Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 03/02/2020

Monday, February 3, 2020 3:49:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 03/02/2020

Tiến sỹ Quang A:

Chúng tôi tận mắt thấy gì ở Đồng Tâm?

Những gì trực tiếp nghe và nhìn thấy ở Đồng Tâm sau bốn tuần diễn ra vụ bố ráp và tập kích hôm 09/01/2020 cho thấy một bức tranh ‘khác biệt’ với những gì báo chí chính thống và giới chức công an, chính quyền đưa ra mô tả và nhận định về sự kiện, một nhà hoạt động và quan sát về xã hội dân sự Việt Nam nói với BBC từ Hà Nội.
Không người dân nào được tiếp xúc cho chúng tôi biết được là họ nhìn thấy ba sỹ quan cảnh sát đã ‘thiệt mạng’ như thế nào và có thể chỉ có chính quyền và cảnh sát mới biết sự thực về cái chết của ba cảnh sát và công dân Lê Đình Kình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ý kiến này nói với BBC hôm 02/2, sau chuyến thăm một ngày trước đó.
“Chúng tôi có hỏi chuyện bà con là có ai nhìn thấy cảnh sát chết như thế nào không, thì không ai biết cái gì,” Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC News Tiếng Việt về chuyến đi mà ông và một nhóm có điều kiện thực hiện tới Đồng Tâm ngay sau Tết nguyên đán Canh Tý.
Chúng tôi có hỏi chuyện bà con là có ai nhìn thấy cảnh sát chết như thế nào không, thì không ai biết cái gìTiến sỹ Nguyễn Quang A
Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành
Vợ ông Lê Đình Kình và lời chứng về vụ tập kích Đồng Tâm 09/01/2020
VN: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
“Kể cả những người bị bắt, đến bây giờ thì họ (người nhà) cũng chưa được gặp, chỉ có thấy thông tin ở trên ti vi mà thôi.
“Về cái chết của cụ Kình, thì xem các vết đạn ở phòng của cụ, cũng như là các vết bắn vào trên trần, vào tường, vào tủ sắt của cụ đựng quần áo và tài liệu, thì có thể khẳng định là như vậy cụ ‘bị giết’ ở ngay tại phòng ngủ của cụ vào đêm hôm đó.
“Về các giả thuyết mà người ta nêu ra, thí dụ như là cảnh sát mắc vào điện cao thế rồi bị cháy, rồi người khác vào cứu rồi cũng lại bị cháy, cái đấy là có thể loại trừ hoàn toàn,” ông Nguyễn Quang A, người từng làm việc tại Viễn Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam trước đây, nêu quan điểm riêng của mình và giải thích thêm.
“Bởi vì ở xung quanh, ngay trên giếng trời mà có thể với tay hoặc cách xa 3-4 mét, thì không hề có những đường giây điện như vậy.
“Hoặc là nhìn xuống cái giếng trời ấy, thì nó cũng nông, chứ không phải là quá sâu và nó nhỏ, nó ở giữa nhà của anh Chức, con trai của cụ Kình và nhà ông Hợi, có một cửa sổ ở nhà ông Hợi, bây giờ được xây bít lại.
“Nhưng mà với một chỗ như thế thì khó lòng mà có thể có người nào mà rơi xuống đấy, và chúng tôi không thấy dấu hiệu gì của việc cháy, hoặc là dấu hiệu của đốt hay là cái gì đấy cả.”
Tình hình người dân Đồng Tâm?
Về tình hình của người dân ở Đồng Tâm, đặc biệt với các gia đình có người bị bắt, bị truy tố hay những người bị ảnh hưởng bởi cuộc bố ráp, tập kích hôm 09/01, Tiến sỹ Quang A nói:
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?
Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
“Thứ nhất là người dân vẫn còn lo lắng, nhất là thân nhân của khoảng hai chục người bị bắt, bây giờ người thân của họ ở đâu, tình trạng của họ như thế nào, luật sư có được tiếp cận hay không?
“Ở đấy, chúng tôi được người dân đưa cho một tập 9-10 cái đơn yêu cầu luật sư và chúng tôi cũng đã chuyển vào ban chiều cho các luật sư mà được người dân yêu cầu.
“Và người dân, thứ nhất là người thân của những người bị bắt thì bị ‘khống chế’, bị gọi lên cảnh sát, gọi lên để thẩm vấn liên tục, hết ngày này qua ngày khác.
“Và có rất nhiều người đang trong tình cảnh rất là khó khăn, các gia đình mà có con nhỏ, mà cả hai vợ chồng đều bị bắt, thì bây giờ các cháu phải sống với ông bà. Ông bà cũng ở trong tình trạng rất là bị sốc.
Và có rất nhiều người đang trong tình cảnh rất là khó khăn, các gia đình mà có con nhỏ, mà cả hai vợ chồng đều bị bắt, thì bây giờ các cháu phải sống với ông bà. Ông bà cũng ở trong tình trạng rất là bị sốc.Tiến sỹ Nguyễn Quang A
“Tôi nghĩ là những gia đình như thế cần được một sự hỗ trợ, an ủi, để cho họ có thể vượt qua được về mặt tâm lý, cũng như là những sự giúp đỡ về vật chất nhất định, để cho các cháu nhỏ, nhất là các cháu nhỏ có thể vượt qua được khó khăn rất là chồng chất bây giờ.”
Hôm 21/01, Tiến sỹ Quang A và một nhóm công dân đã chuyển đơn ‘tố giác tội phạm’ gây chết người ở Đồng Tâm trực tiếp đến Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội và qua đường bưu điện tới cơ quan điều tra của Công anh Thành phố.
Sau chuyến thăm viếng Đồng Tâm hôm 01/2, ông cho biết thêm: “Tùy theo trả lời của họ hay không trả lời của họ, thì chúng tôi sẽ có những bước tiếp theo!”
Gửi thư lên Liên Hiệp Quốc
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm 02/2, đã xuất hiện trên mạng Internet và một số tạp chí, hay báo mạng độc lập với nhà nước và chính quyền Việt Nam, một thư ngỏ liên quan vụ Đồng Tâm gửi lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Bức thư đề ngày 31/01 của nhóm nhân sỹ, trí thức từ Sài Gòn, gồm các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu và Tương Lai, có đoạn:
“Trước sự kiện gây chấn động của quyết sách điên rồ do một thế lực cầm quyền ở Việt Nam gây nên cuộc thảm sát trời không dung đất không tha ấy, chúng tôi thiết tha gửi đến Ngài Tổng Thư Ký vì sứ mệnh cao cả mà Ngài đang gánh vác lời khẩn cầu mạnh mẽ sau đây:
“Mong Ngài có tiếng nói kịp thời để ngăn chặn giải pháp tàn bạo của một nhà nước vừa được đảm nhận vai trò Uỷ viên không thường trực của HĐBALHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Chúng tôi đề nghị Ngài cử ngay một phái đoàn điều tra của LHQ đến Việt Nam càng sớm càng tốt để tìm hiểu cụ thể, nhằm đưa ra nhận định khách quan và trung thực về sự kiện đẫm máu mà chúng tôi vừa tố cáo…
Sự kiện bạo lực thảm khốc mà chúng tôi vừa tố cáo đang huỷ hoại nền tảng văn hoá của đất nước chúng tôi , làm băng hoại đạo lý truyền thống của dân tộc chúng tôi, đó là lý do khiến chúng tôi phải đau đớn và thiết tha gửi đến Ngài lời khẩn cầu cấp bách nói trênThư ngỏ hôm 31/01/2020 gửi Tổng thư ký LHQ
“Khát vọng hoà bình, loại trừ bạo lực là nỗi niềm sâu xa nhất, dài lâu nhất của dân tộc chúng tôi. Điều ấy được thể hiện trong câu nói của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi về nền tảng xây đắp văn hoá dân tộc: “Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Phải làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, tức là giữ được cái gốc của nhạc [một biểu trưng văn hoá]. Phải chăng đó cũng là điểm tựa cơ bản nhất để người anh hùng dân tộc Việt Nam chúng tôi được trao danh hiệu “danh nhân văn hoá” cao quý trên.
“Sự kiện bạo lực thảm khốc mà chúng tôi vừa tố cáo đang huỷ hoại nền tảng văn hoá của đất nước chúng tôi , làm băng hoại đạo lý truyền thống của dân tộc chúng tôi, đó là lý do khiến chúng tôi phải đau đớn và thiết tha gửi đến Ngài lời khẩn cầu cấp bách nói trên.”
Vụ việc Đồng Tâm được cho là một tranh chấp kéo dài, giữa một bên là người dân địa phương, liên quan tới một mảnh đất rộng 49ha ở khu vực Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.
Diễn biến vụ bố ráp và đột kích đêm 08/01, rạng sáng ngày 09/01/2020 xảy ra trong lúc nhiều người dân ở xã Đồng Tâm, trong đó nòng cốt là một số công dân trong một nhóm tự đặt tên là tổ ‘Đồng Thuận’ do ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo, tiếp tục khiếu nại và chưa đồng tình với quan điểm của nhà nước, chính quyền và kể cả của thanh tra chính phủ.
Vụ việc đã làm ông Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành với 58 năm tuổi đảng, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền ở địa phương, bị thiệt mạng và ba sỹ quan cảnh sát bị chết.
Sau vụ việc, chính quyền và công an đã bắt giữ khoảng ba chục công dân ở xã Đồng Tâm, tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can với cáo buộc những người bị bắt đã chống đối đường lối của đảng, nhà nước và chính quyền, có các hành vi bạo lực, kích động bạo lực, chống đối người thi hành công vụ và nhận tiền, thực hiện chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân bị nhà nước Việt Nam liệt vào thành phần phản động hoặc khủng bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51348562

Công an sẽ xử lý những người đưa tin

việc truy bắt hung thủ nổ súng giết người ở Củ Chi

Lực lượng chức năng huyện Củ Chi sẽ mời những người live stream, đăng video bị cho là sai sự thật về vụ việc truy bắt hung thủ là thượng úy công an, người đã xả súng AK ở một sòng bài khiến 4 người bị thiệt mạng hôm 29/1/2020.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 3/2.
Tin cho biết Công an thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và huyện Củ Chi vẫn đang tiếp tục truy lùng nghi phạm Lê Quốc Tuấn, có biệt danh Tuấn “khỉ”, đã dùng súng AK bắn chết 4 người và một người khác bị thương hôm mùng 5 Tết Canh Tý.
Nghi phạm Lê Quốc Tuấn, 33 tuổi, trước khi gây án là cán bộ công an đang làm việc tại nhà tạm giữ công an quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng chức năng cho biết sau 6 ngày vụ việc xảy ra, nhiều người đổ về khu vực cảnh sát đang vây ráp, truy bắt hung thủ để live stream, quay clip đăng tải lên Youtube và nội dung bị cho không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến quá trình phá án.
Lực lượng chức năng huyện Củ Chi cho báo giới biết là sẽ mời các Youtuber như thế lên làm việc trước khi xử lý. Đồng thời, khuyến cáo mọi người không nên tập trung theo dõi cuộc truy bắt Tuấn “khỉ” vì nghi phạm này và đồng bọn có súng và rất nguy hiểm.
Báo giới cũng dẫn nguồn từ công an cho biết đã phát lệnh truy nã một đồng bọn của Tuấn “khỉ”, tên là Phạm Thanh Tâm. Người này được xác định đang giữ số tiền khoảng 1 tỷ đồng mà nghi phạm Tuấn “khỉ” cướp tại sòng bạc ở Củ Chi vào hôm gây án ngày 29/1/20.
Trong một diễn tiến khác tại Bình Thuận, Công an huyện Bắc Bình cho báo giới biết vào ngày 3/2 đã bắt tạm giam Nguyễn Đức Hùng để điều tra liên quan vụ việc dùng súng bắn đạn chì làm 4 người bị thương, ở thôn Bình Long, Phan Rí Thành hôm 19/1.
Vụ việc được nói xảy ra do một nhóm côn đồ đi trộm dê và đã gây án đối với chủ nhà.
Kẻ cầm đầu nhóm côn đồ là Nguyễn Quốc Hùng, người trực tiếp nổ súng bắn 4 người bị thương, đã bị bắt tại Nha Trang vào đêm 22/1.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-handling-with-youtubers-posted-informations-relating-the-shooting-in-cuchi-02032020072057.html

