Tin Việt Nam – 20/11/2019
Wednesday, November 20, 2019
7:52:00 PM
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam
làm thịt động vật trong sách đỏ đãi khách Trung Cộng
Tin Saigon.- Ngày 19 tháng 11 năm 2019, trang facebook Tôi yêu động vật cho biết, trong buổi lễ bế mạc Festival Bonsai và Suiseki Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 15, được tổ chức ở khu du lịch Văn hoá- Du lịch Suối Tiên, tại Sài Gòn do ban tổ chức Hội Sinh vật Cảnh Việt Nam thực hiện đã xuất hiện bữa tiệc có thịt con tê tê.Festival Bonsai và Suiseki Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 15 được bắt đầu từ ngày 15, bế mạc ngày 18 tháng 11. Trong lễ bế mạc, một vị khách người Trung Cộng có tên facebook là Yong Yap Chong đã chụp hình con tê tê đã được chế biến, bày trên bàn ăn, sau đó đăng trên trang facebook của mình kèm theo dòng chữ “Hô hô, đồ ăn ở Việt Nam rất ngon”.
Chủ facebook Tôi yêu động vật thắc mắc, không biết những con tê tê trong bữa ăn được thu mua ở đâu? Nó được chế biến, và bán ngang nhiên như thế mà nhà chức trách không hề biết. Tê tê là loại đồng vật nằm trong danh sách đỏ được bảo vệ ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Facebook Tôi yêu động vật đã kêu gọi cộng đồng mạng chia sẻ thông tin, đồng thời gửi email, tin nhắn đến ban tổ chức lễ bế mạc là Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, và khu du lịch Văn hoá Suối Tiên.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hoi-sinh-vat-canh-viet-nam-lam-thit-dong-vat-trong-sach-do-dai-khach-trung-cong/
Vụ 39 người chết:
Có nỗ lực quyên tiền giúp gia đình nạn nhân
Tập đoàn Vingroup vừa xác nhận với BBC News Tiếng Việt về khoản tiền 780 triệu đồng (33.570 USD) hỗ trợ gia đình 39 người tử nạn trong xe tải ở Essex, Anh Quốc.Đại diện truyền thông của tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam vào hôm 20/11 cho biết rằng “Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup, thông qua Đài tiếng nói Việt Nam, đã gửi ủng hộ mỗi gia đình có nạn nhân tử nạn 20 triệu đồng”.
Trong khi đó xuất hiện một vài nhóm cá nhân tuyên bố họ đang quyên góp trực tuyến để hỗ trợ các gia đình lo hậu sự cho người thân.
Quyên góp trên mạng
Alexandra Thanh Mai Herbert (Sasha Mai), đại diện một nhóm gây quĩ qua trang gofundme, nói với BBC News Tiếng Việt số tiền nhóm này nhận được cho tới nay từ khoảng 400 người là hơn 15.000 USD.
“Mục tiêu của nhóm chúng tôi là kêu gọi quyên góp 40.000 USD để hỗ trợ cho 39 gia đình, mỗi nhà 1.000 USD, và số tiền còn lại trả phí dịch vụ 2.9% cho trang gofundme.
“Chúng tôi cũng liên lạc với những nhóm khác mà hiện cũng đang quyên tiền ủng hộ gia đình các nạn nhân để phối hợp và chia sẻ thông tin,” Sasha Mai, người mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Việt và đã làm việc nhiều năm tại Việt Nam, chia sẻ.
“Chúng tôi hết sức ngạc nhiên nhận được sự cảm thông và quyên góp của mọi người trên toàn cầu và nhiều người tôi nói chuyện khi tôi đang có mặt tại Trung Quốc trong chuyến công tác tuần này đều hết sức cảm thông với cảnh ngộ của các gia đình nạn nhân.
“Chúng tôi thấy cả người ủng hộ trên trang gây quĩ của chúng tôi có tên Trung Quốc nhưng không chắc họ là từ đại lục hay không, cũng có nhiều người muốn ẩn danh khi đóng góp,” Sasha Mai, giám đốc vùng cho một công ty hoá chất tại Tp HCM, nói thêm.
Được biết nhóm của cô đã và đang làm việc với Đoàn Thanh niên tỉnh Nghệ An với dự định mà nhóm này mô tả là muốn gặp trực tiếp các gia đình tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
“Sau đó chúng tôi sẽ tới các gia đỉnh ở Quảng Bình, Huế, Hải Dương và Hải Phòng. Về lâu dài, tức là sau chiến dịch quyên góp này, chúng tôi hy vọng sẽ tổ chức được chương trình giáo dục cho giới trẻ tại khu vực miền trung nhằm giải quyết vấn đề gốc rễ của thực trạng bị nhận thông tin sai lệch để dẫn đến những việc không may mắn,” Sasha Mai chia sẻ.
Vào hôm 20/11, báo Thanh Niên đưa tin “Bộ Ngoại giao vừa gửi thông báo đến các địa phương có người tử vong tại Anh về việc giải quyết đưa thi hài 39 nạn nhân về nước”.
Vụ 39 tử thi: Hai mức phí đưa thân nhân về nước
Nghị sĩ Anh: Vụ 39 người chết là ‘hồi chuông thức tỉnh’
Nén hương cho 39 người ở Grays
Nhiều gia đình Hà Tĩnh ‘rút đơn xin nhận tro cốt’
Bàn tròn BBC: Di dân lậu vào Anh – trải nghiệm và những lời cảnh báo
Giám đốc Sở Ngoại vụ Nghệ An Nguyễn Hải Dương được dẫn lời cho biết cơ quan này đã phối hợp với các địa phương chuyển thông báo này kèm theo mẫu đơn đề nghị giúp đỡ đến 21 gia đình ở địa phương có người thân tử vong tại Anh để tập hợp nguyện vọng của gia đình.
“Tổng chi phí để đưa tro từ Anh về đến sân bay Nội Bài là khoảng 1.370 bảng Anh/lọ tro cốt (tương đương 41,1 triệu đồng); chi phí để mang thi hài trong quan tài kẽm từ Anh về Việt Nam là 2.208 bảng Anh/quan tài (tương đương hơn 66,2 triệu đồng).
