Tin khắp nơi – 11/09/2019
Wednesday, September 11, 2019
4:38:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Có phải CIA ‘quá trắng’
nên không nhận ra được nguy cơ 9/11?
Khi CIA không thể ngăn chặn các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, 2001, nhiều người đặt vấn đề cơ quan này lẽ ra phải có thể làm được nhiều hơn. Nhưng lý do tại sao cơ quan tình báo quan trọng nhất của Mỹ bị ”mù” có thể liên quan đến sự đa dạng, Matthew Syed viết.Sự thất bại của CIA trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của âm mưu 9/11 đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong lịch sử tình báo. Đã có những ủy ban, cuộc thẩm định, điều tra nội bộ và nhiều hơn thế nữa.
Một vế là những người nói CIA đã bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo rất rõ ràng. Vế kia là những người lập luận rằng rất khó để xác định các mối đe dọa trước đó, và CIA đã làm mọi thứ họ có thể làm được.
Nhưng nếu cả hai bên đều sai thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu lý do thực sự khiến CIA thất bại trong việc phát hiện âm mưu 9/11 tinh tế hơn cả hai bên nhận ra. Và điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân này vượt ra ngoài vòng tình báo và đang âm thầm ám ảnh hàng ngàn tổ chức, chính phủ và đội ngũ ngày nay?
Trong khi nhiều câu hỏi tập trung vào sự phán đoán cụ thể về những diễn biến điên cuồng dẫn đến ngày 9/11, một số người đã lùi một bước để kiểm tra cấu trúc bên trong của chính CIA và đặc biệt là chính sách tuyển dụng của họ. Ở một cấp độ, phương pháp tuyển dụng của CIA đã đạt đến trạng thái nghệ thuật. Những nhân viên tiềm năng phải qua một loạt các kỳ thi tâm lý, y tế và nhiều kỳ thi khác. Và chắc chắn là CIA đã tuyển được những người rất phi thường.
“Hai kỳ thi quan trọng gồm bài kiểm tra kiểu SAT để đo lường trí thông minh của ứng cử viên và phác họa hồ sơ tâm lý để kiểm tra trạng thái tinh thần của họ”, một cựu nhân viên CIA nói. “Các bài kiểm tra lọc ra bất kỳ ai không xuất sắc trong cả hai phương diện. Trong năm tôi nộp đơn, họ chỉ chọn một nhân viên trong mỗi 20.000 ứng viên. Khi CIA nói về việc chỉ tuyển người giỏi nhất, họ đã làm được điều đó.”
Mỹ treo thưởng truy tìm con trai Bin Laden
Vụ Khashoggi: Trump nói gì về đánh giá của CIA?
Cuộc chiến tình báo: Tập Cận Bình truy quét ‘nội gián’
Tuy nhiên, hầu hết những tân binh này trông rất giống nhau – a trắng, phái nam, người Anglo-Saxon, người Mỹ theo đạo tin lành.
Đây là một hiện tượng phổ biến trong việc tuyển dụng, đôi khi được gọi là “đồng nhất” – chúng ta có xu hướng thuê những người nghĩ và trông giống mình. Được bao quanh bởi người chia sẻ quan điểm và niềm tin của khiến người ta cảm thấy được củng cố. Thật vậy, quét não cho thấy khi người khác phản ánh suy nghĩ của chúng ta, nó kích thích các trung tâm khoái cảm của bộ não.
Trong nghiên cứu của họ về CIA, hai chuyên gia tình báo Milo Jones và Phillipe Silberzahn viết: “Tính nhất quán đầu tiên về bản sắc và văn hóa của CIA từ năm 1947 đến 2001 là sự đồng nhất nhân sự của họ về chủng tộc, giới tính, dân tộc và nền tảng giai cấp (liên quan cả phần còn lại của nước Mỹ và toàn thế giới).”
Một nghiên cứu của tổng thanh tra tuyển dụng cho thấy vào năm 1964, một chi nhánh của CIA, Văn phòng Dự toán Quốc gia, “không có nhân viên da đen, Do Thái, hoặc phụ nữ, và chỉ có một số người Công giáo”.
Đến năm 1967, báo cáo cho biết, có ít hơn 20 người Mỹ gốc Phi trong số 12.000 nhân viên CIA không phải là người làm việc văn phòng, và cơ quan này có chính sách không thuê người thiểu số từ thập niên 1960 đến thập niên 1980. Và cho đến năm 1975, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ “công khai không mướn người đồng tính”.
Nói về kinh nghiệm của mình với CIA trong thập niên 1980, một người trong cuộc đã viết rằng quy trình tuyển dụng “dẫn đến những sĩ quan mới trông rất giống những người tuyển dụng họ – da trắng, chủ yếu là Anglo-Saxon, tầng lớp trung lưu và thượng lưu; “. Có rất ít phụ nữ và “một số ít người thiểu số, ngay cả thiểu số gốc châu Âu gần đây”.
Nói cách khác, nhân viên CIA thậm chí không có sự đa dạng như trong số những người đã giúp tạo ra cơ quan CIA.”
Sự đa dạng đã bị bóp nghẹt hơn nữa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Một cựu nhân viên nói rằng CIA có “văn hóa lúa trắng”.
Trong những tháng ngày dẫn đến /11, Tạp chí Quốc tế về Tình báo và Phản gián nhận xét: “Từ khi thành lập, Cộng đồng Tình báo [đã] được giới thượng lưu nam giới Tin lành trắng hỗ trợ không chỉ vì đó là giai cấp quyền lực, mà là vì giới thượng lưu đó tự cho mình là người đảm bảo và bảo vệ các giá trị và đạo đức của Mỹ. “
Tại sao sự đồng nhất này là yếu tố đáng quan tâm? Nếu bạn đang thuê một đội chạy tiếp sức, bạn không chỉ muốn những người chạy nhanh nhất sao? Thế thì tại sao việc có cùng màu da, giới tính, và tầng lớp xã hội lại quan trọng?
Tuy nhiên, luận lý, trong khi đúng cho các nhiệm vụ đơn giản như chạy, lại không áp dụng được cho các công việc phức tạp như tình báo. Tại sao? Bởi vì trước một vấn đề phức tạp, không ai có tất cả các câu trả lời. Tất cả chúng ta đều có điểm mù, khoảng trống trong sự hiểu biết.
Điều này có nghĩa là, nếu bạn tạo ra một nhóm người có chung quan điểm và hoàn cảnh tương tự, họ sẽ chia sẻ những điểm mù giống nhau. Và điều này có nghĩa là những điểm mù này không những không bị thách thức và được giải quyết, chúng còn được củng cố.
Mù lòa trong quan điểm nói đến thực tế là chúng ta thường bị mù với những điểm mù của chính mình. Mô hình suy nghĩ của chúng ta theo thói quen đến nỗi chúng ta hiếm khi thấy đánh giá về thực tế của mình bị lọc qua lăng kính quan điểm.
Nhà báo Reni Eddo-Lodge mô tả một thời gian khi cô phải đạp xe đi làm: “Một sự thật khó chịu chợt nảy ra khi tôi đưa xe đạp lên xuống cầu thang: phần lớn phương tiện giao thông công cộng không dễ tiếp cận, trước khi phải mang xe đạp của mình lên xuống cầu thang, tôi chưa bao giờ nhận ra vấn đề này. Tôi đã không biết thực tế là sự thiếu khả năng tiếp cận này đã ảnh hưởng đến hàng trăm người. “
Ví dụ này không nhất thiết nói rằng tất cả các trạm phải được trang bị đường dốc hoặc thang máy. Nhưng nó cho thấy rằng chúng ta chỉ có thể thực hiện một phân tích có ý nghĩa nếu các khuyết và ưu điểm được ghi nhận.
Điều này nói đến sự đa dạng của quan điểm. Giao tiếp với những người khác mình có thể giúp chúng ta nhìn thấy những điểm mù của mình, ngược lại chúng ta có thể giúp họ nhìn thấy những điểm mù của họ
Osama Bin Laden tuyên chiến với Hoa Kỳ từ một hang động ở Tora Bora vào tháng 2 năm 1996. Hình ảnh cho thấy một người đàn ông với bộ râu đổ dài xuống ngực. Ông ta quấn vải vào người bên dưới lớp quân phục.
Ngày nay, với những gì chúng ta biết về nỗi kinh hoàng mà Bin Laden gây ra, tuyên chiến của Bin Laden có vẻ thực sự đe dọa. Nhưng một người trong cơ quan tình báo hàng đầu của Hoa Kỳ nói rằng CIA lúc ấy “không thể tin rằng người Ả Rập có râu cao lớn này, ngồi xổm quanh đống lửa trại, lại có thể là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ”.
Đối với một loạt các phân tích quan trọng, lúc đó, Bin Laden trông có vẻ hoang sơ và không có vẻ gì là một nguy hiểm nghiêm trọng. Richard Holbrooke, một quan chức cấp cao dưới thời Tổng thống Clinton, nói thế này: “Làm sao một người đàn ông trong hang động có thể giao tiếp với xã hội truyền thông hàng đầu thế giới?”
Một người khác nói: “Đơn giản là CIA không thể có ý tưởng đưa tài nguyên vào việc tìm hiểu thêm về Bin Laden và al-Qaeda, trước tình cảnh ông ta chỉ là một người sống trong hang động. Đối với họ, Bin Ladin là bản chất của sự lạc hậu.”
Hãy phân tích việc một người quen thuộc hơn với Hồi giáo sẽ cảm nhận được gì từ những hình ảnh tương tự.
Bin Laden quấn vải không phải vì ông ta kém về trí tuệ hay lạc hậu về công nghệ, mà vì ông muốn phục sức như một nhà tiên tri. Ông nhịn ăn vào những ngày vị tiên tri ăn chay. Tư thế và dáng điệu của ông, xem ra có vẻ rất lạc hậu với khán giả phương Tây, là những tư thế mà truyền thống Hồi giáo gán cho vị tiên tri được cho là thần thánh nhất.
Như Lawrence Wright viết trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer của ông về 9/11, Bin Laden đã phối hợp hoạt động của mình bằng cách “dùng đến những hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc đối với người Hồi giáo nhưng thực tế vô hình với những người ngoài tôn giáo này”.
Jones viết: “Giai thoại râu và lửa trại là bằng chứng cho một mô hình lớn hơn, trong đó người Mỹ không theo đạo Hồi – thậm chí là người Mỹ có kinh nghiệm tình báo – đã đánh giá thấp Al Qaeda vì lý do văn hóa.”
Về hang động, điều này thậm chí còn có tính biểu tượng sâu sắc hơn. Như hầu hết bất kỳ người Hồi giáo nào cũng biết, Mohammad đã tìm nơi ẩn náu trong một hang động sau khi trốn thoát những kẻ bắt bớ mình ở Mecca. Đối với một người Hồi giáo hang động là thánh địa. Nghệ thuật Hồi giáo tràn ngập hình ảnh của những nhũ đá.
Bin Laden đã làm cuộc lưu vong đến Tora Bora như hành trình của cá nhân mình và sử dụng hang động để tuyên truyền. Như một học giả Hồi giáo đã nói: “Bin Laden không phải là con người hoang sơ, ông rất chiến lược. Bin Laden biết cách sử dụng hình ảnh của Koran để kích động những người sau này trở thành liệt sĩ trong các cuộc tấn công ngày 9/11.”
Các nhà phân tích cũng bị đánh lừa bởi thực tế là Bin Laden thường đưa ra công bố trong thơ. Đối với các nhà phân tích thuộc tầng lớp trung lưu, người da trắng, điều này có vẻ lập dị, củng cố ý tưởng về một “nhà truyền giáo hoang sơ trong hang động”. Đối với người Hồi giáo, tuy nhiên, thơ có một ý nghĩa khác. Nó là một điều linh thiêng. Taliban thường xuyên thể hiện mình qua thơ.
CIA thời đó đã nghiên cứu những tuyên bố này với khung tham chiếu sai lệch. Như Jones và Silberzahn đã vạch ra nói: “Bản thân thơ không chỉ đơn thuần bằng tiếng nước ngoài của tiếng Ả Rập, nó bắt nguồn từ một vũ trụ khái niệm cách xa Langley nhiều năm ánh sáng”.
Đến năm 2000, nhóm người ”vô học, chống sự hiện đại” đã tăng lên khoảng 20.000, đa số có trình độ đại học và giỏi về kỹ thuật. Yazid Sufaat, người sẽ trở thành một trong những nhà nghiên cứu bệnh than (anthrax) của al-Qaeda, có bằng hóa học và khoa học phòng thí nghiệm. Nhiều người trong số này sẵn sàng chết vì đức tin của họ.
Trong khi đó, Paul Pillar nhân viên cao cấp CIA (người da trắng, trung niên, nhà giàu, học giỏi), lại đánh giá rằng viễn ảnh của một cuộc khủng bố lớn không khả thi. “Sẽ là một sai lầm khi xác định lại chủ nghĩa chống khủng bố là một nhiệm vụ đối phó với khủng bố ‘thảm khốc’, ‘lớn’ hoặc ‘siêu’,” trong khi thực tế những nhãn hiệu này không đại diện cho hầu hết các vụ khủng bố mà Hoa Kỳ có thể phải đối mặt”.
Một lỗ hổng khác trong các cuộc thảo luận của CIA là sự miễn cưỡng của họ khi tin rằng Bin Laden sẽ khởi xướng sự xung đột với Mỹ. Tại sao bắt đầu một cuộc chiến mà ông ta không thể thắng? CIA đã không có một bước nhảy vọt về mặt khái niệm rằng chiến thắng đối với các chiến binh thánh chiến không phải ở trên trái đất mà là trên thiên đường.
Tên mã al-Qaeda cho âm mưu khủng bố là Đám Cưới Lớn. Trong hệ tư tưởng của những kẻ đánh bom tự sát, ngày chết của một vị tử đạo cũng là ngày cưới của anh ta, nơi anh ta sẽ được các trinh nữ chào đón trên thiên đàng.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
CIA đáng ra đã nên dành nhiều nhân sự và tài nguyên hơn cho al-Qaeda, như tìm cách xâm nhập hàng ngũ al-Qaeda. Nhưng họ đã không có khả năng nắm bắt được sự cấp bách. Họ không phân bổ nhiều tài nguyên hơn, vì không thấy ra mối đe dọa.
CIA không tìm cách thâm nhập vào al-Qaeda vì họ không biết gì về lỗ hổng trong phân tích của họ. Vấn đề không phải là (chỉ) không có khả năng kết nối các dấu chấm vào mùa Thu năm 2001, mà là một thất bại trong toàn bộ chu trình tình báo.
Khan hiếm nhân viên người Hồi giáo chỉ là một minh họa là sự đồng nhất đã làm suy yếu cơ quan tình báo hàng đầu thế giới. Nó cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về việc một nhóm đa dạng hơn có thể tạo ra sự hiểu biết phong phú hơn không chỉ về mối đe dọa do al-Qaeda gây ra, mà còn là những nguy cơ trên toàn thế giới. Và lợi ích của các khung tham chiếu khác nhau, quan điểm khác nhau, sẽ tạo ra một tổng hợp toàn diện, sắc thái và mạnh mẽ hơn.
Một tỷ lệ cao đáng kinh ngạc của nhân viên CIA đã lớn lên trong các gia đình trung lưu, ít khi gặp khó khăn tài chính, hoặc các dấu hiệu có thể đóng vai trò là tiền thân của sự cực đoan, hoặc bất kỳ kinh nghiệm nào khác có thể tạo thêm sự hiểu biết sâu sắc về quá trình tình báo.
Mỗi người sẽ là tài sản trong một môi trường đa dạng hơn. Một nhóm đồng nhất, dĩ nhiên có những thiếu sót của nó.
Điều này, tuy nhiên, không chỉ đúng về CIA.
Hãy nhìn vào nhiều cơ quan chính phủ, công ty luật, đội ngũ lãnh đạo quân đội, công chức cao cấp và thậm chí là giám đốc điều hành tại một số công ty công nghệ. Trong vô thức, chúng ta bị cuốn hút bởi những người có suy nghĩ giống mình, và hiếm khi nhận thấy sự nguy hiểm của việc này, vì ít người nhận ra được những điểm mù của mình.