Virus corona: Việt Nam có thêm người nhiễm bệnh

Thanh Phương
Theo báo chí trong nước ngày 03/02/2020, Việt Nam vừa có thêm một trường hợp nhiễm virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp tính, nâng tổng số người nhiễm virus này lên 8 trường hợp.
Theo thông báo của bộ Y Tế Việt Nam, ca nhiễm virus corona thứ 8 là một nữ công nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc và là một trong 8 người từ Vũ Hán trở về trên cùng một chuyến bay ngày 17/01, trong đó có 3 người được xác định là đã mắc bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona và hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Khoa Nhiệt đới của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Hiện bệnh nhân thứ 8 đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và trong tình trạng ổn định.
Như vậy đã 8 người bị nhiễm virus corona mới ở Việt Nam bao gồm hai cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi bệnh), 4 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán, 1 nhân viên lễ tân Việt Nam có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc và 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán.
Thứ Bảy 01/02, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch viêm phổi do virus corona mới gây ra ở Việt Nam. Thời điểm xảy ra dịch được xác định là ngày 23/01, tức là thời điểm phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1, giải thích về việc công bố dịch bệnh này :
BS Trương Hữu Khanh : « Theo luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của của Việt Nam thì có từng mức độ khác nhau. Nếu chỉ có một tỉnh có dịch thì tỉnh đó công bố, còn nếu số ca xảy ra ở ba tỉnh thì thủ tướng phải công bố, để các nguồn lực của toàn dân cũng như của tất cả các ngành cùng nhau tiến hành. Với việc công bố như vậy, chúng ta sẽ có thể huy động nhiều ngành hơn, có những tiêu chuẩn để các ngành đó làm việc, theo dõi, chứ chưa có một cái gì mãn tính, trầm trọng cả.
Với chỉ có 8 ca ở Việt Nam thì chưa phải là nhiều và khi công bố như vậy thì luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định rất rõ ai làm gì, ai làm gì, để mình sử dụng tất cả các hướng dẫn cho đồng điệu để làm sao khống chế bệnh.
RFI : Vậy thì đến mức độ nào, Việt Nam mới phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh do virus corona mới gây ra ?
BS Trương Hữu Khanh : Tình trạng khẩn cấp có nghĩa là khả năng lây ngoài cộng đồng rất là cao. Xét về mặt lây ở cộng đồng thì tình hình ở Việt Nam chưa là gì cả. Ví dụ như người con của bệnh nhân người Trung Quốc ( cả hai đều đã khỏi bệnh), đúng ra là đã lây tại Việt Nam, nhưng từ đó đến nay, ở các khu vực Long An, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, không có một nguồn lây thêm ngoài cộng đồng nữa, chứng tỏ là người ta đã giám sát, khống chế rất tốt. Mình chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi nào trong nước đó dịch bệnh lây ngoài cộng đồng và lây hàng loạt, còn hiện nay chỉ là những ca lẻ tẻ và đã hơn 10 ngày rồi vẫn không thấy những ca mới ».
Vietnam Airlines sẽ tạm ngưng các chuyến bay đến Hồng Kông và Macao
Chính phủ Hà Nội hôm thứ bảy cũng thông báo ngưng toàn bộ các chuyến chuyến bay đến và từ Trung Quốc, cũng như đến và từ Hồng Kông, Macao, Đài Loan.
Chính phủ Hà Nội hôm đó cũng thông báo ngưng toàn bộ các chuyến chuyến bay đến và từ Trung Quốc, cũng như đến và từ Hồng Kông, Macao, Đài Loan.
Theo hãng tin Reuters, sau đó, chính phủ Việt Nam đã rút lại lệnh cấm bay đối với Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Vietnam Airlines cũng như Jetstar Pacific đã mở lại các chuyến bay đến 3 vùng lãnh thổ này kể từ ngày 02/02.
Tuy nhiên, riêng các chuyến bay Hà Nội – Hồng Kông và Hà Nội – Macao của Vietnam Airlines sẽ lại bị tạm ngưng kể từ ngày 05/02. Sau ngày 05/02, chuyến bay Sài Gòn – Hồng Kông vẫn được duy trì, nhưng có thể bị điều chỉnh tùy theo lượng khách.
Theo Taiwan News hôm 03/02, sở dĩ Việt Nam và trước đó là nước Ý đã bao gồm Đài Loan trong lệnh cấm bay, đó là vì Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khi ra báo cáo về tình hình virus corona Vũ Hán đã xem Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Hôm 02/02, ngoại trưởng Đài Loan đã chỉ trích nặng nề WHO về việc này, đồng thời trách cứ Việt Nam và Ý đã dựa trên « thông tin sai lạc » của WHO để ra quyết định cấm bay đến Đài Loan.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200203-co-them-nguoi-nhiem-virus-corona-o-viet-nam

Virus corona : Đóng biên giới sẽ ảnh hưởng nặng

đến kinh tế Việt Nam

Thanh Phương
Dịch viêm phổi cấp tính do virus corona mới đã bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nếu Việt Nam buộc phải đi đến quyết định đóng cửa hoàn toàn biên giới với Trung Quốc, chắc chắn tác hại sẽ còn nặng nề hơn, bởi vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của nước láng giềng phía bắc. RFI Tiếng Việt phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Hà Nội.
RFI : Kính chào bà Phạm Chi Lan, theo bà, trước tình hình dịch bệnh đang lan nhanh như vậy, Việt Nam có nên đóng cửa biên giới với Trung Quốc, như một số nước đã làm hay không ?
Phạm Chi Lan : Tôi nghĩ điều này sẽ tùy thuộc vào việc Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh ở nước họ như thế nào và các biện pháp phòng ngừa của Việt Nam chặt chẽ đến đâu. Hiện nay, số nước đóng cửa biên giới với Trung Quốc cũng còn rất ít và người Trung Quốc thì đang đi du lịch khắp nơi, chứ không phải chỉ ở những nước lân cận như Việt Nam.
Khả năng lây nhiễm sang Việt Nam có thể cao hơn các nước khác, bởi vì nước ta ở quá gần, người Trung Quốc đi lại Việt Nam khá dễ dàng. Chính phủ đã có biện pháp khẩn cấp là thành lập một ủy ban để chống dịch bệnh này, cũng như trước đây đã giải quyết dịch SARS từ Hồng Kông.
Nếu tình hình quá cần thiết thì chính phủ cũng sẽ phải đóng cửa biên giới thôi, bởi vì tính mạng của người dân Việt Nam vẫn là quan trọng hàng đầu. Cần phải tránh việc lây lan, và qua Việt Nam dịch bệnh có thể tiếp tục đi sang các nước khác nữa, cho nên, việc nghiêm túc bằng mọi cách để tránh dịch đó là điều hết sức cần thiết và Việt Nam sẵn sàng trả giá, kể cả về kinh tế và thương mại, nếu như cần phải thực hiện biện pháp quan trọng nhất và cũng khó nhất là đóng cửa biên giới với Trung Quốc.
Hiện nay, đã có một số địa phương tuyên bố không tiếp nhận du khách Trung Quốc nữa, như tại Lào Cai, Đà Nẵng, nơi có nhiều khách Trung Quốc đến. Tôi nghĩ đó là những bước đầu cần thiết, chứ còn đóng cửa biên giới hoàn toàn sẽ là biện pháp cao hơn và khó hơn rất nhiều. Tôi cũng mong là chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện được các biện pháp hết sức tích cực trong thời gian tới, với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân Việt Nam, tránh cho dịch bệnh tràn sang Việt Nam.
RFI : Liệu Việt Nam có đủ khả năng để đóng của hoàn toàn biên giới với Trung Quốc ? Đối với các cửa khẩu sân bay thì có thể dễ, nhưng đối với các cửa khẩu trên bộ thì liệu có thể ngăn chận được 100% ?
Phạm Chi Lan : Tôi nghĩ là ngăn chận được, bởi vì hiện nay các cửa khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc đều có các cơ quan liên quan làm việc ở đấy, kiểm soát người qua lại biên giới. Tất nhiên vẫn có những tuyến đường buôn bán hàng lậu ở biên giới, có những người chui lủi qua các đường rừng, đường ven rừng, đường khe núi, để mang hàng hóa sang. Những đường đó có thể là khó kiểm soát.
Nhưng nếu tăng cường kiểm soát thì có thể làm được, bởi vì người dân và chính quyền địa phương biết rõ có những ngõ ngách nào mà các nhóm buôn lậu thường lợi dụng để đi qua đi lại. Nhưng kiểm soát 100% thì cũng khó, vì có những người đã sang đây từ trước khi dịch bệnh được công bố ở Trung Quốc. Không thể kiểm soát được nguồn nhiễm bệnh mà họ đã có từ trước, khi họ đã qua đây rồi hoặc họ đã sang đây rồi quay trở lại Trung Quốc. Nhưng tôi cho là muốn kiểm soát thì vẫn có thể kiểm soát được.
RFI : Nếu chính phủ Việt Nam buộc phải đi đến quyết định đóng cửa hoàn toàn biên giới, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào, trước hết là đến du lịch và giao thương giữa hai nước ?
Phạm Chi Lan : Bị trở ngại đầu tiên chắc chắc là ngành du lịch, bởi vì hiện nay lượng du khách sang Việt Nam hàng năm chiếm đến 30-40% tổng số khách du lịch từ nước ngoài. Khách du lịch Trung Quốc đã là một nguồn rất lớn cho việc phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Có nhiều tour du lịch đã được đặt sẵn từ trước, bây giờ không nhận nữa và hợp đồng phải thay đổi, thì sẽ gây tổn hại cho các công ty du lịch Việt Nam, những cơ sở đã nhận hợp đồng tiếp nhận khách Trung Quốc.
Tôi mong là trong việc này Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp ngăn chận người Trung Quốc đi các nơi, với khả năng mang theo dịch bệnh rất lớn và như vậy gây tổn hại cho nước chủ nhà tiếp nhận, ảnh hưởng đến cả uy tín của Trung Quốc trong việc không có những biện pháp ngăn chận cần thiết mà để nó lây sang các nước khác.
Về thương mại, khi ngành du lịch bị tác hại như vậy, các giao thương khác chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian nhất định, cho đến khi nào phía Trung Quốc ngăn chận được hoàn toàn dịch bệnh này, không để cho nó lây lan sang nữa. Việt Nam đang có quan hệ kinh tế rất nhiều mặt với Trung Quốc, đặc biệt là về thương mại, về nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn lây nhiễm cũng có thể là qua quan hệ giao thương, về xuất nhập khẩu, đầu tư, vì có những người vì công việc phải đi lại với nhau, chứ không chỉ có du khách.
Nhưng cho dù thế nào, cái giá phải trả cho tính mạng người dân thì không gì có thể tính được. Cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao chặn không để dịch bệnh xảy ra ở Việt Nam, ảnh hưởng đến người dân, bởi vì khi dịch bệnh xảy ra, cái giá phải trả về kinh tế, thương mại và các mặt khác sẽ còn cao hơn rất nhiều so với cái giá của việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc.
RFI : Trong trường hợp đóng cửa biên giới, thì lượng hàng theo lẽ xuất sang Trung Quốc sẽ bị ứ đọng lại. Chính phủ phải có biện pháp gì để giải quyết tình trạng đó, để nông dân và thương gia không bị thiệt hại quá nặng?
Phạm Chi Lan : Hiện nay tôi chưa biết chính phủ chuẩn bị và tính đến các phương án nào, nhưng tôi tin là vào thời điểm như thế này thì bản thân các nhà kinh doanh hay những nhà sản xuất của Việt Nam cũng sẽ phải đủ tỉnh táo để thấy là tự họ phải chuẩn bị cho họ rồi.
Khi Việt Nam buộc phải đóng cửa biên giới thì việc làm ăn của họ chắc chắc bị ảnh hưởng, họ cũng phải sẵn sàng chịu và chuẩn bị cho các tình huống khác nhau, chứ không thể chỉ trông chờ hoàn toàn vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Với tính năng động vốn có của họ, các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm các thị trường khác thôi.
Thật ra, trong những năm vừa qua, trong quan hệ Việt-Trung, đã từng xảy ra những tình huống cũng phức tạp, ví dụ như khi tàu bè Trung Quốc vào khu vực bãi Tư Chính, hoặc là khi quan hệ hai nước căng lên, các nhà kinh doanh phải tính các con đường để có thể xuất hàng của họ đi nơi khác, nếu Trung Quốc không mua, hoặc nhập khẩu từ các đường khác, nếu Trung Quốc không bán.
Tác hại đến du lịch
Như chuyên gia Phạm Chi Lan đã nói ở trên, ngành bị tác hại đầu tiên do dịch viêm phổi Vũ Hán dĩ nhiên là du lịch, vì Trung Quốc đã ra lệnh ngưng mọi chuyến du lịch theo đoàn cả ở trong nước cũng như đi đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, chính phủ Hà Nội cũng đã tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên.
Ngoài ra, ngày 30/01, Cục Hàng Không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không tạm ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch viêm phổi Vũ Hán đến Việt Nam. Bộ Giao Thông Vận Tải cũng đã ban hành chỉ thị tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch virus corona của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. Vietnam Airlines và Jetstar Pacific vừa cho biết sẽ tạm ngừng khai thác nhiều đường bay giữa Việt Nam và các điểm của Trung Quốc kể từ 04/02. Riêng hãng Vietjet ngày thông báo tạm dừng bay đến Trung Quốc từ ngày 01/02.
Trong khi đó chính quyền các tỉnh biên giới phía bắc đang siết chặt kiểm soát ở các cửa khẩu. Lạng Sơn tạm dừng thông quan hàng hóa tại nhiều cửa khẩu. Quảng Ninh đã cấm người qua lại và tạm thời đóng cửa tất cả các đường mòn, lối mở biên giới ở tỉnh này, đồng thời giám sát chặt chẽ người qua lại các cửa khẩu của tỉnh.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200203-virus-corona-%C4%91%C3%B3ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-s%E1%BA%BD-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-n%E1%BA%B7ng-%C4%91%E1%BA%BFn-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam

Công dân Hoa Kỳ, Tạ Kiến Hoà,

 bị nghi nhiễm coronavirus khi về thăm Sài Gòn

Tin từ Sài Gòn: Theo nhà cầm quyền cộng sản tại Sài Gòn, ông Tạ Kiến Hoà – một người Mỹ gốc Việt – bị nghi nhiễm coronavirus khi trở về thăm Việt nam trong lúc lưu trú ở thành phố này.
Theo báo cáo của công an phường 5 quận 3, ông Hoà, 73 tuổi, từ Mỹ nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 16/1/2020, hiện đang lưu trú tại khách sạn Triều Hân ở phường 5. Hành trình bay của ông về Việt Nam có quá cảnh tại Vũ Hán, trung tâm của dịch viêm phổi cấp gây ra bởi coronavirus ở Trung Cộng.
Vẫn theo báo cáo này thì ông Hoà có biểu hiện ho nhiều nhưng không sốt từ 27/1. Chiều 31/1, ông được nhân viên khách sạn đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới ở Sài Gòn. Kết quả xét nghiệm tại đây cho thấy ông này bị dương tính với coronavirus, nguyên nhân gây ra cái chết của 304 người và gây bệnh cho hơn 14,380 người tại Trung Cộng và nhiều quốc gia khác.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam đã có 8 trường hợp nhiễm bệnh, bao gồm hai cha con người Hoa Lục (một người đã khỏi), 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, 1 công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Cộng, 1 lao công ở phi trường Nội Bài, và ông Hoà.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-dan-hoa-ky-ta-kien-hoa-bi-nghi-nhiem-coronavirus-khi-ve-tham-sai-gon/

3 nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam

bị mời làm việc vì chia sẻ thông tin về coronavirus

Tin Vietnam.- Báo Vnexpress ngày 1 tháng 2 năm 2020 loan tin, 3 nghệ sĩ Việt Nam là Ngô Thanh Vân, Cát Phượng, và Đàm Vĩnh Hưng đã bị sở Thông tin và truyền thông Cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn mời làm việc vì đã chia sẻ thông tin liên quan đến dịch coronavirus trên trang cá nhân facebook.
Theo Vnexpress, Ngô Thanh Vân bị mời làm việc vì vào sáng ngày 31 tháng 1, cô đã đăng thông tin là vẫn có những chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch coronavirus. Sau đó, không hiểu vì áp lực từ đâu mà cô đã gỡ thông tin này và thay vào đó là lời xin lỗi.
Còn với nghệ sĩ Cát Phượng, cô đã đăng rằng bệnh dịch đã đến quận 1 rồi, thì sẽ lan tràn đến quận 3, quận 7. Và cô viết “làm ơn nghĩ cho dân trước cũng là nghĩ cho chính bản thân mình”. Dù Cát Phượng không nói rõ là ai nghĩ cho dân, nhưng nhiều người hiểu rằng có thể cô đang nói nhà cầm quyền hãy nghĩ đến dân cũng là nghĩ đến bản thân mình, vì con virus corona nó sẽ chẳng phân biệt đảng viên, dân thường hay nghề nghiệp của cá nhân để xâm nhập vào cơ thể.
Về trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thì anh ta rằng thông tin là 2 người Trung Cộng dương tính với coronavirus đã chết ở bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó Hưng đã xoá thông tin này trên trang cá nhân của mình. Tuy nhiên, cả 3 nghệ sĩ chưa lên làm việc vì chưa có mặt ở Sài Gòn hoặc chưa nhận được giấy mời.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/3-nghe-si-noi-tieng-o-viet-nam-bi-moi-lam-viec-vi-chia-se-thong-tin-ve-coronavirus/

Học sinh Sài Gòn không được nghỉ học

vì coronavirus

Tin Saigon.- Truyền thông trong nước ngày 2 tháng 2 năm 2020 loan tin, vì lo sợ dịch coronavirus nên nhiều trường học trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học thêm một thời gian, tuy nhiên, có nhiều nơi học
sinh vẫn phải đi học trong đó có Sài Gòn. Quyết định không có học sinh nghỉ học ở Sài Gòn đang gây bất mãn đối với một bộ phận phụ huynh, vì Sài Gòn cũng là nơi đã xuất hiện bệnh nhân dương tính với coronavirus từ nhiều ngày trước.
Giải thích cho nguyên nhân các em học sinh từ mẫu giáo cho đến cấp 3 ở Sài Gòn vẫn phải đi học vào ngày 3 tháng 2 như dự trù, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Cộng sản ở Sài Gòn cho rằng: Những giải pháp phòng, chống dịch hiện nay của nhà cầm quyền cho thấy người dân Sài Gòn, kể cả các em học sinh “buộc phải sống chung với dịch.”
Trước đó, bộ Y tế Cộng sản ra khuyến cáo, người dân Việt Nam không nên đến những nơi đông người, nhưng các học sinh vẫn phải đi học bình thường. Khuyến cáo này khiến nhiều người thấy bi hài vì trường học là nơi có hàng ngàn trẻ em, chưa kể phụ huynh đến đưa rước mà chẳng lẽ lại không phải là nơi đông người?
Tương tự, một số trường đại học và các cấp học khác được nhà trường cho nghỉ học, tuy nhiên các giáo viên, viên chức phải tới trường làm việc như bình thường, và phải vệ sinh, sát khuẩn trường học.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hoc-sinh-sai-gon-khong-duoc-nghi-hoc-vi-coronavirus/