“Như vậy, các gia đình có con tử vong ở Anh sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí đưa thi hài hoặc lọ tro người thân từ Anh về nước,” Thanh Niên đưa tin.
Cho tới chiều ngày 19/11, một số gia đình ở Nghệ An và Hà Tĩnh nói với BBC họ đã gặp chính quyền địa phương và được cho hai phương án – đưa thi hài hoặc đưa lọ tro về Việt Nam với hai mức phí khác nhau.
Mức phí ‘đã được hỗ trợ 50%’ để đưa thi hài từ Anh Quốc về sân bay Nội Bài sẽ là 66.240.000 đồng và đưa tro cốt về là 41.100.000 đồng, ba gia đình cho BBC biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50493818
Hơn 100 học viên cai nghiện ở Tiền Giang bỏ trốn
Khoảng hơn 100 học viên cai nghiện tại Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang, vào ngày 20/11/19 bỏ trốn trong giờ lao động và gần một nửa trong số này được đưa trở lại trong cùng ngày.Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết nhóm khoảng 119 học viên cai nghiện đang trong giờ lao động tầm 10 giờ sáng đã bất ngờ la hét và tràn ra khỏi cổng trại. Một số học viên còn lấy xe máy của người dân dọc đường chạy trốn về hướng cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương. Một số khác thì chạy bộ trên đường trong lúc lực lượng cơ quan chức năng truy bắt.
Công an tỉnh Tiền Giang được báo giới dẫn lời cho biết hàng trăm cảnh sát hình sự, cơ động được huy động để truy bắt nhóm học viên cai nghiện bỏ trốn trong buổi sáng ngày 20/11 và đến 1 giờ 30 chiều, khoảng 55 học viên đã được đưa trở lại trung tâm.
Hồi trung tuần tháng 8 năm 2018, cũng tại Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang đã xảy ra vụ việc tương tự và số học viên cai nghiện bỏ trốn khi đó lên đến 224 người.
Tất cả số học viên bỏ trốn này sau nhiều ngày đều được đưa trở lại trung tâm và khai báo rằng họ bỏ trốn là do trong thời gian cai nghiện họ bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập khi có sai phạm.
Một vụ học viên cai nghiện trốn trại với số đông tràn ra gây hoảng loạn cho cư dân địa phương xảy ra vào cuối tháng 10 năm 2016. Đó là vụ 600 học viên Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai đập phá trại rồi tràn ra ngoài chặn đường, phá xe của người đi lại. Lý do nổi giận được một số học viên cho là trung tâm quá tải khiến điều kiện ăn ở, sinh hoạt tồi tệ khi phải cai nghiện.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-hundred-of-addicts-rehab-center-in-tien-giang-on-201119-11202019071120.html
Phó thủ tướng yêu cầu TP HCM kiểm tra
khiếu nại của người dân Thủ Thiêm
Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Phó thủ tướng Việt Nam Trương Hòa Bình yêu cầu thành phố Hồ Chí Minh, kiểm tra khiếu nại của người dân Thủ Thiêm, và báo cáo kết quả đối thoại trước ngày 1/1/2020.Theo truyền thông trong nước lâu nay nhiều cư dân Thủ Thiêm cho rằng, nhà đất của họ tại 5 khu phố thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh, quận 2 cũng nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm – giống khu 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, như kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 9 năm 2018.
Do đó, sau khi có kết luận thanh tra, người dân ở 5 khu phố vừa nói, vẫn tiếp tục Hà Nội khiếu kiện đông người, đề nghị Thủ tướng lập đoàn thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, yêu cầu các cơ quan bộ ngành chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức đối thoại về ranh quy hoạch, khu tái định cư 160 ha…
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh khi đó kêu gọi người dân 5 khu phố nói trên về địa phương đối thoại, nhưng lại chưa tổ chức buổi làm việc nào vì cho rằng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục sai phạm ở khu 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Tuy chính quyền thành phố Hồ Chí Minh khẳng định thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm không nhằm kinh doanh bất động sản, phần lớn diện tích được ưu tiên làm các công trình công cộng… Tuy nhiên, hơn 20 năm sau quy hoạch dự án vẫn còn dở dang, hàng trăm hộ dân khiếu nại từ thành phố đến Trung ương vì cho rằng bị thu hồi đất trái quy định.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-deputy-prime-minister-asked-hcmc-to-review-thu-thiem-people-s-complain-11202019073052.html
Sinh viên Đại Học Sư Phạm:
nếu loan tin về Hồng Kông 3 lần sẽ bị đuổi học
Tin Saigon.- Ngày 20 tháng 11 năm 2019, facebook có tên Nguyễn Lai đã loan tin về việc lãnh đạo trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn cấm các sinh viên trong trường không được chia sẻ các bài viết về tình hình Hồng Kông, vì Ban giám hiệu nhà trường này muốn cai quản tư tưởng của các sinh viên.Một sinh viên của trường Đại Học Sư Phạm cho biết, lệnh cấm trên được các giáo viên trong từng khoa đưa xuống cho các bí thư lớp nhắn tin thông báo cho từng sinh viên. Sinh viên này cho biết cảm thấy nhục nhã khi là sinh viên Việt Nam.
Facebook Nguyễn Lai cho biết thêm ngoài muốn cai quản bóp nghẹt tư tưởng của sinh viên, nhiều trường còn muốn ngăn cấm luôn cả tư tưởng của các giáo viên. Cụ thể, nhiều trường cấp 2, và cấp 3 ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Ban giam hiệu nhà trước luôn đe doạ các giáo viên về những bài viết, và chia sẻ trên facebook. Vào mỗi mùa học chính trị, ban tuyên giáo cộng sản luôn nhắc nhở các giáo viên đừng nghe lời thế lực thù địch, phản động.