John Cleese, diễn viên hài, nói thế này: “Mọi người đều có lý thuyết. Những người nguy hiểm là những người không nhận thức được lý thuyết của chính họ. Đó là, những lý thuyết mà theo đó họ vận hành phần lớn là vô thức. “
Có được pha trộn đúng đắn của sự đa dạng trong một tổ chức không phải là điều dễ dàng.
Có một khoa học về việc kết hợp những suy nghĩ đúng đắn, với những quan điểm thách thức, tăng cường, phân kỳ và thụ phấn chéo nhau thay vì lập lại như vẹt, chứng thực và hạn chế. Việc kết hợp được những quan điểm, góc nhìn đa dạng đang trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho các tổ chức, chưa kể các cơ quan an ninh. Đây là cách để làm cho 2+2 thành 5, 6, chứ không phải chỉ 4.
CIA đã có những bước tiến tới sự đa dạng có ý nghĩa kể từ ngày 9/11, nhưng đây vẫn còn vấn đề tiếp tục ám ảnh cơ quan này.
Như John Brennan, lúc đó là giám đốc của CIA, nói: “Nhóm nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng về cơ quan của chúng tôi và đưa ra một kết luận rõ ràng: CIA đơn giản phải làm nhiều hơn để phát triển môi trường lãnh đạo đa dạng và toàn diện mà các giá trị của chúng tôi yêu cầu và nhiệm vụ của chúng tôi đòi hỏi.”
Matthew Syed là tác giả của cuốn: ‘Rebel Ideas: The Power of Diverse Thinking
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49658625
Người Mỹ tưởng niệm vụ tấn công ngày 11 tháng 9
Người dân Mỹ hôm thứ Tư 11/9 ghi dấu tròn 18 năm kể từ ngày xảy ra cuộc tấn công khủng bố hôm 11/9/2001 đã giết chết gần 3.000 người ở New York, Virginia và Pennsylvania.Tổng thống Donald Trump ghi nhớ ngày này với một phút mặc niệm vào buổi sáng tại Nhà Trắng trước khi dự một buổi lễ tại Lầu Năm Góc dành cho gia đình của những người thiệt mạng khi những kẻ khủng bố al-Qaida lao chiếc máy bay bị chúng cướp vào trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ở New York, hàng trăm người sống sót và người thân của những người thiệt mạng tập trung tại Ground Zero (Vùng bình địa), nơi tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới từng đứng đó trước khi hai máy bay thương mại bị al-Qaida cướp, lao vào và làm sập cả hai tòa nhà.
Phó Tổng thống Mike Pence có kế hoạch dự các buổi lễ ở Shanksville, Pennsylvania, gần nơi chuyến bay 93 của hãng United Airlines bị rơi sau khi hành khách giành lại quyền kiểm soát từ những kẻ khủng bố đã cướp máy bay.
19 phần tử al-Qaida là nam giới đã thực hiện 4 vụ không tặc.
Là cuộc tấn công chết chóc nhất đánh vào đất Mỹ kể từ vụ Trân Châu Cảng năm 1941, sự kiện ngày 11/9 thay đổi vĩnh viễn nhận thức về an ninh của Mỹ và khiến tổng thống lúc đó, ông George W. Bush, tuyên chiến với khủng bố và đưa quân vào Afghanistan.
Các lực lượng liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đánh bật Taliban khỏi quyền lực ở Afghanistan, nhưng cuộc xung đột giờ vẫn đang tiếp diễn, được coi là cuộc chiến dài nhất của Hoa Kỳ. Các đại diện của Hoa Kỳ và Taliban gần đây đã tiến hành hòa đàm, nhưng ngay khi có những tin tức về khả năng sẽ có một thỏa thuận, Tổng thống Donald Trump lại hủy các cuộc họp đã được lên kế hoạch với các quan chức Taliban và Afghanistan vì Taliban vẫn tấn công vào Kabul.
Hoa Kỳ đã truy tìm thủ lĩnh al-Qaida, Osama bin Laden, trong nhiều năm sau cuộc tấn công khủng bố, và vào tháng 5/2011, một nhóm đặc nhiệm SEAL của Hải quân Hoa Kỳ đột kích một tòa nhà ở Abbottabod, Pakistan, tại đó, họ bắn chết tay trùm khủng bố.
Hiện nay, có các đài tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ tấn công tại cả ba địa điểm ở New York, Virginia và Pennsylvania. Nơi máy bay đâm vào Lầu Năm Góc đã nhanh chóng được xây dựng lại sau vụ tấn công. Tòa tháp mới tại địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới mất nhiều thời gian xây dựng hơn, nhưng giờ đây, tòa nhà đứng sừng sững ở Manhattan và là tòa nhà cao nhất nước Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-my-ky-niem-vu-tan-cong-11-thang-9/5079006.html
TT Trump bãi nhiệm
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton
Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Bolton từ nhiệm hôm thứ Ba 9/10 theo yêu cầu của Tổng Thống Donald Trump, sau khi ông Trump nói ông yêu cầu ông Bolton từ chức vì giữa hai ông, có quá nhiều bất đồng về chính sách, Reuters đưa tin.TT Trump đăng dòng này trên trang Twitter của ông:
“Đêm hôm qua, tôi cho John Bolton biết rằng công việc của ông tại Tòa Bạch Ốc không còn cần thiết nữa. Tôi bất đồng mạnh mẽ với nhiều đề nghị của ông, như nhiều người khác trong chính phủ.”
Ông Trump cho biết ông sẽ cử một Cố vấn An ninh quốc gia mới vào tuần tới để thay thế ông Bolton, và nói thêm: “Tôi cảm ơn John rất nhiều về thời gian phục vụ của ông.”
Đài CNN tường thuật rằng dòng tweet này xuất hiện chỉ một giờ sau khi Ban Báo chí của Tòa Bạch Ốc cho biết rằng theo lịch trình, ông Bolton sẽ xuất hiện tại một cuộc họp báo bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin.
Vài phút sau loan báo của TT Trump, ông Bolton chia sẻ trên trang Twitter của ông:
“Đêm hôm qua, tôi đề nghị từ chức và TT Trump nói: Hãy thảo luận việc này vào ngày mai.”
CNN dẫn nhiều nguồn tin hiểu biết, tường thuật rằng ông Trump đã tỏ thái độ bực dọc về những tin nói rằng ông Bolton đã phản đối ông về quyết định mời phe Taliban tới Camp David. Ông Trump hủy bỏ kế hoạch cho cuộc gặp gỡ này hôm thứ Bảy vừa qua.
Theo CNN, Reuters
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-bai-nhiem-co-van-an-ninh-quoc-gia-john-bolton/5077754.html
Tranh cãi về việc
cố vấn an ninh quốc gia John Bolton rời chức
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton giữa những bất đồng với vị phụ tá có quan điểm cứng rắn trong cách xử lý các thách thức về chính sách đối ngoại như với Triều Tiên, Iran, Afghanistan và Nga.Là người có quan điểm diều hâu trong chính sách đối ngoại và cũng là kiến trúc sư trưởng của Tổng thống Trump trong lập trường đanh thép với Iran, ông Bolton được nói là đã thúc đẩy Tổng thống Trump có quan điểm cứng rắn hơn nữa. Ông Bolton là cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói: “Tôi là người rất hâm mộ ông John Bolton. Tôi làm việc rất suông sẻ với ông ấy và tôi nghĩ ông ấy đã làm tròn trọng trách. Chẳng qua là đó là quyết định của Tổng thống. Tổng thống có quyền chọn những người xung quanh mà ông ấy cần.”
“Chuyện này tiêu biểu cho phong cách của Tổng thống Trump. Ông ấy chỉ muốn những người đơn giản là cúi đầu vâng dạ. Có thể tôi không đồng ý với đại sứ Bolton về nhiều vấn đề và về quan điểm hiếu chiến của ông ấy, nhưng có điều, đôi lúc ông ấy chắc chắn đã trình bày những quan điểm đối nghịch để Tổng thống cân nhắc. Mà đó không phải là điều mà Tổng thống muốn,” Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, nghị sĩ Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, bình luận về sự ra đi của ông Bolton.
Norbert Roettgen, Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại của Quốc hội Đức, nói với Reuters rằng sự ra đi của ông Bolton là một cơ hội cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Chuyên gia về Triều Tiên, Harry Kazianis, một giám đốc cao cấp tại viện nghiên cứu mang tên Trung tâm Lợi ích Quốc gia, cho rằng việc sa thải ông Bolton là một động thái khôn ngoan của chính quyền Trump.
Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Iran, ông Hesameddin Ashena, nói rằng ông Bolton bị mất chức cho thấy sự thất bại của chiến lược áp lực tối đa mà Washington nhắm vào Iran.
“John Bolton nhiều tháng trước cam đoan rằng Iran sẽ tồn tại được thêm 3 tháng. Chúng ta vẫn đứng vững, còn ông ấy thì ra đi,” phát ngôn nhân chính phủ Iran, Ali Rabiei, viết trên Twitter.
https://www.voatiengviet.com/a/tranh-c%C3%A3i-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-an-ninh-qu%E1%BB%91c-gia-john-bolton-r%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%A9c/5078729.html
Donald Trump rảnh tay
sau khi « diều hâu » John Bolton ra đi
Thụy MyTheo Le Monde hôm nay 11/09/2019, sự ra đi của ông John Bolton là khó thể tránh khỏi, khi giữa cố vấn an ninh quốc gia và tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt.
Sáng thứ Ba 10/9, vào lúc gần 11 giờ, Nhà Trắng bỗng đột ngột thay đổi lịch trình trong ngày, thêm vào một buổi báo cáo ngắn về đấu tranh chống khủng bố. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều, do ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đảm nhiệm. Thế nhưng lúc 12 giờ trưa, Donald Trump bỗng cho biết ông Bolton sẽ không còn phục vụ tại Nhà Trắng.
Sự ra đi của cố vấn John Bolton, như thường lệ, được tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter. Điều này khó thể tránh khỏi với những bất đồng chồng chất giữa hai người, và ông tổng thống không hề giấu diếm khi loan báo việc cách chức John Bolton.
Ông Trump viết : « Tôi bất đồng với Bolton trên rất nhiều điều mà ông ấy đề nghị », và khẳng định Bolton đã được thông báo. Ngược lại, vài phút sau John Bolton đáp trả, cũng trên Twitter : « Tôi đề nghị từ chức tối qua và tổng thống bảo rằng mai sẽ nói chuyện ».
Theo báo chí Mỹ, Donald Trump nghi ngờ lòng trung thành của vị cố vấn, bị cho là đã tiết lộ các thông tin và không hăng hái bảo vệ sự chọn lựa về ngoại giao của ông chủ Nhà Trắng trên truyền hình. Ông không thích lên tivi, trong khi Trump chuộng hình thức, và hơn nữa, theo AP, Trump không ưa bộ râu của John Bolton !
« Diều hâu chúa» tại Nhà Trắng
Khi Mike Pompeo và Steve Mnuchin được phỏng vấn sau đó, hai ông này nở nụ cười rất tươi vì cũng bất đồng với John Bolton. Ngoại trưởng Pompeo công khai xác nhận điều đó. Ngoài quan điểm chính trị, những người không ưa ông Bolton tố cáo ông đã hạn chế những trao đổi với bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao.
Chủ trương mạnh bạo của John Bolton, vốn là luật sư, là một bất lợi trước vị tổng thống thích mang hình ảnh oai hùng nhưng lại ngại dùng đến vũ lực. Việc John Bolton được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quồc gia hồi tháng 3/2018 cũng gây ngạc nhiên là vì thế.
Nhân vật luôn quyết liệt chủ trương phải đánh Irak hồi năm 2003, lại tham gia ê-kíp của một tổng thống không ngừng tố cáo « quyết định tồi tệ nhất » từ trước đến nay của Hoa Kỳ. Và ngược với Donald Trump, John Bolton chưa bao giờ nghi ngờ ý định gây ảnh hưởng lên các cuộc bầu cử Mỹ, trung thành với tâm lý hoài nghi xưa nay của phe bảo thủ đối với Matxcơva.
Vừa được bổ nhiệm, ông đã cản trở sự khởi đầu xích gần lại với Bắc Triều Tiên, đặt ra điều kiện tiên quyết cho đối thoại là « giải pháp Libya ». Có nghĩa là phải đưa ra khỏi đất nước toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng, theo kiểu mà Mouammar Kadhafi đã chấp nhận năm 2003. Một mệnh lệnh được Kim Jong Un cho là không thể chấp nhận.
Một năm sau, John Bolton chỉ trích việc Kim Jong Un liên tục cho bắn các hỏa tiễn tầm ngắn. Trong khi khoe khoang về quan hệ tốt đẹp với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Donald Trump lại giảm nhẹ tầm vóc các sự kiện này. Hồi tháng Năm, Trump nói : « Bắc Triều Tiên đã bắn đi những hỏa tiễn nhỏ gây khó chịu cho các đồng bào của tôi và những người khác, nhưng tôi thì không ».
Vị cố vấn an ninh cũng không thấy xuất hiện bên cạnh tổng thống trong chuyến thăm lịch sử vùng phi quân sự chia cách hai nước Triều Tiên hồi tháng Sáu. Lúc đó ông đi thăm Mông Cổ, để cổ vũ chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc trong khu vực.
Trump : « Chính tôi phải can John »
Bị đặt ra bên lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, John Bolton chú tâm vào châu Mỹ, hồi tháng 11/2018 đã tố cáo « bộ ba bạo chúa » gồm Cuba, Nicaragua và Venezuela.
Tuy vậy vị cố vấn an ninh quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu đối với Nicolas Maduro, người đứng đầu một nước đang lụn bại. Đòn ngoại giao ngoạn mục hồi tháng Giêng, công nhận tổng thống lâm
thời Juan Guaido, cấm vận dầu lửa Venezuela – vụ trừng phạt nặng tay nhất, và cả âm mưu nổi dậy trong nội bộ hồi tháng Tư, đều chưa thể làm Maduro phải ra đi.
Sự bất lực này rốt cuộc làm tổng thống Mỹ bực tức. Hôm 9/5 ông Trump nói : « John rất giỏi. John có cái nhìn cứng rắn, nhưng không sao. Thực tế chính tôi là người phải can ông ấy, điều này thật khó tin. Tôi có John và có những người khác ôn hòa hơn, và cuối cùng tôi là người quyết định ». Trump nhắc lại nguyên tắc hoạt động : cứ để mọi người đưa ra những ý kiến trái ngược nhau, và rốt cuộc ông sẽ định đoạt theo trực giác.
Hai hồ sơ khác là Iran và Syria. Trước khi tham gia chính quyền Donald Trump, John Bolton công khai đề nghị « tiên hạ thủ vi cường », không kích các địa điểm nguyên tử của Iran, và ủng hộ phe đối lập lưu vong vốn đang kêu gọi thay đổi chế độ Teheran. Tháng 9/2018, ông đòi duy trì lực lượng đặc biệt Mỹ ở Syria để chống lại tham vọng khu vực của Teheran. Bolton khẳng định : « Chúng tôi sẽ không ra đi một khi quân Iran cũng như các lực lượng dân quân mà Teheran hỗ trợ vẫn còn ở bên ngoài biên giới Iran ». Ba tháng sau, tổng thống Trump loan báo sẽ rút quân ngay lập tức, rồi lại rút lời sau khi bị chỉ trích.
Phản đối giải pháp lật đổ chế độ Teheran, Donald Trump thường xuyên nêu ra khả năng thương lượng với ban lãnh đạo một đất nước mà ông cho là có tiềm năng rất lớn về kinh tế. Trump không loại trừ khả năng gặp tổng thống Iran nhân Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng Chín năm ngoái.
