Tin khắp nơi – 12/02/2020
Wednesday, February 12, 2020
5:58:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
TT Trump thắng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa
ở bang New Hampshire
Tổng thống Donald Trump đã đánh bại đối thủ còn lại trong nội bộ đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire vào tối ngày 11/2, theo trang Politico.Tổng thống Trump đã giành chiến thắng với khoảng 83% phiếu bầu. Ông Bill Weld, cựu thống đốc của bang láng giềng Massachusetts, đứng thứ nhì với số phiếu thua xa ông Trump.
Dù vậy, ông Trump vào tối ngày 11/2 phàn nàn rằng chiến thắng của ông đã bị lu mờ bởi kết quả bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.
“Truyền thông Fake News [tin thất thiệt] cứ ca ngợi cuộc bầu cử của phe Dân chủ, nhưng họ chẳng có gì quá tuyệt vời”, ông Trump viết trên Twitter, khi nhận định về hàng tá bản tin viết về cuộc bầu cử của phe Dân chủ.
Hãng tin AP tuyên bố ông Trump là người chiến thắng ngay sau khi các đơn vị bầu cử đóng cửa.
Bốn năm trước, ông Trump đã giành chiến thắng trong kỳ bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire và giúp đưa ông đến Nhà Trắng. Nhưng trong ngày tổng tuyển cử năm 2016, ông Trump đã thua bà Hillary Clinton tại bang này với số phiếu sít sao.
Theo AP, từ trước đến nay, ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Đảng Cộng hòa, và chiến dịch tranh cử của ông đã tích cực giành quyền kiểm soát quá trình đề cử của đảng để đưa hội nghị đề cử của đảng vào tháng 8 tới đây thành một chiến dịch “quảng bá trên TV trong bốn ngày”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-thang-bau-cu-so-bo-new-hampshire/5285282.html
Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Bernie Sanders, thượng nghị sĩ 78 tuổi, từ Vermont, đang dẫn đầu cuộc tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ. Người ghi danh đi bầu như một cử tri độc lập này cho đến giờ đạt kết quả bầu cử sơ bộ khá tốt của hai tiểu bang đầu tiên.Vậy ông là ai?
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders thích đánh bại tỷ lệ cược. Trong chiến thắng chính trị đầu tiên năm 1981 cho chức thị trưởng Burlington, Vermont, ông đã phải đọ sức với bộ máy đã kiểm soát thành phố trong nhiều thập kỷ của đảng Dân chủ.
‘Thỏa thuận thế kỷ’ của Trump là canh bạc khổng lồ
Trump đạt được gì với kế hoạch Trung Đông?
Nhiều người chỉ trích việc Thủ tướng Malaysia đề nghị ông Trump từ chức
Ông Sanders đã giành chiến thắng – với 10 phiếu – nhưng người mới nhập cuộc chính trị vẫn phải đối mặt với sự kháng cự ghê gớm từ chính quyền thành phố. Trong hội đồng thành phố Vermont, 11 trong số 13 thành viên chống Sanders và tích cực âm mưu chống lại chương trình nghị sự của ông.
Bộ máy Dân chủ này cũng ngăn chặn cuộc tái tranh cử của ông hai năm sau, nhưng Sanders lần này chiến thắng – với hơn 20% số phiếu. Trận chiến giúp ông Sanders nếm hương vị đầu của sự nghiệp chính trị, một sự nghiệp thể hiện thách thức gần 40 năm với giới chính trị gia lâu đời.
Trở lại sau thất bại cay đắng trước cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ và Ngoại trưởng Hillary Clinton năm 2016, ông Sanders tranh cử để giành giải thưởng cao nhất. Lần này, ông bị đau tim và gây quỹ được hơn 100 triệu đôla.
Dưới đây là cái nhìn về Bernie Sanders và xét xem người tự xưng là có quan điểm xã hội dân chủ này tượng trưng cho điều gì.
Ông Sanders sinh ra ở Brooklyn, New York, cha mẹ là người Do Thái. Ông từng nói rằng thiếu thời khiêm tốn, lớn lên trong một căn hộ nhỏ khiến ông có nhận thức về giai cấp từ khi còn nhỏ.
Ông theo học Đại học Chicago, và trong hai thập niên 1960s, 1970s tham gia hoạt động chống chiến tranh và đấu tranh cho dân quyền, như cuộc diễn hành tháng 3/1963 tại Washington.
Ông đã nộp đơn xin tình trạng người phản kháng có lương tâm trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù đã quá già để bị gọi nhập ngũ vào thời điểm đơn xin bị từ chối.
Sanders tham gia chính trị năm 1971, tranh cử vào ghế Thượng viện Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont với tư cách là ứng cử viên của Liên minh Tự do, một đảng có nguồn gốc chống chiến tranh và xã hội chủ nghĩa. Ông thất cử lần đó, cùng với một cuộc tranh cử để trở thành thống đốc.
Thành công chính trị lớn đầu tiên đến khi ông được bầu làm thị trưởng Burlington, Vermont năm 1981, đánh bại người đương nhiệm đã phục vụ sáu nhiệm kỳ. Ông liên tiếp phục vụ bốn nhiệm kỳ.
Trong thời gian này, ông gặp và kết hôn với người vợ hiện tại, Jane O’Meara, cựu chủ tịch của Burlington College, người từng được mô tả là một “cố vấn chính” trong sự nghiệp chính trị của ông. Họ có tất cả bốn đứa con từ các mối quan hệ trước.
Ông được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 1990, ứng cử viên độc lập đầu tiên đắc cử trong vòng 40 năm. Ông phục vụ ở đó cho đến khi giành được một ghế trong Thượng viện vào năm 2007. Trong chiến dịch tranh cử đó, một Barack Obama trẻ tuổi đã tình cờ gặp ông.
Kể từ lần đầu đến Washington, Sanders đã tấn công các chính trị gia của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ mà ông cho là những người chịu ơn các nhà tài trợ và ngành công nghiệp giàu có – vì điều này đôi khi ông bị xem là kẻ quấy nhiễu. Ông là vị dân biểu độc lập phục vụ lâu nhất trong lịch sử Quốc hội.
Năm 2010, Sanders đứng diễn thuyết trong tám tiếng rưỡi đồng hồ liền để tìm cách ngăn chặn việc gia hạn các chính sách thuế thời Bush mà ông nói mang lại lợi ích cho người giàu và làm tăng lên khoảng cách thu nhập quốc gia.
Ông trở thành chủ tịch của Ủy ban Thượng viện về các vấn đề cựu chiến binh vào năm 2013 và giúp đàm phán các giải pháp lưỡng đảng khi cựu quân nhân phàn nàn về sự chậm trễ nguy hiểm và sự chăm sóc không thỏa đáng trên toàn quốc. Ông là người kiên quyết phản đối Chiến tranh Iraq.
Ông thích ca ngợi các chính sách xã hội của các nước Bắc Âu, như chăm sóc sức khỏe toàn cầu và nghỉ phép có lương những cặp vợ chồng mới có con. Ông muốn cung cấp đại học miễn phí và xóa tất cả các khoản nợ của sinh viên.
Sanders bị tấn công vì hồ sơ bỏ phiếu về kiểm soát súng, bao gồm cả sự phản đối các hình thức khác nhau của dự luật Brady, một dự luật đòi kiểm tra lý lịch và thời gian chờ đợi cho người mua súng. Ông nói rằng hồ sơ bỏ phiếu của mình chỉ đơn thuần phản ánh ưu tiên của các cử tri tiểu bang Vermont.
Năm 2016, lần tranh cử tổng thống lần trước, ông Sanders nhảy vào cuộc đua của đảng Dân chủ một cách cầu may, chống lại ứng cử viên Hillary Clinton được yêu thích của đảng. Nhưng một lần nữa, ông Sanders lại đạt ra những thành quả bất ngờ: với số tiền gây quỹ kỷ lục, và có lúc đã khiến việc đạt đề cử gần như là chắc chắn của bà Hillary Clinton suýt bị lung lay.
Giờ đây, vẫn với giai điệu chống giới chính trị gia kỳ cựu, ông Sanders tranh cử trên một quan điểm tiến bộ đặc trưng, gồm cấp Medicare cho tất cả, mức lương tối thiểu 15 đôla và đại học công miễn phí. Ông nhanh chóng lưu ý rằng nhiều mục trong chương trình nghị sự của mình – từng được coi là cấp tiến – hiện đang được đảng Dân chủ chấp nhận.
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo đảng Dân chủ vẫn hoài nghi rằng ông Sanders có thể giành được đề cử của đảng, một mức độ nghi ngờ dường như khiến ông thêm hứng thú.
Vào tháng 10, việc ra ứng cử của ông có vẻ gặp nguy hiểm sau khi ông bị đau tim nhẹ và buộc phải tạm ngừng tranh cử. Sự việc này lại làm nổi lên những chỉ trích rằng ông đã quá già để chạy đua vào Nhà Trắng. Thương nghị sĩ Vermont – người sẽ 79 tuổi trong ngày bầu cử – nếu đắc cử, sẽ là tổng thống Mỹ già nhất trong lịch sử.
Nhưng chỉ trong vài tuần, ông bình phục, được hỗ trợ bởi sự chứng nhận của Alexandria Ocasio-Cortez, người con cưng trong phái cấp tiến và là nữ dân biểu trẻ trẻ nhất của đảng.
Sanders là người nói năng thẳng thừng không nể nang – ông bác bỏ tuyên bố gần đây của bà Clinton rằng không ai thích ông, nói: “Vào một ngày tốt lành, vợ tôi thích tôi.” Và rất ít cử viên có thể thản nhiên bảo một đứa con đang khóc của cử tri là ”nhỏ giọng thôi”. Nhưng những người ủng hộ ông nói rằng điều đó cho thấy ông là người chân thật, không màu mè.
Giờ đây những cuộc vận động tranh cử của Sanders thu hút đám đông trong hàng chục ngàn người, và ông lập luận rằng sẽ dành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 nhờ vào nguyên tắc và chính sách của ông, chứ không phải mặc cho những chính sách này. Và nếu Sanders có thể giành chiến thắng ở Iowa, ông có thể sẽ đánh bại tỷ lệ cược một lần nữa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51470820
Bầu cử sơ bộ: Cử tri New Hampshire
chọn ứng cử viên TT Đảng Dân chủ
Bang New Hampshire tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của bang này hôm thứ Ba 11/2 sau cuộc bầu cử bộ ở bang Iowa hồi tuần trước.Cử tri bang New Hampshire đã đi bỏ phiếu hôm thứ Ba trong cuộc đua thứ nhì để được Đảng Dân chủ chọn đại diện cho đảng ra tranh chức Tổng thống trong cuộc bầu cử TT Mỹ 2020.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Thị trưởng South Bend, Indiana, ông Pete Buttigieg, đang dồn nỗ lực để duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ, sau khi đạt kết quả tích cực ở bang Iowa hồi tuần trước.
Các ứng cử viên của Đảng dân chủ đang cạnh tranh với nhau để được chọn ra dự cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống với ông Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sắp tới.
Tiểu bang New Hampshire – New England, là một bang nhỏ bé nhưng đóng một vai trò quá khổ để xác định nhân vật nào sẽ được chọn làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ.
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, ứng cử viên đã nhảy lên vị trí thứ ba trong cuộc thăm dò tại New Hampshire sau cuộc tranh luận hôm thứ sáu tuần trước, đang hy vọng sẽ lấy được đà trong cuộc bầu cử sơ bộ, trong khi cựu Phó Tổng thống Joe Biden mong sẽ tránh thêm một thất vọng khác sau khi được xếp vào vị trí thứ tư trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa. Và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, ở vị trí thứ ba tại Iowa, cũng có tên trong danh sách các ứng cử viên hàng đầu.
Các thành viên Đảng dân chủ tại bang New Hampshire đang hy vọng rằng cuộc biểu quyết tại bang này sẽ diễn ra suôn sẻ, không vấp phải những trục trặc kỹ thuật đã gây lúng túng cho Đảng Dân chủ ở bang Iowa, và khiến kết quả cuộc bầu cử sơ bộ bị hoãn lại nhiều ngày.
Danh sách các ứng cử viên Đảng Dân chủ ở New Hampshire gồm 33 tên tuổi, kể cả các ứng cử viên đã rút lui vào tuần trước, nhưng không có tên của cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg, nhà tỷ phú đã bước vào cuộc đua trễ và sẽ phải đối mặt với cuộc thử lửa đầu tiên của ông vào đầu tháng tới.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Thượng nghị sĩ Bernie Sanders dẫn đầu các ứng cử viên Đảng Dân chủ, tiếp theo là cựu Thị trưởng South Bend Pete Buttigieg và thứ ba là Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar.
https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-so-bo-cu-tri-new-hampshire-chon-ucv-tt-dang-dan-chu/5284233.html
Tổng thống Donald Trump muốn
xây dựng lực lượng hạt nhân hùng mạnh nhất thế giới
Với việc thiếu đi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Trung Quốc và Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch tạo ra lực lượng hạt nhân hùng mạnh nhất thế giới.“Hiện nay, Nga và Trung Quốc đều muốn đàm phán để ngừng việc tiêu tốn hàng tỉ USD cho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cho tới khi đạt được những thỏa thuận đó, điều duy nhất tôi có thể làm đó là tạo ra lực lượng hạt nhân mạnh nhất trên thế giới”, Tổng thống Donald Trump cho hay.
Theo ông Donald Trump, Mỹ đang có số lượng lớn tên lửa siêu nhanh và nước này cần chúng vì cả Moscow và Bắc Kinh đều có vũ khí tương tự.
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ được đưa ra chỉ một năm sau khi Washington quyết định rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và thử nghiệm các loại vũ khí mới. Mỹ cho rằng, Nga đã vi phạm hiệp ước bằng việc phát triển tên lửa 9M729, tuy nhiên Moscow phủ nhận điều này.
Sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) vào năm 1972 và Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi INF, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) là thỏa thuận chống phổ biến vũ khí duy nhất còn sót lại của thời kì hậu Chiến tranh Lạnh.
Hiệp ước này quy định Nga và Mỹ phải cắt giảm vũ khí chiến lược không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, trong khi số lượng đầu đạn sẵn sàng sử dụng cũng hạn chế 1.550 đơn vị.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32920-tong-thong-donald-trump-muon-xay-dung-luc-luong-hat-nhan-hung-manh-nhat-the-gioi.html
Mỹ chi 1,5 tỷ đô la để chặn ảnh hưởng của Trung Quốc
Thu HằngChính phủ Mỹ quyết định dành riêng khoản ngân sách 1,5 tỉ đô la trong năm 2021 để khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là một trong những điểm chính trong bản « Ngân sách vì Tương lai Hoa Kỳ » (A budget for America’s Future) được Nhà Trắng công bố ngày 10/02/2020.
Khoản tiền 1,5 tỉ đô la được giao cho bộ Ngoại Giao Mỹ. Trong khuôn khổ « các chương trình quốc tế » (intenational programs), đứng đầu mục « những ưu tiên cạnh tranh quyền lực » của chính phủ Mỹ là « đảm bảo cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương luôn tự do, mở, độc lập và ngăn chặn tuyên truyền của Trung Quốc ».
Washington luôn nhấn mạnh đến việc bảo vệ lợi ích về kinh tế và an ninh của mình trong dài hạn tại khu vực chiến lược, nơi có gần một nửa dân số thế giới sinh sống và có nhiều nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Nhà Trắng khẳng định « ngân sách 1,5 tỉ đô la dành cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thể hiện rõ cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo khu vực luôn tự do, mở và độc lập trước ảnh hưởng thâm hiểm của Trung Quốc ».
Vẫn theo bản Ngân sách 2021 của Mỹ, khoản tiền trên được tài trợ cho các chương trình thúc đẩy dân chủ, tăng cường hợp tác an ninh, cải thiện quản trị kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của lĩnh vực tư nhân. Trong đó, có 30 triệu đô la được đưa vào ngân sách của Trung Tâm Cam Kết Toàn Cầu (Global Engagement Center, GEC) chuyên chống lại truyên truyền và thông tin sai lệch xuất phát từ Trung Quốc.
Trong ngân sách 2021 dành cho bộ Ngoại Giao, chính phủ Mỹ chỉ chi 0,7 tỉ đô la để hỗ trợ các nước châu Âu, Trung Á chống lại ảnh hưởng của Nga.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200212-m%E1%BB%B9-chi-15-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4-la-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BA%B7n-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB%9F-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng
Trump muốn giảm ngân sách cho CDC, WHO
giữa lúc Covid-19 lây lan toàn cầu
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa đề xuất ngân sách năm 2021, nhắm đến cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới(WHO). Những người chỉ trích cho rằng đề xuất cắt giảm như vậy sẽ làm giảm khả năng ứng phó ngăn ngừa đại dịch tại Hoa Kỳ.
Hôm10/2, Tổng thống Trump đã công bố ngân sách đề xuất năm 2021, trong đó bao gồm cắt giảm 16% ngân sách cấp cho CDC, và giảm 10% cho ngân sách cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, theo tờ Washington Post.
Việc cắt giảm được đề xuất bao gồm giảm 34% đối với các khoản tài trợ y tế toàn cầu do Bộ Ngoại giao và USAID quản lý, và 7% đối với CDC. Ông Trump cũng đề xuất rút đi đáng kể số tiền tài trợ cho Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét với mức cắt giảm 58% và mức tài trợ của Hoa Kỳ cho WHO giảm 50%, theo trang Huffpost.com
Mặc dù vậy, ông đề xuất tăng tài trợ cho một số hoạt động y tế của Hoa Kỳ ở nước ngoài – chẳng hạn như tăng 50 triệu đôla cho các hoạt động an ninh y tế toàn cầu của CDC và 15 triệu đôla cho các chương trình An ninh y tế toàn cầu của USAID để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona (Covid-19), cũng theo trang Huffpost.com.
Hoa Kỳ hiện đóng góp khoảng 2,5% trong tổng ngân sách 4,8 tỷ đôla của WHO, và đề xuất của ông Trump kêu gọi cắt giảm 65 triệu đôla cho tổ chức này.
Hôm 11/2, WHO đổi tên virus corona chủng mới (ncoV) thành Covid-19. Tuy chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch, nhưng WHO đã kêu gọi đầu tư ngay lập tức 675 triệu đôla để ngăn chặn dịch bệnh.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-muon-giam-manh-ngan-sach-cho-cdc-who-covid-19/5285172.html
Mỹ rút lại ưu đãi cho VN, một số nước ‘đang phát triển’
Chính quyền của Tổng thống Trump đang sửa đổi một quy định quan trọng về miễn trừ trong luật phòng vệ thương mại của Mỹ, để Mỹ dễ dàng xử phạt hơn đối với khoảng 20 nền kinh tế lâu nay được xem là “đang phát triển”, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong, Ấn Độ và Singapore.Theo thông báo của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), hôm 10/2, Mỹ đã cắt ngắn danh sách riêng về các nước đang phát triển và kém phát triển nhất.
Với động thái này, Mỹ hạ thấp mức chuẩn để kích hoạt điều tra về việc các quốc gia có làm hại các ngành công nghiệp Mỹ bằng cách xuất khẩu hàng được trợ giá bất công hay không.
Bằng hành động kể trên, Mỹ đã loại bỏ các ưu đãi đặc biệt dành cho một loạt các nền kinh tế tự nhận là “đang phát triển”, bao gồm Việt Nam, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Colombia, Costa Rica, Georgia, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Rumani, Ukraine, và Nam Phi.
USTR nói việc thay đổi phương pháp đánh giá quốc gia đang phát triển liên quan đến điều tra để đánh thuế chống bán phá giá là quyết định cần thiết, vì bộ tiêu chuẩn trước đây của Mỹ – có từ năm 1998 – giờ đây đã lỗi thời.
Diễn biến mới và đáng chú ý này đánh dấu việc Mỹ từ bỏ chính sách thương mại đã có 2 thập kỷ qua liên quan đến các quốc gia đang phát triển, và có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, trong đó có Việt Nam.
Động thái này cũng phản ánh sự bất bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được phép nhận các ưu đãi thương mại với tư cách là các quốc gia đang phát triển trong Tổ chức Thương mại Thế giới.
Một số quốc gia bị loại khỏi danh sách trong thông báo của USTR, bao gồm Brazil, Singapore và Hàn Quốc, đã chủ động đồng ý từ bỏ quyền của các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai với Mỹ.
(SCMP, Business Standard)
https://www.voatiengviet.com/a/my-rut-lai-uu-dai-cho-vn-mot-so-nuoc-dang-phat-trien/5285104.html
Hoa Kỳ và Taliban
tiến tới thỏa thuận chấm dứt chiến tranh
Taliban đã đưa ra tối hậu thư cho Washington sau nhiều tuần đàm phán với một đặc phái viên hòa bình của Hoa Kỳ, yêu cầu phản hồi về đề nghị giảm bạo lực trong bảy ngày ở Afghanistan, nếu không, họ sẽ rời khỏi bàn đàm phán, AP dẫn nguồn tin từ hai quan chức Taliban cho biết hôm 12/2.Động thái này diễn ra khi Washington vào tối 11/2 tuyên bố rằng sắp có một thỏa thuận về việc giảm bớt bạo lực của phiến quân Taliban.
Tối hậu thư này do trưởng phái đoàn đàm phán Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar đưa ra. Ông này hồi đầu tuần đã gặp đặc phái viên Nhà Trắng Zalmay Khalilzad và Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, AP dẫn lời hai quan chức Taliban nắm về cuộc thương lượng cho biết.
Hoa Kỳ và Taliban đã sẵn sàng tiến tới một thỏa thuận rút quân đội Hoa Kỳ và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa phiến quân và chính phủ Afghanistan, theo đài NBC News.
Đài này dẫn lời một viên chức phương Tây, một quan chức Afghanistan, và hai cựu viên chức Hoa Kỳ được báo cáo về cuộc đàm phán cho biết thỏa thuận này sẽ chỉ được tiến hành nếu Taliban tuân thủ cam kết giảm bạo lực trong thời gian bảy ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-taliban-tien-toi-thoa-thuan-cham-dut-chien-tranh/5285301.html
Mỹ tăng cường rà soát các cửa khẩu giữa mùa dịch corona
Hà VũNgày 11/2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO loan báo là dịch bệnh do virus corona mới gây ra, được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, được chính thức đặt tên là “COVID-19” .
Tổ chức này cho biết thêm là hiện có 42.708 ca lây nhiễm tại Trung Quốc với 1.017 người thiệt mạng. Trong khi đó 393 ca lây nhiễm khác được xác nhận tại 24 nước trên toàn thế giới với một người thiệt mạng bên ngoài Trung Quốc là tại Philippines.
