Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/01/2020

Saturday, January 4, 2020 6:59:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/01/2020

Tổng thống Trump giải thích về vụ không kích

giết tướng của Iran,

 khẳng định không có ý định gây chiến tranh

Hôm thứ Sáu (03 tháng 01), tổng thống Trump giải thích việc đưa ra lệnh không kích chỉ huy cơ quan tình báo và an ninh của Iran là vì họ đang âm mưu cho các cuộc tấn công người Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng tướng Soleimani nên bị tổng thống tiền nhiệm tiêu diệt, và cho rằng quyết định không kích là biện pháp răn đe, thay vì gây hấn. Dù tổng thống Trump tìm cách tiêu diệt lãnh đạo các cơ quan tình báo và an ninh của Iran là nhằm ngăn chặn chiến tranh, tổng thống vẫn tiếp tục đe dọa không kích các nhà lãnh đạo Iran nếu tiếp tục gây bất ổn trong khu vực.
Sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với hãng CNN hôm rằng Hoa Kỳ sẽ bố trí thêm hàng ngàn binh sĩ đến Trung Đông, trong bối cảnh căng thẳng không ngừng với Iran, sau các cuộc biểu tình trước Tòa Đại sứ Hoa Kỳ và cái chết của Soleimani. Ngũ Giác Đài đổ lỗi cho Soleimani và lực lượng Quds của ông vì gây ra các cuộc tấn công vào các căn cứ của liên minh Hoa Kỳ ở Iraq trong những tháng gần đây, bao gồm cuộc biểu tình ngày 27/12/2019 với cao điểm là cái chết của một nhà thầu Hoa Kỳ và một nhân viên Iraq.
Ngũ Giác Đài cũng cho biết chính quyền tổng thống Trump cũng cáo buộc Soleimani tấn công Tòa Đại sứ Hoa Kỳ hôm 31/12/2019 tại Baghdad, ngoài ra còn chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng trăm người và hàng ngàn người khác bị thương. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-giai-thich-ve-vu-khong-kich-giet-tuong-cua-iran-khang-dinh-khong-co-y-dinh-gay-chien-tranh/

Trump: Tư lệnh Iran ‘lẽ ra phải bị triệt hạ

nhiều năm trước kia’

Tổng thống Mỹ Donald Trump bênh vực cuộc không kích của Washington hạ sát một trong những tướng lãnh quyền lực nhất của Iran, gạt qua một bên những lời đe dọa từ Iran rằng họ sẽ đáp trả khốc liệt.
Trong lời bình luận đầu tiên của mình kể từ khi các giới chức quốc phòng xác nhận Mỹ đã tiến hành cuộc không kích gần sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq sáng sớm 3/1, ông Trump quy trách nhiệm cho viên tướng chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran đã gây ra hàng ngàn cái chết cho công dân Mỹ và nói rằng cuộc không kích này lẽ ra phải được thực hiện từ lâu rồi.
“Tướng Qassem Soleimani đã sát hại hoặc gây thương tích trầm trọng cho hàng ngàn người Mỹ trong một thời gian kéo dài, và còn âm mưu sát hại thêm nhiều người nữa,” ông Trump viết trên Twitter ngày 3/1.
“Soleimani bị căm ghét và kinh sợ,” Tổng thống Mỹ viết tiếp. “Ông ấy lẽ ra phải bị triệt hạ nhiều năm trước kia!”
Trước đó trong ngày 3/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trên đài CNN rằng Iran và ông Soleimani đã khiến Washington không còn lựa chọn nào khác.
“Ông ấy tích cực hoạch định trong khu vực để hành động-hành độnglớn, như ông ấy mô tả-để đẩy sinh mạng của hàng chục, nếu không phải là hàng trăm, người Mỹ đứng trước nguy cơ,” ông Pompeo nói về tư lệnh của lực lượng Quds. “Chúng tôi biết chuyện đó sắp xảy ra.”
Các giới chức Ngũ Giác Đài khuya ngày 2/1 đã xác nhận cuộc không kích nhắm vào Soleimani, cho biết hành động này được thực hiện theo mệnh lệnh của Tổng thống Trump.
Ngũ Giác Đài mô tả cuộc không kích là một “hành động phòng thủ quyết định để bảo vệ nhân sự Mỹ ở nước ngoài” và khuyến cáo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục có mọi hành động cần thiết để bảo vệ người dân và những lợi ích của chúng tôi ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”
Các quan chức Iraq cho biết cuộc không kích của Mỹ cũng hạ sát Abu Mahdi al-Muhandis, phó chỉ huy của Lực lượng Dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn và rằng các giới chức hàng đầu khác có thể cũng đã bị hạ sát.
Lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, yêu cầu tổ chức 3 ngày quốc tang và thề quyết trả đũa mạnh tay.
Ngoại trưởng Iran, Javad Zarif, tố cáo cuộc không kích của Mỹ là “hành động khủng bố,” và trên Twitter, ông mô tả đây là “hành động leo thang cực kỳ nguy hiểm và ngu xuẩn.”
Chưa biết Iran sẽ trả đũa khi nào và bằng cách nào. Quan chức tình báo và quốc phòng của Mỹ từ lâu đã khuyến cáo về khả năng Iran dùng đến các thủ thuật phi đối xứng chẳng hạn như khủng bố và tấn công tin tặc nhắm mục tiêu vào Mỹ và các nước phương Tây.
Tuy nhiên, trong những giờ khắc kể từ khi hình ảnh của Qassem Soleimani bắt đầu được lan truyền trên mạng xã hội, giới chức Hoa Kỳ đã liên lạc với các đồng minh để chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra kế tiếp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Pompeo đã gọi điện cho Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas để bàn về “hành động phòng thủ để loại trừ” Soleimani, và cảm ơn họ vì các phát biểu gần đây xác nhận mối đe dọa hung hăng tiếp diễn từ Iran và lực lượng Quds. Ngoại trưởng Mỹ ngày 3/1 cũng trao đổi với Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani, và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pakistan, Tướng Qamar Javed Bajwa.
Trong những ngày tháng cận kề cuộc không kích nhắm vào Soleimani, Mỹ đã rũ bỏ các quan ngại rằng leo thang căng thẳng có thể dẫn tới chiến tranh.
“Tôi không nghĩ Iran muốn điều đó xảy ra,” Tổng thống Trump nói với báo giới hôm 31/12.
Dẫu vậy, các giới chức quốc phòng đã chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới.
Mỹ đã triển khai 750 binh sĩ tới Kuwait để củng cố sự phòng vệ cho các căn cứ và nhân sự của Mỹ trong khu vực. Hôm 2/1, quan chức quốc phòng Mỹ cho biết sẽ gửi thêm binh sĩ nếu cần.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-t%C6%B0-l%E1%BB%87nh-iran-l%E1%BA%BD-ra-ph%E1%BA%A3i-b%E1%BB%8B-tri%E1%BB%87t-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%81u-n%C4%83m-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-kia-/5231497.html

Công nhân dầu mỏ Hoa Kỳ rời khỏi Iraq

sau cuộc không kích vào tướng chỉ huy quân sự Iran

Tin từ BASRA, Iraq – Bộ Dầu mỏ cho biết các công dân Hoa Kỳ làm việc cho các công ty dầu hỏa nước ngoài ở thành phố Basra miền nam Iraq đã rời khỏi Iraq vào hôm thứ Sáu, sau khi một cuộc không kích của Hoa Kỳ giết chết một chỉ huy hàng đầu của Iran ở Iraq.
Vài giờ sau khi giết chết lãnh đạo Qassem Soleimani thuộc Lực lượng Quds của Iran và chỉ huy Abu Mahdi al-Muhandis của dân quân Iraq, tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Baghdad kêu gọi tất cả công dân của họ rời khỏi Iraq ngay lập tức. Các viên chức Iraq cho biết việc di tản sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, sản xuất hoặc xuất cảng dầu từ Iraq, nước sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ với sản lượng khoảng 4.62 triệu thùng mỗi ngày (bpd), theo một cuộc khảo sát của Reuters về đầu ra OPEC.
Trước đó vào hôm thứ Sáu (3/1), các nguồn tin công ty dầu khí thông báo với Reuters rằng hàng chục công nhân nước ngoài dự kiến sẽ bay ra khỏi Iraq. Phát ngôn viên của BP, công ty vận hành mỏ dầu Rumaila khổng lồ gần Basra, từ chối bình luận. Rumaila sản xuất khoảng 1.5 triệu bpd gần đây nhất vào tháng Tư. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cong-nhan-dau-mo-hoa-ky-roi-khoi-iraq-sau-cuoc-khong-kich-vao-tuong-chi-huy-quan-su-iran/

Quan hệ Mỹ – Iraq xấu đi sau vụ tiêu diệt tướng Iran

Tin Baghdad, Iraq – Quan hệ giữa Iraq và Hoa Kỳ có vẻ đã trở nên xấu đi vào thứ Sáu, 3 tháng 1, khi các lãnh đạo nước này lên án việc Hoa Kỳ không kích tiêu diệt Tướng Iran Qassem Soleimani gần phi trường Baghdad. Chính quyền Iraq cũng đang đối mặt áp lực ngày càng tăng về việc phải trục xuất quân đội Hoa Kỳ khỏi lãnh thổ nước này.
Vào thứ Sáu, Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi đã lên án vụ không kích, gọi đây là sự vi phạm các thỏa thuận về sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq. Thủ Tướng Abdul-Mahdi cho biết đã gởi yêu cầu chính thức đến quốc hội để triệu tập một phiên họp khẩn cấp, có thể là vào thứ Bảy, để bỏ phiếu về việc có nên trục xuất lực lượng Hoa Kỳ hay không. Trong khi đó, các chỉ huy phiến quân thân Iran tại Iraq đã kêu gọi báo thù cho Tướng Soleimani. Vụ không kích của Hoa Kỳ cũng tiêu diệt ông Abu Mahdi al-Mohandes, phó thủ lãnh lực lượng PMF, một tập hợp chung của hàng chục nhóm dân quân thuộc bộ máy an ninh Iraq, nhưng cũng bao gồm một số phe phái đã thề trung thành với Lãnh đạo tối cao Iran là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei. Giáo chủ Khamenei đã tuyên bố 3 ngày quốc tang cho Tướng Soleimani và thề sẽ trả thù. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq đã kêu gọi mọi công dân Mỹ nên rời quốc gia này ngay lập tức.
Vụ tiêu diệt Tướng Soleimani đã giúp xóa bỏ một kẻ thù quan trọng của Washington tại Trung Đông, nhưng đã khiến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iraq rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, và khiến tương lai của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu trong khu vực trở nên không rõ ràng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/quan-he-my-iraq-xau-di-sau-vu-tieu-diet-tuong-iran/