Facebook Phạm Minh Vũ cho biết, hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm là bà Nguyễn Thị Minh Hồng, là cựu sinh viên khoa tiếng Trung Cộng của trường. Sau khi tốt nghiệp, bà Hồng là trưởng bộ môn tiếng Trung, sau đó lên phó khoa, rồi lên trưởng khoa. Vào năm 2018, bà Hồng được ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Gíao dục cho lên làm Hiệu trưởng. Vì yêu mến Trung cộng, nên khi thấy nhiều sinh viên trong trường chia sẻ thông tin về Hồng Kông trên mạng xã hội, bà Hồng đã ra lệnh bắt các sinh viên này phải lên gặp bà. Vào ngày ngày 19 tháng 11, trong cuộc họp hội đồng nhà trường, bà Hồng đã ra lệnh bằng miệng cấm tất cả sinh viên trong trường chia sẻ thông tin liên quan đến Hồng Kông. Nếu sinh viên nào vi phạm thì sẽ bị kỷ luật, và nếu bị phát hiện đến lần thứ 3 thì sẽ bị đuổi học.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sinh-vien-dai-hoc-su-pham-neu-loan-tin-ve-hong-kong-3-lan-se-bi-duoi-hoc/
Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi
Quốc hội Việt Nam vào sáng 20/11/2019 đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi với tỷ lệ tán thành 90,6%.Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua có 17 chương, 220 điều; trong đó có 10 điều mới áp dụng cho người lao động, và 6 điều mới áp dụng cho người sử dụng lao động.
Một trong những điểm mới trong Bộ luật áp dụng cho người lao động là bổ sung thêm một ngày nghỉ hưởng nguyên lương liền kê Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Một số điểm mới nổi bật khác như việc lần đầu tiên mở rộng phạm vi áp dụng Bộ luật đối với người lao động không có hợp đồng, quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam, quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, quy định cơ chế bảo vệ tốt lao động chưa thành niên, quy định điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu để ứng phó với quá trình già hóa dân số…
Đối với người sử dụng lao động, một số điểm mới như Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, lần đầu tiên luật hóa vai trò đai diện của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động…
Báo trong nước nhận định Bộ luật Lao động sửa đổi có tác động sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân và người lao động, hướng tới bảo đảm sự hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào hôm 20/11 cũng loan tin tuyên bố chúc mừng Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã thông qua những cải cách pháp lý trong Bộ luật Lao động sửa đổi.
Hoa Kỳ đánh giá việc Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi đại diện cho một bước tiến quan trọng nhằm đưa khuôn khổ pháp luật tại Việt Nam tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh trong thông cáo về tầm quan trọng của những điều luật mới như việc thành lập các tổ chức công đoàn độc lập cơ sở, tăng cường sự bảo vệ chống lại tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc, việc mở rộng phạm vi bảo vệ pháp luật tới người lao động không có hợp đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-national-assembly-adopted-an-mended-labor-code-11202019073944.html
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Trung Cộng
hưởng lợi lớn từ dự án hoả xa 100,000 tỷ đồng
Tin từ Hà Nội: Theo chuyên gia kinh tế kỳ cựu Phạm Chi Lan, Trung Cộng sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ dự án hoả xa Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng với dự toán kinh phí khoảng 100,000 tỷ đồng (4.35 tỷ Mỹ kim).Trong bài phỏng vấn trả lời báo Vietnam Finance, bà cho biết dự án trên sẽ gây tốn kém cho ngân sách quốc gia Việt Nam. Người dân Việt chịu gánh nặng, nhưng lại phục vụ cho việc chuyên chở hàng xuất khẩu từ Vân Nam (Trung Cộng) tới cảng Hải Phòng. Bà cho biết bà sẽ phản đối dự án này, và bày tỏ nghi ngờ rằng kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng từ phía Trung Quốc.
Bà Lan, người từng giữ vị trí chủ tịch Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam trong hơn 10 năm, nói rằng Việt Nam không nên xây dựng tuyến hoả xa tốn kém như thế vì việc vận chuyển hàng hoá từ Lào Cai về các tỉnh thuộc tuyến đường này không lớn.
Theo bà, Việt Nam cần phát triển giao thông để kết nối đồng bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn và đầu tư giao thông vào khu vực này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, giao thông khu vực phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long thiếu và lạc hậu, cản trở sự phát triển Sài Gòn- đầu tàu tăng trưởng của Việt Nam.
Bình luận về việc Bộ giao thông vận tải muốn xây dựng hệ thống hoả xa cao tốc Bắc-Nam với tổng mức đầu tư 58 tỷ Mỹ kim và dự án hoả xa Lào Cai-Hà Nội-Hải Phỏng, bà Lan cho biết dự án thứ 2 lãng phí và vô lý, không phù hợp với lợi ích tổng thể của đất nước.
Bà cũng nói rằng Việt Nam chi rất nhiều tiền vào các dự án giao thông mà nhiều dự án này không hiệu quả. Bà nghi ngờ có lợi ích nhóm trong việc đề nghị nhiều dự án không phục vụ phát triển kinh tế.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/chuyen-gia-kinh-te-pham-chi-lan-trung-cong-huong-loi-lon-tu-du-an-hoa-xa-100000-ty-dong/
Mỹ – Việt: Bộ trưởng Quốc phòng Esper thăm Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Mark Thomas Esper đang có chuyến thăm ba ngày, từ 19-21 tháng Mười Một, tới Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của ông, theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.Đây là chuyến thăm thứ hai tới châu Á nhưng là lần đầu tiên tới Việt Nam của ông Mark Esper sau khi đảm nhiệm cương vị mới là lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ từ ngày 23/7/2019.
Đây là một phần chuyến thăm châu Á của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, bắt đầu từ ngày 13/11, thăm Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
“Đại tướng Ngô Xuân Lịch chào mừng ngài Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới. Hai bên đã chia sẻ các vấn đề cùng quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; đưa quan hệ quốc phòng song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, góp phần tích cực vào khuôn khổ Đối tác toàn diện giữa hai nước,” báo Quân đội Nhân dân thuộc bộ Quốc phòng Việt Nam đưa tin hôm 20/11/2019.
