Trung Cộng làm hại cả thế giới
Wednesday, February 5, 2020
7:08 AM
//
Bình Luận
,
Người Việt
,
Tin Tức
Ngô Nhân Dụng
Theo Nguoi-viet
Bây giờ không phải chỉ lo mua khẩu trang bịt miệng mà còn phải nhớ rửa tay luôn luôn! Rửa ngay sau khi bắt tay một người quen. Trong hình, một nhân viên cứu hỏa rửa tay tại bệnh viện Princess Margaret ở Hồng Kông hôm Thứ Ba, 4 Tháng Hai, 2020. Hồng Kông là nơi thứ hai bên ngoài Trung Quốc có một người chết vì virus Corona. (Hình: Anthony Wallace/AFP via Getty Images) |
Trong ba tuần kể từ khi bệnh dịch virus Corona phát hiện, giá dầu thô đã tụt xuống mất một phần năm, 20%. Nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc giảm bớt hai triệu thùng một ngày và nhu cầu cả thế giới giảm theo. Ngày Thứ Hai tuần này, giá sắt, thép trên toàn thế giới đi xuống, đồng giảm giá 13%, chỉ vì kinh tế Trung Quốc khựng lại với 56 triệu người bị cô lập hóa trong cơn bệnh dịch virus Corona.
Trước khi bệnh nổ ra, kinh tế Trung Quốc đã trì trệ, bây giờ còn tệ hơn, và đang kéo theo cả thế giới! Nếu căn bệnh chỉ tác hại bằng trận dịch SARS năm 2002, 2003, thì Tổng Sản Lượng Nội Địa lục địa Trung Hoa sẽ giảm bớt khoảng 40 tỷ đồng nguyên, gần $6 tỷ, mất 1% GDP.
Nhưng trong 17 năm qua kinh tế nước Tàu đã thay đổi, sản lượng đã tăng lên tám lần, từ $1.7 tỷ lên $14 tỷ, theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới. Năm 2003, một người Trung Hoa tạo ra được bình quân $1,500 hàng hóa, năm nay con số thành $9,000. Thời đó dân Tàu chiếm 5.3% tổng số thương mại quốc tế; bây giờ đã lên 12.8%, hơn một phần tám các giao dịch toàn cầu. Trong nội địa, dân Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn, và nợ nần cũng nhiều hơn.
Từ vai trò một nước bán quần áo, đồ chơi, giày dép, bây giờ kinh tế Trung Quốc trở thành một trung tâm liên kết với kinh tế toàn thế giới; với vai trò người bán cũng như là người mua trong “chuỗi tiếp liệu toàn cầu.”
Các công ty quốc tế cần mua các bộ phận sản xuất ở Trung Quốc, đồng thời cũng tùy thuộc các bạn hàng và người tiêu thụ ở nước Tàu mua hàng của họ.
Khi Chuỗi Tiếp Liệu này bị đứt đoạn, thì ảnh hưởng dây chuyền sẽ lan khắp thế giới. Dân Trung Quốc tiêu thụ một phần sáu số hàng Apple bán ra, và 47%, gần một nửa số “chíp” của Qualcomm, trị giá $12 tỷ. Các công ty dược phẩm mua 80% các nguyên liệu chủ yếu ở bên Tàu. Khách hàng của Intel ở trong nước Tàu đóng góp 28% tổng số bán toàn thế giới của công ty, khoảng $20 tỷ.
Các công ty McDonald’s, Ikea, Levi Strauss và Starbucks đã tạm đóng cửa nhiều cửa hàng; Apple đã đóng 42 tiệm trong lục địa. Ford, Toyota, Apple và Tesla đã cho các nhà máy ở nước Tàu ngưng sản xuất. Năm ngoái, General Motors bán xe ở nước Tàu nhiều hơn ở Mỹ, năm nay chính phủ Trung Cộng đang yêu cầu họ cho nhân viên nghỉ Tết thêm một tuần lễ! Các công ty hàng không American, Delta, United, Lufthansa và British Airways, đã hủy các chuyến bay sang Tàu.