Bảo vệ con em thời dịch bệnh virus corona

Cao Nguyên
Chiều tối ngày 2/2/2020, Văn phòng Chính Phủ bất ngờ phát đi công văn cho phép học sinh tất cả các cấp ở Việt Nam được nghỉ học thêm 1 tuần, từ ngày 3/2 cho đến khi có thông báo mới, để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona.
Trước đó vào chiều 1/2, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) đã gởi công văn xin Thủ tướng Chính cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non và học sinh tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tạm thời nghỉ học từ ngày 3/2 để bảo đảm sức khỏe cho người học, cán bộ, giáo viên.
Phản ứng trái chiều từ phụ huynh
Quyết định này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phụ huynh. Ông Công Vinh, từ Vũng Tàu nói với RFA rằng đây là một biện pháp tốt của Chính phủ và ông ủng hộ, sẵn sàng cho con mình nghỉ học ít nhất là 2 tuần, hoặc cho đến khi hết dịch.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, việc ra quyết định sát giờ chót như vậy khiến cho nhiều gia đình rơi vào tình huống bất ngờ:
Nó làm cho người dân khá bất ngờ và làm cho họ trở tay không kịp, vì nhiều đứa trẻ phải ở nhà trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm thì họ sẽ không biết gửi ở đâu, nên cuộc sống gia đình sẽ bị xáo trộn rất nhiều.”
Một phụ huynh khác ở TPHCM không muốn nêu tên cũng nêu mối lo ngại khi học sinh được nghỉ mà người lớn vẫn phải đi làm:
Trường cho nghỉ mà công ty vẫn đi làm thì ai chăm sóc bọn trẻ? Cha mẹ phải mang theo con đi làm. Điều đó có nghĩa là rủi ro lây lan chỉ chuyển từ nhà trường sang sở làm”.
Bà Trịnh Kim Tiến chia sẻ trên trang facebook cá nhân rằng đáng ra Chính phủ phải ra quyết định sớm hơn:
Quyết định cho học sinh nghỉ học tạm thời trong mùa dịch với tôi có thể coi là một quyết định đúng đắn. Nhưng tôi cho quyết định này là khá chậm trễ. Những người làm chính sách phải quyết đoán, không thể chạy theo dư luận như câu chuyện “ở đây có bán cá tươi” được. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, sức khỏe của công dân cần phải đặt lên trên hết. Nếu quyết định này được đưa ra sớm hơn chứ không phải sát giờ thì người dân sẽ sắp xếp công việc và gia đình họ ổn thoả hơn.”
Thạc sỹ Trần Thị Ái Liên, diễn giả của nhiều khoá học chia sẻ cách nuôi dạy con ở Việt Nam nói với RFA rằng bà đồng tình với chuyện phụ huynh cho con tạm nghỉ học vào thời điểm này để phòng tránh khả năng nhiễm bệnh. Trẻ em nghỉ học 1, 2 tuần không phải là chuyện quá lớn so với vấn đề về sức khoẻ của chúng. Học sinh có thể học bù sau, tự học ở nhà hoặc nhà trường nên dạy online cho các em:
Nhà trường có thể yêu cầu thầy cô giáo lên mạng dạy học cho con nít. Phụ huynh có thể hùn tiền vào đóng tiền cho cô giáo dạy học cho con nít ở nhà, khỏi phải đến trường. Hoặc cô giáo có thể upload bài học lên youtube gởi cho học sinh coi rồi gởi bài tập qua email để khỏi phải đến trường. Đó là cũng là giải pháp rất tốt.”
Biện pháp bảo vệ trẻ em trong bão dịch Corona
Theo thạc sỹ Trần Thị Ái Liên, về phương pháp để phòng tránh bệnh cho con trẻ cũng như ngăn chặn virus Corona lây lan, phụ huynh cần dạy con phải giữ gìn tay luôn sạch, rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang đúng cách khi ra đường, hạn chế chạm tay vào những vật mà nhiều người cầm nắm như tiền bạc, tay nắm cửa, không đưa tay bẩn lên mặt…
Ngoài ra, hiện nay Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc đang vào mùa lạnh, là điều kiện khiến trẻ rất dễ nhiễm cúm thông thường và cả dịch viêm phổi cấp Corona. Vì vậy, cha mẹ cần tránh để con bị nhiễm lạnh. Nên cho con mặc nhiều lớp áo mỏng để giữ ấm thay vì một chiếc áo dày, nếu con thấy nóng có thể cởi ra từng lớp cho đến khi dễ chịu hơn:
Còn chuyện làm sao để khỏi lây lan thì mình phải dạy con mình cách phòng chống, phải giữ và rửa tay cho sạch, đeo khẩu trang, mang theo một chai nhỏ đựng cồn để sát trùng tay thường xuyên.
Những thứ mà người ta đụng vào nhiều như tiền, thanh cầu thang… Nói chung là trước khi nó đụng tay lên mặt thì phải lấy cồn tẩy tay đi rồi mới được đụng lên mặt.
Hiện nay đang là mùa lạnh thì có thể dễ bị nhiễm lạnh bình thường, sau đó nếu đụng con virus Corona thì cái đó nguy hiểm vô cùng. Cho nên phụ huynh phải giữ cho con mặc áo ấm nhưng nên sắm cho nó áo mỏng nhiều lắm lớp thay vì một cái áo ấm dày, để khi nó thấy nóng thì nó lột bớt một lớp cho đến khi nào dễ chịu, hơn là mặc một cái áo dày rồi đến khi nóng quá nó cởi ra rồi đến khi lạnh lại mặc vào thì thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột cũng dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm lạnh.”
Một điều nữa mà bà Ái Liên cho là quan trọng không kém trong việc phòng chống nhiễm bệnh cho trẻ, đó là không để trẻ sống trong hoang mang, sợ hãi vì dịch bệnh. Vì vậy, phụ huynh cần phải nói chuyện với con cái về dịch bệnh đúng cách:
Có hai chuyện quan trọng trong vấn đề này đó là bảo vệ con nít khỏi bị dịch và cũng bảo vệ nó khỏi bị sống trong sợ hãi. Con nít sống trong sợ hãi thì tổn hại tâm lí ảnh hưởng sau này rất là nhiều.
Phụ huynh phải nói chuyện với con. Nhưng nếu nói tiêu cực quá để con nít sống trong sợ hãi thì cũng là điều không tốt. Có nhiều phụ huynh sẽ nói là “làm như vậy sẽ chết” thì cái đó là quá nặng nề.
Khi phụ huynh nói chuyện với con thì chỉ nói là làm sao tự bảo vệ mình để khỏi bị lây vì nếu con bị lây thì sẽ lây lại cho cả nhà mình, làm cho dịch bệnh lan tràn như vậy thì sẽ không tốt. Còn cái cách không nên nói với con nít, mà rất nhiều người đã nói, như là “con làm như vậy là xấu lắm”, “nếu làm như vậy thì sẽ bệnh, sẽ chết luôn” là những cách không nên nói với con nít.”
Thay vì đe doạ về những điều tiêu cực có thể xảy ra, phụ huynh có thể khuyến khích để con hợp tác làm theo chỉ dẫn của cha mẹ:
Thật ra cách nói chuyện với con nít cách để cho nó chịu làm theo đó là khuyến khích nó trở thành một người anh hùng ngăn chặn bệnh dịch lây lan chứ không phải một người tránh làm sao để cho mình không bị bệnh.
Trong chuyện này thay vì nói là “nếu con không mang khẩu trang thì con sẽ bị lây bệnh và con sẽ chết, bệnh viện sẽ không có chỗ để chữa cho con” thì có nghĩa là mình đang đe dọa. Nhưng thay vì vậy, mình nên khuyến khích nó trở thành một người anh hùng làm cho bệnh không lây lan. Mình nên nói rằng cách tốt nhất để bệnh dịch không lây lan là mình không phải là người đem bệnh đưa cho người khác. Nếu con bảo vệ được con có nghĩa là con bảo vệ được gia đình.”
Đến ngày 3 tháng 2, trên cả nước có 50 tỉnh, thành phố tại Việt Nam quyết định cho học sinh nghỉ học. Đa số cho nghỉ học đến ngày 9 tháng 2; riêng Hà Tĩnh cho nghỉ từ ngày 4 tháng 2 đến khi có thông báo mới. Hai tỉnh Hải Dương và Quảng Bình cho học sinh nghỉ từ ngày 4 tháng 2 đến 11 tháng 2.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-to-protect-your-children-in-corona-crisis-02032020084625.html

Xử phạt các đối tượng bị cho là tung tin thất thiệt

về dịch virus corona

Một người ở Vĩnh Long và một người ở Gia Lai vừa bị cơ quan chức năng xử phạt với cáo buộc ‘ tung tin thất thiệt’ về dịch virus corona nCoV.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 3/2/2020 cho biết cụ thể, Công an tỉnh Gia Lai đang xử lý  bà P.N.H. ở phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, Gia Lai. Theo đó bà H. dùng tài khoản facebook tên “Phạm” đăng tải hình ảnh cùng nội dung “Chiều nay Hà Nội sẽ công bố phát dịch corona, tối nay thời sự sẽ đưa tin về việc đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm corona trên bầu trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau k nên ra đường trong khung giờ từ 4-7h30 sáng mai 1/2/2020. Mọi người ra đường nhớ đeo khẩu trang với kính cẩn thận nhé”.
Theo thuật lại của truyền thông trong nước thì bà H. sau đó đã thừa nhận, đăng để “câu like” chứ không ý thức được thông tin trên đúng hay sai. Bà H. đã gỡ bỏ bài viết, nhận lỗi, đính chính thông tin và cam kết không tái phạm.
Hôm nay 3/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long cũng quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng, một chủ tài khoản Facebook ở Vĩnh Long là Nguyễn Nhựt Tân, sống tại huyện Mang Thít, cũng với cáo buộc ‘tung tin thất thiệt’ về dịch corona tại Cần Thơ.
Theo cơ quan chức năng, quyết định xử phạt căn cứ theo qui định về hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật”, theo khoản 3, điều 64, Nghị định 174 của Chính phủ, trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Vừa qua công an tại một số tỉnh như Bà Rịa- Vũng Tàu, Thừa Thiên- Huế … cũng tiến hành triệu tập và phạt một số người vì cho rằng họ thông tin về dịch virus corona không đúng sự thật.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/penalties-for-those-accused-of-spreading-false-information-about-corona-epidemic-02032020074956.html

nCoV-VN: Người từ TQ vào Móng Cái,

giới buôn dừng bán khẩu trang gây bất bình

Giữa lúc dịch coronavirus (nCoV) đang lây sang nhiều người hơn ở Trung Quốc và Việt Nam, việc tỉnh Quảng Ninh cho nhập cảnh và cách ly hàng trăm người đi vào từ Trung Quốc ở Móng Cái đang gây ra sự bất bình trong dư luận Việt.
Cùng lúc, nhiều người cũng lên án giới buôn dược phẩm ở Hà Nội khi họ dừng bán khẩu trang để phản ứng với biện pháp xử phạt của chính quyền đối với hành vi nâng giá mặt hàng đang khan hiếm trong đợt dịch.
Theo các báo Việt Nam, chính quyền thành phố Móng Cái nói 100% người nhập cảnh từ Trung Quốc phải cách ly 14 ngày để theo dõi, và chính quyền vận động các khách sạn bố trí nơi ăn, nghỉ miễn phí các đối tượng tạm trú trong thời gian cách ly.
Các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Vũ Quốc Ngữ, Lê Dũng Vova phê phán biện pháp này và kêu gọi Việt Nam cần đóng cửa biên giới với Trung Quốc để giảm rủi ro.
Trong khi đó, giới buôn dược phẩm tập trung ở khu chung cư Hapulico, Hà Nội, được xem là chợ thuốc lớn nhất miền bắc Việt Nam, mới đây đồng loạt ngừng bán khẩu trang, sau khi bị nhà chức trách xử phạt vì tăng giá bán khẩu trang gấp nhiều lần.
Hành động kể trên của giới buôn vào lúc dịch coronavirus đang diễn biến phức tạp dẫn đến những chỉ trích kịch liệt từ nhiều người, coi đó là sự “lợi dụng khủng hoảng để trục lợi”, “vô đạo đức”, “vô lương tâm”.
VOA còn tiếp tục cập nhật.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-tq-den-mong-cai-gioi-buon-dung-ban-khau-trang-gay-bat-binh/5271376.html

Hàng ngàn người Trung Quốc kẹt lại tại Việt Nam,

Bộ Công thương muốn thống kê lao động Trung Quốc

Giới chức Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng hàng ngàn người Trung Quốc còn kẹt lại và muốn về nước, trong khi hàng ngàn người Trung Quốc khác có thể quay lại Việt Nam làm việc sau Tết.
Hôm 2/2, truyền thông trong nước đưa tin cho biết hiện còn khoảng 5.300 người Trung Quốc bị kẹt lại tại Khánh Hòa và muốn trở về nước, trong khi các hãng hàng không đã phải ngừng các chuyến bay đến và đi khỏi Trung Quốc theo chỉ thị của Thủ tướng để phòng tránh dịch bệnh viêm phổi cấp lây lan.
Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho báo chí biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghi xem xét chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các bộ liên quan có phương án để đưa công dân Trung Quốc về nước.
Trong số người Trung Quốc bị kẹt lại tại Khánh Hòa có khoảng 500 người là các nhà đầu tư, lao động. Số còn lại là khách du lịch.
Trong khi đó, vào sáng ngày 3/2, phía Việt Nam đã tiếp nhận 32 người Việt Nam do Trung Quốc trao trả tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn. Đây là những người đã nhập cảnh vào Trung Quốc để lao động trái phép. Tất cả những người này được kiểm tra thân nhiệt và cách ly để theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Công thương hôm 2/2 đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, chỉ đạo Sở Công thương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống kê số lượng lao động, chuyên gia Trung Quốc làm việc trên địa bàn đã về quê nghỉ tết và chưa trở lại làm việc.
Bộ Công thương đề nghị các tỉnh, thành báo cáo số thống kê này trong ngày 3/2, đồng thời xem xét việc đề nghị các chủ dự án cho các lao động, chuyên gia tiếp tục kéo dài ngày nghỉ lễ đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế vào ngày 3/2, hiện Việt Nam đã phát hiện 8 ca nhiễm virus corona gây viêm phổi cấp, bao gồm khách du lịch Trung Quốc và người Việt Nam về từ Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thousands-of-chinese-still-in-vn-amid-fear-of-coronavirus-spread-02032020075147.html

