đình và một người hàng xóm của một bệnh nhân Covid-19 xét nghiệm dương tính với virus, nâng tổng số người bị nhiễm tại bang này lên thành 6.
Thống đốc Andrew Cuomo cho biết khoảng 1 ngàn người ở hạt Westchester, nơi gia đình này cư ngụ, đang chịu lệnh tự cách ly vì khả năng bị phơi nhiễm với virus.
Giới chức Los Angeles loan báo thêm 6 ca xác nhận nhiễm corona liên quan tới du hành, trong đó có 3 người đã từng tới Bắc Italy, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Trong 6 ca bệnh này, có 1 người nằm bệnh viện, 5 người còn lại đang hồi phục trong thời gian cách ly tại nhà.
Hạt Los Angeles công bố tình trạng khẩn cấp địa phương và tình trạng khẩn cấp y tế nhằm mở rộng và đẩy nhanh các nỗ lực chuẩn bị đối phó.
Ngân quỹ khẩn cấp
Ở thủ đô Washington, D.C., các nhà lập pháp Mỹ đạt được thỏa thuận lưỡng đảng về dự luật khẩn cấp trị giá 8,3 tỉ đô la để tài trợ cho các nỗ lực khống chế virus, một phụ tá ở Quốc hội cho Reuters biết. Dự luật này dự kiến sẽ đưa ra Hạ viện chiều 4/3. Một khi cả Hạ viện chấp thuận, Thượng viện sẽ hành động nhanh chóng để Tổng thống ký ban hành luật.
Hơn 3 tỉ đô sẽ dành cho nghiên cứu, phát triển vaccine chống corona.
Nhằm giúp kiểm soát tầm lây lan của virus bên ngoài nước Mỹ, hơn 1 tỉ đô sẽ được dành cho các nỗ lực quốc tế, nguồn tin này cho biết.
Thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cho thấy hiện Mỹ có 154 ca xác nhận và được xem là nhiễm Covid-19, trong đó 49 ca nằm trong số những người được di tản từ nước ngoài về và số còn lại là được báo cáo bởi giới chức y tế tại 13 tiểu bang.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%C3%A1o-c%C3%A1o-11-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-virus-corona/5315422.html

Thân mẫu của nghi can khủng bốở San Bernardino

đồng ý nhận tội tiêu hủy bằng chứng với tòa án

Vào hôm thứ ba (3 tháng 3), thân mẫu của nghi can thực hiện vụ khủng bố khiến 14 người thiệt mạng ở San Bernardino sẽ nhận tội tiêu hủy các bằng chứng liên quan đến vụ tấn công.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, bà Rafia Sultana Shareef, còn được gọi là Rafia Farook, 66 tuổi, đã đạt được thỏa thuận nhận tội với các công tố viên vào hôm thứ Hai (2 tháng 3).
Theo đó, bà đồng ý nhận một tội danh liên bang về việc thay đổi, phá hủy và cắt xén bằng chứng. Con trai của bà, Syed Rizwan Farook và vợ của anh ta, Tashfeen Malik, đã giết chết 14 người và làm bị thương thêm 22 người khi họ nổ súng tại Inland Regional Center ở San Bernardino vào ngày 2 tháng 12 năm 2015.
Syed Farook là một nhân viên của quận và cuộc tấn công đã nhắm vào Bữa tiệc Giáng sinh có sự tham gia của các đồng nghiệp. Hai nghi can sau đó đã thiệt mạng trong cuộc đấu súng với cảnh sát. Bà Shareef sống cùng con trai và vợ tại một ngôi nhà ở Redlands vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Trong những giờ sau vụ thảm sát và đấu súng với cảnh sát, bà Shareef đã xác nhận rằng con trai bà là nghi can của vụ tấn công.
Theo thỏa thuận nhận tội, trước khi rời nhà cùng cháu trai vào lúc 3 giờ 41 cùng ngày xảy ra vụ khủng bố, bà Shareef đã lấy ít nhất một tài liệu có vẻ là bản đồ và cho vào máy cắt giấy. Bà thừa nhận rằng những tài liệu này là do con trai bà tạo ra và có liên quan trực tiếp đến cuộc tấn công. T
ội danh của bà Shareef có mức án tù tối đa lên đến 20 năm tù liên bang, nhưng theo thỏa thuận nhận tội thì bà chỉ phải ở tù 18 tháng. Bà Shareef dự kiến sẽ xuất hiện lần đầu tại tòa án liên bang ở Riverside vào ngày 16 tháng 3 tới đây. (BBT)
https://www.sbtn.tv/than-mau-cua-nghi-can-khung-bo-o-san-bernardino-dong-y-nhan-toi-tieu-huy-bang-chung-voi-toa-an/

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi

TQ tiếp cận công bằng hơn với truyền thông

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Năm 5/3 nói rằng rằng ông hy vọng Bắc Kinh sẽ có cách tiếp cận công bằng hơn đối với giới truyền thông Mỹ và nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.
Ông Pompeo nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo độc lập và tầm cỡ quốc tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ phản ứng để lấy lại đặc quyền.”
https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-keu-goi-tq-tiep-can-cong-bang-hon-voi-truyen-thong/5316638.html

Cập nhật dịch COVID-19 sáng 5/3:

Số ca tử vong ở Trung Quốc vượt quá 3.000,

gần 95.500 người trên thế giới nhiễm bệnh

Hải Lam
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay (5/3) thông báo nước này có thêm 31 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 4/3. Dịch bệnh đã xuất hiện tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số ca nhiễm lên hơn 95.000.
NHC cho biết, 31 ca tử vong mới đều ở tâm dịch Hồ Bắc. Tính đến hết ngày 4/3, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Trung Quốc là 3.012. Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 139 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 4/3, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 80.409.
COVID-19 bên ngoài Trung Quốc
Theo số liệu từ worldometer được cập nhật vào lúc 8h20 (giờ Việt Nam), có 83 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc xuất hiện dịch COVID-19 Thế giới hiện ghi nhận 95.479 ca nhiễm bệnh, 3.285 ca tử vong và 53.688 ca phục hồi.
Tại châu Á, Hàn Quốc vẫn là ổ dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc với 5.766 ca nhiễm và 35 ca tử vong.
Tại Ý, ổ dịch lớn nhất ở châu Âu, ghi nhận thêm 28 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì nCoV tại nước này lên 107 và 3.089 người đã nhiễm bệnh. Bộ trưởng Giáo dục Lucia Azzolina ngày 4/3 thông báo tại Rome rằng tất cả trường học và đại học trên cả nước sẽ đóng cửa từ ngày 5/3 cho đến ít nhất là ngày 15/3. Trước khi có quyết định này, chỉ những trường ở miền Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bị đóng cửa.
Số ca nhiễm tại Anh tăng mạnh. Hôm 4/3, nước này phát hiện 36 ca nhiễm mới, gấp ba lần mức tăng hàng ngày trước đó, nâng tổng số trường hợp nhiễm lên 87.
Tại Mỹ, số ca tử vong đã tăng lên thành 11. Theo NYTimes, California ghi nhận ca tử vong do COVID-19 đầu tiên. 10 trường hợp tử vong trước đó ở Mỹ đều được ghi nhận tại bang Washington.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-3-000-trung-quoc-tu-vong-vi-covid-19-tat-ca-truong-hoc-o-y-tam-dong-cua.html

Nhà khoa học Trung Quốc nói

virus corona đã tiến hóa thành 2 biến thể

Triệu Hằng
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa khám phá có thể có tới hai chủng loại COVID-19 khác nhau hiện đang gây ra dịch bệnh trên toàn cầu.
Các nhà khoa học tại phân khoa Khoa Học Đời Sống thuộc Đại Học Bắc Kinh và Viện Pasteur Thượng Hải tìm thấy loại virus COVID-19 mới hung hăng hơn chiếm khoảng 70% các chủng được phân tích, trong khi 30% còn lại là loại ít hung hăng hơn.
Loại hung hăng hơn chiếm nhiều ở các người bệnh trong giai đoạn đầu bùng phát dịch tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nhưng tần số của chủng này đã giảm kể từ đầu tháng 1/2020.
Các nhà nghiên cứu nhận xét kết quả trên cho thấy một sự phát triển của các biến thể mới gia tăng đột biến trên loại virus COVID-19 có thể đến từ sự đột biến gien và chọn lọc tự nhiên bên cạnh sự tái hợp.
“Những phát hiện này củng cố mạnh mẽ một nhu cầu cấp thiết đối với các nghiên cứu toàn diện, ngay lập tức, kết hợp dữ liệu gen, dữ liệu dịch tễ học, và hồ sơ biểu đồ về các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus corona (COVID-19), các nhà khoa học Trung Quốc viết trong một nghiên cứu công bố hôm 3/3 trên Tạp chí Đánh giá Khoa học Quốc gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, nghiên cứu của họ mới chỉ nhìn vào một lượng dữ liệu giới hạn, và rằng cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo về các bộ dữ liệu lớn hơn để hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của virus.
Các chuyên gia không trực tiếp tham gia nghiên cứu cho biết, những phát hiện đó rất thú vị, nhưng cần thận trọng trước việc rút ra kết luận chắc chắn từ nghiên cứu sơ bộ như vậy.
“Thật khó để xác nhận những nghiên cứu như thế này nếu không có một sự so sánh trực tiếp giữa khả năng gây bệnh và lây lan, lý tưởng là trên một mô hình động vật, hoặc ít nhất là một nghiên cứu dịch tễ học mở rộng rất lớn”, Stephen Griffin, một giáo sư và chuyên gia về nhiễm trùng và miễn dịch tại Đại học Leeds của Anh cho biết.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-khoa-hoc-trung-quoc-noi-virus-corona-da-tien-hoa-thanh-2-bien-the.html

Ngân hàng Thế giới cam kết

chi 12 tỷ USD để chống lại COVID-19

Hương Thảo
Ngân hàng Thế giới hôm 3/3 đã công bố gói viện trợ khẩn cấp trị giá 12 tỷ USD để giúp các quốc gia đối phó với sự lây lan nhanh chóng của virus corona.
“Chúng tôi đang làm việc để đưa ra giải pháp nhanh chóng, linh hoạt dựa trên nhu cầu của các nước đang phát triển trong việc đối phó với sự lây lan của COVID-19”, ông David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bản thông cáo.
Các gói viện trợ bao gồm tài chính khẩn cấp, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật. Tổ chức này cho biết trong việc phân phối viện trợ, họ sẽ ưu tiên các nước nghèo nhất và có nguy cơ cao nhất.
“Thông qua gói viện trợ mới này, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ giúp các nước đang phát triển củng cố các hệ thống y tế, bao gồm tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế để bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh, tăng cường giám sát dịch bệnh, tăng cường can thiệp y tế công cộng và làm việc với khu vực tư nhân để giảm bớt tác động đến các nền kinh tế”, Ngân hàng Thế giới nêu rõ.
“Khoản viện trợ này dự kiến giúp các quốc gia thành viên có những hành động hiệu quả để đáp ứng và, nếu có thể, giảm bớt các tổn thất do COVID-19”.
Cũng trong ngày 3/3, Ngân hàng Thế giới và tổ chức đối tác, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra một tuyên bố chung rằng, hội nghị thượng đỉnh kinh tế hàng năm của họ sẽ không tổ chức gặp mặt trực tiếp do lo ngại lây nhiễm virus.
“Giống như tất cả những người khác trên khắp thế giới, chúng tôi quan ngại sâu sắc về tình hình phát triển của virus corona và những hậu quả mà dịch bệnh gây ra cho con người. Trước những lo ngại về sức khỏe liên quan đến virus, Ban quản lý của IMF và Nhóm Ngân hàng Thế giới cùng với Ban điều hành của 2 tổ chức đã đồng ý thực hiện một kế hoạch chung để điều chỉnh các cuộc họp mùa xuân năm 2020 của IMF-World Bank thành các hội nghị trực tuyến”, ông Malpass và bà Kristalina Georgieva – Giám đốc của IMF, cho biết.
Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Hôm 2/3, trong một bản cập nhật về triển vọng kinh tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo rằng, sự bùng phát dịch bệnh đang khiến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Diễn đàn chính sách có trụ sở tại Paris dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mức tăng trưởng 3,3% vào năm 2021 nếu dịch bệnh ở Trung Quốc chỉ lên đến đỉnh điểm trong quý I năm nay và sau đó sẽ giảm xuống, đồng thời sự bùng phát ở những nơi khác chỉ ở mức độ nhẹ và được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu virus lây lan khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, thì tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 1,5% trong năm nay, OECD cảnh báo.
“Thông điệp chính từ kịch bản bất lợi này là nó sẽ khiến nhiều quốc gia rơi vào suy thoái, đó là lý do tại sao chúng tôi đang thúc giục đẩy nhanh các biện pháp khắc phục tại các khu vực bị ảnh hưởng”, Laurence Boone – nhà kinh tế trưởng của OECD, nói với Reuters.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngan-hang-the-gioi-cam-ket-chi-12-ty-usd-de-chong-lai-covid-19.html

Mỹ chặn Trung Quốc khỏi vai trò lãnh đạo

 cơ quan sở hữu trí tuệ thế giới

Triệu Hằng
Một quan chức từ Singapore đã được đề cử hôm thứ Tư (4/3) vào vị trí lãnh đạo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) sau khi Hoa Kỳ vận động hành lang chống lại một ứng viên Trung Quốc.
Nikkei ngày 5/3 thông tin, ông Daren Tang, 47 tuổi, sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc của cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ 5 năm nếu được Liên Hợp Quốc xác nhận vào tháng 5.
Ông Tang hiện đứng đầu Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore.
Tang đã đánh bại Wang Binying, phó tổng giám đốc tại WIPO, trong vòng bỏ phiếu cuối, giành được 55 phiếu bầu từ 83 quốc gia. Các ứng viên đến từ 6 quốc gia, bao gồm Colombia và Ghana.
WIPO có trụ sở tại Geneva, đặt ra các quy tắc quốc tế về quản lý sở hữu trí tuệ.
Hoa Kỳ đã ủng hộ Tang để ngăn chặn sự lựa chọn một lãnh đạo từ Trung Quốc vốn bị cáo buộc có hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và cưỡng chế chuyển giao công nghệ.
Hoa Kỳ và châu Âu đã lo ngại rằng một giám đốc người Trung Quốc có thể chỉ đạo WIPO ủng hộ lập trường của Trung Quốc, đặc biệt là khi một số công dân Trung Quốc đảm nhận vị trí lãnh đạo tại Liên Hợp Quốc.
Nhật Bản “phối hợp chiến lược với Hoa Kỳ và các người chơi khác” để thách thức ứng viên Trung Quốc, một nguồn tin ngoại giao cho biết.
WIPO tiến hành hình thức bầu cử thay thế (runoff elections) để chọn ra tổng giám đốc, các ứng viên có ít phiếu bầu nhất sẽ bị loại cho đến khi người chiến thắng được xác định.
Theo Nikkei Asian Reviews
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-chan-trung-quoc-khoi-vai-tro-lanh-dao-co-quan-so-huu-tri-tue-the-gioi.html

Ủy Ban Olympic Quốc Tế họp bàn

về tương lai của Tokyo 2020 Olympic

trong bối cảnh lo sợ về coronavirus

Vào hôm thứ Ba (3 tháng 3), Ủy ban Olympic Quốc Tế (IOC) bắt đầu một cuộc họp quan trọng của Ban Lãnh Đạo nhằm thảo luận về mối đe dọa của coronavirus đối với Thế vận hội Tokyo vào mùa hè này.
Trả lời phỏng vấn với báo giới, chủ tịch Thomas Bach nói rằng tất cả thành viên trong ủy ban đều khỏe mạnh và mong chờ cuộc họp, đồng thời cam kết sẽ tổ chức một “Thế vận hội thành công”. Bất chấp sự bùng phát của coronavirus, phía IOC và nhà tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 từng nhiều lần nhấn mạnh rằng Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra như kế hoạch, dự kiến kéo dài từ ngày 24 tháng 7 đến 9 tháng 8, và không có kế hoạch B.
Tính đến nay, hơn 3,000 người, hầu hết ở Trung Cộng, đã chết vì coronavirus. Căn bệnh cũng lây lan sang hơn 60 quốc gia. Tại Nhật Bản, số ca nhiễm bệnh đạt gần 1,000 người và 12 người tử vong. Nói về chương trình nghị sự của cuộc họp hôm thứ Ba, ông Bach cho biết ủy ban sẽ phải đưa ra một số đề nghị cho phiên họp tại Tokyo trước khi diễn ra Thế vận hội Olympic.
Theo Reuters, IOC không sẵn lòng thảo luận công khai về bất kỳ lựa chọn nào khác, chẳng hạn như hủy bỏ hoặc hoãn lại kỳ Thế Vận Hội. Họ hiểu rằng bất kỳ sự dao động trong giai đoạn này có thể làm tăng thêm sự hoang mang về tương lai của Thế vận hội Tokyo. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uy-ban-olympic-quoc-te-hop-ban-ve-tuong-lai-cua-tokyo-2020-olympic-trong-boi-canh-lo-so-ve-coronavirus/