Chính phủ Mỹ kể từ ngày 29/1/2020 đã bắt đầu thuê bao các chuyến bay để di tản công dân Mỹ ra khỏi Vũ Hán. Hành khách trên các chuyến bay này một số được đưa đến Căn cứ Không quân Miramar của Thủy quân Lục chiến tại San Diego. Số khác được đưa đến Căn cứ Không quân Lackland tại San Antonio, Texas.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC cho biết thêm là Phi trường Eppley tại Omaha, Nebraska, cũng là điểm đến của công dân Mỹ di tản từ Vũ Hán.
Sau khi đến các phi trường này, hành khách trên các chuyến bay sẽ được kiểm tra xem có nhiễm virus corona, tên mới là COVID-19, hay không và sẽ được cách ly 14 ngày tại những khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với binh sĩ tại căn cứ cho đến khi có dấu hiệu an toàn.
Trước nguy cơ dịch bệnh ngày càng lây lan từ Trung Quốc và chưa có dấu hiệu lên đến đỉnh điểm, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành những qui định mới, kiểm soát chặt chẽ những chuyến bay từ Trung Quốc hay có ghé qua Trung Quốc. Những chuyến bay này bắt buộc phải đáp xuống một trong số 11 phi trường Mỹ, theo chỉ định.
Luật sư di trú Khanh Phạm có văn phòng tại Texas cho VOA biết: “Phi trường đầu tiên là phi trường JFK John F. Kennedy ở New York. Thứ hai là phi trường Atlanta ở Geogia. Thứ ba là Chicago O’Hare ở Illinois. Thứ tư là phi trường San Francisco ở California. Thứ năm là phi trường Seatle Tacoma ở tiểu bang Washington. Kế tiếp là các phi trường Los Angeles ở California và phi trường Honolulu ở Hawaii. Và sau này Sở Di trú có đưa ra 4 phi trường mới nữa là Dallas ở Texas, Newark ở New Jersey, Dulles ở vùng ngoại ô Washington D.C, và Detroit ở tiểu bang Michigan. Và khi qua hải quan thì có máy dò nhiệt độ để xem hành khách có bị nóng sốt hay không.”
Luật sư Khanh Phạm cho biết thêm là việc hành khách có được vào Mỹ hay không ngoài việc được kiểm tra tại 11 phi trường chỉ định, còn tùy thuộc vào việc hành khách có quốc tịch Mỹ hay chỉ là thường trú nhân hoặc có các loại visa khác như du lịch, du học hay làm việc…
“Quý vị có quốc tịch, 14 ngày vừa qua nếu quý vị có đi qua tỉnh Hồ Bắc thì quý vị bắt buộc phải bị cách ly hoàn toàn 14 ngày để coi quý vị có mắc bệnh hay không. Nếu quý vị có quốc tịch mà quý vị không đi qua tỉnh Hồ Bắc nhưng quý vị có đi qua Trung Quốc nói chung, bất cứ nơi đâu ở trên Trung Quốc, thì lúc quý vị vào nước Mỹ tại 1 trong 11 phi trường đó thì trước tiên Sở Di trú xem quý vị có triệu chứng bị bệnh hay không. Nếu quý vị không có triệu chứng bị bệnh, họ sẽ cho quý vị về nhà nhưng 14 ngày kế tiếp họ nói quý vị phải ở nhà, tự cách ly ở nhà chớ không phải cách ly ở bệnh viện. Quý vị không được đi ra ngoài. Trong 14 ngày đó, nếu quý vị bị bệnh, lúc đó quý vị phải vào bệnh viện.”
Luật sư Khanh Phạm nhấn mạnh:
“Quan trọng hơn nữa là nếu quý vị không phải là người có quốc tịch Mỹ, có nghĩa là quý vị xin visa đi du lịch, xin visa đi làm, quý vị có thẻ xanh hay đang đi du học mà nếu quý vị có đi qua Trung Quốc thì Mỹ tạm thời không cho nhập cảnh vào nước Mỹ.”
Vào dịp Tết Canh Tý 2020 vừa qua, nhiều người Việt Nam tại Mỹ về Việt Nam ăn Tết và gần đây đã lần lượt về Mỹ để trở lại với công việc thường ngày.
Bà Út, nhân viên một văn phòng kế toán tại Virginia, đi và về bằng một hãng hàng không của Nhật Bản và ghé Tokyo trước khi đáp xuống phi trường Dulles ở vùng ngoại ô Washington D.C. Bà cho biết là ở Việt Nam nhất là tại phi trường Tân Sơn Nhất ai cũng đeo khẩu trang và phi trường vắng hơn trước chỉ bằng một phần ba trước khi có dịch bệnh, nhưng tại phi trường Dulles không có ai đeo khẩu trang cả và việc kiểm tra dịch bệnh cũng không gắt gao như mọi người tưởng.
“Lúc mình vô mình đưa hộ chiếu scan thì ông security (an ninh) hỏi là khi đi Việt Nam về có ghé China không, mình không là thôi. Còn trong đoàn em đi có mấy người có ghé China thì bị giữ lại. Giữ lại không biết đưa đi xét nghiệm hay đi đâu thì không biết. Còn Việt Nam về thì họ không nói gì hết,” bà Út chia sẻ.
Ông Phương cũng là một cư dân Virginia vừa từ Việt Nam quay lại Mỹ sau kỳ nghỉ Tết. Ông về bằng hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong, có ghé Hong Kong. Ông cho biết tại phi trường ở Việt Nam hầu như 100% mang khẩu trang, từ những người quét dọn, người bán hàng, cho đến tiếp viên hàng không, nhưng về đến phi trường Dulles của Mỹ tình hình khác hẳn.
“Ra khỏi máy bay đa số cũng đều bỏ khẩu trang và khi đến hải quan thì 100% bỏ khẩu trang vì người Mỹ không có ai mang khẩu trang cả,” ông nói.
Ông Phương nói thêm là không thấy nhân viên ở phi trường Mỹ cầm dụng cụ đo thân nhiệt của các hành khách đi trên chuyến bay như thường thấy ở Châu Á, nhưng vẫn thấy có thủ tục kiểm soát đề phòng khủng bố.
“Nhưng có điều đặc biệt là kỳ này khi tôi vô thì an ninh kêu mình ngó để chụp hình khuôn mặt, tôi nghĩ đó là ‘facial recognition’ (nhận dạng gương mặt).”
Để đối phó với dịch bệnh ‘COVID-19’, Tổ chức Y tế Thế giới triệu tập một hội nghị hai ngày tại Geneva, bắt đầu từ 11/2, với sự tham dự của hơn 400 khoa học gia trên toàn thế giới để thảo luận về cách thức kiểm soát dịch bệnh bùng phát cũng như các phương thuốc chữa trị và chủng ngừa.
Trong khi đó tại Trung Quốc, ông Zhong Nanshan, một nhà dịch tễ học nổi tiếng đồng thời là cố vấn hàng đầu của chính quyền Trung Quốc đặc trách dịch bệnh, nói với Reuters rằng ông nghĩ dịch bệnh ‘COVID-19’ có thể lên đến cao điểm vào giữa hay cuối tháng 2 trước khi giảm bớt.
Tân Hoa Xã loan tin các Bộ của chính phủ Trung Quốc phối hợp với công ty quốc doanh Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã phát triển và đưa ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp người sử dụng có thể kiểm tra được mức rủi ro nhiễm khuẩn, biết được mình đang gần những người đã xác nhận bị bệnh hay bị nghi lây nhiễm virus corona gây tử vong này.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-r%C3%A0-so%C3%A1t-c%C3%A1c-c%E1%BB%ADa-kh%E1%BA%A9u-gi%E1%BB%AFa-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch-corona/5284778.html
Nhiều cơn bão mới đổ bộ vào Hoa Kỳ,
đe dọa sẽ gây lũ lụt tại nhiều khu vực
Một số cơn bão kéo dài từ phía Nam khu vực The Plains đến Đông Bắc Hoa Kỳ dự kiến sẽ gây ra mưa lớn và lũ lụt, đồng thời đe dọa sẽ mang đến gió mạnh và lốc xoáy. Hôm qua, mưa đã rơi khoảng nửa foot ở khu vực Deep South, gây lũ lụt tại các khu dân cư.Đặc biệt, xung quanh thành phố Birmingham, Alabama, lũ lụt đã khiến nhiều người bị kẹt dưới nước, buộc chính quyền phải gửi đội cấp cứu đến khu vực. Những cơn bão mạnh cũng di chuyển qua miền Nam Hoa Kỳ với các báo cáo về một cơn lốc xoáy có thể xảy ra ở Mississippi. Đến sáng nay, chính quyền từ tiểu bang Arizona đến Kentucky đã đưa ra khuyến cáo tuyết và lũ lụt, và nguy cơ lũ lụt sẽ kéo dài đến chiều trên khắp miền Nam đất nước. Trong lúc cơn bão tại California di chuyển về phía đông, đuôi của cơn bão sẽ ảnh hướng đến New Mexico, khiến tuyết rơi dày đến 1 foot. Đến thứ tư (ngày 12 tháng 2), khi cơn bão đi sâu hơn về phía đông, một cơn bão mạnh hơn sẽ từ từ di chuyển từ phía Nam dãy núi Rockies vào Mid-Mississippi Valley, gây ra mưa lớn và có nhiều khả năng sẽ gây ngập lụt, gió mạnh và một vài cơn lốc xoáy.
Trong khi đó, ở miền Bắc Hoa Kỳ, tuyết sẽ rơi một vài inch từ St. Louis đến Chicago và vào Cleveland. Đến tối thứ tư sang thứ năm (ngày 13 tháng 2), cơn bão sẽ di chuyển đến khu vực East Coast, với tuyết rơi tại vùng Đông Bắc và mưa to và dông từ Florida đến Atlanta sau đó vào North và South Carolina.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhieu-con-bao-moi-do-bo-vao-hoa-ky-de-doa-se-gay-lu-lut-tai-nhieu-khu-vuc/
Hiệp hội các người mẹ vận động các trường học
thông qua chính sách an toàn súng đạn
Tin Los Angeles, California – Kể từ sau khi con gái sống sót trong vụ xả súng vào 2 thập niên trước, bà Donna Finkelstein đã thường xuyên hỏi bạn bè và người quen rằng họ có súng trong nhà hay không, và liệu các vũ khí này có được cất giữ một cách an toàn hay không. Đối với bà Finkelstein, đây không phải là một câu hỏi chính trị, mà chỉ là một câu hỏi về vấn đề an toàn gia cư, tương tự như việc hỏi các chủ nhà xem liệu họ có dựng hàng rào quanh hồ bơi hay không.Vào vài năm trước, bà Finkelstein nhận ra rằng một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn phụ huynh cách cất giữ vũ khí an toàn chính là nhờ trường học truyền bá các thông tin này. Với sự thuyết phục của bà Finkelstein, vào tháng 6 năm ngoái, Hội đồng trường Los Angeles đã ủng hộ một quy định mới, yêu cầu các phụ huynh phải xác nhận rằng bất cứ vũ khí nào họ sở hữu đều đang được cất giữ một cách an toàn. Từ đó đến nay, nhờ các nhà hoạt động như bà Finkelstein và các tổ chức như Phụ nữ chống bạo lực súng đạn, nhiều học khu đã phê chuẩn các chính sách tương tự, yêu cầu các phụ huynh ký giấy xác nhận rằng họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc cất giữ súng an toàn.
Vào ngày 6 tháng 2 vừa qua, học khu Phoenix Union trở thành học khu mới nhất ban hành quy định tương tự như học khu Los Angeles, và học khu St. Louis cũng sẽ bỏ phiếu cho một đề nghị tương tự vào ngày thứ Ba, 11 tháng 2. Ngoài ra, 5 học khu khác tại miền nam California cũng khởi xướng một chương trình vận động cất giữ súng an toàn. Các phụ huynh không còn kiên nhẫn để chờ quốc hội thông qua luật kiểm soát súng đạn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hiep-hoi-cac-nguoi-me-van-dong-cac-truong-hoc-thong-qua-chinh-sach-an-toan-sung-dan/
Bộ Tư Pháp giảm hình phạt đề nghị cho ông Roger Stone –
hai công tố liên bang rút lui để phản đối
Tin Washington DC – Vào thứ Ba, 11 tháng 2, các viên chức hàng đầu Bộ Tư Pháp đang chuẩn bị thực hiện một hành động bất thường, khi can thiệp vào công việc của các công tố viên liên bang để giảm hình phạt đề nghị cho ông Roger Stone, cựu cố vấn tranh cử của Tổng Thống Donald Trump.Quyết định bất ngờ này dự kiến sẽ được nộp tại tòa liên bang Washington vào chiều thứ Ba, và diễn ra vài giờ sau khi Tổng Thống Trump công khai chỉ trích bản án đề nghị. Hành động của Bộ Tư Pháp đã dẫn đến nhiều nghi ngờ về tính độc lập của Bộ này trước các áp lực chính trị. Trước đó, các công tố viên của Phòng công tố liên bang tại Washington, cũng là nhân viên Bộ Tư Pháp, vào thứ Hai nói rằng ông Stone nên bị tuyên án từ 7 đến 9 năm tù, sau khi ông bị kết tội đối với 7 tội danh, bắt nguồn từ cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Các tội danh của ông Stone có cả tội nói dối Quốc Hội và quấy rối nhân chứng. Thế nhưng Tổng Thống Trump đã phản đối hình phạt đề nghị của công tố viên trên Twitter, gọi đây là một vụ xét xử kinh khủng và không công bằng. Viên chức Bộ Tư Pháp nói, quyết định thay đổi hình phạt đề nghị đối với ông Stone được thực hiện bởi các lãnh đạo của Bộ, được
đưa ra trước khi Tổng Thống Trump viết trên Twitter, và không hề bị Tòa Bạch Ốc ảnh hưởng. Hành động của Bộ đã nhanh chóng bị phản đối ngay lập tức từ các công tố viên về vụ án. Jonathan Kravis đã từ chức với tư cách một phụ tá biện lý liên bang Hoa Kỳ.
Người thứ hai, Aaron Zelinksy, đã nộp một thông báo lên tòa án rằng ông ta sẽ rời khỏi vị trí công tố viên đặc biệt với văn phòng biện lý Hoa Kỳ tại Washington, mặc dù ông ta sẽ vẫn giữ chức vụ là biện lý liên bang ở văn phòng Baltimore.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bo-tu-phap-giam-hinh-phat-de-nghi-cho-ong-roger-stone-hai-cong-to-lien-bang-rut-lui-de-phan-doi/
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đệ trình đơn kiện
chống lại “thành phố trú ẩn
Tin từ Washington, D.C. – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý lại các tiểu bang và thành phố áp dụng chính sách thành phố trú ẩn nhằm bảo vệ người di dân trái phép khỏi bị trục xuất, với các vụ kiện mới chống lại tiểu bang New Jersey và Quận King, tiểu bang Washington.Các đơn kiện vào thứ hai (ngày 10 tháng 2) được đưa ra sau khi Bộ Tư Pháp đã ngừng việc tiếp nhận ghi danh và gia hạn một số chương trình du lịch của người dân tiểu bang New York được công bố vào tuần trước.
Trong nỗ lực theo đuổi nhiệm kỳ thứ hai, Tổng Thống Donald Trump đã xem việc công bố các chính sách di dân nghiêm khắc hơn là trọng tâm của chiến dịch tranh cử. Trong bài phát biểu Thông Điệp Liên Bang tuần trước, Tổng Thống Trump một lần nữa nhắc đến chính quyền tại các thành phố trú ẩn không hợp tác với các cơ quan thực thi di dân liên bang.
Vụ kiện chống lại New Jersey yêu cầu tòa án ngăn chặn một chỉ thị giới hạn sự hợp tác của các nhân viên hành pháp của New Jersey với cơ quan thực thi di dân liên bang. Trong khi đó, đơn kiện chống lại Quận King nhắm vào một lệnh hành pháp hạn chế việc sử dụng phi trường của quận để trục xuất những người di dân bị giam giữ.
Bộ Trưởng Tư Pháp New Jersey Gurbir Grewal và Chủ Tịch Quận King Dow Constantine đều đã lên tiếng chỉ trích các vụ kiện cũng như Tổng Thống Trump và Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr, trong đó ông Constantine nói rằng Tổng Thống và ông Barr đã “bắt nạt Quận King vì họ thân thiện và tôn trọng quyền của tất cả mọi người.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-tu-phap-hoa-ky-de-trinh-don-kien-chong-lai-thanh-pho-tru-an/
Bang Georgia, Mỹ:
200 người tự cách ly sau khi trở về từ TQ
Hiện có khoảng 200 người tự cách ly dưới sự giám sát của Bộ Y tế Công cộng Georgia (DPH), để theo dõi dịch bệnh corona chủng mới (Covid-19) do họ vừa trở về từ Trung Quốc, theo trang tin địa phương WJCL.Chính quyền Georgia cho biết hôm 11/2 rằng, không ai trong số 200 các cư dân Georgia này có các triệu chứng nhiễm Covid-19 hay đã đến Vũ Hán. Họ tự cô lập vì có đến các vùng khác của đất nước Trung Quốc, nơi virus đang lây lan nhanh chóng, theo trang Atlanta Journal-Constitution (AJC).
Mỗi ngày, DPH tiếp nhận một danh sách từ Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP) trong đó có nêu tên cư dân Georgia từ Trung Quốc trở về.
Các nhà dịch tễ học của DPH liên lạc với những người này qua điện thoại để thiết lập kế hoạch tự giám sát và cung cấp hướng dẫn về cách liên hệ với DPH trước khi đến các cơ sở y tế nếu họ bị sốt, ho hoặc khó thở.
Cho tới nay có 13 trường hợp được xác định dương tính Covid-19 tại Hoa Kỳ, nhưng chưa có ca nào ở Georgia.
https://www.voatiengviet.com/a/georgia-20-nguoi-tu-cach-ky-sau-khi-tro-ve-tu-tq/5285401.html
Quân đội Canada mong muốn thủ tướng Justin Trudeau
cấm Huawei khỏi hệ thống mạng 5g của nước này
Một nguồn tin thân cận với sự việc cho hay, các viên chức quân sự cao cấp Canada nói với chính phủ nước này rằng, việc cho phép hãng Huawei Technologies tham gia vào hệ thống mạng 5G sẽ đe dọa an ninh quốc gia. Do đó, họ mong muốn thủ tướng Justin Trudeau cấm hãng Huawei khỏi hệ thống mạng 5G của Canada.Trước đó, tổng thống Trump đã thúc đẩy các đồng minh cấm hãng Huawei, với sự lo lắng rằng thiết bị của họ có thể dễ bị tấn công bởi các điệp viên Trung Cộng. Các viên chức Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, Hoa Kỳ có thể buộc phải kìm hãm hoạt động tình báo với Canada nếu thủ tướng nước này cho hãng Huawei tham gia vào hệ thống mạng. Theo tờ Bloomberg đưa tin, Canada là thành viên của mạng lưới Five Eyes cùng với Hoa Kỳ, Anh, Úc, New Zealand. Mạng lưới này có chức năng chia sẻ thông tin tình báo giữa các quốc gia. Úc và New Zealand cũng thực hiện lệnh cấm giống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Anh đưa ra một phương án kết hợp về vấn đề trên hôm 28/1, khiến Tòa Bạch Ốc thất vọng. Canada là nước duy nhất vẫn chưa quyết định sẽ làm gì với hãng Huawei. Bộ trưởng an toàn công cộng Canada cho biết, chính phủ nước này đang nghiên cứu quyết định của Anh Quốc.
Lệnh cấm hoàn toàn đối với hãng Huawei có thể buộc các công ty như BCE và Telus loại bỏ các thiết bị của hãng Huawei hiện có, để phục vụ cho việc hợp tác với nhà cung cấp mới. Việc bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của hãng Huawei bị bắt giữ tại thành phố Vancouver, Canada đã đưa mối quan hệ Trung Cộng-Canada vào thời kỳ đen tối nhất trong nửa thập niên qua.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/quan-doi-canada-mong-muon-thu-tuong-justin-trudeau-cam-huawei-khoi-he-thong-mang-5g-cua-nuoc-nay/
Báo cáo được cho là tài liệu mật của LHQ
cáo buộc CHDCND Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh
các chương trình hạt nhân, tên lửa.
Báo cáo được cho là tài liệu mật của LHQ cáo buộc CHDCND Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hạt nhân, tên lửa.Hãng Reuters ngày 11.2 dẫn báo cáo mật của LHQ cho rằng Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt khi tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hạt nhân và tên lửa trong năm 2019. Theo đó, Triều Tiên còn nhập khẩu xăng dầu trái phép và xuất khẩu than trị giá khoảng 370 triệu USD nhờ sự hỗ trợ của các sà lan Trung Quốc.
Báo cáo dày 67 trang được gửi cho Ủy ban phụ trách về trừng phạt Triều Tiên tại HĐBA LHQ dự kiến được công bố vào tháng 3. Triều Tiên bị áp đặt các lệnh trừng phạt của LHQ từ năm 2006 và sau đó tiếp tục chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt nhằm cắt nguồn vốn đầu tư vào các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Báo cáo dẫn nguồn từ “một quốc gia thành viên” cho rằng Triều Tiên xuất khẩu trái phép khoảng 3,7 triệu tấn than từ tháng 1 – 8.2019, trong đó 2,8 triệu tấn được xuất khẩu từ các tàu của Triều Tiên sang các sà lan Trung Quốc. Quốc gia không nêu tên này cho biết các sà lan trực tiếp chở than đến 3 cảng tại vịnh Hàng Châu và các cơ sở nằm ven Trường Giang ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, Triều Tiên có thể đã xuất khẩu ít nhất 1 triệu tấn cát sông trị giá khoảng 22 triệu USD đến các cảng của Trung Quốc.
Các lệnh trừng phạt của LHQ không nhằm gây tác động đến người dân Triều Tiên, nhưng báo cáo cho rằng chúng có “tác động không chủ ý”, dù có ít chứng cứ. Nga và Trung Quốc nhiều lần bày tỏ quan ngại về tác động này, đồng thời hy vọng việc dỡ bỏ bớt các lệnh trừng phạt sẽ giúp phá thế bế tắc trong đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng. Theo báo cáo, Triều Tiên tiến hành 13 cuộc thử nghiệm, phóng ít nhất 25 tên lửa trong năm qua, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng và năng lực cho chương trình tên lửa. Bên cạnh đó, Triều Tiên còn bị cáo buộc tiến hành các vụ tấn công mạng ở nước ngoài. Phản ứng về báo cáo, một đại diện của Trung Quốc tại LHQ cho rằng các cáo buộc đối với nước này là vô căn cứ. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ quan ngại về việc báo cáo bị rò rỉ và không đưa ra bình luận, trong khi Triều Tiên chưa có phản ứng.
