Tin khắp nơi – 23/01/2020
mới không cấm công dân Iran đệ đơn xin visa hay xin gia hạn loại visa khác mà họ đủ điều kiện.
Con số người Iran có những loại visa này hiện không được rõ, dù tương đối ít. Trong số hơn 10 triệu visa không định cư được cấp hàng năm, chỉ có khoảng 48.000 visa E-1, E-2 được cấp cho công dân tất cả các nước.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A5m-m%E1%BB%99t-v%C3%A0i-lo%E1%BA%A1i-visa-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-iran-/5256762.html
Thủ tục phế truất :
Đảng Dân Chủ cáo buộc Trump lừa dối
Minh AnhThứ Tư 22/01/2020 là ngày tranh luận thứ hai trong phiên xử « lịch sử » nhằm phế truất tổng thống Trump. Các công tố viên của đảng Dân Chủ bắt đầu trình bày các luận điểm chống lại tổng thống Mỹ, theo đó, chủ nhân Nhà Trắng đã tìm cách lừa dối để được tái đắc cử.
Từ San Francisco, thông tín viên đài RFI Eric de Salves tường thuật :
« Trên diễn đàn, trong vòng 8 giờ, 7 công tố viên đảng Dân Chủ trình bày bản cáo trạng nhằm thuyết phục các nghị sĩ rằng việc phế truất Trump là cần thiết. Công tố viên trưởng Adam Schiff cho rằng ông Trump là một vị tổng thống gian dối, người đã không ngần ngại gây áp lực với Ukraina để yêu cầu mở điều tra chống lại đối thủ Joe Biden.
Ông nói : ‘‘Tổng thống Trump đã đình chỉ hàng trăm triệu đô la viện trợ cho một đối tác chiến lược đang có chiến sự với Nga… nhằm mục đích có được sự hỗ trợ của nước ngoài để được tái đắc cử. Nói cách khác, đó là gian lận !’’
Các nghị sĩ đảng Dân Chủ không đưa ra bằng chứng mới, cũng như không một nhân chứng. Một ngày trước đó, hôm thứ Ba 21/01, phe đa số Cộng Hòa đã tìm cách ngăn cản họ. Do vậy, việc truy tố chỉ tập trung vào mô tả chi tiết kết quả của các cuộc lấy lời chứng công khai được thực hiện trước Hạ Viện hồi tháng 12/2019, nhất là lời khai của cựu nữ đại sứ Mỹ, bà Marie Yovanovitch. Bà bị tổng thống Mỹ sa thải một cách thô bạo chỉ vì đã dám phản đối hệ thống ngoại giao song hành, theo như phe Dân Chủ.
Để kết luận, ông Adam Schiff bày tỏ sự kính trọng đối với các quan chức cao cấp này, những người đã dám phá vỡ sự im lặng và mời gọi các nghị sĩ noi theo những tấm gương đó.
Ông phát biểu : ‘‘Họ đã mạo hiểm mọi thứ, bắt đầu là từ sự nghiệp của chính họ. Tôi biết rằng câu hỏi đang đặt ra cho quý vị có thể cũng sẽ khiến quý vị lâm nguy. Nhưng nếu như họ đã có sự can đảm đó, thì chúng ta cũng nên có như thế !’’
Hôm nay, 23/01, phía buộc tội sẽ tiếp tục đọc bản cáo trạng, rồi sau đó sẽ đến lượt phía bào chữa cũng có cùng khoảng thời gian để trình bày : 24 giờ trong vòng ba ngày »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200123-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-ph%E1%BA%BF-tru%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-d-trump-l%E1%BB%ABa-d%E1%BB%91i
Luận tội Trump:
Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã từ chối đề nghị “trao đổi nhân chứng” với đảng Cộng hòa trong phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump.Các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ muốn kết án và phế truất Tổng thống nước này Donald Trump, với hy vọng được nghe lời khai từ cựu Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton.
Tuy nhiên, họ cũng từ chối bất cứ thỏa thuận nào mà đổi lại, cho phép con trai của cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được gọi ra làm nhân chứng.
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’
Ông Trump bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Nhưng ông đã kiên quyết phủ nhận mình làm bất cứ điều gì sai.
Đảng Dân chủ có ba ngày để trình bày các lập luận của mình trong phiên tòa luận tội Tổng thống tại Thượng viện. Và phía đảng Cộng hòa của ông Trump cũng sẽ có ba ngày sau đó để phản bác.
Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một lá bài mặc cả với Ukraine, để nước này tiến hành điều tra nhằm làm mất uy tín đối thủ tương lai của ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng – ông Joe Biden.
Ông Trump, trong khi đó, lại cáo buộc ông Biden tham nhũng, viện dẫn việc con trai ông này là Hunter Biden giữ vị trí béo bở trong ban lãnh đạo một công ty khí đốt của Ukraine, trong khi cha anh ta lại đang là Phó Tổng thống Mỹ và phụ trách quan hệ Mỹ-Ukraine.
Tổng thống Trump, đang tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, đã lên tiếng gọi quá trình luận tội ông là “săn phù thủy” và “trò lừa bịp”.
Phiên tòa luận tội có thể kết thúc vào tuần tới, nhưng do đảng Cộng hòa của ông Trump hiện đang kiểm soát Thượng viện nên gần như không có chuyện ông bị phế truất.
Trao đổi nhân chứng là gì?
Đảng Dân chủ muốn triệu ông Bolton – người từng gọi cáo buộc về việc Nhà Trắng gây áp lực chính trị đối với Ukraine là một “thỏa thuận ma túy”, theo lời khai của ông này trước đây tại Hạ viện.
Nhưng vị cựu Cố vấn An ninh quốc gia này nói rằng, ông không nghĩ đến việc ra làm chứng, trừ khi có trát đòi.
Các đồng minh trong đảng Cộng hòa của ông Trump lập luận rằng, Hunter Biden cũng nên được gọi ra làm chứng trước tòa.
Thượng nghị sĩ đối đầu khi phiên tòa luận tội Trump bắt đầu
Thượng viện Mỹ lập bồi thẩm đoàn cho phiên tòa luận tội Trump
Các luật sư đòi Thượng viện phải tha bổng ông Trump
Nhưng Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, người đứng đầu phe Dân chủ tại Thượng viện, nói với các phóng viên trong giờ nghỉ giải lao hôm 22/1 rằng, sẽ không có chuyện có một thỏa thuận như vậy.
“Đây không phải là chuyển nhượng bóng đá,” ông nói với các phóng viên. “Các phiên tòa không trao đổi nhân chứng kiểu như vậy.”
Ông Joe Biden cho biết hôm 22/1 tại Osage, Iowa – nơi ông đang vận động tranh cử – rằng ông sẽ không tự biến mình thành vật tế trong bất cứ cuộc trao đổi nhân chứng nào.
“Chúng tôi sẽ không tự biến điều đó thành một trò hề hoặc trò diễn chính trị”, ông Biden nói.
Để bảo vệ con trai mình, ông Biden khẳng định thêm rằng: “Không ai nhận thấy bất cứ chuyện gì mà con trai tôi làm là không phù hợp hoặc không đúng. Nếu con trai tôi xuất hiện ờ đó, điều đó thật tệ.”
Nắm ngoái, ông Biden nói rằng, nếu được bầu làm tổng thống, sẽ không có bất cứ thành viên nào trong gia đình ông làm việc hay có quan hệ kinh doanh với tập đoàn nước ngoài nào cả.
Điều gì đã xảy ra tại phiên tòa?
Ông Adam Schiff, người đứng đầu nhóm công tố do Hạ viện đề xuất, đã trình bày trước Thượng viện về những “hành động sai trái” của Tổng thống Trump mà ông gọi là “tệ hơn cả từ điên rồ”.
“Tổng thống Trump đã dựa vào sự can thiệp, giúp đỡ của nước ngoài ảnh hưởng đến cuộc bầu cử” – ông Schiff nói – “Và khi hành vi ấy bị phát giác, ông đã sử dụng quyền lực của mình để cản trở các cuộc điều tra”.
Vị Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện này đã kêu gọi đảng Cộng hòa bỏ phiếu bãi nhiệm ông Trump, để “bảo vệ nền dân chủ của chúng ta”.
Ông cảnh báo rằng, các thượng nghị sĩ sẽ “làm suy yếu vị thế toàn cầu của chúng ta” nếu họ không phế truất Tổng thống.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51217231
Các công tố viên Hạ Viện bắt đầu đọc cáo trạng
chống lại Tổng Thống Trump
Tin Washington DC – Trong bài diễn văn mở đầu phiên điều trần hôm thứ Tư, 22 tháng 1, tại Thượng Viện, các dân biểu Hạ Viện với vai trò công tố viên đã bắt đầu đọc cáo trạng chống lại Tổng Thống Trump, về các tội lạm quyền và cản trở quốc hội, liên quan đến cáo buộc cho rằng tổng thống gây áp lực buộc Ukraine phải điều tra đối thủ chính trị.Dân Biểu Adam Schiff, chánh công tố của Hạ Viện, đã nhắc nhở các đồng nghiệp của ông rằng nếu Tổng Thống Donald Trump không bị kết tội, các tổng thống khác trong tương lai cũng sẽ hành động như thể họ nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật. Dân Biểu Schiff cho rằng Tổng Thống Trump đã cư xử theo kiểu một thương gia khi giao thiệp với Ukraine, và cho rằng quốc gia Đông Âu này mắc nợ ông khi nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Dân Biểu Schiff nói, tiền viện trợ không phải là tiền của Tổng Thống Trump, mà là tiền của người dân Hoa Kỳ, được sử dụng để bảo đảm an ninh quốc gia. Theo lịch trình do Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell đưa ra, các công tố viên Hạ Viện sẽ có 24 giờ chia ra trong vòng 3 ngày để trình bày cáo trạng của họ. Sau đó, nhóm luật sư biện hộ của Tổng Thống Trump cũng sẽ có 24 giờ trong vòng 3 ngày, nhiều khả năng là thứ Bảy, thứ Hai, và thứ Ba, để đưa ra các lập luận đáp trả.
Cũng trong ngày thứ Tư, ông Mike Mukasey, Bộ Trưởng Tư Pháp dưới thời Tổng Thống Goerge W. Bush, đã xuất hiện cùng với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa vào giờ ăn trưa, và được cho là đã thảo luận về tình huống các thượng nghị sĩ muốn triệu tập thêm nhân chứng mới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-cong-to-vien-ha-vien-bat-dau-doc-cao-trang-chong-lai-tong-thong-trump/
Mỹ siết thị thực đối với nữ du khách mang thai
Chính quyền Trump hôm 23/1 công bố các quy tắc thị thực mới nhằm hạn chế tình trạng “du lịch sinh con” giữa bối cảnh nhiều phụ nữ từ các nước đến Mỹ du lịch rồi sinh con ở Mỹ, để con cái họ có thể có hộ chiếu Hoa Kỳ.Theo AP, người nộp đơn sẽ bị từ chối thị thực du lịch nếu các nhân viên lãnh sự xác định họ sang Mỹ với ý định để sinh con, theo các quy tắc Đăng kiểm Liên bang.