Việt Nam: Trước Đại hội Đảng 13,

 tiêu chuẩn mới cho chức Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới công bố toàn văn Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp.
Để đảng cộng sản được dân tin yêu
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’
Văn bản nêu các yêu cầu với những chức danh cao nhất Việt Nam, gồm cả Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Chỉ mới hai năm trước, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký một văn bản tương tự gọi là Quy định 90, công bố tháng 8/2017.
Hai năm sau, Quy định 214 ra đời, có cùng nội dung là về về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Có gì khác biệt trong hai văn bản quan trọng này?
Quanh vị trí cao nhất, quan trọng nhất Việt Nam, chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người ta thấy yêu cầu có một số khác biệt, qua ngôn ngữ hai văn bản năm 2017 và 2020.
Quy định 214 thêm chữ mới “quy tụ”:
Tổng Bí thư là “trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Quy định năm 2017 yêu cầu Tổng Bí thư “có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng”.
Nhưng sang năm 2020, Tổng Bí thư chỉ cần có “kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…”
Năm 2017, yêu cầu Tổng Bí thư “phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài”.
Cụm từ này đã được bỏ đi. Thay vào đó, yêu cầu cho Tổng Bí thư năm 2020 thêm chữ mới là có “tư duy nhạy bén”, và chữ mới nữa là “bình tĩnh”.
Cụ thể toàn văn câu liên quan trong Quy định 214 năm 2020 là “Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.”
Năm 2017, yêu cầu Tổng Bí thư “có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm”.
Năm 2020, bỏ đi chữ “chỉ đạo”, thay bằng chữ “lãnh đạo”: “Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.”
‘Hoàn thành tốt’ áp dụng cho cả bốn chức cao nhất
Có lẽ quan trọng nhất, năm 2017, yêu cầu Tổng Bí thư “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Năm 2020, đã hạ xuống còn “hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Việc hạ thấp yêu cầu này áp dụng cho cả Tứ Trụ.
Tức là, so với quy định cũ ban hành năm 2017, quy định 2020 chỉ yêu cầu “hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thay vì “hoàn thành xuất sắc” đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước.
Các văn bản công bố gần đây cho thấy ý tưởng hợp nhất hai chức Chủ tịch nước và TBT của Đảng Cộng sản không được đưa vào ngôn ngữ chính thức.
Ý tưởng ‘nhất thể hóa’ này được nêu ra sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng nắm luôn chức Chủ tịch nước sau khi chủ tịch Trần Đại Quang từ trần (xem thêm bài).
Tuy nhiên, cho đến nay, các chức vụ này vẫn là riêng rẽ và sẽ tiếp tục như vậy ở kỳ Đại hội Đảng CSVN 13, dự kiến vào đầu 2021.
Gần đây, trả lời BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland, Úc cho hay hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Theo ông, Điều lệ Đảng CSVN và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Còn nếu giữ mô hình truyền thống thì có nghĩa là cần bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, cho các chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Dù ai nắm các chức vụ này, nhu cầu cải cách thể chế, các sức ép về môi trường, y tế, biến đổi khí hậu, bộ máy cồng kềnh, quan hệ Mỹ – Trung với lãnh đạo Việt Nam sẽ vẫn còn đó, thậm chí còn tăng độ nóng.
Phản ứng trên Facebook
Ngày 2/2/2020, ông Tổng – Tịch Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính Trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TW, BCT, Ban Bí thư quản lý. Trong có vài thay đổi so với quy định 90 ban hành hồi 2017. Có ý kiến cho rằng ông Trọng muốn đi tiếp, tuy nhiên cần phải biết – tình hình sức khỏe hiện nay phải nằm nhiều hơn ngồi hay đi lại hàng ngày rất hạn chế, thì việc tại vị kéo dài của ông Trọng là điều không thể; càng tham việc càng dễ đai!
QĐ-214 nhìn tổng thể thấy rõ nhất là việc hạ thấp các tiêu chuẩn cho các ứng viên vị trí TBT. Nhiều suy đoán cho rằng, làm như vậy ông Trần Quốc Vượng mới đủ tiêu chuẩn. Nhưng mặt khác, cũng có thể suy đoán, cơ hội của nhiều người khác cũng đang được mở rộng để cạnh tranh.
Do đó, sắp tới cuộc chiến giành ghế ngày càng sôi nổi, thêm cả chuyện các ông bà âm thầm đi vận động phiếu sẽ …rộn ràng 2020, năm tiền đại hội 13. Túm lại, 02 cái ghế quan trọng TBT và TT thì hiện vẫn là….30 chưa phải tết
Toàn văn QĐ-214.
Một phân tích QĐ-214 của anh Dương Quốc Chính, Hà Nội:
Nhìn chung, đa số nội dung quy định đều khá mơ hồ, không có công cụ gì để cân đo đong đếm các phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp CM. Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
…rất nhiều.
Thực ra nếu cứ áp theo những quy định này mà để bọn nhân dân đấu tố qua FB thì sẽ chả có đồng chí nào đủ tiêu chuẩn làm cán bộ lãnh đạo cả!

Tuy nhiên, quy định mới về phẩm chất lãnh đạo có mục uy tín cao trong nhân dân. Nhưng bọn nhân dân thì không có cách gì để cho ý kiến với đảng ngoài việc chém gió FB. Điều này chứng tỏ đảng sẽ hóng phản hồi từ FB về uy tín của các đồng chí ứng viên lãnh đạo chủ chốt.
Trong tứ trụ, có 2 vị trí quan trọng nhất là TBT và TTg, có ảnh hưởng lớn nhất đến vận mệnh quốc gia. Nếu căn cứ theo quy định này, ta thấy có 2 khái niêm rất mơ hồ về chức danh TBT. Đó là “người kế nhiệm” và “cán bộ chủ chốt”. Cán bộ chủ chốt là mới bổ sung vào quy định mới.
Lẽ ra, quy định phải có phần giải nghĩa các khái niệm, như văn bản pháp quy, nhưng ở đây không có, nên phải suy diễn!
Người kế nhiệm có thể hiểu là cấp phó thường trực của chức danh lãnh đạo đương nhiệm. Ví dụ, với TBT thì người kế nhiệm là Thường trực ban bí thư.
Còn cán bộ chủ chốt, có thể tạm hiểu là tam trụ và thường trực Ban bí thư. Theo nhận định cá nhân mình thì khả năng cả 3 trụ cùng nghỉ hưu vào nhiệm kỳ tới là cao. Chắc chắn TBT thì sẽ nghỉ rồi.
Như vậy, khả năng ông Trần Quốc Vượng sẽ là ứng viên duy nhất (hoặc sáng nhất) cho chức vụ TBT vì vừa là cán bộ chủ chốt, vừa là người kế nhiệm và CÓ VẺ NHƯ cũng ít điều tiếng với bọn nhân dân. Chưa thấy bị thế lực thù địch đấu tố trên FB. Các UV BCT còn lại thì hầu hết cũng đã từng bị.

Trường hợp cạnh tranh duy nhất với ông Vượng thì chỉ có thể là ông Phúc, thì mới đạt tiêu chí cán bộ chủ chốt (bà Ngân không được xét vì là nữ). Nhưng khả năng ông Phúc tiếp tục làm TBT theo mình là rất ít khả năng do tuổi tác về 1 số tiêu chí không đạt!
Về chức danh thủ tướng, có yêu cầu sau đáng chú ý:
“Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị.”
Có vẻ như điều này mở đường cho ông Vương Đình Huệ. Vì ông đang phụ trách về kinh tài ở CP và xuất thân là người có kinh nghiệm về quản lý, giám sát kinh tế!
Người thứ 2 cạnh tranh là ông Trương Hòa Bình vì đang là phó TTg thường trực. Tuy nhiên, ông xuất thân là CA và Tòa án, nên ông hợp với vị trí CTN hay TBT hơn là TTg. Nhưng vị trí TBT đã là của ông Vượng rồi. Và vị trí này không yêu cầu phải là người kế nhiệm (Phó TTg thường trực) nên ông THB sẽ yếu thế hơn ông VĐH.
Người thứ 3 cạnh tranh sát hơn với ông Huệ là ông Nguyễn Văn Bình, vì ông này cũng có kinh nghiệm tốt về quản lý, điều hành kinh tế. Nhưng xét về mặt “quan hệ” với ông Trọng và uy tín với bọn nhân dân, thì ông Bình yếu thế hơn ông Huệ. Vì sao ông Bình còn yên ổn đến giờ vẫn còn là 1 câu hỏi!