Ra đi ngay sau một thành công hiếm hoi
Sự kiện đầy nghịch lý là John Bolton bị cách chức ngay sau một thành công hiếm hoi : loan báo bất ngờ hôm 7/9, hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh bí mật dự kiến tại trại David. Donald Trump định tiếp chính quyền Afghanistan và phe Taliban để mở ra con đường cho việc rút quân Mỹ, một cam kết trong chiến dịch tranh cử.Theo báo chí Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia phản đối sự hiện diện của phe Taliban tại một địa điểm mang tính biểu tượng trong lịch sử nước Mỹ.
Ý tưởng tổ chức cuộc họp này được xúc tiến bởi ngoại trưởng Mike Pompeo, vốn lo cho tương lai chính trị của mình, ủng hộ. Còn John Bolton, 70 tuổi, không hề có tham vọng bầu cử, biết rằng ông đang giữ chức vụ cao nhất trong sự nghiệp của mình và không sẵn sàng nhân nhượng. Loan báo hủy bỏ cuộc gặp làm hài lòng phe « diều hâu » trong đảng Cộng Hòa.
Trong bài xã luận hôm nay 11/9, Wall Street Journal lấy làm tiếc về sự ra đi của một nhân vật có thể ngăn cản tổng thống phản ứng theo trực giác. Nhật báo Mỹ khẳng định « Thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn ».
Cựu đặc phái viên Hàn Quốc về nguyên tử Kim Hong Kyun cho rằng : « Tuy không phải ai cũng thích ông Bolton, nhưng ông là thành lũy chống lại một thỏa thuận nửa vời với Bắc Triều Tiên » vốn nhiều thủ đoạn.
Cánh diều hâu của Cộng Hòa còn thất vọng hơn khi loan báo về việc ông John Bolton ra đi được những kẻ thù bất cộng đáy thiên của ông thích chí ra mặt.
Một quan chức chế độ Maduro nói với hãng tin AP : « Một ngày như thế này, cố tổng thống Hugo Chavez sẽ rất vui mừng ». Bộ trưởng Kỹ nghệ Venezuela, Tareck El Aissami, người bị ông Bolton tố cáo là buôn lậu ma túy, gọi ông là « kẻ nói dối số một ». Tương tự, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói rằng Bolton là « người mắc bệnh nói dối ». Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, nếu người thay thế ông John Bolton là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hiệu quả, sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với chính quyền Maduro và các nhà độc tài khác.
Một cố vấn của tổng thống Iran Hassan Rohani viết trên Twitter, việc ông Bolton bị gạt ra ngoài lề « là dấu hiệu rõ ràng cho sự thất bại của chiến lược gây áp lực tối đa của Mỹ ». Tuy vậy ông Mike Pompeo nhắc lại, không có việc Hoa Kỳ bỏ đi áp lực này.
Về phía Việt Nam, chúng ta không quên John Bolton chính là quan chức ngoại quốc đầu tiên lên tiếng trong vụ tàu Trung Quốc xâm nhập bãi Tư Chính. Hôm 20/8, Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190911-donald-trump-ranh-tay-sau-khi-%C2%AB-dieu-hau-%C2%BB-john-bolton-ra-di
Bolton ra đi, bế tắc Mỹ-Iran sẽ được khai thông ?
Thanh PhươngVới việc nhân vật diều hâu như cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ra khỏi Nhà Trắng, một câu hỏi đang được đặt ra : kể từ nay, tổng thống Mỹ Donald Trump có sẽ rảnh tay để thi hành một chính sách hòa hoãn hơn với Iran giúp khai thông bế tắc hiện nay hay không.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran đã không ngừng gia tăng kể từ khi tổng thống Trump đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân 2015 nhằm ngăn cản Teheran chế tạo vũ khí nguyên tử. Tuy Washington sau đó đã tái lập các biện pháp trừng phạt Iran, tổng thống Trump lúc thì tỏ ra rất cứng rắn, khi thì tỏ ý muốn đối thoại với Teheran.
Về phần John Bolton, ngay cả trước khi vào Nhà Trắng, ông đã công khai kêu gọi Mỹ mở các cuộc oanh tạc có tính chất ngăn ngừa vào những nơi được cho là cơ sở hạt nhân của Iran. Ông cũng đã chính thức ủng hộ phe đối lập Iran lưu vong, Tổ chức Mudjahidin Nhân dân, vẫn hoạt động nhằm lật đổ chế độ ở Teheran.
Đến tháng 9/2018, sau khi đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia, ông Bolton đã biện minh cho việc duy trì lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Syria để ngăn chận các tham vọng khu vực của Iran. Nhưng ba tháng sau đó, tổng thống Trump đã làm ngược lại ý kiến của Bolton, thông báo rút quân ngay lập tức khỏi Syria, tuy sau đó đã giảm bớt phần nào tầm mức của cuộc triệt thoái.
Tổng thống Trump cũng bất đồng hoàn toàn với ông Bolton về chủ trương thay đổi chế độ ở Teheran. Chủ nhân Nhà Trắng thường xuyên nêu lên khả năng « mặc cả » với ban lãnh đạo hiện nay của Iran. Ông có vẻ tán đồng với đề nghị của Pháp cấp cho Teheran một khoản tín dụng. Theo lời bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin trong cuộc họp báo hôm qua, tổng thống Trump vẫn sẵn sàng cho một cuộc gặp « không điều kiện tiên quyết » với tổng thống Iran Hassan Rohani.
Để buộc Teheran chấp nhận đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì « áp lực tối đa », qua việc thông báo những trừng phạt mới nhắm vào các tổ chức Iran và các đồng minh của Iran bị xếp là « khủng bố ».
Nhưng đối với Teheran, việc ông Bolton bị cách chức là một bằng chứng cho thấy chiến lược « áp lực tối đa » đó đã thất bại, như nhận định của ông Hesameddin Ashena, cố vấn của tổng thống Rohani trên mạng Twitter. Hôm nay, một lần nữa Teheran đã bác bỏ khả năng gặp gỡ giữa tổng thống hai nước, nếu Washington không chịu bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đang bóp nghẹt nền kinh tế Iran.
Như vậy, hiện giờ tình hình vẫn bế tắc, nhất là Teheran hôm thứ Bảy vừa qua thông báo đã cho khởi động các máy ly tâm để gia tăng dự trữ chất uranium được làm giàu, bất chấp những lời kêu gọi của các nước châu Âu, yêu cầu Iran đừng giảm hơn nữa các cam kết về hạt nhân.
Sự ra đi của cố vấn an ninh quốc gia Bolton có thể không ảnh hưởng gì đến chính sách của tổng thống Trump đối với Iran, vì ông có thói quen hỏi ý kiến những người có quan điểm đối nghịch nhau, để rồi cuối cùng tự quyết định theo trực giác của ông. Mà « trực giác » của Trump thì quả là khó đoán. Cho nên, trong bài xã luận hôm nay, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal đã cảnh báo là với việc ông Bolton rời khỏi Nhà Trắng, kể từ nay không còn ai có đủ khả năng ngăn tổng thống Trump hành động theo những « trực giác » của ông. Tờ báo này thậm chí còn khẳng định : « Thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn ».
Người ta chỉ hy vọng là, do không còn nhân vật diều hâu nào đứng sau lưng, có thể là tổng thống Trump sẽ linh động hơn trong đối sách với Iran, có một cử chỉ nào đó để hé mở cánh cửa đối thoại với Teheran.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190911-bolton-ra-di-be-tac-my-iran-se-duoc-khai-thong
Canada điều tàu chiến
đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai
trong vòng 3 tháng
Canada hôm thứ Ba 10/9 cho biết một trong những tàu chiến của họ đã đi qua eo biển Đài Loan có nhiều nhạy cảm, theo bản tin hôm 11/9 của South China Morning Post.Chuyến đi của con tàu diễn ra ở thời điểm đã 3 tháng kể từ một hoạt động tương tự, và giữa lúc quan hệ đang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa về một loạt các vấn đề ngoại giao gai góc, bản tin của South China Morning Post nói.
Những chuyến tàu đi qua như vậy thường làm Bắc Kinh khó chịu, họ tuyên bố đảo Đài Loan dân chủ và tự trị là một phần thuộc chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, Bắc Kinh đã lên án quyết định của Pháp điều tàu khu trục qua eo biển, gọi đó là việc làm bất hợp pháp, và họ cũng khó chịu về việc các tàu hải quân Mỹ đi qua trên chính tuyến đường thủy đó.
Vẫn theo South China Morning Post, chính phủ Canada cho biết tàu khu trục HMCS Ottawa đi qua eo biển Đài Loan hôm 9 và 10/9.
“Hải quân Hoàng gia Canada không thực hiện điều được gọi là hoạt động vì tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố về lãnh thổ của các quốc gia khác, và việc tàu của Canada đi qua đã tuân theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”, hải quân Canada nói qua một tuyên bố, được South China Morning Post dẫn lại.
Hồi tháng 6, hai tàu Canada cũng đi qua eo biển hẹp ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc, nhưng Canada phủ nhận chuyện họ có ý định đưa ra bất kỳ quan điểm chính trị nào.
Hiện chưa có phản ứng ngay từ Bắc Kinh.
https://www.voatiengviet.com/a/canada-dieu-tau-chien-di-qua-eo-bien-dai-loan/5079358.html
Ủy Ban Châu Âu mới vừa hình thành đã gây tranh cãi
Mai VânDanh sách Ủy Ban Châu Âu mới vừa được công bố hôm qua, 10/09/2019, với một số gương mặt được chú ý như Frans Timmermans, người Hà Lan đặc trách Khí Hậu, Sylvie Goulard, người Pháp, đặc trách Thị Trường Nội Địa, Công Nghiệp Quốc Phòng.
Toàn bộ số 26 ủy viên này còn phải ra sức thuyết phục các nghị sĩ trong Nghị Viện Châu Âu từ cuối tháng 9 đến 08/10 để được xác nhận, nếu muốn bắt tay vào việc vào ngày 01/11. Bằng không thì chủ tịch Ủy Ban lại phải thay người.
Nhìn chung, nhóm ủy viên mới này được các nghị sĩ hoan nghênh, nhưng theo ghi nhận của thông tín viên RFI, Joana Hostein tại Bruxelles, cũng có một số ý kiến chỉ trích.
“Bà Ursula Von der Leyen quả là không cần đến cuộc tranh cãi vừa chớm lên này. Việc lập ra chức vụ phụ trách vấn đề di dân có tên gọi là « Bảo Vệ Lối Sống Châu Âu » đã làm các nghị sĩ cánh tả phẫn nộ. Raphaël Glucksmann, nghị sĩ thuộc đảng Xã Hội Pháp cho rằng thật ra đó là việc trở lại với bộ Bản Sắc Quốc Gia thời ông Sarkozy, nhưng ở cấp châu Âu. Đây là một sự đầu hàng trước chủ nghĩa dân túy và dân tộc hẹp hòi đang lan rộng ở châu Âu.
Ủy viên người Pháp Sylvie Goulard có thể cũng bị chỉ trích khi ra điều trần tại Nghị Viện Châu Âu, về những nghi ngờ trong hồ sơ việc làm giả liên quan đến một trong những người phụ tá của bà khi bà là nghị sĩ châu Âu.
Nhưng cũng có những điểm được khen ngợi như việc Ủy Ban tôn trọng sự ngang nhau về nam nữ. Riêng nghị sĩ Pháp Pascal Canfin thì hoan nghênh một Ủy Ban xem trọng vấn đề sinh thái, đặt lên thành ưu tiên. Ông hoan nghê nh việc Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy Ban đảm nhiệm điều được gọi là Green Deal, có nghĩa chuyển đổi sinh thái, có trách nhiệm về vấn đề khí hậu, nhưng cũng lo về các vấn đề khác như giao thông, nông nghiệp, quỹ cơ cấu dành cho các nước Trung Âu, tức là có tất cả những phương tiện để thực hiện sự chuyển đổi sinh thái đang cần. »
Giai đoạn sắp tới đối với các Ủy Viên là ra điều trần trước Nghị Viện Châu Âu vào cuối tháng này”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190911-lhca-uy-ban-chau-au-moi-vua-hinh-thanh-da-gay-tranh-cai
Anh Quốc: du học sinh
sẽ được ở lại Anh hai năm để tìm việc
Sinh viên quốc tế sẽ được ở lại Anh hai năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc, theo một đề xuất mới của Bộ Nội vụ Anh.Động thái này đảo ngược quyết định hồi 2012 của Bộ trưởng Nội vụ Anh lúc đó, bà Theresa May, buộc sinh viên nước ngoài phải rời khỏi Anh trong vòng bốn tháng sau khi tốt nghiệp ra trường.
Thủ tướng Boris Johnson nói thay đổi này sẽ giúp sinh viên “mở khóa tài năng” và bắt đầu sự nghiệp ở Anh Quốc.
Nhưng tổ chức Theo dõi Nhập cư Anh (Migration Watch UK) gọi đây là một bước đi “thụt lùi”.
Cần người, Anh mời vào nhiều bác sĩ nước ngoài
ĐH Oxford ‘sẽ nhận một phần tư sinh viên nghèo’
Sinh viên TQ đại lục ‘tấn công’ sinh viên Hong Kong ở Úc
Thay đổi này sẽ áp dụng cho sinh viên quốc tế ở Anh (ước tính vào khoảng 450.000 người năm ngoái) bắt đầu các khóa học đại học và cao hơn từ sang năm trở đi.
Họ phải học tại những trường có quá trình thực hiện kiểm tra nhập cư đáng tin cậy.
Theo đề xuất mới, sẽ không có giới hạn về loại việc làm sinh viên phải tìm và không có giới hạn về con số.
“Trong khi bà Theresa May đưa ra điều mà bà gọi là một môi trường hà khắc bằng những luật lệ về nhập cư, với tham vọng giảm con số nhập cư vào Anh xuống vài chục ngàn [hàng năm], Boris Johnson hứa hẹn sẽ xóa bỏ mục tiêu đó và khuyến khích “những người thông minh nhất và giỏi nhất” tới sống và làm việc tại ‘nước Anh toàn cầu’,” biên tập viên Mark Easton của BBC bình luận.
Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid viết trên Twitter rằng động thái này là “đúng lúc”, và nói thêm chính phủ “đáng lẽ phải đảo ngược chính sách ngớ ngẩn này từ nhiều năm trước”.
Alistair Jarvis, Giám đốc tổ chức Universities UK, hoan nghênh quyết định này, và nói luật này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Anh và đưa Anh quốc trở lại vị trí “điểm đến du học được lựa chọn hàng đầu”.
“Bằng chứng cho thấy sinh viên quốc tế mang đến những ảnh hưởng tích cực đáng kể tới nước Anh, cũng như đóng góp 26 tỷ bảng Anh về kinh tế. Nhưng trong một thời gian quá dài, việc thiếu cơ hội làm việc sau khi ra trường đã đặt Anh Quốc vào vị thế bất lợi trong việc thu hút học sinh quốc tế,” ông nói.
Nhưng Alp Mehmet, Chủ tịch của tổ chức Theo dõi Nhập cư Anh, nói quyết định này là “không khôn ngoan” và nhiều khả năng “sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên nước ngoài ở lại Anh để xếp đồ trên giá”.
“Các trường đại học của chúng ta đang thu hút số lượng sinh viên nước ngoài kỷ lục nên không cần phải làm giảm giá trị của visa du học bằng cách biến nó thành cửa sau để sang đây làm việc,” ông nói thêm.
Sinh viên dùng ‘lò viết tiểu luận’ để gian lận thế nào
Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề?
‘Cộng tác quốc tế’
Tuyên bố của chính phủ Anh được đưa ra cùng lúc với việc khai trương dự án về gien trị giá 200 triệu bảng Anh tại UK Biobank, một tổ chức thiện nguyện và nghiên cứu về sức khỏe. Dự án này sẽ thu thập thông tin và mẫu từ 500.000 người.
UK Biobank đã thu thập mẫu DNA và thông tin từ phiếu điều tra sức khỏe từ 500.000 tình nguyện viên Anh trong vài năm qua. Giờ đây dự án này mở cửa cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới muốn dùng những thông tin này để phát triển các phương pháp điều trị bệnh mới.
Thủ tướng Anh nói những dự án loại này không thể thực hiện được “nếu không mở cửa cho những người sáng dạ nhất và giỏi nhất trên khắp thế giới đến học và làm việc” ở nước Anh.