Trung Quốc: Hoa Kỳ ‘cần ngừng can thiệp’ ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới VN lần hai trong năm
Bãi Tư Chính: “Tình hình cực kỳ nguy hiểm với chủ quyền của VN”
Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông
“Hai bộ trưởng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ Đối tác toàn diện; đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.”
Về triển vọng hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt, tờ báo cũng thuộc Quân ủy Trung ương của quân đội Việt Nam cho hay:
“Thời gian tới, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018 – 2020; trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi đoàn cấp cao; tăng cường cơ chế tham vấn, đối thoại, hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh…
“Trước mắt, hai bên tập trung phối hợp triển khai Dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa; tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo; an ninh biển, quân y, đào tạo tiếng Anh; nghiên cứu nhu cầu hợp tác về công nghiệp quốc phòng và gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.”
Kỳ vọng của Việt Nam
Bình luận và nêu kỳ vọng từ Việt Nam về chuyến thăm này, hôm thứ Ba, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt:
Việc đó sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh cho phía Việt Nam để có thể bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những hoạt động của Trung QuốcTS Trần Công Trục
“Trong tình hình hiện nay, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển, quan hệ đó tôi nghĩ có lợi không những cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ, mà lợi cho khu vực và quốc tế nữa. Trong quan hệ đó, không chỉ là quan hệ về ngoại giao, kinh tế, mà vấn đề an ninh quốc phòng là một trong những kênh mà quan hệ đã được đặt ra từ khi hai nước đã có quan hệ toàn diện.
“Tôi nghĩ chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng lần này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, rất là có ý nghĩa. Tất nhiên, việc đó sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh cho phía Việt Nam để có thể bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những hoạt động của Trung Quốc xâm phạm đến các vùng biển và thềm lục địa thuộc các quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam như chúng ta đã biết.
“Việc đó chắc chắn sẽ có đề cập đến và đặc biệt là vấn đề tăng cường hơn nữa giúp Việt Nam về phương diện pháp lý, kể cả sức mạnh quân sự, thì tôi nghĩ đấy cũng là một câu chuyện mà tôi cho rằng là giúp cho Việt Nam có khả năng tự vệ để chống lại tất cả những vi phạm có thể xảy ra trong hiện tại và cũng như trong tương lai,” ông Trần Công Trục nêu quan điểm từ Hà Nội.
Còn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore), nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận:
“Chuyến thăm này là chuyến thăm đã được thu xếp từ trước, nhưng nó bị chậm lại do việc ở bên Mỹ, ông Patrick M. Shanahan (quyền Bộ trưởng Quốc phòng) từ chức, và vì thế mà Tổng thống Mỹ đề xuất bổ nhiệm ông Mark T. Esper. Ông Esper đã chậm mất một vài tháng làm các thủ tục để tiếp nhận Bộ Quốc phòng và đến bây giờ việc ấy mới xảy ra được đối với Việt Nam, và đối với cả khu vực, các đối tác và các đồng minh của Mỹ.
“Thì bây giờ là thời gian thích hợp để Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ đi châu Á. Đây là chuyến đi thứ hai của ông ấy, nhưng là chuyến đầu tiên đi Việt Nam”.
Về mục tiêu và trọng tâm của chuyến công du châu Á và chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Esper, nhà phân tích chính trị này bình luận:
“Trước hết ở châu Á, nước Mỹ vẫn khẳng định quan hệ với các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, và củng cố các mối quan hệ bạn bè và đối tác với Singapore, Việt Nam, Thailand, Philippines. Lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thăm Singapore mà ông tập trung vào Philippines, Việt Nam.
“Đó là quan hệ đối tác, còn đương nhiên, ông đi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc và nếu so sánh thời gian phân bổ thì ông Mark Esper đến Việt Nam là lâu nhất, tức là gồm có ba ngày. Và trong ba ngày đó, chính phủ Mỹ nói rất rõ là Chính phủ Mỹ cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ quốc phòng đối với Việt Nam và ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, giúp ích cho an ninh quốc tế và an ninh khu vực.”
‘Đối tác đang nổi lên’
Trước đó, hôm 18/11, trang The Diplomat đăng bài của tác giả Ankit Panda về chuyến đi châu Á của bộ trưởng Mỹ.
Bài báo gọi Việt Nam là một “đối tác đang nổi lên” của Hoa Kỳ, có đoạn:
“Chuyến đi của Bộ trưởng sẽ đưa ông đến Đông Nam Á tiếp theo – một khu vực gần đây đã thấy bằng chứng trực tiếp về sự không quan tâm của Hoa Kỳ bất chấp những gì mà các văn kiện chiến lược về Ấn -Thái Dương từ chính quyền đã tuyên bố.
“Việc ông Trump không tham dự hội nghị thượng đỉnh năm nay của Asean đã tạo không gian cho Trung Quốc.
“Esper dừng chân ở Thái Lan tham dự cuộc Họp Bộ trưởng Quốc phòng Asean cộng, và các điểm dừng của ông tại Philippines – một đồng minh của Hoa Kỳ – và Việt Nam – một đối tác mới nổi – cung cấp cơ hội để khắc phục một số thiệt hại.
“Nhưng sau tất cả những gì được nói và làm, “phần mềm” vận hành đằng sau các liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở Châu Á đang gặp trục trặc sâu sắc.
“Nếu Hoa Kỳ giữ được vai trò và ảnh hưởng lịch sử của mình trong khu vực, thì nên hy vọng rằng những gì đã mất hôm nay có thể lấy lại được vào ngày mai,” biên tập viên cao cấp tại The Diplomat và giám đốc nghiên cứu của Diplomat Risk Intelligence nêu quan điểm.