Các chức danh CTN và CT QH thì vô thưởng vô phạt hơn, yêu cầu cũng không khắt khe lắm để có thể khoanh vùng được ngay. Nhưng chức danh CTN có 1 nội dung đáng lưu ý:
“Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.”
Điều này mở đường cho các ông có xuất thân QĐ, CA. Như vậy, ứng viên sáng giá là ông Ngô Xuân Lịch (QĐ), Tô Lâm (CA), Trương Hòa Bình (CA), Phạm Minh Chính (CA). Ông Bình sẽ có cửa sáng hơn chút vì vị trí hiện tại đang nhỉnh hơn 3 ông kia và CÓ VẺ NHƯ ít điều tiếng hơn với bọn nhân dân.
Một ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân, thì phẩm chất có vẻ hợp với việc ma chay hiếu hỉ, trao huân huy chương của CTN, nhưng với tiêu chí bên trên thì không được đáp ứng lắm. Nhưng khả năng vẫn có thể được lựa chọn.
Chức danh CT QH có quy định sau đáng chú ý:
“Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “
Hiểu biết sâu sắc về pháp luật thì mấy ông CA kể trên nhưng năng lực điều hành các phiên họp QH thì chắc chỉ có người đã từng làm CT hay PCT QH? Vậy nếu bà Ngân nghỉ thì còn có bà Phóng có thể là ứng viên? Nhưng 2 bà này lại bằng tuổi nhau, sinh năm 54, nên sẽ nghỉ chung cùng ông Lịch, ông Phúc?
Hóa ra chức danh CTN và CT QH lại có nhiều ẩn số hơn cả, nhưng cũng chả quan trọng lắm. 2 vị trí này theo mình là sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bất thành văn, như vùng miền, giới tính, dân tộc. Ví dụ, nếu ông Vượng, người Bắc có ný nuộn làm TBT, ông Huệ miền Trung làm TTg, thì ông Trương Hòa Bình hoặc Nguyễn Thiện Nhân (dân Nam) dễ làm CTN và CT QH dễ là 1 nữ và/hoặc người dân tộc thiểu số!
Yếu tố bất thành văn nữa cũng cần xét đến là yếu tố quan hệ với ông Trọng, thì ông Vượng và ông Huệ có cửa sáng hơn những người còn lại. Yếu tố TTg là dân Nam có lẽ sẽ bị bỏ qua do không kiếm được người đủ phẩm chất và quan hệ./.
P/s việc kỷ luật BT Hà Nội Hoàng Trung Hải: ông Hải đã có đơn xin rút từ tháng 6/2019, rời vị trí này chỉ còn là thời gian. Người thay thế ông Hải sẽ là Vương Đình Huệ, ông Huệ cũng là người chưa từng đi địa phương, nên sự điều chuyển này ở tiền đại hội 13 cũng sẽ mở ra nhiều triển vọng cho anh Huệ. Và, ngoài ra không loại trừ khả năng ông Trọng trở thành thái thượng hoàng buông rèm nhiếp chính và VN sẽ có…5 trụ ;) Lê Nguyễn Hương Trà
Dương Quốc Chính
il y a 12 heures
AI SẼ THÀNH TBT, THỦ TƯỚNG?
TBT mới ban hành quy định về các chức danh lãnh đạo, có vài thay đổi so với quy định 90 ban hành năm 2017.
Toàn văn xem ở đây https://m.vietnamnet.vn/…/toan-van-quy-dinh-214-cua-bo-chin…
Nhìn chung, đa số nội dung quy định đều khá mơ hồ, không có công cụ gì để cân đo đong đếm các phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp CM. Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
…rất nhiều.
Thực ra nếu cứ áp theo những quy định này mà để bọn nhân dân đấu tố qua FB thì sẽ chả có đồng chí nào đủ tiêu chuẩn làm cán bộ lãnh đạo cả!
Tuy nhiên, quy định mới về phẩm chất lãnh đạo có mục uy tín cao trong nhân dân. Nhưng bọn nhân dân thì không có cách gì để cho ý kiến với đảng ngoài việc chém gió FB. Điều này chứng tỏ đảng sẽ hóng phản hồi từ FB về uy tín của các đồng chí ứng viên lãnh đạo chủ chốt.
Trong tứ trụ, có 2 vị trí quan trọng nhất là TBT và TTg, có ảnh hưởng lớn nhất đến vận mệnh quốc gia. Nếu căn cứ theo quy định này, ta thấy có 2 khái niêm rất mơ hồ về chức danh TBT. Đó là “người kế nhiệm” và “cán bộ chủ chốt”. Cán bộ chủ chốt là mới bổ sung vào quy định mới.
Lẽ ra, quy định phải có phần giải nghĩa các khái niệm, như văn bản pháp quy, nhưng ở đây không có, nên phải suy diễn.
Người kế nhiệm có thể hiểu là cấp phó thường trực của chức danh lãnh đạo đương nhiệm. Ví dụ, với TBT thì người kế nhiệm là Thường trực ban bí thư.
Còn cán bộ chủ chốt, có thể tạm hiểu là tam trụ và thường trực Ban bí thư. Theo nhận định cá nhân mình thì khả năng cả 3 trụ cùng nghỉ hưu vào nhiệm kỳ tới là cao. Chắc chắn TBT thì sẽ nghỉ rồi.
Như vậy, khả năng ông Trần Quốc Vượng sẽ là ứng viên duy nhất (hoặc sáng nhất) cho chức vụ TBT vì vừa là cán bộ chủ chốt, vừa là người kế nhiệm và CÓ VẺ NHƯ cũng ít điều tiếng với bọn nhân dân. Chưa thấy bị thế lực thù địch đấu tố trên FB. Các UV BCT còn lại thì hầu hết cũng đã từng bị.
Trường hợp cạnh tranh duy nhất với ông Vượng thì chỉ có thể là ông Phúc, thì mới đạt tiêu chí cán bộ chủ chốt (bà Ngân không được xét vì là nữ). Nhưng khả năng ông Phúc tiếp tục làm TBT theo mình là rất ít khả năng do tuổi tác về 1 số tiêu chí không đạt.
Về chức danh thủ tướng, có yêu cầu sau đáng chú ý:
“Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị.”
Có vẻ như điều này mở đường cho ông Vương Đình Huệ. Vì ông đang phụ trách về kinh tài ở CP và xuất thân là người có kinh nghiệm về quản lý, giám sát kinh tế.
Người thứ 2 cạnh tranh là ông Trương Hòa Bình vì đang là phó TTg thường trực. Tuy nhiên, ông xuất thân là CA và Tòa án, nên ông hợp với vị trí CTN hay TBT hơn là TTg. Nhưng vị trí TBT đã là của ông Vượng rồi. Và vị trí này không yêu cầu phải là người kế nhiệm (Phó TTg thường trực) nên ông THB sẽ yếu thế hơn ông VĐH.
Người thứ 3 cạnh tranh sát hơn với ông Huệ là ông Nguyễn Văn Bình, vì ông này cũng có kinh nghiệm tốt về quản lý, điều hành kinh tế. Nhưng xét về mặt “quan hệ” với ông Trọng và uy tín với bọn nhân dân, thì ông Bình yếu thế hơn ông Huệ. Vì sao ông Bình còn yên ổn đến giờ vẫn còn là 1 câu hỏi!
Các chức danh CTN và CT QH thì vô thưởng vô phạt hơn, yêu cầu cũng không khắt khe lắm để có thể khoanh vùng được ngay. Nhưng chức danh CTN có 1 nội dung đáng lưu ý:
“Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.”
Điều này mở đường cho các ông có xuất thân QĐ, CA. Như vậy, ứng viên sáng giá là ông Ngô Xuân Lịch (QĐ), Tô Lâm (CA), Trương Hòa Bình (CA), Phạm Minh Chính (CA). Ông Bình sẽ có cửa sáng hơn chút vì vị trí hiện tại đang nhỉnh hơn 3 ông kia và CÓ VẺ NHƯ ít điều tiếng hơn với bọn nhân dân.
Một ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân, thì phẩm chất có vẻ hợp với việc ma chay hiếu hỉ, trao huân huy chương của CTN, nhưng với tiêu chí bên trên thì không được đáp ứng lắm. Nhưng khả năng vẫn có thể được lựa chọn.
Chức danh CT QH có quy định sau đang chú ý:
“Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “
Hiểu biết sâu sắc về pháp luật thì mấy ông CA kể trên nhưng năng lực điều hành các phiên họp QH thì chắc chỉ có người đã từng làm CT hay PCT QH? Vậy nếu bà Ngân nghỉ thì còn có bà Phóng có thể là ứng viên? Nhưng 2 bà này lại bằng tuổi nhau, sinh năm 54, nên sẽ nghỉ chung cùng ông Lịch, ông Phúc?
Hóa ra chức danh CTN và CT QH lại có nhiều ẩn số hơn cả, nhưng cũng chả quan trọng lắm. 2 vị trí này theo mình là sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bất thành văn, như vùng miền, giới tính, dân tộc. Ví dụ, nếu ông Vượng, người Bắc có ný nuộn làm TBT, ông Huệ miền Trung làm TTg, thì ông Trương Hòa Bình hoặc Nguyễn Thiện Nhân (dân Nam) dễ làm CTN và CT QH dễ là 1 nữ và/hoặc người dân tộc thiểu số.
Yếu tố bất thành văn nữa cũng cần xét đến là yếu tố quan hệ với ông Trọng, thì ông Vượng và ông Huệ có cửa sáng hơn những người còn lại. Yếu tố TTg là dân Nam có lẽ sẽ bị bỏ qua do không kiếm được người đủ phẩm chất và quan hệ.
Dương Quốc Chính
Jonathan London
il y a 6 heures
Về chuyện Ông vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tôi xin góp ý như thế này này…Thưa Ông,… quy định chỉ có 7 vấn đề chính, trong đó mỗi một vấn đề chỉ có 8 bộ phận khác nhau mà chưa ổn… ngoài đó quá chuẩn về phong cách viết … p.s. có bình luận gì, lời xin lỗi, lời nhân văn, chia buồn nào gửi toàn dân về thảm họa về tranh chấp ruộng đất ngay trước Tết ko? Nghe ở đâu đấy, khoảng vài thấp kỳ trước có ai đâu đó nói câu xl đó và đã được nhận như là một nửa bước ngoặt trong cuộc ccrđ … p.s.s. để thừa nhận đã có một số ít vấn đề, sai lầm phải làm rõ cũng có thể được xem là một điều khá là dũng cảm bác ơi… đúng chưa? Cũng có thể tôi nhầm… cũng có thể ko. Chỉ là một đề nghị nhỏ xíu tính xây dựng từ một bạn quốc tế yêu đất nước này… chào, tạm biệt, và hẹn gặp lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51311797