Ông Johnson nói: “Đó là lý do vì sao chúng tôi mở ra một con đường mới cho sinh viên quốc tế để mở khóa tài năng của họ và bắt đầu sự nghiệp ở Anh Quốc.”
Anh Quốc có một “lịch sử đáng tự hào” là trung tâm của cộng tác quốc tế, ông nói, và nước Anh đang “đưa các chuyên gia trên khắp thế giới đến để làm việc tại Anh trong một dự án nghiên cứu về gien lớn nhất thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49661555
Anh bắt giữ 86 người vượt biên trái phép
bao gồm người Việt Nam
Giới chức Anh hôm 10 tháng 9 đã bắt giữ 86 người vượt biên trái phép qua eo biển Manche từ Pháp vào Anh bằng những tàu nhỏ. Đây được cho là số người vượt biên lớn nhất bị bắt giữ chỉ trong một ngày tại Anh.AFP trích thông tin từ Bộ Nội vụ Anh cho biết trong số những người bị bắt giữ có cả phụ nữ và trẻ em từ 8 nước khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Một số người trong số này đã lên bờ và bị bắt giữ, một số khác vẫn ở trên thuyền ngoài biển và bị tuần duyên chặn bắt.
Theo số liệu thống kê được giới chức Pháp công bố hồi tháng trước, từ tháng một đến nay đã có 1.450 người vượt biên vào Anh được tuần duyên Anh hoặc Pháp cứu, gấp đôi con số người vượt eo biển giữa hai nước trong cả năm 2018.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Anh cho biết việc vượt biên qua eo biển giữa hai nước bằng tàu nhỏ rất nguy hiểm. Tuy nhiên các nhóm tội phạm đã bất chấp tính mạnh của người vượt biên và vẫn cố đưa họ vượt biển vào Anh.
Những người bị bắt giữ đã được đưa về thị trấn Dover để kiểm tra sức khỏe và phỏng vấn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/uk-intercept-86-migrants-crossing-channel-in-one-day-09112019083825.html
Anh lên kế hoạch quân sự táo bạo
ở Biển Đông, TQ bực bội
Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông, trong lần triển khai chiến dịch đầu tiên của chiến hạm hùng mạnh này.Sau Mỹ, đến lượt Anh đang có ý định thực hiện một bước đi quân sự quyết liệt để thách thức những hành động gây hấn cũng như những đòi hỏi chủ quyền tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Telegraph, các máy bay tàng hình F-35 từ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ xuất hiện trên con tàu 65.000 tấn HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới của Anh đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong lần triển khai hoạt động đầu tiên, dự kiến diễn ra năm 2021.
Một người phát ngôn chính phủ Anh cho biết: “Anh duy trì các lợi ích ở khu vực và cam kết duy trì an ninh khu vực. Sự hiện diện của hải quân quốc tế ở Biển Đông là bình thường và của Hải quân Hoàng gia Anh cũng không phải ngoại lệ.”
“Chúng tôi cam kết thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển và trên không theo luật pháp quốc tế” – người phát ngôn nói thêm.
Trung Quốc phản ứng bực bội trước thông tin kế hoạch triển khai quân sự táo bạo Anh, đe dọa coi đây là “hành động thù địch”. Bắc Kinh cũng từng phản ứng tức giận năm 2018 khi HMS Albion, tàu Hải quân Hoàng gia Anh, đi qua Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cáo buộc chính phủ Anh “hành động khiêu khích”.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông và liên tục có các hành động quân sự hóa vi phạm luật pháp quốc tế.
Hành động ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới.
Về phần mình, Anh cùng Pháp và Đức hôm 29/8 đưa ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại về tình hình trên Biển Đông, kêu gọi giải quyết các bất đồng trong khu vực này thông qua đàm phán.
“Chúng tôi lo ngại tình hình ở Biển Đông có thể dẫn đến tình trạng mất an toàn và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn trong khu vực, bao gồm quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của họ, quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông”, thông cáo nhấn mạnh.
Trong thông cáo, 3 quốc gia châu Âu lưu ý rằng với tư cách là các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Pháp, Đức và Anh kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực tuân thủ Công ước này.
Công ước này đưa ra khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó tất cả các hoạt động ở đại dương và biển bao gồm cả Biển Đông phải được thực hiện và tạo cơ sở cho sự hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải”, thông cáo nêu rõ.
“Bộ ba” hoan nghênh các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/30307-anh-len-ke-hoach-quan-su-tao-bao-o-bien-dong-tq-buc-boi.html
Joshua Wong gây ‘ấn tượng đẹp’
cho chính quyền Đức
Lê Mạnh HùngGửi cho BBC từ Berlin, ĐứcJoshua Wong tới Berlin, tham gia sự kiện “Bild100-Party” đêm qua, thứ hai 8/9, nơi tụ họp 100 nhân vật xuất sắc nhất được lựa chọn ra từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn hoá và thể thao của Đức được mời tham dự.
Bild100-Party do tờ báo lá cải Bild nổi tiếng thuộc “Con khủng long truyền thông Đức”- tập đoàn truyền thông Axel Springer đứng ra tổ chức trong nhà hàng trên tầng thượng toà nhà trụ sở Quốc hội Đức.
Cuối buổi, Joshua Wong đã có buổi tiếp xúc trò chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas và phát biểu trước báo giới Đức.
Hình ảnh nhà hoạt động trẻ Joshua Wong với chiếc điện thoại trong tay, thỉnh thoảng liếc mắt vào đó và hùng hồn phát biểu trước ống kính các nhà báo đã được truyền trên nhiều kênh truyền hình Đức quay lại, đặc biệt đài truyền hình ZDF chiếu trong các chương trình thời sự.
Nếu như sáng hôm nay vẫn còn chưa có thật nhiều tờ báo đăng tải tin này thì đến trưa, sau khi có việc phía ngoại giao Trung Quốc chính thức lên tiếng phản ứng về cuộc gặp gỡ của Joshua Wong với ngoại trưởng Đức Haiko Maas, gọi đây là “Hành động thiếu tôn trọng” thì hầu hết các tờ báo lớn nhỏ quen thuộc với độc giả Đức: Focus, Der Spiegel, Die Zeit, Morgenpost, Frankfurter Allgemeine Zeitung.v.v… đã đồng loạt đưa tin.
Joshua Wong đến Đức nói về nhân quyền
Ký hiệu bàn tay khiến giới chức TQ lo lắng
Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền
Người biểu tình: ‘Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong’
Joshua Wong nói gì ở Đức?
Đáng chú ý là hầu hết các trang tin đều chỉ tường thuật diễn tiến cuộc đi thăm Đức của Joshua Wong, các phát biểu kêu gọi của nhà hoạt động trẻ tuổi này hướng tới nhân dân Đức, phát biểu của ngoại trưởng Đức.
Các câu nói lay động suy nghĩ của người Đức nhất của Joshua Wong là: “Hong Kong là Berlin mới”.
“Tôi cầu mong sự giúp đỡ của người Đức. Chúng tôi tôi có cảm tưởng Hong Kong như Đông Berlin trong thời chiến tranh lạnh và chính bởi người Đức, đặc biệt ở Berlin đã đấu tranh cho tự do nên tôi cầu xin người Đức sự giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của chúng tôi.”
“Tôi đã bị bắt tới 8 lần và phải ngồi tù một trăm ngày, cái giá tôi phải trả quá nhỏ.”
“Tôi hy vọng nhân loại trên toàn thế giới ủng hộ Hong Kong đấu tranh cho tự do và bầu cử tự do.”
Tổng biên tập của Bild Julian Reichelt thì tuyên bố: “Tập đoàn Axel Springer ủng hộ tất cả mọi người đấu tranh cho tự do trên toàn thế giới.”
Được biết Ngoại trưởng Đức Haiko Maas đã ra sân bay đón Joshua Wong.
Trước đó, ông viết trên twitter về việc Joshua Wong được trả tự do hôm thứ Hai rằng: “Đó là một tín hiệu tốt, rằng nhà đấu tranh cho dân chủ trẻ tuổi được trả tự do. Quyền tự do biểu đạt suy nghĩ là một nguyên tắc căn bản. Không được phép đưa ra sự hạn chế nào.”
Vì sao Đức đột nhiên quan tâm đến Hong Kong?
Theo tôi nhận thấy, Đức có bài học quá khứ về chủ nghĩa phát xít, độc tài cộng sản ở Đông Âu còn sâu đậm.
Người Đức hiểu rằng sự thịnh vượng có được ngày nay được dựa trên căn bản những giá trị phổ quát của Tây Âu. Nếu để khuynh hướng cộng sản, độc tài phát triển trên thế giới, lan sang châu Âu thì đó cũng là hành động tự sát.
Ngoài ra nước Mỹ thời Donald Trump không còn mặn mà với các đấu tranh cho dân chủ thì EU với Đức, Pháp cần thay thế vai trò dẫn đầu trên thế giới. Vừa là nhiệm vụ tự giao vừa là cơ hội tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thế giới.
Và điều này cũng nằm trong chiến lược chung, phối hợp với Mỹ, châu Âu cùng kiềm chế con hổ Trung Quốc đang muốn khuynh đảo thế giới.
—Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng ở Berlin
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49658958
Đông Nam Á và thương chiến
Nguyễn Xuân NghĩaVô vọng
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành đề tài kinh tế nghiêm trọng nhất của các nước từ hơn một năm nay. Thế rồi, hy vọng lại nhen nhúm khi đôi bên thông báo việc đàm phán ở cấp thứ trưởng đã tái nhóm trước khi phái bộ Trung Quốc gồm Phó Thủ trướng Lưu Hạc và Thống đốc Dịch Cương của Ngân hàng Nhà nước sẽ tới Hoa Kỳ thương thuyết lại vào Tháng 10 này. Ông nghĩ sao về hy vọng đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau 18 tháng dai dẳng, kể từ Tết Mậu Tuất năm ngoái tới nay đã là Trung Thu Kỷ Hợi, chúng ta có thêm kinh nghiệm về cách nhận thức và trình bày hồ sơ phức tạp này. Trước hết là cá tánh của Tổng thống Donald Trump, người cả tin vào trực giác của mình và thường phát biểu bất ngờ khiến thiên hạ ngỡ ngàng chẳng biết rằng đấy là kỹ thuật hay chiến thuật thương thảo của ông. Thứ hai, phía Bắc Kinh cung cấp rất ít thông tin mà đa số nội dung lại chú trọng tới việc tuyên truyền cho quần chúng ở trong nước nên ta khó biết được đúng sai. Thứ ba, Hoa Kỳ là xứ dân chủ theo kinh tế thị trường, nơi mà tư doanh, thị trường và giới bình luận cũng có quyền nhận định và giải trình hậu quả của thương chiến theo nhãn quan lợi và hại cũng khá cục bộ của họ.
Các nước Đông Nam Á nên nhìn lại khả năng hội nhập kinh tế của gần 700 triệu dân mà khắc phục các mâu thuẫn về chủ quyền bên trong và có đối sách chung của toàn khối với Trung Quốc và có hậu thuẫn của công pháp quốc tế, thay vì để bị đánh tỉa như bẻ đũa từng chiếc.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Về cách giải trình của họ, tôi thấy đa số đều nói tới sự thiệt hại cho phía Mỹ nhưng khó kiểm tra và trình bày được sự thiệt hại có thể trầm trọng hơn về phía Trung Quốc. Chính sự thiệt hại này cũng ảnh hưởng đến tiến trình thương thảo giữa đôi bên. Sau cùng, và đây là nhận định chủ quan nhuốm mùi bi quan của tôi: “vẫn là vô vọng”!
Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta đã quen với nhận định bi quan của ông, nhưng vì sao ông lại nói cuộc đàm phán vào Tháng 10 vẫn là vô vọng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có hai tầng nhận thức, thứ nhất là thực tế và thứ hai là cách diễn giải thực tế ấy. Mà trong trò đấu trí hiện nay giữa hai nước, cách diễn giải để tác động vào dư luận cũng thuộc nghệ thuật đàm phán. Vì vậy, tôi thường hoài nghi mỗi khi nghe nói tới hy vọng thành công vì khoảng cách của đôi bên vẫn còn quá xa. Xin cho tôi giải thích tiếp.
- Đầu tiên, ngay từ khi tranh cử vào năm 2016, ông Donald Trump tỏ ý bi quan về quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến Mỹ bị thất thế và nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ điều chỉnh lại. Thứ hai, sau khi đắc cử, Chính quyền Trump có chủ trương cứng rắn hơn về an ninh lẫn kinh tế với Trung Quốc, khác hẳn các vị tiền nhiệm từ mấy chục năm qua. Thứ ba, từ Tháng Tư năm kia, Chính quyền Trump đã cho Bộ Thương Mại nghiên cứu về yếu tố an ninh trong việc mua nhôm và thép của Trung Quốc. Gần một năm sau, trên cơ sở của việc nghiên cứu, ngày 16 Tháng Hai năm ngoái Hoa Kỳ mới mở ra trận thương chiến khi tăng thuế nhôm và thép do Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ.
- Sau đó đôi bên bắt đầu đàm phán mất hơn một năm, với các biện pháp trả đũa nhằm gây thiệt hại và nhằm hỗ trợ cho việc thương thuyết khiến đối phương phải nhượng bộ. Nhưng thực chất của vấn đề là phía Hoa Kỳ đòi hỏi Trung Quốc những điều mà Bắc Kinh không thể nhượng bộ được.
Bắc kinh không nhượng bộ?
Nguyên Lam: Thưa ông, những điều ấy là gì mà Bắc Kinh không thể nhượng bộ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói ngắn gọn thì Hoa Kỳ đòi Bắc Kinh cải tổ cơ chế kinh tế và luật lệ, là điều mà giữa bao khó khăn kinh tế xã hội chồng chất bên trong – chưa nói tới nhiều mâu thuẫn chính trị mà Tổng bí thư Tập Cận Bình đang gặp ngày nay – Bắc Kinh cho là Mỹ đòi thay đổi chế độ tại Trung Quốc!
- Đi vào chi tiết thì Hoa Kỳ nêu bảy vấn đề trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, gồm có 1/ Bắc Kinh xâm nhập “không gian điện não” hay cyberspace của Mỹ để đánh cắp và phá hoại; 2/ cưỡng bách doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ hay “thuật lý”, technology; 3/ ăn cắp tác quyền hay quyền sở hữu trí tuệ; 4/ ào ạt trợ cấp các tập đoàn kinh tế nhà nước và gây ra tình trạng cạnh tranh bất chính; 5/ bán hàng phá giá vào thị trường Hoa Kỳ để nhiều doanh nghiệp Mỹ phá sản; 6/ lũng đoạn ngoại hối là hạ giá đồng Nguyên nhằm xuất khẩu cho rẻ; 7/ không kiểm soát chất fentanyl chế tạo tại Trung Quốc và bán lậu vào Mỹ khiến Mỹ bị khủng hoảng vì số tử vong kỷ lục với loại thuốc an thần và giảm đau gọi là opiod.
- Qua 11 vòng đàm phán, đôi bên đồng ý về tiến trình giải quyết các vấn đề trên, được ghi vào một dự thảo dày hơn 150 trang với từng chi tiết. Thế rồi, đầu Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh bất ngờ gửi lại bản dự thảo mà xóa hết những gì họ đã cam kết. Vì vậy, phía Hoa Kỳ nổi đóa với biện pháp trừng phạt nặng bằng thuế. Sau đấy, Tháng Tám vừa rồi Hoa Kỳ đã đấu dịu với đề nghị đặc miễn nhưng khi Bắc Kinh lại đòi áp thuế trên 75 tỷ hàng hóa của Mỹ bán vào Trung Quốc thì sự tình lại căng thẳng cho đến tháng tới. Tôi không lạc quan là vì vậy.