Virus corona: Pháp chuẩn bị

 giai đoạn 3 đối phó với đỉnh dịch

Đức Tâm
Hôm nay, 05/03/2020, khoảng ba chục chuyên gia, nhà nghiên cứu họp với tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các thành viên chính phủ tại điện Elysée, Paris, nhằm thảo luận, rà soát lại các biện pháp cần thực hiện trong giai đoạn 3 của kế hoạch đối phó với dịch virus corona.
Theo AFP, cơ quan y tế Pháp thông báo có thêm 73 trường hợp nhiễm virus trong 24 giờ qua, trong đó có 15 ca trong tình trạng nghiêm trọng.
Cho đến nay, nước Pháp vẫn áp dụng các biện pháp trong giai đoạn 2 của kế hoạch chống dịch. Theo giới chuyên gia, bệnh dịch sẽ tiếp tục lây lan và nước Pháp khó tránh khỏi khả năng phải chuyển sang giai đoạn 3, tức là khi dịch lên đến đỉnh điểm.
Các giai đoạn trong kế hoạch chống dịch của Pháp
Kế hoạch phòng chống của Pháp bao gồm 3 giai đoạn tương ứng với ba thời điểm diễn tiến của dịch:
giai đoạn 1, mục tiêu là kìm hãm sự xâm nhập hoặc lây lan của virus trên lãnh thổ quốc gia. Mọi biện pháp được huy động để ngăn chặn hoặc phong tỏa sự lây lan của virus, như nhanh chóng phát hiện ra các ca nhiễm đầu tiên và cách ly bệnh nhân. Chính vì thế, ở giai đoạn này, những người từ các vùng có nguy cơ dịch cao được khuyến cáo nên tự cách ly, ở nhà…
Sang giai đoạn 2, tức là khi có nhiều ổ dịch và số người lây nhiễm cao. Mục tiêu không còn là ngăn chặn dịch lây lan, vì đã không thể làm được. Do vậy, cần phải làm chậm tiến trình dịch lây lan, để hệ thống y tế có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giai đoạn dịch lên cao (tức giai đoạn 3) và tìm kiếm liệu pháp chữa trị. Trong giai đoạn này, nước Pháp đã ra lệnh cấm các điểm tụ họp quá 5 ngàn người để tránh lây lan do tiếp xúc, trưng dụng khẩu trang y tế để hỗ trợ cho các nhân viên y tế, không cần áp dụng các biện pháp cách ly, biệt lập những người từ các vùng có nguy cơ dịch cao trở về (trừ Vũ Hán, Trung Quốc). Cơ quan y tế khuyến cáo mọi người tăng cường cảnh giác, chú ý theo dõi sức khỏe bản thân và tránh nơi đông người. Riêng tại các điểm có nhóm người bị nhiễm, hoặc nghi bị nhiễm thì vẫn áp dụng các biện pháp cách ly như ở giai đoạn 1.
Giai đoạn 3 tương ứng với lúc dịch lên đến đỉnh điểm, kéo dài từ 8 đến 12 tuần. Virus đã hiện diện khắp cả nước. Mục tiêu không còn là ngăn chặn nữa mà tập trung làm giảm các hậu quả, tác hại của virus đối với bệnh nhân. Toàn bộ hệ thống y tế, cảnh sát được huy động. Để giảm nguy cơ bệnh viện quá tải, các bệnh nhân có thể được cách ly, chữa trị tại gia, nếu tình trạng bệnh tật của họ cho phép. Chính phủ giám sát và có thể can thiệp khống chế giá một số thiết bị y tế. Các trường học có thể bị đóng cửa…
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200305-virus-corona-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-3-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BB%89nh-d%E1%BB%8Bch

”Bí mật quân sự”:

Một nguyên nhân dẫn đến đại dịch cúm Tây Ban Nha

Trọng Thành
Đại dịch cúm Tây Ban Nha, giết chết hàng chục triệu người, một trong những thảm họa lớn nhất với nhân loại trong thế kỉ XX, được nhắc đến nhiều trong những ngày dịch bệnh Covid-19 từ Trung Quốc lan rộng ra thế giới, tháng 2/2020 này. Một số chuyên gia dịch tễ học ước tính, nếu không có biện pháp phù hợp, khoảng một nửa dân số thế giới sẽ mắc Covid-19. Nhân loại hiện nay có thể rút được những bài học gì đại dịch cúm Tây Ban Nha năm xưa ?
Vì sao đại dịch mang tên ”cúm Tây Ban Nha” ?
Khác với dịch bệnh Covid-19 (do virus SARS-2-CoV-2) gây ra, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đại dịch mang tên ”cúm Tây Ban Nha” hoàn toàn không chỉ xuất phát từ Tây Ban Nha. Mùa xuân năm 1918, báo chí Pháp đồng loạt đưa tin vua Tây Ban Nha liệt giường, có thể là nạn nhân của trận dịch cúm đang hoành hành tại Tây Ban Nha. Báo Le Matin, ngày 30/05/1918, đưa ra con số 120 nghìn người bệnh, riêng chỉ tại Madrid. Báo Gaulois, cùng thời điểm này, cho biết truyền thông Madrid đã mô tả chi tiết về trận dịch ”đang phát triển với tốc độ kinh hoàng”. Chính trong bối cảnh này mà dịch cúm xuất hiện đầu năm 1918 được mọi người nói đến một cách tự nhiên là cúm Tây Ban Nha.
Cũng vào khoảng giai đoạn này, dịch bệnh bắt đầu hoành hành tại Pháp. Đã có những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 4/1918, đặc biệt trong quân đội, thế nhưng báo chí đã không được phép nói bất cứ điều gì. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài France 24, nhân dịp 100 năm đại dịch cúm Tây Ban Nha, nhà sử học Anne Rasmussen, giáo sư Đại học Strasbourg, giải thích: ”Vào thời điểm đó, nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh. Thông tin bị kiểm duyệt tại tất cả các quốc gia tham chiến”. Tây Ban Nha là quốc gia trung lập, vì vậy truyền thông không bị kiểm duyệt. Nhà sử học nhấn mạnh là, trong bối cảnh này, ”thoạt tiên người ta tin rằng dịch cúm chỉ có tại Tây Ban Nha, chứ không phải ở những nơi khác”.
Virus đột biến
Về chủ đề này, nhà sử học, kinh tế gia Pierre-Cyrille Hautcoeur, giám đốc nghiên cứu tại EHESS (Trường cao học về các khoa học xã hội), Paris, có bài viết đáng chú ý trên Le Monde, ngày 04/03/2020, mang tựa đề ”Dịch cúm Tây Ban Nha, một bí mật được che giấu quá kỹ”. Trước hết, theo nhà sử học, việc dựng lại chính xác cội nguồn của dịch là một điều không dễ dàng, bởi vì nếu như gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy virus–thủ phạm trong một số thi thể nạn nhân, được bảo tồn dưới tầng băng giá ở vùng cực Bắc, thì việc chỉ ra ”thời điểm chính xác virus đột biến”, để trở thành tác nhân gây dịch, vẫn còn là vấn đề đề ngỏ.
Tuy nhiên, có một điểm rõ ràng, mà các nhà nghiên cứu đạt được đồng thuận, đó là quy mô bệnh dịch kinh hoàng này đã bị che giấu trong những tháng cuối cùng của cuộc Đại chiến Thế giới thứ nhất. Sau này, chúng ta biết, số lượng người chết do virus lên đến khoảng 50 triệu (một số người đưa ra con số 100 triệu) trong thời gian 1918-1919 (tức tương đương từ 2,5 đến 5% dân số thế giới vào thời điểm đó).
Những nghiên cứu để phục dựng lại những biến chuyển của virus cúm ”Tây Ban Nha” mới chỉ được giới chuyên môn đầu tư nhiều từ khoảng vài chục năm trở lại đây. Các nhà khoa học ghi nhận virus gây cúm Tây Ban Nha – vốn phố biến ở nhiều vùng trên thế giới – đã có một đột biến quan trọng, được ghi nhận tại Hoa Kỳ, vào khoảng tháng 4/1918, và trở nên nguy hiểm hơn gấp bội (theo cuốn ”Cúm Tây Ban Nha : Giải thích về một đại dịch” của Eric Leroy, viện sĩ Viện Hàn Lâm Y Học Pháp). Xuất phát từ Boston vào khoảng tháng 9/1918, tràn ra thế giới, theo chân nhiều đơn vị quân đội Mỹ.
Gần một nửa thủy quân lục chiến Mỹ mắc cúm
Theo các nhà khoa học, dịch bắt đầu bùng lên từ một căn cứ quân sự Mỹ của lực lượng viễn chinh. Những trường hợp mắc cúm lạ, lần đầu tiên được ghi nhận là vào tháng 3/1918. Nhưng đợt thứ hai nguy hiểm, lan rộng và gây chết người nhiều hơn là vào tháng 8/1918. Vào thời điểm đó, mọi nỗ lực giành để cho chiến tranh. Bất chấp các dấu hiệu của dịch bệnh lớn, tại Mỹ, người ta vẫn tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo người tham gia, để quyên góp tiền cho cuộc chiến bảo vệ các đồng minh châu Âu, và hoàn toàn sao lãng các đòi hỏi an toàn vệ sinh dịch tễ. Khoảng 40% lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã bị mắc ”cúm Tây Ban Nha”, khoảng 4000 quân nhân thiệt mạng do cúm trên đường vượt Đại Tây Dương, theo sử gia Alfred Crosby (America’s Forgotten Pandemic : The Influenza of 1918, Nxb Cambridge, 2003, dẫn theo bài “La grippe espagnole : le tueur invisible de 1918“, của Marine Dumeurger, trên Geo.fr). Điều kiện khắc nghiệt tại chiến trường cũng khiến dịch bệnh dễ dàng cướp đi nhiều mạng sống.
Dịch bệnh diễn ra theo hai đợt : đợt thứ nhất kéo dài đến hết năm 1918, và đợt thứ hai ngắn hơn, diễn ra vào mùa hè năm 1919. Tỉ lệ tỉ vong rất cao, thường vượt quá 20% dân số của các cộng đồng bị dịch, thậm chí lên đến 80%. Dịch bệnh cũng đặc biệt không tha lứa tuổi 25 – 35, vốn được coi là có sức đề kháng cao hơn. Theo nhà sử học Pierre-Cyrille Hautcoeur, nếu như thông tin về tỉ lệ chết cao khác thường này được công chúng rộng rãi biết đến, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các chiến dịch quân cuối cùng trong thời gian Đại chiến. Nhà sử học nêu ra con số, chỉ trong hai tháng cuối của cuộc chiến, đã có khoảng 400 000 thường dân Pháp và 100 000 binh sĩ quân đội phe Đồng Minh thiệt mạng do dịch.
Từ châu Âu bệnh tràn ra thế giới
Việc che giấu thông tin cũng được coi là nguồn gốc khiến dịch bệnh lan từ châu Âu ra những nơi khác trên thế giới. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, người ta ước tính có khoảng 6 triệu người chết, và không có con số thống kê về các nạn nhân tại châu Phi, mà ta biết rằng, tỉ lệ tử vong sẽ càng cao ở các cộng đồng dân cư nghèo khó (nhà sử học Alfred Crosby đưa ra con số 18,5 triệu người chết riêng tại Ấn Độ).
Việc không có thông tin về dịch bệnh cũng cản trở việc phổ biến những hiểu biết quan trọng, như các kinh nghiệm trị liệu. Phải cho đến những năm 1930, giới khoa học mới phân lập được virus. Vào thời điểm này, nhiều người cho dịch là do một vi trùng, được nhà bác học Đức Pfeiffer tìm ra vào năm 1892. Không có hiểu biết rõ ràng về nguồn gốc bệnh, vào thời điểm đó, các bác sĩ đã phải sử dụng đủ mọi biện pháp mà họ có trong tầm tay.
Từ ”tắm lạnh” (để tiêu viêm), dùng thuốc nhuận tràng, cho đến sử dụng các dược phẩm như aspirine, ký ninh, iodine…, hay dùng các loại vắc xin hiệu quả trong các bệnh dịch khác. Đối với các biện pháp y tế công, để chống lại kẻ thù vô hình này, người ta cũng sử dụng đủ loại biện pháp : Từ hun khói, tẩy trùng, đóng cửa các địa điểm công cộng, phát xà phòng, thu dọn rác thải… Tất cả các biện pháp được huy động vốn cũng là những biện pháp đã được dùng để phòng chống đa số các bệnh dịch khác. Quân đội, vốn thường tự hào đã chế ngự được đủ loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như thương hàn, kiết lỵ, sốt phát ban…, hy vọng với các biện pháp truyền thống, cộng với nước sạch, thực phẩm sạch, chăn màn sạch, là có thể ngăn chặn được dịch bệnh. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy tổn thất do dịch bệnh gây ra là rất lớn, chưa kể, do thông tin không được minh bạch, mà bệnh dịch lan rộng ra những nơi khác của thế giới.
Sửa sai đầu tiên: Lập Cơ Quan Y Tế Hội Quốc Liên
Sau chiến tranh, giới chính trị quốc tế – nhìn chung hiểu được rằng thảm họa đã xảy ra, nhưng không công khai nói đến quy mô của thảm họa – đã tìm cách lập ra Cơ Quan Y Tế của Hội Quốc Liên, tiền thân của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (lập ra năm 1921), với chức năng chính là kiểm soát dịch bệnh, thông tin về dịch bệnh, điều phối sự hợp tác quốc tế, là điều hoàn toàn thiếu vắng trước đó.
Về mặt các điều kiện xã hội, trình độ phát triển kinh tế, về hệ thống y tế, giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX và dịch Covid-19 hiện nay rõ ràng có rất nhiều điểm khác xa nhau, thậm chí khác nhau một trời một vực. Các xã hội đương đại, đặc biệt là các quốc gia phát triển, có nhiều tiềm năng để đối phó hơn hẳn. Tuy nhiên, bài học căn bản mà đại dịch cúm Tây Ban Nha để lại, đó là việc theo dõi sát dịch bệnh, minh bạch thông tin, phối hợp tổ chức các biện pháp can thiệp là các điều thiết yếu, để ngăn chặn ngay từ đầu, hoặc hạn chế tác hại của dịch bệnh. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những cộng đồng người nghèo, là nạn nhân đầu tiên của các dịch bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200305-b%C3%AD-m%E1%BA%ADt-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-m%E1%BB%99t-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-c%C3%BAm-t%C3%A2y-ban-nha

Virus corona: Đức ngưng xuất khẩu thiết bị y tế

Mai Vân
Dịch virus corona (Covid -19) không chỉ đặt các nước bị lây nhiễm trước những khó khăn về mặt vệ sinh dịch tễ mà còn đặt ra các vấn đề về trang thiết bị phòng dịch, chẳng hạn như khẩu trang. Mặt hàng này đang khan hiếm do số người mua quá đông, sản xuất và cung cấp không kịp, và do đầu cơ tăng giá.
Ở Pháp, chính quyền đã quyết định trưng dụng toàn bộ số khẩu trang y tế chuyên dụng để phân phối cho giới y tế và bệnh nhân. Hôm qua, 04/03/2020, Đức – nước đứng hàng thứ 3 ở châu Âu về các ca lây nhiễm với 262 trường hợp tính đã quyết định cấm xuất khẩu các trang thiết bị chống lây nhiễm.
Thông tín viên RFI, Pascal Thibaut, tại Berlin cho biết thêm chi tiết :
Khẩu trang, găng tay và những thiết bị bảo vệ khác không còn được xuất khẩu. Nhu cầu của quốc tế lên cao đến nỗi các nhà sản xuất không thể đáp ứng kịp. Các nhà sản xuất Đức cũng lâm vào tình trạng này.
Chính quyền Đức đã ra sức giải thích là việc đeo khẩu trang không cần thiết đối với những người không bị nhiễm virus, chỉ cần những biện pháp vệ sinh cơ bản là đủ rồi, nhưng nhiều người đã nhanh chóng đổ dồn đi mua.
Bộ Y Tế từ nay sẽ quản lý một cách tập trung những trang bị này, dành cho các phòng khám, bệnh viện và cơ quan hành chính. Đây là những nơi ưu tiên, để nhân viên có thể bảo đảm an toàn cho những người chăm sóc bệnh nhân.
Trước Nghị Viện Đức vào hôm qua, bộ trưởng Y tế Jens Spahn đã đánh giá là dịch bênh sẽ tiếp tục lây lan. Ông cũng ca ngợi phản ứng chừng mực của dân chúng.
Cũng như tại nhiều nước khác, nhiều sự kiện tập hợp đông đảo quần chúng đã bị hủy bỏ, như Hội Chợ Sách Leipzig, hay bị dời lại như Hội Chợ Công Nghiêp Hanover“.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200305-covid-19-%C4%91%E1%BB%A9c-ng%C6%B0ng-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-y-t%E1%BA%BF

Virus corona:

Ý đóng cửa tất cả các trường học trên toàn quốc

Đức Tâm|Minh Anh
Trong vòng 24 giờ qua, tại Ý, đã có thêm 28 ca tử vong và 587 trường hợp nhiễm virus corona. Theo bản tổng kết mới nhất của chính quyền Ý, tính cho đến hôm nay, 05/03/2020, đã có 107 người chết và số người nhiễm bệnh lên tới hơn 3000.
Do tình hình dịch bệnh lây lan nhanh một cách đáng lo ngại, chính quyền Roma đã cho áp dụng biện pháp triệt để : Đóng cửa toàn bộ các trường học, từ mẫu giáo đến đại học, từ hôm nay cho đến ngày 15/03 và biện pháp này có thể được kéo dài nếu cần.
Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir cho biết thêm thông tin :
« Đây là biện pháp triệt để nhất mà chính phủ Ý chưa từng ban hành kể từ khi xẩy ra dịch bệnh vào tháng Giêng năm nay. Cho đến lúc này, mới chỉ có ba vùng phía bắc nước Ý, nơi bị dịch nặng nề nhất mới áp dụng biện pháp nói trên.
Kể từ hôm nay, 05/03, 9 triệu học sinh và sinh viên sẽ không đến trường. Đối với chính phủ Ý, đóng cửa các trường phổ thông và đại học là cách duy nhất để hạn chế dịch bệnh lây lan và tránh tình trạng các bệnh viện hiện đang bên bờ vực quá tải, bị tê liệt hoàn toàn.
Người ta biết rằng những người trẻ tuổi có sức kháng cự virus tốt hơn những người ngoài 50 tuổi. Thế nhưng, như bộ trưởng Y Tế Roberto Speranza đã nhắc nhở, những nơi tụ tập đông người đều là các điểm có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trên nguyên tắc, biện pháp đóng cửa các trường học được áp dụng trong vòng hai tuần. Thế nhưng các cơ quan chức năng có thể triển hạn biện pháp này tùy theo diễn tiến của dịch bệnh. »
Hoạt động của Vatican và Giáo hội Công Giáo trong kỳ dịch
Liệu các quy định mới của chính phủ Ý có làm ảnh hưởng đến các hoạt động thánh lễ của Vatican và các giáo phận, giáo xứ hiện đang trong mùa chay này hay không? Linh mục Phạm Hoàng Dũng tại Roma cho biết thêm:
LINH MUC PHAM HOANG DUNG, ROMA:
« Sáng hôm nay thì Hội đồng Giám mục Ý đã có thông tư tỏ lòng chia sẻ cảm thông với chính phủ Ý sau khi bộ Giáo Dục hôm qua ra chỉ thị đóng cửa từ trường mầm non cho đến đại học, cho đến hết ngày 15/3. Trong những vùng có dịch ở miền bắc như Lombardia, Veneto và Emilia Romagna và một số tỉnh như là Savona, Pesaro và Urbino, sẽ không có các thánh lễ, kể cả thánh lễ ngày Chủ Nhật mồng 8/3 này và tình hình này có thể kéo dài đến ngày 03/4.
Trên toàn nước Ý đã có chỉ thị là trong các thánh lễ, để tránh lây nhiễm, thì các cử chỉ như hôn chúc bình an, thay vì bắt tay hay là ôm hôn sẽ không còn nghi thức đó. Hoặc khi linh mục trao mình thánh, không có việc trao trực tiếp bằng miệng mà phải trao qua tay hay các bình nước thánh trong nhà thờ phải để trống (…).
Vatican là một nước độc lập trong nước Ý, bên bộ Nội Vụ của Vatican vẫn có thông báo là cuộc gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng với các tín hữu hành hương vào ngày thứ Tư hàng tuần trên quảng trường thánh Phê-rô trong tháng Ba vẫn diễn ra bình thường. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200305-virus-corona-%C3%BD-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-c%C3%A1c-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dc-tr%C3%AAn-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh,

tìm cách tránh đối đầu trực tiếp tại Syria

Thanh Hà
Ngày 05/03/2020, tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh tại Matxcơva với hai mục tiêu : tránh để xảy ra xung đột trực tiếp giữa quân đội hai nước trên lãnh thổ Syria và thúc đẩy hiệp định ngưng bắn tại tỉnh Idlib.
Cuối tháng 2/2020, Thổ Nhĩ Kỳ tăng tốc chiến dịch quân sự tại Syria, chống lại chính quyền Damas, vốn được Nga yểm trợ, đẩy quan hệ giữa Ankara và Matxcơva thêm căng thẳng.
Theo thông tín viên Daniel Vallot tại Matxcơva, cuộc họp hôm nay giữa Vladimir Putin và Recep Tayyp Erdogan sẽ ”rất khó khăn”.
Cần phải nói là bài toán đang đặt ra cho nguyên thủ hai nước không đơn giản. Một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đòi quân đội Syria ngưng các chiến dịch quân sự tại tỉnh Idlib và cho rằng đã bị làm nhục sau khi 30 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại Syria hồi tuần trước. Còn bên kia là Nga. Matxcơva không có ý định bỏ rơi đồng minh Bachar al Assad.
Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của hai bên là tránh để xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nguy cơ có thực, ví dụ, nếu chiến đấu cơ của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên bầu trời Idlib. Đương nhiên Ankara và Matxcơva làm tất cả để tránh kịch bản đó.
Ngoài ra còn có một mục tiêu khác: tổng thống Erdogan muốn đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn tổng thống Putin gây sức ép, buộc Damas ngừng tấn công tỉnh Idlib.
Đương nhiên, các bên có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng để tình hình thực sự lắng dịu, cần khởi động lại thỏa thuận Sotchi mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thương lượng với nhau hồi năm 2018. Và đây là điều rất khó.
Chắc chắn tổng thống Erdogan lại đưa ra đề nghị lập một vùng an toàn ở phía bắc Idlib, đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, với các cuộc tuần tra hỗn hợp và đây cũng là nơi sẽ tiếp nhận người Syria tị nạn. Cần phải đợi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh thì mới biết hai bên có đạt được thỏa thuận trên vấn đề này hay không”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200305-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-matxc%C6%A1va-tr%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-nga-th%E1%BB%95

Á châu và đại dịch kinh tế

Nguyễn Xuân Nghĩa
Hôm Thứ Ba mùng ba, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ hạ lãi suất căn bản xuống 50 điểm bách phân để kích thích kinh tế ra khỏi sự trì trệ vì dịch bệnh mà các thị trường tài chính Mỹ lại sụt giá nặng trong con hốt hoảng. Thật ra, các nước Á Châu mới bị thiệt hại nặng về dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, và lại hội nhập vào chuỗi cung ứng của nền kinh tế này, nên có thể theo nhau hạ lãi suất để tránh cơn hoạn nạn kinh tế. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vừa đột ngột hạ lãi suất vào hôm Thứ Ba mùng ba mà lại làm thị trường cổ phiếu Mỹ sụt giá nặng khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng nếu nhìn từ Á Châu, biện pháp tiền tệ này của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Đặc tính văn hóa Mỹ
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là chúng ta nên quen dần với vài đặc tính văn hóa của người dân Mỹ. Là công dân của một siêu cường rất trẻ, người Mỹ thường hay lạc quan tưởng nước Mỹ làm gì cũng được, thí dụ như gửi người lên cung trăng rồi bay về. Nhưng cũng vì có lịch sử quá mỏng, dân Mỹ lại ưa hốt hoảng bậy khi gặp một bài toán mới, mà nhiều dân tộc đã trải qua. Lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy là một đặc tính văn hóa và tâm lý thái quá của người Mỹ.
Tình hình Á Châu: “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Đặc tính thứ ba là Hoa Kỳ có nền tự do báo chí số một của thế giới, với ảnh hưởng rất lớn của truyền thông, trong khi nhiều nhà báo lại thiếu am hiểu về chuyên môn kinh tế mà vẫn chi phối thị trường, nên càng dễ gây hốt hoảng. Thứ tư, kinh tế Hoa Kỳ tùy thuộc tới 70% vào sức tiêu thụ của người dân, khi dịch bệnh lan rộng và việc cách ly xảy ra làm giảm sức tiêu thụ đó thì nhiều người lo sợ suy trầm hay khủng hoảng, chứ về căn bản thì nền kinh tế này không sa sút như người ta lo sợ.
- Thứ năm, Ngân hàng Trung ương Mỹ có nhiệm vụ theo dõi tình hinh kinh tế và thay vì đợi khóa họp định kỳ của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng FOMC vào hai ngày 17-18 này thì bất ngờ quyết định hạ lãi suất tới 50 điểm là 0,50% và giảm thuế trên dự trữ mà các ngân hàng tư nhân ký thác vào Ngân hàng Trung ương để bơm thêm thanh khoản vào kinh tế. Biện pháp đột ngột ấy lại gây tác dụng ngược sau cuộc họp báo của ông Thống đốc Jerome Powell vì làm người ta suy đoán rằng cơ chế này thấy là tình hình đen tối hơn mọi người biết mà không nói ra. Vì vậy, các thị trường tài chính Mỹ rơi vào sự hoảng loạn khi truyền thông diễn giải theo lối bi quan, trong khi cổ phiếu Mỹ đã lên giá quá cao so với mức lời. Hậu quả là hiện tượng bán tháo trong bảy phiên giao dịch vừa qua.
- Điểm thứ sáu, năm nay Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử, các chính khách ra tranh cử đều muốn lấy lòng cử tri, nên hoặc gièm pha hoặc đề nghị biện pháp mị dân trong khi giới khoa học chưa tìm ra giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Vì vậy chính trường mới có nhiều nhiễu âm ồn ào, làm dư luận càng phân vân. Sau cùng, trị trường Mỹ bị nhợt nhạt trong ngày Thứ Ba, qua Thứ Tư lại hồ hởi vọt tăng giá, nếu cứ theo đó thì chúng ta sẽ chóng mặt!
Tình hình Á Châu
Nguyên Lam: Bây giờ nhìn qua Á Châu thì thưa ông, tình hình ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên thấy hiện tượng “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”. Nói về dịch bệnh thì ngoài Trung Quốc, các nước Á Châu bị nặng hơn Hoa Kỳ, từ số nhiễm bệnh đến tử vong, như Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan hay Phi Luật Tân, v.v… Mặt khác, các nền kinh tế Á Châu lại hội nhập và lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ nên bị rủi ro suy trầm cao hơn, như trường hợp của Nan Hàn, Nhật Bản, hay Đài Loan. Khi sản lượng kinh tế Trung Quốc sa sút mạnh như người ta thấy vào tuần qua, các nước Châu Á sẽ bị hiệu ứng nặng hơn kinh tế Hoa Kỳ.
- Chuyện thứ hai, Chính quyền Donald Trump cứ hay công kích các nước về tội “lũng đoạn ngoại hối” khi can thiệp vào tỷ giá đồng bạc cho thấp hơn so với các ngoại tệ khác, nhất là đồng Mỹ kim. Họ quên rằng sau vụ khủng hoảng tài chính vào Tháng Chín năm 2008 rồi nạn Tổng suy trầm Toàn cầu là “Global Recession” năm 2008-2009, Hoa Kỳ cũng học theo Nhật mà hạ lãi suất tới gần số âm và ào ạt bơm tiền theo phương pháp “quantitative easing” là nâng mức lưu hoạt có định lượng, với hậu quả là đô la sụt giá làm sản phẩm của Mỹ rẻ hơn và dễ bán hơn.
- Ngày nay, khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cắt lãi suất và còn có thể cắt nữa, các nước Châu Á lâm nạn vì dịch bệnh và kinh tế sẽ thoải mái áp dụng biện pháp tiền tệ này, là cũng hạ lãi suất. Đó là trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc hay cả Hong Kong là khu vực vẫn giàng giá đồng bạc vào đô la Mỹ.
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng nay mai các nước sẽ theo nhau hạ lãi suất để kích thích sản xuất kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hôm Thứ Ba, giới lãnh đạo tài chính và ngân hàng của nhóm G-7 là bảy nước công nghiệp tiên tiến gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada đã thảo luận với nhau về chuyện này mà chỉ có Mỹ là hạ lãi suất. Lần này, tôi mong là các nước Á Châu sẽ phối hợp cùng nhau để có chung biện pháp tiền tệ, là cắt lãi suất hầu kích thích kinh tế. Ba nền kinh tế bị suy trầm nặng nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó là Indonesia, Thái Lan, hay Philippines đều nghĩ tới việc này mà có lẽ chẳng muốn sai biệt về lãi suất của họ với Hoa Kỳ sẽ lại đào sâu.
- Tôi xin nhắc lại là các nước Châu Á lệ thuộc hơn Hoa Kỳ vào xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc nên bị thiệt hại nặng hơn Mỹ. Dư luận Mỹ chỉ nói đến các tập đoàn lớn đang buôn bán với Tầu nên làm như sắp chết, chứ đại đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa của Mỹ thật ra phục vụ thị trường nội địa và không bị hiệu ứng Trung Quốc như báo chí Mỹ than vãn tựa bọn trẻ nít!
Hạ lãi suất
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng các nước Á Châu cũng sẽ theo nhau hạ lãi suất như Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần qua?
Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài thì vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.
- Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới kinh tế có một ẩn dụ là kích thích kinh tế bằng hạ lãi suất cũng tựa như “đẩy một sợi dây”, nhưng các ngân hàng trung ương không thể không làm gì khi tình hình sa sút. Vì vậy, việc cắt lãi suất tới gần số không, thậm chí tới số âm như trường hợp Nhật Bản, vẫn là yếu tố tâm lý cần thiết. Tuy nhiên, gặp hoàn cảnh quá bất thường này và sau khi Mỹ đã mở đường, các nước Á Châu cũng sẽ làm như vậy, nhưng nên phối hợp với nhau để bơm thêm thanh khoản và giúp các doanh nghiệp dễ có thêm tiền mặt.
- Người ta nói về “đại dịch toàn cầu”, nhưng kinh tế Á Châu đang bị một đại dịch lớn hơn, chưa nói tới các nước Âu Châu còn bị nặng hơn gấp bội. Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài thì vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích khá rắc rối của tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/asian-econimic-pandemic-03052020100756.html

Quản lý thảm họa thiên tai:

Nhu cầu và trách nhiệm chung

của các nước ASEAN trong bối cảnh hiện nay

Trong hai ngày 26-27/2, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Ban thư ký ASEAN đã tổ chức hội nghị chuyên đề cấp cao về quản lý thảm họa thiên tai với sự tham dự của nhiều đại biểu đến từ các quốc gia thành viên ASEAN, các nước đối tác, các tổ chức khu vực và quốc tế.
Hội nghị chuyên đề cấp cao ASEAN về quản lý thảm họa thiên tai gồm một phiên toàn thể và 6 phiên thảo luận chuyên đề liên quan đến việc hoạch định chính sách phòng chống thảm họa thiên tại khu vực Đông Nam Á, sử dụng công nghệ tiên tiến cho hệ thống cảnh báo sớm và ứng phó hiệu quả, tăng cường năng lực ứng phó của cộng đồng, bảo hiểm rủi ro thiên tai, chiến lược khôi phục và tái thiết, chương trình đối tác toàn cầu và khu vực về quản lý thiên tai.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh rằng hội nghị này là một đóng góp khác cho các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đây cũng là diễn đàn để các chuyên gia, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trao đổi quan điểm và ý tưởng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả thảm họa thiên tai. Dẫn báo cáo của các tổ chức quốc tế, Tổng Thư ký ASEAN cho biết ASEAN là một trong những khu vực chịu nhiều thảm họa thiên tai nhất trên thế giới như lũ lụt, hạn hán, bão nhiệt đới, sóng thần, động đất, lở đất… Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ thảm họa, cũng như tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng dân cư.
Tổng Thư ký Dato Lim Jock Hoi cho rằng, trong bối cảnh quy mô thảm họa và nhu cầu nhân đạo ngày một gia tăng trên toàn khu vực, ASEAN cần tăng cường hợp tác và thúc đẩy các cơ chế nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả. Trên thực tế, ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực quản lý thảm họa thiên tai thông qua các công cụ và cơ chế đã được thiết lập, trong đó phải kể đến Trung tâm Điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo thiên tai (AHA), Nhóm Đánh giá và ứng phó khẩn cấp ASEAN
(ERAT), Hệ thống Khắc phục thảm họa khẩn cấp ASEAN (DELSA), Sổ tay Bố trí dự phòng và thủ tục tác nghiệp chuẩn của khu vực ASEAN (SASOP).
Cũng theo Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, thực hiện “Tuyên bố chung về một ASEAN, một phản ứng”, ASEAN đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chung về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai nhằm hỗ trợ các nỗ lực quản lý thảm họa thiên tai. Ngoài ra, với việc thông qua “Tuyên bố về văn hóa phòng ngừa”, ASEAN cũng đang nỗ lực thúc đẩy văn hóa thích ứng và bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa rủi ro thiên tai.
Bà Phạm Thị Thanh Hằng, chuyên gia cao cấp thuộc Văn phòng châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), chia sẻ rằng thúc đẩy nông nghiệp bền vững và xóa đói giảm nghèo là mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức này. Chính vì thế, phòng chống thiên tai là một mảng hoạt động vô cùng quan trọng của FAO trong khu vực, đặc biệt là tại ASEAN. FAO đã tích cực lồng ghép công tác phòng chống thiên tai trong tất cả các hoạt động của mình, từ phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, đến quản lý tài nguyên bền vững và bảo đảm sinh kế của nông dân.
Giám đốc điều hành Cơ quan Phòng chống thảm họa quốc gia Philippines kiêm Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thảm họa thiên tai (AMMDM), ông Ricardo Jalad cho biết, ASEAN là khu vực rất dễ bị tổn thương do các thảm họa thiên tai. Tuy nhiên, nhờ các cơ chế và thỏa thuận về quản lý và ứng phó khẩn cấp với thảm họa thiên tai, các nước thành viên ASEAN bị ảnh hưởng có thể dựa vào sự giúp đỡ từ các quốc gia thành viên khác. Theo ông Ricardo, cùng với 3 cuộc họp dự kiến diễn ra vào tháng Tư và tháng Mười tới tại Philippines, hội nghị chuyên đề cấp cao này là một phần trong chuỗi các hoạt động của ASEAN nhằm quản lý và ứng phó khẩn cấp với thảm họa thiên tai. Các nội dung được thảo luận tại hội nghị giúp cập nhật kế hoạch ứng phó với thiên tai cũng như thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN theo tinh thần “Tuyên bố chung về một ASEAN, một phản ứng”.
http://biendong.net/bien-dong/33352-quan-ly-tham-hoa-thien-tai-nhu-cau-va-trach-nhiem-chung-cua-cac-nuoc-asean-trong-boi-canh-hien-nay.html