Khống chế tư tưởng ở Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hoàng Quân
Thói quen che giấu thông tin
Đại dịch Vũ Hán đã khiến nhiều người giận dữ với cách bưng bít thông tin, khống chế dư luận bằng bạo lực của chính quyền Trung Quốc. Ngay khi mới xảy ra dịch, một bác sĩ tại Vũ Hán là Li Wenliang đã cố gắng nhắn tin trong một group chat với các bạn học trường y về tình trạng lây nhiễm tại đây. Ngay trong đêm hôm đó, Cơ quan Y tế địa phương đã khiển trách bác sĩ Li vì việc chia sẻ thông tin như vậy. Ba ngày sau, công an địa phương đã yêu cầu bác sĩ này viết bản thú nhận rằng hành vi chia sẻ tin nhắn này là một hành vi vi phạm luật pháp.[1]
Đặc biệt, công an thành phố Vũ Hán đã phát lệnh truy tố tổng cộng 8 bác sĩ vì đã truyền đi thông điệp về dịch bệnh, trong khi nhà chức trách đang muốn giấu.[2]
Nhiều người cảm thấy bất bình, vì việc thông tin sự thật về bệnh dịch sao lại là “hành vi vi phạm pháp luật”? Điều đó cho thấy sự không bình thường của việc thi hành luật pháp ở đất nước này.
Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà Trung Quốc có cách hành xử như vậy.
Bắt bớ và cầm tù
Vào đầu tháng 11 năm 2019, cơ quan công an Trung Quốc đã bắt giữ và bỏ tù 6 tháng một sinh viên Trung Quốc đang theo học bên Mỹ tên là Luo Daiqing vì hành vi anh ta có đưa một số tấm hình biếm hoạ về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Twitter lúc anh ta còn đang ở Mỹ.[3]
Ngày 15/10/2019, nhà chức trách Trung Quốc cũng câu lưu một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ gốc Hoa tên là Zhan Wang. Chuyên gia này đang nghiên cứu khí tượng học tại Học Viện Khí tượng Phần Lan (Finnish Meteorological Institute). Nhà chức trách Trung Quốc cáo buộc nhà nghiên cứu khí tượng học này “âm mưu lật đổ chế độ”, tuy nhiên họ lại không chính thức thừa nhận hoặc cung cấp bất cứ bằng chứng nào về hành vi này của Zhan Wang.[4] Truyền thông Trung Quốc mô tả rằng anh này muốn kêu gọi độc lập cho vùng Mãn Châu Lý. Hiện nay Zhan Wang đang đối mặt với khả năng ngồi tù 10 năm.[5] Đây chỉ là một vài ví dụ cho các hành động này từ phía Trung Quốc.
Một Báo cáo với tựa đề “Những cản trở đối với sự ưu tú: Tự do học thuật và sự tìm kiếm các đại học đẳng cấp thế giới của Trung Quốc” do tổ chức Scholars at Risk thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2019 đã cho biết nhiều điều.[6]
Tất cả các cơ sở nghiên cứu, đào tạo dù ở Trung Quốc lục địa, Hong Kong hay Macao đều bị chính phủ Trung Quốc “quản lý” gắt gao. Và không có chuyện tự do học thuật hay tự do ngôn luận ở đây. Thậm chí, chỉ cần đụng tới những đề tài “nhạy cảm” hay “cấm kị” như “Sự kiện Thiên An Môn” hay đụng tới các vấn đề mà lãnh đạo Trung Quốc cho là “không được phép” thì sinh viên đó rất có thể đối mặt với bắt bớ, giam cầm và tù đày.
Đặc biệt, các sinh viên Trung Quốc gốc Tây Tạng, Tân Cương hay Nội Mông… luôn bị theo dõi chặt chẽ. Bất cứ nghiên cứu hay hành động của các sinh viên này luôn bị áp đặt, thậm chí là cưỡng bức, đe doạ.
Đó là đối với các sinh viên học tập và nghiên cứu dưới quyền quản lý trực tiếp của chính quyền Trung Quốc đã đành. Các sinh viên Trung Quốc theo học ở nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ. Một Báo cáo của Trung tâm Willson với tựa đề “Một nghiên cứu sơ bộ về sự can thiệp và ảnh hưởng của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào các hoạt động của giáo dục sau đại học ở Hoa Kỳ”[7] đã cho biết họ đã phát hiện dựa trên bằng chứng về việc một số nhân viên ngoại giao và sinh viên Trung Quốc đã xâm phạm tới quyền tự do học thuật và an toàn cá nhân, trong khi những quyền này được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ.
Khống chế tư tưởng ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống chính trị tương tự như Trung Quốc, cho nên “ông thầy” có bài gì thì “học trò” có bài đó. Trong cuốn “Tư duy kinh tế Việt Nam”, Đặng Phong đã mô tả cách thức mà hệ thống chính trị Việt Nam “nhồi sọ” toàn bộ các cán bộ, công chức và người dân. Nếu là cán bộ, công chức thì gần như 100% sẽ phải trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản. Từ khi chuẩn bị trở thành đảng viên, người đó sẽ phải học lớp cảm tình đảng, rồi khi thành đảng viên lại phải học nghị quyết hàng năm. Muốn giữ chức vụ cao hơn thì phải đi học trung cấp chính trị, rồi cao hơn nữa là cao cấp chính trị. Tiếng là đi học các hệ khác nhau như vậy, nhưng nội dung chẳng có gì khác nhau, và cũng chẳng có gì gọi là học thuật ở đây. Việc cứ tụng đi tụng lại chừng đó mớ lý thuyết giáo điều khiến nó “ám thị” và tạo thành thói quen tư duy cho cán bộ, công chức chung một bài.
Còn đối với các trường đại học hoặc các cơ quan khác thì cơ quan đảng luôn luôn quyết định những vấn đề quan trọng nhất. Cách đây vài năm, mâu thuẫn giành chức chủ tịch Đoàn Luật sư TPHCM khiến ông Nguyễn Đăng Trừng bất bình bởi vì kết quả các luật sư thuộc Đoàn luật sư TPHCM bỏ phiếu cho ông, nhưng cơ quan đảng là Thành uỷ TPHCM can thiệp không công nhận kết quả này, yêu cầu cuộc bỏ phiếu chọn người khác. Mặc dù, Đoàn Luật sư TPHCM là một tổ chức hoàn toàn độc lập, không hề nằm trong thẩm quyền quản lý của Thành uỷ.
Ở Việt Nam, cơ quan đảng sẽ thay mặt tất cả, kể cả toà án để quyết định mọi việc. Vụ tranh chấp cổ đông tại trường Đại học Hoa Sen là một trường hợp như vậy. Tranh chấp kéo dài nhiều năm giữa các cổ đông của nhà trường. Cuối cùng, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng “ra tay” chuyển đổi từ nhóm cổ đông này sang nhóm cổ đông khác theo quyết định của ông ta, thay vì toà án, cho dù đây là một trường đại học tư thục.
Ở mỗi trường đại học, bên cạnh cơ quan đảng còn có ít nhất một nhân viên an ninh phụ trách. Nhân viên an ninh này theo dõi về “văn hoá tư tưởng”. Nếu thấy có vấn đề gì về tư tưởng hơi lạ sẽ bị coi là “chống phá chế độ” và cơ quan an ninh sẽ ra tay ngay. Nhưng nếu trong trường có tham nhũng, hủ hoá, thậm chí là kiện cáo nhau…an ninh lại mặc kệ. Nhiều vụ bắt giữ bỏ tù các sinh viên đã xảy ra, như vụ bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha dù họ bị kết tội với những tội danh và bằng chứng hết sức mơ hồ giống như bên Trung Quốc “lật đổ chính quyền nhân dân”. Những sinh viên bé nhỏ không một tấc sắt, sao có thể lật đổ được một chính thể có cả công an, quân đội trong tay?
Vụ bắt giữ Luật sư Lê Công Định cũng là một vụ mâu thuẫn chính trị giữa các phe nhóm hay còn gọi là “Ba – Tư đại chiến” nhưng đã được thổi phồng thành một “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Một luật sư như Lê Công Định, không có vũ khí, không có tiền bạc, không có người, lấy đâu mà lật đổ chính quyền ngoài dăm ba bài viết phản biện đăng đâu đó.
Ngay trong đại dịch virus Vũ Hán này, nhiều nghệ sĩ tên tuổi ở Việt Nam cũng bị “mời lên làm việc” khi họ chỉ đưa thông tin về bệnh dịch như những lời cảnh báo cá nhân.[8]
Kết luận
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây tờ báo Người quan sát đã có bài viết với tựa đề: “Thế giới phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc”.[9] Bài báo đó có chi tiết đáng lưu ý khi mô tả: “Các nhà độc tài thường đưa ra những quyết định tồi tệ bởi họ không nhận được thông tin chính xác: Khi áp chế những tiếng nói độc lập, họ chỉ nhận được lời tâng bốc và tin tức tốt đẹp từ những người xung quanh.”
Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong một thể chế tương tự nhau nên cách hành xử cũng tương tự nhau. Và để dễ bề cai trị, họ đã thực hiện chính sách “khống chế tư tưởng”. Điều này đi ngược lại cách quản lý ở một đất nước văn minh. Không có sự tự do học thuật và tư tưởng thì làm gì có sáng tạo và phát triển. Và vì thế, người dân cứ mãi nằm trong vòng luẩn quẩn của u mê và nghèo đói.
[1] https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html
[2] http://www.rfi.fr/vi/châu-á/20200130-virus-corona-tòa-án-trung-quốc-8-bác-sĩ
[3] https://www.axios.com/china-arrests-university-minnesota-twitter-e495cf47-d895-4014-9ac8-8dc76aa6004d.html
[4] https://www.scholarsatrisk.org/report/2019-10-15-finnish-meteorological-institute/
[5] https://www.scholarsatrisk.org/report/2019-10-15-finnish-meteorological-institute/
[6] https://www.scholarsatrisk.org/wp-content/uploads/2019/09/Scholars-at-Risk-Obstacles-to-Excellence_EN.pdf
[7] https://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/prc_political_influence_full_report.pdf
[8] https://tuoitre.vn/ngo-thanh-van-dam-vinh-hung-cat-phuong-bi-moi-len-do-thong-tin-sai-ve-virus-corona-20200131224114352.htm
[9] http://nghiencuuquocte.org/2020/02/02/the-gioi-tra-gia-cai-tri-doc-doan-o-trung-quoc/
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/suppression-on-freedom-of-expression-in-vn-and-china-02032020101648.html

2019 nCoV và Việt Nam:

Chính quyền thật sự đáng sợ!