Cả đến các rạp chiếu bóng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngày Mùng Một Tết năm ngoái, các rạp thu được 1.45 tỷ đồng nguyên. Năm nay chỉ kiếm được 1.81 triệu, hơn một phần ngàn chút đỉnh! Bảy cuốn phim mới đáng lẽ được đem trình làng vào dịp Tết, nay đã hoãn lại, trong đó có một phim do Củng Lợi đóng vai một huấn luyện viên đội bóng chuyền.
Các công ty quốc tế ngày nay phụ thuộc vào “chuỗi tiếp liệu toàn cầu,” phụ thuộc nhiều hơn là chính họ biết. Một công ty sản xuất ở Mỹ hay Mexico phải mua một số bộ phận từ Châu Âu chẳng hạn. Họ có thể nghĩ rằng bệnh dịch ở bên Tàu không ảnh hưởng gì tới họ, Nhưng khi các nhà máy ở bên Tàu đóng cửa, lúc đó mới biết rằng các nhà cung cấp bộ phận ở Châu Âu cũng phải mua một số hàng từ nước Tàu qua để ráp vào thành món hàng họ bán! Các nhà máy dệt ở Bangladesh hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể không ngờ rằng họ tùy thuộc vào một số nhà sản xuất bông, sợi ở bên Tàu. Nhiều khi món hàng do nước Tàu cung cấp chỉ là một bộ phận nhỏ để ráp vào một bộ phận lớn hơn, rồi đem ghép với các món khác sản xuất từ ba, bốn nước nữa. Nhưng bỗng nhiên thiếu một bộ phận nhỏ nào đó cũng làm xáo trộn cả chuỗi dây chuyền tiếp liệu!
Năm 2011, trận tsunami tàn phá bờ biển Nhật đã cho nhiều công ty quốc tế một bài học cay đắng. Họ không ngờ chỉ thiếu một bộ phận nhỏ là cả guồng máy sản xuất phải tạm ngưng. Và họ cũng không ngờ chỉ có một nhà sản xuất cung cấp bộ phận đó, nhà máy nằm trong vùng đón bão và tsunami!
Ngược lại, khi kinh tế nước Tàu chậm lụt vì bệnh dịch thì nhiều nhà máy ở đó cũng ngưng không mua các chip điện tử của Đài Loan hay Nam Hàn. Không mua đồng từ Chile hoặc Canada, và không đặt mua thêm máy móc của Mỹ, Đức hay Ý.
Hiện chưa thể đoán cơn bệnh dịch virus Corona có kéo dài hơn thời gian tám tháng của cơn bệnh dịch SARS trước đây không. Các bác sĩ ở Trung Quốc và ở Mỹ mới khám phá ra loài virus mới này có cả trong phân của các bệnh nhân, tức là có thể truyền theo nhiều đường khác ngoài đường hô hấp.
Cơn bệnh dịch càng kéo dài thì chính phủ Trung Cộng càng phải quay trở về với các biện pháp kích thích kinh tế cũ mà họ đang muốn bỏ để canh tân từ cơ cấu. Họ đã bắt đầu bơm thêm tiền qua các ngân hàng thương mại của nhà nước, cho giảm bớt số dự trữ tiền mặt, cắt lãi suất. Họ khuyến khích chính quyền các địa phương vay tiền để xây cất nhiều hơn. Họ sẽ thổi căng phồng thêm trái bom nợ và sẽ gây ra một cơn sốt địa ốc mới; cả hai thứ đang đe dọa nền kinh tế nước Tàu!
Bệnh dịch virus Corona cho thấy không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự cô lập, tách ra khỏi kinh tế toàn cầu. Không quốc gia nào có thể nghĩ rằng cái gì xấu diễn ra ở nước khác cứ mặc kệ cho họ chịu, mình vẫn bình chân như vại! Đó là một ảo tưởng. Con virus bé li ti đã phá vỡ cái ảo tưởng đó.
Chúng ta đang sống trong một thế giới bao nhiêu thứ đang di chuyển, không ngừng, không kể ngày đêm! Trong đó có hàng hóa, có nông sản, khoáng sản, có con người, ý kiến, tư tưởng, và dữ liệu được điện tử hóa.
Con virus từ Vũ Hán đã bắt cả loài người ý thức rằng chúng ta đang sống dưới một cái lều chật hẹp ai cũng có thể đụng vào người khác! Một người đau có thể làm nhiều người đau!