Những người có nhu cầu y tế sẽ được đối xử như người nước ngoài đến Hoa Kỳ để trị bệnh, chứ không chỉ để sinh con, thì phải chứng minh mình có đủ tiền chi trả cho việc này, bao gồm chi phí vận chuyển và sinh hoạt.
Về cơ bản, việc đi du lịch đến Mỹ để sinh con là hợp pháp, mặc dù có một số trường hợp nhà chức trách bắt giữ những người cầm đầu đường dây “du lịch sinh con” vì gian lận thị thực hoặc trốn thuế.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã hạn chế tất cả các hình thức nhập cư, nhưng ông Trump đặc biệt lo lắng về vấn đề quốc tịch Mỹ dành cho bất kỳ ai sinh ra tại Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp Mỹ.
Tổng thống của đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối quy định này và đe dọa sẽ chấm dứt nó, nhưng các học giả và thành viên trong chính quyền của ông đều cho rằng điều này không dễ thực hiện.
Việc điều chỉnh quy định cấp thị thực du lịch cho phụ nữ mang thai là một cách để giải quyết vấn đề này. Nhưng nó đặt ra câu hỏi làm thế nào mà các nhân viên lãnh sự xác định được một phụ nữ có thai hay không và liệu một phụ nữ có thể bị các nhân viên biên phòng từ chối hay không khi chỉ đơn giản nhìn nữ du khách ấy.
Trong các cuộc phỏng vấn thị thực, nhân viên lãnh sự lại không có quyền hỏi một phụ nữ có đang mang thai hay có ý định mang thai hay không. Nhưng họ vẫn sẽ phải xác định liệu người xin thị thực có đến Hoa Kỳ chủ yếu để sinh con hay không.
“Du lịch sinh con” là một ngành kinh doanh sinh lợi ở cả Hoa Kỳ và nước ngoài. Các công ty đưa ra các quảng cáo và tính phí lên tới 80.000 đô la để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con, cung cấp phòng khách sạn và chăm sóc y tế. Rất nhiều phụ nữ sang Mỹ du lịch sinh con là từ Nga và Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã trấn áp tình trạng này từ trước khi ông Trump nhậm chức.
Hiện không có số liệu bao nhiêu phụ nữ nước ngoài đã đến Hoa Kỳ để sinh con.
Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư, một nhóm ủng hộ siết chặt luật nhập cư, vào năm 2012, có khoảng 36.000 phụ nữ nước ngoài đã đến Hoa Kỳ sinh con rồi rời khỏi Mỹ.
“Quy định này sẽ giúp loại bỏ các hoạt động tội phạm liên quan đến ngành công nghiệp du lịch sinh con”, AP trích quy định mới cho biết.
“Các cáo trạng liên bang gần đây cho biết các chương trình du lịch sinh con, trong đó công dân nước ngoài xin visa du lịch đến Hoa Kỳ và nói dối với các viên chức lãnh sự về thời gian của chuyến đi, nơi họ sẽ ở lại và mục đích du lịch của họ”, bản quy tắc nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-si%E1%BA%BFt-th%E1%BB%8B-th%E1%BB%B1c-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-n%E1%BB%AF-du-kh%C3%A1ch-mang-thai/5257443.html
Danh sách các nước bị cấm du hành tới Mỹ
sắp được bổ sung
Chính quyền Mỹ đang có kế hoạch bổ sung một số nước châu Phi, châu Á và Đông Âu vào danh sách cấm du hành đến Mỹ, truyền thông Hoa Kỳ loan tin.Chính quyền của Tổng thống Donald Trump định thêm vào danh sách các nước bị cấm du hành tới Mỹ tên 7 nước châu Phi, châu Á và Đông Âu bao gồm Nigeria, Eritrea, Sudan, Tanzania, Belarus, Kyrgyzstan và Myanmar, theo Wall Street Journal.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ngày 22/1, ông Trump cho biết sẽ sớm có loan báo về việc này.
“Chúng tôi đang thêm một vài nước vào danh sách. Chúng tôi, đất nước chúng tôi phải an toàn, quý vị thấy những gì đang xảy ra trên thế giới. Đất nước chúng tôi phải an toàn. Do đó chúng tôi có lệnh cấm du hành triệt để và chúng tôi sẽ bổ sung một số nước vào danh sách cấm này.”
Theo Wall Street Journal, một số nước sẽ bị cấm một vài loại visa nào đó. Trong khi đó, tờ Politico cho hay danh sách này còn có thể thay đổi.
Động thái vừa kể chắc chắn sẽ làm các quan hệ giữa Hoa Kỳ và một số nước xấu đi.
Chẳng hạn như Nigeria, nước có nền kinh tế lớn nhất và số dân đông nhất châu Phi, là một đối tác của Mỹ chống khủng bố và có đông dân cư trú tại Mỹ.
Theo phiên bản hiện nay của lệnh cấm du hành, công dân Iran, Libya, Triều Tiên, Somalia, Syria và Yemen cũng như một số giới chức Venezuela cùng thân nhân bị chặn không được cấp một loạt các loại visa định cư và không định cư.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-s%C3%A1ch-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BB%8B-c%E1%BA%A5m-du-h%C3%A0nh-t%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%AFp-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-b%E1%BB%95-sung/5256770.html
Chuyên gia LHQ yêu cầu điều tra vụ Ả Rập Xê-út
xâm nhập điện thoại ông chủ Amazon
Các chuyên gia LHQ vừa yêu cầu mở cuộc điều tra ngay lập tức từ phía Hoa Kỳ và các nhà chức trách khác về các cáo buộc cho rằng rằng Thái tử Ả Rập Xê-út có liên quan đến một âm mưu hack điện thoại của ông chủ Amazon – Jeff Bezos, theo Reuters.Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, Agnes Callamard và David Kaye, hôm 22/1 cho biết họ có thông tin chỉ ra “khả năng có sự can dự” của Thái tử Mohammed bin Salman trong vụ tấn công mạng vào năm 2018.
Các quan chức Ả Rập Xê-út đã bác bỏ các cáo buộc là vô lý.
Báo cáo viên đặc biệt Callamard, người chuyên phụ trách về các vụ giết người ngoài tòa án, và báo cáo viên đặc biệt Kaye, chuyên về tự do biểu đạt, nói rằng cáo buộc về sự can dự của Ả Rập Xê-út “yêu cầu phải có cuộc điều tra ngay lập tức bởi Hoa Kỳ và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Các báo cáo viên này cho biết một phân tích chuyên môn về vụ tấn công, mà một người am tường với vấn đề này đã được ông Bezos ủy quyền, kết luận rằng điện thoại của ông có thể đã bị tấn công bởi một tệp video độc hại được gửi từ một tài khoản WhatsApp được cho là của Thái tử vào tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.
Các báo cáo viên cho biết những phân tích mà họ cho là đáng tin cậy, cho thấy rằng trong vài giờ sau khi nhận được video, có một “sự thay đổi bất thường và tột độ” trong cách vận hành của thiết bị, với mức dữ liệu gửi đi từ điện thoại tăng gần 300 lần.
Vụ giết nhà báo Khashoggi
Các cáo buộc có thể làm tổn hại thêm mối quan hệ giữa tỷ phú công nghệ Bezos và Riyadh, và có nguy cơ làm tổn hại danh tiếng của vương quốc Hồi giáo với các cường quốc và nhà đầu tư nước ngoài.
Vụ tấn công mạng bị cáo buộc được cho là đã diễn ra vài tháng trước vụ sát hại nhà báo Ả Rập Xê-út Jamal Khashoggi vào năm 2018, một nhà phê bình gay gắt đối với chính phủ Ả Rập Xê-út và là người giữ một chuyên mục cho tờ Washington Post, thuộc sở hữu của ông Bezos.
Năm ngoái, Thái tử Mohammed (MbS) nói rằng việc giết người được thực hiện bởi những kẻ lừa đảo và ông không hề ra lệnh cho nó.
Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Faisal bin Farhan Al Saud đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng Thái tử có liên quan đến bất kỳ vụ tấn công điện thoại nào của ông Bezos.
“Tôi cho rằng dùng từ ‘lố bịch’ là chính xác”, ông nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ở Davos.
“Ý tưởng cho rằng Thái tử tấn công điện thoại ông Jeff Bezos là hoàn toàn ngớ ngẩn”, ông nói thêm.
Các báo cáo viên đặc biệt báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhưng họ là những người giám sát độc lập và không phải là quan chức của LHQ, nên khuyến nghị của họ không có tính ràng buộc đối với các quốc gia, mặc dù được xem là có ảnh hưởng về mặt đạo đức.
Trong một xung đột trước đây giữa người sáng lập Amazon và Riyadh, giám đốc an ninh của ông Bezos cho biết hồi năm ngoái rằng chính phủ Ả Rập Xê-út đã có quyền truy cập vào điện thoại của ông và tin
nhắn bị rò rỉ đã đến tờ báo National Enquirer của Hoa Kỳ, rằng giữa ông Bezos và Lauren Sanchez, một cựu nhân viên truyền hình, người mà tờ báo nói là ông đang hẹn hò.
Một tháng trước, ông Bezos cáo buộc chủ sở hữu tờ báo tống tiền ông với lời đe dọa công bố “những bức ảnh thân mật” mà ông đã gửi cho Sanchez.
Chính phủ Ả Rập Xê-út phủ nhận có liên quan đến các bài viết của National Enquirer.
The Guardian là tờ báo đầu tiên tường thuật về cáo buộc can dự của Thái tử vào âm mưu tấn công điện thoại ông Bezos.
Đại sứ quán Ả Rập Xê Út cũng bác bỏ các cáo buộc.
“Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra về những tuyên bố này để chúng tôi có thể đưa ra tất cả sự thật”, Reuters dẫn thông báo được đăng trên Twitter.
