Ðiểm Tin Thế Giới – 4/1/2020
Saturday, January 4, 2020
6:56:00 PM
//
- Slider
,
- TinThế giới
Mỹ tăng cường an ninh
Sau khi Iran tuyên bố “sẽ có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang gấp rút tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế, theo VOV.
Sau khi Iran tuyên bố “sẽ có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang gấp rút tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế, theo VOV.
Iran hôm qua (4/1) tuyên bố sẽ có “đòn trả thù khốc liệt cho Mỹ” sau vụ không kích tại Baghdad khiến Thiếu tướng Qassem Soleimani – Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran – thiệt mạng. Trước khả năng bị đáp trả, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có các hành động cần thiết nếu Iran đe dọa người dân Mỹ. Các nước khác cũng đã phản ứng khi kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh để tình hình leo thang vượt kiểm soát.
Sau khi Iran tuyên bố “sẽ có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi hai bên kiềm chế căng thẳng (ảnh: Reuters).
Tổng thống Trump: Triệt tướng Iran để “ngăn chặn chiến tranh”
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau vụ tấn công nhắm vào đoàn xe của tướng Iran Qassem Soleimani ở Bagdad, Irak, tại West Palm Beach, bang Floride, Hoa Kỳ, ngày 03/01/2020. REUTERS/Tom Brenner
Vào lúc tình hình tại Trung Đông sôi sục sau cái chết của tướng Soleimani, tại Hoa Kỳ, ngày 03/01/2020, tổng thống Donald Trump giải thích ra lệnh triệt hạ viên tướng hàng đầu của Iran nhằm «ngăn chặn chiến tranh».
Vào lúc tình hình tại Trung Đông sôi sục sau cái chết của tướng Soleimani, tại Hoa Kỳ, ngày 03/01/2020, tổng thống Donald Trump giải thích ra lệnh triệt hạ viên tướng hàng đầu của Iran nhằm «ngăn chặn chiến tranh».
Theo chủ nhân Nhà Trắng, tướng Soleimani «có âm mưu xấu nhắm vào giới ngoại giao và quân sự của Mỹ». Tuy nhiên, đợt oanh kích vừa qua nhắm vào viên tướng hàng đầu của Iran không nhằm lật đổ chế độ tại Teheran.
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington, Anne Corpet, phân tích:
«Từ khi bước chân vào Nhà Trắng, Donald Trump nhắc đi nhắc lại rằng mục tiêu của ông là đưa quân nhân Mỹ đồn trú ở hải ngoại về nước, rút khỏi các cuộc xung đột tại Trung Cận Đông. Lời lẽ này có vẻ trái ngược với chính sách của Hoa Kỳ.
Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng như chủ trương gây áp lực tối đa với chính quyền Teheran càng làm gia tăng căng thẳng. Cái chết của tướng Qassem Soleimani có nguy cơ thúc đẩy Iran trả đũa và dẫn tới tình trạng leo thang về mặt quân sự. Phía Hoa Kỳ ý thức được điều đó. Washington điều thêm hơn 3.000 quân đến Koweit để đề phòng mọi khả năng. Trước đó, Mỹ đã thông báo vào đầu tuần tới triển khai thêm 750 lính đến khu vực.
Tổng thống Trump trong cuộc họp báo đã quả quyết là ông hành động nhằm “ngăn chặn một cuộc chiến”. Tuyên bố này được ông đưa ra một ngày sau vụ oanh kích tại Bagdad, Irak. Tối qua, tổng thống Trump một lần nữa đã nhắc lại với những người ủng hộ ông tại Miami rằng ông ra lệnh hạ sát tướng Soleimani là để cứu lấy mạng sống của nhiều người khác và chính quyền Washington theo đuổi mục đích hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.
Sự thể có thế nào đi chăng nữa, điều quan trọng nhất đối với Donald Trump là duy trì được tín nhiệm của thành phần cử tri ủng hộ ông. Số này đành rằng mong muốn Mỹ nhanh chóng rút quân về nước nhưng đồng thời hài lòng khi thấy tổng thống Trump có khả năng hành động cứng rắn khi quyền lợi của nước Mỹ bị đe dọa».
Như thông tín viên Anne Corpet vừa cho biết, bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 03/01/2020 thông báo sẽ điều từ 3.000 đến 3.500 quân đến Koweit nhằm tăng cường an ninh cho các cơ sở của Hoa Kỳ tại Trung Đông sau vụ tướng Soleimani bị hạ sát. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết thêm là «nhiều đơn vị khác» trong quân đội được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng trong trường hợp cần thiết.
Mất mát nhân sự cấp cao, Đài Loan tuyên bố vẫn ổn
Tờ South China Morning Post hôm thứ Sáu (3/1) dẫn một nguồn tin quân sự cấp cao của Đài Loan cho biết, mặc dù việc tổng tư lệnh và 7 sĩ quan cấp cao thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng gần đây là một mất mát nghiêm trọng, nhưng khả năng phòng thủ của vùng lãnh thổ này sẽ không bị ảnh hưởng.