Nguyên Lam: Nếu thế, có lẽ người ta cần ôn lại từng diễn biến từ Tháng Tư năm 2017 cho tới ngày nay thì mới thấy hết những chông gai trên con đường hòa giải giữa hai nước. Ông có nghĩ như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là mâu thuẫn nhiều mặt giữa đôi bên đã tích lũy từ nhiều thập niên, cho nên nếu hai nước thành tâm muốn khắc phục thì cũng sẽ mất ít ra chục năm nữa. Khi ấy, cả Donald Trump và Tập Cận Bình đã là quá khứ!
- Trong khi đó, các nước phải ứng xử với một thế giới đã quá đổi thay chứ không chỉ có quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương. Một thí dụ bất ngờ về sự đổi thay là mâu thuẫn gia tăng giữa Nhật Bản với Nam Hàn….
Nguyên Lam: - Chúng ta bước qua phần hai, các nước nên ứng xử thế nào trong ngắn hạn là một vài năm tới và trong dài hạn là cả chục năm sau này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, việc cải cách kinh tế của Trung Quốc từ 40 năm trước là biến cố lịch sử có làm thay đổi tình hình Châu Á. Nhưng, sau việc cải cách của bốn nước được thế giới gọi lầm mấy chục năm trước là “Cọp Đông Á” là Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và Hong Kong, người ta nghiệm thấy rằng thế giới chỉ có sáu quốc gia đã phát triển mạnh về kinh tế và nâng cao được mức sống của người dân là nhờ chế độ dân chủ chính trị. Trung Quốc chưa lên tới đó, còn sợ bị rơi vào cái “bẫy sập của lợi tức trung bình” vỏn vẻn chỉ ở khoảng 10-12 ngàn đô la một năm và đang kéo Hong Kong xuống vực thẳm kinh tế.
- Sau 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, kinh tế Trung Quốc đã lên tới đỉnh và hết lối thế dân số đông với nhân công rẻ để là “công xưởng toàn cầu” chuyên chế biến hàng tiêu dùng loại hạ đẳng, cho nên giới đầu tư quốc tế đã tìm thị trường khác, kể từ 2013-2014, trước khi có trận thương chiến. Đấy là khi Đông Nam Á có cơ hội thay thế thị trường Trung Quốc. Chuyện này, chúng ta đã đề cập từ lâu khi nói về triển vọng của Việt Nam, nếu có cải cách về cơ chế kinh tế và chính trị, chứ không chỉ tìm lợi thế nhân công rẻ. Ngày nay, do vụ thương chiến, nhiều người cho rằng Việt Nam lại có một cơ hội khác, nhưng đấy là ảo vọng.
Ảo vọng
Nguyên Lam: Vì sao ông lại nói đấy là ảo vọng?
Năm tới, Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN thì nên nhìn lại lịch sử và đề xướng những sáng kiến thống nhất cho cả khối. Nếu nhìn lại lịch sử ngàn năm của cả khu vực thì chuyện này không mơ hồ đâu.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vào Việt Nam để dùng thị trường Việt Nam làm bãi trung chuyển nhằm bán hàng của họ cho Mỹ với nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Hậu quả là Việt Nam bị họa lây và phía Hoa Kỳ cũng biết vậy. Do mâu thuẫn chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày nay, Việt Nam có thể khỏi bị Mỹ trừng phạt như đã hăm dọa thì ta gặp loại trở ngại thứ hai.
- Đó là ngoài Trung Quốc thì nhiều doanh nghiệp khác cũng đã vào Việt Nam thì mới phát giác là kinh tế xứ này đạt gần hết công xuất hay khả năng sản xuất. Việt Nam gặp hiện tượng “bão hòa” và cần cấp tốc cải cách trong trung hạn, từ hai đến năm năm. Chúng ta trở lại nhược điểm của Việt Nam về hạ tầng cơ sở vật chất như cầu đường bến cảng, lẫn hạ tầng cơ sở vô hình là luật lệ hành chính rườm rà, tham ô lẫn hệ thống đào tạo giáo dục chưa cung cấp nổi nguồn nhân lực cần thiết. Khi cạnh tranh với các nước lân bang Đông Nam Á, Việt Nam vẫn còn thua.
Nguyên Lam: Ông không nhìn thấy một hy vọng lạc quan hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có chứ! Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào luồng cung ứng toàn cầu qua Hiệp ước TPP đã cải tiến, qua Hiệp ước Tự do Thương mại với Liên hiệp Âu châu cùng cả chục hiệp ước khác. Nhưng từ khi ký kết tới lúc áp dụng thì còn phải ban hành luật lệ nhằm cải cách cơ chế của mình. Vì vậy, động lực cải cách sẽ tạo ra động lượng hay cái trớn, nếu lãnh đạo hiểu ra và thực thi. Trận thương chiến là một kích thích mới, nếu người ta nhìn xa một chút. Như một kết luận, tôi xin được nói thêm hai chuyện cũng nhìn từ viễn ảnh xa.
Kết luận
Nguyên Lam: Nguyên Lam cũng đang muốn đề nghị ông nêu ra vài kết luận cho tuần này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện thứ nhất, Trung Quốc không mạnh như thiên hạ nghĩ mà còn có quá nhiều bài toán nan giải bên trong. Vì vậy, đảng Cộng sản mới trao quyền lực ngày càng tập trung cho Tổng bí thư Tập Cận Bình để giải quyết.
- Sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 rồi Đại hội 19 vào cuối năm 2017, ông ta giải quyết không nổi mà chỉ phô trương thanh thế hơn thực lực của Trung Quốc qua một số sáng kiến an ninh và kinh tế, dùng hình thức khỏa lấp các vấn đề bên trong và gây nhiều mâu thuẫn với bên ngoài.
- Biến cố bất ngờ chính là ông Trump không chỉ vì vụ thương chiến mà còn vì rủi ro xung đột ngoài Đông hải khiến Hoa Kỳ thống nhất ý chí đối phó và mời thêm các nước vào cuộc, từ Ấn Độ, Nhật Bản tới Úc, thậm chí cả Việt Nam. Biến cố kia là vụ khủng hoảng hiện nay tại Hồng Kông, cũng do chính họ Tập đề ra từ khi thăm đặc khu này vào Tháng Bảy năm 2017. Kết luận của tôi là dù chẳng biết Tập Cận Bình có còn lãnh đạo được bao lâu nữa thì “phương án” kinh tế chính trị của Trung Quốc chẳng thể là mẫu mực cho Việt Nam.
Nguyên Lam: Thưa ông, thế còn chuyện thứ hai?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện thứ hai cũng liên hệ đến giấc mộng bành trướng của Trung Quốc, đó là số phận của các nước Đông Nam Á hay hiệp hội ASEAN. Trong lịch sử, Trung Quốc chỉ là cường quốc lục địa, chưa khi nào khống chế nổi cà khu vực Đông Nam Á, kể cả trong thời Chiến Tranh Lạnh. Thời đó, ASEAN thành hình năm 1967 để kết hợp về kinh tế cho mục tiêu chống cộng sản. Sau khi Trung Quốc cải cách kinh tế, và Chiến Tranh Lạnh kết thúc, khối ASEAN đã mở rộng từ năm 1995 nhưng chuyên trú vào kinh tế mà quên mất yếu tố an ninh. Ngày nay họ mới ngỡ ngàng phát giác mối nguy an ninh xuất phát từ Bắc Kinh.
- Vì vậy, về dài thì các nước Đông Nam Á nên nhìn lại khả năng hội nhập kinh tế của gần 700 triệu dân mà khắc phục các mâu thuẫn về chủ quyền bên trong và có đối sách chung của toàn khối với Trung Quốc và có hậu thuẫn của công pháp quốc tế, thay vì để bị đánh tỉa như bẻ đũa từng chiếc. Kết luận của tôi là năm tới, Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN thì nên nhìn lại lịch sử và đề xướng những sáng kiến thống nhất cho cả khối. Nếu nhìn lại lịch sử ngàn năm của cả khu vực thì chuyện này không mơ hồ đâu.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích khá kỳ lạ của tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/southeast-asia-and-the-trade-war-09102019114410.html
Hàn Quốc kiện Nhật Bản
trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Mai VânHàn Quốc đã thông báo vào hôm nay, 11/09/2019 sẽ đệ đơn kiện Nhật Bản trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới OMC về các giới hạn mà Tokyo áp đặt lên xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Quan hệ Seoul và Tokyo rất căng thẳng về mặt thương mại cũng như ngoại giao, từ sau khi Nhật Bản quyết định kiểm soát và giới hạn việc xuất khẩu sang Hàn Quốc, trong đó đặc biệt có 3 loại hóa chất thiết yếu cho màn hình và điện thoại di động.
Quyết định trên được Tokyo đưa ra sau khi Tư Pháp Hàn Quốc buộc các tập đoàn Nhật bồi thường cho những nhân công Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động, phải làm việc trong các nhà máy của họ thời Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
Hai bên tiếp tục trả đũa nhau, xóa tên của nhau ra khỏi danh sách đối tác thương mại. Seoul cũng đã chấm dứt thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân đội với Tokyo.
Bộ trưởng Thương Mại Hàn Quốc Yoo Myung Hee, giải thích lại trong cuộc họp báo vào hôm nay là « việc Nhật giới hạn cung cấp 3 sản phẩm xuất phát từ một quyết định của Tòa Án Tối Cao trên vấn đề cưỡng bức lao động. Và việc nhắm vào Hàn Quốc như thế đã đi ngược lại với nguyên tắc của OMC cấm phân biệt đối xử ».
Hàn Quốc là nhà sản xuất chủ yếu trên thế giới về chíp và màn hình. Theo bộ trưởng Yoo Myung Hee, việc giới hạn xuất sang Hàn Quốc 3 hóa chất cần thiết sẽ tác động đến kinh tế thế giới. Bà Yoo cho biết là Seoul sẽ yêu cầu OMC tổ chức trao đổi song phương để xem cách giải quyết vấn đề này như thế nào.
Đối với Tokyo, quyết định giới hạn xuất khẩu trên là do nước này đã mất tin tưởng vào Hàn Quốc. Tokyo cũng tố cáo Seoul là không quản lý tốt hóa chất nhập từ Nhật, tức để thất thoát sang Bắc Triều Tiên.
Đối với Seoul, thì Tokyo trả đũa vì một cuộc tranh chấp về lịch sử.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190911-han-quoc-kien-nhat-ba%CC%89n-truo%CC%81c-to-chuc-thuong-mai-the-gioi
Biểu tình Hong Kong: Từ đường phố lan tới học đường
Hàng trăm học sinh sinh viên ở Hong Kong hôm 10/9 tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình bao gồm bãi khóa và nắm tay thành hàng dài khi năm học mới bắt đầu, trong bối cảnh các cuộc biểu tình rầm rộ suốt mùa hè trên đường phố giờ lan ra các trường học ở lãnh thổ bán tự trị này của Trung Quốc.Hàng triệu người đã đổ ra đường ở Hong Kong kể từ tháng 6 để biểu tình phản đối một dự luật dẫn độ mà có thể cho phép nhà chức trách chuyển nghi phạm sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Người biểu tình nói dự luật này làm xói mòn tính độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong và cũng cáo buộc Bắc Kinh đang dần làm suy yếu các quyền tự do và dân chủ của thành phố Hong Kong.
Sau nhiều tháng từ chối nhượng bộ, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam tuần trước loan báo rút lại toàn bộ dự luật gây tranh cãi, nhưng người biểu tình xem hành động của bà là quá ít ỏi và muộn màng.
Hàng trăm học sinh mặc đồng phục và đeo khẩu trang đã nắm tay xếp thành hàng dài bên ngoài các trường học ở Hong Kong. Họ kêu gọi chính quyền giữ lời hứa bảo đảm tự do, dân chủ và nền pháp trị như khi Anh trao trả cựu thuộc địa này về cho Trung Quốc quản lí vào năm 1997.
Họ cũng kêu gọi bà Lam thực hiện 5 đòi hỏi mà họ đưa ra, một trong số này là rút lại dự luật dẫn độ. Những đòi hỏi khác bao gồm rút lại từ “bạo loạn” mà chính phủ dùng để mô tả các cuộc biểu tình, phóng thích tất cả những người bị bắt và cho người dân quyền được bầu chọn lãnh đạo của mình.
Keith Fong Chung-yin, chủ tịch hội sinh viên Đại học Baptist Hong Kong, nơi 150 người tham gia một cuộc bãi khóa kéo dài một giờ đồng hồ, cảnh báo sẽ tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ khác với các sinh viên đại học khác nếu tới thứ Sáu này chính phủ không đáp ứng cả 5 đòi hỏi, theo báo The South China Morning Post ở Hong Kong.
Từ đường phố tới lớp học
Các cuộc bãi khóa đã nổ ra ở một số trường trung học và đại học kể từ khi năm học mới bắt đầu. Nhưng tờ Post tuần trước đưa tin có ít học sinh tham gia bãi khóa vì lo sợ bị nhà trường kỉ luật.
Trong một bản tin ngày 6 tháng 9, báo này dẫn lời hiệu trưởng Trường Trung học Christian Alliance, Ng Sing-chin, cho biết 20 trong số 700 học sinh của trường nghỉ học vào ngày 2 tháng 9 và sang ngày hôm sau chỉ còn tám em. Không có em nào bỏ học kể từ ngày 4 tháng 9.
“Thảo luận về chính trị được cho phép trong khuôn viên nhà trường, nhưng quảng cáo chính trị thì không,” ông Ng nói. “Nhà trường không cho phép học sinh bãi khóa vì các em vẫn còn trong độ tuổi vị thành niên, nhưng các em sẽ được đánh dấu là hiện diện miễn là các em cung cấp một bức thư của cha mẹ.”
Dù vậy học sinh vẫn tìm cách biểu tình dưới những hình thức khác.
Một video gây sốt vào tuần trước cho thấy học sinh của một trường đang hát “Do you hear the people sing?” – bài hát cổ động biểu tình trong vở nhạc kịch “Les Misérables” – lấn át quốc ca của Trung Quốc trong khi các giáo viên nhìn theo không biết nên làm gì.
Những học sinh khác tổ chức tọa kháng và tạo nên “Bức tường Lennon” dán đầy những mẩu giấy ghi chú trong lớp học.
Ty Giáo dục Hong Kong hồi cuối tháng 8 phát đi những chỉ dẫn chính thức nói rằng nhà chức trách sẽ thu thập số lượng học sinh vắng mặt, thông tin chi tiết về bất cứ giáo viên nào tham gia các buổi bãi khóa.
“Không ai được phép dùng trường học để làm nền tảng bày tỏ quan điểm chính trị của mình,” Ty trưởng Kevin Yeung Yun-Hung nói trong một thư ngỏ gửi cho cha mẹ học sinh trước khi học kì bắt đầu, theo AFP.
“Và chúng ta không bao giờ cho phép trẻ vị thành niên dính dáng vào chính trị để tránh khơi dậy cảm xúc tạo áp lực gây tổn hại cho sự hài hòa trong trường học.”
Sự bền bỉ và sức ảnh hưởng của các cuộc cuộc biểu tình mùa hè, kéo dài từ đường phố đến trường học, nêu bật vai trò của lực lượng chủ chốt dẫn dắt phong trào này – những người trẻ tuổi.
Một cuộc khảo sát những người tham gia biểu tình tại 12 cuộc biểu tình phản kháng khác nhau ghi nhận tổng cộng 6.688 phản hồi cho thấy phần những lớn người biểu tình ở độ tuổi từ 20 đến 29 và đã hoàn thành giáo dục đại học. Khắp các cuộc biểu tình khác nhau, tỉ lệ người tham gia có trình độ đại học dao động từ 68,2 phần trăm đến hơn 80 phần trăm.
Chấp nhận bạo lực
Có những chỉ dấu cho thấy những người trẻ tuổi có thể có thái độ dung chấp hơn đối với những hành động có khuynh hướng bạo lực của một số người biểu tình trong những cuộc biểu tình gần đây.
Các bến tàu điện ngầm đã mở cửa trở lại sau khi đóng cửa hôm Chủ nhật giữa những cuộc đụng độ đôi khi bạo động, Reuters đưa tin.