Amazon từ chối đưa ra bình luận về vụ này.
https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-lhq-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%A5-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-x%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-%C4%91i%E1%BB%87n-th%E1%BB%8Dai-%C3%B4ng-ch%E1%BB%A7-amazon/5256075.html
Tòa ICJ: Myanmar phải ngăn
không để dân Rohingya ‘bị diệt chủng’
Tòa án Công lý Quốc tế (IJC) hôm 23/1 ra lệnh cho Myanmar phải “thực thi toàn bộ biện pháp” để bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, không được để xảy ra diệt chủng.Ủy ban 17 thẩm phán thống nhất với yêu cầu Myanmar phải lưu giữ mọi bằng chứng để tòa có thể tiếp tục xem xét trong các phiên nghe lời khai tiếp theo.
Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã đích thân đến tòa ở Hague để bảo vệ cho đất nước.
Hàng ngàn người Rohingya đã chết và hơn 700.000 người chạy sang Bangladesh khi quân đội thanh trừng năm 2017.
Gambia, với sự ủng hộ của 57 nước trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nộp đơn kiện lên Tòa Công lý Quốc tế, cáo buộc Myanmar tội diệt chủng vì chiến dịch chống người Hồi giáo Rohingya.
‘Có ý định diệt chủng’
Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc tuyên bố cuộc bỏ chạy này là kết quả của một chiến dịch quân sự “có ý định diệt chủng”.
Myanmar giận dữ bác bỏ kết luận này, nói rằng hoạt động của họ là phản ứng hợp pháp vì cuộc tấn công của dân quân người Rohingya làm chết 13 an ninh.
Tòa án hôm 23/1 nói Myanmar phải báo cáo sau 4 tháng nữa về các biện pháp bảo vệ người Rohingya.
Trong diễn tiến đáng quan tâm, hôm 22/1, hơn 100 tổ chức dân sự Myanmar ra tuyên bố chung ủng hộ tòa quốc tế.
Họ nói bộ máy tư pháp Myanmar không đủ minh bạch.
Quân đội Liên bang Myanmar đã từng bị quốc tế rọi đèn vào, vì họ là bên đã gây ra các cuộc càn quyét, đuổi người Rohingya khỏi quê hương.
Tham mưu trưởng quân đội Myanmar Min Aung Hlaing và một số tướng lĩnh khác đã bị Hoa Kỳ trừng phạt, cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Phán quyết của tòa án quốc tế hôm 23/1 chỉ mới là bước đầu tiên, trong vụ xử có thể kéo dài nhiều năm.
Myanmar thừa nhận có một số sai phạm của lính, nhưng nói đây chỉ là diễn tiến không may trong tổng thể chiến dịch cần thiết chống các nhóm dân quân.
Một “ủy ban độc lập” do chính phủ Myanmar lập ra, mới vài ngày trước đã tuyên bố có bằng chứng tội ác chiến tranh, nhưng không thấy chính quyền có ý định diệt chủng.
ASEAN sẽ phải làm gì?
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là chủ tịch luân phiên năm nay, đang bị kêu gọi phải lên tiếng mạnh hơn về vấn đề Rohingya.
Sheith Khidhir viết trên trang The ASEAN Post (22/01/2020) về uy tín ‘hổ móm’ (toothless tiger) của khối này.
“Có thể, đây là lúc để các nước bên ngoài khối vốn ưu tiên nhân quyền hơn gây sức ép lên ASEAN để nêu trực diện vấn đề trở về an toàn của người Rohingya…
ASEAN phải hiểu rằng hệ lụy của việc nhận tiền từ Trung Quốc để các vụ vi phạm nhân quyền cứ tiếp tục không ai ngăn cản, sẽ chỉ là hại cho khối này về lâu dài.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51207846
Virus Corona gây chia rẽ Tổ Chức Y Tế Thế Giới
Thanh HàTổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) vẫn chưa quyết định có nên đặt toàn cầu trong tình trạng báo động về dịch viêm phổi cấp tính do virus corona gây ra hay không. Vấn đề này gây nhiều tranh cãi đến mức trong cuộc họp khẩn ngày 22/01/2020 tại Genève, WHO phải lùi lại một ngày việc ra đưa quyết định sau cùng.
Thông tín viên Jérémie Lance từ trụ sở Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Genève giải thích :
“Các chuyên gia đang bị chia rẽ. Đây là điều chủ tịch ủy ban đặc trách về các tình huống khẩn cấp của WHO, Didier Houssin, đã giải thích. Một số người mong muốn Tổ Chức Y Tế Thế Giới nâng mức báo động ngay từ bây giờ. Một số khác thì muốn đợi để có thêm thông tin về virus lạ mà cho đến vài tuần trước đây, không ai biết gì nhiều.
Điều mà chúng ta biết là hai phần ba những người bị nhiễm bệnh thuộc nam giới. Ba phần tư trong số đó ngoài 40 tuổi. Vẫn theo WHO, nhiều trường hợp tử vong là những người đã có vấn đề về sức khỏe trước khi nhiễm virus corona. Về số còn lại, chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu người bị lây nhiễm nặng và bao nhiêu người chỉ bị nhẹ. Cũng không biết là những người đó bị nhiễm bệnh từ lúc nào.
Mức độ nghiêm trọng của sự lây lan từ người sang người vẫn còn là một ẩn số, trong khi đây mới là một điểm then chốt để thẩm định xem có nên đặt dịch viêm phổi này trong tình trạng báo động ở cấp toàn cầu hay không. Nếu như WHO công nhận giả thuyết này, việc bài trừ và ngăn chận 2019-nCOv, tên gọi tạm thời của virus corona này, không chỉ khoanh vùng tại Trung Quốc. Đây sẽ là điều mà toàn thể cộng đồng quốc tế cùng phải quan tâm”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200123-virus-corona-g%C3%A2y-chia-r%E1%BA%BD-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
EU dọa đáp trả thuế Mỹ
Liên hiệp Châu Âu về phương diện kinh tế cũng mạnh bằng nước Mỹ và sẽ dùng thuế quan đáp trả nếu Mỹ bổ sung thêm bất kỳ loại thuế nào, đại sứ Đức tại Hoa Kỳ Emily Haber tuyên bố ngày 22/1.Tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Donald Trump lặp lại đe dọa của ông là sẽ áp đặt thuế quan lên tới 25% đối với xe ô tô nhập từ EU nếu khối này không đồng ý về một thỏa thuận thương mại.
Bà Haber nói tại một sinh hoạt của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược là EU sẽ đáp trả “cùng một kích cỡ và cùng một phương thức.”
Tại cùng sự kiện này, đại sứ Pháp Philippe Etienne cho biết EU đang thúc đẩy giải quyết bằng thương thuyết những tranh chấp với Washington về trợ cấp cho máy bay và thuế kỹ thuật số, cảnh báo là việc leo thang ăn miếng trả miếng về thuế quan sẽ làm tổn thương cho cả hai nền kinh tế.
Ông nói “Chúng ta không có lợi gì khi leo thang thuế quan.”
Washington và Brussels còn bị vướng vào những cuộc thương thuyết khó khăn về một loạt các vấn đề thương mại từ trợ cấp máy bay, những rào cản thương mại, và kế hoạch của Pháp và các nước châu Âu khác áp đặt thuế đối với những dịch vụ kỹ thuật số.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Trump trong tuần này đồng ý ngưng chiến ít nhất trên một mặt trận: Pháp sẽ ngưng việc trả trước cho 3% thuế kỷ thuật số để đổi lấy việc Washington trì hoãn-ít nhất cho đến cuối năm- một động thái áp đặt thuế quan lên đến 100% lên danh sách hàng nhập khẩu của Pháp trị giá 2,4 tỉ đô la.
Mặt khác, Washington đã áp đặt 25% thuế quan lên rượu vang và những mặt hàng khác của châu Âu và 10% thuế quan lên máy bay, trong hai vụ kiện lâu nay trước Tổ chức Thương mại Thế giới về những trợ cấp máy bay. Vào tháng 12 năm ngoái, Washington cảnh báo sẽ tăng các loại thuế này và mở rộng danh sách những sản phẩm bị ảnh hưởng.
EU muốn dùng thuế đáp trả việc trợ cấp cho sản phẩm máy bay trong mùa xuân này, tiếp sau quyết định của WTO. Các giới chức EU đã thúc đẩy Washington giải quyết tranh chấp, nhưng những cuộc thảo luận này không thấy có nhiều hành động.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-d%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-thu%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9/5256362.html
EU ‘muốn giúp CSVN điều tra độc lập’ vụ Đồng Tâm
BRUSSELS, Bỉ (NV) – Hôm 21 Tháng Giêng, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của Nghị Viện Châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương Mại Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EVIPA).Sau khi khuyến nghị được thông qua, hai hiệp định nêu trên dự trù sẽ được biểu quyết để phê chuẩn trong phiên họp toàn thể của Nghị Viện Châu Âu vào giữa Tháng Hai, 2020.
Hầu hết báo nhà nước Việt Nam đưa tin này theo chiều hướng EVFTA “được kỳ vọng là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam” nhưng không nhắc gì đến thông báo do Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam phát đi hôm 22 Tháng Giêng, trong đó đề cập vụ tấn công Đồng Tâm.
Theo văn bản này, trong cuộc gặp gần nhất với ông Bùi Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN, Đại Sứ EU Giorgio Aliberti “nhắc lại mối quan ngại sâu sắc của EU về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào.”
“EU lấy làm tiếc về sự thương vong xảy ra trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân và yêu cầu tính minh bạch đầy đủ trong việc đánh giá nguyên nhân và bối cảnh của sự kiện. EU sẽ tiếp tục theo sát tình hình và sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Việt Nam trong quá trình điều tra độc lập và minh bạch,” thông cáo của Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu, viết.
Trước đó, tin cho hay, một phái đoàn ngoại giao của Liên Minh Châu Âu và Canada, Úc, Mỹ… đã có cuộc gặp đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa ở Sài Gòn để tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 16 Tháng Giêng.
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc ghé thăm Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động hôm 21 Tháng Giêng, sau khi lực lượng này được điều động tấn công Đồng Tâm. (Hình: Thông Tin Chính Phủ)
Thông cáo do Hội Đồng Liên Tôn phát đi nói vụ xung đột giữa công an và người dân ở xã Đồng Tâm, hôm 9 Tháng Giêng được đề cập trong cuộc gặp.
Trong một diễn biến khác, một nhóm gồm 12 người hoạt động vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam vừa đòi hỏi cơ quan tư pháp khởi tố vụ án hình sự vụ sát hại ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm.
Bản phóng ảnh “Đơn tố giác tội phạm” được chia sẻ nhiều trên Facebook Chú Tễu hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng, với chữ ký của 12 nhà hoạt động nhân quyền, đấu tranh dân chủ gồm ông Nguyễn Xuân Diện, Vũ Hùng, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, bà Nguyễn Thúy Hạnh, ông Huỳnh Ngọc Chênh… gửi “Viện Kiểm Sát Nhân Dân” và “Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra” thành phố Hà Nội “tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự” khi lực lượng võ trang của nhà cầm quyền bắn chết ông Lê Đình Kình.