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt tuần này, được phát trực tuyến trên trang Facebook của chúng tôi theo thường lệ từ lúc 19h00 giờ Việt Nam, trong đó ngoài chủ đề khủng hoảng Hong Kong gần nửa năm diễn ra, sẽ đề cập đến chuyến thăm này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50480398
Hải quân Việt – Nga tập trận chung vào tháng tới
Tàu cứu hộ Igor Belousov sẽ tham gia cuộc diễn tập Việt – Nga vào tháng 12 tại Biển Đông để thực hành nội dung hỗ trợ cho thủy thủ đoàn tàu ngầm trong tình huống nguy cấp.Truyền thông trong nước dẫn thông báo từ văn phòng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho hay: “Theo kế hoạch hành động năm 2019 do Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn về phát triển mối quan hệ với các lực lượng quân sự nước ngoài, tàu cứu hộ Igor Belousov sẽ tham gia cuộc diễn tập Nga – Việt để hỗ trợ cho thủy thủ đoàn của tàu ngầm gặp nạn dưới đáy biển”.
Igor Belousov là một trong những tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất của Nga, dài gần 107 m, rộng 17 m, có lượng giãn nước hơn 5.000 tấn và thủy thủ đoàn 96 người. Tàu có thể tiếp nhận 120 người được giải cứu, tương đương thủy thủ đoàn của một tàu ngầm hạt nhân chiến lược cỡ lớn.
Trong chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Kartapolov đến Hà Nội hôm 22 tháng 10, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Quốc phòng hai nước Việt – Nga tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng theo hướng lâu dài, thiết thực và tin cậy, trên cơ sở các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương đã ký kết.
Trước đó hôm 23 tháng 7, tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung của Việt Nam tham gia lễ duyệt binh do Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga tổ chức ngoài khơi thành phố Vladivostok. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử chiến hạm thăm Nga và tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 323 năm ngày truyền thống hải quân Nga.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-russian-navy-joint-exercises-next-month-11202019073909.html
Ít nhất 7.000 người Việt qua Thái
đón Giáo hoàng Phan Xi cô
Ben NgôÍt nhất 7.000 người Việt qua Thái đón Giáo hoàng Phan Xi cô, một nhân viên phát vé dự thánh lễ do Giáo hoàng Phan Xi Cô chủ sự cho Đài Á Châu Tự Do biết.
Nhà thờ Chính tòa Công giáo ở Bangkok là nơi phát vé tham dự thánh lễ do Giáo hoàng cử hành tại Sân vận động Quốc gia dự kiến diễn ra vào tối ngày 21/11.
Các ngả đường dẫn vào Nhà thờ Chính tòa rộn ràng tiếng nói của các giáo dân người Việt.
Hai nhân viên túc trực ngồi phát vé tại đây chỉ vào số vé còn lại ít ỏi trên bàn và cho hay có ít nhất 7.000 người Việt qua Thái đón Giáo hoàng Phan Xi Cô.
Một nhân viên nói với RFA: “7.000 người, hầu hết là giáo dân các giáo xứ ở cả ba miền sẽ tham dự thánh lễ. Do số lượng người dự khán đông đảo, nên có hai sân vận động: một sân chính và một sân chỉ nhìn thấy Đức Thánh Cha qua màn hình.”
Sơ Lan Đình, người Pháp, biết nói tiếng Việt, đến từ Nhà Thờ Fatima Bình Triệu, TP.Hồ Chí Minh, nói với RFA:
“Tôi ở Việt Nam từ ba năm rồi. Tôi rất vui khi được qua dự lễ với Giáo hoàng và sẽ cố gắng tham gia các hoạt động trong dịp này. Nhóm của chúng tôi đi 14 người, còn những người Việt khác đi thành nhiều nhóm. Nghe nói là có rất nhiều người Việt dự thánh lễ ngày mai. Tôi cũng mong Giáo hoàng có dịp đến Việt Nam và tôi cầu nguyện cho điều đó.”
Hôm 20/11, thời điểm Đức Giáo hoàng đặt chân đến Bangkok, Thái Lan, việc phát vé dự thánh lễ với Ngài vào ngày hôm sau vẫn đang diễn ra khẩn trương tại Nhà thờ Chính tòa (Assumption Cathedral).
Trên đường phố Bangkok, người ta có thể thấy rất nhiều băng rôn chào mừng Đức Thánh Cha.
Theo quan sát của phóng viên RFA, một số phóng viên nước ngoài và cả giáo dân đến từ các nước tụ tập hàng giờ phía trước cổng Tòa Khâm sứ để mong được thấy Giáo hoàng Phan Xi Cô nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy công chúng có cơ hội nhìn thấy ông hiện diện ở đây.
Phía trước cổng, hàng chục cảnh sát canh gác khu vực này cẩn mật trong lúc cửa của Tòa Khâm sứ đóng im ỉm.
Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có chuyến thăm chính thức Thái Lan từ ngày 20 đến 23 tháng 11 năm 2019 theo lời mời của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan.
Cộng đồng người Công giáo Thái Lan náo nức chờ đợi trước chuyến thăm của giáo hoàng đầu tiên kể từ năm 1984. Theo Bangkok Post, ở Thái Lan, có khoảng 300.000 người theo đạo Thiên Chúa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pope-thai-vn-11202019080417.html
Cảm xúc với HongKong
Blogger JB Nguyễn Hữu VinhMột đoạn video trên mạng, trong đó ghi lại những lời nhắn gửi người thân của những sinh viên, những người trẻ HongKong trước lúc xuống đường. Những cuộc xuống đường báo trước nguy cơ đối với họ khi giới cảnh sát (được gọi là Hắc cảnh) ngày càng thẳng tay trấn áp dữ dội phong trào đòi quyền tự do của người dân HongKong.
Những ngày qua, phong trào biểu tình của người dân HongKong đã lên đến đỉnh điểm của bạo lực. Bạo lực trấn áp từ phía nhà cầm quyền HongKong đối với người dân của mình, bạo lực từ phía những người biểu tình vốn ôn hòa đã không thể nhẫn nhịn nhìn hàng loạt cảnh sát ra tay thi thố bạo lực và đàn áp những người dân tay không.