Tổng thống Trump có thể chưa gặp Lãnh đạo Kim Jong-un
Đài CNN hôm qua dẫn các nguồn tin tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các cố vấn về chính sách ngoại giao rằng ông không muốn gặp Chủ tịch Kim Jong-un của Triều Tiên trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Theo đó, sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 diễn ra ở Hà Nội vào tháng 2.2019, nỗ lực ngoại giao nhằm đạt tình trạng phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên trải qua nhiều khó khăn và khi tập trung vào chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống Trump không còn quan tâm nhiều đến vấn đề Triều Tiên. Nguồn tin cho biết thêm ông Trump tỏ ra không hài lòng vì cuộc đàm phán cấp sự vụ Mỹ – Triều diễn ra ở Thụy Điển vào tháng 10.2019 không đạt kết quả đáng kể.
http://biendong.net/bi-n-nong/32906-bao-cao-duoc-cho-la-tai-lieu-mat-cua-lhq-cao-buoc-chdcnd-trieu-tien-tiep-tuc-day-manh-cac-chuong-trinh-hat-nhan-ten-lua.html
Virus corona: WHO kêu gọi thế giới
chung sức chống “kẻ thù số 1” Covid-19
Thu HằngBị chỉ trích vì chậm trễ trong việc phòng chống dịch viêm phổi cấp tính do loại virus corona mới xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) gây ra, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tỏ ra tin tưởng vào cơ hội ngăn chặn loại virus, giờ có tên chính thức là COVID-19. Tại Genève ngày 11/02/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi cộng đồng quốc tế huy động lực lượng chống « kẻ thù số 1 », đồng thời kêu gọi trách nhiệm của mỗi nước để hạn chế nguy cơ lây lan.
Thông tín viên RFI Jérémie Lanche tường trình từ Geneve :
Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết loại vắc-xin đầu tiên chống virus corona mới sẽ không thể có được trước ít nhất 18 tháng nữa, nhưng đó không phải là lý do để khoanh tay ngồi chờ. Chia sẻ thông tin giữa các nước, đưa ra những biện pháp phòng ngừa cho người dân, gửi trang thiết bị phòng hộ và phát hiện nhiễm bệnh tới các nước được coi là có nguy cơ cao… Trong mọi trường hợp, tất cả những hành động này đều thiết thực nếu như tất cả mọi người cùng nhanh chóng đi theo một hướng.
Ông Tedros Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, phát biểu : Có dưới 400 ca lây nhiễm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và chỉ có một trường hợp tử vong. Đây là thời điểm hành động. Thời gian đang trôi. Và thời gian là vấn đề mấu chốt trong nạn dịch này. Virus không ngủ, chúng ta cũng thế, cũng không được ngủ. Chúng ta phải hành động với tinh thần khẩn trương, cùng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới, chỉ lúc đó, chúng ta mới có thể chiến thắng được dịch bệnh.
Từ nhiều ngày nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đang cân nhắc giữa một bên là sự lạc quan có chừng mực và bên kia là những tuyên bố mang tính báo động, đến độ khó mà biết được thực sự nạn dịch đang ở cấp độ nào. Bốn trăm chuyên gia đã họp đến tối 11/02 tại trụ sở của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, để cố tìm hiểu rõ hơn và phối hợp đối phó với virus.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200212-who-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-chung-s%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%91ng-k%E1%BA%BB-th%C3%B9-s%E1%BB%91-1-covid-19
Chủng virus corona mới
có tên chính thức là COVID-19
Triệu HằngTổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tên chính thức của chủng virus corona mới là COVID-19 (ảnh chụp màn hình Global New/YouTube).
Căn cứ theo hướng dẫn đặt tên mới được đưa ra vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho chủng mới virus corona gây chết người là COVID-19.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cuối cùng đã đặt tên chính thức cho virus corona mới, gần hai tuần sau khi tuyên bố căn bệnh này là một trường hợp khẩn cấp cộng đồng, theo AFP.
Người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom đã công bố tên mới của virus trong một cuộc họp báo ở Geneva ngày 11/2.
“Bây giờ chúng ta có một cái tên mới cho căn bệnh, và tên của nó là COVID-19”, ông nói.
Ông Tedros cho biết “CO” là viết tắt của “corona”, “VI” cho “virus” và “D” cho “disease” (căn bệnh), trong khi 19 viết tắt cho năm, vì dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 31/12/2019.
Tên mới được lựa chọn nhằm tránh đề cập đến một vị trí địa lý cụ thể, các loài động vật hoặc một nhóm người, phù hợp với các khuyến nghị quốc tế về đặt tên nhằm ngăn ngừa sự kỳ thị.
WHO trước đó đã tạm đặt tên cho virus là “2019-nCoV”, và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuần này cho biết họ tạm gọi nó là “viêm phổi virus corona mới” hoặc NCP.
WHO khuyến nghị tránh sử dụng những cái tên như là Ebola và Zika – nơi những căn bệnh này lần đầu tiên được xác định và hiện nó đã gắn chặt trong tâm trí công chúng.
Những cái tên chung chung hơn như “Hội chứng Hô hấp Trung Đông” (Middle East Respiratory Syndrome) hay “cúm Tây Ban Nha” (Spanish flu) hiện cũng bị tránh xa vì chúng có thể làm dấy lên sự kỳ thị đối với khu vực được nhắc đến (‘Trung Đông’) hoặc các nhóm dân tộc (‘Tây Ban Nha’).
https://www.dkn.tv/the-gioi/chung-virus-corona-moi-co-ten-chinh-thuc-la-covid-19.html
Virus corona có lây qua tay nắm cửa không?
Hiện có hơn 45,000 trường hợp được ghi nhận nhiễm virus corona và WHO đã tuyên bố là một trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu. Bệnh lan sang 28 quốc gia.Dưới đây là giải đáp những thắc mắc của độc giả về loại virus mới này, do nhóm BBC Health thực hiện.
Coronavirus có thể truyền qua những thứ như tay nắm cửa không và nó tồn tại được bao lâu? – Jean Jimenez, Panama
Nếu bị nhiễm virus ho vào tay và sau đó chạm vào thứ gì đó, bề mặt vật đó có thể bị lây nhiễm. Tay nắm cửa là một ví dụ có khả năng phơi nhiễm với virus.
Vẫn chưa biết chính xác virus corona có thể tồn tại được bao lâu trên các bề mặt như vậy. Các chuyên gia dự đoán là sẽ theo giờ chứ không phải ngày. Nhưng tốt nhất nên rửa tay thường xuyên để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và lây lan virus.
Khí hậu và nhiệt độ có ảnh hưởng đến việc truyền coronavirus không? – Ariyana, Märkisch-Oderland, Đức
Chúng ta còn phải tìm hiểu thêm về loại virus mới này. Vẫn chưa rõ liệu thay đổi nhiệt độ theo mùa sẽ ảnh hưởng đến sự lây lan của nó thế nào.
Một số loại virus khác, chẳng hạn như cúm, sẽ theo mùa, đạt cực đại trong những tháng lạnh. Có một số nghiên cứu cho thấy hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) – một loại virus khác cùng họ với virus corona – cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, xảy ra nhiều hơn chút trong những tháng ấm hơn.
Chúng ta có thể nhiễm virus từ thực phẩm do người nhiễm bệnh nấu không? – Sean McIntyre, Brisbane, Úc
Người bị nhiễm virus corona có thể truyền bệnh cho người khác nếu thực phẩm họ làm không được vệ sinh sạch sẽ. Virus corona có thể lây lan từ những giọt ho trên tay. Rửa tay trước khi chạm vào thức ăn là lời khuyên tốt để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Khi đã nhiễm virus corona, cơ thể có được miễn dịch sau này? – Denise Mitchell, Bicester, Oxfordshire
Khi cơ thể hồi phục sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tự phản kháng với virus đó sau này. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này không phải luôn luôn kéo dài hoặc hiệu quả triệt để và có thể giảm dần theo thời gian. Người ta không biết khả năng miễn dịch có thể kéo dài bao lâu sau khi bị nhiễm bệnh.
Sự khác biệt giữa virus corona và cúm là gì? – Brent Starr, Gresham, Oregon, Hoa Kỳ
Virus corona và cúm có nhiều triệu chứng tương tự, gây khó khăn cho việc chẩn đoán nếu không xét nghiệm. Các triệu chứng chính của virus corona và sốt và ho. Cúm thường có các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau cơ và đau họng, trong khi những người nhiễm virus corona có thể cảm thấy khó thở.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm virus corona vì từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc đi đến khu vực virus corona đang phát tán thì người đó nên đi khám, xét nghiệm.
Khẩu trang chống virus corona hiệu quả nên được thay thường xuyên thế nào? – Tom Lim, Bali, Indonesia
Không có nhiều bằng chứng chỉ ra việc đeo khẩu trang sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng vệ sinh sạch sẽ – chẳng hạn như thường xuyên rửa tay, nhất là trước khi ăn – sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Virus corona có thể lây qua đường tình dục không? – David Cheong, Singapor
Vẫn chưa rõ liệu đây có phải là đường lây lan mà chúng ta nên chú ý. Hiện nay, ho và hắt hơi được cho là nguồn lây lan chính.
Thời gian ủ bệnh của virus corona là bao lâu? – Gillian Gibs
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thời gian ủ bệnh, tức thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện, dao động từ hai đến mười ngày.
Những ước tính này sẽ được cụ thể khi có nhiều dữ liệu hơn.
Virus corona: Lời cảnh tỉnh từ nạn săn động vật hoang dã
‘Ký sinh trùng cứu rỗi sự nhàm chán của giải Oscar’
Virus corona: Dân Vũ Hán: ‘Tôi thà chết ở nhà còn hơn’
Những người đã nhiễm virus corona có hoàn toàn khỏe mạnh trở lại không? – Chris Stepney, Milton Keynes
Người nhiễm virus corona sẽ chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và hầu hết mọi người được dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nó có thể gây rủi ro nhất định cho người cao tuổi và những người có các bệnh lý khác từ trước như bệnh tiểu đường, ung thư hoặc hệ thống miễn dịch yếu.
Một chuyên gia tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết có thể mất một tuần để phục hồi sau khi có các triệu chứng virus corona dạng nhẹ.
Virus corona có bị lây qua các vật phẩm mua từ Vũ Hán và được gửi sang Anh không? – Stefan
Không có bằng chứng nào xác nhận đây là rủi ro. Một số bệnh, bao gồm cả virus corona, có thể lây qua các bề mặt bị ô nhiễm bởi người bệnh ho hoặc hắt hơi trên chúng. Nhưng người ta cho rằng, virus không tồn tại trên bề mặt được lâu. Vật phẩm được gửi đi qua đường bưu không có khả năng bị lây nhiễm vào thời điểm nó đến.
Nguyên nhân gì khiến các loại virus như vậy bùng nổ hơn ở Trung Quốc? – Gautam, Anh
Có – do dân số đông lại sống gần với các loài động vật.
Virus corona này gần như được xác định đến từ động vật – loài dơi. Dù đây có thể không phải là vật chủ lây truyền sang người. SARS, một loại virus coronakhác có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng bắt nguồn từ dơi và cầy hương.
Các trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus mới này cũng từ chợ buôn bán hải sản Hoa Nam tại Trung Quốc, nơi các loài động vật hoang dã sống cũng được bày bán, bao gồm gà, dơi và rắn.
Có thể tiêm vắc-xin để ngăn ngừa bệnh hô hấp này không? – Hans Friedrich, Anh
Hiện tại, không có loại vắc-xin nào bảo vệ con người khỏi loại virus corona mới này nhưng các nhà nghiên cứu đang tiến hành tìm ra vắc-xin.
Đây là một chủng virus mới chưa từng thấy ở người, điều đó có nghĩa là các bác sĩ vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu thêm về nó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51470660
1.115 người chết và hơn 45.000 ca nhiễm
virus corona trên thế giới – Cập nhật
Dương MinhSố người chết vì virus corona chủng mới ở Trung Quốc đã thêm 97 ca trong ngày 11/2, đưa tổng số người tử vong lên 1.115.
Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo số ca tử vong mới trên toàn Trung Quốc đại lục là 97 và 1.902 trường hợp nhiễm mới. Như vậy, Trung Quốc đại lục hiện có 1.113 ca tử vong và 44.540 ca nhiễm.
Trên toàn thế giới, có 1.115 người chết vì dịch, trong đó hai trường hợp được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines và một người đàn ông ở Hong Kong. 45.166 người nhiễm, 8.230 người trong tình trạng nguy kịch và 4.529 người được chữa khỏi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia rằng số ca tử vong và nhiễm bệnh theo số liệu chính thức chưa phản ánh con số thực tế vì các cơ sở y tế đang bị quá tải, nhiều người chưa được chăm sóc y tế.
Truyền thông Hồng Kông dẫn các nguồn tin cho biết ít nhất 500 bác sĩ và y tá tại Vũ Hán đã nhiễm chủng mới của virus corona, gây ra tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, theo SCMP.
“Với 99% số ca bệnh ghi nhận tại Trung Quốc, đây là trường hợp khẩn cấp đối với quốc gia. Song, nó cũng là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới”, Tổng giám đốc WHO nói hôm 11/2.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc ra sao?
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
174 Khác (tàu Diamond Pricess)
49 Hong Kong
47 Singapore
33 Thailand
28 Hàn Quốc
26 Nhật Bản
18 Đài Loan
18 Malaysia
15 Úc
16 Đức
15 Vietnam
13 Mỹ
11 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 United Arab Emirates
3 Italy
3 Philippines
3 Ấn Độ
8 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Cambodia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có 517 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 11/2. Trong đó du thuyền Diamond Pricess (Nhật Bản) đã có thêm 39 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm ở đây lên 174.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng con số những người bị nhiễm virus corona dù không đến Trung Quốc hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng.
18 tháng nữa sẽ có vắc xin chống corona
Tổng giám đốc WHO cho biết trong cuộc họp ở Geneve hôm 11/2, loại vắc xin đầu tiên để chống virus corona sẽ có sau 18 tháng nữa. Ông nói: “Vì vậy trong thời gian từ nay đến đó, chúng ta phải dùng mọi vũ khí đang có sẵn.”
Trước đó, các chuyên gia y tế cũng cho rằng cần 12-18 tháng để hoàn thành loại vắc xin sớm nhất để chống virus corona. Hiện nay đang có ít nhất hơn chục hãng dược phẩm đang tập trung cho nỗ lực này.
Virus corona được đặt tên mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên mới cho chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19. Trong đó, “Co” là viết tắt của “corona”, “vi” trong “virus” và “d” là “dịch bệnh” (disease).
Các loại virus corona thuộc về một gia đình virus lớn, đã từng gây ra dịch Sars (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và dịch Mers (Hội chứng hô hấp Trung Đông). Còn loại virus corona gây ra viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa có tên cho đến khi WHO đặt tên là Covid-19.
Một số loại virus corona gây ra bệnh nặng, nhưng cũng có loại tạo ra biểu hiện lây nhiễm nhẹ như cảm cúm.
Việt Nam có bao nhiêu người nhiễm nCoV?
Sáng ngày 11/2, Bộ Y tế xác nhận bé gái 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc là ca thứ 15 dương tính với virus corona tại Việt Nam, và là trường hợp thứ 10 nhiễm bệnh ở tỉnh này. Đây là cháu ngoại của một bệnh nhân ở Vĩnh Phúc.
Trước đó, Việt Nam có 14 bệnh nhân nhiễm virus corona đã được xác định, trong đó 3 người tại TP.HCM (1 đã ra viện), 1 ở Khánh Hòa và 1 ở Thanh Hóa đều đã ra viện, 9 người ở Vĩnh Phúc (4 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và 5 điều trị tại Vĩnh Phúc).
Tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương có nhiều người nhiễm nCoV nhất, quyết định cách ly tập trung 6 học sinh, đề xuất cho nghỉ học đến 23/2. Tỉnh cũng đã quyết định lắp đặt bệnh viện dã chiến khoảng 300 giường nhằm ứng phó với dịch bệnh.
TP HCM không còn ca nghi nhiễm virus corona sau khi 29 người nghi nhiễm nCoV đều có kết quả xét nghiệm âm tính hôm 11/2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html
Công nghệ điện thoại di động
giúp theo dõi sự phát tán virus corona
Bằng các dòng tin có gắn thẻ địa lý, các nhà nghiên cứu giờ đây có thể dự đoán, trong vòng vài cây số, ca nhiễm virus corona đầu tiên tại Anh có thể xuất hiện ở đâu.“Khi mới nhìn bản đồ này, chúng tôi bị sốc,” ông Donal Bisanzio, chuyên gia dịch tễ học cao cấp tại RTI International và là đồng tác giả cuộc nghiên cứu, cho biết.
Cuộc nghiên cứu mới ở bước sơ khai và các chuyên gia khác chưa xem qua để đánh giá độ chính xác nhưng đây là một ví dụ về cách mà các chuyên gia y tế công cộng đang theo dõi dữ liệu từ điện thoại di động để đáp ứng với các đợt bùng phát dịch như virus corona.
Chi tiết chưa từng có trước nay
Khi nhà chức trách muốn biết bệnh lây nhiễm sẽ lan tới đâu, họ cần biết người ta đi tới đâu.
Dữ kiện từ điện thoại di động cung cấp cái nhìn chưa từng có trước nay, Andy Tatem, nhà dịch tễ học thuộc đại học Southampton, cho biết.
Chuyên gia Bisanzio và các đồng nghiệp đã thu thập các dòng tin nhắn có gắn thẻ địa lý từ năm 2013 tới 2015 cho một dự án khác. Khi dịch virus corona bùng phát, ông nói, “Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ chúng tôi có thể dùng các dữ kiện này. Dù không thu thập được nhiều người nhưng cứ thử xem. Thử xem có đạt được gì hay không.”
Họ nhận dạng khoảng 160 người từng nhắn tin đầu tiên từ Vũ Hán và sau đó từ một thành phố khác. Đa số nhóm này di chuyển bên trong Trung Quốc. Tuy nhiên, năm người trong số đó đã sang Anh, cho thấy Anh là đích đến khá phổ biến đối với du khách từ Vũ Hán.
Ngày ông Bisanzio đăng tin về cuộc nghiên cứu cũng là ngày Anh loan báo có các ca nhiễm virus corona đầu tiên trên lãnh thổ Anh.
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Ngoài ra, 10 người dùng từng đăng tin trên Twitter từ Vũ Hán đã xuất hiện tại các thành phố ở Mỹ, bao gồm các thành phố gần Seattle, Los Angeles và Tucson, Arizona. Tất cả các thành phố này đều đã báo cáo có các ca nhiễm virus corona.
Dù các tin đăng trên Twitter và các ca nhiễm virus corona cách nhau hàng năm trời, nhưng ba phần tư các tin ấy xuất phát trong phạm vi 15 cây số của địa điểm mà bệnh nhân sau đó có mặt. Trong thời gian đó, các khuynh hướng du hành của họ không thay đổi gì nhiều.
Ông Bisanzio khuyến cáo rằng một người từ Vũ Hán có mặt tại một thành phố nào đó 6 năm trước không có nghĩa là cư dân thành phố đó có nguy cơ cao bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, ông nói, “điều này cũng có nghĩa là, hãy cẩn thận. Bạn có chắc là quốc gia của bạn đã sẵn sàng hay chưa?”
Trong mười năm qua, các nhà nghiên cứu đã dùng dữ liệu từ điện thoại di động để vẽ các bản đồ chi tiết về nơi chốn, thời điểm người ta tới lui từ nước này sang nước khác hay từ thành phố nay sang thành phố khác. Họ không tìm cách theo dõi từng cá nhân nhưng nhắm mục tiêu hiểu được các mô thức và các con đường di chuyển của dân số.
Thông tin này đã giúp các nhà khoa học hiểu được sự lây lan của dịch sởi ở Kenya, sốt xuất huyết ở Singapore và Ebola ở Tây Phi.
Trong đợt dịch như virus corona, dữ kiện về sự di chuyển của con người rất quan trọng, giới chuyên gia nói. Dữ kiện từ điện thoại di động “thật sự là nguồn dữ kiện rất quý giá mà trước đây chúng ta chưa từng có,” nhà dịch tễ học Tatem nói.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i-di-%C4%91%E1%BB%99ng-gi%C3%BAp-theo-d%C3%B5i-s%E1%BB%B1-ph%C3%A1t-t%C3%A1n-virus-corona/5284356.html
Niềm tin dân Âu Mỹ vào NATO giảm mạnh
Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào liên minh NATO đang giảm dần, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.Niềm tin của công chúng vào NATO giảm mạnh ở các nước hàng đầu châu Âu và Mỹ sau khi Nhà Trắng được lãnh đạo bởi ông Donald Trump.
Tại Hoa Kỳ khoảng 52% số người được hỏi có thái độ ủng hộ NATO, thấp hơn 10% so với hai năm trước. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đức, nơi tỷ lệ ủng hộ liên minh đã giảm từ 67% xuống 57%.
Ở Pháp thậm chí còn tệ hơn giảm từ 60% năm 2017 xuống còn 49% năm 2019. Tại Hungary, 48% số người được hỏi có thái độ tích cực đối với liên minh, ít hơn 12% so với hai năm trước.
Ở Ba Lan 82% công dân ủng hộ hành động của liên minh, nhiều hơn 3% so với năm 2017, đây cũng là nước có công dân ủng hộ liên minh cao nhất.
Ở vị trí thứ hai là Litva – 77%, tiếp theo là Hà Lan – 72%, sau đó là Canada – 66% và thứ năm là Anh với 65%. Ở tất cả các quốc gia này, ngoại trừ Hà Lan, bảng xếp hạng niềm tin vào liên minh đã tăng hoặc không thay đổi.
Chỉ số nhỏ nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ – 21%, trong hai năm qua, chỉ số này đã giảm thêm 2%.
Hy Lạp có tỷ lệ ủng hộ khoảng là 37%, tại Bulgaria 42% số người được hỏi ủng hộ liên minh.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng được thực hiện ở các quốc gia ngoài liên minh, cụ thể là ở Thụy Điển, Nga và Ukraine. Hơn 63% người Thụy Điển tin tưởng vào NATO so với 65% trong năm 2017.
Ở Nga chỉ có 16% số người được hỏi ủng hộ các hoạt động của liên minh, cao hơn 4% so với kết quả năm 2017. Tại Ukraine khoảng 53% số người được hỏi tin tưởng vào NATO, con số này giảm 5% so với năm 2017.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm niềm tin vào NATO trong vài năm qua và yếu tố chính ở đây là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có chính sách sửa đổi hầu hết các thỏa thuận quốc tế, chỉ trích các đồng minh NATO….
Nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ trích NATO trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và kể từ đó làm tăng áp lực lên liên minh. Donald Trump đã nhiều lần gọi liên minh là “lỗi thời” và cáo buộc các đồng minh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ không hài lòng với sự miễn cưỡng của các nước hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong liên minh là Nga, cụ thể là thái độ của các nước thành viên NATO đối với nước này. Với nhiệm vụ chính của liên minh là ngăn chặn của Moscow, vì vậy hầu hết các nước châu Âu không hợp tác với Nga.
Theo kết quả nghiện cứu, 55% số người được hỏi ở Hungary về ủng hộ quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nga, ở Ba Lan 53% số người được hỏi ủng hộ và 50% ở Slovakia.
Tại Đức 30% số người được hỏi coi việc hợp tác giữa Moscow và Washington là có lợi, trong khi ở Pháp – chỉ có 13%.
Tại Ý và Bulgaria các chỉ số này lần lượt là 45% và 47%. Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ chủ yếu được ủng hộ ở Anh (83%), Hà Lan (82%) và Tây Ban Nha (73%).
Theo khảo sát, người dân Bulgaria, Ý, Hy Lạp, Đức và Tây Ban Nha phản đối sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột với Nga trong trường hợp nước này tấn công một trong các thành viên NATO.
Ở Bulgaria có 69% người phản đối, ở Ý – 66% người phản đối, sau đó là ở Hy Lạp – 63%, tiếp theo là ở Đức – 60%.
Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi tin tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ liên minh khỏi mọi cuộc tấn công, kể cả từ Nga.
Ở Ý khoảng 75% người tin tưởng điều này, ở Anh – 73% và ở Tây Ban Nha – 72%. Ít nhất trong số này là Hungary – 39% và Cộng hòa Séc – 41%.
Kết quả nghiên cứu này không có gì bất ngờ, nhưng rõ ràng cho thấy sự sụt giảm niềm tin vào NATO ở khu vực châu Âu.
Theo nghiên cứu của Pew Research Center bảng xếp hạng về mức độ ủng hộ của liên minh đã giảm trong giai đoạn 2017-2019.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32922-niem-tin-dan-au-my-vao-nato-giam-manh.html
EVFTA: Nghị viện EU thông qua,
Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu mừng vui
Nghị viện châu Âu ngày 12/2 chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.Tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng.
EVFTA được EU gọi là “thỏa thuận tham vọng, chi tiết, hiện đại nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển”.
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh ở EU và tư duy Việt Nam
Bàn tròn BBC: EVFTA thêm cơ hộ cho VN thế nào?
EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?
EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?
EVFTA: Nghị viện EU ‘tiến gần đến việc thông qua’
Nghị quyết của Nghị viện EU đi kèm EVFTA cũng được thông qua với tỉ lệ 416 ủng hộ, 187 chống, 44 trắng.
Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng.
Nghị quyết đi kèm Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 406 ủng hộ, 184 chống, 58 trắng.
Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam “có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền” trong tương lai.
Hồi tháng 2/2019, Nghị viện EU bỏ phiếu tương tự cho Hiệp định Tự do mậu dịch với Singapore, và kết quả là có 425 phiếu thuận, 186 chống và 41 vắng mặt.
Việt Nam là bạn hàng lớn thứ nhì của EU trong ASEAN, chỉ sau Singapore.
Trao đổi hàng hóa hai bên đạt 47,6 tỷ euro một năm, cộng thêm 3,6 tỷ giá trị dịch vụ.
Hiện EU có thâm hụt thương mại 27 tỷ euro trong trao đổi với Việt Nam, tính theo số liệu năm 2018.
Bước tiếp theo
Bây giờ, Hội đồng châu Âu, theo thủ tục, sẽ thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA.
Còn với hiệp định bảo hộ đầu tư, thì trước khi có hiệu lực, còn đòi hỏi quốc hội của từng quốc gia trong EU bỏ phiếu.
Sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, Bernd Lange, tuyên bố:
“Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia. Vì vậy Nghị viện bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận thương mại với Việt Nam.”
“Đây là lý do vì sao Nghị viện EU bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của chúng ta có sức mạnh hơn trước.”
Ông Lange nói tiếp:
“Đây là điều đặc biệt quan trọng trước những vấn đề chúng ta không đồng ý với nhau, như vai trò của báo chí tự do hay quyền tự do chính trị (free press or political freedom).
Chúng tôi cũng mở rộng phạm vi để xã hội dân sự hoạt động. Công việc của chúng tôi từ nay là là sao thỏa thuận này được đem vào thực hiện.“
(Xem thêm nội dung thông cáo cáo chí của EU về EVFTA, bản tiếng Anh).
Tranh luận
Vào tháng Giêng, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp định này.
Phái đoàn Bộ Công thương Việt Nam do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu, hôm 28/1, đã dự một hội nghị tại Brussels.
Hội nghị này được tổ chức theo sáng kiến của Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA).
Nó nhằm thúc đẩy sự đồng thuận cao hơn đối với việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA khi hai Hiệp định này được đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu.
EVFTA gồm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
Trong khi đó, 28 nhóm dân sự trong và ngoài Việt Nam đang kêu gọi Nghị viện chây Âu hoãn bỏ phiếu vì lý do nhân quyền.
Human Rights Watch nói cuộc bỏ phiếu nên hoãn lại cho tới khi Việt Nam “đồng ý đáp ứng các tiêu chuẩn đo đếm được, cụ thể để bảo vệ quyền lao động và nhân quyền”.
Nhưng Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:
“Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.
“Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền.”
Theo thông báo của phía EU, “Việt Nam cam kết sẽ phê chuẩn hai luật mà Nghị viện EU yêu cầu, một là luật xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020), và hai là về tự do hội họp (freedom of association, 2023).”
Những mốc thời gian chính của EVFTA
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).
Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Ô tô, xe máy Việt Nam, EU và tác động của EVFTA?
EU hứa gì?
EU cam kết loại bỏ thuế quan cho tất cả các sản phẩm ô tô, xe máy và phụ tùng ô tô, xe máy của Việt Nam nhập khẩu vào EU ngay khi EVFTA có hiệu lực hoặc theo lộ trình (dài nhất là 07 năm).
EU cam kết loại bỏ thuế cho Việt Nam ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với các dòng xe máy kéo, xe tải chuyên dụng, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy từ 50cc250cc.
Thuế quan đối với xe bus, ô tô con, ô tô tải, xe máy dưới 50cc sẽ được cắt giảm dần đều và được loại bỏ hoàn toàn sau 07 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Đây là nhóm phải chịu lộ trình loại bỏ thuế dài nhất. Các nhóm khác như xe máy trên 250 cc hay phụ tùng linh kiện xe máy có lộ trình loại bỏ thuế lần lượt là 5 năm và 3 năm.
Việt Nam hứa gì?
Trong EVFTA, Việt Nam cam kết loại bỏ phần lớn thuế quan đối với các mặt hàng ô tô, xe máy, linh phụ kiện EU theo lộ trình tương đối dài (10 năm hoặc 07 năm). Tuy nhiên, đối với một số ít các dòng thuế linh kiện, phụ kiện ô tô, Việt Nam bảo lưu không cam kết loại bỏ thuế.
Theo cam kết này, ngoại từ dòng xe tải trên 45 tấn mà hiện đã đang áp dụng mức thuế 0%, Việt Nam không loại bỏ bất kỳ dòng thuế nào thuộc nhóm ô tô, xe máy và linh phụ kiện ô tô, xe máy ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần lớn các dòng thuế đều là cắt giảm dần đều và chỉ loại bỏ sau 7-10 năm.
Ngay cả đối với phụ tùng linh kiện xe máy, loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh và có khả năng cạnh tranh cao thì lộ trình này cũng là 07 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực.
Riêng đối với các mặt hàng ô tô, xe máy và phụ tùng đã qua sử dụng thuộc các nhóm 8702, 8703, và 8704, Việt Nam không đưa ra cam kết nào, việc nhập khẩu và thuế nhập khẩu sẽ hoàn toàn thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo từng thời kỳ.
Với mức cam kết này, so với EU, Việt Nam có sự bảo hộ đáng kể đối với ngành ô tô, xe máy nội địa thông qua việc giữ hàng rào thuế quan với lộ trình loại bỏ dài. Mặc dù vậy, mức cam kết này cũng là rất lớn đối với Việt Nam (do Việt Nam hiện đang áp dụng mức thuế MFN rất cao).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51464314
Bão Ciara gây thiệt hại lớn trên khắp Châu Âu
Vào hôm thứ Hai (10/2), gió và mưa lớn cướp đi ít nhất sáu mạng người trên khắp Bắc Âu, khi bão Ciara làm gián đoạn việc đi lại, cản trở hàng trăm chuyến bay, làm ngập lụt đường phố và khiến nhiều khu vực rộng lớn mất điện. Giữa một trong những cơn bão dữ dội nhất trong nhiều năm, một người đàn ông thiệt mạng và một người khác được báo cáo mất tích ở miền nam Thụy Điển khi thuyền của họ bị lật.Tại Cộng hòa Czech, một người đàn ông thiệt mạng khi xe của ông lao ra khỏi đường để cố gắng tránh cây ngã. Một số người khác cũng bị thương ở nước này khi tốc độ gió đạt 180km/h (110mph), khiến 100,000 người không có điện, và thậm chí lật đổ một chiếc xe vận tải. Ở Slovenia, một người đàn ông 52 tuổi thiệt mạng vào hôm thứ Hai do bị cây ngã lên xe khi ông đi du lịch ở phía đông bắc của đất nước. Ở miền nam Ba Lan, một người phụ nữ 40 tuổi và cô con gái nhỏ thiệt mạng do mái nhà bị gió xé toạc.
Cảnh sát ở Luân Đôn cho biết một người đàn ông thiệt mạng trong xe hơi vào hôm Chủ nhật khi bị cây đè trên xa lộ phía tây nam thủ đô. Ở phía tây nước Đức, cây ngã khiến ba người bị thương nặng: hai phụ nữ ở Sarrebruck – một người trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch – và một cậu bé 16 tuổi ở Paderborn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bao-ciara-gay-thiet-hai-lon-tren-khap-chau-au/
Vụ 39 tử thi xe tải đông lạnh: Điều tra viên Anh tới VN
Các nhân viên cảnh sát điều tra vụ 39 tử thi người Việt hiện đã tới Việt Nam để gặp gia đình các nạn nhân.Có 31 thi thể đàn ông và tám phụ nữ được tìm thấy trong xe tải đông lạnh ở Grays, Essex, Anh Quốc, hôm 23/10/2019. Người trẻ nhất mới 15 tuổi.
Người Việt bị lừa, bắt cóc hay tự nguyện vào Anh?
‘Thành viên đưa lậu người Việt’ bị Anh bắt sau thời gian lẩn trốn
Vụ 39 nạn nhân: Tài xế bác bỏ cáo buộc buôn người
Cảnh sát Essex nói nhóm 12 người, gồm cảnh sát và nhân viên, đã tới Việt Nam.
Các chuyên viên từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia của Anh và cảnh sát Việt Nam sẽ có mặt cùng nhóm 12 người này trong các cuộc gặp gỡ.
Hôm thứ Ba, cảnh sát công bố nguyên nhân sơ bộ gây ra cái chết của 39 người là do tình trạng bị ngạt thở và ngộp thở do quá nóng trong một không gian quá chật hẹp.
Trong số những người tử vong có Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, người đã gửi tin nhắn về cho gia đình vào hôm 22/10, nói rằng cô không thở được và “con đường đi nước ngoài không thành”.
Một trong những người bị cáo buộc có liên quan tới cái chết của các nạn nhân hôm thứ Tư đã kháng cáo thành công, chống lại quyết định dẫn độ ông ta tới Anh.
Vụ 39 nạn nhân: Toàn bộ thi hài, tro cốt về tới quê nhà
Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm
Vụ 39 người Việt chết: Trách nhiệm là của chính quyền?
Eamonn Harrison, 23 tuổi, người vùng Mayobridge, County Down, Bắc Ireland, đối diện với 39 cáo buộc ngộ sát, cùng với âm mưu buôn người và âm mưu hỗ trợ nhập cư trái phép.
Tài xế xe tải Maurice Robinson, người vùng Craigavon, County Armagh, tại tòa hình sự Anh Old Bailey ở London, nơi chuyên xét xử các vụ trọng án, hồi tháng Mười Một thừa nhận âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và thu về bất động sản do phạm tội mà có.
Ông ta vẫn chưa nhận tội đối với 39 tội danh ngộ sát hoăc âm mưu buôn người, chuyển giao bất động sản có được từ hoạt động tội phạm.
Người cùng bị cáo buộc với ông này, Christopher Kennedy, 23 tuổi, từ Darkley, County Armagh, không nhận các tội danh âm mưu buôn người, hỗ trợ nhập cứ bất hợp pháp và dàn xếp hỗ trợ cho việc di chuyển của người khác nhằm khai thác bóc lột đối tượng.
Gheorghe Nica, 43 tuổi, người vùng Mimosa Close ở Langdon Hills, Essex, sẽ là người tiếp theo ra tòa Old Bailey vào ngày 16/3.
Người đàn ông 22 tuổi này bị bắt ở Bắc Ireland hôm Chủ Nhật do bị nghi là phạm tội ngộ sát và hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Ông này hiện đang bị giam ở Essex, Anh Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51466923
Một người đàn ông đối mặt với án tù giam
sau khi 3 người Việt Nam được tìm thấy
trong hộp trên mui xe hơi
Ông Robert Rooney hiện đang phải đối mặt với án tù giam, sau khi 3 người Việt Nam được tìm thấy bên trong hộp mui xe hơi của ông. Ngày 5/10/2019, ông bị chặn lại khi lái xe vào khu vực kiểm soát tại Coquelle ở Pháp, ở khu vực biên giới Pháp-Anh, gần lối vào của đường hầm Eurotunnel.Cả 3 người Việt Nam trên đều không có quyền cư trú tại Anh Quốc. Hôm thứ hai (10/2), ông Rooney xuất hiện tại tòa án Canterbury Crown Court để nghe tòa tuyên án. Một thẩm phán cho biết rằng, ông gần như không thể tránh khỏi việc phải ngồi tù. Theo tờ Skynews đưa tin, ông Rooney bị cáo buộc với tội danh đã biết hoặc có lý do hợp lý để biết rằng 3 người trên không phải là công dân thuộc khối EU. Do đó, việc đưa họ vào Vương quốc Anh là bất hợp pháp. Trong phiên điều trần trước đó, ông Rooney nhận tội tạo điều kiện cho việc vi phạm luật di trú của Anh. Tòa án được thông báo về sự đổ vỡ hôn nhân và mất việc của ông trong thời gian gần đây, gây ra một số vấn đề với trợ giúp pháp lý của ông.
Do đó, việc tuyên án không thể tiến hành. Thẩm phán nói rằng việc ông Rooney bị giam giữ là điều không thể tránh khỏi, và ông cần phải nhận thức rõ rằng tội danh mà ông mắc phải khá nghiêm trọng. Ông Rooney đang bị tạm giam, và dự kiến tham gia một phiên tòa tuyên án vào tuần cuối của tháng 2 năm nay.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-ong-doi-mat-voi-an-tu-giam-sau-khi-3-nguoi-viet-nam-duoc-tim-thay-trong-hop-tren-mui-xe-hoi/
Viktor Sviridov tự sát trước tòa ở Moscow
khi nhận án ba năm tù
Một cựu quan chức cao cấp ngành chấp pháp Nga tự sát bằng súng tại tòa trong phiên xử ông về tội cưỡng bức chiếm đoạt 10 triệu rouble.Ông Viktor Sviridov từng giữ chức Cục trưởng giao thông của ngành chấp pháp, quản lý các nhà tù ở Liên bang Nga.
Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ ‘truyền ngôi’
Khảo sát người Nga ‘nghèo đói’ khiến Kremlin phật ý
Số người học tiếng Nga trên thế giới ‘giảm nhanh’
Ông bị buộc tội cưỡng bức chiếm đoạt 10 triệu rouble (155 nghìn USD) tiền bảo kê từ một phó giám đốc ngành chấp pháp Nga.
Dù đã được giữ trong ngăn cách ly ở phiên toà, với đội cảnh sát mang vũ khí đứng bao bọc xung quanh, ông Sviridov vẫn có vũ khí để tự sát.
Bị cáo bắn vào đầu mình khi nghe chánh án tuyên án ba năm tù.
Phát ngôn viên của Toàn án thành phố Moscow Ulyana Solopova nói với hãng tin Interfax rằng “bị cáo đã tự sát chết” ngay tại phiên tòa hôm 13/02.
Nay, nhà chức trách đang điều tra vì sao ông Sviridov có súng.
Bảo vệ phiên tòa nói họ đã kiểm tra kỹ đồ dùng của bị cáo trước khi phiên tòa bắt đầu.
Nhưng một nguồn ẩn danh nói với truyền thông Nga rằng chính lực lượng an ninh của tòa án đã tuồn cho bị cáo khẩu súng.
Ông Sviridov đã chết tại chỗ.
Cũng có tin ông Sviridov bị ung thư giai đoạn cuối.
Luật sư của ông, Grigory Ivanishchev đổ lỗi cho tòa án “coi nhẹ bệnh tình của bị cáo”.
“Vụ tự sát này xảy ra là vì quyết định của tòa.”
Ngành có nhiều vấn đề
Công an cảnh sát và ngành trại giam Nga thường xuyên bị tố cáo vi phạm nhân quyền.
Một điều tra năm 2019 nói 1/10 tù nhân Nga nói họ bị công an, cai ngục tra tấn.
Công an Nga cũng hay bị tố cáo bạo hành với các nhà hoạt động nhân quyền, giới đấu tranh.
Theo bà Tatyana Moskalkova, phát ngôn viên nhân quyền Nga trình bày trước Viện Duma hồi tháng 7/2019 thì chỉ trong năm 2018, chính quyền Nga phải trả tiền bồi thường cho các nạn nhân tra tấn là 770 triệu rouble (12 triệu USD).
Công dân Nga có quyền kiện chính quyền lên Toà án Nhân quyền châu Âu và nếu thắng kiện, chính phủ Nga phải bồi thường danh dự và tiền cho họ.
Tuy thế, ngành chấp pháp Nga cũng có những cải thiện cho cuộc sống của tù nhân.
Ví dụ, hồi 2019, một nhà tù ở Moscow đã kiên quyết cho duy trì lớp dạy yoga để tù nhân giảm stress, bất chấp phản đối ‘hoạt động tín ngưỡng phi chính thống’ trong nhà ngục từ một số nhân vật theo Chính Thống giáo.
Phó giám đốc ngành trại giam Nga Valery Maximenko nói rằng tập yoga giúp tù nhân “giảm vấn đề y tế” và đó là “quyền dân chủ ở Nga, áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả trong tù”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51479147
Nhân viên kiểm dịch cho tàu Diamond Princess
vẫn mắc Covid-19 dù mang đồ bảo hộ
Minh LamTàu du lịch Diamond Princess hiện đang đậu tại cảng Yokohama, Nhật Bản, đã xác nhận rằng hôm nay có thêm 39 người mới được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Ngoài ra, một nam sĩ quan kiểm dịch đã lên tàu Diamond Princess để đo nhiệt độ cho hành khách, dù đeo khẩu trang và găng tay trong suốt quá trình thực hiện, nhưng anh vẫn được chẩn đoán mắc Covid-19 ngày hôm qua.
Tàu Diamond Princess hiện đang đậu tại cảng Yokohama, Nhật Bản. Với khoảng 3.700 người trên tàu, đã có 174 người được chẩn đoán mắc coronavirus (COVID-19), khiến các hành khách và phi hành đoàn còn lại phải cách ly 19 ngày trên tàu.
Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản cho biết Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản – ông Kato cho biết thêm 39 người đã được chẩn đoán mắc Covid-19, nâng tổng số lên 174 người bị nhiễm bệnh trên tàu. Ngoài ra, một nam nhân viên kiểm dịch cũng đã được chẩn đoán nhiễm bệnh ngày hôm qua.
Đài truyền hình Fuji TV của Nhật Bản đưa tin rằng, nam nhân viên kiểm dịch nam đã bị sốt và có các triệu chứng khác bắt đầu từ ngày 09/02 và được xác nhận nhiễm Covid-19 sau đó. Hiện tại, không có thêm người nhà hoặc đồng nghiệp của nam nhân viên kiểm dịch đó có triệu chứng gì bất thường.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi tuyên bố rằng sau khi tiến hành kiểm tra virus trên 53 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên tàu, trong đó có 29 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn đã được xác nhận là dương tính với Covid-19, trong đó có một trẻ nhỏ 10 tuổi người Nhật Bản. Đây là ca bệnh thiếu niên đầu tiên được xác nhận tại Nhật Bản.
Nam nhân viên kiểm dịch được xác nhận nhiễm bệnh ngày hôm qua đã lên tàu làm việc từ tối ngày 03/02 đến ngày 04/02, khi tàu Diamond Princess cập bến Yokohama, Nhật Bản.
Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) báo cáo rằng nam nhân viên kiểm dịch đó vẫn đi làm bình thường từ ngày 05/02 đến ngày 07/02. Sau khi bị sốt vào ngày 09/02, anh đã đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm Covid-19. Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin rằng nhân viên kiểm dịch nam đã vào phòng hành khách để đo nhiệt độ và thực hiện ghi chép từ ngày 03/02 đến 04/02. Anh đã khử trùng tay sau khi tiếp xúc với từng hành khách cũng như đeo khẩu trang và găng tay theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng không đeo kính bảo hộ và quần áo bảo hộ toàn thân.
Phát biểu về việc liệu đã có tiền lệ nhân viên kiểm dịch bị nhiễm bệnh trong khi thực hiện công việc liên quan hay chưa, một quan chức từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết, ở giai đoạn này thông tin còn chưa không rõ ràng, nhưng sắp tới họ sẽ dựa trên ý kiến của các chuyên gia thực nghiệm, tiếp đó sẽ suy xét khả năng tăng cường phòng tránh triệt để việc lây bệnh cho các nhân viên thi hành.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-kiem-dich-cho-tau-diamond-princess-van-mac-covid-19-du-mang-do-bao-ho.html
Triều Tiên co mình giữa dịch viêm phổi
Triều Tiên cắt hoàn toàn giao dịch với Trung Quốc trong nỗ lực quyết liệt chống lại “mối đe dọa sống còn” từ virus corona.Sau khi dịch viêm phổi bùng phát, Triều Tiên là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới quyết định cấm người nước ngoài nhập cảnh, vốn chủ yếu là các du khách tới từ nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia đang quay cuồng vì chủng virus corona mới (nCoV).