Những người biểu tình đốt lửa trên đường và phá hoại một bến tàu điện ngầm ở khu thương mại Trung Hoàn hôm Chủ nhật sau khi hàng ngàn người tụ tập ôn hòa tại lãnh sự quán Mỹ, kêu gọi giúp đem tới dân chủ cho đặc khu hành chính này.
Dù có những chỉ trích nhắm vào tình trạng bạo lực gia tăng, một số học sinh nói họ hiểu được vì sao như vậy.
“Chúng ta không thể đổ lỗi cho những người biểu tình cực đoan về việc sử dụng bạo lực nếu chính phủ không lắng nghe ngay cả khi một triệu rồi hai triệu người tụ tập một cách ôn hòa bình. Nếu không nhờ những người cực đoan, tôi không nghĩ bà Lam sẽ chính thức rút lại dự luật. Tôi không lên án bạo lực,” Calvin Lam Hei-chuk, 22 tuổi, nhân viên phúc lợi của hội sinh viên Đại học Baptist Hong Kong, nói với báo The South China Morning Post.
Fong, chủ tịch hội sinh viên, nói: “Tôi không nghĩ rằng những người biểu tình đang sử dụng bạo lực. Từ bạo lực có nghĩa là những kẻ bạo loạn tấn công người dân hoặc cửa hàng mà không vì mục đích nào ngoài việc thể hiện sự tức giận của họ.”
“Người Hong Kong đã biểu tình ôn hòa trong hơn 20 năm qua nhưng chúng tôi không được gì cả. Bây giờ những người biểu tình có xu hướng hung hăng hơn để khiến chính phủ lắng nghe tiếng nói của họ.”
Nhưng Edwin Chow, 19 tuổi, sinh viên ngành chính quyền và nghiên cứu quốc tế, người đã bãi khóa toàn bộ vào tuần trước và một phần trong tuần này, muốn nhìn thấy các cuộc biểu tình ôn hòa hơn.
“Tôi không ủng hộ những hành động bạo lực và muốn các cuộc biểu tình ôn hòa hơn, nhưng tôi hiểu tại sao người ta đang trở nên bạo lực hơn – biểu tình ôn hòa chẳng có ích gì cả,” anh nói.
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-hong-kong-tu-duong-pho-lan-toi-hoc-duong/5079194.html
Sở giao dịch Hong Kong
muốn chi 39 tỷ đô la mua Sở giao dịch London
Sở giao dịch chứng khoán và thanh toán bù trừ Hong Kong, HKEX, đưa ra đề xuất chi 39 tỷ đô la để tiếp quản Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, LSEG, đề xuất này có điều kiện là LSEG cần từ bỏ việc mua lại công ty dữ liệu Refinitiv.Động thái này nhằm tạo ra một sở giao dịch giao dịch có sức mạnh ở tầm toàn cầu, có khả năng cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ của Hoa Kỳ như ICE và CME.
“Hội đồng quản trị của HKEX tin rằng đề xuất kết hợp với LSEG thể hiện một cơ hội chiến lược hấp dẫn để tạo ra một hãng đi đầu toàn cầu về cơ sở hạ tầng cho thị trường”, Sở giao dịch Hong Kong cho biết qua một tuyên bố hôm thứ Tư 11/9.
LSEG cho hay họ sẽ cân nhắc đề xuất này nhưng cũng nói thêm rằng họ đã cam kết và tiếp tục làm việc để đạt tiến bộ tốt trong kế hoạch mua lại Refinitiv từ một khối công ty mà đứng đầu là hãng cổ phần tư nhân Blackstone của Hoa Kỳ .
HKEX nói rằng thương vụ được đề xuất có trị giá bằng tiền mặt và cổ phiếu tương đương 31,6 tỷ bảng Anh sẽ chỉ được tiến hành nếu LSE hủy việc tiếp quản Refinitiv. Một số nhà phân tích coi đề xuất của Hong Kong là một động thái phòng vệ nhằm làm xáo trộn thương vụ mua Refinitiv và ngăn ngừa việc Sở giao dịch London trở thành đối thủ lớn hơn như CME và ICE.
LSEG công bố vào tháng 8 rằng họ đã đồng ý mua Refinitiv trong một thỏa thuận trị giá 27 tỷ đô la nhằm biến sở giao dịch này thành một hãng khổng lồ về dữ liệu và phân tích thị trường.
Đề xuất tiếp quản LSEG được đưa ra trùng với thời điểm Hong Kong gặp rối ren do các biến động chính trị. Những người biểu tình vì dân chủ đã đốt phá một trạm tàu điện ngầm gần sở giao dịch hôm 7/9, khi các cuộc đụng độ với cảnh sát ngày càng dữ dội và bước sang tháng thứ tư.
“Tình hình này chẳng giúp ích gì. Là một trung tâm tài chính, niềm tin và sự tín nhiệm là rất quan trọng”, ông chủ của HKEX, Charles Li nói, về các cuộc biểu tình trong tháng vừa qua, khi đó, HKEX báo cáo giảm 21% về phí giao dịch trong nửa đầu năm.
https://www.voatiengviet.com/a/so-giao-dich-hong-kong-muon-mua-so-giao-dich-london/5079163.html
Hồng Kông: Cảnh sát bị tố cáo “vi phạm mọi luật lệ”
Mai VânDù dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã được rút hẳn lại, người Hồng Kông tiếp tục xuống đường đòi điều tra mở độc lập về các hành vi bạo lực ngày càng tăng của cảnh sát.
Chính quyền không đáp ứng, cho rằng cảnh sát có thể tiến hành tự kiểm điểm trong nội bộ. Tuy nhiên theo một viên cựu cảnh sát, đồng đội của ông đã xem thường luật lệ.
Thông tín viên RFI tại Hồng Kông đã gặp người cựu cảnh sát này :
Người cựu cảnh sát 34 tuổi đã gia nhập cảnh sát Hồng Kông vào năm 2014, với những hình ảnh trong đầu của thời trẻ của một cảnh sát oai hùng và tận tâm. Nhưng những gì mà ông khám phá ở các đồng đội không phải là như vậy. Ông nói: Điều mà tôi đã thấy là một sự thù hận mãnh liệt. Không phải là họ đặc biệt ủng hộ chính quyền Trung Quốc, nhưng phần đông cảnh sát nhìn người biểu tình như những kẻ nổi loạn, phá rối trật tự xã hội, những kẻ thua cuộc.
Khi ông quan sát hình ảnh các cuộc đối đầu hiện nay giữa cảnh sát và người biểu tình, ông thấy những quy định học được trong lúc đào tạo dường như đã bị chà đạp hết. Ông lấy làm tiếc: Họ không kiểm soát được vũ khí và cả cảm xúc của họ. Họ vi phạm tất cả những điều lệ của cảnh sát, những luật lệ của Hồng Kông. Họ tin chắc là họ sẽ không bị truy tố.
Nhưng đấy chính là điều mà người biểu tình đòi hỏi hiện nay: những hành động thái quá, lạm quyền phải được xem xét, và những vi phạm phải bị trừng phạt.
Không biểu tình ngày 11/09
Theo tin Reuters, để tỏ sự đoàn kết chống khủng bố và tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ, các cuộc tập hợp, biểu tình đã bị hủy bỏ ngày hôm nay tại Hồng Kông. Phe phản kháng đã bác bỏ lời tố cáo của tờ China Daily, ấn bản Hồng Kông.
Trên trang facebook, tờ báo cho là « những kẻ chống chính quyền chuẩn bị tấn công khủng bố ngày 11/09, phá hoại các đường ống dẫn khí đốt ». China Daily cho là đã dựa trên thông tin trên các mạng xã hội.
Trong một thông cáo ban tổ chức biểu tình cho biết, « để đoàn kết chống khủng bố, tất cả những hình thức phản kháng đều được đình chỉ ở Hồng Kông ngày 11/09, ngoại trừ phản đối dưới hình thức hát ca hay hô khẩu hiệu.»
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190911-hong-kong-canh-sat-bi%CC%A3-to%CC%81-ca%CC%81o-vi-pham-mo%CC%A3i-luat-le%CC%A3
TQ phải lo nợ trái phiếu ’1 nghìn tỷ USD của nhà Thanh’
Ông Sean Chen (Trần Trùng), thủ tướng thuộc Quốc Dân Đảng, cầm quyền từ 2012 đến 2013, cho rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) không còn trách nhiệm gì về vụ hàng loạt trái phiếu thời nhà Thanh.Theo Taiwan News (10/09/2019), ông nói chỉ nước Trung Quốc cộng sản mới phải lãnh nhận trách nhiệm trả các khoản tiền từ trái phiếu đó, vì họ “đã chiếm toàn bộ tài sản quốc gia” ở Trung Quốc từ 1949.
Tổng thống Trump gần đây đã gặp thành viên Quỹ Trái phiếu Hoa Kỳ (American Bondholders Foundation-ABF).
Nhóm này yêu cầu tổng thống Mỹ buộc Trung Quốc trả các khoản nợ của nhà Thanh bằng trái phiếu từ 1911.
Giới phân tích cho rằng dù nắm trong tay các khoản trái phiếu tiền triệu, những cá nhân chủ nợ không có bất cứ khả năng nào đòi tiền từ Trung Quốc.
Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú
Zimbabwe ‘luôn là bạn của Trung Quốc’
Đầu tiên họ phải tìm cách để được một chính phủ nào đó công nhận các tờ trái phiếu này, sau đó, tìm cách kiện Bắc Kinh để đòi tiền.
Cả hai cách này đều vô tác dụng nếu chính phủ Mỹ không vào cuộc.
Dự án hỏa xa Hồ – Quảng (Hukuang Railway) bắt đầu từ 1911 để xây đường tàu nối Hồ Nam và Quảng Châu.
Các nhà băng ở London, Berlin, Paris và New York đã phát hành trái phiếu tính bằng đô la Mỹ, nhân danh Chính phủ Đế quốc Trung Hoa (Imperial China).
Khoản tiền ban đầu, cộng lãi suất nay lên tới 1 nghìn tỷ USD.
Nhóm nắm giữ trái phiếu cho rằng chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn Trung Quốc thì họ đích danh là bên thừa kế khoản nợ khổng lồ này.
Đài Loan nằm ở đâu trong tranh cãi trái phiếu?
Vấn đề là Trung Hoa Dân Quốc làm chủ phần lớn Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và chính phủ của Tưởng Giới Thạch chỉ chạy ra Đài Loan năm 1949 sau khi thua phe cộng sản ở Hoa lục.
Vì thế, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản TQ nay cho rằng Đài Bắc mới là bên gánh chịu khoản nợ.
Theo tờ báo, sau khi tuyên bố thành lập CHND Trung Hoa, chính phủ ở Bắc Kinh đã hủy toàn bộ các thỏa ước, hiệp định “bất bình đẳng” với nước ngoài.
Bắc Kinh cũng xóa luôn mọi khoản nợ từ ngoại quốc, theo tờ báo.
Hoàn Cầu Thời báo nói Trung Quốc ngày nay không hề có trách nhiệm gì về các khoản nợ còn lại từ thời Quốc Dân Đảng cầm quyền “đã được mang sang Đài Loan”.
Nhưng ông Sean Chen nói hôm 09/09 rằng theo Điều 63 Luật về quan hệ giữa ’Trung Quốc và người dân khu vực Đài Loan’, các khoản nợ không phải trả trước khi Trung Quốc và Đài Loan thống nhất.
Ngoài ra, theo ông Sean Chen, chính phủ Trung Quốc hiện nay làm chủ các tài sản mà ngân hàng Trung Hoa Dân Quốc để lại ở lục địa năm 1949.
Ông nêu ví dụ Ngân hàng Nông dân Trung Quốc (Farmers Bank of China) đúng là từng thuộc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nhưng sau 1949 mọi tài sản đã bị Trung Quốc cộng sản tịch thu.
Ngân hàng này bị nhập vào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, và sau được biến thành Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Tất cả các trái phiếu cũ của một ngân hàng này phải do chính phủ TQ ngày nay nhận lãnh trách nhiệm trả nợ, theo ông Sean Chen.
Sau khi tin tức tháng 9 nói về sự quan tâm của Donald Trump vào vụ việc, cho đến nay chính phủ Mỹ không có động tĩnh gì về vụ trái phiếu tiền tỷ của nhà Thanh.
https://www.bbc.com/vietnamese/49645538
TQ dọa Anh chớ ‘có hành động thù nghịch’ ở Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo Anh chớ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng có tranh chấp trên Biển Đông.Lời cảnh báo được nêu ra giữa lúc truyền thông Anh đưa tin về việc Hải quân Anh có thể sẽ cử tân hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth chở theo phi cơ Mỹ tới vùng Quần đảo Trường Sa có tranh chấp.
Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông
Biển Đông: Anh, Pháp, Đức cảnh báo về bất ổn và ủng hộ UNCLOS
TQ tức giận khi tàu chiến Anh vào sát Hoàng Sa
Tờ Telegraph nói rằng dự kiến các chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ sẽ có mặt trên chiếc hàng không mẫu hạm Anh trong lần triển khai hoạt động đầu tiên của chiếc tàu 65 ngàn tấn này tới khu vực, theo kế hoạch sẽ thực hiện vào năm 2021.
Đại sứ Trung Quốc tại London, ông Lưu Hiểu Minh được báo chí Anh dẫn lời, nói Anh “chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác”.
Tại một sự kiện được tổ chức ở London hồi tuần trước, tùy viên quân sự Trung Quốc tại Anh, Thiếu tướng Tô Quang Huy (Su Guanghui) tuyên bố: “Nếu như Mỹ và Anh cùng nhau thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì đó sẽ là hành động thù nghịch.”
Cũng cùng tại sự kiện này, ông đại sứ Trung Quốc bác bỏ lập luận của Hải quân Hoàng gia Anh về việc duy trì luật pháp quốc tế trong vấn đề tự do đi lại trên biển.
“Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) rất rộng lớn, rộng ba triệu cây số vuông, chúng tôi không phản đối việc mọi người đi lại ở đó, nhưng chớ có vào vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý của Trung Quốc,” ông nói.
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển Việt Nam
TQ nói tàu Wayne E. Meyer ‘xâm phạm lãnh hải’
Tàu Mỹ vào sát Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn
Quan điểm của London là “Anh Quốc duy trì lợi ích trong khu vực và cam kết duy trì an ninh khu vực”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói.
“Sự hiện diện của các lực lượng hải quân quốc tế tại Biển Đông là bình thường, và Hải quân Hoàng gia Anh không phải là ngoại lệ.”
Việc gửi tàu chiến Anh, HMS Albion tới Quần đảo Hoàng Sa hồi năm ngoái đã gây ra những rạn nứt ngoại giao.
Chiến hạm 22 ngàn tấn của Anh hồi cuối tháng 8/2018 đã đi qua các đảo có tranh chấp khi trên đường từ Nhật Bản tới Việt Nam.
Bắc Kinh giận dữ gọi đó là hành động “khiêu khích”.
Trung Quốc nói nếu Anh tiếp tục cho tàu chiến tới khu vực thì điều này sẽ bị coi là vi phạm lãnh thổ của Trung Quốc, và sẽ bị coi là hành động thù nghịch.
Từ đầu tháng Bảy đến nay, Biển Đông đã là tâm điểm đối đầu gay gắt giữa Việt Nam và Trung Quốc sau sự kiện Bắc Kinh cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào vùng thềm lục địa ngoài khơi Vũng Tàu.
Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, đã lên tiếng phản đối hành động của Bắc Kinh.
Trung Quốc đáp trả với việc liên tiếp cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, lên án Mỹ “kích động ác ý”, và tuyên bố “giữ quan điểm bất di bất dịch” về chủ quyền của mình đối với Biển Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49655611
Có phải Trung Quốc đang gây sức ép
đòi ExxonMobil dừng hoạt động ở Việt Nam?