Ở chiều ngược lại, đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền CSVN có ý định tiến hành một cuộc điều tra độc lập về vụ Đồng Tâm.
Theo trang Thông Tin Chính Phủ [CSVN], trong lúc ghé thăm Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động hôm 21 Tháng Giêng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “sự việc Đồng Tâm là điều đáng tiếc, nhưng đến nay tình hình đã trở lại ổn định bình thường” và rằng “sẽ sớm đưa các đối tượng vi phạm [ám chỉ 22 người dân Đồng Tâm bị bắt, khởi tố trong vụ này] ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.”
Giới quan sát dự báo vụ tấn công Đồng Tâm sẽ tiếp tục là chủ đề nóng tại sự kiện “Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU” dự định diễn ra vào ngày 17 Tháng Hai. (N.H.K)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/eu-muon-giup-csvn-dieu-tra-doc-lap-vu-dong-tam/
EP điều tra vụ VN biếu ‘quà Tết’ nghị viên
trước phiên bỏ phiếu EVFTA
Các giới chức của Nghị viện châu Âu (EP) vừa mở cuộc điều tra nội bộ sau khi một thành viên cho biết đã nhận được quà biếu là chai rượu sâm banh từ Đại sứ quán Việt Nam chỉ một ngày trước khi diễn ra phiên họp để bỏ phiếu cho hiệp định thương mại “tham vọng nhất” giữa châu Âu và Việt Nam, tờ Express loan tin hôm 23/1.Theo tờ báo của Anh, các nghị viên châu Âu đã được lệnh phải tuân thủ những hướng dẫn chống tham nhũng nghiêm ngặt. Theo đó, họ không thể chấp nhận những món quà tặng từ bên ngoài trị giá hơn 150 Euro (khoảng 3.850.000 đồng).
Nghị viện châu Âu còn có cả một bộ quy tắc với những quy định rõ ràng về “xung đột lợi ích” nhằm ngăn chặn các thành viên bị mua chuộc.
Tờ Express dẫn lời một phát ngôn viên của EP xác nhận quy tắc thành viên của EP không được nhận những món quà trên 150 Euro và họ được khuyến khích trả lại chúng.
Trước đó vào ngày 20/1, dân biểu Ellie Chowns của Nghị viện châu Âu đưa lên trang Twitter của mình ảnh một chai rượu sâm banh Moet & Chandon và 1 tấm bưu thiếp từ Đại sứ quán Việt Nam, kèm theo lời dẫn rằng: “Ngày mai, Ủy ban Thương mại châu Âu bỏ phiếu về hiệp định EVFTA. Hôm nay, tôi nhận được thứ này trong văn phòng của tôi: món quà sâm banh từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng việc thả tù nhân chính trị sẽ ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn…”.
Sau khi bà Chowns đăng bài viết trên Twitter, rất nhiều người bình luận cho rằng việc biếu quà Tết cho một dân biểu vào thời điểm sắp diễn ra phiên bỏ phiếu quan trọng cho EVFTA là một hành động “hối lộ”. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bênh vực và cho đây là một phong tục bình thường của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết.
Tin cho hay ngoài bà Chowns, một số dân biểu khác của EP cũng nhận được quà tặng tương tự.
Tờ Express dẫn lời một đại diện của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ bác bỏ tuyên bố cho rằng chai rượu sâm banh được gửi nhằm tác động lên sự ủng hộ của các nghị viên đối với thỏa thuận thương mại.
Theo lời người này, món quà trên đã được gửi ra hơn một tháng trước Giáng sinh và năm mới, và chúng đã được Nghị viện châu Âu tiếp nhận vào ngày 19/12.
Nhà ngoại giao này nói thêm rằng những món quà biếu trên là một “thông lệ bình thường” và quà được gửi tới các đối tác châu Âu, Bỉ và Luxembourg.
Ông này cũng xác nhận rằng đại sứ quán Việt Nam đã liên lạc với bà Chowns về việc bà cho rằng bà đã nhận được món quà vào đêm hôm trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu về hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU.
Tờ Express cho biết họ đã được xem biên lai bưu điện cho thấy rượu sâm banh đã đến Nghị viện châu Âu vào ngày 19/12.
Các thành viên của Ủy ban thương mại Nghị viện châu Âu hôm 20/1 đã bỏ phiếu ủng hộ cho hiệp định EVFTA với tỷ lệ 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, đồng thời đưa ra khuyến nghị rằng phiên tòa thể của Nghị viện châu Âu cũng nên bỏ phiếu thông qua trong phiên họp vào tháng tới.
Nếu các thủ tục hoàn tất và EVFTA chính thức có hiệu lực, hiệp định ước tính sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Trong khi đó, GDP của EU sẽ hưởng lợi thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.
https://www.voatiengviet.com/a/ep-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%A5-vn-bi%E1%BA%BFu-qu%C3%A0-t%E1%BA%BFt-ngh%E1%BB%8B-vi%C3%AAn-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-phi%C3%AAn-b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-evfta/5257084.html
Quốc Hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit
Thụy MiSau ba năm tranh cãi gay gắt, Quốc Hội Anh hôm qua, 22/01/2020, đã thông qua thỏa thuận Brexit lịch sử, chính thức mở đường cho việc Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu từ cuối tháng Giêng.
Văn bản do thủ tướng Boris Johnson thương lượng với Bruxelles còn phải được nữ hoàng Elizabeth II phê chuẩn để có hiệu lực, có thể ngay trong hôm nay.
Hạ Viện, nơi phe bảo thủ chiếm đa số, đã bật đèn xanh từ đầu tháng Giêng cho dự luật Brexit. Thượng Viện sau đó đã sửa đổi năm điều khoản liên quan đến các quyền của công dân Liên Hiệp Châu Âu (EU) sinh sống tại Anh, hay trẻ em tị nạn không có người lớn đi kèm. Tuy nhiên, Hạ Viện bác bỏ các tu chính này, và Thượng Viện chiều qua đã thuận theo Hạ Viện khi dự luật được chuyển lên lần thứ hai.
Đây là chiến thắng của ông Boris Johnson, trong khi Quốc Hội đã từng ba lần bác bỏ thỏa thuận được cựu thủ tướng Theresa May thương thảo với châu Âu mà không đưa ra kịch bản nào khác, gây lo ngại việc Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận.
Sau khi Anh Quốc chính thức thông qua, thỏa thuận Brexit sẽ được Quốc Hội Châu Âu phê chuẩn, rất có thể vào ngày 29/1. Anh sẽ chính thức rời Liên Hiệp từ ngày 31/1, trở thành quốc gia thành viên đầu tiên « ly dị » với khối này sau 47 năm gắn bó. Một thời kỳ chuyển tiếp sẽ kéo dài đến cuối năm 2020, Anh Quốc và EU sẽ thương lượng về mối quan hệ tương lai, nhất là về thương mại – được cho là rất phức tạp.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200123-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-anh-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-th%C3%B4ng-qua-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-brexit
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu
thăm chính thức Israel
Anh VũNgày 22/01/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Israel và vùng lãnh thổ Palestine kể từ đầu nhiệm kỳ.
Theo lời mời của chính phủ Israel, tổng thống Macron sẽ dự lễ kỷ niệm 75 năm giải phóng trại tập trung người Do Thái Auschwitz-Birkenau, tổ chức vào thứ Năm 24/01 tại tượng đài kỷ niệm Yad Vachem. Đây là dịp để nguyên thủ Pháp bày tỏ thái độ của nước Pháp trong cuộc chiến chống nạn bài Do Thái đang có chiều hướng phát triển ở Pháp.
Theo đặc phái viên RFI Valérie Gas tại Jerusalem, đây là hoạt động chủ yếu của tổng thống Emmanuel Macron trong chuyến viếng thăm Israel. Bên cạnh đó, tổng thống Pháp cũng có những hoạt động mang tính biểu tượng khác như gặp gỡ thế hệ con cháu của những người Do Thái bị lưu đày trong các trại tập trung của phát-xít Đức.
Việc người Do Thái ở Pháp trở thành mục tiêu tấn công đang trở nên phổ biến. Theo một thăm dò dư luận gần đây, 1/3 người Do Thái ở Pháp cảm thấy bị đe dọa vì các hành vi bài Do Thái. Trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2018, các vụ việc liên quan đến bài Do Thái tăng 74%. Tổng thống Macron muốn nhân chuyến công du này khẳng định chống tình trạng bài Do Thái là một ưu tiên của Pháp.Nhưng ngày đầu tiên chuyến công du của tổng thống Pháp được dành cho các cuộc gặp gỡ, hội đàm với lãnh đạo của hai phía Israel và Palestine.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200122-tt-phap-emmanuel-macron-lan-dau-tham-chinh-thuc-israel
Ý : Di Maio từ chức lãnh đạo Phong Trào 5 Sao
Minh AnhNgày 22/01/2020, ông Luigi Di Maio thông báo chính thức từ nhiệm lãnh đạo Phong Trào 5 Sao (M5S). Một dấu hiệu cho thấy có sự rạn nứt trong hàng ngũ đảng, đồng thời đe dọa sự vững chắc của liên minh cầm quyền, được thành lập cách nay 5 tháng với đảng Dân Chủ theo xu hướng trung tả.
Từ Roma, thông tín viên đài RFI Anne Le Nir cho biết thêm chi tiết :
« Tại cuộc bầu cử châu Âu năm 2019, Phong Trào 5 Sao đã thu được 17% số phiếu. Thế nhưng, trong cuộc bầu cử vùng tháng 10/2019 ở Ombrie, tỷ lệ này sụt giảm chỉ còn có 7%. Đối với những kỳ bỏ phiếu sắp tới đây, ở vùng Emilie-Romagne và Calabre, nhiều dấu hiệu dự báo một thất bại mới.
Thêm vào đó là việc 31 nghị sĩ bỏ hàng ngũ đảng chuyển sang nhóm khác vì những bất đồng với Luigi Di Maio. Thường bị phê phán là độc tài, thiếu chín chắn và không mấy tin chắc vào liên minh với đảng Dân Chủ, nhưng Luigi Di Maio, hiện giữ chức ngoại trưởng Ý, đã có bài diễn văn bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của ông đối với chính phủ.
Ngược lại, ông nói rõ là quyết định từ nhiệm với tư cách là lãnh đạo Phong Trào Năm Sao có liên quan đến những chỉ trích ngay trong nội bộ đảng. Ông nói : ‘‘Kẻ thù tệ hại nhất là những người đi ngược lại,
chối bỏ những giá trị mà chúng ta đã cùng nhau đấu tranh. Đó là những người trong Phong Trào của chúng ta, những người đã không làm việc vì tổ chức, vì những mục tiêu chung, mà chỉ cho những tầm nhìn riêng của họ.’’