Sau khi đóng cửa biên giới với người nước ngoài, Triều Tiên còn thực hiện các động thái quyết liệt như ngừng giao thương với Trung Quốc, đối tác kinh tế chính và đồng minh của họ, đồng thời hạn chế hoạt động ra nước ngoài vì mục đích ngoại giao. Kết quả là Triều Tiên đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào nhiễm nCoV.
Tuy nhiên, việc co mình lại, tự cắt đứt với thế giới bên ngoài đồng nghĩa với việc Triều Tiên buộc phải chấp nhận mất nguồn thu quan trọng từ ngành thương mại và du lịch xuyên biên giới. Kang Chol-hwan, một người Triều Tiên đào tẩu, cho biết tất cả chuyến tàu dọc biên giới Trung – Triều đều bị hủy, xe tải cũng không được đi qua. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc có trụ sở ở Seoul, 92% tổng thương mại của Triều Tiên năm ngoái là từ Trung Quốc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Triều Tiên chưa có ca nhiễm nCoV nào, nhưng Cát Lâm và Liêu Ninh, hai tỉnh của Trung Quốc giáp nước này, tính đến ngày 9/2 có tổng cộng 183 người nhiễm bệnh. Dịch viêm phổi đã xuất hiện tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến ít nhất 1.018 người chết và 43.098 người mắc bệnh.
Edwin Ceniza Salvador, đại diện WHO tại Triều Tiên, cho biết tổ chức đang phối hợp với tất cả quốc gia thành viên, bao gồm Bình Nhưỡng, để chống lại virus corona. Ông nói thêm rằng WHO cũng sẽ cử nhân viên y tế đến Triều Tiên, đồng thời cung cấp vật tư như áo choàng, kính bảo hộ và dụng cụ thí nghiệm.
Salvador khẳng định Triều Tiên “đang thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân”. Những “trạm chống dịch” được thiết lập trên toàn quốc. Chính quyền cũng thúc đẩy việc sản xuất khẩu trang và thuốc, thậm chí phát triển một phương pháp điều trị mới nhằm “ngăn chặn hoàn toàn virus lây lan”, truyền thông Triều Tiên cho hay.
Một số nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bình Nhưỡng nhận được thông báo rằng họ không phép rời khu nhà của mình trong 14 ngày. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Son-gyong cũng hủy kế hoạch tới Đức để tham dự một hội nghị về an ninh, truyền thông Hàn Quốc đưa tin.
“Triều Tiên đã hoàn toàn tự cách ly mình”, Kang Chol-hwan, người đang giữ chức giám đốc Trung tâm Chiến lược Triều Tiên có trụ sở ở Seoul, nhận định.
Giới chuyên gia cho rằng biện pháp “thu mình vào vỏ ốc” này của Bình Nhưỡng là dễ hiểu bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe lạc hậu của Triều Tiên khiến họ khó có thể đối mặt với sự bùng phát của nCoV. Nước này thiếu các nguồn lực để chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, trong khi quá trình điều trị bệnh viêm phổi cấp cần những vật tư đắt tiền như máy thở, dịch truyền và thuốc ổn định huyết áp, giảng viên Đại học Y Harvard Kee B. Park cho biết.
“Nếu có một đợt bùng phát dịch lớn làm chao đảo các bệnh viện, họ sẽ cạn kiệt vật tư vô cùng nhanh chóng”, bác sĩ Park, người từng đến thăm các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Triều Tiên, đánh giá.
Trong khi đó, Triều Tiên khó có thể nhận hỗ trợ hoặc nguồn vật tư bổ sung từ bên ngoài, do hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào chương trình hạt nhân của nước này. Thêm vào đó, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng chưa chắc chấp nhận hỗ trợ từ quốc tế.
“Đây thực sự là mối đe dọa sống còn với Triều Tiên”, Rodger Baker, phó chủ tịch công ty tư vấn địa chính trị Stratfor của Mỹ, nhận định. “Cấu trúc hệ thống y tế của họ không thể kiểm soát được những thứ như virus corona”. Truyền thông Triều Tiên cũng gọi việc ngăn cản nCoV là “vấn đề sinh tử của quốc gia”.
Dịch bệnh được WHO tuyên bố là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu này tiếp tục gia tăng gánh nặng lên Kim Jong-un, người vốn đang đối mặt với áp lực vì nền kinh tế đất nước trì trệ. Trong bài phát biểu đầu năm, lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi người dân “thắt lưng buộc bụng” và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài với Mỹ.
Ông Kim cho biết không còn cảm thấy cần ràng buộc với cam kết ngừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, động thái mà Bình Nhưỡng cho là sự nhượng bộ từ phía họ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đầu tiên ở Singapore hồi năm 2018. Hai nước không tổ chức cuộc đàm phán cấp làm việc nào kể từ tháng 10 năm ngoái. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không đề cập đến Triều Tiên trong Thông điệp Liên bang hôm 5/2.
Hồi đầu tháng một, hãng thông tấn trung ương KCNA dẫn lời cảnh báo của ông Kim về việc công bố một vũ khí chiến lược mới trong tương lai gần, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng những tuần gần đây khá “im hơi lặng tiếng”, cũng không tiến hành bất cứ vụ thử vũ khí tầm ngắn nào trong gần hai tháng qua. Truyền thông nước này cũng bớt công kích chính quyền Trump.
Một số chuyên gia theo dõi tình hình Triều Tiên dự đoán Bình Nhưỡng có thể cho ra mắt một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới trong cuộc duyệt binh tháng này, nhằm kỷ niệm ngày thành lập quân đội và ngày sinh Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un. Tuy nhiên, mối đe dọa từ nCoV có thể khiến nước này bị phân tâm trong tương lai gần.
“Một chiến dịch khiêu khích và đối đầu đòi hỏi các nguồn lực, thời gian và sự chú ý. Những điều đó giờ đây đều tập trung vào thứ khác”, Gordon Flake, chuyên gia tại Trung tâm Mỹ – Á ở thành phố Perth, Australia, giải thích.
Trong thời gian đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hoành hành hồi năm 2002-2003, Triều Tiên buộc phải cho phép các cơ quan cứu trợ nước ngoài tới nước này để giúp chống lại virus chết chóc. Hoo Chiew Ping, chuyên gia tại Đại học Quốc gia Malaysia, cho rằng sự việc đã khiến Kim Jong-il, lãnh đạo Triều Tiên lúc đó, cảm thấy bẽ mặt.
“Giờ đây, chính quyền Triều Tiên đang cố gắng xây dựng hình ảnh tự cường. Đây là vấn đề mà Kim Jong-un cần tính toán thật cẩn thận”, Ping cho hay.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32917-trieu-tien-co-minh-giua-dich-viem-phoi.html
Virus corona:
Đài Loan trong thế kẹt giữa WHO và Trung Quốc
Thanh PhươngĐài Loan đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống dịch virus corona do hòn đảo này không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) và bị nhiều quốc gia cấm cửa do bị xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Đài Loan vẫn tham gia các Đại hội đồng của WHO từ năm 1947, khi tổ chức này ra đời, cho đến năm 1970, khi chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc của Trung Hoa Dân Quốc ( tên chính thức của Đài Loan ) rơi vào tay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Từ đó đến nay, Bắc Kinh trở thành đại diện duy nhất của Trung Quốc trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc.
Trong nhiều năm, chính phủ Đài Bắc đã đòi được dự Đại hội đồng WHO với tư cách quan sát viên, nhưng yêu cầu này vẫn bị bác bỏ do áp lực của Bắc Kinh. Đến năm 2008, khi ở Đài Bắc có một chính phủ thân Bắc Kinh, Đài Loan mới được dự họp với danh xưng “Đài Bắc Trung Quốc”. Nhưng khi bà Thái Anh Văn, một chính khách theo xu hướng độc lập, đắc cử tổng thống năm 2016, Bắc Kinh đã quay trở lại chính sách ban đầu: loại trừ hoàn toàn Đài Loan khỏi WHO.
Đài Loan đã phản ứng rất nhanh chóng và hiệu quả trước dịch viêm phổi do virus corona mới và cho tới nay trên hòn đảo này chỉ mới có 18 ca lây nhiễm, đặc biệt là chưa có một ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng trong những ngày qua, chính phủ Đài Bắc vẫn than phiền là họ không thể nhận được thông tin kịp thời từ WHO, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đã cung cấp cho WHO những thông tin sai lạc về tình hình dịch bệnh ở Đài Loan.
Trung Quốc và WHO thì khẳng định là họ vẫn cung cấp cho Đài Loan những thông tin cập nhật về diễn tiến của dịch bệnh và cho biết là liên lạc với hòn đảo vẫn diễn ra êm xuôi.
Trên thực tế, ngay khi lúc dịch bệnh đang đe dọa cả thế giới, mối hiềm khích giữa Bắc Kinh và Đài Bắc vẫn không suy giảm, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng cô lập Đài Loan về ngoại giao.
Trong tuần này, các chuyên gia y tế của Đài Loan đã được dự một cuộc họp của WHO trên mạng, cho dù hòn đảo này không phải là thành viên. Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc thì chuyên gia Đài Loan được dự cuộc họp này chính là do Bắc Kinh cho phép. Nhưng hôm nay, 12/02/2020, bộ Ngoại Giao Đài Loan khẳng định sự tham gia của chuyên gia Đài Loan là kết quả dàn xếp trực tiếp giữa Đài Bắc với WHO, chứ không cần sự cho phép của Trung Quốc.
Chỉ có điều, để tránh những tranh cãi chính trị, các chuyên gia Đài Loan tham gia cuộc họp nói trên với tư cách cá nhân và khi tham gia các diễn đàn trên mạng, họ không nêu quốc tịch của mình.
Một khó khăn khác mà Đài Loan đang gặp phải trong dịch virus corona, đó là hòn đảo này bị “vạ lây”, do bị xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Đài Loan đã chỉ trích kịch liệt quyết định của Manila ngưng tiếp đón các du khách đến từ Đài Loan, biện pháp mà họ đã áp dụng đối với Hoa lục, Hồng Kông và Macao.
Ngoài Philippines, Bangladesh cũng đã cấm cửa du khách từ Đài Loan, còn Mông Cổ, sau khi cấm tiếp nhận du khách Đài Loan, nay quyết định sẽ xét đơn xin nhập cảnh theo từng trường hợp. Về hàng không, Ý đã cấm các chuyến bay của các hãng hàng không Đài Loan.
Tóm lại, dịch virus corona càng làm nỗi rõ thế cô lập của Đài Loan trên trường quốc tế và Đài Loan là lãnh thổ duy nhất có dịch nhưng lại không phải là thành viên của WHO.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200212-virus-corona-%C4%91%C3%A0i-loan-trong-th%E1%BA%BF-k%E1%BA%B9t-gi%E1%BB%AFa-who-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c
Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát:
Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?
Trọng ThànhDịch virus corona mới trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, chỉ ba tuần lễ sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự xuất hiện virus gây viêm phổi cấp tính bí ẩn tại Vũ Hán. Vì sao virus corona mới thành đại dịch ? Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?
Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới (COVID-19), tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ”ma”. Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (Chloé Froissart, ”Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois”, Le Monde, ngày 11/02/2020). Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký WHO cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi ”sự minh bạch” của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 – 2003.
Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?
Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường
Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc (theo ghi nhận của TS Trần Tuấn). Tiến sĩ Trần Tuấn nhận xét :
”Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học.
Đọc thêm : Virus corona: Dân Trung Quốc phẫn nộ về cái chết của bác sĩ đã cảnh báo dịch bệnh
Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều.
Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh”.
Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng
Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus COVID-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus. Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus COVID
19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch. Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích:
”Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu ”ổn định chính trị”, hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm”.
Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19.
”Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus”.
Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus COVID-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus COVID-19, để sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus COVID-19 tăng vọt. (”Reporter’s Notebook: Life and death in a Wuhan coronavirus ICU” / Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán, Straits Times, 06/02/2020).
Trận dịch phơi trần ”bản chất” chế độ
Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này:
”Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy tình trạng là báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy”.
Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc, thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán. Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019, thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01. Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của đảng Cộng Sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.
Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus
Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.
Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao. Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng diễn biến dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200212-%C4%91%E1%BB%83-corona-th%C3%A0nh-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-t%E1%BB%99i-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-l%C3%A0-gi%E1%BA%A5u-th%C3%B4ng-tin
Virus corona: Covid-19 đe dọa
phá hủy chính trị, kinh tế Trung Quốc
John SudworthBBC News, BeijingVào buổi sáng lạnh giá ở Bắc Kinh, trên một đoạn đường tẻ nhạt ở sông Thông Huệ, người ta thấy một người cô đơn viết chữ khổng lồ lên tuyết.
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Virus corona có lây qua tay nắm cửa không?
Anh có thêm 4 người mắc virus corona, đưa tổng số lên 8
Thông điệp nhắc về một bác sĩ vừa qua đời: “Tạm biệt Lý Văn Lượng!”.
Tác giả dòng chữ dùng cả thân mình để vẽ thành dấu chấm than trong câu viết.
Năm tuần trước đó, bác sĩ Lý Văn Lượng (1986-2020) đã bị cảnh sát phạt vì tìm cảnh cảnh báo cho đồng nghiệp về nguy hiểm của một loại virus mới, lạ tại bệnh viện của ông, ở Vũ Hán.
Rồi chính ông dính virus và chết. Các hình chụp dòng tưởng niệm tuyết đã lan nhanh trên mạng internet Trung Quốc, chụp lại khoảnh khắc cả nước sốc và giận dữ.
Vẫn còn nhiều điều ta chưa biết về Covid-19, tên chính thức hiện nay của virus.
Trước khi nó lây nhiễm con người đầu tiên, có lẽ nó đã ẩn bên trong sinh hóa của một loài động vật nào đó mà hiện không rõ.
Con vật này, có thể bị nhiễm sau khi virus bắt nguồn từ một con dơi, được cho là đã được giữ tại một chợ ở Vũ Hán, nơi buôn động vật trái phép.
Ngoài giả thiết này, giới khoa học vẫn còn đang cố gắng định vị và không thể nói gì chắc chắn.
Nhưng có một điều chắc chắn: Sau hơn một tháng phát hiện, Covid-19 đã làm lung lay gốc rễ xã hội và chính trị Trung Quốc.
Nó đã bộc lộ giới hạn của một hệ thống chính trị mà tại đây, kiểm soát xã hội mới là giá trị cao nhất. Nó đục vỡ rào cản kiểm duyệt bằng cơn bão buồn đau và phẫn uất.
Kết quả sắp tới phụ thuộc vào những câu hỏi mà chẳng ai biết trả lời: liệu chính phủ có thể kiểm soát bệnh dịch, và sẽ mất bao lâu?
Trên thế giới, dư luận có vẻ cũng không biết nên làm gì với số ca nhỏ được phát hiện tại nước họ.
Tình cảm công chúng có thể ngả nghiêng, từ sợ hãi sang chủ quan.
Bằng chứng từ Trung Quốc có lẽ cho hay rằng cả hai phản ứng trên đều sai.
Cúm mùa đúng là có tỉ lệ tử vong thấp, khoảng 1% nhưng vẫn xấu vì ảnh hưởng nhiều người toàn cầu.
Số người chết vì cúm mỗi năm vẫn lên tới hàng trăm ngàn người.
Các ước đoán ban đầu cho rằng virus mới ít nhất sẽ gây tử vong bằng cúm – vì thế chúng ta đang phải cố gắng ngăn không cho nó biến thành đại dịch toàn cầu.
Nhưng lại còn một ước tính mới cho rằng nó còn ghê hơn thế, sẽ giết 1% những ai bị nhiễm.
Với từng cá nhân, rủi ro lây nhiễm vẫn tương đối nhỏ. Tất nhiên cần lưu tâm rằng mọi ước đoán chỉ mang tính trung bình; người già, người ốm sẽ nguy nan hơn.
Tuy nhiên, trải nghiệm hiện nay của Trung Quốc đề ra hai việc.
Thứ nhất, nó hé lộ viễn cảnh đáng sợ khi hệ thống y tế đối diện với tình trạng lây nhiễm lan nhanh và rộng.
Thứ hai, nó cho ta thấy tầm quan trọng của thái độ phải rất xem trọng việc kiểm soát lây lan các loại virus mới.
Đa số chuyên gia đồng tình rằng cách hay nhất dựa vào minh bạch, niềm tin, có thông tin tốt, và hành động phù hợp, kịp thời của chính phủ.
Nhưng trong một hệ thống độc đoán, với kiểm duyệt gắt và nhấn mạnh vào ổn định chính trị, minh bạch và niềm tin thật khó kiếm.
Có nhiều bằng chứng rằng giới chức ban đầu đã bỏ qua tín hiệu cảnh báo.
Đến cuối tháng 12, nhân viên y tế ở Vũ Hán bắt đầu lưu ý triệu chứng lạ, gắn với mua bán động vật hoang dã trái phép.
Ngày 30/12, bác sĩ Lý Văn Lượng đăng lo ngại trong một nhóm chat riêng, khuyên đồng nghiệp cẩn thận.
Vài ngày sau, công an mời ông lên, bắt ký đơn thú tội.
Tivi nhà nước còn đưa tin tám người ở Vũ Hán bị điều tra vì “đưa tin đồn”.
Thực ra nhà chức trách đã biết về vụ lây lan. Vì một ngày sau khi bác sĩ Lý đăng tin, chính Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một ngày sau nữa, nguồn nghi ngờ, cái chợ, đã bị đóng cửa.
Nhưng nhà chức trách đã hầu như không làm gì để bảo vệ dân.
Tại cuộc họp chính trị hàng năm ở Vũ Hán, lãnh đạo không nói về virus.
Ủy ban Y tế Quốc gia thì tiếp tục nói số lượng lây nhiễm chỉ hạn chế, và không có bằng chứng bệnh này có thể lây từ người sang người.
Ngày 18/1, Vũ Hán cho tổ chức dạ tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình.
Hai ngày sau, Trung Quốc xác nhận đã xảy ra lây lan từ người sang người.
Khi chính quyền đóng cửa thành phố Vũ Hán ngày 23/1, đã quá muộn.
Tới lúc đó, dường như 5 triệu dân đã rời Vũ Hán để đi nghỉ ăn Tết.
So sánh với Chernobyl
Một số người bắt đầu gọi đây là Chernobyl của Trung Quốc.
Sự so sánh về thất bại thông báo tin xấu cho cấp trên, và động cơ đặt quyền lợi ngắn hạn về ổn định trước an toàn công chúng, có vẻ rõ ràng.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã khiến quần chúng phẫn nộ, đến mức giới kiểm duyệt Trung Quốc dường như không chắc nên xóa cái gì, cho phép cái gì.
Dòng hashtag #Iwantfreedomofspeech được xem gần hai triệu lần trước khi bị xóa.
Biết tình cảm dân chúng, Đảng bắt đầu ca ngợi bác sĩ Lý Văn Lượng, gọi ông là anh hùng dân tộc.
Trong lịch sử, các cuộc chiến, nạn đói và bệnh tật từng lay đổ các vương triều. Chuyện này khiến các nhà cai trị hiện nay có trí nhớ lịch sử rõ rệt về nguy hiểm của khủng hoảng bất ngờ.
Họ cũng sẽ hiểu Chernobyl đã làm gì với tính chính danh của Đảng Cộng sản ở Liên Xô ngày đó.
Một dấu hiệu gợi ý rằng lãnh đạo nhận rõ rủi ro hiện nay, chính là vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuần này, lần đầu tiên từ khi có khủng hoảng, ông Tập đã ra ngoài phố gặp nhân viên y tế, thăm một bệnh viện và một trung tâm kiểm soát virus ở Bắc Kinh.
Ngược lại, Thủ tướng Lý Khắc Cường được cử tới tận Vũ Hán, được phong làm trưởng nhóm lãnh đạo đối phó bệnh dịch.
Một số nhà quan sát nhận định ông Tập có lẽ khôn ngoan khi đóng vai trò là giao phó trách nhiệm công tác.
Một nhà quan sát cho rằng ông Tập “rõ ràng lo ngại khủng hoảng có thể làm ông sa cơ, vì thế ông đưa cấp dưới ra làm gương mặt công chúng đại diện cho phản ứng của Đảng”.
Cũng có dấu hiệu bộ máy kiểm duyệt tăng cường công suất, và ông Tập ra lệnh giới chức “thắt chặt kiểm soát truyền thông mạng”.
Có một số dấu hiệu là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt có thể có tác dụng. Ngoài tỉnh Hồ Bắc thì con số các ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm.
Nhưng với nhu cầu tái khởi động nền kinh tế, đã đóng băng cả tuần qua, Trung Quốc chỉ mới chầm chậm quay lại làm việc.
Trung Quốc khẳng định họ đang chiến đấu trên đà thắng, đã học được kinh nghiệm.
Các câu hỏi về thất bại hệ thống bị bác bỏ, gọi đó là thiên kiến của ngoại quốc.
Nhưng tầm mức của thảm họa có thể đe dọa thế giới này đã bộc lộ điều quan trọng.
Hàng ngàn người mất người thân, hàng triệu người đang bị cách ly, và các doanh nghiệp chịu thiệt hại tài chính, đã hỏi những câu hỏi khó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51464315
Liệu Trung Quốc đã ăn cắp
bằng sáng chế thuốc chữa Covid-19?
Đinh Yên ThảoTrong thông cáo được Viện Virus Học Vũ Hán vừa đưa ra trong ngày 4 tháng Hai tuần qua, giới y tế Vũ Hán cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan khoa học quốc gia và quân đội Trung Quốc đồng nghiên cứu thành công và đã đệ đơn cầu chứng bằng sáng chế loại thuốc đặc trị cúm Cororavirus từ hai tuần trước. Chỉ sau đôi tuần sau khi phát hiện ra cơn đại dịch vẫn còn đang hoành hành và gây chết người hàng ngày tại Hoa Lục như hiện nay, dù vẫn chưa có khả năng cung cấp đủ khẩu trang cho người dân của mình, Trung Quốc đã nhanh chóng “nghiên cứu thành công” được thuốc chữa bịnh. Liệu có phải vậy?
Câu chuyện quay lại cùng bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Mỹ. Đó là một người đàn ông 35 tuổi tại tiểu bang Washington, quay về Mỹ từ Vũ Hán, nơi xuất phát cơn đại dịch bên Trung Quốc. Nhập viện hôm 19 tháng Một và bị phát hiện đã nhiễm virus, bệnh tình của anh có vẻ nguy cập hơn sau bảy ngày. Các bác sĩ chữa trị tại bệnh viện Providence Medical Center đã xin phép Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) được tiêm tĩnh mạch thuốc Remdesivir cho bệnh nhân. Một ngày sau khi tiêm thì bệnh nhân hồi phục và bốn ngày sau hết còn sốt cao. Bệnh nhân này đã được xuất viện và đang được cách ly tại nhà để giới chức y tế tiếp tục theo dõi.