Số vụ trục xuất người Guatemala của Hoa Kỳ

tăng gấp đôi trong thập niên qua

Tin từ GUATEMALA CITY, Guatemala – Theo dữ kiện do Guatemala công bố vào hôm thứ Sáu (3 tháng 1), chính quyền tổng thống Trump đẩy mạnh các vụ trục xuất người Guatemala trong năm 2019, tăng gấp đôi số người di dân được gửi trở lại từ Hoa Kỳ vào một thập niên trước đó.
Kể từ khi nhậm chức, tổng thống Trump xem việc đàn áp nạn di dân bất hợp pháp là một trọng tâm chính sách lớn và tiếp tục nhấn mạnh vấn đề này trong thời gian trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11.
Hồi năm ngoái, Hoa Kỳ trục xuất 54,547 người đến Guatemala trên 486 chuyến bay, mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2007, theo dữ kiện từ Viện Di dân Guatemala. Vào năm 2009 khi tổng thống Barack Obama nhậm chức, 27,222 vụ trục xuất diễn ra.
Dữ kiện của Viện Di dân Guatemala cho thấy hơn 400,000 vụ trục xuất đến Guatemala trong suốt thập niên 2019. Các vụ trục xuất gia tăng đều đặn trong sáu năm đầu tiên thuộc hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama, đạt đỉnh 51,157 vào năm 2014, và sau đó giảm mạnh vào năm sau.
Vào năm 2017, năm tổng thống Donald Trump nhậm chức, 32,833 người Guatemala bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Các vụ trục xuất trong năm sau tăng đến 51,376.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các vụ trục xuất là một trong nhiều bước mà chính quyền tổng thống  Trump đang thực hiện “để giải quyết cuộc khủng hoảng” trên biên giới Hoa
Kỳ – Mexico. Vào tháng 7, chính quyền tổng thống Trump đàm phán một thỏa thuận với chính phủ Guatemala, cho phép các viên chức di trú Hoa Kỳ gửi người di dân đang xin tị nạn tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico đến xin tị nạn ở Guatemala. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/so-vu-truc-xuat-nguoi-guatemala-cua-hoa-ky-tang-gap-doi-trong-thap-nien-qua/

Bà Nancy Pelosi yêu cầu

Nhà Trắng thông báo vụ giết tướng Iran

Chủ tịch Hạ viện Mỹ yêu cầu Nhà Trắng thông báo vụ sát hại tướng Iran. Bà Nancy Pelosi yêu cầu Chính quyền của Tổng thống Trump thông báo ngay lập tức cho các nghị sỹ về cuộc không kích của Mỹ, cũng như những kế hoạch tiếp theo của Nhà Trắng.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 3/1 đã yêu cầu Chính quyền của Tổng thống Trump thông báo ngay lập tức cho các nghị sỹ về cuộc không kích của Mỹ khiến Thiếu tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng, cũng như những kế hoạch tiếp theo của Nhà Trắng.
Đêm 2/1 (giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cuộc không kích tại Iraq được thực hiện theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump.
Động thái có thể dẫn đến sự đáp trả từ Iran này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Chính quyền Trump với Tehran về các vụ tấn công bằng rocket nhằm vào các lực lượng liên quân tại Iraq.
[Mỹ kiên quyết giảm leo thang sau vụ sát hại Tướng Iran Soleimani]
Các quan chức Mỹ cho hay những cuộc tấn công này dường như do các phiến quân được Iran hậu thuẫn, có liên hệ với lực lượng Quds thực hiện.
Vụ không kích được phía Mỹ giải thích là “nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai và bảo vệ người Mỹ ở nước ngoài,” ám chỉ các vụ bắn rocket vào căn cứ quân sự Mỹ gần đây, mà Washington luôn cáo buộc Tehran đứng sau, dù Iran kiên quyết bác bỏ.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng không đưa ra bằng chứng nào về “sự dính líu” của Tướng Soleimani trong các cuộc tấn công mới đây nhằm vào người Mỹ ở Iraq để biện hộ cho vụ không kích.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel cho biết các nghị sỹ Mỹ đã không được báo trước về vụ tấn công do Tổng thống Trump chỉ thị.
Thượng nghị sỹ Dân chủ bang Connecticut Richard Blumenthal cho rằng ông Trump đang nợ những lời giải thích trước quốc hội và toàn dân Mỹ.
Ông Blumenthal cho rằng: “Các quyền sử dụng vũ lực hiện nay rõ ràng là vỏ bọc để bắt đầu một cuộc chiến tranh mới trong tương lai,” đồng thời cảnh báo: “Bước đi này có thể kéo theo hậu quả là sự đối đầu quân sự trong nhiều thập niên.”
Theo Chủ tịch Hạ viện Pelosi, cuộc không kích được tiến hành mà “không có sự cho phép sử dụng lực lượng quân sự” nhằm vào Iran và không tham vấn Quốc hội.
Bà Pelosi nêu rõ: “Toàn thể Quốc hội cần được thông báo ngay lập tức về tình hình nghiêm trọng này và các bước đi tiếp theo mà Chính quyền đang cân nhắc thực hiện, bao gồm cả sự tăng cường đáng kể việc triển khai các lực lượng bổ sung tới khu vực.”
Trước đó, bà Pelosi cũng nhận định cuộc không kích của Mỹ có nguy cơ “làm leo thang bạo lực một cách nguy hiểm.”
Bà nhấn mạnh: “Nước Mỹ – và thế giới – cần tránh để căng thẳng leo thang đến mức không thể quay đầu lại.”
Cuộc tấn công diễn ra vào thời điểm bắt đầu Năm mới 2020, năm mà ông Trump bước vào chiến dịch tái tranh cử tổng thống và sẽ phải đối mặt với một cuộc xét xử luận tội tại Thượng viện Mỹ.
Trong bối cảnh này, cuộc tấn công có thể tạo ra một bước ngoặt tiềm ẩn nhiều rủi ro tại Trung Đông, và một thay đổi lớn cho chính sách của Mỹ đối với Iran sau nhiều tháng căng thẳng.
Vụ không kích của Mỹ cũng bị nhiều nước lên án, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq và đẩy khu vực Trung Đông vào tình thế nguy hiểm.
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nêu rõ đây là một bước đi mạo hiểm làm tổn hại hòa bình và ổn định, sẽ làm gia tăng căng thẳng trong toàn khu vực.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga, ông Konstantin Kosachev cho rằng vụ sát hại Tướng Soleimani là một sai lầm, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ bị “gậy ông sẽ đập lưng ông.”
Trung Quốc cũng lên tiếng kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ, kiềm chế và bình tĩnh để tránh leo thang căng thẳng hơn nữa. Các đồng minh của Mỹ, như Anh cũng lo ngại căng thẳng sẽ leo thang./.
VietBF@ sưu tầm.
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1306154

Google tạm cấm ứng dụng Xiaomi

vì ‘ghi hình từ nhà người lạ’

Google rút lại quyền tiếp cận hệ thống của họ đối với công ty Xiaomi của Trung Quốc sau vụ vì có camera ‘ghi hình từ nhà người khác’.
Một người dùng Google Home Hub ở Hà Lan có thể xem được hình ảnh từ gia đình người lạ mà camera của Xiaomi thu chụp.
Chế độ ‘màn ảnh thông minh’ (smart screen) do Xiaomi cung cấp tải xuống cho người dùng Reddit, có tên là Dio-V, hình ảnh trẻ em nggủ trong nôi, một người đàn ông ngủ ngoài hiên nhà và một cảnh trong bếp của ai đó.
Tại sao công ty Huawei gặp quá nhiều rắc rối?
Xiaomi vén màn điện thoại gập 3
Sếp Xiaomi được thưởng gần 1 tỷ đôla, ‘tặng hết từ thiện’
VN: Ngăn SIM rác bằng ảnh chân dung?
Công nghệ nhận diện khuôn mặt TQ ‘vượt mặt’ Amazon, IBM
Đây là các hình từ camera an ninh ở địa phương không xác định.
Người này cho hay: “Khi tôi tải camera của Xiaomi xuống Google Home Hub, tôi xem được ảnh từ nhà của những người khác.”
Xiaomi thừa nhận đây là một vấn đề và cam kết sẽ sửa.
Thế nhưng công ty Hoa Kỳ, Google cho hay họ Xiaomi tạm ngưng quyền tiếp cận chế độ sử dụng với công ty Trung Quốc.
Hai bên sẽ tiếp tục tìm cách “khắc phục” lỗi này.
Đây không phải là lần đầu tiên Xiaomi bị chỉ đích danh trong vấn đề thuộc lĩnh vực an toàn trên mạng và quyền riêng tư.
Hồi tháng 4/2019, một số tạp chí chuyên về công nghệ thông tin cho hay, giới nghiên cứu qua thử nghiệm đã thấy camera của Xiaomi có “lỗi an ninh nghiêm trọng”.
Nhóm Check Point phát hiện ra ứng dụng Guard Provider của công ty điện thoại Xiaomi có thể dễ dàng cho tin tặc xâm nhập vào máy của bạn.
Sau đó, Xiaomi nói họ sẽ khắc phục lỗi này.
An ninh cá nhân trên mạng, và quyền riêng tư, bao gồm quyền không cho ai khác nhận diện bản thân hoặc ghi hình cá nhân của công dân là vấn đề lớn trên thế giới.
Trong lĩnh vực này, các công ty Trung Quốc hay bị báo chí quốc tế để ý vì lo ngại về quyền riêng tư ở Trung Quốc không được bảo vệ bằng ở Phương Tây.
Đầu năm nay, một nghiên cứu của phương Tây cho thấy công nghệ kiểm tra khuôn mặt của công ty Megvii, nhà sản xuất hệ thống Face++, ở Trung Quốc, có độ chính xác cao hơn công nghệ nhận dạng gương mặt của đối thủ Amazon và IBM.
Xiaomi, công ty Trung Quốc nổi tiếng với điện thoại thông minh “giá phải chăng” đã bán được 118 triệu chiếc trong năm 2018.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50985473