Trân Văn
Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Bộ Thông tin – Truyền thông (TTTT) của chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối tuần vừa qua (1), chính là bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam thật sự đáng sợ!
Trong công văn gửi các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này, Bộ TTTT thay mặt cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền yêu cầu các cơ quan truyền thông “không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội, không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước”, đồng thời yêu cầu các Sở TTTT gia tăng “kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương, theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh”…
Muốn thấy chính quyền Việt Nam đáng sợ thế nào qua những yêu cầu thể hiện trên công văn vừa kể, hãy đối chiếu với những diễn biến liên quan đến lý do tại sao dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019 nCoV gây ra trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu…
***
New York Times (NYT) vừa có thêm một bài về 2019 NCoV – chủng virus Corona mới đang khiến thế giới ngả nghiêng vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp. Chris Buckley và Steven Lee Myers đã phỏng vấn một số bệnh nhân, thân nhân người bị nhiễm 2019 nCoV, nhân viên y tế, dân chúng và viên chức chính quyền ở thành phố Vũ Hán,… từ đó phác họa bức tranh toàn cảnh về nguyên nhân khiến 2019 nCoV lan rộng, trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu: Sự độc đoán của chính quyền Trung Quốc (2)…
Đầu tháng 12 năm 2019, các nhân viên y tế ở Bệnh viện Vũ Hán bắt đầu nhận ra những dấu hiệu bất thường khi phác đồ điều trị viêm phổi thông thường trở nên vô hiệu với một vài bệnh nhân vốn có dấu hiệu bị viêm phổi. Khi những ca viêm phổi khác thường này tăng lên, các nhân viên y tế nhận ra dấu hiệu đáng sợ đầu tiên: Tất cả những bệnh nhân của chứng viêm phổi mới đều làm việc tại Chợ Đầu mối hải sản Vũ Hán! Từ đầu thập niên 2000, Trung Quốc liên tục điêu đứng vì đủ loại dịch phát xuất trên động vật!
Không chỉ có các nhân viên y tế ở Vũ Hán, một người bán thịt heo ở Chợ Đầu mối hải sản Vũ Hán kể với NYT, ông và những người buôn bán tại chợ cũng nhận ra sự bất thường từ hạ tuần tháng 12: Nhiều người quanh họ đột nhiên sốt cao và khi vào bệnh viện, không ít người bị cách ly và không ai giải thích tại sao (?). Con gái của bệnh nhân đầu tiên thiệt mạng do nhiễm 2019 nCoV bảo với NYT: Không ai đề cập đến sự xuất hiện của dịch bệnh nghiêm trọng. Tôi nghĩ cha tôi mất do cảm lạnh nặng!
Ở những ngày cuối cùng của tháng 12, Li Wenliang – một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Vũ Hán – cảnh báo các đồng nghiệp rằng: Dường như dịch SARS quay lại. Nhiều bệnh nhân viêm phổi lạ đang bị cách ly… Khi cuộc thảo luận giữa Li và gần một chục đồng nghiệp trong group chat bị phát tán như một cảnh báo không chính thức, Li bị Sở Y tế Vũ Hán buộc giải trình rồi bị công an triệu tập, bị buộc phải thú nhận đã “tung tin thất thiệt”. Những đồng nghiệp của Li trong group chat cũng bị “xử lý nghiêm khắc” y như thế!
Đó cũng là lý do hàng chục triệu người cư trú ở Vũ Hán không biết họ đang sống chung với tử thần, còn tử thần thì được tạo điều kiện để gieo rắc tai ương. 2019 nCoV đã tiến thêm một bước, lây nhiễm sang các nhân viên y tế. NYT dẫn chuyện bác sĩ Lu Xiaohong từng kể với China Youth Daily: Khoảng Noel 2019, sau những “tin đồn” dồn dập về viêm đường hô hấp cấp, vì không được phép thông tin, bà đành âm thầm cảnh báo cho một trường học nằm gần một ngôi chợ khác ở thành phố Vũ Hán…
Cũng vào thời điểm đó, sau khi xem xét kỹ lưỡng các bệnh phẩm được những bệnh viện tại Vũ Hán gửi đến, nhóm nghiên cứu do bà Zheng-Li Shi (một trong những chuyên gia hàng đầu về virus) lãnh đạo, phát giác: Dịch viêm phổi cấp đang lây lan do một loại virus có liên quan đến virus gây ra SARS (đại dịch từng làm thế giới rung chuyển hồi đầu thập niên 2000). Tuy nhiên Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán không được công bố phát hiện ấy, họ chỉ có thể báo cáo với chính quyền Trung Quốc…
Vào những ngày cuối cùng của năm 2019, Trung Quốc mới gửi thông báo cho WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) về sự xuất hiện của 2019 nCoV kèm khẳng định “kiểm soát tốt dịch bệnh”. Ngày đầu tiên của năm 2020, cảnh sát Trung Quốc đổ đến chợ động vật Vũ Hán, phong tỏa ngôi chợ này song Tân Hoa Xã loan báo, việc đóng cửa chợ động vật Vũ Hán là để… “sửa chữa”. Sau đó, chính quyền thành phố Vũ Hán tiếp tục tổ chức lễ hội thường niên cho 40.000 gia đình như một cách bác bỏ những “tin đồn thất thiệt”…
Chỉ có một điều mà chính quyền Vũ Hán nói riêng và chính quyền Trung Quốc nói chung không thể ngăn chặn là… các bệnh viện ở Vũ Hán bắt đầu quá tải vì bệnh nhân đông nghẹt! Thượng tuần tháng 1 năm 2020, tại Vũ Hán bắt đầu có người chết vì 2019 nCoV, bắt đầu có những trường hợp cả gia đình nhiễm 2019 nCoV,… Tuy nhiên hệ thống công quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục trấn an công chúng không nên hoang mang, lo lắng thái quá vì “ít có khả năng 2019 nCoV lây lan từ người sang người”.
Tiếp viên một nhà hàng ở Vũ Hán bảo với NYT, lúc đó, cô và các đồng nghiệp đã nghe rất nhiều “tin đồn”, khuyến cáo phòng ngừa nhưng vì hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông phủ nhận tất cả nên không ai mang khẩu trang vì không muốn làm khách hàng lo lắng… Thế rồi ngày 20 tháng 1, Trung Quốc công bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch do 2019 nCoV. Ngày 22 tháng 1 là lệnh cô lập Vũ Hán vào ngày hôm sau (23 tháng 1). Tiếp viên này bảo rằng, tin ấy làm mọi người choáng váng vì quá đột ngột và quá trễ!
***
Trước “As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight” (Virus Corona mới lây lan vì thói quen trì hoãn cố hữu của Trung Quốc) do Chris Buckley và Steven Lee Myers thực hiện, NYT từng đăng một bài bình luận của Nicholas Kristof (Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship – Lây nhiễm virus Corona, giá mà nhân loại phải trả cho độc tài ở Trung Quốc) (2). Các sự kiện và nhân chứng cho thấy: Kiểm soát thông tin để bảo vệ sự “ổn định chính trị” trong một chế độ toàn trị, đặc biệt là từ khi Trung Quốc được đặt dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã khiến cả Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế phải trả giá quá đắt.
Đáng ngạc nhiên là bất kể 2019 nCoV đang lây lan tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục bắt chước Trung Quốc hành xử y hệt như thế. Khi phát hành Công văn số 267/BTTTT-TTCS, Bộ TTTT của Việt Nam nhấn mạnh, các yêu cầu đối với cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông chính thức trong công văn vừa dẫn là theo chỉ đạo của Ban Bí thư đảng CSVN và Thủ tướng. Làm sao có thể “hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ” mà… “không lo lắng”?
Nếu hệ thống truyền thông chính thức “phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài”, trong khi các viên chức hữu trách, đại diện “các cơ quan chức năng” như Bộ Y tế Việt Nam vẫn dõng dạc khẳng định: Corona là bệnh lây lan hạn chế (4) – bất kể trước đó bốn tuần, Trung Quốc đã chính thức thông báo với WHO về sự xuất hiện của đại dịch mới và thời điểm Bộ Y tế Việt Nam tuyên bố như thế (24 tháng 1), Trung Quốc vừa cô lập Vũ Hán để ngăn chặn lây lan (23 tháng 1) – thì kiểu hành xử ấy làm sao có thể “nâng cao ý thức người dân tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”?
Khi buộc báo chí “không sử dụng ‘tít’ và nội dung bài nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc”, chỉ được loan báo “diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức (của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Conora gây ra, của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền)” thì có xử lý những “cơ quan chức năng”, lạm dụng tư cách “nguồn chính thức”, gieo rắc “nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc” như trường hợp bà Cao Thị Thu Thủy ở Hải Phòng hay không?
Ai chịu trách nhiệm khi dựa trên các “nguồn chính thức” từ “các cơ quan chức năng”, hệ thống truyền thông chính thức loan báo rộng rãi, bà Thủy (với đầy đủ các dữ kiện cá nhân, kể cả địa chỉ cư trú) tuy bị nghi nhiễm 2019 nCoV nhưng không hợp tác, tự tiện rời phi trường Cát Bi về nhà (5)? Sau khi bà Thủy dùng facebook để bạch hóa bản chất sự việc, UBND quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng thay mặt “các cơ quan chức năng” cấp cho bà một công văn, xác nhận tình trạng sức khỏe của bà bình thường, không phải vào bệnh viện, chỉ cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày tại nhà trong vòng 14 ngày (6) để bà tự giải độc dư luận?
Tiết lộ của bà Thủy – máy bay khởi hành trễ ba tiếng rưỡi, phải chờ từ 9 giờ 15 tối đến 12 giờ 45 sáng, không được ăn uống nên trên máy bay bị tụt huyết áp, khi máy bay đáp xuống phi trường Cát Bi, bị đưa vào khu vực cách ly, chờ tiếp từ 2 giờ 30 sáng đến 4 giờ sáng tại nơi không giường, không mền, không được cho ăn uống, không có nhân viên y tế nào, kiệt sức, đành tự tìm về nhà nghỉ ngơi (7) – chỉ ra một sự thật, “các cơ quan chức năng” chỉ trấn an dân chúng bằng các tuyên bố chứ không tổ chức phòng ngừa thích đáng. Tại sao ở những nơi vốn được xem là có nguy cơ cao như sân bay lại không có nhân viên y tế túc trực để xác định, tiếp nhận những trường hợp nghi bị nhiễm dịch, không có những phương tiện tối thiểu vừa giúp nhận diện, vừa bảo vệ những người bị cách ly do nghi nhiễm dịch?
Chưa rõ vì sao bà Thủy đục bỏ tường thuật về chuyện xảy ra ở sân bay Cát Bi trên trang facebook của bà (8). Trong bối cảnh như hiện nay, có thể bà bị các viên chức hữu trách xem là “gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh”, bị dọa sẽ “xử lý nghiêm vì vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh” như Công văn số 267/BTTTT-TTCS đòi hỏi… Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cứ tiếp tục hành xử như vậy thì làm sao có thể nhận biết các khiếm khuyết của hoạt động phòng ngừa – xử lý dịch bệnh để điều chỉnh, làm sao có thể đủ khả năng đối phó khi dịch bùng phát trên diện rộng với số người nhiễm hoặc bị nghi nhiễm dịch đông hơn?
***
Tòa án Tối cao của Trung Quốc đã giải trừ trách nhiệm cho bác sĩ Li Wenliang và các đồng nghiệp, khiển trách công an thái quá trong việc “xử lý” bác sĩ Li và bạn bè của ông song điều đó không thể nào bù đắp được những thiệt hại do tham vọng duy trì sự “ổn định chính trị” bằng các điều động toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bưng bít thông tin như đã diễn ra ở Trung Quốc. Tính đến 2 tháng 2, số người nhiễm 2019 nCov trên toàn thế giới đã tăng lên thành 14.564, trong đó tại Trung Quốc là 14.407 người, riêng tại Việt Nam là 7 người. Số người thiệt mạng đã là 305, trong đó tại Trung Quốc là 304 (nạn nhân còn lại là người Philippines).
Ngày 2 tháng 2, sau khi NYT đăng “As New Coronavirus Spread, China’s Old Habits Delayed Fight”, tờ Tuổi Trẻ đã dịch lại bài này và đặt tựa là “Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm” (9). Cho dù những thông tin như thế hết sức cần thiết để tất cả các bên cùng tự điều chỉnh trong phòng ngừa dịch nhưng chúng trái với tinh thần Công văn số 267/BTTTT-TTCS. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không những không thèm bận tâm đến hậu quả của bưng bít, định hướng thông tin mà trong nhận thức của giới hữu trách tại Việt Nam, công chúng không có quyền biết những thông tin như vậy.
Thay vì cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin chính xác như thiên hạ vẫn làm để vô hiệu hóa tác hại của những “thông tin sai sự thật”, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang nỗ lực dẫn dắt toàn dân theo “nguồn chính thức” của “các cơ quan chức năng”, cho dù có không ít bằng chứng chứng tỏ dường như “các cơ quan chức năng” thiếu đủ thứ, từ hiểu biết, ý thức trách nhiệm, lẫn nỗ lực, khả năng phòng ngừa dịch và đặc biệt là thiếu lương thiện. Bất chấp hậu quả mà cả chính quyền cũng như dân chúng Trung Quốc, rộng hơn là nhân loại đang gánh chịu, sợ “ảnh hưởng quan hệ đối ngoại”để đưa ra những chỉ đạo như Công văn số 267/BTTTT-TTCS làm người ta kinh sợ!
Chú thích
(1) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Bao-chi-khong-dat-tit-va-noi-dung-suy-doan-thieu-can-cu-ve-virus-Corona/386313.vgp
(2) https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html
(3)https://www.nytimes.com/2020/01/29/opinion/coronavirus-china-government.html
(4) https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/bo-y-te-corona-la-benh-lay-lan-han-che-4060948-v.html
(5) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/truy-tim-nu-hanh-khach-hai-phong-di-may-bay-tron-kiem-soat-virus-corona-612552.html
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1525565530927505&set=a.113802712103801&type=3&theater
(7) https://baotiengdan.com/2020/01/31/nu-benh-nhan-nghi-nhiem-vi-rut-corona-o-hai-phong-len-tieng/
(8) https://www.facebook.com/100004222176420/posts/1524972384320153/
(9) https://tuoitre.vn/bai-hoc-chong-dich-tu-trung-quoc-tra-gia-tu-nhung-quyet-dinh-sai-lam-20200202113728506.htm
https://www.voatiengviet.com/a/nha-nuoc-viet-nam-dang-so-corona-vu-han-viem-phoi/5271680.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.