Hồng Kông biểu tình và “kẻ nào đứng sau giật dây”?
Suốt mấy ngày qua truyền thông Trung Quốc đã liên tục đưa ra những lời cảnh báo đến những người biểu tình tại Hồng Kông, thậm chí đe dọa cả phương Tây. Bắc Kinh tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ hành động nào làm tổn hại chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Kông.
Những lời đe dọa nêu trên nhằm vào“những kẻ bạo loạn và những kẻ đứng sau giật dây”. Ai là kẻ đứng đằng sau? Rõ rằng Bắc Kinh đang nhắc tới sự can thiệp của phương Tây lên tình hình bất ổn tại Hồng Kông.
Mặc cho Đại lục lớn tiếng đe dọa, người dân Hồng Kông vẫn đội mưa biểu tình. Hàng nghìn người biểu tình đã chặn các con đường và tuyến giao thông công cộng đến sân bay quốc tế Hồng Kông.
Ban đầu các cuộc biểu tình chỉ nhằm mục đích đòi bãi bỏ dự luật dẫn độ tới đại lục. Bởi việc bãi bỏ dự luật này sẽ dần biến tướng thành việc chống lại sự kiểm soát rộng lớn hơn của Trung Quốc đối với đặc khu hành chính này.
Những người đàn áp biểu tình tuyên bố: Bất kỳ ai làm tổn hại nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” sẽ chẳng đạt được gì ngoài sự thất bại”. Hồng Kôngchớ dại dột đánh giá sai quyết tâm và tiềm lực của chính quyền Trung ươngtrong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh và những lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới. Có vẻ như sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của báo chí quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chẳng hề ngần ngại khi cho đăng tải hình ảnh “các hành động phá hoại của người biểu tình”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói:“Những người biểu tình tại Hong Kong đã vượt quá giới hạn tự do của hội đồng lập pháp. Chúng đã biến tướng thành các hành động cực đoan và bạo lực”.
Trước các cuộc biểu tình kéo dài, lực lượng Cảnh sát Hồng Kông đã không thể đứng về phía dân chúng. Họ buộc phải trở thành công cụ lạm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông.
Trong khi đó truyền thông Trung Quốc liên tục bôi nhọ người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốcrêu rao, người biểu tình Hồng Kông xâm phạm tự do báo chí….
Kể từ khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc vào năm 1997 theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" người dân nơi đây luôn nhạy cảm với bất kỳ hành động nào của chính quyền đặc khu mà họ cho rằng đang sao chép phương thức quản lý hay mô hình của Trung Quốc lục địa. Họ không muốn Hồng Kông nhanh chóng trở thành "một quốc gia, một chế độ" với lục địa.
Họ đã thể hiện điều đó bằng các cuộc biểu tình rầm rộ. Năm 2014 hàng nghìn sinh viên đã chiếm giữ đường phố kéo dài hơn hai tháng. Họ đòi quyền phổ thông đầu phiếu thật sự, yêu cầu các ứng cử viên cho chức danh người đứng đầu Hồng Kông không cần phải được phê chuẩn từ chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Người dân Hồng Kông có thể có các quan điểm khác nhau về việc liệu Hồng Kông có khác Trung Quốc hay không, hay cách Hồng Kông nên trở thành một phần của Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên hầu hết họ có điểm chung là tự hào với các quyền tự do rộng rãi và nền tư pháp mà họ thừa hưởng từ chính quyền thuộc địa Anh trước đây. Chính những giá trị này duy trì sự đa dạng và làm nên sự thịnh vượng của xã hội Hồng Kông.
Vấn đề phụ thuộc vào việc nhà lãnh đạo Carrie Lâm có quyết tâm thúc đẩy thông qua dự luật dẫn độ tới đại lục? Chắc chắn bà sẽ đối phó với sức ép ngày càng tăng từ người dân Hồng Kông và từ phía chính quyền phương Tây.
Trong khi Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày lập nước Cộng nhân dân Trung Hoa, Trung Nam Hải cùng lúc đối phó quá nhiều thách thức. Nào là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng. Nào là nền kinh tế tụt dốc thảm hại. Nào là Đài Loan cứng đầu ngày càng tỏ ra thân Mỹ. Nào là tình hình vi phạm quyền chủ quyền, thềm lục địa một số nước trong khu vực đã bị thế giới lên án… Lại vẫn tiếp diễn những cuộc biểu tình dai dẳng dẳng ở Hồng Kông.
Làm sao giải quyết ổn thỏa những thách thức này. Có lẽ Bắc Kinh lại giở bài “bổn cũ soạn lại”: Bình tĩnh quan sát, lặng lẽ chờ thời, nhưng mục tiêu là bất biến. Mục tiêu lớn nhất là nuốt trọn Biển Đông trong vài ba thập niên tới.
0 comments