Mỹ xét xử nhà nghiên cứu TQ giấu

mẫu thuốc ung thư trong tất

Tòa án Boston, Mỹ đã quyết định không cho phép nghiên cứu sinh ngành y khoa người Trung Quốc được đóng tiền bảo lãnh tại ngoại trong quá trình xét xử vì tội cố ý chuyển trái phép tài liệu nghiên cứu ung thư ra khỏi nước Mỹ.
Zheng Zaosong, 29 tuổi, người năm ngoái được Đại học Harvard cấp giấy tờ để tới Mỹ du học, đã xuất hiện tại Tòa án quận Boston hôm đầu tuần.
Thẩm phán David Hennessy phán quyết rằng, bằng chứng cho thấy, nghiên cứu sinh này đã gắng giấu các lọ mẫu nghiên cứu trong một chiếc tất cất trong vali định đem về nước. Bởi vậy, nhà chức trách Mỹ yêu cầu truy tố đối tượng mà không được tại ngoại.
Theo các tài liệu của tòa án, nghiên cứu sinh người Trung Quốc khai nhận một số lọ thuốc có chứa sản phẩm của đồng nghiệp mà anh ta đã sao chép trái phép. Đại học Harvard nói với tờ The Boston Globe rằng thị thực trao đổi sinh viên của người này đã bị thu hồi.
Cuộc điều tra đang tiếp tục và có khả năng bị cáo đối mặt thêm các tội danh khác.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32415-my-xet-xu-nha-nghien-cuu-tq-giau-mau-thuoc-ung-thu-trong-tat.html

Hoa Kỳ sắp đạt kỷ lục dịch cúm tệ nhất

trong nhiều thập niên, đến nay có gần 3,000 người chết

Các bác sĩ hàng đầu Hoa Kỳ chuyên về bệnh truyền nhiễm cho biết dịch cúm lần này đang dần trở thành dịch cúm tệ nhất trong nhiều thập niên.
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết dù không thể dự đoán được dịch cúm sẽ diễn ra như thế nào, nhưng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì dịch cúm lần này đang diễn ra nghiêm trọng như dịch cúm 2017-2018, dịch cúm nguy hiểm nhất trong hơn bốn thập niên qua.
Theo dữ kiện CDC công bố hôm thứ Sáu (03/01/2020) tính đến nay, dịch cúm lần này ước tính có ít nhất 2,900 người ở Hoa Kỳ đã chết vì dịch cúm. Các trường hợp cúm và vào bệnh viện do cúm cũng tăng mạnh kể từ khi mùa dịch bắt đầu từ tháng 10/2019.
CDC ước tính đã có ít nhất 6.4 triệu ca nhiễm bệnh cúm và 55,000 ca nhập viện. Ông Fauci cho biết dịch cúm vẫn có thể  xu hướng gia tăng nhanh chóng của dịch cúm có thể sẽ thay đổi trái ngược, khi đó dịch cúm sẽ không trở nên quá nghiêm trọng.
Dịch cúm lần này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, với 27 trường hợp tử vong được báo cáo tính đến 28/12/2019. Một lý do khiến dịch cúm lần này rất nghiêm trọng đối với trẻ em vì dễ bị nhiễm virus cúm B. So với virus cúm A, virus cúm B tương đối ổn định và không thay đổi từ năm này sang năm khác, vì vậy nhiều người trưởng thành có khả năng miễn dịch với các bệnh nhiễm trùng khi đã tiêm phòng từ nhỏ.
Mặc dù dịch cúm đang có dấu hiệu khả quan hơn, nhưng để đề phòng trường hợp xấu nhất, CDC vẫn khuyên những người lớn hơn 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-sap-dat-ky-luc-dich-cum-te-nhat-trong-nhieu-thap-nien-den-nay-co-gan-3000-nguoi-chet/

Một năm đầy sóng gió

Nhìn lại tình hình thế giới năm qua chắc ai cũng cảm nhận thấy rằng đó là một năm đầy sóng gió cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Do biến đổi khí hậu, trái đất phải hứng chịu nhiều cơn siêu bão, những đợt nắng nóng tột độ, những vụ cháy rừng khủng khiếp… Bầu không khí kinh tế-xã hội cũng như chính trị-an ninh toàn cầu cũng không kém phần nóng bỏng.
Ta hãy lần lượt điểm lại từng mặt. Sau những năm tháng phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, kinh tế thế giới trong năm qua lại giảm tốc, thậm chí có lúc tưởng như sẽ rơi vào vòng xoáy của một cuộc suy thoái mới. Gốc gác của thực trạng đáng buồn này bắt nguồn từ khó khăn nội tại của nhiều nền kinh tế chủ chốt cũng như những bất ổn về chính trị-an ninh ở nhiều khu vực, song nhân tố nổi trội hơn cả là những tranh chấp kinh tế-thương mại.
Thật ra chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ không phải là điều gì mới, song cuộc chiến lần này có những nét rất riêng. Một là vì mục tiêu “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã khơi mào bằng việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do chính người tiền nhiệm Barack Obama khởi xướng. Hai là mâu thuẫn, tranh chấp mang tính “đa tuyến”, không phân biệt đối thủ hay đồng minh: Mỹ-Canada-Mexico, Mỹ-Liên minh châu Âu… trong đó gay gắt, lắt léo, dai dẳng hơn cả là giữa Mỹ và Trung Quốc-hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ba là các biện pháp trừng phạt kinh tế mang nặng tính chính trị tiếp tục được áp đặt đối với Nga, Triều Tiên, Iran, Cuba, Venezuela… và cả Thổ Nhĩ Kỳ-một đồng minh quan trọng của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)!
Trong mớ bòng bong ấy, nhiều người cho rằng xu thế toàn cầu hóa đã đến hồi cáo chung. Có lẽ, không phải như vậy, bởi toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, xuất phát từ nhu cầu của mọi quốc gia cần có thị trường tiêu thụ hàng hóa, huy động vốn đầu tư, khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên… để phát triển. Để điều tiết những nhu cầu ấy, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) đã ra đời vào năm 1947 và được thay thế bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995 với tư cách là các thể chế đàm phán về các luật lệ chung. Cũng vì mục đích trên, hàng trăm thỏa thuận về khu vực mậu dịch tự do (FTA) lớn nhỏ đã được hình thành.
Quá trình làm ăn buôn bán đương nhiên nảy sinh khúc mắc, so đo thiệt hơn, thậm chí xung đột về lợi ích nên mới bùng phát căng thẳng, thậm chí là các cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan, tiền tệ… trong đó, người ta đòi xét lại các luật chơi cho “công bằng” hơn. Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy đang diễn ra quá trình điều chỉnh luật chơi chứ không phải là xóa bỏ cuộc chơi. Bằng chứng là Mỹ chỉ đòi sửa đổi thỏa thuận về FTA với Canada, Mexico; điều chỉnh thỏa thuận với Nhật Bản, Tây Âu, thậm chí với Trung Quốc cũng chỉ đôi co về luật chơi chứ đâu có xóa bỏ hoàn toàn quan hệ làm ăn? Nói cho cùng thì trong các cuộc chiến kinh tế chẳng có kẻ thắng, người thua hoàn toàn, mà kết cục luôn là mọi người đều thiệt!
Bức tranh toàn cảnh về chính trị-an ninh toàn cầu cũng có nhiều mảng tối, trong đó nổi lên là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Thực ra cục diện này không phải là điều mới lạ. Trong hàng nghìn năm qua, lịch sử từng chứng kiến sự thịnh suy của hết đế chế này đến đế chế khác: La Mã, Nguyên Mông, Trung Hoa, Anh, Pháp, Ottoman, Sa Hoàng, Áo-Hung…
Bước vào thiên niên kỷ mới, sau vụ khủng bố đẫm máu ngày 11-9-2001, Mỹ ngày càng sa lầy vào các cuộc chiến ở Trung Cận Đông trong khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với khát vọng thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” chiếm lĩnh vị trí trung tâm thiên hạ. Trong bối cảnh đó, các giới cầm quyền Mỹ đều muốn ngăn chặn kịch bản trên xảy ra hoặc bằng chính sách “can dự” hoặc bằng thủ thuật “cạnh tranh”. Nét mới là trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tháng 12 vừa qua, NATO cũng coi Trung Quốc là đối tượng cạnh tranh chủ yếu.
“Tuần trăng mật” Mỹ-Trung sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ khá ngắn ngủi. Chẳng bao lâu sau đã bùng phát cuộc chiến thương mại đầy kịch tính theo kiểu “ăn miếng trả miếng” kéo dài chưa biết bao giờ kết thúc. Sự cạnh tranh chiến lược ấy đâu có dừng lại ở lĩnh vực kinh tế-thương mại mà lan sang cả các lĩnh vực khoa học-công nghệ, chạy đua vũ trang, chính trị-ngoại giao… mà điển hình là sự đối lập giữa chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và Sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Trong trào lưu cạnh tranh chiến lược như vậy, ở khu vực Đông Á cùng lúc nảy sinh mấy điểm nóng. Vấn đề Triều Tiên có phần nóng trở lại sau hai cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore và Hà Nội. Đôi khi Nhật-Trung lại “tiếng bấc tiếng chì” xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nội tình Hồng Công, Đài Loan chứng kiến những diễn biến phức tạp mới. Về vấn đề Biển Đông, đã có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam. Trong khi đó, quan hệ căng thẳng giữa Mỹ, Tây Âu với Nga vẫn chưa được giải tỏa, cuộc chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt.
Tuy vậy, vào những ngày cuối năm đã diễn ra vài ba sự kiện hé lộ một số hy vọng về chiều hướng hòa dịu hơn. Đó là chuyến thăm Washington mới đây của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Bộ tứ Normandy (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cho vấn đề miền Đông Ukraine. Mỹ-Trung tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1… Hy vọng rằng những “cánh én mùa xuân” ấy sẽ đưa tới sự hòa dịu nhất định.
Mặt khác, chính trường thế giới vào những ngày cuối năm lại chứng kiến hai sự kiện đáng quan tâm. Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sớm, mở ra khả năng đẩy nhanh tiến trình Brexit, đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Điều tra luận tội tổng thống báo hiệu nhiều điều khó lường trong năm bầu cử sắp tới ở Mỹ.
Thế mới biết, thế giới ngày nay rối rắm biết bao, chứa đựng biết bao chuyện bất ngờ, bất định, bất an. Bảo đảm cho thành công của chúng ta vẫn là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; kiên trì giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Bước vào năm mới, nước ta có ba “bảo bối” quan trọng: Đó là tình hình tốt đẹp của đất nước cả về chính trị-an ninh, kinh tế lẫn đối ngoại; đó là vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Chắc chắn rằng, với hành trang như vậy, nước ta sẽ có những đóng góp quan trọng mới cho một thế giới an bình hơn, thân thiện hơn và thịnh vượng hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32416-mot-nam-day-song-gio.html