Remdesivir là loại thuốc đang còn trong vòng thử nghiệm của hãng dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ tại California, hãng chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc kháng virus để chữa trị HIV, viêm gan C cùng một số loại cúm dịch bệnh. Gilead Sciences thoạt đầu đã nghiên cứu tiền dược phẩm Remdesivir cho việc chữa trị Ebola sáu năm trước. Ứng dụng cùng các hoạt chất tương tự đã được hãng Gilead nộp bằng sáng chế và cầu chứng toàn cầu, kể cả tại Trung Quốc hồi 2016, tuy nhiên hồ sơ của họ vẫn chưa được thông qua tại Trung Quốc. Đến nay thì Remdesivir vẫn chưa được cơ quan y tế liên bang chấp thuận hay cấp giấy phép do các tiêu chuẩn an toàn gắt gao của Hoa Kỳ. Khi dịch nCov xảy ra, Remdesivir cho thấy có những tác dụng chữa trị khá tích cực với nCov trên súc vật. Theo đề nghị từ nhóm bác sĩ chữa trị và được FDA xem xét chấp thuận, nó được sử dụng lần đầu tiên với người, trong trường hợp khẩn cấp và đặc biệt với bệnh nhân tại Washington nói trên.
Khoa học đòi hỏi thời gian và sự chính xác nên chỉ một ca bệnh đầu tiên khó lòng xác định mức độ an toàn và hiệu nghiệm của thuốc. Dù vậy việc chữa trị này đã mang lại một tín hiệu lạc quan trong việc nghiên cứu thành công loại thuốc chữa nCov được sớm có mặt trên thị trường. Các bác sĩ tại bệnh viện Providence, hãng Gilead cùng các cơ quan y tế, viện đại học Mỹ và thế giới đều hy vọng Remdesivir sẽ mở đường cho việc sẽ có thuốc đặc trị dịch cúm nCov hiện nay.
Phối hợp cùng các cơ quan y tế liên bang Hoa Kỳ như FDA, CDC, Bộ Y Tế và Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Gilead Sciences đã đề nghị giúp đỡ và mở rộng việc chữa trị thực nghiệm cho một số bệnh nhân giới hạn tại Vũ Hán và Bắc Kinh. Các liều thuốc Remdesivir đã được đưa sang Trung Quốc và cung cấp cho các bệnh viện địa phương.
Tuy nhiên chỉ một tuần sau khi các tin tức cho biết bệnh nhân tại Mỹ được chữa trị thành công và hãng Gilead đã bắt đầu chuyển thuốc sang Trung Quốc, cũng như đang phối hợp với giới chức y tế địa phương để chữa trị cho các bệnh nhân thì Viện Virus Học Vũ Hán đưa ra thông cáo cho biết rằng họ đã “sáng chế” ra Remdesivir và cầu chứng để “bảo vệ quyền lợi quốc gia theo thủ tục quốc tế” như nói trên.
Họ cũng nói thêm rằng, dù vậy nhưng Trung Quốc sẽ “tạm thời không áp dụng tác quyền sáng chế của mình nếu các hãng dược phẩm ngoại quốc sẵn sàng đóng góp vào việc ngăn chận cơn dịch”. Có thể Trung Quốc lo ngại rằng sẽ tái diễn trường hợp như hãng Abbott Laboratories đã từng rút các thuốc chữa bệnh của mình ra khỏi Đông Nam Á sau khi bị Thái Lan xâm phạm đến các bằng sáng chế liên quan đến thuốc chữa trị HIV hồi 2006-2007.
Có những điểm tương tự bằng sáng chế của mình nhưng Gilead Sciences thận trọng từ chối bình luận về việc này vì cho rằng họ đã cầu chứng bằng sáng chế từ hơn ba năm trước trên khắp thế giới và tại Trung Quốc, chưa biết chính xác Viện Virus Học Vũ Hán cầu chứng Remdesivir như thế nào vì thông thường những hồ sơ này chỉ được công bố sau khoảng 12 đến 18 tháng tại Trung Quốc. Bất luận thế nào thì Gilead vẫn tin rằng họ đã sở hữu bằng sáng chế căn bản về loại thuốc này và việc tranh chấp, nếu có xảy ra trong tương lai, chỉ đến khi Gilead biết chính xác Trung Quốc đã vi phạm điều gì. Còn mục tiêu lớn nhất hiện nay của họ là giúp cho cộng đồng y tế thế giới chống lại cơn dịch nCoV.
Những bằng sáng chế của các hãng Mỹ hay nước ngoài nộp tại Trung Quốc nhằm có thể được cấp giấy phép cho các thương phẩm của mình được bảo vệ và tiêu thụ tại thị trường này thường bị giữ lại rất lâu, đủ thời gian cho các hãng của Trung Quốc ăn cắp công nghệ hay bí mật của họ để tạo ra những sản phẩm, kỹ thuật tự cho là của mình. Thậm chí nhái theo đó để cầu chứng tay trên những bằng sáng chế.
Năm 2012, hãng Apple đã thua kiện tại Trung Quốc khi hãng Xinton Tiandi tại đây cầu chứng nhãn hiệu IPHONE cho túi xách và vỏ điện thoại của mình. Apple đã nộp đơn cho thương hiệu của mình năm 2002, nhưng không được chấp thuận cho đến năm 2013. Các tòa án Trung Quốc phán xét rằng Xinton Tiandi đã cầu chứng năm 2007, trước khi những iPhone đầu tiên vào thị trường Trung Quốc năm 2009 nên không thể xem thương hiệu iPhone là đã được cầu chứng độc quyền tại Trung Quốc trước đó.
Theo báo cáo thường niên của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WIPO đặt văn phòng tại Geneva, Thụy Sĩ thì trong năm 2018, Văn Phòng Sở Hữu Trí Tuệ Trung Quốc đã nhận đơn xin bằng sáng chế nội địa đến 1.54 triệu hồ sơ, dẫn đầu thế giới và cao hơn cả ba quốc gia theo sau là Mỹ, Nhật, Nam Hàn cùng Châu Âu cộng lại. Con số này không chứng tỏ sự tài ba hay trí tuệ của Trung Quốc mà cho thấy không biết có bao nhiêu sáng chế hay sản phẩm, kỹ thuật của thế giới có thể đã bị nhái hay đánh cắp rồi cầu chứng lại riêng trong nội địa. Bởi khi nộp ra nước ngoài thì chỉ còn lại khoảng hơn 60 ngàn hồ sơ, thấp hơn nhiều lần so với Mỹ và là một tỉ lệ rất thấp so với hàng triệu hồ sơ nội địa nói trên. Vì Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải đối diện với phán quyết của tòa quốc tế nếu vi phạm tác quyền, thay vì dựa vào các tòa án trong nước luôn tiếp tay cho việc ăn cắp bản quyền của thế giới.
Câu chuyện bằng sáng chế thuốc Remdesivir này đã một lần nữa cho cộng đồng thế giới thấy được rủi ro các tài sản sở hữu trí tuệ của mình sẽ bị chiếm đoạt rất cao tại Trung Quốc ra sao. Đó là nguy cơ mà chính phủ Hoa Kỳ hiểu rõ và đã đưa vào các nghị sự trong cuộc thương chiến vừa qua. Trong cuộc họp với các thống đốc tiểu bang vài ngày trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng tái cảnh báo về nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp các bí mật thương mại và quốc phòng khi làm ăn với nước này. Tuy nhiên công bố về thỏa thuận được ký kết giai đoạn một giữa hai quốc gia hồi tháng Một vừa qua dường như chưa nhắc đến việc Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ tác quyền tài sản trí tuệ và từ bỏ việc buộc các hãng Mỹ phải chuyển giao công nghệ ra sao, ngoài việc Trung Quốc chỉ hứa sẽ mua thêm 200 tỉ hàng hóa trong vòng hai năm tới.
Sự trỗi dậy của một Trung Cộng ngày nay cũng một phần nhờ vào việc đánh cắp từ các phát minh, sáng chế, cho đến công nghệ, bí quyết của thế giới trong nhiều lãnh vực. Tìm ra thuốc chữa trị dịch bệnh nCoV đã có những tia hy vọng nhưng việc đối phó với virus Trung Cộng lắm thủ đoạn xem ra còn nhiều thách đố và không ít việc phải làm trong tương lai.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tư Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/does-china-steal-covid19-treatment-02122020110257.html
Chuyên gia: ‘Dịch viêm phổi là cú sốc với TQ’
Giới chuyên gia nhận định dịch viêm phổi là cú sốc với cả hệ thống của Trung Quốc, tác động lớn đến kinh tế xã hội nước này và kinh tế toàn cầu.“Dịch viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra là một cú sốc lớn với cả hệ thống của Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc”, Giáo sư Dali Yang, Đại học Chicago, Mỹ, nói với VnExpress.
Từ khi được phát hiện tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, đến ngày 11/2, dịch cúm do virus corona (nCoV) đã khiến hơn 1.000 người chết trên toàn cầu, trong đó có hai trường hợp được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines và một người đàn ông 39 tuổi ở Hong Kong. Con số này đã vượt số ca tử vong vì đại dịch SARS năm 2002-2003 là 813 người, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục là hơn 42.300, tổng số ca nhiễm trên toàn cầu lên hơn 42.700 người. Dịch bệnh đã lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều người Trung Quốc cảm thấy lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh.
Theo ông Yang, số liệu thống kê chính thức về người thiệt mạng có thể thấp hơn so với thực tế do tình hình khẩn cấp của dịch bệnh. Không phải tất cả các bệnh nhân đều được chẩn đoán đúng cách.
“Lệnh phong tỏa và cách ly ở nhiều thành phố gây căng thẳng cho người dân, tác động tiêu cực đến nhiều người, nhưng lãnh đạo Trung Quốc vẫn phải quyết định thực hiện. Đó là cái giá nhằm ngăn chặn virus”, ông Yang nói.
Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng các bệnh viện dã chiến, với quy mô gần 7.000 giường, điều nhân viên y tế ở khắp nước đến hỗ trợ tỉnh Hồ Bắc. Khoảng 50 triệu người đang bị phong tỏa. “Bắc Kinh đang huy động tổng lực chưa từng có trong lịch sử để đối phó dịch bệnh”, ông Yang đánh giá.
Giáo sư Yang cho rằng việc bùng phát dịch viêm phổi do nCoV là một cuộc khủng hoảng lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối diện. Tất cả các tỉnh thành của Trung Quốc đã công bố tình trạng khẩn cấp mức độ 1, là mức cao nhất.
Khi dịch lan nhanh, ông Yang cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm trong cả hệ thống của Trung Quốc. Trên thực tế, các bác sĩ cần lên tiếng cảnh báo dịch đã bị chính quyền địa phương phạt, khiến các hoạt động ngăn chặn virus bị chậm trễ. Giáo sư Yang cũng đặt nghi vấn về nỗ lực kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc. Đến ngày 20/1, giới chức Trung Quốc tích cực hành động, khi bệnh viêm phổi đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Ngày 23/1, chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch viêm phổi ra lệnh phong tỏa. Các tỉnh khác của Trung Quốc cũng áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn virus lan rộng. Ông cho rằng cần làm rõ việc lãnh đạo cấp quốc gia Trung Quốc đã tham gia xử lý sự cố trước ngày 20/1.
“Trung Quốc chắc chắn cần cải thiện sự minh bạch thông tin, sự sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp và giảm những điểm nghẽn trong hệ thống phòng trừ và kiểm soát dịch bệnh”, ông Yang nói.
Nói đến tác động kinh tế do dịch viêm phổi gây ra, giáo sư Yang cho hay mức độ là rất lớn, vì nhiều hoạt động kinh doanh liên quan đến tương tác của con người đều bị ngưng. Nhiều nhà máy chưa vận hành trở lại do lệnh cách ly, tác động đáng kể đến kinh tế nước này và thế giới, do Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2019, thương mại của Trung Quốc chiếm 12,8% thương mại toàn cầu, gấp đôi mức 5,3% năm 2003, theo Tổ chức phân tích Oxford Economics, Anh. Công ty tư vấn Matthews Asia, Mỹ, đánh giá Trung Quốc hiện chiếm 1/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bằng tổng của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cộng lại.
Lệnh hạn chế đi lại ở nhiều nước khiến ngành hàng không, vận tải và du lịch bị thiệt hại nặng. Việc vận chuyển hàng hóa cũng bị ngưng trệ. Nhiều doanh nghiệp ngoài Trung Quốc đang theo dõi sát sao diễn biến của dịch. Sau Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, khi người dân đang trong kỳ nghỉ, hệ quả do dịch viêm phổi có thể nhẹ hơn so với thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, tác động cuối cùng phụ thuộc vào việc dịch bệnh kéo dài bao lâu.
Năm 2003, dịch SARS xuất hiện ảnh hưởng đến khoảng 2% GDP của Trung Quốc. Hiện nay quy mô kinh tế của Trung Quốc cao hơn năm 2003 khoảng 8 lần.
“Vì thế tác động của dịch do nCoV sẽ mạnh hơn so với 2003, ở cả Trung Quốc và thế giới”, ông Yang nói.
Đồng tình với ý kiến này, Mark Humphery Jenner, Đại học New South Wales, Australia, cho rằng vì các nước có mối liên kết với nhau chặt chẽ hơn thời điểm 2003, nên kinh tế các nước trên thế giới hiện chịu ảnh hưởng lớn. Lợi nhuận của ngành hàng không sẽ giảm mạnh do lệnh cấm bay đến Trung Quốc. Riêng hãng Qantas của Australia, giá cổ phiếu đã giảm gần 5% kể từ ngày 22/1.
Theo Jenner, các nước phụ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động nhiều hơn. Trung Quốc đóng cửa các nhà máy sẽ khiến lượng hàng nhập khẩu giảm. Các công ty Trung Quốc được phép trì hoãn một số hợp đồng trong tình huống bất khả kháng, khiến các nhà thầu quốc tế đối mặt với rủi ro không nhận được bồi thường. Tuy nhiên, Jenner tỏ ra lạc quan, cho rằng dịch nCoV có thể không gây ra tác động dài hạn, khi Trung Quốc đang thể hiện nỗ lực lớn trong kiểm soát.
Nhìn lại tác động của dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm năm 2006, Andy Rothman, Chiến lược gia về đầu tư, Công ty tư vấn Matthews, Mỹ, cho rằng ảnh hưởng kinh tế trong ngắn hạn lớn, nhưng sau đó giảm nhanh.
“Nếu dịch viêm phổi do nCoV được kiểm soát trong khung thời gian như SARS, tác động tiêu cực với kinh tế sẽ không lớn trong cả năm nay”, Rothman nói.
Đề xuất biện pháp hạn chế thiệt hại, Mark Humphery Jenner gợi ý các nước cần tăng cường biện pháp ngăn chặn virus lan rộng nhưng không nên lo sợ thái quá.
“Việc giảm thương mại với Trung Quốc cần dựa trên khuyến cáo của giới chức y tế”, Jenner nói. Các quốc gia cũng nên suy xét công ty, lĩnh vực bị ảnh hưởng để có biện pháp phù hợp. Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ có thể gây rắc rối.
Giáo sư Richard Larson, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, nhận định việc ngăn chặn và loại trừ nCoV là trách nhiệm chung của quốc tế.
“Các nước đều có thể hạn chế thiệt hại bằng cách giáo dục công dân thay đổi hành vi, nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh”, Larson nói.
Theo giáo sư Yang, các nước trên thế giới đều phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh ở Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh có thể kiểm soát nCoV ở Hồ Bắc, các hãng hàng không có thể dần khôi phục các chuyến bay đến các khu vực khác ở Trung Quốc. Hoạt động sản xuất, du lịch cũng có thể vận hành trở lại.
Ông Yang đánh giá lệnh phong tỏa ở Vũ Hán đã cho thấy hiệu quả một phần, khi số người nhiễm mới bên ngoài thành phố này không tăng cao. Nhiều người tích cực tham gia ở tuyến đầu để xử lý tình hình. Ông cho rằng Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn dịch ở Hồ Bắc, duy trì năng lực của các bệnh viện và đảm bảo nguồn cung các mặt hàng cho người dân. Điều quan trọng với Trung Quốc là phải bảo đảm virus sẽ bị chặn lại, nếu không thì lệnh cách ly sẽ không hiệu quả.
Giáo sư Yang cho rằng lúc này còn quá sớm để tính đến giai đoạn dịch viêm phổi lắng dịu. So sánh với SARS, giáo sư Yang cho biết dịch bắt đầu từ tháng 12/2002 và được khống chế vào tháng 7/2003.
“Quy mô dịch do nCoV lớn hơn SARS. Vì thế nỗ lực ngăn chặn cũng cần phải lớn hơn nhiều”, ông Yang nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32913-chuyen-gia-dich-viem-phoi-la-cu-soc-voi-tq.html
TQ đang dẫn đầu khu vực
về ứng dụng khoa học công nghệ giám sát biển
Là một trong những nước có nền khoa học công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới, Trung Quốc đang tích cực ứng dụng các thành quả khoa học công nghệ vào việc giám sát biển, từng bước phục vụ âm mưu, ý đồ của nước này trong việc tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông.Những thành tựu khoa học đáng nể của Trung Quốc
Phó Cục trưởng Cục Hàng không vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) Ngô Diễm Hoa nhận định về một số thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc: Kết nối thành công giữa tàu vũ trụ Thần Châu 9 và 10 với tàu vũ trụ Thiên Cung 1, giữa tàu vũ trụ Thần Châu 11 với tàu vũ trụ Thiên Cung 2, tàu vũ trụ Hằng Nga 3 đã lần đầu tiên đáp xuống mặt Trăng và cho xe tự hành thám hiểm, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đầu 2 đã hoàn thành toàn diện, chính thức cung cấp dịch vụ định vị và cho khách hàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương; phóng thành công và đưa vào sử dụng 6 vệ tinh trong hệ thống quan trắc Trái đất với độ phân giải cao… Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn cấp cao kỹ thuật có yếu tố con người Trung Quốc lần thứ 4, Tổng thiết kế sư công trình đưa người lên vũ trụ của Trung Quốc Châu Kiến Bình (16-17/11/2019) cho biết, đến năm 2022 nước này sẽ xây dựng xong và đưa vào vận hành trạm không gian Thiên Cung – nặng 100 tấn và có không gian tối đa cho 3 nhà khoa học làm việc lâu dài. Được biết, trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ gồm 3 phần, 1 module lõi, 2 phòng thí nghiệm không gian và có thời gian vận hành 15 năm. Module lõi có tên gọi Thiên Hòa dài 18,1m, đường kính 4,2m, là trung tâm, cũng là nơi các phi hành gia sống và kiểm soát toàn bộ trạm từ bên trong. Hai phòng thí nghiệm Vấn Thiên và Mộng Thiên dài 14,4m, đường kính 4,2m sẽ là nơi tiến hành các thí nghiệm khoa học. Trạm không gian Thiên Cung cũng dự phòng phương án thiết kế trong trường hợp mở rộng không gian trạm. Dự kiến, module lõi Thiên Hòa sẽ được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B vào năm 2020. Với việc trạm không gian quốc tế (ISS) dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ năm 2025, trạm Thiên Cung của Trung Quốc sẽ là trạm vũ trụ duy nhất trong không gian.
Hiện tại Trung Quốc đang có 39 vệ tinh Bắc Đẩu trên quỹ đạo, trong đó có 21 vệ tinh thuộc Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu 3 (BDS-3). Hệ thống này cũng sẽ kết nối chặt chẽ với mạng Internet, mạng vạn vật kết nối, 5G, số liệu lớn (big data)… của Trung Quốc. Theo kế hoạch, năm 2019, Trung Quốc dự kiến sẽ phóng thêm 5-7 vệ tinh Bắc Đẩu. Năm 2020 phóng thêm 2-4 vệ tinh và cơ bản hoàn thiện hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường của nước này, đồng thời cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Khi đi vào hoàn thiện, BDS-3 của Trung Quốc sẽ có 35 vệ tinh trên quỹ đạo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch hoàn thành việc xây dựng hệ thống định vị, dẫn đường và thời gian (PNT) toàn diện có độ chính xác cao dựa trên cơ sở của BDS vào năm 2035. Được biết BDS là hạ tầng không gian có vai trò quan trọng cấp quốc gia, cung cấp các dịch vụ định vị, dẫn đường và hẹn giờ mọi lúc, mọi thời tiết với độ chính xác cao cho người dùng toàn cầu. BDS sẽ có vai trò lớn khi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thành phố thông minh, nông nghiệp và dự báo thời tiết, máy lái tự động, vận tải thông minh… BDS hiện được sử dụng rộng khắp trên thế giới trong các công trình xây dựng ở Kuwait, nông
nghiệp ở Myanmar, khảo sát và vẽ bản đồ đất đai ở Uganda, hay phục vụ ngành logistics ở Thái Lan. Giới chuyên gia Trung Quốc cho biết, tính đến nay nước này đã triển khai và vận hành độc lập ba hệ thống Bắc Đẩu, nhằm cung cấp dịch vụ định vị và dẫn đường trên thế giới. Trung Quốc bắt đầu thiết lập BDS từ những năm 90 của thế kỷ trước nhằm giảm phụ thuộc hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và bắt đầu triển khai hệ thống Bắc Đẩu năm 2000. Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu thế hệ thứ 1 (BDS-1) là hệ thống thử nghiệm, gồm ba vệ tinh, đã dừng hoạt động cuối năm 2012. Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu thế hệ thứ 2 (BDS-2) được vận hành ở Trung Quốc vào tháng 12-2011. Từ tháng 12/2012, BDS-2 cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống BDS-2 đã cung cấp dịch vụ ổn định và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tính chính xác của hệ thống đã được cải thiện từ 10 m xuống còn 6 m. Năm 2015, Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống Bắc Đẩu thế hệ thứ 3 (BDS-3). Tháng 12/2018, BDS bắt đầu cung cấp các dịch vụ toàn cầu. Theo các chuyên gia, khi BDS-3 hoàn thành vào năm 2020, các khách hàng trên thế giới sẽ có thêm sự lựa chọn hệ thống dẫn đường toàn cầu với sự chính xác cao hơn các hệ thống hiện có gồm Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của châu Âu. BDS-3 có thể đạt độ chính xác tới từng mm. Các dịch vụ vệ tinh dẫn đường hiện có trên thế giới gần như không thể thực hiện được tại các vị trí như bên trong các tòa nhà, dưới đất, dưới nước… BDS cung cấp dịch vụ chính xác hơn ở những vị trí này.