Và hẳn nhiên là họ đã phải chiến đấu, phải tự vệ và bảo vệ lẫn nhau, nhưng tất cả kiên quyết để xuống đường, để tiến lên đòi cho được một HongKong dân chủ, nhân quyền và thoát khỏi ách Cộng sản đã ngày càng hiện rõ trước mặt.
Có thể nói, phong trào biểu tình của người dân HongKong lần này, khác hẳn cách đây 5 năm, từ cách tổ chức cho đến ý chí của người HongKong quyết đòi tự do, dân chủ, quyết tâm để cho con cháu mình không bị họa Cộng sản biến thành bầy cừu ngựa.
Đã gần một năm trời, những cuộc biểu tình rầm rộ của mọi lứa tuổi, của mọi tầng lớp người HongKong đã không hề bị lụi tắt hoặc làm cho người dân nơi đây nhụt chí khi sự đàn áp ngày càng gia tăng từ phía nhà cầm quyền.
Cuộc đời thật lạ. Khi HongKong là thuộc địa của Anh, một “đế quốc thực dân” đến đô hộ, những người dân HongKong được hưởng một cuộc sống mà khi được đưa về “Đất mẹ Trung Hoa” thì cuộc sống đó chỉ còn lại trong mơ ước.
Và ngày nay, họ đang đổi máu xương của mình, để đòi cho được sống như những ngày bị đế quốc thực dân đô hộ.
Và những người con dân HongKong buộc phải xuống đường, buộc phải bước lên.
Sự lỳ lợm của chính quyền HongKong trước những đòi hỏi chính đáng của người dân, sự tàn bạo của quan thầy Bắc Kinh đã cho người HongKong những dự báo không lành khi họ quyết đòi lại quyền được sống, quyền tự do của họ đã và đang bị cướp đi.
Bởi, chính họ, những người dân Trung Hoa ngấm sâu nhất những sự khủng khiếp của một Thiên An Môn. Những hình ảnh của sự kiện này như mới còn tươi máu, như còn bầy nhầy những đống thịt người dưới xích xe tăng trên quảng trường Thiên An môn ngày nào.
Những sự đe dọa của nhà cầm quyền Bắc Kinh ngày càng gia tăng đã báo cho người dân HongKong một sự chẳng lành khi đối đầu với súng đạn, với phương tiện hiện đại mà được mua sắm bằng chính tiền bạc, mồ hôi, máu xương của chính họ.
Hơn hết, đáng sợ và kinh tởm nhất, vẫn là họ phải đối đầu với tư tưởng Cộng sản lấy bạo lực làm phương tiện cai trị và tồn tại, coi xương máu của dân không đáng bằng nước lã, sự tàn bạo ngút trời của chúng là mối đe dọa khủng khiếp đối với những người dám đương đầu.
Những người biểu tình bị hơi cay, vòi rồng, bị bắn bằng đạn thật là những sự việc đã xảy ra thường xuyên tại đây.
Hàng ngàn người bị bắt bớ bất chấp mọi lời lẽ, luật pháp đã là những tấm gương đau đớn.
Hàng loạt côn đồ nhà nước được bố trí đánh lén, chơi bẩn là điều xảy ra hàng ngày.
Hàng chục thanh niên bỗng nhiên mất tích, rồi xác trôi nổi bên bờ biển là điều có thật.
Thế nhưng, người HongKong vẫn bước xuống đường.
Không phải họ không biết sợ hãi.
Không phải họ không thấy quý giá cuộc sống của mình.
Không phải họ không ý thức được sự điên cuồng và tàn bạo của những người Cộng sản.
Họ biết, họ sợ, họ ý thức được tất cả. Nhưng, tiếng nói của lương tâm, tiếng kêu của sinh mạng con cái họ, các thế hệ kế tiếp của họ đã thúc đẩy họ dám đối đầu.
Và cũng như những con người sống có nhân bản, có lương tâm, có tình cảm, trước khi đối diện với bạo tàn, họ đã chuẩn bị cho mình một tinh thần kiên định với sự quyết tâm mãnh liệt
Hôm qua, những chàng sinh viên trong hai trường Đại học lớn nhất HongKong đã bị đe dọa tước đi sinh mạng của mình nếu không đầu hàng súng đạn và chính quyền bất nhân.
Họ đã đứng trước một sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống và cái chết.
Nhưng, họ đã quyết ra đi, quyết dấn thân cho tương lai của đất nước, con cháu họ.
Những đoạn video, những lá thư gửi lại cho gia đình của những chàng trai, những cô gái HongKong hôm nay đã nói lên tất cả những tâm tư, những ước mơ cũng như ý thức của họ về cuộc sống.
Xem đoạn video đó, nghe những lời nhắn gửi của những chàng trai trẻ HongKong gửi đến mẹ, đến bố, đến người yêu như những tờ di chúc trước lúc xuống đường… tôi chợt thấy nhói lên trong lòng một cảm xúc khó tả.
“Tôi năm nay 22 tuổi, và đây là lá thư cuối cùng của tôi. Tôi sợ rằng sẽ không còn được gặp mọi người nữa. Nhưng, tôi không thể không xuống đường””
“Tracy, trong trường hợp anh không trở về từ đường phố, có quá nhiều điều không chắc chắn. Trái tim anh đang rối loạn, anh sợ có chuyện xảy ra với mình. Liệu em có nghĩ anh vô trách nhiệm hay tự hào về anh?
“Ba mẹ ơi! Khi ba mẹ thấy bức thư này, thì có thể con đã bị bắt hoặc đã chết. Con luôn cố gắng để sống xứng đáng với kỳ vọng của ba mẹ trong học hành và trong công việc. Nhưng hơn tất cả, con muốn làm một người sống có lương tri, không sống hèn, sống nhục. Sẽ là nói dối khi nói mình không sợ, nhưng chúng con sẽ không bỏ cuộc”…
Rất nhiều những dòng thư kèm nước mắt của những chàng trai, cô gái sinh viên HongKong như vậy đã được viết, được gửi đến gia đình và người thân.