Dự báo An ninh toàn cầu năm 2020

Cục diện thế giới năm 2020 được dự báo là tuy có 1 vài điểm sáng nhưng nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp và sự bất ổn sẽ tiếp tục kéo dài.
Đúng như dự báo của giới chuyên gia trước đó, năm 2019 thế giới trải qua những biến động phức tạp khó lường về an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường…  Năm 2020 được dự báo an ninh toàn cầu tuy có một vài điểm sáng nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục bấp bênh ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn, khiến giới nghiên cứu là dư luận đặc biệt quan tâm.
Cạnh tranh vị thế, đối đầu gia tăng
Theo giới quan sát, năm 2020 với sự cọ xát của các đại chiến lược, sự cạnh tranh lợi ích, điều chỉnh chiến lược, chính sách, tranh giành vị thế giữa các cường quốc thế giới và khu vực, càng làm gia tăng tính phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quân sự toàn cầu.
Cục diện Trung Đông đang thay đổi theo hướng có lợi cho việc thúc đẩy các giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, tại đây vẫn tồn tại những nguy cơ bất ổn kéo dài: mâu thuẫn dai dẳng giữa 2 giáo phái Hồi giáo lớn, kéo theo các cuộc chiến ủy nhiệm; xu hướng giáo hóa nhà nước; suy giảm lòng tin vào thiết chế và nhà nước của người dân; sự xuất hiện“liên minh quyền lực” mới.
Sự phân hóa trong nội bộ EU có dấu hiệu gia tăng, các đảng theo đường lối cực hữu, dân túy… giành được kết quả quan trọng. Khối đảng Nhân dân châu Âu (EEP) và Liên minh tiến bộ xã hội và dân chủ (S&D) không còn giữ được vị thế độc tôn, khiến cho quá trình ra các quyết định lập pháp trở nên khó khăn hơn.
Tại Vương quốc Anh, chiến thắng áp đảo của Đảng Bảo thủ sẽ dọn đường cho Brexit đúng hạn vào 31/1/2020. Nếu kịch bản “Brexit cứng” xảy ra thì quyền đi lại tự do đối với công dân các nước EU sẽ bị chấm dứt. Đường biên giới cứng với Cộng hòa Ireland sẽ tái lập. Khả năng va chạm tại vùng biển nước Anh dễ xảy ra.
Châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mất an ninh. Vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên vẫn còn bỏ ngỏ với sự thận trọng của cả hai bên. Hai bờ eo biển Đài Loan gia tăng căng thẳng, bởi Trung Quốc đang tiến gần tới khả năng thực hiện tuyên bố “thống nhất Đài Loan”.
Tại Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đều hướng tới COC, nhưng các ưu tiên, lợi ích vẫn còn sự khác biệt chưa thể hóa giải. Quan hệ Trung-Mỹ tại đây vẫn là sự cạnh tranh giữa 2 chiến lược “Vành đai và Con đường” và “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Nga tiếp tục chính sách xoay trục sang châu Á, gắn kết hơn với Trung Quốc, đẩy nhanh đàm phán giải quyết tranh chấp với Nhật Bản, tăng cường hợp tác với ASEAN. Trong khi Nhật Bản tập trung xử lý quan hệ với Trung Quốc, tham gia tích cực hơn vào cơ chế hợp tác ASEAN, mở rộng hợp tác an ninh với Ấn Độ và Australia…
Kinh tế giảm tốc, điểm sáng nhỏ nhoi
Cho đến nay các tổ chức kinh tế, tài chính lớn như: WTO, IMF, OECD, WB, ADB, ECLAC… đều đưa ra các dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020, tuy cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có chung nhận định là, tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2020 tiếp tục suy giảm, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm nhất vẫn là cuộc thương chiến Mỹ-Trung kéo dài và ẩn chứa nhiều nguy mất an ninh kinh tế.
Những điểm sáng ít ỏi được nhắc đến đó là Mỹ, Liên bang Nga và Việt Nam. IMF đánh giá, nền kinh tế Mỹ vẫn là “điểm sáng” trên vũ đài kinh tế toàn cầu, với mức tăng trưởng 2,0% – 2,1%, mặc dù đây là mức tăng thấp hơn so với năm 2019. WB dự báo tăng trưởng của LB Nga là 1,6% cho năm 2020 và 1,8% cho năm 2021, bởi tác động tích cực của “Chính sách nới lỏng tiền tệ”.
Với ADB, trong báo cáo ngày 11/12/2019, tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực chỉ đạt mức 5,2% cho cả 2 năm 2019 và 2020, nhưng lại “bất ngờ” nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,8% lên 6,9% cho năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% cho năm 2020, với lý do 3 quý đầu năm 2019 đạt 7%. Tiêu dùng cá nhân tăng 7,3%, trong khi FDI đạt 7,7%.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tuy có phần giảm nhiệt với việc đạt được thỏa thuận giai đoạn 1. Tuy nhiên, dư luận vẫn hoài nghi về các thỏa thuận tiếp theo, giới đầu tư và người tiêu dùng vẫn lo ngại về sự bất định của chính sách. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng tác động không nhỏ, bởi “sự phân hóa
giàu, nghèo” đang được các ứng viên của đảng Dân chủ khai thác, với chính sách gia tăng thuế đánh vào những người giàu của nước Mỹ.
Sang năm mới, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2 nếu không thuân lợi có thể gây bất ổn, kiềm chế đầu tư tài sản cố định. Vấn đề thuế dịch vụ kỹ thuật số, các quy định chống độc quyền, bảo hộ quyền riêng tư… dẫn đến gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh EU.
Trung Quốc, Nhật Bản, EU tốc độ tăng trưởng đều chậm lại; việc FED giữ nguyên lãi suất trong năm bầu cử… khiến đồng USD tiếp tục lên giá; Mỹ và EU có thể mở rộng chính sách tài khóa và lãi suất đáo hạn dài kỳ; Cung – cầu trái phiếu chính phủ Mỹ mất cân đối trong lãi suất giao dịch mua, bán lại chứng khoán có kỳ hạn (repo) gây ra; Tình trạng tín dụng thắt chặt khi sự phân biệt giữa xếp hạng tín dụng tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng rõ nét hơn.
Với nợ lãi suất âm tăng, khiến nhà đầu tư toàn cầu trở lại săn tìm lãi suất ở thị trường tín dụng Mỹ; lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm dẫn tới chi tiêu cho mua lại cổ phiếu đi xuống; ngành công nghiệp ô tô toàn cầu tụt dốc; giá nhà ở Australia, Canada và Thụy Điển rơi tự do; bất ổn liên quan đến Brexit…
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động đến chính sách thuế, quản lý Nhà nước và đầu tư tài sản cố định; nhà đầu tư nước ngoài có thể quay lưng lại với thị trường tín dụng và trái phiếu chính phủ Mỹ sau cuộc bầu cử; sự kiện luận tội Tổng thống D.Trump và nguy cơ Chính phủ bị đóng cửa vẫn còn bỏ ngỏ cũng tác động đến an ninh kinh tế toàn cầu.
Phân hóa nội tình, gia tăng mâu thuẫn
Tại châu Mỹ Latinh, những khó khăn kinh tế và những thất bại trong chính sách của các chính phủ đương nhiệm; tình trạng bất bình đẳng xã hội vẫn còn lớn, ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định chính trị-xã hội. Cùng với đó, nạn tham nhũng, ma túy và tội phạm tràn lan, làm kiệt quệ các nguồn tài nguyên và nghèo hóa một bộ phận dân chúng.
Sự đối kháng giữa lực lượng cánh tả và cánh hữu vẫn sẽ diễn ra quyết liệt. Tình trạng chia rẽ, phân hóa của các nước Mỹ Latin làm suy yếu khả năng giải quyết thách thức của mỗi quốc gia và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.
Sự can thiệp từ bên ngoài khiến tình hình tại khu vực Mỹ Latin thêm căng thẳng, đặc biệt là ở Venezuela. Mỹ quyết tâm lật đổ Tổng thống Maduro, tố cáo Nga thuyết phục ông Maduro đeo bám lấy quyền lực, thậm chí còn đe dọa sử dụng hành động can thiệp quân sự.
Tình hình rất có thể trở thành một cuộc đối đầu vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa quân đội sang Venezuela là khó xảy ra, bởi quan điểm không muốn đưa quân đội ra nước ngoài của Tổng thống D.Trump, khiến an ninh chính trị-xã hội tại đây bất ổn có thể kéo dài.
Cú sốc bất ngờ, lo ngại cho hành tinh xanh
Mới đây, Mỹ đã chính thức thông báo tới Liên Hợp Quốc về việc rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở thành nước duy nhất đứng ngoài thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho Thỏa thuận mang tính lịch sử rơi vào viễn cảnh tồi tệ nhất mà nhân loại phải đối mặt.
Mỹ bắt đầu tiến trình chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris đã gây nên cú sốc đối với toàn thế giới, làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc của dư luận quốc tế về tương lai của “Hành tinh Xanh”. Vấn đề cấp thiết đặt ra là các quốc gia trên thế giới cần nhiều sự lãnh đạo và ý chí chính trị hơn nữa, để đảm bảo rằng Thỏa thuận không rơi vào tình cảnh mất an ninh nghiêm trọng hơn nữa.
Như vậy, năm 2020 được dự báo tiếp tục là một năm cọ xát giữa 2 đại chiến lược “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” và “Trung Quốc soán ngôi số một thế giới năm 2035”, cùng với sự điều chỉnh chiến lược và chính sách của các cường quốc thế giới, khu vực… khiến cho nền an ninh toàn cầu “không mấy tươi sáng” tiếp tục ảm đạm và bấp bênh. Vì thế, giới chuyên gia dự báo, an ninh toàn cầu sẽ diễn biến hết sức phức tạp và sự bất ổn có thể còn kéo dài sang cả năm 2021 là có cơ sở.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32409-du-bao-an-ninh-toan-cau-nam-2020.html