Nghị sĩ Vito Crimi sẽ tạm lãnh đạo cho đến kỳ đại hội đảng vào tháng 3/2020, một kỳ đại hội còn nhằm tái thúc đẩy Phong Trào 5 Sao. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200123-%C3%BD-di-maio-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-phong-tr%C3%A0o-5-sao
Phải chăng Đông Nam Á
đang thức tỉnh trước âm mưu của TQ?
“Hãy để Trung Quốc ngủ yên, khi nó thức giấc nó sẽ làm rung chuyển cả thế giới” – Napoleon.Con sư tử Trung Quốc tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài với những chứng nội thương như “Đại cách mạng văn hoá”, “Đại nhảy vọt…và đặc biệt sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và đã bị các nước phương Tây cô lập.
Trước đó, Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông đã “thể hiện sức mạnh” thông qua các chiến trường Triều Tiên, Kim Môn, Mã Tổ để “đọ sức” với Hoa Kỳ. Và Mao Trạch Đông đã dặn lại với hậu nhân “tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ, đặc biệt là trên biển”.
Tiếp nối chính sách của Mao, Đặng Tiểu Bình hiểu những điểm yếu trong sức mạnh Trung Quốc, nên đã đưa ra chính sách “giấu mình chờ thời”. Với chính sách này, “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”, Đặng đã đưa kinh tế Trung Quốc đạt được những thành tựu lớn.
Sau Đặng, tới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã nhân sự “lơi lỏng” từ Hoa Kỳ và các đồng minh, cảm thấy rằng mình đã đủ sức mạnh, nên cần “lấy số” với thế giới, và vì thế, Trung Quốc đã “nhe nanh múa vuốt” tại khu vực châu Á, vốn là “sân nhà” của Trung Quốc xưa nay.
Từ năm 2007 trở đi, biển Đông đã trở nên một khu vực chất chứa đầy nguy hiểm rình rập, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, vào tháng 5 hàng năm. Lệnh cấm đơn phương này được Trung Quốc tuyên bố từ 1999 nhưng bắt đầu được Trung Quốc “ra tay” thực hiện từ 2007 trở đi. Trung Quốc đã dựa vào một bản đồ “vu vơ” của một cá nhân, biến nó thành “một yêu sách trên biển chính thức” của chính quyền Trung Quốc với cái tên gọi “đường lưỡi bò”. Gọi là “yêu sách” nhưng nó chưa bao giờ được Trung Quốc tuyên bố chính thức và công khai, mãi cho tới năm 2009, khi Trung Quốc phản đối Báo cáo mở rộng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, và Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng giữa Việt Nam với Malaysia, thì Trung Quốc mới chính thức “trình làng” lên Liên Hợp Quốc bản đồ có “đường lưỡi bò” đó, nhưng cũng chẳng giải thích nó là cái gì, bản chất pháp lý của nó như thế nào.
Lần lượt các quốc gia đã lên tiếng phản đối “cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò” này, Việt Nam phản đối ngay sau khi Trung Quốc gửi bản đồ có “đường lưỡi bò” lên Liên Hợp Quốc. Indonesia gửi công hàm chính thức phản đối đường lưỡi bò năm 2010, Philippines gửi công hàm phản đối năm 2011. Còn Hoa Kỳ năm 2014 đã công bố nguyên một báo cáo nghiên cứu về “đường lưỡi bò” này, và đương nhiên, Hoa Kỳ không thể chấp nhận một thứ yêu sách vô lý như vậy.
Tuy nhiên, Trung Quốc biết cách làm thế nào để có thể hiện thực hoá tham vọng trên biển Đông của họ. Trung Quốc cũng rất giỏi để tìm cách xoa dịu và chia rẽ các nước ASEAN. Với các lợi ích khổng lồ từ kinh tế, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình tiếp tục tiến hành chính sách “chia để trị” đối với ASEAN thông qua “Sáng kiến Một vành đai, Một con đường”. Và lần lượt, một số quốc gia ASEAN đã “ngã vào vòng tay Trung Quốc”.
ASEAN dường như đã phân rã thành hai nhóm, một nhóm có lợi ích trực tiếp hoặc liên quan đến biển Đông. Nhóm còn lại không có lợi ích trực tiếp hoặc lợi ích liên quan nào. Nhóm thứ nhất bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Singapore. Nhóm thứ hai bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar.
Các nước láng giềng Đông Dương truyền thống của Việt Nam dần dần đã tiến lại gần Trung Quốc, lánh xa ảnh hưởng của Việt Nam. Campuchia là trường hợp rõ nhất, khi luôn luôn bảo vệ cho các quan điểm và lợi ích của Trung Quốc, thậm chí năm 2012, khi Campuchia là Chủ tịch điều phối ASEAN, nước này đã ngăn cản các Ngoại trưởng ASEAN ra một tuyên bố chung có những nội dung liên quan đến biển Đông.
Indonesia vẫn luôn có vai trò tích cực trong ASEAN và vấn đề biển Đông, nhưng cũng có những lợi ích riêng và bị nhiều quốc gia phản ứng với chính sách “đánh chìm tàu”. Indonesia và Việt Nam có những vùng chồng lấn tại vùng đặc quyền kinh tế của cả hai bên, và hai bên cũng vẫn chưa sẵn sàng cho việc phân định. Hậu quả là nhiều tàu cá Việt Nam bị cảnh sát biển Indonesia bắt giữ và đánh chìm cho dù nhiều ngư dân Việt Nam khẳng định là họ không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Malaysia thì dưới thời Rajib Narak đã duy trì chính sách ngoại giao được Trung Quốc ca ngợi là “chính sách ngoại giao im lặng”.
Philippines thì dưới thời Duterte áp dụng chính sách “Hướng về Trung Quốc” hòng thu lượm những lợi ích kinh tế to lớn từ quốc gia này.
Tuy nhiên, có vẻ gần đây, các quốc gia ASEAN đang “thức tỉnh” trước các tham vọng “sỗ sàng” từ Trung Quốc.
Ngày 12/10/2019, Malaysia đã chủ động gửi bản yêu sách về thềm lục địa mở rộng của mình lên Liên Hợp Quốc. Với bản yêu sách này, Malaysia đã trực diện bác bỏ “cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ngoài ra, Malaysia cũng thông qua đó, gián tiếp thừa nhận Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Theo phân tích của Nguyễn Hồng Thao trên tờ The Diplomats, thì hành động này của Malaysia bao hàm rất nhiều tính toán, trong đó có việc phản ứng lại các hành động quấy phá, sách nhiễu các tàu thăm dò của Malaysia tại khu vực bãi Luconia, vốn thuộc EEZ của Malaysia, đồng thời cũng đặt bước phòng ngừa cho lợi ích của Malaysia trước khi COC được ký kết dưới áp lực của Trung Quốc.
Mới đây nhất thì Indonesia đã tăng cường tàu hải quân và phi cơ chiến đấu tại khu vực Natuna, nơi nhiều tàu Trung Quốc đang xâm phạm EEZ của Indonesia. Tổng thống Widodo đã ra tín hiệu rằng Indonesia sẽ không lùi bước trước các hành động ngang ngược này của Trung Quốc.
Các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp tục xuất hiện tại khu vực gần Bãi Tư chính của Việt Nam, nơi các tàu Trung Quốc quấy phá liên tục hồi năm 2019. Việt Nam vẫn luôn là quốc gia trực tiếp đối đầu với các hành động hung hăng, thù nghịch của Trung Quốc trên khu vực biển Đông.
Báo chí hôm nay cũng cho biết, nhiều tàu Trung Quốc đang xuất hiện gần khu vực Thị Tứ (thực thể mà Philippines đang chiếm giữ, thuộc Trường Sa).
Những dự đoán cho thấy, trước các áp lực kinh tế suy giảm, ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ – Trung, Tập Cận Bình đang tìm cách hướng các vấn đề nội bộ ra bên ngoài, trong đó, biển Đông là vấn đề thu hút rất lớn dư luận trong nước. Thêm nữa, tình hình thế giới đang phức tạp và bất ổn. Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran khiến thế giới nín thở từng ngày. Đồng thời cũng sẽ là cuộc tranh cử Tổng thống ở Hoa Kỳ, nên sẽ khiến Hoa Kỳ lơi lỏng chú ý ở biển Đông, và đó sẽ là cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục “gặm nhấm” các khu vực trên biển Đông, biến thành sự đã rồi.
Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang “bừng tỉnh” trước “giấc mộng Trung Hoa” thông qua các khoản đầu tư. Mới đây, Indonesia lên tiếng cảnh báo về các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Việt Nam thì đang “khóc hận” bởi các chiêu “lẩn tránh thương mại” và có nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” từ Trung Quốc. Người dân Campuchia thì “khóc ròng” khi các bãi biển Shihanoukvile, Koh Kong tràn ngập các băng đảng tội phạm từ Trung Quốc tràn sang.
Cũng đã đến lúc các quốc gia châu Á, trong đó có ASEAN cần phải thức tỉnh trước các “hấp lực” từ Trung Quốc. Các quốc gia này cần đoàn kết để bảo vệ lợi ích lâu dài của chính họ, chính điều ấy mới có thể bảo vệ được họ trước một con sư tử “sống trong rừng rậm, đói khát lâu ngày, hành xử hoang dã” như Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32648-phai-chang-dong-nam-a-dang-thuc-tinh-truoc-am-muu-cua-tq.html
Thị trường chứng khoán Á – Âu sụt điểm
vì virus viêm phổi
Minh AnhDịch bệnh virus viêm phổi cấp tính có nguy cơ lan rộng. Các chuyến bay đến và đi từ Vũ Hán, Trung Quốc, đều bị tạm ngưng. Mối lo dịch bệnh hoành hành, gây tác động lên nền kinh tế, cũng bắt đầu đè nặng lên thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu.
Theo AFP, tại châu Á, chỉ số Nikkei ở Tokyo vào cuối ngày sụt giảm 0,98%, xuống đến mức thấp nhất trong hai tuần qua. Theo AFP, chứng khoán tụt giá thấy rõ nhất trên thị trường Trung Quốc. Chỉ số của các hãng hàng không và các dịch vụ giải trí – nhà hàng, rạp chiếu bóng, sòng bạc, các công viên giải trí – đặc biệt bị tác động mạnh.