Virus corona: Thêm 467 ca nhiễm mới,

Seoul lập ”vùng chăm sóc đặc biệt”

Minh Anh
Chính phủ Hàn Quốc ngày 05/3/2020 cho biết có thêm 467 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên đến 6.088 người. Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục lan rộng, chính quyền Seoul thông báo thành lập một « vùng chăm sóc đặc biệt ».
Theo thông báo của chính phủ Hàn Quốc, « vùng chăm sóc đặc biệt » sẽ được thiết lập tại thành phố Gyeongsan, nằm cận kề với Daegu, thành phố thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch virus corona.
Từ Seoul, anh Trần Công, nghiên cứu sinh ngành độc học giải thích thêm :
Anh Trần Công tại Seoul
« Thật ra ‘‘special care zone’’ hay khu ‘‘chăm sóc đặc biệt’’ đã được chính phủ Hàn Quốc giới thiệu cách đây một hai lần khi mà Daegu đã trở thành tâm dịch rồi. Theo tôi nghĩ, đây chỉ là một tên gọi mà thôi. Tên gọi này có hàm ý rằng khu vực này sẽ được chăm sóc một cách đặc biệt từ chính phủ và sẽ được cung cấp rất nhiều dịch vụ y tế và giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Về vị trí địa lý của tỉnh Gyeongsan, tỉnh này nằm sát ngay cạnh Daegu. Và khu vực Daegu đã có tổng cộng 4.327 người bị nhiễm, tính đến ngày hôm nay. Chính quyền Gyeongsan xác nhận ổ dịch xuất phát từ một viện dưỡng lão và sau đó tốc độ lây lan đã tăng lên rất là nhanh. Tổng số ca nhiễm tại Gyeongsan là 347 ca trong số 275.000 dân, trong khi tỷ lệ nhiễm ở Daegu là 4.327 người nhiễm trong 2,4 triệu dân.
Tỷ lệ người nhiễm trong tổng số dân tại tỉnh Gyeongsan hiện tại đang cao so với Daegu. Cho nên nguy cơ lây nhiễm trở thành ổ dịch sẽ rất là cao. Hiện tại chính phủ Hàn Quốc đã thông báo tới các lực lượng chức năng, ví dụ như là quân đội đang đóng tại Daegu và Gyeongsan, phải rất là cẩn thận.
Bên cạnh đó, tại khu vực ‘‘special care zone’’ chính phủ sẽ cung cấp rất nhiều vật tư, trang thiết bị y tế đến khu vực này, đồng thời tăng cường khoanh vùng lây nhiễm và giảm thiểu hậu quả do dịch bệnh. Tôi khẳng định là Hàn Quốc chưa có lệnh cách ly với bất kỳ một khu vực nào cả, chỉ yêu cầu cách ly với những người nhiễm, hoặc là nghi nhiễm Covid-19.
Khu vực này không phải là một thành phố công nghiệp hay dịch vụ, nên số người Việt Nam ở đây không đông như là Daegu. Bởi vì, những người Việt ở khu vực này chủ yếu làm nghề nông như trồng cây, hái quả…
Tôi muốn nhắc lại một điều là mọi người có thể bị nhầm giữa ‘‘special care zone’’ này với một phòng áp suất âm cách ly người bệnh tại Daegu. Phòng áp suất âm này chỉ dành cho một người bệnh khi đã nhiễm Covid-19. Điểm đặc biệt của phòng này là luồng không khí sẽ đi theo một chiều, nghĩa là chỉ kiểm soát chiều vào. Và những phòng này sẽ sử dụng để điều trị những bệnh nhân nặng hoặc là những bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã có những tiền sử như là ghép gan, ghép thận… để chăm sóc đặc biệt. »
Virus corona : Số ca tử vong vượt ngưỡng 3000 tại Trung Quốc
Hôm nay, 05/03/2020, theo thông báo của chính quyền Trung Quốc, được AFP trích dẫn, có thêm 31 ca tử và như vậy, số người chết do dịch virus corona tại Trung Quốc đã vượt ngưỡng 3000. Đa số trường hợp tử vong là tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, với 2305 ca.
Cũng trong vòng 24 giờ qua, Trung Quốc có thêm 139 trường hợp bị lây nhiễm. Tổng số ca bị nhiễm lên tới hơn 80 ngàn.
Vào lúc dịch có chiều hướng giảm nhẹ, chính quyền Trung Quốc lại lo ngại virus lây lan từ bên ngoài vào, qua những người đến từ các vùng có dịch. Những người từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Ý tới thủ đô Bắc Kinh sẽ bị cách ly trong vòng 14 ngày.
Còn chính phủ Nhật Bản, trong ngày hôm nay, sẽ thông báo áp dụng biện pháp cách ly trong vòng hai tuần đối với những người từ Trung Quốc và Hàn Quốc tới. Đồng thời, Tokyo cũng sẽ ngừng tạm cấp thị thực nhập cảnh và đề nghị chính quyền Bắc Kinh và Seoul hạn chế để công dân đi du lịch tới Nhật Bản.
Nếu tính cả 700 người bị lây nhiễm trên con tàu du lịch Diamond Princess đang bị cách ly tại một cảng ở phía nam Tokyo, thì nước Nhật có hơn 1000 ca nhiễm bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200305-virus-corona-th%C3%AAm-467-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-seoul-l%E1%BA%ADp-v%C3%B9ng-ch%C4%83m-s%C3%B3c-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t

Bắc Hàn phản ứng dữ dội việc Nam Hàn làm phim ‘sỉ nhục’

Lượm lặt khắp nơi…… bởi BBC Monitoring
Truyền thông Bắc Hàn phản ứng dữ dội trước việc phim ảnh gần đây của Nam Hàn thể hiện miền Bắc với hình ảnh ‘xấu xí’.
Bình Nhưỡng coi đó là “sự khiêu khích tồi tệ”.
Trang web Uriminzokkiri của Bắc Triều Tiên không nêu đích danh bộ phim nào, nhưng lời chỉ trích được miền Nam coi là nhắm tới loạt phim truyền hình mới nhất, Hạ Cánh Nơi Anh (Crash Landing on You) và bộ phim hành động chiếu rạp Đại Thảm Hoạ Núi Baekdu (Ashfall).
‘Phim Ký sinh trùng cứu rỗi sự nhàm chán của giải Oscar’
Tại sao Bắc Hàn sợ ‘The Interview’?
Nghệ thuật: vũ khí công hiệu của người biểu tình Hong Kong
“Gần đây, giới chức và các nhà sản xuất Hàn Quốc đã cho ra các phim ảnh, phim truyền hình bài xích, mang nội dung dối trá, thêu dệt, lố bịch và ô uế, khiến toàn bộ những nỗ lực của họ trở thành thứ tuyên truyền chiến lược,” bài xã luận viết.
Bắc Hàn rất nhạy cảm trước bất kỳ chỉ trích nào nhằm vào mình.
Quan hệ của miền Bắc với miền Nam xấu đi trong năm ngoái, dẫu cho Bình Nhưỡng đã có những bước đi chưa từng có trong quan hệ ngoại giao quốc tế với Seoul và Washington trong năm 2018.
‘Sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được’
Phim hành động Ashfall xoay quanh chuyện Núi Paektu – một núi lửa đang ngủ ở Bắc Hàn, nơi lưu giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa Triều Tiên ở cả hai miền – đột nhiên phun trào, gây các trận động đất trên bán đảo.
Theo kịch bản phim, cách duy nhất để chặn tình trạng hỗn loạn là đặt một trái bom hạt nhân vào sâu trong núi, bom sẽ nổ và làm chấm dứt các trận động đất.
Ý tưởng có kẻ đánh cắp vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để cho nổ tung núi thiêng này hẳn là không được Bình Nhưỡng hứng thú.
Phần kết – một chính phủ thống nhất giám sát việc tái thiết Bán đảo Triều Tiên – có lẽ cũng khiến miền Bắc thất vọng.
Ashfall cũng thể hiện cảnh một tòa nhà sụp đổ, nơi được coi là tổng hành dinh của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền tại Bình Nhưỡng, và có lẽ hình ảnh mang biểu tượng chính trị này là quá đà đối với miền Bắc.
Núi Paektu có vị trí đặc biệt trong bản sắc đất nước.
Đỉnh núi được coi là nơi thiêng liêng trong văn hóa dân gian Triều Tiên, và cũng là một phần trong các hoạt động tuyên huấn theo đó vinh danh gia đình họ Kim, những người được coi là mang “dòng máu Núi Paektu”.
Hệ thống tuyên truyền của Bắc Hàn nói rằng “Lãnh đạo Kính yêu” Kim Chính Nhất, người qua đời năm 2011, đã chào đời trong một cabin trên núi.
Không phải là bất hợp lý khi cho rằng cốt truyện gây ra “sự sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được”, bài báo viết.
“Đáng tiếc là phim đó và những người làm chương trình lại cho ra những thứ có tính sỉ nhục trong khi vứt bỏ đi tính chính trực, tôn nghiêm và lương tri của người nghệ sỹ, và bị che mờ mắt với việc kiếm tiền.”
Phim tình cảm vượt biên giới
Một sản phẩm khác có thể là mục tiêu tấn công là loạt phim truyền hình Hạ Cánh Nơi Anh, vừa trở thành phim tình cảm ăn khách mới nhất ở Nam Hàn.
‘Hạ cánh nơi anh’: Trốn khỏi Bắc Hàn lên phim miền Nam
Phim hoạt hình cũ của Nhật thống trị rạp phim TQ
Sức hấp dẫn của những bộ phim xem hoài không chán
Vì sao TQ ngừng chiếu Diên Hy Công Lược?
Bộ phim tình cảm lãng mạn kể câu chuyện về một cô gái, người thừa kế của một gia đình giàu có ở Nam Hàn, tình cờ đáp xuống Bắc Hàn khi chơi dù lượn.
Việc cô được một quân nhân Bắc Hàn cứu đã làm bùng lên cuộc tình với bối cảnh là hai miền Triều Tiên vẫn đang trong cảnh phân ly.
Loạt phim được ca ngợi về những nghiên cứu kỹ lưỡng và miêu tả sống động đời sống Bắc Hàn, do có một người đào tẩu Bắc Hàn cùng tham gia dựng kịch bản.
Một số người ở miền Nam cũng chỉ trích phim này là tán dương quốc gia hàng xóm cô độc quá mức khi coi đó như một nơi bình an, đáng sống. Thế nhưng khán giả miền Bắc lại có cái nhìn khác.
Bắc Hàn được miêu tả như một nước kém phát triển, nơi người dân sống trong tình trạng thường xuyên mất điện trong lúc giới tinh hoa được hưởng một cuộc sống đầy đặc quyền.
Bài xã luận trên Uriminzokkiri đặc biệt nhắm vào những người “biến sự phân chia bi thảm của Triều Tiên thành thứ tiêu khiển”, và gọi đó là “những kẻ bủn xỉn, cặn bã, vô lương tâm”.
Bài báo nói tới những hậu quả có thể xảy ra: “Chính phủ Nam Hàn và các nhà sản xuất sẽ phải trả giá cho việc làm ra những phim, những chương trình đó, vốn đầy sự bóp méo, hư cấu, sỉ nhục tình hình tươi đẹp của miền Bắc.”
Đây đương nhiên không phải là lần đầu tiên Bắc Hàn cảm thấy bị xúc phạm trên màn ảnh.
Bình Nhưỡng hồi 2014 đã rất tức giận với bộ phim The Interview, trong đó nhân vật Kim Jong-un hư cấu được nhìn thấy trong tình trạng trần truồng trước khi chết.
Một vụ tin tặc nhắm vào Sony Pictures, hãng sản xuất bộ phim này, sau đó được quy trách nhiệm cho Bắc Hàn.
Tường thuật: Taejun Kang và Krassi Twigg
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51744234

Bắc Triều Tiên mua tàu Việt Nam

để thay cho chiếc bị Hoa Kỳ kiểm soát

Tàu hàng trọng tải 16 ngàn tấn Vinalines Fortuna của Việt Nam nay thuộc sở hữu của Bắc Triều Tiên và mang tên Tae Pyong, có nghĩa ‘An Bình’.
Mạng báo The Wall Street Journal loan tin này ngày 5 tháng 3 dẫn nguồn từ các báo cáo tàu biển. Theo đó thì chiếc Tae Pyong hoạt động mang cờ Bắc Triều Tiên ít nhất kể từ tháng 1 vừa qua. Vào thời điểm đó, chiếc tàu phát tín hiệu nhận dạng gần cảng hàng hóa Nampo của Bắc Triều Tiên ở bờ tây nước này.
Tin cho biết chiếc Vinaline Fortuna được bán đi vào giữa năm 2018 do khó khăn về tài chính.
Báo cáo về hoạt động của tàu Tae Pyong được nêu rõ trong báo cáo mới về hoạt động thương mại bằng đường biển của Bình Nhưỡng bất chấp biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Giới phân tích tại Viện Dịch Vụ Liên Hiệp Hoàng Gia có trụ sở tại Anh Quốc đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và tín hiệu từ tàu biển và kết luận rằng những tàu hàng của Bắc Triều Tiên từ tháng 10 năm ngoái đến nay thực hiện ít nhất 175 chuyến hàng đến thành phố Chu San, gần Thượng Hải của Trung Quốc.
Cố gắng gây áp lực của quốc tế đối với Bình Nhưỡng bị tác động trong những tháng gần đây do Trung Quốc và Nga kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt Bắc Triều Tiên. Lý do đưa ra vì những biện pháp như thế chỉ gây hại cho người dân thường Bắc Hàn mà thôi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/after-losing-cargo-ship-to-us-north-korea-found-another-in-vietnam-03052020083306.html

Virus corona: Ứng dụng WeChat của Trung Quốc

 kiểm duyệt nội dung về virus


Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc, WeChat, đang kiểm duyệt các từ khóa về dịch virus corona, một báo cáo cho hay.
Việc kiểm duyệt này được thực hiện bắt đầu từ 1/1/2020.
California tuyên bố khẩn cấp do virus corona
Dịch COVID-19 cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?
Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách ‘thoát Trung’
Covid-19: Bay cùng khách Nhật ‘dương tính’, 5 người vào VN
Nhóm nghiên cứu Citizen Lab tại Toronto phát hiện ra rằng WeChat đã chặn các nhóm từ khóa và chỉ trích về chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo cáo cũng tìm ra rằng WeChat, do công ty Trung Quốc Tencent sở hữu, đã chặn thêm nhiều từ khóa khi dịch bệnh bùng phát.
Trung Quốc nhiều năm qua đã kiểm duyệt những cái gì người dân được nói và đọc trên mạng.
Nhưng báo cáo này cho hay Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt các cuộc thảo luận nhiều tuần trước khi giới chức nước này nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Hôm 31/12/2019, Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo Tổ chức Y tế Thế giới về sự bùng phát của một loại virus mới ở Vũ Hán.
Nhưng chính quyền thoạt đầu bưng bít thông tin với người dân – đưa tin ít hơn số người bị nhiễm bệnh, hạ thấp nguy cơ, và không cung cấp kịp thời thông tin vốn có thể đã giúp cứu nhiều mạng người.
Chỉ cho tới 20/1, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới công khai nói về vấn đề virus, rằng nó cần được ‘kiểm soát triệt để’.
Không rõ có phải WeChat chặn các nhóm từ khóa này dựa trên chỉ thị của chính phủ – hay tự thực hiện.
Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng có thể đây là kết quả của các công ty “tự kiểm duyệt quá mức để tránh bị khiển trách”.
Giới chức đã xác định hơn 92.000 ca nhiễm virus khắp thế giới – trong số đó hơn 80.000 đến từ Trung Quốc.
Virus corona: Đại dịch là gì?
Các từ khóa bị kiểm duyệt
Một báo cáo mới được nhóm nghiên cứu Citizen Lab thuộc Đai học Toronto công bố hôm thứ Ba khảo sát hai nền tảng mạng xã hội Trung Quốc – WeChat và trang live-stream YY.
Kết quả cho hay YY đã thêm 45 từ khóa vào ‘danh sách đen’ của mình hôm 31/12/2019 – liên quan đến virus mà sau đó không được xác định.
Những từ khóa này gồm các thuật ngữ như “viêm phổi lạ ở Vũ Hán” và “dịch SARS ở Vũ Hán”.
Năm điều cần biết về virus corona
WeChat trong khi đó kiểm duyệt 132 nhóm từ khóa trong khoảng 1 đến 31/1/2020. Khi dịch bệnh tiếp diễn, WeChat kiểm duyệt 384 từ khóa mới trong khoảng 1 đến 15/2/2020.
Những từ khóa này liên quan đến các lãnh đạo Trung Quốc – bao gồm chủ tịch Tập – cũng như các chính sách của chính phủ về xử lý dịch bệnh, và các phản ứng đối với sự bùng phát dịch ở Hong Kong, Đài Loan và Macau.
Một số ví dụ của các cụm từ bị kiểm duyệt gồm “chính quyền địa phương + dịch bệnh + (chính quyền) Trung ương + che dấu” và “Vũ Hán + rõ ràng + virus + lây từ người sang người”.
Các từ liên quan đến bác sỹ Lý Văn Lượng cũng chiếm tới 19 cụm từ khóa bị kiểm duyệt.
Bác sỹ Lý Văn Lượng nằm trong số các bác sỹ ở Vũ Hán đã đưa ra các cảnh báo về virus corona vào cuối tháng 12/2019.
Sau đó ông Lý bị cảnh sát yêu cầu phải ngừng đưa ra “các bình luận sai lệch”. Bác sỹ Lý sau đó bị nhiễm virus và chết ở tuổi 33.
Báo cáo thêm rằng có thể WeChat đã ngưng chặn các từ khóa khi dịch tiếp tục lan rộng. YY được biết là đã bỏ chặn một số từ khóa.
Việc kiểm duyệt này gây ảnh hưởng nghiêm trọng bởi WeChat là một phần quan trọng trong đời sống của nhiều người dân ở Trung Quốc – thực vậy, WhatsApp, Facebook, Apple Pay và nhiều hơn nữa, đã nhập thành một.
Người dùng WeChat có thể đặt vé máy bay, gọi taxi, và thậm chí chuyển tiền – mọi thứ đều có thể được thực hiện trên WeChat. Và nó không chỉ được các cá nhân sử dụng – giới chức chính phủ cũng thường xuyên đăng các tuyên bố chính thức trên trình duyệt này.
“Thật kinh khủng khi thấy một loạt các thuật ngữ, thậm chí bao gồm cả một số thuật ngữ không nhạy cảm, [bị] kiểm duyệt,” Patrick Poon, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC.
“Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc bị ám ảnh và lo lắng thế nào đến nỗi phải trấn áp bất cứ cuộc thảo luận nào nằm ngoài các phát ngôn chính thức.”
“Đây hoàn toàn là sự kiểm soát xã hội, tước quyền tự do thông tin và biểu đạt của công dân.”
Kiểm duyệt là điều phổ biến ở Trung Quốc. Các trang web như Google và Wikipedia bị cấm – và không có gì lạ khi các công ty truyền thông xã hội ở Trung Quốc xóa nội dung được cho là đe dọa đến sự ổn định xã hội hoặc Đảng Cộng sản cầm quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51748532