Ngành công nghiệp dầu mỏ chuẩn bị cho

tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông

sau khi Hoa Kỳ ám sát tướng Qassem Soleimani

Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vụ ám sát của Hoa Kỳ đối với một trong những vị tướng hùng mạnh nhất của Iran khiến ngành công nghiệp dầu mỏ chuẩn bị cho một điều mà họ lo sợ và dự đoán từ lâu – cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai đối thủ.
Theo tin từ BLOOMBERG, trong vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh ám sát ông Qassem Soleimani tại phi trường Baghdad, người lãnh đạo lực lượng Quds của Iran, giá dầu thô tăng vọt, các công nhân Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi các cánh đồng ở Iraq và các thương nhân gấp rút chuẩn bị cho mức giá cao hơn. Tình hình căng thẳng gia tăng giữa Iran và Hoa Kỳ gây ra những sự gián đoạn chưa từng có đối với thị trường dầu mỏ, nhưng cho đến nay chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Hồi năm ngoái, Washington đổ lỗi cho Teheran về các cuộc tấn công phá hoại vào các tàu chở dầu cùng một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào nhà máy chế biến dầu thô Abqaiq của Saudi Arabia vào tháng 9. Một cuộc chiến trực tiếp giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Iran trong khu vực sản xuất dầu quan trọng nhất thế giới sẽ có những hậu quả lâu dài hơn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trên Twitter, ngoại trưởng Iran Javad Zarif tố cáo vụ tấn công này là “một hành động khủng bố quốc tế”. Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của đất nước đe dọa sẽ “trả đũa” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nganh-cong-nghiep-dau-mo-chuan-bi-cho-tinh-trang-hon-loan-o-trung-dong-sau-khi-hoa-ky-am-sat-tuong-qassem-soleimani/

Pháp: Dấu hiệu khả nghi

trong một vụ tấn công bằng dao ở ngoại ô Paris

Trọng Nghĩa
Ngày 03/01/2020, một thanh niên bị “rối loạn tâm lý” đã vô cớ dùng dao lao vào tấn công người đi dạo trong một công viên ở thành phố Villejuif, tỉnh Val-de-Marne, sát thủ đô Paris. Kết quả : một người chết và hai người bị thương, trong đó có một người nghiêm trọng. Hung thủ đã bị cảnh sát bắn chết, nhưng động cơ vụ tấn công chưa được rõ.
Theo hãng tin Pháp AFP, vụ tấn công đã xẩy ra khoảng 14 giờ trưa, tại công viên Hautes-Bruyères, thành phố Villejuif, ngoại ô nam Paris, một nơi có nhiều sân thể thao và những khu vườn thường được các gia đình ưa chuộng.
Hung thủ, một thanh niên 22 tuổi, sinh trưởng tại vùng ngoại ô bắc Paris, đã lao vào tấn công một cặp đôi đang đi dạo, đâm chết người đàn ông 56 tuổi, đứng ra hứng dao cho vợ đi cùng, cũng bị thương nặng. Hung thủ đã tấn công tiếp một phụ nữ thứ ba, gây thương tích nhẹ trước khi bị cảnh sát bắn hạ tại thành phố lân cận.
Theo Reuters, gia đình hung thủ đã xác nhận rằng anh ta đang được điều trị về bệnh tâm thần và vài tháng trước đây từng điều trị một thời gian trong bệnh viện tâm thần Sainte-Anne Paris.
Viện công tố Créteil phụ trách điều tra cho biết là hung thủ không hề có tiền án và không nằm trong danh sách những người bị tình nghi đi theo Hồi Giáo cực đoan.
Tuy nhiên, cảnh sát tìm thấy trong công viên một chiếc túi chứa thẻ ngân hàng mang tên hung thủ và “một số tài liệu tôn giáo”, bao gồm một cuốn kinh Coran và nhiều tờ rơi.
Theo công tố viên thành phố Créteil, các chi tiết nói trên gợi lên khả năng hung thủ đã cải sang đạo Hồi. Theo công tố viên Créteil, một nhân chứng đã khai với cảnh sát tại chỗ rằng khi ra tay hành động, kẻ tấn công đã hô khẩu hiệu Hồi Giáo “Allah Akbar”.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200104-phap-tan-cong-bang-dao-o-ngoai-o-paris

Nga lên án vụ Mỹ hạ sát Tư lệnh Iran

Nga lên án cuộc không kích của Mỹ tại Iraq hạ sát tư lệnh Iran hôm 3/1 là một “bước khinh suất” gây rủi ro cho “hòa bình và ổn định khu vực” ở Trung Đông.
Hoa Kỳ hạ sát Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran trong cuộc không kích khi đoàn xe của ông này rời khỏi phi trường chính của Baghdad.
Giới chức Ngũ Giác Đài cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh thực hiện cuộc không kích để ngăn ngừa các cuộc tấn công sắp tới nhắm vào lực lượng Mỹ trong khu vực.
Với việc lãnh đạo Iran thề quyết trả đũa quân sự, Nga lên tiếng rằng “Các hành động như thế không đưa tới…tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp ở Trung Đông. Ngược lại, sẽ dẫn tới vòng leo thang căng thẳng tiếp theo trong vùng,” theo thông cáo đăng trên website Bộ Ngoại giao.
Trong một phát biểu khác, Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng ông Soleimani đã “tận tâm phục vụ và bảo vệ các lợi ích quốc gia của Iran” và ngỏ lời chia buồn tới người dân Iran về cái chết của ông Soleimani.
Điện Kremlin sau đó loan báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận qua điện thoại với người đồng nhiệm phía Pháp Emmanuel Macron về cuộc tấn công của Mỹ và đôi bên nhất trí rằng “hành động này có thể sẽ leo thang căng thẳng nghiêm trọng trong khu vực.”
Phản ứng của Nga cho thấy quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow với Iran.
Ông Soleimani có tên trong một danh sách chế tài du hành của Liên hiệp quốc và bị Mỹ chế tài từ 2005 như là một người ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-l%C3%AAn-%C3%A1n-v%E1%BB%A5-m%E1%BB%B9-h%E1%BA%A1-s%C3%A1t-t%C6%B0-l%E1%BB%87nh-iran/5231505.html

Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran Soleimani

Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran Soleimani, chỉ huy quân đội Iran, và những người khác thiệt mạng trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ hôm thứ Năm.
Soleimani là cha đẻ của các hoạt động ở Trung Đông của Iran và Tehran thề sẽ “trả thù thích đáng”.
Đoàn đưa tang ở Iraq đánh dấu sự khởi đầu của những ngày để tang cho tướng Soleimani.
Thi thể của ông sẽ được đưa về Iran để tổ chức tang lễ riêng và rồi sẽ chôn cất tại quê nhà.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hứa với người nhà của gia đình chỉ huy đã chết rằng người Mỹ sẽ “cảm nhận được tác động” của “hành động tội phạm … trong nhiều năm tới”.
Đám đông ở Baghdad cũng có mặt để đưa tang cái chết của Abu Mahdi al-Muhandis, người Iraq chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn và lãnh đạo một lực lượng dân quân ở Iraq liên kết với Iran.
Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng tướng Iran Qasem Soleimani “đáng ra phải bị giết từ lâu rồi”.
Theo ông Trump, tướng Soleimani “chịu trách nhiệm trong các vụ giết và làm bị thương hàng nghìn người Mỹ”.
Đây là lời giải thích trực tiếp nhất từ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vì sao ông ra lệnh giết tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Iran.
Ông Soleimani đã bị quân đội Mỹ giết chết ở Iraq trong một cuộc không kích.
Chuẩn tướng Esmail Qaani, 63 tuổi được bổ nhiệm thay vào vị trí của ông Soleimani, người mang hàm thiếu tướng (2 sao).
Lầu Năm Góc xác nhận ông này “bị giết theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống” Donald Trump.
Qasem Soleimani là ai?
Từ năm 1998, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran – một đơn vị tinh nhuệ trong Vệ binh Cách mạng của Iran, chuyên điều hành các hoạt động bí mật ở nước ngoài.
Ở vị trí này, Thiếu tướng Soleimani đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ do Iran hậu thuẫn của Bashar al-Assad trong cuộc Nội chiến Syria, và trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.
Thiếu tướng Soleimani là một nhân vật có vai trò quan trọng trong chế độ Iran. Lực lượng đặc nhiệm Quds của ông nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Một số nhà quan sát cho rằng vì thế, ông Soleimani là người có thực quyền số hai trong bộ máy chính trị Iran.
Ông Soleimani trở nên nổi tiếng ở Iran nhờ quãng thời gian chiến đấu trong cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980-1988.Việc Mỹ không kích tiêu diệt tướng Iran được xem là có nguy cơ đẩy toàn bộ khu vực vào khủng hoảng và xung đột.
Cuộc không kích mới?
Theo AFP, truyền hình quốc gia Iraq đưa tin có thêm một cuộc không kích nữa vào nước này chỉ 24 giờ sau vụ thứ nhất khiến tướng Qasem Soleimani thiệt mạng.
Vụ không kích mới được cho là nhắm vào lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ủng hộ Iran ở Iraq, vào đầu giờ sáng thứ Bảy 4/1.
Tướng Soleimani ‘đi đêm nhiều’ đến ngày gặp nạn
Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết
Căng thẳng Iran – Mỹ có vượt quá kiểm soát?
Một nguồn tin từ quân đội Iraq cho hãng tin Reuters hay vụ không kích mới xảy ra trên đường Taji, phía bắc thủ đô, làm sáu người chết, ba người bị thương nặng.
Nguồn này không nói ai chịu trách nhiệm vụ tấn công nhưng truyền hình nhà nước Iraq đưa tin đó là không kích của Mỹ.
Tuy nhiên Washington chưa xác nhận thông tin này.
Trump: Giết tướng Iran để “chấm dứt chiến tranh”
Tổng thống Donald Trump nói việc Mỹ giết tướng Qasem Soleimani của Iran trong vụ không kích đầu tiên hôm thứ Sáu 3/1 là để “chấm dứt, chứ không phải bắt đầu, chiến tranh.”
Ông Trump nói rằng “triều đại khủng bố của Soleimani đã kết thúc” sau cuộc không kích tại sân bay Baghdad ở Iraq.
Tướng Soleimani từng lãnh đạo các hoạt động của Iran ở Trung Đông với tư cách là chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds.
‘Nguy cơ khủng hoảng khu vực’
Nhưng Tehran thì nhìn nhận việc Mỹ tiêu diệt Tướng Soleimani là một hành động chiến tranh, có nguy cơ gây khủng hoảng trong khu vực, theo Reuters.
Bằng cách ra lệnh tấn công tiêu diệt tướng Qasem Soleimani – chỉ huy lực lượng quân đội ở nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Iran, Tổng thống Donald Trump đã đưa Hoa Kỳ và các đồng minh vào cuộc đối đầu với Iran và các lực lượng phòng vệ trong khu vực, bài trên Reuters hôm 4/1 viết.
Giới lãnh đạo Iran có thể chỉ đang chờ thời điểm.
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng đây là cú đánh vào uy tín của Iran. Cộng với cam kết cá nhân của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamanei với ông Soleimani và chiến dịch của ông này rằng sẽ tạo ra một trục quyền lực bán quân sự trên khắp vùng Levant và Vùng Vịnh, có nghĩa Iran sẽ có những cuộc trả thù chết chóc.
Việc này có nguy cơ đẩy Iran vào xung đột trực tiếp với Mỹ, và có thể nhấn chìm toàn bộ khu vực.
Iran đã thề “trả thù” kẻ nào chịu trách nhiệm trong vụ tấn công này.
Đáp lại, Mỹ cho hay vừa gửi thêm 3.000 quân tới Trung Đông.
Phản ứng của Iraq
Quốc hội Iraq sẽ nhóm họp khẩn cấp vào Chủ Nhật 5/1, theo Reuters.
Thủ tướng Adel Abdul Mahdi coi cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ là “sự vi phạm trơ trẽn chủ quyền của Iraq và một cuộc tấn công trắng trợn vào nhân phẩm quốc gia”.
Lãnh đạo dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis cũng thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ. Ông Abu Mahdi al-Muhandis chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn, bị Washington đổ lỗi trong vụ tấn công bằng tên lửa giết chết một người Mỹ ở miền bắc Iraq vào thứ Sáu tuần trước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cảnh báo người Mỹ ở Iraq rời nước này “ngay lập tức”.
Iran sẽ đáp trả thế nào?
Iran đã cho ví dụ về việc họ sẽ đáp trả như thế nào, theo Reuters.
Sau khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Hoa Kỳ và các cường quốc khác vào năm 2015, Vệ binh Cách mạng Iran và các đồng minh đã nâng cấp từ các cuộc tấn công hạn chế vào các tàu chở dầu ở Vùng Vịnh đến tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các cơ sở khai thác dầu của Saudi.
Các nhà phân tích nay nhìn nhận rằng khả năng Iran đáp trả Mỹ bằng nhiều hình thức là chắc chắn.
Việc giết tướng Soleimani đã khiến các nhóm Hồi giáo dòng Shi’ite của Iraq đoàn kết lại trong nỗ lực buộc Mỹ rời khỏi Iraq.
Một quan chức cấp cao trong liên minh quân sự khu vực do Iran lãnh đạo nói: “Khi người Mỹ đưa ra quyết định có chủ ý này để tiêu diệt tướng Soleimani, có nghĩa là họ đã quyết định chiến tranh.”
“Sẽ không có hành động trả thù tức thời,” Mohanad Hage Ali, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Trung Đông ở Beirut nói với Reuters. “Thậm chí ngay cả trong tình huống như thế này, họ sẽ rất lạnh lùng. Họ sẽ cân nhắc các khả năng và sẽ phản ứng. Sẽ cần thời gian nhưng mọi khả năng đã được đặt lên bàn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50991168

Tướng Soleimani ‘thoát hiểm nhiều’

để rồi trúng hỏa tiễn Mỹ

Tướng hai sao của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, ông Qasem Soleimani từng vài lần thoát chết trong 20 năm qua để rồi bị trúng hỏa tiễn do Tổng thống Donald Trump ra lệnh bắn hôm 03/01/2020 ở Iraq.
Bản quyền hình ảnhANADOLU AGENCYImage captionÔng Soleimani (không quấn khăn, thứ nhì từ bìa phải) trong lễ Ashura hồi năm 2019 do Giáo chủ Ali Khamenei (bên trái, đeo kính) chủ trì
Sinh năm 1957 trong gia đình nghèo khó ở tỉnh Kerman, miền Nam Iran, ông từng thích tập tạ và nghe giảng kinh sách đạo Hồi.
Vào quân đội năm 1979, chỉ sau sáu tuần huấn luyện Qasem Soleimani đã bị đưa ra trận.
Cuộc chiến đẫm máu Iran – Iraq, với Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Iraq, là thời gian Soleimani được thử lửa.
Iran tái khởi động làm giàu uranium tại cơ sở dưới lòng đất
Sứ quán Mỹ ở Baghdad bị người biểu tình tấn công
Thành tích hoạt động ngoại tuyến (ngoài biên giới) đã khiến ông được phong anh hùng.
Từ 1998, ông làm tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds, xây dựng các cơ sở thân Iran tại Lebanon (nhóm vũ trang Hezbollah), Syria và dân quân đồng đạo Shia với Iran ở nước láng giềng Iraq.
Vì sao Mỹ và Iran là ‘kẻ thù truyền kiếp’?
Hoạt động tại Iraq và Syria
Nhưng vai trò của Soleimani chỉ thực sự nổi bật từ 2005.
Sau khi chính phủ Iraq được thành lập trở lại, các phe phái của cựu thủ tướng Ihrahim al-Jaafari và Nouri al-Maliki ngày càng trở nên có uy thế.
Họ đưa tổ chức Hồi giáo Shia Badr, thân Iran, trở thành lực lượng chính trị bán vũ trang lớn, kiểm soát cả bộ nội vụ và giao thông Iraq.
Soleimani đóng vai trò hỗ trợ tổ chức Badr huấn luyện nhân sự.
Năm 2011, ông ra lệnh cho các nhóm này sang Syria để hỗ trợ tổng thống Bashar al-Assad trong nội chiến.
Được mệnh danh là ‘kiến trúc sư’ của chiến lược giúp ông Assad, Soleimani đã trực tiếp chỉ huy nhiều cuộc hành quân.
Trong cuộc chiến chống nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS), một số đơn vị của Mặt trận Hashd al-Shaabi chống IS là do ông Soleimani chỉ huy.
Nhưng ông Soleimani có vẻ đã đi xa hơn nhiều công việc của một chỉ huy tình báo, quân sự bình thường.
Ông Jack Straw, bộ trưởng ngoại giao Anh 2001 – 2006, người đã thăm Iran nhiều lần, tin rằng Soleimani “trên thực tế đã điều khiển một chính sách ngoại giao khu vực” cho Iran, thông qua các tổ chức ngoại vi.
Cũng có ý kiến nói ông Soleimani còn nắm trong tay cả một mạng lưới kinh doanh và tài chính khổng lồ, trải rộng khắp Trung Đông.
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionSoleimani ban đầu chỉ hoạt động bí mật nhưng sau ngày càng xuất hiện nhiều trước công chúng như ‘người hùng’ của nhân dân và chế độ Iran Bản quyền hình ảnhAFPImage captionSoleimani (trái) với TT Syria Bashar al-Assad (giữa) và TT Iran Hassan Rouhani ở Tehran
Nhưng các hoạt động chống lại quyền lợi của nhiều phe phái gồm cả Hoa Kỳ, Israel cùng các nước Ả Rập thù địch với Iran khiến Soleimani trở thành mục tiêu.
         Năm 2006, có nguồn tin đồn nói ông bị giết trong vụ tai nạn phi cơ ở Tây Iran, làm chết các sĩ quan nước này.
         Năm 2012, có vụ đánh bom ở Damascus giết chết một số cố vấn cao cấp cho Tổng thống Assad, nhưng ông Soleimani không làm sao.
         Tháng 11/2015, lại có tin Soleimani “đã chết” hoặc bị thương nặng khi dẫn quân đánh vào Aleppo, Syria.
         Tháng 8/2019, Israel công khai nói cần “nhổ rễ” ông Soleimani.
         Israel đã xác nhận oanh kích các đơn vị Quds ở Syria vì họ “dùng drone sát nhân”.
         Mới tháng 10 vừa qua, trong một động thái khác thường, Iran tiết lộ đã “phá được âm mưu” nhằm ám sát tướng Soleimani của “Israel và các cơ quan tình báo Ả Rập”.
Cuối cùng thì hỏa tiễn Hoa Kỳ đã giết chết ông Soleimani.
Vụ việc ngay lập tức đẩy giá dầu thô đầu năm lên cao, và đặt ra nhiều câu hỏi về căng thẳng trong vùng.
Theo nhà phân tích Jonathan Marcus của BBC News, vụ oanh kích tại sân bay Baghdad, giết chết ông Soleimani và chín người khác, “thể hiện khả năng của tình báo Mỹ”.
Nhưng thật khó tin là Iran sẽ không đáp trả mạnh mẽ, cho dù có thể chưa phải là ngay lập tức, ông Marcus viết trên trang BBC News.
Vẫn theo ông Marcus “sẽ không có Thế chiến III nổ ra” nhưng:
“Năm nghìn quân Mỹ ở Iraq là mục tiêu chắc chắn, và ngoài ra là các mục tiêu dân sự khác có thể sẽ bị Iran hoặc các nhóm thân hữu tấn công. Căng thẳng vùng Vịnh sẽ lên cao. Trước mắt là giá dầu bị tăng.”
Chuẩn tướng (một sao) Esmail Qaani, 63 tuổi được bổ nhiệm thay vào vị trí của ông Soleimani, người mang hàm thiếu tướng (2 sao).
Trách nhiệm của ông Qaani hẳn sẽ rất nặng nề vì Quds hoạt động nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của ông Soleimani và nay cả lực lượng này bị Hoa Kỳ coi là kẻ thù.
Ông Qaani được biết đến như người công khai coi thường Hoa Kỳ và từng nói năm 2018 rằng chính phủ Mỹ “tạo ra vụ 9/11 để gây ra hỗn loạn ở Trung Đông”.
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionNgười biểu tình đòi đóng cửa sứ quán Mỹ ở Baghdad. Hoa Kỳ cho rằng Iran và cá nhân ông Soleimani phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống người Mỹ ở Iraq Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionLiệu Iran có tấn công quân Mỹ đóng ở Iraq?
Hiện có câu hỏi là cuộc oanh kích của Hoa Kỳ có “hợp pháp” hay không.
Quan điểm của Mỹ nói Quds là “tổ chức khủng bố” nên trở thành mục tiêu quân sự chính đáng, cần phải loại bỏ.
Tổng thống Trump được gì?
Trong năm tranh cử ở Hoa Kỳ, căng thẳng gia tăng với Iran là một nhân tố quan trọng.
Vẫn theo ông Marcus, đây là dịp để Tổng thống Trump chứng tỏ cho Iran thấy tình báo Hoa Kỳ có khả năng ra tay chính xác ở tầm xa.
Iran sẽ phải tính đến chuyện ứng phó ra sao mà không thể bỏ qua yếu tố này.
Trong năm tranh cử 2020, quan ngại chính của Tổng thống Trump là làm sao tránh thương vong, tổn thất nhân sự của người Mỹ trong khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50987543