Họ chỉ là những thanh niên mới lớn, cùng bằng lứa tuổi của những thanh niên đang hò hét khản cổ, những đứa con gái cởi truồng chạy xe máy ào ào ở đường phố Thủ đô Việt Nam khi thắng được một trận bóng hay đón một ngôi sao Hàn Quốc. Nhưng chúng lặn mất tăm khi những cuộc biểu tình chống độc tài, chống xâm lăng đang diễn ra trên đường phố.
Xem những đoạn video ghi lại những sự kiên cường, anh dũng và mãnh liệt của những người dân, những thanh niên HongKong và sự tàn bạo, bắt bớ của cánh sát, của súng đạn, ta mới thấy hết ý nghĩa của những dòng thư này.
Những hình ảnh này gợi cho tôi nhớ lại những năm tháng chiến tranh, những lớp người Việt Nam đã tạm biệt quê hương, bố mẹ, vợ con, người thương ở quê hương để ra đi chiến đấu.
Họ ra đi lặng lẽ, âm thầm trong những đêm tối trời ở sân kho hợp tác xã. Quà tặng trước khi ra trận chỉ là những chiếc khăn tay, mấy con tem hoặc mươi cái phong bì trao vội của những cô gái.
Và họ ra đi để mãi mãi không trở lại. Thậm chí vẫn còn hàng chục, hàng trăm ngàn người “theo lời đảng gọi” ra đi để đến nay nằm ở một góc rừng, một đầm lầy nào đó không còn tăm hơi.
Điều giống nhau trong những cuộc ra đi của những lớp người mà tôi chứng kiến trong chiến tranh nói trên, với việc xuống đường của những người dân HongKong ở đây, là họ mang trong mình một ý nghĩ: Vì tinh thần yêu nước.
Điều khác biệt giữa những cuộc ra đi nói trên, là những người lính Bắc Việt ra đi mang trong mình niềm tin được đúc kết bằng sự dối trá, lọc lừa và họ bỏ mạng vì sự dối trá đó, để ngày ngay đúc lên một chế độ độc tài, coi cha mẹ, vợ con của họ là thù địch.
Còn những thanh niên HongKong hôm nay, họ ý thức được một cách rõ ràng rằng, việc họ phải xuống đường vì những giá trị bất biến của Tự do, Dân chủ, của quyền con người, của tương lai con cháu, dân tộc và đất nước họ.
Tôi cảm phục và kính phục họ, những người con của HongKong trẻ tuổi nhưng chí lớn.
Họ xứng đáng được hưởng những gì mà Tạo hóa đã ban cho mọi người: Quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Tôi chỉ biết cầu chúc cho họ thành công, sớm thoát khỏi hiểm họa Cộng sản độc tài.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/hk-emo-11202019083047.html
Thế lực nào bảo kê cho các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’?
Phạm Chí DũngSau nhiều năm công khai hoạt động vô luật ở Việt Nam nhưng các trang mạng bị xem là ‘giả danh lãnh đạo’ vẫn không hề hấn gì, chỉ đến năm 2019 vấn nạn này mới lần đầu tiên được nêu ra một cách tương đối cụ thể trong kỳ họp tháng 10 – 11 của Quốc hội, cũng là lần đầu tiên được nêu công khai trong nội bộ đảng cầm quyền.
Công an đạo diễn?
“Thực tế có nhiều trang mạng làm giả những trang mạng của Chính phủ, của Đảng, làm giả những trang của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ. Nhiều trang mạng đưa ra thông tin rất chính thống, sau đó lại khéo léo lồng ghép với thông tin trái lề vào đó thì chúng tôi, người dân, cử tri không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, vì họ đang dùng chiêu hư hư thực thực” – một số đại biểu quốc hội chất vấn Bộ trưởng 4 T (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Mạnh Hùng.
Các trang mạng bị xem là ‘giả danh lãnh đạo’ là nguyentandung.org, nguyenphutrong.org,
nguyenxuanphuc.org, nguyenthikimngan.org, tolam.org, …, sinh đẻ theo cấp số cộng qua mỗi năm. Tổng cộng có đến gần… 50 trang mạng như thế.
Nhưng không phải mỗi trang mạng trên đều có ban biên tập riêng, mà chúng chỉ khác nhau về tên gọi và khác đôi chút về hình thức trình bày, còn phần lớn nội dung đăng tải là giống hệt nhau, giống đến mức không cần hoài nghi về việc những trang mạng này được thiết lập bởi cùng một nhóm người.
Trong thực tế, đã có tin trên mạng xã hội cho biết các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đều có cùng một bàn tay đạo diễn, và bàn tay này thường họp với ‘ban biên tập’ tại một nhà hàng ở Hà Nội định kỳ hàng tháng. Những trang mạng này thường có được nguồn tin tức nhanh hơn và sâu hơn so với khối báo chí nhà nước nói chung, thỉnh thoảng còn đăng cả những tin tức nội bộ trong ngành công an mà báo chí ngoài ngành này khó mà có được.
Cũng đã xuất hiện nhiều dư luận về việc các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ có nguồn gốc và sự tham gia của cơ quan an ninh Việt Nam, được tài trợ bởi một nhóm tài phiệt trong đảng, bao gồm quan chức chính trị và đại gia tài chính.
Cũng không loại trừ khả năng đã có những chóp bu nào đó trong Bộ Chính trị đảng đứng phía sau và ‘bảo kê’ cho những trang mạng này.
Bộ Chính trị có bảo kê’?
Cho dù thỉnh thoảng vẫn có ý kiến trong nội bộ đảng cho rằng những trang mạng trên là giả danh lãnh đạo, nhưng chính tình trạng hết sức an toàn trong hoạt động của chúng, thậm chí còn công khai cả khung nhuận bút mà không bị bất kỳ cơ quan nào – từ Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và Tuyền thông, Bộ Công an đến các cơ quan quản lý thông tin ở Hà Nội và TP.HCM sờ gáy, cho thấy những trang mạng này cần được gọi đích danh là ‘đứng tên lãnh đạo’ và rất có thể được ‘lãnh đạo’ bảo kê.