Chỉ số SSE Composite của Thượng Hải giảm 2,8% và chỉ số CSI 300 của những đại tập đoàn Trung Hoa lục địa mất 3,1%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 9 tháng qua. Sàn chứng khoán Hồng Kông mất đến 1,5%. Chỉ có cổ phiếu của các hãng dược lớn là hưởng lợi từ dịch bệnh. Giá cổ phiếu nhiều hãng dược của Trung Quốc tăng vọt gần 10%.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Châu Âu cũng bị rúng động nhẹ. Chỉ số EuroStoxx 50 của khu vực đồng euro bị giảm 0,27%, FTSEurofirst 300 giảm 0,31% và Stoxx 600 giảm 0,28%.
Không chỉ có thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng vì dịch coronavirus, giá một số nguyên liệu trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô, cũng bị tác động mạnh, rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tuần qua.
Theo giải thích của ông Stan Shipley, chuyên gia chứng khoán thuộc Evercore ISI tại New York, với AFP, « không phải chính con virus làm thế giới lo lắng, mà chính là tác động của nó đối với tăng trưởng tại Trung Quốc và Châu Á. Chính mối lo này rất có thể đã gây áp lực hạ giá đối với nguyên liệu ».
Trung Quốc hủy lễ hội đón năm mới
Thành phố Bắc Kinh và Macao ngày 23/01/2020 thông báo hủy các cuộc lễ hội dân gian đón mừng Năm Mới do e ngại dịch bệnh viêm phổi cấp tính lây lan.
Kỳ nghỉ Tết, bắt đầu từ thứ Sáu 24/01, kéo dài một tuần. Hàng trăm ngàn người dân Bắc Kinh theo truyền thống thường tập hợp trong các công viên để xem múa lân và múa rồng.
Dịch viêm phổi cấp tính do coronavirus lạ gây ra, được phát hiện lần đầu tiên từ thành phố Vũ Hán, đang tiếp tục lan ra nhiều nước. Số liệu mới nhất do chính quyền Trung Quốc công bố hôm nay cho biết đã có 17 ca tử vong và 544 người nhiễm bệnh.
Các nước khác trong khu vực đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm tra thân nhiệt du khách ngay tại các cửa khẩu sân bay. Trong bối cảnh lượng khách Trung Quốc di chuyển đông đảo vào dịp Tết nguyên đán, để đề phòng việc mất khả năng kiểm soát, một số hãng hàng không Singapore và Malaysia thông báo tạm ngưng các chuyến bay nối với thành phố Vũ Hán.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200123-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-ch%C3%A2u-%C3%A1-t%E1%BB%A5t-gi%C3%A1-v%C3%AC-coronavirus
Nhật Bản tuyên bố cứng rắn,
không chấp nhận hành vi hung hăng của TQ trên biển
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono (14/1) đã kêu gọi Trung Quốc nỗ lực cải thiện tình hình liên quan đến các hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của họ trên Biển Hoa Đông; đồng thời cảnh báo Nhật bản sẽ không bỏ qua cho hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết, các tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông trung bình 3 lần một tháng; đồng thời bày tỏ lo ngại về những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku. Ngoài ra, Bộ trưởng Kono cũng cho biết, Nhật Bản muốn mở rộng sự chào đón chân thành tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản trong năm nay. Nhưng Bắc Kinh cần phải nỗ lực để cải thiện tình hình, nếu không sẽ tạo ra một “môi trường khó khăn” cho chuyến thăm và “các chuẩn mực quốc tế, như tự do, dân chủ, trật tự pháp lý được các nước xây dựng và bảo vệ, gồm Nhật Bản, Mỹ và các nước khác, để vượt qua những khó khăn. Nếu Trung Quốc xem nhẹ các chuẩn mực quốc tế, họ sẽ phải trả giá”.
Tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm chính thức Nhật Bản vào đầu năm 2020. Trong năm qua, quan hệ Trung – Nhật đang có nhiều diễn biến tích cực. Tại Đối thoại chiến lược Trung – Nhật lần thứ 15, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (15/1) cho rằng, quan hệ Trung – Nhật đang đứng trước cơ hội phát triển quan trọng. Theo ông Lạc Ngọc Thành cho rằng, trong bối cảnh cục diện thế giới có những thay đổi lớn lao như hiện nay, quan hệ Trung – Nhật đang đứng trước cơ hội phát triển quan trọng. Ông
Lạc Ngọc Thành nhấn mạnh, năm 2020 là năm có ý nghĩa then chốt để quan hệ Trung – Nhật đạt được những mục tiêu cao hơn, do đó hai bên cần tăng cường trao đổi, cùng chuẩn bị tốt cho các hoạt động chính trị ngoại giao quan trọng giữa hai nước. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, tại Đối thoại lần này hai bên đã trao đổi cụ thể về công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về “văn kiện chính trị thứ 5” giữa hai nước, với nội dung chính là đề ra phương hướng cho quan hệ Trung – Nhật trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, hiện Nhật Bản và Trung Quốc đang tồn tại tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này. Theo viện nghiên cứu RAND, Trung Quốc đang tìm cách vượt mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực. Một phần trong nỗ lực đó là việc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như thể hiện khả năng kiểm soát khu vực mà không gây xung đột quân sự với Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản dường như đang phải chật vật để theo kịp với hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông. Ngoài ra, hải quân, không quân Trung Quốc liên tục điều tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc phi công Nhật phải xuất kích để giám sát và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép càng tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên lý thuyết, trong trường hợp nổ ra xung đột, Bắc Kinh luôn nắm giữ lợi thế trong không chiến khi biên chế hơn 1.700 tiêm kích các loại, so với 288 chiếc của Tokyo. Số lượng lớn chiến đấu cơ cho phép Trung Quốc duy trì hoạt động liên tục, trong khi Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) phải tiêu tốn nguồn lực vốn rất giới hạn để đối phó. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, JASDF phải triển khai 1.168 chuyến xuất kích để chặn, giám sát máy bay áp sát không phận, 73% trong số đó là phi cơ Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông. Không những vậy, những năm gần đây Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đã tăng cường năng lực giám sát tàu Trung Quốc, bắt đầu sử dụng hệ thống cảnh báo tàu thuyền đầu tiên có thể tự động hiển thị vị trí trên một bản đồ trực tuyến. Các cảnh báo được đưa ra để cung cấp thông tin cho các tàu thuyền về những vật trôi nổi, các cuộc tập trận bắn đạn thật và các mối nguy hiểm khác. Thông thường, thủy thủ đoàn thường viết kinh độ và vĩ độ trên hải đồ. Tuy nhiên, Cục Hải dương học và thủy văn học của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát triển một hệ thống tự động chuyển những chữ cái và con số thành các địa điểm có thể nhìn thấy trên một bản đồ trực tuyến. Những khu vực trong phạm vi cảnh báo nói trên sẽ được đánh dấu bằng màu da cam. Người dùng có thể bấm vào đó để xem chi tiết. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết đã mất 2 năm để phát triển hệ thống này.
Để đề phòng và ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu cho quân sự trong năm qua. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản (20/12/2019) đã phê duyệt dự thảo ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 48,5 tỉ USD cho năm tài khóa 2020, tăng 1,1% so với mức 47 tỉ USD hồi năm 2019. Như vậy, đây là năm thứ 8 liên tiếp, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, nước Nhật chủ trương gia tăng ngân sách quốc phòng để “nâng cao khả năng phòng vệ và hỗ trợ đồng minh trước những thách thức”. Thời gian qua, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã mở rộng phạm vi hiện diện của mình, từ khu vực Biển Đông, Hoa Đông sang đến ngoài khơi quốc gia Đông Phi là Djibouti – nơi Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự từ năm 2017. Hai khu trục hạm lớp Izumo của Nhật Bản cũng sẽ được nâng cấp để mang theo tiêm kích F-35B, thay vì trực thăng như trước, nên được xem như tàu sân bay. Ngoài ra, trong năm tài khóa 2020, Nhật Bản sẽ mua thêm 9 chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ Mỹ, trong đó 6 chiếc có thể cất cánh ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Số chiến đấu cơ này giúp Nhật có thể tăng cường thực lực tác chiến tàu sân bay. Đồng thời, Nhật cũng sẽ chi hơn 1 tỉ USD để củng cố hệ thống tên lửa đạn đạo, mua một hệ thống tên lửa mới có thể hạ các đầu đạn từ không gian và dành thêm một phần ngân sách để tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore cùng các radar mới…
Không chỉ tăng cường ngân sách quốc phòng, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe còn đề nghị xem xét lại Hiến pháp hiện hành của Nhật. Trong đó, đáng chú ý là điều 9, nêu rõ Tokyo không được phát động chiến tranh, đe dọa sử dụng hoặc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nước này không được tổ chức quân đội hay sở hữu các khí tài vũ trang hạng nặng mà chỉ được phép thường trực một lực lượng vũ trang bảo vệ nội an là JSDF. Tuy nhiên, hiện nay, JSDF phát triển mạnh mẽ nên chính phủ muốn thuyết phục người dân và quốc hội rằng sự tồn tại của JSDF là vô cùng quan trọng, cần giải quyết các rào cản trong hiến pháp. Ngoài ra, JSDF cũng đã thành lập một bộ phận gồm 24 người thuộcVụ
tổng hợp để liên lạc trực tiếp với các nước khác ở Đông Nam Á nhằm tăng cường đối thoại an ninh hàng hải và kiềm chế Trung Quốc trên biển.
http://biendong.net/bien-dong/32699-nhat-ban-tuyen-bo-cung-ran-khong-chap-nhan-hanh-vi-hung-hang-cua-tq-tren-bien.html
Tổng thống Hàn Quốc lo lắng
về thỏa thuận phi hạt nhân Mỹ-Triều
Tổng thống Moon Jae-in hôm 14/1 lên tiếng cảnh báo, thời hạn để Mỹ và Triều Tiên đạt được thỏa thuận phi hạt nhân sắp hết.Tổng thống Moon Jae-in từ lâu đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân của Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc khi cả hai nước không tìm được tiếng nói chung. Triều Tiên cũng từng cáo buộc Mỹ cố tình làm gián đoạn quá trình đàm phán phi hạt nhân, đồng thời tuyên bố, nước này chấm dứt đối thoại với Mỹ, cho tới khi Mỹ nhượng bộ.
Phát biểu tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc hôm nay (14/1), Tổng thống Moon Jae-in thừa nhận: Có sự đình trệ trong quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên. Tình trạng ngưng đối thoại kéo dài giữa hai nước Mỹ – Triều có thể phá vỡ những thỏa thuận hiện có.