Sau Biển Đông, TQ vươn “vòi bạch tuộc” thăm dò

vùng vùng biển ngoài khơi bờ biển Australia

Sau khi đưa các tàu khảo sát địa chất thăm dò, khảo sát ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đã điều tùa khảo sát Hướng Dương Hồng 01 tiến hành thăm dò vùng biển ngoài khơi phía Tây Australia.
Lực lượng Biên phòng Australia cho biết, trong giai đoạn từ tháng 1-2/2020, Trung Quốc đã điều tàu nghiên cứu/khảo sát Hướng Dương Hồng 01 thăm dò vùng biển quốc tế có tính chiến lược ngoài khơi bang Tây Australia, vào đúng thời điểm tàu ngầm Mỹ thăm Australia. ABF đã theo dõi chặt chẽ động thái của tàu Trung Quốc  Hướng Dương Hồng 01 khi tàu này tiến hành khảo sát nước sâu ở Ấn Độ Dương gần đảo Giáng sinh và lục địa Australia. Tuy nhiên tàu Hướng Dương Hồng 01 xuất hiện ngoài khơi bờ biển bang Tây Australia, nhưng không đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Trong khi đó, một quan chức quân đội Australia cho biết tàu Hướng Dương Hồng 01 “chắc chắn” là đang lập bản đồ vùng biển chiến lược, nơi các tàu ngầm Australia di chuyển đến và đi từ Biển Đông; cho rằng Bắc Kinh rất muốn thu thập thông tin về lộ trình di chuyển của tàu ngầm, cùng lúc kiểm tra và giám sát phản ứng từ Canberra trước sự hiện diện của một tàu công nghệ cao Trung Quốc đang lảng vảng ngoài khơi nước Australia. Quan chức quốc phòng đồng thời lưu ý tàu Trung Quốc đã dành một khoảng thời gian đáng kể tại vùng biển gần trạm liên lạc hải quân Harold E Holt, tọa lạc ở thị trấn Exmouth, bang Tây Australia.
Theo báo cáo của Đại học Hải chiến Mỹ, tàu Hướng Dương Hồng 01 đã được đưa vào hoạt động năm 2016, có thể khảo sát biển phục vụ mục quân sự. Tàu hiện do Viện Nghiên cứu Hải dương số 1 thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc quản lý và sử dụng. Tàu Hướng Dương Hồng số 01 là tàu khảo sát khoa học tổng hợp hải dương lớp toàn cầu hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Hướng Dương Hồng 01 sử dụng động cơ điện, thân dài 99,8 m, rộng 17,8 m, lượng giãn nước 4.980 tấn, hành trình liên tục đạt 15.000 hải lý. Tàu được trang bị hệ thống thăm dò nước biển, hệ thống thăm dò khí hậu, hệ thống thăm dò đáy biển, hệ thống thăm dò biển sâu và hệ thống thông tin cảm ứng. Phạm vi khảo sát nghiên cứu khoa học của tàu này liên quan đến vật lý địa cầu, vật lý hải dương, từ trường hải dương, âm thanh hải dương, khí hậu hải dương, sinh vật hải dương và hóa học hải dương. Tàu có khả năng định vị tối ưu và không chịu hạn chế về khu vực tác nghiệp, có thể thăm dò tại các vùng biển sâu tới 10.000 m. Trong
tương lai, “Hướng Dương Hồng 01” sẽ thực hiện nhiệm vụ khảo sát khoa học hải dương tại các vùng biển nước sâu trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2018, tàu Hướng Dương Hồng 01 bị phát hiện hoạt động bất hợp pháp trong EEZ của Palau ở phía Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, 2 tàu khảo sát công nghệ cao khác của Trung Quốc cũng đã lập bản đồ vùng biển gần Papua New Guinea, nơi Mỹ và Australia vừa bắt đầu nâng cấp một căn cứ hải quân trên đảo Manus.
Được biết, Đội tàu khảo sát biển quốc gia Trung Quốc được thành lập tại Bắc Kinh vào ngày 18 tháng 4 năm 2012, phục vụ cho công tác nghiên cứu biển của nhiều bộ ngành Trung Quốc, phục vụ cho phát triển sự nghiệp biển và tham vọng của Trung Quốc. Trung Quốc thành lập đội tàu này để thực hiện nhiệm vụ khảo sát biển mang tính cơ sở, tổng hợp và chuyên đề ở biển gần, biển sâu và biển xa, nhằm “mở rộng không gian phát triển biển, khai thác và sử dụng tài nguyên biển, bảo vệ quyền lợi biển, bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường sinh thái biển”. Hiện nay, theo số liệu trên trang baike.com.wiki tiếng Trung, Đội tàu khảo sát biển quốc gia Trung Quốc có 19 tàu khảo sát khoa học thuộc nhiều cơ quan khác nhau: Thuộc Cục hải dương quốc gia Trung Quốc có 9 tàu: Hướng Dương Hồng 06, Hướng Dương Hồng 09, Đại Dương 01, Hướng Dương Hồng 14, Hướng Dương Hồng 08, Hải Kham 08, Tuyết Long, Hải Giám 72, Thực Tiễn. Thuộc Viện Khoa học Trung Quốc có 4 tàu: Thực Nghiệm 1, Thực Nghiệm 3, Khoa Học 1, Khoa Học 3. Thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc có 3 tàu gồm: Dục Côn, Đông Phương Hồng 2, Hải Dương 2. Thuộc Viện nghiên cứu biển Phúc Kiến có 1 tàu: Diên Bình. Thuộc doanh nghiệp có 2 tàu: Nhuận Giang, Ý Hưng.
http://biendong.net/bien-dong/33356-sau-bien-dong-tq-vuon-voi-bach-tuoc-tham-do-vung-vung-bien-ngoai-khoi-bo-bien-australia.html

TQ đang “thống trị” thế giới

trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Trung Quốc hiện được xem là quốc gia đang dẫn đầu về sản xuất năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đang sở hữu 6 trong số 10 công ty sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.
Chính sách của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Vai trò của năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng, hiện đóng góp 1/3 sản lượng điện toàn cầu trong năm 2018. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, năng lượng tái tạo sẽ ngày càng chiếm ưu thế nhờ những đặc tính ưu việt như chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, sức khỏe và là một điều kiện quan trọng cho tăng trưởng bền vững. Do đó, sản xuất năng lượng tái tạo là ưu tiên lớn của nhiều nước trên thế giới. IRENA cũng cho rằng, sự chuyển đổi cấu trúc thị trường năng lượng toàn cầu được thúc đẩy bởi năng lượng tái tạo có thể làm giảm căng thẳng địa chính trị liên quan đến dầu mỏ và sẽ thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia. Sự chuyển đổi này cũng có thể giảm thiểu những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường vốn là một trong những nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn địa chính trị và xung đột.
Trong những năm gần đây, cùng với việc nguồn năng lượng hóa thách (than đá, dầu mỏ…) đang ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng nhiệt điệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đã tạo động lực thúc đẩy để Trung Quốc đầu tư, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng từ sóng biển…
Để phát triển năng lượng tái tạo và hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, năm 2006 Trung Quốc đã ban hành Luật năng lượng tái tạo, đặt nền móng cho cuộc cách mạng phát triển năng lượng sạch. Sau đó, nhiều chính sách và kế hoạch ở cấp quốc gia và địa phương đã được ban hành nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011-2015) và lần thứ XIII (2016-2020) của Trung Quốc cũng nêu rõ, phải ưu tiên phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải carbon và thay đổi cấu trúc thị trường than. Song song với đó, Trung Quốc còn ban hành một số quy định, tiêu chuẩn đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo, điều chỉnh giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo và hủy bỏ kế hoạch triển khai 104 dự án nhà máy nhiệt điện chạy than ở 13 tỉnh, thành phố. Có thể thấy, trên thực tế, việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân Trung Quốc. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ thuế và cam kết đảm bảo mua lại năng lượng tái tạo đã giúp nhân rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Đáng chú ý, Bắc Kinh đã ưu tiên đầu tư vào năng lượng mặt trời vì loại hình năng lượng này cho
phép trực tiếp giải quyết các vấn đề đang được xem là vấn nạn như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng và đi cùng với đó là các lợi ích liên quan như tài chính hay môi trường.
Nhờ những chính sách hiệu quả và hướng đi hợp lý, ngành năng lượng sạch của Trung Quốc  đang phát triển mạnh mẽ, đưa ngành năng lượng phát triển theo hướng bền vững, giảm thiểu ô nhiễm và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù than đá vẫn chiếm phần chủ yếu trong tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc, song quốc gia này đang nỗ lực đóng cửa các mỏ than và đặt ra những hạn chế mới trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tháng 1/2017, lần đầu tiên trong lịch sử Ủy ban Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu bắt buộc trong việc giảm lượng than tiêu thụ. Cơ quan này cũng đặt mục tiêu tăng nguồn năng lượng thay thế lên mức tương đương 15% tổng nhu cầu sử dụng năng lượng vào năm 2020 và giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch xuống 20% vào năm 2030.
Lĩnh vực này cũng là trung tâm của kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tìm cách đưa Bắc Kinh trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thành tựu đáng nể
Hiện nay, Trung Quốc được xem là quốc gia đang dẫn đầu về sản xuất năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đang sở hữu 6 trong số 10 công ty sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về năng lượng tái tạo, bắt đầu từ năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 103 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn Mỹ 44,1 tỷ USD, tương đương 36% toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc, đến cuối năm 2018, công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã đạt 728GW, tăng 12% so với năm trước đó. Cụ thể, thủy điện đạt 352GW (tăng 2,5%), năng lượng gió đạt 184GW (tăng 12,4%), quang điện 174GW (tăng 34%) và năng lượng sinh khối 17,8GW (tăng 20,7%). năng lượng tái tạo chiếm 38,3% tổng công suất năng lượng của Trung Quốc, tăng 1,7 điểm phần trăm.
Năm 2019, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược mới tập trung vào an ninh năng lượng tái tạo. Với mục tiêu tạo ra 15% năng lượng từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch vào năm 2020 và 20% vào năm 2030, quốc gia này có kế hoạch thực hiện các biện pháp chủ động để tiếp tục mở rộng các cơ sở có thể cung cấp NLTT chất lượng cao. Đồng thời, giữ vị trí dẫn đầu về năng lượng tái tạo và hiện là nhà sản xuất, xuất khẩu, lắp đặt các tấm pin mặt trời, tua-bin gió, pin và xe điện lớn nhất thế giới.
Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi Trung Quốc đang dẫn đầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực này với hơn 150.000 bằng sáng chế về năng lượng tái tạo tính đến năm 2016, chiếm 29% tổng số toàn cầu. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ, nơi có hơn 100.000 bằng sáng chế, tiếp theo là Nhật Bản và EU với mức tương đương nhau là 75.000 bằng sáng chế. Tháng 11/2017, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch 10 năm để phát triển ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng lưới điện có quy mô lớn của riêng mình. Đây là một phần quan trọng của chiến lược sản xuất pin cho xe điện; đồng thời, bổ sung nguồn điện mới vào lưới điện quốc gia của Trung Quốc – cụ thể là tích hợp một lượng lớn năng lượng gió và mặt trời được chế tạo ở các vùng phía Tây xa xôi cho các đô thị phía đông Trung Quốc. Trong 5 năm tới, một số dự án sản xuất pin năng lượng điện mặt trời quy mô lớn hơn bổ sung vào lưới điện quốc gia dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động. Khoảng 65% công suất lắp đặt của Trung Quốc năm 2018 được phát triển bởi Tập đoàn Điện nhà nước Trung Quốc, cho thấy mức độ quan tâm của Chính phủ nước này đối với sản xuất năng lượng điện tái tạo. Năm 2017, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 945 triệu tấm pin năng lượng mặt trời.
Các công ty Trung Quốc như CATL và Build Your Dreams (BYD) đang lên kế hoạch cho các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời siêu lớn, với công suất gấp 3 lần mức trung bình trên thế giới. Đến nay, CATL đã chiếm lĩnh 19% thị trường toàn cầu. Cách tiếp cận theo hướng mở rộng liên minh với các nhà sản xuất ôtô điện như SAIC và Dongfeng Motor, để tạo đầu ra ổn định cho pin năng lượng mặt trời. Đây cũng là một phần của chương trình “Made in China 2025″, với mục đích tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu cốt lõi lên 40% vào năm 2020 và sau đó lên 70% vào năm 2025…
Trung Quốc thậm chí đã thể hiện tham vọng đưa các trang trại năng lượng mặt trời ra ngoài không gian để tối ưu hóa công suất và nguồn lực. Những bước tiến mạnh và đầy quyết tâm của họ cho thấy, Trung Quốc rõ ràng đang muốn phát triển ngành năng lượng để cạnh tranh trực tiếp với các cường quốc năng lượng hàng đầu thế giới.
Những lĩnh vực chủ chốt
Trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, Trung Quốc hiện được coi là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và sản lượng. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu 6 trong 10 công ty sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2018, Trung Quốc lắp đặt một nửa tổng công suất lượng năng lượng mặt trời mới trên toàn thế giới. Vào năm 2018, Trung Quốc là đất nước đầu tiên lắp đặt hơn 100 gigawatt công suất năng lượng mặt trời, tương đương với lượng điện được sản xuất từ 75 nhà máy năng lượng hạt nhân. Chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên đầu tư vào năng lượng mặt trời vì nó cho phép quốc gia này trực tiếp giải quyết những vấn đề về ô nhiễm không khí, thay đổi khí hậu và an ninh năng lượng, và các lợi ích liên quan – tài chính và môi trường – là rõ ràng. Hơn nữa, để đáp ứng các cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Trung Quốc buộc phải tăng tỷ lệ năng lượng mặt trời trong năng lượng tổng hợp từ 2,3% năm 2015 lên 20% vào năm 2030. Điều này sẽ giảm bớt nhu cầu về 20 nhà máy nhiệt điện đốt than cỡ trung mới.
Chương trình Ánh sáng (Brightness Program), bắt đầu từ năm 1996, là chính sách đầu tiên mang điện đến những khu vực vùng sâu vùng xa (vốn không nằm trong lưới điện), thông qua năng lượng mặt trời và năng lượng gió, nhưng vào đầu thập niên 2000, Trung Quốc đã chuyển sang tập trung sản xuất các sản phẩm về năng lượng mặt trời để xuất khẩu, một phần là nhờ trợ cấp của châu Âu để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Chính phủ cung cấp tín dụng xuất khẩu, tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và thành lập các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại một số công ty hàng đầu.
Chuyển giao công nghệ diễn ra chủ yếu thông qua việc mua thiết bị sản xuất từ những nước công nghiệp phát triển, các doanh nhân và nhân công lành nghề sẽ triển khai các dự án. Giữa năm 2000 và 2006, khoảng 95% mô-đun quang điện mặt trời do Trung Quốc sản xuất được xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã triển khai Dự án Golden Sun Demonstration Program, bắt đầu vào năm 2009. Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các khoản trợ cấp để thực hiện các dự án từ nguồn quỹ đặc biệt cho năng lượng tái tạo, với mục đích thúc đẩy công nghiệp hóa quy mô lớn sản xuất điện mặt trời ở Trung Quốc. Cụ thể, Nhà nuớc cung cấp các khoản trợ cấp tuơng đuơng 50% tổng vốn đầu tư cho các dự án trong đô thị. Mức trợ cấp sẽ tăng tới 70% cho các hệ thống quang điện ở vùng sâu, vùng xa chưa kết nối với lưới điện. Khoản trợ cấp triển khai năng lượng mặt trời lần hai diễn ra vào năm 2011, với sự ra đời của giá điện feed-in tariff (TiF), để trả cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Tiền tài trợ cho chính sách này đến từ khoản phụ phí trong hóa đơn tiền điện của dân.
Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ cũng khuyến khích sự đổi mới. Vào năm 2015, Cơ quan Năng lượng Quốc gia đưa ra sáng kiến Front-runner (Người tiên phong), khuyến khích các cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời mới sử dụng các sản phẩm tiên tiến với hiệu suất cao hơn, để minh chứng cho tiến bộ công nghệ của đất nước và giảm chi phí. Để làm điều này, cơ quan này đấu thầu một số địa điểm có quy mô lớn, chất lượng cao cho những dự án năng lượng mặt trời. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã hạ giá thành xuống đến mức 0,45 NDT (0,06 USD) cho mỗi kilowatt giờ – gần bằng với mức giá năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện đốt than. Nhưng kế hoạch này thành công quá đà: hệ thống không thế chứa hết năng lượng được sản xuất, dẫn đến việc bắt buộc phải cắt giảm sản xuất năng lượng. Vào năm 2018, Trung Quốc giới thiệu một chương trình trợ cấp thông minh, cắt giảm 20% FiT.
Tương tự trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng là một trong những ưu tiến lớn của Trung Quốc. Hiện ngành năng lượng gió của Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ việc giảm thuế áp dụng từ năm 2003. Với tổng công suất lắp đặt 5,9 gigawatt (GW) vào cuối năm 2007, công suất năng lượng gió của Trung Quốc đã vượt mục tiêu 5 GW, được đặt ra cho năm 2010, và đang trên đà tiến tới mốc 30 GW vào năm 2020. Nhu cầu năng lượng và công suất lắp đặt điện gió của Trung Quốc đều tăng nhanh hơn so với kế hoạch. Do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, cùng với áp lực về các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, Trung Quốc đã đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng gió lên mức 210 GW vào năm 2020, tăng 180 GW so với mục tiêu đề ra trước đó. Tháng 8/2009, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng gió đã được Chính phủ Trung Quốc thay thế bằng ưu đãi thuế. Với chính sách mới này, bốn trang trại điện gió đã được thiết lập, dựa trên chất lượng tài nguyên năng lượng gió, điều kiện cung cấp kỹ thuật và cơ sở hạ tầng.
Bằng cách cho phép các nhà đầu tư nắm rõ tỷ lệ hoàn vốn dự kiến thông qua việc công bố trước mức thuế đánh trên số điện năng truyền tải, Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện khuyến khích phát triển nguồn năng lượng gió chất lượng cao. Đồng thời, điều này giúp các nhà máy điện gió giảm chi phí đầu tư và vận hành, tăng hiệu quả kinh tế, qua đó, thúc đẩy sự phát triển lớn hơn của ngành công nghiệp điện gió tại Trung Quốc.
Trong 10 năm qua, chi phí của các dự án điện gió giảm đi rất nhiều, nhưng các tiêu chí thuế quan đánh trên số điện truyền tải tại mỗi khu vực vẫn giữ nguyên mức ưu đãi cho đến năm 2015. Điều này khiến các nhà sản xuất điện gió tập trung vào chi phí sản xuất nhiều hơn mức nhu cầu, dẫn đến dư thừa một lượng lớn nguồn cung năng lượng. Sự mất cân bằng đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực miền Bắc và
miền Tây Trung Quốc, nơi sở hữu nguồn tài nguyên gió dồi dào và tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất điện gió. Do các trạm phụ tải được đặt cách xa hơn nhiều so với các nhà máy sản xuất điện gió, dẫn đến kết quả là số năng lượng điện gió được tạo ra cần phải giảm bớt do nhu cầu sử dụng thấp của địa phương hoặc do sự thiếu ổn định của hệ thống lưới điện.
Ý đồ của Bắc Kinh
Trung Quốc đang tận dụng sự phát triển năng lượng tái tạo để gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu trong khi sự ảnh hưởng của các nhà xuất khẩu dầu lớn như Nga và các nước Trung Đông đang ngày một suy giảm. Với vị trí quốc gia đứng đầu về sản lượng năng lượng tái tạo cũng như các công nghệ liên quan, Bắc Kinh giờ đây đang có ảnh hưởng lớn mà các quốc gia khác đang cần phải đề phòng. Họ có thể sử dụng năng lượng như một “vũ khí mới” để thay đổi mô hình thương mại và phát triển các liên minh mới. Đồng thời, điều này cũng có thể châm ngòi cho sự bất ổn ở một số quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.
Chuyên gia năng lượng Wang Bohua thuộc Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế IRENA đánh giá, cho dù đó là năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, năng lượng thủy triều hay nhà máy thủy điện, hầu hết các quốc gia đều có tiềm năng tự phát triển một số năng lượng sạch. Dó đó, trong tương lai có khả năng nhiều quốc gia phải nhập khẩu phần lớn năng lượng tái tạo hoặc công nghệ để có thể tự tạo ra sức mạnh của mình để nhằm cải thiện cán cân thương mại và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước những biến động của giá dầu mỏ, hiện đang phụ thuộc nhiều vào những ảnh hưởng địa chính trị. Ngành công nghiệp tái tạo của Trung Quốc đang thiết lập sự thống trị về công nghệ để phù hợp với thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, với những hạn chế về công nghệ, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ Úc, hoặc các quốc gia giàu khoáng sản như Bôlivia, Cộng hòa Dân chủ Congo… Trung Quốc hoàn toàn có thể dễ dàng đánh mất ngôi vương toàn cầu.
http://biendong.net/bien-dong/33351-tq-dang-thong-tri-the-gioi-trong-linh-vuc-nang-luong-tai-tao.html