Những ứng dụng giám sát biển
Đầu tiên, hệ thống vệ tinh giám sát trên không. Thời gian vừa qua, quân đội Trung Quốc đã phóng khá nhiều vệ tinh trinh sát biển với khả năng hỗ trợ tác chiến cho tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa phòng không, như các vệ tinh quang – điện tử (EO) cung cấp hình ảnh số; vệ tinh mang rađa mặt mở tổng hợp (SAR) để quan sát ban đêm, cung cấp hình ảnh trong mọi điều kiện thời tiết; vệ tinh tình báo điện tử (ELINT) để xác định vị trí và nhận dạng các tàu bằng phát xạ điện từ. Bắt đầu từ tháng 5/2002, Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát biển đầu tiên Hải Dương-1A (HY-1A) lên quỹ đạo. Vệ tinh này theo dõi nhiệt độ và màu sắc nước biển, đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ quân sự. Đến tháng 4/2006, Bắc Kinh phóng vệ tinh Dao cảm để đẩy nhanh quá trình kiểm soát, theo dõi ở Biển Đông. Tháng 4/2007, Trung Quốc tiếp tục phóng vệ tinh Hải Dương-1B để giám sát các vùng biển, kể cả các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc. Cùng năm, Bắc Kinh triển khai 3 vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu-1, tuy việc cung cấp dịch vụ ở phạm vi từ 70-140 kinh độ đông và từ 5-55 vĩ độ bắc còn hạn chế nhưng khu vực dẫn đường chính xác tới 20m. Năm 2012, quân đội Trung Quốc đã phóng 11 vệ tinh cảm biến từ xa (remote sensing) mới, 3 vệ tinh thông tin liên lạc và 1 vệ tinh chuyển tiếp để liên lạc với các trạm mặt đất. Trung Quốc cũng đã phóng các hệ thống vệ tinh cảnh giới đại dương hải quân (NOSS) phiên bản thứ ba vào tháng 9/2013. Trong năm 2016, Bắc Kinh phóng vệ tinh “Gaofen3” được trang bị hệ thống radar, có khả năng chụp hình ảnh từ vũ trụ với độ phân giải lên tới 1 mét và hoạt động được trong mọi thời thiết để “giám sát môi trường biển, đảo, đá, tàu và các giếng dầu”. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch sẽ phóng thêm 10 vệ tinh quang học và 15 vệ tinh Hải Dương để tăng cường giám sát Biển Đông. Đáng chú ý, những vệ tinh trên còn có khả năng phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu. Song song với việc phóng vệ tinh vào vũ trụ, Trung Quốc cũng xây dựng, đưa vào sử dụng các trạm thu nhận tín hiệu mặt đất, trong đó có trạm đặt tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, được lắp đặt hai hệ thống truyền và nhận dữ liệu, lấy thông tin từ hơn 10 vệ tinh gồm: vệ tinh Thực tiễn số 9, vệ tinh Gám sát môi trường và thiên tai, vệ tinh Giám sát tài nguyên số 3… và truyền dữ liệu bằng cáp quang tốc độ cao. Với trạm này, Trung Quốc được cho là có khả năng thu thập dữ liệu qua vệ tinh về khu vực Biển Đông, qua đó, phân tích, dự báo tình hình môi trường, giám sát thiên tai, nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu, giám sát trái phép những thay đổi đối với các đảo trên Biển Đông cũng như giúp nước này hoàn thiện trái phép các hệ thống nghiên cứu khoa học như: hệ thống bảo vệ môi trường sinh thái, hệ thống giám sát băng cháy, hệ thống nghiên cứu địa chất đáy biển, hệ thống giám sát tài nguyên nguồn cá…
Thứ hai, mạng lưới máy bay không người lái giám sát Biển Đông. Theo đó, Bộ Tài nguyên Trung Quốc đang xây dựng mạng các máy bay không người lái (drone) để giám sát và chuyển tiếp thông tin từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Hệ thống gồm 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu âm, 2 vệ tinh radar có thể theo dõi trong thời gian thực về giao thông hàng hải ở Biển Đông và một mạng lưới gồm các drone mang theo máy ảnh độ phân giải cao, phương tiện liên lạc di động đóng vai trò trạm chuyển tiếp vào mạng lưới thông tin hàng hải dựa trên vệ tinh. Các drone hạng nhẹ này sẽ bổ sung cho khả năng viễn thám của các vệ tinh Trung Quốc, thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều mây trong khu vực. Mạng lưới drone cung cấp hình ảnh độ phân giải cao, đa góc và theo thời gian thực. Các xe chuyển tiếp thông tin có thể triển khai đến những nơi thiếu trạm liên lạc mặt đất để nhận tín hiệu gửi về từ drone. Thông
tin thu được có thể chuyển lên vệ tinh dưới dạng ảnh tĩnh hoặc phát trực tiếp, cuối cùng sẽ được hiển thị trên màn hình tại sở chỉ huy cách xa hàng nghìn km ở tỉnh Quảng Đông.
Thứ ba, hệ thống định vị ở Biển Đông. Theo Phòng thí nghiệm âm thanh Thượng Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, hệ thống định vị trên biển, còn được gọi là UGPS, sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho mạng lưới dưới biển của Trung Quốc, đặc biệt cho các tàu lặn. Hệ thống UGPS sẽ hoạt động dựa trên hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu do Trung Quốc tự phát triển và sử dụng dịch vụ định vị của nước này, thay vì dịch vụ định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Theo đó, những tín hiệu định vị vô tuyến khó có thể xâm nhập vùng nước sâu. Do vậy, tàu ngầm và thiết bị lặn không người lái không thể dùng những hệ thống vệ tinh định vị hiện có. UGPS sẽ dùng tín hiệu sóng âm thanh thay vì sóng vô tuyến cho việc định vị dưới nước. Tuy vậy, Phòng thí nghiệm âm thanh Thượng Hải không tiết lộ UGPS sẽ hoạt động hiệu quả ở độ sâu bao nhiêu dưới đáy biển, cũng như mức độ chính xác của hệ thống này. Theo thông tin từ phòng thí nghiệm trên, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), Trung Quốc dự tính xây dựng một vùng ứng dụng UGPS bao trùm 250.000 km2 Biển Đông. Trong khi đó, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, Trung Quốc được cho là đang lên kế hoạch thiết lập một căn cứ ở dưới đáy biển để phục vụ hoạt động quốc phòng và khoa học của tàu ngầm không người lái tại Biển Đông. Nơi đặt căn cứ dưới biển của Trung Quốc có thể nằm ở phần sâu nhất của đại dương (từ 6.000 – 11.000m). Các nhà khoa học ước tính dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 1,1 tỷ Nhân dân tệ (160 triệu USD). Các tàu ngầm robot sẽ được triển khai để khảo sát đáy biển, ghi chép thông tin về các sinh vật sống dưới biển và thu thập các mẫu khoáng sản. Đóng vai trò như một phòng thí nghiệm độc lập, căn cứ dưới biển của Trung Quốc sẽ phân tích các mẫu do tàu ngầm thu được và gửi thông tin lên mặt nước.
Thứ tư, hệ thống giám sát đáy Biển Đông. Viện hải dương học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, Bắc Kinh đang triển khai hệ thống giám sát đáy biển được xây dựng trên nền tảng các phao nổi, tàu mặt nước, vệ tinh và thiết bị lặn dưới nước. Từ đó, hệ thống thu thập thông tin về Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rồi truyền về ba trung tâm tình báo nằm ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), tỉnh Quảng Đông và Tam Á (đảo Hải Nam). Trong đó, trung tâm ở Tam Á là cơ sở chung, chịu trách nhiệm xử lý và phân tích thông tin. Tính đến thời điểm hiện tại, sau nhiều năm xây dựng và thử nghiệm, hệ thống giám sát đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc sử dụng. Dự kiến, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ hoàn thiện mạng lưới giám sát hàng hải ba chiều toàn diện tại Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hệ thống giám sát đáy biển của Trung Quốc hoạt động dựa trên sự thu-phát sóng âm của mạng lưới cảm biển được Bắc Kinh rải khắp các vùng biển. Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, hệ thống trên có 3.800 cảm biến rải rác trên khắp thế giới. Các cảm biến có nhiệm vụ thu nhận và phân tích âm thanh ở vùng nước nông, rồi truyền phát hiện tín hiệu về các trạm thu nhận trong phạm vi 1.000 km. Theo thiết kế, cứ sau 5 ngày cảm biến của Trung Quốc sẽ tự động lặn xuống dưới 2 km để thu thập thông tin và nổi lên để truyền tín hiệu cho vệ tinh định hướng Bắc Đẩu. Trung Quốc đã đưa tổng cộng 20 cảm biến xuống Biển Đông, 300 cảm biển ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Để duy trì hoạt động liên tục của cảm biến này, Trung Quốc hàng năm sẽ đưa các cảm biến mới để thay thế cho những cảm biến cũ hết năng lượng. Hệ thống trên được áp dụng các công nghệ mới và hiện đại nhất của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, song chúng hoạt động mô phỏng theo hệ thống thiết bị cảm biến âm thanh của Mỹ dọc vành đai “Chuỗi đảo thứ nhất” và “Chuỗi đảo thứ hai” của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ nắm bắt được công nghệ bên ngoài, chưa thể sánh ngang được với các cường quốc như Mỹ, Nga. Theo ông Du Vĩnh Cường, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, việc triển khai được một hệ thống công nghệ cao mới cho thấy sự tiến bộ trong khả năng tác chiến tàu ngầm của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc còn kém xa Mỹ về khả năng nắm bắt được tình trạng nhiệt độ và độ mặn của nước biển ở Biển Đông.
Thứ năm, hệ thống quan trắc dưới đáy biển. Từ năm 1996, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai kế hoạch phát triển các công nghệ giám sát trên biển, trong đó trọng tâm là trinh sát, phát hiện và giám sát tàu ngầm. Đến năm 2005, Trung Quốc đã hoàn thiện quá trình xây dựng và thực hiện “Hệ thống tìm kiếm và đo đạc tổng hợp cáp quang dưới đáy biển”, thiết kế thành công mô hình giám sát 3 vùng biển với 3 trạm gốc đặt ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông.Tuy nhiên, do vùng biển Hoàng Hải ở ngoài khơi Thanh Đảo có mực nước nông, cấu tạo địa chất đáy biển tương đối bằng phẳng nên không thể kiểm nghiệm tối đa hiệu quả của hệ thống này. Đến tháng 4/2009, Viện nghiên cứu âm thanh thuộc Viện khoa học Trung Quốc thành lập “Trạm thực nghiệm âm thanh và quan trắc hải dương tổng hợp Nam Hải”, triển khai “Hệ thống phát hiện, đo đạc âm thanh dưới nước mạng lưới cáp quang ven bờ”. Năm 2010, Trung Quốc thành lập một mạng lưới trinh sát, giám sát trên không (vệ tinh trinh sát), trên biển (cảm biến âm thanh sonar) và trên đất liền (trạm tiếp nhận thông tin vệ tinh trên mặt đất) được liên kết bởi hệ thống cáp điện hay cáp quang. Tháng 7/2015, Trung Quốc rải 8 thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống trinh sát, giám sát tàu ngầm dưới đáy biển. Những thiết bị trên hình trụ dài khoảng 2 m, nặng 30 kg; cứ 5 ngày, cảm biến sẽ tự động lặn xuống dưới 2 km để thu thập thông tin và nổi lên để truyền tín hiệu cho vệ tinh định hướng Bắc Đẩu. Các âm thanh thu được sẽ lọc và chuyển về trạm gốc chuyên phân tích số liệu, với cơ sở dữ liệu âm thanh của nhiều loại tàu ngầm khác nhau, tại các vùng biển khác nhau. Căn cứ vào thời gian và vị trí truyền tín hiệu về, các trạm này sẽ phân tích, so sánh mẫu và xác định nguồn âm thanh, vị trí và cự ly của chúng tới thiết bị cảm biến.Dữ liệu thu thập được từ những cảm biến này được gửi đến trung tâm tiếp nhận Bắc Đẩu ở thành phố Hàng Châu để xử lý rồi chia sẻ với hệ thống dữ liệu quốc tế. Tuy nhiên, hiện Chính phủ và quân đội Trung Quốc không có quyền tiếp cận ưu tiên vào hệ thống dữ liệu trên.
Thứ sáu, hệ thống cảm biến giám sát từ xa. Hệ thống cảm biến này do Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc xây dựng, mới đây được ra mắt tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi 2019 tại Malaysia. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các cấu trúc mới gồm hai phiên bản: một hệ thống thông tin tích hợp nổi (IIFP) và một hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn, mạnh hơn để lắp đặt trên các đảo hoặc bãi san hô (IRBIS). IIFP có thể đóng vai trò như một trạm liên lạc 4G hoặc sóng ngắn, một hệ thống cảnh báo sớm sóng thần và cung cấp dịch vụ hàng hải. Cấu trúc IRBIS lớn hơn cũng có chức năng tương tự, song chúng được trang bị nhiều cảm biến hơn và hoạt động mạnh hơn. Cả hai cấu trúc mới của Trung Quốc đều được thiết kế để vận hành tự động, cung cấp một loạt phương pháp để giám sát thời tiết, vùng biển và hoạt động của con người tại những khu vực nhất định. Chúng có trọng lượng nhẹ và có thể được triển khai tại những vùng nước nông nhờ sự hỗ trợ của tàu kéo hoặc các tàu tương tự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cả hai phiên bản đều có thể hoạt động như những điểm nút trong mạng lưới cảm biến nhằm giúp nhận thức tình hình đa chiều, cung cấp dịch vụ thông tin và do thám. Những tính năng trên có thể được áp dụng trong các hoạt động bồi đắp và bảo vệ đảo, đồng thời phục vụ cho hoạt động nghiên cứu hải dương và dịch vụ công. Bộ Quốc phòng Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố, mặc dù các cấu trúc mới có thể giám sát môi trường, theo dõi thời tiết và cảnh báo sớm sóng thần một cách hiệu quả, song chúng cũng có thể giúp “theo dõi liên tục một mục tiêu ngoài biển” và có thể đóng vai trò quan trọng trong “hoạt động xây dựng” trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, “bảo vệ các đảo và bãi san hô, đồng thời giám sát liên tục các vùng biển mục tiêu”. Bên cạnh khả năng phục vụ hiệu quả trong việc điều tra, giám sát thời tiết, môi trường, cảnh báo sớm các cơn sóng thần và hỗ trợ hàng hải, các thiết bị này có thể “giám sát liên tục một mục tiêu trên biển”, đóng vai trò quan trọng đối với “hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ các đảo, đá và giám sát các vùng biển mục tiêu”.
Nhìn chung, những hệ thống trên có khả năng thu thập thông tin về môi trường dưới nước, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn; khiến Bắc Kinh nắm bắt được sự thay đổi về môi trường sinh thái ở các vùng biển và đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế biển phù hợp với đặc điểm từng vùng. Những hệ thống giám sát trên không, dưới nước cũng hỗ trợ hải quân, nhất là lực lượng tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong việc định hướng, xác định mục tiêu và theo dõi tàu chiến của các nước khác. Ngoai ra, nó nhằm gia tăng sự kiểm soát trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” phi pháp trong khu vực. Tuy nhiên, hành vi trên của Trung Quốc không chỉ vi phạm các quy định luật pháp quốc tế liên quan mà còn vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Hành động trên cũng đi ngược lại Tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước Việt Nam – Trung Quốc về việc hạn chế các hành vi gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/32925-tq-dang-dan-dau-khu-vuc-ve-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-giam-sat-bien.html
Video 3 thi thể trẻ nhỏ đựng trong một cái túi:
Nạn nhân của dịch virus corona?
Quý Khải theo Secret ChinaVideo 3 thi thể trẻ nhỏ đựng trong một cái túi: Nạn nhân của dịch virus corona?
Một video được đăng tải trên mạng Internet ngày 11/2 cho thấy thi thể ba đứa trẻ quấn trong một chiếc túi, trông rất đáng sợ. Chưa rõ nguyên nhân tại sao ba đứa trẻ này chết, nhưng trong video có xuất hiện các nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang, nên có lẽ đây là một thảm kịch xảy ra trong đợt bùng phát dịch hiện tại. Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã liên tục bị chính phủ che giấu và duy trì, khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Có bao nhiêu người vô tội đã chết một cách bi thảm và đau đớn?
Một phóng viên nước ngoài tên Sandy đã đặt câu hỏi: Thi thể của ba đứa trẻ được đặt trong một chiếc túi đựng xác, điều đó cho thấy số lượng túi đựng thi thể là không đủ. Vậy rốt cục có bao nhiêu người đã chết vậy?
Không có con số tử vong chính xác do dịch virus corona bởi chính quyền Trung Quốc đã cực lực che giấu và ngụy tạo dữ liệu giả, nhưng ước tính có hàng chục ngàn người chết, một số nguồn tin báo cáo có hơn 50.000 người tử vong, theo Secret China.
Nhà báo Đường Hạo trích dẫn từ 2 kênh truyền thông doanh nghiệp cho biết hiện Trung Quốc có nhiều công xưởng dệt may không làm công việc bình thường của họ, mà chuyển sang sản xuất theo các đơn đặt hàng đặc thù khác. Giám đốc một công ty dệt may Trung Quốc tiết lộ họ đã nhận được chỉ thị của chính phủ,
“Giờ không làm quần áo hay khẩu trang nữa, mà chuyển sang làm túi đựng thi thể”.
Một người chủ doanh nghiệp nước ngoài khác cũng cho biết một cách trùng hợp rằng các đối tác của họ ở Trung Quốc hiện không nhận các đơn đặt hàng bên ngoài nữa, vì họ “phải gấp rút sản xuất túi đựng thi thể, số lượng lên đến 1 triệu cái”.
Phương Phương, một nhà văn nổi tiếng đã sống ở Vũ Hán trong một khoảng thời gian dài, đã viết như sau trong cuốn nhật ký của cô sau dịp Tết Nguyên Tiêu:
“Những ngày này, cái chết dường như ngày càng đến gần hơn với họ. Em gái họ của người hàng xóm của tôi đã chết. Em trai của một người quen đã chết. Bố mẹ một người bạn và vợ anh ta đã chết, và sau đó tử thần đã đến với chính anh ta. Mọi người đã khóc hết nước mắt. Thảm họa lần này đối với những người lây nhiễm trước đó, không chỉ là cái chết, mà nhiều hơn là sự tuyệt vọng: Là kêu cứu nhưng vô dụng, cầu cứu điều trị y tế nhưng không có cửa, tuyệt vọng khi không tìm được thuốc. Có quá nhiều bệnh nhân, nhưng có rất ít giường bệnh, bệnh viện bất ngờ trở tay không kịp. Họ có thể làm gì, ngoại trừ chờ đợi cái chết?
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-3-thi-the-tre-nho-dung-trong-mot-cai-tui-nan-nhan-cua-dich-virus-corona.html
Báo Trung Quốc ghi tiêu đề “Tới Vũ Hán đi”
sau sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình
Minh Lam |Vào ngày 10/2, sự xuất hiện hiếm hoi của ông Tập Cận Bình kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại Vũ Hán, đã được truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ. Tuy nhiên, khi tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin này, bài báo đi kèm ở dưới lại có tiêu đề “Tới Vũ Hán đi”, đã gây ra sự chú ý từ dư luận.
Kể từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát ở Vũ Hán, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hiếm khi xuất hiện trước công chúng, cho đến ngày 10/2, khi ông cùng đoàn tùy tùng lần lượt đi thăm khu An Trinh và Bệnh viện Địa Đàn ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đồng thời kết nối video với Bệnh viện Đàm Kim Bạc, Bệnh viện Dung Hợp và Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán để nắm thông tin về Covid-19. Đây là lần thứ hai ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 5/2.
Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo khi đưa tin về nội dung này thì bài viết liên kết ở phía dưới lại có bốn chữ lớn “Tới Vũ Hán đi”, và điều này đã gây sự chú ý lớn từ công chúng.
Nhật báo Pháp Quảng vào ngày 11/2 nói rằng, tại một quốc gia nơi công chúng bị kiểm duyệt, phép ẩn dụ ngôn ngữ của tờ Nhân dân Nhật báo dường như rất quan trọng và bài viết liên kết ở phía dưới, sẽ mang theo rất nhiều hàm nghĩa. Tờ báo chỉ rõ, Tập Cận Bình vẫn luôn ở Bắc Kinh kể từ khi dịch bệnh ở Vũ Hán bùng phát. “Tới Vũ Hán đi” không chỉ yêu cầu ông Tập phải đích thân đến Vũ Hán để an ủi các nạn nhân, mà còn là một cách thể hiện sự giận dữ khó nói ra của họ.
Trước đó, vào ngày 28/1, ông Tập Cận Bình đã đón tiếp ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh. Tại thời điểm đó, ông Tập nói rằng: “Tôi vẫn luôn trực tiếp chỉ đạo và đích thân triển khai” công tác phòng chống dịch bệnh ở Vũ Hán.
Bà Allison Sherlock, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Eurasia Group, tổ chức tư vấn rủi ro nói với CNBC rằng sự bùng phát nhanh chóng của virus corona có thể khiến ông Tập nhận ra rằng đó “không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”.
“Đây có lẽ là thách thức chính trị lớn nhất mà ông ấy phải đối mặt kể từ khi nhậm chức năm 2012… Việc xử lý sự lây lan virus không đúng cách đã không chỉ dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nó cũng làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính phủ. Và Bắc Kinh sẽ cố gắng làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng người dân sẽ tin tưởng vào các quan chức địa phương của họ một lần nữa”, Sherlock nói với CNBC.
Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung Quốc, cho biết sự bùng phát virus corona là thử nghiệm lớn nhất đối với sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc trong năm nay.
“Ở đây, đột nhiên, rõ ràng, các nhà kiểm duyệt internet thậm chí không thể kiểm soát các câu hỏi hoài nghi trên internet của người dân liệu lãnh đạo có thực sự quản lý cuộc khủng hoảng này theo cách đúng đắn hay không”, Stanzel nói tại một cuộc thảo luận về triển vọng của Trung Quốc cho năm 2020 được tổ chức bởi Viện Mercator vào ngày 28/1.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-trung-quoc-ghi-tieu-de-toi-vu-han-di-sau-su-xuat-hien-cua-ong-tap-can-binh.html
Bác sĩ đầu ngành về ghép thận tại Trung Quốc
tử vong vì virus corona
Hải Lam Theo The Washington PostTruyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, bác sĩ Lin Zhengbin (Lâm Chính Bân), chuyên gia đầu ngành về ghép thận tại Trung Quốc đã tử vong vào sáng 10/2 vì nhiễm virus corona.