Ông Moon Jae-in đồng thời nhấn mạnh, không còn nhiều thời gian cho việc đàm phán phi hạt nhân; Mỹ có thể không dễ dàng đàm phán với Triều Tiên khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần. Tổng thống Hàn Quốc cũng khẳng định, tiến trình đàm phán vẫn có thể tiếp tục khi Mỹ tuyên bố đang “để mở cánh cửa đối thoại” với Triều Tiên.
http://biendong.net/bi-n-nong/32640-tong-thong-han-quoc-lo-lang-ve-thoa-thuan-phi-hat-nhan-my-trieu.html
Triều Tiên bỏ cam kết đình chỉ hạt nhân, đổ lỗi cho Mỹ
Triều Tiên hôm 21/1 tuyên bố không còn bị ràng buộc bởi các cam kết dừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, đổ lỗi cho sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc đáp ứng thời hạn cuối năm cho các cuộc đàm phán hạt nhân và các lệnh trừng phạt mà họ gọi là ‘tàn bạo và vô nhân đạo’ của Hoa Kỳ.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đưa ra thời hạn cuối tháng 12 cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Hoa Kỳ và cố vấn an ninh quốc gia Toà Bạch Ốc Robert O’Brien cho biết tới lúc đó Mỹ đã mở các kênh liên lạc.
Ông Robert O’Brien cho biết ông hy vọng ông Kim sẽ thực hiện các cam kết phi hạt nhân hóa mà ông đã tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ju Yong Chol, một cố vấn thuộc phái bộ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc, nói rằng trong hai năm qua, đất nước của ông đã tạm dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa để tạo niềm tin với Hoa Kỳ.
Nhưng Hoa Kỳ đã đáp trả bằng cách tiến hành hàng chục cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc và bằng các biện pháp trừng phạt, ông nói trong một hội nghị giải giáp vũ khí do UN bảo trợ.
“Rõ ràng là Hoa Kỳ vẫn không thay đổi tham vọng ngăn chặn sự phát triển và kìm hãm hệ thống chính trị của CHDCND Triều Tiên, chúng tôi không tìm thấy lý do nào để đơn phương ràng buộc với những cam kết mà bên kia không tôn trọng.”
Ông Ju còn lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ triển khai ‘những đòn trừng phạt tàn bạo và phi nhân tính bậc nhất.’
“Nếu Hoa Kỳ tiếp tục tìm cách đưa ra những đòi hỏi đơn phương, và tiếp tục áp lệnh trừng phạt, Triều Tiên có thể sẽ phải tìm kiếm một giải pháp mới.”
Các chỉ huy quân đội Hoa Kỳ cho biết bất kỳ con đường mới nào của Bình Nhưỡng cũng có thể bao gồm việc thử nghiệm tên lửa tầm xa mà Triều Tiên vốn đã đình chỉ kể từ năm 2017, cùng với các vụ thử đầu đạn hạt nhân.
Đại sứ giải trừ quân bị của Hoa Kỳ Robert Wood bày tỏ quan ngại về phát biểu của Bình Nhưỡng và nói rằng Washington hy vọng Triều Tiên sẽ trở lại bàn đàm phán.
Bình Nhưỡng đã bác bỏ sự giải giới đơn phương và không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng vượt ra ngoài các tuyên bố ủng hộ chung chung cho khái niệm phi hạt nhân hóa toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-b%E1%BB%8F-cam-k%E1%BA%BFt-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%89-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i-cho-m%E1%BB%B9/5256347.html
Thói bưng bít thông tin ở Trung Quốc,
Việt Nam và hệ lụy từ trường hợp virus Vũ Hán
Hoàng Gia PhúcTrung Quốc bưng bít thông tin về virus Vũ Hán?
Cả thế giới đang lo ngại về một loại virus lạ, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus này đang lây lan với tốc độ chóng mặt ra nhiều nước trên thế giới. Hôm 20/1, Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc xác nhận bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận, virus có khả năng “lây lan hạn chế”, giữa các thành viên trong gia đình.
Tài khoản Trường An Kiếm của Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày hôm qua (21 /1/2020 ) chửi những kẻ bưng bít tình hình bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán là “thiên cổ tội nhân”. Sau đó, post này đã bị xoá mà không rõ lý do.
Peter Cordingley, từng là người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong suốt thời kỳ khủng hoảng SARS ở Trung Quốc cho rằng “chính quyền Bắc Kinh đã dối trá về virus Vũ Hán từ khi nó mới bắt đầu”.[1]
Một tờ báo của Anh trong một bài viết ngày 20/1/2020 cũng đặt ra câu hỏi ngay trong tựa một bài viết: “Trung Quốc có thể che giấu sự thật của bệnh dịch lạ đang bùng phát”.[2]
Trước đó, ngày 15/1/2020, một chuyên gia người gốc Hoa đã viết trên trang web của CFR về việc cảnh sát địa phương đe doạ bỏ tù những người nào phát tán “tin giả” về virus Vũ Hán.[3] Và kết quả là người dân Trung Quốc không thể biết thật sự về căn bệnh này, còn các chuyên gia y tế trên thế giới cũng không thể biết chính xác bao nhiêu người bị nhiễm để có thể giúp nghiên cứu đưa ra phác đồ điều trị.
Từ virus viêm phổi SARS
Người ta còn nhớ, năm 2002, một loại virus viêm phổi cấp lạ cũng khởi phát từ Trung Quốc bùng phát khắp thế giới. Virus này nguy hiểm đến mức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải công bố dịch bệnh này “đe doạ sức khoẻ toàn thế giới”.
Virus SARS bắt đầu được phát hiện tại thành phố Phật Sơn, Quảng Đông vào khoảng giữa tháng 11 năm 2002. Sau đó, virus này tiếp tục được tìm thấy tại Hà Nguyên và Trung Sơn (cũng thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Vào ngày 2 tháng 1 năm 2003, một nhóm chuyên gia y tế đã được gửi đến Hà Nguyên và chẩn đoán chứng bệnh viêm phổi cấp đang bùng phát này do một loại virus đặc biệt đã được xác định.
Tất cả các thông tin về căn bệnh SARS này đã được gửi đến Bộ Y tế Trung Quốc tại Bắc Kinh qua một bản Báo cáo. Tuy nhiên Báo cáo này lại được đóng dấu “tuyệt mật”, cho nên chỉ có một số ít quan chức cấp cao mới được đọc bản Báo cáo này.
Trong suốt gia đoạn Tết Nguyên đán, mặc dù bệnh dịch bùng phát nhưng công chúng không được biết về thông tin dịch bệnh này. Theo quy định trong Luật thi hành bí mật nhà nước của Trung Quốc thì tất cả các thông tin về y tế công cộng nằm trong danh mục bí mật quốc gia và chỉ “được thông báo bởi Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế”.
Tức là, khi Bộ Y tế không đưa ra thông báo chính thức thì không một chuyên gia hoặc báo chí được phép thông tin về vấn đề này. Vì nếu thông tin sẽ vi phạm tới quy định “lộ bí mật quốc gia”. Đã có một số người bị bắt vì đưa tin về bệnh dịch này. [4] Thông tin từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết đã điều tra 107 trường hợp vì sử dụng internet hoặc điện thoại thông báo thông tin về dịch bệnh này cho người khác.[5] Cho dù nhiều chuyên gia luật pháp đã cho rằng chính quyền Trung Quốc nếu bưng bít thông tin về dịch bệnh, có thể đã vi phạm tới quy định của pháp luật về quyền con người.
Sau khi bệnh dịch hoành hành, không thể chịu được nữa, đến ngày 11/2/2003, chính quyền tỉnh Quảng Đông mới chính thức thông tin đến báo chí về tình hình dịch bệnh, theo đó, đã có 305 ca nhiễm bệnh tại Quảng Đông. Sự bùng phát SARS sau đó đã được chặn đứng với sự hợp tác của nhiều cơ quan và chuyên gia trên thế giới.
Vụ dịch bệnh SARS là một trường hợp điển hình cho việc chính quyền Trung Quốc “thao túng”, bóp méo, thậm chí là bóp nghẹt thông tin. Điều này bắt nguồn từ chính sách cai trị của Đàng Cộng sản Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt truyền thông
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ Trung Hoa lục địa vào năm 1949. Kể từ đó, dưới chế độ “chuyên chính vô sản” mà thực chất là sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tất cả mọi hoạt động truyền thông đều nằm trong tầm kiểm soát của Đảng.
Theo một Báo cáo của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) năm 2018 cho biết: “Đảng Cộng sản cầm quyền đang siết chặt sự kiểm soát lên các hoạt động truyền thông, bày tỏ quan điểm trên internet, các nhóm sinh hoạt tôn giáo, các hội đoàn xã hội dân sự. Trong khi đó, Đảng lại tự làm suy yếu cuộc cải cách chế độ pháp quyền của mình. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc – Tập Cận Bình lại đang củng cố hơn nữa quyền lực cá nhân của mình đến mức độ chưa từng thấy so với trước đó.”[6]
Từ khi Tập nắm quyền, ông ta đã đẩy mạnh việc kiểm soát và sử dụng truyền thông như một công cụ chính trị phục vụ cho riêng mình. Chính vì vậy, hiện nay, người dân Trung Quốc như đang sống trong một thế giới riêng, tách biệt hoàn toàn khỏi các diễn biến thông tin về thế giới hiện tại. Mọi thông tin đều do chính quyền kiểm duyệt và “thao túng”, đương nhiên, tất cả các thông tin được các phương tiện truyền thông đưa tin đều đã được “chế biến” cho hợp “khẩu vị” của lãnh đạo Trung Quốc.
Chính bởi chính sách “bóp nghẹt thông tin”, phục vụ ý đồ cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho nên người dân Trung Quốc đã nhiều lần phải trả giá cho chính sách đó, mà dịch bệnh SARS trong quá khứ, hay dịch bệnh Vũ Hán là những trường hợp tiêu biểu.
Còn Việt Nam?
Việt Nam là một quốc gia hàng xóm của Trung Quốc. Việt Nam cũng bị cai trị bởi Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối và chính sách sao chép từ Trung Quốc.
Về chính sách kiểm duyệt thông tin thì Việt Nam cũng học “y chang” từ ông anh Trung Quốc. Tất cả các cơ quan báo chí ở Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ, hai tròng”, đó là sự quản lý của Bộ Thông tin truyền thông (Cơ quan quản lý chuyên môn của Chính phủ) và Ban Tuyên giáo Trung Ương (Cơ quan phụ trách tuyên truyền giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam). Tất cả các thông tin đưa lên các cơ quan truyền thông của Việt Nam đều phải được sự cho phép của Ban Tuyên giáo Trung ương này. Nên mọi người thường nói rằng “tuy ở Việt Nam có hơn 900 tờ báo nhưng chỉ có một Tổng Biên tập là ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương”.