Vì thế, không thể chấp nhận các chế độ độc tài! Một chế độ kìm kẹp, bưng bít, dối trá, với dân khiến cho cơn bệnh dịch trễ mất mấy tuần lễ mới được kiểm soát. Cả thế giới sẽ cùng gánh chịu hậu quả của chính sách lạc hậu này!
Bây giờ không phải chỉ lo mua khẩu trang bịt miệng mà còn phải nhớ rửa tay luôn luôn! Rửa ngay sau khi bắt tay một người quen. Càng cần rửa sau khi bắt tay một người lạ – người từ bất cứ nước nào chớ không phải riêng người Trung Quốc.
Trước khi bệnh nổ ra, kinh tế Trung Quốc đã trì trệ, bây giờ còn tệ hơn, và đang kéo theo cả thế giới! Nếu căn bệnh chỉ tác hại bằng trận dịch SARS năm 2002, 2003, thì Tổng Sản Lượng Nội Địa lục địa Trung Hoa sẽ giảm bớt khoảng 40 tỷ đồng nguyên, gần $6 tỷ, mất 1% GDP.
Nhưng trong 17 năm qua kinh tế nước Tàu đã thay đổi, sản lượng đã tăng lên tám lần, từ $1.7 tỷ lên $14 tỷ, theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới. Năm 2003, một người Trung Hoa tạo ra được bình quân $1,500 hàng hóa, năm nay con số thành $9,000. Thời đó dân Tàu chiếm 5.3% tổng số thương mại quốc tế; bây giờ đã lên 12.8%, hơn một phần tám các giao dịch toàn cầu. Trong nội địa, dân Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn, và nợ nần cũng nhiều hơn.
Từ vai trò một nước bán quần áo, đồ chơi, giày dép, bây giờ kinh tế Trung Quốc trở thành một trung tâm liên kết với kinh tế toàn thế giới; với vai trò người bán cũng như là người mua trong “chuỗi tiếp liệu toàn cầu.”
Các công ty quốc tế cần mua các bộ phận sản xuất ở Trung Quốc, đồng thời cũng tùy thuộc các bạn hàng và người tiêu thụ ở nước Tàu mua hàng của họ.
Khi Chuỗi Tiếp Liệu này bị đứt đoạn, thì ảnh hưởng dây chuyền sẽ lan khắp thế giới. Dân Trung Quốc tiêu thụ một phần sáu số hàng Apple bán ra, và 47%, gần một nửa số “chíp” của Qualcomm, trị giá $12 tỷ. Các công ty dược phẩm mua 80% các nguyên liệu chủ yếu ở bên Tàu. Khách hàng của Intel ở trong nước Tàu đóng góp 28% tổng số bán toàn thế giới của công ty, khoảng $20 tỷ.
Các công ty McDonald’s, Ikea, Levi Strauss và Starbucks đã tạm đóng cửa nhiều cửa hàng; Apple đã đóng 42 tiệm trong lục địa. Ford, Toyota, Apple và Tesla đã cho các nhà máy ở nước Tàu ngưng sản xuất. Năm ngoái, General Motors bán xe ở nước Tàu nhiều hơn ở Mỹ, năm nay chính phủ Trung Cộng đang yêu cầu họ cho nhân viên nghỉ Tết thêm một tuần lễ! Các công ty hàng không American, Delta, United, Lufthansa và British Airways, đã hủy các chuyến bay sang Tàu.
Cả đến các rạp chiếu bóng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngày Mùng Một Tết năm ngoái, các rạp thu được 1.45 tỷ đồng nguyên. Năm nay chỉ kiếm được 1.81 triệu, hơn một phần ngàn chút đỉnh! Bảy cuốn phim mới đáng lẽ được đem trình làng vào dịp Tết, nay đã hoãn lại, trong đó có một phim do Củng Lợi đóng vai một huấn luyện viên đội bóng chuyền.