Bagdad tổ chức lễ tang tướng Iran Soleimani,

Teheran dọa trả thù Mỹ

Trọng Nghĩa
Ngày 04/01/2020, chính quyền Irak đã tổ chức tang lễ cho viên tướng Iran Qassem Soleimani vừa bị thiệt mạng trong một vụ không kích của Quân Đội Mỹ ngày 03/01, gần sân bay Bagdad. Một đám đông hàng ngàn người đã tuần hành theo xe tang tại thủ đô Irak, hô vang những khẩu hiệu đòi tiêu diệt nước Mỹ.
Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, những người để tang, đa số trong quân phục dã chiến màu đen, mang theo cờ Irak cũng như cờ của các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn và rất trung thành với tướng Soleimani. Những người này cũng để tang ông Abu Mahdi al-Muhandis, một chỉ huy dân quân cấp cao của Irak đã thiệt mạng trong cùng cuộc tấn công của Mỹ.
Tham gia lễ tang có hầu hết các lãnh đạo quan trọng tại Irak, từ thủ tướng từ nhiệm Adel Abdul-Mahdi, cựu thủ tướng Nouri al-Maliki, lãnh tụ phe nghị sĩ thân Iran tại Nghị Viện Irak Hadi al-Ameri, và lãnh đạo nhiều nhóm theo hệ phái Hồi Giáo Shia thân Iran. Thậm chí, một phiên họp của Quốc Hội Irak cũng bị dời qua Chủ Nhật 05/01 để các dân biểu có thể đi dự tang lễ viên tướng Iran.
Sau nghi thức tại thủ đô Irak, chiều tối 04/01, quan tài của tướng Soleimani sẽ được đưa về Iran, nơi chính quyền đã quyết định ba ngày quốc tang. Lễ tang sẽ kết thúc vào thứ Ba 07/01 tại thành phố Kerman, quê hương của nhân vật này ở miền trung Iran.
Iran dọa Mỹ sẽ phải trả nợ máu
Tại Iran, phản ứng giận dữ sau khi viên tướng đầy uy tín của họ bị Mỹ tiêu diệt vẫn không ngừng gia tăng, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến toàn diện. Các lãnh đạo Iran đã đồng thanh lên tiếng khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả nợ máu.
Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi từ Teheran tường trình:
“Hoa Kỳ đã có hành động quân sự chống lại Iran và phản ứng của chúng tôi chắc chắn sẽ là quân sự”. Ông Majid Takhte Ravanchi, đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên. Tuy nhiên, nhân vật này không nói rõ là phản ứng cụ thể là gì.
Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao, tập hợp các lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Iran, đã ra một tuyên bố cho biết rằng phản ứng của Iran sẽ là một phản ứng gay gắt và Washington sẽ phải gánh chịu hậu quả về hành động của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran nói rằng lãnh tụ tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamenei, vốn đã gợi lên một sự trả thù khủng khiếp nhắm vào Mỹ, là người không bao giờ đưa ra một lời đe dọa vu vơ.
Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif nói nguyên văn như sau : “Khi Ayatollah Khamenei nói rằng phản ứng sẽ rất khủng khiếp thì thực tế sẽ rất khủng khiếp”.
Lãnh đạo số hai của lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran đã khẳng định rằng tướng Qassem Soleimani đã bị giết trong một cuộc tấn công của Mỹ khi ông từ Syria qua Irak theo lời mời của chính quyền Bagdad để thảo luận với các quan chức Irak.
Iran đang chuẩn bị tổ chức tang lễ trọng thể cho tướng Soleimani, vào ngày 05/01 tại thành phố thánh Machhad, sau đó là lễ chính thức vào thứ Hai 06/01 tại Teheran với sự hiện diện của lãnh tụ Hồi Giáo Tối Cao Iran và các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200104-bagdad-to-chuc-le-tang-tuong-iran-soleimani-teheran-doa-tra-thu-my

Camera an ninh cho thấy ông Carlos Ghosn

rời khỏi nhà ở Tokyo một mình trước khi trốn thoát

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Sáu (3/1), đài truyền hình công cộng NHK cho biết một camera giám sát quay cảnh cựu chủ tịch của Nissan Motor, ông Carlos Ghosn, rời khỏi nơi cư trú ở Tokyo một mình ngay trước khi ông bất ngờ trốn khỏi Nhật Bản.
Đài NHK cho biết cảnh quay an ninh này được ghi nhận bởi một camera được lắp đặt tại nhà của ông ở trung tâm Tokyo vào khoảng trưa Chủ nhật, và camera không cho thấy cảnh ông trở về nhà. Ông Ghosn trở thành một kẻ chạy trốn quốc tế sau khi ông tiết lộ vào hôm thứ ba rằng ông trốn sang Lebanon để trốn thoát hệ thống tư pháp “gian lận” ở Nhật Bản, nơi ông phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến các tội danh về tài chính. NHK cho biết cảnh sát nghi ngờ ông Ghosn có thể rời khỏi nhà để gặp ai đó trước khi đến phi trường.
Theo các điều khoản thế chân tại ngoại, ông Ghosn được yêu cầu phải lắp đặt camera an ninh ở lối vào nhà. Lebanon nhận được lệnh bắt giữ của Interpol dành cho ông Ghosn vào hôm thứ Năm, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ mở một cuộc điều tra về việc ông trốn khỏi Nhật Bản, thông qua Istanbul. Một số cơ quan truyền thông Lebanon cho rằng ông Ghosn được đóng trong một thùng gỗ để đựng nhạc cụ sau một buổi hòa nhạc riêng trong nhà, nhưng vợ ông gọi lời giải thích này là “hoang đường”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/camera-an-ninh-cho-thay-ong-carlos-ghosn-roi-khoi-nha-o-tokyo-mot-minh-truoc-khi-tron-thoat/

Triều Tiên sắp ra mắt vũ khí chiến lược mới

Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển chương trình hạt nhân và sắp ra mắt “vũ khí chiến lược mới”.
Hãng thông tấn KCNA hôm qua dẫn lời lãnh đạo Kim tuyên bố nước này sẽ khôi phục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa và bom hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh không còn có bất kỳ “lệnh cấm tự áp đặt” nào có thể ràng buộc Triều Tiên phải ngừng hoạt động này.
Ông Kim chỉ trích Mỹ đưa ra “yêu sách giống như xã hội đen”, duy trì “chính sách thù địch”, chẳng hạn duy trì tập trận chung với Hàn Quốc, sử dụng vũ khí tiên tiến và áp đặt các lệnh cấm vận. Ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẽ tiếp tục củng cố năng lực răn đe hạt nhân với “phạm vi và mức độ” tương ứng thái độ của Mỹ.
“Thế giới sẽ chứng kiến vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên trong tương lai gần”, lãnh đạo Kim nói và lưu ý Bình Nhưỡng vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Washington.
Tuyên bố được đưa ra sau khi ông Kim chủ trì Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương khóa 7 đảng Lao động Triều Tiên (ngày 28 – 31.12). Đáng chú ý là KCNA chỉ tập trung vào nội dung hội nghị và không đưa tin về việc ông Kim phát biểu mừng năm mới như thường lệ.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết nếu Triều Tiên từ bỏ các cam kết phi hạt nhân hóa mà ông đã đưa ra với Tổng thống Mỹ Donald Trump, thì điều đó “thật đáng thất vọng”.
“Chúng tôi hy vọng Chủ tịch Kim sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, chọn hòa bình, thịnh vượng chứ không phải là xung đột và chiến tranh. Mỹ muốn hòa bình, không phải đối đầu”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói.
Trong buổi họp báo cùng ngày, Tổng thống Trump khẳng định ông có mối quan hệ tốt đẹp với ông Kim và tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên là “một người giữ lời”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32405-trieu-tien-sap-ra-mat-vu-khi-chien-luoc-moi.html