Carl ThayerĐầu tuần này, những email riêng từ Việt Nam và những nơi khác cho biết công ty ExxonMobil sắp ngưng hoặc chấm dứt dự án khí đốt tự nhiên lớn ở mỏ Cá Voi Xanh tại lô 118 ngoài khơi miền trung Việt Nam do sức ép từ Trung Quốc. Vào giai đoạn này, những đồn đoán vẫn chưa thể được xác nhận. Nhà báo Bill Hayton viết trên Twitter rằng những khác biệt về thương mại liên quan đến giá của khí đốt có thể là nhân tố chính. Bill Hayton đề nghị mọi người đợi xem sao.
Tuy nhiên, nếu những đồn đoán được xác nhận thì đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đã gây sức ép lên ExxonMobil, đòi công ty này tránh việc tìm kiếm và sản xuất dầu ở Việt Nam. Vào cuối năm 2007, một quan chức cấp cao của Việt Nam đã thừa nhận với tôi là Trung Quốc đã có được một
bản tài liệu mật về chiến lược Biển đến năm 2020 của Việt Nam và đã bí mật cảnh báo các công ty dầu khí phương Tây rằng các lợi ích của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ giúp Việt Nam.
Tôi đưa thông tin này cho Greg Torode lúc đó làm cho South China Morning Post. Vào tháng Sáu năm 2008, ông ấy đã khiến ExxonMobil phải công khai xác nhận về việc Trung Quốc đã đe dọa. Vào tháng Năm năm 2009, hai giới chức thuộc chính phủ của Tổng thống Obama, phó trợ lý của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, điều trần trước một ủy ban của Quốc hội (Mỹ). Họ đề nghị một cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” để đối phó với sự cưỡng bức của Trung Quốc đối với các công ty dầu khí Mỹ.
Năm 2014, khi xảy ra đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến giàn khoan dầu Hải Dương 981, ExxonMobil đã cử các lãnh đạo cấp cao tới Bắc Kinh để tìm hiểu ý định của Trung Quốc và ảnh hưởng đến dự án Cá Voi Xanh của công ty.
ExxonMobil mua lại cổ phần ở các lô 117, 118 và 119 thuộc Bồn trũng Phú Khánh từ công ty BP vào năm 2009. Những lô này nằm cách tỉnh Quảng Nam 88 km, và hoàn toàn trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) của Việt Nam. ExxonMobil bắt đầu khoan tìm kiếm vào năm 2010 và nhận được những kết quả khả quan hai năm sau đó ở mỏ thứ ba, Cá Voi Xanh – 3X.
Vào ngày 16 tháng Một năm 2017, một diễn tiến quan trọng xảy ra, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam và ExxonMobil Vietnam ký một thỏa thuận khung dự án và một thỏa thuận về bán khí để phát triển dự án khí đốt lớn nhất Việt Nam. Các lô ở mỏ Cá Voi Xanh được ước tính có trữ lượng 150 tỷ m3 khí và có chi phí ước tính là 10 tỷ đô la. Việc khai thác khí sẽ bắt đầu vào cuối năm 2023.
Hiện tại, Công ty ExxonMobil Exploration and Production Vietnam Limited (thuộc ExxonMobil) và PetroVietnam vẫn đang hợp tác ở dự án Mỏ Cá Voi Xanh. ExxonMobil nắm giữ 64% cổ phần.
Vào tháng Một năm nay, ExxonMobil trao hợp đồng thiết kế dự án đưa khí đốt từ lô 118 mỏ Cá Voi Xanh vào bờ cho công ty Saipem của Ý. ExxonMobil hiện đang xin các giấy phép, lên kế hoạch xin phép và thực hiện các các công việc chuẩn bị khác cho dự án.
Hôm 13 tháng 8 năm nay, tôi được một giới chức ngoại giao cấp cao của Việt Nam cho biết “Cá Voi Xanh sẽ là mục tiêu tiếp theo”, và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ở Bangkok hôm 2/8, bên lề Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN. Ông Vương Nghị đề nghị người tương nhiệm yêu cầu công ty Rosneft dừng các hoạt động khai thác ở Việt Nam. Ông Lavrov đã từ chối đề nghị này.
Nói cách khác, nếu Việt Nam thất bại trong việc hạn chế các hoạt động của Rosneft Vietnam và chần chờ trong việc hợp tác phát triển với các công ty của nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ chuyển sức ép trực tiếp lên các công ty nước ngoài khác đang hoạt động ở Việt Nam. Một số thông tin cho rằng ExxonMobil trì hoãn việc đưa ra một quyết định về Quyết định Đầu tư Trực tiếp (FID) cho tới năm sau để xem tình hình với Trung Quốc sẽ ra sao. Nhưng hồ sơ chỉ cho thấy là quyết định xem xét FID vào năm 2020 đã được đưa ra từ tháng Một năm 2019 hoặc 5 tháng trước khi Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 đến gần Bãi Tư Chính.
ExxonMobil hiện đang trong quá trình lấy các phê duyệt về quy định, các đảm bảo của chính phủ, các thỏa thuận bán khí và các đánh giá cạnh tranh kinh tế.
Chính phủ Việt Nam có rất nhiều quyền lợi trong dự án này; cuối cùng thì đây là mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam. Một số người ước tính rằng chính phủ có thể thu được 20 tỷ đô la từ dự án Cá Voi Xanh. Điện lực Việt Nam, PetroVietnam và công ty Sembcorp của Singapore hiện đang thảo luận để xây dựng và vận hành 2 nhà máy điện khí với công suất 2 Gigawatt, chiếm đến 10% nhu cầu điện hiện tại của Việt Nam.
Nếu Trung Quốc gây sức ép lên một trong hai bên hoặc cả hai bên là Việt Nam và công ty ExxonMobil, thì thời điểm này là không thích hợp. Có những đồn đoán là Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào tháng tới để mở rộng quan hệ đối tác toàn diện. Hoa Kỳ đã ra các tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vì đã bắt nạt Việt Nam và đe dọa việc khai thác dầu khí lâu dài của Hà Nội. Các tuyên bố gần đây của Mỹ nhìn chung đều bao gồm sự ủng hộ đối với “việc sử dụng hợp pháp Biển Đông”. Điều này có thể hiểu là quyền khai thác các tài nguyên trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế của các quốc gia ven biển.
* Carl Thayer là giáo sư thuộc trường Đại học New South Wales, Canberra, Australia. Ông là người đóng góp cho RFA các bài phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/southchinaseadispute/is-china-pressuring-exxonmobil-to-cease-vn-operation-09112019104022.html
Tin xấu cho Bắc Kinh: “Sát thủ diệt hạm” mới của Mỹ
đang thẳng tiến tới sân sau của TQ
Tên lửa NSM đã biến LCS từ một con tàu có hỏa lực yếu kém trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các chiến hạm Trung Quốc ở khoảng cách xa.“Tên lửa NSM có thể bay hơn 100 hải lý, phát hiện thụ động mục tiêu thông qua hình ảnh được lưu trữ trong ‘bộ não’ máy tính và có thể tiêu diệt nó với độ chính xác cao tới mức người điều khiển có thể ra lệnh cho tên lửa tấn công vào một vị trí cụ thể trên tàu mục tiêu, chẳng hạn như phòng động cơ hoặc đài chỉ huy”.
Và điều đặc biệt là ngay lúc này, con tàu chở theo các tên lửa NSM “đang trên đường đến sân sau của Trung Quốc”, tờ Asia Times viết.
“Sát thủ” diệt hạm và “mắt thần” trinh sát
Tàu tác chiến cận bờ Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ được triển khai gần đây từ San Diego, California đã mang teo tên lửa NSM (Naval Strike Missile) mới. Theo Defense News, điều này đã biến LCS từ một con tàu có hỏa lực yếu kém trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các chiến hạm Trung Quốc ở khoảng cách xa.
Giffords là chiếc LCS thứ hai được Mỹ triển khai trong năm nay. Trước đó, tàu LCS Montgomery đã được triển khai từ San Diego trong tháng 6.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương – Đại tá John Gay đã xác nhận đợt triển khai của tàu Giffords và cho biết con tàu đã lên đường hôm 3/9, nó được trang bị tên lửa NSM và máy bay không người lái MQ-8C Fire Scout với khả năng triển khai tên lửa.
Trực thăng trinh sát ngoài đường chân trời Fire Scout đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) hồi tháng 6 năm nay.
Một đại diện phát ngôn giấu tên của Hải quân Mỹ cho biết tàu Giffords được triển khai tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Khi được trang bị tên lửa cận âm NSM (do Raytheon/Kongsberg chế tạo) và UAV trinh sát Fire Scout (sản phẩm của Northrop Grumman), LCS có thể tấn công mục tiêu cách xa 100 hải lý, tức là xa hơn 30 hải lý so với tầm bắn được công khai của loại tên lửa chống tàu phổ biến hiện nay – Harpoon.
Theo trang mạng TheDrive.com, tên lửa NSM được điều hướng đến khu vực mục tiêu nhờ kết hợp hệ thống GPS, hệ thống điều hướng quán tính (INS) và nhận dạng địa hình. Nó có thể bay phía trên hoặc bay quanh các đảo, các khu đất. Hệ thống INS giữ vai trò phương án dự phòng hiệu quả trong trường hợp đối thủ làm gián đoạn kết nối GPS.
Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, tên lửa sẽ khởi động đầu dò hồng ngoại để xác định mục tiêu. Nhờ dữ liệu sẵn có về các loại tàu, tên lửa NSM có thể phân biệt được mục tiêu với các vật thể khác, giúp nó đạt độ chính xác cao và giảm nguy cơ bị tác động bởi các phương thức ngăn chặn và tấn công điện tử.
Hệ thống dẫn đường của tên lửa cũng mang lại cho nó khả năng tấn công mặt đất thứ cấp. Mặc dù vậy, tầm bắn của NSM vẫn khó có thể so sánh được với các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa, chẳng hạn như Tomahawk.
NSM có thể tạo ra những di chuyển ngẫu nhiên trong giai đoạn cuối của hành trình bay để tránh hệ thống phòng thủ tầm gấn của đối phương. Bên cạnh đó, khả năng “tàng hình” của nó khiến đối phương khó có thể phát hiện ra sớm.
Đó là những tính năng ưu việt của tên lửa NSM. Còn với trực thăng trinh sát Fire Scout thì theo trang mạng Naval Technology, nó là một thiết kế được dựa trên mẫu trực thăng thương mại đa năng có người lái hạng nhẹ Schweitzer 330.
Máy bay có thời gian hoạt động hơn 6 giờ, bán kính tác chiến 110 hải lý. Fire Scout có khả năng cất cánh tự động từ mặt đất và hạ cánh xuống bất cứ tàu chiến nào có sàn đáp, hoặc những khu vực hạ cánh tạm ở gần với khu vực chiến trường.
Nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm các mục tiêu chiến thuật, theo dõi, xác định mục tiêu và cung cấp dữ liệu chính xác cho các phương tiện tấn công khác, như máy bay chiến đấu, trực thăng, tàu chiến. Fire Scout còn có khả năng mang vũ khí.
Mỹ tăng cường năng lực đối phó Trung Quốc
Theo Defense News, đợt triển khai của tàu Giffords là dấu hiệu mới nhất cho thấy Hải quân Mỹ đang dần tăng cường các hoạt động của mình ở Thái Bình Dương sau khi căng thẳng tại khu vực này (do các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc) đã gia tăng trong thập kỷ qua.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đã đẩy mạnh các chuyến tuần tra tự do hàng hải sau những tuyên bố phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong các đợt tuần tra này, các tàu chiến của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại đây.
Hải quân Mỹ đã tăng cường cải tiến tầm bắn của các hệ thống vũ khí, từ tên lửa và cảm biến cho tới không đoàn máy bay, như triển khai phi cơ không người lái tiếp dầu trên không MQ-25 Stingray và trang bị các thùng nhiên liệu đa giác cho F/A-18 Super Hornet, giúp tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ tăng tốc độ và tầm hoạt động.
Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, mặc dù những tiếng nói bên trong Lầu Năm Góc đang kêu gọi “tăng tốc” để có được những năng lực mới nhưng tiến trình của Hải quân Mỹ vẫn diễn ra khá chậm chạp.
“Thật tuyệt khi Hải quân Mỹ đang tiến hành những đổi mới đó nhưng quá trình này diễn ra rất từ từ”, Bryan Clark – một sĩ quan hải quân về hưu, đồng thời là chuyên gia phân tích tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, nhận định.
“Đã một thập kỷ trôi qua kể từ khi Hải quân Mỹ tuyên bố: Chúng ta cần xúc tiến một chương trình máy bay không người lái, và chúng ta cần trang bị những loại tên lửa chống tàu tốt hơn cho các chiến hạm” – ông Clark nói.
“Đã 10 năm, và chiếc MQ-25 vẫn đang trong quá trình chuẩn bị triển khai, sẽ phải mất thêm vài năm nữa. Nhưng chúng ta cuối cùng đã triển khai được một loại tên lửa hành trình chống tàu ưu việt hơn”, ông Clark nói.
“Thật đáng khen khi Hải quân Mỹ đã làm được điều đó, nhưng nó cũng đại diện cho vấn đề mà Bộ Quốc phòng Mỹ gặp phải khi chuyển hướng sang những cách thức chiến đấu mới. Họ vẫn chưa thể bứt ra được để triển khai khả năng mới trong thời gian dưới 10 năm” – Vị chuyên gia nhận định.
Sắp tới, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ tiếp nhận 35 tàu LCS, chúng sẽ chiếm một phần lớn trong hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30316-tin-xau-cho-bac-kinh-sat-thu-diet-ham-moi-cua-my-dang-thang-tien-toi-san-sau-cua-tq.html
TQ không ngại “chạm mặt” Nga tại Syria
Trung Quốc không loại trừ khả năng sẽ tham gia vào cuộc xung đột quân sự tại Syria trong khi Nga cũng đang tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại khu vực này.Theo tờ Sina của Trung Quốc, trong bối cảnh những kẻ cực đoan từ nhóm “Đảng Hồi giáo Turkestan” đang chiến đấu chống lại lực lượng quân chính phủ ở Syria, Trung Quốc có thể sẽ tới Syria và tăng cường sự ổn định tại khu vực này.
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, tuy nhiên, vài tháng trước, chính quyền Cộng hòa Ả Rập Syria đã gửi cho Trung Quốc yêu cầu chính thức về việc hỗ trợ quân sự cho Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng đã đưa tin rằng Syria là nơi tuyệt vời để Trung Quốc chiếm được chỗ đứng ở Trung Đông.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không triển khai các căn cứ quân sự của mình tại Syria khi Nga vẫn đang tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại đất nước này.
Trang Sina nhấn mạnh, Trung Quốc không muốn có sự “đụng độ” với các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Syria nhưng nếu Damascus yêu cầu điều này, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện những bước đi phù hợp.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30315-tq-khong-ngai-cham-mat-nga-tai-syria.html
TQ thử nghiệm động cơ tên lửa ‘bỏ túi’ nặng chỉ 300g
Động cơ được phát triển nhằm kéo dài tuổi thọ cho các tàu vũ trụ nhỏ và ngăn chúng trở thành rác không gian – truyền thông Trung Quốc cho biết.Các kỹ sư Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một động cơ ion “kích thước bỏ túi” có tác dụng “kéo dài tuổi thọ cho các tàu vũ trụ nhỏ và ngăn chúng trở thành rác không gian nguy hiểm”. Động cơ đã được thử nghiệm trên quỹ đạo – tờ báo China Daily viết.
Mẫu động cơ tên lửa này do Viện Bắc Kinh số 206 thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển. Nó được phóng lên quỹ đạo và được thử nghiệm với sự hỗ trợ của một vệ tinh cỡ nhỏ của Trung Quốc “vào đầu năm nay” – tờ báo tiết lộ.
Động cơ ion là loại động cơ tên lửa điện, trong đó lực đẩy phản lực được tạo ra dựa trên cơ sở phát thải chất ion hóa phân tán trong điện trường. Mẫu động cơ được tờ báo Trung Quốc nhắc đến hoạt động nhờ vào các kim loại lỏng, thường là xezi, inđi và thủy ngân.