Doanh nghiệp TQ quay cuồng trong “bão” corona

Các nhà hàng, cửa hiệu cùng hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đang đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí phải dừng hoạt động vì dịch corona.
Tại khu vực đồi núi hẻo lánh ở phía tây nam Trung Quốc, nơi cách biên giới Lào 128 km và cách tâm dịch corona Vũ Hán 1.930 km, Yao Tonghua đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh doanh.
Hai tháng trước, Yao phải vay mượn để trả 10.000 USD tiền thuê một căn nhà 5 tầng mà cô hy vọng sẽ trở thành “cung điện” ẩm thực Tứ Xuyên. Sau đó, dịch corona bùng phát.
7 đầu bếp của Yao bây giờ đang ngồi chơi xung quanh những chiếc bàn trống – nơi lẽ ra phải dành cho 100 thực khách. Rau thối rữa ngoài sân, còn cá lờ đờ trong bể.
“Tôi cứ nghĩ dịch bệnh chỉ giới hạn ở Vũ Hán và sẽ không tác động nhiều tới một thành phố vừa nhỏ vừa ở xa như chúng tôi”, Yao cho biết.
Yao đang cân nhắc cho nhân viên nghỉ việc và bán nhà hàng để bù đắp khoản thiệt hại đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, Yao cũng lo ngại rằng cô không thể tìm được người mua.
“Tình hình ngày càng tuyệt vọng”, Yao nói.
Tác động tới doanh nghiệp
Sau vài tuần chao đảo vì dịch corona, giới chức và các nhà kinh tế Trung Quốc ngày càng lo ngại về mức độ tàn phá của dịch bệnh đối với một phần quan trọng của nền kinh tế: đó là các nhà hàng, nhà bán lẻ, quán karaoke và các công ty gia đình. Vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm tới 80% nguồn lao động tại Trung Quốc và tạo ra 68% doanh thu quốc gia.
“Chỉ 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước hoạt động trở lại. Tình hình khá nghiêm trọng”, Shu Chaohui, quan chức tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, nói với các phóng viên.
Một cuộc khảo sát trên quy mô toàn quốc do Đại học Bắc Kinh tiến hành hồi tháng 2 cho thấy, một nửa trong số doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc sẽ cạn tiền trong vòng 3 tháng và 14% có thể không sống sót qua thời điểm giữa tháng 3.
Không giống các tập đoàn lớn hoặc các công ty đa quốc gia với khả năng vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc cho biết họ không có đủ tiền dự trữ để tiếp tục trả lương cho nhân viên và tiền thuê nhà.
Trong khi những tập đoàn khổng lồ chuyên sản xuất hàng loạt như iPhone Apple có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của chính phủ để sắp xếp xe buýt và tàu giúp đưa công nhân từ các tỉnh thành khác quay trở lại nhà máy làm việc, gần 40% doanh nghiệp nhỏ cho biết họ không thể đưa công nhân trở lại các thành phố ở Trung Quốc để làm việc vì lệnh hạn chế đi lại cũng như các rào cản về cách ly.
Chính phủ Trung Quốc vẫn đang tìm cách giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương, tuy nhiên kết quả vẫn chưa rõ ràng. Các bộ và cơ quan quản lý vẫn hối thúc các ngân hàng mở rộng các khoản vay dành cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn. Các bên cho vay cũng được đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán hoặc “nhắm mắt cho qua” nếu các doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, những lựa chọn về chính sách vẫn rất hạn chế khi nhiều khu vực tại Trung Quốc đang bị phong tỏa và tâm lý lo lắng vẫn bao trùm trên cả nước. Mọi người đơn giản chỉ không muốn ra khỏi nhà và tiêu tiền.
“Nếu mọi người không ăn ở nhà hàng, điều đó ảnh hưởng không chỉ tới nhà hàng, mà còn tới nhà cung cấp hải sản hay người nông dân. Nếu mọi người không đi mua sắm, điều đó sẽ ảnh hưởng tới người làm vải và thợ may. Những tác động về kinh tế không bị giới hạn, chúng sẽ lan truyền từng cấp độ”, Dai Ruochen, nhà kinh tế học tại Đại học Bắc Kinh và là người dẫn đầu nhóm khảo sát, nhận định.
Dịch bệnh còn tác động tới vấn đề việc làm. Trong những tuần gần đây, các công ty trên khắp Trung Quốc đã đăng thông báo trên mạng để xin lỗi khách hàng vì đã đóng cửa và xin lỗi nhân viên vì sa thải hàng loạt.
Nỗi lo nợ nần
Tại Thâm Quyến, nơi từng là khu đô thị náo nhiệt một thời, Cao Tianfei đã đóng cửa một nhà hàng cá nướng và trả 36.000 USD tiền phạt vì phá vỡ hợp đồng thuê mặt bằng bên trong một trung tâm thương mại đóng cửa từ hai tuần trước. Ông đã cho 15 nhân viên nghỉ việc.
“Tôi cảm thấy như tôi đang bỏ rơi những đứa con của mình vậy. Nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Mỗi sáng thức dậy, tiền thuê nhà và tiền lương nhân viên khiến tôi kiệt sức”, ông Cao cho biết.
Cao nói rằng diễn biến khó lường của dịch corona đã phá vỡ mọi kế hoạch của ông.
“Tôi chưa nghĩ đến việc vay tiền từ ngân hàng, vì tôi không thể đoán được khi nào dịch kết thúc. Ngay cả khi dịch kết thúc trong ngày hôm nay, chúng tôi vẫn phải mất một chặng đường dài mới có thể thoát ra khỏi nó”, ông Cao cho biết.
Nhằm hạn chế tình trạng bất ổn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu người dân. Các nhà chức trách đã đặt ra mục tiêu cuối tháng 4 để kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.
Một quan chức ngân hàng trung ương đã chia sẻ trên truyền thông quốc tế về việc Trung Quốc triển khai ít nhất 30 biện pháp chính sách, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, để đảm bảo họ có thể phục hồi nhanh chóng trong cơn khủng hoảng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33336-doanh-nghiep-tq-quay-cuong-trong-bao-corona.html

Covid-19: Trung Quốc giảm tốc đột ngột,

có thể mất vị thế ‘công xưởng thế giới’

Dịch virus corona chủng mới làm kinh tế Trung Quốc đột ngột giảm tốc, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải giảm lương, sa thải người lao động, thậm chí phải đóng cửa.
Một số chuyện gia kinh tế có uy tín ở tầm quốc tế nhận định rằng dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vai trò của Trung Quốc là nhà chế tạo hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, chọn nước nào thay thế Trung Quốc có thể là điều khó khăn, theo các chuyên gia.
Covid-19 đã làm hơn 94.000 người nhiễm bệnh với hơn 3.200 người thiệt mạng, chủ yếu ở Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc “co lại” lần đầu trong hơn 40 năm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2020 là dưới 5,6% vì dịch virus corona chủng mới lây lan trên toàn cầu, Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva nói hôm 4/3 trong cuộc họp báo chung của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB).
“Bản thân chính quyền Trung Quốc đang nhận thấy rằng tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn”, bà Kristalina Georgieva nói.
Cũng hôm 4/3, Trung Quốc đón nhận một tin xấu và gây sốc. Tập đoàn truyền thông Caixin của nước này cho biết Chỉ số Quản lý Sức mua (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ giảm còn 26,5 trong tháng 2 từ mức 51,8 của tháng 1, là mức thấp nhất kể từ khi Caixin thực hiện khảo sát từ năm 2005. Khi chỉ số thấp hơn 50, điều đó báo hiệu về suy giảm kinh tế, thay vì tăng trưởng.
“Kinh tế Trung Quốc quả thực đang ở trên một con đường rất xấu”, Kid Juckes, chiến lược gia của hãng dịch vụ tài chính Societe Generale nói.
Các khảo sát riêng lẫn các khảo sát chính thức mới được công bố cho thấy hoạt động kinh tế ở Trung Quốc đã giảm mạnh về mọi mặt trong tháng 2, khi các công ty chật vật mở cửa trở lại.
Tính đến cuối tháng 2, chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở lại hoạt động bình thường, theo khảo sát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc.
Dịch Covid-19 có thể làm cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị “co lại” lần đầu tiên kể từ thời những năm 1970.
Ông Larry Hu, kinh tế gia trưởng chuyên trách về Trung Quốc thuộc Tập đoàn Macquarie, viết trong một báo cáo rằng sau khi các dữ liệu chính thức được công bố hồi cuối tháng 2, có thể dự báo là tăng trưởng trong quý I của Trung Quốc sẽ thấp hơn 4%, giảm từ mức 6% của quý IV năm 2019.
“Thậm chí có thể là chính phủ Trung Quốc sẽ ghi nhận tăng trưởng bị âm trong quý I, lần đầu tiên bị như vậy kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa”, ông Larry Hu nói thêm.
Một báo cáo của Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đưa ra con số bi quan hơn, theo đó, Trung Quốc có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,3% trong quý I năm nay so với quý I năm ngoái.
Ở bình diện rộng hơn, mức tăng trưởng của cả năm 2020 được dự báo sẽ thấp hơn con số 5,6% mà Bắc Kinh đặt mục tiêu, theo báo cáo.
Một dự báo khác của ngân hàng ANZ, Australia, nói hôm 2/3 rằng GDP của Trung Quốc sẽ giảm còn 4,1% trong năm nay.
Kinh tế Trung Quốc “co lại” 1,6%, hay còn gọi là tăng trưởng âm, vào năm 1976, khi lãnh tụ Đảng Cộng sản Mao Trạch Đông qua đời và cũng chấm dứt một thập kỷ xáo trộn xã hội và chính trị.
Kể từ đó, Trung Quốc phát triển bùng nổ nhờ cải cách, với mức tăng trưởng trung bình 9,4%/năm trong giai đoạn 1978-2018.
Mỹ, các nước rời khỏi Trung Quốc
Dịch virus corona chủng mới tác động đến kinh tế Trung Quốc mạnh hơn so với những gì được tiên liệu, và nhiều khả năng sẽ chấm dứt việc nước này trong gần 30 năm qua đóng vai trò là nhà chế tạo hàng đầu của thế giới.
“Mô hình sử dụng Trung Quốc làm một trung tâm đã chết trong tuần này”, ông Vladimir Signorelli, lãnh đạo hãng nghiên cứu về đầu tư vĩ mô Bretton Woods Research, nói.
Trên trang Barron’s, chuyên tư vấn về đầu tư thuộc hãng Dow Jones, ông Shehzad H. Qazi, giám đốc điều hành China Beige Book (Sách Be Trung Quốc), viết rằng điều đáng sợ nhất trong cuộc khủng hoảng dịch hiện nay không phải là thiệt hại kinh tế ngắn hạn ở Trung Quốc, mà là sự gián đoạn tiềm tàng về dài hạn đối với các chuỗi cung.
Theo ông Qazi, các hãng ô tô và nhà máy hóa chất đóng cửa nhiều hơn cả. Các nhân viên ngành IT chưa quay trở lại làm việc ở hầu hết các hãng tính đến tuần trước. Các công ty vận tải và hậu cần có tỉ lệ đóng cửa cao hơn mức trung bình toàn quốc.
“Sự gián đoạn nghiêm trọng này sẽ có tác động lan tỏa đến các chuỗi cung của ngành ô tô, điện tử và dược phẩm trong nhiều tháng tới”, ông Qazi viết.
Nhờ dịch Covid-19, nhiều công ty Mỹ nhận ra sự lệ thuộc của họ vào Trung Quốc và họ đang tìm cách thay đổi.
Mặt khác, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những thập niên mà Trung Quốc là công xưởng của thế giới với chi phí thấp đang sắp chấm dứt.
Khi mức lương của người Trung Quốc tăng lên và các quy định về môi trường chặt chẽ hơn, các công ty Mỹ và nước ngoài dần dần xem xét các địa điểm khác để thay thế Trung Quốc.
Cuộc thương chiến do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đang đẩy nhanh thêm việc tìm kiếm này.
Nếu Tổng thống Trump được tái cử, điều đó sẽ làm tăng tốc hơn nữa tiến trình này vì các công ty sẽ lo lắng về nguy cơ thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 giữa Mỹ và Trung Quốc có thể trục trặc.
Một khảo sát của ngân hàng Bank of America với hơn 3.000 công ty cho thấy các hãng thuộc 10 trong số 12 ngành công nghiệp, bao gồm cả bán dẫn, ô tô và thiết bị y tế, đã chuyển hoặc có kể hoạch chuyển ít nhất là một phần chuỗi cung của họ khỏi các địa điểm hiện nay ở Trung Quốc.
Nước nào thay thế Trung Quốc?
Trung Quốc có hệ thống hậu cần-kho vận hoàn chỉnh hơn nhiều nước. Ít nước lớn nào có mức thuế như của Trung Quốc. Brazil không so được, Ấn Độ có thể so về thuế nhưng hậu cần-kho vận rất tệ. Vì vậy, nước nào thay thế được Trung Quốc là câu hỏi gây nhức đầu cho không ít công ty.
Ở thời điểm hiện nay, một số chuyên gia cho rằng Nam Á và Mexico sẽ là những nơi được hưởng lợi nhiều nhất.
Riêng đối với các doanh nghiệp Mỹ, Mexico đang nổi lên là sự lựa chọn hàng đầu. Là nước láng giềng có chi phí thấp duy nhất của Mỹ và cũng có hiệp định thương mại tự do với Mỹ, Mexico được cho là đang ở vào vị trí tốt nhất để tận dụng mâu thuẫn địa chính trị dài hạn giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Chúng tôi ước tính lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) chuyển hướng sang Mexico từ Mỹ, Trung Quốc và châu Âu là từ 12 đến 19 tỉ đô la/năm”, ông Sebastian Miralles, cổ đông nắm quyền điều hành tại hãng Tempest Capital ở thủ đô của Mexico nói.
“Sau giai đoạn lấy đà, tác động lan tỏa của FDI trong ngành chế tạo có thể làm tăng trưởng GDP của Mexico đạt 4,7%/năm”, ông nói.
Tổng thống Mexico muốn thu hút các công việc cần sức lao động đến nước ông, trong khi đó, Tổng thống Trump cũng muốn thấy như vậy, nhất là khi điều này giúp giảm di dân Trung Mỹ tìm cách đi vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi, vấn đề an ninh ở Mexico là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi họ phải lo lắng về nạn bắt cóc, băng đảng ma túy và chi phí tốn kém để bảo vệ cá nhân.
Chỉ cần Mexico an toàn bằng một nửa của Trung Quốc, điều đó cũng tăng điểm cho nền kinh tế Mexico rất nhiều. Nếu an toàn bằng Trung Quốc, Mexico sẽ là đất nước tốt nhất ở vùng Mỹ La tinh.
(Theo Forbs, Wall Street Journal, CNN, CNBC, Los Angeles Times, South China Morning Post, Financial Post)
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-lam-tq-giam-toc-dot-ngot-co-the-mat-vi-the-cong-xuong-the-gioi/5316194.html