Binh sĩ Đài Loan trong một cuộc tập trận năm 2018 (ảnh: Reuters)
Trước đó vào thứ Năm (2/1), chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk chở đại tướng Thẩm Nhất Minh, 62 tuổi – Tổng tư lệnh lực lượng phòng vệ Đài Loan, cùng 12 người khác đã bị rơi trong chuyến bay đến thăm các binh sĩ ở huyện Nghi Lan dịp cận tết âm lịch.
Sau vụ tai nạn, Tổng thống Thái Anh Văn, với tư cách Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Đài Loan, đã chỉ đạo người đứng đầu Cơ quan Phòng vệ Nghiêm Đức Phát phải bảo vệ hệ thống phòng thủ và đảm bảo các hoạt động phòng vệ không bị gián đoạn.
Mỹ – Hàn xem động thái Triều Tiên để tính chuyện tập trận
Trao đổi với đài truyền hình MSNBC hôm thứ Sáu, khi được hỏi khi nào Mỹ khôi phục việc tập trận với Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Mark Esper cho hay điều này còn phụ thuộc vào “động thái tiếp theo của Chủ tịch Kim Jong-un”.
“Chúng tôi đã giảm quy mô các cuộc tập trận vì muốn để ngỏ cánh cửa ngoại giao. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng đắn”, Bộ trưởng Esper nói, đồng thời nhấn mạnh việc này sẽ không ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu của Mỹ.
Bộ trưởng tiếp tục kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán và nhận định hai bên có thể tìm ra một giải pháp thích hợp.
Lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung (ảnh: Reuters).
Dịch viêm phổi bùng phát bất thường ở Trung Quốc, gợi lại ‘bóng ma’ đại dịch SARS
Các chuyên gia y tế Trung Quốc yêu cầu đề cao cảnh giác trước khả năng xuất hiện một chủng viêm phổi mới và rút kinh nghiệm từ đại dịch SARS năm 2002, trong bối cảnh số người mắc bệnh trong đợt bùng phát bí ẩn lần này tăng gấp đôi chỉ trong 3 ngày qua, theo SCMP.
Đại dịch SARS năm 2002-2003 đã ghi nhận hơn 5.300 ca mắc bệnh và 349 trường hợp tử vong ở Trung Quốc. Tuy vậy con số thống kê ở Đại Lục là thấp hơn nhiều so với thực tế bởi chính quyền đã cố gắng che giấu không báo cáo vụ việc này.
Tại Hồng Kông, có 1.750 người mắc bệnh và 299 bệnh nhân thiệt mạng. Giới chức Hồng Kông đã phải mất 10 ngày để tìm ra virus SARS vào năm 2003.
Khu chợ bán buôn hải sản ở Vũ Hán, nơi xuất hiện một số ca mắc bệnh trong đợt dịp đang bùng phát (ảnh: SCMP).
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, virus gây bệnh SARS bắt nguồn từ động vật, có thể là dơi, sau đó lan truyền sang các động vật khác rồi lây sang người. Các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện ở Quảng Châu vào cuối năm 2002.
Iran bổ nhiệm tư lệnh thay tướng Soleimani bị Mỹ ám sát
Tướng Esmail Ghaani (ảnh: HAMOIDA).
Lãnh tụ tối cao Iran bổ nhiệm phó tư lệnh của Lực lượng Quds, Esmail Ghaani làm tư lệnh thay tướng Soleimani đã chết trong cuộc không kích hôm 3/1 của Mỹ, Reuters dẫn tin từ kênh truyền thông nhà nước Iran.
“Sau sự ra đi của tướng Qassem Soleimani, tôi bổ nhiệm chuẩn tướng Esmail Ghaani là chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Các mệnh lệnh cho lực lượng vẫn giống thời kỳ lãnh đạo của Soleimani”, lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Sayyid Ali Hosseini Khamenei cho biết trong thông báo đăng trên trang web của ông hôm 3/1.
Lãnh đạo tối cao Iran còn kêu gọi thành viên lực lượng Quds có mặt và hợp tác với tướng Ghaani.
Ghaani được bổ nhiệm làm phó tư lệnh của Lực lượng Quds vào năm 1997 khi Soleimani trở thành tư lệnh. Ông giữ chức vụ này ở Quds trong hơn 2 thập kỷ qua.
Đi mua sắm, dân Thái xách giỏ lưới, đẩy xe cút kít thay túi nhựa
Tuân thủ lệnh cấm túi nhựa xài một lần có hiệu lực đầu năm mới, nhiều người dân Thái Lan đã viện đến cả bao đựng thực phẩm, xô, giỏ tre, thậm chí cả xe cút kít khi mua đồ tại các cửa hàng và siêu thị bán lẻ.
Lệnh cấm này được áp dụng tại các trung tâm mua sắm lớn và cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, vốn rất phổ biến tại Thái Lan.
Hãng tin AFP hôm thứ Sáu cho hay, lệnh cấm là chiến thắng của các nhà hoạt động môi trường tại một quốc gia mà mỗi người sử dụng trung bình 8 túi nhựa mỗi ngày.
Người dân Thái tận dụng nhiều thứ như xe cút kít, xô, giỏ cói… để đi mua sắm thay túi nhựa (ảnh: Facebook).
Một người dân dùng giỏ lưới trữ thực phẩm khi đi siêu thị (ảnh: AFP).
Một người viện đến cả xô, nồi để đựng hàng hóa (ảnh: Facebook).
0 comments