Ông Lin Zhengbin là giáo sư tại bệnh viện Tongji, Vũ Hán với 30 năm kinh nghiệm thực hiện các ca ghép thận. Ông qua đời ở tuổi 62, chưa đầy 1 tháng sau khi được phát hiện nhiễm virus corona.
Bác sĩ Song Jianxin, đồng nghiệp của ông Lin và là trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Tongji, cho biết Lin đã nhắn tin đề nghị ông giúp đỡ sau khi được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng lúc đó bác sĩ Lin đã quá yếu và phải thở oxy.
“Chúng tôi là bạn thân suốt nhiều năm. Sức khỏe của anh ấy tốt và không có bệnh tật gì. Vì vậy, không ai ngờ tình trạng của anh ấy xấu đi nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng đến vậy”, bác sĩ Song nói với Thời báo Y tế thuộc Nhân dân Nhật báo.
Thời báo Y tế dẫn lời một bác sĩ giấu tên nói rằng ông Lin có thể bị nhiễm virus corona trong đợt kiểm tra sức khỏe tại khoa ngoại trú đông đúc và các biện pháp cách ly lúc đó chưa được áp dụng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-si-dau-nganh-ve-ghep-than-tai-trung-quoc-tu-vong-vi-virus-corona.html
Có ít nhất 500 nhân viên y tế ở Vũ Hán
nhiễm virus corona
Triệu HằngTính đến giữa tháng Một, có ít nhất 500 nhân viên bệnh viện ở Vũ Hán đã bị nhiễm chủng virus corona mới, nhiều nguồn y tế đã xác nhận, theo South China Morning Post (SCMP) hôm 11/2.
Mặc dù chính phủ đã báo cáo một số trường hợp các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, nhưng đã không cung cấp bức tranh toàn cảnh, các y bác sĩ được yêu cầu không công khai toàn bộ tình hình, theo một số nguồn tin cho biết.
Lý do cho chỉ thị này đã không được giải thích, nhưng các nhà chức trách đã tìm cách thúc đẩy tinh thần cho các nhân viên y tế tuyến đầu, đặc biệt là sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đã chết vì căn bệnh nhiều tuần sau khi anh bị cảnh sát khiển trách vì đã cảnh báo các đồng nghiệp về chủng virus mới.
Cho đến nay, ba trường hợp tử vong trong số các nhân viên y tế đã được xác nhận, bao gồm trường hợp của bác sĩ Lý Văn Lượng, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh cao của các nhân viên y tế đang cản trở cuộc chiến chống dịch bệnh.
SCMP thông tin, có một slide lưu hành trực tuyến cho thấy quy mô lây nhiễm trong các nhân viên y tế ở Vũ Hán. Theo slide, vào giữa tháng Một, đã có khoảng 500 nhân viên trong bệnh viện nhiễm virus, với hơn 600 trường hợp nghi nhiễm. Một nguồn tin nội bộ từ một bệnh viện lớn ở Vũ Hán đã xác nhận rằng các slide này là có thực.
Các số liệu hiển thị trên slide cũng phù hợp với các số liệu được hai bác sĩ khác từ các bệnh viện lớn ở Vũ Hán đưa ra.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-it-nhat-500-nhan-vien-y-te-o-vu-han-nhiem-virus-corona.html
Nhà báo Vũ Hán đưa tin về dịch virus corona
lại bị cảnh sát bắt
Hải Lam Theo The Epoch TimesNhà báo công dân Phương Bân, người quay và đăng tải các video phản ánh tình hình thực tế của thành phố Vũ Hán trong dịch virus corona đã bị cảnh sát đưa ra khỏi nhà vào 3 giờ chiều ngày 10/2 (giờ địa phương), The Epoch Times dẫn tin từ các bạn bè của ông Phương.
Ông Phương Bân, một người dân sống tại Vũ Hán, đã bị chính quyền địa phương nhắm đến kể từ khi ông bắt đầu chia sẻ lên mạng xã hội Trung Quốc những đoạn video được quay tại các bệnh viện trong thành phố Vũ Hán. Trong số đó có một đoạn video cho thấy trong 5 phút, ông Phương đếm được 8 thi thể chuẩn bị đưa đến nơi hỏa táng, bên trong còn có nhiều thi thể hơn.
Nghệ sĩ địa phương Hua Yong cũng xác nhận việc ông Phương bị bắt giữ vào ngày 10/2. Trên kênh Youtube cá nhân, Hua nói rằng lệnh bắt giữ nhà báo Phương đến từ văn phòng an ninh công cộng.
The Epoch Times đã gọi cho ông Phương nhiều lần, nhưng không ai trả lời. Khi phóng viên của tờ báo tới một số đồn cảnh sát địa phương ở Vũ Hán để tìm hiểu về tình hình của ông Phương, họ trả lời rằng họ không biết gì về ông Phương cả.
Một người bạn của ông Phương nói với The Epoch Times rằng, anh nghi ngờ kết nối mạng Internet và điện thoại di động của ông Phương đã bị cắt trước khi ông bị bắt, vì ông không tải lên video mới vào sáng ngày 10/2. Ông Phương thường tải video lên mạng mỗi sáng và thông báo ông vẫn được an toàn.
Đây không phải lần đầu tiên ông Phương bị bắt giữ. Vào khoảng 7 giờ tối ngày 1/2, một vài người đàn ông đeo khẩu trang tự xưng là các nhân viên y tế, tới nhà ông Phương và yêu cầu đo thân nhiệt. Họ lấy đi máy tính, điện thoại và đưa ông tới đồn cảnh sát. Hôm sau, ông được thả và lấy lại được điện thoại.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-bao-vu-han-dua-tin-ve-dich-virus-corona-lai-bi-canh-sat-bat.html
Chính quyền Vũ Hán siết chặt việc đi lại,
‘niêm phong’ mọi khu dân cư
Hải LamAFP ngày 11/2 cho biết, Vũ Hán đã thắt chặt các hạn chế đi lại tại tâm chấn của dịch virus corona, cấm những người bị sốt ở Vũ Hán đến thăm khám tại các bệnh viện bên ngoài quận của họ.
Theo tuyên bố từ Ủy ban y tế thành phố Vũ Hán, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cư dân Vũ Hán có triệu chứng sốt chỉ được phép điều trị tại các cơ sở được chỉ định trong quận họ sinh sống. Ngoài ra, những người được chẩn đoán viêm phổi cần theo dõi phải ở lại các phòng khám, hoặc tại các cơ sở thay thế.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi giới chức Vũ Hán ra lệnh “niêm phong” các khu dân cư ở trung tâm thành phố. Chính quyền Vũ Hán hôm 10/2 thông báo, các trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm tại các khu dân cư phải được giám sát chặt chẽ hơn, và Vũ Hán đã “bước vào giai đoạn then chốt” trong cuộc chiến chống lại virus. Tuy nhiên, thông báo không nêu rõ các biện pháp “quản lý niêm phong”. Cụm từ này được chính quyền địa phương các nơi khác sử dụng để mô tả việc niêm phong tất cả, trừ một vài điểm thoát hiểm trong một khu dân cư, đồng thời kiểm tra danh tính của tất cả những người ra vào tòa nhà.
Bí thư Vũ Hán Mã Quốc Cường cho biết trong một cuộc họp diễn ra vào hôm 10/2, thành phố đang thực hiện “cuộc điều tra sức khỏe tổng quát với tất cả người dân”. Ông nói thêm chính quyền đã kiểm tra 10,6 triệu người tính đến 9/2.
Trước đó, The Epoch Times cho biết, trong nỗ lực đối phó với dịch virus corona, phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan vào ngày 6/ 2 ra lệnh cho chính quyền thành phố Vũ Hán đi đến từng nhà để kiểm tra thân nhiệt của người dân. Bà Tôn miêu tả tình hình ở Vũ Hán như “thời chiến” và nhấn mạnh chính quyền thành phố không được bỏ sót bất kỳ hộ gia đình nào.
Video: Giảng viên ĐH Harvard – Dịch nCOv là ‘độc nhất lịch sử’ và sẽ đạt đỉnh trong 1 tháng nữa
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-vu-han-siet-chat-viec-di-lai-niem-phong-moi-khu-dan-cu.html
Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’
Philippines chính thức báo với Mỹ rằng họ đang hủy bỏ một hiệp ước an ninh cho phép quân đội Mỹ huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines.Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từ lâu đã đe dọa sẽ rời xa đồng minh lâu năm là Mỹ và tập trung vào Trung Quốc.
Philippines cho TQ vào EEZ ‘khai thác chung’?
Cựu quan chức Philippines khiếu nại Tập Cận Bình về Biển Đông
Mỹ có bảo vệ Philippines trong chiến tranh Biển Đông?
Tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Manila, Philippines
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines viết trên Twitter rằng thông báo chính thức về việc này đã được đưa ra, liên quan đến Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự, được ký kết năm 1988.
Thông báo này bắt đầu giai đoạn 180 ngày cho tới khi thỏa thuận hết hiệu lực.
Mỹ nói động thái này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với mối quan hệ giữa hai nước.
Tháng trước, Tổng thống Rodrigo Duterte cảnh báo rằng ông sẽ hủy bỏ thỏa thuận nói trên sau khi Mỹ thu hồi visa du lịch cấp cho một đồng minh chính trị.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố khác nhau về vai trò tương lai của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2016.
Theo Inquirer, kể từ năm 2016, ông Duterte đã nhiều lần ám chỉ sẽ cắt đứt quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ và theo đuổi quan hệ với các nước không phải là đồng minh truyền thống như Trung Quốc và Nga.
Nhà lãnh đạo Philippines đã công khai bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các phát biểu của một số quan chức Mỹ phản đối cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông ta.
Sự bất hòa hiện tại đã được khơi mào khi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết trừng phạt các quan chức Philippines liên quan đến cuộc chiến ma túy và việc giam giữ Thượng nghị sĩ bất đồng chính kiến Leila De Lima.
Ông Duterte đã ra lệnh chấm dứt hiệp ước quân sự sau khi Hoa Kỳ hủy bỏ thị thực của Thượng nghị sĩ trung thành Ronald “Bato” Muff Dela Rosa, người cũng lãnh đạo cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51470799
Thủ tướng Cambodia tuyên bố
không cúi đầu trước phương tây
Tin Phnom Penh, Cambodia – Theo bản tin từ Reuters, Thủ Tướng Cambodia Hun Sen vào thứ Ba, 11 tháng 2, tuyên bố nước này sẽ không bao giờ cúi đầu trước các đòi hỏi của nước ngoài. Tuyên bố này được ông Hun Sen đưa ra chỉ 1 ngày trước khi Liên Âu quyết định về việc có nên chấm dứt ưu đãi thương mại cho Cambodia hay không, sau khi nước này vướng vào nhiều cáo buộc vi phạm nhân quyền.Phnom Penh hiện hưởng lợi rất nhiều từ chương trình ưu đãi thương mại EBA của EU, vốn đang miễn thuế cho hầu hết sản phẩm của Cambodia xuất cảng vào châu Âu. EU đã đe dọa đình chỉ ưu đãi thương mại sau khi chính quyền Hun Sen đàn áp đảng đối lập, các tổ chức phi chính phủ, và các hãng truyền thông nước này. Một hồ sơ đăng trên trang web của Quốc hội châu Âu nói rằng việc dừng ưu đãi EBA
đối với Cambodia có thể sẽ chỉ thực hiện một phần, áp dụng cho một số sản phẩm. Thông báo chính thức sẽ được công bố vào thứ Tư. Trong bài diễn văn hôm thứ Ba, Thủ Tướng Hun Sen, người đã cai trị 16 triệu dân Cambodia trong hơn 35 năm, nói rằng ông sẽ không nhượng bộ trước các yêu cầu của EU. Vị thủ tướng này cũng kêu gọi người dân bảo vệ chủ quyền và nỗ lực làm việc nhiều hơn để sinh sống.
Ngành dệt may hiện là ngành công nghiệp sử dụng lao động nhiều nhất Cambodia, đem về 7 tỷ Mỹ kim mỗi năm cho nền kinh tế. Theo dữ liệu chính thức, lượng hàng dệt may Cambodia xuất cảng vào EU trong năm 2018 trị giá 5.4 tỷ Mỹ kim. Liên Âu hiện đang yêu cầu ông Hun Sen khôi phục các quyền tự do cơ bản tại Cambodia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-cambodia-tuyen-bo-khong-cui-dau-truoc-phuong-tay/
Du thuyền MS Westerdam lênh đênh trên biển
vì virus corona (Covid-19)
Triệu HằngDu thuyền MS Westerdam đã mắc kẹt trên biển trong gần 2 tuần và vẫn chưa được cập cảng sau khi Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất không cho tàu nhập cảnh vào nước này hôm 11/2 trong bối cảnh khắp nơi trên thế giới lo ngại virus corona.
Trao đổi với Fox News, người phát ngôn của hãng tàu du lịch Holland America cho biết con tàu MS Westerdam dự định cập cảng Laem Chabang vào ngày 13/2, nhưng bây giờ dường như điều đó sẽ không xảy ra. Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul công bố trên Facebook hôm 11/2 rằng ông từ chối cấp phép cập cảng.
Một vài người trong khoảng 2.257 hành khách của tàu MS Westerdam đã khẩn khoản trực tuyến về tình trạng của họ nhưng cũng không có kết quả. Con tàu bị từ chối nhập cảnh vào Thái Lan, Philippines, và Nhật Bản kể từ khi rời Hồng Kông vào ngày 1/2. Đảo Guam thuộc lãnh thổ của Mỹ cũng từ chối cho tàu nhập cảnh.
Hành khách Steve Muth, từ Onsted Mich, nói với tờ AZ Central rằng họ đang trôi nổi trên đại dương.
“Chúng tôi bị từ chối, về cơ bản, mọi cảng, mọi quốc gia kể từ khi rời Hồng Kông”, vị khách nói.
Holland America cho biết không có lý do nào để cho rằng có ca nhiễm virus corona trên tàu. Hãng cho biết tất cả khách trên tàu sẽ được hoàn tiền 100% cho chuyến đi. Các vị khách cũng được miễn phí điện thoại và truy cập Internet.
Tin tức được đưa ra khi du thuyền Công chúa Kim cương (Diamond Princess) đã có hơn 130 người trong số 3.700 hành khách và nhân viên trên tàu bị nhiễm virus. Con thuyền và hành khách đang bị cách ly ở cảng Yokohama (Nhật Bản).
https://www.dkn.tv/the-gioi/du-thuyen-ms-westerdam-lenh-denh-tren-bien-vi-virus-corona.html
Nhiều người chỉ trích
việc Thủ tướng Malaysia đề nghị ông Trump từ chức
Việc Thủ tướng Malaysia ông Mahathir Mohamad ”đề nghị Trump từ chức để cứu nước Mỹ” bị gặp phải những phản ứng đa số là tiêu cực.Báo The Star của Malaysia đưa tin nhà lãnh đạo Malaysia nói rằng ông Trump nên từ chức, vì đã đề xuất thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine, mà ông Mahathir cho là ”hoàn toàn không thể chấp nhận được” và hết sức bất công.
Ông Mahathir công bố rõ là chỉ trích của ông chỉ nhắm riêng vào tổng thống Donald Trump chứ không có ý phê bình người dân Hoa Kỳ.
‘Thỏa thuận thế kỷ’ của Trump là canh bạc khổng lồ
Trump đạt được gì với kế hoạch Trung Đông?
Chính trị Palestine: Ai sẽ thay thế Mahmoud Abbas?
Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 11/2, ông David Brown cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết:
”Tôi từng theo dõi Mahatir trong một thời gian dài, kể từ khi tôi được gửi đến làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kuala Lumpur vào giữa thập niên 1980s. Ông Mahathir là người luôn có khuynh hướng đưa ra những bình luận gây sốc, được tính toán để thu hút sự chú ý. Ông ấy sẽ rất vui mừng nếu Trump hoặc con rể của ông ta, Kushner, mắc bẫy.”
Giải thích rõ quan điểm của mình, ông David Brown nói ông cho rằng kế hoạch hòa bình Trung Đông của ông Trump ”đã chết ngay khi được đưa ra.”
Nhưng dù đồng ý với nhận định của ông Mahathir về kế hoạch này, và cũng không phải là một người ủng hộ Donald Trump, ông David Brown vẫn không hứng thú với đề nghị của Mahathir:
”Về việc Trump có nên từ chức? Chúng ta có thể hình dung là ông Trump sẽ từ chức vì một loạt những lý do, trong đó, kế hoạch hòa bình Trung Đông do Kushner đề xuất có thể là một. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, vậy tại sao chúng ta lại phải tạo thêm nhiều chú ý cho con người tự yêu mình này?”
Kế hoạch hòa bình gây tranh cãi
Ông Mahathir đưa đề nghị rằng ông Trump nên từ chức ”để cứu nước Mỹ’ sau cuộc đối thoại với các công ty Pháp sáng 10-2.
”Thỏa thuận này sẽ chỉ mang lại nhiều xung đột hơn cho khu vực và sẽ khiến hàng tỷ người trên thế giới giận dữ,” ông Mahathir nói tại hội nghị thứ ba của Liên minh Nghị viện cho Al-Quds hôm 8/2.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông do ông Trump đưa ra ngày 28/1 được cho là mang đến cho Israel tất cả những gì họ muốn, nhưng lại rất bất lợi cho Palestine. Kế hoạch bị Mahmoud Abbas, Tổng thống Palestine ngay lập tức thẳng thừng bác bỏ.
Vài ngày sau đó, Palestine tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Israel và Hoa Kỳ, một quyết định được cho là ném Trung Đông trở lại tình trạng bất ổn.
Ngoài Palestine, Trung Quốc, Nga, Iran và chính cả những đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng cùng lập tức bày tỏ sự không ủng hộ kế hoạch này.
Đa số là chỉ trích
Có vẻ quan điểm về kế hoạch hòa bình Trung Đông không là nguyên nhân khiến dư luận phản ứng tiêu cực với đề nghị ông Trump nên từ chức của Mahathir Mohamad. Trên tờ SCMP, nhiều người lên tiếng bình luận.
Độc giả ký tên ”Hartlee” nhận xét:
”Tuyên bố này về Trump sẽ có nặng ký hơn nếu chính ông Mahathir đã từ chức và chuyển chức vụ Thủ tướng cho Anwar. Tuyên bố này giờ đã phản tác dụng với chính bản thân ông.”
Độc giả ký tên ”je_taime_moi_non_plus” viết:
”Còn nhớ năm 1995, khi Malaysia còn là một đất nước thịnh vượng, lạc quan trên đường trở thành một cường quốc?
Đáng tiếc là Trump đang quá bận rộn ở New York. Nếu không, ông đã có thể anh gọi cho Mahaghir và bảo ông nên từ chức để cứu lấy Malaysia!”
Độc giả xưng tên Desmond bình luận:
”Cho đến khi Mahathir thành công và được yêu chuộng hơn ở nước nhà, cá nhân tôi không nghĩ Trump sẽ chú ý đến lời của ông Thủ tướng. Trump luôn nhận được sự chỉ trích từ các đối thủ và các chính trị gia thất bại, nên ông ta biết khá rõ các mánh khóe.”
Trên Twitter, một người dân Malaysia có tài khoản có tên ”aruna” viết:
”Vâng thưa Thủ tướng Mahathir, vậy cũng rất công bằng khi đề nghị là ông nên từ chức để cứu lấy Malaysia chứ? Vâng, xin ông hãy từ chức và cứu đất nước yêu dấu của chúng tôi.”
Cũng trên Twitter, tài khoản ”Da Ducc” bày tỏ một biểu đồng tình hiếm hoi với Thủ tướng Mahathir:
”Đáng lẽ ra phải rù quến lòng cao ngạo và sự phù phiếm của ông Trump bằng cách yêu cầu ông trở thành một anh hùng bằng cách hãy từ chức để cứu thế giới.”
Tổng thống Donald Trump hiện chưa có phản ứng gì về đề nghị này.
Trong khi đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Malaysia nói rằng những nhận xét này không nằm trong tinh thần xây dựng đã đóng vai trò nền tảng lâu dài giữa quan hệ hai nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51439928
Ấn Độ sẵn sàng mua trực thăng hải quân
trị giá 2.6 tỷ Mỹ kim
trước chuyến thăm của Tổng Thống Trump
Tin từ NEW DELHI, Ấn Độ – Theo các nguồn tin quốc phòng và công nghiệp, Ấn Độ chuẩn bị đưa ra phê duyệt cuối cùng cho thỏa thuận trị giá 2.6 tỷ mỹ kim để mua các trực thăng quân sự của công ty quốc phòng Hoa Kỳ Lockheed Martin trước chuyến thăm của Tổng thống Trump trong tháng này.Hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang chuẫn bị cho chuyến viếng thăm của tổng thống Trump, trong một nỗ lực nhằm tái khẳng định mối quan hệ chiến lược giữa hai nước, vốn bị ảnh hưởng bởi những khác biệt lớn về thương mại, nhằm chống lại Trung Cộng.
Các giao dịch mua hàng quốc phòng của Ấn Độ từ Hoa Kỳ đạt 17 tỷ mỹ kim kể từ năm 2007 khi Ấn Độ chuyển hướng khỏi nhà cung cấp truyền thống là Nga, trung lúc tối tân hóa quân đội và thu hẹp khoảng cách với Trung Cộng. Ủy ban nội các về an ninh của ông Modi dự kiến sẽ phê duyệt việc mua 24 chiếc trực thăng MH-60R Seahawk cho hải quân Ấn Độ trong hai tuần tới, theo một viên chức quốc phòng và một nguồn tin trong ngành thông báo với Reuters.
Để đẩy nhanh các cuộc đàm phán kéo dài giữa Lockheed và chính phủ Ấn Độ, các máy bay trực thăng được bố trí trên các tàu chiến của Ấn Độ sẽ được mua thông qua tuyến bán hàng quân sự nước ngoài của Hoa Kỳ, theo đó hai chính phủ sẽ thống nhất các thông tin chi tiết về thỏa thuận này.
Vào hôm thứ Hai (10/2), Tòa Bạch Ốc cho biết tổng thống Donald Trump sẽ đến thăm Ấn Độ vào ngày 24-25 tháng 2. Đây là chuyến đi chính thức đầu tiên của ông tới nước này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/an-do-san-sang-mua-truc-thang-hai-quan-tri-gia-2-6-ty-my-kim-truoc-chuyen-tham-cua-tong-thong-trump/
0 comments