nCoV và tin giả của Bắc Kinh –

hai loại virus người Tân Cương đang phải đối mặt

Lục Du
Khi COVID-19 lan tới Tân Cương, Chính quyền Trung Quốc tuyên bố, các tù nhân chính trị đã được phóng thích và dịch bệnh ở đây đã được kiểm soát. Nhưng các báo cáo từ thực tế cho thấy, tuyên bố này tiếp tục chỉ là “một động tác giả” của giới cầm quyền Trung Quốc.
Những người ở các cơ sở giáo dục hoàn toàn không có nguy lây nhiễm nCoV. Tại sao? Bởi vì tất cả học viên đã “tốt nghiệp” và hiện đã được tự do, ông Ilijan Anayt, phát ngôn viên của chính quyền Khu tự trị Tân Cương, phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức vào cuối tuần qua tại thủ phủ Urumqi của khu tự trị.
Việc Bắc Kinh dùng mọi cách nhằm làm dịu sự lo lắng về các tù nhân Duy Ngô Nhĩ mà chính quyền Trung Quốc gọi là “các học viên học nghề” làm bộc lộ mong muốn cứu vãn những thiệt hại từ vụ rò rỉ “danh sách Karakax”, một tài liệu ghi chép chi tiết thông tin về 311 tù nhân người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm trong đó lý do bắt giữ cũng như ghi chú quá trình cải tạo của họ.
Người Duy Ngô Nhĩ đang lưu vong trên khắp thế giới chắc chắn không tin vào “tin tốt” về hàng triệu đồng hương của họ, những người bị chính quyền Trung Quốc bắt giam và có nguy cơ nhiễm nCoV tăng lên hàng ngày. Những câu chuyện được kể bởi những người Duy Ngô Nhĩ may mắn đào thoát ra nước ngoài về các tù nhân ở Tân Cương thiếu dinh dưỡng, sống chen chúc, bị tra tấn và thậm chí bị hãm hiếp đã vẽ nên bức tranh về hàng trăm ngàn tù nhân đang từng ngày chờ đợi nCoV lấy đi mạng sống. Bởi những người này là đối tượng dễ bị tổn thương do thể lực suy yếu.
Người Duy Ngô Nhĩ ở hải ngoại đã không thể trở về thăm thân nhân kể từ năm 2017, năm mà Trần Toàn Quốc, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương cấm họ trở về quê hương bằng đường hàng không. Không có tín hiệu nào cho thấy những người bị giam giữ trong các “trường đào tạo nghề” ở Tân Cương đã được phóng thích, nếu có thì đó là những người đủ tiêu chuẩn “tốt nghiệp” theo yêu cầu của nhà cầm quyền. Những người này có thể sẽ trở thành “nô lệ” thời hiện đại trong các nhà máy, tiếp tục cuộc sống chen chúc trong các khu nhà tập thể để sản xuất quần áo, điện thoại di động xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã có những bài viết tấn công các hãng truyền thông quốc tế như New York Times, Foreign Policy và China Uncensored, nói họ là những “hố rác chống Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng phát động một cuộc chiến truyền thông chống lại Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu đã ghi chép tỉ mỉ sự xuất hiện của các trại cải tạo ở Tân Cương từ năm 2016. Bắc Kinh đã gắn nhãn “học giả chống Trung Quốc” cho ông Zenz, trong khi tuyên dương hai nhà báo viết bài chỉ trích, bêu xấu, cũng như chế giễu đức tin của ông Zenz.
Việc chính quyền Tân Cương chặn các tin tức bất lợi cho họ đã đặt toàn bộ khu vực này trong tình trạng phong tỏa truyền thông độc lập, mọi thông tin nhạy cảm trở thành tài liệu bí mật quốc gia. Còn lại chỉ là các bản tin đã được biên tập một cách cẩn thận.
Giới chức của Khu Tự trị Tân Cương đã gay gắt phủ nhận những luồng thông tin nói rằng số ca nhiễm virus nCoV trong các trại cải tạo bị sửa để tránh gây thêm rắc rối cho những trại này. Họ nói rằng những thông tin này là “vô căn cứ”.
Elijan Anayit, người phát ngôn của Văn phòng Thông tin của Ủy ban Nhân dân Khu Tự trị Tân Cương, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Urumqi hôm thứ Bảy (29/2) tuần trước, đã lên án những “thông tin sai lệch khủng khiếp” được lan truyền bởi lực lượng lưu vong “Đông Turkestan”, ám chỉ cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ lưu vong.
Tính đến nửa đêm thứ Sáu (28/2), Tân Cương mới chỉ có “76 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có hai trường hợp tử vong. Hai mươi bốn bệnh nhân đã hồi phục cho đến nay”, ông Anayit thông tin.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đưa tin không trung thực. Trong một bài viết của truyền thông nhà nước Trung Quốc trích dẫn những phát biểu của ông Anayit để phản bác lại những “luận điệu xuyên tạc” của thế lực thù địch về Tân Cương, có một bức ảnh minh họa với ghi chú ẩn ý rằng người dân đang sống yên bình và hành phúc. Tuy nhiên, địa điểm trong ghi chú của bức ảnh này hoàn toàn không đúng với thực tế, chứng tỏ bức ảnh được “mượn” để minh họa cho nội dung bài viết nặng tính tuyên truyền.
Chính quyền Trung Quốc tùy ý đưa tin vì nghĩ rằng Tân Cương là vùng đất hẻo lánh và truyền thông quốc tế bị ngăn cản tiếp xúc với nơi này. Mặc dù vậy, họ quên rằng vẫn có nhiều người đã chứng kiến những sự việc tàn bạo diễn ra trước mắt họ, hay những người đã trực tiếp trải qua những điều kinh hoàng mà giới cầm quyền gây ra ở Tân Cương.
Việc tạp chí Hoàn Cầu của Bắc Kinh nói rằng tài liệu Karakax bị “thổi phồng” và Mehmutjan Umarjan, người đứng đầu huyện Moyu ở Tân Cương tố cáo “Lực lượng Đông Turkestan đã bịa ra một danh sách nhằm ly khai Tân Cương khỏi Trung Quốc” chính là chỉ dấu cho thấy chính quyền Trung Quốc đã bị dồn vào góc tường khi không trưng ra được các bằng chứng xác thực ủng hộ các tuyên bố của họ. Điều này cũng tương tự như việc Hoàn Cầu tuyên bố rằng việc đưa người Duy Ngô Nhĩ vào học tập tại các Trung tâm Giáo dục – đào tạo là một phần trong chiến lược chống khủng bố và tư tưởng cực đoan của chính phủ, và mọi việc đã được thực hiện theo luật, nhưng tuyên bố này trái ngược hoàn toàn với những gì các nhân chứng sống cho biết.
Theo Bitter Winter
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ncov-va-tin-gia-cua-bac-kinh-hai-loai-virus-nguoi-tan-cuong-dang-phai-doi-mat.html

Truyền thông Trung Quốc lan truyền tin giả

về nguồn gốc của COVID-19 là tại Hoa Kỳ

Hương Thảo
Trong những ngày gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc tập trung đưa tin về tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ, nhằm khiến người dân nhầm tưởng rằng tình hình dịch bệnh ở Mỹ nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng, chủng mới của virus corona có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, trong khi virus này xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Hàng ngàn thông tin giả mạo đã xuất hiện trên Internet và trong các nhóm truyền thông xã hội, bao gồm cả những thông tin đồn thổi xuyên tạc về “sự bùng phát của chủng virus corona mới ở Hoa Kỳ, sau đó mới lan sang Trung Quốc”.
Nhà bình luận Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, Đường Tĩnh Viên (Tang Jingyuan) cho biết, ông tin rằng chính quyền Trung Quốc đang cố tình dùng tin giả để đánh lừa công dân của họ về sự bùng phát dịch bệnh ở nước này.
“Chúng ta thấy rõ rằng dịch virus corona ở Trung Quốc rất nghiêm trọng, điều này hoàn toàn khác với những gì chính quyền tuyên bố. Người Trung Quốc tự nhìn thấy những gì đang xảy ra xung quanh họ”, ông Đường nói.
Do đó, chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ chuyển sự thịnh nộ của người dân sang Hoa Kỳ.
“Họ cố gắng đánh lừa để mọi người nghĩ rằng virus này đến từ Hoa Kỳ và khiến người dân Trung Quốc căm thù Hoa Kỳ. Sau đó, họ (người dân Trung Quốc) sẽ không nghĩ gì về những gì Bắc Kinh đang làm”, ông Đường nói.
Và bằng cách nhấn mạnh những bùng phát nghiêm trọng bên ngoài Trung Quốc, “họ có thể nói với mọi người rằng Trung Quốc có một hệ thống tốt hơn”, ông Đường cho biết.
Trước đó, vào ngày 27/2, ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết nguồn gốc của chủng virus corona mới “không nhất định là từ Trung Quốc”.
Trước tuyên bố của ông Chung, cư dân mạng đã bình luận sôi nổi.Một cư dân mạng có nick Ngô An Địch nhận xét: “Lần trước thì đem virus đổ cho Mỹ và Đài Loan, giờ lại nói virus không phải bắt nguồn từ Trung Quốc, tôi hiểu rồi, lời nói dối nói 3 lần thì thành lời nói thật, đúng là trò bịp của chính quyền Trung Quốc”.
Nick Dixon bình luận: “Thật là mỉa mai!”.
Cư dân mạng có nick Juju nói: “Đúng là quốc gia không biết xấu hổ nhất thế giới”.
Nick Yu-han Chen châm chọc: “Tôi hiểu chắc ông đang ám chỉ nước Nga”.
Nick Alex Tsou chia sẻ: “E rằng chỉ có Chúa mới biết được ‘nguồn gốc’ bệnh từ đâu. Vậy sao phải nhấn mạnh nó đến từ chợ hải sản Hoa Nam? Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra virus này có nhân tố tái tổ hợp, là phi tự nhiên. Dù gì bệnh đã lây lan khắp nơi. Là trì hoãn, không kiểm soát hay che đậy thông tin, đó mới là nguyên nhân chủ yếu. Đó mới là nguồn gốc gây hại cho người dân, cho thế giới”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-lan-truyen-tin-gia-ve-nguon-goc-cua-covid-19-la-tai-hoa-ky.html

Chính quyền Trung Quốc ‘gián tiếp thừa nhận’

 virus corona mới là vũ khí sinh học?

Quý Khải
Nhiều thông tin chính thức từ chính quyền Trung Quốc dường như đang ám chỉ virus corona chủng mới là nhân tạo và bắt nguồn từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán.
Trong một cuộc họp khẩn cấp tại Bắc Kinh ngày 21/2, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về sự cần thiết phải khống chế dịch COVID-19 và thiết lập một hệ thống ngăn chặn dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Một hệ thống quốc gia nhằm kiểm soát rủi ro an toàn sinh học phải được áp dụng để “bảo vệ sức khỏe người dân”, ông Tập nói, “vì sự an toàn của phòng thí nghiệm là một vấn đề thuộc phạm trù an ninh quốc gia”. Nếu loài virus này bắt nguồn từ động vật (dơi, rắn hay tê tê) như báo cáo chính thức, tại sao ông Tập lại chỉ thị việc chú trọng đến “sự an toàn của phòng thí nghiệm”?
Trong cuộc họp, ông Tập không thực sự thừa nhận SARS-CoV-2 hiện đang tàn phá Trung Quốc đã trốn thoát khỏi một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học của nước này. Nhưng ngay ngày hôm sau, đã có bằng chứng cho thấy đây có thể là những gì đã xảy ra, khi Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đưa ra một chỉ thị mới có tiêu đề: “Hướng dẫn về tăng cường quản lý an toàn sinh học trong các phòng thí nghiệm vi sinh xử lý các virus tiên tiến như virus corona chủng mới”.
Dựa trên những mảnh ghép thông tin này, phải chăng Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát mầm bệnh nguy hiểm trong các ống nghiệm? Và ở Trung Quốc liệu có bao nhiêu “phòng thí nghiệm vi sinh học” có khả năng xử lý các virus cấp cao như virus corona chủng mới?, Steven W. Mosher, chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số (một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ), tác giả một bài viết đăng trên tờ New York Post hôm 22/2, đặt câu hỏi.
Trên thực tế, trên khắp Trung Quốc, chỉ có duy nhất một phòng thí nghiệm như vậy. Và phòng thí nghiệm này nằm ở thành phố Vũ Hán, cũng chính là tâm chấn của dịch bệnh.
Là phòng thí nghiệm vi sinh cấp 4 (BSL-4) duy nhất ở Trung Quốc, cơ sở này – với tên gọi Phòng thí nghiệm An toàn vi sinh Quốc gia (National Biosafety Laboratory), trực thuộc Viện Virus học Vũ Hán – được trang bị các trang thiết bị chuyên dụng để thí nghiệm các chủng virus corona gây chết người.
Không chỉ vậy, chuyên gia hàng đầu về vũ khí sinh học của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nữ Thiếu tướng Chen Wei, đã được phái đến Vũ Hán vào cuối tháng 1 để hỗ trợ công tác ngăn chặn dịch bệnh.
Theo tờ nhật báo của quân đội Trung Quốc PLA Daily, bà Chen đã nghiên cứu virus corona kể từ thời điểm bùng phát dịch SARS vào năm 2003, bên cạnh virus Ebola và bệnh than. Đây cũng không phải là chuyến đi đầu tiên của bà đến Viện Virus học Vũ Hán, bởi đây là một trong hai phòng thí nghiệm nghiên cứu vũ khí sinh học duy nhất tại Trung Quốc.
Phải chăng điều này cho thấy virus corona chủng mới, hiện được gọi là SARS-CoV-2, có thể đã trốn thoát khỏi chính phòng thí nghiệm đó, và công việc của nữ tướng Chen là cố gắng đưa “thần đèn trở lại” như trước đây?, ông Mosher đặt câu hỏi.
Chính quyền Trung Quốc “gián tiếp” thừa nhận virus corona mới là vũ khí sinh học?
Thiếu tướng Chen Wei, chuyên gia hàng đầu về vũ khí sinh học của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Youtube/Edge of Wonder).
Bổ sung thêm vào lịch sử các sự cố tương tự của Trung Quốc, ngay cả virus SARS chết người gây ra một vụ đại dịch toàn cầu tương tự vào năm 2003 cũng đã trốn thoát – hai lần – từ phòng thí nghiệm Bắc Kinh, nơi nó được dùng trong các thí nghiệm. Cả hai lần dịch bệnh “nhân tạo” này đã nhanh chóng được ngăn chặn, nhưng cả hai đều sẽ không xảy ra nếu các biện pháp phòng ngừa an toàn được thực hiện.
Ngoài ra còn 1 sự việc ít được đề cập: Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc có thói quen bán các cá thể động vật thí nghiệm cho những người bán hàng rong ngoài chợ sau khi đã thử nghiệm xong.
Thay vì quy trình xử lý chuẩn tắc là hỏa táng các con động vật bị nhiễm bệnh dùng trong thí nghiệm, theo yêu cầu của pháp luật, họ còn bán chúng ra chợ đen để kiếm thêm một chút tiền tiêu vặt. Trong một số trường hợp, số tiền thu được là rất lớn. Ví dụ, một nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh, hiện đang ngồi tù, đã kiếm được một triệu đô la nhờ bán những con khỉ và chuột thí nghiệm của mình trên thị trường động vật sống, để rồi rốt cục chúng sẽ đi vào dạ dày của một ai đó. Chúng ta không biết đây có phải là trường hợp đối với dịch COVID-19 này hay không, nhưng nhiều dấu hiệu từ phía chính quyền Trung Quốc đã cho thấy các nghiên cứu xoay quanh SARS-CoV-2 như một vũ khí sinh học đã từng được triển khai tại Phòng thí nghiệm An toàn vi sinh Quốc gia Vũ Hán.
Theo Steven W. Mosher, New York Post
Quý Khải dịch và biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/Kanak News)
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-gian-tiep-thua-nhan-virus-corona-moi-la-vu-khi-sinh-hoc.html