“Một động cơ có trọng lượng chỉ 300g sẽ là một hệ thống đẩy tương ứng với mức độ phát triển công nghệ hiện đại nhất, được dùng cho các vệ tinh nhỏ – loại vệ tinh không sử dụng động cơ tên lửa cỡ lớn chạy bằng nhiên liệu hóa học” – ông Gao Hui, nhà thiết kế chính của Viện 206 chia sẻ.
“Không có khoang nhiên liệu lớn, máy bơm, van và nhiên liệu độc hại, loại thiết bị mới này có thể dễ dàng được mang theo, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, độ chính xác cao cho các vệ tinh nhỏ” – ông cho biết thêm.
Ông Gao Hui nhấn mạnh rằng hầu hết các thiết bị vũ trụ thường hoạt động ở quỹ đạo thấp trong trạng thái tĩnh dần dần sẽ mất quỹ đạo do thiếu các hệ thống giúp duy trì độ cao cần thiết. Trong khi, để đảm bảo các thiết bị này luôn ở một độ cao nhất định, chúng ta chỉ cần một lực tương đối nhỏ.
Thông qua đó, loại thiết bị đang được phát triển này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nằm ở quỹ đạo cao. Nếu nó hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều đó cũng giúp ngăn các vệ tinh này biến thành rác không gian.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30305-tq-thu-nghiem-dong-co-ten-lua-bo-tui-nang-chi-300g.html
TQ xuống nước 80%,
thỏa thuận thương mại giờ phụ thuộc Mỹ?
Mỹ – Trung có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt thương chiến vào tháng 11 nhưng chỉ khi Washington bỏ xuống 20% yêu cầu còn lại trên bàn đàm phán, theo SCMP.Theo ông Jin Canrong, Giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã đồng ý 80% yêu cầu mà Mỹ đặt ra để tiến tới một thỏa thuận chấm dứt thương chiến, nhưng họ không thể nhượng bộ 20% cuối cùng.
“Trung Quốc đã đồng ý khoảng 80% yêu cầu của Mỹ trước khi các cuộc đàm phán song phương dừng lại vào tháng 5, bao gồm cả việc mua hàng hóa của Mỹ, mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư Mỹ và cải thiện chính sách ở một số khu vực”, ông nói.
Vị Giáo sư Trung Quốc không tiết lộ nguồn tin của mình nhưng khẳng định đó là người có quan hệ tốt với Bắc Kinh. Nguồn tin này khẳng định, 20% yêu cầu còn lại của Mỹ là Trung Quốc phải từ bỏ hoàn toàn “Made in China 2025″, kế hoạch cắt giảm khu vực nhà nước trong nền kinh tế tổng thể từ 38% xuống 20% và chấp nhận cơ chế cho phép Mỹ đào sâu tìm hiểu các cấp khác nhau trong bộ máy chính quyền.
“Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý với các điều kiện này. Với Trung Quốc, chấp nhận đồng nghĩa với việc đánh mất chủ quyền và là “nỗi ô nhục” quốc gia. Đối với người Mỹ, lựa chọn là 0 hoặc 80%. Thỏa thuận 100% không tồn tại”, ông Jin cho hay.
Theo chuyên gia này, có tới 60-70% khả năng Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại nếu ông Trump và ông Tập gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Chile vào tháng 11 tới. Nhưng điều kiện tiên quyết là Mỹ phải giảm bớt hoặc rút bỏ các yêu cầu của họ.
Ông tin rằng, 2 nền kinh tế đạt được thỏa thuận hay không phụ thuộc vào việc Mỹ có sẵn lòng bỏ xuống 20% còn lại hay không.
Vào đầu tháng tới, phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu dự kiến sẽ bay sang Mỹ để bắt đầu một vòng đàm phán mới. Nhóm đàm phán Mỹ do Đại diện thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dẫn đầu
Politico cuối tuần trước đưa tin, Trung Quốc đã đề nghị mua một lượng nông sản Mỹ vừa phải để đổi lấy việc Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt với Huawei. Bắc Kinh chưa xác nhận thông tin này.
Cả Bắc Kinh và Washington đều giữ kín thông tin chi tiết về tiến trình đàm phán hiện nay. Tuy nhiên, cuối tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết thông tin liên lạc giữa quan chức thương mại cấp thấp giữa 2 nước sẽ được tăng cường trong tháng này để đặt nền móng cho một tiến trình thực sự trong cuộc đàm vào tháng 10 tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30308-tq-xuong-nuoc-80-thoa-thuan-thuong-mai-gio-phu-thuoc-my.html
Bắc Kinh miễn tăng thuế với 16 mặt hàng
nhập khẩu Mỹ, để tỏ thiện chí
Trọng ThànhTheo Reuters, chính quyền Trung Quốc hôm nay, 11/09/2019, loan báo 16 mặt hàng nhập khẩu Mỹ sẽ được miễn tăng thuế, vốn dự kiến sắp được áp dụng để trả đũa Washington. Thông báo nói trên được đưa ra ít ngày trước một cuộc họp mới giữa các đoàn đàm phán hai bên, để tìm lối thoát cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Bộ Tài Chính Trung Quốc cho biết cụ thể là trong số các mặt hàng được miễn tăng thuế có thuốc điều trị ung thư, dầu bôi trơn, thực phẩm cho chăn nuôi. Việc miễn tăng thuế sẽ có hiệu lực trong một năm, kể từ ngày 17/09/2019.
Theo kinh tế gia Iris Pang, tập đoàn tài chính ING, quyết định miễn tăng thuế nói trên là « một cử chỉ thiện chí » của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ, trước vòng đàm phán mới, tuy nhiên việc miễn tăng thuế này có ý nghĩa nhiều hơn đối với bản thân chính nền kinh tế Trung Quốc, có dấu hiệu đang gặp khó khăn ngày càng nhiều, sau hơn một năm xung đột thương mại với Mỹ.
Vẫn theo kinh tế gia của ING, thì trên thực tế, 16 mặt hàng trên chỉ chiếm một tỉ lệ hết sức nhỏ trong tổng số khoảng 5.000 mặt hàng Mỹ đã bị tăng thuế. Hồi tháng 7/2019, Trung Quốc cũng miễn tăng thuế 110 mặt hàng Mỹ.
Một phái đoàn Trung Quốc sẽ tới Washington trong ít ngày tới, để chuẩn bị cho vòng thương thuyết cấp bộ mới đầu tháng 10 tại thủ đô Hoa Kỳ. Dự kiến tham gia vòng đàm phán này có phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), bộ trưởng Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190911-bac-kinh-mien-tang-thue-voi-16-mat-hang-nhap-khau-my-de-to-thien-chi
Philippines cho TQ ‘khai thác chung’
ở vùng đặc quyền kinh tế
Bắc Kinh hứa hẹn sẽ chia cho Manila phần nhiều trong một dự án khai thác năng lượng chung ở Biển Đông, với điều kiện Philippines đặt sang một bên nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) 2016.Tin tức do phủ tổng thống Philippines chính thức công bố hôm thứ Tư 11/9/2019, sau khi ông Rodrigo Duterte nói chuyện với các phóng viên tối hôm thứ Ba.
TQ dọa Anh chớ ‘hành động thù nghịch’ ở Biển Đông
Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông
Dự án được nhắc tới là một liên doanh khai thác khí đốt tại Bãi Cỏ Rong, tên quốc tế là Reed Bank, cách bờ Philippines 140km, nằm hoàn toàn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines.
Bắc Kinh: ‘Hãy từ bỏ phán quyết PCA và để TQ vào EEZ’
Trong chuyến đi của ông Duterte tới Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị Manila hãy “để sang bên phán quyết trọng tài” và “để sang bên tuyên bố chủ quyền của quý vị”, Tổng thống Philippines nói.
“Hãy để mọi người liên hệ với các công ty của Trung Quốc,” ông Duterte dẫn lời ông Tập. “Nếu như đạt được gì, chúng tôi [Trung Quốc] sẽ đủ nhã nhặn để trao cho quý vị 60%, còn họ [các công ty Trung Quốc] sẽ chỉ được 40%. Ông Tập Cận Bình hứa hẹn thế.”
Ông Duterte không cho biết là ông có đồng ý với lời mời chào của ông Tập hay không, nhưng nói rằng một phần trong phán quyết trọng tài, là phần nhắc tới EEZ, “chúng tôi sẽ phớt lờ để có hoạt động kinh tế”.
Hồi 2016, Philippines được PCA trao phán quyết có lợi trong vụ kiện Trung Quốc, theo đó tòa trọng tài tại The Hague đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết Biển Đông.
Trung Quốc không tham dự vụ kiện, và luôn tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết.
Manila: ‘Cho TQ vào EEZ nhưng không từ bỏ phán quyết PCA’
Ngoại trưởng hai nước hồi 11/2018 ký biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí chung; quá trình thương thảo đã được thực hiện trong hàng chục năm qua.
Sau tuyên bố tối thứ Ba của Tổng thống Duterte, Ngoại trưởng Philippines nói theo Hiến pháp Philippines, hoạt động khai thác chung được phép áp dụng tỷ lệ ăn chia 60-40, trang tin ABS CBN tường thuật.
Ông Teodoro Locsin cũng nói rằng việc khai thác chung theo nội dung bản ghi nhớ đã ký kết sẽ không có nghĩa là Manila nhượng bộ về nội dung phán quyết trọng tài PCA.
“Bản ghi nhớ về dầu khí chỉ đề cập tới các vùng có tranh chấp,” ông nói.
“Rất rõ ràng, không hề có bất kỳ nhượng bộ nào trong vấn đề pháp lý khi chúng tôi ký kết thỏa thuận này.”
Ông khẳng định Tổng thống Duterte đã rất kiên định trong vấn đề này khi họp với phía Trung Quốc hồi tháng trước.
Ông cho biết ông Duterte đã tuyên bố rằng “chúng tôi coi nội dung phán quyết là chung thẩm, có giá trị ràng buộc và không thể bị kháng cáo”.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác chung sẽ được coi như hợp pháp hóa tuyên bố của bên kia, thậm chí là việc từ bỏ quyền chủ quyền của Philippines, hãng tin Reuters bình luận.
Bắc Kinh-Manila: Thành lập ủy ban điều hành liên chính phủ về khai thác chung
Cũng trong hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Philippines nói rằng ủy ban điều hành liên chính phủ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động khai thác chung giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông đã được thành lập.
Thỏa thuận thành lập ủy ban điều hành liên chính phủ đạt được sau cuộc gặp tại Bắc Kinh giữa ông Duterte và ông Tập.
Ngay trước chuyến công du Bắc Kinh của ông Duterte, hai nước đã ký kết các điều khoản tham chiếu về hoạt động khai thác tài nguyên chung ở vùng biển có tranh chấp.
Trung Quốc và EEZ của Việt Nam, Malaysia
Việc Bắc Kinh giành được quyền khai thác chung với Manila ở Bãi Cỏ Rong sẽ là một bước lùi tai hại cho các bên có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam.
Xung quanh tin tàu cần cẩu Lam Kình ở Biển Đông
Cá Voi Xanh: Hai cách Trung Quốc gây sức ép
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển Việt Nam
Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Vũng Tàu nằm trong EEZ của Việt Nam và là nơi từ lâu nay đã diễn ra các hoạt động khai thác dầu khí của Hà Nội và các đối tác.
Tuy nhiên, từ hơn hai tháng nay nơi đây đã trở thành điểm nóng sau sự kiện Trung Quốc cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng đội tàu hộ tống kéo vào.
Nhà quan sát Carl Thayer từ Úc bình luận với BBC Tiếng Việt rằng việc quấy nhiễu khu vực này rất có thể là cách Bắc Kinh “gây sức ép để Việt Nam bắt đầu thảo luận về khai thác chung với Trung Quốc”.
Một quốc gia khác trong khu vực là Malaysia cũng bị Trung Quốc gây áp lực.
Hồi tháng Năm, một tàu tuần duyên Trung Quốc đã tuần tra quanh Cụm bãi cạn Luconia trên thềm lục địa Malaysia ở phía nam Quần đảo Trường Sa.
Đây là nơi nằm hoàn toàn trong phần EEZ của Malaysia. Kuala Lumpur đang cho hãng dầu khí Sarawak Shell khai thác, nhưng Trung Quốc nói thuộc về vùng biển trong Đường Lưỡi Bò.
Tàu Trung Quốc cũng đã chạy sát, “chỉ cách 80 mét” đối với hai tàu của Malaysia tới nơi này tiếp vận, với thái độ khiêu khích, Tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative nói.
Việt Nam và Malaysia hôm 28/8 ra tuyên bố chung “chia sẻ quan ngại sâu sắc đối với những diễn biến gần đây ở Biển Đông”.
Tuy nhiên, bản tuyên bố được đưa ra trong dịp Thủ tướng Mahathir Mohamad tới thăm Hà Nội cũng xác định quan điểm của hai nước là “nhất trí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49655612
Quyết đối phó TQ, Ấn Độ chi 130 tỷ USD
sắm vũ khí mới: Toàn hàng “khủng”
Hải quân Ấn Độ đã hoàn thiện xây dựng kế hoạch mua 200 tàu chiến, 500 máy bay và 24 tàu ngầm tấn công trong khoảng thời gian từ 3 – 4 năm tới đây.Trước bối cảnh Ấn Độ đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh đầy phức tạp, chính phủ nước này đã lên kế hoạch chi tới 130 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang trong vòng từ 5-7 năm tới.
Các nguồn tin chính thức cho biết, chính phủ Ấn Độ đã quyết định triển khai một kế hoạch đồ sộ để tăng tốc quá trình hiện đại hóa cả Lục quân, Hải quân và Không quân. Theo đó, một loạt vũ khí và khí tài quân sự trọng yếu như tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tàu chiến sẽ được New Delhi đầu tư mua trong vài năm tới.
Ưu tiên trước mắt của Chính phủ Ấn Độ là nhanh chóng hiện đại hóa lục quân, gồm mua sắm 2.600 xe chiến đấu bộ binh và 1.700 xe chiến đấu sẵn sàng trong tương lai cho Lục Quân Ấn Độ.
Một ưu tiên quan trọng khác cũng được Chính phủ Ấn Độ tập trung đầu tư là mua 110 máy bay chiến đấu đa năng cho không quân nước này.
“Chính phủ sẽ chi 130 tỷ đô la cho chương trình hiện đại hóa tất cả các lực lượng vũ trang trong vòng 5 – 7 năm tới đây”, tài liệu chính thức của Chính phủ Ấn Độ nêu rõ.
Những năm vừa qua, Quân đội Ấn Độ đã không ngừng kiến nghị chính phủ tăng cường phân bổ ngân sách đầy đủ để họ sẵn sàng đối phó với nguy cơ xảy ra chiến tranh trên cả “hai mặt trận”, biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây.
Các nguồn tin của trang News18 cho biết, chính phủ Ấn Độ nhận thức rất rõ được việc Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh không quân và hải quân, do vậy Ấn Độ phải trang bị cho các lực lượng của mình những khả năng ngang tầm với đối thủ.
Hải quân Ấn Độ đã hoàn thiện xây dựng kế hoạch mua 200 tàu chiến, 500 máy bay và 24 tàu ngầm tấn công trong khoảng thời gian từ 3-4 năm tới. Hiện tại, Hải quân Ấn Độ có khoảng 132 tàu, 220 máy bay và 15 tàu ngầm.
Chính phủ Ấn Độ cũng đang tích cực xây dựng một đại dự án quốc phòng để phòng thủ tất cả các không phận ở những thành phố lớn như Delhi và Mumbai.
New Delhi sẽ sớm đưa vào sử dụng những hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V đầu tiên. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng trong khả năng phòng thủ quốc gia.
Agni-V có tầm tấn công 5.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Trên thế giới cũng chỉ có một số ít quốc gia sở hữu loại tên lửa liên lục địa dạng này, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Triều Tiên.
Ân Độ hiện đã trang bị Agni-1 với tầm bắn 700 km, Agni-2 là 2.000-km, Agni-3 và Agni-4 có tầm tấn công từ 2.500 km đến hơn 3.500 km.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30318-quyet-doi-pho-tq-an-do-chi-130-ty-usd-sam-vu-khi-moi-toan-hang-khung.html
0 comments