Năm 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra một vụ hoả hoạn ở Trung tâm thương mại ITC. Theo một nhân chứng làm trong Hội chữ thập đỏ cho biết, họ đã kéo ra khoảng 200 xác người chết, nhưng báo chí nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ cung cấp con số nạn nhân giới hạn 60 người.
Việt Nam vì là hàng xóm sát vách với Trung Quốc, cho nên nguy cơ ảnh hưởng bệnh dịch từ Trung Quốc rất cao. Chưa kể hàng ngày có hàng chục ngàn người Trung Quốc qua lại Việt Nam nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh từ Trung Quốc là rất lớn.
Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, việc bưng bít thông tin là rất khó, cho dù chính quyền Trung Quốc và Việt Nam luôn sử dụng sức mạnh nhà nước để đàn áp. Chính bản thân các cơ quan nhà nước của hai đất nước này là bên vi phạm pháp luật nhiều nhất, nhưng họ luôn bắt bớ người dân và chụp mũ “vi phạm pháp luật”. Trong một xã hội phát triển, các hội đoàn xã hội dân sự sẽ đóng vai trò giám sát sự thực thi pháp luật và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, trước tình hình và diễn biến khó lường của nhiều vấn đề trên thế giới, cách tốt nhất để bảo vệ người dân là cần công khai và minh bạch thông tin.
[1] https://www.scmp.com/news/china/politics/article/3046984/china-warns-cadres-cover-spread-virus-and-be-nailed-pillar
[2] https://www.express.co.uk/news/world/1230766/coronavirus-outbreak-china-chinese-authorities-virus-SARS-number-of-cases-cover-up
[3] https://www.cfr.org/in-brief/why-experts-are-worried-about-new-virus-china
[4] http://www .people.com .cn/GB/shehui/47/20030426/980282.html.
[5] http://www .people.com .cn/GB/shehui/44/20030508/987610.html.
[6] https://freedomhouse.org/report/freedom-world/2018/china
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vuhan-cover-up-01232020081020.html
Trung Quốc đóng cửa hai thành phố
để ngăn lây lan viruscorona mới
Trung Quốc đóng cửa hai thành phố gồm Vũ Hán, nơi khởi phát của dịch viêm phổi lạ do chủng virus corona mới gây ra, khiến 17 người chết đến thời điểm hiện tại và thành phố lân cận Hoàng Cương.AFP loan tin này vào ngày 23 tháng 1 cho biết thêm đã có hơn 570 Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi virus corona.
Tất cả các phương tiện cộng cộng đến và đi khỏi thành phố Vũ Hán, đô thị lớn với 11 triệu dân, gồm tàu lửa, xe bus và phà đều ngừng hoạt động.
Người dân Vũ Hán được giới chức địa phương khuyến cáo không được rời khỏi thành phố nếu không có “lý do đặc biệt”.
Cũng trong ngày 23/1, một thành phố gần Vũ Hán là Hoàng Cương cũng công bố lệnh đóng cửa. Mọi người dân trong thành phố 7,5 triệu người đều không được ra khỏi thành phố. Các rạp chiếu phim, cà phê, internet và chợ trung tâm sẽ bị đóng.
Thành phố thứ 3, 11 triệu người dân ở Ezhou cũng thông báo trạm tàu lửa đã tạm thời bị đóng trong cùng ngày.
Việc đóng cửa hai thành phố trên được cho rằng là động thái mạnh tay của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh virus corona mới.
Coronavirus được cảnh báo nguy hiểm bởi vì dịch này tương tự như dịch SARS, đã khiến 650 người ở Trung Quốc và Hong Kong thiệt mạng vào năm 2002-2003.
Cảm giác hoảng loạn đang bao trùm thành phố Vũ Hán khi một người dân viết trên Weibo rằng “Chúng tôi đang cảm giác như ngày tận thế” và lo sợ việc đóng cửa thành phố sẽ khiến các gia đình thiếu lương thực và cả thuốc khử trùng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-locks-down-two-cities-to-curb-virus-outbreak-01232020075156.html
Cảnh sát biển TQ và Philippines diễn tập chung:
Biểu tượng cho hợp tác song phương
Trong chuyến thăm Philippines của tàu Hải cảnh Trung Quốc 5204, hai nước đã tổ chức diễn tập cứu hộ chung trên biển, nhằm thể hiện sự hợp tác và quan hệ hữu nghị song phương.Theo thông tin trên, tàu Hải cảnh 5204 (14-17/1) tới thăm Philippines. Trong bốn ngày, tàu cảnh sát biển Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập cứu hộ chung với lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, sẽ tiến hành các hành động chung để đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu dân sự ở Biển Đông.
Giới chức Trung Quốc và Philippines đều ca ngợi chuyến thăm, cho rằng đây là biểu tượng cho hợp tác song phương và tình hữu nghị giữa hai nước. Theo Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, chuyến thăm lần này của tàu Trung Quốc cũng sẽ là cơ hội tốt để cả hai bên thể hiện thiện chí, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau cũng như tăng cường tình hữu nghị và tinh thần hợp tác. Trong khi đó, Chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, ông Joel Garcia cho biết, “chuyến thăm của tàu Trung Quốc cho thấy, đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao của họ nhằm làm giảm căng thẳng cũng như tăng cường giao tiếp với lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines”.
Đáng chú ý, bà Daria Panarina, chuyên gia về Philippines tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, việc trao đổi quan điểm về các vấn đề này là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của các sự kiện diễn ra ở Manila với sự tham gia của lực lượng cảnh sát biển hai nước: “Bản thân cuộc diễn tập chỉ là một sự kiện trình diễn, và chuyến thăm của tàu cảnh sát biển được tổ chức để hai bên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh liên quan đến hoạt động của hai nước trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Trong năm qua đã ghi nhận khá nhiều tình huống nguy hiểm khi các tàu cảnh sát biển Trung Quốc quấy phá ngư dân Philippines. Chuyến thăm của tàu Trung Quốc cho thấy rằng, cả hai bên đều muốn tìm kiếm sự thỏa hiệp trong các vấn đề gây tranh cãi, để phát triển một thuật toán cho sự tương tác giữa cảnh sát biển Trung Quốc và ngư dân Philippines”. Ngoài ra, bà Daria Panarina cũng nhận định về vai trò tiêu cực của các lực lượng thân Mỹ ở Philippines và các phương tiện truyền thông do họ kiểm soát trong việc kích động dân chúng chống Trung Quốc, khi cho rằng: “Mỹ muốn thống trị khu vực. Thật đúng nếu nói rằng nhiều phương tiện truyền thông Philippines thực sự thân Mỹ, được Mỹ tài trợ. Tất nhiên, điều này ảnh hưởng đến nội dung các bài viết về Trung Quốc. Cách đánh giá trong các bài bình luận của các phương tiện truyền thông như vậy là rất gay gắt, vì thế có thể thấy ngay họ đang kích động dân chúng theo hướng nào”.
http://biendong.net/bien-dong/32702-canh-sat-bien-tq-va-philippines-dien-tap-chung-bieu-tuong-cho-hop-tac-song-phuong.html
Thái Lan đối mặt nguy cơ
bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ
Thặng dư thương mại trong 12 tháng của Thái Lan với Mỹ vượt quá giới hạn 20 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ đặt ra cho thâm hụt thương mại.Theo dữ liệu của Cục Thống kê dân số Mỹ đưa ra hôm 6/1, thặng dư thương mại trong 12 tháng của Thái Lan với Mỹ đã vượt quá 20 tỷ USD, làm tăng nguy cơ Thái Lan sẽ bị Mỹ đưa vào danh sách theo dõi các nước thao túng tiền tệ. Tuy chưa có con số thống kê chính thức từ phía Mỹ và Thái Lan về tổng kim ngạch thương mại song phương nhưng Mỹ hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Thái Lan, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 47 tỷ USD trong năm 2018.
Con số thống kê của phía Mỹ cho thấy, thặng dư thương mại Thái Lan với Mỹ đã đạt 20,05 tỷ USD trong giai đoạn 12 tháng, tính đến tháng 11/2019, vượt quá giới hạn 20 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ đặt ra cho thâm hụt thương mại hàng hóa song phương đối với các nước “thao túng tiền tệ”.
Thuật ngữ “thao túng tiền tệ” được Bộ Tài chính Mỹ định nghĩa là hành động của một quốc gia cố ý điều chỉnh tỷ giá để tác động đến cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Bộ Tài chính Mỹ đưa ra một số tiêu chí khi xem xét một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không, trong đó các nước có tổng kim ngạch thương mại song phương với Mỹ từ 40 tỷ USD trở lên và vi phạm 2 trong 3 tiêu chí sau sẽ bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ, đó là vượt ngưỡng thặng dư thương mại trên 20 tỷ USD, vượt ngưỡng thặng dư cán cân thanh toán 2% GDP trở lên và can thiệp trực tiếp, sâu, một chiều vào thị trường ngoại hối.
Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, Mỹ, thặng dư cán cân thanh toán của Thái Lan đã ở mức trên 2% GDP mỗi quý kể từ cuối năm 2014. Do vậy, trong trường hợp thặng dư thương mại của Thái Lan với Mỹ vượt 20 tỷ USD thì điều đó có nghĩa là Thái Lan hiện vi phạm hai trong ba tiêu chí do Mỹ đề ra.
Trước đó, Trung tâm phân tích thông tin kinh tế (EIC) thuộc Ngân hàng thương mại Siam tại Thái Lan đã đưa ra cảnh báo nguy cơ Mỹ đưa nước này vào danh sách can thiệp và thao túng tiền tệ do Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã can thiệp để kiềm chế tình trạng đồng bạt tăng giá liên tiếp trong chu kỳ 6 tháng.
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Thái Lan đang xuất hiện một số yếu tố căng thẳng khi ngày 25/10/2019, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẽ dừng 1,3 tỷ USD ưu đãi thương mại dành cho Thái Lan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) do nước này không đáp ứng các yêu cầu quốc tế về quyền của người lao động. Phía Mỹ cho rằng, mặc dù đã có 6 năm được hưởng ưu đãi, Thái Lan vẫn chưa thực hiện các quy trình để đáp ứng quyền của người lao động được quốc tế công nhận trong một số lĩnh vực quan trọng được liệt kê trong bản kiến nghị năm 2015 của Liên đoàn Lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO), như đưa ra các biện pháp bảo vệ cho tự do của hiệp hội và thương lượng tập thể.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32639-thai-lan-doi-mat-nguy-co-bi-my-dua-vao-danh-sach-thao-tung-tien-te.html
0 comments