Chính trường Malaysia: Mưu cao quá hoá dễ bại

Chính trường Malaysia vừa có những đảo lộn lớn, với nhiều bất ngờ độc đáo. Cục diện chính trị ở đây chuyển dịch ra sao? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Ở Malaysia, Quốc vương Abdullah Ri’ayatuddin đã làm tiêu tan mộng vọng quyền lực của cả nguyên Thủ tướng Mohamad Mahathir lẫn cựu Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim khi đề cử ông Muhyiddin Yassin làm Thủ tướng mới của đất nước này.
Ganh đấu quyền lực
Ông Muhyiddin, 72 tuổi, từng là Phó Thủ tướng thời ông Najib Razak và đảng Umno cầm quyền và là Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ vừa đây của ông Mahathir, khi xưa ở trong phe đảng Umno của ông Razak và rồi về phe đảng Bersatu của ông Mahathir.
Cho dù ông Muhyiddin chưa chứng tỏ được là đã có đủ đa số ủng hộ trong nghị viện và ông Mahathir có hẳn danh sách 114 dân biểu của nghị viện bao gồm 222 thành viên ủng hộ, vị Quốc vương kia vẫn lựa chọn ông Muhyiddin làm Thủ tướng mới. Qua đó có thể thấy, Quốc vương vừa muốn có sự thay đổi chứ không muốn để ông Mahathir tiếp tục nhiếp chính lại vừa muốn giải thoát chính trường Malaysia khỏi cuộc ganh đấu quyền lực giữa ông Mahathir và ông Ibrahim.
Ông Mahathir có đủ lý do xác đáng để nói là đã bị phản bội, đặc biệt là bị chính ông Muhyiddin phản bội trong khi ông Ibrahim cũng có đủ lý do chính đáng để phàn nàn là đã bị ông Mahathir phản bội. Chỉ có điều trong chính trị, phản bội – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đều hàm ý không tốt về đạo lý – thực chất chỉ là một dạng của quyền biến và kết quả của phương châm “Mục đích thần thánh hoá công cụ”.
Ông Mahathir vô cùng lão luyện trên chính trường Malaysia. Bằng chứng gần đây nhất về mức độ dạn dày kinh nghiệm chính trường của người này là sự trở lại cầm quyền đầy ngoạn mục cách đây gần 2 năm. Khi ấy, ông Mahathir liên danh với phe cánh của ông Ibrahim để lật đổ ông Razak.
Cũng khi ấy, ông Mahathir cam kết chỉ cầm quyền tạm thời và sau một thời gian, chậm nhất là 2 năm, sẽ chuyển giao mọi quyền bính vào tay ông Ibrahim. Sự chia sẻ thời gian cầm quyền này là chất keo gắn kết đảng Bersatu của ông Mahathir với Liên minh Hy vọng của ông Ibrahim.
Vì thế, không khó khăn gì để nhìn ra mục đích của việc ông Mahathir bất ngờ từ chức, cả từ chức Thủ tướng và cương vị Chủ tịch đảng Bersatu, là không để cho ông Ibrahim lên cầm quyền ở Malaysia. Ông Mahathir tin rằng, cho dù từ chức cả chức vị Chủ tịch đảng Bersatu thì vẫn không bị ai đó trong đảng này “phản bội”. Rõ ràng người này toan tính là vẫn có thể quy tụ được đa số cần thiết trong nghị viện mà không còn phải lệ thuộc vào việc liên minh với phe cánh của ông Ibrahim.
Ông Mahathir xem ra đã không kiểm soát được đảng của mình, lại làm cho liên danh với phe của ông Ibrahim tan rã khi chính trong nội bộ đảng Bersatu đã có người kiên nhẫn náu mình chờ thời cơ thay thế và có lẽ đã quá tự tin trước vị quân vương, không tính đến việc vị quân vương ấy dành ưu tiên hàng đầu cho ổn định chính trị chứ không để cho đất nước lại chìm đắm trong tranh giành quyền lực chính trị. Trong chính trị, mưu tính càng cao xa thì thường càng dễ bị thất bại bởi sai lầm, thiếu sót hay chủ quan rất nhỏ.
Dự báo cục diện chính trị Malaysia
Bi hài chính trị quyền lực nội bộ ở Malaysia lần này càng thêm độc đáo khi trong liên minh các đảng phái mà vị Thủ tướng mới đang thành lập để cùng nhau cầm quyền lại có cả đảng Umno. Gần hai năm trước, đảng này bị mất quyền trong cuộc tổng tuyển cử, bây giờ trở lại cầm quyền bằng cách đi cửa sau. Ông Muhyiddin đi từ đảng Umno sang đảng Bersatu và giờ cầm quyền cùng với đảng Umno. Lần này, ông Ibrahim cũng trắng tay như ông Mahathir nhưng rõ ràng chịu quả không đắng bằng ông Mahathir.
Malaysia đã nhanh chóng có Thủ tướng mới. Nhưng cục diện chính trị như thế không thể đảm bảo cho đất nước này có được ổn định chính trị bền vững. Triển vọng tới đây như thế nào phụ thuộc vào việc ông Muhyiddin tập hợp được những đảng phái chính trị nào nữa thành chính phủ liên hiệp mới và có kiểm soát được đảng Bersatu cũng như liên minh các đảng phái này hay không.
Ở Malaysia hiện tại không chỉ có cuộc tranh giành quyền lực giữa những chính trị gia gạo cội mà còn cả giữa thế hệ chính trị gia trẻ tuổi với thế hệ những chính trị gia gạo cội này. Hiện chưa biết ông Muhyiddin xử lý những mâu thuẫn lợi ích và xung khắc thế hệ này như thế nào, cho dù có thể chắc chắn được là vị Thủ tướng mới không thể không rút ra những bài học xương máu từ số phận chính trị của ông Mahathir, ông Ibrahim và ông Razak.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33345-chinh-truong-malaysia-muu-cao-qua-hoa-de-bai.html

Đánh bại ứng viên TQ,

một người Singapore sẽ đứng đầu WIPO

Một người Singapore đã đánh bại ứng viên Trung Quốc để giành vị trí lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), và như thế chặn được nỗ lực của Bắc Kinh để giành một vai trò lãnh đạo thứ 5 tại Liên Hiệp Quốc.
Chuyên gia pháp lý Darren Tang đã đánh bại đồng nghiệp Trung Quốc, bà Wang Binying, trong một cuộc biểu quyết kín của hàng chục quốc gia để chọn người vào vị trí Tổng giám đốc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), là tổ chức uốn năn các quy luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ là trọng tâm của cuộc chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Cùng với nhiều nước phương Tây khác, Hoa Kỳ hậu thuẫn ông Tang cho vị trí TGD Wipo. Tháng trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là Washington đang “theo sát, rất sát’ những diễn tiến liên quan tới văn phòng cấp bằng sáng chế LHQ.
Ông Tang được chọn trong cuộc biểu quyết của uỷ ban phối hợp WIPO, một nhóm gồm 83 nước do Pháp làm Chủ tịch. Pháp loan báo kết quả cuộc biểu quyết dựa trên 55 phiếu bầu cho ông Tang, và 28 phiếu bầu cho ứng viên Trung Quốc.
Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, ông Andrew Bremberg, bày tỏ vui mừng:
“Chúng tôi rất hài lòng về kết quả rõ rệt của cuộc biểu quyết. Chúng tôi tin rằng kết quả áp đảo của cuộc biểu quyết hôm nay thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ các sản phẩm trí tuệ, và toàn bộ sự độc lập của WIPO trong cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Trung Quốc Chen xu nói với Reuters:
“Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã ủng hộ chúng tôi, và chúc mừng ứng viên được bầu. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục tham gia và đóng góp cho cơ quan quốc tế quan trọng này.”
Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên có trụ sở tại Geneva, giám sát hệ thống về quyền sở hữu trí tuệ, một lĩnh vực có tầm quan trọng ngày càng cao đối với Trung Quốc và các công ty của nước này.
Dưới sự lãnh đạo của ông Francis Gurry, Tổng giám đốc người Úc sắp từ nhiệm, WIPO đã giám sát hiện tượng bùng nổ các hồ sơ yêu cầu cấp bằng sáng chế và đã bắt đầu các cuộc đàm phán tiên khởi về liệu trí tuệ nhân tạo, hoặc máy móc, có thể được cấp bằng phát minh hay không.
Ngược lại với nhiều cơ quan LHQ khác bị thiếu tài trợ, WIPO dự kiến sẽ thu về 880 triệu franc Thuỵ sĩ, tương đương với 921 triệu USD trong tài khoá 2020-2021, chủ yếu từ lệ phí nộp đơn bằng sáng chế.
Công dân Trung Quốc đang đứng đầu 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc: Tổ chức Lương nông LHQ-FAO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế -ICAO, Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ – UNIDO, và Liên minh Viễn thông quốc tế – ITU.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-bai-ung-vien-tq-mot-nguoi-singapore-se-dung-dau-wipo/5316645.html

Pakistan đã ban bố

tình trạng ‘khẩn cấp quốc gia’ do dịch châu chấu

Triệu Hằng
Chính phủ Pakistan đã ban bố tình trạng “khẩn cấp quốc gia” trước dịch châu chấu sa mạc hoành hành ở phía đông đất nước.
Chính phủ Thủ tướng Imran Khan cho biết đây là vụ phá hoại do châu chấu tồi tệ nhất trong hơn hai thập niên. Tờ DW ngày 1/2 dẫn lời Thủ tướng Imran Khan nói rằng bảo vệ nông nghiệp và người nông dân là ưu tiên của chính phủ.
“Chúng tôi đang phải đối mặt với sự xâm nhập của loài châu chấu tồi tệ nhất trong hơn hai thập niên và đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với mối đe dọa này”, DW dẫn lời Bộ trưởng thông tin Firdous Ashiq Awan.
Châu chấu sa mạc đã đến Pakistan từ Ấn Độ vào tháng 6, và đã tàn phá bông, lúa mì, ngô và các loại cây trồng khác.
Điều kiện thời tiết thuận lợi và phản ứng chậm trễ của chính quyền đã giúp châu chấu sinh sôi và tấn công các vùng trồng trọt. Khả năng hủy diệt quy mô lớn của bầy châu chấu đã dấy lên mối lo ngại về an ninh lương thực.
Tờ báo Dawn của Pakistan dẫn lời Bộ trưởng An ninh lương thực Makhdoom Khusro Bak­h­tiar cho biết, bầy châu chấu hiện đang ở biên giới Pakistan – Ấn Độ xung quanh Cholistan và trước đây ở Sindh và Balochistan.
“Cuộc tấn công châu chấu là chưa từng có và đáng báo động”, ông Bak­h­tiar nói.
“Công việc chống loài côn trùng này đã được thực hiện trên 121.400 ha, và phun thuốc diệt từ trên không đối với 20.000 ha”, tờ The Express Tribune dẫn lời ông Bak­h­tiar. “Chính quyền huyện, các tổ chức tình nguyện, ban ngành hàng không và lực lượng vũ trang đã được huy động để chống lại cuộc tấn công và cứu lấy mùa màng”.
Lần cuối Pakistan chứng kiến mối đe dọa nghiêm trọng từ loài châu chấu là vào năm 1993. Hiện tại, bầy châu chấu đang gây ảnh hưởng đến nước láng giềng Ấn Độ và các nước ở Đông Phi.
Hôm 27/2, tờ Independent đăng rằng Trung Quốc có khả năng sẽ gửi đội quân vịt đến Pakistan để giúp chống lại sự xâm lăng của đàn châu chấu khổng lồ. Ít nhất 100.000 con vịt sẽ có chuyến hành trình dài 4.827km từ phía đông tỉnh Chiết Giang đến Pakistan, có chung đường biên giới với tỉnh Tân Cương.
Tờ Independent dẫn lời ông Lu Lizhi, một nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Nông nghiệp Chiết Giang nói trên tờ Tin tức Buổi tối Ning Ba rằng vịt là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát châu chấu từ cách đây 20 năm.
Vào năm 2000, một đội quân gà và vịt với 700.000 con đã được gửi đến Tân Cương để giành quyền kiểm soát khu vực từ đàn châu chấu đã nuốt chửng hơn 3,8 triệu ha hoa màu và đồng cỏ. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra vịt hiệu quả hơn gà trong việc đánh bại các loài gây hại.
Tuy nhiên, tờ The National ngày 27/2 dẫn lời một chuyên gia trong nhóm xử lý sự cố đến từ Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ không gửi vịt tới Pakistan để giải quyết bầy châu chấu như tin tức đã lan truyền trước đó.
https://www.dkn.tv/the-gioi/pakistan-da-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-quoc-gia-do-dich-chau-chau.html

Các cửa hàng Úc giới hạn lượng mua giấy vệ sinh

của khách hàng trong bối cảnh tích trữ hàng hóa

do coronavirus

Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Tư (4/3), các cửa hàng tạp hóa lớn của Úc đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với việc mua giấy vệ sinh, sau khi đợt thu mua hoảng loạn liên quan đến nỗi lo sợ vì coronavirus dọn sạch các kệ hàng, khi nước này ghi nhận trường hợp lây truyền bệnh thứ ba tại địa phương.
Úc là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra biện pháp cứng rắn trong việc khắc phục dịch bệnh, áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới đối với du khách từ tâm dịch ở Trung Cộng từ một tháng trước. Nước này báo cáo 42 trường hợp nhiễm coronavirus – phần lớn trong số họ là những người đến từ một du thuyền cập cảng ở Nhật Bản – và chỉ có ba trường hợp những người không rời khỏi đất nước bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các mạng truyền thông xã hội tràn ngập hình ảnh và video quay cảnh người dân dự trữ hàng hóa, bao gồm cả các sản phẩm vệ sinh và các mặt hàng chủ lực như gạo và trứng. Đặc biệt, việc tích trữ giấy vệ sinh đã kích động các hashtag đang thịnh hành #toiletpapergate và #toiletpapercrisis trên Twitter, cùng với hình ảnh các xe đẩy mua sắm và những lời kêu gọi bình tĩnh từ các viên chức.
Woolworths Group, chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất đất nước, hạn chế số bán sản phẩm thiết yếu xuống còn bốn gói cho mỗi người mua để giúp tăng mức tồn kho trong khi các nhà cung cấp đẩy mạnh việc sản xuất tại địa phương. Chi nhánh địa phương của Costco Wholesale giới hạn các gói mua số lượng lớn thành một cho mỗi khách hàng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-cua-hang-uc-gioi-han-luong-mua-giay-ve-sinh-cua-khach-hang-trong-boi-canh-tich-tru-hang-hoa-do-coronavirus/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.