Các công ty quốc tế ngày nay phụ thuộc vào “chuỗi tiếp liệu toàn cầu,” phụ thuộc nhiều hơn là chính họ biết. Một công ty sản xuất ở Mỹ hay Mexico phải mua một số bộ phận từ Châu Âu chẳng hạn. Họ có thể nghĩ rằng bệnh dịch ở bên Tàu không ảnh hưởng gì tới họ, Nhưng khi các nhà máy ở bên Tàu đóng cửa, lúc đó mới biết rằng các nhà cung cấp bộ phận ở Châu Âu cũng phải mua một số hàng từ nước Tàu qua để ráp vào thành món hàng họ bán! Các nhà máy dệt ở Bangladesh hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể không ngờ rằng họ tùy thuộc vào một số nhà sản xuất bông, sợi ở bên Tàu. Nhiều khi món hàng do nước Tàu cung cấp chỉ là một bộ phận nhỏ để ráp vào một bộ phận lớn hơn, rồi đem ghép với các món khác sản xuất từ ba, bốn nước nữa. Nhưng bỗng nhiên thiếu một bộ phận nhỏ nào đó cũng làm xáo trộn cả chuỗi dây chuyền tiếp liệu!
Năm 2011, trận tsunami tàn phá bờ biển Nhật đã cho nhiều công ty quốc tế một bài học cay đắng. Họ không ngờ chỉ thiếu một bộ phận nhỏ là cả guồng máy sản xuất phải tạm ngưng. Và họ cũng không ngờ chỉ có một nhà sản xuất cung cấp bộ phận đó, nhà máy nằm trong vùng đón bão và tsunami!
Ngược lại, khi kinh tế nước Tàu chậm lụt vì bệnh dịch thì nhiều nhà máy ở đó cũng ngưng không mua các chip điện tử của Đài Loan hay Nam Hàn. Không mua đồng từ Chile hoặc Canada, và không đặt mua thêm máy móc của Mỹ, Đức hay Ý.
Hiện chưa thể đoán cơn bệnh dịch virus Corona có kéo dài hơn thời gian tám tháng của cơn bệnh dịch SARS trước đây không. Các bác sĩ ở Trung Quốc và ở Mỹ mới khám phá ra loài virus mới này có cả trong phân của các bệnh nhân, tức là có thể truyền theo nhiều đường khác ngoài đường hô hấp.
Cơn bệnh dịch càng kéo dài thì chính phủ Trung Cộng càng phải quay trở về với các biện pháp kích thích kinh tế cũ mà họ đang muốn bỏ để canh tân từ cơ cấu. Họ đã bắt đầu bơm thêm tiền qua các ngân hàng thương mại của nhà nước, cho giảm bớt số dự trữ tiền mặt, cắt lãi suất. Họ khuyến khích chính quyền các địa phương vay tiền để xây cất nhiều hơn. Họ sẽ thổi căng phồng thêm trái bom nợ và sẽ gây ra một cơn sốt địa ốc mới; cả hai thứ đang đe dọa nền kinh tế nước Tàu!
Bệnh dịch virus Corona cho thấy không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự cô lập, tách ra khỏi kinh tế toàn cầu. Không quốc gia nào có thể nghĩ rằng cái gì xấu diễn ra ở nước khác cứ mặc kệ cho họ chịu, mình vẫn bình chân như vại! Đó là một ảo tưởng. Con virus bé li ti đã phá vỡ cái ảo tưởng đó.
Chúng ta đang sống trong một thế giới bao nhiêu thứ đang di chuyển, không ngừng, không kể ngày đêm! Trong đó có hàng hóa, có nông sản, khoáng sản, có con người, ý kiến, tư tưởng, và dữ liệu được điện tử hóa.
Con virus từ Vũ Hán đã bắt cả loài người ý thức rằng chúng ta đang sống dưới một cái lều chật hẹp ai cũng có thể đụng vào người khác! Một người đau có thể làm nhiều người đau!
Vì thế, không thể chấp nhận các chế độ độc tài! Một chế độ kìm kẹp, bưng bít, dối trá, với dân khiến cho cơn bệnh dịch trễ mất mấy tuần lễ mới được kiểm soát. Cả thế giới sẽ cùng gánh chịu hậu quả của chính sách lạc hậu này!
Bây giờ không phải chỉ lo mua khẩu trang bịt miệng mà còn phải nhớ rửa tay luôn luôn! Rửa ngay sau khi bắt tay một người quen. Càng cần rửa sau khi bắt tay một người lạ – người từ bất cứ nước nào chớ không phải riêng người Trung Quốc.
0 comments