Rất nhiều người dân đã nghi ngờ rằng liệu có thật các quan chức trong Bộ Chính trị đảng như Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang (đã chết), Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… không biết gì về những trang mạng vừa nặc danh vừa mạo danh này, hay biết nhưng vẫn ngầm che chắn và toa rập.
Với thực tế nền chính trị Việt Nam mà bị nhiều người xem là đầy rẫy chất liệu mafia, nguồn cơn thật dễ hiểu là các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chỉ có thể tồn tại được với điều kiện được những cấp rất cao bảo đảm cho các hoạt động của chúng. Chính yếu tố này đã khiến bất kỳ cơ quan quản lý thông tin nào nếu muốn kiểm tra, xử phạt hành chính hay dùng biện pháp hình sự đối với những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đều phải bó tay.
Nhưng chữ ‘nếu’ trên chỉ mang tính hoàn toàn giả định, vì trong thực tế nhiều năm qua, và ngay cả từ sau khi Luật An ninh mạng được triển khai chính thức vào đầu năm 2019, người ta chỉ thấy hệ thống pháp luật và Luật An ninh mạng gia tăng siết bức đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và phản kháng xã hội trên mạng, nhưng không hề đả động đến các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’. Hẳn lợi ích được đánh bóng và lobby chính trị của một số quan chức cấp cao đã bắt buộc tất cả các cơ quan quản lý truyền thông đều trở thành đồng lõa với những trang mạng này.
Nhưng không chỉ là lợi ích đánh bóng trong thì hiện tại, mà còn là những âm mưu chính trị ủ chứa cho thời tương lai.
Cuộc ‘tổng nổi dậy’ sắp tới
Tương lai đang ập đến chính trường Việt Nam cùng hàng núi biến động mà độ rung chấn của nó có thể chẳng kém thua gì so với vụ ‘cả ba bị bắn’ ở Yên Bái năm 2016.
Nhưng ngay giờ đây, bầu không khí đầy kích động của thời tiền Đại Hội 12 đang trở lại với chính trường Việt Nam sau tháng Tư năm 2019, tức sau thời điểm mà Nguyễn Phú Trọng thình lình bị một cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang “nhà Ba Dũng.”
Cơn bạo bệnh trên có vẻ cấp tính và nguy hiểm đến mức chẳng bao lâu sau đó đã xuất hiện kịch bản về chuyển giao quyền lực của Nguyễn Phú Trọng cho người khác. Rõ là khoảng trống quyền lực mà Trọng có thể phải từ bỏ là miếng bánh hấp dẫn hơn nhiều so với thời ông ta chỉ là tổng bí thư, tạo sức hút thơm ngậy và mê dại đối với các quan chức khác trong bộ chính trị. Trong dư luận nội bộ cũng ngày càng phổ biến câu cửa miệng “lực bất tòng tâm” nhằm ám chỉ một Nguyễn Phú Trọng rất có thể sẽ không còn với tới Đại Hội 13, tuy chẳng ai dám công khai nói về tương lai “nhắm mắt xuôi tay” của ông ta.
Quy luật thường thấy trong chính trường là độc tôn quyền lực cá nhân đủ lâu hoặc quá lâu sẽ càng sinh biến loạn nội bộ một khi cá nhân đó phải chấm dứt quyền lực. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng cũng rất có thể đang và sẽ là như vậy.
Nhưng sự ra đi của người này lại là nỗi vui sướng và niềm hy vọng cho kẻ khác.
“Âm binh” bắt đầu nổi lên ngay dưới ghế của Nguyễn Phú Trọng.
Cuộc chiến của những kẻ được xem là ngang cơ và ẩn mình dưới ghế Trọng cũng bởi thế sẽ tưng bừng và khắp nơi sẽ “nổi lửa lên em,” cho đến khi Đại Hội 13 kết thúc.
Truyền thông dọn đường
Cuộc chiến đó thuộc về những quan chức ‘âm binh’ sôi sục tham vọng lấp vào khoảng trống quyền lực mà Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng phải nhả ra, và cũng thuộc về các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’, dẫn dắt và hướng lái dư luận để phục vụ cho những nhân vật chính trị bất ngờ chiếm ghế khi đó, đặc biệt khi chính trường sắp bước vào năm 2020 mang tính quyết định về các nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong ‘tam trụ’ hoặc ‘tứ trụ’.
Cuộc chiến đó cũng sẽ được dẫn dắt bởi những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’, mà ‘phe cánh chính trị’ đã từ lâu trở thành thuộc tính của chúng. Nếu không có gì thay đổi, vào năm 2020 những trang mạng này sẽ hiện nguyên hình với tên riêng chứ chẳng cần mượn danh lãnh đạo nào nữa.
Dù Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, cho rằng “Bộ đã làm rất mạnh về chuyện gỡ xuống các trang mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong hai tháng vừa qua gỡ 207 trang, có những trang là trang web thì chúng ta ngăn chặn, có những trang trên nền tảng mạng xã hội thì chúng ta hợp tác với nền tảng mạng xã hội. Trong số đó có 46 trang liên quan đến tên của đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, nhưng đó chỉ là một cách nói lấp liếm hay một cách nói trong tư thế bị ‘khóa miệng’ của Bộ trưởng Hùng, bởi cho tới nay các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ vẫn còn nguyên hình dạng và nội dung như một thách thức rất lớn trước Luật An ninh mạng và những kẻ đẻ ra luật này.
Và dù Nguyễn Phú Trọng – chẳng mấy quan tâm đến mạng xã hội và lợi ích có được từ những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ – nên có thể đã chỉ đạo cho Bộ Thông tin và Truyền thông tìm cách tém dẹp những trang này, vẫn có thật nhiều kẻ khác không muốn mất đi mối lợi của cơ chế ‘truyền thông dọn đường cho đại hội 13’ và xem lệnh của Trọng chẳng ra gì.
https://www.voatiengviet.com/a/trang-mang-ten-lanh-dao/5173849.html
0 comments