Lãnh đạo Đài Loan từ chối

đề nghị thống nhất của TQ theo mô hình Hong Kong

Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, cũng tuyên bố trong một bài phát biểu năm mới rằng, để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh tăng áp lực.
Nỗi sợ hãi với sự cai trị của Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trong chiến dịch tranh cử của bà Thái, và ngày càng được củng cố bởi cáccuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã diễn ra trong nhiều tháng qua.
Bà Thái nhấn mạnh rằng, người dân Hong Kong đã cho thấy rằng, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” chắc chắn không khả thi.
Tình hình Hong Kong ngày càng xấu đi. Và niềm tin vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã bị suy giảm bởi sự lạm quyền của chính quyền – bà Thái nói.
Hong Kong đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, do phẫn nộ lan rộng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Hong Kong, bất chấp những lời hứa duy trì sự tự trị của hòn đảo nguyên là thuộc địa cũ này của Anh.
Hôm 31/12, Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập, nhằm chống lại các ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc, khiến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh gia tăng.
Bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rawngfm luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà đang thúc đẩy việc hòn đảo này có nền độc lập chính thức. Bắc Kinh đe doạ sẽ có chiến tranh nếu bất kỳ động thái nào như vậy diễn ra.
Bà Thái nhắc lại rằng bà sẽ không đơn phương thay đổi hiện trạng với Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32423-lanh-dao-dai-loan-tu-choi-de-nghi-thong-nhat-cua-tq-theo-mo-hinh-hong-kong.html

Đài Loan trong chiến lược ‘thoát Trung’

Viện Lập pháp Đài Loan đã thông qua dự luật chống xâm nhập nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục, chỉ chưa đầy 2 tuần trước khi vùng lãnh thổ này tiến hành bầu lãnh đạo mới.
Đạo luật chống xâm nhập, lần đầu được đảng Dân tiến cầm quyền của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đề xuất hồi tháng 11.2019, nhằm ngăn chặn các hoạt động tài trợ của Bắc Kinh tại Đài Loan, như quyên tiền cho các đảng phái chính trị, vận động hành lang, can thiệp bầu cử. Những ai vi phạm sẽ lãnh mức án tối đa là 7 năm tù. Luật sẽ có hiệu lực sau khi bà Thái ký ban hành trong tháng này.
Dự luật được thông qua là một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều năm nay để chống lại cái mà Đài Loan coi là tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục lên chính trường vùng lãnh thổ này, thông qua việc chi tiền cho các chính trị gia, giới truyền thông và các phương thức ngầm khác.
Động thái trên có thể sẽ làm xấu thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh đã tăng cường gây áp lực về mặt quân sự lẫn ngoại giao đối với Đài Loan kể từ khi bà Thái lên nắm quyền năm 2016. Khi đó, chính quyền của bà Thái từ chối thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Bà Thái cũng mô tả các cuộc bầu cử là cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ của Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ đang chờ thống nhất, thậm chí dùng vũ lực nếu cần thiết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32406-dai-loan-trong-chien-luoc-thoat-trung.html

Biểu tình ở Hong Kong: Trung Quốc sa thải đặc phái viên

Trung Quốc đã sa thải quan chức phụ trách quan hệ với Hong Kong, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Vương Chí Dân là giám đốc văn phòng liên lạc của Bắc Kinh với Hong Kong.
Tân Hoa Xã cho biết ông Vương Chí Dân đã được thay thế bởi ông Lạc Huệ Ninh, Bí thư Đảng Cộng sản tỉnh Sơn Tây miền bắc Trung Quốc.
Quyết định sa thải được đưa ra sau sáu tháng biểu tình đòi dân chủ thường có bạo lực ở Hong Kong vốn là phép thử cho sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với các quan chức hàng đầu tại đây.
Carrie Lam, đặc khu trưởng Hong Kong, vẫn giữ chức vụ với sự hỗ trợ công khai cho ghế lãnh đạo từ đại lục, mặc dù là tác giả của một dự luật được đề xuất ban đầu gây ra tình trạng bất ổn vào tháng Ba năm 2019.
Dự luật đề xuất việc dẫn độ các nghi phạm hình sự từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục, làm dấy lên lo ngại rằng luật mới sẽ bị lạm dụng để giam giữ những người bất đồng chính kiến và đưa họ ra khỏi Hong Kong.
Biểu tình Hong Kong: Đụng độ đêm Giáng sinh
TQ ‘chống nước ngoài’ can thiệp vào Hong Kong
Những người biểu tình ở Hong Kong đã chào đón thập kỷ mới vào thứ Tư với một cuộc biểu tình vào ngày đầu năm mới, trong đó có hàng chục ngàn người tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ.
Đa phần cuộc tuần hành là hòa bình mặc dù cũng đã xảy ra một số vụ bạo động nhỏ lẻ.
Cảnh sát đã dùng vòi rồng để giải tán khu chợ Mong Kok và bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.
Khoảng 40 nghị sĩ và chức sắc từ 18 quốc gia đã gửi thư ngỏ tới bà Carrie Lam vào đêm giao thừa, kêu gọi bà “tìm cách thực tế nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách giải quyết những bất bình của người dân Hong Kong”.
Hong Kong là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, khi nó được trả lại cho Trung Quốc kiểm soát theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống”. Mặc dù về kỹ thuật là một phần của Trung Quốc, lãnh thổ này có hệ thống luật pháp và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.
Người biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ vào ngày đầu Năm mới tại Hong Kong
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50993608

Úc kêu gọi người dân di tản khi nhiều đám cháy

được dự kiến sẽ bùng phát vào cuối tuần

Tin từ BATEMANS BAY, Úc/SYDNEY – Vào hôm thứ Sáu (3/1), các nhà chức trách kêu gọi người dân Úc di tản khỏi nhiều khu vực của các tiểu bang miền đông Victoria và New South Wales để thoát khỏi những đám cháy mà họ sợ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát vào cuối tuần này.
Trong một dấu hiệu về các điều kiện siêu nóng được dự kiến, một số đám cháy vượt khỏi tầm kiểm soát ở Nam Úc khi nhiệt độ lên tới 40 độ C (104 F) trên hầu hết các tiểu bang và gió mạnh thổi bùng các ngọn lửa. Victoria tuyên bố tình trạng thảm họa trên khắp các khu vực có khoảng 100,000 người cư trú, với các nhà chức trách kêu gọi người dân di tản trước khi tình hình được dự kiến sẽ trầm trọng hơn vào hôm thứ Bảy (4/1).
Vào giai đoạn cao điểm của kỳ nghỉ hè, các nhà chức trách khuyên hàng chục ngàn khách du lịch và người dân rời khỏi các công viên quốc gia và khu du lịch ở bờ biển phía nam New South Wales, nơi một tình trạng khẩn cấp kéo dài một tuần được tuyên bố.
Một trường hợp tử vong được xác nhận vào hôm thứ Sáu nâng tổng số người thiệt mạng tại tiểu bang trong tuần này lên 8. Hai người thiệt mạng ở Victoria và 28 người chưa được thống kê.
Tại Victoria, các tàu hải quân Choules và Sycamore bắt đầu di tản khoảng một phần tư trong số 4,000 người mắc kẹt trên một bãi biển ở thị trấn Mallacoota bị cô lập. Với những con đường bị chặn, giao thông đường biển và chuyên chở bằng máy bay là cách duy nhất để ra khỏi thị trấn bị hỏa hoạn, dù khói bụi ngăn chặn các chuyến bay vào hôm thứ Sáu (3/1). (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uc-keu-goi-nguoi-dan-di-tan-khi-nhieu-dam-chay-duoc-du-kien-se-bung-phat-vao-cuoi-tuan/

Cháy rừng: Úc ban hành tình trạng khẩn cấp

ở ba bang, người dân sơ tán

Miền đông nam nước Úc phải đối mặt với tình trạng cháy rừng nghiêm trọng vào cuối tuần này với nhiệt độ hơn 40°C và gió lớn. Hơn 100.000 người được lệnh sơ tán tại ba bang (New South Wales, Australian Capital Territory, Victoria) trong đó có vài chục nghìn người đã rời khỏi nhà ngày 04/01/2020.
Thủ tướng Úc Scott Morrison, bị chỉ trích vì cách quản lý khủng hoảng, đã kêu gọi triển khai hơn 3.000 quân nhân dự bị. Đây là lực lượng chưa từng có được huy động để « cho phép có thêm nhiều người hơn trên thực địa, thêm nhiều máy bay trên trời, thêm nhiều tầu ngoài khơi », theo phát biểu của ông Morrison.
Thị trấn Nowra trong không khí « ngày tận thế »
Bất chấp tình trạng khẩn cấp được ban hành và lời kêu gọi sơ tán của chính quyền địa phương, nhiều người dân vẫn quyết định ở lại nhà, như tại thị trấn Nowra, theo tường thuật của đặc phái viên RFI Muriel Paradon :
« Bầu không khí như ngày tận thế ngự trị ở Nowra, một thị trấn nhỏ cách Sydney khoảng 150 km. Đường phố vắng tanh, chỉ có siêu thị là đông người. Những người quyết định ở lại bất chấp hỏa hoạn tranh thủ đi chợ để tích trữ nhu yếu phẩm, chủ yếu là mua nước.
Nhiều người khác tập trung phía trên cao thành phố, bàng hoàng nhìn ngọn lửa tiến dần. Một cột khói dầy đặc, mầu vàng cam, bốc lên trên con sông Nowra và những ngọn đồi quanh đó. Quang cảnh đẹp thường thấy ở đây, hôm nay đượm vẻ địa ngục. Một số người đã phải khẩn cấp rời khỏi nhà, tạm lánh ở nhà người thân, hoặc lên đây, phía đồi cao của thành phố, nơi đã có vài người dựng lều tạm trú.
Một cặp vợ chồng cao tuổi phải rời nhà họ sáng nay, định ngủ đêm ở đây. Hai xe ô tô của họ chất đầy lương thực, chăn màn và một tủ lạnh để cầm cự.
Người dân, đặc biệt là những người sống lâu năm ở thị trấn, đều nói rằng họ đã quen với cháy rừng, nhưng năm nay, tình hình chưa bao giờ đáng lo ngại như vậy do tình trạng hạn hán nghiêm trọng ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200104-uc-hang-chuc-nghin-nguoi-so-tan-vi-chay-rung-lan-rong-o-dong-nam

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.